SÀNG LỌC – ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

6 June, 2020

SÀNG LỌC – ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY


Để công tác cai nghiện thành công, việc phân loại, đánh giá và lập kế hoạch cho người nghiện ma túy là vô cùng cần thiết. Để đạt được kết quả tốt phải thực hiện các bước sau:
  1. TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ
  2. TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ CHĂM SÓC LÀ GÌ?
Bệnh tật có mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho nên việc cung điều trị cũng có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi người nghiện đều được chăm sóc phù hợp.
Giữa nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý luôn luôn phải giữ mối liên hệ thông tin thường xuyên, qua đó việc thay đổi cách điều trị do những tình hình hiện tại của học viên đã thay đổi.
Việc đồng ý cho người nghiện có quyền ý kiến và tham gia vào môi trường điều trị của mình là điều nên làm, bởi bằng cách đó, học viên thể hiện trách nhiệm thamn gia của mình.

CÁC KHÍA CẠNH ĐÁNH GIÁ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:

Việc đánh giá người nghiện gồm 6 điều cơ bản:
  1. Nguy cơ xuất hiện hội chứng cai:
- Có khả năng xảy ra tai biến do một bẹnh khác lúc lên cơn vã thuốc.
- Đang có dấu hiệu của hội chứng cai.
- Có thể cắt cơn được không?
  1. Rối loạn sinh học: Ngoài hội chứng cai người nghiện có
- Bệnh cơ hội hoặc các bệnh mãn tính từ trước không?
  1. Trạng thái cảm xúc/ hành vi và những biến chứng:
- Có bệnh tâm thần.
- Có vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến việc điều trị để trở nên phức tạp.
- Nếu có thì những bệnh trên có cản trở quá trình điều trị không?
  1. Chấp nhận/ Không tiếp nhận điều trị:
- Người nghiện có tự nguyện điều trị hay bị cưỡng bức điều trị?
- Thái độ người nghiện với việc điều trị: có chán nãn, lo lắng hay quyết tâm cai nghiện.  
  1. Tái nghiện/ Nguy cơ tiếp tục sử dụng ma túy:
- Tâm trạng người nghiện cực kỳ chán nản.
- Thiếu tin tưởng vào việc cai nghiện.
- Còn nhiều vấn đề tồn tại chưa giải quyết được ảnh hưởng đến tâm lý người nghiện khi đến trung tâm cai nghiện.
- Yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ cho đối tượng cai nghiện.
- Người nghiện tin tưởng gì sau khi rời trung tâm.
  1. Môi trường cho sự phục hồi:
- Thái độ của các thành viên trong trung tâm tác động trên tư tưởng người nghiện.
- Sự giúp đỡ sau khi ở trung tâm về của gia đình, xã hội thế nào?
- Người nghiện có tự tin, có khả năng giải quyết các khó khăn không?

CÁC MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:

Gồm 5 mức độ chăm sóc:
- Mức độ I:       nhẹ, dựa vào cộng đồng.
- Mức độ II:      nhẹ, dựa vào cộng đồng học viên được điều trị 9 giờ/ tuần.
Mức độ II.1   : Tương đối nhẹ, điều trị, giáo dục trên 9 giờ / tuần
Mức độ II.2   :Tương đối đã nặng, điều trị giáo dục trên 3 giờ / ngày.
- Mức độ III:     còn nhẹ, cơ may khỏi còn cao, dựa vào cộng đồng
Mức độ III.1 : Nhập Trung tâm nhận chương trình điều trị
Mức độ III.2 :       Nhập Trung tâm phải theo dõi 24/24. Có khả năng điều trị bằng methadone.
- Mức độ IV:     Nghiện nặng phải vào trung tâm
- Mức độ V:      Nghiện nặng + bệnh tâm thần
Theo dõi chăm sóc 24/24, điều trị phục hồi
Đồng thời chữa bệnh tâm thần.
  • ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:
Đánh giá kết quả điều trị là điều không thể thiếu được trong kế hoạch điều trị. Việc đánh giá định kỳ sẽ giúp chúng ta:
  1. Hiểu rõ hơn về đối tượng, ưu khuyết nhược điểm – các vấn đề tâm sinh lý còn tiềm tàng, từ đó thay đổi chương trình điều trị cho phù hợp.
  2. Xác định lại mức độ chăm sóc đối tượng. Ví dụ: qua phân loại và điều trị ban đầu, chúng ta nghĩ rằng đối tượng nghiện nhẹ. Song sau một thời gian, chúng ta phải thay đổi mức độ chăm sóc và biện pháp điều trị nếu có dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân đã không khai thật từ lúc ban đầu.
  3. Từ hai điều nhận thức trên, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao.

CÁC THỜI ĐIỂM PHẢI ĐÁNH GIÁ:

Việc đánh giá kết quả đòi hỏi phải sử dụng một biểu mẫu câu hỏi giống nhau để hỏi đối tượng trong từng thời điểm như sau:
  1. Bệnh nhân bắt đầu điều trị
Ngoài việc điều tra để nắm bắt thông tin về toàn bộ con người của đối tường, cũng như tình trạng nghiện của đối tượng, công tác đánh giá cần được tiến hành ngay khi đối tượng được bắt đầu điều trị cắt cơn. Đây là bảng đánh giá đầu tiên. Những thông tin trên này sẽ được sử dụng làm mốc so sánh với những bảng đánh giá sau này.
  1. Khi bệnh nhân nhập khu sinh hoạt hằng ngày
Họ đước đánh giá lần thứ hai, và kết quả này được đem ra so sánh với lần đầu tiên.
  1. Khi bệnh nhân đang ở giai đoạn điều trị.
Họ được đánh giá lần thứ 3. Các thông tin này cũng được so sánh với những lần trước.
  1. Khi bệnh nhân ở cuối chương trình điều trị
Họ được đánh giá lần cuối trước khi rời trung tâm – các thông tin này sẽ được so sánh với các thông tin lần đầu để hiểu được quá trình tiến bộ của họ.
  1. Theo dõi đánh giá ba tháng sau cai khi bệnh nhân trở về nhà.
Đây là thời điểm thích hợp với điều kiện của chúng ta. Nếu bệnh nhân đã tái nghiện, rõ ràng họ cần tư vấn và động viên tái cai, còn nếu họ đang tốt đẹp, chúng ta giúp đỡ họ củng cố nhận thức hành vi.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ:


Về nguyên tắc, tất cả mọi đối tượng được điều trị đều được đánh giá. Trong thực tế nếu đối tượng quá đông, trường hợp này rất khó đánh giá, chúng ta nên phân loại những nhóm người nghiện, và sau đó đánh giá mẫu đối tượng đại diện mà thôi. Ví dụ:
  • Đánh giá những đối tượng được chọn làm điểm.
  • Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra hợp tác với kế hoạch điều trị, hoàn tất chương trình điều trị.
  • Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra bất hợp tác, bỏ dở điều trị.

CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ:

    Có rất nhiều hệ thống đánh giá cực kì phức tạp, chưa thích hợp với chúng ta. Chúng ta nên đặt ra một hệ thống đánh giá đơn giản. một hệ thống đánh giá đơn giản cần qua những khía cạnh sau:
    • Các đối tượng tham gia duy trì điều trị, số ngày tham gia.
    • Các đối tượng kết thúc chương trình điều trị, số ngày tham gia.
    • Sự hài lòng của đối tượng đối với chương trình điều trị.
    Chúng ta đều biết rằng không một người nghiện nào hài lòng khi họ bắt đầu điều trị và càng tăng lên nếu đối tượng muốn bỏ dở điều trị. Kết quả sự đánh giá khách quan với mức độ hài lòng của đối tượng cho phép chúng ta dự báo người nào sẽ bỏ dỡ điều trị, người nào đạt được kết quả. Kết quả của sự đánh giá không chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin để thống kê hay báo cáo, mà những kết quả ấy còn phải được sử dụng để nâng cao chất lượng điều trị hay thay đổi chương trình điều trị cho thích hợp với đối tượng. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, sự đánh giá cần được tiến hành trên 3 khía cạnh:

    Hiệu lực của điều trị căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:


    Bảng tự đánh giá của đối tượng gồm các mặt hành vi, cảm xúc, thái độ, mức độ thèm ma túy. Kinh nghiệm cho thấy trong 3 tháng đầu, bệnh nhân rất cường điệu, tự đánh giá rất cao. Sau đó sự trung thực dần trở lại, mức độ đánh giá sẽ thấp hơn.
    1. Đánh giá tinh thần và thái độ lao động.
    2. Đánh giá tinh thần chấp hành nội quy.
    3. Đánh giá các mối quan hệ với tập thể.
    4. Đánh giá mối quan hệ với nhân viên tư vấn.
    5. Đánh giá mức đội cảm xúc tâm lý.
    6. Đánh giá mức độ tình cảm với gia đình.
    7. Đánh giá khía cạnh giáo dục dạy nghề.
    8. Đánh giá y khoa về sức khỏe chung.
    9. Hiệu quả của điều trị
    Nên sử dụng cách đơn giản như sau:
    • Tự nguyện thực sự: cộng tác với chương trình điều trị, có tiến bộ.
    • Còn lưỡng lự chưa dứt khoát trong việc cai nghiện ma túy.
    • Không muốn cai: không có dấu hiệu tiến bộ.

    Sự hài lòng của đối tượng


    Cho phép chúng ta dự đoán trước về kết quả điều trị.

    MỘT VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SAU 5 GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ

    • Thời gian điều trị chưa đủ/đủ.
    • Sử dụng ma túy giảm/ tăng/ ngừng hẳn sau khi điều trị.
    • Dính líu đến luật pháp trước và sau điều trị.
    • Hoạt động có ích với xã hội trước và sau điều trị.
    • Mức độ hài lòng về lối sống của mình trước và sau điều trị.
    • Thất bại trong điều trị (biện pháp thay thế mesthadone như một biện pháp nhân bản hơn là cho bệnh nhân vào tù).

    LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ:


    Việc lập kế hoạch được tiến hành ngay sau khi đã nắm bắt những thông tin về người nghiện. Cần cho đối tượng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch điều trị cho chính mình. Chính người nghiện là thành viên có trạch nhiệm trong việc điều trị cho chính mình, thậm chí ngay cả khi họ không muốn điều trị, chúng ta cũng phải để họ tham gia bước đầu vào những mục tiêu sơ khởi, và sẽ nâng dần trách nhiệm họ lên cao trong quá trình tiến hành kế hoạch.
    1. Lập kế hoạch điều trị : cần 3 giai đoạn :
    • Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.
    • Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra.
    • Phương pháp tiến hành và cung ứng dịch vụ.
    1.1 Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn : Mỗi bệnh nhân, phải có một kế hoạch đề ra mục tiêu theo từng giai đoạn, theo dữ liệu thông tin có được, ví dụ một bệnh nhân bệnh nặng, tâm lý tuyệt vọng thì có thể 3 mục tiêu như sau :
    • Ngưng sử dụng ma túy, tăng cường sức khỏe
    • Cải thiện tâm trạng qua tâm lý, giáo dục, thuyết phục.
    • Về khía cạnh y khoa, điều trị những bệnh kèm theo.
    1.2 Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra. Mục tiêu ngưng sử dụng ma túy: làm trong sạch môi trường yêu cầu bệnh nhân duy trì tình trạng cai, cộng tác với kế hoạch điều trị, sinh hoạt tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm, sinh hoạt nhóm.
    • Mục tiêu điều chỉnh tâm lý: yêu cầukhuyến khích bệnh nhân phát biểu, bảy tỏ cảm xúc, ước muốn – để động viên – giải thích và có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.
    • Với mục tiêu điều trị bệnh : bắt buộc khám chữa bệnh.
    1.3 Phương pháp : Phương pháp thực hiện tùy theo mục tiêuyêu cầu. Nhóm chuyên viên điều trị sẽ phác thảo kế hoạch thực hiện như :
    • Giúp đỡ bệnh nhân cắt cơn, hồi phục sức khỏe.
    • Điều chỉnh tâm lý, cần nắm vững những thông tin bệnh nhân còn ẩn giấu, khuyến khích, thuyết phục.
    • Điều trị các bệnh mãn tính – Các bệnh cơ hội và các rối loạn tâm sinh lý sau cắt cơn.
    1. Các thời điểm thực hiện kế hoạch điều trị :
    • Trong việc lập kế hoạch điều trị cần tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung Tâm.
    • Định hướng cho điều trị, bao gồm việc hướng dẫnbám sát đối tượng trong quá trình điều trị.
    • Theo dõi sau cai (khi đối tượng trở về cộng đồng)
    2.1 Tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung tâm : Nhân viên tiếp nhận phải đánh giá tức thời tình trạng của đối tượng, và căn cứ vào đó đề ra kế hoạch cụ thể: phân loại, định múc độ chăm sóc thích hợp và đánh giá kết quả điều trị
      2.1.1.Xác định mức độ chăm sóc thích hợp : đánh giá sơ bộ ban đầu. 2.1.2.Đánh giá sau khi cắt cơn xong :
    • Đối tượng đã ổn định chưa?
    • Những triệu chứng gì đang còn tồn tại hiện nay?
    • Tình trạng hiện tại và ước muốn?
    2.2 Thành lập đội ngũ điều trị cho đối tượng. Mỗi đối tượng có những vấn đề riêng biệt Việc điều trị toàn diện bệnh lý – tâm lý – sinh học – xã hội đòi hỏi một đội ngũ điều trị chuyên nghiệp, đa năng. Tùy theo rối loạn của đối tượngchuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết. Việc phối hợp công tác phải ở một thể thống nhất khi đánh giá nhu cầu điều trị cho đối tượng.
      2.2.1. Mỗi đối tượng phải có và phải hiểu mô hình điều trị của mình, mục tiêu mình muốn đạt đến.
      2.2.2.Hiểu được mô hình điều trị của nhân viên khác, cũng như mục tiêu chung của cả nhóm.
      2.2.3. Hiểu rõ cách kết hợp lĩnh vực của mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.
      2.2.4.Tránh được biện pháp của mìnhmâu thuẫn với biện pháp của nhân viên khác.
    Sau đây là ví dụ phối hợp của nhóm điều trị gắn bó về một trường hợp cắt cơn xong 2 tháng: đối tượng suy sụp, không cộng tác với điều trị:
    • Nhân viên giáo dục tìm hiểu ngoài sự suy sụp sinh lý sau khi cắt cơn còn có vấn đề gì nữa không, động viên khích lệ đối tượng: an ủi họ rằng thời điểm của giai đoạn phục hồi, tâm trạng chán nản là điều thường thấy.
    • Nhân viên y tế xác định tình trạng bệnh lý của đối tượng.
    • Thảo luận với nhân viên dạy nghề về tình trạng của đối tượng.
    • Trao đổi với nhân viên quản lý để tìm hiểu liệu môi trường quản lý có làm thương tổn tâm lý đối tượng không.
    • Trao đổi với nhân viên tâm lý để đánh giá phân tích sâu hơn.
    • Sau cùng đưa ra được cơ cấu và định hướng cho điều trị tiếp theo với đối tượng, giám sát đối tượng trong suốt quá trình điều trị.
    1. Các lợi ích của việc lập kế hoạch điều trị:
    Một kế hoạch điều trị đúng sẽ phải triển khai điều trị theo hướng tốttoàn diện. Qua kế hoạch điều trị, cả đối tượng lẫn nhân viên điều trị đều có lợi ích.
    • Đa số những người nghiện đều không biết làm sao để cai. Việc cho họ tham gia vào nhóm điều trị sẽ làm họ yên tâm và cộng tác với kế hoạch. Như vậy cơ may thành công rất cao.
    • Người nghiện hiểu những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn do chương trình đề ra. Họ được thông báo trước những kế hoạch mà họ phải vượt qua. Vì vậy họ có chuẩn bị về tâm lý để phấn đấu.
    • Người nghiện hiểu được những mục tiêu dài hạn dành cho họ, cũng như các mục tiêu họ phải phấn đấu để vươn tới như một điều kiện tiên quyết để được trở về với gia đình.

    CÁC TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC :


    ĐỊNH NGHĨA:


    Những tài liệu (Phần II+III) sẽ được trình bày ở đây là tóm tắt một phần hay trích dẫn nguyên văn tài liệu : “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị tình trạng tối loạn do việc sử dụng các chất ma túy gây ra” năm 1991 và tài liệu “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị những rối loạn có liên quan đến ma túy” tái bản lần 2 năm 1996 của HIỆP HỘI NGHIÊN CỨU VỀ NGHIỆN MA TÚY CỦA HOA KỲ.

    Những tiêu chuẩn này đại diện cho những phương pháp được nghiên cứuáp dụng nhiều nhất trong việc xác định chính xác mức độ chăm sóc cho đối tượng nghiện ma túy. Đây là kết quả nghiên cứu trong suốt 10 năm của những tổ chức Quốc gia, Tổ chức Liên Bang trên toàn nước Mỹ và nó đã được công nhận của hầu hết các Cơ sở Y tế, tổ chức điều trị cai nghiện, các Công ty Bảo hiểm (Tổ chức quản lý dịch vụ chăm sóc), những tổ chức bảo đảm quyền lợi của người nghiện trong việc điều trị.

    1/ Việc đánh giá tiêu chuẩn điều trị cho phép chúng ta tìm ra mức độ chăm sóc thích hợp cho người nghiện ma túy.
    2/ “Mức độ chăm sóc” này được định nghĩa là “Mức độ tăng dần các dịch vụ trợ giúp của môi trường và lâm sàng phối hợp lẫn nhau hoặc riêng rẽ với nhau”
    3/ Mức độ chăm sóc được xây dựng dựa trên một danh mục mà ta gọi là “Các hình thức chăm sóc”

    CÁC HÌNH THỨC SĂN SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ :


    Một số nét cơ bản :
    1/ Bệnh lý thì có mức độ nặng nhẹ khác nhau và việc cung cấp dịch vụ điều trị cũng có mức độ khác nhau tương ứng (Mức độ chăm sóc)
    2/ Thống nhất đồng bộ giữa những người cung cấp dịch vụ điều trị (nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý) ở từng mức độ chăm sóc khác nhau.
    3/ Việc điều trị dựa vào cộng đồng luôn luôn là xuất phát điểm cho bất kỳ đối tượng nào cần được chăm sóc.
    4/ Những tiêu chuẩn đánh giá đối tượng càng cụ thể thì danh mục các dịch vụ chăm sóc càng khách quan, dễ nhận biết.
    5/ Tiến trình thực hiện biện pháp trong danh mục theo nhu cầu của đối tượng và điều đó là hoàn toàn hợp lý.
    6/ Không có thời gian cố định cho bất kỳ mức độ chăm sóc cụ thể nào.
    7/ Bất kỳ khi nào có thể, người nghiện đều có quyền được tham gia một môi trường điều trị ít bị gò bó, ức chế nhất, nơi mà việc điều trị cai nghiện được tổ chức sao co có thể tối đa hóa những vấn đề sau:
    - Tiếp tục tham gia cùng với sự trợ giúp của cộng đồng.
    - Tham gia quyết định chương trình điều trị của riêng mình.

    CÁC GIAI ĐOẠN CẦN CAN THIỆP:


    1/ Can thiệp giai đoạn sớm:
    • Dựa vào cộng đồng
    • Đánh giáđề xuất điều trị
    • Can thiệp sớm
    • Giảm tác hại
    • Vươn xa hơn: Tích cực tuyên truyền bệnh nhân đi điều trị
    • Giáo dục tác hại tệ nạn nghiện ma túy để quần chúng cảnh giác, đối tượng nhận biết tác hại ma túy.
    • Chăm sóc sau cai
    • Phòng ngừa tái nghiện.
    2/ Can thiệp mức độ I :
    • Dựa vào cộng đồng
    • Dịch vụ cho người nghiện ngoại trú
    • Dịch vụ điều trị và phục hồi
    • Mỗi người nghiện được điều trị dưới 9 giờ 1 tuần
    3/ Can thiệp mức độ II :
    • Dựa vào cộng đồng
    * Mức độ II.1 :
    • Dịch vụ chăm sóc tích cực người nghiện ngoại trú
    • Dịch vụ điều trịphục hồi
    • Mỗi người nghiện được điều trị trên 9 giờ tuần
    * Mức độ II.2 :
    • Người nghiện ngoại trú có nằm viện một thời gian
    • Việc điều trị lâm sàng tích cực được tiến hành trên 20 giờ 1 tuần
    4/ Can thiệp mức độ III - Không dựa vào cộng đồng * Mức độ III.1 :
    • Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý về lâm sàng ở mức độ trung bình
    • Mô hình “Điều trị mở”
    • Tối thiểu 5 giờ điều trị mỗi tuần
    • Tập trung vào việc tái hoà nhập cộng đồng trong tình trạng không sử dụng ma túy, quay lại làm việc, học tập và cuộc sống gia đình.
    • Gặp mặt song phương, họp nhóm bạn giúp bạn.
    * Mức độ III.2:
    • Dành cho đối tượng nặng
    • Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về lâm sàng
    • Mô hình “Cộng đồng trị liệu”
    • Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ
    • Dịch vụ điều trị lâm sàng với trình độ chuyên môn từ trung bình đến cao
    • Niềm tin rằng cộng đồng trị liệu là một yếu tố điều trị
    • Nâng cao ý thức trách nhiệm của đối tượng, thay đổi cá tính.
    * Mức độ III.3:
    • Dành cho đối tượng rất nặng
    • Dịch vụ chăm sóc điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về mặt y tế
    • Tập trung vào mô hình điều trị y tế
    • Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ
    • Đội ngũ nhân viên điều trị có ý thức kỷ luật cung cấp dịch vụ theo dõi 24 giờ / ngày
    • Người nghiện với những rối loạn y – sinh học và những biến chứng về cảm giác, hành vi
    • Phương pháp trị liệu bằng chất đối kháng
    5/  Can thiệp mức độ IV:
    • Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về y tế
    • Lên kế hoạch theo dõi y khoa suốt 24 giờ bao gồm đánh giá, chăm sóc và điều trị.
    • Mức độ chăm sóc này có ở:
      • Dịch vụ cấp cứu ở bệnh viện đa khoa cho người nội trú
      • Viện cấp cứu tâm thần hay bộ phận cấp cứu tâm thần trong bệnh viện đa khoa
      • Cơ sở, đơn vị được chỉ định làm công tác cai nghiện (Trung tâm cai nghiện)
    6/ Những khía cạnh của việc đánh giá:
    Gồm 6 vấn đề được đánh giá với mức độ khác nhau – từ đó cho phép:
    • Chuyển người nghiện từ chương trình điều trị dựa vào cộng đồng này sang một chường trình điều trị dựa vào cộng đồng khác hay một mức độ chăm sóc khác phù hợp hơn.
    1. Đánh giá mức độ điều trị :
    2. Ngộ độc cấp tínhnguy cơ xuất hiện hội chứng cai
    3. Những rối loạn y – sinh họcbiến chứng (các bệnh phối hợp)
    4. Tình trạng cảm xúc hành vinhững biến chứng
    5. Viêc chấp nhận/ không chấp nhận điều trị
    6. Tái nghiện/ nguy cơ tiếp tục sử dụng ma tuý
    7. Môi trường: Cộng đồng, tình hình ma tuý ở địa phương

    Những khía cạnh của việc đánh giá:

    1. NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH NGUY CƠ XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG CAI VÀ CÁC BỆNH CƠ HỘI KÈM THEO:
    2. Những nguy cơ đi kèm với tình trạng ngộ độc cấp tính
    3. Nguy cơ hội chứng cai (Số lượng, số lần sử dụng, gần đây đối tượng cai nghiện như thế nào?)
    4. Có xuất hiện những dấu hiệu của hội chứng cai hay không?
    5. Được giúp đỡ trong quá trình cắt cơn giải độc
    6. Rối loạn y – sinh học và những biến chứng
    7. Các bệnh cơ hội khác ngoại hội chứng cai
    8. Các bệnh mãn tính ngoài hội chứng cai
    9. Chăm sóc tình trạng bệnh lýhội chứng cai
    10. TRẠNG THÁI CẢM XÚC/ HÀNH VI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG:
    11. Việc điều trị trở nên phức tạp nếu người nghiện mắc bệnh tâm thần hay rối loạn cảm xúc – tâm lý hành vi
    12. Người nghiện có mắc những bệnh mãn tính, bệnh cơ hội đều ảnh hưởng đến công tác điều trị - Không được bỏ sót các bệnh này.
    13. VIỆC CHẤP NHẬN, KHÔNG CHẤP NHẬN ĐIỀU TRỊ CẦN XÁC ĐỊNH RÕ:
    14. Người nghiện quyết tâm điều trị không?
    15. Người nghiện có cảm thấy bị cưỡng bức khi phải điều trị không?
    16. Người nghiện đã sẵn sàng thay đổi như thế nào khi được giải thích rõ các vấn đề?
    17. Người nghiện có biểu hiện chấp nhận điều trị là do bị cưỡng ép hay tự nguyện?
    18. Người bệnh lo âu, chán nản về vấn đề nghiện của mình như thế nào?
    19. VIỆC TÁI NGHIỆN VÀ NGUY CƠ TIẾP TỤC SỬ DỤNG MA TUÝ:
    20. Người nghiện có tâm trạng cực kỳ chán nản không?
    21. Người nghiện có tiếp tục sử dụng ma tuý không?
    22. Người nghiện có nắm được kỹ năng nhằm đương đầu với nguy cơ tái nghiện hay tiếp tục sử dụng ma tuý không?
    23. Những vấn đề tồn đọngtác nhân gây ức chế đã được giải quyết trước khi họ được an toàn xuất viện như thế nào?
    24. Nhận thức của đối tượng về nguyên nhân và quá trình cai nghiện, về cách đối phó với cảm giác thèm thuốc và kiểm soát tính bốc đồng.