NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ
Phương pháp cai nghiện, điều kiện môi trường và chất lượng cán bộ điều trị – giáo dục – quản lý là những yếu tố cần thiết giữ vai trò quan trọng cho công tác cai nghiện – phục hồi vô cùng quan trọng. Một trung tâm cai nghiện tốt phải đạt được các yếu tố sau:
1.NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:
Đội ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ
phải là tấm gương sáng cho đối tượng
để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm
chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.
Người nghiện ma tuý
thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ
ít thấy và
hay biện minh cho bản thân
mình, trong khi đó
họ lại rất tinh ý và
nhạy bén nhận xét
những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu
nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.
Đối với đồng nghiệp: nhân viên điều trị
phải tuân thủ những
quy định, những mối quan hệ thân thiện.
Đối với
đối tượng nhân viên điều trị phải
thương yêu và
đồng cảm nhưng cũng
phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.
Một điểm rất quan trọng là cán bộ điều trị phải có trình độ, được giáo dục bài bản và tự rèn luyện thường xuyên, phải có hiểu biết cai nghiện phục hồi và chuyên ngành đang công tác (Y tế – Tư vấn – Giáo dục – Quản lý học viên cai nghiện, …)
2. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI KHI XẢY RA CÁC TÌNH HUỐNG
3. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHẢI ĐẦY ĐỦ ĐỂ ĐÁP ỨNG CHO YÊU CẦU CAI NGHIỆN PHỤC HỒI. ĐẢM BẢO ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN: QUẢN LÝ – Y TẾ – GIÁO DỤC – HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP TRỊ LIỆU – LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU – VUI CHƠI GIẢI TRÍ
4. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:
Một môi trường trị liệu
để lọt ma tuý vào sẽ gây
lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị. Luôn chờ mong ma túy nhất là khi tiếp nhận học viên mới ha chờ những cơ hội tiếp cận ma túy (gia đình, CBNV biến chất, kẻ xấu).
Do đó, đây là
yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ
phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.
5.MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:
Mọi hoạt động diễn ra một lối sống
không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà
hành vi của một người luôn được
các người khác xem xét, góp ý mà
không hề do một áp lực nào, một
ý đồ xấu nào và được
giáo dục liên tục về
một nếp sống nề nếp chuẩn mực.
6. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:
-
- Trách nhiệm quan tâm đến người khác.
- Trung thực, không dối trá.
- Thương yêu, cởi mở, chân thành.
- Đoàn kết.
- Kỷ luật.
- Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.
7. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU.
8. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU KHÔNG THỂ CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC: Mà phải giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực
9. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN:
Thỏa thuận phải nêu rõ những
mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm.
Nội dung thoả thuận điều trị phải
bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện
có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm
tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một
cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những
kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.
10. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC:
Môi trường cộng đồng trị liệu là một
môi trường học tập tích cực. Vai trò của những
người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.
Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng
các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc
các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và
giá trị của cộng đồng hay không, cũng như
theo dõi mối quan hệ qua lại
giữa các thành viên trong cộng đồng,
không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng .
Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và
hành vi sẽ
bộc lộ điểm yếu của
hệ thống điều trị và
có thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.
Để thực hiện tốt vai trò của mình,
người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những
người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những
minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ
đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “ môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải
biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.
Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang
đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là
bằng chứng sống của việc
chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu
họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và
cảm xúc của người nghiện.
Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ
đoán trước được hành vi của người nghiện trong
từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thành
những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc
thành công hay
thất bại có liên quan chặt chẽ với
việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc
sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc
dùng dao hai lưỡi có thể
tốt nhưng cũng
có thể rất nguy hiểm nếu họ
có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc
tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống,
người cán bộ quản lý phải có
khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những
nguyên nhân gây ra sự việc đó.
11. NHÂN SỰ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHẢI SẴN SÀNG VÀ ĐẦY ĐỦ VÌ SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CÓ THỂ PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN:
Người nghiện ma tuý thường ở tình trạng
tái phát kinh niên và
đói ma túy trường diễn. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc
tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý. Quá trình cai nghiện phải kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người
cai nghiện thành công nếu họ
tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiện và
quản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý.
12. CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:
Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện.
Gia đình thường là
chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện.
Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị – phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị. Chính vì vậy các
gia đình nên
được hướng dẫn về
nội quy và
nguyên tắc của cơ sở điều trị, được
giáo dục về triết lý và
phương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ
tư vấn cho gia đình đối tượng để
giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng.