VTV9 - MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN HIỆU QUẢ
VTV9 - CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY
KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ THUỐC NALTREXONE VỚI
TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU
VÀ CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI
PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN
Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy
Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa
Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được tính trước, khi đối tượng bắt đầu điều trị. Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ. Như vậy một người nghiện đã sa ngã, tái nghiện nhiều lần sẽ có thể thành công trong việc đoạn tuyệt về ma túy, cũng như một người tập đi xe đạp, leo lên lại té xuống, té mãi, té cho đến khi đi xe đạp được thì thôi. Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện. Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện. Những thay đổi trên khác nhau giữa người này với người khác, song tựu chung thì chúng đều có liên quan đến khía cạnh: thể chất, tâm lý, hành vi, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, nhận thức và kinh tế. I/ THẾ NÀO GỌI LÀ ĐÃ PHỤC HỒI THÀNH CÔNG? Gọi là đã phục hồi thành công khi người nghiện đã: - Từ bỏ ma túy. - Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp. - Có một lối sống điều độ. - Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức. II/ GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN: Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quátrình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao. Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng được lộ qua những triệu chứng những dấu hiện đe đọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy. Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra. Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau:+ Đúng phương pháp
+ Đúng thời gian
+ Đúng thuốc
+ Đúng người bệnh
Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân này lại không thích ứng cho bệnh nhân khác, nhưng dù bất cứ bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone. Việc kết hợp quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý - giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trị của đối tượng là trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị. Chương trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, cha mẹ, hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân. Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì ít, trình độ hiểu biết về ma túy có mặt hạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao. Cai nghiện ma túy được gọi là thành công phải đạt được 4 yếu tố: + Không tái sử dụng ma túy + Có một lối sống chuẩn mực, tự quản lý bản thân + Thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức + Phục hồi được hệ thống não bộ đã bị tổn thương, ngộ độc vì ma túy.Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện





