THỜI GIAN LÀM VIỆC 24/24
HOTLINE : (028) 6270 0119 - (028) 2215 4274
0982 120 908 - 090 371 5529 - 0933 161 985
Cơ sở 1: 245 Bình Quới (1051 Xô Viết Nghệ Tỉnh - số cũ) - P.28 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM
Cơ sở 2: 978 Nguyễn Duy Trinh - P. Phú Hữu - Q.9 - Tp.HCM
http://vnexpress.net/
Những ký ức về vụ xả súng giết 74 người ở ngôi làng nhỏ tỉnh Quảng Nam mà bà Nguyễn Thị Thanh tận mắt chứng kiến khiến nhiều người Hàn Quốc bật khóc.
Chiều tối 5/12, bà Nguyễn Thị Thanh bất ngờ đón đoàn khách Hàn Quốc ghé quán nước nhỏ của mình bên quốc lộ 1A (xã Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam). Người phụ nữ 56 tuổi nhận ra tiến sĩ Ku Su Jeong - người khởi xướng phong trào Xin lỗi Việt Nam vì từng nhiều lần ghé nhà.
Sau vài giây bối rối bởi có đến 30 người Hàn Quốc, bà Thanh đon đả rót nước, lấy hộp chuối khô, vốn là quà của mẹ chồng từ Đồng Nai gửi ra mời khách.
|
Nhân chứng Nguyễn Thị Thanh kể lại câu chuyện thảm sát của quân đội Hàn Quốc với chính gia đình mình. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Bà Thanh là một trong số ít nạn nhân sống sót sau cuộc thảm sát của quân đội Đại Hàn gây ra ở làng Phong Nhất - Phong Nhị (xã Điện An) 48 năm trước, làm 74 người thiệt mạng. "Tôi không muốn kể nữa, nhưng các bạn đã đến đây để tìm hiểu sự thật thì tôi kể", bà Thanh nói.
Sáng 12/2/1968, người dân làng Phong Nhất - Phong Nhị bất ngờ khi thấy nhiều toán lính Đại Hàn mang theo súng tràn vào làng. Vài ngày trước, chiếc xe Jeep của quân đội nước này đi qua đường lớn trước làng thì trúng mìn của quân đội Việt Nam.
Những người lính mặc bộ quân phục rằn ri, bên ngoài là áo giáp lao vào từng nhà dân. Tiếng súng nổ chát chúa vang lên, bắt đầu cho cuộc thảm sát như lính Đại Hàn từng gây ra ở nhiều vùng quê Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi...
Bà Thanh khi đó tròn 8 tuổi, được người dì ruột kéo xuống hầm trú ẩn. Dưới hầm còn có 3 anh chị em bà Thanh, nhưng lính Đại Hàn đã tìm thấy. Họ ra hiệu mọi người đi lên, nếu không sẽ thả lựu đạn xuống. Quá hoảng sợ, từng người dưới hầm bắt đầu đi lên.
"Nhưng lên tới đâu thì họ bắn tới đó", bà Thanh bật khóc. Phía đối diện, những người Hàn Quốc đang chăm chú nghe bà kể cúi đầu, nhiều người đã khóc.
Mất vài phút trấn tĩnh, bà mới tiếp tục câu chuyện. Người anh trai đi ra ngang đến bụi tre trước nhà đã bị bắn nát mông, người em trai vừa đi ngang giàn mướp bị bắn vào mặt, người chị bị bắn chết ở lối xuống nhà bếp. Còn bà Thanh bị đạn xé toang một phần hông bên trái.
Những người bị thương nằm la liệt, riêng người dì của bà Thanh chưa bị bắn. Nhưng khi thấy lính Đại Hàn châm lửa đốt nhà, người dì một tay bồng con, một tay cố bám vào những bộ áo rằn ri để ngăn cản. "Họ dùng lưỡi lê đâm dì tôi. Dì ngã xuống khi tay đang bồng đứa con", bà Thanh kể tiếp.
Toán lính đốt nhà rồi bỏ đi. Bà Thanh cùng người em trai nghe tiếng người anh đang nằm ở phía bụi tre gọi. "Tôi bước ngang đến giàn mướp thấy em trào máu ra khỏi miệng. Nhưng tôi không thể nào bồng em đi cứu chữa được. Lúc đó tôi mới 8 tuổi mà. Tôi chỉ biết khóc", bà Thanh nói, nước mắt chảy dài.
|
Những người Hàn Quốc đã bật khóc khi nghe câu chuyện của bà Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Người anh trai kéo bà Thanh bỏ trốn, vì lính Đại Hàn vẫn còn trong làng. Vừa dìu nhau ra đến ngôi nhà phía trước, hai anh em rúc vào bụi cây trốn vì thấy những người lính nước ngoài dùng súng xả vào con trâu của nhà hàng xóm. Trâu chết, họ kéo xác trâu đi, không giết thêm người nữa.
Sang đến nhà bên cạnh, hai anh em bà Thanh gặp khoảng 10 người đang trú trong hầm nổi. Ai cũng sợ, không dám mở cửa hầm.
Nghe những người trong hầm nói mẹ mình đang đi nhổ rau cải đưa ra Đà Nẵng bán, bà Thanh chạy đi tìm mẹ. "Tôi đã chạy qua xác mẹ tôi, khi mẹ bị lính Đại Hàn bắn chết, nằm thành hàng cùng nhiều người khác. Tôi không biết mẹ đã chết", bà Thanh kể tiếp.
Người chú của bà Thanh, khi đó đang tham gia quân đội Việt Nam Cộng hòa, biết tin cả nhà anh trai bị thảm sát, vội điều trực thăng về Phong Nhất - Phong Nhị. Bà Thanh cùng anh trai được chở bằng máy bay ra Đà Nẵng, rồi vào Sài Gòn, sang Mỹ chữa mới may mắn sống sót.
Mồ côi, bà Thanh phải đi ở mướn, không được học hành. "Những lúc quá đau khổ. Tôi chỉ biết gọi mẹ, nói với mẹ rằng, sao lính Hàn không bắn chết cả con, để con đỡ khổ", bà Thanh nói, giọng khàn đi.
Sống cùng quá khứ và những ám ảnh về cuộc thảm sát, bà Thanh kể sau này mới biết nhiều người trong làng chết rất thảm.
Tháng 4/2015, Bảo tàng Hòa bình Hàn Quốc đã mời bà Thanh đến Seoul để kể lại câu chuyện của mình. Một nhà sư từng tham chiến ở Việt Nam đã quỳ dưới chân bà để nói lời xin lỗi. Nhưng nhiều cựu binh khoác trên mình bộ quân phục rằn ri nói rằng bà Thanh bịa chuyện.
|
Những người Hàn Quốc ôm chầm lấy bà Thanh, khi nhân chứng này nói "tôi không giận các bạn". Ảnh: Nguyễn Đông. |
Điều đó khiến bà ấm ức, nhưng cũng thôi thúc bà phải tiếp tục kể câu chuyện của mình. "Tôi không thể bịa ra chuyện như thế được. Các bạn có tin tôi không?", bà Thanh hỏi 30 người Hàn Quốc ghé nhà mình đang im lặng từ đầu đến giờ.
Nhiều người Hàn Quốc tiếp tục cúi đầu, bật khóc. Tiến sĩ Ku Su Jeong sau khi phiên dịch xong, lặng lẽ ra ngoài châm điếu thuốc. Một nhà văn đứng lên, tiến về phía bà Thanh và nói rằng sẽ tiếp tục kể lại câu chuyện của bà với người dân Hàn Quốc. Trong khi một bạn trẻ ôm chầm lấy bà khóc nức nở. "Cháu tin cô. Cháu xin lỗi và cháu sẽ tiếp tục đề nghị chính phủ Hàn Quốc xin lỗi người dân Việt Nam", sinh viên Kim Eun Ji nói.
Bà Thanh cho biết kể lại câu chuyện không phải để trách móc, hay gợi lại quá khứ, nhưng để người Hàn Quốc biết đến sự thật và không phạm sai lầm nữa.
Theo điều tra của tiến sĩ lịch sử Ku Su Jeong, quân đội Đại Hàn đã làm chết 9.000 người dân Việt Nam vô tội trong các cuộc thảm sát.
Nguyễn Đông
QUI TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
VIDEO QUI TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM THANH ĐA
● Sinh hoạt - Học tập - Vui chơi - Giải trí của học viên
● Đoàn khách trong - ngoài nước
● Tham dự và báo cáo tại cái hội nghị trong và ngoài nước
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
● Chi bộ công ty
● Hội cựu chiến binh Việt Nam
● Chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công ty
● Hội chữ thập đỏ công ty
● Công đoàn công ty
THỦ TỤC NHẬP VIỆN - VIỆN PHÍ - SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC
(028)3898 6513
0903 715 529 (Bs. Duy)
0903 834 238 (CN. Tâm)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
(028) 6270 0119
(028) 2215 4274
(028) 3898 6515 (12)
0903 196 778 (Ys. Ngọc)
0933 161 985 (A. Bình)
0986 648 480 (A. Nguyên)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0903 715 529 (Bs. Duy)
0982 383 080 (CN. Loan)
0903 171 704 (T. Hải)
0908 063 346 (C. Điệp)
(028) 3898 6515 (15)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
0983 338 869 (CNĐD. Lan)
0913 651 540 (Ys. Xuân)
(028) 3898 6515 (23)
(028) 2214 9452
0982 120 908 (Ths. Minh)
0909 870 896 (CN. Dịu)
0168 351 2972 (CN. Ngà)
0164 747 0745 (CN. Hảo)
VÌ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG - CUỘC CHIẾN ĐẤU VẪN CÒN TIẾP DIỄN
PHIM THE VIỆT NAM WAR - LẠI THÊM MỘT BỌN NGỤY: NGỤY BIỆN
ĐẾ QUỐC VIỆT NAM - TRẦN TRỌNG KIM
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG EM?
QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ HIỆN NAY
QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN HIỆN NAY
QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC HIỆN NAY
NHỮNG BÀI HỌC VỀ CUỘC CHIẾN TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOA KỲ - HỒI KÝ MCNAMARA
CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM - SAI LẦM KHỦNG KHIẾP
HỒI KÝ MCNAMAR - NGUYÊN BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG HÒA KỲ
KBCHN - HỒ SƠ MẬT DINH ĐỘC LẬP
NHẬN ĐỊNH CỦA ÔNG TRẦN TRỌNG KIM - THỦ TƯỚNG ĐẾ QUỐC VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ TIẾP QUẢN CỦA VIỆT MINH
GDVN - 19 BỨC ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945 CỦA CỐ NGHỆ SĨ VÕ AN NINH
NẠN ĐÓI ẤT DẬU (NĂM 1945) - TỘI ÁC THỰC DÂN PHÁP - ĐẾ QUỐC MỸ - PHÁT XÍT NHẬT
CHUYỆN CỨU ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945 - CÁC NHÀ GIÀU THAM GIA CỨU ĐÓI
30-04-1975
NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC -
NỘI CHIẾN HAY CHỐNG NGOẠI XÂM?
CUỘC THÁO CHẠY KHỎI HOÀNG SA CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1974)
CUỘC CHIẾN BẢO VỆ TRƯỜNG SA CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
VIDEO: GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA 1975 NẾU CHẬM 10 NGÀY, VIỆT NAM SẼ MẤT ĐẢO
TRẬN ĐÁNH CỦA ĐẶC CÔNG HẢI QUÂN VIỆT NAM CHIẾM ĐẢO SONG TỬ TÂY [60 NĂM HÀNH TRÌNH GIỮ BIỂN
"SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA" - BÀI CỦA BÁO NHÂN DÂN TỪ NĂM 1988 VỀ GẠC MA
GẠC MA, LEN ĐAO, CÔ LIN TRONG CHIẾN DỊCH CQ88 – SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?
VIDEO: PHỎNG VẤN ĐẠI TÁ QĐNDVN VŨ HUY LỄ VỀ TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA
BẢN TIN THỜI SỰ ĐANH THÉP CỦA VTC1:GẠC MA, NỖI ĐAU KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
VÌ SAO TỪ ĐẢO SINH TỒN CHIẾN SĨ KHÔNG BẮN TÀU TRUNG QUỐC, HỖ TRỢ GẠC MA?
TƯ LIỆU HIẾM VỀ ĐÔ ĐỐC GIÁP VĂN CƯƠNG - VỊ TƯỚNG CỦA TRƯỜNG SA
CHUYỆN TRƯỜNG SA CỦA NGƯỜI TRƯỜNG SA: VI - ĐÓNG GIỮ ĐẢO LEN ĐAO
ĐIỆP BÁO MIỀN NAM CUỘC CHIẾN THẦM LẶNG
1. HTV9 - Trần Quốc Hương - Người chỉ huy tình báo thầm lặng
2. HTV9: Người chỉ huy
3. VTV1: CHỦ TỊCH NƯỚC TIẾP ĐOÀN CỰU CÁN BỘ ĐIỆP BÁO AN NINH SÀI GÒN - GIA ĐỊNH
4. ANTV: Người điệp báo A10 - Một đời xung kích
5. HTV9: Những điều Bác Hồ dạy
6. VTC10: Nguyễn Hữu Thái Hành trình từ chiến tranh đến hòa bình
7. HTV9: Một thời tuổi trẻ
8. HTV9: Chuyện của lính
9. VTV1: Âm hưởng mùa xuân 1975
10. ANTV: Anh hùng lực lượng vũ trang - Thiếu tướng Huỳnh Huề
12. ANTV - Điệp báo an ninh miền Nam nghiệp vụ từ trái tim
13. VTC10: Điệp báo an ninh Gia Định họp mặt kỷ niệm 30/04/1975
TIỂU THUYẾT TÌNH BÁO
ĐIỆP BÁO A10
NÔNG HUYỀN SƠN
TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI B CUỘC THI TIỂU THUYẾT, TRUYỆN VÀ KÝ
VỀ ĐỀ TÀI VÌ AN NINH TỔ QUỐC VÀ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG (2007-2010)
DO BỘ CÔNG AN VÀ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TỔ CHỨC
TỘI ÁC CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ BỌN TAY SAI ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA PHÁT XÍT NHẬT ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA LÍNH ĐÁNH THUÊ NAM TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA QUÂN ĐỘI CHƯ HẦU ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
TẠI SAO KHI XẢY RA GIAO TRANH - DÂN CHÚNG CHẠY VỀ PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA