CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY
Việc sử dụng ma túy ở thanh - thiếu niên liên quan với các yếu tố phức tạp về xã hội, gia đình, bản thân của đối tượng và biến đổi theo từng trường hợp. Các yếu tố trên tạo thành hệ thống tác động trên người bệnh và hậu quả việc sử dụng các chất ma túy sẽ tác động trở lại với xã hội, gia đình đối tượng. Do nhữnghậu quả việc sử dụng ma túy ban đầu tác động trở lại trên các nhân tố đã sinh ra nó: Các yếu tố quyết định ban đầu sẽ phát sinh các yếu tố quyết định thứ phát và chúng kết hợp với nhau làm hậu quả càng nặng nề hơn.
Quá trình dẫn dắt đối tượng đến với ma túy rất phức tạp. Nghiện ma túy xuất hiện như một hậu quả cuối cùng do hoà trộn nhiều tác nhân: gia đình, bạn bè, xã hội, ảnh hưởng bằng nhiều hình thức và mang tính đặc thù riêng cho mỗi trường hợp.
Các yếu tố này còn có sự tác động của quá khứ và hiện tại, của các thực tế bên trong và bên ngoài.
Các xung đột nội tâm và xung đột trong quan hệ hiện tại của đối tượng với gia đình - xã hội có thể kéo dài từ thời thơ ấu.
Các chấn thương hiện tại nhắc lại các chấn thương của quá khứ.
Các sự kiện bên ngoài tác động các lo sợ bên trong là bị gạt bỏ, bị bỏ rơi, cám dỗ hay bị hủy diệt trong suy nghĩ đầy huyễn tưởng của đối tượng.
Quá trình nghiện ma túy là một tổng hợp phức tạp. Những yếu tố bất lợi bên ngoài (gia đình - xã hội) làm trầm trọng thêm và gây hậu quả xấu về hành vi tâm lý của đối tượng.
Tại gia đình các hành vi nghiện ngập trở thành điểm nóng, đầy lo lắng, trách móc, thậm chí nguyền rủa của người thân.
Ngoài xã hội, dễ có định kiến, khinh rẻ gạt ra bên lề. Nếu có giúp đỡ thì thường mang tính kinh điển, giáo điều.
Những tác động này góp phần làm công tác phòng chống ma túy trở thành đơn điệu - cứng nhắc, khó động viên giúp đỡ đối tượng nghiện ma túy.
A/ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG VÀO VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY
I. SỬ DỤNG MA TÚY DO CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI:
Tuổi, giới, nguồn gốc dân số, nơi ở, nguồn gốc xã hội, hoàn cảnh học tập hay nghề nghiệp và ảnh hưởng của bạn bè đều có liên quan đến việc sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên.
1. TUỔI:
Việc dùng rượu và các chất ma túy bất hợp pháp phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi: Hiếm gặp ở trẻ em rồi tần suất sử dụng tăng lên trong tuổi thanh thiếu niên, đạt mức cao giữa khoảng 18 đến 28 tuổi và sau đó giảm khá đột ngột.
2. GIỚI TÍNH:
Nói chung tỷ lệ ở con trai cao hơn ở con gái về sử dụng các chất ma túy. Độ chênh lệch giữa hai giới tăng lên theo lứa tuổi. Tại Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa, số học viên vào cai nghiện tỷ lệ nghiện Heroine giữa Nam và Nữ chênh lệch khá cao: Bình quân là 90% ở Nam và 10% ở Nữ.
3. NGUỒN GỐC SẮC TỘC:
Các nghiên cứu dịch tễ học thực hiện tại Mỹ cho thấy sự khác nhau về sắc tộc trong phân bố sử dụng các chất ma túy. Khó giải thích các kết quả này vì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau về xã hội, kinh tế và văn hóa, chính trị của mỗi sắc tộc.
4. NƠI Ở:
Các nghiên cứu cho thấy việc dùng các chất ma túy bất hợp pháp thường gặp ở các khu vực thành thị nhiều hơn nông thôn nguy cơ có thể tăng với các thành phố lớn.
Sự khác nhau trong việc sử dụng các chất ma túy bị ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau: Văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật và địa lý (như là quan hệ gần nơi trồng ma túy, nơi có nguồn sản xuất ma túy hay nơi có đường dây vận chuyển ma túy thuận lợi).
5. NGUỒN GỐC XÃ HỘI:
Đa số các nghiên cứu đều cho thấy mọi tầng lớp xã hội đều liên quan đến nghiện ma túy, thành phần xã hội không ảnh hưởng rõ đến việc sử dụng ma túycủa thanh - thiếu niên. Không có mối quan hệ rõ rệt giữa nguồn gốc xã hội và việc sử dụng ma túy. Thống kê cho thấy các tầng lớp sung túc thường sử dụng các chất ma túy đắt tiền và tầng lớp nghèo khó thường sử dụng các chất có giá rẻ hơn.
6. HOÀN CẢNH TRƯỜNG HỌC HAY NGHỀ NGHIỆP:
Trường học có ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy. Môi trường học: Vô kỷ luật, giáo viên dạy không hiệu quả, học trò gây rối, không có sự động viên thi đua, thường tần suất sử dụng ma túy lớn hơn.
Các thanh niên đang giai đoạn tập sự, thường có các khó khăn lớn về xã hội và bản thân hơn là các thanh niên đang làm việc nên sử dụng nhiều hơn các loại ma túy: say rượu nhiều hơn, tiêu thụ các chất ma túy thường xuyên hơn. Số người làm việc bằng trí óc và giới kinh doanh thường sử dụng các thuốc chống mất ngủ hoặc thuốc chống căng thẳng thần kinh.
7. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ:
Các yếu tố bạn bè đã liên quan đến việc sử dụng các chất ma túy. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy là: Sự thúc bách phải sử dụng ma túy, các thái độ đối với ma túy và sử dụng ma túy bởi bạn bè.
Nghiên cứu của NIDA cho thấy số người sử dụng ma túy giảm rõ rệt, do có phong trào rất nhiều học sinh trong trường bài xích, phê phán việc sử dụng ma túy kịch liệt.
* Có sự liên quan chặt chẽ việc sử dụng ma túy do bạn bè: Đối tượng thường bắt đầu sử dụng ma túy là do ảnh hưởng của một bạn thân hơn là do đề nghị của một người xa lạ. Các nghiên cứu cho thấy việc bạn bè sử dụng ma túy dễ dẫn thanh - thiếu niên đến việc sử dụng ma túy cho chính mình. Một theo dõi một số thanh - thiếu niên lúc đầu không sử dụng rượu cho thấy dần dần việc sử dụng trở nên đều đặn trong các lần gặp gỡ bạn bè hay sử dụng rượu sau đó và việc sử dụng ma túy cũng có kết quả tương tự.
* Ảnh hưởng của bạn bè chủ yếu là do bắt chước, tự ái hoặc do bị khiêu khích. Sử dụng các chất ma túy và sự buông thả của thanh thiếu niên có tác động lẫn nhau: Một người nghiện ma túy có khuynh hướng kết bạn với các bạn bè cũng sử dụng ma túy thì việc sử dụng ma túy càng ngày càng tăng liều và càng trầm trọng hơn.
* Các yếu tố khác như việc đối tượng gặp khó khăn trong học tập so với bạn bè cùng lớp.
* Các thanh - thiếu niên thường xuyên hoạt động nhóm nhưng không được giám sát và không có định hướng theo một mục đích thường sử dụng rượu và ma túy nhiều hơn. Trong khi đó các thanh - thiếu niên tham gia các hoạt động nhóm có giám sát và có định hướng theo một mục đích thường ít sử dụng rượu và ma túy hơn.
* Bạn thân và gia đình là yếu tố có thể làm giảm ảnh hưởng của các bạn bè khác.
* Cha mẹ có thể làm giảm ảnh hưởng của bạn bè có sử dụng ma túy. Việc dùng ma túy thường gặp nhiều hơn khi cả cha mẹ và bạn bè đều sử dụng ma túy.
Ảnh hưởng của bạn bè tăng khi đối tượng quan hệ với bạn bè nhiều hơn là với cha mẹ. Người sử dụng ma túy thường ít quan hệ với người lớn và kết bạn nhiều hơn với số cùng lứa tuổi.
Các nhìn nhận, đánh giá liên quan đến rượu, lạm dụng ma túy và các hành vi lệch lạc thường tăng lên sự bất đồng do cách nhìn nhận khác nhau về cuộc sống giữa cha mẹ và bạn bè với đối tượng. Đối tượng sử dụng ma túy dễ tin vào lời khuyên của bạn bè xấu hơn lời khuyên của cha mẹ.
II. SỬ DỤNG MA TÚY DO CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH:
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy: Việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm bệnh lý của chamẹ, các mối quan hệ vợ chồng, các mối cha mẹ con cái là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Rối loạn các yếu tố này, có thể ảnh hưởng đến tới toàn bộ các yếu tố khác.Việc dùng ma túy của thanh - thiếu niên cũng có thể là do thái độ phản ứng lại cách nhìn nhận - đối xử của cha mẹ mà đối tượng không đồng ý.
1. GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY:
Không ít trường hợp gia đình có hơn hai người sử dụng hoặc buôn bán ma túy cùng lúc. Đây là một vấn đề rất khó khăn cho công tác điều trị khi rời Trung tâm về. Khả năng tái nghiện là hầu như chắc chắn.
Trong gia đình nếu có hơn hai anh chị em nghiện ma túy mà chỉ có một người chịu cai nghiện thì việc phục hồi rất khó khăn.
Trường hợp này phải:
- Xem xét hoàn cảnh gia đình đối tượng cùng những ảnh hưởng của nó tới cơ hội phục hồi của đối tượng.
- Động viên tất cả những thành viên trong gia đình, nhất là những người có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đối tượng.
- Phải tính đến một môi trường khác, nếu trở về gia đình việc chống tái nghiện bị đe dọa.
2. CHA MẸ SỬ DỤNG MA TÚY:
Khi cha hoặc mẹ sử dụng ma túy, việc cai nghiện của đối tượng vô cùng khó khăn: nhân tố bảo vệ đã mất một hoặc cả hai. Cha mẹ nghiện thì không thể giúp đỡ về tình cảmcũng như đạo đức cho con mình.
- Nói rõ với cha mẹ: nếu muốn con cái họ từ bỏ được ma túy, trước tiên họ phải cai nghiện.
- Nếu không tạo được môi trường gia đình tốt cho đối tượng, thì khi đối tượng về cần nghĩ đến việc để đối tượng sống với những người thân khác.
Trường hợp này phải:
* Các nghiên cứu về các chất ma túy cho thấy các bà mẹ (chứ không phải các ông bố) sử dụng ma túy thì con cái thường dùng các chất ma túy nhiều hơn các đối tượng có mẹ không dùng ma túy.
* Các yếu tố khác có thể tăng nguy cơ sử dụng ma túy ở con cái các người nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc do bị ngược đãi về cơ thể hay bị lạm dụng tình dục hoặc bị bỏ rơi.
3. HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH QUÁ KHÓ KHĂN VỀ KINH TẾ:
Người nghiện ma túy thuộc thành phần nghèo khó thường cha mẹ ít quan tâm đến việc điều trị cho con cái. Họ phó mặc tất cả cho Nhà nước hoặc các Trung tâm Cai nghiện và dễ dàng bỏ điều trị ngay khi con cái họ có yêu cầu.
Trường hợp này cần giải thích với gia đình người nghiện về những tác hại và lợi ích của việc cai nghiện nhằm mục đích lôi kéo sự tham gia của gia đình vào việc điều trị. Gia đình phải được thường xuyên thông báo tiến trình điều trị của đối tượng nhằm kích thích sự quan tâm của gia đình đối với con cái.
Nếu có điều kiện kêu gọi sự hỗ trợ của xã hội giúp đỡ họ bằng những biện pháp cụ thể, để họ có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu điều trị.
4. THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI NGHIỆN MA TÚY:
Một số gia đình khi biết con cái nghiện ma túy thường có cảm giác bất lực, xấu hổ, thất bại, thiếu bổn phận và rất ngại để lộ vấn đề này ra ngoài gia đình, một số khác không nhận thức được mức độ trầm trọng của việc nghiện ma túy. Vì những suy nghĩ này, cha mẹ không có hành động thích hợp bằng cách chỉ cho con cái họ điều trị ngay tại gia đình thay vì đưa đến các Trung tâm Cai nghiện.
Trong trường hợp này, cần tư vấn, giúp đỡ cho các bậc cha mẹ hiểu rõ tác hại và hậu quả của việc sử dụng ma túy nếu để tình trạng nghiện ngập con em họ kéo dài, sẽ càng thêm tác hại và càng làm gia đình họ thêm tan nát.
5. TÂM BỆNH LÝ CỦA CHA MẸ:
Các đối tượng nào có cha hay mẹ mắc bệnh tâm trí thường có khuynh hướng sử dụng ma túy nhiều hơn người khác. Trường hợp cha mẹ bị trầm nhược thì có tăng nguy cơ con cái dễ sử dụng các chất ma túy.
6. SỰ ĐỔ VỠ CỦA GIA ĐÌNH:
- Sự phân ly gia đình do có người thân mất, ly thân hay ly dị là một yếu tố nguy cơ cho việc lạm dụng ma túy ở thanh - thiếu niên.
- Một số đối tượng đã nghiện ma túy do những tổn thương tình cảm phát sinh từ gia đình, do đổ vỡ của cha mẹ. Việc cha mẹ chia tay thường đi kèm những bất hòa, xích mích tác động vào đối tượng.
- Một hậu quả của những gia đình tan vỡ là sự buông lỏng kỷ luật trong gia đình, khiến cho đối tượng vượt ra khỏi tầm quản lý của cha mẹ.
- Có những trường hợp đối tượng đã sử dụng ma túy như một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân của cha mẹ bằng cách nghiện để buộc cha mẹ thôi bất hòa nhau mà quan tâm đến đối tượng hơn.
- Ảnh hưởng của việc gia đình tan vỡ đối với vấn đề lạm dụng ma túy của đối tượng cần phải được giải quyết suốt trong quá trình điều trị. Nhân viên tư vấn cố gắng giúp đối tượng chấp nhận vấn đề và phải trang bị cho đối tượng những tư tưởng ổn định khi rời Trung tâm Cai nghiện về sống với một trong hai người. Việc sử dụng ma túy gặp nhiều lần hơn trong các gia đình bị tan vỡ. Nghiên cứu của Stocker & Swadi (1989) thấy 21% thanh - thiếu niên sử dụng ma túy có cha mẹ chết, 47% có cha mẹ ly thân.
7. GIA ĐÌNH KHÔNG HÒA THUẬN:
- Sự bất hòa của cha mẹ liên quan đến việc dùng ma túy ở tuổi thanh - thiếu niên. Sự liên quan không tốt giữa cha mẹ làm tăng việc sử dụng ma túytrong thanh - thiếu niên. Qua nghiên cứu cho thấy cha mẹ cãi nhau con cái thường sử dụng ma túy nhiều hơn các gia đình hòa thuận.
- Một người nghiện ma túy thường gây nên những đổ nát trong gia đình. Sau bao năm cố gắng chung sống và chịu đựng với người nghiện, gia đình luôn luôn sống trong tình tạng bất hòa, xáo trộn nhiều mặt. Nếu gia đình trước đó đã gặp khó khăn, tình trạng nghiện của đối tượng càng làm cho gia đình trở nên tồi tệ hơn.
- Một gia đình bất hòa sẽ khó lòng nhất trí với Trung tâm biện pháp cai nghiện cho đối tượng. Các thành viên quan trọng trong gia đình này thường có những quyết định mâu thuẫn nhau làm cho chương trình điều trị bị phá hoại, săn sóc hậu cai không thực hiện được.
- Trong một số trường hợp khác nữa, người nghiện bị giằng co giữa các thế lực trong gia đình và họ thường lợi dụng khe hở này để bỏ dở việc điều trị.Với các gia đình này, nhân viên tư vấn phải:
+ Thông qua người cai nghiện, người điều trị phải nắm được một cách sâu sắc động cơ gây ra bất hòa trong gia đình họ. Vấn đề sau đó là giúp đối tượng thoát ra khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía gia đình không ổn định của mình.
+ Tìm ra người có ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình, hướng họ đến cộng tác với chương trình điều trị như một trợ thủ cho Trung tâm.
8. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI:
8.1 PHONG CÁCH GIÁO DỤC:
- Có sự liên quan giữa sử dụng ma túy và kiểm tra của gia đình: các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi , việc học tập của họ.
- Các nghiên cứu cho thấy, cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn.
- Sự lơ là trong tình cảm của cha mẹ cũng dễ dẫn con cái tới việc sử dụng ma túy.
8.2 CÁC MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM:
- Quan hệ xung đột ở cha mẹ luôn ảnh hưởng lớn đến số thanh - thiếu niên sử dụng ma túy.
- Sự thương yêu giữa cha mẹ giảm việc dùng ma túy ở thanh - thiếu niên. Trong nghiên cứu của Bob và CTV (1990), 43% thanh thiếu niên hút ma túy không cảm thấy “được cha mẹ yêu mến nhiều”.
- Các hậu quả của các mối quan hệ với cha và mẹ qua tổng kết cho thấy rằng sự thiếu thốn tình cảm thân thiết với cha ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy, mối quan hệ nồng ấm với cha làm giảm việc sử dụng các chất ma túy. Trong nghiên cứu của Mellinger và CTV (1975), các thanh niên sinh viên không sử dụng ma túy cảm thấy gần gũi với cha họ hơn và ít xung đột với cha.
- Việc nuông chiều của người mẹ liên quan tới các nguy cơ sau này của việc dùng thuốc lá, rượu và ma túy. Sự nuông chiều của cha mẹ với thanh thiếu niên tạo điều kiện xấu cho việc sử dụng ma túy.
9. CÁC HÀNH HẠ VỀ CƠ THỂ VÀ TÌNH DỤC:
Các hành hạ về thể xác và tình dục thường kết hợp với lạm dụng và lệ thuộc ma túy của thanh - thiếu niên. Trong nghiên cứu của Edwad và CTV (1989), 597 thanh thiếu niên được điều trị vì lạm dụng ma túy, tự khai là nạn nhân của các vụ hành hạ tình dục trong và ngoài gia đình: 7,2% trường hợp bị hành hạ trong gia đình 7,9% trượng hợp bị hành hạ tình dục ngoài gia đình.
Các thanh thiếu niên nghiện ma túy nạn nhân của các hành hạ tình dụcbiểu hiện các rối loạn tâm bệnh lý nặng hơn đặc biệt một tần suất lớn hơn về các hành vi tự sát: ý định tự sát đã được thực hiện trên 56,5% nạn nhân của loạn luân, 35,7% nạn nhân của tệ hành hạ tình dục trong gia đình, so với 20,4% số thanh thiếu niên nghiện ma túy không phải là nạn nhân của các hành hạ tình dục.
III. CÁC YẾU TỐ BẢN THÂN:
Sự ham muốn các chất kích thích, nhân cách lúc còn nhỏ và nhân cách khi trưởng thành ảnh hưởng lớn đến các quyết định sử dụng ma túy của đối tượng.
1. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC CHẤT MA TÚY:
Sau khi nghiên cứu số học sinh sử dụng ma túy, cho thấy: đa số học sinh trung học thừa nhận sử dụng đều đặn các chất ma túy là nguy hiểm. Nguy cơ thử sử dụng do sự tin tưởng sai lầm bởi đa số thanh niên tin rằng với ý chí và sức mạnh tính cách của mình có thể thắng được nhu cầu sử dụng chất ma túy sau này.
Sự phát triển các thái độ ham muốn gắn liền với việc cha mẹ thiếu giáo dục kỹ cho con cái cách phòng bệnh và đối phó với tác hại của các chất ma túy.
Các ảnh hưởng không tốt của xã hội, bản chất của đối tượng dễ xúc cảm, lòng tự tin và trầm nhược lo lắng ở mức độ cao cũng như do cha mẹ thiếu giáo dục kỹ cho con cái tác hại của các chất ma túy cũng như giáo dục con cái tự bảo vệ sức khỏe - an toàn trong quan hệ tình dục dễ dẫn đối tượng đến sử dụng ma túy.
2. NHÂN CÁCH BẢN THÂN:
2.1 LÚC TRẺ:
Một vài nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân dẫn thanh - thiếu niên tới việc sử dụng ma túy: sự ưa tìm cái mới, không quan tâm đối với thành tích học tập,tính ngang bướng và hung bạo dẫn đến dùng ma túy và làm tăng xác suất liên can ngày càng sâu vào việc sử dụng ma túy, nhân cách ở tuổi trẻ là trung gian của các nét nhân cách ở tuổi thanh niên tiếp nối.
2.2 LÚC TRƯỞNG THÀNH:
Các nghiên cứu có hệ thống đã nêu rõ vai trò nhân cách trong việc sử dụng ma túy ở tuổi Thanh - Thiếu niên: sự ưa tìm cái mới, sự tìm kiếm quá đáng các cảm giác mới, các khó khăn trong tự chủ về cảm xúc và tính xung động, nỗi đau về tâm lý, sự thiếu hụt lòng tin, lòng tự chủ và các kỹ năng giao tiếp xã hội dẫn đến việc sử dụng ma túy của thanh - thiếu niên.
Một số yếu tố khác dễ dẫn đến việc sử dụng ma túy: ngang bướng hơn, ưa thể hiện hơn các hành vi lập dị, đòi hỏi sự độc lập, thiếu trách nhiệm, ít quan tâm và ít tham vọng học tập là những yếu tố báo trước việc sử dụng ma túy.
Việc tìm các cảm giác mạnh, cảm giác hưng phấn, hành vi ưa mạo hiểmhay thiếu tự chủ về cảm xúc, tính tình chưa thuần thục, tính xung đột, tính hung bạo, tâm lý như lo hãi, khí chất trầm nhược và thiếu tự tin, không có bản lĩnh tự làm chủ và các khả năng thích ứng, các cảm giác bất lực và thiếu sót dễ dẫn đến việc sử dụng ma túy của thanh - thiếu niên.
Các khảo sát cho thấy đối tượng không dùng ma túy có một bản lĩnh và các đáp ứng thích nghi tốt hơn so với các đối tượng sử dụng ma túy.
Các đối tượng hay rụt rè và bị ức chế về xã hội có nhiều nguy cơ sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp hơn những người khác.
Ngoài ra những nỗi đau về tâm lý, các khó khăn trong điều chỉnh các cảm xúc của cá nhân và các khó khăn trong các quan hệ cũng như dự báo việc sử dụng ma túy sớm cũng như sự gia tăng sử dụng ma túy sau này.
B. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY
I. NGUYÊN NHÂN:
Quá trình dẫn dắt đối tượng đến với ma túy rất phức tạp. Nghiện ma túy xuất hiện như một hậu quả cuối cùng do hoà trộn nhiều tác nhân: gia đình, bạn bè, xã hội, ảnh hưởng bằng nhiều hình thức và mang tính đặc thù riêng cho mỗi trường hợp.
- Các yếu tố này còn có sự tác động của quá khứ và hiện tại, của các thực tế bên trong và bên ngoài.
- Các xung đột nội tâm và xung đột trong quan hệ hiện tại của đối tượng với gia đình - xã hội có thể kéo dài từ thời thơ ấu.
- Các chấn thương hiện tại nhắc lại các chấn thương của quá khứ.
- Các sự kiện bên ngoài tác động các lo sợ bên trong là bị gạt bỏ, bị bỏ rơi, cám dỗ hay bị hủy diệt trong suy nghĩ đầy huyễn tưởng của đối tượng.
- Quá trình nghiện ma túy là một tổng hợp phức tạp. Những yếu tố bất lợi bên ngoài (gia đình - xã hội) làm trầm trọng thêm và gây hậu quả xấu về hành vi tâm lý của đối tượng.
Tại gia đình các hành vi nghiện ngập trở thành điểm nóng, đầy lo lắng, trách móc, thậm chí nguyền rủa của người thân.
Ngoài xã hội, dễ có định kiến, khinh rẻ gạt ra bên lề. Nếu có giúp đỡ thì thường mang tính kinh điển, giáo điều.
Những tác động này góp phần làm công tác phòng chống ma túy trở thành đơn điệu - cứng nhắc, khó động viên giúp đỡ đối tượng nghiện ma túy.
II. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY:
Có nhiều yếu tố nguy cơ đưa đẩy một người đến tình trạng nghiện ngập, nhưng cũng có nhiều tác nhân bảo vệ giúp một người không bao giờ sử dụng ma túy hoặc đã lạm dụng mà thoát ra được. Trong một gia đình có nhiều người con nhưng chỉ có một người nghiện, còn những người khác thành đạt. Trong trường hợp này, yếu tố gia đình không phải là yếu tố nguy cơ của người nghiện mà trái lại, đây là một yếu tố bảo vệ.
Ngoài ra, phải tìm hiểu những yếu tố nguy cơ khác thuộc về nội tâm, cũng như các quan hệ cá nhân của đối tượng. Đối với một người nghiện, có rất nhiều yếu tố bảo vệ cũng như những yếu tố nguy cơ tác động xen kẽ vào nhau trước khi dẫn đến tình trạng lạm dụng ma túy. Nếu yếu tố nguy cơ càng cao trong lúc yếu tố bảo vệ kém, người ta dễ bị đưa đến trình trạng lạm dụng ma túy với những mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc hai yếu tố trên.
Trong hai loại yếu tố trên, việc cân nhắc hai phía, kinh nghiệm cho thấy các yếu tố nguy cơ có khả năng lôi kéo mạnh mẽ hơn đối với việc sử dụng ma túy. Ví dụ một người có tiền sử nghiện sẽ rất dễ tái nghiện nếu đối tượng ở trong một môi trường ma túy sẵn sàng, cho dù có nhiều yếu tố bảo vệ giúp đỡ đối tượng. Một người phải đương đầu với quá nhiều yếu tố nguy cơ thì đối tượng càng dễ lạm dụng ma túy, mặc dù các yếu tố bảo vệ có thể giúp anh ta ngăn chặn, hạn chế việc sử dụng ấy. Nếu chúng ta biết và có nhiều dữ liệu về người nghiện, chúng ta có thể dự đoán đối tượng có thể dễ dàng thoát khỏi ma tuý hay không.
Có hai nhóm tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc lạm dụng ma túy:
1. ĐẶC ĐIỂM NỘI TÂM:
Một người với nội tâm bất thường, sẽ có những nhận thức thất thường dẫn đến những biểu hiện qua hành vi. Các nghiên cứu tâm lý cho thấy đặc điểm bất thường nội tâm bao gồm các yếu tố sau:
- Khát vọng học tập: Những học sinh gắn bó với học tập thì ít sử dụng ma túy hơn so với nhóm học sinh lười học. Khát vọng học tập là một yếu tố bảo vệ mạnh, song không phải luôn luôn như vậy. Một học sinh rất ham học nhưng kém may mắn trong thi cử hoặc có thể bị giáo viên ghét bỏ thì việc học tập trở thành nặng nề với anh ta. Vì khát khao học tập mà đối tượng có thể trở nên bất mãn, chán đời rồi tự tìm lối thoát.
- Khát vọng vươn lên trong cuộc sống để tự khẳng định mình, khi nó suôn sẻ sẽ tạo nên hưng phấn. Song một khi cá nhân thất bại, sẽ dễ dàng sợ hãi, thất vọng với thực tại và sẽ tìm lối thoát, thường là rượu hoặc ma túy.
- Lý tưởng và tín ngưỡng là yếu tố bảo vệ. Những tín đồ tốt luôn luôn tránh xa ma túy.
- Cuộc sống không mục đích, không biết phải làm gì, thích hưởng thụ vui chơi là một yếu tố nội tâm rất nguy hiểm. Một tình trạng lãnh đạm, bi quan cũng là một yếu tố nguy cơ, nhất là khi nó phối hợp với những triệu chứng tâm thần.
- Tâm hồn nổi loạn, ưa thích những chuyện trái với thuần phong mỹ tục, xu hướng có những hành vi vô luân thường được coi là một nguyên nhân (đồng thời cũng là hậu quả) của việc lạm dụng ma túy.
- Nội tâm thiếu tự chủ, thiếu tự trọng cũng là yếu tố nguy cơ, trong khi sự tự chủ, tự trọng là yếu tố bảo vệ.
- Tâm hồn cô độc, xung khắc với mọi người, luôn buồn chán và bất mãn với tất cả, dễ là nạn nhân của ma túy.
2. MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN:
Tuỳ thuộc hoàn cảnh mỗi người, mối quan hệ cá nhân có thể là những yếu tố bảo vệ mà cũng có thể là những nguy cơ rõ nét:
- Thái độ và hành vi của cha mẹ: Cha mẹ bất hòa, nghiện rượu, nghiện ma túy, cha mẹ chiều chuộng con cái thái quá hoặc ít quan tâm đến con cái dễ là tiền đề cho sự nghiện ngập của con cái.
- Trình trạng nghiện ngập của bạn bè gây nguy cơ ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy của nhóm. Ngược lại, bạn bè sống mẫu mực lại là yếu tố bảo vệ cho cả nhóm.
- Thái độ của xã hội, của cộng đồng đối với ma túy có ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng ma túy. Nếu tất cả mọi gia đình đều quyết tâm chống ma túy, chắc chắn sẽ giảm được số lượng ngưởi sử dụng ma túy.
- Một nền văn hoá chống ma túy luôn gây ảnh hưởng tốt đối với nhân dân trong việc phòng chống ma túy.
III. KẾT LUẬN:
Những yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ việc sử dụng ma túy của thanh thiếu niên bao gồm các yếu tố chủ yếu như sau:
1. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ:
- Trình độ học vấn, mức độ nhận thức.
- Ý thức tuân thủ Luật pháp.
- Lý tưởng - Tín ngưỡng.
- Có sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.
- Sự tự bằng lòng với chính mình.
- Gia đình hoà thuận - có điều kiện tiến lên.
- Quan điểm dứt khoát với ma túy
2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:
Khát vọng vươn lên yếu hoặc không có.
- Môi trường sống có trắc trở, khó khăn quá sức
- Môi trường sống có nhiều tệ nạn xã hội.
- Bạn bè hoặc quan hệ với đối tượng có sử dụng ma túy.
- Cha mẹ bất hòa, nghiện rượu, nghiện ma túy, cha mẹ chiều chuộng con cái thái quá hoặc ít quan tâm đến con cái.
- Thiếu sự giúp đỡ từ cộng đồng và người có trình độ bản lĩnh
- Môi trường sẵn có ma túy
Bằng phép suy luận và qua kinh nghiệm trực tiếp, chúng ta thấy đối tượng được tiếp xúc với càng nhiều yếu tố bảo vệ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ tạo điều kiện cai nghiện thuận lợi cho đối tượng.
Để có cơ sở định hướng trong điều trị và giáo dục phải biết được nguyên nhân dẫn đối tượng đến việc sử dụng ma túy - phải điều tra đầy đủ cuộc sống của đối tượng, từ gia đình, môi trường sống đến bản thân người nghiện và ta phải thiết lập được chân dung - những yếu tố bảo vệ và những yếu tố nguy cơ của đối tượng.
Ngoài yếu tố giáo dục phải củng cố, phát huy các yếu tố bảo vệ, làm giảm nhẹ các yếu tố nguy cơ và giúp cho đối tượng các kỹ năng để vượt qua những đe dọa lôi kéo anh ta trở về con đường cũ.
* Các Thanh - Thiếu niên thường xuyên hoạt động nhóm nhưng không được giám sát và không có định hướng theo một mục đích thường sử dụng rượu và ma túy nhiều hơn.
Trong khi đó các Thanh - Thiếu niên tham gia các hoạt động nhóm có giám sát và có định hướng theo một mục đích thường ít sử dụng rượu và ma túy hơn.
Việc tìm các cảm giác mạnh, cảm giác hưng phấn, hay thiếu tự chủ về cảm xúc, tính tình chưa thuần thục, tính xung đột, tính hung bạo, tâm lý như lo hãi, khí chất trầm nhược và thiếu tự tin, không có bản lĩnh tự làm chủ và các khả năng thích ứng, các cảm giác bất lực và thiếu sót dễ dẫn đến việc sử dụng ma túy của Thanh - Thiếu niên.
* Trường học có ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy. Môi trường học: Vô kỷ luật, giáo viên dạy không hiệu quả, học trò gây rối, không có sự động viên thi đua, thường tần suất sử dụng ma túy lớn hơn.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy: Việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm bệnh lý của cha mẹ, các mối quan hệ vợ chồng, các mối quan hệ cha mẹ và con cái là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Rối loạn các yếu tố này, có thể ảnh hưởng đến tới toàn bộ các yếu tố khác.
- Có sự liên quan giữa sử dụng ma túy và kiểm tra của gia đình: các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi, việc học tập của họ.
- Các nghiên cứu cho thấy, cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn.
*Cha mẹ ly dị, ly thân, bất hòa dễ dẫn đến việc dùng ma túy của con cái. Qua nghiên cứu cho thấy cha mẹ cãi nhau con cái thường sử dụng ma túy nhiều hơn các gia đình hòa thuận.
CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ ĐỂ THANH - THIẾU NIÊN TRÁNH XA ĐƯỢC MA TÚY:
- Ý thức tuân thủ Luật pháp.
- Lý tưởng - Tín ngưỡng.
- Có sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.
- Sự tự bằng lòng với chính mình.
- Gia đình hòa thuận - có điều kiện tiến lên.
- Quan điểm dứt khoát với ma túy.
- Trình độ học vấn, mức độ nhận thức
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỄ DẪN THANH - THIẾU NIÊN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY:
- Môi trường sống có trắc trở, khó khăn quá sức.
- Môi trường sống có nhiều tệ nạn xã hội.
- Có bạn bè hoặc có quan hệ với đối tượng có sử dụng ma túy.
- Có cha mẹ sử dụng ma túy.
- Gia đình bất hòa.
- Môi trường sẵn có ma túy.
- Khát vọng vươn lên yếu hoặc không có.