MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP XÃ HỘI VÀ TỰ GIÚP ĐỠ
(SELF – HELP SOCIAL LEANRING TREATMENT MODEL – SSLTM)
Từ những khái niệm của cộng đồng trị liệu mô hình SSLTM đã được phát triển:1.HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH (AA) – NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ẨN DANH (NA):
Năm 1935 – Nhóm những người sử dụng rượu vô danh ( AL) được thành lập quan điểm của nhóm là cá nhân tự nhìn nhận bản thân, thừa nhận những khiếm khuyết về tính cách và sửa đổi.
- Nguồn gốc bắt đầu từ hội AA (Alcoholics Annymous) Hiệp Hội Những Người Nghiện Ẩn Danh – ra đời năm 1935, tại Akron- Ohio- Mỹ, bởi ông Bill Wilson và bác sĩ Bob Smith – vốn là hai người nghiện rượu, đã tự cai, và rút ra 12 nguyên tắc điều trị, đồng thời lập ra hội AA.
- Năm 1953, hội AA cho phép hội NA (Narcotics Anonymous) Hội những người nghiện ma túy ẩn danh được phép sử dụng các bước của chương trình nầy vào việc cai nghiện ma túy.
- Hơn 70 năm qua, chương trình 12 bước đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, dựa trên căn bản có tính truyền thống, và được bổ sung bởi nhiều bài viết chọn lọc của những người cai nghiện. Trụ sở trung ương Hội đặt tại Newyork và Châu Âu.
Giáo viên hướng dẫn và nhóm trợ lý đều là người cai nghiện thành công, xuất thân từ Trường Cai Nghiện và trở thành chuyên viên – một người thầy thực sự của chuyên ngành ma túy.
Việc học tập được tổ chức tại Trung Tâm Cai nghiện Ma Túy, chương trình bao gồm giai đoạn cắt cơn, giai đoạn học tập và rèn luyện theo chương trình 12 bước, kế tiếp là giai đoạn ‘bán thử thách và giai đoạn thử thách’ tại cộng đồng.
Thời gian tổng quát là 6 tháng, có thể kéo dài một năm hay hơn nữa, tùy theo từng trường hợp.
Sau khi tái hòa nhập cộng đồng, mỗi người đều là hội viên của NA và giử sinh hoạt với hội, thân thiết, lâu dài để đem lại sự bền vững cho mình.
Tại Trung Tâm, học viên cũng được hưởng các dịch vụ sinh hoạt như: thể dục thể thao- vui chơi giải trí – nâng cao văn hóa, kỷ năng sống – các loại lao động trị liệu, hướng nghiệp.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP 12 BƯỚC
Chương trình 12 bước có nguồn gốc như đã trình bày trên. Đó là một hệ thống có tính khoa học, được xây dựng trên nền Tâm lý nhiều mặt, bao gồm nhiều ngã rẽ của tâm lý người nghiện, như sự phản ứng, thối động, che dấu, biện hộ, chối bỏ, không thừa nhận, buông xuôi, mất tự tin, hưng phấn giả tạo… qua từng giai đoạn, do tính chất căn bệnh gây nên, cộng với quán tính của hành vi tiêu cực lâu dài trong quá khứ.
Chương trình do chính những người nghiện đã phục hồi xây dựng nên và được tiếp tục bổ sung. Chương trình 12 bước bao gồm:
Bước 1: "Chúng ta chấp nhận rằng mình bất lực về sự nghiện ngập và cuộc sống của chúng ta trở nên không kiểm soát được"
Bước 2: "Chúng ta tin rằng có một quyền năng mạnh hơn bản thân mình có thể giúp chúng ta phục hồi lại sự bình thường"
Bước 3: "Chúng ta quyết định để ý chí và cuộc sống của chúng ta cho sự chăm sóc của Thiên Chúa khi chúng ta hiểu Người"
Bước 4: "Chúng ta đã đánh giá đạo đức của chúng ta một cách chân thật và can đảm"
Bước 5: "Chúng ta đã thú nhận với Đấng tối cao với chính chúng ta, và với người khác về thực chất những hành động sai lầm của chúng ta"
Bước 6: "Chúng ta hoàn toàn để cho Đấng tối cao xóa bỏ đi tất cả những khuyết điểm của tính cách"
Bước 7: "Chúng ta khiêm tốn yêu cầu Đấng tối cao xóa bỏ những điều thiếu sót của chúng ta"
Bước 8: "Chúng ta viết ra danh sách những người mà chúng ta đã làm hại và chúng ta sẵn sàng sửa chữa tất cả"
Bước 9: "Chúng ta trực tiếp đền bù cho họ bất cứ nơi nào chúng ta có thể, ngoại trừ trường hợp nếu chúng ta làm điều đó sẽ tổn thương họ hoặc những người khác nữa"
Bước 10: "Chúng ta tiếp tục làm bảng kiểm tra cá nhân, để khi nào chúng ta sai, chúng ta sửa chữa những sai lầm ấy"
Bước 11: "Chúng ta thông qua cầu nguyện và thiền định cũng như chúng ta ………… tiếp cận với Chúa cũng như chúng ta hiểu được Người. Cầu nguyện để hiểu rõ Người luôn sẵn lòng vì chúng ta và để cho chúng ta có sức mạnh làm theo những cầu nguyện ấy"
Bước 12: "Chúng ta được đánh thức về mặt tâm linh như là kết quả của các bước mà chúng ta cố gắng thực hiện. Chúng ta cố gắng mang thông điệp này đến cho những người nghiện ma túy khác và thực hành các nguyên tắc trong cuộc sống thường trực của chúng ta"
2.NHÓM HOẠT ĐỘNG OXFORD:
Do Fromk Buchman thành lập và là người có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng các giá trị nhân văn – chủ yếu của nhóm Oxford là cai nghiện Rượu – Hoạt động của nhóm bao gồm những nội dung như cùng chia sẻ thông tin, hướng dẫn, cam kết sự thay đổi và phục hồi.
Nhóm Oxford có những nổ lực trong việc truyền đạt các giá trị nhân văn tới các thành viên của nhóm. Trong số các giá trị này có 4 yếu tố cơ bản – đó là:
a/ Tính trung thực tuyệt đối
b/ Tính trong sạch tuyệt đối
c/ Không ích kỷ
d/ Yêu thương tuyệt đối
3.CHƯƠNG TRÌNH SYNANON:
Được thành lập vào năm 1958 tại California bởi một người đã từng nghiện rượu là Charles E. Dederich, sự phát triển của Synanon được xuất phát từ quan điểm của AA.
Để làm cho chương trình thích ứng và phù hợp với các trường hợp cai nghiện ma túy, chương trình Synanon và AA dần trở nên tách biệt và dẫn đến sự khác nhau hệ tư tưởng cũng như mối liên quan.
Mô hình điều trị cộng đồng chữa bệnh, bắt đầu là mô hình Synanon và đang phát triển thành nhiều chương trình ở Mỹ và khắp thế giới gồm chín thành phần cơ bản.
Những thành phần này dựa vào lý thuyết học tập xã hội, thông qua sử dụng cộng đồng để khuyến khích sự thay đổi về hành vi và thái độ: 9 thái độ cần thiết đó là:
THAM GIA TÍCH CỰC:
SSLTM tin rằng cộng đồng là một phương pháp và vì thể người nghiện tham gia chủ động trong các hoạt động trong cộng đồng chữa bệnh là cần thiết để thay đổi, trưởng thành và phát triển.
Điều này có nghĩa là người nghiện tham gia vào tất cả các hoạt động của cộng đồng, sẽ tăng cường mối liên kết giữa các thành viên và giữa thành viên với chương trình.
Các thành viên được yêu cầu đóng góp cho cộng đồng. Sự đóng góp này được thực hiện dựa trên khả năng của từng cá nhân cũng như giá trị của mỗi nhiệm vụ mà họ thực hiện đối với cộng đồng.
PHẢN HỒI CỦA THÀNH VIÊN:
Những thành viên nhóm phải đóng góp ý kiến lẫn nhau một cách chân thật. Thông tin phản hồi của các thành viên được thực hiện một cách chính thức thông qua hoạt động trong nhóm và các buổi trị liệu. Hoặc phản hồi không chính thức như giao tiếp cá nhân. Mục đích của việc phản hồi là nhận thức về hành vi, suy nghĩ và ý tưởng. Phản hồi bao gồm cả sự phản hồi tích cực và phê bình có tính xây dựng.
NOI GƯƠNG:
Tất cả các cán bộ và thành viên cấp cao của cộng đồng phải thực hiện các hành vi trong cộng đồng để làm gương cho những thành viên khác như một phương tiện giáo dục. Đây là việc giáo dục thông qua hành động trên thực tế. Các thành viên của cộng đồng điều trị không chỉ “nói mà phải làm”.
TẬP THỂ HƯỚNG DẪN CÁ NHÂN THAY ĐỔI
Nhấn mạnh vào nhóm hoặc tác động cộng đồng để giúp cá nhân thay đổi. Tất cả các yếu tố trong mô hình SSLTM khuyến khích và hỗ trợ cho cá nhân trưởng thành và phát triển.
CÁC GIÁ TRỊ VÀ CHUẨN MỰC CHUNG
Cộng đồng xây dựng các quy tắc và giá trị chung để tạp ra áp lực nhóm và cộng đồng để giúp đỡ từng thành viên của cộng đồng tuân thủ và dần tin vào những hành vi và quan niệm tích cực. “Triết lý TC” và “Những quy tắc bất thành văn” là những nội dung để thực hiện các giá trị và chuẩn mực.
KẾT CẤU VÀ HỆ THỐNG
Để hiện thực hóa các khái niệm và triết lý của SSLTM, các hoạt động cần được tổ chức theo một kết cấu và hệ thống. Kế hoạch hoạt động hàng ngày, gặp mặt, nội quy và quy định, tỉ lệ cán bộ và học viên, cấu trúc thứ bậc, công việc, nhóm mệnh lệnh, các giai đoạn điều trị là tất cả những nội dung để đạt được mục đích và mục tiêu của cộng đồng.
GIAO TIẾP MỞ
Hoạt động giao tiếp được tiến hành theo chiều ngang và chiều dọc. Cộng đồng duy trì sự thống nhất thông qua việc khuyến khích các thành viên bộc lộ cảm xúc và ý tưởng.
MỐI QUAN HỆ CÁC NHÂN VÀ NHÓM
SSLTM tạo ra một mạng lưới quan hệ, tạo điều kiện cho các học viên có nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về hành vi, cảm xúc và ý tưởng. Mối quan hệ với nhân viên, nhóm người chữa trị, nhóm tĩnh, cộng đồng sẽ giúp các cá nhân đảm nhận trách nhiệm, tăng cường hiểu biết và chấp nhận những thiếu sót của mình và làm cam kết thay đổi.
THUẬT NGỮ CHUYÊN DỤNG
Thuật ngữ sử dụng bởi SSLTM là cách giải thích đơn giản về quá trình và môi trường hoạt động. Đó là ngôn ngữ chung tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.
4.TỔ CHỨC DAYTOP QUỐC TẾ:
Được bắt đầu đưa vào điều trị từ năm 1963 và hiện có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới. Tổ chức Daytop đã hỗ trợ rất nhiều người nghiện và thanh thiếu niên từ bỏ lệ thuộc vào ma túy và xây dựng một cuộc sống lành mạnh và có ích cho xã hội.
Tình trạng sử dụng ma túy và nghiện ma túy diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới và có tác động lớn đến các thành viên, gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội.Tổ chức DAYTOP international được thành lập để cung cấp chương trình tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ các quốc gia đối phó với sự gia tăng của tình trạng sử dụng ma túy.
Để hiểu rõ tổ chức và các phương pháp điều trị của tổ chức này đề nghị các bạn tham khảo tại mục, bài: “Một mô hình cai nghiện có hiệu quả: Môi trường trị liệu – Cộng đồng trị liệu” tại trang web của Trung tâm Thanh Đa.
5. CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU VÀ CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA:
Thông qua khảo sát các chương trình (SSLTM) chúng tôi nhận thất chương trình SSLTM của tổ chức Daytop: Phù hợp với Việt Nam nói chung và Thanh Đa nói riêng. Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh đa đã thực hiện chương trình này hơn 10 năm và có kết quả rõ rệt. Nhiều cán bộ nhân viên Trung tâm đã tham gia chương trình tập huấn tập trung 04 tháng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp với tổ chức Daytop Quốc tế thực hiện.
Khóa học có nội dung đồng bộ, phong phú và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (người tài trợ chương trình này) đánh giá cao. Tuy nhiên để phù hợp với Việt Nam, chúng tôi qua nghiên cứu và qua thực tiễn đã có một số điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu điều trị của Trung tâm. Xem thêm “Quy trình cai nghiện tại Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa”