NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ

27 February, 2020

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ

  I/ KHÔNG CÓ SỰ ĐIỀU TRỊ ĐƠN NHẤT NÀO THÍCH HỢP CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN. 

     Việc áp dụng những biện pháp điều trị phối hợphết sức quan trọng nhằm trả lại cộng đồng những thành viên có ích cho xã hội. Điều này thì gắn liền với nhu cầu phát triển các hình thức chăm sóc tích cực và không gián đoạn của một chương trình điều trị nhằm thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của đối tượng tham gia điều trị.


II/ CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ PHẢI LUÔN SẴN SÀNG:

     Người nghiện luôn sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi đã suy sụp nhưng đến khi nào anh ta đến giai đoạn suy sụp thì ta không đoán trước được, vì vậy “ sự giúp đỡ” luôn luôn phải sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định – đó là khi anh ta tự nguyện đến điều trị cai nghiện. Những thủ tục phức tạp trong quá trình tiếp nhận đối tượng đến tham gia điều trị có thể khiến chúng ta bỏ sót những đối tượng đang cần sự giúp đỡ.


III/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CHỈ CÓ HIỆU QUẢ:

     Khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của đối tượng trong quá trình phục hồi. Để việc điều trị có hiệu quả phải xác định được các vấn đề liên quan đến khía cạnh, thái độ, hành vi, tâm tư tình cảm, khía cạnh đạo đức, yếu tố nghề nghiệpquan hệ xã hội của đối tượng bên cạnh tiền sử lạm dụng ma tuý của đối tượng. Một chương trình điều trị phục hồi toàn diện phải bao gồm cả những dịch vụ hoặc sự can thiệp đáp ứng được nhu cầu phức tạp của người nghiện ma tuý bao gồm cả những hoạt động chuẩn bị cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồngcung cấp cho đối tượng những kỷ năng phòng chống tái nghiện..


IV/ MỘT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN CỦA CÁ NHÂN CẦN PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG, ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI KHI CẦN THIẾT:

     Để đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn phù hợp với những nhu cầu thay đổi của con người, một kế hoạch điều trị cai nghiện cũng như là một bản đồ hướng dẫn hành trình của đối tượng đi đến phục hồi, trong đó có quy định đến những điểm mốc cho từng giai đoạn và đích cuối cùng của quá trình điều trị. Kế hoạch này cho chúng ta mối liên hệ về một tiêu chuẩn để so sánh với những gì chúng ta đã đạt được hoặc những thất bại và những thiếu sót được sửa chữa hoặc xác định những lĩnh vực mới cần phải được cũng cố cho đối tượng của chúng ta.


V/ SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN:

     Người nghiện ma tuý đôi khi được xem như là ở tình trạng tái phát kinh niên. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý.


     Những người nghiện có thể yêu cầu quá trình cai nghiện kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người cai nghiện thành công nếu họ tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý. Khoản thời gian thích hợp với từng cá nhân trong việc duy trì cai nghiện phụ thuộc vào nhũng khó khăn và nhu cầu của cá nhân đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết đối tượng thời gian cần thiết để tạo ra những tiến bộ có ý nghĩa trong cai nghiện là khoảng 3 tháng.


     Sau khi đạt đến ngưỡng này những biện pháp điều trị bổ sung có thể được áp dụng để đạt được những bước tiến xa hơn nhằm tiến tới phục hồi. Những điều trên chỉ đúng khi đối tượng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cai nghiện. Điều quan trọng là phải cũng cố được quyết tâm của đối tượng không cho họ rời bỏ điều trị một cách quá sớm. Thời gian rối loạn tâm – sinh lý của đối tượng trung bình là 6 tháng.Thời gian cai nghiện lý tưởng trung bình là hai năm. Thời gian tạm gọi là thành công khi đối tượng duy trì không tiếp xúc với ma túy là 5 năm còn việc cai nghiện ma túy là suốt đời.


VI/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC LÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CÓ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN:

     Những đối tượng cai nghiện ma tuý phải có những cơ hội trong điều trị bằng cách thảo luận về những vấn đề liên quan đến động cơ điều trị, xây dựng kỹ năng xã hội và thói quen chống lại việc sử dụng ma tuý, học tập những hành vi mới, nhận thức được khó khăn và có biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Trị liệu hành vi và trao đổi, thảo luận giúp nâng cao mối quan hệ giữa người với đối tượng trong gia đình và trong cộng đồng. Trao đổi, thảo luận là phương pháp quan trọng trong điều trị, nó giúp cho đối tượng đi từ quá trình học tập đến thích nghi với môi trường điều trị cũng như thích nghi với việc phải đương đầu với những khó khăn tồn tại khi quay trở lại gia đình hoặc cộng đồng, phòng chống tái nghiện thông qua Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu – Quản lý trị liệu – Giải trí trị liệu, …


VII/ NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN HOẶC LẠM DỤNG MA TÚY THƯỜNG KÈM THEO NHỮNG TRẠNG THÁI RỐI LOẠN HOẶC BỆNH LÝ TÂM THẦN:

     Đối tượng đến điều trị cai nghiện cũng có thể được phát hiện có biểu hiện rối loạn tâm thần kèm theo, khi đó khi điều trị nếu cần phải có sự tham gia của chuyên gia tâm thần để hội ý và đề ra phương án điều trị cho đối tượng.


VIII/ THUỐC CẮT CƠN CHỈ LÀ BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐIỀU TRỊ CAI NGIỆN VÀ NÓ CÓ RẤT ÍT TÁC DỤNG TRONG  VIỆC DUY TRÌ TRẠNG THÁI KHÔNG SỬ DỤNG MA TUÝ:

     Những loại thuốc hỗ trợ cắt cơn giúp cho dối tượng vượt qua giai đoạn đầu của hội chứng cai một cách an toàn. Việc điều trị cắt cơn hầu như không đủ giúp người nghiện có thể cai được hoàn toàn mà cần thời gian dài, nhưng nó là tiền đề để người nghiện hướng tới các phương pháp điều trị cai nghiện tiếp theo giúp đối tượng có thể duy trì được trạng thái phục hồi.


IX/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN KHÔNG CẦN PHẢI TỰ NGUYỆN MỚI ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ:

     Động lực là nhân tố cốt yếu của quá trình cai nghiện. Cho dù một người đến cai nghiện là do tự nguyện hay là do gia đình hoặc các cơ quan chức năng đưa vào, đối tượng đó cũng phải được giáo dục để họ đến với động cơ đúng đắn là cai nghiện. Thông thường, ngay cả đối với những người tình nguyện cai nghiện, thì cũng có những nguyên nhân bên trong hay bên ngoài buộc họ phải ẩn náu trong các Trung Tâm cai nghiện.
Điều trị cai nghiện tự nguyện hay ép buộc không quan trọng bằng trên thực tế đối tượng có được cơ hội để tham gia điều trị trong một môi trường điều trị lành mạnh hay không.

Với nhóm bị ép buộc họ cũng nhận được những dịch vụ săn sóc, tư vấn, giáo dục, giúp đỡ. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức của họ lâu hơn và khó khăn hơn.

X/ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN NÊN CUNG CẤP ĐÁNH GIÁ VỀ HIV/ AIDS, VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ C, BỆNH LAO VÀ NHỮNG BỆNH TẬT DỄ LÂY LAN KHÁC:

     Hướng dẫn thảo luận với từng cá nhân và theo nhóm có hiệu quả giúp các đối tượng học được cách làm như thế nào để tránh được những hành vi có nguy cơ cao. Việc hướng dẫn cũng có thể giúp cho những người đã bị nhiễm bệnh có thể tự chăm sóc được bản thân họ tốt hơn.


XI/  CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:

     Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện. Gia đình có thể là chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện  


     Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị - phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị.


     Chính vì vậy các gia đình nên được hướng dẫn về nội quy và nguyên tắc của cơ sở điều trị, được giáo dục về triết lý và phương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ tư vấn cho gia đình đối tượng để giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng

   
Exit mobile version