NGHIỆN RƯỢU

9 August, 2022

 NGHIỆN RƯỢU

I. KHÁI NIỆM:

Buồn cũng uống, vui cũng uống – thành công cũng uống, thất bại cũng uống; đám cưới cũng uống, đám ma cũng uống – sáng uống, trưa uống, chiều uống, tối uống. Người nghèo uống rượu đế, nhâm nhi vài con sò, con ốc, trái cóc, trái xoài, người giàu uống rượu tây trong các nhà hàng sang trọng. Thanh niên uống la hét, người già uống nhâm nhi, ngẫm nghĩ sự đời. Chưa có một chất gây nghiện đặc biệt nào được sử dụng nhiều như rượu ở nước ta.

Rượu là một loại ma túy hợp pháp, sử dụng đặc biệt rất nhiều ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là trong các nghi lễ văn hóa, trong ma chay, cưới hỏi, giỗ tết…. Đa số rượu được sản xuất thủ công từ bột gạo, bột nếp đến vỏ cây, bã mía, củ sắn, lá rừng… Hầu như mọi nhà đều biết cách làm rượu. Chính phủ lại không kiểm soát được việc sản xuất rượu vì chưa có chính sách quốc gia phòng chống lạm dụng rượu, người dân chưa thấy hết tác hại của việc lạm dụng rượu và một phần do rào cản văn hóa, phong tục – tập quán, thiếu hiểu biết nên thậm chí nhiều người có trách nhiệm phòng chống ma túy, vạch định chính sách cũng lạm dụng rượu.


Lạm dụng rượu lâu ngày đưa đến chứng nghiện rượu, để lại nhiều tác hại cho cá nhân, gia đình và xã hội:

- Về cơ thể: rượu gây tổn thương hệ thống thần kinh, gây bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, gây suy gan dẫn đến xơ gan và thậm chí dẫn đến ung thư gan và tổn thương nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

- Về mặt tâm thần: do phụ thuộc rượu, người nghiện rượu bị tổn thương hệ thống thần kinh não bộ, rối loạn nhận thức, hành vi, nhân cách, mất trí và phát sinh nhiều bệnh tâm thần. Thiếu rượu người nghiện bị hội chứng cai đôi khi rất nặng dẫn đến tình trạng sảng rượu, hôn mê.

Ngoài ra do sử dụng rượu người nghiện rượu bị mất khả năng lao động về trí tuệ cũng như thể chất.


II. NGUYÊN NHÂN NGHIỆN RƯỢU:

1. Nhiều người tin rằng rượu là một chất bổ dưỡng:

Nhất là khi dùng rượu ngâm với các loại thảo dược, bộ phận động vật để tăng cường năng lực, bổ thận, tráng dương. Chính phủ lại chưa có chính sách quốc gia, chưa kiểm soát được nguồn cung cũng như quản lý nhu cầu về rượu. Thậm chí nhiều quảng cáo rượu còn được phổ biến trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Nhiều loại rượu được ngâm với các loại lá cây, bộ phận động vật mà chưa xác định được độc tính.


2. Môi trường văn hóa – tâm lý – xã hội:

Nhiều quan niệm phải sử dụng rượu trong việc hiếu hỉ, khen thưởng, thi đua, thậm chí chiêu đãi tại các hội nghị, khánh thành cơ sở… Việc uống rượu trở nên quá bình thường trong tập quán dân gian, lễ hội, trong quan hệ hàng ngày, thậm chí còn có quan điểm uống rượu là củng cố tình bằng hữu. Số người bị stress, thất bại trong cuộc sống hoặc có lắm nỗi buồn cũng uống rượu tiêu sầu. Đa số các buổi họp mặt, liên hoan phải có rượu, uống "không say – không về"…


3. Di truyền và sinh học:

+ Trẻ có cha mẹ nghiện rượu có nguy cơ nghiện rượu cao hơn con những người không nghiện rượu.

+ Tiền sử những gia đình nghiện rượu, con cái họ có nguy cơ nghiện rượu nhiều hơn những gia đình không có người nghiện rượu.


4. Tính chất sinh lý:

Người có tư tưởng hay chống đối xã hội, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm, thiếu sự trợ giúp tâm lý – xã hội, thất bại trong cuộc sống, mất việc làm, buồn chán việc riêng, hoàn cảnh công việc, nhân cách cá nhân yếu có nguy cơ bị nghiện rượu.


III. DỊCH TỄ HỌC:

Ở nước ta các bệnh lý tâm thần do nghiện rượu chưa nhiều bằng một số các nước khác, các công trình nghiên cứu về nghiện rượu cũng rất ít. Khoảng hơn 20 năm gần đây do có một số trường hợp loạn thần do nghiện rượu phải vào điều trị tại các cơ sở điều trị tâm thần nên chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu. Kết quả theo dõi sau đó cho thấy bệnh lý do nghiện rượu tăng một tỷ lệ đáng quan tâm. Theo PGT- Tiến sĩ Trần Viết Nghị, bệnh lý tâm thần do nghiện rượu, năm 1990 chiếm 0,31% bệnh nhân nằm viện. Năm 1994 tăng lên 6,99% gấp 22 lần. Theo một số tại địa phương tỷ lệ nghiện rượu tăng khoảng 2% mỗi năm trên tổng số bệnh nhân bị tâm thần nhập viện.


Ở Pháp bệnh lý tâm thần do nghiện rượu chiếm 22%; loạn thần do nghiện rượu chiếm 20% (TS Tancuchiev 1988).

Tại Nam Tư số bệnh nhân nằm bệnh viện tâm thần là 23,1% (D. Heroitic 1991).

Ở Mỹ 10% nữ, 20% nam lạm dụng rượu: 3% – 5% nữ, 10% nam chẩn đoán nghiện rượu. Khoảng 200.000 người tử vong hàng năm liên quan trực tiếp đến lạm dụng rượu. (DSM III R).


IV. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA RƯỢU:

Rượu là một loại ma túy thiên nhiên hợp pháp. Rượu tác động vào hệ thần kinh trung ương. Hội chứng cai rượu phụ thuộc vào tâm thần và cả cơ thể.


1. HẤP THU:

Công thức hóa học của rượu là Ethanol là : CH3 – CH2 – OH. Rượu được sử dụng với nồng độ rượu khác nhau, tên gọi khác nhau và có hương vị khác nhau… Sau khi uống, khoảng 10%  – 20% rượu được hấp thu tại dạ dày, phần còn lại hấp thu tại ruột non. Rượu hấp thu nhanh khi bụng đói và hấp thu chậm khi bụng no. Nồng độ rươu hấp thu trong máu cao nhất thông thường từ 40 đến 60 phút sau khi uống. Để bảo vệ chống tăng nồng độ rượu cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh.
Khi nồng độ rượu quá cao trong dạ dày, dạ dày sẽ tiết dịch nhày làm giảm sự hấp thu rượu và đóng van môn vị lại gây hiện tượng nôn ói, hạn chế lượng rượu xuống ruột non, ngăn cản bớt sự hấp thu rượu, nên giảm lượng rượu hấp thu vào máu. Thức ăn chất đạm và chất béo làm chậm sự hấp thu rượu, trái lại nước uống làm tăng sự hấp thu rượu. Rượu vào máu và được phân bổ toàn cơ thể. Rượu hòa tan trong nước nên ở tất cả các mô, do đó gây nguy cơ nhiễm độc cao.


2. CHUYỂN HÓA:

Khoảng 90% rượu được hấp thu, chuyển hóa ở gan, 10% bài tiết ở thận qua nước tiểu và và qua hơi thở ở phổi.

Tại gan rượu bị oxy hóa khoảng 15mg/dl/giờ. Ở người uống rượu thường xuyên hiện tượng chuyển hóa nhanh hơn. Rượu được chuyển hóa nhờ enzym là Alcohol Dehydrogenase (ADH) biến đổi rượu thành acetaldehyde là một chất độc hại. Acetaldehyde được Enzym Aldehyde Dehydrogenase xúc tác chuyển đổi thành Acid Acetic. Ở phụ nữ lượng ADH thấp hơn nam giới nên dễ bị nhiễm độc hơn.


V. TÁC HẠI CỦA RƯỢU TRÊN CƠ THỂ:

1. TÁC ĐỘNG CỦA RƯỢU TRÊN HỆ THỐNG NÃO BỘ:

- Khác với nhiều người lầm tưởng, rượu không phải là chất kích thích mà là một chất làm suy giảm cả hai quá trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên do rượu làm sự ức chế giảm mạnh trong lúc sự hưng phấn giảm ít hơn nên gây ra quá trình hưng phấn giả tạo. Vì vậy người nghiện rượu cảm thấy giảm lo âu, hăng hái, nói nhiều, hoạt động nhiều nhưng thiếu chính xác, lời nói không được kiềm chế, xuồng xã hay khoe khoang, tự cao tự đại hoặc xúc phạm người khác.
Khi nồng độ rượu trong máu trên 0.3% sẽ bị rối loạn tư duy, tri giác, vận động, khi nồng độ rượu từ 0.4% đến 0,5% cả hai quá trình hưng phấn và ức chế bị suy giảm, người uống rượu có thể dẫn đến hôn mê. Khi nồng độ rượu đến 0,6 đến 0,7% người uống rượu có thể bị tử vong.

- Người uống rượu bị rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, có tư tưởng chống đối cũng như tư tưởng tự sát, có thể bị liệt mềm mất trí. Gần 40% số người nghiện rượu bị trầm cảm.


2. TÁC ĐỘNG CỦA RƯỢU TRÊN HỆ TIM MẠCH – HÔ HẤP:

  • - Tăng huyết áp, mạch nhanh.

  • - Bệnh cơ tim trên người nghiện nặng.

  • - Thở nhanh, nông, hồi hộp

  • - Chán ăn, phù, dễ dẫn đến hội chứng suy tim.


3. TÁC ĐỘNG CỦA RƯỢU TRÊN HỆ TIÊU HÓA:

  • - Rượu gây kích thích, viêm niêm mạc dạ dày, viêm teo dạ dày, loét dạ dày và xuất huyết dạ dày, viêm loét hành tá tràng.

  • - Hiện tượng trào ngược thực quản do viêm cơ vòng thượng vị. Người nghiện cảm thấy nóng rát sau xương ức, cảm giác nôn, có thể gây ói. Trường hợp nặng có thể thủng bao tử ở vùng co thắt.

  • - Nếu bệnh nhân bị ngộ độc gan gây tăng áp lực tĩnh mạch sẽ bị giãn tĩnh mạch thực quản đôi khi gây vỡ tĩnh mạch thực quản gây chảy máu và có thể dẫn đến tử vong.

  • - Hấp thu kém, tiêu chảy thường gặp ở người nghiện rượu do rối loạn co bóp của dạ dày, bào mòn dịch nhày, rối loạn vận chuyển các vitamine và ion.


4. TÁC ĐỘNG CỦA RƯỢU TRÊN GAN:

Một lượng lớn rượu được chuyển hóa tại gan, do đó gan bị suy yếu, ngộ độc dẫn đến gan dễ bị nhiễm mỡ, có thể gây xơ gan do rượu. Viêm gan do rượu, người nghiện có hiện tượng vàng da, vàng mắt, chán ăn, đau hạ sườn phải và rối loạn tiêu hóa. Người nghiện rượu lâu năm bị xơ gan có dấu hiệu thường gặp là sút cân, mệt mỏi, chán ăn. Trường hợp nặng người nghiện rượu bị vàng da, lách to, cổ chướng, gan to hoặc teo nhỏ, teo tinh hoàn, phù…., chứng vú to. Xét nghiệm cho thấy Albumine máu giảm, Globuline máu tăng, men gan có thể tăng hoặc giảm.


5. TÁC ĐỘNG CỦA RƯỢU TRÊN TUYẾN YÊN:

Gây rối loạn tăng trưởng, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chuyển hóa iron, nước, muối khoáng.


6. TÁC ĐỘNG CỦA RƯỢU TRÊN TUYẾN TỤY:

Còn có thể viêm tụy mãn, đau bụng và nôn nhiều. Trường hợp tế bào đảo tụy do viêm mãn tính người nghiện có thể bị tiểu đường hoặc tăng đường huyết.


7. CÁC BIỂU HIỆN VỀ DINH DƯỠNG:

  • - Rượu cản trở sự hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng

  • - Người nghiện rượu bị giảm acid folic gây thiếu máu.

  • - Giảm vitamine B1, vitamine B6, các ion, nhất là ion kẽm.

  • - Thiếu các vitamine hòa tan trong mỡ như vitamine A, vitamine D, vitamine H…

  • - Giảm đường máu gây run, co giật, mệt mỏi

  • - Viêm đây thần kinh ngoại vi gây liệt mềm, mất trí.


8. PHỤ NỮ NGHIỆN RƯỢU Có thể sinh non, trẻ nhẹ cân, dị dạng.


9. TĂNG NGUY CƠ GÂY UNG THƯ Vòm hầu, họng, thanh quản, thực quản và gan.


VI. NHIỄM ĐỘC RƯỢU:

Nhiễm độc rượu còn được gọi là say rượu, có 2 loại nhiễm độc rượu:

- Nhiễm độc (say rượu) thông thường

- Nhiễm độc (say rượu) bệnh lý


1. SAY RƯỢU THÔNG THƯỜNG:

Say rượu thông thường còn gọi là say rượu cấp ở những người lạm dụng rượu uống quá ngưỡng, dẫn đến những thay đổi hành vi, cảm xúc kèm theo trạng thái rối loạn ý thức.

Tùy theo lượng rượu uống, lượng hấp thu rượu, thời gian uống kéo dài bao lâu, uống lúc no hay đói và khả năng dung nạp của từng cá thể. Tình trạng say rượu có thể được biểu hiện ở 3 mức độ:


1.1 SAY RƯỢU MỨC ĐỘ NHẸ:

- Người say rượu nhẹ có tư duy chậm chạp, kém nhạy bén, thiếu chính xác vận động, giảm khéo léo, giảm nhiều kỹ năng lao động.Tình trạng hưng phấn tùy thuộc vào lượng rượu uống, khí sắc tăng nhẹ, cảm giác hưng phấn quá mức, khoái cảm thô lỗ, nói năng đùa cợt không phù hợp. Người say rượu thường cường điệu hóa vụ việc, ưa khoe khoang về mình, ưa công kích người khác. Ngoài ra người say rượu ưa chấp nhặt, hay gây sự, kiếm chuyện làm tăng khả năng xung đột với người xung quanh.

- Say rượu nhẹ có thể giải tỏa bản năng tình dục dễ dẫn đến hành vi thô bạo với người khác giới.


1.2 SAY RƯỢU TRUNG BÌNH:

- Liên tưởng hỗn độn, không kiềm chế được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng dù những nguyên do không đáng kể.

- Người say rượu mức trung bình thường mất tế nhị, mất lịch sự có những hành vi thô bạo, nói to, ồn ào, ưa la hét, khó thực hiện các động tác đòi hỏi khéo léo, đi đứng xiêu vẹo.


1.3 SAY RƯỢU NẶNG:

- Thường biểu hiện nôn nhiều, vã mồ hôi, rối loạn thực vật, tăng tiết nước bọt, đái ra quần, ngã vật, nếu lượng rượu uống nhiều có thể dẫn đến hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp có thể dẫn đến tử vong.


*Xử trí:

- Các trường hợp ngộ độc rượu cấp thể nhẹ sau giai đoạn ngủ sâu, tự hồi phục.

- Trong những trường hợp ngộ độc cấp nặng (say rượu nặng) có các biểu hiện như:

  • + Hôn mê

  • + Suy hô hấp nặng

  • + Mạch nhanh, tụt huyết áp, hạ đường huyết.

Phải thực hiện, phác đồ cấp cứu ở các trung tâm cấp cứu gần nhất.

  • + Nếu đến sớm nên rửa dạ dày.

  • + Có suy hô hấp: đặt nội khí quản, thở oxy qua máy.

  • + Nếu hạ đường huyết, tụt huyết áp: truyền glucose 20 – 30%

  • + Nên có toan chuyển hóa truyền Natribicarbonate 1,4%

  • + Nếu bệnh nhân ngộ độc rượu cấp (say rượu nặng) có hiện tượng tăng Creatimin máu, tăng K+ máu dẫn đến  suy thận cấp, phải truyền dịch từ 400ml – 5000 ml ngày, cho lợi tiểu Lasix để duy trì lượng nước tiểu 3000 ml/24 giờ.

  • + Có chế độ theo dõi cấp cứu chăm sóc toàn diện, thích hợp.


2. SAY RƯỢU BỆNH LÝ:

2.1 KHÁI NIỆM:

- Say rượu bệnh lý là một trạng thái ngộ độc rượu cấp rất đặc biệt, hiếm gặp, có thể xảy ra ở những người uống lượng rượu không lớn.

– Theo Corsacop X.X và Xerbski V.P say rượu bệnh lý là tình trạng loạn thần cấp, diễn ra trong một thời gian ngắn, nhất thời với những triệu chứng bệnh lý rối loạn ý thức sâu sắc kiểu mù mờ, kèm theo những trạng thái căng thẳng cảm xúc do hoang tưởng và ảo giác.


 2.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA SAY RƯỢU BỆNH LÝ:

- Rượu chỉ là một tác nhân dẫn đến say rượu bệnh lý trong số nhiều yếu tố khác cần được kể đến như: Sự mệt nhọc, lo âu, sợ sệt, căng thẳng, thiếu ngủ, đói ăn, suy kiệt, nóng quá mức, khác quá mức, bệnh nhiễm trùng.

- Say rượu bệnh lý phát sinh sau uống rượu không phụ thuộc vào số lượng và loại rượu uống.

- Khởi phát có thể nhanh từ vài phút đến một giờ (ít khi xuất hiện muộn sau nhiều giờ).

- Khác với say rượu thông thường, người say rượu bệnh lý bị ngay những rối loạn ý thức trầm trọng, mất định hướng, không duy trì được sự tiếp xúc với người xung quanh.

- Trong say rượu bệnh lý phối hợp vận động vẫn còn tốt, người say rượu bệnh lý vẫn duy trì được thăng bằng, khả năng di chuyển.

- Trạng thái say rượu bệnh lý thường kéo dài khoảng một giờ đôi khi vài giờ kết thúc bằng giấc ngủ sâu.

- Thường phát sinh cảm xúc bất an, lo âu, hoảng sợ, đạt tới mức khủng khiếp; cảm xúc không thoải mái về quá khứ.

- Các nét đặc trưng khác với say rượu đơn thuần, lượng rượu uống vào ít hay rất ít. Thường gặp ở những người có trạng thái phụ thuộc vào rượu rõ rệt. Những người có nhân cách yếu.

- Cơn xảy ra đột ngột, bất ngờ với nhiều rối loạn hành vi, và có rối loạn ý thức (thường lú lẫn).


 VII. LẠM DỤNG RƯỢU (ALCOHOL ABUSE)

- Một người uống rượu chưa hẳn đã nghiện, nhưng vẫn có thể làm hại đến sức khỏe của họ.

- Nhận thức được ý nghĩa này, mục đích để nhằm ngăn chặn sớm tác hại của rượu, nâng cao cảnh giác cho mọi người hiểu rằng nhiều khi vì thói quen, tuân thủ tập tục, dễ dàng biện hộ cho những hành vi mang tính chất lễ nghi quên mất rằng mình “lạm dụng rượu” trong giao tiếp, hội hè, ăn nhậu sẽ bị tác hại rất nhiều đến sức khỏe.


VIII. NGHIỆN RƯỢU MÃN TÍNH:

Nghiện rượu mãn tính xảy ra khi dùng rượu dài ngày, dần dần thường xuyên phải tìm rươu, uống rượu. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp uống rượu thường xuyên đều có thể coi là nghiện rượu mãn tính.

Nghiện rượu mãn tính là một bệnh lý mà đối tượng sử dụng rượu bị lệ thuộc vào thể chất và tâm thần. Người nghiện rượu bị các triệu chứng sau:

· Hội chứng nghiện.

· Hội chứng cai rượu.

· Sự thay đổi khả năng dung nạp rượu.

· Rối loạn tâm thần.

· Biến đổi nhân cách.


A. HỘI CHỨNG NGHIỆN:

Hội chứng nghiện là sự thèm muốn mãnh liệt sử dụng rượu. Người sử dụng rượu phải tái sử dụng rượu sau một thời gian bỏ rượu để làm mất các cảm giác khó chịu do thiếu rượu.

Được gọi là nghiện rượu khi người uống rượu có hơn 3 yếu tố  sau:

1.    Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy phải sử dụng rượu

2.    Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầukết thúc hoặc lượng rượu sử dụng.

3.    Khi việc sử dụng rượu bị ngừng sẽ phát sinh hội chứng cai rượu.

4.    Hiện tượng dung nạp rượu, nhu cần phải tăng liều.

5.    Sao nhãng các thú vui trước đây bằng thay thế đi tìm và sử dụng rượu, tăng số thời gian cần thiết để tìm kiếm hay sử dụng rượu.

6.    Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù biết rõ hậu quả, tác hại do uống quá nhiều.

7.    Uống rượu một cách thường xuyên vào những giờ làm việc, những giờ nghỉ, ngày nghỉ bất chấp những quy tắc xã hội ràng buộc.

8.    Người sử dụng rượu thèm muốn khó cưỡng lại dùng rượu trong thời gian cố gắng ngừng hoặc kiểm soát việc dùng rượu.


B. HỘI CHỨNG CAI

1. HỘI CHỨNG CAI THÔNG THƯỜNG:

Khi bệnh nhân đột ngột ngừng uống rượu sau một thời gian ngắn, có thể không quá một đêm hội chứng cai có thể xuất hiện:

·     Người bệnh có khí sắc trầmbồn chồnbứt rứtkhó chịuđứng ngồi không yên.

·     Lo âu sợ hãi một cách mơ hồ, các ý tưởng thiếu hệ thống.

·     Giấc ngủ nôngdễ giật mìnhdễ thức giấc, hoặc ác mộng, hãi hùng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.

·     Run cơchuột rút.

·     Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy.

·     Vã mồ hôi, nhịp tim nhanh.

·     Lo âu lan tỏatăng cảm xúctăng tính kích thíchrối loạn trí nhớ.

      Nếu không điều trị hội chứng cai rượu kéo dài từ vài giờ đến 1 tháng tùy mức độ nghiện rượu nặng hay nhẹ.

·     Trong hội chứng cai rượu nặng người bệnh có thể có cơn co giật động kinh cũng như các ảo giác về thị giác và thính giác, đặc biệt về chiều và đêm.

·     Đặc trưng cho hội chứng cai rượu là những biểu hiện trên giảm đi hoặc biến mất khi uống lại rượu.

·     Hội chứng cai biểu hiện ngày càng tăng dần làm người nghiện cứ sau vài giờ lại phải uống một liều rượu nhỏ để làm giảm đi các triệu chứng trên.

Trong trường hợp bị hội chứng cai nặng, người nghiện có thể:

·     Có một cơn hoặc nhiều cơn co giật liên tiếp trong vài giờ.

Nếu không điều trị có thể chuyển sang giai đoạn động kinh liên tục.

·     Ảo thanh lời nói (tố cáo, đe dọa, quấy rối), thường kết hợp với ảo tưởng hoặc có khi với ảo thị.

·     Điều trị bằng thuốc chống loạn thần và giải lo âu.


2.  HỘI CHỨNG CAI CÓ SẢNG:

Sảng rượu là một trong những hình thái lâm sàng của loạn thần do rượu.


*    GIAI ĐOẠN KHỞI PHÁT:

Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Giai đoạn này có thể kéo dài vài ngàyhàng tuần hoặc hàng tháng. Theo Ades J., 1990 thời gian khởi phát 24 - 48 giờ, còn Watson A.S., 1995 cho rằng giai đoạn này chủ yếu là mệt mỏichán ănrối loạn giấc ngủác mộngcơn hoảng sợkích độngrối loạn thần kinh thực vậtrun rẩychếnh choángthay đổi cảm xúc biểu hiện bằng lo lắng hay trầm cảm. Sau đó bệnh tiến triển nặng dần và thường nặng về ban đêm với những ảo tưởng thị giác, hồi ứcảo thị sinh động. Bệnh nhân vẫn còn khả năng phê phánrối loạn định hướng thoáng qua hoặc định hướng không đầy đủ về không gian, thời gian. Nét mặt và hoạt động mất linh hoạt, chú ý không tập trung. Trong giai đoạn này có thể có cơn co giật, thống kê của Tratrue C., 1983 trong giai đoạn khởi phát 10 - 15% có cơn co giật.

Khi nghiên cứu bệnh nhân sảng rượu ở Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai triệu chứng hay gặp ở thời kỳ khởi phát là rối loạn giấc ngủ (100%), mệt mỏi, chán ăn(75%), khó tập trung chú ý (75%), run rẩy (64%), chếnh choáng (64%), sợ hãi (50%).


* GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT:

Tam chứng cổ điển bao gồm:

+     Ý thức mù mờ và lú lẫn

+     Ảo tưởng và ảo giác sinh động ở bất kỳ giác quan nào.

+     Triệu chứng run nặng.


Ngoài ra cũng thường có hoang tưởngkích độngmất ngủ hoặc rối loạn thức ngủ.

Hiện tượng mê sảng nặng, người bệnh có rối loạn khả  năng định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh đôi lúc bị lệch lạc, còn giữ được định hướng bản thân. Người bệnh nhận thức xung quanh như là ảo ảnh, hoàn toàn mất khả năng phê phán. Mức độ ý thức mù mờdao động thường tăng về chiều tối. Khi có sự lôi cuốn chú ý lâu, ý thức tỉnh ra đôi chút, người bệnh bắt đầu trả lời đúng các câu hỏi nhưng trạng thái này có thể đột nhiên bị hàng loạt các ảo thị ngắt đoạn.


Có nhiều loại ảo giác như ảo thịảo thanhảo thínhảo giácxúc giác. Các ảo giác chiếm vị trí chủ yếu và thường xuất hiện vào buổi tối có nội dung làm người bệnh ghê sợhoảng hốt. Các ảo thị thường có kích thước bị thu nhỏ, trông thấy những hình người, hình sinh vật nhỏ bé lại. Đôi khi người bệnh thấy các loại côn trùng đang  trên cơ thể, cảm thấy đau do vết cắn của động vật. Đôi khi người ta gặp sảng nghề nghiệp; người bệnh thấy mình đang trong hoàn cảnh nghề nghiệp thông thường, đang tiến hành những hoạt động trong thao tác công việc của mình.
Do rối loạn ý thức nặng nề, người bệnh tiếp thu những điều do ảo giác tạo nên như những điều xảy ra trong thực tếHành vi và tính chăm chú nhìn vào một chỗ nào đó, khi thì có tư thế bảo vệ, khi lẩn trốn, khi đi tìm, nét mặt có khi sợ hãi, khi ngạc nhiênđăm chiêu. Bệnh nhân trở nên nói nhiều, tỏ ra sôi nổibận rộnkhông ngủ được, các rối loạn tâm thần nặng lên về ban đêm và có thể có trạng thái kích động dữ dội. Một trong những nét đặc trưng là sự kết hợp cảm xúc căng thẳng, lo âu, sợ hãi với sự hài hước, người bệnh cố đùa cợt với cái nguy hiểm chết người đang đe dọa họ.


Hoang tưởng trong sảng rượu cấp thường xảy ra, liên quan đến tính chất và sự biến đổi của ảo giác.

Song song với các loại rối loạn tâm thần trong sảng rượu cấp có các rối loạn toàn thân khá rõRun chân tay, run lưỡi và toàn thân là triệu chứng thường gặp. (do có tên gọi là sảng run: delirium trements). Đó là một sự run rẩy ở cuối chi, nhanh và lan truyền mà người ta cảm thấy nhiều hơn trông thấy. Sự run rẩy cũng có trên khuôn mặt và tăng lên khi hoạt độngRun lưỡi làm cho bệnh nhân khó nói. Các động tác và dáng đi hơi kém phối hợp. Người bệnh đổ mồ hôi đầm đìasốt nhẹ, song trong trường hợp nặng hơnnhiệt độ có thể caomạch nhanhhuyết áp caotim hơi giãn.Trong nước tiểu thường có Urobilin và Albumin, trong máu tỉ lệ Bilirubintốc độ lắng máu tăng.

Trong trường hợp nặng, tâm trạng người bệnh tiến triển xấu dần, có thể tử vong do thiểu năng tim mạch hoặc mắc thêm bệnh viêm phổi. Trong trường hợp tiên lượng khả quanbệnh kéo dài không quá 3 - 8 ngày. Cơn chấm dứt đột ngột sau một giấc ngủ sâu hoặc trong vài ngày, các biểu hiện bệnh nhẹ dần, trước tiên vào buổi sáng và ban ngày. Khả năng phê phán đôi khi không khôi phục được ngay. Trong trường hợp hạn hữusảng rượu cấp chuyển thành loạn thần Cocxacốp hoặc trạng thái ảo giác do rượu.


IX. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

A. RỐI LOẠN TÂM THẦN:

*  THAY ĐỔI CÁC PHẢN ỨNG CẢM XÚCRối loạn khí sắckhoái cảm chiếm ưu thế, khoan khoái dễ chịu, nói năng luyên thuyênkhoác lác, hay đùa cợtxàm sỡcáu gắtcông kích dọa nạtchửi bới tấn công người khác.


*  TRẠNG THÁI KHÍ SẮC: Trong một số ngày có thể thay đổi từ vui nhộnkhoan khoái với những câu bông đùa vô duyên, quá xàm sỡ chuyển sang quấy rầynổi khùngcau cógây gổ, độc ác hoặc có thể chuyển sang buồn rầu, đầy những sợ hãilo lắngmơ hồ, về đêm thường thấy những mộng mị rời rạc, ngắn ngủi hoặc những cơn rối loạn ảo giác lẻ tẻ, thường là ảo thị (nhìn thấy rắn rết, sâu bọ, hổ báo đang rượt đuổi theo bệnh nhân) khiến bệnh nhân có biểu hiện cảm xúc hốt hoảng sợ hãi, la hét.


TRÍ TUỆ, TRÍ NHỚ, KHẢ NĂNG SÁNG TẠO, SÁNG KIẾN đều giảm, tư duy trở nên thủ cựu, người bệnh đi dần vào tình trạng xa sút tâm thần.


B.   BIẾN ĐỔI NHÂN CÁCH

1. VỚI GIA ĐÌNH:

Người bệnh ngày càng trở nên ích kỷmất đi những thích thú cũlãnh đạm hoàn toàn với người thânGiảm sút tình cảm đạo đứckhông quan tâm đến gia đình, tiêu sài tất cả tiền lương vào rượu, suốt ngày chăm lo đến việc làm thế nào để có rượu uống. Người nghiện không cảm thấy xấu hổ vì đã ăn bám gia đình, vợ con, hơn nữa người bệnh cũng ân hận ân hận khi lấy cắp tiền của người thân để uống rượu, thậm chí còn bán cả những vật dụng cần thiết của mình cũng như của vợ con. Cuộc sống tạm bợ, bê tha, hoàn toàn không nghĩ đến ngày mai. Người bệnh hay nói dối, cuộc sống buông thả, dễ mắc nợhứa hãobịa ra đủ mọi thứ để vòi tiền.


Nợ nần thường không trả để cho người thân phải trả. Những cá tính tinh tế mất đi, do giảm khả năng nắm bắt thực tại và ứng xử các tình huống xảy rathiếu lịch sự và hành động quá khích.


Khả năng phê phán giảm rõ: đặc biệt đối với địa vị của mình và quan hệ của gia đình mình.

Phủ nhận mình đã dùng rượu quá mức. Đôi khi người bệnh hứa bỏ rượu một cách dễ dàng, cam đoan rằng điều đó đối với họ chẳng khó khăn gì, song thực tế không ý chỉ để từ chối các cuộc hẹn hò từ các bạn rượu, chiều đến người nghiện đứng ngồi không yên, đi tới đi lui chờ mong tín hiệu của bạn rượu để được đến điểm hẹn uống rượu. Người bệnh chẳng những không từ chối mà còn vui sướng nhận những lời mời rượu của bạn rượu.

Những biến đổi như trên ngày càng làm suy giảm những tập tính tốt.


Trong nghiện rượu mãn tínhthời kỳ đầu người bệnh chỉ dùng rượu từng lúc, về sau thường cảm thấy cồn cào vào buổi sáng và cả buổi chiều. Lúc đầu chỉ uống vào những ngày nghỉ, ngày lễ khoảng 1 - 2 lần trong tuần hoặc gặp thì uống. Khi say người bệnh còn giữ được những nét khoái cảm, vui vẻ nhưng càng uốngcàng về sau đó xuất hiện tình trạng say liên miên.


Trong cơn say cảm xúc giận dữdễ bị kích thích, người bệnh khi uống rượu vào trở nên bực dọc hay gây sự, vin cớ cãi cọcục cằn, thường tấn công đập phá đồ đạcđánh đập người thân (có người trong tình trạng này đã cầm dao chém vợ, đánh con gây thương tích nặng nề). Đe dọa tính mạng của người thân khiến cho cả gia đình luôn trong tình trạng hoảng loạn.


Giai đoạn muộn của nghiện rượu khả năng dung nạp rượu bắt đầu giảm xuống. Trong vài ngày liền đang uống hàng ly rượu lớn, người bệnh sau đó phải giảm liều hoặc ngưng uống rượu hẳn vì các rối loạn toàn thân nặng (tức ngực, tim đập nhanh, khó chịu, nôn, ỉa chảy…). Cứ như vậy lúc tăng, lúc giảm, lúc buộc phải ngưng rồi lại uống … cuối cùng người bệnh ngày càng suy nhược phải nằm tại giường.


2.  VỚI CÔNG VIỆC:

Người bệnh nghỉ việc thường xuyênnăng xuất công việc giảm sút làm cho bệnh nhân sớm bị buộc thôi việc. Công việc thường bị gián đoạn, tiền lương kiếm được ngày càng giảm sút. Mặc dù bệnh nhân rất muốn kiếm được nhiều tiền để uống rượu.


3.  VỚI XÃ HỘI:

Địa vị xã hội của người bệnh dần dần bị hạ thấp, mối quan hệ xã hội bị thu hẹp dần, người bệnh mất dần những bạn bè thân thích, đặc biệt những người bạn thân muốn gần gũi khuyên can bệnh nhân từ bỏ rượu, chỉ còn những bạn rượu chia sẻ thú vui uống rượu nhất thời. Phẩm chất thoái hóa dầnthường vi phạm pháp luật.


X. LOẠN THẦN DO RƯỢU

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ:

Rượu gây ra nhiều tác hại về mặt cơ thể và tâm thần. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) loạn thần do rượu chiếm khoảng 10% các trường hợp loạn thần mãn tính.


Thuật ngữ loạn thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiện và phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu trên nãoLoạn thần phát triển chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu ngày gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Loạn thần xuất hiện không những khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi nồng độ rượu trong máu không có hoặc rất thấp (Wictor M., 1953).

Về lâm sàng, loạn thần do rượu có thể chia ra:

+        Sảng rượu

+        Ảo giác do rượu

+        Hoang tưởng do rượu

+        Hội chứng Korsakov do rượu

+        Bệnh não do rượu..v.v (Sumski N.G., 1963).


Ảo giác do rượu là hình thái lâm sàng thường gặp sau sảng rượu, chiếm tỉ lệ 5,6 – 22,5% các loạn thần có liên quan đến rượu mãn tính. (Marozov .G.V.,1974). Tuổi bị bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 - 40 tuổi (Achte K., 1969). Ảo giác thường xuất hiện sau 10 năm sau khi uống rượu (Katra.A.K.,1973).

Hoang tưởng do rượu thường gặp sau sảng rượu và ảo giác do rượu chiếm 1% loạn thần do rượu (Achte K., 1969). Hay gặp nhất là hoang tưởng ghen tuông).

Trong loạn thần do rượu: hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế, chẩn đoán đúng và điều trị tích cực là hết sức cần thiết trong lâm sàng và tâm thần học.


2.  HOANG TƯỞNG VÀ ẢO GIÁC DO RƯỢU:

Hoang tưởng do rượu và ảo giác do rượu được biết đến từ lâu nhưng không được chú ý nhiều như sảng rượu và các bệnh não do rượu.

+   Nhiều tác giả coi hoang tưởng và ảo giác là những thể riêng biệt trong loạn thần do rượu. Marozov lại cho rằng hoang tưởng chỉ là một hình thái trong ảo giác do rượu. Một số tác giả nhấn mạnh các hoang tưởng paranoia mà quên đi các hoang tưởng paranoid do rượu.

+   Các tác giả Anh – Pháp quan niệm hoang tưởng, ảo giác là những biến chứng của nghiện rượu mãn tính nên chỉ chú ý nghiên cứu về nghiện rượu mà ít quan tâm tới hoang tưởngảo giác do rượu.

+   Một số tác giả Đức (Meyer E., 1904) lại coi hoang tưởng, ảo giác do rượu là những thể tâm thầm phân liệt tiềm tàng có khởi phát muộn, về sau có một số ý kiến phản đối quan niệm này.

+   Một số tác giả nghiên cứu nhằm xác định sự khác nhau giữa hoang tưởngảo giác do rượu và tâm thần phân liệt.

+   Một số tác giả Nga (Sumski N.G) xếp hoang tưởngảo giác vào 2 trong số 4 thể cổ điển của loạn thần do rượu và đã chia hoang tưởngảo giác do rượu thành những thể theo lâm sàng và tiến triển.

+   Gần đây theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD.10) hoang tưởngảo giác do rượu là hậu quả của nhiễm độc rượu lâu dài, là biến chứng của nghiện rượu mãn tính.

Theo cách phân loại cổ điển thì ảo giác do rượu được chia ra ảo giác cấpảo giác kéo dài và ảo giác mãn tính.

Ảo giác cấp là ảo giác tồn tại vài ngày đến một tháng.

Ảo giác kéo dài là những ảo giác kéo dài từ 1 tháng đến 6 tháng.

Ảo giác mãn tính là những ảo giác tồn tại trên 6 tháng.


3.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG:

3.1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG:

Đa số các tác giả đều thừa nhận loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế thường gặp ở lứa tuổi  30 – 40 tuổi (chiếm 61,3% số bệnh nhân).

Tỉ lệ nam, nữ có khác biệt (4:1). Theo nghiên cứu Marozov G.V hoang tưởng do rượu chủ yếu gặp ở nam giới, còn ảo giác do rượu gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ở nước ta hoang tưởng, ảo giác do rượu rất ít gặp ở nữ.

Loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế thường gặp ở những người nghiện rượu mãn tính sau 10 năm (chiếm 61,5% trường hợp), thường gặp ở những người có học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định, thường ở trong hoàn cảnh gia đình có người thân nghiện rượu.


3.2  BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

ẢO GIÁC: có thể có nhiều ảo giác trên một bệnh nhâncó thể ảo thanh, ảo thị, ảo giác, xúc giác, khứu giác …v.v


*     ẢO THANH: hay gặp nhất ở những bệnh nhân, ảo thanh phần lớn được phát triển trên nên tảng những rối loạn khác kèm theo, đôi khi ảo thanh xuất hiện vào ngày cuối cùng của cơn uống rượu. Ảo thanh thường xuất hiện vào lúc chiều tối hoặc lúc thiêm thiếp ngủ. Có thể là ảo thanh thô sơ hay ảo thanh lời nói.

Giọng nói chuyện với bệnh nhân hay nói chuyện với nhauCường độ ảo thanh có thể là tiếng kêu hay tiếng thì thầm, giọng nói biến đổi nhưng thường có những chủ đề liên quan đến nhau. Ảo thanh tăng lên về chiều tốithoái triển đột ngọt sau một giấc ngủ sâu hay giảm dần về cường độ và tần số. Khi ảo thanh hết hẳn thì bệnh nhân phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.


*    ẢO THỊ: cũng thường gặp sau ảo thanh, nội dung ảo thị cũng thường phù hợp với nội dung ảo thanh và hoang tưởng. Khi ảo giác có kèm sảng thì bệnh nhân cảm thấy những côn trùng, động vật có kích thước thu nhỏ. Khi ảo giác kèm theo ý thức u ám bệnh nhân thấy những cảnh giống mộng nhưng chủ đề thường không hoàn chỉnh và mất tính thứ tự.


*    ẢO XÚC ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị, bệnh nhân thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi là cảm giác những vật lạ trong miệng và trong họng.


*    ẢO KHỨU và ảo vị chỉ gặp ở 9% bệnh nhân loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế.


* HOANG TƯỞNG: Paranoia do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng ghen tuông, được phát triển dần trên một nhân cách đã thoái hóa do rượu. Thoạt đầu những ý tưởng ghen tuông chỉ có trong khi sayDần dần mới trở nên bền vững và xuất hiện cả những khi bệnh nhân không uống rượu. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thủy. Bệnh nhân rình mòtra khảo bắt vợ phải nhận lỗi. Bệnh nhân xác định người yêu của vợ mình thường là người quen biết.
 Sự phức tạp của loạn thần có thể diễn ra theo hai chủ đề chính:

*   Hoang tưởng ghen tuông là chủ đề duy nhất không thay đổi.

*   Hoang tưởng bị thiệt hại vật chất (Như vợ lấy tiền cho người yêu, đầu độc bệnh nhân để có thể tự do với người yêu). Một số tác giả nhận thấy hoang tưởng ghen tuông thường xuất hiện sau loạn thần do rượu cấp tính ở tuổi trung niên. Một số thống kê nhận thấy hoang tưởng ghen tuông gặp ở 40% bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế.

Paranoid do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng bị theo dõihoang tưởng bị hại và các hoang tưởng cảm thị có tính hình tượng cao.

*        Hoang tưởng bị theo dõi chi phối mãnh liệt hành vicảm xúc của bệnh nhân. Thường có ảo tưởng lời nóiảo tưởng cảm xúc và ảo thanh với những nội dung đe dọaHành vi có tính xung động nguy hiểm cho bản thân và xung quanh. Bệnh nhân bỏ chạy, phòng thủcó khi tự sát. Trong những trường hợp kéo dài thì hành vi ít nguy hiểm hơn.

*        Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông trong paranoid cấp do rượu. Theo thống kê của một số tác giả hoang tưởng bị hại chiếm 71% bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế. Hoang tưởng bị hại có tỉ lệ cao nhưng không đặc hiệu cho loạn thần do rượu.


Ngoài ra bệnh nhân loạn thần do rượu còn thấy một số biểu hiện khác như hoang tưởng liên hệhoang tưởng tự caohoang tưởng nghi bệnh..v.v nhưng với tỉ lệ thấp.

Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảnh lâm sàng của loạn thần do rượu. Theo thống kê cuẩ Soayle M. 1990 chỉ có 13% bệnh nhân loạn thần do rượu có ảo giác đơn thuần.


CẢM XÚC VÀ HÀNH VI: Hoang tưởng và ảo giác do rượu thường chi phối mạnh mẽ hành vicảm xúc của bệnh nhân loạn thần do rượu ở những cơn cấp tính. Bênh nhân lo âusợ hãi và căng thẳng cao độ, đôi lúc khoái cảm. Hành vi thường né tránhchạy trốn, hoặc phản ứng tấn công người xung quanh.

Trong những trường hợp kéo dài mãm tính bệnh nhân thường bị ức chế, đôi khi trở nên cau cógiận dữ. Hành vi có khi thẫn thờ hoặc sững sờcảm giác không lối thoát nhưng cũng có khi trở nên độc ácthô bạo với người thân.


CÁC BỆNH CƠ THỂ PHỐI HỢP: Bên cạnh các triệu chứng loạn thần còn thấy các bệnh cơ thể phối hợp như viêm loét dạ dàyxơ ganrối loạn huyết áp, và thần kinh thực vật. Ngoài ra có nhiều bệnh nhân biểu hiện trạng thái suy kiệt do nhiễm độc rượu lâu ngày.


XI. CÁC BỆNH NÃO DO RƯỢU

Thường do thiếu dinh dưỡng và thiếu vitamine nhóm B

1.  BỆNH NÃO GAYET-WERNIKE

Khá thường gặp do suy dinh dưỡng và thiếu vitamine nhóm B1 (thường do rối loạn chuyển hóa và rối loạn tiêu hóa).

1.1 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

+    Tiến triển từ từ với tăng rối loạn tiêu hóa (chán ăn, nôn), gầy, khuynh hướng ngủ gàthờ ơ, đôi khi có rối loạn vận động kết hợp.

+    Rối loạn ý thức năngchậm chạpđờ đẫnkích độngmê mộng (phân biệt với sảng rượu cấp), lú lẫn kèm theo rối loạn trí nhớ, tiến triển tới hội chứng Korsakoff với bịa chuyện.

+    Các rối loạn vận nhãnrung giật nhãn cầu ngang hoặc dọc, liệt dây 6 hai bênmất quy tụ dây 3liệt chức năng. Đôi khi xuất huyết võng mạc.

+    Mất phối hợp vận độngrối loạn thăng bằng (hội chứng tiểu não).

+    Rối loạn thần kinh thực vật: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, ngất lịm.

+    Các dấu hiệu viêm đa dây thần kinh (khoảng 70% trường hợp).


1.2 TIẾN TRIỂN:

+ Tiến tới tử vong sau hôn mê.

+ Tiến tới hội chứng Korsakoff di chứng.

+ Điều trị vitamine nhóm B liều cao: xem chương trình điều trị.

<

2.  HỘI CHỨNG KORSAKOV

Là hội chứng của bệnh não Gayet-Wernicke.

2.1 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

+    Mất nhớ những sự kiện mới

+    Rối loạn định hướng không gian, thời gian

+    Bịa chuyện

+    Viêm dạ dàyviêm dây thần kinh ngoại vi (rối loạn cảm giác, vận động chi dưới).

Tiến triểnđiều trị hầu như không kết quảkhông thuyên giảm vì đó là di chứng của bệnh Gayet-Wernicke.

Điều trị với vitamine B1 .


2.2 BỆNH LOẠN THẦN KORSAKOV:

Được Korsakov mô tả năm 1887 như một bệnh loạn thần đặc biệt có viêm đa dây thần kinh. Đặc biệt có hội chứng quên Korsakov, khả năng ghi nhận và tái hiện trở ngại, người bệnh nhận thức đúng những gì xảy ra xung quanh nhưng lại quên hết ngaymất định hướng không gian và thời gian. Người bệnh quên ai vừa mới gặp, không nhớ ngày tháng nơi ở nhưng trí nhớ về quá khứ còn tốt. Một nét đặc biệt khác là có bịa chuyện thay thế lỗ hổng trí nhớ.

Bệnh tiến triển nặng dần, bệnh nhân trở nên lờ đờ, vô cảm, giảm sút trí tuệ, mất khả năng phê phánViêm đa dây thần kinh biểu hiện liệtđau nhức đàu ngón tayngón châncảm giác tê rátkiến bòmất phản xạ.

Loạn thần Korsakov xảy ra ở tuổi 50 - 60, uống rượu nhiều năm. Xuất hiện từ từ hoặc có thể sau cơn sảng run cấp.

Nếu thôi uống rượu và điều trị bằng vitamine nhóm B người bệnh khá dần; nếu người bệnh tiếp tục uống rượu thì toàn trạng tiến triển xấu nhanh hơn.

Cần phân biệt loạn thần do rươụ Korsakov với hội chứng Korsakov trong bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương, u não, teo não


3.    BỆNH MARCHIAFAVA-BIGNAMI

+ Biểu hiện đầu tiên bởi một cơn co giật giống động kinh hoặc một cơn hôn mê nhẹ.

+ Biểu hiện tiếp theo sa sút trí tuệnói khótăng trương lực cơ đối lập.

Tiến triển chắc chắn tới tử vong: hoặc nhanh chóng với hôn mê, câm, bất động hoặc dần dần kéo dài với nhiều lần tái phát lặp lại.


4. BỆNH NÃO GIẢ PELLAGRA (THIẾU VITAMINE PP).

Rối loạn định hướngrối loạn trí nhớảo giác.

Tăng trương lực cơ đối lập.

Co giật

+ Điều trị với vitamine PP.


5.BỆNH MYELINE TRUNG TÂM CỦA CẦU NÃO:

Hội chứng giả hành não với liệt mềm tứ chi phối hợp với liệt nuốt lưỡi và phát âm.


6.TEO NÃO:

Lâm sàng không đặc trưng


<

7.TEO TIỂU NÃO:

Hội chứng mất thăng bằng tiểu não ưu thế chi dưới.


<

8.BỆNH NÃO GAN MẠN TÍNH:

Sa sút trí tuệ dần: tâm thần chậm chạp, mất hứng thú.

Các rối loạn thần kinh: rối loạn phối hợp vận động, múa giật, run, nói khó.

Tiến triển tới mất trí.

- Các tổn thương giống bệnh Wilson: tăng sản tế bào hình sao và những tổn thương nơ ron thoái hóa ở vỏ nãovỏ tiểu não, các nhân cơ bản và các nhân viền.

Viêm gan mãn, gan nhiễm mỡ, xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan.

HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO BỘ NGHIÊM TRỌNG TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

 

 

Exit mobile version