NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRẺ VÀ GIA ĐÌNH

11 August, 2022

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRẺ VÀ GIA ĐÌNH

Jean-Paul Roussaux: Giáo sư, Trưởng khoa Tâm lý bệnh học Bệnh viện Đại học Saint Luc Bruxelles

Luôn luôn nguy hiểm khi định giải thích chung chung các hiện tượng đặc biệt, nhât là trong lĩnh vực nghiện ma túy. từ một kinh nghiệm lâm sàn ở Bỉ, đối chiếu với y văn khoa học của Bắc Mỹ, có thể nói điều gì để làm sáng tỏ một tình huống trong một thành phố lớn ở Đông Nam Á? Chắc chắn là, mô hình về nguyên nhân dùng trong y tế cộng đồng giúp chúng ta biến đổi các ý muốn theo thông số dù liên quan đến chủ thể (người nghiện), đến tác nhân (sản phẩm sử dụng), và môi trường (xã hội loài người). Cũng vậy, các cấu trúc gia đình Châu Âu cũng tham gia vào cùng các mô hình. Các hoàn cảnh kinh tế hoặc xã hội ít nhiều thuận lợi chỉ có thể làm tăng thêm cường đôh các yếu tố nguy cơ của các gia đình này.Chúng ta sẽ xem xét chi tiết khái niệm chình về nghiện ma túy ở tuổi thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành, sự tự chủ hóa cũng như các biến đổi của nó quyết định tính chuyên biệt của thể lâm sàn cũng như sự đáp ứng với trị liệu thích hợp.Quá trinh điều trị nhằm giúp hội nhập xã hội - về mặt cá nhân (bằng tình yêu) cũng như số đông (bằng việc làm). Trong lĩnh vực nghiện ma túy, vấn đề "tái hội nhập" trước hết phải trải qua sự hội nhập của gia đình gốc, tạo ra một sự đầu tư xã hội (tình cảm và nghề nghiệp) trong chiều hướng một sự hội nhập ban đầu của thiếu niên trong xã hội.Trong báo cáo của chúng tôi, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét khái niệm tự chủ hóa, nạn nghiện ma túy như là "thời thơ ấu kéo dài" và ba ví dụ về các tổng thể xã hội - gia đình thường gặp trong gia đình nghiện ma túy. Tiếp theo chúng tôi đã xem xét nhu cầu điều trị và các thể thức chăm sóc trước khi đưa ra kết luận.


Khái niệm tự chủ hóa

Freud đã nói rằng tình yêu và công việc tạo thành hai trụ cột của sức khỏe và tâm thần. Hai chiều hướng này của con người sẽ giúp chúng ta lượng giá sự tự chủ hóa. Tự chủ có nghĩa là quyền lực riêng tư, sự hình thành và sự xác định thân nhân riêng. Được tự chủ có nghĩa là chính mình nhận trách nhiệm, có khả năng quản lý cuộc sống của mình, là đảm bảo thân nhân của mình và sự liên tục của nó, duy trì các giới hạn và xác định sự khác biệt. Như vậy, người tự chủ là người tự chỉ huy, tự tạo ra quyền lực để có thể vạch ra và tôn trọng các giới hạn của mình, phát họa phạm vi hành động, suy nghĩ và lời nói. Giai đoạn đặc biệt, đánh dấu sự chuyển từ tuổi thiếu niên đến tuổi trưởng thành, chịu ảnh hưởng của nhiều sự bất ngờ và thể hiện một vùng xáo trộn trong đó có sự bùng nổ nhiều bệnh lý cho thấy sự mất khả năng vượt qua giai đoạn này. Mô hình phức tạp nhất và được phân hóa tốt nhất của giai đoạn chuyển tiếp này được đề xuất bởi H.Stierlin. Mô hình này đặc biệt thú vị đối với chúng ta vì nó sử dụng một sự hiểu biết phân tích các hiện tượng gia đình, như vậy đi theo lộ trình riêng của tác giả (Stierlin, 1975).


Stierlin trình bày 3 quan hệ mô tả trò chơi liên kết các lực hướng tâm và ly tâm thúc đẩy cuộc sống gia đình. Khi các lực hướng tâm chiếm ưu thế, những người trẻ vẫn bị gắn chặt ở nhà, chỉ ràng buộc ít quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi. Họ chứng tỏ hoàn toàn tập trung tinh thần vào chính họ hoặc cha mẹ họ. Stierlin phân biệt các mối liên kết ở cái ấy (ca) (cái đó: xúc cảm), ở tôi (bản ngã: nhận thức) và trên tôi (siêu ngã: trung thành). Khi các lực mạnh và tác động theo hai hướng đối ngược nhau, người ta nhận thấy một "sự ủy quyền" của người thanh niên hướng về phía ngoài, được ủy quyền cho một sứ mạng bởi cha hoặc mẹ. Khi các lực ly tâm ưu thế, sự ra đi sẽ rất sớm, thường vội vàng, với sự trung thành yếu ớt và cuối cùng là sự tự chủ giảm sút (bệnh cảnh của nhân cách bệnh xã hội). Đối với Stierlin, những người trẻ tuổi sử dụng ma túy biểu hiện một ví dụ điển hình về một quan hệ cảm xúc quá mức: ở ngoài gia đình, những người này không tìm được những người cùng trang lứa để thắt chặt một quan hệ tình cảm thực sự. Do đó họ sẽ đi tìm những người khác chấp nhận những đòi hỏi thoái lui của họ. Các chất ma túy thể hiện những con đường vạch ra sẵn để thoát khỏi thế đôi ngả là từ giã gia đình và thắt chặt các quan hệ xã hội.Đối với chúng tôi, từ quan điểm xã hội và gia đình, 3 nhiệm vụ cần được hoàn tất và thể hiện sự đặt được tự chủ:


1. Công việc:

Sự độc lập tài chính được đảm bảo bằng một công việc được trả lương, sau khi có bằng cấp hoặc đặt được sự học nghề. Không thể nói đến độc lập thực sự nếu không có độc lập tài chính - nghề nghiệp - "công việc bên ngoài" được xem như là dấu hiệu hòa nhập xã hội, đôi khi tối thiểu, một khả năng quan hệ đối với những người chủ, các đồng nghiệp (cùng trang lứa), những người dưới quyền.


Sự không hội nhập trong môi trường làm việc, ngoài các hoàn cảnh kinh tế ngoại lệ, trái lại minh chứng cho một khó khăn về quan hệ.


2. Tình yêu:

Cuối thời thiếu niên được đánh dấu bằng một sự thay đổi đối tượng về tình cảm của giới trẻ. Trong khi cha mẹ thể hiện sự đầu tư tình cảm chính cho họ, người thanh niên sẽ chuyển hướng đầu tư này ra bên ngoài và chọn các đối tượng thay thế trong số những bạn bè cũng lứa tuổi. Tiếp theo, trong một sự thắt chặt tình cảm chọn lọc được tạo điều kiện thuận lợi trong nền văn hóa chúng ta, người thanh niên sẽ chọn ngoại hôn một người yêu. Việc chọn ngoại hôn này quyết định sự tạo thành xã hội, nhóm xã hội và xa hơn là một tổ ấm. Sự thất bại sinh ra nhiều bệnh lý, tạo thành trong mọi trường hợp sự lệ thuộc cảm xúc và một sự gắn bó không thích hợp vào cha mẹ kiểu trẻ con. Chúng tôi có thói quen sử dụng thuật ngữ "ràng buộc xã hội" để chỉ hai kinh nghiệm cơ bản này, đó là các hội nhập trong môi trường làm việc và thiết lập tình cảm ngoại hôn bền vững.


3. Khoảng cách:

Nhiệm vụ thứ ba được tạo lập do sự cần thiết có một khoảng cách liên quan đến các nơi sống của các gia đình gốc. Sự xa cách này có thể rất đa dạng, một số người trẻ tuổi chỉ phải thay đổi tầng lầu trong cùng một ngôi nhà, một số khác thay đổi đường phố, khu phố, thành phố, quốc gia và ngay cả lục địa. Khoảng cách được chọn bởi mỗi người thể hiện sự hoạt động về sự trung thành của họ và các mong muốn được giải phóng. Sự phân hóa của bản thân tùy thuộc vào khoảng cách so với gia đình gốc, dù là đạt được bằng các cơ chế nội tâm hoặc bằng sự xa cách về vật lý.


Sự hoàn tất 3 nhiệm vụ này thể hiện một hoạt động tinh thần đáng kể đối với thanh thiếu niên cũng như với gia đình. Stierlin (1975 nhận thấy sự hoàn tất về cảm xúc của sự tự chủ hóa tùy thuộc phần lớn vào sự tin tưởng của cha mẹ về khả năng thực hiện mà con cái họ có được).


Khi sử dụng khái niệm tự chủ hóa này, chúng tôi ý thức được sự khó khăn để định nghĩa phẩm chất chủ quan của một cá nhân so với khái niệm "tích cực". Sự tự chủ cảm nhận dễ dàng hơn sự "mất tự chủ" giống như khái niệm tự do thường liên quan đến sự mất tự do Tâm lý bệnh học, trong cách khía cạnh có lợi nhất, chủ yếu đã đặt ra các khái niệm "tiêu cực": trầm cảm, phân ly, tư duy phân tán. Theo truyền thống, việc khảo sát các điểm yếu và các đường nứt được phát triển bằng bệnh lý chứng tỏ phong phú nhất để khám phá các cấu trúc. Theo nghĩa này, tự chủ hóa phải được nghĩ như là một ý đồ, trong đó người ta chỉ có thể duy trì một mối quan hệ tiệm cận và nó liên quan chủ yếu đến các thiếu sót: ở đây là sự lệ thuộc.


Tần suất về việc sử dụng các thuốc hướng tâm thần trước hoặc sau sự hoàn tất nhiệm vụ tự chủ hóa quyết định hình thức nghiện ma túy. Vả lại đối với một số thanh niên, nghiện ma túy có thể can thiệp làm mất đau khổ sinh ra do chính quá trình tự chủ hóa, được cảm thấy như là chấn thương tâm lý. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào, đó là lúc nhờ vào "giải pháp ma túy" đối với hoàn cảnh xã hội - gia đình là quan trọng và sẽ quyết định hình thức nghiện ma túy.


Sau cùng, nguyên nhân của nghiện ma túy chỉ có thể được xem như là do nhiều yếu tố: di truyền, men, gia đình, xã hội, tâm lý bệnh... Các yêu tố nguyên nhân này thường không rõ ràng, khó xác định trong mỗi trường hợp và việc làm sáng tỏ chúng thường không phải là một đòn bẩy điều trị tốt. Ví dụ: có thể chờ đợi gì từ sự hiểu biết về nguy cơ di truyền đối với con cháu của người bị nghiện rượu?


Do đó trong giai đoạn đầu của sự chăm sóc, thường vấn đề nguyên nhân không được đặt ra: không phải các nguồn gốc của bệnh cần được điều trị trước tiên mà chính cơ chế duy trì bệnh này. Điều quan tâm hàng đầu của chúng ta, đó là tổng thể xã hội - gia đình, lượng giá các khả năng hiện có, quá khứ và các tiềm năng.


Nghiện ma túy như là thời thiếu niên được kéo dài

Chúng tôi mô tả ở đây nghiện ma túy của thiếu niên hoặc thanh niên xuất hiện trước khi thực hiện các nhiệm vụ tự chủ hóa và sự có mặt của các ràng buộc xã hội. Giai đoạn thay đổi này, chuyển từ thời thiếu niên sang vị trí người lớn tỏ ra dễ bị tổn thương với mọi loại biến đổi. Sự nhờ cậy quá nhiều vào thuốc hướng thần vào lúc này có tác dụng ngăn cản sự thực hiện các nhiệm vụ để đạt đến sự tự chủ.


Nó có thể làm chậm lại thậm chí hủy bỏ quá trình tự chủ hóa này, nếu nhóm gia đình không sẵn sàng để cho một trong các thành viên ra đi (Haley, 1980) hoặc nếu thanh niên không thể giải quyết các xung đột liên quan đến sự xa cách của mình (Stierlin, 1975). Có một sự tương đồng giữa quan hệ oelip của thanh niên nghiện rượu với người mẹ và truyền thuyết Tristian và Ysenet trong đó đôi tình nhân muốn tin rằng chính bùa yêu đã tạo ra dục vọng và họ không làm gì cả. Cũng như thế, sự hiện diện và sự nhờ cậy có tính lạm dụng vào một thuốc hướng thần cho phép kéo dài mối quan hệ, chỉ rõ một cách chủ quan và không biết gì về sự lệ thuộc vào cảm xúc.


Được sử dụng rộng rãi hơn ma túy, ban đầu rượu được sử dụng không liên tục nhưng nhiều. Say rượu đi kèm theo các hành vi phạm pháp và bạo hành, các giai đoạn mất ý thức cũng thường xảy ra. Loại nghiện rượu này dẫn đến "hư hỏng", thường sử dụng các loại rượu mạnh (ở Bỉ là Whiskey hay Vodka). Theo cách tương tự như dùng Heroin thể hiện sự luân phiên bất hợp pháp lạm dụng các thuốc hướng thần. Vấn đề đặt ra là nghiện rượu ở giới trẻ tương đương với nghiện ma túy.


Người trẻ nghiện ma túy không thể đạt được một trình độ cao học tập hoặc học nghề, cũng không thể tạo ra một quan hệ cảm xúc bền vững. Bị bó chặt trong gia đình gốc mà người ấy lệ thuộc cả về tài chính lẫn cảm xúc. Stanton và Todd đã cho thấy những người nghiện ma túy trẻ, các quan hệ với gia đình gốc là quan trọng như thế nào về tần suất và cường độ so với trong các gia đình thuộc nhóm chứng của các thanh niên không nghiện ma túy cùng tuổi. Hành vi chống đối, được coi là nông cạn, là biến thể đơn giản nhất của sự lệ thuộc. Sự tương đồng hoàn cảnh của thanh niên nghiện rượu và thanh niên nghiện ma túy, đã lôi cuốn sự chú ý của công chúng trong những năm gần đây, dường như chứng minh cho chúng ta thấy thuật ngữ "người nghiện ma túy giả" để chỉ sự nghiện rượu sớm của thanh niên trẻ (Roussaux 1989).


Không bao giờ được giải phóng, bệnh nhân thanh niên trẻ sống trong trạng thái lệ thuộc đối với gia đình gốc và kéo dài tình trạng thiếu niên của họ. Vấn đề đặt ra theo chiều đứng, giữa gia đình và bệnh nhân, không thể tạo ra mối quan hệ với bạn cùng trang lứa và không thể gắn vào môi trường làm việc. Gia đình cố gắng một cách tuyệt vọng tìm kiếm cho thanh niên này một việc làm đơn giản như bảo vệ hoặc làm vườn cho hàng xóm, nhưng cứ thất bại liên tục. Hơn nữa hành vi lệch lạc càng gia tăng thì khoảng trống về tự chủ hóa càng được đào sâu thêm so với lứa tuổi (ví dụ người ta không xin cha mẹ tiền dằn túi khi 25 tuổi). Quá trình này ngược lại với một sự hội nhập động lực trong xã hội: sự chi phối của gia đình trên thanh niên tăng lên, thay vi lúc này họ phải phát triển để hội nhập với xã hội.


Tập trung chủ yếu vào trò chuyện gia đình, sách của J.Haley (1980) đưa ra nhiều chỉ định lâm sàng về các bệnh lý của lứa tuổi này, dẫu rằng phần lớn các ví dụ của ông thuộc lĩnh vực loạn thần. Đôi với tác giả này, vai trò của nhà trị liệu là tái khởi động cơ chế tự chủ hóa bị bế tắc, tái cấu trúc lại gia đình bị rối loạn hoạt động chức năng nghĩa là ấn định phạm vi rõ ràng các kế hoạch được hình thành.


Y văn khoa học tập trung chủ yêu vào đề tài xác nhận có một tâm lý bệnh ẩn dưới nghiện ma túy ở thiếu niên. Tâm lý bệnh này có thể rất đa dạng: trầm cảm, loạn thần kinh, bắt chước, tự điều trị, trạng thái ranh giới, nhân cách bệnh hay cả loạn thần.


Về quan điểm điều trị, đối với một số kinh nghiệm tạo ra việc sử dụng một thuốc hướng thần, ngay cả bất hợp pháp, điều cấp thiết là phải duy trì thanh niên và gia đình trong một cấu trúc chăm sóc, không chuyên biệt, không riêng trong các vấn đề lệ thuộc. Việc thăm khám mở cho vấn đề chung của thanh niên, sẽ không cho phép ta vội vàng xác định nghiện ma túy hoặc nghiện rượu.


Tuy nhiên trong trường hợp chuyên biệt nghiện ma túy hoặc nghiện rượu giả ma túy đã tiến triển nặng, sự cố gắng điều trị, giáo dục và hoàn thiện cảm xúc sễ dựa một cách chọn lọc trên việc hoàn tất các nhiệm vụ tự chủ hóa. Đối với những trường hợp nặng nề nhất khi bệnh nhân và chất gây nghiện đang trong tương quan tan rã, giá phải trả có thể là một sự lưu lại trong một cộng đồng điều trị cần thiết để thực hiện việc cắt đứt với gia đình gốc cũng như để thực hiên chức năng giáo dục với xã hội.


Tổng thể gia đình - xã hội

Giống như nghiện rượu, nghiện ma túy ở thiếu niên là một thảm kịch mà những tác động đầu tiên diễn ra trong bối cảnh gia đình.


Mô hình nguyên nhân tam giác, kinh điển trong sức khỏe cộng đồng cho phép chúng ta xem xét mọi lạm dụng các thuốc hướng thần theo 3 biến số: xã hội trong đó việc lạm dụng xảy ra, tác nhân hoặc sản phẩm được sử dụng, và cuối cùng là cá nhân đặc biệt có liên quan. Trong mô hình này, gia đình có tác động chọn lọc như dải truyền giữa xã hội và cá nhân qua đình xã hội truyền các quy tắc và luật lệ xã hội đến cá nhân. Dĩ nhiên gia đình cũng có khả năng riêng ảnh hưởng về mặt di truyền cũng như tâm lý và xã hội.


Ý kiến của Heinrice Boll, có thích đáng để dự định thiết lập một "chân dung gia đình với người nghiện ma túy không?".


Như chúng ta phác họa ở phần mở đầu, chân dung này thay đổi và tiến triển theo thời gian, cũng như chính việc nghiện ma túy, trong chừng mực là một hiện tượng nhân loại liên quan đến một nơi chốn và một thời kỳ. Như vậy chúng ta hạn chế báo cáo một số tổng thể gia đình - xã hội mà chúng ta thường gặp trong lâm sàng hiện nay.


1. Gia đình thích nghiện

Gia đình con người như một thể chế, di truyền đi một phương thức tổ chức, quyền lực, các liên minh và các cuộc hôn nhân, các luật thừa kế và nối dõi. Việc sử dụng, sử dụng đúng hoặc sử dụng sai các thuốc hướng thần nằm trong các sự truyền mang tính gia đình này.


Các lâm sàng điều có trong số bệnh nhân của họ, một người nghiện heroin mà người cha nghiện rượu nặng hoặc người mẹ bị nghiện thuốc men. Nghiện ma túy khi đó là một chiến lược chọn lựa một cách không cố ý bởi gia đình trong việc giả quyết các xung đột. Trước đây chúng tôi đã báo cáo rằng trong một nhóm 5 cặp (10 người), cha mẹ bị nghiện heroin, 2 nghiện rượu, 6 uống thuốc ngủ mỗi đêm, 8 dùng thuốc giảm đau ít nhất  lần một tuần. Một người cha đã cho chúng tôi nhận xét không quyên này "khi có những vấn đề, một người bình thường sẽ uống say, chỉ có điên mới dùng ma túy". Những cha mẹ này bản thân bị say mê bởi các chất, hoạt động trên sự huyễn tưởng "Tất cả ngay lập tức". "Tất cả ngay lập tức" sau khi đã được dùng làm khẩu hiệu trên các bức tường của thủ đô Paris vào tháng 5/1968 đã không ngừng được dùng trong thương mại hóa các dược phẩm, như là giải pháp tức thì cho các khó khăn hiện có. Không phải chúng ta đang ở vào thời đại vào ngủ ngay lập tức, một loại chốt chặn sinh lý, nhờ vào thế hệ mới các loại thuốc ngủ có thời gian tác dụng rất ngắn sao?


2. Gia đình "cá nhân hóa":

Trong một tạp chí tâm thần Pháp dành một số đặc biệt cho nạn nghiện ma túy, người ta có thể đọc được những lời này của một người mẹ có con gái nghiện ma túy. Mà một đặc điểm của cô ta chỉ gây phiền toái ở nhà "Nó tự giam mình trong phòng, tôi có thể làm được gì? Người ta có thể xâm phạm vào lĩnh vực riêng tư của một ai đó được không? Cần phải ngăn cấm nó làm điều đó không?", bà mẹ của nữ bệnh nhân hỏi. Lĩnh vực riêng tư được tôn trọng dẫu rằng cái chết sẽ đến, phải chăng là hệ biến hóa của một nghịch lý "xã hội cá nhân"; trong đó có sự quyết đinh của mỗi người về những giá trị riêng sẽ trở thành một đòi hỏi tuyệt đối. "Sự riêng hóa đời sống xã hội" được nhận thấy rõ rệt trong các hiện tượng ngày nay như không gia nhập công đoàn (desyndicalisation), sự độc quyền của các sở thích truyền hình hoặc sự giảm các thực hành tôn giáo tập thể truyền thống. Ngày nay, đó là phải tìm vị trí cho mình, xác định mình quyết định, xuất phát từ những tham khảo được bịa ra hoàn toàn bởi con người hay được nhận từ tục lệ hoặc truyền thống. Bất cứ ai cũng phải "sáng tạo thường xuyên ra lịch sử của mình, tự tìm vị trí của mình trong xã hội và nhân thân của mình thay vì được áp đặt trước tiên bởi thần thánh, thiên nhiên hoặc qui chế theo thứ bậc (Ehrenberg 1991)".


Gia đình, dải truyền các biểu tượng xã hội, nguồn của các xác định hợp thành cá nhân, có thể biết được về mặt này mọi loại bất ngờ. Như chúng ta đã nêu, (Roussaux 1989), sự đòi hỏi cá nhân hóa và tự chủ hóa, tạo thành trong lòng một áp lực gia đình mạnh mẽ: thật vậy nó giả định trong các gia đình một khả năng giải thích và tưởng tượng để giải quyết sự chờ đợi một định nghĩa mới về các vai trò gốc (Haley 1980). Sự điều chỉnh này đòi hỏi nhiều năng lượng hơn vì sau cùng là khả năng quan hệ cần thiết trong một xã hội mang nhiều truyền thống.


Một lần nữa, thuốc hướng thần có thể cầu cứu đến để làm giảm các căng thẳng do các đối đầu và các nghiên cứu này lạc vào những vai trò mới. Đôi khi chất độc tạo ra ảo tưởng về một sự giả độc lập (Staton 1982) và như thể ngăn cản một sự giữ khoảng cách thật sự. Nghiện ma túy khi đó mới đúng ra là tạo thành một cái thắng cứu nạn trên đường trượt chóng mặt của sự cá nhân hóa.


Đó là những gia đình bị nhấn chìm trong "sự thiếu thốn", không có khoảng cách so với các đòi hỏi của xã hội, không có sự tiên nghiệm trong thế giới của họ, phân định một vị trí hoàn toàn không chủ quan với đứa trẻ, dù rằng bề ngoài hầu như có một sự tôn sùng "khoảng riêng tư" đucợ chuyển thành không gian khủng khiếp. Được xem như kẻ tiêu thụ, người nghiện ma túy sẽ liều thân nếu mối quan hệ với đối tượng bị mất đi: "nếu mày không nghiện, mày sẽ không là gì cả". Mỗi nhà có người nghiện ma túy đã trên một lần nghe các cha mẹ thú nhận là họ đã thường có suy nghĩ là con họ bị chết hơn là bị nghiện ma túy.


3. Gia đình mù:

Giống như người mẹ không muốn can thiệp mặc dù biết tất cả, có một loại tri thức khác đối với các gia đình, nhưng có tính chất vô thức, tiếp sau một sự dồn nén mà tính chất có thể là loạn thần kinh. Mặc dù những lời kêu gọi giúp đỡ trực tiếp và gián tiếp, những kim tiêm kéo dài, những vẻ mặt nhợt nhạt, những dấu chích, tiền bạc mất đi, một số cha mẹ không "muốn" biết. Đứa con khi đó phải "tăng thêm tiền đặt" đáp ứng sự tăng liều, nhưng điều này đưa đến nguy cơ cho cuộc sống của chính nó. Sự không biết này góp phần làm chậm trễ mọi sự can thiệp trong tình huống nghiện ma túy, làm cho tiên lượng xấu đi.


4. Gia đình được cứu:

Thanh niên nghiện ma túy được chỉ định để đảm nhận sự cứu giúp đối với cha mẹ trong cơn khủng hoảng: bằng "sự hy sinh" của mình, giúp cho gia đình, đặc biệt là cha mẹ, quên đi sự bất hòa và các mâu thuẫn đang đe dọa sự gắn bó của họ. Thông điệp vang rền của thanh niên nghiện ma túy có thể tóm tắt như sau: "Hãy quên đi những vấn đề của cha mẹ và cha mẹ hãy chăm sóc con". Khi nào có một sự rối ren khi nghiện ma túy, các vấn đề của vợ chồng sẽ được gác sang một bên.


5. Gia đình nô lệ:

Thanh niên nghiện ma túy trở thành người chủ tuyệt đối của gia đình. Do sợ làm gia tăng tình trạng của con, cha mẹ sẵn sàng nhượng bộ tất cả, như họ phải tự đi mua ma túy ở chợ đem cho con, miễn là con khỏi bỏ nhà ra đi. Một tình trạng tương tự về sự toàn quyền của anh thanh niên cũng thường gặp trong các gia đình có bệnh nhân chán ăn.


6. Đứa trẻ con kéo dài:

Giống như tình trạng chậm phát triển tâm thần hoặc bệnh thực thể nặng, việc nghiện ma túy có thể "đảm bảo" sự bế tắc trong gai đình gốc của trẻ mang triệu chứng. Sự tự chủ hóa được những người chủ chốt xem như là không nghĩ tới  được và hiện trạng được tạo ra, tôn trọng sự bình ổn gia đình. Khi đó, người nghiện ma túy không thể chết cũng không được chữa lành, họ phải còn là người bệnh và cuộc sống gia đình cứng nhắc sẽ xoay quanh người này.


Yêu cầu điều trị

Về cơ cấu, yêu cầu chăm sóc có thể có ba nguồn gốc: chính từ người nghiện, gia đình người nghiện hoặc một người thứ ba. Ví dụ: một người bạn, nhà trường, tòa án, cảnh sát...


Yêu cầu bởi người nghiện cần sự đánh giá kỹ lưỡng tình huống tự chủ của người này đối với gia đình. Trái với những điều mà Staton và Todd đã nghĩ năm 1982, ngày nay không nên tiếp xúc với gia đình người nghiện một cách hệ thống. Tiến triển về mặt dân số học của nghiện ma túy cũng làm chúng ta liên quan đến những thanh niên trr tham gia đều đặn vào môi trường làm việc và độc lập một cách phù hợp với gia đình gốc về mặt cảm xúc, trong một tình huống tương tự với những người nghiện rượu "truyền thống" ở Châu Âu.


Đối với những thanh niên trẻ nghiện ma túy, sẽ không nên kêu gọi gia đình lần nữa vì có nguy cơ phủ nhận công việc tự chủ của họ. Yêu cầu của họ phải được lắng nghe như yêu cầu của cá nhân và cần được đối xử như thế, giống như yêu cầu của một cá nhân được chăm sóc vì bị một bệnh loạn thần kinh hoặc trầm cảm hoặc một bệnh nghiện rượu kết hợp, thường gặp ở tuổi người lớn (Roussaux 1996).


Rủi thay, mặc dù gặp nhiều hơn ngày nay, loại người nghiện ma túy có trách nhiệm và tự giác, chỉ chiếm một thiểu số những người đến khám bệnh.


Ngay cả khi đến một mình, người nghiện ma túy phát hiện nhanh chóng những người nhà, có thật hay tưởng tượng, thúc đầy mình hoặc theo mình. Khi ấy yêu cầu của anh ta trở thành yêu cầu của người khác, người khác này không nghiện ma túy (thường là gia đình), để chăm sóc anh ta, người nghiện ma túy. Khi ấy cần phải tiếp xúc gia đình và thiết lập bối cảnh phức tạp của các tương tác, để đặt lại người thanh niên trong các điều kiện thực hiện có thể được sự tự chủ của anh ta.


Ngược lại, các nhà trị liệ có thể nhanh chóng thực hiện dù rằng người thanh niên lệ thuộc vào tài chính và tình cảm gia đình mình, gia đình này không muốn tham gia vào một chương trình điều trị được sắp xếp hoặc tái thích ứng người thanh niên nghiện. Bài báo nổi tiếng của Stanton và Todd "Đưa những gia đình đề kháng vào điều trị" (1982) nói rõ 24 nguyên tác để lôi cuốn gia đình vào hóa trị liệu gia đình.


Tình huống hoàn toàn khác nếu chính gia đình đó gừi đến chúng tôi điều mà trong trung tâm sức khỏe tâm thàn không phải là một tình huống hiếm gặp. Khi đó, cần xem xét như cầu của gia đình theo đúng tên riêng và áp dụng theo các người nghiện rượu (Roussaux 1989).


Đặc biệt, nên chú ý duy trì sự phân định về thế hệ, ngay cả việc thiết lập lại các lứa tuổi, đặc biệt trong các cặp ly thân hoặc các gia đình tái lập lại.


Quá trình của sự tự chủ hóa chỉ có thể bắt đầu lại khi gia đình có thể cho phép người con của họ ra đi trên con đường riêng của mình.


Sau cùng, trong tình huống thứ ba có thể xảy ra đã đề cập ở trên, khi đó là nhu cầu xuất phát từ một người thứ ba, sự hiện diện của gia đình là cần thiết trong phần lớn các trường hợp, đặc biệt trong các giai đoạn hiệu chỉnh, trước khi đề xuất một sự chăm sóc chuyên biệt. Khi đó gia đình sẽ được mời đến như một sự tham khảo ưu tiên về một khó khăn mà người thanh niên gặp phải.


Các thể thức chăm sóc:Chúng ta có thể phân loại các phương pháp chăm sóc các gia đình người nghiện ma túy thành 3 mục: các nhóm nhiều gia đình, các trị liệu gia đình kết hợp và các trị liệu gia đình vắng mặt.


1.Phương thức đầu tiên hầu như chỉ được dùng cho những thanh niên ở lại hoặc sắp ở lại trong một cơ sở chăm sóc, nơi tạo ra mối quan hệ giữa các gia đình này. Hiện nay nhiều nhóm hoạt động ở Bỉ, đặc biệt trong các cộng đồng điều trị.

Chính chúng tôi đã mô tả chi tiết tiến triển của một nhóm như thế nào trong hai năm rưỡi (Roussaux 1982). Lợi ích ở chỗ cha mẹ hiểu biết nhiều hơn về sự điều trị được đề xuất cho người thanh niên, điều này cho phép họ chịu đựng những sự thiếu vắng liên quan đến sự ra đi của đứa con và phối hợp hành động với nơi chăm sóc. Các gia đình khác giúp cho việc khẳng định vị thế cha mẹ của những người lớn này bằng cách cho phép một sự nhận dạng cha mẹ ở bên cạnh.


Các sáng kiến mới đây của nhóm cha mẹ không có nhà trị liệu bắt đầu hoạt động theo kiểu tự giúp nhau (NARCONON) và với chúng tôi dường như đầy hứa hẹn.


2. Gia đình hạt nhân với người nghiện ma túy

Đó là tính huống tạo ra phương pháp quen thuộc của trị liệu gia đình kinh điển. Khó khăn chính cho các gia đình với những người nghiện ma túy đối với chúng tôi dường như là sự dữ dội tột độ trong các trao đổi với sự chuyển thành hành động và sự vắng mặt cố ý của người này hoặc người kia, làm cho các buổi này hết sức lộn xộn và khó quản lý. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đó là một thể thúc tiếp xúc đúng thời gian (lúc khởi đầy chương trình điều trị) hoặc bố trí gia đình trong gia đoạn cuối của điều trị người nghiện (ví dụ trong giai đoạn cuối của việc lưu lại trong cộng đồng trị liệu).


3. Gia đình hạt nhân không có người nghiện (vắng mặt):

Thường xả ra như thế trong lần tiếp xúc đầu tiên: người mẹ đến hẹn để nói về tình trạng của đứa con nghiện ma túy.Nên đòi hỏi có một sự tiếp xúc với tất cả những người đóng vai trò phị huynh: cha hoặc mẹ, cùng lúc hoặc không cùng lúc nếu họ đã chia tay, ông bà... Đồi khi, một số trị liệu có thể đạt đến sự ngưng sử dụng, chỉ từ khi có các can thiệp về phía cha mẹ, công việc trị liệu luôn luôn phải nhằm tái lập các điều kiện của một sự tự chủ hóa ban đầu có thể được. Như vậy, cố gắng trị liệu lớn nhất sẽ dựa trên sự phân hóa thế hệ, tốt nhất là trong chăm sóc toàn bộ các tác giả của thảm kịch. Nên cố định các ràng buộc xã hội mà công việc và tình yêu đã tạo ra và tạo thuận lợi cho sự tái lập các đầu tư bên ngoài gia đình và như thế tạo ra một khoảng cách, một không gian riêng trong đó một cuộc sống tự lập có thể phát triển. Sự chăm sóc này có thể xem như là theo chiều dọc vì bao gồm đối tượng và gia đình gốc, ngược với sự chăm sóc theo chiều ngang, liên quan đến đối tượng là vợ (chồng), thường được khuyên dùng trong các trường hợp nghiện ma túy lâu hơn. Đối với nghiện rượu mới cũng như nghiện các chất ma túy nặng, khả năng "tàn phế" ngang với một bệnh loạn thần. Do đó, các đòn bẩy trị liệu được dùng phải đủ mạnh để làm lung lay tình huống bệnh lý. Thường thì sự tự chủ hóa sẽ chỉ được thiết lập dựa vào sự sắp đặt trị liệu mạnh mẽ nhất cũng nặng nề nhất của hệ thống thích hợp: cộng đồng trị liệu chuyên biệt hoặc trung tâm ban ngày cho người nghiện ma túy.


Kinh nghiệm riêng về lâm sàng của chúng tối và một nghiên cứu về tương lai của một dân số bệnh nhân lệ thuộc ma túy được nhận ở cộng đồng trị liệu đã thuyết phục chúng tôi rằng công việc của cơ sở điều trị trở nên bấp bênh và mong manh, nếu các cuộc trò chuyện gia đình không đưa đến một sự biến đổi chiều sâu của toàn bộ gia đình. Đặc biệt, dường như đối với chúng tôi hoàn toàn cốt yếu là mỗi thành viên gia đình có thể tìm thất một sự đầu tư hiện hữu khác hơn là lo lắng cho bệnh nhân. Để cho phép bệnh nhân tham gia vào cộng đồng trị liệu cũng như đạt được một tình trạng tự chủ, cần đồng hành và nâng đỡ một các kiên nhẫn các gia đình trong quá trình thay đổi lâu dài này. Công việc này cũng có thể thực hiện ở trung tâm ban này, nếu nơi ở đủ ổn định.


Để kết luận:

Đến với cuốc hành trình này, đối với chúng tối dường như sự chăm sóc các thanh niên nghiện ma túy là một công việc rất phức tạp: chính trong lúc làm giảm nhẹ bất kỳ một "phương thức trị liệu" nào, tốt nhất có thể tiếp nhận người nghiện ma túy bà gia đình trong sựu đặc thù của họ. Một lần nữa, hiệu quả điều trị không đo lường bằng sự thích đáng lệ thuộc vào một kỹ thuật nhưng thể hiện trong một kết hợp cẩn thận các tổng thể gia đình khác nhau ở những thể thức trị liệu sẵn có khác nhau. Sự tự do này chính nó tạo nên một sự biến hóa trị liệu đối lại sự lệ thuộc.


Tài liệu tham khảo:
1. Erhenberg A., Sự tôn thờ thành tích, Calmann-Levy, Paris, 1991.
2. Haley J., Rời khỏi nhà, Mc-Graw-Hill, New-York, 1980, Trad. Franc. ESF, Paris, 1991.
3. Roussaux J.P, Derely M., Nghiện rượu và nghiện ma túy, Deboeck, Bruxelles, 1989.
4. Roussaux J.P, Faoro-Kreit B., Hers D., Người nghiện tại gia đình, Deboeck, Bruxelles, 996, ấn bản lần 2 năm 2000.
5. Stanton M.D, Todd T.C, Trị liệu gia đình của lạm dụng ma túy và nghiện, Guilford Press, New-York, 1982.
6. Stierlin H., Từ phân tâm đến trị liệu gia đình, ESF, Paris, 1975.
Exit mobile version