Tag Archives: MA TÚY ĐÁ

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN  NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH: MA TÚY TỔNG HỢP, ĐÁ, METH, THUỐC LẮC ...


MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix (Intensive Outpatient Program - IOP) để điều trị lạm dụng chất kích thích trong thời gian 16 tuần, là một mô hình điều trị theo cấu trúc được thiết kế nhằm cung cấp cho những người lạm dụng chất kích thích hệ thống kiến thức và hỗ trợ giúp họ có thể đạt được mục tiêu dừng không sử dụng ma tuý, chất cồn để bắt đầu một quá trình phục hồi trong một thời gian dài.
Chương trình sử dụng các tài liệu đã được phát triển và đánh giá trong chương trình nghiên cứu của Trung tâm Matrix từ năm 1984. Các tài liệu cho chương trình điều trị ngoại trú tập trung này được điều chỉnh từ Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất kích thích bằng thuốc an thần, Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất cồn và có chứa cồn, Mô hình Matrix trong điều trị nghiện các chất dạng opiat bằng Naltrexone và Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix trong điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng và lệ thuộc chất gây nghiện trong 16 tuần.


Bản in xuất bản lần này của tài liệu được thiết kế nhằm giải quyết một cách cụ thể các vấn đề hầu hết gặp phải của của các bệnh nhân lệ thuộc chất kích thích, mà cụ thể là lệ thuộc methaphetamine và cocaine. Các tài liệu được xây dựng thành dạng chương trình thực nghiệm tập trung trong thời gian 16 tuần và sau đó sẽ là các can thiệp chăm sóc sau cai được thực hiện hàng tuần.
Đây là chương trình có sự khác biệt với mô hình tập trung 16 tuần trước đó - mô hình mà đã được phát triển để áp dụng cho những bệnh nhân đang được điều trị lệ thuộc rượu và tất cả các loại ma tuý khác.  Cả hai chương trình này đều khác với các mô hình điều trị 6 tháng mà trong đó thời gian số tuần được giảm từ 24 xuống còn 16 và nhiều tài liệu trước đây được sử dụng trong các buổi sinh hoạt cá nhân nay được đưa vào các buổi sinh hoạt nhóm.


Ba buổi sinh hoạt cá nhân được thiết kế nhằm:

  • (1) Định hướng cho người bệnh, và khi có thể, các thành viên gia đình cũng có thể được mong đợi sẽ tham gia chương trình Matrix, hoàn thiện việc thu thập tài liệu thông tin mang tính hành chính và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh để khuyến khích việc họ tham gia điều trị;

  • (2) Thưc hiện việc xem xét, đánh giá sự tiến bộ tại thời điểm khoảng 30 - 45 ngày sau khi tiếp nhận hoặc đối phó với một tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có một buổi tiếp xúc với cá nhân;

  • (3) Giúp đỡ người bệnh xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc liên tục phù hợp với lượng chuyên môn hỗ trợ và các hỗ trợ tự giúp đỡ cần thiết cho một quá trình phục hồi trong thời gian dài. Hiếm khi đó là một trường hợp cấp bách về y xảy ra trong một buổi sinh hoạt lồng ghép. Trong những tình huống đó, một trong số các buổi sinh hoạt cá nhân có thể dành thời gian để thực hiện một buổi gặp gỡ, tư vấn như vậy. Và chủ đề cơ bản của buổi can thiệp cá nhân đó vẫn cần được giải quyết.


Phần Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu gồm 8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi buổi được thực hiện trong vòng 1 giờ và được thực hiện trong suốt tháng điều trị đầu tiên. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, người bệnh nhận được nhiều kỹ năng cơ bản mà họ cần để ổn định trong giai đoạn ban đầu. Trong buổi sinh hoạt nhóm về các kỹ năng phục hồi ban đầu, người bệnh sẽ được giới thiệu về phương pháp tham gia 12 bước và củng cố gá trị của sự tham gia 12 bước.


Tất cả người bệnh và thành viên gia đình của họ đều tham dự Nhóm giáo dục gia đình trong một thời gian là 12 tuần. Vì đây là một trong những thành tố của chương trình đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của các thành viên gia đình, nên các nhóm như thế này được thiết kế có sự tương tác qua lại nhằm cho phép trưởng nhóm có thể bao quát được các vấn đề trọng tâm nhất đối với cả người bệnh và các thành viên gia đình họ.


Phần Nhóm dự phòng tái nghiện là thành tố trung tâm của mô hình điều này. 16 tuần tham gia nhóm dự phòng tái nghiện được thiết kế nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo sự thân thiện cho người bệnh để họ thực hiện được hết quá trình phục hồi. Hợp phần này là phần trung tâm của tất cả các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Phần Nhóm hỗ trợ xã hội được thiết kế nhằm giúp đỡ người nghiện trong quá trình học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.


Tất cả các mô hình điều trị Matrix đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tận dụng các chương trình 12 bước trong giai đoạn điều trị tập trung ban đầu nhằm cung cấp sự hỗ trợ tiếp tục cho quá trình phục hồi khi giai đoạn tập trung trong chương trình điều trị kết thúc. Trong khi thực hiện vừa cần thận trọng không để bệnh nhân bở dở quá trình điều trị đối với những người ban đầu không nhận thấy được nhu cầu phải đến các buổi gặp gỡ sinh hoạt, thì điều quan trọng nữa là phải truyền cho người bệnh mong muốn và hy vọng rằng việc làm quen được với các chương trình 12 bước chính là một phần thiết yếu trong điều trị bằng mô hình này.
Trong bố cục chương trình này có rất ít các buổi sinh hoạt, tiếp xúc cá nhân. Chính vì vậy, sự can dự của một người giám hộ trong chương trình 12 bước là cực kỳ quan trọng. Các trường hợp thành công nhất đều dựa chủ yếu vào các chương trình 12 bước để hỗ trợ và nuôi dưỡng tinh thần.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bảng dưới đây là một kế hoạch mẫu của Chương trình điều trị ngoại trú tập trung IOP Matrix:

Kế hoạch thực hiện Chương trình điều trị ngoại trú tập trung

Tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ bảy & Chủ nhật

Các tuần từ 1 đến 4

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

 

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình

 

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước và các hoạt động phục hồi khác

Các tuần từ 5 đến 16

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình hoặc Hỗ trợ xã hội

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Các tuần từ 17 đến 52

   

7.00-8.30 tối

Hỗ trợ xã hội

   

Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cồn trong hơi thở được tiến hành hàng tuần

03 buổi tiếp xúc cá nhân trong thời gian 16 tuần đầu tiên

1. CÁC BUỔI TRỊ LIỆU CÁ NHÂN / CÁC BUỔI LỒNG GHÉP

a. Triết lý

Trong mô hình điều trị Matrix, mối quan hệ giữa người tư vấn và người bệnh là động lực điều trị cơ bản. Mỗi người bệnh có một một người tư vấn chính riêng, người này quyết định khi nào thì cần đưa các phần khác nhau vào trong chương trình điều trị và người này cũng có trách nhiệm lồng ghép các tài liệu từ nhiều dạng nhóm khác nhau vào trong để trở thành một quá trình điều trị một cách phối hợp cho người bệnh. Người tư vấn cần phải quen với các tài liệu hiện tại đang được sử dụng cho người bệnh trong hợp phần giáo dục và người tư vấn cũng cần khuyến khích, củng cố và thảo luận về các tài liệu sẽ được nêu ra sử dụng trong một buổi gặp gỡ một - một (AA). Người tư vấn cần có khả năng ứng dụng các tư tưởng, khái niệm từ mô hình Matrix với các tài liệu AA , cũng như với điều trị trị liệu tâm lý hay tác động tâm lý cho người bệnh, người hiện đang trong qúa trình trị liệu.
Người tư vấn, bằng việc mở rộng chương trình, cần không bao giờ được để xảy ra xung đột trong các can thiệp cán nhân một - một (AA) hoặc xung đột với sự tham gia của các chuyên gia khác. Nếu xảy ra xung đột giữa các khuyến nghị của chương trình đưa ra với một chương trình hoặc một người cung cấp hỗ trợ nào khác, thì cần liên hệ với cán bộ chuyên môn. Không bao giờ đặt người bệnh vào trung tâm của sự xung đột giữa các khuyến nghị của hai chuyên gia tư vấn hoặc hai chương trình khác nhau.


Tóm lại, người tư vấn điều phối tất cả các phần trong chương trình điều trị. Sử dụng các phần này, người tư vấn xây dựng nên một khung chương trình hoạt động, điều này sẽ hỗ trợ người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Tất cả các phần này đều cần phải ăn khớp với nhau. Người bệnh cần biết chắc chắn rằng người tư vấn có thể nhận thức được tất cả các khía cạnh liên quan đến qúa trình điều trị của anh ta/chị ta.
Hãy nhớ rằng những người nghiện tham gia điều trị là những người mất khả năng kiểm soát. Họ đang mong đợi chương trình sẽ giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát của mình. Nếu như chương trình tỏ ra là một chuỗi các phần không có sự liên quan với nhau và giữa các phần không thể lồng ghép được, thì người nghiện sẽ không thể cảm thấy là chương trình đó có thể giúp họ lấy lại được sự kiểm soát. Điều này dẫn đến việc điều trị không thành công và/hoặc nóng vội để đạt kết quả điều trị.


Người tư vấn cần tập trung vào sự cân bằng giữa cả các buổi tiếp xúc cá nhân và các buổi sinh hoạt nhóm bằng cách sử dụng tài liệu viết mà vẫn cho người bệnh có đủ thời gian để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác. Nếu quá dựa vào tài liệu viết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy không quan trọng và không được coi trọng. Việc áp dụng máy móc tài liệu viết sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và người trị liệu, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy là người trị liệu như một người cung cấp thông tin vô cảm.
Ngược lại, đối với một số người, nếu được cho phép, sẽ hoàn toàn tự xây dựng được lịch trình điều trị cho mình. Thông thường, tài liệu mà họ muốn thảo luận có thể nhận thức như là những vấn đề cấp bách mang tính tạo động cơ về mặt tinh thần (ví dụ như “Tôi cần nắm bắt được gốc rễ của vấn đề”); hoặc được định hướng đến một ai đó cũng đang có vấn đề như vậy (“Liệu mối quan hệ này có cải thiện không nếu như tôi không gặp vấn đề như vậy”) hoặc hướng dẫn cho người trị liệu thoát khỏi các vấn đề quan trọng (“Chúng ta hãy đừng nói về chuyện rượu bia nữa. Vì đó chẳng phải là một vấn đề”). Cho phép người bệnh kiểm soát quá nhiều trong việc đặt lịch cho các buổi tiếp xúc cá nhân có thể dẫn đến kết quả là những tài liệu quan trọng bị gạt đi, không được thảo luận đến.
Các khái niệm có tính chỉ trích, phê phán quan điểm cho rằng người nghiện có khả năng đạt được việc không sử dụng cũng cần phải được đưa vào trao đổi với người bệnh. Quá trình điều trị bằng mô hình Matrix sẽ cung cấp cho người bệnh một bộ công cụ nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý. Việc để rơi vào việc tư vấn không có kết thúc sẽ làm lỡ việc cung cấp cho người bệnh một phần trong điều trị lệ thuộc là dùng thuốc một cách phù hợp, có hệ thống.


Vấn đề cuối cùng trong việc tiến hành thực hiện các buổi tiếp xúc cá nhân như là một phần trong chương trình trị liệu an thần là vệc khó xác định nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp góp phần trong trị liệu giữa người tư vấn và người bệnh. Mối quan hệ hình thành và phát triển giữa người tư vấn và người bệnh là thành tố quan trọng nhất trong mô hình điều trị Matrix. Gerald Corey đã nêu như vậy trong tài liệu “Lý thuyết và thực tiễn của tư vấn và trị liệu tâm lý” (1982).


“Mức độ quan tâm, chăm sóc và khả năng giúp đỡ khách hàng cũng như sự chân thành của các nhà trị liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu. Khách hàng cũng góp phần làm nên mối quan hệ khác nhau căn cứ trên động cơ, sự hợp tác, sự quan tâm, mức độ lo lắng, thái độ, sự nhận thức, mong đợi, hành vi và phản ứng của khách hàng đối với nhà trị liệu. Tư vấn hay trị liệu tâm lý là một vấn đề mang tính cá nhân liên quan đến một mối quan hệ cá nhân cụ thể, và bằng chứng đã chỉ ra rằng sự trung thành, chân thật, tin tưởng, nhiệt tình, hiểu biết, và sự tự nhiên trong giao tiếp là những yếu tố cơ bản giúp có được những kết quả điều trị thành công”.


Patterson (năm 1973) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính trị liệu, ông này cho rằng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra là nhân tố hiệu quả trong trị liẹu chính là mối quan hệ giữa người bệnh và người trị liệu. Ông này cũng đưa ra quan điểm cho rằng người trị liệu cần làm thực hiện vai trò như như một người củng cố, có như vậy thì sự tôn trọng và quan tâm của người trị liệu đối với người bệnh mới trở thành yếu tố có trọng lượng, có khả năng tác động đến hành vi của người bệnh. Người trị liệu cũng cung cấp một mẫu hình thế nào là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để giúp người bệnh có thể dùng mối quan hệ đó xây dựng mối quan hệ của chính mình.
Patterson chỉ rõ rằng trị liệu không thể là đơn thuần trị liệu y tế, và rằng qúa trình đó không thể đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà vấn đề quan hệ con người với con người của người trị liệu mới là điều thiết yếu. Ông này cũng tuyên bố “bằng chứng dường như chỉ ra rằng việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp quan người trị liệu và người bệnh chính là thành tố chủ chốt trong tư vấn hay trị liệu tâm lý. Đó là một mối quan hệ mang đặc trưng không phải là nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu sử dụng, cũng không phải là nhiều cách thức mà nhà trị liệu sử dụng” (1973, trang 535-536).
Truax và Carkhuff (1967) đã ủng hộ quan điểm của Patterson khi cho rằng “Các yếu tố trọng tâm là sự thấu cảm, nhiệt tình và chân thật không phải là đại diện cho “kỹ thuật” của trị liệu tâm lý hay tư vấn, mà đó là những kỹ năng giao tiếp cá nhân mà nhà tư vấn hay nhà trị liệu cần sử dụng trong qúa trình áp dụng “các kỹ thuật” hay “sự hiểu biết chuyên môn” của mình” (trích trang 31).


Vậy những gì là đặc trưng cơ bản của một nhà trị liệu mà có thể dẫn đến tính cách cá nhân tích cực và có thể giúp người bệnh thay đổi hành vi? Truax và Carkhuff (1967, trang 25) đã tìm thấy có 3 (ba) nét tính cách thể hiện trong hầu hết các cách tiếp cận mang tính trị liệu chủ yếu là: sự thấu cảm xác đáng, sự nhiệt tình không chủ ý và sự chân thành. Tóm lại, phần lớn các phương pháp tiếp cận mang tính trị liệu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của khả năng của người trị liệu khi thực hiện các hoạt động trị liệu như là một người dễ hoà nhập, chín chắn, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và phù hợp.
Người trị liệu cũng là người sẽ mang đến cho người bệnh không khí an toàn, không có sự đe doạ và đáng tin cậy bằng việc thể hiện sự nhiệt tình không chủ ý đối với người bệnh, điều này sẽ giúp họ can dự được sâu hơn và tự khám phá được những điểm chính yếu, nắm được khuôn khổ bên trong sự trải nghiệm của người bệnh, cũng như hiểu được những ý nghĩa của các suy nghĩ, hành vi và trải nghiệm của người bệnh”.


Rõ ràng là những đặc trưng được trích dẫn ở phần trên là quan trọng giúp người trị liệu trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên, những điều đó lại càng đặc biệt quan trọng và đặc biệt khó áp dụng đối với những người bệnh là người nghiện. Vấn đề sức khoẻ tinh thần có một tiền sử xấu trong những người nghiện đang được điều trị vì hầu hết các chuyên gia sức khoẻ tinh thần đều không hiểu về tình trạng nghiện. Vì sự thiếu hiểu biết này, hành vi của người nghiện có thể thường mang tính chống đối lại tư vấn viên. Nhiều người nghiện đi đến chỗ ghét việc điều trị, nghi ngờ và chống lại không thực hiện các chỉ dẫn điều trị. Họ thể hiện những hành vi thiếu chín chắn, mang tính tự huỷ hoại bản thân, hấp tấp và chống đối; khi đó công việc của người tư vấn là phải tiếp tục làm việc với họ mà thường ít nhận được lời cảm ơn hay đánh giá cao từ phía người nghiện.
Tái nghiện là vấn đề không mong muốn, kết quả thường xuyên xảy ra theo cơ sở bệnh lý học và tác động của tình trạng nghiện đối với vấn đề việc làm, gia đình và các mối quan hệ có thể khiến cho tình tình trở nên bế tắc, không có hy vọng. Cầu nguyện để giải quyết vấn đề, sự mẫu thuẫn trong tư tưởng khi thì yêu quý khi thì ghét bỏ đối với người nghiện và việc nài nỉ để người nghiện có những hành vi hợp tác thường có thể gây khó khăn cho nhà trị liệu để giữ được thái độ tích cực và tập trung vào áp dụng các kỹ thuật điều trị.


Ngoài tất cả những điều nêu trên, còn có một thực tế nữa là người trị liệu trong mô hình điều trị này còn phải phát triển mối quan hệ trị liệu trong bối cảnh làm việc với người bệnh lần đầu tham gia hình thức sinh hoạt nhóm. Những điều có thể dễ dàng xảy ra khi đối phó với một loạt vấn đề khó khăn ở đây chính là việc người trị liệu trở thành người bị lấn át và không được còn sự khích lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn và sự mất kiên nhân có thể biến thành “người đưa ra những chỉ định” từ đó dẫn đến trở thành “người đưa ra các mệnh lệnh” cho người bệnh.


Người bệnh khi tham gia điều trị cần nhận được sự định hướng và hỗ trợ, chứ không phải là đòi hỏi có một cán bộ giám sát. Nếu quá trình này xảy ra, nhà tư vấn có thể dễ dàng trở thành một quan toà và đánh mất sự khách quan. Nếu người bệnh không thực hiện, người tư vấn sẽ trở nên không còn sự khích lệ; và nếu người tư vấn trở nên nói nhiều điều chướng tai người bệnh hơn, thì người bệnh càng trở nên chống đối nhiều hơn, và toàn bộ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Người tư vấn không bao giờ có thể quên một thực tế rằng chính anh ta là một chuyên gia đang cung cấp một dịch vụ. Trừ khi người tư vấn duy trì được việc tập trung vào cung cấp một dịch vụ chuyên môn điều trị mang tính “thấu cảm, nhiệt tình và chân thành”, giai đoạn điều trị đó chắc chắn sẽ gặp phải một loạt thất bại mà người nghiện phải trải qua. Nếu không phải là giúp đỡ cho người nghiện, thì “điều trị” có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự tự coi thường chính bản thân mình của người nghiện.


Mối quan hệ mang tính trị liệu với người tư vấn cung cấp cơ hội cho người bệnh tham gia vào một mối quan hệ an toàn với một con người, người mà sẽ quan tâm, chăm sóc nhiều cho anh ấy/cô ấy. Nghiện là một sự đáp ứng với một loạt các điều kiện do một con người chưa hoàn hảo phải trải qua. Mỗi người bệnh phải được coi trọng và đối xử một cách tôn trọng.
Việc tăng cường lòng tự trọng cho người nghiện sẽ không thể đạt được trong một môi trường tiêu cực, đầy phê phán và chỉ trích. Người tư vấn phải cung cấp cho họ niềm hy vọng, sự khích lệ, lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và phải nhìn nhận rằng sinh hoạt nhóm có thể giúp người bệnh có được sự tin tưởng đó. Những phẩm chất này tạo nên công thức hoá học giúp quá trình điều trị bằng mô hình Matrix hoạt động.


Các buổi sinh hoạt lồng ghép thường là phần quan trọng nhằm giữ người bệnh ở lại với chương trình điều trị. Tầm quan trọng của một mối quan hệ ban đầu với người bệnh không thể được đánh giá quá cao.  Điều thiết yếu là hầu hết các thành viên chính trong gia đình hoặc các thành viên khác phải được tham gia vào qúa trình điều trị. Các chuyên gia, những người cố gắng tạo nên những thay đổi mà không cần giải quyết vấn đề với gia đình cuối cùng sẽ khiến quá trình phục hồi của người bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, điều quan trọng đối với người trị liệu là nhận thức được bằng cách nào mà hệ thống gia đình người bệnh có thể được tác động nhờ quá trình phục của người bệnh và làm thế nào để đưa một thành viên quan trọng trong gia đình vào thành một phần tham gia tất cả các phần can thiệp trong bất kỳ thời điểm nào có thể.


b. Hình thức

Giống như tất cả các thành tố trong chương trình điều trị, việc nhanh chóng, kịp thời bắt đầu thực hiện các phần can thiệp là điều quan trọng. Người trị liệu nên thực hiện mọi nỗ lực có thể tập trung quan sát người bệnh trong vòng 5 phút ngay khi anh ta đến văn phòng tư vấn. Hiển nhiên là sẽ có một số lần khi người bệnh đến sớm hơn giờ hẹn hoặc buổi làm việc với người trước diễn ra hơi lâu khiến người bệnh có thể phải chờ đợi lâu hơn 5phút. Tuy nhiên, điều cần thiết là người bệnh cảm thấy được là chuyến đi gặp gỡ với nhà trị liệu của họ là một phần quan trọng trong ngày làm việc của người trị liệu. Hãy cố gắng thu xếp chỗ những bệnh nhân có vấn đề không đến kịp giờ bằng cách đặt kế hoạch hẹn gặp họ trong những thời gian thuận tiện hơn.


Người trị liệu nên cố gắng ra chào người bệnh ở phòng chờ và dẫn anh ta/chị ta vào phòng làm việc. Nhìn chung nếu một thành viên gia đình người bệnh cũng có mặt ở đó, thì người trị liệu sẽ gặp người bệnh trong nửa đầu của buổi trị liệu và gặp gỡ, trao đổi với người nhà bệnh nhân ở nửa cuối của buổi trị liệu. Cũng nên chào người nhà bệnh nhân cùng với bệnh nhân trước khi tiến hành buổi trị liệu và người trị liệu nên giải thích về quy trình tiến hành buổi trị liệu cho cả bệnh nhân và người nhà của họ.
Cần quan tâm để đảm bảo chắc chắn rằng cả bệnh nhân và người nhà của họ đều có cơ hội trình bày các vấn đề cấp bách và không đưa ra các thông tin khiến trạng thái cảm xúc bị thay đổi. Nếu có thông tin cấp bách, ví dụ như việc người bệnh tái nghiện, thì cần phải giải quyết ngay. Nếu mọi chuyện dường như đang diễn ra tốt đẹp, thì người trị liệu nên giới thiệu thông tin về kế hoạch buổi làm việc kế tiếp. Bất kỳ một thay đổi tích cực nào trong hành vi và thái độ của người bệnh cũng đều cần được khuyến khích, củng cố mạnh mẽ.
Người trị liệu phải nhấn mạnh để khuyến khích và củng cố sự thay đổi tích cực. Ví dụ, một người bệnh người đã từng làm được một việc tốt là dừng không sử dụng ma tuý và rượu, thì cần xây dựng kế hoạch tiếp tục và chú ý đến những buổi gặp tiếp theo, nhưng nếu là người chưa từng từbỏ được, thì cần được tập trung khích lệ họ cải thiện tình trạng lệ thuộc hiện nay. Dù là như trên đã đề cập người bệnh có thể tìm thấy lợi ích từ việc tập luyện, thì người trị liệu không nên để bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về riêng một lĩnh vực nào đó mà có kháng cự của người bệnh.


Mối liên hệ giữa người bệnh và người trị liệu là mối liên hệ quan trọng nhất cần được tạo dựng trong quá trình điều trị. Hãy sử dụng lẽ thường, sự lịch sự nhã nhặn, lòng trắc ẩn và sự tôn trọng trong khi giao tiếp với người bệnh.


c. Mục đích đối với các buổi tiếp xúc trị liệu cá nhân/ các buổi trị liệu lồng ghép:


  • 1. Cung cấp cho người bệnh và gia đình họ cơ hội để xây dựng mối liên hệ cá nhân với người trị liệu.

  • 2. Cung cấp một môi trường trong đó người bệnh và đình họ có thể giải quyết vượt qua các khủng hoảng, các vấn đề về không khí giao tiếp và đi đến quyết tâm thực hiện quá trình điều trị với một người trị liệu có vai trò như một người hướng dẫn.

  • 3. Cho phép người bệnh thảo luận về vấn đề nghiện của họ một cách cởi mở trong một bối cảnh không có sự phán xét và có sự quan tâm đầy đủ của người trị liệu.

  • 4. Huy động một/nhiều thành viên trong gia đình người bệnh tham gia vào qúa trình điều trị.

  • 5. Mang đến sự củng cố và khích lệ cho người nghiện để có những thay đổi tích cực.

  • 6. Tạo cho người nghiện cảm giác người trị liệu vừa là một người thầy, một người hướng dẫn và cũng là một người biết quan tâm.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Trong chương trình điều trị ngoại trú tập trung theo mô hình Matrix, có 3 buổi can thiệp cá nhân. Trong đó, có 2 buổi được thiết kế nhằm “đặt mục tiêu” cho chương trình điều trị và buổi thứ 3 được sử dụng để tiến hành một đánh giá nhanh về tình trạng tiến bộ của người bệnh, và nhằm giải quyết một khủng hoảng không lường trước được hoặc nhằm phối hợp việc điều trị trong mô hình Matrix với các nguồn điều trị khác.
Dù là trong buổi trị nào nào đi nữa, thì người trị liệu vẫn phải tận dụng buổi trị liệu cá nhân đó như là một buổi trị liệu lồng ghép. Các buổi trị liệu cá nhân, dù không phải là một thành tố trung tâm của chương trình điều trị này, vẫn là những sự kiện quan trọng. Tài liệu phát tay các buổi:


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 1:
 Thoả thuận và đồng ý dịch vụ

Buổi gặp gỡ ban đầu được thực hiện trước buổi tiếp xúc nhóm đầu tiên, được thiết kế nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh (và gia đình người bệnh khi có thể) có được sự định hướng thích hợp đối với việc điều trị và nhằm tạo cho người bệnh và người nhà của họ một cơ hội được gặp gỡ người trị liệu và nghe giới thiệu về chương trình.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 2:

  • 1. Kiểm tra danh sách phục hồi

  • 2. Sơ đồ phân tích tái nghiện

Buổi gặp thứ 2, thường được tiến hành khoảng 30-45 ngày sau khi bắt đầu tham gia điều trị, được thiết kế nhằm đưa ra một đánh giá về sự tiến bộ của người bệnh, củng cố các hoạt động phục hồi đã bắt đầu thực hiện được cùng với những đề xuất và gợi ý nhằm khuyến khích sự tiến bộ của người bệnh hơn nữa. Buổi này cũng có thể được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng hoặc như một buổi giải quyết vấn đề tiếp tục tái nghiện. Khi được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng, người trị liệu cũng nên cố gắng kết hợp thực hiện được một đánh giá về mức độ tiến bộ của người bệnh đến thời điểm đó.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 3:

  • 1. Đánh giá sau điều trị

  • 2. Kế hoạch Giai đoạn II

Buổi gặp cuối cùng này nhằm xem xét lại sự tiến bộ của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch chăm sóc sau cai trong đó cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và tự giúp đỡ một cách phù hợp.


Tái nghiện không phải là xảy ra một cách bất ngờ và không dự đoán được. Nhưng đối với khách hàng thì người ta thường cảm thấy là việc tái nghiện xảy ra một cách bất ngờ, không dự doán được. Người trị liệu cần hiểu được bối cảnh của việc tái nghiện nhằm chỉnh khung sự kiện trên cho khách hàng. Có một số điểm quan trọng dưới đây cần lưu ý khi làm việc với một khách hàng đã tái nghiện:
1) Việc sử dụng ma tuý xảy ra trong vòng vài tuần đầu được coi là việc tiếp tục sử dụng, không phải là tái nghiện; 2) Ít nhất 50% người hoàn thành chương trình điều trị ngoại trú một cách thành công đều trải qua một lần tái nghiện tại một thời điểm nào đó; 3) Một lần tái nghiện không cho đó là thất bại, ngược lại cần xem đó như một cơ hội để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp. Sơ đồ phân tích tái nghiện có thể được sử dụng trong một buổi tư vấn trị liệu cá nhân như một phương tiện giúp người bệnh và người tư vấn có thể phân tích dự đoán những tình huống dễ bị tổn thương có thể góp phần dẫn đến tái nghiện và nhằm nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch điều trị để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.


2. NHÓM CÁC KỸ NĂNG PHỤC HỒI BAN ĐẦU

1. Triết lý

- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu (ERS) được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một bộ kỹ năng cần thiết để thiết lập tình trạng “sạch” (không sử dụng ma tuý và rượu). Đây là các kỹ năng chính được trích từ cuốn “101 Kỹ năng phục hồi”. Có 2 thông điệp cơ bản được đưa ra trong nhóm.
Đó là: (1) Bạn có thể thay đổi hành vi của mình theo các cách mà sẽ khiến dễ giữ được tỉnh táo hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật để biết bắt đầu như thế nào; (2) Các hoạt động điều trị là một nguồn thông tin và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ kết quả từ việc điều trị, các hoạt động tư vấn cần được lồng ghép trong các can thiệp tự giúp đỡ. Để giúp bạn làm quen với chương trình 12 bước, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các hoạt động tự giúp đỡ.


- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu định hướng người bệnh đến các kỹ năng cơ bản cần thiết để duy trì tình trạng không sử dụng. Các kỹ thuật hoàn toàn liên quan đến hành vi và có một mục đích quan trọng là “làm thế nào để”. Nhóm kỹ năng này không được thiết kế như là một nhóm “trị liệu”. Nó cũng không có xu hướng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, dù là có một số mối quan hệ sẽ được thiết lập.
Nó được thiêt kế như là một diễn đàn mà ở đó người trị liệu có thể phối hợp chặt chẽ với từng bệnh nhân để hỗ trợ họ xây dựng chương trình phục hồi trong giai đoạn ban đầu. Mỗi nhóm có một cơ cấu rõ ràng và xác định. Cơ cấu và lộ trình hoạt động của nhóm là cần thiết. Đối với những người bệnh mới tham gia, lộ trình điều trị này rõ ràng là quan trọng như việc các thông tin được trao đổi.


2. Hình thức


Nhóm do một người trị liệu chủ trì và đồng chủ trì là một người nghọên đang phục hồi. Người đồng chủ trì này thường là một bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị và có thời gian 3 tháng tỉnh táo. Bệnh nhân đó phải thực hiện tốt chương trình, không uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ một loại ma tuý nào, và tích cực tham gia chương trình tự giúp đỡ. Những bệnh nhân là người tích cực “chống rượu và amphetamin” (anti-AA) không được coi là người đồng chủ trì. Người đồng chủ trì có thể được chỉ định và tuyển chọn từ nhóm dự phòng tái nghiện trên cơ sở tự nguyện. Những người đồng chủ trì có thể quay vòng hàng tháng hoặc có thể sử dụng trong suốt thời gian lên đến 3 tháng.


Người chủ trì và người đồng chủ trì cần gặp gỡ, trao đổi trong 15 phút trước khi nhóm tiến hành thảo luận về chủ đề của buổi gặp gỡ buổi tối và các vấn đề mới về người bệnh. Không có thông tin bí mật nào có thể cung cấp cho nhứng người đồng chủ trì. Họ là những người tự nguyện và là người bệnh, không phải là người được tuyển dụng để làm việc. Họ nên được hướng dẫn để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến chủ đề thảo luận của nhóm và không cố gắng để trở thành những nhà trị liệu. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, người chủ trì tóm tắt lại những gì người đồng chủ trì đã chia sẻ nhằm tái tập trung và giúp người đồng chủ trì ổn định dần.


Nhóm được tổ chức với quy mô nhỏ (tối đa khoảng 6 đến 8 người) và sinh hoạt trong khoảng thời gian tương đôi ngắn (50 phút). Vì các bệnh nhân có thể sẽ rất bất ổn, nên nhóm cần phải duy trì cơ cấu và cần được quản lý. Điều cực kỳ quan trọng đối với người chủ trì là giữ thái độ nghiêm túc, tập trung và không góp phần làm tăng năng lượng của nhóm, cảm giác “nằm ngoài khả năng kiểm soát” có thể là đặc trưng của những người bệnh này.


Người chủ trì giới thiệu nhóm như một mô hình trong đó hướng dẫn các thành viên những kỹ năng cơ bản nhằm duy trì được tình trạng tỉnh táo. Tất cả các thành viên tham gia đều được giới thiệu và đề nghị tóm tắt một số thông tin về việc tham gia của anh ấy/chị ấy trong quá trình điều trị. Các thành viên tham gia lần đầu cần được dành vài phút để giới thiệu tóm tắt về lịch sử bản thân. Trong khi đang trình bày tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân, người bệnh có thể được đề nghị ngừng lại một cách lịch sự và đề nghị trao đổi về các vấn đề liên quan đến điều trị. Người đồng chủ trì được giới thiệu như một người hiện đang trải qua giai đoạn phục hồi và là người có thể cung cấp thông tin cá nhân về việc chương trình đã hỗ trợ anh ấy/chị ấy như thế nào.


Sau bước định hướng ban đầu như trên, người chủ trì sẽ giới thiệu chủ đề, đọc qua toàn bộ tài liệu phát tay và đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc tại sao chủ đề này lại quan trọng trong cai nghiện. Người đồng chủ trì có thể liên hệ việc chủ đề này đã có lợi như thế nào đối với các giai đoạn phục hồi ban đầu của bản thân. Mỗi bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả việc mình hiện đang sử dụng các kỹ năng được thảo luận như thế nào. Hỏi xem liệu các bệnh nhân có gặp vấn đề gì không, cần đưa ra các gợi ý giải quyết và những lời khuyên từ các thành viên khác trong nhóm. Khoảng 35 phút là thời gian dành cho chủ đề nhóm.


Phần tiếp theo, nhóm cần được dành thời gian để thảo luận về chủ đề xây dựng kế hoạch. Mỗi người phải có một kế hoạch cho khoảng thời gian giữa buổi sinh hoạt hiện tại và buổi sinh hoạt tiếp theo. Nếu không còn vấn đề gì, có thể gợi ý các buổi sinh hoạt cụ thể về AA, NA và CA. Không nên khuyến khích các bệnh nhân cùng nhau xây dựng kế hoạch chung hoặc xây dựng kế hoạch hộ cho người khác trong giai đoạn phục hồi ban đầu này.


Nhóm sẽ kết thúc buổi sinh hoạt với một lưu ý tích cực bằng cách nhấn mạnh một số lợi ích mà mỗi bệnh nhân có thể có được từ việc duy trì sự tỉnh táo. Bất kỳ bệnh nhân nàocũng có thể được dành ít phút để trao đổi về những lợi ích của nhóm đã mang lại cho mình trong tháng đầu tiên duy trì sự tỉnh táo. Sau khi nhóm kết thúc, bất kỳ thành viên nào là người đang đấu tranh để từ bỏ cũng cần gặp và trao đổi ngắn gọn với người chủ trì hoặc một người tư vấn khác. Người đồng chủ trì không tham dự vào các cuộc tư vấn một-một. Các bệnh nhân nên được khuyến khích nghỉ giải lao trước khi họ tham dự nhóm dự phòng tái nghiện.


3. Một số vấn đề đặc biệt

Những bệnh nhân này không đạt được thành công nhiều trong việc duy trì sự tỉnh táo. Vì điều đó, mà hành vi của họ có thể đòi hỏi người chủ trì phải can thiệp và đòi hỏi phải có sự kiểm soát mạnh mẽ nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự, nhã nhặn. Đó là những tình huống thường gặp dưới đây:


  • - Trong quá trình trao đổi, thảo luận về việc tham gia chương trình tự giúp đỡ, thường có những ý kiến không chính thống về giá trị của việc tham gia. Người chủ trì cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng là kết quả điều trị đối với những người có tham gia chương trình tự giúp đỡ khả quan hơn nhiều so với những người không tham gia chương trình. Trung tâm Matrix đã tiến hành một số khảo sát về kết quả điều trị và sự tham gia chương trình 12 bước và đã thống nhất thấy rằng có một mối quan hệ rất tích cực giữa 2 nội dung này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ vẫn tranh cãi rằng họ chẳng hề thấy những buổi sinh hoạt như thế này giúp ích được gì và họ sẽ không tham gia.


  • - Sự chống cự không tham gia chương trình 12 bước là một vấn đề quan trọng. Người chủ trì nên cố gắng nhận thức rằng không phải là hiếm thấy việc nhiều người ban đầu có thể thấy ngay sự thoải mái trong chương trình 12 bước, nhưng người chủ trì cần nỗ lực theo nhiều cách có thể để khuyến khích các bệnh nhân tham gia một chương trình 12 bước mẫu. Những bệnh nhân chống cự lại những khía cạnh tinh thần của chương trình 12 bước cần được khuyến khích cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào mối quan hệ này.
    Những người cảm thấy không thoải mái khi đến với những buổi gặp gỡ mà họ còn chưa quen có thể bố trí để gặp, trao đổi với người đồng chủ trì hoặc các thành viên khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Các buổi gặp gỡ thực tế tại trung tâm điều trị có thể là một điều gì đó khiến giảm bớt sự e ngại và có thể là một địa điểm tốt giúp người bệnh làm quen dần với chương trình.


  • - Tranh luận với các bệnh nhân chống đối là một việc làm phản tác dụng. Việc sử dụng các thành viên khác trong nhóm, hoặc những kinh nghiệm tích cực của người đồng chủ trì đối với các buổi trị liệu là một phương pháp tốt hơn nhiều để có thể giải quyết tình trạng bệnh nhân chống cự. Cần khuyến khích những bệnh nhân tham gia chương trình 12 bước chia sẻ về những lợi ích chính đáng của việc tham gia chương trình 12 bước. Các hoạt đông xã hội, như uống café sau các buổi gặp, và việc luôn sẵn có những người khác để trò chuyện vào những lúc gặp vấn đề rắc rối có thể khuyến khích được các khía cạnh tham gia vào chương trình 12 bước đối với những thành viên hay chống đối.


  • - Một số bệnh nhân có thể sẵn lòng tham dự các buổi sinh hoạt, nhưng lại chống cự lại việc tiếp nhận một người hỗ trợ và thực hiện các bước của chương trình. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng người chủ trì và các thành viên khác để khuyến khích sự tham dự của bệnh nhân vào các hoạt động của chương trình 12 bước. Càng tham dự nhiều hoạt động trong chương trình, càng giúp phục hồi tốt. Việc sử dụng một người trợ giúp như một huấn luyện viên trong chương trình 12 bước là một việc vô cùng giá trị. Hãy hướng dẫn người bệnh lựa chọn một người trợ giúp, người sẽ chấp nhận sự tham dự hiện tại của người bệnh trong quá trình điều trị một cách chuyên nghiệp.


  • - Đối với những bệnh nhân vẫn tiếp tục chống đối không tham dự các hoạt động 12 bước, cần gợi ý cho họ những lựa chọn tự giúp đỡ khác như Phục hồi dần dần, Yêu cầu như các thầy dòng duy trì tình trạng không sử dụng (SOS), Thuyết bất khả tri trong gặp gỡ AA,… Những buổi gặp tự giúp đỡ thay thế này có thể giúp người bệnh có cảm giác giống như nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp.


  • - Một bệnh nhân có thể được cung cấp các đề nghị không phù hợp hoặc có thể gây nguy hiểm cho anh ta/chị ta. Ví dụ, nếu chủ đề thảo luận là làm thế nào để dừng không nghĩ đến việc sử dụng và người bệnh đề nghị một bệnh nhân khác là anh ta phải nghĩ về suy nghĩ việc dùng ma tuý của mình trong mọi trường hợp chứ không phải là dừng lại không suy nghĩ đến, thì trong trường hợp đó người chủ trì cần can thiệp một cách lịch sự rằng “Có thể điều đó có ích với bạn, nhưng hầu hết moi người đều thấy rằng đó là một phương pháp nguy hiểm. Và hầu hết những bệnh nhân khác thấy rằng việc sử dụng quy trình dừng không nghĩ đến việc sử dụng ma tuý là phương pháp giúp ích được họ nhiều hơn”. Người chủ trì cần phải lịch sự và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng cũng cần kiểm soát tình huống một cách rõ ràng.


  • - Trong những tình huống mà những bệnh nhân bất ổn không thể thực hiện theo sự hướng dẫn tài tình hoặc kết quả buổi làm việc bị hạn chế tương đối, thì người chủ trì nên nói một điều gì đó giống như “Tối hôm nay các bạn thật ồn. Nào hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều có một thời gian không gian thư giãn nào đó. Đề nghị hãy lắng nghe trong một lát thôi”. Nếu khủng hoảng xảy ra, người chủ trì cần trò chuyện riêng với bệnh nhân đó sau buổi sinh hoạt nhóm về vấn đề cụ thể của chính anh ấy/cô ấy.


  • - Nếu một bệnh nhân được cho là đang say thuốc, người chủ trì nên đề nghị bệnh nhân đó đi ra ngoài cùng mình. Hãy xem xem liệu có một tư vấn viên khác có thể làm việc với anh ấy /cô ấy không. Nếu không có, người đồng chủ trì có thể tiếp tục cho nhóm thảo luận trong khi người chủ trì sẽ cố gắng đánh giá về điều kiện sức khoẻ của cá nhân bệnh nhân đó và thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến việc anh ta sử dụng ma tuý hoặc rượu. Tuỳ thuộc vào mức độ say thuốc của người bệnh, có thể cần thiết bố trí người đưa anh ta về nhà một cách an toàn và trước khi có thể tiến hành bất kỳ một cuộc trao đổi nào về chủ đề này cho đến khi có buổi hẹn gặp lần sau. Hãy tránh đối đầu với bệnh nhân.


4. Mục đích

  • 1. Cung cấp một nơi thuận tiện cho những bệnh nhân mới hiểu biết về các kỹ năng phục hồi và chương trình tự hỗ trợ.

  • 2. Giới thiệu với các bệnh nhân về các công cụ cơ bản giúp phục hồi và hỗ trợ họ trong việc dừng không sử dụng ma tuý và rượu.

  • 3. Giới thiệu chương trình tham gia 12 bước và tạo dựng một mong đợi đối với phục hồi 12 bướ như là một phần trong mô hình điều trị Matrix.

  • 4. Tăng cường số lượng bệnh nhân tham gia mô hình nhóm khi cần thiết trong Chương trình phục hồi, Hỗ trợ xã hội và Gặp gỡ 12 bước.

  • 5. Cho phép người đồng chủ trì cung cấp một mô hình để đạt được việc duy trì không sử dụng trong thời gian đầu.

  • 6. Cung cấp cho người đồng chủ trì sự tự tin và thúc đẩy, khuyến khích sự tiến bộ của người đồng chủ trì.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


Tất cả nhóm: Trong vòng 15 phút cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu, cần luyện tập 2 bài tập sau. Cả 2 bài đều được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một cách thức để xây dựng một kế hoạch phục hồi và giám sát sự tiến bộ của mình.


Chủ đề: Lập kế hoạch

Tài liệu phát tay:

  • a) Lập kế hoạch, “Liệu đó có phải là điều quan trọng không”

  • b) Kế hoạch hàng ngày/hàng giờ

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp người bệnh xây dựng được cơ cấu chương trình phục hồi và đưa ra những chỉ dẫn (bản đồ dẫn đường) để duy trì tình trạng tỉnh táo từ khi kết thúc buổi gặp hiện tại đến khi trở lại tham gia vào buổi gặp tiếp theo.


Chủ đề: Đánh dấu thời gian

Tài liệu phát tay:

  • a) Lịch và ghi chú

  • b) 5 (năm) lịch sinh hoạt

  • Việc đánh dấu mỗi ngày phục hồi thành công vào một quyển lịch có thể giúp  người bệnh nhận thức được sự tiến bộ phục hồi từng ngày và cung cấp thêm ý thức để tiếp tục thực hiện và hoàn thành chương trình.


Buổi 1. Chủ đề: Hãy dừng cái vòng luẩn quẩn này lại!

Tài liệu phát tay:

  • a) Các động cơ thôi thúc sử dụng.

  • b) Các động cơ thôi thúc sử dụng - Suy nghĩ - Thèm nhớ - Sử dụng.

  • c) Các kỹ thuật dừng không suy nghĩ đến.


Hãy đề nghị bệnh nhân xem xét lại các tình huống dẫn đến động cơ thôi thúc sử dụng cụ thể. Dừng lại mô tả chi tiết về các lần sử dụng rượu và sử dụng ma tuý, và những cảm giác xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị sử dụng. Không để nhóm biến thành một buổi chia sẻ những kinh nghiệm về các động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng mà không thể kiểm soát được. Hãy tập trung người bệnh vào những điều gì bây giờ họ cần phải tránh, hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề theo một cách mới khi có những tình huống xuất hiện động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng. Giúp họ xây dựng các kế hoạch, chương trình để đối phó với những tình huống có thể xảy ra việc tác động khiến họ nghĩ đến việc sử dụng vào dịp cuối tuần. Đây chắc chắn là một chủ đề dễ bị thay đổi.
Hãy đảm bảo chắc chắn là có thể duy trì các bệnh nhân chỉ tập trung vào việc hiện nay chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào, không nên đi quá sâu vào việc mô tả những gì đã thường xảy ra. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một kế hoạch giúp thay đổi hành vi bằng việc đưa ra những định hướng tốt và cam kết mạnh mẽ để đối phó.


Cho phép người đồng chủ trì thảo luận về những điều gì đã xảy ra nhằm tăng cường những ứng phó của anh ta chống lại những tác động khiến anh ta sử dụng ma tuý. Các bệnh nhân cần được biết rằng cảm giác bị hối thúc này sẽ ít dần khi họ chuyển sang ngừng không sử dụng.


Dừng việc suy nghĩ đến sẽ là một kỹ năng mà người bệnh có thể sử dụng để tạm khóa những suy nghĩ về ma tuý và nhờ đó có thể lấy lại được khả năng kiểm soát quá trình suy nghĩ của bản thân. Các cơn thèm nhớ phải không để trở nên áp đảo họ. Họ có thể khiến các cơn thèm nhớ không xảy ra bằng cách khoá những suy nghĩ liên quan đến ma tuý của bản thân lại. Họ cần sử dụng quá trình này nhanh chóng trước khi chức năng sinh lý của cơ thể đối với các cơn thèm nhớ bắt đầu được kích hoạt. Hãy trao đổi về chu kỳ xuất hiện các cơn thèm nhớ trong ngày đối với họ và tìm ra các cách giúp họ giúp can thiệp phá vỡ chu kỳ đó. Hãy thảo luận về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn đó của họ.


Buổi 2. Chủ đề: Xác định những động cơ bên ngoài thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay:

  • a) Bảng hỏi về các động cơ bên ngoài.

  • b) Sơ đồ tác động của các động cơ đến việc sử dụng.


Bảng hỏi về động cơ thôi thúc sử dụng từ  bên ngoài giúp xác định các tác động bên ngoài đối với việc sử dụng ma tuý. Điều quan trọng là sử dụng bảng mẫu này như một bài luyện tập để có được bức tranh toàn diện về tình hình, địa điểm và thời điểm lúc những suy nghĩ và các cơn thèm nhớ có thể bị thôi thúc. Hãy hỏi về những động cơ đặc trưng có thể không được liệt kê trong bảng hỏi. Xem xét nhu cầu xây dựng kế hoạch cho các hoạt động ứng phó để thoát ra khỏi những tình huống tác động như vậy. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành một danh sách hoàn chỉnh về những động cơ thôi thúc sử dụng từ bên ngoài. Xem xét một cách tóm tắt cách thức đối phó đối với một tình huống tác động mà người bệnh đã không thể tránh được.


Sơ đồ động cơ tác động đến việc sử dụng ma tuý giúp cho người bệnh ý thức rằng việc sử dụng chất kích thích không phải là hệ quả của những sự kiện xuất hiện ngẫu nhiên, không dự đoán được. Bằng cách thay đổi hành vi của người nghiện, cơ hội để anh ta sử dụng ma tuý cũng có thể được giảm xuống. Nếu không có % nào cho những tình huống có thể xảy ra, hãy đề cập đến các buổi trị liệu 12 bước. Bài tập này giúp tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về cơ hội xuất hiện các lần sử dụng và làm thế nào để có thể tránh được.


Buổi 3. Chủ đề: Xác định những động cơ bên trong thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay: Bảng hỏi về các động cơ bên trong.


Mẫu bảng hỏi này giúp đưa ra một bức tranh toàn điện về những tình trạng bên trong dẫn đến việc thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý. Nhiều cảm xúc được nêu trong bảng hỏi đan xen nhau. Không nên đi sâu vào từng cảm xúc riêng mà điều quan trọng là phải có được một bức tranh về những tình trạng cảm xúc nổi bật mà khiến thôi thúc người nghiện suy nghĩ và thèm nhớ đến ma tuý. Nhìn chung, con người thường bị hối thúc khi có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc một số người là cả hai.
Sau đó hãy phản ánh lại cho người bệnh biết về bức tranh mà họ đang gặp phải trước những hối thúc cảm xúc từ bên trong chính bản thân họ và hỏi xem liệu điều đó có đúng không. Trước khi hoàn thành bảng hỏi, người trị liệu nên đưa ra cho từng người bệnh một số ý tưởng rõ ràng về đâu là những loại phản ứng cảm xúc khiến người nghiện thèm nhớ ma tuý và dẫn đến sử dụng. Nếu việc sử dụng ma tuý của một người bệnh nào đó là tự động và không bị tác động hay hối thúc về cảm xúc ngay trước khi anh ta tham gia điều trị, thì hãy hỏi anh ta về đâu là những tác động trong thời gian anh ta nghiện trước đây. Hãy thảo luận những biện pháp thay thế giúp anh ta đối mặt với những tác động cảm xúc hối thúc mạnh mẽ từ chính bản thân anh ta.


Vào cuối buổi trị liệu này, hãy quay lại thảo luận về Sơ đồ tác động của các động cơ và bổ sung thêm những trạng thái cảm xúc một cách cụ thể an toàn hoặc không an toàn từ bên trong. Khi hoàn thiện xong sơ đồ tác động, hãy đưa cho người bệnh xem để biết những sự lựa chọn mà cô ấy/anh ấy đang quan tâm liên quan đến những người hoặc những nơi, những thứ mà chắc chắn sẽ dẫn cô ấy/anh ấy đến việc tái nghiện.


Buổi 4. Chủ đề: Giới thiệu 12 bước


Tài liệu phát tay: Giới thiệu 12 bước

Việc tham gia vào các hoạt động 12 bước là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị đối với người bệnh. Người bệnh nên xem xét việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt AA cũng cần thiết như việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt của mô hình Matrix. Họ cũng cần được người trị liệu cung cấp cho họ hy vọng và mong muốn rằng việc tham gia các chương trình 12 bước là một phần yêu cầu trong quá trình điều trị. Việc này có thể do người trị liệu thực hiện bằng một cách rất tích cực nhằm giúp họ hiểu rằng các chương trình 12 bước sẽ có hiệu quả bằng việc thu hút và rằng họ chính là yếu tố nguồn tích cực và rất có giá trị để các chương trình này được thành công.


Buổi 5. Chủ đề: Những thay đổi sinh hóa của cơ thể trong quá trình phục hồi

Tài liệu phát tay: Bản đồ chỉ đường cho việc phục hồi.


Sự suy nhược thể chất, ngủ không ngon giấc, đau đầu và một số ít trường hợp là cả lo lắng là tất cả những triệu chứng tiếp tục trong suốt quá trình cắt cơn. Hãy giúp người bệnh nhớ lại quá trình phục hồi dần dần về sinh học trong cơ thể đang xảy của họ. Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc phục hồi và cho họ hy vọng là tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng.


Việc xem xét các thay đổi về mặt sinh học đáng xảy ra trong người có thể giúp người bệnh ý thức được về những gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Hãy thảo trao đổi về những nỗ lực và trải nghiệm điều trị họ đã trải qua với những giai đoạn phục hồi này.


Buổi 6. Chủ đề: Các vấn đề xảy ra trong giai đoạn phục hồi ban đầu

Tài liệu phát tay:

  • - 5 vấn đề thường gặp trong giai đoạn phục hồi ban đầu

  • - Tranh luận về rượu


Có một số vấn đề có xu hướng nổi lên ngay lập tức giống như những vấn đề rắc rối đối với những người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Đối với phần lớn người sử dụng ma tuý thi có 5 vấn đề quan ngại rất quan trọng. Và chủ đề chính trong việc giải quyết các vấn đề này là việc có một cách hiệu quả hơn việc đối phó với sử dụng ma tuý một cách thông thường nhằm đối phó với những tình huống này. Người đồng chủ trì sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của anh ấy/cô ấy với một hoặc nhiều người về những vấn đề này.


Hãy củng cố những thành viên có các giải pháp tích cực khác để giải quyết vấn đề. Hỗ trợ và khuyến khích sự tin tưởng rằng phục hồi bao gồm việc cùng nhau đưa ra các hoạt động mới và dùng nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp cùng một lúc.


Nếu người bệnh vẫn còn do dự về việc dừng sử dụng (có lẽ vì họ không nhìn ra thực thế là việc sử dụng rượu như vấn đề ban đầu), thì bài tập sử dụng bảng Tranh luận về rượu có là một thách thức đối với những suy nghĩ của họ.


Buổi 7. Chủ đề: Suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Tài liệu phát tay:

  • - Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

  • - Hành vi của người nghiện


Để có được sự kiển soát trong hành vi của người bệnh, điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải có thể phân biệt được giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể là một khái niệm hoàn toàn mới đối với một số người. Hãy chắc chắn là người bệnh hiểu rõ nguyên tắc này trước khi chuiyển sang tài liệu phát tay thứ hai.


Người bệnh có một số mức độ kiểm soát nhất định về việc phục hồi là quá trình khó khăn như thế nào. Những người bệnh nào tiếp tục cư xử như những người lạm dụng ma tuý sẽ tiếp tục trở thành những người lạm dụng ma tuý. Không thể thành công trong việc dừng sử dụng ma tuý và tiếp tục can dự vào các hành vi của người nghiện. Những người bệnh cần được dạy về mối quan hệ giữa hành vi cư xủa của họ với thành công trong quá trình phục hồi của họ.


Buổi 8. Chủ đề:

Tài liệu phát tay: Các mẹo 12 bước


Một chút khôn ngoan từ chương trình AA có thể cung cấp những công cụ rất có giá trị cho người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Những lời nói hay khái niệm này cần được lưu ý xem xét để trở nên giá trị đối với người bệnh và như những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn những lợi ích có thể có được từ việc tham gia các buổi trị liệu 12 bước.


NHÓM DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN


1. Triết lý

Nhóm dự phòng tái nghiện (Relapse Prevention - RP) là một thành tố trung tâm của gói điều trị theo mô hình Matrix. Nhóm này có một mục đích cụ thể cũng như một hình thức cụ thể. Nhưng cũng có thể có một số điều mà nhóm này không phải là như vậy. Ví như nhóm này không phải là một nhóm huấn luyện sự quyết đoán hoặc dễ nhạy cảm. Đó cũng không phải là một buổi sinh hoạt trị liệu 12 bước. Đó không phải là một hoạt động nhằm giảm căng thẳng hoặc nhóm trao đổi về “bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong đầu” không có hồi kết.


Mỗi nhóm dự phòng tái nghiện được tổ chức quanh một chủ đề nhất định. Mục đích của nhóm là nhằm cung cấp một diễn đàn ở đó những người lệ thuộc chất hoá học kích thích có thể nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn về nhằm xây dựng một chương trình phục hồi và tránh tái nghiện. Tái nghiện không phải là một sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên. Qúa trình tái nghiện mang những đặc trưng có thể dự đoán được. Nhóm này sẽ cung cấp một địa điểm để chia sẻ các thông tin về vấn đề tái nghiện và dự phòng tái nghiện.
Các dấu hiệu đe doạ dẫn đến tái nghiện có thể được xác định bởi cán bộ điều trị và người bệnh. Những bệnh nhân có xu hướng tái nghiện có thể được chỉnh hướng trong khi cần khuyến khích những người đang thực hiện tốt quá trình phục hồi. Điều kiện sinh hoạt của nhóm cho phép các bệnh nhân hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hướng dẫn của người trưởng nhóm.


Nhóm được chủ trì bởi một người trị liệu và một người đồng chủ trì. Người trị liệu là một người chuyên môn hoàn toàn người cũng giám sát các thành viên của nhóm để đưa ra nững can thiệp trị liệu cá nhân phù hợp. Lợi ích của mối quan hệ hai mặt này là người trị liệu có thể phối hợp hiệu quả hơn và hướng dẫn quá trình phục hồi một cách có tiến bộ của mỗi cá nhân người bệnh. Việc thường xuyên liên hệ với người bệnh cũng giúp tăng cường mối liên hệ trị liệu giúp duy trì người nghiện thực hiện điều trị.


Bất lợi có thể có của mối quan hệ hai mặt này là những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người trị liệu không chú ý đến việc tiết lộ thông tin mang tính bảo mật cá nhân đối với nhóm trước khi người bệnh lựa chọn sẽ làm như vậy. Đó là một sự vi phạm đến ranh giới đối với người trị liệu nhằm ngụ ý là những thông tin đó tồn tại và cố gắng ép một người bệnh chia sẻ thông tin đó nếu người bệnh chưa được lập kế hoạch để thảo luận về các vấn đề trong nhóm.


Có một mối nguy hiểm khác có thể tránh được là khả năng các thành viên trong nhóm có thể nhận ra dành sự ưu ái đối với một số bệnh nhân cụ thể hơn các người khác. Điều quan trọng là người trị liệu cần phải cung cấp sự hỗ trợ công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm và không cho phép các thành viên bị lôi kéo vào một cuộc ganh đua để dành đựơc sự quan tâm của ngươì trị liệu.


Tất cả các bệnh nhân trong nhóm sẽ xây dựng một mối quan hệ cá nhân với người chủ trì. Mức độ người chủ trì có thể khuyến khích sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ sẽ có mối liên hệ trực tiếp với sự tín nhiệm mà người chủ trì xây dựng được với các thành viên. Người chủ trì nhóm phải nắm được các thành viên nhận thức như một nguồn cung cấp các thông tin liên quan đến lạm dụng ma tuý một cách đáng tin cậy. Hai điểm chính để xây dựng được lòng tin với người bệnh là mức độ người chủ trì áp dụng để kiểm soát tình hình nhóm và năng lực của người chủ trì trong việc biến nhóm trở thành một nơi an toàn đối với tất cả các thành viên.


Hai yếu tố này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Để nhóm cảm nhận được sự an toàn, các thành viên phải xem người chủ trì của nhóm như một người tài giỏi và có khả năng kiểm soát tốt. Đôi khi, các thành viên trong nhóm tham gia quá tích cực, nói nhiều và làm chuyện huyên náo, ồn ĩ. Khi đó người chủ trì nhóm phải sử dụng các phương pháp giao tiếp có lời và cả không lời để làm giảm nhiệt của nhóm và giúp nhóm tập trung vào thảo luận chủ đề của buổi sinh hoạt. Thông thường thì tình trạng này xảy ra trong dịp những ngày nghỉ nếu có một số thành viên tái nghiện trở lại. Ngược lại, có nhiều trường hơp các thành viên trong nhóm thờ ơ, uể oải và không tập trung. Trong trường hợp này, người chủ trì cần phải truyền năng lượng cho các thành viên và tác động để họ thấu cảm. Người chủ trì cần phải nhận thức được đặc điểm mang tính cảm xúc này và có cách để ứng phó phù hợp.


Cũng bằng cách tương tự như vậy, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy rằng người chủ trì nhóm đang giữ cho nhóm hoạt động đi theo hướng có lợi và lành mạnh. Người chủ trì nhóm phải sẵn sàng biết cách ngắt lời các thành viên trong khi thảo luận nhóm một cách hợp lý, đề nghị tạm dừng câu chuyện liên quan đến việc sử dụng ma tuý hoặc định hướng những trình bày quá dài. Mọi thành viên đều phải được tạo cơ hội để tiếp nhận. Hàng tuần người chủ trì cần phải đảm bảo chắc chắn rằng một hoặc hai thành viên không phải luân luôn là người nói đầu hoặc độc diễn trong toàn bộ thời gian sinh hoạt của nhóm. Các thành viên cần phải cảm thấy là người chủ trì quan tâm đến sự tham gia của họ trong nhóm vì điều này có liên quan đến việc duy trì không tình trạng không sử dụng. Người chủ trì nhóm phải là một người rõ ràng, năng động, không để người khác nghi ngờ đặt câu hỏi trong việc kiểm soát, điều hành nhóm.


Người đồng chủ trì là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của nhóm. Với tư cách là một người đã có nhiều phục hồi thành công, người này được đặt trong vị trí phải giải quyết những vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn từ những mong đợi thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Những người đồng chủ trì cần được đào tạo đẻ đưa ra kết quả của mình theo những thông điệp của chính bản thân mình “Tôi…”.


Nhóm được điều hành theo cách thức phù hợp với mô hình Matrix. Những người chủ trì cần phải là người nhạy bén đối với những thông tin được đưa ra trong một nhóm các thành viên phức tạp, không theo một trật tự nhất định. Một số trường hợp, người chủ trì có thể còn cần là một người có khả năng định hướng, có thể đối mặt hoặc tóm tắt, nêu ra những đặc trưng chính từ các thành viên trong nhóm khi họ phải ảnh những suy nghĩ mang đặc trưng của người nghiện.
Sự tập trung vào những ví dụ như thế này của người chủ trì phải là sự tập trung vào vấn đề nghiện như là một vấn đề chống tại người nghiện. Nói một cách khác, sự quan tâm phải được thực hiện nhằm tránh đưa ra những định hướng phản hồi tiêu cực đối với người bệnh, thay vào đó hãy tập trung và những khía cạnh của vấn đề trên cơ sở vấn đề nghiện của chính những hành vi, suy nghĩ của người bệnh.


2. Hình thức

Mỗi buổi sinh hoạt nhóm dự phòng tái nghiện bắt đầu vào việc giới thiệu những thành viên mới, và những người này sẽ được đề nghị mô tả tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân. Người này sẽ giới thiệu trực tiếp với các thành viên trong nhóm và với người chủ trì nhóm. Việc trình bày này không quá chi tiết hoặc phải biểu đồ hoá, cũng không giống như việc tái hiện lại “những câu chuyện thời chiến tranh”. Việc giới thiệu này chỉ nhằm mục đích để cung cấp thông tin rất cơ bản như loại ma tuý sử dụng, lý do tham gia điều trị. Khi người bệnh nói lan man, hoặc cung cấp những thông tin chi tiết về việc sử dụng không cần thiết, cần phải đề nghị họ tóm gọn lại và dừng trình bày.


Trong 15 phút đầu của buổi sinh hoạt, người chủ trì sẽ nêu ra một chủ đề cụ thể bằng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Chủ đề cụ thể đó sẽ thảo luận cùng với những đóng góp của các thành viên trong khoảng 45 phút. Người chủ trì cần đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó đều được thảo luận và tránh việc đưa ra những định hướng chưa chín chắn từ các vấn đề của chủ đề chính. Cũng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những bệnh nhân đang thực hiện một lịch trình không có liên quan đến chủ đề thảo luận sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề của họ sau thời gian thảo luận về chủ đề hàng tuần của nhóm. Người chủ trì tóm lược quá trình thảo luận bằng việc bóc tách các phần trong chủ đề thảo luận và những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó.


Trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi buổi sinh hoạt nhóm, các bệnh nhân sẽ được hỏi về việc liệu họ đang có bất kỳ một vấn đề gì không, hoặc liệu là có bất kỳ một vấn đề gì mà họ mong muốn được trao đổi không. Từng bệnh nhân, đặc biệt là những người đã từng có một vấn đề gì đó hoặc những người không tham gia trong nhóm, sẽ được hỏi cụ thể. Câu hỏi chung có thể sử dụng là “Mọi thứ đang diễn ra thế nào với anh?” hoặc “Thế có bất kỳ tiến triển nào mới trong vấn đề của bạn đã nêu ra lần trước không?” hay “Bạn đã bao giờ có những động cơ thôi thúc bạn sử dụng ma tuý không?’, “Anh có kế hoạch như thế nào để duy trì việc không sử dụng trong tuần này?” thường khơi gợi bệnh nhân trả lời. Cũng cần đặc biệt lưu ý giải quyết tất cả những ai không lên tiếng trong nhóm. Thông thường, các bệnh nhân những người mà giữ im lặng hoặc không giao tiếp trong nhóm là những người hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề cần được thảo luận hoặc gợi ý nêu ra.


Nhóm dự phòng là nơi cố gắng tạo ra cơ hội để lôi kéo hoặc khích lệ một người tham gia từ các thành viên khác trong nhóm. Người chủ trì nhóm nên đề nghị các thành viên khác cho ý kiến góp ý về một vấn đề nào đó đang được thảo luận, đặc biệt là khi có một số thành viên trong nhóm đang phải đương đầu với vấn đề đó. Ví dụ, những người đã và đang chuyển sang thời gian kiêng không sử dụng lâu hơn thì có thể được đề nghị hãy mô tả về cách thức làm thế nào mà họ có thể đối phó với những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, người chủ trì nhóm cũng không nên dừng kiểm soát nhóm hoặc thúc đẩy việc trao đổi giữa các cá nhân không theo định hướng về việc mỗi người cảm nhận như thế nào về những điều do người khác chia sẻ. Người chủ trì cần phải duy trì việc thảo luận và định hướng được các cuộc trao đổi, đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh định hướng cho các cuộc trao đổi đang có xu hướng tản mạn, không đi đúng chủ đề, không phù hợp hoặc có tính bất ổn.


Người đồng chủ trì có thể được tham gia với tư cách như một mô hình thực tế có vai trò tích cực và nhằm tăng cường thêm những khuyến nghị và lời khuyên cho nhóm trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản thân. Người đồng chủ trì cần tránh ca tụng, mà anh ấy/cô ấy nên cố gắng nói về mình và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của chính bản thân. Người đồng chủ trì có thể sẽ rất có hiệu quả trong những trường hợp có một thành viên đang chống cự lại các ý kiến, kết quả góp ý của người chủ trì. Trong những trường hợp như vậy, có thể đề nghị người đồng chủ trì chia sẻ về những gì đã giúp ích cho anh ta trong đó nhấn mạnh đến vì những lý do gì mà những điều đó đáng giá, từ đó giúp ích chứ không phải là mời anh ta tranh luận hoặc thảo luận thêm nữa.


Những người tham gia nhóm dự phòng ngay từ khi bắt đầu điều trị và sẽ tiếp tục duy trì việc tham gia này trong suốt 16 tuần hồi phục ban đầu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ tạo dựng được mối liên hệ có tính phụ thuộc. Tiến trình của nhóm khuyến khích mối dây liên hệ này và chính sự gắn kết đó có thể là một động cơ tích cực mang tính xây dựng khiến có thể giúp người bệnh duy trì được việc đeo đuổi chương trình điều trị. Mặc dù nhiều người bệnh nên được khuyến khích xem xét, nhìn nhận rằng chính họ cần có trách nhiệm với nhóm và cam kết tham gia tích cực và gắn bó với nhóm, nhưng cũng nên lưu ý là sự hồi phục của họ là do chính bản thân họ làm nên. Điều quan trọng giúp người bệnh nhìn nhận ra rằng sự hồi phục của họ là kết quả đạt được của chính bản thân họ và trong đó có sự hỗ trợ, khuyến khích của các thành viên khác trong nhóm. Sự hồi phục của người bệnh có tính độc lập nói trên có thể giúp họ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến tái nghiện nếu có một vài thành viên khác trong nhóm có thể bị tái nghiện trở lại. Cần có được sự cân bằng giữa việc có được sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhóm với sự độc lập riêng trong nhóm để từ bỏ được ma tuý.


Sự thân thiết và gắn kết trong một nhóm dự phòng tái nghiện là vô cùng giá trị đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được thận trọng lưu ý tránh sự cường điệu về chương trình điều trị và sự can dự khác từ các thành viên khác trong nhóm. Người bệnh ký một bản thoả thuận khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình để tránh các mối quan hệ “ngoài lề” nhóm, tuy nhiên họ cũng cần được thường xuyên nhắc nhở lại để nhớ về bản thoả thuận đã cam kết này. Nếu trong nhóm có hai thành viên bắt đầu trở nên can dự, quan hệ không phù hợp với nhau, thì khi đó người chủ trì cần nhắc lại cho họ nhớ về bản thoả thuận mà họ đã ký để họ tránh những quan hệ đó và giải thích để họ hiểu lý do vì sao những mối quan hệ này lại không được khuyến khích.


Tuy nhiên, cũng không nên để người bệnh bị mất động lực phấn đấu từ việc được hỗ trợ bởi các thành viên khác. Trong giai đoạn hồi phục ban đầu, điều này cần được thực hiện trong bối cảnh có các nhóm hỗ trợ 12 bước và nhóm hỗ trợ xã hội kết hợp cùng lúc. Người bệnh cũng không nên để bị khuyến khích tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ lâu dài thông qua việc họ tham gia vào các nhóm AA, CA hoặc NA. Một người hỗ trợ trong nhóm AA có thể là nguồn hỗ trợ vô cùng giá trị đối với người bệnh.
Việc tham gia vào các cuộc gặp gỡ và giao lưu xã hội hoá với các thành viên trong nhóm AA có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ hoàn toàn mới gồm những người bạn đã phục hồi không còn sử dụng và các hoạt động không liên quan đến việc sử dụng. Nếu người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu chỉ tiếp cận với các người bạn khác để tìm kiếm sự hỗ trợ mà không có mối liên hệ nào với những người đã duy trì được việc từ bỏ không sử dụng trong một thời gian lâu dài, thì trong quá trình được hỗ trợ, họ sẽ dễ có nguy cơ bị tái nghiện trở lại.


3. Các tình huống đặc biệt:

- Tại những thời điểm mà người chủ trì nhóm có thể cần can thiệp một cách mạnh mẽ nhằm đối phó với một số hành vi đặc biệt của người bệnh trong nhóm. Sự can thiệp này có thể là yêu cầu nhóm giữ yên lặng hoặc hạn chế sự tham gia của cá nhân đó trong nhóm, hoặc đề nghị cá nhân đó ra ngoài, không tham gia trong nhóm.


- Hành vi: cứ mãi kiên trì về một vấn đề nào đó

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: lịch sự đề nghị rằng đã đến lúc cần để cho những người khác được tham gia thảo luận về các vấn đề của họ và sau đó sẽ tiếp tục.


- Hành vi: Tranh cãi về một trường hợp hành vi  gặp phải trong quá trình phục hồi (ví dụ như việc sử dụng trở lại, từ bỏ không sinh hoạt nhóm, sử dụng cách thức “tự kiểm soát” để chống lại hoặc tránh các cơn thèm muốn rượu,...) sau khi nhận được phản hồi lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: chỉ ra sự vô ích của các cách đối phó như vậy trong bối cảnh thực tiễn của việc nghiện và chia sẻ kinh nghiệm đã từng xảy ra của những người khác. Nếu người vẫn tiếp tục theo cách đó một thời gian lâu, hãy đề nghị anh ta/chị ta lắng nghe những người còn lại trong nhóm chia sẻ vì mọi vấn đề gặp phải đều cần được các cá nhân thảo luận với người tư vấn.


- Hành vi: Đe dạo, có thái độ xấc xược hoặc sỉ nhục hoặc các dấu hiệu điều hành mang tính cá nhân, cư xử theo cách thức rõ ràng cho thấy là đang bị phê thuốc.

- Biện pháp can thiệp: để lại nhóm cho người đó, và người đồng chủ trì sẽ phụ trách nhóm. Sau đó có một buổi trao đổi ngắn gọn mang tính cá nhân, hoặc sử dụng một biện pháp can thiệp trị liệu khác. Nên để mắt quan sát người bệnh đó trước khi để anh ta/chị ta ở lại. Nếu cần thiết, có thể phải bố trí chuyển tuyến.


- Hành vi: Nhìn chung thiếu sự cam kết đối với việc sẽ thực hiện chương trình điều trị, điều này có thể được thể hiện qua các biểu hiện như việc tham gia kém, chống đối lại các can thiệp điều trị, có những cách cư xử mang tính phá phách, hoặc có thường xuyên hay tái nghiện lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị trong nội dung can thiệp nhóm hoặc can thiệp bổ sung. Miễn là người bệnh không bị phê thuốc trở lại hoặc không thích hợp, còn lại đều có thể cho phép họ tham gia nhóm nhưng cũng cần phải đề nghị họ lắng nghe và tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm nên trao đổi về hình thức này với người bệnh trước khi sinh hoạt nhóm. Cũng nên nói với người bệnh rằng anh ta/chị ta sẽ được tạo cơ hội để thảo luận về một số vấn đề khi buổi sinh hoạt kết thúc.


4. Kết thúc buổi sinh hoạt:

Người chủ trì cần thâu tóm lại những kết luận và tóm tắt nội dung thảo luận. Những vấn đề không hoặc chưa giải quyết được có thể được thừa nhận và thảo luận về những vấn đề cần thực hiện trong buổi gặp lần sau. Người bệnh những người đã chia sẻ và nêu lên những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hồi phục của họ được định hướng sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề này trong buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo của họ. Yêu cầu những người có dấu hiệu lo lắng, giận dữ, phiền muộn hoặc những người đề cập đến cơn thèm muốn trong suốt buổi sinh hoạt cần phải tiếp tục ở lại sau buổi sinh hoạt. Hãy nói chuyện một cách ngắn gọn với họ về những vấn đề của cá nhân và lập kế hoạch cho họ có buổi can thiệp tư vấn cá nhân càng sớm càng tốt. Lưu ý nên kết thúc buổi sinh hoạt bằng một lưu ý mang tính tích cực. Tất cả các buổi sinh hoạt nên kết thúc bằng một lời hứa có sự tin tưởng và một cam kết sẽ tham gia nhóm vào tuần sau.


5. Mục đích:

  • 1. Cho phép người bệnh liên hệ qua lại với các người khác trong qúa trình hồi phục.

  • 2. Cung cấp các tài liệu cụ thể liên quan đến dự phòng tái nghiện.

  • 3. Cho phép người đồng chủ trì chia sẻ với nhóm kinh nghiệm duy trì không sử dụng lại trong một thời gian lâu dài.

  • 4. Tạo ra một số sự gắn kết giữa các bệnh nhân.

  • 5.Cho phép người chủ trì nhóm tận mắt chứng kiện sự liên hệ qua lại giữa các bệnh nhân.

  • 6. Cho phép bệnh nhân tận dụng việc tham gia vào các trải nghiệm của nhóm một cách lâu dài.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


1. Rượu - Loại lại ma tuý hợp pháp

Vì rượu là một phần lớn trong đời sống hàng ngày của con người, nên người ta thường không nghĩ nó là một loại ma tuý. Bài tập này được thiết kế nhằm giúp người bệnh nhìn nhận ra các tình huống mà họ sẽ có thể phải đối mặt ở những nơi mà việc uống rượu dường như giống nha một điều gì đó cần phải làm. Lập các kế hoạch trước để đối phó với các tình huống như vậy có thể giúp người bệnh đối phó dễ dàng hơn với việc phải duy trì tình trạng kiêng khem không sử dụng.


2. Sự buồn chán:

Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải luôn luôn lấp đầy cuộc sống bằng những hoạt động mới. Nhu cầu này không dừng lại sau một vài tháng kiêng khem không sử dụng mà còn kéo dài. Các sở thích, cách thức phản ứng tình huống hoặc các mối quan tâm mới sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Sự buồn chán là một dấu hiệu cho thấy tình trạng trì trệ đang được thiết lập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện và sẽ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma tuý trừ khi thực hiện một số biện pháp nào đó. Sự buồn chán sẽ không dễ dàng qua đi, do vậy cần phải làm một số điều gì đó để đối phó với tình trạng này


3. Tránh xu hướng tái nghiện trở lại/các đường mỏ neo:

Bài tập về các đường mỏ neo sẽ giúp ích cho người nghiện xác định rõ những gì họ đang làm là thực sự có ích và giám sát được các hành vi trong tương lai nhằm đảm bảo việc tiếp tục không sử dụng.


4. Việc làm và sự phục hồi:

Có một số vấn đề xung quanh việc làm và vì sao tình trạng về việc làm của người nghiện lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tài liệu phát tay này sẽ giải quyết một số trong số các vấn đề như vậy ví dụ liệu người nghiện đó có đang thất nghiệp (?), có là người tham công tiêc việc hay đang có việc làm, tất cả những điều này đều có tác động dẫn đến việc khó khăn cho người đó phục hồi.


5. Mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ:

Mục đích của nhóm này là nhằm giúp người nghiện nhận thức được sự khác nhau giữa việc tham gia vào một hành vi xấu với việc trở thành một người xấu. Điều quan trọng là phải gán cho một số cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc mà người nghiện sẽ cảm nhận được trong quá trình phục hồi như là việc có liên quan đến các hành vi chứ không phải là bản chất của con người đó. Cần khuyến khích người bệnh cởi mở chia sẻ những vấn đề này, nhưng nếu nhóm vẫn chưa tìm ra được một nơi an toàn cho một người bệnh cụ thể nào đó, thì hãy đừng bắt ép họ chia sẻ, tiết lộ các thông tin mà họ cảm thấy xấu hổ.


6. Duy trì trạng thái luôn bận rộn:

Cấu trúc không thể tồn tại trong một kế hoạch mà không có các hoạt động. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ cho nhau trong việc đưa ra các gợi ý về các hoạt động mang tính tích cực mà người bệnh có thể thực hiện để làm đầy thời gian nhàn rỗi của mình. Tài liệu phát tay này sẽ giúp giải thích cho người bệnh hiểu vì sao các khoảng thời gian nhàn rỗi có thể là một tác nhân có thể dễ dẫn đến người ta nghĩ đến việc sử dụng trở lại.


7. Động lực để phục hồi:

Trong qúa trình người bệnh trải qua giai đoạn phục hồi, các lý do khiến họ duy trì tình trạng không sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Hãy cố gắng nêu bật được những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích người bệnh tập trung vào các lợi ích mà họ có thể có được khi phục hồi. Mỗi người bệnh nên được tạo cơ hội để chia sẻ một lý do giúp họ duy trì được việc không còn sử dụng như hiện nay. Còn đối với những người không thể làm được điều đó, thì có thể thảo luận về vấn đề của họ là gì và cần được giúp đỡ như thế nào để cam kết không sử dụng nữa.


8. Sự thành thực:

Sự thành thực là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. Bài tập này đưa ra ý tưởng rằng sự thành thực trong việc chống lại việc sử dụng là khác nhau giữa bản chất thực sự và hình thức thể hiện bề ngoài. Sự thành thực của người bệnh là điều thiết yếu để xây dựng nền tảng cho qúa trình phục hồi trong thực tế thay vì những ảo tưởng về tình trạng nghiện. Chủ đề này cần được nêu ra một cách nghiêm túc. Các câu hỏi ở phần cuối của tài liệu phát tay này cung cấp cho người bệnh một cơ hội để được thảo luận về các lĩnh vực mà trong đó sự thành thực vẫn còn là một vấn đề đối với cá nhân. Những ai đã dũng cảm thừa nhận rằng mình có sử dụng trở lại một cách thành thực cần phải được hoan nghênh vì sự thành thực của họ.


9. Kiêng sử dụng hoàn toàn:

Mỗi bệnh nhân đều đã có cam kết ngay khi bắt đầu tham gia chương trình điều trị rằng sẽ không sử dụng bất kỳ một loại ma tuý dạng thay thế nào hoặc chất cồn (rượu, bia). Đôi khi giá trị của cam kết này không rõ ràng đối với bệnh nhân. Việc thảo luận về chủ đề này cần được đưa vào chương trình sau khi người bệnh đã đồng ý đồng thời cũng cần đánh giá cao việc các thành viên trong nhóm giám sát nhau việc thực hiện các cam kết của chính họ.


10. Tình dục và sự phục hồi:

Mục đích của nhóm này là nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu được sự khác nhu giữa quan hệ tình dục, như là việc mở rộng mối quan hệ thân mật, với các hành vi tình dục có tính kích thích. Đối với đa số, các hành vi tình dục có tính kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng ma tuý, trong khi quan hệ tình dục thông thường lại không. Cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những câu chuyện khôi hài từ các thành viên trong nhóm khi đề cập đến vấn đề này. Và do vậy người chủ trì và người đồng chủ trì cần phải giữ thái độ nghiêm túc để duy rì một không khí phù hợp khi thảo luận về vấn đề quan trọng này.


11. Dự phòng tái nghiện:

Tái nghiện không xảy ra một cách bất ngờ. Có những dấu hiệu cảnh báo về hành vi và suy nghĩ của người bệnh do vậy họ cần được chỉ bảo, hướng dẫn cách để kiểm soát tình huống. Ngoài ra, cũng thường có những cảm xúc xuất hiện trước khi người ta tái nghiện trở lại. Đây là một khái niệm rất nhạy cảm và khó phát hiện. Người nghiện cần được hướng dẫn về các dấu hiệu chỉ báo về tình trạng căng thẳng, hoặc hồi họpp ví như chứng mất ngủ, hồi hộp hoặc đau đầu, và để từ đó người nghiện biết nhìn nhận ra những điều đó chính là các dấu hiệu khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại. Một khi các dấu hiệu chỉ báo về tái nghiện được xác đinh, cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng một kế hoạch nhằm ứng phó với các nhu cầu thèm muốn của cá nhân. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tái nghiện trước để rút ra cách ứng phó cho các lần tiếp theo là vô cùng quan trọng.


12. Sự tin tưởng:

Các mối quan hệ của người bệnh đã bị phá hỏng trong suốt quá trình người đó nghiện. Cần phải có thời gian để mối quan hệ đó bắt đầu được cải thiện ngay cả khi việc sử dụng ma tuý chưa được người nghiện từ bỏ hoàn toàn. Bài tập này cho phép người bệnh thừa nhận một thực tế là gia đình và bạn bè của họ có những lý do để nghi ngờ họ, và cần phải thảo luận về việc chính những phản ứng của họ dẫn dến sự nghi ngờ đó. Điều cần thực hiện ở đây là con người không thể đơn giản quyết định tin tưởng một ai, mà lòng tin chỉ có thể có được trở lại như là kết quả của việc người đó tiếp tục kiêng không sử dụng ma tuý.


13. Lịch thiệp, không mạnh mẽ:

Điểm mấu chốt của bài tập này là việc bạn không thể mạnh mẽ hơn việc nghiện. Muốn trở thành người từ bỏ được ma tuý vẫn là chưa đủ, cho dù ý nghĩ đó mạnh mẽ đến chừng nào. Điều cần thiết là phải duy trì một khoảng cách tối đa tránh xa ma tuý bằng việc tránh các nguy có và thiết lập được các hoạt động mang tính tích cực, không có liên quan đến ma tuý. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong qúa trình phục hồi. Giữ một khoảng cách không để việc tái nghiện xảy ra, bản thân điều này đã là việc phục hồi. Tuy nhiên, điều này cho phép hướng đến kết quả phục hồi toàn diện.


14. Xác định các vấn đề thuộc về tinh thần:

Phần này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu được sự khác biệt giữa tôn giáo và tinh thần như được nêu trong chương trình 12 bước. Điều cực kỳ quan trọng đối với những ai nghĩ rằng các chương trình tự giúp đỡ là tôn giáo chứ không mở rộng khái niệm về các vấn đề tinh thần. Chủ đề này cần được thảo luận thoải mái và không nêu ra như một yếu tố thúc đẩy chương trình điều trị 12 bước.


15. Quan tâm đến việc kinh doanh/quản lý tiền:

Nhiều nhiệm vụ bình thường trong cuộc sống thường ngày của người nghiện bị phớt lờ khi họ sống trong một cuộc sống chìm đắm trong nghiện ngập. Hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể mà họ đã phớt lờ, bỏ qua và bổ thêm các nhiệm vụ khác tương tự cho họ. Cần đảm bảo chắc chắn là người bệnh không cảm thấy qúa tải và bị chìm đắm trong các nhiệm vụ sau khi họ tham gia thảo luận vấn đề này.

Hãy trao đổi về thời gian và tiền bạc chính là hai nguồn chính mà mỗi chúng ta phải tiết kiệm vì chúng ta phải lựa chọn chúng cẩn trọng. Hãy chỉ ra cho ho thấy những sự lựa chọn này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống một con người. Việc sử dụng các câu hỏi nhằm thảo luận với mỗi bệnh nhân về tình huống, điều kiện của cá nhân họ liên quan đến tiền. Phần này cung cấp cho người nghiện một cơ hội tuyệt vời để giảm bớt cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà chính những cảm giác này vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến tiền trong quá khứ của người nghiện. Nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hành vi của người nghiện đối với tiền và hành vi của người không nghiện đối với tiền.


16. Lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện I:

Suy nghĩ cho rằng bản chất của một người dẫn đến việc người ta dùng ma tuý là nội dung xem xét trong phần này. Điều phải làm ở đây là cần phải nhấn mạnh rằng một người có thể ít bị ảnh hưởng bỏi các lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện nếu những lý lẽ này được xác định và đánh giá trước về thời gian. Hãy đề nghị người bệnh chỉ ra những lý lẽ cụ thể về tình trạng tái nghiện để từ đó họ có thể bị tái nghiện trong quá khứ.


17. Quan tâm, chăm sóc bản thân:

Nội dung phần này tập trung là nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh về các kinh nghiệm thực tế phổ biến về việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân và đánh giá xem đến nay họ đã thực hiện được việc từ bỏ được các thói quen trước khi nghiện như thế nào. Nhấn mạnh việc chăm sóc bản thân về mặt sinh lý có thể cải thiện như thế nào sự tự tin và nhấn mạnh đến việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân , từ đó gắn kết với vấn đề phục hồi.


18. Các cảm xúc nguy hiểm:

Một số loại trạng thái tiêu cực là yếu tố dễ dàng thúc đẩy người nghiện sử dụng ma tuý trở lại. Tài liệu phát tay này sẽ giải thích về một số trạng thái cảm xúc thường gặp. Việc thảo luận có thể hỗ trợ các thành viên nhóm trong việc xác định những yếu tố cảm xúc nào có thể, hoặc dễ dàng thúc đẩy người ta sử dụng ma tuý trở lại.


19. Ốm đau:

Bị ốm hoặc thiếu năng lực sẽ khiến con người yếu đi về mặt thể lực và làm gián đoạn động lực trong quá trình phục hồi. Tần suất tái nghiện tiếp theo các giai đoạn này khiến người bệnh phải ngạc nhiên. Họ thường xuyên cảm thấy là họ không phải chịu trách nhiệm về quá trình này, và do vậy, họ cũng thất bại trong việc chịu trách nhiệm về việc có thể thực hiện được quá trình phục hồi hay không. Được cảnh báo trước tức là đã được trang bị trước.


20. Nhận biết tình trạng căng thẳng (stress):

Đây là một bài tập nhằm giúp người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về bản thân mình và từ đó nhận biết được tốt hơn các dấu hiệu về tình trạng stress đối với những gì đang diễn ra. Thông tin này có thể được sử dụng trong các nhóm trong tương lai khi có bằng chứng về các chỉ báo được xác định liên quan đến tình trạng stress. Người bệnh có thể chỉ ra một cách rõ ràng các dấu hiệu về tình trạng stress nhưng vẫn chưa giỏi xác định các dấu hiệu của chính bản thân mình. Người chủ trì và các thành viên trong nhóm có thể có khả năng giúp mang đến những dấu hiệu để thu hút sự chú ý của người bệnh.


21. Lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện II:

Chủ đề này là một sự tiếp tục của lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện I với một số dạng lý lẽ bổ sung thêm được mô tả.


22. Giảm stress:

Một khi các dấu hiệu của tình trạng stress được nhận biết thì điều quan trọng là khả năng có thể biến hành vi thành việc giảm mức độ. Khi người bệnh trở nên quen thuộc với nhiều kỹ thuật khác nhau, họ cũng nên được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình để nhằm ngăn ngừa việc tích tuỹ các trạng thái stress thái quá.


23. Quản lý sự tức giận:

Sự tức giận nhiều lần được định nghĩa như là một yếu tố thúc đẩy các trạng thái cảm xúc tiêu cực không chống cự được. Mục đích của bài tập này là nhằm cung cấp cho người bệnh nhiều cách để đối phó với cơn tức giận, nhằm tránh cảm giác quá ức chế, và tránh việc dẫn đến tái nghiện.


24. Chấp nhận:

Chấp nhận thực tế rằng bạn là một người nghiện, và vì vậy bạn cần duy trì một số ngưỡng giới hạn nhất định, là một điều khó khăn. Đây tương tự như bước đầu tiên của quá trình tư vấn AA. Sử dụng bản tài liệu phát tay này nhằm giúp cho người bệnh hiểu rằng “việc từ bỏ không sử dụng ma tuý” là bước đầu tiên trong quá trình lấy lại được sự kiểm soát về cuộc sống của chính họ.


25. Kết bạn với những người bạn mới:

Những người bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi thường nỗ lực duy trì các mối quan hệ liên quan đến ma tuý trong khi họ lại muốn từ bỏ không dùng ma tuý. Tài liệu phát tay phần này có xu hướng được sử dụng nhằm giúp những bệnh nhân bắt đầu có những cách nhìn nhận chỉ trích những người mà lựa chọn việc dành thời gian vô bổ cho việc sử dụng ma tuý. Những người mới đi theo con đường từ bỏ ma tuý cần được giúp đỡ để hiểu về quá trình gặp gỡ và kết bạn với những người bạn mới và dần dần quyết định rằng liệu những người đó có thể xứng đáng là bạn bè của mình hay không. Giúp họ phân biệt được giữa những người bạn khác những người họ quen và nghĩ đến những nơi mới để gặp gỡ những người mới.


26. Chuẩn bị cho các mối quan hệ:

Bài tập này có thể được giới thiệu khi có một số vấn đề cần chú ý tức thời hoặc đối với những người mới tham gia chương trình điều trị, có một số việc cần phải suy nghĩ và chú ý sau này. Với một số tài liệu phát tay, phần đầu tiên của bảng biểu này có thể được hoàn thành và thảo luận trước khi chuyển đến các câu hỏi cuối cùng. Người bệnh sẽ cần giúp đỡ trong việc quyết định xem những can thiệp nào là phù hợp. Chủ đề này được giới thiệu song hành với bước 8 trong chương trình 12 bước.


27. Cầu nguyện sự thanh thản:

Khái niệm về việc có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những điều có thể bị kiểm soát với những điều không thể bị kiểm soát là một khái niệm cơ quan và quan trọng để tiếp tục phục hồi. Việc không hiểu được khái niệm này có thể dẫn đến sự thất vọng, giận dữ, căng thẳng và dễ dẫn đến tái nghiện trở lại. Không nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng một bài thơ như một lời cầu nguyện. Hãy sử dụng những ví dụ trong việc giải quyết tình trạng giao thông, việc làm, xử trí các mối quan hệ với chính vấn đề giao thông, việc làm hay mối quan hệ đó để áp dụng với việc nghiện ma tuý.


28. Các hành vi có xu hướng ép buộc/Phòng chống tái nghiện đối với tình dục

Không có một câu trả lời nào là chung cho tất cả mọi người về vấn đề này. Một số người cần từ bỏ mọi thứ ngay một lúc và điều đó có thể có kết quả đối với họ. Nhưng những người khác có thể cố gắng để làm như vậy nhưng vẫn tái nghiện vìhọ không thể đạt được một mục tiêu mà đối với họ là không thể làm được. Hãy cố gắng giúp đỡ người bệnh hiểu rằng không có một “con đường nào là đúng duy nhất” và cần phải nâng cao nhận thức của họ để họ hiểu được thực sự những gì là có hiệu quả đối với họ. Việc đặc biệt khinh thường đối với việc nghiện có thể dẫn đến những hành vi/vấn đề mang tính cưỡng ép.


29. Giải quyết các cảm giác/suy yếu thể lực:

Nội dung tập trung chủ yếu của phần buổi tư vấn/can thiệp này là cần phải giúp người nghiện trở nên nhận thức hoặc chấp nhận được các cảm xúc của chính họ hoặc từ chối chúng. Một số bệnh nhân sẽ có đủ nhận thức để tiến tới việc xử lý các phản ứng. Các câu hỏi được đưa ra nối tiếp theo mức độ nhận thức. Hãy tập trung vào các mức độ nhận thức phù hợp của mỗi cá nhân.


Có một vấn đề thường gặp đối với những người nghiện mới từ bỏ ma tuý. Đối với một số người, các triệu chứng chỉ đơn thuần là một chỉ báo cho thấy quá trình hồi phục đang tiến triển. Tất cả những gì họ đều cần phải hành động là duy trì tình trạng không sử dụng đó và các triệu chứng sẽ giảm bớt. Đối với những người khác, tình trạng rối loạn dẫn đến suy yếu về thể lực thực sự bộc lộ trong suốt các giai đoạn không sử dụng. Đối với những người này, việc đánh giá và điều trị hợp lý tình trạng rối loạn suy yếu thể lực là cần thiết.


30. Chương trình 12 bước:

Mục đích của tài liệu phát tay này là nhằm thúc đẩy sự tác động trong các chương trình tự hỗ trợ. Đối với những người không đi theo tôn giáo, hãy nhấn mạnh đến các lợi ích đối với xã hội. Còn đối với những người hay ngại ngùng tham gia các hoạt động nhóm, hãy chú ý đến nhóm nhỏ, hoặc tính chất tham gia các buổi gặp gỡ được giữ kín tên cá nhân hoặc không có tính bắt buộc. Đối với những người đã tham gia các buổi gặp gỡ thì hãy sử dụng bảng biểu này để đánh giá về các loại hỗ trợ khác nhau mà họ đã nhận được trong qúa trình điều trị và thông qua các buổi gặp. Cả 2 loại hỗ trợ trên đều có giá trị nhưng mức độ tác động là khác nhau.


31. Nhìn về phía trước: Giải quyết những thời gian chết.

Việc lập kế hoạch về những hòn đảo nghỉ ngơi và tái tạo trong tương lai nhằm duy trì qúa trình phục hồi tránh không tình trạng không có điểm dừng và rồi thất bại. Những ốc đảo này cung cấp một vài việc để làm để tiến tiếp và chúng cũng giúp thư giãn để tiến tới việc có thể vượt qua được khó khăn. Khuyến khích người bệnh xác định được những hòn đảo tiềm năng. Nhấn mạnh với họ rằng việc xây dựng hòn đảo cần được duy trì để trở thành một hoạt động liên tục trong suốt qúa trình phục hồi.


32. Một ngày trong quá khứ:

Hầu hết bệnh nhân bắt đầu một qúa trình phục hồi bằng một đống đổ nát trong qúa khứ, những điều có thể quy cho là, và là một phần tương đối lớn, đối với lịch sử về việc sử dụng ma tuý hoặc rượu/bia của họ. Việc dọn sạch đống đổ nát này thường dẫn tới cảm giác qúa thất vọng và làm tê liệt các nỗi sợ hãi về tương lai của bản thân có thể sẽ bị “đào thải”. Những cảm giác tiêu cực này dựa trên một mức độ căng thẳng khác, điều mà có thể dẫn đến việc họ tái nghiện trở lại. Chủ đề này sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại và hy vọng là có thể giúp cho các khách hàng tránh được các cảm giác bị quá tải.


33. Các chủ đề tự chọn:

Sử dụng một chủ đề tự chọn phù hợp từ phần được nêu dưới đây:


Các hoạt động mang tính tái tạo:

Bệnh nhân chắc hẳn đã được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đưa thêm những hoạt động mới vào đời sống của mình đồng thời duy trì tránh không sử dụng. Phục hồi giúp làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và hấp dẫn với những hoạt động mới có tính tái tạo. Hãy thận trọng với những bệnh nhân mà tất cả các hoạt động mới đều không khiến họ vui ngay được, mà tất cả các sở thích và hoạt động tái tạo trước kia dường như cũng không giống trước khi không có ma tuý. Không phụ thuộc vào việc các cảm giác đó như thế nào, điều cần thiết là phải tiếp tục thử với các hoạt động mới.


Xem xét, đánh giá tình trạng của bệnh nhân:

Việc xem xét, đánh giá này sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong phòng ngừa tái nghiện: như việc vui chơi, luyện tập, các mối quan hệ, các cơn thèm nhớ,... Phạm vi rộng lớn của các vấn đề liên quan đến phục hồi được làm rõ qua việc xem xét, đánh giá này. Điều này cần được làm rõ với việc lưu ý rằng việc dự phòng tái nghiện thành công được đòi hỏi một sự đánh giá, nhìn nhận qua từng thời kỳ đối với những lĩnh vực này trong suốt quá trình phục hồi. Thảo luận về các lĩnh vực có khó khăn, nhận được các gợi ý để cải thiện tình hình khó khăn đó. Không nên đọc qua các mục của tất cả mọi người một cách tuần tự. Mà thay vào đó hãy chọn mục ở dưới cùng trang giấy rồi thảo luận vấn đề cụ thể đó.


Các kỳ nghỉ và quá trình phục hồi:

Các kỳ nghỉ, cụ thể như mùa Giáng sinh Năm mới, có thể là một thời điểm khó khăn. Hãy bổ sung thêm chủ đề này vào kế hoạch của cuối năm hoặc vào những dịp nghỉ khác, như là ngày 4/7. Nhận thấy được khó khăn của các giai đoạn này đối với những người mới phục hồi và giúp đỡ họ đưa ra những ý tưởng để giải quyết khó khăn trong những thời điểm như vậy.


NHÓM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

 

1. Triết lý

Nhóm này thường là nhóm đầu tiên với sự tham dự của người bệnh và gia đình của họ. Nhóm này cung cấp một môi trường không có tính răn đe mà trong đó các thông tin về việc nghiện có thể được trình bày. Đây là một cơ hội giúp cho người bệnh và gia đình của họ cảm thấy thoải mái và được hoan nghênh trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị. Các tư liệu được nêu ra trong những phần thảo luận này cung cấp một phạm vi rộng lớn các thông tin về vấn đề nghiện, điều trị, phục hồi và làm thế nào để tác động được đến gia đình. Một số chủ đề được sử dụng cụ thể trọng mô hình Matrix này trong khi có một số chủ đề khác lại giải quyết nhiều vấn đề chung hơn.


Nhóm giáo dục gia đình tương tự như một dạng nhóm nhiều gia đình, chỉ trừ một điểm khác biệt đó là các buổi sinh hoạt thường rất tập trung và dựa trên cơ sở thông tin. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình được mời tham gia với tư cách cá nhân bởi cán bộ trị liệu ban đầu để tham gia vào chuỗi các buổi thảo luận. Sự tương tác mang tính tiêu cực của các gia đình ngay khi bắt đầu điều trị thường dẫn đến việc người bệnh cho rằng mình sẽ phải thực hiện chương trình điều trị môt mình.

Nghiên cứu mang tính hệ thống về gia đình đã cho thấy nếu cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến các yêú tố quan trọng khác, các thành viên này là một phần trong qúa trình phục hồi khi họ có tham dự hoặc không tham dự tại phòng khám. Những thay đổi của việc thành công trong điều trị tăng lên rõ rệt nếu những thành viên quan trọng khác trong gia đình có thể được giáo dục về những thay đổi có thể dự đoán được trước sẽ diễn ra trong mối quan hệ với người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Cán bộ trị liệu ban đầu cần giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự tham gia của những thành viên quan trọng khác cũng như cha mẹ người nghiện trong nhóm giáo dục gia đình.


2. Hình thức

  • - Một seri các buổi sinh hoạt gia đình mang tính giáo dục bao gồm 12 tuần đưa ra các vấn đề, chủ đề mang tính thông tin dưới nhiều dạng khác nhau.

  • - 3 chủ đề được trình bày bằng slide và 6 chủ đề dạng bằng video. 9 buổi sinh hoạt với 9 chủ đề này và thời lượng 1,5 giờ/chủ đề bắt đầu bằng một phần trình bày từ 40-45 phút cung cấp thông tin và tiếp sau đó là thảo luận về tài liệu vừa được trình bày.

  • - Một trong số 12 buổi sinh hoạt dưới dạng trình bày đối thoại. Hình thức trình bày đối thoại bao gồm giới thiệu chung về các nội dung sẽ trình bày, từng thành viên trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề/câu hỏi và trả lời liên quan tiếp theo dẫn chứng mộtcâu chuyện cụ thể và cuối cùng người chủ trì sẽ tóm lược lại các thông tin do thành viên đó chia sẻ.

  • - 3 trong số các chủ đề được đưa ra dưới dạng thảo luận nhóm có sử dụng các bảng tài liệu phát tay. Trong buổi sinh hoạt này người chủ trì nhóm, sử dụng các tài liệu phát tay trong vòng từ 10-15 phút, trình bày về chủ đề. Tiếp theo phần trình bày là thảo luận về chủ đề với việc người chủ trì nhóm đóng vai trò như một người hướng dẫn/hỗ trợ nhóm thảo luận.

  • - Tài liệu bao gồm nội dung của 3 phần trình bày slide, đề cương và tài liệu phát tay để thảo luận nhóm, hướng dẫn cho người trình bày về dạng trình bày đối thoại, tóm tắt băng video, tài liệu phát tay cho học viên đi kèm với phần trình bày bằng video, và một danh sách các địa chỉ/địa điểm có thể có được các băng video theo gợi ý.

  • - Chủ đề cần được đưa ra có trật tự, có sự chuẩn bị sắp xếp nhằm đảm bảo phù hợp với tất cả người bệnh và gia đình họ. Hướng dẫn bao gồm một trật tự cá chuỗi chủ đề đã được gợi ý, đảm bảo một chương trình mang tính toàn diện. Các chủ đề tập trung vào ma tuý, rượu bia hoặc các vấn đề của gia đình được bố trí sao cho có thể được trình bày sắp xếp trong vòng phù hợp với giai đoạn 4 tuần.

  • - Người chủ trì nhóm có trách nhiệm tổ chức ghế ngồi, các thiết bị nói, video, slide và tài liệu phát tay. Nếu có điều kiện, các ghế ngồi nên được bố trí dưới dạng bán vòng tròn (hình chữ C) để khuyến khích, thúc đẩy các thành viên tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm cũng nên đóng vai như người chủ nhóm, chào mừng các bậc cha mẹ và các gia đình, và giới thiệu về bản thân anh ta/chị ta với các thành viên mới. Các bảng biểu để đăng ký được truyền cho nhau và người chủ trì nhóm cần đảm bảo được rằng cả cha mẹ và các thành viên trong gia đình đều được khen ngợi vì đã tham gia vào hoạt động này.

  • - Các phần trình bày cần bắt đầu đúng giờ. Người chủ trì nhóm giới thiệu về mình, đề nghị những người sẽ trình bày giới thiệu về bản thân họ và trình bày chủ đề của buổi sinh hoạt tối ngày hôm đó. Đối với những bài trình bày bằng slide, cần lưu ý để đèn phòng tối đi một chút và bắt đầu trình bày. Khi chiếu băng video, người chủ trì nên giới thiệu chung và sau đó ở lại trong phòng cùng mọi người xem khi băng chạy. Nếu là trường hợp trình bày đối thoại, người chủ trì cần hỗ trợ cho các thành viên đối thoại và những khán giả khác trong nhóm giới thiệu để họ làm quyen với nhau. Người chủ trì đóng vai trò như một người trung gian của nhóm. Các nhóm thảo luận cũng được tiến hành với sự chủ trì của người chủ trì nhóm - người có trách nhiệm hỗ trợ giới thiệu và hướng dẫn quá trình thảo luận.

  • - Trước khi cho chạy băng video, người chủ trì phân phát các tài liệu phát tay đã được thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của khán giả và khuyến khích, thúc đẩy họ thảo luận sau khi xem xong. Trong khi trình bày bằng slide và băng video, người chủ trì có thể dừng lại và đưa ra một số lời nhận xét, giải thích cụ thể về phần tư liệu đang được trình chiếu. Người bệnh và các thành viên trong gia đình cần được khuyến khích nêu câu hỏi. Các thảo luận tại cuối phần trình bày sẽ trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề nêu trong các tài liệu phát tay và phần giải thích, bình luận của người hướng dẫn.

  • - Người chủ trì nên nhận biết rằng các thảo luận về việc sử dụng ma tuý và rượu/bia có thể như một yếu tố kích thích tác động đến người bệnh và có thể kích thích các cơn thèm nhớk, đặc biệt là đối với những người nghiện các chất kích thích. Bất kỳ ai có tác động này xảy ra đều nên ở lại sau buổi sinh hoạt nhóm và trao đổi với cán bộ trị liệu về vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy mình có thể tập trung lại được. Họ cũng có thể sẽ muốn gọi điện về nhà và để cho các thành viên trong gia đình biết họ đã bắt đầu trên đường trở về nhà. Người chủ trì cần thắt chặt mối quan hệ với nhóm bằng việc cảm ơn mọi người đã tham dự và nhắc mọi người về chủ đề của tuần tiếp theo.

  • - Khi các thành viên rời nhóm và văn phòng, người chủ trì nên ở lại để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và trò chuyện với bất cứ bệnh nhân nào có thể có xảy ra một vấn đề gì đó trong buổi thảo luận hoặc là người mong muốn trò chuyện riêng với người chủ trì.


2. Mục đích:

  • 1. Nhằm trình bày các thông tin một cách chính xác về vấn đề nghiện, phục hồi, điều trị từ đó dẫn đến khuyến khích sự tham gia thông qua việc trình bày các tài liệu cập nhật nhất hiện có.

  • 2. Nhằm giảng dạy, thúc đẩy và khuyến khích từng cá nhân cha mẹ, thành viên trong gia đình trong các mối quan hệ liên quan đến nghiện ma tuý.

  • 3. Nhằm cung cấp một không khí có tính chuyên môn cao nơi cha mẹ và gia đình người bệnh được đối xử trong phẩm giá và tôn trọng.

  • 4. Nhằm cho phép người bệnh và gia đình có cơ hội thoải mái trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị, phục hồi.

  • 5. Nhằm cung cấp cho cha mẹ và các thành viên trong nhóm một hình thức sinh hoạt nhóm không mang tính răn đe và trải nghiệm với những người khác đang trong giai đoạn phục hồi và gia đình họ.

  • 6. Nhằm cung cấp một hợp phần chương trình được thiết kế cho người bệnh và gia đình họ để trong đó họ có thể cùng tham gia với nhau.

  • 7. Nhằm giúp đỡ người bệnh hiểu về quá trình phục hồi có thể tác động đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai như thế nào.



NHÓM HỖ TRỢ XÃ HỘI

 

1. Triết lý:

Các nhóm trong các giai đoạn tập trung của chương trình điều trị Matrix này tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Nhóm giáo dục gia đình quan trọng như một phương tiện để chuyển tải thông tin giáo dục và để huy động sự tham gia của các yếu tố quan trọng khác trong quá trình điều trị.
Nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu và Giới thiệu các kinh nghiệm về phục hồi dạy về các kỹ năng phục hồi cơ bản, hướng dẫn và hỗ trợ sự tham gia 12 bước và khuyến khích người bệnh xây dựng quản lý được thời gian của bản thân thông qua việc lập lịch trình cá nhân. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung vào việc giữ và duy trì tình trạng không sử dụng để vượt qua quãng thời gian ban đầu không sử dụng nhằm chuyển đến giai đoạn giữa của quá trình không sử dụng.


Trong suốt giai đoạn giữa của qúa trình phục hồi, có một nhu cầu đối với người bệnh là cần có cơ hội để học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội. Người phục hồi từ nghiện ma tuý, người đã học được cách làm thế nào để dừng việc sử dụng và làm thế nào để tránh bị tái nghiện sẽ sẵn sàng phát triển và duy trì một cách sống không ma tuý và điêù này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi mới.


CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN  NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH: MA TÚY TỔNG HỢP, ĐÁ, METH, THUỐC LẮC ...


MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix (Intensive Outpatient Program - IOP) để điều trị lạm dụng chất kích thích trong thời gian 16 tuần, là một mô hình điều trị theo cấu trúc được thiết kế nhằm cung cấp cho những người lạm dụng chất kích thích hệ thống kiến thức và hỗ trợ giúp họ có thể đạt được mục tiêu dừng không sử dụng ma tuý, chất cồn để bắt đầu một quá trình phục hồi trong một thời gian dài.
Chương trình sử dụng các tài liệu đã được phát triển và đánh giá trong chương trình nghiên cứu của Trung tâm Matrix từ năm 1984. Các tài liệu cho chương trình điều trị ngoại trú tập trung này được điều chỉnh từ Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất kích thích bằng thuốc an thần, Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất cồn và có chứa cồn, Mô hình Matrix trong điều trị nghiện các chất dạng opiat bằng Naltrexone và Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix trong điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng và lệ thuộc chất gây nghiện trong 16 tuần.


Bản in xuất bản lần này của tài liệu được thiết kế nhằm giải quyết một cách cụ thể các vấn đề hầu hết gặp phải của của các bệnh nhân lệ thuộc chất kích thích, mà cụ thể là lệ thuộc methaphetamine và cocaine. Các tài liệu được xây dựng thành dạng chương trình thực nghiệm tập trung trong thời gian 16 tuần và sau đó sẽ là các can thiệp chăm sóc sau cai được thực hiện hàng tuần. Đây là chương trình có sự khác biệt với mô hình tập trung 16 tuần trước đó - mô hình mà đã được phát triển để áp dụng cho những bệnh nhân đang được điều trị lệ thuộc rượu và tất cả các loại ma tuý khác.  Cả hai chương trình này đều khác với các mô hình điều trị 6 tháng mà trong đó thời gian số tuần được giảm từ 24 xuống còn 16 và nhiều tài liệu trước đây được sử dụng trong các buổi sinh hoạt cá nhân nay được đưa vào các buổi sinh hoạt nhóm.


Ba buổi sinh hoạt cá nhân được thiết kế nhằm:

  • (1) Định hướng cho người bệnh, và khi có thể, các thành viên gia đình cũng có thể được mong đợi sẽ tham gia chương trình Matrix, hoàn thiện việc thu thập tài liệu thông tin mang tính hành chính và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh để khuyến khích việc họ tham gia điều trị;

  • (2) Thưc hiện việc xem xét, đánh giá sự tiến bộ tại thời điểm khoảng 30 - 45 ngày sau khi tiếp nhận hoặc đối phó với một tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có một buổi tiếp xúc với cá nhân;

  • (3) Giúp đỡ người bệnh xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc liên tục phù hợp với lượng chuyên môn hỗ trợ và các hỗ trợ tự giúp đỡ cần thiết cho một quá trình phục hồi trong thời gian dài. Hiếm khi đó là một trường hợp cấp bách về y xảy ra trong một buổi sinh hoạt lồng ghép. Trong những tình huống đó, một trong số các buổi sinh hoạt cá nhân có thể dành thời gian để thực hiện một buổi gặp gỡ, tư vấn như vậy. Và chủ đề cơ bản của buổi can thiệp cá nhân đó vẫn cần được giải quyết.


Phần Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu gồm 8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi buổi được thực hiện trong vòng 1 giờ và được thực hiện trong suốt tháng điều trị đầu tiên. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, người bệnh nhận được nhiều kỹ năng cơ bản mà họ cần để ổn định trong giai đoạn ban đầu. Trong buổi sinh hoạt nhóm về các kỹ năng phục hồi ban đầu, người bệnh sẽ được giới thiệu về phương pháp tham gia 12 bước và củng cố gá trị của sự tham gia 12 bước.


Tất cả người bệnh và thành viên gia đình của họ đều tham dự Nhóm giáo dục gia đình trong một thời gian là 12 tuần. Vì đây là một trong những thành tố của chương trình đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của các thành viên gia đình, nên các nhóm như thế này được thiết kế có sự tương tác qua lại nhằm cho phép trưởng nhóm có thể bao quát được các vấn đề trọng tâm nhất đối với cả người bệnh và các thành viên gia đình họ.


Phần Nhóm dự phòng tái nghiện là thành tố trung tâm của mô hình điều này. 16 tuần tham gia nhóm dự phòng tái nghiện được thiết kế nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo sự thân thiện cho người bệnh để họ thực hiện được hết quá trình phục hồi. Hợp phần này là phần trung tâm của tất cả các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Phần Nhóm hỗ trợ xã hội được thiết kế nhằm giúp đỡ người nghiện trong quá trình học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.


Tất cả các mô hình điều trị Matrix đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tận dụng các chương trình 12 bước trong giai đoạn điều trị tập trung ban đầu nhằm cung cấp sự hỗ trợ tiếp tục cho quá trình phục hồi khi giai đoạn tập trung trong chương trình điều trị kết thúc. Trong khi thực hiện vừa cần thận trọng không để bệnh nhân bở dở quá trình điều trị đối với những người ban đầu không nhận thấy được nhu cầu phải đến các buổi gặp gỡ sinh hoạt, thì điều quan trọng nữa là phải truyền cho người bệnh mong muốn và hy vọng rằng việc làm quen được với các chương trình 12 bước chính là một phần thiết yếu trong điều trị bằng mô hình này. Trong bố cục chương trình này có rất ít các buổi sinh hoạt, tiếp xúc cá nhân. Chính vì vậy, sự can dự của một người giám hộ trong chương trình 12 bước là cực kỳ quan trọng. Các trường hợp thành công nhất đều dựa chủ yếu vào các chương trình 12 bước để hỗ trợ và nuôi dưỡng tinh thần.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bảng dưới đây là một kế hoạch mẫu của Chương trình điều trị ngoại trú tập trung IOP Matrix:

Kế hoạch thực hiện Chương trình điều trị ngoại trú tập trung

Tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ bảy & Chủ nhật

Các tuần từ 1 đến 4

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

 

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình

 

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước và các hoạt động phục hồi khác

Các tuần từ 5 đến 16

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình hoặc Hỗ trợ xã hội

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Các tuần từ 17 đến 52

   

7.00-8.30 tối

Hỗ trợ xã hội

   

Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cồn trong hơi thở được tiến hành hàng tuần

03 buổi tiếp xúc cá nhân trong thời gian 16 tuần đầu tiên

1. CÁC BUỔI TRỊ LIỆU CÁ NHÂN / CÁC BUỔI LỒNG GHÉP


a. Triết lý

Trong mô hình điều trị Matrix, mối quan hệ giữa người tư vấn và người bệnh là động lực điều trị cơ bản. Mỗi người bệnh có một một người tư vấn chính riêng, người này quyết định khi nào thì cần đưa các phần khác nhau vào trong chương trình điều trị và người này cũng có trách nhiệm lồng ghép các tài liệu từ nhiều dạng nhóm khác nhau vào trong để trở thành một quá trình điều trị một cách phối hợp cho người bệnh. Người tư vấn cần phải quen với các tài liệu hiện tại đang được sử dụng cho người bệnh trong hợp phần giáo dục và người tư vấn cũng cần khuyến khích, củng cố và thảo luận về các tài liệu sẽ được nêu ra sử dụng trong một buổi gặp gỡ một - một (AA). Người tư vấn cần có khả năng ứng dụng các tư tưởng, khái niệm từ mô hình Matrix với các tài liệu AA , cũng như với điều trị trị liệu tâm lý hay tác động tâm lý cho người bệnh, người hiện đang trong qúa trình trị liệu.
Người tư vấn, bằng việc mở rộng chương trình, cần không bao giờ được để xảy ra xung đột trong các can thiệp cán nhân một - một (AA) hoặc xung đột với sự tham gia của các chuyên gia khác. Nếu xảy ra xung đột giữa các khuyến nghị của chương trình đưa ra với một chương trình hoặc một người cung cấp hỗ trợ nào khác, thì cần liên hệ với cán bộ chuyên môn. Không bao giờ đặt người bệnh vào trung tâm của sự xung đột giữa các khuyến nghị của hai chuyên gia tư vấn hoặc hai chương trình khác nhau.


Tóm lại, người tư vấn điều phối tất cả các phần trong chương trình điều trị. Sử dụng các phần này, người tư vấn xây dựng nên một khung chương trình hoạt động, điều này sẽ hỗ trợ người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Tất cả các phần này đều cần phải ăn khớp với nhau. Người bệnh cần biết chắc chắn rằng người tư vấn có thể nhận thức được tất cả các khía cạnh liên quan đến qúa trình điều trị của anh ta/chị ta.
Hãy nhớ rằng những người nghiện tham gia điều trị là những người mất khả năng kiểm soát. Họ đang mong đợi chương trình sẽ giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát của mình. Nếu như chương trình tỏ ra là một chuỗi các phần không có sự liên quan với nhau và giữa các phần không thể lồng ghép được, thì người nghiện sẽ không thể cảm thấy là chương trình đó có thể giúp họ lấy lại được sự kiểm soát. Điều này dẫn đến việc điều trị không thành công và/hoặc nóng vội để đạt kết quả điều trị.


Người tư vấn cần tập trung vào sự cân bằng giữa cả các buổi tiếp xúc cá nhân và các buổi sinh hoạt nhóm bằng cách sử dụng tài liệu viết mà vẫn cho người bệnh có đủ thời gian để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác. Nếu quá dựa vào tài liệu viết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy không quan trọng và không được coi trọng. Việc áp dụng máy móc tài liệu viết sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và người trị liệu, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy là người trị liệu như một người cung cấp thông tin vô cảm. Ngược lại, đối với một số người, nếu được cho phép, sẽ hoàn toàn tự xây dựng được lịch trình điều trị cho mình.
Thông thường, tài liệu mà họ muốn thảo luận có thể nhận thức như là những vấn đề cấp bách mang tính tạo động cơ về mặt tinh thần (ví dụ như “Tôi cần nắm bắt được gốc rễ của vấn đề”); hoặc được định hướng đến một ai đó cũng đang có vấn đề như vậy (“Liệu mối quan hệ này có cải thiện không nếu như tôi không gặp vấn đề như vậy”) hoặc hướng dẫn cho người trị liệu thoát khỏi các vấn đề quan trọng (“Chúng ta hãy đừng nói về chuyện rượu bia nữa. Vì đó chẳng phải là một vấn đề”). Cho phép người bệnh kiểm soát quá nhiều trong việc đặt lịch cho các buổi tiếp xúc cá nhân có thể dẫn đến kết quả là những tài liệu quan trọng bị gạt đi, không được thảo luận đến.
Các khái niệm có tính chỉ trích, phê phán quan điểm cho rằng người nghiện có khả năng đạt được việc không sử dụng cũng cần phải được đưa vào trao đổi với người bệnh. Quá trình điều trị bằng mô hình Matrix sẽ cung cấp cho người bệnh một bộ công cụ nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý. Việc để rơi vào việc tư vấn không có kết thúc sẽ làm lỡ việc cung cấp cho người bệnh một phần trong điều trị lệ thuộc là dùng thuốc một cách phù hợp, có hệ thống.


Vấn đề cuối cùng trong việc tiến hành thực hiện các buổi tiếp xúc cá nhân như là một phần trong chương trình trị liệu an thần là vệc khó xác định nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp góp phần trong trị liệu giữa người tư vấn và người bệnh. Mối quan hệ hình thành và phát triển giữa người tư vấn và người bệnh là thành tố quan trọng nhất trong mô hình điều trị Matrix. Gerald Corey đã nêu như vậy trong tài liệu “Lý thuyết và thực tiễn của tư vấn và trị liệu tâm lý” (1982).


“Mức độ quan tâm, chăm sóc và khả năng giúp đỡ khách hàng cũng như sự chân thành của các nhà trị liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu. Khách hàng cũng góp phần làm nên mối quan hệ khác nhau căn cứ trên động cơ, sự hợp tác, sự quan tâm, mức độ lo lắng, thái độ, sự nhận thức, mong đợi, hành vi và phản ứng của khách hàng đối với nhà trị liệu. Tư vấn hay trị liệu tâm lý là một vấn đề mang tính cá nhân liên quan đến một mối quan hệ cá nhân cụ thể, và bằng chứng đã chỉ ra rằng sự trung thành, chân thật, tin tưởng, nhiệt tình, hiểu biết, và sự tự nhiên trong giao tiếp là những yếu tố cơ bản giúp có được những kết quả điều trị thành công”.


Patterson (năm 1973) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính trị liệu, ông này cho rằng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra là nhân tố hiệu quả trong trị liẹu chính là mối quan hệ giữa người bệnh và người trị liệu. Ông này cũng đưa ra quan điểm cho rằng người trị liệu cần làm thực hiện vai trò như như một người củng cố, có như vậy thì sự tôn trọng và quan tâm của người trị liệu đối với người bệnh mới trở thành yếu tố có trọng lượng, có khả năng tác động đến hành vi của người bệnh.
Người trị liệu cũng cung cấp một mẫu hình thế nào là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để giúp người bệnh có thể dùng mối quan hệ đó xây dựng mối quan hệ của chính mình. Patterson chỉ rõ rằng trị liệu không thể là đơn thuần trị liệu y tế, và rằng qúa trình đó không thể đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà vấn đề quan hệ con người với con người của người trị liệu mới là điều thiết yếu. Ông này cũng tuyên bố “bằng chứng dường như chỉ ra rằng việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp quan người trị liệu và người bệnh chính là thành tố chủ chốt trong tư vấn hay trị liệu tâm lý. Đó là một mối quan hệ mang đặc trưng không phải là nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu sử dụng, cũng không phải là nhiều cách thức mà nhà trị liệu sử dụng” (1973, trang 535-536).
Truax và Carkhuff (1967) đã ủng hộ quan điểm của Patterson khi cho rằng “Các yếu tố trọng tâm là sự thấu cảm, nhiệt tình và chân thật không phải là đại diện cho “kỹ thuật” của trị liệu tâm lý hay tư vấn, mà đó là những kỹ năng giao tiếp cá nhân mà nhà tư vấn hay nhà trị liệu cần sử dụng trong qúa trình áp dụng “các kỹ thuật” hay “sự hiểu biết chuyên môn” của mình” (trích trang 31).


Vậy những gì là đặc trưng cơ bản của một nhà trị liệu mà có thể dẫn đến tính cách cá nhân tích cực và có thể giúp người bệnh thay đổi hành vi? Truax và Carkhuff (1967, trang 25) đã tìm thấy có 3 (ba) nét tính cách thể hiện trong hầu hết các cách tiếp cận mang tính trị liệu chủ yếu là: sự thấu cảm xác đáng, sự nhiệt tình không chủ ý và sự chân thành. Tóm lại, phần lớn các phương pháp tiếp cận mang tính trị liệu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của khả năng của người trị liệu khi thực hiện các hoạt động trị liệu như là một người dễ hoà nhập, chín chắn, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và phù hợp. Người trị liệu cũng là người sẽ mang đến cho người bệnh không khí an toàn, không có sự đe doạ và đáng tin cậy bằng việc thể hiện sự nhiệt tình không chủ ý đối với người bệnh, điều này sẽ giúp họ can dự được sâu hơn và tự khám phá được những điểm chính yếu, nắm được khuôn khổ bên trong sự trải nghiệm của người bệnh, cũng như hiểu được những ý nghĩa của các suy nghĩ, hành vi và trải nghiệm của người bệnh”.


Rõ ràng là những đặc trưng được trích dẫn ở phần trên là quan trọng giúp người trị liệu trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên, những điều đó lại càng đặc biệt quan trọng và đặc biệt khó áp dụng đối với những người bệnh là người nghiện. Vấn đề sức khoẻ tinh thần có một tiền sử xấu trong những người nghiện đang được điều trị vì hầu hết các chuyên gia sức khoẻ tinh thần đều không hiểu về tình trạng nghiện. Vì sự thiếu hiểu biết này, hành vi của người nghiện có thể thường mang tính chống đối lại tư vấn viên.
Nhiều người nghiện đi đến chỗ ghét việc điều trị, nghi ngờ và chống lại không thực hiện các chỉ dẫn điều trị. Họ thể hiện những hành vi thiếu chín chắn, mang tính tự huỷ hoại bản thân, hấp tấp và chống đối; khi đó công việc của người tư vấn là phải tiếp tục làm việc với họ mà thường ít nhận được lời cảm ơn hay đánh giá cao từ phía người nghiện. Tái nghiện là vấn đề không mong muốn, kết quả thường xuyên xảy ra theo cơ sở bệnh lý học và tác động của tình trạng nghiện đối với vấn đề việc làm, gia đình và các mối quan hệ có thể khiến cho tình tình trở nên bế tắc, không có hy vọng. Cầu nguyện để giải quyết vấn đề, sự mẫu thuẫn trong tư tưởng khi thì yêu quý khi thì ghét bỏ đối với người nghiện và việc nài nỉ để người nghiện có những hành vi hợp tác thường có thể gây khó khăn cho nhà trị liệu để giữ được thái độ tích cực và tập trung vào áp dụng các kỹ thuật điều trị.


Ngoài tất cả những điều nêu trên, còn có một thực tế nữa là người trị liệu trong mô hình điều trị này còn phải phát triển mối quan hệ trị liệu trong bối cảnh làm việc với người bệnh lần đầu tham gia hình thức sinh hoạt nhóm. Những điều có thể dễ dàng xảy ra khi đối phó với một loạt vấn đề khó khăn ở đây chính là việc người trị liệu trở thành người bị lấn át và không được còn sự khích lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn và sự mất kiên nhân có thể biến thành “người đưa ra những chỉ định” từ đó dẫn đến trở thành “người đưa ra các mệnh lệnh” cho người bệnh.


Người bệnh khi tham gia điều trị cần nhận được sự định hướng và hỗ trợ, chứ không phải là đòi hỏi có một cán bộ giám sát. Nếu quá trình này xảy ra, nhà tư vấn có thể dễ dàng trở thành một quan toà và đánh mất sự khách quan. Nếu người bệnh không thực hiện, người tư vấn sẽ trở nên không còn sự khích lệ; và nếu người tư vấn trở nên nói nhiều điều chướng tai người bệnh hơn, thì người bệnh càng trở nên chống đối nhiều hơn, và toàn bộ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Người tư vấn không bao giờ có thể quên một thực tế rằng chính anh ta là một chuyên gia đang cung cấp một dịch vụ. Trừ khi người tư vấn duy trì được việc tập trung vào cung cấp một dịch vụ chuyên môn điều trị mang tính “thấu cảm, nhiệt tình và chân thành”, giai đoạn điều trị đó chắc chắn sẽ gặp phải một loạt thất bại mà người nghiện phải trải qua. Nếu không phải là giúp đỡ cho người nghiện, thì “điều trị” có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự tự coi thường chính bản thân mình của người nghiện.


Mối quan hệ mang tính trị liệu với người tư vấn cung cấp cơ hội cho người bệnh tham gia vào một mối quan hệ an toàn với một con người, người mà sẽ quan tâm, chăm sóc nhiều cho anh ấy/cô ấy. Nghiện là một sự đáp ứng với một loạt các điều kiện do một con người chưa hoàn hảo phải trải qua. Mỗi người bệnh phải được coi trọng và đối xử một cách tôn trọng. Việc tăng cường lòng tự trọng cho người nghiện sẽ không thể đạt được trong một môi trường tiêu cực, đầy phê phán và chỉ trích. Người tư vấn phải cung cấp cho họ niềm hy vọng, sự khích lệ, lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và phải nhìn nhận rằng sinh hoạt nhóm có thể giúp người bệnh có được sự tin tưởng đó. Những phẩm chất này tạo nên công thức hoá học giúp quá trình điều trị bằng mô hình Matrix hoạt động.


Các buổi sinh hoạt lồng ghép thường là phần quan trọng nhằm giữ người bệnh ở lại với chương trình điều trị. Tầm quan trọng của một mối quan hệ ban đầu với người bệnh không thể được đánh giá quá cao.  Điều thiết yếu là hầu hết các thành viên chính trong gia đình hoặc các thành viên khác phải được tham gia vào qúa trình điều trị. Các chuyên gia, những người cố gắng tạo nên những thay đổi mà không cần giải quyết vấn đề với gia đình cuối cùng sẽ khiến quá trình phục hồi của người bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, điều quan trọng đối với người trị liệu là nhận thức được bằng cách nào mà hệ thống gia đình người bệnh có thể được tác động nhờ quá trình phục của người bệnh và làm thế nào để đưa một thành viên quan trọng trong gia đình vào thành một phần tham gia tất cả các phần can thiệp trong bất kỳ thời điểm nào có thể.


b. Hình thức

Giống như tất cả các thành tố trong chương trình điều trị, việc nhanh chóng, kịp thời bắt đầu thực hiện các phần can thiệp là điều quan trọng. Người trị liệu nên thực hiện mọi nỗ lực có thể tập trung quan sát người bệnh trong vòng 5 phút ngay khi anh ta đến văn phòng tư vấn. Hiển nhiên là sẽ có một số lần khi người bệnh đến sớm hơn giờ hẹn hoặc buổi làm việc với người trước diễn ra hơi lâu khiến người bệnh có thể phải chờ đợi lâu hơn 5phút. Tuy nhiên, điều cần thiết là người bệnh cảm thấy được là chuyến đi gặp gỡ với nhà trị liệu của họ là một phần quan trọng trong ngày làm việc của người trị liệu. Hãy cố gắng thu xếp chỗ những bệnh nhân có vấn đề không đến kịp giờ bằng cách đặt kế hoạch hẹn gặp họ trong những thời gian thuận tiện hơn.


Người trị liệu nên cố gắng ra chào người bệnh ở phòng chờ và dẫn anh ta/chị ta vào phòng làm việc. Nhìn chung nếu một thành viên gia đình người bệnh cũng có mặt ở đó, thì người trị liệu sẽ gặp người bệnh trong nửa đầu của buổi trị liệu và gặp gỡ, trao đổi với người nhà bệnh nhân ở nửa cuối của buổi trị liệu. Cũng nên chào người nhà bệnh nhân cùng với bệnh nhân trước khi tiến hành buổi trị liệu và người trị liệu nên giải thích về quy trình tiến hành buổi trị liệu cho cả bệnh nhân và người nhà của họ.
Cần quan tâm để đảm bảo chắc chắn rằng cả bệnh nhân và người nhà của họ đều có cơ hội trình bày các vấn đề cấp bách và không đưa ra các thông tin khiến trạng thái cảm xúc bị thay đổi. Nếu có thông tin cấp bách, ví dụ như việc người bệnh tái nghiện, thì cần phải giải quyết ngay. Nếu mọi chuyện dường như đang diễn ra tốt đẹp, thì người trị liệu nên giới thiệu thông tin về kế hoạch buổi làm việc kế tiếp. Bất kỳ một thay đổi tích cực nào trong hành vi và thái độ của người bệnh cũng đều cần được khuyến khích, củng cố mạnh mẽ. Người trị liệu phải nhấn mạnh để khuyến khích và củng cố sự thay đổi tích cực.
Ví dụ, một người bệnh người đã từng làm được một việc tốt là dừng không sử dụng ma tuý và rượu, thì cần xây dựng kế hoạch tiếp tục và chú ý đến những buổi gặp tiếp theo, nhưng nếu là người chưa từng từbỏ được, thì cần được tập trung khích lệ họ cải thiện tình trạng lệ thuộc hiện nay. Dù là như trên đã đề cập người bệnh có thể tìm thấy lợi ích từ việc tập luyện, thì người trị liệu không nên để bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về riêng một lĩnh vực nào đó mà có kháng cự của người bệnh.


Mối liên hệ giữa người bệnh và người trị liệu là mối liên hệ quan trọng nhất cần được tạo dựng trong quá trình điều trị. Hãy sử dụng lẽ thường, sự lịch sự nhã nhặn, lòng trắc ẩn và sự tôn trọng trong khi giao tiếp với người bệnh.


c. Mục đích đối với các buổi tiếp xúc trị liệu cá nhân/ các buổi trị liệu lồng ghép:

  • 1. Cung cấp cho người bệnh và gia đình họ cơ hội để xây dựng mối liên hệ cá nhân với người trị liệu.

  • 2. Cung cấp một môi trường trong đó người bệnh và đình họ có thể giải quyết vượt qua các khủng hoảng, các vấn đề về không khí giao tiếp và đi đến quyết tâm thực hiện quá trình điều trị với một người trị liệu có vai trò như một người hướng dẫn.

  • 3. Cho phép người bệnh thảo luận về vấn đề nghiện của họ một cách cởi mở trong một bối cảnh không có sự phán xét và có sự quan tâm đầy đủ của người trị liệu.

  • 4. Huy động một/nhiều thành viên trong gia đình người bệnh tham gia vào qúa trình điều trị.

  • 5. Mang đến sự củng cố và khích lệ cho người nghiện để có những thay đổi tích cực.

  • 6. Tạo cho người nghiện cảm giác người trị liệu vừa là một người thầy, một người hướng dẫn và cũng là một người biết quan tâm.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Trong chương trình điều trị ngoại trú tập trung theo mô hình Matrix, có 3 buổi can thiệp cá nhân. Trong đó, có 2 buổi được thiết kế nhằm “đặt mục tiêu” cho chương trình điều trị và buổi thứ 3 được sử dụng để tiến hành một đánh giá nhanh về tình trạng tiến bộ của người bệnh, và nhằm giải quyết một khủng hoảng không lường trước được hoặc nhằm phối hợp việc điều trị trong mô hình Matrix với các nguồn điều trị khác. Dù là trong buổi trị nào nào đi nữa, thì người trị liệu vẫn phải tận dụng buổi trị liệu cá nhân đó như là một buổi trị liệu lồng ghép. Các buổi trị liệu cá nhân, dù không phải là một thành tố trung tâm của chương trình điều trị này, vẫn là những sự kiện quan trọng. Tài liệu phát tay các buổi:


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 1: Thoả thuận và đồng ý dịch vụ


Buổi gặp gỡ ban đầu được thực hiện trước buổi tiếp xúc nhóm đầu tiên, được thiết kế nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh (và gia đình người bệnh khi có thể) có được sự định hướng thích hợp đối với việc điều trị và nhằm tạo cho người bệnh và người nhà của họ một cơ hội được gặp gỡ người trị liệu và nghe giới thiệu về chương trình.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 2:

  • 1. Kiểm tra danh sách phục hồi

  • 2. Sơ đồ phân tích tái nghiện


Buổi gặp thứ 2, thường được tiến hành khoảng 30-45 ngày sau khi bắt đầu tham gia điều trị, được thiết kế nhằm đưa ra một đánh giá về sự tiến bộ của người bệnh, củng cố các hoạt động phục hồi đã bắt đầu thực hiện được cùng với những đề xuất và gợi ý nhằm khuyến khích sự tiến bộ của người bệnh hơn nữa. Buổi này cũng có thể được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng hoặc như một buổi giải quyết vấn đề tiếp tục tái nghiện. Khi được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng, người trị liệu cũng nên cố gắng kết hợp thực hiện được một đánh giá về mức độ tiến bộ của người bệnh đến thời điểm đó.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 3:

  • 1. Đánh giá sau điều trị

  • 2. Kế hoạch Giai đoạn II


Buổi gặp cuối cùng này nhằm xem xét lại sự tiến bộ của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch chăm sóc sau cai trong đó cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và tự giúp đỡ một cách phù hợp.


Tái nghiện không phải là xảy ra một cách bất ngờ và không dự đoán được. Nhưng đối với khách hàng thì người ta thường cảm thấy là việc tái nghiện xảy ra một cách bất ngờ, không dự doán được. Người trị liệu cần hiểu được bối cảnh của việc tái nghiện nhằm chỉnh khung sự kiện trên cho khách hàng. Có một số điểm quan trọng dưới đây cần lưu ý khi làm việc với một khách hàng đã tái nghiện:
1) Việc sử dụng ma tuý xảy ra trong vòng vài tuần đầu được coi là việc tiếp tục sử dụng, không phải là tái nghiện; 2) Ít nhất 50% người hoàn thành chương trình điều trị ngoại trú một cách thành công đều trải qua một lần tái nghiện tại một thời điểm nào đó; 3) Một lần tái nghiện không cho đó là thất bại, ngược lại cần xem đó như một cơ hội để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp. Sơ đồ phân tích tái nghiện có thể được sử dụng trong một buổi tư vấn trị liệu cá nhân như một phương tiện giúp người bệnh và người tư vấn có thể phân tích dự đoán những tình huống dễ bị tổn thương có thể góp phần dẫn đến tái nghiện và nhằm nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch điều trị để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.


NHÓM CÁC KỸ NĂNG PHỤC HỒI BAN ĐẦU


1. Triết lý

- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu (ERS) được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một bộ kỹ năng cần thiết để thiết lập tình trạng “sạch” (không sử dụng ma tuý và rượu). Đây là các kỹ năng chính được trích từ cuốn “101 Kỹ năng phục hồi”. Có 2 thông điệp cơ bản được đưa ra trong nhóm. Đó là: (1) Bạn có thể thay đổi hành vi của mình theo các cách mà sẽ khiến dễ giữ được tỉnh táo hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật để biết bắt đầu như thế nào; (2) Các hoạt động điều trị là một nguồn thông tin và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ kết quả từ việc điều trị, các hoạt động tư vấn cần được lồng ghép trong các can thiệp tự giúp đỡ. Để giúp bạn làm quen với chương trình 12 bước, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các hoạt động tự giúp đỡ.


- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu định hướng người bệnh đến các kỹ năng cơ bản cần thiết để duy trì tình trạng không sử dụng. Các kỹ thuật hoàn toàn liên quan đến hành vi và có một mục đích quan trọng là “làm thế nào để”. Nhóm kỹ năng này không được thiết kế như là một nhóm “trị liệu”. Nó cũng không có xu hướng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, dù là có một số mối quan hệ sẽ được thiết lập. Nó được thiêt kế như là một diễn đàn mà ở đó người trị liệu có thể phối hợp chặt chẽ với từng bệnh nhân để hỗ trợ họ xây dựng chương trình phục hồi trong giai đoạn ban đầu. Mỗi nhóm có một cơ cấu rõ ràng và xác định. Cơ cấu và lộ trình hoạt động của nhóm là cần thiết. Đối với những người bệnh mới tham gia, lộ trình điều trị này rõ ràng là quan trọng như việc các thông tin được trao đổi.


2. Hình thức

- Nhóm do một người trị liệu chủ trì và đồng chủ trì là một người nghọên đang phục hồi. Người đồng chủ trì này thường là một bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị và có thời gian 3 tháng tỉnh táo. Bệnh nhân đó phải thực hiện tốt chương trình, không uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ một loại ma tuý nào, và tích cực tham gia chương trình tự giúp đỡ. Những bệnh nhân là người tích cực “chống rượu và amphetamin” (anti-AA) không được coi là người đồng chủ trì. Người đồng chủ trì có thể được chỉ định và tuyển chọn từ nhóm dự phòng tái nghiện trên cơ sở tự nguyện. Những người đồng chủ trì có thể quay vòng hàng tháng hoặc có thể sử dụng trong suốt thời gian lên đến 3 tháng.


Người chủ trì và người đồng chủ trì cần gặp gỡ, trao đổi trong 15 phút trước khi nhóm tiến hành thảo luận về chủ đề của buổi gặp gỡ buổi tối và các vấn đề mới về người bệnh. Không có thông tin bí mật nào có thể cung cấp cho nhứng người đồng chủ trì. Họ là những người tự nguyện và là người bệnh, không phải là người được tuyển dụng để làm việc. Họ nên được hướng dẫn để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến chủ đề thảo luận của nhóm và không cố gắng để trở thành những nhà trị liệu. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, người chủ trì tóm tắt lại những gì người đồng chủ trì đã chia sẻ nhằm tái tập trung và giúp người đồng chủ trì ổn định dần.


Nhóm được tổ chức với quy mô nhỏ (tối đa khoảng 6 đến 8 người) và sinh hoạt trong khoảng thời gian tương đôi ngắn (50 phút). Vì các bệnh nhân có thể sẽ rất bất ổn, nên nhóm cần phải duy trì cơ cấu và cần được quản lý. Điều cực kỳ quan trọng đối với người chủ trì là giữ thái độ nghiêm túc, tập trung và không góp phần làm tăng năng lượng của nhóm, cảm giác “nằm ngoài khả năng kiểm soát” có thể là đặc trưng của những người bệnh này.


Người chủ trì giới thiệu nhóm như một mô hình trong đó hướng dẫn các thành viên những kỹ năng cơ bản nhằm duy trì được tình trạng tỉnh táo. Tất cả các thành viên tham gia đều được giới thiệu và đề nghị tóm tắt một số thông tin về việc tham gia của anh ấy/chị ấy trong quá trình điều trị. Các thành viên tham gia lần đầu cần được dành vài phút để giới thiệu tóm tắt về lịch sử bản thân. Trong khi đang trình bày tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân, người bệnh có thể được đề nghị ngừng lại một cách lịch sự và đề nghị trao đổi về các vấn đề liên quan đến điều trị. Người đồng chủ trì được giới thiệu như một người hiện đang trải qua giai đoạn phục hồi và là người có thể cung cấp thông tin cá nhân về việc chương trình đã hỗ trợ anh ấy/chị ấy như thế nào.


Sau bước định hướng ban đầu như trên, người chủ trì sẽ giới thiệu chủ đề, đọc qua toàn bộ tài liệu phát tay và đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc tại sao chủ đề này lại quan trọng trong cai nghiện. Người đồng chủ trì có thể liên hệ việc chủ đề này đã có lợi như thế nào đối với các giai đoạn phục hồi ban đầu của bản thân. Mỗi bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả việc mình hiện đang sử dụng các kỹ năng được thảo luận như thế nào. Hỏi xem liệu các bệnh nhân có gặp vấn đề gì không, cần đưa ra các gợi ý giải quyết và những lời khuyên từ các thành viên khác trong nhóm. Khoảng 35 phút là thời gian dành cho chủ đề nhóm.


Phần tiếp theo, nhóm cần được dành thời gian để thảo luận về chủ đề xây dựng kế hoạch. Mỗi người phải có một kế hoạch cho khoảng thời gian giữa buổi sinh hoạt hiện tại và buổi sinh hoạt tiếp theo. Nếu không còn vấn đề gì, có thể gợi ý các buổi sinh hoạt cụ thể về AA, NA và CA. Không nên khuyến khích các bệnh nhân cùng nhau xây dựng kế hoạch chung hoặc xây dựng kế hoạch hộ cho người khác trong giai đoạn phục hồi ban đầu này.


Nhóm sẽ kết thúc buổi sinh hoạt với một lưu ý tích cực bằng cách nhấn mạnh một số lợi ích mà mỗi bệnh nhân có thể có được từ việc duy trì sự tỉnh táo. Bất kỳ bệnh nhân nàocũng có thể được dành ít phút để trao đổi về những lợi ích của nhóm đã mang lại cho mình trong tháng đầu tiên duy trì sự tỉnh táo. Sau khi nhóm kết thúc, bất kỳ thành viên nào là người đang đấu tranh để từ bỏ cũng cần gặp và trao đổi ngắn gọn với người chủ trì hoặc một người tư vấn khác. Người đồng chủ trì không tham dự vào các cuộc tư vấn một-một. Các bệnh nhân nên được khuyến khích nghỉ giải lao trước khi họ tham dự nhóm dự phòng tái nghiện.


3. Một số vấn đề đặc biệt

Những bệnh nhân này không đạt được thành công nhiều trong việc duy trì sự tỉnh táo. Vì điều đó, mà hành vi của họ có thể đòi hỏi người chủ trì phải can thiệp và đòi hỏi phải có sự kiểm soát mạnh mẽ nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự, nhã nhặn. Đó là những tình huống thường gặp dưới đây:


  • - Trong quá trình trao đổi, thảo luận về việc tham gia chương trình tự giúp đỡ, thường có những ý kiến không chính thống về giá trị của việc tham gia. Người chủ trì cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng là kết quả điều trị đối với những người có tham gia chương trình tự giúp đỡ khả quan hơn nhiều so với những người không tham gia chương trình. Trung tâm Matrix đã tiến hành một số khảo sát về kết quả điều trị và sự tham gia chương trình 12 bước và đã thống nhất thấy rằng có một mối quan hệ rất tích cực giữa 2 nội dung này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ vẫn tranh cãi rằng họ chẳng hề thấy những buổi sinh hoạt như thế này giúp ích được gì và họ sẽ không tham gia.


  • - Sự chống cự không tham gia chương trình 12 bước là một vấn đề quan trọng. Người chủ trì nên cố gắng nhận thức rằng không phải là hiếm thấy việc nhiều người ban đầu có thể thấy ngay sự thoải mái trong chương trình 12 bước, nhưng người chủ trì cần nỗ lực theo nhiều cách có thể để khuyến khích các bệnh nhân tham gia một chương trình 12 bước mẫu. Những bệnh nhân chống cự lại những khía cạnh tinh thần của chương trình 12 bước cần được khuyến khích cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào mối quan hệ này. Những người cảm thấy không thoải mái khi đến với những buổi gặp gỡ mà họ còn chưa quen có thể bố trí để gặp, trao đổi với người đồng chủ trì hoặc các thành viên khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Các buổi gặp gỡ thực tế tại trung tâm điều trị có thể là một điều gì đó khiến giảm bớt sự e ngại và có thể là một địa điểm tốt giúp người bệnh làm quen dần với chương trình.


  • - Tranh luận với các bệnh nhân chống đối là một việc làm phản tác dụng. Việc sử dụng các thành viên khác trong nhóm, hoặc những kinh nghiệm tích cực của người đồng chủ trì đối với các buổi trị liệu là một phương pháp tốt hơn nhiều để có thể giải quyết tình trạng bệnh nhân chống cự. Cần khuyến khích những bệnh nhân tham gia chương trình 12 bước chia sẻ về những lợi ích chính đáng của việc tham gia chương trình 12 bước. Các hoạt đông xã hội, như uống café sau các buổi gặp, và việc luôn sẵn có những người khác để trò chuyện vào những lúc gặp vấn đề rắc rối có thể khuyến khích được các khía cạnh tham gia vào chương trình 12 bước đối với những thành viên hay chống đối.


  • - Một số bệnh nhân có thể sẵn lòng tham dự các buổi sinh hoạt, nhưng lại chống cự lại việc tiếp nhận một người hỗ trợ và thực hiện các bước của chương trình. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng người chủ trì và các thành viên khác để khuyến khích sự tham dự của bệnh nhân vào các hoạt động của chương trình 12 bước. Càng tham dự nhiều hoạt động trong chương trình, càng giúp phục hồi tốt. Việc sử dụng một người trợ giúp như một huấn luyện viên trong chương trình 12 bước là một việc vô cùng giá trị. Hãy hướng dẫn người bệnh lựa chọn một người trợ giúp, người sẽ chấp nhận sự tham dự hiện tại của người bệnh trong quá trình điều trị một cách chuyên nghiệp.


  • - Đối với những bệnh nhân vẫn tiếp tục chống đối không tham dự các hoạt động 12 bước, cần gợi ý cho họ những lựa chọn tự giúp đỡ khác như Phục hồi dần dần, Yêu cầu như các thầy dòng duy trì tình trạng không sử dụng (SOS), Thuyết bất khả tri trong gặp gỡ AA,… Những buổi gặp tự giúp đỡ thay thế này có thể giúp người bệnh có cảm giác giống như nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp.


  • - Một bệnh nhân có thể được cung cấp các đề nghị không phù hợp hoặc có thể gây nguy hiểm cho anh ta/chị ta. Ví dụ, nếu chủ đề thảo luận là làm thế nào để dừng không nghĩ đến việc sử dụng và người bệnh đề nghị một bệnh nhân khác là anh ta phải nghĩ về suy nghĩ việc dùng ma tuý của mình trong mọi trường hợp chứ không phải là dừng lại không suy nghĩ đến, thì trong trường hợp đó người chủ trì cần can thiệp một cách lịch sự rằng “Có thể điều đó có ích với bạn, nhưng hầu hết moi người đều thấy rằng đó là một phương pháp nguy hiểm. Và hầu hết những bệnh nhân khác thấy rằng việc sử dụng quy trình dừng không nghĩ đến việc sử dụng ma tuý là phương pháp giúp ích được họ nhiều hơn”. Người chủ trì cần phải lịch sự và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng cũng cần kiểm soát tình huống một cách rõ ràng.


  • - Trong những tình huống mà những bệnh nhân bất ổn không thể thực hiện theo sự hướng dẫn tài tình hoặc kết quả buổi làm việc bị hạn chế tương đối, thì người chủ trì nên nói một điều gì đó giống như “Tối hôm nay các bạn thật ồn. Nào hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều có một thời gian không gian thư giãn nào đó. Đề nghị hãy lắng nghe trong một lát thôi”. Nếu khủng hoảng xảy ra, người chủ trì cần trò chuyện riêng với bệnh nhân đó sau buổi sinh hoạt nhóm về vấn đề cụ thể của chính anh ấy/cô ấy.


  • - Nếu một bệnh nhân được cho là đang say thuốc, người chủ trì nên đề nghị bệnh nhân đó đi ra ngoài cùng mình. Hãy xem xem liệu có một tư vấn viên khác có thể làm việc với anh ấy /cô ấy không. Nếu không có, người đồng chủ trì có thể tiếp tục cho nhóm thảo luận trong khi người chủ trì sẽ cố gắng đánh giá về điều kiện sức khoẻ của cá nhân bệnh nhân đó và thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến việc anh ta sử dụng ma tuý hoặc rượu. Tuỳ thuộc vào mức độ say thuốc của người bệnh, có thể cần thiết bố trí người đưa anh ta về nhà một cách an toàn và trước khi có thể tiến hành bất kỳ một cuộc trao đổi nào về chủ đề này cho đến khi có buổi hẹn gặp lần sau. Hãy tránh đối đầu với bệnh nhân.


4. Mục đích

  • 1. Cung cấp một nơi thuận tiện cho những bệnh nhân mới hiểu biết về các kỹ năng phục hồi và chương trình tự hỗ trợ.

  • 2. Giới thiệu với các bệnh nhân về các công cụ cơ bản giúp phục hồi và hỗ trợ họ trong việc dừng không sử dụng ma tuý và rượu.

  • 3. Giới thiệu chương trình tham gia 12 bước và tạo dựng một mong đợi đối với phục hồi 12 bướ như là một phần trong mô hình điều trị Matrix.

  • 4. Tăng cường số lượng bệnh nhân tham gia mô hình nhóm khi cần thiết trong Chương trình phục hồi, Hỗ trợ xã hội và Gặp gỡ 12 bước.

  • 5. Cho phép người đồng chủ trì cung cấp một mô hình để đạt được việc duy trì không sử dụng trong thời gian đầu.

  • 6. Cung cấp cho người đồng chủ trì sự tự tin và thúc đẩy, khuyến khích sự tiến bộ của người đồng chủ trì.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


Tất cả nhóm: Trong vòng 15 phút cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu, cần luyện tập 2 bài tập sau. Cả 2 bài đều được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một cách thức để xây dựng một kế hoạch phục hồi và giám sát sự tiến bộ của mình.


Chủ đề: Lập kế hoạch

Tài liệu phát tay:

  • a) Lập kế hoạch, “Liệu đó có phải là điều quan trọng không”

  • b) Kế hoạch hàng ngày/hàng giờ

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp người bệnh xây dựng được cơ cấu chương trình phục hồi và đưa ra những chỉ dẫn (bản đồ dẫn đường) để duy trì tình trạng tỉnh táo từ khi kết thúc buổi gặp hiện tại đến khi trở lại tham gia vào buổi gặp tiếp theo.


Chủ đề: Đánh dấu thời gian

Tài liệu phát tay:

  • a) Lịch và ghi chú

  • b) 5 (năm) lịch sinh hoạt

  • Việc đánh dấu mỗi ngày phục hồi thành công vào một quyển lịch có thể giúp  người bệnh nhận thức được sự tiến bộ phục hồi từng ngày và cung cấp thêm ý thức để tiếp tục thực hiện và hoàn thành chương trình.


Buổi 1. Chủ đề: Hãy dừng cái vòng luẩn quẩn này lại!

Tài liệu phát tay:

  • a) Các động cơ thôi thúc sử dụng.

  • b) Các động cơ thôi thúc sử dụng - Suy nghĩ - Thèm nhớ - Sử dụng.

  • c) Các kỹ thuật dừng không suy nghĩ đến.

Hãy đề nghị bệnh nhân xem xét lại các tình huống dẫn đến động cơ thôi thúc sử dụng cụ thể. Dừng lại mô tả chi tiết về các lần sử dụng rượu và sử dụng ma tuý, và những cảm giác xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị sử dụng. Không để nhóm biến thành một buổi chia sẻ những kinh nghiệm về các động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng mà không thể kiểm soát được. Hãy tập trung người bệnh vào những điều gì bây giờ họ cần phải tránh, hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề theo một cách mới khi có những tình huống xuất hiện động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng. Giúp họ xây dựng các kế hoạch, chương trình để đối phó với những tình huống có thể xảy ra việc tác động khiến họ nghĩ đến việc sử dụng vào dịp cuối tuần. Đây chắc chắn là một chủ đề dễ bị thay đổi. Hãy đảm bảo chắc chắn là có thể duy trì các bệnh nhân chỉ tập trung vào việc hiện nay chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào, không nên đi quá sâu vào việc mô tả những gì đã thường xảy ra. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một kế hoạch giúp thay đổi hành vi bằng việc đưa ra những định hướng tốt và cam kết mạnh mẽ để đối phó.


Cho phép người đồng chủ trì thảo luận về những điều gì đã xảy ra nhằm tăng cường những ứng phó của anh ta chống lại những tác động khiến anh ta sử dụng ma tuý. Các bệnh nhân cần được biết rằng cảm giác bị hối thúc này sẽ ít dần khi họ chuyển sang ngừng không sử dụng.


Dừng việc suy nghĩ đến sẽ là một kỹ năng mà người bệnh có thể sử dụng để tạm khóa những suy nghĩ về ma tuý và nhờ đó có thể lấy lại được khả năng kiểm soát quá trình suy nghĩ của bản thân. Các cơn thèm nhớ phải không để trở nên áp đảo họ. Họ có thể khiến các cơn thèm nhớ không xảy ra bằng cách khoá những suy nghĩ liên quan đến ma tuý của bản thân lại. Họ cần sử dụng quá trình này nhanh chóng trước khi chức năng sinh lý của cơ thể đối với các cơn thèm nhớ bắt đầu được kích hoạt. Hãy trao đổi về chu kỳ xuất hiện các cơn thèm nhớ trong ngày đối với họ và tìm ra các cách giúp họ giúp can thiệp phá vỡ chu kỳ đó. Hãy thảo luận về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn đó của họ.


Buổi 2. Chủ đề: Xác định những động cơ bên ngoài thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay:

  • a) Bảng hỏi về các động cơ bên ngoài.

  • b) Sơ đồ tác động của các động cơ đến việc sử dụng.

Bảng hỏi về động cơ thôi thúc sử dụng từ  bên ngoài giúp xác định các tác động bên ngoài đối với việc sử dụng ma tuý. Điều quan trọng là sử dụng bảng mẫu này như một bài luyện tập để có được bức tranh toàn diện về tình hình, địa điểm và thời điểm lúc những suy nghĩ và các cơn thèm nhớ có thể bị thôi thúc. Hãy hỏi về những động cơ đặc trưng có thể không được liệt kê trong bảng hỏi. Xem xét nhu cầu xây dựng kế hoạch cho các hoạt động ứng phó để thoát ra khỏi những tình huống tác động như vậy. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành một danh sách hoàn chỉnh về những động cơ thôi thúc sử dụng từ bên ngoài. Xem xét một cách tóm tắt cách thức đối phó đối với một tình huống tác động mà người bệnh đã không thể tránh được.


Sơ đồ động cơ tác động đến việc sử dụng ma tuý giúp cho người bệnh ý thức rằng việc sử dụng chất kích thích không phải là hệ quả của những sự kiện xuất hiện ngẫu nhiên, không dự đoán được. Bằng cách thay đổi hành vi của người nghiện, cơ hội để anh ta sử dụng ma tuý cũng có thể được giảm xuống. Nếu không có % nào cho những tình huống có thể xảy ra, hãy đề cập đến các buổi trị liệu 12 bước. Bài tập này giúp tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về cơ hội xuất hiện các lần sử dụng và làm thế nào để có thể tránh được.


Buổi 3. Chủ đề: Xác định những động cơ bên trong thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay: Bảng hỏi về các động cơ bên trong

Mẫu bảng hỏi này giúp đưa ra một bức tranh toàn điện về những tình trạng bên trong dẫn đến việc thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý. Nhiều cảm xúc được nêu trong bảng hỏi đan xen nhau. Không nên đi sâu vào từng cảm xúc riêng mà điều quan trọng là phải có được một bức tranh về những tình trạng cảm xúc nổi bật mà khiến thôi thúc người nghiện suy nghĩ và thèm nhớ đến ma tuý. Nhìn chung, con người thường bị hối thúc khi có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc một số người là cả hai. Sau đó hãy phản ánh lại cho người bệnh biết về bức tranh mà họ đang gặp phải trước những hối thúc cảm xúc từ bên trong chính bản thân họ và hỏi xem liệu điều đó có đúng không. Trước khi hoàn thành bảng hỏi, người trị liệu nên đưa ra cho từng người bệnh một số ý tưởng rõ ràng về đâu là những loại phản ứng cảm xúc khiến người nghiện thèm nhớ ma tuý và dẫn đến sử dụng. Nếu việc sử dụng ma tuý của một người bệnh nào đó là tự động và không bị tác động hay hối thúc về cảm xúc ngay trước khi anh ta tham gia điều trị, thì hãy hỏi anh ta về đâu là những tác động trong thời gian anh ta nghiện trước đây. Hãy thảo luận những biện pháp thay thế giúp anh ta đối mặt với những tác động cảm xúc hối thúc mạnh mẽ từ chính bản thân anh ta.


Vào cuối buổi trị liệu này, hãy quay lại thảo luận về Sơ đồ tác động của các động cơ và bổ sung thêm những trạng thái cảm xúc một cách cụ thể an toàn hoặc không an toàn từ bên trong. Khi hoàn thiện xong sơ đồ tác động, hãy đưa cho người bệnh xem để biết những sự lựa chọn mà cô ấy/anh ấy đang quan tâm liên quan đến những người hoặc những nơi, những thứ mà chắc chắn sẽ dẫn cô ấy/anh ấy đến việc tái nghiện.


Buổi 4. Chủ đề: Giới thiệu 12 bước

Tài liệu phát tay: Giới thiệu 12 bước

Việc tham gia vào các hoạt động 12 bước là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị đối với người bệnh. Người bệnh nên xem xét việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt AA cũng cần thiết như việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt của mô hình Matrix. Họ cũng cần được người trị liệu cung cấp cho họ hy vọng và mong muốn rằng việc tham gia các chương trình 12 bước là một phần yêu cầu trong quá trình điều trị. Việc này có thể do người trị liệu thực hiện bằng một cách rất tích cực nhằm giúp họ hiểu rằng các chương trình 12 bước sẽ có hiệu quả bằng việc thu hút và rằng họ chính là yếu tố nguồn tích cực và rất có giá trị để các chương trình này được thành công.


Buổi 5. Chủ đề: Những thay đổi sinh hóa của cơ thể trong quá trình phục hồi

Tài liệu phát tay: Bản đồ chỉ đường cho việc phục hồi

Sự suy nhược thể chất, ngủ không ngon giấc, đau đầu và một số ít trường hợp là cả lo lắng là tất cả những triệu chứng tiếp tục trong suốt quá trình cắt cơn. Hãy giúp người bệnh nhớ lại quá trình phục hồi dần dần về sinh học trong cơ thể đang xảy của họ. Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc phục hồi và cho họ hy vọng là tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng.


Việc xem xét các thay đổi về mặt sinh học đáng xảy ra trong người có thể giúp người bệnh ý thức được về những gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Hãy thảo trao đổi về những nỗ lực và trải nghiệm điều trị họ đã trải qua với những giai đoạn phục hồi này.


Buổi 6. Chủ đề: Các vấn đề xảy ra trong giai đoạn phục hồi ban đầu

Tài liệu phát tay:

  • - 5 vấn đề thường gặp trong giai đoạn phục hồi ban đầu

  • - Tranh luận về rượu

Có một số vấn đề có xu hướng nổi lên ngay lập tức giống như những vấn đề rắc rối đối với những người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Đối với phần lớn người sử dụng ma tuý thi có 5 vấn đề quan ngại rất quan trọng. Và chủ đề chính trong việc giải quyết các vấn đề này là việc có một cách hiệu quả hơn việc đối phó với sử dụng ma tuý một cách thông thường nhằm đối phó với những tình huống này. Người đồng chủ trì sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của anh ấy/cô ấy với một hoặc nhiều người về những vấn đề này.


Hãy củng cố những thành viên có các giải pháp tích cực khác để giải quyết vấn đề. Hỗ trợ và khuyến khích sự tin tưởng rằng phục hồi bao gồm việc cùng nhau đưa ra các hoạt động mới và dùng nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp cùng một lúc.


Nếu người bệnh vẫn còn do dự về việc dừng sử dụng (có lẽ vì họ không nhìn ra thực thế là việc sử dụng rượu như vấn đề ban đầu), thì bài tập sử dụng bảng Tranh luận về rượu có là một thách thức đối với những suy nghĩ của họ.


Buổi 7. Chủ đề: Suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Tài liệu phát tay:

  • - Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

  • - Hành vi của người nghiện

Để có được sự kiển soát trong hành vi của người bệnh, điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải có thể phân biệt được giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể là một khái niệm hoàn toàn mới đối với một số người. Hãy chắc chắn là người bệnh hiểu rõ nguyên tắc này trước khi chuiyển sang tài liệu phát tay thứ hai.


Người bệnh có một số mức độ kiểm soát nhất định về việc phục hồi là quá trình khó khăn như thế nào. Những người bệnh nào tiếp tục cư xử như những người lạm dụng ma tuý sẽ tiếp tục trở thành những người lạm dụng ma tuý. Không thể thành công trong việc dừng sử dụng ma tuý và tiếp tục can dự vào các hành vi của người nghiện. Những người bệnh cần được dạy về mối quan hệ giữa hành vi cư xủa của họ với thành công trong quá trình phục hồi của họ.


Buổi 8. Chủ đề:

Tài liệu phát tay: Các mẹo 12 bước

Một chút khôn ngoan từ chương trình AA có thể cung cấp những công cụ rất có giá trị cho người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Những lời nói hay khái niệm này cần được lưu ý xem xét để trở nên giá trị đối với người bệnh và như những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn những lợi ích có thể có được từ việc tham gia các buổi trị liệu 12 bước.


NHÓM DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN

Triết lý

Nhóm dự phòng tái nghiện (Relapse Prevention - RP) là một thành tố trung tâm của gói điều trị theo mô hình Matrix. Nhóm này có một mục đích cụ thể cũng như một hình thức cụ thể. Nhưng cũng có thể có một số điều mà nhóm này không phải là như vậy. Ví như nhóm này không phải là một nhóm huấn luyện sự quyết đoán hoặc dễ nhạy cảm. Đó cũng không phải là một buổi sinh hoạt trị liệu 12 bước. Đó không phải là một hoạt động nhằm giảm căng thẳng hoặc nhóm trao đổi về “bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong đầu” không có hồi kết.


Mỗi nhóm dự phòng tái nghiện được tổ chức quanh một chủ đề nhất định. Mục đích của nhóm là nhằm cung cấp một diễn đàn ở đó những người lệ thuộc chất hoá học kích thích có thể nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn về nhằm xây dựng một chương trình phục hồi và tránh tái nghiện. Tái nghiện không phải là một sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên. Qúa trình tái nghiện mang những đặc trưng có thể dự đoán được. Nhóm này sẽ cung cấp một địa điểm để chia sẻ các thông tin về vấn đề tái nghiện và dự phòng tái nghiện. Các dấu hiệu đe doạ dẫn đến tái nghiện có thể được xác định bởi cán bộ điều trị và người bệnh. Những bệnh nhân có xu hướng tái nghiện có thể được chỉnh hướng trong khi cần khuyến khích những người đang thực hiện tốt quá trình phục hồi. Điều kiện sinh hoạt của nhóm cho phép các bệnh nhân hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hướng dẫn của người trưởng nhóm.


Nhóm được chủ trì bởi một người trị liệu và một người đồng chủ trì. Người trị liệu là một người chuyên môn hoàn toàn người cũng giám sát các thành viên của nhóm để đưa ra nững can thiệp trị liệu cá nhân phù hợp. Lợi ích của mối quan hệ hai mặt này là người trị liệu có thể phối hợp hiệu quả hơn và hướng dẫn quá trình phục hồi một cách có tiến bộ của mỗi cá nhân người bệnh. Việc thường xuyên liên hệ với người bệnh cũng giúp tăng cường mối liên hệ trị liệu giúp duy trì người nghiện thực hiện điều trị.


Bất lợi có thể có của mối quan hệ hai mặt này là những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người trị liệu không chú ý đến việc tiết lộ thông tin mang tính bảo mật cá nhân đối với nhóm trước khi người bệnh lựa chọn sẽ làm như vậy. Đó là một sự vi phạm đến ranh giới đối với người trị liệu nhằm ngụ ý là những thông tin đó tồn tại và cố gắng ép một người bệnh chia sẻ thông tin đó nếu người bệnh chưa được lập kế hoạch để thảo luận về các vấn đề trong nhóm.


Có một mối nguy hiểm khác có thể tránh được là khả năng các thành viên trong nhóm có thể nhận ra dành sự ưu ái đối với một số bệnh nhân cụ thể hơn các người khác. Điều quan trọng là người trị liệu cần phải cung cấp sự hỗ trợ công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm và không cho phép các thành viên bị lôi kéo vào một cuộc ganh đua để dành đựơc sự quan tâm của ngươì trị liệu.


Tất cả các bệnh nhân trong nhóm sẽ xây dựng một mối quan hệ cá nhân với người chủ trì. Mức độ người chủ trì có thể khuyến khích sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ sẽ có mối liên hệ trực tiếp với sự tín nhiệm mà người chủ trì xây dựng được với các thành viên. Người chủ trì nhóm phải nắm được các thành viên nhận thức như một nguồn cung cấp các thông tin liên quan đến lạm dụng ma tuý một cách đáng tin cậy. Hai điểm chính để xây dựng được lòng tin với người bệnh là mức độ người chủ trì áp dụng để kiểm soát tình hình nhóm và năng lực của người chủ trì trong việc biến nhóm trở thành một nơi an toàn đối với tất cả các thành viên.


Hai yếu tố này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Để nhóm cảm nhận được sự an toàn, các thành viên phải xem người chủ trì của nhóm như một người tài giỏi và có khả năng kiểm soát tốt. Đôi khi, các thành viên trong nhóm tham gia quá tích cực, nói nhiều và làm chuyện huyên náo, ồn ĩ. Khi đó người chủ trì nhóm phải sử dụng các phương pháp giao tiếp có lời và cả không lời để làm giảm nhiệt của nhóm và giúp nhóm tập trung vào thảo luận chủ đề của buổi sinh hoạt. Thông thường thì tình trạng này xảy ra trong dịp những ngày nghỉ nếu có một số thành viên tái nghiện trở lại. Ngược lại, có nhiều trường hơp các thành viên trong nhóm thờ ơ, uể oải và không tập trung. Trong trường hợp này, người chủ trì cần phải truyền năng lượng cho các thành viên và tác động để họ thấu cảm. Người chủ trì cần phải nhận thức được đặc điểm mang tính cảm xúc này và có cách để ứng phó phù hợp.


Cũng bằng cách tương tự như vậy, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy rằng người chủ trì nhóm đang giữ cho nhóm hoạt động đi theo hướng có lợi và lành mạnh. Người chủ trì nhóm phải sẵn sàng biết cách ngắt lời các thành viên trong khi thảo luận nhóm một cách hợp lý, đề nghị tạm dừng câu chuyện liên quan đến việc sử dụng ma tuý hoặc định hướng những trình bày quá dài. Mọi thành viên đều phải được tạo cơ hội để tiếp nhận. Hàng tuần người chủ trì cần phải đảm bảo chắc chắn rằng một hoặc hai thành viên không phải luân luôn là người nói đầu hoặc độc diễn trong toàn bộ thời gian sinh hoạt của nhóm. Các thành viên cần phải cảm thấy là người chủ trì quan tâm đến sự tham gia của họ trong nhóm vì điều này có liên quan đến việc duy trì không tình trạng không sử dụng. Người chủ trì nhóm phải là một người rõ ràng, năng động, không để người khác nghi ngờ đặt câu hỏi trong việc kiểm soát, điều hành nhóm.


Người đồng chủ trì là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của nhóm. Với tư cách là một người đã có nhiều phục hồi thành công, người này được đặt trong vị trí phải giải quyết những vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn từ những mong đợi thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Những người đồng chủ trì cần được đào tạo đẻ đưa ra kết quả của mình theo những thông điệp của chính bản thân mình “Tôi…”.


Nhóm được điều hành theo cách thức phù hợp với mô hình Matrix. Những người chủ trì cần phải là người nhạy bén đối với những thông tin được đưa ra trong một nhóm các thành viên phức tạp, không theo một trật tự nhất định. Một số trường hợp, người chủ trì có thể còn cần là một người có khả năng định hướng, có thể đối mặt hoặc tóm tắt, nêu ra những đặc trưng chính từ các thành viên trong nhóm khi họ phải ảnh những suy nghĩ mang đặc trưng của người nghiện. Sự tập trung vào những ví dụ như thế này của người chủ trì phải là sự tập trung vào vấn đề nghiện như là một vấn đề chống tại người nghiện. Nói một cách khác, sự quan tâm phải được thực hiện nhằm tránh đưa ra những định hướng phản hồi tiêu cực đối với người bệnh, thay vào đó hãy tập trung và những khía cạnh của vấn đề trên cơ sở vấn đề nghiện của chính những hành vi, suy nghĩ của người bệnh.


Hình thức

Mỗi buổi sinh hoạt nhóm dự phòng tái nghiện bắt đầu vào việc giới thiệu những thành viên mới, và những người này sẽ được đề nghị mô tả tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân. Người này sẽ giới thiệu trực tiếp với các thành viên trong nhóm và với người chủ trì nhóm. Việc trình bày này không quá chi tiết hoặc phải biểu đồ hoá, cũng không giống như việc tái hiện lại “những câu chuyện thời chiến tranh”. Việc giới thiệu này chỉ nhằm mục đích để cung cấp thông tin rất cơ bản như loại ma tuý sử dụng, lý do tham gia điều trị. Khi người bệnh nói lan man, hoặc cung cấp những thông tin chi tiết về việc sử dụng không cần thiết, cần phải đề nghị họ tóm gọn lại và dừng trình bày.


Trong 15 phút đầu của buổi sinh hoạt, người chủ trì sẽ nêu ra một chủ đề cụ thể bằng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Chủ đề cụ thể đó sẽ thảo luận cùng với những đóng góp của các thành viên trong khoảng 45 phút. Người chủ trì cần đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó đều được thảo luận và tránh việc đưa ra những định hướng chưa chín chắn từ các vấn đề của chủ đề chính. Cũng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những bệnh nhân đang thực hiện một lịch trình không có liên quan đến chủ đề thảo luận sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề của họ sau thời gian thảo luận về chủ đề hàng tuần của nhóm. Người chủ trì tóm lược quá trình thảo luận bằng việc bóc tách các phần trong chủ đề thảo luận và những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó.


Trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi buổi sinh hoạt nhóm, các bệnh nhân sẽ được hỏi về việc liệu họ đang có bất kỳ một vấn đề gì không, hoặc liệu là có bất kỳ một vấn đề gì mà họ mong muốn được trao đổi không. Từng bệnh nhân, đặc biệt là những người đã từng có một vấn đề gì đó hoặc những người không tham gia trong nhóm, sẽ được hỏi cụ thể. Câu hỏi chung có thể sử dụng là “Mọi thứ đang diễn ra thế nào với anh?” hoặc “Thế có bất kỳ tiến triển nào mới trong vấn đề của bạn đã nêu ra lần trước không?” hay “Bạn đã bao giờ có những động cơ thôi thúc bạn sử dụng ma tuý không?’, “Anh có kế hoạch như thế nào để duy trì việc không sử dụng trong tuần này?” thường khơi gợi bệnh nhân trả lời. Cũng cần đặc biệt lưu ý giải quyết tất cả những ai không lên tiếng trong nhóm. Thông thường, các bệnh nhân những người mà giữ im lặng hoặc không giao tiếp trong nhóm là những người hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề cần được thảo luận hoặc gợi ý nêu ra.


Nhóm dự phòng là nơi cố gắng tạo ra cơ hội để lôi kéo hoặc khích lệ một người tham gia từ các thành viên khác trong nhóm. Người chủ trì nhóm nên đề nghị các thành viên khác cho ý kiến góp ý về một vấn đề nào đó đang được thảo luận, đặc biệt là khi có một số thành viên trong nhóm đang phải đương đầu với vấn đề đó. Ví dụ, những người đã và đang chuyển sang thời gian kiêng không sử dụng lâu hơn thì có thể được đề nghị hãy mô tả về cách thức làm thế nào mà họ có thể đối phó với những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, người chủ trì nhóm cũng không nên dừng kiểm soát nhóm hoặc thúc đẩy việc trao đổi giữa các cá nhân không theo định hướng về việc mỗi người cảm nhận như thế nào về những điều do người khác chia sẻ. Người chủ trì cần phải duy trì việc thảo luận và định hướng được các cuộc trao đổi, đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh định hướng cho các cuộc trao đổi đang có xu hướng tản mạn, không đi đúng chủ đề, không phù hợp hoặc có tính bất ổn.


Người đồng chủ trì có thể được tham gia với tư cách như một mô hình thực tế có vai trò tích cực và nhằm tăng cường thêm những khuyến nghị và lời khuyên cho nhóm trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản thân. Người đồng chủ trì cần tránh ca tụng, mà anh ấy/cô ấy nên cố gắng nói về mình và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của chính bản thân. Người đồng chủ trì có thể sẽ rất có hiệu quả trong những trường hợp có một thành viên đang chống cự lại các ý kiến, kết quả góp ý của người chủ trì. Trong những trường hợp như vậy, có thể đề nghị người đồng chủ trì chia sẻ về những gì đã giúp ích cho anh ta trong đó nhấn mạnh đến vì những lý do gì mà những điều đó đáng giá, từ đó giúp ích chứ không phải là mời anh ta tranh luận hoặc thảo luận thêm nữa.


Những người tham gia nhóm dự phòng ngay từ khi bắt đầu điều trị và sẽ tiếp tục duy trì việc tham gia này trong suốt 16 tuần hồi phục ban đầu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ tạo dựng được mối liên hệ có tính phụ thuộc. Tiến trình của nhóm khuyến khích mối dây liên hệ này và chính sự gắn kết đó có thể là một động cơ tích cực mang tính xây dựng khiến có thể giúp người bệnh duy trì được việc đeo đuổi chương trình điều trị. Mặc dù nhiều người bệnh nên được khuyến khích xem xét, nhìn nhận rằng chính họ cần có trách nhiệm với nhóm và cam kết tham gia tích cực và gắn bó với nhóm, nhưng cũng nên lưu ý là sự hồi phục của họ là do chính bản thân họ làm nên. Điều quan trọng giúp người bệnh nhìn nhận ra rằng sự hồi phục của họ là kết quả đạt được của chính bản thân họ và trong đó có sự hỗ trợ, khuyến khích của các thành viên khác trong nhóm. Sự hồi phục của người bệnh có tính độc lập nói trên có thể giúp họ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến tái nghiện nếu có một vài thành viên khác trong nhóm có thể bị tái nghiện trở lại. Cần có được sự cân bằng giữa việc có được sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhóm với sự độc lập riêng trong nhóm để từ bỏ được ma tuý.


Sự thân thiết và gắn kết trong một nhóm dự phòng tái nghiện là vô cùng giá trị đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được thận trọng lưu ý tránh sự cường điệu về chương trình điều trị và sự can dự khác từ các thành viên khác trong nhóm. Người bệnh ký một bản thoả thuận khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình để tránh các mối quan hệ “ngoài lề” nhóm, tuy nhiên họ cũng cần được thường xuyên nhắc nhở lại để nhớ về bản thoả thuận đã cam kết này. Nếu trong nhóm có hai thành viên bắt đầu trở nên can dự, quan hệ không phù hợp với nhau, thì khi đó người chủ trì cần nhắc lại cho họ nhớ về bản thoả thuận mà họ đã ký để họ tránh những quan hệ đó và giải thích để họ hiểu lý do vì sao những mối quan hệ này lại không được khuyến khích.


Tuy nhiên, cũng không nên để người bệnh bị mất động lực phấn đấu từ việc được hỗ trợ bởi các thành viên khác. Trong giai đoạn hồi phục ban đầu, điều này cần được thực hiện trong bối cảnh có các nhóm hỗ trợ 12 bước và nhóm hỗ trợ xã hội kết hợp cùng lúc. Người bệnh cũng không nên để bị khuyến khích tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ lâu dài thông qua việc họ tham gia vào các nhóm AA, CA hoặc NA. Một người hỗ trợ trong nhóm AA có thể là nguồn hỗ trợ vô cùng giá trị đối với người bệnh. Việc tham gia vào các cuộc gặp gỡ và giao lưu xã hội hoá với các thành viên trong nhóm AA có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ hoàn toàn mới gồm những người bạn đã phục hồi không còn sử dụng và các hoạt động không liên quan đến việc sử dụng. Nếu người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu chỉ tiếp cận với các người bạn khác để tìm kiếm sự hỗ trợ mà không có mối liên hệ nào với những người đã duy trì được việc từ bỏ không sử dụng trong một thời gian lâu dài, thì trong quá trình được hỗ trợ, họ sẽ dễ có nguy cơ bị tái nghiện trở lại.


Các tình huống đặc biệt:

- Tại những thời điểm mà người chủ trì nhóm có thể cần can thiệp một cách mạnh mẽ nhằm đối phó với một số hành vi đặc biệt của người bệnh trong nhóm. Sự can thiệp này có thể là yêu cầu nhóm giữ yên lặng hoặc hạn chế sự tham gia của cá nhân đó trong nhóm, hoặc đề nghị cá nhân đó ra ngoài, không tham gia trong nhóm.

- Hành vi: cứ mãi kiên trì về một vấn đề nào đó

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: lịch sự đề nghị rằng đã đến lúc cần để cho những người khác được tham gia thảo luận về các vấn đề của họ và sau đó sẽ tiếp tục.

- Hành vi: Tranh cãi về một trường hợp hành vi  gặp phải trong quá trình phục hồi (ví dụ như việc sử dụng trở lại, từ bỏ không sinh hoạt nhóm, sử dụng cách thức “tự kiểm soát” để chống lại hoặc tránh các cơn thèm muốn rượu,...) sau khi nhận được phản hồi lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: chỉ ra sự vô ích của các cách đối phó như vậy trong bối cảnh thực tiễn của việc nghiện và chia sẻ kinh nghiệm đã từng xảy ra của những người khác. Nếu người vẫn tiếp tục theo cách đó một thời gian lâu, hãy đề nghị anh ta/chị ta lắng nghe những người còn lại trong nhóm chia sẻ vì mọi vấn đề gặp phải đều cần được các cá nhân thảo luận với người tư vấn.

- Hành vi: Đe dạo, có thái độ xấc xược hoặc sỉ nhục hoặc các dấu hiệu điều hành mang tính cá nhân, cư xử theo cách thức rõ ràng cho thấy là đang bị phê thuốc.

- Biện pháp can thiệp: để lại nhóm cho người đó, và người đồng chủ trì sẽ phụ trách nhóm. Sau đó có một buổi trao đổi ngắn gọn mang tính cá nhân, hoặc sử dụng một biện pháp can thiệp trị liệu khác. Nên để mắt quan sát người bệnh đó trước khi để anh ta/chị ta ở lại. Nếu cần thiết, có thể phải bố trí chuyển tuyến.

- Hành vi: Nhìn chung thiếu sự cam kết đối với việc sẽ thực hiện chương trình điều trị, điều này có thể được thể hiện qua các biểu hiện như việc tham gia kém, chống đối lại các can thiệp điều trị, có những cách cư xử mang tính phá phách, hoặc có thường xuyên hay tái nghiện lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị trong nội dung can thiệp nhóm hoặc can thiệp bổ sung. Miễn là người bệnh không bị phê thuốc trở lại hoặc không thích hợp, còn lại đều có thể cho phép họ tham gia nhóm nhưng cũng cần phải đề nghị họ lắng nghe và tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm nên trao đổi về hình thức này với người bệnh trước khi sinh hoạt nhóm. Cũng nên nói với người bệnh rằng anh ta/chị ta sẽ được tạo cơ hội để thảo luận về một số vấn đề khi buổi sinh hoạt kết thúc.


Kết thúc buổi sinh hoạt:

Người chủ trì cần thâu tóm lại những kết luận và tóm tắt nội dung thảo luận. Những vấn đề không hoặc chưa giải quyết được có thể được thừa nhận và thảo luận về những vấn đề cần thực hiện trong buổi gặp lần sau. Người bệnh những người đã chia sẻ và nêu lên những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hồi phục của họ được định hướng sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề này trong buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo của họ. Yêu cầu những người có dấu hiệu lo lắng, giận dữ, phiền muộn hoặc những người đề cập đến cơn thèm muốn trong suốt buổi sinh hoạt cần phải tiếp tục ở lại sau buổi sinh hoạt. Hãy nói chuyện một cách ngắn gọn với họ về những vấn đề của cá nhân và lập kế hoạch cho họ có buổi can thiệp tư vấn cá nhân càng sớm càng tốt. Lưu ý nên kết thúc buổi sinh hoạt bằng một lưu ý mang tính tích cực. Tất cả các buổi sinh hoạt nên kết thúc bằng một lời hứa có sự tin tưởng và một cam kết sẽ tham gia nhóm vào tuần sau.


Mục đích:

  • 1. Cho phép người bệnh liên hệ qua lại với các người khác trong qúa trình hồi phục.

  • 2. Cung cấp các tài liệu cụ thể liên quan đến dự phòng tái nghiện.

  • 3. Cho phép người đồng chủ trì chia sẻ với nhóm kinh nghiệm duy trì không sử dụng lại trong một thời gian lâu dài.

  • 4. Tạo ra một số sự gắn kết giữa các bệnh nhân.

  • 5.Cho phép người chủ trì nhóm tận mắt chứng kiện sự liên hệ qua lại giữa các bệnh nhân.

  • 6. Cho phép bệnh nhân tận dụng việc tham gia vào các trải nghiệm của nhóm một cách lâu dài.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

1. Rượu - Loại lại ma tuý hợp pháp

Vì rượu là một phần lớn trong đời sống hàng ngày của con người, nên người ta thường không nghĩ nó là một loại ma tuý. Bài tập này được thiết kế nhằm giúp người bệnh nhìn nhận ra các tình huống mà họ sẽ có thể phải đối mặt ở những nơi mà việc uống rượu dường như giống nha một điều gì đó cần phải làm. Lập các kế hoạch trước để đối phó với các tình huống như vậy có thể giúp người bệnh đối phó dễ dàng hơn với việc phải duy trì tình trạng kiêng khem không sử dụng.


2. Sự buồn chán:

Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải luôn luôn lấp đầy cuộc sống bằng những hoạt động mới. Nhu cầu này không dừng lại sau một vài tháng kiêng khem không sử dụng mà còn kéo dài. Các sở thích, cách thức phản ứng tình huống hoặc các mối quan tâm mới sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Sự buồn chán là một dấu hiệu cho thấy tình trạng trì trệ đang được thiết lập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện và sẽ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma tuý trừ khi thực hiện một số biện pháp nào đó. Sự buồn chán sẽ không dễ dàng qua đi, do vậy cần phải làm một số điều gì đó để đối phó với tình trạng này


.3. Tránh xu hướng tái nghiện trở lại/các đường mỏ neo:

Bài tập về các đường mỏ neo sẽ giúp ích cho người nghiện xác định rõ những gì họ đang làm là thực sự có ích và giám sát được các hành vi trong tương lai nhằm đảm bảo việc tiếp tục không sử dụng.


4. Việc làm và sự phục hồi:

Có một số vấn đề xung quanh việc làm và vì sao tình trạng về việc làm của người nghiện lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tài liệu phát tay này sẽ giải quyết một số trong số các vấn đề như vậy ví dụ liệu người nghiện đó có đang thất nghiệp (?), có là người tham công tiêc việc hay đang có việc làm, tất cả những điều này đều có tác động dẫn đến việc khó khăn cho người đó phục hồi.


5. Mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ:

Mục đích của nhóm này là nhằm giúp người nghiện nhận thức được sự khác nhau giữa việc tham gia vào một hành vi xấu với việc trở thành một người xấu. Điều quan trọng là phải gán cho một số cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc mà người nghiện sẽ cảm nhận được trong quá trình phục hồi như là việc có liên quan đến các hành vi chứ không phải là bản chất của con người đó. Cần khuyến khích người bệnh cởi mở chia sẻ những vấn đề này, nhưng nếu nhóm vẫn chưa tìm ra được một nơi an toàn cho một người bệnh cụ thể nào đó, thì hãy đừng bắt ép họ chia sẻ, tiết lộ các thông tin mà họ cảm thấy xấu hổ.


6. Duy trì trạng thái luôn bận rộn:

Cấu trúc không thể tồn tại trong một kế hoạch mà không có các hoạt động. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ cho nhau trong việc đưa ra các gợi ý về các hoạt động mang tính tích cực mà người bệnh có thể thực hiện để làm đầy thời gian nhàn rỗi của mình. Tài liệu phát tay này sẽ giúp giải thích cho người bệnh hiểu vì sao các khoảng thời gian nhàn rỗi có thể là một tác nhân có thể dễ dẫn đến người ta nghĩ đến việc sử dụng trở lại.


7. Động lực để phục hồi:

Trong qúa trình người bệnh trải qua giai đoạn phục hồi, các lý do khiến họ duy trì tình trạng không sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Hãy cố gắng nêu bật được những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích người bệnh tập trung vào các lợi ích mà họ có thể có được khi phục hồi. Mỗi người bệnh nên được tạo cơ hội để chia sẻ một lý do giúp họ duy trì được việc không còn sử dụng như hiện nay. Còn đối với những người không thể làm được điều đó, thì có thể thảo luận về vấn đề của họ là gì và cần được giúp đỡ như thế nào để cam kết không sử dụng nữa.

8. Sự thành thực:

Sự thành thực là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. Bài tập này đưa ra ý tưởng rằng sự thành thực trong việc chống lại việc sử dụng là khác nhau giữa bản chất thực sự và hình thức thể hiện bề ngoài. Sự thành thực của người bệnh là điều thiết yếu để xây dựng nền tảng cho qúa trình phục hồi trong thực tế thay vì những ảo tưởng về tình trạng nghiện. Chủ đề này cần được nêu ra một cách nghiêm túc. Các câu hỏi ở phần cuối của tài liệu phát tay này cung cấp cho người bệnh một cơ hội để được thảo luận về các lĩnh vực mà trong đó sự thành thực vẫn còn là một vấn đề đối với cá nhân. Những ai đã dũng cảm thừa nhận rằng mình có sử dụng trở lại một cách thành thực cần phải được hoan nghênh vì sự thành thực của họ.


9. Kiêng sử dụng hoàn toàn:

Mỗi bệnh nhân đều đã có cam kết ngay khi bắt đầu tham gia chương trình điều trị rằng sẽ không sử dụng bất kỳ một loại ma tuý dạng thay thế nào hoặc chất cồn (rượu, bia). Đôi khi giá trị của cam kết này không rõ ràng đối với bệnh nhân. Việc thảo luận về chủ đề này cần được đưa vào chương trình sau khi người bệnh đã đồng ý đồng thời cũng cần đánh giá cao việc các thành viên trong nhóm giám sát nhau việc thực hiện các cam kết của chính họ.


10. Tình dục và sự phục hồi:

Mục đích của nhóm này là nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu được sự khác nhu giữa quan hệ tình dục, như là việc mở rộng mối quan hệ thân mật, với các hành vi tình dục có tính kích thích. Đối với đa số, các hành vi tình dục có tính kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng ma tuý, trong khi quan hệ tình dục thông thường lại không. Cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những câu chuyện khôi hài từ các thành viên trong nhóm khi đề cập đến vấn đề này. Và do vậy người chủ trì và người đồng chủ trì cần phải giữ thái độ nghiêm túc để duy rì một không khí phù hợp khi thảo luận về vấn đề quan trọng này.


11. Dự phòng tái nghiện:

Tái nghiện không xảy ra một cách bất ngờ. Có những dấu hiệu cảnh báo về hành vi và suy nghĩ của người bệnh do vậy họ cần được chỉ bảo, hướng dẫn cách để kiểm soát tình huống. Ngoài ra, cũng thường có những cảm xúc xuất hiện trước khi người ta tái nghiện trở lại. Đây là một khái niệm rất nhạy cảm và khó phát hiện. Người nghiện cần được hướng dẫn về các dấu hiệu chỉ báo về tình trạng căng thẳng, hoặc hồi họpp ví như chứng mất ngủ, hồi hộp hoặc đau đầu, và để từ đó người nghiện biết nhìn nhận ra những điều đó chính là các dấu hiệu khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại. Một khi các dấu hiệu chỉ báo về tái nghiện được xác đinh, cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng một kế hoạch nhằm ứng phó với các nhu cầu thèm muốn của cá nhân. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tái nghiện trước để rút ra cách ứng phó cho các lần tiếp theo là vô cùng quan trọng.


12. Sự tin tưởng:

Các mối quan hệ của người bệnh đã bị phá hỏng trong suốt quá trình người đó nghiện. Cần phải có thời gian để mối quan hệ đó bắt đầu được cải thiện ngay cả khi việc sử dụng ma tuý chưa được người nghiện từ bỏ hoàn toàn. Bài tập này cho phép người bệnh thừa nhận một thực tế là gia đình và bạn bè của họ có những lý do để nghi ngờ họ, và cần phải thảo luận về việc chính những phản ứng của họ dẫn dến sự nghi ngờ đó. Điều cần thực hiện ở đây là con người không thể đơn giản quyết định tin tưởng một ai, mà lòng tin chỉ có thể có được trở lại như là kết quả của việc người đó tiếp tục kiêng không sử dụng ma tuý.


13. Lịch thiệp, không mạnh mẽ:

Điểm mấu chốt của bài tập này là việc bạn không thể mạnh mẽ hơn việc nghiện. Muốn trở thành người từ bỏ được ma tuý vẫn là chưa đủ, cho dù ý nghĩ đó mạnh mẽ đến chừng nào. Điều cần thiết là phải duy trì một khoảng cách tối đa tránh xa ma tuý bằng việc tránh các nguy có và thiết lập được các hoạt động mang tính tích cực, không có liên quan đến ma tuý. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong qúa trình phục hồi. Giữ một khoảng cách không để việc tái nghiện xảy ra, bản thân điều này đã là việc phục hồi. Tuy nhiên, điều này cho phép hướng đến kết quả phục hồi toàn diện.


14. Xác định các vấn đề thuộc về tinh thần:

Phần này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu được sự khác biệt giữa tôn giáo và tinh thần như được nêu trong chương trình 12 bước. Điều cực kỳ quan trọng đối với những ai nghĩ rằng các chương trình tự giúp đỡ là tôn giáo chứ không mở rộng khái niệm về các vấn đề tinh thần. Chủ đề này cần được thảo luận thoải mái và không nêu ra như một yếu tố thúc đẩy chương trình điều trị 12 bước.


15. Quan tâm đến việc kinh doanh/quản lý tiền:

Nhiều nhiệm vụ bình thường trong cuộc sống thường ngày của người nghiện bị phớt lờ khi họ sống trong một cuộc sống chìm đắm trong nghiện ngập. Hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể mà họ đã phớt lờ, bỏ qua và bổ thêm các nhiệm vụ khác tương tự cho họ. Cần đảm bảo chắc chắn là người bệnh không cảm thấy qúa tải và bị chìm đắm trong các nhiệm vụ sau khi họ tham gia thảo luận vấn đề này.

Hãy trao đổi về thời gian và tiền bạc chính là hai nguồn chính mà mỗi chúng ta phải tiết kiệm vì chúng ta phải lựa chọn chúng cẩn trọng. Hãy chỉ ra cho ho thấy những sự lựa chọn này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống một con người. Việc sử dụng các câu hỏi nhằm thảo luận với mỗi bệnh nhân về tình huống, điều kiện của cá nhân họ liên quan đến tiền. Phần này cung cấp cho người nghiện một cơ hội tuyệt vời để giảm bớt cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà chính những cảm giác này vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến tiền trong quá khứ của người nghiện. Nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hành vi của người nghiện đối với tiền và hành vi của người không nghiện đối với tiền.


16. Lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện I:

Suy nghĩ cho rằng bản chất của một người dẫn đến việc người ta dùng ma tuý là nội dung xem xét trong phần này. Điều phải làm ở đây là cần phải nhấn mạnh rằng một người có thể ít bị ảnh hưởng bỏi các lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện nếu những lý lẽ này được xác định và đánh giá trước về thời gian. Hãy đề nghị người bệnh chỉ ra những lý lẽ cụ thể về tình trạng tái nghiện để từ đó họ có thể bị tái nghiện trong quá khứ.


17. Quan tâm, chăm sóc bản thân:

Nội dung phần này tập trung là nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh về các kinh nghiệm thực tế phổ biến về việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân và đánh giá xem đến nay họ đã thực hiện được việc từ bỏ được các thói quen trước khi nghiện như thế nào. Nhấn mạnh việc chăm sóc bản thân về mặt sinh lý có thể cải thiện như thế nào sự tự tin và nhấn mạnh đến việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân , từ đó gắn kết với vấn đề phục hồi.


18. Các cảm xúc nguy hiểm:

Một số loại trạng thái tiêu cực là yếu tố dễ dàng thúc đẩy người nghiện sử dụng ma tuý trở lại. Tài liệu phát tay này sẽ giải thích về một số trạng thái cảm xúc thường gặp. Việc thảo luận có thể hỗ trợ các thành viên nhóm trong việc xác định những yếu tố cảm xúc nào có thể, hoặc dễ dàng thúc đẩy người ta sử dụng ma tuý trở lại.


19. Ốm đau:

Bị ốm hoặc thiếu năng lực sẽ khiến con người yếu đi về mặt thể lực và làm gián đoạn động lực trong quá trình phục hồi. Tần suất tái nghiện tiếp theo các giai đoạn này khiến người bệnh phải ngạc nhiên. Họ thường xuyên cảm thấy là họ không phải chịu trách nhiệm về quá trình này, và do vậy, họ cũng thất bại trong việc chịu trách nhiệm về việc có thể thực hiện được quá trình phục hồi hay không. Được cảnh báo trước tức là đã được trang bị trước.


20. Nhận biết tình trạng căng thẳng (stress):

Đây là một bài tập nhằm giúp người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về bản thân mình và từ đó nhận biết được tốt hơn các dấu hiệu về tình trạng stress đối với những gì đang diễn ra. Thông tin này có thể được sử dụng trong các nhóm trong tương lai khi có bằng chứng về các chỉ báo được xác định liên quan đến tình trạng stress. Người bệnh có thể chỉ ra một cách rõ ràng các dấu hiệu về tình trạng stress nhưng vẫn chưa giỏi xác định các dấu hiệu của chính bản thân mình. Người chủ trì và các thành viên trong nhóm có thể có khả năng giúp mang đến những dấu hiệu để thu hút sự chú ý của người bệnh.


21. Lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện II:

Chủ đề này là một sự tiếp tục của lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện I với một số dạng lý lẽ bổ sung thêm được mô tả.


22. Giảm stress:

Một khi các dấu hiệu của tình trạng stress được nhận biết thì điều quan trọng là khả năng có thể biến hành vi thành việc giảm mức độ. Khi người bệnh trở nên quen thuộc với nhiều kỹ thuật khác nhau, họ cũng nên được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình để nhằm ngăn ngừa việc tích tuỹ các trạng thái stress thái quá.


23. Quản lý sự tức giận:

Sự tức giận nhiều lần được định nghĩa như là một yếu tố thúc đẩy các trạng thái cảm xúc tiêu cực không chống cự được. Mục đích của bài tập này là nhằm cung cấp cho người bệnh nhiều cách để đối phó với cơn tức giận, nhằm tránh cảm giác quá ức chế, và tránh việc dẫn đến tái nghiện.


24. Chấp nhận:

Chấp nhận thực tế rằng bạn là một người nghiện, và vì vậy bạn cần duy trì một số ngưỡng giới hạn nhất định, là một điều khó khăn. Đây tương tự như bước đầu tiên của quá trình tư vấn AA. Sử dụng bản tài liệu phát tay này nhằm giúp cho người bệnh hiểu rằng “việc từ bỏ không sử dụng ma tuý” là bước đầu tiên trong quá trình lấy lại được sự kiểm soát về cuộc sống của chính họ.


25. Kết bạn với những người bạn mới:

Những người bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi thường nỗ lực duy trì các mối quan hệ liên quan đến ma tuý trong khi họ lại muốn từ bỏ không dùng ma tuý. Tài liệu phát tay phần này có xu hướng được sử dụng nhằm giúp những bệnh nhân bắt đầu có những cách nhìn nhận chỉ trích những người mà lựa chọn việc dành thời gian vô bổ cho việc sử dụng ma tuý. Những người mới đi theo con đường từ bỏ ma tuý cần được giúp đỡ để hiểu về quá trình gặp gỡ và kết bạn với những người bạn mới và dần dần quyết định rằng liệu những người đó có thể xứng đáng là bạn bè của mình hay không. Giúp họ phân biệt được giữa những người bạn khác những người họ quen và nghĩ đến những nơi mới để gặp gỡ những người mới.


26. Chuẩn bị cho các mối quan hệ:

Bài tập này có thể được giới thiệu khi có một số vấn đề cần chú ý tức thời hoặc đối với những người mới tham gia chương trình điều trị, có một số việc cần phải suy nghĩ và chú ý sau này. Với một số tài liệu phát tay, phần đầu tiên của bảng biểu này có thể được hoàn thành và thảo luận trước khi chuyển đến các câu hỏi cuối cùng. Người bệnh sẽ cần giúp đỡ trong việc quyết định xem những can thiệp nào là phù hợp. Chủ đề này được giới thiệu song hành với bước 8 trong chương trình 12 bước.


27. Cầu nguyện sự thanh thản:

Khái niệm về việc có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những điều có thể bị kiểm soát với những điều không thể bị kiểm soát là một khái niệm cơ quan và quan trọng để tiếp tục phục hồi. Việc không hiểu được khái niệm này có thể dẫn đến sự thất vọng, giận dữ, căng thẳng và dễ dẫn đến tái nghiện trở lại. Không nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng một bài thơ như một lời cầu nguyện. Hãy sử dụng những ví dụ trong việc giải quyết tình trạng giao thông, việc làm, xử trí các mối quan hệ với chính vấn đề giao thông, việc làm hay mối quan hệ đó để áp dụng với việc nghiện ma tuý.


28. Các hành vi có xu hướng ép buộc/Phòng chống tái nghiện đối với tình dục

Không có một câu trả lời nào là chung cho tất cả mọi người về vấn đề này. Một số người cần từ bỏ mọi thứ ngay một lúc và điều đó có thể có kết quả đối với họ. Nhưng những người khác có thể cố gắng để làm như vậy nhưng vẫn tái nghiện vìhọ không thể đạt được một mục tiêu mà đối với họ là không thể làm được. Hãy cố gắng giúp đỡ người bệnh hiểu rằng không có một “con đường nào là đúng duy nhất” và cần phải nâng cao nhận thức của họ để họ hiểu được thực sự những gì là có hiệu quả đối với họ. Việc đặc biệt khinh thường đối với việc nghiện có thể dẫn đến những hành vi/vấn đề mang tính cưỡng ép.


29. Giải quyết các cảm giác/suy yếu thể lực:

Nội dung tập trung chủ yếu của phần buổi tư vấn/can thiệp này là cần phải giúp người nghiện trở nên nhận thức hoặc chấp nhận được các cảm xúc của chính họ hoặc từ chối chúng. Một số bệnh nhân sẽ có đủ nhận thức để tiến tới việc xử lý các phản ứng. Các câu hỏi được đưa ra nối tiếp theo mức độ nhận thức. Hãy tập trung vào các mức độ nhận thức phù hợp của mỗi cá nhân.


Có một vấn đề thường gặp đối với những người nghiện mới từ bỏ ma tuý. Đối với một số người, các triệu chứng chỉ đơn thuần là một chỉ báo cho thấy quá trình hồi phục đang tiến triển. Tất cả những gì họ đều cần phải hành động là duy trì tình trạng không sử dụng đó và các triệu chứng sẽ giảm bớt. Đối với những người khác, tình trạng rối loạn dẫn đến suy yếu về thể lực thực sự bộc lộ trong suốt các giai đoạn không sử dụng. Đối với những người này, việc đánh giá và điều trị hợp lý tình trạng rối loạn suy yếu thể lực là cần thiết.


30. Chương trình 12 bước:

Mục đích của tài liệu phát tay này là nhằm thúc đẩy sự tác động trong các chương trình tự hỗ trợ. Đối với những người không đi theo tôn giáo, hãy nhấn mạnh đến các lợi ích đối với xã hội. Còn đối với những người hay ngại ngùng tham gia các hoạt động nhóm, hãy chú ý đến nhóm nhỏ, hoặc tính chất tham gia các buổi gặp gỡ được giữ kín tên cá nhân hoặc không có tính bắt buộc. Đối với những người đã tham gia các buổi gặp gỡ thì hãy sử dụng bảng biểu này để đánh giá về các loại hỗ trợ khác nhau mà họ đã nhận được trong qúa trình điều trị và thông qua các buổi gặp. Cả 2 loại hỗ trợ trên đều có giá trị nhưng mức độ tác động là khác nhau.


31. Nhìn về phía trước: Giải quyết những thời gian chết.

Việc lập kế hoạch về những hòn đảo nghỉ ngơi và tái tạo trong tương lai nhằm duy trì qúa trình phục hồi tránh không tình trạng không có điểm dừng và rồi thất bại. Những ốc đảo này cung cấp một vài việc để làm để tiến tiếp và chúng cũng giúp thư giãn để tiến tới việc có thể vượt qua được khó khăn. Khuyến khích người bệnh xác định được những hòn đảo tiềm năng. Nhấn mạnh với họ rằng việc xây dựng hòn đảo cần được duy trì để trở thành một hoạt động liên tục trong suốt qúa trình phục hồi.


32. Một ngày trong quá khứ:

Hầu hết bệnh nhân bắt đầu một qúa trình phục hồi bằng một đống đổ nát trong qúa khứ, những điều có thể quy cho là, và là một phần tương đối lớn, đối với lịch sử về việc sử dụng ma tuý hoặc rượu/bia của họ. Việc dọn sạch đống đổ nát này thường dẫn tới cảm giác qúa thất vọng và làm tê liệt các nỗi sợ hãi về tương lai của bản thân có thể sẽ bị “đào thải”. Những cảm giác tiêu cực này dựa trên một mức độ căng thẳng khác, điều mà có thể dẫn đến việc họ tái nghiện trở lại. Chủ đề này sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại và hy vọng là có thể giúp cho các khách hàng tránh được các cảm giác bị quá tải.


33. Các chủ đề tự chọn:

Sử dụng một chủ đề tự chọn phù hợp từ phần được nêu dưới đây:

Các hoạt động mang tính tái tạo:

Bệnh nhân chắc hẳn đã được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đưa thêm những hoạt động mới vào đời sống của mình đồng thời duy trì tránh không sử dụng. Phục hồi giúp làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và hấp dẫn với những hoạt động mới có tính tái tạo. Hãy thận trọng với những bệnh nhân mà tất cả các hoạt động mới đều không khiến họ vui ngay được, mà tất cả các sở thích và hoạt động tái tạo trước kia dường như cũng không giống trước khi không có ma tuý. Không phụ thuộc vào việc các cảm giác đó như thế nào, điều cần thiết là phải tiếp tục thử với các hoạt động mới.


Xem xét, đánh giá tình trạng của bệnh nhân:

Việc xem xét, đánh giá này sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong phòng ngừa tái nghiện: như việc vui chơi, luyện tập, các mối quan hệ, các cơn thèm nhớ,... Phạm vi rộng lớn của các vấn đề liên quan đến phục hồi được làm rõ qua việc xem xét, đánh giá này. Điều này cần được làm rõ với việc lưu ý rằng việc dự phòng tái nghiện thành công được đòi hỏi một sự đánh giá, nhìn nhận qua từng thời kỳ đối với những lĩnh vực này trong suốt quá trình phục hồi. Thảo luận về các lĩnh vực có khó khăn, nhận được các gợi ý để cải thiện tình hình khó khăn đó. Không nên đọc qua các mục của tất cả mọi người một cách tuần tự. Mà thay vào đó hãy chọn mục ở dưới cùng trang giấy rồi thảo luận vấn đề cụ thể đó.


Các kỳ nghỉ và quá trình phục hồi:

Các kỳ nghỉ, cụ thể như mùa Giáng sinh Năm mới, có thể là một thời điểm khó khăn. Hãy bổ sung thêm chủ đề này vào kế hoạch của cuối năm hoặc vào những dịp nghỉ khác, như là ngày 4/7. Nhận thấy được khó khăn của các giai đoạn này đối với những người mới phục hồi và giúp đỡ họ đưa ra những ý tưởng để giải quyết khó khăn trong những thời điểm như vậy.


NHÓM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

 

Triết lý

Nhóm này thường là nhóm đầu tiên với sự tham dự của người bệnh và gia đình của họ. Nhóm này cung cấp một môi trường không có tính răn đe mà trong đó các thông tin về việc nghiện có thể được trình bày. Đây là một cơ hội giúp cho người bệnh và gia đình của họ cảm thấy thoải mái và được hoan nghênh trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị. Các tư liệu được nêu ra trong những phần thảo luận này cung cấp một phạm vi rộng lớn các thông tin về vấn đề nghiện, điều trị, phục hồi và làm thế nào để tác động được đến gia đình. Một số chủ đề được sử dụng cụ thể trọng mô hình Matrix này trong khi có một số chủ đề khác lại giải quyết nhiều vấn đề chung hơn.

Nhóm giáo dục gia đình tương tự như một dạng nhóm nhiều gia đình, chỉ trừ một điểm khác biệt đó là các buổi sinh hoạt thường rất tập trung và dựa trên cơ sở thông tin. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình được mời tham gia với tư cách cá nhân bởi cán bộ trị liệu ban đầu để tham gia vào chuỗi các buổi thảo luận. Sự tương tác mang tính tiêu cực của các gia đình ngay khi bắt đầu điều trị thường dẫn đến việc người bệnh cho rằng mình sẽ phải thực hiện chương trình điều trị môt mình. Nghiên cứu mang tính hệ thống về gia đình đã cho thấy nếu cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến các yêú tố quan trọng khác, các thành viên này là một phần trong qúa trình phục hồi khi họ có tham dự hoặc không tham dự tại phòng khám. Những thay đổi của việc thành công trong điều trị tăng lên rõ rệt nếu những thành viên quan trọng khác trong gia đình có thể được giáo dục về những thay đổi có thể dự đoán được trước sẽ diễn ra trong mối quan hệ với người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Cán bộ trị liệu ban đầu cần giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự tham gia của những thành viên quan trọng khác cũng như cha mẹ người nghiện trong nhóm giáo dục gia đình.


Hình thức

  • - Một seri các buổi sinh hoạt gia đình mang tính giáo dục bao gồm 12 tuần đưa ra các vấn đề, chủ đề mang tính thông tin dưới nhiều dạng khác nhau.

  • - 3 chủ đề được trình bày bằng slide và 6 chủ đề dạng bằng video. 9 buổi sinh hoạt với 9 chủ đề này và thời lượng 1,5 giờ/chủ đề bắt đầu bằng một phần trình bày từ 40-45 phút cung cấp thông tin và tiếp sau đó là thảo luận về tài liệu vừa được trình bày.

  • - Một trong số 12 buổi sinh hoạt dưới dạng trình bày đối thoại. Hình thức trình bày đối thoại bao gồm giới thiệu chung về các nội dung sẽ trình bày, từng thành viên trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề/câu hỏi và trả lời liên quan tiếp theo dẫn chứng mộtcâu chuyện cụ thể và cuối cùng người chủ trì sẽ tóm lược lại các thông tin do thành viên đó chia sẻ.

  • - 3 trong số các chủ đề được đưa ra dưới dạng thảo luận nhóm có sử dụng các bảng tài liệu phát tay. Trong buổi sinh hoạt này người chủ trì nhóm, sử dụng các tài liệu phát tay trong vòng từ 10-15 phút, trình bày về chủ đề. Tiếp theo phần trình bày là thảo luận về chủ đề với việc người chủ trì nhóm đóng vai trò như một người hướng dẫn/hỗ trợ nhóm thảo luận.

  • - Tài liệu bao gồm nội dung của 3 phần trình bày slide, đề cương và tài liệu phát tay để thảo luận nhóm, hướng dẫn cho người trình bày về dạng trình bày đối thoại, tóm tắt băng video, tài liệu phát tay cho học viên đi kèm với phần trình bày bằng video, và một danh sách các địa chỉ/địa điểm có thể có được các băng video theo gợi ý.

  • - Chủ đề cần được đưa ra có trật tự, có sự chuẩn bị sắp xếp nhằm đảm bảo phù hợp với tất cả người bệnh và gia đình họ. Hướng dẫn bao gồm một trật tự cá chuỗi chủ đề đã được gợi ý, đảm bảo một chương trình mang tính toàn diện. Các chủ đề tập trung vào ma tuý, rượu bia hoặc các vấn đề của gia đình được bố trí sao cho có thể được trình bày sắp xếp trong vòng phù hợp với giai đoạn 4 tuần.

  • - Người chủ trì nhóm có trách nhiệm tổ chức ghế ngồi, các thiết bị nói, video, slide và tài liệu phát tay. Nếu có điều kiện, các ghế ngồi nên được bố trí dưới dạng bán vòng tròn (hình chữ C) để khuyến khích, thúc đẩy các thành viên tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm cũng nên đóng vai như người chủ nhóm, chào mừng các bậc cha mẹ và các gia đình, và giới thiệu về bản thân anh ta/chị ta với các thành viên mới. Các bảng biểu để đăng ký được truyền cho nhau và người chủ trì nhóm cần đảm bảo được rằng cả cha mẹ và các thành viên trong gia đình đều được khen ngợi vì đã tham gia vào hoạt động này.

  • - Các phần trình bày cần bắt đầu đúng giờ. Người chủ trì nhóm giới thiệu về mình, đề nghị những người sẽ trình bày giới thiệu về bản thân họ và trình bày chủ đề của buổi sinh hoạt tối ngày hôm đó. Đối với những bài trình bày bằng slide, cần lưu ý để đèn phòng tối đi một chút và bắt đầu trình bày. Khi chiếu băng video, người chủ trì nên giới thiệu chung và sau đó ở lại trong phòng cùng mọi người xem khi băng chạy. Nếu là trường hợp trình bày đối thoại, người chủ trì cần hỗ trợ cho các thành viên đối thoại và những khán giả khác trong nhóm giới thiệu để họ làm quyen với nhau. Người chủ trì đóng vai trò như một người trung gian của nhóm. Các nhóm thảo luận cũng được tiến hành với sự chủ trì của người chủ trì nhóm - người có trách nhiệm hỗ trợ giới thiệu và hướng dẫn quá trình thảo luận.

  • - Trước khi cho chạy băng video, người chủ trì phân phát các tài liệu phát tay đã được thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của khán giả và khuyến khích, thúc đẩy họ thảo luận sau khi xem xong. Trong khi trình bày bằng slide và băng video, người chủ trì có thể dừng lại và đưa ra một số lời nhận xét, giải thích cụ thể về phần tư liệu đang được trình chiếu. Người bệnh và các thành viên trong gia đình cần được khuyến khích nêu câu hỏi. Các thảo luận tại cuối phần trình bày sẽ trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề nêu trong các tài liệu phát tay và phần giải thích, bình luận của người hướng dẫn.

  • - Người chủ trì nên nhận biết rằng các thảo luận về việc sử dụng ma tuý và rượu/bia có thể như một yếu tố kích thích tác động đến người bệnh và có thể kích thích các cơn thèm nhớk, đặc biệt là đối với những người nghiện các chất kích thích. Bất kỳ ai có tác động này xảy ra đều nên ở lại sau buổi sinh hoạt nhóm và trao đổi với cán bộ trị liệu về vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy mình có thể tập trung lại được. Họ cũng có thể sẽ muốn gọi điện về nhà và để cho các thành viên trong gia đình biết họ đã bắt đầu trên đường trở về nhà. Người chủ trì cần thắt chặt mối quan hệ với nhóm bằng việc cảm ơn mọi người đã tham dự và nhắc mọi người về chủ đề của tuần tiếp theo.

  • - Khi các thành viên rời nhóm và văn phòng, người chủ trì nên ở lại để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và trò chuyện với bất cứ bệnh nhân nào có thể có xảy ra một vấn đề gì đó trong buổi thảo luận hoặc là người mong muốn trò chuyện riêng với người chủ trì.


Mục đích:

  • 1. Nhằm trình bày các thông tin một cách chính xác về vấn đề nghiện, phục hồi, điều trị từ đó dẫn đến khuyến khích sự tham gia thông qua việc trình bày các tài liệu cập nhật nhất hiện có.

  • 2. Nhằm giảng dạy, thúc đẩy và khuyến khích từng cá nhân cha mẹ, thành viên trong gia đình trong các mối quan hệ liên quan đến nghiện ma tuý.

  • 3. Nhằm cung cấp một không khí có tính chuyên môn cao nơi cha mẹ và gia đình người bệnh được đối xử trong phẩm giá và tôn trọng.

  • 4. Nhằm cho phép người bệnh và gia đình có cơ hội thoải mái trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị, phục hồi.

  • 5. Nhằm cung cấp cho cha mẹ và các thành viên trong nhóm một hình thức sinh hoạt nhóm không mang tính răn đe và trải nghiệm với những người khác đang trong giai đoạn phục hồi và gia đình họ.

  • 6. Nhằm cung cấp một hợp phần chương trình được thiết kế cho người bệnh và gia đình họ để trong đó họ có thể cùng tham gia với nhau.

  • 7. Nhằm giúp đỡ người bệnh hiểu về quá trình phục hồi có thể tác động đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai như thế nào.



NHÓM HỖ TRỢ XÃ HỘI

 

Triết lý:

Các nhóm trong các giai đoạn tập trung của chương trình điều trị Matrix này tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Nhóm giáo dục gia đình quan trọng như một phương tiện để chuyển tải thông tin giáo dục và để huy động sự tham gia của các yếu tố quan trọng khác trong quá trình điều trị. Nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu và Giới thiệu các kinh nghiệm về phục hồi dạy về các kỹ năng phục hồi cơ bản, hướng dẫn và hỗ trợ sự tham gia 12 bước và khuyến khích người bệnh xây dựng quản lý được thời gian của bản thân thông qua việc lập lịch trình cá nhân. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung vào việc giữ và duy trì tình trạng không sử dụng để vượt qua quãng thời gian ban đầu không sử dụng nhằm chuyển đến giai đoạn giữa của quá trình không sử dụng.


Trong suốt giai đoạn giữa của qúa trình phục hồi, có một nhu cầu đối với người bệnh là cần có cơ hội để học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội. Người phục hồi từ nghiện ma tuý, người đã học được cách làm thế nào để dừng việc sử dụng và làm thế nào để tránh bị tái nghiện sẽ sẵn sàng phát triển và duy trì một cách sống không ma tuý và điêù này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi mới.


Nhóm hỗ trợ xã hội được tổ chức như một cách để hỗ trợ người bệnh là những người đang ở giai đoạn giữa của quá trình phục hồi học tập được cách để tái hoà nhập xã hội với những người đã đoạn tuyệt với ma tuý ở mức độ cao hơn trong một môi trường thân thiện và an toàn. Người bệnh sau đó sẽ có cơ hội làm quen với các kỹ năng, nếu không phải là từ bạn bè, để hoà nhập hơn nữa vào quá trình sinh hoạt giống như cuộc sống ở ngoài trung tâm cai nghiện.

Nhóm này đặc biệt có ích với những người mà bản thân họ đóng vai trò như những điển hình, khuyến khích và tăng cường quá trình phục hồi của họ và buộc họ phải nhận thức và biết cách duy trì tình trạng không sử dụng ma tuý của mình.


Hình thức

Những người đủ điều kiện tham gia Nhóm hỗ trợ xã hội là những người đạt được sự phục hồi ổn định và đã hoàn thành giai đoạn tập trung trong Chương trình điều trị Matrix. Nhóm này luôn sẵn sàng tiếp nhận những bệnh nhân của chương trình Matrix IOP trong các tháng từ 4-12 và cho các bệnh nhân IRP trong các tuần từ 7-52. Các bệnh nhân cũng được yêu cầu phải là những người đóng vai trò như người đồng chủ trì trong các nhóm phục hồi theo mô hình Matrix. Những người ngoài cũng có thể được mời tham gia với sự suy xét kỹ càng của người chủ trì nhóm.


Các nhóm được định hướng về chủ đề sinh hoạt bởi một chủ đề một thế giới. Người chủ trì nhóm mở đầu buổi sinh hoạt bằng việc chào mừng các bệnh nhân, đề nghị họ giới thiệu về bản thân khi cần thiết, thông báo một số thông báo cần thiết và giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt tối hôm đó. Sau khi giới thiệu chủ đề, người chủ trì nhóm sẽ hướng dẫn, hỗ trợ thảo luận. Nội dung thảo luận có thể bao gồm chủ đề của buổi sinh hoạt, vấn đề kiêng không sử dụng, các vấn đề hiện tại mà bệnh nhân có thể đang phải trải qua trong quá trình xây dựng, thiết lập một cách sống không có ma tuý.


Các nhóm thảo luận nên hạn chế số lượng khoảng từ 8-10 người để mỗi bệnh nhân đều có thời gian tham gia. Nếu nhóm lớn hơn, người trưởng nhóm có thể chọn một số thành viên đã từng là người đồng chủ trì nhóm và quan sát sự hỗ trợ của họ cho nhóm thảo luận dưới sự giám sát của người chủ trì. Những người hỗ trợ nhóm thảo luận cần được sàng lọc cẩn thận để đảm bảo một số tiêu chí như có mức độ ổn định về cảm xúc, có ưu điểm trong phục hồi, và tư duy tốt. Họ nên làm một cam kết tham gia đều đặn 6 tháng và cần gặp gỡ, trao đổi với người chủ trì nhóm trước buổi sinh hoạt nhóm để người chủ trì tóm tắt về chủ đề và một số vấn đề liên quan trước mắt đến các thành viên nhóm. Một tài liệu phát tay dành cho những người hướng dẫn nhóm được xây dựng kèm theo trong phần này. Các đề cương về thông tin cần được rà soát, xem xét bởi người chủ trì và người hướng dẫn trước phiên làm việc của người đó trong nhóm. Cuộc gặp gỡ trao đổi nhóm sẽ bố trí trong khoảng 1,5 giờ, nếu được chia thành các thảo luận nhỏ hơn, thì sau đó sẽ tập hợp lại trong nhóm lớn để tóm lược và sau đó giải tán bởi người chủ trì. Nếu có các vấn đề liên quan đến y tế cần có sự chú ý của người chủ trì trước khi cho nhóm giải tán, người hướng dẫn cần lưu ý cho người chủ trì biết để xử lý.


Mục đích:

1. Cung cấp một mô hình để tổ chức nhóm mang tính an toàn, thân thiện, ít cồng kềnh về cơ cấu, là nơi các bệnh nhân có thể bắt đầu luyện tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội của mình.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ để tiếp cận những học viên hoàn thành chương trình - những người có thể đóng vai trò như những điển hình cho các bệnh nhân trong giai đoạn giữa của quá trình phục hồi.

3. Khuyến khích người bệnh tiếp tục mở rộng hệ thống hỗ trợ bản thân từ các bạn bè người đang hồi phục và không sử dụng.

4. Cung cấp một nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân chuyển từ giai đoạn đầu của chương trình sang giai đoạn thứ hai của chương trình.

5. Cung cấp cho bệnh nhân cơ hội để sắp xếp đi ra ngoài các buổi gặp cùng với những học viên khác đã hoàn thành các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Các chủ đề 1 từ sau đây là phù hợp để sử dụng trong các buổi sinh hoạt Nhóm hỗ trợ xã hội. Dưới mỗi từ là một số câu hỏi có thể được sử dụng để giới thiệu về chủ đề để thảo luận. Bạn có thể thêm các từ và tập trung các câu hỏi của mình. Tránh các câu hỏi “Tại sao” - nhằm tìm kiếm các động cơ bên trong có xu hướng làm cho các thành viên phản kháng lại. Các chủ đề có thể được sử dụng theo bất kỳ trật tự nào.


AA

1. Bạn cảm thấy như thế nào về các chương trình 12 bước?

2. Bạn đã tham gia khi nào và ở đâu?

3. Bạn có suy nghĩ như thế nào về việc chương trình nên hoặc không nên đối với bạn?


AGING (Vấn đề tuổi tác)

1. Vấn đề tuổi tác liệu có ảnh hưởng gì đến việc bạn từ bỏ không sử dụng?

2. Bạn nhìn nhận về vấn đề tuổi tác như thế nào?

3. Bạn mong đợi điều gì sẽ xảy ra khi bạn có tuổi?


ANGER (Sự giận dữ)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về cách kiềm chế sự giận dữ của mình?

2. Bạn có cảm thấy như thế nào mỗi sự tức giận nhằm vào bạn?

3. Liệu sự giận dữ có phải là một trong những yếu tố dễ gây kích thích bạn sử dụng lại không?


CODEPENDENCY (cùng phụ thuộc)

1. Từ đó có ý nghĩa gì đối với bạn?

2. Liệu điều đó có diễn tả được hành vi của bạn không?

3. Bạn đang thay đổi những hành vi đó như thế nào?


COMMITMENT (Cam kết)

1. Điều đó có nghĩa gì đối với bạn?

2. Khi nào bạn nhìn thấy hoặc rơi vào tình thế như thế?

3. Bạn có cần thêm điều đó trong cuộc sống của bạn hiện nay không?


COMPULSIONS (Sự ép buộc)

1. Bạn đã bao giờ học về những gì bạn có thể và không thể kiểm soát chưa?

2. Bạn có thể buông tha các vấn đề mà bạn không thể kiểm soát không?

3. Bạn thay đổi những gì bạn có thể chứ?


CRAVINGS (Cơn thèm nhớ)

1. Bạn vẫn còn cảm thấy thèm nhớ phải không?

2. Khi nào bạn nhận ra các cơn thèm nhớ?

3. Bạn thèm nhớ cái gì?


DEPRESSION (Suy yếu về thể lực)

1. Liệu sự suy yếu về thể lực có phải là một yếu tố kích thích bạn sử dụng trở lại không?

2. Bạn giải quyết sự suy yếu bằng cách nào?

3. Điều trì góp phần làm cho bạn bị suy yếu?


EMOTIONS (cảm xúc)

1. Liệu đàn ông và phụ nữ có khác nhau về cảm xúc không?

2. Bạn có thể trở nên nhận biết tốt hơn về các cảm xúc của mình không?

3. Các cảm xúc của bạn có kiểm soát bạn từng thời điểm không?


FEAR (Nỗi sợ hãi)

1. Bạn sợ nhất điều gì?

2. Bạn đã được dạy phải sợ những gì?

3. Có những nỗi sợ kìm giữ bạn không?


FRIENDSHIP (Tình bạn)

1. Từ này có nghĩa gì đối với bạn?

2. Khi nào và bằng cách nào bạn đề nghị điều đó?

3. Bạn có cảm thấy thoải mái không khi đón nhận tình bạn?


FUN (niềm vui)

1. Bạn đã làm gì để mình vui?

2. Nghĩa của từ này có thay đổi không?

3. Bạn cảm thấy vui với ai?


GRIEF (Nỗi đau buồn)

1. Bạn đã bao giờ trải qua nỗi đau buồn?

2. Bạn làm thế nào để đối phó với cảm giác đó?

3. Bạn làm gì để tránh sự đau buồn?


GUILTY (Mắc lỗi)

1.Bạn cảm thấy có lỗi lần gần đây nhất là khi nào?

2. Việc mắc lỗi khác như thế nào so với xấu hổ?

3. Bạn có thể làm thế nào để giảm việc mắc lỗi của mình?


HAPPINESS (Hạnh phúc)

1. Hạnh phúc là gì?

2. Bạn có thể có được trạng thái đó không?

3. Bạn trải qua điều đó khi nào?


HONESTY (Tính chân thật)

1. Từ này đối với bạn quen thuộc như thế nào?

2. Liệu sự chân thật có tính tương đối không?

3. Phẩm chất này có quan hệ như thế nào với tự trọng?


INTIMACY (Sự thân mật, gần gũi)

1. Điều đó có ý nghĩa gì?

2. Bạn có sợ từ đó/cảm giác đó không?

3. Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác đó chưa?


ISOLATION (Sự cô lập)

1. Đã bao giờ bạn trải qua tình trạng cô lập chưa ?

2. Cảm giác này liên quan đến việc bạn sử dụng ma tuý như thế nào ?

3. Làm thế nào để bạn tránh được cô lập ?


JUSTIFICATIONS (Sự bào chữa, biện hộ)

1. Bạn dễ bị tác động bởi lý lẽ nào nhất dẫn đến bị tái nghiện trở lại ?

2. Làm thế nào để bạn có thể giải quyết những lý lẽ biện hộ có thể xảy ra ?

3. Bạn có đang biện hộ cho những hành vi của người nghiện hiện nay không ?


MASKS (Sự nguỵ trang)

1. Bạn có thể hiện bản thân mình như mình đang cảm nhận không ?

2. Bạn có xử sự khác với những gì là con người thực của bạn không ?

3. Bạn thường nguỵ trang bản thân thường xuyên nhất là tại những nơi nào ?


OVERWHELMED (Cảm giác bị lấn át)

1. Những điều gì góp phần khiến bạn có cảm giác như vậy ?

2. Bằng cách nào bạn có thể đối phó với cảm giác đó ?

3. Lần cuối cùng bạn cảm thấy như thế nào là khi nào ?


PATIENCE (Sự kiên nhẫn)

1. Bạn có hài lòng với sự kiễn nhẫn thường ngày của mình không ?

2. Bạn có thể quá kiên nhẫn không ?

3. Bạn kiên nhẫn hơn với bản thân hay với người khác ?


PHYSICAL (thể lực)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về thể lực của bản thân?

2. Bạn đang thay đổi về mặt thể lực như thế nào?

3. Bạn có nhìn nhận bản thân mình như người khác nhìn nhận bạn không?


RECOVERY (Phục hồi)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về bản thân mình?

2. Bạn đang tập trung vào điều gì trong quá trình phục hồi?

3. Bạn có một mô hình phục hồi riêng không?


REJECTION (Bác bỏ)

1. Bạn có e sợ gì về điều này không?

2. Nếu điều đó xảy ra với bạn thì đó là việc gì?

3. Khi nào điều đó xảy ra với bạn?


RELAXED (thư giãn)

1. Bạn đã đạt được trạng thái này bằng cách nào?

2. Bạn có thích cảm giác này không?

3. Bạn đã nhìn thấy người những người lớn thư giãn như thế nào khi bạn lớn lên?


RULES (các quy tắc)

1. Bạn đáp lại các quy tắc bằng cách nào?

2. Bạn có xây dựng những quy tắc cho bản thân mình không?

3. Những quy tắc nào có hiệu quả đối với bạn?


SCHEDULING (Lập kế hoạch)

1. Bạn đã bao giờ học công cụ này chưa?

2. Khi nào bạn sử dụng công cụ này?

3. Điều gì khiến cho việc lập kế hoạch trở nên khó khăn?


SEFISH (Sự ích kỷ)

1. Có phải sự ích kỷ luôn là một vấn đề tiêu cực?

2. Bạn ích kỷ theo những cách như thế nào?

3. Bạn muốn thay đổi như thế nào liên quan đến khái niệm này?


SEX (Quan hệ tình dục)

1. Đây là một khái niệm tích cực và tiêu cực?

2. Những suy nghĩ gì khiến từ này trở thành một yếu tố gây kích thích tái nghiện?

3. Hãy đưa ra một điều gì mà bạn chưa bao giờ nghĩ là bạn sẽ trao đổi với nhóm.


SMART (Sự khéo léo, tài tình)

1. Bạn có thể khéo léo hơn khi bạn nghiện không?

2. Bạn đã từng cố gắng để trở nên mạnh mẽ hơn chưa?

3. Những điều gì là bạn đang đấu tranh mà bạn có thể tránh được?


THOUGHTS (Suy nghĩ)

1. Gần đây bạn có phải sử dụng đến kỹ năng dừng không suy nghĩ không?

2. Bạn có thường xuyên sử dụng kỹ năng này không?

3. Bạn nhìn thấy những điều gì trong suốt quá trình phục hồi này?


TRIGGERS (Yếu tố kích thích gây bùng phát)

1. Những yếu tố kích thích gì vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của bạn?

2. Bạn đang cố gắng thay đổi điều đó như thế nào?

3. Liệu có những yếu tố/tính huống kích thích nào mà bạn không thể tránh khỏi không?


TRUST (Sự tin tưởng)

1. Sự tin tưởng là gì?

2. Đã bao giờ bạn tin tưởng ?

3. Người khác có tin tưởng bạn không ?


WORK (Làm việc)

1. Làm việc như thế nào và bạn phục hồi được năng lực làm việc của mình như thế nào ?

2. Công việc có ý nghĩa gì trong gia đình bạn ?

3. Bạn cảm thấy như thế nào về mối quan hệ của bản thân với công việc ?


XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Triết lý

Những người đang trong quá trình điều trị ngoại trú cần càng nhiều công cụ càng tốt để hỗ trợ họ phục hồi. Để lấy lại được khả năng kiểm soát được cuộc sống của bản thân, người bệnh cần tận dụng các cấu trúc/yếu tố xung quanh cách cư xử của bản thân họ. Xét nghiệm nước tiểu là một phần trong cấu trúc có thể giúp họ kiểm soát và phòng chống được việc sử dụng ma tuý của bản thân. Xét nghiệm nước tiểu là một công cụ có giá trị được tiến hành đối với các bệnh nhân như là một cách nào đó có ích, hỗ trợ họ trong quá trình phục hồi. Công cụ này không nên áp dụng hoặc thực hiện ngay từ đầu như một biện pháp nhằm giám sát người bệnh, mà cần coi đó như một phương tiện để tìm hiểu "thực sự điều gì đang diễn ra" đối với người bệnh, việc xét nghiệm này cần được đưa ra sử dụng như một cách để giúp người một người không sử dụng ma tuý. Cũng không nên thực hiện việc xét nghiệm này như một cách để cho thấy cóviệc không tin tưởng vào sự trung thực của một người nào đó. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cán bộ trị liệu và người bệnh giữ cho cách cư xử của người bệnh phù hợp với tiến độ phục hồi.


Các kết quả xét nghiệm có thể ít khi cho thấy tình trạng sử dụng ma tuý mà trước đó chưa được khai báo. Các kết quả xét nghiệm có thể cung cấp một số dữ liệu về y tế có giá trị khác liên quan đến tình trạng nghiện của bệnh nhân ví dụ như đối với trường hợp đã xảy ra việc tái nghiện nhưng bệnh nhân lại không thể nói điều đó. Thực tế của tình trạng tái nghiện và việc che giấu sự thật làm cho việc xét nghiệm nước tiểu trở thành một thành tố thiết yếu trong bất kỳ một chương trình điều trị nghiện ma tuý ngoại trú nào.


Cuối cùng, xét nghiệm nước tiểu là một cách chứng tỏ không có tình trạng nghiện hoặc cho thấy đang nghiện. Các cá nhân bị gia đình, bạn bè hoặc chủ cơ quan nghi ngờ là đang có vấn đề liên quan đến ma tuý và nhừng người đang bị đánh giá như vậy có thể tham gia vào một chương trình xét nghiệm nước tiểu để được sáng tỏ về kết quả liên quan đến ma tuý hoặc không. Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện với các cá nhân trong những trường hợp trên như là một cách hữu ích về việc có tài liệu giúp ích cho những bất đồng liên quan đến vấn đề này được sáng tỏ. Ngoài ra, một xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ cung cấp một bằng chứng không thể bác bỏ được. Nên có một thoả thuận thống nhất giữa các bên liên quan trước khi bắt đầu chương trình xét nghiệm để có cơ sở giải quyết những gì sẽ xảy ra nếu kết quả xét nghiệm là dương tính hay âm tính.


Hình thức 

Tất cả bệnh nhân đều được yêu cầu cung cấp một mẫu xét nghiệm để phân tích các yếu tố liên quan đến ma tuý mỗi tuần một lần. Ngày xét nghiệm không được định trước nhưng nên là một ngày nào đó gần những thời điểm có nguy cơ tái nghiện cao (như dịp cuối tuần, ngày thăm gặp,…). Những xét nghiệm ngoài kế hoạch cũng có thể được yêu cầu nếu hành vi của người bệnh cho thấy điều đó. Bỏ lỡ không tham những buổi hẹn gặp mà không có lý do hoặc giải thích, những cách cư xử không bình thường trong các buổi sinh hoạt nhóm, hoặc gia đình báo cáo là có những hành vi khác thường có thể là cơ sở cho thấy việc cần phải có xét nghiệm ngoài kế hoạch. Cán cán bộ cũng nên nhạy cảm trước những biểu hiện lúng túng/bối rối của bệnh nhân và tránh bất kỳ một cuộc thảo luận không cần thiết nào tại nơi đông người hoặc đùa cợt về việc xét nghiệm.


Chai đựng nước tiểu cần được dán nhãn và đưa cho bệnh nhân để lấy mẫu xét nghiệm. Cần phải cẩn thận trong việc xử lý các mẫu xét nghiệm và nên đi găng tay cao su trong lúc đóng gói mẫu. Cán bộ cần đề nghị những người giám sát hướng dẫn đối với các trường hợp bệnh nhân viêm gan hoặc là người nhiễm HIV. Mẫu xét nghiệm được sàng lọc để phục vụ riêng mục đích kiểm tra chất ma tuý. Các sàng lọc khác có thể được yêu cầu thực hiện chỉ khi có những lý do cụ thể (ví dụ giám sát giảm đau, tiền sử sử dụng ma tuý, gia đình hoặc chủ lao động báo cáo có sử dụng loại ma tuý khác).


Cũng nên ít đề nghị sàng lọc xét nghiệm chất cồn. Cán bộ có thể dựa vào mùi hoặc hơi thở để phát hiện có sử dụng cồn hay không. Việc sàng lọc chất cồn sẽ không cho thấy điều gì liên quan đến tình trạng sử dụng cồn của bệnh nhân ngoại trừ khẳng định mức độ cồn hiện tại trong máu. Ví dụ, nếu bạn có thể phát hiện ra mùi cồn, xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, xét nghiệm sẽ không có kết quả dương tính nếu người bệnh đã sử dụng cồn trước đó 24 giờ và từ đó đến lúc xét nghiệm họ không dùng tiếp.


Sàng lọc tổng thể cần được thực hiện trong những trường hợp có một số lý do để nghi ngờ một người đã sử dụng loại ma tuý mà trước đó chưa khai báo. Cần phải chờ ít nhất 4 tuần trước khi một sàng lọc THC đối với một người sử dụng cần sa lâu năm có thể có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, có thể sẽ là cần thiết phải chờ đến 8 tuần trước khi tiến hành xét nghiệm THC. Đối với những người sử dụng ít, việc sàng lọc có thể được thực hiện ngay sau 10 ngày từ thời điểm họ bắt đầu kiêng không sử dụng. Nếu có lý do hợp lý để thu thập được thông tin về mức độ cần sa cụ thể hơn, thì có thể bố trí thực hiện các xét nghiệm đặc biệt về chất lượng.


Xử lý khi kết quả xét nghiệm nước tiểu là dương tính

Trong điều trị, một xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính không mong đợi là một sự kiện hết sức đáng quan tâm. Điều đó có thể có nghĩa là người đó đã có 1 lần sử dụng ma tuý hoặc có thể điều đó chỉ ra rằng anh ta đang quay lại việc sử dụng nhiều lần. Để ứng phó với kết quả dương tính này :

1. Hãy đánh giá lại trong một thời gian gần thời điểm tiến hành xét nghiệm. Liệu còn có những chỉ báo khác cho thấy vấn đề sử dụng lại như là vắng không có mặt tại các buổi hẹn gặp, có những cư xử hoặc thảo luận không bình thường trong các buổi sinh hoạt nhóm hoặc các buổi điều trị hay gia đình báo cáo về những hoạt động khác thường ?


2. Không nên đối đầu với người bệnh. Mà thay vào đó, hãy cho anh ta cơ hội để giải thích về kết quả đó. Ví dụ, "tôi đã nhận được kết quả dương tính trong xét nghiệm nước tiểu của anh từ phòng thí nghiệm chuyển lên từ chủ nhật trước. Liệu có điều gì đã xảy ra trong kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi mà bạn đã quên chưa nói với tôi không ?


3. Không nên bàn luận về tính chính xác của kết quả xét nghiệm (ví dụ như phòng thí nghiệm đã có sai sót, chai mẫu thí nghiệm bị lẫn lộn với mẫu của những người khác). Hãy chuyển chủ đề sang bàn luận về các vấn đề khác.


4. Không cần để ý những sự giải thích của người bệnh hoặc là người bệnh không giải thích, mà hãy đảm bảo chắc chắn rằng như vậy là ít nhất đã có một lần người đó sử dụng lại ma tuý. Sau đó có lẽ cũng sẽ cần phải thường xuyên tăng dần tần xuất xét nghiệm đối với người đó để biết được rõ hơn về mức độ anh ta đã sử dụng.


Một số bệnh nhân sẽ thừa nhận ngay việc mình đã sử dụng lại. Sự chân thật này cần phải được khích lệ và coi đó như một điều quan trọng trong quá trình trị liệu. Phản ứng này hiếm khi có thể dẫn đến việc thừa nhận về những lần sử dụng ma tuý khác mà không bị phát hiện.


Đôi khi một bệnh nhân sẽ thú nhận một phần về việc mình sử dụng lại ma tuý. Ví dụ, anh ta đã tham gia một bữa tiệc và được mời sử dụng ma tuý nhưng anh ta đã không sử dụng. Những thông tin thú nhận này thường có liên quan rất gần đến việc có thể người đó có thể thực sự thừa nhận là mình đã sử dụng lại. Cán bộ trị liệu không cần phải cố gắng yêu cầu người bệnh hoàn toàn thừa nhận mà từ đó có thể cho rằng như vậy là đã xảy ra việc anh ta sử dụng lại và chuyển sang các vấn đề khác.


Hiếm khi bệnh nhân sẽ phản ứng một cách giận dữ. Mà điển hình là cán bộ trị liệu sẽ buộc tội cho bệnh nhân là không thành thật và bực tức cho rằng người đó đã sử dụng lại. Những phản ứng như thế này có thể rất thuyết phục và có thể khiến cho cán bộ sẽ nhanh chóng phản ứng mang tính kháng cự lại. Người bệnh cần được thông tin về sự cần thiết phải trao đổi về kết quả xét nghiệm dương tính và cần phải đặt câu hỏi về sự quan tâm thực sự nhất của anh ta lúc này là gì. Cán bộ trị liệu nên cố gắng chuyển sang các vấn đề khác. Và khi trao đổi về các vấn đề khác, có thể cán bộ sẽ lồng vào trao đổi về sự thành thật và rồi cho người bệnh một cơ hội để trao đổi về kết quả xét nghiệm.


Nếu kết quả xét nghiệm nhiều lần lặp là dương tính, thì có thể sẽ cần phải có sự trao đổi thẳng thắn mang tính trực diện nào đó. Thậm chí khi bệnh nhân bác bỏ việc anh ta đã sử dụng lại, cán bộ trị liệu vẫn cần trao đổi trực diện như thể là chắc chắn anh ta đã sử dụng. Cũng cần phải phân tích về những lần tái sử dụng (sử dụng sơ đồ phân tích về tình trạng tái nghiện) hoặc cần phải nhờ đến các kỹ thuật của bệnh viện. Đối với điểm này thì việc sự tin tưởng và chắc chắn của cán bộ trị liệu vào kết quả xét nghiệm là quan trọng và có thể là phương tiện mang lại sự giải thích trung thực về những gì đã xảy ra.


Những mẫu xét nghiệm đã bị làm giả mạo/sai lệch

Việc người bệnh cố gắng che giấu việc mình đã sử dụng lại ma tuý bằng cách can thiệp vào mẫu nước tiểu xét nghiệm là hiếm. Các thủ đoạn có thể bao gồm việc mang nộp một mẫu nước tiểu đã được đổ nước vào, hoặc cho một chất (thường là chất nước) chứ không phải là nước tiểu, hoặc đôi khi là nước tiểu của một người khác. Các mẫu làm giả đó thường là có thể phát hiện thấy ngay bằng việc quan sát (ví như nhìn trong hơn, không có màu vàng) hoặc nhiệt độ (chai đựng mẫu nước tiểu đó quá lạnh so với thân nhiệt của cơ thể người). Đối với những mẫu đó không nên gửi đến phòng xét nghiệm nữa. Ngay lúc mang nộp mẫu, cần chú ý ngay đến bệnh nhân đó và hỏi anh ta xem lý do vì sao anh ta lại mang nộp một mẫu giả như vậy. Bệnh nhân có thể hoặc là trao đổi ngay về những gì đã xảy ra đối với mình hoặc sẽ đưa ra một mẫu khác. Nếu sự việc trên vẫn lặp lại đối với một bệnh nhân, thì có thể sẽ cần phải giám sát bệnh nhân đó khi họ đi lấy mẫu.


Những mẫu xét nghiệm bị bệnh nhân làm giả là một chỉ bảo cho thấy có thể người đó đã sử dụng ma tuý trở lại. Những bệnh nhân có liên quan đến việc làm giả mẫu xét nghiệm hiếm khi thừa nhận điều đó. Đây là một tình huống quan trọng trong khi điều trị và có thể là dấu hiệu của việc tái nghiện nghiêm trọng. Việc sử dụng ma tuý liên quan đến việc che giấu sự thật có thể cho thấy quá trình trị liệu đã thất bại. Việc quan sát bậnh nhân trong khi anh ta đang lấy mẫu để nộp xét nghiệm là nỗ lực cuối cùng về việc thiết lập những gì đang thực sự diễn ra không kể đến việc anh ta đã sử dụng trở lại và cũng là để khuyến khích anh ta trung thực.


Một ví dụ ít nghiêm trọng hơn liên quan đến việc làm giả mẫu nước tiểu của bệnh nhân là việc hãy cố gắng để các mẫu cùng nhau. Những người cố cãi rằng họ không thể đi tiểu (như là sẽ nói "Tôi vừa mới đi tiểu trước khi tôi đến đây", hoặc "Có thể để lần sau tôi mới xét nghiệm được không ?", hay "Tôi không thể đi được") hoặc những người dường như quá sốt sắng đòi đến ngay phòng xét nghiệm để chứng minh nhưng thực chất là dựng lên một cái cớ là bọng đái của mình trống rỗng, không thể đi tiểu được lúc này có thể là những người đang cố gắng che giấu việc bản thân đã sử dụng lại. Có thể sẽ cần đưa cho anh ta nước hoặc đồ uống và đề nghị anh ta chờ đến khi muốn đi tiểu thì lấy mẫu hoặc quay lại sau để lấy mẫu nhưng cùng trong ngày hôm đó.


Giám sát việc đi tiểu để lấy mẫu

Nếu một tình huống cho thấy cấn phải giám sát việc lấy mẫu, hãy yêu cầu một người giám sát đồng ý và hướng dẫn. Đây là một việc không thoải mái và có thể sẽ xúc phạm đến bệnh nhân. Cũng cần phải giải thích cho bệnh nhân rằng việc giám sát anh ta như vậy là trường hợp hiếm cần thiết chỉ nhằm mục đích có cơ sở để chắc chắn và tin tưởng đối với giá trị của việc xét nghiệm này. Nếu bệnh nhân đưa nộp những mẫu nóng, lạnh hoặc có màu trong, cần nói với anh ta rằng có những sự không chắc chắn đối với mẫu anh ta mang nộp. Không nên đối đầu. Hãy cố gắng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhưng tránh đưa ra những lời nói làm dịu căng thẳng mà có thể liên quan đến thông điệp sai lệch về mục đích của những gì đang diễn ra.

NGÁO ĐÁ LÀ GÌ?

NGÁO ĐÁ LÀ GÌ?

Cách thoát hiểm khi gặp người ngáo đá

Ngáo đá: là trạng thái loạn thần do sử dụng ma túy đá. Sau khi sử dụng ma túy đá, người chơi xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi. Những triệu chứng loạn thần trên dân gian gọi là ngáo đá.


Ma túy đá không chỉ được biết đến với tác dụng gây phê cho người nghiện mà còn là một loại thuốc khiến người dùng thèm muốn cả chuyện quan hệ tình dục. Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng có sức tàn phá đối với sức khỏe, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Biểu hiện của những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả thường thấy ảnh hưởng cho xã hội như chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, nặng hơn sẽ mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục và dần dần dẫn đến tình trạng mất trí (ngáo đá).

Bình đập đá " cóong "
Tinh thể ma túy đá

Đập đá là tiếng lóng của dân chơi ma túy đá nói riêng hay câu nói quen thuộc của dân chơi ma túy tổng hợp nói chung: "cắn kẹo, đập đá, phá ke", để thể hiện sự sành điệu trong giới ăn chơi. Khi sử dụng ma túy đá (quá trình đập đá) dân chơi có một bộ dụng cụ được gọi là "cóong" để sử dụng ma túy đá. Về bản chất "cóong" có cấu tạo giống như điếu cày hay bát điếu thuốc lào. Dân chơi cho ma túy đá vào lõ của cóong rồi đốt để ma túy đá nóng chảy bốc hơi, hơi này được dẫn qua một bầu nước để làm giảm bới sự độc hại, rồi được hít vào trong phổi giống như hút thuốc lào.


A. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MA TÚY ĐÁ (XEM BÀI TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH):

Khi ma túy đá vào cơ thể nó kích thích tế bào thần kinh trung ương tăng sinh nồng độ chất dẫn tryền thần kinh một cách cao độ làm nồng độ chất dẵn truyền thần kinh tăng vọt trong máu đưa người chơi và trạng thái hưng phất một cách tột độ.


B. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG KHI SỬ DỤNG MA TÚY ĐÁ GỒM: 

I. KHI MỚI SỬ DỤNG CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN SAU:

  • 1. Cảm thấy khoẻ khoắn, lâng lâng sung sướng
  • 2. Tỉnh táo hơn và tràn đầy sinh lực
  • 3. Tăng ham muốn tình dục
  • 4. Tăng khả năng giao tiếp
  • 5. Không cảm thấy đói
  • 6. Thông thái hơn, tâm trạng tốt hơn
  • 7. Nhịp tim và huyết áp tăng
  • 8. Tăng thân nhiệt
  • 9. Giãn đồng tử
  • 10. Thở nhanh
  • 11. Khô miệng và khó nuốt, nếu nặng có thể gây tình trạng mất nước và sốt cao

C. KHI SỬ DỤNG LÂU DÀI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY ĐÁ CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN SAU:

I. MẤT NGỦ DO MA TÚY ĐÁ:

Là triệu chứng hay gặp nhất sau khi dùng ma túy đá. Người bệnh thường mất ngủ trắng đêm. Hết đêm này đến đêm khác làm người bệnh suy nhược thần kinh ở mức độ nặng, bộ mặt bơ phờ nhớn nhác, ngáo ngơ, mất tập trung nên người ta hay gọi là NGÁO ĐÁ. Người bệnh rất muốn ngủ nhưng không thể ngủ được và đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy người bệnh tiếp tục dùng ma túy đá.


II. CẢM GIÁC CUỐN:

Sau khi chơi ma túy đá đân chơi bị cuốn vào một việc gì đó ví dụ nghe nhạc, chơi games, sửa chữa đồ đạc trong nhà hoặc thoát lạc trong những cơn cuồng tình dục...


III. RỐI LOẠN CẢM XÚC:

Người sử dụng ma tuý đá có cảm xúc rất thất thường. Đặc biệt là khó khiểm soát cảm xúc vì vậy người bệnh hay cáu gắt, dễ nổi nóng kể cả ngay với những kích thích rất nhỏ . Ví dụ hay nổi khùng, có thể kích động, đập phá  và đánh lại người nhà khi mà trái ý họ...


IV. ẢO GIÁC DO MA TÚY ĐÁ::

 Thường là ảo thanh. Bệnh nhân nghe thấy tiếng nói trong đầu với nội dung xui khiến, ra lệnh, trò chuyện với bệnh nhân. Nội dung của ảo thanh thường mang nội dung xấu, tiêu cực vì vậy người bệnh có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân và những người xung quanh. Các hành vi hay gặp: tự hủy hoại cơ thể (đốt túi ni lông cho nóng chảy rồi nhỏ lên cơ thể. Vị trí nhỏ thường lên tay hoặc đùi). Có bệnh nhân còn tự chặt ngón chân hoặc ngón tay của mình mà không ý thức được việc mình làm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội thường là: dùng những vật sắc nhọn có tính sát thương cao tấn công người xung quanh...


V. HOANG TƯỞNG HAY GẶP MA TÚY ĐÁ:

Là hoang tưởng bị hại và-hoặc hoang tưởng ghen tuông. Trong khi người bệnh (ngáo đá) có hoang tưởng và ảo giác đi kèm thì rất dễ gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh. Trường hợp nhẹ hơn thì hay gặp đa nghi, nghi ngờ người khác đặc biệt là vợ, chồng hay người yêu... (người thân thích).


VI. TRẦM CẢM DO MA TÚY ĐÁ:

Sau một thời gian hưng phấn cao độ do ma túy đá mang lại, dân chơi ma túy đá thường rơi vào trạng thái trầm cảm. Biểu hiện là sự cáu bẳn, rất dẽ bị kích động và giảm khả năng kiềm chế. Người mệt mỏi rã rời, vẻ mặt buồn rầu và thường nằm lì trong phòng không chụi giao tiếp. ăn uống kém, cơ thể bệ rạc, bơ phờ. Chính cảm giác mệt mỏi này sẽ thúc đẩy người nghiện tiếp tục đi tìm (vì ngay sau khi chơi lại đá, dân chơi thấy khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Và đây là nguyên nhân chính làm cho dân chơi ma túy đá không thể từ bỏ được nó và họ nghiện ma túy đá lúc nào không biết. Mặc dù dân chơi đá luôn kháo nhau rằng:"dùng hàng đá thì không bao giờ nghiện". Đó là một quan niệm sai lầm chết người, khiến dân chơi đá khó mà thoát được vòng luẩn quẩn của ma túy đá


VII. SỬ DỤNG MA TÚY ĐÁ LÂU DÀI DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG MẤT TRÍ:

Do tác hại của ma túy đá khá nặng nề như trên nên người nghiện ma túy đá phải được điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần được cách ly môi trường và được dùng các thuốc đặc hiệu để điều trị chứng loạn thần do ma túy đá gây nên. Loạn thần do ma túy đá thường rất hay tái phát vì bệnh nhân rất dễ tái nghiện. Vì vậy điều trị sau khi cai nghiện ma túy đá là rất quan trọng để người nghiện không tái sử dụng ma túy đá

TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH

TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP
DẠNG KÍCH THÍCH
(MA TÚY ĐÁ - THUỐC LẮC - AMPHETAMIN ...)

(Amphetamine – Type Stimulants) (ATS)

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


I. DỊCH TỄ HỌC:

Sử dụng Amphetamin có thể xảy ra ở mọi tầng lớp xã hội nhưng nhiều nhất ở nhóm “nghề nghiệp áo trắng”: sinh viên học thi, lái xe tải đường dài, vận động viên thể thao trong thi đấu, các doanh nghiệp trước các công việc quan trọng… Lúc đầu, sử dụng Apx để tăng sự tỉnh táo, tăng năng xuất công việc, chống mệt mỏi… rồi nhanh chóng trở thành lạm dụng và nghiện ATS.


Sử dụng ATS trong chiến tranh thế giới lần thứ 2

  • + Quân đội Mỹ: Phi công được sử dụng để giúp họ tỉnh táo.

  • + Quân đội Đức: Sử dụng thuốc ATS sản xuất trong nước với tên biệt dược là Pervitin. Hitle được bác sĩ riêng, Theodore Morell tiêm hàng ngày.


Ở Mỹ

  • + Binh lính Mỹ được khuyến khích dùng Amphetamin cả trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên.

  • + Hiện nay ATS vẫn được phép sử dụng trong quân đội Mỹ.

  • + 57% phi công Mỹ trở về sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 họ nói thường xuyên sử dụng ATS.

  • + Năm 1991: 7% dân số dùng ATS ít nhất 1 lần/ năm và 1% nghiện. Nhóm tuổi từ 18 – 25 có tỷ lệ cao nhất (7% có sử dụng ít nhất 1 lần), nhóm 12 - 17 có tỷ lệ nghiện đáng báo động (3% đã sử dụng ít nhất 1 lần).

  • + Năm 1992: 13,9% sinh viên đại học và cao đẳng sử dụng ít nhất 1 lần và năm 1994: tăng đến 15,7%


Ở Nhật :

Năm 1948 có 50% người tuổi từ 18 – 25 sử dụng ATS ít nhất 1 lần (sau đệ nhị thế chiến). Hiện nay ATS vẫn là chất ma túy chủ yếu


Các nơi khác:

Số nguời đã sử dụng ATS ở Thụy Sĩ là 8%, Đức 2,8%, Tiệp Khắc 1,6%, Brazil là 5%. Tại Úc 25% nam, 12% nữ tuổi từ 20- 24 đã thử dùng ATS.


Ở Việt Nam:

  • + Xuất hiện từ cuối những năm 90 của Thế kỷ trước, hiện ATS đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố.

  • + ATS được dùng phổ biến ở Việt NamMethamphetamineEctasy với các tên lóng như: đá, thuốc lắc, viên nữ hoàng, ngọc điên, yaba..

  • +  Do giá thành cao, ATS được dùng phổ biến trong nhóm người nghiện ma túy là những thanh niên con nhà khá giả ở những thành phố lớn.

  • * Thống kê tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy cả năm 2010 chỉ có 9 bệnh nhân sử dụng nhóm ATS nhập viện thì năm 2011 số bệnh nhân tăng hơn 10 lần (93 người). Riêng 3 tháng đầu năm 2012 nguyên số bệnh nhân ra viện sau điều trị bệnh lý đã là 15 người.


TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY
THANH ĐA
 (TỪ 2005 ĐẾN 09/2018) thống kê cho thấy
 số học viên sử dụng nhóm ATS như sau:​ 

VẤN ĐỀ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM ATS CẦN BÁO ĐỘNG: TÁC HẠI CỦA NGHIỆN MA TÚY NHÓM ATS LÀ KHÔNG LƯỜNG ĐƯỢC, nhất là khi người nghiện ma túy thuộc nhóm tài xế lái xe tải nặng đường dài, số người nghiện có tiền án tiền sự, số người từ các trung tâm cai nghiện trở về tái nghiện, …Cho đến nay số học viên nghiện ma túy nhóm ATS đã được điều trị tại Trung tâm là hơn 5.000 trường hợp. Kết quả trên cho thấy:

   -  Số người sử dụng ma túy ATS tăng nhanh đều mỗi năm. Hiện nay tại Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa số học viên sử dụng ATS chiếm hơn 50% so với tổng số học viên cai nghiện ma túy.


II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:

Tất cả các loại ATS đều hấp thu nhanh qua đường uống và tác động lên hệ thần kinh trung ương xảy ra nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống. Các Amphetamin cổ điển cũng được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch do nó có hiệu quả ngay lập tức. Ngoài ra Amphetamin mới cũng như loại không được kê đơn cũng được sử dụng hít qua đường mũi. Sự dung nạp cũng được xảy ra với 2 loại Amphetamin nói trên, mặc dù người sử dụng Amphetamin thường vượt qua sự dung nạp bằng cách sử dụng nhiều loại ma túy hơn. Amphetamin gây nghiện yếu hơn cocaine.


  • Các loại Amphetamin cổ điển (dextroamphetamine, methamphetamine (hàng đá) và methylphenidate) có hiệu quả ban đầu của nó bằng cách gây tăng phóng thích cathecoliamine, đặc biệt dopamine ở tận cùng tiền synapse. Các hiệu quả đặc biệt mạnh với các nơ ron dopaminergic ở vùng nhân tegment, nhân bụng của vỏ não và vùng hồi viền. Đường này đã được xác định là đường củng cố tích cực và sự kích hoạt nó hiển nhiên là cơ chế gây nghiện mạnh đối với các Amphetamine.


  •  - Các loại amphetamine mới ( MDMA, MDEA. MNDA, và DOM) gây ra sự phóng thích Cathecholamine (dopamine và norepinephrine) và serotoninSerotonin là chất vận chuyển thần kinh được chứng tỏ như là đường hóa học thần kinh chủ yếu liên quan đến tác động gây ảo giác. Tuy nhiên hiệu quả lâm sàng của các Amphetamine mới cũng gây dung nạp chéo với các Amphetamine cổ điển và gây ảo giác. Dược lý của MDMA (thuốc lắc) được biết rất rõ trong nhóm này, nó có ái lực với các nơ ron serotoninergic qua việc chịu trách nhiệm vận chuyển serotonin, qua việc thu hồi serotonin. Khi vào tế bào thần kinh, MDMA gây ra một sự phóng thích nhanh serotonin và ức chế sản xuất ra các enzyme phân hủy serotonin.


  • -  MDMA còn có tên gọi khác là Ectasy, thuốc lắc, XTC, E, Eva & Adam …


III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

ATS gây ra các triệu chứng sau:

+ Giãn đồng tử

+ Khô miệng, khô môi

+ Tăng, giảm nhịp tim

+ Tăng, giảm huyết áp

+ Đau ngực, ức chế hô hấp

+ Toát mồ hôi, rét run

+ Mất trí nhớ

+ Giảm khả năng xét đoán, tập trung

+ Giảm khả năng lao động xã hội.

+ Buồn nôn, nôn

+ Mất ngủ

+ Sút cân

+ Giảm ăn, biếng ăn

+ Hỏng răng, nuốt khó

+ Kích động, ức chế trung tâm vận động.

+ Trầm cảm, lo lắng

+ Căng thẳng, giận dữ, bồn chồn.

+ Hoang tưởng, ảo thanh, phản ứng hoảng sợ

+ Lú lẫn hay hôn mê

+ Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ.

+ Đột quỵ, nhũn não, đau đầu

+  Có ý tưởng tự sát.

Tóm lại, triệu chứng lâm sàng thể hiện qua hai mặt cơ thể và tâm thần như sau:

1. VỀ CƠ THỂ:

  • + Tác động chủ yếu trên hệ thần kinh – hệ tim mạch – hệ tiêu hóa.

  • + Các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý bao gồm: nhồi máu cơ timtăng huyết áp kịch phátbệnh lý mạch máu não và viêm đại tràng thiếu máu. Những người lạm dụng ATS thường có hành vi tình dục không an toàn.

  • + Các tác dụng không mong muốn và ít nguy hiểm là: nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng.

  • + Ở phụ nữ có thai thường thai nhi chậm lớn, nhẹ cânvòng đầu nhỏsinh non.


2. VỀ TÂM THẦN:

Người sử dụng ATS có các biểu hiện sau: bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú lẫn, trở nên thù địch, và các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ý tưởng liên hệhoang tưởng paranoid và các ảo giác cũng có thể xảy ra.


Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mớicòn có các triệu chứng sau:

  • Triệu chứng ngắn hạnNhịp tim nhanh, run, khô miệng, dị cảm, co cơ, đổ mồ hôi, lơ mơ, mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng, ảo thị, nhìn không rõ, hay giật mình, khó tập trung, có cơn nóng lạnh, đánh trống ngực, nhạy cảm với lạnh, dễ cáu kỉnh, mất men răng, nhìn thấy đồ vật lấp lánh, cảm giác thân thiện, gần gũi, quan hệ với người khác.

  • - Triệu chứng kéo dài: ngủ lơ mơ, uể oải, đau cơ, mệt mỏi, trầm cảm, căng cơ hàm (nghiến răng), đau đầu, khô miệng, lo âu, buồn rầu, sợ hãi, dễ cáu kỉnh, khó tập trung chú ý, cảm giác thân thiện với người khác.


Ngoài ra hầu hết các chất ATS làm tăng nhu cầu tình dục nên người sử dụng ATS quan hệ nam nữ bừa bãihay chích chung kim do đó rất dễ lây nhiễm các bệnh HIV, viêm gan siêu vi, đồng thời do bị kích động người sử dụng ATS hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông cho chính mình và người khác.



III. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI NHIỄM ĐỘC AMPHETAMIN.

1. Thường xuyên dùng APT hoặc giống APT.

,

2. Có các thay đổi về tâm lý và hành vi không thích hợp rõ rệt trên lâm sàng:

  • - Khoái cảm, cùn mòn cảm xúc.

  • - Mất ngủ, lo âu, căng thẳng, giận dữ

  • - Các hành vi có tính định hình

  • - Giảm khả năng xét đoán, khả năng lao động xã hội.

Các triệu chứng này xuất hiện trong khi sử dụng hay một thời gian ngắn sau khi sử dụng APT.


3. Có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:

  • - Giãn đồng tử

  • - Tăng, giảm nhịp tim

  • - Tăng, giảm huyết áp

  • - Toát mồ hôi, rét run

  • - Buồn nôn, nôn

  • - Sút cân

  • - Kích động, ức chế trung tâm vận động.

  • - Đau ngực, ức chế hô hấp<

  • - Lú lẫn hay hôn mê

  • - Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ.

Các triệu chứng này không do một bệnh cơ thể nào khác gây ra và không ghép được vào một rối loạn tâm thần nào khác.


IV. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI LOẠN THẦN DO AMPHETAMIN:

(Amphetamine Inducd Psychosis)

1. Biểu hiện cốt lõi là hội chứng paranoid với các đặc trưng:

  •  - Nhiều ảo thị sinh động, nhiều màu sắc, cấp diễn và ảo thanh.

  •  - Các ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh.

  •  - Các hoang tưởng thường gặp là: hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, đôi khi có cả hoang tưởng bị kiểm tra, tư duy bị cài đặt, bị bộc lộ.


2. Tăng hoạt động hoặc rối loạn hành vi theo ảo giác chi phối

3. Tăng tình dục(hypersexuality)

4. Bối rối lẫn lộn, đôi khi tư duy rời rạc không liên quan.

  •  - Triệu chứng thường xuất hiện cấp diễn ở những người nghiện APT lâu ngày hoặc kèm nhiễm độc rượu, stress.

  •  - Phân biệt với tâm thần phân liệt: triệu chứng giảm dần vài ngày khi được điều trị hoặc xét nghiệm nước tiểu đã tìm thấy chất ma túy.


V. HỘI CHỨNG CAI AMPHETAMIN:

1. Biểu hiện hội chứng cai có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ngưng sử dụng APT.

2. Các triệu chứng đạt cường độ tối đa trong vòng 2 - 4 ngày sau và hết sau khoảng một tuần.

3. Triệu chứng nặng nề nhất là trầm cảm. Ở người nghiện dài ngày, sử dụng ma túy liều cao thì trầm cảm thường rất nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát.


VI. CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI (DSM - IV):

1. Hội chứng xảy ra do ngừng hay giảm sử dụng APT (hoặc giống APT) ở người nghiện (đã dùng liều cao và kéo dài...) APT.

2. Rối loạn khí sắc và 2 hoặc nhiều hơn các rối loạn sau đây (xuất hiện sau khi ngừng sử dụng APT một vài giờ hay một vài ngày).

  • - Mệt mỏi

  • - Có những giấc mơ đáng sợ.

  • - Mất ngủ hay ngủ nhiều.

  • - Tăng cảm giác ngon miệng.

  • - Kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động.


3. Các triệu chứng này thể hiện rõ rệt và gây rối loạn các hoạt động xã hội, lao động.

4. Các triệu chứng này không phải do một bệnh lý cơ thể hay rối loạn thần khác gây ra.


VII. HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO BỘ NGHIÊM TRỌNG TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

Cận cảnh khuôn mặt biến dạng

do sử dụng ma túy


LOS ANGELES, California (VMA): Chuyện nghiện thuốc ngày nay hết sức thông thường, nhưng hậu quả của nó quá nguy hiểm và tàn tệ.


Trước và sau 2 năm rưỡi nghiện Methamphetamine.


Loại thuốc tây gây nghiện “crystal methamphetamine,” còn gọi là “crystal meth,” chính là chất gây nghiện cực mạnh, đến nổi nó có thể đánh lừa, gây nghiện và cám dỗ nạn nhân vào cơn mê, cảm thấy mình có thể làm mọi thứ hoặc trở nên bất cứ ai mà mình muốn.


Trước và sau 8 tháng nghiện Methamphetamine.


Bác sĩ tâm thần Steven Klevens đã có cuộc nghiên cứu về người nghiện “crystal meth,” khám phá ra loại thuốc này tiềm tàng nguy hiểm chết người và có sức tàn phá cơ thể khủng khiếp.


Trước và sau 4 tháng nghiện Methamphetamine.


Sau nhiều năm sử dụng thuốc, con nghiện biến đổi đến mức không ai nhận ra được. Trong một số trường hợp, những bức hình đối chiếu trước và sau một thời gian nghiện thuốc thật sự gây sửng sốt.


Trước và sau 2 năm rưỡi nghiện Methamphetamine.


“Thuốc có thể khiến người nghiện tự rạch da mình, vì họ cảm thấy những vật cộm ngứa bò trong người, và đó là tại sao chúng ta thấy người nghiện có nhiều vết lở loét, trầy xướt khắp người,” bác sĩ Klevens giải thích.

Trước và sau 1 năm rưỡi nghiện Methamphetamine.


“Crystal meth cực kỳ nguy hiểm,” theo lời bác sĩ Klevens, loại chất đó gây nghiện rất mau, có khi “chơi” một hai lần là bị ghiền luôn, không bỏ được.

Trước và sau 4 năm nghiện Methamphetamine.


Meth là loại ma túy được ghi nhận là đứng hàng đầu trong danh sách nghiện ngập được chữa trị trong hệ thống y tế công, theo chương trình phòng chống rượu và chất gây nghiện của California, Hoa Kỳ.

Trước và sau 2 năm nghiện Methamphetamine.


Người nghiện là cư dân California chiếm tới 40% số trường hợp được chữa trị trên toàn quốc.

Trước và sau 3 tháng nghiện Methamphetamine.


Các cuộc nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại về sức lao động mỗi năm là $7 tỷ Mỹ kim, nếu chỉ tính riêng tiểu bang California.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.


Nếu nhìn vào các bức hình kèm theo với bài này, chúng ta có thể nhận ra một thông điệp dứt khoát: “Meth” là sự khởi đầu của chấm dứt và mất hết. (VietMediaAgency.com)


Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.

TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH

 

NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT 
BỆNH NÃO MÃN TÍNH – KHÓ CHỮA

Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.

 

CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ 
CAI NGHIỆN MA TÚY

Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC.

 

ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT

Nhưng với điều kiện:

*Đúng thuốc

*Đúng người bệnh

*Đúng thời gian

*Đúng phương pháp

 

Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ.

KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược.

Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện.

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi.

CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất.

 

BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI 
GIẢI QUYẾT TRÊN ĐỐI TƯỢNG
NGHIỆN MA TÚY:

1.Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

2.Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.

4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ.

Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN 
Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:

1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.

2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:

·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.

3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.

4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.

5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TRÊN,

TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN

MA TÚY THANH ĐA ĐÃ XÂY DỰNG

MỘT LỰC LƯỢNG CHUYÊN MÔN MẠNH:

KHỐI Y TẾ

- TỔNG SỐ: 33 CBNV

TRÊN ĐẠI HỌC: 1 Tiến sỹ Y khoa – 1 Bs Chuyên khoa Cấp I.

- ĐẠI HỌC: 5 Bác sĩ, 1 Dược sĩ

Y SĨ – ĐIỀU DƯỠNG:  20 NV

Y - Bác sỹ khối Y tế đã được huấn luyện điều trị và tư vấn về ma túy + các bệnh Lao - HIV/AIDS các bệnh truyền nhiễm và các phương pháp chống tái nghiện (đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận.)

* CBNV thuộc nhiều chuyên ngành: Cai nghiện phục hồi - Tâm thần - Da liễu - Gan mật - Điều dưỡng - Tim mạch - Sản phụ khoa....

KHỐI TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – GIÁO DỤC TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP, LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU:

TỔNG SỐ: 30 CBNV

+TRÊN ĐẠI HỌC: 05 (02 Tiến sĩ Xã hội học, 03 Thạc sỹ Tâm lý Giáo dục).
+ ĐẠI HỌC: 20 (03 Cử nhân Tâm lý Trị liệu + 08 Cử nhân Tâm lý Giáo dục + 03 Cử nhân Xã hội học + 06 Đại học khác).

Đội ngũ CBNV có trình độ - đa dạng - năng động và nhạy bén.

- Gồm từ nhiều nguồn như Đại họcY - Dược, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Thể dục - Thể thao, ĐH Luật, Cán bộ phong trào, Cựu sỹ quan Công an - Bộ đội nhiều binh chủng khác nhau… đã được tập huấn, bồi dưỡng nhiều chương trình, nhiều lớp chuyên đề về cai nghiện - phục hồi - tâm lý - xã hội do Bộ, Sở Y tế; Bộ, Sở Lao động Thương binh Xã hội, các tổ chức Quốc tế và các bệnh viện chuyên ngành tổ chức.
- Ngoài ra còn 10 giáo viên kỹ thuật của Trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ  Tp. Hồ Chí Minh đến dạy nghề cho học viên.

 

Exit mobile version