TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

23 November, 2022

TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG


Các Trung tâm sau một thời gian điều trị - phục hồi cho các đối tượng, sẽ trả họ về tại cộng đồng, với gia đình họ cư ngụ và sinh sống. Chính tại nơi đây họ cần được giám sát và tiếp tục điều trị để củng cố những kết quả đã đạt được sau thời gian ở Trung tâm. Mặt khác tại cộng đồng địa phương như tỉnh, quận, xã.... cũng còn những đối tượng nghiện ma túy chưa được điều trị trong các Trung tâm không còn đủ chỗ tiếp nhận.


Việc tổ chức cai nghiện tại cộng đồng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Các cơ sở cai nghiện tại cộng đồng có thể điều trị cho các đối tượng ngay từ đầu, đồng thời tiếp tục củng cố phục hồi  cho các đối tượng từ Trung tâm trở về hội nhập. Giải pháp cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cư dân trong địa bàn sinh sống. Chỉ khi nào có sự chủ động thực hiện kế hoạch với tất cả tiềm năng của mình, việc giảm cầu ma túy trong từng cộng đồng mới có thể có kết quả.


Việc cai nghiện tại cộng đồng sẽ rất thuận lợi vì nhiều lý do. Đối tượng nghiện luôn có sự gần gũi, hỗ trợ chắc chắn đáng tin cậy của các nhân viên cùng địa phương cư ngụ với mình, cũng như nơi đoàn thể các đối tượng nghiện tồn tại. Thêm nữa, người nghiện vẫn còn được ở trong gia đình, vừa điều trị lại vẫn được tiếp tục đến trường học hoặc công việc sinh sống khác. Các nhân viên điều trị cho họ cũng dễ tiến hành các biệp pháp cần thiết với môi trường gần gũi, được giám sát chặt chẽ. Những sai phạm của đối tượng về nguyên tắc của cuộc sống trong khi anh ta thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, chắc chắn sẽ được giảm thiểu rất nhiều.


Một mô hình cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng như vậy sẽ phải được tổ chức như thế nào sao cho người nghiện có một chỗ dựa vững chắc gần nơi anh ta cư ngụ trong lúc anh ta được giúp đỡ từ bỏ ma túy một cách hiệu quả. Một khi anh ta đã thật sự thoát ra được, anh ta sẽ có nhiều cơ hội giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ mà chưa được điều trị.


Cộng đồng sẽ phải biến thành một môi trường cho những người nghiện sống không lệ thuộc vào ma túy được tiếp tục nâng cao nhận thức, gọt giũa hành vi, đảm bảo có những bước tiến bộ trong  quá trình phục hồi của mình. Trước tiên phải có một cộng đồng mục tiêu được chọn. Các cấp chính quyền lãnh đạo của cộng đồng đó, các ngành y tế, giáo dục, công an, xã hội, cùng các nhân vật có uy tín, những người được cộng đồng tín nhiệm sẽ họp lại để thành lập Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án. Thông quan nhóm kế hoạch, nhiệm vụ của Ban Chỉ Đạo như sau:


I. THU THẬP THÔNG TIN, DỮ KIỆN VỀ:


  • - Số cư dân

  • - Tập quán, tôn giáo, trình độ văn hóa

  • - Kinh tế các thành phần cư dân

  • - Đánh giá nguồn lực, tiềm năng và cơ sở hạ tầng

  • - Đánh giá tình hình ma túy tại cộng đồng

  • - Các số liệu thu thập được phải chính xác và chi tiết bằng những phiếu điều tra trên toàn bộ cư dân, hoặc ít ra cũng qua phỏng vấn một mẫu cư dân đại diện về các lĩnh vực sau:

  • + Số người nghiện 

  •         
  • + Các loại ma túy sử dụng 

  •         
  • + Số người vi phạm luật pháp do sử dụng hoặc bán ma túy

  •      
  • + Số học sinh bỏ học vì nghiện  

  •      
  • + Các tụ điểm "đen" 

     

II. KIẾN NGHỊ:


Sau khi tổng hợp các số liệu Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án sẽ đưa ra những khuyến nghị về biện pháp can thiệp cụ thể dựa trên kết quả đánh giá. Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án cũng đảm bảo nhận việc xây dựng một kế hoạch giảm cầu ma túy tại địa phương, đề ra mục tiêu và hoạt động cụ thể cũng như kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tư vấn kỹ thuật cùng tiến bộ thực hiện, kế hoạch giám sát và đánh giá thông qua nhóm kế hoạch. Tổ chức cai nghiện dựa vào cộng đồng sẽ là cửa ngõ của sự thành công nếu như Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án:


  • - Phản ánh được tính tập thể trong việc đưa ra quyết định

  • - Giúp đỡ cộng đồng xây dựng mô hình cai cho chính họ

  • - Giúp cộng đồng phân tích và làm rõ vấn đề của họ để làm tốt hơn trong việc thực hiện chiến lược của mình

  • - Giúp cho cộng đồng lấy lại tự tin khi đang bối rối trước cầu ma túy đang tăng cao.


1. CÁC MÔ HÌNH:

Mô hình 1: Thuần túy cộng đồng:



Chú ý khắc phục:

  • 1. Thiếu bộ phận chuyên trách hành chính tập trung

  • 2. Duy trì mọi hoạt động bằng vốn tự lực, sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài có thể rất ít

  • 3. Nếu địa phương có trồng cây anh túc, sẽ có mâu thuẫn vì va chạm quyền lợi


Mô hình 2: Thuần túy địa phương:



Chú ý khắc phục:

  • 1. Khả năng lãnh đạo của người điều phối chương trình (Địa phương) cần giỏi về điều hành, giao tiếp, chuyên khoa, kinh nghiệm quản lý. Tuy khả năng cao nhưng lương lại thấp

  • 2. Duy trì các thành viên cùng kết hợp trong điều kiện tài chính như vậy không phải là điều dễ dàng

  • 3. Rõ ràng cần sự tài trợ của một tổ chức nhân đạo

  • 4. Lương kém sẽ dễ dàng thay đổi nhân sự, điều này đe dọa chất lượng công tác


Mô hình 3: Kết hợp giữa Trung Tâm và cộng đồng:



Chú ý khắc phục:

  • 1. Cần một quy trình thu thập dữ kiện và chẩn đoán ban đầu đầy đủ và hiệu quả để xác định phương thức điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân.

  • 2. Nhưng khi bệnh nhân trả tiền những tiêu chuẩn phân loại sẽ bị rối loạn

  • 3. Việc duy trì đều đặn chất lượng hoạt động cả hai bên đòi hỏi phải có kiểm tra chặt chẽ của nhân viên có nghiệp vụ cao

  • 4. Việc duy trì một đội ngũ đầy đủ, đa năng giỏi nghiệm vụ cho cả hai nơi rất khó chu toàn: người nghiện thích ở cộng đồng hơn, lý do gần gia đình  


Sự hoạt động của cả hai nơi đều lệ thuộc vào tài chính của Trung Tâm điều phối.

Exit mobile version