TRỊ LIỆU HÀNH VI – MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

20 July, 2022
tamlyhoc.net

TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 

Một số khái quát về lý thuyết Trị liệu hành vi

Không ai có thể phủ nhận vai trò của lý thuyết hành vi trong quá trình phát triển tâm lý trị liệu. Những người theo trường phái này được xem như vừa là nhà lý luận vừa là nhà kỹ thuật. Giả thuyết cơ bản của trường phái này cho rằng những hành vi tập nhiễm có đựơc qua quá trình học tập và nó có thể thay đổi, điều chỉnh qua học tập có điều kiện. Những người có công đóng góp cho việc hình thành trị liệu hành vi là: Arnold Lazarus, R. E Albeti, F. Skinner, Albert Bandura, Joseph Wolpe và Alan Kazdin... Khuynh hướng hành vi được phát triển trong những năm 50 và đầu những năm 60 như là sự cấp tiến thoát khỏi triển vọng của trị liệu phân tâm đang thịnh hành trước đó. Trị liệu hành vi có ba giai đoạn phát triển chính, đó là: 1) Giai đoạn về điều kiện hoá cổ điển; 2) Mô hình điều kiện hoá vận hành; 3) Khuynh hướng Hành vi nhận thức (Albert Ellis).

Hướng tiếp cận và mục tiêu của trị liệu hành vi

Trị liệu hành vi tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động. Lý thuyết này nhấn mạnh đến những hành vi hiện tại mà khách hàng đang trải nghiệm (trái ngược với cách tiếp cận của tâm lý học phân tâm khi mà quan tâm nhiều hơn tới những dấu hiệu của tiềm ẩn, vô thức). Một điểm khác nữa mà cách tiếp cận này rất quan tâm đó là họ chú trọng tới sự thể nghiệm và đánh giá một cách rất chặt chẽ qua quá trình hành động do vậy khi tiến hành trị liệu chiến lược hay kế hoạch, mục tiêu hành động cần phải thiết lập, những hành vi có vấn đề cần được xác định trước khi tiến hành để sau đó có thể đo lường được sự thay đổi của nó qua quá trình trị liệu. Mục đích cốt lõi của quá trình can thiệp này là loại bỏ những hành vi không thích ứng của khách hàng và giúp khách hàng học được những khuôn mẫu hành vi có hiệu quả hơn. Trị liệu hành vi nhằm vào việc thay đổi những hành vi có vấn đề thông qua việc tiếp thu những kinh nghiệm mới. Mặc dù tiếp cận trị liệu hành vi không coi mối quan hệ giữa khách hàng và nhà trị liệu quan trọng như Carl Rogers, song họ cũng cho rằng đây là khởi điểm tốt cho quá trình trị liệu hiệu quả. Trong mối quan hệ này nhà trị liệu có nhiệm vụ đưa ra được những bài học, hành vi phù hợp để có được những hành động thay thế hợp lý, khách hàng phải phải sẵn lòng thử nghiệm với những hành vi mới trong mọi điều kiện do vậy họ tham gia quá trình trị liệu tích cực trong suốt quá trình.

Các kỹ thuật được sử dụng trong trị liệu hành vi

Các nhà trị liệu hành vi sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tạo ra những hành vi mong muốn ở đối tượng, như:

- Phương pháp thư giãn (cái nè chắc đã quá quen, không cần trình bày cụ thể nữa nhé)

- Giải mẫn cảm có hệ thống: Là phương thức dựa trên những nguyên tắc của điều kiệ hóa cổ điển. Khách hàng được hướng dẫn phương pháp thư giãn và trong khi đó thì tưởng tượng ra trong đầu một loạt các cấp độ của tình huống có vấn đề, và cấp độ mạnh dần lên. Cuối cùng khách hàng đạt tới một điểm mà ở điểm này những tác nhân gây ra sự khổ tâm của khách hàng không còn tác dụng.

- Kỹ thuật củng cố: Bao gồm Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực:

+ Củng cố tích cực : sử dụng những kích thích có tính tích cực như phần thưởng và có điều kiện hoá để cá nhân có được hành vi mong muốn.

+ Củng cố tiêu cực. Chấm dứt một kích thích tiêu cực gây khó chịu, nhưng đem lại một số hành vi mong muốn.

- Làm mẫu: Quá trình học hỏi qua việc quan sát và thực hành theo mô hình hành vi mẫu

- Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, quyết đoán: Là kỹ thuật liên quan đến Hướng dẫn mọi người vừa bộc lộ những cảm xúc tích cực vừa bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình một cách cởi mở thông qua tập diễn hành vi, huấn luyện các kỹ năng xã hội.


Tính ứng dụng của liệu pháp hành vi

Trị liệu hành vi được ứng dụng khá rộng rãi trong trị liệu/tham vấn đặc biệt với với những người mong muốn thay đổi hành không phù hợp. Những trường hợp thường được sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả cao như: rối loạn ám sợ; stress, trẻ em với những rối nhiễu tâm lý, cảm giác tuyệt vọng; rối nhiễu tình dục... Người ta hay sử dụng nó trong những vấn đề liên quan đến lão khoa, nhi khoa, hoá giải stress, điều chỉnh hành vi. Trong một số lĩnh vực khác như kinh doanh quản lý hay giáo dục cũng có thể sử dụng liệu pháp này.

Thời gian can thiệp bằng liệu pháp này không dài nhưng có thể đem lại những kết quả mong muốn do vậy nó được ứng dụng rộng rãi. Liệu pháp nhấn mạnh tính chịu trách nhiệm của đối tượng do vậy họ cần được cung cấp thông tin về quá trình trị liệu, về những mục tiêu cơ bản cần đạt được trong trị liệu và họ phải tích cực thực hiện kế hoạch đó. Nhà trị liệu đóng vai trò là người củng cố, tham vấn, mô hình mẫu, giáo viên định hướng và là chuyên gia trong việc giúp khách hàng có được sự thay đổi về hành vi.


Những hạn chế

- Những kỹ thuật đuợc thử nghiệm phần lớn được thực hiện trong môi trường của phòng thí nghiệm nhưng trong cuộc sống đời thường tính đa dạng và phong phú rất lớn.

- Nhiều vấn đề của đối tượng liên quan đến việc ra quyết định của bản thân đối tượng chứ không phải do tính chủ quan của nhà tham vấn qui định trước đựơc. Cách can thiệp này ít chú ý đến những giá trị, cảm xúc và tiềm năng của cá nhân .. trong giải quyết vấn đề.

- Hình phạt như là một trong những can thiệp của trị liệu này đôi khi bị xem xét như tính can thiệp không nhân đạo. Tính áp đặt lớn trong trị liệu hành vi cũng được xem như là một hạn chế của nó.


2.1. Quan điểm xuất phát của trị liệu hành vi: Muốn hiểu được bản chất của trị liệu hành vi phải biết xem nó quan niệm như thế nào về con người.

Cách tiếp cận hành vi đã tồn tại rất lâu đời trong lịch sử loài người. Ngay từ thời cổ đại, Hypocrate đã sử dụng liệu pháp hồi cảm tràn ngập để điều trị ám ảnh sợ. Nhưng nó chỉ chính thức trở thành một khuynh hướng tiếp cận độc lập từ đầu thế kỷ XX. Đánh dấu bằng sự ra đời của học thuyết điều kiện hóa kinh điển của Ivan Pavlav, điều kiện hóa thao tá của E. thorndik và việc phát triển 2 học thuyết này thành tâm lý học hành vi cổ điển (Fobn B. Watron, B. F Slanner…) và tâm lý học hành vi mới (A. Bardura…).

- Joln Watson (1878 - 1958) và B. Fskinner (1904 - 1990) được coi là sáng lập viên chính của trào lưu này. Watson cho rằng các sự kiện quan sát thấy đều được lý giải theo nguyên tắc: khi có một kích thích nào đó tác động vào, cơ thể tạo ra một phản ứng nhất định. Do đó, mọi hành vi do cơ thể tạo ra đều được R) và hành vi chỉ biểu đạt theo công thức kích thích - phản ứng (S còn lại là các cử động bề, hoàn toàn không liên quan gì tới ý thức được coi là cái bên ngoài. Như vậy, ứng xử được coi là sự đáp ứng lại một kích thích từ môi trường bên ngoài. Đây là quan điểm xuất phát để từ đấy đưa ra nguyên nhân của các rối nhiễu là do sự tập nhiễm những ứng xử kém thích nghi.

- Như chúng ta đã biết, nhà sinh lý học thần kinh Ivan Pavlov (1849 - 1936) qua thực nghiệm với con chó đã chứng minh học thuyết điều kiện hóa kinh điển. Điều kiện hóa kinh điển là một hình thức của học tập, trong đó 1 kích thích trung gian (kích thích không tạo ra phản ứng) liên tục sau một thời gian chỉ mình kích thích trung gian cũng gây ra một đáp ứng mang tính có điều kiện. Từ đó ông đề xuất ra các nguyên tắc điều trị những rối nhiễu tâm lý ở người. Nhưng ứng dụng thành công những nghiên cứu của Pavlov và trị liệu những rối loạn tâm trí cho con người là nhà tâm lý học thực nghiệm là Watson

- Cùng thời gian Pavlov tìm ra lý thuyết điều kiện hóa cổ điển thì một nhà tâm lý học Mỹ là E. thordike nghiên cứu và tìm ra điều kiện hóa thao tác. Điều kiện hóa thao tác liên quan đến sự tăng hoặc giảm hành vi nào đó bằng cáh thay đổi một cách có hệ thống hậu quả của hành vi đó. Và B. F. skiner nhà tâm lý học Mỹ đã nghiên cứu điều kiện hóa các thao tác trên chim bồ câu và chuột. Ông đã suy nghĩ đến việc sử dụng các nguyên tắc học theo kiểu điều kiện hóa thao tác này để điều trị rối nhiễu tâm trí của con người. Đây cũng là nền tảng của phương pháp quy đổi của T. Ayllon và Agnin, phương pháp giản cảm có hệ thống của J. Wolpe - đại diện cho hành vi mới.

- Sau này Bandura - đại diện cho cách tiếp cận hành vi mới (những năm 60) trong khi phát triển lý thuyết "tập nhiễm xã hội" (Lý thuyết này bao hàm không chỉ các nguyên tắc điều kiện hóa kinh điển, điều kiện hóa thao tác mà còn cả các nguyên tắc học qua quan sát) đã nhấn mạnh vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn…) theo lý thuyết này, nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong điều chỉnh các chức năng tâm lý làm thay đổi (tăng hay giảm) một hành vi nào đó. Vì vậy nó rất quan trọng trong việc điều trị những rối nhiễu tâm lý. Về mặt lý thuyết điều này cũng có nghĩa "bác bỏ" chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson.


2.2. Liệu pháp hành vi là gì? 
2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh tâm lý theo trị liệu hành vi 

Vì các nhà tâm lý học hành vi xem hành vi bình thường và bất bình thường là phản ứng trước một kích thích nên những ứng xử bất thường giống như những ứng xử bình thường mắc phải là thông qua quá trình tập nhiễm. Các nhà trị liệu hành vi này xác nhận toàn bộ những ứng xử bệnh lý, loại trừ những ứng xử được hình thành do căng nguyên thực tổn, đều có thể được đúng nhất và có thể sửa chữa được bằng cách nhắm và chính ứng xử chứ không phải nhắm vào việc làm thay đổi bất kỳ bệnh lý cơ bản nào. Do đó cần phải phân tích một hành vi bất thường được tập nhiễm như thế nào và quan sát tình huống (kích thích) ra sao để hành vi bất thường đó lại có thể diễn ra.


2.2.2. Bản chất của trị liệu hành vi

Để hiểu được trị liệu hành vi là gì, bản chất của trị liệu hành vi là như thế nào người ta đã tìm ra những đặc trưng tiêu biểu của chúng để chúng có thể đại diện cho cách tiếp cận của trị liệu hành vi với những vấn đề rối nhiễu tâm trí.

- Tính khoa học: Đây là trường phái trị liệu sử dụng các phương pháp khoa học liên quan đến việc tập hợp một cách có hệ thống các số liệu thực nghiệm, các phương pháp mà các nhà nghiên cứu khác có thể lặp lại, rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm chứ không phải từ sự suy đoán thiếu căn cứ. Tính khoa học thể hiện ở việc xác định rõ mục tiêu trị liệu đánh giá chính xác bệnh trạng, nguyên nhân bệnh và có những kỹ thuật trị liệu hợp lý. Tính khoa học còn thể hiện ở các phép đo để lượng hóa trong suốt quá trình trị liệu. Tính khoa học cùng thể hiện ở các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các kỹ thuật trị liệu.

- Tập trung vào hiện tại: Trị liệu hành vi chú trọng vào những nguyên nhân, điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi không thích nghi hơn là những nguyên nhân, điều kiện của quá khứ. Do đó nó sử dụng các kỹ thuật đánh giá, điều trị chủ yếu nhằm vào môi trường, các nhân tố hiện tại chứ không nhằm vào quá khứ, nhằm trực tiếp vào những hành vi không thích nghi để trị liệu, biến đổi điều chỉnh chúng.

- Tính hành động: Trong trị liệu hành vi, bệnh nhân được lôi kéo vào những hành động cụ thể để làm giảm những vấn đề của họ. Tức bệnh nhân được hướng dẫn làm một số những hành động nào đó để kiểm sáot những khó khăn của họ (trị liệu bằng hành động) hơn là bằng lời nói. Trong trị liệu hành vi, trò chuyện giữa bệnh nhân và nhà trị liệu chủ yếu là trao đổi thông tin, còn các kỹ thuật trị liệu chủ yếu thực hiện thông qua hành động của bệnh nhân, chẳng hạn bệnh nhân trong thời gian trị liệu được yêu cầu phải theo dõi thống kê những hành vi nào đó của họ trong cuộc sống, phải học và thực hành các kỹ năng ứng phó hoặc phải đóng các vai khác nhau trong các tình huống trị liệu, phải thực hiện nghiêm túc các công việc được giao ở nhà.

- Diễn ra trong đời sống thực: Trị liệu hành vi thường diễn ra trong môi trường tự nhiên (môi trường sống thực của bệnh nhân) nhưng có kiểm soát. Lý do là những vướng mắc, khó khăn hay rối nhiễu của người bệnh phải được trị liệu ở nơi nó xảy ra, chứ không phải tại văn phòng của nhà tư vấn.

- Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp: Trị liệu hành vi, ít nhất phải kết hợp hai kỹ thuật trị liệu trong 1 chương trình điều trị cho 1 và nhiều tâm lý nào đó của người bệnh. Sự kết hợp nhiều biên pháp khác nhau trong một chương trình điều trị tổng hợp sẽ nâng cao tình hiệu quả của trị liệu.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết trong quá trình trị liệu: Nhà trị liệu là chuyên gia - người hợp tác trong việc giải quyết vấn đề, xua đuổi các ứng xử không hợp lý, khuyên bảo, nâng đỡ (Mối quanhệ này sẽ được làm rõ ở phần 4.2.4).

Như vậy, trị liệu hành vi là phương pháp trị liệu mang tính khoa học, tập trung vào hiện tại, mang tính hành động, diễn ra trong đời sống thực, sử dụng cách tiếp cận tổng hợp dựa trên việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, hiểu biết trong quá trình trị liệu. Về thực chất đó là quá trình giáo dục, trong đó người bệnh học các kỹ năng tự điều chỉnh, phát triển các cách ứng xử mới.


2.2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của trị liệu hành vi 
2.2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu của trị liệu hành vi là giúp người bệnh giải quyết được những vấn đề với nhiều tâm lý của họ (mục tiêu này là chung của trị liệu tâm lý), là can thiệp tích cực để làm giảm hay loại bỏ những rối nhiễu bằng cách thay đổi những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu. Tức là tìm cách loại bỏ tác nhân kích thích và điều chỉnh hậu quả để thực hiện được mục tiêu này nhà trị liệu hành vi phải làm tốt những nhiệm vụ sau đây:

2.2.3.2 Nhiệm vụ 

Nhiệm vụ của nhà trị liệu hành vi được thể hiện thông qua những công việc cần thiết phải làm trong quá trình trị liệu.

- Xây dựng mối quan hệ: Đây không chỉ là bước đầu tiên nhà trị liệu hành vi cần làm mà trong suốt quá trình nhiệm vụ chính của nhà trị liệu phải xây dựng được mối quan hệ lành mạnh với bệnh nhân. Từ việc xây dựng mối quan hệ hợp tác để bắt đầu khám phá những vấn đề trọng tâm mà bệnh nhân muốn chú ý.

- Nhận diện vấn đề và đặt mục tiêu: Nhà trị liệu cần phải đạt được những thông tin nền tảng đầy đủ về thân chủ. Nhà trị liệu cần phân biệt được giữa những điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi rối nhiễu và những điều kiện có nguồn gốc nảy sinh trong quá khứ.

- Xác định các nguồn cung cấp những điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu và xác định vai trò của các nhân tố.

+ Từ môi trường: Gồm tất cả những kích thích, ảnh hưởng bên ngoài lên hành vi của người bệnh. Theo quan điểm hành vi cổ điển thì chỉ có những kích thích từ bên ngoài này mới là điều kiện duy trì hành vi bệnh lý.

+ Từ cá nhân: Là sự nhận thức của người bệnh. Điều này chỉ có trong quan điểm của chủ nghĩa hành vi mới. Theo Bandura, cha đẻ của lý thuyết học tập nhiễm xã hội, thì môi trường hành vi bên trong (nhận thức) và hành vi bên ngoài có ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Chúng ta có thể thay đổi hoặc tạo ra những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta, cái chính là ta phải hiểu cái gì đang ảnh hưởng, đang duy trì hành vi rối nhiễu và tìm cách kiểm soát nó.

- Lựa chọn các kỹ thuật và tiến hành trị liệu


2.2.4. Mối quan hệ giữa nhà trị liệu hành vi và người bệnh

Trị liệu hành vi đòi hỏi sự hợp tác giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Bệnh nhân phải là người chủ động tham gia có hiểu biết vào quá trình trị liệu. Chẳng hạn ở giai đoạn đầu của quá trình trị liệu. Nhà trị liệu tìm hiểu, chẩn đoán, đánh giá và chủ động thảo luận kế hoạch điều trị rối nhiễu với bệnh nhân. Khi những liệu pháp tâm lý cụ thể nào đó được chọn (những liệu pháp phù hợp, không quá khó với bệnh nhân) nhà trị liệu phải giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và giúp họ hiểu làm thế nào để thực hiện những liệu pháp này có hiệu quả.

Bệnh nhân trong chương trình trị liệu hành vi thường được huấn luyện các kỹ năng để họ có thể biến quá trình trị liệu tại gia và biết tự đánh giá kết quả điều trị. Cách tiếp cận điều trị mang tính hướng tự hướng dẫn, tự kiểm soát này có hai điều lợi. Người bệnh biết cách giải quyết các vấn đề của họ để họ có thể đối phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai mà không cần sự có mặt của nhà trị liệu. Thân chủ được trang bị "công cụ" để thay đổi hành vi của họ thì họ cũng có thể tự duy trì sự thay đổi này và cảm thấy tự tin hơn.

2.2.5. Các kỹ thuật cơ bản trong trị liệu hành vi
2.2.5.1. Các kỹ thuật 
2.2.5.1.1. Phản điều kiện hóa (carenter - conditioning)

Tại sao một vài người lại trở nên lo lắng khi đối diện với những kích thích không có hại như đi máy bay, không gian rộng hay không gian kín…? Những phản ứng cảm xúc mạnh ấy theo các nhà trị liệu hành vi là những đáp ứng được điều kiện hóa mà con người không nhận thấy như đã tập nhiễm từ trước. Để có thể giúp người bệnh có thể thoát khỏi những liên tưởng, hành vi tập nhiễm này nhà trị liệu hành vi dùng các biện pháp để chống lại sự điều kiện hóa như: giảng cảm ứng hệ thống, liệu pháp tràn ngập và chìm ngập, liệu pháp gây ghét sợ.


2.2.5.1.1.1. Giảm cảm ứng có hệ thống: Systematic Desensiti fation) 

Đây là phương quan trọng trong trị liệu hành vi được foseph Wolpe (1958) đề xướng. Liệu pháp này được dùng để hóa giải những rối nhiễu tâm trí hiểu ám sợ, lo hãi… và được thừa nhận là một trong các phương pháp hóa giải do hai có hiệu quả, dễ sử dụng và dễ thành công.

- Lý thuyết trọng tâm của kỹ thuật trị liệu này đó là: theo Wolpe, hệ thần kinh có các pha hưng phấn và ức chế luân phiên nhau; tại cùng một thời điểm, hệ thần kinh không thể và thư giãn, vừa căng thẳng. Những căng thẳng hình thành trong những tình huống nào được giả thiết là phản ứng của cơ thể được điều kiện hóa.

- Trong kỹ thuật này, người bệnh được hướng dẫn học cách thư giãn, phân biệt giữ cảm giác căng cơ với thư giãn và thả lỏng trọng lực cơ để đạt được chú ý thư giãn về thân thể và tâm trí.

- Liệu pháp giải mẫn cảm có hệ thống bao gồm các bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Người bệnh nhận diện kích thích gây lo hai, tưởng tượng ra một loạt các kích thích gây stress xung quanh sự kiện gây sợ đó và sắp xếp các kích thích gây sợ này theo một trật tự từ yếu đến mạnh.

+ Bước 2: Đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn toàn thể.

+ Bước 3: Trong trạng thái thư giãn, thân chủ tưởng tượng một cách sinh động, lần lượt những kích thích gân lo âu đã liệt kê từ mức yếu nhất để cơ thể quen dần. Nếu kích thích được quen dần không gây những cảm giác khó chịu thì chuyển lên một kích thích mạnh hơn. Nếu thấy xuất hiện cảm giác lo âu - khó chịu thì dừng lại, tập trung thư giãn để cơ thể tiếp tục thích ứng. Cứ như vậy tiến dần đến nấc thang gây sợ cao nhất.

Ví dụ: Một cô bé sợ mèo. Nhà trị liệu dùng kỹ thuật này để hóa giải chứng ám sợ của cô. Trước hết, người ta yêu cầu cô bé tưởng tượng ra các tình huống gây căng thẳng, lo sợ xung quanh chứng sợ này rồi sắp xếp chúng từ mức độ yếu đến mạnh nhất.

- Nghe người khác nói chuyện về mèo - mức độ sợ hãi thấp nhất.

- Nhìn một con mèo bằng nhựa, 1 bức tranh có hình con mèo.

- Xem một đoạn phim có hình con mèo đang chạy.

- Nhìn từ xa một con mèo bị nhốt trong lồng.

- Nhìn gần con mèo bị nhốt trong lồng.

- Sờ vào con mèo - mức độ căng thẳng sợ hãi cao nhất.

Cô bé này được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn, lần lượt từng nhóm cơ rồi thư giãn toàn thân. Khi cơ thể ở vào trạng thái thư giãn, cô bé được khuyến khích tưởng tượng ra những hình ảnh gây sợ, tiến tới từng bậc thang sao cho chuyển từ những liên tưởng trước đây hoặc những hình ảnh gián tiếp gây stress ở mức thấp đến những hình ảnh trực tiếp gây sợ hãi cao nhất. Nếu cơ thể có phản ứng sợ như căng cơ, vã mồ hồi, run chân tay, nhịp tim, thở tăng thì dừng lại, tập trung thư giãn đưa cơ thể trở về tạng thái thoải mái trước khi tiếp tục chuyển sang kích thích gây sợ hơn. Sau một số buổi luyện tập như vậy trẻ sẽ hết ám sợ mèo (khoảng 12 - 15 tuổi).


2.2.5.1.1.2.Liệu pháp tràn ngập (Implosion) chìm ngập (Flooding)

Hai kỹ thuật này cũng được dùng để hóa giải những rối nhiễu tâm lý như lo hãi, run sợ.

- Kỹ thuật tràn ngập đối lập với liệu pháp giải cảm ứng có hệ thống. Tại thời điểm bắt đầu của liệu pháp tràn ngập được thể hiện 1 kích thích gây sợ hãi nhất ngay cực trên của bậc thang lo âu. ý nghĩa của liệu pháp này là người bệnh không được né tránh những tình huống kích thích gây sợ hãi mà cầnphải đối mặt với những kích thích này. Điều này cũng giúp người bệnh khám phá ra rằng tiếp cận những kích thích hiện tại không có những hạu quả âm tính như mình nghĩ trước đây.

Để trình bày cho bệnh nhân tiếp xúc với những hoàn cảnh gây sợ hãi, nhà trị liệu cần mô tả tình huống cực đoan nhất liên quan đến sự sợ hãi của người bệnh như rắn đang bò trên cơ thể của họ. Sau đó nhà trị liệu cần khích lệ người bệnh hình dung đầy đủ, trải nghiệm điều đó thông qua toàn bộ cảm giác mạnh đến mức có thể được. Việc tưởng tượng như vậy được đánh giá là nguyên nhân xuất hiện hoảng sợ. Vì hoàn cảnh xuất hiện lặp đi lặp lại nên kích thích mất dần sức mạnh tạo ra lo âu của nó. Khi lo âu không còn xảy ra nữa thì hành vi kém thích ứng trước đây nhằm tránh né hoàn cảnh cũng biến mất (2, 707).

- Liệu pháp chìm ngập tương tự như liệu pháp tràn ngập nhưng nêu ở biện pháp chìm ngập, người bệnh chỉ tưởng tượng ra tình huống sợ hãi nhất thì ở kỹ thuật chìm ngập, người bệnh tiếp xúc trực tiếp với hoàn cảnh có thực. Ví dụ: người sợ chỗ kín có thể ngồi trong phòng nhỏ, người sợ nước có thể đặt trong bể nước.

Nhà trị liệu có thể chọn để tiến hành tới hiện tượng chìm ngập bằng cách trước tiên kích thích sự tưởng tượng. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể được yêu cầu nghe một đoạn bằng, xem một cuốn phim mô tả chi tiết tình huống gây sợ. Trong vòng 1 hoặc 2 giờ. Khi hoảng sợ của người bệnh lắng xuống, họ được đưa đến chứng kiến tận mắt tình huống, hoàn cảnh gây sợ (điều này có thể khác với sợ hãi mà họ và tưởng tượng). Biện pháp này đã được những nhà trị liệu xác nhận có hiệu lực hơn liệu pháp cảm ứng hệ thống trong điều trị những rối nhiễu ứng xử như ám ảnh sợ khoảng trống và lợi ích của việc điều trị đã được thể hiện lâu dài ở nhiều người.


2.2.5.1.1.3. Liệu pháp gây ghét sợ (Aversion Therapy)

Những liệu pháp ở trên giúp thân chủ ứng xử trực tiếp với những kích thích mà thực tế không gây nguy hại. Còn liệu pháp gây ghét sợ được tiến hành để giúp những người bị thu hút bởi kích thích thường có hại hoặc không hợp pháp như nghiện ma túy, bệnh lạc tình dục, bạo lực không kiểm soát được… liệu pháp này điều kiện hóa của sự tập nhiễm ghét sợ. Trong thời gian thông qua điều kiện hóa, những phản ứng âm tính như nhau được thể hiện bằng kích thích đang được thử nghiệm và con người xuất hiện sự ghét sợ đối với chúng, điều đó thay thế cho những mong muốn trước đây. Ví dụ: thuốc cai nghiện được kê cho những người uống rượu làm cho bệnh nhân sau khi uống rượu xuất hiện buồn nôn dữ dội. Bằng cách biết trước những hậu quả gây ghét sợ như vậy, bệnh nhân có thể trở nên mạnh mẽ một cách rõ rệt tự quyết định không uống rượu sau khi dùng thuốc cai nghiện.

Đã có rất nhiều lời phê bình về phương pháp gây đau đớn trong liệu pháp gây ghét sợ là đã trao cho nhà trị liệu sức mạnh quá mức dường như trừng phạt hơn là điều trị. Thông thường người ta thường lựa chọn liệu pháp này chỉ vì họ hiểu rằng hậu quả kéo dài của sự hiện diện những ứng xử của họ phá hủy cuộc đời họ. Họ cũng có thể bị cưỡng bức vì lý do áp lực hành chính trong chương trình điều trị tại các nhà tù. Trong những năm gần đây, việc sử dụng liệu pháp gây ghét sợ trong chương trình phục hồi chức năng tại cơ sở điều trị đã được điều chỉnh bằng luật quốc gia về mặt đạo đức trong việc chữa bệnh.


2.2.5.1.2. Kỹ thuật hành vi mẫu

Nhà trị liệu đặt ra những mẫu hành vi có thể quan sát được và yêu cầu người bệnh luyện tập trước tiên ở phòng trị liệu và sau đó là sự luyện tập. Những hành vi ấy phần lớn được giảng gaỉi, thực hành trực tiếp trong quá trình trị liệu. Chúng thường được diễn tả trong một nhóm định sẵn người bệnh quan sát và luyện tập thông qua việc đóng vai trong suốt quá trình trị liệu.


2.2.5.1.3. Kỹ thuật điều kiện hóa thao tác 

Sau khi theo dõi sự hình thành của những vấn đề cơ bản, nhà trị liệu làm việc với người bệnh để bắt đầu dập tắt những hành vi không mong muốn. Việc dập tắt một cách đột ngột hành vi nào đó là rất khó khăn. Do vậy, quá trình dập tắt từ từ bằng cách củng cố tính tích cực những hành vi mới phải được thiết lập thường xuyên. Củng cố tích cực tức là nhằm làm tăng cường độ hoặc tần số xuất hiện của một hành vi nào đó kèm theo yếu tố củng cố (khen thưởng) khi đáp ứng được người bệnh tiến hành ngay lập tức. Nhà trị liệu khen thưởng bằng lời hoặc bằng các hình thức khác thì phản ứng sẽ cố khuynh hướng lặp đi lặp lại và sẽ làm tăng tần số. Kỹ thuật này đặc biệt hữu dụng đối với trẻ em.


2.2.5.1.4. Kỹ thuật kiểm soát bản thân

Gần đây việc nhà trị liệu hành vi hướng dẫn người bệnh những kỹ thuật hành vi khác nhau và để họ tự phát triển và luyện tập những hành vi mới đã trở nên phổ biến. Trong quá trình này thiết yếu đối với người bệnh là phải lựa chọn những mục tiêu và chiến lược chính xác, có thể đạt được cần phải hiểu một cách rõ ràng những kỹ thuật hành vi khác nhau, cạm bẫy kèm theo để thực hiện việc nhận diện lại cả quá trình nếu không thành công cũng như để tiếp tục chinh phục mục tiêu, lập kế hoạch cho tương lai và lường trước những thất bại có thể có.


2.2.5.2. Ví dụ minh họa 

2.2.5.2.1.Trường hợp sử dụng kỹ thuật “Sự giải mẫn cảm có hệ thống” (Joseph Wolpe)

* Triệu chứng: Một chàng trai 18 tuổi đang bị chứng cưỡng bức rửa tay nặng. Sự ám ảnh của anh ta chủ yếu dựa trên sợ hãi làm người khác lây nhiễm bằng nước tiểu của mình. Ám ảnh này làm người bệnh bị tê liệt đáng kể. Sau khi đi tiểu , anh ta dành ra 45 phút để thực hiện nghi thức kỳ cọ bộ phận sinh dục sau đấy bỏ ra hai giờ để rửa tay, hơn nữa mọi buổi sáng, lúc dậy anh ta tắm hoa sen 4 giờ. Ngoài hiện tượng chính này ra, còn bị các loại ”lây nhiễm khác không thể tránh khỏi trong ngày”. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên là hai tháng nay, chàng trai này đã quyết định nằm trên giường phần lớn thời gian trong ngày. * Nguyên nhân: Rối nhiễu này bắt nguồn từ việc bố mẹ bắt anh ta ngủ chung giường cho mãi tới 15 tuổi với người chị lớn hơn anh ta 2 tuổi vì chị không thể ngủ nột mình. Sự đáp ứng tình dục trong một tình thế như vậy đối với người chị, đã làm cho anh cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Anh ta đã rất tức giận và thù địch bố mẹ và anh ta phát triển những huyễn tưởng phá hoại đối với bố mẹ làm anh ta kinh sợ và khiến anh ta thấy mình càng trở nên đáng khinh bỉ. * Trị liệu: - Tưởng tượng: Việc điều trị bằng giải mẫn cảm trong thời gian đầu bằng cách tưởng tượng ra những cảnh tượng kết hợp với thực hiện một đáp ứng thư giãn, trong cảnh đó một người lạ ngâm bàn tay bệnh nhân vào một bể tắm chứa 1,5 mét khối nước mà trong đó lúc đầu người ta đã nhỏ vào một giọt nước tiểu. Trong những buổi sau, nước tiểu cho vào tăng lên dần cho đến lúc người bệnh có thể tưởng tượng và chấp nhận trong ý nghĩ là người lạ đó đã ngâm bàn tay mình trong nước tiểu. Trong các buổi thuộc loạt điều trị thứ hai, những cảnh trên cũng được sử dụng nhưng lần này đòi hỏi người bệnh tưởng tượng tự mình thực hiện động tác ngâm tay mình đến cuối giai đoạn này, và sau 5 tháng với mỗi tuần 5 buổi như vậy, người bệnh đã rút ngắn thời gian rửa tay xuống 20 phút và tắm buổi sáng xuống một giờ. Hơn nữa, anh ta thấy không cần thiết phải đặt tờ báo lót xuống ghế ngồi trong các buổi gặp gỡ với người thày. Tuy vậy, mặc dầu anh ta có khả năng tưởng tượng là nhúng bàn tay vào nước tiểu, luôn luôn anh ta kiên quyết từ chối thực hiện việc này trong thực tế. - Thực tế: Sự giải mẫn cảm bây giờ được tiến hành trong tình huống thực tế, trong đó bệnh nhân thực hiện sự đáp ứng thư giãn để đối chọi lại với những kích thích thực tế đã gây nên lo hãi mà tầm quan trọng tăng lên dần dần từ buổi này sang buổi kia. Chàng trai lúc đầu đối mặt với chữ “nước tiểu” được viết to rồi một chai đựng nước tiểu được để ở đầu kia của căn phòng và dần nhích lại gần người bệnh cho tới lúc anh ta có thể cầm lấy nó với một nỗi lo hãi tối thiểu. Một khi giai đoạn này vượt qua, tiếp theo là một loạt các buổi khác. Lần này một lọ dung dịch nước tiểu pha loãng (một giọt vào 5 lít nước) đặt lên mu bàn tay của bệnh nhân. Dung dịch này đậm dần cho đến lúc thay dung dịch này bằng chính nứơc tiểu người bệnh. Dung dịch này đậm dần cho đến lucá thay dung dịch này bằng chính nước tiểu người bệnh. Một khi nỗi lo hãi do tình huống như vậy gây nên đã giảm nhiễm, người bệnh được giao việc cho nắm các dụng cụ, quần áo với bàn tay “lây nhiễm” của mình.

* Kết quả: Cuối đợt điều trị này chàng trai này chỉ còn rửa tay trong vòng 7 phút và tắm trong 40 phút và hoàn toàn không phải kì cọ bộ phận sinh dục như bắt buộc phải làm trước đây. Một năm sau, chỉ còn rửa tay trung bình trong 3 phút và tắm trong 30 phút.


2.2.5.2.2. Trường hợp sử dụng liệu pháp gây ghét sợ

Một trong những cách điều trị bị tranh cãi nhiều nhất là việc sử dụng liệu pháp gây ghê tởm được áp dụng cho những người trẻ tuổi đồng tính luyến ái nhằm cố gắng làm cho họ thay đổi xu hướng tình dục. (Bancroft, 1996; Feldman và Mc Culloch, 1965). Sau đây là cách thức mà Feld man và Mc Culloch đã sử dụng với tính cách là tư liệu lịch sử. * Trị liệu: Người ta cho các đương sự lựa chọn 8 trong bộ các dương bản chụp các đàn ông trần truồng hoặc mặc quần áo, được họ sắp xếp theo thứ tự từ hấp dẫn nhiều nhất đến hấp dẫn ít nhất. Feldman và Mc Culloch xây dựng các mức về cường độ sốc điện coi là gây khó chịu nhiều nhất cho các bệnh nhân. Việc điều trị được tiến hành trong một căn phòng tối và yên tĩnh của bệnh viện. Người ta đã nói cho người bệnh biết một dương bản đàn ông sẽ được chiếu lên màn ảnh và sau đó vài giây là một sốc điện. Người ta cũng báo trước cho bệnh nhân là họ có thể làm mất hình trên màn ảnh bằng cách đẩy cái nút điện lên và nói là “không”. Nếu bệnh nhân lựa chọn hình chiếu lên màn ảnh và thực hiện chỉ trong thời gian dưới 8 giây, người bệnh sẽ tránh được sốc điện. Nếu ngược lại, anh ta ngắm hình ảnh trên màn hình quá 8 giây, anh ta được nhận sốc điện. Và nếu như sốc điện không đủ cường độ để anh ta quyết định làm ngừng việc chiếu hình, người ta tăng cường độ dòng điện cho đến lúc anh ta thực hiện ngừng chiếu hình để tránh sốc điện. Khi người bệnh đã thành công tránh được sốc điện trong ba lần nối tiếp nhau, người ta đưa anh ta vào chương trình đã định trước nhằm củng cố bằng cách chiếu ngay một hình phụ nữ trên màn ảnh sau khi hình người đàn ông biến mất. Các nhà nghiên cứu nhằm “phối hợp” việc làm mất lo hãi với việc đưa hình ảnh phụ nữ vào. Hơn nữa, chính họ, chứ không phải các đương sự, quyết định việc rút đi hình ảnh phụ nữ trên màn hình, mà theo họ, không làm củng cố ở các đương sự “thói quen thoát khỏi đàn bà”.

* Kết quả: Trong 43 đương sự, 23 kết thúc điều trị có sự thay đổi trong khuynh hướng tình dục, 11 không có thay đổi gì và 7 người nửa chừng bỏ dở điều trị. Tuy nhiên cần ghi nhận là phần lớn những người điều trị có kết quả là những người chấp nhận khó khăn sự đồng tính luyến ái và tỏ ra muốn thay đổi. Nhưng không phải vì thế mà không còn tồn tại những tình cảm và một số hành vi đồng tính luyến ái của họ sau khi điều trị.


2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của trị liệu hành vi

2.3.1. Ưu điểm

- Trị liệu hành vi dựa trên học thuyết hành vi - một học tuyết được chứng minh bằng khoa học thực nghiệm. Các nhà tâm lý học hành vi trước tiên đã nghiên cứu trên động vật sau mới nghiên cứu tâm lý con người.

- Trị liệu hành vi như là một quá trình giáo dục, trong đó người bệnh học các kỹ năng tự điều chỉnh phát triển các cách thức ứng xử mới.

- Chương trình trị liệu hành vi thường được huấn luyện các kỹ năng để người bệnh có thể biến quá trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu hay tiếp tục một chương trình trị liệu thành tự trị liệu hoặc bắt đầu hay tiếp tục một chương trình tự điều trị tại gia và biết tự đánh giá kết quả điều trị. Điều đó có nghĩa người bệnh sẽ biết cách giải quyết các vấn đề của họ để họ có thể đối phó với những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai mà không cần có mặt của nhà trị liệu.

- Trị liệu hành vi có thể được sử dụng và tiến hành trong thời gian ngắn là thấy ngay kết quả đạt được


2.3.2 Nhược điểm

- Trị liệu hành vi cổ điển mang tính chất cơ học. Các nhà trị liệu hành vi có khuynh hướng sử dụng một hệ thống thuật ngữ mang tính cơ học, khái quát hóa hành vi theo công thức kích thích, đáp ứng và củng cố.

- Trị liệu hành vi cổ điển chỉ chú ý đến sự kiện, hành động bên ngoài mà bỏ qua các quá trình bên trong, như nhận thức, xúc cảm… Tuy nhiên điều này đã một phần nào đó được khắc phục ở chủ nghĩa hành vi mới.

- Các nhà trị liệu hành vi thường nhấn mạnh vai trò của các nhân tố hiện tại đang duy trì hành vi rối nhiễu, do vậy họ bỏ qua những sự kiện có ý nghĩa trong quá khứ của người bệnh.

- Bản thân trị liệu hành vi có tác dụng nhanh nhưng bị tái phát cũng nhanh, người ta thấy rằng trị liệu hành vi cổ điển không trị liệu được tận gốc mà chỉ trị liệu triệu chứng.

Exit mobile version