Uống rượu và thói nghiện rượu có hại như thế nào?

23 August, 2022

Uống rượu và thói nghiện rượu có hại như thế nào?


Trước đây, bất kỳ hình thức uống rượu nào gây ra tác hại nghiêm trọng đều được gọi là thói nghiện rượu. Thuật ngữ này vẫn còn được sử dụng phổ biến để chỉ tính chất tiêu cực của việc uống rượu dẫn đến sự suy đồi nghiêm trọng về mặt xã hội, nghề nghiệp hay sức khỏe.


Tạp chí phân loại bệnh quốc tế (ICD-10), do Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản, sử dụng thuật ngữ “việc sử dụng có hại” để chỉ việc uống rượu tương tự như thói nghiện rượu. Việc sử dụng có hại được mô tả là “việc sử dụng các chất có tác động đến hành vi hủy hoại sức khỏe”. Sự hủy hoại đó có thể là về mặt thể chất (ví dụ như bệnh gan) hay về mặt tinh thần (chẳng hạn như trầm cảm).


“Việc sử dụng có hại” không nhất thiết là kết quả của việc uống rượu hàng ngày. Tác hại của rượu có thể là do “uống say”, chẳng hạn như uống nhiều rượu trong cùng một thời điểm. Điều này có thể dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, bạo lực trong gia đình hay luôn nghèo túng, vv. Các trường hợp uống rượu khác chẳng hạn như phụ nữ mang thai uống rượu cũng sẽ được coi là “việc sử dụng có hại” xét về diện rộng.


Nghiện rượu

ICD – 1 mô tả thói nghiện rượu là “một loại hiện tượng tâm lý, hành vi và nhận thức trong đó đối với một cá nhân nào đó ưu tiên việc uống rượu hơn rất nhiều so với các hành vi khác mà đã từng có giá trị lớn hơn”. Vì vậy, đặc điểm chính của thói nghiện rượu là mong muốn áp đảo được uống rượu. Nếu một người đã bị đến giai đoạn nghiện rượu này thì phải được chữa trị.


Rượu, Chứng nghiện rượu và Sự nguy hại liên quan đến rượu


Rượu là loại thuốc độc hại gây ra chứng nghiện và khiến cho tâm trạng người sử dụng thay đổi. Nếu rượu được phát minh vào ngày nay, chắc chắn nó sẽ được dán mác “không thích hợp cho con người dùng”.


Chứng nghiện rượu (sự lệ thuộc vào rượu, nghiện rượu) là sự lệ thuộc có tính nghiện vào rượu với những đặc điểm nổi bật như thèm muốn(rất thèm uống rượu), mất khả năng kiểm soát (không thể dừng lại được), phụ thuộc về mặt thể chất và các triệu chứng rút thuốc và chịu được thuốc (không thấy say).


Không dễ dàng giải thích được các nguyên nhân lạm dụng và nghiện rượu. Nó thường được coi như là một “căn bệnh của sự giàu có”. Nó không phổ biến ở người bản địa cho đến khi họ rơi vào vòng thuộc địa. Ngày nay, việc lạm dụng rượu và chứng nghiện rượu là một vấn đề lớn về sức khoẻ đặc biệt là ở phương tây, nhưng ngày càng tăng ở những nước đang phát triển. Chứng nghiện rượu là một vấn đề nguy hiểm đến sự sống mà thường kết thúc bằng cái chết, đặc biệt là bệnh thận hoặc bệnh gan, chảy máu trong, suy yếu não, tự tử hoặc ngộ độc rượu. Tương tự, chứng nghiện rượu là một nhân tố chủ yếu dẫn đến các tai nạn xe cô, bạo lực và hành hung cũng như là nguyên nhân hàng đầu cho các vấn đề về y tế và thần kinh (ví dụ bệnh xơ gan, v.v…).


Chứng nghiện rượu có thể khó khắc phục hơn và gây nguy hiểm hơn sự phụ thuộc vào các loại chất gây nghiện khác. Các triệu chứng về mặt thể chất khi cai rượu được xem như tương đương với các triệu chứng khi cai nghiện heroin.


Người lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể gặp phải chứng mê sảng (DT)


Các tác dụng về mặt y học

Các tác dụng kéo dài do nghiện rượu bao gồm:


• Sưng tuỵ


• Bệnh tim, bao gồm chứng phình động mạch


• Bệnh thần kinh hoặc thần kinh bị tổn hại


• tĩnh mạch bị giãn ra trong ống mà nối thực quản với dạ dày


• Phát sinh não và bệnh thần kinh do não


• Bệnh xơ gan, một căn bệnh mãn tính khiến cho các tế bào gan bị hư hỏng và làm cho gan mất khả năng của nó


• Buồn rầu, mất ngủ, lo lắng và tự tử


• Huyết áp cao


• Tỷ lệ mắc phải nhiều loại ung thư sẽ gia tăng, bao gồm ung thư vú


• Suy dinh dưỡng


• Hội chứng Wernicke-Korsakoff , một loại rối loạn thần kinh gây ra bởi do thiếu sinh tố B vì trong rượu nghèo chất dinh dưỡng


• Phá hỏng nghiêm trọng đến các lĩnh vực giữa cá nhân với nhau, trong xã hội và công việc bao gồm cả sự rối loạn về tình dục


Tác động xã hội

Các vấn đề xã hội phát sinh do chứng nghiện rượu có thể bao gồm mất việc, các vấn đề tài chính, các xung đột trong hôn nhân và ly dị, phạm tội chẳng hạn như lái xe khi say rượu hay rối loạn trật tự công cộng, mất nhà cửa, mất lòng kính trọng của người khác, những người nhận thức được các vấn đề đó va dễ dàng tránh được. Các nghiên cứu thấu đáo cho thấy chứng nghiện rượu ảnh hưởng không chỉ những người nghiện rượu mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các thành viên trong gia đình họ.


Nhiều người đã không đúng khi cho rằng một khi người nghiện rượu dừng uống, mọi chuyện đều tốt đẹp. Tuy nhiên, nhiều người đã dừng uống rượu vẫn tự coi họ là những người nghiện rượu hay những người nghiện rượu đang phục hồi.


Các quan điểm chính trị về rượu và y tế cộng đồng

Khi vấn đề về rượu ảnh hưởng đến toàn xã hội, chính phủ và các nghị viện có một phần trách nhiệm trong việc xây dựng các chính sách về rượu nhằm giảm những mối nguy hại do việc uống rượu gây ra. Các quan điểm chính trị về rượu là một chủ đề không được yêu thích lắm bởi vì các hành vi thường xuyên của người uống rượu, mối quan tâm về kinh tế hay chỉ đơn giản là thực tế xã hội là một cản trở cho việc tiếp cận và hành động một cách khách quan. Biên pháp tốt nhất để giảm việc tiêu thụ rượu là tăng giá thông qua việc đánh thuế, nơi cung cấp( ít điểm bán hàng hơn) và cấm quảng cáo. Các biện pháp phòng ngừa về mặt giáo dục đã cho thấy cách duy nhất là nâng cao nhận thức và cả sự sẵn sàng chấp nhận giá cao.


Tuy nhiên, ngành công nghiệp rượu được tổ chức tốt và cố gắng thuyết phục thế giới giảm bớt những nỗ lực đối với việc phát triển các chương trình có hiệu quả nhằm chống lại các tác hại xấu do dùng rượu.


Giờ đây họ tập trung mở rộng và thúc đẩy đối với các nước đang phát triển vì việc bán hàng ở các nước công nghiệp giờ đây đã không phát triển nữa.


Bi kịch là ở chỗ những nước này không được trang bị để chống lại các vấn đề về rượu và có rất ít mạng lưới xã hội để hỗ trợ cho các gia đình.


Exit mobile version