PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI HÀNH VI NGƯỜI NGHIỆN

Có những điều chúng ta băn khoăn khi làm công tác điều trị phục hồi cho người nghiện:

  • 1. Có thể thay đổi hành vi người nghiện mà không cần điều trị?

  • 2. Bằng cách nào thay đổi hành vi của họ ?

  • 3. Giúp bệnh nhân nghiện cách nào hiệu quả ?

  • 4. Bằng cách nào ta biết được người nghiện đã có những tiến bộ và tiến bộ đến mức nào ?

  • 5. Làm sao để chống tái nghiện ?

  • 6. Giải pháp nào điều trị phục hồi hiệu quả nhất ?


I/ CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI HÀNH VI:

 

Từ tình trạng nghiện chuyển đổi thành một người bình thường, người nghiện trải qua một tiến trình chậm chạp. Những cuộc nghiên cứu tâm lý đã cho thấy Nhận Thức là yếu tố tiền khởi, sau đó là những Suy Nghĩ, và Hành Vi là kết quả sau cùng.


NHẬN THỨC + SUY NGHĨ = HÀNH VI


1. Giai đoạn chưa nhận thức được vấn đề.

Học viên chưa ý thức được đầy đủ vấn đề của chính mình khi mới nhập Trung Tâm, cho nên họ không có ý định hợp tác với kế hoạch điều trị và cũng không thay đổi hành vi. Họ âm thầm nhẫn nại chịu đựng, giấu mình trong đám đông, và có thể bỏ trốn khi có cơ hội.


2. Giai đoan ý thức được vấn đề.

Khi được giáo dục giúp đỡ, học viên đã hiểu được họ đang đối đầu với một thử thách lớn trong cuộc đời, và đã có những đấu tranh nội tâm vượt qụa. Nhưng ở giai đoạn này hiểu biết và nghị Iực của họ còn non trẻ, họ chưa đủ quyết tâm và nghị lực. Cách nào để thoát ra, cuộc sống còn lại sẽ như thế nào là điều họ chưa sẵn sàng, cho nên họ ngầm sợ hãi và không tin mình đủ sức vượt qua, nên những hành vi của họ chưa thay đổi.


3. Giai đoạn chuẩn bi.

Được tiếp tục giúp đỡ điều trị, học viên đã quết định phải thay đổi cuộc đời mình, vì họ sẵn sàng đáp ứng với những yêu cầu điều trị. Họ sẽ vui vẻ hơn, sống cởi mở hơn, bắtt đầu tuân thủ nội quy một cách tự nguyện, nhưng hành vi vẫn chưa được cải thiện nhiều.


4. Giai đoạn thực hiện.

Học viên đã quyết tâm từ bỏ ma túy, họ tích cực cộng tác với chương trình điều trị, sống thân thiện với mọi người. Trong lao động, học tập, họ rất quan tâm và bày tỏ thiện chí. Đây là giai đọan học viên đã tiến bộ, và có thể được chuẩn bị chuyển sang chương trình điều trị tái hội nhập cộng đồng.


5. Giai đoạn duy trì.

Tuy rằng học viên đã có những tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng ta vẫn còn phải nỗ lực giúp đỡ, củng cố nhận thức của họ, đồng thời luyện lập cho họ kỹ năng chống tái nghiện một khi họ tái hội nhập cộng đồng. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc sống xã hội của hợ cần được nhận biết rõ ràng để có chương trình giúp đỡ họ vượt qua.


Chúng ta coi như thành công một phần với những học viên có hành vi tốt, tích cực cộng tác với kế hoạch điều trị, vì sau khi rời Trung tâm có khả năng duy trì cuộc sống không ma túy trên 6 tháng. Tất nhiên họ còn có những nguy cơ sa ngã, mà tiền sử lạm dụng ma túy là một nguy cơ lớn, và trong cả cuộc đời họ việc điều trị chống tái nghiện còn phải liên tục kéo dài.


Với những nỗ lực điều trị thích dáng và đúng mức, chúng ta có quyền hy vọng chuyển đổi hành vi một đối tượng nghiện từ giai đoạn 1 đến giai doạn 4 trong vòng 6 tháng


II/ NHỮNG KỸ THUẬT THÔNG THƯỜNG GIÚP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH


  • 1. Những kỹ thuật giáo dục, thuyết phục, giải thích để giúp học viên nâng cao nhận thức về bản thân cũng như các vấn đề của họ.

  • 2. Thực hiện những Bảng Tự Đánh Giá định kỳ cho các học viên nhằm thúc đẩy sự tiến bộ. Trong Bảng Tự Đánh Giá này cần nêu rõ những giá trị cuộc sống, tinh thần kỷ luật.

  • 3. Thực hiện những Bảng Cam Kết để học viên tự mình cố gắng phấn đấụ thực hiện lời hứa của mình.

  • 4. Tạo ra một môi trường điều trị an toàn, trong đó học viên có thể kiểm soát và thay đổi hành vi của mình mà không sợ một áp lực đối kháng nào cả.

  • 5. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, có chế độ thưởng cụ thể cho những học viên tốt, ví dụ đi phép ngắn ngày, gọi điện thoại hỏi thăm gia đinh, được nhận quà ...

  • 6. Sinh hoạt nhóm, Giao ban buổi sáng, tư vấn tâm lý cá nhân là những biện pháp gọt giũa hành vi, nâng cao nhận thức rất hiệu quả.

  • 7. Tổ chức những buổi sinh hoạt Nhóm Đối Đầu để gọt giũa hành vi cho những thành phần ngoan cố.

  • 8. Văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí đề cao những giá trị cuộc sống không ma túy.

  • 9. Thể thao giúp học viên biết được sức khỏe của mình, sức chịu đựng thể lực của mình sau quá trình nghiện.

CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

     Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thươngthấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.


     Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khănkhông có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khác. Một phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bảnlàm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.


    Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý
Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giálập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mìnhlĩnh vực chuyên môn của người khác.


     Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiềucàng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn.
Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí
để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.


     Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.

     Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.


     Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạch, lành mạnh, có kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.

     Cai nghiện được gọi là thành công không chỉnhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹpthực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


     Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:


1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

2. Rối loạnxuống cấp nhận thứchành vinhân cách.

3. Chấn thương tâm lý: đây không phải một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đìnhxã hội của người nghiện ma túy.

4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

     Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau - chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.


I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI


     Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau:

  1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

     “Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật ….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”.

  1. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

     Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện.
Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

  • Tư vấn

  • Liệu pháp Tâm lý

  • Quản lý ca

  • Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)

     Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp.


Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục Nghiên cứu Khoa học - Bài 4: “Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản l‎ý ca trong cai nghiện – phục hồi” và tại mục: “Các phương pháp điều trị nghiện ma túy” Phần 2 Bài 3: “Giai đoạn điều trị nội trú tập trung” tại trang web này của Trung tâm.

  1. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

     Là yếu tố tiên quyết nhưng không phải  yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy.

     Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bức, đối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện.

Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốttự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăng, bạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.

  1. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI:

     Để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm, trang bị bản lĩnh, kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ để biết cách vươn lên, xa lánh môi trường xấu, phát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân.


     Thời gian cai nghiện lý tưởng từ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trúngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trúngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine …) – tuy nhiên, dù biện pháp gì chăng nữa thì công tác giáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết các chấn thương tâm lý không thể thiếu được.


     Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.


     Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túy. Nếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân đểvươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành công, người nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.


II. CÁC GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ

  1. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN - GIẢI ĐỘC - NÂNG CAO SỨC KHỎE:
  • Tiến hành ghi chép bệnh án theo lời khai bệnh nhân - Bác sĩ khám bệnh và cho Y lệnh điều trị - chú ý phát hiện các bệnh tâm thần - bệnh cơ hội.

  • Xác định các loại ma tuý và liều lượng ma túy mà đối tượng đã sử dụng để định hướng cắt cơn.

  • Phác đồ cắt cơn: phác đồ an thần kinh của Bộ Y tế đối với bệnh nhân sử dụng Heroine.

  • Thực hiện tư vấn tâm lý trước khi cắt cơn

  • Kết hợp sử dụng thuốc với biện pháp tâm lý và các biện pháp phục hồi chức năng: cắt cơn trong phòng lạnh (lạnh trị liệu) - Massage - tắm hơi.

  • Cắt cơn kết hợp với điều trị các bệnh cơ hội (Nếu cần thiết phải điều trị ngay).

  • Nâng cao sức khỏe.

  1. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC NHẰM GỌT GIŨA - ĐIỀU CHỈNH - PHỤC HỒI NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH 

Bao gồm:

  1. NÂNG CAO NHẬN THỨC -TRÌNH ĐỘ CỦA HỌC VIÊN:

1.1 DẠY VĂN HÓA:


1.2 HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ: Giáo dục công dân + Giáo dục đạo đức + Giáo dục sức khỏe và cộng đồng + Giáo dục pháp luật, an ninh quốc phòng + Giáo dục truyền thống.


1.3 GIÁO DỤC KẾT HỢP VỚI THỰC TIỄN: Xem phim - giao lưu - thăm viếng….

  1. GIÁO DỤC TRỊ LIỆU
  2. :
     nhằm nâng cao bản lĩnhvà kỹ năng sống cho học viên.

2.1.GIÁO DỤC TƯ DUY TÍCH CỰC – TỰ CHỦ, QUẢN LÝ BẢN THÂN – NHẬN THỨC CÁC GIÁ TRỊ SỐNG (Living values).


     Chương trình này được sự hỗ trợ của Tổ chức UNESCO và UNICEF (Liên hiệp quốc) và do CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội huấn luyện.


2.2.TƯ DUY TÍCH CỰC:


     Khi ta làm những gì - cảm nhận những gì cũng bắt đầu từ một suy nghĩ và đều nhận sau đó mọi hệ quả của nó tác động vào bản thânmôi trường, mối quan hệ xung quanh.  

     Chúng ta có 4 loại suy nghĩ chính sau đây:

  • Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ mang lại ích lợi cho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung,...Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “vơi nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.
  • Suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ có hại cho chính bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ thể hiện sự giận dữ, không thể chịu đựng, chỉ trích, phân biệt ……
  • Suy nghĩ vô ích: Suy nghĩ về quá khứ hay những thứ vượt qua kiểm soát của bạn: “Tại sao?”; “Giá như...”, ...Suy nghĩ loại này bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo vọng không thực tế, lo lắng về những việc nhỏ nhặt.
  • Suy nghĩ cần thiết: Những suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của bạn; “Tôi cần phải gặp người này vào thời điểm này, tôi cần phải đi đến nơi này,...”

     Suy nghĩ tích cực giúp ta có hành động tốt. Hành động này tác động tự tinổn định cho bản thân đồng thời tác động với môi trườngmối quan hệ quanh ta. Trái lại, nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực, ta sẽ phải trải qua những điều buồn chán, căng thẳngchính ta sẽ là người chịu đựng.
Ví dụ:

     Nếu ta thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực ta sẽ có những niềm vui mới và nhiều thành công hơn.


     Những bước giúp thay đổi phản ứng tiêu cực sang tích cực:


Bước 1: Tôi chú ý những gì tôi nói và cách tôi phản ứng người khác. Tôi kiểm tra và thay đổi chính tôichứ không phải những người khác.

Bước 2: Nếu tôi thấy chính tôi chỉ tríchphản ứng những người khác, tôi thay thế những ý nghĩ này bằng những ý nghĩ, phản ứng hữu íchtích cực.

Bước 3: Bất cứ khi nào tôi có những ý nghĩ tiêu cực về chính tôi, người khác và hoàn cảnh, tôi tập trung nhìn vào những khía cạnh tốttích cực.

Bước 4: Khi tôi đối mặt với những thử thách – Tôi chấp nhận rằng tôi thể thay đổitập trung tìm kiếm những giải pháp có lợihiệu quả.

Bước 5: Ngày hôm nay tôi ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt giống như vậy.

Bước 6: Ngày hôm nay tôi đã xác định rằng những sức mạnh, khả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời tôi là hiện thực. Tôi không quan tâm những lúc nản lòng và tôi cũng không bị tác động nào ảnh hưởng được trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có của mình.


     Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ: giúp đối tượng

  • Có trách nhiệm về những ý nghĩ của mình.
  • Ý nghĩ có sức mạnh rất lớn, tạo nên cảm xúc dẫn tới hành động.
  • Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cực sẽ tạo niềm tin và thái độ rõ ràng.
  • Các ý nghĩ giống như những hạt giống gieo trồng trong tâm trí. Càng đầu tư càng thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.
  • Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lựcsức mạnh.
  • Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏikiệt quệ.
  • Cần mất thời gian để thay đổi các tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình.
  • Tự kiểm soát làm chủ bản thân:

      + Người nghiện ma tuý vốn  rối loạn tâm sinh lý nên rất dễ bị lôi cuốn, kích động trước một vấn đề gì, đó là  một trong những cái cớ để họ trở lại với việc tái sử dụng ma tuý.

      + Bằng phương pháp tư duy tích cực đối tượng  có thể điều chỉnh được những hành động suy nghĩ của chính mình bằng sự  tự kiểm soát làm chủ bản thân. 


     Hai yêu cầu chủ yếu của tự kiểm soát làm chủ bản thân là:

           - Tinh thần khách quan.

           - Bình tĩnh đánh giá sự việc và cách giải quyết.


     Tinh thần thần khách quan làm đối tượng nhìn nhận rõ hơn sự việc và con người của mình không làm sai lạc nhận thức và phán xét của mình.

     Từ những dữ kiện có được, đối tượng phải bình tĩnh đánh giá lại tình huống, sự việc một cách có tình có lý và từ đó vạch ra hướng giải quyết vấn đề.


     Để giáo dục người nghiện ma tuý, phải thực hiện việc này một cách thường xuyên  cho họ tự đánh giá và trình bày cách giải quyết và cách thực hiện.

     Động tác này được lặp đi lặp lại để trở thành một thói quen tốt.


     Để đạt được hai yêu cầu trên đối tượng cần phải tập các đức tính sau:


       Trách nhiệm: Khi đã quyết định và hành động đối tượng phải dũng cảm chấp nhận những hậu quả, việc làm của mình, không đổ lỗi nhưng cũng không phải khư khư giữ lấy ý kiến mình mà phải can đảm nhìn lại các mặt của vấn đề, phát huy những mặt tốt và cương quyết loại bỏ những cái sai, cái xấu để điều chỉnh lại quyết định và chương trình hành động.


       Tinh thần tập thể: “Gieo là gặt ” “sự hợp tác sẽ dẫn đến sự hợp tác” sức mạnh hợp tác sẽ tạo cho công việc dễ dàng và vui vẻ. Người nghiện ma tuý bản thân sống rất chủ quan và ích kỷ do hình thành nhũng thói quen xấu, tinh thần tập thể sẽ tạo cho họ sự thoải mái, nhận thức được chân giá trị của cộng đồng, trách nhiệm vai trò của cá nhân trong tập thể.


     Tự kiểm soát làm chủ bản thân là một sự tập luyện lâu dài, đối tượng phải được từng bước làm quen và tiến hành thực hiện bằng những tình huống do nhà quản lý đặt ra hoặc những công việc, vụ việc cụ thể trong đời sống cộng đồng .

     Đối tượng phải được đóng góp sự giúp đỡ của nhà quản lý, của tập thể thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc trong giao ban buổi sáng tại các trung tâm cai nghiện.

     Khi đối tượng đạt được các đức tính trên họ có thể hi vọng đối phó với những nghịch cảnh, những tình huống không thuận lợi.


2.3 NHẬN THỨC VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG


     CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG là một chương trình của nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới – chương trình này được sự hỗ trợ của UNESCO – Nhóm giáo dục của UNICEF và nhiều tổ chức khác.
Nội dung chương trình nhằm giáo dục các giá trị về cá nhân – xã hội bao gồm các đức tính: Hợp tác – Tự do - Hạnh phúc – Trung thực – Khiêm tốn – Tình yêu – Hòa bình – Tôn trọng – Trách nhiệm – Giản dị – Khoan dung và Đoàn kết.

  • Mục đích của chương trình là:

     - Giúp đỡ các cá nhân suy nghĩ những giá trị cuộc sống – các tác động thực tế trong việc thể hiện những giá trị này khi liên hệ với chính mình, với người khác, với cộng đồng.

     - Để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về động cơ, trách nhiệm liên quan đến những suy nghĩ - hành động của bản thân.

     - Điều chỉnh cho đối tượng nhận thức những giá trị cá nhân, xã hội về đạo đức, tinh thần, lối sống – phát triển và làm sâu sắc hơn các giá trị này.

     - Để các nhà quản lý, giáo dục thấy rõ phương pháp giáo dục  là một phương pháp trị liệu quan trọng giúp đối tượng có thể hòa nhập vào cộng đồng với sự tôn trọng – tự tin và có mục đích.

  • Chương trình được xây dựng trên 3 luận điểm cơ bản là:
  • - Dạy sự tôn trọng nhân phẩm cho mỗi người và mọi người. - Khả năng sáng tạo và học tập một cách tích cực khi có cơ hội.

     - Phát triển trong một môi trường tích cực, an toàn, có sự tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau.


2.4 XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:


     Danh ngôn ta có câu: “NIỀM TIN CHỞ ĐƯỢC NÚI”. Xây dựng được niềm tin trong môi trường trị liệu cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm điều trị và phục hồi cho đối tượng cai nghiện.


         * Niềm tin vào sự tồn tại của lòng tốt:

     Khi chúng ta dẫn dắt đối tượng của cộng đồng quay trở về quá khứ, chính chúng ta đã giúp đối tượng đối diện với sự thật, nói ra những điều bí mật mà đối tượng dấu diếm trong lòng để tìm cách học hỏi từ những vấp váp mà đối tượng đã từng gặp phải. Mặc dù gặp bất hạnh như thế nào trong cuộc đời thì đối tượng cũng không nên đeo đẵng mãi những suy nghĩ về những điều đã xảy ra.
Chúng ta không đánh giá con người qua những việc mà đối tượng đã làm trong quá khứ mà cần thái độ trung thực để sữa chữa những sai lầm của quá khứ. Người nghiện có thể thay đổi nhưng chỉ khi anh ta thật sự mong muốn mình thay đổi. Nếu như đối tượng cố gắng nỗ lực không ngừng thì nhất định cuối cùng cũng duy trì được một lối sống lành mạnh. Đó chính là điều mà trị liệu cộng đồng tin tưởng.


       * Niềm tin vào khả năng hối cải và phục thiện của con người:


     Có một thời gian khá dài cả xã hội đều tin chắc một điều rằng “người nghiện thì mãi mãi sẽ là người nghiện”. Môi trường trị liệu cộng đồng đã bác bỏ điều này vì qua thực tiễn, nhiều người đã từng tham gia điều trị, đã vượt qua được sự cám dỗ của ma tuý và nay đang sống một cuộc sống lành mạnh. Không ít người trong số họ vẫn đang  tiếp tục cuộc chiến chống lại nguy cơ tái nghiện. Những ai không bỏ cuộc thì nhất định cuối cùng sẽ có một cuộc sống bình thường và ổn định.


        * Niềm tin vào việc giúp người khác cũng là giúp chính bản thân mình:


     Một trong những phẩm chất quý báu mà đối tượng sau khi điều trị ở môi trường trị liệu cộng đồng có được là việc luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ. Khái niệm “cho” hầu như trở nên quen thuộc đối với mọi người. Đối tượng muốn duy trì một lối sống lành mạnh thì đối tượng phải biết chia sẽ những gì mà anh ta nhận được, anh ta mới là người sở hữu thật sự của chúng. Có một câu nói rất hay mô tả được hết ý nghĩa của khái niệm “cho” trong môi trường trị liệu cộng đồng: “Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi vấn đề trừ khi bạn chia sẽ với người khác”.


        * Niềm tin vào phẩm giá của con người:


     Có một phẩm chất đạo đức của con người mà ta luôn luôn phải coi trọng đó chính là phẩm giá hay giá trị của con người. Khi người nghiện có niềm tự hào về phẩm giá của mình thường tích cực tham gia vào chương trình điều trị - phục hồi vì đó là biện pháp giúp họ nhanh chóng chuyển đổi thái độ và hành vi, nhằm lấy lại những gì mà họ đã mất.


     Thành viên nào vốn đã có niềm tự hào về phẩm chất thì thường tỏ ra là một người tốt của cộng đồng, tuân thủ các quy tắc về trách nhiệm đối với thái độ, hành vi của mình. Duy trì được niềm tự hào về - phẩm chất trong lối sống sẽ giúp con người tránh xa ma tuý và tránh xa được cả những yếu tố tiêu cực luôn đi kèm theo nó.


2.5 XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:


        * Trong bất cứ cuộc thảo luận nào về yếu tố tinh thần trong môi trường trị liệu cộng đồng hầu như người ta cũng dễ nói lạc sang chủ đề tôn giáo và tín ngưỡng. Nhằm tránh việc nhằm lẫn giữa yếu tố tinh thần và khái niệm tôn giáo, tinh thần trong cộng đồng trị liệu được định nghĩa là: “bất kỳ hành động hay hoạt động nào thể hiện, phản ánh lòng tốt của con người”. Đây là một định nghĩa khái quát, nó bao gồm rất nhiều loại hoạt động của con người kể cả hoạt động tôn giáo hay những việc làm có ích giúp tăng cường nhận thức của con người.


     Chương trình trị liệu cộng đồng không phải là một chương trình thuần túy nói về yếu tố tinh thần mà còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp trị liệu khác.
Yếu tố tinh thần chỉ được sử dụng với khía cạnh giúp cho quá trình thay đổi, phục hồi của người nghiện thông qua việc nhìn nhận cuộc sống dưới một góc độ khác. Điều quan trọng ở đây là sự góp phần điều trị nhằm tăng cường nhận thức cho người nghiện trong giai đoạn phục hồi.


     Cuộc sống trong cộng đồng là một cuộc sống tập thể. Cuộc sống tập thể ở đây tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma tuý để họ có thể nhanh chóng phục hồi trong môi trường có định hướng rõ ràng về “mục đích và kết quả”. Họ cần phải biết được thế nào là hành vi đúng trước khi có thể bước vào quá trình phục hồi. Đây chính là một thử thách lớn không chỉ với họ mà còn với tất cả các nhân viên điều trị.


     Sau khi đã tìm lại được chính bản thân mình, người nghiện bắt đầu quá trình học hỏi những giá trị của cuộc sống, hệ thống niềm tin trong cộng đồng, mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp nhằm hướng tới một cuộc sống lành mạnh, không có ma tuý.

Sự thay đổi lớn lao trong thái độ của đối tượng ở giai đoạn này là rất đáng chú ý. Đối tượng tỏ ra có triển vọng và trở nên có tinh thần trách nhiệm trong lao động và hành vi ứng xử. Anh ta đã có cuộc sống đời thăng trầm chìm nổi nhưng đối tượng đã biết chấp nhận sự thật, biết kiểm soát nó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Đối tượng hiểu rằng cuộc chiến chống lại sự cám dỗ của ma tuý vẫn chưa chấm dứt và vẫn còn phải rèn luyện thêm những điều đã học để có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh lâu dài.

Một người nghiện không đơn thuần là sự phụ thuộc vào ma tuý mà còn là sự lệ thuộc vào quá khứ cùng những yếu tố xã hội đi liền với quá khứ ấy. Đối tượng phải biết có thể đốt thành tro tất cả những nổ lực bấy lâu nay nhằm đạt được sự phục hồi. Do đó phải tránh mọi mối liên quan dẫn đến quá khứ tội lỗi đó là yếu tố tiên quyết để duy trì cuộc sống lành mạnh không ma tuý.


     Để duy trì được những gì mà được học, đối tượng phải biết cách chia xẽ những quan điểm – hành vi đúng đắn cho người khác. Đối tượng đã hoàn tất giai đoạn này, phải biết cách dạy lại những thành viên mới bằng chính ví dụ cuộc đời đối tượng.
Vai trò của đối tượng trong cộng đồng bây giờ là dạy lại những điều mình được học. Chỉ có như vậy đối tượng mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của mọi vấn đề đã học và có trách nhiệm hơn đối với hệ thống niềm tin trong môi trường trị liệu cộng đồng. 


III.  KẾT LUẬN


     Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Do những tổn thương về hệ thống não bộ tạo nên những rối loạn về hành vi - nhân cách của người bệnh - suy giảm khả năng xét đoán - xử lý thông tin - mất khả năng tự chủ - hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Người nghiện ma túy là một người đa nhân cách.

     Lạm dụng ma túy là hội chứng rối loạn toàn cơ thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: Tâm sinh lý người bệnh - hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội.


     Việc sử dụng thuốc chỉ có một tác dụng giới hạn mà cần những biện pháp điều trị tổng hợp: Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện của đối tượng mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến hành vi - nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình xã hội và động cơ đã ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng.

     Từ những lý do trên việc trị liệu cho người nghiện trong một môi trường trị liệu cộng đồng là rất cần thiết. Khác với những phương thức điều trị cổ điển, quy ước chỉ gồm thầy thuốc và bệnh nhân, trị liệu cộng đồng đã huy động được toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân - tập thể người bệnh cũng như toàn bộ nhân viên Trung Tâm tập trung vào mục đích điều trị cho mỗi bệnh nhân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp.

Với thời gian điều trị dài và những biện pháp đúng đắn nhằm gọt dũa, phục hồi hành vi - nhân cách, tạo cho người cai nghiện những nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, nếp sống tốt để khi trở về với xã hội họ được trang bị bản lĩnh sống với lòng tự tin và sự tự trọng. Họ sẽ từng bước tiến lên trong cuộc sống với sự hỗ trợ của toàn xã hội.

 

 

SÀNG LỌC – ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

SÀNG LỌC – ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY


Để công tác cai nghiện thành công, việc phân loại, đánh giá và lập kế hoạch cho người nghiện ma túy là vô cùng cần thiết. Để đạt được kết quả tốt phải thực hiện các bước sau:
  1. TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ
  2. TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ CHĂM SÓC LÀ GÌ?
Bệnh tật có mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho nên việc cung điều trị cũng có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi người nghiện đều được chăm sóc phù hợp.
Giữa nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý luôn luôn phải giữ mối liên hệ thông tin thường xuyên, qua đó việc thay đổi cách điều trị do những tình hình hiện tại của học viên đã thay đổi.
Việc đồng ý cho người nghiện có quyền ý kiến và tham gia vào môi trường điều trị của mình là điều nên làm, bởi bằng cách đó, học viên thể hiện trách nhiệm thamn gia của mình.

CÁC KHÍA CẠNH ĐÁNH GIÁ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:

Việc đánh giá người nghiện gồm 6 điều cơ bản:
  1. Nguy cơ xuất hiện hội chứng cai:
- Có khả năng xảy ra tai biến do một bẹnh khác lúc lên cơn vã thuốc.
- Đang có dấu hiệu của hội chứng cai.
- Có thể cắt cơn được không?
  1. Rối loạn sinh học: Ngoài hội chứng cai người nghiện có
- Bệnh cơ hội hoặc các bệnh mãn tính từ trước không?
  1. Trạng thái cảm xúc/ hành vi và những biến chứng:
- Có bệnh tâm thần.
- Có vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến việc điều trị để trở nên phức tạp.
- Nếu có thì những bệnh trên có cản trở quá trình điều trị không?
  1. Chấp nhận/ Không tiếp nhận điều trị:
- Người nghiện có tự nguyện điều trị hay bị cưỡng bức điều trị?
- Thái độ người nghiện với việc điều trị: có chán nãn, lo lắng hay quyết tâm cai nghiện.  
  1. Tái nghiện/ Nguy cơ tiếp tục sử dụng ma túy:
- Tâm trạng người nghiện cực kỳ chán nản.
- Thiếu tin tưởng vào việc cai nghiện.
- Còn nhiều vấn đề tồn tại chưa giải quyết được ảnh hưởng đến tâm lý người nghiện khi đến trung tâm cai nghiện.
- Yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ cho đối tượng cai nghiện.
- Người nghiện tin tưởng gì sau khi rời trung tâm.
  1. Môi trường cho sự phục hồi:
- Thái độ của các thành viên trong trung tâm tác động trên tư tưởng người nghiện.
- Sự giúp đỡ sau khi ở trung tâm về của gia đình, xã hội thế nào?
- Người nghiện có tự tin, có khả năng giải quyết các khó khăn không?

CÁC MỨC ĐỘ CHĂM SÓC:

Gồm 5 mức độ chăm sóc:
- Mức độ I:       nhẹ, dựa vào cộng đồng.
- Mức độ II:      nhẹ, dựa vào cộng đồng học viên được điều trị 9 giờ/ tuần.
Mức độ II.1   : Tương đối nhẹ, điều trị, giáo dục trên 9 giờ / tuần
Mức độ II.2   :Tương đối đã nặng, điều trị giáo dục trên 3 giờ / ngày.
- Mức độ III:     còn nhẹ, cơ may khỏi còn cao, dựa vào cộng đồng
Mức độ III.1 : Nhập Trung tâm nhận chương trình điều trị
Mức độ III.2 :       Nhập Trung tâm phải theo dõi 24/24. Có khả năng điều trị bằng methadone.
- Mức độ IV:     Nghiện nặng phải vào trung tâm
- Mức độ V:      Nghiện nặng + bệnh tâm thần
Theo dõi chăm sóc 24/24, điều trị phục hồi
Đồng thời chữa bệnh tâm thần.
  • ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:
Đánh giá kết quả điều trị là điều không thể thiếu được trong kế hoạch điều trị. Việc đánh giá định kỳ sẽ giúp chúng ta:
  1. Hiểu rõ hơn về đối tượng, ưu khuyết nhược điểm – các vấn đề tâm sinh lý còn tiềm tàng, từ đó thay đổi chương trình điều trị cho phù hợp.
  2. Xác định lại mức độ chăm sóc đối tượng. Ví dụ: qua phân loại và điều trị ban đầu, chúng ta nghĩ rằng đối tượng nghiện nhẹ. Song sau một thời gian, chúng ta phải thay đổi mức độ chăm sóc và biện pháp điều trị nếu có dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân đã không khai thật từ lúc ban đầu.
  3. Từ hai điều nhận thức trên, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao.

CÁC THỜI ĐIỂM PHẢI ĐÁNH GIÁ:

Việc đánh giá kết quả đòi hỏi phải sử dụng một biểu mẫu câu hỏi giống nhau để hỏi đối tượng trong từng thời điểm như sau:
  1. Bệnh nhân bắt đầu điều trị
Ngoài việc điều tra để nắm bắt thông tin về toàn bộ con người của đối tường, cũng như tình trạng nghiện của đối tượng, công tác đánh giá cần được tiến hành ngay khi đối tượng được bắt đầu điều trị cắt cơn. Đây là bảng đánh giá đầu tiên. Những thông tin trên này sẽ được sử dụng làm mốc so sánh với những bảng đánh giá sau này.
  1. Khi bệnh nhân nhập khu sinh hoạt hằng ngày
Họ đước đánh giá lần thứ hai, và kết quả này được đem ra so sánh với lần đầu tiên.
  1. Khi bệnh nhân đang ở giai đoạn điều trị.
Họ được đánh giá lần thứ 3. Các thông tin này cũng được so sánh với những lần trước.
  1. Khi bệnh nhân ở cuối chương trình điều trị
Họ được đánh giá lần cuối trước khi rời trung tâm – các thông tin này sẽ được so sánh với các thông tin lần đầu để hiểu được quá trình tiến bộ của họ.
  1. Theo dõi đánh giá ba tháng sau cai khi bệnh nhân trở về nhà.
Đây là thời điểm thích hợp với điều kiện của chúng ta. Nếu bệnh nhân đã tái nghiện, rõ ràng họ cần tư vấn và động viên tái cai, còn nếu họ đang tốt đẹp, chúng ta giúp đỡ họ củng cố nhận thức hành vi.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ:


Về nguyên tắc, tất cả mọi đối tượng được điều trị đều được đánh giá. Trong thực tế nếu đối tượng quá đông, trường hợp này rất khó đánh giá, chúng ta nên phân loại những nhóm người nghiện, và sau đó đánh giá mẫu đối tượng đại diện mà thôi. Ví dụ:
  • Đánh giá những đối tượng được chọn làm điểm.
  • Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra hợp tác với kế hoạch điều trị, hoàn tất chương trình điều trị.
  • Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra bất hợp tác, bỏ dở điều trị.

CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ:

    Có rất nhiều hệ thống đánh giá cực kì phức tạp, chưa thích hợp với chúng ta. Chúng ta nên đặt ra một hệ thống đánh giá đơn giản. một hệ thống đánh giá đơn giản cần qua những khía cạnh sau:
    • Các đối tượng tham gia duy trì điều trị, số ngày tham gia.
    • Các đối tượng kết thúc chương trình điều trị, số ngày tham gia.
    • Sự hài lòng của đối tượng đối với chương trình điều trị.
    Chúng ta đều biết rằng không một người nghiện nào hài lòng khi họ bắt đầu điều trị và càng tăng lên nếu đối tượng muốn bỏ dở điều trị. Kết quả sự đánh giá khách quan với mức độ hài lòng của đối tượng cho phép chúng ta dự báo người nào sẽ bỏ dỡ điều trị, người nào đạt được kết quả. Kết quả của sự đánh giá không chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin để thống kê hay báo cáo, mà những kết quả ấy còn phải được sử dụng để nâng cao chất lượng điều trị hay thay đổi chương trình điều trị cho thích hợp với đối tượng. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, sự đánh giá cần được tiến hành trên 3 khía cạnh:

    Hiệu lực của điều trị căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:


    Bảng tự đánh giá của đối tượng gồm các mặt hành vi, cảm xúc, thái độ, mức độ thèm ma túy. Kinh nghiệm cho thấy trong 3 tháng đầu, bệnh nhân rất cường điệu, tự đánh giá rất cao. Sau đó sự trung thực dần trở lại, mức độ đánh giá sẽ thấp hơn.
    1. Đánh giá tinh thần và thái độ lao động.
    2. Đánh giá tinh thần chấp hành nội quy.
    3. Đánh giá các mối quan hệ với tập thể.
    4. Đánh giá mối quan hệ với nhân viên tư vấn.
    5. Đánh giá mức đội cảm xúc tâm lý.
    6. Đánh giá mức độ tình cảm với gia đình.
    7. Đánh giá khía cạnh giáo dục dạy nghề.
    8. Đánh giá y khoa về sức khỏe chung.
    9. Hiệu quả của điều trị
    Nên sử dụng cách đơn giản như sau:
    • Tự nguyện thực sự: cộng tác với chương trình điều trị, có tiến bộ.
    • Còn lưỡng lự chưa dứt khoát trong việc cai nghiện ma túy.
    • Không muốn cai: không có dấu hiệu tiến bộ.

    Sự hài lòng của đối tượng


    Cho phép chúng ta dự đoán trước về kết quả điều trị.

    MỘT VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SAU 5 GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ

    • Thời gian điều trị chưa đủ/đủ.
    • Sử dụng ma túy giảm/ tăng/ ngừng hẳn sau khi điều trị.
    • Dính líu đến luật pháp trước và sau điều trị.
    • Hoạt động có ích với xã hội trước và sau điều trị.
    • Mức độ hài lòng về lối sống của mình trước và sau điều trị.
    • Thất bại trong điều trị (biện pháp thay thế mesthadone như một biện pháp nhân bản hơn là cho bệnh nhân vào tù).

    LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ:


    Việc lập kế hoạch được tiến hành ngay sau khi đã nắm bắt những thông tin về người nghiện. Cần cho đối tượng tham gia vào việc xây dựng kế hoạch điều trị cho chính mình. Chính người nghiện là thành viên có trạch nhiệm trong việc điều trị cho chính mình, thậm chí ngay cả khi họ không muốn điều trị, chúng ta cũng phải để họ tham gia bước đầu vào những mục tiêu sơ khởi, và sẽ nâng dần trách nhiệm họ lên cao trong quá trình tiến hành kế hoạch.
    1. Lập kế hoạch điều trị : cần 3 giai đoạn :
    • Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.
    • Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra.
    • Phương pháp tiến hành và cung ứng dịch vụ.
    1.1 Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn : Mỗi bệnh nhân, phải có một kế hoạch đề ra mục tiêu theo từng giai đoạn, theo dữ liệu thông tin có được, ví dụ một bệnh nhân bệnh nặng, tâm lý tuyệt vọng thì có thể 3 mục tiêu như sau :
    • Ngưng sử dụng ma túy, tăng cường sức khỏe
    • Cải thiện tâm trạng qua tâm lý, giáo dục, thuyết phục.
    • Về khía cạnh y khoa, điều trị những bệnh kèm theo.
    1.2 Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ các mục tiêu đề ra. Mục tiêu ngưng sử dụng ma túy: làm trong sạch môi trường yêu cầu bệnh nhân duy trì tình trạng cai, cộng tác với kế hoạch điều trị, sinh hoạt tư vấn cá nhân hay tư vấn nhóm, sinh hoạt nhóm.
    • Mục tiêu điều chỉnh tâm lý: yêu cầukhuyến khích bệnh nhân phát biểu, bảy tỏ cảm xúc, ước muốn – để động viên – giải thích và có biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.
    • Với mục tiêu điều trị bệnh : bắt buộc khám chữa bệnh.
    1.3 Phương pháp : Phương pháp thực hiện tùy theo mục tiêuyêu cầu. Nhóm chuyên viên điều trị sẽ phác thảo kế hoạch thực hiện như :
    • Giúp đỡ bệnh nhân cắt cơn, hồi phục sức khỏe.
    • Điều chỉnh tâm lý, cần nắm vững những thông tin bệnh nhân còn ẩn giấu, khuyến khích, thuyết phục.
    • Điều trị các bệnh mãn tính – Các bệnh cơ hội và các rối loạn tâm sinh lý sau cắt cơn.
    1. Các thời điểm thực hiện kế hoạch điều trị :
    • Trong việc lập kế hoạch điều trị cần tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung Tâm.
    • Định hướng cho điều trị, bao gồm việc hướng dẫnbám sát đối tượng trong quá trình điều trị.
    • Theo dõi sau cai (khi đối tượng trở về cộng đồng)
    2.1 Tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung tâm : Nhân viên tiếp nhận phải đánh giá tức thời tình trạng của đối tượng, và căn cứ vào đó đề ra kế hoạch cụ thể: phân loại, định múc độ chăm sóc thích hợp và đánh giá kết quả điều trị
      2.1.1.Xác định mức độ chăm sóc thích hợp : đánh giá sơ bộ ban đầu. 2.1.2.Đánh giá sau khi cắt cơn xong :
    • Đối tượng đã ổn định chưa?
    • Những triệu chứng gì đang còn tồn tại hiện nay?
    • Tình trạng hiện tại và ước muốn?
    2.2 Thành lập đội ngũ điều trị cho đối tượng. Mỗi đối tượng có những vấn đề riêng biệt Việc điều trị toàn diện bệnh lý – tâm lý – sinh học – xã hội đòi hỏi một đội ngũ điều trị chuyên nghiệp, đa năng. Tùy theo rối loạn của đối tượngchuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết. Việc phối hợp công tác phải ở một thể thống nhất khi đánh giá nhu cầu điều trị cho đối tượng.
      2.2.1. Mỗi đối tượng phải có và phải hiểu mô hình điều trị của mình, mục tiêu mình muốn đạt đến.
      2.2.2.Hiểu được mô hình điều trị của nhân viên khác, cũng như mục tiêu chung của cả nhóm.
      2.2.3. Hiểu rõ cách kết hợp lĩnh vực của mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.
      2.2.4.Tránh được biện pháp của mìnhmâu thuẫn với biện pháp của nhân viên khác.
    Sau đây là ví dụ phối hợp của nhóm điều trị gắn bó về một trường hợp cắt cơn xong 2 tháng: đối tượng suy sụp, không cộng tác với điều trị:
    • Nhân viên giáo dục tìm hiểu ngoài sự suy sụp sinh lý sau khi cắt cơn còn có vấn đề gì nữa không, động viên khích lệ đối tượng: an ủi họ rằng thời điểm của giai đoạn phục hồi, tâm trạng chán nản là điều thường thấy.
    • Nhân viên y tế xác định tình trạng bệnh lý của đối tượng.
    • Thảo luận với nhân viên dạy nghề về tình trạng của đối tượng.
    • Trao đổi với nhân viên quản lý để tìm hiểu liệu môi trường quản lý có làm thương tổn tâm lý đối tượng không.
    • Trao đổi với nhân viên tâm lý để đánh giá phân tích sâu hơn.
    • Sau cùng đưa ra được cơ cấu và định hướng cho điều trị tiếp theo với đối tượng, giám sát đối tượng trong suốt quá trình điều trị.
    1. Các lợi ích của việc lập kế hoạch điều trị:
    Một kế hoạch điều trị đúng sẽ phải triển khai điều trị theo hướng tốttoàn diện. Qua kế hoạch điều trị, cả đối tượng lẫn nhân viên điều trị đều có lợi ích.
    • Đa số những người nghiện đều không biết làm sao để cai. Việc cho họ tham gia vào nhóm điều trị sẽ làm họ yên tâm và cộng tác với kế hoạch. Như vậy cơ may thành công rất cao.
    • Người nghiện hiểu những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn do chương trình đề ra. Họ được thông báo trước những kế hoạch mà họ phải vượt qua. Vì vậy họ có chuẩn bị về tâm lý để phấn đấu.
    • Người nghiện hiểu được những mục tiêu dài hạn dành cho họ, cũng như các mục tiêu họ phải phấn đấu để vươn tới như một điều kiện tiên quyết để được trở về với gia đình.

    CÁC TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC HÌNH THỨC CHĂM SÓC :


    ĐỊNH NGHĨA:


    Những tài liệu (Phần II+III) sẽ được trình bày ở đây là tóm tắt một phần hay trích dẫn nguyên văn tài liệu : “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị tình trạng tối loạn do việc sử dụng các chất ma túy gây ra” năm 1991 và tài liệu “Đánh giá tiêu chuẩn của người nghiện trong việc điều trị những rối loạn có liên quan đến ma túy” tái bản lần 2 năm 1996 của HIỆP HỘI NGHIÊN CỨU VỀ NGHIỆN MA TÚY CỦA HOA KỲ.

    Những tiêu chuẩn này đại diện cho những phương pháp được nghiên cứuáp dụng nhiều nhất trong việc xác định chính xác mức độ chăm sóc cho đối tượng nghiện ma túy. Đây là kết quả nghiên cứu trong suốt 10 năm của những tổ chức Quốc gia, Tổ chức Liên Bang trên toàn nước Mỹ và nó đã được công nhận của hầu hết các Cơ sở Y tế, tổ chức điều trị cai nghiện, các Công ty Bảo hiểm (Tổ chức quản lý dịch vụ chăm sóc), những tổ chức bảo đảm quyền lợi của người nghiện trong việc điều trị.

    1/ Việc đánh giá tiêu chuẩn điều trị cho phép chúng ta tìm ra mức độ chăm sóc thích hợp cho người nghiện ma túy.
    2/ “Mức độ chăm sóc” này được định nghĩa là “Mức độ tăng dần các dịch vụ trợ giúp của môi trường và lâm sàng phối hợp lẫn nhau hoặc riêng rẽ với nhau”
    3/ Mức độ chăm sóc được xây dựng dựa trên một danh mục mà ta gọi là “Các hình thức chăm sóc”

    CÁC HÌNH THỨC SĂN SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ :


    Một số nét cơ bản :
    1/ Bệnh lý thì có mức độ nặng nhẹ khác nhau và việc cung cấp dịch vụ điều trị cũng có mức độ khác nhau tương ứng (Mức độ chăm sóc)
    2/ Thống nhất đồng bộ giữa những người cung cấp dịch vụ điều trị (nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý) ở từng mức độ chăm sóc khác nhau.
    3/ Việc điều trị dựa vào cộng đồng luôn luôn là xuất phát điểm cho bất kỳ đối tượng nào cần được chăm sóc.
    4/ Những tiêu chuẩn đánh giá đối tượng càng cụ thể thì danh mục các dịch vụ chăm sóc càng khách quan, dễ nhận biết.
    5/ Tiến trình thực hiện biện pháp trong danh mục theo nhu cầu của đối tượng và điều đó là hoàn toàn hợp lý.
    6/ Không có thời gian cố định cho bất kỳ mức độ chăm sóc cụ thể nào.
    7/ Bất kỳ khi nào có thể, người nghiện đều có quyền được tham gia một môi trường điều trị ít bị gò bó, ức chế nhất, nơi mà việc điều trị cai nghiện được tổ chức sao co có thể tối đa hóa những vấn đề sau:
    - Tiếp tục tham gia cùng với sự trợ giúp của cộng đồng.
    - Tham gia quyết định chương trình điều trị của riêng mình.

    CÁC GIAI ĐOẠN CẦN CAN THIỆP:


    1/ Can thiệp giai đoạn sớm:
    • Dựa vào cộng đồng
    • Đánh giáđề xuất điều trị
    • Can thiệp sớm
    • Giảm tác hại
    • Vươn xa hơn: Tích cực tuyên truyền bệnh nhân đi điều trị
    • Giáo dục tác hại tệ nạn nghiện ma túy để quần chúng cảnh giác, đối tượng nhận biết tác hại ma túy.
    • Chăm sóc sau cai
    • Phòng ngừa tái nghiện.
    2/ Can thiệp mức độ I :
    • Dựa vào cộng đồng
    • Dịch vụ cho người nghiện ngoại trú
    • Dịch vụ điều trị và phục hồi
    • Mỗi người nghiện được điều trị dưới 9 giờ 1 tuần
    3/ Can thiệp mức độ II :
    • Dựa vào cộng đồng
    * Mức độ II.1 :
    • Dịch vụ chăm sóc tích cực người nghiện ngoại trú
    • Dịch vụ điều trịphục hồi
    • Mỗi người nghiện được điều trị trên 9 giờ tuần
    * Mức độ II.2 :
    • Người nghiện ngoại trú có nằm viện một thời gian
    • Việc điều trị lâm sàng tích cực được tiến hành trên 20 giờ 1 tuần
    4/ Can thiệp mức độ III - Không dựa vào cộng đồng * Mức độ III.1 :
    • Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý về lâm sàng ở mức độ trung bình
    • Mô hình “Điều trị mở”
    • Tối thiểu 5 giờ điều trị mỗi tuần
    • Tập trung vào việc tái hoà nhập cộng đồng trong tình trạng không sử dụng ma túy, quay lại làm việc, học tập và cuộc sống gia đình.
    • Gặp mặt song phương, họp nhóm bạn giúp bạn.
    * Mức độ III.2:
    • Dành cho đối tượng nặng
    • Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về lâm sàng
    • Mô hình “Cộng đồng trị liệu”
    • Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ
    • Dịch vụ điều trị lâm sàng với trình độ chuyên môn từ trung bình đến cao
    • Niềm tin rằng cộng đồng trị liệu là một yếu tố điều trị
    • Nâng cao ý thức trách nhiệm của đối tượng, thay đổi cá tính.
    * Mức độ III.3:
    • Dành cho đối tượng rất nặng
    • Dịch vụ chăm sóc điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về mặt y tế
    • Tập trung vào mô hình điều trị y tế
    • Môi trường phục hồi được thiết kế chặt chẽ
    • Đội ngũ nhân viên điều trị có ý thức kỷ luật cung cấp dịch vụ theo dõi 24 giờ / ngày
    • Người nghiện với những rối loạn y – sinh học và những biến chứng về cảm giác, hành vi
    • Phương pháp trị liệu bằng chất đối kháng
    5/  Can thiệp mức độ IV:
    • Dịch vụ điều trị nội trú có sự quản lý tích cực về y tế
    • Lên kế hoạch theo dõi y khoa suốt 24 giờ bao gồm đánh giá, chăm sóc và điều trị.
    • Mức độ chăm sóc này có ở:
      • Dịch vụ cấp cứu ở bệnh viện đa khoa cho người nội trú
      • Viện cấp cứu tâm thần hay bộ phận cấp cứu tâm thần trong bệnh viện đa khoa
      • Cơ sở, đơn vị được chỉ định làm công tác cai nghiện (Trung tâm cai nghiện)
    6/ Những khía cạnh của việc đánh giá:
    Gồm 6 vấn đề được đánh giá với mức độ khác nhau – từ đó cho phép:
    • Chuyển người nghiện từ chương trình điều trị dựa vào cộng đồng này sang một chường trình điều trị dựa vào cộng đồng khác hay một mức độ chăm sóc khác phù hợp hơn.
    1. Đánh giá mức độ điều trị :
    2. Ngộ độc cấp tínhnguy cơ xuất hiện hội chứng cai
    3. Những rối loạn y – sinh họcbiến chứng (các bệnh phối hợp)
    4. Tình trạng cảm xúc hành vinhững biến chứng
    5. Viêc chấp nhận/ không chấp nhận điều trị
    6. Tái nghiện/ nguy cơ tiếp tục sử dụng ma tuý
    7. Môi trường: Cộng đồng, tình hình ma tuý ở địa phương

    Những khía cạnh của việc đánh giá:

    1. NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH NGUY CƠ XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG CAI VÀ CÁC BỆNH CƠ HỘI KÈM THEO:
    2. Những nguy cơ đi kèm với tình trạng ngộ độc cấp tính
    3. Nguy cơ hội chứng cai (Số lượng, số lần sử dụng, gần đây đối tượng cai nghiện như thế nào?)
    4. Có xuất hiện những dấu hiệu của hội chứng cai hay không?
    5. Được giúp đỡ trong quá trình cắt cơn giải độc
    6. Rối loạn y – sinh học và những biến chứng
    7. Các bệnh cơ hội khác ngoại hội chứng cai
    8. Các bệnh mãn tính ngoài hội chứng cai
    9. Chăm sóc tình trạng bệnh lýhội chứng cai
    10. TRẠNG THÁI CẢM XÚC/ HÀNH VI VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG:
    11. Việc điều trị trở nên phức tạp nếu người nghiện mắc bệnh tâm thần hay rối loạn cảm xúc – tâm lý hành vi
    12. Người nghiện có mắc những bệnh mãn tính, bệnh cơ hội đều ảnh hưởng đến công tác điều trị - Không được bỏ sót các bệnh này.
    13. VIỆC CHẤP NHẬN, KHÔNG CHẤP NHẬN ĐIỀU TRỊ CẦN XÁC ĐỊNH RÕ:
    14. Người nghiện quyết tâm điều trị không?
    15. Người nghiện có cảm thấy bị cưỡng bức khi phải điều trị không?
    16. Người nghiện đã sẵn sàng thay đổi như thế nào khi được giải thích rõ các vấn đề?
    17. Người nghiện có biểu hiện chấp nhận điều trị là do bị cưỡng ép hay tự nguyện?
    18. Người bệnh lo âu, chán nản về vấn đề nghiện của mình như thế nào?
    19. VIỆC TÁI NGHIỆN VÀ NGUY CƠ TIẾP TỤC SỬ DỤNG MA TUÝ:
    20. Người nghiện có tâm trạng cực kỳ chán nản không?
    21. Người nghiện có tiếp tục sử dụng ma tuý không?
    22. Người nghiện có nắm được kỹ năng nhằm đương đầu với nguy cơ tái nghiện hay tiếp tục sử dụng ma tuý không?
    23. Những vấn đề tồn đọngtác nhân gây ức chế đã được giải quyết trước khi họ được an toàn xuất viện như thế nào?
    24. Nhận thức của đối tượng về nguyên nhân và quá trình cai nghiện, về cách đối phó với cảm giác thèm thuốc và kiểm soát tính bốc đồng.
       

    CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

    CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

    (Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

    I- NGUYÊN NHÂN:

    Quá trình dẫn dắt đối tượng đến với ma túy rất phức tạp. Nghiện ma túy xuất hiện như một hậu quả cuối cùng do hoà trộn nhiều tác nhân: gia đình, bạn bè, xã hội, ảnh hưởng bằng nhiều hình thức mang tính đặc thù riêng cho mỗi trường hợp.

    • Các yếu tố này còn có sự tác động của quá khứhiện tại, của các thực tế bên trong bên ngoài.
    • Các xung đột nội tâmxung đột trong quan hệ hiện tại của đối tượng với gia đình - xã hội có thể kéo dài từ thời thơ ấu.
    • Các chấn thương hiện tại nhắc lại các chấn thương của quá khứ.
    • Các sự kiện bên ngoài tác động các lo sợ bên trong là bị gạt bỏ, bị bỏ rơi, cám dỗ hay bị hủy diệt trong suy nghĩ đầy huyễn tưởng của đối tượng.
    • Quá trình nghiện ma túy là một tổng hợp phức tạp. Những yếu tố bất lợi bên ngoài (gia đình - xã hội) làm trầm trọng thêmgây hậu quả xấu về hành vi tâm lý của đối tượng.

    Tại gia đình các hành vi nghiện ngập trở thành điểm nóng, đầy lo lắng, trách móc, thậm chí nguyền rủa của người thân.

    Ngoài xã hội, dễ có định kiến, khinh rẻ gạt ra bên lề. Nếu có giúp đỡ thì thường mang tính kinh điển, giáo điều.

    Những tác động này góp phần làm công tác phòng chống ma túy trở thành đơn điệu - cứng nhắc, khó động viên giúp đỡ đối tượng nghiện ma túy.

    II- CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY:

    nhiều yếu tố nguy cơ đưa đẩy một người đến tình trạng nghiện ngập, nhưng cũng có nhiều tác nhân bảo vệ giúp một người không bao giờ sử dụng ma túy hoặc đã lạm dụng mà thoát ra được.

    Trong một gia đình có nhiều người con nhưng chỉ có một người nghiện, còn những người khác thành đạt. Trong trường hợp này, yếu tố gia đình không phải là yếu tố nguy cơ của người nghiện; mà trái lại, đây là một yếu tố bảo vệ.

    Ngoài ra, phải tìm hiểu những yếu tố nguy cơ khác thuộc về nội tâm, cũng như các quan hệ cá nhân của đối tượng. Đối với một người nghiện, có rất nhiều yếu tố bảo vệ cũng như những yếu tố nguy cơ tác động xen kẽ vào nhau trước khi dẫn đến tình trạng lạm dụng ma túy.

    Nếu yếu tố nguy cơ càng cao trong lúc yếu tố bảo vệ kém, người ta dễ bị đưa đến trình trạng lạm dụng ma túy với những mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc hai yếu tố trên.

    Trong hai loại yếu tố trên, việc cân nhắc hai phía, kinh nghiệm cho thấy các yếu tố nguy cơ có khả năng lôi kéo mạnh mẽ hơn đối với việc sử dụng ma túy.

    Ví dụ một người có tiền sử nghiện sẽ rất dễ tái nghiện nếu đối tượng ở trong một môi trường ma túy sẵn sàng, cho dù có nhiều yếu tố bảo vệ giúp đỡ đối tượng.

    Một người phải đương đầu với quá nhiều yếu tố nguy cơ thì đối tượng càng dễ lạm dụng ma túy, mặc dù các yếu tố bảo vệ có thể giúp anh ta ngăn chặn, hạn chế việc sử dụng ấy.

    Nếu chúng ta biếtcó nhiều dữ liệu về người nghiện, chúng ta có thể dự đoán đối tượng có thể dễ dàng thoát khỏi ma tuý hay không.

    hai nhóm tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc lạm dụng ma túy:

    1/ ĐẶC ĐIỂM NỘI TÂM:

    Một người với nội tâm bất thường, sẽ có những nhận thức thất thường dẫn đến những biểu hiện qua hành vi. Những cuộc nghiên cứu tâm lý cho thấy đặc điểm bất thường nội tâm bao gồm các yếu tố sau:

    -      Khát vọng học tập: Những học sinh gắn bó với học tập thì ít sử dụng ma túy hơn so với nhóm học sinh lười học. Khát vọng học tập là một yếu tố bảo vệ mạnh, song không phải luôn luôn như vậy. Một học sinh rất ham học nhưng kém may mắn trong thi cử hoặc có thể bị giáo viên ghét bỏ thì việc học tập trở thành nặng nề với anh ta.Vì khát khao học tập mà đối tượng có thể trở nên bất mãn, chán đời rồi tự tìm lối thoát.

    -      Khát vọng vươn lên trong cuộc sống để tự khẳng định mình, khi nó suôn sẻ sẽ tạo nên hưng phấn. Song một khi cá nhân thất bại, sẽ dễ dàng sợ hãi, thất vọng với thực tại và sẽ tìm lối thoát, thường là rượu hoặc ma túy.

    -      Lý tưởng và tín ngưỡng là yếu tố bảo vệ. Những tín đồ tốt luôn luôn tránh xa ma túy.

    -      Cuộc sống không mục đích, không biết phải làm gì, thích hưởng thụ vui chơi là một yếu tố nội tâm rất nguy hiểm. Một tình trạng lãnh đạm, bi quan cũng là một yếu tố nguy cơ, nhất là khi nó phối hợp với những triệu chứng tâm thần.

    -      Tâm hồn nỗi loạn, ưa thích những chuyện trái với thuần phong mỹ tục, xu hướng có những hành vi vô luân thường được coi là một nguyên nhân (đồng thời cũng là hậu quả) của việc lạm dụng ma túy.

    -      Nội tâm thiếu tự chủ, thiếu tự trọng cũng là yếu tố nguy cơ, trong khi sự tự chủ, tự trọng là yếu tố bảo vệ.

    -      Tâm hồn cô độc, xung khắc với mọi người, luôn buồn chánbất mãn với tất cả, dễ là nạn nhân của ma túy.

    2/ MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN:

    Tuỳ thuộc hoàn cảnh mỗi người, mối quan hệ cá nhân có thể là những yếu tố bảo vệ cũng có thể là những nguy cơ rõ nét:

    -      Thái độ và hành vi của cha mẹ: Cha mẹ bất hòa, nghiện rượu, nghiện ma túy, cha mẹ chiều chuộng con cái thái quá hoặc ít quan tâm đến con cái dễ là tiền đề cho sự nghiện ngập của con cái.

    -      Trình trạng nghiện ngập của bạn bè gây nguy cơ ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy của nhóm. Ngược lại, bạn bè sống mẫu mực lại là yếu tố bảo vệ cho cả nhóm.

    -      Thái độ của xã hội, của cộng đồng đối với ma túy ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng ma túy. Nếu tất cả mọi gia đình đều quyết tâm chống ma túy, chắc chắn sẽ giảm được số lượng ngưởi sử dụng ma túy.

    -      Một nền văn hoá chống ma túy luôn gây ảnh hưởng tốt đối với nhân dân trong việc phòng chống ma túy.

    III- KẾT LUẬN:

    Những yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ việc sử dụng ma túy của thanh thiếu niên bao gồm các yếu tố chủ yếu như sau:

    1- CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ:

    - Trình độ học vấn, mức độ nhận thức.

    - Ý thức tuân thủ Luật pháp.

    - Lý tưởng - Tín ngưỡng.

    - Có sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.

    - Sự tự bằng lòng với chính mình.

    - Gia đình hoà thuận - có điều kiện tiến lên.

    - Quan điểm dứt khoát với ma túy

    2- CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:

    -          Khát vọng vươn lên yếu hoặc không có.

    -          Môi trường sống có trắc trở, khó khăn quá sức

    -          Môi trường sống nhiều tệ nạn xã hội.

    -          Bạn bè hoặc quan hệ với đối tượng có sử dụng ma túy.

    -          Cha mẹ bất hòa, nghiện rượu, nghiện ma túy, cha mẹ chiều chuộng con cái thái quá hoặc ít quan tâm đến con cái.

    -          Thiếu sự giúp đỡ từ cộng đồng và người có trình độ bản lĩnh

    -          Môi trường sẵn có ma túy

    Bằng phép suy luận và qua kinh nghiệm trực tiếp, chúng ta thấy đối tượng được tiếp xúc với càng nhiều yếu tố bảo vệ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ tạo điều kiện cai nghiện thuận lợi cho đối tượng.

    Đcó cơ sở định hướng trong điều trịgiáo dục phải biết được nguyên nhân dẫn đối tượng đến việc sử dụng ma túy - phải điều tra đầy đủ cuộc sống của đối tượng, từ gia đình, môi trường sống đến bản thân người nghiện và ta phải thiết lập được chân dung - những yếu tố bảo vệ những yếu tố nguy cơ của đối tượng.

    Ngoài yếu tố giáo dục phải củng cố, phát huy các yếu tố bảo vệ, làm giảm nhẹ các yếu tố nguy cơ và giúp cho đối tượng các kỹ năng để vượt qua những đe dọa lôi kéo anh ta trở về con đường cũ.

    *    Các Thanh - Thiếu niên thường xuyên hoạt động nhóm nhưng không được giám sátkhông có định hướng theo một mục đích thường sử dụng rượu ma túy nhiều hơn.

    Trong khi đó các Thanh - Thiếu niên tham gia các hoạt động nhóm giám sát định hướng theo một mục đích thường ít sử dụng rượu và ma túy hơn.

     

    *  Việc tìm các cảm giác mạnh, cảm giác hưng phấn, hay thiếu tự chủ về cảm xúc, tính tình chưa thuần thục, tính xung đột, tính hung bạo, tâm lý như lo hãi, khí chất trầm nhượcthiếu tự tin, không có bản lĩnh tự làm chủcác khả năng thích ứng, các cảm giác bất lựcthiếu sót dễ dẫn đến việc sử dụng ma túy của Thanh - Thiếu niên.

     

    *    Trường học có ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy. Môi trường học: Vô kỷ luật, giáo viên dạy không hiệu quả, học trò gây rối, không có sự động viên thi đua, thường tần suất sử dụng ma túy lớn hơn.

     

    Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy: Việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm bệnh lý của cha mẹ, các mối quan hệ vợ chồng, các mối quan hệ cha mẹ và con cáinhững yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Rối loạn các yếu tố này, có thể ảnh hưởng đến tới toàn bộ các yếu tố khác.

     

    -      Có sự liên quan giữa sử dụng ma túykiểm tra của gia đình: các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi , việc học tập của họ.

    -      Các nghiên cứu cho thấy, cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn.

     

    *      Cha mẹ ly dị, ly thân, bất hòa dễ dẫn đến việc dùng ma túy của con cái. Qua nghiên cứu cho thấy cha mẹ cãi nhau con cái thường sử dụng ma túy nhiều hơn các gia đình hòa thuận.

     

    CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ ĐỂ THANH - THIẾU NIÊN TRÁNH XA ĐƯỢC MA TÚY:

    -          Trình độ học vấn, mức độ nhận thức

    -          Ý thức tuân thủ Luật pháp.

    -          Lý tưởng - Tín ngưỡng.

    -          sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.

    -          Sự tự bằng lòng với chính mình.

    -          Gia đình hòa thuận - có điều kiện tiến lên.

    -          Quan điểm dứt khoát với ma túy.

     

    CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỄ DẪN THANH - THIẾU NIÊN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY:

    -          Khát vọng vươn lên yếu hoặc không có.

    -          Môi trường sống trắc trở, khó khăn quá sức.

    -          Môi trường sống nhiều tệ nạn xã hội.

    -          bạn bè hoặc có quan hệ với đối tượng có sử dụng ma túy.

    -          cha mẹ sử dụng ma túy.

    -          Gia đình bất hòa.

    -          Thiếu sự giúp đỡ từ cộng đồng và người có trình độ bản lĩnh.

    -          Môi trường sẵn có ma túy.

     

     

    CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU – MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

    CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU
    MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA
    TÚY CÓ HIỆU QUẢ
    CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM


              Xuất phát từ phong trào Synanon vào những năm đầu thập kỷ 60 ở California (Hoa Kỳ), Cộng đồng Trị liệu (tiếng Anh là Therapeutic Communities, viết tắt là T.C)  tiến hành việc cai nghiện ma tuý bằng phương pháp dùng cộng đồng người nghiện tự giúp đỡ lẫn nhau với phương châm "Trợ giúp để người nghiện tự giúp đỡ chính bản thân anh ta."
    Đây là phương pháp điều trị, phục hồi dựa trên nguyên lý tự giúp đỡ lẫn nhau của bản thân những người nghiện ma tuý trong một cộng đồng (tập thể) người nghiện dưới sự hướng dẫn quản lý của các chuyên giatrợ giúp về chuyên môn của các nhân viên cai nghiện, phục hồi chuyên nghiệp. Như vậy TC có thể hiểu là một tổ chức và cũng có nghĩa là một liệu pháp cai nghiện ma tuý.


    I.    KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU 


         Về tổ chức, T.C  không giống bất kỳ loại hình cộng đồng nào bởi vì sự tổng hợp hài hoà các yếu tố: cơ cấu tổ chức, con người, những quy địnhquy tắc điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồnghệ thống chia sẻ thông tin trong một Cộng đồng Trị liệu.
    Mặt khác,T.Cmột mô hình cai nghiện đặc biệt. T.C tạo ra một môi trường điều trị, học tập, rèn luyệnsinh hoạt lành mạnh đối với những người nghiện tình nguyện tham gia chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người tự xoá bỏ mặc cảm, tự ti của bản thân và hình thành niềm tin để làm lại cuộc đời.
    Chính vì vậy mà ngày nay T.C đã được nhiều quốc gia đưa vào áp dụng có hiệu quả không chỉ ở các trung tâm cai nghiện hoặc ở các cơ sở cai nghiện tại cộng đồng mà còn ở các trại giam tù nhân, cơ sở giáo dụctrường giáo dưỡng cho người chưa thành niên.


        Với hơn 60 năm hoạt động tính từ khi ra đời, ngày nay đã có hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới áp dụng liệu pháp T.C và một Hiệp hội Cộng đồng Trị liệu thế giới (WFTC) đã được thành lập với 2 năm /1 lần tổ chức Hội nghị Quốc tế về liệu pháp Cộng đồng Trị liệu tại lần lượt các nước thành viên của Hiệp hội.
    Vừa qua, từ ngày 6-10/2/2009 Hội nghị Quốc tế của WFTC lần thứ 24 đã được tổ chức tại Lima, thủ đô của Peru (Nam Mỹ). Tại Hội nghị, chương trình tập huấnáp dụng liệu pháp T.C của Việt Nam những năm gần đây đã được Hội nghị đánh giá cao, có hiệu quả. Việt Nam hiện chưa phải là thành viên chính thức của Hiệp hội nên được WFTC mời 01 đại biểu với tư cách là khách mời - quan sát viên tham dự Hội nghị.


    II.    BẢN CHẤT CỦA LIỆU PHÁP TC


        Theo quan điểm của Tổ chức Daytop Quốc tế (một tổ chức NGO của Hoa Kỳ chuyên đào tạo về TC cho các nước trên thế giới) thì nghiện ma tuý là trạng thái rối loạn toàn bộ cơ thể người nghiện, do sử dụng lặp lại nhiều lần một hoặc nhiều loại ma tuý bao gồm: sự rối loạn về sinh lý, rối loạn về tâm lý/ nhận thứcrối loạn về hành vi. Từ đó, sự rối loạnsai lệch về nhận thức và hành vi là nguyên nhân làm mất nhân cách ở người nghiện ma tuý.

    Cũng theo quan điểm của Tổ chức Daytop Quốc tế, nghiện ma tuý như là một bệnh mãn tính, khó chữa, nhưng có thể chữa được nếu như chúng ta sớm điều trị, phục hồi các rối loạn của cơ thể người nghiện để trở lại trạng thái bình thường ban đầu. Nói cách khác, quá trìnhcai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy chính là quá trình xử lý, giải quyết sự rối loạn của 3 yếu tố trên đây.

    Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời và đồng bộ những biện pháp khác nhau; từ liệu pháp y tế ( bao gồm cắt cơn, giải độc; phục hồi sức khoẻ; phục hồi các hệ chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinhđiều trị các bệnh cơ hội do nghiện ma tuý đem lại) đến các liệu pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu…đối với người đi cai nghiện.


        Các liệu pháp trên đây được tiến hành kết hợp với các hoạt động tư vấn (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm), hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hoá, thể thao…nằm trong một quy trình tổng hợp, thống nhất thông qua các chương trình hoạt động cụ thể, đa dạngphong phú của TC.

    Theo lý thuyết về Cộng đồng Trị liệu của Tổ chức Daytop Quốc tế, hoạt động cai nghiện, phục hồi chỉ có hiệu quả và thành công khi chúng ta làm thay đổi nhận thứcchuyển đổi hành vi của người nghiện, dẫn tới họ từ bỏ được ma tuý.

    Như vậy, các hoạt động quản lý, giáo dục nâng cao nhận thứclàm thay đổi hành vi, phục hồi nhân cách của người nghiện ma tuý vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu rất quan trọng trong liệu pháp TC nhằm giúp cho họ từng bước rèn luyện, thay đổi sự lệch lạc trong nhận thức quan điểmlối sống, sinh hoạt và dần hình thành ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sinh hoạt có nề nếplối sống lành mạnh, lương thiện lâu nay người nghiện chưa từng hoặc đã đánh mất để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.


    III.    VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÀY Ở VIỆT NAM

    •  Từ năm 1997, Tổ chức Daytop Quốc tế đã tiến hành 5 khoá tập huấn đầu tiên cho một số cán bộ, nhân viên y tế của các cơ sở chữa bệnh1 số xã, phường25 tỉnh, thành phố với hơn 80 học viên, kể cả một số học viên của 3 cơ quan : Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Viện Sức khoẻ tâm thần (Bộ Y tế) và Văn phòng Thường trực phòng, chống ma tuý (Bộ Công an). Nội dung chương trình tập huấn tập trung vào những nguyên lý cơ bản của tổ chức mô hình Cộng đồng Trị liệu; những nguyên tắc, nội dung hoạt động của TC và một số kỹ năng cụ thể trong công tác điều trị, phục hồi cho người nghiện ma tuý.

      Những nội dung bài học đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội và nhân viên chuyên nghiệp trực tiếp làm công tác cai nghiện, phục hồi là hết sức mới mẻ nhưng hết sức bổ ích và thiết thực. Qua 5 khoá đào tạo đầu tiên, các học viên đã được trang bị nhiều kiến thức mới về phương pháp cai nghiện theo mô hình TC. Sau khi trở về, phần lớn các học viên đã áp dụng những kiến thức thu nhận được vào công việc hàng ngày ở các trung tâm và đều thấy rằng có lợi ích, hiệu quả rõ ràng.

    •  Được sự tài trợ,  giúp đỡ của Chương trình Kiểm soát ma tuý của Liên hợp quốc (UNDCP) từ cuối năm 1998 đến tháng 3/2001, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ liên quan đã triển khai thực hiện Dự án "Phân tích tình hình lạm dụng ma tuý và huấn luyện, điều trị, phục hồi cho người nghiện dựa vào cộng đồng", mã số AD/VIE/98/B93 tại 7 địa phương đại diện cho 3 miền đất nước gồm Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.

      Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án đã lồng ghép một chương trình đào tạo, tập huấn về Cộng đồng Trị liệuáp dụng một số chương trình thí điểm về TC cả ở các trung tâmcộng đồng tại nhữmg địa phương tham gia Dự án. Với những nội dung hoạt động theo phương pháp Cộng đồng Trị liệu của Tổ chức Daytop huấn luyện, các Trung tâm đã có những công việchoạt động mới đa dạng, phong phú như lập kế hoạch điều trị cho từng cá nhân; tổ chức giao ban buổi sáng cho các học viên ở Trung tâm; áp dụng các hình thức tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, tư vấn gia đình người nghiện; tổ chức các hoạt động lao động sản xuất để giáo dục, trị liệu bằng lao độngrèn luyện sức khoẻ, phục hồi và nâng cao  kỹ năng lao động

      Đồng thời các Trung tâm đã tổ chức tốt một số hình thức sinh hoạt văn hoá, thể thao, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ v.v. góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều trị, phục hồi trong thời kỳ đối tượng ở Trung tâm.

    • Đặc biệt, sau khi Dự án kết thúc, riêng thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục phát huy kết quả bước đầu đạt được của Dự án thí điểm, đã thành lập từ 5 câu lạc bộ thí điểm ban đầu đến nay đã lên tới trên 100 câu lạc bộ được gọi là Câu lạc bộ B93 nhằm tiếp tục quản lý, tư vấn, giúp đỡgiám sát các đối tượng sau khi cai từ trung tâm trở về hoặc cai tại gia đình, cộng đồng chuyển sang. Những câu lạc bộ áp dụng tốt một số hoạt động của mô hình Cộng đồng Trị liệu đã có chuyển biến rõ rệttỷ lệ tái nghiện giảm nhiều so với những nơi không có câu lạc bộ.

    • Từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2006, Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Namtiến hành Dự án đào tạo, tập huấn về phương pháp cai nghiện ma túy dựa vào liệu pháp Cộng đồng Trị liệu do Tổ chức Daytop Quốc tế thực hiện. Chương trình gồm 8 khoá tập huấn với 177 học viên của 26 Trung tâm ở cả 2 miền Bắc- Nam. Đây là khoá đào tạo có quy mô lớn về chương trình TC và cũng là khoá tập huấn có nội dung đồng bộ, phong phú nhất cho tới nay ở Việt Nam.

              Các chương trình đào tạo của Tổ chức Daytop Quốc tế về TC đã góp phần tạo bước chuyển biến mới, tích cực đối với các hoạt động cai nghiện ở các Trung tâm được tập huấn. Với quy trìnhphương pháp điều trịtheo mô hình Cộng đồng Trị liệumới được áp dụng, chất lượng công tác điều trị, phục hồiở các Trung tâm cũng như ở cộng đồngđã được nâng lên rõ rệt.

    Từ chỗ các Trung tâm nặng về công tác quản lý hành chính đối tượng, tiến hành giáo dục, rèn luyện học viên bằng những bài học chính trị cứng nhắc tới nay các Trung tâm đã dần mở rộng các hoạt động, biện pháp giáo dục học viên: tổ chức điều trị, phục hồi sức khoẻ, giáo dục hành vi nhân cách cho đối tượng, tiến hành các liệu pháp tư vấn, tâm lý trị liệu, tổ chức lao động (vừa là trị liệu và là sản xuất), dạy nghề hướng nghiệp, giải quyết việc làm và chuẩn bị tốt quá trình tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện.


       Mặt khác, các hoạt động điều trị, phục hồi được áp dụng trong quá trình thí điểm đã liên kết các hoạt động ở Trung tâm với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của các đối tượng với sự hỗ trợ, giúp đỡcan thiệp của cộng đồng, kể cả sự tham gia tích cực của gia đình đối tượng. Nhiều hoạt động và mô hình mới phong phúđa dạng được tổ chức trong quá trình triển khai các chương trình cai nghiện tại cộng đồng như hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, tổ chức các câu lạc bộ sau cai, tiến hành các buổi giao ban, sinh hoạt văn hoá, thể thao, mạn đàm chuyên đề…đã làm cho mô hình cai nghiện tại cộng đồng đạt chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn.


        Qua chương trình đào tạo về TC, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung, phòng chống tệ nạn ma tuý nói riêng, cụ thể trong lĩnh vực giảm cầu, cai nghiện ma tuý đã được nâng cao nhận thức nhiều mặt về sự hiểu biết về ma tuý, về cơ chế gây nghiện của các loại ma tuý, về bản chất của quá trình nghiện cùng các yếu tố liên quan, nguyên nhân dẫn tới tệ nghiện ma tuý. Từ đó nâng cao kiến thức và nắm vững các chuyên môn, nghiệp vụ của công tác điều trị, phục hồi.


             Các nhân viên chuyên nghiệp về điều trị, phục hồi, kể cả ở trung tâmcộng đồng, trongngoài ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã được nâng cao cả về kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và một số kỹ năng trong công tác điều trị, phục hồi. Tất cả mọi người sau khi tham gia Dự án đều cho rằng Dự án có ích lợi rất thiết thực, hiệu quả đối với công việc hàng ngày của họsau một thời gian thực hiện Dự án, chất lượng và hiệu quả công việc của họ được nâng lên rõ rệt. Nhiều bài học và kinh nghiệm đã được đúc rút, tích luỹ trong quá trình tham gia thực hiện Dự án.


               Đặc biệt, những người nghiện ma tuý tham gia các chương trình thí điểm TC những năm qua có nhiều biến chuyển tích cực, tự giác phấn đấutin tưởng hơn vào hiệu quả của chương trình điều trị, phục hồi mà họ được tham gia. Kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ tái nghiện sau từ 6 - 12 tháng ở những Trung tâm, địa bàn thí điểm so với trước đây hoặc so đối chứng với những nơi  khác đã giảm rõ rệt.

    Nhiều đối tượng đã từ bỏ hẳn ma tuý, được tạo công ăn việc làm ổn địnhthực sự hoàn lương. Một số khác trở thành cộng tác viên tích cực của Dự án thí điểm. Tất cả điều đó cho thấy là họ đã được hưởng một chương trình điều trị, phục hồi tốt hơn, phong phúhiệu quả hơn. Đó chính là thành quả của chương trình TC bước đầu đem lại cho chúng ta.


             Đây là những kinh nghiệm tốt, quý giácủa chương trình Cộng đồng Trị liệu trong quá trình chúng ta triển khai công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý, một công việc vô cùng khó khăn, nặng nề đầy cam go. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng mở rộng phương pháp điều trị, phục hồi theo mô hình Cộng đồng Trị liệu để góp phần tích cực nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, đáp ứng sự mong mỏi, tin tưởng của nhân dân và cả xã hội.

     

    PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

    PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

    A - RỐI LOẠN TÂM - SINH LÝ TRÊN  NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:


              Ma túy là những chất tác động tâm thần mà người lạm dụng sẽ gây cho mình sự lệ thuộc. Do tình trạng lệ thuộc đó, người sử dụng ma túy sẽ bị những biến đổi về khí sắc, cảm xúc, nhận thức, hành vi do những tổn thương trong não. Những tổn thương này có thể tồn tại rất lâu hoặc vĩnh viễn sau khingưng sử dụng ma túy.


    Người nghiện ma túy bị suy giảm khả năng xét đoán, khả năng xử lý thông tin, mất khả năng tự chủ, khả năng hiểu biết để hướng đến một cuộc sống lành mạnh. Người nghiện hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy.
    Liệu pháp điều trị - phục hồi là một vấn đề hết sức khó khăn vì người bệnh bị những rối nhiễu tâm sinh lý thực tổn - lú lẫn tâm trí - phản ứng loạn tâm thần - rối loạn sinh hoạt - trạng thái hưng trầm nhược - rối loạn hành vi - rối loạn tập trung - biểu hiện lo hãi - thiếu tự tin, kết hợp với các rối loạn nhân cách - rối loạn tâm thần và đặc biệt là hội chứng hồi tưởng dẫn đến thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó … Đa số người nghiện ma túy đều được xếp vào những người có vấn đề tâm thần.


             Sự rối loạn trên nguyên nhân từ nhiều lý do khác nhau : Tâm - sinh lý người nghiện, hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội. Việc sử dụng, lệ thuộc, rồi lạm dụng ma tuý dẫn đến tình trạng nghiệnlà triệu chứng cuối cùng của một quá trình dài đầy rối loạn trong một bối cảnh đa phương diện, do đó, việc điều trị phục hồi người nghiện ma tuý phải là một phương pháp điều trị toàn diện bao gồm nhiều  lãnh vực Y tế - Tâm lý - Xã hội… Sau khi cai, nếu những nhân tố tác động thúc đẩy đối tượng tìm đến ma tuý vẫn chưa được giải quyết, hầu hết những người nghiện sẽ tái nghiện.


              Để giải quyết những vấn đề này, ngoài vấn đề sử dụng thuốc - cần có những liệu pháp gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giáo dục tâm lý - xã hội lâu dài cho người nghiện nhằm mục đích chuyển đổi thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phục hồi hệ thống não bộ và giải quyết các mâu thuẫn và các chấn thương tâm l‎ý của đối tượng.


              Nếu được điều trị và phục hồi đúng cách, người nghiện sau khi cai nghiện sẽ bước vào cuộc sống với những thói quen tốt, những nhận thức đúng đắn - biết tự trọng và tự tin hơn để với sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ có thể từng bước, bước đi chính trên đôi chân của mình.


              Từ những cơ sở trên cần phải có một chiến lược điều trị dài hạn nhằmgọt dũa hành vi nhân cách, điều chỉnh nhận thức - quan điểm sống tạo những thói quen tốt cho đối tượng trong một môi trường cộng đồng trị liệu dài hạn thông qua các hoạt động tư vấn - giáo dục - lao động trị liệu - huấn nghiệp trị liệu - hoạt động trị liệu.


    Đối với những người nghiện nhóm OMH (thuốc phiện – morphine – heroine) đểngười nghiện không còn thèm nhớ và tìm kiếm ma túy, nếu được sử dụngkết hợp với thuốc hổ trợ chống tái nghiện Naltrexone kết quả rất khả quan.


    B - MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:


    I- ĐỊNH NGHĨA:


      1- MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU:  


            Môi trường trị liệu là sử dụng một cách khoa học môi trường nhằm mục đích trị liệu, tạo nên những thay đổi trong nhân cách của bệnh nhân. Danh từ môi trường trị liệu lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà tâm thần học BETTLEHEIM và SYLVERTER vào cuối những năm 1930 đầu những năm 1940 để miêu tả một môi trường kế hoạch khoa học nhằm mục đích thay đổi nhân cách của bệnh nhân.


    Khi một bênh nhân bị căng thẳng, bức xúc, mất ngủ - người thầy thuốc khuyên bệnh nhân hãy nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. Bạn có thể lên cao nguyên hoặc về vùng biển một thời gian. Nơi yên tĩnh, cao nguyên, biển chính là thuốc để điều trị các chứng căng thẳng, bức xúc, mất ngủ của bạn. Sử dụng môi trường để điều trị bệnh được gọi là môi trường trị liệu.


           Những khái niệm về môi trường trị liệu : Những cuộc nghiên cứu đã thực hiện đầu tiên về môi trường trị liệu hầu hết sử dụng những lý thuyết về tâm thần hay về tâm lý bệnh nhân để xác định loại môi trường nào là có tính cách trị liệu tốt nhất. Những nổ lực được thực hiện để tìm kiếm một môi trường tương tác giữa các cá nhân, được chi tiết hoá kỷ lưỡng, đặt nền tảng trên những nhu cầu tâm năng của một bệnh nhân đã được chẩn đoán kỹ càng. Mục đích của phương pháp này là cố gắng tìm ra những cách thức điều trị dựa vào thái độ và nhận thức của nhân viên cũng như của bệnh nhân.


            + Năm 1944 STANTON và SCHWARTZ cho rằng môi trường có thể là cách điều trị chủ yếu, cũng như có vai trò ảnh hưởng nâng đỡ hay bổ túc cho các hình thức điều trị khác. Môi trường có vai trò ảnh hưởng đến an sinh, hạnh phúc chung của cộng đồng.


            + Một tác giả khác là CUWDELL đã miêu tả tác động của các giá trị văn hoá, những chuẩn mực và phong tục của môi trường có thể ảnh hưởng trên sự săn sóc bệnh nhân.


            + Năm 1958 các tác giả FREEMAN, CAMERON đã cho rằng có mối liên hệ giữa tâm lý cá nhân và những đặc điểm của môi trường .


            + Mặc dầu đã thu nhập được nhiều kết quả trên đây, nhưng cho đến năm 1962 qua công  trình nghiên cứu của CUMMING đã đặt lại vấn đề trong việc đánh giá tác động của môi trường, vì môi trường có thể mang lại những thay đổi đặc thù trong hành vi của bệnh nhân. Các môi trường trị liệu có thể khác nhau tùy theo cách tổ chức, nhưng căn bản đều có những điểm chung trong các phương pháp trị liệu đối với các bệnh nhân điều trị nội trú. Môi trường trị liệu nhận định rằng:


    1/             Bệnh nhân có những sức mạnh và một phần nhân cách không bị xung đột. Những sức mạnh này được vận dụng để phát huy tối ưu bằng cách thiết lập một môi trường nội trú khoa học.


    2/             Bệnh nhân có những khả năng to lớn trong việc tự điều chỉnh chính mình, trên những bệnh nhân khác và mức độ nào đó có ảnh hưởng trên cơ cấu tổ chức của bệnh viện.


    3/              Tất cả các nhân viên của trung tâm có một khả năng rất lớn để tác động đến việc trị liệu cho người bệnh.


    2-  CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:


    Theo Crack, khác với môi trường trị liệu, cộng đồng trị liệu là một loại môi trường trị liệu đặc biệt trong đó toàn cơ cấu xã hội của đơn vị điều trị đều tham gia tiến trình giúp đỡ bệnh nhân.


          Theo Jones, môi trường cộng đồng trị liệu được phân biệt với các chương trình trị liệu khác là do chương trình này huy động toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân và toàn bộ tập thể bệnh nhân và nhân viên đều tập trung vào mục đích điều trị.Như vậy, bệnh nhân cũng có một vị trí trong  chương trình điều trị này qua thay đổi tư thế của mình.
    Trong chương trình cộng đồng trị liệu, nhân viên  phải khuyến khích bệnh nhân tích cực tham gia trong kế hoạch săn sóc cho chính mình. Đây là một phương pháp rất khác với vai trò thụ động chữa trị trong bệnh viện cổ điển, quy ước trong đó chỉ có vai trò bác sĩ và bệnh nhân. Jones cho rằng điểm đặc biệt của chương trình này là được đặt trên sự giao lưu, giao tiếp tự do trong trung tâm với các nhân viên và giữa các bệnh nhân với nhau.
    Mục đích của sự giao lưu tự do này là tìm ra được hành vi nào, ‎ý kiến nào, nhận xét nào, những vai trò nào  thích hợp để thay đổi nhận thức, thái độ,  lòng tin của bệnh nhân và những vấn đề nào không thích hợp cho điều trị (anti therapeutic).


          Như vậy, cộng đồng trị liệu có tính chất dân chủ, tự do bàn bạc, thảo luận khác với phương pháp thường dùng là đặt vai trò trị liệu đặc biệt của người bác sĩ lên trên và cách điều trị phục hồi tuân thủ những quy định thứ lớp bắt buộc.


          Trong mô hình cộng đồng trị liệu, môi trường thiết yếu là môi trường linh hoạt, những người tham gia không có vai trò chuyên biệt rõ ràng. Những hoạt động của bệnh nhân được cá thể hóa rất cao và sự tham gia của bệnh nhân là hoàn toàn tự nguyện.
    Một điều ngoại lệ đặc biệt là MỖI NGÀY PHẢI CÓ MỘT BUỔI HỌP CỘNG ĐỒNG: tất cả nhân viên và những bệnh nhân được khuyến khích phải hội họp, trách nhiệm tập thể được nhấn mạnh, những người tham dự được rút tỉa kinh nghiệm, học tập, sửa sai những hành vi không tốt.


          Vai trò chính của nhân viên là giúp đỡ bệnh nhân đạt được những thấu hiểu mới, những sáng kiến, hành vi mới. Jones tin rằng một đơn vị điều trị lý tưởng cần phải được tự do điều hành trong cách nào tốt nhất, với hướng tiếp cận riêng của mình. Tuy nhiên, Jones cũng đưa ra những yếu tố mang tính đặc trưng của cộng đồng trị liệu: đó là hội họp cộng đồng hàng ngày như là một phương thức để thảo luận đời sống hàng ngày của Trung Tâm nhằm đóng góp, giải quyết các thắc mắc, các yêu cầu của các bệnh nhân.


    Một yếu tố nữa của cộng đồng trị liệu là quản lý bệnh nhân. Mục đích của sự quản lý bệnh nhân là để bàn bạc, thảo luận một cách chi tiết, cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của từng bệnh nhân như: luân phiên dọn dẹp và làm vệ sinh các phòng. Tất cả mọi quyết định cuối cùng phải được thống nhất lại trong các phiên họp cộng đồng.
    Jones cho rằng sinh hoạt nhóm nhằm ôn lại, kiểm điểm lại là cần thiết cho sự uốn nắn, giáo dục tại chỗ (on-the ward training) đối với bệnh nhân. Trong buổi họp, các thành viên Trung Tâm phải xem xét những đáp ứng riêng,  mong đợi riêng, thành kiến riêng của mọi người. Một đặc trưng quan trọng khác của môi trường cộng đồng trị liệu là những cơ hội học cách sống trong môi trường cộng đồng trị liệu. Như vậy, môi trường cộng đồng trị liệu là môi trường học sống cho những bệnh nhân học cách đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày.
    Theo Jones - phản hồi lại, là một trong những khái niệm căn bản, quan trọng nhất của cộng đồng trị liệu nhằm đạt được sự tiến bộ cho toàn thể cộng đồng, không có điều gì được coi là thuần túy bí mật trong môi trường cộng đồng trị liệu. Những nhân viên của Trung tâm phải nhạy cảm trong vai trò của mình- phải biết phản hồi lại những thông tin trong cộng đồng lên cấp trên.
    Mặc dù ngày nay những khái niệm sơ khởi của Jones về cộng đồng trị liệu đã được nhìn nhận nhưng thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng những nét cơ bản vẫn không thay đổi.


    Nguyên tắc đầu tiên của cộng đồng trị liệu là trong môi tường trị liệu có sự liên quan lẫn nhau trong sự săn sóc nội trú. Không có ai nghi ngờ rằng ảnh hưởng của môi trường ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc. Năng động nhóm luôn luôn tác động nhằm tập trung về trách nhiệm – phục hồi – khuyến khích sự phát triển. Sự điều hành toàn diện là rất hiệu năng.


    Những nhà điều trị đã sớm nhận được sức mạnh của động lực nhóm (dynamic group) trong việc điều chỉnh hành vi và củng cố các quy tắc của cộng đồng. Ngày nay, trong môi trường điều trị cộng đồng, sức mạnh ấy không còn nằm ở cá nhân hay một nhóm nhỏ nữa mà nó là sức mạnh của một cộng đồng.


    II- KẾT LUẬN:


    Môi trường cộng đồng trị liệu không giống như môi trường cộng đồng mà chúng ta đang sống. Có một số đặc tính khiến cho cộng đồng này trở nên độc đáo và không giống bất kỳ loại cộng đồng nào: đó chính là sự tổng hợp của các yếu tố: cơ cấu tổ chức, yếu tố con người, những quy định điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồng và hệ thống chia sẻ thông tin đã tạo nên cộng đồng. Nó phải là: “Môi trường học tập”.
    Môi trường này chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên và không khí học tập. Kết quả môi trường cộng đồng trị liệu là tạo ra một số những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái tâm tư tình cảm, nhận thức về đạo đức và xã hội của người nghiện.
    Môi trường cộng đồng trị liệu tạo ra trật tự và một lối sống có mục đích trong các thành viên của nó. Chính bởi vì môi trường trị liệu cộng đồng thường có được cơ sở vật chất  cũng như cách tổ chức tốt nên nó là môi trường trị liệu tốt đối với các đối tượng tham gia chương trình. Tóm lại:


    Môi trường cộng đồng trị liệu nhằm mục đích:

    -   Bạn có thể thay đổi và bộc lộ bản thân mình.

    -   Động lực của nhóm sẽ giúp đỡ cho sự thay đổi đó.

    -   Tất cả các thành viên của cộng đồng cần phải có trách nhiệm.

    -   Tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác để đánh giá cảm xúc.

    -   Phương pháp thực hiện bao gồm:

    +   Quản lý giám sát hành vi.

    +   Chuyển biến tâm tư – tình cảm.

    +   Điều trị cắt cơn – bệnh cơ hội – bệnh tâm thần.

    +   Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm phục hồi nhận thức – hành vi nhân cách – tinh thần trách nhiệm – điều chỉnh những rối loạn tâm - sinh lý cho người nghiện ma túy.

         

    C - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ:


    Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp cai nghiện thì không đảm bảo thoả mãn hết được mọi nhu cầu cho người nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số nguyên tắc cơ bản như sau :

    I.     XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:


    1. Tôn trọng lẫn nhau.

    2. Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lòng biết ơn.

    3. Tự tin vào giá trị bản thân.

    4. Biết thương yêu và quan tâm  đến người khác.

    5. Phối hợp trong công việc.

    6. Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.

    7. Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.

    8. Tích cực lao động.


    II.    XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:


    1-     Không ma tuý.

    2-     Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.

    3-     Không có hành vi tình dục.

    4-     Không trộm cắp.

    5-     Luôn luôn nhắc nhở và kiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.

    6-     Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.


    III.    NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:


    1.    Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.

    2.    Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.

    3.    Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.

    4.    Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định. Mọi hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.

    5.    Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.

    6.    Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.


    IV.    NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:


    1.  Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.


    2. Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ nhằm điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi- nhân cách, giải quyết những vấn đề tâm lý, giáo dục, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.


    3. Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.


    4. Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.


    5. Đối tượng  cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.


    6. Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.


    7. Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.


    8. Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thực và tính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.


    V.    NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:


    1    Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.


    2    Phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị nhóm khác…).


    3    Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể  giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thực mà không lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.


    4    Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho đối tượng.


    VI.     XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:


    1.        Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.


    2.        Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.


    3.        Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.


    4.        Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.


    5.        Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.


    VII.     XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:


    1.     Kế hoạch điều trị:

    -   Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.

    -   Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.

    -   Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.

    -   Xác định những hoạt động diều trị cụ thể và chỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được  mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.

    -   Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.


    2.    Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.

    3.     Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng,  phân công người quản lý theo dõi.


    4.    Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.


    5.    Biên bản của những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.


    6.    Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.


    VIII.     XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:


    1.    Dựa trên các tiêu chuẩn đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.

    2.    Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như : viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu  dương trước tập thể…

    3.    Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.

    4.    Cho về thăm gia đình.

         Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.

     

    D - CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ KẾT QUẢ


    I.         NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯÒI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:
    Đôi ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.


           Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấy và hay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ý và nhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.


          Đối với đồng nghiệp nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.


          Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêu và đồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.


    II.       MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:


               Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị.


              Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.


    III.      MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:
    Mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ý mà không hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.


    IV.       MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU.


    V.         MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:


    + Trách nhiệm quan tâm đến người khác.

    + Trung thực, không dối trá.

    + Thương yêu, cởi mở, chân thành.

    + Đoàn kết.

    + Kỷ luật.

    + Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.


    VI.         MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU PHẢI DỰ KIẾN MỌI BIỆN PHÁP KHI CÓ TÌNH HUỐNG XẤU:  Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.


    VII.         CÁC ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ - Y TẾ - GIÁO DỤC - TRỊ LIỆU - CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI.


    VIII.        MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI NGHIỆN:
    Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm. Nội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.


    IX.        NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ KẾT QUẢ:


    1-         Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.


    2-          Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và giá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng, không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng .
    Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và hành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trị và có thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.


    3-         Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “ môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.


    4-         Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người nghiện.
    Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng.
    Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi có thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.


    E - YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU - HOẠT ĐỘNG - MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:


    I/ HỆ THỐNG TỔ CHỨC :


      1/ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC :


    Ban Giám đốc cơ sở điều trị

    Các phòng ban chức năng

    Cán bộ y tế

    Cán bộ giáo dục

    Cán bộ quản lý bảo  vệ

    Cán bộ phục vụ

    Đối tượng cai nghiện

     

      2/ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO:
    Là vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có TRÌNH ĐỘ và NHẠY BÉN trong công việc:

           + Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp.

           + Điều chỉnh các dịch vụ điều trị.

           + Điều chỉnh vai trò các cán bộ điều trị.

           + Phân công nhiệm vụ của cán bộ điều trị và nhân viên tư vấn phù hợp.

           + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể CBNV để có thể triển khai chương trình điều trị.

           + Lập kế hoạch xây dựng chương trình điều trị – phục hồi dựa vào trung tâm và dựa vào cộng đồng.

           + Tổng kết tiến độ triển khai các chương trình từng giai đoạn.


     3/ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG:


       Cơ bản gồm 4 bộ phận chính:

    + Y tế.

       + Giáo dục.

       + Quản lý.

       + Phục vụ.

    Tất cả các bộ phận trên đều nhằm vào công tác điều trị, điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách cho đối tượng cai nghiện.

    Tổ chức như trên nhằm mục tiêu :

            + Đảm bảo sức khỏe cho đối tượng cai nghiện – phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh cơ hội – dịch bệnh – bệnh mắc phải.

            + Sử dụng các phương pháp điều trị không dung thuốc thông qua tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý – liệu pháp giáo dục – liệu pháp xã hội,…

            + Theo dõi tiến độ của học viên thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm, tổ chức, huấn nghiệp trị liệu, sản xuất trị liệu, …

            + Đảm bảo môi trường điều trị an toàn.

            + Tạo một môi trường sẵn sang đáp ứng kịp thời cho công tác cai nghiện ( xây dựng cơ sở vật chất – vệ sinh môi trường – chuẩn bị phục vụ cho mọi hình thức trị liệu,… ).


     II/ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN :


          _ Xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ chức của học viên và người phụ trách.

          _ Xác định nhiệm vụ người giám sát.

          _ Xác định nhiệm vụ của điều phối viên.


     III/ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC :


          _ Sắp xếp công việc cụ thể cho từng đối tượng.

          _ Cho phép đối tượng đăng ký với cán bộ điều trị nhận công việc cho mình, tất nhiên sự lựa chọn phải dựa vào khả năng từng người và tiến độ điều trị.

          _ Trách nhiệm của từng người trong công việc được giao, nếu như không đáp ứng được yêu cầu cần làm rõ vì những lý do bệnh lý hoặc lý do hành vi.


     IV/ LỊCH SINH  HOẠT HẰNG NGÀY:


    Mục đích của việc bố trí lịch sinh hoạt là để điều hành hoạt động của Trung tâm, tạo cho đối tượng ‎ý‎ thức tổ chức kỷ luật, hình thành thói quen tốt và nhận thức tốt.


    Một ví dụ của lịch sinh hoạt:

               6 :00  Thức dậy/ dọn giừơng/ vệ sinh phòng ngủ/ điểm danh.

               6 :30  Thể dục buổi sáng/ tắm rửa.

               7 :00  Ăn sáng.

               8 :00  Giao ban buổi sáng.

               8 :45  Cán bộ họp giao ban/ Họp nhóm đối tượng/ Sinh hoạt cộng đồng.

               9 :30  Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu.

               11 :30 Tắm rửa.

               12 :00 Ăn trưa – nghỉ trưa.

               14 :00  Sinh hoạt nhóm điều trị.

               15 :30  Lao động trị liệu.

               17 :00  Hoạt động trị liệu.

               18 :00  Tắm rửa.

               18 :30  Ăn tối.

               19 :30  Tư vấn, họp nhóm…

               21 :00 Họp toàn thể cộng đồng/ thông báo chung.

               22 : Điểm danh tối/ đi ngủ.

    Lịch sinh hoạt này thay đổi tùy theo từng giai đoạn điều trị và điều kiện của từng đơn vị.


     V.   NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:


           Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình.


              Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.


      VI.  NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:


              Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường trị liệu cộng đồng bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác.
    Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình. Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm.
    Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnh và quyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.


              Nhằm nâng cao những quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.


      VII. CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI  ĐỐI TƯỢNG:


              Môi trường trị liệu cộng đồng nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc,  có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó.
    Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường trị liệu cộng đồng.


              Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồi, an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình.
    Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và luật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.


              Những thành công lớn của môi trường trị liệu cộng đồng có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người cũ hay người mới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.


    F - TỔNG QUAN CÁC GIAI ĐOẠN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ GIÁO DỤC TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CỘNG ĐỒNG:


           _ Việc học tập và chuyển đổi hành vi mới cần được tiến hành từng bước.

          _ Có đủ thời gian để đối tượng tiếp nhận các bài giảng và sự giáo dục của người quản lý.

          _ Sự chuyển biến của đối tượng có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố.


        I. GIAI ĐOẠN 1 : ĐỊNH HƯỚNG :


          _ Làm quen với chương trình điều trị ( nội dung, hoạt động trung tâm, các bước tiến hành )

          _ Cơ hội kiểm tra đánh giá ( học vấn, nghề nghiệp, tình trạng, tâm lý … ).

          _ Cán bộ quản lý cần quan tâm đến những biểu hiện về thái độ – suy nghĩ - những nhu cầu của đối tượng.


       II. GIAI ĐOẠN 2 : SƠ BỘ ĐIỀU TRỊ :


          _ Phân loại đối tượng căn cứ vào : Trình độ – nhận thức – hoàn cảnh - hành vi – bệnh lý - tiền sử đối tượng…

          _ Xây dựng mục tiêu điều trị và những giá trị tinh thần cần đạt được ( thông qua quản lý công tác giáo dục tâm lý - xã hội, lao động trị liệu - hướng nghiệp trị liệu …)

          _ Huấn luyện cho đối tượng về tính năng động, sáng tạo, xây dựng trong học tập, trong công việc, trong quan hệ với mọi người và với gia đình.


      III. GIAI  ĐOẠN 3 : CHUẨN BỊ TÁI HOÀ NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG :


         Người quản lý phải nắm rõ và giúp đối tượng các vấn đề sau :

          _ Yếu tố gia đình, công việc, giáo dục, xã hội.

          _ Khó khăn tồn tại của gia đình đối tượng.

          _ Mạng lưới trợ giúp của xã hội.

          _ Những vấn đề riêng biệt của từng cá nhân đối tượng.

          _ Bắt đầu công tác phòng ngừa tái nghiện.


           Để đối tượng thu nhận được một những kiến thức sau khi tham gia điều trị phục hồi và áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công tác hằng ngày đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc về bản thân và mong muốn duy trì một cuộc sống lành mạnh không có ma tuý.
    Giá trị của những gì  đối tượng thu nhận được trong quá trình điều trị sẽ kiểm chứng lại trước khi đối tượng hoà nhập cộng đồng, trở về với cuộc sống xã hội. KHÓ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG được rằng một người nghiện rượu lâu năm, sau khi điều trị quay trở lại cộng đồng làm việc tại một quày rượu, lại vẫn có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh không uống rượu.


            Trong giai đoạn cuối của chương trình điều trị, cộng đồng sẽ cho người nghiện dần dần thoát ly môi trường có kiểm soát và tiếp xúc ngày một nhiều với môi trường xã hội. Đối tượng có thể tự đi tìm việc, trở lại nhà trường hay tham gia các hoạt động có ích khác.
    Đối tượng sẽ tự sắp xếp thời gian cho những hoạt động bên ngoài cộng đồng điều trị nhưng vẫn đảm bảo tham gia sinh hoạt nhóm, tư vấn, chăm sóc sau cai của các chuyên gia về tái hoà nhập cộng đồng. Họ phải hoàn tất khóa học về tình huống có nguy cơ dẫn đến tái nghiện. Họ cũng có thể tham gia giúp đỡ những thành viên khác của cộng đồng trong việc thực hiện các hoạt động điều trị.


            Khả năng tìm việc làm và duy trì một việc làm ổn định, hoà nhập được với gia đình, tiếp tục làm việc và duy trì trạng thái phục hồi là mục đích chính của giai đoạn này. Đối tượng lúc này nhận được sự giúp đỡ cả từ phía nhân viên điều trị và từ gia đình. Nếu tái nghiện xảy ra trong giai đoạn này, đối tượng phải trở lại môi trường điều trị cộng đồng và được trang bị thêm những biện pháp can thiệp cho đến khi đối tượng thực sự đủ khả năng duy trì trạng thái phục hồi.


       IV. GIAI ĐOẠN 4 : TÁI HOÀ NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG :


            + Có nghề nghiệp hoặc tiếp tục học tập.

            + Bố trí thời gian tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng.

            + Tăng cường ảnh hưởng của nhóm nhằm giải quyết những mối lo ngại.

            + Lập kế hoạch từng bước để đảm bảo : đời sống, sinh hoạt lành mạnh.

            + Tăng cường các hoạt động nhằm phòng ngừa tái nghiện.


       V. GIAI ĐOẠN 5 : QUẢN LÝ THEO DÕI SAU CAI :


            + Thời gian là 6 tháng đến một năm hoặc nếu cần nhiều hơn nữa.

            + Dần ổn định cuộc sống.

            + Tham gia các nhóm điều trị được tổ chức định kỳ, quản lý theo trường hợp cụ thể với sự giúp đỡ của xã hội.

            + Trở lại nơi làm việc, học sinh quay trở lại trường học.

            + Đặt kế hoạch chỉ  tiêu cụ thể từng giai đoạn của cuộc sống.


    G - CÔNG TÁC QUẢN LÝ -  ĐIỀU CHỈNH - GIÁM SÁT HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG CAI NGHIỆN:


          Việc phân cấp cơ cấu tổ chức và lịch sinh hoạt thường ngày là một dạng kỷ luật và nó tạo ra cho người nghiện cảm giác ổn định. CUỘC SỐNG ĐỐI TƯỢNG PHẢI ĐƯỢC ĐI VÀO KHUÔN KHỔ VÀ CÓ KẾ HOẠCH CỤ THỂ ngược lại hẳn với cuộc sống trước kia của đối tượng ngoài xã hội đầy rẫy rối loạn, thiếu ý thức – một lối sống điển hình của người nghiện.
    Các hoạt động này khuyến khích việc đặt kế hoạch cho sự ổn định lâu dài. Tuy nhiên, những điều này không đơn giản và khó thực hiện. Khi người nghiện đã lệ thuộc vào ma túy thì khả năng nhận thức cuộc sống của đối tượng cũng bị hạn chế, do các thói quen xấu có liên quan đến việc sử dụng ma tuý. Đối tượng không tự hành động như một người bình thường mà phải giúp đối tượng từng bước đạt được dần những thành công nhỏ trong quá trình phục hồi.


          Tóm lại, môi trường trị liệu cộng đồng là một môi trường điều trị tích cực, năng động chứ không phải là một môi trường tĩnh. Những thay đổi có ý nghĩa mà người nghiện đạt được chính là kết quả của trạng thái đấu tranh tích cực bên trong bản thân người nghiện với sự giúp đỡ của tập thể nhằm loại bỏ những yếu tố làm suy yếu ý chí con người, những yếu tố thường được người nghiện sử dụng để bào chữa cho thất bại của mình.
    Bằng cách loại bỏ những yếu này, chúng ta còn có thể khiến cho đối tượng có được những hành vi phù hợp. Nếu chúng ta thành công trong việc thu hút sự tham gia tích cực của người cai nghiện vào chương trình điều trị, đối tượng sẽ có nhiều cơ hội hơn để phục hồi và lấy lại sự tự tin cho bản thân mình.


           Để đạt được các mục tiêu trên công tác quản lý – điều chỉnh – giám sát hành vi đối tượng là vô cùng cần thiết.

           Sau đây là một số điểm cần áp dụng :

    style="color:#006400;">I/  NGUYÊN TẮC: Đối tượng phải luôn luôn đặt vấn đề với tự chính mình :

          _ Cách thức nào để tạo hiệu quả trong cuộc sống.

          _ Đặt mình vào địa vị người khác.

          _ Điều gì sẽ đến khi suy nghĩ và hành động như thế này?

          _ Kiểm soát tình cảm- suy nghĩ- làm chủ bản thân.


    II/ SINH HOẠT NHÓM: nhóm đối kháng, nhóm đặc biệt… nhằm :

          _ Đối diện với sự thật.

          _ Chấp nhận thử thách.

          _ Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình.

          _ Giải toả nỗi bực dọc theo cách thức đối thoại trong hoà bình.

             * Môi trường sống của cộng đồng.

             * Sự tiến bộ của đối tượng.


    III/ CÁC LOẠI HỌP HÀNH, SINH HOẠT KHÁC:

          _ Họp giao ban chung là rất quan trọng.

          _ Họp gia đình, phát hiện nguy cơ, tiến hành kiểm điểm, giải quyết vấn đề.

          _ Thực hiện các biện pháp điều trị không dùng thuốc là rất quan trọng.

          _ Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu và các hình thức trị liệu khác.


    IV/ NÓI CHUYỆN VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ THIỆN CHÍ GIÚP ĐỠ MÌNH.


    V/ KIỂM ĐIỂM - KHIỂN TRÁCH: Làm rõ các vi phạm và biện pháp giải quyết.


    VI/  TÁC DỤNG CỦA VIỆC KHEN THƯỞNG:

          _ Làm chuyển biến tích cực sự tiến bộ của đối tượng.

               Tất cả đối tượng điều trị gương mẫu đều được biểu dương – khen thưởng bất kể họ có xuất phát điểm như thế nào.


    VII. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:


              Những biện pháp điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách trong môi trường trị liệu cộng đồng như kiểm điểm, phê bình, giao ban buổi sáng, nhóm đối kháng, họp gia đình hay họp chung v.v… được xây dựng nhằm sửa đổi những hành vi vi phạm những quy tắc mà cộng đồng đề ra. Việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của cộng đồng hay những quy tắc cốt yếu là điều hết sức quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh và sự an toàn của môi trường điều trị.
    Những biện pháp điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách nhằm mục đích ngăn chặn, trừng phạt những hành động làm xói mòn tập quán, sự an toàn và tính lành mạnh của môi trường. Việc xử lý các vi phạm những quy tắc cơ bản - tạo ra cảm giác an toàn của cộng đồng.


           Tuy nhiên, nếu những biện pháp này bị lạm dụng sẽ gây ra những kết quả trái ngược. Nếu tổ chức môi trường trị liệu cộng đồng thiếu chuẩn mực và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc áp dụng những biện pháp này thì chúng trở nên có hại nhiều hơn có lợi. Vấn đề sử dụng biện pháp nào với mức độ vi phạm như thế nào được quyết định bởi mức độ điều chỉnh hành vi từ thấp đến cao.


              Biện pháp kiểm điểm và trao đổi (tư vấn trực tiếp) được áp dụng cho những hành vi nhẹ. Đối với những môi trường trị liệu được tổ chức tốt thì ít khi phải áp dụng những biện pháp mạnh.


              Việc phải tăng cường sử dụng những biện pháp mạnh là dấu hiệu cho thấy môi trường điều trị đó đang có nguy cơ không được tổ chức tốt, do đó phải xem xét lại trách nhiệm của các thành viên cộng đồng đối với những quy tắc và chuẩn mực của cộng đồng cũng như nhận thức của những người quản lý.


              Những biện pháp điều chỉnh hành vi có hiệu quả nếu được sử dụng đúng sẽ làm tăng trách nhiệm của thành viên đối với việc tuân thủ các quy tắc mà cộng đồng đề ra. Khi một đối tượng bị gọi lên kiểm điểm trong một lần giao ban buổi sáng hay bị khiển trách trước tập thể để những thành viên khác trong cộng đồng phê bình sửa chữa hành vi không đúng của đối tượng, thì chính đối tượng vừa nói chuyện với cộng đồng và vừa chính với bản thân mình.
    Trong quá trình áp dụng những biện pháp này điều căn bản là phải đảm bảo chỉ lên án những hành vi sai trái chứ không cố gắng đánh vào lòng tự trọng của đối tượng. Do vậy trong các buổi giao ban chỉ nên chú trọng vào phân tích sự vi phạm của đối tượng và ảnh hưởng của nó tới bản thân đối tượng cũng như tới những người khác. Điều này được thể hiện rõ ở cảm giác biết ơn của đối tượng đối với sự quan tâm và tình thương của các thành viên khác dành cho đối tượng, thông qua việc giúp đỡ anh ta sửa đổi những thái độ, hành vi không đúng.


              Việc kiểm điểm trong các buổi giao ban buổi sáng nhìn chung đã giải quyết được sự vi phạm quy tắc của các học viên. Khi những quy tắc này bảo đảm, việc học tập cũng trở nên thuận lợi và đạt kết quả tốt. Nếu một học viên đã từng bị khiển trách vì đến muộn tại giao ban buổi sáng thì đối tượng thường ít khi lặp lại hành vi đó lần nữa. Bên cạnh những kiến thức mà họ nhận được từ bài giảng, họ còn nhận thức thêm được nhiều điều từ chính bản thân mình.


    H - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC  ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ:


         I/ Phải có một sự điều trị khoa học, tổng hợp, linh động, kịp thời và xuyên suốt: 


         Việc áp dụng những biện pháp điều trị tổng hợp là hết sức quan trọng trong công tác cai nghiện phục hồi. Không có mô hình cai nghiện chung nào cho đối tượng cai nghiện ma túy mà chỉ có những nguyên tắc cơ bản, mô hình tốt với người này chưa hẳn tốt với người khác.


        II/ CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ PHẢI LUÔN SẴN SÀNG: 
    Người nghiện luôn sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi đã suy sụp nhưng đến khi nào anh ta đến giai đoạn suy sụp thì ta không đoán trước được, vì vậy “ sự giúp đỡ” luôn luôn phải sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định – đó là khi anh ta tự nguyện đến điều trị cai nghiện. Những thủ tục phức tạp trong quá trình tiếp nhận đối tượng đến tham gia điều trị có thể khiến chúng ta bỏ sót những đối tượng đang cần sự giúp đỡ.


       III/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CHỈ CÓ HIỆU QUẢ:
    Khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của đối tượng trong quá trình phục hồi. Để việc điều trị có hiệu quả phải xác định được các vấn đề liên quan đến khía cạnh, thái độ, hành vi, tâm tư tình cảm, khía cạnh đạo đức, yếu tố nghề nghiệp và quan hệ xã hội của đối tượng bên cạnh tiền sử lạm dụng ma tuý của anh ta.
    Một chương trình điều trị phục hồi toàn diện phải bao gồm những hướng dẫn hoặc sự can thiệp đáp ứng được tính chất phức tạp của người nghiện ma tuý bao gồm cả những hoạt động chuẩn bị cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng và trang bị cho đối tượng những kỷ năng phòng chống tái nghiện..


       IV/ MỘT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN CỦA CÁ NHÂN CẦN PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG, ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI KHI CẦN THIẾT:
    Để đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn phù hợp với những nhu cầu thay đổi của đối tượng. Một kế hoạch điều trị cai nghiện cũng như là một bản đồ hướng dẫn hành trình của đối tượng đi đến phục hồi, trong đó có quy định đến những điểm mốc cho từng giai đoạn và đích cuối cùng của quá trình điều trị. Kế hoạch này cho chúng ta xác định được mục tiêu đề ra và đánh giá được những gì chúng ta đã đạt được hoặc những thất bại và những thiếu sót được sửa chữa và xác định những lĩnh vực mới cần phải được củng cố cho đối tượng của chúng ta.


       V/ DUY TRÌ VIỆC ĐIỀU TRỊ TRONG MỘT THỜI GIAN ĐỦ DÀI MỚI CÓ THỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ CAI NGHIỆN: 
    Khoản thời gian thích hợp với từng cá nhân trong việc duy trì cai nghiện phụ thuộc vào những khó khăn và nhu cầu của cá nhân đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết đối tượng thời gian cần thiết để tạo ra những tiến bộ có ý nghĩa trong cai nghiện là khoảng 3 tháng (Day top ).
    Sau khi đạt đến ngưỡng này những biện pháp điều trị bổ sung có thể được áp dụng để đạt được những bước tiến xa hơn nhằm tiến đến phục hồi. Những điều trên chỉ đúng khi đối tượng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cai nghiện. Điều quan trọng là phải cũng cố được quyết tâm của đối tượng không cho họ rời bỏ điều trị một cách quá sớm. Thời gian cai nghiện lý tưởng trung bình khoảng hai năm, tối thiểu là 6 tháng.


      VI/ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC – LIỆU PHÁP CÓ HIỆU QUẢ TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI:


    Những đối tượng cai nghiện ma tuý có những cơ hội trong điều trị để thảo luận về những vấn đề liên quan đến động cơ điều trị, xây dựng kỹ năng xã hội và thói quen chống lại việc sử dụng ma tuý, học tập những hành vi mới, nhận thức được khó khăn và có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Trị liệu hành vi và trao đổi, thảo luận giúp nâng cao mối quan hệ giữa người với đối tượng trong gia đình và trong cộng đồng.
    Trao đổi, thảo luận là phương pháp quan trọng trong điều trị, nó giúp cho đối tượng đi từ quá trình học tập đến thích nghi với môi trường điều trị cũng như thích nghi với việc phải đương đầu với những khó khăn tồn tại khi quay trở lại gia đình hoặc cộng đồng, phòng chống tái nghiện.


      VII/ TIẾN HÀNH  SONG SONG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN:


    Đối tượng cai nghiện thường có những rối loạn tâm thần kèm theo, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh l‎ý tâm thần - phương pháp cộng đồng trị liệu phải linh động áp dụng cho đối tượng với những mức độ khác nhau.


      VIII/ CẮT CƠN NGHIÊN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY MÀ ĐÓ CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO MỘT QUÁ TRÌNH CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI LÂU DÀI:


    Không có một biện pháp điều trị đơn thuần (thuốc, châm cứu, bấm huyệt, …) nào có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà đòi hỏi phải có những biện pháp điều trị tổng hợp, đồng bộ lâu dài thông qua các liệu pháp không dùng thuốc như:

    -         Tư vấn.

    -         Liệu pháp tâm l‎ý.

    -         Liệu pháp giáo dục.

    -         Liệu pháp xã hội.

    Để nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm của các đối tượng.


     IX/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN KHÔNG PHẢI TỰ NGUYỆN MỚI ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ:


    (Hai phần này coi lại bài: “Những nguyên tắc cơ bản trong cai nghiện phục hồi)

    Cho dù một người đến cai nghiện là do tự nguyện hay là do gia đình hoặc các cơ quan chức năng đưa vào, đối tượng đó cũng phải được giáo dục để họ đến với động cơ đúng đắn là cai nghiện.
    Thông thường, ngay cả đối với những người cai nghiện tình nguyện, thì cũng có những nguyên nhân bên trong hay bên ngoài buộc họ phải ẩn náu trong các Trung Tâm cai nghiện. Điều trị cai nghiện tự nguyện hay ép buộc không quan trọng bằng trên thực tế đối tượng có được cơ hội để tham gia điều trị trong một môi trường điều trị lành mạnh hay không.


             Với nhóm bị ép buộc họ cũng nhận được những dịch vụ săn sóc, tư vấn, giáo dục, giúp đỡ. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức của họ lâu hơn và khó khăn hơn.


       X/ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN NÊN CUNG CẤP ĐÁNH GIÁ VỀ HIV/ AIDS, VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ C, BỆNH LAO VÀ NHỮNG BỆNH TẬT DỄ LÂY LAN KHÁC, HƯỚNG DẪN GIÚP ĐỠ ĐỐI TƯỢNG HẠN CHẾ HOẶC THAY ĐỔI NHỮNG HÀNH VI CÓ NGUY CƠ LÂY LAN:
    Hướng dẫn thảo luận với từng cá nhân và theo nhóm có hiệu quả giúp các đối tượng học được cách làm như thế nào để tránh được những hành vi có nguy cơ cao. Việc hướng dẫn cũng có thể giúp cho những người đã bị nhiễm bệnh có thể tự chăm sóc được bản thân họ tốt hơn.


       XI/ SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CÓ THỂ PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN:
    Người nghiện ma tuý thường ở tình trạng tái phát kinh niên và đói ma túy trường diễn. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý.
    Quá trình cai nghiện phải kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người cai nghiện thành công nếu họ tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý.


       XII/  CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:
    Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện. Gia đình thường là chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện.   Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị - phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị.
    Chính vì vậy các gia đình nên được hướng dẫn về nội quy và nguyên tắc của cơ sở điều trị, được giáo dục về triết lý và phương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ tư vấn cho gia đình đối tượng để giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng.


    I - HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU- HUẤN NGHIỆP TRỊ LIỆU- LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU:


          Hoạt động trị liệu là khoa học và nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn lựa nhằm cải tiến sức khoẻ, lượng giá thái độ điều trị hay tập luyện về thể chất hoặc tâm trí – Hoạt động trị liệu bao gồm các loại Hoạt động sinh hoạt hàng ngày – Hoạt động sáng tạo nghệ thuật – Hoạt động giáo dục và trí tuệ – Hoạt động giải trí …


          Huấn nghiệp và lao động trị liệu phải coi trọng cả hai mặt chân tay lẫn trí tuệ . 

          Cộng đồng trị liệu coi hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu và lao động trị liệu là yếu tố quan trọng giúp đối tượng phục hồi nhanh chóng tình trạng nghiện. Các yếu tố trên có liên quan đến nhận thức của một người về vai trò của đối tượng trong cộng đồng. Một người khi biết rằng mình là thành viên có ích cho xã hội thì tự tin và tự trọng hơn, ít dính líu tới những hành vi sai trái.
    Điều này giúp cho chúng ta hiểu được vai trò của lao động trong đời sống xã hội của con người cũng như trong quá trình phục hồi của đối tượng được điều trị tại môi trường cộng đồng. Tất cả mọi thành viên đều đóng góp sức mình vào công việc hàng ngày nhằm duy trì chương trình điều trị, duy trì cơ sở vật chất và hoạt động của cộng đồng.


          Cộng đồng trị liệu là môi trường được tổ chức theo một cơ cấu chặt chẽ dựa trên nguyên lý trách nhiệm tăng dần do các thành viên của cộng đồng đảm nhiệm, đối tượng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng hoạt động hàng ngày. Cơ cấu tổ chức này đảm bảo công việc hoàn thành đúng lúc, dưới sự giám sát chặt chẽ.


          Huấn nghiệp và lao động trị liệu của cộng đồng là một hệ thống phân công rất khoa học. Ngoài việc cộng đồng có thể tự sản tự tiêu bằng cách tận dụng được đối đa nguồn nhân lực dồi dào của cộng đồng, cơ cấu này còn cho phép tập trung vào một số yếu tố khoa học trong việc thực hiện một chương trình điều trị nhằm phục hồi hành vi nhân cách, tăng lòng tự tin, tăng tính tự trọng và ý thức tổ chức kỹ luật trong lao động. Hệ thống này khuyến khích các thành viên phấn đấu để đạt được những vị trí nhất định trong cộng đồng, khuyến khích tinh thần tự lập …


              Vì những lý do trên, những người quản lý phải quan tâm đến việc xây dựng một lịch hoạt động – huấn nghiệp và lao động chi tiết cho việc thực hiện các chương trình hoạt động trong ngày. Người quản lý phải giám sát chặt chẽ thái độ và hành vi của thành viên trong cộng đồng.


              Để đạt được mục đích cộng đồng đặt ra, cần chú trọng vào việc giúp đỡ đối tượng hiểu thêm về chính bản thân mình, hiểu được ưu điểm, nhược điểm của bản thân ví dụ như cảm giác tự ti trong một hoàn cảnh xã hội nào đó.
    Giả sử, một người được giao  một công việc đòi hỏi phải có năng lực - trình độ. Việc này khiến  cho đối tượng phải lo lắng. Để có thể giúp đối tượng thực hiện phải khuyến khích đối tượng chấp nhận sự thử thách của công việc. Muốn giao cho đối tượng một công việc ta phải cân nhắc kỹ thái độ, hành vi và đặc biệt là khả năng chấp nhận thử thách của đối tượng.
    Lao động trị liệu là một trong những biện pháp trị liệu cho nên ở một số chương trình điều trị sẽ bị thất bại nếu sử dụng đối tượng điều trị như một dạng công nhân rẽ mạt cho sản xuất.


          Những đối tượng tích cực trong công việc và có thái độ đúng đắn đối với lao động thường có xu hướng coi trọng công việc mà họ đang làm và vị trí của trong công việc. Đối tượng phải có thái độ và hành vi đúng với quá trình làm việc chứ không chỉ đơn thuần làm việc tốt là được. Việc luân chuyển thay đổi công việc diễn ra thường xuyên trong cộng đồng cho phép các đối tượng có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại vi trí công việc trong môi trường.


              Từ những lý do trên đối tượng phải:

    +       Tìm hiểu về chính bản thân mình

    +       Điều chỉnh thái độ và hành vi cho đúng.

    +       Khi đối tượng lao động tích cực sẽ có một uy tín trong cộng đồng, cho nên những chương trình huấn nghiệp trị liệu – lao động trị liệu thường đạt tỷ lệ thành công cao với thời gian ngắn và chi phí thấp.
    Chương trình huấn nghiệp trị liệu – lao động trị liệu thường không áp dụng cho những thành viên mới của cộng đồng, những thành viên mới cần phải có thời gian để điều chỉnh thái độ, nhận thức hành vi nhân cách trước khi được tham gia huấn nghiệp và lao động trị liệu.


    J - LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY :


    Vì người nghiện ma túy bị rối loạn tâm sinh lý, rối loạn nhận thức, đánh mất lòng tự trọng  (xem phần I) do đó giáo dục trị liệu nhằm gọt dũa hành vi điều chỉnh nhận thức và nhân cách là vô cùng quan trọng. Đối tượng phải được giáo dục những suy nghĩ lành mạnh – làm chủ được bản thân khi gặp tình huống xấu và nhận thức được chân giá trị sống để có thể đối phó và định hướng cho chính bản thân .


    I. NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG:


          + Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tương tự xã hội.

          + Học tập thông qua thử thách và hành động.

          + Học tập thông qua những điều kiện sống phản ảnh thế giới thực bên ngoài và nội tâm đối tượng.

          + Học tập thông qua việc cởi mở và bày tỏ công khai cảm xúc của mình.


    II. PHƯƠNG THỨC – MỤC TIÊU – VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC :


          + Xây dựng nhiều loại hình điều trị cá nhân và điều trị nhóm.

          + Nội dung sinh hoạt bao gồm nhiều mặt của cộng đồng ( cách thức dọn dẹp giừơng chiếu, giữ gìn tủ đựng sách, ăn mặc, giao tiếp, bày tỏ sự quan tâm đến người khác ), bộc lộ các suy tư vướng mắc của mình.

          + Tạo bầu không khí quan tâm, tôn trọng và chấp nhận những thử thách của môi trường.

          + Học tập và thực hành tâm năng dưỡng sinh nhằm trợ giúp việc nâng cao nhận thức ( tư duy tích cực – làm chủ bản thân và hiểu các giá trị sống …… ).

          + Biểu tượng, nghi lễ và cách thức tiến hành công việc.


    III. PHÁT HUY ĐỘNG LỰC TÍCH CỰC CỦA NHÓM  ĐỒNG ĐẲNG.


          + Cán bộ lãnh đạo được đào tạo sâu về cộng đồng trị liệu.

          + Giáo dục về cộng đồng trị liệu cho các đối tượng.

          + Những nhân viên chuyên nghiêp được đào tạo về trị liệu cộng đồng : các bác sĩ, nhà giáo dục, nhà quản lý, nhà hướng nghiệp,…

          + Cần chia sẽ hệ thống niềm tin và gía trị cho các thành viên của cộng đồng.

          + Mô hình điều trị mang tính thực hành : học đi đôi với hành.

              Tất cả các động lực tích cực trên phải được đưa ra những quy định, quy tắc xã hội – nguyên tắc tổ chức bộ máy.


    IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI TỎA ẤM ỨC, HÀN GẮN, XOA DỊU VẾT THƯƠNG:         


    Những biện pháp điều chỉnh hành vi chỉ là bước đầu trong quá trình kiểm soát, quản lý hành vi của thành viên cộng đồng. Hiệu quả của những biện pháp này hoàn toàn mang tính tạm thời và dựa chủ yếu vào những tập quán quy tắc cộng đồng xây dựng. Nhằm đạt được sự ổn định trong việc thay đổi hành vi cần phải chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa để xây dựng mối liên hệ cần thiết giữa giá trị của hành vi với mục tiêu của lối sống đúng mực.


           _ Những biện pháp điều chỉnh hành vi khiến cho đối tượng có thể có một cuộc sống bình thường.

           _ Còn những biện pháp giải toả ấm ức, hàn gắn, xoa dịu vết thương giúp cho đối tượng có được nhận thức sâu sắc hơn về bản thân mình.


              Hai biện pháp này bổ sung, hổ trợ lẫn nhau. Việc quá chú trọng vào một biện pháp cụ thể nào đó cũng không cho kết quả tốt hơn là tiến hành cả hai biện pháp song song hổ trợ lẫn nhau. Nói một cách khác, nếu như chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp điều chỉnh hành vi một cách đơn thuần, thì các đối tượng sẽ cư xử không khác gì người máy. Họ sẽ có hành vi đúng trong môi trường cuộc sống tập thể, nhưng những hành vi đó sẽ mất khi họ rời khỏi môi trường điều trị.


    V. TƯ VẤN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:


              Tư vấn cho  nhóm và cá nhân đều đem lại cho đối tượng nhớ - hiểu biết và đánh giá được quá khứ, tiền sử cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ma túy của mình. Việc một ngừơi nghiện ma túy phủ nhận sự thật sẽ càng nhiều tuỳ theo bề dày của quá trình sử dụng ma túy.
    Xóa tan sự phủ nhận này cũng đồng nghĩa với việc bắt đối tượng phải đối đầu với sự thật của cuộc đời mà bấy lâu nay đối tượng vẫn thường né tránh. Một phần của sự phủ nhận thể hiện ở việc đối tượng thường biện minh hay hợp lý hóa các thất bại của mình trong việc từ bỏ ma túy.
    Việc tháo gở cho đối tượng những vướng mắc loại này cũng tương tự như khi chúng ta bóc vỏ hành từng lớp, một đối tượng từng bước hiểu rõ sai lầm và bổn phận của cá nhân hơn. Biện pháp tư vấn điển hình được áp dụng trong môi trường cộng đồng trị liệu là biện pháp đối diện trực tiếp, nó thử thách niềm tin và trách nhiệm cá nhân của mỗi người nghiện.


              Để đạt các mục tiêu trên – cần thành lập trong cộng đồng các loại nhóm với vai trò khác nhau :

              *Nhóm định hướng,  nhóm điều tra,  nhóm mở rộng,  nhóm marathon và nhóm đối kháng.


              Môi trường cộng đồng trị liệu đã xây dựng một số liệu pháp nhóm từ đơn giản đến phức tạp nhằm nâng cao chất lượng của việc điều trị cai nghiện. Mỗi loại nhóm nhằm giải quyết một khía cạnh khác nhau. Có những mục tiêu nhất định mà người cai nghiện buộc phải đạt được trong quá trình điều trị cai nghiện và phải tham gia sinh hoạt.


    VI. TRANG BỊ BẢN LĨNH VÀ KỸ NĂNG SỐNG:


    1/     Tư duy tích cực:


    Khi ta làm những gì  - cảm nhận những gì cũng bắt đầu từ một suy nghĩ và đều nhận sau đó mọi hệ quả của nó tác động vào bản thân và môi trường, mối quan hệ chung quanh.


    Chúng ta có 4 loại suy nghĩ chính sau đây:


    Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ mang lại ích lợi cho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung,...Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “vơi nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.


    Suy nghĩ tích cực giúp ta có hành động tốt. Hành động này tác động vào lòng tự tin, tính tự trọng và ổn định cho bản thân đồng thời tác động với môi trường và mối quan hệ quanh ta. Trái lại, nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực, ta sẽ phải trải qua những điều buồn chán, căng thẳng và chính ta sẽ là người chịu đựng.


    Nếu ta thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực ta sẽ có những niềm vui mới và nhiều thành công hơn.


    Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ: giúp đối tượng

    -                 Có trách nhiệm về những ý nghĩ của mình.

    -                 Ý nghĩ có sức mạnh rất lớn, tạo nên cảm xúc dẫn tới hành động.

    -                 Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cực sẽ tạo niềm tin và thái độ rõ ràng.

    -                 Các ý nghĩ giống như những hạt giống gieo trồng trong tâm trí. Càng đầu tư càng thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.

    -                 Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lực và sức mạnh.

    -                 Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏi và kiệt quệ.

    -                 Cần mất thời gian để thay đổi các tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình.


    2/     Tự kiểm soát làm chủ bản thân:


          + Người nghiện ma tuý vốn  rối loạn tâm sinh lý nên rất dễ bị lôi cuốn, kích động trước một vấn đề gì, đó là  một trong những cái cớ để họ trở lại với việc tái sử dụng ma tuý.

          + Bằng phương pháp tư duy tích cực đối tượng  có thể điều chỉnh được những hành động suy nghĩ của chính mình bằng sự  tự kiểm soát làm chủ bản thân. 


        Hai yêu cầu chủ yếu của tự kiểm soát làm chủ bản thân là:


               - Tinh thần khách quan.

               - Bình tĩnh đánh giá sự việc và cách giải quyết.


           Tinh thần thần khách quan làm đối tượng nhìn nhận rõ hơn sự việc và con người của mình không làm sai lạc nhận thức và phán xét của mình.

          Từ những dữ kiện có được, đối tượng phải bình tĩnh đánh giá lại tình huống, sự việc một cách có tình có lý và từ đó vạch ra hướng giải quyết vấn đề.


           Để giáo dục người nghiện ma tuý, phải thực hiện việc này một cách thường xuyên  cho họ tự đánh giá và trình bày cách giải quyết và cách thực hiện.

          Động tác này được lập đi lập lại để trở thành một thói quen tốt.


       Để đạt được hai yêu cầu trên đối tượng cần phải tập các đức tính sau:


           Trách nhiệm : Khi đã quyết định và hành động đối tượng phải dũng cảm chấp nhận những hậu quả, việc làm của mình, không đổ lỗi nhưng cũng không phải khư khư giữ lấy ý kiến mình mà phải can đảm nhìn lại các mặt của vấn đề, phát huy những mặt tốt và cương quyết loại bỏ những cái sai, cái xấu để điều chỉnh lại quyết định và chương trình hành động.


           Tinh thần tập thể : “ Gieo là gặt ”” sự hợp tác sẽ dẫn đến sự hợp tác ” sức mạnh hợp tác sẽ tạo cho công việc dễ dàng và vui vẻ . Người nghiện ma tuý bản thân sống rất chủ quan và ích kỷ do hình thành nhũng thói quen xấu, tinh thần tập thể sẽ tạo cho họ sự thoải mái, nhận thức được chân giá trị của cộng đồng, trách nhiệm vai trò của cá nhân trong tập thể.


           Tự kiểm soát làm chủ bản thân là một sự tập luyện lâu dài, đối tượng phải được từng bước làm quen và tiến hành thực hiện bằng những tình huống do nhà quản lý đặt ra hoặc những công việc, vụ việc cụ thể trong đời sống cộng đồng .


           Đối tượng phải được đóng góp sự giúp đỡ của nhà quản lý , của tập thể thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc trong giao ban buổi sáng tại các trung tâm cai nghiện.

           Khi đối tượng đạt được các đức tính trên họ có thể hi vọng đối phó với những nghịch cảnh , nhũng tình huống không thuận lợi.


    3/     Nhận thức về những giá trị sống:


         CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG là một chương trình của nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới – chương trình này được sự hỗ trợ của UNESCO – Nhóm giáo dục của UNICEF và nhiều tổ chức khác. Nội dung chương trình nhằm giáo dục các giá trị về cá nhân – xã hội bao gồm các đức tính: Hợp tác – Tự do - Hạnh phúc – Trung thực – Khiêm tốn – Tình yêu – Hòa bình – Tôn trọng – Trách nhiệm – Giản dị – Khoan dung và Đoàn kết.


    1)                 Mục đích của chương trình là:

        _ Giúp đỡ các cá nhân suy nghĩ những giá trị cuộc sống – các tác động thực tế trong việc thể hiện những giá trị này khi liên hệ với chính mình, với người khác, với cộng đồng.

       _ Để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về động cơ, trách nhiệm liên quan đến những suy nghĩ  - hành động của bản thân.

      _ Điều chỉnh cho đối tượng nhận thức những giá trị cá nhân, xã hội về đạo đức, tinh thần, lối sống – phát triển và làm sâu sắc hơn các giá trị này.

      _ Để các nhà quản lý, giáo dục thấy rõ phương pháp giáo dục  là một phương pháp trị liệu quan trọng giúp đối tượng có thể hòa nhập vào cộng đồng với sự tôn trọng – tự tin và có mục đích.


    2)                Chương trình được xây dựng trên 3 luận điểm cơ bản là:

    _ Dạy sự tôn trọng nhân phẩm cho mỗi người và mọi người,

      _ Khả năng sáng tạo và học tập một cách tích cực khi có cơ hội.

      _ Phát triển trong một môi trường tích cực, an toàn, có sự tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau.


      IX. XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:
    Danh ngôn ta có câu :   “NIỀM TIN CHỞ ĐƯỢC NÚI ”. Xây dựng được niềm tin trong môi trường trị liệu cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm điều trị và phục hồi cho đối tượng cai nghiện.


             * Niềm tin vào sự tồn tại của lòng tốt:

          Khi chúng ta dẫn dắt đối tượng của cộng đồng quay trở về quá khứ, chính chúng ta đã giúp đối tượng đối diện với sự thật, nói ra những điều bí mật mà đối tượng dấu diếm trong lòng để tìm cách học hỏi từ những vấp váp mà đối tượng đã từng gặp phải. Mặc dù gặp bất hạnh như thế nào trong cuộc đời thì đối tượng cũng không nên đeo đẵng mãi những suy nghĩ về những điều đã xảy ra.
    Chúng ta không đánh giá con người qua những việc mà đối tượng đã làm trong quá khứ mà cần thái độ trung thực để sữa chữa những sai lầm của quá khứ. Người nghiện có thể thay đổi nhưng chỉ khi anh ta thật sự mong muốn mình thay đổi. Nếu như đối tượng cố gắng nổ lực không ngừng thì nhất định cuối cùng cũng duy trì được một lối sống lành mạnh. Đó chính là điều mà trị liệu cộng đồng tin tưởng.


           * Niềm tin vào khả năng hối cải và phục thiện của con người:

            Có một thời gian khá dài cả xã hội đều tin chắc một điều rằng “  người nghiện thì mãi mãi sẽ là người nghiện”. Môi trường trị liệu cộng đồng đã bác bỏ điều này vì qua thực tiễn, nhiều người đã từng tham gia điều trị, đã vượt qua được sự cám dỗ của ma tuý và nay đang sống một cuộc sống lành mạnh. Không ít người trong số họ vẫn đang  tiếp tục cuộc chiến chống lại nguy cơ tái nghiện. Những ai không bỏ cuộc thì nhất định cuối cùng sẽ có một cuộc sống bình thường và ổn định.


            * Niềm tin vào việc giúp người khác cũng là giúp chính bản thân mình:

            Một trong những phẩm chất quý báu mà đối tượng sau khi điều trị ở môi trường trị liệu cộng đồng có được là việc luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ. Khái niệm “cho” hầu như trở nên quen thuộc đối với mọi người. Đối tượng muốn duy trì một lối sống lành mạnh thì đối tượng phải biết chia sẽ những gì mà anh ta nhận được, anh ta mới là người sở hữu thật sự của chúng. Có một câu nói rất hay mô tả  được hết ý nghĩa của khái niệm “cho” trong môi trường trị liệu cộng đồng : “Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi  vấn đề trừ khi bạn chia sẽ với người khác”.


            * Niềm tin vào phẩm giá của con người:

            Có một phẩm chất đạo đức của con người mà ta luôn luôn phải coi trọng đó chính là phẩm giá hay giá trị của con người. Khi người nghiện có niềm tự  hào về phẩm giá của mình thường tích cực tham gia vào chương trình điều trị - phục hồi vì đó là biện pháp giúp họ nhanh chóng chuyển đổi thái độ và hành vi, nhằm lấy lại những gì mà họ đã mất.


           Thành viên nào vốn đã có niềm tự hào về phẩm chất thì thường tỏ ra là một người tốt của cộng đồng, tuân thủ các quy tắc về trách nhiệm đối với thái độ, hành vi của mình. Duy trì được niềm tự hào về - phẩm chất trong lối sống sẽ giúp con người tránh xa ma tuý và tránh xa được cả những yếu tố tiêu cực luôn đi kèm theo nó.


     X. XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:


          * Trong bất cứ cuộc thảo luận nào về yếu tố tinh thần trong môi trường trị liệu cộng đồng hầu như người ta cũng dễ nói lạc sang chủ đề tôn giáo và tín ngưỡng. Nhằm tránh việc nhằm lẫn giữa yếu tố tinh thần và khái niệm tôn giáo, tinh thần trong cộng đồng trị liệu được định nghĩa là : “ bất kỳ hành động hay hoạt động nào thể hiện, phản ánh lòng tốt của con người”. Đây là một định nghĩa khái quát, nó bao gồm rất nhiều loại hoạt động của con người kể cả hoạt động tôn giáo hay những việc làm có ích giúp tăng cường nhận thức của con người.


             Chương trình trị liệu cộng đồng không phải là một chương trình thuần túy nói về yếu tố tinh thần mà còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp trị liệu khác. Yếu tố tinh thần chỉ được sử dụng với khía cạnh giúp cho quá trình thay đổi, phục hồi của người nghiện thông qua việc nhìn nhận cuộc sống dưới một góc độ khác. Điều quan trọng ở đây là sự góp phần điều trị nhằm tăng cường nhận thức cho người nghiện trong giai đoạn phục hồi.


           Cuộc sống trong cộng đồng là một cuộc sống tập thể. Cuộc sống tập thể ở đây tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma tuý để họ có thể nhanh chóng phục hồi trong môi trường có định hướng rõ ràng về “mục đích và kết quả”. Họ cần phải biết được thế nào là hành vi đúng trước khi có thể bước vào quá trình phục hồi. Đây chính là một thử thách lớn không chỉ với họ mà còn với tất cả các nhân viên điều trị.


    Sau khi đã tìm lại được chính bản thân mình, người nghiện bắt đầu quá trình học hỏi những giá trị của cuộc sống, hệ thống niềm tin trong cộng đồng, mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp nhằm hướng tới một cuộc sống lành mạnh, không có ma tuý Sự thay đổi lớn lao trong thái độ của đối tượng ở giai đoạn này là rất đáng chú ý.
    Đối tượng tỏ ra có triển vọng và trở nên có tinh thần trách nhiệm trong lao động và hành vi ứng xử. Anh ta đã có cuộc sống đời thăng trầm chìm nổi nhưng đối tượng đã biết chấp nhận sự thật, biết kiểm soát nó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Đối tượng hiểu rằng cuộc chiến chống lại sự cám dỗ của ma tuý vẫn chưa chấm dứt và vẫn còn phải rèn luyện thêm những điều đã học để có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh lâu dài.
    Một người nghiện không đơn thuần là sự phụ thuộc vào ma tuý mà còn là sự lệ thuộc vào quá khứ cùng những yếu tố xã hội đi liền với quá khứ ấy. Đối tượng phải biết có thể đốt thành tro tất cả những nổ lực bấy lâu nay nhằm đạt được sự phục hồi. Do đó phải tránh mọi mối liên quan dẫn đến quá khứ tội lỗi đó là yếu tố tiên quyết để duy trì cuộc sống lành mạnh không ma tuý.


           Để duy trì được những gì mà được học, đối tượng phải biết cách chia xẽ những quan điểm – hành vi đúng đắn cho người khác. Đối tượng đã hoàn tất giai đoạn này, phải biết cách dạy lại những thành viên mới bằng chính ví dụ cuộc đời đối tượng. Vai trò của đối tượng trong cộng đồng bây giờ là dạy lại những điều mình được học. Chỉ có như vậy đối tượng mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của mọi vấn đề đã học và có trách nhiệm hơn đối với hệ thống niềm tin trong môi trường trị liệu cộng đồng. 


    KẾT LUẬN


         Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Do những tổn thương về hệ thống não bộ tạo nên những rối loạn về hành vi- nhân cách của người bệnh - suy giảm khả năng xét đoán - xử lý thông tin - mất khả năng tự chủ - hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Người nghiện ma túy là một người đa nhân cách.


         Lạm dụng ma túy là hội chứng rối loạn toàn cơ thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau : Tâm sinh lý người bệnh - hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội.


         Việc sử dụng thuốc chỉ có một tác dụng giới hạn mà cần những biện pháp điều trị tổng hợp : Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện của đối tượng mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến hành vi - nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình xã hội và động cơ đã ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng.


         Từ những lý do trên việc trị liệu cho người nghiện trong một môi trường trị liệu cộng đồng là rất cần thiết. Khác với những phương thức điều trị cổ điển, quy ước chỉ gồm thầy thuốc và bệnh nhân, trị liệu cộng đồng đã huy động được toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân - tập thể người bệnh cũng như toàn bộ nhân viên Trung Tâm tập trung vào mục đích điều trị cho mỗi bệnh nhân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp.

    Với thời gian điều trị dài và những biện pháp đúng đắn nhằm gọt dũa, phục hồi hành vi - nhân cách, tạo cho người cai nghiện những nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, nếp sống tốt để khi trở về với xã hội họ được trang bị bản lĩnh sống với lòng tự tin và sự tự trọng. Họ sẽ từng bước tiến lên trong cuộc sống với sự hỗ trợ của toàn xã hội.

    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ

    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ

      I/ KHÔNG CÓ SỰ ĐIỀU TRỊ ĐƠN NHẤT NÀO THÍCH HỢP CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN. 

         Việc áp dụng những biện pháp điều trị phối hợphết sức quan trọng nhằm trả lại cộng đồng những thành viên có ích cho xã hội. Điều này thì gắn liền với nhu cầu phát triển các hình thức chăm sóc tích cực và không gián đoạn của một chương trình điều trị nhằm thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của đối tượng tham gia điều trị.


    II/ CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ PHẢI LUÔN SẴN SÀNG:

         Người nghiện luôn sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi đã suy sụp nhưng đến khi nào anh ta đến giai đoạn suy sụp thì ta không đoán trước được, vì vậy “ sự giúp đỡ” luôn luôn phải sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định – đó là khi anh ta tự nguyện đến điều trị cai nghiện. Những thủ tục phức tạp trong quá trình tiếp nhận đối tượng đến tham gia điều trị có thể khiến chúng ta bỏ sót những đối tượng đang cần sự giúp đỡ.


    III/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CHỈ CÓ HIỆU QUẢ:

         Khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của đối tượng trong quá trình phục hồi. Để việc điều trị có hiệu quả phải xác định được các vấn đề liên quan đến khía cạnh, thái độ, hành vi, tâm tư tình cảm, khía cạnh đạo đức, yếu tố nghề nghiệpquan hệ xã hội của đối tượng bên cạnh tiền sử lạm dụng ma tuý của đối tượng. Một chương trình điều trị phục hồi toàn diện phải bao gồm cả những dịch vụ hoặc sự can thiệp đáp ứng được nhu cầu phức tạp của người nghiện ma tuý bao gồm cả những hoạt động chuẩn bị cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồngcung cấp cho đối tượng những kỷ năng phòng chống tái nghiện..


    IV/ MỘT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN CỦA CÁ NHÂN CẦN PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG, ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI KHI CẦN THIẾT:

         Để đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn phù hợp với những nhu cầu thay đổi của con người, một kế hoạch điều trị cai nghiện cũng như là một bản đồ hướng dẫn hành trình của đối tượng đi đến phục hồi, trong đó có quy định đến những điểm mốc cho từng giai đoạn và đích cuối cùng của quá trình điều trị. Kế hoạch này cho chúng ta mối liên hệ về một tiêu chuẩn để so sánh với những gì chúng ta đã đạt được hoặc những thất bại và những thiếu sót được sửa chữa hoặc xác định những lĩnh vực mới cần phải được cũng cố cho đối tượng của chúng ta.


    V/ SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN:

         Người nghiện ma tuý đôi khi được xem như là ở tình trạng tái phát kinh niên. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý.


         Những người nghiện có thể yêu cầu quá trình cai nghiện kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người cai nghiện thành công nếu họ tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý. Khoản thời gian thích hợp với từng cá nhân trong việc duy trì cai nghiện phụ thuộc vào nhũng khó khăn và nhu cầu của cá nhân đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết đối tượng thời gian cần thiết để tạo ra những tiến bộ có ý nghĩa trong cai nghiện là khoảng 3 tháng.


         Sau khi đạt đến ngưỡng này những biện pháp điều trị bổ sung có thể được áp dụng để đạt được những bước tiến xa hơn nhằm tiến tới phục hồi. Những điều trên chỉ đúng khi đối tượng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cai nghiện. Điều quan trọng là phải cũng cố được quyết tâm của đối tượng không cho họ rời bỏ điều trị một cách quá sớm. Thời gian rối loạn tâm – sinh lý của đối tượng trung bình là 6 tháng.Thời gian cai nghiện lý tưởng trung bình là hai năm. Thời gian tạm gọi là thành công khi đối tượng duy trì không tiếp xúc với ma túy là 5 năm còn việc cai nghiện ma túy là suốt đời.


    VI/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC LÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CÓ HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN:

         Những đối tượng cai nghiện ma tuý phải có những cơ hội trong điều trị bằng cách thảo luận về những vấn đề liên quan đến động cơ điều trị, xây dựng kỹ năng xã hội và thói quen chống lại việc sử dụng ma tuý, học tập những hành vi mới, nhận thức được khó khăn và có biện pháp khắc phục hữu hiệu.
    Trị liệu hành vi và trao đổi, thảo luận giúp nâng cao mối quan hệ giữa người với đối tượng trong gia đình và trong cộng đồng. Trao đổi, thảo luận là phương pháp quan trọng trong điều trị, nó giúp cho đối tượng đi từ quá trình học tập đến thích nghi với môi trường điều trị cũng như thích nghi với việc phải đương đầu với những khó khăn tồn tại khi quay trở lại gia đình hoặc cộng đồng, phòng chống tái nghiện thông qua Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu – Quản lý trị liệu – Giải trí trị liệu, …


    VII/ NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN HOẶC LẠM DỤNG MA TÚY THƯỜNG KÈM THEO NHỮNG TRẠNG THÁI RỐI LOẠN HOẶC BỆNH LÝ TÂM THẦN:

         Đối tượng đến điều trị cai nghiện cũng có thể được phát hiện có biểu hiện rối loạn tâm thần kèm theo, khi đó khi điều trị nếu cần phải có sự tham gia của chuyên gia tâm thần để hội ý và đề ra phương án điều trị cho đối tượng.


    VIII/ THUỐC CẮT CƠN CHỈ LÀ BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA ĐIỀU TRỊ CAI NGIỆN VÀ NÓ CÓ RẤT ÍT TÁC DỤNG TRONG  VIỆC DUY TRÌ TRẠNG THÁI KHÔNG SỬ DỤNG MA TUÝ:

         Những loại thuốc hỗ trợ cắt cơn giúp cho dối tượng vượt qua giai đoạn đầu của hội chứng cai một cách an toàn. Việc điều trị cắt cơn hầu như không đủ giúp người nghiện có thể cai được hoàn toàn mà cần thời gian dài, nhưng nó là tiền đề để người nghiện hướng tới các phương pháp điều trị cai nghiện tiếp theo giúp đối tượng có thể duy trì được trạng thái phục hồi.


    IX/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN KHÔNG CẦN PHẢI TỰ NGUYỆN MỚI ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ:

         Động lực là nhân tố cốt yếu của quá trình cai nghiện. Cho dù một người đến cai nghiện là do tự nguyện hay là do gia đình hoặc các cơ quan chức năng đưa vào, đối tượng đó cũng phải được giáo dục để họ đến với động cơ đúng đắn là cai nghiện. Thông thường, ngay cả đối với những người tình nguyện cai nghiện, thì cũng có những nguyên nhân bên trong hay bên ngoài buộc họ phải ẩn náu trong các Trung Tâm cai nghiện.
    Điều trị cai nghiện tự nguyện hay ép buộc không quan trọng bằng trên thực tế đối tượng có được cơ hội để tham gia điều trị trong một môi trường điều trị lành mạnh hay không.

    Với nhóm bị ép buộc họ cũng nhận được những dịch vụ săn sóc, tư vấn, giáo dục, giúp đỡ. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức của họ lâu hơn và khó khăn hơn.

    X/ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN NÊN CUNG CẤP ĐÁNH GIÁ VỀ HIV/ AIDS, VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ C, BỆNH LAO VÀ NHỮNG BỆNH TẬT DỄ LÂY LAN KHÁC:

         Hướng dẫn thảo luận với từng cá nhân và theo nhóm có hiệu quả giúp các đối tượng học được cách làm như thế nào để tránh được những hành vi có nguy cơ cao. Việc hướng dẫn cũng có thể giúp cho những người đã bị nhiễm bệnh có thể tự chăm sóc được bản thân họ tốt hơn.


    XI/  CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:

         Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện. Gia đình có thể là chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện  


         Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị - phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị.


         Chính vì vậy các gia đình nên được hướng dẫn về nội quy và nguyên tắc của cơ sở điều trị, được giáo dục về triết lý và phương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ tư vấn cho gia đình đối tượng để giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng

       

    MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP XÃ HỘI VÀ TỰ GIÚP ĐỠ

     MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP XÃ HỘI VÀ TỰ GIÚP ĐỠ 

    (SELF – HELP SOCIAL LEANRING TREATMENT MODEL – SSLTM)
    Từ những khái niệm của cộng đồng trị liệu mô hình SSLTM đã được phát triển:

       1.HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH (AA) – NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ẨN DANH (NA):


    Năm 1935 – Nhóm những người sử dụng rượu vô danh ( AL) được thành lập quan điểm của nhóm là cá nhân tự nhìn nhận bản thân, thừa nhận những khiếm khuyết về tính cách và sửa đổi.
    • Nguồn gốc bắt đầu từ hội AA (Alcoholics Annymous) Hiệp Hội Những Người Nghiện Ẩn Danh – ra đời năm 1935, tại Akron- Ohio- Mỹ, bởi ông Bill Wilson và bác sĩ Bob Smith – vốn là hai người nghiện rượu, đã tự cai, và rút ra 12 nguyên tắc điều trị, đồng thời lập ra hội AA.
    • Năm 1953, hội AA cho phép hội NA (Narcotics Anonymous) Hội những người nghiện ma túy ẩn danh được phép sử dụng các bước của chương trình nầy vào việc cai nghiện ma túy.
    Nghiện rượu và nghiện ma túy có vấn đề chung là cùng đi đến hồi phục và từ bỏ nghiện, tính chất có tính truyền thống là những hình thành mối quan hệ hửu nghị giửa những người đang hồi phục.
    • Hơn 70 năm qua, chương trình 12 bước đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, dựa trên căn bản có tính truyền thống, và được bổ sung bởi nhiều bài viết chọn lọc của những người cai nghiện. Trụ sở trung ương Hội đặt tại Newyork và Châu Âu.
    Tài liệu chính của Hội là chương trình 12 bước và một bộ sách giáo khoa kèm theo  (Basic Text).  Tài liệu đặc biệt nhấn mạnh vai trò của quy trình thảo luận – thu hoạch – giải đáp.

    Giáo viên hướng dẫn và nhóm trợ lý đều là người cai nghiện thành công, xuất thân từ Trường Cai Nghiện và trở thành chuyên viên – một người thầy thực sự của chuyên ngành ma túy.


    Việc học tập được tổ chức tại Trung Tâm Cai nghiện Ma Túy, chương trình bao gồm giai đoạn cắt cơn, giai đoạn học tập và rèn luyện theo chương trình 12 bước, kế tiếp là giai đoạn ‘bán thử thách và giai đoạn thử thách’ tại cộng đồng. 

    Thời gian tổng quát là 6 tháng, có thể kéo dài một năm hay hơn nữa, tùy theo từng trường hợp.

    Sau khi tái hòa nhập cộng đồng, mỗi người đều là hội viên của NA và giử sinh hoạt với hội, thân thiết, lâu dài để đem lại sự bền vững cho mình.

    Tại Trung Tâm, học viên cũng được hưởng các dịch vụ sinh hoạt như: thể dục thể thao- vui chơi giải trí – nâng cao văn hóa, kỷ năng sống – các loại lao động trị liệu, hướng nghiệp.


    NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP 12 BƯỚC


    Chương trình 12 bước có nguồn gốc như đã trình bày trên. Đó là một hệ thống có tính khoa học, được xây dựng trên nền Tâm lý nhiều mặt, bao gồm nhiều ngã rẽ của tâm lý người nghiện, như sự phản ứng, thối động, che dấu, biện hộ, chối bỏ, không thừa nhận, buông xuôi, mất tự tin, hưng phấn giả tạo… qua từng giai đoạn, do tính chất căn bệnh gây nên, cộng với quán tính của hành vi tiêu cực lâu dài trong quá khứ.

    Chương trình do chính những người nghiện đã phục hồi xây dựng nên và được tiếp tục bổ sung. Chương trình 12 bước bao gồm:

    Bước 1: "Chúng ta chấp nhận rằng mình bất lực về sự nghiện ngập và cuộc sống của chúng ta trở nên không kiểm soát được"


    Bước 2: "Chúng ta tin rằng có một quyền năng mạnh hơn bản thân mình có thể giúp chúng ta phục hồi lại sự bình thường"


    Bước 3: "Chúng ta quyết định để ‎ý chí và cuộc sống của chúng ta cho sự chăm sóc của Thiên Chúa khi chúng ta hiểu Người"


    Bước 4: "Chúng ta đã đánh giá đạo đức của chúng ta một cách chân thật và can đảm"


    Bước 5: "Chúng ta đã thú nhận với Đấng tối cao với chính chúng ta, và với người khác về thực chất những hành động sai lầm của chúng ta"


    Bước 6: "Chúng ta hoàn toàn để cho Đấng tối cao xóa bỏ đi tất cả những khuyết điểm của tính cách"


    Bước 7: "Chúng ta khiêm tốn yêu cầu Đấng tối cao xóa bỏ những điều thiếu sót của chúng ta"


    Bước 8: "Chúng ta viết ra danh sách những người mà chúng ta đã làm hại và chúng ta sẵn sàng sửa chữa tất cả"


    Bước 9: "Chúng ta trực tiếp đền bù cho họ bất cứ nơi nào chúng ta có thể, ngoại trừ trường hợp nếu chúng ta làm điều đó sẽ tổn thương họ hoặc những người khác nữa"


    Bước 10: "Chúng ta tiếp tục làm bảng kiểm tra cá nhân, để khi nào chúng ta sai, chúng ta sửa chữa những sai lầm ấy"


    Bước 11: "Chúng ta thông qua cầu nguyện và thiền định cũng như chúng ta ………… tiếp cận với Chúa cũng như chúng ta hiểu được Người. Cầu nguyện để hiểu rõ Người luôn sẵn lòng vì chúng ta và để cho chúng ta có sức mạnh làm theo những cầu nguyện ấy"


    Bước 12: "Chúng ta được đánh thức về mặt tâm linh như là kết quả của các bước mà chúng ta cố gắng thực hiện. Chúng ta cố gắng mang thông điệp này đến cho những người nghiện ma túy khác và thực hành các nguyên tắc trong cuộc sống thường trực của chúng ta"


     2.NHÓM HOẠT ĐỘNG OXFORD:


    Do Fromk Buchman thành lập và là người có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng các giá trị nhân văn – chủ yếu của nhóm Oxford là cai nghiện Rượu – Hoạt động của nhóm bao gồm những nội dung như cùng chia sẻ thông tin, hướng dẫn, cam kết sự thay đổi và phục hồi.


    Nhóm Oxford có những nổ lực trong việc truyền đạt các giá trị nhân văn tới các thành viên của nhóm. Trong số các giá trị này có 4 yếu tố cơ bản – đó là:

    a/ Tính trung thực tuyệt đối

    b/ Tính trong sạch tuyệt đối

    c/ Không ích kỷ

    d/ Yêu thương tuyệt đối


    3.CHƯƠNG TRÌNH SYNANON:


    Được thành lập vào năm 1958 tại California bởi một người đã từng nghiện rượu là Charles E. Dederich, sự phát triển của Synanon được xuất phát từ quan điểm của AA.

    Để làm cho chương trình thích ứng và phù hợp với các trường hợp cai nghiện ma túy, chương trình Synanon và AA dần trở nên tách biệt và dẫn đến sự khác nhau hệ tư tưởng cũng như mối liên quan.


    Mô hình điều trị cộng đồng chữa bệnh, bắt đầu là mô hình Synanon và đang phát triển thành nhiều chương trình ở Mỹ và khắp thế giới gồm chín thành phần cơ bản.

    Những thành phần này dựa vào lý thuyết học tập xã hội, thông qua sử dụng cộng đồng để khuyến khích sự thay đổi về hành vi và thái độ: 9 thái độ cần thiết đó là:


    THAM GIA TÍCH CỰC:


    SSLTM tin rằng cộng đồng là một phương pháp và vì thể người nghiện tham gia chủ động trong các hoạt động trong cộng đồng chữa bệnh là cần thiết để thay đổi, trưởng thành và phát triển.

    Điều này có nghĩa là người nghiện tham gia vào tất cả các hoạt động của cộng đồng, sẽ tăng cường mối liên kết giữa các thành viên và giữa thành viên với chương trình.

    Các thành viên được yêu cầu đóng góp cho cộng đồng. Sự đóng góp này được thực hiện dựa trên khả năng của từng cá nhân cũng như giá trị của mỗi nhiệm vụ mà họ thực hiện đối với cộng đồng.


    PHẢN HỒI CỦA THÀNH VIÊN:
    Những thành viên nhóm phải đóng góp ‎ý kiến lẫn nhau một cách chân thật. Thông tin phản hồi của các thành viên được thực hiện một cách chính thức thông qua hoạt động trong nhóm và các buổi trị liệu. Hoặc phản hồi không chính thức như giao tiếp cá nhân. Mục đích của việc phản hồi là nhận thức về hành vi, suy nghĩ và ‎ ý tưởng. Phản hồi bao gồm cả sự phản hồi tích cực và phê bình có tính xây dựng.

    NOI GƯƠNG:
    Tất cả các cán bộ và thành viên cấp cao của cộng đồng phải thực hiện các hành vi trong cộng đồng để làm gương cho những thành viên khác như một phương tiện giáo dục. Đây là việc giáo dục thông qua hành động trên thực tế. Các thành viên của cộng đồng điều trị không chỉ “nói mà phải làm”.

    TẬP THỂ HƯỚNG DẪN CÁ NHÂN THAY ĐỔI
    Nhấn mạnh vào nhóm hoặc tác động cộng đồng để giúp cá nhân thay đổi. Tất cả các yếu tố trong mô hình SSLTM khuyến khích và hỗ trợ cho cá nhân trưởng thành và phát triển.

    CÁC GIÁ TRỊ VÀ CHUẨN MỰC CHUNG
    Cộng đồng xây dựng các quy tắc và giá trị chung để tạp ra áp lực nhóm và cộng đồng để giúp đỡ từng thành viên của cộng đồng tuân thủ và dần tin vào những hành vi và quan niệm tích cực. “Triết lý TC” và “Những quy tắc bất thành văn” là những nội dung để thực hiện các giá trị và chuẩn mực.

    KẾT CẤU VÀ HỆ THỐNG
    Để hiện thực hóa các khái niệm và triết lý của SSLTM, các hoạt động cần được tổ chức theo một kết cấu và hệ thống. Kế hoạch hoạt động hàng ngày, gặp mặt, nội quy và quy định, tỉ lệ cán bộ và học viên, cấu trúc thứ bậc, công việc, nhóm mệnh lệnh, các giai đoạn điều trị là tất cả những nội dung để đạt được mục đích và mục tiêu của cộng đồng.

    GIAO TIẾP MỞ
    Hoạt động giao tiếp được tiến hành theo chiều ngang và chiều dọc. Cộng đồng duy trì sự thống nhất thông qua việc khuyến khích các thành viên bộc lộ cảm xúc và ý tưởng.

    MỐI QUAN HỆ CÁC NHÂN VÀ NHÓM
    SSLTM tạo ra một mạng lưới quan hệ, tạo điều kiện cho các học viên có nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về hành vi, cảm xúc và ý tưởng. Mối quan hệ với nhân viên, nhóm người chữa trị, nhóm tĩnh, cộng đồng sẽ giúp các cá nhân đảm nhận trách nhiệm, tăng cường hiểu biết và chấp nhận những thiếu sót của mình và làm cam kết thay đổi.

    THUẬT NGỮ CHUYÊN DỤNG
    Thuật ngữ sử dụng bởi SSLTM là cách giải thích đơn giản về quá trình và môi trường hoạt động. Đó là ngôn ngữ chung tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.

       4.TỔ CHỨC DAYTOP QUỐC TẾ:


    Được bắt đầu đưa vào điều trị từ năm 1963 và hiện có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới. Tổ chức Daytop đã hỗ trợ rất nhiều người nghiện và thanh thiếu niên từ bỏ lệ thuộc vào ma túy và xây dựng một cuộc sống lành mạnh và có ích cho xã hội.
    Tình trạng sử dụng ma túy và nghiện ma túy diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới và có tác động lớn đến các thành viên, gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội.Tổ chức DAYTOP international được thành lập để cung cấp chương trình tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ các quốc gia đối phó với sự gia tăng của tình trạng sử dụng ma túy.
    Để hiểu rõ tổ chức và các phương pháp điều trị của tổ chức này đề nghị các bạn tham khảo tại mục, bài: “Một mô hình cai nghiện có hiệu quả: Môi trường trị liệu – Cộng đồng trị liệu” tại trang web của Trung tâm Thanh Đa.

              5. CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU VÀ CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA:


    Thông qua khảo sát các chương trình (SSLTM) chúng tôi nhận thất chương trình SSLTM của tổ chức Daytop: Phù hợp với Việt Nam nói chung và Thanh Đa nói riêng. Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh đa đã thực hiện chương trình này hơn 10 năm và có kết quả rõ rệt. Nhiều cán bộ nhân viên Trung tâm đã tham gia chương trình tập huấn tập trung 04 tháng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp với tổ chức Daytop Quốc tế thực hiện.
    Khóa học có nội dung đồng bộ, phong phú và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (người tài trợ chương trình này) đánh giá cao. Tuy nhiên để phù hợp với Việt Nam, chúng tôi qua nghiên cứu và qua thực tiễn đã có một số điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu điều trị của Trung tâm. Xem thêm “Quy trình cai nghiện tại Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa”        

    NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

    NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

    Phương pháp cai nghiện,  điều kiện môi trường và chất lượng cán bộ điều trị - giáo dục - quản lý là những yếu tố cần thiết giữ vai trò quan trọng cho công tác cai nghiện – phục hồi vô cùng quan trọng. Một trung tâm cai nghiện tốt phải đạt được các yếu tố sau:


           1.NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:


          Đội ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.

    Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấyhay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ýnhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.

          Đối với đồng nghiệp: nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.

    Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêuđồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.

    Một điểm rất quan trọng là cán bộ điều trị phải có trình độ, được giáo dục bài bản và tự rèn luyện thường xuyên, phải có hiểu biết cai nghiện phục hồi và chuyên ngành đang công tác (Y tế - Tư vấn – Giáo dục – Quản lý học viên cai nghiện, …)


           2. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI KHI XẢY RA CÁC TÌNH HUỐNG


          3. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHẢI ĐẦY ĐỦ ĐỂ ĐÁP ỨNG CHO YÊU CẦU CAI NGHIỆN PHỤC HỒI. ĐẢM BẢO ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN: QUẢN LÝ - Y TẾ - GIÁO DỤC – HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP TRỊ LIỆU – LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU – VUI CHƠI GIẢI TRÍ


            4. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:


    Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị. Luôn chờ mong ma túy nhất là khi tiếp nhận học viên mới ha chờ những cơ hội tiếp cận ma túy (gia đình, CBNV biến chất, kẻ xấu).

    Do đó, đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.


           5.MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:


    Mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ýkhông hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.


           6. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:

      • Trách nhiệm quan tâm đến người khác.
      • Trung thực, không dối trá.
      • Thương yêu, cởi mở, chân thành.
      • Đoàn kết.
      • Kỷ luật.
      • Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.

             7. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU.


            8. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU KHÔNG THỂ CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC: Mà phải giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực


              9. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN:


    Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm. Nội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.


               10. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC:


    Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.

    Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắcgiá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng, không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng . Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nóihành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trịcó thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.



    Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “ môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.


            Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩcảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi.

    Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi có thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.


                11. NHÂN SỰ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHẢI SẴN SÀNG VÀ ĐẦY ĐỦ VÌ SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CÓ THỂ PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN:


    Người nghiện ma tuý thường ở tình trạng tái phát kinh niênđói ma túy trường diễn. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý.

    Quá trình cai nghiện phải kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người cai nghiện thành công nếu họ tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiệnquản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý.


               12. CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:


    Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện. Gia đình thường là chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện. Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị - phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị.
    Chính vì vậy các gia đình nên được hướng dẫn về nội quynguyên tắc của cơ sở điều trị, được giáo dục về triết lýphương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ tư vấn cho gia đình đối tượng để giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng.

     

    MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

    MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

    Nghiện ma túy do nhiều nguyên nhân khác nhau: Tâm – sinh lý người nghiện, hoàn cảnh cá nhân ảnh hưởng do gia đìnhtác động của xã hội. Việc sử dụng lệ thuộc, rồi làm dụng ma túy dẫn đến tình trạng nghiện là triệu chứng cuối cùng của một quá trình dài đầy rối loạn trong một bối cảnh đa phương diện, do đó, việc điều trị phục hồi người nghiện ma túy phải là một phương pháp điều trị toàn diện bao gồm nhiều lãnh vực Y tế - Giáo dục - Tâm lý – Xã hội, … Sau khi cai, nếu những nhân tố tác động thúc đẩy đối tượng tìm đến ma túy vẫn chưa được giải quyết, hầu hết những người nghiện sẽ tái nghiện.


    Từ những cơ sở trên cần phải có một chiến lược điều trị dài hạn nhằm gọt dũa hành vi nhân cách, điều chỉnh nhận thức – quan điểm sống tạo những thói quen tốt cho đối tượng trong một môi trường cộng đồng trị liệu dài hạn thông qua các hoạt động Tư vấn – Giáo dục – Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu – Hoạt động trị liệu, …



         A. ĐỊNH NGHĨA:


             I. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU:


    Môi trường trị liệusử dụng một cách khoa học môi trường nhằm mục đích trị liệu, tạo nên những thay đổi trong nhân cách của bệnh nhân. Danh từ môi trường trị liệu lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà tâm thần học BETTLEHEIM và SYLVERTER vào cuối những năm 1930 đầu những năm 1940 để miêu tả một môi trường kế hoạch khoa học nhằm mục đích thay đổi nhân cách của bệnh nhân.


    Khi một bênh nhân bị căng thẳng, bức xúc, mất ngủ - người thầy thuốc khuyên bệnh nhân hãy nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. Bạn có thể lên cao nguyên hoặc về vùng biển một thời gian. Nơi yên tĩnh, cao nguyên, biển chính là thuốc để điều trị các chứng căng thẳng, bức xúc, mất ngủ của bạn. Sử dụng môi trường để điều trị bệnh được gọi là môi trường trị liệu.


    Những khái niệm về môi trường trị liệu: Những cuộc nghiên cứu đã thực hiện đầu tiên về môi trường trị liệu hầu hết sử dụng những lý thuyết về tâm thần hay về tâm lý bệnh nhân để xác định loại môi trường nào là có tính cách trị liệu tốt nhất. Những nổ lực được thực hiện để tìm kiếm một môi trường tương tác giữa các cá nhân, được chi tiết hoá kỷ lưỡng, đặt nền tảng trên những nhu cầu tâm năng của một bệnh nhân đã được chẩn đoán kỹ càng. Mục đích của phương pháp này là cố gắng tìm ra những cách thức điều trị dựa vào thái độnhận thức của nhân viên cũng như của bệnh nhân.


    + Năm 1944 STANTON và SCHWARTZ cho rằng môi trường có thể là cách điều trị chủ yếu, cũng như có vai trò ảnh hưởng nâng đỡ hay bổ túc cho các hình thức điều trị khác. Môi trường có vai trò ảnh hưởng đến an sinh, hạnh phúc chung của cộng đồng.


    + Một tác giả khác là CUWDELL đã miêu tả tác động của các giá trị văn hoá, những chuẩn mựcphong tục của môi trường có thể ảnh hưởng trên sự săn sóc bệnh nhân.


    + Năm 1958 các tác giả FREEMAN, CAMERON đã cho rằng có mối liên hệ giữa tâm lý cá nhân và những đặc điểm của môi trường .


    + Mặc dầu đã thu nhập được nhiều kết quả trên đây, nhưng cho đến năm 1962 qua công  trình nghiên cứu của CUMMING đã đặt lại vấn đề trong việc đánh giá tác động của môi trường, vì môi trường có thể mang lại những thay đổi đặc thù trong hành vi của bệnh nhân. Các môi trường trị liệu có thể khác nhau tùy theo cách tổ chức, nhưng căn bản đều có những điểm chung trong các phương pháp trị liệu đối với các bệnh nhân điều trị nội trú. Môi trường trị liệu nhận định rằng:

      • Bệnh nhân có những sức mạnhmột phần nhân cách không bị xung đột. Những sức mạnh này được vận dụng để phát huy tối ưu bằng cách thiết lập một môi trường nội trú khoa học.
      • Bệnh nhân có những khả năng to lớn trong việc tự điều chỉnh chính mình, trên những bệnh nhân khác và mức độ nào đó có ảnh hưởng trên cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
      • Tất cả các nhân viên của trung tâm có một khả năng rất lớn để tác động đến việc trị liệu cho người bệnh.

              II. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:


    Theo Crack, khác với môi trường trị liệu, cộng đồng trị liệu là một loại môi trường trị liệu đặc biệt trong đó toàn cơ cấu xã hội của đơn vị điều trị đều tham gia tiến trình giúp đỡ bệnh nhân.


    Theo Jones, môi trường cộng đồng trị liệu được phân biệt với các chương trình trị liệu khác là do chương trình này huy động toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân và toàn bộ tập thể bệnh nhân và nhân viên đều tập trung vào mục đích điều trị. Như vậy, bệnh nhân cũng có một vị trí trong  chương trình điều trị này qua thay đổi tư thế của mình. Trong chương trình cộng đồng trị liệu, nhân viên  phải khuyến khích bệnh nhân tích cực tham gia trong kế hoạch săn sóc cho chính mình. Đây là một phương pháp rất khác với vai trò thụ động chữa trị trong bệnh viện cổ điển, quy ước trong đó chỉ có vai trò bác sĩ và bệnh nhân.
    Jones cho rằng điểm đặc biệt của chương trình này là được đặt trên sự giao lưu, giao tiếp tự do trong trung tâm với các nhân viên và giữa các bệnh nhân với nhau. Mục đích của sự giao lưu tự do này là tìm ra được hành vi nào, ‎ý kiến nào, nhận xét nào, những vai trò nào  thích hợp để thay đổi nhận thức, thái độ,  lòng tin của bệnh nhân và những vấn đề nào không thích hợp cho điều trị (anti therapeutic).


    Như vậy, cộng đồng trị liệu có tính chất dân chủ, tự do bàn bạc, thảo luận khác với phương pháp thường dùng là đặt vai trò trị liệu đặc biệt của người bác sĩ lên trên và cách điều trị phục hồi tuân thủ những quy định thứ lớp bắt buộc.


    Trong mô hình cộng đồng trị liệu, môi trường thiết yếu là môi trường linh hoạt, những người tham gia không có vai trò chuyên biệt rõ ràng. Những hoạt động của bệnh nhân được cá thể hóa rất cao và sự tham gia của bệnh nhân là hoàn toàn tự nguyện. Một điều ngoại lệ đặc biệt là MỖI NGÀY PHẢI CÓ MỘT BUỔI HỌP CỘNG ĐỒNG: tất cả nhân viên và những bệnh nhân được khuyến khích phải hội họp, trách nhiệm tập thể được nhấn mạnh, những người tham dự được rút tỉa kinh nghiệm,


    Vai trò chính của nhân viên là giúp đỡ bệnh nhân đạt được những thấu hiểu mới, những sáng kiến, hành vi mới. Jones tin rằng một đơn vị điều trị lý tưởng cần phải được tự do điều hành trong cách nào tốt nhất, với hướng tiếp cận riêng của mình. Tuy nhiên, Jones cũng đưa ra những yếu tố mang tính đặc trưng của cộng đồng trị liệu: đó là hội họp cộng đồng hàng ngày như là một phương thức để thảo luận đời sống hàng ngày của Trung Tâm nhằm đóng góp, giải quyết các thắc mắc, các yêu cầu của các bệnh nhân.


    Một yếu tố nữa của cộng đồng trị liệu là quản lý bệnh nhân. Mục đích của sự quản lý bệnh nhân là để bàn bạc, thảo luận một cách chi tiết, cụ thể về trách nhiệm quyền lợi của từng bệnh nhân như: luân phiên dọn dẹplàm vệ sinh các phòng. Tất cả mọi quyết định cuối cùng phải được thống nhất lại trong các phiên họp cộng đồng. Jones cho rằng sinh hoạt nhóm nhằm ôn lại, kiểm điểm lạicần thiết cho sự uốn nắn, giáo dục tại chỗ (on-the ward training) đối với bệnh nhân. Trong buổi họp, các thành viên Trung Tâm phải xem xét những đáp ứng riêng,  mong đợi riêng, thành kiến riêng của mọi người.
    Một đặc trưng quan trọng khác của môi trường cộng đồng trị liệu là những cơ hội học cách sống trong môi trường cộng đồng trị liệu. Như vậy, môi trường cộng đồng trị liệu là môi trường học sống cho những bệnh nhân học cách đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày. Theo Jones - phản hồi lại, là một trong những khái niệm căn bản, quan trọng nhất của cộng đồng trị liệu nhằm đạt được sự tiến bộ cho toàn thể cộng đồng, không có điều gì được coi là thuần túy bí mật trong môi trường cộng đồng trị liệu.
    Những nhân viên của Trung tâm phải nhạy cảm trong vai trò của mình- phải biết phản hồi lại những thông tin trong cộng đồng lên cấp trên. Mặc dù ngày nay những khái niệm sơ khởi của Jones về cộng đồng trị liệu đã được nhìn nhận nhưng thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng những nét cơ bản vẫn không thay đổi.


    Nguyên tắc đầu tiên của cộng đồng trị liệu là trong môi tường trị liệu có sự liên quan lẫn nhau trong sự săn sóc nội trú. Không có ai nghi ngờ rằng ảnh hưởng của môi trường ảnh hưởng đến hành vicảm xúc. Năng động nhóm luôn luôn tác động nhằm tập trung về trách nhiệm – phục hồi – khuyến khích sự phát triển. Sự điều hành toàn diện là rất hiệu năng.


    Những nhà điều trị đã sớm nhận được sức mạnh của động lực nhóm (dynamic group) trong việc điều chỉnh hành vi và củng cố các quy tắc của cộng đồng. Ngày nay, trong môi trường điều trị cộng đồng, sức mạnh ấy không còn nằm ở cá nhân hay một nhóm nhỏ nữa mà nó là sức mạnh của một cộng đồng.


            III. KẾT LUẬN:


    Môi trường cộng đồng trị liệu không giống như môi trường cộng đồng mà chúng ta đang sống. Có một số những đặc tính khiến cho cộng đồng này trở nên độc đáokhông giống bất kỳ loại cộng đồng nào: đó chính là sự tổng hợp của các yếu tố: cơ cấu tổ chức, yếu tố con người, những quy định điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồng và hệ thống chia sẻ thông tin đã tạo nên cộng đồng. Nó phải là: “Môi trường học tập”. Môi trường này chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên và không khí học tập.
    Kết quả môi trường cộng đồng trị liệu là tạo ra một số những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái tâm tư tình cảm, nhận thức về đạo đứcxã hội của người nghiện. Môi trường cộng đồng trị liệu tạo ra trật tự và một lối sống có mục đích trong các thành viên của nó. Chính bởi vì môi trường trị liệu cộng đồng thường có được cơ sở vật chất  cũng như cách tổ chức tốt nên nó là môi trường trị liệu tốt đối với các đối tượng tham gia chương trình. Tóm lại:


    Môi trường cộng đồng trị liệu nhằm mục đích:

    • Bạn có thể thay đổibộc lộ bản thân mình.
    • Động lực của nhóm sẽ giúp đỡ cho sự thay đổi đó.
    • Tất cả các thành viên của cộng đồng cần phải có trách nhiệm.
    • Tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác để đánh giá cảm xúc.
    • Phương pháp thực hiện bao gồm:
      • Quản lý giám sát hành vi.
      • Chuyển biến tâm tư – tình cảm.
      • Điều trị cắt cơn – bệnh cơ hội – bệnh tâm thần.
      • Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm phục hồi nhận thức – hành vi nhân cách – tinh thần trách nhiệm – điều chỉnh những rối loạn tâm - sinh lý cho người nghiện ma túy.

         B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ:

      Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp cai nghiện thì không đảm bảo thoả mãn hết được mọi nhu cầu cho người nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số nguyên tắc cơ bản như sau :


                I. XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:

        • Tôn trọng lẫn nhau.
        • trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lòng biết ơn.
        • Tự tin vào giá trị bản thân.
        • Biết thương yêuquan tâm đến người khác.
        • Phối hợp trong công việc.
        • Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.
        • Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.
        • Tích cực lao động.

               II. XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:

      • Không ma tuý.
      • Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.
      • Khônghành vi tình dục.
      • Không trộm cắp.
      • Luôn luôn nhắc nhởkiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.
      • Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.

                     1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:

        • Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.
        • Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.
        • Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.
        • Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định. Mọi hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.
        • Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.
        • Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.

                      2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

          • Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.
          • Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ nhằm điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi- nhân cách, giải quyết những vấn đề tâm lý, giáo dục, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.
          • Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.
          • Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.
          • Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.
          • Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.
          • Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.
          • Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thựctính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.

                       3. NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:

        • Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.
        • Phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị nhóm khác…).
        • Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thựckhông lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.
        • Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho dối tượng.

                        4. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:

        • Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.
        • Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.
        • Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.
        • Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.
        • Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.

                       5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:

        • Kế hoạch điều trị:
        • Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.
        • Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.
        • Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.
        • Xác định những hoạt động diều trị cụ thểchỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.
        • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.
        • Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.
        • Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng,  phân công người quản lý theo dõi.
        • Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.
        • Biên bản của những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.
        • Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.

                       6. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:

        • Dựa trên các tiêu chuẩn đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.
        • Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như : viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu dương trước tập thể…
        • Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.
        • Cho về thăm gia đình.

      Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.


             III. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ KẾT QUẢ:


                      1. NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC: Đôi ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.

      Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấyhay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ýnhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.

      Đối với đồng nghiệp nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.

      Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêuđồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.


                       2. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:

      Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị.

                Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.


                        3. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC: mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ýkhông hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.


                         4. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU .


                         5. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:

      • Trách nhiệm quan tâm đến người khác.
      • Trung thực, không dối trá.
      • Thương yêu, cởi mở, chân thành.
      • Đoàn kết.
      • Kỷ luật.
      • Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.

                         6. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU PHẢI DỰ KIẾN MỌI BIỆN PHÁP KHI CÓ TÌNH HUỐNG XẤU: Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.


                         7. CÁC ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ - Y TẾ - GIÁO DỤC - TRỊ LIỆU - CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI.


                         8. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI NGHIỆN: Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm. Nội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.


             IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ KẾT QUẢ:

        • Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.

        • Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắcgiá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng, không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng . Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nóihành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trịcó thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.

        • Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “ môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.

        • Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩcảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể.
          Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi có thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.

               V. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG MỖI QUAN HỆ:


                   1.NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:

      Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhaunguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình.

      Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.


                  2. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

      Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường trị liệu cộng đồng bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác. Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình.
      Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thứcquy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnhquyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.

      Nhằm nâng cao những quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.


                  3. CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG:

      Môi trường trị liệu cộng đồng nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc,  có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường trị liệu cộng đồng.


      Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cảtrong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồi, an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọnhành vi của chính mình.
      https://www.cainghienmatuythanhda.com.vn/mot-mo-hinh-cai-nghien-co-hieu-qua/?amp=1Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoéluật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởnggiúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.

      Những thành công lớn của môi trường trị liệu cộng đồng có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người cũ hay người mới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.

       

      Exit mobile version