TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP
DẠNG KÍCH THÍCH
(MA TÚY ĐÁ - THUỐC LẮC - AMPHETAMIN ...)
(Amphetamine – Type Stimulants) (ATS)
(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)
I. DỊCH TỄ HỌC:
Sử dụng Amphetamin có thể xảy ra ở mọi tầng lớp xã hội nhưng nhiều nhất ở nhóm “nghề nghiệp áo trắng”: sinh viên học thi, lái xe tải đường dài, vận động viên thể thao trong thi đấu, các doanh nghiệp trước các công việc quan trọng…
Lúc đầu, sử dụng Apx để tăng sự tỉnh táo, tăng năng xuất công việc, chống mệt mỏi… rồi nhanh chóng trở thành lạm dụng và nghiện ATS.
· Sử dụng ATS trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
+ Quân đội Mỹ: Phi công được sử dụng để giúp họ tỉnh táo.
+ Quân đội Đức: Sử dụng thuốc ATS sản xuất trong nước với tên biệt dược là Pervitin. Hitle được bác sĩ riêng, Theodore Morell tiêm hàng ngày.
· Ở Mỹ
+ Binh lính Mỹ được khuyến khích dùng Amphetamin cả trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên.
+ Hiện nay ATS vẫn được phép sử dụng trong quân đội Mỹ.
+ 57% phi công Mỹ trở về sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 họ nói thường xuyên sử dụng ATS.
Năm 1991: 7% dân số dùng ATS ít nhất 1 lần/ năm và 1% nghiện. Nhóm tuổi từ 18 – 25 có tỷ lệ cao nhất (7% có sử dụng ít nhất 1 lần), nhóm 12 - 17 có tỷ lệ nghiện đáng báo động (3% đã sử dụng ít nhất 1 lần).
Năm 1992: 13,9% sinh viên đại học và cao đẳng sử dụng ít nhất 1 lần và năm 1994: tăng đến 15,7%.
· Ở Nhật:
Năm 1948 có 50% người tuổi từ 18 – 25 sử dụng ATS ít nhất 1 lần (sau đệ nhị thế chiến). Hiện nay ATS vẫn là chất ma túy chủ yếu…
· Các nơi khác:
Số nguời đã sử dụng ATS ở Thụy Sĩ là 8%, Đức 2,8%, Tiệp Khắc 1,6%, Brazil là 5%. Tại Úc 25% nam và 12% nữ tuổi từ 20- 24 đã thử dùng ATS.
· Ở Việt Nam:
Xuất hiện từ cuối những năm 90 của Thế kỷ trước, hiện ATS đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố.
ATS được dùng phổ biến ở Việt Nam là Methamphetamine và Ectasy với các tên lóng như: đá, thuốc lắc, viên nữ hoàng, ngọc điên, yaba..
Do giá thành cao, ATS được dùng phổ biến trong nhóm người nghiện ma túy là những thanh niên con nhà khá giả ở những thành phố lớn.
* Thống kê tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy cả năm 2010 chỉ có 9 bệnh nhân sử dụng nhóm ATS nhập viện thì năm 2011 số bệnh nhân tăng hơn 10 lần (93 người). Riêng 3 tháng đầu năm 2012 nguyên số bệnh nhân ra viện sau điều trị bệnh lý đã là 15 người.
TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY
THANH ĐA (TỪ 2005 ĐẾN 09/2016) thống kê cho thấy số học viên sử dụng nhóm ATS như sau:
- VẤN ĐỀ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM ATS CẦN BÁO ĐỘNG: TÁC HẠI CỦA NGHIỆN MA TÚY NHÓM ATS LÀ KHÔNG LƯỜNG ĐƯỢC, nhất là khi người nghiện ma túy thuộc nhóm tài xế lái xe tải nặng đường dài, số người nghiện có tiền án tiền sự, số người từ các trung tâm cai nghiện trở về tái nghiện, …Cho đến nay số học viên nghiện ma túy nhóm ATS đã được điều trị tại Trung tâm là hơn 5.000 trường hợp. Kết quả trên cho thấy:
- Số người sử dụng ma túy ATS tăng nhanh đều mỗi năm. Hiện nay tại Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa số học viên sử dụng ATS chiếm hơn 50% so với tổng số học viên cai nghiện ma túy.
II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:
Tất cả các loại ATS đều hấp thu nhanh qua đường uống và tác động lên hệ thần kinh trung ương xảy ra nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống. Các Amphetamin cổ điển cũng được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch do nó có hiệu quả ngay lập tức. Ngoài ra Amphetamin mới cũng như loại không được kê đơn cũng được sử dụng hít qua đường mũi. Sự dung nạp cũng được xảy ra với 2 loại Amphetamin nói trên, mặc dù người sử dụng Amphetamin thường vượt qua sự dung nạp bằng cách sử dụng nhiều loại ma túy hơn. Amphetamin gây nghiện yếu hơn cocaine.
- Các loại Amphetamin cổ điển (dextroamphetamine, methamphetamine (hàng đá) và methylphenidate) có hiệu quả ban đầu của nó bằng cách gây tăng phóng thích cathecoliamine, đặc biệt dopamine ở tận cùng tiền synapse. Các hiệu quả đặc biệt mạnh với các nơ ron dopaminergic ở vùng nhân tegment, nhân bụng của vỏ não và vùng hồi viền. Đường này đã được xác định là đường củng cố tích cực và sự kích hoạt nó hiển nhiên là cơ chế gây nghiện mạnh đối với các Amphetamine.
- Các loại amphetamine mới ( MDMA, MDEA. MNDA, và DOM) gây ra sự phóng thích Cathecholamine (dopamine và norepinephrine) và serotonin. Serotonin là chất vận chuyển thần kinh được chứng tỏ như là đường hóa học thần kinh chủ yếu liên quan đến tác động gây ảo giác. Tuy nhiên hiệu quả lâm sàng của các Amphetamine mới cũng gây dung nạp chéo với các Amphetamine cổ điển và gây ảo giác. Dược lý của MDMA (thuốc lắc) được biết rất rõ trong nhóm này, nó có ái lực với các nơ ron serotoninergic qua việc chịu trách nhiệm vận chuyển serotonin, qua việc thu hồi serotonin. Khi vào tế bào thần kinh, MDMA gây ra một sự phóng thích nhanh serotonin và ức chế sản xuất ra các enzyme phân hủy serotonin.
- MDMA còn có tên gọi khác là Ectasy, thuốc lắc, XTC, E, Eva & Adam …
III.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
ATS gây ra các triệu chứng sau:
+ Giãn đồng tử + Khô miệng, khô môi + Tăng, giảm nhịp tim + Tăng, giảm huyết áp + Đau ngực, ức chế hô hấp + Toát mồ hôi, rét run + Mất trí nhớ + Giảm khả năng xét đoán, tập trung + Giảm khả năng lao động xã hội. + Buồn nôn, nôn + Mất ngủ |
+ Sút cân + Giảm ăn, biếng ăn + Hỏng răng, nuốt khó + Kích động, ức chế trung tâm vận động. + Trầm cảm, lo lắng + Căng thẳng, giận dữ, bồn chồn. + Hoang tưởng, ảo thanh, phản ứng hoảng sợ + Lú lẫn hay hôn mê + Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ. + Đột quỵ, nhũn não, đau đầu + Có ý tưởng tự sát. |
Tóm lại, triệu chứng lâm sàng thể hiện qua hai mặt cơ thể và tâm thần như sau:
1. VỀ CƠ THỂ:
+ Tác động chủ yếu trên hệ thần kinh – hệ tim mạch – hệ tiêu hóa.
+ Các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý bao gồm: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, bệnh lý mạch máu não và viêm đại tràng thiếu máu. Những người lạm dụng ATS thường có hành vi tình dục không an toàn.
+ Các tác dụng không mong muốn và ít nguy hiểm là: nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng.
+ Ở phụ nữ có thai thường thai nhi chậm lớn, nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, sinh non.
2. VỀ TÂM THẦN:
Người sử dụng ATS có các biểu hiện sau: bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú lẫn, trở nên thù địch, và các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ý tưởng liên hệ, hoang tưởng paranoid và các ảo giác cũng có thể xảy ra.
· Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mới, còn có các triệu chứng sau:
- Triệu chứng ngắn hạn: Nhịp tim nhanh, run, khô miệng, dị cảm, co cơ, đổ mồ hôi, lơ mơ, mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng, ảo thị, nhìn không rõ, hay giật mình, khó tập trung, có cơn nóng lạnh, đánh trống ngực, nhạy cảm với lạnh, dễ cáu kỉnh, mất men răng, nhìn thấy đồ vật lấp lánh, cảm giác thân thiện, gần gũi, quan hệ với người khác.
- Triệu chứng kéo dài: ngủ lơ mơ, uể oải, đau cơ, mệt mỏi, trầm cảm, căng cơ hàm (nghiến răng), đau đầu, khô miệng, lo âu, buồn rầu, sợ hãi, dễ cáu kỉnh, khó tập trung chú ý, cảm giác thân thiện với người khác.
Ngoài ra hầu hết các chất ATS làm tăng nhu cầu tình dục nên người sử dụng ATS quan hệ nam nữ bừa bãi, hay chích chung kim do đó rất dễ lây nhiễm các bệnh HIV, viêm gan siêu vi, đồng thời do bị kích động người sử dụng ATS hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông cho chính mình và người khác.
IV. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI NHIỄM ĐỘC AMPHETAMIN.
1. Thường xuyên dùng APT hoặc giống APT.
2. Có các thay đổi về tâm lý và hành vi không thích hợp rõ rệt trên lâm sàng:
- Khoái cảm, cùn mòn cảm xúc.
- Mất ngủ, lo âu, căng thẳng, giận dữ
- Các hành vi có tính định hình
- Giảm khả năng xét đoán, khả năng lao động xã hội.
Các triệu chứng này xuất hiện trong khi sử dụng hay một thời gian ngắn sau khi sử dụng APT.
3. Có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:
+ Giãn đồng tử
+ Tăng, giảm nhịp tim
+ Tăng, giảm huyết áp
+ Toát mồ hôi, rét run
+ Buồn nôn, nôn
+ Sút cân
+ Kích động, ức chế trung tâm vận động.
+ Đau ngực, ức chế hô hấp
+ Lú lẫn hay hôn mê
+ Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ.
D. Các triệu chứng này không do một bệnh cơ thể nào khác gây ra và không ghép được vào một rối loạn tâm thần nào khác.
V. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI LOẠN THẦN DO AMPHETAMIN:
(Amphetamine Inducd Psychosis)
1. Biểu hiện cốt lõi là h/c paranoid với các đặc trưng:
- Nhiều ảo thị (sinh động, nhiều màu sắc, cấp diễn và ảo thanh.
- Các ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh.
- Các hoang tưởng thường gặp là: hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, đôi khi có cả hoang tưởng bị kiểm tra, tư duy bị cài đặt, bị bộc lộ.
2. Tăng hoạt độnghoặc rối loạn hành vi theo ảo giác chi phối
3. Tăng tình dục(hypersexuality)
4. Bối rối lẫn lộn, đôi khi tư duy rời rạc không liên quan.
· Triệu chứng thường xuất hiện cấp diễn ở những người nghiện APT lâu ngày hoặc kèm nhiễm độc rượu, stress.
· Phân biệt với tâm thần phân liệt: triệu chứng giảm dần vài ngày khi được điều trị hoặc xét nghiệm nước tiểu đã tìm thấy chất ma túy.
VI. HỘI CHỨNG CAI AMPHETAMIN:
1. Biểu hiện hội chứng cai có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ngưng sử dụng APT.
2. Các triệu chứng đạt cường độ tối đa trong vòng 2 - 4 ngày sau và hết sau khoảng một tuần.
3. Triệu chứng nặng nề nhất là trầm cảm. Ở người nghiện dài ngày, sử dụng ma túy liều cao thì trầm cảm thường rất nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát.
VII. CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI (DSM - IV):
1. Hội chứng xảy ra do ngừng hay giảm sử dụng APT (hoặc giống APT) ở người nghiện (đã dùng liều cao và kéo dài...) APT.
2. Rối loạn khí sắc và 2 hoặc nhiều hơn các rối loạn sau đây (xuất hiện sau khi ngừng sử dụng APT một vài giờ hay một vài ngày).
- Mệt mỏi
- Có những giấc mơ đáng sợ.
- Mất ngủ hay ngủ nhiều.
-Tăng cảm giác ngon miệng.
- Kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động.
3. Các triệu chứng này thể hiện rõ rệt và gây rối loạn các hoạt động xã hội, lao động.
4. Các triệu chứng này không phải do một bệnh lý cơ thể hay rối loạn thần khác gây ra.
VIII. HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO BỘ NGHIÊM TRỌNG TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:
NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)
Cận cảnh khuôn mặt biến dạng
do sử dụng ma túy
LOS ANGELES, California (VMA): Chuyện nghiện thuốc ngày nay hết sức thông thường, nhưng hậu quả của nó quá nguy hiểm và tàn tệ.
Trước và sau 2 năm rưỡi nghiện Methamphetamine.
Loại thuốc tây gây nghiện “crystal methamphetamine,” còn gọi là “crystal meth,” chính là chất gây nghiện cực mạnh, đến nổi nó có thể đánh lừa, gây nghiện và cám dỗ nạn nhân vào cơn mê, cảm thấy mình có thể làm mọi thứ hoặc trở nên bất cứ ai mà mình muốn.
Trước và sau 8 tháng nghiện Methamphetamine.
Bác sĩ tâm thần Steven Klevens đã có cuộc nghiên cứu về người nghiện “crystal meth,” khám phá ra loại thuốc này tiềm tàng nguy hiểm chết người và có sức tàn phá cơ thể khủng khiếp.
Trước và sau 4 tháng nghiện Methamphetamine.
Sau nhiều năm sử dụng thuốc, con nghiện biến đổi đến mức không ai nhận ra được. Trong một số trường hợp, những bức hình đối chiếu trước và sau một thời gian nghiện thuốc thật sự gây sửng sốt.
Trước và sau 2 năm rưỡi nghiện Methamphetamine.
“Thuốc có thể khiến người nghiện tự rạch da mình, vì họ cảm thấy những vật cộm ngứa bò trong người, và đó là tại sao chúng ta thấy người nghiện có nhiều vết lở loét, trầy xướt khắp người,” bác sĩ Klevens giải thích.
Trước và sau 1 năm rưỡi nghiện Methamphetamine.
“Crystal meth cực kỳ nguy hiểm,” theo lời bác sĩ Klevens, loại chất đó gây nghiện rất mau, có khi “chơi” một hai lần là bị ghiền luôn, không bỏ được.
Trước và sau 4 năm nghiện Methamphetamine.
Meth là loại ma túy được ghi nhận là đứng hàng đầu trong danh sách nghiện ngập được chữa trị trong hệ thống y tế công, theo chương trình phòng chống rượu và chất gây nghiện của California, Hoa Kỳ.
Trước và sau 2 năm nghiện Methamphetamine.
Người nghiện là cư dân California chiếm tới 40% số trường hợp được chữa trị trên toàn quốc.
Trước và sau 3 tháng nghiện Methamphetamine.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại về sức lao động mỗi năm là $7 tỷ Mỹ kim, nếu chỉ tính riêng tiểu bang California.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Nếu nhìn vào các bức hình kèm theo với bài này, chúng ta có thể nhận ra một thông điệp dứt khoát: “Meth” là sự khởi đầu của chấm dứt và mất hết. (VietMediaAgency.com)
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
Trước và sau khi nghiện Methamphetamine.
TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH |
NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy. |
CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC. |
ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT Nhưng với điều kiện: *Đúng thuốc *Đúng người bệnh *Đúng thời gian *Đúng phương pháp |
Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ. |
KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược. |
Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau: + PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện. + ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi. + CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng. + CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất. |
BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI 1.Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy. 2.Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách. 3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội. 4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy. ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN 1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại. 2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau: · Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,… · Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trên, người cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túy. Kết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế. 3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy. 4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác. 5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức. |
ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TRÊN, TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA ĐÃ XÂY DỰNG MỘT LỰC LƯỢNG CHUYÊN MÔN MẠNH: |
KHỐI Y TẾ - TỔNG SỐ: 33 CBNV - TRÊN ĐẠI HỌC: 1 Tiến sỹ Y khoa – 1 Bs Chuyên khoa Cấp I. - ĐẠI HỌC: 5 Bác sĩ, 1 Dược sĩ - Y SĨ – ĐIỀU DƯỠNG: 20 NV * Y - Bác sỹ khối Y tế đã được huấn luyện điều trị và tư vấn về ma túy + các bệnh Lao - HIV/AIDS các bệnh truyền nhiễm và các phương pháp chống tái nghiện (đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận.) * CBNV thuộc nhiều chuyên ngành: Cai nghiện phục hồi - Tâm thần - Da liễu - Gan mật - Điều dưỡng - Tim mạch - Sản phụ khoa.... |
KHỐI TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – GIÁO DỤC TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP, LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU: - TỔNG SỐ: 30 CBNV +TRÊN ĐẠI HỌC: 05 (02 Tiến sĩ Xã hội học, 03 Thạc sỹ Tâm lý Giáo dục). - Đội ngũ CBNV có trình độ - đa dạng - năng động và nhạy bén. - Gồm từ nhiều nguồn như Đại họcY - Dược, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Thể dục - Thể thao, ĐH Luật, Cán bộ phong trào, Cựu sỹ quan Công an - Bộ đội nhiều binh chủng khác nhau… đã được tập huấn, bồi dưỡng nhiều chương trình, nhiều lớp chuyên đề về cai nghiện - phục hồi - tâm lý - xã hội do Bộ, Sở Y tế; Bộ, Sở Lao động Thương binh Xã hội, các tổ chức Quốc tế và các bệnh viện chuyên ngành tổ chức. |