VAI TRÒ CỦA THIỀN ĐỊNH TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI

18 April, 2019

VAI TRÒ CỦA THIỀN ĐỊNH 
TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


Phần 3, mục II Thông tư liên tịch 31/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày20/12/1999 đã quy định đưa TÂM NĂNG DƯỠNG SINH bao gồm THIỀN ĐỊNH và TẬP DƯỠNG SINH vào công tác giáo dục – phục hồi hành vi, nhân cách cho người cai nghiện ma túy. Tại trung tâm Thanh Đa, chúng tôi đã thực hiện chương trình này hơn 12 năm qua. Kết quả khả quanhỗ trợ bệnh nhân ổn định tâm lý. Theo yêu cầu của Cục Phòng Chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa đã biên soạn tài liệu này để đưa vào bộ giáo trình của Cục (2004).


I. THIỀN ĐỊNH LÀ GÌ?

Ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tinh thần đối với cơ thể, những căn bệnh do căng thẳng thần kinh và Thiền định ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp phục hồi cũng như ngăn ngừa những căn bệnh này. Theo Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, 80 – 90% những bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ đều gặp những vấn đề liên quan đến sự căng thẳng – “Stress”Sự căng thẳng đó tác động đến tinh thần của chúng ta vì thế giới khoa học đã thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn về tác động của Thiền định đối với sức khoẻ.


Thiền định càng ngày càng được thế giới công nhận là một phương thức có hiệu quả trong việc trợ giúp con người giải quyết những căng thẳng và thách thức trong cuộc sống hiện tại.


Thiền định là quá trình tự tìm hiểu mình một cách hoàn chỉnh, phần“ bên trong”của ta, “ta là ai” và “ta có phản ứng thế nào với thế giới bên ngoài”. Tóm lại, Thiền định là  “tự nhận thức mình “ theo đúng nghĩa của nó.


Theo Tiến Sĩ Nguyễn Hội, một nhà Giáo Dục Tâm lý Phật học cho rằng: Thiền là một phương cách xem xét, phát triển và trau dồi tâm lý chúng ta. Khi một người không thể hiểu mình thật sự là ai và không thể giải quyết những vấn đề tâm lý của mình, để đạt đến sự bình an và hạnh phúc ngay bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào thì người ấy nên thực hành Thiền định.


Theo tác giả Earle (1984) mục đích của Thiền là tạo nên sự vắng mặt hoàn toàn các hoạt động tâm thần, ảnh hưởng toàn diện các hoạt động vỏ não.


Một mô hình khác, cho rằng trong khi Thiền định, có một sự giảm các diễn tiến tinh thần đồng thời có hiện tượng giải phóng các cảm xúc vô thức, mà bình thường bị đè nén do nội dung bị cấm đoán hoặc gây khó chịu, kèm theo là có hiện tượng bình thản tâm trí, như vậy có sự giải mẫn cảm vi các nội dung cảm xúc bị đè nén mà bình thường có thể gây lo âu hoặc giận dữ cho cá nhân.


Theo giáo sư Jon Kabat – Zinn, thì Thiền là một phương pháp huấn luyện tâm trí phát triển sự bình an nhiều dần theo thời gian luyện tập và rồi sử dụng sự bình annày đạt đến sự sáng suốt sâu sắc vào kinh nghiệm riêng của chúng ta vào thời điểm đó. Từ sự sáng suốt này, sẽ tạo nên sự sáng suốt lớn hơn và nhiều tự do hơn để điều hành cuộc sống của chúng ta theo cách mà chúng ta cảm thấykết quả sẽ dẫn đến sựbình an và hạnh phúc nhiều nhất.


Bs.Akihisa Kondo – một nhà trị liệu nổi tiếng ở Đông kinh đã đưa ra những nguyên tắc sau đây : tất cả chúng ta bị điều kiện hoá bởi bối cảnh gia đình, giáo dục sự nuôi nấng của cha mẹ, văn hoá đất nước, kinh nghiệm cá nhân, v v … Tất cả những điều kiện này đã làm lu mờ bản chất thật của ta. Trong việc ngồi thiền một cách yên tĩnh, những vướng mắc sẽ được tẩy sạch và ta tìm lại bản ngã chân thật, bản chất con người chân thật của ta, nhân cách sâu thẳm của taĐó là lý do tại sao người thực hành thiền luôn luôn nhấn mạnh mục đích của thiền định là chính mình, đối diện với chính mình và khám phá ra bản chất chân thật của chính mình.


Theo Bs. Kondo, việc Thiền định một mình nó không đưa đến việc chữa lành chứng loạn thần kinh ( neurosis ) mà nó chỉ là một phương pháp hỗ trợ. Các nhà chuyên môn của bệnh viện đại học


Tokyo đã nghiên cứu vấn đề một cách kỹ lưỡng và đã kết luận như sau: “Sau hết chúng ta muốn bàn đến sự liên hệ giữa Thiền (Zazen) và Sức khoẻ tinh thầnThiền không thay thế được vai trò của tâm lý trị liệu y khoa, mặc dù chắc chắn nó có thể dùng như một phương pháp hỗ trợ hữu ích và Thiền có thể hỗ trợ các mục tiêu sau cùng của tâm lý trị liệu"


Tâm lý học hiện đại của Nhật bản đã theo gương của Jung trong việc khảo sát các khả năng trị liệu của Thiền. Thiền đã xâm nhập hầu hết các hình thức văn hoá Nhật, ngày nay bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực Tâm thần học. Ví dụ, phương pháp trị liệu của Bs. Morita bắt đầu bằng việc cách ly hoàn toàn bệnh nhân với mọi tiếp xúc để tạo nênsự yên tĩnh và trống không, đó là nền tảng của sự  lành bệnh. Bản thân ông từ chối sự liên quan giữa Thiền và phương pháp trị liệu của ông. Nhưng Bs L Takeo Doi, một chuyên gia xuất sắc về vấn đề này lại cho rằng có một sự liên hệ giữa phương pháp trị liệu Morita và Thiền.


Đặc biệt ở Nhật BảnThiền đã trở thành một nét văn hoá, xâm nhập các sinh hoạt hằng ngày như nghệ thuật uống trà (Trà Thiền), võ thuật, võ đạo, nghệ thuật bắn cung, hiệp khí đạo), ăn uống (thiền trong ăn uống Zen – Macrobotics). Thiền cũng hoà nhập vào nghệ thuật như nghệ thuật cắm hoa, thư pháp, thư họa và thi ca. Ngày naythiền đã xâm nhập các nước Châu Âu và Châu Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới.Càng ngày càng nhiều công trình nghiên cứu y khoa về ảnh hưởng của Thiền và sức khỏe con người.


Ở Nhật bản, từ thập kỷ 50, các nhà thần kinh học ở Viện thần kinh Tokyo đã ghi điện não đồ của các thiền sư Nhật Bản. Họ phát hiện trong trạng thái Thiền, các sóng điện năng hoạt hóa trạng thái tĩnh thức.


Gần đây ở Texas, các nhà y học cũng đã nghiên cứu sâu hơn về trạng thái thiền định, với nhiều phương tiện hiện đại hơn, điện não đồ (EEG), điện tâm đồ (ECG),điện cơ ký (EMG), đa ký.


Trong lịch sử Việt Nam, các nhà lãnh đạo nổi tiếng của thời Lý, Trần đều là thiền sư như Trần Nhân Tông, Lý Công Uẩn, gần đây có Ngô Thời Nhiệm (Thiền Trúc Lâm), đặc biệt ở Hà NộiGiáo Sư Tô Như Khuê – Trưởng bộ môn Sinh lý Học viện Quân y và một nhóm công tác viện như Bs Nguyễn Khắc Viện v v … đã tiến hành một công trình nghiên cứu về tác động của phương pháp thiền, Yoga và khí công để nâng cao khả năng trắc thủ của phi công, v v …


Đây là một công trình nghiên cứu công phu của Việt Nam nghiêm túc sử dụng các phương pháp đo lường điện trở da, điện não đồ, các thông số phổi, nồng độ O2, CO2 máu, v.v… Rất tiếc công trình này chưa được công bố rộng rãi trong giới y học Việt Nam.


Gần đây ở MỹGiáo Sư Tiến Sĩ Jon Kabat – Zinn là sáng lập viên và giám đốc Dưỡng đường giảm Stress của đại học y khoa Massachusetts. Ông đã phát triển các phương pháp Thiền để điều trị các bệnh nhân có vấn đề đau nhức kinh niên và các rối loạn tâm thể liên quan đến Stress.


Quan điểm thiền định Raja – Yoga thì cho rằng Thiền định không có nghĩa là“không nghĩ gì” hay “nghĩ về hư vô” Thiền định theo phương pháp Raja -Yoga là học cách tạo ra những suy nghĩ tích cực như sự bình an, sự quyết đoán và hạnh phúc. Những người thực hành Thiền định sẽ làm mạnh trí tuệ của họ, qua đó giúp họ phân loại một cách hiệu quả những loại suy nghĩ mà họ có và thay thế những suy nghĩ tiêucực và có hại bằng những suy nghĩ tích cực. Bởi vì những suy nghĩ của ta là những hạt giống cho những hành động của chúng ta, Thiền định sẽ giúp người tập phát triển mạnh hơn khả năng kiểm soát những lời nói, hành động và thói quen.


Đây là một chu kỳ - những ghi nhận trong tiềm thức của chúng ta hướng chúng ta theo những suy nghĩ mà chúng ta có. Một số người sử dụng ma túy bị những ký ức rất sâu về ma túy trong tiềm thức buộc họ phải tiếp tục thói quen này. Vì vậy, khi chúng ta học cách tạo ra nhiều suy nghĩ tích cực hơn và có nhiều hành động tích cực hơn thì, những ghi nhận trong tiềm thức cũng tích cực hơn và sâu sắc hơn.  Sự nghiện ngập sẽ tự dần được thay thế bằng những ghi nhận tích cực và vì thế “ sức mạnh “ của căn bệnh nghiện sẽ bị yếu đi. Qua Thiền định chúng ta có thể cảm nhận lại bản chất thật bên trong của chúng ta – đó là sự bình an và hạnh phúc – hai yếu tố mà những người cai nghiện ma túy cần được trang bị.


Raja – Yoga đã được sự ủng hộ và trở thành một công cụ trợ giúp cho việc cai nghiện – đều này không có nghĩa là Raja – Yoga sẽ thay thế cho những giờ tư vấn,tâm lý trị liệu, trị liệu theo nhóm mà người cai nghiện cần hàng ngày, nó có thể giúp họ kiêng các loại ma túy kể cả thuốc lá, rượu.


Từ những vấn đề nêu trên nên Thiền định có nhiều quan điểm khác nhau, nhiều kỹ năng khác nhau, nhiều trường phái Thiền định khác nhau.


Trong phần tài liệu này chúng tôi chỉ trình bày những cách kỹ năng Thiền định Đối với người nghiện ma túy – do những rối loạn tâm sinh lý và những tổn thương trong hệ thống não bộ, việc họ tiếp nhận những kỹ năng Thiền rất khó khăn. Do đó những kỹ năng thiền phải thiết thực và đơn giản nhất mà chúng tôi đã thực hiện tại Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma Túy Thanh Đa và đã đạt được một số kết quả nhất định. Đó là phương pháp Thiền định Raja – Yoga. Trong phương pháp này chúng tôi có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Trung tâm và quan điểm của Việt Nam.


II. MỤC ĐÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH:

Mỗi người có một mục đích khác nhau khi thiền định. Một số tìm sự bình an, số khác để kiềm chế, số khác lại tìm sự yên tĩnh, nhưng trong tất cả các lý do, lý do thể hiện rõ nhất là sự nhìn nhận chính mìnhđiều chỉnh bản thân nhằm đạt được sự thanh thảnvà tư tưởng bình an. Mới thoạt nhìn thì tưởng như là không có gì khác nhau lắm giữa hai đều đó nhưng khi nghiên cứu sâu hơn chúng ta sẽ thấy rằng đó là hai đều hoàn toàn khác nhau. Thanh thản thì chỉ đơn thuần là một sự kiện, trong khi tư tưởng bình an lại là cả một cách sống.


Vào lúc này hay lúc khácchúng ta đã từng  những thời điểm thanh thản cho dù chỉ là thoáng qua. Sự thanh thản đạt được qua thiền định bởi vì thiền định chính là để tạo ra sự thư giãn. Nhưng để có được sự tư tưởng bình an lâu dài vĩnh viễn phải luyện tập tạo thành một thói quen, một nếp nghĩ, một phản xạ về mọi nhìn nhận và hành động của ta.


Ta có thể có cảm giác bình an, trong khi ngồi Thiền, nhưng trong suốt cả cuộc sống thực tế - để  được một tâm hồn bình an đặc biệt vào những lúc khó khăn làkhông dễ.


Để đạt được kết quảviệc hướng dẫn phương pháp Thiền phải đơn giản, đồng thời suy nghĩ cách rút kinh nghiệm qua mỗi lần Thiền định.


Cần chú trọng vào các nguyên nhân đằng sau những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, để qua đó ta biết rõ và thay đổi những nguyên nhân của áp lực này nhằmchuyển đổi từ cảm giác thanh thản sang trạng thái bình an để rồi chuyển thành tư tưởng bình an bằng Thiền định.


Thiền định (Meditation) được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ trầm ngâm suy tưởng đến tập trung tư tưởng. Bản thân từ này có lẽ mượn một từ trong tiếng La tinh “mederi” có nghĩa là “khôi phục”, và thiền định chắc chắn sẽ được coi là mộtquá trình khôi phục  cả về tư tưởng , tình cảm và trong một phạm vi nào đó cả về thể chất nữaĐịnh nghĩa Thiền định một cách đơn giản nhất  : dùng tư tưởng đúng đắn hay là dùng suy nghĩ tích cực và thực hiện các suy nghĩ đó một cách đúng đắn. Hầu hết các phương pháp thiền định bao gồm hai phần là cách Thiền định và suy tư trong Thiền định.


Con người là một sinh vật có tồn tại và có suy nghĩSuy nghĩ không phải là cái gì đó thực thể mà chúng ta có thể biết được bằng cảm giác. Chúng ta không thể nhìn thấy,nếm thử hay đụng chạm vào một ý nghĩ một cách lý học. Ý nghĩ không phải chỉ được làm ra bằng các sự kiện bên ngoài hay bằng hệ thống thần kinhĐó là một ý thức phi vật chất.


Bất cứ cái gì ta nói hoặc ta làm, là từ những suy nghĩ được thể hiện qua hành động bắt đầu từ khối óc.


Qua việc Thiền định, ta hiểu bản thân ta nhiều hơn qua việc ta tự hiểu mình, ta thiền tốt hơn. Nếu ta muốn tăng cường nhận thức của mình về thiền định thì việc dành thời gian hàng ngày suy nghĩ và thực hành về Thiền định là rất quan trọng. Ta mang những ý nghĩ có được do Thiền định thể hiện trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của ta. Đây là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong việc thực hành thiền định.


Qua việc thấu hiểu và nhận ra được các bản chất thật sự của mình, ta có lòng tự tin và tự trọng, ta không còn bị xô đẩybị lôi kéo theo những tác động bởi các yếu tố khác bằng cách giữ mình luôn có ý thứcta sẽ luôn ở trong trạng thái bình an của ta.


Tất nhiên đây là điều cần có thời gian và nỗ lực thực hành, để sau này ta sẽ có thêm nhiều lợi ích từ đó.


Bình an không có nghĩa là giữ khoảng cách hay cô lập nội tâm để biến ta trở thành một người quan sát thờ ơ với cái gì đang diễn raTa làm việc với lòng nhiệt tình và yêu mến, nhưng ta không để cho những mong muốn, những gánh nặng và lo âu từ hoàn cảnh bên ngoài hay từ người khác ảnh hưởng đến ta. Bằng việc nhận thức được bản thân ta, ta biết được các bản chất tự nhiên của ta để tự điều chỉnh. Khi ta hiểu rõ bản thân có thể giúp ta củng cố lại thái độ đối với bản thân và người khác.


Chúng ta thường có thói quen so sánh bản thân chúng ta với người khác dướicái nhìn chủ quan. Điều này thỉnh thoảng dẫn ta đến cảm giác giận dữ, thất vọng, ưa phê phán và các cảm giác tiêu cực khác nhau. Khi ta hiểu và làm chủ được bản thân ta sẽ dẫn ta đến việc chấp nhận mọi phê phán, nhận thức được bản chất thực và các phẩm chất tự nhiên tích cực của ta: Cảm giác ta ổn định và tự tin, sự nghi ngờ của bản thân được thay thế bằng sự bình tâm trước mọi sự việc.


III. TÁC DỤNG CỦA THIỀN ĐỊNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Một chu kỳ nghiện cho thấy sự ám ảnh tồn tại ở dạng suy nghĩ , sự thôi thúc, bức bách tồn tại ở dạng hành động và kết quả là sự phá sản về mặt tinh thần. Mỗi lầnngười nghiện tạo ra những suy nghĩ ở dạng tiếc nuối như “Mình đã không sử dụng nếu như …” hay “Mình chỉ muốn dùng thêm một lần thôi” hoặc có những cách biện minh cho hành động của họ như “Mình không nghiện nặng như nó …”“Mình chỉ dùng hai lần mỗi ngày” … nghĩa là họ đang tự biện minh để sử dụng ma túy một lần nữaSau khi dùng ma túy và trải qua “cảm giác mạnh” đầu tiên, họ sẽ có những cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như sự xấu hổ hay tự ghét mình. Những cảm xúc này lại một lần nữatạo điều kiện cho họ sự ám ảnhnuối tiếc và rồi lại những lần giải thích ngụy biện để sử dụng ma túy một lần nữa và cứ như thế chu kỳ lại tiếp tục.Hậu quả xảy ra là:

  • 1/ Sức mạnh tinh thần của họ càng kiệt quệ.

  • 2/ Khả năng đối mặt và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng giảm đi.

  • 3/ Họ ngày càng có những cảm xúc tiêu cực và vô vọng đối với chính họ vàtương lai.

  • 4/ Thái độ  tình cảm đối vi các mối quan hệ của gia đình và những người thân sút giảm.


Chu kỳ nghiện cho ta thấy người nghiện bị những suy nghĩ ám ảnh lo âu(do cơ chế bào chửa, phóng chiếu, phủ nhận, hợp lý hóa). Đây là những tâm lý phòng vệ của người nghiệnkhông chấp nhận mình nghiện ma túy là có vấn đề (phủ nhận), hợp lý hóa cho rằng mình chơi ma túy là một việc hợp lý đúng đắn …, không ảnh hưởng sức khỏe, hút ma túy làm lên tinh thần, tạo ra sự sảng khoái …


Đối tượng khi dùng ma túy để đạt cảm giác khoái cảm, thì khi tác dụng ma túy biến đi họ cảm thấy hối hận, nuối tiếc và rồi họ bào chữa để sử dụng ma túy tiếp theo và chu kỳ nghiện ngập cứ thế tiếp tục, một vòng lẩn quẩn., càng ngày người nghiện bị rơi vào tình trạng cô độc, mất việc làm, bị gia đình bỏ rơi, phạm pháp ® ở tù hoặc đưa vào trung tâm tâm thần cai nghiện, hoặc có khi bị tai nạn xe cộ hoặc dùng thuốc quá liều chết. Mặt khác, sức khỏe tinh thần của họ càng kiệt quệ, họ cảm thấy xấu hổchán nản, tuyệt vọngý định tự tử, tự căm ghétkhả năng giải quyết những vấn đề cuộc sống hằng ngày giảm đi, chất lượng các quan hệ với gia đình và bè bạn xã hội giảm sút.


Tại sao Thiền định có tác dụng cai nghiện và phục hồi? Khi chúng ta thiền định đúng phương pháp và có người hướng dẫn tốt, chúng ta (người nghiện) sẽ phát triển một tinh thần tích cực, một tâm trí bình an, các phản ứng phòng vệ sẽ tan biến dần, sự tự trọng sẽ phát triển và dần dần nhận thức rõ thêm bản thân mình tạo nên sự tự tin, thoát khỏi sự thúc bách ám ảnh của việc nghiện ngập. Về phương diện sinh lý, Thiền định tạo nên một trạng thái cảm giác sung sướng  (do tiết  endorphin nội sinh) thay thế cảm giác phê của heroin.


Một công trình nghiên cứu khoa học tại Viện Sức khỏe Tâm thần Langly, San Francisco, 10 người đã tập thiền định và được đo lường điện não và các thông số khác.Trên điện não đồ, xuất hiện rất nhiều sóng chậm delta ( bình thường chỉ xuất hiện trong giấc ngủ) điều đó chứng tỏ rằng khi thiền định tốt, thì sẽ tạo ra một trạng thái tinh thần bình an, tách rời các kích thích và ảnh hưởng của thế giới bên ngoài.


IV. THIỀN RAJA-YOGA - MỘT PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU GIÚP CAI NGHIỆN:

Trish Summerfield

Thiền định ngày càng được thế giới công nhận là một công cụ hiệu quả trong việc trợ giúp con người giải quyết những căng thẳng và thách thức trong cuộc sống hiện đại. Ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tinh thần đối với cơ thể và những căn bệnh do căng thẳng thần kinh và thiền định ngày càng đóng một vai trò lớn hơn trong việc giúp phục hồi cũng như ngăn ngừa những căn bệnh này.


Theo Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ, 80 - 90% những bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ đều gặp những vấn đề liên quan đến sự căng thẳng - "Stress" và như chúng ta đã biết sự căng thẳng bắt đầu từ tinh thần. Những số liệu như thế đã khuyến khích giới khoa học thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn về ảnh hưởng của thiền định đối với sức khỏe. Ngân hàng Thế Giới hiện nay đang tài trợ cho một chương trình nghiên cứu của chúng tôi về cách dùng thiền định Raja-Yoga để giúp ngăn ngừa và chữa bệnh tim.


Thiền định theo phương pháp Raja-Yoga cũng đóng vai trò rât hiệu quả trong quá trình cai nghiện và trong suốt 12 năm qua, chúng tôi đã hướng dẫn thiền định cho những người cai nghiện trong tù và các Trung tâm cai nghiện trên khắp thế giới.


Vai trò của Thiền định Raja-Yoga đối với quả trình cai nghiện được thể hiện một cách rõ ràng nhất qua "một kiểu nghiện". Nhiều "kiểu nghiện" khác nhau đã được nghiên cứu để hình thành những chu kỳ tâm lý của quá trình nghiện.


Một chu kỳ nghiện, cho thấy sự ám ảnh tồn tại ở dạng suy nghĩ, sự thôi thúc, bức bách tồn tại ở dạng hành động và kết quả là sự phá sản về mặt tình cảm tồn tại ở dạng cảm xúc. Mỗi lần người nghiện tạo ra những suy nghĩ ở dạng tiếc nuối như "Mình đã không sử dụng nếu như ..." hay "Mình chỉ muốn dùng thêm một lần thôi" hoặc có những cách biện minh cho hành động của họ như "Mình không nghiện nặng như nó ...", "Mình chỉ dùng hai lần mỗi ngày" ... nghĩa là họ đang tự "lên tinh thần" để sử dụng ma túy một lần nữa. Sau khi dùng ma túy và trải qua "cảm giác mạnh" đầu tiên, họ sẽ có những cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như sự xấu hổ hay tự ghét bỏ mình. Những cảm xúc này một lần nữa tạo điều kiện cho họ đến với sự ám ảnh, nuối tiếc và rồi lại những lần giải thích ngụy biện để sử dụng ma túy một lần nữa và cứ như thế chu kỳ lại tiếp tục. Một lần người bị nghiện thực hiện chu kỳ đó thì những điều sau xảy ra:


The Addiction Cycle

Chu kỳ tình trạng nghiện ngập

  • 1. Sức mạnh tinh thần của họ càng kiệt quệ.

  • 2. Khả năng đối mặt và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày giảm đi.

  • 3. Họ ngày càng có những cảm xúc tiêu cực và vô vọng đối với chính họ và tương lai.

  • 4. Chất lượng của các mối quan hệ với gia đình và những người thân sút giảm.


Bằng cách thực hành thiền định Raja-Yoga mỗi ngày, những người đang cai nghiện sẽ tăng khả năng niềm vui và sức mạnh tinh thần của họ. Thiền định sẽ làm tăng khả năng giải quyết hay học lại cách giải quyết những vấn đề và những thách thức trong đời sống hằng ngày và giảm nhu cầu ma túy vốn được sử dụng như một phương tiện để thoát khỏi những rắc rối và thực tế. Những người thiền định Raja-Yoga sẽ có được những cảm xúc tích cực như sự bình an, hạnh phúc, bình tĩnh và sự thư giãn thật sự. Những cảm xúc này giúp chúng ta nâng cao chất lượng của những mối quan hệ với chính chúng ta và những người xung quanh. Raja-Yoga cũng có những bài tập mà người tập có thể sử dụng để giúp họ hàn gắn những nỗi đau trong quá khứ và những ký ức đau lòng. Những bài tập này thường mang nặng nhiều "hành lý không cần thiết" chẳng hạn như sự xấu hổ vì nghiện ngập, cảm giác tội lỗi vì những tổn hại và sự nghiện ngập đã gây ra cho chính họ và gia đình họ hay những ký ức đau lòng về quá khứ về thời thơ ấu. Quá trình hàn gắn những vết thương của quá khứ tạo cho họ có cơ hội để đối mặt với hiện tại và tương lai bằng sự lạc quan hơn và không còn tiếp tục bị ám ảnh bởi những bóng ma của quá khứ - bóng ma của những mặc cảm tội lỗi và nỗi đau.


Thiền định Raja-Yoga không có nghĩa là "không nghĩ gì" hay "nghĩ về hư vô". Thiền định theo phương pháp Raja-Yoga là học cách tạo ra trải nghiệm những suy nghĩ tích cực như sự bình an, sự quyết đoán và hạnh phúc. Những người thực hành thiền định sẽ làm mạnh trí tuệ của họ, qua đó giúp họ phân loại một cách hiệu quả những loại suy nghĩ mà họ có và thay thế những suy nghĩ tiêu cực. Bởi vì những suy nghĩ của chúng ta là những hạt giống cho những hành động của chúng ta, thiền định sẽ giúp người tập phát triển mạnh hơn khả năng kiểm soát những lời nói, hành động và thói quen. Đây là một chu kỳ - những ghi nhận trong tiềm thức của chúng ta hướng chúng ta theo suy nghĩ mà chúng ta có. Một số người sử dụng ma túy bị những ký ức rất sâu về ma túy trong tiềm thức buộc họ phải tiếp tục thói quen này. Vì vậy, khi chúng ta học cách tạo ra nhiều suy nghĩ tích cực hơn và có nhiều hành động tích cực hơn, những ghi nhận trong tiềm thức cũng tích cực hơn và ghi nhận rất sâu sắc về sự nghiện ngập sẽ từ từ được thay thế bằng những ghi nhận tích cực và vì thế "sức mạnh" của căn bệnh nghiện sẽ bị yếu đi. Qua thiền định chúng ta có thể cảm nhận lại bản chất thật bên trong mỗi chúng ta - đó là sự bình an và hạnh phúc - hai điều mà những người đang sử dụng ma túy thường nói là họ đang tìm kiếm.


Raja-Yoga đã được ủng hộ và trở thành một công cụ trợ giúp cho việc cai nghiện - điều này không có nghĩa là Raja-Yoga sẽ thay thế cho những giờ tư vấn, tâm lý trị liệu, trị liệu theo nhóm mà người cai nghiện cần hằng ngày. Nếu người cai nghiện luyện tập Raja-Yoga hàng ngày, nó có thể giúp họ kiêng các loại ma túy kể cả thuốc lá.


Judirth Pewell, một chuyên gia tư vấn về rượu và ma túy ở Sydney, úc đã hướng dẫn khách hàng của cô thiền định theo phương pháp Raja-Yoga, Judirth cho biết "Những khách hàng bắt đầu thiền định nhanh chóng nhận ra một sự thay đổi lớn trong quan điểm của họ". Động cơ "nguồn cảm hứng" để cai nghiện, sức mạnh nội tâm tăng lên đáng kể cho phần lớn khách hàng của cô, đặc biệt là đối với những người thực hành hàng ngày. Những khách hàng này hình thành những quan điểm tích cực và quyết đoán, liên hệ này tốt hơn với những cảm xúc của mình, cảm nhận một sức mạnh nội tâm. Raja-Yoga cũng cung cấp những khóa học về

  • - Suy nghĩ tích cực.

  • - Lòng tự trọng.

  • - Kỹ thuật thư giãn.

  • - Tự làm chủ bản thân.

  • - Giá trị sống.


Suy nghĩ tích cực là một khóa học dễ hiểu nhầm cung cấp cho những người tham gia những phương pháp cần thiết để "xử lý" những cảm xúc tiêu cực và phát triển những phản ứng tích cực trước thách thức và rắc rối của cuộc sống. Những người tham gia thường cảm thấy phần khởi hơn, hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Khóa học này cũng giúp người học biến đổi "kiểu suy nghĩ tiêu cực" thường có ảnh hưởng không tốt đến những mối quan hệ của họ.


Khóa học về lòng tự trọng giúp người học nhận ra "mức độ tự trọng" hiện có của họ và đưa ra những phương pháp giúp họ nâng cao lòng tự trọng và tự khuyến khích bản thân. Khi mà lòng tự trọng được nâng cao thì những cảm giác "gét bỏ chính mình" hay "tự dằn vặt"  mà những người đang cai nghiện thường trải qua cũng sẽ giảm đi


Khóa học về kỹ thuật thư giãn giới thiệu những kỹ thuật đơn giản giúp người học thư giãn giới thiệu những kĩ thuật đơn giản giúp người học thư giãn là làm chủ được những suy nghĩ của mình.


Khóa học về tự chủ giúp người học hình thành một thế giới quan tích cực và xác định những mục tiêu cho tương lai của họ cũng như xác định những rào cản mà họ có thể phải đối mặt và phát triển một "kế hoạch hành động" để vượt qua chúng.


Những giá trị sống: Một chương trình giáo dục (LVEP) là một chương trình được UNICEP Tây Ban Nha tài trợ và được UNESCO hỗ trợ, hiện đang có mặt ở Việt Nam và nhà cung cấp nhiều chủ đề cho việc thảo luận nhóm cũng như quá trình tự phát triển của những người đang cai nghiện. Đây là một chương trình mang tính sáng tạo nhằm giúp họ khám phá những giá trị, sự tự phát triển và có thể tham gia với tư cách cá nhân hay cả một tập thể.


Thiền đình theo phương pháp Raja - Yoga và các khóa học trên hầu hết đều dễ học khi được một giáo viên có kinh nghiệm chỉ dẫn một cách có hệ thống và trong một môi trường tốt. Trong những giai đoạn đầu học thiền định, người tập nên nghe những đoạn thuyết giải chỉ dẫn để giúp họ tập chung tư tưởng và phải ngồi trong một môi trường yên tĩnh. Khi họ đã hình thành xong kỹ thuật thiền định, họ có thể thiền định ở bất cứ nơi nào và không cần phải có băng cassrtte.

preview


V. KẾT LUẬN:

Thiền định có những tác dụng nhất định trong việc điều trị – phục hồi cho người nghiện ma túyGiúp họ lấy lại được sự thăng bằng trong suy nghĩ, thanh thản trong tâm hồn và nhận thức rõ bản thân mình hơn.


Tuy nhiên Thiền định chỉ là một trong những liệu pháp hỗ trợ và còn phải sử dụng nhiều liệu pháp khác như tư vấn- tâm lý trị liệu – giáo dục trị liệu nhằm điều chỉnh phục hồi hành vi nhân cách cho đối tượng cai nghiện ma túy.


HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

Ngồi thoải mái trên một cái gối theo tư thế tự nhiên hoặc bán già, hoặc trên sàn nhà, hoặc thấy thoải mái ngồi trên ghế. Tìm một chỗ yên tĩnh tại nhà hay trong một phòng trang trí thanh nhã ánh sáng nhẹ, yên tĩnh.


* Trong thời gian đầu để tập làm quen cần trang bị một máy cassette, một băng, một dĩa CD với nên nhạc nhẹ và nội dung hướng dẫn thực hành sẵn.


* Trước hết bạn có thể mở một đoạn nhạc nhẹ để tạo ra một cảm giác thư giãn, sau đó là đi vào nội dung Thiền. Nội dung này có thể do một người đã có kinh nghiệm về thiền định hướng dẫn hoặc có thể dùng  một băng cassette hoặc dĩa CD  với nội dung thiền định, người thiền định thực hành theo sự chỉ dẫn trên.


* Thời gian: đối với người bắt đầu hoặc bệnh nhân cai nghiện có thể thay đổi từ 10’ đến 15’ và tăng dần theo thời gian đến 20’ hoặc 30’ hoặc nhiều hơn.


* Một kỹ thuật khác là mở mắt tập trung vào một điểm trung tâm trên một bức tranh và quán tưởng (visualization) đọc thầm trong đầu hai câu sau đây: Tôi là một tinh thần hạnh phúc, bình an, tôi là một điểm năng lượng ánh sang ngay trung tâm vầng trán của tôi.


* Trong khi thiền định, ta bắt đầu nghĩ về cái thân thể thực của ta. Sau đó ta để dần cho các ý nghĩ đi đúng hướng, không cần phải chú trọng xem các ý  nghĩ phát triển đến mức nào. Nếu như những suy nghĩ đi lạc hướng, ta nhẹ nhàng chuyển về những ý nghĩ tích cực của bản thân. Và ta bị cuốn vào những cảm nhận, những suy nghĩ như vậy dần dần ta sẽ là một tâm hồn bình an, trở thành sống động và ta bắt đầu cảm nhận thấy nó.


* Sau đây là một số nội dung gợi ý  cho thiền định: “Hãy quán tưởng không có gì tồn tại trong căn phòng này, ta cẩm thấy hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài và tự do khám phá chính ta. Ta chú ý vào bên trong, tập trung suy nghĩ vào trung tâm của vầng trán. Ta cảm thấy cảm giác tách biệt khỏi thân thể và các vật thể xung quanh ta, một cảm giác bình an tự nhiên bắt đầu cuốn lấy ta. Ta tập trung vào cảm giác này của sự bình an sâu lắng. Ta đang bình an, một ngày các bạn tập như vậy khoảng 10’, sang sớm một lần khi thức dậy và một lần trước khi đi ngủ.


Khi người tập thiền định đã đạt được nhận thức và thói quen tốt việc sử dụng phương tiện máy móc là không còn cần thiết nữa.


Chú ý: Tập Thiền định cần được hướng dẫn về kỹ năng Thiền định, các bạn có thể tham khảo – luyện tập tại:

1/.  85 Phó Đức Chính, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

(Chị TRISH – SUMMERFIELD – giám đốc chương trình CÁC GIÁ TRỊ SỐNG của UNESCO tại Việt Nam)

Web: tttp://livingvalues.net/

Hay: http://giatricuocsong.org

2/.   Sách “Thiền định thiết thực” của MIKE – GEORGE Đại học BRAHMA KUMARIS – Bán tại nhà sách FAHASA và nhiều nhà sách khác.

3/.   Các bạn có thể tham khảo thêm tại anh Nguyễn Phú Hải (ĐT: 0903 171 704) hoặc chị Đường Ngọc Thủy (ĐT: 0919 514 317) Phòng Tư vấn - Giáo dục TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)Practical Meditation BrahmaKumanis University
2)Recovery an inner awakening Báo cáo của chuyên viên tâm lý cai nghiện Judith Pemell Sydney (Úc) tại Hội thảo Brisbane cai nghiện 1993.
3)Meditation Commonsense Directions for an un comn life Tác giả Ekna theaswaran 1996, NXB Penguin Books India Ltd
4)The still point Reflections on Zen Tác giả William Johnston, NXB Harper & Rose Zen and Amaeru (Reflections on Zen of a jananese psy - chiatrist).
5)Thiền và võ đạo (zen and the art of archery Tác giả giáo sư Herrigel. Biên soạn Ngô Ánh Tuyết, NXB Thuận Hóa Huế 1997.
6)Chơn Thiền Le vrai Zen Tác giả Deshimaru – NXB Plon. Dịch giả Ngô Thành Nhân
7)Finding Sangha: a story of east and west culture and healing practices Tác giả Libby Zinman Schwartz Ed Doctor.
8)Healing and the Mind (Meditation) Tác giả Bill Moyers Gs Jon Kabat Zinn MD
9)Love and Survival (Meditation) Gs Dean Ornish MD
10)   The concept of personality Revealved through the pancani Kaya Tiến sĩ thượng tọa Thích Chơn Thiện, NXB TP.HCM – 1999
11)    Giáo dục Tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy Bs Nguyễn Hữu Khánh Duy 2001. Trish Summerfield Trung tâm Điều dưỡng & CNMT Thanh Đa
12)    Võ dưỡng sinh Bs Nguyễn Khắc Viên, NXB Trẻ
13)    Texbook of substance Abuse treatment Marc Galanter MD Herbert D.Kleber MD 1999
14)    Alcoholic anonymous + Narconotic anonymous Big book Twelve Steps programme (Step 11) 2001
15)    Clinician’s guide to Substance abuse David E Smith Richard B Seymour

Mac Grawhill International edition 2001.

The importane of spirituality in meaningful Recovery learning more about addiction and spirituality.

16)    Living Values and Education program Tài liệu tổng hợp của nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới, được sự hỗ trợ của UNESCO và tổ chức UNICEF