CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU – MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

29 May, 2020

CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU
MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA
TÚY CÓ HIỆU QUẢ
CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM


          Xuất phát từ phong trào Synanon vào những năm đầu thập kỷ 60 ở California (Hoa Kỳ), Cộng đồng Trị liệu (tiếng Anh là Therapeutic Communities, viết tắt là T.C)  tiến hành việc cai nghiện ma tuý bằng phương pháp dùng cộng đồng người nghiện tự giúp đỡ lẫn nhau với phương châm "Trợ giúp để người nghiện tự giúp đỡ chính bản thân anh ta."
Đây là phương pháp điều trị, phục hồi dựa trên nguyên lý tự giúp đỡ lẫn nhau của bản thân những người nghiện ma tuý trong một cộng đồng (tập thể) người nghiện dưới sự hướng dẫn quản lý của các chuyên giatrợ giúp về chuyên môn của các nhân viên cai nghiện, phục hồi chuyên nghiệp. Như vậy TC có thể hiểu là một tổ chức và cũng có nghĩa là một liệu pháp cai nghiện ma tuý.


I.    KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU 


     Về tổ chức, T.C  không giống bất kỳ loại hình cộng đồng nào bởi vì sự tổng hợp hài hoà các yếu tố: cơ cấu tổ chức, con người, những quy địnhquy tắc điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồnghệ thống chia sẻ thông tin trong một Cộng đồng Trị liệu.
Mặt khác,T.Cmột mô hình cai nghiện đặc biệt. T.C tạo ra một môi trường điều trị, học tập, rèn luyệnsinh hoạt lành mạnh đối với những người nghiện tình nguyện tham gia chương trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người tự xoá bỏ mặc cảm, tự ti của bản thân và hình thành niềm tin để làm lại cuộc đời.
Chính vì vậy mà ngày nay T.C đã được nhiều quốc gia đưa vào áp dụng có hiệu quả không chỉ ở các trung tâm cai nghiện hoặc ở các cơ sở cai nghiện tại cộng đồng mà còn ở các trại giam tù nhân, cơ sở giáo dụctrường giáo dưỡng cho người chưa thành niên.


    Với hơn 60 năm hoạt động tính từ khi ra đời, ngày nay đã có hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới áp dụng liệu pháp T.C và một Hiệp hội Cộng đồng Trị liệu thế giới (WFTC) đã được thành lập với 2 năm /1 lần tổ chức Hội nghị Quốc tế về liệu pháp Cộng đồng Trị liệu tại lần lượt các nước thành viên của Hiệp hội.
Vừa qua, từ ngày 6-10/2/2009 Hội nghị Quốc tế của WFTC lần thứ 24 đã được tổ chức tại Lima, thủ đô của Peru (Nam Mỹ). Tại Hội nghị, chương trình tập huấnáp dụng liệu pháp T.C của Việt Nam những năm gần đây đã được Hội nghị đánh giá cao, có hiệu quả. Việt Nam hiện chưa phải là thành viên chính thức của Hiệp hội nên được WFTC mời 01 đại biểu với tư cách là khách mời - quan sát viên tham dự Hội nghị.


II.    BẢN CHẤT CỦA LIỆU PHÁP TC


    Theo quan điểm của Tổ chức Daytop Quốc tế (một tổ chức NGO của Hoa Kỳ chuyên đào tạo về TC cho các nước trên thế giới) thì nghiện ma tuý là trạng thái rối loạn toàn bộ cơ thể người nghiện, do sử dụng lặp lại nhiều lần một hoặc nhiều loại ma tuý bao gồm: sự rối loạn về sinh lý, rối loạn về tâm lý/ nhận thứcrối loạn về hành vi. Từ đó, sự rối loạnsai lệch về nhận thức và hành vi là nguyên nhân làm mất nhân cách ở người nghiện ma tuý.

Cũng theo quan điểm của Tổ chức Daytop Quốc tế, nghiện ma tuý như là một bệnh mãn tính, khó chữa, nhưng có thể chữa được nếu như chúng ta sớm điều trị, phục hồi các rối loạn của cơ thể người nghiện để trở lại trạng thái bình thường ban đầu. Nói cách khác, quá trìnhcai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy chính là quá trình xử lý, giải quyết sự rối loạn của 3 yếu tố trên đây.

Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời và đồng bộ những biện pháp khác nhau; từ liệu pháp y tế ( bao gồm cắt cơn, giải độc; phục hồi sức khoẻ; phục hồi các hệ chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinhđiều trị các bệnh cơ hội do nghiện ma tuý đem lại) đến các liệu pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu, lao động trị liệu, giải trí trị liệu…đối với người đi cai nghiện.


    Các liệu pháp trên đây được tiến hành kết hợp với các hoạt động tư vấn (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm), hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hoá, thể thao…nằm trong một quy trình tổng hợp, thống nhất thông qua các chương trình hoạt động cụ thể, đa dạngphong phú của TC.

Theo lý thuyết về Cộng đồng Trị liệu của Tổ chức Daytop Quốc tế, hoạt động cai nghiện, phục hồi chỉ có hiệu quả và thành công khi chúng ta làm thay đổi nhận thứcchuyển đổi hành vi của người nghiện, dẫn tới họ từ bỏ được ma tuý.

Như vậy, các hoạt động quản lý, giáo dục nâng cao nhận thứclàm thay đổi hành vi, phục hồi nhân cách của người nghiện ma tuý vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu rất quan trọng trong liệu pháp TC nhằm giúp cho họ từng bước rèn luyện, thay đổi sự lệch lạc trong nhận thức quan điểmlối sống, sinh hoạt và dần hình thành ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sinh hoạt có nề nếplối sống lành mạnh, lương thiện lâu nay người nghiện chưa từng hoặc đã đánh mất để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.


III.    VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÀY Ở VIỆT NAM

  •  Từ năm 1997, Tổ chức Daytop Quốc tế đã tiến hành 5 khoá tập huấn đầu tiên cho một số cán bộ, nhân viên y tế của các cơ sở chữa bệnh1 số xã, phường25 tỉnh, thành phố với hơn 80 học viên, kể cả một số học viên của 3 cơ quan : Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Viện Sức khoẻ tâm thần (Bộ Y tế) và Văn phòng Thường trực phòng, chống ma tuý (Bộ Công an). Nội dung chương trình tập huấn tập trung vào những nguyên lý cơ bản của tổ chức mô hình Cộng đồng Trị liệu; những nguyên tắc, nội dung hoạt động của TC và một số kỹ năng cụ thể trong công tác điều trị, phục hồi cho người nghiện ma tuý.

    Những nội dung bài học đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội và nhân viên chuyên nghiệp trực tiếp làm công tác cai nghiện, phục hồi là hết sức mới mẻ nhưng hết sức bổ ích và thiết thực. Qua 5 khoá đào tạo đầu tiên, các học viên đã được trang bị nhiều kiến thức mới về phương pháp cai nghiện theo mô hình TC. Sau khi trở về, phần lớn các học viên đã áp dụng những kiến thức thu nhận được vào công việc hàng ngày ở các trung tâm và đều thấy rằng có lợi ích, hiệu quả rõ ràng.

  •  Được sự tài trợ,  giúp đỡ của Chương trình Kiểm soát ma tuý của Liên hợp quốc (UNDCP) từ cuối năm 1998 đến tháng 3/2001, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ liên quan đã triển khai thực hiện Dự án "Phân tích tình hình lạm dụng ma tuý và huấn luyện, điều trị, phục hồi cho người nghiện dựa vào cộng đồng", mã số AD/VIE/98/B93 tại 7 địa phương đại diện cho 3 miền đất nước gồm Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.

    Trong khuôn khổ hoạt động của Dự án đã lồng ghép một chương trình đào tạo, tập huấn về Cộng đồng Trị liệuáp dụng một số chương trình thí điểm về TC cả ở các trung tâmcộng đồng tại nhữmg địa phương tham gia Dự án. Với những nội dung hoạt động theo phương pháp Cộng đồng Trị liệu của Tổ chức Daytop huấn luyện, các Trung tâm đã có những công việchoạt động mới đa dạng, phong phú như lập kế hoạch điều trị cho từng cá nhân; tổ chức giao ban buổi sáng cho các học viên ở Trung tâm; áp dụng các hình thức tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, tư vấn gia đình người nghiện; tổ chức các hoạt động lao động sản xuất để giáo dục, trị liệu bằng lao độngrèn luyện sức khoẻ, phục hồi và nâng cao  kỹ năng lao động

    Đồng thời các Trung tâm đã tổ chức tốt một số hình thức sinh hoạt văn hoá, thể thao, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ v.v. góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều trị, phục hồi trong thời kỳ đối tượng ở Trung tâm.

  • Đặc biệt, sau khi Dự án kết thúc, riêng thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục phát huy kết quả bước đầu đạt được của Dự án thí điểm, đã thành lập từ 5 câu lạc bộ thí điểm ban đầu đến nay đã lên tới trên 100 câu lạc bộ được gọi là Câu lạc bộ B93 nhằm tiếp tục quản lý, tư vấn, giúp đỡgiám sát các đối tượng sau khi cai từ trung tâm trở về hoặc cai tại gia đình, cộng đồng chuyển sang. Những câu lạc bộ áp dụng tốt một số hoạt động của mô hình Cộng đồng Trị liệu đã có chuyển biến rõ rệttỷ lệ tái nghiện giảm nhiều so với những nơi không có câu lạc bộ.

  • Từ tháng 11/2005 đến tháng 10/2006, Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Namtiến hành Dự án đào tạo, tập huấn về phương pháp cai nghiện ma túy dựa vào liệu pháp Cộng đồng Trị liệu do Tổ chức Daytop Quốc tế thực hiện. Chương trình gồm 8 khoá tập huấn với 177 học viên của 26 Trung tâm ở cả 2 miền Bắc- Nam. Đây là khoá đào tạo có quy mô lớn về chương trình TC và cũng là khoá tập huấn có nội dung đồng bộ, phong phú nhất cho tới nay ở Việt Nam.

          Các chương trình đào tạo của Tổ chức Daytop Quốc tế về TC đã góp phần tạo bước chuyển biến mới, tích cực đối với các hoạt động cai nghiện ở các Trung tâm được tập huấn. Với quy trìnhphương pháp điều trịtheo mô hình Cộng đồng Trị liệumới được áp dụng, chất lượng công tác điều trị, phục hồiở các Trung tâm cũng như ở cộng đồngđã được nâng lên rõ rệt.

Từ chỗ các Trung tâm nặng về công tác quản lý hành chính đối tượng, tiến hành giáo dục, rèn luyện học viên bằng những bài học chính trị cứng nhắc tới nay các Trung tâm đã dần mở rộng các hoạt động, biện pháp giáo dục học viên: tổ chức điều trị, phục hồi sức khoẻ, giáo dục hành vi nhân cách cho đối tượng, tiến hành các liệu pháp tư vấn, tâm lý trị liệu, tổ chức lao động (vừa là trị liệu và là sản xuất), dạy nghề hướng nghiệp, giải quyết việc làm và chuẩn bị tốt quá trình tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện.


   Mặt khác, các hoạt động điều trị, phục hồi được áp dụng trong quá trình thí điểm đã liên kết các hoạt động ở Trung tâm với quá trình tái hoà nhập cộng đồng của các đối tượng với sự hỗ trợ, giúp đỡcan thiệp của cộng đồng, kể cả sự tham gia tích cực của gia đình đối tượng. Nhiều hoạt động và mô hình mới phong phúđa dạng được tổ chức trong quá trình triển khai các chương trình cai nghiện tại cộng đồng như hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho đối tượng, tổ chức các câu lạc bộ sau cai, tiến hành các buổi giao ban, sinh hoạt văn hoá, thể thao, mạn đàm chuyên đề…đã làm cho mô hình cai nghiện tại cộng đồng đạt chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn.


    Qua chương trình đào tạo về TC, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung, phòng chống tệ nạn ma tuý nói riêng, cụ thể trong lĩnh vực giảm cầu, cai nghiện ma tuý đã được nâng cao nhận thức nhiều mặt về sự hiểu biết về ma tuý, về cơ chế gây nghiện của các loại ma tuý, về bản chất của quá trình nghiện cùng các yếu tố liên quan, nguyên nhân dẫn tới tệ nghiện ma tuý. Từ đó nâng cao kiến thức và nắm vững các chuyên môn, nghiệp vụ của công tác điều trị, phục hồi.


         Các nhân viên chuyên nghiệp về điều trị, phục hồi, kể cả ở trung tâmcộng đồng, trongngoài ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã được nâng cao cả về kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và một số kỹ năng trong công tác điều trị, phục hồi. Tất cả mọi người sau khi tham gia Dự án đều cho rằng Dự án có ích lợi rất thiết thực, hiệu quả đối với công việc hàng ngày của họsau một thời gian thực hiện Dự án, chất lượng và hiệu quả công việc của họ được nâng lên rõ rệt. Nhiều bài học và kinh nghiệm đã được đúc rút, tích luỹ trong quá trình tham gia thực hiện Dự án.


           Đặc biệt, những người nghiện ma tuý tham gia các chương trình thí điểm TC những năm qua có nhiều biến chuyển tích cực, tự giác phấn đấutin tưởng hơn vào hiệu quả của chương trình điều trị, phục hồi mà họ được tham gia. Kết quả bước đầu cho thấy tỷ lệ tái nghiện sau từ 6 - 12 tháng ở những Trung tâm, địa bàn thí điểm so với trước đây hoặc so đối chứng với những nơi  khác đã giảm rõ rệt.

Nhiều đối tượng đã từ bỏ hẳn ma tuý, được tạo công ăn việc làm ổn địnhthực sự hoàn lương. Một số khác trở thành cộng tác viên tích cực của Dự án thí điểm. Tất cả điều đó cho thấy là họ đã được hưởng một chương trình điều trị, phục hồi tốt hơn, phong phúhiệu quả hơn. Đó chính là thành quả của chương trình TC bước đầu đem lại cho chúng ta.


         Đây là những kinh nghiệm tốt, quý giácủa chương trình Cộng đồng Trị liệu trong quá trình chúng ta triển khai công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý, một công việc vô cùng khó khăn, nặng nề đầy cam go. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng mở rộng phương pháp điều trị, phục hồi theo mô hình Cộng đồng Trị liệu để góp phần tích cực nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, đáp ứng sự mong mỏi, tin tưởng của nhân dân và cả xã hội.