TÁC HẠI MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG HOANG TƯỞNG – LSD

17 April, 2019

TÁC HẠI MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG HOANG TƯỞNG - LSD

LYSERGIC ACID DIETHYLAMIDE( LSD)

Bác sĩ Chuyên khoa II - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Tuấn


A. DỊCH TỄ HỌC:

Theo số liệu dịch tễ của Mỹ năm 1991, khoảng 8,1% dân số Mỹ đã sử dụng chất gây ảo giác ít nhất một lần, 1,2% đã sử dụng trong năm vừa qua, 0,3% đã sử dụng trong tháng qua. Sử dụng chất gây ảo giác khá phổ biến ở nam giới da trắng lứa tuổi từ 15-35 tuổi. Theo số liệu của viện nghiên cứu quốc gia Hoa kỳ về lạm dụng chất (NIDA) công bố năm 1991, khoảng 13,1% người lớn, 7,8% người già và 3,3 % thanh niên nói rằng họ đã sử dụng chất gây ảo giác.


Số liệu của Pháp (EROPP, OFDT): Tỉ lệ sử dụng nấm gây ảo giác và LSD ở lứa tuổi 18-75, năm 2002.


Bảng 5-1: Tỉ lệ sử dụng nấm gây ảo giác và LSD ở lứa tuổi từ 18-75, năm 2002 ở Pháp.
Tuổi 18-75 18-25 26-44 45-75 Nam Nữ
Nấm 1,1% 2,3% 1,6% 0,3% 1,4% 0,9%
LSD 1,1% 1,2% 1,9% 0,5% 2,1% 0,2%

Số liệu của Pháp ( ESCAPAD, OFDT): Tỉ lệ sử dụng mới đây nấm gây ảo giác, LSD và Ketamine ở lứa tuổi từ 17-18, năm 2002.


Bảng 5-2. Tỉ lệ sử dụng mới đây nấm gây ảo giác, LSD và kétamine ở lứa tuổi từ 17-18, năm 2002
Nữ Nam Tổng số Nữ Nam Tổng số
Nấm 2,6% 5,9% 4,3% 0,6% 1,4% 1,0%
LSD 0,9% 1,9% 1,4% 0,3% 0,7% 0,5%
Kétamine 0,4% 0,7% 0,6%

B. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ:

Sự tranh luận về việc có hay không tác động của LSD như một chất đối vận hoặc đồng vận với hệ thống serotoninergic. Các số liệu hiện nay gợi ý rằng tác động của LSD như một chất đồng vận một phần của các receptor serotonine hậu synapse.


Phần lớn các chất gây ảo giác hấp thu tốt sau khi uống, đỉnh huyết tương của LSD trong vòng 60 phút sau khi uống và thải trừ chậm qua đường nước tiểu và phát hiện chất chuyển hóa của nó trong nước tiểu có thể sau 3-4 ngày. Tuy nhiên, một liều rất nhỏ cần thiết để gây ra một hiệu quả loạn thần rất khó phát hiện trong nước tiểu. Mặc dù một số loạichất gây ảo giác được sủ dụng bằng đường hút, hít hoặc tim tĩnh mạch, sự dung nạp với LSD hoặc các chất gây ảo giác khác sảy ra nhanh và hầu như hoàn toàn sau 3 hoặc 4 ngày sử dụng liên tiếp. Sự dung nạp cũng quay lại nhanh, thông thường trong 4 đến 7 ngày. Không có sự phụ thuộc về cơ thể và không có hội chứng cai. Tuy nhiên sự phụ thuộc về tâm thần có thể phát triển thấy được.


C. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

Tri giác trở nên rực rỡ và mãnh liệt khác thường. Màu sắc và cấu trúc phong phú hơn so với trước,  các đường nét bên ngoài trở nên sắc nét hơn và xúc động hơn và tăng cảm giác về mùi vị. Thường gặp loạn cảm giác, có thể tô điểm thêm tiếng nói hoặc âm thanh. Có nhiều biến đổi về hình ảnh cơ thể và rối loạn định hướng về không gian và thời gian. Các ảo giác thông thường là thị giác ( thường là hình thái và hình ảnh), nhưng ảo thanh và ảo giác xúc giác đôi khi cũng xúc hiện. Cảm xúc thường trở nên mãnh liệt và có thể thay đổi đột ngột và thường xuyên.


Các nét lâm sàng chủ yếu của nhiễm độc các chất gây ảo giác đó là sự xuất hiện của lo âu hoặc trầm cảm, ý tưởng liên hệ, sợ mất trí nhớ, ý tưởng paranoid, biến đổi tri giác, mất ngủ hoàn toàn và tăng tỉnh táo, suy giảm lý lẽ hoặc suy giảm các chức năng xã hội nghề nghiệp diễn ra trong hoặc ngay khi sử dụng các chất gây ảo giác.Những sự thay đổi này bao gồm sự tăng cường mang tính cá thể của tri giác, giải thể  nhân cách, tri giác sai thực tại, ảo tưởng, ảo giác và loại cảm giác bản thể. Ở người nghiện còn có các biểu hiện cơ thể khác như giãn đồng tử, mạch nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, mờ mắt, run và mất phối hợp động tác. Sự nhiễm độc các chất gây ảo giác thường bắt đầu bằng các hoạt động không ngừng, tăng hoạt hệ thống thần kinh thực vật và buồn nôn.


Các rối loạn cấp: cảm xúc không ổn định hoặc dễ thay đổi với cảm giác khoái cảm nhanh chóng được thay thế bằng cười khó hiểu, trầm cảm hoặc hưng cảm cũng thường thấy. Ảo tưởng thị giác lúc đầu hoặc lúc nặng hơn có thể dẫn tới ảo giác. Ở liều cao hơn, sự thay đổi tri giác bao gồm loạn cmar giác bản thể (rối loạn hỗn hợp cảm giác quan) và ảo giác. Thường là các ảo thị thật, thường biến đổi hình thể, đôi khi thấy con người và đồ  vật cũng bị biến đổi và họ hành động theo những biến đổi này. Hiếm gặp hơn là các ảo thanh và ảo giác xúc giác.


Nguyên nhân gây tử vong có thể liên quan tới bệnh lý tim mạch hoặc bệnh lý mạch máu não kết hợp với tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp hoặc tăng thân nhiệt , triệu chứng giống hội chứng an thần kinh ác tính.


D. CHẨN ĐOÁN:

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện và lạm dụng

Xem chương trước, chung cho mọi chất.


2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chất gây ảo giác (DSM IV)

a. Vừa mới sử dụng chất gây ảo giác.

b. Có các biểu hiện thay đổi tâm lý và hành vi không thích hợp ( lo âu hoặc trầm cảm rõ rệt, ý tưởng liên hệ, sợ mất trí, ý tưởng paranoid, suy giảm lý lẽ hoặc các chức năng nghề nghiệp, xã hội) diễn ra trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng chất gây ảo giác.

c. Thay đổi nhận thức xảy ra với biểu hiện mất ngủ hoàn toàn và tỉnh táo ( tăng nhận thức chủ quan, giải thể nhận cách, mất liên hệ thực tại, ảo tưởng, ảo giác, loạn cảm giác bản thể) diễn ra trong khi hoặc ngay khi sử dụng chất gây ảo giác.

d. Có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau đây diễn ra trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng chất gây ảo giác.

  • (1) Giãn đồng tử.

  • (2) Nhịp tim nhanh

  • (3) Vã mồ hôi

  • (4) Đánh trống ngực

  • (5) Mờ mắt

  • (6) Run

  • (7) Mất điều phối

  • Các triệu chứng trên không do bệnh cơ thể hoặc các rồi loạn tâm thần khác gây ra.


    3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhận thức dai dẳng do chất gây ảo giác

    a. Sau khi ngừng sử dụng chất gây ảo giác, tái xuất hiện một hoặc nhiều các triệu chứng nhận thức đã được biểu lộ khi bị nhiễm độc chất gây ảo giác (ảo giác hình thể hoặc nhận thức sai lệch về sự chuyển động ở thị trường ngoại vi, sự lóe sáng của màu sắc, màu săc rực rỡ, hình ảnh đồ vật chuyển động, lưu giữ hình ảnh dương bản, vầng sáng xung quanh đồ vật, hình ảnh khổng lồ hoặc tí hon)


    b. Các  triệu chứng ở tiêu chuẩn gây ra đau khổ rõ rệt hoặc giảm sút các chức năng nghề nghiệp, xã hội và các lĩnh vực quan trọng khác.


    c. Các triệu chứng trên không do các bệnh cơ thể (tổn thương giải phẩu và nhiễm trùng não, động kinh với biểu hiện rối loạn thị giác) và các dấu hiệu tâm thần khác gây ra (sảng run, sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt) hoặc các thuốc ngủ gây ảo giác.


    4. Sảng run do nhiễm độc chất gây ảo giác

    Rối loạn này tương đối hiếm, nó thường xảy ra trong giai đoạn nhiễm độc khi người bệnh sử dụng nguyên chất. Tuy nhiên, các chất gây ảo giác thường pha trộn với các chất hay các hợp chất khác, tương tác của chúng có thể gây ra sảng run.


    5. Các rối loạn loạn thần do các chất gây ảo giác

    Tác dụng có hại lớn nhất của LSD và các chất liên quan là một sự say thuốc tồi tệ, nó tương tự như là một phản ứng hoảng sợ cấp của cannabis nhưng có thể nặng hơn; sự say thuốc tồi tệ có thể ngẫu nhiên gây ra các triệu chứng loạn thần rõ rệt. Sự say thuốc tồi tệ này thông thường kết thúc khi tác động tức thi của chất gây ảo giác mất đi. Tuy nhiên, diễn biến của tình trạng này thay đổi, thường là một giai đoạn loạn thần kéo dài khó phân biệt với rối loạn loạn thần không thực tổn.


    Thông thường rối loạn loạn thần kéo dài, đặc biệt ở những người trước đó đã có rối loạn nhân cách bệnh dạng phân liệt và nhân cách tiền loạn thần.


    6. Rối loạn cảm xúc do chất gây ảo giác

    Những người lạm dụng chất gây ảo giác có thể có các triệu chứng tương tự như hưng cảm bao gồm hoang tưởng tự cao hoặc giống như trầm cảm với các triệu chứng hỗn hợp. Tương tự như các triệu chứng rối loạn loạn thần do các chất gây ảo giác, các triệu chứng của rối loạn cảm xúc do các chất gây ảo giác hầu như rất giá trị một khi xét nghiệm phát hiện được chúng chất này trong cơ thể người bệnh.


    7. Rối loạn lo âu do chất gây ảo giác

    Rối loạn lo âu do chất gây ảo giác cũng rất thay đổi trong các biểu hiện các triệu chứng. Ví dụ có người bệnh vào cấp cứu vì rối loạn liên quan đến chất gây ảo giác tuy nhiên các triệu chứng gây biểu hiện lại là rối loạn hoảng sợ với chứng sợ không rộng.