PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

18 April, 2019

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN

TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA TRUNG TÂM
 ĐIỀU DƯỠNG &CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A- PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được tính ngay khi đối tượng bắt đầu điều trị. Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ. Như vậy một người nghiện đã sa ngã, tái nghiện nhiều lần sẽ có thể thành công trong việc đoạn tuyệt về ma túy, cũng như một người tập đi xe đạp, leo lên lại té xuốngté mãi cho đến khi đi xe đạp được thì thôi.


Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.


Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện. Những thay đổi trên khác nhau giữa người này với người khác, song tựu chung thì chúng đều có liên quan đến khía cạnh: thể chất, tâm lý, hành vi, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, nhận thức  kinh tế.


I. THẾ NÀO GỌI LÀ ĐÃ PHỤC HỒI THÀNH CÔNG?

Gọi là đã phục hồi thành công khi người nghiện đã:

  • - Từ bỏ, ngưng sử dụng ma túy.

  • - Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp.

  • - Có một lối sống điều độ.

  • - Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức.


II. GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN:

Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quá trình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao.


Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng, thể hiện những triệu chứng, những dấu hiện đe dọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.


Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.


Việc tiếp tục sử dụng, tiếp tục quay lại các hành vi liên quan đến sử dụng ma túy, dồn nén về cảm xúc thường sẽ nhanh chóng dẫn đến tái nghiện. Các hành vi liên quan đến nghiện ma túy bao gồm nói dối, ăn cắp, vô trách nhiệm, cẩu thả về sức khỏe  vệ sinh thân thể, bốc đồng, hấp tấp, không hứng thú với các hoạt động trước kia ưa thích, bỏ thuốc uống do bác sĩ kê đơn, mất khả năng tự kiểm soát bản thân, mất khả năng đương đầu với những khó khăn thường nhật. Xuất hiện sự dồn nén về cảm xúc: cáu giận, cô đơn, buồn chán, mệt mỏi,…


Không thể xác định rõ ràng ranh giới giữa tái sử dụng và tái nghiện đối với tất cả những người sử dụng ma túy, tái nghiện phụ thuộc vào từng cá nhân bao gồm tiền sử sử dụng ma túy, các kỹ năng sẵn có, yếu tố gia đình, yếu tố sức khỏe,… Tái nghiện được hiểu là tiếp tục sử dụng ma túy sau lần đầu tiên, là một rối loạn tái diễnmãn tính với biểu hiện, sau đó liên tục tìm kiếm ma túy và sử dụng ma túy, mặc dù biết những tác hại của việc sử dụng ma túy.


Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau:



III. NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN:

Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng, hoặc cả hai cùng phối hợp.

1. VỀ CẢM XÚC:

Bệnh nhân bị trầm cảm hay hưng phấn đều dễ dẫn tới tái nghiện.


2. VỀ HÀNH VI:

  • - Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, những tình huống nguy cơ.

  • -  Những thời gian nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấuthấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).


3. VỀ NHẬN THỨC:

  • - Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị tiếp thu kém.

  • Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.

  • Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.


4. VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN HỆ CÁ NHÂN:

  • Thiếu hỗ trợ của gia đình  xã hội.

  • - Bị áp lực của bạn bè xấu.

  • Thất nghiệp hay lâm vào hòan cảnh khó khăn.

  • - Để thì thời gian nhàn rỗi quá nhiều.


5. VỀ MẶT SINH LÝ HỌC:

  • Không thắng được cảm giác thèm thuốc.

  • - Có bệnh đau mãn tính.


6. VỀ MẶT TÂM THẦN, TÂM LINH:

  • - Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được.

  • Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì.


7. VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN:

  • Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.

  • - Kế hoạch điều trị không thích ứng.

  • Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.


IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

  • - Sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma tuý, kết hợp với Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội,…

  • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc.

  • - Trang bị cho người nghiện khả năng xử lý tình huống nguy cơ, tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích, sống cuộc sống điều độ.

  • - Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã như khi có cơ hội đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.


1. KẾ HOẠCH:

  • - Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

  • - Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

  • Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

  • Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

  • Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực của bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • -  Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • - Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  • - Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • - Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.


2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy. Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

  • + Đúng phương pháp

  • + Đúng thời gian

  • + Đúng thuốc

  • + Đúng người bệnh


Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược điều trị khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện, việc điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp uống thuốc thay thế Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.


Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.


Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy  lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì íttrình độ hiểu biết về ma túy có mặt hạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.


B- HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN TRƯỚC KHI TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG:

I. MỤC ĐÍCH – PHƯƠNG PHÁP:

Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp” – Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết. Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồngMục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:

  • 1. Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.

  • 2. Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm.

  • 3. Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.

  • 4. Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.


Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:

  • 1. Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lýnhững thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm l‎ý.

  • 2. Điều chỉnh về xã hộiGiải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới,v.v…

  • 3. Cân bằng lối sốngThực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi, v.v…

  • 4. Kế hoạch hồi phục dài hạnCó kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện bản thân.

  • 5. Tiếp tục phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hổ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.


II. NHÀ TRUNG CHUYỂN – HALFWAY HOUSE (HWHs):

NGƯỜI CAI NGHIỆN TỪ TRUNG TÂM TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG DỄ CÓ TƯ TƯỞNG HỤT HẪNG KHI THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT – NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hổ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.


SINH HOẠT VÀ TƯ VẤN SAU CAI NGHIỆN: Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiệnvẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhómNgười đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về xã hội tâm lý của họ. Cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện.Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.


SỰ QUAN HỆ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG: Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị nội trúCán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.


NGƯỜI TƯ VẤN ĐỒNG ĐẲNG: Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những người đồng đẳng vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.