CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

18 April, 2019

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính - khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Điều trị nghiện ma túy đòi hỏi phải kiên nhẫn, có một liệu pháp tổng hợpđồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


A/ BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:

1/ TỔN THƯƠNG HỆ THỐNG NÃO BỘ VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM THẦN CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Não bộ là nơi tiếp nhận thông tin, phân tích, tổng hợp, ra quyết định và tập trung ý chí. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện biểu hiện qua các rối nhiễu tâm lý thực tổn, trạng thái nhiễm độc, lú lẫn tâm trí, phản ứng loạn tâm thần, trạng thái hưng trầm nhược, giảm khả năng xét đoán, xử lý thông tin, mất ý chí, mất khả năng tự chủ, biểu hiện lo lắng và hội chứng hồi tương dẫn người nghiện luôn nghĩ đến và thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó. Càng sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng cao thì những tổn thương càng nặng nề bấy nhiêu.


2/ RỐI LOẠN VÀ XUỐNG CẤP NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH:

Sau một thời gian sử dụng ma túy, người nghiện sẽ hình thành nhiều thói quen xấu - người nghiện không đủ nhận thức cũng như không đủ nghị lực để sống một cách trong sạch, lành mạnh. Người nghiện mất dần kỹ năng tư duy và làm việc, suốt ngày chỉ loay hoay làm thế nào phải có tiền để mua ma túy, do đó người nghiện sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp hậu quả của việc làm đó để đạt mục đích. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể suy sụp đến mức làm sự điều trị, phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


3/ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG NHẤT THỜI MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN PHỨC TẠP NỘI TÂM cũng như BỐI CẢNH ĐA PHƯƠNG DIỆN của bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi dẫn người nghiện đến với ma túy. Do đó nếu không giải quyết được triệt để những vấn đề này, người nghiện sau khi cai nghiện trở về sẽ rất dễ tái nghiện.


4/ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MA TÚY:

Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy. Do người nghiện ma túy, nếu thiếu ma túy thì chỉ sau 8 - 12 giờ sẽ phát sinh hội chứng cai với tất cả sự đau nhức, hành hạ thân xác và tinh thần nên bằng mọi giá người nghiện phải kiếm đủ tiền để mua ma túy bất chấp hậu quả việc làm của mình, dễ dẫn đến hành vi phạm pháp của đối tượng.


Bốn vấn đề chính nêu trên tác động qua lại lẫn nhau - chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY


B/ ĐỂ GIẢI QUYẾT 04 VẤN ĐỀ NÊU TRÊN, TT Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa đã áp dụng một CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN ĐA DẠNG, TỔNG HỢP, XUYÊN SUỐT, ĐỒNG BỘ, KHÉP KÍN, LINH HOẠT, KỊP THỜI TÙY THUỘC VÀO TỪNG ĐỐI TƯỢNG bao gồm:


1/ CẮT CƠN, GIẢI ĐỘC, NÂNG CAO SỨC KHỎE


Cắt cơn nghiện không phải là điều trị thật sự mà chỉ để tạo tiền đề cho một quá trình cai nghiện lâu dài liên tục.

Điều trị kịp thời các rối loạn và các bệnh Tâm thần kinh - Lao - HIV/AIDS và các bệnh cơ hội cho người nghiện ma túy.


2/ GIÁO DỤC TRỊ LIỆU nhằm giáo dục - gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho người nghiện ma túy. Nội dung công tác giáo dục nhằm hai mục đích:


2.1 Nâng cao nhận thức cho học viên: thông qua dạy văn hóa, học tập các chuyên đề bao gồm: Giáo dục công dân + Giáo dục đạo đức + Giáo dục sức khỏe và cộng đồng + Giáo dục pháp luật, an ninh quốc phòng + Giáo dục truyền thống…


2.2 Trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống thông qua các chương trình giáo dục về Tư duy tích cực - Tự chủ quản lý bản thân - Nhận thức các giá trị sống (chương trình được sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO và UNICEF của Liên hiệp quốc) - Tâm năng dưỡng sinh: thiền định, tập dưỡng sinh - Sinh hoạt trị liệu - Giải trí trị liệu - Hoạt động trị liệu - Huấn nghiệp trị liệu - Lao động trị liệu - Sản xuất trị liệu. Thực hiện Cộng đồng trị liệu theo phương pháp Daytop (Mỹ) và Môi trường Trị liệu (liệu pháp đặc thù của Trung tâm Thanh Đa) với những tiêu chí cụ thể


Công tác giáo dục là vấn đề cơ bản nhất trong cai nghiện phục hồi nhằm gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho người nghiện ma túy. Công tác giáo dục này phải áp dụng cho đối tượng đang được điều trị chống tái nghiện nhóm Opiats bằng thuốc NALTREXONE hay bằng thuốc METHADONE. Nếu không thực hiện tốt công tác này thì chất lượng cai nghiện sẽ thấp và công tác cai nghiện sẽ rất khó thành công.


3/ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU cá nhân - nhóm - gia đình - Giải quyết khủng hoảng ca… nhằm thấu hiểu những diễn biến phức tap của nội tâm cũng như những bối cảnh tiêu cực liên quan đến cá nhân, gia đình và xã hội.


Từ những cơ sở trên, cán bộ điều trị mới có thể giúp người nghiện nhận thức được bản thân, sửa đổi lỗi lầm, xóa bỏ sự cô độc, mặc cảm, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở, vui vẻ với mọi người, định hướng được cuộc sống và hành động cho tương lai.


4/ ĐỂ HỖ TRỢ HỌC VIÊN KHI TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG KHÔNG TÁI SỬ DỤNG MA TÚY, TRUNG TÂM đã TRIỂN KHAI KHOA CHỐNG TÁI NGHIỆN các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc NALTREXONE (là một chất làm MẤT CẢM GIÁC THÈM NHỚ và TÌM KIẾM MA TÚYKẾT HỢP với KỸ NĂNG TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU và các LIỆU PHÁP XÃ HỘI. Kết quả khảo sát cho thấy, sau hơn 4 năm, Khoa đã điều trị cho hơn 1000 học viên, HƠN 72% SỐ HỌC VIÊN CHƯA TÁI NGHIỆN, TRÊN 50% HỌC VIÊN NGOẠI TRÚ ĐÃ CÓ VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH.


Trong phương pháp này, việc UỐNG THUỐC NALTREXONE là BIỆN PHÁP HỖ TRỢ. Nếu KHÔNG CÓ BIỆN PHÁP TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU - CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI THÌ KẾT QUẢ CHỐNG TÁI NGHIỆN SẼ RẤT HẠN CHẾ.


Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện


Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện