MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

25 February, 2020
MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

Nghiện ma túy do nhiều nguyên nhân khác nhau: Tâm – sinh lý người nghiện, hoàn cảnh cá nhân ảnh hưởng do gia đìnhtác động của xã hội. Việc sử dụng lệ thuộc, rồi làm dụng ma túy dẫn đến tình trạng nghiện là triệu chứng cuối cùng của một quá trình dài đầy rối loạn trong một bối cảnh đa phương diện, do đó, việc điều trị phục hồi người nghiện ma túy phải là một phương pháp điều trị toàn diện bao gồm nhiều lãnh vực Y tế - Giáo dục - Tâm lý – Xã hội, … Sau khi cai, nếu những nhân tố tác động thúc đẩy đối tượng tìm đến ma túy vẫn chưa được giải quyết, hầu hết những người nghiện sẽ tái nghiện.


Từ những cơ sở trên cần phải có một chiến lược điều trị dài hạn nhằm gọt dũa hành vi nhân cách, điều chỉnh nhận thức – quan điểm sống tạo những thói quen tốt cho đối tượng trong một môi trường cộng đồng trị liệu dài hạn thông qua các hoạt động Tư vấn – Giáo dục – Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu – Hoạt động trị liệu, …



     A. ĐỊNH NGHĨA:


         I. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU:


Môi trường trị liệusử dụng một cách khoa học môi trường nhằm mục đích trị liệu, tạo nên những thay đổi trong nhân cách của bệnh nhân. Danh từ môi trường trị liệu lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà tâm thần học BETTLEHEIM và SYLVERTER vào cuối những năm 1930 đầu những năm 1940 để miêu tả một môi trường kế hoạch khoa học nhằm mục đích thay đổi nhân cách của bệnh nhân.


Khi một bênh nhân bị căng thẳng, bức xúc, mất ngủ - người thầy thuốc khuyên bệnh nhân hãy nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. Bạn có thể lên cao nguyên hoặc về vùng biển một thời gian. Nơi yên tĩnh, cao nguyên, biển chính là thuốc để điều trị các chứng căng thẳng, bức xúc, mất ngủ của bạn. Sử dụng môi trường để điều trị bệnh được gọi là môi trường trị liệu.


Những khái niệm về môi trường trị liệu: Những cuộc nghiên cứu đã thực hiện đầu tiên về môi trường trị liệu hầu hết sử dụng những lý thuyết về tâm thần hay về tâm lý bệnh nhân để xác định loại môi trường nào là có tính cách trị liệu tốt nhất. Những nổ lực được thực hiện để tìm kiếm một môi trường tương tác giữa các cá nhân, được chi tiết hoá kỷ lưỡng, đặt nền tảng trên những nhu cầu tâm năng của một bệnh nhân đã được chẩn đoán kỹ càng. Mục đích của phương pháp này là cố gắng tìm ra những cách thức điều trị dựa vào thái độnhận thức của nhân viên cũng như của bệnh nhân.


+ Năm 1944 STANTON và SCHWARTZ cho rằng môi trường có thể là cách điều trị chủ yếu, cũng như có vai trò ảnh hưởng nâng đỡ hay bổ túc cho các hình thức điều trị khác. Môi trường có vai trò ảnh hưởng đến an sinh, hạnh phúc chung của cộng đồng.


+ Một tác giả khác là CUWDELL đã miêu tả tác động của các giá trị văn hoá, những chuẩn mựcphong tục của môi trường có thể ảnh hưởng trên sự săn sóc bệnh nhân.


+ Năm 1958 các tác giả FREEMAN, CAMERON đã cho rằng có mối liên hệ giữa tâm lý cá nhân và những đặc điểm của môi trường .


+ Mặc dầu đã thu nhập được nhiều kết quả trên đây, nhưng cho đến năm 1962 qua công  trình nghiên cứu của CUMMING đã đặt lại vấn đề trong việc đánh giá tác động của môi trường, vì môi trường có thể mang lại những thay đổi đặc thù trong hành vi của bệnh nhân. Các môi trường trị liệu có thể khác nhau tùy theo cách tổ chức, nhưng căn bản đều có những điểm chung trong các phương pháp trị liệu đối với các bệnh nhân điều trị nội trú. Môi trường trị liệu nhận định rằng:

    • Bệnh nhân có những sức mạnhmột phần nhân cách không bị xung đột. Những sức mạnh này được vận dụng để phát huy tối ưu bằng cách thiết lập một môi trường nội trú khoa học.
    • Bệnh nhân có những khả năng to lớn trong việc tự điều chỉnh chính mình, trên những bệnh nhân khác và mức độ nào đó có ảnh hưởng trên cơ cấu tổ chức của bệnh viện.
    • Tất cả các nhân viên của trung tâm có một khả năng rất lớn để tác động đến việc trị liệu cho người bệnh.

          II. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:


Theo Crack, khác với môi trường trị liệu, cộng đồng trị liệu là một loại môi trường trị liệu đặc biệt trong đó toàn cơ cấu xã hội của đơn vị điều trị đều tham gia tiến trình giúp đỡ bệnh nhân.


Theo Jones, môi trường cộng đồng trị liệu được phân biệt với các chương trình trị liệu khác là do chương trình này huy động toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân và toàn bộ tập thể bệnh nhân và nhân viên đều tập trung vào mục đích điều trị. Như vậy, bệnh nhân cũng có một vị trí trong  chương trình điều trị này qua thay đổi tư thế của mình. Trong chương trình cộng đồng trị liệu, nhân viên  phải khuyến khích bệnh nhân tích cực tham gia trong kế hoạch săn sóc cho chính mình. Đây là một phương pháp rất khác với vai trò thụ động chữa trị trong bệnh viện cổ điển, quy ước trong đó chỉ có vai trò bác sĩ và bệnh nhân.
Jones cho rằng điểm đặc biệt của chương trình này là được đặt trên sự giao lưu, giao tiếp tự do trong trung tâm với các nhân viên và giữa các bệnh nhân với nhau. Mục đích của sự giao lưu tự do này là tìm ra được hành vi nào, ‎ý kiến nào, nhận xét nào, những vai trò nào  thích hợp để thay đổi nhận thức, thái độ,  lòng tin của bệnh nhân và những vấn đề nào không thích hợp cho điều trị (anti therapeutic).


Như vậy, cộng đồng trị liệu có tính chất dân chủ, tự do bàn bạc, thảo luận khác với phương pháp thường dùng là đặt vai trò trị liệu đặc biệt của người bác sĩ lên trên và cách điều trị phục hồi tuân thủ những quy định thứ lớp bắt buộc.


Trong mô hình cộng đồng trị liệu, môi trường thiết yếu là môi trường linh hoạt, những người tham gia không có vai trò chuyên biệt rõ ràng. Những hoạt động của bệnh nhân được cá thể hóa rất cao và sự tham gia của bệnh nhân là hoàn toàn tự nguyện. Một điều ngoại lệ đặc biệt là MỖI NGÀY PHẢI CÓ MỘT BUỔI HỌP CỘNG ĐỒNG: tất cả nhân viên và những bệnh nhân được khuyến khích phải hội họp, trách nhiệm tập thể được nhấn mạnh, những người tham dự được rút tỉa kinh nghiệm,


Vai trò chính của nhân viên là giúp đỡ bệnh nhân đạt được những thấu hiểu mới, những sáng kiến, hành vi mới. Jones tin rằng một đơn vị điều trị lý tưởng cần phải được tự do điều hành trong cách nào tốt nhất, với hướng tiếp cận riêng của mình. Tuy nhiên, Jones cũng đưa ra những yếu tố mang tính đặc trưng của cộng đồng trị liệu: đó là hội họp cộng đồng hàng ngày như là một phương thức để thảo luận đời sống hàng ngày của Trung Tâm nhằm đóng góp, giải quyết các thắc mắc, các yêu cầu của các bệnh nhân.


Một yếu tố nữa của cộng đồng trị liệu là quản lý bệnh nhân. Mục đích của sự quản lý bệnh nhân là để bàn bạc, thảo luận một cách chi tiết, cụ thể về trách nhiệm quyền lợi của từng bệnh nhân như: luân phiên dọn dẹplàm vệ sinh các phòng. Tất cả mọi quyết định cuối cùng phải được thống nhất lại trong các phiên họp cộng đồng. Jones cho rằng sinh hoạt nhóm nhằm ôn lại, kiểm điểm lạicần thiết cho sự uốn nắn, giáo dục tại chỗ (on-the ward training) đối với bệnh nhân. Trong buổi họp, các thành viên Trung Tâm phải xem xét những đáp ứng riêng,  mong đợi riêng, thành kiến riêng của mọi người.
Một đặc trưng quan trọng khác của môi trường cộng đồng trị liệu là những cơ hội học cách sống trong môi trường cộng đồng trị liệu. Như vậy, môi trường cộng đồng trị liệu là môi trường học sống cho những bệnh nhân học cách đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày. Theo Jones - phản hồi lại, là một trong những khái niệm căn bản, quan trọng nhất của cộng đồng trị liệu nhằm đạt được sự tiến bộ cho toàn thể cộng đồng, không có điều gì được coi là thuần túy bí mật trong môi trường cộng đồng trị liệu.
Những nhân viên của Trung tâm phải nhạy cảm trong vai trò của mình- phải biết phản hồi lại những thông tin trong cộng đồng lên cấp trên. Mặc dù ngày nay những khái niệm sơ khởi của Jones về cộng đồng trị liệu đã được nhìn nhận nhưng thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng những nét cơ bản vẫn không thay đổi.


Nguyên tắc đầu tiên của cộng đồng trị liệu là trong môi tường trị liệu có sự liên quan lẫn nhau trong sự săn sóc nội trú. Không có ai nghi ngờ rằng ảnh hưởng của môi trường ảnh hưởng đến hành vicảm xúc. Năng động nhóm luôn luôn tác động nhằm tập trung về trách nhiệm – phục hồi – khuyến khích sự phát triển. Sự điều hành toàn diện là rất hiệu năng.


Những nhà điều trị đã sớm nhận được sức mạnh của động lực nhóm (dynamic group) trong việc điều chỉnh hành vi và củng cố các quy tắc của cộng đồng. Ngày nay, trong môi trường điều trị cộng đồng, sức mạnh ấy không còn nằm ở cá nhân hay một nhóm nhỏ nữa mà nó là sức mạnh của một cộng đồng.


        III. KẾT LUẬN:


Môi trường cộng đồng trị liệu không giống như môi trường cộng đồng mà chúng ta đang sống. Có một số những đặc tính khiến cho cộng đồng này trở nên độc đáokhông giống bất kỳ loại cộng đồng nào: đó chính là sự tổng hợp của các yếu tố: cơ cấu tổ chức, yếu tố con người, những quy định điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồng và hệ thống chia sẻ thông tin đã tạo nên cộng đồng. Nó phải là: “Môi trường học tập”. Môi trường này chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên và không khí học tập.
Kết quả môi trường cộng đồng trị liệu là tạo ra một số những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái tâm tư tình cảm, nhận thức về đạo đứcxã hội của người nghiện. Môi trường cộng đồng trị liệu tạo ra trật tự và một lối sống có mục đích trong các thành viên của nó. Chính bởi vì môi trường trị liệu cộng đồng thường có được cơ sở vật chất  cũng như cách tổ chức tốt nên nó là môi trường trị liệu tốt đối với các đối tượng tham gia chương trình. Tóm lại:


Môi trường cộng đồng trị liệu nhằm mục đích:

  • Bạn có thể thay đổibộc lộ bản thân mình.
  • Động lực của nhóm sẽ giúp đỡ cho sự thay đổi đó.
  • Tất cả các thành viên của cộng đồng cần phải có trách nhiệm.
  • Tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác để đánh giá cảm xúc.
  • Phương pháp thực hiện bao gồm:
    • Quản lý giám sát hành vi.
    • Chuyển biến tâm tư – tình cảm.
    • Điều trị cắt cơn – bệnh cơ hội – bệnh tâm thần.
    • Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm phục hồi nhận thức – hành vi nhân cách – tinh thần trách nhiệm – điều chỉnh những rối loạn tâm - sinh lý cho người nghiện ma túy.

     B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ:

    Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp cai nghiện thì không đảm bảo thoả mãn hết được mọi nhu cầu cho người nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số nguyên tắc cơ bản như sau :


              I. XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:

      • Tôn trọng lẫn nhau.
      • trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lòng biết ơn.
      • Tự tin vào giá trị bản thân.
      • Biết thương yêuquan tâm đến người khác.
      • Phối hợp trong công việc.
      • Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.
      • Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.
      • Tích cực lao động.

             II. XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:

    • Không ma tuý.
    • Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.
    • Khônghành vi tình dục.
    • Không trộm cắp.
    • Luôn luôn nhắc nhởkiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.
    • Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.

                   1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:

      • Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.
      • Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.
      • Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.
      • Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định. Mọi hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.
      • Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.
      • Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.

                    2.NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

        • Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.
        • Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ nhằm điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi- nhân cách, giải quyết những vấn đề tâm lý, giáo dục, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.
        • Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.
        • Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.
        • Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.
        • Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.
        • Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.
        • Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thựctính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.

                     3. NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:

      • Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.
      • Phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị nhóm khác…).
      • Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thựckhông lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.
      • Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho dối tượng.

                      4. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:

      • Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.
      • Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.
      • Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.
      • Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.
      • Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.

                     5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:

      • Kế hoạch điều trị:
      • Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.
      • Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.
      • Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.
      • Xác định những hoạt động diều trị cụ thểchỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.
      • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.
      • Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.
      • Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng,  phân công người quản lý theo dõi.
      • Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.
      • Biên bản của những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.
      • Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.

                     6. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:

      • Dựa trên các tiêu chuẩn đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.
      • Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như : viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu dương trước tập thể…
      • Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.
      • Cho về thăm gia đình.

    Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.


           III. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ KẾT QUẢ:


                    1. NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC: Đôi ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.

    Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấyhay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ýnhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.

    Đối với đồng nghiệp nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.

    Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêuđồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.


                     2. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:

    Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị.

              Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.


                      3. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC: mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ýkhông hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.


                       4. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU .


                       5. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:

    • Trách nhiệm quan tâm đến người khác.
    • Trung thực, không dối trá.
    • Thương yêu, cởi mở, chân thành.
    • Đoàn kết.
    • Kỷ luật.
    • Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.

                       6. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU PHẢI DỰ KIẾN MỌI BIỆN PHÁP KHI CÓ TÌNH HUỐNG XẤU: Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.


                       7. CÁC ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ - Y TẾ - GIÁO DỤC - TRỊ LIỆU - CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI.


                       8. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI NGHIỆN: Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm. Nội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.


           IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ KẾT QUẢ:

      • Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.

      • Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắcgiá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng, không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng . Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nóihành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trịcó thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.

      • Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “ môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.

      • Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩcảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể.
        Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi có thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.

             V. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG MỖI QUAN HỆ:


                 1.NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:

    Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhaunguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình.

    Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.


                2. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

    Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường trị liệu cộng đồng bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác. Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình.
    Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thứcquy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnhquyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.

    Nhằm nâng cao những quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.


                3. CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG:

    Môi trường trị liệu cộng đồng nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc,  có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường trị liệu cộng đồng.


    Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cảtrong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồi, an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọnhành vi của chính mình.
    https://www.cainghienmatuythanhda.com.vn/mot-mo-hinh-cai-nghien-co-hieu-qua/?amp=1Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoéluật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởnggiúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.

    Những thành công lớn của môi trường trị liệu cộng đồng có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người cũ hay người mới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.