CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

29 May, 2020

CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

I- NGUYÊN NHÂN:

Quá trình dẫn dắt đối tượng đến với ma túy rất phức tạp. Nghiện ma túy xuất hiện như một hậu quả cuối cùng do hoà trộn nhiều tác nhân: gia đình, bạn bè, xã hội, ảnh hưởng bằng nhiều hình thức mang tính đặc thù riêng cho mỗi trường hợp.

  • Các yếu tố này còn có sự tác động của quá khứhiện tại, của các thực tế bên trong bên ngoài.
  • Các xung đột nội tâmxung đột trong quan hệ hiện tại của đối tượng với gia đình - xã hội có thể kéo dài từ thời thơ ấu.
  • Các chấn thương hiện tại nhắc lại các chấn thương của quá khứ.
  • Các sự kiện bên ngoài tác động các lo sợ bên trong là bị gạt bỏ, bị bỏ rơi, cám dỗ hay bị hủy diệt trong suy nghĩ đầy huyễn tưởng của đối tượng.
  • Quá trình nghiện ma túy là một tổng hợp phức tạp. Những yếu tố bất lợi bên ngoài (gia đình - xã hội) làm trầm trọng thêmgây hậu quả xấu về hành vi tâm lý của đối tượng.

Tại gia đình các hành vi nghiện ngập trở thành điểm nóng, đầy lo lắng, trách móc, thậm chí nguyền rủa của người thân.

Ngoài xã hội, dễ có định kiến, khinh rẻ gạt ra bên lề. Nếu có giúp đỡ thì thường mang tính kinh điển, giáo điều.

Những tác động này góp phần làm công tác phòng chống ma túy trở thành đơn điệu - cứng nhắc, khó động viên giúp đỡ đối tượng nghiện ma túy.

II- CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY:

nhiều yếu tố nguy cơ đưa đẩy một người đến tình trạng nghiện ngập, nhưng cũng có nhiều tác nhân bảo vệ giúp một người không bao giờ sử dụng ma túy hoặc đã lạm dụng mà thoát ra được.

Trong một gia đình có nhiều người con nhưng chỉ có một người nghiện, còn những người khác thành đạt. Trong trường hợp này, yếu tố gia đình không phải là yếu tố nguy cơ của người nghiện; mà trái lại, đây là một yếu tố bảo vệ.

Ngoài ra, phải tìm hiểu những yếu tố nguy cơ khác thuộc về nội tâm, cũng như các quan hệ cá nhân của đối tượng. Đối với một người nghiện, có rất nhiều yếu tố bảo vệ cũng như những yếu tố nguy cơ tác động xen kẽ vào nhau trước khi dẫn đến tình trạng lạm dụng ma túy.

Nếu yếu tố nguy cơ càng cao trong lúc yếu tố bảo vệ kém, người ta dễ bị đưa đến trình trạng lạm dụng ma túy với những mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc hai yếu tố trên.

Trong hai loại yếu tố trên, việc cân nhắc hai phía, kinh nghiệm cho thấy các yếu tố nguy cơ có khả năng lôi kéo mạnh mẽ hơn đối với việc sử dụng ma túy.

Ví dụ một người có tiền sử nghiện sẽ rất dễ tái nghiện nếu đối tượng ở trong một môi trường ma túy sẵn sàng, cho dù có nhiều yếu tố bảo vệ giúp đỡ đối tượng.

Một người phải đương đầu với quá nhiều yếu tố nguy cơ thì đối tượng càng dễ lạm dụng ma túy, mặc dù các yếu tố bảo vệ có thể giúp anh ta ngăn chặn, hạn chế việc sử dụng ấy.

Nếu chúng ta biếtcó nhiều dữ liệu về người nghiện, chúng ta có thể dự đoán đối tượng có thể dễ dàng thoát khỏi ma tuý hay không.

hai nhóm tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc lạm dụng ma túy:

1/ ĐẶC ĐIỂM NỘI TÂM:

Một người với nội tâm bất thường, sẽ có những nhận thức thất thường dẫn đến những biểu hiện qua hành vi. Những cuộc nghiên cứu tâm lý cho thấy đặc điểm bất thường nội tâm bao gồm các yếu tố sau:

-      Khát vọng học tập: Những học sinh gắn bó với học tập thì ít sử dụng ma túy hơn so với nhóm học sinh lười học. Khát vọng học tập là một yếu tố bảo vệ mạnh, song không phải luôn luôn như vậy. Một học sinh rất ham học nhưng kém may mắn trong thi cử hoặc có thể bị giáo viên ghét bỏ thì việc học tập trở thành nặng nề với anh ta.Vì khát khao học tập mà đối tượng có thể trở nên bất mãn, chán đời rồi tự tìm lối thoát.

-      Khát vọng vươn lên trong cuộc sống để tự khẳng định mình, khi nó suôn sẻ sẽ tạo nên hưng phấn. Song một khi cá nhân thất bại, sẽ dễ dàng sợ hãi, thất vọng với thực tại và sẽ tìm lối thoát, thường là rượu hoặc ma túy.

-      Lý tưởng và tín ngưỡng là yếu tố bảo vệ. Những tín đồ tốt luôn luôn tránh xa ma túy.

-      Cuộc sống không mục đích, không biết phải làm gì, thích hưởng thụ vui chơi là một yếu tố nội tâm rất nguy hiểm. Một tình trạng lãnh đạm, bi quan cũng là một yếu tố nguy cơ, nhất là khi nó phối hợp với những triệu chứng tâm thần.

-      Tâm hồn nỗi loạn, ưa thích những chuyện trái với thuần phong mỹ tục, xu hướng có những hành vi vô luân thường được coi là một nguyên nhân (đồng thời cũng là hậu quả) của việc lạm dụng ma túy.

-      Nội tâm thiếu tự chủ, thiếu tự trọng cũng là yếu tố nguy cơ, trong khi sự tự chủ, tự trọng là yếu tố bảo vệ.

-      Tâm hồn cô độc, xung khắc với mọi người, luôn buồn chánbất mãn với tất cả, dễ là nạn nhân của ma túy.

2/ MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN:

Tuỳ thuộc hoàn cảnh mỗi người, mối quan hệ cá nhân có thể là những yếu tố bảo vệ cũng có thể là những nguy cơ rõ nét:

-      Thái độ và hành vi của cha mẹ: Cha mẹ bất hòa, nghiện rượu, nghiện ma túy, cha mẹ chiều chuộng con cái thái quá hoặc ít quan tâm đến con cái dễ là tiền đề cho sự nghiện ngập của con cái.

-      Trình trạng nghiện ngập của bạn bè gây nguy cơ ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy của nhóm. Ngược lại, bạn bè sống mẫu mực lại là yếu tố bảo vệ cho cả nhóm.

-      Thái độ của xã hội, của cộng đồng đối với ma túy ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng ma túy. Nếu tất cả mọi gia đình đều quyết tâm chống ma túy, chắc chắn sẽ giảm được số lượng ngưởi sử dụng ma túy.

-      Một nền văn hoá chống ma túy luôn gây ảnh hưởng tốt đối với nhân dân trong việc phòng chống ma túy.

III- KẾT LUẬN:

Những yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ việc sử dụng ma túy của thanh thiếu niên bao gồm các yếu tố chủ yếu như sau:

1- CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ:

- Trình độ học vấn, mức độ nhận thức.

- Ý thức tuân thủ Luật pháp.

- Lý tưởng - Tín ngưỡng.

- Có sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.

- Sự tự bằng lòng với chính mình.

- Gia đình hoà thuận - có điều kiện tiến lên.

- Quan điểm dứt khoát với ma túy

2- CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:

-          Khát vọng vươn lên yếu hoặc không có.

-          Môi trường sống có trắc trở, khó khăn quá sức

-          Môi trường sống nhiều tệ nạn xã hội.

-          Bạn bè hoặc quan hệ với đối tượng có sử dụng ma túy.

-          Cha mẹ bất hòa, nghiện rượu, nghiện ma túy, cha mẹ chiều chuộng con cái thái quá hoặc ít quan tâm đến con cái.

-          Thiếu sự giúp đỡ từ cộng đồng và người có trình độ bản lĩnh

-          Môi trường sẵn có ma túy

Bằng phép suy luận và qua kinh nghiệm trực tiếp, chúng ta thấy đối tượng được tiếp xúc với càng nhiều yếu tố bảo vệ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ tạo điều kiện cai nghiện thuận lợi cho đối tượng.

Đcó cơ sở định hướng trong điều trịgiáo dục phải biết được nguyên nhân dẫn đối tượng đến việc sử dụng ma túy - phải điều tra đầy đủ cuộc sống của đối tượng, từ gia đình, môi trường sống đến bản thân người nghiện và ta phải thiết lập được chân dung - những yếu tố bảo vệ những yếu tố nguy cơ của đối tượng.

Ngoài yếu tố giáo dục phải củng cố, phát huy các yếu tố bảo vệ, làm giảm nhẹ các yếu tố nguy cơ và giúp cho đối tượng các kỹ năng để vượt qua những đe dọa lôi kéo anh ta trở về con đường cũ.

*    Các Thanh - Thiếu niên thường xuyên hoạt động nhóm nhưng không được giám sátkhông có định hướng theo một mục đích thường sử dụng rượu ma túy nhiều hơn.

Trong khi đó các Thanh - Thiếu niên tham gia các hoạt động nhóm giám sát định hướng theo một mục đích thường ít sử dụng rượu và ma túy hơn.

 

*  Việc tìm các cảm giác mạnh, cảm giác hưng phấn, hay thiếu tự chủ về cảm xúc, tính tình chưa thuần thục, tính xung đột, tính hung bạo, tâm lý như lo hãi, khí chất trầm nhượcthiếu tự tin, không có bản lĩnh tự làm chủcác khả năng thích ứng, các cảm giác bất lựcthiếu sót dễ dẫn đến việc sử dụng ma túy của Thanh - Thiếu niên.

 

*    Trường học có ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy. Môi trường học: Vô kỷ luật, giáo viên dạy không hiệu quả, học trò gây rối, không có sự động viên thi đua, thường tần suất sử dụng ma túy lớn hơn.

 

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy: Việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm bệnh lý của cha mẹ, các mối quan hệ vợ chồng, các mối quan hệ cha mẹ và con cáinhững yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Rối loạn các yếu tố này, có thể ảnh hưởng đến tới toàn bộ các yếu tố khác.

 

-      Có sự liên quan giữa sử dụng ma túykiểm tra của gia đình: các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi , việc học tập của họ.

-      Các nghiên cứu cho thấy, cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn.

 

*      Cha mẹ ly dị, ly thân, bất hòa dễ dẫn đến việc dùng ma túy của con cái. Qua nghiên cứu cho thấy cha mẹ cãi nhau con cái thường sử dụng ma túy nhiều hơn các gia đình hòa thuận.

 

CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ ĐỂ THANH - THIẾU NIÊN TRÁNH XA ĐƯỢC MA TÚY:

-          Trình độ học vấn, mức độ nhận thức

-          Ý thức tuân thủ Luật pháp.

-          Lý tưởng - Tín ngưỡng.

-          sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần.

-          Sự tự bằng lòng với chính mình.

-          Gia đình hòa thuận - có điều kiện tiến lên.

-          Quan điểm dứt khoát với ma túy.

 

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỄ DẪN THANH - THIẾU NIÊN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY:

-          Khát vọng vươn lên yếu hoặc không có.

-          Môi trường sống trắc trở, khó khăn quá sức.

-          Môi trường sống nhiều tệ nạn xã hội.

-          bạn bè hoặc có quan hệ với đối tượng có sử dụng ma túy.

-          cha mẹ sử dụng ma túy.

-          Gia đình bất hòa.

-          Thiếu sự giúp đỡ từ cộng đồng và người có trình độ bản lĩnh.

-          Môi trường sẵn có ma túy.