LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI
BS. Nguyễn Minh Tuấn - Viện Phó Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia
Đơn vị Nghiên cứu Điều trị Nghiện Ma túy
I. VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN HEROIN
1. Định nghĩa liệu pháp tâm lý
Định nghĩa mở rộng: Liệu pháp tâm lý bao gồm toàn bộ những liệu pháp không sử dụng các nhân tố lý hóa mà sử dụng các phương tiện và kỹ thuật tác động tâm lý.
Định nghĩa chính xác hơn (Wolberg): Liệu pháp tâm lý là một cách điều trị sử dụng các phương tiện tác động tâm lý, trong đó một nhà điều trị thiết lập mối quan hệ hành nghề với một hay nhiều bệnh nhân nhằm 3 mục tiêu:
(1) Làm giảm hay mất các triệu chứng hiện có.
(2) Làm thay đổi các tập tính không thích ứng.
(3) Tạo thuận lợi cho nhân các bệnh nhân phát triển hài hòa.
2. Nhu cầu về liệu pháp tâm lý của bệnh nhân nghiện heroin (liên hệ với 3 mục tiêu của Wolberg)
(1) Bệnh nhân nghiện heroin có nhiều biểu hiện tâm thần có thể điều trị có kết quả bằng liệu pháp tâm lý: lo âu, trầm cảm, mất tự tin, không tin tưởng vào gia đình, cộng đồng và thầy thuốc, thiếu động cơ chữa bệnh, từ chối chữa bệnh v.v.
(2) Nghiện heroin là một bệnh tập nhiễm hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện thực thi. Tập tính này cần và có thể loại trừ bằng các kỹ thuật khử điều kiện và khử tập nhiễm.
(3) Nhân cách người nghiện thường biến đổi, không còn thích ứng với gia đình và cộng đồng nữa. Biến đổi do cơ chế hóa với các thành viên nghiện khác trong nhóm, do thoát khỏi ảnh hưởng điều hòa của gia đình và bạn tốt. Phải áp dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp, bền bỉ mới có thể giúp nhân cách trở lại hoạt động hài hòa như trước khi nghiện
II. CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN HEROIN
Từ xưa đến nay có rất nhiều liệu pháp tâm lý ra đời dựa vào các cơ sở lý thuyết khác nhau nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Bà phần tư đầu của thế kỷ 20 đã chứng kiến những cuộc bút chiến liên miên giữa các trường phái về liệu pháp tâm lý. Mãi đến một phần tư cuối của thế kỷ 20, trên cơ sở những kết quả lầm sàng rõ rệt đạt được của từng liệu pháp, đa số các tác giả dần dần theo quan điểm chiết trung và lồng ghép.
Nhà điều trị tâm lý hiện đại tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật có hiệu quả của tất cả các liệu pháp tâm lý chứ không gò bó như trước trong khuôn khổ một liệu pháp mà mình tin tưởng và gắn bó tử lâu. Và khi thực hành, nhà điều trị có thể lồng ghép nhiều liệu pháp tâm lý khác nhau cho một bệnh nhân hay một nhóm bệnh nhân chứ không cứng nhắc chỉ dùng một liệu pháp. Các liệu pháp tâm lý thưởng được lồng ghép để điều trị nghiện heroin bao gồm: liệu pháp nâng đỡ, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhận thức, liệu pháp tập tính, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp thư giãn luyện tập ..v.v
Trước kia trong liệu pháp tâm lý nhóm nhất là trong cộng đồng điều trị, nhiều tác giả chủ trương không kết hợp với thuốc men. Nhưng hiện nay trong chống tái nghiện đa số tác giả thường kết hợp liệu pháp thay thế methadone hay liệu pháp đối kháng naltrexone. Kết quả thực tế đã minh chứng cho quan điểm này.
Trong bất kỳ liệu pháp tâm lý nào, điều quan trọng bậc nhất là thiết lập được mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân tốt từ đó bệnh nhân sẽ tự nguyện bộc lộ nội tâm và tuân thủ những chỉ dẫn chủa thầy thuốc. Thứ đến là áp dụng liệu pháp nâng đỡ (trấn an, giải thích, hướng dẫn, khuyến khích, lắng nghe v.v) rồi cuối cùng mới áp dụng các liệu pháp tâm lý đặc hiệu.
Sau đây xin lần lượt trình bày các liệu pháp gia đình, liệu pháp nhận thức tập tính và cộng đồng điều trin là những liệu pháp đặc hiệu được quan tâm hàng đầu trong điều trị nghiện heroin ở nhiều nước trên thế giới hiện nay.
III. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH
Liệu pháp gia đình cũng như các liệu pháp nhận thức - tập tính, liệu pháp tâm lý nhóm là những lĩnh vực chuyên sâu cần được đào tạo lâu dài về lý thuyết và thực hành mới có thể đem lại kết quả tối đa. Trong hoàn cảnh nước ta, thầy thước chuyên sâu về liệu pháp tâm lý đang còn ít nên ở đây chỉ đề cập đến các nguyên tắc điều trị chuyên sâu và giới thiệu qua các liệu pháp thông thường và giản đơn cho các thầy thuốc không chuyên sâu. Trong liệu pháp gia đình cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đối với nghiện ma túy, có 2 cách tiếp cận được quan tâm nhiều nhất:
- Tiếp cận theo mô hình gia đình hệ thống
- Tiếp cận theo mô hình gia đình bị bệnh
1. Cách tiếp cận theo mô hình gia đình hệ thống
- Gia đình xem như một hệ thống, mỗi thành viên trong gia đình tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ theo quy luật của một hệ thống.
- Gia đình là một nhân tố thúc đầy quá trình nghiện ma túy. Nghiện ma túy thường xuất hiện vào những thời điểm gia đình có vấn đề gây tress (ly dị, ly thân, xung đột, kiện cáo, tai nạn v.v).
- Đối tượng nghiện ma túy tác động trở lại các thành viên trong gia đình, gây các rối loạn về chức năng, ranh giới, trật tự v.v... đặc biệt làm mất cân bằng trong sự hằng định nội môi của gia đình.
- Như vậy liệu pháp gia đình nhằm điều trị gia đình như một hệ thống chứ không riêng thành viên nghiện ma túy, phải cùng các thành viên tìm các nhân tố chủ yếu gây mất cân bằng nội môi và tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng này.
2. Cách tiếp cận theo mô hình gia đình bị bệnh
Cách tiếp cận này xem nghiện ma túy là một bệnh và tác động qua lại lâu ngày giữa các thành viên nghiện và các thành viên khác sẽ gây ra nhiều biến đổi về tập tính, về thái độ ứng xử, về nhận thức v.v... mang tính chất bệnh lý (bệnh lý tâm thần là chủ yếu) cho những thành viên khác trong gia đình.
Các hiện tượng có tính bệnh lý thường gặp:
+ Hiện tượng từ chối: Các thành biên trong gia đình không thừa nhận tính chất tai hại của nghiện ma túy (vợ bảo vệ cho chồng, mẹ bảo vệ cho con).
+ Hiện tượng dung túng: Các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên nghiện tiếp tục sử dungh heroin (cho tiền, tránh kiểm tra những việc làm ngoài gia đình của đối tượng, xin cho đối tượng khỏi đến các trung tâm điều trị bắt buộc v.v). Dung túng và từ chối có liên quan chặt chẽ với nhau.
+ Hiện tượng cùng lệ thuộc: Thường là vợ hay mẹ của đối tượng có hiện tượng này. Thành viên gai đình có hiện tượng cùng lệ thuộc chăm lo quá mức cho đối tượng nghiện, tổ chức cuộc sống của mình xoay quanh đối tượng, lơ là đối với thành viên khác và cả đối với bản thân.
Tất cả những hiện tượng nói trên là những trở ngại lớn cho quyết tâm từ bỏ heroin của thành viên nghiện.
3. Các nguyên tắc điều trị chuyên sâu
Liệu pháp gia đình là một loại liệu pháp tâm lý rất khó thực hiện vì phải tiếp xúc riêng với từng thành viên và họp chung với toàn gia đình, phải biết cách làm cho tất cả đều tự nguyện hợp tác, không bỏ cuộc.
Do vậy, nhà điều trị tâm lý:
- Phải biết thu thập thông tin chi tiết từ bệnh nhân và các thành viên gia đình để cấu trúc lại một cách đầy đủ và chính xác trạng thái bệnh lý của bệnh nhân cũng như của các thành viên khác. Từ đó mới đề ra được chiến lược điều trị có hiệu quả.
- Phải phát hiện những nhân tố làm mất cân bằng nội môi xuất hiện trước và sau khi một thành viên bị nghiện.
- Phải khám phá các hiện tượng từ chối, dung túng hay cùng lệ thuộc của các thành viên và đề ra các việ pháp khắc phục (thí dụ: biện pháp tách rời ảnh hưởng giữa thành viên nghiện và thành viên cùng lệ thuộc).
- Phải dần dần đưa thành viên nghiện và các thành viên khác đến chỗ thống nhất thực hiện hợp đồng dài hạn "từ bỏ heroin và chống tái nghiện" với các biện pháp cụ thể và khả thi.
Muốn đạt được các nguyên tắc hay mục tiêu nêu ra ở trên nhà điều trị tâm lý phái sử dụng nhiều phương pháp và kỹ năng tâm lý (không có điều kiện mô tả ở đây).
4. Các biện pháp không chuyên sâu
Các biện pháp này không thực hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với liệu pháp methadone hay naltrexone để đạt được kết quả cao. Có thể do thầy thuốc không chuyên khoa tâm thần thực hiện.
a. Trong điều trị ngoại trú tại cộng đồng, đối với mỗi bệnh nhân nghiện heroin, yêu cầu phải có một thành viên gia đình đi kèm.
b. Thành viên gia đình đến mấy lần trong tuần và mỗi lần trong thời gian bao lâu sẽ được quy định thông qua bàn bạc giữa thầy thuốc và thành viên gia đình.
c. Trường hợp đặc biệt trong gia đình có thành viên xung đột sâu sắc với bệnh nhân gây trở ngại cho tiến trình điều trị thì thầy thuốc sẽ dành thì giờ gặp thêm thành viên này.
d. Bệnh nhân và thành viên gia đình phải được thầy thuốc giải thích đầy đủ về:
- Tác hại của nghiện heroin.
- Nhu cầu cấp thiết phải sớm được điều trị và điều trị lâu dài.
- Các điều kiện cần thiết để có thể bỏ hẳn heroin.
- Các bước trong kết hoạch điều trị.
- Những điều mà bệnh nhân và thành viên gia đình nhất thiết phải tuân thủ thực hiện.
đ. Sau kho được giả thích, bệnh nhân và thành viên gia đình phải có đơn tự nguyện xin điều trị và tự nuyện chấp hành nội quy điều trị của Trung tâm.
e. Thành viên gia đình và bệnh nhân được thông báo về các hình thức khen thưởng khi bệnh nhân thực hiện tốt nội quy điều trị và xử phạt khi không thực hiện. Gia đình có phần đóng góp trong các hình thức khen thưởng và xử phạt này.
g. Thành viên gia đình phải thường xuyên thông báo với thầy thuốc về các hành vi không bình thường của bệnh nhân tại gia đình và tại cộng đồng nhất là hành vi sử dụng lại heroin.
h. Thầy thuốc giải thích cho thành viên gia đình về hiện tượng "từ chối", "dung túng", "cùng lệ thuộc" cũng như các rối loạn trong gia đình (mất tôn ti trật tự, thành viên không thực hiện những chức năng của mình, trở ngại và bế tắc trong tiếp xúc giữa các thành vien v.v) và yêu cầu phát hiện và thông báo đầy đủ các hiện tượng và rối loạn trên.
i. Thầy thuốc cùng thành viên gia đình bàn bạc về kế hoạch giải quyết dần dần từng bước các hiện tượng và rối loạn trên bằng những biện pháp phù hợp với các điều kiện cụ thể của gia đình.
IV. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC TẬP TÍNH
Lúc đầu liệu pháp tập tính và liệu pháp nhận thức là hai liệu pháp tâm lý riêng biệt, do những tác giả khác nhau khởi xướng, mỗi liệu pháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết riêng.
Về sau quá trình thực hành trong nhiều thập kỷ, đa số tác giả nhận thấy hai liệu pháp này có tác dụng bổ sung cho nhau và có thể kết hợp chặt chẽ với nhau nên lồng ghép vào nhau và đặt tên chung là liệu pháp nhận thức - tập tính.
1. Liệu pháp tập tính đối với nghiện heroin
Các nhà điều trị tập tính xem nghiện ma túy như là một tập tính lệch lạc hình thành trên cơ sở tập nhiễm trong môi trường xã hội, theo cơ chế phản xạ có điều kiện đáp ứng của Pavlov và phản xạ có điều kiện thực thi của Skinner. Đã là hành vi tập nhiễm thì nghiện ma túy có thể loại trừ băng các kỹ thuật khử điều kiện và khử tập nhiễm.
Từ đó nhiều kỹ thuật tập tính đã được áp dụng có kết quả trong điều trị nghiện heroin ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên một nhược điểm của liệu pháp tập tính là qua chú trọng vào biểu hiện bề mặt của tập tính lệch lạc và không quan tâm đúng mức đến nhân tố chiều sâu là nguồn gốc nhận thức của rối loạn tập tính. Chính vì thế mà nó cần được liệu pháp nhận thức bổ sung.
2. Liệu pháp nhận thức đối với người nghiện heroin
Các nhà điều trị nhận thức cho rằng mọi tập tính (hay hành vi) đều có mối liên quan mật thiết với quá trình nhận thức. Từ nhận thức sinh ra cảm xúc và từ cảm xúc phát sinh hành vi (hay tập tính). Một ví dụ: một bà nội trợ đang từ nhà đi ra chợ bỗng thấy mây đen kéo trời sinh ra ý nghĩ "trời sắp mưa to" (nhận thức) rồi cảm thấy lo lằng về quần áo đang phơi ở nhà (cảm xúc) và chạy vội về nhà (hành vi).
Tập tính sử dụng heroin cũng như những hành vi lệch lạc trong quá trình điều trị (từ chối, chống đối, bỏ cuộc, sử dụng lại heroin v.v...) cũng thường phát tính từ những nhận thức lệch lạc rất đa dạng
Có những ý nghĩ lệch lạc dễ nhận dạng:
- Ý nghĩ lệch lạc tiêm nhiễm qua tiếp xúc với những đối tượng nghiện cùng nhóm.
- Ý nghĩ lệch lạc do các quá trình tư duy không đúng như: suy luận độc đoán, khái quát hóa quá rộng. trừu tượng hóa chọn lọc, phóng đại hay thu nhỏ quá mức, liên hệ vào mình vô căn cứ v.v...
Có những ý nghĩ lệch lạc khó nhận dạng nên xem như là tự phát (hay tự động). Thực ra chúng thường xuất hiện có liên quan đến những hoàn cảnh có sang chấn tâm lý nặng nề (xung đột trong gia đình, thái độ xúc phạm của cộng đồng v.v).
Phát hiện những ý nghĩ lệch lạc nói trên, đặc biệt những ý nghĩ lệch lạc tự phát, là mục tiêu chủ yếu của liệu pháp nhận thức.
Còn sửa chữa những hành vi sai trái xuất hiện từ những ý nghĩ lệch lạc thì phải sử dụng cả những kỹ thuật nhận thức lẫn những kỹ thuật tập tính. Đó cũng là lý do cần sát nhập hai liệu pháp này.
3. Các kỹ thuật nhận thức và tập tính chuyên sâu
a. Các kỹ thuật nhận thức
- Hướng dẫn bệnh nhân phân tích cái hại khi sử dụng heroin.
- Xác định và hướng dẫn bệnh nhân quy kết trách nhiệm nghiện heroin vào bản thân.
- Hướng dẫn bệnh nhân ghi lại hoạt động tư duy hàng ngày, chú trộng đến các ý nghĩ tự phát.
- Hướng dẫn bệnh nhân tưởng tượng những hình ảnh có liên quan đến sử dụng heroin và thay thế dần bằng những hình ảnh tích cực, lạc quan, dễ chịu.
b. Các kỹ thuật tập tính
- Phương pháp gây ghét sợ heroin (dùng kích thích điện hay apomorphine).
- Giải cảm ứng có hệ thống (đối với cảm giác nhớ và thèm heroin).
- Huấn luyện thư giãn luyện tập (của Viện Sức khỏe Tâm thần) nhằm giải lo âu và giải thèm heroin.
- Liệt kê và giám sát hoạt động hằng ngày có dính líu đến heroin.
- Thử nghiệm các ý tưởng lệch lạc (mà bệnh nhân tin là đúng) về sử dụng heroin.
- Lập lại tập tính (hay đóng vai diễn) nhằm loại trừ dân tập tính lệch lạc và hình thành những phương thức ứng xử có hiệu quả.
- Giao làm bài tập ở nhà có nhiều mức độ (thí dụ: các tìm những người bạn mới thay cho bạn nghiện cũ).
- Huấn luyện cách giải quyết những vấn đề khó xử.
- Áp dụng kỹ thuật tăng cường (hay củng cố) dương tính (thí dụ: khen thưởng) và tăng cường âm tính (thí dụ: phê bình, xử phạt).
- Huấn luyện phương pháp khẳng định bản thân (nhằm ứng phó với sự lôi kéo của bạn nghiện trong nhóm).
4. Các phương pháp tâm lý không chuyên sâu
a. Các biện pháp nhận thức
- Áp dụng phương pháp giải thích hợp lý thông dụng và đơn giản nhằm chỉnh lý những nhận thức lệch lạc và bổ sung những nhận thức đúng cho bệnh nhân nghiện heroin
- Giải thích phải hợp lý và có nghĩa là nội dung giải thích phải phù hopwk với các đặc điểm bệnh lý, đặc điểm nhân cách và trình độ tiếp thu của bệnh nhân.
- Tùy trường hợp có thể giải thích riêng cho một bệnh nhân hay giải thích cho cả nhóm trong buổi sinh hoạt chung.
- Nội dung giải thích có thể đề cập đến những vấn đề như:
+ Tác hại nhiều mặt của nghiện heroin.
+ Có thể từ bỏ hẳn heroin và những điều kiện để từ bỏ hẳn.
+ Những nguyên nhân thường gây trở ngại cho việc từ bỏ hẳn heroin.
+ Vai trò quyết định của bản thân bệnh nhân trong quá trình từ bỏ heroin (ý muốn từ bỏ, quyết tâm từ bỏ và kiên trì từ bỏ).
+ Những ý tưởng lệch lạc (mà bệnh nhân tin là đúng) có liên quan đến nghiện heroin và điều trị nghiện heroin.
b. Các biện pháp tập tính
- Áp dụng liệu pháp thư giãn luyện tập (có thể tham gia tập luyện tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai).
- Giao cho bệnh nhân thực hiện bài tập ở nhà (thí dụ: tập các giai đoạn tìm bạn mới dể thay thế bạn nghiện cũ, tập các trả lời trước sự lôi kéo của bạn nghiện cũ).
- Áp dụng phương pháp tăng cường dương tính (thí dụ: khen thưởng trong sinh hoạt nhóm) và tăng cường âm tính (thí dụ: phê bình hay xử phạt trong sinh hoạt nhóm) nhất là đối với những người sử dụng lại heroin.
- Thảo luận nhóm về cách giải quyết những khó khăn có liên quan đến nghiện heroin.
V. PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG ĐIỀU TRỊ
Phương pháp (hay chương trình) cộng đồng điều trị được phân loại vào nhóm tự giúp nhau (self - help group) chứ không xếp vào nhóm liệu pháp tâm lý đích thực và đặc hiệu vì vai trò chủ yếu ở đây là các bệnh nhân tự tác động qua lại với nhau còn thầy thuốc không có vai trò gì hoặc chỉ có vai trò tư vấn ẩn. Chương trình cộng đồng điều trị đầu tiên do Deiderich khởi xướng vào cuối năm 1954.
1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp
- Bệnh nhân nghiện ma túy được xem như là những nhân cách chưa trưởng thành và có tập tính xâm phạm.
- Do đó cần được đưa vào một tổ chức có cấu trức và hoạt động chặt chẽ nhằm động viên khía cạnh tích cực của nhân cách để biến đổi tập tính tai hại (sử dụng chất ma túy).
2. Chỉ định điều trị chính
Những bệnh nhân nghiện ma túy mà nhân cách còn có khía cạnh tích cực, đã được điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không có kết quả.
3. Mục tiêu điều trị
- Rèn luyện nhân cách và biến đổi nếp sống/
- Đề cao tinh thần trách nhiêm đối với cộng đồng.
- Khai thác và tằng cường các khía cạnh hướng thiện của bệnh nhân.
- Xây dụng dần và củng cố quyết tâm từ bỏ chất ma túy.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- Bệnh nhân tự nguyện xin vào sống trong cộng đồng từ 6 đến 18 tháng.
- Điều khiển chương trình là những bệnh nhân cũ đã điều trị thành công tại cộng đồng điều trị này và tự nguyện ở lại phục vụ.
5. Sinh hoạt và hoạt động
- Các thành viên của cộng đồng điều trị phải tham gia các dịch vụ phục vụ đời sống của cộng đồng.
- Còn phải tham gia các hoạt động phục hồi chức năng tâm lý xã hội và các sinh hoạt nhóm trong cộng đồng.
6. Nội dung sinh hoạt nhóm
- Sinh hoạt nhóm mang tính chất đối đầu: phân tích và phê phán những tập tính và thái độ sai trái của các thành viên trong cộng đồng.
- Đối đầu nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thông cảm với hoàn cảnh của nhau.
+ Biểu hiện tình cảm thân thiết như những người trong cùng một gia đình.
+ Luôn tôn trọng nhân cách và tự do cá nhân của các thành viên khác.
+ Bảo đảm sinh hoạt vật chất đầy đủ.
- Nghiêm cấm
+ Dùng lại chất ma túy.
+ Gây gổ hay xâm phạm thành viên khác.
+ Nếu bi phạm sẽ phải chịu kỷ luật do tập thể bỏ phiếu (từ phê bình đến loại trừ ra khỏi cộng đồng).
- Các thành viên tự điều khiển chương trình, không có vai trog của thầy thuốc. Nếu có, chỉ là vai trò tư vấn ẩn phía sau.
- Không sử dụng các liệu pháp sinh học.
7. Kết quả điều trị của phương pháp này trong thời kỳ đầu
- 90 ngày đầu: 50% bỏ cuộc.
- 6 tháng đầu: 70% bỏ cuộc.
- 12 tháng đầu: 90% bỏ cuộc.
8. Các cải tiến gần đây
- Chính phủ nhiều nước áp dụng chính sách mền dẻo đối với các đối tượng vi phạm pháp luật nhẹ: nếu đến điều trị tại các cộng đồng điều trị khỏi bị giam; nếu điều trị khỏi thì được trở về nhà không phải chịu án hình sự.
- Nhiều cộng đồng điều trị không áp dụng phương thức đối đầu cứng rắn nhất là đối với thanh thiếu niên.
- Do vậy, hiện nay chương trình cộng đồng điều trị vẫn tồn tại ở nhiều nước, số người xin vào ngày càng tăng, số người bỏ cuộc ngày càng giảm.
- Ở nước ta, phương thức điều trị bắt buộc tại cái trung tâm Lao động thương binh và xã hội có một số điểm gần gũi với chương trình cộng đồng điều trị, có thể nghiên cứu mô hình này nhằm cải tiến tổ chức và phương pháp điều trị để kết quả đặt được cao hơn.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC CÓ TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
Thông tư liên bộ Y tế Lao động thương binh xã hội còn đề cập đến một số phương pháp sau đây cũng có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý các bệnh nhân nghiện heroin cần được tham khảo áp dụng:
- Liệu pháp tâm lý tập thể (giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách).
- Liệu pháp tâm lý nhóm (trao đổi tâm tư thắc mắc giúp nhau sửa chữa sai lầm).
- Liệu pháp tâm lý cá nhân (hoạt động tư vấn cho từng bệnh nhân).
- Chính phủ nhiều nước áp dụng chính sách mền dẻo đối với các đối tượng vi phạm pháp luật nhẹ: nếu đến điều trị tại các cộng đồng điều trị thì khỏi bị giam; nếu điều trị khỏi thì được trở về nhà không phải chịu án hình sự.
- Nhiều cộng đồng điều trị không áp dụng phương thức đối đầu cứng rắn nhất là đối với thanh thiếu niên.
- Do vậy, hiện nay chương trình cộng đồng điều trị vẫn tồn tại ở nhiều nước, số người xin vào ngày càng tăng, số người bỏ cuộc ngày càng giảm.
- Ở nước ta, phương thức điều trị bắt buộc tại các trung tâm Lao động thương binh và xã hội có một số điểm gần gũi với chương trình cộng đồng điều trị, có thể nghiên cứu mô hình này nhằm cải tiến tổ chức và phương pháp điều trị để kết quả đạt được cao hơn.
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC CÓ TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
Thông tư liên bộ Y tế Lao động thương binh xã hội còn đề cập đến một số phương pháp sau đây cũng có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý các bệnh nhân nghiện heroin cần được tham khảo áp dụng:
- Liệu pháp tâm lý tập thể (giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách).
- Liệu pháp tâm lý nhóm (trao đổi tâm tư thắc mắc giúp nhau sửa chữa sai lầm).
- Liệu pháp tâm lý cá nhân (hoạt động tư vấn cho từng bệnh nhân).
- Liệu pháp lao động, dạy nghề, tạo việc làm.
- Tổ chức thể thao thể dục, vui chơi giải trí.