Tag Archives: MA TÚY

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH
(OPIUM – MORPHINE – HEROINE)


A. MỤC TIÊU:
  • - Cho người cai nghiện sử dụng thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ và tìm kiếm ma túy.

  • - Hoặc sử dụng thuốc Methadone là một chất gây nghiện nhưng ít độc hại hơn Heroin, giá cả rẻ hơn Heroin.

  • - Methadone sử dụng uống nên không gây lây nhiễm các bệnh HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B - C

  • - Việc điều trị thuốc Naltrexone hoặc Methadol phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, bệnh lý từng đối tượng

  • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữ tâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục - liệu pháp xã hội.

  • - Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ không cần tời bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

  • - Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.


ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

(OPIUM - MORPHINE - HEROIN) (THUỐC PHIỆN - MOCPHIN - HEROINE)
CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE THAY THẾ  ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE

I. KHÁI QUÁT:

1. Naltrexone là chất đối kháng nhóm OMH.

2. Naltrexone được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm nhớ ma túy nhóm OMH.

3. Naltrexone không gây nghiện.

4. Uống thuốc 3 lần / tuần.

5. Ngừng thuốc Naltrexone bệnh nhân không bị hội chứng cai.

I. KHÁI QUÁT:

1.  Methadone là chất đồng vận nhóm OMH

2.  Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH.

3.  Methadone là chất gây nghiện.

4.  Uống thuốc mỗi ngày.

5.  Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Naltrexone vào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

+ Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất  3 - 4 giờ sau khi uống.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexonechất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH.

*Thời gian bán hủy của Naltrexone  khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất  chuyển hóa không có tác dụng.

Thời gian bán hủycủa Methadone  khoảng 24 giờ.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1.  Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon…

2.  Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bìnhGiảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần.

IV.    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục…

2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên triệu chứng táo bónrối loạn chức năng tình dụctăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị.

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện.

1.   Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc.

2.   Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày).

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone.

1.   Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài.

2.   Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần.

4.   Người nhiễm HIV giai đoạn cuối.

5.   Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai.

6.   Ung thư

7.   Có nhiều tiền án, tiền sự

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH.

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặngviêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….).

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm:

1.   Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.   Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.   Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.   Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

5.   Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối.

6.   Người bệnh dưới 18 tuổi.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Methadone  cho những người nghiện nhóm OMH gồm:

1.     Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.     Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.     Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.     Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.

5.     Người bệnh nghiện rượu

6.     Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp.

2.Khôngsử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơgây ngủ gà, đờ đẫn, ngủ gật.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu.

2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu.

3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng củaMethadone do đồng tác dụng.

4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Phải duy trì ít nhất là 12 tháng.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời.

DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ.

B. KẾ HOẠCH:

  • - Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

  • - Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

  • - Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực củabạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • - Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • -  Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • -  Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  • -  Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • -  Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã và tái nghiện.


C. BIỆN PHÁP:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.


Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

  • + Đúng phương pháp

  • + Đúng thời gian

  • + Đúng thuốc

  • + Đúng người bệnh


Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân này lại không thích ứng cho bệnh nhân khác, nhưng dù bất cứ bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.


Việc kết hợp quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý - giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trị của đối tượng là trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị. Chương trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, cha mẹ, hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.


Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì íttrình độ hiểu biết về ma túy có mặthạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.


Cai nghiện ma túy được gọi là thành công phải đạt được 4 yếu tố:

  • + Không tái sử dụng ma túy

  • + Có một lối sống chuẩn mực, tự quản lý bản thân

  • + Thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức

  • + Phục hồi được hệ thống não bộ đã bị tổn thương, ngộ độc vì ma túy.


TÁC HẠI CỦA MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ (THUỐC PHIỆN – MORPHIN – HEROIN)

TÁC HẠI CỦA MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ (THUỐC PHIỆN - MORPHIN - HEROIN)

Bác sĩ Chuyên khoa II - Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Tuấn


I. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ:

1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN LÊN NÃO:

  • - Morphine khi vào cơ thể liên kết với proteine huyết tương với tỉ lệ khoảng 30% và được chuyển hóa chủ yếu thành dẫn xuất glucoronocojugues, dẫn xuất này qua chu trình ruột gan.


  • - 6-glucoronide là một chất chuyển hóa mạnh hơn 50 lần so với morphine. Đáp ứng sinh học với đường tiêm dưới da, và chỉ bằng 30% so với đường tiêm tĩnh mạch. Thời gian bán hủy của morphine trong máu khoảng 2-6 giờ.


  • - Các dẫn xuất glucorono cojugues được đào thải chủ yêu qua nước tiểu, thải trừ qua phân dưới 10% (sau 24 giờ 90% morphine bài tiết ra ngoài), chỉ một lượng nhỏ morphine vào hệ thần kinh trung ương và đến các điểm tiếp nhận morphine ở não.


  • - Có nhiều điểm tiếp nhận morphine ở não (µ, ĸ, σ, δ) nhưng các điểm tiếp nhận µ là cơ sở chủ yếu, nằm rải rác ở não, tập trung nhiều nhất ở vừng dưới đồi, có một ít ở hệ thần kinh thực vật.


  • - Tại các điểm tiếm nhận µ có sẵn các peptide nội sinh (endorphine, enkephaline...), các peptide này tác động qua lại với morphine và dẫn truyền morphine qua hệ thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra các tác dụng chuyên biệt như: giảm đau, giải lo âu, chống trầm cảm, ức chế hô hấp (giảm ho), tăng trương lực cơ tron dạ dày, ruột (chống tiêu chảy), đặc biệt gây cảm giác sảng khoái.


  • - Tuy nhiên chính cảm giác sảng khoái lợi bất cập hại này đã quyến rũ người sử dụng và sản sinh ra hiện tượng nghiện với ba trạng thái: dung nạp, lệ thuộc cơ thể, lệ thuộc tâm thần.


2. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA TRẠNG THÁI DUNG NẠP

  • - Morphine tác động liên tục vào các điểm tiếp nhận µ sẽ ức chế hoạt động của các men adenylcyclase là men kích thích chất ATP (adenosin triphosphate) để sản xuất ra chất AMPc (adenosin monophosphate cyclique), một chất có vai trò thiết yếu trong sản sinh và dẫn truyền các xung động thần kinh, năng lượng cơ bản của hoạt động thần kinh và tâm thần.


  • - Do cơ thể không thể thiếu adenylcyclase được, nên để bù vào lượng adenylcyclase do morphine làm giảm, cơ thể phải liên tục tổng hợp adenylcyclase với nồng độ không ngừng tăng lên.


  • - Muốn làm giảm adenylcyclase để có được cảm giác sảng khoái như lần trước, lượng morphine đưa vào cơ thể lần sau phải cao hơn. Và cứ như thế, cơ thể người nghiện được tập dượt để dần dần dung nạp những liều morphine ngày càng tăng và tăng rất cao.


3. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA TRẠNG THÁI LỆ THUỘC VỀ MẶT CƠ THỂ (HAY TRẠNG THÁI CAI):

  • - Trong khi người nghiện ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện, cơ thể vẫn duy trì phương thức đáp ứng như khi có một lượng lớn chất dạng thuốc phiện đưa vào cơ thể hàng ngày, tức là vẫn liên tục tổng hợp một lượng lớn men adenylcyclase. Các chất morphine nội sinh (endorphine) được cơ thể sản xuất quá ít, không thể ức chế được lượng adenylcyclase quá lớn này.


  • - Do nồng độ AMP vòng trong cơ thể tăng vọt lên, kích thích mãnh liệt hệ thần kinh, gây triệu chứng cơ thể rất khó chịu, báo động gây gắt trạng thái thiếu hụt morphine và nhu cầu cần thiết phải đưa ngay morphine vào cơ thể. Người nghiện không thể cưỡng lại được, phải bằng mọi giá tìm cho kỳ được chất dạng thuốc phiện để đưa vào cơ thể.


4. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA TRẠNG THÁI LỆ THUỘC VỀ MẶT TÂM THẦN (HAY THÈM CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN) TRƯỜNG DIỄN:

  • - Theo nhận định thống nhất của hội đồng các chuyên viên về lạm dụng chất của Tổ chức Y Tế thế giới thì sự lệ thuộc vào chất gây nghiện trước hết và chủ yếu là sự lệ thuộc về mặt tâm thần. Còn đối với sự lệ thuộc về mặt cơ thể (trạng thái cai) thì có bản năng sinh tồn, cơ thể phải tự điều chỉnh để sớm chấm dứt các triệu chứng cơ thể gay gắt, khó chịu đựng trong vòng từ 1-2 tuần (trung bình trong vòng 10 ngày).


  • - Tuy nhiên, mất hội chứng cai rồi, người nghiện chất dạng thuốc phiện vẫn tiếp tục nhớ và thèm cái cảm giác khoái và cảm giác bình thản do chất dạng thuốc phiện tạo ra. Đó là nguyên nhân làm cho gần như 100% người nghiện chất dạng thuốc phiện tái nghiện sau khi cắt cơn một thời gian ngắn hoặc nếu không được điều trị duy trì. Đây là một hiện tượng sinh học phức tạp, chưa được sáng tỏ hoàn toàn nên có nhiều cách giải thích khác nhau tùy theo quan điểm của từng học giả.


  • - Đa số các tác giả thừa nhận cảm giác sảng khoái và bình thản do chất dạng thuốc phiện gây ra là cơ sở sinh học của trạng thái thèm nhớ trường diễn chất ma túy. Và môi trường dễ có được chất dạng thuốc phiện nói riêng (và các chất gây nghiện nói chung) là nhân tố kích thích xung động tìm chất ma túy của người nghiện.


  • - Một số nhà điều trị theo liệu pháp tập tính cho rằng trong một thời gian dài, tất cả các phản ứng của não bộ đối với chất dạng thuốc phiện nói riêng (và ma túy nói chung) đã đưa vào hàng ngày, nhất là phản ứng của các điểm tiếp nhận tương ứng, đều được lưu dấu vết bền vững vào bộ nhớ não, hình thành một phản xạ có điều kiện, có cơ sở sinh học kiên cố không dễ dàng xóa được. Do vậy, những người đã cai chất dạng thuốc phiện nhiều năm khi gặp một kích thích có liên quan đến các khâu cung cấp và sử dụng chất dạng thuốc phiện (đi qua nơi bán và nơi tiêm chích trước kia,...), các dâu vết của phản xạ có điều kiện được hoạt hóa, nhớ và thèm chất dạng thuốc phiện trở nên mãnh liệt, từ đó xuất hiện xung động đi tìm chất dạng thuốc phiện và tái nghiện.


  • - Wikler (1972) giải thích sự lệ thuộc chất gây nghiện về mặt tâm thần theo lý thuyết phản xạ có điều kiện thực thi của Skinner nhấn mạnh vào luận điểm sau đây:

    • + Nghiện chất là một tập tính phức tạp, luôn tuân theo một qui luật về hiệu quả của Thorndike: "Mọi cơ thể sống đều nhạy cảm với hiệu quả của hành vi của mình". Một tập tính mang lại lợi ích về vật chất hay tâm thần hoặc mang lại cảm giác thích thú, dễ chịu thường được duy trì. Con chuột thí nghiệm của trường phái Skinner qua quá trình thăm dò và sửa chữa, luôn tránh cái bàn đạp gây cảm giác khó chịu và liên tục đạp vào bàn đạp gây thích thú hay đưa lại thức ăn.


  • + Tiêm heroin gây cảm giác sảng khoái. Wikler gọi đó là một chất kích thích tăng cường dương tính. Cắt heroin gây ra hội chứng cai là một kích thích tăng cường âm tính.


  • + Kích thích tăng cường dương tính và âm tính đều thúc đẩy người nghiện phải tiếp tục sử dụng chất dạng thuốc phiện. Đó là cơ sở phản xạ có điều kiện thực thi của nghiện chất, thèm nhớ và tái nghiện chất.


Theo luận điểm trên, trong liệu pháp tập tính, tác giả dùng phương pháp khử điều kiện để chữa nghiện heroin bằng các kỹ thuật tăng cường dương tính và âm tính (khen thưởng, gây ghét sợ).


Như vậy có thể nhận định nghiện chất dạng thuốc phiện là một trạng thái nghiễm độc chất dạng thuốc phiện mạn tính xuất hiện theo cơ chế phản xạ có điều kiện thực thi, trên một người có khuynh hướng lạm dụng chất. Và các phương pháp khử điều kiện của liệu pháp tập tính có thể đóng góp một phần vào kết quả điều trị trạng thái thèm và nhớ chất dạng thuốc phiện vô cùng dai dẳng này.


II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

1. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM ĐỘC CẤP:

Chất dạng thuốc phiện (thuốc phiện, morphine, codeine, heroin...) có thể được sử dụng theo đường uống, hút, hít qua mũi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Chất dạng thuốc phiện gây nghiện, gây khoái cảm nhất là khi sử dụng qua đường tiêm chích. Các triệu chứng kết hợp khác bao gồm: cảm giác người nóng lên, mạnh hơn ở các đầu chi, khô miệng, ngứa ngáy ở mặt (chủ yếu ở mũi), đỏ bừng mặt. Triệu chứng ban đầu biểu hiện bằng một giai đoạn yên dịu, ngủ gật.


Đối với những người sử dụng chất dạng thuốc phiện lần đầu hoặc thỉnh thoảng có thể có loạn khí sắc, buồn nôn và nôn.


Các biểu hiện cơ thể của chất dạng thuốc phiện bao gồm: suy hô hấp, co đồng tử, co các cơ trơn, vòng (co các cơ thắt), giảm huyết áp, giảm nhịp tim, giảm thân nhiệt. Biểu hiện suy hô hấp có ngay lập tức phụ thuộc vào mức độ ở não và phụ thuộc vào mức tương tác thuốc với phenothiazine và các thuốc MAOI (Monoamine oxidase inhibitor).


Các biểu hiện tâm thần: gây lơ ngơ, khoái cảm, ngây ngất, giảm đau, nó còn có tác dụng như một chất giải lo âu mạnh và chống trầm cảm. Điều này lý giải phần nào tính chất đồng bệnh lý giữa rối loạn lo âu và rồi loạn trầm cảm với lạm dụng chất dạng thuốc phiện.


Đặc biệt, để đạt được hiệu quả như trước người bệnh phải tăng liều sử dụng.


2. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA NHIỄM ĐỘC MÃN TÍNH CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN:

Nghiện chất dạng thuốc phiện thực chất là một trạng thái nhiễm độc mạn tính chất dạng thuốc phiện. Các trạng thái cơ bản của nghiện chất dạng thuốc phiện (dung nạp, lệ thuộc cơ thể, lệ thuộc tâm thần) đã được trình bày chi tiết ở chương I và II. Ở đây xin trình bày thêm những rối loạn cơ thể đi kèm theo trạng thái nhiễm độc mạn tính này:

  • - Các rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón xen kẽ với đi rửa.

  • - Các rối loạn tiết niệu: đái khó, đái rắt.

  • - Các rối loạn thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, run, giật cơ, dị cảm.

  • - Nhiễm khuẩn các loại: ghẻ lở, áp-xe, loét tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu, viêm gan B, C, đặc biệt là lây nhiễm HIV do sử dụng chung bơm kim tiêm.


3. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẠNG THÁI CAI HEROIN:

  • - Giai đoạn đầu (6-8 giờ sau lần tiêm heroin cuối cùng): người bệnh bắt đầu ngáp, vã mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước mũi và lo lắng cao độ. Người bệnh cảm thấy thèm heroin, xuất hiện xung động tìm heroin mỗi lúc một tăng. Tiếp đến giãn đồng tử, nổi da gà, trong người cảm thấy lúc nóng, lúc lạnh, co thắt cơ, run, mất ngủ hay giấc ngủ không yên, luôn thức giấc.

  • - Giai đoạn tiếp theo (18-24 giờ sau lần tiêm heroin cuối cùng): xuất hiện buồn nôn hay nôn, mạch huyết áp, nhịp thở đều tăng, có thể có sốt nhẹ.

  • - Sau từ 24-48 giờ: xuất hiện đi rửa và trạng thái mất nước, dị cảm mạnh.

  • - Sau 48-72 giờ: các triệu chứng ở các giai đoạn nói trên tăng đến đỉnh điểm sau đó giảm dần.

  • - Sau 7-10 ngày: mặc dù không điều trị, các triệu chứng nêu trên cũng dần dần biến mất. Một số rối loạn chức năng nhẹ có thể còn tồn tại nhiều tháng ở một số trường hợp.


4. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

Thường gặp là ngủ gà, lú lẫn, nôn, buồn bôn, táo bón. Cũng có thể thấy yên dịu, trạng thái kích thích, ác mộng (đặc biệt ở người già có thể có ảo giác), suy hô hấp, tăng áp lực nội sọ, bí tiểu nhất là khi bị u xơ tuyến tiền liệt.


Có mối liên quan chặt chẽ giữa các rối loạn liên quan tới lạm dụng chất dạng thuốc phiện với sử dụng chung bơm kim tiêm gây lây truyền viêm gan B, C và HIV/AIDS và đặc biệt là tương tác với thuốc meperidine và các thuốc MAOIs, điều này có thể gây ra rối loạn nặng hệ thần kinh thức vật, kích động, hôn mê, co giật và tử vong.


Phản ứng dị ứng với các chất dạng thuộc phiện cũng có thể xảy ra sốc phản vệ, phù phổi cấp, và tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và thích hợp.


5. QUÁ LIỀU:

Tử vong do sử dụng quá liều các chất dạng thuốc phiện thường gặp là do tác dụng gây ngừng thở của các chất dạng thuốc phiện. Triệu chứng quá liều bao gồm: thờ ơ, hôn mê, thở chậm, giảm thân nhiệt, giảm mạch, giảm huyết áp. Khi có biểu hiện bộ ba triệu chứng hôn mê, co đồng tử, suy hô hấp, thầy thuốc cần phải nghĩ ngay lập tức tới quá liều chất dạng thuốc phiện. Thầy thuốc phải khám tìm dâu vết tiêm chích ở mọi chỗ trên cơ thể mà bệnh nhân có thể tiêm chích kể cả tĩnh mạch dương vật.


Xử trí khi có biểu hiện quá liều:

  • - Tạo thông thoáng đường thở, duy trì các chỉ số sống bình thường.

  • - Tiêm tĩnh mạch Naloxone 0,4 mg, liều này có thể lặp lại 4-5 lần trong 30-45 phút đầu tiên. Bệnh nhân có thể tỉnh trở lại nhưng vì thời gian bán hủy của naloxone ngắn nên bệnh nhân có thể lại quay lại tình trạng ban đầu trong 4-5 giờ, nên cần theo dõi chặt chẽ. Con cơ giật có thể gây ra quá liều meperidine và có thể dự phòng bằng naloxone. Cần thận trọng khi chỉ định naloxone tránh gây ra hội chứng cai sau đó.


III. TÁC HẠI:

Chất dạng thuốc phiên nói chung và heroin nói riêng là một loại gây nghiện mạnh, gây dung nạp nhanh và mạnh, gây lệ thuộc cơ thể cũng như lệ thuộc tâm thần, gây nhiễm độc cấp và mạn. Việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn do tỉ lệ tái nghiện cao.

Do các đặc tính vừa nêu trên, người nghiện lúc đầu chủ hút, hít heroin mỗi ngày 1 lần nhưng càng về sau liều lượng ngày càng tăng cao, số lần sử dụng cũng phải tăng thêm. Rồi chuyển sang chích mới có thể đạt được hiệu quả như ban đầu. Vài giờ sau khi sử dụng ngươi nghiện thấy thoải mái dễ chịu và tiếp sau đó lại cảm thấy thiếu thuốc, thèm thuốc và lại đi tìm heroin. Sau khoảng 6-8 giờ nếu không có heroin các triệu chứng cơ thể của hội chứng cai bắt đầu xuất hiện buộc người nghiện bằng mọi giá phải tìm cho kỳ được heroin. Cứ vậy người nghiện không còn thời gian để làm việc khác. Tác hại của nghiện heroin được thể hiện trên nhiều mặt: sức khỏe, công việc, kinh tế, gia đình, xã hội.


1. VỀ SỨC KHỎE:

Người nghiện chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh nên lười vệ sinh thân thể, dễ bị các bệnh da liễu, bệnh lao, các bệnh nhiễm khuẩn do tiêm chích không vô trùng (viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu...). Luôn có nguy cơ bị sốc thuốc do tiêm thuốc nhanh và quá liều nhằm tìm lại khoái cảm như trước. Đặc biệt dùng chung bơm kim tiêm và tình dục không an toàn dễ bị lây truyền các bệnh hoa liễu, viêm gan B, C và HIV/AIDS.


Theo nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm bệnh nhân tham gia điều trị thay thế bằng methadone (1997-2002), tỉ lệ viêm gian B và C trước khi vào điều trị là 41,17% (trên 68 bệnh nhân) và ở nhóm bệnh nhân tham gia điều trị duy trì bằng Naltrexone (2003-2007), tỉ lệ viêm gian B và C là 66,19% (trên 482 bệnh nhân).


Về mặt tâm thần nghiện heroin thường gây biến đổi nhân cách theo hướng xấu do ảnh hường của nhóm bạn nghiện: thiếu kiềm chế cảm xúc, thường xuyên xung đột với gia đình, lừa dối mọi người, không quan tâm tới con cái, từ bỏ mọi ham muốn sở thích trước kia, thiếu tinh thần trách nhiệm, thường xuyên ở trong tình trạng nhiễm độc heroin (tâm thần lơ mơ, đi loạng choạng, dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác). Ngoài ra còn có thể có các rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác...


2. VỀ CÔNG VIỆC:

Do phần lớn thời gian dành cho việc tìm kiếm và sử dụng heroin nhằm giải quyết tình trạng đói thuốc, người nghiện luôn chểnh mảng, không tập trung vào công việc và học tập, không tuân thủ giờ giấc, nội qui nên dẫn đến mất việc hoặc phải bỏ học. Nghiên cứu của chúng tôi trên nhóm bệnh nhân được điều trị duy trì bằng methadone (68 bệnh nhân) cho thấy: trước nghiện 78,4% có nghề nghiệp hoặc đi học nhưng bị nghiện, 72,5% không nghề nghiệp hoặc bỏ học. Ở nhóm naltrexone (482 bệnh nhân) trước nghiện 55,81% có nghề nghiệp hoặc đi học, nhưng khi bị nghiện 58,71% không nghề nghiệp hoặc bỏ học. Điều này chứng tỏ rằng có ít nhiều khả năng vì không có việc làm, giao du với bạn xấu rồi dẫn tới nghiện ma túy. Nhưng chắc chắn nghiện ma túy tất yếu sẽ dẫn tới mất việc làm.


3. VỀ KINH TẾ:

Số tiền người nghiện phải chi cho heroin ngày càng nhiều do phải tăng liều và tăng số lần sử dụng trong khi thu nhập từ lao động ngày càng giảm, thậm chí không kiếm ra tiền. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn tới chỗ lừa dối mọi người để có tiền tiêu cho heroin. Tiếp theo đó là bán đồ đạc cá nhân rồi đồ đạc của gia đình. Khi không còn gì để bán nữa thì ăn cắp, ăn trôm ngoài xã hội, cướp giật, giết người, mại dâm, buôn bán ma túy... Cũng theo nghiên cứu của chúng tôi ở 68 bệnh nhân trước điều trị methadone phải chi trung bình 300.000 đồng/ngày cho ma túy so với mức lương tối thiểu vào thời điểm đó là 180.000 đồng/ tháng


4. VỀ GIA ĐÌNH:

Người nghiện thường xuyên nói dối, thức đêm, ngủ ngày, ăn kém, không tôn trọng giờ giấc sinh hoạt trong gia đình, luôn đi đêm về hôm, thay đổi thái độ với người trong gia đình, không hoàn thành trách nhiệm của mình với các thành viên khác trong gia đình. Kết quả một mẫu nghiên cứu của chúng tối trên 68 bệnh nhân: theo báo cáo của gia đình có tới 89% bệnh nhân có hành vi vi phạm trong gia đình ở các mức độ khác nhau như từ nói dối để có tiền, bán đồ dùng cá nhân, lấy tiền của gia đình, bán đồ dùng của gia đình tới cưỡng ép người thân để có tiền mua ma túy. Ở một mẫu nghiên cứu khác trên 482 bệnh nhân, theo báo cáo của gia đình có tới 84,65% bệnh nhân vi phạm ở các mức dộ như đã nói ở trên.


5. VỀ XÃ HỘI:

Một số người nghiện bắt đầu buôn bán chất gây nghiện để có tiền mua heroin. Số khác có thể lao vào từ mại dâm, ăn trộm, ăn cắp, đến tham gia các băng nhóm tội phạm, cướp giật, giết người. Một số người nghiện thuộc gia đình có tài sản, đầu tiên bán đồ dùng, rồi lừa dối người nhân để có tiền, rồi lấy trộm tiền của gia đình, bán đồ đạc của gia đình. Số khác được thừa kế tài sản lớn cũng dần bán đi hết để chi cho heroin và kết cục là sống ngoài lề xã hội.


Theo báo cáo của cục AIDS Bộ Y Tế (2010) hiện cả nước có trên 200.000 người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ kiểm soát, trong đó trên 60% liên quan tới tiêm chích chất gây nghiện. Đây là con số hết sức báo động, nó không chỉ có vấn đề tội phạm mà còn có nguy cơ bùng phát đại dịch HIV/AIDS ra toàn xã hội.


Những thiệt hại do người nghiện gây ra cho xã hội bao gồm nhiều mặt:

  • - Về kinh tế: giảm sút nguồn lực lao động, gây phí tổn to lớn trong công tác cai nghiện và chống tái nghiện cũng như công tác dự phòng.

  • - Về trật tự an toàn xã hội: bi đe dọa do các hành vi tội phạm rất đa dạng (buôn bán chất gây nghiện, lừa đảo, cướp giật, băng nhóm xã hội đen...).

  • - Về mặt văn hóa: hủy hoại nếp sống lành mạnh trong các gia đình và trong cộng đồng.


Một thí dụ để minh họa: thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh đã đưa đi điều trị tập trung khoảng 25.000 người nghiện với thời hạn 5 năm. Vấn đề này có nhiều lý do khác nhau nhưng lý do bức xúc nhất có thể là vấn đề tội phạm liên quan tới sử dụng chất gây nghiện đã ảnh hưởng lớn tới trật tự an toàn của thành phố cũng như tới đầu tư nước ngoài vào thành phố.

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp năm 1999 định nghĩa: "Ma túy là những chất tác động tâm thần mà người lạm dụng sẽ gây ra cho mình sự lệ thuộc". Tình trạng lệ thuộc ma túy đòi hỏi sử dụng ma túy đều đặn như một phương thức sống. Người lệ thuộc sẽ bị những biến đổi về khí sắccảm xúccũng như nhận thức do những tổn thương trong não. Những tổn thương này có thể tồn tại rất lâu hoặc vĩnh viễn sau khi ngưng sử dụng.


Sự rối loạn trên bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: bản thân, gia đình, xã hội, tâm lý. Sử dụng, lạm dụng rồi lệ thuộc ma túy dẫn đến tình trạng nghiện là triệu chứng cuối cùng hoàn tất quá trình rối loạn trên. Do vậy việc điều trị phục hồi nghiện ma túy bao gồm rất nhiều lĩnh vực y tế, tâm lý, giáo dục, quản lý.


Người nghiện bị lệ thuộc tâm lý và lệ thuộc cơ thể đối với ma túy. Nếu thiếu sẽ thèm muốn, đòi hỏi phải tái sử dụng để cảm thấy thoải mái. Khi được cung cấp đủ ma túy người nghiện ở trạng thái ngất ngây hoặc kích thích mạnh mẽgiảm bớt đau đớn thân xác cũng như tinh thần, cảm giác khoẻ mạnh yêu đời. Bởi tính chất ép buộc sử dụng ma túy, cuộc sống người nghiện suốt đời loanh quanh trong việc sử dụng nó. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.


Một phương thức sống như vậy sẽ làm xáo trộn và đảo lộn nhiều giá trị cá nhân cũng như gia đìnhxã hội cùng những chức năng tâm sinh lý.


Càng sử dụng ma túy lâu bao nhiêu hoặc sử dụng sớm bao nhiêu thì hậu quả càng nhiều và nặng nề bấy nhiêu. Mặt khác, những tác động của ma túy trên bộ não có thể gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn làm cho người nghiện suy giảm khả năng xử lý thông tin, xử lý những kinh nghiệm cũng như khả năng hiểu biết của đối tượng trong việc hướng đến một cuộc sống lành mạnh.


Như vậy, việc lạm dụng và lệ thuộc ma túy là một hội chứng trong một bối cảnh đa phương diện. Xét về mặt hành vi, người nghiện đã phát triển những cách ứng xử không thích nghi hoặc những thói quen xấu. Chính những hành vi ấy ngăn cản đối tượng hoà nhịp với cộng đồng, mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi của mình gây ra. Người nghiện ma túy không còn đủ nhận thức để sống một cách trong sạch, cũng như kỹ năng làm việc để sống bình ổn trong một xã hội trật tự. Nói chung, về mặt tinh thầnsức khoẻ, nghề nghiệpgia đình, xã hội,… có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị phục hồi cho đối tượng trở thành khó khăn.


Sau khi cai, nếu những nhân tố tác động thúc đẩy đối tượng tìm đến ma túy vẫn chưa được giải quyết, hầu hết những người nghiện sẽ tái nghiện.


Ngoài trạng thái lạm dụng và lệ thuộc, các hội chứng lâm sàng liên quan đến các chất ma túy có thể gây các phản ứng tâm lý và rối loạn tâm trí thực thể sau:


I. CÁC PHẢN ỨNG TÂM LÝ:

Các hậu quả tâm lý của các chất ma túy phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định phức tạp trong đó có cả các nhân tố dược lý và tâm lý:


- Các nhân tố dược lý tùy thuộc chất ma túy, liều lượng với phương thức sử dụng, với độ dung nạp, với các tương tác.


- Mức độ tác hại gồm nhiều yếu tố như: phối hợp nhiều chất ma túy với nhau, ảnh hưởng tính chất sinh lý của từng cá nhân, tác động bởi bối cảnh xã hội, phương thức dùng ma túy, nhân cách của chủ thể và trạng thái lâm sàng, các mong ước và tác động của xã hội trong việc phòng chống ma túy thông qua nhiều phương cách khác nhau.


II. CÁC RỐI LOẠN TÂM TRÍ THỰC TỔN:

Trong DSM – III mục phân loại các rối loạn này gồm những hội chứng tâm trí thực tổn khác nhau gây ra do hậu quả trực tiếp của nhiều chất ma túy trên hệ thần kinh trung ương. Đây là trạng thái nhiễm độc, lẫn các phản ứng loạn tâm thần trực tiếp do dùng ma túy.


1. TRẠNG THÁI NHIỄM ĐỘC:

Mô tả trạng thái này như một rối loạn tâm trí bị gây ra do mới sử dụng ma túy, thể hiện qua các hành vi như hung dữ, thay đổi phán đoán, biến loạn hoạt động xã hội, và bằng hội chứng đặc hiệu thông thường nhất là các rối loạn về tri giác, về chú ý và sự tỉnh thức, về tư duy nhận đoán và vận động.


2. LÚ LẪN TÂM TRÍ:

Hội chứng lú lẫn hay mê sảng của DSM – III thể hiện bằng các rối loạn chú ý và tư duy nặng hơn trong trạng thái nhiễm độc, biểu hiện bằng các rối loạn tỉnh thức, rối loạn tư duy, mất định hướng thời gian, không gian và các rối loạn tri giác. Các triệu chứng trên liên quan với dùng quá liều các chất ma túy.


3. CÁC PHẢN ỨNG LOẠN TÂM THẦN:

Các phản ứng này thể hiện tính hoang tưởng hay ảo giác trong trạng thái tỉnh thức bình thường. Thời gian các phản ứng này thường ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Phản ứng loạn tâm thần có thể kịch phát do dùng các chất kích thích, các chất gây ảo giác  cần sa.


4. HỘI CHỨNG HỒI TƯỞNG (SYNDROME DE REVISISCENCE):

Trong DSM – III – R gọi là rối loạn tri giác sau ảo giácđặc trưng cho hội chứng này là khi không dùng ma túy thì cảm thấy một hay nhiều triệu chứng đã xảy ra trong trạng thái nhiễm độc trước đây (Flashback).


Các triệu chứng này xảy ra đột ngột và thường chỉ kéo dài vài giây hay vài phút. Chúng có thể tái diễn ít hay nhiều lần trong ngày. Các triệu chứng này luôn kèm theo một phản ứng lo hãi, và có thể xuất hiện sau một lần dùng ma túy nhưng hay xảy ra sau khi dùng ma túy nhiều lần. Các triệu chứng nhiễm độc tái cấp diễn này được quan sát chủ yếu với các chất gây ảo giác, hiếm hơn nhưng còn gặp với cần sa. Các triệu chứng thường gặp nhất là các rối loạn tri giác và nhiều về thị giác.


III. LOẠN TÂM THẦN:

Việc dùng các chất ma túy thường gây hậu quả là một rối loạn tâm thần. Các mối liên hệ giữa sử dụng ma túy và các rối loạn tâm thần khá phức tạp.


Rối loạn tâm thần góp phần dẫn đến sử dụng ma túy, đồng thời có thể do cả hai yếu tố trên tác động lên nhau.


Sự phân biệt này khó xác định, một khi cùng xảy ra song song, việc sử dụng các chất ma túy và các rối loạn tâm thần sẽ tác động lẫn nhau thể hiện qua các biểu hiện và sự phát triển của chúng.


Phân biệt các rối loạn tâm thần tiên phát và thứ phát có thể dẫn đến các hành vi nghiện ngập và có thể ảnh hưởng đến các quyết định điều trị.


IV. TRẠNG THÁI TRẦM NHƯỢC:

Trầm nhược do rối loạn tâm thần có sự kết hợp do sử dụng các chất ma túy đã được nghiên cứu nhiều nhất. Lạm dụng ma túy kết hợp với trầm nhược thường gặp trong các quần thể của khoa lâm sàng. Lạm dụng rượu và ma túy luôn luôn kết hợp với các trầm nhược nặng.


Trong nghiên cứu Ryan và ctv (1987) về 92 ca trầm nhược nặng18% đối tượng có sử dụng thêm các chất ma tuý “dịu”, 4% ít nhất đã dùng các chất ma tuý, việc dùng rượu quá mức kết hợp với việc sử dụng ma tuý gây các trạng thái trầm nhược loạn tâm và các rối loạn nhân cách.


Trầm nhược luôn kết hợp với lạm dụng ma tuý. Các trường hợp trầm nhược hình như luôn luôn dẫn đến nghiện ma túy. Trong nghiên cứu của Deykin và ctv (1987), lạm dụng ma túy và rượu hầu như bao giờ cũng theo sau trạng thái trầm nhược nặng. Trong nghiên cứu của De Milio (1989) các triệu chứng trầm nhược khởi đầu trước khi lạm dụng ma tuý trong khoảng nửa số trường hợp. Các điều tra dịch tễ học đã khẳng định tần suất các tiền sử trầm nhược của chứng nghiện ma túy: các nghiên cứu này đã nhận định các triệu chứng trầm nhược như một nhân tố nguy cơ ở giai đoạn mới dùng ma túy (Bukstein và ctv, 1989).


Trầm nhược và sử dụng ma túy ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Các triệu chứng trầm nhược có thể dẫn đến sử dụng ma tuý. Là tiên phát hoặc thứ phát, trạng thái trầm nhược có thể làm nặng thêm hay duy trì lạm dụng ma túy.


V. TỰ SÁT VÀ CÁC Ý ĐỊNH TỰ SÁT:

Lạm dụng ma tuý đựơc công nhận là nguy cơ hàng đầu của các hành vi tự sát của thanh thiếu niên. Trong số 1824 đối tượng được gởi tới chữa bệnh vì lạm dụng ma tuý, 40,7% có ý tưởng tự sát thường xuyên (Harrison và Hoffiman, 1987).


Sử dụng hay lạm dụng ma tuý hoặc rượu còn là một trong các yếu tố kết hợp chính của các ý định tự sát ở thanh thiếu niên theo các nghiên cứu của Christoffel và ctv (1990).


Đa số các công trình có sự lên quan giữa tự sát, trầm nhược và lạm dụng ma túy. Lạm dụng ma túy có thể làm trầm trọng thêm trầm nhược và làm cho dễ chuyển sang hành động tự sát do tác dụng dược lý làm giải ức chế tính xung động và hung tính.

Cuối cùng, việc dùng ma tuý, trầm nhược và tự sát có thể làm bộc lộ cùng một bệnh lý phát triển.


VI. CÁC RỐI LOẠN HÀNH VI:

Ma tuý và rối loạn hành vi thường kết hợp với nhau. Các rối loạn hành vi thường gặp trong lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên: Rechrich và Gold (1986) thấy trong 41 đối tượng có 95% rối loạn hành vi liên quan đến sử dụng ma tuý. De Milio (1989) thấy 42% có rối loạn hành vi trong 57 thanh thiếu niên nằm viện vì ma túy.


Myers và Kemph (1990) khảo sát trên 14 thanh thiếu niên đã giết người (12 con trai và 2 con gái) tuổi từ 10 đến 17 (tuổi trung bình 15,2). Ở thời điểm chúng có hành vi giết người: 86% đã mắc một rối loạn hành vi.


Các nghiên cứu khác cho thấy mối tương quan giữa hành vi phạm pháp và sử dụng ma túy: Hundleby và ctv (1982) ghi nhận trên 100 thanh thiếu niên nam và 130 thanh thiếu niên nữ dùng ma tuý có hoạt động tình dục nhiều hơn, nhận thức về xã hội và học tập lệch lạc.


Các liên quan giữa rối loạn hành vi và dùng ma tuý rất phức tạp. Các rối loạn hành vi và sử dụng ma túy tác động lẫn nhau. Các rối loạn hành vi thường dẫn đến dùng ma túy.


Trong các nghiên cứu theo chiều dọc hậu cứu về các trẻ em hiếu động, đã nhận thấy rằng khuynh hướng chống đối xã hội thường dẫn đến các rối loạn liên quan đến việc sử dụng các chất ma túy.


Dùng ma tuý có thể dẫn đến các rối loạn hành vi: tác động của chất ma túy giải ức chế và làm tăng hung tính tạo điều kiện cho việc chuyển thành hành vi chống đối xã hội. Do lệ thuộc ma túy đối tượng gây nên những hành vi phạm pháp để tìm cho được chất ma túy: ăn cắp, buôn bán ma túy và làm gái điếm thường kết hợp (Tarr và Macklin, 1987).


Phạm pháp và lạm dụng ma túy đều liên quan đến các điều kiện xã hội, gia đình không êm ấm và các rối loạn xúc cảm. Thanh thiếu niên phạm pháp, nhất là khi chúng bị trầm nhược khai là sử dụng ma tuý hay các hoạt động bất hợp pháp để làm nhẹ nổi buồn chán và ưu phiền của họ.


Trong nghiên cứu của Farrow French (1990), khảo sát trên 89 thanh thiếu niên phạm pháp khai có dùng ma túy trong đó 74% trường hợp là để làm giảm các cảm nghĩ buồn chán và ưu phiền, 39% để quên các vấn đề của họ, 42% để được yên tĩnh, 65% để được thích thú và 45% vì nhiều bạn của họ dùng ma túy.


VII. CÁC RỐI LOẠN TẬP TRUNG:

Các rối loạn tập trung mang tính hiếu động có tiền sử dùng ma tuý thường xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên: De Milio (1989) thấy trong 14% các trường hợp này, có rối loạn tập trung và hiếu động. Rối loạn tập trung cũng có thể là di chứng của sử dụng ma túy.


Trong 114 thanh thiếu niên phạm pháp, Halikas và ctv (1990) nhận thấy lạm dụng ma túy có trên 67%, trong đó không rối loạn tập trung 19% trường hợp, các rối loạn hành vi đa hung bạo trong 61% trường hợp.


VIII. CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH:

Lạm dụng ma túy liên quan đến một số rối loạn nhân cách.

Các rối loạn nhân cách bệnh lý và nghiện ma túy liên hệ và tác động với nhau. Các rối loạn nhân cách dễ dẫn đến sử dụng ma túy:

  • Các rối loạn về cảm xúc của trạng thái ranh giới.

  • Các cảm nghĩ trống rỗng và buồn phiền.

  • Tính xung động.


Ngược lại, việc dùng ma túy làm nặng thêm các rối loạn về tâm lý, về quan hệ và sinh học biểu hiện rõ nét nhân cách bệnh lý.


IX. CÁC BIỂU HIỆN LO HÃI:

Một nghiên cứu dịch tễ học của NIMH trên thanh niên (Christie và ctv...1988) cho thấy người có tiền sử rối loạn lo hãi mà tuổi khổi phát trung bình là 15, dẫn đến các nguy cơ lạm dụng hay lệ thuộc ma túy tăng gấp đôi với thanh niên không có tiền sử rối loạn lo hãi.


Trong nghiên cứu của Johnston và O'Malley, 41% học sinh trung học đã giải thích dùng ma túy do nhu cầu giảm căng thẳng


X. CÁC RỐI LOẠN ĂN UỐNG:

Lạm dụng ma túy và rượu còn gặp ở người háu ăn, người chán ăn và còn ở một mức độ thấp hơn trên những người chán ăn hạn chế (Garner và ctv,...1985). Kille và ctv.(1987) so sánh 57 thanh thiếu niên háu ăn, 59 thanh thiếu niên ăn kiêng dùng các biện pháp nôn, nhuận trường hay lợi tiểu đễ kiểm tra trọng lượng của họ và 444 thanh thiếu niên không có rối loạn hành vi ăn uống: Kết quả cho đối với 3 nhóm người: nhóm 1: háu ăn, nhóm 2: chán ăn, nhóm 3: ăn hạn chế say rượu ít nhất 1 lần mỗi tháng tỷ lệ lần lượt là 25, 21 và 17%, say rượu nhiều lần mỗi tháng là 10, 23 và 7% trường hợp, sử dụng mà ăn ít nhất mỗi tháng là 16, 9 và 10% trường hợp và ít nhất 1 lần mỗi tuần là 14, 12 và 6% trường hợp.


Dùng ma túy và các trạng thái say có tần suất vẫn cao hơn tần suất của nhóm chứng không trầm nhược có các rối loạn hành vi ăn uống.


XI. CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH:

Lạm dụng ma túy liên quan đến một số rối loạn nhân cách (Crumley, 1990). Trong số 57 thanh thiếu niên nghiện ma túy do De Milio khảo sát (1989), 16% cho thấy những nét rõ rệt về rối loạn nhân cách một cách rõ rệt, nhân cách phân liệt 2 ca, nhân cách ái kỷ 2 ca, nhân cách kiểu phân liệt 1 ca.


Các rối loạn nhân cách bệnh lý và nghiện ma túy liên hệ và tác động với nhau. Các rối loạn nhân cách dễ dẫn đến sử dụng ma túy:

  • Các rối loạn về cảm xúc của trạng thái ranh giới

  • Các cảm nghĩ trống rỗng và buồn phiền

  • Tính xung động

​Ngược lại, việc dùng ma túy là nặng thêm các rối loạn về tâm lý, về quan hệ và sinh học biểu hiện rõ nét nhân cách bệnh lý.


XII. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN:

Các chất gây ảo giác, amphetamin, cocain, cần sa, phesncyclidin có thể gây các triệu chứng loạn tâm thần. Loạn tâm thần do amphetamin có thể gây các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở thanh thiếu niên (Angrist, 1983).


Ngược lại bệnh tâm thần phân liệt của thanh thiếu niên có thể bộc lộ và nặng lên do ma túy. Một số ma túy được xem như có thể gây ra không nững các bệnh tâm thần phản ứng ngắnhay các rối loạn dạng phân liệt mà cả bệnh tâm thần phân liệt thực sự: dùng lâu dài các chất amphetamin có thể gây ra một số bệnh tâm thần phân liệt (Me - Lellam và ctv.1979), LSD xuất hiện đúng hơn như một nhân tố thúc đẩy (Vardy và Kay, 1983)


XIII. TỶ LỆ CHẾT:

Việc sử dụng có thể gây chết người, các biến chứng cơ thể và một ảnh hưởng tiêu cực trên đời sống tâm lý và quan hệ cũng như trên sự thích ứng xã hội.


Trong khi tỷ lệ chết của các nước công nghiệp hoá giảm, thì tỷ lệ chết lại tăng ở thanh thiếu niên và thanh niên: các tai nạn giao thông, các tai nạn khác, tự sát và giết người do ma túy là nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao. Các tai nạn giao thông chiếm 70% nguyên nhân chết của những người 16 – 19 tuổi trong Cộng Đồng Châu Au: Rượu và các chất ma túy là những nguyên nhân chủ yếu.


Trong một nghiên cứu nam giới từ 15 -34 tuổi, chết do tai nạn giao thôngrượu được phát hiện trong 75% trường hợp, cần sa 37% và cocain 11%; trong đó kết hợp rượu và cần sa 85% trường hợp (Williams, 1985). Tác hại của ma túy ngoài các tai nạn và tự sát, nguy cơ lây nhiễm HIV/ AIDS qua tiêm chích tĩnh mạch các chất ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm.


XIV.TÁC HẠI CỦA CÁC LOẠI MA TÚY:

Xin xem mục MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN trên trang Web này của Trung tâm.


KẾT LUẬN:

Sử dụng các chất ma túy dẫn đến nhiều nguy cơ: tăng liều lượng và chuyển sang các chất ma túy mạnh hơnrối loạn phát triển, thất bại trong hoà nhập xã hội, các tổn thương thể chất, tinh thần và dẫn đến cái chết. Nếu đối tượng bị gạt ra bên lề xã hội do sử dụng ma túy thì nguy cơ tổn thương về thể chất dẫn đến cái chết có thể xảy ra sớm, do bệnh tật và thiếu sự chăm sóc.


BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:

1.Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.


2.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.


3. Điều chỉnh, phục hồi những rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.Hình thành thói quen tốt, điều chỉnh lỗi sống buông thả, vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm của người nghiện ma túy.


4.Trừ một số ít trường hợp nhẹ  người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Do ký ức hồi tưởng – phản xạ có điều kiện như: gặp lại bạn cũ, qua quán cà phê cũnghe nhạc cũthấy ma túy, rơi vào tâm trạng cũ(những yếu tố có liên quan đến việc sử dụng ma túy của họ trước đây) khiến người cai nghiện nghĩ ngay đến những cảm giác vô cùng khoái lạc, ngất ngây khi sử dụng ma túy. Do đó, họ sẽ rất khó kiềm chế dẫn đến việc tái sử dụng ma túy nếu không được trang bị một bản lãnh, kỹ năng sống vững chắc.


Tổn thương não bộ, chấn thương tâm lý, rối loạn, xuống cấp nhận thức hành vi nhân cách, hội chứng hồi tưởng, phản xạ có điều kiện rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

Vì những lý do trên, vai trò điều trị tổng hợp trong công tác cai nghiện cho người nghiện là vô cùng cần thiết, đòi hỏi những cán bộ điều trị phải có trình độ về lãnh vực của mình phụ trách và người cai nghiện ma túy phải được trang bị bản lãnh, kỹ năng sống đầy đủ.


Tóm lại, việc cai nghiện ma túy không thể thiếu được bất kỳ một trong các yếu tố nào sau đây:

  • Vai trò Y tế
  • Vai trò Tư vấn - Tâm lý trị liệu
  • Vai trò Giáo dục – Quản lý học viên
  • Và vai trò cuối cùng là quyết tâm cai nghiện cao của người cai nghiện, sự giúp đỡ, giáo dục chuẩn mực và trách nhiệm của gia đình và xã hội.

HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG NÃO BỘ NGHIÊM TRỌNG TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:  


NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH

NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT BỆNH NÃO MÃN TÍNH – KHÓ CHỮA

Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.



CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY

Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC.

ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT

Nhưng với điều kiện:

*Đúng thuốc

*Đúng người bệnh

*Đúng thời gian

*Đúng phương pháp

Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ.
KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược.

Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện.

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi.

CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất.

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:
1. Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản l‎ý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.


2. Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹđiều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm l‎ý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:

  • - Tư vấn – Liệu pháp tâm l‎ý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

  • - Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm l‎ý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.

  • - Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.


3. Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh l‎ý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.


4. Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản l‎ý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.