Tag Archives: PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


TS. BS. Laura McNicholas

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia

Phác đồ cải thiện điều trị TIP 

 

BỘ Y TẾ VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI HOA KỲ 

Cục Quản lý Dịch vụ Điều trị Nghiện và Sức khỏe Tâm thần

Trung tâm Quản lý Điều trị Nghiện

Số 1 đường Cherry Choke,

Rockville,MD 20857

Dịch bởi Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Điều trị Nghiện chất và HIV Việt Nam (VHATTC)

Hiệu đính bởi Bs. Hoàng Nam Thái (CDC), Bs. Vũ Huy Hoàng (SAMHSA), Bs. Nguyễn Xuân Đông (FHI360). VHATTC và các tác giả chịu trách về tính chính xác của phiên bản tiếng Việt này. 


PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA BUPRENORPHINE

LỜI MỞ ĐẦU

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN


PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) là những hướng dẫn thực hành tốt nhất trong việc điều trị các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. TIP được Cục Quản Lý Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần và Lạm Dụng Thuốc (SAMHSA) và Trung tâm


Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện (CSAT) cung cấp. Văn phòng Đánh giá, Phân tích và Tổng hợp Khoa học của CSAT dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức về lâm sàng, nghiên cứu và chuyên gia hành chính để đưa ra các TIP này. TIP được ngày càng chia sẻ rộng rãi tới các cơ sở và cá nhân trên toàn Hoa Kỳ. Vì các rối loạn do lạm dụng rượu và các chất gây nghiện đang trở thành một vấn đề lớn, nhiều độc giả của các TIP là các cơ sở công và tư điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.


Sau khi một chủ đề được lựa chọn, CSAT đã thành lập một Hội đồng nguồn gồm các cán bộ từ các văn phòng liên bang và cơ quan chính phủ có liên quan để đưa ra các gợi ý cho những lĩnh vực cụ thể cần quan tâm và nguồn lực cần thiết để phát triển nội dung của TIP. Những khuyến nghị này sẽ được chuyển đến Hội đồng chuyên gia, gồm các chuyên gia được bầu chọn bởi các đồng nghiệp. Hội đồng tham gia vào nhiều cuộc thảo luận. Những thông tin và khuyến nghị được thống nhất là cơ sở phát triển nội dung các TIP. Các thành viên của từng Hội đồng chuyên gia đại diện cho các chương trình điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện tại các bệnh viện, trạm y tế, chương trình tư vấn, văn phòng về quản lý tội phạm và chăm sóc trẻ em, và các cán bộ trong dịch vụ tư nhân. Một chủ tịch hội đồng (hoặc các đồng chủ tịch) đảm bảo rằng hướng dẫn phản ánh kết quả của sự phối hợp làm việc của các thành viên.


Sau đó, một nhóm gồm nhiều các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ rà soát chi tiết nội dung tài liệu. Hội đồng chuyên gia về Buprenorphine, gồm các chuyên gia hàng đầu về lạm dụng chất gây nghiện trong các lĩnh vực có liên quan như chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe tâm thần và dịch vụ xã hội, sẽ làm việc cùng với Hội đồng chuyên gia và Khoa dượctrị liệucủa CSAT để đưa ra những thay đổi và cập nhật cho các chủ đề của TIP dựa trên nhu cầu thực tế về thông tin và các hướng dẫn. Sau khi đáp ứng được các góp ý của những các cán bộ trong cộng đồng, TIP sẽ được hoàn thiện và đưa vào xuất bản, có cả bản in và bản điện tử.


Các TIP đều có thể tải về hoặc đọc trực tuyến (online) từ trang web:

="http://www.kap.samhsa.gov/a>

Vì được ấn bản dưới dạng tài liệu điện tử, các TIP có thể được cập nhật dễ dàng và tiếp tục được sử dụng trong cộng đồng với thông tin mới nhất. Mặc dù mỗi TIP đều là những bằng chứng khoa học được áp dụng vào trong thực hành như các chuyên gia đã khuyến nghị, CSAT hiểu rằng lĩnh vực điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện có tiến bộ liên tục và các nghiên cứu thường có độ trễ so với các phát minh mới trong điều trị. Nhiệm vụ chính của từng TIP là đưa ra các thông tin “tuyến đầu” một cách nhanh chóng và có trách nhiệm. Vì lý do này, các khuyến cáo trong TIP đều được trích dẫn bởi kinh nghiệm của các chuyên gia trong hội đồng hoặc từ các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy. Các thông tin đưa ra đều được trích dẫn nguồn nếu có nghiên cứu hỗ trợ.


Tài liệu TIP này, Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, cung cấp hướng dẫn thống nhất dựa trên bằng chứng về sử dụng Buprenorphine,một lựa chọn mới cho điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Mục tiêu của TIP này là cung cấp thông tin cho bác sỹ để đưa ra các quyết định điều trị và thực hành dựa trên bằng chứng khi sử dụng Buprenorphinetrong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP). Hướng dẫn này cung cấp thông tin về nhiều chủ đề liên quan đến sử dụng Buprenorphine, bao gồm sinh lý học và dược lý của


CDTP, nghiện các CDTP và điều trị bằng Buprenorphine; sàng lọc và đánh giá vấn đề liên quan đến nghiện các CDTP; phác đồ chi tiết điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine; quản lý các Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt; và chính sách và quá trình liên quan đến điều trị nghiện CDTP tại phòng khám theo mô hình được xây dựng dựa trên Luật Điều trị nghiện Ma túynăm 2000. TIP này là một bước của CSAT nhằm đạt được mục tiêu của mình trong hỗ trợ các lãnh đạo của quốc gia đi đến tiếng nói chung trong phát triển điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ.


Các TIP khác có thể yêu cầu trực tiếp qua Văn phòng thông tin về Sử dụng rượu và chất gây nghiện của SAMHSA (NCADI),(800) 729-6686 hoặc (301) 468-2600; TDD (cho người khiếm thính),(800) 487-4889. Xem thêm tại: http://www.kap.samhsa.gov 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

Chủ tịchLaura McNicholas, M.D.,
Ph.D.Clinical Assistant Professor Department of Psychiatry University of Pennsylvania Treatment Research Center Philadelphia, Pennsylvania

Thành viên

Tony Aguilar,L.M.F.T.
Legislative Consultant California Department of Social Services Sacramento, California
DanielAlford, M.D., M.P.H.
Association for Medical Education and Research in Substance Abuse(AMERSA)
Assistant Professor of Medicine Boston University School of Medicine
Clinical Addiction Research and Education Unit Boston, Massachusetts

Catherine T. Baca, M.D.
Clinical Supervisor Center on Alcoholism, SubstanceAbuse, and Addictions Albuquerque, New Mexico

ThomasJ. Croce, Jr.,R.Ph.
(replacing JannB.Skelton)
Senior Manager Strategic Alliances American Pharmaceutical Association Philadelphia, Pennsylvania
George De Leon, Ph.D.
Director Center for Therapeutic Community Research of The National Development and Research Institutes NewYork,NewYork

ElizabethF. Howell,
M.D.Senior Medical Editor Atlanta, Georgia

Martin Iguchi
Ph.D.Senior Behavioral Scientist Director Drug Policy Research Center Rand Corporation Santa Monica, California

HerbertD. Kleber,
M.D.Professor of Psychiatry Director The Division on Substance Abuse Columbia University NewYork, NewYork
ErvinLewis, M.D.
AreaChief Medical Officer Albuquerque Area Indian Health Service Albuquerque, NewMexico
JamesJ. Manlandro, D.O.
Medical Director Family Addiction Treatment Services Rio Grande, NewJersey
AndrewJ. Saxon, M.D.
Professor Department of Psychiatry and Behavioral Sciences University of Washington
Center of Excellence in Substance Abuse Treatmentand Education
VAPuget Sound Health Care System Seattle, Washington

CharlesR. Schuster, Ph.D.
Professor Department of Psychiatry and Behavioral Neuroscience
WayneState University School of Medicine
Detroit, Michigan

Audrey Sellers, M.D.
Medical Director
Bay Area Addiction Researchand Treatment, Inc.
SanFrancisco, California
JannB. Skelton, R.Ph., M.B.A.
Vice President
U.S. Wellness, Inc.Gaithersburg,
Maryland

David E. Smith, M.D.
President and Founder
Haight Ashbury Free Clinic San Francisco, California

Eric C.Strain,M.D.
Professor
Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland

Joycelyn Woods, M.A.
President
National Alliance of Methadone Advocates NewYork, NewYork

 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA BUPRENORPHINE 

Chủ tịchEric C.Strain,M.D.
Professor Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland
Leslie Amass, Ph.D.
Principal Investigator Friends Research Institute, Inc. LosAngeles, California
David Fiellin, M.D.
Associate Professor of Medicine Yale University School of Medicine Primary Care Center Yale-NewHaven Hospital NewHaven, Connecticut

R. E. Johnson, Pharm.D.
Professor Department of Psychiatry and  Behavioral Sciences Behavioral Pharmacology Research Unit Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland

ThomasR. Kosten, M.D. 
Professor of Psychiatry Yale University School of Medicine Deputy Chief of Psychiatry Research VA Connecticut Healthcare System WestHaven, Connecticut

James J. Manlandro, D.O.
Medical Director Family Addiction Treatment Services Rio Grande, NewJersey
Elinore F. McCance-Katz, M.D., Ph.D. Professor of Psychiatry and Chair Addiction Psychiatry Medical College of Virginia
Virginia Commonwealth University Richmond,
VirginiaJoe Merrill, M.D., M.P.H.
Research Scientist Division of General Medicine Harbor view Medical Center Seattle, Washington

Geoff Mumford, Ph.D.
American Psychological
Association Washington,
District of Columbia

Richard T. Suchinsky, M.D.
Associate Director for Addictive Disordersand
Psychiatric Rehabilitation
U.S. Department of Veterans Affairs
Veterans Health Administration Washington, District of Columbia


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc chăm sóc bệnh nhân có rối loạn do sử dụng nghiện chất. Chúng ta biết nhiều hơn về các phương pháp điều trị phục hồi cho người lạm dụng chất gây nghiện với chất lượng chăm sóc và dịch vụ được cải thiện đáng kể. Từ đó, chúng ta đạt được các mục tiêu về cải thiện chất lượng sống cho những người lạm dụng chất gây nghiện và triển khai được hệ thống CSSK ở từng cộng đồng trên cả nước. Chúng ta hướng đến một cuộc sống cộng đồng cho tất cả mọi người.


Bộ Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) để tăng cường và hỗ trợ việc điều trị cho người có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. TIPcung cấp cho chúng ta những kiến thức và thực hành tốt nhất từ các bác sỹ, cán bộ chương trình và người chi trả cho điều trị. Bộ sách là kết quả làm việc nghiêm túc của các chuyên gia dựa trên các kết quả nghiên cứu về dịch vụ y tế và thực hành lâm sàng có liên quan, những kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu từ thực tế. Với từng chủ đề của TIP, một hội đồng chuyên gia (gồm các nghiên cứu viên về lâm sàng thuộc cơ quan tư nhân, bác sỹ, người quản lý chương trình và bệnh nhân) đưa ra các chủ điểm và thảo luận những thực hành tốt nhất cho đến khi đạt được thống nhất chung.


Bằng tài năng, sự tận tụy và nỗ lực làm việc hết mình, các chuyên gia trong hội đồng và nhóm biên soạn đã đưa ra tài liệu này để làm cầu nối từ kết quả của các nghiên cứu đến nhu cầu thực tiễn trong công việc của các bác sỹ và người quản lý. Xin chân thành cảm ơn những cá nhân đã làm việc cùng chúng tôi để cải thiện việc điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.


Hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và bạn sẽ đồng hành cùng chúng tôi với mục tiêu giúp đỡ tất cả những công dân Hoa Kỳ có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện được khỏe mạnh, cải thiện cuộc sống của mình trong các cộng đồng trên toàn quốc.


CharlesG. Curie, M.A., A.C.S.W.

Administrator

Substance Abuseand Mental Health Services Administration

H. WestleyClark,  M.D., J.D.,  M.P.H., CAS, FASAM

Director, Center for Substance Abuse Treatment Substance Abuseand Mental Health Services Administration


TÓM TẮT HƯỚNG DẪN

Luật liên bang, Luật Điều trị Nghiện ma túy năm 2000 (DATA 2000), đã đưa ra những quy định mới trong hỗ trợ điều trị nghiện CDTP bằng thuốc tại Hoa Kỳ. Theo đạo luật DATA 2000, việc sử dụng các thuốc dạng thuốc phiện (Opioid) để điều trị nghiện Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) chỉ được phép khi có sự đồng ý từ Liên bang thông qua Chương trình điều trị nghiện CDTP (OTP) (ví dụ, tại các cơ sở điều trị methadone), và các loại thuốc trong Danh mục II bằng CDTP methadone và levo-alpha-acetyl-methadol (LAAM), chỉ được cấp phát chứ không được kê đơn*. Hiện tại, theo Đạo luật DATA 2000, các bác sỹ có chứng nhận ở các phòng khám và các cơ sở y tế khác ngoài hệ thống OTP có thể kê đơn và/hoặc cấp phát thuốc Opioid trong Danh mục III, IV, và V để điều trị nghiện CDTP nếu các loại thuốc này được đồng ý sử dụng với mục đích điều trị nghiện bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). (Toàn văn Đạo luật DATA 2000 có thể xem tại http://www.buprenorphine.samhsa.gov


Vào tháng 10/2002, FDA đã phê duyệt 2 loại thuốc dùng dưới lưỡi trong Danh mục III về Buprenorphine là thuốc bán đồng vận Opioid trong điều trị nghiện CDTP. Các thuốc này, Subutex® (Buprenorphine) và Suboxone® (Buprenorphine/naloxone), là những thuốc đầu tiên cho đến nay trong Danh mục III, IV, hoặc V đã được FDA phê duyệt và có thể sử dụng theo Đạo luật DATA 2000. Điều trị Buprenorphine tại phòng khám giúp cho việc chăm sóc người nghiện là một hoạt động trong chăm sóc y tế ban đầu, do đó tiếp cận với điều trị nghiện được tăng mạnh và mang lại hy vọng cho hàng ngàn người nghiện.


DATA 2000 định hướng cho SAMHSA phát triển các Phác đồ cải thiện điều trị (TIP), tài liệu bao gồm các hướng dẫn tốt nhất cho thực hành


Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lo ngại về nguy cơ gây Rối loạn nhịp tim của LAAM ở một số ít bệnh nhân, vào 1/1/2004, nhà sản xuất duy nhất của loại thuốc này đã tạm ngừng sản xuất thuốc... điều trị nghiện CDTP. Tài liệu Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, là một trong những ấn phẩm nhằm cải thiện chất lượng điều trị. Tài liệu được SAMHSA và một nhóm các chuyên gia độc lập trong lĩnh vực điều trị lạm dụng chất gây nghiện, với sự tư vấn của Viện Nghiên cứu Lạm Dụng Chất gây nghiệnQuốc Gia (NIDA), Cục Phòng chống ma túy (DEA) và FDA xây dựng. Mục tiêu của TIP này là cung cấp cho bác sỹ các hướng dẫn thực hành dựa trên bằng chứng về việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Vì vậy, những độc giả đầu tiên của TIP này là các bác sỹ quan tâm đến việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Trong quá trình phát triển TIP này, hội đồng chuyên gia, gồm các chuyên gia nghiên cứu và lâm sàng trong lĩnh vực điều trị nghiện CDTP, nhận ra rằng trong khi Buprenorphine là một niềm hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân, chỉ điều trị bằng thuốc đơn thuần, về lâu dài, thường sẽ không thành công. Vì thế, hướng dẫn này nhấn mạnh rằng để đạt được kết quả tối ưu chúng ta cần quan tâm giải quyết đồng thời các vấn đề y tế và tâm lý xã hội cho mỗi cá nhân người bệnh.


TIP này bao gồm 6 Chương và 10 phụ lục, bao gồm một danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo (Phụ lục A, Tài liệu tham khảo). Chương 1, Giới thiệu, mô tả các dữ liệu cơ bản về nghiện CDTP, các cách tiếp cận điều trị cũ, và mới theo quy định Đạo luật DATA 2000.


Chương 2 về Dược lý trình bày chi tiết về sinh lý và dược lý học của CDTP nói chung, và Buprenorphine nói riêng. Chương này cũng cung cấp tổng quan tài liệu y văn về độ an toàn và hiệu quả của việc Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Chương 3, Đánh giá bệnh nhân, tổng hợp các cách tiếp cận để sàng lọc và đánh giá người nghiện CDTP và ai sẽ được điều trịbằng thuốc Buprenorphine.


Chương 4, Phác đồ điều trị, trình bày các phác đồ điều trị chi tiết bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, bao gồm cả các cách tiếp cận điều trị duy trì và điều trị cắt cơn.


Chương 5, Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, thảo luận về các nhóm quần thể đặc thù và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị bằng Buprenorphine. Điều trị cho các nhóm quần thể này cần phải hiểu rõ các nguồn lực hiện có và thường cần sự phối kết hợp điều trị với các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác.


Chương 6, Chính sách và Quy trình triển khai, thảo luận các vấn đề và quy định pháp lý liên quan đến điều trị nghiện CDTP, bao gồm các quy trình thực hành và hoạt động đánh giá năng lực cần thiết của bác sỹ như được đề cập trong DATA 2000 để cung cấp điều trị nghiện CDTP tại phòng khám, các chính sách và quy trình thực hành gợi ý, độ an toàn và tính bảo mật các thông tin về điều trị nghiện CDTP , và sử dụng Buprenorphine trong các OTP.


Dưới đây là tổng hợp các nội dung của tài liệu này theo Chương.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày tổng quan lạm dụng chất gây nghiện hiện nay ở Hoa Kỳ, bao gồm cả bối cảnh lịch sử liên quan đến việc điều trị hiện tại, quy mô của nghiện CDTP , cách tiếp cận điều trị trước đây và giới thiệu về việc Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Nghiện CDTP không chỉ là sử dụng sai và lạm dụng heroin, mà còn bao gồm một vấn đề ít được đề cập là sử dụng sai và lạm dụng thuốc có CDTP được kê đơn trong điều trị giảm đau như hydrocodone, oxycodone và meperidine.


Tỷ lệ lạm dụng nghiện chất CDTP được kê đơn có xu hướng tăng. Tỷ lệ cấp cứu liên quan đến dùng thuốc có CDTP trong điều trị giảm đau đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn từ 1994 đến 2001. Số liệu gần đây cho thấy ít nhất 15 khu vực đô thị, hơn hai thuốc giảm đau có chứa nghiện chất - chủ yếu là oxycodone, hydrocodone và codeine - được xếp trong 10 loại thuốc thường gặp nhất trong các ca tử vong do lạm dụng thuốc (SAMHSA 2002b).


Tỷ lệ nghiện heroin ở Hoa Kỳ cũng tăng trong thời gian qua và hiện đang ở mức cao nhất từ thập kỷ 1970. Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Ma Túy Quốc Gia (ONDCP) dự đoán có tới 810.000 đến 1.000.000 người nghiện heroin trong năm 2000 tại Hoa Kỳ (ONDCP 2003).


Các chương trình điều trị duy trì bằng methadone (gồm các hoạt động: tư vấn, định hướng nghề nghiệp, chuyển gửi, và theo dõi việc sử dụng ngiện chất đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ sử dụng CDTP và phạm tội có liên quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm. Hơn thế nữa, điều trị trong những chương trình này giúp cải thiện sức khỏe, thể chất và trí tuệ cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng CDTP. Tuy nhiên, Chương trình điều trị duy trì bằng methadone không đáp ứng được tốc độ tăng nhanh chóng về số người nghiện CDTP.


Hơn 20 năm trước đây, Buprenorphine đã được xác định là một loại thuốc có khả năng được sử dụng trong điều trị duy trì cho người nghiện CDTP. Các nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ vừa qua đã chứng minh được độ an toàn và hiệu quả của Buprenorphine trong điều trị. Việc ban hành Đạo Luật DATA 2000 đã giúp cho các bác sỹ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


CHƯƠNG 2: DƯỢC LÝ

Buprenorphine có các đặc tính dược lý độc đáo giúp nó trở thành một loại thuốc hiệu quả và được chấp nhận  trong danh mục các thuốc được sử dụng để điều trị nghiện CDTP. Chương này trình bày tổng quan về dược lý của thuốc đối vận và thuốc đồng vận CDTP, cũng như thành phần của Thuốc bán đồng vận CDTP Buprenorphine.


Thuốc kích thích Thụ thể CDTP trên các nơ rôn được gọi là thuốc đồng vận với CDTP). Heroin và methadone là các thuốc đồng vận CDTP. Sử dụng nhiều lần các thuốc đồng vận CDTP dẫn đến lệ thuộc thuốc và gây ra hiện tượng dung nạp. Lệ thuộc thuốc về mặt thể chất có biểu hiện rõ thông qua hội chứng cai và các biểu hiện do hiện tượng giảm, ngừng hoặc mất hoạt tính của chất tại các thụ thể. Ngược lại, nghiện, là các rối loạn về hành vi có đặc điểm lệ thuộc vào chất gây nghiện thông qua nỗ lực cố gắng tìm kiếm hoặc sử dụng dù biết nó có hại về xã hội, tâm trí, và/hoặc thể chất. Nghiện CDTP thường, nhưng không phải luôn luôn, có đủ các biểu hiện kết hợp hiện tượng dung nạp, lệ thuộc thuốc và các hội chứng cai.


Chất gắn với các thụ thể CDTP nhưng ức chế thay vì kích thích các thụ thể này được gọi là thuốc đối vận với CDTP. Ví dụ các thuốc đối vận là naltrexone và naloxone.


Thuốc bán đồng vận CDTP là những thuốc kích thích thụ thể, nhưng với mức độ thấp hơn các thuốc đồng vận toàn phần. Tăng liều của các thuốc bán đồng vận cũng không làm tăng tác dụng kích thích giống như các thuốc đồng vận toàn phần. Tác động đồng vận của thuốc này đạt mức cao nhất ở một liều trung bình và không tăng lên dù tăng liều. Buprenorphine là Thuốc bán đồng vận CDTP. Và do đặc tính đồng vận bán phần này, Buprenorphine là một loại thuốc an toàn và một lựa chọn hiệu quả trong điều trị nghiện CDTP. Buprenorphine có đầy đủ các đặc tính của Thuốc đồng vận CDTP nên nó có tác động điều trị tích cực và dễ chịu khi dùng điều trị cho


những người đã từng dùng và có trải nghiệm về CDTP nhưng chưa bị lệ thuộc. Chính những tác động tích cực này hỗ trợ việc tuân thủ điều trị bằng Buprenorphine ở người nghiện CDTP.


Buprenorphine chiếm giữ các thụ thể CDTP nhờ ái lực mạnh vì vậy nó chặn tác động của các chất đồng vận toàn phần. Buprenorphine phân ly chậm khỏi thụ thể CDTP. Do vậy, Buprenorphine cho phép dùng hàng ngày hoặc thưa hơn, có thể chỉ sử dụng thuốc 3 lần một tuần  như một số nghiên cứu đã cho thấy.


Buprenorphine có thể bị lạm dụng do tác dụng đồng vận tới thụ thể CDTP. Tuy nhiên, khả năng bị lạm dụng của Buprenorphine thấp hơn nếu so với các CDTP đồng vận toàn phần. Phác đồ điều trị phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone đã được sử dụng để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc qua đường tiêm. Bác sỹ kê đơn hoặc cấp phát Buprenorphine hoặc Buprenorphine/naloxone cần phải giám sát việc tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc sai mục đích.


Do tương tác thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, Buprenorphine cần phải được sử dụng rất cẩn trọng khi dùng chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là với benzodiazepine, các thuốc ngủ, thuốc đối vận CDTP, thuốc đồng vận CDTP và thuốc bị chuyển hóa bởi hệ Cytochrome P450 3A4.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN

Chương 3 trình bày các cách tiếp cận để sàng lọc, đánh giá, và chẩn đoán liên quan đến nghiện CDTP giúp đưa ra quyết định phù hợp để sử dụng Buprenorphine trong điều trị. Các bước đầu tiên cần thực hiện để tiến hành quản lý điều trị nghiện CDTP là:


(1) Sử dụng công cụ sàng lọc phù hợp để xác định bệnh nhân có vấn đề về nghiện CDTP

(2) Đánh giá bổ sung để mô tả rõ ràng các vấn đề liên quan nghiện CDTP của người bệnh. Khi chỉ định điều trị, phải cân nhắc cách tiếp cận điều trị phù hợp nhất, địa điểm điều trị và liều điều trị dựa trên thông tin về nhu cầu, sở thích của người bệnh, tiền sử nghiện, các bệnh và rối loạn tâm thần kèm theo, và mức độ sẵn sàng thay đổi. Buprenorphine là một lựa chọn điều trị cho nhiều người nhưng không phải cho tất cả mọi người.


SÀNG LỌC

Trong Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, Hội đồng chuyên gia khuyến nghị rằng các bác sỹ cần sàng lọc thường xuyên và định kỳ tất cả bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện và các vấn đề liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện, không chỉ những bệnh nhân có biểu hiện nghiện đặc trưng. Có nhiều bộ công cụ đã được chuẩn hóa dùng để sàng lọc. Nội dung chi tiết của các bộ công cụ sàng lọc được lựa chọn này xin xem trong Phụ lục B, Các công cụ Đánh giá và Sàng Lọc.


ĐÁNH GIÁ

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy người bệnh có rối loạn do sử dụng CDTP, họ cần được đánh giá bổ sung để mô tả rõ ràng vấn đề liên quan đến nghiện CDTP của họ, xác định tình trạng sức khỏe hoặc biến chứng hoặc tâm thần, quyết định nơi điều trị và cường độ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Đánh giá tổng thể có thể cần qua nhiều lần khám nhưng các xử trí ban đầu  cũng nên được tiến hành trong giai đoạn này.


Tài liệu hướng dẫn này đưa ra các khuyến nghị về kỹ thuật phỏng vấn hiệu quả và đánh giá tiền sử toàn diện của bệnh nhân, thăm khám, và khuyến nghị các xét nghiệm cận lâm sàng ban đầu cho bệnh nhân nghiện CDTP.


Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng cần tiến hành sàng lọc ban đầu và sàng lọc trong khi sử dụng để phát hiện hoặc xác nhận tình trạng đang sử dụng đồng thời các chất gây nghiện (ví dụ, rượu, benzodiazepine, barbiturate), có thể làm cho việc quản lý bệnh nhân trở nên phức tạp. Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng và được xem như là biện pháp có tính chi phí hiệu quả cao nhất.


CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN DO SỬ DỤNG CDTP

Sau khi đã đánh giá toàn diện bệnh nhân, nên đưa ra chuẩn đoán chính thức. Nguyên tắc chung là trước khi quyết định điều trị duy trì bằng Buprenorphine, bệnh nhân cần được chẩn đoán về sự phụ thuộc vào CDTP, như định nghĩa trong Sổ Tay Chẩn Đoán và Thống Kê các Rối Loạn


Tâm Thần, Ấn bản lần 4 (DSM-IV-TR) (Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ 2000). Chẩn đoán này không chỉ dựa trên sự phụ thuộc về thể chất mà cả tình trạng lệ thuộc buộc phải sử dụng CDTP dù biết nó có hại (Xem DSM- IV-TR tiêu chuẩn chẩn đoán trong Phụ lục C, DSM-IV-TR.)


QUYẾT ĐỊNH TÍNH PHÙ HỢP CỦA ĐIỀU TRỊ BẰNG BUPRENORPHINE

Cách tiếp cận cụ thể để quyết định tính phù hợp điều trị của Buprenorphine cho người có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện được trình bày trong Hướng dẫn. Đánh giá bao gồm việc đưa ra quyết định nếu bệnh nhân có động cơ phù hợp và cả các chống chỉ định do các bệnh đồng diễn về nội khoa và tâm thần.


Bệnh nhân có tiêu chí phù hợp để sử dụng Buprenorphine trong điều trị là những người:

  • - Quan tâm đến điều nghiện CDTP

  • - Không có chống chỉ định sử dụng điều trị  Buprenorphine

  • - Có khả năng tuân thủ điều trị

  • - Hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine

  • - Sẵn sàng tuân theo những cảnh báo về tính an toàn khi điều trị bằng Buprenorphine

  • - Đồng ý tham gia vào điều trị sau khi đã nghe thông tin đầy đủ về các lựa chọn biện pháp điều trị khác nhau


Những bệnh nhân không nên được điều trị bằng Buprenorphine tại phòng khám là những cá nhân có một hay nhiều tiêu chí sau:

  • - Đồng thời lệ thuộc benzodiazepine liều cao hoặc các chất Ức chế thần kinh trung ương khác (bao gồm cả rượu)

  • - Các rối loạn tâm thần đồng diễn chưa được điều trị

  • - Có ý định hoặc đã từng nhiều lần chủ động tự tử hoặc giết người

  • - Từng điều trị nhiều lần trước đây liên quan đến rối loạn do sử dụng chất gây nghiện và tái nghiện nhiều lần (khác các trường hợp nếu bệnh nhân từng nhiều lần cố gắng cắt cơn nghiện và sau đó lại tái nghiện, những bệnh nhânđạt tiêu chí quan trọng trong tham gia điều trị duy trì lâu dài)

  • - Đáp ứng không tốt với lần điều trị bằng Buprenorphine trước đó

  • - Có nguy cơ cao về khả năng bị các biến chứng.


CHƯƠNG 4: CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Chương này cung cấp phác đồ điều trị bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Rất nhiều các yếu tố lâm sàng được đánh giá, bao gồm cả việc bệnh nhân lệ thuộc CDTP có thời gian bán hủy nhanh hay chậm, và các tiếp cận điều trị là duy trì hay điều trị cắt cơn (phải kết hợp với điều trị  trên nguyên tắc kiêng nhịn lâu dài hoặc dùng thuốc đối vận naltrexoneh có thể phù hợp với các bệnh nhân này).


ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ

Điều trị duy trì bằng Buprenorphine cho người nghiện CDTP bao gồm 3 giai đoạn: (1) Dò liều, (2) Ổn định, và (3) Duy trì. Dò liều là giai đoạn đầu tiên của điều trị bằng Buprenorphine bao gồm việc giúp đỡ bệnh nhân chuyển từ lạm dụng CDTP sang dùng Buprenorphine. Mục đích của giai đoạn Dò liều là tìm ra liều Buprenorphine tối thiểu để bệnh nhân ngừng hoặc giảm đáng kể việc sử dụng CDTP và không gặp các triệu chứng


cai, giảm thiểu các tác dụng phụ và không có biểu hiện thèm nhớ. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng việc sử dụng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone có thể thực hiện trong giai đoạn Dò liều (và cho cả giai đoạn Ổn định và duy trì) với hầu hết bệnh nhân. Hội đồng cũng khuyến cáo thêm rằng những liều đầu tiên trong giai đoạn Dò liều cần được giám sát; những liều sau đó có thể được cho qua kê đơn.


Để giảm thiểu nguy cơ vã thuốc đột ngột, bệnh nhân chuyển từ các CDTP có tác động dài hạn (ví dụ, methadone, morphine phóng thích chậm, oxycodone phóng thích chậm) sang Buprenorphine cần được khởi liều bằng phác đồ đơn trị liệu Buprenorphine, nhưng sẽ chuyển sang phác đồ phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone ngay sau đó. Do nguy cơ gây vã thuốc đột ngột của naloxone ở bà mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai thích hợp với điều trị bằng Buprenorphine cần được khởi liều và duy trì bằng phác đồ đơn trị liệu Buprenorphine.


Giai đoạn Ổn định được bắt đầu khi bệnh nhân không có biểu hiện của Hội chứng cai, có ít hoặc không có biểu hiện tác dụng phụ và có thể kiểm soát được việc thèm thuốc đồng vận CDTP. Có thể cần điều chỉnh liều trong thời gian đầu của giai đoạn này, và việc thường xuyên tương tác với bệnh nhân có thể làm tăng tuân thủ điều trị.


Giai đoạn dài nhất là giai đoạn điều trị duytrì bằng Buprenorphine. Thời gian điều trị duy trì có thể khó xác định. Trong giai đoạn này, cần lưu ý các vấn đề tâm lý xã hội và gia đình mà đã được xác định là có ảnh hưởng đến lạm dụng chất gây nghiện của bệnh nhân.


ĐIỂU TRỊ HỘI CHỨNG CAI TRÊN LÂM SÀNG (CẮT CƠN)

Buprenorphine có thể sử dụng để điều trị cắt cơn cho bệnh nhân dùng CDTP và các bệnh nhân nghiện CDTP đang được điều trị bằng các thuốc đồng vận như methadone hoặc LAAM.


Mục tiêu của việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị cắt cơn CDTP là để giúp bệnh nhân ngừng dùng CDTP hoặc thuốc thay thế CDTP từ tình trạng lệ thuộc thể chất, trong khi  giảm thiểu các triệu chứng của Hội chứng cai (và tránh được các tác dụng không mong muốn của Buprenorphine).


Điều trị cắt cơn bằng Buprenorphine bao gồm giai đoạn Khởi liều và giai đoạn Giảm liều. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân lệ thuộc vào các CDTP có tác dụng ngắn (ví dụ, hydromorphone, oxycodone, heroin) nên được khởi liều có giám sát lâm sàng trực tiếp bằng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone. Sử dụng Buprenorphine (phác đồ đơn hoặc phối hợp thuốc Buprenorphine/ naloxone) để cắt cơn các CDTP tác dụng dài (như methadone và LAAM) chỉ nên dùng cho bệnh nhân có sức khỏe và tâm lý ổn định, và cần được tiến hành phối kết hợp với cơ sở điều trị nghiện đang điều trị cho bệnh nhân.


CÁC LIỆU PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC

Chỉ điều trị bằng thuốc là chưa đủ trong điều trị nghiện. Với đa phần bệnh nhân, tư vấn về lạm dụng chất gây nghiện – cá nhân hoặc theo nhóm – và tham gia vào chương trình tương hỗ là những cấu phần quan trọng của điều trị nghiệntoàn diện. Một phần của tập huấn điều trị nghiện CDTP là các bác sỹ cần đạt được kiến thức tối thiểu về các can thiệp ngắn giúp bệnh nhân khi tái nghiện. Bác sỹ điều trị nghiện cần phải đảm bảo  tư vấn cho người bệnh hoặc giới thiệu đến các chuyên gia tâm lý uy tín. Thực tế, Đạo luật DATA 2000 quy định rằng khi bác sỹ đăng ký với SAMHSA để tiến hành điều trị nghiện ngoài các cơ sở điều trị nghiện, họ phải chứng minh được khả năng chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở tư vấn phù hợp và hiểu được các liệu pháp không dùng thuốc khác.


THEO DÕI ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân và các bác sỹ cần cùng nhau thống nhất mục tiêu điều trị và xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên vấn đề và nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Trong giai đoạn điều trị ổn định, thời gian đầu bệnh nhân điều trị duy trì cần được khám ít nhất một lần mỗi tuần. Khi đã có liều điều trị Buprenorphine ổn định và các  xét nghiệm  thể hiện bệnh nhân không còn sử dụng ma túy, bác sỹ có thể quyết định giảm số lần khám (hai tuần hoặc một tháng một lần). Trong quá trình điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine, xét nghiệm xác định sử dụng ma túy nên được tiến hành ít nhất 1 lần/tháng.


CHƯƠNG 5: QUẦN THỂ CÓ NHU CẦU CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT

Chương này thảo luận về cách tiếp cận với bệnh nhân thuộc quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hoặc có vấn đề sức khỏe hoặc hành vi cần phải xem xét kỹ lưỡng khi đánh giá và điều trị nghiện CDTP.


BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH KHÁC KÈM THEO

Người nghiện CDTP thường có các vấn đề sức khỏe khác đi kèm do hậu quả các hành vi nguy cơ cao và do tác động trực tiếp của độc tính ngắn hạn hoặc dài hạn của chất gây nghiện. Với người nghiện CDTP được điều trị bằng Buprenorphine, chúng ta cần sàng lọc và quản lý các vấn đề sức khỏe thường gặp đi kèm và để dự đoán trước các nguy cơ tương tác thuốc.


PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ TRẺ SƠ SINH

Không có nhiều bằng chứng về tác dụng có hại của thuốc lên phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh khi điều trị bằng Buprenorphine nhưng đây là những kết quả từ những nghiên cứu trường hợp chứ không phải từ các nghiên cứu có đối chứng. Methadone hiện được sử dụng là loại thuốc tiêu chuẩn trong điều trị nghiện cho phụ nữ mang thai tại Hoa Kỳ. Phụ nữ mang thai khi điều trị  nghiện nên được chuyển đến các cơ sở điều trị chuyên biệt trong chương trình điều trị duy trì bằng methadone. Nếu không có dịch vụ chuyên biệt hoặc bản thân người phụ nữ từ chối nhận dịch vụ này, điều trị duy trì bằng Buprenorphine có thể được cân nhắc như một giải pháp thay thế.


VỊ THÀNH NIÊN/THANH NIÊN

Buprenorphine có thể là một lựa chọn hữu ích trong điều trị nghiện cho vị thành niên. Tuy nhiên, việc điều trị cho nhóm này có thể phức tạp do các vấn đề liên quan đến y tế, pháp luật và chuẩn mực xã hội. Các bác sỹ có ý định điều trị cho vị thành niên cần phải nắm rõ luật và quy định của tiểu Bang liên quan đến sự đồng ý của cha mẹ. Bác sỹ không chuyên về điều trị nghiện nên cân nhắc giới thiệu vị thành niên đến các chuyên gia. Hơn nữa, các cơ quan bảo vệ trẻ em của tiểu Bang cũng là nguồn tham khảo quý giá khi giúp định hướng điều trị nghiện cho vị thành niên.


NGƯỜI CAO TUỔI

Gần như không có y văn hiện có về sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện cho người cao tuổi. Do sự khác biệt trong chuyển hóa và hấp thu so với nhóm người trẻ, việc điều trị bằng

Buprenorphine nên tiến hành một cách cẩn thận.


BỆNH NHÂN CÓ NHỮNG RỒI LOẠN VỀ TÂM THẦN

Bệnh tâm thần và mức độ trầm trọng của bệnh cần được đánh giá trước khi tiến hành điều trị bằng Buprenorphine, và quyết định chuyển bệnh nhân  đến dịch vụ chăm sóc đặc thù là cần thiết. Các rối loạn tâm thần thường gặp ở người nghiện CDTP là rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, trầm cảm, rối loạn sau sang chấn, các rối loạn tâm thần do do nghiện chất gây ra, và rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn lưỡng cực.


Cũng như với các bệnh thực thể, cần phải tìm hiểu các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để điều trị các rối loạn về tâm thần. Đánh giá tương tác thuốc là một phần bắt buộc trong quá trình điều trị.


LẠM DỤNG NHIỀU CHẤT GÂY NGHIỆN

Lạm dụng nhiều chất gây nghiện ở người nghiện CDTP là vấn đề thường gặp. Buprenorphine để điều trị nghiện CDTP không có tác dụng với các dạng chất gây nghiện khác bệnh nhân đang sử dụng. Việc chỉ định buprenorphine cho bệnh nhân nghiện rượu và bệnh nhân lạm dụng thuốc an thần gây ngủ (đặc biệt là benzodiazapine) cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng do khả năng tương tác thuốc nghiêm trọng.


VẤN ĐỀ GIẢM ĐAU

Bác sỹ cần lưu ý đến những trường hợp phức tạp liên quan đến lạm dụng và nghiện CDTP trong điều trị đau. Một số bệnh nhân chuyển từ việc cần sử dụng CDTP để giảm đau sang lạm dụng CDTP. Bác sỹ quan tâm đến sự thay đổi về chẩn đoán này có thể sử dụng Buprenorphine để hỗ trợ cắt cơn có kiểm soát để quản lý sự lệ thuộc thuốc trên người bệnh không cần sử dụng CDTP để điều trị giảm đau.

Bệnh nhân có nhu cầu điều trị giảm đau mà không phải nhu cầu điều trị nghiện CDTP nên được điều trị  tại một cơ sở nội hoặc ngoại khoa.


Không nên chuyển những bệnh nhân này đến chương trình điều trị nghiện các CDTP chỉ vì họ  đã trở lên lệ thuộc vào các CDTP được kê đơn để điều trị đau.


Bệnh nhân đang điều trị nghiện có thể  bị đau do các bệnh đồng diễn hoặc chấn thương không liên quan đến tình trạng nghiện. Trong trường hợp này, các thuốc giảm đau không phải là CDTP nên được xem như lựa chọn ban đầu.


Nếu triệu chứng  trên  bệnh nhân đang được điều trị Buprenorphine không thuyên giảm bằng các thuốc giảm đau không có chứa CDTP, họ cần được kê  các thuốc giảm đau có thể chứa CDTP tác dụng ngắn. Nên dừng Buprenorphine trong khi bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau có chứa CDTP. Việc dùng lại Buprenorphine cho bệnh nhân không nên bắt đầu cho đến khi thuốc giảm đau dạng thuốc phiện được đào thải khỏi cơ thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu cai sớm ở bệnh nhân để tránh hiện tượng bị vã thuốc đột ngột. Bệnh nhân đang sử dụng CDTP tác dụng kéo dài để giảm đau mãn tính không nên được điều trị bằng Buprenorphine do ảnh hưởng có giới hạn lên tính chất giảm đau của Buprenorphine.


BỆNH NHÂN VỪA RA KHỎI MÔI TRƯỜNG CÓ KIỂM SOÁT

Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi quyết định mô hình điều trị phù hợp nhất cho những bệnh nhân vừa ra khỏi môi trường có kiểm soát (như nhà tù) và có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. Điều trị bằng Buprenorphine cho các đối tượng này phải được giám sát chặt và bác sỹ điều trị cần liên hệ để xác minh và giải thích phác đồ điều trị  (ví dụ, đến giám thị và cán bộ quản lý nhà tù); theo dõi tuân thủ điều trị; và liên lạc với cán bộ pháp lý, người sử dụng lao động, và những người có liên quan. Bác sĩ cũng nên xem xét việc chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở điều trị nghiện CDTP chuyên biệt (OTP) như một giải pháp thay thế và lưu ý các rào cản trong việc chuyển gửi.


CÁN BỘ Y TẾ NGHIỆN CDTP

Tình trạng nghiện các CDTP được kê đơn ở bác sĩ và cán bộ y tế khác, đặc biệt là cán bộ ở một số chuyên ngành, là một vấn đề đáng quan tâm. Nghiện CDTP được kê đơn có thể coi là một nguy cơ nghề nghiệp trong ngành y. Cán bộ y tế lạm dụng chất gây nghiện cần được có sự chăm sóc và điều trị chuyên sâu đặc biệt.


CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI

Chương này trình bày các thông tin liên quan đến quản lý và quy định việc sử dụng các chất gây nghiện có kiểm soát trong việc điều trị nghiện CDTP. Nhiều quy định về trách nhiệm y tế và pháp luật trong thực hành điều trị nghiện vượt ra ngoài khuôn khổ qui định về y tế thông thường. Bác sỹ cần phải biết và nắm vững các vấn đề này trước khi tiến hành điều trị nghiện.


 ĐẠO LUẬT DATA 2000

Dể tiến hành điều trị nghiện tại phòng khám theo quy định của DATA 2000, các bác sĩ cần được cấp phép từ bản đăng ký đặc biệt được xây dựng từ Đạo luật Điều trị nghiện năm 1974 và các quy định liên quan hiện hành. Để được cấp phép theo DATA 2000, bác sỹ phải khai báo với SAMHSA về dự định phát thuốc và/hoặc kê đơn điều trị. Mẫu khai báo Dự định điều trị phải chứa các thông tin về bằng cấp và trình độ của bác sỹ cũng như các chứng chỉ theo yêu cầu, bao gồm cả cam kết bác sỹ (hoặc nhóm bác sỹ điều trị) sẽ không điều trị nghiện đồng thời cho 30 người. Mẫu khai báo Dự định điều trị có thể được điền và chuyển trực tuyến tại trang web của SAMHSA về Buprenorphine http://www.buprenorphine.samhsa.gov 

Hoặc, bác sỹ có thể in đơn này và chuyển qua bưu điện hoặc fax. (Trang có thông tin chi tiết về Buprenorphine, quy định của DATA 2000 và quy trình cấp phép cho bác sỹ). Các bác sỹ đạt tiêu chuẩn theo DATA 2000 sẽ được SAMHSA cấp phép với một số nhận dạng đặc biệtcủa DEA.


Để được cấp phép theo DATA 2000, các bác sỹ phải tham gia ít nhất 8 tiếng vào một chương trình tập huấn  về điều trị nghiện hoặc có chứng chỉ chứng minh năng lực theo quy định (ví dụ, kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng, chứng chỉ về điều trị nghiện) và phải chứng minh được họ có thể cung cấp hoặc chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ tâm lý xã hội sẵn có khi cần. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bác sỹ có dự định tham gia điều trị nghiện bằng Buprenorphine cần tham gia khóa tập huấn 8 tiếng về Buprenorphine để được cấp phép theo DATA 2000. SAMHSA duy trì danh sách các chương trình tập huấn trên website. Các thông tin bổ sung về DATA 2000 và Buprenorphine có thể được cung cấp qua liên hệ trực tiếp với Văn phòng thông tin về Buprenorphine của SAMHSA qua số điện thoại 866-BUP-CSAT (866-287-2728) hoặc email info@Buprenorphine.samhsa.gov.


CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

Trước khi tiến hành điều trị, phòng khám chưa có kinh nghiệm về mô hình điều trị này, cần tiến hành chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo chất lượng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân và nhân viên. Cán bộ nhân viên cần được đào tạo và thực hành một cách phù hợp để có kinh nghiệm và làm quen với việc điều trị nghiện CDTP. Cơ sở nên xây dựng các mối quan hệ với các chuyên gia y tế và tâm thần khác để đảm bảo

tính liên tục trong điều trị và sự sẵn có các dịch vụ toàn diện, dựa vào cộng đồng và dịch vụ tâm lý xã hội.


SỰ RIÊNG TƯ VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN

Sự riêng tư và bảo mật liên quan đến thông tin cá nhân của người nghiện ma túy và rượu được đảm bảo theo Điều 42, phần 2 trong quy định về bảo mật theo Bộ điều lệ liên bang (phần 2, 42 C.F.R.). Quy định này yêu cầu các thông tin về điều trị nghiện được lưu giữ tại cơ sở điều trị nghiện cần phải được bảo mật nghiêm ngặt hơn những thông tin về y tế nói chung khác. Trong các đề mục, quy định 42 C.F.R. yêu cầu các bác sỹ điều trị cần phải có giấy đồng ý cho phép tiết lộ trước khi công bố thông tin cá nhân của bệnh nhân cho một bên thứ ba có liên quan. Yêu cầu về biên bản thỏa thuận áp dụng cho cả các hoạt động như gọi điện hoặc fax về đơn thuốc điều trị đến hiệu thuốc, vì những thông tin này có thể tiết lộ danh tính người nghiện. Một mẫu đồng ý với tất cả các thông tin yêu cầu của 42 C.F.R. được trình bày trong Phụ lục D, Mẫu đồng ý cho phép tiết lộ thông tin 42 C.F.R. Phần 2.


SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CDTP (OTP)

Vào tháng 5/2003, Quy định liên bang về Chương trình điều trị nghiện CDTP (42 C.F.R. Phần 8) công bố việc đưa Subutex® và Suboxone® vào danh sách các CDTP được phép sử dụng ở các Cơ sở điều trị nghiện CDTP đã đăng ký (ví dụ như ở các cơ sở điều trị methadone). về Chương trình điều trị nghiện CDTP sử dụng Subutex® và Suboxone® trong điều trị nghiện phải tuân thủ các tiêu chuẩn điều trị Liên bang cho tất cả các loại thuốc như quy định 42 C.F.R. Phần 8.