Tag Archives: PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU


Cai nghiện rượu cần được thực hiện tại trung tâm cai nghiện nội trú hoặc tại bệnh viện. Người nghiện rượu cần xác lập một kế hoạch điều trị theo từng đối tượng bao gồm điều trị bằng thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc nhằm giúp người nghiện chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách và không còn thèm nhớ rượu.


LIỆU PHÁP DÙNG THUỐC:


Liệu pháp dùng thuốc để người nghiện rượu sợ, không còn muốn tái sử dụng rượu. hiện nay có 3 loại thuốc chủ lực cai rượu là:

  • + Disulfiram
  • + Naltrexone
  • + Acamprosate

THUỐC CAI RƯỢU DISULFIRAM:

Tên thương mại của Disulfiram là Disulfiram – Antabus – Espénol dưới dạng viên nén.

Liều lượng: viên 250mg x 1 viên/ngày 


Tác dụng của Disulfiram:

Disulfiram ngăn chặn rượu chuyển hóa chất trung gian Acestaldihyt thành nước và khí CO2, do bị ngăn chặn chất trung gian làm người nghiện khó chịu khi uống rượu thậm chí dù một lượng rất nhỏ. Tác dụng bao gồm: buồn nôn, ói mửa, đỏ bừng mặt, nhức đầu, đau ngực, mắt mờ, ra mồ hôi, khó thở, lo lắng, rối loạn tâm thần. Các triệu chứng trên xuất hiện khapngr 10 phút sau khi uống rượu và kéo dài hơn 1 giờ khiến người nghiện sợ rượu không dám uống nữa.


Các vấn đề cần lưu ý:

  • 1. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 1-2 năm

  • 2. Không được uống bất kì thức uống nào có cồn 48 giờ trước khi uống liều thuốc Disulfiram đầu tiên.

  • 3. Chỉ được uống chất có cồn sau khi ngừng uống Disulfiram vài tuần.

  • 4. Disulfiram làm một số bệnh nhân buồn ngủ, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi bệnh nhân có cảm giác trên.

  • 5. Tuyệt đối không ăn uống các loại thức ăn có chứa cồn.

  • 6. Luôn mang theo trong bóp (ví) 1 thẻ có ghi bệnh nhân đang điều trị Disulfiram và luôn luôn phải liên lạc với bác sĩ điều trị khi xảy ra vụ việc bất thường.


Phản ứng phụ:

Ít gặp, bao gồm: dị ứng, mụn trứng cá, buồn ngủ, mỏi mệt, đau đầu, bất lực. Một số người cai nghiện rượu có cảm giác có mùi kim loại hay mùi tỏi trong miệng. Cảm giác này sẽ mất sau một thời gian.

Trong thời gian qua, ở TP.HCM đã xảy ra tình trạng một số dùng Disulfiram để cai rượu, thậm chí có một số bà vợ lén cho ông chồng nghiện rượu của mình uống thuốc để mà chừa rượu. Kết quả không như y muốn, mà có khi người dùng, nhất là ông chồng không biết đã dùng thuốc, cứ uống rượu nhiều vào, bị ngộ độc rất nặng, phải đi cấp cứu. Do đó, thuốc điều trị phải được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Disulfiram tuy giá rẻ, dễ dùng nhưng chỉ áp dụng được với bệnh nhân chịu hợp tác điều trị hoặc gia đình có thể kiểm soát bệnh nhân uống thuốc.


THUỐC CAI RƯỢU NALTREXONE:

Naltrexone lúc ban đầu được sử dụng để cai ma tuý nhóm thuốc phiện (Á phiện - Mocphin – Heroin), nhưng qua các nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy khi uống rượu, rượu sẽ được chuyển hoá trong cơ thể, gắn kết với một loại protein trong máu và tác dụng vào các thụ thể µ, β… như tác dụng của nhóm OMH gây khoái cảm. Tương tự cơ chế khi ta sử dụng nhóm OMH, các khoái cảm do uống rượu làm người nghiện thích thú và tiếp tục uống rượu. Khi người bệnh điều trị Naltrexone thuốc sẽ ức chế, bịt lỗ khoá tất cả các thực thể nêu trên nên không còn tạo ra khoái cảm, người nghiện mất dần cảm giác hứng thú khi uống rượu do đó sẽ giảm dần lượng uống tiến đến bỏ rượu. Thời gian điều trị trung bình từ 1 đến 2 năm.


ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG NALTREXONE LÀ:

1. Hiệu quả chán uống rượu xuất hiện từ từ do đó bệnh nhân dễ thích nghi với việc giảm liều lượng rượu.

2. Thuốc không gây các tác dụng phụ khó chịu như khi sử dụng Disulfirame. Vì thế có thể dung cho các bệnh nhân không hợp tác điều trị.


DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ:

  • - THÁNG THỨ NHẤT: Bệnh nhân mất rõ rệt cảm giác thèm rượu. Lượng rượu uống còn khoảng 50%.

  • - THÁNG THỨ HAI: Bệnh nhân chỉ còn rất ít cảm giác thèm rượu. Lượng rượu uống giảm 70%.

  • - THÁNG THỨ BA: Bệnh nhân không còn quan tâm đến rượu, có thể ngưng uống rượu hoàn toàn.


Tuy nhiên để bệnh nhân bỏ hẳn rượu, phục hồi hệ thống não bộ, điều chỉnh nhận thức hành vi nhân cách và giải quyết các vấn đề nội tại, thời gian điều trị phải từ 1 đến 2 năm, kết hợp giữa điều trị dùng thuốc với các biện pháp điều trị không dùng thuốc.


THUỐC CAI RƯỢU BẰNG ACAMPROSATE:

Acamprosate dẫn xuất từ muối Ca: Campral – tên biệt dược: Aotal, Zulex. Đây là loại thuốc mới dùng để cai rượu.

Thuốc có tác dụng ức chế vận chuyển GABA và đối kháng Glutamate Receptor – cơ chế tác dụng hiện nay chưa được giải thích rõ ràng, nhưng thuốc có tác dụng làm giảm sự thèm muốn uống rượu. Khác với Disulfiram, Acamprosate không bị tác dụng phụ khi đang uống thuốc mà vẫn sử dụng rượu. thuốc không bị chuyển hoá ở gan, do đó không cần giảm liều ở người bị suy gan.

Acamprosate có cấu trúc tương tự GABA và được cho là ức chế hệ Glutamatergic. Điều này là Acamprosate làm giảm sự hoạt động Glutamatergic thường thấy ở bệnh nhân nghiện rượu. Acamprosate viên nén 333mg Liều dùng từ 1 viên x2-3 lần/ngày.