Tag Archives: TÁC HẠI MA TÚY THIÊN NHIÊN DẠNG HOANG TƯỞNG

TÁC HẠI MA TÚY THIÊN NHIÊN DẠNG HOANG TƯỞNG – CẦN SA

TÁC HẠI MA TÚY THIÊN NHIÊN DẠNG HOANG TƯỞNG - CẦN SA

Bác sĩ Chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Tuấn

Cần sa

A. MỞ ĐẦU

Cannabis: hoạt tính δ9 - THC (δ9 - THC Tetrahydrocannabinol) không gây dung nạp và phụ thuộc cơ thể. Gây phụ thuộc tâm thần và gây nhiễm độc tâm thần. Chúng được chia làm 3 loại:

- Marijuana: lá và hoa khô.

- Haschich: chiết xuất từ rễ của cây cái. 10 lần mạnh hơn marijuana.

- Dầu: sền sệt, nhựa đen, độ tập trung δ9 - THC rất cao.

Được sử dụng bằng cách hút như hút thuốc lá hoặc thuốc lào cũng có thể được ăn hoặc uống (trộn lẫn).


B. DỊCH TỄ

Cần sa (còn được gọi là tài mà, thuốc cỏ...): là một chất ma túy bất hợp pháp được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ. Năm 1991 có khoảng 1/3 dân số sử dụng cannabis ít nhất một lần và khoảng 5% vẫn đang sử dụng.


Ở nhóm 18-25 tuổi khoảng 50% đã sử dụng cannabis ít nhất một lần và khoảng 13% vẫn đang sử dụng. Ở nhóm 13-17 tuổi khoảng 13% đã sử dụng cannabis ít nhất một lần và khoảng 4% vẫn đang sử dụng (NIDA, 1991).


Theo số liệu của Pháp: ở nhóm 17- 18 tuổi sử dụng cannabis đều đặn là 13%(nam 18%, nữ 8%), {OFDT, 2003}.


Và ở nhóm 18-75 tuổi sử dụng cannabis đều đặn là 1,4%(nam 2,3%, nữ 0,6%), {OFDT, 2002}. Ở nhóm 18-64 tuổi 32% đã sử dụng cannabis ít nhất một lần trong đời và 12% nam, 7% nữ đã sử dụng ít nhất một lần trong năm, {OFDT, 2003}.


C. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ

Như đã nêu ở trên, thành phần chính của cannabis là δ9 - THC (Tetrahydrocannabinol), tuy nhiên cannabis chưa tới hơn 400 chất hóa học và khoảng 60 chất trong số đó có δ9 - THC .Ở trong cơ thể, δ9 - THC nhanh chóng được chuyển hóa thành 11-hydroxy-δ9 - THC, chất chuyển hóa này tác động trên hệ thần kinh trung ương.


Receptor cannabinoid được liên kết với G protein ức chế thông qua liên kết với adenylyl cyclase. Các receptor cannabinoid tập trung cao nhất ở hạch nền, hồi hải mã và tiểu não và tập trung ít hơn ở vỏ não.


Người ta thấy có sự dung nạp cannabis và sự phụ thuộc về tâm thần nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục về sự phụ thuộc về cơ thể. Hội chứng cai trên người rất ít và tăng biểu hiện cáu kỉnh, bồn chồn, mất ngủ, chán ăn tâm thần và buồn nôn. Các triệu chứng này chỉ xuất hiện khi ngừng sử dụng cannabis ở liều cao.


Khi hút cannabis tác dụng khoái cảm xuất hiện sau vài phút, đạt đỉnh điểm sau khoảng 30 phút và kéo dài 2-4 giờ.

Một số tác động lên vận động và nhận thức kéo dài từ 5-12 giờ. Cannabis cũng được sử dụng qua đường ăn uống như có trong bánh, nước phở, súp...Tác động qua đường hút mạnh gấp 2-3 lần qua đường ăn uống.


D. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Biểu hiện lâm sàng thường gặp sau khi sử dụng cannabis là giãn mạch máu kết mac nên gây đỏ mắt và nhịp tim tăng vừa. Dùng liều cao, có thể tụt huyết áp ở tư thế đứng. Tăng khẩu vị, mồm nhai chóp chép, khô miệng là biểu hiện thường thấy trong nhiễm độc cannabis. Hầu như không thấy tử vong nếu chỉ nhiễm độc cannabis.


1. TÁC ĐỘNG:: 70 lần hơn Nicotine.

  • - Với liều trung bình cảm thấy khoái cảm, âm thanh và âm nhạc nghe khác đi, cảm thấy thời gian biến đổi

  • - Với liều cao toàn bộ các chức năng tâm thần bị rối loạn, cảm giác thực tại bị rồi loạn, những điều cấm kỵ bị coi thường, có cảm giác như đã trải qua quan hệ với người khác, không gian và thời gian bị biến đổi sâu sắc. Ở một số người có thể đồng thời xuất hiện lo âu, số khác buồn ngủ, số khác có thể có hành vi phạm pháp không thể kiểm soát được.


 2. TÁC HẠI:

  • - Có thể có các biến chứng tâm thần cần nhập viện như trầm cảm, lo âu, loạn thần, rối loạn hành vi.

  • - Liều cao có thể làm mất ý trí, thu rút, mất động cơ.

  • - Tác hại về cơ thể tương tự như thuốc lá nhưng mạnh hơn, có nguy cơ suy hô hấp mạn và ung thư phổi.

  • - Sử dụng lâu dài cannabis thường gây teo não, cơn co giật liên tục, tổn thương nhiễm sắc thể, thai non tháng, giảm phản ứng miễn dịch, giảm độ tập trung testosterone, rối loạn kinh nguyệt.

  • - Tăng nguy cơ tai nạn khi tham gia giao thông và vận hành máy móc.

  • - Việc làm giảm sút, mất việc.


E. CHẨN ĐOÁN

1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN LẠM DỤNG VÀ NGHIỆN CẦN SA:

Xem chương trước, tiêu chuẩn chung.


2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NHIỄM ĐỘC CẦN SA THEO DSM-IV:

  • - Vừa mới sử dụng cannabis.

  • - Thay đổi tâm lý hoặc hành vi không thích hợp (ví dụ: Sự phối hợp vận động bị suy giảm, khoái cảm, lo âu, cảm giác thời gian chậm lại, lý lẽ suy giảm, thu rút xã hội) xuất hiện trong hoặc sau khi sử dụng cannabis.

  • - Có ít nhất 2 dấu hiệu sau khi xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng cannabis.

(1) Có tiêm chích kết hợp.

(2) Tăng khẩu vị.

(3) Khô miệng.

(4) Mạch nhanh.

Các triệu chứng trên không do bệnh cơ thể hoặc rối loạn tâm thần khác. Đặc trưng nếu có rối loạn tri giác.


3. SẢNG RUN DO NHIỂM ĐỘC CẦN SA:

Sảng run do nhiễm độc cần sa được biểu hiện bằng suy giảm nhận thức và hiệu xuất công việc.

Thậm chí liều cannabis vừa phải cũng gây suy giảm trí nhớ, thời gian phản ứng, tri giác, sự phối hợp vận động và sự chú ý. Liều cao cũng gây suy giảm nhận thức và ý thức của người sử dụng.


4. RỐI LOẠN LOẠN THẦN DO CẦN SA:

Rối loạn loạn thần do cần sa thì hiếm hơn nhưng ý tưởng paranoid tạm thờ thì phổ biến hơn. Sử dụng cannabis hiếm khi với một trải nghiệm tồi tệ. Hiện tượng này thường kết hợp với nhiễm độc các chất gây ảo giác. Khi rối loạn loạn thần do cannabis xảy ra, nó có thể kết hợp với một rối loạn nhân cách tồn tại đồng thời ở người bệnh.


5. RỐI LOẠN LO ÂU DO CẦN SA:

Rối loạn lo âu do cannabis là một chẩn đoán chung cho nhiễm độc cannbis cấp, Ở nhiều người xuất hiện một cơn lo âu ngắn, thường do ý tưởng cannabis gây ra. Trong một số tình huống, có các cơn hoảng sợ. Người sử dụng cannabis thiếu kinh nghiệm thường bị rối loạn này nhiều hơn người sử dụng có kinh nghiệm.


6. CÁC CƠN PHẢN HỒI:

Đang còn nhiều tranh luận về vấn đề này, nó có thể là do sử dụng cannabis một mình hay sử dụng đồng thời với các chất gây ảo giác hoặc với phencyclidine( PCP).


7. HỘI CHỨNG MẤT ĐỘNG CƠ:

Đang tranh luận chưa rõ hội chứng này có liên quan tới tác dụng của cannabis hay nó phản ứng với các tính cách ở một nhóm nhỏ, đang sử dụng cannabis. Hội chứng mất động cơ được xuất hiện khi sử dụng liều cao kéo dài. Các nét đặc trưng là sự thiếu quan tâm dai dẳng với công việc ở nhà, ở trường và với bất cứ việc gì đồi hỏi sự chú ý kéo dài. Người bệnh được mô tả như trở nên thờ ơ, vô cảm, mất năng lượng, thường tăng cân và có vẻ lười biếng.


Thông tin báo chí về tác hại của cần sa: