Tag Archives: tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng ma túy

CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY


I. CÁC DẤU HIỆU SỚM CỦA NGHIỆN MA TÚY:

Giúp phát hiện sớm và cần phải quan tâm "săn sóc đặc biệt".
 

1. Dấu hiệu chung

  • Xa lánh, từ chối tiếp xúc với nhiều người.
  • Không quan tâm đến ăn mặc, ngoại hình.
  • Thay đổi bạn.
  • Nhiều biến đổi cảm xúc (lo âu, trầm cảm, hung bạo...)
  • Mất hứng thú với các hoạt động giải trí, thể thao v.v...
  • Thay đổi tính cách.
  • Cười bất thường.
  • Hành vi nói dối.
  • Nhiều vết bẩn trên người và quần áo bốc mùi khó chịu...

2. Ở trường

  • Giảm tham gia các hoạt động ở trường.
  • Bỏ học.
  • Ăn cắp ở trường.
  • Thay đổi thái độ sai khi nghỉ giải lao hoặc sau khi vào nhà vệ sinh ra.

3. Ở nhà:

  • Ăn kém.
  • Không tôn trọng giờ giấc, thường về nhà muộn.
  • Thường vắng nhà.
  • Thay đổi thái độ ứng xử với người thân.
 

II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY (THEO DSM IV):



A. Các dấu hiệu:

Một các sử dụng ma túy không thích hợp gây ra trạng thái suy yếu hay đau khổ có ý nghĩa về mặt lâm sàng, biểu hiện bằng 3 (hay nhiều hơn) các dấu hiệu dưới đây xảy ra trong vòng 12 tháng.



1. Trạng thái dung nạp
:
biểu hiện bằng 1 trong 2 dấu hiệu sau đây:

a. Cần tăng liều rõ rệt để dặt được sự nhiễm độc hoặc hiệu quả mong muốn.

b. Hiệu quả giảm rõ rệt với việc sử dụng cùng liều như trước.



2. Hội chứng cai:
 biểu hiện bằng 1 trong 2 dấu hiệu sau đây

a. Ngừng sử dụng hoặc giảm mạnh liều sẽ xuất hiện hội chứng cai.

b. Dùng lại chất và liều đã dùng dể tránh hội chứng cai.



3. Các chất thường được dùng với liều lớn hoặc quá lớn trong một thời gian dài hơn dự định.



4. Mong muốn dai dẳng hoặc cố gắng không thành
 trong việc ngừng hoặc kiểm soát việc sử dụng chất gây nghiện.



5. Dành phần lớn thời gian để tìm kiếm chất gây nghiện.



6. Mọi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay giải trí quan trọng
 bị từ bỏ hoặc giảm sút do sử dụng ma túy.



7. Vẫn tiếp tục sử dụng chất gây nghiện bất chấp biết được hậu quả
 gây ra dai dẳng hay tái diễn ra cho cơ thể và tâm thần của chất gây nghiện (ví dụ: vẫn tiếp tục uống rượu bất chấp việc biết được nó sẽ gây ra loét dạ dày).

Chất gây phụ thuốc cơ thể có điểm 1 và 2.

Chất không gây phụ thuộc cơ thể không có điểm 1 và 2.



B. Sáu đặc trưng tiến triển của nghiện ma túy:



1. Thuyên giảm nhanh, hoàn toàn

Trong thời gian từ 1 đến 12 tháng không có bất cứ tiêu chuẩn nào về nghiện ma túy hoặc lạm dụng ma túy.



2. Thuyên giảm nhanh, một phần

Trong thời gian từ 1 đến 12 tháng ít nhất có 1 tiêu chuẩn nghiện hoặc lạm dụng ma túy.



3. Thuyên giảm chậm, hoàn toàn

Vào bất cứ thời điểm nào trong ít nhất 12 tháng không có bất cứ tiêu chuẩn nào về nghiện ma túy hoặc lạm dụng ma túy.



4. Thuyên giảm chậm, một phần

Vào bất cứ thời điểm nào trong ít nhất 12 tháng không có đầy đủ các tiêu chuẩn về nghiện ma túy tuy nhiên có ít nhất một tiêu chuẩn nghiện hoặc lạm dụng ma túy.

Các đặc trưng sau đây giải thích nếu đối tượng đang được điều trị đồng vận hoặc trong môi trường bảo vệ đặc biệt.



5. Đang được điều trị bằng thuốc đồng vận

Đặc trưng này được sử dụng nếu đối tượng đang được điều trị bằng thuốc đồng vận và không có bất cứ tiêu chuản nào về nghiện hoặc lạm dụng ma túy ít nhất trong tháng vừa qua. Mục này cũng bao gồm các đối tượng đang được điều trị nghiện bằng thuốc đồng vận một phần hoặc đối vận.



6. Đang ở trong môi trường bảo vệ đặc biệt

Đặc trưng này được sử dụng nếu đối tượng ở trong môi trường không có chất gây nghiện (như ở trong tù, trung tâm cai nghiện...) và không có bất cứ tiêu chuẩn nào về nghiện hoặc lạm dụng chất ít nhất trong tháng vừa qua.


 

III. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN LẠM DỤNG MA TÚY (THEO DSM IV):



A. Một cách lạm dụng ma túy về mặt lâm sàng được biểu hiện ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây.



1.
 Sử dụng tái diễn chất gây nghiện đưa đến thất bại trong việc thực hiện các vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ ở công sở, ở trường hoặc ở nhà (Ví du: thường vắng nhà hoặc hiệu suất công việc giảm do sử dụng ma túy, bị đình chỉ hoặc đuổi khỏi trường học, không quan tâm đến con cái, nhà cửa).



2.
 Sử dụng tái diễn chất gây nghiện trong những tình huống nguy hiểm cho cở thể (Ví dụ: lái xe hoặc vận hành máy trong tình trạng không tỉnh táo do sử dụng ma túy gây ra).



3.
 Có các vấn đề với pháp luật do liên quan tới sử dụng tái diễn ma túy (Ví dụ: bị bắt giữ vì rối loạn hành vi do sử dụng ma túy).



4.
 Tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù còn tồn tại dai dẳng hay tái diễn các vấn đề xã hội hay giao tiếp do sử dụng ma túy (Ví dụ: cãi cọ với vợ về những hậu quả của nhiễm độc, của ẩu đả).



B. Các triệu chứng trên không bao giờ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy.



IV. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NHIỄM ĐỘC MA TÚY (THEO DSM IV):



1. Xuất hiện một hội chứng đặc trưng cho một chất
 có thể phục hồi do mới sử dụng (hoặc tiếp xúc) chất đó.

Các chất khác nhau có thể gây ra các hội chứng tương tự hoặc đặc trưng riêng.



2. Thay đổi hành vi hoặc tâm lý
 không thích hợp, do tác dụng của chất đó trên hệ thần kinh trung ương (VD: hung hăng, khí sắc không ổn định, rối loạn nhận thức, phán đoán sai lệch, rối loạn chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp), xuất hiện trong hoặc thời gian ngắn sau khi sử dụng chất.



3. Các triệu chứng
không do một bệnh cơ thể hoặc một rối loạn tâm thần khác.


 

V. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI (THEO DSM IV):



1.
 Xuất hiện một hội chứng đặc trưng của một chất do ngừng (hoặc giảm) sử dụng nhiều và kéo dài chất đó.



2.
 Hội chứng đặc trưng của chất gây ra một trạng thái suy yếu hay đau khổ có ý nghĩa về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp, hoặc trong những lĩnh vực quan trọng khác.



3.
 Các triệu chứng không do một bệnh cơ thể hoặc một rối loạn tâm thần khác gây ra.