YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU - HOẠT ĐỘNG - MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ
I/ HỆ THỐNG TỔ CHỨC:1/ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:
2/ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO: Là vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có TRÌNH ĐỘ và NHẠY BÉN trong công việc:
-
+ Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp.
-
+ Điều chỉnh các dịch vụ điều trị.
-
+ Điều chỉnh vai trò các cán bộ điều trị.
-
+ Phân công nhiệm vụ của cán bộ điều trị và nhân viên tư vấn phù hợp.
-
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể CBNV để có thể triển khai chương trình điều trị.
-
+ Lập kế hoạch xây dựng chương trình điều trị
-
+ Phục hồi dựa vào trung tâm và dựa vào cộng đồng.
-
+ Tổng kết tiến độ triển khai các chương trình từng giai đoạn.
3/ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG: Cơ bản gồm 4 bộ phận chính:
-
+ Y tế.
-
+ Giáo dục.
-
+ Quản lý.
-
+ Phục vụ.
Tất cả các bộ phận trên đều phải tác nghiệp trên một thể thống nhất nhằm vào công tác điều trị, điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách cho đối tượng cai nghiện, nhưng nhiệm vụ ai người đó làm. Tổ chức như trên nhằm mục tiêu:
-
+ Đảm bảo sức khỏe cho đối tượng cai nghiện
-
+ Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh cơ hội – dịch bệnh – bệnh mắc phải.
-
+ Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc thông qua tư vấn – liệu pháp tâm lý – liệu pháp giáo dục – liệu pháp xã hội,…
-
+ Theo dõi tiến độ của học viên thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm, tổ chức, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu, sản xuất trị liệu, ….
-
+ Đảm bảo môi trường điều trị an toàn.
-
+ Tạo một môi trường sẵn sàng đáp ứng kịp thời cho công tác cai nghiện (xây dựng cơ sở vật chất – vệ sinh môi trường – chuẩn bị cho công tác quản lý cũng như phục vụ cho mọi hình thức trị liệu, …).
II/ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
-
- Xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ chức của học viên và người phụ trách.
-
- Xác định nhiệm vụ người giám sát.
-
- Xác định nhiệm vụ của điều phối viên.
III/ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
-
-
- Sắp xếp công việc cụ thể cho từng đối tượng.
-
- Cho phép đối tượng đăng ký với cán bộ điều trị nhận công việc cho mình, tất nhiên sự lựa chọn phải dựa vào khả năng từng người và tiến độ điều trị.
-
- Trách nhiệm của từng người trong công việc được giao, nếu như không đáp ứng được yêu cầu cần làm rõ vì những lý do bệnh lý hoặc lý do hành vi.
IV/ LỊCH SINH HOẠT HẰNG NGÀY:Mục đích của việc bố trí lịch sinh hoạt là để điều hành hoạt động của Trung tâm, tạo cho đối tượng có ý thức tổ chức kỷ luật, hình thành thói quen tốt và nhận thức tốt. Một ví dụ của lịch sinh hoạt:
6 :00 Thức dậy/ dọn giừơng/ vệ sinh phòng ngủ/ điểm danh.
6 :30 Thể dục buổi sáng/ tắm rửa.
7 :00 Ăn sáng.
8 :00 Giao ban buổi sáng (là không thể thiếu được).
8 :45 Cán bộ họp giao ban/ Họp nhóm đối tượng/ Sinh hoạt cộng đồng.
9 :30 Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu.
11 :30 Tắm rửa.
12 :00 Ăn trưa – nghỉ trưa.
14 :00 Sinh hoạt nhóm điều trị.
15 :30 Lao động trị liệu.
17 :00 Hoạt động trị liệu.
18 :00 Tắm rửa.
18 :30 Ăn tối.
19 :30 Tư vấn, họp nhóm, giải trí…
21 :00 Họp toàn thể cộng đồng/ thông báo chung.
22 :00 Điểm danh tối/ đi ngủ.
Lịch sinh hoạt này thay đổi tùy theo từng giai đoạn điều trị và điều kiện của từng đơn vị.
V/ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:
Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình. Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy, những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.
VI/ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường cộng đồng trị liệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác.
Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình. Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnh và quyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.
Nhằm nâng cao những quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng, cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.
VII/ CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG:Môi trường cộng đồng trị liệu nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc, có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường cộng đồng trị liệu.
Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồi, an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình. Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và luật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.
Những thành công lớn của môi trường cộng đồng trị liệu có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người cũ hay ngườimới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.
-