CÁC CHẤT BAY HƠI – DUNG MÔI HỮU CƠ – BÓNG CƯỜI

29 August, 2021

CÁC CHẤT BAY HƠI – DUNG MÔI HỮU CƠ – BÓNG CƯỜI

Bác sĩ Chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Tuấn


Các chất bay hơi bao gồm: các dung môi hòa tan, hồ keo, các dung môi trong bình xịt, dung môi pha sơn, các chất đốt. Một ví dụ đặc biệt của các chất này bao gồm khí ga, véc-ni, ga bật lửa, keo dán máy bay, chất hòa tan cao su, các dung dịch tẩy rửa, sơn phun, keo dán giầy, các dung dịch tẩy xóa. Các họat chất chính trong các chất bay hơi này bao gồm toluene, acetone, benzene, trichloroethane, perchlorethylene, trichlorrthylene, 1,2-dichloropropane và halogenated hydrocarbons. DSM IV loại trừ các khí gây mê (nitrous oxide và ether) và các chất gây giãn mạch tác động ngắn (amynitrite) ra khỏi các rối loạn liên quan tới các chất bay hơi.


A. DỊCH TỄ HỌC

Ở Mỹ, các chất khí hít này tồn tại hợp pháp, rẻ tiền và dễ kiếm. Ba đặc điểm này góp phần vào việc chúng được sử dụng nhiều ở những người nghèo và trẻ tuổi. Năm 1991 (NIDA), khoảng 5% dân số Mỹ đã hít các chất này ít nhất một lần và khoảng 1% đang hít chúng. Ở lứa tuổi từ 18-25, có 11% đã hít chúng ít nhất một lần và 2% đang hít. Ở lứa tuổi 12-17, có 7% đã hít chúng ít nhất một lần và 2% đang hít.


Ở lứa tuổi 12 và lớn hơn, có khoảng 5% nói rằng đã luôn sử dụng hít các chất này và gần 1% nói đã hít chúng trong tháng vừa qua. Năm 1991 số liệu cho thấy 10,9% lứa tuổi từ 18-25, 9,2% lứa tuổi từ 26-34, 7% lứa tuổi trên 35, nói rằng họ đã luôn hít các chất khí này và 2% trong các nhóm này hít nó trong tháng vừa qua.


Trong tổng số tử vong do lạm dụng các chất, tử vong do hít các chất bay hơi chiếm 1% và trong tổng số lạm dụng các chất được cấp cứu tại khoa cấp cứu thì hít chất bay hơi chiếm gần 0,5%.


Ở Pháp, theo số liệu của ESCAPPAD 2003, OFDT, việc hít các chất bay hơi phổ biến thứ 2 sau cannabis mà lứa tuổi 17-18 đã sử dụng nhưng việc sử dụng thường xuyên thì ít. Ở lứa tuổi 17-18, có 4,7% (4,1% nữ, 5,2% nam) hít các chất bay hơi trong cuộc đời và  0,7% (0,5% nữ, 0,9% nam) đã hít chất bay hơi trong tháng vừa qua.


B. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ

Các chất bay hơi thường được hít qua tẩu, ống hút, túi ni lông….hít qua đường mũi hoặc hơi của chúng qua đường miệng. Tác động chung của các chất bay hơi gây ức chế trên hệ thần kinh trung ương.


Các chất bay hơi hấp thụ nhanh ở phổi và nhanh chóng tác động lên não. Tác động xuất hiện trong vòng 5 phút và có thể kéo dài từ 30 phút tới vài giờ, phụ thuộc vào từng chất và liều lượng. Nồng độ của các chất này trong máu tăng lên khi sử dụng đồng thời rượu, có thể do cạnh tranh với các men gan. Mặc dù chỉ khoảng 1/5 có biểu hiện này.


C. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Với một liều nhỏ ban đầu, chất bay hơi có thể kích thích gây khoái cảm và cảm giác bồng bềnh thoải mái; các chất này được sử dụng vì các tác dụng nêu trên. Các biểu hiện tâm thần khác ở liều cao có thể bao gồm sợ hại, ảo tưởng, ảo thanh, ảo thị và biến hình bản thân. Các triệu chứng thần kinh có thể bao gồm nói líu lưỡi , nói chậm chạp và đi loạng choạng. Việc sử dụng quá dài có thể gây thêm các biểu hiện khác như dễ bị kích thích, cảm xúc không ổn định và suy giảm trí nhớ.


Hội chứng cai có thể xảy ra khi ngừng sử dụng các chất này, tuy không thường xuyên; nó có biểu hiện bằng rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh và đôi khi có hoang tưởng, ảo giác.


D. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các chất bay hơi thường gây ra nhiều tác dụng có hại nghiêm trọng. Tác dụng có hại nguy hiểm nhất là tử vong có thể suy hô hấp, mất nhịp tim, ngạt thở, hít phải chất nôn hoặc bị tai nạn, hay bị thương (ví dụ lái xe trong tình trạng nhiễm độc). Các tác dụng có hại nghiêm trọng khác thường do sử dụng lâu dài các chất này bao gồm viên gan không phục hồi hoặc tổn thương thận và tổn thương cơ thường xuyên kết hợp với tiêu cơ vân.

Sự kết hợp của các chất bay hơi này và nồng độ cao của đồng, kẽm và các kim loại nặng có thể gây ra teo não, động kinh thùy thái dương, giảm lưu lượng máu não, chỉ số IQ giảm và các thay đổi điện não  khác nhau.
Các tác động có hại ở người nghiện bao gồm các triệu chứng mạch vành và phổi (đau thắt ngực và co thắt phế quản), các triệu chứng tiêu hóa (đau, buồn nôn, nôn và xuất huyết) và các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh khác (viêm dây thần kinh ngoại biên, đau dầu, dị cảm, các dấu hiệu tổn thương tiểu não).


E. CHUẨN ĐOÁN

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện và lạm dụng các chất bay hơi.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán chung ở phần trước


2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc các chất bay hơi

a. Sử dụng cố tình mới đây hoặc trong một thời gian ngắn, tiếp xúc liều cao các chất bay hơi (loại trừ các khí gây mê, gây giãn mạch).


b. Có những thay đổi tâm lý và hành vi không thích hợp rõ rệt (hung hăng, hành hung, thờ ơ, suy giảm lý lẽ, các chức năng nghề nghiệp, xã hội) xuất hiện trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất bay hơi.


c. Có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau, xuất hiện trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng hay tiếp xúc với các chất bay hơi.

  • (1) Choáng váng

  • (2) Rung giật nhãn cầu

  • (3) Mất phối hợp động tác

  • (4) Nói líu lưỡi

  • (5) Dáng đi xiêu vẹo

  • (6) Ngủ lịm

  • (7) Phản xạ giảm

  • (8) Tâm thần vận động chậm chạp

  • (9) Run

  • (10) Yếu toàn bộ các cơ

  • (11) Nhìn mờ hoặc nhìn đôi

  • (12) Sững sờ hoặc nhân đôi

  • (13) Khoái cảm


d. Các triệu chứng trên không do bệnh cơ thể hoặc các bệnh tâm thần khác gây ra.


3. Sảng run do các chất bay hơi

Xem phần sảng run chung cho các chất.

Điều trị dùng thuốc đối kháng với receptor dopamine (haloperidol), tránh dùng benzodiazepine đề phòng suy hô hấp do tương tác thuốc.


4. Rối loạn thần do các chất bay hơi

Nêu chung trong phần chẩn đoán các rối loạn loạn thần Thầy thuốc có thể xác định rõ có hay không các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế. Paranoid là hội chứng loạn thần chủ yếu trong khi bị nhiễm độc các chất bay hơi


5. Sa sút trí tuệ dai dẳng do các chất bay hơi

Có thể là do tác động nhiễm độc thần kinh của các chất bay hơi, và của kim loại được dùng phổ biến trong hợp chất các chất bay hơi (chì) hoặc tác động của thiếu ô xy kéo dài hay thường xuyên. Sa sút trí tuệ do các chất hay hơi


6. Rối loạn cảm xúc và lo âu do các chất bay hơi

Trầm cảm là rối loạn cảm xúc phổ biến nhất trong sử dụng các chất bay hơi và rối loạn hoảng sợ và lo âu toàn thể là rối loạn lo âu phổ biến nhất.


BÓNG CƯỜI LÀ GÌ?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball). Mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu, nhưng bóng cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích thậm chí coi nó như một thú vui mỗi khi đi hộp đêm, hít một hơi bạn sẽ cười không ngừng nghỉ.


bóng cười là gì, bong cuoi, khí cười, khí cười là gì


Tại các hộp đêm ở Hà Nội, không khó để tìm được bóng cười vì chúng được bán bí mật một cách “công khai” tại đây để phục vụ các dân chơi.


Bóng cười hay còn được gọi với tên Funkyball là một trong những trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thịnh hành nhất hiện nay, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress. Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là “thổi” và “hít” – “hít” và “thổi”.


Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.


bóng cười là gì, bong cuoi, khí cười, khí cười là gì


Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu. Chỉ cần hít hà bạn sẽ nhanh chóng cười, cười và cười không kiểm soát.


Bóng cười có hại như thế nào?

Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Được biết ở một số nước châu Âu, chất này là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm.


Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.


Các bác sĩ trên thế giới cũng từng cảnh báo rằng, việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất nếu làm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.


nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.


Mới đây nhất, một hot girl Hà Nội cũng đã nhập viện vì hút bóng cười bị ngộ độc khí N2O dẫn đến ức chế thần kinh, gây đột quỵ dạng nhẹ.


Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giá “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác”phê” mạnh hơn. Các em đã quen dùng khí cười để “phê” thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, “hàng đá”… Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.