PHÂN LOẠI MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

NGHIỆN RƯỢU

Hoang tưởng do rượu (paranoid do rượu) gồm các hoang tưởng khác nhau có thể cấp tính, có thể kéo dài. Paranoia chủ yếu nghiên cứu về các hoang tưởng ghen tuông do rượu.
Trong ICD 10, hoang tưởng, ảo giác do rượu được xếp vào mục rối loạn tâm thần do rượu (F10.5), trong đó hoang tưởng chiếm ưu thế ở mục F10.51 và ảo giác chiếm ưu thế ở mục F10.52. Trong DSM-IV của Mỹ, hoang tưởng và ảo giác do rượu được xếp vào mục rối loạn loạn thần do rượu (291), trong đó ảo giác chiếm ưu thế ở mục (291.3) và hoang tưởng chiếm ưu thế ở mục (291.5).

Loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế có thể khởi phát cấp tỉnh hay từ từ. Giai đoạn tiền triệu ngắn với khí sắc hoang tưởng, ảo tưởng lời nói và lo âu. Đa số tác giả cho rằng khởi phát cấp tính đạt đến đỉnh cao của bệnh trong khoảng vài giờ đến vài ngày (92,4% các trường hợp khởi phát trong khoảng vài ngày). Ít thấy các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối bằng vật lý như trong tâm thần phân liệt. Theo Soayka H., 1990 người hoang tưởng bị theo dõi chiếm 32% bệnh nhân ảo giác do rượu.

I.CHẨN ĐOÁN

1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:

• Các hoang tưởng ảo giác chiếm vị trí hàng đầu.
• Không chuẩn đoán khi có một sự ngộ độc hoặc cai rượu phối hợp, không tính đến những ảo giác do sử dụng chất gây ảo giác.
• Có những bằng chứng hiển nhiên nghiện rượu là nguyên nhân gây bệnh.
• Những biểu hiện sau cho phép nghĩ đến một loạn thần không do rượu: hoang tưởng ảo giác có trước khi dùng rượu, những giai đoạn tái diễn không liên quan đến rượu.
• Bệnh cảnh không diễn ra theo chiều hướng của một trạng thái sảng tiến triển.

2. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

• Với tâm thần phân liệt:
Về khởi phát hoang tưởng, ảo giác do đùng rượu thường cấp tính, đi đến toàn phát trong khoảng vài giờ đến vai ngày . Còn trong tâm thần phân liệt khởi phát từ từ hơn, thường có giai đoạn ủ bênh trước khi hoang tưởng ảo giác phát triển rầm rộ.
Ảo giác do rượu thường là những ảo giác thật, ảo giác trong tâm thần phân liệt thường là những ảo giác giả có khi có ảo giác thật. Ảo thanh ra lện, bình phẩm đặc trưng trong tâm thần phân liệt ít thấy ở bệnh nhân loạn thần do rượu.
• Với sảng rượu:
Sảng rượu là một tình trạng cấp cứu, rối loạn toàn thần nặng nề hơn có nhiều rối loạn chuyển hóa cơ thể, dễ dẫn đến tử vong.
Sảng rượu thường kèm theo rối loạn ý thức đặc thù. Sảng rượu thường gặp hiện tượng run gọi là sảng run.
Ảo giác thường gặp trong sảng rượu thường gọi là ảo thị, thấy những con vật kích thước thu nhỏ.

II. PHÂN LOẠI:

1. SẢNG RƯỢU CẤP:

• Hội chứng mê sản kích động:
• Rối loạn định hướng không gian, thời gian nặng.
• Hội chứng loạn thần đa dạng, ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ, ảo thị rung rợn đe dọa, phối hợp với các hoang tưởng cảm thụ (thường có nội dung bị hại).
• Hành vi bị chi phối mạnh bởi các ảo tưởng, ảo giác nên thường mang tính chất kích động nguy hiểm (tự vệ hay tấn công hoặc bỏ trốn, nhảy qua cửa sổ).
• Rối loạn cảm xúc mạnh, lo âu, hoảng hốt.
• Các biểu hiện trên tăng về chiều tối, thỉnh thoảng có giai đoạn ngắn ý thức trở lại sáng sủa.
• Sau cơn nhớ rời rạc từng mảng.
• Hội chứng thần kinh:
• Run: mạnh, thường xuyên, không đều, run toàn bộ cơ thể.
• Nói khó, mất phối hợp với các cử chỉ vụng về, bước đi chệnh choạng, hay ngã.
• Trường hợp nặng hơn, rối loạn nuốt, tăng trương lực cơ.
• Hội chứng toàn thể: (biểu hiện trạng thái nặng của cơn).
• Sốt cao dao động
• Nhịp tim nhanh
• Mất nước: lưỡi khô, khát nước, vã mồ hôi, nôn, tiêu chảy.
• Rối loạn điện giải, cần xét nghiệm điện giải nhiều lần.
• Rối loạn chức năng gan.
• Tiến triển:
- Thuận lợi: Khỏi trong vòng 2- 4 ngày, giấc ngủ trở lại bình thường, yên dịu, tỉnh táo.
- Tử vong: nếu có hôn mê gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi, tổn thương não (xung huyết lan tỏa, không đặc trưng).

2. SẢNG RƯỢU BÁN CẤP:

• Thường gặp hơn là thể cấp vừa mô tả.
• Cần cảnh giác vì có thể chuyển thành thể cấp điển hình.
Cũng có các triệu chứng như mô tả trên nhưng ít trầm trọng hơn và thoái triển dần.

3. CHẨN ĐOÁN:

Chẩn đoán nghiện rượu mãn tính dựa vào các biểu hiện sau:
1. Thường xuyên thèm muốn uống rượu
2. Hội chứng cai rượu
3. Sự thay đổi về khả năng dung nạp rượu ngày một tăng
4. Sự biến đổi nhân cách và sa sút tâm thần

4. ĐIỀU TRỊ:

• Với các trường hợp cấp tính:
• Nhập viện và ngừng uống rượu
• Điều trị rối loạn nước điện giải
• Giải quyết tình trạng nhiễm trùng nếu có
• Giải quyết các rối loạn tim mach, hô hấp (nếu có)
• Săn sóc, bồi dưỡng cơ thể (truyền đường, đạm, vitamine, chất khoáng, chất xơ)
• Thuốc tăng cường chức năng thần kinh:
Centrophenéxine (Lucidrill) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mg mỗi 3 giờ (thuốc này giúp tế bào thần kinh tăng hấp thụ đường, dưỡng khí, tăng sức đề kháng)
• Trấn tĩnh:
Clorodiazepoxid (Librium) 40 – 200 mg/ngày từ 1 đến 3 ngày.
Meprobamat 40 mg tiêm bắp hoặc uống.
Chlopromazin 75 mg từ 1 – 3v/ ngày.
Haloperidol 1,3 – 10 mg/ ngày.
Các thuốc và liều lượng thay đổi tùy từng người bệnh. Nên phối hợp 1 trấn tĩnh với 1 an thần mạnh (nếu có hoang tưởng, ảo giác).

III. VỚI TRƯỜNG HỢP MÃN TÍNH:

Phải tiến hành điều trị lâu dài, cần có sự hợp tác giữa thầy thuốc, bẹnh nhân, người nhà và xã hội.
Nhập viện thời gian ngắn để cách ly rượu, đẻ làm xét nghiệm và điều trị mất nước, suy kiệt sau đó điều trị ngoại trú.

1. Tạo phản xạ nôn:

a. Phương pháp gây nôn bằng Apormorphim:
Tiêm dưới da 0,25 – 0,3 ml dung dịch Apormorphim 1% sau 1 – 3 phút bệnh nhân thấy mùi rượu sẽ nôn rất nhiều. Khó khăn là không có sẵn Apormorphim và người bệnh có tự giác để cho chích không?
b. Phương pháp gây nôn bằng Antabuse – Spéral (Disulfuran):
Khi người bệnh uống một lượng Antabuse vào cơ thể Antabuse sẽ cản trở sự phân hủy rượu khi chỉ dừng ở giai đoạn Anxetandehyt làm cơ thể bị ngộ độc và có phản ứng rượu. Antabuse gây nôn rất nhiều và đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, trụy tim mạch, vã mồ hôi, người bệnh thấy sợ hãi sẽ không dám uống rượu nữa.
Người bệnh phải tự giác ngừng uống rượu, chấp nhận điều trị. Có thể cho bệnh nhân uống thuốc như là chữa bệnh gì đó, khi có phản ứng thì chứng minh là cơ thể người bệnh đã không chấp nhận rượu nữa, cần phải ngưng uống rượu, cũng để chứng minh cho bạn bè của bệnh nhân thấy mà không rủ rê, mài ép bệnh nhân uống rượu nữa.
Antabuse có loại viên 250 mg và 500mg, 2 - 3 ngày đầu uống 1- 2v/250mg – 500mg sau đó giảm xuống ½ số liền 7- 8 ngày sau lại giảm xuống ¼ kéo dài khoảng 14 – 15 ngày thì thôi khi người bệnh đã yên tâm là mình không uống được rượu nữa.
Vì Antabuse là loại Sulfa chậm nên có thể gây dị ứng, gây tai biến ở người già, người có bệnh gan, thận, tim mạch nên phải hết sức thận trọng.
Có thể dùng Aortal; Stablon để giảm sự thèm rượu.

2. Tâm lý liệu pháp:

Rất quan trọng nếu người nghiện không tự giác cai nghiện bỏ rượu hoặc bỏ ma túy thì khó mà cai nghiện thành công được.
Phải cách ly họ với rượu với bạn nhậu. Phải làm cho họ hiểu tác hại của rượu đối với sức khỏe, đối với gia đình, đối với xã hội.
Phải tạo công ăn việc làm và mối quan hệ xã hội lành mạnh.
Phải phối hợp tốt gia đình, xã hội vào vận động thuyết phục bệnh nhân cai rượu.

Phòng bệnh:
a) Truyền thông rộng rãi trong nhân dân những tác hại của rượu đối với sức khỏe tâm thần, thể chất, đặc biệt rượu làm hủy hoại nhân cách người nghiện rượu; làm cho người nghiện rượu mãn tính tha hóa về nhân cách, sa sút về tâm thần, mất hết khả năng làm việc, trở thành người vô dụng, là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
b) Có quy chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong việc sản xuất, bán mua và tiêu thụ các loại rượu, nước giải khát có rượu, thuốc uống có rượu.
c) Giáo dục thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh, tránh lạm dụng rượu.

BÓNG CƯỜI ĐẾN NGHIỆN ĐA CHẤT MA TÚY (THUỐC LẮC, HÀNG ĐÁ, KETAMIN,…)

CÁC THUỐC AN DỊU - CHỐNG LO ÂU  - GÂY NGỦ  (SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC)

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

Đây là những thuốc gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thầngiảm lo âu và gây buồn ngủ. Tác dụng phụ là làm giảm trí nhớgiãn cơchống co giật.

+ Rượu –Barbiturate là chất an dịu và gây ngủ.

+ Benzodiazepin là thuốc an thần nhẹ, chống lo âu.

Hội chứng cai có thể xảy ra từ vài ngày đến vài tuần sau khi ngưng sử dụng thuốc. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây hậu quả mất trí nhớnói năng khó khăn, phản ứng chậm..Điển hình của các loại thuốc này là:

+ Nhóm BENZODIAZEPINE.

+ Nhóm BARBITURATE.


I. NHÓM BENZODIAZEPINE:

Benzodiazepine là nhóm thuốc trầm cảm tác động lên hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng an thầngiải lo âu và gây ngủ, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.  Benzodiazepine được coi là thuốc an thần nhẹ. Thuốc tăng cường hoạt tính của Acid-Gamma-Aminobityric (GABA) là một chất ức chế, dẫn truyền thần kinh. Có nhiều loại Benzodiazepine khác nhau với thời gian, và cường độ tác dụng khác nhau. Thuốc được sử dụng uống hay qua đường tiêm chích như Valium – Drohypnol - Sererta, Temesta…

Tử vong do dùng quá liều Benzodiazepine hiếm khi xảy ra trừ khi sử dụng chung với rượu hay các chất gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương khác.Benzodiazepine gây phản ứng chậm, suy giảm chức năng vận động, khả năng xét đoán, gây lầm lẫn. Ngoài ra có thể gây mệt mỏiyếu đuốiđau đầumờ mắtrối loạn tiêu hóa.

II. NHÓM BARBITURATE:

Là những chất gây trầm cảm mạnh với hệ thần kinh trung ương. Các thuốc này dùng để chữa động kinhgiảm đaugây ngủgây mê. Một số thuốc thông dụng: Amobarbital, Binobarbital, Pentobarbital, Phenobarbital, Sécobarbital, Iménoctal…

Ranh giới an toàn giữa hàm lượng điều trị và hàm lượng gây chết người rất thấp. Do đó, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Khả năng gây nghiện cao, khả năng lệ thuộc vào thuốc rất nhanh. Bệnh nhân sử dụng thuốc này sẽ bị lệ thuộc về tâm lý và cơ thể dù không dùng liều cao.Khi kết hợp điều trị thuốc với rượu hay thuốc kháng histamine có thể gây trầm cảm nghiêm trọng. Hội chứng cai có thể xảy ra sau 12 giờ đến vài ngày sau khi ngưng sử dụng thuốc. Bệnh nhân có biểu hiện lo lắngbứt rứtkhó ngủcó những cơn ác mộngnhịp tim nhanhhuyết áp giảmbuồn nônói mửađổ mồ hôi, ảo giác, nhận thức lệch lạc, rung cơ, co cứng cơ, phản xạ tăng dẫn tới những cơn đột quỵ.Lạm dụng thuốc gây mất trí nhớphản ứng chậmđiều khiển kémnói năng khó khăn. Hậu quả này kéo dài nhiều ngày sau thời gian ngưng thuốc.


CÁC THUỐC AN DỊU - CHỐNG LO ÂU - GÂY NGỦ (SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC)  

CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY HEROIN

CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY HEROIN

1. Thay đổi thất thường giời giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn, ngày ngủ nhiều…

2. Hay tụ tập, đi lại đàn đúm vơi người có đời sống sinh hoạt buông thả như không lao động, không học hành… hoặc chơi than với người sử dụng heroin.

3. Đi lại có quy luật: Mỗi ngày, cư đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà.

4. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).

5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quoanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định): ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh.

6. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạt cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác…

7. Trong túi quần, áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, uống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ heroin.

8. Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ…

9. Đối với người sử dụng heroin nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch…

Người nào càng có nhiều biểu hiện trên thì càng có khả năng mắc nghiện heroin. Bố, mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, nhất là những người sống cùng phòng nên chú ý phát hiện sớm người sử dụng heroin để tìm cách giúp đỡ. Vì càng phát hiện sớm, cai sớm, thì càng có khả năng cai được và giảm được nguy cơ nhiễm HIV.

CÁC CHẤT BAY HƠI – DUNG MÔI HỮU CƠ – BÓNG CƯỜI

CÁC CHẤT BAY HƠI – DUNG MÔI HỮU CƠ – BÓNG CƯỜI

Bác sĩ Chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Tuấn


Các chất bay hơi bao gồm: các dung môi hòa tan, hồ keo, các dung môi trong bình xịt, dung môi pha sơn, các chất đốt. Một ví dụ đặc biệt của các chất này bao gồm khí ga, véc-ni, ga bật lửa, keo dán máy bay, chất hòa tan cao su, các dung dịch tẩy rửa, sơn phun, keo dán giầy, các dung dịch tẩy xóa. Các họat chất chính trong các chất bay hơi này bao gồm toluene, acetone, benzene, trichloroethane, perchlorethylene, trichlorrthylene, 1,2-dichloropropane và halogenated hydrocarbons. DSM IV loại trừ các khí gây mê (nitrous oxide và ether) và các chất gây giãn mạch tác động ngắn (amynitrite) ra khỏi các rối loạn liên quan tới các chất bay hơi.


A. DỊCH TỄ HỌC

Ở Mỹ, các chất khí hít này tồn tại hợp pháp, rẻ tiền và dễ kiếm. Ba đặc điểm này góp phần vào việc chúng được sử dụng nhiều ở những người nghèo và trẻ tuổi. Năm 1991 (NIDA), khoảng 5% dân số Mỹ đã hít các chất này ít nhất một lần và khoảng 1% đang hít chúng. Ở lứa tuổi từ 18-25, có 11% đã hít chúng ít nhất một lần và 2% đang hít. Ở lứa tuổi 12-17, có 7% đã hít chúng ít nhất một lần và 2% đang hít.


Ở lứa tuổi 12 và lớn hơn, có khoảng 5% nói rằng đã luôn sử dụng hít các chất này và gần 1% nói đã hít chúng trong tháng vừa qua. Năm 1991 số liệu cho thấy 10,9% lứa tuổi từ 18-25, 9,2% lứa tuổi từ 26-34, 7% lứa tuổi trên 35, nói rằng họ đã luôn hít các chất khí này và 2% trong các nhóm này hít nó trong tháng vừa qua.


Trong tổng số tử vong do lạm dụng các chất, tử vong do hít các chất bay hơi chiếm 1% và trong tổng số lạm dụng các chất được cấp cứu tại khoa cấp cứu thì hít chất bay hơi chiếm gần 0,5%.


Ở Pháp, theo số liệu của ESCAPPAD 2003, OFDT, việc hít các chất bay hơi phổ biến thứ 2 sau cannabis mà lứa tuổi 17-18 đã sử dụng nhưng việc sử dụng thường xuyên thì ít. Ở lứa tuổi 17-18, có 4,7% (4,1% nữ, 5,2% nam) hít các chất bay hơi trong cuộc đời và  0,7% (0,5% nữ, 0,9% nam) đã hít chất bay hơi trong tháng vừa qua.


B. ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ

Các chất bay hơi thường được hít qua tẩu, ống hút, túi ni lông….hít qua đường mũi hoặc hơi của chúng qua đường miệng. Tác động chung của các chất bay hơi gây ức chế trên hệ thần kinh trung ương.


Các chất bay hơi hấp thụ nhanh ở phổi và nhanh chóng tác động lên não. Tác động xuất hiện trong vòng 5 phút và có thể kéo dài từ 30 phút tới vài giờ, phụ thuộc vào từng chất và liều lượng. Nồng độ của các chất này trong máu tăng lên khi sử dụng đồng thời rượu, có thể do cạnh tranh với các men gan. Mặc dù chỉ khoảng 1/5 có biểu hiện này.


C. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Với một liều nhỏ ban đầu, chất bay hơi có thể kích thích gây khoái cảm và cảm giác bồng bềnh thoải mái; các chất này được sử dụng vì các tác dụng nêu trên. Các biểu hiện tâm thần khác ở liều cao có thể bao gồm sợ hại, ảo tưởng, ảo thanh, ảo thị và biến hình bản thân. Các triệu chứng thần kinh có thể bao gồm nói líu lưỡi , nói chậm chạp và đi loạng choạng. Việc sử dụng quá dài có thể gây thêm các biểu hiện khác như dễ bị kích thích, cảm xúc không ổn định và suy giảm trí nhớ.


Hội chứng cai có thể xảy ra khi ngừng sử dụng các chất này, tuy không thường xuyên; nó có biểu hiện bằng rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích thích, hốt hoảng, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh và đôi khi có hoang tưởng, ảo giác.


D. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các chất bay hơi thường gây ra nhiều tác dụng có hại nghiêm trọng. Tác dụng có hại nguy hiểm nhất là tử vong có thể suy hô hấp, mất nhịp tim, ngạt thở, hít phải chất nôn hoặc bị tai nạn, hay bị thương (ví dụ lái xe trong tình trạng nhiễm độc). Các tác dụng có hại nghiêm trọng khác thường do sử dụng lâu dài các chất này bao gồm viên gan không phục hồi hoặc tổn thương thận và tổn thương cơ thường xuyên kết hợp với tiêu cơ vân.

Sự kết hợp của các chất bay hơi này và nồng độ cao của đồng, kẽm và các kim loại nặng có thể gây ra teo não, động kinh thùy thái dương, giảm lưu lượng máu não, chỉ số IQ giảm và các thay đổi điện não  khác nhau.
Các tác động có hại ở người nghiện bao gồm các triệu chứng mạch vành và phổi (đau thắt ngực và co thắt phế quản), các triệu chứng tiêu hóa (đau, buồn nôn, nôn và xuất huyết) và các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh khác (viêm dây thần kinh ngoại biên, đau dầu, dị cảm, các dấu hiệu tổn thương tiểu não).


E. CHUẨN ĐOÁN

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện và lạm dụng các chất bay hơi.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán chung ở phần trước


2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc các chất bay hơi

a. Sử dụng cố tình mới đây hoặc trong một thời gian ngắn, tiếp xúc liều cao các chất bay hơi (loại trừ các khí gây mê, gây giãn mạch).


b. Có những thay đổi tâm lý và hành vi không thích hợp rõ rệt (hung hăng, hành hung, thờ ơ, suy giảm lý lẽ, các chức năng nghề nghiệp, xã hội) xuất hiện trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất bay hơi.


c. Có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau, xuất hiện trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng hay tiếp xúc với các chất bay hơi.

  • (1) Choáng váng

  • (2) Rung giật nhãn cầu

  • (3) Mất phối hợp động tác

  • (4) Nói líu lưỡi

  • (5) Dáng đi xiêu vẹo

  • (6) Ngủ lịm

  • (7) Phản xạ giảm

  • (8) Tâm thần vận động chậm chạp

  • (9) Run

  • (10) Yếu toàn bộ các cơ

  • (11) Nhìn mờ hoặc nhìn đôi

  • (12) Sững sờ hoặc nhân đôi

  • (13) Khoái cảm


d. Các triệu chứng trên không do bệnh cơ thể hoặc các bệnh tâm thần khác gây ra.


3. Sảng run do các chất bay hơi

Xem phần sảng run chung cho các chất.

Điều trị dùng thuốc đối kháng với receptor dopamine (haloperidol), tránh dùng benzodiazepine đề phòng suy hô hấp do tương tác thuốc.


4. Rối loạn thần do các chất bay hơi

Nêu chung trong phần chẩn đoán các rối loạn loạn thần Thầy thuốc có thể xác định rõ có hay không các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế. Paranoid là hội chứng loạn thần chủ yếu trong khi bị nhiễm độc các chất bay hơi


5. Sa sút trí tuệ dai dẳng do các chất bay hơi

Có thể là do tác động nhiễm độc thần kinh của các chất bay hơi, và của kim loại được dùng phổ biến trong hợp chất các chất bay hơi (chì) hoặc tác động của thiếu ô xy kéo dài hay thường xuyên. Sa sút trí tuệ do các chất hay hơi


6. Rối loạn cảm xúc và lo âu do các chất bay hơi

Trầm cảm là rối loạn cảm xúc phổ biến nhất trong sử dụng các chất bay hơi và rối loạn hoảng sợ và lo âu toàn thể là rối loạn lo âu phổ biến nhất.


BÓNG CƯỜI LÀ GÌ?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball). Mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu, nhưng bóng cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích thậm chí coi nó như một thú vui mỗi khi đi hộp đêm, hít một hơi bạn sẽ cười không ngừng nghỉ.


bóng cười là gì, bong cuoi, khí cười, khí cười là gì


Tại các hộp đêm ở Hà Nội, không khó để tìm được bóng cười vì chúng được bán bí mật một cách “công khai” tại đây để phục vụ các dân chơi.


Bóng cười hay còn được gọi với tên Funkyball là một trong những trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thịnh hành nhất hiện nay, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress. Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là “thổi” và “hít” – “hít” và “thổi”.


Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.


bóng cười là gì, bong cuoi, khí cười, khí cười là gì


Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu. Chỉ cần hít hà bạn sẽ nhanh chóng cười, cười và cười không kiểm soát.


Bóng cười có hại như thế nào?

Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Được biết ở một số nước châu Âu, chất này là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm.


Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.


Các bác sĩ trên thế giới cũng từng cảnh báo rằng, việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất nếu làm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.


nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.


Mới đây nhất, một hot girl Hà Nội cũng đã nhập viện vì hút bóng cười bị ngộ độc khí N2O dẫn đến ức chế thần kinh, gây đột quỵ dạng nhẹ.


Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giá “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác”phê” mạnh hơn. Các em đã quen dùng khí cười để “phê” thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, “hàng đá”… Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.


Cỏ Mỹ – Một loại ma túy cực nguy hiểm

Cỏ Mỹ là một loại ma túy cực mạnh, nguy hiểm hơn cả cần sa. Do đó Bộ Y tế đã đưa cỏ Mỹ vào danh mục các chất ma túy từ ngày 1-2-2016.


Gọi là cỏ Mỹ bởi nó có xuất xứ từ nước Mỹ. Cỏ Mỹ vốn là một hỗn hợp thực vật được sao khô, cắt nhỏ, được tẩm ướp một số hoá chất cho cảm giác giống như cần sa. Loại hỗn hợp này được cuốn vào giấy rồi hút như hút thuốc lá.


Lâu nay, trên các phương tiện báo chí, trang mạng xã hội tràn ngập nhiều bài viết, hình ảnh về những kẻ ngáo đá. Có người leo lên mái nhà vì nghĩ mình là chim hay nằm giữa sân tập bơi bởi cho rằng mình là cá. Nguy hiểm hơn là những đối tượng ngáo đá ra tay giết người trong trạng thái loạn thần…

                           

Ảo giác do ma túy đá gây ra có thể biến một người hiền lành, thật thà thành con quỷ giết người trong nháy mắt. Loại ma túy mới có tên cỏ Mỹ cũng gây ra những tác hại tương tự ma túy đá, thậm chí mức độ ảnh hưởng còn nhanh và mạnh hơn. Sử dụng cỏ Mỹ là thú chơi vô cùng nguy hiểm nhưng nó lại đang rất hút một bộ phận giới trẻ.


Khủng khiếp hơn, các bạn trẻ còn có xu hướng sử dụng cùng một lúc nhiều loại ma túy tổng hợp để tăng cảm giác “phê”. Hành động này đồng nghĩa với việc họ đang tự đầu độc chính bản thân một cách nhanh và mạnh hơn.


Thạc sỹ Hoàng Văn Nghĩa – Giám đốc Bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định - cho biết: Cỏ Mỹ có tác dụng giống như cần sa nhưng gây nghiện, gây hại gấp nhiều lần so với cần sa. Người sử dụng cỏ Mỹ, trước hết sẽ bị rối loạn tâm thần, tức là ý thức thoát ly thực tại xung quanh.


Thứ hai là bị rối loạn về cảm xúc, tức người bệnh có những lo lắng, căng thẳng, đặc biệt là có những ảo giác (nghe thấy tiếng nói xúi giục trong đầu, nghĩ mình bị ai đó theo dõi, truy sát...) gây nguy hại cho bản thân và mọi người xung quanh. Thứ nữa là gây hại về cơ thể như gây teo não, suy giảm khả năng miễn dịch, mắc nhiều bệnh, có thể bị ung thư.


Hiện nay, Bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định đang điều trị cho 4 bệnh nhân bị ảo giác, hoang tưởng do sử dụng cỏ Mỹ. Có bệnh nhân đã được về nhà sau đợt điều trị. Tuy nhiên thời gian ngắn sau lại nhập viện, tiếp tục điều trị bởi những ảo giác vẫn xuất hiện trong đầu.


Có thể thấy, tác hại của ma túy tổng hợp, của cỏ Mỹ là cực kỳ khủng khiếp và rất khó để có thể trở lại minh mẫn như ban đầu. Một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện đã kể với chúng tôi về cảm giác khi phê cỏ Mỹ: “Vừa hút cỏ Mỹ sau có 2 giây là em đã thấy đầu óc hưng phấn, không biết gì nữa, chỉ biết nhảy nhót, la hét theo tiếng nhạc thật to.


Lần ấy bọn em đã đập phá tan tành phòng hát, đập vỡ ti vi. Khi ấy nhìn cái gì cũng khác lắm, không biết sợ, trong đầu thì như có ai đó nói chuyện, xúi giục mình; chỉ nhìn người khác làm hành động bình thường thôi cũng nghĩ là họ đang truy sát mình rồi phản kháng lại".


Loạn thần, ảo giác gây hại cho bản thân và người khác, giãn đồng tử, kích động, căng thẳng, lo lắng, nhảy múa, gào thét điên loạn, không làm chủ được hành động, thậm chí là tử vong. Đó là triệu chứng của người sử dụng cỏ Mỹ. Hoạt chất có trong "cỏ Mỹ" là XLR-11 – đây là chất gây nghiện, gây ảo giác giống như cần sa nhưng tác dụng thì mạnh hơn cần sa nhiều lần.


Tác hại của cỏ Mỹ là cực kỳ khủng khiếp. Do đó, Nghị định 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/2/2016 về ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất đã đưa cỏ Mỹ (XLR-11) vào danh mục các chất ma túy.


Nghị định 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/5/2018 đưa cỏ Mỹ  vào danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Theo đó, mọi hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng cỏ Mỹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Số cỏ Mỹ này thu giữ trong vụ bắt Lại Thế Huề (đóng gói vào 150 túi nhỏ và cuộn thành 15 điếu thiếu)

Để ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn ma túy, lực lượng cảnh sát ĐTTP về ma túy toàn tỉnh luôn chủ động tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai nhiều biện pháp; chủ động tổ chức các đợt ra quân, trấn áp quyết liệt tội phạm ma túy. Mỗi năm đều triệt xóa hàng trăm vụ việc; bắt giữ, xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật hàng trăm đối tượng phạm tội; thu giữ, tiêu hủy một lượng lớn tang vật ma túy các loại.


Tính riêng 12 ngày cao điểm ra quân hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma tuý và Ngày quốc tế phòng, chống ma tuý (ngày 26-6), toàn tỉnh có 40 vụ, 42 đối tượng phạm tội về ma túy bị bắt giữ. Tang vật thu giữ tới 1 bánh, 10,5g heroin; 61,5g MTTH dạng đá; 1,2kg và 15 điếu cỏ Mỹ.


1,6 kg cỏ Mỹ này là tang vật trong vụ bắt đối tượng Lại Thế Huề, sinh 1995, trú tại xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Số cỏ Mỹ này được Lại Thế Huề đóng gói vào 150 túi nhỏ và cuộn thành 15 điếu thuốc. Cũng theo Lại Thế Huề khai nhận, hiện nay, cỏ Mỹ đang rất được các bạn trẻ ưu chuộng sử dụng.


Vùi mình vào thứ ảo giác sinh ra từ ma túy, từ cỏ Mỹ, giới trẻ không ngờ rằng chính mình đang trở thành mầm mống cho các loại tội phạm nguy hiểm trong xã hội.


Nói đến ma túy và những tác hại của ma túy – hẳn ai trong chúng ta cũng từng chứng kiến những hình ảnh thảm thương vì nghiện hút, tiêm chích. Những nam thanh nữ tú, những con người giỏi giang, thật thà bỗng trở nên ngây dại với những hành động ngây ngô như leo mái nhà, leo cột điện, thậm chí tự cào cấu bản thân đến tóe máu.


Rồi giết người, cướp của, trộm tài sản. Rồi lây lan căn bệnh thế kỷ HIV… thậm chí là những án mạng thương tâm. Thấu hiểu tác hại khủng khiếp của ma túy, toàn nhân loại đã hiệp sức, hiệp trí cùng bài trừ. Pháp luật thì răn đe, xử phạt nghiêm khắc những kẻ dính líu tới ma túy. 

Nguồn: Báo An Ninh Hải Phòng

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN
(AMPHETAMIN VÀ AMPHETAMIN - LIKE)


Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy
GĐ. Trung tâm Điều Dưỡng & Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa


Nghiện là trạng thái lệ thuộc, thèm muốn bất thường, kéo dài, không kiểm soát được đối với chất gây nghiện mà người nghiện sử dụng để tìm kiếm sự khoái cảm, êm dịu hoặc hưng phấn, gây hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội.


I. PHÂN LOẠI MA TÚY: Có nhiều cách phân loại


1. PHÂN LOẠI THEO PHÁP LUẬT:


Ma túy hợp phápbất hợp pháp


2. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:


    • Ma túy có nguồn gốc thiên nhiên: Thuốc phiện, Cần sa, Cocaine, …
    • Ma túy bán tổng hợp: Morphin, Heroin, Codeine…
    • Ma túy tổng hợp: Dolargan, Promedol, Amphetamine, Ecstasy …

3. PHÂN LOẠI THEO DƯỢC LÝ LÂM SÀNG:

    • Ma túy êm dịu: Thuốc phiện, Morphine, Heroin…
    • Ma túy kích thích: Cocaine, Amphetamin, Ecstasy…
    • Ma túy gây ảo giác: LSD, Mescaline, Phencyclidine…
    • Thuốc giảm đau, gây ngủ: Bezodiazepine, Phénobarbital, Iménoctal …

II. AMPHETAMIN VÀ MỘT SỐ CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN:


Amphetamin và các chất giống amphetamin là chất ma túy có nguồn gốc tổng hợp và là chất gây nghiện dạng kích thích.


Các loại ma túy này chủ yếu là chất tổng hợp có cấu trúc hóa học tương tự giống nhau và có tác dụng kích thích ở mức độ khác nhau lên hệ thần kinh trung ương. Dựa trên các cơ sở tác dụng dược lý điển hình ở liều thông thường, nhóm chất này bao gồm các chất kích thích hệ thần kinh trung ương như AMPHETAMIN, METHAMPHETAMIN và METHYLPHNIDAT và các chất Entactogen còn gọi là các chất dạng “Ecstasy” như MDMA, MDA, và MDEA.



1.AMPHETAMIN CỔ ĐIỂN:


Là một chất thuộc nhóm ma túy tổng hợp lớn có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương. Các loại ma túy phổ biến nhất của nhóm này là AMPHETAMIN, METHAMPHETAMIN và METHCATHINON.


Amphetamin bán trên đường phố có nhiều tên gọi khác nhau: các tên phổ biến nhất là “speed” (Amphetamin và methamphetamin), “ice” (methamphetamin), và “cat” (methcathinon). Amphetamin trôi nổi trên thị trường bất hợp pháp dưới các hình thức dạng bột trắng hay bột nhuộm màu, dạng kết tinh (như “ice”), viên néndung dịch (như “methcathinon”).


Amphetamin thường sử dụng qua đường miệng, hút, hít hay tiêm chích. Hình thức tiêm qua đường tĩnh mạch (tiêm ven) đang trở nên hết sức phổ biến trên toàn thế giới.


Sở dĩ loại ma túy này được nhiều người ưa chuộng bởi nó đem lại cảm giác hưng phấn mạnh mẽ, tâm trạng phấn khích, lâng lâng khoái cảm, tinh thần mẫn tiệp; không còn cảm giác đói mệt, thiếu ngủ; tăng cường (đôi khi giả tạo) sức lao động chân tay và làm việc trí não. Đây chính là nguyên nhân khiến amphetamin trở nên hết sức phổ biến đối với các đối tượng là sinh viên, vận động viên thể dục thể thao, lái xe đường dài, công nhân ca đêm, binh lính...vv.

Ảnh hưởng đặc thù của amphetamin đối với cơ thể người dùng là khi sử dụng liều thấp nó sẽ làm tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết ápthân nhiệt, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, ráo miệng, tiêu chảy, ăn kém ngon. Liều cao amphetamin làm cho tất cả các triệu chứng nói trên trở nên cường phát và dẫn đến hậu quả khiến người dùng trở nên lắm lời, hung hăng, táo tợn, mất ngủ và không còn khả năng suy xét.

Sử dụng amphetamin lâu ngày thường dẫn đến hậu quả thay đổi hành vi tâm tính, có hành động khác lạ, bồn chồn hiếu động, cảm giác khó chịu, trở nên hung hãn; đôi khi dẫn đến hoảng loạn, tâm thần hoang tưởng. Ngừng sử dụng sau một thời gian dài dùng thuốc hay dùng liều cao sẽ gây phản ứng xuất hiện hội chứng cai: buồn chán, u uất, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và hay mê sảng.


Ngay từ những năm 1930, nhiều loại Amphetamin đã được sử dụng trong y học nhằm mục đích điều trị. Sau đó có rất nhiều người phủ nhận tác dụng chữa bệnh của nó, bởi lẽ có quá nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy amphetamin có ảnh hưởng độc hại rất lớn, thậm chí cả gây nghiện cho người sử dụng.
Nhiều nước trên thế giới nhận thấy sở dĩ xảy ra tình trạng lạm dụng tràn lan loại ma túy này là do thiếu quản lý chặt chẽ việc kê toa thuốc, cũng như do thất thoát từ các nguồn phân phối hợp pháp.
Hiện nay, amphetamin và các chất liên quan chỉ được hạn chế sử dụng để điều trị bệnh ngủ lịm và chứng rối loạn hiếu động thiếu tập trung. Nhiều nước đã khuyến nghị không nên dùng amphetamin để làm thuốc biếng ăn chữa bệnh béo phì.


2. AMPHETAMIN MỚI:


2.1 MDMA/ THUỐC LẮC


Methylendioxymethylamphetamin, còn gọi là “ecstasy” là chất kích thích tổng hợp dòng amphetamin. Lần đầu tiên được tổng hợp năm 1914 để dùng làm thuốc giảm ngon miệng, nhưng chưa bao giờ được công nhận là thuốc đã đăng k‎ý. MDMA được dùng thử nghiệm trong điều trị bệnh tâm thần. Ecstasy là loại ma túy ăn chơi phổ biến đầu tiên ở Mỹ, sau đó là Châu Âu và ngày càng lan rộng ra những nơi khác trên thế giới.
MDMA bị quốc tế kiểm soát.

MDMA được chế tạo tại những địa điểm bí mật dưới dạng bột hay viên nén có nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau; cũng có khi làm thành viên nhộng nhưng ít hơn. Liều dùng từ 75 đến 150 mg.


Ecstasy là một chất kích thích tuy có khác so với các chất kích thích dạng amphetamin cổ điển. Nó có tác dụng gây ảo giác nhẹ. Gây cảm giác khỏe khoắn, thể lực cường tráng, ân cần săn sóc mọi người, xúc động mạnh mẽ, phấn khích, thích giao đãi, tiếp xúc trò chuyện.


MDMA liều thấp gây bồn chồn, lo lắng; khi dùng liều cao gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh rất rõ. Nó cũng làm tăng huyết ápnhịp đập tim, gây buồn nôn, ói mửa. Dùng thường xuyên trong một thời gian dài gây nên những ảnh hưởng nguy hại như các chất kích thích tổng hợp khác như ngộ độc thần kinh, tổn thương não và gan.


Ít thấy các trường hợp ngộ độc cấp MDMA; tử vong do sử dụng ecstasy cũng rất hiếm. Tuy nhiên đã có báo cáo về các trường hợp tử vong sau khi dùng thuốc ở vũ trường, hộp đêm; những trường hợp này xảy ra là do cơ thể không đáp ứng kịp thời với nhiệt độ xung quanh quá cao (khả năng điều nhiệt kém), kết hợp với tình trạng cơ thể thiếu nước nghiêm trọng.


2.2 MDA:


Methylenedioxyamphetamine là chất ma túy tổng hợp dòng amphetamin rất giống ecstasy (MDMA). Lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1910 để làm thuốc giảm ngon miệng. Tuy nhiên do có tác dụng nguy hại đối với tâm thần, MDA đã không được tung ra thị trường như một loại thuốc hợp pháp. Tác dụng của nó đối với hành vi nhân cách đã được nghiên cứu vào thập niên 1960, và bắt đầu từ đó xuất hiện trên thị trường bất hợp pháp đầu tiên ở Mỹ rồi lan ra toàn thế giới.
Tác dụng giống như tác dụng của MDMA, tuy có hơi khác một chút. Nó gây ảo giác mãnh liệt hơn MDMAcó thời gian tác dụng gấp đôi (từ 8 – 12 tiếng so với MDMA chỉ có 3 – 5 tiếng). MDA thường được chế tạo tại những địa điểm bí mật để thay thế cho MDMA và tung ra thị trường dưới dạng độc lập hay kết hợp với các loại ma túy khác.


2.3 MDEA:


Methylendioxyethylamphetamin là chất tổng hợp dòng amphetamin có tác dụng tương tự như ecstasy (MDMA). Chất này chưa bao giờ được công nhận là thuốc hợp pháp. Tiếng lóng gọi là “Eve”, MDEA nổi tiếng là một loại ma túy của vũ trường ở một số nước. Nó được chế tạo bí mật để thay thế MDMA, trốn tránh kiểm soát và buôn bán dưới dạng viên nén thuần chất hay kết hợp với một số ma túy khác. Tác dụng chính của MDEA cũng giống tác dụng của MDMA, nhưng kém phần hấp dẫn hơn. Để đối phó với dịch ecstasy ở Mỹ và Châu Âu, MDEA được liệt kê vào trong bảng xếp hạng các chất bị quốc tế kiểm soát.


III. DỊCH TỄ HỌC


Nghiện Amphetamin thấy ở mọi tầng lớp xã hội.

Phổ biến hơn ở nhóm “nghề nghiệp áo trắng”: sinh viên học thi, lái xe tải đường dài, vận động viên thể thao trong thi đấu, các doanh nghiệp trước các công việc quan trọng…


Lúc đầu, dùng APT để tăng sự tỉnh táo, tăng năng xuất công việc, chống mệt mỏi… rồi nhanh chóng trở thành lạm dụng và nghiện APT.


Ở Mỹ:

  • Sử dụng ATS trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
  • Quân đội Mỹ: Phi công được sử dụng để giúp họ tỉnh táo.
  • Quân đội Đức: Sử dụng thuốc ATS sản xuất trong nước với tên biệt dược là Pervitin. Hitle được bác sĩ riêng, Theodore Morell tiêm hàng ngày.
  • Sử dụng ATS trong các cuộc chiến gần đây.
  • Binh lính được khuyến khích dùng Amphetamin cả trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên.
  • Hiện nay ATS vẫn được phép sử dụng trong quân đội Mỹ.
  • 57% phi công Mỹ trở về sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 họ nói thường xuyên sử dụng ATS.

Năm 1991: 7% dân số dùng APT ít nhất 1 lần/ năm và 1% nghiện. Nhóm tuổi từ 18 – 25 có tỷ lệ cao nhất, nhóm 12- 17 có tỷ lệ nghiện đáng bao động (tỷ lệ tiêm chích chiếm 22%).


Năm 1992: 13,9% sinh viên đại học và cao đẳng nghiện APT và năm 1994: tăng đến 15,7%.


Ở Nhật:

Năm 1948 có 50% người tuổi từ 18 – 25  nghiện APT và APT hiện vẫn là chất ma túy chủ yếu.


Năm 1994 – 1995: số người nghiện APT ở Thụy Sĩ là 8%., Đức 2,8%, Tiệp Khắc 1,6%. Australia 25% nam, 12% nữ tuổi từ 20 – 24 đã thử dùng APT...


5% sinh viên ở Sao Paolo, Brazil nghiện APT. Chi Lê 4,5% dân tuổi 12 – 64 nghiện APT...


Xuất hiện bất hợp pháp tại Việt Nam từ cuối những năm 90 của Thế kỷ trước, hiện ATS đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành phố.


ATS được dùng phổ biến ở Việt NamMethamphetamineEctasy với các tên lóng như: đá, thuốc lắc, hồng phiến, viên nữ hoàng, ngọc điên, yaba..


ATS được dùng phổ biến trong nhóm người nghiện ma túy là những thanh niên con nhà khá giả ở những thành phố lớn.


  • Thống kê tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy cả năm 2010 chỉ có 9 bệnh nhân sử dụng nhóm ATS nhập viện thì năm 2011 số bệnh nhân tăng hơn 10 lần (93 người). Riêng 3 tháng đầu năm 2012 nguyên số bệnh nhân ra viện sau điều trị bệnh lý đã là 15 người.
  • Tại Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa, thống kê cho thấy số học viên sử dụng nhóm ATS như sau:

Thời gian

Số học viên sử dụng ATS

Số học viên

sử dụng ATS

 

 

          Tổng số  học viên nhập

Trung tâm

Số học viên được Bệnh viện Tâm thần điều trị

Số học viên

được Bệnh viện

Tâm thần

điều trị

 

Tổng

số  học viên

sử dụng ATS

2005

04

0,56%

00

0%

2006

05

0.9%

00

0%

2007

22

2.1%

00

0%

2008

43

2,93%

02

 

4.65%

 

2009

69

4.75%

04

 

5.79%

 

2010

140

9.7%

29

20.71%

2011

255

16.95 %

55

21.57%

2012

361

22,83%

67

18.56%

Kết quả trên cho thấy:

  • Số học viên sử dụng ma túy ATS tăng đều mỗi năm. Hiện nay khoảng 17% so với tổng số học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
  • Số học viên có vấn đề tâm thần buộc điều trị từ 20 – 25 % trên tổng số học viên sử dụng ma túy nhóm ATS.

IV. CƠ CHẾ TÁC DỤNG:


Tất cả các loại Amphetamin đều hấp thu nhanh qua đường uốngtác động lên hệ thần kinh trung ương xảy ra nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống. Các Amphetamin cổ điển cũng được sử dụng đường tiêm tĩnh mạch do nó có hiệu quả ngay lập tức. Ngoài ra Amphetamin mới cũng như loại không được kê đơn cũng được sử dụng hít qua đường mũi. Sự dung nạp cũng được xảy  ra với 2 loại Amphetamin nói trên, mặc dù người sử dụng Amphetamin thường vượt qua sự dung nạp bằng cách sử dụng nhiều ma túy hơn. Amphetamin gây nghiện yếu hơn cocaine.


  • Các loại Amphetamin cổ điển (dextroamphetamine, methamphetamine và methylphenidate) có hiệu quả ban đầu của nó bằng cách gây tăng phóng thích cathecoliamine, đặc biệt dopamine ở tận cùng tiền synapse. Các hiệu quả đặc biệt mạnh với các nơ ron dopaminergic ở vùng nhân tegment, nhân bụng của vỏ não và vùng hồi viền. Đường này đã được xác định là đường củng cố tích cực và sự kích hoạt nó hiển nhiên là cơ chế gây nghiện mạnh đối với các Amphetamine.

  • Các loại amphetamine mới ( MDMA, MDEA. MNDA, và DOM) gây ra sự phóng thích Cathecholamine (dopamine và norepinephrine) và serotonin. Serotonin là chất vận chuyển thần kinh được chứng tỏ như là đường hóa học thần kinh chủ yếu liên quan đến tác động gây ảo giác. Tuy nhiên hiệu quả lâm sàng của các Amphetamine mới cũng gây dung nạp chéo với các Amphetamine cổ điểngây ảo giác. Dược lý của MDMA (thuốc lắc) được biết rất rõ trong nhóm này, nó có ái lực với các nơ ron serotoninergic qua việc chịu trách nhiệm vận chuyển serotonin, qua việc thu hồi serotonin. Khi vào tế bào thần kinh, MDMA gây ra một sự phóng thích nhanh serotoninức chế sản xuất ra các enzyme phân hủy serotonin.

  • MDMA còn có tên gọi khác là Ectasy, thuốc lắc, XTC, E, Eva & Adam …

V. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

    1. VỀ CƠ THỂ:
  • Hiệu quả trên mạch máu não, tim, dạ dày và ruột là một trong những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhất khi sử dụng amphetamine.
  • Tình trạng đe dọa cuộc sống đặc trưng là nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, bệnh lý mạch máu nãoviêm đại tràng thiếu máu. Những người lạm dụng amphetamine thường có hành vi tình dục không an toàn.
  • Các tác dụng không mong muốn ít đe dọa cuộc sống hơn bao gồm nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng.
  • Ở phụ nữ có thai lạm dụng amphetamine thường có thai nhi nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, đẻ non, thai chậm lớn.

    1. VỀ TÂM THẦN:

Tác dụng không mong muốn về tâm thần liên quan tới sử dụng amphetamin bao gồm bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, trở nên thù địch và lú lẫn. các triệu chứng của rối loạn lo âu như rối loạn lo âu toàn thể và rối loạn hoảng sợ có thể do amphetamin gây ra. Ý tưởng liên hệ, hoang tưởng paranoid và các ảo giác cũng có thể do sử dụng amphetamin gây ra.

  • Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mới, còn có các tác dụng sau:

Hiệu quả ngắn hạn: cảm giác quan hệ với người khác, co cơ, nhịp tim nhanh, mất men răng, khô miệng, hay giật mình, nhìn thấy đồ vật lấp lánh, run, đánh trống ngực, vã mồ hôi, dị cảm, khó tập trung, mất ngủ, có cơn nóng lạnh, tăng nhạy cảm với lạnh, choáng váng hoặc chóng mặt, ảo thị, nhìn mờ.

Hiệu quả trung hạn: tình trạng ngủ lơ mơ, uể oải, đau cơ hoặc mệt mỏi, cảm giác thân thiện với người khác, trầm cảm, căng cơ hàm (nghiến răng), khó tập trung chú ý, đau đầu, khô miệng, lo âu, buồn rầu, sợ hãi, dễ cáu kỉnh.


VI. CHẨN ĐOÁN NGHIỆN VÀ LẠM DỤNG APT:

  • tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện và lạm dụng ma túy chung của ICD-10.
  • Sử dụng APT (và giống APT) người nghiện không có sự lệ thuộc nghiêm trọng về mặt cơ thể nên có thể có vài ngày hay vài tuần không dùng thuốc.
  • Nghiện APT có thể gây giảm sút nhanh khả năng đối phó với stress và nhu cầu cuộc sống.
  • Người nghiện APT luôn đòi hỏi tăng liều cao hơn để đạt được cảm giác phê trước đó.

VII. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI NHIỄM ĐỘC AMPHETAMIN.

  1. Thường xuyên dùng APT hoặc giống APT.
  2. Có các thay đổi về tâm lý và hành vi không thích hợp rõ rệt trên lâm sàng:
    • Khoái cảm, cùn mòn cảm xúc.
    • Mất ngủ, lo âu, căng thẳng, giận dữ
    • Các hành vi có tính định hình
    • Giảm khả năng xét đoán, khả năng lao động xã hội.

Các triệu chứng này xuất hiện trong khi sử dụng hay một thời gian ngắn sau khi sử dụng APT.

  1. Có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:

+       Giãn đồng tử

+       Tăng, giảm nhịp tim

+       Tăng, giảm huyết áp

+       Toát mồ hôi, rét run

+       Buồn nôn, nôn

 

+       Sút cân

+       Kích động, ức chế trung tâm vận động.

+       Đau ngực, ức chế hô hấp

+       Lú lẫn hay hôn mê

+       Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ.


    Các triệu chứng này không do một bệnh cơ thể nào khác gây ra và không ghép được vào một rối loạn tâm thần nào khác.

VIII. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI LOẠN THẦN DO AMPHETAMIN:

(Amphetamine Inducd Psychosis)

  • Biểu hiện cốt lõi là h/c paranoid với các đặc trưng:
    • Nhiều ảo thị (sinh động, nhiều màu sắc, cấp diễn và ảo thanh.
    • Các ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh.
    • Các hoang tưởng thường gặp là: hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, đôi khi có cả hoang tưởng bị kiểm tra, tư duy bị cài đặt, bị bộc lộ.
  • Tăng hoạt động hoặc rối loạn hành vi theo ảo giác chi phối
  • Tăng tình dục (hypersexuality)
  • Bối rối lẫn lộn, đôi khi tư duy rời rạc không liên quan.
  • Triệu chứng thường xuất hiện cấp diễn ở những người nghiện APT lâu ngày hoặc kèm nhiễm độc rượu, stress.
  • Phân biệt với tâm thần phân liệt: triệu chứng giảm dần vài ngày khi được điều trị hoặc xét nghiệm nước tiểu đã tìm thấy chất ma túy.

IX. HỘI CHỨNG CAI AMPHETAMIN:

  • Biểu hiện hội chứng cai có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ngưng sử dụng APT.
  • Các triệu chứng đạt cường độ tối đa trong vòng 2 - 4 ngày sauhết sau khoảng một tuần.
    • Triệu chứng nặng nề nhất là trầm cảm. Ở người nghiện dài ngày, sử dụng ma túy liều cao thì trầm cảm thường rất nặng, có thể có ‎ý tưởng và hành vi tự sát.

1.Chẩn đoán hội chứng cai (DSM - IV):

  • Hội chứng xảy ra do ngừng hay giảm sử dụng APT (hoặc giống APT) ở người nghiện (đã dùng liều cao và kéo dài...)
  • rối loạn khí sắc và có 2 hoặc nhiều hơn các rối loạn sau đây (xuất hiện sau khi ngừng sử dụng APT một vài giờ hay một vài ngày).
    • Mệt mỏi
    • Có những giấc mơ đáng sợ.
    • Mất ngủ hay ngủ nhiều.
    • Tăng cảm giác ngon miệng.
    • Kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động.

2.  Các triệu chứng này thể hiện rõ rệt và gây rối loạn các hoạt động xã hội, lao động.


3.  Các triệu chứng này không phải do một bệnh lý cơ thể hay rối loạn thần khác gây ra.


X. ĐIỀU TRỊ: Phương pháp điều trị.

  • Điều trị hội chứng cai - giải độc - chống tái nghiện.
  • Các rối loạn loạn thần do Amphetamin
  • Trầm cảm, ủ rũ…LQ Amphetamin
  • Phương pháp dựa trên cộng đồng.

  1. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI - GIẢI ĐỘC - CHỐNG TÁI NGHIỆN:
  • Lệ thuộc về cơ thể ở nhiện APT không nặng như nghiện chất ma túy khác (Opiod…).
  • Việc tái nghiện vẫn rất phổ biến vì tác động trên tâm thần của thuốc rất mạnh tăng thêm sau mỗi lần dùng => “đói chất ma túy trường diễn” trong não.
  • Điều trị hội chứng cai và chống tái nghiện cần phải phối hợp nhiều liệu pháp: hóa dược, tâm l‎ý cá nhân, gia đình, nhóm, lao động, tái thích ứng cộng đồng…
  • Cần thiết lập tốt mối quan hệ điều trị sau cai để giúp giải quyết các rối loạn trầm cảm, nhân cách…kéo dài.
  • Điều trị bằng thuốc để giải độc có thể dùng:
  • Chất đồng vận hệ Dopamine như:
    • Amantadine 100mg x 2 lần/ngày…
    • Bromocriptine 2,5mg x 2 lần/ngày…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Các thuốc chỉnh khí sắc; carbamazepine…

  1. ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN LOẠN THẦN DO AMPHETAMIN:
  • Các rối loạn, loạn thần sẽ thoái triển một thời gian ngắn sau khi ngừng sử dụng APT.
  • Rối loạn, loạn thần nặng có thể dùng các thuốc đặc hiệu: các ATK (Haloperiol, Phenothianol,…)
  • Thuốc giải lo âu: Benzodiazepine… thường cần sử dụng trong một thời gian ngắn (7 ngày).

  1. ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM, Ủ RŨ:

Cân nhắc chọn loại thuốc chống trầm cảm (có thể dùng chống trầm cảm 3 vòng).

  • Có thể dùng từ giai đoạn điều trị giải độc
  • Cân nhắc điều trị duy trì nếu kéo dài.

  1. PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN CỘNG ĐỒNG:

4.1. Các quy tắc giảm nguy cơ (tác hại):

  • Giảm nguy cơ dựa trên khái niệm về “bậc thang mục tiêu điều trị”
  • Thừa nhận rằng, đối với một số người, việc từ bỏ ma túy là rất khó khăn tái nghiện là một phần của quá trình phục hồi.
  • Thừa nhận rằng cần có các can thiệp tạm thời để đảm bảo rằng người sử dụng không bị ảnh hưởng sức khỏe không thể hồi phục (như bị nhiễm HIV/Viêm gan B hoặc C) hoặc tử vong do quá liều hoặc hành vi nguy cơ khác.

4.2. Giảm nguy cơ, các nấc thang mục tiêu:

  • Nếu không thể ngừng sử dụng ma túy trong thời gian ngắn:
    • Giảm số loại ma túy và số lượng từng loại (VD: tiêu ít tiền hơn cho ma túy).
    • Giảm số lần dùng (như chỉ dùng vào cuối tuần; một lần/tháng, trong các dịp đặc biệt).
    • Không tiêm chích ma túy
    • Nếu tiêm chích, không chích chung.
    • Nếu dùng chung, đảm bảo rằng bơm kim tiêm được làm sạch.

4.3. Giảm nguy cơ/ giảm tác hại:


Kết quả tích cực từ mạng lưới can thiệp đồng đẳng:

  • Thử nghiệm ngẫu nhiên can thiệp đồng đẳng trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng Methamphetamine ở ChiangMai, Thái Lan (2005 - 2007).
  • Đối tượng trong cả hai nhóm đều báo cáo giảm sử dụng Methamphetamine rõ rệt (99% trong đánh giá ban đầu so với 53% sau 12 tháng).
  • Tăng sử dụng bao cao su liên tục rõ rệt, (32% trong đánh giá ban đầu lên 44% sau 12 tháng).

4.4. Các chiến lược giảm tác hại cụ thể:

  • Tầm quan trọng của lập kế hoạch: khi người sử dụng nói kiên quyết “tôi sẽ không từ bỏ, tôi chỉ muốn giảm sử dụng”, các chiến lược có thể bao gồm hỗ trợ người sử dụng:
    • Sử dụng ít hơn (tập trung vào mức độ sử dụng: số lượng hoặc số tiền tiêu cho chất gây nghiện).
    • Giảm tần xuất sử dụng (chỉ sử dụng vào cuối tuần; 1 lần/tháng).
    • Ổn định vể tâm lý xã hội: giúp ổn định các lĩnh vực khác trong cuộc sống của người sử dụng để họ lấy lại cảm giác kiểm soát được việc sử dụng chất gây nghiện của họ (xây dựng sự tự kiểm soát).
  • Tất cả những biện pháp có tác dụng trong giảm tác hại đối với chất dạng thuốc phiện đều có tác dụng với Amphetamin:
    • Hoạt động đồng đẳng, giáo dục thay đổi hành vi nguy cơ.
    • Điều trị nghiện hiệu quả dựa trên bằng chứng được triển khai để lôi cuốn sự tham gia, duy trì và đem lại lợi ích cho người sử dụng chất.
    • Các chương trình trao đổi bơm kim tiêm/bao cao su.

4.5.Chương trình giảm tác hại cho người sử dụng chất kích thích:

  • Chương trình trao đổi bơm kim tiêm tại cộng đồng:
    • Nhân viên còn tiến hành phân phát bơm kim tiêm tại nhà và tại cộng đồng
    • Tiếp cận đồng đẳng trao đổi bơm kim tiêm thứ cấp
  • Người sử dụng nhận dịch vụ tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm về giảm tác hại
    • Chuyên biệt cho sử dụng chất kích thích
  • Người sử dụng được tiếp cận với dịch vụ tư vấnxét nghiệm HIV, thông tin về HCV, các thông tin sức khỏe khác và được hỗ trợ khi cần.
  • Người sử dụng được tiếp cận với các nguồn dịch vụ giảm tác hại khác nhau.

4.6. Các giải pháp khác:

  • Khuyến nghị:
    • Củng cố luật pháp
    • Giải quyết bạo lực gia đình
    • Vấn đề y tế công cộng STD/HIV
    • Phúc lợi cho trẻ em
    • Các bệnh nhiễm trùng
    • Lạm dụng chất gây nghiện
    • Sức khỏe tâm thần
    • Đào tạo cán bộ điều trị
    • Giáo dục
    • Thông tin đại chúng

XI. TÓM TẮT

  • Sử dụng ATS theo đường nuốt là đường dùng phổ biến nhất tại Việt Nam và đang gia tăng
  • Hãy duy trì đường sử dụng như vậy
  • Can thiệp sớm và dự phòng
  • Nguy cơ tiêm chích có thể giảm nếu tiếp cận được các dụng cụ để hút (dự phòng Viêm gan B, C, HIV).
  • Giảm nguy cơ tình dục không an toàn
  • Dự phòng sử dụng gây loạn thần.

PHÂN LOẠI MA TÚY

PHÂN LOẠI MA TÚY

I.  ĐỊNH NGHĨA:

Ma túy là một từ Hán – Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa. Có lẽ trước đó ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu. Ngày nay ma túy được định nghĩa một cách rộng hơn: ma túy là những chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động và hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính mình, gia đình và xã hội.

Một số loại ma túy

 

II. PHÂN LOẠI MA TÚY:

Tùy theo mục đích, có nhiều cách phân loại ma túy.

 

   A. PHÂN LOẠI THEO PHÁP LUẬT:

       1. MA TÚY HỢP PHÁP: rượu, cà phê, thuốc lá … Một số dược phẩm được sử dụng để chữa trị bệnh, nếu sử dụng quá liều, kéo dài sẽ xảy ra tình trạng nghiện: Benzodiazepines, secobabital, Morphine, Amphetamine, Pseudoepdrine, Cocaine …

       2. MA TÚY BẤT HỢP PHÁP: là những chất bị pháp luật quy định, liệt và danh sách cấm sử dụng; thuốc phiện, Heroine, Estasy (MDMA).

 

   B. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:

       1. MA TÚY CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN: Thuốc phiện, Cần sa, Cocaine
Cần sa và thuốc phiện

       2. MA TÚY BÁN TỔNG HỢP: Heroine, Codeine, LSD …

       3. MA TÚY TỔNG HỢP: Methadone, Meperidine, Amphetamine …

 

   C. PHÂN LOẠI THEO DƯỢC LÝ:

       1. CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (Stupefiantes): ma túy nhóm OMH (Á phiện, Heroine, Morphine, Codeine…) và các chất tổng hợp (Methadone, Meperidine, Pethidine, Pentanyl, …)

Heroin Methadone

 

       2. CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (Stimulantes): Cocaine, Amphetamine, Ecstasy, thuốc lắc, hàng đá...

Ketamin Cocaine

 

       3. CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (Hallucinogens): LSD (D – Lysergic Acid Diethylamid), Cannabis, Phencyclidine, PCP, Mescaline, …)

LSD (tem giấy) Cần sa

 

       4. CÁC THUỐC GIẢI LO ÂU–GÂY NGỦ (Anxiolytic/hypnotic): các loại Benzodiazepines (Alprazolam, Chlordiazepoxide,...), Barbiturates, …

Benzodiazepines - Alprazolam Barbiturates