CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY
(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)
A. CÁCH PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY
Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được vạch định kỹ lưỡng tùy theo từng đối tượng. Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ.
Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.
Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện.
I/ GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN:
Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quá trình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao.
Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng được lộ qua những triệu chứng những dấu hiện đe đọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.
Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.
Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau:
Về hành vi, bệnh nhân có những biểu hiện:
- Sử dụng những chấy gây nghiện khác: rượu, thuốc ngủ….
- Vẻ căng thẳng tâm trí, bối rối do xung đột nội tâm.
- Hưng phấn hay trầm cảm quá độ.
II/ NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN:
Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng, hoặc cả hai cùng phối hợp.
1/ VỀ CẢM XÚC:
Do hoàn cảnh sống, bệnh nhân nếu bị trầm cảm hay hưng phấn. Hai trạng thái này đều dễ dẫn tới tái nghiện.
2/ VỀ HÀNH VI:
· Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, nhữngtình huống nguy cơ.
· Những thời gian nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấu: thấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).
3/ VỀ NHẬN THỨC:
· Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị, tiếp thu kém.
· Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.
· Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.
4/ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN HỆ CÁ NHÂN:
· Thiếu hỗ trợ của gia đình và xã hội.
· Bị áp lực của bạn bè xấu.
· Thất nghiệp hay lâm vào hòan cảnh khó khăn.
· Để thì thời gian nhàn rỗi quá nhiều.
5/ VỀ MẶT SINH LÝ HỌC:
· Không thắng được cảm giác thèm thuốc.
· Có bệnh đau mãn tính.
6/ VỀ MẶT TÂM THẦN, TÂM LINH:
· Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được.
· Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì
7/ VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN:
· Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.
· Kế hoạch điều trị không thích ứng.
· Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:
1/ PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN:
1.1 MỤC TIÊU:
- Cho người cai nghiện sử dụng thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ và tìm kiếm ma túy.
- Hoặc sử dụng thuốc Methadone là một chất gây nghiện nhưng ít độc hại hơn Heroin, giá cả rẻ hơn Heroin.
- Methadone sử dụng uống nên không gây lây nhiễm các bệnh HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B - C
- Việc điều trị thuốc Naltrexone hoặc Methadol phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, bệnh lý từng đối tượng
- Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữtâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục - liệu pháp xã hội.
- Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độkhông cần tời bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.
- Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHO
NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH
(OPIUM * MORPHINE * HEROIN)
(THUỐC PHIỆN * MOCPHIN * HÊ-RÔ-IN)
CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE |
THAY THẾ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE |
I. KHÁI QUÁT: 1. Naltrexone là chất 2. Naltrexone được sử dụng 3. Naltrexone không 4. Uống thuốc 3 lần / tuần. 5. Ngừng thuốc Naltrexone |
I. KHÁI QUÁT: 1. Methadone là chất đồng vận nhóm OMH 2. Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH. 3. Methadone là chất gây nghiện. 4. Uống thuốc mỗi ngày. 5. Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai. |
II. DƯỢC LỰC HỌC: - Naltrexone vào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH. |
II. DƯỢC LỰC HỌC: - Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH. |
III. DƯỢC ĐỘNG HỌC 1. Hấp thu: + Hấp thu nhanh qua đường uống + Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống. |
III. DƯỢC ĐỘNG HỌC 1. Hấp thu: + Hấp thu nhanh qua đường uống + Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 3 - 4 giờ sau khi uống. |
2. Phân bổ chuyển hóa: * Phân bổ trong các mô và huyết tương. * Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexone, chất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH. *Thời gian bán hủycủa Naltrexone khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ. |
2. Phân bổ chuyển hóa: * Phân bổ trong các mô và huyết tương. * Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất chuyển hóa không có tác dụng. * Thời gian bán hủycủa Methadone khoảng 24 giờ. |
3. Thải trừ: Chủ yếu thải trừ qua thận, nước tiểu. |
3. Thải trừ: Chủ yếu thải trừ qua thận, nước tiểu. |
IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: 1. Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon… 2. Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bình. Giảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần. |
IV. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: 1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục… 2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên triệu chứng táo bón, rối loạn chức năng tình dục, tăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị. |
V. CHỈ ĐỊNH: Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện. 1. Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc. 2. Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội. 3. Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày). |
V. CHỈ ĐỊNH: Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone. 1. Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài. 2. Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại. 3. Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần. 4. Người nhiễm HIV giai đoạn cuối. 5. Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai. 6. Ung thư 7. Có nhiều tiền án, tiền sự |
VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 1. Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc. 2. Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp. 3. Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH. 4. Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng. |
VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 1. Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc. 2. Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp. 3. Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….). 4. Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng. |
VII. THẬN TRỌNG: Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm: 1. Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy. 2. Người bệnh bị bệnh tâm thần. 3. Người bệnh có tổn thương gan, thận. 4. Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 5. Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối. 6. Người bệnh dưới 18 tuổi. |
VII. THẬN TRỌNG: Thận trọng sử dụng Methadone cho những người nghiện nhóm OMH gồm: 1. Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy. 2. Người bệnh bị bệnh tâm thần. 3. Người bệnh có tổn thương gan, thận. 4. Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone. 5. Người bệnh nghiện rượu 6. Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường. |
VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC: 1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp. 2.Khôngsử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơ gây ngủ gà, đờ đẫn, ngộ độc. |
VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC: 1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu. 2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. 3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng của Methadone do đồng tác dụng. 4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp. |
IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ: Phải duy trì ít nhất là 12 tháng. |
IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ: Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời. |
DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ. |
1.2/ KẾ HOẠCH:
- Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.
- Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.
- Giúp cho bệnh nhânhiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.
- Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốctrong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.
- Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầuvới áp lực củabạn bè cũ, phe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.
- Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.
- Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.
- Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.
- Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.
- Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã và tái nghiện.
1.3/ BIỆN PHÁP:
Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được.
Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.
Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:
+ Đúng phương pháp
+ Đúng thời gian
+ Đúng thuốc
+ Đúng người bệnh
Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆNsau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân này lại không thích ứng cho bệnh nhân khác, nhưng dù bất cứ bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.
Việc kết hợp quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý - giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trịcủa đối tượng là trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị. Chương trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, cha mẹ, hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.
Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì ít, trình độ hiểu biết về ma túy có mặt hạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.
Cai nghiện ma túy được gọi là thành công phải đạt được 4 yếu tố:
+ Không tái sử dụng ma túy
+ Có một lối sống chuẩn mực, tự quản lý bản thân
+ Thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức
+ Phục hồi được hệ thống não bộ đã bị tổn thương, ngộ độc vì ma túy.
2. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH
2.1. CÁC QUY TẮC GIẢM NGUY CƠ (TÁC HẠI):
- Giảm nguy cơ dựa trên khái niệm về “bậc thang mục tiêu điều trị”
- Thừa nhận rằng, đối với một số người, việc từ bỏ ma túy là rất khó khăn và tái nghiện là một phần của quá trình phục hồi.
- Thừa nhận rằng cần có các can thiệp tạm thời để đảm bảo rằng người sử dụng không bị ảnh hưởng sức khỏe không thể hồi phục (như bị nhiễm HIV/Viêm gan B hoặc C) hoặc tử vong do quá liều hoặc hành vi nguy cơ khác.
2.2. GIẢM NGUY CƠ, CÁC NẤC THANG MỤC TIÊU:
Nếu không thể ngừng sử dụng ma túy trong thời gian ngắn:
- Giảm số loại ma túy và số lượng từng loại (VD: tiêu ít tiền hơn cho ma túy).
- Giảm số lần dùng (như chỉ dùng vào cuối tuần; một lần/tháng, trong các dịp đặc biệt).
- Không tiêm chích ma túy
- Nếu tiêm chích, không chích chung.
- Nếu dùng chung, đảm bảo rằng bơm kim tiêm được làm sạch.
2.3. GIẢM NGUY CƠ/ GIẢM TÁC HẠI:
Kết quả tích cực từ mạng lưới can thiệp đồng đẳng:
- Thử nghiệm ngẫu nhiên can thiệp đồng đẳng trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng Methamphetamine ở ChiangMai, Thái Lan (2005 - 2007).
- Đối tượng trong cả hai nhóm đều báo cáo giảm sử dụng Methamphetamine rõ rệt (99% trong đánh giá ban đầu so với 53% sau 12 tháng).
- Tăng sử dụng bao cao su liên tục rõ rệt, (32% trong đánh giá ban đầu lên 44% sau 12 tháng).
2.4. CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM TÁC HẠI CỤ THỂ:
- Tầm quan trọng của lập kế hoạch: khi người sử dụng nói kiên quyết “tôi sẽ không từ bỏ, tôi chỉ muốn giảm sử dụng”, các chiến lược có thể bao gồm hỗ trợ người sử dụng:
- Sử dụng ít hơn (tập trung vào mức độ sử dụng: số lượng hoặc số tiền tiêu cho chất gây nghiện).
- Giảm tần xuất sử dụng (chỉ sử dụng vào cuối tuần; 1 lần/tháng).
- Ổn định vể tâm lý xã hội: giúp ổn định các lĩnh vực khác trong cuộc sống của người sử dụng để họ lấy lại cảm giác kiểm soát được việc sử dụng chất gây nghiện của họ (xây dựng sự tự kiểm soát).
- Tất cả những biện pháp có tác dụng trong giảm tác hại đối với chất dạng thuốc phiện đều có tác dụng với Amphetamin:
- Hoạt động đồng đẳng, giáo dục thay đổi hành vi nguy cơ.
- Điều trị nghiện hiệu quả dựa trên bằng chứng được triển khai để lôi cuốn sự tham gia, duy trì và đem lại lợi ích cho người sử dụng chất.
- Các chương trình trao đổi bơm kim tiêm/bao cao su.
2.5. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH:
- Chương trình trao đổi bơm kim tiêm tại cộng đồng:
- Nhân viên còn tiến hành phân phát bơm kim tiêm tại nhà và tại cộng
- Tiếp cận đồng đẳng trao đổi bơm kim tiêm thứ cấp
- Người sử dụng nhận dịch vụ tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm về giảm tác hại
- Chuyên biệt cho sử dụng chất kích thích
- Người sử dụng được tiếp cận với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, thông tin về HCV, các thông tin sức khỏe khác và được hỗ trợ khi cần.
- Người sử dụng được tiếp cận với các nguồn dịch vụ giảm tác hại khác nhau.
2.6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:
Khuyến nghị:
- Củng cố luật pháp
- Giải quyết bạo lực gia đình
- Vấn đề y tế công cộng STD/HIV
- Phúc lợi cho trẻ em
- Các bệnh nhiễm trùng
- Lạm dụng chất gây nghiện
- Sức khỏe tâm thần
- Đào tạo cán bộ điều trị
- Giáo dục
- Thông tin đại chúng
B. KẾT LUẬN:
Bốn vấn đề chính yếu trong công tác điều trị nghiện ma túy là:
1. Sớm nhận biết các dấu hiệu của người sử dụng ma túy để điều trị kịp thời
2. Trong phương pháp điều trị vấn đề gọt dũa, phục hồi nhận thức hành vi nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý và mâu thuẫn nội tâm là quan trọng nhất thông qua tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp giáo dục, liệu pháp xã hội, lao động trị liệu, hoạt động trị liệu, giải trí trị liệu là rất cần thiết.
3. Với người nghiện heroin, liệu pháp sử dụng thuốc giữ một vai trò quan trọng.
4. Với người nghiện ma túy tổng hợp dạng kích thích do chưa có thuốc điều trị nên việc giảm nguy cơ, giảm tác hại là vô cùng cần thiết.