Chưa được phân loại

  1. Cựu điệp viên tình báo A10 về già không muốn thảnh thơi an nhàn

  2. PHÒNG KHÁM CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

  3. Sinh viên tâm lý tham quan và học tập tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa

  4. TPHCM không còn người cai nghiện ma túy tại gia đình

  5. Kỷ lục số người cai nghiện tập trung tại TPHCM

  6. CAI NGHIỆN MA TÚY VỚI CÁC BÁC SĨ - THẠC SĨ - CHUYÊN GIA GIỎI ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

  7. 'Hậu phương' vững chắc của cựu điệp viên tình báo A10

  8. Kết quả tìm kiếm

  9. cách nhận biết

 10. VGP: Cuộc chiến chống ma túy: thấy gì từ các vụ án khủng

 11. Những nhận thức cơ bản về cai nghiện phục hồi theo GS Jon Currie

 12. Kỳ thị HIV/AIDS khiến cho số người nhiễm tăng gấp 3 lần

 13. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SẼ LÀ ĐÔ THỊ TĂNG TRƯỞNG NHANH BẬC NHẤT CHÂU Á TRONG 5 NĂM TỚI

Cựu điệp viên tình báo A10 về già không muốn thảnh thơi an nhàn

Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

 

SKĐS - Mái tóc bạc trắng, giọng nói chậm rãi, hiền từ, bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy khiến những ai từng gặp ông một lần trong đời khó có thể quên. Ông là người đã chữa trị cho hàng nghìn thanh niên sa ngã vào con đường nghiện ngập và được họ trìu mến gọi bằng "bố già" hoặc đơn giản "bố Duy".

 

Ở Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP.HCM), bất cứ nhân viên hay học viên nào cũng đều biết đến bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc của trung tâm với mái tóc bạc trắng. Họ thường gọi ông là "bố già" hoặc "bố Duy".

 

Nhưng không nhiều người hay rằng, vị bác sĩ này trước đây là Cụm phó Cụm điệp báo A10 (thuộc Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định) - Cụm điệp báo với những điệp vụ xuất sắc được lịch sử ghi nhận.

 
Cựu điệp viên tình báo A10 - "bố già" của hàng nghìn thanh niên nghiện ma túy - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa nguyên là Cụm phó Cụm điệp báo A10. Ảnh: Kim Vân

 

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy năm nay 77 tuổi. Ông quê ở Nghệ An nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Năm 1973, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn với tấm bằng loại giỏi và sau đó tham gia Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định với bí danh Năm Quang.

 

Với chức danh Cụm phó cụm điệp báo A10, ông nhận nhiệm vụ tham gia đi lính theo lệnh tổng động viên của chính quyền Sài Gòn. Dưới vỏ bọc gia đình làm công chức trong chính quyền, Khánh Duy không bị nghi ngờ và trở thành bác sĩ trưởng quân y của Lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ của quân đội Sài Gòn.

 

Làm điệp báo đơn tuyến, bác sĩ Khánh Duy (bí danh Năm Quang) đã phải chịu không ít tủi nhục, bị người thân, bạn bè và ngay cả những người đã một thời cùng anh hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh dè bỉu, khinh khi... Đặc biệt, thời gian làm việc trong quân đội Sài Gòn, anh thường chứng kiến những người lính sử dụng ma túy, cần sa như "thần dược" để quên đi nỗi sợ hãi nơi chiến trường.

 

"Khi đó, người lính trở nên bệ rạc và tàn ác. Phải chứng kiến cảnh người dân thường vô tội chết trước họng súng của địch đang phê thuốc khiến tôi căm thù ma túy", bác sĩ Khánh Duy hồi tưởng.

 
Cựu điệp viên tình báo A10 - "bố già" của hàng nghìn thanh niên nghiện ma túy - Ảnh 2.

Khánh Duy (thứ 3 từ trái qua) lúc là Đoàn trưởng Đoàn công tác Y tế sinh viên Y-Nha-Dược và Ban chấp hành Đoàn (1972-1973). Ảnh: NVCC

Tháng 5/1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Năm Quang trở lại với tên thật Khánh Duy. Ông từng làm việc tại các vị trí từ phòng chống phản gián, chính trị nội bộ, bác sĩ trưởng Trại giam Chí Hòa rồi đến Hội thẩm nhân dân.

 

Những năm tháng làm việc ở Trại giam Chí Hòa, thường xuyên điều trị những người nghiện ma túy, đến khi đảm nhận chức vụ hội thẩm và dự nhiều vụ án có liên quan đến ma túy, bác sĩ Khánh Duy đau xót và thấu hiểu ma túy đang trở thành nỗi chết chóc mới tàn phá thế hệ trẻ.

 

Năm 2000, bác sĩ Khánh Duy về hưu. Theo lẽ thường "trẻ nhiệt huyết, già thảnh thơi" nhưng đối với cựu điệp viên A10 thì không, ông quyết tâm thực hiện điều mình vẫn hằng ấp ủ, nung nấu suốt nhiều năm qua. Đó là xây dựng một trung tâm cai nghiện ma túy để hồi phục một bộ phận người trẻ tuổi trước cái chết trắng.

 

Với kiến thức về ngành y, khi hiểu thêm sự lây lan của ma túy, những thủ đoạn của bọn buôn bán ma túy…, ông đã tập hợp bạn bè, đồng đội cũ thành lập Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa. Đây là đơn vị cai nghiện tự nguyện đầu tiên của cả nước còn duy trì hoạt động đến nay.

 

Sau 23 năm hoạt động, từ 30 học viên trong thời gian đầu, đến nay, Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa đã điều trị cho hơn 22.000 lượt học viên tự nguyện đến cai nghiện và đưa họ trở về hòa nhập cộng đồng.

 
Cựu điệp viên tình báo A10 - "bố già" của hàng nghìn thanh niên nghiện ma túy - Ảnh 3.

Các học viên Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa tham gia sinh hoạt tại trung tâm. Ảnh: NVCC

 

Bác sĩ Khánh Duy tâm sự, tất cả các học viên vào Trung tâm Thanh Đa đều là tự nguyện và thường ở độ tuổi từ 20-35, đây là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời con người. Trong hàng vạn học viên đã vào trung tâm, bác sĩ Duy bảo ông từng bị ám ảnh và thấy thương nhất là các trường hợp học viên bị HIV-AIDS trong giai đoạn đầu khi trung tâm mới thành lập. Mặc dù họ không qua đời ở trung tâm, nhưng khi đến nhà viếng họ, ông cảm thấy rất thương xót.

 

"Tôi tiếc và xót xa lắm, các cháu đều còn trẻ, biết là cái chết được báo trước rồi nhưng đối mặt mới thấy thương vô cùng", vị bác sĩ già giọng trầm buồn nói.

 

Theo bác sĩ Khánh Duy, ở trung tâm của ông, các học viên bị nghiện ma túy đá rất nhiều và nó gây tác hại vô cùng khủng khiếp. Có học viên chỉ nghiện ma túy đá 4-5 tháng nhưng đã bị tâm thần. Ông thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại "cầu cứu" đón nhận con em nghiện ma túy đến Trung tâm để cai nghiện, bất kể đêm ngày.

 

Việc chăm sóc những bệnh nhân nghiện khiến bác sĩ Duy thấu hiểu nỗi đau, thương tâm của nhiều gia đình có người thân nghiện ma túy. Có những cha mẹ già khóc ròng khi đến gặp ông và thiết tha gửi gắm con họ với mong mỏi con cai nghiện được. Có những người tuyệt vọng vì con đi cai nghiện quá nhiều lần mà vẫn tái nghiện. Và có cả những đứa con đã từng dí dao vào cổ cha mẹ mình để tìm những đồng tiền cuối cùng đem nướng vào ma túy, rất khó để dẫn dụ vào trung tâm cai nghiện.

 

Mặc dù đã cao tuổi và có hai người con trai kế nhiệm công việc nhưng hằng ngày, cứ 6h sáng, bác sĩ Khánh Duy đã từ nhà vào trung tâm để trò chuyện với các học viên. Đến 20h tối, ông mới rời trung tâm về nhà. Thời gian rảnh, ông chơi và dạy học cho các cháu. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo nước ngoài để học hỏi về vấn đề cai nghiện ma túy. Từ 2003 đến 2009, ông đã tìm ra phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine kết hợp thuốc giải lo âu, an thần và giảm đau vào điều trị.

 
Cựu điệp viên tình báo A10 - "bố già" của hàng nghìn thanh niên nghiện ma túy - Ảnh 4.

Bác sĩ Khánh Duy đang theo dõi các học viên sinh hoạt tại Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa qua camera. Ảnh: Kim Vân

 

Bác sĩ Khánh Duy tâm sự, vợ con ông đã nhiều lần "lên dây cót", báo động về sức khỏe và lịch làm việc của ông nhưng ông thấy mình mang nợ, trung tâm này đã là ngôi nhà thứ hai của ông. Và buộc ông cứ phải tiếp tục.

 

Đến ngày hôm nay, bác sĩ Khánh Duy đã có thể yên tâm được với trung tâm. Đã có hàng ngàn học viên được cai nghiện thành công tại đây. Thời gian cai nghiện tại trung tâm không quá dài và không quá khắc nghiệt. Trung tâm lại nằm ven sông Sài Gòn, có cả bể bơi, phòng cắt cơn, phòng điều dưỡng, phòng tập thể dục thể hình, phòng tắm hơi, mát xa, bếp ăn sạch, thậm chí còn có cả phòng hát karaoke, thư viện, sân bóng chuyền…

 

Tất cả tạo nên một mô hình cai nghiện tiến bộ, khang trang và hiện đại để những học viên lấy lại tinh thần sống, kết hợp với điều trị, giúp họ có nội lực, vượt qua chính bản thân mình.

 
Cựu điệp viên tình báo A10 - "bố già" của hàng nghìn thanh niên nghiện ma túy - Ảnh 5.

Các học viên sinh hoạt vui chơi tại Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa. Ảnh: NVCC

 

Theo bác sĩ Khánh Duy, số học viên của trung tâm cai nghiện ma túy thành công, không tái nghiện khá nhiều. "Có nhiều khi tôi đi ngoài đường gặp người hỏi "bố có nhớ con không, con ngày xưa ở Thanh Đa". Có cháu còn mang quà đến tặng, đó là sản phẩm do các cháu làm ra. Có cháu ở nước ngoài về xin vào Thanh Đa gặp lại các bạn cũ nhưng tôi nói thẳng: Thôi con ạ! Con nghĩ đến bạn bè ở Thanh Đa là rất tốt nhưng con hãy coi như con không có ký ức ở Thanh Đa nữa, bởi tôi biết rằng sự hồi tưởng rất là nguy hiểm cho người nghiện ma túy bởi sẽ dễ tái nghiện lại", bác sĩ Khánh Duy chia sẻ.

 

Tâm sự với tôi, ông nói niềm hạnh phúc lớn nhất của ông chính là được nhìn những học viên, những "đứa con" của mình bước ra khỏi trung tâm với dáng vẻ của một con người hoàn toàn bình thường.

 
Cựu điệp viên tình báo A10 - "bố già" của hàng nghìn thanh niên nghiện ma túy - Ảnh 6.

Bác sĩ Khánh Duy nay đã 76 tuổi nhưng hàng ngày vẫn đến Trung tâm cai nghiện Thanh Đa (TP.HCM) làm việc. Ảnh: Kim Vân

 

Trước câu hỏi vì sao tuổi đã cao, không nghỉ ngơi mà hàng ngày ông vẫn miệt mài đến trung tâm làm việc, vị bác sĩ già trầm tư nói: "Đấy là cái nghiệp của tôi. Ngày xưa làm tình báo vì con người, bây giờ chống ma túy là để cứu người. Chung quy tất cả cũng là vì con người".

 

Nói rồi, bác sĩ Khánh Duy khoe với tôi, sáng 30/4 này, ông và các đồng đội Cụm điệp báo A10 sẽ có cuộc hẹn gặp mặt nhau ở Bình Quới (ngay cạnh Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa) để cùng nhau ôn lại kỷ niệm năm tháng tham gia cuộc chiến.

 

"Cuộc gặp mặt này không đông đủ hết thành viên vì giờ mỗi người một nơi, hội ngộ đầy đủ rất khó tuy nhiên chúng tôi rất mong ngóng", giọng ông phấn khởi và mắt lấp lánh niềm vui.

 

Với những đóng góp ý nghĩa, tích cực trong 23 năm qua, Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa đã được Chính phủ và nhiều cơ quan ban ngành tặng thưởng cúp vàng, danh hiệu, bằng khen. Riêng bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy nhận được Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều danh hiệu khác.

 
Kim Vân

PHÒNG KHÁM CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

PHÒNG KHÁM CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

PHÒNG KHÁM, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA


Người chịu trách nhiệm chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Văn Ngái


Số CCHN: 003734/HCM-CCHN; cấp ngày 29/10/2012; Nơi cấp: Sở Y tế Tp. HCM




PHÒNG KHÁM NỘI TỔNG HỢP thuộc Chi nhánh CTY TNHH ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA


Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Diệu Liên Phương


Số CCHN: 009124/HCM-CCHN; cấp ngày 29/05/2013; Nơi cấp: Sở Y tế Tp. HCM



 

DANH SÁCH BÁC SĨ TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA


1/ Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy



HỌC VỊ: Bác sĩ Chính


CHỨC VỤ: Giám đốc Trung tâm


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- Bác sĩ Trưởng Phụ trách y tế + Bệnh xá Trại giam Chí Hòa


- P. Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp


- Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa


 

2/ Bs. Trần Thị Lan Chinh



HỌC VỊ: Bác sĩ Chuyên khoa I Tâm thần


CHỨC VỤ: Phó Giám đốc Trung tâm


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa


 

3/ Bs. Nguyễn Diệu Liên Phương


HỌC VỊ: Thạc sĩ Y khoa - Bác sĩ Chuyên khoa I Lão khoa


CHỨC VỤ: Chuyên viên


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- P. Trưởng khoa Tim mạch - Bệnh viện Thống Nhất - Bộ Y tế


- Chuyên viên TT Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa


4/ Bs. Nguyễn Văn Ngái


HỌC VỊ: Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần


CHỨC VỤ: Trưởng Phòng khám Hỗ trợ Điều trị Cai nghiện ma túy Cơ sở 1


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Bình Triệu TP. HCM


- Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng bệnh nhân Tâm thần Thủ Đức - Sở Lao động Thương & Xã hội TPHCM


5/ Bs. Vũ Đình Sơn


HỌC VỊ: Bác sĩ Chuyên khoa I Tâm thần


CHỨC VỤ: Trưởng Phòng khám Hỗ trợ Điều trị Cai nghiện ma túy Cơ sở 2


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- P. Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng bệnh nhân Tâm thần Thủ Đức - Sở LĐTB & Xã hội TP. HCM


- Trưởng Phòng Y tế Sở Lao động Thương & Xã hội TPHCM


6/ Bs. Phan Tiến Cường


HỌC VỊ: Bác sĩ Nội khoa


CHỨC VỤ: P. Trưởng Phòng khám Hỗ trợ Điều trị Cai nghiện ma túy Cơ sở 1


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- Bác sĩ Trung tâm Giáo dục Cai nghiện ma túy Bình Thạnh TP. HCM


7/ Bs. Đỗ Mạnh Hùng


HỌC VỊ: Bác sĩ Chuyên khoa I Nội khoa


CHỨC VỤ: P. Trưởng Phòng khám Hỗ trợ Điều trị Cai nghiện ma túy Cơ sở 2


QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MA TÚY & TÂM THẦN:


- P. Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Bình Triệu TP. HCM


Sinh viên tâm lý tham quan và học tập tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa

Sinh viên tâm lý tham quan và học tập tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa 5
Nhằm giúp sinh viên định hướng rõ hơn về nghề nghiệp của mình, đồng thời cung cấp thông tin có liên quan đến chuyên ngành Tâm lý học cho sinh viên, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn đã tổ chức buổi tham quan học tập cho sinh viên năm 3. Đây là dịp để sinh viên tiếp cận, thực hành với công tác tham vấn, trị liệu và làm quen với môi trường làm việc trong tương lai.
 
Sinh viên tâm lý tham quan và học tập tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa 13 Sinh viên Tâm lý học chụp hình kỷ niệm với cán bộ quản lý Trung tâm Thanh Đa ngày 26/10/2018
Trung tâm cai nghiện Thanh Đa là nơi được lựa chọn cho buổi tham quan học tập của SV chuyên ngành Tâm lý học. Đây là đơn vị cai nghiện tự nguyện, thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện và phục hồi cho người nghiện ma túy. Hiện trung tâm đã cai nghiện được hơn 10 ngàn lượt học viên. Mục tiêu hoạt động của trung tâm là điều trị - giáo dục để gọt giữa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và chống tái nghiện cho người nghiện ma túy.
Sinh viên tâm lý tham quan và học tập tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa 23 Sinh viên chăm chú lắng nghe cán bộ Trung tâm Thanh Đa giới thiệu về trung tâm và quy trình điều trị người nghiện
Tiếp xúc với môi trường cai nghiện và thông qua sự hướng dẫn của cán bộ quản lý cũng như các chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý, sinh viên hiểu được rằng nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, dễ tái nghiện nhưng có thể chữa được. Công tác tiếp xúc và làm việc với người nghiện cũng đòi hỏi quy trình chặt chẽ và phương thức làm việc khác.
Sinh viên tâm lý tham quan và học tập tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa 33
Thông qua công tác hướng dẫn của cán bộ trung tâm cai nghiện, sinh viên chuyên ngành Tâm lý học cũng hiểu được các trọng tâm chính trong điều trị bệnh nghiện ma túy bao gồm các nội dung liên quan như y tế, tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp xã hội, liệu pháp giáo dục…. Đây cũng là dịp để sinh viên lượng định lại kiến thức cũng như trình độ chuyên môn của mình để xây dựng chiến lược học tập phù hợp, nhằm đáp ứng với thực tiễn nghề nghiệp của từng loại hình và môi trường làm việc khác nhau.

TPHCM không còn người cai nghiện ma túy tại gia đình

(Dân trí) - Hiện các cơ sở cai nghiện trên địa bàn TPHCM đang quản lý hơn 9.000 người nghiện, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, công tác tiếp nhận người cai nghiện ma túy trong thời gian này tăng 18,56% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Cụ thể, tổng số người nghiện ma túy hiện đang quản lý tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy của thành phố là 9.006 người. Trong đó, Sở LĐ-TB&XH đang quản lý 4.269 người, Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM quản lý 4.505 người và 232 người đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện tư nhân.

 
TPHCM không còn người cai nghiện ma túy tại gia đình - 1
Nhân viên Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa điều trị tâm lý cho người cai nghiện.
 

Với nỗ lực tiếp nhận người nghiện của các cơ sở cai nghiện, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố không còn trường hợp người đang cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP.

 

Dù tiếp nhận số người cai nghiện lớn nhưng hệ thống cơ sở cai nghiện của thành phố vẫn đảm bảo được tình hình an ninh trật tự tại đây, không có vụ việc trốn trường tập thể, ngộ độc thực phẩm xảy ra.

 

Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã chủ động tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn 6 trong 9 vụ học viên tự hủy hoại thân thể, 115 trong tổng số 192 vụ học viên đánh nhau, ngăn chặn cả 3 vụ học viên gây rối…

 
TPHCM không còn người cai nghiện ma túy tại gia đình - 2
Số liệu học viên cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện của TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2023.
 

Các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống thẩm lậu chất cấm vào cơ sở.

 

Đồng thời, các đơn vị đã kiện toàn các đội, tổ phản ứng nhanh để sẵn sàng ứng phó các tình huống phát sinh tại đơn vị.

 

Kỷ lục số người cai nghiện tập trung tại TPHCM

(Dân trí) - Tính đến hết tháng 5, các trung tâm cai nghiện của TPHCM đang quản lý 14.344 người nghiện ma túy, tăng 50% so với thời điểm đầu năm. Cơ quan quản lý đề cập nguy cơ quá tải tại các cơ sở cai nghiện.

 

Báo cáo hoạt động 5 tháng đầu năm 2024 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM ghi nhận số lượng người nghiện ma túy đang cai nghiện tại các trung tâm của thành phố đạt mức kỷ lục: 14.344 người.

 

Trong đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM quản lý 7.756 người, lực lượng Thanh niên xung phong quản lý 6.375 người, các cơ sở cai nghiện tư nhân quản lý 213 người.

 
Kỷ lục số người cai nghiện tập trung tại TPHCM - 1
Bác sĩ thăm khám cho người nghiện ma túy tại Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa (Ảnh minh họa: Nam Thái).
 

Khi sơ kết quý I/2024, tổng số người nghiện ma túy là 13.347 người, tăng 84,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thời điểm đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đã dự phòng trường hợp các cơ sở cai nghiện quá tải.

 

Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2023, số người nghiện ma túy cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện của thành phố chỉ mới là 11.510 người, tăng 70,29% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Số lượng người cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện của TPHCM tăng nhanh từ năm 2022, khi thành phố quyết liệt thực hiện công tác đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung, không để cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP.

 

Tốc độ tăng số lượng học viên cai nghiện ma túy gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở cai nghiện của thành phố. Các cơ sở phải tăng cường nhân sự, thời gian làm việc để đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ tại đơn vị; không để thẩm lậu chất cấm, vật cấm vào cơ sở.

 

Trong kỳ báo cáo tháng 5, các cơ sở cai nghiện thuộc thành phố đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý 1 vụ với 1 học viên tự hủy hoại thân thể, 33 vụ với 50 học viên đánh nhau, 10 vụ với 10 học viên không chấp hành điều động của nhân viên quản lý…

 

Tại hội nghị sơ kết quý I/2024, ông Nguyễn Ngọc Bắc, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá, đã đề cập đến nguy cơ quá tải khi số lượng người cai nghiện tăng nhanh, sắp đạt ngưỡng tiếp nhận của cơ sở.

 

Cơ sở Bố Lá đã phải huy động toàn bộ nhân lực nỗ lực hết sức để đảm bảo công tác quản lý học viên, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự tại cơ sở.

 

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết đây là tình hình chung nhiều cơ sở cai nghiện thuộc thành phố gặp phải, không chỉ cơ sở do Sở LĐ-TB&XH quản lý.

 

Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tăng cường xác minh, đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Do đó, dự báo khả năng số lượng người cai nghiện tập trung sẽ còn tăng.

 

Hiện các cơ sở cai nghiện đang rà soát lại cơ sở vật chất, dự trù kinh phí, số lượng nhân sự của đơn vị để đáp ứng tình hình tăng học viên sắp tới.

 

CAI NGHIỆN MA TÚY VỚI CÁC BÁC SĨ – THẠC SĨ – CHUYÊN GIA GIỎI ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

CAI NGHIỆN MA TÚY VỚI CÁC BÁC SĨ - THẠC SĨ - CHUYÊN GIA GIỎI ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 Sau 25 năm hoạt động, Trung tâm Cai nghiện ma túy tự nguyện Thanh Đa đã điều trị cho gần 27.000 lượt học viên tự nguyện đến cai nghiện và đưa họ trở về tái hòa nhập cộng đồng.

 

Tiêu chí hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa là: <spa“Sạch đẹp như bệnh viện - Chuẩn mực như trường học - Sôi nổi như đoàn thể - Thân ái như gia đình - Chặt chẽ như Công an - Kỷ luật như quân đội”.

 

Đến nay, Trung tâm đã được đầu tư hơn 36 tỉ đồng xây dựng hai cơ sở: Cơ sở 1 có diện tích hơn 2.000m2 tại số 1051 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 28, quận Bình Thạnh. Cơ sở 2 có diện tích  hơn 4.000m2 tọa lạc tại số 978 đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức. Đội ngũ Cán bộ nhân viên hiện nay có gần 90 người (trong đó gần 1/2 là nữ) đa số là lực lượng trẻ, có bản lĩnh chính trị, đảng viên chiếm 1/5 tổng số, hầu hết đều tốt nghiệp đại học và sau đại học (2 tiến sĩ, 6 thạc sĩ, 22 đại học (5 bác sĩ, 12 cử nhân tâm lý và xã hội học, 5 đại học khác…).

 

Do số học viên cai nghiện hiện nay sử dụng nhiều loại ma túy tổng hợp, dễ bị kèm theo bệnh tâm thần nên Bs Nguyễn Hữu Khánh Duy đã cho tất cả các bác sĩ học thêm ngành Tâm thần. Hiện nay Trung tâm có 2 bác sĩ chuyên khoa I Tâm thần. Do được kết hợp với công tác giáo dục, quản lý, tư vấn tâm lý trị liệu nên tình hình Trung tâm vẫn ổn định.

 

1/ Bác sĩ chính - Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội CCB, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa


Quá trình Điều trị bệnh nhân ma túy & tâm thần:

- Bác sĩ Trưởng Phụ trách y tế + Bệnh xá Trại giam Chí Hòa


- P. Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp


- Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa


Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong điều trị cai nghiện ma túy cho đủ các đối tượng cai nghiện, môi trường điều trị khác nhau, Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về điều trị cai nghiện ma túy.


Bác sĩ Khánh Duy tham gia báo cáo, giảng dạy, tập huấn về cai nghiện ma túy cho trường Đại học Cảnh sát nhân dân, các trường Đại học trong nước và quốc tế, các đoàn khách quốc tế tìm hiểu về điều trị cai nghiện ma túy: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào …


Trung tâm Cai nghiện ma túy Thanh Đa sau 25 năm hoạt động, đã điều trị cho hơn 27.000 lượt học viên tự nguyện đến cai nghiện và đưa họ trở về tái hòa nhập đời sống cộng đồng.

Đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng và Đ/c Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, trao tặng bằng khen cho bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa

 

2/ Bác sĩ Chuyên khoa I Tâm thần – Bác sĩ Trần Thị Lan Chinh: Chuyên khoa tâm thần, Điều trị cai nghiện ma túy: Phó Giám đốc Phụ trách Y tế, Trưởng phòng Y tế Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa.


Bác sĩ Trần Thị Lan Chinh là một trong những bác sĩ tốt nhất về điều trị cai nghiện ma túy được đào tạo bài bản chuyên sâu bác sĩ Chuyên khoa I về điều trị nghiện ma túy – điều trị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy.


Hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị cai nghiện ma túy với nhiều loại đối tượng cai nghiện, môi trường điều trị khác nhau.


Bác sĩ Chuyên khoa I Tâm thần – Bác sĩ Trần Thị Lan Chinh khám bệnh cho học viên đang điều trị cai nghiện tại Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa

 

3/ Tiến sĩ Khoa học xã hội Hồ Bá Thâm: chuyên viên Tham vấn – Tư vấn tâm lý – Giáo dục trị liệu cho người nghiện ma túy – Khoa Chống Tái nghiện – Tư vấn Tâm lý.


Tiến sĩ Hồ Bá Thâm với hơn 20 năm nghiên cứu, làm việc với người nghiện ma túy. Tiến sĩ Hồ Bá Thâm có những nghiên cứu và đề xuất về tâm lý học cai nghiên ma túy, tâm lý học dân vận, tâm lý học nhân cách, tâm lý học ứng dụng … trong điều trị rối loạn nhận thức, hành vi nhân cách trên người nghiện ma túy.


Tiến sĩ Hồ Bá Thâm cùng Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Viết Nghị - Viện Trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Chủ tịch Hội Tâm thần Việt Nam đến thăm và làm việc với Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa

 

4/ Thạc sĩ Giáo dục Nguyễn Phan Minh: Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa phụ trách Tư vấn – Giáo dục


Thạc sĩ Nguyễn Phan Minh là một trong những chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên sâu tốt nhất về giáo dục điều chỉnh phục hồi nhận thức hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy trong nước và ngoài nước: Mỹ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, …


Thạc sĩ Nguyễn Phan Minh có hơn 15 năm kinh nghiệm trong Giáo dục điều trị cai nghiện ma túy cho nhiều loại đối tượng cai nghiện, môi trường điều trị khác nhau.  

Thạc sĩ Nguyễn Phan Minh cùng Tiến sĩ S. Srithamma - Cục Trưởng Cục dịch vụ y tế - Bộ Y tế Thái Lan, tại hội nghị tập huấn về Cai nghiện & Phục hồi cho người nghiện tại bangkok - Thái Lan

 

5/ Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Kim Loan: Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa phục trách Tư vấn Tâm lý – Trưởng phòng Giáo vụ - Tư vấn Tâm lý


Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Kim Loan là một trong những chuyên gia đầu ngành tâm lý học điều trị chuyên sâu cho người nghiện ma túy. Thạc sĩ Kim Loan được đào tạo bài bản, chuyên sâu tốt nhất về điều trị tâm lý - giáo dục điều chỉnh phục hồi nhận thức hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy trong nước và đào tạo chuyên sâu về điều trị cai nghiện tại Thái Lan.


Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Kim Loan có hơn 17 năm kinh nghiệm trong Giáo dục điều trị cai nghiện ma túy cho nhiều loại đối tượng cai nghiện, môi trường điều trị khác nhau.

 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan nhận giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo về Cai nghiện Phục hồi cho người nghiện ma túy từ Tiến sĩ S. Srithamma - Cục Trưởng Cục dịch vụ y tế - Bộ Y tế Thái Lan, tại hội nghị tập huấn về Cai nghiện & Phục hồi cho người nghiện tại bangkok - Thái Lan

‘Hậu phương’ vững chắc của cựu điệp viên tình báo A10

Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế'Hậu phương' vững chắc của cựu điệp viên tình báo A10

27-02-2024 15:21

SKĐS - Để có thể tiếp tục cống hiến cho cộng đồng khi đã nghỉ hưu BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Nguyên Cụm phó Cụm điệp báo A10, Ban An ninh Sài Gòn Gia Định, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP Hồ Chí Minh) đã có một 'hậu phương' vững chắc.

 

BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy - nhân vật chính trong tác phẩm "Cựu điệp viên tình báo A10 về già không muốn thảnh thơi an nhàn", tác phẩm đạt Giải Nhì Cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần thứ VI do Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

 
'Hậu phương' vững chắc của cựu điệp viên tình báo A10- Ảnh 1.

BS. Khánh Duy kiểm tra sức khỏe học viên tại Trung tâm Thanh Đa.

 

Phóng viên: Thưa ông, để giúp ông có thể toàn tâm toàn ý cống hiến hết mình cho công việc mà ông thấy mình cần phải làm ở tuổi đã nghỉ hưu thì 'hậu phương' của ông (vợ, con, bạn bè, đồng nghiệp…) đã tạo điều kiện, hy sinh cho ông như thế nào?

 

BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy: Trước hết là nhờ người vợ đảm đang của tôi, bà lo hết mọi việc gia đình. Tôi đi làm từ sáng đến 8h tối mới về. Con cái vợ tôi đưa đón, dạy dỗ. Vợ tôi là một nhà giáo từ năm 1973, bà ấy từng hoạt động nội thành, là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, 47 năm tuổi đảng. Vợ tôi là một người hiền lành, nghiêm túc, sống chuẩn mực, biết cái chung, cái riêng. Những năm tháng tôi làm công tác ở Trại giam Chí Hòa, 24/24h tôi ở trại giam, mọi việc giao hết cho vợ tôi đảm nhiệm. Bà ấy vừa làm công việc ở trường vừa chu toàn mọi việc gia đình.

 

Nhờ có người vợ đảm đang nên tôi không vướng bận gia đình, có thời gian toàn tâm cho công việc. Dĩ nhiên cũng có lúc gia đình tôi rất khó khăn về kinh tế, hai vợ chồng thức đến 1 - 2h sáng để nướng bánh, 3 - 4h sáng đi đưa bán để kiếm tiền nuôi con. Vợ chồng tôi cả đời trong sạch nên sống rất thoải mái, thanh thản trong lòng. Khó khăn chúng tôi cũng đã quen rồi nên không thấy gian khổ nữa.

 

Thứ hai là con cái. Cũng nhờ vợ lo lắng dạy dỗ kỹ nên các con tôi học hành tốt. Cả hai cháu đều là học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM. Cháu lớn là sinh viên Việt Nam đầu tiên và duy nhất được học bổng của Trường đại học quốc gia Singapore NUS, cháu học về công nghệ thông tin. Cháu từng là Chủ tịch Tổng hội sinh viên Việt Nam tại Singapore liên tục nhiều năm.

 

Cháu thứ hai học Đại học kiến trúc TPHCM, tốt nghiệp kiến trúc sư và làm thiết kế công trình trong một công ty xây dựng đa quốc gia.

 
BS.
'Hậu phương' vững chắc của cựu điệp viên tình báo A10- Ảnh 2.
Khánh Duy và con trai tại Chương trình Tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam.
 

Công tác điều trị, cai nghiện ma túy có rất nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí là nguy hiểm. Việc tìm người làm nối tiếp mình không đơn giản, đã có nhiều anh em bạn bè nhiệt tình giúp tôi nhưng chỉ được một thời gian là họ bỏ cuộc vì mệt mỏi và mất niềm tin trong công tác điều trị cho người nghiện ma túy. Tôi nghĩ đến việc nhờ hai con của mình. Cậu nhỏ học và làm kiến trúc sư 10 năm bỏ nghề về làm giúp bố. Tôi nói con làm cai nghiện ma túy học kiến trúc không giúp được gì mấy nên cháu đã đi học thạc sĩ quản lý giáo dục. Những gì căn bản cha con dễ nói chuyện. Đến nay cháu đã nắm tương đối chắc công tác quản lý, bảo vệ, tư vấn tâm lý… Tương lai tôi thấy tạm ổn vì đã có người thay thế. Tôi năm nay cũng 78 tuổi rồi.

 

Cháu đầu làm công nghệ thông tin tôi cũng nhờ cháu lắp đặt hệ thống hơn 350 camera với 7 hệ thống giám sát camera trong Trung tâm để kiểm soát các hoạt động của học viên 24/7. Có gì trục trặc cháu có thể giúp tôi sửa chữa ngay. Nhờ có hệ thống camera giúp chúng tôi quản lý được nhân viên, học viên của Trung tâm. Thậm chí nhờ hệ thống này đưa lên mạng nên tôi ra Hà Nội vẫn có thể theo dõi được tình hình hoạt động của Trung tâm, của nhân viên, học viên, giải quyết được ngay những khúc mắc về an ninh cho Trung tâm.

 

Ngoài hệ thống camera, hệ thống điện thoại di động, zalo, vi tính… đều được trang bị phục vụ công tác quản lý của Trung tâm. Làm công tác cai nghiện ma túy không đưa khoa học kỹ thuật vào rất khó làm.

 
'Hậu phương' vững chắc của cựu điệp viên tình báo A10- Ảnh 3.BS. Khánh Duy và tác giả Kim Vân đạt Giải Nhì Cuộc thi viết Sự hy sinh thầm lặng lần thứ VI.
 

Phóng viên: Xin ông cho biết trong số những người là 'hậu phương' vững chắc của ông người nào đã hy sinh nhiều nhất cho ông?

 

BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy: Tất nhiên là vợ tôi. Vợ tôi đã hy sinh nhiều, nhất là những lúc tôi phải trực gác liên tục, trăm sự đều nhờ bà ấy. Nhưng người làm cho tôi an tâm nhất chính là các con tôi. Các cháu học giỏi, có khả năng trình độ nên đã giúp tôi rất nhiều trong công tác quản lý của Trung tâm.Phóng viên: Để bù đắp những hy sinh của họ ông đã làm gì, thưa bác sĩ?

 

BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy: Tôi cố gắng làm tốt nhất có thể công việc mình làm. Vợ con tôi hãnh diện có người chồng, người cha như tôi. Có thể nói Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP Hồ Chí Minh) là một Trung tâm cai nghiện ma túy tự nguyện chuẩn mực nhất của cả nước. Trong ít nhất 5 năm gần đây Trung tâm không có bất kỳ một trường hợp trốn trại, không có bạo loạn, bảo vệ không sử dụng dùi cui, roi điện. Chúng tôi có cách quản lý người nghiện ma túy, dùng thuốc chỉ trong một số trường hợp có rối loạn tâm thần, cắt cơn, giải độc, còn dùng các biện pháp tổng hợp, trong đó dùng tình thương để cảm hóa là chính, đem khoa học kỹ thuật vào công tác cai nghiện ma túy, giáo dục điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy, trang bị bản lĩnh, kỹ năng sống, hình thành thói quen tốt, cai nghiện đúng thời gian để người nghiện phục hồi hệ thống não bộ và quên dần ma túy… Đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâm Thanh Đa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về cai nghiện ma túy trong nước và quốc tế. Bản thân tôi cũng nghiên cứu nhiều công trình cắt cơn nghiện, điều trị cai nghiện ma túy bằng nhiều phương pháp mới…

 

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!


Mai Hương (thực hiện)