LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

  1. Điều 55. Quy định chuyển tiếp

  2. Điều 54. Hiệu lực thi hành

  3. Điều 53. Chuyển giao hàng hóa có kiểm soát

  4. Điều 52. Chính sách hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

  5. Điều 51. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

  6. Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

  7. Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Y tế

  8. Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

  9. Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 10. Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công an

 11. Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

 12. Điều 44. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

 13. Điều 43. Lập danh sách người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy

 14. Điều 42. Trách nhiệm của gia đình người nghiện ma túy, cộng đồng

 15. Điều 41. Biện pháp can thiệp giảm tác hại đối với người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy

 16. Điều 40. Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú

 17. Điều 39. Miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cai nghiện ma túy bắt buộc

 18. Điều 38. Cai nghiện ma túy cho người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng

 19. Điều 37. Áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy cho người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy; người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam

 20. Điều 36. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

 21. Điều 35. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập

 22. Điều 34. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

 23. Điều 33. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

 24. Điều 32. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

 25. Điều 31. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy

 26. Điều 30. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

 27. Điều 29. Quy trình cai nghiện ma túy

 28. Điều 28. Các biện pháp cai nghiện ma túy

 29. Điều 27. Xác định tình trạng nghiện ma túy

 30. Điều 26. Lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy

 31. Điều 25. Trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức, cộng đồng trong quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

 32. Điều 24. Trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma túy

 33. Điều 23. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

 34. LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

 35. Điều 22. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể

 36. Điều 21. Xử lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thu giữ trong vụ việc vi phạm pháp luật

 37. Điều 20. Kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất vì mục đích sơ cứu, cấp cứu trong cuộc hành trình, du lịch quốc tế, điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh

 38. Điều 19. Kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh

 39. Điều 18. Lập hồ sơ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy

 40. Điều 17. Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc

 41. Điều 16. Kiểm soát hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất

 42. Điều 15. Kiểm soát hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc

 43. Điều 14. Kiểm soát hoạt động vận chuyển chất ma túy, tiền chất

 44. Điều 13. Kiểm soát hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy, tiền chất

 45. Điều 12. Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy

 46. Điều 11. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy

 47. Điều 10. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức khác

 48. Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí

 49. Điều 8. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục

 50. Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước

 51. Điều 6. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình

 52. Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

 53. Điều 4. Nguồn tài chính cho phòng, chống ma túy

 54. Điều 3. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy

 55. Điều 2. Giải thích từ ngữ

 56. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 55. Quy định chuyển tiếp

1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành:


   a) Người đang thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện thì tiếp tục thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện đến hết thời hạn đã đăng ký theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 và bị quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này;


   b) Người đang bị quản lý sau cai nghiện ma túy thì tiếp tục chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy đến hết thời hạn quản lý sau cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12. Trường hợp người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy đủ 18 tuổi kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà tái nghiện thì áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;


   c) Người đang chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 thì được đăng ký cai nghiện tự nguyện theo quy định của Luật này. Thời gian đã chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng được tính vào thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện;


   d) Người thuộc trường hợp phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 đang trong quá trình lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì thực hiện việc cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này;


   đ) Giấy phép liên quan đến hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đã được cấp tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy phép.


2. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được thành lập theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 phải đáp ứng đủ điều kiện của cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định của Luật này.


Các cơ sở khác về cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động cho đến khi hết thời hạn của giấy phép.


Điều 54. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.


2. Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.


Điều 53. Chuyển giao hàng hóa có kiểm soát

Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hóa có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma túy. Việc quyết định áp dụng và tiến hành biện pháp này thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.


Điều 52. Chính sách hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma túy trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước; khuyến khích tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ đào tạo và y tế cho hoạt động phòng, chống ma túy.


Điều 51. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

1. Nhà nước Việt Nam thực hiện điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy.


2. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế đã ký kết, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện chương trình hợp tác về phòng, chống ma túy với cơ quan có liên quan của các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.


Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.


2. Thực hiện việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy.


3. Thống kê người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.


Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.


2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trênđất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


3. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, lực lượng chức năng để tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm về ma túy, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại khu vực, địa bàn quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.


4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển Việt Nam.


5. Thống kê người nghiện ma túy trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Quốc phòng quản lý.


Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.


2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương hướng dẫn việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.


3. Hướng dẫn việc thành lập, giải thể và tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.


4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.


5. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.


6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy.


7. Thống kê người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy.


Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.


2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin tội phạm về ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo thẩm quyền.


3. Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất.

4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.


5. Hướng dẫn việc lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.


6. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin tội phạm về ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và kết quả kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.


7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.