ĐẠI CƯƠNG VỀ LIỆU PHÁP GIÁO  DỤC TÂM LÝ – XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

15 August, 2022

ĐẠI CƯƠNG VỀ LIỆU PHÁP

GIÁO DỤC TÂM LÝ – XÃ HỘI

CHO

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY


Điều trị – Điều dưỡng – Phục hồi cho người nghiện ma túy là một liệu pháp tổng hợp. Bản thân việc sử dụng thuốc chỉ có giới hạn mà cần phải sử dụng nhiều biện pháp điều trị tổng hợp không dùng thuốc.


Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Mọi vấn đề vẫn còn gần như nguyên vẹn do những tổn thương về hệ thống não bộ và những rối loạn về hành vi nhân cách của người bệnh, suy giảm khả năng xét đoán – xử lý thông tin – mất khả năng tự chủ – hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Để giải quyết những vấn đề này, cần có những liệu pháp giáo dục tâm lý - xã hội lâu dài cho người nghiện để chuyển đổi thói quen, nếp sống và phục hồi hệ thống não bộ. Nếu được điều trị và giáo dục đúng cách, người  nghiện sau khi cai nghiện sẽ bước vào cuộc sống với sự tự tinnhững thói quen tốt và được  trang bị một  nhận thức đúng đắn là vô cùng cần thiết để họ có thể từng bước, bước đi chính trên đôi chân của mình.


Trong tập tài liệu này chúng tôi xin trình bày về liệu pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho người nghiện ma túy – Đây là một vấn đề hết sức khó khăn vì người bệnh đã bị những rối nhiễu tâm lý thực tổn - trạng thái nhiễm độc - lú lẫn tâm trí - phản ứng loạn tâm thần và đặc biệt là hội chứng hồi tưởng dẫn đến những  rối loạn sinh hoạt - trạng thái hưng trầm nhược - rối loạn hành vi -  rối loạn tập trung - biểu hiện lo hãi - thiếu tự tin, kết hợp với các rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó. Hơn 70% người nghiện ma túy đều được xếp vào những người có vấn đề về tâm thần.


Ngoài liệu pháp sử dụng thuốc - để đạt được kết quả tốt còn phải cần kết hợp  các liệu pháp giáo dục tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy với nhiều liệu pháp khác.

Phải nắm bắt từng thời điểm rối lọan tâm sinh lý của người cai nghiện ma túy qua các giai đọan như chán nản – giai đoạn phấn kích - giai đọan tiêu cực -  giai đọan điều chỉnh ... cũng như bản chấthoàn cảnhtâm sinh lýthói quen của từng đối tượng để có biện pháp giải quyết kịp thời. Phải hiểu rằng người nghiện ma túy là một người đa nhân cách.

v Có một nguyên tắc không bao giờ được chuyển đổi. Đó là: Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện, mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề có liên quan hành vi nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng.

v Điều trị cho người nghiện ma túy phải có một sự phối hợp đồng bộ, trong đó cần thiết phải có nhóm điều trị  bao gồm bác sĩ nội khoa có kinh nghiệm về ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ phục hồi chức năng, Bác sĩ giáo dục tâm lý, nhà xã hội học, nhà giáo dục học, nhà hướng nghiệp, nhà quản lý……., đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp để phối hợp tác nghiệp trên một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị trên từng đối tượng cai nghiện.

·    Do tâm sinh lý người cai nghiện bị rối loạn theo từng thời kỳ trung bình đến 6 tháng hoặc hơn nữa, nên chương trình giáo dục – điều trị cho người nghiện ma túy phải thay đổi kịp thời đáp ứng mọi thay đổi của từng người cai nghiện.

·    Công tác giáo dục tham vấn – tư vấn cho người nghiện và gia đình người nghiện giữ một vai trò quan trọng.


Vì các tính chất phức tạp nêu trên, đồng thời để thực hiện tinh thần  Thông tư  Liên tịch số 31/1999/TTLB của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và Bộ Y tế về việc giáo dục phục hồi hành vi nhân cách bằng các phương pháp trị liệu không dùng thuốc, trong đó có các liệu pháp tâm năng dưỡng sinh, “Thiền” trong trị liệu tập thể. Từ đó, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều chương trình trị liệu giáo dục tâm lý - xã hội cho người nghiện ma túy dựa trên thực tế của Trung Tâm cũng như  những tư liệu  trong và ngòai nước. Đến nay TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA đang thực hiện liệu pháp hậu cai kết hợp giữa đường lối cai nghiện điều trị - phục hồi của tổ chức Daytop (Mỹ) với tinh thần giáo dục nhận thức cho học viên về: Tư duy tích cực – Tự làm chủ bản thân – Các giá trị sống và Phương pháp thiền định Raja-Yoga của UNESCO + UNICEF + Đại học BRAHMA KUMARIS và nhiều giá trị Đạo Đức - Xã Hội khác.
Các phương pháp này đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới . Tập tài liệu này mang tính sưu tập – Nghiên cứu các phương pháp điều trị mà chúng tôi thấy có kết quả trong việc áp dụng tại Trung Tâm Thanh Đa:
Trong việc thực hiện chúng tôi có tính đến hòan cảnh cụ thể của Việt Nam và điều kiện của Trung tâm. Bước đầu, qua khảo sát 176 em đã ngưng sử dụng ma túy trên một năm và đã về với gia đình (lấy theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên) kết quả như sau: 76 em chưa tái nghiện ( chiếm tỷ lệ  43% ) 100 em đã tái nghiện ( chiếm tỷ lệ  57% )

     Trong đó số em có số ngày cai nghiện càng dài tỷ lệ tái nghiện càng thấp. Cụ thể như sau:


THỜI GIAN CAI NGIỆN (ngày)

TỔNG SỐ HỌC VIÊN (được theo dõi)

SỐ HỌC VIÊN CHƯA

SỬ DỤNG LẠI MA TÚY

SỐ HỌC VIÊN

TÁI NGHIỆN

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

< 15

16 Š 30

31 Š 45

46 Š 90

91 Š 120

121 Š 150

151 Š 180

>180

52

56

23

10

11

14

3

7

8

25

11

5

8

11

2

6

15%

45%

48%

50%

73%

79%

67%

86%

44

31

12

5

3

3

1

(nghiện hơn 10 năm)

1

85%

55%

52%

50%

27%

21%

33%

14%

Tổng cộng:

176

76

43%

100

57%

·       Đây là kết quả mà Trung Tâm đã tiếp xúc trực tiếp với gia đình học viên. Một số trường hợp Trung tâm liên hệ với gia đình học viên qua điện thoại.

·       Mặc dù chúng tôi không được phép kiểm tra chất ma túy trong nước tiểu của học viên sau khi trở về với gia đình, nhưng qua kết quả trao đổi và thái độ của người thân trong gia đình của các học viên trên – thì đây vẫn là con số đáng tin và hy vọng nếu bệnh nhân được cai nghiện đúng cách, có quyết tâm và đủ thời gian cách ly với môi trường ma túy thì tỷ lệ tái nghiện sẽ giảm rất nhiều như kết quả bảng thống kê trên.


QUA THỰC TẾ VÀ TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN ĐÃ CHỨNG MINH:

1.    Thời gian cai nghiện càng lâu, tỷ lệ tái nghiện càng thấp.

2.    Quyết tâm cai nghiên càng cao tỷ lệ tái nghiện càng thấp (thể hiện cụ thể qua thời gian người nghiện ma túy chịu tự nguyện cai nghiện và thái độ sinh hoạt tại Trung tâm).

3.    Người sử dụng ma túy càng lâu và nhiều, việc cai nghiện rất khó khăn.

4.    Phương pháp Điều trị – Giáo dục – Phục hồi tốt cho người nghiện là rất quan trọng.

Các Liệu pháp Điều trị - Giáo dục – Phục hồi cho từng học viên tại các Trung Tâm cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung Tâm + Gia đình + Học viên  vô cùng cần thiết.