Nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu

18 April, 2019

Nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu

 
Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến việc uống rượu cũng như mức độ nguy hại đến sức khoẻ và tâm lý do việc tiêu thụ rượu đang ở tình trạng báo động ở nhiều nước trên thế giới. Giấy phép này cung cấp các tiêu chuẩn đánh giá sức khoẻ nhằm nhận biết, quản lý và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến rượu.


ICD-10, do WHO xuất bản vào năm 1992, đã phân loại các vấn đề liên quan đến rượu theo 4 đề mục sau:
• Ngộ độc cấp tính do dùng rượu
• Việc sử dụng có tính nguy hại
• Hội chứng nghiện
• Tình trạng rút thuốc

Trong cuốn sách của mình nói về các rối loạn tinh thần thông qua các số liệu thống kê và chuẩn đoán, tái bản lần thứ 4, năm 1994 (DSM-IV), Hiệp hội Tâm thần học Mỹ đã coi rượu và các rối loạn do lạm dụng thuốc khác có liên quan đến nhau. Cuốn sách này đã được phổ biến trên toàn thế giới, và giữa ICD-10 và các tiêu chuẩn DSM-IV có rất nhiều điểm giống nhau.

Ngộ độc rượu cấp tính do dùng rượu: Việc tiêu thụ rượu đã dẫn đến sự thay đổi hành vi và các tác động khác do giảm các hoạt động của thần kinh trung ương(CNS). Các biểu hiện của ngộ độc rượu cấp tính bao gồm các hành vi khác thường và cảm thấy khó khăn khi thực hiện những hành động thông thường của cơ thể chẳng hạn như nói, đi bộ hoặc lái xe. Mức độ suy yếu của CNS, các hành vi do đó mà có cũng như những tác hại trên cơ thể đều chịu tác động của nồng độ cồn trong máu (BAC). Bạn cần nhớ rằng sự suy yếu trong các động tác chẳng hạn rất cần thiết khi lái xe sẽ bắt đầu xảy ra khi nồng độ cồn trong máu là 30 mg/dl( thấp hơn nồng độ cồn cho phép trong máu) khi đang lái xe ở nhiều nước.

Việc sử dụng rượu có tính nguy hại: Thuật ngữ sử dụng rượu có tính nguy hại được dùng để mô tả tình trạng khi có bằng chứng cho thấy cồn là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của ít nhất một chức năng trong cuộc sống hàng ngày nghĩa là sức khoẻ về thể chất, sức khoẻ về tinh thần, cuộc sống gia đình hoặc giữa cá nhân với nhau hoặc các vấn đề về luật pháp hoặc hoạt động nghề nghiệp hay xã hội.

Hội chứng nghiện rượu: Khi bị nghiện rượu, người đó sẽ uống rượu thường xuyên và đều đặn trong ngày, và điều đó sẽ trở thành nhu cầu bắt buộc. Việc uống rượu sẽ được ưu tiên lên hàng đầu so với việc thực hiện nghĩa vụ gia đình, công việc và các hoạt động xã hội. Có thể nhận thấy rõ sự giảm sút trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội, pháp luật giữa các cá nhân với nhau cũng như trong công việc.
Thường thì việc nghiện rượu luôn đi cùng với các biến chứng về tâm thần và y học cùng xảy ra một lúc.

Giáo sư Jellinek là người đầu tiên coi sự nghiện rượu như là một loại bệnh giống như bao loại bệnh khác và đã đưa ra “khái niệm về chứng nghiện rượu” vào năm 1960. Nó đã miêu tả có hệ thống các vấn đề liên quan đến rượu. Sự mô tả đầu tiên về hội chứng nghiện rượu là vào năm 1976 do Edwards và Gross đưa ra. Họ đã nhấn mạnh đến việc không thể kiểm soát được lượng rượu tiêu thụ, luôn tìm rượu để uống, và thu hẹp hành vi uống rượu như là một đặc điểm bên cạnh hiện tượng chịu được thuốc và cai nghiện. Trong ICD-10, hội chứng bị nghiện được định nghĩa là “một nhóm các hiện tượng liên quan đến nhận thức, hành vi và tâm lý trong đó việc dùng rượu được ưu tiên hơn các hành vi khác mà đã từng có ý nghĩa rất quan trọng”. Đặc điểm của chứng nghiện rượu đã được mô tả trong đường lối chỉ đạo về việc chuẩn đoán bệnh trong ICD-10 nhằm mục đích hành động hoá.

Đường lối chỉ đạo về phép chuẩn đoán hội chứng nghiện do lạm dụng rượu và các chất khác trong ICD-10:
Có ít nhất 3 trong số các biểu hiện sau đây sẽ xảy ra cùng một thời điểm trong thời gian ít nhất 1 tháng hoặc nếu chúng xảy ra trong thời gian ít hơn 1 tháng thì sẽ xảy ra liên tục trong vòng 12 tháng:

1. Thèm khát hoặc buộc phải dùng chất đó.
2. Khả năng kiểm soát việc sử dụng chất đó bị suy yếu ngay từ lúc bắt đầu, chấm dứt, bằng chứng là: chất đó được sử dụng với số lượng lớn hoặc kéo dài hơn thời gian dự định; hoặc luôn thèm khát hoặc thất bại trong việc giảm hoặc kiểm soát việc sử dụng chất đó.
3. Tình trạng cai nghiện về mặt sinh lý học khi việc sử dụng chất đó giảm hoặc dừng lại, bằng chứng là: hội chứng rút thuốc tiêu biểu đối với chất dó; hoặc sử dụng chất tương tự( hoặc có liên quan mật thiết) với ý định giảm hoặc tránh các hội chứng rút thuốc.
4. Bằng chứng về việc chịu được các tác dụng của chất đó, do đó cần lượng lớn hơn của chất đó để rơi vào tình trạng say sưa hoặc tác dụng như mong muốn hoặc tác dụng bị giảm bớt khi tiếp tục dùng lượng tương tự của chất đó.
5. Luôn nghĩ đến việc sử dụng chất đó là một biểu hiện của cảm giác khoái lạc hoặc thích thú khi dùng chất đó đang mất đi hoặc giảm xuống do dùng chất đó; hoặc dành nhiều thời gian vào các hoạt động cần thiết để có được, uống và phục hồi khỏi những tác động của chất đó.
6. Liên tục dùng thuốc bất kể biết rõ nó có hại, chẳng hạn như tiếp tục dùng khi cá nhân đó ý thức được bản chất và mức độ độc hại.


Nhu cầu sử dụng các tiêu chuẩn được định nghĩa đầy đủ về sự nghiện rượu không nên được cường điệu quá mức vì các khái niệm về việc chăm sóc sức khoẻ có thể thay đổi khi một người lạm dụng rượu hoặc nghiện rượu có thể đến để tìm kiếm sự trợ giúp. Số bệnh nhân nghiện rượu tại trung tâm điều trị chuyên môn chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những người như vậy trong cộng đồng. Do vậy, cần phải sớm nhận biết đúng việc lạm dụng và chứng nghiện rượu ở mọi cấp độ( và trong cộng đồng) ngay cả khi một cá nhân xuất hiện không phải để phàn nàn về việc uống rượu mà về hậu quả do việc uống rượu.

Tình trạng cai nghiện rượu: Việc giảm lượng rượu được tiêu thụ bởi một người bị nghiện rượu đã đột ngột dừng lại chắc chắn sẽ dẫn đến một số hội chứng tiêu biểu mà được gọi là hội chứng rút thuốc. Những hội chứng này bao gồm tay và người bị run, mất ngủ, lo lắng, buồn nôn, ói mửa, lo âu, đổ mồ hôi và huyết áp, nhịp tin, nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp thở cũng tăng. Những hội chứng này thường bắt đầu trong khoảng 8-12 giờ uống rượu cuối cùng và lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai hoặc thứ ba và giảm bớt vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5. Tâm trạng bị xáo trộn, vô cùng lo lắng, buồn bã và tức giận là những hội chứng phổ phiến sau khi triệu chứng cấp tính giảm bớt. Nói chung, tất cả các triệu chứng về tâm lý và thể chất và các dấu hiệu của việc cai nghiện rượu sẽ giảm bớt trong thời gian 2 tuần, ngay cả khi không được điều trị. Nếu được điều trị, các triệu chứng và dấu hiệu đó sẽ kéo dài nhiều nhất là một tuần. Trong một số ít trường hợp, một số triệu chứng rút thuốc có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng rút thuốc kéo dài là đau đầu và mất ngủ.

Các chỉ báo về việc uống rượu và các vấn đề liên quan
Các cuộc điều tra về dịch tễ học: Cách giải quyết trực tiếp nhất đối với việc dùng rượu và các vấn đề có liên quan trong cộng đồng là tiến hành các cuộc điều tra về dịch tễ học để đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng rượu và sự nghiện rượu. Những cuộc điều tra đó được coi là biện pháp đúng đắn về mặt khoa học để giải quyết các vấn đề sử dụng rượu, nhưng nó đòi hỏi phải có những cuộc nghiên cứu tốn kém và trên phạm vi rộng lớn, điều này rất khó được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mức độ tiêu thụ rượu trên đầu người: Một dấu hiệu khác của việc uống rượu là sự ước tính mức độ tiêu thụ rượu trên đầu người. Mặc dầu có nhiều vấn đề với việc tính toán chính xác, mức độ tiêu thụ trên đầu người được coi là chỉ báo đầy đủ về các vấn đề liên quan đến rượu ở nhiều quốc gia.

Việc sử dụng các số liệu thống kê chính thức, cảnh sát và sức khoẻ: Một phương pháp khác là phát triển chỉ báo về các nguy hại liên quan đến rượu từ những số liệu thống kê chính thức, của sát và về sức khoẻ. Có vẻ như đó là một thách thực lớn khi mà các số liệu thống kê chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, hiếm khi ghi lại mối liên hệ giữa rượu và các hậu quả của nó. Tuy nhiên, với một số giải pháp sáng tạo, các số liệu thống kê chính thức có thể cung cấp các dấu hiệu về sự nguy hại do rượu gây ra.
Một số giải pháp sáng tạo được báo cáo trong các số liệu thống kê bao gồm:
- Chỉ tập trung vào các trường hợp riêng về rượu: các điều kiện cụ thể, chẳng hạn như bệnh xơ gan do uống rượu hoặc bệnh viêm dạ dày do uống rượu, và có mối liên hệ trực tiếp đến việc dùng quá nhiều rượu. Mặc dù những điều kiện này không được báo cáo, chúng là một phần của toàn bộ dấu hiệu nguy hại
- Nhận biết tập hợp con của các sự kiện được ghi chép hoặc các điều kiện mà được coi là có liên quan chặt chẽ đến rượu: Nhằm kiểm soát sức khoẻ, có thể áp dụng một số điều kiện cụ thể mà được coi là có liên quan chặt chẽ đến rượu, chẳng hạn như các tai nạn trên đường vào ban đêm khi đi xe một mình thường có liên quan đến việc uống rượu. Mặc dầu cảnh sát có thể không ghi chép về rượu trong các tai nạn giao thông, nhưng họ lại ghi chép thời gian và tình trạng của mỗi vụ tai nạn. Các biện pháp thay thế đó cũng có thể là một phần của toàn bộ dấu hiệu cho biết các nguy hại liên quan đến rượu
- Giám sát các điều kiện được coi là không liên quan đến rượu: giám sát các phương hướng trong các điều kiện được coi là không liên quan đến rượu và việc đối chiếu những phương hướng này trong các điều kiện được coi là có liên quan đến rượu có thể cho biết liệu các phương hướng được quan sát có thực hay không
- Điều chỉnh các dấu hiệu dựa trên các cuộc nghiên cứu nhỏ: các cuộc nghiên cứu nhỏ nhưng chi tiết có thể tạo ra mức độ báo cáo sai trong các số liệu thống kê chính thức. Do mức độ nghiêm trọng của việc báo cáo sai nên ta có thể ước tính được mức độ nguy hại liên quan đến rượu
- Triển khai các dấu hiệu tổng hợp. Không có dấu hiệu nào có thể đo được chính xác mức độ nghiêm trọng của các tác hại do rượu gây ra. Do vậy, việc đánh giá nhiều dấu hiệu và mối quan hệ giữa chúng cần phải được kiểm tra. Một số những dấu hiệu này có thể được kết hợp với dấu hiệu tổng hợp.
Các yếu tố trong xã hội: Các nhân tố xã hội như trợ cấp phúc lợi, lương hưu cho người tàn tật (liên quan đến rượu), bị thương tại nơi làm việc, vắng mặt tại nơi làm việc, thất nghiệp, các vụ vi phạm liên quan đến say rượu cũng có thể là dấu hiệu cho biết mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến việc dùng rượu trong cộng đồng.

Hình thức rút thuốc nghiêm trọng được gọi là chứng mê sảng của người nghiện rượu nặng(DT). Các đặc điểm của DT bao gồm sự bồn chồn, nghe và nhìn thấy những vật tưởng tượng, bị ảo giác, và vô cùng lo sợ, mất ngủ, mạch đập tăng và đôi khi bị chứng co giật. DT không xảy ra không nhiều (5% số người bị nghiện rượu), nhưng một khi nó xảy ra, nó thường kèm theo các bệnh khác, chẳng hạn như hỏng gan, nghẽn máu trong sọ hoặc chỗ xương gãy, viêm phổi. Thường thì nó bắt đầu 48-72 giờ sau lần uống cuối cùng và giảm bớt trong vòng 1-5 ngày. Khoảng 20% người bị chết nếu không được điều trị và 3.5% người vẫn bị chết dù đã được chữa trị.

Sự tự lực: Liệu việc dùng rượu có thể ảnh hưởng đến bạn?
Lượng rượu được tiêu thụ tăng lên dần dần ở một số người. Thỉnh thoảng, có thể do một nguyên nhân nào đó, người nào đó đã tăng lượng rượu tiêu thụ, chẳng hạn như mối bất hoà trong gia đình, thất nghiệp, làm ăn thua lỗ hoặc các tình huống không có lợi trong cuộc sống. Ban đầu, người đó không nhận thức được rằng việc dùng rượu tăng lên đó có thể dẫn đến hậu quả không tốt. Đôi khi, họ đưa ra một số lời biện hộ cho việc tăng lượng rượu tiêu thụ, chẳng hạn như “Nó giúp tôi quên đi buồn phiền”, “Nó giúp tôi thư giãn”, “Nó giúp tôi ngủ ngon”. Những người vợ/chồng có thể nhận biết tác hại của việc tăng cường uống rượu đối với con người. Điều này có thể dẫn đến cuộc cãi vã và mối bất hoà trong gia đình.

Một người có thể trở nên tốt hơn nếu tự suy xét xem liệu việc tăng cường uống rượu như vậy có ảnh hưởng đến cuộc sống của anh ta/cô ta hay không. Bốn câu hỏi đơn giản bao gồm bài kiểm tra CAGE có thể giúp một người quyết định liệu cô ta/anh ta có gặp vấn đề về rượu hay không. Nếu câu trả lời cho ít nhất 2 câu hỏi là “có” thì chắc chắn người đó cần sự giúp đỡ để giải quyết các vấn đề liên quan đến rượu và phải tìm kiếm sự giúp đỡ đó.

Bài kiểm tra CAGE :
Giảm bớt: Bạn đã bao giờ cảm thấy bạn nên giảm bớt việc uống rượu chưa?
Khó chịu: bạn có cảm thấy khó chịu khi có người chỉ trích việc bạn uống rượu?
Có tội: bạn đã bao giờ cảm thấy xấu xa hoặc tội lỗi vì uống rượu chưa?
Mở mắt: bạn đã bao giờ uống rượu đầu tiên vào buổi sáng để ổn định thần kinh hoặc loại bỏ cảm giác khó chịu do uống rượu nồng độ cao chưa?
Một câu hỏi rất đơn giản khác giúp bạn biết được liệu bạn có gặp vấn đề về rượu không là hãy tự hỏi chính bạn: “Tôi có thực sự CẦN uống rượu không?”
Câu hỏi này có vẻ rất đơn giản nhưng nếu câu trả lời thành thật của bạn là “có” thì rượu đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn ở mức độ bạn không thể làm việc đạt kết quả cao mà không có nó. Đây là dấu hiệu giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp để giải quyết vấn đề liên quan đến rượu.

Nhận biết các cá nhân gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu 
Việc quản lý những người gặp phải các vấnđề liên quan đến rượu gồm có 2 bước: đầu tiên là nhận biết và đánh giá người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu, thứ hai là điều trị cho họ. Những người dùng quá nhiều rượu sẽ khiến họ rơi vào nhiều tình huống và tình trạng khác nhau ở nhiều mức độ khác nhau và cần sự trợ giúp khác nhau.

Các thầy thuốc lâm sàng hành nghề trong các phòng cấp cứu hoặc tại các trung tâm y tế khác đều bị chìm ngập trong công việc và thường hạn chế họ trong việc điều trị các tình trạng sức khoẻ cấp tính mặc dầu những tình trạng này có mối liên hệ trực tiếp với việc uống rượu. Các vấn đề liên quan đến việc dùng rượu hiếm khi được nhận biết. Ngành tâm thần học nhận thức rõ hơn các vấn đề liên quan đến việc dùng rượu nhưng các nhà tâm thần học lại thường không điều trị cho các bệnh nhân gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu. Thường thì có các bộ phận điều trị gắn liền với ngành tâm thần học. Các bộ phận này cung cấp các dịch vụ tổng thể đối với các vấn đề liên quan đến rượu. Có nhiều tổ chức NGOs tích cực trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc rất khác nhau. Cảnh sát thường tuân theo luật pháp để giải quyết và nếu một người phá tan sự yên bình, họ sẽ không xét đến khả năng người đó đang gặp vấn đề về rượu hay không. Một tình huống cực đoan khác là cảnh sát có thể dùng vũ lực ép buộc một người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu mà cô hoặc anh ta đã mất khả năng kiểm soát.

Do vậy, một cá nhân gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu có thể không phàn nàn gì về vấn đề sử dụng rượu của anh ta nhưng lại phàn nàn về những hậu quả có liên quan đến việc dùng rượu. Trong những trường hợp như vậy, vấn đề sử dụng rượu sẽ bị bỏ qua nếu không được nghiên cứu cẩn thận.

Bước 1: Nghi ngờ
Mối nghi ngờ các vấn đề liên quan đến rượu có thể nẩy sinh khi có những bằng chứng về các vấn đề trong phạm vi công việc, hôn nhân, tài chính hoặc luật pháp. Báo cáo về việc uống quá nhiều rượu, ngay cả khi dưới dạng phê bình của chồng hoặc vợ bệnh nhân hoặc các thành viên khác trong gia đình có thể là dấu hiệu cho biết có vấn đề. Sự xuất hiện các đặc điểm cai nghiện nên được báo cho các thầy thuốc lâm sàng. Một số triệu chứng về mặt tâm lý và y học hoặc các tình trạng như bệnh gan, triệu chứng tiêu hoá chua, lo lắng, sa sút về trí nhớ, tìm cách tự tử, các tai nạn lặp đi lặp lại, và bạo lực là những dấu hiệu phổ biến đi cùng với chứng nghiện rượu. Mối nghi ngờ chưa rõ ràng đã phát sinh cần phải được khắc phục bằng những các phương pháp nhận biết.

Bước 2: Điều tra tình hình
Việc điều tra chứng nghiện và lạm dụng rượu có thể dựa trên các thiết bị sàng lọc(bảng câu hỏi) hoặc các cuộc kiểm tra phòng thí nghiệm.
Dùng các thiết bị sàng lọc để nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu
Các thiết bị sàng lọc được dùng trong các nghiên cứu dịch tễ học khi nhiều người được sàng lọc để xem có gặp phải vấn đề liên quan đến rượu không. Chúng cũng rất hữu ích trong các hoạt động y tế chẳng hạn như phẫu thuật cho bệnh nhân ngoại trú khi khó thu được lịch sử chi tiết về việc sử dụng thuốc ở mỗi bệnh nhân do thời gian hạn hẹp. Chẳng hạn như, trong khi dùng bảng câu hỏi CAGE được miêu tả trước đó, bác sĩ chỉ hỏi 4 câu hỏi rất đơn giản và dựa trên các câu trả lời có/không, thầy thuốc lâm sàng có thể kết luận liệu cá nhân đó có đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu. Việc sàng lọc bảng câu hỏi giống như CAGE được coi là đáng tin cậy và khả thi hơn là các bài kiểm tra phòng thí nghiệm, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và trong cộng đồng.
Nhiều thiết bị sàng lọc đã được triển khai để đánh giá các khía cạnh khác nhau của các vấn đề liên quan đến rượu. AUDIT là một bảng câu hỏi tự thực hiện do WHO triển khai. Các bảng câu hỏi khác phải được thực hiện bởi hoặc là bác sĩ hoặc là một người am hiểu lĩnh vực lạm dụng rượu. Những bảng câu hỏi này nhằm thu được những thông tin về rượu và các tác dụng của nó đối với cuộc sống của cá nhân theo cách thức khách quan.

Các thiết bị sàng lọc đối với sự rối loạn do dùng rượu:
• Máy đo sự nghiện rượu (ADS)
• Bài kiểm tra nhận biết các rối loạn do dùng rượu (AUDIT)
• Bài kiểm tra khung
• Máy đánh giá việc rút thuốc của viện y tế (CIWA-Ar)
• Bài kiểm tra chứng nghiện rượu Munich (MALT)
• Bài kiểm tra việc sàng lọc chứng nghiện rượu Michigan (MAST)
• MAST ngắn
• Máy đo việc uống rượu do ám ảnh hoặc do không kiểm soát được (OCDS)
• Sự sẵn sàng thay đổi bảng câu hỏi (RTCQ)
• Bài kiểm tra ngắn về sự sàng lọc chứng nghiện rượu Michigan (sMAST)
• T-ACE các câu hỏi TLFB: Alcohol Time Line Follow Back
• Các câu hỏi TWEAK
• Phụ lục về sự nghiêm trọng của rượu

Việc sử dụng các bài kiểm tra phòng thí nghiệm để nhận biết và đánh giá các vấn đề liên quan đến rượu

Vật đánh dấu sinh học về chứng nghiện rượu: Vật đánh dấu sinh học là các thông số về cơ thể mà khi được báo đều có liên quan đến các rối loạn cụ thể. Những vật đánh dấu này có thể là các vật đánh dấu tiêu biểu hoặc các vật đánh dấu tình trạng. Các vật đánh dấu tiêu biểu cho biết khả năng dễ bị tổn thương của một người bị rối loạn đặc biệt. Nhiều vật đánh dấu tiêu biểu cho các vấn đề liên quan đến rượu đã được nhận biết. Các vật đánh dấu tình trạng cho biết giai đoạn hoạt động của bệnh và được bao động chỉ khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Các vật đánh dấu tình trạng đều rất hữu ích để nhận biết bệnh nhân bị rối loạn do dùng rượu trong các nghiên cứu dịch tễ học cũng như trong việc khám và điều trị bệnh. Chúng cũng rất hữu ích trong việc kiểm soát sự kiêng khem vì nhiều vật đánh dấu tình trạng cho biết việc dùng rượu gần đây. Nhiều vật đánh dấu này rất hữu ích khi được dùng cùng với bảng câu hỏi sàng lọc và đánh giá lâm sàng.

Vật đánh dấu về chứng nghiện rượu
1. Asparate Aminotransferase (AST) và Alanine Aminotranferase (ALT)
Nếu chỉ số ALT tăng, sẽ cho biết gan bị hỏng vì bất kỳ nguyên nhân nào. Hữu ích khi được kết hợp với các bài kiểm tra khác
2. Gammaglutamyl Transferase (GGT)
Bài kiểm tra được dùng phổ biến nhất. Chỉ số GGT tăng cao cho thấy khả năng gan bị hư hại nặng do rượu hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác. Bài kiểm tra hữu ích kết hợp với các bài kiểm tra khác cũng là để giám sát các kết quả điều trị bệnh hoặc khuyến khích bệnh nhân không uống nhiều rượu nữa.
3. Thể tích Corpuscular trung bình(MCV)
Thường được dùng với GGT. Bài kiểm tra hữu ích kết hợp với các bài kiểm tra khác.
4. Erythrocyte Aldehyde Dehydrogenase (ADH)
Các mức độ được giảm đối với người sử dụng rượu quá nhiều trong thời gian dài.
5. Chuyển đổi carbohydrate không đầy đủ (CDT)
Các mức độ tăng ở người lạm dụng rượu trong thời gian dài. Có thể phân biệt việc uống uống rượu quá nhiều trong thời gian gần đây với việc kiêng khem và uống rượu ở mức độ nhẹ.

Bước 3: Tiêu thụ
Việc khẳng định lần cuối về sự nghiện rượu ở mỗi cá nhân mà được nhận biết thông qua bài kiểm tra sàng lọc sẽ phải được tiến hành thông qua ít nhất một cuộc phỏng vấn về khám và điều trị, tìm hiểu các chi tiết về việc dùng rượu và các tác dụng của nó lên các mặt khác nhau của đời sống. Phương pháp tiếp cận có tính thuyết phục và nhẹ nhàng đối với người phỏng phần là rất cần thiết, tránh đối đầu hay khiêu khích. Các tiêu chuẩn và đường lối chỉ đạo chẳng hạn như những tiêu chuẩn của ICD-10 hoặc DSM-IV nên được áp dụng để chuẩn đoán được khách quan. Có thể đào tạo những người hành nghề y nói chung và các nhân viên trợ lý có thể thực hiện cuộc phỏng vấn nhằm đánh giá bệnh nhân theo các tiêu chuẩn này để chuẩn đoán sự nghiện rượu và các vấn đề khác liên quan đến rượu.

Đánh giá một người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu
Ngay khi một cá nhân được khẳng định là đang lạm dụng, nghiện rượu hoặc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu, thì việc đánh giá chi tiết trường hợp đó cần phải được thực hiện trước khi lên kế hoạch điều trị. Việc đánh giá đó bao gồm:
• Các chi tiết về việc dùng rượu: bắt đầu, khoảng thời gian, việc tiêu thụ trung bình mỗi ngày, sự xuất hiện của triệu chứng rút thuốc nếu không được sử dụng, say rượu túy luý, lạm dụng các loại ma tuý khác, những thay đổi gần đây về việc uống rượu.
• Các lý do bắt đầu và tiếp tục uống rượu
• Sức khoẻ suy giảm do rượu: các dấu hiệu cho biết các hậu quả do dùng rượu
• Các vấn đề về hành vi kèm theo việc dùng rượu: đau buồn, các vấn đề về trí nhớ, đa nghi, các vấn đề giữa các cá nhân
• Các hậu quả về mặt luật pháp, xã hội và gia đình do dùng rượu: như được miêu tả trong mục trước và sự giúp đỡ về mặt xã hội hiện có.
• Các hậu quả về tài chính và nghề nghiệp: bao gồm các tình trạng tài chính hiện tại và các tình trạng nghề nghiệp hiện tại.
• Nỗ lực điều trị trước đó: lý do tìm kiếm sự giúp đỡ lần này, động lực để thay đổi

Các rào cản trong việc đánh giá
Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng có được những thông tin nhạy cảm cần thiết để đánh giá việc dùng rượu được chính xác và hoàn chỉnh. Một số rào cản cụ thể trong việc đánh giá bao gồm:
- Bệnh nhân phủ nhận vấn đề cũng như sự mâu thuẫn về nhu cầu cần sự giúp đỡ ở bên ngoài
- Cảm thấy có tội vì đã dùng rượu và các hành vi liên quan đến việc dùng rượu đã dẫn đến việc giấu kín thông tin
- Cảm thấy xấu hổ vì bị “yếu” hoặc “thất bại” dẫn đến động cơ thúc đẩy không đủ mạnh
- Sự kỳ thị của bệnh nhân và gia đình đã gây cản trở cho quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ tích cực
- Các vấn đề khó xử về vai trò của thầy thuốc và các phản ứng có thể gây cản trở cho bệnh nhân tìm kiếm sự trợ giúp
- Sự tiếp thu các hậu quả về mặt luật pháp và các hậu quả khắc nghiệt khác có thể ngăn cản một người tiếp cận với các trung tâm điều trị.
Thậm chí các đặc điểm cá nhân của một bác sĩ lâm sàng cũng có thể là một cản trở trong việc đánh giá các bệnh nhân tiềm năng. Một số vấn đề quan trọng là:
- Kiến thức khoa học về các vấn đề liên quan đến rượu, mặc dầu đang mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế
- Thái độ đánh giá đối với những người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu ảnh hưởng đến việc cung cấp việc điều trị hiệu quả
- Ý kiến sai lệch về phép điều trị không có thực về các vấn đề liên quan đến rượu dẫn đến các nỗ lực thiếu nhiệt tâm và không hăng hái về phía đội ngũ điều trị
- Lo sợ mất khả năng kiểm soát các vấn đề liên quan đến rượu thậm chí ở giai đoạn đánh giá sớm nhất

Các phương pháp khắc phục đối với các rào cản trong việc đánh giá
Các rào cản trong việc đánh giá có thể được khắc phục hiệu quả nhờ và các biện pháp tiếp cận việc đánh giá những người gặp phải các vấn đề liên quan đến rượu, chẳng hạn như
• Đảm bảo tính riêng tư và bí mật
• Duy trì tính khách quan
• Bày tỏ mối quan tâm và sự sôi nổi
• Bày tỏ sự đồng cảm và thái độ lạc quan
• Sẵn sàng lắng nghe và hiểu trước khi đưa ra kết luận
• Tránh các thông điệp mơ hồ
• Rõ ràng và kiên định đối với vai trò, khả năng và giới hạn của chính mình
• Phát triển khả năng tự xem xét thông qua người trợ giúp (thầy thuốc, nhân viên y tế và bất kỳ người nào khác)