ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU –
CHỐNG TÁI NGHIỆN
Trong phần bài 1 chúng ta đã nhận thức rõ nguyên nhân, tác hại, các triệu chứng, các nguyên tắc điều trị cũng như phân loại các loại bệnh lý do rượu gây nên. Để điều trị nghiện rượu thành công phải trải qua một quá trình không kém khó khăn và phức tạp, đòi hỏi ý chí và sự kiên trì của bệnh nhân và gia đình.
Quy trình điều trị nghiện rượu bao gồm các bước sau:
A - Điều trị hội chứng cai
B - Chống tái nghiện
+ Liệu pháp dùng thuốc
+ Các liệu pháp không dùng thuốc
C - Điều trị các bệnh do nghiện rượu gây nên
D - Điều trị các bệnh tâm thần do nghiện rượu
A-ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI
I/ CÁCH TÍNH NỒNG ĐỘ RƯỢU TRONG MÁU:
1. Trọng lượng rượu nguyên chất (g) trong cơ thể được tính như sau:
2/ Nồng độ rượu tối đa trong máu được tính theo công thức Widmark:
3/ Nồng độ rượu trong máu được tính bằng gam/100cc máu. Ngoài xét nghiệm máu có thể đo nồng độ cồn qua hơi thở.
4/ Đơn vị rượu tiêu chuẩn:
Đơn vị rượu tiêu chuẩn là đơn vị xác định lượng uống và mức an toàn trong việc sử dụng rượu, bia.
Đơn vị chuẩn có hàm lượng rượu khoảng 10g cồn nguyên chất tương đương với 1 lon bia (5o) hoặc 1 ly rượu vang 150cc (11o) hoặc 45cc rượu nặng (40o). Mỗi người không nên uống quá 2 đơn vị rượu mỗi ngày.
Đối với người tham gia giao thông, tài xế lái xe ô tô tuyệt đối không được uống rượu bia. Người lái xe gắn máy không được uống quá 1 đơn vị chuẩn.
II/ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU
1/ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN
* THAY ĐỔI CÁC PHẢN ỨNG CẢM XÚC: Rối loạn khí sắc, khoái cảm chiếm ưu thế, khoan khoái dễ chịu, nói năng luyên thuyên,khoác lác, hay đùa cợt, xàm sỡ, cáu gắt, công kích dọa nạt, chửi bới tấn công người khác.
* TRẠNG THÁI KHÍ SẮC: Trong một số ngày có thể thay đổi từ vui nhộn, khoan khoái với những câu bông đùa vô duyên, quá xàm sỡ chuyển sang quấy rầy, nổi khùng, cau có, gây gổ, độc ác hoặccó thể chuyển sang buồn rầu, đầy những sợ hãi, lo lắng, mơ hồ, về đêm thường thấy những mộng mị rời rạc, ngắn ngủi hoặc nhữngcơn rối loạn ảo giác lẻ tẻ, thường là ảo thị (nhìn thấy rắn rết, sâu bọ, hổ báo đang rượt đuổi theo bệnh nhân) khiến bệnh nhân có biểu hiệncảm xúc hốt hoảng sợ hãi, la hét.
* TRÍ TUỆ, TRÍ NHỚ, KHẢ NĂNG SÁNG TẠO, SÁNG KIẾN đều giảm, tư duy trở nên thủ cựu, người bệnh đi dần vào tình trạng xa sút tâm thần.
* BIẾN ĐỔI NHÂN CÁCH
1.1 VỚI GIA ĐÌNH:
Người bệnh ngày càng trở nên ích kỷ, mất đi những thích thú cũ,lãnh đạm hoàn toàn với người thân. Giảm sút tình cảm đạo đức,không quan tâm đến gia đình, tiêu sài tất cả tiền lương vào rượu, suốt ngày chăm lo đến việc làm thế nào để có rượu uống. Người nghiện không cảm thấy xấu hổ vì đã ăn bám gia đình, vợ con, hơn nữa người bệnh cũng ân hận ân hận khi lấy cắp tiền của người thânđể uống rượu, thậm chí còn bán cả những vật dụng cần thiết của mình cũng như của vợ con. Cuộc sống tạm bợ, bê tha, hoàn toàn không nghĩ đến ngày mai. Người bệnh hay nói dối, cuộc sống buông thả, dễ mắc nợ, hứa hão, bịa ra đủ mọi thứ để vòi tiền.
Nợ nần thường không trả để cho người thân phải trả. Những cá tính tinh tế mất đi, do giảm khả năng nắm bắt thực tại và ứng xử các tình huống xảy ra, thiếu lịch sự và hành động quá khích.
Khả năng phê phán giảm rõ: đặc biệt đối với địa vị của mình và quan hệ của gia đình mình.
Phủ nhận mình đã dùng rượu quá mức. Đôi khi người bệnh hứa bỏ rượu một cách dễ dàng, cam đoan rằng điều đó đối với họ chẳng khó khăn gì, song thực tế không ý chỉ để từ chối các cuộc hẹn hò từ các bạn rượu, chiều đến người nghiện đứng ngồi không yên, đi tới đi lui chờ mong tín hiệu của bạn rượu để được đến điểm hẹn uống rượu. Người bệnh chẳng những không từ chối mà còn vui sướng nhận những lời mời rượu của bạn rượu.
Những biến đổi như trên ngày càng làm suy giảm những tập tính tốt.
Trong nghiện rượu mãn tính, thời kỳ đầu người bệnh chỉ dùng rượu từng lúc, về sau thường cảm thấy cồn cào vào buổi sáng và cả buổi chiều. Lúc đầu chỉ uống vào những ngày nghỉ, ngày lễ khoảng 1 - 2 lần trong tuần hoặc gặp thì uống. Khi say người bệnh còn giữ được những nét khoái cảm, vui vẻ nhưng càng uống, càng về sau đó xuất hiện tình trạng say liên miên.
Trong cơn say cảm xúc giận dữ, dễ bị kích thích, người bệnh khi uống rượu vào trở nên bực dọc hay gây sự, vin cớ cãi cọ, cục cằn, thường tấn công đập phá đồ đạc, đánh đập người thân (có người trong tình trạng này đã cầm dao chém vợ, đánh con gây thương tích nặng nề). Đe dọa tính mạng của người thân khiến cho cả gia đình luôn trong tình trạng hoảng loạn.
Giai đoạn muộn của nghiện rượu khả năng dung nạp rượu bắt đầu giảm xuống. Trong vài ngày liền đang uống hàng ly rượu lớn, người bệnh sau đó phải giảm liều hoặc ngưng uống rượu hẳn vì các rối loạn toàn thân nặng (tức ngực, tim đập nhanh, khó chịu, nôn, ỉa chảy…). Cứ như vậy lúc tăng, lúc giảm, lúc buộc phải ngưng rồi lại uống … cuối cùng người bệnh ngày càng suy nhược phải nằm tại giường.
1.2 VỚI CÔNG VIỆC:
Người bệnh nghỉ việc thường xuyên, năng xuất công việc giảm sút làm cho bệnh nhân sớm bị buộc thôi việc. Công việc thường bị gián đoạn, tiền lương kiếm được ngày càng giảm sút. Mặc dù bệnh nhân rất muốn kiếm được nhiều tiền để uống rượu.
1.3 VỚI XÃ HỘI:
Địa vị xã hội của người bệnh dần dần bị hạ thấp, mối quan hệ xã hội bị thu hẹp dần, người bệnh mất dần những bạn bè thân thích, đặc biệt những người bạn thân muốn gần gũi khuyên can bệnh nhân từ bỏ rượu, chỉ còn những bạn rượu chia sẻ thú vui uống rượu nhất thời. Phẩm chất thoái hóa dần, thường vi phạm pháp luật.
2/ LOẠN THẦN DO RƯỢU
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Rượu gây ra nhiều tác hại về mặt cơ thể và tâm thần. Theo thốngkê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) loạn thần do rượu chiếm khoảng 10% các trường hợp loạn thần mãm tính.
Thuật ngữ loạn thần do rượu được xác định bởi loạn thần xuất hiệnvà phát triển do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu trên não.Loạn thần phát triển chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu ngày gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.Loạn thần xuất hiện không những khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi nồng độ rượu trong máu không có hoặc rất thấp(Wictor M., 1953).
Về lâm sàng, loạn thần do rượu có thể chia ra:
+ Sảng rượu
+ Ảo giác do rượu
+ Hoang tưởng do rượu
+ Hội chứng Korsakov do rượu
+ Bệnh não do rượu..v.v (Sumski N.G., 1963).
Ảo giác do rượu là hình thái lâm sàng thường gặp sau sảng rượu, chiếm tỉ lệ 5,6 – 22,5% các loạn thần có liên quan đến rượu mãn tính. (Marozov .G.V.,1974). Tuổi bị bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 - 40 tuổi (Achte K., 1969). Ảo giác thường xuất hiện sau 10 năm sau khi uống rượu (Katra.A.K.,1973).
Hoang tưởng do rượu thường gặp sau sảng rượu và ảo giác do rượu chiếm 1% loạn thần do rượu (Achte K., 1969). Hay gặp nhất là hoang tưởng ghen tuông).
Trong loạn thần do rượu: hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế, chẩn đoán đúng và điều trị tích cực là hết sức cần thiết trong lâm sàng và tâm thần học.
2.2 HOANG TƯỞNG VÀ ẢO GIÁC DO RƯỢU:
Hoang tưởng do rượu và ảo giác do rượu được biết đến từ lâunhưng không được chú ý nhiều như sảng rượu và các bệnh não do rượu.
+ Nhiều tác giả coi hoang tưởng và ảo giác là những thể riêng biệt trong loạn thần do rượu. Marozov lại cho rằng hoang tưởng chỉ là một hình thái trong ảo giác do rượu. Một số tác giả nhấn mạnh các hoang tưởng paranoia mà quên đi các hoang tưởng paranoid do rượu.
+ Các tác giả Anh – Pháp quan niệm hoang tưởng, ảo giác là những biến chứng của nghiện rượu mãn tính nên chỉ chú ýnghiên cứu về nghiện rượu mà ít quan tâm tới hoang tưởng, ảo giác do rượu.
+ Một số tác giả Đức (Meyer E., 1904) lại coi hoang tưởng, ảo giác do rượu là những thể tâm thầm phân liệt tiềm tàng có khởi phát muộn, về sau có một số ý kiến phản đối quan niệm này.
+ Một số tác giả nghiên cứu nhằm xác định sự khác nhau giữahoang tưởng, ảo giác do rượu và tâm thần phân liệt.
+ Một số tác giả Nga (Sumski N.G) xếp hoang tưởng, ảo giác vào2 trong số 4 thể cổ điển của loạn thần do rượu và đã chia hoang tưởng, ảo giác do rượu thành những thể theo lâm sàng và tiến triển.
+ Gần đây theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD.10) hoang tưởng, ảo giác do rượu là hậu quả của nhiễm độc rượu lâu dài, là biến chứng của nghiện rượu mãn tính.
Theo cách phân loại cổ điển thì ảo giác do rượu được chia ra ảo giác cấp, ảo giác kéo dài và ảo giác mãn tính.
Ảo giác cấp là ảo giác tồn tại vài ngày đến một tháng.
Ảo giác kéo dài là những ảo giác kéo dài từ 1 tháng đến 6 tháng.
Ảo giác mãn tính là những ảo giác tồn tại trên 6 tháng.
2.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG:
a/ Các yếu tố tác động:
Đa số các tác giả đều thừa nhận loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế thường gặp ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi (chiếm 61,3% số bệnh nhân).
Tỉ lệ nam, nữ có khác biệt (4:1). Theo nghiên cứu Marozov G.Vhoang tưởng do rượu chủ yếu gặp ở nam giới, còn ảo giác do rượu gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ở nước ta hoang tưởng, ảo giác do rượu rất ít gặp ở nữ.
Loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế thường gặp ở những người nghiện rượu mãn tính sau 10 năm(chiếm 61,5% trường hợp), thường gặp ở những người có học vấn thấp và nghề nghiệp không ổn định, thường ở trong hoàn cảnh gia đình có người thân nghiện rượu.
b/ Biểu hiện lâm sàng:
ẢO GIÁC: có thể có nhiều ảo giác trên một bệnh nhân, có thể ảo thanh, ảo thị, ảo giác, xúc giác, khứu giác …v.v
* ẢO THANH: hay gặp nhất ở những bệnh nhân, ảo thanh phần lớn được phát triển trên nên tảng những rối loạn khác kèm theo, đôi khi ảo thanh xuất hiện vào ngày cuối cùng của cơn uống rượu. Ảo thanh thường xuất hiện vào lúc chiều tối hoặc lúc thiêm thiếp ngủ. Có thể là ảo thanh thô sơ hay ảo thanh lời nói.
Giọng nói chuyện với bệnh nhân hay nói chuyện với nhau.Cường độ ảo thanh có thể là tiếng kêu hay tiếng thì thầm, giọng nói biến đổi nhưng thường có những chủ đề liên quan đến nhau. Ảo thanh tăng lên về chiều tối, thoái triển đột ngọt sau một giấc ngủ sâu hay giảm dần về cường độ và tần số. Khi ảo thanh hết hẳn thì bệnh nhân phê phán được trạng thái loạn thần đã qua.
* ẢO THỊ: cũng thường gặp sau ảo thanh, nội dung ảo thị cũng thường phù hợp với nội dung ảo thanh và hoang tưởng. Khi ảo giác có kèm sảng thì bệnh nhân cảm thấy những côn trùng, động vật có kích thước thu nhỏ. Khi ảo giác kèm theo ý thức u ám bệnh nhân thấy những cảnh giống mộng nhưng chủ đề thường không hoàn chỉnh và mất tính thứ tự.
* ẢO XÚC ít gặp hơn ảo thanh và ảo thị, thường xuất hiện cùng với ảo thị, bệnh nhân thấy những côn trùng bò trên da thịt, chuột gặm nhấm chân tay mình gây cảm giác khó chịu. Đôi khi là cảm giác những vật lạ trong miệng và trong họng.
* ẢO KHỨU và ảo vị chỉ gặp ở 9% bệnh nhân loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế.
HOANG TƯỞNG: Paranoid do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng ghen tuông, được phát triển dần trên một nhân cách đã thoái hóa do rượu. Thoạt đầu những ý tưởng ghen tuông chỉ có trong khi say. Dần dần mới trở nên bền vững và xuất hiện cả những khi bệnh nhân không uống rượu. Từ chỗ nghi ngờ đi đến khẳng định vợ mình không chung thủy. Bệnh nhân rình mò, tra khảo bắt vợ phải nhận lỗi. Bệnh nhân xác định người yêu của vợ mình thường là người quen biết.
Sự phức tạp của loạn thần có thể diễn ra theo haichủ đề chính:
* Hoang tưởng ghen tuông là chủ đề duy nhất không thay đổi.
* Hoang tưởng bị thiệt hại vật chất (Như vợ lấy tiền cho người yêu, đầu độc bệnh nhân để có thể tự do với người yêu). Một số tác giả nhận thấy hoang tưởng ghen tuông thường xuất hiện sau loạn thần do rượu cấp tính ở tuổi trung niên. Một số thống kê nhận thấy hoang tưởng ghen tuông gặp ở 40% bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế.
Paranoid do rượu được nhắc đến nhiều là hoang tưởng bị theo dõi,hoang tưởng bị hại và các hoang tưởng cảm thị có tính hình tượng cao.
* Hoang tưởng bị theo dõi chi phối mãnh liệt hành vi, cảm xúc của bệnh nhân. Thường có ảo tưởng lời nói, ảo tưởng cảm xúcvà ảo thanh với những nội dung đe dọa. Hành vi có tính xung động nguy hiểm cho bản thân và xung quanh. Bệnh nhân bỏ chạy, phòng thủ, có khi tự sát. Trong những trường hợp kéo dài thì hành vi ít nguy hiểm hơn.
* Hoang tưởng bị hại có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông trong paranoid cấp do rượu. Theo thống kê của một số tác giả hoang tưởng bị hại chiếm 71% bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế.Hoang tưởng bị hại có tỉ lệ cao nhưng không đặc hiệu cho loạn thần do rượu.
Ngoài ra bệnh nhân loạn thần do rượu còn thấy một số biểu hiện khácnhư hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng nghi bệnh..v.v nhưng với tỉ lệ thấp.
Hoang tưởng và ảo giác đôi khi cùng phối hợp với nhau trong một bệnh cảnh lâm sàng của loạn thần do rượu. Theo thống kê cuẩ Soayle M. 1990 chỉ có 13% bệnh nhân loạn thần do rượu có ảo giác đơn thuần.
CẢM XÚC VÀ HÀNH VI: Hoang tưởng và ảo giác do rượu thườngchi phối mạnh mẽ hành vi, cảm xúc của bệnh nhân loạn thần do rượu ở những cơn cấp tính. Bênh nhân lo âu, sợ hãi và căng thẳng cao độ, đôi lúc khoái cảm. Hành vi thường né tránh, chạy trốn, hoặc phản ứng tấn công người xung quanh.
Trong những trường hợp kéo dài mãm tính bệnh nhân thường bị ức chế, đôi khi trở nên cau có, giận dữ. Hành vi có khi thẫn thờ hoặcsững sờ, cảm giác không lối thoát nhưng cũng có khi trở nên độc ác, thô bạo với người thân.
CÁC BỆNH CƠ THỂ PHỐI HỢP: Bên cạnh các triệu chứng loạn thần còn thấy các bệnh cơ thể phối hợp như viêm loét dạ dày, xơ gan, rối loạn huyết áp, và thần kinh thực vật. Ngoài ra có nhiều bệnh nhân biểu hiện trạng thái suy kiệt do nhiễm độc rượu lâu ngày.
III/HỘI CHỨNG CAI RƯỢU: XẢY RA KHI NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ĐỘT NGỘT NGỪNG UỐNG RƯỢU
1/ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU:
1.1. HỘI CHỨNG CAI THÔNG THƯỜNG:
Khi bệnh nhân đột ngột ngừng uống rượu sau một thời gian ngắn, có thể không quá một đêm hội chứng cai có thể xuất hiện:
- Người bệnh có khí sắc trầm, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu,đứng ngồi không yên.
- Lo âu sợ hãi một cách mơ hồ, các ý tưởng thiếu hệ thống.
- Giấc ngủ nông, dễ giật mình, dễ thức giấc, hoặc ác mộng, hãi hùng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.
- Run cơ, chuột rút.
- Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy.
- Vã mồ hôi, nhịp tim nhanh.
- Lo âu lan tỏa, tăng cảm xúc, tăng tính kích thích, rối loạn trí nhớ.
Nếu không điều trị hội chứng cai rượu kéo dài từ vài giờ đến 1 tháng tùy mức độ nghiện rượu nặng hay nhẹ.
- Trong hội chứng cai rượu nặng người bệnh có thể có cơn co giật động kinh cũng như các ảo giác về thị giác và thính giác, đặc biệt về chiều và đêm.
- Đặc trưng cho hội chứng cai rượu là những biểu hiện trên giảm đi hoặc biến mất khi uống lại rượu.
- Hội chứng cai biểu hiện ngày càng tăng dần làm người nghiện cứ sau vài giờ lại phải uống một liều rượu nhỏ để làm giảm đi các triệu chứng trên.
Trong trường hợp bị hội chứng cai nặng, người nghiện có thể:
- Có một cơn hoặc nhiều cơn co giật liên tiếp trong vài giờ.
Nếu không điều trị có thể chuyển sang giai đoạn động kinh liên tục.
- Ảo thanh lời nói (tố cáo, đe dọa, quấy rối), thường kết hợp với ảo tưởng hoặc có khi với ảo thị.
- Điều trị bằng thuốc chống loạn thần và giải lo âu.
1.2 HỘI CHỨNG CAI CÓ SẢNG:
Sảng rượu là một trong những hình thái lâm sàng của loạn thần do rượu.
* GIAI ĐOẠN KHỞI PHÁT:
Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Giai đoạn này có thể kéo dài vài ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Theo Ades J., 1990 thời gian khởi phát 24 - 48 giờ, còn Watson A.S., 1995 cho rằng giai đoạn này chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, cơn hoảng sợ, kích động, rối loạn thần kinh thực vật, run rẩy, chếnh choáng, thay đổi cảm xúc biểu hiện bằng lo lắng haytrầm cảm. Sau đó bệnh tiến triển nặng dần và thường nặng về ban đêm với những ảo tưởng thị giác, hồi ức, ảo thị sinh động. Bệnh nhân vẫn còn khả năng phê phán, rối loạn định hướng thoáng qua hoặc định hướng không đầy đủ về không gian, thời gian. Nét mặt và hoạt động mất linh hoạt, chú ý không tập trung. Trong giai đoạn này có thể có cơn co giật, thống kê của Tratrue C., 1983 trong giai đoạn khởi phát 10 - 15% có cơn co giật.
Khi nghiên cứu bệnh nhân sảng rượu ở Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai triệu chứng hay gặp ở thời kỳ khởi phát là rối loạn giấc ngủ (100%), mệt mỏi, chán ăn(75%), khó tập trung chú ý(75%), run rẩy (64%), chếnh choáng (64%), sợ hãi (50%).
*GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT:
Tam chứng cổ điển bao gồm:
+ Ý thức mù mờ và lú lẫn
+ Ảo tưởng và ảo giác sinh động ở bất kỳ giác quan nào.
+ Triệu chứng run nặng.
Ngoài ra cũng thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ hoặcrối loạn thức ngủ.
Hiện tượng mê sảng nặng, người bệnh có rối loạn khả năng định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh đôi lúc bị lệch lạc, còn giữ được định hướng bản thân. Người bệnh nhận thức xung quanh như là ảo ảnh, hoàn toàn mất khả năng phê phán. Mức độ ý thức mù mờ, dao động thường tăng về chiều tối.Khi có sự lôi cuốn chú ý lâu, ý thức tỉnh ra đôi chút, người bệnh bắt đầu trả lời đúng các câu hỏi nhưng trạng thái này có thể đột nhiên bị hàng loạt các ảo thị ngắt đoạn.
Có nhiều loại ảo giác như ảo thị, ảo thanh, ảo thính, ảo giác, xúc giác. Các ảo giác chiếm vị trí chủ yếu và thường xuất hiện vào buổi tối có nội dung làm người bệnh ghê sợ, hoảng hốt. Các ảo thị thường có kích thước bị thu nhỏ, trông thấy những hình người, hình sinh vật nhỏ bé lại. Đôi khi người bệnh thấy các loại côn trùng đang bò trên cơ thể, cảm thấy đau do vết cắn của động vật. Đôi khi người ta gặp sảng nghề nghiệp; người bệnh thấy mìnhđang trong hoàn cảnh nghề nghiệp thông thường, đang tiến hành những hoạt động trong thao tác công việc của mình.
Do rối loạn ý thức nặng nề, người bệnh tiếp thu những điều do ảo giác tạo nên như những điều xảy ra trong thực tế. Hành vi và tính chăm chú nhìn vào một chỗ nào đó, khi thì có tư thế bảo vệ, khi lẩn trốn, khi đi tìm, nét mặt có khi sợ hãi, khi ngạc nhiên, đăm chiêu. Bệnh nhân trở nên nói nhiều, tỏ ra sôi nổi, bận rộn, không ngủ được, các rối loạn tâm thần nặng lên về ban đêm và có thể có trạng thái kích động dữ dội. Một trong những nét đặc trưng là sự kết hợp cảm xúc căng thẳng, lo âu, sợ hãi với sự hài hước, người bệnh cố đùa cợt với cái nguy hiểm chết người đang đe dọa họ.
Hoang tưởng trong sảng rượu cấp thường xảy ra, liên quan đến tính chất và sự biến đổi của ảo giác.
Song song với các loại rối loạn tâm thần trong sảng rượu cấp có các rối loạn toàn thân khá rõ. Run chân tay, run lưỡi và toàn thân là triệu chứng thường gặp. (do có tên gọi là sảng run: delirium trements). Đó là một sự run rẩy ở cuối chi, nhanh và lan truyền mà người ta cảm thấy nhiều hơn trông thấy. Sự run rẩy cũng có trênkhuôn mặt và tăng lên khi hoạt động. Run lưỡi làm cho bệnh nhân khó nói. Các động tác và dáng đi hơi kém phối hợp. Người bệnhđổ mồ hôi đầm đìa, sốt nhẹ, song trong trường hợp nặng hơn,nhiệt độ có thể cao, mạch nhanh, huyết áp cao, tim hơi giãn. Trong nước tiểu thường có Urobilin và Albumin, trong máu tỉ lệ Bilirubin, tốc độ lắng máu tăng. Trong trường hợp nặng, tâm trạng người bệnh tiến triển xấu dần, có thể tử vong do thiểu năng tim mạch hoặc mắc thêm bệnh viêm phổi. Trong trường hợp tiên lượng khả quan, bệnh kéo dài không quá 3 - 8 ngày. Cơn chấm dứt đột ngột sau một giấc ngủ sâu hoặc trong vài ngày, các biểu hiệnbệnh nhẹ dần, trước tiên vào buổi sáng và ban ngày. Khả năng phê phán đôi khi không khôi phục được ngay. Trong trường hợp hạn hữu, sảng rượu cấp chuyển thành loạn thần Cocxacốp hoặc trạng thái ảo giác do rượu.
2/ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CAI RƯỢU
+ Thời gian điều trị từ 7-10 ngày
+ Bệnh nhân hoàn toàn không được uống rượu.
+ Sử dụng vitamine nhóm B liều cao
Vit B1: 1g/24 giờ (tiêm bắp), Vit B6 0.5g/24 giờ
Vit B12 – Vit PP thời gian điều trị khoảng 1 tuần, sau đó uống vitamin B hỗn hợp.
+ Benzodiazepine (sesduxen, Valium) 5mg x 2 viên/lần x 2-4 lần/ngày. Giảm liều dần trong 1 tuần.
+ Nếu bệnh nhân bị kích động, ảo giác, hoang tưởng; uống thêm haloperidol: 2mg x 3-4 lần/ngày hoặc risperidone (Lesvidon) 2-4mg)/ngày hoặc olanzapine (epineza) 10mg – 20mg trong 2-3 ngày.
+ Bù nước và điện giải khoảng 3-4 lít/ngày.
B. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN
Cai nghiện rượu cần được thực hiện tại trung tâm cai nghiện nội trú hoặc tại bệnh viện.
Người nghiện rượu cần xác lập một kế hoạch điều trị theo từng đối tượng bao gồm điều trị bằng thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc nhằm giúp người nghiện chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách và không còn thèm nhớ rượu.
I/ LIỆU PHÁP DÙNG THUỐC:
Liệu pháp dùng thuốc để người nghiện rượu sợ, không còn muốn tái sử dụng rượu. hiện nay có 3 loại thuốc chủ lực cai rượu là:
+ Disulfiram
+ Naltrexone
+ Acamprosate
-> THUỐC CAI RƯỢU DISULFIRAM:
Tên thương mại của Disulfiram là Disulfiram – Antabus – Espénol dưới dạng viên nén.
Liều lượng: viên 250mg x 1 viên/ngày
Tác dụng của Disulfiram
Disulfiram ngăn chặn rượu chuyển hóa chất trung gian Acestaldihyt thành nước và khí CO2, do bị ngăn chặn chất trung gian làm người nghiện khó chịu khi uống rượu thậm chí dù một lượng rất nhỏ. Tác dụng bao gồm: buồn nôn, ói mửa, đỏ bừng mặt, nhức đầu, đau ngực, mắt mờ, ra mồ hôi, khó thở, lo lắng, rối loạn tâm thần. Các triệu chứng trên xuất hiện khapngr 10 phút sau khi uống rượu và kéo dài hơn 1 giờ khiến người nghiện sợ rượu không dám uống nữa.
Các vấn đề cần lưu ý:
1- Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 1-2 năm
2- Không được uống bất kì thức uống nào có cồn 48 giờ trước khi uống liều thuốc Disulfiram đầu tiên.
3- Chỉ được uống chất có cồn sau khi ngừng uống Disulfiram vài tuần.
4- Disulfiram làm một số bệnh nhân buồn ngủ, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi bệnh nhân có cảm giác trên.
5- Tuyệt đối không ăn uống các loại thức ăn có chứa cồn.
6- Luôn mang theo trong bóp (ví) 1 thẻ có ghi bệnh nhân đang điều trị Disulfiram và luôn luôn phải liên lạc với bác sĩ điều trị khi xảy ra vụ việc bất thường.
Phản ứng phụ:
Ít gặp, bao gồm: dị ứng, mụn trứng cá, buồn ngủ, mỏi mệt, đau đầu, bất lực. Một số người cai nghiện rượu có cảm giác có mùi kim loại hay mùi tỏi trong miệng. Cảm giác này sẽ mất sau một thời gian.
Trong thời gian qua, ở TP.HCM đã xảy ra tình trạng một số dùng Disulfiram để cai rượu, thậm chí có một số bà vợ lén cho ông chồng nghiện rượu của mình uống thuốc để mà chừa rượu. Kết quả không như y muốn, mà có khi người dùng, nhất là ông chồng không biết đã dùng thuốc, cứ uống rượu nhiều vào, bị ngộ độc rất nặng, phải đi cấp cứu. Do đó, thuốc điều trị phải được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Disulfiram tuy giá rẻ, dễ dùng nhưng chỉ áp dụng được với bệnh nhân chịu hợp tác điều trị hoặc gia đình có thể kiểm soát bệnh nhân uống thuốc.
-> THUỐC CAI RƯỢU NALTREXONE:
Naltrexone lúc ban đầu được sử dụng để cai ma tuý nhóm thuốc phiện (Á phiện - Mocphin – Heroin), nhưng qua các nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy khi uống rượu, rượu sẽ được chuyển hoá trong cơ thể, gắn kết với một loại protein trong máu và tác dụng vào các thụ thể µ, β… như tác dụng của nhóm OMH gây khoái cảm. Tương tự cơ chế khi ta sử dụng nhóm OMH, các khoái cảm do uống rượu làm người nghiện thích thú và tiếp tục uống rượu. Khi người bệnh điều trị Naltrexone thuốc sẽ ức chế, bịt lỗ khoá tất cả các thực thể nêu trên nên không còn tạo ra khoái cảm, người nghiện mất dần cảm giác hứng thú khi uống rượu do đó sẽ giảm dần lượng uống tiến đến bỏ rượu. Thời gian điều trị trung bình từ 1 đến 2 năm.
ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG NALTREXONE LÀ:
1. Hiệu quả chán uống rượu xuất hiện từ từ do đó bệnh nhân dễ thích nghi với việc giảm liều lượng rượu.
2. Thuốc không gây các tác dụng phụ khó chịu như khi sử dụng Disulfirame. Vì thế có thể dung cho các bệnh nhân không hợp tác điều trị.
DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ:
- THÁNG THỨ NHẤT: Bệnh nhân mất rõ rệt cảm giác thèm rượu. Lượng rượu uống còn khoảng 50%.
- THÁNG THỨ HAI: Bệnh nhân chỉ còn rất ít cảm giác thèm rượu. Lượng rượu uống giảm 70%.
- THÁNG THỨ BA: Bệnh nhân không còn quan tâm đến rượu, có thể ngưng uống rượu hoàn toàn.
- Tuy nhiên để bệnh nhân bỏ hẳn rượu, phục hồi hệ thống não bộ, điều chỉnh nhận thức hành vi nhân cách và giải quyết các vấn đề nội tại, thời gian điều trị phải từ 1 đến 2 năm, kết hợp giữa điều trị dùng thuốc với các biện pháp điều trị không dùng thuốc.
-> THUỐC CAI RƯỢU BẰNG ACAMPROSATE:
Acamprosate dẫn xuất từ muối Ca: Campral – tên biệt dược: Aotal, Zulex. Đây là loại thuốc mới dùng để cai rượu.
Thuốc có tác dụng ức chế vận chuyển GABA và đối kháng Glutamate Receptor – cơ chế tác dụng hiện nay chưa được giải thích rõ ràng, nhưng thuốc có tác dụng làm giảm sự thèm muốn uống rượu. Khác với Disulfiram, Acamprosate không bị tác dụng phụ khi đang uống thuốc mà vẫn sử dụng rượu. thuốc không bị chuyển hoá ở gan, do đó không cần giảm liều ở người bị suy gan.
Acamprosate có cấu trúc tương tự GABA và được cho là ức chế hệ Glutamatergic. Điều này là Acamprosate làm giảm sự hoạt động Glutamatergic thường thấy ở bệnh nhân nghiện rượu. Acamprosate viên nén 333mg Liều dùng từ 1v x2-3l/ngày.