NHỮNG PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ KHÔNG DÙNG THUỐC
BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc TT ĐD & CNMT Thanh Đa
Th.S Nguyễn Phan Minh và các cộng sự
Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy. Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khác. Một phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ. Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực chuyên môn của người khác. Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện. Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện. Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên. Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạch, lành mạnh, có kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thần, sức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn. Cai nghiện được gọi là thành công không chỉnhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức. Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là: 1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy. 2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách. 3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy. 4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy. Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI
Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau: 1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ: “Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật ….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”. 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện. Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công là người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:+ Tư vấn
+ Liệu pháp Tâm lý
+ Quản lý ca
+ Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)
Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp. Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục Nghiên cứu Khoa học - Bài 4:“Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản lý ca trong cai nghiện – phục hồi” và tại mục: “Các phương pháp điều trị nghiện ma túy” Phần 2 Bài 3: “Giai đoạn điều trị nội trú tập trung” tại trang web này của Trung tâm. 3. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG: Là yếu tố tiên quyết nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy. Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bức, đối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện. Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăng, bạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh. 4. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI: Để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm, trang bị bản lĩnh, và kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và cácyếu tố bảo vệ để biết cách vươn lên, xa lánh môi trường xấu, phát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân. Thời gian cai nghiện lý tưởngtừ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trú và ngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine …) – tuy nhiên, dù biện pháp gì chăng nữa thì công tácgiáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết cácchấn thương tâm lý làkhông thể thiếu được. Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được. Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túy. Nếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bịbản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân để vươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành công, người nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời. II. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN - GIẢI ĐỘC - NÂNG CAO SỨC KHỎE: + Tiến hành ghi chép bệnh án theo lời khai bệnh nhân - Bác sĩ khám bệnh và cho Y lệnh điều trị - chú ý phát hiện các bệnh tâm thần - bệnh cơ hội. + Xác định các loại ma tuý và liều lượng ma túy mà đối tượng đã sử dụng để định hướng cắt cơn. + Phát đồ cắt cơn: phác đồ an thần kinh của Bộ Y tế đối với bệnh nhân sử dụng Heroine. + Thực hiện tư vấn tâm lý trước khi cắt cơn + Kết hợp sử dụng thuốc với biện pháp tâm lý và các biện pháp phục hồi chức năng: cắt cơn trong phòng lạnh (lạnh trị liệu) - Massage - tắm hơi. + Cắt cơn kết hợp với điều trị các bệnh cơ hội (Nếu cần thiết phải điều trị ngay). + Nâng cao sức khỏe. III. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC NHẰM GỌT GIŨA - ĐIỀU CHỈNH - PHỤC HỒI NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH bao gồm: 1. NÂNG CAO NHẬN THỨC -TRÌNH ĐỘ học viên: 1.1 DẠY VĂN HÓA: 1.2 HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ: Giáo dục công dân + Giáo dục đạo đức + Giáo dục sức khỏe và cộng đồng + Giáo dục pháp luật, an ninh quốc phòng + Giáo dục truyền thống. 1.3 GIÁO DỤC KẾT HỢP VỚI THỰC TIỄN: Xem phim - giao lưu - thăm viếng…. 2. GIÁO DỤC TRỊ LIỆU: nhằm nâng cao bản lĩnh và kỹ năng sống cho học viên. 2.1.GIÁO DỤC TƯ DUY TÍCH CỰC – TỰ CHỦ, QUẢN LÝ BẢN THÂN – NHẬN THỨC CÁC GIÁ TRỊ SỐNG (Living values). Chương trình này được sự hỗ trợ của Tổ chức UNESCO và UNICEF (Liên hiệp quốc) và do CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội huấn luyện.- TƯ DUY TÍCH CỰC:
Chúng ta có 4 loại suy nghĩ chính sau đây:
- Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ mang lại ích lợi cho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung,...Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “vơi nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.
- Suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ có hại cho chính bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ thể hiện sự giận dữ, không thể chịu đựng, chỉ trích, phân biệt ……
- Suy nghĩ vô ích: Suy nghĩ về quá khứ hay những thứ vượt qua kiểm soát của bạn: “Tại sao?”; “Giá như...”, ...Suy nghĩ loại này bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo vọng không thực tế, lo lắng về những việc nhỏ nhặt.
- Suy nghĩ cần thiết: Những suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của bạn; “Tôi cần phải gặp người này vào thời điểm này, tôi cần phải đi đến nơi này,...”
- Có trách nhiệm về những ý nghĩ của mình.
- Ý nghĩ có sức mạnh rất lớn, tạo nên cảm xúc dẫn tới hành động.
- Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cực sẽ tạo niềm tin và thái độ rõ ràng.
- Các ý nghĩ giống như những hạt giống gieo trồng trong tâm trí. Càng đầu tư càng thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.
- Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lực và sức mạnh.
- Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏi và kiệt quệ.
- Cần mất thời gian để thay đổi các tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình.
- Tự kiểm soát làm chủ bản thân:
Tinh thần thần khách quan làm đối tượng nhìn nhận rõ hơn sự việc và con người của mình không làm sai lạc nhận thức và phán xét của mình.
Từ những dữ kiện có được, đối tượng phải bình tĩnh đánh giá lại tình huống, sự việc một cách có tình có lý và từ đó vạch ra hướng giải quyết vấn đề.
Để giáo dục người nghiện ma tuý, phải thực hiện việc này một cách thường xuyên cho họ tự đánh giá và trình bày cách giải quyết và cách thực hiện. Động tác này được lập đi lập lại để trở thành một thói quen tốt. Để đạt được hai yêu cầu trên đối tượng cần phải tập các đức tính sau: Trách nhiệm : Khi đã quyết định và hành động đối tượng phải dũng cảm chấp nhận những hậu quả, việc làm của mình, không đổ lỗi nhưng cũng không phải khư khư giữ lấy ý kiến mình mà phải can đảm nhìn lại các mặt của vấn đề, phát huy những mặt tốt và cương quyết loại bỏ những cái sai, cái xấu để điều chỉnh lại quyết định và chương trình hành động. Tinh thần tập thể : “ Gieo là gặt ”” sự hợp tác sẽ dẫn đến sự hợp tác ” sức mạnh hợp tác sẽ tạo cho công việc dễ dàng và vui vẻ . Người nghiện ma tuý bản thân sống rất chủ quan và ích kỷ do hình thành nhũng thói quen xấu, tinh thần tập thể sẽ tạo cho họ sự thoải mái, nhận thức được chân giá trị của cộng đồng, trách nhiệm vai trò của cá nhân trong tập thể. Tự kiểm soát làm chủ bản thân là một sự tập luyện lâu dài, đối tượng phải được từng bước làm quen và tiến hành thực hiện bằng những tình huống do nhà quản lý đặt ra hoặc những công việc, vụ việc cụ thể trong đời sống cộng đồng . Đối tượng phải được đóng góp sự giúp đỡ của nhà quản lý , của tập thể thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc trong giao ban buổi sáng tại các trung tâm cai nghiện. Khi đối tượng đạt được các đức tính trên họ có thể hi vọng đối phó với những nghịch cảnh , nhũng tình huống không thuận lợi.- Nhận thức về những giá trị sống:
- Mục đích của chương trình là:
- Chương trình được xây dựng trên 3 luận điểm cơ bản là:
KẾT LUẬN
Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Do những tổn thương về hệ thống não bộ tạo nên những rối loạn về hành vi- nhân cách của người bệnh - suy giảm khả năng xét đoán - xử lý thông tin - mất khả năng tự chủ - hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Người nghiện ma túy là một người đa nhân cách. Lạm dụng ma túy là hội chứng rối loạn toàn cơ thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau : Tâm sinh lý người bệnh - hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội. Việc sử dụng thuốc chỉ có một tác dụng giới hạn mà cần những biện pháp điều trị tổng hợp: Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện của đối tượng mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến hành vi - nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình xã hội và động cơ đã ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng. Từ những lý do trên việc trị liệu cho người nghiện trong một môi trường trị liệu cộng đồng là rất cần thiết. Khác với những phương thức điều trị cổ điển, quy ước chỉ gồm thầy thuốc và bệnh nhân, trị liệu cộng đồng đã huy động được toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân - tập thể người bệnh cũng như toàn bộ nhân viên Trung Tâm tập trung vào mục đích điều trị cho mỗi bệnh nhân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Với thời gian điều trị dài và những biện pháp đúng đắn nhằm gọt dũa, phục hồi hành vi - nhân cách, tạo cho người cai nghiện những nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, nếp sống tốt để khi trở về với xã hội họ được trang bị bản lĩnh sống với lòng tự tin và sự tự trọng. Họ sẽ từng bước tiến lên trong cuộc sống với sự hỗ trợ của toàn xã hội.