NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ
I/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN:
Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp thì không đảm bảo đáp ứng hết được mọi yêu cầu cho công tác cai nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp để phục vụ cho điều trị. Một số nguyên tắc cơ bản phải thực hiện:
1/ XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:
1.1 Tôn trọng lẫn nhau.
1.2 Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, có lòng biết ơn.
1.3 Tự tin vào giá trị bản thân.
1.4 Biết thương yêu và quan tâm đến người khác.
1.5 Phối hợp trong công việc.
1.6 Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.
1.7 Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.
1.8 Tích cực lao động.
2/ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:
2.1 Không ma tuý.
2.2 Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.
2.3 Không có hành vi tình dục.
2.4 Không trộm cắp.
2.5 Luôn luôn nhắc nhở và kiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.
2.6 Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.
3/ XÂY DỰNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:
3.1 Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.
3.2 Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.
3.3 Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.
3.4 Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định và mọi hành vi được giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
3.5 Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.
3.6 Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.
4/XÂY DỰNG NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
4.1 Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.
4.2 Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ và điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách, thông qua tư vấn - tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu, hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.
4.3 Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.
4.4 Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.
4.5 Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.
4.6 Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.
4.7 Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.
4.8 Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thực và tính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.
4.9 Kết hợp liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (LINK PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN)
5/ ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:
5.1 Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.
5.2 Phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị khác…).
5.3 Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thực mà không lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.
5.4 Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho dối tượng.
6/ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:
6.1 Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.
6.2 Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.
6.3 Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.
6.4 Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.
6.5 Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.
7/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:
7.1 Kế hoạch điều trị:
7.2 Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.
7.3 Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng, phân công người quản lý theo dõi.
7.4 Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.
7.5 Biên bảncủa những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.
7.6 Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.
- Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.
- Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề
- Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.
- Xác định những hoạt động điều trị cụ thể và chỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.
8/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:
8.1 Dựa trên các tiêu chuẩn đã đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.
8.2 Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như: viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu dương trước tập thể…
8.3 Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.
8.4 Cho về thăm gia đình.
Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.
II/ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT:
1/ NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:
Đội ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên. Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấy và hay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ý và nhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu sẽ khó có thể chuyển đổi đối tượng. Đối với đồng nghiệp, nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện. Đối với đối tượng, nhân viên điều trị phải thương yêu và đồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.
2/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:
Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị. Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung tâm.
3/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:
Mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ý mà không hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.
4/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU: với những tiêu chuẩn sau đây:
4.1 Môi trường điều trị phải có những chuẩn mực về hành vi và nhân cách như một xã hội gương mẫu.
+ Trách nhiệm, quan tâm đến người khác.
+ Trung thực, không dối trá.
+ Thương yêu, cởi mở, chân thành.
+ Đoàn kết.
+ Kỷ luật.
+ Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.
4.2 Môi trường trị liệu phải dự kiến mọi biện pháp khi có tình huống xấu:
Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.
4.3 Các điều kirjn y tế - Giáo dục - Quản lý - Các biện pháp trị liệu khác và đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt tình để sẵn sàng đáp ứng được và kịp thời mọi tình huống.
4.4 Cần có một thỏa thuận điều trị nói lên quan hệ giữa nhân viên điều trị và người cai nghiện.
Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm. Nội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.
5/ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:
5.1 Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.
5.2 Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và giá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng. Do đó không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng. Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và hành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trị và có thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.
5.3 Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập, là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.
5.4 Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thànhnhững người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ, thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi, có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu, thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.