Tag Archives: PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN

VTV9 - MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN HIỆU QUẢ

VTV9 - CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ THUỐC NALTREXONE VỚI

TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU - GIÁO DỤC TRỊ LIỆU

VÀ CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN

Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa


Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được tính trước, khi đối tượng bắt đầu điều trị. Họ được học tậptrang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ. Như vậy một người nghiện đã sa ngã, tái nghiện nhiều lần sẽ có thể thành công trong việc đoạn  tuyệt về ma túy, cũng như một người tập đi xe đạp, leo lên lại té xuống, té mãi, té cho đến khi đi xe đạp được thì thôi.


Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.


Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện.


Những thay đổi trên khác nhau giữa người này với người khác, song tựu chung thì chúng đều có liên quan đến khía cạnh: thể chất, tâm lý, hành vi, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, nhận thức và kinh tế.


I/ THẾ NÀO GỌI LÀ ĐÃ PHỤC HỒI THÀNH CÔNG?

Gọi là đã phục hồi thành công khi người nghiện đã:

  • - Từ bỏ ma túy.

  • - Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp.

  • - Có một lối sống điều độ.

  • - Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức.


II/ GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN:

Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quátrình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao.


Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng được lộ qua những triệu chứng những dấu hiện đe đọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.


Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.


Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau: Về hành vi bệnh nhân có những biểu hiện:

  • - Sử dụng những chất gây nghiện khác: rượu, thuốc ngủ….

  • - Vẻ căng thẳng tâm trí, bối rối do xung đột nội tâm.

  • - Hưng phấn hay trầm cảm quá độ.


III/ NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN:

Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng, hoặc cả hai cùng phối hợp.

1/ Về cảm xúc:

Do hoàn cảnh sống, bệnh nhân nếu bị trầm cảm hay hưng phấn. Hai trạng thái này đều dễ dẫn tới tái nghiện.


2/ Về hành vi:

  • - Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, nhữngtình huống nguy cơ.

  • - Những thời gian nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấu: thấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).


3/ Về nhận thức:

  • - Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị, tiếp thu kém.

  • - Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.

  • - Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.


4/ Về môi trường và quan hệ cá nhân:

  • - Thiếu hỗ trợ của gia đình và xã hội.

  • - Bị áp lực của bạn bè xấu.

  • - Thất nghiệp hay lâm vào hòan cảnh khó khăn.

  • - Để thời gian nhàn rỗi quá nhiều.


5/ Về mặt sinh lý học:

  • - Không thắng được cảm giác thèm thuốc.

  • - Có bệnh đau mãn tính.


6/ Về mặt tâm thần, tâm linh:

  • - Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được.

  • - Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì


7/ Về Trung tâm cai nghiện:

  • - Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.

  • - Kế hoạch điều trị không thích ứng.

  • - Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.


IV/ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

1/ Mục tiêu:

  • - Sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma tuý.

  • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữ tâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục - liệu pháp xã hội.

  • - Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ không cần tời bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

  • - Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.


2/ Kế hoạch:

  • - Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

  • - Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

  • - Giúp cho bệnh nhânhiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốctrong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầuvới áp lực của bạn bè cũ, phe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • - Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • - Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • - Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  • - Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • - Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã tái nghiện.


3/ Biện pháp:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.


Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

  • + Đúng phương pháp

  • + Đúng thời gian

  • + Đúng thuốc

  • + Đúng người bệnh


Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNHCHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạngphức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân này lại không thích ứng cho bệnh nhân khác, nhưng dù bất cứ bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.


Việc kết hợp quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý - giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trị của đối tượng là trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị. Chương trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, cha mẹ, hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.


Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì ít, trình độ hiểu biết về ma túy có mặt hạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.


Cai nghiện ma túy được gọi là thành công phải đạt được 4 yếu tố:

  • + Không tái sử dụng ma túy

  • + Có một lối sống chuẩn mực, tự quản lý bản thân

  • + Thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức

  • + Phục hồi được hệ thống não bộ đã bị tổn thương, ngộ độc vì ma túy.



Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

 

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

 

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện