BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP
CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI HÀNH VI NGƯỜI NGHIỆN
Có những điều chúng ta băn khoăn khi làm công tác điều trị phục hồi cho người nghiện:
1. Có thể thay đổi hành vi người nghiện mà không cần điều trị?
2. Bằng cách nào thay đổi hành vi của họ ?
3. Giúp bệnh nhân nghiện cách nào hiệu quả ?
4. Bằng cách nào ta biết được người nghiện đã có những tiến bộ và tiến bộ đến mức nào ?
5. Làm sao để chống tái nghiện ?
6. Giải pháp nào điều trị phục hồi hiệu quả nhất ?
I/ CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI HÀNH VI:
Từ tình trạng nghiện chuyển đổi thành một người bình thường, người nghiện trải qua một tiến trình chậm chạp. Những cuộc nghiên cứu tâm lý đã cho thấy Nhận Thức là yếu tố tiền khởi, sau đó là những Suy Nghĩ, và Hành Vi là kết quả sau cùng.
NHẬN THỨC + SUY NGHĨ = HÀNH VI
1. Giai đoạn chưa nhận thức được vấn đề.
Học viên chưa ý thức được đầy đủ vấn đề của chính mình khi mới nhập Trung Tâm, cho nên họ không có ý định hợp tác với kế hoạch điều trị và cũng không thay đổi hành vi. Họ âm thầm nhẫn nại chịu đựng, giấu mình trong đám đông, và có thể bỏ trốn khi có cơ hội.
2. Giai đoan ý thức được vấn đề.
Khi được giáo dục giúp đỡ, học viên đã hiểu được họ đang đối đầu với một thử thách lớn trong cuộc đời, và đã có những đấu tranh nội tâm vượt qụa. Nhưng ở giai đoạn này hiểu biết và nghị Iực của họ còn non trẻ, họ chưa đủ quyết tâm và nghị lực. Cách nào để thoát ra, cuộc sống còn lại sẽ như thế nào là điều họ chưa sẵn sàng, cho nên họ ngầm sợ hãi và không tin mình đủ sức vượt qua, nên những hành vi của họ chưa thay đổi.
3. Giai đoạn chuẩn bi.
Được tiếp tục giúp đỡ điều trị, học viên đã quết định phải thay đổi cuộc đời mình, vì họ sẵn sàng đáp ứng với những yêu cầu điều trị. Họ sẽ vui vẻ hơn, sống cởi mở hơn, bắtt đầu tuân thủ nội quy một cách tự nguyện, nhưng hành vi vẫn chưa được cải thiện nhiều.
4. Giai đoạn thực hiện.
Học viên đã quyết tâm từ bỏ ma túy, họ tích cực cộng tác với chương trình điều trị, sống thân thiện với mọi người. Trong lao động, học tập, họ rất quan tâm và bày tỏ thiện chí. Đây là giai đọan học viên đã tiến bộ, và có thể được chuẩn bị chuyển sang chương trình điều trị tái hội nhập cộng đồng.
5. Giai đoạn duy trì.
Tuy rằng học viên đã có những tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng ta vẫn còn phải nỗ lực giúp đỡ, củng cố nhận thức của họ, đồng thời luyện lập cho họ kỹ năng chống tái nghiện một khi họ tái hội nhập cộng đồng. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc sống xã hội của hợ cần được nhận biết rõ ràng để có chương trình giúp đỡ họ vượt qua.
Chúng ta coi như thành công một phần với những học viên có hành vi tốt, tích cực cộng tác với kế hoạch điều trị, vì sau khi rời Trung tâm có khả năng duy trì cuộc sống không ma túy trên 6 tháng. Tất nhiên họ còn có những nguy cơ sa ngã, mà tiền sử lạm dụng ma túy là một nguy cơ lớn, và trong cả cuộc đời họ việc điều trị chống tái nghiện còn phải liên tục kéo dài.
Với những nỗ lực điều trị thích dáng và đúng mức, chúng ta có quyền hy vọng chuyển đổi hành vi một đối tượng nghiện từ giai đoạn 1 đến giai doạn 4 trong vòng 6 tháng
II/ NHỮNG KỸ THUẬT THÔNG THƯỜNG GIÚP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH
1. Những kỹ thuật giáo dục, thuyết phục, giải thích để giúp học viên nâng cao nhận thức về bản thân cũng như các vấn đề của họ.
2. Thực hiện những Bảng Tự Đánh Giá định kỳ cho các học viên nhằm thúc đẩy sự tiến bộ. Trong Bảng Tự Đánh Giá này cần nêu rõ những giá trị cuộc sống, tinh thần kỷ luật.
3. Thực hiện những Bảng Cam Kết để học viên tự mình cố gắng phấn đấụ thực hiện lời hứa của mình.
4. Tạo ra một môi trường điều trị an toàn, trong đó học viên có thể kiểm soát và thay đổi hành vi của mình mà không sợ một áp lực đối kháng nào cả.
5. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, có chế độ thưởng cụ thể cho những học viên tốt, ví dụ đi phép ngắn ngày, gọi điện thoại hỏi thăm gia đinh, được nhận quà ...
6. Sinh hoạt nhóm, Giao ban buổi sáng, tư vấn tâm lý cá nhân là những biện pháp gọt giũa hành vi, nâng cao nhận thức rất hiệu quả.
7. Tổ chức những buổi sinh hoạt Nhóm Đối Đầu để gọt giũa hành vi cho những thành phần ngoan cố.
8. Văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí đề cao những giá trị cuộc sống không ma túy.
9. Thể thao giúp học viên biết được sức khỏe của mình, sức chịu đựng thể lực của mình sau quá trình nghiện.