TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY CHƯƠNG 5

11 August, 2022

TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY CHƯƠNG 5

Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy
Chương 5. Kĩ thuật và kĩ năng cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy (minh họa bằng các hoạt động đóng vai)
Tài liệu giảng dạy
VIETNAMESE AND AMERICANS IN PARTNERSHIP TO FIGHT HIV/AIDS

Tài liệu DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
TÀI LIỆU TẬP HUẤN VỀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY
Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
I MỤC LỤC
Phần I: Kiến thức cơ bản về tư vấn cá nhân điều trị nghiện ma túy
Chương 1. Định hướng cho giảng viên
Chương 2. Tư vấn điều trị nghiện ma túy là gì?

2.1. Giới thiệu về tư vấn
2.2. Các khái niệm cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy
2.3. Những nguyên tắc cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy
2.4. Các kĩ năng tư vấn
2.5. Các kĩ thuật tư vấn
2.6. Quy trình tư vấn điều trị nghiện ma túy
Chương 3. Ma túy, nghiện ma túy và Các phương pháp điều trị nghiện ma túy
3.1. Chất gây nghiện hướng thần, sử dụng và hậu quả
3.2. Các vấn đề liên quan đến rượu bia
3.3. Kiến thức cơ bản về nghiện
3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị nghiện ma túy
3.5. Những yếu tố để điều trị thành công
3.6. Điều trị nghiện heroin
Chương 4. Phỏng vấn tạo động lực
4.1. Mô hình Các giai đoạn thay đổi hành vi và những khái niệm cơ bản trong phỏng vấn tạo động lực
4.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành trong phỏng vấn tạo động lực
4.3. Gắn kết phỏng vấn tạo động lực và các giai đoạn thay đổi hành vi
Chương 5. Kĩ thuật và kĩ năng cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy (minh họa bằng các hoạt động đóng vai)
5.1. Đánh giá khách hàng
5.2. Giải quyết vấn đề
5.3. Đặt mục tiêu
5.4. Giảm nguy cơ
Chương 6. Dự phòng tái nghiện
6.1. Liệu pháp dự phòng tái nghiện
6.2. Kỹ năng từ chối
6.3. Đối phó với cơn thèm nhớ
6.4. Quản lí căng thẳng
6.5. Quản lí thời gian
II Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
MỤC LỤC (tiếp)
Phần II: Các kĩ thuật nâng cao về tư vấn cá nhân điều trị nghiện ma túy
Chương 7. Quản lí tình trạng say/ phê và hành vi đối đầu
7.1. Quản lí sự nóng giận
7.2. Xử trí đối với những khách hàng hung hăng
7.3. Giải quyết mâu thuẫn
7.4. Làm việc với khách hàng đang phê/ say
Chương 8. Các nhóm khách hàng đặc biệt
8.1. Làm việc với gia đình để tăng cường hỗ trợ
8.2. Làm việc với thanh thiếu niên
8.3. Làm việc với phụ nữ
Chương 9. Giám sát hỗ trợ chuyên môn
9.1. Khung giám sát hỗ trợ chuyên môn
9.2. Nguyên tắc cơ bản khi giám sát hỗ trợ chuyên môn
9.3. Thảo luận trường hợp
9.4. Dự phòng và quản lý suy kiệt
Phần III: Phụ lục
Phụ lục I: Mẫu chương trình tập huấn
Phụ lục II: Mẫu phiếu đánh giá
Phụ lục III: Mẫu bài kiểm tra viết
Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
III LỜI CẢM ƠN
Giáo trình đào tạo tư vấn điều trị nghiện ma túy này là kết quả của sự nỗ lực hợp tác trong suốt ba năm qua và chúng tôi mong muốn được bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp đã góp sức giúp hoàn thành tài liệu. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của Tiến sĩ Myat Htoo Razak, nguyên cố vấn kĩ thuật cao cấp của Văn phòng FHI khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ông Umesh Sama, nguyên là chuyên gia của Hệ thống Giảm tác hại châu Á trong việc chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu cho các phiên bản trước của tài liệu này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thành viên của Nhóm can thiệp đối với người tiêm chích ma túy và Nhóm Chiến lược thay đổi hành vi của Tổ chức FHI Việt Nam: Bác sĩ Phạm Huy Minh, Bùi Xuân Quỳnh, Lê Thị Ban, Đinh Thị Minh Thu, Nguyễn Thu Hạnh, Hoàng Thị Mơ, đã hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình phát triển tài liệu; và Thạc sĩ Vương Thị Hương Thu, Tiến sĩ Nguyễn Tố Như và BS. Hoàng Nam Thái đã giúp hoàn thiện tài liệu. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn những ý kiến quí báu từ Tiến sĩ Stephen Jay Mills và Bác sĩ Rachel Burdon cho những bản thảo đầu tiên và Thạc sĩ Simon Baldwin với bản thảo cuối cùng. Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn đối với Chương trình Hỗ trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kì cho phòng chống AIDS tại Việt Nam (PEPFAR), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì (USAID) và Tổ chức Pact Việt Nam đã hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho việc thực hiện và nhân rộng chương trình tư vấn điều trị nghiện ma túy, cũng như cho việc phát triển và hoàn thiện giáo trình đào tạo này. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Karl D. White, nguyên Cố vấn về Lạm dụng chất gây nghiện, SAMSHA; Bà Ellen Lynch, Quyền Giám đốc Chương trình Y tế công cộng, USAID; Tiến sĩ John Eyres, Cố vấn kĩ thuật cao cấp về Điều trị nghiện ma túy và dự phòng HIV, USAID; và Bà Nguyễn Thị Minh Hương, chuyên gia về HIV và điều trị nghiện ma túy, USAID.
Trong quá trình biên dịch và xuất bản không tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Các ý kiến của quý vị xin đề nghị gửi về:
Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI/Vietnam).
Tầng 3, số 1 phố Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
hoặc Email: fhi@fhi.org.vn
Xin chân thành cảm ơn.
IV Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
TÁC GIẢ
Tiến sĩ Robert Ali, Giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu của WHO về Điều trị nghiện ma túy và rượu, Đại học Adelaide, Australia
Thạc sĩ Vương Thị Hương Thu, Quản lí chương trình, FHI Việt Nam
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tố Như, Quản lí chương trình, FHI Việt Nam
Thạc sĩ Phạm Thị Hương, nguyên Trưởng bộ phận Can thiệp trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kì (CDC) tại Việt Nam
Tiến sĩ Kevin Mulvey, nguyên Cố vấn kĩ thuật cao cấp, FHI Việt Nam
Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Nam Thái, Cán bộ chương trình, FHI Việt Nam.
Hiệu đính: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Nam Thái
Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp của các thành viên trong Nhóm can thiệp cho người tiêm chích ma túy, FHI Việt Nam, các tư vấn viên tư vấn điều trị nghiện ma túy tại các địa phương, cũng như các học viên tham dự các khóa đào tạo từ năm 2006, trong việc hoàn thiện bộ tài liệu này.
CHƯƠNG 5
Bài 5.1: Đánh giá khách hàng 3
Bài 5.2: Giải quyết vấn đề 39
Bài 5.3: Đặt mục tiêu 63
Bài 5.4: Giảm nguy cơ 83
Kĩ thuật và Kĩ năng cơ bản trong tư vấn điều trị nghiện ma túy
5.1 Đánh giá khách hàng
Bài 4 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
I. Giới thiệu 5 phút
Giải thích rằng trong bài này bạn sẽ thảo luận với học viên cơ sở của việc đánh giá khách
hàng, quy trình đánh giá và ứng dụng trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.
II. Thuyết trình 75 phút
Sử dụng các bản chiếu để trình bày về đánh giá khách hàng
III. Kết luận 10 phút
Nhắc lại những nội dung chính trong bài và trả lời câu hỏi của học viên (nếu có).
Bài 5.1: Đánh giá khách hàng
Mục đích:
Giúp học viên hiểu được những nội dung cơ bản trong đánh giá khách hàng, quy trình và các bước thực hiện đánh giá khách hàng.
Thời gian: 90 phút
Mục tiêu:
Sau bài giảng này, học viên sẽ có thể:
‚ Hiểu được tại sao cần tiến hành đánh giá khách hàng khi họ mới bắt đầu tham gia chương trình điều trị
‚ Hiểu được trình tự và nội dung cần phải thực hiện khi đánh giá khách hàng
‚ Thể hiện được kiến thức và thực hành các kĩ năng đánh giá khách hàng thông qua phần đóng vai
‚ Áp dụng các kiến thức và kĩ năng đánh giá khách hàng trong tư vấn cho người sử dụng ma túy.
Phương pháp:
‚ Thuyết trình và thảo luận
‚ Bài tập nhóm nhỏ
‚ Đóng vai
Dụng cụ trợ giảng:
‚ Bản chiếu Powerpoint
‚ Máy chiếu LCD
‚ Tài liệu phát tay số 5.1-1: Đóng vai (hướng dẫn đóng vai)
‚ Tài liệu phát tay số 5.1-2: Mẫu phiếu giá khách hàng
‚ Tài liệu phát tay số 5.1-3: Kế hoạch dịch vụ cá nhân
TổNG QuAN
Chương V – Bài 5.1 5
Bản chiếu 1
Nói: Đánh giá khách hàng trong những buổi đầu tiên là bước cần thiết trong quá trình điều trị nghiện và phục hồi nhưng cần thực hiện một cách khéo léo vì ở những buổi đầu này, khách hàng thường hay trầm cảm, lo âu, nghi ngờ và lẫn lộn. Ngay cả với những người có vẻ rất bình tĩnh và tích cực thì họ cũng hay che giấu những cảm xúc của họ; họ cần được khuyến khích và hỗ trợ rất nhiều để nói ra những khó khăn riêng tư. Trong buổi tư vấn đầu tiên, tư vấn viên cần nhấn mạnh rằng nội dung thảo luận sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Một buổi đánh giá định hướng ban đầu (sử dụng bộ câu hỏi) là một công cụ rất quan trọng để bạn có thể thu thập được thông tin đầy đủ về tiền sử của mỗi khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng có thể sẽ rất sợ các câu hỏi. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn bắt đầu cuộc phỏng vấn một cách thân thiện, tự nhiên, không để bộ câu hỏi trước mặt. Sau khi phá vỡ được sự ngăn cách ban đầu với khách hàng bằng cách thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của họ, bạn có thể bắt đầu điền thông tin vào biểu mẫu đánh giá.
Hướng dẫn giảng dạy: Bạn có thể thảo luận thêm những nội dung dưới đây với học viên nếu thời gian cho phép.
Thông tin tham khảo: Trong khi một số khách hàng có thể đến với bạn với mong muốn là bạn có thể giúp đỡ được họ, một số khác lại muốn thử thách hoặc kiểm tra hiểu biết của bạn về các vấn đề ma túy. Một vài người lại nhìn nhận bạn theo hướng tiêu cực, chỉ là một phần của hệ thống cứng nhắc chẳng mang lại lợi ích gì cho họ cả. Với vai trò là tư vấn viên, bạn cần đáp ứng với tất cả các khách hàng mới với thái độ cảm thông, cho dù họ có tỏ ra căm phẫn hay gây khó khăn như thế nào đi nữa. Bạn có thể đáp ứng với thái độ này bằng sự thấu cảm, ví dụ bằng cách nói:
“Tôi có thể hiểu cảm giác của bạn về việc phải đến đây ngày hôm nay, nhưng vấn đề nào cũng có thể giải quyết được, và chúng ta nên giải quyết cùng nhau. Nhưng trước hết tôi rất muốn biết một vài điều về bạn.”
ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG
Bản chiếu 1 (tiếp)
Bạn có thể không hoàn thiện được phần đánh giá này trong buổi đầu tiên mới gặp khách hàng. Nhiều nội dung trong hồ sơ khách hàng có thể được hoàn thiện trong những buổi tư vấn tiếp theo, sau khi bạn đã thiết lập được mối quan hệ tin cậy và tự tin với khách hàng. Hồ sơ khách hàng cho phép chúng ta lưu giữ được những thông tin của khách hàng một cách liên tục, kể cả khi họ đã ở trong giai đoạn phục hồi. Sử dụng tờ thông tin bổ sung để ghi chép các sự kiện chính (tái sử dụng, tái nghiện hay những kết quả chính đã đạt được) trong suốt thời gian bạn còn giữ liên hệ với khách hàng.
Chương V – Bài 5.1 7
Bản chiếu 2
Kết thúc bài học này, học vên sẽ có thể:
Hiểu rõ tại sao đánh giá khách hàng lại quan trọng
Hiểu được quy trình và nội dung đánh giá khách hàng
Thể hiện được các kiến thức và kĩ năng đánh giá khách hàng thông qua đóng vai
Áp dụng được kiến thức và kĩ năng đánh giá khách hàng khi tư vấn
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày bày trực tiếp nội dung bản chiếu
8 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Nói: Đánh giá khách hàng là bước đầu tiên trong nhiều bước liên tiếp của quá trình điều trị và phục hồi. Việc đánh giá này được tiến hành trong một vài buổi làm việc đầu tiên với khách hàng để xác định và đánh giá những thông tin chung về khách hàng, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, và nhu cầu của họ, để từ đó xây dựng kế hoạch điều trị và mục tiêu phục hồi.
Đánh giá là một quá trình tìm hiểu tiền sử cá nhân của khách hàng bằng cách lắng nghe khách hàng/gia đình khách hàng. Chúng ta không thể giúp đỡ khách hàng thành công trừ khi chúng ta hiểu những thông tin cơ bản về họ, bao gồm thông tin cá nhân, học vấn/ nghề nghiệp liên quan đến việc sử dụng ma túy của họ. Đánh giá khách hàng giúp tư vấn viên xác định cần cung cấp hỗ trợ cụ thể nào để giúp đặt mục tiêu phục hồi cho khách hàng và tạo được những thay đổi lối sống cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
Thử thách của bạn trong giai đoạn đánh giá là phải tìm hiểu về cuộc sống của khách hàng và giúp họ nhận biết được giá trị của dịch vụ tư vấn. Có thể có rất nhiều áp lực trong cuộc đời khách hàng đã khiến họ sử dụng ma túy. Bạn cần phải tìm hiểu được càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt trước khi có thể đưa ra những nhận định về họ. Không nên để cho khách hàng cảm thấy họ có lỗi.

Bản chiếu 3
Đánh giá là bước đầu tiên trong nhiều bước liên tiếp của quá trình điều trị và phục hồi.
Đánh giá là quá trình tìm hiểu tiền sử cá nhân của khách hàng bằng cách lắng nghe khách hàng và thành viên gia đình họ
Đánh giá là một bước rất quan trọng giúp tư vấn viên xác định những can thiệp cụ thể giúp đặt mục tiêu phục hồi cho khách hàng
ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG LÀ GÌ?
Chương V – Bài 5.1 9
Bản chiếu 4
Nói: Có ba mục tiêu chính mà bạn cần phải đạt được trong khi đánh giá khách hàng:
‚ Đầu tiên, bạn cần phải cố gắng xây dựng mối quan hệ giữa bạn và khách hàng sao cho khách hàng cảm thấy tin tưởng vào khả năng của bạn để giúp đỡ và hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề.
‚ Sau đó, bạn cần phải cố gắng xác định rõ bản chất và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề khách hàng gặp phải.
‚ Sau khi xác định được các vấn đề, bạn cần giúp họ xác định kế hoạch hành động để đáp ứng với các vấn đề đó, và bạn có thể hướng dẫn họ cách theo dõi việc thực hiện kế hoạch này.
Để đạt được những mục tiêu này, bạn phải thực hiện những yêu cầu sau:

‚ Thu thập thông tin về tiền sử tâm thần, thể chất, xã hội và việc làm của khách hàng
‚ Tạo động cơ cho khách hàng tăng cường sự gắn kết với điều trị, nếu cần
‚ Tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy khách hàng sử dụng ma túy
‚ Xác định những nhu cầu cá nhân, cảm xúc và kinh tế của khách hàng, mà những nhu cầu này có thể cần được quan tâm và đáp ứng ngay trước mắt.
‚ Chuẩn bị giải quyết những nhu cầu này.
‚ Xác định những điểm mạnh của khách hàng (nghĩa là những yếu tố trong cuộc sống của họ có thể hỗ trợ và hữu ích cho việc đáp ứng các nhu cầu).
‚ Cung cấp thông tin cho khách hàng về cách bạn sẽ làm việc với họ, nguyên lý và nền tảng cấu trúc của chương trình điều trị.
Thiết lập mối quan hệ trị liệu
Xác định rõ bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề khách hàng gặp phải
Đưa những vấn đề của khách hàng vào kế hoạch điều trị
MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
Bản chiếu 5
Nói: Bạn muốn hiểu xem thực sự khách hàng của mình mong muốn điều gì. Tại sao họ lại đến gặp mình?
Bạn cũng rất muốn biết liệu khách hàng của mình có nghiện ma túy hay không bởi vì các giải pháp để giải quyết những khó khăn của khách hàng sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào việc họ có hay không nghiện ma túy. Đối với người sử dụng heroin, bạn cần phải biết họ dùng bao nhiêu heroin mỗi lần và bao nhiêu lần mỗi ngày. Bạn cũng cần phải biết mức độ dung nạp của họ đối với heroin như thế nào, và liệu họ có sử dụng loại ma túy nào khác hay không. Bạn cần đánh giá mức độ thôi thúc muốn làm điều gì đó đối với việc SDMT của họ như thế nào. Không phải cứ khách hàng tìm đến với chúng ta thì có nghĩa là họ muốn thay đổi hành vi. Bạn cũng cần biết về mạng lưới hỗ trợ xã hội cho khách hàng, vì nếu khách hàng nhận được càng nhiều sự hỗ trợ xã hội thì khả năng họ thành công trong việc thay đổi hành vi càng lớn. Bạn cũng cần phải tìm hiểu xem liệu khách hàng có vấn đề gì về sức khỏe, tâm lí hay xã hội không, vì những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thay đổi lối sống.

Khách hàng mong muốn điều gì?
Khách hàng có nghiện không?
Mức độ dung nạp của khách hàng như thế nào?
Khách hàng có sử dụng/nghiện loại ma túy khác không?
Động cơ thay đổi của khách hàng là gì?
Những hỗ trợ xã hội hiện có của khách hàng là gì?
Khách hàng có vấn đề gì về sức khỏe hay tâm thần không?
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ CHỐT CẦN ĐÁNH GIÁ
Chương V – Bài 5.1 11
Bản chiếu 6
Nói: Nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng nghiện ma túy là biểu hiện của sự yếu kém đạo đức. Trên thực tế, nghiện là một rối loạn mạn tính tái diễn với các hậu quả trên cả ba phương diện sinh học, xã hội và tâm lí. Với vai trò là một tư vấn viên, bạn cần tập trung vào cả 3 lĩnh vực này.
Nếu chúng ta chỉ điều trị một lĩnh vực, vấn đề sẽ tiếp tục tồn tại. Với vai trò là một tư vấn viên, bạn sẽ thấy rằng khách hàng đến với bạn với rất nhiều vấn đề khác nhau. Bạn sẽ trực tiếp cùng khách hàng giải quyết nhiều vấn đề mà không cần phải giới thiệu chuyển gửi đến các dịch vụ khác. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ nhận thấy có những vấn đề thực sự nghiêm trọng nằm ngoài khả năng chuyên môn của bạn. Bạn cần giới thiệu họ đến các dịch vụ hoặc những chuyên gia chuyên ngành khác để cung cấp các dịch vụ khác phù hợp cho khách hàng. Dù bạn không trực tiếp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề này thì chúng vẫn vô cùng quan trọng đối với họ, và bạn cần nhận biết những vấn đề làm khách hàng thực sự lo ngại.

MÔ HÌNH “ TÂM SINH LÍ - XÃ HỘI” CỦA NGHIỆN MA TÚY
Sinh học
HIV
Độ dung nạp
Hậu quả về sức khỏe
Xã hội
Gia đình/bạn bè
Sự sẵn có
Việc làm
Tội phạm
Tâm lí
Lệ thuộc
Trầm cảm
Thèm nhớ
Động cơ
12 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 7
Nói: Để có thể gắn kết khách hàng với dịch vụ, điều đầu tiên mà bạn cần phải nhớ là nếu bạn tập trung vào vấn đề mà khách hàng lo ngại nhất thì bạn sẽ dễ lấy được niềm tin của khách hàng để từ đó giải quyết vấn đề mà bạn lo ngại nhất cho họ.
Những vấn đề với gia đình, công việc, luật pháp hay nhà ở là những vấn đề mà bạn thường cần đến sự hỗ trợ từ những người khác, dịch vụ khác.
Bản chiếu này cho thấy dịch vụ tư vấn điều trị nghiện ma túy trực tiếp giải quyết các vấn đề như nghiện ma túy và các hành vi liên quan, nhưng ít khi đáp ứng được các vấn đề như việc làm hay nhà cửa. Bạn cần phải chuyển gửi khách hàng tới các dịch vụ khác để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những vấn đề đó kém quan trọng hơn. Nên hiểu là tư vấn điều trị nghiện ma túy chỉ tập trung vào vấn đề nghiện và nhận biết các vấn đề khác có thể tác động đáng kể đến sự thành công trong quá trình phục hồi. Quá trình đánh giá giúp bạn hiểu rõ những vấn đề này có có tồn tại hay không, và nếu có thì giải quyết như thế nào cho có hiệu quả nhất.

Nghiện ma túy
Hành vi liên quan đến ma túy
Tình trạng thể chất
Vấn đề tâm lí
Vấn đề trong quan hệ
Hỗ trợ pháp lí
Nhà ở
Đào tạo/việc làm
CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN
HẦU HẾT
ÍT KHI
TRỰC TIẾP
GIÁN TIẾP

Chương V – Bài 5.1 13
Bản chiếu 8
Nói: Để tối đa hóa kết quả điều trị, tư vấn viên cần ưu tiên, các vấn đề xã hội và tâm lí, bên cạnh các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy của khách hàng. Rất khó thành công trong tư vấn điều trị nghiện ma túy, điều trị nghiện và phục hồi chức năng cho khách hàng khi họ có những vấn đề tâm lí và xã hội trầm trọng.
Ưu tiên giải quyết các vấn đề tâm lí xã hội
Mức độ ổn định về cảm xúc
Sử dụng ma túy “kiểu không ổn định"
Tình trạng nhà ở
Tình trạng thu nhập
TỐI ĐA HÓA KHẢ NĂNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
14 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 9
Tâm lí xã hội
Sử dụng ma túy
Vấn đề sức khỏe và tâm thần
Vấn đề lựa chọn điều trị
Đánh giá thực thể
NĂM THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU
Nói: Đây là 5 thành phần quan trọng cần được đề cập trong buổi đánh giá đầu tiên. Chúng ta sẽ dành thời gian để thảo luận chi tiết từng thành phần.
Chương V – Bài 5.1 15
Bản chiếu 10
Nói: Ngoài những thông tin nhân khẩu học cơ bản như tên, địa chỉ, tuổi, giới... bạn cũng cần biết khách hàng hiện đang sống với ai, vai trò và thái độ của những người đó đối với khách hàng như thế nào, và liệu có ai trong gia đình cũng sử dụng/lạm dụng ma túy không. Bạn cần hỏi về bạn bè thân, họ hàng và những người có thể có ảnh hưởng lớn đến khách hàng. Bạn cũng cần đánh giá xem mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng ma túy đến các mối quan hệ trong gia đình và các mối quan hệ khác như thế nào.
Luôn giữ thái độ cảm thông với khách hàng để tìm hiểu thêm những thông tin sau:

‚ Bạn có việc làm không? Bạn kiếm sống như thế nào?
‚ Bạn có bị nợ nần nhiều không? Hãy nói cho tôi biết về những khoản nợ đó.
‚ Bạn đã bao giờ phải bán những thứ quý giá của bạn hay của gia đình đề mua ma túy hay chưa?
‚ Bạn đã bao giờ gặp rắc rối với công an chưa? Hãy kể cho tôi nghe về những lần rắc rối đó.
Hỏi khách hàng xem hiện nay họ có vướng mắc gì với công an không, hay trước đây họ đã từng gặp rắc rối với công an bao giờ chưa. Họ có tham gia vào hoạt động phạm pháp nào như trộm cắp, buôn bán ma túy hay mại dâm hay không?
Họ đang sống ở đâu? Họ làm gì để kiếm ra tiền?
Dùng chính những câu trả lời của khách hàng để hỏi tiếp, họ sẽ khó có thể chối bỏ những vấn đề nghiêm trọng do ma túy gây ra cho họ. Họ cũng khó có thể tìm ra cách trốn tránh việc gánh trách nhiệm cho những hậu quả này, bởi vì tất cả những điều này chính là phương pháp lấy khách hàng làm trọng tâm

Nhân khẩu học
Mối quan hệ với gia đình
Mối quan hệ với vợ/chồng/bạn tình
Trình độ học vấn và nghề nghiệp
Vấn đề phạm tội
Hoàn cảnh sống hiện tại
Nguồn thu nhập
VẤN ĐỀ TÂM LÍ XÃ HỘI
16 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 10 (tiếp)
Hướng dẫn giảng dạy: Điều hành thảo luận nhóm lớn về các loại thông tin cần hỏi khi đánh giá tiền sử sử dụng chất gây nghiện của khách hàng
Chương V – Bài 5.1 17
Bản chiếu 11
Nói: Một số người sử dụng ma túy có thể đến dịch vụ tư vấn vì những lí do khác chứ không phải để tìm cách thoát khỏi ma túy. Họ có thể tới để tìm kiếm sự hỗ trợ giảm triệu chứng cai. Bạn sẽ cần các thông tin về quá khứ và hiện tại của khách hàng để đánh giá tình trạng của họ.
Điều quan trọng bạn cần hỏi khách hàng những câu hỏi sau:

‚ Bạn bắt đầu sử dụng ma túy như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào và loại ma túy sử dụng lần đầu là gì?
‚ Bạn đã sử dụng mỗi loại ma túy đó trong thời gian bao lâu?
‚ Liều dùng hàng ngày trong giai đoạn trước đây, gần đây và hiện nay như thế nào, tần suất và thời gian sử dụng trong bao lâu?
‚ Loại ma túy nào bạn cho là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cho bạn?
‚ Bạn dùng ma túy bằng đường nào? Dùng theo cách nuốt, hút hay tiêm chích?
‚ Nếu bạn tiêm chích, bạn chích riêng hay chích chung bơm kim tiêm với bạn bè?
‚ Bạn có làm sạch bơm kim tiêm trước và sau mỗi lần chích không? (nhiễm HIV và virus viêm gan là những nguy cơ thực sự đối với những người nghiện nếu họ dùng chung dụng cụ tiêm chích. Ban đầu, khách hàng có thể không biết được các nguy cơ đối với sức khỏe của họ, nhưng trong quá trình tư vấn và phục hồi họ sẽ có thể nhận biết được điều này và mong muốn được chăm sóc sức khỏe.)
Khách hàng của bạn có thể đã từng tham gia các chương trình điều trị cai nghiện trước đây. Vì vậy, cần hiểu thêm những thông tin về tiền sử điều trị trước đây và cách nhìn nhận của họ về thành công của các phương pháp điều trị đó. Bạn cũng cần tìm hiểu thông tin về số lần và khoảng thời gian ngừng sử dụng của mỗi loại chất gây nghiện. Hỏi lần ngừng sử dụng ma túy gần đây nhất kéo dài trong bao lâu và bao lâu sau thì tái nghiện. Người ta tái nghiện vì những lí do khác nhau. Nói chung, mỗi khách hàng có những điểm yếu riêng của mình hay còn gọi là “những yếu tố cám dỗ cá nhân” có thể dẫn đến tái nghiện. Thông tin này rất quan trọng cho quá trình phục hồi và giai đoạn dự phòng tái nghiện.

Loại CGN chính
- Liều dùng trung bình hàng ngày (số lần/khoảng thời gian)
- Lần cuối cùng sử dụng
- Cách dùng
- Tuổi bắt đầu dùng
- Giai đoạn không sử dụng
- Mức độ lệ thuộc
- Hình thức điều trị trước đây
Loại CGN khác
- Loại CGN hiện dùng và trước đây
- Mức độ nghiện
TIỀN SỬ SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
18 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 12
Nói: Những vấn đề bệnh tật và tâm lí cũng cần được thảo luận vì chúng có thể có mối quan hệ mật thiết với việc sử dụng ma túy của khách hàng. Là một tư vấn viên, chúng ta cần phải biết về những vấn đề bệnh tật, tâm lí nào cần được chuyển gửi đến các dịch vụ phù hợp để cung cấp dịch vụ kịp thời, hiệu quả và toàn diện cho họ.
‚ Khách hàng đã từng được xét nghiệm HIV chưa? Tư vấn trước và sau xét nghiệm rất quan trọng.
‚ Nếu là nữ, khách hàng có mang thai không?
‚ Khách hàng có bệnh gì về tim mạch hay gan không?
‚ Khách hàng đã bao giờ có ý định tự tử chưa? Bạn sẽ hỏi câu hỏi này như thế nào? Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm và cần phải được hỏi một cách thận trọng. Bạn có thể hỏi khách hàng liệu có bao giờ họ cảm thấy cuộc sống thật là khó khăn đến nỗi họ nghĩ là không còn gì đáng để tiếp tục sống nữa hay không. Nếu khách hàng trả lời là có, sau đó có thể hỏi tiếp xem họ đã làm gì khi nghĩ như vậy? Bạn có thể khám phá liệu họ vẫn còn những suy nghĩ như vậy trong thời điểm hiện tại không. Nếu có, bệnh nhân cần phải được khám đánh giá chuyên khoa.
‚ Khách hàng đã bao giờ bị quá liều chưa?
Nhiễm vi-rút lây truyền qua đường máu (HIV và viêm gan)
Tình trạng thai nghén
Những vấn đề y tế nghiêm trọng khác
- Gan
- Tim mạch
Những vấn đề tâm lí nghiêm trọng
- Trầm cảm, tự tử, loạn thần
Quá liều do dùng chất dạng thuốc phiện
VẤN ĐỀ BỆNH TẬT VÀ TÂM LÝ
Chương V – Bài 5.1 19
Bản chiếu 13
Nói: Điều quan trọng là bạn cần phải biết điều gì thúc đẩy khách hàng đến với bạn. Có phải anh ta bị vợ bỏ không? Gần đây anh ta có bị công an bắt không? Anh ta có sợ bị mất việc làm hay không? Anh ta có bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà không? Hay anh ta đến là vì bạn thân của anh ta mới bị chết do sốc quá liều? Đó là những nguyên nhân phổ biến khiến người sử dụng ma túy tìm đến chương trình điều trị.
Nhiều người sử dụng ma túy trẻ, đặc biệt là những người bị ép buộc tham gia điều trị thường có xu hướng chối bỏ, không thừa nhận những tác hại của hành vi sử dụng ma túy. Họ cho rằng mọi thứ chẳng có vấn đề gì cả.

‚ Động cơ của khách hàng như thế nào trong việc phục hồi khỏi việc sử dụng ma túy và vượt qua các vấn đề khó khăn có liên quan đến sử dụng ma túy?
‚ Mong đợi của họ từ dịch vụ của bạn là gì?
Bây giờ là cơ hội để hỏi về những vấn đề ưu tiên của khách hàng. Một số người nói họ muốn vợ quay lại với họ. Một số người nói rằng họ bị căng thẳng vì lâm vào cảnh nợ nần hoặc họ bị buộc thôi việc. Ưu tiên của họ là họ cần có người giúp trả nợ và giúp tìm lại việc làm. Hãy xem mức độ cam kết của khách hàng và khả năng điều trị bằng cách hỏi khách hàng mức độ sẵn sàng thay đổi và mức độ tự tin về sự thay đổi của họ. Tất cả những yếu tố này đều góp phần quyết định can thiệp phù hợp nhất.

Đánh giá các yếu tố sau:
Yếu tố thúc đẩy tham gia điều trị
Mục đích điều trị của khách hàng
Giai đoạn thay đổi hành vi
Cam kết điều trị
- Mức độ tự tin thực hiện thay đổi (thang điểm)
- Mức độ sẵn sàng thay đổi hoàn cảnh (thang điểm)
LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ
20 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 14
Nói: Trong lần gặp gỡ đầu tiên, tư vấn viên cần thực hiện đánh giá cơ bản về tình trạng tâm thần của khách hàng xem liệu họ có bị ảnh hưởng bởi ma túy đến tâm trạng, hành vi và nhận thức hay không. Sắp xếp những thông tin quan sát được theo các nội dung sau:
‚ Hành vi và vẻ bề ngoài của bệnh nhân
‚ Khả năng nói/diễn đạt
‚ Tác động và tâm trạng của bệnh nhân
- Sự phù hợp

‚ Suy nghĩ (dòng suy nghĩ, nội dung và định hình suy nghĩ)
‚ Quan niệm
‚ Nhận thức
‚ Phán xét
‚ Những vấn đề nội tâm
‚ Lòng tin
Tư vấn viên có thể cần phải xem vết tiêm chích để xác định xem có tổn thương nghiêm trọng nào không. Bạn cũng tìm kiếm các biểu hiện phê thuốc hoặc biểu hiện cai để xem lần sử dụng ma túy gần đây có đồng nhất với quan sát của bạn không. Bạn cũng cần xem xét về mặt tổng thể tình trạng dinh dưỡng của khách hàng.

Tình trạng tâm thần
- Tâm trạng
- Nhận thức
- Hành vi
Vết tiêm chích
Dấu hiệu phê thuốc/cắt cơn (vã)
Tình trạng dinh dưỡng
ĐÁNH GIÁ THỰC THỂ
Chương V – Bài 5.1 21
Bản chiếu 15
Hướng dẫn giảng dạy: Lưu ý là còn một số câu hỏi trong bản chiếu tiếp theo
Nói: Để biết được liệu khách hàng của bạn có nghiện loại CGN chính mà họ đang sử dụng không, bạn cần hỏi các câu hỏi sau. Nếu khách hàng trả lời là “có” với ít nhất 3 câu hỏi thì họ đã nghiện loại CGN đó.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói: “Đây là một số câu hỏi về các vấn đề bạn có thể gặp phải do việc sử dụng (loại CGN chính). Hay nghĩ về 12 tháng qua …. “

1. Độ dung nạp
Liệu bạn có cần phải tăng liều CGN để đạt được trạng thái phê hoặc tác động như mong muốn?
HOẶC
Vào một thời điểm bất kì, bạn có thấy dường như tác động giảm khi bạn dùng một lượng ma túy như thường lệ?
2. Hội chứng cai
Bạn có biểu hiện cai/cắt cơn khi tác dụng của CGN giảm đi không?
HOẶC
Bạn phải sử dụng nhiều hơn hay vẫn cùng một lượng CGN để làm giảm hoặc tránh các biểu hiện cai/cắt cơn
3. Thời gian: Bạn có phải dành phần lớn thời gian để có được CGN, sử dụng, hoặc phục hồi khỏi tác động của nó hay không.
4. Số lượng: Bạn có sử dụng CGN với lượng lớn hơn hoặc với thời gian dài hơn bạn mong muốn không?
Bạn có muốn giảm liều hoặc dừng sử dụng CGN không, hoặc bạn có gặp khó khăn khi cố gắng làm như vậy không?
5. Bạn có giảm hoặc từ bỏ các công việc quan trọng, các thú vui, các hoạt động xã hội do sử dụng (ma túy) không?
6. Bạn có tiếp tục sử dụng (ma túy) không, ngay cả khi bạn biết đó là nguyên nhân gây ra hoặc làm cho các vấn đề về thực thể và tâm lí ngày càng nặng hơn?
NGHIỆN (2)
Chương V – Bài 5.1 23
Bản chiếu 17
Nói: Có hai tiêu chuẩn bạn có thể dụng để đánh giá mức độ nghiện về mặt thực thể ở khách hàng: Độ dung nạp Hội chứng cắt cơn.
Độ dung nạp
Dùng liều cao hơn để đạt được tác động giống như ban đầu
Hội chứng cắt cơn Xuất hiện khi ngừng sử dụng ma túy đột ngột
LỆ THUỘC VỀ THỂ CHẤT
24 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 18
Nói: Các chất dạng thuốc phiện có thể gây nên các triệu chứng từ trung bình đến nặng của hội chứng cai nhưng không đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu và triệu chứng cai CDTP có thể bị chẩn đoán nhầm với một trường hợp bị cảm cúm nặng. Hội chứng cai heroin ít khi gây tử vong trừ khi người bệnh bị mất nước hoặc có những bệnh lý đồng diễn nghiêm trọng khác.
Khởi phát và thời gian kéo dài hội chứng cai có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bán hủy của loại ma túy sử dụng. Hội chứng cai heroin có thể bắt đầu 6-12 giờ kể từ liều cuối cùng sử dụng, có thể kéo dài trong vòng 5-7 ngày. Với methadone, hội chứng cai có thể bắt đầu từ 2-3 ngày kể từ liều uống gần nhất, và kéo dài cho tới 3 tuần.

Triệu chứng
Chán ăn và buồn nôn
Đau bụng, đau quặn
Cơn nóng lạnh
Đau hoặc xoắn vặn cơ, khớp
Ngủ kém
Thèm nhớ ma túy
Lo âu, bồn chồn
HỘI CHỨNG CAI CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
Chương V – Bài 5.1 25
Bản chiếu 19
Nói: Khởi phát và thời gian kéo dài hội chứng cai có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian bán hủy của loại ma túy sử dụng. Hội chứng cai heroin có thể bắt đầu 6-12 giờ kể từ liều cuối cùng sử dụng, có thể kéo dài trong vòng 5-7 ngày. Với methadone, hội chứng cai có thể bắt đầu từ 2-3 ngày kể từ liều uống gần nhất, và kéo dài cho tới 3 tuần. Các dấu hiệu bao gồm giãn đồng tử. Đồng tử sẽ co khi người sử dụng ma túy đang phê. Chảy nước mắt, chảy nước mũi và nổi da gà cũng là những dấu hiệu có thể thấy.
Dấu hiệu
Ngáp
Chảy nước mắt
Đồng tử giãn
Vã mồ hôi
Chảy mũi, hắt hơi
Lạnh, rùng mình
Nổi da gà
Tiêu chảy và nôn
HỘI CHỨNG CAI CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
Hướng dẫn giảng dạy: Chiếu hình ảnh này và hỏi học viên liệu xem nghĩ cô gái này đang ở trạng thái cai hay là phê? Vì sao?
Nói: Câu trả lời là cô ấy đang bị biểu hiện cai do heroin vì cô ta có đồng tử giãn rộng. Tuy nhiên, cô ấy cũng có thể đang ở trạng thái phê ecstasy hoặc methamphetamine
Chương V – Bài 5.1 27
Bản chiếu 21
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng thang đánh giá mức độ nghiện để giải thích với học viên khách hàng nghiện ở mức độ nào nào với các loại chất gây nghiện khác
Thông tin tham khảo: Thang đánh giá mức độ nghiện: Điểm tối thiểu
‚ Methamphetamine: ít nhất là 4 điểm (Topp và Martick 1997)
‚ Rượu: ít nhất là 3 điểm (Lawrinson, Copelad và cộng sự 2007)
‚ Cần sa: ít nhất là 3 điểm (Swift, Copeland & Hall, 2002), ít nhất 4 điểm với vị thành niên (Copeland, 2009)
‚ Heroin: ít nhất là 3 điểm (Gonzalez-Sáiz và cộng sự, 2009)
‚ Cocain: ít nhất là 4 điểm (Gonzalez – Sáiz và cộng sự, 2009)
Nói: Ngoài công cụ đánh giá khách hàng trong tài liệu phát tay số 5.1-2, đây là một công cụ khác bạn có thể sử dụng. Công cụ này rất hữu ích nhằm giúp tư vấn viên đánh giá mức độ lệ thuộc về tâm lí của khách hàng. Nó cũng được sử dụng cho cuộc thảo luận giữa tư vấn viên và khách hàng để xác định mức độ nghiêm trọng của việc sử dụng ma túy đối với khách hàng theo cách nhìn của chính họ.
Thang điểm đánh giá mức độ nghiện (SAS) có 5 câu hỏi được thiết kế để đo lường mức độ lệ thuộc về tâm lí vào ma túy. Thang điểm SAS này tập trung vào các khía cạnh tâm lí của nghiện, bao gồm tình trạng mất kiểm soát việc sử dụng ma túy, và sự chế ngự bởi ma túy lo lắng về việc sử dụng ma túy của họ trong vòng 12 tháng qua. SAS là công cụ có độ tin cậy để đánh giá mức độ nghiện. Nó đã cho thấy khả năng đo lường tâm lí tốt đối với heroin, cocaine, amphetamine, và cần sa. Ứng dụng của nó trong đo lường lệ thuộc cần sa và thuốc ngủ benzodiazepine gần đây mới được kiểm chứng. Những phân tích ban đầu đã chỉ ra ngưỡng điểm lệ thuộc/nghiện đối với amphetamine, cần sa và thuốc ngủ nhóm benzodiazepine lần lượt là 4, 3 và 6.

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIỆN (SAS)

1. Bạn đã bao giờ nghĩ là bạn đã không thể kiểm soát được ma túy? 0 Không hoặc gần như không 3 Liên tục hoặc gần như liên tục 1 Thỉnh thoảng 2 Thường xuyên
2. Liệu ý tưởng bỏ ma túy có làm bạn lo lắng, sợ hãi không? 0 Không hoặc gần như không 3 Liên tục hoặc gần như liên tục 1 Thỉnh thoảng 2 Thường xuyên
3. Bạn có lo lắng về việc sử dụng ma túy của bạn không? 0 Không hoặc gần như không 3 Liên tục hoặc gần như liên tục 1 Thỉnh thoảng 2 Thường xuyên
4. Bạn có mong muốn bỏ ma túy không? 0 Không hoặc gần như không 3 Liên tục hoặc gần như liên tục 1 Thỉnh thoảng 2 Thường xuyên
5. Bạn thấy việc bỏ ma túy khó như thế nào? 0 Dễ 3 Không thể 1 Hơi khó 2 Rất khó
28 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 22
Nói: Điều quan trọng là bạn cần giúp khách hàng để họ tự nói về các vấn đề của họ, để từ đó họ bắt đầu chịu trách nhiệm về việc sử dụng ma túy của mình.
Cuộc gặp đầu tiên sẽ thành công nếu bạn giúp khách hàng:
1. Nhận biết được và thừa nhận họ gặp khó khăn do sử dụng ma túy
2. Đồng ý tiếp nhận dịch vụ tư vấn và điều trị một cách tự nguyện
3. Hiểu được rằng mặc dù ma túy có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn và giúp đối phó với các khó khăn, nhưng ma túy cũng chính là tác nhân tiêu cực, hủy hoại cuộc sống của họ
4. Hiểu rằng họ sẽ phải cố gắng rất nhiều và hợp tác chặt chẽ với bạn nếu muốn giải quyết các khó khăn. Bạn có thể cần phải đảm bảo rằng thông qua tư vấn, khách hàng học được rất nhiều phương pháp lành mạnh hơn, an toàn hơn để giải quyết những vấn đề đó.
Trong khi đánh giá, nhiệm vụ của bạn giống như cầm lấy chiếc gương phản chiếu để giúp khách hàng kể lại câu chuyện về cuộc đời họ. Sau đó khi bạn nói về câu chuyện của khách hàng, bạn có thể giúp họ chấp nhận thử thách trong tư vấn và điều trị. Khách hàng cần biết rằng đó sẽ là một công việc khó khăn nhưng sẽ rất đáng giá để thực hiện và bạn luôn sẵn sàng để giúp họ.

Hướng dẫn giảng dạy: Cảm ơn học viên vì đã tham gia thảo luận tích cực và đặt các câu hỏi của họ. Hỏi xem họ muốn hỏi điều gì nữa không. Trong trường hợp có câu hỏi, hãy trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng này. Những câu liên quan đến bài khác, đề nghị học viên ghi lại câu hỏi để trả lời ở bài sau.
1. Khách hàng nhận biết được và thừa nhận họ gặp khó khăn do sử dụng ma túy
2. Đồng ý tiếp nhận dịch vụ tư vấn và điều trị một cách tự nguyện
3. Hiểu được lợi ích và những tác hại của việc sử dụng ma túy
4. Hiểu rằng họ sẽ phải cố gắng rất nhiều và hợp tác với bạn nếu họ thực sự muốn giải quyết vấn đề
ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG
Chương V – Bài 5.1 29
Tài liệu phát tay 5.1-1
Đóng vai (Tài liệu này chỉ dành cho giảng viên):
Hướng dẫn giảng dạy: Chia học viên thành các nhóm 3 người.
Các nhóm tự phân công các vai sau: tư vấn viên, khách hàng và quan sát viên. Mỗi vai đều có cách nhìn nhận khác nhau về quá trình tư vấn. Nhiệm vụ của quan sát viên là quan sát chất lượng buổi tư vấn để xem liệu tư vấn viên có quên một điều nào đó hay bỏ lỡ cơ hội nào đó không. Quan sát viên cũng cần quan sát những đặc điểm của khách hàng.
Tư vấn viên sẽ sử dụng các kĩ năng mà chúng ta đã thảo luận trong bài trước để thu thập thông tin cần thiết khi đánh giá khách hàng.
Gọi tất cả “khách hàng” ra một chỗ.
Nói:
Tôi muốn các bạn không quá dễ dãi với tư vấn viên. Hãy làm khó họ một chút để họ phải rất cố gắng mới thu thập được thông tin từ các bạn. Vì vậy, tôi muốn các bạn trả lời hoặc là không rõ ràng một chút hoặc là không đúng với câu hỏi của họ. Hãy chờ cho đến khi họ hỏi thật nhiều lần rồi mới cung cấp thông tin cho họ.
Hướng dẫn giảng dạy: Giảng viên quay lại với cả nhóm học viên.
Nói: Bây giờ tôi muốn các bạn quay trở lại các nhóm của mình gồm ba người, và phân tán ra quanh phòng. Các bạn sẽ có 20 phút để đóng vai.
Hướng dẫn giảng dạy: Hướng dẫn sơ bộ nội dung đóng vai. Đưa cho người đóng vai tư vấn viên 1 bản Mẫu đánh giá khách hàng (xem trang sau), với những câu hỏi về các vấn đề cụ thể như sức khỏe tâm thần và chức năng trong gia đình.
Nói: Cần chú ý rằng, buổi đánh giá đầu tiên nên ngắn gọn nhưng có ý nghĩa. Tránh để khách hàng cảm thấy phải chịu đựng buổi đánh giá hoặc bị quá tải. Chỉ thu thập những thông tin đủ để đưa ra quyết định cần thiết. Bạn có thể đánh giá đầy đủ hơn trong những buổi tư vấn sau.
Đầu tiên, bạn cần xác định xem khách hàng có cần chăm sóc khẩn cấp về y tế không. Các vấn đề chính khác cần đánh giá là tiền sử sử dụng ma túy của khách hàng, các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy và các vấn đề về thể chất và sức khỏe tâm thần.
Bộ câu hỏi đánh giá chỉ là một phần của việc đánh giá. Sự tham gia, xây dựng mối quan hệ, quan sát, làm rõ các câu trả lời, tìm hiểu thêm về những điều quan trọng mà khách hàng nói tới hoặc trả lời cũng là những nội dung của quá trình đánh giá. Không nên chỉ điền thông tin vào bộ câu hỏi mà cho rằng chúng ta đã hoàn thành đánh giá khách hàng.

30 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Mẫu phiếu đánh giá khách hàng
Mã số khách hàng:...................................
PHẦN I: THÔNG TIN XÃ HỘI - NHÂN KHẨu HỌC- Y TẾ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ tên: ........................................ Chữ cái đầu tiên của tên: ............ Chữ cái đầu tiên của họ: ...........
2. ngày tháng năm sinh: ............. /............./............. 3. Tuổi:............4. giới tính: nam nữ:
5.Trình độ học vấn ................................................. 6. Tình trạng hôn nhân: .....................................
Không đi học Chưa kết hôn
Cấp I Đã kết hôn
Cấp II Ly thân
Cấp III Ly dị
Trung cấp/ CĐ/ĐH/SĐH Góa
7. Địa chỉ liên lạc: ...............................................
8. KH là giáo dục viên đồng đẳng: .....................
Số nhà: ............................................................... Có
Phường/xã: ........................................................ Không
Quận/huyện: ......................................................
Thành phố/ tỉnh: .................................................
9. Vợ/chồng/người thân trong gia đình có ai sử dụng ma túy không?
10. ngày vào Trung tâm 06 (nếu có):

................... /................... /...................
Không Ghi 99/99/9999 nếu không vào TT 06
11. ngày hồi gia: ................... /................... /...................
Ghi 99/99/9999 nếu không vào TT 06
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THu NHẬP
12. Việc làm:
13. KH có muốn thay đổi công việc hiện nay không?

Thất nghiệp, không tìm việc
Thất nghiệp, đang tìm việc Không
Đang làm việc, bán thời gian Làm việc cho gia đình
Đang có việc ổn định, làm việc toàn bộ thời gian
Tài liệu phát tay 5.1-2
Loại công việc:
Nếu có, hãy mô tả:
Chương V – Bài 5.1 31
Tài liệu phát tay 5.1-2 (tiếp)
14(a). Thu nhập từ công việc chính ............./tháng 14(b). Thu nhập khác: ....................../tháng
14(c). Tổng thu nhập .............................../tháng
14(d). Đánh giá về nhu cầu cơ bản:
KH không có nguồn thu nhập nào để đáp ứng nhu cầu cơ bản (thức ăn, chỗ ở, quần áo). Cần được can thiệp hỗ trợ ngay lập tức.
KH có nguồn thu nhập ổn định nhưng không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Cần được hỗ trợ nhưng chưa cấp thiết.
KH có nguồn thu nhập ổn định đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản (thực phẩm, quần áo, nơi ở). Không có nhu cầu được can thiệp.
III. NHÀ Ở
15. Hiện nay khách hàng đang sống với ai?
Sống một mình Sồng cùng vợ/ chồng hoặc bạn tình Sống với gia đình Sống với bạn
16(a). Hiện nay khách hàng đang thuê nhà hay có nhà riêng?
Thuê nhà Có nhà riêng
16(b). Hãy mô tả tình trạng và hoàn cảnh nhà ở hiện nay:
16(c). Đánh giá về điều kiện sống
Điều kiện sống không an toàn, không ổn định và/hoặc khách hàng cảm thấy không hài lòng. Cần can thiệp ngay.
Điều kiện sống chưa ổn định hoặc chưa hài lòng. Cần đến can thiệp hỗ trợ trong tương lai.
Điều kiện sống ổn định và khách hàng cảm thấy hài lòng. Không cần can thiệp, hỗ trợ.
32 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
IV.PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
17. KH thường xuyên đi lại bằng phương tiện gì?
18. Khách hàng có cần sắp xếp phương tiện đi lại khác không?

Xe đạp Xe buýt
Xe máy Đi bộ Không
Ô tô
V.THÔNG TIN VỀ SỰ HỖ TRỢ TỪ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
19. Đánh giá mức độ hỗ trợ mà khách hàng nhận được:

Hỗ trợ về tâm lý/ tình cảm Hỗ trợ về vật chất Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe Hỗ trợ khác
1. Vợ/chồng
2. Bạn tình
3. Cha mẹ
4. Con cái
5. Anh/chị/em ruột
6. Họ hàng
7. Bạn bè
8. GDVĐĐ
9. Khác
Mã hóa: 1. Hỗ trợ nhiều và liên lục
2. Hỗ trợ không thường xuyên
3. Hỗ trợ rất ít
4. Không hỗ trợ/ không biết
20. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sự hỗ trợ về mặt xã hội hiện nay:
Không hài lòng Hơi hài lòng Tương đối hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
21. Đánh giá các hỗ trợ xã hội
Khách hàng cảm thấy bị cô lập, không có bất cứ nguồn hỗ trợ xã hội đáng kể nào. Cần có biện pháp can thiệp ngay.
Khách hàng dường như có rất ít nguồn hỗ trợ xã hội đáng kể, nhưng cảm thấy hài lòng với hoàn cảnh hiện tại. Có thể cần được can thiệp sau này.
Khách hàng có sự hỗ trợ, nhưng cảm thấy chưa đủ, cần có thêm các nguồn hỗ trợ khác.
Khách hàng có được mạng lưới hỗ trợ xã hội tích cực và phù hợp. Không cần biện pháp can thiệp nào.
Tài liệu phát tay 5.1-2 (tiếp)
Chương V – Bài 5.1 33
Tài liệu phát tay 5.1-2 (tiếp)
VI. THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE
22. Khách hàng đã bao giờ xét nghiệm HiV chưa?
23(a). Khách hàng đã bao giờ xét nghiệm viêm gan B chưa?

Chưa xét nghiệm Chưa xét nghiệm
Đã XN, kết quả (-) Đã XN, kết quả (-)
Đã XN, kết quả (+) Đã XN, kết quả (+)
Đã XN, kết quả không xác định Đã XN, kết quả không xác định
Đã XN, không đến lấy kết quả Đã XN, không đến lấy kết quả
Ngày xét nghiệm: ......./...../....... Ngày xét nghiệm: ......./...../.......
Nơi xét nghiệm: ..................... Nơi xét nghiệm: .....................
23(b). Khách hàng đã bao giờ Xn viêm gan C chưa? Chưa xét nghiệm Đã XN, kết quả (+)
Đã XN, kết quả (-) Đã XN, kết quả không xác định
Đã XN, không đến lấy kết quả Ngày xét nghiêm: ........./......./........... Nơi xét nghiệm: .............................. 24. Tình trạng sức khỏe hiện nay? 25. . KH đã từng được điều trị các bệnh mạn tính dưới đây bao giờ chưa?
Rất tốt Viêm gan B
Tốt Viêm gan C
Trung bình Lao
Kém Khác (cụ thể) .................................
26. KH có mắc BlTQĐTd không (cụ thể)? ...............................................................
27(a). KH đang điều trị ARV? 27(b). Mức độ tuân thủ điều trị?
Rất tốt
Không Tốt
Trung bình
Kém
Không tuân thủ
28(a). KH có hành vi QHTd không Sd BCS với bạn tình nữ trong 12 tháng qua không?
Có Không
28(b). KH có hành vi QHTd không Sd BCS với bạn tình nam trong 12 tháng qua không?
Có Không
29. KH có hành vi tiêm chích không an toàn trong 12 tháng qua không?
Có Không
34 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
VII. THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
Lưu ý:
Đối với câu 30, 31 nếu KH trả lời “Không” hoặc người thân KH nói KH từng bị mất trí nhớ, cần phải giới thiệu ngay khách hàng tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
30. Khách hàng có ý thức được hiện nay họ đang ở đâu hay không?
31. Khách hàng có biết tại sao họ đang ở đây hay không?

Không Không
32. Khách hàng có các biểu hiện nào dưới đây? Trầm cảm Ý nghĩ tự sát
Lo lắng Hoang tưởng
Mất ngủ Cô lập về mặt xã hội
Hay quên
33. Đánh giá về sức khỏe tâm thần
Khách hàng cần được bác sĩ chuyên khoa khám và chẩn đoán về tâm thần ngay
Khách hàng cần được can thiệp, nhưng chưa khẩn cấp lắm
Khách hàng hiện vẫn có biểu hiện bình thường, có thể cần được can thiệp sau
KH hiện có biểu hiện/chức năng tâm thần bình thường. Không cần biện pháp can thiệp nào vào thời điểm này.
Tài liệu phát tay 5.1-2 (tiếp)
Chương V – Bài 5.1 35
Tài liệu phát tay 5.1-2 (tiếp)
Mã số khách hàng:...................................
PHẦN II: THÔNG TIN SỬ DỤNG MA TuÝ
Ngày đầu tiên đến TT HTCĐNSC (##/##/####): ............ /............/............
VIII. TIỀN SỬ SỬ DỤNG MA TÚY (TRƯớC KHI ĐẾN TRuNG TÂM HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI SAU CAI)
34. Sử dụng các chất gây nghiện:

Loại ma túy Tuổi bắt đầu sử dụng Tần suất sử dụng trung bình (lần/ ngày) Số tiền sử dụng trung bình/ ngày Đường dùng* Lần sử dụng gần đây nhất (ngày/ tháng/ năm) Sắp xếp mức độ sử dụng thường xuyên **
Thuốc phiện/ heroin
Cocaine
ATS (thuốc lắc)
Cần sa
Rượu
Thuốc lá
Khác:
. . . . . . .
* : 1- uống; 2- hít; 3- hút; 4- tiêm bắp/dưới da; 5- tiêm tĩnh mạch; 9- không sử dụng
**: 1- Sử dụng thường xuyên nhất; 2- Sử dụng thường xuyên thứ hai; 3- Sử dụng thường xuyên thứ ba
35. Số lần cai nghiện: ........................ lần
36. Số lần tái nghiện: ........................lần
37. Hãy nhớ lại từ lần cuối cùng, thời gian ngừng sử dụng ma túy sau mỗi lần cai?

Số lần cai  
Thời gian ngừng sử dụng ma túy (số ngày hoặc số tháng) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
36 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
38. Đã bao giờ dùng chung BKT chưa?
‚ Có
‚ Không
‚ Không nhớ
39. Đã bao giờ bị sốc quá liều chưa?
‚ Có
‚ Không
Nếu có, bao nhiêu lần?............................lần
40. KH có vi phạm pháp luật bao giờ chưa?
‚ Có
‚ Không
Nếu trả lời có, đánh dấu vào các ô phù hợp:
‚ Bán ma túy
‚ Mại dâm
‚ Ăn cắp
‚ Đánh lộn
‚ Trộm/cướp
‚ Khác (cụ thể): ................................................

Tài liệu phát tay 5.1-2 (tiếp)
Chương V – Bài 5.1 37
Tài liệu phát tay 5.1-3
kế hoạch dịch vụ cá nhân
Mã số khách hàng:...........................
Họ tên: ......................................... Ngày: ........ /......../........

1 Xác định vấn đề/nhu cầu
2 Các bước giải quyết vấn đề/nhu cầu
3 Các hỗ trợ xã hội, khung thời gian và kế hoạch theo dõi
4 Giới thiệu chuyển tiếp
Khách hàng có nguy cơ tái nghiện cao không? Có Không
Tài liệu tham khảo: John Howard, 2006. A Toolkit for Building Capacity For Community-based Treatment and Continuing Care of Young Drug Abusers in The Greater Mekong Subregion. The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacifc.

5.2
Giải quyết vấn đề
Bài 40 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
TổNG QuÁT
I. Giới thiệu 2 phút
Giải thích rằng trong bài này, bạn sẽ thảo luận với học viên về giải quyết vấn đề, các bước
thực hiện và ứng dụng trong tư vấn.
II. Thuyết trình 45 phút
Sử dụng các bản chiếu để trình bày về giải quyết vấn đề, các bước giải quyết vấn đề và áp
dụng trong tư vấn.
III. Kết luận 8 phút
Ôn lại những nội dung chính trong bài và trả lời câu hỏi của học viên (nếu có)
Bài 5.2: Giải quyết vấn đề
Mục đích:
Giúp học viên hiểu về kĩ thuật giải quyết vấn đề, cơ sở khoa học và các bước thực hiện trong tư vấn.
Thời gian: 55 phút
Mục tiêu:
Sau bài học này, học viên sẽ có thể:
‚ Hiểu được lí do cần phải học về kĩ thuật giải quyết vấn đề
‚ Hiểu rõ các bước trong quá trình giải quyết vấn đề
‚ Thể hiện được các kiến thức và kĩ năng qua hoạt động đóng vai về giải quyết vấn đề
‚ Biết cách áp dụng kĩ thuật giải quyết vấn đề trong tư vấn cho khách hàng là người sử dụng ma túy
Phương pháp:
‚ Thuyết trình và thảo luận
‚ Bài tập nhóm nhỏ
‚ Đóng vai
Dụng cụ trợ giảng:
‚ Các bản chiếu PowerPoint
‚ Máy chiếu và màn chiếu
‚ Tài liệu phát tay số 5.2-1: Bảng giải quyết vấn đề
‚ Bảng lật và giấy khổ lớn
‚ Bút dạ màu
Chương V – Bài 5.2 41
Bản chiếu 1
Nói: Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những vấn đề khó khăn. Thỉnh thoảng chúng ta gặp phải một vấn đề dường như vượt quá khả năng của chúng ta và chúng ta đối phó bằng cách lảng tránh hoặc quá lo lắng về vấn đề đó. Những cách làm này thường không giải quyết được vấn đề, chỉ làm một chút để giải quyết vấn đề thường làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Giải quyết vấn đề một cách hệ thống là một kĩ thuật có thể giúp cho bạn tìm ra các giải pháp cho vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn chỉ cần thực hành một chút là sẽ thấy phương pháp này rất dễ sử dụng và có thể giúp bạn giải quyết bất cứ vấn đề gì.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
42 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 2
Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể :
Hiểu rõ lí do cần phải học về kĩ thuật giải quyết vấn đề
Hiểu rõ các bước trong quá trình giải quyết vấn đề
Thể hiện được các kiến thức và kĩ năng qua hoạt động đóng vai về giải quyết vấn đề
Biết cách áp dụng kĩ thuật giải quyết vấn đề trong tư vấn cho khách hàng là người sử dụng ma túy
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu
Chương V – Bài 5.2 43
Bản chiếu 3
Hướng dẫn giảng dạy: Chia học viên thành hai nhóm và đề nghị học viên thảo luận về cách họ giải quyết các vấn đề hàng ngày. Họ giải quyết vấn đề theo những bước nào? Nói với học viên rằng họ sẽ có 5 phút để thảo luận, sau đó một người đại diện cho cả nhóm lên trình bày. Dành cho mỗi nhóm 2 phút để trình bày kết quả thảo luận.
Bạn giải quyết những vấn đề hàng ngày như thế nào?
Bạn giải quyết theo những bước như thế nào?
HOẠT ĐỘNG
44 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Nói: Người sử dụng ma túy cần tìm giải pháp cho rất nhiều vấn đề nếu họ quyết định giảm việc sử dụng ma túy và/hoặc ngừng sử dụng, và thay đổi cuộc sống một cách đáng kể. Một số khách hàng có thể cùng một lúc gặp quá nhiều vấn đề đến nỗi thậm chí những vấn đề nhỏ dường như cũng trở nên quá khó khăn. Ví dụ, một mục tiêu đơn giản như đi đến trung tâm dịch vụ việc làm để gặp tư vấn viên và kí vào biểu mẫu yêu cầu hỗ trợ cũng đòi hỏi khách hàng phải giải quyết một số vấn đề khác nhau. Họ có thể không sẵn có phương tiện đi lại, họ cần có người chăm sóc con cái giúp, thời gian hẹn còn trống duy nhất để họ có thể đến gặp tư vấn viên lại bị trùng với thời gian của một số công việc khác quan trọng họ cần phải làm. Đối với nhiều khách hàng, việc sử dụng heroin đã khiến họ lảng tránh các vấn đề hoặc đi đến những quyết định vội vàng, không thực sự có lợi cho họ. Những cách giải quyết vấn đề kém hiệu quả như vậy thường mang lại những hậu quả tiêu cực khiến cho vấn đề hiện tại càng trở nên trầm trọng hơn hoặc làm nảy sinh thêm vấn đề mới.
Mục tiêu của bài học này là nhằm hướng dẫn khách hàng cách xác định, phân tích và tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề mà họ sẽ đối mặt trong nỗ lực ngừng sử dụng ma túy của họ và thay đổi lối sống.
Tư vấn viên cần giải thích cho khách hàng hiểu rõ tại sao họ cần phải học nội dung này.

Bản chiếu 4
Khả năng giải quyết vấn đề là một đặc trưng của lối sống khoẻ mạnh
Rất nhiều người sử dụng ma tuý có khả năng giải quyết vấn đề chưa tốt
Năng lực giải quyết vấn đề có tác động giảm nguy cơ tái nghiện
Hướng dẫn kĩ thuật giải quyết vấn đề gắn liền với kết quả điều trị tốt hơn
Giải quyết vấn đề có thể thực hiện bởi cá nhân hay theo nhóm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương V – Bài 5.2 45
Thông tin tham khảo: Những người đang cố gắng phục hồi khỏi việc sử dụng heroin thường thấy mình phải đối mặt với các tình huống khó khăn. Những tình huống này sẽ trở nên rất khó giải quyết nếu người ta không có những đáp ứng hiệu quả. Người sử dụng heroin thường gặp phải một số vấn đề như sau:
‚ Bị rơi vào những hoàn cảnh mà trước đây họ thường sử dụng heroin và các loại ma túy khác
‚ Phải đối mặt với sức ép xã hội
‚ Chịu đựng các cơn thèm nhớ
‚ Tái nghiện
Khách hàng đang cố gắng thay đổi lối sống tích cực thường gặp một số vấn đề phổ biến sau:
‚ Khó sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động xã hội hoặc các hoạt động yêu thích
‚ Thiếu phương tiện đi lại
‚ Gặp khó khăn trong việc chăm sóc con cái
‚ Những khó khăn liên quan đến việc làm
‚ Áp lực gia đình
‚ Các vấn đề pháp lí
Để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả bạn cần chấp nhận một thực tế rằng bạn đang có vấn đề khó khăn, hãy suy nghĩ thấu đáo, cần phải biết kiềm chế không nóng vội đi đến quyết định ngay lập tức, nhưng đồng thời cũng không nên phó mặc buông xuôi. Nếu bạn không tìm được các giải pháp tốt, vấn đề của bạn sẽ càng trầm trọng thêm theo thời gian, và áp lực sẽ dần trở thành yếu tố thúc đẩy sử dụng ma túy. Tư vấn viên có thể giải thích cho khách hàng rằng chương trình can thiệp sẽ giúp họ trở thành một người biết cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Để đạt được điều đó, khách hàng cần thực hành nhiều để thành thục kĩ thuật này..
Bản chiếu 4 (tiếp)
46 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 5
Hướng dẫn giảng dạy: Chiếu tiêu đề bản chiếu số 5. Hỏi học viên khi nào họ nghĩ là họ nên thảo luận giải quyết vấn đề với khách hàng. Dẫn dắt một cuộc thảo luận trong khoảng 5 phút câu hỏi này, sau đó chiếu nội dung của bản chiếu.
Nói: Bạn chỉ nên thảo luận kỹ thuật giải quyết vấn đề với khách hàng khi bạn đã gây dựng được mong muốn của họ, khả năng và sự tự tin sẽ hành động
Giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả nhất khi khách hàng không bị suy giảm chức năng, nghĩa là họ không bị vã ma túy hoặc không bị suy giảm nhận thức nghiêm trọng. Nếu không, sẽ rất khó khăn cho khách hàng tập trung vào phần thảo luận. Thậm chí ngay cả khi một kế hoạch hành động sau khi kết thúc buổi tư vấn thì khách hàng cũng khó có thể nhớ được, đồng ý và cam kết với kế hoạch đó, nếu họ bị suy giảm chức năng.
Tốt nhất nên thảo luận về giải quyết vấn đề khi khách hàng đang ở giai đoạn hành động hoặc giai đoạn duy trì của quá trình chuyển đổi hành vi để đảm bảo sự cam kết của khách hàng. Bạn và khách hàng nên chia kế hoạch giải quyết vấn đề thành những bước nhỏ.

Giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất khi khách hàng:
Không bị suy giảm chức năng (VD: không đói thuốc hoặc không bị suy giảm nhận thức đáng kể hoặc đang phê)
Đang ở giai đoạn hành động
Cần nhiều kĩ thuật khác nhau để hỗ trợ nhận thức và trí nhớ
Lưu ý: Chia kế hoạch hành động ra thành nhiều bước nhỏ
ĐÚNG THỜI ĐIỂM
Chương V – Bài 5.2 47
Nói: Việc gì bạn có thể làm đầu tiên khi khách hàng của bạn có vấn đề? Bạn có thể giúp khách hàng như thế nào trong buổi tư vấn thông thường?
Hướng dẫn giảng dạy: Hướng dẫn học viên thảo luận nhanh về câu hỏi trên.
Nói: Một điều quan trọng là bạn cần giải thích với khách hàng rằng vấn đề xảy ra là chuyện bình thường và có thể giải quyết được. Khi nảy sinh vấn đề, họ cần phải kiên nhẫn, dừng lại suy nghĩ trước khi đưa ra bất kì hành động nào và cần cân nhắc kĩ lưỡng những thuận lợi và khó khăn trước khi hành động.
Không nên quá vội vàng!
Bạn có thể hướng dẫn khách hàng các bước để họ giải quyết vấn đề của họ. Sử dụng vấn đề hiện tại của họ để giúp họ thực hành.

Bản chiếu 6
Bước 1: Định hướng
Coi các vấn đề gặp phải là bình thường và có thể giải quyết được
Dừng lại và suy nghĩ
Không nên hành động ngay lập tức
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
48 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 7
Nói: Xác định được rằng hiện đang có vấn đề không phải là một điều quá khó khăn - chúng ta nhận biết được khó khăn đang tồn tại vì chúng ta cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Cái khó là ở chỗ, làm thế nào để xác định được chính xác đó là vấn đề gì. Nếu bạn dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về các khía cạnh khác nhau của tình huống, bạn sẽ có thể xác định được vấn đề của bạn là gì. Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ về nó, nhưng vẫn không xác định rõ được vấn đề, bạn nên nói chuyện với một người nào đó mà bạn tin tưởng.
Khách hàng cần học cách làm thế nào để cụ thể hoá hoặc xác định được vấn đề rõ ràng, mỗi khi họ ý thức được rằng có điều gì đó không ổn. Họ cũng nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt để làm rõ vấn đề. Ví dụ, nếu khách hàng thất vọng về tình hình gia đình hiện nay và đang suy nghĩ về đến việc bỏ nhà, bạn có thể muốn hỏi một số câu hỏi sau:
"Quan hệ của bạn với gia đình bạn như thế nào?"
"Bạn đã bao giờ bị chỉ trích chưa?"
Bạn có thể đặt những câu hỏi để làm tăng thêm mức độ chi tiết khi bạn tập trung vào vấn đề. Cố gắng tối đa để giúp khách hàng mô tả vấn đề một cách cụ thể và chính xác nhất có thể.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bước 2: Xác định vấn đề
Hãy xác định vấn đề thật cụ thể
VD: “Bạn tình của tôi không thích tôi”
- Quá chung chung
Cố gắng cụ thể hóa vấn đề thành:
“Bạn tình của tôi không thích tôi làm việc muộn vào các buổi tối”
Chương V – Bài 5.2 49
Hướng dẫn giảng dạy: Hãy suy nghĩ về một vấn đề mà có một số giải pháp khác nhau. Mô tả với học viên một số chi tiết của vấn đề, và hướng dẫn học viên động não về các giải pháp có thể.
Nói: Trong quá trình động não, khách hàng cần đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Viết tất cả các giải pháp đó ra. Không loại bỏ bất kì ý tưởng nào và cũng không phải suy nghĩ quá lâu để cố tìm ra một ý tưởng tốt nhất. Bạn nên vận dụng trí tưởng tượng và nghĩ về tất cả các khả năng. Ngay cả các ý tưởng không có tính khả thi hoặc không thể thực hiện được cũng có những phần hữu ích nhất định. Không đánh giá tính hợp lí và tính khả thi cho đến khi đã liệt kê tất cả các khả năng có thể có.
Bản chiếu 8
Bước 3: Tìm ra các giải pháp (Động não)
Mọi vấn đề đều có một số giải pháp nhất định
Ý kiến nào cũng được ghi nhận
Số lượng phát sinh chất lượng
Không đánh giá
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
50 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 9
Nói: Yêu cầu khách hàng cân nhắc ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Với mỗi giải pháp, hãy hỏi khách hàng những câu hỏi sau đây:
‚ Liệu có thể xảy ra những hậu quả xấu nào không (cả hiện tại và trong tương lai gần)?
‚ Phải mất bao lâu để thực hiện giải pháp này?
‚ Có tốn kém nhiều tiền không?
‚ Bạn có kĩ năng gì để thực hiện giải pháp không? Bạn có các nguồn lực / nguồn hỗ trợ cần thiết không?
‚ Bạn có cần phải phối hợp với người khác không? Nếu có, liệu họ có sẵn sàng hợp tác không?
‚ Liệu bạn có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện giải pháp này không? Việc quyết định lựa chọn giải pháp nào phụ thuộc rất nhiều vào tính cấp bách của vấn đề và những khó khăn dự kiến có thể xảy ra khi thực hiện các giải pháp khác nhau. Trong một tình huống mà vấn đề cần được giải quyết thật nhanh, có thể lựa chọn một giải pháp nào đó mà nó có thể thực hiện được ngay lập tức (cho dù đó không phải là giải pháp lí tưởng). Cân nhắc hậu quả: Xem xét lần lượt từng phương án một. Sau đó hình dung xem nếu chọn phương án này thì kết quả sẽ đạt được là gì? Những kết quả mong muốn sẽ là gì? Những kết quả tích cực ngắn hạn là gì? Những hậu quả dài hạn là gì? Những gì sẽ xảy ra trước mắt? Khách hàng là người lựa chọn giải pháp Mặc dù tư vấn viên có thể cảm thấy là giải pháp khách hàng lựa chọn không phải là giải pháp hợp lí nhất nhưng đó là sự lựa chọn thích hợp nhất dưới cách nhìn nhận của khách hàng tại thời điểm đó. Một khi khách hàng đã lựa chọn được giải pháp, họ sẽ cam kết thực hiện giải pháp đó. Đây là nguyên tắc lấy khách hàng làm trọng tâm quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.
Bước 4: Đưa ra các quyết định
Rút gọn danh sách các giải pháp
Rà soát những ưu điểm và nhược điểm
Liệu có hiệu quả không? Liệu có thực thi được không?
Chọn ra một (một vài) giải pháp
Luôn nhớ rằng đó là sự lựa chọn của khách hàng
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương V – Bài 5.2 51
Bản chiếu 9 (tiếp)
Nếu bạn thấy rằng giải pháp khách hàng lựa chọn không được tốt thì bạn có thể gợi ý họ suy nghĩ thêm về những giải pháp khác mà họ có thể thực hiện nếu giải pháp họ lựa chọn ban đầu không thành công, và đưa ra gợi ý mà bạn nghĩ có thể hữu ích. Cần nhớ rằng, điều quan trọng là bạn không cho phép khách hàng thực hiện những giải pháp nguy hiểm.
52 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 10
Nói: Khách hàng cần thực hiện giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề. Có những giải pháp cần phải chia thành nhiều bước nhỏ hơn. Chia nhỏ giải pháp thành những bước nhỏ và quyết định xem bạn sẽ tiến hành từng bước đó như thế nào và khi nào. Đó là cách để khách hàng tự đặt ra mục tiêu cho chính bản thân.
Khi giải pháp đã được lựa chọn, tư vấn viên nên thảo luận với khách hàng về các bước tiếp theo, đánh giá hiệu quả của giải pháp đó. Bạn có thể cần đóng vai với khách hàng để thực hành giải pháp đó trước khi thực hiện trong thực tế. Bạn và khách hàng không thể dự đoán tất cả các khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện giải pháp. Bạn cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá giải pháp và thử những giải pháp khác nếu giải pháp ban đầu không có kết quả. Quá trình xem xét này sẽ giúp xác định các vấn đề còn tồn tại. Bạn có thể cần phải điều chỉnh lại các bước hoặc thêm vào các bước mới. Khách hàng sẽ trở nên thực tế hơn và lạc quan hơn về việc tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề của họ nếu bạn có thể chỉ ra cách đo lường thành công của họ.
Giải quyết vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ. Vì vậy, hãy nhớ chúc mừng khách hàng vì tất cả những nỗ lực và những tiến bộ họ đạt được. Phương pháp giải quyết vấn đề sẽ không làm cho mọi vấn đề của khách hàng mất đi hay giải quết được tất cả các vấn đề. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với việc thực hành kĩ thuật này, bạn sẽ thấy rằng khách hàng có thể giải quyết vấn đề tốt hơn và cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi khó khăn nảy sinh.

Bước 5: Tiến hành giải quyết vấn đề
Lên kế hoạch hành động (bao gồm cả việc đặt mục tiêu)
Thử thực hiện
- Suy nghĩ thấu đáo
- Đóng vai
- Thực tế/trong đời thực
Có tác dụng không? Có thể cải thiện hơn không?
Khách hàng có thể thử cách khác không?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương V – Bài 5.2 53
Bản chiếu 11
Theo nhóm nhỏ, áp dụng quá trình giải quyết vấn đề cho vấn đề sau:
- “Dường như tôi không còn có thời gian để hưởng thụ cuộc sống nữa. Tôi quá bận bịu với công việc”
HOẠT ĐỘNG
Hướng dẫn giảng dạy: Chia học viên thành các nhóm nhỏ và cho họ 15 phút để giải quyết vấn đề trên bản chiếu.
54 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 12

Trở ngại: Gợi ý:
Vấn đề chưa được xác định rõ Xác định vấn đề thật cụ thể
Khách hàng không nhớ các bước Sử dụng nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau: giải thích, làm mẫu, tập dượt, đưa ra các biện pháp giúp nhớ lại nội dung
NHỮNG TRỤC TRẶC CÓ THỂ XẢY RA (1)
Nói: Đôi khi, trong giải quyết vấn đề, bạn có thể gặp phải một số trở ngại, ví dụ như những vấn đề liệt kê trong bản chiếu này. Vấn đề có thể không được xác định rõ ràng, hoặc khách hàng của bạn có thể không nhớ tất cả các bước cần thiết để giải quyết. Trong những trường hợp này, hãy đảm bảo vấn đề được xác định thật cụ thể, và/hoặc cố gắng phối hợp nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau để giúp khách hàng nhớ lại các bước đã thảo luận.
Chương V – Bài 5.2 55
Bản chiếu 13

Trở ngại: Gợi ý:
Khách hàng không làm gì cả 1. Chưa phù hợp với giai đoạn thay đổi (Khách hàng chưa thật sẵn sàng để thực hiện)? - thì nên cân nhắc sử dụng phương pháp phỏng vấn tạo động lực 2. Thiếu kỹ năng? - thì nên cân nhắc khả năng nhận thức của khách hàng và/hoặc sử dụng các biện pháp hiệu quả hơn để truyền đạt/ giúp nhớ lại nội dung Hỏi khách hàng về các cách giải quyết hiệu quả trước đây.
NHỮNG TRỤC TRẶC CÓ THỂ XẢY RA (2)
Nói: Trong trường hợp bạn không thấy khách hàng thực hiện giải pháp, hãy cân nhắc xem liệu khách hàng có thực sự đang ở giai đoạn thay đổi hành vi phù hợp chưa. Nếu không, hãy sử dụng PVTĐL để giúp họ tới được giai đoạn phù hợp. Nếu không, bạn có thể tìm hiểu xem liệu khách hàng có thiếu kĩ năng để đạt được mục tiêu hay không. Trong trường hợp này, bạn có thể nên kiểm tra khả năng nhận thức của khách hàng, và/hoặc cố gắng sử dụng các phương pháp hỗ trợ/gợi nhớ khác nhau.
56 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 14

Trở ngại: Gợi ý:
Tư vấn viên bắt đầu với một vấn đề quá khó Khi truyền đạt về một kĩ năng mới, nên bắt đầu với một (các) ví dụ đơn giản dễ thực hiện
Sự đánh giá xuất hiện trong khi động não Giải thích rõ ràng về “các quy tắc” trong quá trình động não
NHỮNG TRỤC TRẶC CÓ THỂ XẢY RA (3)
Nói: Đôi khi, bạn bắt đầu với vấn đề có vẻ quá khó giải quyết đối với khách hàng. Trong trường hợp như vậy, hãy đổi sang các vấn đề dễ hơn để giải quyết để khách hàng có được sự tự tin về khả năng của họ trong giải quyết vấn đề.
Trong các trường hợp khác, bạn có thể thấy khách hàng bắt đầu đánh giá các giải pháp trong giai đoạn động não. Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn quay trở lại các quy tắc trong động não, và giải thích tại sao việc đánh giá các giải pháp chỉ nên thực hiện sau khi đã thử thực hiện giải pháp.

Chương V – Bài 5.2 57
Bản chiếu 15

Trở ngại: Giải pháp:
Chậm: tư vấn viên làm hầu hết các công việc Điều này là bình thường trong giai đoạn ban đầu khi tư vấn viên đang truyền đạt về một kĩ năng mới
Tư vấn viên quên mất mục đích Mục đích là dạy cho khách hàng kĩ năng để họ tự giải quyết vấn đề chứ không phải là để giải quyết tất cả các vấn đề giúp khách hàng
NHỮNG TRỤC TRẶC CÓ THỂ XẢY RA (4)
Nói: Đôi khi khách hàng làm chậm hơn bạn mong đợi và kết quả là bạn phải làm nhiều hơn bạn định làm để giúp họ giải quyết vấn đề. Đó là điều rất phổ biến trong giai đoạn mới bắt đầu giải quyết vấn đề, và là điều hoàn toàn bình thường. Bạn nên cố gắng giảm dần mức độ tham gia vào việc giải quyết vấn đề khi những vấn đề cần được giải quyết ngày càng khó khăn hơn,. Một số tư vấn viên quên mất mục đích của việc truyền đạt kĩ thuật này cho khách hàng. Hãy nhớ là nhiệm vụ của bạn không phải là giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng, giúp họ học cách tự giải quyết các vấn đề của chính họ.
58 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên Bản chiếu 16
Chia nhóm 3 người (tư vấn viên, khách hàng và quan sát viên)
Đổi vai, mỗi vòng thảo luận 1 trong 2 vấn đề :
- Khi tôi cảm thấy buồn chán là tôi lại sử dụng heroin
- Khi tôi gặp bạn bè là tôi lại sử dụng heroin
HOẠT ĐỘNG
Hướng dẫn giảng dạy: Chia học viên thành các nhóm 3 người gồm "tư vấn viên", "khách hàng", và "quan sát viên". Đưa cho "tư vấn viên" bảng hỗ trợ giải quyết vấn đề (Tài liệu phát tay 5.2– 1). Giải thích rằng tư vấn viên cần phải hướng dẫn khách hàng qua các bước giải quyết vấn đề được liệt kê trong bài này, trong khi quan sát viên thì quan sát. Khách hàng cần phải đóng vai đang ở trong giai đoạn phù hợp và xác định vấn đề như đã liệt kê trong bản chiếu (từng vấn đề một). Tư vấn viên cần yêu cầu khách hàng mô tả vấn đề của họ càng chính xác càng tốt, động não tìm ra giải pháp, đánh giá các giải pháp, lựa chọn một giải pháp và lập kế hoạch để thực hiện giải pháp đó. Sau khi giải quyết một vấn đề, học viên tự đổi vai để thực hành tiếp.
Chương V – Bài 5.2 59
Bản chiếu 17
Hướng dẫn giảng dạy: Ôn lại những nội dung chính của bài
Thông tin tham khảo:
‚ Nhiều khách hàng gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
‚ Bạn có thể giúp khách hàng tự giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn cho họ những kĩ thuật hiệu quả
‚ Nhắc họ rằng vấn đề xảy ra là điều bình thường và đều có thể giải quyết được
‚ Giúp họ cụ thể hoá vấn đề
‚ Khuyến khích họ động não để lấy số lượng tạo ra chất lượng cho giải pháp
‚ Xác định giải pháp tốt nhất bằng cách so sánh điểm lợi và bất lợi, tính khả thi và hiệu quả
‚ Giúp suy nghĩ về quá trình thực hiện
Hướng dẫn giảng dạy: Cảm ơn học viên vì đã tham gia thảo luận tích cực và đặt các câu hỏi. Hỏi họ xem họ muốn hỏi điều gì nữa không. Trong trường hợp họ có câu hỏi, hãy trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng này. Những câu liên quan đến bài khác, đề nghị họ ghi lại câu hỏi để trả lời ở bài sau.
Nhiều khách hàng gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề
Dạy khách hàng các bước giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất
Nhắc họ rằng vấn đề xảy ra là bình thường và đều có thể giải quyết được
Giúp họ cụ thể hoá vấn đề
Khuyến khích họ động não để lấy số lượng tạo ra chất lượng cho giải pháp
Xác định giải pháp tốt nhất bằng cách so sánh điểm lợi và bất lợi, tính khả thi và hiệu quả
Giúp suy nghĩ về quá trình thực hiện
TÓM TẮT
60 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Tài liệu phát tay 5.2-1
Bảng hỗ trợ giải quyết vấn đề
Trình tự thực hiện
Thu thập thông tin:
Thừa nhận là có vấn đề. Liệu có vấn đề thật không? Bạn cần tìm ra những đầu mối, từ chính cơ thể, suy nghĩ, cảm giác, hành vi, và phản ứng của bạn đối với người khác và cách mà người khác phản ứng với bạn. Suy nghĩ về tình huống tạo ra vấn đề. Ai là người có liên quan? Vấn đề xảy ra khi nào? Chính xác thì điều gì đã xảy ra? Vấn đề đó ảnh hưởng như thế nào đối với bạn?
Xác định vấn đề: Mô tả vấn đề một cách chính xác nhất có thể. Bạn muốn đạt được mục tiêu gì? Nêu càng cụ thể càng tốt. Chia vấn đề thành từng phần nhỏ để dễ dàng hơn trong việc thực hiện.
Động não để tìm các giải pháp: Liệt kê tất cả những điều mà một người khác ở trong tình huống của bạn có thể thực hiện. Cân nhắc các phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Liệt kê cả những giải pháp có vẻ như không thực tế. Hãy đặt mình trên những quan điểm khác nhau và suy nghĩ về những giải pháp khả thi trước sau đó hỏi người khác những giải pháp khả thi đối với họ trong những tình huống tương tự.
Cân nhắc hậu quả: Xem xét lần lượt từng giải pháp. Những điều gì có nhiều khả năng sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện từng hành động? Những kết quả tích cực là gì? Có thể có những hậu quả dài hạn nào? Có những hậu quả ngắn hạn nào? Điều gì bạn cho rằng mình có thể thực hiện được?
Quyết định: Giải pháp nào có nhiều khả năng giúp bạn đạt mục tiêu nhất? Lựa chọn một giải pháp có nhiều khả năng giải quyết được vấn đề nhất mà lại gây ra ít rắc rối nhất. Hành động: Kế hoạch tốt nhất trên thế giới sẽ không giúp ích gì nếu nó không được thực hiện. Hãy thử làm đi.
Đánh giá hiệu quả: Điều gì đã được thực hiện tốt nhất? Tự thưởng cho bạn vì đã làm được điều đó. Lần sau liệu bạn có làm khác đi không? Sau khi bạn thử thực hiện phương pháp đó, bạn thấy nó có hiệu quả không? Nếu không, hãy cân nhắc xem bạn có thể làm gì để đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch hoặc từ bỏ kế hoạch đó chọn giải pháp khác. Nhớ rằng khi bạn đã cố gắng hết sức có nghĩa là bạn đã làm tất cả những việc có thể.
Chú ý: Tên các bước giải quyết vấn đề trong tài liệu này có thể không giống như trong bài trình bày. Tuy nhiên, những khái niệm sau mỗi bước đều giống nhau.
Chương V – Bài 5.2 61
Tài liệu phát tay 5.2-1 (tiếp)
Bài tập thực hành

Chọn một vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai gần. Mô tả vấn đề đó thật chính xác. Động não để tìm ra các giải pháp. Đưa ra những kết quả có thể đạt được. Lựa chọn các giải pháp ưu tiên.

Xác định vấn đề:  
Động não tìm ra các giải pháp: Điểm mạnh: Điểm yếu:
1.
2.
3.
4.
Early Psychosis Intervention Project at http://www.psychosissucks.ca/epi/index.
5.3 Đặt mục tiêu
Bài 64 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
TỔNG QuAN
I. Giới thiệu 2 phút
Giải thích rằng trong bài này bạn sẽ cùng học viên thảo luận về đặt mục tiêu, các bước đặt
mục tiêu và áp dụng kĩ thuật này trong tư vấn.
II. Thuyết trình 45 phút
Sử dụng các bản chiếu để thuyết trình về đặt mục tiêu.
III. Kết luận 8 phút
Ôn lại những nội dung chính trong bài và trả lời câu hỏi của học viên (nếu có).
Bài 5.3: Đặt mục tiêu
Mục đích:
Giúp học viên hiểu rõ về những lí do cần đặt mục tiêu, đặc điểm, các bước thực hiện đặt mục tiêu và cách áp dụng kĩ thuật này trong buổi tư vấn cho khách hàng là người sử dụng ma túy.
Thời gian: 55 phút
Mục tiêu:
Sau bài giảng này, học viên sẽ có thể:
‚ Hiểu được lí do tại sao cần đặt mục tiêu
‚ Hiểu được những đặc điểm chính của việc đặt mục tiêu
‚ Hiểu được phương pháp thiết lập mục tiêu một cách bài bản
‚ Thể hiện được kiến thức và kĩ năng đặt mục tiêu thông qua hoạt động đóng vai
‚ Hiểu được mối liên quan giữa giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu
‚ Có khả năng áp dụng các kĩ năng đặt mục tiêu khi tư vấn cho khách hàng là người sử dụng ma túy.
Phương pháp:
‚ Thuyết trình và thảo luận
‚ Thảo luận nhóm nhỏ
‚ Đóng vai
Dụng cụ trợ giảng:
‚ Các bản chiếu PowerPoint
‚ Máy chiếu LCD và màn chiếu
‚ Tài liệu phát tay số 5.3-1: Ví dụ về phương pháp thảo luận tích cực giữa giảng viên và học viên về đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề
Chương V – Bài 5.3 65
Bản chiếu 1
Nói: Đặt mục tiêu là một kĩ thuật giúp đạt được mục tiêu. Tất cả mọi người (doanh nhân thành đạt, sinh viên hay vận động viên) đều có thể sử dụng kĩ thuật này để có được động lực trong ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn.
Việc áp dụng phương pháp đặt mục tiêu một cách có trình tự, hệ thống có thể giúp tăng khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Bằng cách đặt mục tiêu thường xuyên, bạn có thể quyết định mình muốn đạt được điều gì và tiến dần từng bước trên con đường đạt tới mục tiêu đó. Bằng cách biết chính xác điều mình muốn đạt được, bạn sẽ biết bạn cần tập trung vào điều gì để có thể đạt được mục tiêu đó.
Bạn cũng có thể đo lường được những thành công và tự hào với những gì mình đạt được. Bạn có thể nhìn thấy sự tiến bộ trong những việc mà trước đây bạn cảm thấy rất khó thực hiện. Từ đó, lòng tự tin của bạn cũng sẽ ngày một tăng lên khi nhận thấy rằng khả năng và năng lực của mình trong việc đạt được những mục tiêu đã đề ra, và trong quá trình chinh phục những mục tiêu mới cao hơn, khó khăn hơn.

ĐẶT MỤC TIÊU
66 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 2
Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:
Hiểu được lí do cần đặt mục tiêu
Hiểu được những đặc điểm chính của việc đặt mục tiêu
Hiểu được phương pháp thiết lập mục tiêu một cách hệ thống
Thể hiện được kiến thức và kĩ năng đặt mục tiêu thông qua hoạt động đóng vai
Hiểu được mối liên quan giữa giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu
Có khả năng áp dụng các kĩ năng đặt mục tiêu khi tư vấn cho khách hàng là người sử dụng ma túy.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày các mục tiêu của bài học theo nội dung trên bản chiếu.
Chương V – Bài 5.3 67
Bản chiếu 3
Trong nhóm nhỏ, hãy thảo luận:
- Tại sao cần lập mục tiêu ngắn hạn khi tư vấn?
- Những đặc điểm chính của mục tiêu ngắn hạn là gì?
BÀI TẬP NHÓM NHỎ
Hướng dẫn giảng dạy: Chia học viên thành các nhóm 4 - 5 người. Các nhóm có 10 phút để thảo luận về những câu hỏi ghi trên bản chiếu. Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 người lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp và dành cho mỗi nhóm vài phút để họ trình bày.
68 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 4
Nói: Xác định được những việc có thể thực hiện được trong thời gian trước mắt có thể khiến cho khách hàng dễ dàng nhận ra con đường tiếp tục đi phía trước. Thông thường, người ta thường do dự trước một công việc vì nghĩ rằng việc đó là quá sức đối với họ. Người ta tự bó tay mình vì thấy việc gì dường như cũng quá lớn và quá khó. Họ thực sự cảm thấy mình không thể thành công trong bất kì công việc nào.
Khách hàng sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu như họ có thể đạt được một thành công nho nhỏ. Khi đó, bạn có thể tiếp tục yêu cầu họ thực hiện những công việc dần phức tạp và khó khăn hơn. Hãy nhớ rằng mục tiêu ngắn hạn cần phải SMART. Điều này có nghĩa là bạn có thể đo lường được kết quả công việc của khách hàng và cho ý kiến nhận xét về những tiến bộ đạt được. Điều đó sẽ tiếp tục củng cố thành tựu và khiến khách hàng cam kết mạnh mẽ hơn.

Giúp cho những thay đổi dễ đạt được hơn
Giúp mọi người học hỏi được kinh nghiệm khi tự lực trải qua thành công và thất bại
Giúp tăng thêm sự tự tin
Khuyến khích cố gắng hơn nữa
Có thể đóng vai trò như các mốc chỉ dẫn cụ thể để định hướng và đo lường sự tiến bộ
LỢI ÍCH CỦA MỤC TIÊU NGẮN HẠN
Chương V – Bài 5.3 69
Bản chiếu 5
Nói: Mục tiêu ngắn hạn cần phải phù hợp với giai đoạn thay đổi hành vi của khách hàng. Ví dụ, khi khách hàng đang ở giai đoạn dự định thì họ vẫn còn mơ hồ lưỡng lự về việc có thay đổi hành vi hay không. Chính vì vậy, đối với những khách hàng ở giai đoạn này, cần phải thảo luận với họ để xây dựng những mục tiêu nhỏ, khiêm tốn và thực tiễn để họ có thể đạt được. Mục tiêu ngắn hạn có thể chính là việc làm thế nào để giúp họ chuyển dịch từ giai đoạn dự định sang giai đoạn hành động. Để làm được việc này đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc phỏng vấn tạo động lực và khách hàng cần phải đồng ý rằng thay đổi hành vi là một mục tiêu ngắn hạn quan trọng.
Một điều quan trọng trong quá trình xây dựng mục tiêu ngắn hạn là khách hàng phải luôn là người ra quyết định cuối cùng. Điều gì họ cho là quan trọng cần phải đạt được thì đó chính là quyết định cuối cùng về mục tiêu. Tuy nhiên, tư vấn viên cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định. Một số mục tiêu khách hàng lựa chọn có thể không thực tiễn hoặc có thể nguy hiểm có khả năng dẫn tới tái nghiện. Khách hàng cần tới sự khôn ngoan của tư vấn viên để giúp họ nhận biết được điều gì là thực tiễn. Tư vấn viên rất cần giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn.

Hướng dẫn giảng dạy: Xem ví dụ trong Tài liệu phát tay 5.3-1 về đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề.
Tạo đà cho giai đoạn thay đổi
- Không hữu ích khi sử dụng những mục tiêu có tính định hướng cho khách hàng đang ở giai đoạn dự định
Thống nhất với khách hàng
- Khách hàng sẽ cam kết hơn khi được tham gia trong quá trình xác định các mục tiêu
- Tư vấn viên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để khách hàng ra quyết định
MỤC TIÊU NGẮN HẠN CẦN PHẢI:
70 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 6
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng những thông tin dưới đây để giải thích về phương pháp SMART khi xác lập mục tiêu.
Thông tin tham khảo: Một mục tiêu ngắn hạn tốt cần phải SMART (nghĩa đen của tiếng Anh là Thông Minh, đồng thời cũng là những chữ cái đầu của những từ sau:
Specifc - Cụ thể
Measurable - Có thể đo lường được
Attainable - Có thể đạt được
Realistic - Thực tiễn và
Timebound - có khung thời gian
Cụ thể: Một mục tiêu cụ thể sẽ dễ có khả năng thực hiện thành công hơn là một mục tiêu chung chung. Để có thể xây dựng được một mục tiêu cụ thể, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:
Ai : Ai là người tham gia?
Điều gì: Tôi muốn đạt được điều gì?
Ở đâu: Xác định một địa điểm
Khi nào: Xác định một khung thời gian
Cái nào: Xác định những yêu cầu và trở ngại
Tại sao: Những lí do, mục đích hoặc lợi ích cụ thể khiến phải đạt được mục tiêu này
Ví dụ: một mục tiêu chung chung là "Có cơ thể gọn đẹp". Một mục tiêu cụ thể cần phải là: "Tham gia một câu lạc bộ sức khỏe và tập thể dục 3 ngày mỗi tuần."
Có thể đo lường được: Xây dựng những tiêu chí cụ thể để đo lường tiến độ thực hiện của mỗi mục tiêu đã đề ra. Khi bạn đo lường tiến độ thực hiện, bạn luôn luôn gắn bó với nhiệm vụ, luôn thực hiện các bước theo đúng thời gian đã định, và đón nhận cảm giác hân hoan khi đạt được thành công, và thành công đó lại thúc đẩy bạn tiếp tục có thêm nỗ lực để đạt mục tiêu cuối cùng.
Cụ thể
Có thể đo lường được
Có thể đạt được
Thực tiễn
Có khung thời gian
Rõ ràng, cụ thể
Miêu tả một hành động sẽ thực hiện chứ không phải hành động sẽ KHÔNG thực hiện
Thái độ, năng lực và kỹ năng để biến mục tiêu thành hiện thực
Thành công sản sinh tiếp thành công
Cần ngày hoàn thành cụ thể
Để đánh giá liệu mục tiêu của bạn có đo lường được hay không, bạn có thể đặt những câu hỏi như: "Bao nhiêu?", "Làm thế nào để tôi biết khi nào thì mục tiêu đó đã đạt được?"
Có thể đạt được: Khi bạn đã xác định được đâu là những mục tiêu quan trọng nhất đối với bản thân thì cũng là lúc bạn phải suy nghĩ về việc làm thế nào để biến mục tiêu đó thành hiện thực. Bạn cần phải có thái độ, năng lực, kĩ năng và khả năng tài chính để thực hiện kế hoạch. Bạn bắt đầu nhận thấy rằng trước đây bạn đã bỏ lỡ những cơ hội có thể giúp bạn tiến gần đến khả năng thực hiện thành công mục tiêu mong muốn.
Bạn có thể đạt được hầu hết các mục tiêu mong muốn nếu bạn lên kế hoạch các bước cần thực hiện một cách khôn ngoan và đề ra một khung thời gian cho phép bạn thực hiện các bước đó. Những mục tiêu tưởng chừng như quá xa và ngoài tầm tay cuối cùng cũng dần dần trở nên gần hơn và có thể đạt được, không phải vì mục tiêu đó tự tiến gần tới bạn mà là vì bạn đã trưởng thành và có thể vươn được tới các mục tiêu đó. Khi chúng ta liệt kê ra các mục tiêu mong muốn đạt được trong cuộc sống thì cũng là lúc chúng ta xây dựng hình ảnh của chính mình. Bạn tự nhìn nhận rằng bạn là người xứng đáng với những mục tiêu này, và từ cách nhìn nhận đó bạn hình thành những phẩm chất và nhân cách để biến bạn trở thành một người có khả năng sở hữu những mục tiêu đã được đề ra.
Điều quan trọng là cần đảm bảo rằng mục tiêu vừa phải có thể đạt được vừa phải có sự đồng ý của cả hai bên. Khách hàng và tư vấn viên thường không thống nhất về mức độ hợp lí của mục tiêu, vì thế cần thương lượng với nhau để đi đến thống nhất.
Có tính thực tiễn: Để có tính thực tiễn, một mục tiêu cần phải thể hiện một cái đích mà bạn phải vừa sẵn sàng, vừa có khả năng đạt tới. Mục tiêu có thể rất tham vọng nhưng vẫn có tính thực tiễn và bạn là người duy nhất có thể quyết định mục tiêu của bạn cao và khó ở mức độ nào. Nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo rằng mỗi mục tiêu cần phải thể hiện một sự tiến triển đáng kể. Một mục tiêu cao đôi khi lại có thể dễ đạt được hơn so với một mục tiêu thấp bởi vì một mục tiêu đầy tham vọng có thể khiến chúng ta có thêm động lực để phấn đấu.
Mục tiêu của bạn có thể có tính thực tiễn nếu bạn thực sự tin rằng mục tiêu đó có thể thực hiện được. Một số cách khác có thể giúp bạn đánh giá tính thực tiễn của mục tiêu là xem lại xem trước đây bạn đã thực hiện thành công một mục tiêu nào tương tự hay chưa, hoặc tự hỏi bản thân xem để đạt được mục tiêu đó thì cần phải có những điều kiện gì.
Có khung thời gian: Một mục tiêu cần phải được thực hiện trong một khung thời gian nhất định. Nếu không có một khung thời gian thì chúng ta sẽ không cảm thấy là cần phải bắt tay vào việc ngay lập tức. Ví dụ, nếu bạn muốn giảm đi 4kg nhưng lại không đặt ra một thời điểm cụ thể để giảm được mức đó, thì bạn sẽ thiếu động lực để thực hiện. Nhưng nếu bạn ấn định vào một khung thời gian cụ thể "đến ngày 1 tháng 5", thì có nghĩa là bạn đã rất rõ là mình có bao nhiêu thời gian từ giờ đến lúc đó, và bạn biết khi nào cần bắt tay vào việc.
72 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 7
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng những thông tin dưới đây để hướng dẫn cho học viên về phương pháp đặt mục tiêu.
Thông tin tham khảo:
1) Liệt kê các mục tiêu và lựa chọn 1 hoặc 2 mục tiêu để thực hiện

Yêu cầu khách hàng suy nghĩ về tất cả những mục tiêu mà họ muốn đạt được trong năm tới. Hãy đặt những câu hỏi như: “Bạn muốn thực hiện thành công điều gì?” và “Sau một năm nữa bạn muốn mình sẽ là người như thế nào?”
Nếu ban đầu khách hàng gặp khó khăn trong việc đưa ra mục tiêu thì hãy hỏi xem có điều gì trong cuộc sống mà họ muốn thay đổi không, hay có điều gì mà họ chưa hài lòng không?
Viết lên giấy những mục tiêu mà khách hàng đề cập tới. Cố gắng viết những mục tiêu ở thể khẳng định: “Tôi sẽ thi đỗ”, chứ không nên viết ở thể phủ định: “Tôi sẽ không trượt”. Sau khi dành thời gian suy nghĩ về những mục tiêu này, khách hàng có thể sẽ thấy rằng họ có quá nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được – nếu quả có thế thì thật là tuyệt! Tuy nhiên, nếu cố gắng đạt được tất cả các mục tiêu này cùng một lúc thì khách hàng sẽ có rất ít thời gian và nỗ lực dành cho mỗi mục tiêu, và họ sẽ cảm thấy quá tải. Vì vậy, hãy nhìn lại danh sách những mục tiêu đó và lập thứ tự ưu tiên. Trước mắt, hãy chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 mục tiêu thôi.
Khi suy nghĩ và lựa chọn lấy một mục tiêu để thực hiện, chúng ta cần phải thực tế. Để việc lập mục tiêu này có hiệu quả thì những mục tiêu đặt ra cần phải có khả năng đạt được.
Một số mục tiêu thực sự không khả thi – ví dụ, nhiều người muốn tìm được công việc có
1. Liệt kê tất cả các mục tiêu, lựa chọn một hoặc hai mục tiêu để giải quyết
2. Xác định mục tiêu rõ ràng và chia nhỏ thành nhiều bước
3. Rà soát tiến trình thực hiện và chỉnh sửa
4. Hài lòng với nỗ lực của bạn và những thành công bước đầu
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT MỤC TIÊU
Chương V – Bài 5.3 73
Bản chiếu 7 (tiếp)
thu nhập một trăm triệu đồng trong năm nay nhưng rõ ràng đây không phải là mục tiêu thực tế!
Thực ra cũng khó để có thể xác định một số mục tiêu là có thực tiễn hay không. Bạn có thể giúp đỡ khách hàng trong quá trình ra quyết định bằng cách trao đổi cởi mở với họ. Đặt mục tiêu ở mức độ phù hợp nghĩa là đảm bảo mục tiêu đó không quá khó mà cũng không quá dễ. Cách lí tưởng nhất là đặt ra những mục tiêu hơi khó hơn so với khả năng hiện tại của khách hàng một chút, nhưng không quá khó đến mức không có hi vọng thành công. Thường thì chúng ta phải trải nghiệm nhiều mới có thể lập được mục tiêu một cách phù hợp - và thường thì cần phải điều chỉnh mục tiêu nếu bắt đầu cảm thấy mục tiêu đó quá khó hoặc quá dễ. Không nên thất vọng khi thấy khách hàng phải điều chỉnh mục tiêu, vì đó chính là một phần của quá trình đặt mục tiêu.
2) Xác định mục tiêu rõ ràng và chia thành các bước nhỏ
Khi khách hàng đã chọn được 1 hoặc 2 mục tiêu thực tiễn và có thể đạt được, họ sẽ cần định nghĩa rõ ràng những mục tiêu ấy là gì. Đề nghị khách hàng xác định mục tiêu thật chính xác – bao gồm thông tin về ngày, thời gian và khối lượng công việc để khách hàng có thể tự đo lường thành quả của mình.
Chia nhỏ mỗi mục tiêu thành các bước nhỏ chính xác. Những bước này cần phải đạt được trong thời gian ngắn - một vài ngày hoặc vài tuần.
Nếu được, hãy cố gắng làm cho các bước thực hiện trở nên vui vẻ, thú vị. Có nhiều cách để cùng đạt được một mục tiêu, vì thế hãy lựa chọn những cách thoải mái hơn nếu có thể. 3) Xem xét kết quả đạt được và điều chỉnh
Nên thường xuyên xem xét tiến triển việc thực hiện mục tiêu của khách hàng. Tìm ra và ghi lại bất kì vấn đề hoặc trở ngại nào mà khách hàng gặp phải.
Cần áp dụng kĩ năng giải quyết vấn đề để xác định xem liệu có phương pháp nào giúp giải quyết những trở ngại đó để khách hàng có thể tiếp tục chinh phục mục tiêu như đã định không. Trong một số trường hợp, có thể không dễ dàng tìm được một giải pháp rõ ràng cho vấn đề, khi đó bạn sẽ phải điều chỉnh các bước thực hiện, hoặc điều chỉnh chính bản thân mục tiêu.
Không nên thất vọng nếu khách hàng phải điều chỉnh lại mục tiêu - điều này hoàn toàn có thể xảy ra và nó cho thấy là bạn đã áp dụng đúng phương pháp đặt mục tiêu. Trong khi xem xét tiến trình thực hiện của khách hàng, hãy ghi chú xem liệu họ có đạt được mục tiêu một cách quá dễ dàng hay không, hay tiến bộ có quá chậm, quá khó, hay không có tiến bộ nào hay không. Không có thất bại trong việc đặt mục tiêu - chỉ cần điều chỉnh tiến trình hoặc mức độ của mục tiêu mà thôi.
74 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 7 (tiếp)
Đồng thời cũng cần nhớ là mục tiêu của bạn có thể thay đổi theo thời gian. Những mục tiêu đặt ra cách đây 6 tháng có thể không còn là mục tiêu của hôm nay nữa. Nếu mục tiêu không còn phù hợp nữa thì chỉ cần thay đổi hoặc từ bỏ nó. Đặt mục tiêu là một công cụ nhằm giúp khách hàng đạt được điều họ mong muốn đạt được.
4) Hài lòng với nỗ lực và kết quả đạt được
Khách hàng cần phải hưởng thụ thành công khi chinh phục được mục tiêu. Hãy chúc mừng họ – họ đã nỗ lực vất vả và cần cảm thấy tự hào về điều đó!
Nhưng thành công sẽ không đến nếu khách hàng không nỗ lực và không vượt qua được từng bước nhỏ trong quá trình tiến tới mục tiêu. Vì thế, bất kì khi nào họ thực hiện thành công một bước hoặc đã có những nỗ lực rất lớn, hãy dành thời gian để họ vui sướng vì đã làm được như vậy.
Chương V – Bài 5.3 75
Bản chiếu 8
Nói: Bạn có thể sử dụng ”thước đo sự sẵn sàng” để xác định xem trong suy nghĩ của khách hàng thì việc cam kết thực hiện mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào. Đây chỉ là một thang điểm được chia ra thành các mức từ 1 đến 10 mà trên đó 1 có nghĩa là không sẵn sàng và 10 là rất sẵn sàng. Hãy yêu cầu khách hàng tự đánh giá về mức độ quan trọng của việc thay đổi hành vi sử dụng ma túy đối với bản thân họ.
Bạn có thể nói với khách hàng:
"Tính trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là bạn không sẵn sàng thay đổi và 10 là bạn thiết tha muốn thay đổi, thì bạn tự đánh giá bản thân bạn được mấy điểm?”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Không muốn thay đổi Rất muốn thay đổi
”Thước đo sự sẵn sàng” có thể được sử dụng trong buổi tư vấn để khuyến khích khách hàng nói về lí do họ muốn thay đổi.
Có thể dùng thang điểm tương tự như trên để đánh giá sự tự tin của khách hàng khi thực hiện một công việc. Thước đo sự tự tin có thể được sử dụng với các khách hàng đã xác định được tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi của họ hoặc có thể được sử dụng như là một câu hỏi giả định để động viên khách hàng nói về việc họ sẽ làm thế nào để thay đổi.

Thước đo sự sẵn sàng
Thước đo sự tự tin
ĐO LƯỜNG SỰ CAM KẾT
76 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 8 (tiếp)
Bạn có thể nói với khách hàng:
”Nếu như bạn quyết định thực hiện công việc này thì bạn thấy là mình tự tin đến đâu? Tính theo thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 1 có nghĩa là không hề tự tin và 10 là rất tự tin, thì bạn tự đánh giá bản thân bạn được mấy điểm?”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Không tự tin Rất tự tin
Không nhất thiết phải đưa ra một thước đo cụ thể, nhưng nếu có thì rất hữu ích, đặc biệt là đối với các khách hàng không biết đọc hoặc không biết đếm số. Đối với một số khách hàng thì chỉ cần mô tả thước đo và thang điểm bằng lời nói như trong các ví dụ trên là đủ.
Sau khi đã hỏi khách hàng về mức độ sẵn sàng và tự tin của họ, nếu họ trả lời ở thang điểm 7 hoặc thấp hơn, thì hỏi họ xem hiện tại họ còn lo lắng về vấn đề gì. Hoặc có thể hỏi họ theo cách là bây giờ cần phải giải quyết vấn đề gì để mức điểm của họ cao hơn.

Chương V – Bài 5.3 77
Bản chiếu 9
Mỗi nhóm 3 người: tư vấn viên, khách hàng và quan sát viên
Áp dụng kĩ thuật đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề:
- “Khi tôi gặp bạn bè là tôi lại sử dụng heroin”
HOẠT ĐỘNG NHÓM NHỎ
Hướng dẫn giảng dạy: Chia học viên thành các nhóm 3 người và họ sẽ phân công từng vai: “tư vấn viên”, “khách hàng” và “người quan sát”. Người "tư vấn viên" sẽ hướng dẫn “khách hàng” thực hiện từng bước trong quá trình đặt mục tiêu, còn người thứ 3 sẽ quan sát. Sau khi các nhóm thảo luận xong, mời họ quay lại nhóm lớn và kiểm tra những mục tiêu được đặt ra có đáp ứng yêu cầu SMART không. Đảm bảo rằng mục tiêu phải thể hiện mọi thành phần và tất cả học viên đồng ý.
78 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Hướng dẫn giảng dạy: Nhắc lại những nội dung chính của bài.
Thông tin tham khảo:
‚ Mục tiêu ngắn hạn rất quan trọng để thay đổi
‚ Xác định mục tiêu rõ ràng và chia thành các bước nhỏ để thực hiện
‚ Xác định mức độ cam kết qua thang điểm
‚ Rà soát tiến độ để điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết
‚ Hỗ trợ khách hàng thực các mục tiêu khó
Hướng dẫn giảng dạy: Cảm ơn học viên vì đã tham gia thảo luận tích cực và đặt các câu hỏi. Hỏi xem họ muốn hỏi điều gì nữa không. Trong trường hợp có câu hỏi, hãy trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng này. Những câu liên quan đến bài khác, đề nghị họ ghi lại câu hỏi để trả lời ở bài sau.
Bản chiếu 10
Mục tiêu ngắn hạn rất quan trọng để thay đổi
Xác định mục tiêu rõ ràng và chia thành các bước nhỏ để thực hiện
Xác định mức độ cam kết qua thang điểm
Rà soát tiến độ để điều chỉnh mục tiêu nếu cần thiết
Hỗ trợ khách hàng thực hiện các mục tiêu khó
TÓM TẮT
Chương V – Bài 5.3 79
Tài liệu phát tay 5.3-1 (Chỉ dành cho giảng viên)
Ví dụ về cuộc thảo luận tích cực về Đặt mục tiêu và Giải quyết vấn đề.
Giảng viên: Bây giờ tôi muốn bàn về việc đặt mục tiêu. Hãy nói cho tôi biết tại sao chúng ta cần đặt mục tiêu ngắn hạn và đặt mục tiêu có những đặc điểm gì? Ai có ý kiến gì không?
Học viên: Đặt mục tiêu là một kĩ thuật để giúp chúng ta đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian nào đó.
Giảng viên: Rất hay. Vậy chúng ta lập mục tiêu như thế nào?
Học viên: Tôi nghĩ chúng ta cần đặt ra mục tiêu ngắn hạn để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
Giảng viên: Nếu chúng ta làm như vậy thì chúng ta có thể giảng giải cho mọi người về kỹ thuật đặt mục tiêu như thế nào? Những đặc điểm của việc đặt mục tiêu mà chúng ta cần quan tâm là gì?
Học viên: Tôi nghĩ vì mục tiêu có thể sẽ không đạt được trong thời gian ngắn, nên chúng ta cần chia nhỏ nó ra để có thể đạt được.
Học viên: Tôi nghĩ nó cũng giống như xây nhà vậy.
Giảng viên: Đúng vậy. Mục tiêu nhỏ hơn thường dễ lập và dễ đạt được hơn mục tiêu lớn. Mục tiêu ngắn hạn cần thực tế và có thể đạt được. Mục tiêu ngắn hạn còn những đặc điểm nào khác không?
Học viên: Mục tiêu ngắn hạn dễ thực hiện hơn cho khách hàng, có tính khả thi cao hơn.
Giảng viên: Đúng, tính khả thi rất quan trọng trong việc đặt mục tiêu.
Học viên: Và khách hàng không phải dành quá nhiều thời gian để đạt được.
Giảng viên: Đúng, nó có thể được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn.
Học viên: Tôi nghĩ mục tiêu đôi khi quá lớn nên khi chia thành những mục tiêu nhỏ thì khách hàng sẽ cảm thấy tự tin hơn vì họ có thể đạt được chúng.
Giảng viên: Đúng, như vậy sự tự tin cũng rất quan trọng trong việc khuyến khích khách hàng thực hiện.
Học viên: Tôi nghĩ khi chúng ta chia nhỏ mục tiêu ra, chúng ta có thể đánh giá kết quả dễ dàng hơn cũng như dễ điều chỉnh và giám sát thực hiện mục tiêu hơn.
Giảng viên: Đúng. Đánh giá kết quả rất quan trọng. Tôi đồng ý.
80 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Học viên: Tôi nghĩ mỗi khi khách hàng đạt được một mục tiêu nhỏ, họ sẽ thêm tự tin và điều đó khuyến khích họ tiến tới thực hiện những mục tiêu tiếp theo.
Giảng viên: Tôi đồng ý, chúng ta cũng đã thống nhất rằng sự tự tin là rất quan trọng.
Học viên: Nó giúp người ta tránh cảm giác chán nản khi thực hiện mục tiêu và khuyến khích được họ tiếp tục cố gắng.
Giảng viên: Ừ, nó khích lệ khách hàng tiếp tục thực hiện. Còn gì nữa không?
Học viên: Giúp chúng ta nhận thấy tiến bộ của khách hàng.
Giảng viên: Bạn hãy nói rõ hơn về điều đó đi - điều đó có nghĩa là gì?
Học viên: Khi đặt mục tiêu nhỏ hơn và đạt được nó, người ta có thể nhận thấy sự tiến bộ, và ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn cuối cùng.
Giảng viên: Ừ, nói cách khác là mục tiêu có tính tích cực, nó giúp người ta tiến bước theo chiều hướng tích cực.
Học viên: Tôi nghĩ, một trong những đặc điểm của mục tiêu ngắn hạn là nó là cơ sở để người ta đạt được mục tiêu dài hạn.
Giảng viên: Đúng vậy. Đặt mục tiêu ngắn hạn cho phép tiến từng bước từng bước để đạt được mục tiêu dài hạn. Người Trung Quốc có một câu nói, ”Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi”. Hành trình mà chúng ta đang nói tới ở đây chính là một mục tiêu dài hạn.
Học viên: Mục tiêu ngắn hạn còn góp phần xác định xem mục tiêu dài hạn có hợp lí không.
Giảng viên: Đúng vậy, việc đánh giá, xem xét lại các bước để đảm bảo bạn đang tiến lên là rất quan trọng. Đặt ra những mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp bạn dễ đạt được chúng hơn. Điều đó cũng giúp tăng thêm sự tự tin cho khách hàng, khích lệ họ tiếp tục chinh phục những mục tiêu phức tạp hơn. Việc đánh giá giúp họ có được bằng chứng cụ thể để nói rằng, ”Đúng vậy, mọi thứ đã tốt hơn, mình làm rất tốt”. Giống như kĩ thuật giải quyết vấn đề, đặt ra mục tiêu cần được thực hiện khi khách hàng đang ở giai đoạn hành động. Nếu khách hàng đang ở giai đoạn tiền dự định thì việc đạt được mục tiêu là một việc rất khó.
Có một điều rất quan trọng mà chúng ta chưa nhắc đến đó là mục tiêu ngắn hạn phải có thể đo lường được. Mục tiêu cũng cần phải cụ thể và có thể quan sát được. Điều đó có nghĩa là mục tiêu phải nói về một hành vi cụ thể. Vì nếu bạn không quan sát được thì theo tôi đó không phải là một mục tiêu. Mục tiêu ngắn hạn cũng phải có thể đạt được trong thời gian ngắn, để nhờ đó mà người ta cảm thấy tự tin để bước tiếp. Mục tiêu cần phải được mô tả ở thể khẳng định: tức là nói về một việc chúng ta sẽ thực hiện, chứ không phải về một việc chúng ta sẽ không thực hiện. Đồng thời, mục tiêu cũng cần thể hiện mong muốn thực sự của khách hàng.
Tài liệu phát tay 5.3-1 (tiếp)
Chương V – Bài 5.3 81
Bạn cũng cần phải tìm hiểu xem mức độ cam kết của khách hàng với việc thực hiện mục tiêu đến đâu. Sự cam kết gồm 2 yếu tố: người ta sẵn sàng làm việc đó đến mức nào và mức độ tự tin của họ như thế nào. Quá trình giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu thường gắn kết với nhau, vì mỗi khi bạn xác định vấn đề và các giải pháp, bạn cũng đồng thời phải xác định mục tiêu cần đạt được là gì.
(Đóng vai)
Giảng viên: Nào, trước khi bắt đầu thảo luận, hãy cho biết đâu là vấn đề mà các bạn dự tính gặp phải trong phần đóng vai?
Học viên: Tất cả các khách hàng đều khăng khăng cách duy nhất để giải quyết vấn đề của họ là dùng lại ma túy.
Giảng viên: Vậy à? Điều đó có nghĩa là gì? Bạn có thể nói gì về việc đó? Theo bạn thì khách hàng đang ở giai đoạn chuyển đổi hành vi nào?
Học viên: Tiền dự định.
Giảng viên: Đúng. Và nhớ là đối với khách hàng ở giai đoạn tiền dự định, sẽ rất khó và phức tạp để có thể giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu. Vấn đề của tư vấn viên ở đây là gì?
Học viên: Tôi nghĩ rất khó cho tư vấn viên nếu phải cố gắng nghe khách hàng 90% thời gian, và chỉ nói trong 10% thời gian.
Giảng viên: Tại sao lại khó?
Học viên: Vì khi ta đặt câu hỏi, khách hàng không biết trả lời thế nào hoặc họ cố trả lời thật ngắn.
Giảng viên: Đúng là khó bởi vì khách hàng thường nghĩ rằng người khác sẽ giải quyết vấn đề cho họ và họ đã quen với việc người khác bảo họ nên làm gì, cũng vì thế mà họ hiếm khi đưa ra ý kiến hoặc trình bày quan điểm của mình.
Chúng ta cần luôn nhớ là chúng ta không phải là người giải quyết vấn đề cho khách hàng, mà chỉ hướng dẫn cho họ cách để giải quyết vấn đề thôi. Có lẽ bạn cũng cần biết rằng, một tư vấn viên có kinh nghiệm đánh giá khách hàng sẽ cần khoảng thời gian từ 45 phút đến 1 giờ. Sau khi đã đánh giá khách hàng xong và họ đã thật sự có mối quan hệ tốt với bạn, thì một buổi tư vấn thường chỉ kéo dài khoảng 45 phút. Vì vậy, cho dù đó là buổi tư vấn về việc đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề hay dự phòng tái nghiện, hay bất kì nội dung nào khác, nếu bạn kéo dài buổi tư vấn quá 45 phút thì khách hàng sẽ rất mệt mỏi và chẳng còn thấy nhiệt tình tham gia nữa. Nếu thời gian buổi tư vấn ngắn hơn thì có thể khách hàng vẫn còn ý tưởng muốn nói khi bạn kết thúc. Nếu là tôi thì một điều quan trọng tôi cần thông báo cho khách hàng là vấn đề thời gian: họ cần hiểu rằng mỗi buổi tư vấn sẽ kéo dài 45 phút. Tôi sẽ nói cho họ biết điều đó ngay từ đầu buổi tư vấn để họ biết được khoảng thời gian đã ấn định. Cần nhớ rằng chúng ta phải làm việc có trọng tâm và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
Nguồn:
Early Psychosis Intervention Project at http://www.psychosissucks.ca/epi/index
Tài liệu phát tay 5.3-1 (tiếp)
5.4 Giảm nGuy cơ
Bài 84 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
TỔNG QuAN

I. Giới thiệu 1 phút
Giải thích rằng trong bài này bạn sẽ thảo luận những khái niệm quan trọng về giảm nguy
cơ và dự phòng quá liều để áp dụng trong tư vấn điều trị nghiện ma túy.
II. Thuyết trình 55 phút
Sử dụng các bản chiếu để thuyết trình về giảm nguy cơ.
III. Kết luận 4 phút
Ôn lại những nội dung chính của bài và trả lời các câu hỏi của các học viên (nếu có)
Bài 5.4: Giảm nguy cơ
Mục đích:
Giúp học viên hiểu về những nguyên tắc cơ bản trong tư vấn giảm nguy cơ và dự phòng quá liều cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ tư vấn điều trị nghiện ma túy.
Thời gian: 60 phút
Mục tiêu:
Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:
‚ Nêu được khái niệm về giảm nguy cơ
‚ Nêu được các nguyên tắc giảm nguy cơ
‚ Hiểu và thực hành cách tiêm chích an toàn, vứt BKT an toàn
‚ Biết cách chăm sóc ven
‚ Nêu được các biện pháp cơ bản trong dự phòng quá liều
Phương pháp:
‚ Thuyết trình
‚ Thảo luận
‚ Trình diễn và thực hành
Dụng cụ trợ giảng:
‚ Các bản chiếu PowerPoint
‚ Máy chiếu và màn chiếu
‚ Bảng lật và giấy khổ lớn
‚ Bút dạ màu
Chương V – Bài 5.4 85
Bản chiếu 1
Nói: Mục đích dài hạn của tư vấn điều trị nghiện ma túy là giúp khách hàng ngừng sử dụng ma túy. Tuy nhiên, nghiện ma túy là một rối loạn mạn tính, tái diễn của não bộ nên khách hàng cần được điều trị nhiều lần, lâu dài mới có thể ngừng sử dụng hoàn toàn. Vì vậy, việc cung cấp cho khách hàng thông tin về giảm nguy cơ là hết sức cần thiết, vì điều đó sẽ giúp họ giảm thiểu các tác hại do việc sử dụng ma túy của họ gây ra.
GIẢM NGUY CƠ
Kết thúc bài học này, học viên sẽ có thể:
Định nghĩa được giảm nguy cơ
Hiểu được các nguyên tắc giảm nguy cơ
Hiểu và thực hành tiêm chích an toàn, vứt BKT an toàn
Biết cách chăm sóc ven
Nêu được cách dự phòng và xử trí sốc quá liều
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu
Chương V – Bài 5.4 87
Bản chiếu 3
Nói: Giảm nguy cơ có thể là một chính sách hoặc chương trình nhằm giảm hoặc kiểm soát các hậu quả bất lợi về mặt sức khỏe, kinh tế và xã hội của việc sử dụng rượu và các loại ma túy khác (AADAC, 1998). Nó cũng có thể là một hệ thống các chiến lược và phương pháp không mang tính phán xét nhằm cung cấp và/hoặc tăng cường các kĩ năng, kiến thức, nguồn lực và hỗ trợ cho khách hàng để họ có thể sống một cuộc sống an toàn hơn, lành mạnh hơn. Các chiến lược giảm nguy cơ phải được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và cá nhân.
Nhằm mục đích giảm các hậu quả bất lợi về sức khoẻ, xã hội và kinh tế do rượu và các loại ma túy khác gây ra, thông qua việc giảm thiểu hoặc hạn chế những nguy cơ và tác hại đối với cá nhân và cộng đồng do sử dụng ma túy. (Lenton & Single 1998)
GIẢM NGUY CƠ
88 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 4
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng những thông tin dưới đây để giải thích thêm về ba loại hình can thiệp chính đối với việc sử dụng ma túy
Thông tin tham khảo: Những nỗ lực nhằm hạn chế nguồn cung ma túy thì khá tốn kém và có thể gây ra những hậu quả bất lợi không lường trước được, và ít cho thấy kết quả làm giảm một cách rõ rệt và bền vững những vấn đề do ma túy gây ra. Chỉ khi nhu cầu sử dụng ma túy thấp, việc phát hiện có hiệu quả đến mức mà người buôn bán không thể trốn tránh được và các biện pháp thay thế không sẵn có thì việc giảm cung mới có hiệu quả làm giảm các vấn đề do ma túy. Điều này cho thấy rằng giảm cung ma túy sẽ chỉ trở thành một chiến lược thành công trong giảm nguy cơ liên quan đến sử dụng ma túy khi các chiến lược giảm cầu hiệu quả cũng được thực hiện song song.
Các chiến lược dự phòng HIV dành cho người tiêm chích ma túy (TCMT) cần được xây dựng và thực hiện trong bối cảnh mà cả hai nỗ lực nhằm giảm sử dụng ma túy và đáp ứng các nhu cầu khác như chăm sóc sức khỏe ban đầu và nhân quyền của người sử dụng đều được thực hiện. Giáo dục về ma túy một cách hiệu quả có thể giảm việc thử sử dụng ma túy. Đồng thời, giáo dục cũng giúp đảm bảo rằng những người thử dùng ma túy có kiến thức cần thiết để giảm những nguy cơ liên quan đến sử dụng ma túy, đặc biệt là lây truyền HIV. Việc thực thi pháp luật có thể giúp tấn công hiệu quả những trùm buôn bán ma túy, trong khi vẫn sử dụng các phương pháp y tế công cộng để hỗ trợ những người sử dụng ma túy. Nhận thức được điều này sẽ giúp ngành công an nắm giữ một vai trò quan trọng trong dự phòng lây truyền HIV. Ở một số nước, công an tham gia rất tích cực vào việc giảm nguy cơ, bằng cách giới thiệu người sử dụng ma túy đi điều trị thay vì bắt giữ họ, và thậm chí còn cung cấp BKT sạch cho họ.
ĐÁP ỨNG VỚI TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG MA TÚY
Giảm cung
Giảm cầu
Giảm nguy cơ
Chương V – Bài 5.4 89
Bản chiếu 4 (tiếp)
Đối với xã hội, việc bỏ tù người sử dụng ma túy, chỉ vì họ sử dụng ma túy, sẽ không có hiệu quả trong việc giảm cầu. Nó thậm chí còn tạo ra nguy cơ cho người bị bắt vì họ còn phải chịu đựng những mối nguy hiểm khác trong nhà tù (bao gồm nguy cơ nhiễm HIV cao hơn) trong khi không được điều trị gì cho tình trạng sử dụng ma túy của họ.
Ba phương pháp giảm cung, giảm cầu và giảm nguy cơ tuy độc lập với nhau nhưng khó có thể hiệu quả nếu chỉ sử dụng riêng lẻ. Tuy nhiên, nếu cùng được thực hiện, chúng sẽ bổ trợ lẫn nhau để tạo ra một môi trường thuận lợi, vừa hạn chế tình trạng sử dụng ma túy, vừa giải quyết được những vấn đề về nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người tiêm chích ma túy.
Các ví dụ:
‚ Giảm cung

- Luật pháp -
- Chính sách
- Giảm trồng cây thuốc phiện, cần sa...
- Bắt giam
‚ Giảm cầu
- Chiến dịch truyền thông đại chúng
- Điều trị
- Hỗ trợ cộng đồng
- Giáo dục trong nhà trường
‚ Giảm tác hại
- Chương trình trao đổi (phát) bơm, kim tiêm
- Bao cao su
- Giáo dục đồng đắng
- Hỗ trợ gia đình
90 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 5
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu
Thông tin tham khảo: Triết lí về giảm nguy cơ
Giảm nguy cơ là một trong những công cụ hiệu quả nhất để giải quyết những vấn đề y tế, xã hội liên quan đến các hoạt động có nguy cơ. Phương pháp giảm nguy cơ được xây dựng dựa trên tình trạng sử dụng ma túy của khách hàng - tôn trọng và hỗ trợ họ trong việc đưa ra quyết định. Một trong những quyết định của họ có thể là sử dụng ma túy hoặc thực hiện các hành vi có nguy cơ cao. Người ta sử dụng ma túy vì rất nhiều lí do khác nhau. Nếu bạn gặp một khách hàng mà họ không muốn từ bỏ ma túy, thì bạn, với tư cách là người cung cấp dịch vụ, hãy dành cho họ những lựa chọn khác nhau và hỗ trợ họ giảm bớt những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng ma túy.
Những vấn đề do sử dụng ma túy có các mức độ nguy cơ cao thấp khác nhau, từ nguy cơ rất thấp đến rất cao. Bạn không thể yêu cầu khách hàng ngừng sử dụng ma túy, nhưng bạn có thể giúp họ giảm nguy cơ liên quan đến việc sử dụng ma túy. Triết lí về giảm nguy cơ cho phép bạn duy trì mức độ sẵn có và chất lượng dịch vụ cũng như điều trị mà bạn cung cấp cho người sử dụng ma túy giống như cho người không sử dụng. Điều đó có nghĩa là dịch vụ của bạn không mang tính phân biệt đối xử.
Một trong những nhiệm vụ chính của người cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội và y tế là giúp mọi người sống lành mạnh hơn. Người cung cấp dịch vụ chăm sóc cần nhận thấy rằng chỉ một sự cải thiện nhỏ trong sức khỏe của một người cũng có thể mở đường cho việc giảm sử dụng ma túy sau này và cải thiện lối sống. Các chiến lược giảm nguy cơ khuyến khích con người có thêm sức mạnh và sự tự tin. Chúng có thể giúp một người tiến triển từ trạng thái mất phương hướng đến lúc có khả năng tự kiểm soát.
Nhiều người sử dụng chất gây nghiện (một hay nhiều loại)
Nhiều người không muốn ngừng sử dụng CGN
Một CGN có thể gây tác hại với nhiều mức độ khác nhau
Những nguy cơ do sử dụng CGN có thể giảm nhẹ được
Các phương pháp giảm nguy cơ không khuyến khích việc sử dụng CGN
Giảm nguy cơ khuyến khích những người sử dụng ma túy giảm các hành vi nguy cơ và do đó giảm bớt tác hại do việc sử dụng ma túy
GIẢM NGUY CƠ LÀ NHẬN THỨC ĐƯỢC RẰNG:
Chương V – Bài 5.4 91
Bản chiếu 6
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng những thông tin dưới đây để giải thích về các nguyên tắc giảm nguy cơ.
Thông tin tham khảo: Những nguyên tắc giảm nguy cơ sau đây được chỉnh sửa từ những nguyên tắc của Trung tâm Canada về lạm dụng chất gây nghiện (CCSA 1996), Lenton và Single năm 1998.
Giảm nguy cơ:
Phải thực tế: Giảm nguy cơ tức là chấp nhận rằng sử dụng ma túy là một đặc điểm thường gặp và có từ lâu trong lịch sử loài người. Cũng cần phải thừa nhận rằng, mặc dù việc sử dụng ma túy gây ra một số nguy cơ, nhưng nó cũng mang lại cho người sử dụng những lợi ích nhất định mà chúng ta cần quan tâm tới, nếu muốn các can thiệp có hiệu quả. Giảm nguy cơ nghĩa là nhận thức được rằng việc hạn chế và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến sử dụng ma túy là khả thi hơn việc cố gắng loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng ma túy.
Lập ưu tiên các mục tiêu: Những can thiệp giảm nguy cơ liên quan đến sử dụng ma túy bao gồm việc đặt ra các mục tiêu từ thấp đến cao. Trước mắt cần tập trung vào việc chủ động lôi kéo sự tham gia của các cá nhân, các nhóm đích và cộng đồng để giải quyết những nhu cầu cấp thiết nhất của họ, thông qua việc cung cấp những dịch vụ dễ tiếp cận và thân thiện. Điều quan trọng là phải đạt được những mục tiêu thực tế nhất trước mắt, bởi vì đó là bước đầu tiên hướng tới sử dụng không có nguy cơ và, nếu được, cai hoàn toàn.
Có giá trị nhân văn: Quyết định tiếp tục sử dụng ma túy của người sử dụng ma túy phải được chấp nhận. Không được đưa ra bất cứ phán xét về mặt đạo đức nào nhằm kết tội hay ủng hộ việc sử dụng ma túy. Nhân phẩm và quyền của người sử dụng ma túy cần được tôn Nguyên tắc của giảm nguy cơ:
Thực tế
Lập ưu tiên các mục tiêu
Có các giá trị nhân văn
Tập trung vào nguy cơ và tác hại
Không chú trọng vào việc cai hoàn toàn
Nhằm tối đa hóa phạm vi lựa chọn can thiệp sẵn có
CÁC NGUYÊN TẮC GIẢM NGUY CƠ
trọng và các dịch vụ cần hướng đến tiêu chí “thân thiện với người sử dụng” trong phương thức hoạt động. Các phương pháp giảm nguy cơ cũng nhận biết rằng đối với hầu hết các trường hợp những người sử dụng ma túy, nghiện ma túy là một phần của cuộc sống của họ, và các can thiệp cần phải chấp nhận thực tế đó.
Tập trung vào nguy cơ và tác hại: Bằng việc cung cấp các dịch vụ giảm nguy cơ, các tác hại do sử dụng ma túy cũng có thể giảm hoặc tránh được. Trọng tâm của can thiệp giảm nguy cơ thường là hành vi sử dụng ma túy. Tuy nhiên, can thiệp giảm nguy cơ cũng nhận thức được rằng, khả năng thay đổi hành vi của con người chịu ảnh hưởng bởi các chuẩn mực trong nhóm người sử dụng ma túy, thái độ và quan điểm của cộng đồng. Các can thiệp giảm nguy cơ có thể tập trung vào cá nhân, cộng đồng và thậm chí là toàn xã hội.
Không chú trọng vào cai hoàn toàn: Mặc dù can thiệp giảm nguy cơ hỗ trợ những người muốn kiểm soát hoặc giảm sử dụng ma túy, nó không hề loại trừ hoặc coi nhẹ mục tiêu từ bỏ ma túy hoàn toàn. Các phương pháp giảm tác hại nhận thấy rằng việc đặt ra mục tiêu cai hoàn toàn trong ngắn hạn thường có tỉ lệ thành công thấp và tỉ lệ quá liều sau điều trị ở những người sử dụng các CDTP là rất cao.
Tối đa hóa phạm vi lựa chọn can thiệp sẵn có: Chương trình giảm nguy cơ giúp xác định, đo lường và đánh giá tầm quan trọng tương đối của việc giảm các tác hại liên quan đến ma túy và cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc giảm những tác hại đó.
Nguồn: CCSA (1996) Harm Reduction: Concepts and Practice: A Policy Discussion Paper, Canadian Centre on Substance Abuse (CCSA) National Working Group on Policy. Lenton, S. and Single, E. The defnition of harm reduction. Drug & Alcohol Review 17, 2: 213-220, 1998.
Chương V – Bài 5.4 93
Bản chiếu 7
Nói: Các chiến lược giảm nguy cơ có thể được áp dụng với một loạt các hành vi nguy cơ cao. Những ví dụ về chiến lược giảm nguy cơ trong sử dụng ma túy bao gồm:
Chương trình trao đổi bơm kim tiêm: Cung cấp BKT sạch là cách đơn giản và hiệu quả để giảm nguy cơ lây truyền HIV và viêm gan C cho cộng đồng. Những chương trình này cung cấp một hệ thống dịch vụ và hỗ trợ rộng rãi ngoài dịch vụ phát và/hoặc trao đổi BKT. Dịch vụ trao đổi BKT tạo ra một con đường thuận lợi để với tới và cung cấp hỗ trợ cho những quần thể nhóm đích khó tiếp cận.
Chương trình điều trị duy trì bằng methadone: Methadone là một CDTP tổng hợp, được sử dụng cho những người nghiện các dẫn chất thuốc phiện như heroin. Thuốc có hiệu quả trong việc ngăn chặn cảm giác thèm nhớ heroin và làm mất cảm giác phê heroin. Thuốc tương đối an toàn, không độc và có rất ít tác dụng phụ. Người ta có thể được điều trị an toàn trong nhiều năm bằng methadone. Người nghiện heroin được điều trị bằng methadone có thể có cuộc sống cân bằng và sống có ích. Họ có thể tìm được việc làm, chăm sóc gia đình và tham gia đầy đủ vào cộng đồng. Chương trình điều trị thay thế cho các chất gây nghiện khác đang được nghiên cứu.
Chương trình Giáo dục và Tiếp cận cộng đồng: Sử dụng tài liệu giáo dục về ma túy, tập trung vào giảm nguy cơ trong các nhóm có nguy cơ có thể là một cách để bắt đầu khuyến khích những thay đổi tích cực. Những tài liệu này có thể bao gồm các thông tin về sử dụng ma túy an toàn hơn, cải thiện sức khỏe nói chung, và chỉ rõ những hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nhân viên tiếp cận cộng đồng và người cung cấp dịch vụ khác có thể phát tài liệu giáo dục về giảm nguy cơ kèm theo các dịch vụ mà họ đang cung cấp. Ví dụ về các tài liệu giáo dục giảm nguy cơ có thể xem trong bộ tài liệu Công cụ thông tin giảm nguy cơ trong khóa tập huấn này.
Chương trình trao đổi/phân phát bơm kim tiêm
Chương trình điều trị duy trì bằng methadone
Chương trình giáo dục và tiếp cận đồng đẳng
Các chính sách pháp luật
CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM NGUY CƠ
94 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 7 (tiếp)
Các chính sách thực thi pháp luật: Cách kiểm soát ma túy nói chung vẫn đang là tội phạm hóa việc sử dụng ma túy, mặc dù phương pháp này hiện đang là vấn đề gây tranh cãi của công luận trên khắp thế giới. Thay đổi chính sách hướng tới cộng đồng, vận động cho việc tiếp cận các dịch vụ điều trị, và xem xét/ sửa đổi hệ thống luật pháp có thể tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp giảm nguy cơ trong tương lai thông qua các cơ quan thực thi pháp luật.
Chương V – Bài 5.4 95
Bản chiếu 8
Nói: Tiêm ven là cách rất hiệu quả để đưa thuốc vào cơ thể. Tuy nhiên, một khi thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường này, cơ chế lọc và ngăn chặn của cơ thể nhằm bảo vệ con người từ yếu tố bên ngoài như hàng rào dạ dày-ruột, phổi và da bị bỏ qua. Điều này khiến việc dùng thuốc qua tiêm ven là cách dùng nguy hiểm nhất. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng và quá liều cao hơn rất nhiều so với các đường khác.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy tiêm chích liên quan đến tăng mức độ lệ thuộc và tăng nguy cơ đối với sức khỏe do:

‚ Nhiễm vi-rút lây truyền qua đường máu
‚ Nhiễm khuẩn
‚ Nhiễm nấm
‚ Tổn thương hệ thống tuần hoàn
‚ Tăng nguy cơ bị quá liều
Mặc dù cách tốt nhất để giảm nguy cơ liên quan đến tiêm chích là không tiêm chích nữa, rõ ràng là nhiều người TCMT không muốn dừng việc đó mà cũng chẳng muốn tiếp nhận các can thiệp hoặc điều trị nhằm khiến họ ngừng tiêm chích ma túy.
Vì vậy, những dịch vụ cung cấp cho người TCMT phải cung cấp thông tin phù hợp và hỗ trợ họ giảm thiểu các nguy cơ do tiêm chích.
Trọng tâm của những thông tin và khuyến cáo cho người TCMT là tránh dùng chung dụng cụ tiêm chích và dự phòng lây truyền vi rút qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C và HIV. Tuy nhiên, đã có nhiều người tiêm chích từng bị tổn thương tại các vết chích như bị nhiễm trùng, trầy xước và những tổn thương này hầu như không được điều trị phù hợp trừ khi chúng quá nặng. Điều này dẫn đến tổn thương nặng hơn, vĩnh viễn, và đòi hỏi phải được điều trị tích cực và tốn kém hơn.

Chăm sóc VEN
Làm thế nào để ven không bị tổn thương và chăm sóc ven?
96 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 8 (tiếp)
Điều quan trọng là tư vấn viên cần có những khuyến cáo nhằm giúp giảm tỉ lệ tổn thương vết chích và khuyến khích người TCMT tìm kiếm hỗ trợ phù hợp khi bị những tổn thương đó. Cách lí tưởng nhất là có nhân viên là điều dưỡng viên/cán bộ y tế làm việc tại cơ sở tư vấn để thực hiện các chăm sóc đó, song điều này là không thực tế tại nhiều dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên, nếu tư vấn viên thực sự có kiến thức và tự tin, họ vẫn có thể cung cấp những lời khuyên rõ ràng và hữu ích cho khách hàng để dự phòng và xử lí những vết thương hay nhiễm trùng tại chỗ, cũng như các biện pháp để giảm tổn thương do việc tiêm chích gây nên.
Chương V – Bài 5.4 97
Bản chiếu 9
Nói: Có ba cách tiêm: tiêm dưới da, tiêm bắp và tiêm ven. Tiêm dưới da là tiêm ngay dưới bề mặt da. Tiêm thẳng vào cơ là hình thức tiêm bắp. Hầu hết người tiêm chích các loại ma túy bất hợp pháp thích tiêm trực tiếp vào ven.
Tiêm dưới da
Tiêm bắp
Tiêm ven

CÁC KIỂU TIÊM
98 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 10
Nói: Khi tiêm vào ven, cần hướng mặt xiên lên trên và kim tiêm làm thành một góc khoảng 20° so với bề mặt da. Tiêm như vậy sẽ giúp kim xuyên qua da dễ dàng hơn và đầu kim đi vào ven dễ hơn. Khi đầu kim vào ven, bạn sẽ nhìn thấy máu trong bơm tiêm.
Mặt xiên
Lỗ kim
Cỡ– đo độ dầy của kim
Chích vào dưới da theo một góc nông với mặt xiên quay lên trên
KIM TIÊM – NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Chương V – Bài 5.4 99
Bản chiếu 11
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng những thông tin dưới đây để giải thích về các đặc điểm của tĩnh mạch (ven) và động mạch.
Thông tin tham khảo: Động mạch mang máu có nhiều ô-xy từ tim đi khắp cơ thể. Động mạch lan tỏa khắp cơ thể, kích thước giảm dần cho đến khi nối với mao mạch. Máu sẽ đi qua mao mạch đến các mô, giải phóng ô-xy và quay về qua các ven nhỏ, rồi từ các ven nhỏ tập trung về các ven lớn hơn. Ven vận chuyển máu đã giải phóng ô-xy về phổi sau khi qua tim.
Vì vậy, cách tiêm chích phù hợp là phải tiêm theo hướng chảy của dòng máu: ma túy được chích đi từ ven nhỏ đến ven lớn rồi về tim. Từ tim, ma túy được bơm lên phổi nơi máu được vận chuyển qua các mao mạch phổi để nhận ô-xy rồi sau đó lại trở lại tim rồi từ đó được bơm lên não.
Khi ma túy được chích vào ven, nó có thể lên não qua phổi trong vòng 15 đến 20 giây. Ma túy không bị pha loãng đáng kể nên người sử dụng sẽ cảm thấy “bốc” hoặc “hích” do não bộ bị ngộ độc nhanh.
Chỉ có ven mới có các van giúp đẩy máu đi ngược về tim và tránh để máu chảy ngược lại (xem hình trên bản chiếu).
Tiêm vào động mạch
Người tiêm chích ma túy cần được khuyến cáo là không bao giờ được tiêm chích vào động mạch, nơi mà họ có thể sờ thấy mạch đập. Tiêm vào động mạch rất nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Ven (tĩnh mạch)
Đưa máu về tim
Mang máu đã xả hết ô-xy
Máu màu đỏ thẫm
Thành mạch mỏng /không đàn hồi
Có các van
Không thấy mạch – máu chảy chậm
Động mạch
Đưa máu ra khỏi tim
Mang máu giàu ô-xy
Máu màu đỏ tươi
Thành mạch dầy/đàn hồi
Không có van
Có thể nhận thấy được mạch đập -
Máu phun mạnh
VEN VÀ ĐỘNG MẠCH
Van mở
HÌnh 7. Van
Van đóng
Mặc dù hầu hết các trường hợp tiêm vào động mạch đều là vô tình nhưng đôi khi vẫn có người cố ý tiêm vào động mạch. Cần cảnh báo mạnh mẽ mọi người rằng họ không được cố ý tiêm vào động mạch.
Đối với những người vô tình hoặc cố ý tiêm vào động mạch, hướng dẫn họ:
‚ Rút kim ra ngay lập tức - không bơm thuốc vào nữa
‚ Ấn thật chặt vào nơi chích ít nhất 15 phút
‚ Nếu được, nâng chân hoặc tay nơi bị chích vào lên cao
‚ Đi khám ngay để kiểm tra vết thương
Tại sao tiêm vào động mạnh lại rất nguy hiểm?
‚ Không khí đi vào động mạch sẽ làm tắc nghẽn động mạch và giết chết bạn
‚ Mất máu nhiều (do động mạch có áp lực mạnh dẫn đến máu chảy rất mạnh)
‚ Co thắt động mạch dẫn đến liệt hoặc tử vong
‚ Đau đớn.
Chương V – Bài 5.4 101
Bản chiếu 12
Nói: Tổn thương dạng cục hình thành khi dòng chảy của máu bị nhiễu loạn. Những tổn thương hoặc viêm nhiễm ở lòng ven (hình 1) có thể tạo ra các cục máu đông tại vị trí bị tổn thương (hình 2).
Những vết tổn thương do kim đâm trên thành ven được gọi là những huyết khối. Những cục máu đông này cản trở dòng chảy của máu và lại tiếp tục tạo ra các huyết khối khác (hình 3). Một cục máu đông trong ven cũng giống như một cục máu đông trên bề mặt da sẽ cứng lên và hóa thành mô sẹo, loại mô kéo hai bờ vết thương lại gần nhau (hình 4). Chính vì hai bờ vết thương bị kéo lại gần nhau nên nó làm ven bị hẹp hoàn toàn - ”hỏng ven”. Khi ven bị hẹp hoàn toàn như thế thì sẽ không thể mở trở lại được và máu sẽ phải tìm đường khác để về tim.
Ven có thể bị tắc tạm thời nếu trong thành ven bị sưng do bị tổn thương hoặc tiêm liên tục. Vết sưng này có thể là do kim tiêm, do thuốc hoặc do cả hai nguyên nhân gây ra. Khi vết sưng xẹp đi, dòng tuần hoàn sẽ có thể hồi phục được.
Những ven nhỏ có thể bị tắc nếu khi tiêm, người sử dụng rút pít-tông ngược lại hoặc đâm đi, đâm lại quá nhiều lần để kiểm tra xem kim đã đi vào ven hay chưa. Việc rút pít-tông ngược lại sẽ kéo 2 thành ven lại với nhau (đặc biệt là khi chúng bị viêm) và 2 thành ven sẽ dính với nhau khiến ven bị tắc. Rút kim ra quá nhanh sau khi tiêm cũng có thể gây tác động tương tự.

HỎNG VEN
Hình 8.1 Thành ven có thể bị tổn thương do kim đâm, thuốc (nhất là dạng viên), tiêm quá dày hoặc quá nhanh, nhiễm khuẩn và “rút ngược”
Hình 8.2 Thành ven bị tổn thương tạo thành cục trong lòng ven
Hình 8.3 Dòng máu bị cản trở, tạo thêm nhiều nốt sần khiến lòng ven bị thu hẹp hơn
Hình 8.4 Cuối cùng ven bị tắc hoàn toàn, các nốt sần biến thành sẹo làm cho hai thành ven dính lại với nhau
Bản chiếu 12 (tiếp)
Hỏng ven vĩnh viễn (hình 4) xảy ra do hậu quả của việc:
‚ Tiêm chích trong thời gian dài
‚ Tiêm chích liên tục đặc biệt là bằng kim cùn
‚ Kĩ thuật tiêm kém
‚ Tiêm những loại thuốc gây kích ứng ven.
Chương V – Bài 5.4 103
Bản chiếu 13
Nói: Hình trên cho thấy một loạt các vị trí tiêm chích mà người sử dụng ma túy hay tiêm. Các ven ở vùng cánh tay và cẳng tay đều có thể tiêm chích được những cần phải thường xuyên thay đổi vị trí chích. Các ven ở bàn tay, bẹn và nách là những vùng khá nguy hiểm vì chúng gần các động mạch lớn mà người tiêm chích dễ vô tình đâm vào. Người sử dụng ma túy cần được khuyến cáo không bao giờ tiêm vùng dưới thắt lưng vì nguy cơ tiêm vào động mạch lớn hơn.
Các vị trí tiêm chích
Không tiêm vào cổ. Tiêm vào đó ngoài các nguy cơ thông thường, còn có nguy cơ đột quị (do tổn thương động mạch). Tiêm vào ven thượng đòn còn có thể đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí màng phổi
Tiêm vào khối cơ phía trên cánh tay chỉ an toàn với heroin
Có thể tiêm ven ở phía trên cánh tay.
Nhớ thay đổi vị trí để tránh hỏng ven
Có thể tiêm ven ở cẳng tay. Nhớ thay đổi vị trí để tránh hỏng ven Không bao giờ tiêm ở vùng từ thắt lưng trở xuống
Có thể tiêm ven ở bàn tay, ngón tay nhưng có thể sẽ rất đau nên cần dùng kim nhỏ, sắc. Phải tháo hết các đồ trang sức trên tay để tránh tắc nghẽn và tổn thương mất ngón tay
Phụ nữ không nên tiêm vào vùng vú
Chỉ tiêm dưới da, chỉ sử dụng với heroin
Không bao giờ tiêm ở vùng từ thắt lưng trở xuống
Tiêm được
Thận trọng
Không bao giờ
Hướng dẫn giảng dạy: Sử dụng những thông tin dưới đây để giải thích về các hậu quả dài hạn do tổn thương ven.
Thông tin tham khảo: Khi dòng chảy của máu đến các chi bị tổn thương nghiêm trọng, nó sẽ làm phát sinh một số tổn thương như:
‚ Vết loét: tổn thương bề mặt da
‚ Áp xe: một vùng mô bị viêm khu trú
‚ Viêm tĩnh mạch: kích ứng thành trong ven
‚ Viêm mô tế bào: viêm đau tế bào da
‚ Hoại tử: do mô bị chết
Vết loét
Tổn thương nghiêm trọng hệ tuần hoàn có thể gây ra một vùng da hở bị tổn thương và đau, gọi là vết loét. Các vết loét hình thành khi da bị trầy xước, bị cào (hoặc tiêm vào) làm phá vỡ bề mặt da. Dòng máu đến với tốc độ chậm đồng nghĩa với việc tế bào không thể được tạo ra nhanh để làm lành vết thương. Do vậy, những vết thương ướt và đau có thể phải mất hàng năm mới có thể lành lại được và có thể bị bội nhiễm.
Áp xe
Ổ áp xe là một vùng viêm tạo thành túi mủ khu trú trong mô viêm. Áp xe có thể là hậu quả của tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Một ổ áp xe khác với một tổn thương viêm nội tế bào ở điểm là nó có bờ và có hình dáng rõ rệt.
Loét – tổn thương bề mặt da
Áp xe – một vùng mô bị viêm tạo mủ khu trú
Viêm tĩnh mạch – kích ứng thành trong ven
Viêm mô dưới da - sưng đau da và tổ chức dưới da
Hoại tử – do mô bị chết
Đi khám khi
Nhiễm trùng – viêm gan C/nhiễm HIV, nhiễm khuẩn, nấm
Tiêm chệch ven – sưng xung quanh vết chích
Mô sẹo – làm cho ven bị tắc
Có u, sưng dưới da
Hậu quả dài hạn của tổn thương ven
Chương V – Bài 5.4 105
Một ổ áp xe có những đặc điểm sau:
‚ Sưng
‚ Nóng ở vị trí tổn thương
‚ Ấn mềm và đau
‚ Đỏ da (ở người da trắng)
‚ Có túi mủ
‚ Có mùi hôi khi ổ áp xe bị vỡ
Những người bị áp xe cần phải đi khám để được điều trị. Áp xe cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và/hoặc chích mủ. Người TCMT cần được cảnh báo rằng họ không bao giờ được tự chích hoặc mổ vết áp xe. Tự mổ hoặc chích mủ có thể làm vết nhiễm trùng lan rộng, và nếu không được sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp thì sẽ nhanh chóng dẫn đến nhiễm trùng huyết. Cần khuyến cáo người TCMT thay đổi vết chích thường xuyên để giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng và tạo ổ áp xe khu trú.
Viêm tĩnh mạch
Viêm tĩnh mạch là tình trạng kích ứng thành trong của tĩnh mạch (ven), làm thành ven cứng lên, từ đó kích thích sự hình thành cục máu đông. Ven bị đỏ hoặc viêm và đôi khi có cảm giác như một sợi dây dày dưới bề mặt da.
Viêm tĩnh mạch có thể xảy ra khi:
‚ Tiêm các chất gây kích ứng (như thuốc dạng viên…)
‚ Kĩ thuật tiêm không tốt
‚ Nhiễm trùng
‚ Chấn thương do tai nạn (bị va đập, dập)
Một biến chứng của viêm tĩnh mạch là tạo huyết khối ven sâu và dẫn đến tắc mạch phổi. Nếu nghi ngờ viêm tĩnh mạch, cần giới thiệu khách hàng đi khám ngay lập tức. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, kê cao chi, sử dụng kháng sinh và thuốc chống viêm.
Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là tình trạng viêm đau lan tỏa trên bề mặt da thể hiện bằng vết sưng, đỏ có dịch (phù nề).
Viêm mô tế bào có thể xảy ra do:
‚ Các chất gây kích ứng bám vào mô cơ thể
‚ Nhiễm trùng nặng
Nếu nghi ngờ có viêm mô tế bào, cần giới thiệu khách hàng đi khám ngay lập tức. Điều trị viêm mô dưới da bằng cách nghỉ ngơi, kê cao chi bị tổn thương, dùng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
Hướng dẫn những người bị viêm mô tế bào thực hiện các biện pháp sau để dự phòng tái nhiễm trùng:
‚ Dùng dụng cụ tiêm chích sạch
‚ Dùng nước cất để pha chế và thảo luận về việc sử dụng loại nước khác khi không có nước cất
‚ Tránh tiêm các chất gây kích ứng hoặc pha trộn nhiều loại thuốc
‚ Tháo nhẫn ra trước khi tiêm nếu tiêm vào bàn tay
Hoại tử
Hoại tử là mô tế bào chết do thiếu máu hoặc không có máu nuôi dưỡng. Vết hoại tử có thể xảy ra khi tổn thương động mạch hoặc tổn thương ven nghiêm trọng.
Hậu quả của hoại tử có thể rất nghiêm trọng, dẫn đến bị cụt chi. Vết hoại tử cũng có thể gây ra tình trạng các mảng mô hoại tử xâm nhập vào máu làm nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.
Bản chiếu 14 (tiếp)
Chương V – Bài 5.4 107
Bản chiếu 15
Nói: Một số cách chăm sóc ven đơn giản có thể dự phòng tổn thương ven:
‚ Dùng BKT mới tiệt trùng cho mỗi lần tiêm chích
‚ Dùng kim cỡ nhỏ nhất (27G)
‚ Làm sạch vị trí tiêm trước khi tiêm
‚ Bơm thuốc từ từ, nhẹ nhàng
‚ Thay đổi vị trí tiêm chích
‚ Học cách tiêm ở cả hai cánh tay
‚ Không tiêm chích ở những vị trí tấy đỏ, sưng và đau nhức
‚ Không được nghiền thuốc viên ra để tiêm chích
‚ Ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc
Dùng BKT mới tiệt trùng cho mỗi lần tiêm chích
Dùng kim cỡ nhỏ nhất (27G)
Làm sạch vị trí tiêm chích
Tiêm từ từ và nhẹ nhàng
Thay đổi vị trí tiêm chích
Học cách tiêm ở cả hai cánh tay
Không tiêm chích ở những vị trí tấy đỏ, sưng và đau nhức
Không được nghiền thuốc viên ra để tiêm chích
Duy trì ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc
CHĂM SÓC VEN
Bản chiếu 16
Nói: Đây là vết chích điển hình do tiêm heroin qua ven. Người này đang chỉ vào vùng viêm nhẹ (vệt đỏ) ở cánh tay. Đó là tình trạng viêm ven có huyết khối.
Chương V – Bài 5.4 109
Bản chiếu 17
Nói: Đây là tình trạng quá nhiều vết chích vào ven.
Bản chiếu 18
Nói: Đây là tình trạng nhiễm trùng do tiêm ven. Khách hàng đã được điều trị bằng kháng sinh trong 1 tuần. Bức ảnh cũng cho thấy một vết thương hở và viêm nội tế bào.
Chương V – Bài 5.4 111
Bản chiếu 19
Nói: Bức ảnh này cho thấy một người bị áp xe do tiêm vào ven. Nhiễm trùng có thể bao gồm nhiễm trùng huyết (nghĩa là có sinh vật gây bệnh trong máu và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết) hoặc viêm khớp ở người tiêm chích ma túy. Nóng và đau khớp có thể coi là tình trạng nhiễm trùng huyết trừ khi xác định được nguyên nhân khác.
Nói: Bây giờ chúng ta sẽ cùng thảo luận về sốc quá liều.
Bản chiếu 20
NGUY CƠ SỐC QUÁ LIỀU

Chương V – Bài 5.4 113
Bản chiếu 21
Nói: Sốc quá liều hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm người TCMT. Sử dụng heroin khi bị say/phê các loại chất ức chế thần kinh trung ương khác như rượu, thuốc ngủ nhóm benzodiazepines có thể làm tăng độc tính của heroin và gây tử vong do sốc quá liều.
Sốc quá liều là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay trong nhóm người tiêm chích ma túy
Nhiều người sử dụng ma túy bị sốc quá liều do họ không nhận biết nguy cơ sốc khi tiêm heroin hay khi họ pha trộn heroin với các loại thuốc khác (kể cả rượu)
Nhiều người bị tử vong do người khác nhìn thấy họ bị sốc quá liều nhưng không biết PHẢI LÀM GÌ để cứu giúp họ
GIỚI THIỆU VỀ SỐC QUÁ LIỀU
Bản chiếu 22
Nói: Hãy thảo luận những nguyên nhân chính gây sốc quá liều bao gồm:
Tiêm chích ma túy
Người tiêm chích heroin có nguy cơ tử vong cao gấp 14 lần so với người không tiêm chích. Người tiêm chích heroin có nguy cơ sốc quá liều cao hơn hẳn so với người dùng bằng cách hút.
Trộn ma túy với rượu
Hầu hết các trường hợp sốc quá liều là do họ pha heroin với rượu, thuốc giảm đau (paracetamol, decolgen…) hoặc thuốc ngủ (valium, temazepam) với nhau trước khi tiêm. Tác dụng cộng của các chất an thần này gây ức chế hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp. Ngay sau khi tiêm như vậy, người sử dụng có thể ngừng thở.
Sử dụng dẫn chất thuốc phiện khi độ dung nạp thấp
Độ dung nạp với dẫn chất thuốc phiện giảm nhanh chóng sau vài ngày ngừng sử dụng. Sau khoảng một tuần, chỉ cần một liều mà trước đây chẳng thấm tháp gì với bạn cũng có thể giết bạn.
Những người đã từng sống sót sau khi bị sốc quá liều vẫn có thể tử vong do sốc quá liều lần sau. Những người “mới sử dụng” ít khi bị sốc quá liều, tình trạng này hay xảy ra ở những người đã tiêm chích lâu năm.
Đôi khi tình trạng sốc quá liều không phải là do vô tình. Khi bạn thấy buồn chán, vô vọng hoặc không quan tâm đến chuyện sống, chết có thể khiến bạn dễ bị quá liều hơn. Chia sẻ cảm xúc là cách rất quan trọng để giảm nguy cơ sốc quá liều do cố ý.

Tiêm chích ma tuý
Khi dùng quá nhiều một loại ma túy HOẶC dùng một lúc nhiều loại ma túy. Một số loại ma tuý kết hợp với nhau có thể gây CHẾT NGƯỜI (heroin & rượu; heroin & thuốc giảm đau) Bất cứ người nào sử dụng ma túy cũng có nguy cơ sốc thuốc (cho dù mới sử dụng hay đã có kinh nghiệm lâu năm rồi) Sử dụng các loại ma túy chất dạng thuốc phiện khi khả năng dung nạp của cơ thể thấp. Sau khi bạn cai nghiện ma túy chỉ khoảng một vài ngày là khả năng dung nạp các chất ma tuý sẽ giảm xuống. Chỉ trong vòng khoảng 1 tuần bạn không dùng ma tuý, chỉ với một liều mà với liều đó trước đây không thấm tháp gì với bạn, thì nay cũng có thể giết chết bạn.
NGUYÊN NHÂN GÂY SỐC THUỐC
Chương V – Bài 5.4 115
Bản chiếu 23
Không biết chất lượng ma túy
Không biết khả năng dung nạp của cơ thể
Pha trộn ma túy (đa nghiện)
Sử dụng một mình (không ai cứu bạn ­ bạn có thể chết)
NGUY CƠ SỐC QUÁ LIỀU
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu.
116 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 24
Nói: Nếu một người nào đó bị quá liều, đặt họ nằm ở tư thế hồi sức và theo dõi chặt chẽ. Bạn cần biết liệu họ còn tỉnh hay không. Bạn có thể đánh giá bằng cách gõ ấn ngón tay vào hõm ức - điểm nối hai bờ sườn.
Những dấu hiệu bất tỉnh khác bao gồm bạn không thể đánh thức được họ hoặc họ có những dấu hiệu như:

‚ Ngáy to
‚ Tím tái
‚ Ngừng thở
Suy hô hấp
- Thở rất chậm, yếu và dường như không thở
Tím tái
- Tím tái đầu tiên ở môi và đầu ngón tay
Mê man
- Khó đánh thức: buồn ngủ
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU SỐC QUÁ LIỀU
Chương V – Bài 5.4 117
Bản chiếu 25
Nói: Luôn nhớ phải thật bình tĩnh và kiểm tra các tiêu chí ABC. Nếu nạn nhân không thở thì cần hà hơi thổi ngạt. Nếu nạn nhân không thở và tim cũng ngừng đập thì cần làm động tác ép tim và hà hơi thổi ngạt. Nếu nạn nhân vẫn còn thở và tim vẫn đập thì cần đặt nằm theo tư thế hồi sức và giữ cho không bị sặc chất nôn.
Phương pháp ABC theo các bước sau đây:

A. Airways - Đường thở: Làm thông thoáng đường thở bằng cách nâng cằm lên cao và ngửa cổ tối đa. Cho miệng bệnh nhân mở miệng. Nếu có dị vật trong miệng, bao gồm chất nôn, đặt cho đầu nghiêng về một bên và lau sạch miệng.
B. Breathing - Hơi thở: Ghé sát tai vào miệng nạn nhân để cảm nhận hơi thở và quan sát toàn bộ cơ thể. Việc quan sát, nghe và cảm nhận hơi thở không được phép kéo dài quá 10 giây.
C. Circulation - Tuần hoàn: Tìm các dấu hiệu tuần hoàn như hơi thở, ho hoặc vận động. Việc đánh giá không nên kéo dài quá 10 giây.
Thông tin tham khảo: Hô hấp nhân tạo là kĩ thuật cấp cứu kết hợp hô hấp với ấn tim ngoài lồng ngực. Mục đích của hô hấp nhân tạo là duy trì tạm thời tuần hoàn đủ để duy trì chức năng não bộ cho đến khi được điều trị chuyên khoa. Người sơ cứu cần bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân không còn dấu hiệu của sự sống (bất tỉnh, mất phản xạ, không cử động không tự thở được). Cứ ấn ngực 30 lần thì thổi hô hấp 2 lần. Số lần ấn lồng ngực phải là 100 - 130 lần/phút. Nếu kết hợp với 2 lần hô hấp nhân tạo (mỗi lần hô hấp trong 1 giây) thì phải lặp lại đủ 5 lần trong vòng 2 phút. Sau đó kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở hoặc mạch đã đập chưa. Nếu chưa thì lặp lại các thao tác trên.
Có thể tìm được hình vẽ và hướng dẫn chi tiết nhanh và thuận lợi theo địa chỉ dưới đây: http://depts.washington.edu/ learncpr/quickcpr.html
Giữ BÌNH TĨNH và thực hiện phương pháp A B C
£ Airway – Đường thở
£ Breathing – Hơi thở và mạch đập
£ Circulation – Tuần hoàn
Ngừng thở? Hà hơi thổi ngạt
Ngừng thở, ngừng tim? Ép tim (và hà hơi thổi ngạt)
Vẫn thở và tim đập? Tư thế hồi sức: Tránh sặc chất nôn và tắc đường thở.
LÀM GÌ NẾU CÓ NGƯỜI BỊ SỐC THUỐC?
118 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Bản chiếu 26
Nói: Sau đây là các bước cần làm để đặt nạn nhân theo tư thế hồi sức :
1. Đảm bảo không còn dị vật trong miệng nạn nhân (như răng bị gẫy, chất nôn) bằng cách nhìn vào miệng và lấy hết các dị vật đó ra
2. Làm thông thoáng đường thở bằng cách nâng cằm lên cao và ngửa cổ tối đa. Duỗi thẳng hai chân nạn nhân.
3. Ngồi sang bên trái nạn nhân, đặt tay trái của nạn nhân vuông góc với cơ thể nạn nhân
4. Kéo tay phải nạn nhân chéo qua ngực để đưa nạn nhân vào tư thế nằm nghiêng sang trái
5. Kéo chân phải lên, gập đầu gối lại và đặt chéo qua chân trái, cho đầu gối phải chạm đất
6. Gấp tay phải lại sao cho mu bàn tay kê vào má bên trái của nạn nhân
7. Giữ tay ở nguyên tư thế như vậy và lật người nạn nhân nghiêng hẳn về bên trái giữ cho đầu gối chạm đất
8. Giữ cho cổ nạn nhân ngửa về sau để có thể thở dễ dàng
9. Đảm bảo là hông và đầu gối của chân phía trên được đặt đúng vị trí.

Hướng dẫn giảng dạy: Mời một học viên lên để làm mẫu các bước này, sau đó đề nghị học viên chia thành các cặp để thực hành.
TƯ THẾ HỒI SỨC
Chương V – Bài 5.4 119
Bản chiếu 27
Nói: Sau đây là những điều không bao giờ được làm khi cấp cứu cho một người bị sốc quá liều:
Không dìu nạn nhân đi
‚ Có thể làm cho tình hình xấu đi vì nạn nhân có thể bị ngã hoặc bị rơi
‚ Nó cũng có thể làm tăng nhịp tim do vận động khiến thuốc ngấm vào trong máu với tốc độ nhanh hơn.
Không tắm nước lạnh cho nạn nhân
‚ Nếu bạn nghe nói có người nào đó tỉnh lại sau khi được tắm thì đó là do may mắn hoặc do nạn nhân chưa dùng đến liều gây chết. Việc họ tỉnh lại không phải là do họ được tắm.
‚ Đặt nạn nhân vào bồn tắm rất nguy hiểm vì bạn mất thời gian chờ nước chảy vào bồn, và họ có thể chết trong khi bạn đang xả nước. Thậm chí, trước khi bạn đưa nạn nhân vào bồn tắm, họ vẫn còn sống nhưng sau đó họ chết vì bị ngạt nước hoặc bị lạnh.
Không đánh, làm đau hoặc gây bỏng để làm họ tỉnh lại
‚ Bạn cần biết phân biệt xem liệu người đó đang ngủ hay bất tỉnh. Bạn có thể thử bằng cách ấn ngón tay vào hõm ức họ. Nếu làm như vậy mà họ không tỉnh, bạn cần gọi cấp cứu và bắt đầu sơ cứu.
‚ Đánh mạnh hơn cũng không giúp nạn nhân tỉnh lại được, ngược lại còn có thể làm cho họ bị chấn thương nghiêm trọng!
KHÔNG dìu bệnh nhân đi – họ có thể ngã hoặc bị rơi xuống!
KHÔNG
đưa bệnh nhân vào bồn tắm hoặc tắm cho họ – họ có thể chết đuối hoặc chết vì lạnh!
KHÔNG
nên kiểm tra họ có tỉnh không bằng cách làm đau họ.
KHÔNG tiêm chích nước muối, sữa, hoặc những loại ma túy khác (như cocaine hoặc amphetamine).
KHÔNG NÊN LÀM GÌ?
Không tiêm nước muối cho nạn nhân
Một số người có thể đã nhìn thấy bạn bè được truyền nước muối khi cấp cứu trong bệnh viện, và nghĩ rằng đó là cách để cứu sống nạn nhân. Thực tế, truyền nước muối chỉ nhằm giữ cho ven căng lên để có thể tiêm được thuốc vào.
Tiêm nước muối nguy hiểm vì tốn thời gian và có thể làm nạn nhân nhiễm thêm HIV hoặc viêm gan nếu dùng BKT bẩn để tiêm nước muối.

Chương V – Bài 5.4 121
Bản chiếu 28
Có một Kế hoạch xử trí sốc quá liều với bạn cùng chích
Thận trọng nếu mua ma túy từ chỗ mới
Hỏi xung quanh, độ mạnh của ma tuý sẽ khác nhau
Tự pha chế chuẩn bị thuốc – để có thể biết được trong liều đó có lượng ma tuý là bao nhiêu và thành phần của thuốc là gì
Tránh pha trộn heroin với các loại ma túy khác
Tránh tiêm chích một mình
LỜI KHUYÊN ĐỂ DỰ PHÒNG SỐC QUÁ LIỀU
Hướng dẫn giảng dạy: Trình bày trực tiếp nội dung bản chiếu.
Bản chiếu 29
Hướng dẫn giảng dạy: Nhắc lại những nội dung chính của bài
Nói: Giảm nguy cơ phù hợp với những kiến thức khoa học hiện tại và đã cho thấy những thành công nổi bật. Ngày càng nhiều nước tiếp nhận các nguyên tắc giảm nguy cơ vì những nguyên tắc này mang tính thực tế, nhân văn, hiệu quả và toàn diện.
Hướng dẫn giảng dạy: Cảm ơn học viên vì đã tham gia thảo luận tích cực và đặt các câu hỏi. Hỏi xem họ muốn hỏi điều gì nữa không. Trong trường hợp họ có câu hỏi, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài giảng này. Những câu liên quan đến bài khác, đề nghị họ ghi lại câu hỏi để trả lời ở bài sau.
Giảm nguy cơ là một trong những phương pháp và khung giải quyết những vấn đề của người tiêm chích ma túy
Các nguyên tắc giảm nguy cơ đã được áp dụng tại một số quốc gia. Những nguyên tắc đó thể hiện tính:
º Thực tế
º Nhân văn
º Hiệu quả
º Toàn diện
Giảm nguy cơ là một phương pháp y tế công cộng nhằm hỗ trợ kiểm soát tình trạng nhiễm HIV trong nhóm người TCMT
KẾT LUẬN
Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ

THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Bảo mật Giữ bí mật có chủ định Chủ định giữ bí mật để bảo vệ và đảm bảo sự an toàn cho khách hàng
Bất đồng Thể hiện một ý kiến khác biệt
Can thiệp Hành động được thực hiện để cải thiện tình hình
Câu hỏi đóng Câu hỏi mà câu trả lời phải nằm trong giới hạn các phương án trả lời nhất định
Câu hỏi mở Câu hỏi mà câu trả lời của nó không nằm trong một giới hạn cụ thể nào
Chăm sóc liên tục Sự sẵn có đầy đủ các dịch vụ can thiệp về ma túy và rượu phù hợp với nhu cầu đặc thù của khách hàng trong suốt quá trình điều trị và phục hồi
Chất gây nghiện hướng thần Một chất có tính chất dược lý làm thay đổi tâm trạng, hành vi và nhận thức
Chỉnh khung Thay đổi hoặc thể hiện từ ngữ, khái niệm hoặc kế hoạch theo cách khác
Chú ý Lắng nghe nội dung bằng lời, quan sát cử chỉ không lời và cung cấp phản hồi để cho thấy rằng bạn đang lắng nghe
Diễn đạt Trình bày ý nghĩa của một điều gì đó mà một người đã viết/nói bằng ngôn từ khác, đặc biệt là làm rõ nghĩa hơn
Diễn giải Hiểu rõ ý nghĩa cụ thể hoặc tầm quan trọng một hành động, tâm trạng hoặc cách cư xử
Diễn giải quá mức Chú trọng quá nhiều vào một câu trả lời cụ thể của khách hàng
124 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)

THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Dự phòng Cung cấp lý thuyết và phương tiện để trì hoãn hoặc từ chối sử dụng ma túy cho một số nhóm người. Mục tiêu dự phòng là bảo vệ các cá nhân trước khi họ có những dấu hiệu, triệu chứng của những vấn đề do sử dụng ma túy; xác định một người nào đó còn ở giai đoạn sớm của quá trình sử dụng ma túy để can thiệp; và chấm dứt tình trạng buộc phải sử dụng ma túy thông qua điều trị
Đe dọa Khiến một người nào đó rơi vào trạng thái dễ có nguy cơ
Điều chỉnh hành vi Là việc áp dụng các kỹ thuật có điều kiện (khen thưởng hoặc trừng phạt) để giảm hoặc xóa bỏ hành vi có hại hoặc dạy cho người ta cách đáp ứng mới
Đồng cảm Đồng ý với một tình cảm hay ý kiến
Đồng lõa Sự hợp tác hoặc thông đồng bí mật hoặc bất hợp pháp Đồng lõa trong tư vấn: thông đồng với người khác để hạn chế lợi ích của khách hàng; giữ im lặng/ không can thiệp khi khách hàng nói hoặc làm một điều (tư vấn viên) biết là vi phạm đạo đức/vi phạm pháp luật
Đối kháng Thuyết phục (một người) đối mặt với hoặc xem xét lại một điều gì đó Mở rộng (hoặc thách thức) nhận thức của khách hàng qua các câu hỏi tập trung vào những mâu thuẫn thực sự hoặc tiềm ẩn trong cách suy nghĩ và giao tiếp không thống nhất, không lô-gíc của khách hàng
Độ tin cậy Mức độ chất lượng tốt hoặc thực hành tốt một cách thống nhất của một điều gì đó
Giám sát Quan sát và hướng dẫn thực hiện một nhiệm vụ, hoạt động Quá trình theo dõi, đánh giá và tăng cường chất lượng của tư vấn viên về lâm sàng, hành chính và lượng giá
Khách hàng Các cá nhân, những người quan trọng khác, nhân viên cộng đồng, những người nhận dịch vụ giáo dục, dự phòng, can thiệp, điều trị sử dụng ma túy, rượu và tham vấn
giải thích từ ngữ 125 Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Khách hàng là trọng tâm Được thực hiện theo cách tương tác phù hợp với nhu cầu của khách hàng Một phương pháp tư vấn cho phép khách hàng làm chủ được những vấn đề cần trao đổi của họ và phát triển khả năng thay đổi hành vi của họ
Khả năng phục hồi cá nhân Khả năng tự đứng vững hoặc hồi phục từ những tình huống khó khăn họ gặp trước đó
Khen ngợi/ khẳng định Là hành động khẳng định một sự việc với bằng chứng; khẳng định mạnh mẽ Là đồng ý với những gì khách hàng chia sẻ theo cách tích cực
Không phán xét Tránh tranh cãi về các vấn đề liên quan đến đạo đức
Khơi gợi Hỏi thêm thông tin và/hoặc làm rõ thêm về một điểm mà bạn cho là quan trọng
Kiêng khem Chất lượng hay tình trạng kiêng sử dụng chất gây nghiện hướng thần
Kỹ năng Khả năng thực hiện tốt một việc gì đó; thành thạo
Kỹ thuật Một cách thực hiện một yêu cầu cụ thể
Lắng nghe có phản hồi Lắng nghe cẩn thận những gì khách hàng đã nói và nhắc lại những điều họ đã nói theo cách có định hướng
Lên mặt đạo đức Đối phó với sự phản kháng trước yêu cầu thay đổi của một khách hàng bằng cách lựa theo định hướng của khách hàng nhưng đưa ra những phản hồi để giảm bớt sự phản kháng của họ
Lý thuyết thay đổi hành vi Một lý thuyết cho rằng thay đổi hành vi không chỉ diễn ra theo một bước mà nó thường diễn ra qua nhiều giai đoạn trước khi thay đổi thành công; mỗi người thành công qua các giai đoạn thay đổi ở mức độ riêng của họ
126 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên
Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)

THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Mối quan hệ Một mối quan hệ gần gũi và hòa hợp trong đó một người hoặc nhóm người hiểu được lo lắng và cảm xúc hay suy nghĩ của nhau và giao tiếp tốt với nhau
Mối quan hệ trị liệu Mối quan hệ giữa chuyên gia sức khỏe tâm thần và một khách hàng, một phương tiện mà chuyên gia hy vọng có thể tham gia vào và tác động để khách hàng thay đổi
Mục đích Mục tiêu tham vọng hoặc nỗ lực của một người; một cái đích hoặc kết quả mong đợi
Năng lực bản thân Tin vào năng lực của chính khách hàng trong thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoàn thành mục tiêu nào đó
Nghiện Là sự thèm muốn thôi thúc sử dụng rượu/ma túy mạnh mẽ cả về thể chất và cảm xúc bất chấp sự nhận thức rõ ràng về tác hại của nó; có sự gia tăng độ dung nạp đối với ma túy và sự xuất hiện của hội chứng cai nếu ngừng sử dụng ma túy đột ngột; và ma túy trở thành trọng tâm của cuộc sống.
Nguy cơ Một tình huống khiến bị rơi vào trạng thái nguy hiểm
Nguyên tắc Một nguồn lực cơ bản hoặc nền tảng thực hiện một điều gì đó
Những người quan trọng Bạn tình, người thân trong gia đình, hoặc những người mà khách hàng đó phụ thuộc vào họ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
Phán xét Hình thành một ý kiến hoặc kết luận về một điều gì đó Hình thành một ý kiến về một điều gì đó và quy chụp điều đó với những người khác
Phản hồi đơn Nhắc lại nguyên văn hoặc diễn đạt lại những gì khách hàng nói
Phản hồi hai chiều Phản hồi cả về hiện tại, câu nói mang tính phản kháng, và và trước đó, câu nói mâu thuẫn với những gì mà khách hàng đã nói
giải thích từ ngữ 127 Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Phản hồi hiệu chỉnh Thông tin về phản ứng trước một hành vi/hoạt động của một người nhằm điều chỉnh hoặc cải thiện hành vi của họ
Phân biệt đối xử Cách cư xử bất công hoặc gây tổn hại cho những nhóm người nhất định, thường liên quan đến sự khác biệt như dân tộc, giới, …
Phỏng vấn tạo động lực Một phương pháp lấy khách hàng làm trung tâm, mang tính dẫn dắt nhằm tăng cường động lực bên trong để thay đổi hành vi bằng cách chỉ ra sự không nhất quán và tìm hiểu, giải quyết những điều còn mơ hồ đối với khách hàng
Phủ nhận/chối bỏ Hành động tuyên bố rằng một điều gì đó không đúng Không thừa nhận một sự thật hoặc cảm xúc hoặc thừa nhận một điều gì đó trong vô thức; sử dụng phủ nhận như cơ chế tự vệ
Quy trình Được thiết lập hoặc một cách chính thức để thực hiện một việc gì đó
Quyền tự quyết Không bị kiểm soát bởi các yếu tố bên ngoài; độc lập Tôn trọng khả năng tự suy nghĩ, hành động và ra quyết định của khách hàng
Ra lệnh Yêu cầu hoặc chỉ dẫn mang tính áp đặt
Rập khuôn Sử dụng quá nhiều một cụm từ hoặc thành ngữ. Điều đó cho thấy người nói hiểu biết hạn chế về lĩnh vực đó.
Suy kiệt Tình trạng suy sụp thể chất hoặc tinh thần do làm việc quá sức hoặc căng thẳng tinh thần Giảm động lực, hứng thú và nhiệt huyết, giảm khả năng bền bỉ và thường là giảm hiệu quả ở tư vấn viên do làm việc quá sức hoặc căng thẳng tinh thần
128 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Suy nghĩ trừu tượng Là những suy nghĩ không dựa trên những dẫn chứng cụ thể mà dựa trên lý thuyết Là khả năng suy nghĩ về một điều gì đó theo nhiều góc độ khác nhau
Sự đồng cảm Sự hiểu biết giữa hai người; một cảm xúc chung do bạn đã từng trải nghiệm một sự kiện giống như vậy hoặc tương tự
Sử dụng chất gây nghiện Sử dụng liều thấp và/hoặc không liên tục các loại ma túy, rượu, đôi khi được gọi là “dùng thử,” “dùng chơi,” hoặc “dùng khi gặp bạn bè,” với những hình thức sử dụng này, hậu quả có hại có thể hiếm gặp hoặc không đáng kể
Sử dụng có hại Hình thái sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện khác không vì mục đích chữa bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, và ở chừng mực nào đó, gây suy giảm chức năng xã hội, tâm lý, và nghề nghiệp của người sử dụng
Sự mơ hồ Tình trạng lẫn lộn về cảm xúc hoặc mâu thuẫn trong suy nghĩ về một người nào đó hoặc một điều gì đó
Sự phản kháng Từ chối chấp nhận hoặc không đồng ý một điều gì đó Bất kỳ cảm xúc, suy nghĩ hay cách giao tiếp nào của khách hàng mà nó cản trở sự tham gia hiệu quả của khách hàng vào quá trình tư vấn
Tác hại Tổn thương thể chất (đặc biệt là những điều gây tổn thương rõ rệt) Bất kỳ sự kiện hoặc yếu tố tác nhân nào gây ra những hậu quả bất lợi
Tài xoay xở Có khả năng tìm ra cách vượt qua khó khăn nhanh chóng và khôn ngoan
Tái nghiện/tái phát Chịu đựng sự thất bại sau một thời gian cải thiện Quay trở lại hình thái sử dụng chất gây nghiện trước đây, qua quá trình thấy các dấu hiệu chỉ điểm khách hàng quay trở lại trạng thái lạm dụng chất gây nghiện
Tái sử dụng/ lầm lẫn Sự mất tập trung, mất trí nhớ hoặc nhận định tạm thời Tái sử dụng ma túy sau một thời gian ngừng sử dụng
Tập trung vào mục tiêu Dựa trên mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và/hoặc dài hạn của một cá nhân hoặc nhóm Thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể rõ ràng hoặc tiềm ẩn trong tư vấn
giải thích từ ngữ 129 Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Thảo luận trường hợp Một buổi họp có cấu trúc giữa các tư vấn viên để thảo luận về các khía cạnh chuyên môn tư vấn liên quan đến khách hàng
Thấu cảm Khả năng hiểu và chia sẻ các cảm xúc với người khác
Thèm nhớ Sự thèm muốn mạnh mẽ về một điều gì đó
Thời điểm sâu lắng Thời điểm trong buổi tư vấn có tác động mạnh đến suy nghĩ của khách hàng và cam kết của họ trong việc thay đổi
Thuật ngữ chuyên môn Những từ hoặc thuật ngữ được sử dụng trong một chuyên ngành cụ thể hoặc một nhóm người nào đó mà người khác khó có thể hiểu được
Tìm hiểu Phân tích kỹ một chủ đề hoặc đề tài
Tính định hướng Bao gồm quản lý hoặc hướng dẫn về một điều gì đó
Tình trạng say/ phê Rượu hoặc ma túy, là tình trạng mất kiểm soát về hành vi/trí óc
Tóm tắt Trình bày ngắn gọn những điểm chính về (một điều gì đó)
Tôn trọng Một cảm xúc trân trọng sâu sắc đối với một người hay một điều gì đó xuất phát từ chất lượng, năng lực và thành quả của họ
Tranh cãi Trao đổi hoặc thể hiện quan điểm khác nhau hay trái ngược nhau, thường là theo cách nóng nảy hoặc tức giận
Trách nhiệm cá nhân (chịu trách nhiệm bản thân) – tình trạng hoặc thực tế về tự chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề của mình
130 Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy: Tài liệu dành cho giảng viên Tài liệu giảng dạy Tư vấn điều trị nghiện ma túy - Giải thích từ ngữ (tiếp)
THUẬT NGỮ ĐỊNH NGHĨA THEO TỪ ĐIỂN ĐỊNH NGHĨA THEO TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
Tư vấn điều trị nghiện Là việc áp dụng một cách chuyên nghiệp và theo chuẩn mực đạo đức các nhiệm vụ và trách nhiệm cơ bản bao gồm đánh giá khách hàng; lập kế hoạch tư vấn điều trị; giới thiệu chuyển gửi; điều phối dịch vụ; giáo dục khách hàng, gia đình và cộng đồng; tư vấn cho khách hàng, gia đình và tư vấn nhóm; và ghi chép
Tư vấn Đưa ra những lời khuyên một cách chính thức Một cuộc trao đổi tương tác giữa tư vấn viên và khách hàng nhằm giúp khách hàng tìm hiểu về những vấn đề rắc rối của họ một cách bảo mật và nâng cao năng lực để họ tự giải quyết những vấn đề đó
Tư vấn Đưa ra những lời khuyên một cách chính thức Một cuộc trao đổi tương tác giữa tư vấn viên và khách hàng nhằm giúp khách hàng tìm hiểu về những vấn đề rắc rối của họ một cách bảo mật và nâng cao năng lực để họ tự giải quyết những vấn đề đó
Tư vấn nhận thức Phương pháp tư vấn dựa trên niềm tin là những suy nghĩ của người ta liên quan trực tiếp đến cảm xúc của họ như thế nào Một phương pháp tư vấn tập trung vào tăng cường khả năng của khách hàng để kiểm tra mức độ chính xác và thực tế về nhận thức/quan niệm của họ.
Tư vấn thay đổi hành vi Hình thức tư vấn dựa trên giả thuyết là người ta học hỏi chủ yếu qua kinh nghiệm Là một phương pháp coi tư vấn và điều trị là một quá trình học hỏi và tập trung vào thay đổi những hành vi cụ thể
Tư vấn viên Một người được đào tạo để cung cấp những hướng dẫn giải quyết các vấn đề cá nhân, xã hội hoặc tâm lý Tư vấn viên giống như cán bộ trị liệu vì họ sử dụng một loạt các kỹ thuật khác nhau để giúp khách hàng có được tình trạng sức khỏe tâm thần tốt hơn. (Một trong những phương pháp phổ biến nhất được biết là phương pháp tư vấn cá nhân để tìm hiểu niềm tin bên trong và nền tảng nhận thức (liệu pháp tâm lý) của khách hàng hoặc là một quá trình tương tự nhưng theo nhóm (tư vấn nhóm).
Tự nguyện Thực hiện hoặc hành động hoàn toàn theo mong muốn của một người nào đó
Yếu tố bên ngoài Không thuộc về bản chất của một người, một sự vật; đến hoặc được điều khiển từ bên ngoài Một điều gì đó đến từ bên ngoài, một cảm giác hoặc một quan điểm từ bên ngoài