Các Phương Pháp Điều Trị Nghiện Ma Túy

  1. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

  2. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

  3. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

  4. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

  5. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

  6. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

  7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN

 BẰNG THUỐC CHO

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

(OPIUM * MORPHINE * HEROIN)

(THUỐC PHIỆN * MOCPHIN * HÊ-RÔ-IN)

 

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

 
CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE THAY THẾ  ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE

I. KHÁI QUÁT:

1. Naltrexone là chất đối kháng nhóm OMH.

2. Naltrexone được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm nhớ ma túy nhóm OMH.

3. Naltrexone không gây nghiện.

4. Uống thuốc 3 lần / tuần.

5. Ngừng thuốc Naltrexone bệnh nhân không bị hội chứng cai.

I. KHÁI QUÁT:

1.  Methadone là chất đồng vận nhóm OMH

2.  Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH.

3.  Methadone là chất gây nghiện.

4.  Uống thuốc mỗi ngày.

5.  Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Naltrexone vào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

+ Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất  3 - 4 giờ sau khi uống.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexonechất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH.

*Thời gian bán hủy của Naltrexone  khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất  chuyển hóa không có tác dụng.

Thời gian bán hủycủa Methadone  khoảng 24 giờ.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1.  Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon…

2.  Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bìnhGiảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần.

IV.    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục…

2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên triệu chứng táo bónrối loạn chức năng tình dụctăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị.

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện.

1.   Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc.

2.   Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày).

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone.

1.   Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài.

2.   Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần.

4.   Người nhiễm HIV giai đoạn cuối.

5.   Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai.

6.   Ung thư

7.   Có nhiều tiền án, tiền sự

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH.

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặngviêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….).

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm:

1.   Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.   Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.   Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.   Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

5.   Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối.

6.   Người bệnh dưới 18 tuổi.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Methadone  cho những người nghiện nhóm OMH gồm:

1.     Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.     Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.     Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.     Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.

5.     Người bệnh nghiện rượu

6.     Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp.

2.Khôngsử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơgây ngủ gà, đờ đẫn, ngủ gật.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu.

2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu.

3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng củaMethadone do đồng tác dụng.

4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Phải duy trì ít nhất là 12 tháng.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời.

DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ.

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


CHƯƠNG 4 - CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


Tổng quan

Trong chương này…

Điều trị duy trì bằng Buprenorphine; Điều trị cắt cơn bằng Buprenorphine; Quản lý bệnh nhân


Điều trị nghiện CDTP tại phòng khám chưa được cung cấp tại Hoa Kỳ kể từ đầu những năm 1900. Do vậy, hầu hết các bác sỹ tại Hoa Kỳ hiện nay có rất ít hoặc không có kinh nghiệm trong việc điều trị nghiện CDTP. Do vậy, các bác sỹ thường chỉ điều trị các rối loạn liên quan đến sử dụngchất gây nghiện (ví dụ, các bệnh truyền nhiễm) mà không đủ năng lực để điều trị chínhtình trạng rối loạn do sử dụng do chất gây nghiện. Với sự ra đời của buprenophine, hiện nay các bác sỹ tại phòng khám có khả năng điều trị cả các biến chứng và chính tình trạng nghiện CDTP. (Ấn bản phẩm liên quan đến quản lý bệnh nhân nghiện CDTP tại phòng khám, tham khảo các bài báo của Fiellin và cộng sự năm 2001, 2002; O’Connor và cộng sự năm 1996, 1998).


Các bác sĩ sử dụng Buprenorphine để điều trị nghiện CDTP phải cân nhắc toàn bộ quá trình điều trị, từ lúc dò liều, đến ổn địnhliều và cuối cùng là duy trì liều. Ở mỗi giai đoạn điều trị, bác sỹ phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để có thể điều trị nghiệnCDTPtoàn diện với hiệu quả tối đa. Các bác sỹ nên tiến hành đánh giá toàn diện để hiểu được bản chất vấn đề nghiện của người bệnh, đặc biệt là loại CDTP. Trước khi bắt đầu điều trị bằng Buprenorphine, các bác sỹ nên xin phép công bố thông tin (xem 42 C.F.R.,phần 2) của bệnh nhân hiện đang tham gia vào các Chương trình điều trị nghiện CDTP hay các chương trình khác (42 C.F.R Phần 2 2001). (Xem thêm mục “Sự riêng tư và bảo mật” trong chương 6). Chương này cung cấp quy trình điều trị chi tiếtnghiện CDTPbằngBuprenorphine. Phần đầu của chương trình bày về một số vấn đề chung liên quan đến điều trị bằng Buprenorphine.


Liệu pháp Buprenorphine đơn và liệu pháp phối hợp thuốc Buprenorphine/Naloxone

Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng thuốc dạng phối hợp Buprenorphine/ Naloxone nên được sử dụng trong giai đoạn dò liều đối với hầu hết bệnh nhân


Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng dạng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone nên được sử dụng trong giai đoạn dò liều (và cho cả giai đoạn ổn định và điều trị thay thế) với hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai nên được điều trị bằng đơn trị liệu với biệt dược chỉ chứa Buprenorphine. Ngoài ra, với bệnh nhân muốn chuyển từ điều trị bằng các thuốc có tác dụng kéo dài (ví dụ bằng methadone, levo-alpha-acetyl methadol [LAAM] sang Buprenorphine nên dò liều bằng thuốc chỉ có Buprenorphine*.


Nếu sử dụng Buprenorphine đơn thuần trong một thời gian dài, số liều được kê đơn cần được giới hạn và việc sử dụng đơn trị liệu cần được nêu rõ trong hồ sơ bệnh án.


Mặc dù chưa có thử nghiệm đối chứng so sánh hiệu quả điều trị bằng Buprenorphine đơn thuần với điều trị bằng thuốc phối hợp Buprenorphine/ Naloxone ở giai đoạn Dò liều, thử nghiệm lâm sàng tại phòng khám của NIDA cho thấy rằng các bác sỹ cảm thấy thoải mái khi bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng bất cứ liệu pháp điều trị nào, đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc. Và không có các tác dụng có hại khi người bệnh dò liều bằng thuốc phối hợp Buprenorphine/ Naloxone. Các bác sỹ cần tự xác định mức độ thoải mái khi dò liều với mỗi phác đồ. Hội đồng chuyên gia cho rằng không có chống chỉ định về việc sử dụng đơn được sử dụng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone để dò cho giai đoạn dò liều điều trị Buprenorphine, ngoại trừ với các liều, thì bệnh nhân trường hợp như trình bày ở trên.


Hội chứng cai CDTP khi Dò liều Buprenorphine

Vì Buprenorphine (và đặc biệt là dạng phối hợp nguy cơ lạm dụng Buprenorphine/ Naloxone) có thể gây ra Hội  chứng cai Subutex qua đường chứng cai CDTP với bệnh nhân lệ thuộc CDTP và tiêm chích. bệnh nhân có các thụ thể đang bị CDTP chiếm chỗ. Bệnh nhân cần phải không còn trong tình trạng nhiễm độc (phê) CDTP hay có bất kỳ tác động do CDTP nào từ liều dùng CDTP cuối cùng trước khi dò liều


Do quá trình điều trị này yêu cầu bệnh nhân phải  ngừng sử dùng CDTP trước khi bắt đầu điều trị nghiện bằng Buprenorphine nên nhiều bệnh nhân sẽ trải qua triệu chứng sớm của Hội chứng cai khi Dò liều Buprenorphine, trừ khi họ đang ở giai đoạn điều trị thay thế kéo dài bằng một thuốc đồng vận với CDTP(ví dụ methadone). Nếu có các triệu chứng này, các thụ thể CDTP sẽ không bị chiếm giữ hoàn toàn. Vì thế, bệnh nhân sẽ không bị vã thuốc đột ngột và hiệu quả điều trị bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện sẽ dễ dàng được đánh giá hơn.


* Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lo ngại về nguy cơ gây Rối loạn nhịp tim của LAAM ở một số ít bệnh nhân, vào 1/1/2004, nhà sản xuất duy nhất của loại thuốc này đã tạm ngừng sản xuất thuốc.


Hội chứng cai có thể xảy ra nếu như sử dụng quá nhiều hoặc quá ít Buprenorphine (ví dụ, vã thuốc do ngừng dùng thuốc xảy ra khi sử dụng liều buprenophine thấp, vã thuốc đột ngột thường xảy ra khi các thụ thể CDTP bị một chất đồng vận CDTP kích thích ở liều cao). Do vậy, các bác sỹ phải rất cẩn trọng ở giai đoạn dò liều buprenorphine. Cần phải cân nhắc cẩn thận các tiền sử và mối quan ngại của bệnh nhân, và cần nhấn mạnh về các tác dụng phụ tiềm tàng do sử dụng liều cao buprenorphine (đặc biệt là khi kết hợp với các thuốc nhóm benzodiazepines) hay sử dụng không đủ liều (ví dụ, xuất hiện lại tình trạng đói thuốc) khi tư vấn cho bệnh nhân. Trước khi tiến hành điều trị nghiện CDTP bằng buprenophine, các bác sỹ cần nắm và hiểu rõ các dấu hiệu, triệu chứng cũng như thời gian xảy ra


Hội chứng cai CDTP (Xem hình 3-7)


Đường dùng Buprenorphine

Viên Buprenorphine nên được đặt dưới lưỡi cho đến khi thuốc tan hết. Nếu phải dùng hơn hai viên, bệnh nhân cần đặt tất cả các viên dưới lưỡi cùng lúc hoặc nếu họ cảm thấy không thoải mái khi dùng nhiều viên cùng lúc, hãy đặt hai viên cùng lúc. Dù bằng cách nào, các viên ngậm đều phải được đặt dưới lưỡi cho đến khi chúng tan ra, còn nếu dùng đường uống sẽ làm giảm tính sinh khả dụng của thuốc. Để đảm bảo sinh khả dụng nhất quán, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo một cách duy nhất. Mặc dù thời gian thuốc tan trong miệng khác nhau, nhưng trung bình thì các viên đặt dưới lưỡi cần khoảng 5-10 phút để tan.


Tiếp cận điều trị

Nhìn chung có hai cách tiếp cận điều trị nghiện CDTP bằng thuốc là (1) Điều trị thay thế CDTP, và (2) Điều trị cắt cơn bằng CDTP (ví dụ như methadone) hoặc thuốc không chứa CDTP (ví dụ, clonidine).


Vì trước đây việc điều trị thay thế CDTP và điều trị cắt cơn chưa được chấp nhận ngoài cơ sở điều trị nghiện CDTP chuyên biệt nên nhiều bệnh nhân không biết rằng các liệu pháp điều trị này hiện nay đã sẵn có tại các cơ sở y tế. Do đó, cần thảo luận với bệnh nhân về các lựa chọn điều trị sẵn có.


Đối với nhiều bệnh nhân, việc lên kế hoạch về thời gian điều trị khi khởi liều là không thể. Có lẽ một khung thời gian điều trị linh hoạt phù hợp hơn và đáp ứng được tiến triển trong điều trị và nhu cầu của bệnh nhân. Ví dụ, trong một báo cáo về điều trị cắt cơn nhanh bằng buprenophine, 25% bệnh nhân cần điều trị cắt cơn đã chuyển sang điều trị thay thế trong vòng 10 ngày (Vignau 1998). Do vậy, khi có tiến triển trong điều trị, chúng ta có thể tiếp tục đánh giá kết quả điều trị ở các giai đoạn khác nhau như các khía cạnh điều trị, bao gồm loại thuốc, các liệu pháp tư vấn, các nhóm tự hỗ trợ. Vì vậy, việc đánh giá ban đầu và đánh giá lại định kỳ động lực điều trị của bệnh nhân khi điều trị cũng như cam kết tham gia vào các buổi tư vấn, và/hay các chưong trình phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng (Xem thêm phần “Đánh giá” ở chương 3).


Điều trị duy trì bằng Buprenorphine

Ba giai đoạn điều trị duy trì nghiện CDTP bằng Buprenorphine bao gồm (1) dò liều, (2) ổn định liều và (3) duy trì. Nội dung các phần này sẽ được mô tả chi tiết dưới đây.


 Dò liều 

Dò liều Buprenorphine (thông thường mất khoảng 1 tuần), là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều trị, bao gồm việc giúp bệnh nhân bắt đầu quá trình chuyển từ lạm dụng CDTP sang Buprenorphine.


Mục tiêu của giai đoạn Dò liều là để tìm ra liều tối thiểu Buprenorphine mà bệnh nhân sử dụng có thể ngừng hoặc giảm bớt đáng kể việc sử dụng các CDTP khác mà không trải qua các triệu chứng cai, không có hoặc có ít các tác dụng phụ, và không có cảm giác thèm ma túy không thể kiểm soát. Các bác sỹ cần đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai hoặc chỉ định liều chưa đủ trong giai đoạn khởi đầu. Bệnh nhân được khuyến cáo không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc cho đến khi họ quen với tác động của buprenorphine và liều dùng đã ổn định. Liệu trình dò liều khác nhau, tùy thuộc vào loại CDTP mà bệnh nhân nghiện (ví dụ, CDTP có tác động ngắn hay dài) và liệu bệnh nhân có hội chứng cai tại thời điểm dò liều hay không.


Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng các bác sỹ cần quan sát bệnh nhân khi cho họ sử dụng liều đầu tiên (ví dụ, tại phòng khám); liều tiếp theo có thể cho qua kê đơn. Điều này đảm bảo rằng lượng Buprenorphine giữ tại phòng khám luôn ở mức tối thiểu. Sau liều điều trị đầu tiên, bệnh nhân cần ở lại phòng khám khoảng 2 giờ. Đối với bệnh nhân không có các triệu chứng quá liều CDTP sau liều đầu tiên, tiến trình dò liều có thể tiến hành như sau.


 Dò liều vào Ngày điều trị 1 và 2: Ai là bệnh nhân và Điều họ cần là gì?

Việc xác định loại CDTP mà bệnh nhân sử dụng là rất quan trọng vì đáp ứng với điều trị Buprenorphine ở bệnh nhân phụ thuộc vào đó là CDTP tác dụng ngắn hay dài. Vì thế, phác đồ dò liều cần phải phù hợp với loại CDTP bệnh nhân đang sử dụng. Hầu hết bệnh nhân bắt đầu điều trị Buprenorphine bị lệ thuộc CDTP tác dụng ngắn (ví dụ, heroin, oxycodone, hydrocodone) và họ sẽ có các triệu chứng ở giai đoạn đầu của Hội chứng cai (xem hình 4-1 và phụ lục B).


Bệnh nhân sử dụng CDTP tác dụng ngắn

Trước khi thực hiện dò liều điều trị Buprenorphine với bệnh nhân lệ thuộc vào CDTP tác dụng ngắn hạn, cần đảm bảo họ sử dụng CDTP lần cuối cách đó từ 12-24 giờ. Bệnh nhân thường có các dấu hiệu sớm của hội chứng cai CDTP (như là đổ mồ hôi, ngáp, chảy nước mũi, chảy nước mắt) (Xem hình 3-7). Bệnh nhân chưa có hội chứng cai là do họ chưa ngừng sử dụng CDTP trong một khoảng thời gian đủ dài, vì thế họ cần được giải thích rõ ràng về những lợi ích của thời gian đợi này và cần được khuyến khích chờ đến khi họ bắt đầu có các triệu chứng cai.


Những bệnh nhân có những dấu hiệu của Hội chứng cai CDTP và những bệnh nhân sử dụng CDTP tác dụng ngắn lần cuối trước đó hơn 12-24 tiếng, có thể khởi liều với 4/1-8/2 mg phối hợp Buprenorphine/naloxone (đơn trị liệu buprenorphine đối với phụ nữ mang thai) (Xem hình 4-1). Nếu liều điều trị đầu tiên là Phối hợp Buprenorphine/naloxone (4/1 mg) và các Hội chứng cai CDTP giảm dần nhưng sau đó xuất hiện lại (hoặc vẫn còn) sau khi uống 2 giờ, bệnh nhân có thể dùng tiếp liều thứ hai (4/1 mg). Tổng lượng Buprenorphine trong ngày đầu tiên không được vượt quá 8 mg.


Bệnh nhân sử dụng CDTP tác dụng kéo dài

Dò liều với Buprenorphine ở bệnh nhân sử dụng CDTP tác dụng dài (như methadone, LAAM) phức tạp hơn và tốt nhất cần được thực hiện bởi các bác sỹ có kinh nghiệm điều trị nghiện. Nếu liệu trình điều trị này được thực hiện ở một phòng khám, phòng khám cần liên hệ với Chương trình Nghiện CDTP chuyên biệt của bệnh nhân (sau khi nhận được bản đồng ý tham gia của bệnh nhân) để xác định liều methadone hay LAAM và thời gian tính từ lần sử dụng CDTP lần cuối. Việc liên hệ này sẽ đảm bảo rằng các bác sỹ biết chính xác liều lượng và thời gian dùng liều methadone hay LAAM lần cuối, cũng như tránh cho bệnh nhân khỏi việc nhận điều trị đồng vận (OAT) và điều trị bằng Buprenorphine cùng một lúc.



Để có thể trao đổi thông tin về điều trị nghiện theo Quy định bảo mật Liên bang 42 C.F.R Phần 2 (xem thêm ở chưong 6 “Sự riêng tư và bí mật), bệnh nhân phải ký thỏa thuận đồng ý cho phép cung cấp với cả chương trình điều trị nghiện CDTP chuyên biệt và bác sỹ điều trị Buprenorphine.


Đối với bệnh nhân dùng methadone, liều methadone cần giảm dần đến 30 mg hoặc ít hơn mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu giai đoạn dò liều với Buprenorphine. Bệnh nhân không nên dùng Buprenorphine trong 24 giờ sau liều methadone cuối cùng. Liều dùng Buprenorphine đơn trị liệu đầu tiên là 2 mg (Xem hình 4-1). Nếu bệnh nhân thấy xuất hiện các biểu hiện hay triệu chứng của Hội chứng cai sau liều đầu tiên này, thì cho thêm liều 2mg thứ 2 và tiếp tục lặp lại nếu thấy cần thiết nhưng không vượt quá 8mg trong Ngày 1.


Cần lưu ý rằng không phải tất cả bệnh nhân điều trị thay thế với methadone đều phù hợp để chuyển sang điều trị với Buprenorphine (ở liều dùng của methadone là 30mg/ngày). Vì với liều methadone giảm dần còn 30mg/ngày, nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu, và xuất hiện các biểu hiện của Hội chứng cai. Do đó, họ có nguy cơ tái nghiện cao.


Những bệnh nhân như vậy có thể yêu cầu chuyển sang điều trị bằng Buprenorphine với liều lượng methadone hàng ngày cao hơn. Quyết định đồng ý sẽ dựa trên đánh giá lâm sàng, thông qua đánh giá chủ quan và khách quan người bệnh. Trong khi đã có các báo cáo trường hợp điều trị thành công bệnh nhân chuyển sang điều trị Buprenorphine từ liều methadone ở mức 80mg/ngày nhưng chưa có bằng chứng đầy đủ để đưa ra khuyến cáo liên quan đến những gì bệnh nhân có thể phải chịu đựng hay giải pháp quản lý phù hợp cho quá trình chuyển đổi này. Chưa có kinh nghiệm lâm sàng nào về chuyển điều trị bệnh nhân bằng LAAM sang Buprenorphine. Tuy nhiên, ngoại suy từ kinh nghiệm, các thành viên Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng liều dùng LAAM cần được giảm dần xuống 40 mg hoặc ít hơn với mỗi liều trong 48 giờ, và khởi liều bằng Buprenorphine không nên thực hiện trong khoảng thời gian 48 giờ từ lần cuối sử dụng LAAM. Việc khởi trị nên được tiến hành với  quy trình tương tự và ở liều tương tự như khuyến cáo với bệnh nhân methadone.


Dò liều khi các triệu chứng cai không giảm với liều 8mg Buprenophine trong 24 giờ đầu tiên.

Nếu các triệu chứng cai vẫn không thuyên giảm sau khi sử dụng tổng cộng 8 mg buprenophine vào Ngày 1 thì điều trị giảm triệu chứng bằng thuốc không chứa CDTP và yêu cầu bệnh nhân quay lại vào ngày hôm sau để xác định liều dùng (Xem mục “Dò liều cho ngày 2 và các ngày tiếp theo” dưới đây.)


Bệnh nhân không lệ thuộc thể chất vào CDTP 

Các bệnh nhân hiện không lệ thuộc thể chất vào CDTP nhưng là những người đã có tiền sử nghiện CDTP, thất bại trong các phương thức điều trị khác và có nhu cầu điều trị có thể tham gia điều trị nghiện bằng Buprenorphine. Tuy nhiên, bệnh nhân trong nhóm này là trường hợp ngoại lệ. Bệnh nhân khác cũng trong nhóm này là những người vừa ra khỏi một môi trường đóng và là những người có tiền sử sử dụng CDTP và có nguy cơ tái nghiện cao.


Những bệnh nhân này có thể được điều trị dạng thuốc phối hợp Buprenorphine/naloxone thấp nhất có thể (2/0,5 mg) cho giai đoạn khởi liều.


Dò liều ngày 2 và các ngày tiếp theo

Nếu thực hiện đơn trị liệu Buprenorphine vào Ngày 1 thì cần chuyển sang viên dạng phối hợp Buprenorphine/naloxone vào Ngày 2 (đối với bệnh nhân không mang thai). Với bệnh nhân không có bất cứ khó khăn nào với liều Buprenorphine ngày đầu tiên, và những người không có các triệu chứng cai vào Ngày 2 thì lộ trình dò liều được thể hiện trong hình 4-2 dưới đây. Liều dùng Buprenorphine/naloxone hàng ngày được xác định tương đương với liều buprenorphine/naloxone (hay buprenorphine) đã được dùng trong Ngày 1.

Liều dùng có thể tăng dần thêm khoảng 2/0,5-4/1 mg/liều mỗi ngày để đạt tới liều dùng 12/3-16/4 mg mỗi ngày trong tuần đầu tiên, nếu cần phải giảm các triệu chứng cai và không có tác dụng phụ xảy ra. Nếu như có tác dụng phụ thì liều dùng buprenorphine cần duy trì hoặc giảm bớt cho đến khi không còn các tác dụng phụ.



Bệnh nhân quay trở lại vào Ngày 2 với các triệu chứng cai cần nhận được liều phối hợp Buprenorphine/ naloxone tương đương với tổng lượng buprenorphine/naloxone đã dùng ngày trước + một liều 4/1 mg (không quá 12/3 mg với liều dùng đầu tiên của ngày 2). Nếu như các Hội chứng cai vẫn còn sau 2 giờ sử dụng liều bổ sung, có thể dùng thêm 4/1 mg. Tổng lượng vào Ngày 2 không được vượt quá 16/4 mg. Có thể tiếp tục tăng liều vào những ngày tiếp theo dựa trên lộ trình dò liều như trong hình 4-2 với tổng lượng tối đa là 32/8 mg một ngày.


Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi điều chỉnh liều dùng Buprenorphine (ví dụ có triệu chứng cai hay bắt buộc phải sử dụng thêm ma túy), bác sỹ có thể kê tăng liều dùng nhanh hơn, hay dùng liều duy trì cao hơn. Và bệnh nhân có thể cần đến điều trị tâm lý chuyên sâu nhằm giúp họ ngừng sử dụng ma túy. Ngoài ra, cần cảnh báo bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy về những nguy hiểm họ có thể gặp phải. Bác sỹ cũng cần kiểm tra xem bệnh nhân có dùng thuốc đúng cách, thời gian sử dụng thuốc điều trị tính từ lần dùng CDTP cuối cùng, thời gian bệnh nhân đặt thuốc dưới lưỡi và liều dùng. Nếu bệnh nhân cảm thấy tình trạng sức khỏe kém đi với liều dùng buprenorphine hiện tại, cần nghĩ đến các triệu chứng vã thuốc đột ngột. Trong truờng hợp này, bác sỹ cần giúp bệnh nhân giảm liều dùng ma túy đồng thời tăng dần liều dùng buprenorphine. Xét nghiệm xác định lạm dụng thuốc gây nghiện có thể giúp xác định chi tiết những đáp ứng lâm sàng của người bệnh.


Giai đoạn Ổn định liều

Kết thúc dò liều, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn Ổn định liều (thường kéo dài trong 1-2 tháng). Giai đoạn 2 thường bắt đầu khi bệnh nhân không còn Hội chứng cai, có rất ít hoặc không có tác dụng phụ của điều trị và kiểm soát được thèm nhớ các thuốc đồng vận CDTP (Xem hình 4-3). Tương tự các phác đồ điều trị bằng thuốc khác, mục tiêu của điều trị bằng buprenorphine là dùng liều tối thiểu để giảm thiểu dấu hiệu, triệu chứng từ đó đạt được lợi ích và các chỉ số xét nghiệm mong muốn trong khi giảm thiểu tác dụng phụ. Loại bỏ các dấu hiệu khách quan sử dụng CDTP (kết quả xét nghiệm âm tính) là mục tiêu chính của điều trị. Mục đích là bệnh nhân giảm thèm nhớ và sử dụng ma túy (người bệnh tự báo cáo). Một lợi ích khác của điều trị bằng Buprenorphine là khả năng chặn tác động của CDTP khiên bệnh nhân không hoặc hầu như không “phê” khi dùng lại ma túy. Việc điều trị hiện tại có thể coi là thành công nếu số lần xét nghiệm dương tính với ma túy giảm dần.


Bắt đầu giai đoạn Ổn định liều, bác sỹ có thể phải điều chỉnh liều dùng và cần liên hệ thường xuyên với bệnh nhân tăng cường tuân thủ điều trị. Đến khi bệnh nhân đã hoàn toàn Ổn định, bác sỹ có thể đánh giá theo tuần để điều chỉnh liều dùng. Với mục tiêu ổn định, liều dùng viên phối hợp buprenorphine/naloxone có thể tăng thêm 2/0.5-4/1 mg/liều hàng tuần đến khi hoàn toàn ổn định. Hầu hết bệnh nhân sẽ ổn định với liều dùng hàng ngày trong khoảng 16/4-24/6 mg, tuy nhiên một số có thể phải dùng tới 32/8 mg một ngày.


Một số bệnh nhân thích hoặc có đáp ứng tốt hơn với phác đồ điều trị dùng Buprenorphine với tần suất thưa (1 lần/2 ngày hoặc thưa hơn). Liều dùng này rất phù hợp với chương trình điều trị nghiện CDTP hay các phòng khám khác. Ngược lại, bệnh nhân cần đến phòng khám hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả điều trị nghiện bằng Buprenorphine theo liều 1 lần/2 ngày hoặc ba lần/1 tuần (Amas và cộng sự, 2000; Bickel và cộng sự, 1999; Perez de los Cobos và cộng sự, 2000; Petry và cộng sự, 1999). Cách tiếp cận điển hình để quyết định tần suất sử dụng thuốc của bệnh nhân là tăng gấp đôi lượng dùng/liều (nếu tần suất là 1 lần/2 ngày) hoặc gấp ba lượng dùng/liều (nếu tần suất là 1 lần/3 ngày) so với lượng dùng/liều ổn định hàng ngày của bệnh nhân. Mặc dù tất cả các phác đồ điều trị đã được xác định là an toàn và hiệu quả với hầu hết bệnh nhân, nhưng cần lưu ý rằng một số bệnh nhân có nguy cơ dương tính với CDTP khi thử nước tiểu với tần suất dùng 1 lần/ 2 ngày hoặc thưa hơn. Trong giai đoạn dò liều và bắt đầu giai đoạn Ổn định liều, bệnh nhân nên dùng thuốc hàng ngày.



Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù đã sử dụng tối đa liều dùng của các phương pháp điều trị sẵn có tại phòng khám, bác sỹ nên cân nhắc chuyển bệnh nhân tới cơ sở điều trị chuyên sâu hơn.


Giai đoạn Duy trì

Đây là giai đoạn có thời gian dài nhất trong điều trị nghiện bằng Buprenorphine. Thời gian điều trị của giai đoạn này có thể kéo dài không xác định. Các bác sỹ thường lơi lỏng cảnh giác trong giai đoạn này nhưng vẫn cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân. Cần quan tâm tới các vấn đề tâm lý xã hội và gia đình tác động đến việc điều trị bệnh nhân. Các vấn đề khác cần được giám sát liên tục là thèm nhớ CDTP và dự phòng tái nghiện. Một số vấn đề về lạm dụng các CDTP cũng cần được giải quyết trong Giai đoạn duy trì ví dụ như:

  • - Rối loạn tâm thần kèm theo

  • - Hệ quả của việc sử dụng chất gây nghiện đối với cơ thể

  • - Sự hỗ trợ của gia đình

  • - Dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội

  • - Các vấn đề việc làm và tài chính

  • - Hậu quả pháp lý do sử dụng chất gây nghiện

  • - Lạm dụng rượu và chất gây nghiện khác


Các vấn đề này cần phải được giải quyết bằng dịch vụ hỗ trợ điều trị không dùng thuốc để giải quyết các nhu cầu của bệnh nhân một cách toàn diện và cung cấp dịch vụ điều trị tốt nhất có thể.


Quản lý bằng thuốc dài hạn

Xây dựng phác đồ điều trị dài hạn phụ thuộc vào các mục tiêu điều trị của bản thân mỗi bệnh nhân và các đánh giá khách quan của điều trị thành công. Điều trị duy trì có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ, <12 tháng) hoặc suốt đời. Thành công của điều trị phụ thuộc vào việc thực hiện các mục tiêu cụ thể được thống nhất giữa bệnh nhân và bác sỹ.

Sau giai đoạn Ổn định thành công, quyết định giảm liều hay ngừng dùng Buprenorphine sẽ dựa trên mong muốn của bệnh nhân và cam kết không phụ thuộc vào thuốc cũng như niềm tin rằng bệnh nhân sẽ giảm liều thành công của bác sỹ. Các yếu tố cần được cân nhắc khi xác định tính phù hợp của điều trị không dùng thuốc trong dài hạn bao gồm thu nhập ổn định, hỗ trợ tâm lý xã hội phù hợp và không có các vấn đề pháp lý. Đối với bệnh nhân không đạt được đủ các chỉ số này, thời gian điều trị duy trì sẽ dài hơn trong lúc đó họ phải vượt qua các rào cản đang tồn tại. Bằng chứng cho thấy rằng thời gian điều trị bằng thuốc lâu hơn có liên quan đến việc tần suất sử dụng ma túythấp hơn và có ít biến chứng hơn.


Điều trị cắt cơn CDTP bằng Buprenorphine

Phần này trình bày việc sử dụng Buprenorphine để hỗ trợ quản lý y tế hội chứng cai (cắt cơn) cho người sử dụng CDTP tác dụng ngắn và giúp ngừng điều trị bằng đồng vận CDTP với methadone hoặc LAAM. Mục tiêu của cắt cơn là giúp bệnh nhân chuyển từ trạng thái lệ thuộc thể chất sang trạng thái không lệ thuộc thể chất một cách nhẹ nhàng. Bệnh nhân sau đó có thể tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng có hoặc không có điều trị bằng đồng vận CDTP để hỗ trợ phòng chống tái nghiện.


Trước khi cân nhắc việc sử dụng Buprenorphine để cắt cơn các CDTP bất hợp pháp hoặc dừng điều trị bằng thuốc đồng vận, bệnh nhân cần được đánh giá tính phù hợp để tham gia điều trị. Sau khi cắt cơn, bệnh nhân cần tham gia vào điều trị không dùng thuốc dài hạn hoặc điều trị bằng naltrexone để giảm nguy cơ tái lạm dụng CDTP. Cũng cần lưu ý rằng, nếu bệnh nhân không có nhu cầu bắt buộc phải tránh sử dụng CDTP hoàn toàn, điều trị duy trì dài hạn bằng buprenorphine là một liệu pháp điều trị tốt hơn so với bất kỳ cách điều trị giải độc hay cắt cơn nào.


Sử dụng Buprenorphine để cắt cơn CDTP tác dụng ngắn 

Cắt cơn cho các bệnh nhân nghiện các CDTP tác dụng ngắn chỉ là một phần của toàn bộ phương pháp tiếp cận điều trị. Mục đích của việc sử dụng buprenorphine để cắt cơn các CDTP tác dụng ngắn là giúp bệnh nhân chuyển từ trạng thái lệ thuộc thể chất vào CDTP sang trạng thái không có CDTP, trong khi giảm thiểu được các triệu chứng cai (và tránh được các tác dụng phụ của buprenorphine).


Dò liều

Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân lệ thuộc các CDTP tác dụng ngắn nên khởi liều trực tiếp bằng thuốc phối hợp buprenorphine/naloxone. Trước khi bắt đầu dò liều bằng buprenorphine, bệnh nhân cần ngừng sử dụng các CDTP bất hợp pháp và nên xuất hiện với những triệu chứng ở giai đoạn đầu của hội chứng cai. Liều khởi đầu của phức hợp buprenorphine/naloxone nên là 4/1 mg. Sau đó 2-4 giờ, bệnh nhân có thể dùng tiếp liều thứ hai 4/1mg, nếu được chỉ định.


Trong hai ngày tiếp theo, liều phối hợp buprenorphine/naloxone có thể tăng lên 12/3-16/4 mg mỗi ngày. Mục tiêu của giai đoạn dò liều là ổn định bệnh nhân càng sớm càng tốt và giảm thiểu bất kỳ triệu chứng cai nào và giúp bệnh nhân ngừng sử dụng các CDTP bất hợp pháp. Chỉ sau khi hoàn toàn ngừng sử dụng các CDTP bất hợp pháp, bệnh nhân mới nên chuyển sang giai đoạn giảm liều. Trừ khi bệnh nhân đang ở trong một môi trường có kiểm soát (như bệnh viện hay cơ sở điều trị nội trú), việc ngừng sử dụng CDTP cần được theo dõi và xác minh thông qua xét nghiệm độc tính âm tính với các CDTP bất hợp pháp. Nếu bệnh nhân không thể ngừng sử dụng CDTP bất hợp pháp, như các kết quả xét nghiệm độc tính âm tính ghi lại, bác sỹ cần phải cân nhắc thêm một giai đoạn điều chỉnh hoặc duy trì liều (Xem hình 4-4)


Giai đoạn giảm liều

Giảm liều dài ngày, các bằng chứng hiện nay cho thấy sử dụng buprenorphine để cắt cơn dần dần trong khoảng thời gian dài có thể hiệu quả  hơn so với cắt cơn nhanh với thời gian trung bình và ngắn ngày. Tuy nhiên, còn rất ít nghiên cứu được tiến hành để đánh giá về cách sử dụng buprenorphine này. Bệnh nhân không sẵn sàng hoặc không thể chủ động tham gia vào các dịch vụ điều trị phục hồi không dùng thuốc đồng vận có thể không phù hợp cho điều trị cắt cơn ngắn hạn; tuy nhiên, những bệnh nhân này có thể huởng lợi từ điều trị cắt cơn dài hạn (hoặc tốt hơn là điều trị duy trì).


Điều trị hội chứng cai phải kèm theo điều trị dài hạn không sử dung thuốc hoặc sử dụng naltrexone, nhằm giảm thiểu nguy cơ tái sử dung CDTP.


Giảm liều với thời gian trung bình, bệnh nhân không có nhu cầu bắt buộc phải cắt cơn nhanh nhưng mong muốn dừng sử dụng CDTP và bắt đầu phục hồi để hướng tới một cuộc sống không lệ thuộc CDTP, có thể được cắt cơn trong khoảng 1014 ngày (hoặc lâu hơn) bằng cách giảm dần liều  buprenorphine ổn định ban đầu (thường là 8-16 mg mỗi ngày) tới 2 mg/23 ngày. Việc bệnh nhân tham gia vào các chương trình phục hồi trong giai đoạn cắt cơn và duy trì  tham gia vào các chương trình này sau khi kết thúc quy trình cắt cơn là cực kỳ quan trọng.


Giảm liều ngắn ngày, bệnh nhân có lý do bắt buộc phải đạt được trạng thái không có CDTP nhanh chóng (ví dụ như bị tù treo, du lịch nước ngoài, yêu cầu công việc) có thể giảm liều buprenorphine trong vòng 3 ngày, sau đó dừng hẳn. Khi so sánh với clonidine trong điều trị cắt cơn nhanh, buprenorphine được nhiều bệnh nhân chấp nhận và hiệu quả hơn trong giảm các triệu chứng cai (Cheskin và cộng sự 1994).


Tuy nhiên, hiện chưa có báo cáo về tỷ lệ tái nghiện và hiệu quả dài hạn của điều trị cắt cơn nhanh bằng buprenorphine. Nghiên cứu về các mô hình cắt cơn ngắn ngày khác cho thấy (1) ít khả năng dừng sử dụng CDTP dài hạn và (2) ít hoặc không mang lại lợi ích trong điều trị bệnh nhân lệ thuộc CDTP.



Sử dụng Buprenorphine để ngừng điều trị đồng vận CDTP (OAT)

Sử dụng Buprenorphine (liệu pháp điều trị buprenophine đơn thuần hay phối hợp buprenorphine/naloxone) để giảm liều điều trị đồng vận CDTP với methadone hay LAAM cần được cân nhắc chỉ tiến hành với các bệnh nhân đã ổn định về thể chất và tâm lý xã hội. Yêu cầu sử dụng buprenorphine để điều trị cắt cơn phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân đã ổn định trong điều trị OAT có thể duy trì không sử dụng CDTP mà không cần tiếp tục dùng thuốc điều trị. Để giúp đưa ra quyết định điều trị tốt nhất, cần kết hợp và phối hợp với chương trình OTP của bệnh nhân. Điều trị duy trì tiếp bằng buprenorphine/naloxone nếu cắt cơn thất bại cũng cần được thảo luận cụ thể.


Hướng dẫn trong hình 4-5 mô tả quá trình ngừng điều trị OAT bằng Buprenorphinetrong giai đoạn ngắn (3 ngày) và trung bình (2 tuần). Cắt cơn ngắn ngày không được khuyến cáo thực hiện trừ khi bệnh nhân có lý do bắt buộc phải dừng điều trị nhanh.


Lý do bắt buộc cần ngừng điều trị OAT trong ngắn hạn có thể là án tù treo, du lịch nước ngoài, điều kiện công việc hay xuất hiện tình huống có thể làm gián đoạn việc bệnh nhân tiếp tục điều trị OAT.


Ngừng điều trị methadone

Nhìn chung, bệnh nhân đã ổn định về lâm sàng và đang được giảm liều điều trị methadone sẽ gặp ít khó khăn cho đến khi liều methadone hàng ngày đạt 30 mg hoặc ít hơn. Khi liều dùng hàng ngày giảm xuống dưới 30 mg, triệu chứng cai thường xuất hiện giữa các lần uống methadone. Bên cạnh đó, tác dụng chặn khoái cảm và thèm nhớ của methadone giảm mạnh ở liều thấp này.


Ngừng điều trị LAAM

Ngừng điều trị đồng vận CDTP bằng LAAM tuân theo một phác đồ tương tự việc ngừng điều trị bằng methadone. Bệnh nhân đã điều trị LAAM ổn định có thể được điều trị bằng buprenorphine khi liều dùng LAAM thấp hơn 40mg/liều/48 giờ. Tại thời điểm này, buprenorphine đơn thuần có thể được sử dụng tương tự như trong quy trình dừng methadone, mặc dù đặc điểm dược lý của LAAM cần phải cân nhắc (Xem hình 4-5). Khi bệnh nhân đã ổn định với burenorphine đơn thuần, việc dừng điều trị cũng cần tiến hành tương tự được mô tả ở trên về ngừng dùng methadone.


Nếu bệnh nhân có lý do bắt buộc ngừng điều trị OAT, cắt cơn ngắn ngày bằng buprenophine đơn thuần có thể thực hiện trong 3 ngày như mô tả ở trên. Nếu không có lý do bắt buộc, bệnh nhân nên chuyển sang điều trị bằng phức hợp thuốc buprenorphine/ naloxone, sau đó giảm dần và thậm chí ngừng hẳn nếu bệnh nhân đã ổn định lâm sàng và không có dấu hiệu tái sử dụng CDTP bị cấm. Các bác sỹ cần nhớ rằng, bệnh nhân có khả năng bị tái nghiện cao nhất trong quá trình hoặc sau khi ngừng điều trị OAT. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ vấn đề tái sử dụng CDTP bị cấm và liều buprenophine cần tăng lên để giảm thèm nhớ và các triệu chứng cai.


Ngừng điều trị Buprenorphine/naloxone

Khi quyết định ngừng điều trị bằng phức hợp thuốc buprenorphine/ naloxone thì liều dùng hàng ngày nên giảm dần trong khoảng thời gian xác định trước hoặc theo một tiến độ được thống nhất với bệnh nhân.



Triệu chứng cai có thể xuất hiện khi giảm liều buprenorphine/naloxone. Trong truờng hợp này, việc giảm liều có thể tạm hoãn.


Như với quy trình mô tả ở trên, việc ngừng điều trị bằng phức hợp buprenophine/naloxone có thể được thực hiện trong thời gian ngắn (ví dụ, 3 ngày), nhưng phương pháp này chỉ nên sử dụng khi có lý do bắt buộc phải ngừng điều trị buprenorphine/ naloxone nhanh; giảm dần và kết thúc điều trị trong thời gian dài là biện pháp tốt hơn.


Quản lý bệnh nhân

Mô hình hỗ trợ điều trị tâm lý xã hội

Chỉ điều trị bằng thuốc là chưa đủ để điều trị nghiện ma túy (McLellan và cộng sự, 1993). Kết quả điều trị cho thấy tác dụng đáp ứng theo liều dựa trên cả mức độ hỗ trợ hay số lượng các dịch vụ điều trị tâm lý xã hội được cung cấp. Do đó, các bác sỹ cần giúp bệnh nhân có vấn đề nghiện CDTP được hỗ trợ tâm lý – xã hội chứ không chỉ kê đơn và/hay cho sử dụng buprenorphine. Hầu hết các bệnh nhân cần phải tham gia các chương trình tư vấn lạm dụng CDTP cá nhân hay nhóm và tham gia vào các chương trình tự giúp (ví dụ, Nhóm người nghiện Rượu ẩn danh [AA]; Nhóm Người nghiện ma túy ẩn danh [NA]; Nhóm Methadone ẩn danh; nhóm 12 bước hỗ trợ phục hồi song song với điều trị OAT; hoặc Đào tạo quản lý bản thân và phục hồi [SMART]; Phục hồi hay Quản lý Tiết chế ).


Các nhóm tự giúp có thể ích lợi với một số bệnh nhân và nên được coi là một trong hình thức hỗ trợ điều trị tâm lý xã hội. Tuy nhiên, bệnh nhân đang điều trị duy trì bằng thuốc CDTP thường gặp khó khăn khi muốn tham gia nhiều nhóm 12 Bước. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân có kết quả điều trị tốt hơn khi điều trị theo các phương pháp chính thống dạng cá nhân hay nhóm. Khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn và giáo dục trong các phòng khám có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào loại hình và cách thức tổ chức điều trị.


Ví dụ, các bác sỹ tâm thần có thể thực hiện liệu pháp nhận thức – hành vi hoặc liệu pháp tăng cường động cơ trong các buổi trị liệu tâm lý. Một vài phòng khám có thể đưa phương pháp giáo dục bệnh nhân do nhóm các chuyên gia (ví dụ, điều dưỡng viên và y sỹ) tại phòng khám thực hiện. Chương trình điều trị lạm dụng ma túy thường bao gồm tư vấn và giáo dục phòng ngừa như một phần thống nhất trong chương trình của phòng khám. Tại các phòng khám độc lập hoặc thực hành tại nhà, bệnh nhân có thể ít có cơ hội nhận được các dịch vụ giáo dục/tư vấn. Một phần của khóa đào tạo về điều trị nghiện là các bác sỹ cần có kiến thức tối thiểu về nguyên tắc can thiệp ngắn cơ bản trong truờng hợp tái nghiện (Xem phụ lục E). Các bác sỹ có thể cần cân nhắc đào tạo cho các nhân viên tại phòng khám về các can thiệp điều trị ngắn và phỏng vấn tạo động lực, kiên thức này có thể nâng cao hiệu quả điều trị cho các vấn đề sức khỏe khác của người bệnh. Danh sách giảng viên xem tại http:// www.motivationalinterview.org.


Nhiều bác sỹ đã có khả năng đánh giá và gắn kết bệnh nhân lạm dụng chất vào các dịch vụ hỗ trợ điều trị. Bác sỹ định sử dụng buprenorphine để điều trị nghiện cần chắc chắn rằng họ có thể cung cấp các dịch vụ tâm lý xã hội trong các thực hành lâm sàng của họ hay giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên gia có uy tín về y học hành vi. Trong thực tế, Đạo luật Điều trị Nghiện Chất DATA 2000 quy định rằng, khi các bác sỹ đăng kí với Cục Quản lý Chất gây nghiện và Sức khỏe Tâm thần (SAMHSA) để được cấp phép thực hành điều trị nghiện ngoài cơ sở OTP, họ phải chứng minh năng lực của mình trong việc chuyển bệnh nhân tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và các liệu pháp không dùng thuốc phù hợp.


Trách nhiệm của các cán bộ y tế trong việc điều trị buprenorphine là biết được các biện pháp và dịch vụ điều trị có sẵn trong cộng đồng và có thể chuyển gửi bệnh nhân tới những dịch vụ điều trị phù hợp. Bác sỹ cần xác định được mức độ điều trị cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của từng người bệnh và khi nào nhu cầu của người bệnh vượt quá những gì mà họ có thể cung cấp. Cần lập kế hoạch dự phòng cho bệnh nhân không muốn tham gia các dịch vụ điều trị tâm lý - xã hội được giới thiệu. Bác sỹ cần làm việc với chuyên gia y học hành vi để xác định mức độ dịch vụ cần cung cấp bên cạnh điều trị bằng thuốc.


Theo dõi điều trị

Kế hoạch điều trị bao gồm cả mục tiêu điều trị và các tình huống phải dừng điều trị.


Kế hoạch điều trị

Bệnh nhân và các bác sỹ cần thống nhất về các mục tiêu điều trị thông qua kế hoạch điều trị dựa trên việc đánh giá bệnh nhân. Kế hoạch điều trị cần bao gồm cả mục tiêu điều trị và các tình huống phải dừng điều trị. Kế hoạch ban đầu cần bao gồm các tình huống thất bại điều trị, như chuyển sang phương thức điều trị được quản lý tốt hơn (ví dụ, OTP). Đối với người sử dụng nhiều chất gây nghiện, mục tiêu điều trị là ngừng tất cả với sự sẵn có của các dịch vụ tư vấn cho việc sử dụng các chất gây nghiện khác. (Cai nghiện tất cả các chất gây nghiện bất hợp pháp và không thích đáng có thể là mục tiêu của tất cả bệnh nhân, bất kể người đó sử dụng một chất hoặc nhiều chất gây nghiện). Thỏa thuận điều trị cần làm rõ vai trò của bệnh nhân trong việc hợp tác và tham gia điều trị nghiện. Bác sỹ có thể tham khảo các mẫu thỏa thuận (hay một phiên bản chỉnh sửa) trong phụ lục H, một công cụ hữu ích để làm việc với bệnh nhân tại phòng khám.


Sau khi bệnh nhân đã ký vào bản đồng thuận (theo 42 C.F.R, Phần 2), bác sỹ cần làm rõ các mục tiêu đánh giá và điều trị với gia đình người bệnh. Nếu có điều kiện, những người thân của bệnh nhân cần tham gia vào quá trình điều trị, vì sự tham gia của họ có tác động tích cực đến kết quả điều trị. Ngược lại, khi bệnh nhân từ chối sự tham gia của những người thân, hay những người thân từ chối tham gia thì những tác động tích cực này sẽ giảm đi.


Tần suất thăm khám

Trong giai đoạn ổn định, bệnh nhân được điều trị duy trì cần đến khám tại phòng khám ít nhất một lần/tuần. Một phần của mục đích đánh giá liên tục là để xác định liệu bệnh nhân có tuân thủ theo phác đồ điều trị và sử dụng thuốc đúng cách không (ví dụ, bảo quản thuốc, uống thuốc theo đơn, không làm mất thuốc).


Khi đã đạt được liều điều trị Buprenorphine ổn định và mẫu xét nghiệm không có ma túy, bác sỹ có thể giảm tần suất khám xuống (hai tuần một lần hoặc lâu hơn, tối đa là 30 ngày). Đến khám tại phòng khám hàng tháng được coi là tần suất phù hợp với bệnh nhân đã điều trị ổn định, những người đang tiến triển tốt hướng đến mục tiêu điều trị và mẫu xét không tìm thấy ma túy. Tuy nhiên, các bác sỹ cần lưu tâm đến các rào cản trong điều trị, ví dụ các vấn đề địa lý, khoảng cách đến phòng khám, các vấn đề cá nhân như chăm sóc con cái và các nghĩa vụ công việc, cũng như chi phí điều trị.


Tiến triển của bệnh nhân trong việc đạt được các mục tiêu điều trị cần được đánh giá định kỳ. Nhiều thang đo về đạt được mục tiêu, mà điều dưỡng hoặc cán bộ quản lý trường hợp có thể thực hiện, có thể hỗ trợ trong việc theo dõi và ghi lại tiến triển điều trị của bệnh nhân. Các phương pháp được sử dụng để đánh giá điều trị duy trì bằng Buprenorphine tương tự như các phương pháp được sử dụng cho các lĩnh vực khác của điều trị nghiện:

  • - Không sử dụng ma túy và không đang sử dụng chất gây nghiện (bao gồm cả việc uống rượu ở mức độ có vấn đề) mà có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân (ví dụ tiếp tục lạm dụng rượu và/hoặc benzodiazepine)

  • - Không còn chất gây nghiện

  • - Không có tác dụng có hại đến sức khỏe

  • - Không có tác động có hại đến hành vi

  • - Bệnh nhân sử dụng thuốc có trách nhiệm

  • - Bệnh nhân tuân thủ tất cả các cấu phần của kế hoạch điều trị (ví dụ, gặp chuyên gia tâm lý hay tham gia các nhóm theo đúng lịch hẹn, tham gia các hoạt động phục hồi)


Bệnh nhân chưa ổn định

Để đưa ra những đánh giá này, bác sỹ cần phải quyết định khi nào họ không thể tiếp tục quản lý được bệnh nhân. Ví dụ, nếu bệnh nhân đang lạm dụng các chất gây nghiện khác mà bác sỹ cảm thấy không có khả năng quản lý hoặc xét nghiệm vẫn thấy chất ma túy sau 8 tuần, khi đó bác sỹ có thể muốn đánh giá lại (1)liệu có nên tiếp tục điều trị cho bệnh nhân đó mà không có sự tư vấn tiếp tục cho bệnh nhân, hay (2) liệu có nên chuyển bệnh nhân tới các chuyên gia hay cơ sở điều trị chuyên sâu hơn. Quyết định cần dựa trên kế hoạch điều trị mà trước đó bệnh nhân đã đồng ý.


 Xét nghiệm xác định chất gây nghiện bệnh nhân lạm dụng

Trong khi điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine, xét nghiệm xác định sử dụng tất cả các chất ma túy có liên quan cần được thực hiện ít nhất một lần/tháng. Kiểm tra nước tiểu là phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất, mặc dù mẫu xét nghiệm có thể được thực hiện trên một số dịch thể và mô khác - bao gồm cả máu, nước bọt, mồ hôi và tóc. Hướng dẫn toàn diện về xét nghiệm nước tiểu tại cơ sở CSSKBĐ có thể tham khảo tại Xét nghiệm nước tiểu trong CSSKBĐ: Giải mã bí mật&xây dựng chiến lược (Gourlay và cộng sự, 2002)


Chất chuyển hóa của methadone và heroin có thể được phát hiện riêng rẽ bởi bộ công cụ xét nghiệm nước tiểu bán sẵn. Buprenorphine không có phản ứng chéo với quy trình phát hiện methadone hay các CDTP khác; do vậy, Buprenorphine sẽ không được phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu thông thường. Cả bác sỹ và bệnh nhân cần biết được điều này.


Buprenorphine và các chất chuyển hóa của nó được bài tiết qua nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu để phát hiệnBuprenorphine có thể được thực hiện tại phòng xét nghiệm của phòng khám, nhưng tại thời điểm công bố tài liệu này, không có phòng khám nào được cấp phép theo Tiêu chuẩn Cải thiện chất lượng Phòng xét nghiệm, bộ công cụ xét nghiệm nước tiểu Buprenorphine được bán và sử dụng tại các phòng khám.


Có hai lý do chính để tiến hành xét nghiệm Buprenorphine: (1) ở những bệnh nhân mới để khẳng định không có Buprenorphine trong cơ thể họ, (2) để hỗ trợ cho việc đánh giá sự tuân thủ điều trị với những bệnh nhân trong điều trị Buprenorphine. (Tham khảo thêm Chương 3 để biết thêm thông tin về các phương pháp xét nghiệm). Do một quy trình xét nghiệm mới đang được xem xét để sử dụng trong điều trị nghiện bằng Buprenorphine, SAMHSA sẽ bổ sung thông tin có sẵn thông qua Liệu pháp dược lý (DPT) tại trang web http://www.dpt.samhsa.gov/.


Ngừng sử dụng thuốc

Trong điều kiện lý tưởng, việc ngừng sử dụng thuốc có thể xảy ra khi bệnh nhân đạt được lợi ích tối đa từ việc điều trị và không cần tiếp tục điều trị để duy trì lối không có chất gây nghiện. Khi mục tiêu này đạt được, liều dùng Buprenorphine cần được giảm từ từ và phù hợp trong khi tiếp tục hỗ trợ tâm lý - xã hội cho người bệnh. Bệnh nhân cần đựơc đánh giá tiếp về ổn định và duy trì cuộc sống hàng ngày mà không sử dụng nghiện chất. Sau đó bệnh nhân cần tiếp tục tham gia các dịch vụ tâm lý xã hội và/hoặc sử dụng lại thuốc điều trị, nếu cần, để điều trị tiếp tục.


Tuy nhiên, các tình huống bất ngờ xảy ra khiến bác sỹ cảm thấy bệnh nhân không tiến triển tốt. Ví dụ, bệnh nhân không tuân thủ kế hoạch đều trị hay các quy trình của phòng khám (ví dụ như thanh toán đúng hạn). Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể buộc phải chấm dứt điều trị, nhưng không được bỏ mặc bệnh nhân. Bác sỹ nên có các hành động để ngăn chặn tình trạng này. Họ có thể đưa ra các quy định về hành vi của bệnh nhân tại phòng khám, quy trình của phòng khám và việc tuân thủ điều trị. Các quy định này cần được thảo luận với bệnh nhân trước khi họ bắt đầu điều trị bằng Buprenorphine và bệnh nhân cần đồng ý tuân thủ theo các quy định này.


Bác sỹ nên xây dựng quy trình giải quyết những vi phạm nhỏ về quy định và không tuân thủ kế hoạch điều trị. Cần làm rõ những thời điểm mà bệnh nhân sẽ được thông báo rằng họ không tuân thủ kế hoạch điều trị, và họ lẽ ra đã có cơ hội để tăng cường tuân thủ điều trị.


Trong truờng hợp buộc ngừng điều trị, bác sỹ cần chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở phù hợp – các chương trình điều trị nghiện CDTP chuyên sâu (OTP), hay tới các bác sỹ khác có thể kê đơn Buprenorphine, hay tới những có sở điều trị phù hợp khác. Nếu bệnh nhân không được điều trị tại một cơ sở khác, bác sỹ cần xử trí phù hợp hội chứng cai do buprenorphine để giảm thiểu sự khó chịu của hội chứng cai. Một bệnh nhân có thể có hoặc không sẵn sàng chấp nhận việc chuyển nơi điều trị, nhưng bác sỹ phải thật sự nỗ lực để đảm bảo rằng bệnh nhân của họ nhận được chăm sóc phù hợp dựa trên dịch vụ sẵn có sau khi họ kết thúc vai trò điều trị của mình.


Để biết thêm thông tin về các vấn đề quản lý điều trị, xem thêm TIP43 về Điều trị nghiện bằng thuốc (CSAT). Các nguyên tắc quản lý điều trị được đề cập trong TIP này cũng có thể áp dụng trong điều trị buprenorphine tại phòng khám.

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN


Tổng quan

Chương này trình bày hướng dẫn về sàng lọc rối loạn do sử dụng CDTP và đánh giá bổ sung những bệnh nhân có vấn đề sau sàng lọc. Hướng dẫn này nhằm hỗ trợ việc ra quyết định nếu điều trị nghiện bằng Buprenorphine là một lựa chọn phù hợp cho người sử dụng CDTP. Các thông tin bổ sung trong chương này có trong Phụ lục E.


Sàng lọc và Đánh giá rối loạn do sử dụng chất CDTP

Sàng lọc

Hội đồng chuyên gia xây dựng Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP khuyến cáo rằng các bác sỹ cần sàng lọc định kỳ và thường xuyên tất cả bệnh nhân xem họ có sử dụng và có các vấn đề liên quan đến sử dụng chất gây nghiện không, không chỉ những bệnh nhân có biểu hiện nghiện đặc trưng. Dù nghiện ma túy và nghiện rượu là thường gặp, hiện nay dưới 1/3 các bác sỹ tại Hoa Kỳ sàng lọc kỹ để phát hiện người nghiện (Trung tâm quốc gia về Nghiện và Lạm dụng Nghiện chất 2000).


Tiến hành sàng lọc liên tục và thường xuyên việc lạm dụng chất gây nghiện là một phần trong chăm sóc y tế nhằm xác định sớm, can thiệp và điều trị sớm tình trạng nghiện. Đánh giá thường kỳ về lạm dụng, nghiện và các tác hại thường đặc biệt hữu ích khi các bác sỹ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) định kê đơn CDTP cho mục đích điều trị giảm đau. Các bác sỹ tại phòng khám có thể tiến hành đánh giá bổ sung cho những bệnh nhân và đưa ra quyết định ai là người phù hợp để tiến hành điều trị tại phòng khám. Hoặc nếu cần, bệnh nhân có thể được chuyển đến điều trị ở một cơ sở khác.


Mục đích sàng lọc

Mục đích của sàng lọc và đánh giá nghiện là để:

  • Xác định các cá nhân có nguy cơ mắc các vấn đề do ma túy hoặc rượu
  • Xác định các cá nhân người có thể đang có vấn đề do ma túy hoặc rượu hoặc nghiện
  • Xác định những cá nhân cần  đánh giá bổ sung về y tế hoặc nghiện
  • Chẩn đoán nghiện hoặc các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
  • Đưa ra các khuyến nghị và kế hoạch điều trị phù hợp
  • Đánh giá nhu cầu tâm sinh lý của bệnh nhân nghiện

Sàng lọc ban đầu

Sàng lọc ban đầu bao gồm sử dụng các công cụ sàng lọc khách quan, xét nghiệm cận lâm sàng và phỏng vấn. Nếu bác sỹ nghi ngờ có các vấn đề nghiện, sau khi sàng lọc ban đầu, họ sẽ tiến hành đánh giá bổ sung.

Phỏng vấn sâu và đánh giá tiêu chuẩn là những phương tiện hiệu quả nhất để thu thập thông tin.

Nhiều công cụ sàng lọc nghiện có giá trị đã được phát triển. Hơn nữa, nhiều bác sỹ xây dựng bộ công cụ của riêng mình để đánh giá tình trạng sức khỏe.



Để quyết định tính phù hợp của điều trị nghiện tại phòng khám hoặc các cách điều trị bằng chất đồng vận CDTP, cần phải đánh giá tổng thể người bệnh.

Các bộ câu hỏi sàng lọc có thể áp dụng với tất cả bệnh nhân được bác sỹ khám, không chỉ với những người bệnh được coi là “có nguy cơ” có vấn đề do ma túy hoặc rượu.

Ví dụ các bộ công cụ sàng lọc nghiện như sau:

• Ma túy:

–      COWS (Thang đo hội chứng cai lâm sàng chất dạng thuốc phiện) (Wesson và cộng sự 1999)

–      SOWS(Thang đánh giá chủ quan hội chứng cai chất dạng thuốc phiện) (Bradley và cộng sự 1987; Gossop 1990; Handelsman và cộng sự 1987)

–      DAST-10 (Test sàng lọc lạm dụng ma túy) (Skinner1982)

–      CINA (Thang đánh giá Triệu chứng cai ma túy của Viện lâm sàng) (Peachey và Lei 1988)

–      CAGE-AID (Thang CAGE chỉnh sửa để đánh giá nghiện ma túy) (Brown và Rounds 1995)

–      Thang hội chứng cai ma túy (Fultz và Senay 1975)

• Rượu:

–      CAGE (Maisto và cộng sự 2003)

–      AUDIT (Test xác định rối loạn do sử dụng rượu) (Babor và cộng sự 2001)

–      MAST (Test sàng lọc Rượu tại Michigan) (Selzer1971)

–      SMAST (Test rút gọn sàng lọc Rượu tại Michigan) (Selzer và cộng sự 1975)

Để biết chi tiết hơn về các công cụ này, xem Phụ lục B. Xem thêm TIP 24, Hướng dẫn cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân lạm dung nghiện chất cho  BS Chăm sóc Sức khỏe ban đầu (CSAT 1997).

Xem ttp://www.kap.samhsa.gov 


Đánh giá

Nếu sàng lọc cho thấy một khách hàng có biểu hiện rối loạn do sử dụng CDTP, đánh giá bổ sung sẽ được tiến hành để mô tả chi tiết vấn đề của bệnh nhân, xác định các bệnh đồng diễn hoặc các biến chứng y tế hoặc rối loạn tâm thần để từ đó ra quyết định về nơi điều trị và  và cường độ điều trị phù hợp với bệnh nhân. Để quyết định sự phù hợp của điều trị tại phòng khám hoặc các hình thức điều trị nghiện khác, cần phải đánh giá tổng thể bệnh nhân.
Việc đánh giá có thể được tiến hành qua nhiều giai đoạn, trong khoảng từ 3 – 4 tuần, kể từ khi bắt đầu tiến hành điều trị và thu thập dần dần các thông tin chi tiết. Bệnh nhân có thể cần đến thăm khám nhiều lần để cung cấp toàn bộ thông tin giúp cho đánh giá tổng thể và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, hoặc có thể đánh giá trong một lần đến khám nhưng phải khám trong thời gian dài hơn nếu bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, không nên trì hoãn điều trị trong thời gian đợi để có kết quả đánh giá tổng thể.


Mục tiêu đánh giá

Mục tiêu đánh giá y tế bệnh nhân nghiện CDTP là:

·       Định hướng chẩn đoán hoặc chẩn đoán

·       Quyết định biện pháp điều trị phù hợp

·       Đưa ra các khuyến nghị điều trị ban đầu

·       Xây dựng kế hoạch điều trị ban đầu

·       Lên kế hoạch điều trị tâm lý xã hội

·       Đảm bảo phương pháp điều trị được khuyến nghị không phải là chống chỉ định với người bệnh

·       Đánh giá để xác định các vấn đề hoặc tình trạng y tế cần phải quan tâm trong giai đoạn đầu điều trị

·       Đánh giá để xác định các vấn đề tâm thần hoặc tâm lý xã hội cần phải quan tâm của người

·       Bệnh trong giai đoạn đầu điều trị


 Các cấu phần của Đánh giá 

Các cấu phần đánh giá người nghiện CDTP

·       Tiền sử lâm sàng đầy đủ

·       Thăm khám thực thể

·       Khám tình trạng tâm thần

·       Xét nghiệm cận lâm sàng liên quan

·       Đánh giá chuyên khoa về tâm thần (nếu được chỉ định)

Để xây dựng một khung đánh giá, các bác sỹ cần đặt các câu hỏi đánh giá theo hướng dẫn mới nhất của Hội Y họcNghiện Hoa Kỳ - Tiêu chí đánh giá bệnh nhân (ASAM PPC) và phân loại theo Chỉ số đánh giá mức độ nghiện (ASI) (Mee-Lee 2001; McLellan và cộng sự 1992). Mẫu ASAM PPC có thể tìm thấy tại ASAM  http://www.asam.org. Chi tiết bộ công cụ ASI có thể tải về từ website của Viện Nghiên cứu điều trị http://www.tresearch.org.


Thu thập tiền sử bệnh nhân – Phỏng vấn người nghiện  

Thái độ của bác sỹ: Cách tiếp cận và thái độ của bác sỹ với người nghiện rất quan trọng. Bệnh nhân thường không sẵn sàng chia sẻ tình trạng sử dụng chất gây nghiện của mình. Người nghiện thường cảm thấy không thoải mái, xấu hổ, sợ, mất niềm tin, mất hy vọng và mong muốn tiếp tục sử dụng chất gây nghiện thường không được người nghiện chia sẻ cởi mở với bác sỹ (Trung Tâm Quốc Gia về Nghiện và Lạm Dụng nghiện chất 2000).
Bệnh nhân đang điều trị giảm đau có thể cảm thấy sợ vì sẽ mất thuốc điều trị và liệu họ có nên cho bác sỹ biết mối quan ngại của họ về việc họ có thể bị nghiện.
Các bác sỹ cần phải tiếp cận với bệnh nhân với sự trung thực và tôn trọng, giống như họ tiếp cận với bệnh nhân khác đến khám. Trách nhiệm của bác sỹ là phải cư xử thích hợp với thái độ và cảm xúc phù hợp. Để việc đánh giá được thực hiệu quả, cần loại bỏ các định kiến cá nhân và ý kiến chủ quan về sử dụng chất gây nghiện và người nghiện, hành vi tình dục, lối sống vànhững cảm xúc tiêu cực hoặc cần phải thảo luận các vấn đề đó cởi mở hay mang định hướng điều trị.


Một số đặc điểm cá nhân của bác sỹ điều trị hỗ trợ hiệu quả trong đánh giá và điều trị nghiện vànhững đặc điểm này có thể học được qua quá trình làm việc của các bác sỹ khi lên kế hoạch điều trị bệnh nhân nghiện (CSAT 1999b; Miller và cộng sự 1993; Najavits và Weiss 1994). Những đặc điểm này được mô tả tronghình 3–1.

Các câu hỏi mở, có chủ đích như trong hình 3–2 về sử dụng nghiện CDTP và rượu sẽ giúp thu thập nhiều thông tin hơn các câu hỏi đơn giản, câu hỏi đóng, “Có” hay “Không” hay câu hỏi chỉ có một câu trả lời. Xem thêm TIP 34, Can thiệp và trị liệu ngắn gọn cho người lạm dụng chất gây nghiện (CSAT 1999a) tại http://www.kap.samhsa.govđể biết thêm các ví dụ về những câu hỏi này.


Hầu hết bệnh nhân sẵn sàng và có thể cung cấp thông tin hợp lý và trung thực về tình trạng sử dụng chất gây nghiện. Tuy nhiên, nhiều người không biết lý do hoặc động cơ sử dụng chất gây nghiện của mình. Một cuộc phỏng vấn hiệu quả nên tập trung vào việc sử dụng, cách sử dụng, hậu quả, những nỗ lực điều trị nghiện trước đây, tiền sử bệnh và tiền sử tâm lý (câu hỏi “cái gì, ai, khi nào, ở đâu”) – chứ không phải các câu hỏi lý do nghiện (“tại sao”). Các câu hỏi nên được hỏi một cách thẳng thắn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và tránh dùng các từ suồng sã. Các câu hỏi giả định hoặc định lượng như Hình 3–3 có thể giúp ta có câu trả lời chính xác hơn trong phỏng vấn.


Các yếu tố Tiền sử bệnh nhân.Cần phải thu thập tiền sử chi tiết và toàn diện về y tế, xã hội vàtiền sử sử dụng chất gây nghiện ở tất cả bệnh nhân được đánh giá để xác định rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

.

Xem hình 3–4 về tất cả các yếu tố của tiền sử bệnh nhân.


Thăm khám

Thăm khám nên tập trung vào tình trạng sức khỏe người bệnh liên quan đến nghiện chất. Đánh giá này có thể giúp bác sỹ nghi ngờ tình trạng nghiện ở người bệnh khi họ phủ nhận việc sử dụng ma túy hoặc kết quả sàng lọc chưa rõ ràng.

Hình 3–5 liệt kê các kết quả thăm khám mà có thể gợi ý tình trạng nghiện hoặc biến chứng của nó. Biến chứng sức khỏe do nghiện CDTP cần được xác định và điều trị như một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể.

Đánh giá tình trạng nhiễm độc và dùng quá liều. Điều tối quan trọng là đánh giá các dấu hiệu nhiễm độc CDTP, dùng quá liều hoặc hội chứng cai trong khi thăm khám

Sử dụng CDTP quá liều có thể cần phải điều trị cấp cứu. Hình 3–6 liệt kê các dấu hiệu nhiễm độc và dùng quá liều CDTP.

Đánh giá Hội chứng cai CDTP. Hội chứng cai CDTP có thể được đánh giá khách quan bằng các sử dụng các công cụ sau:

·       COWS (Thang đo hội chứng cai lâm sàng chất dạng thuốc phiện) (Wesson và cộng sự 1999)

·      SOWS(Thang đohội chứng cai chủ quan chất dạng thuốc phiện) (Bradley và cộng sự 1987; Gossop 1990; Hvàelsman và cộng sự 1987)

·       CINA (Thang đánh giá Triệu chứng cai ma túy - Viện lâm sàng) (Peachey và Lei 1988)

·       Thang hội chứng cai ma túy (Fultz và Senay 1975)

Chi tiết xin xem trong Phụ Lục B. Hình 3–7 cho thấy các giai đoạn và mức độ nặng của hội chứng cai chất dạng thuốc phiện.

Đánh giá hội chứng cai hoặc nhiễm độc khác.Các công cụ đánh giá hội chứng cai rượu và benzodiazepine gồm:

·       CIWA-Ar(Thang đánh giá hội chứng cai rượu cho các Viện lâm sàng, Bản sửa) (Sullivan và cộng sự 1989)

·       CIWA-B (Thang đánh giá hội chứng cai Benzodiazepine cho các Viện lâm sàng) (Busto và cộng sự 1989)


Thăm khám tâm thần

Cùng với việc quan sát hành vi bệnh nhân khi hỏi tiền sử và thăm khám thực thể, đánh giá chính thức tình trạng tâm thần (MSE) cần được tiến hành, bao gồm các phần như hình 3–8.

Thông tin từ phỏng vấn vàđánh giá tình trạng tâm thần có thể cho biết các vấn đề tâm thần hiện nay và trước đây của người bệnh.

Tùy thuộc vào chuyên môn của bác sỹ và khả năng điều trị rối loạn tâm thần, việc chuyển bệnh nhân đến chuyên gia tâm thần hoặc tâm lý để đánh giá tâm thần tổng thể và/hoặc chẩn đoán tâm thần có thể phải tiến hành trước khi tiến hành điều trị nghiện.


Đánh giá cận lâm sàng

Đánh giá cận lâm sàng cũng là một phần rất quan trọng trong đánh giá người nghiện. Đánh giá cận lâm sàng không thể đưa ra chẩn đoán nghiện nhưng nhiều đánh giá cận lâm sàng rất có ích trong việc đánh giá tổng thể người  nghiện.

Khuyến cáo đánh giá cận lâm sàng cơ bản cho người nghiện CDTP được trình bày như trong Hình 3–9.

Những đánh giá cận lâm sàng bổ sung cần xem xét như sau:

•    Nồng độ cồn trong máu (sử dụng test qua đường thở hoặc trên mẫu máu)

•    Đánh giá các bệnh truyền nhiễm:

–      Xét nghiệm HIV

–      Sàng lọc viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV)

–      Xét nghiệm huyết thanh để tìm kháng thể giang mai - Phản ứng huyết thanh VDRL

–      Xét nghiệm protein (PPD) để xác định tình trạng mắc lao, thường xét nghiệm trên da (test bì)

Bên cạnh đó, các đánh giá cận lâm sàng có thể được chỉ định khi khai thác tiền sử bệnh hoặc khám thực thể bệnh nhân. Cần tư vấn những thông tin thích hợp cho bệnh nhân vàcần được bệnh nhân đồng ý trước khi xét nghiệm một bệnh truyền nhiễm nhất định (ví dụ, HIV, HCV). Những dấu hiệu bất thường hoặc vấn đề sức khỏe phát hiện qua đánh giá cận lâm sàng cần được giải quyết giống như với bệnh nhân không nghiện.


Nhiều kết quả cận lâm sàng có thể cảnh báo nguy cơ biến chứng khi sử dụng Buprenorphine. Sử dụng rượu có thể gây ra biến chứng khi điều trị bằng Buprenorphine; các chỉ số gián tiếp về lạm dụng rượu bao gồm tăng thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) và men Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT). Men gan bất thường cũng gợi ý các bệnh gan do ngộ độc, truyền nhiễm hoặc các yếu tố khác. Các chỉ điểm y sinh học khác như định lượng CDT (Carbohydrate-Deficient Transferrin) có thể cung cấp thêm các thông tin khách quan cho sàng lọc vàkhẳng định việc sử dụng rượu gần đây hay sử dụng quá liều, tái sử dụng rượu, lạm dụng rượu và suy giảm chức năng cơ thể do sử dụng rượu. Hướng dẫn về các bệnh của gan với người sử dụng  CDTP có thể tìm thấy tại Khoa Liệu pháp Dược lý của SAMHSA(DPT) tại website: http://www.dpt.samhsa.gov.


Như mô tả ở phần trước, có thai, điều trị HIV và viêm gan hay các bệnh về gan cũng có thể gây ra các biến chứng khi điều trị bằng Buprenorphine. Điều trị bằng Buprenorphine thường không phải là tối ưu cho phụ nữ mang thai sử dụng CDTP. Nhiễm HIV+ không làm ảnh hưởng việc điều trị Buprenorphine, vì hiện chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tương tác thuốc giữa các thuốc ARV vàBuprenorphinecó thể ảnh hưởng đến điều trị.
Nếu xét nghiệm cho thấy cơ thể người bệnh có kháng thể của HBV, người bệnh có thể đang mắc viêm gan B thể hoạt động. Các xét nghiệm bổ sung (ví dụ, chuỗi enzyme) cần được thực hiện để biết liệu mắc HBV có gây ra biến chứng khi điều trị bằng Buprenorphine. Thông tin về viêm gan B cho cán bộ y tế có thể được tìm thấy từ trang web của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soátBệnh tật Hoa Kỳ (CDC) http://www.cdc.gov


Nếu xét nghiệm khẳng định cho thấy cơ thể người bệnh có kháng thể của HCV, người bệnh có thể đang hoặc đã mắc viêm gan C. Bệnh nhân mắc HCV cần được đánh giá và điều trị dựa trên những hướng dẫn mới nhất. Cán bộ y tế có thể học về viêm gan C trên trang web của CDC http://www.cdc.gov  Tuyên bố chung của Viện Y tế Quốc gia vào  năm2002 về kiểm soát viêm gan C có thể tìm thấy tại website http://consensus.nih.gov Các tài liệu khác về viêm gan C có thể tìm thấy từ website của Cơ quan Chất lượng và Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ tại http://www.ahrq.gov 


Xét nghiệm huyết thanh học dương tính với giang mai có thể cho thấy tình trạng đang hoặc đã nhiễm Treponema pallidum. Tất cả bệnh nhân có xét nghiệm giang mai dương tính cần phải được điều trị tại phòng khám hoặc chuyển đến các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương để đánh giá và điều trị.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng tình trạng dương tính giả với xét nghiệm huyết thanh học xác định nhiễm giang mai khá phổ biến ở người tiêm chích nghiện chất. Chỉ những bệnh nhân khẳng địnhlà dương tính với xét nghiệm FTA-ABS mới có thể khẳng định mắc giang mai. Những phương pháp thường sử dụng để điều trị giang mai và các bệnh đường tình dục khác (STD) có thể tìm thấy trên trang chủ của CDC tại http:// WWW.CDC.GOV/STD/.


Bệnh nhân có kết quả tét bì dương tính có thể đang hoặc đã nhiễm lao. Những bệnh nhân này cũng cần được chuyển đến các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phươngđể đánh giá và điều trị. Các thông tin khác về lao và điều trị có thể tìm thấy trên trang web của CDC tại  http://www.cdc.gov Các bác sỹ cần phải nắm rõ các yêu cầu báo cáo bệnh truyền nhiễm thường gặp tại tiểu Bang của mình.


Đánh giá sử dụng chất gây nghiện

Xét nghiệm sử dụng chất gây nghiện chưa đủ để chẩn đoán nghiện chất và nó không thể thay thế phỏng vấn lâm sàng và đánh giá y tế người bệnh (Casavant 2002). Hammett-Stabler và cộng sự (2002) chỉ ra rằng kết quả sàng lọc ma túydễ bị sai lệch do không thể xét nghiệm tìm các loại chất ma túy thường xuyên. Bác sỹ cần phải quyết định những ma túy nào là cần được xét nghiệm tại phòng khám của mình, bao gồm cả điều trị Buprenorphine.


Bác sỹ và kỹ thuật viên (KTV) xét nghiệm phải biết hạn chế của các xét nghiệm được sử dụng, các đặc tính dược động học của loại ma túy cần xét nghiệm, các chất chuyển hóa của các loại chất gây nghiện và diễn giải kết quả xét nghiệm (Hammett-Stabler và cộng sự 2002). Xét nghiệm tìm chất ma túy có thể được tiến hành với các dịch thể hoặc mô gồm nước tiểu, máu, nước bọt, mồ hôi và tóc.
Sàng lọc nước tiểu là xét nghiệm phổ biến nhất. Thảo luận toàn diện về xét nghiệm nước tiểu tại các cơ sở CSSKBĐ có thể tìm thấy trong cuốn Xét nghiệm nước tiểu để tìm ma túy trong CSSKBĐ: Giải mã bí mật& xây dựng chiến lược (Gourlay và cộng sự 2002). Khi lựa chọn xét nghiệm ma túy, các bác sỹ cần cân nhắc chi phí vì xét nghiệm tất cả các ma túy thường rất tốn kém.


Trong điều trị Buprenorphine, xét nghiệm ma túy phù hợp phải được thực hiện như một phần của việc đánh giá bệnh nhân. Bác sỹ cần giải thích vai trò của các xét nghiệm khi bắt đầu điều trị nghiện. Nhiều y văn ủng hộ việc xét nghiệm ngẫu nhiên phục vụ điều trị tại các cơ sở điều trị nghiện (Preston và cộng sự 2002).
Kết quả xét nghiệm có thể được sử dụng trong quá trình thảo luận giữa bác sỹ và bệnh nhân để củng cố mục tiêu điều trị, đối phó với sự phủ nhận của bệnh nhânvà củng cố việc giữ sạch của họ. Xét nghiệm ban đầu và liên tục phải được tiến hành để phát hiện hoặc khẳng định bệnh nhân có sử dụng ma túy gần đây hay không (ví dụ, rượu, benzodiazepine, thuốc an thần). Việc bệnh nhân tiếp tục sử dụng các loại chất gây nghiện gây khó khăn cho quản lý bệnh nhân khi họ tham gia điều trị bằng Buprenorphine.


Khi một bệnh nhân yêu cầu được điều trị bằng Buprenorphine, xét nghiệm có thể giúp xác định xem bệnh nhân thực sự đang sử dụng loại chất gây nghiện không được chỉ định như heroin hay loại thuốc được chỉ định như oxycodone. Xét nghiệm âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không sử dụng một CDTP. Điều đó chỉ có nghĩa là bệnh nhân không sử dụng một CDTP trong một khoảng thời gian đủ để đo lường được lượng chất chuyển hóa hoặc bệnh nhân không sử dụng chất mà họ được xét nghiệm.
Vì thế, với bất cứ bệnh nhân nào, bác sỹ cần phải luôn ý thức về chuỗi các khả năng khác nhau có thể diễn ra ở họ và thảo luận với họ dựa trên kết quả xét nghiệm. Nhiều công ty sản xuất các loại sinh phẩm xét nghiệm nước tiểu phối hợp để sử dụng tại cơ sở điều trị. Xét nghiệm tại chỗ cho phép đánh giá nhanh các tham số lâm sàng giúp bác sỹ có thể thông báo kết quả nhanh cho bệnh nhân và thay đổi liệu pháp điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, với các bác sỹ không làm việc tại các cơ sở có phòng xét nghiệm đạt chuẩn của liên bang thì họ cần phải đảm bảo rằng họ đang sử dụng các sinh phẩm xét nghiệm tại chỗ được chấp nhận và giám sát bởi Luật Điều chỉnh Cải tiến Xét nghiệm Lâm sàng (CLIA) năm 1988.
Xem trang web về CLIA tại FDA: /http://www.fda.gov. Xem danh sách các loại xét nghiệm nước tiểu tại:  http://www.accessdata.fda.gov  hoặc tìm trong cơ sở dữ liệu của FDA http://www.accessdata.fda.gov

Xét nghiệm xác định loại chất gây nghiện lạm dụng nếu thực hiện theo lịch định kỳ thì có thể không hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nó vẫn có giá trị về mặt lâm sàng. Phải lấy mẫu nước tiểu tại nơi mà bệnh nhân không thể pha loãng hoặc làm giả, đồng thời,bệnh nhân không được mang theo va ly, ví, túi hoặc các vật đựng ở bất kỳ dạng nào. Nếu không đảm bảo những điều kiện này, cần kiểm tra nhiệt độ, đương lượng riêngvà creatinine mẫu nước tiểu để giảm thiểu mẫu nước tiểu bị pha loãng hoặc làm giả.Nếu không thể thực hiện được đúng yêu cầu lấy mẫu nước tiểu như trên, cần giới thiệu bệnh nhân đến cơ sở có trang bị phương tiện giám sát khi lấy mẫu. Một lựa chọn khác là lấy mẫu nước bọt và gửi đi xét nghiệm.


Việc gửi mẫu đi xét nghiệm và trả kết quả nhanh chóng là phần quan trọng phải được thực hiện trước khi điều trị cho người nghiện CDTP.

Nếu một bệnh nhân cần kết quả xét nghiệm để đi xin việc hoặc giám sát pháp lý, cần phải tuân thủ chặt chẽ quy trình và lấy mẫu nghiêm ngặt và xét nghiệm cần được thực hiện bởi một phòng xét nghiệm do SAMHSA cấp phép.
Nếu một bệnh nhân muốn sử dụng kết quả xét nghiệm ma túy cho một mục đích khác, cả bác sỹ và bệnh nhân phải hiểu những hạn chế của xét nghiệm tại chỗ và các yêu cầu khác của xét nghiệm. Ngoài Bộ Y tế và Dịch vụ Con người và Bộ giao thông Hoa Kỳ, xét nghiệm ở các cơ sở tư nhân có thể ít khắt khe hơn. Thông tin chi tiết hơn về xét nghiệm ma túy bằng mẫu nước tiểu và các mẫu bệnh phẩm sinh học khác có trong Phụ lục E.


Chẩn đoán rối loạn do sử dụng chất gây nghiện dạng thuốc phiện 

Sau khi đánh giá toàn diện, cần đưa ra chẩn đoán chính thức. Tiêu chí chẩn đoán nghiện chất, như trong Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần, Phiên bản 4, Bản chỉnh sửa (DSM-IV-TR) (Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ 2000)(xem Phụ lục C) hoặc Phân Loại Bệnh Tật Quốc Tế Lần Thứ 9, Chỉnh sửa phần Lâm sàng (ICD-9-CM), có thể sử dụng để chẩn đoán lệ thuộc CDTP (Chẩn đoán này không chỉ gồm đánh giá lệ thuộc CDTP về thể chất mà còn đánh giá tình trạng nghiện CDTP, được thể hiện qua cảm giác bị bắt buộc phải sử dụng bất chấp tác hại).


DSM-IV-TR định nghĩa nhiều mức độ rối loạn do sử CDTP (Xem hình 3–10.) DSM-IV-TR giúp phân biệt liệu có lệ thuộc hay mới chỉ lạm dụng CDTP dựa trên chuỗi tác động hành vi và sinh lý học diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Chẩn đoán lệ thuộc vào CDTP thường được ưu tiên thực hiện trước khi chẩn đoán lạm dụng các CDTP.
Nguyên tắc chung: để quyết định sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện, bệnh nhân cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn chẩn đoán là lệ thuộc CDTP DSM-IV-TR (xem toàn bộ tiêu chuẩn chẩn đoán trong Phụ lục C).Trong một số tình huống hiếm gặp, bệnh nhân chỉ phụ thuộc về sinh lý với CDTP và đạt tiêu chuẩn lạm dụng CDTP theo DSM-IV-TR mà chưa đạt tiêu chuẩn lệ thuộc. Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể tham gia điều trị ngắn hạn bằng Buprenorphine để cắt cơn. Không nên điều trị duy trì bằngBuprenorphine cho những bệnh nhân không đạt các tiêu chí theo DSM-IV-TR.


Vấn đề sức khỏe đi kèm 

Người nghiện CDTP có thể đồng thời mắc các bệnh mạn tính như các nhóm người khác, vì vậy, cần chẩn đoán điều trị các bệnh kèm theo (ví dụ, tiểu đường, tăng huyết áp). Hơn nữa, họ cũng có thể gặp các vấn đề sức khỏe do nghiện CDTP và các loại ma túy khác. Khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh, bác sỹ có thể phát hiện các bệnh này. Xem thêm hình 3–11 để có chi tiết các vấn đề sức khỏe đi kèm do sử dụng rượu và ma túy.


Các bệnh truyền nhiễm là thường gặp nhất ở những người nghiện, sử dụng bằng đường tiêm chích CDTP hay các loại chất gây nghiện khác. Ví dụ, ở một số khu vực, hơn 50% người nghiện chích có HIV+. Tỷ lệ nhiễm HIV có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, ở một số nơi tỷ lệ HIV+ ở nhóm người tiêm chích ma túy là dưới 10%. Do những tác động của HIV lên cuộc sống của người bệnh và tính sẵn có của các phác đồ điều trị hiệu quả, cần phải sàng lọc nhiễm HIV+ trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị nghiện bằng Buprenorphine.


Lao cũng là một bệnh hay gặp ở những người lạm dụng chất. Vào năm 2001, 2,3% các trường hợp mắc lao tại Hoa Kỳ là người tiêm chích ma túy, 7,2% là người sử dụng ma túy không qua tiêm chích và 15,2% là ở nhóm lạm dụng rượu trong vòng 12 tháng trước đó (CDC 2002; http://www.cdc.govXem các bảng 28, 29, và 30). Người lạm dụng ma túy và rượu cũng đồng thời thực hiện nhiều hành vi tình dục có nguy cơ cao (ví dụ, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn) vàmắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu và các STD khác.


Nhóm người nghiện các CDTP, thường có các vấn đề sức khỏe khác gây ra do sử dụng các loại ma túy khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Những vấn đề sức khỏe này bao gồm suy dinh dưỡng và thiếu máu do thói quen ăn uống ít; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hút thuốc lá; suy giảm chức năng gan hoặc tăng men gan do viêm gan mãn tính (đặc biệt là viêm gan B và C) và sử dụng rượu; vàbệnh xơ gan, rối loạn hệ thần kinh, hoặc bệnh tim mãn tính do sử dụng rượu.


Tóm tắt

Sau khi đánh giá tổng thể người bệnh, các bác sỹ cần chuẩn bị để:

•   Đưa ra định hướng chẩn đoán hoặc chẩn đoán

•   Quyết định biện pháp điều trị phù hợp

•   Đưa ra các khuyến nghị điều trị ban đầu

•   Xây dựng kế hoạch điều trị ban đầu

•   Lên kế hoạch điều trị tâm lý xã hội

•   Đảm bảo không có chống chỉ định tuyệt đốiở người bệnh với phương pháp điều trị được khuyến nghị

•   Đánh giá các vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe cần phải được điều trị trong giai đoạn đầu

•   Đánh giá các vấn đề tâm thần hoặc tâm lý xã hội cần phải được điều trị/can thiệp của người bệnh trong giai đoạn đầu

Phần tiếp theo mô tả các phương pháp được sử dụng để xác định tính phù hợp của liệu pháp Buprenorphine để điều trị nghiện CDTP cho người bệnh.


Một số rối loạn sức khỏe do sử dụng rượu và ma túy 

Tim mạch

Rượu: Bệnh cơ tim, rung nhĩ, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, các triệu chứng đau thắt ngực tiềm ẩn, co thắt động mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ, sung huyết lưu lượng cao, bệnh mạch vành, đột tử.

Cocaine: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đau ngực,  nhịp tim nhanh trên thất, rung tâm thất, bệnh tim mãn tính, trụy tim mạch dovỡ vỡ thuốc (nuốt ma túy để buôn lậu), tắc huyết mạch não gây biến chứng tê liệt, phì đại thất trái, viêm cơ tim, đột tử, tách thành động mạch chủ

Thuốc lá:Xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên, tâm phế mạn, rối loạn chức năng cương dương, tăng huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim

Tiêm chích ma túy: Viêm nội tâm mạc, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

 

Ung thư

Rượu: Đường tiêu hóa trên (môi, khoang miệng, lưỡi, họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, đại tràng), ung thư vú, tế bào gan và ống mật.

Thuốc lá: Khoang miệng, thanh quản, phổi, cổ tử cung, thực quản, tụy, thận, dạ dày, bàng quang.

Tiêm chíchma túy hoặc hành vi tình dục có nguy cơ:Ung thư biểu mô tế bào gan do viêm gan C.

Hệ sinh sản / Nội tiết

Rượu: Hạ đường huyết và tăng đường huyết, tiểu đường, nhiễm toan ceton, tăng triglyceride máu, tăng acid uric máu và gút, teo tinh hoàn, nữ hóa tuyến vú, giảm calci máu vàmagie máu vì suy tuyến cận giáp đảo ngược, tăng cortisol máu, thưa xương, vô sinh, rối loạn chức năng tình dục.

Cocaine:nhiễm toan ceton do tiểu đường.

CDTP: Thưa xương, thay đổi hormon gonadotropins, giảm khả năng vận động tinh trùng, kinh nguyệt không đều.

Thuốc lá:Bệnh cường giáp trạng, không còn tinh trùng, rối loạn chức năng cương dương, thưa xương, loãng xương, gãy xương, thay đổi estrogen, đề kháng insulin.

Nghiện bất kỳ chất nào: Mất kinh.

Gan

Rượu: Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn và cấp tính (B hoặc C) hoặc nhiễm độc [do acetaminophen]), viêm gan do rượu, xơ gan, nguy cơ giãn tĩnh mạch tăng huyết áp và viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn.

Cocaine:Hoại tử thiếu máu, viêm gan.

CDTP: u hạt.

Tiêm chíchma túy hoặc hành vi tình dục nguy cơ cao:Viêm gan B và C (cấp tính và mạn tính) và viêm gan do tác nhân delta.

Huyết học

Rượu: Thiếu máu huyết cầu tố, Giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi vì nhiễm độc tủy và/hoặc cô lập lách, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu do bệnh gan, thiếu sắt, thiếu folate, thúc đẩy tế bàothiếu máu, thiếu máu tế bào spur, thiếu máu tế bào burr.

Thuốc lá:Tăng đông.

Tiêm chíchma túy hoặc hành vi tình dục nguy cơ cao:Hậu quả về huyết học do bệnh gan, viêm gan C thể cryoglobulinemia and ban xuất huyết.


Xác định tính phù hợp của điều trị nghiện bằng Buprenorphine


Có nhiều vấn đề cần cân nhắc khi đánh giá liệu một bệnh nhân có phù hợp với điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine tại cơ sở điều trị hoặc tại cơ sở khác hay không.


Đầu tiên, bệnh nhân cần phải được chẩn đoán khách quan chắc chắn là họ nghiện các CDTP (buộc phải sử dụng bất chấp tác hại), hay lệ thuộc CDTP theo tiêu chí của DSM-IV-TR của APA (2000). Xem thêm Phụ lục C về tiêu chí chẩn đoán lệ thuộc và lạm dụng CDTP theo DSM-IV-TR. Trong một số tình huống hiếm gặp, bệnh nhân có thể lệ thuộc về sinh lý học với CDTP nhưng chỉ đủ tiêu chí lạm dụng các CDTP theo DSM-IV-TR, nên không lệ thuộc CDTP.
Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể tham gia điều trị cắt cơn ngắn hạn bằng Buprenorphine. Điều trị duy trì bằng Buprenorphine không được khuyến cáo với những bệnh nhân không đạt các tiêu chí lệ thuộc CDTP theo DSM-IV-TR.


Thứ hai, bệnh nhân phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine phải đạt các tiêu chí tối thiểu như sau:

•    Muốn điều trị nghiện CDTP

•    Không có chống chỉ định (nghĩa là, quá mẫn với thuốc) với Buprenorphine (hoặc với

Naloxone nếu điều trị bằng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone)

•    Mong muốn tuân thủ điều trị ở mức hợp lý

•    Hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine

•    Sẵn sàng tuân theo những cảnh báo về tính an toàn khi điều trị bằng Buprenorphine

•    Đồng ý tham gia vào điều trị sau khi đã nghe thông tin đầy đủ về các biện pháp điều trị khác nhau

Bệnh nhân yêu cầu được điều trị nghiện bằng Buprenorphinehướng tới không sử dụng các CDTP cần được tham gia điều trị nếu có chỉ định lâm sàng.


Các câu hỏi đánh giá

Để đánh giá toàn diện tính phù hợp của một bệnh nhân trong điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine, bác sỹ cần phải hỏi những câu sau:

1.    Bệnh nhân đã được chẩn đoán lệ thuộc CDTP chưa? Người bệnh cần phải được chẩn đoán lệ thuộc CDTP vì Buprenorphine chỉ được chỉ định cho điều trị nghiện CDTP.


2.    Bệnh nhân có biểu hiện phê hoặc có hội chứng cai không? Bệnh nhân liệu có nguy cơ có Hội chứng cai nặng không? Bác sỹ cần đánh giá các biểu hiện phê hoặc hội chứng cai hiện tạicủa người bệnh do sử dụng CDTP hay các ma túy khác. Nguy cơ có hội chứng cai nặng cũng cần được đánh giá dù nó không phải là một chống chỉ định điều trị bằng Buprenorphine. Tuy nhiên, hội chứng cai thuốc an thần – gây ngủ có thể ngăn cản việc bắt đầu điều trị bằng Buprenorphine tại phòng khám.


3.    Bệnh nhân có muốn điều trị nghiện bằng Buprenorphine không? Cần giới thiệu cho người bệnh về thuốc Buprenorphine vếu họ chưa nghe nói hoặc biết về điều trị nghiện bằng thuốc này


4.    Liệu bệnh nhân có hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine không? (Xem Chương 2 và Phụ lục H). Cần phải giả định rằng nhiều bệnh nhân không biết Buprenorphine là một CDTP. Vì vậy, cần phải cho họ biết. Nguy cơ và lợi ích của điều trị nghiện bằng Buprenorphine cần được thảo luận với bệnh nhân và họ hiểu ra sao về các yếu tố này. Bác sỹ cần xem xét độ an toàn, hiệu quả, tác dụng phụ, khoảng thời gian điều trị và các yếu tố khác với từng bệnh nhân.


5.    Liệu bệnh nhân có thể tuân thủ kế hoạch điều trị? Đây sẽ là một đánh giá dựa trên tiền sử của bệnh nhân về tuân thủ điều trị trước đây với các hình thức điều trị nghiện và các điều trị khác, rối loạn tâm thần kèm theo, mức độ ổn định tâm lý xã hội, rối loạn do sử dụng chất gây nghiện khác và những yếu tố khác.


6.    Liệu bệnh nhân có sẵn sàng tham gia và có khả năng tuân thủ quy trình an toàn trong điều trị? Nếu một bệnh nhân không sẵn sàng hoặc không thể tuân thủ quy trình an toàn của điều trị, hoặc không quan tâm, bệnh nhân đó không phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám.


7.    Liệu bệnh nhân có đồng ý tham gia điều trị sau khi đã xem xét tất cả lựa chọn? Điều trị nghiện bằng Buprenorphine là không bắt buộc; bệnh nhân phải đồng ý tham gia điều trị trước khi bắt đầu. Các lựa chọn điều trị (bao gồm không điều trị, giảm liều, điều trị nghiệnvàcác liệu pháp điều trị bằng thuốc khác) vànhững nguy cơ và lợi ích liên quan cần được xem xét nhằm giúp bệnh nhân đưa ra quyết định điều trị bằng Buprenorphine.


….một bệnh nhân tham gia điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine   được chẩn đoán lệ thuộc CDTP…

8.    Liệu những nguồn lực cần thiết cho bệnh nhân có được cung cấp (tại chỗ hoặc tại nơi khác)? Cần đánh giá nhu cầu của mỗi bệnh nhân. Nếu nguồn lực tại phòng khám hoặc tại nơi khác không đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, bệnh nhân đó phải được chuyển đến cơ sở hoặc cán bộ phù hợp.


9.    Tâm thần của người bệnh có ổn định?Bệnh nhân có ý định tự tử hoặc giết người không?

Bệnh nhân đã từng cố gắng tự tử hoặc giết ai đó gần đây? Liệu tình trạng cảm xúc, hành vi hoặc nhận thức hiện tại của người bệnh có thể có ảnh hưởng xấu đến điều trị không? Bệnh nhân có rối loạn tâm thần đi kèm mà chưa được điều trị không nên cho điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám. Đánh giá tâm thần học toàn diện sẽ giúp xác định tất cả bệnh nhân có các rối loạn tâm thần kèm theo.
Một phần của dịch vụ điều trị nghiện là phải điều trị các bệnh tâm thần kèm theo hoặc chuyển gửi họ đến những nơi phù hợp. Cần lưu ý là các thử nghiệm lâm sàng Buprenorphine cho đến nay vẫn chưa được thực hiện trên bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống loạn thần hay điều hòa tâm trạng (ví dụ,lithium), và vì thế chúng ta chưa có thông tin về khả năng tương tác thuốc có thể xảy ra.


10.  Bệnh nhân có đang mang thai không? Nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc có thể có thai trong khi điều trị, Buprenorphine có thể không phải lựa chọn tốt nhất (Xem thêmphần “Phụ nữ mang thai và Trẻ sơ sinh” trong Chương 5.) Hiện nay, điều trị duy trì bằng methadone, nếu sẵn có, là lựa chọn điều trị phù hợp cho phụ nữ mang thai nghiện CDTP.


11. Bệnh nhân hiện đang nghiện hoặc lạm dụng rượu không? Bệnh nhân nghiện hoặc lạm dụng rượu, dù đang sử dụng liên tục hoặc định kỳ, có nguy cơ quá liều và tử vong do tương tác giữa Buprenorphine và Rượu. Vì thế, bệnh nhân uống rượu ở mức độ có nguy cơ cao hoặc có hại không phải là đối tượng tốt cho điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám.


12. Bệnh nhân hiện có phụ thuộc hoặc lạm dụng Benzodiazepine, Barbiturate, hoặc các thuốc an thần – gây ngủ khác? Bệnh nhânhiện đang lạm dụng hoặc lệ thuộc vào thuốc an thần – gây ngủ, dù đang sử dụng liên tục hoặc định kỳ, có thể có nguy cơ quá liều và tử vong do tương tác giữa Buprenorphine và các thuốc này.


13. Liệu bệnh nhân có nguy cơ tiếp tục sử dụng CDTP hoặc nghiện không? Người bệnh có tiền sử điều trị nhiều lần hoặc tái nghiện hoặc tái sử dụng CDTP không? Người bệnh có đang sử dụng các chất ma túy khác không?


Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiếp tục sử dụng hoặc nghiện CDTP. Một bệnh nhân đang sử dụng các chất gây nghiện không phải là CDTP hoặc có tiền sử điều trị nhiều lần hoặc tái nghiện không phải là đối tượng tốt trong điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám.
Bác sỹ cần đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về các vấn đề và yếu tố thúc đẩy tái nghiện cũng như kỹ năng vượt qua cơn thèm nhớ và cảm giác buộc phải sử dụng ma túy của bệnh nhân. Tuy vậy, việc bệnh nhân từng điều trị cắt cơn nhiều lần và có tái nghiện không phải là chống chỉ định của điều trị nghiện bằng Buprenorphine. Ngược lại, tiền sử như vậy lại là chỉ định tốt cho liệu pháp điều trị duy trì bằng thuốc.


14. Bệnh nhân có phản ứng có hại trước đây với Buprenorphine? Những trường hợp có phản ứng quá mẫn cấp hoặc mãn tính với Subutex® đã được báo cáo cả trong các thử nghiệm lâm sàng và thực tế. Dấu hiệu thường gặp nhất là phát ban, nổi mề đay và ngứa. Một số bệnh nhân còn bị co thắt phế quản, phù mạch thần kinh, và sốc phản vệ. Tiền sử mẫn cảm với Buprenorphine là chống chỉ định sử dụng

Subutex® và Suboxone®. Tiền sử mẫn cảm với Naloxone là chống chỉ định sử dụng Suboxone®. (Reckitt Benckiser Healthcare [UK] Ltd. và cộng sự 2002).


15. Bệnh nhân có đang sử dụng loại thuốc khác có thể tương tác với Buprenorphine không? Một số thuốc (ví dụ, naltrexone) là chống chỉ định tuyệt đối trong điều trị bằng Buprenorphine (xem Chương 2) và cần phải ngừng hoặc chuyển sang thuốc khác trong nếu muốn điều trị bằng buprenorphine. Nếu  không thể thay đổi được, không thể điều trị nghiện bằng Buprenorphine cho bệnh nhân. Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc, như các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống men cytochrome P450 3A4 (ví dụ,azole, kháng sinh macrolide, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc [SSRIs]) cần phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng chung với Buprenorphine (xem hình 2–3.)


16. Bệnh nhân có bất cứ vấn đề sức khỏe nào là chống chỉ định điều trị bằng Buprenorphine không? Có các vấn đề về sức khỏe có thể gây khó khăn cho điều trị không? Tiền sử bệnh chi tiết và thăm khám thực thể sẽ giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe và bác sỹ cần đánh giá tác động của chúng đến việc điều trị nghiện bằng Buprenorphine.


17. Môi trường hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân ra sao? Liều hoàn cảnh tâm lý – xã hội của bệnh nhân có ổn định và hỗ trợ điều trị không? Ngay từ khi bắt đầu, cần giải quyết bất kỳ nguy cơ nào đối với sự an toàn của người bệnh và khả năng tham gia điều trị. Các mối quan hệ và nguồn lực hỗ trợ sẽ tăng khả năng thành công của điều trị.


18. Mức độ động lực tham gia điều trị nghiện của bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi? Bác sỹ có thể giúp bệnh nhân tăng cường động lực điều trị. Bác sỹ cần xác định mức độ sẵn sàng thay đổi của người bệnh bằng các công cụ như Thang đo các giai đoạn sẵn sàng thay đổi và sự mong muốn điều trị (SOCRATES) (xem Phụ lục G) và thực hiện các can thiệp giúp bệnh nhân sẵn sàng thay đổi. Bệnh nhân có động lực cá nhân cao hơn sẽ phù hợp hơn với điều trị nghiện bằng buprenorphine tại phòng khám.


Xem hình 3–12 về bảng kiểm xác định tính phù hợp cho điều trị bằng Buprenorphine.

Hình 3–12

Bảng kiểm điều trị cai nghiện bằng Buprenorphine

1.                 Bệnh nhân đã được chẩn đoán lệ thuộc CDTP chưa?

2.                 Bệnh nhân có biểu hiện phê hoặc có hội chứng cai không? Bệnh nhân liệu có nguy cơ có Hội chứng cai nặng không?

3.                 Bệnh nhân có muốn điều trị nghiện bằng Buprenorphine không?

4.                 Bệnh nhân có hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine không?

5.                 Liệu bệnh nhân có thể tuân thủ kế hoạch điều trị?

6.                 Liệu bệnh nhân có sẵn sàng tham gia và có khả năng tuân thủ quy trình an toàn trong điều trị?

7.                 Liệu bệnh nhân có đồng ý tham gia điều trị sau khi đã xem xét tất cả lựa chọn?

8.                 Liệu những nguồn lực cần thiết cho bệnh nhân có được cung cấp (tại chỗ hoặc tại nơi khác)?

9.                 Tâm thần của người bệnh có ổn định? Bệnh nhân có chủ động tự tử hoặc giết người? Bệnh nhân có từng cố gắng tự tử hoặc giết ai đó gần đây? Liệu bệnh nhân có tình trạng cảm xúc, hành vi hoặc nhận thức mà có thể có ảnh hưởng xấu đến điều trị?

10.            Bệnh nhân có đang mang thai không?

11.            Bệnh nhân hiện đang nghiện hoặc lạm dụng rượu không?

12.            Bệnh nhân hiện có phụ thuộc hoặc lạm dụng Benzodiazepine, Barbiturate, hoặc các thuốc an thần – gây ngủ khác?

13.            Liệu bệnh nhân có nguy cơ tiếp tục sử dụng CDTP hoặc nghiện không? Người bệnh có tiền sử điều trị nhiều lần hoặc tái nghiện hoặc tái sử dụng CDTP không? Người bệnh có đang sử dụng các chất ma túy khác không?

14.            Bệnh nhân có phản ứng có hại trước đây với Buprenorphine?

15.            Bệnh nhân có đang sử dụng một loại thuốc khác có thể tương tác với Buprenorphine?

16.            Bệnh nhân có bất cứ vấn đề sức khỏe nào là chống chỉ định điều trị bằng Buprenorphine không? Có các vấn đề về sức khỏe có thể gây khó khăn cho điều trị không?

17.            Môi trường hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân ra sao? Liều hoàn cảnh tâm lý – xã hội của bệnh nhân có ổn định và hỗ trợ điều trị không?

18.            Mức độ động lực tham gia điều trị nghiện của bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi?

 

Mức độ động lực tham gia điều trị nghiện của bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi?

Bệnh nhân không phải là đối tượng phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám nếu họ hiện hoặc đã từng có những tình trạng được liệt kê trong hình 3–13.


Thận trọng và Chống chỉ định điều trị nghiện bằng Buprenorphine 

Cần phải thận trọng khi điều trị bằng buprenorphine hoặc cần có chống chỉ định tương đối với một số tình trạng bệnh, đang sử dụng một số thuốc và lạm dụng ma túy khác hay rượu.


Co giật

Cần thận trọng khi điều trị bằng Buprenorphine cho người bệnh có rối loạn co giật. Khi Buprenorphineđược dùng đồng thời với các thuốc chống co giật (ví dụ,phenytoin,carbamazepine, valproic acidvàcác thuốc khác), sự chuyển hóa Buprenorphine và/hoặc các thuốc chống co giật có thể bị thay đổi. (Xemhình 2–3). Hơn thế nữa, nguy cơ tương tác thuốc giữa Buprenorphine và thuốc an thần – gây ngủ (ví dụ, phenobarbital,clonazepam) cần phải luôn được lưu ý. Giám sát chặt chẽ nồng độ thuốc chống co giật trong máu cần phải được thực hiện.


Điều trị HIV

Cần thận trọng khi sử dụng Buprenorphine đồng thời với các thuốc ARV trong điều trị HIV vì chúng có thể ngăn, giảm hoặc thay đổi chuyển hóa qua hệ thống men cytochrome P450 3A4 (Xemhình 2–3.) Thuốc ức chế men tổng hợp Proteinức chế men cytochrome P450 3A4. Chuyển hóa Buprenorphinevà/hoặc ARV có thể bị thay đổi khi chúng được dùng kết hợp. Trong một số trường hợp, cần giám sát nồng độ thuốc trong máu. Cần chú ý rằng đây chỉ là cảnh báo thận trọng chứ không phải chống chỉ định. Nhiều bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng Buprenorphine thành công khi đang điều trị ARV (Berson và cộng sự 2001; Carrieri và cộng sự 2000;McCance-Katz và cộng sự 2001; Moatti và cộng sự 2000).


Viêm gan và suy giảm chức năng gan 

Men gan tăng nhẹ không phải là chống chỉ định với điều trị bằng Buprenorphine. Với trường hợp men gan tăng cao, bệnh nhân cần được đánh giá kỹ và theo dõi thường xuyên. Viêm ganvi-rút (đặc biệt là HBV hoặc HCV) thường gặp ở những người lạm dụng các CDTP. Tình trạng viêm gan cần được đánh giá và điều trị phù hợp.


Mang thai

Buprenorphine được FDA phân loại vào Nhóm C. Và có rất ít nghiên cứu hiện tại về sử dụng Buprenorphine trên nhóm phụ nữ mang thai

Nếu một bệnh nhân đang mang thai hoặc có thể có thai khi điều trị, bác sỹ cần cân nhắc liệu Buprenorphine có phải là biện pháp điều trị phù hợp vàphải cân nhắc kỹ giữa nguy cơ và lợi ích của điều trị nghiện bằng Buprenorphine so với tiếp tục sử dụng heroin hay các CDTP khác

Tại Hoa Kỳ,methadone là thuốc điều trị tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai đang sử dụng CDTP (Xem “Phụ nữ mang thai và Trẻ sơ sinh” trong Chương 5.)

Mặc dù việc sử dụng các ma túy khác có thể là chỉ báo cho việc không tuân thủ điều trị, đây không phải là chống chỉ định với điều trị nghiện bằng Buprenorphine.


Sử dụng các Ma túy khác

Buprenorphine là một biện pháp điều trị nghiện CDTP chứ không phải cho các nhóm ma túy khác. Mặc dù việc sử dụng các ma túy khác có thể là chỉ báo cho việc không tuân thủđiều trị, đây không phải là chống chỉ định với điều trị nghiện bằng Buprenorphine(Xem phần dưới đây để thêm chi tiết)

Bác sỹ nên khuyến khích bệnh nhân tránh sử dụng tất cả các loại ma túy trong khi đang điều trị bằng Buprenorphine. Tuy nhiên, lạm dụng hay phụ thuộc vào các loại ma túy khác (ví dụ, Rượu,cocaine, chất kích thích, an thần – gây ngủ, chất gây ảo giác, keo hít) thường gặp trong nhóm người sử dụng nghiện CDTP vàtình trạng lạm dụng hay phụ thuộc những chất này của người bệnh có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị.

Bệnh nhân sử dụng hoặc lạm dụng nhiều chất gây nghiện có thể gặp phải nhiều vấn đề đặc thù vàcần được chuyển đến cơ sở phù hợp để được điều trị chuyên sâu. Nên khuyến khích bệnh nhân nói thật tình trạng sử dụng chất gây nghiện của mình. Tiền sử sử dụng ma túy gần đây và sàng lọc các chất gây nghiện giúp bác sỹ đánh giá tình trạng sử dụng, lạm dụng và phụ thuộc vào CDTP và các loại ma túy khác. Điều trị cho bệnh nhân sử dụng nhiều chất gây nghiện phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của bác sỹ và sự sẵn có của dịch vụ hỗ trợ xã hội và tư vấn cũng như sự sẵn có của các hình thức điều trị khác (Xem thêm “Lạm dụng nhiều chất gây nghiện trong Chương 5.)


Thuốc an thần – gây ngủ

Sử dụng thuốc an thần – gây ngủ (benzodiazepine, barbiturate vàthuốc an thần khác) là một chống chỉ định tương đối với điều trị nghiện bằng Buprenorphine vì một số trường hợp tử vong (do quá liều) khi dùng kết hợp các thuốc này đã được báo cáo gần đây (Reynaud và cộng sự 1998a,b). Kết hợp thuốc Buprenorphine với các thuốc an thần- gây ngủ làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.

Nếu cần phải điều trị bằng cả Buprenorphine và thuốc an thần – gây ngủ, liều dùng của cả hai loại thuốc có thể phải giảm bớt. Các bác sỹ phải đánh giá việc sử dụng, nhiễm độc và hội chứng cai của các thuốc an thần – gây ngủ. Điều không may là, việc sử dụng một loại Benzodiazepinevàcác chất an thần khác có thể không phát hiện được thông qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Các bác sỹ cần xác định chỉ điểm cụ thể về cận lâm sàng để phát hiện việc sử dụng thuốc an thần – gây ngủ.


Rượu

Do rượu là một chất an thần – gây ngủ, bệnh nhân cần phải được khuyến cáo kiêng rượu trong khi điều trị bằng buprenorphine. Rất ít khi người nghiện rượu phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine. (Có thể điều trị những bệnh nhân như vậy tại các dịch vụ chuyên sâu nhằm giúp cắt cơn rượu cho bệnh nhân đồng thời với khởi liều buprenorphine [ví dụ, với cơ sở điều trị nội trú hoặc cơ sở điều trị cộng đồng].)

Bệnh nhân có thể có Hội chứng cai của các loại ma túy khác xuất hiện cùng lúc với hội chứng cai CDTP. Buprenorphine sẽ không giúp kiểm soát cơn co giật xuất hiện do cắt cơn rượu hoặc các thuốc an thần – gây ngủ khác. Benzodiazepinevà barbiturate, các thuốc thường được sử dụng trong điều trị co giật do hội chứng cai rượuvà các thuốc an thần – gây ngủ khác, phải được sử dụng thận trong khi đang điều trị bằng buprenorphine do chúng làm tăng nguy cơ ức chế hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp.


Tổng kết

Bệnh nhân phù hợp với điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine phải là những người được chẩn đoán khách quan có nghiện các CDTP, những người có hiểu biết và động cơ điều trị nghiện bằng Buprenorphine thích hợp và những người không có chống chỉ định về sức khỏe hoặc tâm thần. Chương này đã cung cấp thông tin về câu hỏi, thận trọng và chống chỉ định cần cân nhắc khi quyết định một bệnh nhân có phù hợp với điều trị nghiện bằng buprenorphine hay không. Chương 4 mô tả những bước tiếp theo trong điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine.

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN

 

Tổng quan

Chương này trình bày hướng dẫn về sàng lọc rối loạn do sử dụng CDTP và đánh giá bổ sung những bệnh nhân có vấn đề sau sàng lọc. Hướng dẫn này nhằm hỗ trợ việc ra quyết định nếu điều trị nghiện bằng Buprenorphine là một lựa chọn phù hợp cho người sử dụng CDTP. Các thông tin bổ sung trong chương này có trong Phụ lục E.


Sàng lọc và Đánh giá rối loạn do sử dụng chất CDTP

Sàng lọc

Hội đồng chuyên gia xây dựng Hướng dẫn lâm sàng về sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP khuyến cáo rằng các bác sỹ cần sàng lọc định kỳ và thường xuyên tất cả bệnh nhân xem họ có sử dụng và có các vấn đề liên quan đến sử dụng chất gây nghiện không, không chỉ những bệnh nhân có biểu hiện nghiện đặc trưng. Dù nghiện ma túy và nghiện rượu là thường gặp, hiện nay dưới 1/3 các bác sỹ tại Hoa Kỳ sàng lọc kỹ để phát hiện người nghiện (Trung tâm quốc gia về Nghiện và Lạm dụng Nghiện chất 2000).


Tiến hành sàng lọc liên tục và thường xuyên việc lạm dụng chất gây nghiện là một phần trong chăm sóc y tế nhằm xác định sớm, can thiệp và điều trị sớm tình trạng nghiện. Đánh giá thường kỳ về lạm dụng, nghiện và các tác hại thường đặc biệt hữu ích khi các bác sỹ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) định kê đơn CDTP cho mục đích điều trị giảm đau. Các bác sỹ tại phòng khám có thể tiến hành đánh giá bổ sung cho những bệnh nhân và đưa ra quyết định ai là người phù hợp để tiến hành điều trị tại phòng khám. Hoặc nếu cần, bệnh nhân có thể được chuyển đến điều trị ở một cơ sở khác.


Mục đích sàng lọc

  • - Xác định các cá nhân có nguy cơ mắc các vấn đề do ma túy hoặc rượu

  • - Xác định các cá nhân người có thể đang có vấn đề do ma túy hoặc rượu hoặc nghiện

  • - Xác định những cá nhân cần  đánh giá bổ sung về y tế hoặc nghiện

  • - Chẩn đoán nghiện hoặc các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

  • - Đưa ra các khuyến nghị và kế hoạch điều trị phù hợp

  • - Đánh giá nhu cầu tâm sinh lý của bệnh nhân nghiện


Sàng lọc ban đầu

Sàng lọc ban đầu bao gồm sử dụng các công cụ sàng lọc khách quan, xét nghiệm cận lâm sàng và phỏng vấn. Nếu bác sĩ nghi ngờ có các vấn đề nghiện, sau khi sàng lọc ban đầu, họ sẽ tiến hành đánh giá bổ sung.


Phỏng vấn sâu và đánh giá tiêu chuẩn là những phương tiện hiệu quả nhất để thu thập thông tin. Nhiều công cụ sàng lọc nghiện có giá trị đã được phát triển. Hơn nữa, nhiều bác sỹ xây dựng bộ công cụ của riêng mình để đánh giá tình trạng sức khỏe.


Để quyết định tính phù hợp của điều trị nghiện tại phòng khám hoặc các cách điều trị bằng chất đồng vận CDTP, cần phải đánh giá tổng thể người bệnh


Các bộ câu hỏi sàng lọc có thể áp dụng với tất cả bệnh nhân được bác sỹ khám, không chỉ với những người bệnh được coi là “có nguy cơ” có vấn đề do ma túy hoặc rượu. Ví dụ các bộ công cụ sàng lọc nghiện như sau:


• Ma túy:

  • – COWS (Thang đo hội chứng cai lâm sàng chất dạng thuốc phiện)(Wesson và cộng sự 1999)

  • – SOWS(Thang đánh giá chủ quan hội chứng cai chất dạng thuốc phiện) (Bradley và cộng sự 1987; Gossop 1990; Handelsman và cộng sự 1987)

  • – DAST-10 (Test sàng lọc lạm dụng ma túy) (Skinner1982)

  • – CINA (Thang đánh giá Triệu chứng cai ma túy của Viện lâm sàng) (Peachey và Lei 1988)

  • – CAGE-AID (Thang CAGE chỉnh sửa để đánh giá nghiện ma túy) (Brown và Rounds 1995)

  • – Thang hội chứng cai ma túy (Fultz và Senay 1975)


• Rượu:

  • – CAGE (Maisto và cộng sự 2003)

  • – AUDIT (Test xác định rối loạn do sử dụng rượu) (Babor và cộng sự 2001)

  • – MAST (Test sàng lọc Rượu tại Michigan) (Selzer1971)

  • – SMAST (Test rút gọn sàng lọc Rượu tại Michigan)(Selzer và cộng sự 1975)


Để biết chi tiết hơn về các công cụ này, xem Phụ lục B. Xem thêm TIP 24, Hướng dẫn cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân lạm dụng nghiện chất cho BS Chăm sóc Sức khỏe ban đầu (CSAT 1997).


Xem http://www.kap.samhsa.gov 


Đánh giá

Nếu sàng lọc cho thấy một khách hàng có biểu hiện rối loạn do sử dụng CDTP, đánh giá bổ sung sẽ được tiến hành để mô tả chi tiết vấn đề của bệnh nhân, xác định các bệnh đồng diễn hoặc các biến chứng y tế hoặc rối loạn tâm thần để từ đó ra quyết định về nơi điều trị và  và cường độ điều trị phù hợp với bệnh nhân. Để quyết định sự phù hợp của điều trị tại phòng khám hoặc các hình thức điều trị nghiện khác, cần phải đánh giá tổngthể bệnh nhân.

Việc đánh giá có thể được tiến hành qua nhiều giai đoạn, trong khoảng từ 3 – 4 tuần, kể từ khi bắt đầu tiến hành điều trị và thu thập dần dần các thông tin chi tiết. Bệnh nhân có thể cần đến thăm khám nhiều lần để cung cấp toàn bộ thông tin giúp cho đánh giá tổng thể và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, hoặc có thể đánh giá trong một lần đến khám nhưng phải khám trong thời gian dài hơn nếu bệnh nhân yêu cầu. Tuy nhiên, không nên trì hoãn điều trị trong thời gian đợi để có kết quả đánh giá tổng thể.


Mục tiêu đánh giá

Mục tiêu đánh giá y tế bệnh nhân nghiện CDTP là:

  • – Định hướng chẩn đoán hoặc chẩn đoán

  • – Quyết định biện pháp điều trị phù hợp

  • – Đưa ra các khuyến nghị điều trị ban đầu

  • – Xây dựng kế hoạch điều trị ban đầu

  • – Lên kế hoạch điều trị tâm lý xã hội

  • – Đảm bảo phương pháp điều trị được khuyến nghị không phải là chống chỉ định với người bệnh

  • – Đánh giá để xác định các vấn đề hoặc tình trạng y tế cần phải quan tâm trong giai đoạn đầu điều trị

  • – Đánh giá để xác định các vấn đề tâm thần hoặc tâm lý xã hội cần phải quan tâm của người

  • – Đánh giá bệnh trong giai đoạn đầu điều trị


 Các cấu phần của Đánh giá 

Các cấu phần đánh giá người nghiện CDTP

  • – Tiền sử lâm sàng đầy đủ

  • – Thăm khám thực thể

  • – Khám tình trạng tâm thần

  • – Xét nghiệm cận lâm sàng liên quan

  • – Đánh giá chuyên khoa về tâm thần (nếu được chỉ định)


Để xây dựng một khung đánh giá, các bác sỹ cần đặt các câu hỏi đánh giá theo hướng dẫn mới nhất của Hội Y họcNghiện Hoa Kỳ - Tiêu chí đánh giá bệnh nhân (ASAM PPC) và phân loại theo Chỉ số đánh giá mức độ nghiện (ASI) (Mee-Lee 2001; McLellan và cộng sự 1992). Mẫu ASAM PPC có thể tìm thấy tại ASAM  HTTP://WWW.ASAM.ORG. . Chi tiết bộ công cụ ASI có thể tải về từ website của Viện Nghiên cứu điều trị HTTP://WWW.TRESEARCH.ORG.


Thu thập tiền sử bệnh nhân – Phỏng vấn người nghiện  

Thái độ của bác sỹ. Cách tiếp cận vàthái độ của bác sỹ với người nghiện rất quan trọng. Bệnh nhân thường không sẵn sàng chia sẻ tình trạng sử dụng chất gây nghiện của mình. Người nghiện thường cảm thấy không thoải mái, xấu hổ, sợ, mất niềm tin, mất hy vọng và mong muốn tiếp tục sử dụng chất gây nghiện thường không được người nghiện chia sẻ cởi mở với bác sỹ (Trung Tâm Quốc Gia về Nghiện và Lạm Dụng nghiện chất 2000).

Bệnh nhân đang điều trị giảm đau có thể cảm thấy sợ vì sẽ mất thuốc điều trị và liệu họ có nên cho bác sỹ biết mối quan ngại của họ về việc họ có thể bị nghiện. Các bác sỹ cần phải tiếp cận với bệnh nhân với sự trung thực và tôn trọng, giống như họ tiếp cận với bệnh nhân khác đến khám. Trách nhiệm của bác sỹ là phải cư xử thích hợp với thái độ và cảm xúc phù hợp. Để việc đánh giá được thực hiệu quả, cần loại bỏ các định kiến cá nhân và ý kiến chủ quan về sử dụng chất gây nghiện và người nghiện, hành vi tình dục, lối sống và những cảm xúc tiêu cực hoặc cần phải thảo luận các vấn đề đó cởi mở hay mang định hướng điều trị.


Một số đặc điểm cá nhân của bác sỹ điều trị hỗ trợ hiệu quả trong đánh giá và điều trị nghiện vànhững đặc điểm này có thể học được qua quá trình làm việc của các bác sỹ khi lên kế hoạch điều trị bệnh nhân nghiện (CSAT 1999b; Miller và cộng sự 1993; Najavits và Weiss 1994). Những đặc điểm này được mô tả trong hình 3–1.



Các câu hỏi mở, có chủ đích như trong hình 3–2 về sử dụng nghiện CDTP và rượu sẽ giúp thu thập nhiều thông tin hơn các câu hỏi đơn giản, câu hỏi đóng, “Có” hay “Không” hay câu hỏi chỉ có một câu trả lời. Xem thêm TIP 34, Can thiệp và trị liệu ngắn gọn cho người lạm dụng chất gây nghiện (CSAT 1999a) tại HTTP://WWW.KAP.SAMHSA.GOV để biết thêm các ví dụ về những câu hỏi này.


Hầu hết bệnh nhân sẵn sàng và có thể cung cấp thông tin hợp lý và trung thực về tình trạng sử dụng chất gây nghiện. Tuy nhiên, nhiều người không biết lý do hoặc động cơ sử dụng chất gây nghiện của mình. Một cuộc phỏng vấn hiệu quả nên tập trung vào việc sử dụng, cách sử dụng, hậu quả, những nỗ lực điều trị nghiện trước đây, tiền sử bệnh và tiền sử tâm lý (câu hỏi “cái gì, ai, khi nào, ở đâu”) – chứ không phải các câu hỏi lý do nghiện (“tại sao”). Các câu hỏi nên được hỏi một cách thẳng thắn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và tránh dùng các từ suồng sã. Các câu hỏi giả định hoặc định lượng như Hình 3–3 có thể giúp ta có câu trả lời chính xác hơn trong phỏng vấn.


Các yếu tố Tiền sử bệnh nhân.Cần phải thu thập tiền sử chi tiết và toàn diện về y tế, xã hội vàtiền sử sử dụng chất gây nghiện ở tất cả bệnh nhân được đánh giá để xác định rối loạn do sử dụng chất gây nghiện



Xem hình 3–4 về tất cả các yếu tố của tiền sử bệnh nhân.


Thăm khám

Thăm khám nên tập trung vào tình trạng sức khỏe người bệnh liên quan đến nghiện chất. Đánh giá này có thể giúp bác sỹ nghi ngờ tình trạng nghiện ở người bệnh khi họ phủ nhận việc sử dụng ma túy hoặc kết quả sàng lọc chưa rõ ràng.


Hình 3–5 liệt kê các kết quả thăm khám mà có thể gợi ý tình trạng nghiện hoặc biến chứng của nó. Biến chứng sức khỏe do nghiện CDTP cần được xác định và điều trị như một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể.


Đánh giá tình trạng nhiễm độc và dùng quá liều. Điều tối quan trọng là đánh giá các dấu hiệu nhiễm độc CDTP, dùng quá liều hoặc hội chứng cai trong khi thăm khám




Sử dụng CDTP quá liều có thể cần phải điều trị cấp cứu. Hình 3–6 liệt kê các dấu hiệu nhiễm độc và dùng quá liều CDTP.


Đánh giá Hội chứng cai CDTP. Hội chứng cai CDTP có thể được đánh giá khách quan bằng các sử dụng các công cụ sau:

  • – COWS (Thang đo hội chứng cai lâm sàng chất dạng thuốc phiện) (Wesson và cộng sự 1999)

  • - SOWS(Thang đohội chứng cai chủ quan chất dạng thuốc phiện) (Bradley và cộng sự 1987; Gossop 1990; Hvàelsman và cộng sự 1987)

  • - CINA (Thang đánh giá Triệu chứng cai ma túy - Viện lâm sàng) (Peachey và Lei 1988)

  • - Thang hội chứng cai ma túy (Fultz và Senay 1975). Chi tiết xin xem trong Phụ Lục B. Hình 3–7 cho thấy các giai đoạn và mức độ nặng của hội chứng cai chất dạng thuốc phiện.


Đánh giá hội chứng cai hoặc nhiễm độc khác.Các công cụ đánh giá hội chứng cai rượu và benzodiazepine gồm:

  • - CIWA - Ar(Thang đánh giá hội chứng cai rượu cho các Viện lâm sàng, Bản sửa) (Sullivan và cộng sự 1989)

  • - CIWA-B (Thang đánh giá hội chứng cai Benzodiazepine cho các Viện lâm sàng) (Busto và cộng sự 1989)


Thăm khám tâm thần

Cùng với việc quan sát hành vi bệnh nhân khi hỏi tiền sử và thăm khám thực thể, đánh giá chính thức tình trạng tâm thần (MSE) cần được tiến hành, bao gồm các phần như hình 3–8.


Thông tin từ phỏng vấn vàđánh giá tình trạng tâm thần có thể cho biết các vấn đề tâm thần hiện nay và trước đây của người bệnh.




Tùy thuộc vào chuyên môn của bác sỹ và khả năng điều trị rối loạn tâm thần, việc chuyển bệnh nhân đến chuyên gia tâm thần hoặc tâm lý để đánh giá tâm thần tổng thể và/hoặc chẩn đoán tâm thần có thể phải tiến hành trước khi tiến hành điều trị nghiện.


Đánh giá cận lâm sàng

Đánh giá cận lâm sàng cũng là một phần rất quan trọng trong đánh giá người nghiện. Đánh giá cận lâm sàng không thể đưa ra chẩn đoán nghiện nhưng nhiều đánh giá cận lâm sàng rất có ích trong việc đánh giá tổng thể người  nghiện. Khuyến cáo đánh giá cận lâm sàng cơ bản cho người nghiện CDTP được trình bày như trong Hình 3–9.


Những đánh giá cận lâm sàng bổ sung cần xem xét như sau:

• Nồng độ cồn trong máu (sử dụng test qua đường thở hoặc trên mẫu máu)

• Đánh giá các bệnh truyền nhiễm:

  • – Xét nghiệm HIV

  • – Sàng lọc viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV)

  • – Xét nghiệm huyết thanh để tìm kháng thể giang mai - Phản ứng huyết thanh VDRL

  • – Xét nghiệm protein (PPD) để xác định tình trạng mắc lao, thường xét nghiệm trên da (test bì)


Bên cạnh đó, các đánh giá cận lâm sàng có thể được chỉ định khi khai thác tiền sử bệnh hoặc khám thực thể bệnh nhân. Cần tư vấn những thông tin thích hợp cho bệnh nhân vàcần được bệnh nhân đồng ý trước khi xét nghiệm một bệnh truyền nhiễm nhất định (ví dụ, HIV, HCV). Những dấu hiệu bất thường hoặc vấn đề sức khỏe phát hiện qua đánh giá cận lâm sàng cần được giải quyết giống như với bệnh nhân không nghiện.


Nhiều kết quả cận lâm sàng có thể cảnh báo nguy cơ biến chứng khi sử dụng Buprenorphine. Sử dụng rượu có thể gây ra biến chứng khi điều trị bằng Buprenorphine; các chỉ số gián tiếp về lạm dụng rượu bao gồm tăng thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) và men Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT). Men gan bất thường cũng gợi ý các bệnh gan do ngộ độc, truyền nhiễm hoặc các yếu tố khác. Các chỉ điểm y sinh học khác như định lượng CDT (Carbohydrate-Deficient Transferrin) có thể cung cấp thêm các thông tin khách quan cho sàng lọc vàkhẳng định việc sử dụng rượu gần đây hay sử dụng quá liều, tái sử dụng rượu, lạm dụng rượu và suy giảm chức năng cơ thể do sử dụng rượu. Hướng dẫn về các bệnh của gan với người sử dụng CDTP có thể tìm thấy tại Khoa Liệu pháp Dược lý của SAMHSA(DPT) tại website: http://www.dpt.samhsa.gov.


Như mô tả ở phần trước, có thai, điều trị HIV và viêm gan hay các bệnh về gan cũng có thể gây ra các biến chứng khi điều trị bằng Buprenorphine. Điều trị bằng Buprenorphine thường không phải là tối ưu cho phụ nữ mang thai sử dụng CDTP. Nhiễm HIV+ không làm ảnh hưởng việc điều trị Buprenorphine, vì hiện chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tương tác thuốc giữa các thuốc ARV vàBuprenorphinecó thể ảnh hưởng đến điều trị. Nếu xét nghiệm cho thấy cơ thể người bệnh có kháng thể của HBV, người bệnh có thể đang mắc viêm gan B thể hoạt động. Các xét nghiệm bổ sung (ví dụ, chuỗi enzyme) cần được thực hiện để biết liệu mắc HBV có gây ra biến chứng khi điều trị bằng Buprenorphine. Thông tin về viêm gan B cho cán bộ y tế có thể được tìm thấy từ trang web của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) HTTP://WWW.CDC.GOV


Nếu xét nghiệm khẳng định cho thấy cơ thể người bệnh có kháng thể của HCV, người bệnh có thể đang hoặc đã mắc viêm gan C. Bệnh nhân mắc HCV cần được đánh giá và điều trị dựa trên những hướng dẫn mới nhất. Cán bộ y tế có thể học về viêm gan C trên trang web của CDC HTTP://WWW.CDC.GOV . Tuyên bố chung của Viện Y tế Quốc gia vào  năm 2002 về kiểm soát viêm gan C có thể tìm thấy tại website HTTP://CONSENSUS.NIH.GOV . Các tài liệu khác về viêm gan C có thể tìm thấy từ website của Cơ quan Chất lượng và Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ tại HTTP://WWW.AHRQ.GOV


Xét nghiệm huyết thanh học dương tính với giang mai có thể cho thấy tình trạng đang hoặc đã nhiễm Treponema pallidum. Tất cả bệnh nhân có xét nghiệm giang mai dương tính cần phải được điều trị tại phòng khám hoặc chuyển đến các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương để đánh giá và điều trị. Tuy vậy, cần lưu ý rằng tình trạng dương tính giả với xét nghiệm huyết thanh học xác định nhiễm giang mai khá phổ biến ở người tiêm chích nghiện chất. Chỉ những bệnh nhân khẳng địnhlà dương tính với xét nghiệm FTA-ABS mới có thể khẳng định mắc giang mai. Những phương pháp thường sử dụng để điều trị giang mai và các bệnh đường tình dục khác (STD) có thể tìm thấy trên trang chủ của CDC tại http:// WWW.CDC.GOV


Bệnh nhân có kết quả tét bì dương tính có thể đang hoặc đã nhiễm lao. Những bệnh nhân này cũng cần được chuyển đến các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phươngđể đánh giá và điều trị. Các thông tin khác về lao và điều trị có thể tìm thấy trên trang web của CDC tại  HTTP://WWW.CDC.GOV Các bác sỹ cần phải nắm rõ các yêu cầu báo cáo bệnh truyền nhiễm thường gặp tại tiểu Bang của mình.


Đánh giá sử dụng chất gây nghiện

Xét nghiệm sử dụng chất gây nghiện chưa đủ để chẩn đoán nghiện chất và nó không thể thay thế phỏng vấn lâm sàng và đánh giá y tế người bệnh (Casavant 2002). Hammett-Stabler và cộng sự (2002) chỉ ra rằng kết quả sàng lọc ma túydễ bị sai lệch do không thể xét nghiệm tìm các loại chất ma túy thường xuyên. Bác sỹ cần phải quyết định những ma túy nào là cần được xét nghiệm tại phòng khám của mình, bao gồm cả điều trị Buprenorphine.


Bác sỹ và kỹ thuật viên (KTV) xét nghiệm phải biết hạn chế của các xét nghiệm được sử dụng, các đặc tính dược động học của loại ma túy cần xét nghiệm, các chất chuyển hóa của các loại chất gây nghiện và diễn giải kết quả xét nghiệm (Hammett-Stabler và cộng sự 2002). Xét nghiệm tìm chất ma túy có thể được tiến hành với các dịch thể hoặc mô gồm nước tiểu, máu, nước bọt, mồ hôi vàtóc. Sàng lọc nước tiểu là xét nghiệm phổ biến nhất. Thảo luận toàn diện về xét nghiệm nước tiểu tại các cơ sở CSSKBĐ có thể tìm thấy trong cuốn Xét nghiệm nước tiểu để tìm ma túytrong CSSKBĐ: Giải mã bí mật&xây dựng chiến lược (Gourlay và cộng sự 2002). Khi lựa chọn xét nghiệm ma túy, các bác sỹ cần cân nhắc chi phí vì xét nghiệm tất cả các ma túy thường rất tốn kém.


Trong điều trị Buprenorphine, xét nghiệm ma túy phù hợp phải được thực hiện như một phần của việc đánh giá bệnh nhân. Bác sỹ cần giải thích vai trò của các xét nghiệm khi bắt đầu điều trị nghiện. Nhiều y văn ủng hộ việc xét nghiệm ngẫu nhiên phục vụ điều trị tại các cơ sở điều trị nghiện (Preston và cộng sự 2002). Kết quả xét nghiệm có thể được sử dụng trong quá trình thảo luận giữa bác sỹ và bệnh nhân để củng cố mục tiêu điều trị, đối phó với sự phủ nhận của bệnh nhânvà củng cố việc giữ sạch của họ. Xét nghiệm ban đầu và liên tục phải được tiến hành để phát hiện hoặc khẳng định bệnh nhân có sử dụng ma túy gần đây hay không (ví dụ, rượu, benzodiazepine, thuốc an thần). Việc bệnh nhân tiếp tục sử dụng các loại chất gây nghiện gây khó khăn cho quản lý bệnh nhân khi họ tham gia điều trị bằng Buprenorphine.


Khi một bệnh nhân yêu cầu được điều trị bằng Buprenorphine, xét nghiệm có thể giúp xác định xem bệnh nhân thực sự đang sử dụng loại chất gây nghiện không được chỉ định như heroin hay loại thuốc được chỉ định như oxycodone. Xét nghiệm âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không sử dụng một CDTP. Điều đó chỉ có nghĩa là bệnh nhân không sử dụng một CDTP trong một khoảng thời gian đủ để đo lường được lượng chất chuyển hóa hoặc bệnh nhân không sử dụng chất mà họ được xét nghiệm.


Vì thế, với bất cứ bệnh nhân nào, bác sỹ cần phải luôn ý thức về chuỗi các khả năng khác nhau có thể diễn ra ở họ và thảo luận với họ dựa trên kết quả xét nghiệm. Nhiều công ty sản xuất các loại sinh phẩm xét nghiệm nước tiểu phối hợp để sử dụng tại cơ sở điều trị. Xét nghiệm tại chỗ cho phép đánh giá nhanh các tham số lâm sàng giúp bác sỹ có thể thông báo kết quả nhanh cho bệnh nhân và thay đổi liệu pháp điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với các bác sỹ không làm việc tại các cơ sở có phòng xét nghiệm đạt chuẩn của liên bang thì họ cần phải đảm bảo rằng họ đang sử dụng các sinh phẩm xét nghiệm tại chỗ được chấp nhận và giám sát bởi Luật Điều chỉnh Cải tiến Xét nghiệm Lâm sàng (CLIA) năm 1988. Xem trang web về CLIA tại FDA: /HTTP://WWW.FDA.GOV. Xem danh sách các loại xét nghiệm nước tiểu tại: HTTP://WWW.ACCESSDATA.FDA.GOV hoặc tìm trong cơ sở dữ liệu của FDA HTTP://WWW.ACCESSDATA.FDA.GOV 


Xét nghiệm xác định loại chất gây nghiện lạm dụng nếu thực hiện theo lịch định kỳ thì có thể không hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nó vẫn có giá trị về mặt lâm sàng. Phải lấy mẫu nước tiểu tại nơi mà bệnh nhân không thể pha loãng hoặc làm giả, đồng thời,bệnh nhân không được mang theo va ly, ví, túi hoặc các vật đựng ở bất kỳ dạng nào. Nếu không đảm bảo những điều kiện này, cần kiểm tra nhiệt độ, đương lượng riêngvà creatinine mẫu nước tiểu để giảm thiểu mẫu nước tiểu bị pha loãng hoặc làm giả.Nếu không thể thực hiện được đúng yêu cầu lấy mẫu nước tiểu như trên, cần giới thiệu bệnh nhân đến cơ sở có trang bị phương tiện giám sát khi lấy mẫu. Một lựa chọn khác là lấy mẫu nước bọt và gửi đi xét nghiệm.


Việc gửi mẫu đi xét nghiệm và trả kết quả nhanh chóng là phần quan trọng phải được thực hiện trước khi điều trị cho người nghiện CDTP.


Nếu một bệnh nhân cần kết quả xét nghiệm để đi xin việc hoặc giám sát pháp lý, cần phải tuân thủ chặt chẽ quy trình và lấy mẫu nghiêm ngặt và xét nghiệm cần được thực hiện bởi một phòng xét nghiệm do SAMHSA cấp phép. Nếu một bệnh nhân muốn sử dụng kết quả xét nghiệm ma túy cho một mục đích khác, cả bác sỹ và bệnh nhân phải hiểu những hạn chế của xét nghiệm tại chỗ và các yêu cầu khác của xét nghiệm. Ngoài Bộ Y tế và Dịch vụ Con người và Bộ giao thông Hoa Kỳ, xét nghiệm ở các cơ sở tư nhân có thể ít khắt khe hơn. Thông tin chi tiết hơn về xét nghiệm ma túy bằng mẫu nước tiểu và các mẫu bệnh phẩm sinh học khác có trong Phụ lục E.


Chẩn đoán rối loạn do sử dụng chất gây nghiện dạng thuốc phiện 


Sau khi đánh giá toàn diện, cần đưa ra chẩn đoán chính thức. Tiêu chí chẩn đoán nghiện chất, như trong Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần, Phiên bản 4, Bản chỉnh sửa (DSM-IV-TR) (Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ 2000)(xem Phụ lục C) hoặc Phân Loại Bệnh Tật Quốc Tế Lần Thứ 9, Chỉnh sửa phần Lâm sàng (ICD-9-CM), có thể sử dụng để chẩn đoán lệ thuộc CDTP (Chẩn đoán này không chỉ gồm đánh giá lệ thuộc CDTP về thể chất mà còn đánh giá tình trạng nghiện CDTP, được thể hiện qua cảm giác bị bắt buộc phải sử dụng bất chấp tác hại)


DSM-IV-TR định nghĩa nhiều mức độ rối loạn do sử CDTP (Xem hình 3–10.) DSM-IV-TR giúp phân biệt liệu có lệ thuộc hay mới chỉ lạm dụng CDTP dựa trên chuỗi tác động hành vi và sinh lý học diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Chẩn đoán lệ thuộc vào CDTP thường được ưu tiên thực hiện trước khi chẩn đoán lạm dụng các CDTP. Nguyên tắc chung: để quyết định sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện, bệnh nhân cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn chẩn đoán là lệ thuộc CDTP DSM-IV-TR (xem toàn bộ tiêu chuẩn chẩn đoán trong Phụ lục C).Trong một số tình huống hiếm gặp, bệnh nhân chỉ phụ thuộc về sinh lý với CDTP và đạt tiêu chuẩn lạm dụng CDTP theo DSM-IV-TR mà chưa đạt tiêu chuẩn lệ thuộc. Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể tham gia điều trị ngắn hạn bằng Buprenorphine để cắt cơn. Không nên điều trị duy trì bằngBuprenorphine cho những bệnh nhân không đạt các tiêu chí theo DSM-IV-TR.



Vấn đề sức khỏe đi kèm 

Người nghiện CDTP có thể đồng thời mắc các bệnh mạn tính như các nhóm người khác, vì vậy, cần chẩn đoán điều trị các bệnh kèm theo (ví dụ, tiểu đường, tăng huyết áp). Hơn nữa, họ cũng có thể gặp các vấn đề sức khỏe do nghiện CDTP và các loại ma túy khác. Khi thăm khám và hỏi tiền sử bệnh, bác sỹ có thể phát hiện các bệnh này. Xem thêm hình 3–11 để có chi tiết các vấn đề sức khỏe đi kèm do sử dụng rượu và ma túy.


Các bệnh truyền nhiễm là thường gặp nhất ở những người nghiện, sử dụng bằng đường tiêm chích CDTP hay các loại chất gây nghiện khác. Ví dụ, ở một số khu vực, hơn 50% người nghiện chích có HIV+. Tỷ lệ nhiễm HIV có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, ở một số nơi tỷ lệ HIV+ ở nhóm người tiêm chích ma túy là dưới 10%. Do những tác động của HIV lên cuộc sống của người bệnh và tính sẵn có của các phác đồ điều trị hiệu quả, cần phải sàng lọc nhiễm HIV+ trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị nghiện bằng Buprenorphine.


Lao cũng là một bệnh hay gặp ở những người lạm dụng chất. Vào năm 2001, 2,3% các trường hợp mắc lao tại Hoa Kỳ là người tiêm chích ma túy, 7,2% là người sử dụng ma túy không qua tiêm chích và 15,2% là ở nhóm lạm dụng rượu trong vòng 12 tháng trước đó (CDC 2002; HTTP://www.cdc.gov default.htm. Xem các bảng 28, 29, và 30). Người lạm dụng ma túy và rượu cũng đồng thời thực hiện nhiều hành vi tình dục có nguy cơ cao (ví dụ, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn) vàmắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu và các STD khác.


Nhóm người nghiện các CDTP, thường có các vấn đề sức khỏe khác gây ra do sử dụng các loại ma túy khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Những vấn đề sức khỏe này bao gồm suy dinh dưỡng và thiếu máu do thói quen ăn uống ít; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hút thuốc lá; suy giảm chức năng gan hoặc tăng men gan do viêm gan mãn tính (đặc biệt là viêm gan B và C) và sử dụng rượu; vàbệnh xơ gan, rối loạn hệ thần kinh, hoặcbệnh tim mãn tínhdo sử dụng rượu.


Tóm tắt

Sau khi đánh giá tổng thể người bệnh, các bác sỹ cần chuẩn bị để:

  • - Đưa ra định hướng chẩn đoán hoặc chẩn đoán

  • - Quyết định biện pháp điều trị phù hợp

  • - Đưa ra các khuyến nghị điều trị ban đầu

  • - Xây dựng kế hoạch điều trị ban đầu

  • - Lên kế hoạch điều trị tâm lý xã hội

  • - Đảm bảo không có chống chỉ định tuyệt đốiở người bệnh với phương pháp điều trị được khuyến nghị

  • - Đánh giá các vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe cần phải được điều trị trong giai đoạn đầu

  • - Đánh giá các vấn đề tâm thần hoặc tâm lý xã hội cần phải được điều trị/can thiệp của người bệnh trong giai đoạn đầu


Phần tiếp theo mô tả các phương pháp được sử dụng để xác định tính phù hợp của liệu pháp Buprenorphine để điều trị nghiện CDTP cho người bệnh.


Một số rối loạn sức khỏe do sử dụng rượu và ma túy 


Tim mạch

Rượu: Bệnh cơ tim, rung nhĩ, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, các triệu chứng đau thắt ngực tiềm ẩn, co thắt động mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ, sung huyết lưu lượng cao, bệnh mạch vành, đột tử.


Cocaine: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đau ngực,  nhịp tim nhanh trên thất, rung tâm thất, bệnh tim mãn tính, trụy tim mạch dovỡ vỡ thuốc (nuốt ma túy để buôn lậu), tắc huyết mạch não gây biến chứng tê liệt, phì đại thất trái, viêm cơ tim, đột tử, tách thành động mạch chủ


Thuốc lá: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên, tâm phế mạn, rối loạn chức năng cương dương, tăng huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim


Tiêm chích ma túy: Viêm nội tâm mạc, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

 

Ung thư

Rượu: Đường tiêu hóa trên (môi, khoang miệng, lưỡi, họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, đại tràng), ung thư vú, tế bào gan và ống mật.


Thuốc lá: Khoang miệng, thanh quản, phổi, cổ tử cung, thực quản, tụy, thận, dạ dày, bàng quang.


Tiêm chích ma túy hoặc hành vi tình dục có nguy cơ: Ung thư biểu mô tế bào gan do viêm gan C.

Hệ sinh sản / Nội tiết

Rượu: Hạ đường huyết và tăng đường huyết, tiểu đường, nhiễm toan ceton, tăng triglyceride máu, tăng acid uric máu và gút, teo tinh hoàn, nữ hóa tuyến vú, giảm calci máu vàmagie máu vì suy tuyến cận giáp đảo ngược, tăng cortisol máu, thưa xương, vô sinh, rối loạn chức năng tình dục.


Cocaine:nhiễm toan ceton do tiểu đường.


CDTP: Thưa xương, thay đổi hormon gonadotropins, giảm khả năng vận động tinh trùng, kinh nguyệt không đều.


Thuốc lá:Bệnh cường giáp trạng, không còn tinh trùng, rối loạn chức năng cương dương, thưa xương, loãng xương, gãy xương, thay đổi estrogen, đề kháng insulin.


Nghiện bất kỳ chất nào: Mất kinh.

Gan

Rượu: Gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn và cấp tính (B hoặc C) hoặc nhiễm độc [do acetaminophen]), viêm gan do rượu, xơ gan, nguy cơ giãn tĩnh mạch tăng huyết áp và viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn.


Cocaine: Hoại tử thiếu máu, viêm gan.


CDTP: u hạt.


Tiêm chích ma túy hoặc hành vi tình dục nguy cơ cao:Viêm gan B và C (cấp tính và mạn tính) và viêm gan do tác nhân delta.

Huyết học

Rượu: Thiếu máu huyết cầu tố, Giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi vì nhiễm độc tủy và/hoặc cô lập lách, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu do bệnh gan, thiếu sắt, thiếu folate, thúc đẩy tế bàothiếu máu, thiếu máu tế bào spur, thiếu máu tế bào burr.


Thuốc lá:Tăng động.


Tiêm chích ma túy hoặc hành vi tình dục nguy cơ cao:Hậu quả về huyết học do bệnh gan, viêm gan C thể cryoglobulinemia and ban xuất huyết.

Xác định tính phù hợp của điều trị nghiện bằng Buprenorphine

Có nhiều vấn đề cần cân nhắc khi đánh giá liệu một bệnh nhân có phù hợp với điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine tại cơ sở điều trị hoặc tại cơ sở khác hay không.


Đầu tiên, bệnh nhân cần phải được chẩn đoán khách quan chắc chắn là họ nghiện các CDTP (buộc phải sử dụng bất chấp tác hại), hay lệ thuộc CDTP theo tiêu chí của DSM-IV-TR của APA (2000). Xem thêm Phụ lục C về tiêu chí chẩn đoán lệ thuộc và lạm dụng CDTP theo DSM-IV-TR. Trong một số tình huống hiếm gặp, bệnh nhân có thể lệ thuộc về sinh lý học với CDTP nhưng chỉ đủ tiêu chí lạm dụng các CDTP theo DSM-IV-TR, nên không lệ thuộc CDTP. Trong trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể tham gia điều trị cắt cơn ngắn hạn bằng Buprenorphine. Điều trị duy trì bằng Buprenorphine không được khuyến cáo với những bệnh nhân không đạt các tiêu chí lệ thuộc CDTP theo DSM-IV-TR.


Thứ hai, bệnh nhân phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine phải đạt các tiêu chí tối thiểu như sau:

  • - Muốn điều trị nghiện CDTP

  • - Không có chống chỉ định (nghĩa là, quá mẫn với thuốc) với Buprenorphine (hoặc với Naloxone nếu điều trị bằng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone)

  • - Mong muốn tuân thủ điều trị ở mức hợp lý

  • - Hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine

  • - Sẵn sàng tuân theo những cảnh báo về tính an toàn khi điều trị bằng Buprenorphine

  • - Đồng ý tham gia vào điều trị sau khi đã nghe thông tin đầy đủ về các biện pháp điều trị khác nhau


Bệnh nhân yêu cầu được điều trị nghiện bằng Buprenorphinehướng tới không sử dụng các CDTP cần được tham gia điều trị nếu có chỉ định lâm sàng.


Các câu hỏi đánh giá

Để đánh giá toàn diện tính phù hợp của một bệnh nhân trong điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine, bác sỹ cần phải hỏi những câu sau:


1. Bệnh nhân đã được chẩn đoán lệ thuộc CDTP chưa? Người bệnh cần phải được chẩn đoán lệ thuộc CDTP vì Buprenorphine chỉ được chỉ định cho điều trị nghiện CDTP.


2. Bệnh nhân có biểu hiện phê hoặc có hội chứng cai không? Bệnh nhân liệu có nguy cơ có Hội chứng cai nặng không? Bác sỹ cần đánh giá các biểu hiện phê hoặc hội chứng cai hiện tạicủa người bệnh do sử dụng CDTP hay các ma túy khác. Nguy cơ có hội chứng cai nặng cũng cần được đánh giá dù nó không phải là một chống chỉ định điều trị bằng Buprenorphine. Tuy nhiên, hội chứng cai thuốc an thần – gây ngủ có thể ngăn cản việc bắt đầu điều trị bằng Buprenorphine tại phòng khám.


3. Bệnh nhân có muốn điều trị nghiện bằng Buprenorphine không? Cần giới thiệu cho người bệnh về thuốc Buprenorphine vếu họ chưa nghe nói hoặc biết về điều trị nghiện bằng thuốc này


4. Liệu bệnh nhân có hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine không? (Xem Chương 2 và Phụ lục H). Cần phải giả định rằng nhiều bệnh nhân không biết Buprenorphine là một CDTP. Vì vậy, cần phải cho họ biết. Nguy cơ và lợi ích của điều trị nghiện bằng Buprenorphine cần được thảo luận với bệnh nhân và họ hiểu ra sao về các yếu tố này. Bác sỹ cần xem xét độ an toàn, hiệu quả, tác dụng phụ, khoảng thời gian điều trị và các yếu tố khác với từng bệnh nhân.

5. Liệu bệnh nhân có thể tuân thủ kế hoạch điều trị? Đây sẽ là một đánh giá dựa trên tiền sử của bệnh nhân về tuân thủ điều trị trước đây với các hình thức điều trị nghiện và các điều trị khác, rối loạn tâm thần kèm theo, mức độ ổn định tâm lý xã hội, rối loạn do sử dụng chất gây nghiện khác và những yếu tố khác.


6. Liệu bệnh nhân có sẵn sàng tham gia và có khả năng tuân thủ quy trình an toàn trong điều trị? Nếu một bệnh nhân không sẵn sàng hoặc không thể tuân thủ quy trình an toàn của điều trị, hoặc không quan tâm, bệnh nhân đó không phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám.


7. Liệu bệnh nhân có đồng ý tham gia điều trị sau khi đã xem xét tất cả lựa chọn? Điều trị nghiện bằng Buprenorphine là không bắt buộc; bệnh nhân phải đồng ý tham gia điều trị trước khi bắt đầu. Các lựa chọn điều trị (bao gồm không điều trị, giảm liều, điều trị nghiệnvàcác liệu pháp điều trị bằng thuốc khác) vànhững nguy cơ và lợi ích liên quan cần được xem xét nhằm giúp bệnh nhân đưa ra quyết định điều trị bằng Buprenorphine. Một bệnh nhân tham gia điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine được chẩn đoán lệ thuộc CDTP…


8. Liệu những nguồn lực cần thiết cho bệnh nhân có được cung cấp (tại chỗ hoặc tại nơi khác)? Cần đánh giá nhu cầu của mỗi bệnh nhân. Nếu nguồn lực tại phòng khám hoặc tại nơi khác không đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, bệnh nhân đó phải được chuyển đến cơ sở hoặc cán bộ phù hợp.


9. Tâm thần của người bệnh có ổn định? Bệnh nhân có ý định tự tử hoặc giết người không? Bệnh nhân đã từng cố gắng tự tử hoặc giết ai đó gần đây? Liệu tình trạng cảm xúc, hành vi hoặc nhận thức hiện tại của người bệnh có thể có ảnh hưởng xấu đến điều trị không? Bệnh nhân có rối loạn tâm thần đi kèm mà chưa được điều trị không nên cho điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám. Đánh giá tâm thần học toàn diện sẽ giúp xác định tất cả bệnh nhân có các rối loạn tâm thần kèm theo. Một phần của dịch vụ điều trị nghiện là phải điều trị các bệnh tâm thần kèm theo hoặc chuyển gửi họ đến những nơi phù hợp. Cần lưu ý là các thử nghiệm lâm sàng Buprenorphine cho đến nay vẫn chưa được thực hiện trên bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống loạn thần hay điều hòa tâm trạng (ví dụ,lithium), và vì thế chúng ta chưa có thông tin về khả năng tương tác thuốc có thể xảy ra.


10. Bệnh nhân có đang mang thai không? Nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc có thể có thai trong khi điều trị, Buprenorphine có thể không phải lựa chọn tốt nhất (Xem thêmphần “Phụ nữ mang thai và Trẻ sơ sinh” trong Chương 5.) Hiện nay, điều trị duy trì bằng methadone, nếu sẵn có, là lựa chọn điều trị phù hợp cho phụ nữ mang thai nghiện CDTP.


11. Bệnh nhân hiện đang nghiện hoặc lạm dụng rượu không? Bệnh nhân nghiện hoặc lạm dụng rượu, dù đang sử dụng liên tục hoặc định kỳ, có nguy cơ quá liều và tử vong do tương tác giữa Buprenorphine và Rượu. Vì thế, bệnh nhân uống rượu ở mức độ có nguy cơ cao hoặc có hại không phải là đối tượng tốt cho điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám.


12. Bệnh nhân hiện có phụ thuộc hoặc lạm dụng Benzodiazepine, Barbiturate, hoặc các thuốc an thần – gây ngủ khác? Bệnh nhânhiện đang lạm dụng hoặc lệ thuộc vào thuốc an thần – gây ngủ, dù đang sử dụng liên tục hoặc định kỳ, có thể có nguy cơ quá liều và tử vong do tương tác giữa Buprenorphine và các thuốc này.


13. Liệu bệnh nhân có nguy cơ tiếp tục sử dụng CDTP hoặc nghiện không? Người bệnh có tiền sử điều trị nhiều lần hoặc tái nghiện hoặc tái sử dụng CDTP không? Người bệnh có đang sử dụng các chất ma túy khác không?


Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiếp tục sử dụng hoặc nghiện CDTP. Một bệnh nhân đang sử dụng các chất gây nghiện không phải là CDTP hoặc có tiền sử điều trị nhiều lần hoặc tái nghiện không phải là đối tượng tốt trong điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khám. Bác sỹ cần đánh giá hiểu biết của bệnh nhân về các vấn đề và yếu tố thúc đẩy tái nghiện cũng như kỹ năng vượt qua cơn thèm nhớ và cảm giác buộc phải sử dụng ma túy của bệnh nhân. Tuy vậy, việc bệnh nhân từng điều trị cắt cơn nhiều lần và có tái nghiện không phải là chống chỉ định của điều trị nghiện bằng Buprenorphine. Ngược lại, tiền sử như vậy lại là chỉ định tốt cho liệu pháp điều trị duy trì bằng thuốc.


14. Bệnh nhân có phản ứng có hại trước đây với Buprenorphine? Những trường hợp có phản ứng quá mẫn cấp hoặc mãn tính với Subutex® đã được báo cáo cả trong các thử nghiệm lâm sàng và thực tế. Dấu hiệu thường gặp nhất là phát ban, nổi mề đay và ngứa. Một số bệnh nhân còn bị co thắt phế quản, phù mạch thần kinh, và sốc phản vệ. Tiền sử mẫn cảm với Buprenorphine là chống chỉ định sử dụng. Subutex® và Suboxone®. Tiền sử mẫn cảm với Naloxone là chống chỉ định sử dụng Suboxone®. (Reckitt Benckiser Healthcare [UK] Ltd. và cộng sự 2002).


15. Bệnh nhân có đang sử dụng loại thuốc khác có thể tương tác với Buprenorphine không? Một số thuốc (ví dụ, naltrexone) là chống chỉ định tuyệt đối trong điều trị bằng Buprenorphine (xem Chương 2) và cần phải ngừng hoặc chuyển sang thuốc khác trong nếu muốn điều trị bằng buprenorphine. Nếu  không thể thay đổi được, không thể điều trị nghiện bằng Buprenorphine cho bệnh nhân. Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc, như các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống men cytochrome P450 3A4 (ví dụ,azole, kháng sinh macrolide, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc [SSRIs]) cần phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng chung với Buprenorphine (xem hình 2–3.)


16. Bệnh nhân có bất cứ vấn đề sức khỏe nào là chống chỉ định điều trị bằng Buprenorphine không? Có các vấn đề về sức khỏe có thể gây khó khăn cho điều trị không? Tiền sử bệnh chi tiết và thăm khám thực thể sẽ giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe và bác sỹ cần đánh giá tác động của chúng đến việc điều trị nghiện bằng Buprenorphine


17. Môi trường hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân ra sao? Liều hoàn cảnh tâm lý – xã hội của bệnh nhân có ổn định và hỗ trợ điều trị không? Ngay từ khi bắt đầu, cần giải quyết bất kỳ nguy cơ nào đối với sự an toàn của người bệnh và khả năng tham gia điều trị. Các mối quan hệ và nguồn lực hỗ trợ sẽ tăng khả năng thành công của điều trị.


18. Mức độ động lực tham gia điều trị nghiện của bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi? Bác sỹ có thể giúp bệnh nhân tăng cường động lực điều trị. Bác sỹ cần xác định mức độ sẵn sàng thay đổi của người bệnh bằng các công cụ như Thang đo các giai đoạn sẵn sàng thay đổi và sự mong muốn điều trị (SOCRATES) (xem Phụ lục G) và thực hiện các can thiệp giúp bệnh nhân sẵn sàng thay đổi. Bệnh nhân có động lực cá nhân cao hơn sẽ phù hợp hơn với điều trị nghiện bằng buprenorphine tại phòng khám.


Xem hình 3–12 về bảng kiểm xác định tính phù hợp cho điều trị bằng Buprenorphine.


Hình 3–12

Bảng kiểm điều trị cai nghiện bằng Buprenorphine

1.                 Bệnh nhân đã được chẩn đoán lệ thuộc CDTP chưa?

2.                 Bệnh nhân có biểu hiện phê hoặc có hội chứng cai không? Bệnh nhân liệu có nguy cơ có Hội chứng cai nặng không?

3.                 Bệnh nhân có muốn điều trị nghiện bằng Buprenorphine không?

4.                 Bệnh nhân có hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine không?

5.                 Liệu bệnh nhân có thể tuân thủ kế hoạch điều trị?

6.                 Liệu bệnh nhân có sẵn sàng tham gia và có khả năng tuân thủ quy trình an toàn trong điều trị?

7.                 Liệu bệnh nhân có đồng ý tham gia điều trị sau khi đã xem xét tất cả lựa chọn?

8.                 Liệu những nguồn lực cần thiết cho bệnh nhân có được cung cấp (tại chỗ hoặc tại nơi khác)?

9.                 Tâm thần của người bệnh có ổn định? Bệnh nhân có chủ động tự tử hoặc giết người? Bệnh nhân có từng cố gắng tự tử hoặc giết ai đó gần đây? Liệu bệnh nhân có tình trạng cảm xúc, hành vi hoặc nhận thức mà có thể có ảnh hưởng xấu đến điều trị?

10.            Bệnh nhân có đang mang thai không?

11.            Bệnh nhân hiện đang nghiện hoặc lạm dụng rượu không?

12.            Bệnh nhân hiện có phụ thuộc hoặc lạm dụng Benzodiazepine, Barbiturate, hoặc các thuốc an thần – gây ngủ khác?

13.            Liệu bệnh nhân có nguy cơ tiếp tục sử dụng CDTP hoặc nghiện không? Người bệnh có tiền sử điều trị nhiều lần hoặc tái nghiện hoặc tái sử dụng CDTP không? Người bệnh có đang sử dụng các chất ma túy khác không?

14.            Bệnh nhân có phản ứng có hại trước đây với Buprenorphine?

15.            Bệnh nhân có đang sử dụng một loại thuốc khác có thể tương tác với Buprenorphine?

16.            Bệnh nhân có bất cứ vấn đề sức khỏe nào là chống chỉ định điều trị bằng Buprenorphine không? Có các vấn đề về sức khỏe có thể gây khó khăn cho điều trị không?

17.            Môi trường hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân ra sao? Liều hoàn cảnh tâm lý – xã hội của bệnh nhân có ổn định và hỗ trợ điều trị không?

 
 

Mức độ động lực tham gia điều trị nghiện của bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi?


Bệnh nhân không phải là đối tượng phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine tại phòng khámnếu họ hiện hoặc đã từng có những tình trạng được liệt kê trong hình 3–13.


Thận trọng và Chống chỉ định điều trị nghiện bằng Buprenorphine

Cần phải thận trọng khi điều trị bằng buprenorphine hoặc cần có chống chỉ định tương đối với một số tình trạng bệnh, đang sử dụng một số thuốc và lạm dụng ma túy khác hay rượu.


Co giật

Cẩn thận trọng khi điều trị bằng Buprenorphine cho người bệnh có rối loạn co giật. Khi Buprenorphineđược dùng đồng thời với các thuốc chống co giật (ví dụ,phenytoin,carbamazepine, valproic acidvàcác thuốc khác), sự chuyển hóa Buprenorphine và/hoặc các thuốc chống co giật có thể bị thay đổi. (Xemhình 2–3). Hơn thế nữa, nguy cơ tương tác thuốc giữa Buprenorphine và thuốc an thần – gây ngủ (ví dụ, phenobarbital,clonazepam) cần phải luôn được lưu ý. Giám sát chặt chẽ nồng độ thuốc chống co giật trong máu cần phải được thực hiện.


Điều trị HIV

Cần thận trọng khi sử dụng Buprenorphine đồng thời với các thuốc ARV trong điều trị HIV vì chúng có thể ngăn, giảm hoặc thay đổi chuyển hóa qua hệ thống men cytochrome P450 3A4 (Xemhình 2–3.) Thuốc ức chế men tổng hợp Proteinức chế men cytochrome P450 3A4. Chuyển hóa Buprenorphinevà/hoặc ARV có thể bị thay đổi khi chúng được dùng kết hợp. Trong một số trường hợp, cần giám sát nồng độ thuốc trong máu. Cần chú ý rằng đây chỉ là cảnh báo thận trọng chứ không phải chống chỉ định. Nhiều bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng Buprenorphine thành công khi đang điều trị ARV (Berson và cộng sự 2001; Carrieri và cộng sự 2000;McCance-Katz và cộng sự 2001; Moatti và cộng sự 2000).



Viêm gan và suy giảm chức năng gan 

Men gan tăng nhẹ không phải là chống chỉ định với điều trị bằng Buprenorphine. Với trường hợp men gan tăng cao, bệnh nhân cần được đánh giá kỹ và theo dõi thường xuyên. Viêm ganvi-rút (đặc biệt là HBV hoặc HCV) thường gặp ở những người lạm dụng các CDTP. Tình trạng viêm gan cần được đánh giá và điều trị phù hợp.


Mang thai

Buprenorphine được FDA phân loại vào Nhóm C. Và có rất ít nghiên cứu hiện tại về sử dụng Buprenorphine trên nhóm phụ nữ mang thai


Nếu một bệnh nhân đang mang thai hoặc có thể có thai khi điều trị, bác sỹ cần cân nhắc liệu Buprenorphine có phải là biện pháp điều trị phù hợp vàphải cân nhắc kỹ giữa nguy cơ và lợi ích của điều trị nghiện bằng Buprenorphine so với tiếp tục sử dụng heroin hay các CDTP khác


Tại Hoa Kỳ, methadone là thuốc điều trị tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai đang sử dụng CDTP (Xem “Phụ nữ mang thai và Trẻ sơ sinh” trong Chương 5.)


Mặc dù việc sử dụng các ma túy khác có thể là chỉ báo cho việc không tuân thủ điều trị, đây không phải là chống chỉ định với điều trị nghiện bằng Buprenorphine.


Sử dụng các Ma túy khác

Buprenorphine là một biện pháp điều trị nghiện CDTP chứ không phải cho các nhóm ma túy khác. Mặc dù việc sử dụng các ma túy khác có thể là chỉ báo cho việc không tuân thủđiều trị, đây không phải là chống chỉ định với điều trị nghiện bằng Buprenorphine(Xem phần dưới đây để thêm chi tiết)


Bác sỹ nên khuyến khích bệnh nhân tránh sử dụng tất cả các loại ma túy trong khi đang điều trị bằng Buprenorphine. Tuy nhiên, lạm dụng hay phụ thuộc vào các loại ma túy khác (ví dụ, Rượu,cocaine, chất kích thích, an thần – gây ngủ, chất gây ảo giác, keo hít) thường gặp trong nhóm người sử dụng nghiện CDTP vàtình trạng lạm dụng hay phụ thuộc những chất này của người bệnh có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị.


Bệnh nhân sử dụng hoặc lạm dụng nhiều chất gây nghiện có thể gặp phải nhiều vấn đề đặc thù vàcần được chuyển đến cơ sở phù hợp để được điều trị chuyên sâu. Nên khuyến khích bệnh nhân nói thật tình trạng sử dụng chất gây nghiện của mình. Tiền sử sử dụng ma túy gần đây và sàng lọc các chất gây nghiện giúp bác sỹ đánh giá tình trạng sử dụng, lạm dụng và phụ thuộc vào CDTP và các loại ma túy khác. Điều trị cho bệnh nhân sử dụng nhiều chất gây nghiện phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của bác sỹ và sự sẵn có của dịch vụ hỗ trợ xã hội và tư vấn cũng như sự sẵn có của các hình thức điều trị khác (Xem thêm “Lạm dụng nhiều chất gây nghiện trong Chương 5.)


Thuốc an thần – gây ngủ

Sử dụng thuốc an thần – gây ngủ (benzodiazepine, barbiturate vàthuốc an thần khác) là một chống chỉ định tương đối với điều trị nghiện bằng Buprenorphine vì một số trường hợp tử vong (do quá liều) khi dùng kết hợp các thuốc này đã được báo cáo gần đây (Reynaud và cộng sự 1998a,b). Kết hợp thuốc Buprenorphine với các thuốc an thần- gây ngủ làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.


Nếu cần phải điều trị bằng cả Buprenorphine và thuốc an thần – gây ngủ, liều dùng của cả hai loại thuốc có thể phải giảm bớt. Các bác sỹ phải đánh giá việc sử dụng, nhiễm độc và hội chứng cai của các thuốc an thần – gây ngủ. Điều không may là, việc sử dụng một loại Benzodiazepinevàcác chất an thần khác có thể không phát hiện được thông qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Các bác sỹ cần xác định chỉ điểm cụ thể về cận lâm sàng để phát hiện việc sử dụng thuốc an thần – gây ngủ.


Rượu

Do rượu là một chất an thần – gây ngủ, bệnh nhân cần phải được khuyến cáo kiêng rượu trong khi điều trị bằng buprenorphine. Rất ít khi người nghiện rượu phù hợp với điều trị nghiện bằng Buprenorphine. (Có thể điều trị những bệnh nhân như vậy tại các dịch vụ chuyên sâu nhằm giúp cắt cơn rượu cho bệnh nhân đồng thời với khởi liều buprenorphine [ví dụ, với cơ sở điều trị nội trú hoặc cơ sở điều trị cộng đồng].)


Bệnh nhân có thể có Hội chứng cai của các loại ma túy khác xuất hiện cùng lúc với hội chứng cai CDTP. Buprenorphine sẽ không giúp kiểm soát cơn co giật xuất hiện do cắt cơn rượu hoặc các thuốc an thần – gây ngủ khác. Benzodiazepinevà barbiturate, các thuốc thường được sử dụng trong điều trị co giật do hội chứng cai rượuvà các thuốc an thần – gây ngủ khác, phải được sử dụng thận trong khi đang điều trị bằng buprenorphine do chúng làm tăng nguy cơ ức chế hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp.


Tổng kết

Bệnh nhân phù hợp với điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine phải là những người được chẩn đoán khách quan có nghiện các CDTP, những người có hiểu biết và động cơ điều trị nghiện bằng Buprenorphine thích hợp và những người không có chống chỉ định về sức khỏe hoặc tâm thần. Chương này đã cung cấp thông tin về câu hỏi, thận trọng và chống chỉ định cần cân nhắc khi quyết định một bệnh nhân có phù hợp với điều trị nghiện bằng buprenorphine hay không. Chương 4 mô tả những bước tiếp theo trong điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine.

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


TS. BS. Laura McNicholas

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia

Phác đồ cải thiện điều trị TIP 


 Hướng dẫn thực hành cho Bác sỹ

Sử dụng Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP giúp các bác sỹ đưa ra các quyết định có tính thực tiễn dựa trên những thông tin khoa học về điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine. Tài liệu này đưa ra hướng dẫn từng bước của quá trình ra quyết định điều trị nghiện CDTP. Sử dụng các thông tin trong tài liệu, các bác sỹ có thể (1) thực hiện sàng lọc và đánh giá ban đầu tình trạng nghiện CDTP trên bệnh nhân, (2) quyết định mức độ phù hợp với điều trị bằng buprenorphine của bệnh nhân nghiện CDTP, (3) cung cấp điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine theo phác đồ đã được xây dựng, (4) đánh giá mức độ sẵn có và sắp xếp các dịch vụ điều trị thích hợp để điều trị các vấn đề sức khỏe và tâm lý xã hội đồng diễn, và (5) quyết định khi nào cần chuyển tuyến điều trị hoặc tư vấn chuyên sâu.
Lịch sử việc điều trị nghiện CDTP là nền tảng quan trọng cho các quyết định của bác sỹ khi sử dụng buprenorphine trong điều trị. Ra quyết định điều trị dựa trên bằng chứng cần phải được coi là một nghệ thuật của điều trị nghiện CDTP và các dịch vụ hỗ trợ điều trị hiện có để hỗ trợ tốt nhất cho cả bệnh nhân và bác sỹ.

Mục tiêu của Đạo luật DATA 2000

là giảm sự kỳ thị trong điều trị nghiện và giúp các bác sỹ có chuyên môn cung cấp các dịch vụ điều trị nghiện…

Bối cảnh lịch sử

Từ những năm 1960, việc đưa methadone vào sử dụng trong điều trị nghiện CDTP là một bước đột phá trong lĩnh vực điều trị này. Điều trị duy trì bằng methadone đã được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả và mang lại cuộc sống hữu ích cho bệnh nhân – điều thường không đạt được nếu chỉ sử dụng các cách tiếp cận không dùng thuốc. Tuy nhiên, chỉ trong một vài năm sau khi methadone được sử dụng, Hoa Kỳ đã đưa vào nhiều luật và quy định mới, bao gồm Quy định điều trị bằng Methadone năm 1972 và Đạo luật Điều trị Nghiện Ma túy năm 1974, nhằm giới hạn việc điều trị bằng methadone trong các cơ sở của Chương trình điều trị nghiện CDTP (OTP) (ví dụ, cơ sở điều trị methadone).
Những luật và quy định này đưa ra hệ thống phân phối khép kín Methadone yêu cầu cấp phép đặc biệt bởi lãnh đạo Liên bang và Tiểu bang.Hệ thống mới khiến cho các bác sỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng methadone trong điều trị nghiện CDTP ở các phòng khám hoặc thậm chí trong các chương trình phục hồi nghiện chất nói chung. Để được điều trị duy trì bằng methadone, bệnh nhân phải tham gia vào một Chương trình điều trị nghiện CDTP, và phải đến phòng khám hàng ngày.

Sự kỳ thị và bất tiện trong việc nhận điều trị duy trì bằng methadone tại cơ sở của Chương trình điều trị nghiện CDTP là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay ở Hoa Kỳ, chỉ có dưới 25% người nghiện CDTP được nhận bất cứ hình thức điều trị nào (Tuyên bố chung của các Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ 1997). Một hệ quả khác của hệ thống phân phối khép kín là hầu hết các bác sỹ Hoa Kỳ không phát triển được kinh nghiệm và chuyên môn liên quan đến điều trị nghiện CDTP. Sự chấp thuận của FDA cho thuốc đồng vận CDTP tác dụng kéo dài levoalpha-acetyl-methadol (LAAM) trong những năm 1990 chỉ có tác dụng rất ít đến tình trạng này* (Các thông tin thêm về số liệu thống kê về lạm dụng chất và mức độ sẵn có các dịch vụ điều trị tại Hoa Kỳ có thể tìm trong trang web của Văn phòng Ứng dụng kết quả Nghiên cứu (OAS) của SAMHSA HTTP://WWW.OAS.SAMHSA.GOV/).

Những nỗ lực để đưa chương trình điều trị nghiện CDTP vào hệ thống chăm sóc y tế bắt đầu được khởi động và nhận được nhiều sự quan tâm vào những năm 1990. Vào tháng 10/2000, Luật Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em 2000 (P.L. 106-310) được công bố. Chương XXXV của Luật quy định “Cho phép các Bác sỹ được phân phối hoặc kê đơn một số Thuốc hướng thần để điều trị duy trì hoặc cắt cơn cho bệnh nhân lệ thuộc CDTP”. Quy định này của Luật được biết đến là Luật Điều trị Nghiện ma túy năm 2000 (DATA 2000; Clark 2003).

​Theo quy định của DATA 2000, các bác sỹ đủ tiêu chuẩn có thể xin cấp phép từ bản đăng ký đặc biệt được xây dựng từ Luật Điều trị Ma túy 1974, và các quy định liên quan hiện hành, để điều trị nghiện CDTP theo Danh mục Thuốc dạng thuốc phiện III, IV, và V đã được phê duyệt bởi FDA cho mục đích điều trị, và kê đơn và/hoặc phát thuốc này ở các cơ sở điều trị khác chứ không chỉ trong cơ sở của Chương trình điều trị nghiện CDTP. Ngày 8/10/2002, hai hợp chất dạng đặt dưới lưỡi của buprenorphine, một chất bán đồng vận với CDTP, Subutex® (Buprenorphine) và Suboxone® (Buprenorphine/naloxone), trở thành loại thuốc đầu tiên, và duy nhất cho đến nay trong Danh mục thuốc III, IV, hoặc V được FDA chấp nhận.

Để đủ tiêu chuẩn được cấp phép theo DATA 2000, các bác sỹ phải tham gia ít nhất 8 giờ trong một chương trình tập huấn được công nhận về điều trị nghiện CDTP hoặc có chứng chỉ chứng minh năng lực như quy định (ví dụ, kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng với loại thuốc điều trị, chứng chỉ về điều trị nghiện) và phải chứng minh được họ có thể cung cấp hoặc chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ tâm lý xã hội sẵn có khi cần. (Chương 6 thảo luận chi tiết về các tiêu chuẩn này của DATA 2000 và quy trình xin cấp phép) Bác sỹ có được giấy phép theo DATA 2000 có thể điều trị nghiện bằng Subutex® hoặc Suboxone® tại các phòng khám phù hợp và họ được quyền cung cấp điều trị bằng thuốc này. Mục tiêu của Đạo luật DATA  2000 là loại bỏ sự kỳ thị khi điều trị nghiện CDTP và giúp các bác sỹ đủ tiêu chuẩn quản lý tình trạng nghiện CDTP trong thực hành hàng ngày, vì thế nó đã góp công rất lớn vào tăng thêm các biện pháp điều trị hiện có và tăng tính sẵn có của dịch vụ điều trị nói chung.

* Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lo ngại về nguy cơ gây Rối loạn nhịp tim của LAAM ở một số ít bệnh nhân, vào 1/1/2004, nhà sản xuất duy nhất của loại thuốc này đã tạm ngừng sản xuất thuốc.
 

Hướng dẫn mới

Hướng dẫn mới cung cấp thông tin về sử dụng buprenorphine trong điều trị dựa trên (1) những kết quả nghiên cứu hiện có về buprenorphine và (2) kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng buprenorphine trong điều trị nghiện. Hướng dẫn này là kiến thức đầy đủ nhất của các thành viên trong Hội đồng Chuyên gia về Hướng dẫn Lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Vì thế, hướng dẫn này cung cấp cơ sở hợp lý cho các thực hành tốt nhất trong điều trị. Các bác sỹ cũng cần lưu ý rằng hướng dẫn không nhằm trả lời tất cả các vấn đề có thể xảy ra trong điều trị cho bệnh nhân nghiện CDTP.
Một số vấn đề không thể trả lời được trong hướng dẫn này do thiếu các nghiên cứu có đối chứng và hạn chế về kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong sử dụng Buprenorphine tại các phòng khám. Các bác sỹ được khuyến cáo mạnh mẽ nên tìm lời khuyên từ các chuyên gia điều trị nghiện uy tín nếu họ có câu hỏi mà hướng dẫn chưa trả lời đầy đủ, và cần tham gia vào các khóa tập huấn hoặc đọc thêm thông tin về sử dụng buprenorphine được xuất bản sau khi tài liệu này phát hành. Những thông tin này được đăng tải thường xuyên trên trang web của SAMHSA về Buprenorphine: HTTP://WWW.BUPRENORPHINE.SAMHSA.GOV.

Nghiện CDTP tại Hoa Kỳ


Nghiện CDTP là hội chứng hành vi thần kinh có đặc điểm là hành vi tìm kiếm hoặc sử dụng một CDTP lặp đi lặp lại, mang tính bắt buộc, dù biết nó có hại về xã hội, tâm lý, và/hoặc thể chất.
Nghiện thường (nhưng không phải luôn luôn) có các biểu hiện lệ thuộc về cơ thể, hội chứng cai, và dung nạp. Lệ thuộc cơ thể được định nghĩa là tình trạng sinh lý khi thích nghi với một chất gây nghiện, mà nếu thiếu chất này sẽ dẫn đến các biểu hiện và triệu chứng cai.
 Hội chứng cai gồm một nhóm các biểu hiện và triệu chứng có thể được dự đoán trước khi xuất hiện do ngừng đột ngột, hoặc giảm nhanh liều thường dùng của một chất hướng thần. Hội chứng cai thường đặc trưng bởi sự ức chế các hưng phấn quá mức của các chức năng sinh lý có được từ việc sử dụng các chất gây nghiện.
 Dung nạp là tình trạng một chất làm giảm dần khả năng tạo đáp ứng sinh học hoặc hành vi của cơ thể; có nghĩa là, người dùng phải tăng liều để đạt được cùng tác động như họ đã trải nghiệm khi dùng thuốc trước đó.

Một người bị lệ thuộc cơ thể vào một chất không nhất thiết phải nghiện chất đó và ngược lại (Nelson và cộng sự 1982). Một ví dụ về lệ thuộc cơ thể vào chất mà không nghiện chất là bệnh nhân ung thư có hiện tượng dung nạp và lệ thuộc thể chất với các CDTP được kê đơn để quản lý đau. Bệnh nhân này có thể gặp hội chứng cai nếu ngừng liều thuốc đang dùng nhưng bệnh nhân sẽ không bị tổn hại về xã hội, tâm lý, hoặc thể chất do sử dụng thuốc và cũng sẽ không tìm kiếm thuốc để sử dụng khi không cần giảm đau nữa (Jacox và cộng sự 1994).
Một ví dụ khác về nghiện CDTP mà không bị lệ thuộc thể chất vào thuốc là một bệnh nhân nghiện oxycodone mà vừa được cắt cơn. Trong tình huống này, bệnh nhân có thể không còn gặp các triệu chứng cai hoặc dung nạp nhưng có thể vẫn thèm nhớ mãnh liệt và nhiều khả năng sẽ tái nghiện nếu không được điều trị.

Các yếu tố góp phần vào quá trình nghiện CDTP bao gồm đặc tính củng cố và sự sẵn có của chất dạng thuốc phiện, tác động của gia đình và bạn bè, yếu tố môi trường xã hội và văn hóa, nhân cách và các rối loạn tâm thần hiện mắc. Yếu tố di truyền cũng là những yếu tố tăng nguy cơ gây nghiện rượu, và có thể cả nghiện thuốc lá và các chất khác (Goldstein 1994).

Tỷ lệ nghiện

Theo báo cáo vào tháng 01/2003 của Mạng lưới cảnh báo lạm dụng ma túy (DAWN) được OAS, SAMHSA xuất bản, tỷ lệ mắc mới của lạm dụng các thuốc giảm đau dạng thuốc phiện trong danh mục thuốc kê đơn (hay còn gọi là các chất giảm đau hướng thần), như hydrocodone, oxycodone, meperidine, và propoxyphene, đã tăng mạnh trong những năm gần đây (Crane 2003). Tỷ lệ nhập viện cấp cứu liên quan đến những chất gây nghiện này đã tăng mạnh từ những năm 1990 và tăng hơn gấp hai lần trong giai đoạn 1994 đến 2001 (Crane 2003). Vào năm 2001, dự đoán có 90.232 ca nhập viện cấp cứu do lạm dụng các thuốc giảm đau dạng thuốc phiện, tăng 117% so với năm 1994. Trên toàn quốc, các thuốc giảm đau dạng thuốc phiện chiếm 14% tổng số ca cấp cứu liên quan đến lạm dụng chất vào 2001 (SAMHSA 2002b). Theo Báo cáo tử vong của DAWN vào 2002 (SAMHSA 2002c), hydrocodone nằm trong 10 chất gây nghiện gây tử vong hàng đầu tại 18 thành phố, bao gồm Detroit (63), Las Vegas (46), Dallas (36), New Orleans (33), và Oklahoma City (31). Oxycodone nằm trong 10 chất gây nghiện thường gặp tại 19 thành phố, bao gồm Philadelphia (88), Baltimore (34), Boston (34), Phoenix (34), và Miami (28).
 
Tỷ lệ sử dụng heroin tăng mạnh và trở thành một vấn đề nhức nhối của Hoa Kỳ
 
Theo Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Chất Gây Nghiện Quốc Gia (ONDCP), dự đoán từ 810.000 đến 1.000.000 người nghiện heroin tại Hoa Kỳ vào năm 2000 – con số cao nhất tính từ giữa đến cuối thập kỷ 1970 (ONDCP 2003). Nhiều yếu tố gây ra tình trạng này. Theo dữ kiện lịch sử, người dùng độ tinh khiết của Heroin ít hơn 10%. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1990, độ tinh khiết của heroin nằm trong khoảng 50-80%. Việc tăng độ tinh khiết khiến heroin dễ sử dụng theo các đường không tiêm chích như hít và hút hơn. Bởi vì một người có thể nghiện hoặc quá liều heroin theo bất kỳ đường dùng nào, việc gia tăng hình thức và số lượng đường sử dụng đã dẫn đến tăng các trường hợp nghiện heroin mới ở tất cả các nhóm dân cư trong xã hội.

Nhiều người nghiện có thể chuyển sang tiêm chích khi việc sử dụng heroin của họ tiếp tục tăng lên, hoặc nếu độ tinh khiết trong heroin giảm. Việc tăng số người tiêm chích làm tăng rõ rệt tỷ lệ nhiễm mới HIV, viêm gan B và C, và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tỷ lệ sử dụng heroin tăng mạnh và trở thành một vấn đề nhức nhối của Hoa Kỳ. Số trường hợp tử vong do quá liều heroin đã tăng mạnh và tương tự là các trường hợp nhập viện cấp cứu có liên quan đến heroin. Số liệu nhập viện cấp cứu gần đây nhất của SAMHSA theo báo cáo DAWN, có thể tìm thấy trong trang web: HTTP://DAWNINFO.SAMHSA.GOV/ hoặc HTTP://WWW.NIDA.NIH.GOV/CEWG/DAWN.HTML.

Thực trạng điều trị nghiện CDTP


Có hai mô hình điều trị nghiện CDTP chính là: liệu pháp điều trị bằng thuốc và liệu pháp điều trị tâm lý xã hội. Phác đồ điều trị nghiện CDTP bằng thuốc hiện có bao gồm (1) Điều trị đồng vận duy trì với methadone; (2) Điều trị bán đồng vận duy trì với buprenorphine hoặc phức hợp thuốc buprenorphine/naloxone; (3) Điều trị đối vận duy trì với naltrexone; và (4) sử dụng các thuốc điều trị hội chứng cai “cắt cơn” (ví dụ, methadone, buprenorphine, và/hoặc clonidine) trong giai đoạn ngắn và giảm dần rồi dừng lại để hỗ trợ bệnh nhân tham gia vào điều trị không dùng thuốc hoặc điều trị bằng thuốc đối vận.
Tiếp cận tâm lý xã hội (ví dụ, cộng đồng trị liệu nội trú), chương trình tương hỗ (ví dụ, Người nghiện ma túy ẩn danh), và chương trình điều trị 12 bước hoặc không dùng thuốc là những mô hình quan trọng trong điều trị nghiện heroin và các CDTP khác, cho dù triển khai như can thiệp độc lập hay kết hợp với điều trị bằng thuốc.

Vào năm 2003, hơn 200.000 người đã được điều trị duy trì bằng methadone hoặc LAAM tại Hoa Kỳ (SAMHSA 2002a). Mặc dù không có con số chính xác, ước tính có ít hơn 5.000 người tham gia vào điều trị nghiện CDTP duy trì bằng naltrexone. Số người tham gia vào chương trình 12-bước hiện chưa thống kê được bởi vì chương trình này ẩn danh và đảm bảo bí mật danh tính cho người tham gia. Số bệnh nhân tham gia chương trình cộng đồng trị liệu xác định CDTP là chất họ lạm dụng chủ yếu theo dự đoán thấp nhất ở trong khoảng 3,000-4,000. (Con số dự đoán được tính từ nhiều nguồn, cả tài liệu đã xuất bản như Nghiên cứu về kết quả điều trị Nghiện chất [DATOS], và tài liệu chưa xuất bản như các báo cáo về Chương trình cộng đồng trị liệu, từ website: HTTP://WWW.DRUGABUSE.GOV/ABOUT/ organization/despr/DATOS.html và http:// WWW.THERAPEUTICCOMMUNITIESOFAMERICA.ORG.)

Các biện pháp điều trị nghiện CDTP bằng thuốc hiện nay



Có 3 biện pháp điều trị nghiện CDTP bằng thuốc truyền thống được mô tả ngắn gọn trong phần này bao gồm: (1) điều trị bằng thuốc đồng vận (ví dụ, điều trị methadone), (2) điều trị bằng thuốc đối vận (ví dụ, naltrexone), và (3) sử dụng các chất trên và các chất khác (ví dụ, clonidine) để hỗ trợ trong hội chứng cai như là một cách để đưa người bệnh vào chương trình điều trị. Cuối cùng là phần thảo luận về biện pháp điều trị sử dụng buprenorphine.

Liệu pháp điều trị bằng chất đồng vận

Methadone là thuốc phổ biến nhất trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ. Các chương trình điều trị duy trì bằng methadone – với việc quản lý sử dụng CDTP, dịch vụ tư vấn (tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình), hỗ trợ nghề nghiệp và chuyển gửi đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm sử dụng heroin và các vụ phạm tội liên quan, giảm thất nghiệp và tăng cường sức khỏe thể chất và tâm trí cho người bệnh (McLellan và cộng sự 1993), và giảm đáng kể tử vong (xem trong TIP tiếp theo Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc), cũng như tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (Metzger và cộng sự 1991) và lây nhiễm HIV (Metzger và cộng sự 1993). Methadone làm giảm Hội chứng cai CDTP, ngăn chặn tác động của các CDTP khác và giảm thèm nhớ.

Liệu pháp điều trị bằng chất đối vận

Naltrexone là một chất đối vận của CDTP có tác dụng chặn tác động của heroin và hầu hết các CDTP khác. Thuốc không gây nghiện hay gây lệ thuộc về cơ thể, cũng như không gây dung nạp. Thuốc có thời gian bán thải dài và tác động trị liệu có thể kéo dài đến 3 ngày. Naltrexone không phải là biện pháp điều trị có thể khiến người bệnh bị kỳ thị. Nó cũng làm giảm nguy cơ tái nghiện rượu nếu được dùng để điều trị nghiện rượu.
†Một số TIP có thể tìm tại trang web HTTP://WWW.KAP.SAMHSA.GOV/PRODUCTS/MANUALS/INDEX.HTM. Phòng thông tin về Sử dụng rượu và chất gây nghiện của SAMHSA thông qua truy cập danh sách điện tử HTTP://STORE.HEALTH.ORG/CATALOG/ hoặc gọi đến số 1-800-729-6686. Bạn có thể yêu cầu tối đa 5 bản in bằng cách sử dụng số yêu cầu của NCADI.

Nếu xét trên quan điểm dược lý thuần túy, naltrexone có đầy đủ tính chất để dùng trong điều trị nghiện CDTP. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của nó bị giới hạn do một số vấn đề. Thứ nhất, đó là nhiều bệnh nhân nghiện không thích dùng Naltrexone bởi vì không như methadone và LAAM, nó không có tác dụng như các đồng vận của CDTP.
Bệnh nhân vẫn có cảm giác thèm nhớ vì vậy họ không có động lực để tuân thủ theo phác đồ điều trị. Thứ hai là, bệnh nhân nghiện CDTP cần phải ngừng sử dụng CDTP hoàn toàn trong 2 tuần trước khi bắt đầu được điều trị bằng naltrexone. Không may là trong thời gian 2 tuần này, nhiều bệnh nhân tái sử dụng CDTP và không thể bắt đầu điều trị bằng naltrexone. Hơn nữa, một khi bệnh nhân đã bắt đầu được điều trị bằng naltrexone, nguy cơ tử vong do sốc thuốc có thể tăng lên nếu bệnh nhân tái nghiện.
Naltrexone được chứng minh có hiệu quả với một số nhóm bệnh nhân nghiện có động cơ mạnh và được hỗ trợ tâm lý xã hội để điều trị và tuân thủ điều trị (ví dụ, cán bộ y tế, người điều hành kinh doanh, bệnh nhân trẻ, bệnh nhân làm trong hệ thống tư pháp hình sự). Bởi vì hầu hết người nghiện đều không tự nguyện sử dụng naltrexone, số người duy trì dùng thuốc cũng ở mức thấp. Các nghiên cứu đang được tiến hành đối với naltrexone dạng tiêm, phóng thích chậm trong nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị.

Các thuốc hỗ trợ trong hội chứng cai CDTP


Cắt cơn CDTP dưới giám sát y tế là cấu phần bắt buộc đầu tiên của nhiều chương trình điều trị. Tuy nhiên, cắt cơn đơn thuần không phải là điều trị nghiện. Có nhiều thuốc và liệu pháp hỗ trợ cắt cơn CDTP. Những liệu pháp này có thể kể đến sử dụng methadone với liều giảm dần, sử dụng clonidine và các thuốc đồng vận alpha-adrenergic khác để giảm dấu hiệu và triệu chứng cai và liệu pháp cắt cơn nhanh (ví dụ, kết hợp naltrexone hoặc naloxone và clonidine và, thường dùng hơn gần đây là buprenorphine). Mỗi liệu pháp này có ưu và nhược điểm. Nếu sử dụng đúng cách, nhiều thuốc có thể giúp quá trình cắt cơn CDTP an toàn và bớt khó chịu hơn.

Tuy nhiên, do mức độ tinh khiết ngày càng tăng của heroin trên thị trường, các bác sỹ báo cáo rằng việc quản lý hội chứng cai của bệnh nhân bằng clonidine và các chất đồng vận với alphaadrenergic giờ trở nên khó hơn.
Rất tiếc, hầu hết người nghiện CDTP đã tái nghiện CDTP sau khi cắt cơn dù họ có sử dụng liệu pháp điều trị cắt cơn nào đi chăng nữa. Thông thường, bác sỹ và cơ sở điều trị sử dụng liều giảm dần và chỉ cắt cơn mà không có các dịch vụ hỗ trợ và điều trị thích hợp để làm giảm tỷ lệ tái nghiện và cần thiết để phục hồi dài hạn (Thông tin chi tiết hơn về các thuốc hỗ trợ điều trị và cắt cơn xem trong TIP tiếp theo Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc).

Buprenorphine: Một biện pháp điều trị nghiện CDTP mới

Với tính chất dược lý an toàn (xem Chương 2), Buprenorphine là một lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh nhân nghiện CDTP cũng như cho các bác sỹ tham gia điều trị. Buprenorphine là một chất bán đồng vận tại thụ thể µ (muy) của CDTP và đối vận tại thụ thể kappa. Nó có ái lực cao và hoạt tính nội tại thấp tại thụ thể µ và nó đẩy morphine, methadone, và các chất đồng vận toàn phần với CDTP khác khỏi các thụ thể này. Tác động đồng vận bán phần của buprenorphine cho nó nhiều đặc tính dược lý lý tưởng khác bao gồm: khả năng lạm dụng thuốc thấp, độ lệ thuộc cơ thể thấp (ít cảm giác khó chịu khi cắt cơn), và có trần tác động dù dùng ở liều cao, và độ an toàn cao hơn khi dùng quá liều so với các chất đồng vận toàn phần với CDTP.

Ở cùng mức liều dùng giảm đau, buprenorphine có tác dụng gấp 20-50 lần so với morphine. Khác với những chất đồng vận toàn phần với CDTP, vì có hoạt tính nội tại thấp ở thụ thể µ, nên khi liều tăng lên, tác động đồng vận của buprenorphine đạt trần và không tiếp tục tăng dù có tăng liều sử dụng - tác động trần.
Vì thế dù có dùng quá liều, buprenorphine ít gây ra suy hô hấp dẫn tới tử vong so với quá liều các chất đồng vận toàn phần CDTP khác tại thụ thể µ.

Trong các biện pháp điều trị nghiện CDTP bằng thuốc, vì là một chất bán đồng vận CDTP, nên buprenorphine được coi như nằm giữa các chất đồng vận CDTP toàn phần (ví dụ, methadone, LAAM) và chất đối vận CDTP (ví dụ, naltrexone, nalmefene). Nó có đủ đặc tính của chất đồng vận nên người nghiện CDTP nhận thấy tác động củng cố của thuốc và họ thường mô tả mình vẫn có cảm giác “bình thường”. Ở liều cao hơn, trong một số tình huống nhất định, tác động đối vận có thể gây ra hội chứng cai đột ngột nếu được sử dụng trên người đang lệ thuộc thể chất và vẫn đang duy trì đủ liều một chất đồng vận toàn phần. Trong trường hợp này, buprenorphine thay thế chất đồng vận toàn phần ở thụ thể µ nhưng nó không kích hoạt thụ thể với mức độ tương tự, dẫn đến tác dụng đồng vận bị giảm rõ rệt và gây ra hội chứng cai (xem Chương 2).

Cho tới năm 2002, chỉ một biệt dược của Buprenorphine được cấp phép lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ và đó là biệt dược đầu tiên được dùng để giảm đau (Buprenex®). Vào năm 2002, hai biệt dược của buprenorphine, dạng viên đặt dưới lưỡi đã được FDA phê duyệt để sử dụng trong điều trị nghiện CDTP là: biệt dược chỉ có buprenorphine (Subutex®) và phức hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone với tỷ lệ 4:1 (Suboxone®). Cả hai thuốc này đều nằm trong Danh mục III CDTP và vì vậy có thể sử dụng trong điều trị nghiện CDTP theo Đạo luật DATA 2000. Hình 1–1 trình bày các dạng bào chế hiện tại của Buprenorphine tại Hoa Kỳ. Đáng chú ý là, cho tới ngày tài liệu này được xuất bản, Subutex® và Suboxone® là hai biệt dược duy nhất của buprenorphine được chỉ định và được sử dụng hợp pháp trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ - Buprenex® và các biệt dược tương đương khác đều không được sử dụng để điều trị nghiện CDTP.

Có rất nhiều các nghiên cứu lâm sàng lớn về sử dụng buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ đã được tiến hành.
Vào năm 2002, hai biệt dược của buprenorphine, dưới dạng viên đặt dưới lưỡi đã được FDA phê duyệt để sử dụng trong điều trị nghiện CDTP…

Hơn thế nữa, do có ái lực mạnh với thụ thể CDTP, hội chứng cai do sử dụng buprenorphine gây ra sẽ khó xử trí và thuyên giảm. Buprenorphine chặn tác động của các chất đồng vận CDTP đưa vào cơ thể theo cách đáp ứng phù hợp với liều. Tác động này đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân có động cơ vì nó làm mất khoái cảm khi tiếp tục sử dụng CDTP.
Buprenorphine có thể gây khoái cảm, đặc biệt khi được sử dụng bằng đường tiêm. Buprenorphine gây ra lệ thuộc thể chất, dù mức độ lệ thuộc thấp hơn so với các chất đồng vận toàn phần CDTP. Người bệnh có vẻ dễ dừng sử dụng buprenorphine khi kết thúc điều trị hơn.

Buprenorphine có nhiều công dụng dược lý. Nó là một thuốc giảm đau mạnh và được sử dụng ở nhiều quốc gia với dạng viên đặt dưới lưỡi (Temgesic®) hàm lượng 0.3–0.4 mg với nguồn đồng tài trợ của Viện nghiên cứu quốc gia về Lạm dụng chất (NIDA) và Reckitt Benckiser, công ty giữ bản quyền Buprenorphine.
Kinh nghiệm lâm sàng tốt nhất về sử dụng buprenorphine cho điều trị nghiện CDTP là tại Pháp, nơi bắt đầu điều trị nghiện bằng buprenorphine tại các phòng khám từ tháng Hai năm 1996. Ở Pháp, buprenorphine có thể được kê đơn trong điều trị duy trì bởi cả bác sỹ chuyên khoa điều trị nghiện và bác sỹ đa khoa. Ước tính có gần 70.000 bệnh nhân đang được điều trị duy trì bằng buprenorphine tại Pháp.

Liều dùng buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP thường được nghiên cứu trong khoảng 1-2 mg đến 16–32 mg, phụ thuộc vào dạng thuốc (dạng dung dịch so với dạng viên), và thời gian điều trị có thể từ vài tuần cho tới nhiều năm. Đo lường hiệu quả điều trị thông qua ghi nhận việc sử dụng CDTP bất hợp pháp, mức độ duy trì điều trị, và đánh giá tác dụng không mong muốn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị buprenorphine giúp giảm sử dụng CDTP, duy trì bệnh nhân trong điều trị, ít tác dụng phụ và được hầu hết bệnh nhân chấp nhận (Johnson 1992; Johnson 2000;Ling 1996;Ling 1998; O’Connor 2000).

Mặc dù buprenorphine đã bị lạm dụng và tiêm chích bởi người nghiện CDTP ở các nước mà viên đặt dưới lưỡi được sử dụng với mục đích giảm đau, khả năng lạm dụng thuốc thấp hơn nhiều so với các chất đồng vận toàn phần với CDTP. Để giảm nguy cơ bị lạm dụng, viên đặt dưới lưỡi phối hợp buprenorphine và naloxone đã được hình thành bởi NIDA và công ty Reckitt Benckiser.

Phức hợp buprenorphine/naloxone giúp giảm nguy cơ bị lạm dụng so với buprenorphine đơn thuần trong nhiều nghiên cứu trên người nghiện CDTP. Nó hoạt động trên nguyên tắc là naloxone thường có tác dụng gấp 10-20 lần khi dùng qua đường tiêm so với đường đặt dưới lưỡi. Vì thế, nếu phức hợp được dùng qua đường đặt dưới lưỡi như hướng dẫn, hàm lượng nhỏ naloxone sẽ không ảnh hưởng tới tác dụng của buprenorphine. Nếu người nghiện CDTP hòa tan phức hợp này và tiêm, các đặc tính sinh khả dụng của naloxone sẽ tăng thông qua đường hấp thu chủ yếu có thể gây ra hội chứng cai CDTP.

Tổng kết và Đại cương của Hướng dẫn


Buprenorphine là một thuốc, khi được sử dụng trong những bối cảnh phù hợp, là một lựa chọn mới trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ. Buprenorphine có ưu điểm do những đặc tính dược lý độc đáo và tính an toàn cao, giúp tăng tuân thủ điều trị và giảm nguy cơ lạm dụng hoặc dùng quá liều. Bởi vì những đặc tính của buprenorphine không thường gặp, các bác sỹ có thể cần hỏi thêm các chuyên gia điều trị nghiện để hiểu rõ hơn đặc tính bán đồng vận với CDTP của thuốc và những lợi ích có được khi sử dụng thuốc trong điều trị nghiện CDTP.
Mặc dù, buprenorphine có những ưu điểm nổi trội với nhiều bệnh nhân, nó không phù hợp cho tất cả mọi người. Trước khi điều trị, cần tiến hành đánh giá toàn diện từng bệnh nhân và xây dựng một kế hoạch điều trị thực tế cho từng người được chấp nhận để điều trị bằng buprenorphine.

Chương 2 sẽ cung cấp thêm các thông tin về đặc tính dược lý của các CDTP nói chung và Buprenorphine nói riêng cùng với các khuyến cáo để sử dụng an toàn (đặc biệt khi có tương tác thuốc). Chương 3 trình bày tầm quan trọng của các hướng dẫn sàng lọc và các công cụ cụ thể để đánh giá ban đầu người bệnh. Chương 4 đưa ra hướng dẫn từng bước cụ thể để bắt đầu tiến hành, duy trì điều trị và phát triển một kế hoạch điều trị. Chương 5 bàn về hướng dẫn sử dụng buprenorphine trong Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, bao gồm phụ nữ mang thai, vị thành niên, người vừa ra khỏi khỏi “môi trường có kiểm soát”  (ví dụ, nhà tù), và cho cán bộ y tế mắc nghiện CDTP.
Chương 6 đề cập đến các thông tin quan trọng về chính sách và quy trình triển khai liên quan đến điều trị nghiện CDTP theo quy định của Đạo luật DATA 2000. Tài liệu tham khảo (xem Phụ lục A) cung cấp cho các bác sỹ nguồn tham khảo để họ có thể sử dụng trong xây dựng kế hoạch điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.
®
Cho tới ngày tài liệu này được xuất bản, Subutex® và Suboxone® là hai biệt dược duy nhất của Buprenorphine được FDA cho phép sử dụng trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ. Trong suốt những phần còn lại của tài liệu này, thuật ngữ buprenorphine sẽ được sử dụng cho cả hai biệt dược của buprenorphine dùng theo đường đặt dưới lưỡi này và cho bất cứ các biệt dược nào khác có thể được FDA cấp phép cho sử dụng trong tương lai. Khi trình bày về biệt dược chỉ có buprenorphine hoặc phức hợp thuốc buprenorphine/ naloxone, chúng tôi sẽ sử dụng tên theo thuốc gốc, hoặc tên thương mại của các sản phẩm hiện đã được phê duyệt (với ý nghĩa gồm tất cả các biệt dược tương tự từ thuốc gốc có thể được phê duyệt trong tương lai) hoặc bằng công thức đầy đủ.

Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng hướng dẫn này đại diện cho một cách tiếp cận, nhưng không nhất thiết là cách tiếp cận duy nhất trong điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine. Hướng dẫn này không phải là những quy định bắt buộc và phải áp dụng trong mọi trường hợp, mà nên được xem xét trong quá trình đánh giá và điều trị từng bệnh nhân. Bởi vì mỗi bệnh nhân đều có những điểm riêng và bởi vì hiểu biết khoa học và những thực hành lâm sàng tốt nhất thay đổi theo thời gian, việc áp dụng các hướng dẫn này trong điều trị một bệnh nhân cụ thể cần điều chỉnh theo nhu cầu của người bệnh, sự thay đổi của kiến thức khoa học và lâm sàng, và nhận định lâm sàng của bác sỹ.  

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


TS. BS. Laura McNicholas

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia

Phác đồ cải thiện điều trị TIP 

 

BỘ Y TẾ VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI HOA KỲ 

Cục Quản lý Dịch vụ Điều trị Nghiện và Sức khỏe Tâm thần

Trung tâm Quản lý Điều trị Nghiện

Số 1 đường Cherry Choke,

Rockville,MD 20857

Dịch bởi Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Điều trị Nghiện chất và HIV Việt Nam (VHATTC)

Hiệu đính bởi Bs. Hoàng Nam Thái (CDC), Bs. Vũ Huy Hoàng (SAMHSA), Bs. Nguyễn Xuân Đông (FHI360). VHATTC và các tác giả chịu trách về tính chính xác của phiên bản tiếng Việt này. 


PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA BUPRENORPHINE

LỜI MỞ ĐẦU

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN


PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) là những hướng dẫn thực hành tốt nhất trong việc điều trị các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. TIP được Cục Quản Lý Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần và Lạm Dụng Thuốc (SAMHSA) và Trung tâm


Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện (CSAT) cung cấp. Văn phòng Đánh giá, Phân tích và Tổng hợp Khoa học của CSAT dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức về lâm sàng, nghiên cứu và chuyên gia hành chính để đưa ra các TIP này. TIP được ngày càng chia sẻ rộng rãi tới các cơ sở và cá nhân trên toàn Hoa Kỳ. Vì các rối loạn do lạm dụng rượu và các chất gây nghiện đang trở thành một vấn đề lớn, nhiều độc giả của các TIP là các cơ sở công và tư điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.


Sau khi một chủ đề được lựa chọn, CSAT đã thành lập một Hội đồng nguồn gồm các cán bộ từ các văn phòng liên bang và cơ quan chính phủ có liên quan để đưa ra các gợi ý cho những lĩnh vực cụ thể cần quan tâm và nguồn lực cần thiết để phát triển nội dung của TIP. Những khuyến nghị này sẽ được chuyển đến Hội đồng chuyên gia, gồm các chuyên gia được bầu chọn bởi các đồng nghiệp. Hội đồng tham gia vào nhiều cuộc thảo luận. Những thông tin và khuyến nghị được thống nhất là cơ sở phát triển nội dung các TIP. Các thành viên của từng Hội đồng chuyên gia đại diện cho các chương trình điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện tại các bệnh viện, trạm y tế, chương trình tư vấn, văn phòng về quản lý tội phạm và chăm sóc trẻ em, và các cán bộ trong dịch vụ tư nhân. Một chủ tịch hội đồng (hoặc các đồng chủ tịch) đảm bảo rằng hướng dẫn phản ánh kết quả của sự phối hợp làm việc của các thành viên.


Sau đó, một nhóm gồm nhiều các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ rà soát chi tiết nội dung tài liệu. Hội đồng chuyên gia về Buprenorphine, gồm các chuyên gia hàng đầu về lạm dụng chất gây nghiện trong các lĩnh vực có liên quan như chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe tâm thần và dịch vụ xã hội, sẽ làm việc cùng với Hội đồng chuyên gia và Khoa dượctrị liệucủa CSAT để đưa ra những thay đổi và cập nhật cho các chủ đề của TIP dựa trên nhu cầu thực tế về thông tin và các hướng dẫn. Sau khi đáp ứng được các góp ý của những các cán bộ trong cộng đồng, TIP sẽ được hoàn thiện và đưa vào xuất bản, có cả bản in và bản điện tử.


Các TIP đều có thể tải về hoặc đọc trực tuyến (online) từ trang web:

="http://www.kap.samhsa.gov/a>

Vì được ấn bản dưới dạng tài liệu điện tử, các TIP có thể được cập nhật dễ dàng và tiếp tục được sử dụng trong cộng đồng với thông tin mới nhất. Mặc dù mỗi TIP đều là những bằng chứng khoa học được áp dụng vào trong thực hành như các chuyên gia đã khuyến nghị, CSAT hiểu rằng lĩnh vực điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện có tiến bộ liên tục và các nghiên cứu thường có độ trễ so với các phát minh mới trong điều trị. Nhiệm vụ chính của từng TIP là đưa ra các thông tin “tuyến đầu” một cách nhanh chóng và có trách nhiệm. Vì lý do này, các khuyến cáo trong TIP đều được trích dẫn bởi kinh nghiệm của các chuyên gia trong hội đồng hoặc từ các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy. Các thông tin đưa ra đều được trích dẫn nguồn nếu có nghiên cứu hỗ trợ.


Tài liệu TIP này, Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, cung cấp hướng dẫn thống nhất dựa trên bằng chứng về sử dụng Buprenorphine,một lựa chọn mới cho điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Mục tiêu của TIP này là cung cấp thông tin cho bác sỹ để đưa ra các quyết định điều trị và thực hành dựa trên bằng chứng khi sử dụng Buprenorphinetrong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP). Hướng dẫn này cung cấp thông tin về nhiều chủ đề liên quan đến sử dụng Buprenorphine, bao gồm sinh lý học và dược lý của


CDTP, nghiện các CDTP và điều trị bằng Buprenorphine; sàng lọc và đánh giá vấn đề liên quan đến nghiện các CDTP; phác đồ chi tiết điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine; quản lý các Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt; và chính sách và quá trình liên quan đến điều trị nghiện CDTP tại phòng khám theo mô hình được xây dựng dựa trên Luật Điều trị nghiện Ma túynăm 2000. TIP này là một bước của CSAT nhằm đạt được mục tiêu của mình trong hỗ trợ các lãnh đạo của quốc gia đi đến tiếng nói chung trong phát triển điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ.


Các TIP khác có thể yêu cầu trực tiếp qua Văn phòng thông tin về Sử dụng rượu và chất gây nghiện của SAMHSA (NCADI),(800) 729-6686 hoặc (301) 468-2600; TDD (cho người khiếm thính),(800) 487-4889. Xem thêm tại: http://www.kap.samhsa.gov 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

Chủ tịchLaura McNicholas, M.D.,
Ph.D.Clinical Assistant Professor Department of Psychiatry University of Pennsylvania Treatment Research Center Philadelphia, Pennsylvania

Thành viên

Tony Aguilar,L.M.F.T.
Legislative Consultant California Department of Social Services Sacramento, California
DanielAlford, M.D., M.P.H.
Association for Medical Education and Research in Substance Abuse(AMERSA)
Assistant Professor of Medicine Boston University School of Medicine
Clinical Addiction Research and Education Unit Boston, Massachusetts

Catherine T. Baca, M.D.
Clinical Supervisor Center on Alcoholism, SubstanceAbuse, and Addictions Albuquerque, New Mexico

ThomasJ. Croce, Jr.,R.Ph.
(replacing JannB.Skelton)
Senior Manager Strategic Alliances American Pharmaceutical Association Philadelphia, Pennsylvania
George De Leon, Ph.D.
Director Center for Therapeutic Community Research of The National Development and Research Institutes NewYork,NewYork

ElizabethF. Howell,
M.D.Senior Medical Editor Atlanta, Georgia

Martin Iguchi
Ph.D.Senior Behavioral Scientist Director Drug Policy Research Center Rand Corporation Santa Monica, California

HerbertD. Kleber,
M.D.Professor of Psychiatry Director The Division on Substance Abuse Columbia University NewYork, NewYork
ErvinLewis, M.D.
AreaChief Medical Officer Albuquerque Area Indian Health Service Albuquerque, NewMexico
JamesJ. Manlandro, D.O.
Medical Director Family Addiction Treatment Services Rio Grande, NewJersey
AndrewJ. Saxon, M.D.
Professor Department of Psychiatry and Behavioral Sciences University of Washington
Center of Excellence in Substance Abuse Treatmentand Education
VAPuget Sound Health Care System Seattle, Washington

CharlesR. Schuster, Ph.D.
Professor Department of Psychiatry and Behavioral Neuroscience
WayneState University School of Medicine
Detroit, Michigan

Audrey Sellers, M.D.
Medical Director
Bay Area Addiction Researchand Treatment, Inc.
SanFrancisco, California
JannB. Skelton, R.Ph., M.B.A.
Vice President
U.S. Wellness, Inc.Gaithersburg,
Maryland

David E. Smith, M.D.
President and Founder
Haight Ashbury Free Clinic San Francisco, California

Eric C.Strain,M.D.
Professor
Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland

Joycelyn Woods, M.A.
President
National Alliance of Methadone Advocates NewYork, NewYork

 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA BUPRENORPHINE 

Chủ tịchEric C.Strain,M.D.
Professor Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland
Leslie Amass, Ph.D.
Principal Investigator Friends Research Institute, Inc. LosAngeles, California
David Fiellin, M.D.
Associate Professor of Medicine Yale University School of Medicine Primary Care Center Yale-NewHaven Hospital NewHaven, Connecticut

R. E. Johnson, Pharm.D.
Professor Department of Psychiatry and  Behavioral Sciences Behavioral Pharmacology Research Unit Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland

ThomasR. Kosten, M.D. 
Professor of Psychiatry Yale University School of Medicine Deputy Chief of Psychiatry Research VA Connecticut Healthcare System WestHaven, Connecticut

James J. Manlandro, D.O.
Medical Director Family Addiction Treatment Services Rio Grande, NewJersey
Elinore F. McCance-Katz, M.D., Ph.D. Professor of Psychiatry and Chair Addiction Psychiatry Medical College of Virginia
Virginia Commonwealth University Richmond,
VirginiaJoe Merrill, M.D., M.P.H.
Research Scientist Division of General Medicine Harbor view Medical Center Seattle, Washington

Geoff Mumford, Ph.D.
American Psychological
Association Washington,
District of Columbia

Richard T. Suchinsky, M.D.
Associate Director for Addictive Disordersand
Psychiatric Rehabilitation
U.S. Department of Veterans Affairs
Veterans Health Administration Washington, District of Columbia


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc chăm sóc bệnh nhân có rối loạn do sử dụng nghiện chất. Chúng ta biết nhiều hơn về các phương pháp điều trị phục hồi cho người lạm dụng chất gây nghiện với chất lượng chăm sóc và dịch vụ được cải thiện đáng kể. Từ đó, chúng ta đạt được các mục tiêu về cải thiện chất lượng sống cho những người lạm dụng chất gây nghiện và triển khai được hệ thống CSSK ở từng cộng đồng trên cả nước. Chúng ta hướng đến một cuộc sống cộng đồng cho tất cả mọi người.


Bộ Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) để tăng cường và hỗ trợ việc điều trị cho người có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. TIPcung cấp cho chúng ta những kiến thức và thực hành tốt nhất từ các bác sỹ, cán bộ chương trình và người chi trả cho điều trị. Bộ sách là kết quả làm việc nghiêm túc của các chuyên gia dựa trên các kết quả nghiên cứu về dịch vụ y tế và thực hành lâm sàng có liên quan, những kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu từ thực tế. Với từng chủ đề của TIP, một hội đồng chuyên gia (gồm các nghiên cứu viên về lâm sàng thuộc cơ quan tư nhân, bác sỹ, người quản lý chương trình và bệnh nhân) đưa ra các chủ điểm và thảo luận những thực hành tốt nhất cho đến khi đạt được thống nhất chung.


Bằng tài năng, sự tận tụy và nỗ lực làm việc hết mình, các chuyên gia trong hội đồng và nhóm biên soạn đã đưa ra tài liệu này để làm cầu nối từ kết quả của các nghiên cứu đến nhu cầu thực tiễn trong công việc của các bác sỹ và người quản lý. Xin chân thành cảm ơn những cá nhân đã làm việc cùng chúng tôi để cải thiện việc điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.


Hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và bạn sẽ đồng hành cùng chúng tôi với mục tiêu giúp đỡ tất cả những công dân Hoa Kỳ có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện được khỏe mạnh, cải thiện cuộc sống của mình trong các cộng đồng trên toàn quốc.


CharlesG. Curie, M.A., A.C.S.W.

Administrator

Substance Abuseand Mental Health Services Administration

H. WestleyClark,  M.D., J.D.,  M.P.H., CAS, FASAM

Director, Center for Substance Abuse Treatment Substance Abuseand Mental Health Services Administration


TÓM TẮT HƯỚNG DẪN

Luật liên bang, Luật Điều trị Nghiện ma túy năm 2000 (DATA 2000), đã đưa ra những quy định mới trong hỗ trợ điều trị nghiện CDTP bằng thuốc tại Hoa Kỳ. Theo đạo luật DATA 2000, việc sử dụng các thuốc dạng thuốc phiện (Opioid) để điều trị nghiện Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) chỉ được phép khi có sự đồng ý từ Liên bang thông qua Chương trình điều trị nghiện CDTP (OTP) (ví dụ, tại các cơ sở điều trị methadone), và các loại thuốc trong Danh mục II bằng CDTP methadone và levo-alpha-acetyl-methadol (LAAM), chỉ được cấp phát chứ không được kê đơn*. Hiện tại, theo Đạo luật DATA 2000, các bác sỹ có chứng nhận ở các phòng khám và các cơ sở y tế khác ngoài hệ thống OTP có thể kê đơn và/hoặc cấp phát thuốc Opioid trong Danh mục III, IV, và V để điều trị nghiện CDTP nếu các loại thuốc này được đồng ý sử dụng với mục đích điều trị nghiện bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). (Toàn văn Đạo luật DATA 2000 có thể xem tại http://www.buprenorphine.samhsa.gov


Vào tháng 10/2002, FDA đã phê duyệt 2 loại thuốc dùng dưới lưỡi trong Danh mục III về Buprenorphine là thuốc bán đồng vận Opioid trong điều trị nghiện CDTP. Các thuốc này, Subutex® (Buprenorphine) và Suboxone® (Buprenorphine/naloxone), là những thuốc đầu tiên cho đến nay trong Danh mục III, IV, hoặc V đã được FDA phê duyệt và có thể sử dụng theo Đạo luật DATA 2000. Điều trị Buprenorphine tại phòng khám giúp cho việc chăm sóc người nghiện là một hoạt động trong chăm sóc y tế ban đầu, do đó tiếp cận với điều trị nghiện được tăng mạnh và mang lại hy vọng cho hàng ngàn người nghiện.


DATA 2000 định hướng cho SAMHSA phát triển các Phác đồ cải thiện điều trị (TIP), tài liệu bao gồm các hướng dẫn tốt nhất cho thực hành


Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lo ngại về nguy cơ gây Rối loạn nhịp tim của LAAM ở một số ít bệnh nhân, vào 1/1/2004, nhà sản xuất duy nhất của loại thuốc này đã tạm ngừng sản xuất thuốc... điều trị nghiện CDTP. Tài liệu Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, là một trong những ấn phẩm nhằm cải thiện chất lượng điều trị. Tài liệu được SAMHSA và một nhóm các chuyên gia độc lập trong lĩnh vực điều trị lạm dụng chất gây nghiện, với sự tư vấn của Viện Nghiên cứu Lạm Dụng Chất gây nghiệnQuốc Gia (NIDA), Cục Phòng chống ma túy (DEA) và FDA xây dựng. Mục tiêu của TIP này là cung cấp cho bác sỹ các hướng dẫn thực hành dựa trên bằng chứng về việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Vì vậy, những độc giả đầu tiên của TIP này là các bác sỹ quan tâm đến việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Trong quá trình phát triển TIP này, hội đồng chuyên gia, gồm các chuyên gia nghiên cứu và lâm sàng trong lĩnh vực điều trị nghiện CDTP, nhận ra rằng trong khi Buprenorphine là một niềm hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân, chỉ điều trị bằng thuốc đơn thuần, về lâu dài, thường sẽ không thành công. Vì thế, hướng dẫn này nhấn mạnh rằng để đạt được kết quả tối ưu chúng ta cần quan tâm giải quyết đồng thời các vấn đề y tế và tâm lý xã hội cho mỗi cá nhân người bệnh.


TIP này bao gồm 6 Chương và 10 phụ lục, bao gồm một danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo (Phụ lục A, Tài liệu tham khảo). Chương 1, Giới thiệu, mô tả các dữ liệu cơ bản về nghiện CDTP, các cách tiếp cận điều trị cũ, và mới theo quy định Đạo luật DATA 2000.


Chương 2 về Dược lý trình bày chi tiết về sinh lý và dược lý học của CDTP nói chung, và Buprenorphine nói riêng. Chương này cũng cung cấp tổng quan tài liệu y văn về độ an toàn và hiệu quả của việc Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Chương 3, Đánh giá bệnh nhân, tổng hợp các cách tiếp cận để sàng lọc và đánh giá người nghiện CDTP và ai sẽ được điều trịbằng thuốc Buprenorphine.


Chương 4, Phác đồ điều trị, trình bày các phác đồ điều trị chi tiết bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, bao gồm cả các cách tiếp cận điều trị duy trì và điều trị cắt cơn.


Chương 5, Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, thảo luận về các nhóm quần thể đặc thù và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị bằng Buprenorphine. Điều trị cho các nhóm quần thể này cần phải hiểu rõ các nguồn lực hiện có và thường cần sự phối kết hợp điều trị với các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác.


Chương 6, Chính sách và Quy trình triển khai, thảo luận các vấn đề và quy định pháp lý liên quan đến điều trị nghiện CDTP, bao gồm các quy trình thực hành và hoạt động đánh giá năng lực cần thiết của bác sỹ như được đề cập trong DATA 2000 để cung cấp điều trị nghiện CDTP tại phòng khám, các chính sách và quy trình thực hành gợi ý, độ an toàn và tính bảo mật các thông tin về điều trị nghiện CDTP , và sử dụng Buprenorphine trong các OTP.


Dưới đây là tổng hợp các nội dung của tài liệu này theo Chương.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày tổng quan lạm dụng chất gây nghiện hiện nay ở Hoa Kỳ, bao gồm cả bối cảnh lịch sử liên quan đến việc điều trị hiện tại, quy mô của nghiện CDTP , cách tiếp cận điều trị trước đây và giới thiệu về việc Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Nghiện CDTP không chỉ là sử dụng sai và lạm dụng heroin, mà còn bao gồm một vấn đề ít được đề cập là sử dụng sai và lạm dụng thuốc có CDTP được kê đơn trong điều trị giảm đau như hydrocodone, oxycodone và meperidine.


Tỷ lệ lạm dụng nghiện chất CDTP được kê đơn có xu hướng tăng. Tỷ lệ cấp cứu liên quan đến dùng thuốc có CDTP trong điều trị giảm đau đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn từ 1994 đến 2001. Số liệu gần đây cho thấy ít nhất 15 khu vực đô thị, hơn hai thuốc giảm đau có chứa nghiện chất - chủ yếu là oxycodone, hydrocodone và codeine - được xếp trong 10 loại thuốc thường gặp nhất trong các ca tử vong do lạm dụng thuốc (SAMHSA 2002b).


Tỷ lệ nghiện heroin ở Hoa Kỳ cũng tăng trong thời gian qua và hiện đang ở mức cao nhất từ thập kỷ 1970. Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Ma Túy Quốc Gia (ONDCP) dự đoán có tới 810.000 đến 1.000.000 người nghiện heroin trong năm 2000 tại Hoa Kỳ (ONDCP 2003).


Các chương trình điều trị duy trì bằng methadone (gồm các hoạt động: tư vấn, định hướng nghề nghiệp, chuyển gửi, và theo dõi việc sử dụng ngiện chất đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ sử dụng CDTP và phạm tội có liên quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm. Hơn thế nữa, điều trị trong những chương trình này giúp cải thiện sức khỏe, thể chất và trí tuệ cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng CDTP. Tuy nhiên, Chương trình điều trị duy trì bằng methadone không đáp ứng được tốc độ tăng nhanh chóng về số người nghiện CDTP.


Hơn 20 năm trước đây, Buprenorphine đã được xác định là một loại thuốc có khả năng được sử dụng trong điều trị duy trì cho người nghiện CDTP. Các nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ vừa qua đã chứng minh được độ an toàn và hiệu quả của Buprenorphine trong điều trị. Việc ban hành Đạo Luật DATA 2000 đã giúp cho các bác sỹ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


CHƯƠNG 2: DƯỢC LÝ

Buprenorphine có các đặc tính dược lý độc đáo giúp nó trở thành một loại thuốc hiệu quả và được chấp nhận  trong danh mục các thuốc được sử dụng để điều trị nghiện CDTP. Chương này trình bày tổng quan về dược lý của thuốc đối vận và thuốc đồng vận CDTP, cũng như thành phần của Thuốc bán đồng vận CDTP Buprenorphine.


Thuốc kích thích Thụ thể CDTP trên các nơ rôn được gọi là thuốc đồng vận với CDTP). Heroin và methadone là các thuốc đồng vận CDTP. Sử dụng nhiều lần các thuốc đồng vận CDTP dẫn đến lệ thuộc thuốc và gây ra hiện tượng dung nạp. Lệ thuộc thuốc về mặt thể chất có biểu hiện rõ thông qua hội chứng cai và các biểu hiện do hiện tượng giảm, ngừng hoặc mất hoạt tính của chất tại các thụ thể. Ngược lại, nghiện, là các rối loạn về hành vi có đặc điểm lệ thuộc vào chất gây nghiện thông qua nỗ lực cố gắng tìm kiếm hoặc sử dụng dù biết nó có hại về xã hội, tâm trí, và/hoặc thể chất. Nghiện CDTP thường, nhưng không phải luôn luôn, có đủ các biểu hiện kết hợp hiện tượng dung nạp, lệ thuộc thuốc và các hội chứng cai.


Chất gắn với các thụ thể CDTP nhưng ức chế thay vì kích thích các thụ thể này được gọi là thuốc đối vận với CDTP. Ví dụ các thuốc đối vận là naltrexone và naloxone.


Thuốc bán đồng vận CDTP là những thuốc kích thích thụ thể, nhưng với mức độ thấp hơn các thuốc đồng vận toàn phần. Tăng liều của các thuốc bán đồng vận cũng không làm tăng tác dụng kích thích giống như các thuốc đồng vận toàn phần. Tác động đồng vận của thuốc này đạt mức cao nhất ở một liều trung bình và không tăng lên dù tăng liều. Buprenorphine là Thuốc bán đồng vận CDTP. Và do đặc tính đồng vận bán phần này, Buprenorphine là một loại thuốc an toàn và một lựa chọn hiệu quả trong điều trị nghiện CDTP. Buprenorphine có đầy đủ các đặc tính của Thuốc đồng vận CDTP nên nó có tác động điều trị tích cực và dễ chịu khi dùng điều trị cho


những người đã từng dùng và có trải nghiệm về CDTP nhưng chưa bị lệ thuộc. Chính những tác động tích cực này hỗ trợ việc tuân thủ điều trị bằng Buprenorphine ở người nghiện CDTP.


Buprenorphine chiếm giữ các thụ thể CDTP nhờ ái lực mạnh vì vậy nó chặn tác động của các chất đồng vận toàn phần. Buprenorphine phân ly chậm khỏi thụ thể CDTP. Do vậy, Buprenorphine cho phép dùng hàng ngày hoặc thưa hơn, có thể chỉ sử dụng thuốc 3 lần một tuần  như một số nghiên cứu đã cho thấy.


Buprenorphine có thể bị lạm dụng do tác dụng đồng vận tới thụ thể CDTP. Tuy nhiên, khả năng bị lạm dụng của Buprenorphine thấp hơn nếu so với các CDTP đồng vận toàn phần. Phác đồ điều trị phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone đã được sử dụng để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc qua đường tiêm. Bác sỹ kê đơn hoặc cấp phát Buprenorphine hoặc Buprenorphine/naloxone cần phải giám sát việc tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc sai mục đích.


Do tương tác thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, Buprenorphine cần phải được sử dụng rất cẩn trọng khi dùng chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là với benzodiazepine, các thuốc ngủ, thuốc đối vận CDTP, thuốc đồng vận CDTP và thuốc bị chuyển hóa bởi hệ Cytochrome P450 3A4.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN

Chương 3 trình bày các cách tiếp cận để sàng lọc, đánh giá, và chẩn đoán liên quan đến nghiện CDTP giúp đưa ra quyết định phù hợp để sử dụng Buprenorphine trong điều trị. Các bước đầu tiên cần thực hiện để tiến hành quản lý điều trị nghiện CDTP là:


(1) Sử dụng công cụ sàng lọc phù hợp để xác định bệnh nhân có vấn đề về nghiện CDTP

(2) Đánh giá bổ sung để mô tả rõ ràng các vấn đề liên quan nghiện CDTP của người bệnh. Khi chỉ định điều trị, phải cân nhắc cách tiếp cận điều trị phù hợp nhất, địa điểm điều trị và liều điều trị dựa trên thông tin về nhu cầu, sở thích của người bệnh, tiền sử nghiện, các bệnh và rối loạn tâm thần kèm theo, và mức độ sẵn sàng thay đổi. Buprenorphine là một lựa chọn điều trị cho nhiều người nhưng không phải cho tất cả mọi người.


SÀNG LỌC

Trong Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, Hội đồng chuyên gia khuyến nghị rằng các bác sỹ cần sàng lọc thường xuyên và định kỳ tất cả bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện và các vấn đề liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện, không chỉ những bệnh nhân có biểu hiện nghiện đặc trưng. Có nhiều bộ công cụ đã được chuẩn hóa dùng để sàng lọc. Nội dung chi tiết của các bộ công cụ sàng lọc được lựa chọn này xin xem trong Phụ lục B, Các công cụ Đánh giá và Sàng Lọc.


ĐÁNH GIÁ

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy người bệnh có rối loạn do sử dụng CDTP, họ cần được đánh giá bổ sung để mô tả rõ ràng vấn đề liên quan đến nghiện CDTP của họ, xác định tình trạng sức khỏe hoặc biến chứng hoặc tâm thần, quyết định nơi điều trị và cường độ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Đánh giá tổng thể có thể cần qua nhiều lần khám nhưng các xử trí ban đầu  cũng nên được tiến hành trong giai đoạn này.


Tài liệu hướng dẫn này đưa ra các khuyến nghị về kỹ thuật phỏng vấn hiệu quả và đánh giá tiền sử toàn diện của bệnh nhân, thăm khám, và khuyến nghị các xét nghiệm cận lâm sàng ban đầu cho bệnh nhân nghiện CDTP.


Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng cần tiến hành sàng lọc ban đầu và sàng lọc trong khi sử dụng để phát hiện hoặc xác nhận tình trạng đang sử dụng đồng thời các chất gây nghiện (ví dụ, rượu, benzodiazepine, barbiturate), có thể làm cho việc quản lý bệnh nhân trở nên phức tạp. Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng và được xem như là biện pháp có tính chi phí hiệu quả cao nhất.


CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN DO SỬ DỤNG CDTP

Sau khi đã đánh giá toàn diện bệnh nhân, nên đưa ra chuẩn đoán chính thức. Nguyên tắc chung là trước khi quyết định điều trị duy trì bằng Buprenorphine, bệnh nhân cần được chẩn đoán về sự phụ thuộc vào CDTP, như định nghĩa trong Sổ Tay Chẩn Đoán và Thống Kê các Rối Loạn


Tâm Thần, Ấn bản lần 4 (DSM-IV-TR) (Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ 2000). Chẩn đoán này không chỉ dựa trên sự phụ thuộc về thể chất mà cả tình trạng lệ thuộc buộc phải sử dụng CDTP dù biết nó có hại (Xem DSM- IV-TR tiêu chuẩn chẩn đoán trong Phụ lục C, DSM-IV-TR.)


QUYẾT ĐỊNH TÍNH PHÙ HỢP CỦA ĐIỀU TRỊ BẰNG BUPRENORPHINE

Cách tiếp cận cụ thể để quyết định tính phù hợp điều trị của Buprenorphine cho người có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện được trình bày trong Hướng dẫn. Đánh giá bao gồm việc đưa ra quyết định nếu bệnh nhân có động cơ phù hợp và cả các chống chỉ định do các bệnh đồng diễn về nội khoa và tâm thần.


Bệnh nhân có tiêu chí phù hợp để sử dụng Buprenorphine trong điều trị là những người:

  • - Quan tâm đến điều nghiện CDTP

  • - Không có chống chỉ định sử dụng điều trị  Buprenorphine

  • - Có khả năng tuân thủ điều trị

  • - Hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine

  • - Sẵn sàng tuân theo những cảnh báo về tính an toàn khi điều trị bằng Buprenorphine

  • - Đồng ý tham gia vào điều trị sau khi đã nghe thông tin đầy đủ về các lựa chọn biện pháp điều trị khác nhau


Những bệnh nhân không nên được điều trị bằng Buprenorphine tại phòng khám là những cá nhân có một hay nhiều tiêu chí sau:

  • - Đồng thời lệ thuộc benzodiazepine liều cao hoặc các chất Ức chế thần kinh trung ương khác (bao gồm cả rượu)

  • - Các rối loạn tâm thần đồng diễn chưa được điều trị

  • - Có ý định hoặc đã từng nhiều lần chủ động tự tử hoặc giết người

  • - Từng điều trị nhiều lần trước đây liên quan đến rối loạn do sử dụng chất gây nghiện và tái nghiện nhiều lần (khác các trường hợp nếu bệnh nhân từng nhiều lần cố gắng cắt cơn nghiện và sau đó lại tái nghiện, những bệnh nhânđạt tiêu chí quan trọng trong tham gia điều trị duy trì lâu dài)

  • - Đáp ứng không tốt với lần điều trị bằng Buprenorphine trước đó

  • - Có nguy cơ cao về khả năng bị các biến chứng.


CHƯƠNG 4: CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Chương này cung cấp phác đồ điều trị bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Rất nhiều các yếu tố lâm sàng được đánh giá, bao gồm cả việc bệnh nhân lệ thuộc CDTP có thời gian bán hủy nhanh hay chậm, và các tiếp cận điều trị là duy trì hay điều trị cắt cơn (phải kết hợp với điều trị  trên nguyên tắc kiêng nhịn lâu dài hoặc dùng thuốc đối vận naltrexoneh có thể phù hợp với các bệnh nhân này).


ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ

Điều trị duy trì bằng Buprenorphine cho người nghiện CDTP bao gồm 3 giai đoạn: (1) Dò liều, (2) Ổn định, và (3) Duy trì. Dò liều là giai đoạn đầu tiên của điều trị bằng Buprenorphine bao gồm việc giúp đỡ bệnh nhân chuyển từ lạm dụng CDTP sang dùng Buprenorphine. Mục đích của giai đoạn Dò liều là tìm ra liều Buprenorphine tối thiểu để bệnh nhân ngừng hoặc giảm đáng kể việc sử dụng CDTP và không gặp các triệu chứng


cai, giảm thiểu các tác dụng phụ và không có biểu hiện thèm nhớ. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng việc sử dụng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone có thể thực hiện trong giai đoạn Dò liều (và cho cả giai đoạn Ổn định và duy trì) với hầu hết bệnh nhân. Hội đồng cũng khuyến cáo thêm rằng những liều đầu tiên trong giai đoạn Dò liều cần được giám sát; những liều sau đó có thể được cho qua kê đơn.


Để giảm thiểu nguy cơ vã thuốc đột ngột, bệnh nhân chuyển từ các CDTP có tác động dài hạn (ví dụ, methadone, morphine phóng thích chậm, oxycodone phóng thích chậm) sang Buprenorphine cần được khởi liều bằng phác đồ đơn trị liệu Buprenorphine, nhưng sẽ chuyển sang phác đồ phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone ngay sau đó. Do nguy cơ gây vã thuốc đột ngột của naloxone ở bà mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai thích hợp với điều trị bằng Buprenorphine cần được khởi liều và duy trì bằng phác đồ đơn trị liệu Buprenorphine.


Giai đoạn Ổn định được bắt đầu khi bệnh nhân không có biểu hiện của Hội chứng cai, có ít hoặc không có biểu hiện tác dụng phụ và có thể kiểm soát được việc thèm thuốc đồng vận CDTP. Có thể cần điều chỉnh liều trong thời gian đầu của giai đoạn này, và việc thường xuyên tương tác với bệnh nhân có thể làm tăng tuân thủ điều trị.


Giai đoạn dài nhất là giai đoạn điều trị duytrì bằng Buprenorphine. Thời gian điều trị duy trì có thể khó xác định. Trong giai đoạn này, cần lưu ý các vấn đề tâm lý xã hội và gia đình mà đã được xác định là có ảnh hưởng đến lạm dụng chất gây nghiện của bệnh nhân.


ĐIỂU TRỊ HỘI CHỨNG CAI TRÊN LÂM SÀNG (CẮT CƠN)

Buprenorphine có thể sử dụng để điều trị cắt cơn cho bệnh nhân dùng CDTP và các bệnh nhân nghiện CDTP đang được điều trị bằng các thuốc đồng vận như methadone hoặc LAAM.


Mục tiêu của việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị cắt cơn CDTP là để giúp bệnh nhân ngừng dùng CDTP hoặc thuốc thay thế CDTP từ tình trạng lệ thuộc thể chất, trong khi  giảm thiểu các triệu chứng của Hội chứng cai (và tránh được các tác dụng không mong muốn của Buprenorphine).


Điều trị cắt cơn bằng Buprenorphine bao gồm giai đoạn Khởi liều và giai đoạn Giảm liều. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân lệ thuộc vào các CDTP có tác dụng ngắn (ví dụ, hydromorphone, oxycodone, heroin) nên được khởi liều có giám sát lâm sàng trực tiếp bằng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone. Sử dụng Buprenorphine (phác đồ đơn hoặc phối hợp thuốc Buprenorphine/ naloxone) để cắt cơn các CDTP tác dụng dài (như methadone và LAAM) chỉ nên dùng cho bệnh nhân có sức khỏe và tâm lý ổn định, và cần được tiến hành phối kết hợp với cơ sở điều trị nghiện đang điều trị cho bệnh nhân.


CÁC LIỆU PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC

Chỉ điều trị bằng thuốc là chưa đủ trong điều trị nghiện. Với đa phần bệnh nhân, tư vấn về lạm dụng chất gây nghiện – cá nhân hoặc theo nhóm – và tham gia vào chương trình tương hỗ là những cấu phần quan trọng của điều trị nghiệntoàn diện. Một phần của tập huấn điều trị nghiện CDTP là các bác sỹ cần đạt được kiến thức tối thiểu về các can thiệp ngắn giúp bệnh nhân khi tái nghiện. Bác sỹ điều trị nghiện cần phải đảm bảo  tư vấn cho người bệnh hoặc giới thiệu đến các chuyên gia tâm lý uy tín. Thực tế, Đạo luật DATA 2000 quy định rằng khi bác sỹ đăng ký với SAMHSA để tiến hành điều trị nghiện ngoài các cơ sở điều trị nghiện, họ phải chứng minh được khả năng chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở tư vấn phù hợp và hiểu được các liệu pháp không dùng thuốc khác.


THEO DÕI ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân và các bác sỹ cần cùng nhau thống nhất mục tiêu điều trị và xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên vấn đề và nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Trong giai đoạn điều trị ổn định, thời gian đầu bệnh nhân điều trị duy trì cần được khám ít nhất một lần mỗi tuần. Khi đã có liều điều trị Buprenorphine ổn định và các  xét nghiệm  thể hiện bệnh nhân không còn sử dụng ma túy, bác sỹ có thể quyết định giảm số lần khám (hai tuần hoặc một tháng một lần). Trong quá trình điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine, xét nghiệm xác định sử dụng ma túy nên được tiến hành ít nhất 1 lần/tháng.


CHƯƠNG 5: QUẦN THỂ CÓ NHU CẦU CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT

Chương này thảo luận về cách tiếp cận với bệnh nhân thuộc quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hoặc có vấn đề sức khỏe hoặc hành vi cần phải xem xét kỹ lưỡng khi đánh giá và điều trị nghiện CDTP.


BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH KHÁC KÈM THEO

Người nghiện CDTP thường có các vấn đề sức khỏe khác đi kèm do hậu quả các hành vi nguy cơ cao và do tác động trực tiếp của độc tính ngắn hạn hoặc dài hạn của chất gây nghiện. Với người nghiện CDTP được điều trị bằng Buprenorphine, chúng ta cần sàng lọc và quản lý các vấn đề sức khỏe thường gặp đi kèm và để dự đoán trước các nguy cơ tương tác thuốc.


PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ TRẺ SƠ SINH

Không có nhiều bằng chứng về tác dụng có hại của thuốc lên phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh khi điều trị bằng Buprenorphine nhưng đây là những kết quả từ những nghiên cứu trường hợp chứ không phải từ các nghiên cứu có đối chứng. Methadone hiện được sử dụng là loại thuốc tiêu chuẩn trong điều trị nghiện cho phụ nữ mang thai tại Hoa Kỳ. Phụ nữ mang thai khi điều trị  nghiện nên được chuyển đến các cơ sở điều trị chuyên biệt trong chương trình điều trị duy trì bằng methadone. Nếu không có dịch vụ chuyên biệt hoặc bản thân người phụ nữ từ chối nhận dịch vụ này, điều trị duy trì bằng Buprenorphine có thể được cân nhắc như một giải pháp thay thế.


VỊ THÀNH NIÊN/THANH NIÊN

Buprenorphine có thể là một lựa chọn hữu ích trong điều trị nghiện cho vị thành niên. Tuy nhiên, việc điều trị cho nhóm này có thể phức tạp do các vấn đề liên quan đến y tế, pháp luật và chuẩn mực xã hội. Các bác sỹ có ý định điều trị cho vị thành niên cần phải nắm rõ luật và quy định của tiểu Bang liên quan đến sự đồng ý của cha mẹ. Bác sỹ không chuyên về điều trị nghiện nên cân nhắc giới thiệu vị thành niên đến các chuyên gia. Hơn nữa, các cơ quan bảo vệ trẻ em của tiểu Bang cũng là nguồn tham khảo quý giá khi giúp định hướng điều trị nghiện cho vị thành niên.


NGƯỜI CAO TUỔI

Gần như không có y văn hiện có về sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện cho người cao tuổi. Do sự khác biệt trong chuyển hóa và hấp thu so với nhóm người trẻ, việc điều trị bằng

Buprenorphine nên tiến hành một cách cẩn thận.


BỆNH NHÂN CÓ NHỮNG RỒI LOẠN VỀ TÂM THẦN

Bệnh tâm thần và mức độ trầm trọng của bệnh cần được đánh giá trước khi tiến hành điều trị bằng Buprenorphine, và quyết định chuyển bệnh nhân  đến dịch vụ chăm sóc đặc thù là cần thiết. Các rối loạn tâm thần thường gặp ở người nghiện CDTP là rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, trầm cảm, rối loạn sau sang chấn, các rối loạn tâm thần do do nghiện chất gây ra, và rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn lưỡng cực.


Cũng như với các bệnh thực thể, cần phải tìm hiểu các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để điều trị các rối loạn về tâm thần. Đánh giá tương tác thuốc là một phần bắt buộc trong quá trình điều trị.


LẠM DỤNG NHIỀU CHẤT GÂY NGHIỆN

Lạm dụng nhiều chất gây nghiện ở người nghiện CDTP là vấn đề thường gặp. Buprenorphine để điều trị nghiện CDTP không có tác dụng với các dạng chất gây nghiện khác bệnh nhân đang sử dụng. Việc chỉ định buprenorphine cho bệnh nhân nghiện rượu và bệnh nhân lạm dụng thuốc an thần gây ngủ (đặc biệt là benzodiazapine) cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng do khả năng tương tác thuốc nghiêm trọng.


VẤN ĐỀ GIẢM ĐAU

Bác sỹ cần lưu ý đến những trường hợp phức tạp liên quan đến lạm dụng và nghiện CDTP trong điều trị đau. Một số bệnh nhân chuyển từ việc cần sử dụng CDTP để giảm đau sang lạm dụng CDTP. Bác sỹ quan tâm đến sự thay đổi về chẩn đoán này có thể sử dụng Buprenorphine để hỗ trợ cắt cơn có kiểm soát để quản lý sự lệ thuộc thuốc trên người bệnh không cần sử dụng CDTP để điều trị giảm đau.

Bệnh nhân có nhu cầu điều trị giảm đau mà không phải nhu cầu điều trị nghiện CDTP nên được điều trị  tại một cơ sở nội hoặc ngoại khoa.


Không nên chuyển những bệnh nhân này đến chương trình điều trị nghiện các CDTP chỉ vì họ  đã trở lên lệ thuộc vào các CDTP được kê đơn để điều trị đau.


Bệnh nhân đang điều trị nghiện có thể  bị đau do các bệnh đồng diễn hoặc chấn thương không liên quan đến tình trạng nghiện. Trong trường hợp này, các thuốc giảm đau không phải là CDTP nên được xem như lựa chọn ban đầu.


Nếu triệu chứng  trên  bệnh nhân đang được điều trị Buprenorphine không thuyên giảm bằng các thuốc giảm đau không có chứa CDTP, họ cần được kê  các thuốc giảm đau có thể chứa CDTP tác dụng ngắn. Nên dừng Buprenorphine trong khi bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau có chứa CDTP. Việc dùng lại Buprenorphine cho bệnh nhân không nên bắt đầu cho đến khi thuốc giảm đau dạng thuốc phiện được đào thải khỏi cơ thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu cai sớm ở bệnh nhân để tránh hiện tượng bị vã thuốc đột ngột. Bệnh nhân đang sử dụng CDTP tác dụng kéo dài để giảm đau mãn tính không nên được điều trị bằng Buprenorphine do ảnh hưởng có giới hạn lên tính chất giảm đau của Buprenorphine.


BỆNH NHÂN VỪA RA KHỎI MÔI TRƯỜNG CÓ KIỂM SOÁT

Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi quyết định mô hình điều trị phù hợp nhất cho những bệnh nhân vừa ra khỏi môi trường có kiểm soát (như nhà tù) và có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. Điều trị bằng Buprenorphine cho các đối tượng này phải được giám sát chặt và bác sỹ điều trị cần liên hệ để xác minh và giải thích phác đồ điều trị  (ví dụ, đến giám thị và cán bộ quản lý nhà tù); theo dõi tuân thủ điều trị; và liên lạc với cán bộ pháp lý, người sử dụng lao động, và những người có liên quan. Bác sĩ cũng nên xem xét việc chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở điều trị nghiện CDTP chuyên biệt (OTP) như một giải pháp thay thế và lưu ý các rào cản trong việc chuyển gửi.


CÁN BỘ Y TẾ NGHIỆN CDTP

Tình trạng nghiện các CDTP được kê đơn ở bác sĩ và cán bộ y tế khác, đặc biệt là cán bộ ở một số chuyên ngành, là một vấn đề đáng quan tâm. Nghiện CDTP được kê đơn có thể coi là một nguy cơ nghề nghiệp trong ngành y. Cán bộ y tế lạm dụng chất gây nghiện cần được có sự chăm sóc và điều trị chuyên sâu đặc biệt.


CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI

Chương này trình bày các thông tin liên quan đến quản lý và quy định việc sử dụng các chất gây nghiện có kiểm soát trong việc điều trị nghiện CDTP. Nhiều quy định về trách nhiệm y tế và pháp luật trong thực hành điều trị nghiện vượt ra ngoài khuôn khổ qui định về y tế thông thường. Bác sỹ cần phải biết và nắm vững các vấn đề này trước khi tiến hành điều trị nghiện.


 ĐẠO LUẬT DATA 2000

Dể tiến hành điều trị nghiện tại phòng khám theo quy định của DATA 2000, các bác sĩ cần được cấp phép từ bản đăng ký đặc biệt được xây dựng từ Đạo luật Điều trị nghiện năm 1974 và các quy định liên quan hiện hành. Để được cấp phép theo DATA 2000, bác sỹ phải khai báo với SAMHSA về dự định phát thuốc và/hoặc kê đơn điều trị. Mẫu khai báo Dự định điều trị phải chứa các thông tin về bằng cấp và trình độ của bác sỹ cũng như các chứng chỉ theo yêu cầu, bao gồm cả cam kết bác sỹ (hoặc nhóm bác sỹ điều trị) sẽ không điều trị nghiện đồng thời cho 30 người. Mẫu khai báo Dự định điều trị có thể được điền và chuyển trực tuyến tại trang web của SAMHSA về Buprenorphine http://www.buprenorphine.samhsa.gov 

Hoặc, bác sỹ có thể in đơn này và chuyển qua bưu điện hoặc fax. (Trang có thông tin chi tiết về Buprenorphine, quy định của DATA 2000 và quy trình cấp phép cho bác sỹ). Các bác sỹ đạt tiêu chuẩn theo DATA 2000 sẽ được SAMHSA cấp phép với một số nhận dạng đặc biệtcủa DEA.


Để được cấp phép theo DATA 2000, các bác sỹ phải tham gia ít nhất 8 tiếng vào một chương trình tập huấn  về điều trị nghiện hoặc có chứng chỉ chứng minh năng lực theo quy định (ví dụ, kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng, chứng chỉ về điều trị nghiện) và phải chứng minh được họ có thể cung cấp hoặc chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ tâm lý xã hội sẵn có khi cần. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bác sỹ có dự định tham gia điều trị nghiện bằng Buprenorphine cần tham gia khóa tập huấn 8 tiếng về Buprenorphine để được cấp phép theo DATA 2000. SAMHSA duy trì danh sách các chương trình tập huấn trên website. Các thông tin bổ sung về DATA 2000 và Buprenorphine có thể được cung cấp qua liên hệ trực tiếp với Văn phòng thông tin về Buprenorphine của SAMHSA qua số điện thoại 866-BUP-CSAT (866-287-2728) hoặc email info@Buprenorphine.samhsa.gov.


CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

Trước khi tiến hành điều trị, phòng khám chưa có kinh nghiệm về mô hình điều trị này, cần tiến hành chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo chất lượng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân và nhân viên. Cán bộ nhân viên cần được đào tạo và thực hành một cách phù hợp để có kinh nghiệm và làm quen với việc điều trị nghiện CDTP. Cơ sở nên xây dựng các mối quan hệ với các chuyên gia y tế và tâm thần khác để đảm bảo

tính liên tục trong điều trị và sự sẵn có các dịch vụ toàn diện, dựa vào cộng đồng và dịch vụ tâm lý xã hội.


SỰ RIÊNG TƯ VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN

Sự riêng tư và bảo mật liên quan đến thông tin cá nhân của người nghiện ma túy và rượu được đảm bảo theo Điều 42, phần 2 trong quy định về bảo mật theo Bộ điều lệ liên bang (phần 2, 42 C.F.R.). Quy định này yêu cầu các thông tin về điều trị nghiện được lưu giữ tại cơ sở điều trị nghiện cần phải được bảo mật nghiêm ngặt hơn những thông tin về y tế nói chung khác. Trong các đề mục, quy định 42 C.F.R. yêu cầu các bác sỹ điều trị cần phải có giấy đồng ý cho phép tiết lộ trước khi công bố thông tin cá nhân của bệnh nhân cho một bên thứ ba có liên quan. Yêu cầu về biên bản thỏa thuận áp dụng cho cả các hoạt động như gọi điện hoặc fax về đơn thuốc điều trị đến hiệu thuốc, vì những thông tin này có thể tiết lộ danh tính người nghiện. Một mẫu đồng ý với tất cả các thông tin yêu cầu của 42 C.F.R. được trình bày trong Phụ lục D, Mẫu đồng ý cho phép tiết lộ thông tin 42 C.F.R. Phần 2.


SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CDTP (OTP)

Vào tháng 5/2003, Quy định liên bang về Chương trình điều trị nghiện CDTP (42 C.F.R. Phần 8) công bố việc đưa Subutex® và Suboxone® vào danh sách các CDTP được phép sử dụng ở các Cơ sở điều trị nghiện CDTP đã đăng ký (ví dụ như ở các cơ sở điều trị methadone). về Chương trình điều trị nghiện CDTP sử dụng Subutex® và Suboxone® trong điều trị nghiện phải tuân thủ các tiêu chuẩn điều trị Liên bang cho tất cả các loại thuốc như quy định 42 C.F.R. Phần 8.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI


BS. NGUYỄN VĂN KHUÊ & BS. NGUYỄN MINH TIẾN

Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma tuý Thanh Đa


DẪN NHẬP


Trị liệu nhận thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần ở khắp thế giới trong những năm gần đây. Cuộc “cách mạng nhận thức” (Mahoney, 1977, 1991) được báo hiệu bởi cuộc hội thảo về chủ đề xử lý thông tin được tổ chức ở viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) và việc xuất bản các công trình của hội thảo bởi các tác giả Bruner, Goodnow, Austin (1956), Chomsky (1956, 1957), Kelly (1955), Newell và Simon (1956) đã chín muồi, nhờ vậy các phương pháp trị liệu đặt nền tảng trên bình diện nhận thức đã trở thành mối quan tâm ưu tiên của các nhà chuyên môn (Smith 1982).


Phương pháp trị liệu nhận thức đã trở thành chỗ đứng chung của các nhà trị liệu, của các phương pháp lý thuyết và triết lý khác nhau, từ trường phái phân tâm đến trường phái hành vi. Nhà trị liệu phân tâm tìm thấy trong trị liệu nhận thức một cốt lõi lý thuyết tâm động (dynamic) để tham dự vào việc thay đổi các niềm tin tiềm ẩn và các sơ đồ tương tác cá nhân. Nhà trị liệu hành vi tìm thấy trong trị liệu nhận thức một mô hình tâm lý trị liệu ngắn gọn, tích cực, có hướng dẫn, có tính cộng tác, có tính giáo dục, một mô hình tâm lý trị liệu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và có định hướng nhắm đến việc thay đổi hành vi trực tiếp.


Sự hợp nhất giữa trị liệu nhận thức và trị liệu hành vi đã trở thành quy luật hơn là ngoại lệ. Các hiệp hội trị liệu hành vi trên thế giới đã thêm từ nhận thức vào tên gọi của họ và tờ báo uy tín “Trị Liệu Hành Vi” giờ đây đã trở thành tờ báo quốc tế ứng dụng các khoa học nhận thức và hành vi trong các vấn đề lâm sàng. 


Các tư liệu về trị liệu nhận thức đã phát triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ qua. Có gốc rễ từ công trình của Aaron Beck trong việc trị liệu trầm cảm (Beck, 1972, 1976), phương pháp trị liệu nhận thức hiện đại đã trở thành mô hình được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu và tâm bệnh học và đã được áp dụng trong nhiều vấn đề, các nhóm thân chủ và các hoàn cảnh trị liệu khác nhau.


Hiện nay có nhiều trung tâm trị liệu nhận thức ở nhiều nơi trên thế giới như Buenos Aires, Stockholm và Thượng Hải. Mô hình cơ bản đã được thích ứng ở nhiều nền văn hóa một cách dễ dàng. Các nhà trị liệu ở Thụy Điển cũng như ở Trung Quốc xác định có những quan tâm và phát triển trị liệu nhận thức như là một mô hình thích hợp với các đặc trưng của các quốc gia này. Đây là một thực tế khá lý thú, vì đây là hai nước có nền văn hoá rất khác nhau. Các cách tiếp cận nhận thức dường như được ứng dụng xuyên văn hoá vì chúng tập trung vào diễn tiến và đặt nền tảng trên hiện tượng học (phenomenologically based).


Việc giúp đỡ các cá nhân phát triển khả năng xem xét những niềm tin của mình (dù các niềm tin ấy có thể ở hình thức nào) dường như có tính hữu dụng một cách xuyên văn hóa hơn là chỉ tập trung vào những nội dung đặc thù nào đó. Mô hình này tôn trọng thực tế cho rằng những niềm tin tiềm tàng đặc thù, có thể được chia sẻ bởi những người thuộc những nền văn hoá riêng biệt và có sự khác biệt xuyên văn hoá đáng kể về những niềm tin này. Ví dụ, xã hội Tây Phương tiêu biểu nhấn mạnh sự tự lập và thành đạt cá nhân, trong khi xã hội Á Châu dường như tương đối nhấn mạnh sự kết hợp xã hội và trách nhiệm cá nhân đối với gia đình và cộng đồng.


Trên đây là tóm tắt tổng quát các nền tảng lý thuyết và lịch sử của trị liệu nhận thức và sau đây sẽ thảo luận các vấn đề khái niệm và kỹ thuật đặc thù dẫn đến các chiến lược trị liệu khác nhau.


BỐI CẢNH CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


Trị liệu nhận thức bắt đầu từ truyền thống trí tuệ của các triết gia khắc kỷ như Epictetus ở thế kỷ thứ I: “Những điều gì làm cho người ta rối loạn không phải là do chính những điều này… mà là do sự phán xét của chúng ta về những điều ấy. Do vậy, khi chúng ta bị phản đối, rối loạn hay đau khổ, chúng ta đừng bao giờ lên án người khác, mà đúng hơn là nên xem xét chính bản thân chúng ta, nghĩa là chính sự phán xét của chúng ta.”


Phương pháp tâm lý trị liệu nhận thức hiện đại được thành lập trên khái niệm về “Tính kiến tạo về tâm lý” (psychological constructivism). Michael Mahoney (1991) đã định nghĩa phương pháp trị liệu nhận thức như là một tập hợp các lý thuyết về tâm trí và hoạt động tâm lý, trong đó có những tính chất sau”:


1. Nhấn mạnh bản chất tích cực và tiên phong của tri giác, học tập và kiến thức


2. Xác nhận tính ưu việt về cả cơ cấu lẫn chức năng của những tiến trình trừu tượng và cụ thể trong tất cả kinh nghiệm thuộc tri giác cũng như lý trí.


3. Xem việc học tập, hiểu biết và trí nhớ là những hiện tượng phản ánh các cố gắng liên tục của cơ thể và tâm trí nhằm tổ chức và tái tổ chức những khuôn mẫu hành động và trải nghiệm của cá thể. Những khuôn mẫu ấy, dĩ nhiên, có liên quan đến khả năng dự phần một cách linh hoạt và thích nghi cao của con người vào thế giới xung quanh.


Mô hình “nhận thức có tính kiến tạo” (cognitive – constructivist model) của hành vi con người đã xuất hiện trong 10 năm gần đây rất khác xa với các lý thuyết phân tâm truyền thống khi cho rằng hành vi không được coi là quyết định bởi các kinh nghiệm trong những năm đầu tiên hoặc bị chi phối bởi các động lực vô thức.


Mô hình trị liệu nhận thức cũng khác với các mô hình hành vi điều kiện hóa ở chỗ xem các phản ứng cảm xúc và hành vi của chúng ta không đơn thuần là sản phẩm của các “tác nhân củng cố” hoặc các yếu tố ảnh hưởng hiện nay từ môi trường; mà đúng hơn là hành vi của chúng ta được xem là có mục đích, tích cực và thích ứng với môi trường.

Lý thuyết về tính kiến tạo (constructivism) khẳng định rằng con người không chỉ đơn thuần phản ứng lại với các sự việc, mà đúng hơn con người rất chủ động phát triển các hệ thống ý nghĩa của cá nhân và tổ chức những tương tác giữa bản thân mình với thế giới bên ngoài. Các nhà lý thuyết nhận thức cho rằng kiến thức (cá nhân hoặc khoa học) là có tính tương đối vì nó căn cứ trên các tiền đề cá nhân và văn hoá chứ không thể dựa vào những “thực tế khách quan” có thể nhận biết được (Mahoney 1991). Nói một cách cụ thể hơn, nhà lý thuyết nhận thức cho rằng có vô số cách diễn giải hoặc cách nhìn được rút ra từ bất cứ một sự việc nào đó.


Phương pháp tâm lý trị liêu nhận thức hiện đại phản ảnh sự kết hợp nhiều trường phái tư tưởng và là sự phát triển các công trình trước đây của Adler (1927, 1968), Arieti (1980), Bowlby (1985), Frankl (1985), Freud (1892), Horney (1936), Sullivan (1953) và Tolman (1949). Ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm học trên sự tiến hóa của tâm lý trị liệu nhận thức có lẽ rõ ràng nhất trong mô hình nhân cách và tâm bệnh lý mà trường phái phân tâm chia sẻ trong khi Freud phân chia tâm lý của con người làm 3 lãnh vực: ý thức, tiền ý thức và vô thức. Hành vi con người chủ yếu được thúc đẩy bởi động lực vô thức hoặc các động cơ thuộc về bản năng. Nhà trị liệu nhận thức phân chia tâm trí con người thành các “tư duy tự động” (automatic thought), các giả định (consumption) và sơ đồ (schemata).


Giống như các nhà tâm lý trị liệu phân tâm, nhà trị liệu nhận thức xác nhận sự quan trọng của những đối thoại bên trong và những động cơ từ bên trong (internal dialogues and motivations). Nhà trị liệu nhận thức làm việc để giúp thân chủ nói ra những điều chưa được nói, dù rằng họ vẫn cố gắng tránh dùng các ẩn dụ về sự đè nén các bản năng và quan niệm về việc hành vi chịu sự chi phối bởi các xung năng gây lo âu bị đè nén. Họ cũng cố gắng phát hiện và thay đổi các niềm tin cùng các thái độ tạo nên sự đau khổ mà thân chủ không tự nhận biết được. Vai trò của các yếu tố nhận thức bao gồm: những ý định, kỳ vọng, ký ức, những mục đích và sự lệch lạc nhận thức trong việc tạo ra các rối loạn trong nhận thức, cũng được chấp nhận bởi Freud (1892). Freud cho rằng các suy nghĩ và ý tưởng có thể có một cảm xúc gắn liền với chúng, và các phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện tùy thuộc vào những mục đích cá nhân, sức mạnh và sự chắc chắn của niềm tin cùng với sự hiện diện của các suy nghĩ tự động tiêu cực, mà ông qui cho là những ý tưởng mâu thuẫn và gây đau khổ.


Ảnh hưởng của trường phái tâm lý hành vi được phản ảnh trong mục tiêu của trị liệu nhận thức là nhắm vào sự thay đổi hành vi, sự chấp nhận tính quyết định của các yếu tố xã hội và môi trường trên hành vi và sự sử dụng nghiên cứu thực nghiệm như là một phương tiện để tinh lọc cả lý thuyết và kỹ thuật lâm sàng. Thái độ thực nghiệm được khuyến khích đối với nhà trị liệu và thân chủ, và các can thiệp hành vi được sử dụng như một thành phần trong toàn bộ tiến trình trị liệu. Sự nhấn mạnh được đặt trên những vấn đề có thể xác định cụ thể mà sự cải thiện của chúng có thể được đánh giá một cách khách quan.


Nhiều tác giả cho rằng trị liệu nhận thức là một biến thể hoặc con đẻ của sự thay đổi hành vi. Điều này phản ánh trong việc sử dụng rộng rãi danh xưng “trị liệu nhận thức-hành vi”. Tuy nhiên, điều này rõ ràng là không công bằng đối với sự phong phú khái niệm trong mô hình này. Ngoài ra, khuynh hướng này không nhận ra các đóng góp quan trọng của các trường phái lý thuyết khác trong sự phát triển trị liệu nhận thức.


Trong lịch sử, liệu pháp nhận thức đã được đồng nhất hóa với một số kỹ thuật đặc thù và được coi là mô hình mà tầm mức chỉ giới hạn trong việc trị liệu các rối loạn cảm xúc đặc thù. Quan điểm này, dù dễ hiểu, nhưng lại biểu hiện sự đơn giản hóa lý thuyết nhận thức hiện đại. Đó là do trong lịch sử liệu pháp nhận thức chủ yếu được giới hạn trong việc thực hành trị liệu những trường hợp trầm cảm ở người lớn. Mô hình trị liệu được giới hạn về tầm mức áp dụng và các tác giả không có ý định phát triển nó thành một học thuyết về nhân cách hoặc tâm bệnh học.


Mặc dù các nghiên cứu ban đầu cho thấy những kết quả tích cực, nhưng phải đợi đến đầu thập niên 1980, các mô hình trị liệu nhận thức dành cho các rối loạn khác mới được phát triển và nguồn gốc của các hệ thống niềm tin phi lý mới trở thành tiêu điểm của sự chú ý. Vì vậy, trị liệu nhận thức phản ánh một mô hình tiến hóa của tâm lý trị liệu, tâm bệnh học và sự phát triển mà tầm áp dụng của nó ngày một bành trướng. Sự phát triển của trị liệu nhận thức bao gồm các công trình đầu tiên của Bandura (1973, 1977a, 1977b, 1985), Beck (1970, 1972, 1976), Ellis (1962, 1973, 1979), Kelly (1955), Lazarus (1976, 1981), Mahoney (1974), Maultsby (1984), Meichenbaum (1977), Seligman (1974, 1975). Các tác giả trên là những người đầu tiên hợp nhất các cơ cấu được điều hòa bởi nhận thức với lý thuyết hành vi. Họ tập trung vào vai trò của các tiến trình học tập xã hội trong sự phát triển các vấn đề cảm xúc và việc sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức (cognitive reconstructuring), sự phát triển các khả năng giải quyết vấn đề xã hội và sự lĩnh hội các kỹ năng hành vi trong việc giải quyết chúng.


Mặc dầu các mô hình nhận thức về tâm bệnh học và tâm lý trị liệu đã được cải tiến và điều chỉnh từ thời kỳ trên, các kỹ thuật được mô tả trong các công trình đầu tiên này tiếp tục được sử dụng như nền tảng của việc thực hành lâm sàng và do vậy đáng được xem xét. Nhà tâm lý lâm sàng theo trường phái nhận thức đầu tiên là George Kelly (1955), người đề ra “học thuyết về các kiến tạo cá nhân” (personal construct theory) của các rối loạn cảm xúc, đã xác nhận rõ tầm quan trọng của các tri giác chủ quan đối với hành vi con người. Ông cho rằng cá nhân tích cực tri giác hoặc “xây dựng” hành vi của mình và tạo ra một biểu tượng về bản thân mình, về thế giới xung quanh và về tương lai. “Các kiến tạo” (constructs) của một cá nhân, như vậy, rất là đặc thù hoặc riêng biệt cho cá nhân ấy và tiêu biểu cho cách thức trong đó họ liệt kê một cách hệ thống các trải nghiệm của mình. Bù lại, các kiến tạo này xác định bằng cách nào cá nhân ấy đáp ứng với các sự kiện. Từ góc nhìn này, mục tiêu của trị liệu là nhằm hiểu biết được sự giải thích chủ quan hoặc phán đoán của thân chủ về những trải nghiệm của họ và giúp đỡ thân chủ xây dựng chúng theo cách thức thích nghi hơn. Các kỹ thuật trị liệu của Kelly, mặc dầu không được sử dụng rộng rãi vào ngày nay, vẫn được coi là phương thức có tính tiên phong và quan trọng của trường phái trị liệu nhận thức hiện đại (Guidano & Liotti, 1983, 1985; Guidano, 1987, 1991).


Sự phát triển của trị liệu nhận thức như là một mô hình xử lý thông tin trong các rối loạn lâm sàng đã được phát triển trong những năm 1970, vì những kỹ thuật trị liệu đặt nền tảng trên các mô hình được điều hòa bởi nhận thức được đề nghị và vì các kết quả nghiên cứu trị liệu chứng minh tính hiệu năng của các kỹ thuật đã được công bố.


Ví dụ như công trình của Meichenbaum (1977) mô tả vai trò của “lời nói được nhập tâm” (internalized speech) trong việc phát triển các rối loạn cảm xúc. Căn cứ trên các công trình lý thuyết sớm hơn của Luria (1961) và học trò của mình, Vygotsky (1962), các kỹ thuật của Meichenbaum về “huấn luyện khả năng tự hướng dẫn” (self-instructional training) thông qua sự nhẩm lại “những lời tự bạch” (rehearsal of self-statements), làm mẫu (modeling) và tự củng cố (self-reinforcement) đã chứng tỏ là đặc biệt hữu ích trong việc trị liệu trầm cảm.


Bandura (1969, 1977a, 1977b) là tác giả được biết đến nhiều nhất trong việc phát triển mô hình học tập xã hội của chứng lo âu và tính gay hấn, và ông đã phát hiện ra tầm quan trọng trung tâm của sự nhận biết về “hiệu năng của bản thân” (self-efficacy) hoặc năng lực cá nhân trong việc hướng dẫn hành vi con người. Trong việc tái công thức hóa học thuyết hành vi cổ điển, một số tác giả cho rằng hành vi con người không chỉ được dàn xếp bởi các yếu tố môi trường và yếu tố ngẫu nhiên mà do các yếu tố niềm tin và tri giác của cá nhân đó.


Mô hình ABC rất thông dụng hiện nay để miêu tả sự quan hệ giữa “sự kiện đi trước” (Antecedent events), “niềm tin” (Beliefs), “hành vi” (Behavior) và “hậu quả” (Consequenses) ở mỗi cá nhân được đề nghị bởi Albert Ellis (1962, 1979, 1985) đã gợi ý rằng những hành vi kém thích nghi hoặc các chứng nhiễu tâm là có liên quan trực tiếp đến những niềm tin phi lý của một con người đối với những biến cố trong cuộc sống của họ. Ellis đã phát triển một hệ thống các kiểu thức lệch lạc hoặc sai lầm thường thấy về mặt nhận thức đồng thời phát triển một số kỹ thuật trị liệu có hướng dẫn để thay đổi chúng. Mô hình của ông cho rằng bằng cách phát hiện và thay đổi các niềm tin phi lý hoặc không thực tế có thể dẫn đến sự thay đổi các phản ứng cảm xúc và hành vi trước các sự kiện. Bởi vì những niềm tin phi lý thường khá kiên định và có tính chất lâu đời, vì vậy cần thiết có những can thiệp được tập trung cao độ và diễn tả một cách mạnh mẽ mới có thể thay đổi được. Kỹ thuật tiếp cận của ông rất tích cực và thực tiễn. Mặc dầu các nguyên lý cơ bản của liệu pháp cảm xúc hợp lý (RET: rational-emotive therapy) chưa được nghiên cứu thực nghiệm một cách rộng rãi, các kỹ thuật lâm sàng của phương pháp này ngày nay đã được sử dụng rộng rãi trong việc “công kích” vào các niềm tin phi lý. Seligman (1974, 1975) cho rằng cá nhân bị trầm cảm khi họ tin rằng họ không thể kiểm soát các kết quả quan trọng trong đời sống của họ (bao gồm cả các sự kiện tích cực lẫn các sự kiện tiêu cực hay trừng phạt). Mô hình trầm cảm “học được sự tuyệt vọng” (learned-helplessness), sau khi được cải biên bởi các tác giả Abramson, Seligman và Teasdale (1978), đã tạo nên sự quan tâm nghiên cứu thực nghiệm và gợi ý rằng sự qui lỗi bởi các thân chủ trầm cảm về nguyên nhân các sự cố trên có thể là mục tiêu quan trọng của việc trị liệu .


Rehn (1977) đã đề nghị một mô hình nhận thức - hành vi về trầm cảm tập trung vào các thiếu sót trong việc “điều hòa bản thân” (self-regulation). Đặc biệt, tác giả cho rằng các thân chủ trầm cảm biểu hiện sự kém cỏi trong việc tự quản lý bản thân mình (họ tham dự một cách chọn lọc vào các sự kiện tiêu cực và muốn có các hiệu quả tức thì thay vì chờ đợi những kết quả lâu dài từ các hành vi của mình) và họ cũng yếu kém trong khả năng tự đánh giá bản thân (họ thường chỉ trích bản thân quá đáng và có khuynh hướng đổ lỗi một cách không thích đáng về trách nhiệm của họ đối với các sự kiện tiêu cực) cũng như yếu kém trong khả năng tự củng cố bản thân (self-reinforcement) (họ không có khuynh hướng khen thưởng cho các thành công của mình và trừng phạt mình quá lố khi không đạt được các mục tiêu). Mô hình của Rehn là sự phát triển các mô hình ban đầu về điều hòa hành vi bản thân (Kanfer, 1971) và có ích lợi lâm sàng với các vấn đề hành vi nhận thức đặc thù được trải nghiệm bởi các thân chủ trầm cảm (Fuchs & Rehn, 1977).


BẰNG CHỨNG VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


Trị liệu nhận thức có kết quả không ? Những công trình nghiên cứu về kết quả của trị liệu nhận thức cho thấy các phương pháp này là có hiệu quả và hứa hẹn (Simon & Fleming, 1985). Một số nghiên cứu có đối chứng được công bố trong những năm gần đây đã chứng tỏ lợi ích của trị liệu nhận thức đối với chứng trầm cảm ở người lớn (Hollon và Najavits, 1988).


Một cuộc tổng phân tích 28 nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Robson (1989) đã chứng minh sự thay đổi nhiều hơn nơi thân chủ được trị liệu nhận thức so với những nhóm thân chủ đối chứng không áp dụng trị liệu nhận thức, vd. nhóm được trị liệu bằng thuốc, nhóm trị liệu bằng phương pháp hành vi, hoặc các liệu pháp tâm lý khác.


Ngoài ra, kết quả của các công trình khác cũng chứng minh rằng tỷ lệ tái phát bệnh khi được áp dụng liệu pháp nhận thức ít hơn phương pháp dùng thuốc (Evans, Hollon,1992; Hollon, 1990; Hollon, Shelton & Loosen, 1991, Murphy, Simons, Wetzel & Lustman, 1984), trị liệu nhận thức có tác dụng phòng ngừa sự tái phát trầm cảm sau khi kết thúc quá trình trị liệu (tác giả Beck, Hollon, Young, Bedrosian & Budenz, 1985, Blackburn, Eunson & Bishop, 1986, Kovacs, Rush, Beck & Hollon, 1881). Phải thừa nhận là các công trình nghiên cứu về kết quả của tâm lý trị liệu rất là khó khăn. Có nhiều vấn đề đặt ra như sau: phương pháp luận, khái niệm hóa và thống kê đã giới hạn sự tin tưởng của chúng ta về kết quả nghiên cứu các bảng tổng phân tích (Crits_Christoph, 1992; Garfield & Bergin, 1968).


Tuy nhiên các khám phá gần đây về hiệu quả của trị liệu nhận thức và các phương thức tâm lý trị liệu cá nhân khác là đáng khích lệ. Các báo cáo lâm sàng cho thấy trị liệu nhận thức có thể kết hợp với trị liệu thuốc (Wright, 1987, 1992; Wright & Schrodt, 1989). Điều ngạc nhiên là trị liệu nhận thức tác động tốt đến các triệu chứng nội sinh (endogenous) hoặc ”sinh học” của bệnh trầm cảm (ví dụ mất ngủ, ăn không ngon và giảm libido), ngoài ra trị liệu nhận thức có kết quả tốt với các thân chủ có thương số trí tuệ thấp và khả năng kinh tế giới hạn (Blackburn, Bishop, Glen 1981, Williams & Moorey 1989).<


Trị liệu nhận thức dường như có tác dụng tốt đối với rối loạn hoảng sợ (panic disorder) (Beck, Sokol, Clark 1992) và rối loạn lo âu lan tỏa (Butler, Fennell, 1991) .


ĐẶC ĐIỂM CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


Giống như các mô hình tâm lý học hành vi, tâm động học và quan điểm hệ thống, trị liệu nhận thức được miêu tả tốt nhất như một “trường phái tư tưởng” hơn là một lý thuyết đơn độc. Trường phái trị liệu nhận thức có thể biến thiên từ chủ nghĩa duy lý định hướng hành vi (behaviorally oriented rationalism) cho đến học thuyết kiến tạo triệt để (radical constructivism). Mặc dù những khuynh hướng tiếp cận này có đôi chút khác biệt về mặt khái niệm nhưng chúng cùng chia sẻ một số những đặc tính chung nhất.


Trị liệu nhận thức có một số những giả định cơ bản sau đây:


1. Cách thức mà mỗi cá nhân nhận định hoặc cắt nghĩa các biến cố và tình huống sẽ có vai trò điều tiết cách thức mà cá nhân ấy cảm nhận và hành xử. Nhận thức của mỗi cá nhân tồn tại trong mối quan hệ tương tác giữa cảm xúc và hành vi cùng những hậu quả của chúng trên các sự kiện xảy ra trong môi trường sống của người ấy. Như vậy, sự vận hành của con người là kết quả của sự tương tác liên tục giữa các biến số đặc hiệu của ngưòi ấy (niềm tin, các tiến trình nhận thức, cảm xúc và hành vi) và các biến số môi trường. Những biến số này có ảnh hưởng hỗ tương theo diễn tiến thời gian. Tuy nhiên, không được coi yếu tố nào là chủ yếu hoặc như là nguyên nhân đầu tiên, mà phải coi là yếu tố cá nhân và môi trường vừa là yếu tố khởi phát vừa là kết quả của tiến trình tương giao.


2. Việc diễn giải ý nghĩa của các sự kiện là có tính cách tích cực và liên tục. Việc phân tích các sự kiện giúp cho cá nhân rút ra một số ý nghĩa từ các kinh nghiệm của mình và giúp cho cá nhân hiểu được các sự việc với mục đích thiết lập nên một “môi trường sống riêng của cá nhân mình” (personal environment) cũng như cách đáp ứng của người ấy đối với các sự kiện. Kết quả là, các chức năng về cảm xúc và hành vi được xem là có mục đích và có tính thích ứng. Con người được xem là những người tìm kiếm, nhà sáng tạo và sử dụng thông tin một cách tích cực (Turk & Salovey,1985).


3. Mỗi con người có thể phát triển nên những hệ thống niềm tin đặc thù của mình từ đó hướng dẫn cho các hành vi của người ấy. Niềm tin và giả thuyết ảnh hưởng trên tri giác và trí nhớ cá nhân, từ đó hướng dẫn trí nhớ được kích hoạt khi có các kích thích hoặc có các sự kiện đặc hiệu. Mỗi cá nhân trở nên nhạy cảm với các tác nhân đặc hiệu gồm có các biến cố bên ngoài và các kinh nghiệm cảm xúc bên trong. Niềm tin và các giả định góp phần vào khuynh hướng khiến cho đương sự tham gia một cách chọn lọc và tiếp nhận thông tin nào phù hợp với hệ thống niềm tin vốn có, và “bỏ qua” những thông tin nào không phù hợp với những niềm tin ấy.


4. Các yếu tố gây stress do vậy sẽ góp phần vào sự tổn hại hoạt động nhận thức cá nhân đồng thời hoạt hoá các đáp ứng cũ kỹ và kém thích ứng của người ấy. Ví dụ: một người tin rằng lái xe trên xa lộ rất là nguy hiểm và do đó lái xe rất chậm nên anh ta bị tai nạn xe cộ, sự kiện này sẽ tăng cường niềm tin sai lệch của anh ta là lái xe trên xa lộ rất là nguy hiểm.


5. Giả thuyết về “tính chuyên biệt của hoạt động nhận thức” (cognitive specificity hypothesis) cho rằng các hội chứng lâm sàng và các trạng thái cảm xúc có thể phân biệt đuợc dựa vào nội dung của các hệ thống niềm tin và các tiến trình nhận thức đã được kích hoạt.


Nền tảng của trị liệu nhận thức dựa vào các hệ thống niềm tin và ý nghĩa. Nền tảng kiến thức cung cấp cho chúng ta những lăng kính mà thông qua đó chúng ta diễn giải ý nghĩa của những trải nghiệm và những kỳ vọng đã hướng dẫn chúng ta trong việc đề ra những kế hoạch và mục đích sống. Những niềm tin của chúng ta có thể đã có sẵn trong phần ý thức (như trường hợp những “ý nghĩ tự động”: automatic thoughts) hoặc có thể ở dạng tiềm ẩn, chưa được nhận rõ (như những “sơ đồ”: schemata). Việc sử dụng thuật ngữ “hệ thống những ý nghĩa” (meaning system) cho thấy những nền tảng kiến thức và cách thức xử lý thông tin của chúng ta là có tính tổ chức và có bố cục mạch lạc.


Từ quan điểm này, hành vi của con người được xem là vừa có định hướng mục đích vừa có tính sáng tạo. Hành vi dựa trên những luật lệ và niềm tin ngầm ẩn được hình thành và củng cố qua suốt thời gian sống trong cuộc đời của mỗi người. Giống như những đáp ứng cảm xúc và những kỹ năng hành vi, các tiến trình nhận thức cũng có tính thích nghi. Các tiến trình nhận thức được xem là có vai trò trung tâm trong việc tổ chức các đáp ứng của chúng ta đối với cả những sự kiện thường ngày lẫn những thách thức lâu dài trong cuộc sống. Các tiến trình nhận thức không vận hành độc lập với cảm xúc và hành vi. Thay vì thế, chúng cùng hợp thành một hệ thống thích nghi thống nhất (integrated adaptive system) (Leventhal, 1984; R. Lazarus, 1991). Cũng giống như cảm xúc và hành vi, các tiến trình nhận thức không thể tách rời khỏi các chức năng về sinh học và xã hội. Hoạt động nhận thức của con người vừa phụ thuộc vào, vừa có ảnh hưởng đối với các chức năng của não bộ, và nhận thức cũng được hình thành trong bối cảnh xã hội. Để hiểu về hoạt động nhận thức, chúng ta phải hiểu các tác động và sự vận dụng của trí hiểu biết. Để hiểu được cảm xúc, chúng ta phải hiểu được nhận thức và cái cấu trúc kiến tạo mà hệ thống các ý nghĩa áp đặt lên trên đó.


Khi nói đến “nhận thức”, chúng ta không tự giới hạn mình ở chỗ chỉ nói về những “ý nghĩ tự động” – tức là những ý nghĩ và niềm tin bao gồm trong dòng ý thức liên tục của một con người; nhận thức còn bao gồm các tri giác, ký ức, kỳ vọng, những chuẩn mực, hình tượng, những quy kết, kế hoạch, mục đích và các niềm tin ẩn ngầm. Những biến số trong hoạt động nhận thức, do vậy, bao gồm những suy nghĩ trong tầng ý thức nhận biết được cũng như những kiến tạo và tiến trình nhận thức được suy diễn ra (Kihlstrom, 1987, 1988; Meichenbaum & Gilmore, 1984; Safran, Vallis, Segal & Shaw, 1986).


MÔ HÌNH CƠ BẢN CỦA TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


Mô hình trị liệu nhận thức cho rằng ba biến số đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành và duy trì các rối loạn tâm lý gồm có:

• Bộ ba nhận thức (cognitive triad)

• Các sơ đồ (schemata)

• Nhận thức sai lệch (bóp méo)


Bộ ba nhận thức (Cognitive Triad)


Aaron Beck là tác giả đầu tiên đưa ra khái niệm về “Bộ ba nhận thức” (cognitive triad) như là một phương tiện mô tả các tư tưởng và các giấc mộng tiêu cực của những thân chủ trầm cảm nằm viện nội trú (Beck, 1963). Ông đã nhận thấy tư tưởng của người trầm cảm bao gồm các suy nghĩ rất tiêu cực về bản thân mình, về thế giới bên ngoài và về tương lai. Ngược lại, các thân chủ lo âu suy nghĩ khác với thân chủ trầm cảm trên ba lãnh vực trên. Họ có khuynh hướng xem thế giới xung quanh và những người khác là rất đáng sợ và luôn duy trì một thái độ thận trọng, cảnh giác đối với cuộc sống tương lai. Khái niệm về bộ ba nhận thức đóng vai trò nhưng một khuôn khổ hữu dụng để xem xét những ý nghĩ tự động và các niềm tin ẩn giấu sau những gì người bệnh đang mô tả. Thật vậy, các vấn đề tâm lý của thân chủ đều có thể liên quan đến những niềm tin không thích nghi và kém chức năng ở một trong số ba lãnh vực trên. Do vậy, khi bắt đầu việc trị liệu, điều cần thiết là nên hỏi bệnh nhân nói ra những ý nghĩ của họ về bản thân mình, về thế giới bên ngoài và về tương lai. Do những niềm tin và thái độ sống luôn có tính đặc thù cá nhân, chúng ta nên tiên liệu rằng sẽ có sự khác biệt đặc hiệu về nội dung của những ý nghĩ về bản thân, về thế giới xung quanh và về tương lai giữa những bệnh nhân khác nhau. Bằng cách đánh giá mức độ can dự của những ý nghĩ vào từng lĩnh vực khiến người bệnh cảm thấy đau khổ mà nhà trị liệu có thể có khái niệm về những mối bận tâm của họ.


Sơ đồ (schemata)


Khái niệm sơ đồ đóng một vai trò quan trọng trong mô hình nhận thức của các vấn đề rối loạn cảm xúc và hành vi. Khái niệm này, được Kant khởi xướng đầu tiên, và gần đây hơn nó được sử dụng bởi những nhà tâm lý theo trường phái của Piaget, để chỉ những cấu trúc nhận thức tiềm ẩn nhưng có tổ chức, mà theo Segal (1988) nó “tổng hợp các thành tố từ những phản ứng và trải nghiệm trong quá khứ để tạo nên một cấu trúc tri thức tương đối bền vững và hằng định có khả năng hướng dẫn tri giác và sự nhận định của đương sự”. Được tồn trữ trong ký ức như những quá trình khái quát hóa các trải nghiệm đặc thù và những khuôn mẫu cho các hoàn cảnh đặc thù, sơ đồ sẽ cung cấp tiêu điểm và ý nghĩa cho việc tiếp nhận các thông tin.


Mặc dù không nằm trong tầng ý thức của chúng ta, các sơ đồ vẫn điều khiển sự chú tâm của chúng ta hướng đến các yếu tố trải nghiệm hằng ngày nào có tầm quan trọng nhất trong sự tồn tại và thích ứng chúng ta. Do vậy, các sơ đồ được xem là có ảnh hưởng đến các tiến trình nhận thức như sự chú ý, sự giải mã (encoding), sự hồi tưởng (retrieval) và sự suy luận (inference). Cá nhân có xu hướng tiếp thu (assimilate) các trải nghiệm vào trong các sơ đồ có sẵn hơn là điều ứng (accommodate) để thay đổi sơ đồ theo các sự kiện không mong đợi hoặc nghịch ý (Fiske & Taylor, 1984; Kovacs & Beck, 1978; Meichenbaum & Gilmone, 1984). Nghĩa là chúng ta có khuynh hướng tiếp nhận các trải nghiệm mới dựa trên những gì mà chúng ta đã tin tưởng, thay vì thay đổi các quan điểm có sẵn trước đây của chúng ta. Trong bài hát “Võ sư quyền Anh” của mình, Paul Simon đã quan sát “một người đàn ông nghe những gì ông ta muốn nghe và bỏ qua các phần khác còn lại.


Ngoài những biểu trưng và khuôn mẫu cho các sự kiện, sơ đồ còn thống hợp các “giá trị cảm xúc” (affective valences) liên quan đến các sự kiện. Từ quan điểm này, sẽ là lầm lẫn nếu cố phân định sự khác biệt giữa những phương pháp tâm lý trị liệu “lạnh lùng” về nhận thức với những cách tiếp cận “nồng ấm” theo kiểu tập trung vào cảm xúc. Hơn nữa, hai bình diện cảm xúc và nhận thức cũng là những thành phần có tương tác qua lại bên trong một hệ thống thích nghi thống nhất (integrated adaptive system) (Leventhal, 1984).


Các sự kiện xảy ra trong đời sống sẽ hoạt hóa cả nội dung của tư tưởng lẫn các cảm xúc kèm theo. Sơ đồ nhận thức có thể mô tả một cách chính xác hơn như là một cơ cấu nhận thức - cảm xúc (cognitive-emotional structure). Theo GS. Flavell (1963), các phản ứng nhận thức và cảm xúc vận hành một cách phụ thuộc lẫn nhau giống như hai mặt của đồng tiền. Quan điểm này rất hữu dụng về mặt thực hành lâm sàng, ở chỗ nó hướng dẫn chúng ta có thể khám phá được những ý nghĩ của một thân chủ khi người này đang giãi bày những cảm xúc rất mạnh mẽ, cũng như có thể suy luận ra được những cảm xúc của thân chủ khi người này đang tự mô tả về một niềm tin kiên định và kém thích nghi.<


Các sơ đồ được hình thành ở những cá nhân như là những biểu trưng về các sự kiện. Chúng phát sinh, duy trì và được củng cố thông qua các tiến trình đồng hóa (assimilation) và điều ứng (accommodation) đối với những trải ngiệm xa lạ (Rosen, 1985, 1989). Những tiến trình thích nghi này tiềm ẩn bên dưới hiệu quả của những can thiệp về mặt hành vi. Việc trình bày và huấn luyện về hành vi giúp cho thân chủ có được những trải nghiệm và chứng cứ không phù hợp với những niềm tin mà họ vốn có. Những thay đổi về cảm xúc cũng như hành vi không được xem là bắt nguồn từ việc học tập và từ các tác nhân củng cố; thay vì thế, những thay đổi xảy ra là do có sự điều chỉnh những niềm tin mà thân chủ đang có và có sự tạo lập những niềm tin mới để thay thế. Nói chung, để thay đổi những cảm xúc của một con người, ta phải thay đổi những suy nghĩ và niềm tin nơi người đó. Như Kegan (1982) nhận thấy: sự thay đổi về hành vi và cảm xúc hàm chứa một “một tiến trình về mặt ý nghĩa” (an evolution of meaning).


Ngoài những niềm tin về thế giới bên ngoài và các mối quan hệ xã hội, chúng ta cũng hình thành nên những niềm tin tương đối bền vững (dù không mô tả ra) về chính chúng ta. Các sơ đồ về bản thân (self-schemata) này bao gồm những tiến trình khái quát hoá nhận thức, được sử dụng như một khuôn mẫu từ đó mỗi cá nhân có thể tri giác và ghi nhận những thông tin về chính mình (Turk & Salovey,1985). Giống như những sơ đồ khác, sơ đồ bản thân định hướng cho những hoạt động tri giác, ghi nhận, phục hồi và sử dụng thông tin theo một cách thức phù hợp với sơ đồ. Sơ đồ về bản thân thường được hình thành rất công phu và kết hợp với các cảm xúc mạnh mẽ, vì thế rất khó có thể bị thay đổi


Ví dụ những người bị trầm cảm nặng thường duy trì sơ đồ về bản thân như sau: “tôi có nhiều khuyết điểm” (bản thân) và “những người xung quanh tôi không thể tin cậy được” (xã hội). Ngược lại những cá nhân đầy giận dữ, có thể không tin rằng mình có khuyết điểm (bản thân), tuy nhiên, họ có khuynh hướng tin rằng thế giới là nguy hiểm (xã hội) và con người thì có tính ma mãnh (xã hội). Mặc dầu những niềm tin này không thể là thành phần của những suy nghĩ hằng ngày, những niềm tin này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và các phản ứng của họ đối với người khác.


Như đã nhận xét, sơ đồ được củng cố và phát triển suốt thời gian còn bé đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên các sơ đồ kém thích ứng ít khi do các trải nghiệm gây sang chấn đơn lẻ, chúng có các giá trị thích ứng và có thể đại diện cho sự “nhập nội” liên tục những hành vi của cha mẹ. Những bậc cha mẹ có tính không nâng đỡ, hay trừng phạt, hoặc có những hành xử khó dự đoán trước đối với con cái của mình, thì sau này về già cũng cư xử như vậy. Niềm tin non nớt của true “Những nhu cầu của mình không sẽ không được ai đáp ứng cả”, “Mình xấu, không giỏi dang” hoặc “Mình phải phục tùng chịu sự kiểm soát của người khác để khỏi chịu sự trừng phạt”, ban đầu được âm thầm thể hiện như sự ghi nhận chủ quan về các trải nghiệm trong quá trình tương tác, kế đó sẽ được phát triển và củng cố bởi các sự kiện sau này.


Những niềm tin và các kiểu xử lý thông tin này sau đó được hoạt hóa bởi các sự kiện tương tự như các trải nghiệm trong quá trình phát triển đầu đời (Infram, 1989). Khi sự hoạt hóa của trí nhớ lan tỏa xuyên suốt các mối liên kết bên trong mạng lưới sơ đồ, những ký ức, kỳ vọng và cảm xúc liên quan đến sự kiện sẽ được hoạt hóa. Nếu sơ đồ được hình thành rất chi li, đương sự sẽ trở nên gắn chặt với sự kiện. Khi những suy nghĩ về sự yếu đuối cá nhân, sự tuyệt vọng, sự bất mãn trở nên chế ngự, đương sự sẽ trở nên ít hoạt động, ít tham gia xã hội và tính tình trở nên trầm cảm và tuyệt vọng. Các quan sát của đương sự về chính mình trong trạng thái này chỉ cung cấp nhiều chứng cớ về sự bất lực và góp phần làm tồi tệ thêm các vấn đề trong quan hệ xã hội của họ. Cả hành vi lẫn cảm xúc, theo cách nhìn trên là có tính cách thích ứng. Các cá nhân hành động theo chiều hướng những kết quả mà họ mong ước và những kỳ vọng mà họ duy trì. Hành vi bị ảnh hưởng bởi những ý định và mục tiêu được định đặt trước, bởi những kế hoạch tiếp theo sau và chỉ huy nó, cùng những tiêu chí đặt ra để thành công trong việc tranh chấp với những gì ngược lại với nó. Vì vậy, hành vi của chúng ta là đáp ứng lại với những phản hồi từ môi trường sống, trong đó nó được so sánh với một mục tiêu hoặc một trạng thái mong đợi trên một nền tảng liên tục và được thích ứng để bù trừ lại với sự tương phản. Từ quan điểm trên, hành vi con người là được cơ cấu và có tổ chức. Nó được hướng dẫn bởi các quy luật ngầm hay các cơ cấu nhận thức .


Sơ đồ đóng một vai trò trung tâm trong việc diễn tả các rối loạn lâm sàng, giải thích được sự bền vững của hành vi theo thời gian và sự liên tục trong cảm nhận về bản ngã trong cuộc đời của một con người. Các quy luật ngầm, những giả định và niềm tin đóng vai trò như nguồn gốc của những nhận thức sai lệch nơi thân chủ. Các sơ đồ thường được lưu giữ mạnh mẽ và được xem là cần thiết cho sự an toàn, hạnh phúc, hoặc hiện hữu của mỗi cá nhân. Các sơ đồ được gia cố rất sớm lúc còn bé, được củng cố mạnh mẽ bởi cha mẹ và thường được đánh giá cao trên kiểu nhân cách của cá nhân. Sơ đồ, giống như những niềm tin, ít khi vận hành riêng lẻ. Giống như các sai lệch nhận thức, mà ta sắp bàn, các sơ đồ xảy ra trong những kết hợp, chuyển biến phức tạp.


Nhận thức sai lệch


Có vô số những thông tin tác động trên đời sống hằng ngày của chúng ta, do đó ta phải chọn lựa những sự việc nào hay kích thích nào là quan trọng nhất cho sự thích ứng và sống còn của chúng ta. Một số sự việc sẽ được xem xét, được nhớ lai, và được nghĩ đến; một số sự việc khác sẽ bị bỏ qua, không biết đến và quên đi vì không đáng quan tâm hay không quan trọng .


Khi các khả năng chú ý và phân tích thông tin của chúng ta bị giới hạn, có thể xảy ra một số sai lệch trong các trải nghiệm sống của chúng ta. Tri giác, ký ức và suy nghĩ của một người có thể méo mó theo một số cách thức thích ứng hay không thích ứng. Ví dụ một số cá nhân có thể nhìn đời sống một cách tích cực nhưng không thực tế và họ cho rằng họ có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được đời sống mà thực ra họ không thể làm được. Họ có thể nắm bắt những cơ hội mà hầu hết những người khác đều tránh, ví dụ như khởi sự một doanh nghiệp mới hay mạo hiểm đầu tư vào thị trường chứng khoán mới.


Tuy nhiên, sự lệch lạc như thế có thể tạo thành vấn đề khiến một người tìm cách nắm bắt các cơ hội mà rốt cuộc có thể chuốc lấy những nguy hiểm. Ví dụ: họ có thể cảm thấy đau ngực dữ dội mà không khám bác sĩ mà cho rằng “không có điều gì xảy ra cho tôi vì tôi còn quá trẻ và khỏe mạnh nên khó bị cơn đau tim”. Chính sự nhận thức sai lệch, kém thích nghi và tiêu cực là mục tiêu của trị liệu nhận thức.


Một công việc của trị liệu là làm cho sự lệch lạc nhận thức ấy được nêu rõ và giúp thân chủ nhận ra tác động của những nhận thức lệch lạc ấy đối với cuộc sống của mình. Như vậy, lệch lạc nhận thức biểu hiện cách xử lý thông tin kém thích ứng và có thể trở thành biểu tượng của các kiểu hành vi đặc biệt hay của một hội chứng lâm sàng nào đó.


Sau đây là một số kiểu mẫu lệch lạc về nhận thức và những kiểu bệnh nhân tiêu biểu. Đây chưa phải là một danh sách toàn diện mà chỉ dùng để minh họa nhiều hơn.


1. Tư duy lưỡng phân (dichotomous thinking)

“Các sự vật này trắng hoặc đen”; “Bạn hoặc là theo tôi hoặc là chống lại tôi”. Ở một mức độ cực đoan, khuynh hướng suy nghĩ tất cả hoặc không có gì hết, thường gặp trong nhân cách ranh giới (borderline personality) và ám ảnh xung động


2. Đọc được suy nghĩ (mind reading)

“Họ có thể suy nghĩ rằng tôi là người bất tài”; “Tôi biết rằng, họ sẽ không chấp nhận”. Kiểu suy nghĩ này thường gặp trong rối loạn nhân cách tránh né và hoang tưởng.


3. Lý luận có tính cảm xúc (emotional reasoning)

“Bởi vì tôi thấy mình yếu kém cho nên tôi yếu kém”; “Bởi vì tôi cảm thấy không thoải mái, nên thế giới này là nguy hiểm”; “Vì tôi cảm thấy bực bội, nên chắc hẳn là có điều gì đó không đúng”. Các suy nghĩ lệch lạc này thường xảy ra nơi các thân chủ bị lo âu và hoảng sợ.<


4. Cá nhân hóa (personalization)

“Lời bình luận đó không phải là tình cờ, tôi biết nó đang hướng về tôi”; “Các vấn đề luôn luôn xuất hiện khi tôi vội vã”. Ở mức độ cực đoan, các suy nghĩ này hay xảy ra các thân chủ rối loạn nhân cách tránh né và hoang tưởng.


5. Tổng quát hóa quá mức (overgeneralization)

“Mọi việc tôi làm trở nên sai lầm”; “Bất cứ vấn đề gì tôi chọn lựa, chúng luôn thất bại”. Ở mức độ cực đoan, các suy nghĩ này hay xảy ra ở những cá nhân bị trầm cảm.


6. Bi thảm hóa (catastrophizing)

“Nếu tôi đến dự tiệc, sẽ có nhiều hậu quả khủng khiếp”; “Tốt hơn là tôi không nên thử bởi vì tôi có thể thất bại và điều đó rất là kinh khủng”; “Tim tôi đập nhanh hơn, sẽ xảy ra cơn đau tim”. Ở mức độ cực đoan, sự lệch lạc này là đặc điểm của rối loạn lo âu, đặc biệt là ám ảnh sợ xã hội và hoảng loạn (panic).


7. Các mệnh đề “nên” (“should”statements)

“Tôi nên thăm gia đình tôi mỗi khi họ muốn như thế”; “Họ nên làm điều tôi nói bởi vì điều đó đúng”. Ở mức độ cực đoan các suy nghĩ này hay xảy ra ở các cá nhân bị ám ảnh cưỡng chế và ở những người cảm thấy nhiều tội lỗi.


8. Sự trừu tượng chọn lọc (selective abstractions)

“Phần thông tin còn lại là hiển nhiên, không có gì đáng bàn”; “Tôi đã tập trung vào những chi tiết tiêu cực, những điều tích cực xảy ra không đáng kể”. Các suy nghĩ này thường hay xảy ra ở những người trầm cảm.


Các lệch lạc nhận thức thông thường khác bao gồm: “không thấy mặt tích cực”, “ tuyệt đối hóa” và “phô diễn giá trị bản thân”. Sự giả tạo và sự lệch lạc niềm tin thường tập trung vào mong ước kiểm soát các sự kiện, giá trị của sự tự phê, buồn rầu , bỏ qua những vấn đề và niềm tin về sự công bằng và tính ổn định trong các mối quan hệ.


THỰC HÀNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


Một yếu tố chung cho các mô hình trị liệu nhận thức - hành vi là nhấn mạnh việc giúp đỡ thân chủ xem xét cách thức mà họ tạo dựng hay hiểu biết về bản thân và thế giới của họ (nhận thức) và thực nghiệm các cách thức mới mẻ để đáp ứng (hành vi).


Bằng cách tìm hiểu cách thức riêng mà thân chủ có được những nhận định về chính mình, thế giới xung quanh và triển vọng tương lai, nhà trị liệu có thể giúp thân chủ có thể thay đổi các cảm xúc tiêu cực và hành động một cách thích ứng.


Trong thực tế, trị liệu nhận thức bao gồm những tính chất sau:

• Được cấu trúc tốt, chủ động và định hướng theo vấn đề (problem oriented)

• Thời gian giới hạn và có chiến lược

• Sử dụng mối quan hệ trị liệu có tính hợp tác.

• Sử dụng các kỹ thuật tâm lý giáo dục (psychoeducational techniques)

• Trợ giúp việc học tập kỹ năng.

• Sử dụng các câu hỏi theo phương pháp Socrate (Socratic questioning)

• Đặt nền tảng trên các mô hình xây dựng tư duy và hành vi.

• Sử dụng mô hình ứng phó (coping) và làm chủ (mastery)


Có lẽ điểm mạnh nhất của trị liệu nhận thức là tính cấu trúc tốt, tính tập trung và định hướng vấn đề. Trị liệu nhận thức cố gắng phát hiện mục tiêu đặc thù, đo lường được và di chuyển nhanh chóng trực tiếp vào những lãnh vực đã tạo nên những khó khăn lớn nhất cho thân chủ. Cách tiếp cận này tương tự với liệu pháp tâm động học (psychodynamic) và liệu pháp tương tác liên cá nhân ngắn hạn và tạm thời (Crits_Chistoph & Barber, 1991).


Ngoài ra trị liệu nhận thức còn có tính chiến lược (strategic) và thường có hạn định thời gian (time-limited). Trị liệu nhận thức chia việc trị liệu làm 3 giai đoạn: khởi đầu, diễn tiến và kết thúc. Mỗi một giai đoạn trị liệu có một mục tiêu riêng biệt (Beck & cs, 1975) luôn giữ mục tiêu này trong tâm trí để có thể tác động lean các vấn đề của thân chủ một cách hệ thống. Giống như các hình thức tâm lý trị liệu khác, trị liệu nhận thức cố gắng cải thiện các tiến trình xảy ra ẩn ngầm đã tạo nên sự khó chịu cho thân chủ. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tâm, nó có thể sử dụng các kỹ năng tâm lý giáo dục và tìm cách cung cấp cho thân chủ những kỹ năng để đối phó với các cảm giác lo âu, trầm cảm, giận giữ, hay cảm giác tội lỗi khi chúng xuất hiện. Nó không giả định bảo vệ cá nhân khỏi những khó chịu trong tương lai. Lo âu, trầm cảm và tội lỗi có thể đóng một vai trò cần thiết và thích ứng trong đời sống con người. Tri liệu nhận thức tìm cách trang bị cho thân chủ những kỹ năng để hiểu biết và quản lý chúng. Trị liệu nhận thức bao gồm các mô hình làm chủ và ứng phó.


Một lý do mà cá nhân có thể trải nghiệm sự khó khăn khi ứng phó với các kích thích bên trong và bên ngoài đó là sự thiếu các kỹ năng cơ bản. Các kỹ năng nhận thức và hành vi để điều hoà cảm xúc sẽ phát triền theo suốt quá trình phát triển của cá nhân thông qua sự tương tác được cấu trúc tốt với những người chăm sóc hỗ trợ cho thân chủ. Những kỹ năng này bao gồm khả năng đáp ứng với các tư tưởng gây trầm cảm, lo âu, những kỹ năng quan hệ liên cá nhân giúp thân chủ ứng phó trong các tình huống xã hội, khả năng điều hành và duy trì sự chú ý, cùng với khả năng phát hiện các cảm xúc tiêu cực khi chúng mới bắt đầu trỗi dậy nhờ vậy mà đương sự có thể tiếp cận chúng ngay lúc ấy và có những hành động thích ứng đối với chúng. Một nhân tố quan trọng của trị liệu nhận thức là thúc đẩy các kỹ năng và ý thức về năng lực bản thân của thân chủ để họ có thể thực hiện các yêu cầu cuộc sống hiệu quả hơn, từ đó có được một ý thức tốt hơn về khả năng kiểm soát cuộc sống và hiệu năng của bản thân. Huấn luyện các kỹ năng xã hội, huấn luyện thư giãn và các bài tập kiểm soát sự giận dữ là những ví dụ.


Mối quan hệ trị liệu trong liệu pháp nhận thức


Theo Truax and Carkhulf (1964), một nhà trị liệu có thái độ nhiệt thành, “không chiếm hữu”, thấu cảm và trung thực sẽ đạt nhiều kết quả hơn những nhà trị liệu thiếu các thái độ ấy. Trị liệu nhận thức xác nhận sự quan trọng hàng đầu của các biến số quan hệ không đặc thù trên, trong sự giúp thay đổi thân chủ, nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ trong việc cải thiện kết quả trị liệu. Nghĩa là việc phát triển một quan hệ nồng nhiệt, đồng cảm và chân thành, theo quan điểm trị liệu nhận thức, không nhất thiết tạo ra sự thay đổi hành vi và cảm xúc. Mối quan hệ trị liệu nên có tính cách hợp tác. Danh từ cộng tác trị liệu (therapeutic collaboration) được sử dụng thường xuyên trong trị liệu nhận thức và liên quan đến một hình thức đặc biệt của mối quan hệ thân chủ – nhà trị liệu. Nhà trị liệu được coi là người cùng khảo sát (co-investigator), làm việc với thân chủ để giúp đỡ họ cảm nhận được những trải nghiệm và cảm xúc của mình bằng cách thăm dò những suy nghĩ, hình ảnh và cảm xúc của thân chủ.


Các câu hỏi theo cách của Socrate (socratic questioning) thường được sử dụng như những phương tiện để giúp cho thân chủ hiểu biết được những suy nghĩ của mình và cách thức mà những niềm tin của họ có ảnh hưởng đến cảm xúc và hành động. Beck và cs. (1989) đã phát biểu “Mối quan hệ trị liệu được sử dụng không chỉ là một dụng cụ để làm giảm bớt sự đau khổ mà còn được coi như một phương tiện để thúc đẩy những nỗ lực chung trong việc thực hiện các mục tiêu đặc thù.


Mối quan hệ trị liệu trong trị liệu nhận thức rất khác mối quan hệ trị liệu theo mô hình tâm động học. Nhà trị liệu nhận thức không sử dụng mình như một “tấm màn trắng tinh” (blank screen) để những xung động và ước muốn của thân chủ phóng chiếu qua mối quan hệ chuyển di. Tương tự, nhà trị liệu nhận thức không chấp nhận tính khách quan trong các quan điểm và tầm nhìn của thân chủ một cách không truy xét. Trong khi đang phát hiện các sai lệch về nhận thức và tri giác của thân chủ, nhà trị liệu nhận thức khuyến khích thân chủ xem xét suy nghĩ của mình như là một đối tượng khách quan và lượng giá các giá trị và tính thích ứng của chúng một cách hợp lý. Những suy nghĩ kém thích ứng và sai lệch được xem là “giả thuyết” (hypothesis) cần phải trắc nghiệm lại.


Sự hướng dẫn của nhà trị liệu có thể thích ứng trong tiến trình trị liệu tùy thuộc vào nhu cầu của thân chủ. Với thân chủ trầm cảm nặng bị tê liệt bởi sự trì trệ tâm vận động và cảm giác tuyệt vọng, nhà trị liệu có thể sử dụng một vị thế có tính khẳng định hơn và hướng dẫn nhiều hơn. Có thể sử dụng các can thiệp hành vi để “kích hoạt” thân chủ. Ngược lại, nếu làm việc với những thân chủ rất thụ động và lệ thuộc thì sử dụng một tư thế ít có tính hướng dẫn hơn. Một thân chủ khi nói “Thưa bác sĩ, hãy bảo tôi phải làm gì” hẳn là người cảm thấy mình không thể đương đầu với những vấn đề thường ngày, và vì thế đang tìm kiếm sự nâng đỡ và hướng dẫn của người; khác. Ở trường hợp này, nhà trị liệu có thể chuyển cho anh ta một phần trách nhiệm trong việc phát hiện ra các vấn đề riêng của mình, phát hiện và lượng giá các tư tưởng tự động và phát triển các bài tập làm ở nhà. Nên tìm cách để khuyến khích anh ta nhận trách nhiệm điều khiển việc trị liệu và thảo luận với anh ta về sự thụ động của anh ta đối với nhà trị liệu và đối với những người khác trong cuộc đời của mình .


Mối quan hệ chuyển di (transference relationship) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc trị liệu nhận thức (Safran & Segal, 1990). Hành vi của thân chủ đối với nhà trị liệu có thể phản ánh sự hoạt hóa của các sơ đồ (cũng như nhà trị liệu cũng có những đáp ứng về hành vi và cảm xúc đối với thân chủ). Những trải nghiệm của thân chủ trong các phiên trị liệu có thể dùng như chứng cứ để tranh luận về các niềm tin.


Hơn nữa, sơ đồ hoạt hóa trong mối quan hệ trị liệu, bằng nhiều cách, có thể tương tự như những sơ đồ được hoạt hóa trong mối quan hệ của thân chủ với người khác. Nhà trị liệu làm việc, bằng cách sử dụng các câu hỏi theo kiểu Socrate để giúp thân chủ ý thức nhiều hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, tri giác của họ, bao gồm cả những suy nghĩ, cảm xúc, tri giác về mối quan hệ trị liệu. Những cách thức tương tác của thân chủ đối với người khác có thể được thể hiện cô đọng bên trong mối quan hệ của họ với nhà trị liệu. Những tình trạng hỗ loạn, giận dữ, nhẫm lẫn, lo âu, tránh né, ganh tỵ, tuyệt vọng, sợ hãi, giận hờn và sự thu hút mà người bệnh phô diễn với nhà trị liệu không nhất thiết là phản ứng lại với các hành vi đặc thù của nhà trị liệu. Theo ý nghĩa trên, cơ cấu nhận thức của “sự hoạt hóa các sơ đồ” tương tự với khái niệm “chuyển di” của trường phái phân tâm. Tuy nhiên, lý thuyết nhận thức không cho rằng việc diễn giải sự chuyển đi là cơ chế của sự thay đổi trong trị liệu, hoặc các tương tác trong mối quan hệ trị liệu biểu thị của sự tóm tắt của mối tương tác của mẹ và con lúc còn bé giống như trường phái phân tâm.


Mặc dầu có sự tương đồng cơ bản giữa các tiến trình thay đổi trong tâm lý trị liệu với các tiến trình phát triển, trị liệu nhận thức không cho rằng sự thay đổi trị liệu đặt nền tảng trên sự tái cấu trúc những trải nghiệm phát triển trong bối cảnh quan hệ trị liệu nâng đỡ .


ĐÁNH GIÁ VÀ LÊN KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU


Điều kiện kiên quyết cho phép diễn ra sự thay đổi do trị liệu là cần phải thiết lập được sự hợp tác trị liệu đáng tin cậy. Mục tiêu đầu tiên trong trị liệu nhận thức là thiết lập mối quan hệ, thông qua sự lắng nghe tích cực và thấu cảm. Thân chủ cần cảm thấy là họ được lắng nghe và các quan tâm của họ được hiểu biết và chấp nhận bởi nhà trị liệu. Nhà trị liệu nhận thức khuyến khích và làm cho thân chủ có thể phát biểu dễ dàng, xúc tiến sự trải nghiệm cảm xúc trong phiên trị liệu, phát hiện kiểu cách lập lại nhiều lần trong hành vi và suy nghĩ của thân chủ, chỉ ra sự sử dụng các chiến lược đối phó sai lệch hoặc các lệch lạc và lôi kéo thân chủ chú ý đến các cảm giác và suy nghĩ mà họ cảm thấy xáo trộn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các can thiệp đặc thù, cần kiểm tra lại lịch sử phát triển gia đình, xã hội, nghề nghiệp, giáo dục và tình trạng sức khỏe tâm thần của thân chủ một cách thận trọng. Những dữ liệu này cần thiết trong việc giúp đỡ việc chuyển đổi những than phiền hiện tại của thân chủ thành bản liệt kê các vấn đề để làm việc và hình thành một khái niệm về trị liệu (Persons, 1989). Việc thiết lập bảng liệt kê từng vấn đề riêng lẻ sẽ giúp cho cả thân chủ và nhà trị liệu có được ý niệm về sự trị liệu đang đi đến đâu, một khung thời gian tổng quát và là một phương tiện đánh giá sự tiến bộ trị liệu. Sau khi đã nhất trí về bảng liệt kê các vấn đề và một tiêu đích cho việc trị liệu, một chương trình sẽ được đề ra cho từng phiên trị liệu.


Sự xem xét lại các cảm xúc và trải nghiệm của thân chủ trong các phiên trị liệu lần trước sẽ liên tục tạo thành một dòng dữ liệu để từ đó phát triển nên một chương trình trị liệu. Sự nhận dạng vấn đề ở một khâu nào đó trong chương trình trị liệu sẽ trực tiếp dẫn đến việc cần thiết phải xem xét các cảm xúc và suy nghĩ của thân chủ trong những tình huống sống mới xảy ra gần thời điểm đó. Việc cấu trúc tốt các phiên trị liệu thông qua sự thiết lập một chương trình trị liệu có thể giúp duy trì các trọng tâm chiến lược của việc trị liệu. Những vấn đề đặc thù có thể được phát hiện, nhờ vậy nhà trị liệu và thân chủ có thể sử dụng hiệu quả nhất thời gian của họ. Thiết lập một chương trình từ lúc bắt đầu trị liệu giúp cho thân chủ và nhà trị liệu mang ra bàn bạc các vấn đề được quan tâm. Ngoài ra, nó cho phép có sự liên tục giữa các phiên trị liệu, nhờ vậy các phiên trị liệu không còn là những sự kiện rời rạc, riêng lẻ nữa mà sẽ trở thành một tiến trình tổng thể chặt chẽ. Sau đây là một chương trình tiêu biểu của trị liệu.


1. Thảo luận các sự việc trong tuần qua và cảm giác về vấn đề trị liệu trước đây.

2. Ôn lại thang điểm tự báo cáo (self-report scales) được thân chủ điền vào các chi tiết trước mỗi phiên trị liệu.

3. Ôn lại các tiết mục của chương trình còn lại của phiên trị liệu trước đây.

4. Ôn lại bài tập ở nhà của thân chủ. Thảo luận về những thành công hoặc những vấn đề của thân chủ khi thực hiện các bài tập ở nhà, cũng như kết quả của chúng.

5. Các vấn đề hiện tại cũng được đưa vào chương trình. Điều này có thể bao gồm sự phát triển các kỹ năng đặc thù (ví dụ, các kỹ năng xã hội, huấn luyện thư giãn, kỹ năng tự quyết) hoặc khám phá các tư duy sai lệch.

6. Ôn tập điều gì đã làm được trong phiên trị liệu hiện nay. Điều này khiến cho nhà trị liệu có cơ hội để giúp thân chủ làm sáng tỏ các mục tiêu và những kết quả được hoàn thành từ phiên trị liệu. Triển khai bài tập về nhà cho phiên trị liệu kế tiếp và chấm dứt phiên trị liệu. Sau cùng, có thể yêu cầu thân chủ về việc đáp ứng của họ đối với phiên trị liệu.


Các kỹ thuật đánh giá (assessment techniques)



Việc nhận diện những vấn đề đặc hiệu cùng việc đánh giá một cách khách quan hiệu quả của những can thiệp trị liệu là một phần rất quan trọng của trị liệu nhận thức. Những công cụ hữu dụng trong đánh giá bao gồm: các bảng câu hỏi tự báo cáo (self-report questionaires), các thang điểm đánh giá hành vi (behavior rating scales) và các thang điểm của nhà trị liệu lâm sàng (clinician rating scales).


Đánh giá các yếu tố mẫn cảm (assessment of vulnerability factors)


Đây là những trường hợp, những tình thế hoặc những khiếm khuyết có tác dụng làm giảm khả năng của thân chủ trong việc ứng phó hiệu quả với các yếu tố gây stress cho đời sống, mất đi các cơ hội lựa chọn hoặc bị thất bại trong việc tìm ra các giải pháp hiện có. Những yếu tố trên làm giảm ngưỡng dung nạp của thân chủ đối với các tình huống gây stress trong đời sống. Từng yếu tố riêng lẻ hoặc nhiều yếu tố kết hợp lại có thể sẽ làm tăng khả năng thân chủ có những ý nghĩ hoặc hành vi tự sát, hạ thấp ngưỡng kích thích gây lo âu, hoăc tăng thêm tính mẫn cảm của thân chủ đối với các suy nghĩ và tình huống gây nên trầm cảm (Freeman & Siomon, 1989). Các yếu tố mẫn cảm điểm gồm :


;

1. Bệnh cấp tính

2. Bệnh mạn tính

3. Sa sút sức khỏe

4. Đói

5. Giận dữ

6. Mệt mỏi

7. Cô đơn

8. Stress quan trọng trong đời sống hoặc mất đi một nguồn hỗ trợ quan trọng

9. Khả năng giải quyết vấn đề yếu kém

10. Nghiện rượu, nghiện ma túy, hoặc các kỹ năng ứng phó kém thích nghi

11. Đau nhức kinh niên

12. Thay đổi hoàn cảnh sống mới


Đánh giá các yếu tố này cho phép hiểu biết toàn diện hơn về các trải nghiệm đã làm tăng thêm sự khó chịu của thân chủ và giúp phát triển một kế hoạch trị liệu đặc thù hơn. Các can thiệp có thể hướng về sự tăng cường hỗ trợ, giảm nhẹ các tác nhân gây stress đặc thù và tăng cường các kỹ năng ứng phó.


Chẩn đoán và lập kế hoạch trị liệu


Bước đầu tiên trong việc phát triển một kế hoạch trị liệu là phải có khái niệm rõ ràng về các vấn đề cần được giải quyết của thân chủ. Việc khái niệm hóa này phải dựa trên lịch sử phát triển cá nhân và gia đình của thân chủ, các dữ liệu trắc nghiệm, tài liệu phỏng vấn và các báo cáo của các nhà trị liệu và các nhà chuyên môn trước đây.


Sự khái niệm hóa phải thỏa một số tiêu chí sau:

1. Hữu ích

2. Kỹ lưỡng

3. Chặt chẽ về lý thuyết

4. Giải thích được các hành vi quá khứ

5. Có được ý nghĩa của hành vi hiện tại

6. Có thể tiên liệu được hành vi tương lai


Quá trình khái niệm hóa bắt đầu bằng việc biên soạn một bảng liệt kê vấn đề đặc thù đặt nền tảng trên hành vi, sau đó đặt ưu tiên cho từng vấn đề.


Một vấn đề đặc biệt có thể trở thành mục tiêu trọng tâm của việc trị liệu nếu như nó gây hậu quả nặng nề trên thân chủ. Trong trường hợp khác người ta có thể tập trung vào một vấn đề đơn giản trước, rồi sau đó tạo cho thân chủ sự tin cậy trong việc trị liệu, và thực hành giải quyết vấn đề chính yếu. Trường hợp thứ ba, trọng tâm ban đầu có thể đặt vào vấn đề “then chốt” (“keystone” problem), tức là một vấn đề mà nếu giải quyết được, nó sẽ tạo nên một “hiệu ứng lan truyền” (ripple effect) giúp giải quyết các vấn đề khác. Sau khi đưa ra các mục tiêu trị liệu với thân chủ. Nhà trị liệu có thể bắt đầu phát triển các chiến lược và các biện pháp can thiệp để tạo cơ hội cho việc thực thi các mục tiêu. Trị liệu nhận thức tìm cách tiên đoán các vấn đề có thể xảy ra và cung cấp cho thân chủ các kỹ năng để đương đầu với chúng, như vậy nhà trị liệu phải phát triển các giả thuỵết về những nhân tố nào đã củng cố và duy trì những suy nghĩ và hành vi kém chức năng. Như đã nêu trên, niềm tin được duy trì với nhiều mức độ mạnh khác nhau. Khi phát triển khái niệm về một vấn đề đặc thù nào đó, sẽ rất hữu ích nếu nhà trị liệu cùng bàn luận với thân chủ về mức độ mạnh của những ý nghĩ tự động và các giả định chính yếu mà thân chủ đang tin tưởng. Các suy nghĩ tự động có bao gồm kiểu nói “Tôi là…”, “Tôi thì…” có thể sẽ rất khó thay đổi vì chúng thường được coi là một phần của bản ngã của thân chủ. Chẳng hạn một phụ nữ trẻ – người vì thường xuyên hay than phiền và la hét đã khiến bản thân phải nghỉ việc và đánh mất vai trò lãnh đạo trong cơ quan của mình - đã nói như sau “Tôi biết tôi làm cho mọi người phải đề phòng… nhưng tôi chỉ là tôi và mọi người phải chấp nhận tôi như vậy… Tôi chỉ đang phát hiện ra các vấn đề mà tôi thấy ở những người có quyền chức, vì vậy họ phải thay đổi chính họ… tôi không thể thay đổi tôi là ai, ngay cả tôi biết rằng tôi tự hại mình về điều này… Ngay từ hồi trung học tôi đã được bầu là người hay than phiền nhất”.


Các khuôn mẫu hành vi và cảm xúc kinh diễn thường được các thân chủ xem là “một phần của bản thân tôi” (part of me). Giống như người phụ nữ đã mô tả trên đây, họ sẵn sàng phát biểu “Đây là tôi và đây là cách mà tôi đã luôn luôn làm như vậy”. Những thách thức đặt ra cho các niềm tin cốt yếu trên đây, thường khiến thân chủ lo âu, giận dữ và tránh né. Do vậy, sự thách thức các niềm tin này nên được bắt đầu bằng sự khám phá cẩn thận, đặt nền tảng trên sự hợp tác hơn là sự đối đầu hoặc tranh luận trực tiếp.


CÁC CAN THIỆP ĐẶC HIỆU



Một số lớn những kỹ thuật nhận thức và hành vi có thể được dùng để phát hiện và sau đó đặt câu hỏi về lệch lạc trong nhận thức và các sơ đồ ẩn bên dưới . Những kỹ thuật này được dạy cho thân chủ để giúp họ đáp ứng một cách lành mạnh hơn. Sự phối hợp đúng đắn các kỹ thuật nhận thức và hành vi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng của thân chủ, kỹ năng của nhà trị liệu, mức độ bệnh lý và các mục tiêu trị liệu đặc hiệu. Ví dụ: khi làm việc với các thân chủ liệt giường, những mục tiêu ban đầu của trị liệu có thể tập trung giúp đỡ thân chủ thực hiện các công việc tự chăm sóc và việc phân tích công việc cần huấn luyện thành những bước nhỏ với độ khó tăng dần có thể đạt thành công tốt hơn. Bắt đầu với các công việc ít khó khăn nhất, sau đó tiến dần từng bước sang các công việc khó khăn hơn sẽ giúp cho thân chủ ý thức được sự thành công của mình nhiều hơn.


Trị liệu bằng thuốc có thể là một phần trợ lực quan trọng trong chương trình trị liệu. Ngược với các điều tin tưởng thông thường, trị liệu nhận thức và trị liệu bằng hóa dược không loại trừ lẫn nhau, mà có thể phối hợp với nhau trong một chương trình trị liệu (Wright & Schrodt, 1989; Wright, 1987, 1992). Ngoài giá trị thay đổi các suy nghĩ không lành mạnh và hành vi kém thích ứng, đã tạo cho thân chủ cảm giác buồn rầu, lo âu, giận dữ, trị liệu nhận thức còn có thể sử dụng để phát triển và thay đổi các niềm tin không tốt đẹp về thuốc men. Các suy nghĩ như “Điều này chỉ chứng tỏ rằng tôi điên” và “Điều này nghĩa là có điều gì đó trong não bộ của tôi bị trục trặc” sẽ gây khó chịu và tạo nên sự không tuân thủ với việc trị liệu bằng thuốc. Nếu chỉ trị liệu bằng thuốc men, thì không tác động đến suy nghĩ này. Các thuốc chống trầm cảm phải mất hai tuần mới phát huy tác dụng. Cho nên, việc trị liệu nhận thức có thể giúp đỡ trong thời gian ngắn và như vậy có thể giúp thân chủ trầm cảm nặng hoặc lo âu giảm bớt mức độ trước khi thuốc men có hiệu quả. Ngoài ra, như tác giả Wright (1992) nhận xét, trị liệu nhận thức có thể trang bị cho thân chủ các kỹ thuật giải quyết vấn đề, giúp phát triển sự hoạt động tâm lý xã hội tốt hơn và có thể giảm nguy cơ không lệ thuộc vào chương trình trị liệu thuốc men lâu dài.


Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy rằng trị liệu bằng thuốc có thể ích lợi trong việc giảm bớt các triệu chứng sinh học của trầm cảm, như mất ngủ, mệt nhọc và kém tập trung và như vậy có thể giúp các thân chủ trầm cảm nặng tham gia tích cực hơn trong quá trình trị liệu. Tuy nhiên, cơ chế dẫn đến sự thay đổi do trị liệu bằng thuốc men vẫn chưa được hiểu hết. Trong một nghiên cứu gần đây kết hợp trị liệu thuốc men và trị liệu nhận thức, Simons, Garfield và Murphy (1984) nhận thấy có sự cải thiện sau khi dùng thuốc chống thấm trầm cảm ba vòng, biểu hiện bằng sự thay đổi các suy nghĩ không lành mạnh. Đối với các thân chủ hưng trầm cảm và loạn thần, thường phải sử dụng kết hợp thuốc men và tâm lý trị liệu nếu thân chủ không đáp ứng với các can thiệp hành vi hoặc bằng lời nói.


CÁC KỸ THUẬT TRỊ LIỆU NHẬN THỨC



Trong thực hành, trị liệu nhận thức có thể định nghĩa như một tập hợp các kỹ thuật giảm nhẹ những khó chịu về xúc cảm bằng cách thay đổi trực tiếp những nhận thức sai lệch. Như vậy, bất cứ sự can thiệp hay kỹ thuật nào thay đổi tri giác hoặc niềm tin các thân chủ đều được coi là phương pháp trị liệu nhận thức. Như vậy, số kỹ thuật dùng trong trị liệu nhận thức là vô số kể. Một nhà trị liệu nhận thức hiệu quả là người có thể cung cấp cho thân chủ các trải nghiệm sáng tạo, linh hoạt và thay đổi được các niềm tin sai lệch.


Có một số ít kỹ thuật được tìm thấy hữu ích cho một số ít vấn đề. Giống như các mô hình tâm lý trị liệu khác, nhà trị liệu nhận thức cần phải biết rõ những biện pháp can thiệp hiện có và có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau một cách điêu luyện.


Sau đây là tóm tắt một số kỹ thuật trị liệu nhận thức:


Ý nghĩa đặc thù của thân chủ (idiosynratic meaning)


Cần phải khám phá những ý nghĩa có liên quan đến lời nói và suy nghĩ của thân chủ, ví dụ: một thân chủ tin tưởng rằng đời mình bị “tan nát” bởi sự việc vợ bỏ ra đi, có thể được hỏi nhẹ nhàng rằng sự “tan nát” ấy có ý nghĩa gì. Có thể yêu cầu anh ta phản ánh chính xác cách thức anh ta bị “tan nát” như thế nào và sau đó, bằng cách nào anh ta có thể tránh được sự tan nát. Tất cả từ ngữ được nói ra đều mang những ý nghĩa đặc thù của riêng thân chủ. Để có thể thăm dò các ý nghĩa ấy, nhà trị liệu cần có kỹ năng lắng nghe tích cực, khả năng giao tiếp tốt và có khả năng xem xét các giả định của mình.


Yêu cầu bằng chứng (questioning the evidence)



Có thể làm việc với thân chủ bằng cách hỏi về những bằng chứng mà họ đang dùng để duy trì và tăng cường niềm tin của họ. Việc này bao gồm sự xem xét một cách hệ thống các bằng chứng nào đã củng cố niềm tin của họ, có thể xem xét độ tin cậy của các nguồn thông tin và đương sự có thể nhận ra rằng họ đã bỏ qua những dữ liệu quan trọng nhưng không phù hợp với các quan điểm sai lệch của cá nhân mình.


Quy kết lại (reattribution}



Thân chủ thường nhận trách nghiệm về các sự kiện và tình thế mà rất ít có khả năng là thuộc trách nhiệm của họ. Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ “phân phối lại” những trách nhiệm cho tất cả các đối tác có liên quan.


Đáp ứng hợp lý (rational responding)


Một trong những kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong trị liệu nhận thức là việc giúp thân chủ thách thức các suy nghĩ sai lệch. Bản ghi chép hằng ngày các suy nghĩ sai lệch là một cách thức lý tưởng để trắc nghiệm những suy nghĩ sai lệch. Thân chủ thường cảm thấy khó khăn khi bắt đầu việc nhận diện ra các suy nghĩ, cảm xúc hoặc các tình huống sống. Nếu thân chủ trình bày một vấn đề cảm xúc (ví dụ: tôi rất buồn) nhà trị liệu cần thăm dò xem hoàn cảnh nào tạo nên cảm xúc ấy và các suy nghĩ kèm theo. Nếu thân chủ đưa ra suy nghĩ (ví dụ: tôi là người thất bại), nhà trị liệu cần xác định các cảm xúc và tình huống lúc ấy như thế nào. Sau cùng nếu thân chủ nói về một tình huống (ví dụ: chồng tôi bỏ tôi), nhà trị liệu nên tìm cách xác định các suy nghĩ và cảm xúc xảy ra trước, trong và sau sự kiện đó. Các phát biểu như “tôi cảm thấy mình là người thua cuộc” cần được tái định dạng (reframe) như các suy nghĩ và cảm xúc kèm theo với suy nghĩ ấy. Sau khi xác định được những suy nghĩ tự động sai lệch, nhà trị liệu có thể phát triển nên một đáp ứng hợp lý, gồm bốn giai đoạn sau:


a. Xem xét một cách hệ thống những bằng chứng đã hỗ trợ hoặc bác bỏ niềm tin của thân chủ

b. Phát triển những cách giải thích hoặc niềm tin thay thế có tính thích nghi hơn

c. Làm mất đi tính chất bi thảm hóa của những niềm tin

d. Xác định những bước can thiệp về hành vi đặc iệu để giải quyết vấn đề


Xem xét các giải pháp và phương pháp thay thế


Cần làm việc với thân chủ để đưa ra những giải pháp khác. Ví dụ: những thân chủ tự sát thường tin rằng có các giải pháp và phương pháp thay thế và cái chết là một giải pháp hợp lý. Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ phát triển và lượng giá các giải pháp thay thế.


Giải trừ sự bi thảm hóa (decastrophizing)


Kỹ thuật này giúp cho thân chủ đánh giá lại xem liệu họ có quá làm cho tình hình trầm trọng thêm hay không. Nhà trị liệu có thể giúp đỡ thân chủ nhận thấy những hậu quả từ hành động sống của họ không hẳn là theo kiểu “tất cả hoặc không có gì” và vì thế giúp họ cảm thấy ít bi thảm hóa vấn đề hơn. Điều quan trọng là phải sử dụng kỹ thuật này một cách nhẹ nhàng và ân cần để làm cho thân chủ không cảm thấy bị chế giễu bởi nhà trị liệu. Những câu hỏi đặt ra với thân chủ gồm có: “Điều tệ hại nhất xảy ra cho anh là điều gì và nếu điều tệ hại nhất xảy ra thì chuyện khủng khiếp gì sẽ đến?”


Các hệ quả huyễn tưởng hóa (fantasized consequences)


Yêu cầu thân chủ mô tả những huyễn tưởng về một tình thế gây sợ hãi, về những hình ảnh mà họ có về huyễn tưởng ấy cùng những mối bận tâm kèm theo. Khi mô tả được các huyễn tưởng, thân chủ có thể thấy sự phi lý của những ý tưởng của họ. Nếu những hậu quả của huyễn tưởng là có thực, nhà trị liệu cần làm việc với thân chủ đánh giá mức độ nguy hiểm và phát triển các chiến lược ứng phó.


Những thuận lợi và bất lợi


Bằng cách hỏi thân chủ xem xét cả hai mặt thuận lợi và bất lợi của vấn đề, có thể giúp họ có được một tầm nhìn rộng hơn. Kỹ thuật giải quyết vấn đề cơ bản này rất có ích trong việc giúp thân chủ đạt được một tầm nhìn và tổ chức quá trình hành động hợp lý


“Biến nguy thành an” (turning adversity to advantage)


Có khi một hiểm họa tiềm tàng có thể được sử dụng như một điều kiện thuận lợi. Trường hợp bị mất việc làm có thể là điểm mở đầu cho một công việc mới hay một nghề nghiệp mới. Việc đặt ra một “thời hạn chót” có thể tạo ra một áp lực bất công, nhưng lại có thể được vận dụng để tạo động lực cho đương sự hành động. Sẽ có được sự quân bình giúp đặt những trải nghiệm của đương sự dưới một tầm nhìn mới.


Liên tưởng hoặc khám phá có hướng dẫn (guided association/discovery)


Trái ngược với kỹ thuật liên tưởng tự do của phân tâm, việc liên tưởng hoặc khám phá có hướng dẫn bao gồm việc nhà trị liệu làm việc với thân chủ để kết nối các ý nghĩ và các hình ảnh bằng cách dùng các câu hỏi theo kiểu Socrate (Socratic questioning). Ngoài ra, có thể sử dụng các kỹ thuật “chiều dọc” (“vertical” or “downward arrow” techniques): nhà trị liệu cung cấp sự kết nối giữa những lời nói của thân chủ và khuyến khích thân chủ phát hiện một loạt các suy nghĩ tự động của họ. Việc sử dụng các câu hỏi như “Rồi điều gì tiếp theo?” hoặc “Vậy điều đó có ý nghĩa gì?” vv… sẽ cho phép nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ hiểu đuợc các chủ đề (themes) trong dòng chảy của những tư tưởng tự động và các sơ đồ.


Sử dụng kỹ thuật cường điệu hoặc nghịch lý (exaggeration or pardox)


Dường như có một không gian giữa hai thái độ cực đoan cho một vị trí duy nhất, khi đẩy một ý tưởng đến cực đoan nhà tri liệu có thể giúp “di chuyển” thân chủ đến một vị thế quân bình và thích ứng hơn đối với một niềm tin đặc biệt nào đó. Tuy nhiên để tạo ra sự nhạy cảm với sự quân bình, một số thân chủ có thể có các kinh nghiệm các can thiệp nghịch lý giúp cho sự sáng tỏ vấn đề của thân chủ. Như vậy, nhà trị liệu khi sử dụng các kỹ thuật cường điệu hoặc nghịch lý phải có các điều kiện sau đây:


a) Mối quan hệ làm việc mạnh mẽ với thân chủ

b) Thời gian tốt đẹp

c) Ý thức tốt, sáng suốt để biết khi nào thì rút dần các kỹ thuật trên. Sự sử dụng kỹ thuật trong trị liệu nhận thức được mô tả chi tiết bởi Mc Mullin (1986)


Thang điểm hóa (scaling)


Đối với thân chủ xem xét sự vật như là tất cả hoặc không có gì, kỹ thuật scaling (cho điểm) có thể rất hữu ích ví dụ như kỹ thuật chia tỷ lệ các cảm xúc, có thể giúp bệnh nhân thu hoạch sự ý thức về khoảng cách và có một tầm nhìn, ví dụ một thân chủ trầm cảm, tin rằng mình là người kém cỏi, trước tiên có thể được phỏng vấn để đánh giá sức mạnh niềm tin trên một thang 100 điểm. Có thể hỏi là niềm tin của anh ta ở mức độ nào giữa người kém cỏi nhất trên thế giới (0 điểm) và người có khả năng giỏi nhất trên thế giới (điểm 100). Khi hỏi anh ta phải đánh giá trên thang điểm năng lực mà anh đã phát triển, anh ta sẽ nhận thấy rằng mình không phải là người kém nhất cũng không phải là người giỏi nhất, mà là người giống như bao nhiêu người khác, cũng có những điểm mạnh và điểm yếu và ít ra cũng có một khả năng nào đó.


Phát biểu các tiếng nói bên trong suy nghĩ


Moi người khi được yêu cầu phản hồi những suy nghĩ của họ, đều có thể “nghe tiếng nói của tư tưởng họ trong đầu”; khi yêu cầu thân chủ nói ra những tư tưởng này, họ sẽ có một tư thế tốt hơn để làm việc với những “tiếng nói” và những tư tưởng này. Khi nhà trị liệu “lấy đi” những tiếng nói sai lệch, thân chủ có thể trải nghiệm được việc đáp ứng thích hợp. Ví dụ: nhà trị liệu có thể bắt đầu bằng cách tạo ra những khuôn mẫu đáp ứng hợp lý với những lời mà thân chủ nói ra các tư tưởng sai lệch của ho; sau đó nhà trị liệu có thể từng bước giúp thân chủ thực hành để nhận ra tính chất rối loạn tư duy của mình và có thể đáp ứng tốt hơn để giải quyết các rối loạn tư duy của mình.


Tự hướng dẫn (self-instruction)


Meichenbaum (1977) và Rehm (1987) đã phát triển một loạt rộng rãi các kỹ thuật tự học hữu ích để làm việc với các thân chủ trầm cảm hoặc xung động. Ví dụ: thân chủ có thể được hướng dẫn cách lập chương trình tự học, trực tiếp xây dựng những hành vi thích ứng hơn, đồng thời áp dụng các phương pháp đối phó với các hành vi lệch lạc.


Ngừng suy nghĩ (thought stopping)


Vì giữa tư tưởng và cảm xúc có sự liên hệ với nhau, các suy nghĩ tự động có tính kém thích nghi có thể có hiệu ứng “hòn tuyết lăn” (snow ball): ngay khi các cảm xúc nhẹ nhàng buồn rầu hay lo âu có thể làm sai lệch các tiến trình nhận thức dẫn đến việc cá nhân cảm thấy liên tục rối trí; bắt đầu là một vấn đề nhỏ cũng có thể dễ dàng trở thành một chuyện nặng nề, trầm trọng. Kỹ thuật ngừng suy nghĩ được sử dụng tốt nhất khi trạng thái cảm xúc tiêu cực mới xuất hiện và sẽ kém hiệu quả hơn khi diễn biến của suy nghĩ đã tiến triển.


Ví dụ: có thể hướng dẫn cho một thân chủ đang lo âu vẽ ra một dấu hiệu của ngừng suy nghĩ hoặc (nghe một tiếng chuông) lúc khởi đầu một cơn lo âu. Việc tạo ra một thời gian ngừng nghĩ giây lát trong quá trình này có thể giúp cho thân chủ suy nghĩ về nguồn gốc của lo âu và giới thiệu nhiều kỹ thuật nhận thức mạnh mẽ hơn trước khi sự lo âu gia tăng (ví dụ kỹ thuật đáp ứng hợp lý).


Gây xao lãng (distraction)


Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích cho thân chủ có vấn đề lo âu, bởi vì cùng một lúc không thể duy trì hai suy nghĩ, các suy nghĩ gây lo âu thường loại trừ suy nghĩ thích ứng hơn. Ngược lại, một suy nghĩ khác khi được tập trung vào thì sẽ có tác dụng loại trừ suy nghĩ gây lo âu.


Bằng cách hướng dẫn thân chủ làm các bài toán cộng, trừ phức tạp sẽ giúp thân chủ dễ dàng tránh bớt suy nghĩ. Nhiều thân chủ đếm ngược từ 200 đến 13, có thể rất hiệu quả, hoặc đọc ngược một trang sách từ dưới lên trên. Khi ở ngoài trời, đếm xe chạy trên đường phố, hoặc đếm những người mặc áo đỏ, hoặc bất cứ công việc nào mà không cần suy nghĩ cũng có kết quả. Kỹ thuật làm cho thân chủ xao lãng hoặc tái tập trung chú ý có thể thực hiện bằng cách tập trung một số khía cạnh môi trường, tham gia các hoạt động tinh thần, hình dung (imaging) hoặc khởi đầu một hoạt động. Kỹ thuật gây xao lãng là một kỹ thuật ngắn, có thể giúp thân chủ tức thời kiểm soát được các suy nghĩ của họ. Sau đó có thể dùng những kỹ thuật nhận thức khác.


Tranh Luận Trực Tiếp


Đôi khi tranh luận trực tiếp cũng hữu ích. Khi thân chủ có những nguy cơ tiềm tàng như trong trường hợp có ý tự tử, có thể xem xét kỹ thuật tranh luận trực tiếp. Kỹ thuật này có thể tạo nên tình trạng bất hợp tác và nhà trị liệu dễ trở nên bị mắc mứu vào sự đối đầu hoặc tranh luận với thân chủ. Thật ra, tranh luận về các niềm tin cơ bản có thể tạo ra sự kháng cự thụ động hoặc một đáp ứng thụ động. Kỹ thuật tranh luận, có thể sử dụng kỹ lưỡng, đúng đắn và được thực hiện bởi một nhà trị liệu có kỹ năng.


Gọi tên các lệch lạc nhận thức (labeling of distortions)


Sợ điều chưa biết và sợ sự sợ hãi có thể là sự bận tâm quan trọng của thân chủ lo âu (Young,1984). Làm điều gì đó để phát hiện bản chất và nội dung các suy nghĩ lệch lạc và giúp đặt tên các lệch lạc mà thân chủ sử dụng, khi đó thân chủ sẽ trở nên ít sợ hãi hơn.


Phát triển các hình ảnh thay thế (developing replacement therapy)


Thân chủ lo âu thường trải nhiệm những hình ảnh kỳ ảo trong thời gian tress. Khi sự lo âu có thể hoạt hóa bởi các hình ảnh này, có thể giúp cho thân chủ phát triển những hình ảnh đối ứng. Ví dụ thay vì suy tưởng về sự thất bại, bối rối, nhà trị liệu giúp thân chủ phát triển một hình ảnh đối ứng ngược lại có hiệu quả mới mẻ hơn. Một khi thực hành tốt, thân chủ có thể thay thế những hình ảnh này bên ngoài thời gian trị liệu.


Đọc sách liệu pháp (Bibliotherapy)


Một số sách hay có thể dùng để đọc ở nhà, coi như một bài thực tập ở nhà. Những sách này có thể sử dụng để giáo dục thân chủ về mô hình trị liệu nhận thức cơ bản, nhấn mạnh các điểm đặc biệt trong khóa trị liệu, giới thiệu các ý tưởng mới để thảo luận trong các phiên trị liệu sắp tới, hoặc đề nghị cách thức suy nghĩ thay thế về các mối bận tâm của thân chủ. Giới thiệu một số sách hữu ích như: “Tình yêu không bao giờ đầy đủ” (Beck, 1989), hoặc “Cảm thấy tốt đẹp” (Burn, 1980).


Các kỷ luật hành vi


Những mục tiêu của việc sử dụng các kỹ thuật hành vi trong bối cảnh trị liệu nhận thức là rất đa dạng. Mục tiêu đầu tiên là sử dụng các chiến lược hành vi trực tiếp và kỹ thuật dễ trắc nghiệm để suy nghĩ và giả định mất khả năng bằng cách cho thân chủ thử các hành vi bị sợ hải và tránh né,các ý nghĩa xưa củ có thể bị phản kháng trực tiếp. Việc sử dụng sau đó các kỹ thuật hành vi là thực hành các hành vi mới, thích ứng hơn các chiến lược đối phó. Các hành vi đặc thù có thể được giới thiệu ở văn phòng , và sau đó đựơc thực hành ở nhà.với các công tác làm bài tập ở nhà về nhận thức, nhà trị liệu muốn ôn lại các suy nghĩ và cảm xúc đựơc kinh nghiệm bởi thân chủ khi họ cố gắng thực hiện các bài tập hành vi trên chính họ. Các can thiệp hành vi thường được sử dụng gồm có .


1. Lên Chương Trình Hoạt Động

Cùng với đáp ứng hợp lý, việc lên chương trình hoạt động, có lẽ là kỹ thuật luôn luôn hiện diện trong hành trang của nhà trị liệu. Đối với thân chủ cảm thấy luôn luôn bị tràn ngập công việc, lên chương trình hoạt động có thể giúp sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Chương trình hoạt động vừa là một dụng cụ phản hồi để đánh giá sự sử dụng thời gian trong quá khứ và đồng thời là dụng cụ tiên liệu để giúp việc kế hoạch sử dụng thời gian tốt hơn.


2. Sự Thành Công Và Các Cấp Độ Sung Sướng

Lên chương trình hoạt động cũng có thể được sử dụng để đánh giá và kế hoạch hoạt động, giúp cho thân chủ cảm nhận sự thành công và sung sướng. Sự thành công và sung sướng càng lớn bao nhiêu, thì sự lo âu trầm cảm sẽ giảm đi càng nhiều. Bằng cách phát hiện những hoạt động nào tạo ra sự lo âu thấp hoặc lo âu cao, các kế hoạch có thể phát triển để tăng cường sự lo âu thấp và giảm đi sự lo âu cao.


3. Huấn Luyện Các Kỹ Năng Xã Hội Hoặc Tính Quyết đoán

Nếu thân chủ thiếu các kỹ năng xã hội đặc thù, nhà trị liệu vẫn có trách nhiệm giúp họ đạt được các kỹ năng hoặc giới thiệu họ đến một khóa huấn luyện kỹ năng. Việc lĩnh hội các kỹ năng có thể liên quan đến tất cả mọi việc từ việc dạy thân chủ bắt tay một cách thích hợp đến việc thực hành kỹ năng nói chuyện.


4. Phân Chia Các Công Việc Thành Các Bước Nhỏ

Kỹ thuật này giúp cho thân chủ chia công việc thành từng bước rất nhỏ để đi đến mục tiêu mong muốn. Bằng cách sắp xếp công việc các bước cần thiết và thực hiện theo từng thứ cấp, thân chủ có thể được giúp đỡ để đạt các tiến bộ hợp lý với mức độ stress tối thiểu. Khi thân chủ thực hiện từng bước, nhà trị liệu có thể ở bên cạnh để nâng đỡ và hướng dẫn.


5. Thực Tập Hành Vi – Sắm vai

Phiên trị liệu là nơi lý tưởng để thực tập nhiều hành vi. Nhà trị liệu có thể đóng vai trò như người thầy giáo hướng dẫn đưa ra phản hồi trực tiếp trên các thực hành của thân chủ. Nhà trị liệu có thể giám sát các thực hiện của thân chủ, đưa ra các gợi ý để cải thiện hành vi, và làm mẫu cho các hành vi mới. Ngoài ra, nhà trị liệu phải tiên liệu các trở ngại và giải quyết chúng ngay trong phiên trị liệu. Thân chủ cần tập luyện tích cực trước khi có thể thực hiện những hành vi mới trên thực tế.


6. Tiếp Xúc Với Thực Tế (invivo exposure)

Có đôi khi cuộc trị liệu diễn ra bên ngoài văn phòng trị liệu. Phương pháp này tốn thời gian, nhưng việc trị liệu trong thực tế có thể có tác dụng rất mạnh mẽ. Ví dụ, nhà trị liệu có thể tháp tùng thân chủ đến một vị trí mà thân chủ sợ hãi, như siêu thị hoặc trung tâm mua sắm đông đúc. Như đã nêu trên, mục tiêu của sự tiếp xúc thực tế không chỉ cho phép thân chủ làm quen với bối cảnh gây sợ hãi, mà còn cung cấp cho họ bằng chứng xác thực trái với những niềm tin sai lệch của thân chủ. Ví dụ: một sinh viên 29 tuổi không thể hoàn thành việc tốt nghiệp của mình, vì cô sợ gặp vị giáo sư để thảo luận một đề tài chưa hoàn thành xong mà cô đã nhận. Cô hoàn toàn tin rằng vị giáo sư sẽ la lối với cô và cô đã không thể làm được một “bài tập về nhà” là gọi điện cho người thư ký của vị giáo sư kia để thu xếp một cuộc gặp gỡ. Sau đó cô được khuyến khích sẽ gọi cho vị giáo sư từ văn phòng của nhà trị liệu. Những suy nghĩ và cảm giác của cô đã được xem xét kỹ lưỡng trước khi, trong khi và sau khi gọi. Như mong đợi, vị giáo sư rất sung sướng được nghe cô sinh viên của mình và vui lòng chấp nhận học vị sau cùng của cô. Nguồn gốc của những niềm tin của cô về việc người khác cảm thấy về cô như thế nào lúc đó được ôn lại và cô có thể thấy rằng những tin tưởng này có thể sai lầm và kém thích ứng.


7. Huấn Luyện Thư Giãn

Những thân chủ lo âu thường hưởng được lợi ích từ việc huấn luyện thư giãn vì các phản ứng lo âu và thư giãn thường có tính triệt tiêu lẫn nhau.


Việc huấn luyện thư giãn có thể thực hiện trong phòng và sau đó thân chủ thực hiện ở nhà. Mặc dầu các băng ghi hình có thể mua được ở nhiều nhà xuất bản, nhà trị liệu có thể lựa chọn những băng ghi hình thích hợp cho thân chủ, giúp cho thân chủ cảm thấy rất thư giãn và tập trung vào những triệu chứng làm cho thân chủ đau khổ.


Bài tập về nhà

Không có một trị liệu nào chỉ xảy ra trong bối cảnh của phòng tham vấn. Sự thấu hiểu và các kỹ năng lĩnh hội được từ môi trường trị liệu sẽ được củng cố và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của thân chủ.


Tiến trình củng cố này, được giữ kín trong các mô hình tâm lý trị liệu khác, nhưng được nói đến và khai thác trong trị liệu nhận thức. Điều quan trọng cho thân chủ để hiểu biết rằng việc phát triển này tạo ra một trọng tâm trị liệu lớn hơn và nhiều thành quả nhanh chóng hơn như các tác giả Burns và Auerbach (1992) đã nhận xét trong khi kiểm điểm lại các yếu tố liên kết với sự cải thiện trong trị liệu, “Những khác biệt trong việc thực hành bài tập ở nhà có liên quan đáng kể với sự phục hồi từ bệnh trầm cảm”.


Bài tập về nhà có thể là nhận thức - hành vi. Chúng có thể liên quan đến việc giúp thân chủ hoàn thành một chương trình hoạt động (một bài tập xuất sắc trong phiên trị liệu đầu tiên), hoàn tất một số bản ghi chép các suy nghĩ hằng ngày hoặc cố gắng thực hiện một số hành vi mới. Các bài thực tập ở nhà, khi được giao thích hợp, có nội dung trực tiếp đến các vấn đề trong phiên trị liệu. Đó là sự phát triển thêm những phiên trị liệu vào đời sống thường ngày của thân chủ.


Bài tập về nhà càng có ý nghĩa và có tính hợp tác thì càng có nhiều khả năng thân chủ sẽ tuân thủ chương trình trị liệu. Nếu các bài tập ở nhà đã hoàn thành không được ôn tập kiểm tra thường xuyên và coi như một phần trong phiên trị liệu, thân chủ sẽ nhanh chóng tin tưởng rằng chúng không quan trọng và không tiếp tục làm các bài tập ở nhà. Ngay cả khi việc thực tập bị thất bại, điều này cũng vẫn có ích. Một thân chủ lo âu khi tiếp xúc với bên ngoài, có thể tiên đoán anh ta sẽ bị từ chối nếu anh ta nói chuyện với người không quen biết. Một công việc hợp lý có thể giao cho anh ta là nói chuyện với người bán hàng khi mua cà phê mỗi buổi sáng, và ghi chú các phản ứng của những người bán hàng. Nếu người bán hàng phản ứng một cách tích cực với anh ta (như chúng ta mong muốn các các người bán hàng như thế) anh ta sẽ có một kinh nghiệm mới khác với niềm tin trước đây và sẽ phát triển một kỹ năng xã hội mới. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng anh ta không thể nói chuyện với người bán hàng, bỏ chạy khỏi cửa hàng và la hét như thể cà phê nóng hổi đã đổ lên áo sơ mi của anh ta. Không hẳn như thế là mọi việc đều hỏng cả! Bằng cách đếm số lần xảy ra những trình trạng ấy trong phiên trị liệu, chúng ta sẽ đạt đến một thông tin quan trọng nhất là: các suy nghĩ tự động đã xảy ra trong khi anh ta bị lo lắng. Và bù lại, kết quả này sẽ được đưa ra xem xét để phản bác một cách hợp lý và sẽ trở nên có lợi cho công việc trị liệu.


CÁC LỖI LẦM THƯỜNG HAY XẢY RA TRONG TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


Theo Francis Bacon, có thể dễ dàng để nhận biết một cái bánh dở hơn là làm một cái bánh ngon. Cũng như vậy đối với tâm lý trị liệu. Thật dễ phát hiện những khuyết điểm hoặc khó khăn trong cuộc trị liệu hơn là tránh các khuyết điểm. Tuy nhiên, vẫn có một số sai lầm thường xảy ra khi thực hiện trị liệu như:


- Sự xã hội hóa chưa đầy đủ của thân chủ đối với khuôn mẫu trị liệu

- Thất bại trong việc phát triển bảng liệt kê các vấn đề đặc hiệu

- Các bài tâp về nhà chưa phù hợp (và không theo dõi các bài tập về nhà đã làm)

- Nhấn mạnh quá sớm đến việc nhận ra các sơ đồ

- Nhà trị liệu thiếu kiên nhẫn, hướng dẫn quá mức để cố gắng giải quyết lập tức các triệu chứng của thân chủ

- Giới thiệu quá sớm các kỹ thuật hợp lý trước khi hoàn thành sự khái niệm hóa đầy đủ

- Thiếu chú trọng việc phát triển mối quan hệ cộng tác và chú ý không đầy đủ các yếu tố không đặc thù trong mối quan hệ trị liệu.

- Không tính đến các phản ứng cảm xúc riêng, các suy nghĩ tự động và các sơ đồ của nhà trị liệu – phản ứng chuyển di.


KẾT THÚC TRỊ LIỆU (TERMINATION)


Việc kết thúc trị liệu nhận thức đã bắt đầu từ lần trị liệu đầu tiên vì mục đích của trị liệu nhận thức không phải là sự chữa trị, mà là giúp thân chủ có được khả năng ứng phó hiệu quả. Nhà trị liệu nhận thức không có kế hoạch trị liệu vô hạn; đây là một mô hình tâm lý trị liệu nhắm đến việc lĩnh hội các kỹ năng. Mục tiêu của nhà trị liệu là giúp thân chủ đạt được khả năng giải quyết với các tác nhân gây stress bên trong và bên ngoài vốn là một phần của cuộc sống. Khi các thang đánh giá khách quan, báo cáo của thân chủ, quan sát của nhà trị liệu và các phản hồi từ những người thân nhất trong gia đình xác nhận có sự sự cải thiện và nâng cao mức độ thích ứng của thân chủ thì việc trị liệu có thể kết thúc.


Mặc dầu nghiên cứu cho thấy trị liệu nhận thức đạt hiệu quả cao nhất qua 12 đến 15 phiên trị liệu, song vẫn chưa có một thời gian tiêu biểu nào cho việc trị liệu. Khi giúp đỡ các thân chủ có các khó khăn lâu dài trầm trọng (như rối loạn nhân cách ranh giới chẳng hạn) chúng ta cũng có thể đạt được nhiều lợi ích đáng kể khi thực hiện trị liệu trong nhiều tuần vì thân chủ có thể học được các kỹ thuật đương đầu với những cảm giác trầm cảm, lo âu và giận dữ. Trị liệu nhận thức cũng có thể có lợi khi được tiếp hành từ 2 đến 3 năm vì các giả định và sơ đồ phải được xem xét và tác động đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây không tìm ra mối liên hệ giữa thời gian trị liệu và hiệu năng của trị liệu (Berman, Miller and Massman 1985, Sharpiro 1982). Các cuộc nghiên cứu cho rằng lợi ích của việc tiếp tục trị liệu sau 12 đến 15 phiên trị liệu là khiêm tốn, cần bàn bạc với thân chủ từ lúc khởi đầu về mục tiêu và thời điểm kết thúc. Điều này khuyến khích nhà trị liệu và thân chủ duy trì sự tập trung vào tính cấp bách của quá trình trị liệu.


Việc kết thúc trị liệu nhận thức được thực hiện từ từ để có đủ thời gian cho việc thay đổi và sắp xếp các phiên trị liệu giảm dần từ một lần mỗi tuần đến mỗi lần hai tuần. Sau đó, các phiên trị liệu có thể thực hiện một tháng một lần, với các phiên trị liệu theo dõi mỗi 3 đến 6 tháng cho đến khi tiến trình trị liệu kết thúc. Dĩ nhiên thân chủ có thể gọi và hẹn gặp gỡ trong trường hợp khẩn cấp. Đôi khi, thân chủ cũng có thể gọi điện chỉ để nhận một thông tin hay việc tăng cường một hành vi nào đó, hoặc để báo cáo một sự thành công với nhà trị liệu. Sự tiếp xúc với nhà trị liệu nhận thức, trong vai trò của một cố vấn hoặc một cộng tác viên, vẫn thích hợp và có tác dụng quan trọng. Khi việc trị liệu gần đến kết thúc, những suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ về việc kết thúc cần được thăm dò cẩn thận vì chúng phản ánh các sơ đồ và giả định của họ liên quan sự chia ly (separation). Việc kết thúc trị liệu có thể có ý nghĩa quan trọng cho thân chủ và có thể hoạt hóa các kỷ niệm và sơ đồ về việc chia ly với những người khác trong quá khứ của thân chủ (Mann, 1973; Sofran and Segal, 1990). Sự kết thúc có thể cung cấp cho nhà trị liệu một cơ hội thăm dò các suy nghĩ và cảm xúc của thân chủ cùng những cách thức đặc biệt mà thân chủ đương đầu với sự chia ly. Điều này, đặc biệt quan trọng khi làm việc với các thân chủ mà lịch sử gợi ý họ đã đáp ứng với sự chia ly và mất mát một cách không thích ứng. Những phản ứng như thế không phải là hiếm xảy ra nơi những thân chủ bị rối loạn nhân cách.


Như đã nêu trên, nhà trị liệu cần phải theo dõi các phản ứng cảm xúc và suy nghĩ riêng của họ trong suốt quá trình trị liệu. Điều này càng quan trọng trong giai đoạn kết thúc trị liệu. Ngoài những cảm giác và niềm tin của nhà trị liệu về sự chia ly, một trong những khó khăn thường gặp phải trong khi làm trị liệu nhận thức là áp lực thực hiện những cải thiện đáng kể một cách nhanh chóng. Trị liệu nhận thức, với trọng tâm đặt vào các thành quả có thể quan sát được, và có tính chiến lược, có thể giúp thân chủ rời khỏi nhà trị liệu với niềm tin rằng họ chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm mục tiêu trị liệu đạt được. Có nhiều trường hợp trong cuộc đời của chúng ta, những mong đợi và mục tiêu của chúng ta không đạt được một cách đầy đủ và công việc quan trọng có thể dành lại cho thân chủ giải quyết sau khi kết thúc trị liệu. Trị liệu nhận thức xem cơ chế thay đổi thông qua tâm lý trị liệu cũng tương tự như cơ chế của sự phát triển trong toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Những kỹ năng nhận thức và hành vi cùng những cách thức hiểu biết mới về đời sống được lĩnh hội thông qua trị liệu có thể gieo hạt giống cho sự phát triển sau này khi thân chủ chấm dứt trị liệu. Như Safran và Segal đã quan sát, những suy nghĩ và cảm xúc xuất hiện khi trị liệu kết thúc, có ý nghĩa cho mô hình làm việc bên trong của thân chủ và cho mối quan hệ của thân chủ với nhà trị liệu. Vì thế, chúng phải được xem xét kỹ lưỡng và sử dụng như một phần quan trọng của tiến trình trị liệu.


Không tuân thủ trị liệu (non-compliance)

Không tuân thủ, đôi khi còn được gọi là ‘kháng cự’ (resistance), thường ngụ ý chỉ trường hợp thân chủ không muốn thay đổi hoặc không muốn ‘trở nên tốt hơn’, với những lý do vô thức hay hữu thức. Sự kháng cự này có thể biểu hiện một cách trực tiếp (ví dụ: đến trễ hoặc quên cuộc hẹn trị liệu), hoặc cũng có thể kín đáo thông qua việc bỏ qua không báo cáo lại một điều gì đó trong phiên trị liệu. Về mặt lâm sàng, chúng ta có thể xác định một số nguyên do dẫn đến tình trạng không tuân thủ được trình bày dưới đây, các nguyên do đó có thể riêng lẻ, phối hợp, hoán đổi, hoặc thay đổi mức độ tùy theo các hoàn cảnh sống của thân chủ, tùy theo những diễn biến trong tiến trình trị liệu và tùy vào mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu.


1. Thân chủ thiếu kỹ năng thay đổi hành vi của mình

2. Nhà trị liệu thiếu kỹ năng giúp thân chủ thay đổi

3. Các yếu tố gây stress trong môi trường và trong gia đình ngăn trở sự thay đổi

4. Cách thân chủ nhận thức về khả năng xảy ra thất bại

5. Cách thân chủ nhận thức về kết quả của việc họ thay đổi ảnh hưởng đối với người khác như thế nào

6. Thân chủ và nhà trị liệu có cùng những lệch lạc nhận thức

7. Khả năng xã hội hóa kém đối với mô hình trị liệu nhận thức

8. Lợi ích có được từ việc duy trì hành vi kém chức năng

9. Mối quan hệ trị liệu thiếu tính cộng tác

10. Thiếu việc định thời hạn cho các can thiệp trị liệu

11. Thân chủ sợ thay đổi


ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHẬN THỨC


1. Giả thuyết về tính chuyên biệt của nhận thức

Sự quan trọng đặc biệt cho nhà lâm sàng là giả thuyết chuyên biệt nhận thức - định đề cho rằng các trạng thái cảm xúc (và, có lẽ, các rối loạn lâm sàng) có thể được phân biệt dựa vào những nội dung và tiến trình nhận thức riêng của chúng. Ví dụ bệnh trầm cảm được tiêu biểu bởi ‘bộ ba nhận thức’ (Beck 1976) – một tập hợp các khuynh hướng nhận thức và tri giác tiêu cực về bản thân mình, thế giới xung quanh và tương lai. Các thân chủ trầm cảm có xu hướng xem bản thân mình bị khiếm khuyết một cách đáng kể và thiếu khả năng cần thiết để đạt được những mục tiêu quan trọng. Họ thấy tương lai ảm đạm và cho rằng những người xung quanh không quan tâm hoặc từ bỏ họ. Các quan điểm của họ về chính mình và thế giới xung quanh được lọc qua một lăng kính đen tối và tiêu cực. Sơ đồ của những người trầm cảm bao gồm những liên tưởng với các chủ đề về sự bất toàn, sự mất mát, sự tước đoạt của cá nhân họ (Guidano & Liotti, 1983; Kovacs & Beck, 1987). Trái lại, các rối loạn lo âu đặt nền tảng trên sự tri giác tổng quát về một mối đe dọa và nguy hiểm sắp xảy ra mà đương sự không thể đương đầu nổi.


Ngoài ra, mỗi rối loạn lo âu đặc biệt sau đây (rối loạn ám ảnh – cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ, sự sợ hãi đơn thuần, rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ xã hội) có thể được phân biệt bởi sự tập trung đặc thù của mối đe dọa. Một mô hình tổng quát các rối loạn lo âu (Freeman 1990) sẽ được trình bày sau đây.


Mô hình này cho thấy bằng cách nào mà một số yếu tố đã có tác động trên quá trình hình thành các rối loạn lo âu cũng như tiến trình trị liệu các rối loạn ấy. Khi các cá nhân đương đầu với một tình trạng nào đó (ví dụ: một kỳ thi sắp tới). Các tri giác về sự kiện đó bị ảnh hưởng bởi những niềm tin, các ký ức, sơ đồ và giả thuyết hiện hữu của họ. Khi lượng giá tình hình, họ có hai phán đoán: một là sự đánh giá mức độ nguy cơ hay đe dọa và hai là sự đánh giá khả năng của họ để đương đầu với nguy cơ. Ví dụ: khi họ tin rằng mình có khả năng và được chuẩn bị tốt và việc thi cử có rất ít tác động đến điểm tối hậu của họ, họ sẽ không xem việc thi cử là một sự đe dọa, mà là một sự thách thức. Tuy nhiên, nếu họ tin rằng việc thi cử là rất quan trọng và họ không được chuẩn bị tốt thì họ sẽ xem xét tình hình là có tính đe dọa và trở nên lo lắng. Lo âu có thể được xem như là một đáp ứng có tính thích nghi đối với mối đe dọa mà đương sự cảm nhận được. Nếu đương sự ứng phó một cách thành công với mối đe dọa ấy (bằng cách học tập cật lực và đậu kỳ thi) thì trải nghiệm này sẽ xúc tiến ý thức về bản ngã của đương sự và tạo nên niềm tin trong khả năng của đương sự trong việc đương đầu với các kỳ thi trong tương lai. Tuy nhiên, nếu thân chủ thất bại trong cuộc thi, hoặc tránh né sự đe dọa (bằng cách bỏ học) thì sự tri giác về hiệu năng của cá nhân sẽ bị giảm sút và niềm tin rằng tình hình này là một sự đe dọa thật sự sẽ tăng lên. Do vậy đương sự sẽ trở nên cảnh giác hơn hoặc kỹ lưỡng hơn khi gặp những hoàn cảnh tương tự trong tương lai và sẽ trở nên tránh né các tình huống gây đe dọa khác. Trị liệu các rối loạn lo âu, bao gồm các việc xem xét, các niềm tin, giả thuyết và sơ đồ, phát triển các khả năng ứng phó một cách thích nghi: thúc đẩy các tri giác về tính hiệu năng của bản thân, làm cho sự đe dọa mất đi tính chất thảm họa, không khuyến khích sự tránh né hoặc rút lui. Các cảm xúc khác (bao gồm giận dữ, tội lỗi, xoa dịu, bất mãn, thất vọng, hy vọng, phẫn uất, ganh tỵ, niềm vui, thương hại và kiêu hãnh) và các rối loạn lâm sàng (bao gồm cả các rối loạn nhân cách) có thể được phân biệt thông qua các diễn tiến và nội dung nhận thức đặc thù (Beck và cs., 1990; Collin, 1988). Giả thuyết về tính chuyên biệt nhận thức có một tầm quan trọng trung tâm trong việc thực hành lâm sàng trị liệu nhận thức, vì nó hướng sự chú ý của chúng ta vào các niềm tin đặc thù và các kiểu cách xử lý thông tin thường được tìm thấy nơi những thân chủ có các rối loạn đặc hiệu. Nó cho phép chúng ta cung cấp cho thân chủ một sơ đồ để hiểu biết các kinh nghiệm cảm xúc mà có thể được họ xem là rất bí mật và nặng nề không chịu nổi, đồng thời cho phép chúng ta tác động bằng các can thiệp nhận thức hành vi nhằm thay đổi những niềm tin đặc thù tạo ra sự khó chịu trong tâm trí của thân chủ.


2. Sự lo âu

Những than phiền về sự lo âu, căng thẳng, bức xúc... là những vấn đề thường xảy ra nhất đối với nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần. Triệu chứng lo âu thường đi theo một số rối loạn tâm thần sinh lý khác như trầm cảm, hoặc rối loạn tâm thể, mà các rối loạn này thường che giấu trạng thái lo âu. Còn trong một số trường hợp khác, triệu chứng có thể biểu hiện dưới hình thức sinh lý (có thể có hoặc không liên quan đến lo âu). Vì thế, tỉ lệ và tần suất của chứng lo âu thường được đánh giá rất thấp trong thực hành y khoa.


Các thân chủ lo âu thường chia sẻ một số niềm tin (Deffenbacher, Zwemer, Whisman, Hill & Sloan, 1986; Mizes, Landolf-Fritsche, 1987). Nghiên cứu cho thấy rằng những thân chủ lo âu có khuynh hướng tin tưởng rằng nếu có một nguy cơ hiện hữu, sự lo phiền về nó là một điều tốt (sự bận tâm quá có tính lo âu), rằng họ cần phải có khả năng thuần thục để có thể kiểm soát tình thế (khả năng kiểm soát cá nhân và sự hoàn hảo) và rằng cách thích ứng là nên tránh các vấn đề có tính thách thức (né tránh vấn đề). Như đã nêu trên, những đề tài chung chia sẻ bởi các rối loạn lo âu là sự tri giác về mối đe dọa và niềm tin rằng mối đe dọa không thể quản lý được hoặc tránh né được. Các mối đe dọa có thể hiện thực hay tưởng tượng và thường hướng về bản thân dương sự. Phải chăng tất cả mối đe dọa lo âu là đến từ bên ngoài? Chắc chắn là không. Trong lúc vẫn có các mối đe dọa thực sự từ bên ngoài có thể tạo nên các cảm giác lo âu, như mất việc làm, mất vợ hoặc chồng, thi rớt... thực tế cũng có các mối đe dọa đến từ bên trong, như những cảm giác cơ thể và các cảm xúc (xảy ra trong cơn hoảng loạn), các ý nghĩ (như trong rối loạn ám ảnh – cưỡng chế), cũng như các hình ảnh, xung động và các huyễn tưởng. Tuy nhiên tất cả những hình thức trên đều giống nhau và được coi là gây nguy hiểm cho sự lành mạnh về thể chất, tâm lý, cảm xúc và xã hội.


Sự đe dọa có thể gây nên các triệu chứng tâm lý và cơ thể, tất cả được đặt tên là ‘lo âu’. Có lẽ tính chất nổi bật nhất và có ý nghĩa lâm sàng trong chẩn đoán lo âu đó là thời gian kéo dài của triệu chứng lo âu. Các triệu chứng như căng thẳng cơ bắp, tăng hoạt động thần kinh thực vật, sự trông đợi xảy ra cảm giác sợ hãi, cảnh giác và dò xét phải kéo dài và hiện hữu ít nhất 6 tháng. Sự lo âu bình thường và lo âu bệnh lý có thể khác nhau một cách biến thiên tùy theo mức độ nghiêm trọng, nhưng đánh giá sau cùng phải dựa trên mức độ rối loạn chức năng và sự mất khả năng của cá nhân. Lo âu có thể ảnh hưởng đến các hệ thống đáp ứng hô hấp, cơ bắp, tuần hoàn, da, tiêu hóa một cách riêng lẻ hay kết hợp. Các biểu hiện của lo âu nặng thường bao gồm các đáp ứng hành vi hoặc theo kiểu mệnh lệnh (ví dụ: chống cự hoặc bỏ chạy) hoặc bằng sự bỏ sót (ví dụ: hành vi tránh né). Có những cảm giác sinh lý báo hiệu sự hiện diện của lo âu, trải nghiệm cảm xúc liên quan đến lo âu, cùng các sự kiện và tiến trình nhận thức có tác dụng kích thích và duy trì sự lo âu. Tất cả những điều trên có thể làm cho người bệnh mất khả năng hoạt động cá nhân, nghề nghiệp và xã hội.


Mô hình nhận thức lo âu (Barlow 1988, Beck, Emery & Greenberg, 1985; Freeman & Ludgate, 1988) liên quan đến nhiều yếu tố. Lo âu, là hoạt động thích ứng với hoàn cảnh, bắt đầu bằng sự tri giác về mối đe dọa trong một tình huống đặc hiệu. Ý nghĩa mà cá nhân liên kết với hoàn cảnh được xác định bởi sơ đồ và những ký ức mà họ đã có được từ những hoàn cảnh tương tự trong quá khứ. Lúc đó cá nhân đánh giá sự trầm trọng của mối đe dọa và lượng giá hiệu năng bản thân của mình hoặc những tiềm năng của mình để ứng phó với mối đe dọa ấy. Nếu tình hình được xem là rất nguy hiểm, thì tiếp sau đó sẽ là ý thức về sự nguy hiểm. Nếu tiếp nhận mối nguy một cách nhẹ nhàng, đương sự sẽ đáp ứng với nó như là một sự thách thức, đồng thời cảm thấy phấn khích và nhiệt tình. Các tiến trình nhận thức và tri giác có thể ảnh hưởng bởi trạng thái cảm xúc hiện tại của cá nhân (Bower 1981). Trong trường hợp này, khi một người cảm thấy lo âu, anh ta có thể trở nên cảnh giác với mối đe dọa và bắt đầu hồi tưởng những tình huống kinh khủng, có tính đe dọa trong quá khứ, do đó đương sự có thể nhận ra được về một mối đe dọa mà có thể đã không hiện hữu trước đó.


Quá trình trị liệu nhận thức cho rối loạn lo âu cũng theo nguyên tắc chung đã bàn ở trên: khi khái niệm hóa sự lo âu của một người nào đó, chúng ta bắt đầu bằng việc đánh giá “ngưỡng lo âu” hoặc khả năng chịu đựng sự lo âu của đương sự. Mỗi người có một ngưỡng lo âu chung cũng như khả năng chịu đựng lo âu trong những tình huống chuyên biệt. Những ngưỡng lo âu này có thể chuyển đổi để đáp ứng với các tác nhân gây stress trong đời sống hằng ngày của đương sự và tùy thuộc vào những nguồn lực hỗ trợ sẵn có của đương sự. Nhà trị liệu sẽ bắt đầu bằng việc hỏi về những sự kiện đặc hiẹu nào, tình huống đặc hiệu nào và các tương tác nào có tác dụng khởi hoạt nỗi lo âu nơi đương sự.


Kế tiếp, nhà trị liệu sẽ thực hiện một sự đánh giá về những suy nghĩ tự động đi kèm theo các cảm giác lo âu. Mặc dầu những suy nghĩ của bản thân người bị lo âu thường tập trung xung quanh các chủ đề về sự đe dọa và tính mẫn cảm của họ, nội dung riêng biệt của nỗi lo âu nơi mỗi người có thể hoàn toàn mang tính riêng tư hoặc rất cá biệt, và có thể liên quan đến một hội chứng có tính rất chuyên biệt.


Như giả thuyết về tính chuyên biệt nhận thức, mỗi rối loạn lo âu có thể được phân biệt dựa trên nền tảng của các nội dung và diễn tiến nhận thức kèm theo chúng. Ví dụ rối loạn hoảng sợ (panic disorder) được tiêu biểu bởi sự nhạy cảm hoặc sự cảnh giác với các cảm giác cơ thể và một khuynh hướng diễn nghĩa các cảm giác cơ thể này theo kiểu bi thảm hóa vấn đề. Ví dụ, những cảm giác chóng mặt tạm thời có thể được diễn giải là do có một bướu máu trên não, hoặc u trên não. Ám ảnh sợ khoảng rộng (agoraphobia), một cách đặc hiệu, có thể bao gồm một nỗi sợ rằng bản thân không thể nhanh chóng đi đến được một “khu vực an toàn”, chẳng hạn như nhà của mình, khiến cho đương sự hầu như phải tránh né đi xe hơi, máy bay hoặc các phòng đông người – những nơi mà việc ‘trốn chạy’ này bị ngăn trở. Ngược lại, ám ảnh sợ chuyên biệt (specific phobia) thường liên quan một đối tượng chuyên biệt (như sợ một con chó lớn) hay một tình huống chuyên biệt (sợ nói trước đám đông). Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế tiêu biểu bởi sợ những suy nghĩ hoặc hành vi đặc thù nào đó. Trong khi rối loạn lo âu lan tỏa (G.A.D – General Anxiety Disorder) liên quan đến một cảm nhận mơ hồ về tính mẫn cảm dễ bị thương tổn và một nỗi lo sợ các mối nguy hiểm về cơ thể hoặc về tâm lý của đương sự. Như đã nêu, khi cá nhân giáp mặt với tình thế, họ sẽ có nhiều sự lượng giá. Điều đầu tiên là “nguy cơ nào có thể xảy đến cho tôi trong tình huống này”. Kế tiếp là sự đánh giá các nguồn tiềm năng của bản thân hoặc của môi trường có thể sẵn có đối với đương sự. Nếu đương sự nhận thấy mình có thể đương đầu với nguy cơ, họ sẽ không lo âu. Các can thiệp nhận thức hướng về việc giảm đi tri giác đe dọa và làm tăng cường niềm tin của cá nhân trong khả năng đương đầu với tình thế. Tuy nhiên trước khi can thiệp, điều quan trọng là phải đánh giá được rằng mối đe dọa kia là ‘có thật’ hay không, cá nhân đương sự có thật sự thiếu khả năng đương đầu với tình thế hay không, và sự tri giác của thân chủ về việc thiếu nguồn lực hỗ trợ là có chính xác hay không.


Ví dụ: Một nữ sinh viên 18 tuổi đang làm một luận án tiến sĩ triết học than phiền là không có khả năng học môn ngoại ngữ cho kỳ thi sắp đến. Cô run rẩy vì lo lắng lúc bắt đầu thi cử và bật khóc khi miêu tả sự sợ hãi không vượt qua kỳ thi. Cô cảm thấy cuộc thi đã chứng tỏ rằng cô không thể hoàn thành bằng tiến sĩ và cô là một người vợ, người mẹ không xứng đáng. Những tư tưởng có tính bi thảm hóa xảy ra trong niềm tin là cô muốn ra sống ngoài đường phố và tùy thuộc vào người khác, nhưng không có ai ở ngoài đường cả. Khi được hỏi, có khi nào bị lo âu như thế trong quá khứ không, cô trả lời đã có trước khi đi thi. Khi được hỏi có khi nào bị thi hỏng không, cô cười và cô trả lời “Dĩ nhiên không, tôi chưa bao giờ đạt điểm B trong các kỳ thi, mà luôn luôn đạt điểm A”. Mặc dầu chúng ta không thể tiên đoán khả năng đậu kỳ thi của cô một cách chắc chắn, kinh nghiệm cuộc sống của cô cho thấy rằng sự tri giác về thiếu khả năng đương đầu của cô ta là ảo tưởng hơn là thực tế. Tuy nhiên, nếu có sự thiếu sót kỹ năng, các can thiệp hành vi sẽ là thích hợp và nên cố gắng phát triển năng lực và xúc tiến các nguồn lực nâng đỡ của xã hội. Các nét nhân cách tự lập hoặc lệ thuộc, thường ảnh hưởng đến cách thức mà mỗi cá nhân đương đầu với các tình huống gây lo âu. Các cá nhân có nhân cách độc lập thường phát triển tư thế hướng về mục đích và thích hành động trong khi các cá nhân có nhân cách lệ thuộc thường tìm kiếm sự nâng đỡ, an ủi và sự bảo vệ của người khác. Các đáp ứng bình thường với stress là chiến đấu, chạy trốn hoặc “đóng băng lại”. Những cá nhân có nhân cách độc lập thường tìm cách chính mình giải quyết vấn đề, họ ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ một cách tự phát và không tìm đến sự trị liệu ngay. Họ thường miêu tả sự lo âu bằng các triệu chứng sinh lý mơ hồ và có thể cảm thấy “sập bẫy” và bị lấn quyền trong những phiên trị liệu. Nếu nhà trị liệu cố tạo ra một mối quan hệ gần gũi, nồng nhiệt với thân chủ tự lập, hoặc đưa ra các lời khuyên trực tiếp hay các bài tập làm ở nhà, điều này sẽ dễ khiến cho thân chủ lo lắng hơn và có thể bỏ cuộc trị liệu. Ngược lại, các thân chủ có nhân cách lệ thuộc sẵn sàng tới trị liệu nhiều lần. Họ cảm thấy sự lo âu làm cho họ bị tê liệt và tích cực tìm kiếm sự hướng dẫn và nâng đỡ của người khác. Họ có thể tìm đến sự trị liệu nhiều lần và có thể bận tâm về việc nếu họ không nói với nhà trị liệu mọi việc, khả năng giúp đỡ của nhà trị liệu sẽ bị tổn hại. Khi bị stress, những cá nhân lệ thuộc dễ có cảm giác trở nên yếu đuối vì cảm giác bị bỏ rơi. Họ thường theo lời khuyên của nhà trị liệu và cần làm mẫu trước khi áp dụng các bài tập ở nhà. Tuy nhiên, khuynh hướng chiếu theo quyền người khác của họ và tìm sự trấn an hay hướng dẫn của người khác có thể sẽ giới hạn khả năng ứng phó của họ với những vấn đề trong đời sống một cách độc lập. Vì thế, mục tiêu trị liệu cần phải khuyến khích họ nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc phát hiện các vấn đề và đưa ra những giải pháp khác. Không phải tất cả các phản ứng lo âu là giống nhau. Đúng hơn, các khuôn mẫu triệu chứng biến đổi tùy theo từng người. Cá nhân này có thể trải nghiệm các triệu chứng về cơ thể nhiều hơn như tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt, ăn khó tiêu, do dự hoặc các triệu chứng bốc hỏa. Trong những trường hợp này cần ‘cá thể hóa’ sự trị liệu. Tuy nhiên, sự lo âu của một cá nhân khác có thể đặc trưng bởi nỗi lo sợ về ‘điều tệ hại nhất sẽ xảy ra’ và những suy nghĩ mất sự kiểm soát. Chương trình trị liệu của họ sẽ có phần nào khác nhau. Khi trị liệu những rối loạn lo âu, thật ích lợi nếu giữ trong đầu tính biến thiên này và tiếp cận mỗi triệu chứng một cách riêng biệt. Các rối loạn lo âu thường có tính hay phát triển bên trong gia đình. Các rối loạn hoảng sợ, ám ảnh – cưỡng chế, ám ảnh sợ và rối loạn lo âu lan tỏa là khá phổ biến trong số những anh chị em ruột hơn là trong số những bà con xa. Mặc dầu các nghiên cứu nhấn mạnh rằng các yếu tố di truyền có thể tham gia vào việc phát sinh các rối loạn này, song vai trò của các yếu tố môi trường và học tập xã hội cũng được chứng minh rõ ràng. Việc lượng giá lịch sử gia đình của thân chủ bị lo âu cũng có thể hữu ích vì nó có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin, các kinh nghiệm đầu đời của thân chủ đã góp phần vào sự hình thành những niềm tin gây lo âu. Ngoài ra, nó có thể soi sáng các thách thức mà các thành viên khác trong gia đình đương đầu với các cảm giác lo âu, những đáp ứng đương đầu mà thân chủ đã học tập theo. Mục tiêu là nhằm đạt được sự hiểu biết về nguồn gốc của những niềm tin ẩn ngầm bên dưới của thân chủ và cách thức mà thân chủ đã học tập để quản lý các cảm giác này.


Cũng như các vấn đề quan trọng khác về mặt lâm sàng, việc trị liệu chứng lo âu bắt đầu bằng cách khái niệm hóa trường hợp một cách chi tiết và mạch lạc. Bằng một nhãn quan theo kiểu hiện tượng học, chúng ta tìm cách hiểu biết các suy nghĩ, cảm xúc và đáp ứng hành vi của các thân chủ khi họ đương đầu với các tình thế gây lo âu. Các câu hỏi được đặt ra như sau:


  • Thân chủ có trong tình trạng nguy hiểm thật sự, hay là sự đáp ứng của thân chủ đã trở nên quá mức với sự đe dọa? Nếu thân chủ đối đầu với một đe dọa thực sự, sự tái qui lỗi sẽ là một biện pháp không phù hợp.

  • Thân chủ đã dùng sự qui lỗi nào để gán cho nguyên nhân lo âu?

  • Thân chủ có đánh giá đúng khả năng của mình hay không, hay là nhà trị liệu có những quan điểm sai lệch về tính hiệu năng và sự thuần thục của cá nhân mình.

  • Thân chủ mong đợi gì về hành vi của mình và hành vi của người khác? Các mong đợi cho mình và (nhà trị liệu) có hợp lý không?

  • Các suy nghĩ tự động và sai lệch nhận thức đi theo sự lo âu là gì?

  • Các sơ đồ và giả thuyết duy trì sự lo âu của thân chủ là gì ?

  • Các kỹ năng hành vi nào cần thiết để ứng phó hiệu quả hơn? Thân chủ có thực hiện những hành vi kém thích ứng (ví dụ như tránh né, sử dụng ma tuý, tìm kiếm thái quá sự an ủi) có thể làm tăng cảm giác yếu đuối của mình hay không?

Việc xem xét các câu hỏi trên đây sẽ giúp nhà trị liệu hướng đến một chương trình trị liệu hiệu quả và có hệ thống hơn.


3. Các rối loạn nhân cách

Các rối loạn nhân cách ám chỉ tới các khuôn mẫu suy nghĩ, tri giác và các quan hệ tương tác cá nhân có tính chất kéo dài, không linh hoạt và kém thích ứng. Chúng có khuynh hướng xảy ra trong một loạt những tình huống và thường kèm theo nhiều phiền lụy sau đó. Thông thường, chúng gây tổn hại rất lớn trên các chức năng nghề nghiệp và xã hội. Rối loạn nhân cách khác với các vấn đề lâm sàng quan trọng khác như (trầm cảm hoặc rối loạn lo âu) ở chỗ chúng không thay đổi tho thời gian và không đặc trưng bởi các giai đoạn phiền muộn từng đợt.


Giống như những vấn đề đã được bàn luận, mỗi rối loạn nhân cách được mô tả như một hợp thành các nội dung và tiến trình nhận thức (Layden 1993). Sơ đồ của một thân chủ có nhân cách lệ thuộc được tiêu biểu bởi sơ đồ có hình thức “tôi là một người có tì vết hoặc không có khả năng” (bản thân) hoặc “thế giới là một chỗ nguy hiểm” (thế giới) hoặc gia đình “nếu tôi có thể duy trì quan hệ thân thiết với một người nâng đỡ, tôi có thể cảm thấy an tâm”. Do đó một người rối loạn nhân cách lệ thuộc luôn luôn tìm mối quan hệ với người khác, sợ mất mối quan hệ và cảm thấy thất vọng và lo âu khi mất sự ủng hộ của người khác.


Ngược lại, một thân chủ rối loạn nhân cách phân liệt, cũng cho rằng “thế giới là một chỗ nguy hiểm” (thế giới) nhưng đồng thời cho rằng “những người khác cũng nguy hiểm hay ác độc” và giả định “nếu tôi có thể tránh được các quan hệ thân thiết với người khác, tôi cảm thấy an toàn hơn”. Do đó, các đáp ứng cảm xúc và hành vi hoàn toàn khác biệt. Họ có khuynh hướng thờ ơ với sự khen ngợi hoặc chỉ trích của người khác, ít có bạn bè thân thiết và có cảm xúc xa vời với người khác. Như một thân chủ đã phát biểu “giấc mơ của tôi là học xong trường luật, như thế tôi có thể kiếm được nhiều tiền… rồi tôi sẽ mua một hòn đảo mà tôi sẽ không bao giờ bàn bạc với ai. Đó là lý tưởng của tôi”.


Những rối loạn nhân cách phản ảnh hoạt động của những sơ đồ và giả định kém thích ứng (Beck và cs., 1990; Freeman, 1999). Mặc dầu các sơ đồ này đã thích ứng trong hoàn cảnh mà từ đó nó đã được phát triển, từ lâu nó đã mất đi các giá trị chức năng. Vì những niềm tin nằm bên dưới rối loạn nhân cách là ngấm ngầm nên thường không được đem ra mổ xẻ. Do đó, các thân chủ có khuynh hướng không xem các tri kiến, suy nghĩ, hành vi của mình là có vấn đề, ít ra là trong lúc đầu. Các khó khăn của họ có tính cách ‘đẳng trương với cái ngã’ (ego-syntonic).


Họ cho rằng vấn đề là nằm ở người khác. Như trường họp người phụ nữ vừa nêu trên đã nói: ‘Tôi chỉ đang phát hiện ra vấn đề, ho phải thay đổi chúng’. Bà tin rằng hành vi của mình là thích ứng và hợp lý và rằng bà đang mang đến sự giúp đỡ cho người khác bằng cách nêu ra các khuyết điểm của họ. Bởi vì các khó khăn của họ là đẳng trương với cái ngã. Các thân chủ rối loạn nhân cách thường tìm đến nhà trị liệu là vì lý do trầm cảm, lo âu, giận dữ hoặc khó khăn trong công việc hay quan hệ. Điều quan trọng nên nhớ rằng các mục tiêu trị liệu thân chủ không được chia sẻ với người khác (gồm nhà trị liệu) nếu thân chủ không muốn làm nêu rõ các vấn đề cốt lõi của mình, việc trị liệu vẫn có hữu ích bằng cách cung cấp cho thân chủ các kỹ thuật để kiểm soát các cảm xúc trầm cảm hoặc lo âu và giúp cho thân chủ phát triển các quan hệ tin cậy. Mặc dầu tốn nhiều thời gian, phương pháp cởi mở dần dần những sơ đồ (schemata) thông qua sự khám phá có hướng dẫn và sự chứng minh rằng các sơ đồ là kém thích ứng, có thể dẫn đến kết quả hơn là sự đối đầu trực tiếp.


Trị liệu nhận thức đối với các rối loạn nhân cách khác với tâm lý trị liệu nhận thức ngắn hạn (short-term cognitive psychotherapy) vì nó cần thăm dò toàn diện hơn về nguồn gốc phát triển của các sơ đồ (phân tích phát triển) và khám xét các cách thức trong đó sơ đồ được thể hiện trong các quan hệ trị liệu. Tuy nhiên không giống như trị liệu tâm động học, nhà trị liệu nhận thức không cho phép phát triển quan hệ chuyển di tiêu cực (negative transference) như là một phương tiện, cho phép giải thích các xung năng thúc đẩy bên dưới hoặc diễn giải chức năng của cái Tôi. Sự phát triển mối quan hệ trầm cảm và giận dữ với nhà trị liệu sẽ làm tổn hại sự cọng tác trị liệu. Tốt hơn là nên tấn công vào các tri kiến, các trông đợi và những cách qui lỗi tiêu cực một cách trực tiếp. Mối quan hệ trị liệu được sử dụng như một bằng cớ rằng niềm tin nằm ẩn ngầm bên dưới là không có thật.


Ví dụ: một phụ nữ 39 tuổi tìm kiếm sự trị liệu vì luôn luôn cảm giác trầm cảm, lo âu và cảm giác trống rỗng. Trước đây bà đã lập gia đình nhiều lần và mối quan hệ hiện tại (với một người nghiện ma túy và nghiện rượu) vừa không thỏa mãn vừa bất ổn. Sau một cuộc trị liệu mạnh mẽ, bà đã mang một món quà quý báu đến cho nhà trị liệu. Khi được hỏi tại sao, bà đã nhận xét ‘bất cứ khi nào một người đàn ông làm một điều gì cho tôi, tôi cảm thấy tôi phải đáp lại nếu không ông ta sẽ rời bỏ tôi’. Bà kể rằng mình đã suy nghĩ nhiều về nhà trị liệu, sẽ nghĩ rằng mình đã được trị liệu xong, và phải đến hồi kết thúc. Trong tuần lễ trước đó, bà hay nằm mơ là người bạn tình sẽ rời bỏ mình. Khi nhà trị liệu hỏi bà cảm thấy thế nào nếu ông ta từ chối nhận quà. Bà bắt đầu bức xúc và khóc lóc. Lúc đó nhà trị liệu hỏi có điều gì ông đã nói hay làm để gợi ý rằng ông sẽ từ bỏ bà và chấm dứt việc trị liệu, bà đã xác nhận là không có. Nhà trị liệu nói như vậy là suy nghĩ từ đâu? Bà trả lời: không phải từ ông, mà từ khi tôi mới lớn lên. Cuộc trị liệu tiếp tục với sự thảo luận làm thế nào bà ta có thể nhận ra và đương đầu các phản ứng cảm xúc đặt nền tảng trên những sơ đồ tiềm ẩn của bà.

Mối quan hệ trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong việc trị liệu các rối loạn nhân cách. Mối quan hệ trị liệu được sử dụng như một tiểu vũ trụ của các đáp ứng mà thân chủ thực hiện với người khác. Tính chất nhạy bén của mối quan hệ có ý nghĩa rằng nhà trị liệu phải rất thận trọng. Đối với thân chủ rối loạn nhân cách lệ thuộc chỉ cần trễ 2 phút chờ đợi cũng làm cho họ sợ bị bỏ rơi. Cần phải thảo luận trước về khung thời gian để trị liệu với các thân chủ ngay từ khi khởi sự trị liệu. Ví dụ, nhiều thân chủ có thể đã đọc về trị liệu nhận thức và mong đợi họ sẽ được trị liệu từ 10 đến 20 lần. Tuy nhiên, vì tính kinh niên và trầm trọng của khó khăn của họ cần phải có một thời gian lâu dài hơn. Mặc dầu thân chủ có thể mong đợi sự cải thiện một số triệu chứng trong thời gian ngắn hơn. Cần ít nhất một năm đến 20 tháng để nhận ra và thay đổi các niềm tin nằm bên dưới. Trị liệu nhận thức các rối loạn nhân cách là một lãnh vực phát triển rất nhanh cho nghiên cứu và lý thuyết lâm sàng. Mặc dầu ít công trình nghiên cứu thực nghiệm đã hoàn tất, kinh nghiệm lâm sàng của chúng ta gợi ý rằng mô hình trị liệu nhận thức cung cấp một phương tiện tinh tế để hiểu biết các kiểu cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi dai dẳng và làm thất bại bản thân. Giá trị tiềm tàng của trị liệu nhận thức để trị liệu các thân chủ đầy thách thức này là rất lớn lao, mặc dầu chưa được nhận biết được hết.

MỘT TRƯỜNG HỢP MINH HỌA


Những vấn đề đạt ra

LV 20 tuổi, đang sống chung với cha mẹ, trong thời gian được đưa đến để trị liệu nhận thức, Anh ta đang làm việc bán thời gian tại một nhà kho địa phương và vừa nghĩ học ở một trường đại học nổi tiếng.


LV hơi béo phì mức độ nhẹ, ăn mặc chỉnh tề, nhưng đầu tóc bù xù, dường như nhiều ngày không tắm, anh ta đi đứng nặng nề, nói năng rất khó nghe. Tránh tiếp xúc bằng mắt, nói dài dòng và lạc đề. Chẩn đóan lúc đưa đến trị liệu là rối loạn lưỡng cực - trầm cảm và rối loạn nhân cách tránh né.


Những vấn đề quan tâm hiện tại gồm có: Bệnh sử trầm cảm nặng, tự tử, cảm giác không có giá trị, lo âu xã hội, các đợt hưng cảm (giảm giấc ngủ, kích động, nói chuyện liên tục, tiêu tiền không hợp lý, hoang tưởng tự cao, hoạt động quá mức), kỹ năng xã hội nghèo nàn. Anh ta đã trị liêu phân tâm 4 lần mỗi tuần, trong nhiều năm và đã sử dụng một số thuốc. Mặc dầu những cơn hưng cảm được kiểm soát rất tốt bằng lithium (uống hằng ngày đều đặn) cảm giác trầm cảm vẫn tiếp tục xấu đi. LV đã được nhập viện 2 lần vì ý tưởng tự sát và bác sĩ tâm thần đã đề nghị đưa anh vào trị liệu nội trú do tình trạng đang xấu đi. Cha mẹ của anh muốn tham khảo thêm ý kiến thứ hai trước khi đưa con vào trị liệu nội trú lâu dài và họ cảm thấy rằng trị liệu nhận thức là “hy vọng cuối cùng”của họ.


Đánh Giá Đầu Tiên

Bệnh sử y khoa, xã hội, phát triển được ghi nhận đầy đủ và một loạt các trắc nghiệm khách quan được thực hiện để có một ý tưởng rõ ràng hơn về những vấn đề của anh ta. Số điểm của LV khi thực hiện BDI (Beck depresion inventory), BAI (Beck anxienty invenstory), HS (hopelessness inventory scale) lần lượt là 28, 51, 19.


Các điểm trên chứng tỏ thân chủ bị trầm cảm nặng, lo âu và bi quan. Các đáp ứng của thân chủ trên M.M.P.I (Bảng trắc nghiệm nhân cách đa pha Minnesota) mang lại kết quả trên profile 2- 8-7, tăng kèm theo các thang 3, 4, 10. Như vậy, các đáp ứng của thân chủ với các trắc nghiệm MMPI là tương tự với một người rất lo âu, trầm cảm, kích động, căng thẳng. LV có tính cách lệ thuộc và không khẳng định trong các quan hệ với người khác và không thể đáp ứng các thách đố của đời sống hằng ngày. Các đáp ứng của anh trên một số câu hỏi về những suy nghĩ tự động đã tiết lộ anh rất quan tâm về việc những người khác thích anh và anh cảm thấy khó khăn khi cô đơn một mình và không thể tránh né về việc suy nghĩ các lỗi lầm quá khứ của mình”.


Lịch Sử Của Thân chủ

LV là con trai thứ hai và lớn lên ở một vùng ngọai ô giàu có và đã theo học các lớp học đặc biệt. Mặc dầu đầu LV đã học rất tốt ở trường tiểu học nhưng các hoạt động xã hội và cảm xúc của anh ta rất tồi tệ. Anh cảm thấy bị đày đọa bởi cảm giác nghi ngờ chính mình, cảm giác vô giá trị và luôn luôn chỉ trích bản thân mình khi so sánh với những người khác mà anh tin đó là những “siêu sao”, còn mình thì rất ‘ngu ngốc và gian trá’. Khi được yêu cầu giải thích kỹ lưỡng, LV nhận xét rằng anh đã tốt nghiệp trung học với số điểm rất cao và cha của anh đã giúp viết nhiều bài thu hoạch cho anh. Trong khi lên đại học, anh ta bắt đầu thu hút. Anh ít khi tham dự lớp và trong một buổi thực tập chữa cháy, anh ở lại trong phòng của mình “hy vọng được chết trong đám cháy”. Sau nhiều tuần tuyệt vọng gọi điện cho cha mẹ và có những ý tưởng tự sát tăng dần, LV đã trở về nhà. Cha của anh ta lo lắng về ảnh hưởng của việc bỏ học ở đại học của con, đã soạn thảo một câu chuyện rất tỉ mỉ rằng LV cần về nhà thăm cha mẹ vì mẹ của anh đang có một cuộc giải phẫu não bộ. Khi anh ta trở về nhà, cha mẹ của anh rất bất mãn và không thể kể cho bất cứ ai trong gia đình và ngoài cộng đồng về việc này. Để bảo vệ điều bí mật này, bất cứ khi nào họ rời khỏi nhà, LV được yêu cầu nằm trên sàn của xe hơi, bao phủ bởi một tấm chăn.


Mặc dầu LV đã học hành rất tốt và cố gắng trở thành một “đứa con hoàn hảo”, anh ta phải đầu hàng bên trong với các cảm giác giận dữ, trầm cảm và kém năng lực. Anh ta báo cáo có lần anh trải nghiệm về những huyễn tưởng bạo dâm, tấn công trẻ con láng giềng và gợi lại việc anh đã gọi những cú điện thọai khiêu dâm cho một đứa trẻ 8 tuổi khi anh còn học ở trường trung học.


Khái niệm hóa nhận thức

Chứng trầm cảm và lo âu của LV được chồng chất trên một kiểu nhân cách cầu toàn và tự phê bình bản thân mình. Anh cảm thấy mình ở tiêu chuẩn thậm chí cao cả, vĩ đại của những việc làm của mình (ví dụ tin rằng mình cần đạt được giải Nobel văn chương) và báo trước rằng sẽ từ chối bất cứ ai muốn đến để tìm hiểu anh ta. Các niềm tin và hành động của anh đều tiêu biểu cho một người trầm cảm và rất đúng với mô hình nhận thức của trầm cảm. Các quan điểm tiêu cực về bản thân, thế giới xung quanh, và tương lai là rất rõ ràng trong tư tưởng của LV. Các kỹ năng xã hội của LV rất nghèo nàn và anh có khuynh hướng cư xử theo cách thức làm cho người khác xa lánh anh ta. Khả năng giải quyết vấn đề của LV phát triển rất nghèo nàn và anh rất ít tham gia các hoạt động có thể mang lại sự thành đạt và niềm vui. Khi làm được một việc gì, anh ta muốn giảm thiểu ý nghĩa sự thành đạt của mình và muốn kể lại các thất bại trong quá khứ. Anh ta có xu hướng đáp ứng với các cảm giác trầm cảm và lo âu thông qua sự ‘nhai lại’ và thu rút hơn là sự đương đầu một cách thích hợp. Tiếp theo các thông tin trên, người ta có thể khái niệm hóa các khó khăn của LV như sau đây:


Các chiến lược đương đầu (hành vi)

Tránh né hay thối lui

Tìm kiếm sự trấn an của người khác

Các lệch lạc của nhận thức

Tư tưởng nhị nguyên: Nếu tôi không đúng, Tôi phải sai lầm… Tôi không thể suy nghĩ đúng đắn.

Sự trừu tượng hóa chọn lọc:

Vd. tôi không cảm thấy thoải mái trong lớp học ngày đầu tiên, tôi không cảm thấy đúng… tôi biết điều đó, hãy chỉ nói với bạn tôi không bao giờ làm điều đó trong trường đại học.

Cá nhân hóa

Vd. mọi người đều ngồi ở các bàn khác trong quán ăn… điều này chứng tỏ không người nào thích tôi.

Các mệnh đề “nên”

Vd. Tôi nên thông minh hơn và làm nhiều hơn… Tôi phải...

Phóng đại hoặc làm giảm nhẹ

Vd. Tôi biết hắn đã gửi cho tôi một bức thư về việc rất thích lớp học của tôi, nhưng điều đó không có ý nghĩa… không đáng kể.

Bi thảm hóa

Vd. Tôi yếu kém trong cuộc sống, so sánh phê bình bản thân… Tôi không có khả năng.

Các suy nghĩ tự động

Vd. Mọi người tốt hơn tôi vì tôi không thể làm được ngay cả thổi một cái bong bóng.

“Tôi rất ngu ngốc… Tôi là một gã ngớ ngẩn”

“Mọi người sẽ khám phá ra tôi là một gã giả mạo”

“Tôi sẽ không bao giờ thành công”

“Đời tôi vô nghĩa… Tôi không thể chia sẻ với ai”

“Tôi thật sự rất phiền nhiễu… Đầu óc tôi trống không”

Các giả định

“Nếu tôi có thể tránh né những người khác tôi sẽ cảm thấy an toàn hơn”

“Nếu tôi thành công, tôi có thể cảm thấy tốt về mình”

Sơ đồ (Schemata)

“Về cơ bản tôi rất thiếu sót” (bản thân)

“Thế giới này là một nơi nguy hiểm” (thế giới)

“Mọi người là không đáng tin cậy và không giúp gì được tôi”(mối quan hệ xã hội)


Tiến trình trị liệu

Mục tiêu đầu tiên trong việc trị liệu, là thiết lập sự tin cậy và quan hệ, viết ra bảng liệt kê các vấn đề và giáo dục LV về diễn tiến của trị liệu nhận thức. Trong những phiên trị liệu đầu tiên, LV luôn luôn tỏ ra buồn bã và lo âu. Anh có vẻ rất bi quan và liên tục tìm kiếm sự trấn an của nhà trị liệu rằng anh ta ‘ổn’. LV bày tỏ sự giận dữ rất nhiều về kết quả giới hạn của việc trị liệu phân tâm và sự bi quan về trị liệu nhận thức. Sau đó chúng tôi bắt đầu thảo luận về cảm tưởng của anh ta với nhà trị liệu, anh đã học gì trong trị liệu phân tâm và những mục đích của anh cho tương lai. Anh thừa nhận rằng mình đã phát triển được một số thấu hiểu những điều bí ẩn quan trọng trong việc trị liệu phân tâm và anh ta không biết nhiều về trị liệu nhận thức. LV nhận xét rằng anh ta chỉ muốn mình là một người bình thường trong trường đại học. Một mục tiêu thích hợp và hợp lý và đồng ý đọc một cuốn sách ngắn về trị liệu nhận thức trước khi vào phiên trị liệu lần tới. Bài tập làm ở nhà chính thức đầu tiên của anh ta là viết ra những tư tưởng của mình khi nào anh ta cảm thấy bức xúc trong tuần lễ. Bước đầu tiên là hoàn thành việc ghi chép những suy nghĩ không tốt lành ra trên giấy (Beck và cs., 1979). Những cảm giác buồn rầu lo âu và trở nên trầm trọng hơn khi anh ta thành thạo trong việc phát hiện các suy nghĩ tự động của mình. Điều này vẫn thường xảy ra và dường như phản ảnh sự nhạy cảm tăng dần của thân chủ đối với các suy nghĩ mà anh ta cố gắng tránh né. Kỹ thuật đáp ứng hợp lý được giới thiệu (Mullin, 1986) để giảm các cảm giác này. LV được yêu cầu viết ra những suy nghĩ khi anh cảm thấy đặc biệt trầm cảm hay lo âu. Sau đó anh sẽ xem xét một cách hệ thống những chứng cớ ủng hộ hoặc chống lại các suy nghĩ làm khó chịu (tranh luận hợp lý), liệt kê các cách suy nghĩ thay thế khác để quy kết lại (reattribution) và phát triển những cách thức ứng phó một cách thích ứng hơn đối với những bận tâm của mình (giải bi thảm hóa và tìm các giải pháp thay thế). Ví dụ, như đã nói trên LV cảm thấy mình là “một gã ngớ ngẩn, ngu dốt”. Kiểm tra ngắn gọn về lịch sử gần đây của LV cho thấy, mặc dầu đã chuyển đổi nhiều trường học, anh ta đã tốt nghiệp với điểm rất cao ở trung học, đạt số điểm 1.580 (trên 1.600 điểm) và anh cũng đã được nhận vào trường đại học Ivy league với chương trình danh dự. Tóm lại, các chứng cớ đều cho thấy anh ta không đần độn, ngược lại rất là thông minh. Một giải thích hợp lý và tỉ mỉ các trải nghiệm của LV cho thấy rằng anh ta thiếu tự tin vào khả năng của bản thân mặc dù có kết quả tốt trong thời gian ở trung học và anh đã không được chuẩn bị để đương đầu với nỗi lo lắng phải rời xa gia đình và cha mẹ của mình. Một mục tiêu của trị liệu là phát triển các kỹ năng để hoàn thành mục tiêu này.


Căn cứ vào sự thiếu động cơ và tình trạng cách ly xã hội, LV sau đó đã bắt đầu được khuyến khích phải hoàn thành những “chương trình hoạt động hằng ngày” (Beck và cs., 1979). Anh viết ra những hoạt động của mình mỗi giờ một lần và đánh giá các hoạt động này theo mức độ làm chủ hoặc cảm nhận về sự hoàn tất công việc cũng như mức độ vui sướng mà LV có được. Như có thể mong đợi, LV tham gia một số ít các hoạt đông đã cung cấp anh ta sự ý thức về giá trị, sự thành đạt, sự thưởng thức. Các thân chủ trầm cảm như LV thường tránh các công việc có tính thách thức và thường trải nghiệm sự khó khăn trong khi hoàn thành các công việc mà họ vốn có thể hoàn tất một cách dễ dàng trước khi bị trầm cảm. Những suy nghĩ như “Tôi không thể làm được điều đó và “mục đích để làm gì” ức chế họ tham gia các hoạt động mà từ đó có thể giúp họ có được cảm nhận về sự thành thạo và vui sướng. Hơn nữa, sự tránh né công việc cũng như khả năng thực thi bị giảm sút cũng sẽ tạo nên chứng cớ cho việc “có điều gì đó không ổn với tôi… Tôi không thể làm được điều đó”. Việc thiết lập chương trình hoạt động có thể trực tiếp đảo ngược các tiến trình tiêu cực trên. LV và nhà trị liệu đã phát triển một số bảng liệt kê các hoạt động đơn giản mà anh sẽ tìm cách thực hiện mỗi ngày. Ví dụ, động viên LV thức dậy lúc 10 giờ sáng và tắm nhanh (thay vì ngủ nướng trên giường đến chiều); gọi điện thoại cho một người bạn, chấp nhận lời mời của người bạn chơi bài và đi bơi ở một hồ bơi địa phương. Khi LV bắt đầu thực hành các hoạt động trên, cảm giác lo âu và buồn rầu bắt đầu giảm dần. Những thành quả đạt được phản ánh qua sự cải thiện số điểm trên các bảng lượng giá, chẳng hạn như trên bảng thang điểm trầm cảm số điểm từ 28 đã tuột xuống 9 điểm vào tuần trị liệu thứ 23. Số điểm trong lượng giá lo âu từ 51 giảm xuống còn 3 (lo âu không đáng kể) cùng thời gian trị liệu.


Nói theo kiểu Frend, những mục tiêu quan trọng của đời sống là “yêu thương và làm việc”. Với quan điểm này, chúng ta không chỉ hài lòng về các kết quả trên, mà còn mong tác động đến các vấn đề lớn hơn trong đời sống của LV như sự bất lực trong việc phát triển các quan hệ thân tình với người khác và khả năng sống độc lập với cha mẹ.


Các can thiệp hành vi (ví dụ trình bày cách tiếp xúc bằng mắt thích hợp và đóng vai các kỹ năng đàm thoại cơ bản) đã được giới thiệu để phát triển các kỹ năng xã hội của LV và cần thiết lập một hệ thống theo thứ bậc các hoạt động xã hội (bắt đầu bằng chơi bài với bạn bè và quyết định có một ‘cuộc hẹn’ với một phụ nữ). LV có thể tiến bộ thông qua một hệ thống thứ bậc các bài tập thực hiện trong nhiều tháng, nhưng có thể trải qua nhiều nỗi lo âu vào mỗi lần chuyển sang một giai đoạn mới. Các bài tập thư giãn, đáp ứng hợp lý, tưởng tượng có hướng dẫn, sắm vai trong các hoạt động đã có tác dụng hữu ích trong việc giúp đỡ LV phát triển các kỹ năng. Đồng thời, LV được khuyến khích xem xét các cách thức trở lại đại học. Vì anh ta rất lo âu về việc phải rời khỏi nhà (hai lần cố gắng sống độc lập vừa qua của anh ta đã kết thúc bằng việc nhập bệnh viện tâm thần), LV bắt đầu học lớp ban đêm ở đại học địa phương và anh ta rất thành công. Những khuynh hướng giảm thiểu các thành đạt của mình được bàn đến một cách trực tiếp trong quá trình trị liệu, cũng như hiệu quả các thành đạt này trên tính khí và lòng tự trọng của LV. Sau khoảng 6 tháng, LV bắt đầu bàn đến khả năng đăng ký học đại học trở lại. Sự sợ hãi của anh ta về một sự sụp đổ khác, cũng như sự không chắc chắn của anh ta về chuyên ngành và nghề nghiệp tương lai cũng trở thành mục tiêu của trị liệu. Một lần nữa, anh ta bắt đầu tìm kiếm sự trấn an từ nhà trị liệu rằng anh ta “ổn” (Ok). Điều này tạo nên một cơ hội xem xét các trải nghiệm đã góp phần hình thành và củng cố các sơ đồ nhận thức của LV và cách thức mà chúng thể hiện trong mối quan hệ trị liệu. Ví dụ, anh ta thường tìm sự trấn an và giúp đỡ của mẹ trong thời niên thiếu và những cố gắng của cha anh giúp anh làm các bài tập ở nhà thời trung học đã duy trì niềm tin của LV rằng anh thiếu khả năng và không thông minh. LV xác nhận sự trấn an (từ nhà trị liệu hay cha mẹ) giúp rất ít trong việc giảm nhẹ các cảm giác này và rằng việc tìm kiếm sự nâng đỡ đã loại trừ khả năng anh ta có thể tự mình giải quyết vấn đề. Các trải nghiệm trong thời niên thiếu của LV không tương ứng với những niềm tin được xem xét và LV được khuyến khích để trắc nghiệm lại giá trị hiện tại của những niềm tin bằng cách hoàn thành các công việc mà không tìm kiếm sự nâng đỡ hoặc sự trấn an.


Sau đó, LV được nhận vào học ở một trường đại học lớn cách nhà vài trăm dặm. Tuy nhiên, trước khi rời nhà để đi học, chúng tôi cảm thấy hữu ích cho anh nếu có được một trải nghiệm nhằm giúp anh tự tin rằng anh có thể sống một mình. Thay vì tiếp tục công việc ở nhà kho, anh đã đăng ký công việc làm một công nhân tăng cường ở một làng nhỏ. Trong 6 tuần lễ xa nhà, LV đã đương đầu với nhiều thách đố mà trước đây anh hẳn sẽ cảm thấy không thể vượt qua. Sau đó, anh về nhà với mái tóc mới dài hơn, đeo bông tai và có một ý thức mình là một cá nhân có thể giúp đỡ được người khác.


LV rời gia đình đi học đại học vài tuần sau đó. Sau một năm đầu tiên khó khăn, anh đã trở thành một chuyên viên tư vấn ở ký túc xá và các điểm số của anh bắt đầu ổn định. Các cuộc trị liệu tăng cường thêm một lần mỗi tháng. Việc trị liệu được kết thúc sau gần 3 năm. LV tốt nghiệp đại học, bắt đầu dạy trẻ em trong các thành phố ở một tiểu bang khác và được tốt nghiệp đại học. Mặc dầu anh vẫn còn cảm thấy lo lắng và tự chỉ trích, anh có thể hành xử một cách độc lập. Những thành quả đạt được qua việc trị liệu không chỉ phản ánh trên số điểm cải thiện trên thang điểm đánh giá khách quan mà còn trên chất lượng của cuộc sống. Các mục tiêu trị liệu không chỉ giới hạn trong việc giảm trầm cảm và lo âu mà còn đặt trọng tâm tác động lên trên những niềm tin tiềm ẩn và sự thiết lập cá tính của một người trưởng thành. Sự chia tay với cha mẹ để trở thành một cá thể độc lập, việc đi học trở lại, phát triển các mục tiêu nghề nghiệp, cùng với lĩnh hội các kỹ năng xã hội là những mục tiêu quan trọng.


Trường hợp này mô tả các can thiệp chiến lược được sử dụng để trị liệu các nan đề tâm lý trầm trọng và lâu dài. Việc trị liệu cá nhân này có nhiều mặt và bao gồm các tiếp cận nhận thức và hành vi theo truyền thống, cũng như các can thiệp tương tác cá nhân tập trung vào cách thức trong đó những niềm tin ẩn ngầm và các sơ đồ được thể hiện trong mối quan hệ trị liệu. Việc phát triển những kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng hợp lý, tái huấn luyện khả năng quy kết (attributional retraining), phát triển các kỹ năng hành vi, cùng với việc phân tích sự phát triển các sơ đồ và giả định tiềm ẩn đều có vai trò quan trọng. Ngoại trừ ba phiên trị liệu với gia đình, cha mẹ của LV không nằm trong chương trình trị liệu. Điều này được bàn bạc rõ ràng với LV và mục tiêu của trị liệu là khuyến khích anh ta chấp nhận trách nhiệm trong việc trị liệu và hành xử một cách độc lập hơn.


KẾT LUẬN


Lợi ích của liệu pháp nhận thức trong trị liệu trầm cảm và lo âu đã được xác định rõ ràng. Nhiều thể lâm sàng của rối loạn trầm cảm và lo âu đã được đề nghị và tạo được nhiều quan tâm trong thực hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu có đối chứng về hiệu năng của trị liệu nhận thức trong các vấn đề lâm sàng quan trọng khác cần phải tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, các tiến trình tạo động lực cho sự thay đổi trong quá trình trị liệu vẫn chưa được hiểu thấu đáo. Ví dụ các kỹ thuật nhận thức và hành vi đặc thù nào có liên quan gần gũi nhất với sự cải thiện về mặt lâm sàng. Các biến thể (variants) về tính hợp lý và tính kiến tạo của trị liệu nhận thức có khác biệt về hiệu năng trong trị liệu các rối loạn đặc hiệu hay không? Điều gì làm nên sự thay đổi của thân chủ trong tiến trình trị liệu? Các mô hình nhận thức của tâm bệnh lý đề xuất rằng những thay đổi nên được làm rõ trong khi xuất hiện các suy nghĩ tự động kém hiệu quả và sự lệch lạc nhận thức kém thích nghi; đồng thời những thay đổi trong sơ đồ nhận thức cũng nên có được khả năng tiên liệu việc giảm thiểu nguy cơ tái phát. Những thay đổi này có được chứng minh không? Cảm xúc và diễn xuất hành vi có vai trò gì trong sự cải thiện kết quả trị liệu? Đây là những câu hỏi thúc bách và nếu có lời giải đáp thì chúng sẽ được sử dụng như là một động lực để tinh luyện thêm mô hình trị liệu nhận thức. Trị liệu nhận thức được xem là một tiếp cận phức tạp và tinh vi của tâm lý trị liệu đặt nền tảng trên một sự thật đơn giản là hành vi và cảm xúc bắt nguồn từ những cách thức suy nghĩ kém thích ứng. Khi nhìn lại 30 năm phát triển lý thuyết và thực hành trị liệu nhận thức, Beck (1991) nhận định “trị liệu nhận thức không còn non kém nữa mà đã chứng tỏ khả năng bay cao bay xa bởi năng lực của chính mình, nhưng bay được bao xa thì còn phải chờ xem”.

 

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ


Kết hợp uống thuốc NALTREXONE với

TƯ VẤN + Liệu pháp TÂM LÝ


Liệu pháp GIÁO DỤC + Liệu pháp XÃ HỘI

Sau bi kịch tổng thống Kennedy (Mỹ) bị ám sát ngày 22/11/1963 kèm theo sau đó là cuộc chiếc khốc liệt tại Việt Nam dẫn đến những rối loạn trong xã hội Mỹ: Tình trạng sử dụng Ma Túy tràn lan trong nước từ các nhóm phản chiến, binh lính mỹ ở Việt Nam đến cả một số bộ phân nhân dân Mỹ. Hậu quả đã trở thanh một đại dịch. Trước tình trạng đó, các cơ quan Hành pháp và Lập pháp Mỹ đã phải tổ chức và cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu và điều trị cai nghiện ma túy. Ngày 17/06/1977, Tổng thống Mỹ Nixon đã ký thành lập "Văn phòng đặc biệt về phòng chống ma túy"(SAODAP) để chỉ đạo kiểm soát sự lan tràn ma túy bất hợp pháp. Năm 1972, Quốc hội đã thông qua bộ luật 92-255, trong đó có phần hỗ trợ tài chính cho công tác nghiên cứu thuốc đối kháng có đặc tính điều trị hiệu quả, tác dụng lâu dài, không tác dụng phụ, không gây nghiện và đã đầu tư chi phí rất lớn cho nghiên cứu này.


Liên tục từ năm 1971 đến năm 1975, nhóm nghiên cứu NIDA thuộc "Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy" đã xác định được Natrexone là chất đáp ứng được các yêu cầu trên, Naltrexone không hề có bất cứ tác dụng xấu nào với hệ thần kinh và tâm thần ngoài một số phản ứng phụ nhẹ trên hệ tiêu hóa và được đánh giá là loại thuốc an toàn trong điều trị cai nghiện.


Tuy nhiên để giải quyết tận gốc vấn đề, điều trị Naltrexone phải kết hợp với điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý và mâu thuẩn nội tâm của người nghiên thông qua Tư vấn + Liệu pháp tâm lý + Liệu pháp giáo dục + Liệu pháp xã hội. Việc uống Naltrexone là liệu pháp hỗ trợ.

LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

National Institute on Drug Abuse (NIDA)

Viện Quốc gia về Lạm dụng Thuốc

----------------------------------------  

NGHIÊN CỨU

Naltrexone - Chất đối kháng điều trị nghiện Ma tuý - không gây nghiện

 

Biên tập: Bác sĩ Demetrios Julius

Bác sĩ Pierre Renault   Bộ phận Nghiên cứu Viện Quốc gia về Lạm dụng Thuốc   Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Hoa Kỳ Sở Y tế Cơ quan quản lý về Rượu cồn, Lạm dụng thuốc và Sức khoẻ tâm thần.  

LỜI NÓI ĐẦU

    Hội nghị về chất naltrexone được báo cáo ở đây đại diện một bước tiến mới của bản kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho căn bệnh nghiện ma tuý opioid. Cơ sở lý thuyết của việc sử dụng chất đối kháng được Abraham Wikler xây dựng vào năm 1955 khi ông nhận thấy hiện tượng là khi nghiện các chất opioid thì cơ thể liên tục có nhu cầu “tổng hợp” mà nhu cầu này sẽ được giải quyết bằng việc sử dụng opioid, việc cai nghiện có thể bị tác động bởi tác nhân môi trường, và những yếu tố đó đóng vai trò quan trọng trong việc tái nghiện, xảy ra sau một thời gian dài đã cai nghiện hoàn toàn.

10 năm sau, khám pháp về vai trò tác động của các yếu tố môi trường và của các opioid đối với hành vi thèm ma tuý mới được áp dụng vào điều trị thực tiễn. Trong một loạt bài viết, bắt đầu vào năm 1965, William Martin và các cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu Nghiện tại Lexington, Kentucky, đã trình bày về tác dụng dược lý của cyclazocine, là một chất đối kháng với ma tuý, loại thuốc uống có hiệu quả trong thời gian dài, và đã đề xuất một số cách sử dụng một số thuốc giống như cyclazocine trong điều trị. Về bản chất, Martin và các đồng nghiệp đã chỉ ra việc cyclazocine đã chặn lại tác dụng của các opioid hoạt động cấp tính, khi cyclazocine được đưa vào cơ thể hàng ngày thì thậm trí cả việc sử dụng opioid kinh niên cũng sẽ không gây nghiện, lượng thuốc đã dùng không gây lờn thuốc cyclazocine, và đặc biệt cyclazocine (không đối kháng như nalorphine) không thuộc loại thuốc có khả năng gây nghiện.

Vì vậy, cyclazocine có khả năng là (1) ngăn chặn hành vi thèm thuốc, dập tắt cơn đói ma tuý; (2) ngăn ngừa nghiện, xoá đi nguồn tác nhân gây nghiện; và (3) là phòng chống tái nghiện lại, cho phép đánh giá kết quả cai trải qua thử thách thường xuyên. Cuối cùng, việc sử dụng chất đối kháng có khả năng ngăn ngừa tử vong do dùng ma tuý quá liều với những người chưa cai hoàn toàn.

Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng người nghiện opioid có tự nguyện chấp nhận điều trị với cyclazocine – là thuốc chỉ có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của ma tuý opioid, đã nhanh chóng có lời giải đáp. Jaffe và Brill vào năm 1966, và Freedman cùng nhóm vào năm 1967, đã công bố những kinh nghiệm của họ khi làm việc với người nghiện heroin tình nguyện tham gia chương trình điều trị có trọng tâm sử dụng cyclazocine. Kết quả hiển nhiên là có một nhóm người nghiện opioid, ở một góc độ, đã hoàn toàn cai được, không còn nhu cầu ma tuý opioid.Tuy nhiên, có một số vấn đề nảy sinh trong những nghiên cứu trên lâm sàng ban đầu - những vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ, trực tiếp dẫn đến hội nghị này và dẫn đến nhận thức của chúng ta hiện nay.
Thứ nhất, hầu hết các đối tượng tình nguyện đến điều trị bằng cyclazocine thường luôn xao nhãng, không dùng thuốc đều; sau vài tháng điều trị là bỏ dở, nhiều người quay trở lại tái nghiện (thường là heroin).
Thứ hai, nhiều người nghiện không tiếp tục điều trị, phàn nàn về những tác dụng phụ không thoải mái do cyclazocine sinh ra. Với nhân viên điều tra thì những phàn nàn đó dường như chỉ là sự hợp lý hoá, song từ quan điểm thực tiễn thì việc thuyết phục người bệnh tiếp tục điều trị là công việc khó khăn.

Để thử nghiệm thuyết điều kiện và xác định xem chất đối kháng có thể đóng vai trò hữu hiệu trong điều trị, thì cần phải có những chất đối kháng tốt hơn; nghĩa là cần có những thuốc giảm thiểu tác dụng phụ, uống một lần nhưng lại có tác dụng trong thời gian dài. Đây là một vấn đề thuộc về công nghệ, và nó đòi hỏi phải có thời gian và kinh phí mới có thể giải quyết nổi.

Do vậy, vào năm 1967 bản kế hoạch cơ bản về việc thử nghiệm đặc tính của chất đối kháng ma tuý trong điều trị cai nghiện đã được hình thành. Mặc dù Freedman và Fink cùng các cộng sự vẫn tiếp tục nghiên cứu theo hướng cho uống naloxone với liều lượng cao – nó cũng gần như là một chất đối kháng; song hầu hết các nhà nghiên cứu đều cảm thấy rằng tác dụng của thuốc là ngắn cùng với một số hạn chế khác của nó.
Cũng cùng năm đó, 1967, Blumberg cùng các đồng nghiệp đã công bố báo cáo về tác dụng trên động vật của một chất đối kháng mới triết xuất từ oxymorphone, EN-1639A, và sau đó được lấy tên là naltrexone. Naltrexone được xem như chất đối kháng được mong chờ -- nó tương đối không có ảnh hưởng phụ, và có thời gian tác dụng dài lâu hơn hẳn noloxone. Mặc dù mãi tới năm 1973 ấn bản phẩm chính thức mới xuất hiện, nhưng tại hội nghị năm 1971 của Uỷ ban NAS/NRC về các Vấn đề về Nghiện ma tuý, Martin, Jasinski và các cộng sự đã báo cáo cho hay rằng trong cai nghiện, uống naltrexone có hiệu quả, tác dụng lâu và tương đối không có phản ứng phụ.
 
Nỗ lực để đưa naltrexone từ thực nghiệm sơ bộ trên vài bệnh nhân ở Trung tâm Nghiên cứu Cai nghiện tại Lexington đến tay những người làm trên thực tiễn lâm sàng ngay lập tức đã được đẩy mạnh và tăng cường khi mà Tổng thống Nixon cho thành lập Văn phòng Đặc biệt về Phòng chống Ma tuý (SAODAP) vào ngày 17/6/1971. Cùng với văn phòng này là Văn phòng của Tổng thống, cả hai cùng là nguồn lực kinh tế và ảnh hưởng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chất đối kháng ma tuý. Là giám đốc đầu tiên của SAODAP tôi coi trọng việc phát triển naltrexone là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình.

Giả thiết là tôi chưa cảm thấy rằng việc phát triển naltrexone là đáng giá, thì tôi cũng cảm thấy phải có bổn phận, cố gắng nỗ lực để triển khai nó trên lâm sàng. Các đại biểu có ảnh hưởng trong Quốc hội đã nhiệt tình ủng hộ phát triển loại thuốc không gây nghiện thay thế cho thuốc methadone. Quốc hội bao gồm chức năng lập pháp đã tạo ra SAODAP, một cơ sở để phát triển những chất đối kháng ma tuý cùng với những định hướng cụ thể cho sự phát triển này.

Trong quá trình thực hiện cũng có nhiều khó khăn cản trở mà một trong số đó là việc cung cấp thebaine là chất dùng để sản xuất naltrexone, và kèm theo là qui định hạn chế trong việc sản xuất thuốc. Ngoài ra, việc không muốn đặt toàn bộ hy vọng vào một loại thuốc, nên SAODAP cũng đã tiến hành nghiên cứu các chất đối kháng khác; đồng thời với tác dụng của naltrexone chỉ khoảng 2 đến 3 ngày được xem là quá ngắn nên SAODAP cũng đã nỗ lực phát triển các toa thuốc có tác dụng dài hơn. Tóm lại, các yếu tố gồm con người, tài chính và kế hoạch đều được kết hợp lại để sản xuất ra sản phẩm và đưa ra dữ liệu.

Tại nhiều thời điểm trong suốt 10 năm qua, việc đánh giá kiểm nghiệm chất đối kháng đã được nỗ lực thực hiện, nhưng tôi nhận thấy rằng dù có nhiều hứa hẹn song chất đối kháng mới chỉ chứng minh tác dụng trên một số người nghiện. Tuy vậy, sau mỗi lần kiểm tra đó lại rút ra được một chút kinh nghiệm thực tiễn để rồi tiếp tục hoàn thiện cho lần thử nghiệm lâm sàng lần sau cũng như để có dữ liệu tổng hợp cho công tác đánh giá, phân tích một cách nghiêm túc và khách quan. Một số kết quả đó được trình bày ở đây.

VAI TRÒ CỦA LIÊN BANG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NALTREXONE
  CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NALTREXONE CỦA TỔ CHỨC NIDA
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÙ ĐÔI (DOUBLE-BLIND) CỦA NAS
  NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ NALTREXONE
  LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU Ở NAS CENA
  TIẾN HÀNH NALTREXONE TRÊN LÂM SÀNG   PHẢN ỨNG VỚI NALTREXONE TRÊN BỆNH NHÂN: DUNG NẠP THUỐC, TÁC DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG
  SỬ DỤNG NALTREXONE TRONG CAI NGHIỆN VỚI BỆNH NHÂN VẪN DUY TRÌ METHADONE
  MỘT SỐ PHÁT HIỆN VÀ BÌNH LUẬN TỪ MỘT NGHIÊN CỨU VỀ  NALTREXONE SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÙ ĐÔI
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG ĐIỀU TRỊ VỚI CHẤT ĐỐI KHÁNG
 
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG CỦA NIDA
  QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ

  KINH NGHIỆM TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG BẰNG NALTREXONE TRÊN 370 NGƯỜI CAI NGHIỆN
 
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CỦA TỔ CHỨC NIDA
  CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ   NHỮNG HẠN CHÉ TRONG PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN BẰNG CHẤT
ĐỐI KHÁNG MA TUÝ   VAI TRÒ CỦA NALTREXONE TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ HÀNH VI
  BÁO CÁO SƠ BỘ VỀ KINH NGHIỆM LÂM SÀNG TRONG NGHIÊN CỨU DÙNG  NALTREXONE ĐIỀU TRỊ HÀNH VI
  SO SÁNH 2 CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ: CHỈ DÙNG  NALTREXONE VÀ DÙNG NALTREXONE KẾT HỢP LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ HÀNH VI
  VAI TRÒ CỦA NALTREXONE TRONG VIỆC KIỂM SOÁT NGHIỆN HEROIN:
MỘT SỐ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ BẢN
 
HIỆN TRẠNG SỐ LIỆU VỀ ĐỘ AN TOÀN CỦA NALTREXONE
  BÁO CÁO SƠ BỘ VỀ KẾT QUẢ VÀ MỨC ĐỘ AN TOÀN QUA 17 CUỘC NGHIÊN CÚU VỀ NALTREXONE DO TỔ CHỨC NIDA TÀI TRỢ
  Chương trình - Hội nghị vệ tinh của tổ chức NAS – NIDA về Naltrexone
Các ấn bản phẩm về Naltrexone đã xuất bản

GIỚI THIỆU
  BS. Pierre F. Renault
Vào cuối Giai đoạn II thử nghiệm trên lâm sàng chất naltrexone đồng thời thực hiện kế hoạch cho Giai đoạn III, có thể là thời điểm thích hợp để xem xét, đánh giá lại các kết quả đã đạt được, cả về mặt lý thuyết và cơ sở lý luận. Hiển nhiên là công việc này không thể hoàn thành trọn vẹn chỉ trong một tập sách. Toàn bộ hiệu quả của naltrexone sẽ được thể hiện sau nhiều năm được cải tiến trên lâm sàng và được xem xét đánh giá kỹ lưỡng. Mục đích của tập sách này là cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác lâm sàng, tạo điều kiện, khuyến khích nghiên cứu, cải tiến thêm cho loại thuốc mới và quan trọng này.

Tập sách này bao gồm một loạt xê-ri với 5 mục, điểm lại quá trình phát triển trên cả phương diện chính trị và tổ chức, nó cho phép chúng ta biết được sự phát triển của chất naltrexone. BS. Julius đưa ra báo cáo bày tỏ sự quan tâm của Chính phủ liên bang, cho phép sử dụng chất đối kháng ma tuý trong điều trị cai nghiện. BS. Kaim trình bày chi tiết về quyết định việc thành lập uỷ ban CENA và Viện hàn lập khoa học quốc gia.

TS. Tocus trình bày những thủ tục từ Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (Food and Drug Administration - FDA) để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của các loại thuốc được lưu hành trên thị trường Mỹ. Đây là một mục thiết thực với hầu hết các bác sĩ điều trị cũng như các nhà khoa học. Braude và Morrison báo cáo tóm tắt về công trình nghiên cứu về độc tố được thử nghiệm trên động vật, là một bước quan trọng và khó khăn trong quá trình tạo ra loại thuốc mới. BS. Hollister thẳng thắn đưa ra những khó khăn, áp lực do những suy nghĩ thiển cận và những phi thực tế, đã làm phức tạp việc phát triển ban đầu chất naltrexone.

Báo cáo nhấn mạnh một áp lực, một tồn tại chung có ở cả các báo cáo khác trong tập sách này, đó là áp lực giữa việc đáp ứng yêu cầu của xã hội là phải tìm ra giải pháp cho vấn đề nghiện ma tuý, và mong muốn tìm ra phương pháp vừa điều trị hiệu quả cho người bệnh lại vừa tránh được rủi ro cho những tình nguyện viên phục vụ. Trong khi đó một thực tế nữa là áp lực về chính trị cũng tác động quan trọng trong việc phát triển naltrexone, nó song hành với những yêu cầu khắt khe về độ an toàn cũng như những yêu cầu từ phía
FDA.
Báo cáo của TS. Willette về loại dược liệu có tác dụng lâu dài đã hướng chúng ta tới tương lai. Còn nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp. Liệu loại dược liệu này sẽ có vị trí nào trong tương lai? Nó có thể bảo vệ, dần dập tắt sự ham muốn đang thôi thúc hay đơn giản chỉ là một thoái thác khác từ phía bệnh nhân với chuộc chiến chống lại heroin? Phương thuốc đó vượt lên như thế nào khi mà chất gây mê vẫn còn cần thiết?

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NALTREXONE CỦA TỔ CHỨC NIDA  
BS. Demetrios Julius

Giải thích từ ngữ:
- “drug-seeking behavior”: Hành vi đi tìm kiếm ma tuý. - abstinence syndrome: là hội chứng xảy ra khi cai nghiện, đặc biệt là biểu hiện khi lên cơn đói ma tuý - xảy ra khi người nghiện không dược dùng thuốc. - conditioned abstinence phenomena:  Trạng thái không dùng thuốc có điều kiện - nói ngắn gọn tức là cai nghiện  
 
Chương trình nghiên cứu hiện nay về chất naltrexone do Viện Quốc gia về Lạm dụng Thuốc trợ giúp bắt đầu manh nha phát triển vào giữa thập niên 1960. Lúc đó TS. William Martin cùng các cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu Cai nghiện ở Lexington, Kentucky đã thực hiện một loạt nghiên cứu về việc sử dụng chất đối kháng ma tuý để điều trị cai nghiện (Martin và cộng sự, 1966). Những nghiên cứu này là bước phát triển tiếp theo trên cơ sở lý luận của TS. Abraham Wikler được thực hiện trước đó (Wikler, 1948 và 1965). Kết quả nghiên cứu cho thấy là chất đối kháng ma tuý có thể sử dụng hiệu quả để chặn lại tác dụng gây nghiện và hưng phấn của opioids trên người. Ngoài ra, đặc tính hoá trị liệu của thuốc lại không gây tác dụng phụ gây nghiện, một đặc tính mà các loại thuốc trước đó thường có kèm theo ở một mức độ nào đó.

Những nghiên cứu ban đầu về sử dụng liệu pháp đối kháng ma tuý trên lâm sàng cũng gặp phải những khó khăn do tình hình chính trị và xã hội xảy ra liên tiếp lúc đó. Trong những năm tiếp theo, sau bi kịch Tổng thống Kennedy bị ám sát ngày 22/11/1963, nước Mỹ lâm vào những bất ổn ở trong nước và cả trong quân đội ở ngoài nước. Cuối thập niên 1960 những bất ổn từ nhiều phía ở trong nước đã tác động dẫn tới hàng trăm nghìn người muốn tìm đến những nơi trốn thư giãn. Nhiều người đã chọn ẩn náu, giải khuây bằng ma tuý bất hợp pháp.

Về xã hội học thì có thể xem như là việc tự tìm thuốc chữa. Với nhiều người thì hậu quả cuối cùng là bị nghiện ngập ma tuý. Hậu quả là năm 1970 tình trạng sử dụng heroin cả ở trong nước và cả binh lính ở nước ngoài đã trở thành một đại dịch. Với cơ quan chức năng của nhà nước thì tình trạng nghiện ma tuý tồn tại trong các quân nhân và cả nhóm phản đối chính phủ, chống chiến tranh – tràn ngập đường phố, đi tìm kiếm ma tuý, đã buộc các cơ quan hành pháp và lập pháp phải vào cuộc, cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu và điều trị cai nghiện.

Ngày 17/6/1971, tổng thống Nixon đã ký cho thành lập Văn phòng Đặc biệt về Phòng chống Ma tuý (SAODAP), để phối hợp cùng các cơ quan khác của Chính phủ liên bang kiểm soát sự lan tràn ma tuý bất hợp pháp. Chức năng nghiên cứu, phòng chống và điều trị cai nghiện ma tuý được giao trước đó cho khoảng 14 cơ quan. Năm 1972, Quốc hội đã thông qua vấn đề Văn phòng về Ma tuý và Đạo luật Điều trị, được ký thành Bộ luật 92-255, Tiết đoạn 224, đề mục 86, 72 vào ngày 21/3/1972. Trong luật này có phần về hỗ trợ tài chính cho công tác nghiên cứu thuốc đối kháng - điều trị hiệu quả, có tác dụng lâu dài, không tác dụng phụ gây nghiện, hoặc dược phẩm điều trị cai nghiện heroin. Dựa trên cơ sở này, Giám đốc đầu tiên của SAODAP là TS. Jerome Jaffe đã đặt việc phát triển một loại chất đối kháng ma tuý vừa an toàn vừa hiệu quả làm ưu tiên hàng đầu của Văn phòng mới này.
 
Cơ sở lý thuyết của liệu pháp đối kháng ma tuý:
  Về dược lý, chất đối kháng ma tuý là chất có khả năng chặn lại tác dụng gây nghiện và gây cảm giác sảng khoái của opioid (theo Martin, 1967). Hiện giờ thì lý thuyết cho rằng loại thuốc này thực hiện được vai trò này bởi nó có cấu trúc tương tự như chất ma tuý. Do vậy, chất đối kháng có khả năng chiếm lĩnh vùng bộ phận tiếp nhận cảm giác của cơ thể, tương tự như tác dụng của chất ma tuý, và do vậy tạo ra ức chế cạnh tranh với ma tuý. Các loại thuốc đối kháng ma tuý khác cũng có tác dụng đối kháng và đối vận. Tất nhiên chính tính chất này quyết định việc lựa chọn loại chất đối kháng nào cho loại liệu pháp được sử dụng.

Cần lưu ý là một chất đối kháng thuần chủng khác biệt rất lớn với loại thuốc disulfuram là loại chữa chứng nghiện rượu mãn tính. Khi một người uống một lượng rượu và cho dùng disulfuram thì có xảy ra phản ứng dữ dội trong cơ thể mà có thể nguy hiểm đến tính mạng. Còn khi heroin được đưa vào cơ thể với một liều lượng, và nó bị chặn lại bởi chất đối kháng thì không xảy ra phản ứng trong cơ thể. Tất nhiên, nếu người đó sử dụng với một lượng quá lớn heroin thì sẽ xảy ra quá liều gây tử vong.

Nhóm chất đối kháng này đã hình thành cơ sở cho một phương pháp điều trị mới có triển vọng, đã được phác thảo bởi Wikler (1948, 1965) và Martin, cộng sự (1966). Họ đã khẳng định có một số điều kiện, hoàn cảnh đóng vai trò quan trọng dẫn đến việc dùng và nghiện ma tuý. Lúc ban đầu, tác dụng gây cảm giác dễ chịu của ma tuý được xem là động lực của “hành vi đi tìm kiếm ma tuý” ở nhóm người nghiện. Sau đó thì càng ngày họ lại phải dùng liều lượng cao hơn mới đạt được mức đê mê. Đồng thời, bên cạnh cảm giác đê mê, dễ chịu, thì người nghiện cũng dần hình thành ý thức chống đau/ lên cơn vật vã khi đói thuốc (hội chứng khi không dùng thuốc).

Chính hội chứng này tác động duy trì và làm tăng cường “hành vi đi tìm kiếm ma tuý”. Rõ ràng là những “hội chứng do cai nghiện” rất có thể bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường xung quanh, đã ngấm ngầm tác động từ lúc họ nghiện. Thường thì sau khi đã cai các độc tố opiate, người nghiện bắt đầu thể hiện kết quả cai thành công bằng việc được tiếp xúc với môi trường trước kia. Triệu chứng cai nghiện ở người nghiện có đặc điểm là: gia tăng phản ứng với các kích thích, có những phản ứng tự động bất bình thường kéo dài, cảm giác khó chịu, và cảm giác “thèm thuốc”.

Về lôgíc, theo lý thuyết thì chất đối kháng ma tuý được dùng để kiểm soát các tác nhân gây nên hành vi đi tìm kiếm ma tuý ở người nghiện. Bởi nó có tác dụng chặn lại tác dụng gây cảm giác đê mê và gây nghiện của opiate – là 2 tác nhân thúc đẩy hành vi tìm kiếm ma tuý ở người nghiện. Ngoài ra, chất đối kháng còn bảo vệ người đã cai chống lại những triệu chứng do cai nghiện gây ra. Do vậy việc dỡ bỏ 2 tác nhân đó cũng dần làm dập tắt hành vi tìm kiếm ma tuý.
 
Việc bảo vệ của chất đối kháng cũng tạo cho người cai nghiện có thời gian cần thiết để điều chỉnh lại cuộc sống. Về mặt liệu pháp tâm lý mang tính gần gũi và nhân văn thì cá nhân có thể học để lấy lại bản lĩnh, vượt qua số phận của bản thân. Nói cách khác, người cai nghiện có thể phát triển nội tâm tốt hơn, vững vàng hơn và độc lập hơn, tự giải thoát bản thân khỏi mạng lưới ma tuý quyến rũ bên ngoài cũng như những áp lực đã điều khiển cuộc sống của họ.<
 
Sự phát triển của một chất đối kháng tối ưu:
  Trong hoàn cảnh chính trị xã hội như đã nêu ở trên cùng với những khái niệm và lý thuyết về chất đối kháng, chúng ta có thể dễ dàng hiểu vì sao việc phát triển chất đối kháng vừa an toàn lại vừa hiệu quả được coi là ưu tiên hàng đầu của SAODAP vào năm 1971. Các giám đốc của tổ chức này đều nhận thấy việc lựa chọn và phát triển chất đối kháng chưa được sự quan tâm nhiều của ngành công nghiệp dược tư nhân. Kinh phí được lập cho công tác nghiên cứu, phát triển, và thời gian dường như đã vượt mức thực hiện. Kinh phí dự án cao bởi việc phát triển một loại thuốc mới là công việc phức tạp và tốn thời gian.

Theo luật pháp, bất kỳ loại thuốc mới nào đều phải trải qua các khâu thử nghiêm, kiểm tra chặt chẽ, trên các loại động vật và trên người trước khi được đưa ra thị trường. Việc thử nghiệm gồm một giai đoạn tiền lâm sàng và 3 giai đoạn lâm sàng. Trong giai đoạn tiền lâm sàng, toàn bộ nghiên cứu cai, loại trừ độc cần thực hiện trên ít nhất là 2 loại động vật. Trường hợp thuốc chứng minh có đủ độ an toàn trong loạt nghiên cứu trên thì nó có thể được thử nghiệm trên người để xác định mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc.

Giai đoạn I nghiên cứu trên lâm sàng tìm hiểu tác dụng dược lý của thuốc trên người như liều dùng, mức độ hấp thu thuốc, trao đổi chất, vv. Giai đoạn II là thử nghiệm áp dụng trên lâm sàng nhằm đánh giá độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Để có kết quả tin cậy cần tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mù đôi và trấn an (double-blind placebo design). Nghĩa là nhóm bệnh nhân được làm thí nghiệm và cả người tiến hành thí nghiệm đều không được biết Ai là người được dùng loại thuốc Thật và ai đang được dùng loại giả thuốc chỉ có tác dụng trấn an.

Giai đoạn III được thực hiện trên lâm sàng với số lượng lớn bệnh nhân, nhóm thực và nhóm đối chứng. Thành công của giai đoạn này sẽ chứng minh hiệu quả của thuốc, là bước cuối cùng trước khi thuốc được dệ trình lên Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA). Khi thuốc được chứng thực công nhận thì mới đủ điều kiện được phép đưa ra thị trường cho công chúng sử dụng. Tất nhiên có thể có một số khó khăn trong quá trình triển khai và phát triển thuốc thậm trí có thể phải dừng sản xuất như là khó khăn về tài chính hoặc vì hiệu quả cai thực sự của thuốc.

Thủ tục tốn thời gian và phức tạp là theo qui định của Chính phủ Liên bang để đảm bảo thuốc đối kháng phải an toàn và hiệu quả, được thực hiện thông qua Văn phòng Đặc biệt về Phòng chống Ma tuý (SAODAP) và Bộ phận đặc trách về lạm dụng và nghiện ma tuý (DNADA, NIMH). Kế hoạch nghiên cứu do DNADA bắt đầu vào tháng 9/1971, nó bao gồm nội dung nghiên cứu tiền lâm sàng, trình tự kiểm tra trên lâm sàng và chi phí, dự toán. Ngoài ra, các đặc điểm tối ưu của một chất đối kháng ma tuý cũng được miêu tả như sau:
1.      Khả năng đối kháng với tác dụng tạo cảm giác đê mê của opiate.
2.      Không có hoặc ở mức thấp nhất tác dụng đối vận, đặc biệt là những cái không mong muốn.
3.      Không gây tác dụng nghiện với cơ thể.
4.      Dung nạp thuốc phải ổn định (không phải tăng liều dùng).
5.      Không có độc tố và các tác dụng phụ nghiêm trọng kể cả việc sử dụng trong thời gian dài.
6.      Sử dụng thuốc dễ dàng, không cần phẫu thuật can thiệp hoặc gây đau đớn.
7.      Thuốc có tác dụng trong thời gian dài.
8.      Không có hoặc ở mức thấp nhất nguy cơ bị lạm dụng.
9.      Tác dụng trái ngược trong trường hợp cấp cứu.
10. Có nhiều khả năng cho phép sử dụng cả những lượng nhỏ trong dẫn truyền phân huỷ bởi vi khuẩn.
11. Dễ dàng sẵn có và không tốn kém.
12. Tác dụng hiệu quả trong điều trị cai nghiện.
 
Khoảng đầu năm 1972 có nhiều chất đối kháng đang trong giai đoạn phát triển khác nhau. Loại thuần khiết nhất là naloxone, được xem là loại có tiềm năng, chưa thấy có tác dụng đối vận. Hạn chế chủ yếu của naloxone bao gồm là giá thành khá cao, khó tổng hợp được nó, kém hấp thu qua đường uống và đặc biệt là chỉ cho tác dụng ngắn trên người. Naloxone đã được FDA phê duyệt, được phép sử dụng ngắn hạn ở người như là thuốc giải độc trong trường hợp quá liều opiate. Dù có những hạn chế ở trên song naloxone cũng đã đạt được thành công nhất định, được các bác sĩ dùng bổ sung trong điều trị. Điều này đã góp phần khuyến khích dùng chất đối kháng trong điều trị nói chung.

Loại đối kháng có triển vọng và hứa hẹn đang được phát triển hiện nay là cyclazocine (Jaffe, 1967; Resnick, cộng sự, 1970 và 1971). Loại thuốc này đã chứng minh có tác dụng dài hơn, lên đến 24 giờ với liều 4 milligram. Tuy nhiên, những hạn chế của thuốc cũng được xác định trong đó có đặc tính đối vận mạnh khi được sử dụng cấp. Đặc tính bao gồm cả cảm giác khó chịu, tâm thần bất an. Dù được công nhận song loại thuốc cyclazocine không được những người nghiện tình nguyện hồ hởi đón nhận và sớm bị mang tiếng xấu. Dù sao thì loại thuốc này cũng đã điều trị thành công cho một số người, hiện thuốc vẫn đang được dùng trong điều trị ở một số cơ sở ở thành phố New York.

Ngoài ra, có 3 loại khác là M-5050, BC-2605 và EN-1639A đã gần đi đến giai đoạn thử nghiệm trên động vật và trên người. Trong đó loại EN-1639A được xem là loại đối kháng có triển vọng, không gây khó chịu và tác dụng phụ không mong muốn như chất cyclazocine (Blumberg và Dayton, 1973). Thuốc có tác dụng lâu, với một lượng 50mg nó có thể chặn tác dụng của ma tuý trong 24 giờ. Cuối năm 1972, một chế phẩm của dòng thuốc này được hoàn thành và đưa ra kiểm nghiệm, lấy tên là naltrexone. Giữa năm 1973, có bằng chứng cho thấy là naltrexone đảm bảo các tiêu chuẩn của một thuốc đối kháng, nó vượt qua thông số của các chất đối kháng khác (Martin, cộng sự, 1973a và 1973b; Resnick, và cộng sự, 1974a, 1974b, và 1974c).

Bên cạnh công tác nghiên cứu đang được triển khai thì cũng có những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước. Năm 1973, Bộ phận đặc trách về lạm dụng và nghiện ma tuý được tách ra khỏi NIGH và mở rộng thành Viện Quốc gia về Lạm dụng Thuốc. Do vậy từ 1973 đến 1974, NIDA và SAODAP cùng chia sẻ trách nhiệm tiếp tục phát triển chất đối kháng ma tuý nói chung và naltrexone nói riêng. Giữa năm 1974, SAODAP bắt đầu giải thể và toàn bộ công tác điều hành và giám sát chất naltrexone chuyển sang cho Bộ phận Nghiên cứu của NIDA.
 
Công tác nghiên cứu về Naltrexone của Tổ chức NIDA:
 
Từ 1973 đến 1974, NIDA đã hỗ trợ cho 26 hợp đồng và khế ước về nghiên cứu trên lâm sàng và tiền lâm sàng liên quan trực tiếp đến chất đối kháng ma tuý, với tổng trị giá là trên 5 triệu đô la. Trong đó có gần 17 hợp đồng và khế ước thực hiện nghiên cứu naltrexone trên lâm sàng, tất cả nằm trong một chương trình tổng thể nghiên cứu về naltrexone. Trong số đó có 5 cơ sở nghiên cứu được chọn áp dụng theo phương pháp mù đôi và trấn an (double-blind placebo – xem giải thích ở trên). Một trong số đó hiện vẫn đang được thực hiện bởi Viện hàn lâm khoa học quốc gia (NAS).
Trên kế hoạch thì mục đích của nghiên cứu là hoàn thành yêu cầu của Giai đoạn II, nhằm chứng minh hiệu quả và độ an toàn của naltrexone. 5 cơ sở nghiên cứu của NAS có áp dụng một chuẩn gồm 3 thể thức. Sự khác nhau của 3 thể thức này ở chỗ là chúng dùng nhóm loại bệnh nhân nghiện khác nhau. Cơ sở điều trị Baltimore và New Haven chỉ dùng đối tượng nghiện nặng trong nghiên cứu, Cơ sở Detroit và Sepulveda sử dụng người nghiện loại methadone, và Cơ sở St. Louis chỉ dùng đối tượng nghiện “đường phố”.

Những hợp đồng và khế ước còn lại thì thực hiện nghiên cứu naltrexone trên lâm sàng, có và không đối chứng (Brahen, cộng sự, 1974; Brahen, 1975; Brahen, cộng sự, 1976; O’Brien, cộng sự, 1975; Schecter, 1975; và Taintor, cộng sự, 1975). Các nghiên cứu này tự do chọn thể thức nghiên cứu, hướng nghiên cứu và nhóm đối tượng nghiện. Nhóm các hợp đồng và khế ước nghiên cứu này được gọi là nhóm nghiên cứu NIDA. Nhóm này lại được chia ra làm 2 nhóm nhằm góp phần vào chương trình nghiên cứu naltrexone tổng thể, gồm có: nhóm “nghiên cứu naltrexone trên lâm sàng mở” (open clinical naltrexone studies) – nhóm này nghiên cứu naltrexone trên các tình huống lâm sàng khác nhau, và nhóm “nghiên cứu naltrexone về hành vi” (behavioural naltrexone studies) – chú trọng nghiên cứu về việc hình thành hành vi.

Toàn bộ nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn năm 1974 đều do NIDA chỉ đạo để hoàn thành Giai đoạn II nghiên cứu naltrexone. Trong giai đoạn này, một trong những trách nhiệm chính của NIDA là kiểm tra mức độ an toàn của thuốc ở trên người. Để thực hiện được điều đó thì nhất thiết phải có một hệ thống giám sát chặt chẽ, có đủ nhân viên để đảm bảo phát hiện ngay bất kỳ tác dụng xấu nào của thuốc. Chúng tôi đã quyết định thiết lập một hệ thống giám sát tại các cơ sở nghiên cứu của chúng tôi, chúng tương tự như hệ thống ở 5 cơ sở nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia. Viện nghiên cứu sinh trắc học (BRI) của thành phố Washington, D.C. đã giúp trong công tác giám sát và thống kê cho các nghiên cứu của NAS và đã xây dựng một số biểu mẫu (form) cùng chung với uỷ ban phối hợp NAS-CENA để cùng thực hiện.
Chúng tôi đã phối hợp cùng BRI triển khai hệ thống giám sát tại các cơ sở nghiên cứu của NIDA bao gồm việc thu thập thông tin về: báo cáo phòng thí nghiệm hàng tháng (NAS-5a), báo cáo tổng kết về tâm thần và thể chất hàng tháng (NAS-5b), danh sách kiểm tra triệu chứng hàng tuần (NAS-7), và báo cáo kết quả điều trị hàng ngày (NAS-9 và 9a). Vì vậy, đầu năm 1975, chúng tôi đã thu thập được một số lượng lớn thông tin về cả mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc, đưa vào ngân hàng dữ liệu trung ương của BRI và đã hoàn toàn chủ động theo dõi các tác dụng và ảnh hưởng của thuốc.

Cho đến nay, chúng tôi chưa gặp phải bất kỳ tác dụng xấu nào của naltrexone với hệ thần kinh và tâm thần. Câu hỏi được đặt ra trước đây là liệu thuốc có gây tăng huyết áp. Theo dữ liệu được thu thập thì có một lượng nhỏ (2-3 millimet chất thuỷ ngân), không đáng kể về mặt thống kê, xuất hiện ở cả huyết áp tâm thu và tâm trương sau khi dùng naltrexone những lần đầu. Tuy nhiên chỉ 4 đến 6 tuần nó lại quay trở về mức ban đầu, tức giảm 2-3 millimet tương ứng. Phản ứng phụ rõ rệt duy nhất của thuốc là lên hệ tiêu hoá ở phần bụng, dạ dày và ruột.
Khi những hiện tượng này xuất hiện ở giai đoạn đầu điều trị, chúng được coi là những triệu chứng nhỏ khi cai nghiện bởi lúc đó ma tuý vẫn còn trong cơ thể. Những triệu chứng này sau đó cũng đã được ghi nhận trong điều trị. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những triệu chứng đó đôi khi cũng được giải quyết bằng việc giảm a xít trong dạ dày hoặc cho uống thuốc sau khi ăn. Do đó chất naltrexone có thể được coi là chất kích thích đối với dạ dày với một số trường hợp người nghiện.

Còn một vấn đề mang tính khoa học nữa là về: mức độ tương tác của naltrexone với các thành phần nội sinh có tính chất tương tự như ma tuý opiate, một chất mà các nhà nghiên cứu còn đang bỏ ngỏ? Những triệu chứng ở phần bụng có ảnh hưởng ra sao? Nếu một người đang được điều trị bằng naltrexone lại bí mật đưa vào cơ thể chất nội sinh mà thực chất lại là ma tuý opiate thì có thể cho rằng: những triệu chứng xảy ra không được coi là do ma tuý bên ngoài gây nên? Vậy có thể bao gồm cả những triệu chứng nhỏ xuất hiện khi cai có đặc điểm như ở phần bụng đã miêu tả ở trên.
  Dù còn có vài tác dụng phụ nhỏ như trên, song chúng tôi thấy không có tác dụng nào kéo dài và nghiêm trọng trực tiếp tới sự tiêu hoá naltrexone. Chất đối kháng này vẫn được xem là loại thuốc an toàn trong điều trị cai nghiện.

Chương trình phát triển Naltrexone trong tương lai:
 
Chương trình nghiên cứu về chất Naltrexone của NIDA hiện nay gồm các phần: nghiên cứu kết hợp của 2 cơ quan NAS-CENA, nghiên cứu naltrexone về hành vi, nghiên cứu naltrexone trên lâm sàng mở, và một số nghiên cứu tại các cơ sở điều trị của NAS là nơi nghiên cứu chủ chốt về độ an toàn và hiệu quả của naltrexone không sử dụng hình thức thí nghiệm mù đôi (double-blind).
Các nghiên cứu kết hợp của 2 cơ quan NAS-CENA bắt đầu thực hiện từ giữa năm 1974 và hiện đang trong giai đoạn thu thập dữ liệu kết quả điều trị. BRI hiện đang sắp xếp và phân tích các dữ liệu. Kết quả sẽ được trình lên uỷ ban NAS-CENA là cơ quan sẽ đưa ra báo cáo kết luận cuối cùng vào khoảng cuối năm 1976. Gần 190 đối tượng được thí nghiệm nghiên cứu được dùng ít nhất là một liều thuốc, một nửa là dùng giả thuốc (trấn an), một nửa cho dùng naltrexone. Kết quả chưa chính thức song có nhận thấy là naltrexone đã có tác dụng nhất định trong nghiên cứu.

Ngoài nghiên cứu kết hợp NAS-CENA ở trên, trong một thí nghiệm khác, trên 690 người đã được cho dùng ít nhất là một liều naltrexone tại các cơ sở khác do NIDA tài trợ, nghĩa là tổng số người được thí nghiệm là trên 775 người. Số lượng này vượt con số theo yêu cầu của Giai đoạn II kiểm tra trên lâm sàng. Do vậy chúng tôi có xem xét đưa chương trình nghiên cứu vào bước cuối Giai đoạn II và đang chuẩn bị dữ liệu để trình lên FDA vào đầu năm 1977.
  Khi giai đoạn phát triển naltrexone đi đến được kết luận trước khi chuyển sang Giai đoạn III, việc tài trợ cho chương trình vẫn do tổ chức NIDA. Do vậy chúng tôi vẫn liên tục khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm kiếm, kêu gọi nguồn tài trợ cho công tác nghiên cứu. Cho đến nay công tác nghiên cứu naltrexone vẫn đang được duy trì tiếp tục.
  Bước sang Giai đoạn III, chúng tôi có xem xét khả năng việc Hãng nghiên cứu Endo, là một công ty dược phẩm và sở hữu bằng sáng chế naltrexone, sẽ thực hiện tiếp giai đoạn nghiên cứu này. Dù thuốc đã được kiểm nghiệm qua Giai đoạn II song vẫn cần phải kiểm tra và đánh giá hơn nữa trong Giai đoạn III.

Naltrexone được chứng minh là một chất thú vị, hoàn toàn không hẳn là thuốc bởi còn thiếu một số công nhận khác ngoài tác dụng đối kháng ma tuý của nó. Việc không có tác dụng dược lý khác cũng có thể được xem là một đặc điểm thú vị của thuốc. Trường hợp mà các liệu pháp khác như methadone và LAAM có xu hướng không được đồng tình, thì chúng tôi sẽ lấy liệu pháp dùng naltrexone làm chương trình trọng tâm. Tinh thần “chống nghiện ngập” đang có ở 2 vùng là California và Massachusetts. Đây là 2 nơi tiên phong và thí điểm cho các nơi khác, có tinh thần đón nhận naltrexone sử dụng làm liệu pháp.

Naltrexone được sử dụng cho đến nay và đã cho thấy hiệu quả và an toàn trên một số người nghiện. Tuy nhiên vẫn cần phải kiểm tra và đánh giá hơn nữa bằng các phương pháp mới và tiên tiến. Một số câu hỏi được đặt ra là: Làm sao để nâng cao hiệu quả của naltrexone lên mức cao nhất. Có nên nghĩ rằng thuốc như là một liệu pháp duy trì lâu dài? Hoặc nó có thể hiệu quả hơn khi được dùng kết hợp với các kỹ thuật can thiệp khủng hoảng ngắn hạn khác; hoặc là kết hợp với các liệu pháp điều chỉnh hành vi khác, tất cả đều nhằm giúp người nghiện đến với điều trị bằng naltrexone.
Ngoài ra, nghiên cứu tiền lâm sàng việc áp dụng cấy thuốc vào cơ thể cũng vẫn đang được tiếp tục. Bên cạnh các câu hỏi liên quan đến chuyên môn thì cũng có những câu hỏi khác về các yếu tố ảnh hưởng như văn hoá, xã hội, môi trường, quan điểm thái độ của cả bác sĩ điều trị và của cả người bệnh. Đặc điểm về tính cách hoặc nội tâm lý của người nghiện có thuận lợi, phù hợp với phương pháp điều trị nào? (Goldstein, 1975 và 1976; Martin, 1975; Willete, 1976).

Các bài viết tiếp sau trong chuyên đề này sẽ đề cập, giải quyết các câu hỏi này cũng như làm sáng tỏ hơn, đi vào chi tiết hơn của nhiều lĩnh vực nghiên cứu về chất naltrexone. Hy vọng của chúng tôi là các nghiên cứu sẽ tiếp tục làm hé mở ra các giải pháp, làm cho liệu pháp naltrexone hiệu quả và năng suất nhất trong điều trị cai nghiện ma tuý.
      References -   Phần tài liệu tham khảo
  Xem nguyên bản tiếng Anh (liệt kê: tên tác giả, tên bài, tên nhà xuất bản, số trang, năm)
 
  NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT LOẠI THUỐC MỚI
  TS. Edward C. Tocus

Nghiên cứu và phát triển một loại thuốc mới để đưa ra thị trường là một chủ đề có thể chiếm toàn bộ của một tập bài giảng. Trong 20 phút tới, chúng tôi chỉ có thể trình bày một phần của chủ đề này. Cụ thể là một số những qui định và yêu cầu của Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA).
  FDA có thẩm quyền xem xét về độ an toàn và hiệu quả của các loại thuốc, dược phẩm được lưu hành, buôn bán trên thị trường ở các bang của Mỹ. Chương 505 trong Luật về mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm có quy định rằng không cá nhân nào được giới thiệu, đưa chuyển vào thị trường các bang bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có phê duyệt cho phép sử dụng. Luật cũng cho phép mọi người được nộp hồ sơ xin cấp phép cho thuốc được thương mại ở các bang. Hồ sơ phải có đầy đủ các báo cáo thẩm tra khoa học trong đó có phần đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc như đã được nêu. Ngoài ra phải có cả danh sách các bài viết, thành phần đầy đủ của thuốc, cách dùng thuốc, cơ sở và qui trình sản xuất, đóng gói. Gửi kèm cả mẫu thuốc và vật phẩm.

Có một số mục là bắt buộc để có thể giới thiệu loại thuốc mới vào thị trường các bang. Thời gian còn lại chúng ta sẽ xem xét những yêu cầu của bản báo cáo thẩm tra vè độ an toàn và hiệu quả của thuốc.Việc thẩm tra thuốc được thực hiện theo Quy định về thẩm tra loại thuốc mới (Investigational new drug regulation), gọi tắt là Quy định IND. Thuốc đang được thẩm tra vẫn có thể được vận chuyển qua các bang để nghiên cứu, nhưng phải mang nhãn hiệu là thuốc dùng cho thẩm tra. Cá nhân, đơn vị nộp hồ sơ cần chứng minh được tác dụng dược lý của sản phẩm, trên động vật hoặc là trong ống nghiệm trước khi thực hiện trên người.
 
Cũng có một số ngoại lệ trong chính sách, ví dụ như những tình huống được quan sát trên người được dùng thuốc theo chỉ định. Có thể có một số ngoại lệ hy hữu khác.Ngoài tác dụng dược lý trên động vật, nhà nghiên cứu cũng cần xác định mức độ độc hại của thuốc trên động vật để từ đó xác định tác hại của thuốc với các bộ phận của cơ thể sống.
 
Tuỳ vào loại thuốc được điều tra mà cách xác định mức độ độc trên động vật cũng khác nhau. Thường thì người ta dùng ½ liều loại gây chết người LD50, áp dụng trên nhiều chủng loại động vật, đưa thuốc vào bằng các cách, nhằm xác định mức độ độc gây chết người của thuốc. Sau đó nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều liều thuốc khác nhau, động vật được thí nghiệm bị giết để lấy bộ phận của nó ra làm xét nghiệm mức độ độc.Trước khi thử nghiệm trên người thì phải thử nghiệm rất lâu dài trên động vật, ít nhất là trên 2 loại động vật và phải tương đương với thời gian dự định thử trên người.Với một số loại thuốc, ngoài việc nghiên cứu trên động vật để xác định mức độ độc trong thời gian dài còn phải phát hiện khả năng gây ung thư của thuốc.
 
Trước khi đưa thuốc cho phụ nữ còn khả năng sinh nở sử dụng, thì cũng cần nghiên cứu trên động vật về tác dụng của thuốc đối với chức năng sinh sản. Phần 1 của nghiên cứu này là cho dùng thuốc trước khi cho giao cấu sau đó đánh giá xác định ảnh hưởng của thuốc với khả năng sinh sản. Phần 2 là cho nhóm động vật đang mang thai dùng thuốc để xác định ảnh hưởng của thuốc tới sự phát triển của bào thai. Phần 3 là việc cho dùng thuốc trước khi sinh và trong khi cho bú để xác định tác dụng của thuốc khi sinh đẻ và với sự phát triển của sơ sinh.
Dù có những thử nghiệm cận thận như ở trên song việc áp dụng thuốc trên người vẫn phải thực hiện hết sức cẩn trọng kết hợp với những kinh nghiệm lâm sàng. Khi nghiên cứu độc tố của thuốc thử nghiệm trên động vật đã được thực hiện đầy đủ, đảm bảo an toàn để thử nghiệm trên người tình nguyện, đồng thời thành phần hoá học của thuốc cũng đã được kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng, công tác thử nghiệm lâm sàng trên người bắt đầu được thực hiện.

Công tác thử nghiệm trên lâm sàng này có thể được chia ra làm 3 giai đoạn:
  Giai đoạn I. Nghiên cứu dược lý trên lâm sàng - thử nghiệm thuốc trên người, trước hết là thử nghiệm trên những ngưừi tình nguyện để xác định tác dụng của thuốc, ngay tiếp theo là đánh giá theo liều dùng về mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Hoặc vì lý do nào khác như là về mặt đạo đức, yêu cầu khoa học, thì có thể cần phải chọn lựa đối tượng để thử nghiệm. Tất cả thử nghiệm đó đều được coi là một phần của Giai đoạn I.
  Tất nhiên là số lượng nghiên cứu và số lượng bệnh nhân là tuỳ thuộc vào loại thuốc song thường là nằm trong khoảng 20-80. Nghiên cứu về độ hoạt mạnh và chuyển hoá của thuốc cũng nằm trong giai đoạn này. Nghiên cứu về độ ngấm, hấp thụ thuốc được thực hiện trước, và về mức độ chuyển hoá thì được thực hiện sau.

Giai đoạn II. Điều tra trên lâm sàng trong đó có thử nghiệm so sánh đối chứng nhằm chứng minh mức độ hiệu quả và an toàn. Thông thường thì nghiên cứu được thực hiện trên một số lượng bệnh nhân hạn chế và được giám sát chặt chẽ. Cũng có khi sử dụng 100-200 bệnh nhân, tuân theo các qui định theo dõi chặt chẽ.

Giai đoạn III. Thử nghiệm trên lâm sàng được mở rộng phạm vi, được thực hiện sau khi đã có chứng minh về hiệu quả của thuốc ở một mức độ nào đó. Giai đoạn này nhằm thu thập thêm bằng chứng về hiệu quả cũng như mức độ an toàn của thuốc và cả các tác dụng phụ khác.

Các nguyên tắc sau đây được xây dựng qua nhiều năm và đã được công nhận bởi cộng đồng khoa học. Kế hoạch hoặc cách nghiên cứu, cũng như báo cáo kết quả nghiên cứu phải bao gồm như sau:
  1.      Nêu rõ mục đích và yêu cầu của nghiên cứu.
2.      Phương pháp lựa chọn chủ đề cần có:
(a)  Cần đảm bảo phù hợp với mục đích của nghiên cứu, các loại chẩn đoán, xét nghiệm phù hợp, trong trường hợp là phòng bệnh thì cần có tính mẫn cảm tính trơ.
(b)  Chỉ định nhóm đối tượng được thực hiện thí nghiệm nhằm đạt khách quan.
(c)  Đảm bảo tính đồng đều của các thông số như độ tuổi, giới tính, mức độ nặng hoặc thời gian bị bệnh, loại thuốc đã sử dụng.
3.     Giải thích phương pháp điều tra và ghi kết quả bao gồm cả các thông số đã được đo, định lượng, đánh giá phản ứng, thực hiện khách quan về phía đối tượng được nghiên cứu và cả người thực hiện.
4.     So sánh kết quả điều trị hoặc chẩn đoán theo cách cho phép đánh giá định lượng. Yêu cầu phải chính xác và phải khách quan đối với người thu thập kết quả và người làm phân tích dữ liệu. Nêu ra mức độ và phương pháp “điều tra kín” (blinding - giấu không cho biết vì mục đích đánh giá khách quan). Nói chung có 4 loại so sách được công nhận là:
a.      Không điều trị: Trường hợp này không quan tâm nhiều đến việc cho dùng loại giả thuốc (nhằm trấn an). So sánh kết quả một cách khách quan của nhóm được điều trị và nhóm bệnh nhân không được điều trị.
b.      So sánh kết quả của nhóm được dùng thuốc thật với nhóm cho dùng loại thuốc nhìn giống hệt thuốc thật nhưng không có tác dụng.
c.      Một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý cũng được dùng trong việc so sánh, khi mà các điều kiện chăm sóc cho các nhóm không điều trị hoặc dùng loại giả thuốc là điều trái ngược với mong muốn của người bệnh.
d.      Về lịch sử bệnh trước đây: Trong một số trường hợp có liên quan đến bệnh nguy cơ tử vong cao (bạch cầu cấp từ lúc thơ ấu), có dấu hiệu và triệu chứng bệnh nặng hoặc lâu ngày (sốt khi viêm nhiễm), hoặc trong phòng bệnh mà lại có nguy cơ bệnh dịch cao, thì kết quả của việc sử dụng loại thuốc mới sẽ được so sánh về định lượng với số liệu trước đây.
5.     Báo cáo tổng kết về phương pháp phân tích và đánh giá dữ liệu lấy từ nghiên cứu bao gồm bất kỳ phương pháp thống kê thấy phù hợp.
a.      Để loại thuốc mới được phê duyệt thì đòi hỏi công tác điều tra, đánh giá phải đầy đủ, theo các tiêu chuẩn về cách xác định, khoảng thời gian, chất lượng, tinh khiết, liều dùng,  cũng nhằm giúp kết quả điều tra có ý nghĩa.
b.      Các nghiên cứu không có đối chứng hoặc chỉ được đối chứng một phần sẽ không được phê duyệt. Các nghiên cứu được thực hiện cẩn thận với đầy đủ tài liệu sẽ minh chứng cho hiệu quả và độ an toàn của thuốc được kiểm nghiệm. Các nghiên cứu được xem xét, đánh giá theo các quy định và tiêu chí ở đây. Những báo cáo về một ca biệt lập, kinh nghiệm ngẫu nhiên, hay các báo cáo thiếu đánh gia khoa học đều không được xem xét.
 
Khi có đầy đủ kết quả nghiên cứu, được phân tích, tổng kết theo đúng qui trình và phù hợp. Kết quả được đưa vào Form xin chứng nhận loại thuốc mới. Nếu FDA phê duyệt, thì thuốc sẽ được phép lưu hành. Trường hợp hồ sơ thiếu, không đủ bằng chứng thì cũng được trả lời là chưa đủ điều kiện cùng với lý do. Nếu hồ sơ được hoàn thiện, bổ sung đầy đủ thì việc cấp phép vẫn sẽ được thực hiện sau đó.

NGHIÊN CỨU TIỀN LÂM SÀNG VỀ ĐỘC TÍNH CỦA NALTREXONE
  TS. Monique C. Braude và Ths. Michael Morrison
Giới thiệu:
  Nghiên cứu về độc tính có trong một loại thuốc mới được thực hiện trên động vật trước khi được thử nghiệm trên lâm sàng. Nghiên cứu mức độ độc cấp tính và mãn tính để có thể quyết định xem có nên sử dụng thuốc trên người cũng như để khuyến cáo các bác sĩ điều trị. Vì lý do này nên liều dùng cần phải đủ mạnh để xác định độ độc cũng như xác định liều có thể gây tử vong.

Nghiên cứu cũng để tìm ra mối quan hệ của chất độc với liều dùng có hiệu quả song kết quả không thể áp dụng trực tiếp sang người được. Liều lượng được dùng trên động vật cao hơn nhiều liều lượng trên lâm sàng cần. Không thể so sánh tuổi thọ của người và của dộng vật được thí nghiệm, nên có hiện tượng là số lượng con vật sẽ chết dần theo thời gian, ví dụ sau khoảng 12 tháng. Do vậy tỷ lệ chết trong năm thứ 2 của nghiên cứu có thể được cho là do tuổi già, hay là do tác dụng của thuốc, hoặc do cả 2 nguyên nhân. FDA hướng dẫn là thí nghiệm nên kèm với tỷ lệ là 1:1. Thí nghiệm này dùng chuột và khỉ.

Nghiên cứu tiền lâm sàng độc tính của Naltrexone:
  Naltrexone là một chất đặc kết tinh màu trắng, hoà tan trong nước, có nhiệt dộ tan chảy là 275oC. Công thức phân tử: C20 H23 NO4-HC1 . Naltrexone lần đầu tiên được thực hiện kiểm tra bởi Cơ quan thí nghiệm Endo về độc tính cấp của nó ở trên chuột, chuột nang (guinea pig) và chó. Kết quả là không thấy độc tính cấp. Ở chuột trong tĩnh mạch (i.v.) kết quả LD50 là 180 ± 24 mg/kg, ở dưới da (s.c.) LD50 là 570 ± 19 mg/kg, và ở miệng kết quả LD50 là 1100 ± 96 mg/kg. Ở loại chuột nang, kết quả là: (s.c.) LD50 là 1930 ± 338 mg/kg, và ở miệng kết quả LD50 là 1450 ± 265 mg/kg. Ở chó, kết quả là: (s.c.) LD50 là khoảng 200 mg/kg, và liều uống gây tử vong là xấp xỉ trên 130 mg/kg. Nghiên cứu độc tố cấp qua đường miệng ở chó không thực hiện được do thuốc gây làm con vật nôn.
 
Trong tất cả các nghiên cứu này, tử vong xảy ra sau những cơn co giật. Trước đó thường có biểu hiện gồm trạng thái bất yên, run run ủ dột, trầm uất, chảy dãi, nôn mửa. Cơn đỉnh điểm là sau 30 đến 60 phút cho dùng dưới da (s.c.). Các dấu hiệu dần hết sau 2 đến 4 giờ và khả năng tử vong là không suy giảm.

Trong một loạt nghiên cứu được thực hiện bởi Industrial Bio-Test theo một hợp đồng của NIDA, một số khỉ trưởng thành (2 đực và 2 cái) được cho dùng naltrexone theo liều tăng lôga. Bằng liều dùng dưới da (s.c.), quan sát thấy trọng lượng giảm với liều dùng là 100 mg/kg; hiện tượng kiệt sức, co giật và chết thấy ở cả 4 con với liều 300 mg/kg. Uống naltrexone dạng con nhộng gây lờ đờ, chảy dãi và nôn mửa với liều 1000 mg/kg và một trong số 4 con đã co giật và chết với liều 3000 mg/kg.

Nghiên cứu về độc tính bán cấp tính ở chuột:
  Naltrexone được dùng bằng đường uống, truyền qua bằng ống, với liều dùng 90 ngày, cho 3 nhóm gồm 50 con chuột (25 con đực và 25 con cái). 3 nhóm cho tương ứng với 3 liều là 35, 70 và 560 mg/kg của trọng lượng cơ thể, dùng 6 ngày/tuần. Một nhóm khác là 25 con dùng làm đối chứng, cho dùng nước nhỏ giọt. Liều lượng naltrexone trong thí nghiệm này cao gấp 35, 70 và 560 lần liều dùng trên lâm sàng ở người là 1 mg/kg/ngày.
Ngoài hiện tượng chảy dãi có ở hầu hết các con vật khi được dùng liều cao, được coi như là một phản ứng có điều kiện, thì mọi hoạt động của con vật được nhận thấy cơ bản là bình thường. Trọng lượng tăng, ăn uống như nhóm đối chứng, các chỉ số huyết học cũng như vậy, ngoại trừ chỉ số SGPT tăng nhưng chưa chính thức ở một nhóm chuột cho dùng liều cao.

Ở nhóm được dùng liều cao thì ngoại trừ chỉ số xeton (ketone) tăng nhẹ , toàn bộ nước tiểu được phân tích, xét nghiệm thấy bình thường. Ở nhóm này mặc dù một số bộ phận có thấy xu hướng tăng cân, cũng như tăng cân của toàn bộ cơ thể, song không nhiều, không cho thấy mối quan hệ chính xác với liều lượng thuốc được dùng.
Không thấy yếu tố gây tử vong của thuốc song một chuột đực ở nhóm dùng liều cao đã bị chết trong một tai biến do liều cao. Toàn bộ xét nghiệm qua việc mổ xác và xét nghiệm các mô trên kính hiển vi đều bình thường. Chưa phát hiện được nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Một nghiên cứu khác về độc tính bán cấp tính 30 ngày, truyền bằng đường dưới da (s.c.) với các liều là 3, 15 và 300 mg/kg cũng cho các kết quả tương tự. Không có nguy cơ gây tử vong, chỉ khi dùng liều cao mới thấy có hiện tượng chảy dãi và hơi có trạng thái bất yên. Ở những con đực dùng liều cao có thấy trọng lượng tăng dưới mức bình thường song không có thay đổi về huyết học, bệnh lý hoặc trên lâm sàng.

strong>Nghiên cứu về độc tính bán cấp tính ở chó:
  Naltrexone được cho dùng bằng đường uống với loại thuốc viên con nhộng trong 90 ngày. Thí nghiệm gồm 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 con đực và 3 con cái, liều dùng naltrexone là 20, 40 và 100 mg/kg, dùng 6 ngày/tuần. Liều lượng cao lúc ban đầu là 130 mg/kg nhưng sau vài ngày phải giảm bớt do con vật bị nôn ói. Một nhóm khác gồm 6 con được dùng làm nhóm đối chứng.

Trong thời gian nghiên cứu, biểu hiện của hầu hết các con chó được thí nghiệm đều thấy bình thường. Trong vài ngày đầu dùng thuốc, có biểu hiện hơi ủ dột ở 2 con khi được dùng liều nhẹ và ở 3 con khi dùng liều vừa phải, song tất cả biểu hiện này rồi cũng dần mất đi. Với liều cao là 130 mg/kg thì hiện tượng run, chảy dãi và nôn ói xảy ra ở tất cả chó được thí nghiệm, song nó giảm rõ rệt khi liều dùng giảm xuống còn 100 mg/kg. Các trạng thái như chảy dãi, nôn ói, ủ dột không liên tục, chân sau co cứng, và run rùng mình vẫn tiếp tục xảy ra nhưng với tần số giảm dần trong quá trình nghiên cứu. Khám mắt, thần kinh, thể chất, ăn uống và tăng cân đều thấy bình thường.

Các chỉ số huyết học, xét nghiệm nước tiểu, khám bệnh, thần kinh được so sánh giữa nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng, tương đương với các mức trước khi tiến hành kiểm tra, xét nghiệm. Dù có một chút tăng cân ở một số bộ phận hoặc trọng lượng chung song điều này không cho thấy có mối quan hệ giữa liều dùng và cách dùng thuốc. Phát hiện duy nhất ở phần lớn nhóm được thí nghiệm và ở 2 con trong số nhóm đối chứng khi mổ xác là một số bất bình thường nhỏ ở phổi và có xung huyết tại dạ dày và tá tràng. Hai hiện tượng này này được cho là có thể một phần do dùng thuốc lâu, cùng với việc chảy dãi, nôn ói đã xảy ra ở hầu hết những con khi dùng liều cao.và ở một vài con khi dùng liều vừa phải.

Về mô học, phổi cho thấy bằng chứng viêm phổi, viêm phế quản mãn ở mức nhẹ đến vừa. Dạ dày và tá tràng cơ bản là bình thường. Mô vú ở tất cả các con cái của cả 2 nhóm trong thí nghiệm cho thấy mức độ các ống tia không đồng đều và có sự gia tăng, căng phồng các ống tia này. Cũng có ghi nhận vài trường hợp tăng sản sinh ở 2 nhóm dùng mức liều thấp và mức liều cao. Hình ảnh cấu trúc mô vú thấy tương tự trạng thái tiết sữa. Các phần của gan ở cả 2 nhóm thí nghiệm và đối chứng có những thay đổi nhỏ trong đó có viêm nhẹ tính mạch trung tâm, u hạt hoại tử ổ và xung huyết.
   
Hình biểu đồ 3                   (trang 22)   Nghiên cứu về độc tính của chất Naltrexone
  Biểu diễn trọng lượng cơ thể của chuột đực thay đổi, được kiểm tra qua 24 tháng nghiên cứu
  Ký hiệu:   
-  * :    Nhóm đối chứng
-    ê:   Nhóm dùng 10 mg/kg
-         :   Nhóm dùng 30 mg/kg
-     +  :   Nhóm dùng 100 mg/kg
      Hình biểu đồ 4                                              (trang 23)
 
Nghiên cứu về độc tính của chất Naltrexone, dùng qua đường uống
  Biểu diễn trọng lượng cơ thể của chuột cái thay đổi,được kiểm tra qua 24 tháng nghiên cứu
     
Khi liều dùng đạt mức 144 mg/kg, thấy có biểu hiện chán ăn, nhưng khi liều giảm xuống còn 126 mg/kg thì biểu hiện này cũng hết. Không có dấu hiệu độc nào khác ở cả 3 con khỉ.   Trong thí nghiệm kéo dài 1 năm này, các con vật dùng làm thí nghiệm được lấy từ một nhà nhập khẩu động vật, họ cách ly chúng 8 tuần rồi mới thả ra sử dụng để đảm bảo không bị các bệnh nghiêm trọng. Sau khi những con khỉ đến tay chủ hợp đồng nghiên cứu, chúng dần được làm quen, thích nghi với phòng thí nghiệm trong 8 tuần và cũng để đảm bảo là chúng không bị các bệnh ký sinh trùng và lao phổi. Những con khỉ giống Rhesus mới trưởng thành (3-4 kg) không có khác biệt mấy với những con vẫn thường được dùng trong các thí nghiệm.

Trong nghiên cứu này, các con khỉ được cho dùng hàng ngày loại bột naltrexone được bọc viên con nhộng, cùng với ống bắn thú y (balling gun). Nhóm đối chứng cũng dùng viên bọc nhưng là rỗng trong vài tháng đầu nghiên cứu, sau đó thì dùng loại viên chứa chất bột lactose. Chúng được cân trọng lượng và được cho liều dùng cùng một thời gian trong ngày, theo cùng trình tự, được quan sát, theo dõi về hành vi và phản ứng hàng ngày, 7 ngày/tuần.
Liều dùng được phân như sau:  
Nhóm Liều dùng Số lượng con đực Số lượng con cái
Nhóm dùng đối chứng 0 8 8
Nhóm T-I 6 mg/kg 8 8
Nhóm T-II 12 mg/kg 8 8
Nhóm T-III 24 mg/kg 8 8
Nhóm T-IV 72 mg/kg 8 8
    Lưu ý: Nhóm T-II bắt đầu sau 3 tháng từ khi Nghiên cứu bắt đầu, với liều lượng bắt đầu là 3 mg/kg và cho tăng dần, cứ sau 2 tuần lại tăng thêm 3 mg/kg cho đến khi đạt liều đầy đủ là 12 mg/kg. Các nhóm khác đều bắt đâu ngay với liều đầy đủ.

Kết quả:
 
Các dấu hiệu về độc tính được mô tả như là một “hội chứng phản ứng”, chúng được ghi nhận có ở trên 41 trong tổng số 80 con. Kết quả về tỷ lệ “hội chứng phản ứng” và cả tỷ lệ tử vong được ghi ở Bảng 1. Hội chứng thường có di chứng và triệu chứng như nhau, đầu tiên là trạng thái chán ăn, kế tiếp là hiện tượng giảm cân. Dấu hiệu tiếp theo thường xuất hiện 2-3 ngày sau là viêm mũi, trong một số trường hợp có bị viêm ruột kết, thường kèm theo một số viêm nhiễm đường hô hấp bao gồm cả viêm hạch bạch huyết vùng cổ. Tử vong xảy ra sau từ 2 đến 10 ngày kể từ lúc bắt đầu chán ăn, và xảy ra ở tất cả các con nếu  không giảm thuốc hoặc không dừng thuốc.

Do cần phải có một số khỉ vẫn sống tại thời điểm cuối của một năm nhằm để phân tích bệnh học và để xác định mức độ an toàn nên nghiên cứu quyết định dừng thuốc khi thấy có hội chứng phản ứng. Con vật sau đó được phục hồi và cho quay trở về liều lượng ban đầu bằng việc giảm 3 mg/kg cứ sau 1 tuần. Trường hợp con vật bị ốm thì liều lượng được giảm ở mức thấp hơn, rồi quay trở về mức bình thường sau khi phục hồi. Toàn bộ nhóm 72 mg/kg được dừng lại sau 18 ngày thuốc; nhóm 24 mg/kg được giảm xuống 18 mg/kg sau 36 tuần thực hiện; một nhóm khác được bổ sung thêm 12 mg/kg. Nhóm 12 mg/kg được hình thành từ mức 3 mg/kg bằng việc tăng đều đăn cứ sau 2 tuần.một lượng là 3 mg/kg.
 
Phân tích về mô bệnh học của những con đã tử vong không phát hiện thấy có liên quan đến thuốc nhưng có thấy viêm phổi hoặc viêm thanh quản có thể có liên quan đến liều dùng trong 7 trên 12 con được nghiên cứu.
Sau thời điểm (tháng 3/1974) mà hội chứng phản ứng và tử vong đã xảy ra, nghiên cứu được thiết kế lại, không có thêm con vật nào bị ốm. Có một con bị chết do bị tai biến quá liều.trước khi bước sang tuần thứ 52. Không có dấu hiệu rút thuốc khi tạm ngưng thuốc.
 
Huyết học, hoá lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu được thực hiện vào các tuần: 0, 4, 13, 26, 39, 48 và 52. Thay đổi duy nhất được thấy là sự gia tăng của tiểu huyết cầu đối với 3 con cái còn sống sốt trong nhóm T-III vào tuần thứ 52, đã tăng ở mức trên 1 triệu. Không có bất bình thường nào được thấy sau khi khám mắt hoặc ở huyết áp, EKG và tần số hô hấp được đo tại các tuần: 0, 13 và 26 của nghiên cứu.
  Kiểm tra tổng thể và kiểm tra về mô bệnh của tất cả các con vật đã thực nghiệm tại  các tuần 26 và 52 thì không thấy có bằng chứng nào về bệnh lý liên quan đến thuốc.

Kết luận:
  Kết quả của nghiên cứu này lấy tại thời điểm giảm bớt và dừng liều dùng khi bắt đầu xuất hiện hội chứng phản ứng. Nghiên cứu cho thấy có thể dùng thuốc với hàm lượng 12 mg/kg một cách lâu dài không sợ bị tác dụng phụ với điều kiện là phải tăng liều từ từ. Hội chứng phản ứng không xảy ra với liều dùng là 3 mg/kg nhưng có xảy ra ở tất cả các liều cao hơn mức này. Hội chứng này có liên quan đến việc suy giảm khả năng chống viêm nhiễm song liệu rằng đây có phải một tác dụng trực tiếp hoặc là gián tiếp đối với trạng thái biếng ăn, hoặc là do tác dụng của độc tố thì hiện vẫn chưa biết.
Năm thứ 2 của Nghiên cứu tiến hành trên Khỉ:
  Nghiên cứu trong 01 năm đầu được thực hiện ở Industial Bio-Test, do đó Nghiên cứu dài 01 năm tiếp theo được thực hiện ở Viện nghiên cứu Mason.   Mô hình của nghiên cứu được thiết kế như sau:  
Liều dùng Số lượng con đực Số lượng con cái
0 5 5
1 mg/kg 5 5
5 mg/kg 5 5
10 mg/kg 5 5
20 mg/kg 5 5
Naltrexone được dùng bằng đường ống Nelton với tỷ lệ: mỗi 1 ml/kg thì lại đi kèm với 4 ml nước nhỏ giọt. Trong tháng điều trị đầu tiên, liều dùng được tăng dần, tương ứng với từng tuần là từ 1 →5 →10 →20 mg/kg. Đạt liều đầy đủ vào tháng 8/1975, kết thúc điều trị vào tháng 8/1976. Tại thời điêm tháng thứ 6, mỗi nhóm loại bỏ ra một đôi đực cái và cho chúng 2 tháng hồi phục. Sử dụng thuốc hàng ngày, 7 ngày/tuần.

Kết quả:
  Nhìn chung không có dấu hiệu độc tố của thuốc ảnh hưởng đến thể chất và hành vi ngoại trừ một ảnh hưởng là khả năng cương cứng của dương vật tại những tuần đầu của nghiên cứu. Xét nghiệm nước tiểu, các chỉ số hoá học trên lâm sàng, huyết học, hấp thu dinh dưỡng và sức khoẻ chung đều bình thường. Sự phát triển của cơ thể có giảm gián đoạn ở một số con nhưng không liên quan đến liều dùng hoặc ảnh hưởng đến việc ăn uống. Việc trọng lượng cơ thể giảm sút vào tháng thứ 6 ở những con cái chưa thể khẳng định là có liên quan đến thuốc bởi số liệu chưa đầy đủ. Những con bị loại bỏ vào tháng thứ 6 cũng không thấy có những thay đổi về mô bệnh học Trong lượng tương đối và tuyệt đối của một số bộ phận tương dương như của nhóm đối chứng. Trong nghiên cứu không có con khỉ nào chết tự nhiên hoặc do bệnh tật.

Kết luận chung:
  Từ báo cáo nghiên cứu được trình bày ở đây, cho thấy bằng chứng là naltrexone không gây độc cho các con vật với liều 20 mg/kg. Đây là mức cao gấp 20 lần liều sử dụng trên lâm sàng là 1 mg/kg. Số liệu từ nghiên cứu trên chuột và chó cho thấy là tăng lề an toàn cao hơn nữa là hoàn toàn có thể.   Dựa trên các nghiên cứu tiền lâm sàng này, cần lưu ý xem xét cẩn thận các yếu tố sau trong nghiên cứu naltrexone trên lâm sàng:
-         Biểu hiện biếng ăn
-         Tính dễ nổi nóng
-         Buồn nôn và nôn mửa
-         Các chỉ số hoá của máu và huyết học
Prothrombin Tiểu cầu Urê Nitơ trong máu
   
Bảng 1                                               (trang 25)  
Liều lượng mg/kg Nhóm con đực Nhóm con cái
Tỷ lệ mắc hội chứng (Tuần được kiểm tra) Tỷ lệ tử vong (Tuần được kiểm tra) Tỷ lệ mắc hội chứng (Tuần được kiểm tra) Tỷ lệ tử vong (Tuần được kiểm tra)
0
6
12
24/18
72 4/8 (2) (3) (3) (4)
  Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị cho Tuần mà có xuất hiện hội chứng phản ứng và Tuần mà con vật bị tử vong.
Ví dụ: 4/8 (2)  (3)  (3)  (4) – nghĩa là: 4 con trên tổng số 8 con đã bị tử vong, chết vào các tuần là 2, 3, 3 và 4.
   
TÁC DỤNG CỦA NALTREXONE TRÊN THỂ TUỶ SỐNG CẤP Ở MÈO VÀ TUỶ SỐNG MÃN TÍNH Ở CHÓ; KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC TỰ NHIÊN VỚI LOẠI ĐỐI VẬN TƯƠNG TỰ MORPHINE
  BS. William Martin, TS. James Bell, TS. Paul Gilbert,
BS. Jewell Sloan, James Thompson

Vài năm gần đây, công tác nghiên cứu của chúng tôi về dược lý của chất đối kháng ma tuý có thay đổi nhanh chóng. Kế tiếp các nghiên cứu mà chúng tôi đã chứng minh được rằng chất đối kháng ma tuý cyclazoncine và nalorphine có tác dụng đối vận, đồng thời có gây tác dụng nghiện thuốc nhưng nó khác với tác dụng nghiện do morphine gây ra. Chúng tôi nhận thấy chúng có tác dụng đối vận tại cơ quan cảm thụ nalorphine (receptor), nhưng mức tác dụng không lớn hoặc không hoàn chỉnh, có tính đối kháng tại cơ quan cảm thụ morphine (Martin và đồng nghiệp, 1965; Martin và Gorodetzky, 1965; Martin, 1967).

Những quan sát này đã đưa chúng tôi đến ứng dụng thực tiễn đầu tiên, dùng chất đối kháng ma tuý trong điều trị cai nghiện bởi lẽ chúng tôi đã chứng minh được là: (1) Mặc dù thuốc có bị lờn thuốc đối với tác dụng đối vận nhưng nó lại không xảy ra với tác dụng đối kháng của thuốc, và (2) là cyclazocine có tác dụng lâu dài khi được áp dụng bằng đường uống ở người.

Chúng tôi đề xuất là có thể dùng chất đối kháng giúp bệnh nhân duy trì, không trở thành nạn nhân của hành vi sử dụng ma tuý dù là trong những lúc bị căng thẳng, stress, xoá hẳn trong tâm trí những hành vi và ám ảnh của ma tuý, cũng như dập tắt đi những ham muốn của thể xác (Martin, cộng sự, 1966; Martin và Corodetzky, 1967; Martin, 1968). Chúng tôi có may mắn là đã.nghiên cứu naloxone trước đây và nhận thấy là nó không có tác dụng đối vận với morphine và tuýp morphine (Jasinski và cộng sự, 1967).

Trong các nghiên cứu đó, chúng tôi cũng khám phá ra khả năng dùng naloxone thay cho cyclazocine trong liệu pháp đối kháng song thời gian tác dụng của nó quá ngắn và lượng thuốc dùng qua đường uống cũng quá nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại đưa chúng tôi đến việc nghiên cứu chất cùng họ N-methylcyclopropyl của naloxone là naltrexone -  được xem là một chất đối kháng thuần khiết có thời gian tác dụng lâu và có hiệu quả, sử dụng được qua đường miệng/uống (Martin, cộng sự, 1971, 1973).

Theo chúng tôi thì naloxone đã giải quyết đến vấn đề là: liệu morphine có phải là một chất đối vận hay không và coi nó là một chất đối vận. Đây là một khái niệm vẫn chưa được rõ ràng vào thời gian đó (Martin, 1967). Chúng tôi cũng đã tính đến khả năng cho tồn tại một chất đối vận tự nhiên và đã xem xét tác dụng của nalorphine trên điện não đồ (EEG), các chức năng hô hấp và cơ duỗi đẩy một bên của cơ thể ở một số loài vật cũng phù hợp với phương pháp đó. Do naloxone không gây tăng cảm giác đau, giãn đồng tử, kích thích hô hấp, ở trên hầu hết các tiêu bản chế phẩm nên chúng tôi thấy là không có chất đối vận tự nhiên tác động tới các chức năng này.

Khi Hughes (1975) lần đầu tiên báo cáo về chất polypeptide có tác dụng cùng với morphine trên ruột hồi của loài chuột lang (guinea-pig), chúng tôi lại tiếp tục xem xét nghiêm túc về chất đối vận và xem lại các thực nghiệm (McClane và Martin, 1967) mà trong đó chúng tôi đã chứng minh được là naloxone có tác dụng tạo thuận lợi cho phản xạ cơ gấp. Việc tạo thuận lợi này được xem là một “tác nhân kích thích chưa rõ ràng” của naloxone và có quan hệ tới tác dụng gây co giật của naloxone. Naltrexone cũng có tạo thuận lợi cho phản xạ cơ gấp ở thể tuỷ sống mãn của chó (Martin và cộng sự, trên ấn phẩm).

Quan sát gần đây thấy rằng có 3 thụ thể liên quan chặt chẽ ở trong não là thụ thể: µ, K và , chúng có nhiệm vụ tương ứng là cảm nhận sự khoan khoái, giảm đau và gây ảo giác do tác tác dụng của morphine cũng như thuốc tương tự morphine; phát hiện này đã làm thay đổi về vai trò của đối vận với morphine trong chức năng của bộ não. Trong các nghiên cứu gần đây, TS. Bell đã phát hiện rằng cả naloxone và naltrexone đều tạo thuận lợi cho sợi nhiễm sắc (C-fiber) và phản xạ đau ở rễ trước trên thể tuỷ sống cấp ở mèo. Ngược lại với quan sát trước đó trên thể tuỷ sống mãn ở chó, tác dụng tạo thuận lợi gia tăng với liều dùng đã được thấy rõ với những liều dùng nhỏ của cả naloxone và naltrexone.

Ngoài ra, Bell và Martin cùng quan sát thấy nalorphine là một đối vận nhỏ của thụ thể K và , và là một đối kháng của thụ thể µ - cũng tạo thuận lợi cho cả phản xạ  ở sợi nhiễm sắc trên thể tuỷ sống cấp ở mèo. Trên thể tuỷ sống mãn ở chó, tác dụng nổi bật của nalorphine là làm suy giảm phản xạ cơ gấp bởi tác dụng đối vận với thụ thể K của nó. Bell và Martin cùng xác nhận kết quả của Koll (1963) cho thấy là morphine làm suy giảm phản xạ sợi nhiễm sắc.
WIN 35, 1972 là một đối vận với thụ thể K không chiếm giữ cơ quan cảm thụ morphine, nó cũng làm suy giảm phản xạ của sợi nhiễm sắc. Naloxone và naltrexone đối kháng với tác dụng của cả morphine và WIN 35, 1972 nhưng cao gấp 6 lần mà naloxone và naltrexone cần để đối kháng WIN 35, 1972 khi cần để đối kháng morphine. Những phát hiện này tương tự với kết quả của Kosterlitz (1974) trên ruột hồi của chuột lang cũng như phù hợp với thực nghiệm của Gilbert và Martin trên con vật cho nghiện morphine và cyclazocine. Cyclazocine là một đối vận với cả thụ thể K và .

Kết quả nghiên cứu về sau đã cho thấy rõ là tuỷ sống của chó và mèo giống nhau đều có cơ quan cảm thụ µ và K, và mặc dù naloxone và naltrexone hoạt động như những đối kháng tại các thụ thể nhưng tại thụ thể µ cao hơn thủ thể K. Thực nghiệm với nalorphine cũng đưa ra là có đối vận µ tự nhiên trong tuỷ sống. Nếu coi nalorphine là một đối vận của thụ thể K, thì mức µ trong tuỷ sống phải lớn hơn tác dụng đối vận làm suy giảm K của nalorphine và khi µ được suy giảm bớt bởi tác dụng đối kháng của nalorphine, kết quả của sự ức chế.

Để giải thích việc naloxone và naltrexone tạo thuận lợi cho phản xạ cơ gấp trên thể tuỷ sống cấp ở mèo nhưng không có tác dụng mấy trên thể tuỷ sống mãn ở chó, chúng tôi cho rằng có thụ cảm µ chạy từ thân não ức chế phản xạ cơ gấp và sợi nhiễm sắc (Bell và Martin thực hiện). Cũng có những nơron K ức chế trong tuỷ sống ở thể tuỷ sống cấp của mèo. Đường dẫn µ gây ức chế phải thấp hơn mức cắt ngang, do vậy naloxone và naltrexone có tác động lớn với các phản xạ. Tuy nhiên ở thể tuỷ sống mãn ở chó thì đường dẫn này có thể bị thoái hoá nên chỉ còn lại đường dẫn K trong tuỷ sống, nó thấp hơn mức hoạt động (xem Hình minh hoạ 1).

Vẫn cần phải chứng minh rằng naloxone và naltrexone có tác dụng giảm đau, thực nghiệm trên động vật, chúng tôi cho rằng khả năng này trên chó, chuột trong tình trạng tỉnh táo là khá thấp; tuy nhiên, nếu giả sử là một trong những vai trò của hệ đối vận K trên chó là việc gây ngủ và ức chế một số co giật, thì việc giải thích ảnh hưởng gây co giật của naloxone và naltrexone, tác dụng làm dịu của WIN 35, 1972 và keto-cyclazoncine là đều có thể thực hiện được.

Như đã được đề cập trước đây, các thực nghiệm của Gilbert và Martin đã mạnh mẽ cho rằng morphine là một đối vận với cả µ và K. Do vậy chúng tôi bắt đầu thực hiện các thực nghiệm để xác định morphine và các thụ thể K, được tiến hành trong ống nghiệm. Trong dịch treo mô đồng thể ở não được ủ với naloxone, morphine, levorphanol và WIN 35, 1972 cản trở việc kết hợp của naloxone với các vùng cảm thụ trong dịch đồng thể ở não chuột. Ức chế sự kết hợp naloxone có liên quan đến liều dùng; tuy nhiên, hiệu quả cao nhất đạt được bằng sự có mặt của cả 3 loại thuốc. Việc WIN 35, 1972 thay thế cho naloxone đã chứng tỏ là có thụ thể K nằm trong dịch đồng thể ở não chuột.
Hình 1 - Giả thiết về vai trò của đối vận µ và K trong chức năng tuỷ sống.



  Nửa bên phải của biểu đồ minh hoạ trạng thái cấp tính và nửa bên trái là trạng thái mãn tính trên tuỷ sống của con vật. Các nơron sợi trục dài nổi lên trong thân não và lồi xuống tuỷ sống, xuống tận xương cùng. Giả thiết cho rằng các nơron dài giải phóng đối vận µ đang bị ức chế đối với phản xạ của sợi nhiễm sắc và cơ gấp. Đồng thời cũng minh hoạ các nơron sợi trục ngắn trong tuỷ sống giải phóng đối vận đang bị ức chế đối với phản xạ của sợi nhiễm sắc và cơ gấp.
     
PHÁT TRIỂN TÁC DỤNG, KHẢ NĂNG  DUY TRÌ CỦA CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ
  TS. Robert E. Willette
 
Giới thiệu
  Sử dụng chất đối kháng ma tuý trong điều trị cai nghiện ma tuý được dựa trên khái niệm là dùng tác dụng dược lý của thuốc ngăn chặn lại tác dụng của liều ma túy mà người nghiện đưa vào cơ thể. Cơ sở lý thuyết của việc sử dụng này là chất đối kháng chặn lại “cao trào” của opiate, làm mất tác dụng gây sảng khoái, dễ chịu của nó, làm tan biến đi cơn thèm ma tuý của người nghiện. Liệu pháp sử dụng cyclazocine và naloxone thành công trước đây đã dấy lên việc phát triển có qui mô của một loại thuốc đối kháng mới và vượt trội. Hiện nay Naltrexone là loại thuốc được đánh giá mạnh nhất trên lâm sàng và được xem là ứng cử viên đầy hứa hẹn.

Trước tiên thì yếu tố cần nhất của liệu pháp đối kháng là thuốc phải có tác dụng lâu dài để người nghiện không phải suy nghĩ nhiều trước khi quyết định điều trị. Với liều uống 70mg, Naltrexone có thể có tác dụng bảo vệ được ít nhất là 48 giờ, hoặc có thể là 72 giờ ở một số người. Khoảng cách thời gian giữa 2 liều này dường như chưa đủ độ lâu cần thiết để người nghiện tách hẳn khỏi hành vi sử dụng ma tuý.

Một điều sớm được nhận thấy là để đạt được khoảng cách giữa 2 liều là 1 tuần, 1 tháng hoặc lâu hơn nữa thì cần phải phát triển một hệ thống phân phối loại thuốc có tác dụng dài ngày, hoặc một chất đối kháng dù có tác dụng ngắn nhưng có khả năng duy trì đều thuốc. “Hệ thống cung ứng thuốc” này dù có thể cồng kềnh song hiện vẫn đang được ưu chuộng, bao gồm bất cứ chế phẩm thuốc nào đáp ứng được yêu cầu của một chất đối kháng là có tác dụng dài ngày hoặc khả năng duy trì đều lâu dài.

Tác dụng này có thể thực hiện một cách cơ học (ví dụ bằng cách cấy các đĩa có chứa thuốc) hoặc theo cách hoá học (ví dụ: thuốc bao viên hình con nhộng, ống thuốc, thuốc viên, thuốc tiêm). Ngoài vấn đề chính là nghiên cứu tìm ra một chất đối kháng tối ưu, thì còn một vấn đề chưa được xem xét ở đây là tìm ra vật mang, truyền chất đối kháng (carrier).
Việc nghiên cứu Hệ thống phân phối thuốc trên bắt đầu được tiến hành vào đầu những năm 1970, được thực hiện bởi Sở Y tế thành phố New York và Bộ phận phụ trách nghiện ma tuý của NIMH, hiện nay là Viện Quốc gia về Lạm dụng Thuốc (NIDA).
 
Trong giai đoạn đầu này, đi tiên phong là TS. Seymour Yolles, Đại học Delaware, lần đầu tiên đã chứng minh được về một cơ chế cung ứng thuốc đối kháng được thực hiện bằng các hợp chất cao phân tử (polymer) do vi khuẩn phân huỷ, hay còn gọi là axít polylactic. Thành công này đã tạo ra bước tiến mới mà tổng kết của nó chính là chủ đề của bài viết này. Hiện tại, chương trình do NIDA hỗ trợ bao gồm 6 hợp đồng liên quan đến việc phát triển hệ thống cung ứng thuốc và 3 hợp đồng khác về việc kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu trên lâm sàng. Chương trình đang được thu hẹp lại, tập trung vào những ứng cử viên có khả năng nhất để đảm bảo thành công trên lâm sàng.
 
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống:
  Có những đặc điểm và tính chất cần có trong việc hình thành và phát triển một hệ thống phân phối đầy đủ và hữu hiệu trên lâm sàng. Một số trong những yêu cầu đó là:
  1.      Tỷ lệ lan toả thuốc đều đặn, dễ chịu và đầy đủ
2.      Dễ chịu khi được cấy dùng hoặc được tiêm
3.      Xem xét những khó khăn khi cai của người bệnh, đối lập lại với những mong mỏi của bác sĩ điều trị
4.      Tính tương đồng về sinh học hoặc thiếu phản ứng mô cơ nghịch, hoặc đau khi tiêm
5.      Thuận lợi và chi phí trong việc sản xuất
6.      Công tác tiệt trùng, sát khuẩn ổn định
7.      Đặc điểm về bảo quản và tính ổn định
8.      Khả năng chấp thuận của bác sĩ điều trị và của người bệnh.
 
Mỗi một đặc điểm trên đều có vai trò quan trọng khác nhau. Nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu là chọn những phương pháp tối ưu, những tiêu chí phù hợp để đưa  liệu pháp có triển vọng thử nghiệm trên lâm sàng. Tất nhiên, thử nghiệm lần đầu tiên có thể chưa được tốt song nó sẽ được hoàn thiện ở những lần sau trước khi chính thức được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Kế hoạch phát triển:
 
Mùa xuân năm 1973, chương trình phát triển một chất đối kháng ma tuý mới có hiệu quả tác dụng lâu dài bắt đầu được thực hiện. Chương trình gồm 2 hợp đồng và 2 khế ước liên quan trực tiếp đến việc thiết kế và chuẩn bị cho liệu pháp. Mỗi nhóm cũng có trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá liệu pháp trên cơ thể sống và trong ống nghiệm nhằm chọn ra liệu pháp tốt nhất. Nhóm này thực hiện nghiên cứu trên các loại: bao con nhộng polylactide, loại hạt polyglycolide, loại viên polyglyceride và loại phức hợp muối hoà tan. 3 nghiên cứu còn lại có nguồn gốc từ một chương trình trước đây của thành phố New York.

Ngoài các dự án trên, 3 hợp đồng nữa được thực hiện ở các cơ sở trung tâm nhằm đánh giá các đề tài có khả thi của các nhà nghiên cứu, trong đó việc kiểm tra thành phần dược của thuốc và mức độ độc tố. Toàn bộ công việc này được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ qua từng khâu.
  Kế hoạch này có sự tham gia của một nhóm cố vấn gồm nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực liên quan. Họ trực tiếp giám sát, đưa ra các quyết định quan trọng, ý kiến của họ đóng vai trò quan trọng cho sự thành công cũng như tiến độ của chương trình.
 
Hiện nay chương trình đang tập trung vào 4 giải pháp được chứng minh là có triển vọng nhât là:
 
Sử dụng ống Polypeptide – tác giả: Arthur D. Little, Inc.
 
Để giảm khối lượng thử nghiệm trên động vật mà vẫn đảm bảo theo yêu cầu của FDA cho giai đoạn đầu thử nghiệm trên lâm sàng thì cần phải chọn một hệ thống cung ứng thuốc cho cơ thể mà có khả năng dỡ bỏ vào thời điểm cuối của một tháng nhưng đồng thời vẫn cho phép cấy đặt tiếp. Phương pháp này đáp ứng các tiêu chuẩn, nó là một ống hõm có chứa chất polypeptide tổng hợp có tỷ lệ đồng trùng hợp 35/65 của axít glutamic và leucine. Dưới tác dụng phân huỷ dần, các ống có đường kính 2 mm và dài từ 10 đến 20 mm có chứa đầy chất naltrexone được thẩm thấu qua thành ống. Tỷ lệ thẩm thấu có thể được điều chỉnh bằng độ dày của ống.
 
Các ống được sản xuất theo cách tương tự với nến, với một trục bằng kính mịn được nhúng vào dung dịch polymer nóng. Sau đó ống được nhấc ra, được nạp vào một chút dung dịch muối và một thỏi rắn chứa 90% chất naltrexone, bao bọc trong polymer, được gắn xi. Tiệt trùng được thực hiện bằng nồi hấp.
Các mẫu ống thử nghiệm đã chứng minh tác dụng duy trì thuốc lên tới 60 ngày. Các dụng cụ hiện nay cho thải từ 10 đến 30 microgram chất naltrexone trên một giờ, tỷ lệ này được xem là thấp so với nhu cầu ở người. Các thiết bị khác có khả năng cung cấp ở mức cao hơn vẫn đang được thử nghiệm. Công tác nghiên cứu các cấu trúc polymer khác nhau cũng đang được thực hiện để đạt được tốc độ phân huỷ nhanh hơn nữa.   Công việc này hiện dưới sự giám sát của ông Kenneth Sidman.

Chuỗi hạt Axít Polylactic/glycolic
Cty Dynatech
  Được thực hiện bởi các phẫu thuật viên, những hạt nhỏ bằng 1/16 inch chứa chất đồng trùng hợp tỷ lệ 90/10 của polylactic và axít glycolic tạo sự thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Được cấy vào cơ thể bằng dùi chọc hút, hạt chứa 70% naltrexone duy trì thuốc được trên một tháng. Định kỳ các mẫu hạt được lấy ra và đem đi xét nghiệm. Chúng dần bị mềm đi, bị nhỏ lại hoặc bị vụn, và cuối cùng trở nên không thể phát hiện được.
  Còn một số vấn đề đó là việc khử trùng, sát khuẩn, sản xuất trên qui mô lớn và khả năng tổng hợp polymer trong đó có khó khăn là sản xuất polymer không có chất xúc tác kim loại.   Công tác này vẫn đang dược điều hành bởi TS. Donald Wise.

Phương pháp dùng viên nang A-xít Polylactic - Trường dại học Washington
  2 lợi điểm chính của phương pháp dùng viên bao nang là không cần phải tính đến mức độ thẩm thấu thuốc và không phải tiêm. Cho đến nay, các viên nang chứa không đến 180 micron các vi hạt naltrexone được bọc với a-xít dl-polylactic đã cho liều duy trì lên tới trên 40 ngày. Cho đến nay mới dùng chất gel stearate đơn nhôm 2% trong dầu đậu phộng, các phương pháp khác đang được thử nghiệm.
Ngoài ra công tác hoàn thiện sản phẩm viên nang naltrexone vẫn đang được thực hiện để sản phẩm được hoàn hảo hơn, ít độc tố nhất. Chu trình khử trùng chưa được hoàn thành và phê duyệt. Nhiều phương pháp đang được kiểm nghiệm để rút ra một phương pháp tiên tiến.
  Các hệ thống này đang được phát triển bởi TS. Kurt Thies.

Chất Tannate Nhôm Naltrexone – IITRI
  Dựa trên các phương pháp và công thức cũ, chất phức hợp tannate nhôm không tan được tiêm vào cơ bắp cùng với chất gel dầu đậu phộng stearate đơn nhôm 2% đã cho liều duy trì được trên 30 ngày. Chất phức hợp đã được chuẩn bị sẵn sàng và dễ dàng sát khuẩn.
  Trong các nghiên cứu ban đầu về tính tương đồng của mô cơ có phát hiện thấy một số phản ứng nhỏ. Tuy nhiên đây là do dầu đậu phộng và dù sao thuốc này vẫn cần phải kiểm tra nhiều về độc tố trước khi thử nghiệm trên người.
  Thuốc này đang được phát triển bởi TS. Allan Gray.

Trình tự đánh giá:
 
1. Xem xét đánh giá sơ bộ:
  Mỗi nhà nghiên cứu đều có trách nhiệm theo dõi đánh giá sản phẩm thuốc của mình qua các thử nghiệm trong ống nghiệm (in vitro) và trên cơ thể sống (in vivo). Phương pháp kiểm tra được dùng phổ biến là phương pháp búng đuôi chuột của Dewey và Harris. Con vật được tiêm hoặc được cấy thuốc tại các thời điểm khác nhau, các nhóm khác được tiêm morphine và loại giảm đau để đo độ đối kháng. Xét nghiệm một số chỉ số trong ống nghiệm được thực hiện với mục đích chính là xác lập mối tương quan giữa các xét nghiệm (trên động vật). Cuối cùng thì chỉ lấy phương pháp trên cơ thể sống để xem xét theo dõi tổng thể. Tiếp theo là kiểm tra vùng được tiêm để xem xét phản ứng về bệnh học. Thường thì không phát hiện được bằng mắt thường, chỉ phát hiện một chút về mô học.

2. Đánh giá về dược lý:
  Tại Đại học bang Ohio dưới sự điều hành của TS. Richard Reuning, các ứng cử viên sau khi được chọn lựa từ vòng đánh giá sơ bộ sẽ được kiểm tra bằng phương pháp búng đuôi chuột theo các điều kiện chuẩn. Sau đó, các thuốc có hứa hẹn triển vọng tiếp tục được thử nghiệm trên chuột, có nghiên cứu dược động học của thuốc.
  Trong quá trình nghiên cứu có tiến hành tìm hiểu cơ chế trao đổi chất và dược động học của naltrexone. Đây là khâu cơ bản để tính toán mức độ lan toả thực sự của thuốc.

3. Đánh giá về độc tố:
  Các thuốc đã qua khâu kiểm tra về dược lý, tiếp tục được kiểm tra song song tại Industrial Bio-Test, do ông Carmen Mastri thực hiện. Phụ thuộc vào liều dùng, thuốc sẽ được cấy hoặc được tiêm trêm chuột cống, chuột lang và cả trên thỏ. Cuối cùng là kiểm tra mức độ kích thích theo phương pháp U.S.P cổ điển. Đồng thời với việc xem xét các chất kiểm soát âm tính và dương tính.

4. Đánh giá cuối cùng trên động vật:
  Loại thuốc có triển vọng nhất sẽ bước vào giai đoạn kiểm tra nghiêm ngặt nhất. Kiểm tra về dược lý được thực hiện trên những con khỉ đã được huấn luyện biết tự dùng morphine. Được phát triển tại Parke, Davis and Company bởi TS. Duncan McCarthy, nghiên cứu đã chỉ ra khoảng thời gian mà hệ thống đã cung ứng đủ lượng naltrexone cho cơ thể. Đồng thời mẫu huyết thanh được lấy tại các thời điểm và được phân tích tại nhóm nghiên cứu của bang Ohio đã xác định được chính xác nồng độ thuốc. Kết hợp dữ liệu này cùng với số liệu đo dược động học của naltrexone trên cùng các con vật đã cho kết quả kỹ lưỡng về hệ thống cung ứng thuốc đó.
Một trong các ứng cử viên trên sẽ được kiểm tra đánh giá chi tiết về độc tính cũng tại Parke-Davis. Được thực hiện trên 3 loại con vật với 3 liều lượng. Định kỳ có kiểm tra đáh giá về bệnh học. Sẽ đề ra một cơ chế để thực hiện thử nghiệm trên lâm sàng vẫn dựa trên ý tưởng ban đầu là cho dừng thuốc tại cuối tháng để kiểm tra đánh giá.

Tóm tắt lại:
Sau nhiều năm miệt mài cố gắng với không ít thất vọng, đến nay đã có một vài phương thuốc đã gần đến giai đoạn đánh giá cuối cùng và đang có dự kiến sẽ sớm được thử nghiệm trên người.
           
THE  NAS  DOUBLE-BLIND  STUDY
   
Nghiên cứu với phương pháp mù đôi của Viện hàn lâm khoa học quốc gia
      Giải thích lại từ ngữ:
  Double-blind placebo design: Phương pháp nghiên cứu Mù đôi với một giả dược - là phương pháp nghiên cứu trong đó nhóm bệnh nhân được làm thí nghiệm và cả người tiến hành thí nghiệm đều không biết Ai là người được dùng loại thuốc Thật và ai đang được dùng loại giả thuốc chỉ có tác dụng trấn an.

NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ NALTREXONE
  BS. Samuel C. Kaim
 
Trong văn bản pháp lý năm 1972 về việc thành lập Văn phòng đặc biệt của Nhà trắng về Phòng chống Ma tuý (SAODAP) có điều khoản khuyến khích Giám đốc của Văn phòng tăng cường các chương trình nghiên cứu để tìm ra, phát triển và thử nghiệm 3 loại thuốc là:
1.      Thuốc giảm đau tổng hợp không gây nghiện để thay thế loại ma tuý và các chế phẩm của nó được dùng trong y tế.
2.      Hoạt chất giải độc làm giảm các triệu chứng khó chịu khi cai nghiện.
3.      Chất đối kháng ma tuý không gây nghiện, có tác dụng trong thời gian dài để dùng trong điều trị cai nghiện.
 
Qua kiểm tra và đánh giá các phương pháp điều trị, SAODAP nhận thấy phương pháp duy trì methadone là phương pháp có hiệu quả nhất, được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ một số nhược điểm bao gồm:
1.      Chữa nghiện ma tuý nhưng lại gây nghiện thuốc
2.      Gây tác dụng phụ do tác dụng đối vận của methadone
3.      Những hệ luỵ kéo theo do dùng thuốc hàng ngày
4.      Biến methadone trở thành một mặt hàng nguy hiểm trên thị trường bất hợp pháp
5.      Mặt tiêu cực khác là methadone trở thành công cụ của một số ít người làm lũng loạn xã hội.
 
Do xuất hiện những khó khăn, cản trở như trên nên SAODAP tiến hành nghiên cứu các phương pháp diều trị mới, tập trung chủ yếu về dược lý của chất đối kháng ma tuý. Thuốc làm mất tác dụng của ma tuý ở người nghiện và cảm giác nghiện của họ. SAODAP cũng nhận thấy rằng liệu pháp đối kháng này cũng đòi hỏi sự quyết tâm và hợp tác nên không thể áp dụng cho tất cả người nghiện.

Tuy nhiên, qua các ca đang được điều trị nhận thấy liệu pháp có hiệu quả với nhóm người nghiện, đồng thời SAODAP vẫn đánh giá cao các phương pháp cũ có hiệu quả. Để thực hiện nghiên cứu này thì SAODAP nhận thấy một số cần thiết là:
1.      thực hiện thông qua một tổ chức phi chính phủ (Có nhiều qui định bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, trong đó có qui định về thời gian thuê mướn người lao động)
2.      tránh việc gián đoạn, trì hoãn thời gian mở thầu, cho các cơ sở  thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cty dược hoặc phòng thí nghiệm độc lập được tham gia
3.      chọn nhà thầu độc lập có đủ năng lực, không đòi hỏi nhiều.

SAODAP đã hợp đồng với Uỷ ban về các vấn đề nghiện ma tuý của NAS/NRC vì lý do:
A.    uy tín của NAS đảm bảo cho năng lực của nhà thầu
B.     CPDD là cơ quan lâu đời nhất về vấn đề nghiện ma tuý (trên 40 năm tồn tại)
C.     CPDD có nhiều thành viên tham gia phát triển và kiểm tra chất đối kháng ma tuý.

Tại cuộc họp đầu tiên giữa SAODAP và CPDD, TS. Jerome Jaffe – giám đốc đầu tiên của SAODAP, đã phát biểu rằng chất đối kháng ma tuý có giá trị tiềm năng trong nhiều tình huống lâm sàng là:
1.      người nghiện cai thuốc methadone
2.      người nghiện không quan tâm, hứng thú với điều trị bằng methadone
3.      nhóm trẻ tuổi và nhóm mới sử dụng không thích hợp với điều trị bằng methadone.

Chất đối kháng được sử dụng trên lâm sàng cần cơ bản là không có tính đối vận (agonist) và cần phải có hiệu quả ít nhất là 24 tiếng sau một liều uống. Trước đây SAODAP đã có nhiều cố gắng trong đó có việc kết hợp với ngành công nghiệp dược và cộng đồng nghiên cứu để phát triển các thuốc đối kháng ma tuý. Trong đó có một số loại đã qua kiểm tra độc tố thử nghiệm trên động vật, một số đã qua Giai đoạn I kiểm tra trên người, và một số cũng đã bước vào Giai đoạn II thử nghiệm. Trong một nỗ lực ban đầu để xác định hiệu quả của chất đối kháng ma tuý, SAODAP gần đây đã bắt đầu thực hiện chương trình thử nghiệm Giai đoạn II ở gần 10 cơ sở lâm sàng.

TS. Philip Handler - Chủ tịch của Viện hàn lâm khoa học quốc gia đã cho biết khả năng tham gia của Viện vào chương trình và bày tỏ sự quan tâm của bản thân với vấn đề nghiện ma tuý đang được xã hội quan tâm, e rằng cảnh sát sẽ phải quyết liệt ghê gớm nếu như không sớm chứng minh được rằng vấn đề nghiện ma tuý sẽ được kiểm soát bằng các biện pháp y tế. Mặc dù Viện hàn lâm thường không tham gia trực tiếp vào các dự án nghiên cứu song trước một vấn đề cấp bách, TS. Handler thấy rằng cũng cần có những ngoại lệ.
Tuy nhiên ông cũng nhận thấy rằng đòi hỏi thực tế là vượt ngoài khả năng của CPDD nên cần phải có giải pháp. Những thương thảo sau đó giữa SAODAP và Viện hàn lâm đã đi đến một hợp đồng và thành lập một uỷ ban (với nhân sự phù hợp) trực thuộc Bộ phận Khoa học Y tế của NRC để thực hiện các chức năng sau:
A.    Tư vấn, đề xuất cho công tác kiểm nghiệm các loại thuốc dự kiến sẽ thử nghiệm trên lâm sàng nhằm xác định hiệu quả của thuốc trên các điều kiện lâm sàng khác nhau cũng như các loại hình liệu pháp khác nhau, loại bệnh nhân khác nhau.
B.     Thiết kế:
1.      Thể thức nghiên cứu ban đầu
2.      Cơ chế và trình tự thu thập dữ liệu
3.      Các tiêu chí và cơ chế đánh giá công tác nghiên cứu cũng như sản phẩm.
C.     Xây dựng hướng dẫn sử dụng ở một số cơ sở lâm sàng để tham gia vào nghiên cứu thí điểm, giúp đỡ và tư vấn cho SAODAP lựa chọn đối tác phù hợp trong công tác về lâm sàng và giám sát
D.    Tiếp nhận các ý kiến của các cán bộ giám sát mà SAODAP đã chọn để tham gia vào nghiên cứu thí điểm, bao gồm các vấn đề về thể thức nghiên cứu, các tiêu chí, cơ chế, trình tự đã được nêu ở mục B và lập báo cáo phù hợp tương ứng.
E.     Trên cơ sở định kỳ đã được uỷ ban qui định, thực hiện tiếp nhận, phân tích và đánh giá các báo cáo của các cơ sở lâm sàng tham gia nghiên cứu thí điểm. Đánh giá các báo cáo về mức độ phù hợp của chúng với các qui định đã được đề ra.
F.      Tại một thời điểm thích hợp trong quá trình nghiên cứu thí điểm, cần đánh giá kết quả đã đạt được trên các mặt của nghiên cứu, cần thiết có thể sơ kết đánh giá để phục vụ các nghiên cứu toàn diện sau này.
G.    Tư vấn và trợ giúp cho SAODAP lựa chọn các đối tác phù hợp trong công tác về lâm sàng và giám sát để phục vụ giai đoạn nghiên cứu toàn diện (full scale)
H.    Thực hiện tiếp nhận, phân tích và đánh giá các báo cáo của các cơ sở lâm sàng tham gia nghiên cứu toàn diện.
I.        Tiếp nhận và phân tích các báo cáo về kết quả quá trình nghiên cứu trên các bệnh nhân trong giai đoạn thử nghiệm thí điểm và toàn diện (pilot and full-scale trials)
J.       Chuẩn bị viết báo cáo theo yêu cầu của SAODAP và báo cáo tổng kết khi kết thúc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của chất đối kháng và đề ra phương hướng nghiên cứu tiếp theo về công tác điều trị hoặc phòng chống nghiện ma tuý.
Bước tiếp theo là thành lập Uỷ ban thuộc CENA. Chủ tịch của Uỷ ban CPDD, TS. Leo Hollister được đề nghị giúp tiến cử một số người từ CPDD sang Uỷ ban đặc biệt. 4 người của CPDD đã được bổ nhiệm, cùng với TS. Leo Hollister làm chủ tịch; 4 người khác ở bên ngoài (không thuộc CPDD) cũng đã được bổ nhiệm thêm, nâng tổng số người trong uỷ ban lên là 9 người.
 
Quá trình phát triển của các chất đối kháng ma tuý:
  Trước đây SAODAP đã từng nêu ra việc phát triển và thử nghiệm chất đối kháng với nhiều cơ quan, tổ chức trong đó có NIMH, FDA, DOD và VA.
  Là giám đốc của Cơ quan dịch vụ cai ma tuý và rượu (Alcolhol and Drug Dependence Service) của VA, tôi đã bàn bạc về lợi ích của chất đối kháng ma tuý cùng với TS. Jaffe và đã nghiên cứu nhằm xác định loại nào là tốt nhất để đưa vào nghiên cứu trên lâm sàng.
  Nalorphine trước đó đã được xem xét thử nghiệm trên lâm sàng điều trị cai nghiện song nó không đáp ứng được thực tiễn bởi nó tác dụng không lâu và còn có ảnh hưởng đối vận (Fink 1971).

Cyclazocine:
  Năm 1959, cyclazocine - một chế phẩm của benzomorphan, được phát hiện có tác dụng giảm đau có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng của ma tuý ở người nghiện. Năm 1966, Jaffe, Brill và Martin cùng cộng sự đã báo cáo về kết quả thử nghiệm trên lâm sàng với cyclazocine trong điều trị cai nghiện.
  Mặc dù cyclazocine cũng có tác dụng phụ đối vận với ma tuý song nó đã thể hiện được tác dụng đối kháng ma tuý khá lâu, có hiệu quả qua đường uống và được xem là phương pháp hiệu quả trong điều trị cai nghiện. Kể từ thử nghiệm đầu tiên đã có nhiều báo cáo về các mức dộ hiệụ quả thành công khác nhau về sử dụng cyclazocine.
 
Martin và Sloan (1968) báo cáo cho hay cyclazocine có thể gây tê giảm đau, giảm hô hấp, làm nhỏ đồng tử, táo bón, giảm đau, dễ cáu giận, gây ảo giác.Dung nạp thuốc có tác động đến các triệu chứng trên song không tác động đến tác dụng đối kháng.
  Họ cũng báo cáo cho biết là với liều lượng chậm, cyclazocine vẫn có ảnh hưởng dung nạp thuốc với các phản ứng phụ. Họ bắt đầu với 6 đối tượng cho uống 0,1 mg b.i.d. rồi cho đạt đến liều cuối cùng là 2 mg b.i.d. sau từ 13 đến 33 ngày. Với liều 4 mg hàng ngày, cho thấy cần một mức ma tuý cao gấp từ 6 – 10 lần mới tạo ra được mức ảnh hưởng tương tự trên cùng vật đó như lúc chúng không dùng cyclazocine.
  Họ cũng báo cáo về một số hội chứng nhỏ khi dừng sử dụng cyclazocine ở nhóm đã dùng trường kỳ. Không có hành vi thèm ma tuý. Một triệu chứng đầu tiên được nhận thấy là cảm giác nhức đầu nhẹ mà bệnh nhân coi là “điện giật”.

Jaffe và Brill (1966) bắt đầu thử nghiệm cyclazocine với một nhóm nhỏ người nghiện thuộc một trong các diện sau:
1)    đối tượng tình nguyện dùng ma tuý để phục vụ liệu pháp điều trị
2)    nhóm người bệnh được nghe nói về cyclazocine từ người khác, và phản đối việc dùng methadone
3)    nhóm người mong muốn được điều trị và sẵn sàng chấp thuận bất cứ loại thuốc nào.

Các bệnh nhân được khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm. Với nhóm người nghiện ma tuý đã dùng methadone ổn định thì sẽ cho dừng thuốc sau từ 3 – 6 ngày. 48 giờ sau liều dùng methadone cuối cùng, bệnh nhân được thử nghiệm với 7 mg nalorphine. Nếu họ không có điều gì bất ổn, thì bắt đầu cho uống 0,25 mg cyclazocine, 8 giờ sau khi dùng nalorphine. Toàn bộ liều dùng hàng ngày (tính trung bình) tăng 0,25 mg vào mỗi ngày tiếp theo.
 
Tác dụng phụ thấy bao gồm: suy nghĩ chậm chạp, uể oải, mắt khó tập trung, mặt đờ đẫn, có cử chỉ mất tư cách kèm với tâm trạng lo âu, mất ngủ và thường có cảm giác phấn khích. Ảnh hưởng dung nạp thuốc có tác động đến các triệu chứng này.
Có 13 trong số 15 đối tượng đã ở lại điều trị được vài tháng tại thời điểm báo cáo. Có một số bệnh nhân không điển hình là: nhóm lớn tuổi và trung niên, ít hiểu biết về luật pháp, ít cố gắng điều trị. Liệu pháp nhóm được sử dụng, hình thành các nhóm người bệnh nhiệt tình giúp đỡ người khác đến với liệu pháp cai nghiện mới.
 
Trong một báo cáo tiếp theo, Brill, Jaffe và Laskowitz (1967) đã báo cáo về nhóm 15 người sau thêm 72 người bệnh mới được điều trị với cyclazocine. Thời gian ở bệnh viện trung bình là 2 tuần, tiếp theo là ngoại trú 1 tuần đến 1 lần. 16 người vẫn đang điều trị nội trú tại thời điểm báo cáo thứ 2 và 5 người đã dừng sử dụng cyclazocine nhưng vẫn giữ liên lạc đều đặn với bác sĩ điều trị. Hầu hết những bệnh nhân này vẫn tiếp tục sử dụng thuốc nhưng ở mức gián đoạn hơn.

Ladewig (1971) báo cáo kết quả điều trị 12 người nghiện với cyclazocine. 10 bệnh nhân được điều trị trong 1 năm. 7 trong số 10 người không tái nghiện, 3 người quay trở lại dùng ma tuý.
  Petursson và Preble (1970) báo cáo kết quả điều trị cai nghiện ma tuý tại Khu nghiện của Bệnh viện bang Manhattan trong 9 tháng nội trú + thêm 27 tháng ngoại trú. 62 người nghiện nam giới được điều trị với cyclazocine: 53 người đạt liều duy trì là 8 ng hàng ngày, 9 người đạt mức liều là 12 mg.
  36 người hoàn thành chương trình nội trú; 13 người bỏ trốn bệnh viện; 11 bỏ phần điều trị sau cai. 75% người nghiện này đã có rối loạn tính cách. Các thầy thuốc đã xem xét tác dụng điều trị của cyclazocine đối với các ca này.
 
Resnick, Fink và Freedman (1971) báo cáo về 2 nhóm bệnh nhân nghiện nam giới được điều trị bằng cyclazocine tại khu đặc biệt của Trung tâm Y tế Mental thuộc Bệnh viện Thành phố. Đây là các bệnh nhân nghiện ma tuý, trên 18 tuổi và tự nguyện.
Bệnh nhân được phép lựa chọn cách cai độc tố, dùng methadone hoặc cyclazocine. Cyclazocine bắt đầu với liều 1 mg hàng ngày, sau trung bình là 4 ngày thì tăng lên liều dùng hàng ngày là 4 mg. Naloxone có sẵn cho người bệnh theo yêu cầu, được xem là cách chống lại tác dụng phụ của cyclazocine.
  Cyclazocine được phát tại nơi điều trị hoặc phát bởi một người có trách nhiệm sống cùng bệnh nhân. Trong 62 bệnh nhân, 60 người đã hoàn thành 4 ngày điều trị; 38 người yêu cầu cho dùng naloxone trong khi điều trị, 3 người điều trị lâu hơn (lên tới 14 ngày).
  21 bệnh nhân duy trì từ nghiên cứu trước đó đã dùng cyclazocine được từ 1 – 4 năm, tất cả đều đang đi làm việc hoặc đi học. 4 bệnh nhân bỏ dùng cyclazocine nhưng vẫn không tái nghiện. 6 bệnh nhân bỏ sau khi đã điều trị được từ 7 tháng đến 3,5 năm bằng cyclazocine.
  Trong một nghiên cứu tiếp theo, 59 bệnh nhân tự yêu cầu và đã được dùng cyclazocine. (trong nghiên cứu trước bệnh nhân bị bắt buộc phải dùng cyclazocine). 22 người của nhóm này đã bỏ phần thử nghiệm. Cuộc sống hôn nhân, công việc hoặc việc học hành đều được tiên lượng khả quan.

Naloxone:
  Naloxone (N-ally1 noroxymorphone hydrochloride) đã được Blumberg và cộng sự báo cáo (1961) về đặc tính đối kháng ma tuý của nó. Jasinski và cộng sự (1967) phát hiện thấy naloxone có khả năng cao gấp từ 5 – 8 lần tác dụng đối với người nghiện so với nalorphine. Ngược lại với nalorphine và cyclazocine, naloxone không gây nghiện thuốc và cũng không có tác dụng đối vận. Cũng như nalorphine và cyclazocine, naloxone không bị dung nạp thuốc đối với tác đụng đối kháng của thuốc dù sử dụng lâu dài.
 
Zaks và cộng sự (1969) nhận thấy rằng xét về ảnh hưởng đối vận và tác dụng phụ thì naloxone sẽ được ưu chuộng hơn so với cyclazocine trong điều trị cai nghiện. Họ phát hiện: một liều uống 200 mg có tác dụng bảo vệ được trong 6 giờ chống lại 25 mg heroin. 400 mg chất naloxone ngăn chặn được 50 mg heroin trong 6 giờ. Từ 800 đến 1250 mg Naloxone chống lại được 50 mg heroin trong 18 giờ. Nghiên cứu vẫn chưa đạt được mức 24 giờ với liều 1500 mg naloxone.

Kurland và cộng sự (1973) đã báo cáo về một nghiên cứu mù đôi dùng naloxone điều trị cho 119 người nghiện nam giới là phạm nhân được án treo, được điều trị 9 tháng. Các đối tượng được phân ra ngẫu nhiên làm 3 nhóm: a) nhóm đối chứng được áp dụng chương trình liệu pháp tâm lý và có theo dõi xét nghiệm nước tiểu hàng tuần; b) nhóm được dùng naloxone với liều từ 200 đến 800 mg hàng ngày, phụ thuộc vào các kết quả xét nghiệm nước tiểu; c) nhóm thứ 3 chỉ dùng loại viên giả thuốc được xếp theo số từ 2 đến 8, cũng phụ thuộc vào kết quả nước tiểu. Cả 3 nhóm này đều nằm trong chương trình liệu pháp tâm lý theo nhóm, thực hiện hàng tuần.

Chỉ 25% trong nhóm đối chứng là theo hết chương trình, nhóm dùng naloxone là 44%, và nhóm dùng viên giả thuốc là 51%. Nhóm dùng naloxone có kết quả tốt hơn, bằng chứng là nước tiểu dươn tính là; 11% vs. , nhóm dùng viên giả thuốc là 30%.
  Các tác giả nghiên cứu suy đoán rằng kết quả trên phản ánh mối quan hệ phủ định giữa hiệu quả điều trị và tâm lý của người nghiện trên khi điều trị là: đối tượng dùng giả thuốc mà thiếu ý chí có thể sẽ chủ quan, còn đối tượng được điều trị bằng naloxone mà cũng thiếu ý chí thì cũng có thể bỏ dở chương trình khi thuốc có tác dụng.

Naltrexone:
  Naltrexone Hcl được tổng hợp bởi Blumberg, Pachter và Matossian tại Cơ quan Thí nghiệm Endo (1972). Nó bắt nguồn từ việc thay thế nhóm cyclopropylmethyl với nhóm methyl trên nguyên tử Nitơ của oxymorphone là một ma tuý gây mê. Do vậy về hoá học nó có quan hệ với naloxone, hoàn toàn là một chất đối kháng ma tuý.
  Naltrexone có tác dụng đối vận nhẹ ở trên động vật và là một chất đối kháng mạnh đã được chứng minh ở trên động vật, khoảng gấp 8 lần so với naloxone (bằng đường miệng) và cũng có tác dụng lâu dài hơn.
 
Naltrexone đã được nghiên cứu về độc tính cấp tính và bán cấp tính trong 90 ngày trên động vật. Nó gây độc tính nhẹ với liều uống là 100 mg/kg/ngày, đây là liều cao gấp 30 lần liều dùng cao nhất trên lâm sàng là 200 mg/60 kg/ngày.
Martin, Jasinski và Mansky (1971) đã thử nghiệm naltrexone trên một số tù nhân nghiện tình nguyện. Thử nghiệm cho uống thấy hầu hết các đối tượng không có các triệu chứng, ngoại trừ 2 người thấy buồn ngủ. Huyết áp tâm trương tăng nhẹ, thân nhiệt giảm nhẹ, 2 đồng tử co lại.
  Nhóm Lexington phát hiện thấy uống 50 mg naltrexone tạo ra được mức đối kháng ma tuý tương đương với liều dùng 4 mg cyclazocine. Không có hội chứng rút thuốc (withdrawal symptoms) khi ngưng dùng naltrexone sau khi đã cho uống lâu dài với mức 30 hoặc 50 mg hàng ngày.
  Các tác giả thấy rằng naltrexone có những ưu việt hơn hẳn naloxone: tác dụng mạnh hơn, thời gian lâu hơn. Ngoài ra naltrexone cũng hơn hẳn cyclazocine là không ảnh hưởng đối vận.

Resnick và cộng sự (1973) đã thực hiện nghiên cứu dùng naltrexone trên 37 người nghiện trong thời gian từ tháng giêng đến 4/1973. Vài người trong số những người tình nguyện tham gia thí nghiệm này đã tiếp tục với chương trình sử dụng methadone.
  Các bệnh nhân trước tiên được cai, khử độc tố của ma tuý và được khám sức khoẻ, chụp X-quang ngực, SMA-6, SMA-12, CBC, đo hồng cầu lưới, đo tiểu huyết cầu, ESR và xét nghiệm nước tiểu. Các xét nghiệm này được thực hiện lại trước khi xuất viện. Các đối tượng được cho dùng naltrexone với liều hàng ngày là từ 120 đến 200 mg.
Naltrexone được cho uống hàng ngày, bắt đầu là 20 mg mỗi ngày, sau đó tăng lên là 30, 40 và 50 mg/ngày. Lúc đầu mức tăng chỉ 10 mg/ngày, sau đó nâng lên là 20 mg/ngày.
13 trong số 37 bệnh nhân không có các triệu chứng trong 2 ngày đầu tiên dùng naltrexone: một số cảm thấy mệt, uể oải, lo lắng, bồn chồn, một số thấy khó ngủ an giấc. Những tác dụng phụ này chỉ nhẹ, vừa phải, giảm dần trong vài ngày sau đó, bất kể là vẫn tăng liều dùng. Không có bệnh nhân nào còn triệu chứng trong giai đoạn uống đều ổn định. Các tác giả cho rằng những triệu chứng này là do không dùng ma tuý.
 
Sau 4 ngày đầu tiên sử dụng naltrexone, 22 trong số 34 bệnh nhân không có các triệu chứng trong suốt giai đoạn cho tăng liều, ở mức tỷ lệ 1,26 – tăng cho đến mức cuối là 200 mg/ngày. Không có khác biệt mấy trong các triệu chứng giữa mức tăng 20 mg/ngày và mức tăng 10 mg/ngày.
  5 bệnh nhân có phàn nàn về có những đau ở vùng bụng, thỉnh thoảng đi kèm với hơi buồn nôn. Đau đầu là một triệu chứng xuất hiện phổ biến nhưng ngắn. Hầu hết các triệu chứng này đều đồng thời giảm dần hoặc thuyên giảm bằng việc cho dùng diazepam 10-20 mg hàng ngày.
  Huyết áp không thay đổi đáng kể nhưng có xu hướng là mạch hẹp. Nhịp tim và thân nhiệt dao động nhưng không liên quan đến liều dùng naltrexone. Không có thay đổi nhiều trong quyết định của cơ quan thí nghiệm.
  8 trong số 10 đối tượng đột ngột bỏ khi đang dùng naltrexone 200 mg/ngày không có các biểu hiện triệu chứng. Một đối tượng phản ánh là có đau đầu, mệt mỏi và khó chiu; một người còn lại cảm thấy lạnh và đau vùng bụng vào ngày đầu tiên khi không dùng thuốc.
 
27 đối tượng thử cho dùng 25 mg heroin i.v. Cả 3 trong số 3 đối tượng được uống naltrexone đã chặn chống được trong 24 giờ. 6 trong tổng số 6 đối tượng cũng đã chặn chống được trong 48 giờ sau khi uống 120 mg naltrexone. Có 4 trong số 9 đối tượng có tác dụng thành công trong 72 giờ sau khi dùng liều 200 mg naltrexone. Có một đối tượng cần mức naltrexone 200 mg/ngày thì mới hoàn thành ở mức 24 giờ.
  3 bệnh nhân không tiếp tục dùng naltrexone trong đợt điều trị hoàn chỉnh, nhưng có một người vẫn tiếp tục điều trị mà không lấy thuôc. Trong số 20 bệnh nhân chuyển sang ngoại trú, 17 người vẫn tiếp tục chương trình, nhận thuốc naltrexone hàng ngày, thuốc được phát để tự uống vào ngày nghỉ cuối tuần.
  Các tác giả nhận thấy naltrexone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí qui định trên lâm sàng cho việc điều trị cai nghiện ma tuý: a) có hiệu quả bằng đường uống, b) không gây nghiện, c) chặn được heroin trong 24 giờ hoặc hơn nữa với chỉ một liều dùng.

Công việc tiếp theo:
  Sau khi nghỉ hưu từ cơ quan VA, rồi tham gia NRC làm Giám đốc của CENA, tôi đã thực hiện khảo sát một vòng trong số các thành viên của Uỷ ban CENA.   Mặc dù cũng có các chất đối kháng ma tuý khác (ví dụ như BC 2605. M5050) nhưng chưa có loại nào bước vào giai đoạn nghiên cứu cho phép thử nghiệm toàn diện trên người.
 
Trong 3 ứng cử viên sáng nhất, thì naltrexone được thấy là đáp ứng đầy đủ nhất các tiêu chí của một chất đối kháng ma tuý dùng cho điều trị cai nghiện: 1)    uống qua miệng, có hiệu quả 24-72 giờ
2)    không gây nghiện
3)    tương đối không độc tố
4)    tác dụng phụ hoàn toàn nhỏ
  Ngược lại, cyclazocine có nhiều tác dụng đối vận khó chấp nhận và naloxone thì lại chỉ có tác dụng ngắn, dù là với liều lớn.
 
Khó khăn với naltrexone là nó còn thiếu, chưa được chính thức thử nghiệm trên người. Tuy nhiên các nghiên cứu trên động vật và trên người đều đang được thực hiện. Uỷ ban đã quyết định là nếu chứng minh được mức độ an toàn của thuốc ở liều dùng dài ngày thì naltrexone hoàn toàn sẽ được chọn lựa.
Tại cuộc họp đầu tiên của Uỷ ban, vào 21/9/1973, Chủ tịch đã bổ nhiệm một tiểu ban chuyên trách cho công tác nghiên cúu thí điểm của CENA và một tiểu ban khác phục vụ cho công tác nghiên cứu. TS. Hollister cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của các cơ sở thực hành tham gia vào nghiên cứu, về chuyên môn, trang thiết bị và nhân viên.
  Tại cuộc họp của Uỷ ban vào tháng 2/1974, đã quyết định kiểm tra các thiết bị dùng để đo đánh giá ở 6 bệnh viện của VA cũng như khảo sát các cơ sở điều trị, về lượng bệnh nhân, tư tưởng, thái độ của cả thầy thuốc cũng như bệnh nhân đối với các liệu pháp điều trị. Sau các cuộc họp của 2 tiểu bang, các thiết bị và 3 qui chế về nghiên cứu đã được phê duyệt.
 
Các cơ sở điều trị đáp ứng tiêu chí của uỷ ban đã được nhân viên của CENA đến xem xét và được chọn tham gia vào nghiên cứu, một cơ sở được giao tiếp nhận loại “nghiện lang thang”, 2 cơ sở phục vụ nhóm “nghiện lâu năm” và 2 cơ sở còn lại dùng cho nhóm methadone; Được sự cho phép của SAODAP, NAS ký hợp đồng phụ với Educational Testing Service về bảo dưỡng các thiết bị, và với Biometric Research Institute về việc thu thập và phân tích số liệu. Tập huấn tại thực địa được thực hiện bởi nhân viên của CENA và BRI cho 5 cơ sở điều trị lâm sàng và cho 2 bệnh viện của VA.
  Cty dược phẩm PHS ở Perry Point, Maryland đã chuẩn bị thuốc cho nghiên cứu, chuyển thuốc vào giữa năm 1974 và các cơ sở điều trị thì bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân chuẩn bị cho nghiên cứu.
 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU Ở NAS CENA
  BS. Leo E. Hollister
Giải thích từ ngữ:
- Drug Dependence: Sự phụ thuộc vào thuốc, cũng có thể hiểu là trạng thái nghiện
  Tên gọi của một số tổ chức:
- Committee on Problems of Drug Dependence (CPDD): Uỷ ban về các vấn đề nghiện ma tuý
- Committee on Evaluation of Narcotic Antagonist (CENA): Uỷ ban đánh giá kết quả nghiên cứu chất đối kháng ma tuý.
 
Chất đối kháng ma tuý có khả năng điều trị cai nghiện là một ví dụ cổ điển cho thấy khoa học y tế ảnh hưởng đến chính trị. Mặc dù có vài số liệu cho thấy số lượng người nghiện ở Mỹ hiện nay có giảm, song những áp lực về chính trị vẫn ở mức cao trong năm 1973, cần phải làm gì đó với vấn nạn này. Ít nhất là với một số chính trị gia, thì chất đối kháng ma tuý được xem là một viên đạn kỳ diệu có thể giải quyết vấn đề vừa nhanh lại rẻ tiền. Cái gì có thể đơn giản hơn việc chặn lại hoàn toàn tác dụng của ma tuý trong cơ thể, để không còn ham thích ma tuý nữa? Và cũng chẳng gì đơn giản hơn là bỏ vào một khoản lớn tiền để bắn viên đạn kỳ diệu đó vào những bệnh nhân?

Việc cấp thiết cần sớm giải quyết đó là công tác quản lý, nó chưa được xem xét đầy đủ. Không nên mất nhiều thời gian chờ đợi để được cấp phép nghiên cứu hay là được thực hiện những hợp đồng bình thường. Một nhà thầu của một đề tài khoa học quan trọng cần phải có được tư cách độc lập để tiến hành nghiên cứu. Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia (NAS),  thông qua Uỷ ban của mình là CPDD, là nhà thầu của dự án. Theo đó, đề xuất chính thức đầu tiên từ Văn phòng Đặc biệt về Phòng chống ma tuý (SAODAP) là đề cử Uỷ ban CPDD của NAS.

Vì còn có những lý do còn chưa được rõ ràng, đầy đủ, nên nội bộ của NAS đi đến quyết định là CPDD chưa đủ năng lực để thực hiện dự án nghiên cứu, vẫn cần phải có một uỷ ban đặc biệt, do đó mà CENA đã được thành lập. Chủ tịch của CENA đồng thời kiêm chủ tịch của CPDD, nhiều cán bộ của CPDD được thuyên chuyển sang CENA. Về tổ chức, 2 uỷ ban này hoạt động độc lập, riêng rẽ. Những người được tuyển dụng thêm, từ bên ngoài vẫn phải đảm bảo đủ năng lực phù hợp.
 
Trong các buổi thảo luận sơ bộ ban đầu, vấn đề cần làm rõ là chức năng “thực hiện nghiên cứu” và chức năng “tư vấn”. NAS chỉ giữ vai trò tư vấn chứ không muốn thực hiện nghiên cứu. Do vậy mà nó làm giảm hy vọng của SAODAP là CENA có thể đứng làm nhà thầu độc lập thực hiện dự án nghiên cứu. Thực ra CENA chỉ là một uỷ ban tư vấn và SAODAP buộc phải hợp đồng với các bệnh viện lâm sàng để thực hiện nghiên cứu. Hợp đồng được ký vào ngày cuối của năm tài chính có đủ kinh phí, một việc không có gì là bất thường.

Với chức năng đã được làm rõ, nhiệm vụ của CENA là chọn loại thuốc để nghiên cứu, tư vấn, đề xuất lựa chọn bệnh viện để tiến hành nghiên cứu, xây dựng phương thức/chuẩn trong nghiên cứu và trình tự thu thập số liệu, chọn lựa nhà thầu độc lập để phân tích số liệu, chuẩn bị báo cáo tổng kết khi kết thúc nghiên cứu. Toàn bộ công việc này được thực hiện trong 3 năm.
 
Với nhiệm vụ chính của CENA là xây dựng phương thức/chuẩn trong nghiên cứu và trình tự thu thập số liệu, chúng tôi quyết định dùng phương pháp so sánh giữa nhóm dùng thuốc đối kháng ma tuý và nhóm dùng loại giả thuốc (placebo). Quyết định này là bởi vì chúng tôi thấy cần thiết phải đảm bảo tính khả thi của nghiên cứu, không như việc đã từng xảy ra với methadone. Mong muốn của chúng tôi là nghiên cứu không chỉ có tính khả thi mà còn phải thể hiện được tính hiệu quả của Naltrexone. Lý do khác của việc dùng giả dược là không phải dò xét về độc tính của thuốc cũng như các tác dụng phụ trên lâm sàng hoặc các kết quả không bình thường trong phòng thí nghiệm.

Xem lại khâu thu thập số liệu, chúng tôi nhận thấy có khiếm khuyết là đã thu thập quá nhiều dữ liệu trên mức cần thiết, dẫu sao đây cũng là một lỗi phổ biến trong các nghiên cứu lớn. Điều này khó tránh khỏi va đôi khi cũng cần và nó cũng hỗ trợ cho lần sau thu thập dữ liêu hợp lý và hiệu quả.
 
Chúng tôi có hy vọng là khám phá đồng thời cơ chế của cả 3 tuýp nghiện: a) nhóm vừa cai xong độc tố, đến trực tiếp từ đường phố; b) nhóm có nguy cơ cao tái nghiện dù là hiện nay đã hoàn toàn cai hẳn, ví dụ như nhóm quay trở về đường phố sau khi mãn hạn giam giữ, hoặc đã có cam kết với nơi giam giữ để được đi điều trị; c) nhóm đã cai độc tố sau một đợt dài điều trị với methadone. Mục đích nghiên cứu là hoàn toàn đúng nhưng về sau nhận thấy là chúng chưa hoàn toàn khả thi vì một số lý do.

Chúng tôi thấy trước là rất nhiều bệnh nhân có nhiều triển vọng trong điều trị và điều quan trọng là cần biết về nhóm bệnh nhân phù hợp điều trị và cả nhóm không phù hợp. Trong nghiên cứu chúng tôi cũng luôn lường trước các khả năng như số người từ chối không tham gia vào chương trình điều trị, tỷ lệ bỏ dở điều trị giữa chừng. Ở lần này, tuy có những tiến bộ song số lượng bệnh nhân thực tế vẫn khác xa so với số lượng dự đoán. Có lo ngại cho rằng nhóm bệnh nhân dùng giả dược có thể tự uống quá liều để phát hiện xem mình đang được dùng Naltrexone hay chỉ là loại giả dược. Điều này không đáng ngại bởi theo chúng tôi không ai uống ngay một liều lớn, mà chỉ khi thấy liều đang dùng chưa thấy có tác dụng. Từ lúc bắt đầu cũng như trong suốt thời gian điều trị, heroin hoàn toàn không có. Chúng tôi muốn ý nghĩa “che mắt” của phương pháp nghiên cứu mù đôi chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Chúng tôi bước vào giai đoạn III của nghiên cứu trong khi vẫn đang thực hiện các thử nghiệm của giai đoạn II. Khi các chính trị gia muốn có câu trả lời, họ muốn phải nhanh chóng đáp ứng, hoặc chưa có câu trả lời thì cũng phải thể hiện bằng những hành động mạnh mẽ. Các điều kiện bắt buộc trong nghiên cứu này vẫn chưa được cân nhắc, tính toán thấu đáo bởi giới khoa học chuyên môn.
  Liệu sau 3 năm nữa chương trình nghiên cứu sẽ như thế nào? Liệu có phải toàn bộ nghiên cứu của CENA là uổng phí về thời gian, tiền bạc và công sức? Có ý kiến cho là “đúng” song cũng có ý kiến cho là “sai”.

CENA đã chứng minh được tính khả thi của Naltrexone trong nghiên cứu đối chứng của mình, có so sánh với nhóm được dùng giả dược và có thu thập đầy đủ số liệu quan trọng về kết quả khác nhau giữa 2 nhóm. Chi phí trong lần nghiên cứu so sánh này vẫn ở mức cao và cả tỷ lệ bỏ dở điều trị cũng ở mức cao. Số lượng bệnh nhân theo hết đợt điều trị không lớn, nó tạo ra một sự bi quan không nhỏ. Phải nhận thấy là chỉ có những bệnh nhân thực sự nhiệt tình mới đến và ở lại điều trị đầy đủ, và họ cũng là những người ít cần sự trợ giúp nhất. Vậy liệu chúng tôi có nên đưa ra sự khác biệt đáng kể giữa nhóm được điều trị bằng Naltrexone và nhóm được dùng giả dược về mặt tự giác ở lại điều trị hoặc sự khác biệt về việc sử dụng ma tuý khi.vẫn đang được điều trị, điều này sẽ bác bỏ sự bi quan đã nói ở trên.
Nghiên cứu của CENA đã thu được khá nhiều thông tin có những giá trị nhất định nên hiện nay có thể thu xếp, chuẩn bị cho lần thu thập dữ liệu lần sau đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp hơn. Đáng tiếc là chúng tôi chưa kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu. Khi nghiên cứu về người nghiện thì độ tin cậy là mối quan tâm chủ yếu.
 
Nghiên cứu của CENA cũng là nghiên cứu có giá trị nhất cho thấy naltrexone là thuốc có thể kê đơn liều dùng rộng rãi, đảm bảo an toàn. Nghiên cứu có thực hiện so sánh với nhóm dùng giả dược nên tránh bớt được những hoài nghi cũng như nó tái khẳng định về độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Các thử nghiệm khác được thực hiện song song với nghiên cứu của CENA cũng đã khẳng định về độ an toàn của thuốc.
Vậy hiện nay chúng ta đã đạt được những gì? Thu thập, tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu và lập báo cáo cần hoàn thành vào cuối của năm nghiên cứu. Nghiên cứu của CENA chưa hoàn toàn khẳng định song nó cũng chỉ ra là thuốc uống naltrexone là được chấp nhận, có hiệu quả điều trị tốt đối với nhóm bệnh nhân thực sự mong muốn được cai nghiện.
 
TIẾN HÀNH NALTREXONE TRÊN LÂM SÀNG
(trang 48)
BS. Marc Hurzeler, Ths. David Gewirts, BS. Herbert Kleber

Sử dụng các chất đối kháng ma tuý trong điều trị cai nghiện ma tuý là một chủ đề đang được nhiều người quan tâm. Các phương pháp truyền thống như liệu pháp dùng methadone và liệu pháp cộng đồng đều có những hạn chế riêng và không đề cập lại ở đây. Các phương pháp mới thay thế cho các phương pháp điều trị cai nghiện cũ là điều đáng được hoan nghênh.

Chất đối kháng ma tuý đã được biết đến từ rất lâu, khoảng năm 1915 (Jaffe, 1975), song việc nghiên cứu áp dụng thực sự nó vào điều trị cai nghiện ma tuý trên lâm sàng một cách có hệ thống thì mới chỉ thực hiện được khoảng 10 năm trở lại đây. Phần lớn các thực nghiệm cho đến nay đều dựa trên khái niệm là diệt trừ các điều kiện có thể dẫn tới hành vi sử dụng ma tuý như Wikler (1964) đã miêu tả. Nghiên cứu về Cyclazocine và Naloxone (Jaffe 1975) cho thấy chúng đều là những chất có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều hạn ché. Cyclazocine có tác dụng lâu nhưng lại đi kèm nhiều tác dụng phụ, còn Naloxone có tác dụng ngắn nhưng lại có rất ít tác dụng phụ.

Khi Naltrexone được tổng hợp (năm 1965), nó nhanh chóng được công nhận là có chất lượng hơn hẳn Cyclazocine và Naloxone, được xem là ứng cử viên hàng đầu trong việc nghiên cứu về liệu pháp sử dụng chất đối kháng ma tuý. Naltrexone có rất ít hay là không có tác dụng phụ và có tác dụng trong thời gian dài, với một liều uống phù hợp có thể ngăn chặn tác dụng của heroin trong 24, 48, hoặc thậm trí 72 giờ (Resnick, 1974).

Do đó Naltrexone trở thành chủ đề của nhiều nhà nghiên cứu về liệu pháp đối kháng. Vấn đề đã được đạt ra giải quyết là mức độ hiệu quả và độ an toàn, còn một vấn đề nữa đó là tính khả năng ứng dụng của liệu pháp. Giả dụ, đối tượng nào phù hợp nhất với liệu pháp? Ai sẽ sẵn sàng sử dụng loại chất này, một loại thuốc không gây nghiện giống như Methadone và không có những hạn chế giống như liệu pháp điều trị tại nhà? Naltrexone là một chất chữa bệnh đang được nghiên cứu do đó 3 câu hỏi trên được đặt ra để đi tìm giải đáp, đó là độ an toàn, hiệu quả và tính ứng dụng của nó.

Cho đến nay thì 2 câu hỏi đầu đã được giải đáp bởi các nghiên cứu khác (Resnick và cộng sự, 1974; Martin và cộng sự, 1973) cũng như bằng nghiên cứu thực nghiệm (được miêu tả ở dưới đây). Câu hỏi thứ 3 vẫn chưa được giải đáp và là trọng tâm chính của bài viết này. Rõ hơn là đề cập đến việc áp dụng Naltrexone trên các hoàn cảnh lâm sàng  khác nhau - được dùng như là một phương tiện đối với người nghiên cứu. Trong các phần tiếp theo, chương trình nghiên cứu được trình bày trước tiên, sau đó là kết quả của chương trình dưới 3 nhan đề: Quan sát về chuyên môn, Những tồn tại của chương trình, và Một số phát hiện liên quan khác (về những yếu tố liên quan tác động đến thành công của chương trình). Sau đó là một số kết luận và phụ lục từ chuyên môn và từ viết tắt trong bài viết.

Naltrexone được thực nghiệm trên lâm sàng tại Bộ phận phụ trách nghiện ma tuý thuộc Trung tâm Y tế tâm thần Connecticut từ năm 1973. Quá trình nghiên cứu này không liên tục mà được chia làm 3 giai đoạn là Naltrexone I, Naltrexone II, và Naltrexone III (còn được gọi là Naltrexone Sê-ri 1, Naltrexone Sê-ri 2, và Naltrexone Sê-ri 3)
  Trước khi trình bày về các chương trình theo các tiêu đề trên, xin trình bày tóm lược về Chương trình Can thiệp ở mức thấp và bệnh nhân được điều trị trên lâm sàng.

Chương trình nghiên cứu:
 
Chương trình Can thiệp ở mức thấp là một phần trong công tác của Bộ phận phụ trách nghiện ma tuý thuộc Trung tâm Y tế tâm thần Connecticut. Tại đây, người nghiện được điều trị 2 lần trong một tuần liệu pháp nhóm (90 phút, vào buổi tối, kiểu gặp gỡ) và có tư vấn khi thấy cần. Người bệnh cũng có thể qua 3 lần kiểm tra nước tiểu trong một tuần, tiến hành ngẫu nhiên, được cho dùng thuốc đối kháng ma tuý.
Tại thời điểm trong chương trình mà liệu pháp đối kháng ma tuý kết thúc thì người nghiện vẫn được tiếp tục điều trị với những phần cơ bản là liệu pháp nhóm, kiểm tra nước tiểu cho đến khi thực sự sẵn sàng để xuất viện. Việc cho phép xuất viện được quyết định bởi bác sĩ điều trị sau khi đã xem xét cẩn thận những tiến bộ mà người nghiện đã đạt được trong suốt thời gian khoảng một năm điều trị.

Cụ thể hơn, trong Chương trình Can thiệp ở mức thấp này người nghiện vẫn đi làm hoặc đi học bình thường vào ban ngày, và đến tham gia vào liệu pháp nhóm vào 2 buổi tối/tuần, kiểm tra ngẫu nhiên nước tiểu 3 lần/tuần. Ngoài 2 lần tiếp xúc chính thức, thì còn có những buổi tiếp xúc bổ sung với các tư vấn viên và các y tá. Như đã nói ở trên, bệnh nhân ngoài ra còn được tư vấn khi cần. Một điểm cần lưu ý là nhiệm vụ, trách nhiệm của người bệnh; điều này được cụ thể hơn qua việc bàn bạc với người bệnh.
Thành phần của đội ngũ nhân viên bao gồm: một giám đốc, 3 tư vấn viên là người đã từng nghiện, 2 y tá, 01 trợ lý nghiên cứu, 01 thư ký (tất cả đều làm việc chính thức, cả ngày (full time)), một bác sĩ nội khoa và một tư vấn viên khác là làm thêm, ngoài giờ (part time). Cách bố trí nhân viên như trên được duy trì suốt chương trình, tuy nhiên cũng có những điều chỉnh đối với số lượng người làm trực tiếp trên lâm sàng tuỳ thuộc vào thực tế.

Các loại đối tượng bệnh nhân nghiện:
 
Đối tượng bệnh nhân nghiện trong chương trình nghiên cứu Naltrexone gồm 3 giai đoạn được phân loại theo các nhóm dựa vào một số tiêu chuẩn. Cũng có một số thay đổi trong các tiêu chuẩn này song nó rất nhỏ và sẽ được giải thích về sau. Tiêu chuẩn về giới tính là nam giới, tuổi từ 18 – 45, cùng với thâm niên nghiện (đầu tiên ấn định là 2 năm nghiện; tại thời điểm là Giai đoạn 3 của nghiên cứu do NAS bảo trợ thì tiêu chuẩn này được giảm xuống đối với tất cả các đối tượng là 6 tháng. Thực ra hầu hết người nghiện đều có thâm niên nghiện lâu hơn mức đó, trung bình là trên 2 năm).

Nhóm bệnh nhân nữa là loại đang có bệnh về thể chất hoặc thần kinh; bệnh lý này tác động khiến người bệnh không đến điều trị hoặc là phải tiếp tục dùng thuốc điều trị (nó có thể gây ra những phản ứng với thuốc đối kháng, hoặc là không thể thực hiện được đánh giá về tác dụng phụ). Ngoài thay đổi về thời gian nghiện như trên, thì còn một thay đổi nữa là về hiện trạng nghiện. Lúc bắt đầu của Nghiên cứu của NAS (Naltrexone III) thì có qui định là chỉ tiếp nhận người bệnh không còn nghiện (với người hiện vẫn đang nghiện thì được tiếp nhận ở một chương trình khác của NAS). Thực chất cũng để phòng ngừa nhận đối tượng là vừa ra tù. Song trên thực tế thì hầu hết các đối tượng được tiếp nhận vào chương trình đều không thuộc diện mới ra tù, có một người là dạng lang thang đường phố và đã sử dụng đến mức bị tái nghiện.

Sau đó nhiều tháng thì tiêu chuẩn tiếp nhận bệnh nhân thay đổi, quay trở lại với tiêu chuẩn như những nghiên cứu trước đây, đó là nam giới, được kiểm tra nước tiểu, sức khoẻ và lý lịch; trường hợp vẫn đang nghiện thì được cai bằng Methadone. Đặc điêm của nhóm đối tượng nghiện được phân loại còn dựa vào yếu tố nhân khẩu học; tính trung bình thì đều là nam giới đã trưởng thành trẻ tuổi (trung bình là 24,69 tuổi), da đen là 54% và da trắng là 46%, chủ yếu sống ở thành thị, địa vị về kinh tế-xã hội, giáo dục ở mức vừa hoặc thấp (trung bình là có 11,3 năm đi học), trước khi đến với chúng tôi thì cũng đã từng đến ít nhất là một chương trình điều trị.
Ngoài ra, một tiêu chuẩn được đặt ra trong Chương trình đối với người nghiện là họ có việc làm, hoặc đi học, học nghề, hay chứng minh được khả năng ổn định, đuy trì được tổ ấm gia đình. Có một điều là việc đánh giá tình trạng công ăn việc có thể phù hợp với người này nhưng chưa hẳn phù hợp với người khác do đó tiêu chuẩn đánh giá này được sử dụng song chưa hẳn là những tiêu chuẩn quyết định.
  Về tổng thể thì hầu hết các đối tượng cai nghiện đều là nam giới có địa vị, trình độ và giáo dục ở mức thấp.

Sau đây là những kinh nghiệm sử dụng Naltrexone trong Chương trình Can thiệp ở mức độ thấp (gồm 3 sê-ri). Chúng sẽ được miêu tả ngắn gọn theo thứ tự, phần kết quả được trình bày ở những phần sau.
 
Sê-ri đầu tiên bắt đầu thực hiện vào tháng 6/1973 trong đó thời gian tiếp nhận được thực hiện cho đến tháng 9 của năm đó. Chương trình bắt đầu với bệnh nhân nội trú để nhằm quản lý và giám sát được chặt chẽ. Đầu tiên chương trình cần 10 bệnh nhân điều trị nội trú. 12 bệnh nhân đã được tiếp nhận; kết quả là trong số này thì có 10 người đã hoàn thành giai đoạn nội trú, 01 người có triệu chứng viêm gan cấp và được loại bỏ khỏi chương trình nghiên cứu, 01 người khác thì không hợp tác ngay sau khi nhập viện với lý do là phải nghỉ do công việc. Người này đã được thuyết phục 2 lần nhưng sau cả 2 lần vẫn không đến. Nghe nói là anh ta sau đó có đến điều trị với Methadone ở một bang khác.

10 bệnh nhân được điều trị nội trú trong khoảng thời gian xấp xỉ là 28 ngày (có trường hợp xuất viện sớm hơn một chút), được thực hiện tại Trung tâm Sức khoẻ tâm thần Conncecticut. Sau đó họ được chuyển sang ngoại trú thuộc phần Chương trình Can thiệp ở mức thấp. Đồng thời tiếp nhận thêm 5 bệnh nhân, điều trị ngoại trú luôn. Do đó tổng số bệnh nhân trong Sê-ri đầu tiên này là 17 người, với 15 người hoàn thành đầy đủ thời gian của chương trình, được cho dùng thuốc với liều lượng 10 mgm hàng ngày, rồi tăng lên mức là 50 mgms/ngày, điều trị 7 ngày/tuần. Duy trì liều 50 mgms/ngày trong 90 ngày thì ngưng sử dụng thuốc.

Như đã nói ở trên, bệnh nhân theo liệu trình điều trị trung bình là khoảng 01 năm. Một đặc điểm nhận thấy là 2/3 người bệnh không chỉ được điều trị trong môi trường nội trú mà họ còn được hưởng bầu không khí lạc quan và cảm thông giữa những người bệnh với nhau và từ các nhân viên. Naltrexone được xã hội mong chờ, vui mừng chào đón do tính ưu việt của nó, có thể do Cyclazocine đã bộc lộ những khiếm khuyết, hạn chế. Nghe nói nhiều bệnh nhân đã bày tỏ ngạc nhiên và vui mừng là thuốc có rất ít tác dụng phụ. Tất cả bệnh nhân đều được khám, kiểm tra sức khoẻ, làm các xét nghiệm cần thiết, CBC, LJA và SMA-12 hàng tuần trong tháng đầu tiên, và về sau thì thực hiện trên cơ sở hàng tháng.

Nghiên cứu Naltrexone – Sê-ri 2:
 
Như đã trình bày ở trên, trong sê-ri 1 việc tiếp nhận bệnh nhân bắt đầu từ tháng 6 cho đến tháng 9/1973. Theo qui định của FDA việc tiếp nhận thêm là không được phép. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh nhân được tiếp nhận thêm vào Chương trình Can thiệp ở mức độ thấp do họ đã được kiểm tra là phù hợp với chương trình này. Như vậy số lượng tổng số tham gia vào Chương trình là 15 người, được áp dụng liệu pháp điều trị như nhau.

Các bệnh nhận này được dùng thuốc đối kháng Naloxone với liều là 800 mgm/ngày. Tất nhiên là liều lượng này không đủ ngăn chặn được 24 giờ. Thuốc được dùng vào cuối buổi chiều nhằm đón cơn dù rằng vẫn còn cả một khoảng thời gian của buổi tối (Kurland và cộng sự, 1973).

Trong loạt nghiên cứu trên 15 bệnh nhân này, họ vẫn được đối xử như là những bệnh nhân giống như Sê-ri trước, ngoại trừ là được dùng Naltrexone khi mà việc cấm sử dụng loại thuốc này được FDA dỡ bỏ với liệu trình điều trị như ở Sê-ri trước. Thời gian điều trị là 6 tháng theo qui định của FDA vào lúc đó. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ở phần kết quả. Khám và kiểm tra sức khoẻ vẫn được thực hiện giống y như ở Sê-ri đầu ngoại trừ là có thêm điện não đồ.

Nghiên cứu Naltrexone – Sê-ri 3:
 
Thực hiện Sê-ri 2 chiếm vài tháng đầu của năm 1974. Trong thời gian này có tổ chức các buổi thảo luận giữa NAS (Viện hàn lâm khoa học quốc gia) và NRC (Uỷ ban nghiên cứu nhà nước), bàn về một phương thức mới trong nghiên cứu Naltrexone. Uỷ ban đánh giá chất đối kháng ma tuý trên lâm sàng của NAS đưa ra phương pháp nghiên cứu mù đôi nhằm đánh giá tác dụng thực sự cuả Naltrexone cả về chủ quan và khách quan.

Phương thức nghiên cứu mới này cũng có tác dụng khích lệ người bệnh đến với phương pháp điều trị bởi bản chất của chương trình này là khuấy động trí tò mò của người bệnh, hãy thử xem tác dụng của chất đối kháng là như thế nào. Trong nghiên cứu của NAS có đánh giá các cá nhân một cách kỹ lưỡng về y học. Trong các kiểm tra đó có việc khám mắt bằng loại đèn có khe (các sê-ri nghiên cứu trước có Điện não đồ, nhưng nó được loại bỏ trong nghiên cứu của NAS).

Khám bệnh chung và khám hệ thần kinh thực hiện theo vạch ranh giới (và cứ 3 tháng lại nhắc lại). Chụp X-quang vùng ngực thực hiện theo vạch ranh giới và khi kết thúc. CBC, UA và SMA-12 được thực hiện hàng tháng. Kháng nguyên Úc, VDRL và huyết học đặc biệt thực hiện theo vạch ranh giới và khi kết thúc của chương trình.

Với việc cho sử dụng Naltrexone trên cơ sở 3 mgày/tuần là hoàn toàn khả thi thực hiện được nên NAS cho áp dụng liều dùng 100 mgm vào ngày thứ Hai và thứ Tư, liều 150 mgm vào thứ Sáu. Tiếp theo là cho tăng dần 10 mgm cho đến mức 50 mgm. Liệu lượng 100 mgm và 150 mgm cho từng giai đoạn 2 và 3 ngày đã được chứng minh là có hiệu quả bởi Resnick (Resnick, 1974).
 
Nghiên cứu về Naltrexone của tổ chức NAS bắt đầu vào tháng 8/1974 tiếp tục cho đến 31/7/1975. Trong 11 tháng này có tổng số 73 bệnh nhân, nhưng chỉ có 54 người là đã thực sự uống thuốc từ một lần trở lên. Khi đến đây họ được cấp phát các chai thuốc nhưng sau đố một số người đã không quay trở lại, những bệnh nhân này được coi là bỏ điều trị và không được tính vào số lượng trong nghiên cứu. Các phát hiện tại nghiên cứu này được gọi là Naltrexone III sẽ được thể hiện cùng các kết quả khác trong phần tiếp theo.

Kết quả I – Quan sát về y học:
 
Một điểm quan trọng trong việc khám phá tác dụng của Naltrexone là mức độ an toàn của thuốc. Loại thuốc mới này đã được thí nghiệm trên động vật và thử nghiệm trên một số người tình nguyện (Martin, Jasinsky & Mansky, 1973) nhưng vẫn còn ở giai đoạn đầu trong nghiên cứu khoa học của chúng tôi. Do đó việc nghiên cứu toàn diện và cả các đánh giá về hệ thần kinh vẫn được thực hiện trong cả 3 giai đoạn nghiên cứu. Các kiểm tra đánh giá giống hệt ở Sê-ri 1 và Sê-ri 2, và cũng hoàn toàn giống ở Sê-ri 3.
 
Các xét nghiệm cho Sê-ri 1 và 2 được thực hiện theo đường ranh giới như sau: (1) chụp X-quang vùng ngực, (2) lao tố Turberculin, (3) EKG, (4) điện não, (5) xét nghiệm nước tiểu với kính hiển vi, (6) CBC có phân biệt, (7) FBS, (8) BUN, (9) Uric acid, (10) chức năng gan, gồm: protein, albumin, bilirubin, alkaline phosphatate, SGOT và LDH, (11) huyết thanh testosterone.
 
Tiếp theo là xét nghiệm thực hiện hàng tuần gồm:
1) CBC,
2) nước tiểu,
3) BUN,
4) uric acid trong máu,
5) chức năng gan (như ở trên).
  Sau cùng, các xét nghiệm thực hiện hàng tháng và khi kết thúc gồm: EKG, huyết thanh electrolytes, testosterone và điện não đồ.
 
Ở sê-ri nghiên cứu II, các xét nghiệm vẫn được thực hiện giống như ở sê-ri I ngoại trừ là bỏ các xét nghiệm: điện não và huyết thanh testosterone.
  Ở sê-ri nghiên cứu III, các xét nghiệm sau được hiện theo đường ranh giới, hàng tháng và khi kết thúc bao gồm: (1) CBC có phân biệt, (2) SMA 12-60 gồm FBS, BUN, uric acid, phosphorous vô cơ, calcium, cholesterol và chức năng gan trong đó có protein, albumin, bilirubin, alkaline phosphatase, SGOT và LDH, và xét nghiệm nước tiểu. Các xét nghiệm thực hiện theo đường ranh giới, tháng thứ 3 và khi kết thúc gồm: (1) đếm hồng cầu lưới, (2) đếm tiểu huyết cầu. (3) prothrombin time, (4) chụp x-quang ngực, (5) kiểm tra mắt với đèn có khe, (6) EKG.
 
Một số kiểm tra định kỳ thường xuyên: kiểm tra hàng tuần Huyết áp và cân nặng.
  Khám sức khoẻ, phỏng vấn trắc nghiệm về tâm lý, kiểm tra hệ thần kinh được thực hiện theo vạch ranh giới, tháng thứ 3 và khi kết thúc.
  Các kết quả có thể được đề cập bằng nhiều cách khác nhau song có lẽ cách dễ dàng nhất là theo các nhóm, trước tiên là nhóm nghiên cứu Sê-ri 1 và Sê-ri 2, rồi sau đó là Sê-ri 3.

Với nhóm nghiên cứu Sê-ri 1 và 2 thì có thể nói như sau:
1) không thấy có thay đổi trên phim chụp vùng ngực. Có vài trường hợp xơ hoá nhẹ,
2) kiểm tra Tuberculin có thấy tăng nhưng không dấu hiệu bị bệnh
3) không có thay dổi trong EKG đối với Naltrexone! một trường hợp dùng quinidine là loại thuốc làm chậm nhịp tim (để kiểm soát nhịp tim) thấy có kết quả tốt: anh ta có triệu chứng nhẹ từ lâu và thấy tốt hơn khi dùng thuốc.
4) điện não đồ không thay đổi trước, trong và sau khi dùng Naltrexone.
5) Xét nghiệm nước tiểu ở nhóm này (cũng như với nhóm sau) cho thấy có viêm nhiễm đường niệu – sau đó được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Chỉ có một trường hợp có khả năng là niệu albumin nhưng chưa được chứng minh trên nghiên cứu 24h.
6) Chỉ có thay đổi duy nhất ở CBC là có liên quan đến bệnh học – ví dụ nhiễm virut. Không có những thay đổi kếo dài hoặc khó lý giải ở hồng huyết cầu và bạch huyết cầu.
7) FBS luôn bình thường; một vài trường hợp thấy bất thường nhưng sau kiểm tra lại thì thấy lại bình thường.
8) BUN: tổng thể là bình thường.
9) Uric acid có thấy tăng ở một số bệnh nhân nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và không thay đổi với liều dùng Naltrexone.
10) kiểm tra chức năng gan thấy có mức thay đổi nhiều nhất – ví dụ, chỉ có 4 trong số 17 bệnh nhân thử nghiệm Naltrexone trong Sê-ri 1 là có mức SGOT bình thường đều đặn, và trong số 4 người này thì có 2 người là kiêng rượu hoàn toàn. Gần như là toàn bộ bệnh nhân ở sê-ri nghiên cứu này và ở sê-ri sau là đều có uống rượu, nhiều người là dùng rượu nặng và có nhiều người tiền sử dương tính với viêm gan.

Điểm chú ý là một số bệnh nhân có thấy giảm dần mức SGOT (đồng thời giảm cả LDH, bilirubin và alkaline phosphatese) khi họ nhập viện nội trú (trong môi trường không có rượu). Việc giảm tương tự cũng thấy ở cả nhóm ngoại trú mà không sử dụng rượu. Giai đoạn viêm gan cấp không phải không phổ biến: ở Sê-ri nghiên cứu 1 được loại bỏ nhưng được lặp lại ở Sê-ri 2. Mức huyết thanh testosterone thay đổi đáng kể nhưng vẫn ở mức bình thường và xét nghiệm này về sau bị loại bỏ.

Trong Sê-ri 3 nghiên cứu Naltrexone, các kết quả cũng tương tự như ở sê-ri trước. Do đó thay đổi ở lượng bạch cầu và phân biệt chỉ là tạm thời và có quan hệ tới bệnh học xác định. Kết quả loạt xét nghiệm SMA-12 nhìn chung không có gì nổi bật ngoại trừ vẫn là mức bất bình thường cao của chức năng gan - chủ yếu là tăng SGOT và huyết tương protein, thường là tăng gamma globulin (protein trong huyết tương) và huyết tương kháng protein (serum immunoprotein). (IgM, IgA, và IgG).

Mức tăng không bình thường cũng thấy ở nhóm có tiền sử nghiện rượu và bị viêm gan. Thường thấy tăng đáng kể ở chỉ số của chức năng gan như SGOT, thấy rõ qua xét nghiệm máu sau khi có sử dụng rượu. Cũng tương tự như ở các sê-ri trước, trường hợp có bệnh lý về gan thì bác sĩ điều trị có thể có những điều chỉnh, can thiệp, có thể quyết định cho tiếp tục hoặc dừng thuốc điều trị. Nhiều trường hợp có bệnh lý cấp tính thì cần phải dừng điều trị bởi nó không đảm bảo cho nghiên cứu và được gọi là “Nhóm dừng điều trị có nguyên nhân”.

Nhóm đã hoàn thành 150 ngày điều trị thì được coi là đủ thời gian điều trị. Luôn dừng thuốc điều trị cai nghiện khi kiểm tra thấy chức năng gan xấu đi mặc dù không sử dụng rượu. Trong toàn bộ 5094 lần xét nghiệm ở nhóm bệnh nhân điều trị với Naltrexone trong Sê-ri III thì có 436 kết quả (tức chiếm 8,5%) là không bình thường. Trong số không bình thường này, có 277 (chiếm 63%) là liên quan đến chức năng gan, 99 kết quả khác (tức 23%) là những phát hiện không bình thường qua xét nghiệm nước tiểu (điển hình là WBC trong nước tiểu). Còn lại 60 kết quả (13%) thuộc của 54 người bệnh là liên quan đến các bệnh lý khác.

Một kết quả kiểm tra khác đáng chú ý là kiểm tra mắt với loại đèn có khe. Tháng 5/1976, có 2 bệnh nhân đã được điều trị xong hoàn toàn được kiểm tra mắt với loại đèn khe này. Kết quả cho thấy họ có bệnh lý về võng mạc (một trường hợp là có lỗ võng mạc và một trường hợp là tuyến lệ võng mạc có hình móng ngựa), không xuất hiện ở vạch ranh giới. Dù không phải là số lượng lớn song vẫn cần được làm rõ là liệu Naltrexone có liên quan đến bệnh lý về võng mạc. Nghiên cứu mù đôi không áp dụng được với 2 trường hợp này. Bệnh nhân có bệnh lý rõ rệt nhất được cho dùng thuốc giả dược; người còn lại được điều trị bằng thuốc.

Sau đó có 20 bệnh nhân được kiểm tra mắt và kết quả là không có những thay đổi rõ rệt đáng kể nào, vậy có thể kết luận khi so sánh với số đông được thí nghiệm. Tham khảo ý kiến với các bác sĩ chuyên khoa mắt cũng như hội ý với các nhà khoa học khác có thể kết luận lại rằng không có cơ sở về sự tác động của chất đối kháng ma tuý đối với võng mạc của vật được nghiên cứu trong đó có cả người.
  Khám các chuyên khoa khác, gồm cả thần kinh cũng không phát hiện những bất thường đáng kể nào. Về trạng thái tâm thần cũng không có gì bất thường cho dù đây là nhóm nghiện tuổi còn trẻ với nhiều hoàn cảnh khác nhau như bỏ nhà, phạm pháp bị tống giam, có các khủng hoảng đầu đời.

Các triệu chứng phản ứng phụ:
 
Các triệu chứng này cần được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng song tại thời điểm này có thể nói rằng Naltrexone hoàn toàn chấp nhận được. Những phàn nàn về thuốc rất ít thậm chí là không có ở một số bệnh nhân. Phàn nàn, kêu ca nhiều nhất là khó chịu ở phần bụng, thường là cảm giác co thắt hoặc cảm giác thấy nặng ở vùng thượng vị hoặc ở bụng dưới. Cảm giác đau là rất hiếm. Chỉ có 3 bệnh nhân dừng điều trị do phàn nàn về có bất ổn ở vùng bụng.

Bệnh nhân thứ nhất là L.W. (NAS 016) thấy có triệu chứng do vi rút và huyết áp hơi cao ngay sau bắt đầu điều trị, anh ta kêu buồn nôn. Sau khi được điều trị triệu chứng do vi rút, người này vẫn kêu buồn nôn và nôn. Cho dừng sử dụng Naltrexone 2 lần, sau mỗi lần nghỉ, rồi bắt đầu dùng thuốc tiếp, anh ta vẫn thấy buồn nôn và nôn. Sau đó anh ta được dừng cai nghiện, chuyển sang điều trị huyết áp cao, sau khoảng 1 tháng thì thôi điều trị này. Gần đây được biết là anh ta đã cai nghiện xong.
 
Bệnh nhân khác là F.T. (NAS 028) cũng phàn nàn về những khó chiu liên tục ở vùng bụng, đôi khi có thấy buồn nôn và nôn: nhu động ruột bị co cứng (không ỉa chảy). Anh ta còn phàn nàn về nhu động ruột xanh nhưng thực ra đây chỉ là cảm tính, phân tích trên máy không phát hiện thấy. Cho dừng sử dụng Naltrexone thì người bệnh cảm thấy tốt hơn, tiếp tục sử dụng thuốc triệu chứng lại xuất hiện. Đánh giá về ca này là chưa ổn định bởi F.T. là một người nghiện rượu, anh ta cũng cảm thấy tốt hơn khi giảm uống rượu. Việc điều trị cho anh ta phải tạm dừng và có thể kết luận là với bệnh nhân này việc dùng Naltrexone trong khi vẫn sử dụng rượu là không thể được.
 
Hai bệnh nhân khác là K.A. (030) và W.H. (067) cũng có phàn nàn, tuy không nhiều, về những khó chịu ở vùng bụng, họ đề nghị cho dùng Naltrexone với liều là 6 ngày/tuần thay vì liều qui định là 3 ngày/tuần. Nên hiểu là liều trên cả tuần là như nhau nhưng với liều 6 ngày thì tất nhiên thuốc của mỗi ngày sẽ phải ít hơn. Kết quả là 2 người này cảm thấy phù hợp hơn. Điều này cho thấy là Naltrexone, ít nhất là ở một số bệnh nhân, có tác dụng kích thích dạ dày, ruột, và trong 2 trường hợp cụ thể này thì họ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác và họ cần phải được thăm khám theo dõi thường xuyên hơn. Hai trường hợp này cũng phản ánh một thức tế là Naltrexone cũng có những hạn chế, ít nhất là đối với một số ít bệnh nhân.
 
Cả hai bệnh nhân trên đều có bệnh về dạ dày và họ vẫn được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Còn một bệnh nhân khác nữa cũng yêu cầu cho dùng liều 6 ngày/tuần, thực ra anh ta đề nghị là liều 7 ngày/tuần, bệnh nhân này là R.G. (NAS 071), 23 tuổi, có tiền sử bệnh dạ dày đã 8 năm. Khi các triệu chứng của bệnh dạ dày nghiêm trọng lên, việc ngưng sử dụng Naltrexone được thực hiện, nghiên cứu mù đôi không thể áp dụng và áp dụng cho anh ta loại giả dược để trấn an.
  Ngoài các ca có triệu chứng về đường ruột nói trên, không còn phản ứng phụ nào khác trong các đối tượng mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu.
     
Kết quả II – Duy trì điều trị và Bỏ dở điều trị:
 
Kết quả của Nghiên cứu Naltrexone Sê-ri 1 được thể hiện ở Hình 1 (Figure 1). Trong hình này cũng như ở các hình về sau, kết quả gồm 3 nhóm bệnh nhân. Nhóm đầu tiên là nhóm cá nhân bỏ điều trị - tự ý bỏ điều trị sớm. Nhóm tiếp theo là nhóm hoàn thành điều trị, có kết quả tốt. Nhóm cuối cùng là nhóm bị ngưng điều trị có lý do, có thể vì lý do thuốc hoặc chuyển địa điểm không thuộc cơ sở của chúng tôi, vv.
Trong hình 1 có thể thấy nhóm 4 bệnh nhân đầu tiên là thuộc nhóm tự ý bỏ điều trị, chiếm 20% của tổng số cơ sở (base number) (Số cơ sở = Tổng số tham gia nghiên cứu – Số phải ngừng điều trị). 10 bệnh nhân tiếp theo là nhóm đã hoàn thành giai đoạn dùng thuốc Naltrexone trong chương trình điều trị - drug phase (nên phân biệt với Giai đoạn lâm sàng sau giai đoạn dùng thuốc của chương trình – post-drug clinical phase), nhóm này chiếm 71% của số cơ sở là 14 người.
3 bệnh nhân cuối là nhóm phải ngưng điều trị, chiếm 17% trong tổng số 17 người trong nghiên cứu. Nhóm phải ngưng điều trị - không cho dùng naltrexone, ngoài ý muốn của người bệnh, bởi lý do là họ có các bệnh lý.
Những bệnh nhân hoàn thành chương trình ở Naltrexone I này (có thời gian dài hơn 90 ngày như đã định) là tương đối thấp (3 trong số toàn bộ).
Có thể thấy ở đây, cũng như ở các sê-ri tiếp theo, là có sự chênh lệch giữa nhóm hoàn thành đủ thời gian dùng thuốc và nhóm hoàn thành đủ thời gian của chương trình. (cũng có thể thấy ở đây – Sê-ri 1, sự chênh lệch là lớn nhất, có thể là do thời gian chỉ là 3 tháng, trong khi thời gian của chương trình là 12 tháng, và trong thời gian đầu cũng có những trường hợp tái nghiện).

 
Hình 2 (Figure 2) thể hiện kết quả của Sê-ri 2 hay còn gọi là “Naltrexone II”. Cũng tương tự như ở Sê-ri trên là gồm 3 nhóm bệnh nhân song ở đây có một số đối tượng bất bình thường mà lẽ ra có thể sắp xếp vào một nhóm khác ngoài 3 nhóm kể trên.  Chúng tôi chỉ liệt kê ra 6 đối tượng có kết quả khác thường như sau:
(1) Bệnh nhân Số 1, M.S. phải ra khỏi chương trình nghiên cứu sau khi bị toà tuyên án. Lúc này anh ta mới tiết lộ rằng chỉ giả nghiện ngập để che đậy việc buôn bán ma tuý, có dùng heroin nhưng không nghiện.
(2) Bệnh nhân Số 6, J.M. dùng Naltrexone rất quyết liệt, nhưng sau đó lại dần chễ nải, bỏ bê không đến điều trị và dùng thuốc, cuối cùng thì anh ta bỏ dở và chuyển sang chương trình dùng Methadone.
(3) Bệnh nhân Số 12, S.B. đã sử dụng quá liều thuốc an thần barbituate sau khi cãi cọ với người yêu. Sau đó được chuyển đến bệnh viện, rồi chuyển về điều trị tại nhà.
(4) và (5) liên quan đến bệnh nhân số 13 và 14. Cả 2 bệnh nhân này đều có tính vô tổ chức từ khi vào điều trị. Bệnh nhân số 14 tình hình xấu nhanh hơn, có biểu hiện rối loạn tâm lý và hoang tưởng và được điều trị với phenothiazine, cuối cùng được chuyển sang điều trị duy trì với Methadone. Còn bệnh nhân số 13 thì ý thức dần dần vô tổ chức và kèm theo những dấu hiệu trầm uất, khiến anh ta tìm đến và muốn được tiếp xúc nhièu giờ với các nhân viên. Người này bắt đầu dùng đều đặn amphetamine và anh ta coi nó như là thứ thuốc tốt đối với anh ta. Anh ta dùng amphetamine sau khi tuyên bố là đã dùng thử Elavil và Triavil và thấy chúng không có hiệu quả.
Đúng là cả 2 bệnh nhân số 13 và 14 đều có tiền sử bị bệnh tâm thần, nhưng lúc nhập viện thì bình thường, chưa biểu lộ bệnh. Có thể là do tác dụng làm dịu của ma tuý bị mất đi trong điều trị cai đã làm cho 2 người này mất trạng thái điều chỉnh của họ. Không có lý do gì để nghi ngờ là Naltrexone ảnh hưởng tới tâm thần của họ, đặc biệt là họ lại có tiền sử bệnh trước đây.

(6) Bệnh nhân số 15 chuyển đi sinh sống ở một nơi khác xa, ngoài phạm vi của chúng tôi.
Nhìn tổng thể thì chúng tôi quyết định sắp xếp 4 trong số 6 bệnh nhân trên vào nhóm bỏ dở điều trị do có nguyên nhân như đã trình bày ở trên. Tỷ lệ là 4 trên tổng số 15 bệnh nhân trong nghiên cứu này, chiếm 26%, là tương đối cao (ở 2 sê-ri trước tỷ lệ này là 17% và 13%). Trong bất cứ trường hợp nào thì tỷ lệ % số điều trị thành công cũng ít hơn so với ở sê-ri đầu tiên, ở mức 45%, và tỷ lệ cá nhân tự ý bỏ dở điều trị tăng lên 54%, ở mức trên một nửa.
 
Tóm lại, nhóm 15 bệnh nhân được nghiên cứu này thì có 10 người đã có dùng Naloxone lúc đầu, được điều trị ngoại trú với Naltrexone trong 6 tháng với kết quả là 54% đã tự ý bỏ dở điều trị, 45% hoàn thành điều trị, và 26% là phải dừng điều trị do những nguyên nhân khác nhau. Số liệu này không thể đại diện cho toàn bộ số bệnh nhân được nghiên cứu trong sê-ri này của chúng tôi. Độc giả cũng cần lưu ý là có 2 bệnh nhân được thử thách trong quá trình điều trị của nghiên cứu.
 
Kết quả nghiên cứu Naltrexone ở Sê-ri thứ 3 được thể hiện ở Hình 3. Có thể thấy ngay là khoảng 1/3 số người trên bảng này kết thúc điều trị, hoàn thành chương trình nghiên cứu (dùng phương pháp nghiên cứu mù đôi, sử dụng thuốc thật và loại giả dược). Trên hình 3 có thể thấy là Tổng số N là 54 người, có 7 người trong tổng số 54 này, là thuộc nhóm bị loại bỏ do khách quan.
Do đó số cơ sở (base number) còn lại là 47 người (54 - 7) với tỷ lệ 68% là bỏ do chủ quan (người bệnh tự ý bỏ) và còn lại là 32% là hoàn thành chương trình điều trị, trong số này có 3 người là được kết thúc sớm do một số lý do, được bác sĩ điều trị chấp thuận. 3 bệnh nhân này được đánh dấu sao (*) trên hình 3. Một người là được phép của bác sĩ chuyên khoa do có bệnh lý ở bụng, một người được chấp nhận bởi lý do đi làm cả ngày và đi học vào buổi tối, và một người là được bảo lãnh. Cả 3 người này đều tiến triển bình thường và vẫn liên lạc đều đặn với chương trình.
 
Tỷ lệ thấp của số người hoàn thành điều trị là do bởi mối quan hệ âm tuyến giữa độ dài của chương trình và số người theo, được minh hoạ ở Hình 4 - thể hiện việc giảm rõ rệt từ Sê-ri nghiên cứu I cho đến sê-ri 3 (Sê-ri 1: 90 ngày, sê-ri 2:180 ngày, sê-ri 3: 270 ngày). Tuy nhiên nhìn vào các Bảng 1, 2 và 3 (Table 1, 2 &3 – tương ứng với 3 sê-ri nghiên cứu) thể hiện số lượng bệnh nhân tự ý bỏ tương ứng tại các thời điểm (number of day: từ 0 đến 30 ngày, 31 – 60 ngày ..... 241 – 270 ngày) trong chương trình, và ở trên các Hình 5, 6 và 7 thể hiện tỷ lệ phần trăm (%): càng thể hiện rõ không có quan hệ tuyến tính giữa độ dài thời gian của chương trình và số lượng bỏ điều trị.
Ở bảng 1 & 2 thể hiện số liệu của sê-ri 1 và 2 cho thấy ở thời điểm cuối của chương trình thì số người bỏ là 0.
Tương tự ở bảng 3 – xê-ri 3: Duy nhất chỉ có 2 ngưòi bỏ. Sê-ri này áp dụng phương pháp mù đôi và cũng tại Sê-ri này cần lưu ý là số lượng bỏ lên mức cao nhất xảy ra vào ngày thứ 150 – minh hoạ trên Hình 7, kèm theo ở phía dưới là một dòng kẻ đứt nét, với 3 trường hợp bị đình chỉ do vi phạm qui định, trong qui định này có việc cấm đem theo vũ khí. 2 trường hợp là không chấp hành qui định của chương trình và 01 trường hợp là đồng loã với hành vi bị nghiêm cấm. Đây chỉ những trường hợp ngoại lệ đã xảy ra và hy vọng là nó sẽ không lặp lại ở những lần sau.
  Để tiếp tục hảo luận thêm về việc người bệnh duy trì điều trị, số lượng suy giảm giữa sê-ri 1 và 2 có thể là do có sự liên quan giữa việc tăng thời gian điều trị từ 90 lên 180 ngày, đồng thời là việc nhóm loại bệnh nhân được tiếp nhận ở sê-ri 2 cũng đa dạng hơn.
 
Được minh hoạ tại Hình 8 và trong các Bảng 4, 5 và 6 có một mục được đề cập gọi là Thử thách với người bệnh (challenge). Nó có nghĩa là việc người cai nghiện vẫn có dùng ma tuý trong thời gian đang được điều trị với Naltrexone. Trong các bảng 4, 5 và 6 có một cột là “miss med” tức là missed medication – nghĩa là: số lần người bệnh quên, nhỡ nhàng không dùng thuốc điều trị. Trong cột này chỉ duy nhất có 01 người trên tổng số 19 người là không bỏ sót một lần nào, tỷ lệ trung bình là có 10 lần bỏ. Cũng theo bảng này thì dữ liệu được tập hợp gồm 2 nhóm là: Thử thách trực tiếp (direct challenge) là nhóm có sử dụng ma tuý trong vòng 24 giờ sau khi uống Naltrexone (hoặc có thể là 48 hoặc 72 giờ tuỳ vào mức liều lượng lớn thuốc đã dùng); và một nhóm khác là Thử thách gián tiếp (indirect challenge) là nhóm có sử dụng ma tuý nhưng không cho dùng Naltrexone. Kết quả dược thể hiện ở Bảng 5 và 6.
 
Kết quả kiểm tra nước tiểu kết hợp với thông tin qua phỏng vấn, thăm hỏi người bệnh. Việc hỏi han cần khéo léo, thận trọng, sau đó thông tin này được đánh giá bởi những nhân viên có kinh nghiệm trong đó có cả những tư vấn viên là người trước kia đã từng nghiện. Chỉ có 6 trong số 19 bệnh nhân có thấy morphine trong nước tiểu nên việc áp dụng kết quả gián tiếp cho các ca khác là cần phải được đánh giá xem xét. Sai sót có thể xảy ra trong những phán đoán mang tính cảm tính và nhiều bệnh nhân chỉ thổ lộ cho đến khi sắp kết thúc, khi họ thấy “an toàn” để nói ra.
Điển hình là họ rất muốn biết liệu có phải đang được dùng thuốc thật hay không. Điều khá lý thú là có một số bệnh nhân nói rằng họ cảm thấy chắc chắn là mình đang được dùng loại giả dược (placebo) và cuối cùng là họ bị tái nghiện (với bệnh nhân số 009 và 019) trong khi một số khác biết rõ thuốc của họ là giả dược nhưng lại vượt qua qua được (bệnh nhân số 023 và 072).
 
Hình 8 (Figure 8) minh hoạ kết quả nghiên cứu trong Naltrexone III, so sánh giữa kết quả của nhóm toàn bộ bệnh nhân (N=54) và kết quả của nhóm thí nghiệm cho thử thách (challenge – có N= 19 người). Có thể thấy là kết quả chung của 2 nhóm là giống nhau. Điều này cho thấy rằng việc được thử thách không ảnh hưởng tới việc người bệnh bỏ điều trị.
 
Bảng 5 (Table 5) là bảng tách ra từ Bảng 4, chỉ thể hiện kết quả của nhóm được Thử thách trực tiếp (direct challenger – nhóm có dùng đồng thời cả Naltrexone và ma tuý). Kết quả khá ổn định, với thời gian sử dụng thuốc điều trị trung bình là 176 ngày, và thời gian tham gia chương trình điều trị là 201 ngày. Ngược lại với Bảng 6 là của nhóm Thử thách gián tiếp (indirect challenger) có số ngày trung bình tương ứng là 66 và 71 ngày.
Điều này cho thấy là những bệnh nhân ở Bảng 6 đã né tránh dùng thuốc đối kháng và tham gia chương trình.
Sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm nói trên “Trực tiếp/direct” và “Gián tiếp/in-direct” cũng đã được chứng minh qua thí nghiệm Mann-Whitney U-test  (với p ≤ 1). Như vậy có thể thấy rằng nhóm bệnh nhân có sử dụng thuốc đối kháng cho kết quả hoàn toàn khả quan, đồng thời thừa nhận là nhóm hoàn thành điều trị ở chương trình này còn thấp và hành vi của họ cũng đã được thử thách đáng kể.
 
Kết quả III - Một số phát hiện liên quan khác
 
Trong các nghiên cứu trên lâm sàng thì việc xác định hình thức điều trị nào là phù hợp nhất đối với một bệnh nhân cụ thể hoặc với một nhóm bệnh nhân là một việc quan trọng. Khi đã nắm biết được các yếu tố hoặc điều kiện, bác sĩ điều trị có thể phân loại được bệnh nhân thuộc nhóm nào, giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn. Điều này càng quan trọng hơn trong các chương trình do các tổ chức hoặc chính phủ tài trợ kinh phí.
Ở New Haven, 3 năm qua đã có nhiều nỗ lực để tìm lời giải cho vấn đề ở trên đối với liệu pháp đối kháng. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi tin tưởng là chúng tôi đã có thể thực hiện được: (1) loại bỏ bớt đi nhiều các yếu tố, những quan ngại về việc loại nghiện nào là phù hợp nhất đối với liệu pháp đối kháng ma tuý, và (2) xác định được một hoặc hai thông số liên quan nhiều nhất đối với vấn đề này. Nếu đề cập các thông số ngay ở đây có thể gây rối trí người đọc do đó chúng tôi đưa bộ các thông số vào phần Phụ lục A.
 
Cách tiếp cận với vấn đề của chúng tôi là theo hướng trực giác. Không có chuẩn chính thức nào áp dụng cho việc chọn các thông số. Người nghiên cứu chủ yếu dựa vào số liệu lấy từ nghiên cứu thực nghiệm và theo trực giác kinh nghiệm của bản thân. Tổng số có 35 thông số được chia vào 3 nhóm là:
(1) Nhóm các chỉ số trong chương trình điều trị,
(2) Nhóm các chỉ số về nhân khẩu học,
(3) Lý lịch về quá trình nghiện
  (Chi tiết xin xem phần Phụ lục A)
 
Kết luận:
  1)    Ba nghiên cứu sử dụng Naltrexone để điều trị bệnh nhân nghiện ma tuý đã được trình bày. 3 sê-ri nghiên cứu có một số khác nhau như là về lượng thời gian điều trị, 2 sê-ri đầu thuộc diện nghiên cứu “mở” và sê-ri thứ 3 áp dụng phương pháp nghiên cứu mù đôi. Các sê-ri được thảo luận đồng thời với nhau bởi có những đặc điểm chung và cũng bởi việc nghiên cứu để tìm ra một phác đồ điều trị hiệu quả bằng Naltrexone là tâm điểm của nghiên cứu này.
2)    Qua các kết quả khám, kiểm tra sức khoẻ đảm bảo rằng Naltrexone là loại thuốc an toàn.
3)    Phản ánh chung từ người bệnh cho thấy rằng Naltrexone là loại thuốc chấp nhận được tuy nhiên cũng gây một số khó chịu ở bụng, thường xuất hiện ở những người tiền sử đã có bệnh về dường ruột hoặc nghiện rượu.
4)    Tỷ lệ khác biệt trong nhóm duy trì điều trị cùng các lý do kèm theo được thảo luận trong 3 nghiên cứu. Một yếu tố được cho là có liên quan đến tỷ lệ duy trì thấp ở sê-ri 3 được gọi là Thử thách (challenge) cùng với thuốc đối kháng cũng đã được đề cập.
5)    Phân tích số liệu của 35 chỉ số thuộc 3 nhóm chỉ số đưa đến kết luận là có một số thông tin lấy từ người bệnh không đảm bảo tin cậy để đánh giá mức độ điều trị thành công. Hai yếu tố được xem có liên quan đến kết quả điều trị và được đề xuất sử dụng ở những lần sau là có mức ổn định cuộc sống và tình trạng ổn định sau cai.
6)    Xin tiết lộ một nghiên cứu mới đang được thực hiện trong Chương trình Can thiệp ở mức độ thấp (Low Intervention Program). Nó còn quá sớm để có thể đánh giá song trải qua 4 tháng thực hiện thấy tiến triển tốt. Chương trình này chủ yếu tập trung vào động lực của người bệnh, khích lệ tính tự giác cao nhất của họ.
             
Phụ lục A - Giải thích các thuật ngữ
  Phần 1:    Các chỉ số trong phần chương trình điều trị
 
(CBAD) Number of Urines Positive for Barbiturate and Amphetamines Số lần có kết quả nước tiểu dương tính với loại thuốc an thần Barbiturate và loại thuốc kích thích Amphetamines Tính từ lúc nhập viện cho đến khi kết thúc, ra viện.
 
(CHALLENG) Challenge Nếu bệnh nhân có sử dụng ma tuý trong khi đang uống thuốc điều trị
 
(COILLD) Number of Urines Positive for Other Illicit Drugs Số lần có kết quả nước tiểu dương tính với các loại thuốc bị cấm khác. Tính từ lúc nhập viện cho đến khi kết thúc, ra viện.
 
(COMPD) Completion of Drug - Điều trị đầy đủ theo chương trình
Với Naltrexone I, bệnh nhân được uống thuốc điều trị trong 90 ngày.
Với Naltrexone II, bệnh nhân được uống thuốc điều trị trong 180 ngày
Với Naltrexone III, bệnh nhân được uống thuốc điều trị trong 270 ngày
 
(COPIATE) Number of Urines Positive for Opiate Drugs Số lần có kết quả nước tiểu dương tính với ma tuý các loại. Tính từ lúc nhập viện cho đến khi kết thúc, ra viện.
 
(ETOM) Elapsed Time on Medication Số ngày mà bệnh nhân đã chính thức uống thuốc điều trị
 
(ETOP) Elapsed Time of Program Số ngày mà bệnh nhân đã chính thức tham gia trong chương trình điều trị
 
(FOLLSTAT) Follow-up Status (1,2,3)
Chỉ số này có 3 giá trị là: 1) dương tính hay là tích cực, 2) tái nghiện, 3) chưa rõ.
Kết quả (1) phản ánh người nghiện không tái nghiện, thể hiện hành vi tốt.
 
(GROUP) Theo nhóm
Bệnh nhân được phân ra là nhóm hoàn thành đợt điều trị và nhóm tự ý bỏ.
 
(NUMISS) Number of Missed Urines
Số lần bỏ, không đến kiểm tra nước tiểu theo yêu cầu, từ lúc nhập viện cho đến khi kết thúc, ra viện.
 
(REQURIN) Required Urines
Số lần cần kiểm tra nước tiểu, từ ngày nhập viện cho đến khi kết thúc chương trình điều trị
 
(SAMPLE) các mẫu bao gồm: 1,2,3,   1&2,   2&3,   1&2 vs.3
(2)  Đối tượng chỉ ở Naltrexone I
(3)  Đối tượng chỉ ở Naltrexone II
(4)  Đối tượng chỉ ở Naltrexone III
(1&2) Đối tượng ở Naltrexone I và Naltrexone II kết hợp
(2&3) Đối tượng ở Naltrexone II và Naltrexone III kết hợp
(1&2  vs.3) Đối tượng ở Naltrexone I và II kết hợp cùng nhóm III

 
strong>Phần 2:    Các chỉ số về nhân khẩu học
 
(AGE) độ tuổi
Tuổi của bệnh nhân khi nhập viện điều trị
 
(DELREC) Delinquent Record - Tiền sử có vấn đề
Có tham gia vào các tổ chức tội phạm trước khi tròn 18 tuổi
 
(MOINCAR) Months of Incarceration - Số tháng bị tống giam
Số tháng bị giam giữ trong tù, trại hoặc nơi cải tạo dành cho vị thành nhiên. Nếu thông tin có sự mâu thuẫn, thì lấy thời gian bị giam giữ lâu nhất để tính.
 
(NUMARRST) Number of Arrests
Số lần bị bắt giữ, bất kể là có bị tuyên án hay không
 
(NUMINTRT) Number of Months in Prior Drug Treatment Programs
Số tháng mà người nghiện đã từng được điều trị ở các chương trình khác trước khi bắt đầu chương trình điều trị này. Nếu thông tin có sự mâu thuẫn, thì lấy thời gian điều trị lâu nhất để tính
 
(PRDRUGTRT) Number of Prior Drug Treatment Programs
Số các Chương trình điều trị cai nghiện đã từng tham gia (nội trú, ngoại trú, hoặc ở trong tù)
 
(RACE) Chủng tộc
Da trắng hoặc da đen. Các nhóm khác không có trong nghiên cứu
 
(STABLIV) Stable Living Arrangement – Có cuộc sống ổn định
Được ghi điểm là tích cực nếu bệnh nhân có cuộc sống dễ chịu, thoải mái, thường là sống cùng bạn đời, hoặc cùng gia đình.
 
(YRED) Years of Education - Khoảng thời gian đã đi học
Học vấn cao nhất đã đạt được trước khi nhập viện điều trị

 
Phần 3:    Lý lịch về quá trình nghiện
 
(AMPHETAGE) Age of Onset of Amphetamine Use
Tuổi lúc bắt đầu sử dụng chất kích thích Amphetamine
 
(AMPHETYRS) Number of years patient used Amphetamines minus any known periods of incarceration and other drug treatment.
Số năm mà bệnh nhân đã sử dụng Amphetamine, không tính thời gian bị bắt giam giữ và đang được điều trị cai nghiện.
 
(BARBAGE) Age of Onset of Barbiturate Use
Tuổi lúc bắt đầu sử dụng chất an thần Barbiturate
 
(BARBYRS) Number of years patient used Barbiturate minus any known periods of incarceration and other drug treatment programs
Số năm mà bệnh nhân đã sử dụng Barbiturate, không tính thời gian bị bắt giam giữ và đang được điều trị cai nghiện.
 
COCAGE) Age of onset of cocain use
Tuổi lúc bắt đầu sử dụng Cocain
 
(COCYRS) Number of years patient used Cocain minus any known periods of abstinence including periods of incarceration and other drug treatment programs
Số năm mà bệnh nhân đã sử dụng Cocain, không tính thời gian bị bắt giam giữ và đang được điều trị cai nghiện.
 
(LIQUAGE) Age of onset of alcohol use
Tuổi lúc bắt đầu sử dụng rượu cồn
 
(LIQYRS) Number of years patient used alcohol minus any known periods of abstinence including periods of incarceration and other drug treatment programs
Số năm mà bệnh nhân đã sử dụng rượu cồn, không tính thời gian bị bắt giam giữ và đang được điều trị cai nghiện.
 
(MARJAGE) Age of onset of marijuana use
Tuổi lúc bắt đầu sử dụng cần sa.
 
(MARJYRS) Number of years patient used marijuana minus any known periods of abstinence including periods of incarceration and other drug treatment programs
Số năm mà bệnh nhân đã sử dụng cần sa, không tính thời gian bị bắt giam giữ và đang được điều trị cai nghiện.
 
(OPIATEAGE) Age of onset of opiate drug use
Tuổi lúc bắt đầu sử dụng ma tuý loại opiate
 
(OPYRS) Number of years patient used opiate drug  minus any known periods of abstinence including periods of incarceration and other drug treatment programs
Số năm mà bệnh nhân đã sử dụng ma tuý loại opiate, không tính thời gian bị bắt giam giữ và đang được điều trị cai nghiện.
   
PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI NALTRELXONE:
CÁC VẤN ĐỀ GỒM VIỆC CHẤP NHẬN ĐIỀU TRỊ
TÁC DỤNG VÀ LIỀU LƯỢNG DÙNG
(trang 67)
Ths. Stephen Curran, và BS. Charles Savage
 
Giới thiệu:
  Bài viết này trình bày một số kinh nghiệm khi dùng naltrexone trong một nghiên cứu kết hợp của Viện hàn lâm khoa học quốc gia (NAS). 38 đối tượng được thử nghiệm với naltrexone trong một nghiên cứu mù đôi trong thời gian 9 tháng. Thuốc được dùng là 6 ngày/tuần trong 2 tháng đầu, sau đó giảm xuống là 3 ngày/tuần. Các xét nghiệm, kiểm tra được thực hiện để khẳng định rằng naltrexone là chất an toàn. Kiểm tra về nước tiểu, những thay đổi về nhân khẩu học và các phương pháp điều trị được theo dõi liên tục để đánh giá hiệu quả của naltrexone trong điều trị cai nghiện.
  Các vấn đề liên quan đến naltrexone được trình bày trong bài này gồm: việc chấp nhận điều trị của bệnh nhân, hiệu quả điều trị và liều lượng dùng thuốc.

 
Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu:
 
Bảng 1 minh hoạ đặc điểm của các đối tượng tình nguyện tham gia vào nghiên cứu thử nghiệm của NAS. Các đặc điểm này cũng tương tự như ở các nghiên cứu trên lâm sàng khác. Các đối tượng hầu hết là chưa vợ, từ 25 đến gần 30 tuổi, có học vấn ở bậc trung học phổ thông, da màu và có kinh tế ở mức thấp. Số đã từng trải qua chương trình cai nghiện, phục hồi là rất ít, chỉ có một số đã qua với khoảng thời gian là khoảng 4 tháng. Nhiều người thuộc diện được bảo lãnh, ân xá, từng có tiền án với trung bình là có 9 lần bị bắt giữ.
 
Việc chấp nhận, đồng ý của bệnh nhân:
 
Việc chấp nhận, đồng ý điều trị với naltrexone nói riêng và với khái niệm chất đối kháng ma tuý nói chung luôn là một vấn đề tiên quyết. Trong bối cảnh mà naltrexone đã được thử nghiệm thì trước khi được cộng đồng khoa học thừa nhận các kết quả cuối cùng đó thì hàng loạt câu hỏi được đặt ra giải quyết. Trong một nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ có 99 người đã được thẩm duyệt song chỉ có 38 người đồng ý tham gia chương trình điều trị dùng thuốc đối kháng. Số lượng lớn người không tham gia này không có nghĩa là 62% trong số họ phản bác liệu pháp điều trị này.
Ngược lại, qua các lời phản ánh nhận được thì thấy là nhiều người từ chối bất cứ hình thức cai nghiện nào, có người cho rằng việc khám, xét nghiệm là “phiền phức”, nói một cách trung thực thì là sợ cai. Nhiều cán bộ có trách nhiệm vẫn cho rằng việc khám bệnh, kiểm tra và tuân theo các qui định là việc cần thiết, song không hẳn cứ phải tuân theo chúng thì việc đánh giá mới được khách quan. Tốt nhất, chỉ nên lấy những người bệnh tích cực để đưa vào đánh giá mức độ chấp nhận của người bệnh đối với nghiên cứu điều trị.
  Kinh nghiệm qua nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân phàn nàn về thuốc rất ít khi đang trong chương trình nghiên cứu, phàn nàn chủ yếu là ăn uống và những khó chịu ở bụng.
  Lấy thời gian điều trị làm cơ sở đánh giá mức độ đồng ý, chấp nhận của người bệnh với điều trị bằng naltrexone trong nghiên cứu của NAS là 80,9 ngày và với nhóm nghiên cứu sử dụng giả dược là 92,1 ngày.
 
Hiệu quả điều trị:
  Bảng 2 minh hoạ kết quả điều trị của 38 người trong nghiên cứu. Có 4 người hoàn thành đầy đủ thời gian 9 tháng nghiên cứu, được chia đều cho 2 nhóm là nhóm dùng naltrexone và nhóm dùng giả dược.Có 5 người đang dùng naltrexone thì phải dừng trong nghiên cứu bởi lý do có tác dụng phụ, trong đó có 3 người phàn nàn về những triệu chứng khó chịu khi không dùng heroin.
Đã có khuyến cáo là không dùng heroin trong khi điều trị song kiểm tra nước tiểu thấy là họ đã sử dụng heroin trước khi uống thuốc Naltrexone. Những người này có xuất hiện một số phản ứng của cơ thể, được cho là bình thường, do vậy chúng không được coi là những tác dụng phụ của thuốc. 2 người còn lại thì một người có triệu chứng buồn nôn và một người khác thấy khó chịu ở dạ dạy và táo bón.
 
SỬ DỤNG NALTREXONE TRONG CAI NGHIỆN VỚI BỆNH NHÂN VẪN DUY TRÌ METHADONE
  (trang 70)
  BS. Neil Haas, BS. Walter Ling, TS. Elaine Holmes,
BS. Mara Blakis, Ths. Margaret Litaker

  Nghiên cứu này nhằm kiểm tra, đánh giá vai trò của Naltrexone với bệnh nhân vẫn đang duy trì Methadone với mong muốn cai nghiện. Lúc bắt đầu nghiên cứu, có gần 300 bệnh nhân trong chương trình điều trị dùng Methadone, phần lớn trong số họ đã theo chương trình được trên 2 năm, toàn bộ là nam giới. Về nhóm dân tộc thì gồm da trắng, da đen và người Mỹ-Mêhicô, mỗi nhóm chiếm 1/3. Toàn bộ bệnh nhân này có tinh thần cai nghiện và trong khoảng từ 7/1974 đến 10/1975, được tham gia vào chương trình điều trị, được dùng liều là 50 mg hoặc thấp hơn, tham gia vào chương trình được từ 6 tháng trở lên thì được ghi tên chính thức, bất kể họ có quan tâm đến naltrexone hay không. Không tính các bệnh nhân vẫn đang cai trừ độc tố.
Các bệnh nhân được phổ biến về Naltrexone, tác dụng của thuốc và được biết về phương pháp thử nghiệm mù đôi; 104 bệnh nhân được ghi tên chính thức, 15 người bị loại vì các lý do về bệnh tật, rượu hoặc tâm thần; 28 người không hoàn thành phần cai trừ độc tố (nhóm không hoàn thành – Incomplete Group); 61 bệnh nhân hoàn thành trọn vẹn cai trừ độc tố với Methadone và 32 người trong số này được chọn vào chương trình nghiên cứu với thuốc Naltrexone (nhóm nghiên cứu – study group).
  Nhóm cũng đã cai trừ được độc tố (detoxified) nhưng không tham gia Chương trình nghiên cứu thì được gọi là nhóm từ chối không tham gia (refuser). Về độ tuổi (Age) và thời gian (time) tham gia trong chương trình sử dụng Methadone của 3 nhóm thấy tương tự giống nhau. (xem Hình 1 – Figure 1).
 
Lý do chính để đi đến quyết định cai nghiện là tinh thần thực sự muốn cai nghiện, sau đó là mong muốn không còn bị ảnh hưởng bởi những qui định khi dùng Methadone, ví dụ như phải đến cơ sở điều trị hàng ngày, khó có thể đi nghỉ. Ngoài ra là họ cũng muốn tránh xa những đối tượng nghiện và muốn khẳng định mình. Cũng có một số người cai nghiện là do bị áp lực từ gia đình. Những người có vẻ có quyết tâm cai nghiện cương quyết, cứng rắn nhất thì lại thường ít quan tâm đến Naltrexone. Những người còn chưa dám khẳng định khả năng cai nghiện của bản thân và những người còn lo lắng, băn khoăn về sự đảm bảo của cuộc sống sau này (công việc, các mối quan hệ, các qui định bắt buộc cuả pháp luật) thì họ cảm thấy việc duy trì Methadone vẫn có thể đảm bảo cho họ.
  (Trang 71) Lẫn từ một bài khác
  Ở nhóm gồm các con cái có liều dùng 30mg/kg có khoảng 15% có tác dụng vào tuần thứ 26. Tỷ lệ mắc bệnh hói do đó cũng giảm xuống dưới 5% ở tất cả các nhóm kể từ tuần thứ 52 cho đến khi hết thí nghiệm. Nhóm con đực không có dấu hiệu bị mất lông.   Không phát hiện thấy có các phản ứng bất thường nào khác trong tất cả các nhóm trong suốt thời gian thí nghiệm.
 
Cơ thể tăng cân:
  Được thể hiện trên các Hình 3 và 4 là cân năng trung bình của mỗi nhóm. Nó cho thấy là có tăng cân ở tất cả các con đực trong nhóm nghiên cứu có thể so sánh với nhóm đối chứng trong suốt 18 tháng đầu của nghiên cứu. Mức độ biến đổi không phải do liều dùng liên quan và có thể đóng góp thêm vào số lượng của mỗi nhóm, dẫn đến sự thay đôi lớn trong giá trị trung bình khi có một số con vật bị chết.
 
Sự suy giảm việc tăng cân ở nhóm các con cái được điều trị được thấy từ tuần 8 hoặc 12 cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Không có những khác biệt liên quan đến liều dùng trong nhóm được điều trị, và sự khác nhau giữa nhóm được điều trị và nhóm đối chứng cũng tương đối nhỏ.   Khẩu phần ăn trung bình của 2 nhóm: nghiên cứu và đối chứng cũng không có sự khác nhau mấy.
 
Kết quả xét nghiệm trên lâm sàng, huyết học, nước tiểu:
  Các kết quả về huyết học cho thấy có sự tăng đáng kể về thời gian tạo prothrombin đối với nhóm con đực dùng liều 30 và 100 mg/kg tại các tuần 52 và 104 và ở nhóm con cái của nhóm thí nghiệm thì ở các tuần thứ 104. Tuy nhiên, các giá trị này lại dơi xuống mức bình thường khi thí nghiệm ở chuột. Lưu ý là các số liệu kết quả ở nhóm con đực được lấy từ số lượng không lớn của những con còn sống sót.
Kết quả của tất cả các chỉ số huyết học khác trong nghiên cứu trên chuột đều ở mức bình thường, mặc dù có một số kết quả là khác với nhóm đối chứng. Ngoại trừ tăng của chỉ số BUN ở một vài con đực còn sống sót tại tuần thứ 104, nó không đáng kể về mặt thống kê và cũng không liên quan đến liều lượng dùng, các kết quả về hoá lâm sàng và nước tiểu không cho thấy bất kỳ giá trị nào nằm ngoài mức bình thường hoặc tác dụng do liều lượng dùng gây nên.
 
Về bệnh lý học:
  Quan sát trên tổng thể và về mô bệnh học trên những con chuột bị loại hoặc sau khi đã chết (post mortem) tại thời điểm giữa và khi kết thúc nghiên cứu thì thấy tương tự ở cả 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng. Tỷ lệ trọng lượng của cơ quan nội tạng với cơ thể và của nội tạng với bộ não có thấy tăng lên ở những con cái ở mức liều dùng là 30 mg/kg và 100 mg/kg, với tuyến thượng thận tại các tuần thứ 13 và 26, với chức năng gan tại tuần 26 và 52 và với thận tại tuần thứ 52.
 
Cả 2 nhóm bị loại bỏ (sacrificed) và nhóm sau khi chết (post mortem) đều có xuất hiện những tổn thương của viêm phổi mãn tính. Ở một số con còn bị đồng thời cả tổn thương do viêm nhiễm ở phổi gồm viêm màng phổi và viêm cuống phổi khá nặng. Một số con có tổn thương do viêm nhiễm cấp tính ở một số phủ tạng có thể là do sự lan toả của máu từ phổi.
  Nguyên nhân chết của hầu hết các con vật trong nghiên cứu này được cho là do những tổn thương viêm nhiễm của đường hô hấp, do viêm phổi.   U bướu phát hiện không thấy có sự khác nhau giữa nhóm con vật nghiên cứu và nhóm đối chứng.
 
Kết luận:
  Nghiên cứu 2 năm được thực hiện trên chuột với liều dùng hàng ngày thuốc Naltrexone là 10, 30 hoặc 100 mg/kg cho kết quả là không thấy có độc tố trong thuốc.
 
Nghiên cứu độc tố của thuốc uống được thực hiện trong một năm trên loài khỉ:
 
Nghiên cứu này được thực hiện theo bản hợp đồng của NIDA cùng với  Industrial Bio-Test, Northbrook, Illinois, và khu vực thực hiện là Decatur thuộc Phòng thí nghiệm Illinois. Để xác định liều dùng phù hợp trong nghiên cứu có thời gian là 01 năm này, thì một nghiên cứu thí điểm đã được thực hiện, trong đó có 3 khỉ cái đã trưởng thành (5 – 6,5 kg) đã được đưa đến phòng thí nghiệm, ở đó trong một thời gian dài và không hề cho dùng thuốc ít nhất là trong 8 tháng. Sau đó chúng được uống viên naltrexone theo lịch như sau:
  (Trang 72) - Tiếp theo bài viết ở trên
 
Sau 2 tuần, việc sử dụng thuốc được tạm dừng, tâm trạng lo lắng vẫn còn. Sau đó, người bệnh này lại bắt đầu dùng Methadone nhằm giảm bớt những lo lắng đó. Mặc dù tâm trạng bất ổn này được cho là do việc cai mau chóng các độc tố gây nên song yếu tố khác về pháp luật và xã hội vẫn được tính đến.

Lý do chính của việc ngưng sử dụng này (xem Bảng 1) là bởi tái nghiện hoặc do yêu cầu cần quay trở lại việc duy trì dùng Methadone. Có 11 người dơi vào nhóm này. với thời lượng sử dụng thuốc là từ 01 ngày cho đến 8 tháng. Nhìn chung những bệnh nhân này đã bỏ thuốc điều trị và bị tái nghiện. Sau đó họ có trực tiếp yêu cầu được dùng Methadone hoặc là đã không thể cai trừ độc tố trong thời gian đã định đó để có thể bắt đầu lại việc dùng thuốc điều trị (naltrexone).
Do đặc tính không rõ ràng của nghiên cứu mù đôi nên cả nhân viên và người bệnh đều có xu hướng trở lại dùng Methadone nhanh hơn mức cần thiết của một nghiên cứu mở. 2 bệnh nhân đã sử dụng heroin hàng ngày được trên 2 tuần bất kể đã có cảnh báo. Lý do họ quay trở lại dùng Methadone là bởi những vấn đề về xã hội, tài chính và tính hợp pháp (dùng methadone không vi phạm luật pháp). Một bệnh nhân đã cố gắng thử vượt qua bằng việc tự định ra một liều chỉ “nửa thìa” mỗi lần thôi, sau liều lần thứ 7 thì anh ta đã cảm nhận thấy một tác dụng vừa phải của heroin, và lần tiếp theo nữa thì thấy tác dụng đầy đủ.
Vào thời điểm 1/5/1976, trên một nửa số bệnh nhân trong nghiên cứu đã quay trở lại dùng Methadone (xem Hình 3). Trong đó có một bệnh nhân đã hoàn thành tốt 9 tháng tham gia nghiên cứu, trong thời gian đó anh ta không hề có kết quả nước tiểu là dương tính. Quan trọng hơn, thu thập từ bộ câu hỏi điều tra đối với những bệnh nhân đã quay trở lại dùng Methadone, 2 trong số 3 người sẽ quay trở về dùng Naltrexone nếu điêu kiện cho phép. Nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi sẽ mách bảo chúng tôi có phải họ thực sự như vậy không.
 
Triển vọng trong tương lai: Những phát hiện và tìm tòi về Naltrexone đã khích lệ chúng tôi tiếp tục nghiên cứu của mình. Mặc dù đây không phải là liệu pháp thay thể cho Methadone đối với tất cả các bệnh nhân, song nó được xem là một bước tiếp theo đầy ấn tượng cho nhiều bệnh nhân đã ổn định được lối sống của mình bằng Methadone nhưng vẫn còn lo ngại những ảnh hưởng của ma tuý còn để lại. Trước khi Naltrexone ra đời, trong liệu pháp sử dụng Methadone đã có những câu hỏi được đặt ra bởi các nhân viên như là bệnh nhân phải duy trì Methadone trong bao lâu.
Song hiếm thấy nhân viên nào chính thức đưa ra thảo luận hoặc hoàn toàn ủng hộ bệnh nhân nỗ lực cai trừ độc tố bởi họ còn chưa chắc chắn, tin tưởng. Với những ưu việt của Naltrexone thì có sự thay đổi hẳn về suy nghĩ của các nhân viên, họ cảm thấy rằng giờ đây họ đã có một thứ thuốc hiệu quả sau Methadone để giới thiệu với bệnh nhân. Nó giúp họ cảm thấy thoái mái khi thảo luận trao đổi không còn e ngại như trước.
 
Kết luận: Mặc dù những phát hiện và trải nghiệm của chúng tôi về Naltrexone, tiến hành sau liệu pháp Methadone, vẫn còn khá sớm để có thể đưa ra đánh giá đầy đủ. Quan trọng cần xem xét tỷ lệ không ít người tái nghiện sau điều trị với Methadone. Kinh nghiệm của chúng tôi thấy là người bệnh đến với Naltrexone không chỉ hoàn toàn là do tác dụng ngăn chặn của thuốc mà còn bởi do sự tổ chức chương trình điều trị của chúng tôi. Trước đây hầu hết các bệnh nhân đã qua điều trị cai với Methadone là được mau chóng đưa luôn vào chương trình, điều này làm cho người bệnh có rất ít cơ họi để trải nghiệm trạng thái đã cai, không còn ma tuý. Việc tiếp xúc chỉ còn được thực hiện khi họ bị tái nghiện hoặc là cần phải điều trị tiếp tục Methadone. Còn Naltrexone lại cho phép họ được tiếp tục tham gia một cách tích cực vào giai đoạn chuyển đổi.

Với các nhân viên cũng vậy, họ thấy Naltrexone cho họ niềm tin tưởng khi điêu trị cho người bệnh trong giai đoạn cai trừ độc tố (detoxification) và cả giai đoạn chuyển sang Naltrexone. Nó cũng cố toàn bộ cả chương trình phục hồi, tăng hiệu quả công việc của cả thầy thuốc lẫn người bệnh.. Dù vẫn còn tỷ lệ không ít người bỏ dở điều trị nhưng sô lượng người duy trì chương trình điều trị vẫn còn cao hơn nhiều lần số bệnh nhận đã cai trừ độc tố (detoxified) nhưng lại từ chối với Naltrexone. Do đó Naltrexone vẫn được xem là một liệu pháp điều trị chuyển đổi đối với nhóm bệnh nhân đã qua điều trị với Methadone. Ở nghiên cứu này, việc quyết định tham gia vào nghiên cứu  được dựa trên sự tự lựa chọn của cá nhân. Trong tương lai sẽ cố gắng xác định những đặc điểm bệnh nhân phù hợp nhất với Naltrexone để đưa vào chương trình, được xem như là một mô hình chuyển đổi (từ Methadone sang Naltrexone).
     
MỘT SỐ PHÁT HIỆN VÀ BÌNH LUẬN TỪ MỘT NGHIÊN CỨU VỀ NALTREXONE SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÙ ĐÔI
  (trang 74)
Ths. John Keegan, Carol Lavenduski, ACSW,  BS. Kenneth Schoof

 
Đặc điểm bệnh nhân:
  Cơ bản mấu chốt gồm có 3 nhóm bệnh nhân trong một nghiên cứu mù đôi với naltrexone thực hiện tại Bệnh viện Lafayette. Nhóm thứ nhất gồm những người đến với chương trình do được biết qua quảng cáo hoặc do được đưa đến chứ chưa hẳn đã muốn. Do vậy dữ liệu về họ chỉ gồm những thông tin cơ bản lấy từ tờ khai khi họ đến gặp. Nhóm thứ hai gồm những bệnh nhân đã được dùng Methadone (nhưng chưa dùng Naltrexone) nên thông tin dữ liệu về họ đầy đủ hơn. Nhóm thứ ba gồm bất cứ bệnh nhân nào đang được sử dụng thuốc của nghiên cứu (Naltrexone), dữ liệu của nhóm này cũng giống như của nhóm thứ 2 là tương đối đầy đủ.
 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định xem liệu có sự khác biệt nào giữa nhóm đang dùng Methadone và nhóm được dùng thuốc của nghiên cứu. Do nhóm đầu tiên thu thập được rất ít thông tin nên không đưa nhóm này vào so sánh. Còn lại 2 nhóm là nhóm dùng Methadone và nhóm nghiên cứu thì có những mục tương đồng về mặt phân tích khi so với thang điểm 45 MMPI cũng như với loại phân tích mã 2 điểm (two-point code). Thang điểm khó thích nghi với xã hội (social mal-adjustment scale) có mục về sự hổ thẹn và ít tham gia vào xã hội thì thấy có sự cao hơn đối với nhóm Methadone (p<05). Tuy nhiên cũng cần lưu ý là điểm số T (T score) của cả 2 nhóm đều tốt, trong giới hạn bình thường (T score < 60).
 
Trong thang điểm MMPI có một số mục có đặc điểm giống nhau, ví dụ như mục đánh giá về trạng thái u uất và tâm thần. Việc so sánh được thực hiện ở cả giữa thể thực và thể hư của cả 2 nhóm gồm các mục như: buồn rầu, chứng íctêri (quá kích động), rối loạn tâm thần, hoang tưởng và chứng điên. Ở cả 2 nhóm thì thể thực có tăng cao hơn thể hư song vẫn trong giới hạn bình thường. Phát hiện này cho thấy là cả 2 nhóm đều có xu hướng thổi phồng các triệu chứng của mình khi nhập viện điều trị cũng như sự thiếu tinh tế của họ.
  Các chỉ số về xã hội và nhân khẩu học cũng được so sánh. Nhóm bệnh nhân dùng Naltrexone tương đối nhiều tuổi hơn (p<.05) so với nhóm dùng Methadone. Ở nhóm dùng Naltrexone thì số người là da đen và sống độc thân cũng nhiều hơn.
 
Giữa 2 nhóm cũng có sự khác biệt đáng kể (p<.05) trong 3 chỉ số về tiền sử xã hội: Nhóm bệnh nhân dùng Methadone chiếm số lượng nhiều hơn về có cha hư hỏng, còn nhóm dùng Naltrexone chiếm nhiều hơn về có cả cha và mẹ nghiện rượu hoặc ma tuý. Nhóm dùng Methadone sống cùng với người nghiện khác cũng chiếm số lượng nhiều hơn, những người nghiện khác ở đây có thể là vợ của họ.
Chúng tôi có kinh nghiệm là trong 2 vợ chồng sống cùng nhau nếu một người đã nghiện thì rất có khả năng người kia cũng sẽ bị theo. Về tổng thể trên nhiều mặt có thể thấy là nhóm bệnh nhân dùng Naltrexone khá hơn, họ ít phạm pháp hơn, ít bị quản thúc hơn, có một số là cựu chiến binh. Về nguồn trợ giúp, thì nhóm bệnh nhân dùng Naltrexone có việc làm và có sự trợ giúp từ phía gia đình và bạn bè nhiều hơn, sự trợ giúp từ gia đình và xã hội đối với họ cũng ít hơn.
 
Cả 2 nhóm được đánh giá theo các tiêu chí gia đình như sau: Vai trò của cha mẹ và con cái, điểm tựa của gia đình, Mối quan hệ cộng sinh, trò chuyện trong gia đình, hợp tác trong gia đình, kỷ luật với con cái, sự ganh đua của bọn trẻ, ảnh hưởng của nhóm cùng trang lứa và vai trò của chủ hộ trong gia đình. Mặc dù ở đây không dùng cách phân loại theo phương pháp mù đôi song cũng không thấy có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm. Cả 2 nhóm đều có mối quan hệ trong gia đình không tốt, đặc biệt là cha mẹ không mẫu mực, các thành viên trong gia đình ít trò chuyện thân mật.
 
Việc sử dụng Naltrexone hiện nay:
 
Do nghiên cứu mù đôi dừng tiếp nhận nên chúng tôi quyết định sử dụng cách khác mà chúng tôi tin rằng có thể hiệu quả hơn. Đầu tiên, chúng tôi thử phương pháp phục vụ theo hướng công nghiệp, bằng cách đưa ra nhiều mô hình/phác đồ điều trị như là phác đồ: methadone, L-Methadylacetate, naltrexone, giả dược Dextromethorphan hydrobromide.
Theo đó bệnh nhân sẽ được phân vào nhóm dùng Methadone hoặc nhóm cai phân theo các tiêu chí: MMPI, lý lịch nghề, phân loại theo tâm thần, tâm lý, động cơ, hoàn cảnh gia đình, mức độ phạm pháp. Sau đó họ lại được phân vào 1 trong 4 nhóm kể trên là methadone, LAAM, naltrexone, giả dược Dextromethorphan hydrobromide. Với cách làm này chúng tôi hy vọng biết được người nào phù hợp nhất từng phác đồ điều trị.
  Những bệnh nhân đang được ân xá hoặc hưởng án treo cho thấy có kết quả điều trị tốt hơn. Tương tự như vây, chúng tôi tin rằng những bệnh nhân có nguồn thu nhập chịu sự ảnh hưởng của việc cai nghiện (cai tốt, thu nhập cũng tốt hơn) thì cũng cũng có tiến triển tốt hơn.
 
Độ an toàn của liệu pháp:
  Chương trình nghiên cứu Naltrexone tại Detroit luôn theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong đó có cả những bệnh nhân có huyết áp tâm thu và tâm trương tăng. Trạng thái tăng này không phải do Naltrexone mà có thể một số nguyên nhân là:
1)     do sử dụng các chất khác
2)     do những vấn đề về thể chất không liên quan đến Naltrexone
3)     do những lo lắng từ việc dùng methadone để cai
4)     lo lắng từ những việc đã được báo trước
  Tuy nhiên nguyên nhân thực sự vẫn chưa có lời giải. Kết quả phân tích huyết áp của nhóm Naltrexone và nhóm giả dược khá hữu ích song số người dùng Naltrexone đủ thời gian chưa nhiều lắm nên chưa thể có kết luận cuối cùng.
 
Nhiều bệnh nhân ở Detroit trong khi đang được điều trị với Naltrexone vẫn còn sử dụng các chất khác như: rượu, barbituate (loại an thần), amphetamine (loại kích thích). Việc dùng naltrexone cùng các chất này có thể là nguyên nhân của một số tác dụng phụ. Nghiên cứu trong tương lai cần làm rõ vấn đề này.
  Do nghiên cứu chưa thực hiện phân tích kết quả trên phụ nữ nên việc điều trị cho vợ và chồng của người nghiện có khó khăn hơn. Khi có kết luận chính thức về độ an toàn của naltrexone thì công tác điều trị trên lâm sàng cũng sẽ tăng đáng kể.
 
Một số vấn đề gặp phải trong nghiên cứu mù đôi:
 
Chương trình nghiên cứu Naltrexone dự định ban đầu chỉ điều trị cho nhóm người được ân xá hoặc được bảo lãnh song có xảy ra những nghi ngại về tính pháp lý đối với nhóm người này nên cuối cùng việc hạn chế đối tượng bệnh nhân được tiếp nhận vào điều trị này được dỡ bỏ..Do đó các nhân viên đã quyết định mở rộng đối tượng được tiếp nhận, gồm những người đã qua chương trình dùng methadone (6 tháng) và tất cả những ai thực sự muốn cai nghiện.
Chúng tôi đã liên lạc với các giám đốc của các trung tâm điều trị dùng Methadone trong vùng Detroit, tuy nhiên họ cũng không giúp được gì nhiều. Một trong những lý do chính là bởi sự tài trợ kinh phí cho trung tâm của họ là phụ thuộc vào số bệnh nhân, nên họ cần phải giữ lại bệnh nhân càng nhiều càng tốt.
  Bệnh viện Lafayette nằm ở trung tâm của Detroit và phần lớn đối tượng được đưa đến là người da đen và cộng đồng người da đen này biết khá rõ về mục đích của Bệnh viện này là nghiên cứu về tâm thần nên họ có những nghi ngờ do đó nó đã làm cản trở phần nào chương trình nghiên cứu Naltrexone.
 
Khó khăn nữa là việc liên lạc với các tư vấn viên, nhân viên xã hội và các bác sĩ điều trị là những người hàng ngày phải tiếp xúc với bệnh nhân, nõ lực thuyết phục, đưa thêm người bệnh đến điều trị song con số vẫn còn rất khiêm tốn. Ngoài ra, rõ ràng là nhiều bệnh nhân được đưa đến chỗ chúng tôi là thuộc diện ngán ngẩm trong các chương trình trước đây. Khó khăn của chúng tôi là chưa có được nhóm người bệnh phù hợp.
  Mô hình ban đầu của nghiên cứu là phương pháp mù đôi. Chính điều này đã gây ra một số vấn đề, bao gồm:
1)    Người bệnh đã kiểm tra thuốc được sử dụng, họ biết mình được dùng thuốc gì
2)    Khi bệnh nhân phát hiện mình không được dùng Naltrexone thì họ cho rằng không có lý do gì để tiếp tục chương trình
3)    Họ có thể bị giảm ý chí khi được biết là họ có thể sẽ không được dùng naltrexone
4)    Khi được biết trước những rủi ro có thể gặp phải cũng sẽ làm giảm số người tham gia chương trình
  Cho đến giờ chúng tôi mới chỉ bắt đầu xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến điều trị bằng thuốc đối kháng. Hiện thì thấy các bệnh nhân chưa phù hợp hoàn toàn với thuốc đối kháng. Do đó mục tiêu trong tương lai là phải xác định rõ hơn bệnh nhân nào phù hợp nhất với phương pháp điều trị này.
 
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG DO TỔ CHỨC NIDA THỰC HIỆN
 
The NIDA Clinical Studies
QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ
(Trang 84)
  Ths. Richard B. Resnick, và Elaine Schuyten-Resnick, MSW 

  Khi chất đối kháng ma tuý lần đầu tiên được giới thiệu đưa vào điều trị cai nghiện, bệnh nhân được điều trị không được lựa chọn phân loại và việc đánh giá mức độ thành công hay thất bại lại chỉ được dựa vào thời gian mà họ duy trì điều trị.
Tuy nhiên cho đến nay công tác đánh giá của chúng tôi đã được cải tiến nhiều, xem xét cụ thể hơn như là: thuốc có thực sự hiệu quả và nếu có thì đối tượng nào là phù hợp nhất, kỹ thuật nào là tốt nhất để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị? Một điểm nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi về Naltrexone là tìm hiểu “Ai phù hợp nhất”. Hy vọng rằng khi nghiên cứu hoàn thành, nó sẽ góp phần khẳng định hoặc phủ nhận mô hình điều trị cai nghiện mà chúng ta đang nói đến.
 
Trong phần trình bày hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một số điểm trong phương pháp điều trị dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi. Là những nhà nghiên cứu, chúng ta.đều tâm nguyện hiến dâng cho sự nghiệp khoa học đầy khó khăn cùng những yêu cầu khắt khe. Tuy nhiên ở đây tôi không đề cập đến số liệu nghiên cứu cụ thể mà chỉ nêu lên một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuốc trên điều trị lâm sàng.
 
Mặc dù chúng ta đang dùng loại thuốc tiên tiến có tác dụng dượclý đến tâm thần của người bệnh song theo quan điểm của chúng tôi thì nó cũng có gây ảnh hưởng xấu không nhỏ trong điều trị của nghiên cứu này mà dự kiến sẽ dùng làm mẫu để đánh giá các liệu pháp dùng thuốc khác: ví dụ như các hoạt chất có mục đích là điều chỉnh rối loạn chức năng tâm thần hoặc quá trình phát triển bệnh, mục đích có thể là làm giảm, xoá hẳn hoặc làm trầm trọng thêm một “triệu chứng đích” (target symptom).
Dễ dàng nhận thấy tác dụng của thuốc khi thuốc gây ra những thay đổi đáng kể (dù là thay đổi tích cực hay là tiêu cực) trên hệ tâm thần của đối tượng được nghiên cứu; ví như là tác dụng mà Lithium gây với bệnh hưng cảm hoặc Imiprimine với bệnh trầm cảm. Chất đối kháng ma tuý không tác dụng trực tiếp với hệ tâm thần của người bệnh; lợi ích của nó chỉ là thứ yếu (secondary), bằng cách bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi tác dụng của ma tuý.
 
Do vậy mà mô hình làm mẫu ở trên không hẳn là giống với mô hình dùng đánh giá ảnh hưởng của hoạt chất đối với các hội chứng có thể nhận thấy trên lâm sàng mà ở nhiều trường hợp là rối loạn tiềm thức. Ví dụ với một số người trạng thái thoải mái, hài lòng lại bắt nguồn từ những hội chứng trầm cảm (depressive syndroms). Tất cả người nghiện đều cảm thấy hài lòng, mãn nguyện khi dùng ma tuý, bất chấp là hậu quả để lại ra sao đi nữa, chỉ là những mất mát thứ yếu (secondary losses).
Tiếp tục như vậy chúng tôi quan sát và đưa ra các mức độ mà bệnh nhân bị ảnh hưởng (do dùng ma tuý để lại), chúng thường gây cản trở trong điều trị; lúc đầu chúng được xem là thứ yếu song thực tế cho thấy với người nghiện, chúng rất quan trọng, là tác nhân đưa họ đến với chúng tôi để điều trị. Chúng tôi biết chắc chắn là chất đối kháng ngăn cản tái nghiện. Tuỳ thuộc vào việc người bệnh tuân thủ điều trị theo đúng yêu cầu của thầy thuốc về liều lượng dùng cũng như thời gian dùng thuốc.
 
Còn một vấn đề nữa, trong trường hợp người bệnh tham gia điều trị, đó là nỗ lực của chúng tôi, dành hết tâm sức và sự khéo léo của mình để làm sao thay đổi thái độ của họ, chấm dứt sử dụng ma tuý, thấy được tác hại thực sự của ma tuý. Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình, một việclàm đáng được đánh giá. Do đó hiệu quả trên lâm sàng của các hoạt chất này không thể tách rời, mà nó song hành cùng với hiệu quả của bệnh viện, nơi đang sử dụng các hoạt chất đó.
  Tôi sẽ thảo luận một số kỹ thuật trên lâm sàng mà chúng tôi thấy là quan trọng nhất, mặc dù chúng ta phải thừ nhận sự thật hiển nhiên là:  đánh giá trên lâm sàng tốt chưa hẳn đã giải thích đầy đủ cơ sở, bản chất của kỹ thuật đó.
 
Khi sử dụng chất đối kháng ma tuý, điều then chốt là nhân viên phải giúp bệnh nhân hiểu rằng điều trị không chỉ đơn thuần là dùng thuốc. Rõ ràng để đạt được kết quả tốt, chính các nhân viên phải hiểu được, nắm được và tin tưởng công việc đang làm. Điều trị cai nghiện là công việc rất gian khó chứ không chỉ đơn giản là cấp phát thuốc. Như TS. Lee Schwarts, một cộng tác viên trong chương trình nghiên cứu của chúng tôi, thường nhắc nhở tôi là: “để chữa khỏi bệnh thì dùng thuốc thôi là chưa đủ”.
 
Tuy nhiên, thuốc chữa bệnh là công cụ để thực hiện trọng tâm ban đầu của liệu pháp – nó là một cách giúp người bệnh bắt đầu tin tưởng người thầy thuốc và nó tạo mối liên kết, hợp tác giữa đôi bên. Dù kỹ thuật liệu pháp nào được được đưa vào sử dụng thì chúng ta cũng không thể tập trung quá mức vào tầm quan trọng của mối quan hệ tốt và tích cực giữa giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
Mối quan hệ này có thể được củng cố bằng nhiều cách, từ việc trợ giúp người bệnh trong giai đoạn sau cai cho đến các mặt tình cảm mà người nghiện thiếu thốn trong cuộc sống của họ. Khi lần đầu tiên chúng tôi triển khai chất đối kháng, chúng tôi đã không tính đến các yếu tố đó và kết quả khá nghèo nàn; người bệnh được củng cố khi họ được tiếp xúc đều đặn với nhân viên có chuyên môn và cảm thông, dù là mỗi lần gặp cũng chỉ ngắn ngủi.
 
Dần dần, người bệnh học được cách trông cậy vào thầy thuốc chứ không phải trông cậy vào ma tuý, giúp họ giải toả khỏi những âu lo, có được lời khuyên, giải pháp cho những vấn đề, những điều còn phân vân trong cuộc sống. Qua mối quan hệ liệu pháp này, bệnh nhân có động lực tích cực khi họ lựa chọn, quyết định các vấn đề, điều này góp phần giúp họ sớm ổn định và hoà nhập hơn.
 
Một yếu tố cần được xem xét trong điều trị đó là lợi ích khi mà bệnh nhân được giảng giải về thuyết điều kiện (conditioning theory) để họ có thể nhận thấy được những dấu hiệu của phản ứng có điệu kiện trong bản thân. Bệnh nhân hiểu được có thể hiện tiến triển đáng kể trong các lần phỏng vấn về sau. Ngoài ra, lợi ích nữa là cảnh báo họ về khả năng có thể xảy ra tái nghiện tại một lúc nào đó trong tương lai, dù là đã qua một thời gian dài đã được điều trị bằng chất đối kháng thành công.
  Tuy nhiên, sự việc dừng sử dụng chất đối kháng rồi sau đó lại dùng ma tuý mà cho rằng việc điều trị là thất bại thì chưa được thoả đáng. Liệu bạn có thể nói lá mao địa hoàng là điều trị không hiệu quả nếu một người bệnh bị xung huyết tim dừng sử dụng nó? Qua các nghiên cứu được thực hiện, chúng tôi nhận thấy là khoảng thời gian bệnh nhân tham gia điều trị với Naltrexone tăng hơn lên ở mỗi lần điều trị về sau.
 
Cách thức mà chúng tôi sử dụng cũng tương tự như cách điều trị các bệnh mãn tính. Bệnh nhân phải được biết là khi nào tạm ngưng sử dụng thuốc, khi có triệu chứng tái nghiện thì họ cũng cần báo cáo để tiếp tục sử dụng chất đối kháng. Hãy hình dung tác dụng tích cực của nó đối với người bệnh và gia đình họ khi thấy không có gì phân biệt giữa điều trị cai nghiện với các loại bệnh khác. Tác động về tinh thần đối với người bệnh cũng khá nặng nề khi họ đã từng bị đối xử không tốt, bị xa lánh - mỗi lần tái nghiện lại bị coi là “đồ bỏ”- thực tế việc này đã xảy ra không ít. - “Ý tôi là nếu tôi có lỗi lầm, sai phạm, thì tôi còn có thể quay trở lại với chương trình?”.
 
Trọng tâm của điều trị là người bệnh cần thay đổi “lối sống” chứ không phải là “sẽ không bao giờ sử dụng ma tuý nữa”. Nếu đây là trọng tâm đúng, mà chúng tôi cũng tin tưởng là đúng, thì tiếp theo nhân viên điều trị cũng phải tin tưởng để truyền niềm tin đó tới người bệnh. Với một số người, bản cam kết phục hồi cùng chất đối kháng chỉ được thực hiện sau khi bị tái nghiện hoặc đã tái nghiện một vài lần. Một số tự cảm thấy hổ thẹn, một số khác cần có thêm thời gian để hiểu thầy thuốc có quan tâm tới họ, sẵn lòng giúp đỡ họ những lúc khó khăn.
 
Chúng tôi phát hiện là hầu hết những bệnh nhân phục hồi thành công đều là những người biết cách dựa vào sự giúp đỡ của thầy thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của điều trị. Khi mối quan hệ này trở nên tin cậy cùng với những nguồn vui mới thì bệnh nhân cũng ngày càng cảm thấy những hứng thú từ ma tuý cũng vơi đi.
 
Đưa ra đây một ví dụ cụ thể của một trường hợp để minh hoạ:
  Một bệnh nhân nam 28 tuổi đã được chúng tôi điều trị với Methadone được 4 năm, cảm thấy hoàn toàn không còn ma tuý, đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống. Thầy thuốc điều trị cũng đã có kết luận tốt song có đề nghị là điều trị thêm với Naltrexone. Ban đầu anh ta từ chối vì cho rằng không cần thiết. Hai tháng sau lần cuối cùng dùng Methadone, người bệnh này bắt đầu cảm thấy phải vật lộn với cảm giác khó chịu và thèm ma tuý ngày càng tăng. Anh ta dùng liều 400 mg Methadone tại nhà và bắt đầu có cảm giác dễ chịu ngay.
Trong thời gian này anh ta gặp thầy thuốc hàng ngày, liên lạc cả vào ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần khi cảm thấy căng thẳng và có triệu chứng nặng. Cuối cùng thì các triệu chứng vẫn càng ngày càng trầm trọng đến mức bệnh nhân cảm thấy không thể chịu đựng nổi và anh ta đã gọi điện thoại đến bệnh viện báo cáo sự việc. Trên đường tới bệnh viện có qua East Harlem là nơi trước đây thường kiếm ma tuý ở đó, anh ta đã phải quyết liệt chống lại cám dỗ. Bệnh nhân này cuối cùng đã đến bệnh viện và đề nghị cho được điều trị với Naltrexone.
 
Sau đó, anh ta đã tuyên bố rằng Naltrexone đã cho anh một tinh thần thoải mái, có nghị lực, bản lĩnh. Ngoài ra bệnh nhân cũng thừa nhận là duy trì mối quan hệ tốt với thầy thuốc đã giúp bệnh nhân vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp, không ma tuý. Trong những tháng đầu tiên điều trị cai nghiện, chính thầy thuốc là người giúp đỡ đầu tiên, sau đó là sự trợ giúp của thuốc Naltrexone. Nếu không đủ 2 sự trợ giúp này thì không thể thành công. Bệnh nhân này dùng Naltrexone chỉ 01 tháng, khi cảm thấy tốt là thôi không dùng. Cho đến hôm nay là đã được trên 2 năm, bệnh nhân vẫn duy trì tốt, không có ma tuý. Chúng tôi có nhiều bệnh nhân tương tự như vậy: Thuốc đối kháng và Thầy thuốc phải kết hợp cùng nhau giúp đỡ người nghiện.

Việc đến điều trị cũng là một vấn đề quan trọng. Bệnh nhân dùng Methadone đến bởi họ sợ bị ốm đau, bệnh tật; bệnh nhân dùng thuốc đối kháng không có lo sợ như vậy. Việc đến với điều trị của họ xuất phát từ lòng mong muốn thực sự là duy trì một cơ thể không ma tuý, lo lắng với gia đình hay với những người thân yêu, hoặc bởi mối quan hệ tốt với thầy thuốc. Cũng có vài người đến bởi có cam kết từ đầu với thầy thuốc. Có thông điệp mạnh mẽ tới bệnh nhân là nếu họ bỏ một ngày điều trị thì sẽ bị thầy thuốc gọi ngay. Bệnh nhân đã bày tỏ ngạc nhiên về điều này bởi họ chưa từng thấy bao giờ như vậy ở những nơi họ đã từng đến điều trị.
 
Yêu cầu dùng thuốc hàng ngày là một cách tốt đối với bệnh nhân dùng chất đối kháng, ít nhất là trong những tháng đầu tiên. Nó không chỉ tạo quy củ trong cuộc sống của bệnh nhân cũng như tạo mối liên lạc giữa thầy thuốc và người bệnh mà nó còn nhắc nhở thầy thuốc về tiềm ẩn khả năng tái nghiện nếu họ bỏ một ngày thuốc. Nhiều bệnh nhân cảm thấy là họ có thể bỏ một ngày thuốc và dùng ma tuý chỉ “một thoáng thôi”.
Về việc này chúng tôi thấy chất đối kháng có ưu điểm bởi 2 lý do: Bệnh nhân phải đưa ra một quyết định tỉnh táo khi bỏ thuốc điều trị, họ không thể phủ nhận trách nhiệm của mình khi dùng ma tuý. Rất nhiều bệnh nhân tích cực đang dùng chất đối kháng – theo nhận định của chúng tôi - lại có dấu hiệu dùng ma tuý do thụ động, do bốc đồng.
 
Bằng cách giúp bệnh nhân hiểu được những động cơ đó, người thầy thuốc đã làm cho bệnh nhân ý thức được hành động của họ, thay vì việc lấp liếm cho rằng việc dùng ma tuý là do một chút “yếu đuối”, không làm chủ được bản thân. Chúng tôi thường nói với bệnh nhân và gia đình họ rằng việc không chấp hành đúng chỉ định dùng thuốc cũng đồng nghĩa với việc bệnh sẽ nặng hơn.
Một bệnh nhân còn đang lưỡng lự, chưa dùng thuốc thì cũng không hẳn là sẽ bỏ thuốc ngày hôm đó nếu anh ta biết rằng làm như vậy thì cũng như thể tuyên bố với gia đình và nhân viên rằng: ”Hôm nay tôi sẽ bắn vài bi heroin”. Chúng tôi thấy rằng sự tác động của gia đình rất có ảnh hưởng khi người cai nghiện còn đang lưỡng lự, anh ta sẽ được hỗ trợ để vượt qua cho đến khi có tâm lý ổn định, đủ tỉnh táo và bản lĩnh.
  Kết luận lại chúng tôi mạnh mẽ nhấn mạnh rằng người thầy thuốc cần coi đối tượng nghiên cứu của mình nhưng các bệnh nhân - cần toàn tâm, toàn ý, hết lòng cứu chữa cho họ, hồi phục cho họ như với bất kỳ bệnh nhân nào khác – không phân biệt người nghiện với các người bệnh khác.
   
KINH NGHIỆM TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG BẰNG NALTREXONE TRÊN 370 NGƯỜI CAI NGHIỆN
  (Trang 88)
Muriel Thomas RN, Ths. Frank Kauders,
Marcel Harris, Judy Cooperstein, RN,
TS. Gordon Hough, Ths. Richard Resnick

 
Giới thiệu chung:
 
Bộ phận Nghiên cứu và Điều trị cai nghiện (Division of Drug Abuse Research and Treatment) của Trường đại học y khoa New York bắt đầu sử dụng Naltrexone vào năm 1973. Kể từ đó, 370 người nghiện đã được điều trị cai trừ độc tố gây nghiện (gọi là cai nghiện – detoxified) và tiếp theo cho dùng Naltrexone. Nơi điều trị được đặt ở East Harlem là nơi có tỷ lệ người nghiện cao. Thành phần người nghiện được điều trị ở đây gồm: 38% là người da đen, 38% nữa là người Puerto Rican, và 24% còn lại là da trắng.
Chất nghiện/ hay bị lạm dụng chủ yếu là Heroin /hoặc Methadone bất hợp pháp. Bệnh nhân đến đây điều trị thuộc đủ mọi thành phần xã hội song chủ yếu là tầng lớp có địa vị kinh tế - xã hội thấp. Họ được đưa đến điều trị từ các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng như là các nhân viên thi hành án, các cơ sở cai nghiện trong khu vực, và cả những bênh nhân được biết tới Naltrexone và nói với bạn bè và người thân.
  Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu Naltrexone, rất nhiều bệnh nhân đã tỏ ý nghi ngờ. Lúc đó Cyclazocine đã phổ biến trong cộng đồng. Không giống như ở các cơ sở điều trị khác, bệnh nhân ở Trường đại học Y khoa New York đã được sử dụng Cyclazocine mà không gặp mấy khó khăn và tác dụng phụ. Do vậy việc triển khai dùng Naltrexone cần phải quảng bá để cả thầy thuốc và bệnh nhân tin tưởng, sẵn sàng đón nhận Naltrexone vào điều trị.
 
An toàn & Tác dụng phụ:
 
Phát hiện trước tiên và có thể là quan trọng nhất trong điều trị bệnh nhân với Naltrexone là thuốc an toàn với rất ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường thấy (dù ở trên rất ít bệnh nhân) là đau thượng vị, đặc biệt là khi uống thuốc lúc đói, và huyết áp có tăng nhưng ở mức không đáng ngại. Triệu chứng đau thượng vị có giảm tần suất khi tần suất sử dụng thuốc có thay đổi. Ở những bệnh nhân đầu tiên, đây là triệu chứng duy nhất trên bảng danh sách, nó có tăng khi Naltrexone được dùng tiếp theo sau 7 ngày không dùng ma tuý hoặc sau một thời gian dùng loại giả dược. Triệu chứng đau này thường làm bệnh nhân thờ ơ trong lần 2 sử dụng thuốc tiếp theo.
 
Việc tiêm Narcan (0,8 – 1,2 mg naloxone) trước khi sử dụng Naltrexone được giới thiệu áp dụng. Nếu việc tiêm này làm lắng các triệu chứng thì việc dùng Naltrexone vẫn phải đợi cho đến khi kiểm tra Narcan là âm tính. Thử nghiệm trên hầu hết bệnh nhân cho thấy Narcan cho phép liều dùng 100 mg Naltrexone không gây khó chịu. Phát hiện này cho thấy là trên nhiều bệnh nhân triệu chứng đau trên chỉ là một triệu chứng thứ yếu khi cai. Đến nay thì số lượng bệnh nhân bị đau thượng vị còn rất ít, những bệnh nhân này thường là có tiền sử đau dạ dạy, ruột từ trước. Triệu chứng đau khi sử dụng Naltrexone có thể điều chỉnh bằng việc làm giảm a-xít trong dạ dày hoặc là ăn trước khi uống thuốc.

Một số xem xét khi điều trị:
 
Phát hiện thứ hai của chúng tôi là Naltrexone rất nhạy cảm với rất nhiều bệnh nhân, dù là có hiệu quả nhất nhưng nó đòi hỏi thái độ tích cực của nhân viên và chương trình điều trị phải đa dạng. Việc dùng Methadone vẫn nên duy trì, đặc biệt với bệnh nhân chưa phù hợp với chất đối kháng. Số liệu về nhập viện, xuất viện của 262 bệnh nhân được điều trị trong một năm rưỡi qua cho thấy có khoảng 40 người đã quay trở lại tái nhập viện 3 lần. Tại thời điểm viết báo cáo này (tháng 5/1976), có 9 trong số 50 bệnh nhân đang được điều trị với Naltrexone đã bỏ điều trị, bị tái nghiện, và sau đó đã quay trở lại. Số liệu ở chỗ chúng tôi cho thấy là bệnh nhân sẽ duy trì điều trị lâu hơn ở những lần được tái nhập viện về sau.
  Trong 18 tháng vừa qua, có 20 người đã dùng Naltrexone chỉ 01 liều, 39 người dùng Naltrexone nhiều hơn 01 lần nhưng dưới 01 tuần, 132 dùng thuốc được từ 1 tuần đến 3 tháng, 50 người từ 3 tháng đến 6 tháng và 21 người là trên 6 tháng.
 
Nghiên cứu có cho thấy không có mấy yếu tố tác động đến việc bệnh nhân đồng ý sử dụng thuốc, ngoài việc bệnh nhân bày tỏ muốn cai hoàn toàn ma tuý. Chúng tôi tin rằng công tác tư vấn với việc phỏng vấn nghiêm túc, trò chuyện thân mật là một khâu rất quan trọng trong điều trị với Naltrexone. Mức độ mà tư vấn viên ảnh hưởng đến người nghiện có tác động đến việc duy trì hay quay trở lại điều trị của bệnh nhân.
Khi tư vấn, nhân viên giúp bệnh nhân bày tỏ, nói ra những gì họ còn e ngại. phân vân; nhấn mạnh rằng để chữa khỏi bệnh thì chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy: điều trị là cả một quá trình với những giai đoạn khác nhau, có cả những tiến bộ sau khi vượt qua tái nghiện. Chúng tôi nói với bệnh nhân rằng hãy quay lại điều trị nếu cảm thấy có triệu chứng thèm hoặc tái nghiện. Một điểm đặc biệt của Naltrexone là thuốc cho phép sử dụng khi họ cảm thấy có dấu hiệu thèm ma tuý, không sợ bị ảnh hưởng xấu do dùng thuốc.
 
Có một số bệnh nhân đến với cơ sở điều trị song vẫn có những e ngại, ngại ngùng tiếp xúc với thầy thuốc. Có một bệnh nhân đến chỗ chúng tôi 5 ngày/tuần, duy trì như vậy trong nhiều năm. Anh ta đã từ chối lịch làm việc 3 ngày/tuần khi cho dùng Methadone. Khi bệnh nhân này đã được điều trị cai xong (detoxified) và chuyển sang dùng Naltrexone thì anh ta lại tiếp tục đến khu điều trị 5 ngày/tuần. Gần đây anh ta đã đồng ý lịch 3 ngày/tuần. Tuy vậy quan hệ của bệnh nhân này với các thầy thuốc vẫn rất hời hợt, duy trì đến bệnh viện 3 ngày/tuần chỉ đơn giản là để lấy thuốc Naltrexone.
 
Nhìn chung nhân viên của chúng tôi chấp nhận cách đến điều trị như vậy; Bệnh nhân đến điều trị, có bỏ dở, rồi lại quay trở lại điều trị. Người bệnh tìm thấy sự tin cậy ở thầy thuốc và bệnh viện chứ không chỉ đơn thuần là thuốc điều trị. Ở chỗ chúng tôi cũng không còn thấy ngạc nhiên việc người bệnh hăm hở đến song rồi lại ca thán những khó khăn khi bắt đầu điều trị. Hầu hết là cần có thời gian để quen dần với việc điều trị và những thay đổi.
 
Một số chỉ định đặc biệt với Naltrexone:
 
Chúng tôi nhận thấy rằng Naltrexone còn có hữu hiệu với một số nhóm người nghiện khác ngoài nhóm nghiện ở đường phố. Thứ nhất là nhóm bệnh nhân đã cai nghiện với Methadone. Chúng tôi đang nghiên cứu dùng Naltrexone như là một phương pháp điều trị chuyển đổi (transitional treatment) cho nhóm này. Trong một nghiên cứu mù đôi thử nghiệm so sánh nhóm dùng Naltrexone và nhóm dùng giả dược: lấy 25 bệnh nhân thử nghiệm nghiên cứu; toàn bộ những người này đã được điều trị với Methadone được từ một năm rưỡi đến 3 năm, đang đi làm hoặc đi học và không hề lạm dụng ma tuý từ 6 tháng trở lên trước khi bắt đầu thực hiện cai.
Sau khi có thoả thuận đồng ý, bệnh nhân được phân một cách ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm dùng Naltrexone và nhóm dùng giả dược. 19 bệnh nhân đầu tiên được coi là có hiệu quả theo đánh giá chủ quan của các nhân viên và được đưa vào liệu pháp với tư vấn viên. 6 bệnh nhân gần đây nhất được giao cho một nhân viên quan sát theo dõi để đánh giá, người này hoàn toàn không biết bệnh nhân nào thuộc nhóm nào trong 2 nhóm nghiên cứu (Naltrexone & giả dược). Các bệnh nhân đều được cho biết về tác dụng của thuốc là có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu xảy ra sau khi cai bằng Methadone.
 
Toàn bộ bệnh nhân dùng thuốc Naltrexone đều cho thấy có ít các triệu chứng hơn so với nhóm bệnh nhân dùng loại giả dược. Sự khác biệt giữa 2 nhóm chưa thể hiện rõ về mặt thống kê. 6 bệnh nhân gần đây nhất cũng được so sánh về phản ứng qua phỏng vấn trên lâm sàng. Một số bệnh nhân chủ yếu tập trung về những khó khăn trong mối quan hệ với mọi người ở nhà, tại cơ quan hay trường học; ít có những phàn nàn về thể trạng cơ thể.
Với những bệnh nhân còn lại thì lại ngược lại: khi phỏng vấn trên lâm sàng họ chủ yếu phàn nàn về thể trạng cơ thể hơn là các khó khăn trong các mối quan hệ với mọi người. Khi nghiên cứu dừng áp dụng mù đôi, 6 tháng sau khi đã cai xong (detoxified) hoặc có thể gọi là kết thúc điều trị, thì các bệnh nhân hay phàn nàn về các vấn đề về giao tiếp với mọi người khác thì hầu hết là thuộc nhóm dùng thuốc Naltrexone; còn nhóm hay phàn nàn về thể trạng cơ thể lại thuộc nhóm dùng giả dược.
Lấy một trường hợp nổi bật như sau: Một bệnh nhân có phàn nàn về khó khăn trong mối quan hệ với bạn gái xảy ra trong 8 tuần điều trị đầu tiên, đến tuần thứ 9 thì lại bắt đầu phàn nàn về những triệu chứng khó chịu của cơ thể như: đau mỏi khớp, co rút dạ dày, cảm giác hay chảy nước mắt và ra mồ hôi. Nhân viên quan sát và theo dõi (observer) đã ghi lại những thay đổi này trong biểu đồ của bệnh nhân. Qua nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân có thể thay đổi từ loại thuốc thật sang loại giả dược vào cùng thời điểm mà quan sát thấy có những thay đổi trên lâm sàng ở bệnh nhân có liên quan.
 
Sự khác biệt giữa 2 nhóm trên cho thấy là Naltrexone có thể làm mất đi các triệu chứng khi cai nghiện (loại thứ cấp), đặc biệt là trạng thái ngủ mê man, chán ăn, mệt mỏi, kém tập trung. Bệnh nhân nào cảm thấy Naltrexone có hữu hiệu thì được nhận thuốc Naltrexone, còn những người cảm thấy không hữu hiệu mấy thì nhận loại giả dược. Thử nghiệm tiếp tục được thực hiện và qua đó những phát hiện về sự khác biệt giữa 2 nhóm dùng thuốc thật và loại giả dược sẽ góp phần quan trọng vào công tác điều trị.
   
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ
(Trang 119)
  BS. Abraham Wikler

  Giải thích từ ngữ:
 Trong bài này tác giả luôn dùng một số khái niệm như:
-     conditioned abstinence: Trạng thái cai có điều kiện, ở đây có thể hiểu là Cai có sự trợ giúp của thuốc.
-     unconditioned abstinence: Ngược lại với trên, trạng thái cai không điều kiện, chủ yếu nhờ vào sự tự chống đỡ của cơ thể.
   
Cơ sở lý luận về điều trị cai nghiện bằng chất đối kháng ma tuý đã được thể hiện rõ bởi Martin và các đồng nghiệp (1966). Tóm lại, việc bệnh nhân ngoại trú tiếp tục duy trì trạng thái đã cai nghiện bằng một liều uống hàng ngày chất đối kháng ma tuý nhằm 2 mục đích: (a) loại bỏ động cơ, ham muốn tìm kiếm và sử dụng ma tuý; và (b) là dập tắt trạng thái thèm thuốc của cơ thể (kể cả lên cơn nghiện) do kiêng khem không dùng ma tuý – có thể coi tác dụng của thuốc như là một phản ứng với các tác động kích thích của môi trường xung quanh, với tác dụng đó thì khiến cho việc cai không điều kiện trước đây trở thành có điều kiện (Wikler, 1948; 1965).
Không cần phải thêm gì khác, chỉ cần bệnh nhân ngoại trú duy trì dùng chất đối kháng để “hồi phục”, đồng thời trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để có một nghề nghiệp có ích trong xã hội, hình thành những mối quan hệ mới với những người không nghiện ngập để trợ giúp lẫn nhau, cũng như khuyến khích họ từ bỏ những thói hư, tật xấu được coi là bất hợp pháp, những thứ đã bám rễ, ăn sâu vào họ trong thời gian họ nghiện ngập.
Quá trình duy trì dùng đối kháng ma tuý này cũng có tác dụng trợ giúp đắc lực cho những đối tượng đã được cai bắt buộc (theo qui định của nhà tù, có hoặc không có giai đoạn quản chế) trong đó nó có cho phép người cai nghiện tiếp xúc với những yếu tố “có thể gây nghiện” trong môi trường xung quanh; bệnh nhân có thể được thử thách với cả những triệu chứng do cai có điều kiện gây ra, cách điều trị này không sợ ảnh hưởng xấu từ tác dụng dược lý của ma tuý gây ra. Kết quả là nếu bệnh nhân được thử thách đầy đủ thì các triệu chứng do cai nghiện có điều kiện gây ra sẽ được dập tắt thông qua những thử thách được lặp đi lặp lại.
 
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tiệt trừ các triệu chứng do cai có điều kiện gây ra và các hành vi tìm kiếm ma tuý là để giảm thiểu ở mức thấp nhất khả năng xảy ra tái  nghiện sau khi việc điều trị cai nghiện với chất đối kháng ma tuý của bệnh nhân ngoại trú kết thúc. Wikler (1974) đã đề xuất một chương trình “điều trị tích cực” thực hiện ngay khi bệnh nhân còn đang được điều trị cai nội trú trong bệnh viện, tiếp sau đó là điều trị ngoại trú bằng việc duy trì dùng chất đối kháng ma tuý.
Dựa theo mô hình đã thí nghiệm trên động vật dùng để dập tắt các hành vi và phản ứng có điều kiện, một đề xuắt được đưa ra đối với nhóm bệnh nhân nội trú là: cho bệnh nhân đã cai và đã dùng chất đối kháng ma tuý được tiếp xúc với các điều kiện gây nghiện và tất nhiên cho thử thách với cả các triệu chứng do cai có điều kiên gây ra; thử cho đối tượng tiêm chích heroin vào người; hy vọng rằng, với tác dụng của chất đối kháng ma tuý thì ma tuý được tiêm chích này cũng mất tác dụng. Các điều kiện gây nghiện ở đây có thể là dùng bộ tranh về heroin (Teasdale, 1973) hoặc cảnh bệnh nhân đã cai tự tiêm chích heroin trong điều kiện không bị cản trở.
Sau khi hoàn thành giai đoạn cai tích cực nội trú với chất đối kháng ma tuý, bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị ngoại trú, hàng ngày uống thuốc đối kháng ma tuý. Giả định dưới các điều kiện khác nhau trong môi trường ngoại trú, bệnh nhân có thể dễ dẫn tới các hành vi tái nghiện thì trong điều kiện “tự nhiên” như vậy thì cuộc chiến chống lại ma tuý vẫn không hề ngưng nghỉ, vẫn được theo dõi thường xuyên, dù việc kiểm tra morphine qua nước tiểu không còn theo lịch như trước. Do vậy có đề xuất là nên duy trì tiếp tục dùng chất đối kháng ma tuý từ 10 tháng cho đến 01 năm (ngoài khoảng thời gian cai kéo dài là khoảng 30 tuần, Martin và Jasinski, 1969)  và nếu nước tiểu vẫn âm tính với morphine thì có thể cho dừng chất đối kháng ma tuý. Các triệu chứng do cai có điều kiện và hành vi tìm kiếm ma tuý được tiệt trừ và bệnh nhân được “phục hồi”, khả năng tái nghiện giảm xuống mức thấp nhất.
 
Thí nghiệm trên chuột cho thấy tác dụng của liều tiêm chích morphine vào tĩnh mạch có thể được loại bỏ bằng việc điều trị (đón) trước bằng Naloxone và sự xuất hiện của một tác động có điều kiện thấy trong không gian kín đã được Davis và Smith (1974) chứng minh. Có một số câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là liệu rằng việc giảm áp lực đòn bẩy (lever-pressing) đối với morphine không hẳn là do các điều kiện bất lợi mà là do cai, với mức độ như là lúc vừa được điều trị trước với Naloxone; mức áp lực đòn bẩy không thấy tăng trước khi nó giảm sút nhanh chóng.
Naloxone có thể gây ra một hội chứng tiềm ẩn do cai khá nghiêm trọng, ở chuột dù chỉ tiêm một liều lượng rất nhỏ morphine là 60 mcg/kg, trong 3 ngày trước khi có điều trị trước với Naloxone. Tuy nhiên ở một số con chuột khác cũng tiêm tĩnh mạch morphine, việc cai hoàn toàn được hoàn thành bằng việc dùng dung dịch nước muối (saline) thay thế cho morphine trong phòng kín và có tác động có điều kiện; dưới các điều kiện này áp lực đòn bẩy cũng không tăng.
 
Tuy nhiên như đã dự báo từ trước, tiến hành cai tích cực trên người gặp một số khó khăn đặc biệt bởi con người có giác quan nhận thức, suy luận, cảm nhận được hành động và sự việc nên kể cả người thực hiện thí nghiệm cũng khó đoán trước được. Từ một số báo cáo chưa được công bố cho thấy là có 2 vấn đề chủ chốt ảnh hưởng việc cai bằng chất đối kháng trên bệnh nhân nội trú: (a) bệnh nhân từ chối việc tiêm chích heroin hay bất kỳ chất ma túy nào khác khi thấy có tác dụng với chất đối kháng, anh ta biết rằng không còn bị “lên cơn” nữa; và (b) bệnh nhân báo cáo rằng chất đối kháng ma tuý đã làm anh ta không còn thèm ma tuý nữa, hay chất đối kháng có tác dụng “bão hoà”.
 
Vấn đề là liệu tác dụng đối kháng trong chất đối kháng ma tuý đã được sử dụng hết chưa, tác dụng “bão hoà” trên cơ quan cảm thụ (receptor) là rất quan trọng trên cả 2 mặt là thực tiễn và lý thuyết. Nếu loại giả dược tạo ra dư vị giống như Naltrexone thì thử nghiệm mù đôi trong đó có cho đối  tượng tiêm chích heroin hoặc hydromorphone có thể giải đáp được vấn đề này. Nếu đúng, thì tác dụng “gây bão hoà” của chất đối kháng ma tuý sẽ giúp xoá đi các triệu chứng.
 
Phụ lục - kết luận tổng kết:

Nếu được chứng minh rằng chất đối kháng ma tuý có tác dụng “làm bão hoà” thì việc xoá đi các triệu chứng xảy ra do cai có điều kiện có thể diễn ra như sau: Cho nhập viện một nhóm người nghiện đã được cai trừ độc tố nghiện (detoxified), cho họ ký bản hợp đồng thoả thuận (có mức thưởng tiền); cho ở nội trú trong bệnh viện ít nhất là một tháng, bất kể có cho họ được phép tiêm chích ma tuý hay không. Chưa sử dụng bất kỳ chất đối kháng ma tuý nào. Sau đó cho phép một số đối tượng tiêm chích heroin nhưng chưa cho dùng chất đối kháng ma tuý; trong khi đó số đối tượng khác không được phép tiêm chích bất cứ thứ gì.
Khi xem lớp đàn anh đang tiêm chích nhưng lại không được phép làm như vậy tất nhiên sẽ gây cho người nghiện cảm giác “thèm muốn” và các dấu hiệu/ hay triệu chứng khác (có điều kiện- conditioned abstinence), cứ lập lại hàng ngày thì sẽ dần dần quen dần và cuối cùng là biến mất. Sau đó nên cho các đối tượng này dùng liều kháng đầy đủ bằng Naltrexone và cho phép ngoại trú khi mà không còn hành vi tìm kiếm ma tuý; có thể là naltrexone được duy trì sử dụng hàng ngày và đối tượng vẫn “thèm” heroin hay các chất ma tuý khác. Lại tiếp nhận loạt bệnh nhân mới nhập viện, cho nội trú và lại lặp lại là cho phép tiêm chích nhưng không cho kháng ma tuý, trong khi đó thì nhóm đã được tiêm chích trước đó mà không dùng kháng (blockade) thì bây giờ được cai trừ độc tố nghiện (detoxified), thực hiện theo trình tự, cho ký hợp đồng khác nếu thấy cần thiết.
Sau khi những đối tượng này chuyển sang ngoại trú, nhóm nội trú lại được hình thành tiếp. Về việc kiểm soát, thì một số đối tượng mà được cho phép tự tiêm chích heroin mà không dùng kháng thì có thể lại được điều trị trừ độc tố, rồi chuyển sang ngoại trú với việc dùng Naltrexone mà không cần trải qua trình tự điều trị tiêu trừ các triệu chứng do không dùng ma tuý gây nên.
 
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ
(trang 123)
    BS. Roger Meyer, Ths. Mary Randall, Cn. Cecily Barrington,
                              BS. Steven Mirin, TS. Isaac Greenberg
 
   
 Trong một nghiên cứu vào năm 1966, Martin đã đưa ra việc sử dụng Cyclazocine trong điều trị dài ngày cho người nghiện heroin. (1) Wikler đã đưa ra một chương trình về hành vi có ảnh hưởng tích cực trên bệnh nhân đang điều trị cai nghiện với chất đối kháng ma tuý, làm tiêu tan các triệu chứng do cai nhịn thuốc (đói ma tuý – conditioned abstinence) và triệu chứng do vẫn dùng ma tuý. (2) Khi chất đối kháng ma tuý đã được sử dụng một vài năm, thực hiện trên người bệnh vẫn hoạt động, đi lại; thì phác đồ của Wikler vẫn là phương pháp duy nhất trong điều trị bằng đối kháng ma tuý mà một mặt là hoàn toàn dựa trên cơ sở dữ liệu từ thực nghiệm trong Labô thí nghiệm, và mặt khác là dùng các đặc tính đặc biệt của chất đối kháng.
Phác đồ của Wikler dựa trên khái niệm cho rằng các kích thích mà trước đó đi đôi với các triệu chứng do cai nhịn thuốc không điều kiện (unconditioned abstinence symptoms) cũng sẽ khơi gợi hiện tượng như trong hội chứng cai (abstinence syndrome) ở trên người đã từng nghiện ma tuý. Theo đó, những người này có thể bị tái nghiện do bị tác động từ các yếu tố từ môi trường xung quanh giống như ở trên. (3) Wikler đưa ra rằng với sự hiện diện của các yếu tố kích thích liên quan đó, thì người nghiện được điều trị với chất đối kháng ma tuý vẫn luôn phải có bản lĩnh trước ma tuý, cần dập tắt ngay hành vi sử dụng ma tuý. (2) Do đặc tính trung tâm của giả thiết cai nghiện dùng chất đối kháng ma tuý nên cần phải xem xét, đánh giá các số liệu gần đây, đây là việc quan trọng.và có thể tác động làm thay đổi phác đồ điều trị bằng chất đối kháng ma tuý này.
   
 Khi định nghĩa trạng thái “tiệt trừ” (extinction), các nhà tâm lý học thực nghiệm (mà theo cá nhân tôi) có vẻ vẫn còn chưa đưa ra rõ ràng. (4) Một cái đơn giản nhất là việc tiệt trừ hành vi tìm kiếm thức ăn ở những con vật đang đói bụng, nó liên quan đến các yếu tố sau: 1) do những kích thích có sẵn trong môi trường, hình ảnh thức ăn phơi bày đã tạo ra cảm giác thèm ăn, và 2) các điều kiện có thể làm nảy sinh cảm giác thèm ăn (về hành vi/ behavior) nhưng động lực thúc đẩy (reinforcement) lại không xảy ra. Kết quả của điều kiện này là hành vi ban đầu đó (sự thèm thuồng) sẽ ngày càog lớn dần lên trước khi nó chấm dứt; ngưỡng hành vi bực tức giàm đi và tất nhiên làm cho hành vi này (sự bực tức) có khả năng tăng hơn.
   
 Ở những con vật nghiện ở thể cho tự dùng ma tuý, hành vi tìm kiếm ma túy được dập tắt nếu cho thay dùng morphine bằng dung dịch muối. (5) nếu cho con vật nghiện dùng liều naloxone mức thấp, thì thấy hành vi tìm kiếm ma tuý của nó có tăng lên, giả sử trong trường hợp phản ứng lại với trạng thái khi cai nhịn ma tuý. (6) hành vi như vậy bị tiêu trừ khi có dùng liều chặn cao bằng Naloxone, do không thể giảm bớt triệu chứng do cai nhịn thuốc. (6) việc tiệt trừ biểu lộ phản ứng ở những con vật nghiện ma tuý có thể xảy ra. Cũng thấy rõ là hành vi có thể được tái lập lại dưới các điều kiện có mặt của các tác nhân kích thích.
   
 Việc tiệt trừ các phản ứng tự phát ở thể có điều kiện xảy ra khi có một kích thích loại có điều kiện được lặp đi lặp lại mà lại không có tác động của loại kích thích không điều kiện. Theo đó, phản ứng tự phát sẽ không còn xảy ra đối với các kích thích có điều kiện. Do vậy, Goldberg và Schuster đã quan sát quá trình tiêu trừ nhanh chóng các phản ứng do cai nhịn có điều kiện (có quan hệ với ánh sáng đỏ - red light). (7) Ngược lại, các kích thích có quan hệ với việc làm gia tăng hành vi đến với ma tuý (v.d. một ánh sáng đỏ có mặt cùng với mỗi lần tiêm chích ma tuý) thì đòi hỏi cần có một số đặc tính bổ sung được duy trì cho đến 19 ngày sau khi cai hoàn toàn với ma tuý. (8) Giống như ánh sáng đỏ trong thực nghiệm của Goldberg và Schuster, một số kích thích cụ thể có thể đi đôi (theo mô hình điều kiện cũ) với những lúc cai không dùng ma tuý hoặc những lúc dùng thuốc đối kháng ma tuý, được thực hiện trên con vật nghiện (cai nhịn có điều kiện).
Một số kích thích cụ thể khác cũng có thể có quan hệ với đặc tính gây nghiện của thuốc ma tuý, như đã được trình bày bởi Goldberg, Schuster, và Woods (8) và bởi một số người khác. Trong các thực nghiệm của Smith và David (9), các con chuột sẽ tiến tới, hay chúng bị đánh thức tỉnh bởi những âm thanh mà những âm thanh này trước đó có sự đi kèm với việc dùng ma tuý. Tóm lại, các con vật sẽ bị khơi dậy đến với ma tuý bởi những yếu tố kích thích trong môi trường xung quanh, những yếu tố mà trước đó chúng đã biết là có kèm với ma tuý.
   
 Trong điều kiện có các yếu tố kích thích mà không liên quan đến ma tuý, thì người đã từng nghiện cũng sẽ không có xu hướng đến với ma tuý (ví dụ, người dùng heroin Việt nam quay trở lại Hoa Kỳ). Ngược lại, dưới các điều kiện kích thích có liên quan đến ma tuý – hình ảnh về việc sử dụng ma tuý trước đây, thì hoàn toàn có thể dẫn tới tái nghiện. Như Wikler đã chỉ ra rằng, sự tiệt trừ (extinction) sẽ không xảy ra ở những nơi mà trước kia không can hệ gì tới việc sử dụng ma tuý như là nhà tù và những nơi không ma tuý khác (gọi là dưới điều kiện không có ma tuý).
(3) Vấn đề mấu chốt mà chúng tôi đang cố gắng xác định qua 3 năm thử nghiệm chất đối kháng ma tuý trên động vật và trên người là liệu rằng hành vi được quan sát dưới tác dụng của chất đối kháng ma tuý có phù hợp với những khái niệm về tiêu trừ trong các điều kiện như đã nói ở trên, hay nó phù hợp với các giải thích khác (ví dụ, về sự no nê bão hoà, trong điều kiện trái ngược, hoặc cả khuynh hướng phân biệt. (10, 11, 12, 13) Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng không chỉ về cách tiếp cận của chương trình điều trị với cá nhân bệnh nhân, mà nó còn quan trọng về mặt xác định độ dài tối ưu trong điều trị với chất đối kháng ma tuý và cả cách dùng. Nó cũng có thể mang cả ý nghĩa về khả năng hiệu quả của phương thuốc.
 
 Các phương pháp:
   
 Các phương pháp được áp dụng trong công tác của chúng tôi đã được trình bày kỹ tại các hội nghị trước đây của tổ chức và lần này sẽ lại được trình bày ở phần sau. Cơ bản thì việc sử dụng heroin dưới các điều kiện có cản trở/kháng đã được quan sát theo dõi tại khu vực nghiên cứu trong thời gian được 10 ngày.
  Thuốc kháng ma tuý đã được dùng (1) dưới các điều kiện không che dấu (nonblind) khi mà tất cả các đối tượng đã trải qua kháng ma tuý sau một giai đoạn là 10 ngày có dùng heroin không bị cản trở, vẫn ở trong cùng khu vực, (2) dưới các điều kiện không che dấu, các đối tượng không trải qua giai đoạn có dùng heroin không bị cản trở trước giai đoạn kháng với naltrexone, và (3) dưới các điều kiện mù đôi, các đối tượng sẽ nhận thuốc naltrexone hoặc loại giả dược naltrexone.
Ở điều kiện sau, các đối tượng bị cản trở có mặt tại khu nghiên cứu cùng lúc với các đối tượng không bị cản trở, nhận heroin. Trong mô hình ở phần sau, việc kết hợp bệnh nhân trong khoa tại bất kỳ thời điểm có thể gồm nhóm không đồng nhất (một, hai, hoặc 3 bệnh nhân cho dùng naltrexone, cùng với 3, 2 hoặc 01 bệnh nhân dùng giả dược) hoặc nhóm đồng nhất (tất cả bệnh nhân đều dùng naltrexone).
  Dữ liệu được ghi nhận trên 31 đối tượng là những người đã trải qua giai đoạn kháng ma tuý tại cơ sở và được phát dùng naltrexone trong giai đoạn tiếp theo sau điều trị*. Những bệnh nhân này có trung bình là 7,6 năm dùng heroin (trong phạm vi là 4 đến 20), do vậy việc điều trị có trung bình là 5,5 lần với trước đây (phạm vi 2-25).
    Thủ tục ký cam kết đã từng được trình bày bao quát và sẽ được nói thêm ở phần cuối của báo cáo này.
   
 Kháng ma tuý: chỉ trừ 2 bệnh nhân, còn lại trên tất cả bệnh nhân thì việc kháng ma tuý được thực hiện bằng việc uống hàng ngày 50 hoặc 70 mg chất Naltrexone. Trong các nghiên cứu mù đôi, thì sử dụng một lượng tương ứng nước xi-rô để làm giả dược. Còn trong nghiên cứu ban đầu, liên quan đến 2 bệnh nhân dưới các điều kiện kháng, thì việc kháng ma tuý được thực hiện bằng việc uống Naloxone 500 mg với 4 lần/ngày.
   
 Naltrexone được phân phát cho người bệnh ở giai đoạn điều trị tiếp theo là tại các nhà thuốc trong khu vực. Trong 14 tháng tiếp theo đó, mỗi lần sử dụng naltrexone tại nhà thuốc, bệnh nhân được phát thưởng 1$. Cứ 7 ngày sử dụng naltrexone, 5$ được giải ngân cho bệnh viện mà bệnh nhân chọn đến điều trị hàng tháng.
    Các bệnh nhân đều được các y tá điều dưỡng giám sát 30 phút sau khi uống thuốc kháng ma tuý để đảm bảo là thuốc đã ngấm và không bị nôn mất. Đối với bệnh nhân ngoại trú thì sẽ được giám sát bởi các dược sĩ.
   
 Việc sử dụng heroin: Heroin được sử dụng theo đường tĩnh mạch dưới sự giám sát về y tế; luôn cho phép các đối tượng được lựa chọn là tự nguyện không dùng ma tuý dù có sẵn. Lịch dùng ma tuý cho phép bệnh nhân dùng đến 6mg vào ngày 1 và 60mg vào ngày 10 với mức tăng là 6mg mỗi ngày từ ngày 1 đến ngày 10. Liều cho phép 2 giờ tăng từ 0,5mg ở ngày 1 lên mức 5mg vào ngày 10; nếu chờ 4 tiếng giữa các liều thì đối tượng có thể cho gấp đôi liều 2 tiếng; nếu chờ 6 tiếng thì có thể gấp 3. Sau 6 tiếng thì không cho tăng luỹ tiến nữa. Nhóm dùng ma tuý được tính tích điểm, và điểm số có thể dùng để trao đổi với ma tuý trong những trường hợp cụ thể.
   
 Đánh giá về tâm trạng và mức khao khát với ma tuý: đối tượng được ghi nhận lại về mức độ thèm muốn ma tuý theo các mức được tính trên thước 100mm. Trên thước này đối tượng ghi lại mức “thèm heroin” (từ cao nhất đến thấp nhất), thực hiện hàng ngày như là ghi điểm xuốt thời gian của chương trình nghiên cứu, trước và sau mỗi lần sử dụng heroin.
  Như đã trình bày, việc thèm ma tuý có quan hệ mật thiết với hành vi sử dụng thực sự các chất ma tuý dưới các điều kiện là bị cản trở hay không bị cản trở. Mạch, huyết áp, nhịp hô hấp và nhiệt độ được ghi lại hàng ngày (vào 8 giờ sáng), tại trước và sau khi dùng heroin. Kích thước đồng tử cũng được ghi lại trước và sau lần sử dụng đầu tiên trong ngày. Thiết bị đánh giá tâm trạng bệnh nhân – Osgood Semantic Differential Mood Self-report được sử dụng hàng ngày để đánh giá (vào 8 giờ sáng), và tại lúc trước và sau mỗi lần tiêm chích heroin.
   
 Mối quan hệ giữa việc sử dụng heroin có bị cản trở và các yếu tố nhân khẩu học và yếu tố thực nghiệm: Việc sử dụng heroin thực sự dưới các điều kiện có bị cản trở được nghiên cứu, xem như là một chức năng của các yếu tố về nhân khẩu học và thực nghiệm. Tổng số lần sử dụng, tần suất sử dụng và khối lượng heroin đã sử dụng thực sự dưới các điệu kiện có bị cản trở được sử dụng làm số liệu trong phân tích. Tuổi tác, số năm dùng heroin, tuổi bắt đầu sử dụng, số lần điều trị và số tháng ở trong tù kể từ khi bắt đầu dùng heroin đểu sử dụng làm các thông số về nhân khẩu học để xác định ảnh hưởng cuả tuổi tác, thời gian nghiện...
  Các điều kiện được dùng trong khu vực tiến hành nghiên cứu bao gồm: Thí nghiệm với thuốc Naltrexone theo phương pháp mù hoặc không mù (không cần che dấu), kinh nghiệm về kháng ma tuý đi kèm hoặc không đi kèm với kinh nghiệm trước đó về sử dụng heroin trong điều kiện có bị cản trở tại khu vực nghiên cứu điều trị, số đối tượng trong từng nghiên cứu, lấy mẫu đồng nhất đối chiếu với nhóm mẫu không đồng nhất.
   
 Số liệu tiếp theo: Do mối quan hệ định đề giữa trạng thái “tiệt trừ” do cai và kết quả dài hạn trong cộng đồng sử dụng chất đối kháng nên dữ liệu cũng được đánh giá một cách tương đối với kết quả của những bệnh nhân đã trải qua kháng ma tuý trong khu nghiên cứu (cụ thể là liên hệ kết quả trong cộng đồng với tần suất sử dụng heroin dưới các điều kiện có bị cản trở).
  Chúng tôi cũng so sánh kết quả của những bệnh nhân chỉ trải qua phần sử dụng heroin trong điều kiện không bị cản trở với những người trải qua giai đoạn kháng bằng việc dùng Naltrexone. Chúng tôi cũng so sánh kết quả ban đầu và kết quả dài hạn trong các nghiên cứu mù đôi và không mù mà trong đó có sử dụng naltrexone trong cộng đồng, có hoặc không có kèm theo khoản thưởng 1$ mỗi ngày.
    Cuối cùng, dữ liệu được thảo luận có sự liên hệ với dữ liệu của các nghiên cứu trên động vật đã được thực hiện phối hợp với TS. Joseph Cochin và Gilbert Carnathan tại Khoa Dược, Đại học Boston.
 
 Các kết quả:
   
 Bảng 1 trình bày các điều kiện có trong thí nghiệm của nghiên cứu mù đôi và không mù. Lượng heroin và số lần sử dụng dưới các điều kiện này được so sánh. Tần suất sử dụng heroin dưới các điều kiện có bị cản trở (blocked conditions) có tương quan tích cực với số năm được báo cáo là có sử dụng heroin (Spearman r = 0.45, p = < .01) và tương quan tiêu cực với độ tuổi bắt đầu sử dụng heroin (r = -0.33, p < .05) (nghĩa là tuổi bắt đầu dùng heroin càng trẻ thì càng có khả năng có tần suất cao hơn). Các yếu tố về nhân khẩu học khác (số tháng trong tù và số lần đã điều trị trước đây) không cho thấy có bất cứ mối quan hệ với tần suất sử dụng dưới các điều kiện có bị cản trở ở trong khu điều trị.
Kiểm tra ban đầu với phương pháp Mann-Whitney U test để đánh giá ảnh hưởng của độ lớn của nhóm, tính đồng nhất của nhóm thử, các điều kiện có trong nghiên cứu mù đôi đối lập với những điều kiện có trong nghiên cứu thường khác với sự có mặt của chất đối kháng ma tuý. Không có yếu tố nào trong số này được dùng để phân biệt các tỷ lệ sử dụng heroin dưới các điều kiện có bị cản trở. Thực ra thì các đối tượng có thâm niên nghiện lâu hơn (7-20 năm) sử dụng heroin nhiều hơn so với nhóm có thâm niên nghiện ít hơn (4-6 năm). Hình 1, 2 và 3 minh hoạ chiều hướng sử dụng heroin của 3 đối tượng có thâm niên ít hơn và các Hình 4,5 và 6 minh hoạ cho 3 đối tượng có thâm niên nghiện dài hơn.
   
 Theo phương pháp của nghiên cứu mù đôi, một số bệnh nhân trải qua phần kháng ma tuý theo nhóm mà trong đó không có đối tượng bị cản trở, đồng thời một số đối tượng khác lại trải qua phần kháng với sự có mặt của các đối tượng vẫn đang “lên cơn nghiện”. Trong nghiên cứu này mới chỉ có 3 đối tượng trải qua kháng ma tuý trong điều kiện là trong nhóm có cả các đối tượng vẫn đang sử dụng heroin. Bảng II trình bày số liệu kết quả. Sự khác nhau giữa các nhóm chưa có ý nghĩa về mặt thống kê bởi số lượng đối tượng trong nghiên cứu không nhiều. Ngoài ra, hai trong số ba đối tượng trong nghiên cứu này có thâm niên sử dụng heroin trên 7 năm.
   
 Quan hệ giữa việc cản trở/kháng (blockade) trong khu vực điều trị và việc sử dụng Naltrexone tại cộng đồng:
  Cuối cùng, chúng tôi đã thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa việc sử dụng heroin dưới các điều kiện cản trở/kháng trong khu nghiên cứu và động lực tự giác dùng thuốc Naltrexone tại cộng đồng, ít nhất là một ngày sau khi xuất viện. Thấy không có mối quan hệ nào giữa việc sử dụng thuốc kháng tại cộng đồng và tần suất sử dụng dưới các điều kiện kháng trong khu nghiên cứu. Cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê trong kết quả giữa nhóm dùng giả dược trong nghiên cứu (và có “lên cơn” đói heroin) và nhóm dùng thuốc kháng ma tuý. Do vậy, sự có mặt của các cá nhân vẫn lên cơn dùng ma tuý không có ảnh hưởng mấy tới việc sử dụng naltrexone tại cộng đồng.
   
 Qua một thời gian là 3 năm, có 83 bệnh nhân tham gia vào chương trình nghiên cứu (loại 4 giường),*. có 49 người đủ tiêu chuẩn để đưa tiếp vào giai đoạn sử dụng Naltrexone tại cộng đồng. Trong 49 người đủ tiêu chuẩn điều trị ngoại trú này thì chỉ có 40 người là đã sử dung thực sự Naltrexone tại cộng đồng. Trong các nghiên cứu không mù đôi (non-double-blind studies) (Nhóm 1- Group 1), 21 đối tượng đã tham dự và có 10 đủ tiêu chuẩn dùng Naltrexone tại cộng đồng;**  trong các nghiên cứu mù đôi trước giai đoạn có thưởng tiền khi dùng Naltrexone tại cộng đồng (Nhóm 2), có 30 bệnh nhân tham gia và có 15 người đủ tiêu chuẩn dùng Naltrexone; trong khi tại các nghiên cứu mù đôi sau khi chúng tôi tiến hành việc thưởng tiền khi dùng Naltrexone tại cộng đồng (Nhóm 3), có 32 bệnh nhân tham gia và có 23 người đủ tiêu chuẩn dùng Naltrexone tại cộng đồng. (Bảng III).
Toàn bộ 10 đối tượng trong Nhóm 1 đã sử dụng thực sự Naltrexone tại cộng đồng trong khi chỉ 5 trong số 15 và 19 người trong số 23 của các nhóm còn lại là có sử dụng thực sự Naltrexone tại cộng đồng. Xác định theo thang Chi-square cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê trong việc sử dụng thực sự Naltrexone của các đối tượng trong các Nhóm 1 và 3 so sánh với Nhóm 2. Kiểm tra theo T-test được thực hiện để so sánh việc sử dụng Naltrexone dài ngày của các bệnh nhân thuộc 3 nhóm, là những người đã sử dụng Naltrexone thực sự tại cộng đồng. Việc sử dụng Naltrexone trung bình tại các thời điểm là một tháng, ba tháng và sáu tháng của 3 nhóm được so sánh với nhau. Xu hướng là bệnh nhân trong Nhóm 1 (p = < 0.1) sử dụng Naltrexone tại cộng đồng lâu hơn bệnh nhân trong Nhóm 2 và 3. Không có sự khác biệt về việc sử dụng Naltrexone trong 3 nhóm tại thời điểm khoảng tháng thứ 6.

Trong 10 bệnh nhân vẫn duy trì Naltrexone được trên 90 ngày, thì 7 người tái nghiện sau khi dừng sử dụng Naltrexone, 2 người vẫn duy trì không ma tuý, và một người vẫn tiếp tục theo dùng Naltrexone và tham gia phần tư vấn cá nhân. Cả hai bệnh nhân sau khi ngưng sử dụng Naltrexone vẫn duy trì được trạng thái không ma tuý đã thay dổi chỗ ở và có được việc làm ổn định.
Trong 7 người tái nghiện sau khi ngưng sử dụng Naltrexone thì chỉ trừ có một người, thì còn lại đều không còn việc làm tại thời điểm tái nghiện. 6 bệnh nhân sử dụng Naltrexone tại cộng đồng được từ 60 đến 90 ngày thì chỉ trừ có một trường hợp còn toàn bộ bị tái nghiện. Ngoại lệ đơn lẻ vẫn duy trì có việc làm sau khi tái nghiện gồm một trường hợp và thêm một trường hợp khác thì đã sang một bang khác để chốn khỏi sự truy nã. Chúng tôi không có thông tin thêm về trường hợp này.
6 bệnh nhân đã sử dụng Naltrexone được từ 30 đến 60 ngày và 4 trong đó đã tái nghiện sau khi dừng không dùng Naltrexone, 2 người còn lại hiện vẫn đang theo điều trị. 18 bệnh nhân đã sử dungj Naltrexone được từ 0 đến 30 ngày (tại ngày 30/4), 3 bệnh nhân vẫn đang duy trì sử dụng Naltrexone theo chương trình điều trị. Số còn lại đều tái nghiện. Việc tái nghiện của rất nhiều người bệnh, chúng tôi không cho là một kết quả tồi tệ không thể tránh khỏi bởi cũng có khá nhiều người sau khi tái nghiện đã quay trở lại điều trị với liều duy trì Methadone, tham gia nhóm trợ giúp, và một số là dùng Naltrexone.
 
 Quan hệ giữa Thông tin cá nhân, các điều kiện trong thí nghiệm và Kết quả:
 
 Bệnh nhân khi đựơc nhập viện đều phải điền vào các mục về nhân khẩu học theo mẫu (của Đại học Cơ đốc Texas – TCU, Viện Nghiên cứu Hành vi, Hồ sơ trong chương trình cai nghiện), những thông tin này được dùng để phân tích. Sử dụng giải pháp của Varimax về luân phiên trực giao, tính các mục bằng cách lấy trung bình của các mục có kết quả từ 0.40 trở lên sau khi các mục đã được chuyển đổi sang T-score chuẩn.
Có 7 yếu tố được lấy. Có 3 nhóm kết quả được đem so sánh là: bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn nhưng thất bại với dùng Naltrexone; bệnh nhân sử dụng Naltrexone từ 1 – 30 ngày; và bệnh nhân đã sử dụng Naltrexone được trên 30 ngày. Phân tích theo 2 chiều về sự khác nhau đã so sánh bệnh nhân của 3 nhóm đối với 7 yếu tố. 2 yếu tố liên quan đến kết quả với Naltrexone. Những bệnh nhân bắt đầu sử dụng ma tuý khi còn ít tuổi, cũng bị bắt giữ khi còn ít tuổi, đã tham gia một số chương trình điều trị, không được nuôi dưỡng bởi cả bố và mẹ cho đến năm 12 tuổi, có xu hướng xấu hơn (F = 4.59, p < .015).
Ngoải ra, nhóm bệnh nhân có mẹ (F = 1.631, p < .210) và có bố (F = 1.776, p < .184) có trình độ văn hoá thấp lại có xu hướng tốt hơn khi sử dụng Naltrexone. Phân tích theo thang chi-square của các thông số/ mục về nhân khẩu học của cá nhân đã được điều trị đã xác nhận các mối quan hệ đó. Ngoài ra, các bệnh nhân sống cùng vợ/chồng, cha mẹ hoặc người thân cũng có xu hướng tốt hơn nhóm chỉ sống với bạn bè, sống một mình, hoặc không ổn định. (Chi-square = 13.583, p < .194). Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu mù đôi với việc sử dụng Naltrexon tại cộng đồng mà không được tiền thưởng (1$ /ngày) cũng kém hơn đáng kể so với nhóm trong nghiên cứu thường (không mù/nonblind) hoặc nhóm trong nghiên cứu mù đôi, sử dụng Naltrexone tại cộng đồng có thưởng (Chi-square = 21.592, p < .002).  
 Tóm lại chúng tôi có thể nói rằng việc thách thức đối với kháng ma tuý tại cộng đồng là không phổ biến. Nếu trường hợp này xảy ra thì bệnh nhân làm như vậy bởi họ cho rằng tác dụng của thuốc kháng ma tuý đã hết. Xen kẽ với đó là việc bệnh nhân báo cáo cho rằng họ gặp phải những tác nhân kích thích và dùng Naltrexone để tăng cường quyết tâm cai trừ ma tuý.
 
 Thảo luận:
     
 Thủ tục ký thoả thuận đồng ý:
 
 Thoả thuận đồng ý của người nghiện heroin với chương trình nghiên cứu đôi khi có liên quan đến việc sử dụng heroin là một vấn đề cần xem xét cẩn thận. Ngoài những nghiên cứu về con người do uỷ ban xem xét, thì dự án này cũng được nghiên cứu cẩn thận bởi một nhóm người từ Ban kế hoạch phòng chống nghiện ma tuý của Thống đốc bang Massachusett và nhân viên của Bộ y tế chuyên quản khu vực. Ở mức liên bang thì các uỷ ban của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm và Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia xem xét các thủ tục liên quan đến đạo đức và tính nhân văn cũng như các vấn đề về lợi ích và rủi ro đối với đối tượng.
   
 Toàn bộ bệnh nhân được nhập viện từ các cơ sở phục hồi cai nghiện ở Massechusett hoặc qua giới thiệu của các bệnh nhân cũ. Trước khi được chấp nhận vào chương trình, từng người được kiểm tra về thể chất và tâm thần. Bệnh nhân đều được hướng dẫn đến các cơ sở khác để cai trừ độc tố nghiện (detoxification) nội trú hoặc ngoại trú trước khi tham gia vào chương trình nghiên cứu này và trước khi tham gia họ được phát một cuốn sổ tay bệnh nhân từ 8 đến 10 trang. Họ cũng được dẫn đi tham quan khu vực nghiên cứu và Bệnh viện McLean, được có cơ hội trò chuyện với các bệnh nhân.
   
 Vào ngày nhập viện, bệnh nhân được phỏng vấn bởi một luật sư (cũng là một thành viên trong Uỷ ban nghiên cứu về con người của bệnh viện); sau khi nhận thấy bệnh nhân đã thông báo và hiểu đầy đủ về bản chất của dự án, họ ký vào bản cam kết đồng ý. Không tiếp nhận bệnh nhận bệnh nhân từ các cơ quan thi hành án, tất cả bệnh nhân đều là tự nguyện, được tự do quyết định dời khỏi dự án vào bất cứ lúc nào. Mỗi người có thể nhận được một khoản lên đến 700$ khi tham gia vào chương trình. Trường hợp nếu họ bỏ dở thì vẫn được phép giữa khoản tiền đã nhận.
   
 Các lập luận về điều trị bằng chất đối kháng ma tuý thường tập trung chủ yếu vào các yếu tố điều kiện gây nghiện. Wikler là người tiên phong (năm 1948), với các thực nghiệm và quan sát trên lâm sàng của mình đã gây nhiều chú ý và quan tâm trong lĩnh vực này. Hiện nay thì thuốc đã có sẵn và xem ra phù hợp với các tiêu chuẩn đối với một thuốc đối kháng được phép sử dụng trên lâm sàng, vậy chúng ta tiếp tục ứng dụng cơ sở lý luận này như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải kiểm chứng lại một số yếu tố điều kiện gây nghiện ma tuý ở người. Ở đây thì những nghiên cứu trên động vật không có giá trị (xem Wikler, 1973 để thấy một tổng kết toàn diện), những yếu tố về nhận thức tạo ra sự ngoại suy trực tiếp với các tình huống trên lâm sàng rất khó khăn này.
 
 QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ
  (Trang 84)
    Ths. Richard B. Resnick, và Elaine Schuyten-Resnick, MSW 
 
 Khi chất đối kháng ma tuý lần đầu tiên được giới thiệu đưa vào điều trị cai nghiện, bệnh nhân được điều trị không được lựa chọn phân loại và việc đánh giá mức độ thành công hay thất bại lại chỉ được dựa vào thời gian mà họ duy trì điều trị. Tuy nhiên cho đến nay công tác đánh giá của chúng tôi đã được cải tiến nhiều, xem xét cụ thể hơn như là: thuốc có thực sự hiệu quả và nếu có thì đối tượng nào là phù hợp nhất, kỹ thuật nào là tốt nhất để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị? Một điểm nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi về Naltrexone là tìm hiểu “Ai phù hợp nhất”. Hy vọng rằng khi nghiên cứu hoàn thành, nó sẽ góp phần khẳng định hoặc phủ nhận mô hình điều trị cai nghiện mà chúng ta đang nói đến
   
 Trong phần trình bày hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một số điểm trong phương pháp điều trị dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi. Là những nhà nghiên cứu, chúng ta.đều tâm nguyện hiến dâng cho sự nghiệp khoa học đầy khó khăn cùng những yêu cầu khắt khe. Tuy nhiên ở đây tôi không đề cập đến số liệu nghiên cứu cụ thể mà chỉ nêu lên một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuốc trên điều trị lâm sàng.
   
 Mặc dù chúng ta đang dùng loại thuốc tiên tiến có tác dụng dượclý đến tâm thần của người bệnh song theo quan điểm của chúng tôi thì nó cũng có gây ảnh hưởng xấu không nhỏ trong điều trị của nghiên cứu này mà dự kiến sẽ dùng làm mẫu để đánh giá các liệu pháp dùng thuốc khác: ví dụ như các hoạt chất có mục đích là điều chỉnh rối loạn chức năng tâm thần hoặc quá trình phát triển bệnh, mục đích có thể là làm giảm, xoá hẳn hoặc làm trầm trọng thêm một “triệu chứng đích” (target symptom).
  Dễ dàng nhận thấy tác dụng của thuốc khi thuốc gây ra những thay đổi đáng kể (dù là thay đổi tích cực hay là tiêu cực) trên hệ tâm thần của đối tượng được nghiên cứu; ví như là tác dụng mà Lithium gây với bệnh hưng cảm hoặc Imiprimine với bệnh trầm cảm. Chất đối kháng ma tuý không tác dụng trực tiếp với hệ tâm thần của người bệnh; lợi ích của nó chỉ là thứ yếu (secondary), bằng cách bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi tác dụng của ma tuý.
   
 Do vậy mà mô hình làm mẫu ở trên không hẳn là giống với mô hình dùng đánh giá ảnh hưởng của hoạt chất đối với các hội chứng có thể nhận thấy trên lâm sàng mà ở nhiều trường hợp là rối loạn tiềm thức. Ví dụ với một số người trạng thái thoải mái, hài lòng lại bắt nguồn từ những hội chứng trầm cảm (depressive syndroms). Tất cả người nghiện đều cảm thấy hài lòng, mãn nguyện khi dùng ma tuý, bất chấp là hậu quả để lại ra sao đi nữa, chỉ là những mất mát thứ yếu (secondary losses).
Tiếp tục như vậy chúng tôi quan sát và đưa ra các mức độ mà bệnh nhân bị ảnh hưởng (do dùng ma tuý để lại), chúng thường gây cản trở trong điều trị; lúc đầu chúng được xem là thứ yếu song thực tế cho thấy với người nghiện, chúng rất quan trọng, là tác nhân đưa họ đến với chúng tôi để điều trị. Chúng tôi biết chắc chắn là chất đối kháng ngăn cản tái nghiện. Tuỳ thuộc vào việc người bệnh tuân thủ điều trị theo đúng yêu cầu của thầy thuốc về liều lượng dùng cũng như thời gian dùng thuốc.
   
 Còn một vấn đề nữa, trong trường hợp người bệnh tham gia điều trị, đó là nỗ lực của chúng tôi, dành hết tâm sức và sự khéo léo của mình để làm sao thay đổi thái độ của họ, chấm dứt sử dụng ma tuý, thấy được tác hại thực sự của ma tuý. Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình, một việclàm đáng được đánh giá. Do đó hiệu quả trên lâm sàng của các hoạt chất này không thể tách rời, mà nó song hành cùng với hiệu quả của bệnh viện, nơi đang sử dụng các hoạt chất đó.
    Tôi sẽ thảo luận một số kỹ thuật trên lâm sàng mà chúng tôi thấy là quan trọng nhất, mặc dù chúng ta phải thừ nhận sự thật hiển nhiên là:  đánh giá trên lâm sàng tốt chưa hẳn đã giải thích đầy đủ cơ sở, bản chất của kỹ thuật đó.
   
 Khi sử dụng chất đối kháng ma tuý, điều then chốt là nhân viên phải giúp bệnh nhân hiểu rằng điều trị không chỉ đơn thuần là dùng thuốc. Rõ ràng để đạt được kết quả tốt, chính các nhân viên phải hiểu được, nắm được và tin tưởng công việc đang làm. Điều trị cai nghiện là công việc rất gian khó chứ không chỉ đơn giản là cấp phát thuốc. Như TS. Lee Schwarts, một cộng tác viên trong chương trình nghiên cứu của chúng tôi, thường nhắc nhở tôi là: “để chữa khỏi bệnh thì dùng thuốc thôi là chưa đủ”.
   
 Tuy nhiên, thuốc chữa bệnh là công cụ để thực hiện trọng tâm ban đầu của liệu pháp – nó là một cách giúp người bệnh bắt đầu tin tưởng người thầy thuốc và nó tạo mối liên kết, hợp tác giữa đôi bên. Dù kỹ thuật liệu pháp nào được được đưa vào sử dụng thì chúng ta cũng không thể tập trung quá mức vào tầm quan trọng của mối quan hệ tốt và tích cực giữa giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
  Mối quan hệ này có thể được củng cố bằng nhiều cách, từ việc trợ giúp người bệnh trong giai đoạn sau cai cho đến các mặt tình cảm mà người nghiện thiếu thốn trong cuộc sống của họ. Khi lần đầu tiên chúng tôi triển khai chất đối kháng, chúng tôi đã không tính đến các yếu tố đó và kết quả khá nghèo nàn; người bệnh được củng cố khi họ được tiếp xúc đều đặn với nhân viên có chuyên môn và cảm thông, dù là mỗi lần gặp cũng chỉ ngắn ngủi.
    Dần dần, người bệnh học được cách trông cậy vào thầy thuốc chứ không phải trông cậy vào ma tuý, giúp họ giải toả khỏi những âu lo, có được lời khuyên, giải pháp cho những vấn đề, những điều còn phân vân trong cuộc sống. Qua mối quan hệ liệu pháp này, bệnh nhân có động lực tích cực khi họ lựa chọn, quyết định các vấn đề, điều này góp phần giúp họ sớm ổn định và hoà nhập hơn.
   
 Một yếu tố cần được xem xét trong điều trị đó là lợi ích khi mà bệnh nhân được giảng giải về thuyết điều kiện (conditioning theory) để họ có thể nhận thấy được những dấu hiệu của phản ứng có điệu kiện trong bản thân. Bệnh nhân hiểu được có thể hiện tiến triển đáng kể trong các lần phỏng vấn về sau. Ngoài ra, lợi ích nữa là cảnh báo họ về khả năng có thể xảy ra tái nghiện tại một lúc nào đó trong tương lai, dù là đã qua một thời gian dài đã được điều trị bằng chất đối kháng thành công.
    Tuy nhiên, sự việc dừng sử dụng chất đối kháng rồi sau đó lại dùng ma tuý mà cho rằng việc điều trị là thất bại thì chưa được thoả đáng. Liệu bạn có thể nói lá mao địa hoàng là điều trị không hiệu quả nếu một người bệnh bị xung huyết tim dừng sử dụng nó? Qua các nghiên cứu được thực hiện, chúng tôi nhận thấy là khoảng thời gian bệnh nhân tham gia điều trị với Naltrexone tăng hơn lên ở mỗi lần điều trị về sau.
   
 Cách thức mà chúng tôi sử dụng cũng tương tự như cách điều trị các bệnh mãn tính. Bệnh nhân phải được biết là khi nào tạm ngưng sử dụng thuốc, khi có triệu chứng tái nghiện thì họ cũng cần báo cáo để tiếp tục sử dụng chất đối kháng. Hãy hình dung tác dụng tích cực của nó đối với người bệnh và gia đình họ khi thấy không có gì phân biệt giữa điều trị cai nghiện với các loại bệnh khác. Tác động về tinh thần đối với người bệnh cũng khá nặng nề khi họ đã từng bị đối xử không tốt, bị xa lánh - mỗi lần tái nghiện lại bị coi là “đồ bỏ”- thực tế việc này đã xảy ra không ít. - “Ý tôi là nếu tôi có lỗi lầm, sai phạm, thì tôi còn có thể quay trở lại với chương trình?”.
   
 Trọng tâm của điều trị là người bệnh cần thay đổi “lối sống” chứ không phải là “sẽ không bao giờ sử dụng ma tuý nữa”. Nếu đây là trọng tâm đúng, mà chúng tôi cũng tin tưởng là đúng, thì tiếp theo nhân viên điều trị cũng phải tin tưởng để truyền niềm tin đó tới người bệnh. Với một số người, bản cam kết phục hồi cùng chất đối kháng chỉ được thực hiện sau khi bị tái nghiện hoặc đã tái nghiện một vài lần. Một số tự cảm thấy hổ thẹn, một số khác cần có thêm thời gian để hiểu thầy thuốc có quan tâm tới họ, sẵn lòng giúp đỡ họ những lúc khó khăn.
    Chúng tôi phát hiện là hầu hết những bệnh nhân phục hồi thành công đều là những người biết cách dựa vào sự giúp đỡ của thầy thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của điều trị. Khi mối quan hệ này trở nên tin cậy cùng với những nguồn vui mới thì bệnh nhân cũng ngày càng cảm thấy những hứng thú từ ma tuý cũng vơi đi.
   
 Đưa ra đây một ví dụ cụ thể của một trường hợp để minh hoạ:  
 Một bệnh nhân nam 28 tuổi đã được chúng tôi điều trị với Methadone được 4 năm, cảm thấy hoàn toàn không còn ma tuý, đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống. Thầy thuốc điều trị cũng đã có kết luận tốt song có đề nghị là điều trị thêm với Naltrexone. Ban đầu anh ta từ chối vì cho rằng không cần thiết. Hai tháng sau lần cuối cùng dùng Methadone, người bệnh này bắt đầu cảm thấy phải vật lộn với cảm giác khó chịu và thèm ma tuý ngày càng tăng. Anh ta dùng liều 400 mg Methadone tại nhà và bắt đầu có cảm giác dễ chịu ngay. Trong thời gian này anh ta gặp thầy thuốc hàng ngày, liên lạc cả vào ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần khi cảm thấy căng thẳng và có triệu chứng nặng.
  Cuối cùng thì các triệu chứng vẫn càng ngày càng trầm trọng đến mức bệnh nhân cảm thấy không thể chịu đựng nổi và anh ta đã gọi điện thoại đến bệnh viện báo cáo sự việc. Trên đường tới bệnh viện có qua East Harlem là nơi trước đây thường kiếm ma tuý ở đó, anh ta đã phải quyết liệt chống lại cám dỗ. Bệnh nhân này cuối cùng đã đến bệnh viện và đề nghị cho được điều trị với Naltrexone.
   
 Sau đó, anh ta đã tuyên bố rằng Naltrexone đã cho anh một tinh thần thoải mái, có nghị lực, bản lĩnh. Ngoài ra bệnh nhân cũng thừa nhận là duy trì mối quan hệ tốt với thầy thuốc đã giúp bệnh nhân vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp, không ma tuý. Trong những tháng đầu tiên điều trị cai nghiện, chính thầy thuốc là người giúp đỡ đầu tiên, sau đó là sự trợ giúp của thuốc Naltrexone. Nếu không đủ 2 sự trợ giúp này thì không thể thành công. Bệnh nhân này dùng Naltrexone chỉ 01 tháng, khi cảm thấy tốt là thôi không dùng. Cho đến hôm nay là đã được trên 2 năm, bệnh nhân vẫn duy trì tốt, không có ma tuý. Chúng tôi có nhiều bệnh nhân tương tự như vậy: Thuốc đối kháng và Thầy thuốc phải kết hợp cùng nhau giúp đỡ người nghiện.
 
 Việc đến điều trị cũng là một vấn đề quan trọng. Bệnh nhân dùng Methadone đến bởi họ sợ bị ốm đau, bệnh tật; bệnh nhân dùng thuốc đối kháng không có lo sợ như vậy. Việc đến với điều trị của họ xuất phát từ lòng mong muốn thực sự là duy trì một cơ thể không ma tuý, lo lắng với gia đình hay với những người thân yêu, hoặc bởi mối quan hệ tốt với thầy thuốc. Cũng có vài người đến bởi có cam kết từ đầu với thầy thuốc. Có thông điệp mạnh mẽ tới bệnh nhân là nếu họ bỏ một ngày điều trị thì sẽ bị thầy thuốc gọi ngay. Bệnh nhân đã bày tỏ ngạc nhiên về điều này bởi họ chưa từng thấy bao giờ như vậy ở những nơi họ đã từng đến điều trị.
   
 Yêu cầu dùng thuốc hàng ngày là một cách tốt đối với bệnh nhân dùng chất đối kháng, ít nhất là trong những tháng đầu tiên. Nó không chỉ tạo quy củ trong cuộc sống của bệnh nhân cũng như tạo mối liên lạc giữa thầy thuốc và người bệnh mà nó còn nhắc nhở thầy thuốc về tiềm ẩn khả năng tái nghiện nếu họ bỏ một ngày thuốc. Nhiều bệnh nhân cảm thấy là họ có thể bỏ một ngày thuốc và dùng ma tuý chỉ “một thoáng thôi”. Về việc này chúng tôi thấy chất đối kháng có ưu điểm bởi 2 lý do: Bệnh nhân phải đưa ra một quyết định tỉnh táo khi bỏ thuốc điều trị, họ không thể phủ nhận trách nhiệm của mình khi dùng ma tuý. Rất nhiều bệnh nhân tích cực đang dùng chất đối kháng – theo nhận định của chúng tôi - lại có dấu hiệu dùng ma tuý do thụ động, do bốc đồng.
   
 Bằng cách giúp bệnh nhân hiểu được những động cơ đó, người thầy thuốc đã làm cho bệnh nhân ý thức được hành động của họ, thay vì việc lấp liếm cho rằng việc dùng ma tuý là do một chút “yếu đuối”, không làm chủ được bản thân. Chúng tôi thường nói với bệnh nhân và gia đình họ rằng việc không chấp hành đúng chỉ định dùng thuốc cũng đồng nghĩa với việc bệnh sẽ nặng hơn.
  Một bệnh nhân còn đang lưỡng lự, chưa dùng thuốc thì cũng không hẳn là sẽ bỏ thuốc ngày hôm đó nếu anh ta biết rằng làm như vậy thì cũng như thể tuyên bố với gia đình và nhân viên rằng: ”Hôm nay tôi sẽ bắn vài bi heroin”. Chúng tôi thấy rằng sự tác động của gia đình rất có ảnh hưởng khi người cai nghiện còn đang lưỡng lự, anh ta sẽ được hỗ trợ để vượt qua cho đến khi có tâm lý ổn định, đủ tỉnh táo và bản lĩnh.
    Kết luận lại chúng tôi mạnh mẽ nhấn mạnh rằng người thầy thuốc cần coi đối tượng nghiên cứu của mình nhưng các bệnh nhân - cần toàn tâm, toàn ý, hết lòng cứu chữa cho họ, hồi phục cho họ như với bất kỳ bệnh nhân nào khác – không phân biệt người nghiện với các người bệnh khác.
 
  QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ (Trang 84) Ths. Richard B. Resnick, và Elaine Schuyten-Resnick, MSW                                       
Khi chất đối kháng ma tuý lần đầu tiên được giới thiệu đưa vào điều trị cai nghiện, bệnh nhân được điều trị không được lựa chọn phân loại và việc đánh giá mức độ thành công hay thất bại lại chỉ được dựa vào thời gian mà họ duy trì điều trị. Tuy nhiên cho đến nay công tác đánh giá của chúng tôi đã được cải tiến nhiều, xem xét cụ thể hơn như là: thuốc có thực sự hiệu quả và nếu có thì đối tượng nào là phù hợp nhất, kỹ thuật nào là tốt nhất để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị? Một điểm nổi bật trong nghiên cứu của chúng tôi về Naltrexone là tìm hiểu “Ai phù hợp nhất”. Hy vọng rằng khi nghiên cứu hoàn thành, nó sẽ góp phần khẳng định hoặc phủ nhận mô hình điều trị cai nghiện mà chúng ta đang nói đến. Trong phần trình bày hôm nay, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một số điểm trong phương pháp điều trị dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi. Là những nhà nghiên cứu, chúng ta.đều tâm nguyện hiến dâng cho sự nghiệp khoa học đầy khó khăn cùng những yêu cầu khắt khe. Tuy nhiên ở đây tôi không đề cập đến số liệu nghiên cứu cụ thể mà chỉ nêu lên một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuốc trên điều trị lâm sàng. Mặc dù chúng ta đang dùng loại thuốc tiên tiến có tác dụng dượclý đến tâm thần của người bệnh song theo quan điểm của chúng tôi thì nó cũng có gây ảnh hưởng xấu không nhỏ trong điều trị của nghiên cứu này mà dự kiến sẽ dùng làm mẫu để đánh giá các liệu pháp dùng thuốc khác: ví dụ như các hoạt chất có mục đích là điều chỉnh rối loạn chức năng tâm thần hoặc quá trình phát triển bệnh, mục đích có thể là làm giảm, xoá hẳn hoặc làm trầm trọng thêm một “triệu chứng đích” (target symptom). Dễ dàng nhận thấy tác dụng của thuốc khi thuốc gây ra những thay đổi đáng kể (dù là thay đổi tích cực hay là tiêu cực) trên hệ tâm thần của đối tượng được nghiên cứu; ví như là tác dụng mà Lithium gây với bệnh hưng cảm hoặc Imiprimine với bệnh trầm cảm. Chất đối kháng ma tuý không tác dụng trực tiếp với hệ tâm thần của người bệnh; lợi ích của nó chỉ là thứ yếu (secondary), bằng cách bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi tác dụng của ma tuý. Do vậy mà mô hình làm mẫu ở trên không hẳn là giống với mô hình dùng đánh giá ảnh hưởng của hoạt chất đối với các hội chứng có thể nhận thấy trên lâm sàng mà ở nhiều trường hợp là rối loạn tiềm thức. Ví dụ với một số người trạng thái thoải mái, hài lòng lại bắt nguồn từ những hội chứng trầm cảm (depressive syndroms). Tất cả người nghiện đều cảm thấy hài lòng, mãn nguyện khi dùng ma tuý, bất chấp là hậu quả để lại ra sao đi nữa, chỉ là những mất mát thứ yếu (secondary losses).
Tiếp tục như vậy chúng tôi quan sát và đưa ra các mức độ mà bệnh nhân bị ảnh hưởng (do dùng ma tuý để lại), chúng thường gây cản trở trong điều trị; lúc đầu chúng được xem là thứ yếu song thực tế cho thấy với người nghiện, chúng rất quan trọng, là tác nhân đưa họ đến với chúng tôi để điều trị. Chúng tôi biết chắc chắn là chất đối kháng ngăn cản tái nghiện. Tuỳ thuộc vào việc người bệnh tuân thủ điều trị theo đúng yêu cầu của thầy thuốc về liều lượng dùng cũng như thời gian dùng thuốc. Còn một vấn đề nữa, trong trường hợp người bệnh tham gia điều trị, đó là nỗ lực của chúng tôi, dành hết tâm sức và sự khéo léo của mình để làm sao thay đổi thái độ của họ, chấm dứt sử dụng ma tuý, thấy được tác hại thực sự của ma tuý. Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình, một việclàm đáng được đánh giá. Do đó hiệu quả trên lâm sàng của các hoạt chất này không thể tách rời, mà nó song hành cùng với hiệu quả của bệnh viện, nơi đang sử dụng các hoạt chất đó. Tôi sẽ thảo luận một số kỹ thuật trên lâm sàng mà chúng tôi thấy là quan trọng nhất, mặc dù chúng ta phải thừ nhận sự thật hiển nhiên là:  đánh giá trên lâm sàng tốt chưa hẳn đã giải thích đầy đủ cơ sở, bản chất của kỹ thuật đó. Khi sử dụng chất đối kháng ma tuý, điều then chốt là nhân viên phải giúp bệnh nhân hiểu rằng điều trị không chỉ đơn thuần là dùng thuốc. Rõ ràng để đạt được kết quả tốt, chính các nhân viên phải hiểu được, nắm được và tin tưởng công việc đang làm. Điều trị cai nghiện là công việc rất gian khó chứ không chỉ đơn giản là cấp phát thuốc. Như TS. Lee Schwarts, một cộng tác viên trong chương trình nghiên cứu của chúng tôi, thường nhắc nhở tôi là: “để chữa khỏi bệnh thì dùng thuốc thôi là chưa đủ”. Tuy nhiên, thuốc chữa bệnh là công cụ để thực hiện trọng tâm ban đầu của liệu pháp – nó là một cách giúp người bệnh bắt đầu tin tưởng người thầy thuốc và nó tạo mối liên kết, hợp tác giữa đôi bên. Dù kỹ thuật liệu pháp nào được được đưa vào sử dụng thì chúng ta cũng không thể tập trung quá mức vào tầm quan trọng của mối quan hệ tốt và tích cực giữa giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
Mối quan hệ này có thể được củng cố bằng nhiều cách, từ việc trợ giúp người bệnh trong giai đoạn sau cai cho đến các mặt tình cảm mà người nghiện thiếu thốn trong cuộc sống của họ. Khi lần đầu tiên chúng tôi triển khai chất đối kháng, chúng tôi đã không tính đến các yếu tố đó và kết quả khá nghèo nàn; người bệnh được củng cố khi họ được tiếp xúc đều đặn với nhân viên có chuyên môn và cảm thông, dù là mỗi lần gặp cũng chỉ ngắn ngủi. Dần dần, người bệnh học được cách trông cậy vào thầy thuốc chứ không phải trông cậy vào ma tuý, giúp họ giải toả khỏi những âu lo, có được lời khuyên, giải pháp cho những vấn đề, những điều còn phân vân trong cuộc sống. Qua mối quan hệ liệu pháp này, bệnh nhân có động lực tích cực khi họ lựa chọn, quyết định các vấn đề, điều này góp phần giúp họ sớm ổn định và hoà nhập hơn. Một yếu tố cần được xem xét trong điều trị đó là lợi ích khi mà bệnh nhân được giảng giải về thuyết điều kiện (conditioning theory) để họ có thể nhận thấy được những dấu hiệu của phản ứng có điệu kiện trong bản thân. Bệnh nhân hiểu được có thể hiện tiến triển đáng kể trong các lần phỏng vấn về sau. Ngoài ra, lợi ích nữa là cảnh báo họ về khả năng có thể xảy ra tái nghiện tại một lúc nào đó trong tương lai, dù là đã qua một thời gian dài đã được điều trị bằng chất đối kháng thành công. Tuy nhiên, sự việc dừng sử dụng chất đối kháng rồi sau đó lại dùng ma tuý mà cho rằng việc điều trị là thất bại thì chưa được thoả đáng. Liệu bạn có thể nói lá mao địa hoàng là điều trị không hiệu quả nếu một người bệnh bị xung huyết tim dừng sử dụng nó? Qua các nghiên cứu được thực hiện, chúng tôi nhận thấy là khoảng thời gian bệnh nhân tham gia điều trị với Naltrexone tăng hơn lên ở mỗi lần điều trị về sau. Cách thức mà chúng tôi sử dụng cũng tương tự như cách điều trị các bệnh mãn tính. Bệnh nhân phải được biết là khi nào tạm ngưng sử dụng thuốc, khi có triệu chứng tái nghiện thì họ cũng cần báo cáo để tiếp tục sử dụng chất đối kháng. Hãy hình dung tác dụng tích cực của nó đối với người bệnh và gia đình họ khi thấy không có gì phân biệt giữa điều trị cai nghiện với các loại bệnh khác. Tác động về tinh thần đối với người bệnh cũng khá nặng nề khi họ đã từng bị đối xử không tốt, bị xa lánh - mỗi lần tái nghiện lại bị coi là “đồ bỏ”- thực tế việc này đã xảy ra không ít. - “Ý tôi là nếu tôi có lỗi lầm, sai phạm, thì tôi còn có thể quay trở lại với chương trình?”. Trọng tâm của điều trị là người bệnh cần thay đổi “lối sống” chứ không phải là “sẽ không bao giờ sử dụng ma tuý nữa”. Nếu đây là trọng tâm đúng, mà chúng tôi cũng tin tưởng là đúng, thì tiếp theo nhân viên điều trị cũng phải tin tưởng để truyền niềm tin đó tới người bệnh. Với một số người, bản cam kết phục hồi cùng chất đối kháng chỉ được thực hiện sau khi bị tái nghiện hoặc đã tái nghiện một vài lần. Một số tự cảm thấy hổ thẹn, một số khác cần có thêm thời gian để hiểu thầy thuốc có quan tâm tới họ, sẵn lòng giúp đỡ họ những lúc khó khăn. Chúng tôi phát hiện là hầu hết những bệnh nhân phục hồi thành công đều là những người biết cách dựa vào sự giúp đỡ của thầy thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của điều trị. Khi mối quan hệ này trở nên tin cậy cùng với những nguồn vui mới thì bệnh nhân cũng ngày càng cảm thấy những hứng thú từ ma tuý cũng vơi đi.
Đưa ra đây một ví dụ cụ thể của một trường hợp để minh hoạ:. Một bệnh nhân nam 28 tuổi đã được chúng tôi điều trị với Methadone được 4 năm, cảm thấy hoàn toàn không còn ma tuý, đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống. Thầy thuốc điều trị cũng đã có kết luận tốt song có đề nghị là điều trị thêm với Naltrexone. Ban đầu anh ta từ chối vì cho rằng không cần thiết. Hai tháng sau lần cuối cùng dùng Methadone, người bệnh này bắt đầu cảm thấy phải vật lộn với cảm giác khó chịu và thèm ma tuý ngày càng tăng. Anh ta dùng liều 400 mg Methadone tại nhà và bắt đầu có cảm giác dễ chịu ngay.
Trong thời gian này anh ta gặp thầy thuốc hàng ngày, liên lạc cả vào ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần khi cảm thấy căng thẳng và có triệu chứng nặng. Cuối cùng thì các triệu chứng vẫn càng ngày càng trầm trọng đến mức bệnh nhân cảm thấy không thể chịu đựng nổi và anh ta đã gọi điện thoại đến bệnh viện báo cáo sự việc. Trên đường tới bệnh viện có qua East Harlem là nơi trước đây thường kiếm ma tuý ở đó, anh ta đã phải quyết liệt chống lại cám dỗ. Bệnh nhân này cuối cùng đã đến bệnh viện và đề nghị cho được điều trị với Naltrexone. Sau đó, anh ta đã tuyên bố rằng Naltrexone đã cho anh một tinh thần thoải mái, có nghị lực, bản lĩnh. Ngoài ra bệnh nhân cũng thừa nhận là duy trì mối quan hệ tốt với thầy thuốc đã giúp bệnh nhân vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp, không ma tuý. Trong những tháng đầu tiên điều trị cai nghiện, chính thầy thuốc là người giúp đỡ đầu tiên, sau đó là sự trợ giúp của thuốc Naltrexone. Nếu không đủ 2 sự trợ giúp này thì không thể thành công. Bệnh nhân này dùng Naltrexone chỉ 01 tháng, khi cảm thấy tốt là thôi không dùng. Cho đến hôm nay là đã được trên 2 năm, bệnh nhân vẫn duy trì tốt, không có ma tuý. Chúng tôi có nhiều bệnh nhân tương tự như vậy: Thuốc đối kháng và Thầy thuốc phải kết hợp cùng nhau giúp đỡ người nghiện. Việc đến điều trị cũng là một vấn đề quan trọng. Bệnh nhân dùng Methadone đến bởi họ sợ bị ốm đau, bệnh tật; bệnh nhân dùng thuốc đối kháng không có lo sợ như vậy. Việc đến với điều trị của họ xuất phát từ lòng mong muốn thực sự là duy trì một cơ thể không ma tuý, lo lắng với gia đình hay với những người thân yêu, hoặc bởi mối quan hệ tốt với thầy thuốc. Cũng có vài người đến bởi có cam kết từ đầu với thầy thuốc. Có thông điệp mạnh mẽ tới bệnh nhân là nếu họ bỏ một ngày điều trị thì sẽ bị thầy thuốc gọi ngay. Bệnh nhân đã bày tỏ ngạc nhiên về điều này bởi họ chưa từng thấy bao giờ như vậy ở những nơi họ đã từng đến điều trị. Yêu cầu dùng thuốc hàng ngày là một cách tốt đối với bệnh nhân dùng chất đối kháng, ít nhất là trong những tháng đầu tiên. Nó không chỉ tạo quy củ trong cuộc sống của bệnh nhân cũng như tạo mối liên lạc giữa thầy thuốc và người bệnh mà nó còn nhắc nhở thầy thuốc về tiềm ẩn khả năng tái nghiện nếu họ bỏ một ngày thuốc. Nhiều bệnh nhân cảm thấy là họ có thể bỏ một ngày thuốc và dùng ma tuý chỉ “một thoáng thôi”. Về việc này chúng tôi thấy chất đối kháng có ưu điểm bởi 2 lý do: Bệnh nhân phải đưa ra một quyết định tỉnh táo khi bỏ thuốc điều trị, họ không thể phủ nhận trách nhiệm của mình khi dùng ma tuý. Rất nhiều bệnh nhân tích cực đang dùng chất đối kháng – theo nhận định của chúng tôi - lại có dấu hiệu dùng ma tuý do thụ động, do bốc đồng. Bằng cách giúp bệnh nhân hiểu được những động cơ đó, người thầy thuốc đã làm cho bệnh nhân ý thức được hành động của họ, thay vì việc lấp liếm cho rằng việc dùng ma tuý là do một chút “yếu đuối”, không làm chủ được bản thân. Chúng tôi thường nói với bệnh nhân và gia đình họ rằng việc không chấp hành đúng chỉ định dùng thuốc cũng đồng nghĩa với việc bệnh sẽ nặng hơn. Một bệnh nhân còn đang lưỡng lự, chưa dùng thuốc thì cũng không hẳn là sẽ bỏ thuốc ngày hôm đó nếu anh ta biết rằng làm như vậy thì cũng như thể tuyên bố với gia đình và nhân viên rằng: ”Hôm nay tôi sẽ bắn vài bi heroin”. Chúng tôi thấy rằng sự tác động của gia đình rất có ảnh hưởng khi người cai nghiện còn đang lưỡng lự, anh ta sẽ được hỗ trợ để vượt qua cho đến khi có tâm lý ổn định, đủ tỉnh táo và bản lĩnh. Kết luận lại chúng tôi mạnh mẽ nhấn mạnh rằng người thầy thuốc cần coi đối tượng nghiên cứu của mình nhưng các bệnh nhân - cần toàn tâm, toàn ý, hết lòng cứu chữa cho họ, hồi phục cho họ như với bất kỳ bệnh nhân nào khác – không phân biệt người nghiện với các người bệnh khác.
KINH NGHIỆM TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG BẰNG NALTREXONE TRÊN 370 NGƯỜI CAI NGHIỆN (Trang 88) Muriel Thomas RN, Ths. Frank Kauders, Marcel Harris, Judy Cooperstein, RN, TS. Gordon Hough, Ths. Richard Resnick
Giới thiệu chung: Bộ phận Nghiên cứu và Điều trị cai nghiện (Division of Drug Abuse Research and Treatment) của Trường đại học y khoa New York bắt đầu sử dụng Naltrexone vào năm 1973. Kể từ đó, 370 người nghiện đã được điều trị cai trừ độc tố gây nghiện (gọi là cai nghiện – detoxified) và tiếp theo cho dùng Naltrexone. Nơi điều trị được đặt ở East Harlem là nơi có tỷ lệ người nghiện cao. Thành phần người nghiện được điều trị ở đây gồm: 38% là người da đen, 38% nữa là người Puerto Rican, và 24% còn lại là da trắng. Chất nghiện/ hay bị lạm dụng chủ yếu là Heroin /hoặc Methadone bất hợp pháp. Bệnh nhân đến đây điều trị thuộc đủ mọi thành phần xã hội song chủ yếu là tầng lớp có địa vị kinh tế - xã hội thấp. Họ được đưa đến điều trị từ các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng như là các nhân viên thi hành án, các cơ sở cai nghiện trong khu vực, và cả những bênh nhân được biết tới Naltrexone và nói với bạn bè và người thân.   Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu Naltrexone, rất nhiều bệnh nhân đã tỏ ý nghi ngờ. Lúc đó Cyclazocine đã phổ biến trong cộng đồng. Không giống như ở các cơ sở điều trị khác, bệnh nhân ở Trường đại học Y khoa New York đã được sử dụng Cyclazocine mà không gặp mấy khó khăn và tác dụng phụ. Do vậy việc triển khai dùng Naltrexone cần phải quảng bá để cả thầy thuốc và bệnh nhân tin tưởng, sẵn sàng đón nhận Naltrexone vào điều trị.
An toàn & Tác dụng phụ: Phát hiện trước tiên và có thể là quan trọng nhất trong điều trị bệnh nhân với Naltrexone là thuốc an toàn với rất ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường thấy (dù ở trên rất ít bệnh nhân) là đau thượng vị, đặc biệt là khi uống thuốc lúc đói, và huyết áp có tăng nhưng ở mức không đáng ngại. Triệu chứng đau thượng vị có giảm tần suất khi tần suất sử dụng thuốc có thay đổi. Ở những bệnh nhân đầu tiên, đây là triệu chứng duy nhất trên bảng danh sách, nó có tăng khi Naltrexone được dùng tiếp theo sau 7 ngày không dùng ma tuý hoặc sau một thời gian dùng loại giả dược. Triệu chứng đau này thường làm bệnh nhân thờ ơ trong lần 2 sử dụng thuốc tiếp theo. Việc tiêm Narcan (0,8 – 1,2 mg naloxone) trước khi sử dụng Naltrexone được giới thiệu áp dụng. Nếu việc tiêm này làm lắng các triệu chứng thì việc dùng Naltrexone vẫn phải đợi cho đến khi kiểm tra Narcan là âm tính. Thử nghiệm trên hầu hết bệnh nhân cho thấy Narcan cho phép liều dùng 100 mg Naltrexone không gây khó chịu. Phát hiện này cho thấy là trên nhiều bệnh nhân triệu chứng đau trên chỉ là một triệu chứng thứ yếu khi cai. Đến nay thì số lượng bệnh nhân bị đau thượng vị còn rất ít, những bệnh nhân này thường là có tiền sử đau dạ dạy, ruột từ trước. Triệu chứng đau khi sử dụng Naltrexone có thể điều chỉnh bằng việc làm giảm a-xít trong dạ dày hoặc là ăn trước khi uống thuốc.
Một số xem xét khi điều trị: Phát hiện thứ hai của chúng tôi là Naltrexone rất nhạy cảm với rất nhiều bệnh nhân, dù là có hiệu quả nhất nhưng nó đòi hỏi thái độ tích cực của nhân viên và chương trình điều trị phải đa dạng. Việc dùng Methadone vẫn nên duy trì, đặc biệt với bệnh nhân chưa phù hợp với chất đối kháng. Số liệu về nhập viện, xuất viện của 262 bệnh nhân được điều trị trong một năm rưỡi qua cho thấy có khoảng 40 người đã quay trở lại tái nhập viện 3 lần. Tại thời điểm viết báo cáo này (tháng 5/1976), có 9 trong số 50 bệnh nhân đang được điều trị với Naltrexone đã bỏ điều trị, bị tái nghiện, và sau đó đã quay trở lại. Số liệu ở chỗ chúng tôi cho thấy là bệnh nhân sẽ duy trì điều trị lâu hơn ở những lần được tái nhập viện về sau. Trong 18 tháng vừa qua, có 20 người đã dùng Naltrexone chỉ 01 liều, 39 người dùng Naltrexone nhiều hơn 01 lần nhưng dưới 01 tuần, 132 dùng thuốc được từ 1 tuần đến 3 tháng, 50 người từ 3 tháng đến 6 tháng và 21 người là trên 6 tháng. Nghiên cứu có cho thấy không có mấy yếu tố tác động đến việc bệnh nhân đồng ý sử dụng thuốc, ngoài việc bệnh nhân bày tỏ muốn cai hoàn toàn ma tuý. Chúng tôi tin rằng công tác tư vấn với việc phỏng vấn nghiêm túc, trò chuyện thân mật là một khâu rất quan trọng trong điều trị với Naltrexone. Mức độ mà tư vấn viên ảnh hưởng đến người nghiện có tác động đến việc duy trì hay quay trở lại điều trị của bệnh nhân. Khi tư vấn, nhân viên giúp bệnh nhân bày tỏ, nói ra những gì họ còn e ngại. phân vân; nhấn mạnh rằng để chữa khỏi bệnh thì chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy: điều trị là cả một quá trình với những giai đoạn khác nhau, có cả những tiến bộ sau khi vượt qua tái nghiện. Chúng tôi nói với bệnh nhân rằng hãy quay lại điều trị nếu cảm thấy có triệu chứng thèm hoặc tái nghiện. Một điểm đặc biệt của Naltrexone là thuốc cho phép sử dụng khi họ cảm thấy có dấu hiệu thèm ma tuý, không sợ bị ảnh hưởng xấu do dùng thuốc. Có một số bệnh nhân đến với cơ sở điều trị song vẫn có những e ngại, ngại ngùng tiếp xúc với thầy thuốc. Có một bệnh nhân đến chỗ chúng tôi 5 ngày/tuần, duy trì như vậy trong nhiều năm. Anh ta đã từ chối lịch làm việc 3 ngày/tuần khi cho dùng Methadone. Khi bệnh nhân này đã được điều trị cai xong (detoxified) và chuyển sang dùng Naltrexone thì anh ta lại tiếp tục đến khu điều trị 5 ngày/tuần. Gần đây anh ta đã đồng ý lịch 3 ngày/tuần. Tuy vậy quan hệ của bệnh nhân này với các thầy thuốc vẫn rất hời hợt, duy trì đến bệnh viện 3 ngày/tuần chỉ đơn giản là để lấy thuốc Naltrexone. Nhìn chung nhân viên của chúng tôi chấp nhận cách đến điều trị như vậy; Bệnh nhân đến điều trị, có bỏ dở, rồi lại quay trở lại điều trị. Người bệnh tìm thấy sự tin cậy ở thầy thuốc và bệnh viện chứ không chỉ đơn thuần là thuốc điều trị. Ở chỗ chúng tôi cũng không còn thấy ngạc nhiên việc người bệnh hăm hở đến song rồi lại ca thán những khó khăn khi bắt đầu điều trị. Hầu hết là cần có thời gian để quen dần với việc điều trị và những thay đổi.
Một số chỉ định đặc biệt với Naltrexone: Chúng tôi nhận thấy rằng Naltrexone còn có hữu hiệu với một số nhóm người nghiện khác ngoài nhóm nghiện ở đường phố. Thứ nhất là nhóm bệnh nhân đã cai nghiện với Methadone. Chúng tôi đang nghiên cứu dùng Naltrexone như là một phương pháp điều trị chuyển đổi (transitional treatment) cho nhóm này. Trong một nghiên cứu mù đôi thử nghiệm so sánh nhóm dùng Naltrexone và nhóm dùng giả dược: lấy 25 bệnh nhân thử nghiệm nghiên cứu; toàn bộ những người này đã được điều trị với Methadone được từ một năm rưỡi đến 3 năm, đang đi làm hoặc đi học và không hề lạm dụng ma tuý từ 6 tháng trở lên trước khi bắt đầu thực hiện cai.
Sau khi có thoả thuận đồng ý, bệnh nhân được phân một cách ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm dùng Naltrexone và nhóm dùng giả dược. 19 bệnh nhân đầu tiên được coi là có hiệu quả theo đánh giá chủ quan của các nhân viên và được đưa vào liệu pháp với tư vấn viên. 6 bệnh nhân gần đây nhất được giao cho một nhân viên quan sát theo dõi để đánh giá, người này hoàn toàn không biết bệnh nhân nào thuộc nhóm nào trong 2 nhóm nghiên cứu (Naltrexone & giả dược). Các bệnh nhân đều được cho biết về tác dụng của thuốc là có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu xảy ra sau khi cai bằng Methadone. Toàn bộ bệnh nhân dùng thuốc Naltrexone đều cho thấy có ít các triệu chứng hơn so với nhóm bệnh nhân dùng loại giả dược. Sự khác biệt giữa 2 nhóm chưa thể hiện rõ về mặt thống kê. 6 bệnh nhân gần đây nhất cũng được so sánh về phản ứng qua phỏng vấn trên lâm sàng. Một số bệnh nhân chủ yếu tập trung về những khó khăn trong mối quan hệ với mọi người ở nhà, tại cơ quan hay trường học; ít có những phàn nàn về thể trạng cơ thể. Với những bệnh nhân còn lại thì lại ngược lại: khi phỏng vấn trên lâm sàng họ chủ yếu phàn nàn về thể trạng cơ thể hơn là các khó khăn trong các mối quan hệ với mọi người.
Khi nghiên cứu dừng áp dụng mù đôi, 6 tháng sau khi đã cai xong (detoxified) hoặc có thể gọi là kết thúc điều trị, thì các bệnh nhân hay phàn nàn về các vấn đề về giao tiếp với mọi người khác thì hầu hết là thuộc nhóm dùng thuốc Naltrexone; còn nhóm hay phàn nàn về thể trạng cơ thể lại thuộc nhóm dùng giả dược. Lấy một trường hợp nổi bật như sau: Một bệnh nhân có phàn nàn về khó khăn trong mối quan hệ với bạn gái xảy ra trong 8 tuần điều trị đầu tiên, đến tuần thứ 9 thì lại bắt đầu phàn nàn về những triệu chứng khó chịu của cơ thể như: đau mỏi khớp, co rút dạ dày, cảm giác hay chảy nước mắt và ra mồ hôi. Nhân viên quan sát và theo dõi (observer) đã ghi lại những thay đổi này trong biểu đồ của bệnh nhân.
Qua nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân có thể thay đổi từ loại thuốc thật sang loại giả dược vào cùng thời điểm mà quan sát thấy có những thay đổi trên lâm sàng ở bệnh nhân có liên quan. Sự khác biệt giữa 2 nhóm trên cho thấy là Naltrexone có thể làm mất đi các triệu chứng khi cai nghiện (loại thứ cấp), đặc biệt là trạng thái ngủ mê man, chán ăn, mệt mỏi, kém tập trung. Bệnh nhân nào cảm thấy Naltrexone có hữu hiệu thì được nhận thuốc Naltrexone, còn những người cảm thấy không hữu hiệu mấy thì nhận loại giả dược. Thử nghiệm tiếp tục được thực hiện và qua đó những phát hiện về sự khác biệt giữa 2 nhóm dùng thuốc thật và loại giả dược sẽ góp phần quan trọng vào công tác điều trị.
NHỮNG HẠN CHÉ TRONG PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG MA TUÝ BS. Roger Meyer, Ths. Mary Randall, Cn. Cecily Barrington, trang 123) BS. Steven Mirin, TS. Isaac Greenberg Trong một nghiên cứu vào năm 1966, Martin đã đưa ra việc sử dụng Cyclazocine trong điều trị dài ngày cho người nghiện heroin. (1) Wikler đã đưa ra một chương trình về hành vi có ảnh hưởng tích cực trên bệnh nhân đang điều trị cai nghiện với chất đối kháng ma tuý, làm tiêu tan các triệu chứng do cai nhịn thuốc (đói ma tuý – conditioned abstinence) và triệu chứng do vẫn dùng ma tuý. (2) Khi chất đối kháng ma tuý đã được sử dụng một vài năm, thực hiện trên người bệnh vẫn hoạt động, đi lại; thì phác đồ của Wikler vẫn là phương pháp duy nhất trong điều trị bằng đối kháng ma tuý mà một mặt là hoàn toàn dựa trên cơ sở dữ liệu từ thực nghiệm trong Labô thí nghiệm, và mặt khác là dùng các đặc tính đặc biệt của chất đối kháng. Phác đồ của Wikler dựa trên khái niệm cho rằng các kích thích mà trước đó đi đôi với các triệu chứng do cai nhịn thuốc không điều kiện (unconditioned abstinence symptoms) cũng sẽ khơi gợi hiện tượng như trong hội chứng cai (abstinence syndrome) ở trên người đã từng nghiện ma tuý. Theo đó, những người này có thể bị tái nghiện do bị tác động từ các yếu tố từ môi trường xung quanh giống như ở trên. (3) Wikler đưa ra rằng với sự hiện diện của các yếu tố kích thích liên quan đó, thì người nghiện được điều trị với chất đối kháng ma tuý vẫn luôn phải có bản lĩnh trước ma tuý, cần dập tắt ngay hành vi sử dụng ma tuý. (2) Do đặc tính trung tâm của giả thiết cai nghiện dùng chất đối kháng ma tuý nên cần phải xem xét, đánh giá các số liệu gần đây, đây là việc quan trọng.và có thể tác động làm thay đổi phác đồ điều trị bằng chất đối kháng ma tuý này. Khi định nghĩa trạng thái “tiệt trừ” (extinction), các nhà tâm lý học thực nghiệm (mà theo cá nhân tôi) có vẻ vẫn còn chưa đưa ra rõ ràng. (4) Một cái đơn giản nhất là việc tiệt trừ hành vi tìm kiếm thức ăn ở những con vật đang đói bụng, nó liên quan đến các yếu tố sau: 1) do những kích thích có sẵn trong môi trường, hình ảnh thức ăn phơi bày đã tạo ra cảm giác thèm ăn, và 2) các điều kiện có thể làm nảy sinh cảm giác thèm ăn (về hành vi/ behavior) nhưng động lực thúc đẩy (reinforcement) lại không xảy ra. Kết quả của điều kiện này là hành vi ban đầu đó (sự thèm thuồng) sẽ ngày càog lớn dần lên trước khi nó chấm dứt; ngưỡng hành vi bực tức giàm đi và tất nhiên làm cho hành vi này (sự bực tức) có khả năng tăng hơn. Ở những con vật nghiện ở thể cho tự dùng ma tuý, hành vi tìm kiếm ma túy được dập tắt nếu cho thay dùng morphine bằng dung dịch muối. (5) nếu cho con vật nghiện dùng liều naloxone mức thấp, thì thấy hành vi tìm kiếm ma tuý của nó có tăng lên, giả sử trong trường hợp phản ứng lại với trạng thái khi cai nhịn ma tuý. (6) hành vi như vậy bị tiêu trừ khi có dùng liều chặn cao bằng Naloxone, do không thể giảm bớt triệu chứng do cai nhịn thuốc. (6) việc tiệt trừ biểu lộ phản ứng ở những con vật nghiện ma tuý có thể xảy ra. Cũng thấy rõ là hành vi có thể được tái lập lại dưới các điều kiện có mặt của các tác nhân kích thích. Việc tiệt trừ các phản ứng tự phát ở thể có điều kiện xảy ra khi có một kích thích loại có điều kiện được lặp đi lặp lại mà lại không có tác động của loại kích thích không điều kiện. Theo đó, phản ứng tự phát sẽ không còn xảy ra đối với các kích thích có điều kiện. Do vậy, Goldberg và Schuster đã quan sát quá trình tiêu trừ nhanh chóng các phản ứng do cai nhịn có điều kiện (có quan hệ với ánh sáng đỏ - red light). (7) Ngược lại, các kích thích có quan hệ với việc làm gia tăng hành vi đến với ma tuý (v.d. một ánh sáng đỏ có mặt cùng với mỗi lần tiêm chích ma tuý) thì đòi hỏi cần có một số đặc tính bổ sung được duy trì cho đến 19 ngày sau khi cai hoàn toàn với ma tuý. (8) Giống như ánh sáng đỏ trong thực nghiệm của Goldberg và Schuster, một số kích thích cụ thể có thể đi đôi (theo mô hình điều kiện cũ) với những lúc cai không dùng ma tuý hoặc những lúc dùng thuốc đối kháng ma tuý, được thực hiện trên con vật nghiện (cai nhịn có điều kiện). Một số kích thích cụ thể khác cũng có thể có quan hệ với đặc tính gây nghiện của thuốc ma tuý, như đã được trình bày bởi Goldberg, Schuster, và Woods (8) và bởi một số người khác. Trong các thực nghiệm của Smith và David (9), các con chuột sẽ tiến tới, hay chúng bị đánh thức tỉnh bởi những âm thanh mà những âm thanh này trước đó có sự đi kèm với việc dùng ma tuý. Tóm lại, các con vật sẽ bị khơi dậy đến với ma tuý bởi những yếu tố kích thích trong môi trường xung quanh, những yếu tố mà trước đó chúng đã biết là có kèm với ma tuý. Trong điều kiện có các yếu tố kích thích mà không liên quan đến ma tuý, thì người đã từng nghiện cũng sẽ không có xu hướng đến với ma tuý (ví dụ, người dùng heroin Việt nam quay trở lại Hoa Kỳ). Ngược lại, dưới các điều kiện kích thích có liên quan đến ma tuý – hình ảnh về việc sử dụng ma tuý trước đây, thì hoàn toàn có thể dẫn tới tái nghiện. Như Wikler đã chỉ ra rằng, sự tiệt trừ (extinction) sẽ không xảy ra ở những nơi mà trước kia không can hệ gì tới việc sử dụng ma tuý như là nhà tù và những nơi không ma tuý khác (gọi là dưới điều kiện không có ma tuý). (3) Vấn đề mấu chốt mà chúng tôi đang cố gắng xác định qua 3 năm thử nghiệm chất đối kháng ma tuý trên động vật và trên người là liệu rằng hành vi được quan sát dưới tác dụng của chất đối kháng ma tuý có phù hợp với những khái niệm về tiêu trừ trong các điều kiện như đã nói ở trên, hay nó phù hợp với các giải thích khác (ví dụ, về sự no nê bão hoà, trong điều kiện trái ngược, hoặc cả khuynh hướng phân biệt. (10, 11, 12, 13) Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng không chỉ về cách tiếp cận của chương trình điều trị với cá nhân bệnh nhân, mà nó còn quan trọng về mặt xác định độ dài tối ưu trong điều trị với chất đối kháng ma tuý và cả cách dùng. Nó cũng có thể mang cả ý nghĩa về khả năng hiệu quả của phương thuốc. Các phương pháp: Các phương pháp được áp dụng trong công tác của chúng tôi đã được trình bày kỹ tại các hội nghị trước đây của tổ chức và lần này sẽ lại được trình bày ở phần sau. Cơ bản thì việc sử dụng heroin dưới các điều kiện có cản trở/kháng đã được quan sát theo dõi tại khu vực nghiên cứu trong thời gian được 10 ngày. Thuốc kháng ma tuý đã được dùng (1) dưới các điều kiện không che dấu (nonblind) khi mà tất cả các đối tượng đã trải qua kháng ma tuý sau một giai đoạn là 10 ngày có dùng heroin không bị cản trở, vẫn ở trong cùng khu vực, (2) dưới các điều kiện không che dấu, các đối tượng không trải qua giai đoạn có dùng heroin không bị cản trở trước giai đoạn kháng với naltrexone, và (3) dưới các điều kiện mù đôi, các đối tượng sẽ nhận thuốc naltrexone hoặc loại giả dược naltrexone. Ở điều kiện sau, các đối tượng bị cản trở có mặt tại khu nghiên cứu cùng lúc với các đối tượng không bị cản trở, nhận heroin. Trong mô hình ở phần sau, việc kết hợp bệnh nhân trong khoa tại bất kỳ thời điểm có thể gồm nhóm không đồng nhất (một, hai, hoặc 3 bệnh nhân cho dùng naltrexone, cùng với 3, 2 hoặc 01 bệnh nhân dùng giả dược) hoặc nhóm đồng nhất (tất cả bệnh nhân đều dùng naltrexone). Dữ liệu được ghi nhận trên 31 đối tượng là những người đã trải qua giai đoạn kháng ma tuý tại cơ sở và được phát dùng naltrexone trong giai đoạn tiếp theo sau điều trị*. Những bệnh nhân này có trung bình là 7,6 năm dùng heroin (trong phạm vi là 4 đến 20), do vậy việc điều trị có trung bình là 5,5 lần với trước đây (phạm vi 2-25). Thủ tục ký cam kết đã từng được trình bày bao quát và sẽ được nói thêm ở phần cuối của báo cáo này. Kháng ma tuý: chỉ trừ 2 bệnh nhân, còn lại trên tất cả bệnh nhân thì việc kháng ma tuý được thực hiện bằng việc uống hàng ngày 50 hoặc 70 mg chất Naltrexone. Trong các nghiên cứu mù đôi, thì sử dụng một lượng tương ứng nước xi-rô để làm giả dược. Còn trong nghiên cứu ban đầu, liên quan đến 2 bệnh nhân dưới các điều kiện kháng, thì việc kháng ma tuý được thực hiện bằng việc uống Naloxone 500 mg với 4 lần/ngày. Naltrexone được phân phát cho người bệnh ở giai đoạn điều trị tiếp theo là tại các nhà thuốc trong khu vực. Trong 14 tháng tiếp theo đó, mỗi lần sử dụng naltrexone tại nhà thuốc, bệnh nhân được phát thưởng 1$. Cứ 7 ngày sử dụng naltrexone, 5$ được giải ngân cho bệnh viện mà bệnh nhân chọn đến điều trị hàng tháng. Các bệnh nhân đều được các y tá điều dưỡng giám sát 30 phút sau khi uống thuốc kháng ma tuý để đảm bảo là thuốc đã ngấm và không bị nôn mất. Đối với bệnh nhân ngoại trú thì sẽ được giám sát bởi các dược sĩ. Việc sử dụng heroin: Heroin được sử dụng theo đường tĩnh mạch dưới sự giám sát về y tế; luôn cho phép các đối tượng được lựa chọn là tự nguyện không dùng ma tuý dù có sẵn. Lịch dùng ma tuý cho phép bệnh nhân dùng đến 6mg vào ngày 1 và 60mg vào ngày 10 với mức tăng là 6mg mỗi ngày từ ngày 1 đến ngày 10. Liều cho phép 2 giờ tăng từ 0,5mg ở ngày 1 lên mức 5mg vào ngày 10; nếu chờ 4 tiếng giữa các liều thì đối tượng có thể cho gấp đôi liều 2 tiếng; nếu chờ 6 tiếng thì có thể gấp 3. Sau 6 tiếng thì không cho tăng luỹ tiến nữa. Nhóm dùng ma tuý được tính tích điểm, và điểm số có thể dùng để trao đổi với ma tuý trong những trường hợp cụ thể. Đánh giá về tâm trạng và mức khao khát với ma tuý: đối tượng được ghi nhận lại về mức độ thèm muốn ma tuý theo các mức được tính trên thước 100mm. Trên thước này đối tượng ghi lại mức “thèm heroin” (từ cao nhất đến thấp nhất), thực hiện hàng ngày như là ghi điểm xuốt thời gian của chương trình nghiên cứu, trước và sau mỗi lần sử dụng heroin. Như đã trình bày, việc thèm ma tuý có quan hệ mật thiết với hành vi sử dụng thực sự các chất ma tuý dưới các điều kiện là bị cản trở hay không bị cản trở. Mạch, huyết áp, nhịp hô hấp và nhiệt độ được ghi lại hàng ngày (vào 8 giờ sáng), tại trước và sau khi dùng heroin. Kích thước đồng tử cũng được ghi lại trước và sau lần sử dụng đầu tiên trong ngày. Thiết bị đánh giá tâm trạng bệnh nhân – Osgood Semantic Differential Mood Self-report được sử dụng hàng ngày để đánh giá (vào 8 giờ sáng), và tại lúc trước và sau mỗi lần tiêm chích heroin. Mối quan hệ giữa việc sử dụng heroin có bị cản trở và các yếu tố nhân khẩu học và yếu tố thực nghiệm: Việc sử dụng heroin thực sự dưới các điều kiện có bị cản trở được nghiên cứu, xem như là một chức năng của các yếu tố về nhân khẩu học và thực nghiệm. Tổng số lần sử dụng, tần suất sử dụng và khối lượng heroin đã sử dụng thực sự dưới các điệu kiện có bị cản trở được sử dụng làm số liệu trong phân tích. Tuổi tác, số năm dùng heroin, tuổi bắt đầu sử dụng, số lần điều trị và số tháng ở trong tù kể từ khi bắt đầu dùng heroin đểu sử dụng làm các thông số về nhân khẩu học để xác định ảnh hưởng cuả tuổi tác, thời gian nghiện... Các điều kiện được dùng trong khu vực tiến hành nghiên cứu bao gồm: Thí nghiệm với thuốc Naltrexone theo phương pháp mù hoặc không mù (không cần che dấu), kinh nghiệm về kháng ma tuý đi kèm hoặc không đi kèm với kinh nghiệm trước đó về sử dụng heroin trong điều kiện có bị cản trở tại khu vực nghiên cứu điều trị, số đối tượng trong từng nghiên cứu, lấy mẫu đồng nhất đối chiếu với nhóm mẫu không đồng nhất. Số liệu tiếp theo: Do mối quan hệ định đề giữa trạng thái “tiệt trừ” do cai và kết quả dài hạn trong cộng đồng sử dụng chất đối kháng nên dữ liệu cũng được đánh giá một cách tương đối với kết quả của những bệnh nhân đã trải qua kháng ma tuý trong khu nghiên cứu (cụ thể là liên hệ kết quả trong cộng đồng với tần suất sử dụng heroin dưới các điều kiện có bị cản trở). Chúng tôi cũng so sánh kết quả của những bệnh nhân chỉ trải qua phần sử dụng heroin trong điều kiện không bị cản trở với những người trải qua giai đoạn kháng bằng việc dùng Naltrexone. Chúng tôi cũng so sánh kết quả ban đầu và kết quả dài hạn trong các nghiên cứu mù đôi và không mù mà trong đó có sử dụng naltrexone trong cộng đồng, có hoặc không có kèm theo khoản thưởng 1$ mỗi ngày. Cuối cùng, dữ liệu được thảo luận có sự liên hệ với dữ liệu của các nghiên cứu trên động vật đã được thực hiện phối hợp với TS. Joseph Cochin và Gilbert Carnathan tại Khoa Dược, Đại học Boston. Các kết quả: Bảng 1 trình bày các điều kiện có trong thí nghiệm của nghiên cứu mù đôi và không mù. Lượng heroin và số lần sử dụng dưới các điều kiện này được so sánh. Tần suất sử dụng heroin dưới các điều kiện có bị cản trở (blocked conditions) có tương quan tích cực với số năm được báo cáo là có sử dụng heroin (Spearman r = 0.45, p = < .01) và tương quan tiêu cực với độ tuổi bắt đầu sử dụng heroin (r = -0.33, p < .05) (nghĩa là tuổi bắt đầu dùng heroin càng trẻ thì càng có khả năng có tần suất cao hơn). Các yếu tố về nhân khẩu học khác (số tháng trong tù và số lần đã điều trị trước đây) không cho thấy có bất cứ mối quan hệ với tần suất sử dụng dưới các điều kiện có bị cản trở ở trong khu điều trị. Kiểm tra ban đầu với phương pháp Mann-Whitney U test để đánh giá ảnh hưởng của độ lớn của nhóm, tính đồng nhất của nhóm thử, các điều kiện có trong nghiên cứu mù đôi đối lập với những điều kiện có trong nghiên cứu thường khác với sự có mặt của chất đối kháng ma tuý. Không có yếu tố nào trong số này được dùng để phân biệt các tỷ lệ sử dụng heroin dưới các điều kiện có bị cản trở. Thực ra thì các đối tượng có thâm niên nghiện lâu hơn (7-20 năm) sử dụng heroin nhiều hơn so với nhóm có thâm niên nghiện ít hơn (4-6 năm). Hình 1, 2 và 3 minh hoạ chiều hướng sử dụng heroin của 3 đối tượng có thâm niên ít hơn và các Hình 4,5 và 6 minh hoạ cho 3 đối tượng có thâm niên nghiện dài hơn. Theo phương pháp của nghiên cứu mù đôi, một số bệnh nhân trải qua phần kháng ma tuý theo nhóm mà trong đó không có đối tượng bị cản trở, đồng thời một số đối tượng khác lại trải qua phần kháng với sự có mặt của các đối tượng vẫn đang “lên cơn nghiện”. Trong nghiên cứu này mới chỉ có 3 đối tượng trải qua kháng ma tuý trong điều kiện là trong nhóm có cả các đối tượng vẫn đang sử dụng heroin. Bảng II trình bày số liệu kết quả. Sự khác nhau giữa các nhóm chưa có ý nghĩa về mặt thống kê bởi số lượng đối tượng trong nghiên cứu không nhiều. Ngoài ra, hai trong số ba đối tượng trong nghiên cứu này có thâm niên sử dụng heroin trên 7 năm. Quan hệ giữa việc cản trở/kháng (blockade) trong khu vực điều trị và việc sử dụng Naltrexone tại cộng đồng: Cuối cùng, chúng tôi đã thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa việc sử dụng heroin dưới các điều kiện cản trở/kháng trong khu nghiên cứu và động lực tự giác dùng thuốc Naltrexone tại cộng đồng, ít nhất là một ngày sau khi xuất viện. Thấy không có mối quan hệ nào giữa việc sử dụng thuốc kháng tại cộng đồng và tần suất sử dụng dưới các điều kiện kháng trong khu nghiên cứu. Cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê trong kết quả giữa nhóm dùng giả dược trong nghiên cứu (và có “lên cơn” đói heroin) và nhóm dùng thuốc kháng ma tuý. Do vậy, sự có mặt của các cá nhân vẫn lên cơn dùng ma tuý không có ảnh hưởng mấy tới việc sử dụng naltrexone tại cộng đồng. Qua một thời gian là 3 năm, có 83 bệnh nhân tham gia vào chương trình nghiên cứu (loại 4 giường),*. có 49 người đủ tiêu chuẩn để đưa tiếp vào giai đoạn sử dụng Naltrexone tại cộng đồng. Trong 49 người đủ tiêu chuẩn điều trị ngoại trú này thì chỉ có 40 người là đã sử dung thực sự Naltrexone tại cộng đồng. Trong các nghiên cứu không mù đôi (non-double-blind studies) (Nhóm 1- Group 1), 21 đối tượng đã tham dự và có 10 đủ tiêu chuẩn dùng Naltrexone tại cộng đồng;**  trong các nghiên cứu mù đôi trước giai đoạn có thưởng tiền khi dùng Naltrexone tại cộng đồng (Nhóm 2), có 30 bệnh nhân tham gia và có 15 người đủ tiêu chuẩn dùng Naltrexone; trong khi tại các nghiên cứu mù đôi sau khi chúng tôi tiến hành việc thưởng tiền khi dùng Naltrexone tại cộng đồng (Nhóm 3), có 32 bệnh nhân tham gia và có 23 người đủ tiêu chuẩn dùng Naltrexone tại cộng đồng. (Bảng III). Toàn bộ 10 đối tượng trong Nhóm 1 đã sử dụng thực sự Naltrexone tại cộng đồng trong khi chỉ 5 trong số 15 và 19 người trong số 23 của các nhóm còn lại là có sử dụng thực sự Naltrexone tại cộng đồng. Xác định theo thang Chi-square cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê trong việc sử dụng thực sự Naltrexone của các đối tượng trong các Nhóm 1 và 3 so sánh với Nhóm 2. Kiểm tra theo T-test được thực hiện để so sánh việc sử dụng Naltrexone dài ngày của các bệnh nhân thuộc 3 nhóm, là những người đã sử dụng Naltrexone thực sự tại cộng đồng. Việc sử dụng Naltrexone trung bình tại các thời điểm là một tháng, ba tháng và sáu tháng của 3 nhóm được so sánh với nhau. Xu hướng là bệnh nhân trong Nhóm 1 (p = < 0.1) sử dụng Naltrexone tại cộng đồng lâu hơn bệnh nhân trong Nhóm 2 và 3. Không có sự khác biệt về việc sử dụng Naltrexone trong 3 nhóm tại thời điểm khoảng tháng thứ 6. Trong 10 bệnh nhân vẫn duy trì Naltrexone được trên 90 ngày, thì 7 người tái nghiện sau khi dừng sử dụng Naltrexone, 2 người vẫn duy trì không ma tuý, và một người vẫn tiếp tục theo dùng Naltrexone và tham gia phần tư vấn cá nhân. Cả hai bệnh nhân sau khi ngưng sử dụng Naltrexone vẫn duy trì được trạng thái không ma tuý đã thay dổi chỗ ở và có được việc làm ổn định. Trong 7 người tái nghiện sau khi ngưng sử dụng Naltrexone thì chỉ trừ có một người, thì còn lại đều không còn việc làm tại thời điểm tái nghiện. 6 bệnh nhân sử dụng Naltrexone tại cộng đồng được từ 60 đến 90 ngày thì chỉ trừ có một trường hợp còn toàn bộ bị tái nghiện. Ngoại lệ đơn lẻ vẫn duy trì có việc làm sau khi tái nghiện gồm một trường hợp và thêm một trường hợp khác thì đã sang một bang khác để chốn khỏi sự truy nã. Chúng tôi không có thông tin thêm về trường hợp này. 6 bệnh nhân đã sử dụng Naltrexone được từ 30 đến 60 ngày và 4 trong đó đã tái nghiện sau khi dừng không dùng Naltrexone, 2 người còn lại hiện vẫn đang theo điều trị. 18 bệnh nhân đã sử dụng Naltrexone được từ 0 đến 30 ngày (tại ngày 30/4), 3 bệnh nhân vẫn đang duy trì sử dụng Naltrexone theo chương trình điều trị. Số còn lại đều tái nghiện. Việc tái nghiện của rất nhiều người bệnh, chúng tôi không cho là một kết quả tồi tệ không thể tránh khỏi bởi cũng có khá nhiều người sau khi tái nghiện đã quay trở lại điều trị với liều duy trì Methadone, tham gia nhóm trợ giúp, và một số là dùng Naltrexone. Quan hệ giữa Thông tin cá nhân, các điều kiện trong thí nghiệm và Kết quả: Bệnh nhân khi đựơc nhập viện đều phải điền vào các mục về nhân khẩu học theo mẫu (của Đại học Cơ đốc Texas – TCU, Viện Nghiên cứu Hành vi, Hồ sơ trong chương trình cai nghiện), những thông tin này được dùng để phân tích. Sử dụng giải pháp của Varimax về luân phiên trực giao, tính các mục bằng cách lấy trung bình của các mục có kết quả từ 0.40 trở lên sau khi các mục đã được chuyển đổi sang T-score chuẩn. Có 7 yếu tố được lấy. Có 3 nhóm kết quả được đem so sánh là: bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn nhưng thất bại với dùng Naltrexone; bệnh nhân sử dụng Naltrexone từ 1 – 30 ngày; và bệnh nhân đã sử dụng Naltrexone được trên 30 ngày. Phân tích theo 2 chiều về sự khác nhau đã so sánh bệnh nhân của 3 nhóm đối với 7 yếu tố. 2 yếu tố liên quan đến kết quả với Naltrexone. Những bệnh nhân bắt đầu sử dụng ma tuý khi còn ít tuổi, cũng bị bắt giữ khi còn ít tuổi, đã tham gia một số chương trình điều trị, không được nuôi dưỡng bởi cả bố và mẹ cho đến năm 12 tuổi, có xu hướng xấu hơn (F = 4.59, p < .015). Ngoải ra, nhóm bệnh nhân có mẹ (F = 1.631, p < .210) và có bố (F = 1.776, p < .184) có trình độ văn hoá thấp lại có xu hướng tốt hơn khi sử dụng Naltrexone. Phân tích theo thang chi-square của các thông số/ mục về nhân khẩu học của cá nhân đã được điều trị đã xác nhận các mối quan hệ đó. Ngoài ra, các bệnh nhân sống cùng vợ/chồng, cha mẹ hoặc người thân cũng có xu hướng tốt hơn nhóm chỉ sống với bạn bè, sống một mình, hoặc không ổn định. (Chi-square = 13.583, p < .194). Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu mù đôi với việc sử dụng Naltrexon tại cộng đồng mà không được tiền thưởng (1$ /ngày) cũng kém hơn đáng kể so với nhóm trong nghiên cứu thường (không mù/nonblind) hoặc nhóm trong nghiên cứu mù đôi, sử dụng Naltrexone tại cộng đồng có thưởng (Chi-square = 21.592, p < .002). Tóm lại chúng tôi có thể nói rằng việc thách thức đối với kháng ma tuý tại cộng đồng là không phổ biến. Nếu trường hợp này xảy ra thì bệnh nhân làm như vậy bởi họ cho rằng tác dụng của thuốc kháng ma tuý đã hết. Xen kẽ với đó là việc bệnh nhân báo cáo cho rằng họ gặp phải những tác nhân kích thích và dùng Naltrexone để tăng cường quyết tâm cai trừ ma tuý. Thảo luận: Thủ tục ký thoả thuận đồng ý: Thoả thuận đồng ý của người nghiện heroin với chương trình nghiên cứu đôi khi có liên quan đến việc sử dụng heroin là một vấn đề cần xem xét cẩn thận. Ngoài những nghiên cứu về con người do uỷ ban xem xét, thì dự án này cũng được nghiên cứu cẩn thận bởi một nhóm người từ Ban kế hoạch phòng chống nghiện ma tuý của Thống đốc bang Massachusett và nhân viên của Bộ y tế chuyên quản khu vực. Ở mức liên bang thì các uỷ ban của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm và Viện sức khoẻ tâm thần quốc gia xem xét các thủ tục liên quan đến đạo đức và tính nhân văn cũng như các vấn đề về lợi ích và rủi ro đối với đối tượng. Toàn bộ bệnh nhân được nhập viện từ các cơ sở phục hồi cai nghiện ở Massechusett hoặc qua giới thiệu của các bệnh nhân cũ. Trước khi được chấp nhận vào chương trình, từng người được kiểm tra về thể chất và tâm thần. Bệnh nhân đều được hướng dẫn đến các cơ sở khác để cai trừ độc tố nghiện (detoxification) nội trú hoặc ngoại trú trước khi tham gia vào chương trình nghiên cứu này và trước khi tham gia họ được phát một cuốn sổ tay bệnh nhân từ 8 đến 10 trang. Họ cũng được dẫn đi tham quan khu vực nghiên cứu và Bệnh viện McLean, được có cơ hội trò chuyện với các bệnh nhân. Vào ngày nhập viện, bệnh nhân được phỏng vấn bởi một luật sư (cũng là một thành viên trong Uỷ ban nghiên cứu về con người của bệnh viện); sau khi nhận thấy bệnh nhân đã thông báo và hiểu đầy đủ về bản chất của dự án, họ ký vào bản cam kết đồng ý. Không tiếp nhận bệnh nhận bệnh nhân từ các cơ quan thi hành án, tất cả bệnh nhân đều là tự nguyện, được tự do quyết định dời khỏi dự án vào bất cứ lúc nào. Mỗi người có thể nhận được một khoản lên đến 700$ khi tham gia vào chương trình. Trường hợp nếu họ bỏ dở thì vẫn được phép giữa khoản tiền đã nhận. Các lập luận về điều trị bằng chất đối kháng ma tuý thường tập trung chủ yếu vào các yếu tố điều kiện gây nghiện. Wikler là người tiên phong (năm 1948), với các thực nghiệm và quan sát trên lâm sàng của mình đã gây nhiều chú ý và quan tâm trong lĩnh vực này. Hiện nay thì thuốc đã có sẵn và xem ra phù hợp với các tiêu chuẩn đối với một thuốc đối kháng được phép sử dụng trên lâm sàng, vậy chúng ta tiếp tục ứng dụng cơ sở lý luận này như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải kiểm chứng lại một số yếu tố điều kiện gây nghiện ma tuý ở người. Ở đây thì những nghiên cứu trên động vật không có giá trị (xem Wikler, 1973 để thấy một tổng kết toàn diện), những yếu tố về nhận thức tạo ra sự ngoại suy trực tiếp với các tình huống trên lâm sàng rất khó khăn này.

CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHO

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

(OPIUM * MORPHINE * HEROIN)

(THUỐC PHIỆN * MOCPHIN * HÊ-RÔ-IN)

CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE

THAY THẾ  ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE

I. KHÁI QUÁT:

1. Naltrexone là chất đối kháng nhóm OMH.

2. Naltrexone được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm nhớ ma túy nhóm OMH.

3. Naltrexone không gây nghiện.

4. Uống thuốc 3 lần / tuần.

5. Ngừng thuốc Naltrexone bệnh nhân không bị hội chứng cai.

I. KHÁI QUÁT:

1.  Methadone chất đồng vận nhóm OHM.

2.  Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH.

3.  Methadone là chất gây nghiện.

4.  Uống thuốc mỗi ngày.

5.  Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

- Naltrexonevào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

   -  Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

   + Hấp thu nhanh qua đường uống

   + Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

   + Hấp thu nhanh qua đường uống

   + Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất  3 - 4 giờ sau khi uống.

2. Phân bổ chuyển hóa:

   * Phân bổ trong các mô và huyết tương.

   * Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexonechất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH.

*Thời gian bán hủycủa Naltrexone khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ.

2. Phân bổ chuyển hóa:

   * Phân bổ trong các mô và huyết tương.

   * Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất  chuyển hóa không có tác dụng.

   * Thời gian bán hủycủa Methadone  khoảng 24 giờ.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1.  Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon…

2.  Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bìnhGiảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần.

IV.    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

  1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục…

  2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên triệu chứng táo bónrối loạn chức năng tình dụctăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị.

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện.

1.   Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc.

2.   Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày).

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone.

1.   Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài.

2.   Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần.

4.   Người nhiễm HIV giai đoạn cuối.

5.   Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai.

6.   Ung thư

7.   Có nhiều tiền án, tiền sự

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH.

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặngviêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….).

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm:

1.   Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.   Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.   Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.   Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

5.   Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối.

6.   Người bệnh dưới 18 tuổi.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Methadone  cho những người nghiện nhóm OMH gồm:

1.     Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.     Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.     Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.     Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.

5.     Người bệnh nghiện rượu

6.     Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp.

2.Không sử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơ gây ngủ gà, đờ đãn, ngộ độc.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu.

2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu.

3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng của Methadone do đồng tác dụng.

4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Phải duy trì ít nhất là 12 tháng.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời.

DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ.