Các Phương Pháp Điều Trị Nghiện Ma Túy

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ – ĐIỀU TRỊ – GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC

TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU​


Bs.Nguyễn Hữu Khánh Duy

Giám Đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa



A. RỐI LOẠN TÂM - SINH LÝ TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:
          Ma túy là những chất tác động tâm thần và gây những tổn thương trong não người nghiện. Những tổn thương này có thể tồn tại rất lâu hoặc vĩnh viễn sau khi ngưng sử dụng ma túy.
Người nghiện ma túy bị suy giảm khả năng xét đoán, khả năng xử lý thông tin, mất khả năng tự chủ, khả năng hiểu biết để hướng đến một cuộc sống lành mạnh. Người nghiện hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. 

Liệu pháp điều trị - phục hồi là một vấn đề hết sức khó khăn vì người bệnh bị những rối nhiễu tâm sinh lý thực tổn - lú lẫn tâm trí - phản ứng loạn tâm thần - rối loạn sinh hoạt - trạng thái hưng trầm nhược - rối loạn hành vi - rối loạn tập trung - biểu hiện lo hãi - thiếu tự tin, kết hợp với các rối loạn nhân cách - rối loạn tâm thần và đặc biệt là hội chứng hồi tưởng dẫn đến thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó … Đa số người nghiện ma túy đều được xếp vào những người có vấn đề tâm thần.

Sự rối loạn trên nguyên nhân từ nhiều lý do khác nhau: Tâm - sinh lý người nghiện, hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội. Việc sử dụng, lạm dụng rồi lệ thuộc ma tuý dẫn đến tình trạng nghiện là triệu chứng cuối cùng của một quá trình dài đầy rối loạn trong một bối cảnh đa phương diệndo đó, việc điều trị phục hồi người nghiện ma tuý phải là một phương pháp điều trị toàn diện bao gồm nhiều lãnh vực Y tế - Tâm lý - Xã hội… 

Sau khi cai, nếu những nhân tố tác động thúc đẩy đối tượng tìm đến ma tuý vẫn chưa được giải quyết, hầu hết những người nghiện sẽ tái nghiện.

Vì những l‎ý do trên, nên trừ một số trường hợp bệnh nhẹ, hầu hết những người nghiện ma túy đều phải được điều trị tập trung một thời gian để được giáo dục, giúp đỡ, rèn luyện, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách; trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống trước khi trở về tiếp tục điều trị tại cộng đồng.

Để có được một môi trường điều trị tập trung dài hạn có hiệu quả, qua thực tiễn và l‎ý luận người ta nhận thấy rằng MÔ HÌNH TỰ GIÚP ĐỠ THEO CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI là  khá thành công – có hiệu quả nhất.


Nếu được điều trị và phục hồi đúng cách, người nghiện sau khi cai nghiện sẽ bước vào cuộc sống với những thói quen tốt, những nhận thức đúng đắn - biết tự trọng và tự tin hơn để với sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ có thể từng bước, bước đi chính trên đôi chân.

Khi một bệnh nhân bị căng thẳng, bức xúc, mất ngủ - người thầy thuốc khuyên bệnh nhân hãy nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh.


Bạn có thể lên cao nguyên hoặc về vùng biển một thời gian. Nơi yên tĩnh, cao nguyên, biển chính là thuốc để điều trị các chứng căng thẳng, bức xúc, mất ngủ của bạn. Sử dụng môi trường để điều trị bệnh được gọi là môi trường trị liệu.


Những khái niệm về môi trường trị liệu: Những cuộc nghiên cứu đã thực hiện đầu tiên về môi trường trị liệu hầu hết sử dụng những lý thuyết về tâm thần hay về tâm lý bệnh nhân để xác định loại môi trường nào là có tính cách trị liệu tốt nhất. Những nổ lực được thực hiện để tìm kiếm một môi trường tương tác giữa các cá nhân, được chi tiết hoá kỷ lưỡngđặt nền tảng trên những nhu cầu tâm năng của một bệnh nhân đã được chẩn đoán kỹ càng.



+ Năm 1944 STANTON và SCHWARTZ cho rằng môi trường có thể là cách điều trị chủ yếu, cũng như có vai trò ảnh hưởng nâng đỡ hay bổ túc cho các hình thức điều trị khác.

+ Một tác giả khác là CUWDELL đã miêu tả tác động của các giá trị văn hoá, những chuẩn mực và phong tục của môi trường có thể ảnh hưởng lên sự điều trị của bệnh nhân.

+ Năm 1958 các tác giả FREEMAN, CAMERON đã cho rằng có mối liên hệ giữa tâm lý cá nhân và những đặc điểm của môi trường .

+ Năm 1962 CUMMING cho rằng môi trường có thể mang lại những thay đổi đặc thù trong hành vi của bệnh nhân. Các môi trường trị liệu có thể khác nhau tùy theo cách tổ chức, nhưng căn bản đều có những điểm chung trong các phương pháp trị liệu đối với các bệnh nhân điều trị nội trú.

Môi trường trị liệu nhận định rằng:

a/ Bệnh nhân có những sức mạnh và một phần nhân cách không bị xung đột. Những sức mạnh này được phát huy tối ưu bằng cách thiết lập một môi trường nội trú khoa học.

b/ Bệnh nhân có những khả năng to lớn trong việc tự điều chỉnh chính mình, trên những bệnh nhân khác và mức độ nào đó có ảnh hưởng trên cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

c/ Tất cả các nhân viên của trung tâm có một khả năng rất lớn để tác động đến việc trị liệu cho người bệnh.

II. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:

Theo CRACK, khác với môi trường trị liệucộng đồng trị liệu là một loại môi trường đặc biệt trong đó toàn cơ cấu xã hội của đơn vị điều trị đều tham gia tiến trình giúp đỡ bệnh nhân.


Theo JONES, môi trường cộng đồng trị liệu được phân biệt với các chương trình trị liệu khác là do chương trình này huy động toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân và toàn bộ tập thể bệnh nhân và nhân viên đều tập trung vào mục đích điều trị. Như vậy,bệnh nhân cũng có một vị trí trong  chương trình điều trị này. 


Trong chương trình cộng đồng trị liệu, nhân viên phải khuyến khích bệnh nhân tích cực tham gia trong kế hoạch săn sóc cho chính mình. Đây là một phương pháp rất khác với vai trò thụ động chữa trị trong bệnh viện cổ điển, quy ước trong đó chỉ có vai trò bác sĩ và bệnh nhân.

JONES cho rằng điểm đặc biệt của chương trình này là được đặt trên sự giao lưu, giao tiếp tự do giữa bệnh nhân với nhân viên và giữa các bệnh nhân với nhau.

  • Mục đích của sự giao lưu tự do này là tìm ra được hành vi nào, ‎ý kiến nào, nhận xét nào, những vai trò nào  thích hợp để thay đổi nhận thứcthái độ,  lòng tin của bệnh nhân và những vấn đề nào không thích hợp cho điều trị (anti therapeutic).Như vậy, cộng đồng trị liệu có tính chất dân chủtự do bàn bạc, thảo luận khác với phương pháp thường dùng là đặt vai trò trị liệu của người bác sĩ lên trên bệnh nhân và cách điều trị phục hồi tuân thủ những quy định theo thứ lớp bắt buộc.Trong mô hình cộng đồng trị liệu, môi trường thiết yếu là môi trường linh hoạt, những người tham gia không có vai trò chuyên biệt rõ ràng, những hoạt động của bệnh nhân được cá thể hóa rất cao. Một điều ngoại lệ đặc biệt là MỖI NGÀY PHẢI CÓ MỘT BUỔI HỌP CỘNG ĐỒNG: tất cả nhân viên và những bệnh nhân được khuyến khích phải hội họptrách nhiệm tập thể được nhấn mạnh, những người tham dự được rút tỉa kinh nghiệm, học tập, sửa sai những hành vi không tốt.

    Vai trò chính của nhân viên là giúp đỡ bệnh nhân đạt được những thấu hiểu mới, những sáng kiến, hành vi mới. JONES tin rằng một đơn vị điều trị lý tưởng cần phải được tự do điều hành trong cách nào tốt nhất, với hướng tiếp cận riêng của mình. 

    Tuy nhiên, JONES cũng đưa ra những yếu tố mang tính đặc trưng của cộng đồng trị liệu: đó là hội họp cộng đồng hàng ngày như là một phương thức để thảo luận đời sống hàng ngày của Trung Tâm nhằm đóng góp, giải quyết các thắc mắc, các yêu cầu của các bệnh nhân.

    Một yếu tố nữa của cộng đồng trị liệu là quản lý bệnh nhânMục đích của sự quản lý bệnh nhân là để bàn bạcthảo luận một cách chi tiết, cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của từng bệnh nhân như: luân phiên dọn dẹp và làm vệ sinh các phòng.

    Tất cả mọi quyết định cuối cùng phải được thống nhất lại trong các phiên họp cộng đồng. Jones cho rằng sinh hoạt nhóm nhằm xem xétkiểm điểm lại hoạt động trong ngày là rất cần thiết nhằm uốn nắn, giáo dục bệnh nhân. Trong buổi họp, các thành viên Trung Tâm phải bàn bạc những đáp ứng riêng,  mong đợi riêng, thành kiến riêng của mọi người. Một đặc trưng quan trọng khác của môi trường cộng đồng trị liệu là bệnh nhân có những cơ hội học cách sống sinh hoạt trong môi trường tập thể đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày.

    Theo JONES - phản hồi lại, là một trong những khái niệm căn bản, quan trọng nhất của cộng đồng trị liệu nhằm đạt được sự tiến bộ của cộng đồngNhân viên của Trung tâm phải nhạy cảm trong vai trò của mình - phải biết phản hồi lại những thông tin trong cộng đồng lên cấp trên.

    Ngày nay những khái niệm sơ khởi của JONES về cộng đồng trị liệu đã được nhìn nhận tuy nhiên được thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng những nét cơ bản vẫn không thay đổi.

    Nguyên tắc của cộng đồng trị liệu là có sự liên quan lẫn nhau trong môi trường nội trútác động đến hành vi và cảm xúc của mọi người. Năng động nhóm là động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và phục hồi – khuyến khích sự phát triển.

    Sự điều hành toàn diện môi trường cộng đồng rất có hiệu quả.

    Sức mạnh của năng động nhóm (dynamic group) ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hành vi và củng cố các quy tắc của cộng đồng. Ngày nay, trong môi trường điều trị cộng đồng, sức mạnh ấy không còn nằm ở cá nhân hay một nhóm nhỏ nữa mà nó là sức mạnh của một tập thể.

    III. MÔ HÌNH TỰ GIÚP ĐỠ THEO CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI (SELF – HELP SOCIAL LEARNING TREATMENT MODEL – SSLTM):

    Từ những khái niệm của CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU, mô hình TỰ GIÚP ĐỠ THEO CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI đã phát triển các mô hình sau đây:

    1. HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH (AA) – NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ẨN DANH (NA):

    Năm 1935– Nhóm những người nghiện rượu ẩn danh (AL) được thành lập. Quan điểm của nhóm là cá nhân tự nhìn nhận bản thân, thừa nhận những khiếm khuyết của mình và sửa đổi.

    • Hội AA (Alcoholics Annymous)HIỆP HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH – ra đời năm 1935, tại Akron- Ohio- Mỹ, do ông Bill Wilson và bác sĩ Bob Smith – vốn là hai người nghiện rượu, đã tự cai. Hai ông đã đưa ra 12 nguyên tắc điều trị, đồng thời lập ra hội AA. Hội khởi đầu có 3 thành viên.


    • Năm 1953, hội AA cho phép hội NA(Narcotics Anonymous) HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ẨN DANH được phép sử dụng các bước của chương trình này vào việc cai nghiện ma túy.


    Nghiện rượu và nghiện ma túy có nét chung là cùng mục đích hồi phục và từ bỏ nghiện, đồng thời hình thành mối quan hệ đồng cảm giữa những người đang cùng cai nghiện.

    • Hơn 70 năm qua, chương trình 12 bước đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới,dựa trên căn bản có tính truyền thống, và được bổ sung bởi nhiều bài viết chọn lọc của những người cai nghiện. Trụ sở trung ương Hội đặt tại New York và Châu Âu.


    Phương pháp chính của Hội 
    là chương trình 12 bước và một bộ sách giáo khoa kèm theo (Basic Text).  Phương pháp nhấn mạnh đặc biệt vai trò của quy trình thảo luận – thu hoạch – giải đáp.

    Giáo viên hướng dẫn 
    và nhóm trợ lý đều là người cai nghiện thành côngxuất thân từ Trường Cai Nghiện và trở thành chuyên viên – một người thầy thực sự của chuyên ngành ma túy.

    Việc học tập được tổ chức tại Trung Tâm Cai nghiện Ma Túy, chương trình bao gồm giai đoạn cắt cơn, giai đoạn học tập và rèn luyện theo chương trình 12 bước, kế tiếp là giai đoạn “bán thử thách và giai đoạn thử thách” tại cộng đồng. Thời gian tổng quát là 6 tháng, có thể kéo dài một năm hay hơn nữa, tùy theo từng trường hợp.

    Sau khi tái hòa nhập cộng đồng, mỗi người đều là hội viên của NA và giữ sinh hoạt với Hội, thân thiết, lâu dài để đem lại sự bền vững cho mình.

    Tại Trung Tâm, học viên cũng được hưởng các dịch vụ sinh hoạt như: thể dục thể thao - vui chơi giải trí – nâng cao văn hóa, kỹ năng sống – các loại lao động trị liệu, hướng nghiệp.

    NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP 12 BƯỚC:

    Chương trình 12 bước có nguồn gốc như đã trình bày trên, chương trình được xây dựng trên nền tảng Tâm lý nhiều mặt, bao gồm nhiều ngã rẽ của tâm lý người nghiện, như sự phản ứng, thối động, che dấu, biện hộ, chối bỏ, không thừa nhận, buông xuôi, mất tự tin, hưng phấn giả tạo… qua từng giai đoạn, do tính chất căn bệnh gây nên, cộng với quán tính của hành vi tiêu cực lâu dài trong quá khứ. Chương trình do chính những người nghiện đã phục hồi xây dựng nên và được tiếp tục bổ sung. Chương trình 12 bước bao gồm:

    Bước 1: "Chúng ta chấp nhận rằng mình bất lực về sự nghiện ngập của chúng ta và cuộc sống của chúng ta trở nên không kiểm soát được"

    Bước 2: "Chúng ta tin rằng có một quyền năng mạnh hơn bản thân mình có thể giúp chúng ta phục hồi lại sự bình thường"

    Bước 3: "Chúng ta quyết định để ‎ý chí và cuộc sống của chúng ta cho sự chăm sóc của Thiên Chúa vì chúng ta hiểu Người"

    Bước 4: "Chúng ta đã đánh giá đạo đức của chúng ta một cách chân thật và can đảm"

    Bước 5: "Chúng ta đã thú nhận với Đấng tối cao, với chính chúng ta, và với người khác về thực chất những hành động sai lầm của chúng ta"

    Bước 6: "Chúng ta hoàn toàn để cho Đấng tối cao xóa bỏ đi tất cả những khuyết điểm của tính cách"

    Bước 7: "Chúng ta khiêm tốn yêu cầu Đấng tối cao xóa bỏ những điều thiếu sót của chúng ta"

    Bước 8: "Chúng ta viết ra danh sách những người mà chúng ta đã làm hại và chúng ta sẵn sàng sửa chữa tất cả"

    Bước 9: "Chúng ta trực tiếp đền bù cho họ bất cứ nơi nào chúng ta có thể, ngoại trừ trường hợp nếu chúng ta làm điều đó sẽ tổn thương họ hoặc những người khác"

    Bước 10: "Chúng ta tiếp tục làm bảng kiểm tra cá nhân, để khi nào chúng ta sai, chúng ta thừa nhận và sửa chữa ngay những sai lầm ấy"

    Bước 11: "Chúng ta đã tìm kiếm thông qua cầu nguyện và thiền định để nâng cao nhận thức của chúng ta, tiếp cận với Chúa vì khi chúng ta hiểu được Người. Cầu nguyện chỉ là biểu hiện sự sẵn lòng của Người cho chúng ta và sức mạnh để làm điều đó"

    Bước 12: "Sau khi đạt được sự nhận thức về tâm linh, kết quả của các bước mà ta đã cố gắng thực hiện. Chúng ta cố gắng mang thông điệp này đến cho những người nghiện ma túy khác và để thực hành các nguyên tắc này trong mọi công việc của chúng ta"


    2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG OXFORD: do Frank Buchman thành lập và là người có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng các giá trị nhân văn. Mục đích chủ yếu của nhóm Oxford là cai nghiện Rượu – Hoạt động của nhóm bao gồm những nội dung như cùng chia sẻ thông tin, hướng dẫn, cam kết sự thay đổi và phục hồi. Chúng ta thấy được nhiều điểm tương đồng giữa nhóm Oxford với Cộng đồng trị liệu. Nhóm Oxford có những nổ lực trong việc truyền đạt các giá trị nhân văn tới các thành viên của nhóm. Trong số các giá trị này có 4 yếu tố cơ bản – đó là:
    • Tính trung thực tuyệt đối
    • Tính trong sạch tuyệt đối
    • Không ích kỷ
    • Yêu thương tuyệt đối


    3. MÔ HÌNH SYNANON:
    Được thành lập vào năm 1958 tại California bởi một người đã từng nghiện rượu là Charles E. Dederich, sự phát triển của Synanon ban đầu được xuất phát từ quan điểm của AA. Do chương trình thích ứng với các trường hợp cai nghiện ma túy, chương trình Synanon và AA dần trở nên tách biệt và dẫn đến sự khác nhau hệ tư tưởng cũng như mối liên quan.

    Mô hình Cộng đồng trị liệu của Synanon đang phát triển thành nhiều chương trình ở Mỹ và khắp thế giới gồm chín yếu tố cơ bản. Các yếu tố này dựa vào l‎ý thuyết học tập xã hộithông qua sử dụng cộng đồng để khuyến khích sự thay đổi về hành vi và thái độChín yếu tố đó là:

    • Tham gia tích cựcNgười nghiện tham gia chủ động trong các hoạt động trong cộng đồng chữa bệnh là cần thiết để thay đổi, trưởng thành và phát triển. Điều này có nghĩa là khi người nghiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, sẽ tăng cường mối liên kết giữa các thành viên và giữa thành viên với chương trình. Các thành viên được yêu cầu đóng góp cho cộng đồng. Sự đóng góp này được thực hiện dựa trên khả năng của từng cá nhân cũng như giá trị của mỗi nhiệm vụ mà họ thực hiện đối với cộng đồng.

    • Phản hồi của thành viên: Những thành viên nhóm phải đóng góp ‎ý kiến lẫn nhaumột cách chân thật. Thông tin phản hồi của các thành viên được thực hiện một cách chính thức thông qua hoạt động của nhóm và các buổi trị liệu, hoặc phản hồi không chính thức như giao tiếp cá nhânMục đích của việc phản hồi là nhận thức về hành vi, suy nghĩ ‎ ý tưởng. Phản hồi bao gồm cả sự phản hồi tích cực và phê bình có tính xây dựng.

    • Noi gươngTất cả các cán bộ và thành viên cấp cao của cộng đồng phải thể hiện tốtđể làm gương cho những thành viên khác như một phương tiện giáo dục. Đây là việc giáo dục thông qua hành động. Các thành viên của cộng đồng điều trị “không chỉ nói mà phải làm”.

    • Tập thể hướng dẫn cá nhân thay đổi: Nhấn mạnh của nhóm hoặc tác động của cộng đồnggiúp cá nhân thay đổi. Tất cả các yếu tố trong mô hình SSLTM khuyến khích và hỗ trợ cho cá nhân trưởng thành và phát triển.

    • Các giá trị và chuẩn mực chung: Cộng đồng xây dựng các quy tắc và giá trị chungđể tạo ra áp lực của nhóm và của cộng đồng, để giúp đỡ từng thành viên của cộng đồng tuân thủ và dần tin vào những hành vi và quan niệm tích cực“Triết lý TC” và “Những quy tắc bất thành văn” là những nội dung để thực hiện các giá trị và chuẩn mực.

    • Kết cấu và hệ thống: Để thực hiện các khái niệm và triết lý của SSLTM, các hoạt độngcần được tổ chức có kết cấu và hệ thống. Kế hoạch hoạt động hàng ngày, gặp mặt, nội quy, quy định, cấu trúc thứ bậc, công việc, mệnh lệnh nhóm, các giai đoạn điều trị là tất cả những nội dung để đạt được mục đích và mục tiêu của cộng đồng.

    • Giao tiếp mở:  Hoạt động giao tiếp được tiến hành theo chiều ngang và chiều dọc.Cộng đồng duy trì sự thống nhất thông qua việc khuyến khích các thành viên bộc lộ cảm xúc và ý tưởng.

    • Mối quan hệ cá nhân và nhóm: SSLTM tạo ra một mạng lưới quan hệ, tạo điều kiện cho các học viên có nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về hành vi, cảm xúcvà ý tưởng. Mối quan hệ với nhân viên, nhóm người được chữa trị, nhóm tĩnh, cộng đồng sẽ giúp các cá nhân đảm nhận trách nhiệm, tăng cường hiểu biết và chấp nhận những thiếu sót của mình và làm cam kết thay đổi.

    • Thuật ngữ chuyên dùng: Thuật ngữ sử dụng bởi SSLTM là cách giải thích đơn giảnvề quá trình và môi trường hoạt động. Đó là ngôn ngữ chung tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.


    4. TỔ CHỨC DAYTOP QUỐC TẾ:

    Được bắt đầu đưa vào điều trị từ năm 1963 và hiện có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới.

    Tổ chức Daytop đã hỗ trợ rất nhiều người nghiện và thanh thiếu niên từ bỏ lệ thuộc vào ma túy và xây dựng một cuộc sống lành mạnh và có ích cho xã hội. Tình trạng sử dụng ma túy và nghiện ma túy diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới và có tác động lớn đến các thành viên, gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội.

    Tổ chức DAYTOP Quốc tế được thành lập để cung cấp chương trình tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ các quốc gia đối phó với sự gia tăng của tình trạng sử dụng ma túy.

    Chương trình tập huấn Daytop dựa trên cơ sở mô hình trị liệu cộng đồng truyền thống lâu dài, mô hình này được tạo thành từ 9 yếu tố cơ bản:
    1. Sự tham gia tích cực của các thành viên/ người cai nghiện trong cộng đồng,
    2. Thu nhận ‎ý kiến từng thành viên cộng đồng,
    3. Xây dựng mô hình trách nhiệm,
    4. Các mô hình hướng dẫn từng thành viên cộng đồng thay đổi,
    5. Chia sẻ các chuẩn mực và giá trị chung,
    6. Cơ cấu và hệ thống,
    7. Giao tiếp mở,
    8. Quan hệ cá nhân và quan hệ nhóm, và
    9. Thuật ngữ chuyên dùng (được áp dụng trong cộng đồng TC).

    Tất cả những yếu tố này tạo nên một phương pháp cộng đồng TC, dựa trên phương pháp tự giúp đỡ và học tập xã hội. Chính cộng đồng thúc đẩy những thay đổi về thái độ, hành vi của thành viên. Thái độ, kỹ năng và trách nhiệm mà người vào cai nghiện học tập từ cộng đồng không chỉ cần thiết để giúp họ sống tốt trong môi trường cộng đồng đó mà còn là yếu tố quan trọng để họ có thể tồn tại khi trở về xã hội.

    Mô hình tập huấn này được hình thành trên hoạt động thực tế của các Cộng đồng trị liệu Hoa Kỳ (TCA). Những cộng đồng này đã đào tạo cán bộ tư vấn có năng lực phù hợp để triển khai hiệu quả mô hình này. Năng lực của cán bộ tư vấn bao gồm:
    • Phát triển các kỹ năng sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu và các công cụ đánh giá,
    • Tăng cường động lực phát triển và thúc đẩy xây dựng hệ thống các quy định ưu đãi,
    • Khuyến khích ‎ý thức tự giúp đỡ và trợ giúp lẫn nhau,
    • Phát triển khái niệm “không có sự tách biệt giữa chúng ta – họ”,
    • Thực hành khái niệm “hành động theo chỉ dẫn”,
    • Thúc đẩy sự phụ thuộc vào giai đoạn đầu của điều trị và tăng cường độc lập cá nhân vào giai đoạn tiếp theo,
    • Tổ chức hoạt động nhóm,
    • Quản lý‎ hồ sơ,
    • Thúc đẩy việc học tập xã hội thông qua làm gương, tác động đồng đẳng, và học tập thông qua trải nghiệm,
    • Tiến hành xây dựng lòng tin trong cộng đồng,
    • Thực hành theo các tấm gương tích cực,
    • Chương trình tập huấn này đã mở rộng thêm một nội dung nữa – nội dung thứ 12 – phát triển các hành vi khắc phục khó khăn để thay đổi.

    Để hiểu rõ tổ chức và các phương pháp điều trị của tổ chức này đề nghị các bạn tham khảo tại mục Nghiên cứu Khoa học, bài thứ 3: “Cộng đồng trị liệu – một liệu pháp cai nghiện ma túy có hiệu quả cần được mở rộng ở Việt Nam” tại trang web của Trung tâm Thanh Đa do ông Trần Việt Trung – nguyên Phó Cục Trưởng Cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn.

    5. MÔ HÌNH MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU VÀ CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA:

    Thông qua khảo sát các chương trình (SSLTM) chúng tôi nhận thấy chương trình SSLTM của tổ chức Daytop:
    • Phù hợp với điều kiện Việt Nam nói chung và Trung tâm Cai nghiện Ma túy Thanh Đa nói riêng.
    • Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đađã thực hiện chương trình này hơn 17 năm và có kết quả rõ rệt.
    • Nhiều cán bộ nhân viên Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa đã tham gia chương trình tập huấn tập trung dài hạn 04 tháng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp với tổ chức Daytop Quốc tế thực hiện. Khóa học có nội dung đồng bộ, phong phú và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (người tài trợ chương trình này) đánh giá cao qua kết quả nghiệm thu được khảo sát và công bố năm 2009.

    Do điều kiện đặc thù của học viên và Trung tâm Thanh Đa – chương trình điều trị theo phương pháp Daytop Quốc tế đã được Trung tâm điều chỉnh một số mặt để phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh thực tế của Trung tâm. Trong đó chúng tôi đặt nặng vấn đề GIÁO DỤC TRỊ LIỆU – TRANG BỊ BẢN LĨNH và KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC VIÊN.

    KẾT LUẬN:
    Môi trường cộng đồng trị liệu không giống như môi trường cộng đồng mà chúng ta đang sống. Có một số những đặc tính khiến cho cộng đồng này trở nên độc đáo và không giống bất kỳ loại cộng đồng nào: đó chính là sự tổng hợp của các yếu tố: cơ cấu tổ chức, yếu tố con người, những quy định điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồng và hệ thống chia sẻ thông tin đã tạo nên cộng đồng. Nó phải là: “Môi trường học tập”. Môi trường này chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên và không khí học tập. Kết quả môi trường cộng đồng trị liệu là tạo ra một số những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái tâm tư tình cảm, nhận thức về đạo đức và xã hội của người nghiện. Môi trường cộng đồng trị liệu tạo ra trật tự và một lối sống có mục đích trong các thành viên của nó. Chính bởi vì môi trường trị liệu cộng đồng thường có được cơ sở vật chất  cũng như cách tổ chức tốt nên nó là môi trường trị liệu tốt đối với các đối tượng tham gia chương trình.

    Tóm lại:
    Môi trường cộng đồng trị liệu nhằm mục đích:
    • Bạn có thể thay đổivà bộc lộ bản thân mình.
    • Động lực của nhóm sẽ giúp đỡ cho sự thay đổi đó.
    • Tất cả các thành viên của cộng đồng cần phải có trách nhiệm.
    • Tự  đặt mìnhvào hoàn cảnh người khác để đánh giá cảm xúc.
    • Phương pháp thực hiện bao gồm:
    • Quản lý giám sát hành vi.
    • Chuyển biến tâm tư – tình cảm.
    • Điều trị cắt cơn – bệnh cơ hội – bệnh tâm thần.
    • Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốcnhằm phục hồi nhận thức – hành vi nhân cách – tinh thần trách nhiệm – điều chỉnh những rối loạn tâm - sinh lý cho người nghiện ma túy.


    C. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ:

    I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN:
    Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp thì không đảm bảo đáp ứng hết được mọi yêu cầu cho công tác cai nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp để phục vụ cho điều trị. Một số nguyên tắc cơ bản phải thực hiện:

    1. XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:
    • Tôn trọng lẫn nhau.
    • Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lòng biết ơn.
    • Tự tin vào giá trị bản thân.
    • Biết thương yêu và quan tâm  đến người khác.
    • Phối hợp trong công việc.
    • Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.
    • Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.
    • Tích cực lao động.


    2. XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:
    • Không ma tuý.
    • Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.
    • Không có hành vi tình dục.
    • Không trộm cắp.
    • Luôn luôn nhắc nhở và kiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.
    • Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.

    3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:
    • Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.
    • Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.
    • Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.
    • Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định. Mọi hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.
    • Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.
    • Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.

    4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
    • Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.
    • Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ và điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách, thông qua tư vấn - tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu, hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.
    • Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.
    • Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.
    • Đối tượng  cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.
    • Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.
    • Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.
    • Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thực và tính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.
    • Kết hợp liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (xem mục PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN tại website này)

    5. NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:
    • Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.
    • Phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị khác…).
    • Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể  giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thực mà không lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.
    • Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho dối tượng.

    6. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:
    • Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.
    • Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.
    • Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.
    • Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.
    • Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.

    7. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:
    • Kế hoạch điều trị:
    • Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.
    • Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.
    • Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.
    • Xác định những hoạt động diều trị cụ thể và chỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.
    • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.
    • Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.
    • Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng,  phân công người quản lý theo dõi.
    • Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.
    • Biên bản của những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.
    • Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.

    8. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:
    • Dựa trên các tiêu chuẩn đã đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.
    • Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như : viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu  dương trước tập thể…
    • Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.
    • Cho về thăm gia đình.

    Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.

    II. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT:

    1. NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯÒI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:

    Đôi ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.

    Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấy và hay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ý và nhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.

    Đối với đồng nghiệp nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.

    Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêu và đồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.

    2. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:

    Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị.

    Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.

    3. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:

    Mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ý mà không hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.

    4. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU.

    5. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:
    • Trách nhiệm quan tâm đến người khác.
    • Trung thực, không dối trá.
    • Thương yêu, cởi mở, chân thành.
    • Đoàn kết.
    • Kỷ luật.
    • Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.

    6. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU PHẢI DỰ KIẾN MỌI BIỆN PHÁP KHI CÓ TÌNH HUỐNG XẤU:
    Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.

    7. CÁC ĐIỀU KIỆN Y TẾ - GIÁO DỤC - QUẢN LÝ - CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI MỌI TÌNH HUỐNG.

    8. CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN: Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâmNội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.

    9. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:
    • Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.

    • Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và giá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng, không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng.

    • Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và hành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trị và có thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.

    • Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được
      đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện.
    • Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.

    • Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể.Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng.

      Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi có thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.


    D. YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU - HOẠT ĐỘNG - MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:

    I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC:

    1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:
    preview
    2. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO: Là vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có TRÌNH ĐỘ và NHẠY BÉN trong công việc:
    • Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp.
    • Điều chỉnh các dịch vụ điều trị.
    • Điều chỉnh vai trò các cán bộ điều trị.
    • Phân công nhiệm vụ của cán bộ điều trị và nhân viên tư vấn phù hợp.
    • Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể CBNV để có thể triển khai chương trình điều trị.
    • Lập kế hoạch xây dựng chương trình điều trị – phục hồi dựa vào trung tâm và dựa vào cộng đồng.
    • Tổng kết tiến độ triển khai các chương trình từng giai đoạn.

    3. NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG: Cơ bản gồm 4 bộ phận chính:
    • Y tế.
    • Giáo dục.
    • Quản lý.
    • Phục vụ.


    Tất cả các bộ phận trên đều phải tác nghiệp trên một thể thống nhất nhằm vào công tác điều trị, điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách cho đối tượng cai nghiện, nhưng nhiệm vụ ai người đó làm.

    Tổ chức như trên nhằm  mục tiêu:
    • Đảm bảo sức khỏe cho đối tượng cai nghiện – phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh cơ hội – dịch bệnh – bệnh mắc phải.
    • Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc thông qua tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý – liệu pháp giáo dục – liệu pháp xã hội,…
    • Theo dõi tiến độ của học viên thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm, tổ chức, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu, sản xuất trị liệu, …
    • Đảm bảo môi trường điều trị an toàn.
    • Tạo một môi trường sẵn sàng đáp ứng kịp thời cho công tác cai nghiện ( xây dựng cơ sở vật chất – vệ sinh môi trường – chuẩn bị cho công tác quản l‎ý cũng như phục vụ cho mọi hình thức trị liệu,… ).

    II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
    • Xác định nhiệm vụ rõ ràngcho từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ chức của học viên và người phụ trách.
    • Xác định nhiệm vụ người giám sát.
    • Xác định nhiệm vụ của điều phối viên.

    III. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
    • Sắp xếp công việc cụ thể cho từng đối tượng.
    • Cho phép đối tượng đăng ký với cán bộ điều trị nhận công việc cho mình, tất nhiên sự lựa chọn phải dựa vào khả năng từng người và tiến độ điều trị.
    • Trách nhiệm của từng người trong công việc được giao, nếu như không đáp ứng được yêu cầu cần làm rõ vì những lý do bệnh lý hoặc lý do hành vi.

    IV. LỊCH SINH  HOẠT HẰNG NGÀY:
    Mục đích của việc bố trí lịch sinh hoạt là để điều hành hoạt động của Trung tâm, tạo cho đối tượng ‎có ý‎ thức tổ chức kỷ luậthình thành thói quen tốt và nhận thức tốt.

    Một ví dụ của lịch sinh hoạt:
    6:00 Thức dậy/ dọn giường/ vệ sinh phòng ngủ/ điểm danh.
    6:30 Thể dục buổi sáng/ tắm rửa.
    7:00 Ăn sáng.
    8:00 Giao ban buổi sáng (là không thể thiếu được).
    8:45  Cán bộ họp giao ban/ Họp nhóm đối tượng/ Sinh hoạt cộng đồng.
    9:30  Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu.
    11:30 Tắm rửa.
    12:00 Ăn trưa – nghỉ trưa.
    14:00 Sinh hoạt nhóm điều trị.
    15:30 Lao động trị liệu.
    17:00  Hoạt động trị liệu.
    18:00 Tắm rửa.
    18:30 Ăn tối.
    19:30 Tư vấn, họp nhóm, giải trí…
    21:00 Họp toàn thể cộng đồng/ thông báo chung.
    22:00 Điểm danh tối/ đi ngủ.
    Lịch sinh hoạt này thay đổi tùy theo từng giai đoạn điều trị và điều kiện của từng đơn vị.

    V. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:
    Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình.

    Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.

    VI. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

    Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng.

    Môi trường cộng đồng trị liệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác. Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình.

    Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnh và quyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.

    Nhằm nâng cao những quy tắcchuẩn mực của cộng đồng cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.

    VII. CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI  ĐỐI TƯỢNG:
    Môi trường cộng đồng trị liệu nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc,  có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó.

    Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũcơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường cộng đồng trị liệu.

    Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trịNgay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồian toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng:

    Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình. Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và luật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.

    Những thành công lớn của môi trường cộng đồng trị liệu có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người  hay người mới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.

    E. TỔNG QUAN CÁC GIAI ĐOẠN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ GIÁO DỤC TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:
    • Việc học tập và chuyển đổi hành vi mới cần được tiến hành từng bước.
    • Có đủ thời gian để đối tượng tiếp nhận các bài giảng và sự giáo dục của người quản lý.
    • Sự chuyển biến của đối tượng có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

    I. GIAI ĐOẠN 1: ĐỊNH HƯỚNG:
    • Làm quenvới chương trình điều trị (nội dung, hoạt động trung tâm, các bước tiến hành )
    •  hội kiểm tra đánh giá (học vấn, nghề nghiệp, tình trạng, tâm lý … ).
    • Cán bộ quản lý cần quan tâm đến những biểu hiện về thái độ – suy nghĩ - những nhu cầu của đối tượng.

    II. GIAI ĐOẠN 2: SƠ BỘ ĐIỀU TRỊ:
    • Phân loại đối tượng căn cứ vào: Trình độ – nhận thức – hoàn cảnh - hành vi – bệnh lý - tiền sử đối tượng…
    • Xây dựng mục tiêu điều trị và những giá trị tinh thần cần đạt được (thông qua quản lý công tác tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý, liệu pháp giáo dục, liệu pháp xã hộilao động trị liệu - hướng nghiệp trị liệu …).
    • Huấn luyện cho đối tượng về tính năng động, sáng tạoxây dựng trong học tập, trong công việc, trong quan hệ với mọi người và với gia đình.

    III. GIAI  ĐOẠN 3: CHUẨN BỊ TÁI HOÀ NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG:
    Người quản lý phải nắm rõ và giúp đối tượng các vấn đề sau :
    • Yếu tố gia đìnhcông việc, giáo dục, xã hội.
    • Khó khăn tồn tại của gia đình đối tượng.
    • Mạng lưới trợ giúp của xã hội.
    • Những vấn đề riêng biệt của từng cá nhân đối tượng.
    • Bắt đầu công tác phòng ngừa tái nghiện.

    Để đối tượng thu nhận được những kiến thức sau khi tham gia điều trị phục hồi và áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công tác hằng ngày đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc về bản thân và mong muốn duy trì một cuộc sống lành mạnh không có ma tuýGiá trị của những gì đối tượng thu nhận được trong quá trình điều trị sẽ kiểm chứng lại trước khi đối tượng hoà nhập cộng đồng, trở về với cuộc sống xã hội.

    KHÓ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG được rằng một người nghiện rượu lâu nămsau khi điều trị quay trở lại cộng đồng làm việc tại một quày rượu, lại vẫn có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh không uống rượu.

    Trong giai đoạn cuối của chương trình điều trị, cộng đồng sẽ cho người nghiện dần dần thoát ly môi trường có kiểm soát và tiếp xúc ngày một nhiều với môi trường xã hội. Đối tượng có thể tự đi tìm việctrở lại nhà trường hay tham gia các hoạt động có ích khác. Đối tượng sẽ tự sắp xếp thời gian cho những hoạt động bên ngoài cộng đồng điều trị nhưng vẫn đảm bảo tham gia sinh hoạt nhóm, tư vấn, chăm sóc sau cai của các chuyên gia về tái hoà nhập cộng đồng. Họ phải hoàn tất khóa học về tình huống có nguy cơ dẫn đến tái nghiện. Họ cũng có thể tham gia giúp đỡ những thành viên khác của cộng đồng trong việc thực hiện các hoạt động điều trị.

    Khả năng tìm việc làm và duy trì một việc làm ổn địnhhoà nhập được với gia đìnhtiếp tục làm việc và duy trì trạng thái phục hồi là mục đích chính của giai đoạn này. Đối tượng lúc này nhận được sự giúp đỡ cả từ phía nhân viên điều trị và từ gia đình. Nếu tái nghiện xảy ra trong giai đoạn này, đối tượng phải trở lại môi trường điều trị cộng đồng và được trang bị thêm những biện pháp can thiệp cho đến khi đối tượng thực sự đủ khả năng duy trì trạng thái phục hồi.

    IV. GIAI ĐOẠN 4: TÁI HOÀ NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG:
    • Có nghề nghiệp hoặc tiếp tục học tập.
    • Bố trí thời gian tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng.
    • Tăng cường ảnh hưởng của nhóm nhằm giải quyết những mối lo ngại.
    • Lập kế hoạch từng bước để đảm bảo : đời sống, sinh hoạt lành mạnh.
    • Tăng cường các hoạt động nhằm phòng ngừa tái nghiện.

    V. GIAI ĐOẠN 5: QUẢN LÝ THEO DÕI SAU CAI:
    • Thời gian là tháng đến một năm hoặc nếu cần nhiều hơn nữa.
    • Dần ổn định cuộc sống.
    • Tham gia các nhóm điều trị được tổ chức định kỳquản lý theo trường hợp cụ thể với sự giúp đỡ của xã hội.
    • Trở lại nơi làm việc, học sinh quay trở lại trường học.
    • Đặt kế hoạch chỉ tiêu cụ thểtừng giai đoạn của cuộc sống.


    F. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU CHỈNH - GIÁM SÁT HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG CAI NGHIỆN:
    Việc phân cấp cơ cấu tổ chức và lịch sinh hoạt thường ngày là một dạng kỷ luật và nó tạo ra cho người nghiện cảm giác ổn định. CUỘC SỐNG ĐỐI TƯỢNG PHẢI ĐƯỢC ĐI VÀO KHUÔN KHỔ VÀ CÓ KẾ HOẠCH CỤ THỂ ngược lại hẳn với cuộc sống trước kia của đối tượng ngoài xã hội đầy rẫy rối loạn, thiếu ý thức – một lối sống điển hình của người nghiện. Các hoạt động này khuyến khích việc đặt kế hoạch cho sự ổn định lâu dài.

    Tuy nhiên, những điều này không đơn giản và khó thực hiện. Khi người nghiện đã lệ thuộc vào ma túy thì khả năng nhận thức cuộc sống của đối tượng cũng bị hạn chế, do các thói quen xấu có liên quan đến việc sử dụng ma tuýĐối tượng không tự hành động như một người bình thường mà phải giúp đối tượng từng bước đạt được dần những thành công nhỏ trong quá trình phục hồi.

    Tóm lại, môi trường trị liệu cộng đồng là một môi trường điều trị tích cực, năng động chứ không phải là một môi trường tĩnh. Những thay đổi có ý nghĩa mà người nghiện đạt được chính là kết quả của trạng thái đấu tranh tích cực bên trong bản thân người nghiện với sự giúp đỡ của tập thể nhằm loại bỏ những yếu tố làm suy yếu ý chí con người, những yếu tố thường được người nghiện sử dụng để bào chữa cho thất bại của mình. Bằng cách loại bỏ những yếu tố này, chúng ta còn có thể khiến cho đối tượng có được những hành vi phù hợp. Nếu chúng ta thành công trong việc thu hút sự tham gia tích cực của người cai nghiện vào chương trình điều trị, đối tượng sẽ có nhiều cơ hội hơn để phục hồi và lấy lại sự tự tin cho bản thân mình.

    Để đạt được các mục tiêu trên công tác quản lý – điều chỉnh – giám sát hành vi đối tượng là vô cùng cần thiết.

    Sau đây là một số điểm cần áp dụng :

    I. NGUYÊN TẮC: Đối tượng phải luôn luôn đặt vấn đề với tự chính mình :
    • Cách thức nào để tạo hiệu quả trong cuộc sống.
    • Đặt mình vào địa vị người khác.
    • Điều gì sẽ đến khi suy nghĩ và hành động như thế này?
    • Kiểm soát tình cảm- suy nghĩ- làm chủ bản thân.

    II. SINH HOẠT NHÓM: nhóm đối kháng, nhóm đặc biệt…nhằm:
    • Đối diện với sự thật.
    • Chấp nhận thử thách.
    • Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình.
    • Giải toả nỗi bực dọc theo cách thức đối thoại trong hoà bình.
    • Môi trường sống của cộng đồng.
    • Sự tiến bộ của đối tượng.

    III. CÁC LOẠI HỌP HÀNH, SINH HOẠT KHÁC:
    • Họp giao ban chung là rất quan trọng.
    • Họp gia đình, phát hiện nguy cơ, tiến hành kiểm điểm, giải quyết vấn đề.
    • Thực hiện các biện pháp điều trị không dùng thuốc là rất quan trọng:Tư vấn- Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu và các hình thức trị liệu khác.

    IV. NÓI CHUYỆN VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ THIỆN CHÍ GIÚP ĐỠ MÌNH.

    V. KIỂM ĐIỂM - KHIỂN TRÁCH: Làm rõ các vi phạm và biện pháp giải quyết.

    VI. TÁC DỤNG CỦA VIỆC KHEN THƯỞNG:
    • Làm chuyển biến tích cực sự tiến bộ của đối tượng.
    • Tất cả đối tượng điều trị gương mẫu đều được biểu dương – khen thưởng bất kể họ có xuất phát điểm như thế nào.

    VII. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:
    Những biện pháp điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách trong môi trường trị liệu cộng đồng như kiểm điểmphê bìnhgiao ban buổi sángnhóm đối khánghọp gia đình hay họp chung v.v… được xây dựng nhằm sửa đổi những hành vi vi phạm những quy tắc mà cộng đồng đề ra. Việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của cộng đồng hay những quy tắc cốt yếu là điều hết sức quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh và sự an toàn của môi trường điều trị. Những biện pháp điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách nhằm mục đích ngăn chặntrừng phạt những hành động làm xói mòn tập quán, sự an toàn và tính lành mạnh của môi trường. Việc xử lý các vi phạm những quy tắc cơ bản - tạo ra cảm giác an toàn của cộng đồng.

    Tuy nhiên, nếu những biện pháp này bị lạm dụng sẽ gây ra những kết quả trái ngược. Nếu tổ chức môi trường trị liệu cộng đồng thiếu chuẩn mực và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc áp dụng những biện pháp này thì chúng trở nên có hại nhiều hơn có lợi. Vấn đề sử dụng biện pháp nào với mức độ vi phạm như thế nào được quyết định bởi mức độ điều chỉnh hành vi từ thấp đến cao.

    Biện pháp kiểm điểm và trao đổi (tư vấn trực tiếp) được áp dụng cho những hành vi nhẹ. Đối với những môi trường trị liệu được tổ chức tốt thì ít khi phải áp dụng những biện pháp mạnh.

    Việc phải tăng cường sử dụng những biện pháp mạnh là dấu hiệu cho thấy môi trường điều trị đó đang có nguy cơ không được tổ chức tốt, do đó phải xem xét lại trách nhiệm của các thành viên cộng đồng đối với những quy tắc và chuẩn mực của cộng đồng cũng như nhận thức của những người quản lý.

    Những biện pháp điều chỉnh hành vi có hiệu quả nếu được sử dụng đúng sẽ làm tăng trách nhiệm của thành viên đối với việc tuân thủ các quy tắc mà cộng đồng đề ra. Khi một đối tượng bị gọi lên kiểm điểm trong một lần giao ban buổi sáng hay bị khiển trách trước tập thể để những thành viên khác trong cộng đồng phê bình sửa chữa hành vi không đúng của đối tượng, thì chính đối tượng vừa nói chuyện với cộng đồng và vừa chính với bản thân mình. Trong quá trình áp dụng những biện pháp này điều căn bản là phải đảm bảo chỉ lên án những hành vi sai trái chứ không cố gắng đánh vào lòng tự trọng của đối tượng. Do vậy trong các buổi giao ban chỉ nên chú trọng vào phân tích sự vi phạm của đối tượng và ảnh hưởng của nó tới bản thân đối tượng cũng như tới những người khác. Điều này được thể hiện  ở cảm giác biết ơn của đối tượng đối với sự quan tâm và tình thương của các thành viên khác dành cho đối tượng, thông qua việc giúp đỡ anh ta sửa đổi những thái độ, hành vi không đúng.

    Việc kiểm điểm trong các buổi giao ban buổi sáng nhìn chung đã giải quyết được sự vi phạm quy tắc của các học viên. Khi những quy tắc này bảo đảmviệc học tập cũng trở nên thuận lợi và đạt kết quả tốt. Nếu một học viên đã từng bị khiển trách vì đến muộn tại giao ban buổi sáng thì đối tượng thường ít khi lặp lại hành vi đó lần nữa. Bên cạnh những kiến thức mà họ nhận được từ bài giảng, họ còn nhận thức thêm được nhiều điều từ chính bản thân mình.

    G. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC  ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ:

    I. PHẢI CÓ MỘT SỰ ĐIỀU TRỊ KHOA HỌC, TỔNG HỢP, LINH ĐỘNG, KỊP THỜI VÀ XUYÊN SUỐT: 
    Việc áp dụng những biện pháp điều trị tổng hợp là hết sức quan trọng trong công tác cai nghiện phục hồi. Không có mô hình cai nghiện chung nào cho đối tượng cai nghiện ma túy mà chỉ có những nguyên tắc cơ bản, mô hình tốt với người này chưa hẳn tốt với người khác.

    II. CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ PHẢI LUÔN SẴN SÀNG: 
     Người nghiện luôn sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi đã suy sụp nhưng đến khi nào anh ta đến giai đoạn suy sụp thì ta không đoán trước được, vì vậy “sự giúp đỡ” luôn luôn phải sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định – đó là khi anh ta tự nguyện đến điều trị cai nghiện. Những thủ tục phức tạp trong quá trình tiếp nhận đối tượng đến tham gia điều trị có thể khiến chúng ta bỏ sót những đối tượng đang cần sự giúp đỡ.

    III. ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CHỈ CÓ HIỆU QUẢ: 
    Khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của đối tượng trong quá trình phục hồi
    . Để việc điều trị có hiệu quả phải xác định được các vấn đề liên quan đến khía cạnhthái độ, hành vi, tâm tư tình cảm, khía cạnh đạo đứcyếu tố nghề nghiệp và quan hệ xã hội của đối tượng bên cạnh tiền sử lạm dụng ma tuý của anh ta. Một chương trình điều trị phục hồi toàn diện phải bao gồm những hướng dẫn hoặc sự can thiệp đáp ứng được tính chất phức tạp của người nghiện ma tuý bao gồm cả những hoạt động chuẩn bị cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng và trang bị cho đối tượng những kỷ năng phòng chống tái nghiện.

    IV. MỘT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN CỦA CÁ NHÂN CẦN PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG, ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI KHI CẦN THIẾT: 
    Để đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn phù hợp với những nhu cầu thay đổi của đối tượng. Một kế hoạch điều trị cai nghiện cũng như là một bản đồ hướng dẫn hành trình của đối tượng đi đến phục hồi, trong đó có quy định đến những điểm mốc cho từng giai đoạn và đích cuối cùng của quá trình điều trị. Kế hoạch này cho chúng ta xác định được mục tiêu đề ra và đánh giá được những gì chúng ta đã đạt được hoặc những thất bại và những thiếu sót được sửa chữa và xác định những lĩnh vực mới cần phải được củng cố cho đối tượng của chúng ta.

    V. DUY TRÌ VIỆC ĐIỀU TRỊ TRONG MỘT THỜI GIAN ĐỦ DÀI MỚI CÓ THỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ CAI NGHIỆN:  
    Khoản thời gian thích hợp với từng cá nhân trong việc duy trì cai nghiện phụ thuộc vào nhữngkhó khăn và nhu cầu của cá nhân đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết đối tượng thời gian cần thiết để tạo ra những tiến bộ có ý nghĩa trong cai nghiện là khoảng 3 tháng (Daytop ). Sau khi đạt đến ngưỡng này những biện pháp điều trị bổ sung có thể được áp dụng để đạt được những bước tiến xa hơn nhằm tiến đến phục hồi. Những điều trên chỉ đúng khi đối tượng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cai nghiện. Điều quan trọng là phải cũng cố được quyết tâm của đối tượng không cho họ rời bỏ điều trị một cách quá sớmThời gian cai nghiện lý tưởng trung bình khoảng hai năm, tối thiểu là 6 tháng.

    VI. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC – LIỆU PHÁP CÓ HIỆU QUẢ TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI:
    Những đối tượng cai nghiện ma tuý có những cơ hội trong điều trị để thảo luận về những vấn đề liên quan đến động cơ điều trị, xây dựng kỹ năng xã hội và thói quen chống lại việc sử dụng ma tuý, học tập những hành vi mới, nhận thức được khó khăn và có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Trị liệu hành vi và trao đổi, thảo luận giúp nâng cao mối quan hệ giữa người với đối tượng trong gia đình và trong cộng đồng. Trao đổi, thảo luận là phương pháp quan trọng trong điều trị, nó giúp cho đối tượng đi từ quá trình học tập đến thích nghi với môi trường điều trị cũng như thích nghi với việc phải đương đầu với những khó khăn tồn tại khi quay trở lại gia đình hoặc cộng đồng, phòng chống tái nghiện.

    VII. TIẾN HÀNH  SONG SONG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN:
    Đối tượng cai nghiện thường có những rối loạn tâm thần kèm theo, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh l‎ý tâm thần - phương pháp trị liệu cộng đồng phải linh động áp dụng cho đối tượng với những mức độ khác nhau.

    VIII. CẮT CƠN NGHIÊN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY MÀ ĐÓ CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO MỘT QUÁ TRÌNH CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI LÂU DÀI:
    Không có một biện pháp điều trị đơn thuần (thuốc, châm cứu, bấm huyệt,…) nào có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà đòi hỏi phải có những biện pháp điều trị tổng hợp, đồng bộ lâu dài thông qua các liệu pháp không dùng thuốc như:
    1. Tư vấn.
    2. Liệu pháp tâm l‎ý.
    3. Liệu pháp giáo dục.
    4. Liệu pháp xã hội.

    Để nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm của các đối tượng.

    IX. ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN KHÔNG PHẢI TỰ NGUYỆN MỚI ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ:

    (Hai phần này coi lại bài: “Những nguyên tắc cơ bản trong cai nghiện phục hồi)

    Cho dù một người đến cai nghiện là do tự nguyện hay là do gia đình hoặc các cơ quan chức năng đưa vào, đối tượng đó cũng phải được giáo dục để họ đến với động cơ đúng đắn là cai nghiện. Thông thường, ngay cả đối với những người cai nghiện tình nguyện, thì cũng có những nguyên nhân bên trong hay bên ngoài buộc họ phải ẩn náu trong các Trung Tâm cai nghiện. Điều trị cai nghiện tự nguyện hay ép buộc không quan trọng bằng trên thực tế đối tượng có được cơ hội để tham gia điều trị trong một môi trường điều trị lành mạnh hay không.

    Với nhóm bị ép buộc họ cũng nhận được những dịch vụ săn sóc, tư vấn, giáo dục, giúp đỡ. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức của họ lâu hơn và khó khăn hơn.

    X. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN NÊN CUNG CẤP ĐÁNH GIÁ VỀ HIV/ AIDS, VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ C, BỆNH LAO VÀ NHỮNG BỆNH TẬT DỄ LÂY LAN KHÁC, HƯỚNG DẪN GIÚP ĐỠ ĐỐI TƯỢNG HẠN CHẾ HOẶC THAY ĐỔI NHỮNG HÀNH VI CÓ NGUY CƠ LÂY LAN: 
    Hướng dẫn thảo luận với từng cá nhân và theo nhóm có hiệu quả giúp các đối tượng học được cách làm như thế nào để tránh được những hành vi có nguy cơ cao. Việc hướng dẫn cũng có thể giúp cho những người đã bị nhiễm bệnh có thể tự chăm sóc được bản thân họ tốt hơn.

    XI. SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CÓ THỂ PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN: 
    Người nghiện ma tuý thường ở tình trạng tái phát kinh niên và đói ma túy trường diễn. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý. Quá trình cai nghiện phải kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người cai nghiện thành công nếu họ tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý.

    XII.  CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI: 
    Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện. Gia đình thường là chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện. Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị - phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị. Chính vì vậy các gia đình nên được hướng dẫn về nội quy và nguyên tắc của cơ sở điều trị, được giáo dục về triết lý và phương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ tư vấn cho gia đình đối tượng để giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng.

    H. HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU - HUẤN NGHIỆP TRỊ LIỆU - LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU:

    Hoạt động trị liệu là khoa học và nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn lựa nhằm cải tiến sức khoẻ, lượng giá thái độ điều trị hay tập luyện về thể chất hoặc tâm trí – Hoạt động trị liệu bao gồm các loại Hoạt động sinh hoạt hàng ngày – Hoạt động sáng tạo nghệ thuật – Hoạt động giáo dục và trí tuệ – Hoạt động giải trí …

    Huấn nghiệp và lao động trị liệu phải coi trọng cả hai mặt chân tay lẫn trí tuệ.

    Môi trường trị liệu cộng đồng coi hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu và lao động trị liệu là yếu tố quan trọng giúp đối tượng phục hồi nhanh chóng tình trạng nghiện. Các yếu tố trên có liên quan đến nhận thức của một người về vai trò của đối tượng trong cộng đồngMột người khi biết rằng mình là thành viên có ích cho xã hội thì tự tin và tự trọng hơn, ít dính líu tới những hành vi sai trái. Điều này giúp cho chúng ta hiểu được vai trò của lao động trong đời sống xã hội của con người cũng như trong quá trình phục hồi của đối tượng được điều trị tại môi trường cộng đồng. Tất cả mọi thành viên đều đóng góp sức mình vào công việc hàng ngày nhằm duy trì chương trình điều trịduy trì cơ sở vật chất và hoạt động của cộng đồng.

    Môi trường cộng đồng trị liệulà môi trường được tổ chức theo một cơ cấu chặt chẽ dựa trên nguyên lý trách nhiệm tăng dần do các thành viên của cộng đồng đảm nhiệm, đối tượng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng hoạt động hàng ngày. Cơ cấu tổ chức này đảm bảo công việc hoàn thành đúng lúc, dưới sự giám sát chặt chẽ.

    Huấn nghiệp và lao động trị liệu của cộng đồng là một hệ thống phân công rất khoa học. Ngoài việc cộng đồng có thể tự sản tự tiêu bằng cách tận dụng được đối đa nguồn nhân lực dồi dào của cộng đồng, cơ cấu này còn cho phép tập trung vào một số yếu tố khoa học trong việc thực hiện một chương trình điều trị nhằm phục hồi hành vi nhân cách, tăng lòng tự tin, tăng tính tự trọng và ý thức tổ chức kỹ luật trong lao động. Hệ thống này khuyến khích các thành viên phấn đấu để đạt được những vị trí nhất định trong cộng đồng, khuyến khích tinh thần tự lập 

    Vì những lý do trên, những người quản lý phải quan tâm đến việc xây dựng một lịch hoạt động – huấn nghiệp và lao động chi tiết cho việc thực hiện các chương trình hoạt động trong ngày. Người quản lý phải giám sát chặt chẽ thái độ và hành vi của thành viên trong cộng đồng.

    Để đạt được mục đích cộng đồng đặt ra, cần chú trọng vào việc giúp đỡ đối tượng hiểu thêm về chính bản thân mình, hiểu được ưu điểmnhược điểm của bản thân ví dụ như cảm giác tự ti trong một hoàn cảnh xã hội nào đó. Giả sử, một người được giao một công việc đòi hỏi phải có năng lực - trình độ. Việc này khiến cho đối tượng phải lo lắng. Để có thể giúp đối tượng thực hiện phải khuyến khích đối tượng chấp nhận sự thử thách của công việc. Muốn giao cho đối tượng một công việc ta phải cân nhắc kỹ thái độ, hành vi và đặc biệt là khả năng chấp nhận thử thách của đối tượng. Lao động trị liệu là một trong những biện pháp trị liệu cho nên ở một số chương trình điều trị sẽ bị thất bại nếu sử dụng đối tượng điều trị như một dạng công nhân rẽ mạt cho sản xuất: Đối tượng sẽ mất lòng tin ngay ở chính mình, mất lòng tin vào cán bộ điều trị có thể rộng hơn.

    Những đối tượng tích cực trong công việc và có thái độ đúng đắn đối với lao động thường có xu hướng coi trọng công việc mà họ đang làm và vị trí của trong công việcĐối tượng phải có thái độ và hành vi đúng với quá trình làm việc chứ không chỉ đơn thuần làm việc tốt, sản phẩm nhiều là được. Việc luân chuyển thay đổi công việc diễn ra thường xuyên trong cộng đồng cho phép các đối tượng có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại vi trí công việc trong môi trường.

    Từ những lý do trên đối tượng phải:
    +   Tìm hiểu về chính bản thân mình
    +   Điều chỉnh thái độ và hành vi cho đúng.
    +   Khi đối tượng lao động tích cực sẽ có một uy tín trong cộng đồng, cho nên những chương trình huấn nghiệp trị liệu – lao động trị liệu thường đạt tỷ lệ thành công cao với thời gian ngắn và chi phí thấp. Chương trình huấn nghiệp trị liệu – lao động trị liệu thường không áp dụng cho những thành viên mới của cộng đồng, những thành viên mới cần phải có thời gian để điều chỉnh thái độ, nhận thức hành vi nhân cách trước khi được tham gia huấn nghiệp và lao động trị liệu.


    I. LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:
    Vì người nghiện ma túy bị rối loạn tâm sinh lýrối loạn nhận thứcđánh mất lòng tự trọng (xem phần I) do đó giáo dục trị liệu nhằm gọt dũa hành vi điều chỉnh nhận thức và nhân cách là vô cùng quan trọng. Đối tượng phải được giáo dục những suy nghĩ lành mạnh – làm chủ được bản thân khi gặp tình huống xấu và nhận thức được chân giá trị sống để có thể đối phó và định hướng cho chính bản thân.

    I. NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG:
    Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tương tự xã hội.
    Học tập thông qua thử thách hành động.
    Học tập thông qua những điều kiện sống phản ảnh thế giới thực bên ngoài và nội tâm đối tượng.
    Học tập thông qua việc cởi mở và bày tỏ công khai cảm xúc của mình.

    II. PHƯƠNG THỨC – MỤC TIÊU – VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:
    Xây dựng nhiều loại hình điều trị cá nhân và điều trị nhóm.
    Nội dung sinh hoạt bao gồm nhiều mặt của cộng đồng (cách thức dọn dẹp giừơng chiếu, giữ gìn tủ đựng sách, ăn mặc, giao tiếp, bày tỏ sự quan tâm đến người khác), bộc lộ các suy tư vướng mắc của mình.
    Tạo bầu không khí quan tâm, tôn trọng và chấp nhận những thử thách của môi trường.
    Học tập và thực hành tâm năng dưỡng sinh nhằm trợ giúp việc nâng cao nhận thức (tư duy tích cực – làm chủ bản thân và hiểu các giá trị sống ……).
    Biểu tượngnghi lễ và cách thức tiến hành công việc.

    III. PHÁT HUY ĐỘNG LỰC TÍCH CỰC CỦA NHÓM  ĐỒNG ĐẲNG:
    + Cán bộ lãnh đạo được đào tạo sâu về cộng đồng trị liệu.
    Giáo dục về cộng đồng trị liệu cho các đối tượng.
    + Những nhân viên chuyên nghiêp được đào tạo về trị liệu cộng đồng: các bác sĩ, nhà giáo dục, nhà quản lý, nhà hướng nghiệp,…
    + Cần chia sẽ hệ thống niềm tin và gía trị cho các thành viên của cộng đồng.
    Mô hình điều trị mang tính thực hành: học đi đôi với hành.
    Tất cả các động lực tích cực trên phải được đưa ra những quy định, quy tắc xã hội – nguyên tắc tổ chức bộ máy.

    IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI TỎA ẤM ỨC, HÀN GẮN, XOA DỊU VẾT THƯƠNG:    
    Những biện pháp điều chỉnh hành vi chỉ là bước đầu trong quá trình kiểm soát, quản lý hành vi của thành viên cộng đồng. Hiệu quả của những biện pháp này hoàn toàn mang tính tạm thời và dựa chủ yếu vào những tập quán quy tắc cộng đồng xây dựng. Nhằm đạt được sự ổn định trong việc thay đổi hành vi cần phải chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa để xây dựng mối liên hệ cần thiết giữa giá trị của hành vi với mục tiêu của lối sống đúng mực.
    • Những biện pháp điều chỉnh hành vikhiến cho đối tượng có thể có một cuộc sống bình thường.
    • Còn những biện pháp giải toả ấm ức, hàn gắn, xoa dịu vết thương giúp cho đối tượng có được nhận thức sâu sắc hơn về bản thân mình.

    Hai biện pháp này bổ sung, hổ trợ lẫn nhau. Việc quá chú trọng vào một biện pháp cụ thể nào đó cũng không cho kết quả tốt hơn là tiến hành cả hai biện pháp song song hổ trợ lẫn nhau. Nói một cách khác, nếu như chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp điều chỉnh hành vi một cách đơn thuần, thì các đối tượng sẽ cư xử không khác gì người máy. Họ sẽ có hành vi đúng trong môi trường cuộc sống tập thể, nhưng những hành vi đó sẽ mất khi họ rời khỏi môi trường điều trị.

    V. TƯ VẤN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:
    Tư vấn cho nhóm và cá nhân đều đem lại cho đối tượng nhớ - hiểu biết và đánh giá được quá khứtiền sử cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ma túy của mình. Việc một ngừơi nghiện ma túy phủ nhận sự thật sẽ càng nhiều tuỳ theo bề dày của quá trình sử dụng ma túy. Xóa tan sự phủ nhận này cũng đồng nghĩa với việc bắt đối tượng phải đối đầu với sự thật của cuộc đời mà bấy lâu nay đối tượng vẫn thường né tránh. Một phần của sự phủ nhận thể hiện ở việc đối tượng thường biện minh hay hợp lý hóa các thất bại của mình trong việc từ bỏ ma túy. Việc tháo gở cho đối tượng những vướng mắc loại này cũng tương tự như khi chúng ta bóc vỏ hành từng lớp, một đối tượng từng bước hiểu rõ sai lầm và bổn phận của cá nhân hơn. Biện pháp tư vấn điển hình được áp dụng trong môi trường cộng đồng trị liệu là biện pháp đối diện trực tiếp, nó thử thách niềm tin và trách nhiệm cá nhân của mỗi người nghiện.

    Để đạt các mục tiêu trên – cần thành lập trong cộng đồng các loại nhóm với vai trò khác nhau: Nhóm định hướng, nhóm điều tra, nhóm mở rộng, nhóm marathon và nhóm đối kháng.

    Môi trường cộng đồng trị liệu đã xây dựng một số liệu pháp nhóm từ đơn giản đến phức tạp nhằm nâng cao chất lượng của việc điều trị cai nghiện. Mỗi loại nhóm nhằm giải quyết một khía cạnh khác nhau. Có những mục tiêu nhất định mà người cai nghiện buộc phải đạt được trong quá trình điều trị cai nghiện và phải tham gia sinh hoạt:

    VI. TRANG BỊ BẢN LĨNH VÀ KỸ NĂNG SỐNG:

    1. TƯ DUY TÍCH CỰC:

    Khi ta làm những gì - cảm nhận những gì cũng bắt đầu từ một suy nghĩ và đều nhận sau đó mọi hệ quả của nó tác động vào bản thân và môi trườngmối quan hệ chung quanh.

    Chúng ta có 4 loại suy nghĩ chính sau đây:
    • Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ mang lại ích lợicho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung,...Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “vơi nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.
    • Suy nghĩ tích cực giúp ta có hành động tốt. Hành động này tác độngvào lòng tự tintính tự trọng và ổn định cho bản thân đồng thời tác động với môi trường và mối quan hệ quanh ta. Trái lại, nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực, ta sẽ phải trải qua những điều buồn cháncăng thẳng và chính ta sẽ là người chịu đựng.
    • Nếu ta thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực ta sẽ có những niềm vui mới và nhiều thành công hơn

    Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ: giúp đối tượng
    • Có trách nhiệmvề những ý nghĩ của mình.
    • Ý nghĩ có sức mạnh rất lớntạo nên cảm xúc dẫn tới hành động.
    • Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cựcsẽ tạo niềm tin và thái độ rõ ràng.
    • Các ý nghĩ giống như những hạt giống gieo trồng trong tâm tríCàng đầu tư càng thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.
    • Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lực và sức mạnh.
    • Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏi và kiệt quệ.
    • Cần mất thời gian để thay đổi các tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình.

    2. TỰ KIỂM SOÁT LÀM CHỦ BẢN THÂN:
    • Người nghiện ma tuý vốn rối loạn tâm sinh lýnên rất dễ bị lôi cuốnkích động trước một vấn đề gì, đó là  một trong những cái cớ để họ trở lại với việc tái sử dụng ma tuý.
    • Bằng phương pháp tư duy tích cực đối tượng có thể điều chỉnh được những hành động suy nghĩ của chính mình bằng sự tự kiểm soát làm chủ bản thân.

    Hai yêu cầu chủ yếu của tự kiểm soát làm chủ bản thân là:
    - Tinh thần khách quan.
    Bình tĩnh đánh giá sự việc và cách giải quyết.

    Tinh thần thần khách quan làm đối tượng nhìn nhận rõ hơn sự việc và con người của mình không làm sai lạc nhận thức và phán xét của mình.

    Từ những dữ kiện có được, đối tượng phải bình tĩnh đánh giá lại tình huống, sự việc một cách có tình có lý và từ đó vạch ra hướng giải quyết vấn đề.

    Để giáo dục người nghiện ma tuý, phải thực hiện việc này một cách thường xuyên  cho họ tự đánh giá và trình bày cách giải quyết và cách thực hiện.

    Động tác này được lập đi lập lại để trở thành một thói quen tốt.

    Để đạt được hai yêu cầu trên đối tượng cần phải tập các đức tính sau:

    Trách nhiệm :  Khi đã quyết định và hành động đối tượng phải dũng cảm chấp nhận những hậu quả việc làm của mình, không đổ lỗi nhưng cũng không phải khư khư giữ lấy ý kiến mình mà phải can đảm nhìn lại các mặt của vấn đề, phát huy những mặt tốt và cương quyết loại bỏ những cái sai, cái xấu để điều chỉnh lại, quyết định lại chương trình hành động.

    Tinh thần tập thể :  “Gieo là gặt”. Hợp tác sẽ tạo cho công việc dễ dàng và vui vẻ. Người nghiện ma tuý bản thân sống rất chủ quan và ích kỷ do hình thành những thói quen xấu, do đó, tinh thần tập thể sẽ tạo cho họ sự thoải máinhận thức được chân giá trị của cộng đồng, trách nhiệm vai trò của cá nhân trong tập thể.

    Tự kiểm soát làm chủ bản thân là một sự tập luyện lâu dài, đối tượng phải được từng bước làm quen và tiến hành thực hiện bằng những tình huống do nhà quản lý đặt ra hoặc những công việc, vụ việc cụ thể trong đời sống cộng đồng.

    Đối tượng phải được sự đóng góp, sự giúp đỡ của nhà quản lý , của tập thể thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc trong giao ban buổi sáng tại các trung tâm cai nghiện.

    Khi đối tượng đạt được các đức tính trên họ có thể hi vọng đối phó với những nghịch cảnh, những tình huống không thuận lợi.

    3. NHẬN THỨC VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG:
    CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG là một chương trình của nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới – chương trình này được sự hỗ trợ của UNESCO – Nhóm giáo dục của UNICEF và nhiều tổ chức khác. Nội dung chương trình nhằm giáo dục các giá trị về cá nhân – xã hội bao gồm các đức tính: Hợp tác – Tự do - Hạnh phúc – Trung thực – Khiêm tốn – Tình yêu – Hòa bình – Tôn trọng – Trách nhiệm – Giản dị – Khoan dung và Đoàn kết.

    3.1. Mục đích của chương trình là:
    • Giúp đỡ các cá nhân suy nghĩ những giá trị cuộc sống– các tác động thực tế trong việc thể hiện những giá trị này khi liên hệ với chính mình, với người khác, với cộng đồng.
    • Để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về động cơ, trách nhiệmliên quan đến những suy nghĩ - hành động của bản thân.
    • Điều chỉnh cho đối tượng nhận thức những giá trịcá nhân, xã hội về đạo đức, tinh thần, lối sống – phát triển và làm sâu sắc hơn các giá trị này.
    • Các nhà quản lý, giáo dục phải thấy rõ phương pháp giáo dục  là một phương pháp trị liệuquan trọng giúp đối tượng có thể hòa nhập vào cộng đồng với sự tôn trọng – tự tin và có mục đích.

    3.2. Chương trình được xây dựng trên 3 luận điểm cơ bản là:
    • Dạy sự tôn trọng nhân phẩmcho mỗi người và mọi người,
    • Khả năng sáng tạovà học tập một cách tích cực khi có cơ hội.
    • Phát triểntrong một môi trường tích cực, an toàn, có sự tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau.

    VII. XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG: 
    Danh ngôn ta có câu :  “NIỀM TIN CHỞ ĐƯỢC NÚI ”. Xây dựng được niềm tin trong môi trường cộng đồng trị liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhằm điều trị và phục hồi cho đối tượng cai nghiện.

    1. NIỀM TIN VÀO SỰ TỒN TẠI CỦA LÒNG TỐT:

    Khi chúng ta dẫn dắt đối tượng của cộng đồng quay trở về quá khứ, chính chúng ta đã giúp đối tượng đối diện với sự thật, nói ra những điều bí mật mà đối tượng dấu diếm trong lòng để tìm cách học hỏi từ những vấp váp mà đối tượng đã từng gặp phải. Mặc dù gặp bất hạnh như thế nào trong cuộc đời thì đối tượng cũng không nên đeo đẵng mãi những suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Chúng ta không đánh giá con người qua những việc mà đối tượng đã làm trong quá khứ mà cần thái độ trung thực để sữa chữa những sai lầm của quá khứNgười nghiện có thể thay đổi nhưng chỉ khi anh ta thật sự mong muốn mình thay đổi. Nếu như đối tượng cố gắng nổ lực không ngừng thì nhất định cuối cùng cũng duy trì được một lối sống lành mạnh. Đó chính là điều mà trị liệu cộng đồng tin tưởng.

    2. NIỀM TIN VÀO KHẢ NĂNG HỒI CẢI VÀ PHỤC THIỆN CỦA CON NGƯỜI:

    Có một thời gian khá dài cả xã hội đều tin chắc một điều rằng “người nghiện thì mãi mãi sẽ là người nghiện”. Môi trường trị liệu cộng đồng đã bác bỏ điều này vì qua thực tiễn, nhiều người đã từng tham gia điều trị, đã vượt qua được sự cám dỗ của ma tuý và nay đang sống một cuộc sống lành mạnh. Không ít người trong số họ vẫn đang  tiếp tục cuộc chiến chống lại nguy cơ tái nghiện. Những ai không bỏ cuộc thì nhất định cuối cùng sẽ có một cuộc sống bình thường và ổn định.

    3. NIỀM TIN VÀO VIỆC GIÚP NGƯỜI KHÁC CŨNG LÀ GIÚP CHÍNH BẢN THÂN MÌNH:

    Một trong những phẩm chất quý báu mà đối tượng sau khi điều trị ở môi trường cộng đồng trị liệu có được là việc luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ. Khái niệm “cho” hầu như trở nên quen thuộc đối với mọi người. Đối tượng muốn duy trì một lối sống lành mạnh thì đối tượng phải biết chia sẽ những gì mà anh ta nhận được, anh ta mới là người sở hữu thật sự của chúng. Có một câu nói rất hay mô tả  được hết ý nghĩa của khái niệm “cho” trong môi trường trị liệu cộng đồng : “Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi vấn đề trừ khi bạn chia sẽ với người khác”.

    4. NIỀM TIN VÀO PHẨM GIÁ CỦA CON NGƯỜI:

    Có một phẩm chất đạo đức của con người mà ta luôn luôn phải coi trọng đó chính là phẩm giá hay giá trị của con ngườiKhi người nghiện có niềm tự  hào về phẩm giá của mình thường tích cực tham gia vào chương trình điều trị - phục hồi vì đó là biện pháp giúp họ nhanh chóng chuyển đổi thái độ và hành vi, nhằm lấy lại những gì mà họ đã mất.

    Thành viên nào vốn đã có niềm tự hào về phẩm chất thì thường tỏ ra là một người tốt của cộng đồng, tuân thủ các quy tắc về trách nhiệm đối với thái độ, hành vi của mình. Duy trì được niềm tự hào về - phẩm chất trong lối sống sẽ giúp con người tránh xa ma tuý và tránh xa được cả những yếu tố tiêu cực luôn đi kèm theo nó.

     VIII. XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:

    Trong bất cứ cuộc thảo luận nào về yếu tố tinh thần trong môi trường trị liệu cộng đồng hầu như người ta cũng dễ nói lạc sang chủ đề tôn giáo và tín ngưỡng. Nhằm tránh việc nhầm lẫn giữa yếu tố tinh thần và khái niệm tôn giáo, tinh thần trong cộng đồng trị liệu được định nghĩa là : “bất kỳ hành động hay hoạt động nào thể hiện, phản ánh lòng tốt của con người”. Đây là một định nghĩa khái quát, nó bao gồm rất nhiều loại hoạt động của con người kể cả hoạt động tôn giáo hay những việc làm có ích giúp tăng cường nhận thức của con người.

    Chương trình trị liệu cộng đồng không phải là một chương trình thuần túy nói về yếu tố tinh thần mà còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp trị liệu khác. Yếu tố tinh thần chỉ được sử dụng với khía cạnh giúp cho quá trình thay đổi, phục hồi của người nghiện thông qua việc nhìn nhận cuộc sống dưới một góc độ khác. Điều quan trọng ở đây là sự góp phần điều trị nhằm tăng cường nhận thức cho người nghiện trong giai đoạn phục hồi.

    Cuộc sống trong cộng đồng là một cuộc sống tập thể. Cuộc sống tập thể ở đây tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma tuý để họ có thể nhanh chóng phục hồi trong môi trường có định hướng rõ ràng về “mục đích và kết quả”. Họ cần phải biết được thế nào là hành vi đúng trước khi có thể bước vào quá trình phục hồi. Đây chính là một thử thách lớn không chỉ với họ mà còn với tất cả các nhân viên điều trị.

    Sau khi đã tìm lại được chính bản thân mình, người nghiện bắt đầu quá trình học hỏi những giá trị của cuộc sống, hệ thống niềm tin trong cộng đồng, mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp nhằm hướng tới một cuộc sống lành mạnh, không có ma tuý Sự thay đổi lớn lao trong thái độ của đối tượng ở giai đoạn này là rất đáng chú ý. Đối tượng tỏ ra có triển vọng, có tinh thần trách nhiệm trong lao động và hành vi ứng xử. Anh ta đã có cuộc sống đời thăng trầm chìm nổi nhưng đối tượng đã biết chấp nhận sự thật, biết kiểm soát nó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Đối tượng hiểu rằng cuộc chiến chống lại sự cám dỗ của ma tuý vẫn chưa chấm dứt và vẫn còn phải rèn luyện thêm những điều đã học để có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh lâu dài. Một người nghiện không đơn thuần là sự phụ thuộc vào ma tuý mà còn là sự lệ thuộc vào quá khứ cùng những yếu tố xã hội đi liền với quá khứ ấy.

    Để duy trì được những gì mà được học, đối tượng phải biết cách chia xẽ những quan điểm – hành vi đúng đắn cho người khác. Đối tượng đã hoàn tất giai đoạn này, phải biết cách dạy lại những thành viên mới bằng chính ví dụ cuộc đời đối tượng. Vai trò của đối tượng trong cộng đồng bây giờ là dạy lại những điều mình được học. Chỉ có như vậy đối tượng mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của mọi vấn đề đã học và có trách nhiệm hơn đối với hệ thống niềm tin trong môi trường cộng đồng trị liệu.

    KẾT LUẬN

    Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Do những tổn thương về hệ thống não bộ tạo nên những rối loạn về hành vi - nhân cách của người bệnh - suy giảm khả năng xét đoán - xử lý thông tin - mất khả năng tự chủ - hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Người nghiện ma túy là một người đa nhân cách.

    Việc sử dụng thuốc chỉ có một tác dụng giới hạn mà cần những biện pháp điều trị không dùng thuốc: Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện của đối tượng mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến hành vi - nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình xã hội và động cơ đã ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng.

    Từ những lý do trên các phương pháp và các mục tiêu trị liệu cho người nghiện trong một môi trường cộng đồng trị liệu là phải thật chi tiết  kịp thời. Khác với những phương thức điều trị cổ điển, quy ước chỉ gồm thầy thuốc và bệnh nhântrị liệu cộng đồng đã huy động được toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân - tập thể người bệnh cũng như toàn bộ nhân viên Trung Tâm tập trung vào mục đích điều trị cho mỗi bệnh nhân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Với thời gian điều trị dài và những biện pháp đúng đắn nhằm gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi - nhân cáchgiải quyết các chấn thương tâm l‎ý, tạo cho người cai nghiện những nhận thức đúng đắnhình thành những thói quennếp sống tốt để khi trở về với xã hội họ được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống với lòng tự tin và sự tự trọng. Họ sẽ từng bước tiến lên trong cuộc sống với sự hỗ trợ của toàn xã hội.

LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

BS. Nguyễn Minh Tuấn - Viện Phó Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia

Đơn vị Nghiên cứu Điều trị Nghiện Ma túy


I. VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN HEROIN

1. Định nghĩa liệu pháp tâm lý

Định nghĩa mở rộng: Liệu pháp tâm lý bao gồm toàn bộ những liệu pháp không sử dụng các nhân tố lý hóa mà sử dụng các phương tiện và kỹ thuật tác động tâm lý.


Định nghĩa chính xác hơn (Wolberg): Liệu pháp tâm lý là một cách điều trị sử dụng các phương tiện tác động tâm lý, trong đó một nhà điều trị thiết lập mối quan hệ hành nghề với một hay nhiều bệnh nhân nhằm 3 mục tiêu:

  • (1) Làm giảm hay mất các triệu chứng hiện có.

  • (2) Làm thay đổi các tập tính không thích ứng.

  • (3) Tạo thuận lợi cho nhân các bệnh nhân phát triển hài hòa.


2. Nhu cầu về liệu pháp tâm lý của bệnh nhân nghiện heroin (liên hệ với 3 mục tiêu của Wolberg)

(1) Bệnh nhân nghiện heroin có nhiều biểu hiện tâm thần có thể điều trị có kết quả bằng liệu pháp tâm lý: lo âu, trầm cảm, mất tự tin, không tin tưởng vào gia đình, cộng đồng và thầy thuốc, thiếu động cơ chữa bệnh, từ chối chữa bệnh v.v.


(2) Nghiện heroin là một bệnh tập nhiễm hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện thực thi. Tập tính này cần và có thể loại trừ bằng các kỹ thuật khử điều kiện và khử tập nhiễm.


(3) Nhân cách người nghiện thường biến đổi, không còn thích ứng với gia đình và cộng đồng nữa. Biến đổi do cơ chế hóa với các thành viên nghiện khác trong nhóm, do thoát khỏi ảnh hưởng điều hòa của gia đình và bạn tốt. Phải áp dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp, bền bỉ mới có thể giúp nhân cách trở lại hoạt động hài hòa như trước khi nghiện


II. CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN HEROIN

Từ xưa đến nay có rất nhiều liệu pháp tâm lý ra đời dựa vào các cơ sở lý thuyết khác nhau nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Bà phần tư đầu của thế kỷ 20 đã chứng kiến những cuộc bút chiến liên miên giữa các trường phái về liệu pháp tâm lý. Mãi đến một phần tư cuối của thế kỷ 20, trên cơ sở những kết quả lầm sàng rõ rệt đạt được của từng liệu pháp, đa số các tác giả dần dần theo quan điểm chiết trung và lồng ghép.


Nhà điều trị tâm lý hiện đại tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật có hiệu quả của tất cả các liệu pháp tâm lý chứ không gò bó như trước trong khuôn khổ một liệu pháp mà mình tin tưởng và gắn bó tử lâu. Và khi thực hành, nhà điều trị có thể lồng ghép nhiều liệu pháp tâm lý khác nhau cho một bệnh nhân hay một nhóm bệnh nhân chứ không cứng nhắc chỉ dùng một liệu pháp. Các liệu pháp tâm lý thưởng được lồng ghép để điều trị nghiện heroin bao gồm: liệu pháp nâng đỡ, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhận thức, liệu pháp tập tính, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp thư giãn luyện tập ..v.v


Trước kia trong liệu pháp tâm lý nhóm nhất là trong cộng đồng điều trị, nhiều tác giả chủ trương không kết hợp với thuốc men. Nhưng hiện nay trong chống tái nghiện đa số tác giả thường kết hợp liệu pháp thay thế methadone hay liệu pháp đối kháng naltrexone. Kết quả thực tế đã minh chứng cho quan điểm này.


Trong bất kỳ liệu pháp tâm lý nào, điều quan trọng bậc nhất là thiết lập được mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân tốt từ đó bệnh nhân sẽ tự nguyện bộc lộ nội tâm và tuân thủ những chỉ dẫn chủa thầy thuốc. Thứ đến là áp dụng liệu pháp nâng đỡ (trấn an, giải thích, hướng dẫn, khuyến khích, lắng nghe v.v) rồi cuối cùng mới áp dụng các liệu pháp tâm lý đặc hiệu.


Sau đây xin lần lượt trình bày các liệu pháp gia đình, liệu pháp nhận thức tập tính và cộng đồng điều trin là những liệu pháp đặc hiệu được quan tâm hàng đầu trong điều trị nghiện heroin ở nhiều nước trên thế giới hiện nay.


III. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

Liệu pháp gia đình cũng như các liệu pháp nhận thức - tập tính, liệu pháp tâm lý nhóm là những lĩnh vực chuyên sâu cần được đào tạo lâu dài về lý thuyết và thực hành mới có thể đem lại kết quả tối đa. Trong hoàn cảnh nước ta, thầy thước chuyên sâu về liệu pháp tâm lý đang còn ít nên ở đây chỉ đề cập đến các nguyên tắc điều trị chuyên sâu và giới thiệu qua các liệu pháp thông thường và giản đơn cho các thầy thuốc không chuyên sâu. Trong liệu pháp gia đình cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đối với nghiện ma túy, có 2 cách tiếp cận được quan tâm nhiều nhất:

  • - Tiếp cận theo mô hình gia đình hệ thống

  • - Tiếp cận theo mô hình gia đình bị bệnh


1. Cách tiếp cận theo mô hình gia đình hệ thống

  • - Gia đình xem như một hệ thống, mỗi thành viên trong gia đình tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ theo quy luật của một hệ thống.


  • - Gia đình là một nhân tố thúc đầy quá trình nghiện ma túy. Nghiện ma túy thường xuất hiện vào những thời điểm gia đình có vấn đề gây tress (ly dị, ly thân, xung đột, kiện cáo, tai nạn v.v).


  • - Đối tượng nghiện ma túy tác động trở lại các thành viên trong gia đình, gây các rối loạn về chức năng, ranh giới, trật tự v.v... đặc biệt làm mất cân bằng trong sự hằng định nội môi của gia đình.


  • - Như vậy liệu pháp gia đình nhằm điều trị gia đình như một hệ thống chứ không riêng thành viên nghiện ma túy, phải cùng các thành viên tìm các nhân tố chủ yếu gây mất cân bằng nội môi và tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng này.


2. Cách tiếp cận theo mô hình gia đình bị bệnh

Cách tiếp cận này xem nghiện ma túy là một bệnh và tác động qua lại lâu ngày giữa các thành viên nghiện và các thành viên khác sẽ gây ra nhiều biến đổi về tập tính, về thái độ ứng xử, về nhận thức v.v... mang tính chất bệnh lý (bệnh lý tâm thần là chủ yếu) cho những thành viên khác trong gia đình.


Các hiện tượng có tính bệnh lý thường gặp:

  • + Hiện tượng từ chối: Các thành biên trong gia đình không thừa nhận tính chất tai hại của nghiện ma túy (vợ bảo vệ cho chồng, mẹ bảo vệ cho con).

  • + Hiện tượng dung túng: Các thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên nghiện tiếp tục sử dungh heroin (cho tiền, tránh kiểm tra những việc làm ngoài gia đình của đối tượng, xin cho đối tượng khỏi đến các trung tâm điều trị bắt buộc v.v). Dung túng và từ chối có liên quan chặt chẽ với nhau.

  • + Hiện tượng cùng lệ thuộc: Thường là vợ hay mẹ của đối tượng có hiện tượng này. Thành viên gai đình có hiện tượng cùng lệ thuộc chăm lo quá mức cho đối tượng nghiện, tổ chức cuộc sống của mình xoay quanh đối tượng, lơ là đối với thành viên khác và cả đối với bản thân.


Tất cả những hiện tượng nói trên là những trở ngại lớn cho quyết tâm từ bỏ heroin của thành viên nghiện.


3. Các nguyên tắc điều trị chuyên sâu

Liệu pháp gia đình là một loại liệu pháp tâm lý rất khó thực hiện vì phải tiếp xúc riêng với từng thành viên và họp chung với toàn gia đình, phải biết cách làm cho tất cả đều tự nguyện hợp tác, không bỏ cuộc.


Do vậy, nhà điều trị tâm lý:

  • - Phải biết thu thập thông tin chi tiết từ bệnh nhân và các thành viên gia đình để cấu trúc lại một cách đầy đủ và chính xác trạng thái bệnh lý của bệnh nhân cũng như của các thành viên khác. Từ đó mới đề ra được chiến lược điều trị có hiệu quả.


  • - Phải phát hiện những nhân tố làm mất cân bằng nội môi xuất hiện trước và sau khi một thành viên bị nghiện.


  • - Phải khám phá các hiện tượng từ chối, dung túng hay cùng lệ thuộc của các thành viên và đề ra các việ pháp khắc phục (thí dụ: biện pháp tách rời ảnh hưởng giữa thành viên nghiện và thành viên cùng lệ thuộc).


  • - Phải dần dần đưa thành viên nghiện và các thành viên khác đến chỗ thống nhất thực hiện hợp đồng dài hạn "từ bỏ heroin và chống tái nghiện" với các biện pháp cụ thể và khả thi.


Muốn đạt được các nguyên tắc hay mục tiêu nêu ra ở trên nhà điều trị tâm lý phái sử dụng nhiều phương pháp và kỹ năng tâm lý (không có điều kiện mô tả ở đây).


4. Các biện pháp không chuyên sâu

Các biện pháp này không thực hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với liệu pháp methadone hay naltrexone để đạt được kết quả cao. Có thể do thầy thuốc không chuyên khoa tâm thần thực hiện.


a. Trong điều trị ngoại trú tại cộng đồng, đối với mỗi bệnh nhân nghiện heroin, yêu cầu phải có một thành viên gia đình đi kèm.


b. Thành viên gia đình đến mấy lần trong tuần và mỗi lần trong thời gian bao lâu sẽ được quy định thông qua bàn bạc giữa thầy thuốc và thành viên gia đình.


c. Trường hợp đặc biệt trong gia đình có thành viên xung đột sâu sắc với bệnh nhân gây trở ngại cho tiến trình điều trị thì thầy thuốc sẽ dành thì giờ gặp thêm thành viên này.


d. Bệnh nhân và thành viên gia đình phải được thầy thuốc giải thích đầy đủ về:

  • - Tác hại của nghiện heroin.

  • - Nhu cầu cấp thiết phải sớm được điều trị và điều trị lâu dài.

  • - Các điều kiện cần thiết để có thể bỏ hẳn heroin.

  • - Các bước trong kết hoạch điều trị.

  • - Những điều mà bệnh nhân và thành viên gia đình nhất thiết phải tuân thủ thực hiện.


​đ. Sau kho được giả thích, bệnh nhân và thành viên gia đình phải có đơn tự nguyện xin điều trị và tự nuyện chấp hành nội quy điều trị của Trung tâm.


e. Thành viên gia đình và bệnh nhân được thông báo về các hình thức khen thưởng khi bệnh nhân thực hiện tốt nội quy điều trị và xử phạt khi không thực hiện. Gia đình có phần đóng góp trong các hình thức khen thưởng và xử phạt này.


g. Thành viên gia đình phải thường xuyên thông báo với thầy thuốc về các hành vi không bình thường của bệnh nhân tại gia đình và tại cộng đồng nhất là hành vi sử dụng lại heroin.


h. Thầy thuốc giải thích cho thành viên gia đình về hiện tượng "từ chối", "dung túng", "cùng lệ thuộc" cũng như các rối loạn trong gia đình (mất tôn ti trật tự, thành viên không thực hiện những chức năng của mình, trở ngại và bế tắc trong tiếp xúc giữa các thành vien v.v) và yêu cầu phát hiện và thông báo đầy đủ các hiện tượng và rối loạn trên.


i. Thầy thuốc cùng thành viên gia đình bàn bạc về kế hoạch giải quyết dần dần từng bước các hiện tượng và rối loạn trên bằng những biện pháp phù hợp với các điều kiện cụ thể của gia đình.


IV. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC TẬP TÍNH

Lúc đầu liệu pháp tập tính và liệu pháp nhận thức là hai liệu pháp tâm lý riêng biệt, do những tác giả khác nhau khởi xướng, mỗi liệu pháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết riêng.


Về sau quá trình thực hành trong nhiều thập kỷ, đa số tác giả nhận thấy hai liệu pháp này có tác dụng bổ sung cho nhau và có thể kết hợp chặt chẽ với nhau nên lồng ghép vào nhau và đặt tên chung là liệu pháp nhận thức - tập tính.


1. Liệu pháp tập tính đối với nghiện heroin

Các nhà điều trị tập tính xem nghiện ma túy như là một tập tính lệch lạc hình thành trên cơ sở tập nhiễm trong môi trường xã hội, theo cơ chế phản xạ có điều kiện đáp ứng của Pavlov và phản xạ có điều kiện thực thi của Skinner. Đã là hành vi tập nhiễm thì nghiện ma túy có thể loại trừ băng các kỹ thuật khử điều kiện và khử tập nhiễm.


Từ đó nhiều kỹ thuật tập tính đã được áp dụng có kết quả trong điều trị nghiện heroin ở nhiều nước trên thế giới.


Tuy nhiên một nhược điểm của liệu pháp tập tính là qua chú trọng vào biểu hiện bề mặt của tập tính lệch lạc và không quan tâm đúng mức đến nhân tố chiều sâu là nguồn gốc nhận thức của rối loạn tập tính. Chính vì thế mà nó cần được liệu pháp nhận thức bổ sung.


2. Liệu pháp nhận thức đối với người nghiện heroin

Các nhà điều trị nhận thức cho rằng mọi tập tính (hay hành vi) đều có mối liên quan mật thiết với quá trình nhận thức. Từ nhận thức sinh ra cảm xúc và từ cảm xúc phát sinh hành vi (hay tập tính). Một ví dụ: một bà nội trợ đang từ nhà đi ra chợ bỗng thấy mây đen kéo trời sinh ra ý nghĩ "trời sắp mưa to" (nhận thức) rồi cảm thấy lo lằng về quần áo đang phơi ở nhà (cảm xúc) và chạy vội về nhà (hành vi).


Tập tính sử dụng heroin cũng như những hành vi lệch lạc trong quá trình điều trị (từ chối, chống đối, bỏ cuộc, sử dụng lại heroin v.v...) cũng thường phát tính từ những nhận thức lệch lạc rất đa dạng


Có những ý nghĩ lệch lạc dễ nhận dạng:

  • - Ý nghĩ lệch lạc tiêm nhiễm qua tiếp xúc với những đối tượng nghiện cùng nhóm.

  • - Ý nghĩ lệch lạc do các quá trình tư duy không đúng như: suy luận độc đoán, khái quát hóa quá rộng. trừu tượng hóa chọn lọc, phóng đại hay thu nhỏ quá mức, liên hệ vào mình vô căn cứ v.v...


Có những ý nghĩ lệch lạc khó nhận dạng nên xem như là tự phát (hay tự động). Thực ra chúng thường xuất hiện có liên quan đến những hoàn cảnh có sang chấn tâm lý nặng nề (xung đột trong gia đình, thái độ xúc phạm của cộng đồng v.v).


Phát hiện những ý nghĩ lệch lạc nói trên, đặc biệt những ý nghĩ lệch lạc tự phát, là mục tiêu chủ yếu của liệu pháp nhận thức.


Còn sửa chữa những hành vi sai trái xuất hiện từ những ý nghĩ lệch lạc thì phải sử dụng cả những kỹ thuật nhận thức lẫn những kỹ thuật tập tính. Đó cũng là lý do cần sát nhập hai liệu pháp này.


3. Các kỹ thuật nhận thức và tập tính chuyên sâu

a. Các kỹ thuật nhận thức

  • - Hướng dẫn bệnh nhân phân tích cái hại khi sử dụng heroin.

  • - Xác định và hướng dẫn bệnh nhân quy kết trách nhiệm nghiện heroin vào bản thân.

  • - Hướng dẫn bệnh nhân ghi lại hoạt động tư duy hàng ngày, chú trộng đến các ý nghĩ tự phát.

  • - Hướng dẫn bệnh nhân tưởng tượng những hình ảnh có liên quan đến sử dụng heroin và thay thế dần bằng những hình ảnh tích cực, lạc quan, dễ chịu.


b. Các kỹ thuật tập tính

  • - Phương pháp gây ghét sợ heroin (dùng kích thích điện hay apomorphine).

  • - Giải cảm ứng có hệ thống (đối với cảm giác nhớ và thèm heroin).

  • - Huấn luyện thư giãn luyện tập (của Viện Sức khỏe Tâm thần) nhằm giải lo âu và giải thèm heroin.

  • - Liệt kê và giám sát hoạt động hằng ngày có dính líu đến heroin.

  • - Thử nghiệm các ý tưởng lệch lạc (mà bệnh nhân tin là đúng) về sử dụng heroin.

  • - Lập lại tập tính (hay đóng vai diễn) nhằm loại trừ dân tập tính lệch lạc và hình thành những phương thức ứng xử có hiệu quả.

  • - Giao làm bài tập ở nhà có nhiều mức độ (thí dụ: các tìm những người bạn mới thay cho bạn nghiện cũ).

  • - Huấn luyện cách giải quyết những vấn đề khó xử.

  • - Áp dụng kỹ thuật tăng cường (hay củng cố) dương tính (thí dụ: khen thưởng) và tăng cường âm tính (thí dụ: phê bình, xử phạt).

  • - Huấn luyện phương pháp khẳng định bản thân (nhằm ứng phó với sự lôi kéo của bạn nghiện trong nhóm).


4. Các phương pháp tâm lý không chuyên sâu

a. Các biện pháp nhận thức

  • - Áp dụng phương pháp giải thích hợp lý thông dụng và đơn giản nhằm chỉnh lý những nhận thức lệch lạc và bổ sung những nhận thức đúng cho bệnh nhân nghiện heroin

  • - Giải thích phải hợp lý và có nghĩa là nội dung giải thích phải phù hopwk với các đặc điểm bệnh lý, đặc điểm nhân cách và trình độ tiếp thu của bệnh nhân.

  • - Tùy trường hợp có thể giải thích riêng cho một bệnh nhân hay giải thích cho cả nhóm trong buổi sinh hoạt chung.

  • - Nội dung giải thích có thể đề cập đến những vấn đề như:

  • + Tác hại nhiều mặt của nghiện heroin.

  • + Có thể từ bỏ hẳn heroin và những điều kiện để từ bỏ hẳn.

  • + Những nguyên nhân thường gây trở ngại cho việc  từ bỏ hẳn heroin.

  • + Vai trò quyết định của bản thân bệnh nhân trong quá trình từ bỏ heroin (ý muốn từ bỏ, quyết tâm từ bỏ và kiên trì từ bỏ).

  • + Những ý tưởng lệch lạc (mà bệnh nhân tin là đúng) có liên quan đến nghiện heroin và điều trị nghiện heroin.


b. Các biện pháp tập tính

  • - Áp dụng liệu pháp thư giãn luyện tập (có thể tham gia tập luyện tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai).

  • - Giao cho bệnh nhân thực hiện bài tập ở nhà (thí dụ: tập các giai đoạn tìm bạn mới dể thay thế bạn nghiện cũ, tập các trả lời trước sự lôi kéo của bạn nghiện cũ).

  • - Áp dụng phương pháp tăng cường dương tính (thí dụ: khen thưởng trong sinh hoạt nhóm) và tăng cường âm tính (thí dụ: phê bình hay xử phạt trong sinh hoạt nhóm) nhất là đối với những người sử dụng lại heroin.

  • - Thảo luận nhóm về cách giải quyết những khó khăn có liên quan đến nghiện heroin.


V. PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG ĐIỀU TRỊ

Phương pháp (hay chương trình) cộng đồng điều trị được phân loại vào nhóm tự giúp nhau (self - help group) chứ không xếp vào nhóm liệu pháp tâm lý đích thực và đặc hiệu vì vai trò chủ yếu ở đây là các bệnh nhân tự tác động qua lại với nhau còn thầy thuốc không có vai trò gì hoặc chỉ có vai trò tư vấn ẩn. Chương trình cộng đồng điều trị đầu tiên do Deiderich khởi xướng vào cuối năm 1954.


1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp

  • - Bệnh nhân nghiện ma túy được xem như là những nhân cách chưa trưởng thành và có tập tính xâm phạm.

  • - Do đó cần được đưa vào một tổ chức có cấu trức và hoạt động chặt chẽ nhằm động viên khía cạnh tích cực của nhân cách để biến đổi tập tính tai hại (sử dụng chất ma túy).


2. Chỉ định điều trị chính

Những bệnh nhân nghiện ma túy mà nhân cách còn có khía cạnh tích cực, đã được điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không có kết quả.


3. Mục tiêu điều trị

  • - Rèn luyện nhân cách và biến đổi nếp sống/

  • - Đề cao tinh thần trách nhiêm đối với cộng đồng.

  • - Khai thác và tằng cường các khía cạnh hướng thiện của bệnh nhân.

  • - Xây dụng dần và củng cố quyết tâm từ bỏ chất ma túy.


4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

  • - Bệnh nhân tự nguyện xin vào sống trong cộng đồng từ 6 đến 18 tháng.

  • - Điều khiển chương trình là những bệnh nhân cũ đã điều trị thành công tại cộng đồng điều trị này và tự nguyện ở lại phục vụ.


5. Sinh hoạt và hoạt động

  • - Các thành viên của cộng đồng điều trị phải tham gia các dịch vụ phục vụ đời sống của cộng đồng.

  • - Còn phải tham gia các hoạt động phục hồi chức năng tâm lý xã hội và các sinh hoạt nhóm trong cộng đồng.


6. Nội dung sinh hoạt nhóm

- Sinh hoạt nhóm mang tính chất đối đầu: phân tích và phê phán những tập tính và thái độ sai trái của các thành viên trong cộng đồng.

- Đối đầu nhưng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • + Thông cảm với hoàn cảnh của nhau.

  • + Biểu hiện tình cảm thân thiết như những người trong cùng một gia đình.

  • + Luôn tôn trọng nhân cách và tự do cá nhân của các thành viên khác.

  • + Bảo đảm sinh hoạt vật chất đầy đủ.


- Nghiêm cấm

  • + Dùng lại chất ma túy.

  • + Gây gổ hay xâm phạm thành viên khác.

  • + Nếu bi phạm sẽ phải chịu kỷ luật do tập thể bỏ phiếu (từ phê bình đến loại trừ ra khỏi cộng đồng).


- Các thành viên tự điều khiển chương trình, không có vai trog của thầy thuốc. Nếu có, chỉ là vai trò tư vấn ẩn phía sau.

- Không sử dụng các liệu pháp sinh học.


7. Kết quả điều trị của phương pháp này trong thời kỳ đầu

    - 90 ngày đầu: 50% bỏ cuộc.

    - 6 tháng đầu: 70% bỏ cuộc.

    - 12 tháng đầu: 90% bỏ cuộc.


8. Các cải tiến gần đây

    - Chính phủ nhiều nước áp dụng chính sách mền dẻo đối với các đối tượng vi phạm pháp luật nhẹ: nếu đến điều trị tại các cộng đồng điều trị khỏi bị giam; nếu điều trị khỏi thì được trở về nhà không phải chịu án hình sự.


    - Nhiều cộng đồng điều trị không áp dụng phương thức đối đầu cứng rắn nhất là đối với thanh thiếu niên.


    - Do vậy, hiện nay chương trình cộng đồng điều trị vẫn tồn tại ở nhiều nước, số người xin vào ngày càng tăng, số người bỏ cuộc ngày càng giảm.


    - Ở nước ta, phương thức điều trị bắt buộc tại cái trung tâm Lao động thương binh và xã hội có một số điểm gần gũi với chương trình cộng đồng điều trị, có thể nghiên cứu mô hình này nhằm cải tiến tổ chức và phương pháp điều trị để kết quả đặt được cao hơn.


VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC CÓ TÁC ĐỘNG TÂM LÝ

Thông tư liên bộ Y tế Lao động thương binh xã hội còn đề cập đến một số phương pháp sau đây cũng có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý các bệnh nhân nghiện heroin cần được tham khảo áp dụng:

    - Liệu pháp tâm lý tập thể (giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách).

    - Liệu pháp tâm lý nhóm (trao đổi tâm tư thắc mắc giúp nhau sửa chữa sai lầm).

    - Liệu pháp tâm lý cá nhân (hoạt động tư vấn cho từng bệnh nhân).

    - Chính phủ nhiều nước áp dụng chính sách mền dẻo đối với các đối tượng vi phạm pháp luật nhẹ: nếu đến điều trị tại các cộng đồng điều trị thì khỏi bị giam; nếu điều trị khỏi thì được trở về nhà không phải chịu án hình sự.

    - Nhiều cộng đồng điều trị không áp dụng phương thức đối đầu cứng rắn nhất là đối với thanh thiếu niên.

    - Do vậy, hiện nay chương trình cộng đồng điều trị vẫn tồn tại ở nhiều nước, số người xin vào ngày càng tăng, số người bỏ cuộc ngày càng giảm.

    - Ở nước ta, phương thức điều trị bắt buộc tại các trung tâm Lao động thương binh và xã hội có một số điểm gần gũi với chương trình cộng đồng điều trị, có thể nghiên cứu mô hình này nhằm cải tiến tổ chức và phương pháp điều trị để kết quả đạt được cao hơn.


VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC CÓ TÁC ĐỘNG TÂM LÝ

Thông tư liên bộ Y tế Lao động thương binh xã hội còn đề cập đến một số phương pháp sau đây cũng có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý các bệnh nhân nghiện heroin cần được tham khảo áp dụng:

    - Liệu pháp tâm lý tập thể (giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách).

    - Liệu pháp tâm lý nhóm (trao đổi tâm tư thắc mắc giúp nhau sửa chữa sai lầm).

    - Liệu pháp tâm lý cá nhân (hoạt động tư vấn cho từng bệnh nhân).

    - Liệu pháp lao động, dạy nghề, tạo việc làm.

    - Tổ chức thể thao thể dục, vui chơi giải trí.


VAI TRÒ TƯ VẤN – TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI

VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A. VAI TRÒ CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Việc phòng chữa bệnh nghiện ma túy điều trị phục hồi cho đối tượng cai nghiện liên quan đến nhiều chuyên ngành . Việc sử dụng ma túy đã phát sinh những biểu hiện bệnh lý nặng nề, khó khăn trong việc điều trị, trong đó cần sự can thiệp điều chỉnh nhân cách hành vi của đối tượng nghiện ma túy và chống tái nghiện, tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp sớm.


I. PHÒNG BỆNH:

1. SỰ CAN THIỆP CỦA TẬP THỂ VÀ GIA ĐÌNH:

Có ảnh hưởng ngăn chặn việc đối tượng sử dụng ma túy, tuy nhiên sự đam mê và tính phức tạp của các vấn đề thường dẫn sự can thiệp đến thất bại , nếu sự can thiệp quá đơn giản hoặc quá chậm. Các nỗ lực phòng bệnhtrước hết là ưu tiên cho việc giáo dục , thuyết phụcSử dụng các báo chí hiện nay vẫn là phương tiện chính mặc dù những phương pháp này vẫn có những mặt hạn chế nhất định.


2. CÁC PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÍ 

Có quá ít trong khi các tác động trực tiếp và gián tiếp của ma túy đối với một số đối tượng lại khá mãnh liệt. Bên cạnh đó các khẩu hiệu tuyên truyền hay giáo điều, thậm chí có mặt thô thiển trong việc giáo dục. Các cách giải quyết như trên có khi lại gây hậu quả trái ngược.


Đa số các chương trình giáo dục phòng bệnh qua các phương tiện thông tin thiếu thường xuyên và liên tục cho thấy hiệu quả không tốt . Không những các chương trình này không giới hạn được việc tăng sử dụng ma túy mà có thể còn có tác động thúc đẩy bằng cách làm tăng việc thực nghiệm ma túy.


Một nghiên cứu được thực hiện trên 935 thanh niên học sinh đã cho thấy những người được theo một chương trình giáo dục phòng ngừa ma túy không chuẩn bị đầy đủ sẽ tăng kiến thức của họ về ma túy , nhưng đồng thời cũng làm tăng việc sử dụng rựơu, marijuana và LSD của họ ( Stuart, 1974 ).


Nguyên nhânsự việc này có thể gắn với sự tăng trí tò mò, với các kiến thức thu được về việc sử dụng ma túy, nhất là đối với thanh thiếu niên ở trạng thái chống đối.


3. MỘT TIẾP CẬN KIÊN TRÌ 

Yêu cầu sự tham gia tích cực sáng tạo của thanh thiếu niên trái lại có thể đạt được  những kết quả hơn các phương pháp truyền thống về thông tin và giáo dục phòng bệnh.


Vì những lý do trên, việc thực hiện các chương trình cần đầy đủ và công phuMục đích các chương trình này nhằm làm tăng lòng tự trọng và huy động sự phát triển bản thân hay đưa thanh niên tham gia các hoạt động có tổ chức, phát triển các năng lực của xã hội và bản thân đặc biệt là cac kỹ năng đặc hiệu để chống lại có hiệu quả các ảnh hưởng xấu của bạn bè.


Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy phương pháp này có hiệu quả trong việc đề phòng nghiện ma túy khi được áp dụng ở cuối tuổi trẻ em và đầu tuổi thanh niên theo (Bagnall, 1990; Botvin và ctv, 1990; Johnson và ctv, 1990).


Việc giảng dạy các nhận thức và hành vi nhằm củng cố lòng tự tin, chống lại các áp lực của việc lôi kéo của bạn bè, làm chủ trạng thái lo sợ giao tiếp một cách có hiệu quả hơnphát triển một mối quan hệ giữa người với người và xác định các quyền của họ kết hợp với các phương pháp như thao diễn, kiến tập, các trò chơi sắm vai và các nhiệm vụ phải thực hiện trong đời sống xã hội ; Chương trình được thực hiện do những người hướng dẫn trong một ê – kíp. Nhóm hướng dẫn này phải được đào tạo về nhận thức – trình độ nghiệp vụ. Trong trường hợp, trên 3684 thanh niên đã được giáo dục chỉ mới 60% chương trình, đã thấy một hiệu quả phòng bệnh có ý nghĩa sau ba năm đối với thuốc lá và ma túy.


Johnson và ctv. (1990) đã bổ sung công trình của nhóm ở môi trường học đường bằng các trò chơi sắm vai trong gia đình và huấn luyện bố mẹ về các kỹ xảo giao tiếp với thanh thiếu niên. Nghiên cứu theo chiều dọc của các tác giả này cho thấy hiệu quả phòng bệnh đối với thuốc lá và ma túy.


II. ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:

Điều trị nghiện ma túy là một sự tổng hợp của nhiều liệu pháp : liệu pháp sinh học, liệu pháp tâm lý (cá nhân, gia đình, nhóm). Tư vấn (cá nhân – gia đình – nhóm) và các liệu pháp y – xã hội. Thiếu sự nghiên cứu đánh giá việc tổng hợp liệu pháp khác nhau làm cho việc điều trị cai nghiện ma túy mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa.

Thiếu một phương thức chiến lược cho việc điều trị dẫn đến việc đối tượng nghiện ma túy chán nản trong điều trị, thiếu quyết tâm và nghị lực – bỏ điều trị nửa chừng.

Cần phải phân biệt TƯ VẤN không phải là ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ: (Liệu pháp Tâm lý)


1. TƯ VẤN: Là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa đối tượng, gia đình với nhân viên điều trị để nhằm mục tiêu :

+  Thấu hiểu tình trạng của đối tượngvà gia đình, cảm xúc, nhận thức, hành vi.

Qua đó thúc đẩy thành công người nghiện và gia đình tham gia việc điều trị.

TƯ VẤN giúp ta nhận thức được thực tại, nhấn mạnh vào yếu tố bình thường, từ đó sự trợ giúp phục hồi và giúp cho họ tự tìm ra con đường họ phải đi. Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiện, thì đều làm tư vấn được.


2. ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ nhấn mạnh vào việc mất chức năng, chú trọng vào việc phân tích để mưu sự tái thiết. Điều trị tâm lý thì giúp đỡ bệnh nhân đi tới con đường đã được định hướng trước từ những phân tích sâu xa mà có.

Nhân viên điều trị không nên nhầm lẫn Tư vấn Tâm lý với việc Điều trị Tâm lý để cho rằng mình không phải chuyên gia về tâm thầntừ chối tương tác với người nghiện.

Không có tư vấn, không bao giờ nhân viên điều trị có thể hiểu được đối tượng và giúp đỡ họ được.


SO SÁNH TƯ VẤN VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ :

TƯ VẤN LIỆU PHÁP TÂM LÝ
- Tính trực tiếp - Không trực tiếp
- Tính giáo dục - Gợi mở tư duy
Hỗ trợ - Tính cấu trúc lại – Tìm kiếm sự lập lại các hành vi
- Tình hình và sự phát triển - Tác động mạnh về tâm lý
- Giải quyết các vấn đề - Phân tích
Nêu ra những vấn đề về mặt nhận thức Suy ngẫm về những hành vi đã qua
Nhấn mạnh vào cái gì được coi là hành vi tốt và chưa tốt Hướng vào vấn đề tồn tại về mặt tình cảm

III. KỸ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN – GIA ĐÌNH - NHÓM:

1. ĐỊNH NGHĨA:

Tư vấn là một quá trình giúp đỡ một cá nhân, gia đình hoặc nhóm người giải quyết những khó khăn của họ. Hoạt động tư vấn không chỉ nhằm giúp đỡ đối tượng giải quyết vấn đề hiện tại của họ mà còn tăng cường khả năng đối phó của các đối tượng với các vấn đề trong tương lai.


2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN:

  • - Lấy đối tượng làm trung tâm.

  •  - Tiếp cận đối tượng về mặt sinh học – tâm lý – xã hội.

  • - Tập trung tới các vấn đề hiện tại của đối tượng và gia đình: Có giới hạn thời gian.


3. MỤC TIÊU CỦA TƯ VẤN :

  • - Giúp đối tượng giảm bớt những xúc cảm tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn.

  • - Giúp đối tượng tăng thêm hiểu biết về bản thân họ và hoàn cảnh của họ.

  • - Giúp đối tượng khôi phục lại hoặc nâng cao khả năng của họ.

  • - Khuyến khíchhọ có các phương pháp đối phó hữu hiệu cho tương lai.


4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG TƯ VẤN:

4.1 TIN TƯỞNG VÀO KHẢ NĂNG CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Mỗi một cá nhân đều có khả năng giải quyết các vấn đề của riêng mình. Đối tượng sẽ có thể giải quyết các khó khăn của họ một cách hữu hiệu hơn nếu họ nhận được sự khích lệ sự trợ giúp của Tư vấn viên.


4.2 KHÔNG PHÁN XÉT:

Mỗi một cá nhân là cá thể riêng biệt và khác với cá nhân khác. Mỗi người có một hệ thống giá trịniềm tinvà kinh nghiệm của riêng mình. Tư vấn viên nên tìm hiểu nét cá biệt của từng đối tượng và không nên áp đặt hệ thống giá trị của mình lên đối tượng.


4.3 TÔN TRỌNG ĐỐI TƯỢNG:

Người tư vấn phải tôn trọng mọi đối tượng như một cá nhân với lòng tự trọng và giá trị vốn có của riêng họ. Đối tượng phải được tôn trọng, dù cho các niềm tin và giá trị của họ không được chấp nhậnNgay cả khi đó là một phần nguyên nhân gây ra vấn đề là do họ gây nên. Chúng ta nên giúp đối tượng hiểu tác động của nhận thức đã ảnh hưởng như thế nào tới họ.


4.4 TRAO QUYỀN CHO ĐỐI TƯỢNG:

Người tư vấn không làm thay cho đối tượng nhưng phải hỗ trợ để họ tăng cường khả năng hành động của chính mình như: dạy cho họ kỹ năng giải quyết vấn đề, trợ giúp và khuyến khích đối tượng cố gắng giải quyết vấn đề của họ.


4.5 SỰ TỰ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Người tư vấn nên tránh đưa ra lời khuyên mang tính áp đặt quyết định vào đối tượng. Tuy nhiên, nếu đối tượng bị loạn tâm, muốn tự tử, giết người, hoặc quá trầm nhược (nên không thể đưa ra các quyết định cho bản thân họ), thì người tư vấn phải đóng một vai trò tích cực và tham gia trực tiếp.


4.6 ĐẢM BẢO TÍNH BÍ MẬT:

Bất cứ điều gì đã đem ra thảo luận giữa người tư vấn và đối tượng trong suốt thời gian tư vấn đều không nên chia sẻ với người khác nếu không có sự đồng ý của đối tượngTư vấn viên có thể chỉ chia sẻ thông tin nếu tình hình nguy hiểm có thể đe doạ bản thân, đối tượng hoặc những người khác và sự chia sẻ thông tin đó có ích cho đối tượng.


5. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN:

5.1 TIẾP XÚC BAN ĐẦU:

Lần tiếp xúc ban đầugiữa tư vấn viên và đối tượng, nhóm hoặc gia đình là thời điểm quan trọng nhằm thiết lập một bầu không khí tin tưởng và hiểu biết lẫn nhauBuổi tiếp xúc ban đầu thường có tính chất quyết định để có buổi tiếp theo hay không.


Sau đây là một số phương pháp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng trong lần tiếp xúc ban đầu :

  • - Thiết lập một bầu không khí cho đối tượng có được sự tin tưởng, tự tin. Giới thiệu bản thântên – vị trí công tác – mục đích cuộc gặp gỡ và bản thân như một người chuyên môn có sự hiểu biết, có học thức và khả năng giúp đỡ người khác để tạo sự yên tâm tin tưởng của đối tượng.

  • - Không được chỉ trích mà nên tôn trọng đối tượng tạo bầu không khí thân thiện cởi mở.

  • - Nhận thức được những giới hạn cá nhân (trí tuệ và tình cảm) của đối tượng.

  • - Bình tĩnh, kiên trì kể cả với những đối tượng kiêu ngạo và không hợp tác.

  • - Theo dõi người đối thoại qua âm của giọng nói, biểu hiện của nét mặt, điệu bộ và cách dùng từ.


Một số phương pháp để đối tượng tin tưởng vào sự quan tâm và hiểu biết của người tư vấn:

  • - Để đối tượng bộc lộ về các vấn đề liên quan đến họ, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì có người đang quan tâm.

  • - Lắng nghe một cách chăm chú cẩn thận.

  • - Hỏi đối tượng một cách bình tĩnh – rõ ràng – tình cảm.

  • - Hiểu và đánh giá đúngnhững cảm xúc của đối tượng.


Một số cách thức dưới đây giúp đối tượng nhận thức được vấn đề của bản thân:

  • - Bàn bạc về nguyên nhân của vấn đề mà đối tượng đang quan tâm.

  • - Thảo luận và khám phá cùng đối tượng về hành vi và tác động tiêu cực, ảnh hưởng của chúng tới đối tượng.

  • - So sánh tình trạng của đối tượng trước đây với thời điểm có vấn đề.


5.2 ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ:

Mục đích người tư vấn thu thập thông tin là để tìm ra thực chất của vấn đề và giúp đối tượng hiểu tình huống và vấn đề của họ. Người tư vấn tìm hiểu vấn đề một cách chính xác thông qua việc phân tích như sau :

  • - Vấn đề trước mắt là gì ?

  • - Mức độ nghiêm trọng của vấn đề?

  • - Vấn đề đã tồn tại bao lâu?

  • - Vấn đề đã xảy ra như thế nàoNguyên nhân của vấn đề là gì?

  • - Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? đối tượng đã cố gắng giải quyết vấn đề như thế nào? đối tượng có tìm kiếm sự giúp đỡ của ai khác không?

  • - Đối tượng cảm thấy vấn đề như thế nào? Có hành động để giải quyết vấn đề không? Có nghĩ hoặc cảm thấy vấn đề được giải quyết khôngThụ động hay tích cực trong đối phó với vấn đề?


5.3 XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP VÀ SỰ LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Khi đã xác định được và hiểu biết rõ ràng nguyên nhân của vấn đề, người tư vấn nên giúp đối tượng tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề đó. Một số nguyên tắc dùng để xác định các giải pháp cho đối tượng:

  • - Không nên đưa ra các giải pháp thay cho đối tượng, mà nên động viên và chỉ dẫn họ tự đưa ra những giải pháp khác nhau.

  • - Nếu đối tượng không thể tự đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề của họ thì người tư vấn có thể gợi ý để họ lựa chọn.

  • - Giúp đối tượng tìm hiểu những nguồn hỗ trợ và những giới hạn bằng việc cung cấp cho họ những thông tin hữu ích.

  • - Không nên phủ nhận bất cứ một quan điểm hay sự lựa chọn nào mà đối tượng đã đưa ra mà chỉ giúp đối tượng thấy và hiểu được mọi thuận lợi và không thuận lợi của mỗi một sự lựa chọn.


5.4 LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:

Tư vấn viên không nên lựa chọn thay cho đối tượng hoặc không nên khuyên đối tượng chọn phương pháp nào.


Người tư vấn nên tôn trọng quyết định của đối tượng mặc dù tư vấn viên tin rằng sự lựa chọn khác là cách hành động tốt hơn.


Từ những nhận thức trên, đối tượng cảm nhận về sự quan tâm của người tư vấn tới các quyết định của họ và tin tưởng rằng quyết định của họ sẽ được hỗ trợ.


5.5 CHIẾN LƯỢC TIẾN HÀNH:

Khi đối tượng quyết định cách thức hành động thì chúng ta nên hỗ trợ, chỉ định cho họ trong quá trình tiến hành các cách thức lựa chọn. Sau đây là một số gợi ý giúp đối tượng tiến hành các biện pháp:

  • - Mục đích của mỗi một giải pháp phải rõ ràng.

  • - Các nhiệm vụ phải mang tính thực tế khả thi. Nếu những việc làm vượt quá khả năng của đối tượng thì dễ dẫn đến sự thất bại. Nếu những nhiệm vụ đưa ra thực tế và khả thi sẽ tạo lòng tự tin và thúc đẩy việc hoàn thành công việc.

  • - Đối tượng cần hiểu rõ những công việc gì, trách nhiệm và nhiệm vụ sẽ được hoàn thành như thế nào?

  • - Người tư vấn cần tránh làm hộ các công việc mà đối tượng có thể làm được, vì nếu làm thay cho đối tượng thì sẽ làm cho họ trở nên lệ thuộc.


5.6.  ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT:

Sau mỗi một hành động hoặc sau các sự lựa chọn, người tư vấn và đối tượng nên thảo luận và tổng kếtĐánh giá là hoạt động quan trọng để xác định chiến lược mới nếu có nhu cầu thay đổi, và để giúp đối tượng cảm nhận về tình huống của họ sau khi họ đã thực hiện các hoạt động. Sau khi kết thúc, theo dõi trong một thời gianlà cần thiết để đảm bảo rằng đối tượng làm việc tốt.


IV. TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN - GIA ĐÌNH - NHÓM:

1. TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN:

Phương pháp tâm lý liệu pháp phân tâm thường được đề nghị sử dụng đối với đối tượng nghiện ma túy. Các xung đột về lệ thuộc hoạt hoá nhanh trong quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc.


Các biểu hiện rối loạn tâm sinh lý đe doạ cắt đứt việc chữa bệnh khi thầy thuốc điều trị bàng quan và thiếu thông cảm có thể nghĩ rằng đối tượng có thể đe doạ ảnh hưởng chung quanh.


Điều chỉnh mối quan hệ để thích ứng với các thái độ trái ngược và hai chiều của đối tượng không đủ. Đối tượng thường : Biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp các cảm nghĩ thù nghịch do đó mục tiêu là xác định, thảo luận làm rõ kế hoạch đối phó nhằm giáo dục ngăn chặn khi có biểu hiện chống đối.


Thanh thiếu niên cần một mối quan hệ nhưng các em thường hay phát sinh những cơn giận dữ – Người điều trị không được ghét bỏ nhưng cũng không đầu hàng mà trái lại phải tạm giải quyết rồi nghiên cứu phân tích một cách kỹ lưỡng chi tiết để có biện pháp giải quyết thích hợp.


Những căng thẳng ở đối tượng thường được trút vào các hành độngvà do đó cần được nghiên cứu và giải thích và đối xử một cách phù hợp với hành động phát sinh do cảm xúc đó.


Một số các hành động của thanh thiếu niên có thể bắt buộc người điều trị tự mình phải hành động. Thường khó tránh được việc đặt ra ranh giới cho các hành vi đã xử sự của đối tượng, đặc biệt khi các ranh giới đó đặt nó vào một tình thế nguy hiểm. Một số vấn đề cần được thảo luận và giải quyết:

  • + Nếu người điều trị bắt ngừng dùng ma túy và phải điều trị thì đối tượng có thể nghĩ rằng mục tiêu của thầy thuốc điều trị là cưỡng bức, kiểm tra đối tượng.

  • Nếu trái lại vấn đề đó không đặt ra, thì đối tượng có thể nghĩ rằng người điều trị không quan tâm đến đối tượng và không thể hi vọng một thay đổi nào.

  • + Sự tạo lập các ranh giới có vai trò cố gắng và khôi phục một khoảng tâm trí bên trong có thể dễ dàng tạo dựng các xung đột chuyển di ( Jeammet, 1987 ) mà nó có thể hoạt hoá một số mặt.


Tiếp cận nhận thức đề ra những phương pháp có ích để đề cập và làm biến đổi các tư duy loạn chức năng liên quanđến ma túy, quan niệm về bản thân và các mối quan hệ. Những vấn đề trên góp phần vào một quá trình trị liệu thuộc cảm hứng phân tích trội.


Được sử dụng đơn độc, các phương tiện này có thể cho phép thu được các thích ứng hời hợt với các mong đợi của thầy điều trị, tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức cái mà Winnicott đã gọi là cái tôi giả (Faux – self )


2. TRỊ LIỆU TÂM LÝ GIA ĐÌNH:

  • - Liệu pháp gia đình giúp cha mẹ biết cách giáo dục và theo dõi con cái một cách hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ do không biết cách giáo dục đã đẩy con cái thêm vào con đường nghiện ngập, do bất mãn, do nuông chiều nhiều lý do khác.

  • -  Cần giúp đỡ gia đình biện pháp giáo dục tuỳ thuộc từng đối tượng , tuỳ thuộc từng hoàn cảnh nhất là đối với những gia đình có vấn đề phức tạp giữa cha mẹ cần làm cho cha mẹ xích lại gần nhau bằng cách giúp họ xác định những trách nhiệm và hậu quả đối với con cái để họ hợp tác thực hiện các mục đích đề ra. Khi các hành vi của người nghiện khả quan hơn thì cácxung đột giữa cặp cha mẹ lại có thể cải thiện diễn biến tốt hơn.

  • -  Tiếp cận hành vimục đích nhằm cải thiện sự quan hệ trong gia đìnhcải thiện các vấn đề giữa các thành viên trong gia đình và mặc nhiên tạo một số nguyên tắc ứng xử giữa đối tượng và cha mẹ, cùng thân nhân của đối tượng cai nghiện ma túy.

  • -  Tiếp cận phân tâm giới hạn nói chung ở chỗ cố gắng ngăn ngừa đối tượng khỏi bị ảnh hưởng của xung đột gia đình để có thể đạt tới trị liệu cá nhân. Các khó khăn khi làm giảm các xung đột trong các mối quan hệ luôn đòi hỏi việc kết hợp sự cải thiện các mối quan hệ trong gia đình và các phương thức trị liệu cá nhân.


3. TRỊ LIỆU TÂM LÝ NHÓM:

  • - Các nhóm bạn bè đối tượng và các nhóm cha mẹ phải được hướng dẫn để hiểu biết nguyên nhân và hậu quả các hành vi nghiện ma túy, các khó khăn về tâm lý và các vấn đề liên quan giữa các nhân với những người chung quanh việc nâng đỡ của nhóm làm giảm các thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của đối tượng.


  • -  Trị liệu nhóm sử dụng các biện pháp đấu tranh trực tiếp chống các tư tưởng, các hành vi nghiện ngập, chống lại sự nài xin sử dụng chất ma túy. Ngoài ra, còn giúp đỡ đối tượng nâng cao kỹ năng xã hội tạo quan hệ, sự giao tiếp giải quyết các vấn đề giữa con người và con người .


4. CHIẾN LƯỢC TRỊ LIỆU:

  • - Các nghiên cứu so sánh và các theo dõi tình trạng điều trị kéo dài (rất ít) nênkhông biết rõ hiệu quả tương đối hiệu quả dài hạn của các phương pháp trị liệu.


  • - Việc điều trị chứng nghiện ma túy cần thiết phải kết hợp nhiều loại can thiệp khác nhau, kể cả trị liệu cá nhân và tại cộng đồng.


  • - Các tác động xã hội, nhằm đấu tranh chống các hành vi nghiện ma túy tiếp tục sử dụng ma túy.


  • -  Trị liệu gia đình thường không đủ nhưng phương pháp trị liệu này cần thiết phải giải phóng thanh thiếu niên khỏi các xung đột gia đình, để cho phép đối tượng chấp nhận một trị liệu cá nhân.


  • -  Điều trị cá nhân đối tượng phải được thông báo về sự diễn biến của gia đình. Việc điều trị và theo dõi gồm một nhóm điều trị gồm nhiều ngành: y tế – giáo dục – xã hội – quản lý – dạy nghề thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đócần đặt nặng phương thức trị liệu nhóm.


  • -  Việc điều trị – phục hồi cần một thời gian tương đối dài do tính chất bệnh lý phức tạp. Đối tượng cần sự điều trị của nhiều người với nhiều chức năng khác nhau nên dễ bị tình trạng phân cắt. Do đó, cần phải có sự thống nhất trong cùng một nhóm điều trị và có chiến lược điều trị cho từng đối tượng cai nghiện ma túy.


B. TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

I. MỤC ĐÍCH

Giúp cá nhân giải quyết  một số vấn đề khó khăn nhất thời về cảm xúc, tâm lý (tư vấn khủng hoảng). Hình thức này có thể dành cho bất kỳ học viên nào có vấn đề khó khăn trong thời gian đang điều trị tại Trung TâmThời gian và mục tiêu có giới hạn và được định hướng theo vấn đề.


Giúp cá nhân học viên tự hiểu mình, tự đánh giá và tự thực hiện tiến trình thay đổi hành vi - nhận thức, hướng tới tái thích nghi với hoàn cảnh sống của bản thân mình. Hình thức này dành cho những học viên có những khó khăn mang tính chất kéo dài: mâu thuẫn gia đình, trở ngại trong việc học, việc làm, tình cảm cá nhân ….  Thời gian và mục tiêu có định hướng dài hạn.


Giúp học viên có kiến thức hiểu biết về những tác hại của ma túy, quá trình hồi phụccác yếu tố bảo vệ cũng như những yếu tố nguy cơ dẫn đến tái nghiệnNội dung này luôn được lồng ghép vào trong nội dung tư vấn cá nhân cho mọi đối tượng tham gia tư vấn.


Trị liệu tâm lý hỗ trợ cho các đối tượng có các rối loạn tâm lýnhư lo âu, trầm cảm, ám ảnh … (Có kết hợp hội chẩn với bộ phận y tế của Trung Tâm để chỉ định dùng thuốc khi thật sự cần thiết).

Tư vấn cá nhân cũng có thể được thực hiện như bước đầu chuẩn bị cho học viên tham gia vào tư vấn nhóm. Tư vấn cá nhânlà một  tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa người nghiện ma túy với nhân viên điều trị để nhằm mục tiêu:

  • - Thấu hiểu tình trạng của người nghiệncảm giác, nhận thức, hành vi.

  • - Qua đó thúc đẩy thành công người nghiệntham gia việc điều trị.

  • - Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiệnthì điều làm tư vấn cá nhân được.


II. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP PHẢI KHI LÀM TƯ VẤN CÁ NHÂN:

Trong giai đoạn đầu của điều trị, tư vấn cá nhân rất khó khăn vì những hiện tượng rối loạn tâm lý của bệnh nhân thông thường như sau:

  • - Nhớ ma túy vô cùng.

  • - Trong lòng muốn bỏ điều trị.

  • - Nhớ nhà, buồn chán, cô đơn.

  • - Bị giam lỏng trong Trung Tâm, không có tự do như trước.

  • - Khó khăn trong việc chung sống tập thể. Trước đây thế giới của bệnh nhân là ma túy, bây giờ không còn ma túy, bắt đầu giao tiếp với người khác bước đầu không quen.


Một khó khăn luôn xảy ra trongsuốt quá trình điều trị phục hồi do bởi điều kiện của người nghiện, ví dụ:

  • - Động cơ điều trị là do xã hội hay gia đình bắt buộc.

  • - Nhận thức sai lầm, lệch lạctrên nhiều khía cạnh.

  • - Khả năng giao tiếp kém.

  • - Khả năng diễn tả vấn đề của mình kém.

  • - Thiếu lòng tin, sống co rút  và luôn luôn đề phòng người khác.

  • - Thiếu thành thật, nói dối quanh co

  • - Không tự trọng.


Vượt qua được tất cả những khó khăn trên, thúc đẩy được một người nghiện tự nguyện tham gia điều trị là thành công của nhà tư vấn tâm lý.


III. NHỮNG KỸ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Tư vấn cá nhân là điều ai cũng có thể làm với người nghiệntừ người đơn giãn với những lời nói mộc mạc, đến người tinh tế nhạy bén trong nhận thức. Nhưng để tư vấn thành công, tức là thúc đẩy được quá trình điều trị, tư vấn cũng cần một số điều kiện:

1. QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU LÀ LẤY ĐƯỢC LÒNG TIN CỦA NGƯỜI NGHIỆN:

Thời gian dài sử dụng ma túy làm cho đối tượng bất cần đời, không tin ai. Nếu như được họ tin cậy, nhân viên tư vấn đã đi được hơn nửa đường công việc. Cách lấy lòng tin của ta gồm:

  • - Đồng cảm với họ: hãy đặt mình vào vị trí hoàn cảnh người nghiện, từ đó mới cảm nhận đau đớn họ đang chịu đựng.

  • - Biết lắng nghe họ nóiđể từ đó tìm ra những điểm trọng yếu trong vấn đề phức tạp của họ. Nếutư vấn nói nhiều hơn bệnh nhân, có nghĩa là ông ta không còn cơ may hiểu biết.

  • - Tích cực quan tâm đến vui buồn của họ, hãy để cho họ cảm nhận rằng: nhân viên điều trị rất lo âu về họquan tâm đến cuộc đời họ.

  • - Thiết lập một quan hệ tốt với bệnh nhân và giúp họ ngay khi có thể giúp đỡ được.


2. NẮM VỮNG TÂM SINH LÝ của họ để biết được thời điểm họ thay đổi nhận thức. Đây là điều khó khăn nếu nhân viên điều trị không gần gũi và thân thiết người nghiện nghe họ bộc bạch,tâm sự.


3. BIẾT CÁCH LỢI DỤNG NGHỊCH CẢNH CỦA HỌ VÀ NỘI QUI CHẶT CHẼ trong Trung Tâm để hướng bệnh nhân cộng tác với điều trị.

Nếu một bệnh nhân thực sự chưa muốn thoát ra khỏi ma túy, người tư vấn nên gợi cho bệnh nhân rằng: họ sẽ tiếp tục nghiện thì sẽ được gì?


4. NHẬN BIẾT ĐƯỢC NHỮNG ĐIỂM MẠNH, NHỮNG SỞ TRƯỜNG của người nghiện để nhắc nhở họ rằng: họ vẫn là người đầy đủ khả năng sống và làm việc như một người bình thường không có ma túy.


5. BIẾT LẮNG NGHE những ý kiến phản hồi của người nghiện về cách thức tiếp cận vấn đề của mình.


6. TẠO RA CHO NGƯỜI NGHIỆN NHỮNG THỬ THÁCH từ nhỏ đến lớn để tăng dần chí phấn đấu và lòng tự trọng của họ.


7. BIẾT CÁCH CỔ VŨ, KHÍCH LỆ bệnh nhân khi họ làm tốt, chia sẻ an ủi khi họ có cố gắng mà vẫn chưa làm tốt được.


8. SAU CÙNGNẾU NGƯỜI NGHIỆN KHÔNG THỂ CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI của họ được, hoặc CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG, nhà tư vấn phải hiểu tại sao.Chuyển đổi là một quá trình khoa học nhiều cơ sở để dự đoán trước.


IV. TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Phương pháp tâm lý liệu pháp phân tâm thường được đề nghị sử dụng đối với đối tượng nghiện ma túy. Các xung đột về lệ thuộc hoạt hóa nhanh  trong quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc.


Các biểu hiện rối loạn tâm sinh lý đe dọa cắt đứt việc chữa bệnh khi thầy thuốc đang điều trị bàng quan và thiếu thông cảm có thể nghĩ rằng đối tượng có thể đe dọa ảnh hưởng chung quanh.


Điều chỉnh mối quan hệ để thích ứng với các thái độ trái ngược và hai chiều của đối tượng không  đủ.


Đối tượngthường: Biểu hiện trực tiếp  haygián tiếp các cảm nghĩ thù nghịch do đó các mục tiêu là việc xác định thảo luận làm rõ kế hoạch đối phó nhằm giáo dục ngăn chặn khi có biểi hiện chống đối.


C. TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

I. MỤC ĐÍCH:

Giúp các thành viên khác nhau trong gia đình của học viên hiểu rõ những vấn đề liên qua đến ma túy, tác hại của ma túy, quy trình cai nghiện – phục hồi, nội quy và hoạt động của Trung Tâm. Hình thức có thể áp dụng: tư vấn cho gia đình từng học viên hoặc tư vấn nhóm gia đình (của nhiều học viên).


Giúp gia đình tiếp nhận học viên trở vềsau quá trình điều trị tại Trung tâm: Biện pháp ngăn ngừa sử dụng ma túy: các yếu tố bảo vệ, các yếu tố nguy cơ , kỹ năng hỗ trợ người nghiện chống nguy cơ tái nghiện và giúp họ từng bước tái hoà nhập cộng đồng.


Tư vấn gia đình khi cần giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên (thông thường cần có sự tham gia của người nghiện và các thành viên liên quan ).


II. TƯ VẤN CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Gia đình đóng vai quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy: việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm bệnh lý của cha mẹ, các mối quan hệ vợ chồng, các mối quan hệ cha mẹ con cái là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhauRối loạn các yếu tố này, có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các yếu tố khác.


Việc dùng ma túy của thanh thiếu niên cũng có thể là thái độ phản ứng lại mối quan hệ hay tâm bệnh lý của cha mẹ đối tượng không đồng ý. Do đó vấn đề tư vấn cho gia đình người nghiện ma túy là một vấn đề khó khăn và đề nghịngười tư vấn cần phải làm rõ.


1. GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY:

Không ít trường hợp có gia đình hơn hai người sử dụng hoặc buôn bán ma túy cùng lúc. Đây là một vấn đề rất khó khăn cho công tác điều trị khi rời trung tâm về. Khả năng tái nghiện hầu như chắc chắn.


Trong gia đình nếu có hơn 2 anh chị em nghiện ma túy mà chỉ có một người chịu cai nghiện thì việcphục hồi rất khó khăn. Trong trường hợp này phải :

  • -  Xem xét hoàn cảnh gia đình đối tượng cùng những ảnh hưởng của nó tới cơ hội phục hồi của đối tượng.

  • -  Động viên tất cả những thành viên trong gia đình,nhất là những người có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đối tượng.

  • -  Phải tính đến một môi trường khác, nếu trở về gia đình việc chống tái nghiện bị đe doạ.


2. CHA MẸ SỬ DỤNG MA TÚY:  

Khi cha mẹ một hoặc hai sử dụng ma túy – việc cai nghiện của đối tượng vô cùng khó khăn : hai nhân tố bảo vệ đã mất mộthoặc cả hai. Cha mẹ nghiện thì không thể giúp đỡ về tình cảm cũng nhưđạo đức cho con mình.. Trong trường hợp này phải :

  • - Nói rõ với cha mẹ, nếu muốn con cái họ từ bỏ được ma túy, trước tiên họ phải cai nghiện.

  • - Nếu không thể tạo ra được một môi trường gia đình tốt cho đối tượng, thì khi về cần nghĩ đến việc để đối tượng cai nghiện sống với những người thân khác.


Các nghiên cứu về các chất ma túy của Needle và ctv ( 1988 ) thấy các bà mẹ (chứ không phải các ông cha) sử dụng ma túy thì con cái thường dùng chất ma túy nhiều hơn các thanh thiếu niên có mẹ không dùng ma tuý.


Các yếu tố khác có thể tăng nguy cơ dùng ma túy ở con cái các người nghiện rượu và nghiện ma túy: do bị ngược đãi, bạo hành, bị bỏ rơi.


Ở New York năm 1987, 64% số trẻ em bị ngược đãi và bỏ rơi liên quan đến lạm dụng ma túy hay rượu ( Chasnoff, 1988 ). Khi có vấn đề, cả gia đình ở trong tình trạng mất thăng bằng, sinh hoạt gia đình bị rối loạn.


3. HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH QUÁ KHÓ KHĂN VỀ KINH TẾ:

Người nghiện ma túy thuộc thành phần nghèo khó thường cha mẹ ít quan tâm đến việc điều trị cho con cái. Họ giao phó tất cả cho Nhà Nước, hoặc các Trung tâm cai nghiện dễ dàng bỏ điều trị ngay khi con cái họ có yêu cầu.


Trong trường hợp này cần giải thích với gia đình người nghiện về những tác hại và lợi ích của việc cai nghiện nhằm mục đích lôi kéo sự tham gia của gia đình vào việc điều trị.  Gia đình phải được thừơng xuyên thông báo tiến trình điều trị của đối tượng nhằm kích thích sự quan tâm của gia đình đối với con cái.


Nếu có điều kiện kêu gọi sự hỗ trợ của xã hội giúp đỡ họ bằng những biện pháp cụ thể, để họ có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu điều trị.


4. THÁI ĐỘ CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI NGHIỆN MA TÚY:

Một số gia đình khi biết con cái nghiện ma túy cócảm giác bất lực, xấu hổ, thất bại, thiếu bổn phận và rất ngại để lộ vấn đề này ra ngoài gia đìnhVì những suy nghĩ này – cha mẹ không có hành động thích hợp bằng cách chỉ  cho con cái họ điều trị tại gia đình, mời thầy thuốc về nhà cai nghiện thay vì đến các trung tâm cai nghiện.


Trong truờng hợp này, công tác tư vấn giúp đỡ cho các bậc cha mẹ hiểu rõ tác hại và hậu quả của việc sử dụng ma túy nếu để tình trạng nghiện ngập con em họ kéo dài sẽ càng thêm tác hại và càng làm gia đình họ thêm tan nát.


5. TÂM BỆNH LÝ CỦA CHA MẸ:

Các đối tượng nào có cha hay mẹ mắc một bệnh tâm trí thường có khuynh hướng sử dụng ma tuý nhiều hơn người khác ( Choquet và ctv., 1990 ). Trường hợp cha mẹ bị trầm nhược thì con cái có nguy cơ dễ sử dụng các chất ma túy.


6. SỰ ĐỔ VỠ CỦA GIA ĐÌNH:

Sự phân ly gia đình do chết, ly thân hay ly dị là một nhân tố nguy cơ của lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên.


Một số đối tượng đã nghiện ma túy vì những tổn thương tình cảm phát sinh từ gia đình, do đỗ vỡ của cha mẹ. Việc cha mẹ chia tay thường đi kèm với những bất hoà, xích mích.


Một trong những hậu quả của gia  đình tan vỡ là sự buông lỏng kỷ luật trong gia đình, khiến cho trẻ em vượt ra ngoài quản lý của cha mẹ.


Có những trường hợp đối tượng đã sử dụng ma túy như một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân của cha mẹ bằng cách nghiện để buộc cha mẹ thôi bất hoà mà quan tâm đến đối tượng hơn.


Anh hưởng của việc gia đình tan vỡ đối với vấn đề lạm dụng ma túy của đối tượng cần phải được giải quyết trong quá trình điều trị. Nhân viên tư vấn cố gắng giúp đối tượng chấp nhận vấn đề và phải trang bị cho đối tượng những tư tưởng ổn định khi rời trung tâm về sống với một trong hai người.


Việc sử dụng ma túy gấp 2 lần nhiều hơn trong các gia đình bị tan vỡ (Leselbaum và ctv, 1984). Các gia đình bị tan vỡ có số người sử dụng ma túy nhiều hơn so các người gia đình có hạnh phúc.


7. GIA ĐÌNH KHÔNG HOÀ THUẬN:


Sự bất hoà của cha mẹ liên quan đến việc dùng ma túy ở tuổi thanh thiếu niên. Nadier và ctv (1981) thấy có sự quan hệ không tốt giữa cha mẹ ngày càng làm tăng tần suất sử dụng ma túyCha Mẹ cãi nhau thường xuyên sẽ khiến con cái sử dụng ma túy hơn.


Một người nghiện ma túy thường gây nên những đổ nát trong gia đình. Sau bao năm cố gắng chung sống và chịu đựng với người nghiện, gia đình luôn luôn sống trong tình trạng bất hoà, xáo trộn nhiều mặt.


Nếu gia đình trước đó đã gặp nhiều khó khăn, tình trạng nghiện của đối tượng làm cho gia đình càng trở nên tồi tệ hơn.


Một gia đình bất hoà sẽ khó lòng nhất trí với trung tâm về biện pháp cai nghiện cho đối tượng. Các thành viên quan trọng trong gia đình này thườngcó những quyết định mâu thuẫn nhau làm chochương trình điều trị bị phá hoại, săn sóc hậu cai không thực hiện được.


Trong một số trường hợp khác, người nghiện bị giằng co giữa các thế lực trong gia đình và họ thường lợi dụng khe khở này để bỏ dở điều trị. Với các gia đình này, nhân viên tư vấn phải :


- Thông qua người nghiện, người điều trị phải nắm được một cách sâu sắc động cơ gây ra bất hoà trong gia đình họ. Vấn đề sau đó là giúp đối tượng thoát ra khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía gia đình không ổn định của học viên.


- Tìm ra người nào có ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình, hướng họ đếncộng tác với chương trình điều trị như một trợ thủ cho trung tâm.


8. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI:

a)Phong cách giáo dục:

Leselbaum và ctv (1984) thấy có sự liên quan giữa sử dụng ma túy và kiểm tra của gia đình : các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi và việc học tập của họ.


Trong nghiên cứu của Barnes và Windle (1987), cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn. Tỷ lệ Thanh thiến niên sử dụng ma túy cao ở những người có cha mẹ lơ là tình cảm


b)Các mối quan hệ tình cảm:

Quan hệ xung đột ở cha mẹ luôn luôn ảnh hưởng lớn đến số thanh thiếu niên sử dụng ma túy. Sự thương yêu giữa cha mẹ giảm việc dùng ma túy ở thanh thiếu niên.


Các hậu quả của các mối quan hệ với cha và mẹ đã được biệt hoá. Kandel và ctv (1978) báo cáo rằng sự thiếu thốn tình cảm cần thiết củacha ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy. Brook và ctv (1981) xác nhận rằng một mối quan hệ nồng ấm với cha làm giảm việc sử dụng các chất ma túy. Trong nghiên cứu của Mellinger và ctv (1975), các thanh niên sinh viên không sử dụng ma túy cảm thấy gần gũi với cha họ hơn và có ít xung đột với cha. Các học  sinh trung học có dùng chất ma túy với liều cao đã nêu lên sự bàng quan của người cha trong 18% trường hợp (Dandson và Choquet 1980).


Việc nuông chiều của người mẹ liên quan với các nguy cơ sau này của việc dùng thuốc lá, rượu và ma túySự nuông chiều của mẹ với thanh thiếu niên tạo điều kiện xấu cho việc xử dụng các chất ma túy (Brook và ctv 1989). Các thanh thiếu niên đang điều trị tại các trung tâm cai nghiện ma túy theo nghiên cứu của Denoff (1988) cho rằng các bà mẹ hay chen vào nhiều vấn đề không phù hơp. Schwartz và ctv (1990) đã đánh giá về xúc cảm quá đáng của người mẹ : mức độ cao về xúc cảm bộc lộ của bà mẹ liên quan đến một nguy cơ nhân lên 3 lần về trầm nhược, lạm dụng ma túy hay các rối loạn hành vi ở trẻ em.


9. CÁC HÀNH HẠ VỀ CƠ THỂ VÀ TÌNH DỤC:

Các hành hạ về thể xác và tình dục thường kết hợp với lạm dụng và lệ thuộc ma túy của thanh thiếu niên : Cavaiola và Schiff (1989) đã khảo sát trong 500 thanh thiếu niên cai nghiện ma túy, thấy 15% trường hợp bị hành hạ về thể chất, 6% bị hành hạ về tình dục, 5% loạn luân kết hợp với hành hạ thể chất, 5% loạn luân không có hành hạ thể chất.


Trong nghiên cứu Edwal và ctv (1989), 597 thanh thiếu niên được điều trị vì lạm dụng ma túy, tự khai là nạn nhân của các vụ hành hạ tình dục trong và ngoài gia đình : 7,2% trường hợp bị hành hạ tình dục trong gia đình, 7,9% trường hợp bị hành hạ tình dục ngoài gia đình .


Các thanh thiếu niên nghiện ma túy nạn nhân của các hành hạ tình dục biểu hiện các rối loạn tâm bệnh lý nặng hơn đặc biệt  một tần suất lớn hơn về các hành vi tự sát : ý định tự sát đã được thực hiện trên 56,5 nạn nhân của tệ loạn luân, 35,7% nạn nhân của tệ hành hạ tình dục ngoài gia đình, so với 20,4% số thanh thiếu niên nghiện ma túy không phải là nạn nhân của các hành hạ tình dục.


III. TRỊ LIỆU TÂM LÝ GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Là phương thức được sử dụng để giúp gia đình giảm các xung đột và tăng cường trách nhiệm của các thành viên. Quá trình này dựa trên giả thuyết rằng các hoạt động giúp đỡ của nhân viên tập trung vào lĩnh vực gia đình, không phải chỉ với một cá nhân nào khác. Đơn vị cần thay đổi là gia đìnhTất cả các thành viên trong gia đình đều cần tham gia vào các hoạt động thay đổi. Các yếu tố cơ cấu, mối quan hệ giữa các thành viên rất quan trọng. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng vào kết quả trị liệu, vìcả gia đình được xem như là một hệ thống, bao gồm nhiều nhân tố, nhiều cá nhân có điều kiện hỗ trợ tốt nhất. Vì thế, mục đích trong quá trình này là giúp cho cả gia đình lấy lại được thăng bằngtăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh sự hoà hợp, và hoàn thiện các mối quan hệ.


Hiện nay có rất nhiều lý thuyết và phương thức  trị liệu gia đình. Nhân viên điều trị có thể làm việc với một hay nhiều thành viên trong gia đình vào những lúc khác nhau và chú trọng vào những quan hệ trong gia đình, gồm vấn đề như sau :


1/ NHẬN ĐỊNH TÌNH HUỐNG: nhân viên điều trị nhận định tình huống của toàn thể gia đình: cơ cấu, tiểu sử, mối quan hệ, vấn đề hiện nay và cácnhu cầu – qua từng quan niệm của mỗi thành viên vì mỗi thành viên có thể có cách nhìn khác nhau về cùng một vấn đề.


2/ XÁC ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ: khi gia đình đến tìm sự giúp đỡ , họ thường có một cách nhìn của riêng họ về nguyên nhân tính chất của vấn đề. Vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn khi ta xem xét quan niệm và nhu cầu khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Thường khi, nhân viên phải giúp gia đình xác định lại vấn đề với nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau.


3/ NHẬN ĐỊNH NHU CẦU CẦN THAY ĐỔI: vì các thành viên trong gia đình có cách nhìn nhận khác nhau, nhân viên cần giúp gia đình xem xét lại nhu cầu của mỗi cá nhân cũng như của toàn thể gia đình và đặt mục tiêu cụ thể. Đôi khi các thành viên có những mục tiêu đối lập lẫn nhau.


4/ XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN HỔ TRỢtrong và ngoài gia đình : nhân viên giúp gia đình nhận định những tiềm năng trong gia đình và các nguồn hỗ trợ ngoài gia đình.


5/ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THAY ĐỔI: nhân viên điều trị sử dụng một số các kỹ thuật như thảo luận, hồi tưởng diễn lại tình huống, bài tập thay đổi hành vi v.v. để tạo sự thay đổi trong hệ thống gia đình. Sự thay đổi có thể nhắm vào cơ cấu, mối quan hệ cụ thể, và sự tác động qua lại hoặcmột số hành vi cụ thể .


6/ ĐÁNH GIÁ, KẾT THÚC VÀ THEO DÕI: nhân viên điều trị giúp gia đình nhận định và đánh giá các thay đổi, trong từng cá nhân và trong gia đình, và giúp họ chuẩn bị tinh thần cho những tình huống khó khăn có thể xảy ra trong tương lai. Đôi khi cũng cần có sự theo dõi sau khi kết thúc để xác định mức độ tiến triển.


Phương thức này có nhiều kỹ thuật khác  nhau, và thời gian trị  liệu cũng tuỳ thuộc theo tính chất và mức độ của vấn đề khó khăn của gia đình.

  • - Các trị liệu tâm lý gia đình giúp cha mẹ biết cách giáo dục và theo dõi con cái một cách hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ do không biết cách giáo dục đã đẩy con cái thêm vào con đường nghiện ngập, do bất mãn, do nuông chiều và nhiều lý do khác.


  • - Cần giúp đỡ gia đình biện pháp giáo dục tuỳ thuộc từng đối tượngtuỳ thuộc từng hoàn cảnh nhất là đối với những gia đình có vấn đề phức tạp giữa cha mẹ khi giữa cha và mẹ có những đỗ vỡ cần làm cho cha mẹ xích lại gần nhau bằng cách giúp họ xác định trách nhiệm và hậu quả đối với con cái để họ hợp tác thực hiện các mục đích đề ra. Khi các hành vi của người nghiện khả quan hơn thì các xung đột giữa cặp cha mẹ lại có thể cải thiện diễn biến tốt hơn.


  • Tiếp cận hành vi, mục đích nhằm cải thiện sự quan hệ trong gia đình, cải thiện các vấn đề giữa các thành viên trong gia đình và mặc nhiên tạo một số nguyên tắc ứng xử giữa đối tượng và cha mẹ, cùng thân nhân của đối tượng cai nghiện ma túy.


  • Tiếp cận phân tâm giới hạn nói chung ở chỗ cố gắng ngăn ngừa đối tượng khỏi bị ảnh hưởng của các xung đột gia đình để có thể đạt tới trị liệu cá nhân. Các khó khăn khi làm giảm các xung đột trong các mối quan hệ luôn đòi hỏi sự kết hợp việc cải thiện các mối quan hệ trong gia đình và các phương thức trị liệu cá nhân.


D. TƯ VẤN VÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHÓM NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Trị liệu tâm lý nhóm và tư vấn nhóm có nhiều điểm tương đồng trong trình tự tiến hành. Mặc dù cùng chung mục đích là điều trị. Tư vấn tâm lý nhóm nhấn mạnh vào những hành vigắng công gọt dũa và thay đổi chúng. Còn trị liệu tâm lý nhóm có tính chất đi sâu hơn vào nội tâm người nghiện, hướng vào việc điều chỉnh những vấn đề có tính chất bản chất, những xung đột của bệnh nhân về phương tiện cảm xúc. Tuy khác nhau về phương thức giải quyết nhưng các bước chuẩn bị lại giống như nhau, và nhân viên điều trị làm trưởng nhóm có thể hướng dẫn nhóm theo hướng tích cực thấy cần thiết.


Bước 1: Nội dung bước 1:

1.1 Những yêu cầu của nhân viên điều trị.

1.2 Đặt ra những ý muốn của từng học viên.

1.3 Quy định thời gian sinh hoạt.

1.4  Quy định tiêu chuẩn của tiêu chuẩn thành phần – tổ chức.

1.5 Nội quy nhóm.

1.6 Những quy định cho một môi trường an toàn gồm các yếu tố:

  • - Mọi thông tin trong nhóm không được phổ biến ra ngoài cho các học viên khác biết.

  • - Mọi lời nói hành động đều phải có tính cách xây dựng, giúp đỡ, không được mang tính chất đả phá, chỉ trích, triệt hạ nhau.

  • - Nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị chuyển ra nhómmang tính chất đối đầu cao hơn.

  • - Mọi tâm tư, nguyện vọng của thành viên đều được nhân viên điều trị tận tình giúp đỡ. Nếu vượt ra khỏi thẩm quyền, sẽ chuyển đến cấp cao hơn để đảm bảo rằng mọi nguyện vọng đúng đắn của học viên sẽ được giải quyết.


Bước 2: Biện pháp hoạt động:

  • Những vấn đề cần đề cập.

  • - Biện pháp để xây dựng chỉnh đốn hành vi cho nhau.

  • - Biện pháp kỷ luật đối với thành viên ngoan cố (hình phạt nặng nhất là đuổi khỏi nhóm – nghiêm trọng hơn thì sẽ bị xử phạt cấp Trung Tâm).


Bước 3: Nội dung điều trị:

  • - Trình bày những vấn đề thiết thực, có nội dung tốt, nêu lên những nhân tố điển hình người khác noi gương.

  • - Đặt ra những vấn đề đòi hỏi học viên phải động não, xử lý. Qua đó bộc lộ được nội tâm và hành vi.


Quy định cho cả nhóm được biến thành một nội quy sinh hoạt, nhấn mạnh vào:

  • a) Phải tôn trọng lẫn nhau.

  • b) Phải trách nhiệm với nhau.

  • c) Chú ý lắng nghe và có sự thông cảm nhau

  • d) Thấy rõ và phát hiện những điều chưa tốt

  • e) Luôn luôn xây dựng lẫn nhau


Khuôn khổ chương trình điều trị đề cập đến những vấn đề như sau:

  • - Những triển vọng về giải pháp chữa trị

  • Những triển vọng về bệnh nhân nghiện ma túy.

  • Thời gian hoạt động của nhóm.

  • Những quy định tham gia nhóm

  • Những quy định chăm sóc

  • Những quy định về an toàn

  • Những vấn đề về thành phần nhóm


1. AN TOÀN:

An toàn đề cập đến hệ thống các quy định nhằm quản lý :

  • - Những hành vi đúng đắn (bằng lời).

  • - Các điều kiện theo đó một người sẽ bị chuyển ra khỏi nhóm (nếu có  hành vi bạo lực đối với các thành viên khác) và phải đổi qua nhóm khác có những điều kiện khắc khe hơn.

  • - Các điều kiện đảm bảo giữ kín các thông tin của các thành viên trong nhóm.

  • Tâm tư của các thành viên trong nhóm sẽ được sự giúp đỡ thông qua các nhân viên điều trị hoặc bởi các thành viên khác trong nhóm.


2. THÀNH PHẦN CỦA NHÓM:

Các nhóm được hình thành từ những người có đặc điểm tương tự (không giống nhau) có kết quả cai nghiện giống nhau. Các nhóm người nghiện là không đồng nhất.


3. QUY MÔ CỦA NHÓM: Các nhóm thường vào khoảng từ 5 – 15 thành viên.


4. PHÂN LOẠI NHÓM:

CÁC NHÓM “ ĐÓNG ”: Gồm khoản 10 thành viên cùng lứa tuổi, giới, có những đặc điểm tương tự nhau. Hình thức nhóm đóng này được sử dụng cho những mục tiêu được xác định trước và thời gian sinh hoạt không dài ngày. Nhóm trưởng là nhân viên điều trị có cá tính cương quyết.


CÁC NHÓM “ MỞ ”: Gồm khoản 30 thành viên, có thể thu nhận thành viên mới, và các thành viên  có thể được đưa sang các nhóm đóng do một yêu cầu điều trị có mục tiêu rõ rệt.


Khi các nhóm mở này được sử dụng cho các chương trình điều trị kéo dài, nếu cần nhóm mở vẫn phải được đối phó như nhóm đóng. Sinh hoạt của nhóm có thể tuần 3 lầnhoặc hàng ngày dưới hình thức thảo luận hay bài giảng. Đặc điểm của nhóm đóng là đối chất, đấu tranh (Trưởng nhóm là nhân viên điều trị có chuyên môn tâm lý, hiểu biết đối tượng).


5. CÁC GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG:

5.1 BƯỚC ĐẦU CÁC THÀNH VIÊN ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG, biết cách tham gia vào chương trình.

5.2 SAU ĐÓ PHÁT HIỆN – GIẢI QUYẾT là những mâu thuẫn, những sai phạm, những chống đối  để sửa chữa cho nhau.


Về phương tiện điều trị, nhóm là đại diện cho một xã hội, một môi trường sinh hoạt nhỏ. Mọi sinh hoạt trong nhóm dần dần giúp cho học viên hiểu biết về mặt xã hội để sửa đổi hành vi. Mỗi thành viên trong nhóm sau một thời gian điều trị có thể là người dự báo tốt nhất về sự thành công hay thất bại trong mỗi mô hình điều trị. Một câu tục ngữ Pháp phát biểu: "Cho tôi biết bạn anh là ai tôi sẽ biết anh là người như thế nào”. Thật vậy sự thành đạt của một thành viên trong nhóm có thể phản ánh sự thành công của nhóm, và sự tái hoà nhập cộng đồng chỉ có thể tốt lành một khi người nghiện có những kỹ năng đầy đủ về mặt xã hội.


6. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC SINH HOẠT NHÓM:

  • Liên hệ

  • Tôn trọng lẫn nhau

  • Tập trung chú ý

  • Quan tâm một cách có trách nhiệm

  • Chú ý lắng nghe

  • Sự cảm thông


Trao đổi thông tin với ý thức xây dựng mà những thông tin này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với các thành viên trong nhóm. Sự nhận diện, phát hiện các vấn đề có liên quan.


I. TƯ VẤN NHÓM CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nhóm là đại diện cho một xã hội thu gọn. Sửa đổi hành vi một cách tốt nhất là thông qua sự hiểu biết về mặt xã hội và thông qua các sinh hoạt trong nhóm. Mỗi thành viên là người dự báo tốt nhất về sự thành công hay không thành công của mỗi quá trình cai nghiện. Tái hoà nhập cộng đồng chỉ có thể xảy ra nếu bệnh nhân có hiểu biết đầy đủ về mặt xã hội.


1.ĐỊNH NGHĨA:

Tư vấn nhóm là một hình thức điều trị gồm một số những người nghiện hình thành một tổ chức trong đó :

  • Hành vi của mỗi thành viên được cả nhóm cùng biết.

  • - Các thành viên trong nhóm đều đồng đẳng và học tập lẫn nhau.


Sự tập hợp các đối tượng nghiện thành từng nhóm sinh hoạt riêng có một lợi ích nhất định trong quá trình điều trị.


1.1  Mỗi thành viên thể hiện sự hiện hữu cũng như nhận thức của mình bằng chính những phát biểu của mình trước tập thể.


1.2 Mỗi thành viên được nhóm đóng góp hiểu rằng họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác cũng như sửa chữa những khuyết điểm của họ.


1.3 Học viên được giúp đỡ để phân tích và nhận thức những hành vi bình thường và không bình thườnghành vi đúng sai. Họ được giúp đỡ để biết hành vi của chính mình thông qua sự phản hồi của những thành viên khác trong nhóm.


1.4 Học viên được học để hiểu rằng họ không phải là người xấu, họ có thể có những suy nghĩ, những tình cảm đúng đắn của mình để nhận xét giúp đỡ người khác trong cùng nhóm hoặc người ngoài nhóm. Như vậy qua tư vấn nhóm, hai phương diện chứa nguy cơ cao là nội tâm và quan hệ cá nhân sẽ được bộc lộ, sinh hoạt nhóm sẽ được bộc lộ, sinh hoạt nhóm sẽ đạt được một số yếu tố sau :


  • - Những hiểu biết thêm về bản thân mình cũng như các thành viên khác trong nhóm.

  • - Những hy vọng về tương laicuộc sống không có ma túy.

  • - Những hiểu biết về cuộc sống tập thể, những mối quan hệ đúng đắn giữa người và người.

  • - Lòng vị tha săn sóc lẫn nhau.

  • Học tập lẫn nhau.

  • Học tập kỹ năng xã hội hoá.Những cách sống sao với nhau cho hoà thuận

  • Học tập kỹ năng xử lý thông tin. Biết cách đánh giá và phát huy những hiểu biết đã qua.

  • Sự phấn chấn, hăng hái do sống trong môi trường lành mạnh

  • - Học tập về tình yêu thương gia đìnhtập thể và ngay cả cá nhân mình.

  • - Sẽ tạo được sự tự tin dần dần cho các học viên.

  • Sự bắt chước học tập lẫn nhau.

  • - Trong các yếu tố lợi ích do tư vấn nhóm đem lại, hai yếu tố học tập lẫn nhau hăng hái sống tác dụng mạnh mẽ nhất trongtác động chuyển đổi hành vi.


2. MỤC ĐÍCH CỦA TƯ VẤN NHÓM:

Trọng tâm của tư vấn nhóm là nhằm tập hợp những đối tượng học viên tích cực, có tiến bộ trong quá trình điều trị tại trung tâm để xây dựng một (hoặc nhiều) nhóm đồng đẳng, dùng sự tương tác nhóm, năng động nhóm để gây ảnh hưởng lên trên hành vi, nhận thức của từng cá nhân thành viên. Trọng tâm của sinh hoạt nhóm là phát triển kỹ năng quan hệ xã hộikỹ năng làm việc tập thểkỹ năng tự quảnbộc lộchia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.


Nguyên tắc: tất cả thành viên trong nhóm đều bình đẳng với nhau, phải hiểu biết hoàn cảnh của nhauxem vấn đề của từng thành viên như vấn đề chung mà nhóm cần phải giải quyết.


Nhóm đồng đẳng khi hoạt động tốt sẽ giúp hình thành một tập thể các hạt nhân tích cực góp phần thúc đẩy các học viên khác trong Trung tâm tham gia các hoạt động giáo dục và trị liệu.


Trong giáo dục các đối tượng nghiện ma túy, tư vấn nhóm rất quan trọng để thay đổi thái độ, hành vi và tạo điều kiện thay đổi lối sống. Thông qua sinh hoạt nhóm giúp các cá nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm để tạo sự thay đổi hành vi và thái độ, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, quyết tâm cai nghiện.


2.1 MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM:

Tăng cường sự gắn bó giữa các nhóm viên. Giúp các thành viên chia sẻ thông tin, nhu cầu giao tiếp, chia sẻ tâm tư tình cảm, tạo ảnh hưởng của mình đối với nhóm.


Giúp các cá nhân tăng cường khả năng xã hội hoátạo sự thay đổi hành vi, thái độ thông qua các hoạt động của nhómtăng tính tự trọng trong giao tiếpkhả năng hợp tácthực hành tương tác trong nhóm tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng.


Tạo sự thay đổi hành vi thái độ thông qua hoạt động nhóm, cácquy định trong nhóm để tạo sự thay đổi hành vi, thay đổi của mỗi cá nhân riêng lẻ.


2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Thông qua sinh hoạt nhóm giúp các thành viên nâng cao hiểu biết về các kiến thức tự nhiên và xã hộicách giao tiếp và ứng xử với bạn bè cùng có chung hoàn cảnh. Từ đó giúp các đối tượng cải thiện các quan hệ, tăng cường tính tự tin.


Giúp các đối tượng giải tỏa tâm lý tự titiêu cựctăng cường tính tự tin, xây dựng niềm tin chấp nhận cuộc sống mới.


Tạo ảnh hưởng kiểm soát nhóm tới hành vi cá nhân: qua quan sát thái độ, hành vi của các thành viên khác trong nhóm, kỷ luật do nhóm đặt ramỗi cá nhân sẽ phải tuân theo và rèn luyện tính kỷ luật.


Nhóm đem lại những tình huống đời thường, những tình cảm giữa những người có chung cảnh ngộ, thay thế những tình cảm đã bị mất mát do nghiện ngập gây nên.


Thông qua sinh hoạt nhóm các đối tượng sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm cai nghiện hoặc cách đối phó với những vấn đề khó khăn thường gặp trong cuộc sống.


II. TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHÓM NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

1.CÁC LOẠI NHÓM VÀ MỤC ĐÍCH:

1.1 NHÓM GẶP GỠ CƠ BẢN (BASIC ENCOUNTER GROUP):

Trong đời sống, người ta thường gặp nhau ở bề ngoài hời hợt, quan hệ xã giao. Nhóm này giúp các thành viên gặp gỡ nhau ở chiều sâu.


1.2 NHÓM LUYỆN TẬP (TRAINING GROUP):

Thường tư tưởng và ý kiến thì dễ bộc lộ hay diễn đạt ra nhưng phần tình cảm thì hay bị bế tắc (block) không bộc lộ ra được (nhất là ở xã hội VN) ; nó chỉ ngấm ngầm hoặc nghẹn lại nên nhóm này giúp ta phải cố gắng luyện tập (training)đểbộc lộ ra, đểtruyền thông được (communication).


1.3 NĂNG ĐỘNG NHÓM (DYNAMIC GROUP):

Mục đích của sự thành nhân là mục đích của nhóm:

  • - Tìm được một nhân cách thuần nhất(không bị khe hở nội tâm).

  • - Ý thức thực tại.

  • - Dám liều lĩnh trước những mới lạ của cuộc đời. Dám nói dù biết rằng đã bị phán xét, dù sẽ có thể nói hớ…

  • - Biết tự bộc lộ, thắng được kháng cự bên trong tađể khám phá và phát huy một sức mạnh trong chính mình hầu biết tự lập, chủ động và đứng vững môt mình.

  • - Biết truyền thông.


2. PHƯƠNG PHÁP:

2.1 CHÚ Ý TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ, chú ý trạng thái của những người đang có mặt.


2.2 ĐỐI THOẠI TAY ĐÔI, không được nói đến kẻ thứ 3 (3è personme) như anh ấy, anh ta .. Phải là nói tới, không nói lui (có thể nói về một người đang có mặt trong nhóm ).


2.3 TẬP LẮNG NGHE: quan tâm đến một thành viên đang bộc lộ bằng một khía cạnh (thông điệp có lời, thông điệp không lời) bằng cả giác quan của mình (tay nghe mắt nhìn).

  • - Nhắc lại mọi người nói chuyện với nhóm chứ không phải nói với người điều phối.

  • - Nhắc thành viên diễn tả đúng tên, đúng sự việc

Vd: Tôi không ưa mấy" hay "Chị muốn nói là chị ghét phải không?"


2.4 CẦN HIỂU ĐƯỢC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG SỰ THINH LẶNG.

Nó thường xảy ra:

Khi người ta khổ sở.

Sau mỗi lần nói thật …


2.5 BIẾT LÀM SÁNG TỎ NHỮNG THÔNG ĐIỆP:

Thông điệp không lời : nhún vai, quay mặt chỗ khác, nụ cười lúng túng, mắc cỡ hay mỉa mai, chế nhạo … ). Mời đương sự diễn tả: "anh cảm thấy thế nào?”


Thông điệp hàm hồ: "Không ai thương tôi, đi đâu cũng bị la", "Ai không thương anh ? Anh đi đâu bị la ?"


Thông điệp mâu thuẫn:"Tôi nghe được hai điều khác nhau (giận khi về trễ, mặc kệ khi về trễ …) vậy cái nào là ý chị ?", "Chị nói không giận nhưng giọng nói chị cho biết là khác".


2.6 NGƯỜI ĐIỀU HOÀ CẦN NHẮC NHỞ:

a. Ba quy tắc của nhóm:

  • 1. Tại đây lúc này.

  • 2. Phải tự bộc lộ.

  • 3. Mỗi người có trách nhiệm cho sự tiến triển của nhóm.


b. Thời gian trong nhóm là quan trọng:

  • - Đừng để trên đường về, hối tiếc vì đã không nói điều gì, chưa thực hiện việc gì…

  • - Dù sự thinh lặng là nơi trú ẩn an toàn nhưng nó làm cho mình không sử dụng hết khả năng, không tăng trưởng, không quan hệ được với thân nhân, không sống…


* Nên quan tâm đến thành viên tích cực muốn xây dựng nhóm – không mất thì giờ với kẻ diễu cợt, bắt bẻ, chơi nổi … làm trì trệ nhịp tiến của nhóm.


3. ĐIỀU TRỊ THEO NHÓM:

Điều trị nhóm hình thành một môi trường trong đó:

  • - Hành vi của mỗi thành viên được cả nhóm cùng biết.

  • - Các thành viên giúp đỡ điều chỉnh hành vi lẫn cho nhau.

  • - Các thành viên biết được từ những người cùng nhóm.

  • - Các thành viên dần dần trở thành những thành viên tích cực có thể tự điều chỉnh hành vi và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình cai nghiện.


ĐIỀU TRỊ THEO NHÓM TẠO THÀNH MÔI TRƯỜNG, trong đó:

  • - Các thành viên biết thể hiện tình cảm của mình bằng lời nói.

  • - Hành vivà thái độ của mỗi thành viên được phân tích để họ:

  • Hiểu được họ bị ảnh hưởng bởi những người khác nhau như thế nào.

     Hiểu được ảnh hưởng của họ đối với những người khác

  • - Nêu ra các thành viên những ví dụ thực về những hành vi bình thường và những hành vi không bình thường. Cách thành viên biết cách nhìn nhận đánh giá hành vi chính họ thông qua sự phản ảnh và hoạt động của những người khác.

  • - Các thành viên có được một môi trường an toàn ở đó hành vi của họ được người khác nhận xét gợi ý và họ có thể góp ý cho người khác. Môi trường ở đó những suy nghĩ và hành vi chưa đúng đắn sẽ được đề cập đến đúng mức để điều chỉnh, còn bản thân họ không phải là người xấu.

  • - Môi trường mà các thành viên có điều kiện thể hiện tình cảm suy nghĩ phù hợp, đúng đắn của mình.


4. TÓM TẮT PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ THEO NHÓM:

Các nhóm hình thành cho các thành viên những yếu tố thuận lợi sau:

  • - Thông tin

  • - Hy vọng

  • - Hiểu biết những vấn đề chung

  • - Lòng vị tha

  • - Học tập lẫn nhau

  • - Kỹ thuật xã hội hoá

  • - Đánh giá đúng những hoạt động đã qua

  • - Sự phấn chấn

  • - Sự gắn bó các thành viên trong nhóm

  • - Tự tin vào cuộc sống

  • - Bắt chước


Học tập lẫn nhau và sự phấn chấn là hai yếu tố có tác dụng mạnh mẽ nhất


5.TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHÓM:

Các nhóm bạn bè đối tượng và các nhóm cha mẹ phải được hướng dẫn để hiểu biết nguyên nhân và hậu quả các hành vi nghiện ma túy, các khó khăn về tâm lý và các vấn đề có liên quan giữa cá nhân với những người chung quanh việc nâng đỡ của nhóm làm giảm các thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của đối tượng.


Trị liệu nhóm nhằm giải quyết thích ứng bằng cách sử dụng các biện pháp đấu tranh trực tiếp chống các tư tưởng, các hành vi nghiện ngậpchống lại sự nài xin và sử dụng chất ma túy. Ngoài ra, còn giúp đỡ đối tượng nâng cao kỹ năng xã hội tạo quan hệsự giao tiếp giải quyết cácvấn đề giữa con người với con người


5.1 KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ NHÓM:

Trưởng nhóm phải có trình độ và hiểu rõ các phương pháp để điều hành nhóm, có khả năng xử lý những tình huống đặc biện nhưbiết rõ về đối tượng của mình.


a) Sự bất ổn của học viên : Khi đối tượng lo âu, bất ổn là lúc họ có vấn đề. Người trưởng nhóm phải biết được vấn đề đógiúp đỡ họ vượt quaMọi xử lý vội vàng như đuổi học viên ra khỏi nhóm làm giảm kết quả điều trị.


b)Cố gắng thúc đẩy tính tự giác đối tượng, phải biết nhận lỗi mình trước nhóm. Tính tự giác sẽ gây một không khí phấn chấn trong nhóm, rất lợi cho việc điều trị.


c) Nêu ra những người tốt để làm gương và thúc đẩy cả tập thể.


d) Sự thiếu hoà hợp với tập thể và sinh hoạt do bị áp lực tâm lý là những vấn đề nghiêm trọng sẽ đưa đến những rối loạn về thái độ và hành vi của đối tượng. Những trường hợp này cần tư vấn cá nhân để kịp thời giải quyết.


e) Phải hướng dẫn toàn nhóm biết lắng nghe ý kiến của người khác về bản thân mình.


f) Phân công từng học viên nhập vai trò lãnh đạo. Kỹ thuật này giúp đối tượng học được tính tự tin và khả năng phân tích, phán đoán hành vi.


g) Toàn nhóm phải dân chủ bình đẳng.


5.2 SO SÁNH TƯ VẤN NHÓM VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ NHÓM:

TƯ VẤN NHÓM LIỆU PHÁP TÂM LÝ NHÓM
- Tính trực tiếp - Không trực tiếp
- Tính giáo dục - Gợi mở tư duy
- Hỗ trợ - Tính cấu trúc lại – Tìm kiếm sự lặp lại các hành vi
- Tình hình và sự phát triển - Tác động mạnh vềtâm lý
- Giải quyết các vấn đề - Phân tích
- Nêura các vấn đề về mặt nhận thức - Suy ngẫmvề những hành vi đã qua
- Nhấn mạnhvào cái gì được coi là hành vi tốt chưa tốt Hướng vào vấn đề tồn tại về mặt tình cảm

5.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ NHÓM:

LO ÂU: Khi ta quá lo âu sẽ dẫn đến những thay đổi. Cần cho đối tượng cảm giác an toàn nơi họ đang ở. Sự quá lo âu còn dẫn đến họ sẽ từ bỏ nhóm.


PHẤN CHẤN: Đề cập đến việc thành viên "nhận lỗi trước nhóm“ điều này tạo ra cảm giác phấn chấn bởi sự thành thật của người có lỗi trước tất cả các thành viên trong nhóm.


PHẢN CHIẾU: Đưa ra một ví dụ cho hành vi đúng đắn để noi gương và thực hiện.


SỰ KHÔNG HOÀ HỢP VÀ BỊ ÉP BUỘC: Các thành viên trong nhóm cai nghiện bị điều chỉnh dưới áp lực những người khác trong nhóm(điều chỉnh tác động từ bên ngoài) để thay đổi thái độ và hành vi. Hành vi mới dẫn đến thái độ mới.


HỒI ÂM: Các thành viên trong nhóm được biết những hậu quả do những suy nghĩ và hành vi của họ. Phát hiện và khuyến khích những điểm mạnh của họ. Làm mẫu đóng vai trò lãnh đạo.Phát huyquyền dân chủ và bình đẳng trong nhóm.


5.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG CAI NGHIỆN NHÓM:

Định hướng, tham gia, phụ thuộc: Các thành viên được xác định cácđịnh hướng, biết cách tham gia vào chương trình và biết cách gắn bó các thành viên trong nhóm khác nhau.


Mâu thuẫn, chống đối: các thành viên biết thể hiện sự quan tâm có tính trách nhiệm, tôn trọng nhau và bắt đầusửa chữa điều chỉnh hành vi của chính mình và cho những người khác.


Sự gắn bó: Các thành viên có khả năng nhận biết vấn đề, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và cam kết thực hiện các mục tiêu của chương trình điều trị.


E. QUẢN LÝ CA (CASE MANAGEMENT):

Quản lý ca là tổ chức hoặc điều phối các dịch vụ nhằm giúp đỡ đối tượng giải quyết trường hợp khó khăn của họ một cách hiệu quả. Họat động này bao gồm:

  • - Đánh giá hoàn cảnh đối tượng.

  • - Hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề.

  • - Lập hồ sơ cá nhân.

  • - Ghi lại những thông tin cần thiết để tiện theo dõi.

  • - Cung cấp tư vấn.

  • - Chuyển giao đối tượngđến các nhà chuyên môn và tổ chức khác để có sự trợ giúp cần thiết mà bản thân cán bộ điều trị không làm được.

  • - Biện hộ cho đối tượng trước tổ chức khác….


Trong quá trình này, cán bộ điều trị làm nhiệm vụ điều phối các dịch vụ tâm lý xã hội để chăm sóc, giúp đỡ đối tượng vượt qua những khó khăn về thể chất tâm thần, tâm lý xã hội, và giúp họ phục hồi, phòng chống các vấn đề khó khăn có thể xảy ra. Cán bộ điều trị hoạt động như người điều hành để đảm bảo việc chuyển giao các dịch vụ cần thiết tới đối tượng một cách kịp thời. Vai trò của người xử lý ca rất quan trọng, đặc biệt là với nhóm người dễ bị tổn thương trong đó có đối tượng nghiện ma túyCác đối tượng này thường gặp khó khăn trong việc tìm đến các dịch vụ tâm lý xã hội bởi vì:

  • - Do giới hạn chức năng của thể chất hoặc tâm thần, có sự đau đớn cực độ và những khó chịu khác.

  • - Thiếu thông tin về các nguồn hỗ trợ hoặc không có đủ điều kiện để tìm đến nguồn hỗ trợ.

  • - Chưa hiểu được tầm quan trọng trong công tác quản lý ca.

  • - Nhu cầu người nghiện thông thường bao gồm:

  • + Hiểu biết về tác hại của ma túy và phương pháp điều trị.

  • + Hỗ trợ tâm lývề gia đình, bạn bè, cộng đồng.

  • + Nâng cao lòng tự trọng, giá trị của bản thânvà những suy nghĩ tích cực.

  • + Có tính tự giác tinh thần trách nhiệm đối với những hậu quả về hành động của bản thân.

  • + Được tin cậy và tôn trọng.

  • + Độc lập về kinh tế.

  • + Hồi phục chức năng.

  • + Sự hiểu biết về tâm lý và sức khỏe.


I. CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG VIỆC QUẢN LÝ CA:

1. BẮT ĐẦU TỪ ĐỐI TƯỢNG:

Để xây dựng các mối quan hệ tương trợ cán bộ điều trị cần:

  • Nhận định các nhu cầu, cảm xúc vàmong muốn đặc biệt của đối tượng.

  • Lắng nghe đối tượng giải thích về vấn đề của họ.

  • Khai thác các ý kiến cho việc giải quyết vấn đề.

  • Khai thác các mong muốn của đối tượng về sự hỗ trợ mà họ cần tới.

  • Nhận thức về các vấn đề khi mà đối tượng quan tâm.


Từ những vấn đề này, cán bộ điều trị và đối tượng phân tích và thảo luận các phương cách giải quyết.


2. HOẠT ĐỘNG THEO NHỊP ĐỘ TIẾN TRIỂN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Vì mỗi đối tượng có cá tính và vấn đề khác nhau, nên các hoạt động của cán bộ điều trị phải đi theo đà tiến triển của họCán bộ điều trị nên theo dõi các cảm nghĩ, tư tưởng và hành động của đối tượng và giải quyết theo tiến độ của vấn đề của từng cá nhân. Cán bộ điều trị phải luôn luôn nhận định, phân tích vấn đề để hỗ trợ đối tượng thực hiện một cách phù hợp trong điều kiện của họ.


3. XÂY DỰNG MỤC ĐÍCH VÀ CÁC NHIỆM VỤ:

Cách tiếp cận dưới đây có thể giúp cán bộ điều trị và đối tượng tập trung vào các vấn đề sau:

  • - Cán bộ điều trị và đối tượng nên thống nhất về những vấn đề đang tồn tại cần giải quyết.

  • - Cán bộ điều trị và đối tượng nhất trí về các phương án hành động để giải quyết vấn đề.

  • - Cán bộ điều trị và đối tượng xác định các phương pháp thực hiện thiết thực và mang tính khả thi.

  • Cán bộ điều trị và đối tượng đưa ra thứ tự ưu tiên cần thiết giải quyết của mỗi vấn đề.


4. CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG:

Kế họach hành động để giải quyết vấn đề cần được xây dựng trên cơ sở cách thức hỗ trợ đối với mỗi đối tượngMột số cá nhân cần sự hỗ trợ cụ thể, những người khác lại cần sự thông cảm và thông tin cần thiết cho cách giải quyết của họ. Đa số đối tượng cần sự phối hợp của các dịch vụ tâm lý xã hội. Có rất nhiều hình thức họat động, nhưng tất cả cần sự tập trung vào việc giải quyết vấn đề một cách tế nhị và có sự tương trợ chân thành.


Một số yếu tố lưu ý ở đối tượng bao gồm:

  • - Tính cách đối tượng.

  • - Sự hỗ trợ và các nguồn hỗ trợ.

  • - Động cơ thúc đẩy hành động.

  • Đặc điểm và mức độ nghiêm túc của vấn đề.

  • - Tiến trình quản lý ca:

  • - Tiếp cận ca và xác định vấn đề.

  • - Thu thập tư liệu, thông tin.

  • - Chẩn đoán, phân tích thông tin.

  • - Trị liệu, lập kế hoạch giúp đỡ.

  • - Tổ chức thực hiện.

  • - Lượng giá bước.


Kết thúc, đánh giá tổng quát kết quả, chuyển giao đối tượng. Để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động, cán bộ điều trị làm công tác xử lý ca cần phải có các kiến thức và các kỹ năng để hiểu biết rộng rãi về các nguồn hỗ trợ và phải có kiến thức chuyên ngành.


5. PHƯƠNG THỨC VỚI HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: (TASK CENTERED MODEL):

Đây là một phương thức thực hành rộng rãi và gồm có những đặc điểm như : có giới hạn và thời hạn, có mục tiêu cụ thể, có định hướng rõ ràng, và được thực hiện theo hệ thống. Cán bộ điều trị làm việc trực tiếp với đối tượng để thiết kế và thực hiện các kế hoạch hành động của đối tượng nhằm đạt được mục đích của đối tượng. Khi cần thiết, nhân viên và đối tượng có một sự cam kết để thúc đẩy đối tượng chủ động trong việc giải quyết vấn đề của mình. Trong quá trình giúp đỡ đối tượng cần phải có sự nhận định tình huống rất rõ ràng và chính xác, và mục đích của đối tượng thường được phân tích chia thành nhiều mục tiêu cụ thể sao cho các hoạt động giải quyết vấn đề dễ thực hiện và có hiệu quả. Các hoạt động cũng được phân loại thành các hành động cụ thể, theo thứ tự hợp lý giúp đối tượng dễ hiểu vàhoàn thành. Nhân viên hỗ trợ đối tượng lên kế hoạch chương trình, hướng dẫn đối tượng, và nâng đỡ khuyến khích trong những lúc nản chí. Quá trình giúp đối tượng có thể được phân chia như sau:


5.1 KHUYẾN KHÍCH ĐỐI TƯỢNG RA QUYẾT ĐỊNH làm một việc cụ thể để giải quyết vấn đề khó khăn của mình: hiểu rõ việc cụ thể, lý do và kết quả của việc đó trong việc giải quyết vấn đề.


5.2 ĐẶT KẾ HOẠCH CỤ THỂ để thực hiện một việc cụ thể.


5.3 PHÂN TÍCH VÀ DỰ TÍNH những trở ngại có thể xảy ratrong quá trình thực hiện: chú trọng những ưu điểm và hạn chế của đối tượng và dự tính những trở ngại.


5.4 TỔNG KẾT VÀ TÓM TẮT KẾ HOẠCH, VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐỘNG VIÊN. Một đặc điểm rất quan trọng trong phương thức này là cần phải có sự liên tục và phải định hướng các hoạt động giúp đỡ đối tượng. Nhân viên điều trị luôn luôn xem xét các họat động, xác định và khuyến khích đối tượng với những việc đã làm và chuẩn bị cho những việc đối tượng sẽ phải làm. Phương thức này chú trọng vào những diễn biến trong hiện tại, vàkhông đề cập đến những yếu tố tâm lý vô thức trong quá khứ.


II.TÂM LÝ TRỊ LIỆU TRONG VIỆC QUẢN LÝ CA:

Có thái độ không phán xét đối với hành vi và những vấn đề của đối tượng


Đối tượng là người biết rõ vết thương nằm ở chỗ nào, chiều hướng ra sao, vấn đề chính yếu là gì và kinh nghiệm nào đã được chôn lấp sâu xa…… mà đối tượng cần nhận biết chiều hướng phải đi trong tiến trình trị liệu.


Rogers đưa ra phương pháp trị liệu tâm lý mà nhân vật trung tâm không phải là bác sỹ mà là thân chủ. Người bệnh phải được hướng dẫn đểphát huy vai trò chủ động của họBác sỹ không giảng giải, không nhận xét … không “làm thay” mà chỉ cần tạo một bầu không khí an toàn cho phép thân chủ mạnh dạn bày tỏ, biểu lộ ra, mạnh dạn nhìn nhận tất cả cảm quan, tư duy hay kinh nghiệm của bản thân mình, mạnh dạn nhớ lại những hoài niệm kinh sợ mà họ đã cố ý lảng tránh …


Xây dựng mối tương giao lành mạnh – tôn trọng nhựng thông tin cá nhân được cung cấp bởi đối tượng: Bầu không khí an toàn nói trên phải nhờ vào người hướng dẫn xây dựng nên, còn gọi là tương giao trợ lực.


Những rối loạn tâm lý được gây ra bởi những mối tương giao mang tính xung đột. Như vậy cần phải xây dựng một mối tương giao lành mạnh, phải tạo ra một bầu không khí an toàn khi tiếp xúc hầu giúp đối tượng dựa vào đó mà lấy lại sự bình quân dần dần và sẽ tự họ phát triển trưởng thành, nhận thức tốt.


Thái độ của nhà trị liệu là nên hiểu người bệnh trong ý nghĩa đặc biệt màmột số hành vi hiện ra nơi bệnh nhân (lắng nghe từng lời nói, cử chỉ) thay vì coi họ như một “ca bệnh” hay chỉ là “đối tượng chẩn bệnh”.


Trong bầu không khí an toàn, đối tượng không còn sợ phê bình, bị đánh giá (hay tệ hơn là bị xuyên tạc) thì đối tượng sẽ cởi mỡ hơn, dám sống hết mình hơn, dám tự bộc lộ hơn … họ sẽ nhìn thấy mình rõ hơn để tiến tới việc tự khẳng định “tôi là ai, tôi nghĩ gì, tôi thích gì …?”. Như vậy họ sẽ tự phát triển để trưởng thành, để thành nhân. Cảm giác an toàn đồng nghĩa với ý thức sự tự do trong nội tâm của một người. Đó là yếu tố làm con người được trưởng thành, nhận thức tốt hơn.


Muốn xây dựng một mối tương giao lành mạnh, an toàn hầu thân củ có thể sử dụng được thì nhà trị liệu phải đạt được 3 điều kiện như sau:


1. TRUNG THỰC (CONGRUENCE):

Trung thực là người hướng dẫn phải biểu hiện ra bên ngoài  như bên trong; không làm bộ, không đeo mặt nạ, không đóng kịch. “Trung thực nghĩa là khi kinh nghiệm của tôi trong phút này xuất hiện trong ý thức của tôi và điều gì hiện diện trong ý thức của tôi cũng hiện diện trong diễn tả ra ngoài; khi đó cả ba bình diện (kinh nghiệm, ý thức, diễn tả) đều ăn khớp nhau”.


Rogers mô tả điều kiện này trong quyển “Tiến trình thành nhân” (Chương I): “trong khi tiếp xúc với người khác, tôi đã nhận thấy rằng nếu tôi hành động có vẻ như không trung thực là tôi, thì kết cục chẳng giúp ích gì cho ai cả, nghĩa là nếu thực sự tôi bực mình và gay gắt, mà làm ra vẻ bình thản vui vẻ thì chẳng ích gì … Nói một cách khác, trong tương giao của tôi và đối tượng, nếu tôi cố mang mặt nạ để che dấu tâm trạng thực sự của tôi ở bên trong thì mối tương giao của tôi chẳng đem lại kết quả hữu ích nào”. “Chỉ khi nào tôi cung cấp thực tại chân thực trong tôi thì người khác mới có thể tìm được thực trạng trong họ”. Muốn trung thực như vậy, cán bộ điều trị phải có một nhân cách đã được khẳng định vững vàng.


2. TÔN TRỌNG QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM TỰ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Tôn trọng vô điều kiện là không khen cũng không chêTôn trọng vô điều kiện là nhiệt tình tôn trọng đối tượng như một con người có giá trị tự tại, không kể địa vị, hành vi hoặc cảm quan tích cực hay tiêu cực của người ấy. Nó có ý nghĩa là tôn trọng đối tượng như một con người riêng biệt, muốn cho người ấy có những cảm quan riêng theo cung cách riêng của mình.


Thái độ tương tự thái độ của người mẹ đối với đứa con "nhũ nhi" của mình. Theo Rogers "khi nhà trị liệu kinh nghiệm được môt tình cảm nồng nhiệt, tích cực và chấp nhận đối với thân chủ thì thái độ này sẽ tạo ra sự thay đổi. Điều này hàm ý là nhà trị liệu chân thành mong muốn thân chủ sống với bất cứ cảm quan nào đang diễn ra trong lòng y lúc đó: sợ hãi, bối rối, kiêu hãnh, giận dữ, thù ghét, thương yêu, can đảm hay kinh hoàng".


Sự chấp nhận mọi phương tiện của thân chủ tạo nên một mối tương giao ấm cúng , an toàn mà người ấy có thể sử dụng được.


Sự chấp nhận để tạo bầu không khí thuận lợi cho người kia thay đổi: tự chấp nhận mình, được sống hài hoà, tràn đầy. Chấp nhận không có nghĩa là tán thành. Khi bệnh nhân được tôn trọng – không phòng vệ – bộc lộ mình – mất khe hở nội tâm.


3. SỰ THẤU CẢM (EMPATHY):

Chấp nhận là để đi đến sự cảm thôngKhi ta yêu mến và tôn trọng đối tượng thì ta sẽ lắng nghe chăm chú, nhạy cảm và chính xác, từ đó sẽ cảm được từ bên trong những cảm quan mà đối tượng đang sống, hiểu vấn đề từ quan điểm nhìn mọi việc bằng nhãn quan của đối tượng. Thấu cảm là một sự thông cảm trọn vẹn.


Chỉ khi tôi cảm thông được các cảm quan và tư tưởng, dù chúng hết sức kinh khủng đối với bạn, hết sức yếu đuối, hết sức tình cảm, hoặc hết sức kỳ quái – chỉ khi tôi thấy chúng y như bạn thấy chúngchấp nhận chúng, chấp nhận bạn thì bạn mới thật sự cảm thấy được tự do thám hiểm mọi gốc kẹt dấu kín và những nứt rạn đáng sợ trong nội tâm của bạn, cũng như những kinh nghiệm thường bị chôn vùi của bạn”. (Tiến trình thành nhân – Chương II – P. 54 Rogers).


III. CÁC TRƯỜNG HỢP THÔNG THƯỜNG CẦN TRỊ LIỆU:

1. XỬ LÝ CĂNG THẲNG THẦN KINH:

1.1 CĂNG THẲNG:

Căng thẳng là một trạng thái tình cảm được biểu hiện bởi sự quá tải về tâm lýlo âu sợ hãi được gây ra bởi các áp lực từ bên trong hoặc môi trường bên ngoài xã hội. Căng thẳng mang tính chủ quan. Trong cùng một tình huống có thể dễ gây căng thẳng với người này nhưng không sao với người khác. Căng thẳng cũng là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn chúng ta có thể xử lý sự căng thẳng mà không ảnh hưởng tới các mối quan hệ công việc của mình.


1.2 PHÂN LOẠI CĂNG THẲNG:

  • Căng thẳng hàng ngày là sự căng thẳng thường ngày có thể xảy ra.

  • Căng thẳng tích tụ: Đó là kết quả tích tụ, kéo dài của sự căng thẳng các sự kiện căng thẳng đa dạng từ gia đình, cá nhân , môi trường.

  • Sự suy nhược (sự kiệt sức): là trạng thái khi một cá nhân trở nên kiệt sức bởi quá nhiều căng thẳng và cá nhân không thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả hơn.

  • Căng thẳng bất ngờ: Xảy ra do một sự kiện bất ngờ như bạo lực, tai nạn mà con người không thể điều khiển được.


1.3. NGUYÊN NHÂN CỦA CĂNG THẲNG:

  • Những áp lực về thời gian: Công việc quá nhiều, trách nhiệm lớn, hoàn thành việc đúng hạn, môi trường ồn ào.

  • Những thay đổi trong cuộc sống: Công việc mới, nơi sinh hoạt mới, sự ra đi của người thân, cưới vợ, cưới chồng.

  • Những cản trở trong cuộc sống: mất tự do , bị chèn ép, xung đột khác, thất bại trong công việc.

  • Sự đe doạ đến tính mạng: Lo bị ngược đãi, lo sợ chiến tranh.


1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CĂNG THẲNG:

  • - Các bài tập thể chất như là tập thể dục.

  • - Chia sẻ sự căng thẳng( nói, điện thoại cho bạn )

  • - Biết được cái ngưỡng của mình

  • - Tự chăm sóc( ăn các đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn )

  • -Có được thời gian thư giản , giải trí.

  • - Không nên ở riêng một mình.

  • - Sắp xếp thời gian

  • - Cố gắng hợp tác thay vì đối đầu

  • - Khóc là một điều bình thường

  • - Tránh sử dụng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thức ăn, rượu và ma túy.


2. CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG:

2.1. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG: là một trạng thái của sự mất thăng bằng khi cá nhân không thể đối phó với một tình huống bất bình thường. Những phương pháp thông thường để đối phó với các tình huống dễ gây căng thẳng không có hiệu quả nữa.


2.2. ĐẶC ĐIỂM KHỦNG HOẢNG:

  • - Có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý cũng như thể chất của con người và các chức năng xã hội.

  • - Khiến cho cá nhân rơi vào tình trạng bị rối loạn và không tự lo liệu được.

  • - Trong khoảng từ 4 - 8 tuần.


2.3. PHÂN LOẠI KHỦNG HOẢNG:

Khủng hoảng theo quá trình phát triển: xuất hiện khi một người chuyển từ giai đoạn phát triển này sang một giai đoạn phát triển khác.


Khủng hoảng tình huống:

  • - Xuất hiện khi một việc đau buồn nào đó xảy ra, ví dụ như người thân yêu chết.

  • - Các dạng khủng hoảng tình huống:

  • + Khủng hoảng đoán trước được: Khi mà một người biết được các tình huống dễ gây căng thẳng thậm chí có thể xảy ra trong tương lai như là người chuyển ra nước ngoài.

  • + Khủng hoảng không biết trước: Khi có một điều gì đó xảy ra bất ngờ như là cháy nhà, tai nạn.


2.4. HỖ TRỢ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG (CRISIS INTERVENTION):

Phương thức này có dạng tương tự như phương thức trên, nhưng thường sử dụng trong trường hợp đối tượng đang trong tình trạng khủng hoảng. Quá trình này có những mục đích như : giúp đối tượng trấn tĩnh và lấy lại bình tĩnh, dự tính trước những tình huống khó khăn, và tăng thêm chức năng đối phó với những tình huống trong tương lai. Các hoạt động giúp đỡ cũng có giới hạn thời gian và có mục tiêu cụ thể. Nhân viên điều trị chú trọng vào vấn đề cụ thể tức thời của đối tượng trong tình trạng khủng hoảng, và các phương án đối phó trước đó. Các hoạt động giúp đỡ thường tăng chức năng ứng phó chứ không chú trọng vào các nhược điểm của đối tượng. Trong quá trình này, nhân viên điều trị làm việc trực tiếp với đối tượng, và sử dụng nhiều kỹ thuật và chiến lược khác nhau để cải thiện hoàn cảnh của đối tượng.


Trong giai đoạn đầu của quá trình giúp đỡ, nhân viên điều trị giúp đối tượng giảm bớt sự căng thẳng và cảm thấy rối trí. Việc nhận định tình huống rất quan trọng, để hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng, để nhận định những nguồn năng lực ứng phó của đối tượng, và để giúp đối tượng thiết kế các hành động đối phó. Nhân viên điều trị và đối tượng trong việc thực hiện kế hoạchMột việc rất quan trọng trước khi kết thúc là giúp đối tượng dự tính những trở ngại hoặc khó khăn có thể xảy ra trong tương lai.


Sau đây là một số hoạt động của nhân viên điều trị đểgiúp đối tượng trong tình trạng khủng hoảng:

  • - Nhận định và phân tích tình huống và nguyên nhân của sự khủng hoảng và sự căng thẳng.

  • - Nhận định những phương án ứng phó của đối tượng với những tình huống tương tự trong quá khứ để có thể giúp đối phó với tình huống hiện tại.

  • - Dự tính những nhu cầu, vấn đề cần thiết.

  • - Xác định và sử dụng những nguồn hỗ trợvà các tiềm năng của đối tượng.

  • - Thiết kế và thực hiện những việc cần phải làm trong thời gian nhất định.


2.5 TRỊ LIỆU NHẬN THỨC (COGNITIVE THERAPY):

Phương thức này còn có nhiều tên khác nhau như giải quyết vấn đề (Problem – solving), phân tích sự thực hiện (transactional – analysis). v.v. Đây là một phương thức thực hành dựa trên giả thuyết rằng tư duy và sự nhận thức của cá nhân rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Giả thuyết cho rằng các hành vi sai lầm là do sự nhận thức không đúng của cá nhân về chính họ, về những người chung quanh, và về các tình huống. Một số phương thức trị liệu tư duy đã được kết hợp với các phương thức thay đổi hành vi để trị các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi, và trong những trường hợp đối tượng cần kiềm chế sự tức giận. Phương thức này cũng có thể dùng để giúp những người thiếu tự tin, hoặc thiếu tự chủ.


Phương thức này sử dụng kỹ thuật “tái cấu trúc nhận thức” (cognitive restructring) trong hoạt động giúp đối tượng. Kỹ thuật này gồm có các yếu tố:

  • - Giúp đối tượng nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của bản thân.

  • -  Xoá bỏ những suy nghĩ sai lầmvà thay vào đó là những tư duy xác thực và các hành động có tính chất tích cực để tăng cường các hoạt động chức năng của đối tượng.


Dựa trên giả thuyết rằng tư duy là một yếu tố cơ bản đối với các hành động của con người, việc phân tích giữa “lý trí” “cảm xúc” rất quan trọng. Sự phân tích này có mục đích là để giúp đối tượng giảm bớt sự bối rối, rối trí, và để họ có thể nhận định tình huống và vấn đề một cách rõ ràng từ đó dễ đối phó và giải quyết vấn đề. Một giả thuyết thứ hai là sự ảnh hưởng của các tư duy sai lầm đối với các hành động trong hiện tại của thân chủ. Vì thế, hoạt động giúp đỡ không nhắm vào các ý tưởng trong quá khứ, nhưng chú trọng vào các ý tưởng hiện tại và trong tương lai. Giả thuyết thứ ba là mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hoàn thiện bằng cách thay đổi tư duy và hành động của chính mình. Nhân viên điều trị có thể giúp đối tượng thực hiện những hoạt động trên.


Trong quá trình này, các hành vi của đối tượng được phân tích rõ ràng thông qua việc nhận định tình huống, xác định các yếu tố ảnh hưởng đã tạo ra các hành vi tiêu cực của bản thân. Việc nhận định tình huống và đặt mục tiêu cụ thể và thiết thực là các hành động chủ yếu trong quá trình này. Sự kiên trì, tính liên tục, và sự khuyến khích đúng mực là yếu tố quan trọng.


Cần phải đặt ra một mức tiêu chuẩn nhất định ngay lúc bắt đầu để giúp đối tượng đo lường được sự tiến triển của mình. Cần có sự thống nhất ý kiến giữa nhân viên điều trị và đối tượng trong việc động viên và theo dõi tiến trình của đối tượng, để nhận định:

  • - Các mục tiêu của quá trình giúp đỡ

  • - Vai trò của nhân viên điều trị và của đối tượng

  • - Các hoạt động của nhân viên và của đối tượng

  • - Hạn định thời gian và lịch trình

  • - Cách thức theo dõi tiến triển của đối tượng

  • - Các điều kiện để quyết định sự cam kết giữa nhân viên và đối tượng

  • - Và các chi tiết hành chính khác


Một trong những hạn chế của phương thức thực hành này là phần lớn chú trọng đến hành động, và không đề cập đến các yếu tố cảm xúc và là lý trí của đối tượng. Vì vậy, phương thức này thường được sử dụng cùng lúc với một hoặc hai phương thức khác, để giúpđối tượng một cách toàn diện hơn.


KẾT LUẬN

Bằng phương pháp tư vấn và tâm lý trị liệu cá nhân – nhóm – gia đình và biện pháp quản lý ca – đối tượng cai nghiện ma túy đạt được:

  • - Một sự chân thật và trong suốt, trong đó đối tượng sống với các cảm quan thật của chính bản thân họ.

  • - Một sự tôn trọng và chấp nhận của đối tượng về chính bản thân mình.

  • - Một khả năng nhạy cảm để nhìn thế giới của chính mình.

  • - Kinh nghiệm và hiểu được những khía cạnh của chính mình mà họ trước đây bị đè nén.

  • - Thấy mình trở nên hợp nhất hơn, có thể hành động hữu hiệu hơn.

  • - Trở nên giống mẫu người mà mình ao ước muốn trở thành.

  • - Tự chủ hơn và tự tin hơn.

  • - Trở nên người trưởng thành hơn, độc đáo hơn, tự bộc lộ hơn.

  • - Có quan hệ khác với người chung quanh.

  • - Hiểu người khác và chấp nhận người khác hơn.


Bằng những phương pháp trên, đối tượng cai nghiện ma túy nhận thức rõ bản thân, sự việc -  biết cách xử lý các tình huống không thuận lợi. Và tạo được cho mình tính tự chủ và niềm tin trong quá trình chiến đấu nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc của ma túy.


Tuy nhiên Tư vấn – Tâm lý trị liệu cũng chỉgiữ một phần vai trò trong vấn đề cai nghiện – Để thoát khỏi ma túy đòi hỏi phải có một sự điều trị tổng hợp trong quá trình phục hồi của người nghiện.


ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TRÊN, TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA ĐÃ XÂY DỰNG MỘT LỰC LƯỢNG CHUYÊN MÔN MẠNH:

KHỐI Y TẾ

- Tổng số: 33 CBNV

- Trên Đại học: 1 Tiến sỹ Y khoa

- Đại học: 6 Bác sĩ, 1 Dược sĩ

- Y sỹ - Điều dưỡng:  20 NV

Y - Bác sỹ khối Y tế đã được huấn luyện điều trị và tư vấn về ma túy + các bệnh Lao - HIV/AIDS các bệnh truyền nhiễm và các phương pháp chống tái nghiện (đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận.)

* CBNV thuộc nhiều chuyên ngành: Cai nghiện phục hồi - Tâm thần - Da liễu - Gan mật - Điều dưỡng - Tim mạch - Sản phụ khoa....

KHỐI TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – GIÁO DỤC TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP, LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU

- Tổng số: 30 CBNV

+Trên Đại học: 05 (02 Tiến sĩ Xã hội học, 03 Thạc sỹ Tâm lý Giáo dục).
+ Đại học: 20 (03 Cử nhân Tâm lý Trị liệu + 08 Cử nhân Tâm lý Giáo dục + 03 Cử nhân Xã hội học + 06 Đại học khác).

- Đội ngũ CBNV có trình độ - đa dạng - năng động và nhạy bén.
Đội ngũ CBNV gồm từ nhiều nguồn như Đai học Y - Dược, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Thể dục - Thể thao, ĐH Luật, Cán bộ phong trào, Cựu sỹ quan Công an - Bộ đội nhiều binh chủng khác nhau… đã đươc tập huấn, bồi dưỡng nhiều chương trình, nhiều lớp chuyên đề về cai nghiện - phục hồi - tâm lý - xã hội.
- Ngoài ra còn 10 giáo viên kỹ thuật của Trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ  Tp. Hồ Chí Minh đến dạy nghề cho học viên.

Tài liệu do Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

 
A. TỔNG QUAN NHỮNG THƯƠNG TỔN TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.

 

Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khácMột phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.

   

Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực chuyên môn của người khác.

 

Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.

 

Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.

 

Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọngtinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.

 

Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạchlành mạnhcó kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thầnsức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.

 

Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

 

NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

ma tuy ma tuy  

Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:

  • 1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

  • 2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

  • 3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy.

  • 4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

 

Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện. 

  ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy

ma tuy

TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH
 
B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI:

Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau:


1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”.

 

2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện. Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công là người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

+  Tư vấn

+  Liệu pháp Tâm lý

+  Liệu pháp giáo dục

Quản lý ca

+  Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)

 

Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp.

 

Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Bài 3: “Cộng đồng trị liệu – một liệu pháp cai nghiện có hiệu quả cần được mở rộng ở Việt Nam” và Bài 4:“Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản lý ca trong cai nghiện – phục hồi” tại trang web này của Trung tâm.

 

3. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Là yếu tố tiên quyết nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy.

Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bứcđối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện. Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăngbạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.

 

4. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâmtrang bị bản lĩnh, và kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và cácyếu tố bảo vệ để biết cách vươn lênxa lánh môi trường xấuphát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân.

 

Thời gian cai nghiện lý tưởng từ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trú và ngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine …) – tuy nhiên, dù biện pháp gì chăng nữa thì công tác giáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết các chấn thương tâm lý là không thể thiếu được.

 

Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.

 

Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túyNếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân để vươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành côngngười nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.

 
NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT  BỆNH NÃO MÃN TÍNH – KHÓ CHỮA
Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.
CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY
Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC.
ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT
Nhưng với điều kiện:
*Đúng thuốc
*Đúng người bệnh
*Đúng thời gian
*Đúng phương pháp

Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ.

KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược.

Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau:


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện.
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi.
CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất.
BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:
1. Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.
2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.
3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.
4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:
1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.
2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹđiều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:
·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…
·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.
3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.
4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.
5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

(BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP

ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ KHÔNG DÙNG THUỐC


BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc TT ĐD & CNMT Thanh Đa
Th.S Nguyễn Phan Minh và các cộng sự


Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tínhkhó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.


Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khácMột phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.


Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực chuyên môn của người khác.


Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.


Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.


Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọngtinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.


Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạchlành mạnhcó kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thầnsức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:


1.     Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

2.     Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

3.     Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thângia đình và xã hội của người nghiện ma túy.

4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.


Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện.

1.PNG - 34.92 kB


I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau:


1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật ….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”.


2.  BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện. Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công là người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

+       Tư vấn

+       Liệu pháp Tâm lý

+       Quản lý ca

+       Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)

Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp.

Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục Nghiên cứu Khoa học - Bài 4:“Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản lý ca trong cai nghiện – phục hồi” và tại mục: “Các phương pháp điều trị nghiện ma túy” Phần 2 Bài 3: “Giai đoạn điều trị nội trú tập trung” tại trang web này của Trung tâm.


3. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Là yếu tố tiên quyết nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy.

Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bứcđối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện.
Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăngbạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.


4. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI:

Để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâmtrang bị bản lĩnh, và kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và cácyếu tố bảo vệ để biết cách vươn lênxa lánh môi trường xấuphát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân.

Thời gian cai nghiện lý tưởngtừ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trú và ngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine …) – tuy nhiên, dù biện pháp gì chăng nữa thì công tác giáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết các chấn thương tâm lý  không thể thiếu được.

Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.


Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túyNếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân để vươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành côngngười nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.


II.  GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN - GIẢI ĐỘC - NÂNG CAO SỨC KHỎE:

+  Tiến hành ghi chép bệnh án theo lời khai bệnh nhân - Bác sĩ khám bệnh và cho Y lệnh điều trị - chú ý phát hiện các bệnh tâm thần - bệnh cơ hội.

+  Xác định các loại ma tuý và liều lượng ma túy mà đối tượng đã sử dụng để định hướng cắt cơn.

+  Phát đồ cắt cơn: phác đồ an thần kinh của Bộ Y tế đối với bệnh nhân sử dụng Heroine.

+  Thực hiện tư vấn tâm lý trước khi cắt cơn

+  Kết hợp sử dụng thuốc với biện pháp tâm lý và các biện pháp phục hồi chức năng: cắt cơn trong phòng lạnh (lạnh trị liệu) - Massage - tắm hơi.

+  Cắt cơn kết hợp với điều trị các bệnh cơ hội (Nếu cần thiết phải điều trị ngay).

+  Nâng cao sức khỏe.


III. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC NHẰM GỌT GIŨA - ĐIỀU CHỈNH - PHỤC HỒI NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH bao gồm:


1.   NÂNG CAO NHẬN THỨC -TRÌNH ĐỘ học viên:

1.1 DẠY VĂN HÓA:

1.2 HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ: Giáo dục công dân + Giáo dục đạo đức + Giáo dục sức khỏe và cộng đồng + Giáo dục pháp luật, an ninh quốc phòng + Giáo dục truyền thống.

1.3 GIÁO DỤC KẾT HỢP VỚI THỰC TIỄN: Xem phim - giao lưu - thăm viếng….


2.   GIÁO DỤC TRỊ LIỆU: nhằm nâng cao bản lĩnh và kỹ năng sống cho học viên.

2.1.GIÁO DỤC TƯ DUY TÍCH CỰC – TỰ CHỦ, QUẢN LÝ BẢN THÂN – NHẬN THỨC CÁC GIÁ TRỊ SỐNG (Living values). Chương trình này được sự hỗ trợ của Tổ chức UNESCO và UNICEF (Liên hiệp quốc) và do CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội huấn luyện.

  a. Tư duy tích cực:

Khi ta làm những gì  - cảm nhận những gì cũng bắt đầu từ một suy nghĩ và đều nhận sau đó mọi hệ quả của nó tác động vào bản thân và môi trường, mối quan hệ chung quanh.

2.PNG - 32.52 kB

Chúng ta có 4 loại suy nghĩ chính sau đây:

  • Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ mang lại ích lợi cho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung,...Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “vơi nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.
  • Suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ có hại cho chính bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ thể hiện sự giận dữ, không thể chịu đựng, chỉ trích, phân biệt ……
  • Suy nghĩ vô ích: Suy nghĩ về quá khứ hay những thứ vượt qua kiểm soát của bạn: “Tại sao?”; “Giá như...”, ...Suy nghĩ loại này bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo vọng không thực tế, lo lắng về những việc nhỏ nhặt.
  • Suy nghĩ cần thiết: Những suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của bạn; “Tôi cần phải gặp người này vào thời điểm này, tôi cần phải đi đến nơi này,...”

Suy nghĩ tích cực giúp ta có hành động tốt. Hành động này tác động tự tin và ổn định cho bản thân đồng thời tác động với môi trường và mối quan hệ quanh ta. Trái lại, nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực, ta sẽ phải trải qua những điều buồn cháncăng thẳng và chính ta sẽ là người chịu đựng. Ví dụ:

3.PNG - 65.78 kB

Nếu ta thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực ta sẽ có những niềm vui mới và nhiều thành công hơn:

4.PNG - 48.25 kB

Những bước giúp thay đổi phản ứng tiêu cực sang tích cực:

Bước 1: Tôi chú ý những gì tôi nói và cách tôi phản ứng người khác. Tôi kiểm tra và thay đổi chính tôi – chứ không phải những người khác.

Bước 2: Nếu tôi thấy chính tôi chỉ trích và phản ứng những người khác, tôi thay thế những ý nghĩ này bằng những ý nghĩphản ứng hữu ích và tích cực.

Bước 3: Bất cứ khi nào tôi có những ý nghĩ tiêu cực về chính tôi, người khác và hoàn cảnh, tôi tập trung nhìn vào những khía cạnh tốt và tích cực.

Bước 4: Khi tôi đối mặt với những thử thách – Tôi chấp nhận rằng tôi  thể thay đổi và tập trung tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả.

Bước 5Ngày hôm nay tôi ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt giống như vậy.

Bước 6Ngày hôm nay tôi đã xác định rằng những sức mạnhkhả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời tôi là hiện thực. Tôi không quan tâm những lúc nản lòng và tôi cũng không bị tác động nào ảnh hưởng được trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có của mình.


Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ: giúp đối tượng

  • Có trách nhiệm về những ý nghĩ của mình.
  • Ý nghĩ có sức mạnh rất lớntạo nên cảm xúc dẫn tới hành động.
  • Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cực sẽ tạo niềm tin và thái độ rõ ràng.
  • Các ý nghĩ giống như những hạt giống gieo trồng trong tâm trí. Càng đầu tư càng thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.
  • Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lực và sức mạnh.
  • Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏi và kiệt quệ.
  • Cần mất thời gian để thay đổi các tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình.

          b. Tự kiểm soát làm chủ bản thân:

+ Người nghiện ma tuý vốn  rối loạn tâm sinh lý nên rất dễ bị lôi cuốn, kích động trước một vấn đề gì, đó là  một trong những cái cớ để họ trở lại với việc tái sử dụng ma tuý.

Bằng phương pháp tư duy tích cực đối tượng  có thể điều chỉnh được những hành động suy nghĩ của chính mình bằng sự  tự kiểm soát làm chủ bản thân.


Hai yêu cầu chủ yếu của tự kiểm soát làm chủ bản thân là:

- Tinh thần khách quan.

Bình tĩnh đánh giá sự việc và cách giải quyết.

Tinh thần thần khách quan làm đối tượng nhìn nhận rõ hơn sự việc và con người của mình không làm sai lạc nhận thức và phán xét của mình.

Từ những dữ kiện có được, đối tượng phải bình tĩnh đánh giá lại tình huống, sự việc một cách có tình có lý và từ đó vạch ra hướng giải quyết vấn đề.

Để giáo dục người nghiện ma tuý, phải thực hiện việc này một cách thường xuyên  cho họ tự đánh giá và trình bày cách giải quyết và cách thực hiện.

Động tác này được lập đi lập lại để trở thành một thói quen tốt.


Để đạt được hai yêu cầu trên đối tượng cần phải tập các đức tính sau:

Trách nhiệm : Khi đã quyết định và hành động đối tượng phải dũng cảm chấp nhận những hậu quả, việc làm của mình, không đổ lỗi nhưng cũng không phải khư khư giữ lấy ý kiến mình mà phải can đảm nhìn lại các mặt của vấn đề, phát huy những mặt tốt và cương quyết loại bỏ những cái sai, cái xấu để điều chỉnh lại quyết định và chương trình hành động.

Tinh thần tập thể : “ Gieo là gặt ”” sự hợp tác sẽ dẫn đến sự hợp tác ” sức mạnh hợp tác sẽ tạo cho công việc dễ dàng và vui vẻ . Người nghiện ma tuý bản thân sống rất chủ quan và ích kỷ do hình thành nhũng thói quen xấu, tinh thần tập thể sẽ tạo cho họ sự thoải mái, nhận thức được chân giá trị của cộng đồng, trách nhiệm vai trò của cá nhân trong tập thể.

Tự kiểm soát làm chủ bản thân là một sự tập luyện lâu dài, đối tượng phải được từng bước làm quen và tiến hành thực hiện bằng những tình huống do nhà quản lý đặt ra hoặc những công việc, vụ việc cụ thể trong đời sống cộng đồng .

Đối tượng phải được đóng góp sự giúp đỡ của nhà quản lý , của tập thể thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc trong giao ban buổi sáng tại các trung tâm cai nghiện.

Khi đối tượng đạt được các đức tính trên họ có thể hi vọng đối phó với những nghịch cảnh , nhũng tình huống không thuận lợi.


          c. Nhận thức về những giá trị sống:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG là một chương trình của nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới – chương trình này được sự hỗ trợ của UNESCO – Nhóm giáo dục của UNICEF và nhiều tổ chức khác. Nội dung chương trình nhằm giáo dục các giá trị về cá nhân – xã hội bao gồm các đức tính: Hợp tác – Tự do - Hạnh phúc – Trung thực – Khiêm tốn – Tình yêu – Hòa bình – Tôn trọng – Trách nhiệm – Giản dị – Khoan dung và Đoàn kết.


          d. Mục đích của chương trình là:

_ Giúp đỡ các cá nhân suy nghĩ những giá trị cuộc sống – các tác động thực tế trong việc thể hiện những giá trị này khi liên hệ với chính mình, với người khác, với cộng đồng.

_ Để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về động cơ, trách nhiệm liên quan đến những suy nghĩ  - hành động của bản thân.

_ Điều chỉnh cho đối tượng nhận thức những giá trị cá nhân, xã hội về đạo đức, tinh thần, lối sống – phát triển và làm sâu sắc hơn các giá trị này.

_ Để các nhà quản lý, giáo dục thấy rõ phương pháp giáo dục  là một phương pháp trị liệu quan trọng giúp đối tượng có thể hòa nhập vào cộng đồng với sự tôn trọng – tự tin và có mục đích.


          e. Chương trình được xây dựng trên 3 luận điểm cơ bản là:

_ Dạy sự tôn trọng nhân phẩm cho mỗi người và mọi người,

_ Khả năng sáng tạo và học tập một cách tích cực khi có cơ hội.

_ Phát triển trong một môi trường tích cực, an toàn, có sự tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau.


  IV. XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:
 Danh ngôn ta có câu: “NIỀM TIN CHỞ ĐƯỢC NÚI”. Xây dựng được niềm tin trong môi trường trị liệu cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm điều trị và phục hồi cho đối tượng cai nghiện.


         * Niềm tin vào sự tồn tại của lòng tốt:

Khi chúng ta dẫn dắt đối tượng của cộng đồng quay trở về quá khứ, chính chúng ta đã giúp đối tượng đối diện với sự thật, nói ra những điều bí mật mà đối tượng dấu diếm trong lòng để tìm cách học hỏi từ những vấp váp mà đối tượng đã từng gặp phải. Mặc dù gặp bất hạnh như thế nào trong cuộc đời thì đối tượng cũng không nên đeo đẵng mãi những suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Chúng ta không đánh giá con người qua những việc mà đối tượng đã làm trong quá khứ mà cần thái độ trung thực để sữa chữa những sai lầm của quá khứ. Người nghiện có thể thay đổi nhưng chỉ khi anh ta thật sự mong muốn mình thay đổi. Nếu như đối tượng cố gắng nổ lực không ngừng thì nhất định cuối cùng cũng duy trì được một lối sống lành mạnh. Đó chính là điều mà trị liệu cộng đồng tin tưởng.


       * Niềm tin vào khả năng hối cải và phục thiện của con người:

Có một thời gian khá dài cả xã hội đều tin chắc một điều rằng “  người nghiện thì mãi mãi sẽ là người nghiện”. Môi trường trị liệu cộng đồng đã bác bỏ điều này vì qua thực tiễn, nhiều người đã từng tham gia điều trị, đã vượt qua được sự cám dỗ của ma tuý và nay đang sống một cuộc sống lành mạnh. Không ít người trong số họ vẫn đang  tiếp tục cuộc chiến chống lại nguy cơ tái nghiện. Những ai không bỏ cuộc thì nhất định cuối cùng sẽ có một cuộc sống bình thường và ổn định.


        * Niềm tin vào việc giúp người khác cũng là giúp chính bản thân mình:

Một trong những phẩm chất quý báu mà đối tượng sau khi điều trị ở môi trường trị liệu cộng đồng có được là việc luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ. Khái niệm “cho” hầu như trở nên quen thuộc đối với mọi người. Đối tượng muốn duy trì một lối sống lành mạnh thì đối tượng phải biết chia sẽ những gì mà anh ta nhận được, anh ta mới là người sở hữu thật sự của chúng. Có một câu nói rất hay mô tả  được hết ý nghĩa của khái niệm “cho” trong môi trường trị liệu cộng đồng : “Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi  vấn đề trừ khi bạn chia sẽ với người khác”.


        * Niềm tin vào phẩm giá của con người:

Có một phẩm chất đạo đức của con người mà ta luôn luôn phải coi trọng đó chính là phẩm giá hay giá trị của con người. Khi người nghiện có niềm tự  hào về phẩm giá của mình thường tích cực tham gia vào chương trình điều trị - phục hồi vì đó là biện pháp giúp họ nhanh chóng chuyển đổi thái độ và hành vi, nhằm lấy lại những gì mà họ đã mất.

Thành viên nào vốn đã có niềm tự hào về phẩm chất thì thường tỏ ra là một người tốt của cộng đồng, tuân thủ các quy tắc về trách nhiệm đối với thái độ, hành vi của mình. Duy trì được niềm tự hào về - phẩm chất trong lối sống sẽ giúp con người tránh xa ma tuý và tránh xa được cả những yếu tố tiêu cực luôn đi kèm theo nó.


  V. XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:


* Trong bất cứ cuộc thảo luận nào về yếu tố tinh thần trong môi trường trị liệu cộng đồng hầu như người ta cũng dễ nói lạc sang chủ đề tôn giáo và tín ngưỡng. Nhằm tránh việc nhằm lẫn giữa yếu tố tinh thần và khái niệm tôn giáo, tinh thần trong cộng đồng trị liệu được định nghĩa là: “ bất kỳ hành động hay hoạt động nào thể hiện, phản ánh lòng tốt của con người”. Đây là một định nghĩa khái quát, nó bao gồm rất nhiều loại hoạt động của con người kể cả hoạt động tôn giáo hay những việc làm có ích giúp tăng cường nhận thức của con người.


Chương trình trị liệu cộng đồng không phải là một chương trình thuần túy nói về yếu tố tinh thần mà còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp trị liệu khác. Yếu tố tinh thần chỉ được sử dụng với khía cạnh giúp cho quá trình thay đổi, phục hồi của người nghiện thông qua việc nhìn nhận cuộc sống dưới một góc độ khác. Điều quan trọng ở đây là sự góp phần điều trị nhằm tăng cường nhận thức cho người nghiện trong giai đoạn phục hồi.

Cuộc sống trong cộng đồng là một cuộc sống tập thể. Cuộc sống tập thể ở đây tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma tuý để họ có thể nhanh chóng phục hồi trong môi trường có định hướng rõ ràng về “mục đích và kết quả”. Họ cần phải biết được thế nào là hành vi đúng trước khi có thể bước vào quá trình phục hồi. Đây chính là một thử thách lớn không chỉ với họ mà còn với tất cả các nhân viên điều trị.


Sau khi đã tìm lại được chính bản thân mình, người nghiện bắt đầu quá trình học hỏi những giá trị của cuộc sống, hệ thống niềm tin trong cộng đồng, mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp nhằm hướng tới một cuộc sống lành mạnh, không có ma tuý Sự thay đổi lớn lao trong thái độ của đối tượng ở giai đoạn này là rất đáng chú ý. Đối tượng tỏ ra có triển vọng và trở nên có tinh thần trách nhiệm trong lao động và hành vi ứng xử. Anh ta đã có cuộc sống đời thăng trầm chìm nổi nhưng đối tượng đã biết chấp nhận sự thật, biết kiểm soát nó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Đối tượng hiểu rằng cuộc chiến chống lại sự cám dỗ của ma tuý vẫn chưa chấm dứt và vẫn còn phải rèn luyện thêm những điều đã học để có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh lâu dài.
 Một người nghiện không đơn thuần là sự phụ thuộc vào ma tuý mà còn là sự lệ thuộc vào quá khứ cùng những yếu tố xã hội đi liền với quá khứ ấy. Đối tượng phải biết có thể đốt thành tro tất cả những nổ lực bấy lâu nay nhằm đạt được sự phục hồi. Do đó phải tránh mọi mối liên quan dẫn đến quá khứ tội lỗi đó là yếu tố tiên quyết để duy trì cuộc sống lành mạnh không ma tuý.


Để duy trì được những gì mà được học, đối tượng phải biết cách chia xẽ những quan điểm – hành vi đúng đắn cho người khác. Đối tượng đã hoàn tất giai đoạn này, phải biết cách dạy lại những thành viên mới bằng chính ví dụ cuộc đời đối tượng. Vai trò của đối tượng trong cộng đồng bây giờ là dạy lại những điều mình được học. Chỉ có như vậy đối tượng mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của mọi vấn đề đã học và có trách nhiệm hơn đối với hệ thống niềm tin trong môi trường trị liệu cộng đồng.


KẾT LUẬN

         Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Do những tổn thương về hệ thống não bộ tạo nên những rối loạn về hành vi- nhân cách của người bệnh - suy giảm khả năng xét đoán - xử lý thông tin - mất khả năng tự chủ - hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Người nghiện ma túy là một người đa nhân cách.

Lạm dụng ma túy là hội chứng rối loạn toàn cơ thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau: Tâm sinh lý người bệnh - hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội.

Việc sử dụng thuốc chỉ có một tác dụng giới hạn mà cần những biện pháp điều trị tổng hợp: Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện của đối tượng mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến hành vi - nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình xã hội và động cơ đã ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng.

Từ những lý do trên việc trị liệu cho người nghiện trong một môi trường trị liệu cộng đồng là rất cần thiết. Khác với những phương thức điều trị cổ điển, quy ước chỉ gồm thầy thuốc và bệnh nhân, trị liệu cộng đồng đã huy động được toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân - tập thể người bệnh cũng như toàn bộ nhân viên Trung Tâm tập trung vào mục đích điều trị cho mỗi bệnh nhân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Với thời gian điều trị dài và những biện pháp đúng đắn nhằm gọt dũa, phục hồi hành vi - nhân cách, tạo cho người cai nghiện những nhận thức đúng đắn, hình thành những thói quen, nếp sống tốt để khi trở về với xã hội họ được trang bị bản lĩnh sống với lòng tự tin và sự tự trọng. Họ sẽ từng bước tiến lên trong cuộc sống với sự hỗ trợ của toàn xã hội.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU


Cai nghiện rượu cần được thực hiện tại trung tâm cai nghiện nội trú hoặc tại bệnh viện. Người nghiện rượu cần xác lập một kế hoạch điều trị theo từng đối tượng bao gồm điều trị bằng thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc nhằm giúp người nghiện chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách và không còn thèm nhớ rượu.


LIỆU PHÁP DÙNG THUỐC:


Liệu pháp dùng thuốc để người nghiện rượu sợ, không còn muốn tái sử dụng rượu. hiện nay có 3 loại thuốc chủ lực cai rượu là:

  • + Disulfiram
  • + Naltrexone
  • + Acamprosate

THUỐC CAI RƯỢU DISULFIRAM:

Tên thương mại của Disulfiram là Disulfiram – Antabus – Espénol dưới dạng viên nén.

Liều lượng: viên 250mg x 1 viên/ngày 


Tác dụng của Disulfiram:

Disulfiram ngăn chặn rượu chuyển hóa chất trung gian Acestaldihyt thành nước và khí CO2, do bị ngăn chặn chất trung gian làm người nghiện khó chịu khi uống rượu thậm chí dù một lượng rất nhỏ. Tác dụng bao gồm: buồn nôn, ói mửa, đỏ bừng mặt, nhức đầu, đau ngực, mắt mờ, ra mồ hôi, khó thở, lo lắng, rối loạn tâm thần. Các triệu chứng trên xuất hiện khapngr 10 phút sau khi uống rượu và kéo dài hơn 1 giờ khiến người nghiện sợ rượu không dám uống nữa.


Các vấn đề cần lưu ý:

  • 1. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 1-2 năm

  • 2. Không được uống bất kì thức uống nào có cồn 48 giờ trước khi uống liều thuốc Disulfiram đầu tiên.

  • 3. Chỉ được uống chất có cồn sau khi ngừng uống Disulfiram vài tuần.

  • 4. Disulfiram làm một số bệnh nhân buồn ngủ, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi bệnh nhân có cảm giác trên.

  • 5. Tuyệt đối không ăn uống các loại thức ăn có chứa cồn.

  • 6. Luôn mang theo trong bóp (ví) 1 thẻ có ghi bệnh nhân đang điều trị Disulfiram và luôn luôn phải liên lạc với bác sĩ điều trị khi xảy ra vụ việc bất thường.


Phản ứng phụ:

Ít gặp, bao gồm: dị ứng, mụn trứng cá, buồn ngủ, mỏi mệt, đau đầu, bất lực. Một số người cai nghiện rượu có cảm giác có mùi kim loại hay mùi tỏi trong miệng. Cảm giác này sẽ mất sau một thời gian.

Trong thời gian qua, ở TP.HCM đã xảy ra tình trạng một số dùng Disulfiram để cai rượu, thậm chí có một số bà vợ lén cho ông chồng nghiện rượu của mình uống thuốc để mà chừa rượu. Kết quả không như y muốn, mà có khi người dùng, nhất là ông chồng không biết đã dùng thuốc, cứ uống rượu nhiều vào, bị ngộ độc rất nặng, phải đi cấp cứu. Do đó, thuốc điều trị phải được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Disulfiram tuy giá rẻ, dễ dùng nhưng chỉ áp dụng được với bệnh nhân chịu hợp tác điều trị hoặc gia đình có thể kiểm soát bệnh nhân uống thuốc.


THUỐC CAI RƯỢU NALTREXONE:

Naltrexone lúc ban đầu được sử dụng để cai ma tuý nhóm thuốc phiện (Á phiện - Mocphin – Heroin), nhưng qua các nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy khi uống rượu, rượu sẽ được chuyển hoá trong cơ thể, gắn kết với một loại protein trong máu và tác dụng vào các thụ thể µ, β… như tác dụng của nhóm OMH gây khoái cảm. Tương tự cơ chế khi ta sử dụng nhóm OMH, các khoái cảm do uống rượu làm người nghiện thích thú và tiếp tục uống rượu. Khi người bệnh điều trị Naltrexone thuốc sẽ ức chế, bịt lỗ khoá tất cả các thực thể nêu trên nên không còn tạo ra khoái cảm, người nghiện mất dần cảm giác hứng thú khi uống rượu do đó sẽ giảm dần lượng uống tiến đến bỏ rượu. Thời gian điều trị trung bình từ 1 đến 2 năm.


ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG NALTREXONE LÀ:

1. Hiệu quả chán uống rượu xuất hiện từ từ do đó bệnh nhân dễ thích nghi với việc giảm liều lượng rượu.

2. Thuốc không gây các tác dụng phụ khó chịu như khi sử dụng Disulfirame. Vì thế có thể dung cho các bệnh nhân không hợp tác điều trị.


DIỄN BIẾN ĐIỀU TRỊ:

  • - THÁNG THỨ NHẤT: Bệnh nhân mất rõ rệt cảm giác thèm rượu. Lượng rượu uống còn khoảng 50%.

  • - THÁNG THỨ HAI: Bệnh nhân chỉ còn rất ít cảm giác thèm rượu. Lượng rượu uống giảm 70%.

  • - THÁNG THỨ BA: Bệnh nhân không còn quan tâm đến rượu, có thể ngưng uống rượu hoàn toàn.


Tuy nhiên để bệnh nhân bỏ hẳn rượu, phục hồi hệ thống não bộ, điều chỉnh nhận thức hành vi nhân cách và giải quyết các vấn đề nội tại, thời gian điều trị phải từ 1 đến 2 năm, kết hợp giữa điều trị dùng thuốc với các biện pháp điều trị không dùng thuốc.


THUỐC CAI RƯỢU BẰNG ACAMPROSATE:

Acamprosate dẫn xuất từ muối Ca: Campral – tên biệt dược: Aotal, Zulex. Đây là loại thuốc mới dùng để cai rượu.

Thuốc có tác dụng ức chế vận chuyển GABA và đối kháng Glutamate Receptor – cơ chế tác dụng hiện nay chưa được giải thích rõ ràng, nhưng thuốc có tác dụng làm giảm sự thèm muốn uống rượu. Khác với Disulfiram, Acamprosate không bị tác dụng phụ khi đang uống thuốc mà vẫn sử dụng rượu. thuốc không bị chuyển hoá ở gan, do đó không cần giảm liều ở người bị suy gan.

Acamprosate có cấu trúc tương tự GABA và được cho là ức chế hệ Glutamatergic. Điều này là Acamprosate làm giảm sự hoạt động Glutamatergic thường thấy ở bệnh nhân nghiện rượu. Acamprosate viên nén 333mg Liều dùng từ 1 viên x2-3 lần/ngày.

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN  NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH: MA TÚY TỔNG HỢP, ĐÁ, METH, THUỐC LẮC ...


MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix (Intensive Outpatient Program - IOP) để điều trị lạm dụng chất kích thích trong thời gian 16 tuần, là một mô hình điều trị theo cấu trúc được thiết kế nhằm cung cấp cho những người lạm dụng chất kích thích hệ thống kiến thức và hỗ trợ giúp họ có thể đạt được mục tiêu dừng không sử dụng ma tuý, chất cồn để bắt đầu một quá trình phục hồi trong một thời gian dài.
Chương trình sử dụng các tài liệu đã được phát triển và đánh giá trong chương trình nghiên cứu của Trung tâm Matrix từ năm 1984. Các tài liệu cho chương trình điều trị ngoại trú tập trung này được điều chỉnh từ Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất kích thích bằng thuốc an thần, Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất cồn và có chứa cồn, Mô hình Matrix trong điều trị nghiện các chất dạng opiat bằng Naltrexone và Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix trong điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng và lệ thuộc chất gây nghiện trong 16 tuần.


Bản in xuất bản lần này của tài liệu được thiết kế nhằm giải quyết một cách cụ thể các vấn đề hầu hết gặp phải của của các bệnh nhân lệ thuộc chất kích thích, mà cụ thể là lệ thuộc methaphetamine và cocaine. Các tài liệu được xây dựng thành dạng chương trình thực nghiệm tập trung trong thời gian 16 tuần và sau đó sẽ là các can thiệp chăm sóc sau cai được thực hiện hàng tuần.
Đây là chương trình có sự khác biệt với mô hình tập trung 16 tuần trước đó - mô hình mà đã được phát triển để áp dụng cho những bệnh nhân đang được điều trị lệ thuộc rượu và tất cả các loại ma tuý khác.  Cả hai chương trình này đều khác với các mô hình điều trị 6 tháng mà trong đó thời gian số tuần được giảm từ 24 xuống còn 16 và nhiều tài liệu trước đây được sử dụng trong các buổi sinh hoạt cá nhân nay được đưa vào các buổi sinh hoạt nhóm.


Ba buổi sinh hoạt cá nhân được thiết kế nhằm:

  • (1) Định hướng cho người bệnh, và khi có thể, các thành viên gia đình cũng có thể được mong đợi sẽ tham gia chương trình Matrix, hoàn thiện việc thu thập tài liệu thông tin mang tính hành chính và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh để khuyến khích việc họ tham gia điều trị;

  • (2) Thưc hiện việc xem xét, đánh giá sự tiến bộ tại thời điểm khoảng 30 - 45 ngày sau khi tiếp nhận hoặc đối phó với một tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có một buổi tiếp xúc với cá nhân;

  • (3) Giúp đỡ người bệnh xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc liên tục phù hợp với lượng chuyên môn hỗ trợ và các hỗ trợ tự giúp đỡ cần thiết cho một quá trình phục hồi trong thời gian dài. Hiếm khi đó là một trường hợp cấp bách về y xảy ra trong một buổi sinh hoạt lồng ghép. Trong những tình huống đó, một trong số các buổi sinh hoạt cá nhân có thể dành thời gian để thực hiện một buổi gặp gỡ, tư vấn như vậy. Và chủ đề cơ bản của buổi can thiệp cá nhân đó vẫn cần được giải quyết.


Phần Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu gồm 8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi buổi được thực hiện trong vòng 1 giờ và được thực hiện trong suốt tháng điều trị đầu tiên. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, người bệnh nhận được nhiều kỹ năng cơ bản mà họ cần để ổn định trong giai đoạn ban đầu. Trong buổi sinh hoạt nhóm về các kỹ năng phục hồi ban đầu, người bệnh sẽ được giới thiệu về phương pháp tham gia 12 bước và củng cố gá trị của sự tham gia 12 bước.


Tất cả người bệnh và thành viên gia đình của họ đều tham dự Nhóm giáo dục gia đình trong một thời gian là 12 tuần. Vì đây là một trong những thành tố của chương trình đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của các thành viên gia đình, nên các nhóm như thế này được thiết kế có sự tương tác qua lại nhằm cho phép trưởng nhóm có thể bao quát được các vấn đề trọng tâm nhất đối với cả người bệnh và các thành viên gia đình họ.


Phần Nhóm dự phòng tái nghiện là thành tố trung tâm của mô hình điều này. 16 tuần tham gia nhóm dự phòng tái nghiện được thiết kế nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo sự thân thiện cho người bệnh để họ thực hiện được hết quá trình phục hồi. Hợp phần này là phần trung tâm của tất cả các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Phần Nhóm hỗ trợ xã hội được thiết kế nhằm giúp đỡ người nghiện trong quá trình học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.


Tất cả các mô hình điều trị Matrix đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tận dụng các chương trình 12 bước trong giai đoạn điều trị tập trung ban đầu nhằm cung cấp sự hỗ trợ tiếp tục cho quá trình phục hồi khi giai đoạn tập trung trong chương trình điều trị kết thúc. Trong khi thực hiện vừa cần thận trọng không để bệnh nhân bở dở quá trình điều trị đối với những người ban đầu không nhận thấy được nhu cầu phải đến các buổi gặp gỡ sinh hoạt, thì điều quan trọng nữa là phải truyền cho người bệnh mong muốn và hy vọng rằng việc làm quen được với các chương trình 12 bước chính là một phần thiết yếu trong điều trị bằng mô hình này.
Trong bố cục chương trình này có rất ít các buổi sinh hoạt, tiếp xúc cá nhân. Chính vì vậy, sự can dự của một người giám hộ trong chương trình 12 bước là cực kỳ quan trọng. Các trường hợp thành công nhất đều dựa chủ yếu vào các chương trình 12 bước để hỗ trợ và nuôi dưỡng tinh thần.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bảng dưới đây là một kế hoạch mẫu của Chương trình điều trị ngoại trú tập trung IOP Matrix:

Kế hoạch thực hiện Chương trình điều trị ngoại trú tập trung

Tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ bảy & Chủ nhật

Các tuần từ 1 đến 4

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

 

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình

 

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước và các hoạt động phục hồi khác

Các tuần từ 5 đến 16

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình hoặc Hỗ trợ xã hội

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Các tuần từ 17 đến 52

   

7.00-8.30 tối

Hỗ trợ xã hội

   

Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cồn trong hơi thở được tiến hành hàng tuần

03 buổi tiếp xúc cá nhân trong thời gian 16 tuần đầu tiên

1. CÁC BUỔI TRỊ LIỆU CÁ NHÂN / CÁC BUỔI LỒNG GHÉP

a. Triết lý

Trong mô hình điều trị Matrix, mối quan hệ giữa người tư vấn và người bệnh là động lực điều trị cơ bản. Mỗi người bệnh có một một người tư vấn chính riêng, người này quyết định khi nào thì cần đưa các phần khác nhau vào trong chương trình điều trị và người này cũng có trách nhiệm lồng ghép các tài liệu từ nhiều dạng nhóm khác nhau vào trong để trở thành một quá trình điều trị một cách phối hợp cho người bệnh. Người tư vấn cần phải quen với các tài liệu hiện tại đang được sử dụng cho người bệnh trong hợp phần giáo dục và người tư vấn cũng cần khuyến khích, củng cố và thảo luận về các tài liệu sẽ được nêu ra sử dụng trong một buổi gặp gỡ một - một (AA). Người tư vấn cần có khả năng ứng dụng các tư tưởng, khái niệm từ mô hình Matrix với các tài liệu AA , cũng như với điều trị trị liệu tâm lý hay tác động tâm lý cho người bệnh, người hiện đang trong qúa trình trị liệu.
Người tư vấn, bằng việc mở rộng chương trình, cần không bao giờ được để xảy ra xung đột trong các can thiệp cán nhân một - một (AA) hoặc xung đột với sự tham gia của các chuyên gia khác. Nếu xảy ra xung đột giữa các khuyến nghị của chương trình đưa ra với một chương trình hoặc một người cung cấp hỗ trợ nào khác, thì cần liên hệ với cán bộ chuyên môn. Không bao giờ đặt người bệnh vào trung tâm của sự xung đột giữa các khuyến nghị của hai chuyên gia tư vấn hoặc hai chương trình khác nhau.


Tóm lại, người tư vấn điều phối tất cả các phần trong chương trình điều trị. Sử dụng các phần này, người tư vấn xây dựng nên một khung chương trình hoạt động, điều này sẽ hỗ trợ người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Tất cả các phần này đều cần phải ăn khớp với nhau. Người bệnh cần biết chắc chắn rằng người tư vấn có thể nhận thức được tất cả các khía cạnh liên quan đến qúa trình điều trị của anh ta/chị ta.
Hãy nhớ rằng những người nghiện tham gia điều trị là những người mất khả năng kiểm soát. Họ đang mong đợi chương trình sẽ giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát của mình. Nếu như chương trình tỏ ra là một chuỗi các phần không có sự liên quan với nhau và giữa các phần không thể lồng ghép được, thì người nghiện sẽ không thể cảm thấy là chương trình đó có thể giúp họ lấy lại được sự kiểm soát. Điều này dẫn đến việc điều trị không thành công và/hoặc nóng vội để đạt kết quả điều trị.


Người tư vấn cần tập trung vào sự cân bằng giữa cả các buổi tiếp xúc cá nhân và các buổi sinh hoạt nhóm bằng cách sử dụng tài liệu viết mà vẫn cho người bệnh có đủ thời gian để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác. Nếu quá dựa vào tài liệu viết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy không quan trọng và không được coi trọng. Việc áp dụng máy móc tài liệu viết sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và người trị liệu, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy là người trị liệu như một người cung cấp thông tin vô cảm.
Ngược lại, đối với một số người, nếu được cho phép, sẽ hoàn toàn tự xây dựng được lịch trình điều trị cho mình. Thông thường, tài liệu mà họ muốn thảo luận có thể nhận thức như là những vấn đề cấp bách mang tính tạo động cơ về mặt tinh thần (ví dụ như “Tôi cần nắm bắt được gốc rễ của vấn đề”); hoặc được định hướng đến một ai đó cũng đang có vấn đề như vậy (“Liệu mối quan hệ này có cải thiện không nếu như tôi không gặp vấn đề như vậy”) hoặc hướng dẫn cho người trị liệu thoát khỏi các vấn đề quan trọng (“Chúng ta hãy đừng nói về chuyện rượu bia nữa. Vì đó chẳng phải là một vấn đề”). Cho phép người bệnh kiểm soát quá nhiều trong việc đặt lịch cho các buổi tiếp xúc cá nhân có thể dẫn đến kết quả là những tài liệu quan trọng bị gạt đi, không được thảo luận đến.
Các khái niệm có tính chỉ trích, phê phán quan điểm cho rằng người nghiện có khả năng đạt được việc không sử dụng cũng cần phải được đưa vào trao đổi với người bệnh. Quá trình điều trị bằng mô hình Matrix sẽ cung cấp cho người bệnh một bộ công cụ nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý. Việc để rơi vào việc tư vấn không có kết thúc sẽ làm lỡ việc cung cấp cho người bệnh một phần trong điều trị lệ thuộc là dùng thuốc một cách phù hợp, có hệ thống.


Vấn đề cuối cùng trong việc tiến hành thực hiện các buổi tiếp xúc cá nhân như là một phần trong chương trình trị liệu an thần là vệc khó xác định nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp góp phần trong trị liệu giữa người tư vấn và người bệnh. Mối quan hệ hình thành và phát triển giữa người tư vấn và người bệnh là thành tố quan trọng nhất trong mô hình điều trị Matrix. Gerald Corey đã nêu như vậy trong tài liệu “Lý thuyết và thực tiễn của tư vấn và trị liệu tâm lý” (1982).


“Mức độ quan tâm, chăm sóc và khả năng giúp đỡ khách hàng cũng như sự chân thành của các nhà trị liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu. Khách hàng cũng góp phần làm nên mối quan hệ khác nhau căn cứ trên động cơ, sự hợp tác, sự quan tâm, mức độ lo lắng, thái độ, sự nhận thức, mong đợi, hành vi và phản ứng của khách hàng đối với nhà trị liệu. Tư vấn hay trị liệu tâm lý là một vấn đề mang tính cá nhân liên quan đến một mối quan hệ cá nhân cụ thể, và bằng chứng đã chỉ ra rằng sự trung thành, chân thật, tin tưởng, nhiệt tình, hiểu biết, và sự tự nhiên trong giao tiếp là những yếu tố cơ bản giúp có được những kết quả điều trị thành công”.


Patterson (năm 1973) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính trị liệu, ông này cho rằng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra là nhân tố hiệu quả trong trị liẹu chính là mối quan hệ giữa người bệnh và người trị liệu. Ông này cũng đưa ra quan điểm cho rằng người trị liệu cần làm thực hiện vai trò như như một người củng cố, có như vậy thì sự tôn trọng và quan tâm của người trị liệu đối với người bệnh mới trở thành yếu tố có trọng lượng, có khả năng tác động đến hành vi của người bệnh. Người trị liệu cũng cung cấp một mẫu hình thế nào là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để giúp người bệnh có thể dùng mối quan hệ đó xây dựng mối quan hệ của chính mình.
Patterson chỉ rõ rằng trị liệu không thể là đơn thuần trị liệu y tế, và rằng qúa trình đó không thể đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà vấn đề quan hệ con người với con người của người trị liệu mới là điều thiết yếu. Ông này cũng tuyên bố “bằng chứng dường như chỉ ra rằng việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp quan người trị liệu và người bệnh chính là thành tố chủ chốt trong tư vấn hay trị liệu tâm lý. Đó là một mối quan hệ mang đặc trưng không phải là nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu sử dụng, cũng không phải là nhiều cách thức mà nhà trị liệu sử dụng” (1973, trang 535-536).
Truax và Carkhuff (1967) đã ủng hộ quan điểm của Patterson khi cho rằng “Các yếu tố trọng tâm là sự thấu cảm, nhiệt tình và chân thật không phải là đại diện cho “kỹ thuật” của trị liệu tâm lý hay tư vấn, mà đó là những kỹ năng giao tiếp cá nhân mà nhà tư vấn hay nhà trị liệu cần sử dụng trong qúa trình áp dụng “các kỹ thuật” hay “sự hiểu biết chuyên môn” của mình” (trích trang 31).


Vậy những gì là đặc trưng cơ bản của một nhà trị liệu mà có thể dẫn đến tính cách cá nhân tích cực và có thể giúp người bệnh thay đổi hành vi? Truax và Carkhuff (1967, trang 25) đã tìm thấy có 3 (ba) nét tính cách thể hiện trong hầu hết các cách tiếp cận mang tính trị liệu chủ yếu là: sự thấu cảm xác đáng, sự nhiệt tình không chủ ý và sự chân thành. Tóm lại, phần lớn các phương pháp tiếp cận mang tính trị liệu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của khả năng của người trị liệu khi thực hiện các hoạt động trị liệu như là một người dễ hoà nhập, chín chắn, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và phù hợp.
Người trị liệu cũng là người sẽ mang đến cho người bệnh không khí an toàn, không có sự đe doạ và đáng tin cậy bằng việc thể hiện sự nhiệt tình không chủ ý đối với người bệnh, điều này sẽ giúp họ can dự được sâu hơn và tự khám phá được những điểm chính yếu, nắm được khuôn khổ bên trong sự trải nghiệm của người bệnh, cũng như hiểu được những ý nghĩa của các suy nghĩ, hành vi và trải nghiệm của người bệnh”.


Rõ ràng là những đặc trưng được trích dẫn ở phần trên là quan trọng giúp người trị liệu trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên, những điều đó lại càng đặc biệt quan trọng và đặc biệt khó áp dụng đối với những người bệnh là người nghiện. Vấn đề sức khoẻ tinh thần có một tiền sử xấu trong những người nghiện đang được điều trị vì hầu hết các chuyên gia sức khoẻ tinh thần đều không hiểu về tình trạng nghiện. Vì sự thiếu hiểu biết này, hành vi của người nghiện có thể thường mang tính chống đối lại tư vấn viên. Nhiều người nghiện đi đến chỗ ghét việc điều trị, nghi ngờ và chống lại không thực hiện các chỉ dẫn điều trị. Họ thể hiện những hành vi thiếu chín chắn, mang tính tự huỷ hoại bản thân, hấp tấp và chống đối; khi đó công việc của người tư vấn là phải tiếp tục làm việc với họ mà thường ít nhận được lời cảm ơn hay đánh giá cao từ phía người nghiện.
Tái nghiện là vấn đề không mong muốn, kết quả thường xuyên xảy ra theo cơ sở bệnh lý học và tác động của tình trạng nghiện đối với vấn đề việc làm, gia đình và các mối quan hệ có thể khiến cho tình tình trở nên bế tắc, không có hy vọng. Cầu nguyện để giải quyết vấn đề, sự mẫu thuẫn trong tư tưởng khi thì yêu quý khi thì ghét bỏ đối với người nghiện và việc nài nỉ để người nghiện có những hành vi hợp tác thường có thể gây khó khăn cho nhà trị liệu để giữ được thái độ tích cực và tập trung vào áp dụng các kỹ thuật điều trị.


Ngoài tất cả những điều nêu trên, còn có một thực tế nữa là người trị liệu trong mô hình điều trị này còn phải phát triển mối quan hệ trị liệu trong bối cảnh làm việc với người bệnh lần đầu tham gia hình thức sinh hoạt nhóm. Những điều có thể dễ dàng xảy ra khi đối phó với một loạt vấn đề khó khăn ở đây chính là việc người trị liệu trở thành người bị lấn át và không được còn sự khích lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn và sự mất kiên nhân có thể biến thành “người đưa ra những chỉ định” từ đó dẫn đến trở thành “người đưa ra các mệnh lệnh” cho người bệnh.


Người bệnh khi tham gia điều trị cần nhận được sự định hướng và hỗ trợ, chứ không phải là đòi hỏi có một cán bộ giám sát. Nếu quá trình này xảy ra, nhà tư vấn có thể dễ dàng trở thành một quan toà và đánh mất sự khách quan. Nếu người bệnh không thực hiện, người tư vấn sẽ trở nên không còn sự khích lệ; và nếu người tư vấn trở nên nói nhiều điều chướng tai người bệnh hơn, thì người bệnh càng trở nên chống đối nhiều hơn, và toàn bộ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Người tư vấn không bao giờ có thể quên một thực tế rằng chính anh ta là một chuyên gia đang cung cấp một dịch vụ. Trừ khi người tư vấn duy trì được việc tập trung vào cung cấp một dịch vụ chuyên môn điều trị mang tính “thấu cảm, nhiệt tình và chân thành”, giai đoạn điều trị đó chắc chắn sẽ gặp phải một loạt thất bại mà người nghiện phải trải qua. Nếu không phải là giúp đỡ cho người nghiện, thì “điều trị” có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự tự coi thường chính bản thân mình của người nghiện.


Mối quan hệ mang tính trị liệu với người tư vấn cung cấp cơ hội cho người bệnh tham gia vào một mối quan hệ an toàn với một con người, người mà sẽ quan tâm, chăm sóc nhiều cho anh ấy/cô ấy. Nghiện là một sự đáp ứng với một loạt các điều kiện do một con người chưa hoàn hảo phải trải qua. Mỗi người bệnh phải được coi trọng và đối xử một cách tôn trọng.
Việc tăng cường lòng tự trọng cho người nghiện sẽ không thể đạt được trong một môi trường tiêu cực, đầy phê phán và chỉ trích. Người tư vấn phải cung cấp cho họ niềm hy vọng, sự khích lệ, lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và phải nhìn nhận rằng sinh hoạt nhóm có thể giúp người bệnh có được sự tin tưởng đó. Những phẩm chất này tạo nên công thức hoá học giúp quá trình điều trị bằng mô hình Matrix hoạt động.


Các buổi sinh hoạt lồng ghép thường là phần quan trọng nhằm giữ người bệnh ở lại với chương trình điều trị. Tầm quan trọng của một mối quan hệ ban đầu với người bệnh không thể được đánh giá quá cao.  Điều thiết yếu là hầu hết các thành viên chính trong gia đình hoặc các thành viên khác phải được tham gia vào qúa trình điều trị. Các chuyên gia, những người cố gắng tạo nên những thay đổi mà không cần giải quyết vấn đề với gia đình cuối cùng sẽ khiến quá trình phục hồi của người bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, điều quan trọng đối với người trị liệu là nhận thức được bằng cách nào mà hệ thống gia đình người bệnh có thể được tác động nhờ quá trình phục của người bệnh và làm thế nào để đưa một thành viên quan trọng trong gia đình vào thành một phần tham gia tất cả các phần can thiệp trong bất kỳ thời điểm nào có thể.


b. Hình thức

Giống như tất cả các thành tố trong chương trình điều trị, việc nhanh chóng, kịp thời bắt đầu thực hiện các phần can thiệp là điều quan trọng. Người trị liệu nên thực hiện mọi nỗ lực có thể tập trung quan sát người bệnh trong vòng 5 phút ngay khi anh ta đến văn phòng tư vấn. Hiển nhiên là sẽ có một số lần khi người bệnh đến sớm hơn giờ hẹn hoặc buổi làm việc với người trước diễn ra hơi lâu khiến người bệnh có thể phải chờ đợi lâu hơn 5phút. Tuy nhiên, điều cần thiết là người bệnh cảm thấy được là chuyến đi gặp gỡ với nhà trị liệu của họ là một phần quan trọng trong ngày làm việc của người trị liệu. Hãy cố gắng thu xếp chỗ những bệnh nhân có vấn đề không đến kịp giờ bằng cách đặt kế hoạch hẹn gặp họ trong những thời gian thuận tiện hơn.


Người trị liệu nên cố gắng ra chào người bệnh ở phòng chờ và dẫn anh ta/chị ta vào phòng làm việc. Nhìn chung nếu một thành viên gia đình người bệnh cũng có mặt ở đó, thì người trị liệu sẽ gặp người bệnh trong nửa đầu của buổi trị liệu và gặp gỡ, trao đổi với người nhà bệnh nhân ở nửa cuối của buổi trị liệu. Cũng nên chào người nhà bệnh nhân cùng với bệnh nhân trước khi tiến hành buổi trị liệu và người trị liệu nên giải thích về quy trình tiến hành buổi trị liệu cho cả bệnh nhân và người nhà của họ.
Cần quan tâm để đảm bảo chắc chắn rằng cả bệnh nhân và người nhà của họ đều có cơ hội trình bày các vấn đề cấp bách và không đưa ra các thông tin khiến trạng thái cảm xúc bị thay đổi. Nếu có thông tin cấp bách, ví dụ như việc người bệnh tái nghiện, thì cần phải giải quyết ngay. Nếu mọi chuyện dường như đang diễn ra tốt đẹp, thì người trị liệu nên giới thiệu thông tin về kế hoạch buổi làm việc kế tiếp. Bất kỳ một thay đổi tích cực nào trong hành vi và thái độ của người bệnh cũng đều cần được khuyến khích, củng cố mạnh mẽ.
Người trị liệu phải nhấn mạnh để khuyến khích và củng cố sự thay đổi tích cực. Ví dụ, một người bệnh người đã từng làm được một việc tốt là dừng không sử dụng ma tuý và rượu, thì cần xây dựng kế hoạch tiếp tục và chú ý đến những buổi gặp tiếp theo, nhưng nếu là người chưa từng từbỏ được, thì cần được tập trung khích lệ họ cải thiện tình trạng lệ thuộc hiện nay. Dù là như trên đã đề cập người bệnh có thể tìm thấy lợi ích từ việc tập luyện, thì người trị liệu không nên để bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về riêng một lĩnh vực nào đó mà có kháng cự của người bệnh.


Mối liên hệ giữa người bệnh và người trị liệu là mối liên hệ quan trọng nhất cần được tạo dựng trong quá trình điều trị. Hãy sử dụng lẽ thường, sự lịch sự nhã nhặn, lòng trắc ẩn và sự tôn trọng trong khi giao tiếp với người bệnh.


c. Mục đích đối với các buổi tiếp xúc trị liệu cá nhân/ các buổi trị liệu lồng ghép:


  • 1. Cung cấp cho người bệnh và gia đình họ cơ hội để xây dựng mối liên hệ cá nhân với người trị liệu.

  • 2. Cung cấp một môi trường trong đó người bệnh và đình họ có thể giải quyết vượt qua các khủng hoảng, các vấn đề về không khí giao tiếp và đi đến quyết tâm thực hiện quá trình điều trị với một người trị liệu có vai trò như một người hướng dẫn.

  • 3. Cho phép người bệnh thảo luận về vấn đề nghiện của họ một cách cởi mở trong một bối cảnh không có sự phán xét và có sự quan tâm đầy đủ của người trị liệu.

  • 4. Huy động một/nhiều thành viên trong gia đình người bệnh tham gia vào qúa trình điều trị.

  • 5. Mang đến sự củng cố và khích lệ cho người nghiện để có những thay đổi tích cực.

  • 6. Tạo cho người nghiện cảm giác người trị liệu vừa là một người thầy, một người hướng dẫn và cũng là một người biết quan tâm.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Trong chương trình điều trị ngoại trú tập trung theo mô hình Matrix, có 3 buổi can thiệp cá nhân. Trong đó, có 2 buổi được thiết kế nhằm “đặt mục tiêu” cho chương trình điều trị và buổi thứ 3 được sử dụng để tiến hành một đánh giá nhanh về tình trạng tiến bộ của người bệnh, và nhằm giải quyết một khủng hoảng không lường trước được hoặc nhằm phối hợp việc điều trị trong mô hình Matrix với các nguồn điều trị khác.
Dù là trong buổi trị nào nào đi nữa, thì người trị liệu vẫn phải tận dụng buổi trị liệu cá nhân đó như là một buổi trị liệu lồng ghép. Các buổi trị liệu cá nhân, dù không phải là một thành tố trung tâm của chương trình điều trị này, vẫn là những sự kiện quan trọng. Tài liệu phát tay các buổi:


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 1:
 Thoả thuận và đồng ý dịch vụ

Buổi gặp gỡ ban đầu được thực hiện trước buổi tiếp xúc nhóm đầu tiên, được thiết kế nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh (và gia đình người bệnh khi có thể) có được sự định hướng thích hợp đối với việc điều trị và nhằm tạo cho người bệnh và người nhà của họ một cơ hội được gặp gỡ người trị liệu và nghe giới thiệu về chương trình.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 2:

  • 1. Kiểm tra danh sách phục hồi

  • 2. Sơ đồ phân tích tái nghiện

Buổi gặp thứ 2, thường được tiến hành khoảng 30-45 ngày sau khi bắt đầu tham gia điều trị, được thiết kế nhằm đưa ra một đánh giá về sự tiến bộ của người bệnh, củng cố các hoạt động phục hồi đã bắt đầu thực hiện được cùng với những đề xuất và gợi ý nhằm khuyến khích sự tiến bộ của người bệnh hơn nữa. Buổi này cũng có thể được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng hoặc như một buổi giải quyết vấn đề tiếp tục tái nghiện. Khi được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng, người trị liệu cũng nên cố gắng kết hợp thực hiện được một đánh giá về mức độ tiến bộ của người bệnh đến thời điểm đó.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 3:

  • 1. Đánh giá sau điều trị

  • 2. Kế hoạch Giai đoạn II

Buổi gặp cuối cùng này nhằm xem xét lại sự tiến bộ của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch chăm sóc sau cai trong đó cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và tự giúp đỡ một cách phù hợp.


Tái nghiện không phải là xảy ra một cách bất ngờ và không dự đoán được. Nhưng đối với khách hàng thì người ta thường cảm thấy là việc tái nghiện xảy ra một cách bất ngờ, không dự doán được. Người trị liệu cần hiểu được bối cảnh của việc tái nghiện nhằm chỉnh khung sự kiện trên cho khách hàng. Có một số điểm quan trọng dưới đây cần lưu ý khi làm việc với một khách hàng đã tái nghiện:
1) Việc sử dụng ma tuý xảy ra trong vòng vài tuần đầu được coi là việc tiếp tục sử dụng, không phải là tái nghiện; 2) Ít nhất 50% người hoàn thành chương trình điều trị ngoại trú một cách thành công đều trải qua một lần tái nghiện tại một thời điểm nào đó; 3) Một lần tái nghiện không cho đó là thất bại, ngược lại cần xem đó như một cơ hội để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp. Sơ đồ phân tích tái nghiện có thể được sử dụng trong một buổi tư vấn trị liệu cá nhân như một phương tiện giúp người bệnh và người tư vấn có thể phân tích dự đoán những tình huống dễ bị tổn thương có thể góp phần dẫn đến tái nghiện và nhằm nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch điều trị để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.


2. NHÓM CÁC KỸ NĂNG PHỤC HỒI BAN ĐẦU

1. Triết lý

- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu (ERS) được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một bộ kỹ năng cần thiết để thiết lập tình trạng “sạch” (không sử dụng ma tuý và rượu). Đây là các kỹ năng chính được trích từ cuốn “101 Kỹ năng phục hồi”. Có 2 thông điệp cơ bản được đưa ra trong nhóm.
Đó là: (1) Bạn có thể thay đổi hành vi của mình theo các cách mà sẽ khiến dễ giữ được tỉnh táo hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật để biết bắt đầu như thế nào; (2) Các hoạt động điều trị là một nguồn thông tin và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ kết quả từ việc điều trị, các hoạt động tư vấn cần được lồng ghép trong các can thiệp tự giúp đỡ. Để giúp bạn làm quen với chương trình 12 bước, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các hoạt động tự giúp đỡ.


- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu định hướng người bệnh đến các kỹ năng cơ bản cần thiết để duy trì tình trạng không sử dụng. Các kỹ thuật hoàn toàn liên quan đến hành vi và có một mục đích quan trọng là “làm thế nào để”. Nhóm kỹ năng này không được thiết kế như là một nhóm “trị liệu”. Nó cũng không có xu hướng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, dù là có một số mối quan hệ sẽ được thiết lập.
Nó được thiêt kế như là một diễn đàn mà ở đó người trị liệu có thể phối hợp chặt chẽ với từng bệnh nhân để hỗ trợ họ xây dựng chương trình phục hồi trong giai đoạn ban đầu. Mỗi nhóm có một cơ cấu rõ ràng và xác định. Cơ cấu và lộ trình hoạt động của nhóm là cần thiết. Đối với những người bệnh mới tham gia, lộ trình điều trị này rõ ràng là quan trọng như việc các thông tin được trao đổi.


2. Hình thức


Nhóm do một người trị liệu chủ trì và đồng chủ trì là một người nghọên đang phục hồi. Người đồng chủ trì này thường là một bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị và có thời gian 3 tháng tỉnh táo. Bệnh nhân đó phải thực hiện tốt chương trình, không uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ một loại ma tuý nào, và tích cực tham gia chương trình tự giúp đỡ. Những bệnh nhân là người tích cực “chống rượu và amphetamin” (anti-AA) không được coi là người đồng chủ trì. Người đồng chủ trì có thể được chỉ định và tuyển chọn từ nhóm dự phòng tái nghiện trên cơ sở tự nguyện. Những người đồng chủ trì có thể quay vòng hàng tháng hoặc có thể sử dụng trong suốt thời gian lên đến 3 tháng.


Người chủ trì và người đồng chủ trì cần gặp gỡ, trao đổi trong 15 phút trước khi nhóm tiến hành thảo luận về chủ đề của buổi gặp gỡ buổi tối và các vấn đề mới về người bệnh. Không có thông tin bí mật nào có thể cung cấp cho nhứng người đồng chủ trì. Họ là những người tự nguyện và là người bệnh, không phải là người được tuyển dụng để làm việc. Họ nên được hướng dẫn để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến chủ đề thảo luận của nhóm và không cố gắng để trở thành những nhà trị liệu. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, người chủ trì tóm tắt lại những gì người đồng chủ trì đã chia sẻ nhằm tái tập trung và giúp người đồng chủ trì ổn định dần.


Nhóm được tổ chức với quy mô nhỏ (tối đa khoảng 6 đến 8 người) và sinh hoạt trong khoảng thời gian tương đôi ngắn (50 phút). Vì các bệnh nhân có thể sẽ rất bất ổn, nên nhóm cần phải duy trì cơ cấu và cần được quản lý. Điều cực kỳ quan trọng đối với người chủ trì là giữ thái độ nghiêm túc, tập trung và không góp phần làm tăng năng lượng của nhóm, cảm giác “nằm ngoài khả năng kiểm soát” có thể là đặc trưng của những người bệnh này.


Người chủ trì giới thiệu nhóm như một mô hình trong đó hướng dẫn các thành viên những kỹ năng cơ bản nhằm duy trì được tình trạng tỉnh táo. Tất cả các thành viên tham gia đều được giới thiệu và đề nghị tóm tắt một số thông tin về việc tham gia của anh ấy/chị ấy trong quá trình điều trị. Các thành viên tham gia lần đầu cần được dành vài phút để giới thiệu tóm tắt về lịch sử bản thân. Trong khi đang trình bày tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân, người bệnh có thể được đề nghị ngừng lại một cách lịch sự và đề nghị trao đổi về các vấn đề liên quan đến điều trị. Người đồng chủ trì được giới thiệu như một người hiện đang trải qua giai đoạn phục hồi và là người có thể cung cấp thông tin cá nhân về việc chương trình đã hỗ trợ anh ấy/chị ấy như thế nào.


Sau bước định hướng ban đầu như trên, người chủ trì sẽ giới thiệu chủ đề, đọc qua toàn bộ tài liệu phát tay và đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc tại sao chủ đề này lại quan trọng trong cai nghiện. Người đồng chủ trì có thể liên hệ việc chủ đề này đã có lợi như thế nào đối với các giai đoạn phục hồi ban đầu của bản thân. Mỗi bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả việc mình hiện đang sử dụng các kỹ năng được thảo luận như thế nào. Hỏi xem liệu các bệnh nhân có gặp vấn đề gì không, cần đưa ra các gợi ý giải quyết và những lời khuyên từ các thành viên khác trong nhóm. Khoảng 35 phút là thời gian dành cho chủ đề nhóm.


Phần tiếp theo, nhóm cần được dành thời gian để thảo luận về chủ đề xây dựng kế hoạch. Mỗi người phải có một kế hoạch cho khoảng thời gian giữa buổi sinh hoạt hiện tại và buổi sinh hoạt tiếp theo. Nếu không còn vấn đề gì, có thể gợi ý các buổi sinh hoạt cụ thể về AA, NA và CA. Không nên khuyến khích các bệnh nhân cùng nhau xây dựng kế hoạch chung hoặc xây dựng kế hoạch hộ cho người khác trong giai đoạn phục hồi ban đầu này.


Nhóm sẽ kết thúc buổi sinh hoạt với một lưu ý tích cực bằng cách nhấn mạnh một số lợi ích mà mỗi bệnh nhân có thể có được từ việc duy trì sự tỉnh táo. Bất kỳ bệnh nhân nàocũng có thể được dành ít phút để trao đổi về những lợi ích của nhóm đã mang lại cho mình trong tháng đầu tiên duy trì sự tỉnh táo. Sau khi nhóm kết thúc, bất kỳ thành viên nào là người đang đấu tranh để từ bỏ cũng cần gặp và trao đổi ngắn gọn với người chủ trì hoặc một người tư vấn khác. Người đồng chủ trì không tham dự vào các cuộc tư vấn một-một. Các bệnh nhân nên được khuyến khích nghỉ giải lao trước khi họ tham dự nhóm dự phòng tái nghiện.


3. Một số vấn đề đặc biệt

Những bệnh nhân này không đạt được thành công nhiều trong việc duy trì sự tỉnh táo. Vì điều đó, mà hành vi của họ có thể đòi hỏi người chủ trì phải can thiệp và đòi hỏi phải có sự kiểm soát mạnh mẽ nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự, nhã nhặn. Đó là những tình huống thường gặp dưới đây:


  • - Trong quá trình trao đổi, thảo luận về việc tham gia chương trình tự giúp đỡ, thường có những ý kiến không chính thống về giá trị của việc tham gia. Người chủ trì cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng là kết quả điều trị đối với những người có tham gia chương trình tự giúp đỡ khả quan hơn nhiều so với những người không tham gia chương trình. Trung tâm Matrix đã tiến hành một số khảo sát về kết quả điều trị và sự tham gia chương trình 12 bước và đã thống nhất thấy rằng có một mối quan hệ rất tích cực giữa 2 nội dung này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ vẫn tranh cãi rằng họ chẳng hề thấy những buổi sinh hoạt như thế này giúp ích được gì và họ sẽ không tham gia.


  • - Sự chống cự không tham gia chương trình 12 bước là một vấn đề quan trọng. Người chủ trì nên cố gắng nhận thức rằng không phải là hiếm thấy việc nhiều người ban đầu có thể thấy ngay sự thoải mái trong chương trình 12 bước, nhưng người chủ trì cần nỗ lực theo nhiều cách có thể để khuyến khích các bệnh nhân tham gia một chương trình 12 bước mẫu. Những bệnh nhân chống cự lại những khía cạnh tinh thần của chương trình 12 bước cần được khuyến khích cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào mối quan hệ này.
    Những người cảm thấy không thoải mái khi đến với những buổi gặp gỡ mà họ còn chưa quen có thể bố trí để gặp, trao đổi với người đồng chủ trì hoặc các thành viên khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Các buổi gặp gỡ thực tế tại trung tâm điều trị có thể là một điều gì đó khiến giảm bớt sự e ngại và có thể là một địa điểm tốt giúp người bệnh làm quen dần với chương trình.


  • - Tranh luận với các bệnh nhân chống đối là một việc làm phản tác dụng. Việc sử dụng các thành viên khác trong nhóm, hoặc những kinh nghiệm tích cực của người đồng chủ trì đối với các buổi trị liệu là một phương pháp tốt hơn nhiều để có thể giải quyết tình trạng bệnh nhân chống cự. Cần khuyến khích những bệnh nhân tham gia chương trình 12 bước chia sẻ về những lợi ích chính đáng của việc tham gia chương trình 12 bước. Các hoạt đông xã hội, như uống café sau các buổi gặp, và việc luôn sẵn có những người khác để trò chuyện vào những lúc gặp vấn đề rắc rối có thể khuyến khích được các khía cạnh tham gia vào chương trình 12 bước đối với những thành viên hay chống đối.


  • - Một số bệnh nhân có thể sẵn lòng tham dự các buổi sinh hoạt, nhưng lại chống cự lại việc tiếp nhận một người hỗ trợ và thực hiện các bước của chương trình. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng người chủ trì và các thành viên khác để khuyến khích sự tham dự của bệnh nhân vào các hoạt động của chương trình 12 bước. Càng tham dự nhiều hoạt động trong chương trình, càng giúp phục hồi tốt. Việc sử dụng một người trợ giúp như một huấn luyện viên trong chương trình 12 bước là một việc vô cùng giá trị. Hãy hướng dẫn người bệnh lựa chọn một người trợ giúp, người sẽ chấp nhận sự tham dự hiện tại của người bệnh trong quá trình điều trị một cách chuyên nghiệp.


  • - Đối với những bệnh nhân vẫn tiếp tục chống đối không tham dự các hoạt động 12 bước, cần gợi ý cho họ những lựa chọn tự giúp đỡ khác như Phục hồi dần dần, Yêu cầu như các thầy dòng duy trì tình trạng không sử dụng (SOS), Thuyết bất khả tri trong gặp gỡ AA,… Những buổi gặp tự giúp đỡ thay thế này có thể giúp người bệnh có cảm giác giống như nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp.


  • - Một bệnh nhân có thể được cung cấp các đề nghị không phù hợp hoặc có thể gây nguy hiểm cho anh ta/chị ta. Ví dụ, nếu chủ đề thảo luận là làm thế nào để dừng không nghĩ đến việc sử dụng và người bệnh đề nghị một bệnh nhân khác là anh ta phải nghĩ về suy nghĩ việc dùng ma tuý của mình trong mọi trường hợp chứ không phải là dừng lại không suy nghĩ đến, thì trong trường hợp đó người chủ trì cần can thiệp một cách lịch sự rằng “Có thể điều đó có ích với bạn, nhưng hầu hết moi người đều thấy rằng đó là một phương pháp nguy hiểm. Và hầu hết những bệnh nhân khác thấy rằng việc sử dụng quy trình dừng không nghĩ đến việc sử dụng ma tuý là phương pháp giúp ích được họ nhiều hơn”. Người chủ trì cần phải lịch sự và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng cũng cần kiểm soát tình huống một cách rõ ràng.


  • - Trong những tình huống mà những bệnh nhân bất ổn không thể thực hiện theo sự hướng dẫn tài tình hoặc kết quả buổi làm việc bị hạn chế tương đối, thì người chủ trì nên nói một điều gì đó giống như “Tối hôm nay các bạn thật ồn. Nào hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều có một thời gian không gian thư giãn nào đó. Đề nghị hãy lắng nghe trong một lát thôi”. Nếu khủng hoảng xảy ra, người chủ trì cần trò chuyện riêng với bệnh nhân đó sau buổi sinh hoạt nhóm về vấn đề cụ thể của chính anh ấy/cô ấy.


  • - Nếu một bệnh nhân được cho là đang say thuốc, người chủ trì nên đề nghị bệnh nhân đó đi ra ngoài cùng mình. Hãy xem xem liệu có một tư vấn viên khác có thể làm việc với anh ấy /cô ấy không. Nếu không có, người đồng chủ trì có thể tiếp tục cho nhóm thảo luận trong khi người chủ trì sẽ cố gắng đánh giá về điều kiện sức khoẻ của cá nhân bệnh nhân đó và thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến việc anh ta sử dụng ma tuý hoặc rượu. Tuỳ thuộc vào mức độ say thuốc của người bệnh, có thể cần thiết bố trí người đưa anh ta về nhà một cách an toàn và trước khi có thể tiến hành bất kỳ một cuộc trao đổi nào về chủ đề này cho đến khi có buổi hẹn gặp lần sau. Hãy tránh đối đầu với bệnh nhân.


4. Mục đích

  • 1. Cung cấp một nơi thuận tiện cho những bệnh nhân mới hiểu biết về các kỹ năng phục hồi và chương trình tự hỗ trợ.

  • 2. Giới thiệu với các bệnh nhân về các công cụ cơ bản giúp phục hồi và hỗ trợ họ trong việc dừng không sử dụng ma tuý và rượu.

  • 3. Giới thiệu chương trình tham gia 12 bước và tạo dựng một mong đợi đối với phục hồi 12 bướ như là một phần trong mô hình điều trị Matrix.

  • 4. Tăng cường số lượng bệnh nhân tham gia mô hình nhóm khi cần thiết trong Chương trình phục hồi, Hỗ trợ xã hội và Gặp gỡ 12 bước.

  • 5. Cho phép người đồng chủ trì cung cấp một mô hình để đạt được việc duy trì không sử dụng trong thời gian đầu.

  • 6. Cung cấp cho người đồng chủ trì sự tự tin và thúc đẩy, khuyến khích sự tiến bộ của người đồng chủ trì.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


Tất cả nhóm: Trong vòng 15 phút cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu, cần luyện tập 2 bài tập sau. Cả 2 bài đều được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một cách thức để xây dựng một kế hoạch phục hồi và giám sát sự tiến bộ của mình.


Chủ đề: Lập kế hoạch

Tài liệu phát tay:

  • a) Lập kế hoạch, “Liệu đó có phải là điều quan trọng không”

  • b) Kế hoạch hàng ngày/hàng giờ

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp người bệnh xây dựng được cơ cấu chương trình phục hồi và đưa ra những chỉ dẫn (bản đồ dẫn đường) để duy trì tình trạng tỉnh táo từ khi kết thúc buổi gặp hiện tại đến khi trở lại tham gia vào buổi gặp tiếp theo.


Chủ đề: Đánh dấu thời gian

Tài liệu phát tay:

  • a) Lịch và ghi chú

  • b) 5 (năm) lịch sinh hoạt

  • Việc đánh dấu mỗi ngày phục hồi thành công vào một quyển lịch có thể giúp  người bệnh nhận thức được sự tiến bộ phục hồi từng ngày và cung cấp thêm ý thức để tiếp tục thực hiện và hoàn thành chương trình.


Buổi 1. Chủ đề: Hãy dừng cái vòng luẩn quẩn này lại!

Tài liệu phát tay:

  • a) Các động cơ thôi thúc sử dụng.

  • b) Các động cơ thôi thúc sử dụng - Suy nghĩ - Thèm nhớ - Sử dụng.

  • c) Các kỹ thuật dừng không suy nghĩ đến.


Hãy đề nghị bệnh nhân xem xét lại các tình huống dẫn đến động cơ thôi thúc sử dụng cụ thể. Dừng lại mô tả chi tiết về các lần sử dụng rượu và sử dụng ma tuý, và những cảm giác xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị sử dụng. Không để nhóm biến thành một buổi chia sẻ những kinh nghiệm về các động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng mà không thể kiểm soát được. Hãy tập trung người bệnh vào những điều gì bây giờ họ cần phải tránh, hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề theo một cách mới khi có những tình huống xuất hiện động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng. Giúp họ xây dựng các kế hoạch, chương trình để đối phó với những tình huống có thể xảy ra việc tác động khiến họ nghĩ đến việc sử dụng vào dịp cuối tuần. Đây chắc chắn là một chủ đề dễ bị thay đổi.
Hãy đảm bảo chắc chắn là có thể duy trì các bệnh nhân chỉ tập trung vào việc hiện nay chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào, không nên đi quá sâu vào việc mô tả những gì đã thường xảy ra. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một kế hoạch giúp thay đổi hành vi bằng việc đưa ra những định hướng tốt và cam kết mạnh mẽ để đối phó.


Cho phép người đồng chủ trì thảo luận về những điều gì đã xảy ra nhằm tăng cường những ứng phó của anh ta chống lại những tác động khiến anh ta sử dụng ma tuý. Các bệnh nhân cần được biết rằng cảm giác bị hối thúc này sẽ ít dần khi họ chuyển sang ngừng không sử dụng.


Dừng việc suy nghĩ đến sẽ là một kỹ năng mà người bệnh có thể sử dụng để tạm khóa những suy nghĩ về ma tuý và nhờ đó có thể lấy lại được khả năng kiểm soát quá trình suy nghĩ của bản thân. Các cơn thèm nhớ phải không để trở nên áp đảo họ. Họ có thể khiến các cơn thèm nhớ không xảy ra bằng cách khoá những suy nghĩ liên quan đến ma tuý của bản thân lại. Họ cần sử dụng quá trình này nhanh chóng trước khi chức năng sinh lý của cơ thể đối với các cơn thèm nhớ bắt đầu được kích hoạt. Hãy trao đổi về chu kỳ xuất hiện các cơn thèm nhớ trong ngày đối với họ và tìm ra các cách giúp họ giúp can thiệp phá vỡ chu kỳ đó. Hãy thảo luận về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn đó của họ.


Buổi 2. Chủ đề: Xác định những động cơ bên ngoài thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay:

  • a) Bảng hỏi về các động cơ bên ngoài.

  • b) Sơ đồ tác động của các động cơ đến việc sử dụng.


Bảng hỏi về động cơ thôi thúc sử dụng từ  bên ngoài giúp xác định các tác động bên ngoài đối với việc sử dụng ma tuý. Điều quan trọng là sử dụng bảng mẫu này như một bài luyện tập để có được bức tranh toàn diện về tình hình, địa điểm và thời điểm lúc những suy nghĩ và các cơn thèm nhớ có thể bị thôi thúc. Hãy hỏi về những động cơ đặc trưng có thể không được liệt kê trong bảng hỏi. Xem xét nhu cầu xây dựng kế hoạch cho các hoạt động ứng phó để thoát ra khỏi những tình huống tác động như vậy. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành một danh sách hoàn chỉnh về những động cơ thôi thúc sử dụng từ bên ngoài. Xem xét một cách tóm tắt cách thức đối phó đối với một tình huống tác động mà người bệnh đã không thể tránh được.


Sơ đồ động cơ tác động đến việc sử dụng ma tuý giúp cho người bệnh ý thức rằng việc sử dụng chất kích thích không phải là hệ quả của những sự kiện xuất hiện ngẫu nhiên, không dự đoán được. Bằng cách thay đổi hành vi của người nghiện, cơ hội để anh ta sử dụng ma tuý cũng có thể được giảm xuống. Nếu không có % nào cho những tình huống có thể xảy ra, hãy đề cập đến các buổi trị liệu 12 bước. Bài tập này giúp tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về cơ hội xuất hiện các lần sử dụng và làm thế nào để có thể tránh được.


Buổi 3. Chủ đề: Xác định những động cơ bên trong thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay: Bảng hỏi về các động cơ bên trong.


Mẫu bảng hỏi này giúp đưa ra một bức tranh toàn điện về những tình trạng bên trong dẫn đến việc thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý. Nhiều cảm xúc được nêu trong bảng hỏi đan xen nhau. Không nên đi sâu vào từng cảm xúc riêng mà điều quan trọng là phải có được một bức tranh về những tình trạng cảm xúc nổi bật mà khiến thôi thúc người nghiện suy nghĩ và thèm nhớ đến ma tuý. Nhìn chung, con người thường bị hối thúc khi có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc một số người là cả hai.
Sau đó hãy phản ánh lại cho người bệnh biết về bức tranh mà họ đang gặp phải trước những hối thúc cảm xúc từ bên trong chính bản thân họ và hỏi xem liệu điều đó có đúng không. Trước khi hoàn thành bảng hỏi, người trị liệu nên đưa ra cho từng người bệnh một số ý tưởng rõ ràng về đâu là những loại phản ứng cảm xúc khiến người nghiện thèm nhớ ma tuý và dẫn đến sử dụng. Nếu việc sử dụng ma tuý của một người bệnh nào đó là tự động và không bị tác động hay hối thúc về cảm xúc ngay trước khi anh ta tham gia điều trị, thì hãy hỏi anh ta về đâu là những tác động trong thời gian anh ta nghiện trước đây. Hãy thảo luận những biện pháp thay thế giúp anh ta đối mặt với những tác động cảm xúc hối thúc mạnh mẽ từ chính bản thân anh ta.


Vào cuối buổi trị liệu này, hãy quay lại thảo luận về Sơ đồ tác động của các động cơ và bổ sung thêm những trạng thái cảm xúc một cách cụ thể an toàn hoặc không an toàn từ bên trong. Khi hoàn thiện xong sơ đồ tác động, hãy đưa cho người bệnh xem để biết những sự lựa chọn mà cô ấy/anh ấy đang quan tâm liên quan đến những người hoặc những nơi, những thứ mà chắc chắn sẽ dẫn cô ấy/anh ấy đến việc tái nghiện.


Buổi 4. Chủ đề: Giới thiệu 12 bước


Tài liệu phát tay: Giới thiệu 12 bước

Việc tham gia vào các hoạt động 12 bước là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị đối với người bệnh. Người bệnh nên xem xét việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt AA cũng cần thiết như việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt của mô hình Matrix. Họ cũng cần được người trị liệu cung cấp cho họ hy vọng và mong muốn rằng việc tham gia các chương trình 12 bước là một phần yêu cầu trong quá trình điều trị. Việc này có thể do người trị liệu thực hiện bằng một cách rất tích cực nhằm giúp họ hiểu rằng các chương trình 12 bước sẽ có hiệu quả bằng việc thu hút và rằng họ chính là yếu tố nguồn tích cực và rất có giá trị để các chương trình này được thành công.


Buổi 5. Chủ đề: Những thay đổi sinh hóa của cơ thể trong quá trình phục hồi

Tài liệu phát tay: Bản đồ chỉ đường cho việc phục hồi.


Sự suy nhược thể chất, ngủ không ngon giấc, đau đầu và một số ít trường hợp là cả lo lắng là tất cả những triệu chứng tiếp tục trong suốt quá trình cắt cơn. Hãy giúp người bệnh nhớ lại quá trình phục hồi dần dần về sinh học trong cơ thể đang xảy của họ. Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc phục hồi và cho họ hy vọng là tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng.


Việc xem xét các thay đổi về mặt sinh học đáng xảy ra trong người có thể giúp người bệnh ý thức được về những gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Hãy thảo trao đổi về những nỗ lực và trải nghiệm điều trị họ đã trải qua với những giai đoạn phục hồi này.


Buổi 6. Chủ đề: Các vấn đề xảy ra trong giai đoạn phục hồi ban đầu

Tài liệu phát tay:

  • - 5 vấn đề thường gặp trong giai đoạn phục hồi ban đầu

  • - Tranh luận về rượu


Có một số vấn đề có xu hướng nổi lên ngay lập tức giống như những vấn đề rắc rối đối với những người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Đối với phần lớn người sử dụng ma tuý thi có 5 vấn đề quan ngại rất quan trọng. Và chủ đề chính trong việc giải quyết các vấn đề này là việc có một cách hiệu quả hơn việc đối phó với sử dụng ma tuý một cách thông thường nhằm đối phó với những tình huống này. Người đồng chủ trì sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của anh ấy/cô ấy với một hoặc nhiều người về những vấn đề này.


Hãy củng cố những thành viên có các giải pháp tích cực khác để giải quyết vấn đề. Hỗ trợ và khuyến khích sự tin tưởng rằng phục hồi bao gồm việc cùng nhau đưa ra các hoạt động mới và dùng nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp cùng một lúc.


Nếu người bệnh vẫn còn do dự về việc dừng sử dụng (có lẽ vì họ không nhìn ra thực thế là việc sử dụng rượu như vấn đề ban đầu), thì bài tập sử dụng bảng Tranh luận về rượu có là một thách thức đối với những suy nghĩ của họ.


Buổi 7. Chủ đề: Suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Tài liệu phát tay:

  • - Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

  • - Hành vi của người nghiện


Để có được sự kiển soát trong hành vi của người bệnh, điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải có thể phân biệt được giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể là một khái niệm hoàn toàn mới đối với một số người. Hãy chắc chắn là người bệnh hiểu rõ nguyên tắc này trước khi chuiyển sang tài liệu phát tay thứ hai.


Người bệnh có một số mức độ kiểm soát nhất định về việc phục hồi là quá trình khó khăn như thế nào. Những người bệnh nào tiếp tục cư xử như những người lạm dụng ma tuý sẽ tiếp tục trở thành những người lạm dụng ma tuý. Không thể thành công trong việc dừng sử dụng ma tuý và tiếp tục can dự vào các hành vi của người nghiện. Những người bệnh cần được dạy về mối quan hệ giữa hành vi cư xủa của họ với thành công trong quá trình phục hồi của họ.


Buổi 8. Chủ đề:

Tài liệu phát tay: Các mẹo 12 bước


Một chút khôn ngoan từ chương trình AA có thể cung cấp những công cụ rất có giá trị cho người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Những lời nói hay khái niệm này cần được lưu ý xem xét để trở nên giá trị đối với người bệnh và như những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn những lợi ích có thể có được từ việc tham gia các buổi trị liệu 12 bước.


NHÓM DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN


1. Triết lý

Nhóm dự phòng tái nghiện (Relapse Prevention - RP) là một thành tố trung tâm của gói điều trị theo mô hình Matrix. Nhóm này có một mục đích cụ thể cũng như một hình thức cụ thể. Nhưng cũng có thể có một số điều mà nhóm này không phải là như vậy. Ví như nhóm này không phải là một nhóm huấn luyện sự quyết đoán hoặc dễ nhạy cảm. Đó cũng không phải là một buổi sinh hoạt trị liệu 12 bước. Đó không phải là một hoạt động nhằm giảm căng thẳng hoặc nhóm trao đổi về “bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong đầu” không có hồi kết.


Mỗi nhóm dự phòng tái nghiện được tổ chức quanh một chủ đề nhất định. Mục đích của nhóm là nhằm cung cấp một diễn đàn ở đó những người lệ thuộc chất hoá học kích thích có thể nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn về nhằm xây dựng một chương trình phục hồi và tránh tái nghiện. Tái nghiện không phải là một sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên. Qúa trình tái nghiện mang những đặc trưng có thể dự đoán được. Nhóm này sẽ cung cấp một địa điểm để chia sẻ các thông tin về vấn đề tái nghiện và dự phòng tái nghiện.
Các dấu hiệu đe doạ dẫn đến tái nghiện có thể được xác định bởi cán bộ điều trị và người bệnh. Những bệnh nhân có xu hướng tái nghiện có thể được chỉnh hướng trong khi cần khuyến khích những người đang thực hiện tốt quá trình phục hồi. Điều kiện sinh hoạt của nhóm cho phép các bệnh nhân hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hướng dẫn của người trưởng nhóm.


Nhóm được chủ trì bởi một người trị liệu và một người đồng chủ trì. Người trị liệu là một người chuyên môn hoàn toàn người cũng giám sát các thành viên của nhóm để đưa ra nững can thiệp trị liệu cá nhân phù hợp. Lợi ích của mối quan hệ hai mặt này là người trị liệu có thể phối hợp hiệu quả hơn và hướng dẫn quá trình phục hồi một cách có tiến bộ của mỗi cá nhân người bệnh. Việc thường xuyên liên hệ với người bệnh cũng giúp tăng cường mối liên hệ trị liệu giúp duy trì người nghiện thực hiện điều trị.


Bất lợi có thể có của mối quan hệ hai mặt này là những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người trị liệu không chú ý đến việc tiết lộ thông tin mang tính bảo mật cá nhân đối với nhóm trước khi người bệnh lựa chọn sẽ làm như vậy. Đó là một sự vi phạm đến ranh giới đối với người trị liệu nhằm ngụ ý là những thông tin đó tồn tại và cố gắng ép một người bệnh chia sẻ thông tin đó nếu người bệnh chưa được lập kế hoạch để thảo luận về các vấn đề trong nhóm.


Có một mối nguy hiểm khác có thể tránh được là khả năng các thành viên trong nhóm có thể nhận ra dành sự ưu ái đối với một số bệnh nhân cụ thể hơn các người khác. Điều quan trọng là người trị liệu cần phải cung cấp sự hỗ trợ công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm và không cho phép các thành viên bị lôi kéo vào một cuộc ganh đua để dành đựơc sự quan tâm của ngươì trị liệu.


Tất cả các bệnh nhân trong nhóm sẽ xây dựng một mối quan hệ cá nhân với người chủ trì. Mức độ người chủ trì có thể khuyến khích sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ sẽ có mối liên hệ trực tiếp với sự tín nhiệm mà người chủ trì xây dựng được với các thành viên. Người chủ trì nhóm phải nắm được các thành viên nhận thức như một nguồn cung cấp các thông tin liên quan đến lạm dụng ma tuý một cách đáng tin cậy. Hai điểm chính để xây dựng được lòng tin với người bệnh là mức độ người chủ trì áp dụng để kiểm soát tình hình nhóm và năng lực của người chủ trì trong việc biến nhóm trở thành một nơi an toàn đối với tất cả các thành viên.


Hai yếu tố này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Để nhóm cảm nhận được sự an toàn, các thành viên phải xem người chủ trì của nhóm như một người tài giỏi và có khả năng kiểm soát tốt. Đôi khi, các thành viên trong nhóm tham gia quá tích cực, nói nhiều và làm chuyện huyên náo, ồn ĩ. Khi đó người chủ trì nhóm phải sử dụng các phương pháp giao tiếp có lời và cả không lời để làm giảm nhiệt của nhóm và giúp nhóm tập trung vào thảo luận chủ đề của buổi sinh hoạt. Thông thường thì tình trạng này xảy ra trong dịp những ngày nghỉ nếu có một số thành viên tái nghiện trở lại. Ngược lại, có nhiều trường hơp các thành viên trong nhóm thờ ơ, uể oải và không tập trung. Trong trường hợp này, người chủ trì cần phải truyền năng lượng cho các thành viên và tác động để họ thấu cảm. Người chủ trì cần phải nhận thức được đặc điểm mang tính cảm xúc này và có cách để ứng phó phù hợp.


Cũng bằng cách tương tự như vậy, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy rằng người chủ trì nhóm đang giữ cho nhóm hoạt động đi theo hướng có lợi và lành mạnh. Người chủ trì nhóm phải sẵn sàng biết cách ngắt lời các thành viên trong khi thảo luận nhóm một cách hợp lý, đề nghị tạm dừng câu chuyện liên quan đến việc sử dụng ma tuý hoặc định hướng những trình bày quá dài. Mọi thành viên đều phải được tạo cơ hội để tiếp nhận. Hàng tuần người chủ trì cần phải đảm bảo chắc chắn rằng một hoặc hai thành viên không phải luân luôn là người nói đầu hoặc độc diễn trong toàn bộ thời gian sinh hoạt của nhóm. Các thành viên cần phải cảm thấy là người chủ trì quan tâm đến sự tham gia của họ trong nhóm vì điều này có liên quan đến việc duy trì không tình trạng không sử dụng. Người chủ trì nhóm phải là một người rõ ràng, năng động, không để người khác nghi ngờ đặt câu hỏi trong việc kiểm soát, điều hành nhóm.


Người đồng chủ trì là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của nhóm. Với tư cách là một người đã có nhiều phục hồi thành công, người này được đặt trong vị trí phải giải quyết những vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn từ những mong đợi thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Những người đồng chủ trì cần được đào tạo đẻ đưa ra kết quả của mình theo những thông điệp của chính bản thân mình “Tôi…”.


Nhóm được điều hành theo cách thức phù hợp với mô hình Matrix. Những người chủ trì cần phải là người nhạy bén đối với những thông tin được đưa ra trong một nhóm các thành viên phức tạp, không theo một trật tự nhất định. Một số trường hợp, người chủ trì có thể còn cần là một người có khả năng định hướng, có thể đối mặt hoặc tóm tắt, nêu ra những đặc trưng chính từ các thành viên trong nhóm khi họ phải ảnh những suy nghĩ mang đặc trưng của người nghiện.
Sự tập trung vào những ví dụ như thế này của người chủ trì phải là sự tập trung vào vấn đề nghiện như là một vấn đề chống tại người nghiện. Nói một cách khác, sự quan tâm phải được thực hiện nhằm tránh đưa ra những định hướng phản hồi tiêu cực đối với người bệnh, thay vào đó hãy tập trung và những khía cạnh của vấn đề trên cơ sở vấn đề nghiện của chính những hành vi, suy nghĩ của người bệnh.


2. Hình thức

Mỗi buổi sinh hoạt nhóm dự phòng tái nghiện bắt đầu vào việc giới thiệu những thành viên mới, và những người này sẽ được đề nghị mô tả tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân. Người này sẽ giới thiệu trực tiếp với các thành viên trong nhóm và với người chủ trì nhóm. Việc trình bày này không quá chi tiết hoặc phải biểu đồ hoá, cũng không giống như việc tái hiện lại “những câu chuyện thời chiến tranh”. Việc giới thiệu này chỉ nhằm mục đích để cung cấp thông tin rất cơ bản như loại ma tuý sử dụng, lý do tham gia điều trị. Khi người bệnh nói lan man, hoặc cung cấp những thông tin chi tiết về việc sử dụng không cần thiết, cần phải đề nghị họ tóm gọn lại và dừng trình bày.


Trong 15 phút đầu của buổi sinh hoạt, người chủ trì sẽ nêu ra một chủ đề cụ thể bằng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Chủ đề cụ thể đó sẽ thảo luận cùng với những đóng góp của các thành viên trong khoảng 45 phút. Người chủ trì cần đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó đều được thảo luận và tránh việc đưa ra những định hướng chưa chín chắn từ các vấn đề của chủ đề chính. Cũng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những bệnh nhân đang thực hiện một lịch trình không có liên quan đến chủ đề thảo luận sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề của họ sau thời gian thảo luận về chủ đề hàng tuần của nhóm. Người chủ trì tóm lược quá trình thảo luận bằng việc bóc tách các phần trong chủ đề thảo luận và những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó.


Trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi buổi sinh hoạt nhóm, các bệnh nhân sẽ được hỏi về việc liệu họ đang có bất kỳ một vấn đề gì không, hoặc liệu là có bất kỳ một vấn đề gì mà họ mong muốn được trao đổi không. Từng bệnh nhân, đặc biệt là những người đã từng có một vấn đề gì đó hoặc những người không tham gia trong nhóm, sẽ được hỏi cụ thể. Câu hỏi chung có thể sử dụng là “Mọi thứ đang diễn ra thế nào với anh?” hoặc “Thế có bất kỳ tiến triển nào mới trong vấn đề của bạn đã nêu ra lần trước không?” hay “Bạn đã bao giờ có những động cơ thôi thúc bạn sử dụng ma tuý không?’, “Anh có kế hoạch như thế nào để duy trì việc không sử dụng trong tuần này?” thường khơi gợi bệnh nhân trả lời. Cũng cần đặc biệt lưu ý giải quyết tất cả những ai không lên tiếng trong nhóm. Thông thường, các bệnh nhân những người mà giữ im lặng hoặc không giao tiếp trong nhóm là những người hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề cần được thảo luận hoặc gợi ý nêu ra.


Nhóm dự phòng là nơi cố gắng tạo ra cơ hội để lôi kéo hoặc khích lệ một người tham gia từ các thành viên khác trong nhóm. Người chủ trì nhóm nên đề nghị các thành viên khác cho ý kiến góp ý về một vấn đề nào đó đang được thảo luận, đặc biệt là khi có một số thành viên trong nhóm đang phải đương đầu với vấn đề đó. Ví dụ, những người đã và đang chuyển sang thời gian kiêng không sử dụng lâu hơn thì có thể được đề nghị hãy mô tả về cách thức làm thế nào mà họ có thể đối phó với những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, người chủ trì nhóm cũng không nên dừng kiểm soát nhóm hoặc thúc đẩy việc trao đổi giữa các cá nhân không theo định hướng về việc mỗi người cảm nhận như thế nào về những điều do người khác chia sẻ. Người chủ trì cần phải duy trì việc thảo luận và định hướng được các cuộc trao đổi, đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh định hướng cho các cuộc trao đổi đang có xu hướng tản mạn, không đi đúng chủ đề, không phù hợp hoặc có tính bất ổn.


Người đồng chủ trì có thể được tham gia với tư cách như một mô hình thực tế có vai trò tích cực và nhằm tăng cường thêm những khuyến nghị và lời khuyên cho nhóm trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản thân. Người đồng chủ trì cần tránh ca tụng, mà anh ấy/cô ấy nên cố gắng nói về mình và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của chính bản thân. Người đồng chủ trì có thể sẽ rất có hiệu quả trong những trường hợp có một thành viên đang chống cự lại các ý kiến, kết quả góp ý của người chủ trì. Trong những trường hợp như vậy, có thể đề nghị người đồng chủ trì chia sẻ về những gì đã giúp ích cho anh ta trong đó nhấn mạnh đến vì những lý do gì mà những điều đó đáng giá, từ đó giúp ích chứ không phải là mời anh ta tranh luận hoặc thảo luận thêm nữa.


Những người tham gia nhóm dự phòng ngay từ khi bắt đầu điều trị và sẽ tiếp tục duy trì việc tham gia này trong suốt 16 tuần hồi phục ban đầu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ tạo dựng được mối liên hệ có tính phụ thuộc. Tiến trình của nhóm khuyến khích mối dây liên hệ này và chính sự gắn kết đó có thể là một động cơ tích cực mang tính xây dựng khiến có thể giúp người bệnh duy trì được việc đeo đuổi chương trình điều trị. Mặc dù nhiều người bệnh nên được khuyến khích xem xét, nhìn nhận rằng chính họ cần có trách nhiệm với nhóm và cam kết tham gia tích cực và gắn bó với nhóm, nhưng cũng nên lưu ý là sự hồi phục của họ là do chính bản thân họ làm nên. Điều quan trọng giúp người bệnh nhìn nhận ra rằng sự hồi phục của họ là kết quả đạt được của chính bản thân họ và trong đó có sự hỗ trợ, khuyến khích của các thành viên khác trong nhóm. Sự hồi phục của người bệnh có tính độc lập nói trên có thể giúp họ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến tái nghiện nếu có một vài thành viên khác trong nhóm có thể bị tái nghiện trở lại. Cần có được sự cân bằng giữa việc có được sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhóm với sự độc lập riêng trong nhóm để từ bỏ được ma tuý.


Sự thân thiết và gắn kết trong một nhóm dự phòng tái nghiện là vô cùng giá trị đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được thận trọng lưu ý tránh sự cường điệu về chương trình điều trị và sự can dự khác từ các thành viên khác trong nhóm. Người bệnh ký một bản thoả thuận khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình để tránh các mối quan hệ “ngoài lề” nhóm, tuy nhiên họ cũng cần được thường xuyên nhắc nhở lại để nhớ về bản thoả thuận đã cam kết này. Nếu trong nhóm có hai thành viên bắt đầu trở nên can dự, quan hệ không phù hợp với nhau, thì khi đó người chủ trì cần nhắc lại cho họ nhớ về bản thoả thuận mà họ đã ký để họ tránh những quan hệ đó và giải thích để họ hiểu lý do vì sao những mối quan hệ này lại không được khuyến khích.


Tuy nhiên, cũng không nên để người bệnh bị mất động lực phấn đấu từ việc được hỗ trợ bởi các thành viên khác. Trong giai đoạn hồi phục ban đầu, điều này cần được thực hiện trong bối cảnh có các nhóm hỗ trợ 12 bước và nhóm hỗ trợ xã hội kết hợp cùng lúc. Người bệnh cũng không nên để bị khuyến khích tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ lâu dài thông qua việc họ tham gia vào các nhóm AA, CA hoặc NA. Một người hỗ trợ trong nhóm AA có thể là nguồn hỗ trợ vô cùng giá trị đối với người bệnh.
Việc tham gia vào các cuộc gặp gỡ và giao lưu xã hội hoá với các thành viên trong nhóm AA có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ hoàn toàn mới gồm những người bạn đã phục hồi không còn sử dụng và các hoạt động không liên quan đến việc sử dụng. Nếu người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu chỉ tiếp cận với các người bạn khác để tìm kiếm sự hỗ trợ mà không có mối liên hệ nào với những người đã duy trì được việc từ bỏ không sử dụng trong một thời gian lâu dài, thì trong quá trình được hỗ trợ, họ sẽ dễ có nguy cơ bị tái nghiện trở lại.


3. Các tình huống đặc biệt:

- Tại những thời điểm mà người chủ trì nhóm có thể cần can thiệp một cách mạnh mẽ nhằm đối phó với một số hành vi đặc biệt của người bệnh trong nhóm. Sự can thiệp này có thể là yêu cầu nhóm giữ yên lặng hoặc hạn chế sự tham gia của cá nhân đó trong nhóm, hoặc đề nghị cá nhân đó ra ngoài, không tham gia trong nhóm.


- Hành vi: cứ mãi kiên trì về một vấn đề nào đó

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: lịch sự đề nghị rằng đã đến lúc cần để cho những người khác được tham gia thảo luận về các vấn đề của họ và sau đó sẽ tiếp tục.


- Hành vi: Tranh cãi về một trường hợp hành vi  gặp phải trong quá trình phục hồi (ví dụ như việc sử dụng trở lại, từ bỏ không sinh hoạt nhóm, sử dụng cách thức “tự kiểm soát” để chống lại hoặc tránh các cơn thèm muốn rượu,...) sau khi nhận được phản hồi lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: chỉ ra sự vô ích của các cách đối phó như vậy trong bối cảnh thực tiễn của việc nghiện và chia sẻ kinh nghiệm đã từng xảy ra của những người khác. Nếu người vẫn tiếp tục theo cách đó một thời gian lâu, hãy đề nghị anh ta/chị ta lắng nghe những người còn lại trong nhóm chia sẻ vì mọi vấn đề gặp phải đều cần được các cá nhân thảo luận với người tư vấn.


- Hành vi: Đe dạo, có thái độ xấc xược hoặc sỉ nhục hoặc các dấu hiệu điều hành mang tính cá nhân, cư xử theo cách thức rõ ràng cho thấy là đang bị phê thuốc.

- Biện pháp can thiệp: để lại nhóm cho người đó, và người đồng chủ trì sẽ phụ trách nhóm. Sau đó có một buổi trao đổi ngắn gọn mang tính cá nhân, hoặc sử dụng một biện pháp can thiệp trị liệu khác. Nên để mắt quan sát người bệnh đó trước khi để anh ta/chị ta ở lại. Nếu cần thiết, có thể phải bố trí chuyển tuyến.


- Hành vi: Nhìn chung thiếu sự cam kết đối với việc sẽ thực hiện chương trình điều trị, điều này có thể được thể hiện qua các biểu hiện như việc tham gia kém, chống đối lại các can thiệp điều trị, có những cách cư xử mang tính phá phách, hoặc có thường xuyên hay tái nghiện lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị trong nội dung can thiệp nhóm hoặc can thiệp bổ sung. Miễn là người bệnh không bị phê thuốc trở lại hoặc không thích hợp, còn lại đều có thể cho phép họ tham gia nhóm nhưng cũng cần phải đề nghị họ lắng nghe và tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm nên trao đổi về hình thức này với người bệnh trước khi sinh hoạt nhóm. Cũng nên nói với người bệnh rằng anh ta/chị ta sẽ được tạo cơ hội để thảo luận về một số vấn đề khi buổi sinh hoạt kết thúc.


4. Kết thúc buổi sinh hoạt:

Người chủ trì cần thâu tóm lại những kết luận và tóm tắt nội dung thảo luận. Những vấn đề không hoặc chưa giải quyết được có thể được thừa nhận và thảo luận về những vấn đề cần thực hiện trong buổi gặp lần sau. Người bệnh những người đã chia sẻ và nêu lên những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hồi phục của họ được định hướng sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề này trong buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo của họ. Yêu cầu những người có dấu hiệu lo lắng, giận dữ, phiền muộn hoặc những người đề cập đến cơn thèm muốn trong suốt buổi sinh hoạt cần phải tiếp tục ở lại sau buổi sinh hoạt. Hãy nói chuyện một cách ngắn gọn với họ về những vấn đề của cá nhân và lập kế hoạch cho họ có buổi can thiệp tư vấn cá nhân càng sớm càng tốt. Lưu ý nên kết thúc buổi sinh hoạt bằng một lưu ý mang tính tích cực. Tất cả các buổi sinh hoạt nên kết thúc bằng một lời hứa có sự tin tưởng và một cam kết sẽ tham gia nhóm vào tuần sau.


5. Mục đích:

  • 1. Cho phép người bệnh liên hệ qua lại với các người khác trong qúa trình hồi phục.

  • 2. Cung cấp các tài liệu cụ thể liên quan đến dự phòng tái nghiện.

  • 3. Cho phép người đồng chủ trì chia sẻ với nhóm kinh nghiệm duy trì không sử dụng lại trong một thời gian lâu dài.

  • 4. Tạo ra một số sự gắn kết giữa các bệnh nhân.

  • 5.Cho phép người chủ trì nhóm tận mắt chứng kiện sự liên hệ qua lại giữa các bệnh nhân.

  • 6. Cho phép bệnh nhân tận dụng việc tham gia vào các trải nghiệm của nhóm một cách lâu dài.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


1. Rượu - Loại lại ma tuý hợp pháp

Vì rượu là một phần lớn trong đời sống hàng ngày của con người, nên người ta thường không nghĩ nó là một loại ma tuý. Bài tập này được thiết kế nhằm giúp người bệnh nhìn nhận ra các tình huống mà họ sẽ có thể phải đối mặt ở những nơi mà việc uống rượu dường như giống nha một điều gì đó cần phải làm. Lập các kế hoạch trước để đối phó với các tình huống như vậy có thể giúp người bệnh đối phó dễ dàng hơn với việc phải duy trì tình trạng kiêng khem không sử dụng.


2. Sự buồn chán:

Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải luôn luôn lấp đầy cuộc sống bằng những hoạt động mới. Nhu cầu này không dừng lại sau một vài tháng kiêng khem không sử dụng mà còn kéo dài. Các sở thích, cách thức phản ứng tình huống hoặc các mối quan tâm mới sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Sự buồn chán là một dấu hiệu cho thấy tình trạng trì trệ đang được thiết lập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện và sẽ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma tuý trừ khi thực hiện một số biện pháp nào đó. Sự buồn chán sẽ không dễ dàng qua đi, do vậy cần phải làm một số điều gì đó để đối phó với tình trạng này


3. Tránh xu hướng tái nghiện trở lại/các đường mỏ neo:

Bài tập về các đường mỏ neo sẽ giúp ích cho người nghiện xác định rõ những gì họ đang làm là thực sự có ích và giám sát được các hành vi trong tương lai nhằm đảm bảo việc tiếp tục không sử dụng.


4. Việc làm và sự phục hồi:

Có một số vấn đề xung quanh việc làm và vì sao tình trạng về việc làm của người nghiện lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tài liệu phát tay này sẽ giải quyết một số trong số các vấn đề như vậy ví dụ liệu người nghiện đó có đang thất nghiệp (?), có là người tham công tiêc việc hay đang có việc làm, tất cả những điều này đều có tác động dẫn đến việc khó khăn cho người đó phục hồi.


5. Mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ:

Mục đích của nhóm này là nhằm giúp người nghiện nhận thức được sự khác nhau giữa việc tham gia vào một hành vi xấu với việc trở thành một người xấu. Điều quan trọng là phải gán cho một số cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc mà người nghiện sẽ cảm nhận được trong quá trình phục hồi như là việc có liên quan đến các hành vi chứ không phải là bản chất của con người đó. Cần khuyến khích người bệnh cởi mở chia sẻ những vấn đề này, nhưng nếu nhóm vẫn chưa tìm ra được một nơi an toàn cho một người bệnh cụ thể nào đó, thì hãy đừng bắt ép họ chia sẻ, tiết lộ các thông tin mà họ cảm thấy xấu hổ.


6. Duy trì trạng thái luôn bận rộn:

Cấu trúc không thể tồn tại trong một kế hoạch mà không có các hoạt động. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ cho nhau trong việc đưa ra các gợi ý về các hoạt động mang tính tích cực mà người bệnh có thể thực hiện để làm đầy thời gian nhàn rỗi của mình. Tài liệu phát tay này sẽ giúp giải thích cho người bệnh hiểu vì sao các khoảng thời gian nhàn rỗi có thể là một tác nhân có thể dễ dẫn đến người ta nghĩ đến việc sử dụng trở lại.


7. Động lực để phục hồi:

Trong qúa trình người bệnh trải qua giai đoạn phục hồi, các lý do khiến họ duy trì tình trạng không sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Hãy cố gắng nêu bật được những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích người bệnh tập trung vào các lợi ích mà họ có thể có được khi phục hồi. Mỗi người bệnh nên được tạo cơ hội để chia sẻ một lý do giúp họ duy trì được việc không còn sử dụng như hiện nay. Còn đối với những người không thể làm được điều đó, thì có thể thảo luận về vấn đề của họ là gì và cần được giúp đỡ như thế nào để cam kết không sử dụng nữa.


8. Sự thành thực:

Sự thành thực là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. Bài tập này đưa ra ý tưởng rằng sự thành thực trong việc chống lại việc sử dụng là khác nhau giữa bản chất thực sự và hình thức thể hiện bề ngoài. Sự thành thực của người bệnh là điều thiết yếu để xây dựng nền tảng cho qúa trình phục hồi trong thực tế thay vì những ảo tưởng về tình trạng nghiện. Chủ đề này cần được nêu ra một cách nghiêm túc. Các câu hỏi ở phần cuối của tài liệu phát tay này cung cấp cho người bệnh một cơ hội để được thảo luận về các lĩnh vực mà trong đó sự thành thực vẫn còn là một vấn đề đối với cá nhân. Những ai đã dũng cảm thừa nhận rằng mình có sử dụng trở lại một cách thành thực cần phải được hoan nghênh vì sự thành thực của họ.


9. Kiêng sử dụng hoàn toàn:

Mỗi bệnh nhân đều đã có cam kết ngay khi bắt đầu tham gia chương trình điều trị rằng sẽ không sử dụng bất kỳ một loại ma tuý dạng thay thế nào hoặc chất cồn (rượu, bia). Đôi khi giá trị của cam kết này không rõ ràng đối với bệnh nhân. Việc thảo luận về chủ đề này cần được đưa vào chương trình sau khi người bệnh đã đồng ý đồng thời cũng cần đánh giá cao việc các thành viên trong nhóm giám sát nhau việc thực hiện các cam kết của chính họ.


10. Tình dục và sự phục hồi:

Mục đích của nhóm này là nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu được sự khác nhu giữa quan hệ tình dục, như là việc mở rộng mối quan hệ thân mật, với các hành vi tình dục có tính kích thích. Đối với đa số, các hành vi tình dục có tính kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng ma tuý, trong khi quan hệ tình dục thông thường lại không. Cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những câu chuyện khôi hài từ các thành viên trong nhóm khi đề cập đến vấn đề này. Và do vậy người chủ trì và người đồng chủ trì cần phải giữ thái độ nghiêm túc để duy rì một không khí phù hợp khi thảo luận về vấn đề quan trọng này.


11. Dự phòng tái nghiện:

Tái nghiện không xảy ra một cách bất ngờ. Có những dấu hiệu cảnh báo về hành vi và suy nghĩ của người bệnh do vậy họ cần được chỉ bảo, hướng dẫn cách để kiểm soát tình huống. Ngoài ra, cũng thường có những cảm xúc xuất hiện trước khi người ta tái nghiện trở lại. Đây là một khái niệm rất nhạy cảm và khó phát hiện. Người nghiện cần được hướng dẫn về các dấu hiệu chỉ báo về tình trạng căng thẳng, hoặc hồi họpp ví như chứng mất ngủ, hồi hộp hoặc đau đầu, và để từ đó người nghiện biết nhìn nhận ra những điều đó chính là các dấu hiệu khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại. Một khi các dấu hiệu chỉ báo về tái nghiện được xác đinh, cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng một kế hoạch nhằm ứng phó với các nhu cầu thèm muốn của cá nhân. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tái nghiện trước để rút ra cách ứng phó cho các lần tiếp theo là vô cùng quan trọng.


12. Sự tin tưởng:

Các mối quan hệ của người bệnh đã bị phá hỏng trong suốt quá trình người đó nghiện. Cần phải có thời gian để mối quan hệ đó bắt đầu được cải thiện ngay cả khi việc sử dụng ma tuý chưa được người nghiện từ bỏ hoàn toàn. Bài tập này cho phép người bệnh thừa nhận một thực tế là gia đình và bạn bè của họ có những lý do để nghi ngờ họ, và cần phải thảo luận về việc chính những phản ứng của họ dẫn dến sự nghi ngờ đó. Điều cần thực hiện ở đây là con người không thể đơn giản quyết định tin tưởng một ai, mà lòng tin chỉ có thể có được trở lại như là kết quả của việc người đó tiếp tục kiêng không sử dụng ma tuý.


13. Lịch thiệp, không mạnh mẽ:

Điểm mấu chốt của bài tập này là việc bạn không thể mạnh mẽ hơn việc nghiện. Muốn trở thành người từ bỏ được ma tuý vẫn là chưa đủ, cho dù ý nghĩ đó mạnh mẽ đến chừng nào. Điều cần thiết là phải duy trì một khoảng cách tối đa tránh xa ma tuý bằng việc tránh các nguy có và thiết lập được các hoạt động mang tính tích cực, không có liên quan đến ma tuý. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong qúa trình phục hồi. Giữ một khoảng cách không để việc tái nghiện xảy ra, bản thân điều này đã là việc phục hồi. Tuy nhiên, điều này cho phép hướng đến kết quả phục hồi toàn diện.


14. Xác định các vấn đề thuộc về tinh thần:

Phần này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu được sự khác biệt giữa tôn giáo và tinh thần như được nêu trong chương trình 12 bước. Điều cực kỳ quan trọng đối với những ai nghĩ rằng các chương trình tự giúp đỡ là tôn giáo chứ không mở rộng khái niệm về các vấn đề tinh thần. Chủ đề này cần được thảo luận thoải mái và không nêu ra như một yếu tố thúc đẩy chương trình điều trị 12 bước.


15. Quan tâm đến việc kinh doanh/quản lý tiền:

Nhiều nhiệm vụ bình thường trong cuộc sống thường ngày của người nghiện bị phớt lờ khi họ sống trong một cuộc sống chìm đắm trong nghiện ngập. Hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể mà họ đã phớt lờ, bỏ qua và bổ thêm các nhiệm vụ khác tương tự cho họ. Cần đảm bảo chắc chắn là người bệnh không cảm thấy qúa tải và bị chìm đắm trong các nhiệm vụ sau khi họ tham gia thảo luận vấn đề này.

Hãy trao đổi về thời gian và tiền bạc chính là hai nguồn chính mà mỗi chúng ta phải tiết kiệm vì chúng ta phải lựa chọn chúng cẩn trọng. Hãy chỉ ra cho ho thấy những sự lựa chọn này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống một con người. Việc sử dụng các câu hỏi nhằm thảo luận với mỗi bệnh nhân về tình huống, điều kiện của cá nhân họ liên quan đến tiền. Phần này cung cấp cho người nghiện một cơ hội tuyệt vời để giảm bớt cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà chính những cảm giác này vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến tiền trong quá khứ của người nghiện. Nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hành vi của người nghiện đối với tiền và hành vi của người không nghiện đối với tiền.


16. Lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện I:

Suy nghĩ cho rằng bản chất của một người dẫn đến việc người ta dùng ma tuý là nội dung xem xét trong phần này. Điều phải làm ở đây là cần phải nhấn mạnh rằng một người có thể ít bị ảnh hưởng bỏi các lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện nếu những lý lẽ này được xác định và đánh giá trước về thời gian. Hãy đề nghị người bệnh chỉ ra những lý lẽ cụ thể về tình trạng tái nghiện để từ đó họ có thể bị tái nghiện trong quá khứ.


17. Quan tâm, chăm sóc bản thân:

Nội dung phần này tập trung là nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh về các kinh nghiệm thực tế phổ biến về việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân và đánh giá xem đến nay họ đã thực hiện được việc từ bỏ được các thói quen trước khi nghiện như thế nào. Nhấn mạnh việc chăm sóc bản thân về mặt sinh lý có thể cải thiện như thế nào sự tự tin và nhấn mạnh đến việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân , từ đó gắn kết với vấn đề phục hồi.


18. Các cảm xúc nguy hiểm:

Một số loại trạng thái tiêu cực là yếu tố dễ dàng thúc đẩy người nghiện sử dụng ma tuý trở lại. Tài liệu phát tay này sẽ giải thích về một số trạng thái cảm xúc thường gặp. Việc thảo luận có thể hỗ trợ các thành viên nhóm trong việc xác định những yếu tố cảm xúc nào có thể, hoặc dễ dàng thúc đẩy người ta sử dụng ma tuý trở lại.


19. Ốm đau:

Bị ốm hoặc thiếu năng lực sẽ khiến con người yếu đi về mặt thể lực và làm gián đoạn động lực trong quá trình phục hồi. Tần suất tái nghiện tiếp theo các giai đoạn này khiến người bệnh phải ngạc nhiên. Họ thường xuyên cảm thấy là họ không phải chịu trách nhiệm về quá trình này, và do vậy, họ cũng thất bại trong việc chịu trách nhiệm về việc có thể thực hiện được quá trình phục hồi hay không. Được cảnh báo trước tức là đã được trang bị trước.


20. Nhận biết tình trạng căng thẳng (stress):

Đây là một bài tập nhằm giúp người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về bản thân mình và từ đó nhận biết được tốt hơn các dấu hiệu về tình trạng stress đối với những gì đang diễn ra. Thông tin này có thể được sử dụng trong các nhóm trong tương lai khi có bằng chứng về các chỉ báo được xác định liên quan đến tình trạng stress. Người bệnh có thể chỉ ra một cách rõ ràng các dấu hiệu về tình trạng stress nhưng vẫn chưa giỏi xác định các dấu hiệu của chính bản thân mình. Người chủ trì và các thành viên trong nhóm có thể có khả năng giúp mang đến những dấu hiệu để thu hút sự chú ý của người bệnh.


21. Lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện II:

Chủ đề này là một sự tiếp tục của lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện I với một số dạng lý lẽ bổ sung thêm được mô tả.


22. Giảm stress:

Một khi các dấu hiệu của tình trạng stress được nhận biết thì điều quan trọng là khả năng có thể biến hành vi thành việc giảm mức độ. Khi người bệnh trở nên quen thuộc với nhiều kỹ thuật khác nhau, họ cũng nên được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình để nhằm ngăn ngừa việc tích tuỹ các trạng thái stress thái quá.


23. Quản lý sự tức giận:

Sự tức giận nhiều lần được định nghĩa như là một yếu tố thúc đẩy các trạng thái cảm xúc tiêu cực không chống cự được. Mục đích của bài tập này là nhằm cung cấp cho người bệnh nhiều cách để đối phó với cơn tức giận, nhằm tránh cảm giác quá ức chế, và tránh việc dẫn đến tái nghiện.


24. Chấp nhận:

Chấp nhận thực tế rằng bạn là một người nghiện, và vì vậy bạn cần duy trì một số ngưỡng giới hạn nhất định, là một điều khó khăn. Đây tương tự như bước đầu tiên của quá trình tư vấn AA. Sử dụng bản tài liệu phát tay này nhằm giúp cho người bệnh hiểu rằng “việc từ bỏ không sử dụng ma tuý” là bước đầu tiên trong quá trình lấy lại được sự kiểm soát về cuộc sống của chính họ.


25. Kết bạn với những người bạn mới:

Những người bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi thường nỗ lực duy trì các mối quan hệ liên quan đến ma tuý trong khi họ lại muốn từ bỏ không dùng ma tuý. Tài liệu phát tay phần này có xu hướng được sử dụng nhằm giúp những bệnh nhân bắt đầu có những cách nhìn nhận chỉ trích những người mà lựa chọn việc dành thời gian vô bổ cho việc sử dụng ma tuý. Những người mới đi theo con đường từ bỏ ma tuý cần được giúp đỡ để hiểu về quá trình gặp gỡ và kết bạn với những người bạn mới và dần dần quyết định rằng liệu những người đó có thể xứng đáng là bạn bè của mình hay không. Giúp họ phân biệt được giữa những người bạn khác những người họ quen và nghĩ đến những nơi mới để gặp gỡ những người mới.


26. Chuẩn bị cho các mối quan hệ:

Bài tập này có thể được giới thiệu khi có một số vấn đề cần chú ý tức thời hoặc đối với những người mới tham gia chương trình điều trị, có một số việc cần phải suy nghĩ và chú ý sau này. Với một số tài liệu phát tay, phần đầu tiên của bảng biểu này có thể được hoàn thành và thảo luận trước khi chuyển đến các câu hỏi cuối cùng. Người bệnh sẽ cần giúp đỡ trong việc quyết định xem những can thiệp nào là phù hợp. Chủ đề này được giới thiệu song hành với bước 8 trong chương trình 12 bước.


27. Cầu nguyện sự thanh thản:

Khái niệm về việc có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những điều có thể bị kiểm soát với những điều không thể bị kiểm soát là một khái niệm cơ quan và quan trọng để tiếp tục phục hồi. Việc không hiểu được khái niệm này có thể dẫn đến sự thất vọng, giận dữ, căng thẳng và dễ dẫn đến tái nghiện trở lại. Không nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng một bài thơ như một lời cầu nguyện. Hãy sử dụng những ví dụ trong việc giải quyết tình trạng giao thông, việc làm, xử trí các mối quan hệ với chính vấn đề giao thông, việc làm hay mối quan hệ đó để áp dụng với việc nghiện ma tuý.


28. Các hành vi có xu hướng ép buộc/Phòng chống tái nghiện đối với tình dục

Không có một câu trả lời nào là chung cho tất cả mọi người về vấn đề này. Một số người cần từ bỏ mọi thứ ngay một lúc và điều đó có thể có kết quả đối với họ. Nhưng những người khác có thể cố gắng để làm như vậy nhưng vẫn tái nghiện vìhọ không thể đạt được một mục tiêu mà đối với họ là không thể làm được. Hãy cố gắng giúp đỡ người bệnh hiểu rằng không có một “con đường nào là đúng duy nhất” và cần phải nâng cao nhận thức của họ để họ hiểu được thực sự những gì là có hiệu quả đối với họ. Việc đặc biệt khinh thường đối với việc nghiện có thể dẫn đến những hành vi/vấn đề mang tính cưỡng ép.


29. Giải quyết các cảm giác/suy yếu thể lực:

Nội dung tập trung chủ yếu của phần buổi tư vấn/can thiệp này là cần phải giúp người nghiện trở nên nhận thức hoặc chấp nhận được các cảm xúc của chính họ hoặc từ chối chúng. Một số bệnh nhân sẽ có đủ nhận thức để tiến tới việc xử lý các phản ứng. Các câu hỏi được đưa ra nối tiếp theo mức độ nhận thức. Hãy tập trung vào các mức độ nhận thức phù hợp của mỗi cá nhân.


Có một vấn đề thường gặp đối với những người nghiện mới từ bỏ ma tuý. Đối với một số người, các triệu chứng chỉ đơn thuần là một chỉ báo cho thấy quá trình hồi phục đang tiến triển. Tất cả những gì họ đều cần phải hành động là duy trì tình trạng không sử dụng đó và các triệu chứng sẽ giảm bớt. Đối với những người khác, tình trạng rối loạn dẫn đến suy yếu về thể lực thực sự bộc lộ trong suốt các giai đoạn không sử dụng. Đối với những người này, việc đánh giá và điều trị hợp lý tình trạng rối loạn suy yếu thể lực là cần thiết.


30. Chương trình 12 bước:

Mục đích của tài liệu phát tay này là nhằm thúc đẩy sự tác động trong các chương trình tự hỗ trợ. Đối với những người không đi theo tôn giáo, hãy nhấn mạnh đến các lợi ích đối với xã hội. Còn đối với những người hay ngại ngùng tham gia các hoạt động nhóm, hãy chú ý đến nhóm nhỏ, hoặc tính chất tham gia các buổi gặp gỡ được giữ kín tên cá nhân hoặc không có tính bắt buộc. Đối với những người đã tham gia các buổi gặp gỡ thì hãy sử dụng bảng biểu này để đánh giá về các loại hỗ trợ khác nhau mà họ đã nhận được trong qúa trình điều trị và thông qua các buổi gặp. Cả 2 loại hỗ trợ trên đều có giá trị nhưng mức độ tác động là khác nhau.


31. Nhìn về phía trước: Giải quyết những thời gian chết.

Việc lập kế hoạch về những hòn đảo nghỉ ngơi và tái tạo trong tương lai nhằm duy trì qúa trình phục hồi tránh không tình trạng không có điểm dừng và rồi thất bại. Những ốc đảo này cung cấp một vài việc để làm để tiến tiếp và chúng cũng giúp thư giãn để tiến tới việc có thể vượt qua được khó khăn. Khuyến khích người bệnh xác định được những hòn đảo tiềm năng. Nhấn mạnh với họ rằng việc xây dựng hòn đảo cần được duy trì để trở thành một hoạt động liên tục trong suốt qúa trình phục hồi.


32. Một ngày trong quá khứ:

Hầu hết bệnh nhân bắt đầu một qúa trình phục hồi bằng một đống đổ nát trong qúa khứ, những điều có thể quy cho là, và là một phần tương đối lớn, đối với lịch sử về việc sử dụng ma tuý hoặc rượu/bia của họ. Việc dọn sạch đống đổ nát này thường dẫn tới cảm giác qúa thất vọng và làm tê liệt các nỗi sợ hãi về tương lai của bản thân có thể sẽ bị “đào thải”. Những cảm giác tiêu cực này dựa trên một mức độ căng thẳng khác, điều mà có thể dẫn đến việc họ tái nghiện trở lại. Chủ đề này sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại và hy vọng là có thể giúp cho các khách hàng tránh được các cảm giác bị quá tải.


33. Các chủ đề tự chọn:

Sử dụng một chủ đề tự chọn phù hợp từ phần được nêu dưới đây:


Các hoạt động mang tính tái tạo:

Bệnh nhân chắc hẳn đã được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đưa thêm những hoạt động mới vào đời sống của mình đồng thời duy trì tránh không sử dụng. Phục hồi giúp làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và hấp dẫn với những hoạt động mới có tính tái tạo. Hãy thận trọng với những bệnh nhân mà tất cả các hoạt động mới đều không khiến họ vui ngay được, mà tất cả các sở thích và hoạt động tái tạo trước kia dường như cũng không giống trước khi không có ma tuý. Không phụ thuộc vào việc các cảm giác đó như thế nào, điều cần thiết là phải tiếp tục thử với các hoạt động mới.


Xem xét, đánh giá tình trạng của bệnh nhân:

Việc xem xét, đánh giá này sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong phòng ngừa tái nghiện: như việc vui chơi, luyện tập, các mối quan hệ, các cơn thèm nhớ,... Phạm vi rộng lớn của các vấn đề liên quan đến phục hồi được làm rõ qua việc xem xét, đánh giá này. Điều này cần được làm rõ với việc lưu ý rằng việc dự phòng tái nghiện thành công được đòi hỏi một sự đánh giá, nhìn nhận qua từng thời kỳ đối với những lĩnh vực này trong suốt quá trình phục hồi. Thảo luận về các lĩnh vực có khó khăn, nhận được các gợi ý để cải thiện tình hình khó khăn đó. Không nên đọc qua các mục của tất cả mọi người một cách tuần tự. Mà thay vào đó hãy chọn mục ở dưới cùng trang giấy rồi thảo luận vấn đề cụ thể đó.


Các kỳ nghỉ và quá trình phục hồi:

Các kỳ nghỉ, cụ thể như mùa Giáng sinh Năm mới, có thể là một thời điểm khó khăn. Hãy bổ sung thêm chủ đề này vào kế hoạch của cuối năm hoặc vào những dịp nghỉ khác, như là ngày 4/7. Nhận thấy được khó khăn của các giai đoạn này đối với những người mới phục hồi và giúp đỡ họ đưa ra những ý tưởng để giải quyết khó khăn trong những thời điểm như vậy.


NHÓM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

 

1. Triết lý

Nhóm này thường là nhóm đầu tiên với sự tham dự của người bệnh và gia đình của họ. Nhóm này cung cấp một môi trường không có tính răn đe mà trong đó các thông tin về việc nghiện có thể được trình bày. Đây là một cơ hội giúp cho người bệnh và gia đình của họ cảm thấy thoải mái và được hoan nghênh trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị. Các tư liệu được nêu ra trong những phần thảo luận này cung cấp một phạm vi rộng lớn các thông tin về vấn đề nghiện, điều trị, phục hồi và làm thế nào để tác động được đến gia đình. Một số chủ đề được sử dụng cụ thể trọng mô hình Matrix này trong khi có một số chủ đề khác lại giải quyết nhiều vấn đề chung hơn.


Nhóm giáo dục gia đình tương tự như một dạng nhóm nhiều gia đình, chỉ trừ một điểm khác biệt đó là các buổi sinh hoạt thường rất tập trung và dựa trên cơ sở thông tin. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình được mời tham gia với tư cách cá nhân bởi cán bộ trị liệu ban đầu để tham gia vào chuỗi các buổi thảo luận. Sự tương tác mang tính tiêu cực của các gia đình ngay khi bắt đầu điều trị thường dẫn đến việc người bệnh cho rằng mình sẽ phải thực hiện chương trình điều trị môt mình.

Nghiên cứu mang tính hệ thống về gia đình đã cho thấy nếu cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến các yêú tố quan trọng khác, các thành viên này là một phần trong qúa trình phục hồi khi họ có tham dự hoặc không tham dự tại phòng khám. Những thay đổi của việc thành công trong điều trị tăng lên rõ rệt nếu những thành viên quan trọng khác trong gia đình có thể được giáo dục về những thay đổi có thể dự đoán được trước sẽ diễn ra trong mối quan hệ với người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Cán bộ trị liệu ban đầu cần giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự tham gia của những thành viên quan trọng khác cũng như cha mẹ người nghiện trong nhóm giáo dục gia đình.


2. Hình thức

  • - Một seri các buổi sinh hoạt gia đình mang tính giáo dục bao gồm 12 tuần đưa ra các vấn đề, chủ đề mang tính thông tin dưới nhiều dạng khác nhau.

  • - 3 chủ đề được trình bày bằng slide và 6 chủ đề dạng bằng video. 9 buổi sinh hoạt với 9 chủ đề này và thời lượng 1,5 giờ/chủ đề bắt đầu bằng một phần trình bày từ 40-45 phút cung cấp thông tin và tiếp sau đó là thảo luận về tài liệu vừa được trình bày.

  • - Một trong số 12 buổi sinh hoạt dưới dạng trình bày đối thoại. Hình thức trình bày đối thoại bao gồm giới thiệu chung về các nội dung sẽ trình bày, từng thành viên trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề/câu hỏi và trả lời liên quan tiếp theo dẫn chứng mộtcâu chuyện cụ thể và cuối cùng người chủ trì sẽ tóm lược lại các thông tin do thành viên đó chia sẻ.

  • - 3 trong số các chủ đề được đưa ra dưới dạng thảo luận nhóm có sử dụng các bảng tài liệu phát tay. Trong buổi sinh hoạt này người chủ trì nhóm, sử dụng các tài liệu phát tay trong vòng từ 10-15 phút, trình bày về chủ đề. Tiếp theo phần trình bày là thảo luận về chủ đề với việc người chủ trì nhóm đóng vai trò như một người hướng dẫn/hỗ trợ nhóm thảo luận.

  • - Tài liệu bao gồm nội dung của 3 phần trình bày slide, đề cương và tài liệu phát tay để thảo luận nhóm, hướng dẫn cho người trình bày về dạng trình bày đối thoại, tóm tắt băng video, tài liệu phát tay cho học viên đi kèm với phần trình bày bằng video, và một danh sách các địa chỉ/địa điểm có thể có được các băng video theo gợi ý.

  • - Chủ đề cần được đưa ra có trật tự, có sự chuẩn bị sắp xếp nhằm đảm bảo phù hợp với tất cả người bệnh và gia đình họ. Hướng dẫn bao gồm một trật tự cá chuỗi chủ đề đã được gợi ý, đảm bảo một chương trình mang tính toàn diện. Các chủ đề tập trung vào ma tuý, rượu bia hoặc các vấn đề của gia đình được bố trí sao cho có thể được trình bày sắp xếp trong vòng phù hợp với giai đoạn 4 tuần.

  • - Người chủ trì nhóm có trách nhiệm tổ chức ghế ngồi, các thiết bị nói, video, slide và tài liệu phát tay. Nếu có điều kiện, các ghế ngồi nên được bố trí dưới dạng bán vòng tròn (hình chữ C) để khuyến khích, thúc đẩy các thành viên tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm cũng nên đóng vai như người chủ nhóm, chào mừng các bậc cha mẹ và các gia đình, và giới thiệu về bản thân anh ta/chị ta với các thành viên mới. Các bảng biểu để đăng ký được truyền cho nhau và người chủ trì nhóm cần đảm bảo được rằng cả cha mẹ và các thành viên trong gia đình đều được khen ngợi vì đã tham gia vào hoạt động này.

  • - Các phần trình bày cần bắt đầu đúng giờ. Người chủ trì nhóm giới thiệu về mình, đề nghị những người sẽ trình bày giới thiệu về bản thân họ và trình bày chủ đề của buổi sinh hoạt tối ngày hôm đó. Đối với những bài trình bày bằng slide, cần lưu ý để đèn phòng tối đi một chút và bắt đầu trình bày. Khi chiếu băng video, người chủ trì nên giới thiệu chung và sau đó ở lại trong phòng cùng mọi người xem khi băng chạy. Nếu là trường hợp trình bày đối thoại, người chủ trì cần hỗ trợ cho các thành viên đối thoại và những khán giả khác trong nhóm giới thiệu để họ làm quyen với nhau. Người chủ trì đóng vai trò như một người trung gian của nhóm. Các nhóm thảo luận cũng được tiến hành với sự chủ trì của người chủ trì nhóm - người có trách nhiệm hỗ trợ giới thiệu và hướng dẫn quá trình thảo luận.

  • - Trước khi cho chạy băng video, người chủ trì phân phát các tài liệu phát tay đã được thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của khán giả và khuyến khích, thúc đẩy họ thảo luận sau khi xem xong. Trong khi trình bày bằng slide và băng video, người chủ trì có thể dừng lại và đưa ra một số lời nhận xét, giải thích cụ thể về phần tư liệu đang được trình chiếu. Người bệnh và các thành viên trong gia đình cần được khuyến khích nêu câu hỏi. Các thảo luận tại cuối phần trình bày sẽ trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề nêu trong các tài liệu phát tay và phần giải thích, bình luận của người hướng dẫn.

  • - Người chủ trì nên nhận biết rằng các thảo luận về việc sử dụng ma tuý và rượu/bia có thể như một yếu tố kích thích tác động đến người bệnh và có thể kích thích các cơn thèm nhớk, đặc biệt là đối với những người nghiện các chất kích thích. Bất kỳ ai có tác động này xảy ra đều nên ở lại sau buổi sinh hoạt nhóm và trao đổi với cán bộ trị liệu về vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy mình có thể tập trung lại được. Họ cũng có thể sẽ muốn gọi điện về nhà và để cho các thành viên trong gia đình biết họ đã bắt đầu trên đường trở về nhà. Người chủ trì cần thắt chặt mối quan hệ với nhóm bằng việc cảm ơn mọi người đã tham dự và nhắc mọi người về chủ đề của tuần tiếp theo.

  • - Khi các thành viên rời nhóm và văn phòng, người chủ trì nên ở lại để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và trò chuyện với bất cứ bệnh nhân nào có thể có xảy ra một vấn đề gì đó trong buổi thảo luận hoặc là người mong muốn trò chuyện riêng với người chủ trì.


2. Mục đích:

  • 1. Nhằm trình bày các thông tin một cách chính xác về vấn đề nghiện, phục hồi, điều trị từ đó dẫn đến khuyến khích sự tham gia thông qua việc trình bày các tài liệu cập nhật nhất hiện có.

  • 2. Nhằm giảng dạy, thúc đẩy và khuyến khích từng cá nhân cha mẹ, thành viên trong gia đình trong các mối quan hệ liên quan đến nghiện ma tuý.

  • 3. Nhằm cung cấp một không khí có tính chuyên môn cao nơi cha mẹ và gia đình người bệnh được đối xử trong phẩm giá và tôn trọng.

  • 4. Nhằm cho phép người bệnh và gia đình có cơ hội thoải mái trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị, phục hồi.

  • 5. Nhằm cung cấp cho cha mẹ và các thành viên trong nhóm một hình thức sinh hoạt nhóm không mang tính răn đe và trải nghiệm với những người khác đang trong giai đoạn phục hồi và gia đình họ.

  • 6. Nhằm cung cấp một hợp phần chương trình được thiết kế cho người bệnh và gia đình họ để trong đó họ có thể cùng tham gia với nhau.

  • 7. Nhằm giúp đỡ người bệnh hiểu về quá trình phục hồi có thể tác động đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai như thế nào.



NHÓM HỖ TRỢ XÃ HỘI

 

1. Triết lý:

Các nhóm trong các giai đoạn tập trung của chương trình điều trị Matrix này tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Nhóm giáo dục gia đình quan trọng như một phương tiện để chuyển tải thông tin giáo dục và để huy động sự tham gia của các yếu tố quan trọng khác trong quá trình điều trị.
Nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu và Giới thiệu các kinh nghiệm về phục hồi dạy về các kỹ năng phục hồi cơ bản, hướng dẫn và hỗ trợ sự tham gia 12 bước và khuyến khích người bệnh xây dựng quản lý được thời gian của bản thân thông qua việc lập lịch trình cá nhân. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung vào việc giữ và duy trì tình trạng không sử dụng để vượt qua quãng thời gian ban đầu không sử dụng nhằm chuyển đến giai đoạn giữa của quá trình không sử dụng.


Trong suốt giai đoạn giữa của qúa trình phục hồi, có một nhu cầu đối với người bệnh là cần có cơ hội để học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội. Người phục hồi từ nghiện ma tuý, người đã học được cách làm thế nào để dừng việc sử dụng và làm thế nào để tránh bị tái nghiện sẽ sẵn sàng phát triển và duy trì một cách sống không ma tuý và điêù này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi mới.


CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN  NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH: MA TÚY TỔNG HỢP, ĐÁ, METH, THUỐC LẮC ...


MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix (Intensive Outpatient Program - IOP) để điều trị lạm dụng chất kích thích trong thời gian 16 tuần, là một mô hình điều trị theo cấu trúc được thiết kế nhằm cung cấp cho những người lạm dụng chất kích thích hệ thống kiến thức và hỗ trợ giúp họ có thể đạt được mục tiêu dừng không sử dụng ma tuý, chất cồn để bắt đầu một quá trình phục hồi trong một thời gian dài.
Chương trình sử dụng các tài liệu đã được phát triển và đánh giá trong chương trình nghiên cứu của Trung tâm Matrix từ năm 1984. Các tài liệu cho chương trình điều trị ngoại trú tập trung này được điều chỉnh từ Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất kích thích bằng thuốc an thần, Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất cồn và có chứa cồn, Mô hình Matrix trong điều trị nghiện các chất dạng opiat bằng Naltrexone và Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix trong điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng và lệ thuộc chất gây nghiện trong 16 tuần.


Bản in xuất bản lần này của tài liệu được thiết kế nhằm giải quyết một cách cụ thể các vấn đề hầu hết gặp phải của của các bệnh nhân lệ thuộc chất kích thích, mà cụ thể là lệ thuộc methaphetamine và cocaine. Các tài liệu được xây dựng thành dạng chương trình thực nghiệm tập trung trong thời gian 16 tuần và sau đó sẽ là các can thiệp chăm sóc sau cai được thực hiện hàng tuần. Đây là chương trình có sự khác biệt với mô hình tập trung 16 tuần trước đó - mô hình mà đã được phát triển để áp dụng cho những bệnh nhân đang được điều trị lệ thuộc rượu và tất cả các loại ma tuý khác.  Cả hai chương trình này đều khác với các mô hình điều trị 6 tháng mà trong đó thời gian số tuần được giảm từ 24 xuống còn 16 và nhiều tài liệu trước đây được sử dụng trong các buổi sinh hoạt cá nhân nay được đưa vào các buổi sinh hoạt nhóm.


Ba buổi sinh hoạt cá nhân được thiết kế nhằm:

  • (1) Định hướng cho người bệnh, và khi có thể, các thành viên gia đình cũng có thể được mong đợi sẽ tham gia chương trình Matrix, hoàn thiện việc thu thập tài liệu thông tin mang tính hành chính và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh để khuyến khích việc họ tham gia điều trị;

  • (2) Thưc hiện việc xem xét, đánh giá sự tiến bộ tại thời điểm khoảng 30 - 45 ngày sau khi tiếp nhận hoặc đối phó với một tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có một buổi tiếp xúc với cá nhân;

  • (3) Giúp đỡ người bệnh xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc liên tục phù hợp với lượng chuyên môn hỗ trợ và các hỗ trợ tự giúp đỡ cần thiết cho một quá trình phục hồi trong thời gian dài. Hiếm khi đó là một trường hợp cấp bách về y xảy ra trong một buổi sinh hoạt lồng ghép. Trong những tình huống đó, một trong số các buổi sinh hoạt cá nhân có thể dành thời gian để thực hiện một buổi gặp gỡ, tư vấn như vậy. Và chủ đề cơ bản của buổi can thiệp cá nhân đó vẫn cần được giải quyết.


Phần Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu gồm 8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi buổi được thực hiện trong vòng 1 giờ và được thực hiện trong suốt tháng điều trị đầu tiên. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, người bệnh nhận được nhiều kỹ năng cơ bản mà họ cần để ổn định trong giai đoạn ban đầu. Trong buổi sinh hoạt nhóm về các kỹ năng phục hồi ban đầu, người bệnh sẽ được giới thiệu về phương pháp tham gia 12 bước và củng cố gá trị của sự tham gia 12 bước.


Tất cả người bệnh và thành viên gia đình của họ đều tham dự Nhóm giáo dục gia đình trong một thời gian là 12 tuần. Vì đây là một trong những thành tố của chương trình đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của các thành viên gia đình, nên các nhóm như thế này được thiết kế có sự tương tác qua lại nhằm cho phép trưởng nhóm có thể bao quát được các vấn đề trọng tâm nhất đối với cả người bệnh và các thành viên gia đình họ.


Phần Nhóm dự phòng tái nghiện là thành tố trung tâm của mô hình điều này. 16 tuần tham gia nhóm dự phòng tái nghiện được thiết kế nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo sự thân thiện cho người bệnh để họ thực hiện được hết quá trình phục hồi. Hợp phần này là phần trung tâm của tất cả các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Phần Nhóm hỗ trợ xã hội được thiết kế nhằm giúp đỡ người nghiện trong quá trình học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.


Tất cả các mô hình điều trị Matrix đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tận dụng các chương trình 12 bước trong giai đoạn điều trị tập trung ban đầu nhằm cung cấp sự hỗ trợ tiếp tục cho quá trình phục hồi khi giai đoạn tập trung trong chương trình điều trị kết thúc. Trong khi thực hiện vừa cần thận trọng không để bệnh nhân bở dở quá trình điều trị đối với những người ban đầu không nhận thấy được nhu cầu phải đến các buổi gặp gỡ sinh hoạt, thì điều quan trọng nữa là phải truyền cho người bệnh mong muốn và hy vọng rằng việc làm quen được với các chương trình 12 bước chính là một phần thiết yếu trong điều trị bằng mô hình này. Trong bố cục chương trình này có rất ít các buổi sinh hoạt, tiếp xúc cá nhân. Chính vì vậy, sự can dự của một người giám hộ trong chương trình 12 bước là cực kỳ quan trọng. Các trường hợp thành công nhất đều dựa chủ yếu vào các chương trình 12 bước để hỗ trợ và nuôi dưỡng tinh thần.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bảng dưới đây là một kế hoạch mẫu của Chương trình điều trị ngoại trú tập trung IOP Matrix:

Kế hoạch thực hiện Chương trình điều trị ngoại trú tập trung

Tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ bảy & Chủ nhật

Các tuần từ 1 đến 4

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

 

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình

 

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước và các hoạt động phục hồi khác

Các tuần từ 5 đến 16

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình hoặc Hỗ trợ xã hội

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Các tuần từ 17 đến 52

   

7.00-8.30 tối

Hỗ trợ xã hội

   

Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cồn trong hơi thở được tiến hành hàng tuần

03 buổi tiếp xúc cá nhân trong thời gian 16 tuần đầu tiên

1. CÁC BUỔI TRỊ LIỆU CÁ NHÂN / CÁC BUỔI LỒNG GHÉP


a. Triết lý

Trong mô hình điều trị Matrix, mối quan hệ giữa người tư vấn và người bệnh là động lực điều trị cơ bản. Mỗi người bệnh có một một người tư vấn chính riêng, người này quyết định khi nào thì cần đưa các phần khác nhau vào trong chương trình điều trị và người này cũng có trách nhiệm lồng ghép các tài liệu từ nhiều dạng nhóm khác nhau vào trong để trở thành một quá trình điều trị một cách phối hợp cho người bệnh. Người tư vấn cần phải quen với các tài liệu hiện tại đang được sử dụng cho người bệnh trong hợp phần giáo dục và người tư vấn cũng cần khuyến khích, củng cố và thảo luận về các tài liệu sẽ được nêu ra sử dụng trong một buổi gặp gỡ một - một (AA). Người tư vấn cần có khả năng ứng dụng các tư tưởng, khái niệm từ mô hình Matrix với các tài liệu AA , cũng như với điều trị trị liệu tâm lý hay tác động tâm lý cho người bệnh, người hiện đang trong qúa trình trị liệu.
Người tư vấn, bằng việc mở rộng chương trình, cần không bao giờ được để xảy ra xung đột trong các can thiệp cán nhân một - một (AA) hoặc xung đột với sự tham gia của các chuyên gia khác. Nếu xảy ra xung đột giữa các khuyến nghị của chương trình đưa ra với một chương trình hoặc một người cung cấp hỗ trợ nào khác, thì cần liên hệ với cán bộ chuyên môn. Không bao giờ đặt người bệnh vào trung tâm của sự xung đột giữa các khuyến nghị của hai chuyên gia tư vấn hoặc hai chương trình khác nhau.


Tóm lại, người tư vấn điều phối tất cả các phần trong chương trình điều trị. Sử dụng các phần này, người tư vấn xây dựng nên một khung chương trình hoạt động, điều này sẽ hỗ trợ người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Tất cả các phần này đều cần phải ăn khớp với nhau. Người bệnh cần biết chắc chắn rằng người tư vấn có thể nhận thức được tất cả các khía cạnh liên quan đến qúa trình điều trị của anh ta/chị ta.
Hãy nhớ rằng những người nghiện tham gia điều trị là những người mất khả năng kiểm soát. Họ đang mong đợi chương trình sẽ giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát của mình. Nếu như chương trình tỏ ra là một chuỗi các phần không có sự liên quan với nhau và giữa các phần không thể lồng ghép được, thì người nghiện sẽ không thể cảm thấy là chương trình đó có thể giúp họ lấy lại được sự kiểm soát. Điều này dẫn đến việc điều trị không thành công và/hoặc nóng vội để đạt kết quả điều trị.


Người tư vấn cần tập trung vào sự cân bằng giữa cả các buổi tiếp xúc cá nhân và các buổi sinh hoạt nhóm bằng cách sử dụng tài liệu viết mà vẫn cho người bệnh có đủ thời gian để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác. Nếu quá dựa vào tài liệu viết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy không quan trọng và không được coi trọng. Việc áp dụng máy móc tài liệu viết sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và người trị liệu, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy là người trị liệu như một người cung cấp thông tin vô cảm. Ngược lại, đối với một số người, nếu được cho phép, sẽ hoàn toàn tự xây dựng được lịch trình điều trị cho mình.
Thông thường, tài liệu mà họ muốn thảo luận có thể nhận thức như là những vấn đề cấp bách mang tính tạo động cơ về mặt tinh thần (ví dụ như “Tôi cần nắm bắt được gốc rễ của vấn đề”); hoặc được định hướng đến một ai đó cũng đang có vấn đề như vậy (“Liệu mối quan hệ này có cải thiện không nếu như tôi không gặp vấn đề như vậy”) hoặc hướng dẫn cho người trị liệu thoát khỏi các vấn đề quan trọng (“Chúng ta hãy đừng nói về chuyện rượu bia nữa. Vì đó chẳng phải là một vấn đề”). Cho phép người bệnh kiểm soát quá nhiều trong việc đặt lịch cho các buổi tiếp xúc cá nhân có thể dẫn đến kết quả là những tài liệu quan trọng bị gạt đi, không được thảo luận đến.
Các khái niệm có tính chỉ trích, phê phán quan điểm cho rằng người nghiện có khả năng đạt được việc không sử dụng cũng cần phải được đưa vào trao đổi với người bệnh. Quá trình điều trị bằng mô hình Matrix sẽ cung cấp cho người bệnh một bộ công cụ nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý. Việc để rơi vào việc tư vấn không có kết thúc sẽ làm lỡ việc cung cấp cho người bệnh một phần trong điều trị lệ thuộc là dùng thuốc một cách phù hợp, có hệ thống.


Vấn đề cuối cùng trong việc tiến hành thực hiện các buổi tiếp xúc cá nhân như là một phần trong chương trình trị liệu an thần là vệc khó xác định nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp góp phần trong trị liệu giữa người tư vấn và người bệnh. Mối quan hệ hình thành và phát triển giữa người tư vấn và người bệnh là thành tố quan trọng nhất trong mô hình điều trị Matrix. Gerald Corey đã nêu như vậy trong tài liệu “Lý thuyết và thực tiễn của tư vấn và trị liệu tâm lý” (1982).


“Mức độ quan tâm, chăm sóc và khả năng giúp đỡ khách hàng cũng như sự chân thành của các nhà trị liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu. Khách hàng cũng góp phần làm nên mối quan hệ khác nhau căn cứ trên động cơ, sự hợp tác, sự quan tâm, mức độ lo lắng, thái độ, sự nhận thức, mong đợi, hành vi và phản ứng của khách hàng đối với nhà trị liệu. Tư vấn hay trị liệu tâm lý là một vấn đề mang tính cá nhân liên quan đến một mối quan hệ cá nhân cụ thể, và bằng chứng đã chỉ ra rằng sự trung thành, chân thật, tin tưởng, nhiệt tình, hiểu biết, và sự tự nhiên trong giao tiếp là những yếu tố cơ bản giúp có được những kết quả điều trị thành công”.


Patterson (năm 1973) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính trị liệu, ông này cho rằng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra là nhân tố hiệu quả trong trị liẹu chính là mối quan hệ giữa người bệnh và người trị liệu. Ông này cũng đưa ra quan điểm cho rằng người trị liệu cần làm thực hiện vai trò như như một người củng cố, có như vậy thì sự tôn trọng và quan tâm của người trị liệu đối với người bệnh mới trở thành yếu tố có trọng lượng, có khả năng tác động đến hành vi của người bệnh.
Người trị liệu cũng cung cấp một mẫu hình thế nào là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để giúp người bệnh có thể dùng mối quan hệ đó xây dựng mối quan hệ của chính mình. Patterson chỉ rõ rằng trị liệu không thể là đơn thuần trị liệu y tế, và rằng qúa trình đó không thể đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà vấn đề quan hệ con người với con người của người trị liệu mới là điều thiết yếu. Ông này cũng tuyên bố “bằng chứng dường như chỉ ra rằng việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp quan người trị liệu và người bệnh chính là thành tố chủ chốt trong tư vấn hay trị liệu tâm lý. Đó là một mối quan hệ mang đặc trưng không phải là nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu sử dụng, cũng không phải là nhiều cách thức mà nhà trị liệu sử dụng” (1973, trang 535-536).
Truax và Carkhuff (1967) đã ủng hộ quan điểm của Patterson khi cho rằng “Các yếu tố trọng tâm là sự thấu cảm, nhiệt tình và chân thật không phải là đại diện cho “kỹ thuật” của trị liệu tâm lý hay tư vấn, mà đó là những kỹ năng giao tiếp cá nhân mà nhà tư vấn hay nhà trị liệu cần sử dụng trong qúa trình áp dụng “các kỹ thuật” hay “sự hiểu biết chuyên môn” của mình” (trích trang 31).


Vậy những gì là đặc trưng cơ bản của một nhà trị liệu mà có thể dẫn đến tính cách cá nhân tích cực và có thể giúp người bệnh thay đổi hành vi? Truax và Carkhuff (1967, trang 25) đã tìm thấy có 3 (ba) nét tính cách thể hiện trong hầu hết các cách tiếp cận mang tính trị liệu chủ yếu là: sự thấu cảm xác đáng, sự nhiệt tình không chủ ý và sự chân thành. Tóm lại, phần lớn các phương pháp tiếp cận mang tính trị liệu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của khả năng của người trị liệu khi thực hiện các hoạt động trị liệu như là một người dễ hoà nhập, chín chắn, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và phù hợp. Người trị liệu cũng là người sẽ mang đến cho người bệnh không khí an toàn, không có sự đe doạ và đáng tin cậy bằng việc thể hiện sự nhiệt tình không chủ ý đối với người bệnh, điều này sẽ giúp họ can dự được sâu hơn và tự khám phá được những điểm chính yếu, nắm được khuôn khổ bên trong sự trải nghiệm của người bệnh, cũng như hiểu được những ý nghĩa của các suy nghĩ, hành vi và trải nghiệm của người bệnh”.


Rõ ràng là những đặc trưng được trích dẫn ở phần trên là quan trọng giúp người trị liệu trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên, những điều đó lại càng đặc biệt quan trọng và đặc biệt khó áp dụng đối với những người bệnh là người nghiện. Vấn đề sức khoẻ tinh thần có một tiền sử xấu trong những người nghiện đang được điều trị vì hầu hết các chuyên gia sức khoẻ tinh thần đều không hiểu về tình trạng nghiện. Vì sự thiếu hiểu biết này, hành vi của người nghiện có thể thường mang tính chống đối lại tư vấn viên.
Nhiều người nghiện đi đến chỗ ghét việc điều trị, nghi ngờ và chống lại không thực hiện các chỉ dẫn điều trị. Họ thể hiện những hành vi thiếu chín chắn, mang tính tự huỷ hoại bản thân, hấp tấp và chống đối; khi đó công việc của người tư vấn là phải tiếp tục làm việc với họ mà thường ít nhận được lời cảm ơn hay đánh giá cao từ phía người nghiện. Tái nghiện là vấn đề không mong muốn, kết quả thường xuyên xảy ra theo cơ sở bệnh lý học và tác động của tình trạng nghiện đối với vấn đề việc làm, gia đình và các mối quan hệ có thể khiến cho tình tình trở nên bế tắc, không có hy vọng. Cầu nguyện để giải quyết vấn đề, sự mẫu thuẫn trong tư tưởng khi thì yêu quý khi thì ghét bỏ đối với người nghiện và việc nài nỉ để người nghiện có những hành vi hợp tác thường có thể gây khó khăn cho nhà trị liệu để giữ được thái độ tích cực và tập trung vào áp dụng các kỹ thuật điều trị.


Ngoài tất cả những điều nêu trên, còn có một thực tế nữa là người trị liệu trong mô hình điều trị này còn phải phát triển mối quan hệ trị liệu trong bối cảnh làm việc với người bệnh lần đầu tham gia hình thức sinh hoạt nhóm. Những điều có thể dễ dàng xảy ra khi đối phó với một loạt vấn đề khó khăn ở đây chính là việc người trị liệu trở thành người bị lấn át và không được còn sự khích lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn và sự mất kiên nhân có thể biến thành “người đưa ra những chỉ định” từ đó dẫn đến trở thành “người đưa ra các mệnh lệnh” cho người bệnh.


Người bệnh khi tham gia điều trị cần nhận được sự định hướng và hỗ trợ, chứ không phải là đòi hỏi có một cán bộ giám sát. Nếu quá trình này xảy ra, nhà tư vấn có thể dễ dàng trở thành một quan toà và đánh mất sự khách quan. Nếu người bệnh không thực hiện, người tư vấn sẽ trở nên không còn sự khích lệ; và nếu người tư vấn trở nên nói nhiều điều chướng tai người bệnh hơn, thì người bệnh càng trở nên chống đối nhiều hơn, và toàn bộ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Người tư vấn không bao giờ có thể quên một thực tế rằng chính anh ta là một chuyên gia đang cung cấp một dịch vụ. Trừ khi người tư vấn duy trì được việc tập trung vào cung cấp một dịch vụ chuyên môn điều trị mang tính “thấu cảm, nhiệt tình và chân thành”, giai đoạn điều trị đó chắc chắn sẽ gặp phải một loạt thất bại mà người nghiện phải trải qua. Nếu không phải là giúp đỡ cho người nghiện, thì “điều trị” có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự tự coi thường chính bản thân mình của người nghiện.


Mối quan hệ mang tính trị liệu với người tư vấn cung cấp cơ hội cho người bệnh tham gia vào một mối quan hệ an toàn với một con người, người mà sẽ quan tâm, chăm sóc nhiều cho anh ấy/cô ấy. Nghiện là một sự đáp ứng với một loạt các điều kiện do một con người chưa hoàn hảo phải trải qua. Mỗi người bệnh phải được coi trọng và đối xử một cách tôn trọng. Việc tăng cường lòng tự trọng cho người nghiện sẽ không thể đạt được trong một môi trường tiêu cực, đầy phê phán và chỉ trích. Người tư vấn phải cung cấp cho họ niềm hy vọng, sự khích lệ, lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và phải nhìn nhận rằng sinh hoạt nhóm có thể giúp người bệnh có được sự tin tưởng đó. Những phẩm chất này tạo nên công thức hoá học giúp quá trình điều trị bằng mô hình Matrix hoạt động.


Các buổi sinh hoạt lồng ghép thường là phần quan trọng nhằm giữ người bệnh ở lại với chương trình điều trị. Tầm quan trọng của một mối quan hệ ban đầu với người bệnh không thể được đánh giá quá cao.  Điều thiết yếu là hầu hết các thành viên chính trong gia đình hoặc các thành viên khác phải được tham gia vào qúa trình điều trị. Các chuyên gia, những người cố gắng tạo nên những thay đổi mà không cần giải quyết vấn đề với gia đình cuối cùng sẽ khiến quá trình phục hồi của người bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, điều quan trọng đối với người trị liệu là nhận thức được bằng cách nào mà hệ thống gia đình người bệnh có thể được tác động nhờ quá trình phục của người bệnh và làm thế nào để đưa một thành viên quan trọng trong gia đình vào thành một phần tham gia tất cả các phần can thiệp trong bất kỳ thời điểm nào có thể.


b. Hình thức

Giống như tất cả các thành tố trong chương trình điều trị, việc nhanh chóng, kịp thời bắt đầu thực hiện các phần can thiệp là điều quan trọng. Người trị liệu nên thực hiện mọi nỗ lực có thể tập trung quan sát người bệnh trong vòng 5 phút ngay khi anh ta đến văn phòng tư vấn. Hiển nhiên là sẽ có một số lần khi người bệnh đến sớm hơn giờ hẹn hoặc buổi làm việc với người trước diễn ra hơi lâu khiến người bệnh có thể phải chờ đợi lâu hơn 5phút. Tuy nhiên, điều cần thiết là người bệnh cảm thấy được là chuyến đi gặp gỡ với nhà trị liệu của họ là một phần quan trọng trong ngày làm việc của người trị liệu. Hãy cố gắng thu xếp chỗ những bệnh nhân có vấn đề không đến kịp giờ bằng cách đặt kế hoạch hẹn gặp họ trong những thời gian thuận tiện hơn.


Người trị liệu nên cố gắng ra chào người bệnh ở phòng chờ và dẫn anh ta/chị ta vào phòng làm việc. Nhìn chung nếu một thành viên gia đình người bệnh cũng có mặt ở đó, thì người trị liệu sẽ gặp người bệnh trong nửa đầu của buổi trị liệu và gặp gỡ, trao đổi với người nhà bệnh nhân ở nửa cuối của buổi trị liệu. Cũng nên chào người nhà bệnh nhân cùng với bệnh nhân trước khi tiến hành buổi trị liệu và người trị liệu nên giải thích về quy trình tiến hành buổi trị liệu cho cả bệnh nhân và người nhà của họ.
Cần quan tâm để đảm bảo chắc chắn rằng cả bệnh nhân và người nhà của họ đều có cơ hội trình bày các vấn đề cấp bách và không đưa ra các thông tin khiến trạng thái cảm xúc bị thay đổi. Nếu có thông tin cấp bách, ví dụ như việc người bệnh tái nghiện, thì cần phải giải quyết ngay. Nếu mọi chuyện dường như đang diễn ra tốt đẹp, thì người trị liệu nên giới thiệu thông tin về kế hoạch buổi làm việc kế tiếp. Bất kỳ một thay đổi tích cực nào trong hành vi và thái độ của người bệnh cũng đều cần được khuyến khích, củng cố mạnh mẽ. Người trị liệu phải nhấn mạnh để khuyến khích và củng cố sự thay đổi tích cực.
Ví dụ, một người bệnh người đã từng làm được một việc tốt là dừng không sử dụng ma tuý và rượu, thì cần xây dựng kế hoạch tiếp tục và chú ý đến những buổi gặp tiếp theo, nhưng nếu là người chưa từng từbỏ được, thì cần được tập trung khích lệ họ cải thiện tình trạng lệ thuộc hiện nay. Dù là như trên đã đề cập người bệnh có thể tìm thấy lợi ích từ việc tập luyện, thì người trị liệu không nên để bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về riêng một lĩnh vực nào đó mà có kháng cự của người bệnh.


Mối liên hệ giữa người bệnh và người trị liệu là mối liên hệ quan trọng nhất cần được tạo dựng trong quá trình điều trị. Hãy sử dụng lẽ thường, sự lịch sự nhã nhặn, lòng trắc ẩn và sự tôn trọng trong khi giao tiếp với người bệnh.


c. Mục đích đối với các buổi tiếp xúc trị liệu cá nhân/ các buổi trị liệu lồng ghép:

  • 1. Cung cấp cho người bệnh và gia đình họ cơ hội để xây dựng mối liên hệ cá nhân với người trị liệu.

  • 2. Cung cấp một môi trường trong đó người bệnh và đình họ có thể giải quyết vượt qua các khủng hoảng, các vấn đề về không khí giao tiếp và đi đến quyết tâm thực hiện quá trình điều trị với một người trị liệu có vai trò như một người hướng dẫn.

  • 3. Cho phép người bệnh thảo luận về vấn đề nghiện của họ một cách cởi mở trong một bối cảnh không có sự phán xét và có sự quan tâm đầy đủ của người trị liệu.

  • 4. Huy động một/nhiều thành viên trong gia đình người bệnh tham gia vào qúa trình điều trị.

  • 5. Mang đến sự củng cố và khích lệ cho người nghiện để có những thay đổi tích cực.

  • 6. Tạo cho người nghiện cảm giác người trị liệu vừa là một người thầy, một người hướng dẫn và cũng là một người biết quan tâm.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Trong chương trình điều trị ngoại trú tập trung theo mô hình Matrix, có 3 buổi can thiệp cá nhân. Trong đó, có 2 buổi được thiết kế nhằm “đặt mục tiêu” cho chương trình điều trị và buổi thứ 3 được sử dụng để tiến hành một đánh giá nhanh về tình trạng tiến bộ của người bệnh, và nhằm giải quyết một khủng hoảng không lường trước được hoặc nhằm phối hợp việc điều trị trong mô hình Matrix với các nguồn điều trị khác. Dù là trong buổi trị nào nào đi nữa, thì người trị liệu vẫn phải tận dụng buổi trị liệu cá nhân đó như là một buổi trị liệu lồng ghép. Các buổi trị liệu cá nhân, dù không phải là một thành tố trung tâm của chương trình điều trị này, vẫn là những sự kiện quan trọng. Tài liệu phát tay các buổi:


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 1: Thoả thuận và đồng ý dịch vụ


Buổi gặp gỡ ban đầu được thực hiện trước buổi tiếp xúc nhóm đầu tiên, được thiết kế nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh (và gia đình người bệnh khi có thể) có được sự định hướng thích hợp đối với việc điều trị và nhằm tạo cho người bệnh và người nhà của họ một cơ hội được gặp gỡ người trị liệu và nghe giới thiệu về chương trình.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 2:

  • 1. Kiểm tra danh sách phục hồi

  • 2. Sơ đồ phân tích tái nghiện


Buổi gặp thứ 2, thường được tiến hành khoảng 30-45 ngày sau khi bắt đầu tham gia điều trị, được thiết kế nhằm đưa ra một đánh giá về sự tiến bộ của người bệnh, củng cố các hoạt động phục hồi đã bắt đầu thực hiện được cùng với những đề xuất và gợi ý nhằm khuyến khích sự tiến bộ của người bệnh hơn nữa. Buổi này cũng có thể được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng hoặc như một buổi giải quyết vấn đề tiếp tục tái nghiện. Khi được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng, người trị liệu cũng nên cố gắng kết hợp thực hiện được một đánh giá về mức độ tiến bộ của người bệnh đến thời điểm đó.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 3:

  • 1. Đánh giá sau điều trị

  • 2. Kế hoạch Giai đoạn II


Buổi gặp cuối cùng này nhằm xem xét lại sự tiến bộ của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch chăm sóc sau cai trong đó cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và tự giúp đỡ một cách phù hợp.


Tái nghiện không phải là xảy ra một cách bất ngờ và không dự đoán được. Nhưng đối với khách hàng thì người ta thường cảm thấy là việc tái nghiện xảy ra một cách bất ngờ, không dự doán được. Người trị liệu cần hiểu được bối cảnh của việc tái nghiện nhằm chỉnh khung sự kiện trên cho khách hàng. Có một số điểm quan trọng dưới đây cần lưu ý khi làm việc với một khách hàng đã tái nghiện:
1) Việc sử dụng ma tuý xảy ra trong vòng vài tuần đầu được coi là việc tiếp tục sử dụng, không phải là tái nghiện; 2) Ít nhất 50% người hoàn thành chương trình điều trị ngoại trú một cách thành công đều trải qua một lần tái nghiện tại một thời điểm nào đó; 3) Một lần tái nghiện không cho đó là thất bại, ngược lại cần xem đó như một cơ hội để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp. Sơ đồ phân tích tái nghiện có thể được sử dụng trong một buổi tư vấn trị liệu cá nhân như một phương tiện giúp người bệnh và người tư vấn có thể phân tích dự đoán những tình huống dễ bị tổn thương có thể góp phần dẫn đến tái nghiện và nhằm nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch điều trị để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.


NHÓM CÁC KỸ NĂNG PHỤC HỒI BAN ĐẦU


1. Triết lý

- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu (ERS) được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một bộ kỹ năng cần thiết để thiết lập tình trạng “sạch” (không sử dụng ma tuý và rượu). Đây là các kỹ năng chính được trích từ cuốn “101 Kỹ năng phục hồi”. Có 2 thông điệp cơ bản được đưa ra trong nhóm. Đó là: (1) Bạn có thể thay đổi hành vi của mình theo các cách mà sẽ khiến dễ giữ được tỉnh táo hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật để biết bắt đầu như thế nào; (2) Các hoạt động điều trị là một nguồn thông tin và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ kết quả từ việc điều trị, các hoạt động tư vấn cần được lồng ghép trong các can thiệp tự giúp đỡ. Để giúp bạn làm quen với chương trình 12 bước, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các hoạt động tự giúp đỡ.


- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu định hướng người bệnh đến các kỹ năng cơ bản cần thiết để duy trì tình trạng không sử dụng. Các kỹ thuật hoàn toàn liên quan đến hành vi và có một mục đích quan trọng là “làm thế nào để”. Nhóm kỹ năng này không được thiết kế như là một nhóm “trị liệu”. Nó cũng không có xu hướng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, dù là có một số mối quan hệ sẽ được thiết lập. Nó được thiêt kế như là một diễn đàn mà ở đó người trị liệu có thể phối hợp chặt chẽ với từng bệnh nhân để hỗ trợ họ xây dựng chương trình phục hồi trong giai đoạn ban đầu. Mỗi nhóm có một cơ cấu rõ ràng và xác định. Cơ cấu và lộ trình hoạt động của nhóm là cần thiết. Đối với những người bệnh mới tham gia, lộ trình điều trị này rõ ràng là quan trọng như việc các thông tin được trao đổi.


2. Hình thức

- Nhóm do một người trị liệu chủ trì và đồng chủ trì là một người nghọên đang phục hồi. Người đồng chủ trì này thường là một bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị và có thời gian 3 tháng tỉnh táo. Bệnh nhân đó phải thực hiện tốt chương trình, không uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ một loại ma tuý nào, và tích cực tham gia chương trình tự giúp đỡ. Những bệnh nhân là người tích cực “chống rượu và amphetamin” (anti-AA) không được coi là người đồng chủ trì. Người đồng chủ trì có thể được chỉ định và tuyển chọn từ nhóm dự phòng tái nghiện trên cơ sở tự nguyện. Những người đồng chủ trì có thể quay vòng hàng tháng hoặc có thể sử dụng trong suốt thời gian lên đến 3 tháng.


Người chủ trì và người đồng chủ trì cần gặp gỡ, trao đổi trong 15 phút trước khi nhóm tiến hành thảo luận về chủ đề của buổi gặp gỡ buổi tối và các vấn đề mới về người bệnh. Không có thông tin bí mật nào có thể cung cấp cho nhứng người đồng chủ trì. Họ là những người tự nguyện và là người bệnh, không phải là người được tuyển dụng để làm việc. Họ nên được hướng dẫn để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến chủ đề thảo luận của nhóm và không cố gắng để trở thành những nhà trị liệu. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, người chủ trì tóm tắt lại những gì người đồng chủ trì đã chia sẻ nhằm tái tập trung và giúp người đồng chủ trì ổn định dần.


Nhóm được tổ chức với quy mô nhỏ (tối đa khoảng 6 đến 8 người) và sinh hoạt trong khoảng thời gian tương đôi ngắn (50 phút). Vì các bệnh nhân có thể sẽ rất bất ổn, nên nhóm cần phải duy trì cơ cấu và cần được quản lý. Điều cực kỳ quan trọng đối với người chủ trì là giữ thái độ nghiêm túc, tập trung và không góp phần làm tăng năng lượng của nhóm, cảm giác “nằm ngoài khả năng kiểm soát” có thể là đặc trưng của những người bệnh này.


Người chủ trì giới thiệu nhóm như một mô hình trong đó hướng dẫn các thành viên những kỹ năng cơ bản nhằm duy trì được tình trạng tỉnh táo. Tất cả các thành viên tham gia đều được giới thiệu và đề nghị tóm tắt một số thông tin về việc tham gia của anh ấy/chị ấy trong quá trình điều trị. Các thành viên tham gia lần đầu cần được dành vài phút để giới thiệu tóm tắt về lịch sử bản thân. Trong khi đang trình bày tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân, người bệnh có thể được đề nghị ngừng lại một cách lịch sự và đề nghị trao đổi về các vấn đề liên quan đến điều trị. Người đồng chủ trì được giới thiệu như một người hiện đang trải qua giai đoạn phục hồi và là người có thể cung cấp thông tin cá nhân về việc chương trình đã hỗ trợ anh ấy/chị ấy như thế nào.


Sau bước định hướng ban đầu như trên, người chủ trì sẽ giới thiệu chủ đề, đọc qua toàn bộ tài liệu phát tay và đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc tại sao chủ đề này lại quan trọng trong cai nghiện. Người đồng chủ trì có thể liên hệ việc chủ đề này đã có lợi như thế nào đối với các giai đoạn phục hồi ban đầu của bản thân. Mỗi bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả việc mình hiện đang sử dụng các kỹ năng được thảo luận như thế nào. Hỏi xem liệu các bệnh nhân có gặp vấn đề gì không, cần đưa ra các gợi ý giải quyết và những lời khuyên từ các thành viên khác trong nhóm. Khoảng 35 phút là thời gian dành cho chủ đề nhóm.


Phần tiếp theo, nhóm cần được dành thời gian để thảo luận về chủ đề xây dựng kế hoạch. Mỗi người phải có một kế hoạch cho khoảng thời gian giữa buổi sinh hoạt hiện tại và buổi sinh hoạt tiếp theo. Nếu không còn vấn đề gì, có thể gợi ý các buổi sinh hoạt cụ thể về AA, NA và CA. Không nên khuyến khích các bệnh nhân cùng nhau xây dựng kế hoạch chung hoặc xây dựng kế hoạch hộ cho người khác trong giai đoạn phục hồi ban đầu này.


Nhóm sẽ kết thúc buổi sinh hoạt với một lưu ý tích cực bằng cách nhấn mạnh một số lợi ích mà mỗi bệnh nhân có thể có được từ việc duy trì sự tỉnh táo. Bất kỳ bệnh nhân nàocũng có thể được dành ít phút để trao đổi về những lợi ích của nhóm đã mang lại cho mình trong tháng đầu tiên duy trì sự tỉnh táo. Sau khi nhóm kết thúc, bất kỳ thành viên nào là người đang đấu tranh để từ bỏ cũng cần gặp và trao đổi ngắn gọn với người chủ trì hoặc một người tư vấn khác. Người đồng chủ trì không tham dự vào các cuộc tư vấn một-một. Các bệnh nhân nên được khuyến khích nghỉ giải lao trước khi họ tham dự nhóm dự phòng tái nghiện.


3. Một số vấn đề đặc biệt

Những bệnh nhân này không đạt được thành công nhiều trong việc duy trì sự tỉnh táo. Vì điều đó, mà hành vi của họ có thể đòi hỏi người chủ trì phải can thiệp và đòi hỏi phải có sự kiểm soát mạnh mẽ nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự, nhã nhặn. Đó là những tình huống thường gặp dưới đây:


  • - Trong quá trình trao đổi, thảo luận về việc tham gia chương trình tự giúp đỡ, thường có những ý kiến không chính thống về giá trị của việc tham gia. Người chủ trì cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng là kết quả điều trị đối với những người có tham gia chương trình tự giúp đỡ khả quan hơn nhiều so với những người không tham gia chương trình. Trung tâm Matrix đã tiến hành một số khảo sát về kết quả điều trị và sự tham gia chương trình 12 bước và đã thống nhất thấy rằng có một mối quan hệ rất tích cực giữa 2 nội dung này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ vẫn tranh cãi rằng họ chẳng hề thấy những buổi sinh hoạt như thế này giúp ích được gì và họ sẽ không tham gia.


  • - Sự chống cự không tham gia chương trình 12 bước là một vấn đề quan trọng. Người chủ trì nên cố gắng nhận thức rằng không phải là hiếm thấy việc nhiều người ban đầu có thể thấy ngay sự thoải mái trong chương trình 12 bước, nhưng người chủ trì cần nỗ lực theo nhiều cách có thể để khuyến khích các bệnh nhân tham gia một chương trình 12 bước mẫu. Những bệnh nhân chống cự lại những khía cạnh tinh thần của chương trình 12 bước cần được khuyến khích cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào mối quan hệ này. Những người cảm thấy không thoải mái khi đến với những buổi gặp gỡ mà họ còn chưa quen có thể bố trí để gặp, trao đổi với người đồng chủ trì hoặc các thành viên khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Các buổi gặp gỡ thực tế tại trung tâm điều trị có thể là một điều gì đó khiến giảm bớt sự e ngại và có thể là một địa điểm tốt giúp người bệnh làm quen dần với chương trình.


  • - Tranh luận với các bệnh nhân chống đối là một việc làm phản tác dụng. Việc sử dụng các thành viên khác trong nhóm, hoặc những kinh nghiệm tích cực của người đồng chủ trì đối với các buổi trị liệu là một phương pháp tốt hơn nhiều để có thể giải quyết tình trạng bệnh nhân chống cự. Cần khuyến khích những bệnh nhân tham gia chương trình 12 bước chia sẻ về những lợi ích chính đáng của việc tham gia chương trình 12 bước. Các hoạt đông xã hội, như uống café sau các buổi gặp, và việc luôn sẵn có những người khác để trò chuyện vào những lúc gặp vấn đề rắc rối có thể khuyến khích được các khía cạnh tham gia vào chương trình 12 bước đối với những thành viên hay chống đối.


  • - Một số bệnh nhân có thể sẵn lòng tham dự các buổi sinh hoạt, nhưng lại chống cự lại việc tiếp nhận một người hỗ trợ và thực hiện các bước của chương trình. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng người chủ trì và các thành viên khác để khuyến khích sự tham dự của bệnh nhân vào các hoạt động của chương trình 12 bước. Càng tham dự nhiều hoạt động trong chương trình, càng giúp phục hồi tốt. Việc sử dụng một người trợ giúp như một huấn luyện viên trong chương trình 12 bước là một việc vô cùng giá trị. Hãy hướng dẫn người bệnh lựa chọn một người trợ giúp, người sẽ chấp nhận sự tham dự hiện tại của người bệnh trong quá trình điều trị một cách chuyên nghiệp.


  • - Đối với những bệnh nhân vẫn tiếp tục chống đối không tham dự các hoạt động 12 bước, cần gợi ý cho họ những lựa chọn tự giúp đỡ khác như Phục hồi dần dần, Yêu cầu như các thầy dòng duy trì tình trạng không sử dụng (SOS), Thuyết bất khả tri trong gặp gỡ AA,… Những buổi gặp tự giúp đỡ thay thế này có thể giúp người bệnh có cảm giác giống như nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp.


  • - Một bệnh nhân có thể được cung cấp các đề nghị không phù hợp hoặc có thể gây nguy hiểm cho anh ta/chị ta. Ví dụ, nếu chủ đề thảo luận là làm thế nào để dừng không nghĩ đến việc sử dụng và người bệnh đề nghị một bệnh nhân khác là anh ta phải nghĩ về suy nghĩ việc dùng ma tuý của mình trong mọi trường hợp chứ không phải là dừng lại không suy nghĩ đến, thì trong trường hợp đó người chủ trì cần can thiệp một cách lịch sự rằng “Có thể điều đó có ích với bạn, nhưng hầu hết moi người đều thấy rằng đó là một phương pháp nguy hiểm. Và hầu hết những bệnh nhân khác thấy rằng việc sử dụng quy trình dừng không nghĩ đến việc sử dụng ma tuý là phương pháp giúp ích được họ nhiều hơn”. Người chủ trì cần phải lịch sự và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng cũng cần kiểm soát tình huống một cách rõ ràng.


  • - Trong những tình huống mà những bệnh nhân bất ổn không thể thực hiện theo sự hướng dẫn tài tình hoặc kết quả buổi làm việc bị hạn chế tương đối, thì người chủ trì nên nói một điều gì đó giống như “Tối hôm nay các bạn thật ồn. Nào hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều có một thời gian không gian thư giãn nào đó. Đề nghị hãy lắng nghe trong một lát thôi”. Nếu khủng hoảng xảy ra, người chủ trì cần trò chuyện riêng với bệnh nhân đó sau buổi sinh hoạt nhóm về vấn đề cụ thể của chính anh ấy/cô ấy.


  • - Nếu một bệnh nhân được cho là đang say thuốc, người chủ trì nên đề nghị bệnh nhân đó đi ra ngoài cùng mình. Hãy xem xem liệu có một tư vấn viên khác có thể làm việc với anh ấy /cô ấy không. Nếu không có, người đồng chủ trì có thể tiếp tục cho nhóm thảo luận trong khi người chủ trì sẽ cố gắng đánh giá về điều kiện sức khoẻ của cá nhân bệnh nhân đó và thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến việc anh ta sử dụng ma tuý hoặc rượu. Tuỳ thuộc vào mức độ say thuốc của người bệnh, có thể cần thiết bố trí người đưa anh ta về nhà một cách an toàn và trước khi có thể tiến hành bất kỳ một cuộc trao đổi nào về chủ đề này cho đến khi có buổi hẹn gặp lần sau. Hãy tránh đối đầu với bệnh nhân.


4. Mục đích

  • 1. Cung cấp một nơi thuận tiện cho những bệnh nhân mới hiểu biết về các kỹ năng phục hồi và chương trình tự hỗ trợ.

  • 2. Giới thiệu với các bệnh nhân về các công cụ cơ bản giúp phục hồi và hỗ trợ họ trong việc dừng không sử dụng ma tuý và rượu.

  • 3. Giới thiệu chương trình tham gia 12 bước và tạo dựng một mong đợi đối với phục hồi 12 bướ như là một phần trong mô hình điều trị Matrix.

  • 4. Tăng cường số lượng bệnh nhân tham gia mô hình nhóm khi cần thiết trong Chương trình phục hồi, Hỗ trợ xã hội và Gặp gỡ 12 bước.

  • 5. Cho phép người đồng chủ trì cung cấp một mô hình để đạt được việc duy trì không sử dụng trong thời gian đầu.

  • 6. Cung cấp cho người đồng chủ trì sự tự tin và thúc đẩy, khuyến khích sự tiến bộ của người đồng chủ trì.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


Tất cả nhóm: Trong vòng 15 phút cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu, cần luyện tập 2 bài tập sau. Cả 2 bài đều được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một cách thức để xây dựng một kế hoạch phục hồi và giám sát sự tiến bộ của mình.


Chủ đề: Lập kế hoạch

Tài liệu phát tay:

  • a) Lập kế hoạch, “Liệu đó có phải là điều quan trọng không”

  • b) Kế hoạch hàng ngày/hàng giờ

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp người bệnh xây dựng được cơ cấu chương trình phục hồi và đưa ra những chỉ dẫn (bản đồ dẫn đường) để duy trì tình trạng tỉnh táo từ khi kết thúc buổi gặp hiện tại đến khi trở lại tham gia vào buổi gặp tiếp theo.


Chủ đề: Đánh dấu thời gian

Tài liệu phát tay:

  • a) Lịch và ghi chú

  • b) 5 (năm) lịch sinh hoạt

  • Việc đánh dấu mỗi ngày phục hồi thành công vào một quyển lịch có thể giúp  người bệnh nhận thức được sự tiến bộ phục hồi từng ngày và cung cấp thêm ý thức để tiếp tục thực hiện và hoàn thành chương trình.


Buổi 1. Chủ đề: Hãy dừng cái vòng luẩn quẩn này lại!

Tài liệu phát tay:

  • a) Các động cơ thôi thúc sử dụng.

  • b) Các động cơ thôi thúc sử dụng - Suy nghĩ - Thèm nhớ - Sử dụng.

  • c) Các kỹ thuật dừng không suy nghĩ đến.

Hãy đề nghị bệnh nhân xem xét lại các tình huống dẫn đến động cơ thôi thúc sử dụng cụ thể. Dừng lại mô tả chi tiết về các lần sử dụng rượu và sử dụng ma tuý, và những cảm giác xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị sử dụng. Không để nhóm biến thành một buổi chia sẻ những kinh nghiệm về các động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng mà không thể kiểm soát được. Hãy tập trung người bệnh vào những điều gì bây giờ họ cần phải tránh, hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề theo một cách mới khi có những tình huống xuất hiện động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng. Giúp họ xây dựng các kế hoạch, chương trình để đối phó với những tình huống có thể xảy ra việc tác động khiến họ nghĩ đến việc sử dụng vào dịp cuối tuần. Đây chắc chắn là một chủ đề dễ bị thay đổi. Hãy đảm bảo chắc chắn là có thể duy trì các bệnh nhân chỉ tập trung vào việc hiện nay chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào, không nên đi quá sâu vào việc mô tả những gì đã thường xảy ra. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một kế hoạch giúp thay đổi hành vi bằng việc đưa ra những định hướng tốt và cam kết mạnh mẽ để đối phó.


Cho phép người đồng chủ trì thảo luận về những điều gì đã xảy ra nhằm tăng cường những ứng phó của anh ta chống lại những tác động khiến anh ta sử dụng ma tuý. Các bệnh nhân cần được biết rằng cảm giác bị hối thúc này sẽ ít dần khi họ chuyển sang ngừng không sử dụng.


Dừng việc suy nghĩ đến sẽ là một kỹ năng mà người bệnh có thể sử dụng để tạm khóa những suy nghĩ về ma tuý và nhờ đó có thể lấy lại được khả năng kiểm soát quá trình suy nghĩ của bản thân. Các cơn thèm nhớ phải không để trở nên áp đảo họ. Họ có thể khiến các cơn thèm nhớ không xảy ra bằng cách khoá những suy nghĩ liên quan đến ma tuý của bản thân lại. Họ cần sử dụng quá trình này nhanh chóng trước khi chức năng sinh lý của cơ thể đối với các cơn thèm nhớ bắt đầu được kích hoạt. Hãy trao đổi về chu kỳ xuất hiện các cơn thèm nhớ trong ngày đối với họ và tìm ra các cách giúp họ giúp can thiệp phá vỡ chu kỳ đó. Hãy thảo luận về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn đó của họ.


Buổi 2. Chủ đề: Xác định những động cơ bên ngoài thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay:

  • a) Bảng hỏi về các động cơ bên ngoài.

  • b) Sơ đồ tác động của các động cơ đến việc sử dụng.

Bảng hỏi về động cơ thôi thúc sử dụng từ  bên ngoài giúp xác định các tác động bên ngoài đối với việc sử dụng ma tuý. Điều quan trọng là sử dụng bảng mẫu này như một bài luyện tập để có được bức tranh toàn diện về tình hình, địa điểm và thời điểm lúc những suy nghĩ và các cơn thèm nhớ có thể bị thôi thúc. Hãy hỏi về những động cơ đặc trưng có thể không được liệt kê trong bảng hỏi. Xem xét nhu cầu xây dựng kế hoạch cho các hoạt động ứng phó để thoát ra khỏi những tình huống tác động như vậy. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành một danh sách hoàn chỉnh về những động cơ thôi thúc sử dụng từ bên ngoài. Xem xét một cách tóm tắt cách thức đối phó đối với một tình huống tác động mà người bệnh đã không thể tránh được.


Sơ đồ động cơ tác động đến việc sử dụng ma tuý giúp cho người bệnh ý thức rằng việc sử dụng chất kích thích không phải là hệ quả của những sự kiện xuất hiện ngẫu nhiên, không dự đoán được. Bằng cách thay đổi hành vi của người nghiện, cơ hội để anh ta sử dụng ma tuý cũng có thể được giảm xuống. Nếu không có % nào cho những tình huống có thể xảy ra, hãy đề cập đến các buổi trị liệu 12 bước. Bài tập này giúp tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về cơ hội xuất hiện các lần sử dụng và làm thế nào để có thể tránh được.


Buổi 3. Chủ đề: Xác định những động cơ bên trong thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay: Bảng hỏi về các động cơ bên trong

Mẫu bảng hỏi này giúp đưa ra một bức tranh toàn điện về những tình trạng bên trong dẫn đến việc thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý. Nhiều cảm xúc được nêu trong bảng hỏi đan xen nhau. Không nên đi sâu vào từng cảm xúc riêng mà điều quan trọng là phải có được một bức tranh về những tình trạng cảm xúc nổi bật mà khiến thôi thúc người nghiện suy nghĩ và thèm nhớ đến ma tuý. Nhìn chung, con người thường bị hối thúc khi có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc một số người là cả hai. Sau đó hãy phản ánh lại cho người bệnh biết về bức tranh mà họ đang gặp phải trước những hối thúc cảm xúc từ bên trong chính bản thân họ và hỏi xem liệu điều đó có đúng không. Trước khi hoàn thành bảng hỏi, người trị liệu nên đưa ra cho từng người bệnh một số ý tưởng rõ ràng về đâu là những loại phản ứng cảm xúc khiến người nghiện thèm nhớ ma tuý và dẫn đến sử dụng. Nếu việc sử dụng ma tuý của một người bệnh nào đó là tự động và không bị tác động hay hối thúc về cảm xúc ngay trước khi anh ta tham gia điều trị, thì hãy hỏi anh ta về đâu là những tác động trong thời gian anh ta nghiện trước đây. Hãy thảo luận những biện pháp thay thế giúp anh ta đối mặt với những tác động cảm xúc hối thúc mạnh mẽ từ chính bản thân anh ta.


Vào cuối buổi trị liệu này, hãy quay lại thảo luận về Sơ đồ tác động của các động cơ và bổ sung thêm những trạng thái cảm xúc một cách cụ thể an toàn hoặc không an toàn từ bên trong. Khi hoàn thiện xong sơ đồ tác động, hãy đưa cho người bệnh xem để biết những sự lựa chọn mà cô ấy/anh ấy đang quan tâm liên quan đến những người hoặc những nơi, những thứ mà chắc chắn sẽ dẫn cô ấy/anh ấy đến việc tái nghiện.


Buổi 4. Chủ đề: Giới thiệu 12 bước

Tài liệu phát tay: Giới thiệu 12 bước

Việc tham gia vào các hoạt động 12 bước là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị đối với người bệnh. Người bệnh nên xem xét việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt AA cũng cần thiết như việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt của mô hình Matrix. Họ cũng cần được người trị liệu cung cấp cho họ hy vọng và mong muốn rằng việc tham gia các chương trình 12 bước là một phần yêu cầu trong quá trình điều trị. Việc này có thể do người trị liệu thực hiện bằng một cách rất tích cực nhằm giúp họ hiểu rằng các chương trình 12 bước sẽ có hiệu quả bằng việc thu hút và rằng họ chính là yếu tố nguồn tích cực và rất có giá trị để các chương trình này được thành công.


Buổi 5. Chủ đề: Những thay đổi sinh hóa của cơ thể trong quá trình phục hồi

Tài liệu phát tay: Bản đồ chỉ đường cho việc phục hồi

Sự suy nhược thể chất, ngủ không ngon giấc, đau đầu và một số ít trường hợp là cả lo lắng là tất cả những triệu chứng tiếp tục trong suốt quá trình cắt cơn. Hãy giúp người bệnh nhớ lại quá trình phục hồi dần dần về sinh học trong cơ thể đang xảy của họ. Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc phục hồi và cho họ hy vọng là tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng.


Việc xem xét các thay đổi về mặt sinh học đáng xảy ra trong người có thể giúp người bệnh ý thức được về những gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Hãy thảo trao đổi về những nỗ lực và trải nghiệm điều trị họ đã trải qua với những giai đoạn phục hồi này.


Buổi 6. Chủ đề: Các vấn đề xảy ra trong giai đoạn phục hồi ban đầu

Tài liệu phát tay:

  • - 5 vấn đề thường gặp trong giai đoạn phục hồi ban đầu

  • - Tranh luận về rượu

Có một số vấn đề có xu hướng nổi lên ngay lập tức giống như những vấn đề rắc rối đối với những người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Đối với phần lớn người sử dụng ma tuý thi có 5 vấn đề quan ngại rất quan trọng. Và chủ đề chính trong việc giải quyết các vấn đề này là việc có một cách hiệu quả hơn việc đối phó với sử dụng ma tuý một cách thông thường nhằm đối phó với những tình huống này. Người đồng chủ trì sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của anh ấy/cô ấy với một hoặc nhiều người về những vấn đề này.


Hãy củng cố những thành viên có các giải pháp tích cực khác để giải quyết vấn đề. Hỗ trợ và khuyến khích sự tin tưởng rằng phục hồi bao gồm việc cùng nhau đưa ra các hoạt động mới và dùng nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp cùng một lúc.


Nếu người bệnh vẫn còn do dự về việc dừng sử dụng (có lẽ vì họ không nhìn ra thực thế là việc sử dụng rượu như vấn đề ban đầu), thì bài tập sử dụng bảng Tranh luận về rượu có là một thách thức đối với những suy nghĩ của họ.


Buổi 7. Chủ đề: Suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Tài liệu phát tay:

  • - Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

  • - Hành vi của người nghiện

Để có được sự kiển soát trong hành vi của người bệnh, điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải có thể phân biệt được giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể là một khái niệm hoàn toàn mới đối với một số người. Hãy chắc chắn là người bệnh hiểu rõ nguyên tắc này trước khi chuiyển sang tài liệu phát tay thứ hai.


Người bệnh có một số mức độ kiểm soát nhất định về việc phục hồi là quá trình khó khăn như thế nào. Những người bệnh nào tiếp tục cư xử như những người lạm dụng ma tuý sẽ tiếp tục trở thành những người lạm dụng ma tuý. Không thể thành công trong việc dừng sử dụng ma tuý và tiếp tục can dự vào các hành vi của người nghiện. Những người bệnh cần được dạy về mối quan hệ giữa hành vi cư xủa của họ với thành công trong quá trình phục hồi của họ.


Buổi 8. Chủ đề:

Tài liệu phát tay: Các mẹo 12 bước

Một chút khôn ngoan từ chương trình AA có thể cung cấp những công cụ rất có giá trị cho người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Những lời nói hay khái niệm này cần được lưu ý xem xét để trở nên giá trị đối với người bệnh và như những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn những lợi ích có thể có được từ việc tham gia các buổi trị liệu 12 bước.


NHÓM DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN

Triết lý

Nhóm dự phòng tái nghiện (Relapse Prevention - RP) là một thành tố trung tâm của gói điều trị theo mô hình Matrix. Nhóm này có một mục đích cụ thể cũng như một hình thức cụ thể. Nhưng cũng có thể có một số điều mà nhóm này không phải là như vậy. Ví như nhóm này không phải là một nhóm huấn luyện sự quyết đoán hoặc dễ nhạy cảm. Đó cũng không phải là một buổi sinh hoạt trị liệu 12 bước. Đó không phải là một hoạt động nhằm giảm căng thẳng hoặc nhóm trao đổi về “bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong đầu” không có hồi kết.


Mỗi nhóm dự phòng tái nghiện được tổ chức quanh một chủ đề nhất định. Mục đích của nhóm là nhằm cung cấp một diễn đàn ở đó những người lệ thuộc chất hoá học kích thích có thể nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn về nhằm xây dựng một chương trình phục hồi và tránh tái nghiện. Tái nghiện không phải là một sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên. Qúa trình tái nghiện mang những đặc trưng có thể dự đoán được. Nhóm này sẽ cung cấp một địa điểm để chia sẻ các thông tin về vấn đề tái nghiện và dự phòng tái nghiện. Các dấu hiệu đe doạ dẫn đến tái nghiện có thể được xác định bởi cán bộ điều trị và người bệnh. Những bệnh nhân có xu hướng tái nghiện có thể được chỉnh hướng trong khi cần khuyến khích những người đang thực hiện tốt quá trình phục hồi. Điều kiện sinh hoạt của nhóm cho phép các bệnh nhân hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hướng dẫn của người trưởng nhóm.


Nhóm được chủ trì bởi một người trị liệu và một người đồng chủ trì. Người trị liệu là một người chuyên môn hoàn toàn người cũng giám sát các thành viên của nhóm để đưa ra nững can thiệp trị liệu cá nhân phù hợp. Lợi ích của mối quan hệ hai mặt này là người trị liệu có thể phối hợp hiệu quả hơn và hướng dẫn quá trình phục hồi một cách có tiến bộ của mỗi cá nhân người bệnh. Việc thường xuyên liên hệ với người bệnh cũng giúp tăng cường mối liên hệ trị liệu giúp duy trì người nghiện thực hiện điều trị.


Bất lợi có thể có của mối quan hệ hai mặt này là những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người trị liệu không chú ý đến việc tiết lộ thông tin mang tính bảo mật cá nhân đối với nhóm trước khi người bệnh lựa chọn sẽ làm như vậy. Đó là một sự vi phạm đến ranh giới đối với người trị liệu nhằm ngụ ý là những thông tin đó tồn tại và cố gắng ép một người bệnh chia sẻ thông tin đó nếu người bệnh chưa được lập kế hoạch để thảo luận về các vấn đề trong nhóm.


Có một mối nguy hiểm khác có thể tránh được là khả năng các thành viên trong nhóm có thể nhận ra dành sự ưu ái đối với một số bệnh nhân cụ thể hơn các người khác. Điều quan trọng là người trị liệu cần phải cung cấp sự hỗ trợ công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm và không cho phép các thành viên bị lôi kéo vào một cuộc ganh đua để dành đựơc sự quan tâm của ngươì trị liệu.


Tất cả các bệnh nhân trong nhóm sẽ xây dựng một mối quan hệ cá nhân với người chủ trì. Mức độ người chủ trì có thể khuyến khích sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ sẽ có mối liên hệ trực tiếp với sự tín nhiệm mà người chủ trì xây dựng được với các thành viên. Người chủ trì nhóm phải nắm được các thành viên nhận thức như một nguồn cung cấp các thông tin liên quan đến lạm dụng ma tuý một cách đáng tin cậy. Hai điểm chính để xây dựng được lòng tin với người bệnh là mức độ người chủ trì áp dụng để kiểm soát tình hình nhóm và năng lực của người chủ trì trong việc biến nhóm trở thành một nơi an toàn đối với tất cả các thành viên.


Hai yếu tố này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Để nhóm cảm nhận được sự an toàn, các thành viên phải xem người chủ trì của nhóm như một người tài giỏi và có khả năng kiểm soát tốt. Đôi khi, các thành viên trong nhóm tham gia quá tích cực, nói nhiều và làm chuyện huyên náo, ồn ĩ. Khi đó người chủ trì nhóm phải sử dụng các phương pháp giao tiếp có lời và cả không lời để làm giảm nhiệt của nhóm và giúp nhóm tập trung vào thảo luận chủ đề của buổi sinh hoạt. Thông thường thì tình trạng này xảy ra trong dịp những ngày nghỉ nếu có một số thành viên tái nghiện trở lại. Ngược lại, có nhiều trường hơp các thành viên trong nhóm thờ ơ, uể oải và không tập trung. Trong trường hợp này, người chủ trì cần phải truyền năng lượng cho các thành viên và tác động để họ thấu cảm. Người chủ trì cần phải nhận thức được đặc điểm mang tính cảm xúc này và có cách để ứng phó phù hợp.


Cũng bằng cách tương tự như vậy, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy rằng người chủ trì nhóm đang giữ cho nhóm hoạt động đi theo hướng có lợi và lành mạnh. Người chủ trì nhóm phải sẵn sàng biết cách ngắt lời các thành viên trong khi thảo luận nhóm một cách hợp lý, đề nghị tạm dừng câu chuyện liên quan đến việc sử dụng ma tuý hoặc định hướng những trình bày quá dài. Mọi thành viên đều phải được tạo cơ hội để tiếp nhận. Hàng tuần người chủ trì cần phải đảm bảo chắc chắn rằng một hoặc hai thành viên không phải luân luôn là người nói đầu hoặc độc diễn trong toàn bộ thời gian sinh hoạt của nhóm. Các thành viên cần phải cảm thấy là người chủ trì quan tâm đến sự tham gia của họ trong nhóm vì điều này có liên quan đến việc duy trì không tình trạng không sử dụng. Người chủ trì nhóm phải là một người rõ ràng, năng động, không để người khác nghi ngờ đặt câu hỏi trong việc kiểm soát, điều hành nhóm.


Người đồng chủ trì là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của nhóm. Với tư cách là một người đã có nhiều phục hồi thành công, người này được đặt trong vị trí phải giải quyết những vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn từ những mong đợi thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Những người đồng chủ trì cần được đào tạo đẻ đưa ra kết quả của mình theo những thông điệp của chính bản thân mình “Tôi…”.


Nhóm được điều hành theo cách thức phù hợp với mô hình Matrix. Những người chủ trì cần phải là người nhạy bén đối với những thông tin được đưa ra trong một nhóm các thành viên phức tạp, không theo một trật tự nhất định. Một số trường hợp, người chủ trì có thể còn cần là một người có khả năng định hướng, có thể đối mặt hoặc tóm tắt, nêu ra những đặc trưng chính từ các thành viên trong nhóm khi họ phải ảnh những suy nghĩ mang đặc trưng của người nghiện. Sự tập trung vào những ví dụ như thế này của người chủ trì phải là sự tập trung vào vấn đề nghiện như là một vấn đề chống tại người nghiện. Nói một cách khác, sự quan tâm phải được thực hiện nhằm tránh đưa ra những định hướng phản hồi tiêu cực đối với người bệnh, thay vào đó hãy tập trung và những khía cạnh của vấn đề trên cơ sở vấn đề nghiện của chính những hành vi, suy nghĩ của người bệnh.


Hình thức

Mỗi buổi sinh hoạt nhóm dự phòng tái nghiện bắt đầu vào việc giới thiệu những thành viên mới, và những người này sẽ được đề nghị mô tả tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân. Người này sẽ giới thiệu trực tiếp với các thành viên trong nhóm và với người chủ trì nhóm. Việc trình bày này không quá chi tiết hoặc phải biểu đồ hoá, cũng không giống như việc tái hiện lại “những câu chuyện thời chiến tranh”. Việc giới thiệu này chỉ nhằm mục đích để cung cấp thông tin rất cơ bản như loại ma tuý sử dụng, lý do tham gia điều trị. Khi người bệnh nói lan man, hoặc cung cấp những thông tin chi tiết về việc sử dụng không cần thiết, cần phải đề nghị họ tóm gọn lại và dừng trình bày.


Trong 15 phút đầu của buổi sinh hoạt, người chủ trì sẽ nêu ra một chủ đề cụ thể bằng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Chủ đề cụ thể đó sẽ thảo luận cùng với những đóng góp của các thành viên trong khoảng 45 phút. Người chủ trì cần đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó đều được thảo luận và tránh việc đưa ra những định hướng chưa chín chắn từ các vấn đề của chủ đề chính. Cũng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những bệnh nhân đang thực hiện một lịch trình không có liên quan đến chủ đề thảo luận sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề của họ sau thời gian thảo luận về chủ đề hàng tuần của nhóm. Người chủ trì tóm lược quá trình thảo luận bằng việc bóc tách các phần trong chủ đề thảo luận và những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó.


Trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi buổi sinh hoạt nhóm, các bệnh nhân sẽ được hỏi về việc liệu họ đang có bất kỳ một vấn đề gì không, hoặc liệu là có bất kỳ một vấn đề gì mà họ mong muốn được trao đổi không. Từng bệnh nhân, đặc biệt là những người đã từng có một vấn đề gì đó hoặc những người không tham gia trong nhóm, sẽ được hỏi cụ thể. Câu hỏi chung có thể sử dụng là “Mọi thứ đang diễn ra thế nào với anh?” hoặc “Thế có bất kỳ tiến triển nào mới trong vấn đề của bạn đã nêu ra lần trước không?” hay “Bạn đã bao giờ có những động cơ thôi thúc bạn sử dụng ma tuý không?’, “Anh có kế hoạch như thế nào để duy trì việc không sử dụng trong tuần này?” thường khơi gợi bệnh nhân trả lời. Cũng cần đặc biệt lưu ý giải quyết tất cả những ai không lên tiếng trong nhóm. Thông thường, các bệnh nhân những người mà giữ im lặng hoặc không giao tiếp trong nhóm là những người hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề cần được thảo luận hoặc gợi ý nêu ra.


Nhóm dự phòng là nơi cố gắng tạo ra cơ hội để lôi kéo hoặc khích lệ một người tham gia từ các thành viên khác trong nhóm. Người chủ trì nhóm nên đề nghị các thành viên khác cho ý kiến góp ý về một vấn đề nào đó đang được thảo luận, đặc biệt là khi có một số thành viên trong nhóm đang phải đương đầu với vấn đề đó. Ví dụ, những người đã và đang chuyển sang thời gian kiêng không sử dụng lâu hơn thì có thể được đề nghị hãy mô tả về cách thức làm thế nào mà họ có thể đối phó với những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, người chủ trì nhóm cũng không nên dừng kiểm soát nhóm hoặc thúc đẩy việc trao đổi giữa các cá nhân không theo định hướng về việc mỗi người cảm nhận như thế nào về những điều do người khác chia sẻ. Người chủ trì cần phải duy trì việc thảo luận và định hướng được các cuộc trao đổi, đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh định hướng cho các cuộc trao đổi đang có xu hướng tản mạn, không đi đúng chủ đề, không phù hợp hoặc có tính bất ổn.


Người đồng chủ trì có thể được tham gia với tư cách như một mô hình thực tế có vai trò tích cực và nhằm tăng cường thêm những khuyến nghị và lời khuyên cho nhóm trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản thân. Người đồng chủ trì cần tránh ca tụng, mà anh ấy/cô ấy nên cố gắng nói về mình và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của chính bản thân. Người đồng chủ trì có thể sẽ rất có hiệu quả trong những trường hợp có một thành viên đang chống cự lại các ý kiến, kết quả góp ý của người chủ trì. Trong những trường hợp như vậy, có thể đề nghị người đồng chủ trì chia sẻ về những gì đã giúp ích cho anh ta trong đó nhấn mạnh đến vì những lý do gì mà những điều đó đáng giá, từ đó giúp ích chứ không phải là mời anh ta tranh luận hoặc thảo luận thêm nữa.


Những người tham gia nhóm dự phòng ngay từ khi bắt đầu điều trị và sẽ tiếp tục duy trì việc tham gia này trong suốt 16 tuần hồi phục ban đầu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ tạo dựng được mối liên hệ có tính phụ thuộc. Tiến trình của nhóm khuyến khích mối dây liên hệ này và chính sự gắn kết đó có thể là một động cơ tích cực mang tính xây dựng khiến có thể giúp người bệnh duy trì được việc đeo đuổi chương trình điều trị. Mặc dù nhiều người bệnh nên được khuyến khích xem xét, nhìn nhận rằng chính họ cần có trách nhiệm với nhóm và cam kết tham gia tích cực và gắn bó với nhóm, nhưng cũng nên lưu ý là sự hồi phục của họ là do chính bản thân họ làm nên. Điều quan trọng giúp người bệnh nhìn nhận ra rằng sự hồi phục của họ là kết quả đạt được của chính bản thân họ và trong đó có sự hỗ trợ, khuyến khích của các thành viên khác trong nhóm. Sự hồi phục của người bệnh có tính độc lập nói trên có thể giúp họ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến tái nghiện nếu có một vài thành viên khác trong nhóm có thể bị tái nghiện trở lại. Cần có được sự cân bằng giữa việc có được sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhóm với sự độc lập riêng trong nhóm để từ bỏ được ma tuý.


Sự thân thiết và gắn kết trong một nhóm dự phòng tái nghiện là vô cùng giá trị đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được thận trọng lưu ý tránh sự cường điệu về chương trình điều trị và sự can dự khác từ các thành viên khác trong nhóm. Người bệnh ký một bản thoả thuận khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình để tránh các mối quan hệ “ngoài lề” nhóm, tuy nhiên họ cũng cần được thường xuyên nhắc nhở lại để nhớ về bản thoả thuận đã cam kết này. Nếu trong nhóm có hai thành viên bắt đầu trở nên can dự, quan hệ không phù hợp với nhau, thì khi đó người chủ trì cần nhắc lại cho họ nhớ về bản thoả thuận mà họ đã ký để họ tránh những quan hệ đó và giải thích để họ hiểu lý do vì sao những mối quan hệ này lại không được khuyến khích.


Tuy nhiên, cũng không nên để người bệnh bị mất động lực phấn đấu từ việc được hỗ trợ bởi các thành viên khác. Trong giai đoạn hồi phục ban đầu, điều này cần được thực hiện trong bối cảnh có các nhóm hỗ trợ 12 bước và nhóm hỗ trợ xã hội kết hợp cùng lúc. Người bệnh cũng không nên để bị khuyến khích tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ lâu dài thông qua việc họ tham gia vào các nhóm AA, CA hoặc NA. Một người hỗ trợ trong nhóm AA có thể là nguồn hỗ trợ vô cùng giá trị đối với người bệnh. Việc tham gia vào các cuộc gặp gỡ và giao lưu xã hội hoá với các thành viên trong nhóm AA có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ hoàn toàn mới gồm những người bạn đã phục hồi không còn sử dụng và các hoạt động không liên quan đến việc sử dụng. Nếu người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu chỉ tiếp cận với các người bạn khác để tìm kiếm sự hỗ trợ mà không có mối liên hệ nào với những người đã duy trì được việc từ bỏ không sử dụng trong một thời gian lâu dài, thì trong quá trình được hỗ trợ, họ sẽ dễ có nguy cơ bị tái nghiện trở lại.


Các tình huống đặc biệt:

- Tại những thời điểm mà người chủ trì nhóm có thể cần can thiệp một cách mạnh mẽ nhằm đối phó với một số hành vi đặc biệt của người bệnh trong nhóm. Sự can thiệp này có thể là yêu cầu nhóm giữ yên lặng hoặc hạn chế sự tham gia của cá nhân đó trong nhóm, hoặc đề nghị cá nhân đó ra ngoài, không tham gia trong nhóm.

- Hành vi: cứ mãi kiên trì về một vấn đề nào đó

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: lịch sự đề nghị rằng đã đến lúc cần để cho những người khác được tham gia thảo luận về các vấn đề của họ và sau đó sẽ tiếp tục.

- Hành vi: Tranh cãi về một trường hợp hành vi  gặp phải trong quá trình phục hồi (ví dụ như việc sử dụng trở lại, từ bỏ không sinh hoạt nhóm, sử dụng cách thức “tự kiểm soát” để chống lại hoặc tránh các cơn thèm muốn rượu,...) sau khi nhận được phản hồi lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: chỉ ra sự vô ích của các cách đối phó như vậy trong bối cảnh thực tiễn của việc nghiện và chia sẻ kinh nghiệm đã từng xảy ra của những người khác. Nếu người vẫn tiếp tục theo cách đó một thời gian lâu, hãy đề nghị anh ta/chị ta lắng nghe những người còn lại trong nhóm chia sẻ vì mọi vấn đề gặp phải đều cần được các cá nhân thảo luận với người tư vấn.

- Hành vi: Đe dạo, có thái độ xấc xược hoặc sỉ nhục hoặc các dấu hiệu điều hành mang tính cá nhân, cư xử theo cách thức rõ ràng cho thấy là đang bị phê thuốc.

- Biện pháp can thiệp: để lại nhóm cho người đó, và người đồng chủ trì sẽ phụ trách nhóm. Sau đó có một buổi trao đổi ngắn gọn mang tính cá nhân, hoặc sử dụng một biện pháp can thiệp trị liệu khác. Nên để mắt quan sát người bệnh đó trước khi để anh ta/chị ta ở lại. Nếu cần thiết, có thể phải bố trí chuyển tuyến.

- Hành vi: Nhìn chung thiếu sự cam kết đối với việc sẽ thực hiện chương trình điều trị, điều này có thể được thể hiện qua các biểu hiện như việc tham gia kém, chống đối lại các can thiệp điều trị, có những cách cư xử mang tính phá phách, hoặc có thường xuyên hay tái nghiện lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị trong nội dung can thiệp nhóm hoặc can thiệp bổ sung. Miễn là người bệnh không bị phê thuốc trở lại hoặc không thích hợp, còn lại đều có thể cho phép họ tham gia nhóm nhưng cũng cần phải đề nghị họ lắng nghe và tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm nên trao đổi về hình thức này với người bệnh trước khi sinh hoạt nhóm. Cũng nên nói với người bệnh rằng anh ta/chị ta sẽ được tạo cơ hội để thảo luận về một số vấn đề khi buổi sinh hoạt kết thúc.


Kết thúc buổi sinh hoạt:

Người chủ trì cần thâu tóm lại những kết luận và tóm tắt nội dung thảo luận. Những vấn đề không hoặc chưa giải quyết được có thể được thừa nhận và thảo luận về những vấn đề cần thực hiện trong buổi gặp lần sau. Người bệnh những người đã chia sẻ và nêu lên những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hồi phục của họ được định hướng sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề này trong buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo của họ. Yêu cầu những người có dấu hiệu lo lắng, giận dữ, phiền muộn hoặc những người đề cập đến cơn thèm muốn trong suốt buổi sinh hoạt cần phải tiếp tục ở lại sau buổi sinh hoạt. Hãy nói chuyện một cách ngắn gọn với họ về những vấn đề của cá nhân và lập kế hoạch cho họ có buổi can thiệp tư vấn cá nhân càng sớm càng tốt. Lưu ý nên kết thúc buổi sinh hoạt bằng một lưu ý mang tính tích cực. Tất cả các buổi sinh hoạt nên kết thúc bằng một lời hứa có sự tin tưởng và một cam kết sẽ tham gia nhóm vào tuần sau.


Mục đích:

  • 1. Cho phép người bệnh liên hệ qua lại với các người khác trong qúa trình hồi phục.

  • 2. Cung cấp các tài liệu cụ thể liên quan đến dự phòng tái nghiện.

  • 3. Cho phép người đồng chủ trì chia sẻ với nhóm kinh nghiệm duy trì không sử dụng lại trong một thời gian lâu dài.

  • 4. Tạo ra một số sự gắn kết giữa các bệnh nhân.

  • 5.Cho phép người chủ trì nhóm tận mắt chứng kiện sự liên hệ qua lại giữa các bệnh nhân.

  • 6. Cho phép bệnh nhân tận dụng việc tham gia vào các trải nghiệm của nhóm một cách lâu dài.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

1. Rượu - Loại lại ma tuý hợp pháp

Vì rượu là một phần lớn trong đời sống hàng ngày của con người, nên người ta thường không nghĩ nó là một loại ma tuý. Bài tập này được thiết kế nhằm giúp người bệnh nhìn nhận ra các tình huống mà họ sẽ có thể phải đối mặt ở những nơi mà việc uống rượu dường như giống nha một điều gì đó cần phải làm. Lập các kế hoạch trước để đối phó với các tình huống như vậy có thể giúp người bệnh đối phó dễ dàng hơn với việc phải duy trì tình trạng kiêng khem không sử dụng.


2. Sự buồn chán:

Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải luôn luôn lấp đầy cuộc sống bằng những hoạt động mới. Nhu cầu này không dừng lại sau một vài tháng kiêng khem không sử dụng mà còn kéo dài. Các sở thích, cách thức phản ứng tình huống hoặc các mối quan tâm mới sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Sự buồn chán là một dấu hiệu cho thấy tình trạng trì trệ đang được thiết lập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện và sẽ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma tuý trừ khi thực hiện một số biện pháp nào đó. Sự buồn chán sẽ không dễ dàng qua đi, do vậy cần phải làm một số điều gì đó để đối phó với tình trạng này


.3. Tránh xu hướng tái nghiện trở lại/các đường mỏ neo:

Bài tập về các đường mỏ neo sẽ giúp ích cho người nghiện xác định rõ những gì họ đang làm là thực sự có ích và giám sát được các hành vi trong tương lai nhằm đảm bảo việc tiếp tục không sử dụng.


4. Việc làm và sự phục hồi:

Có một số vấn đề xung quanh việc làm và vì sao tình trạng về việc làm của người nghiện lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tài liệu phát tay này sẽ giải quyết một số trong số các vấn đề như vậy ví dụ liệu người nghiện đó có đang thất nghiệp (?), có là người tham công tiêc việc hay đang có việc làm, tất cả những điều này đều có tác động dẫn đến việc khó khăn cho người đó phục hồi.


5. Mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ:

Mục đích của nhóm này là nhằm giúp người nghiện nhận thức được sự khác nhau giữa việc tham gia vào một hành vi xấu với việc trở thành một người xấu. Điều quan trọng là phải gán cho một số cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc mà người nghiện sẽ cảm nhận được trong quá trình phục hồi như là việc có liên quan đến các hành vi chứ không phải là bản chất của con người đó. Cần khuyến khích người bệnh cởi mở chia sẻ những vấn đề này, nhưng nếu nhóm vẫn chưa tìm ra được một nơi an toàn cho một người bệnh cụ thể nào đó, thì hãy đừng bắt ép họ chia sẻ, tiết lộ các thông tin mà họ cảm thấy xấu hổ.


6. Duy trì trạng thái luôn bận rộn:

Cấu trúc không thể tồn tại trong một kế hoạch mà không có các hoạt động. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ cho nhau trong việc đưa ra các gợi ý về các hoạt động mang tính tích cực mà người bệnh có thể thực hiện để làm đầy thời gian nhàn rỗi của mình. Tài liệu phát tay này sẽ giúp giải thích cho người bệnh hiểu vì sao các khoảng thời gian nhàn rỗi có thể là một tác nhân có thể dễ dẫn đến người ta nghĩ đến việc sử dụng trở lại.


7. Động lực để phục hồi:

Trong qúa trình người bệnh trải qua giai đoạn phục hồi, các lý do khiến họ duy trì tình trạng không sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Hãy cố gắng nêu bật được những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích người bệnh tập trung vào các lợi ích mà họ có thể có được khi phục hồi. Mỗi người bệnh nên được tạo cơ hội để chia sẻ một lý do giúp họ duy trì được việc không còn sử dụng như hiện nay. Còn đối với những người không thể làm được điều đó, thì có thể thảo luận về vấn đề của họ là gì và cần được giúp đỡ như thế nào để cam kết không sử dụng nữa.

8. Sự thành thực:

Sự thành thực là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. Bài tập này đưa ra ý tưởng rằng sự thành thực trong việc chống lại việc sử dụng là khác nhau giữa bản chất thực sự và hình thức thể hiện bề ngoài. Sự thành thực của người bệnh là điều thiết yếu để xây dựng nền tảng cho qúa trình phục hồi trong thực tế thay vì những ảo tưởng về tình trạng nghiện. Chủ đề này cần được nêu ra một cách nghiêm túc. Các câu hỏi ở phần cuối của tài liệu phát tay này cung cấp cho người bệnh một cơ hội để được thảo luận về các lĩnh vực mà trong đó sự thành thực vẫn còn là một vấn đề đối với cá nhân. Những ai đã dũng cảm thừa nhận rằng mình có sử dụng trở lại một cách thành thực cần phải được hoan nghênh vì sự thành thực của họ.


9. Kiêng sử dụng hoàn toàn:

Mỗi bệnh nhân đều đã có cam kết ngay khi bắt đầu tham gia chương trình điều trị rằng sẽ không sử dụng bất kỳ một loại ma tuý dạng thay thế nào hoặc chất cồn (rượu, bia). Đôi khi giá trị của cam kết này không rõ ràng đối với bệnh nhân. Việc thảo luận về chủ đề này cần được đưa vào chương trình sau khi người bệnh đã đồng ý đồng thời cũng cần đánh giá cao việc các thành viên trong nhóm giám sát nhau việc thực hiện các cam kết của chính họ.


10. Tình dục và sự phục hồi:

Mục đích của nhóm này là nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu được sự khác nhu giữa quan hệ tình dục, như là việc mở rộng mối quan hệ thân mật, với các hành vi tình dục có tính kích thích. Đối với đa số, các hành vi tình dục có tính kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng ma tuý, trong khi quan hệ tình dục thông thường lại không. Cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những câu chuyện khôi hài từ các thành viên trong nhóm khi đề cập đến vấn đề này. Và do vậy người chủ trì và người đồng chủ trì cần phải giữ thái độ nghiêm túc để duy rì một không khí phù hợp khi thảo luận về vấn đề quan trọng này.


11. Dự phòng tái nghiện:

Tái nghiện không xảy ra một cách bất ngờ. Có những dấu hiệu cảnh báo về hành vi và suy nghĩ của người bệnh do vậy họ cần được chỉ bảo, hướng dẫn cách để kiểm soát tình huống. Ngoài ra, cũng thường có những cảm xúc xuất hiện trước khi người ta tái nghiện trở lại. Đây là một khái niệm rất nhạy cảm và khó phát hiện. Người nghiện cần được hướng dẫn về các dấu hiệu chỉ báo về tình trạng căng thẳng, hoặc hồi họpp ví như chứng mất ngủ, hồi hộp hoặc đau đầu, và để từ đó người nghiện biết nhìn nhận ra những điều đó chính là các dấu hiệu khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại. Một khi các dấu hiệu chỉ báo về tái nghiện được xác đinh, cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng một kế hoạch nhằm ứng phó với các nhu cầu thèm muốn của cá nhân. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tái nghiện trước để rút ra cách ứng phó cho các lần tiếp theo là vô cùng quan trọng.


12. Sự tin tưởng:

Các mối quan hệ của người bệnh đã bị phá hỏng trong suốt quá trình người đó nghiện. Cần phải có thời gian để mối quan hệ đó bắt đầu được cải thiện ngay cả khi việc sử dụng ma tuý chưa được người nghiện từ bỏ hoàn toàn. Bài tập này cho phép người bệnh thừa nhận một thực tế là gia đình và bạn bè của họ có những lý do để nghi ngờ họ, và cần phải thảo luận về việc chính những phản ứng của họ dẫn dến sự nghi ngờ đó. Điều cần thực hiện ở đây là con người không thể đơn giản quyết định tin tưởng một ai, mà lòng tin chỉ có thể có được trở lại như là kết quả của việc người đó tiếp tục kiêng không sử dụng ma tuý.


13. Lịch thiệp, không mạnh mẽ:

Điểm mấu chốt của bài tập này là việc bạn không thể mạnh mẽ hơn việc nghiện. Muốn trở thành người từ bỏ được ma tuý vẫn là chưa đủ, cho dù ý nghĩ đó mạnh mẽ đến chừng nào. Điều cần thiết là phải duy trì một khoảng cách tối đa tránh xa ma tuý bằng việc tránh các nguy có và thiết lập được các hoạt động mang tính tích cực, không có liên quan đến ma tuý. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong qúa trình phục hồi. Giữ một khoảng cách không để việc tái nghiện xảy ra, bản thân điều này đã là việc phục hồi. Tuy nhiên, điều này cho phép hướng đến kết quả phục hồi toàn diện.


14. Xác định các vấn đề thuộc về tinh thần:

Phần này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu được sự khác biệt giữa tôn giáo và tinh thần như được nêu trong chương trình 12 bước. Điều cực kỳ quan trọng đối với những ai nghĩ rằng các chương trình tự giúp đỡ là tôn giáo chứ không mở rộng khái niệm về các vấn đề tinh thần. Chủ đề này cần được thảo luận thoải mái và không nêu ra như một yếu tố thúc đẩy chương trình điều trị 12 bước.


15. Quan tâm đến việc kinh doanh/quản lý tiền:

Nhiều nhiệm vụ bình thường trong cuộc sống thường ngày của người nghiện bị phớt lờ khi họ sống trong một cuộc sống chìm đắm trong nghiện ngập. Hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể mà họ đã phớt lờ, bỏ qua và bổ thêm các nhiệm vụ khác tương tự cho họ. Cần đảm bảo chắc chắn là người bệnh không cảm thấy qúa tải và bị chìm đắm trong các nhiệm vụ sau khi họ tham gia thảo luận vấn đề này.

Hãy trao đổi về thời gian và tiền bạc chính là hai nguồn chính mà mỗi chúng ta phải tiết kiệm vì chúng ta phải lựa chọn chúng cẩn trọng. Hãy chỉ ra cho ho thấy những sự lựa chọn này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống một con người. Việc sử dụng các câu hỏi nhằm thảo luận với mỗi bệnh nhân về tình huống, điều kiện của cá nhân họ liên quan đến tiền. Phần này cung cấp cho người nghiện một cơ hội tuyệt vời để giảm bớt cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà chính những cảm giác này vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến tiền trong quá khứ của người nghiện. Nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hành vi của người nghiện đối với tiền và hành vi của người không nghiện đối với tiền.


16. Lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện I:

Suy nghĩ cho rằng bản chất của một người dẫn đến việc người ta dùng ma tuý là nội dung xem xét trong phần này. Điều phải làm ở đây là cần phải nhấn mạnh rằng một người có thể ít bị ảnh hưởng bỏi các lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện nếu những lý lẽ này được xác định và đánh giá trước về thời gian. Hãy đề nghị người bệnh chỉ ra những lý lẽ cụ thể về tình trạng tái nghiện để từ đó họ có thể bị tái nghiện trong quá khứ.


17. Quan tâm, chăm sóc bản thân:

Nội dung phần này tập trung là nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh về các kinh nghiệm thực tế phổ biến về việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân và đánh giá xem đến nay họ đã thực hiện được việc từ bỏ được các thói quen trước khi nghiện như thế nào. Nhấn mạnh việc chăm sóc bản thân về mặt sinh lý có thể cải thiện như thế nào sự tự tin và nhấn mạnh đến việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân , từ đó gắn kết với vấn đề phục hồi.


18. Các cảm xúc nguy hiểm:

Một số loại trạng thái tiêu cực là yếu tố dễ dàng thúc đẩy người nghiện sử dụng ma tuý trở lại. Tài liệu phát tay này sẽ giải thích về một số trạng thái cảm xúc thường gặp. Việc thảo luận có thể hỗ trợ các thành viên nhóm trong việc xác định những yếu tố cảm xúc nào có thể, hoặc dễ dàng thúc đẩy người ta sử dụng ma tuý trở lại.


19. Ốm đau:

Bị ốm hoặc thiếu năng lực sẽ khiến con người yếu đi về mặt thể lực và làm gián đoạn động lực trong quá trình phục hồi. Tần suất tái nghiện tiếp theo các giai đoạn này khiến người bệnh phải ngạc nhiên. Họ thường xuyên cảm thấy là họ không phải chịu trách nhiệm về quá trình này, và do vậy, họ cũng thất bại trong việc chịu trách nhiệm về việc có thể thực hiện được quá trình phục hồi hay không. Được cảnh báo trước tức là đã được trang bị trước.


20. Nhận biết tình trạng căng thẳng (stress):

Đây là một bài tập nhằm giúp người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về bản thân mình và từ đó nhận biết được tốt hơn các dấu hiệu về tình trạng stress đối với những gì đang diễn ra. Thông tin này có thể được sử dụng trong các nhóm trong tương lai khi có bằng chứng về các chỉ báo được xác định liên quan đến tình trạng stress. Người bệnh có thể chỉ ra một cách rõ ràng các dấu hiệu về tình trạng stress nhưng vẫn chưa giỏi xác định các dấu hiệu của chính bản thân mình. Người chủ trì và các thành viên trong nhóm có thể có khả năng giúp mang đến những dấu hiệu để thu hút sự chú ý của người bệnh.


21. Lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện II:

Chủ đề này là một sự tiếp tục của lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện I với một số dạng lý lẽ bổ sung thêm được mô tả.


22. Giảm stress:

Một khi các dấu hiệu của tình trạng stress được nhận biết thì điều quan trọng là khả năng có thể biến hành vi thành việc giảm mức độ. Khi người bệnh trở nên quen thuộc với nhiều kỹ thuật khác nhau, họ cũng nên được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình để nhằm ngăn ngừa việc tích tuỹ các trạng thái stress thái quá.


23. Quản lý sự tức giận:

Sự tức giận nhiều lần được định nghĩa như là một yếu tố thúc đẩy các trạng thái cảm xúc tiêu cực không chống cự được. Mục đích của bài tập này là nhằm cung cấp cho người bệnh nhiều cách để đối phó với cơn tức giận, nhằm tránh cảm giác quá ức chế, và tránh việc dẫn đến tái nghiện.


24. Chấp nhận:

Chấp nhận thực tế rằng bạn là một người nghiện, và vì vậy bạn cần duy trì một số ngưỡng giới hạn nhất định, là một điều khó khăn. Đây tương tự như bước đầu tiên của quá trình tư vấn AA. Sử dụng bản tài liệu phát tay này nhằm giúp cho người bệnh hiểu rằng “việc từ bỏ không sử dụng ma tuý” là bước đầu tiên trong quá trình lấy lại được sự kiểm soát về cuộc sống của chính họ.


25. Kết bạn với những người bạn mới:

Những người bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi thường nỗ lực duy trì các mối quan hệ liên quan đến ma tuý trong khi họ lại muốn từ bỏ không dùng ma tuý. Tài liệu phát tay phần này có xu hướng được sử dụng nhằm giúp những bệnh nhân bắt đầu có những cách nhìn nhận chỉ trích những người mà lựa chọn việc dành thời gian vô bổ cho việc sử dụng ma tuý. Những người mới đi theo con đường từ bỏ ma tuý cần được giúp đỡ để hiểu về quá trình gặp gỡ và kết bạn với những người bạn mới và dần dần quyết định rằng liệu những người đó có thể xứng đáng là bạn bè của mình hay không. Giúp họ phân biệt được giữa những người bạn khác những người họ quen và nghĩ đến những nơi mới để gặp gỡ những người mới.


26. Chuẩn bị cho các mối quan hệ:

Bài tập này có thể được giới thiệu khi có một số vấn đề cần chú ý tức thời hoặc đối với những người mới tham gia chương trình điều trị, có một số việc cần phải suy nghĩ và chú ý sau này. Với một số tài liệu phát tay, phần đầu tiên của bảng biểu này có thể được hoàn thành và thảo luận trước khi chuyển đến các câu hỏi cuối cùng. Người bệnh sẽ cần giúp đỡ trong việc quyết định xem những can thiệp nào là phù hợp. Chủ đề này được giới thiệu song hành với bước 8 trong chương trình 12 bước.


27. Cầu nguyện sự thanh thản:

Khái niệm về việc có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những điều có thể bị kiểm soát với những điều không thể bị kiểm soát là một khái niệm cơ quan và quan trọng để tiếp tục phục hồi. Việc không hiểu được khái niệm này có thể dẫn đến sự thất vọng, giận dữ, căng thẳng và dễ dẫn đến tái nghiện trở lại. Không nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng một bài thơ như một lời cầu nguyện. Hãy sử dụng những ví dụ trong việc giải quyết tình trạng giao thông, việc làm, xử trí các mối quan hệ với chính vấn đề giao thông, việc làm hay mối quan hệ đó để áp dụng với việc nghiện ma tuý.


28. Các hành vi có xu hướng ép buộc/Phòng chống tái nghiện đối với tình dục

Không có một câu trả lời nào là chung cho tất cả mọi người về vấn đề này. Một số người cần từ bỏ mọi thứ ngay một lúc và điều đó có thể có kết quả đối với họ. Nhưng những người khác có thể cố gắng để làm như vậy nhưng vẫn tái nghiện vìhọ không thể đạt được một mục tiêu mà đối với họ là không thể làm được. Hãy cố gắng giúp đỡ người bệnh hiểu rằng không có một “con đường nào là đúng duy nhất” và cần phải nâng cao nhận thức của họ để họ hiểu được thực sự những gì là có hiệu quả đối với họ. Việc đặc biệt khinh thường đối với việc nghiện có thể dẫn đến những hành vi/vấn đề mang tính cưỡng ép.


29. Giải quyết các cảm giác/suy yếu thể lực:

Nội dung tập trung chủ yếu của phần buổi tư vấn/can thiệp này là cần phải giúp người nghiện trở nên nhận thức hoặc chấp nhận được các cảm xúc của chính họ hoặc từ chối chúng. Một số bệnh nhân sẽ có đủ nhận thức để tiến tới việc xử lý các phản ứng. Các câu hỏi được đưa ra nối tiếp theo mức độ nhận thức. Hãy tập trung vào các mức độ nhận thức phù hợp của mỗi cá nhân.


Có một vấn đề thường gặp đối với những người nghiện mới từ bỏ ma tuý. Đối với một số người, các triệu chứng chỉ đơn thuần là một chỉ báo cho thấy quá trình hồi phục đang tiến triển. Tất cả những gì họ đều cần phải hành động là duy trì tình trạng không sử dụng đó và các triệu chứng sẽ giảm bớt. Đối với những người khác, tình trạng rối loạn dẫn đến suy yếu về thể lực thực sự bộc lộ trong suốt các giai đoạn không sử dụng. Đối với những người này, việc đánh giá và điều trị hợp lý tình trạng rối loạn suy yếu thể lực là cần thiết.


30. Chương trình 12 bước:

Mục đích của tài liệu phát tay này là nhằm thúc đẩy sự tác động trong các chương trình tự hỗ trợ. Đối với những người không đi theo tôn giáo, hãy nhấn mạnh đến các lợi ích đối với xã hội. Còn đối với những người hay ngại ngùng tham gia các hoạt động nhóm, hãy chú ý đến nhóm nhỏ, hoặc tính chất tham gia các buổi gặp gỡ được giữ kín tên cá nhân hoặc không có tính bắt buộc. Đối với những người đã tham gia các buổi gặp gỡ thì hãy sử dụng bảng biểu này để đánh giá về các loại hỗ trợ khác nhau mà họ đã nhận được trong qúa trình điều trị và thông qua các buổi gặp. Cả 2 loại hỗ trợ trên đều có giá trị nhưng mức độ tác động là khác nhau.


31. Nhìn về phía trước: Giải quyết những thời gian chết.

Việc lập kế hoạch về những hòn đảo nghỉ ngơi và tái tạo trong tương lai nhằm duy trì qúa trình phục hồi tránh không tình trạng không có điểm dừng và rồi thất bại. Những ốc đảo này cung cấp một vài việc để làm để tiến tiếp và chúng cũng giúp thư giãn để tiến tới việc có thể vượt qua được khó khăn. Khuyến khích người bệnh xác định được những hòn đảo tiềm năng. Nhấn mạnh với họ rằng việc xây dựng hòn đảo cần được duy trì để trở thành một hoạt động liên tục trong suốt qúa trình phục hồi.


32. Một ngày trong quá khứ:

Hầu hết bệnh nhân bắt đầu một qúa trình phục hồi bằng một đống đổ nát trong qúa khứ, những điều có thể quy cho là, và là một phần tương đối lớn, đối với lịch sử về việc sử dụng ma tuý hoặc rượu/bia của họ. Việc dọn sạch đống đổ nát này thường dẫn tới cảm giác qúa thất vọng và làm tê liệt các nỗi sợ hãi về tương lai của bản thân có thể sẽ bị “đào thải”. Những cảm giác tiêu cực này dựa trên một mức độ căng thẳng khác, điều mà có thể dẫn đến việc họ tái nghiện trở lại. Chủ đề này sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại và hy vọng là có thể giúp cho các khách hàng tránh được các cảm giác bị quá tải.


33. Các chủ đề tự chọn:

Sử dụng một chủ đề tự chọn phù hợp từ phần được nêu dưới đây:

Các hoạt động mang tính tái tạo:

Bệnh nhân chắc hẳn đã được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đưa thêm những hoạt động mới vào đời sống của mình đồng thời duy trì tránh không sử dụng. Phục hồi giúp làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và hấp dẫn với những hoạt động mới có tính tái tạo. Hãy thận trọng với những bệnh nhân mà tất cả các hoạt động mới đều không khiến họ vui ngay được, mà tất cả các sở thích và hoạt động tái tạo trước kia dường như cũng không giống trước khi không có ma tuý. Không phụ thuộc vào việc các cảm giác đó như thế nào, điều cần thiết là phải tiếp tục thử với các hoạt động mới.


Xem xét, đánh giá tình trạng của bệnh nhân:

Việc xem xét, đánh giá này sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong phòng ngừa tái nghiện: như việc vui chơi, luyện tập, các mối quan hệ, các cơn thèm nhớ,... Phạm vi rộng lớn của các vấn đề liên quan đến phục hồi được làm rõ qua việc xem xét, đánh giá này. Điều này cần được làm rõ với việc lưu ý rằng việc dự phòng tái nghiện thành công được đòi hỏi một sự đánh giá, nhìn nhận qua từng thời kỳ đối với những lĩnh vực này trong suốt quá trình phục hồi. Thảo luận về các lĩnh vực có khó khăn, nhận được các gợi ý để cải thiện tình hình khó khăn đó. Không nên đọc qua các mục của tất cả mọi người một cách tuần tự. Mà thay vào đó hãy chọn mục ở dưới cùng trang giấy rồi thảo luận vấn đề cụ thể đó.


Các kỳ nghỉ và quá trình phục hồi:

Các kỳ nghỉ, cụ thể như mùa Giáng sinh Năm mới, có thể là một thời điểm khó khăn. Hãy bổ sung thêm chủ đề này vào kế hoạch của cuối năm hoặc vào những dịp nghỉ khác, như là ngày 4/7. Nhận thấy được khó khăn của các giai đoạn này đối với những người mới phục hồi và giúp đỡ họ đưa ra những ý tưởng để giải quyết khó khăn trong những thời điểm như vậy.


NHÓM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

 

Triết lý

Nhóm này thường là nhóm đầu tiên với sự tham dự của người bệnh và gia đình của họ. Nhóm này cung cấp một môi trường không có tính răn đe mà trong đó các thông tin về việc nghiện có thể được trình bày. Đây là một cơ hội giúp cho người bệnh và gia đình của họ cảm thấy thoải mái và được hoan nghênh trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị. Các tư liệu được nêu ra trong những phần thảo luận này cung cấp một phạm vi rộng lớn các thông tin về vấn đề nghiện, điều trị, phục hồi và làm thế nào để tác động được đến gia đình. Một số chủ đề được sử dụng cụ thể trọng mô hình Matrix này trong khi có một số chủ đề khác lại giải quyết nhiều vấn đề chung hơn.

Nhóm giáo dục gia đình tương tự như một dạng nhóm nhiều gia đình, chỉ trừ một điểm khác biệt đó là các buổi sinh hoạt thường rất tập trung và dựa trên cơ sở thông tin. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình được mời tham gia với tư cách cá nhân bởi cán bộ trị liệu ban đầu để tham gia vào chuỗi các buổi thảo luận. Sự tương tác mang tính tiêu cực của các gia đình ngay khi bắt đầu điều trị thường dẫn đến việc người bệnh cho rằng mình sẽ phải thực hiện chương trình điều trị môt mình. Nghiên cứu mang tính hệ thống về gia đình đã cho thấy nếu cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến các yêú tố quan trọng khác, các thành viên này là một phần trong qúa trình phục hồi khi họ có tham dự hoặc không tham dự tại phòng khám. Những thay đổi của việc thành công trong điều trị tăng lên rõ rệt nếu những thành viên quan trọng khác trong gia đình có thể được giáo dục về những thay đổi có thể dự đoán được trước sẽ diễn ra trong mối quan hệ với người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Cán bộ trị liệu ban đầu cần giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự tham gia của những thành viên quan trọng khác cũng như cha mẹ người nghiện trong nhóm giáo dục gia đình.


Hình thức

  • - Một seri các buổi sinh hoạt gia đình mang tính giáo dục bao gồm 12 tuần đưa ra các vấn đề, chủ đề mang tính thông tin dưới nhiều dạng khác nhau.

  • - 3 chủ đề được trình bày bằng slide và 6 chủ đề dạng bằng video. 9 buổi sinh hoạt với 9 chủ đề này và thời lượng 1,5 giờ/chủ đề bắt đầu bằng một phần trình bày từ 40-45 phút cung cấp thông tin và tiếp sau đó là thảo luận về tài liệu vừa được trình bày.

  • - Một trong số 12 buổi sinh hoạt dưới dạng trình bày đối thoại. Hình thức trình bày đối thoại bao gồm giới thiệu chung về các nội dung sẽ trình bày, từng thành viên trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề/câu hỏi và trả lời liên quan tiếp theo dẫn chứng mộtcâu chuyện cụ thể và cuối cùng người chủ trì sẽ tóm lược lại các thông tin do thành viên đó chia sẻ.

  • - 3 trong số các chủ đề được đưa ra dưới dạng thảo luận nhóm có sử dụng các bảng tài liệu phát tay. Trong buổi sinh hoạt này người chủ trì nhóm, sử dụng các tài liệu phát tay trong vòng từ 10-15 phút, trình bày về chủ đề. Tiếp theo phần trình bày là thảo luận về chủ đề với việc người chủ trì nhóm đóng vai trò như một người hướng dẫn/hỗ trợ nhóm thảo luận.

  • - Tài liệu bao gồm nội dung của 3 phần trình bày slide, đề cương và tài liệu phát tay để thảo luận nhóm, hướng dẫn cho người trình bày về dạng trình bày đối thoại, tóm tắt băng video, tài liệu phát tay cho học viên đi kèm với phần trình bày bằng video, và một danh sách các địa chỉ/địa điểm có thể có được các băng video theo gợi ý.

  • - Chủ đề cần được đưa ra có trật tự, có sự chuẩn bị sắp xếp nhằm đảm bảo phù hợp với tất cả người bệnh và gia đình họ. Hướng dẫn bao gồm một trật tự cá chuỗi chủ đề đã được gợi ý, đảm bảo một chương trình mang tính toàn diện. Các chủ đề tập trung vào ma tuý, rượu bia hoặc các vấn đề của gia đình được bố trí sao cho có thể được trình bày sắp xếp trong vòng phù hợp với giai đoạn 4 tuần.

  • - Người chủ trì nhóm có trách nhiệm tổ chức ghế ngồi, các thiết bị nói, video, slide và tài liệu phát tay. Nếu có điều kiện, các ghế ngồi nên được bố trí dưới dạng bán vòng tròn (hình chữ C) để khuyến khích, thúc đẩy các thành viên tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm cũng nên đóng vai như người chủ nhóm, chào mừng các bậc cha mẹ và các gia đình, và giới thiệu về bản thân anh ta/chị ta với các thành viên mới. Các bảng biểu để đăng ký được truyền cho nhau và người chủ trì nhóm cần đảm bảo được rằng cả cha mẹ và các thành viên trong gia đình đều được khen ngợi vì đã tham gia vào hoạt động này.

  • - Các phần trình bày cần bắt đầu đúng giờ. Người chủ trì nhóm giới thiệu về mình, đề nghị những người sẽ trình bày giới thiệu về bản thân họ và trình bày chủ đề của buổi sinh hoạt tối ngày hôm đó. Đối với những bài trình bày bằng slide, cần lưu ý để đèn phòng tối đi một chút và bắt đầu trình bày. Khi chiếu băng video, người chủ trì nên giới thiệu chung và sau đó ở lại trong phòng cùng mọi người xem khi băng chạy. Nếu là trường hợp trình bày đối thoại, người chủ trì cần hỗ trợ cho các thành viên đối thoại và những khán giả khác trong nhóm giới thiệu để họ làm quyen với nhau. Người chủ trì đóng vai trò như một người trung gian của nhóm. Các nhóm thảo luận cũng được tiến hành với sự chủ trì của người chủ trì nhóm - người có trách nhiệm hỗ trợ giới thiệu và hướng dẫn quá trình thảo luận.

  • - Trước khi cho chạy băng video, người chủ trì phân phát các tài liệu phát tay đã được thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của khán giả và khuyến khích, thúc đẩy họ thảo luận sau khi xem xong. Trong khi trình bày bằng slide và băng video, người chủ trì có thể dừng lại và đưa ra một số lời nhận xét, giải thích cụ thể về phần tư liệu đang được trình chiếu. Người bệnh và các thành viên trong gia đình cần được khuyến khích nêu câu hỏi. Các thảo luận tại cuối phần trình bày sẽ trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề nêu trong các tài liệu phát tay và phần giải thích, bình luận của người hướng dẫn.

  • - Người chủ trì nên nhận biết rằng các thảo luận về việc sử dụng ma tuý và rượu/bia có thể như một yếu tố kích thích tác động đến người bệnh và có thể kích thích các cơn thèm nhớk, đặc biệt là đối với những người nghiện các chất kích thích. Bất kỳ ai có tác động này xảy ra đều nên ở lại sau buổi sinh hoạt nhóm và trao đổi với cán bộ trị liệu về vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy mình có thể tập trung lại được. Họ cũng có thể sẽ muốn gọi điện về nhà và để cho các thành viên trong gia đình biết họ đã bắt đầu trên đường trở về nhà. Người chủ trì cần thắt chặt mối quan hệ với nhóm bằng việc cảm ơn mọi người đã tham dự và nhắc mọi người về chủ đề của tuần tiếp theo.

  • - Khi các thành viên rời nhóm và văn phòng, người chủ trì nên ở lại để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và trò chuyện với bất cứ bệnh nhân nào có thể có xảy ra một vấn đề gì đó trong buổi thảo luận hoặc là người mong muốn trò chuyện riêng với người chủ trì.


Mục đích:

  • 1. Nhằm trình bày các thông tin một cách chính xác về vấn đề nghiện, phục hồi, điều trị từ đó dẫn đến khuyến khích sự tham gia thông qua việc trình bày các tài liệu cập nhật nhất hiện có.

  • 2. Nhằm giảng dạy, thúc đẩy và khuyến khích từng cá nhân cha mẹ, thành viên trong gia đình trong các mối quan hệ liên quan đến nghiện ma tuý.

  • 3. Nhằm cung cấp một không khí có tính chuyên môn cao nơi cha mẹ và gia đình người bệnh được đối xử trong phẩm giá và tôn trọng.

  • 4. Nhằm cho phép người bệnh và gia đình có cơ hội thoải mái trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị, phục hồi.

  • 5. Nhằm cung cấp cho cha mẹ và các thành viên trong nhóm một hình thức sinh hoạt nhóm không mang tính răn đe và trải nghiệm với những người khác đang trong giai đoạn phục hồi và gia đình họ.

  • 6. Nhằm cung cấp một hợp phần chương trình được thiết kế cho người bệnh và gia đình họ để trong đó họ có thể cùng tham gia với nhau.

  • 7. Nhằm giúp đỡ người bệnh hiểu về quá trình phục hồi có thể tác động đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai như thế nào.



NHÓM HỖ TRỢ XÃ HỘI

 

Triết lý:

Các nhóm trong các giai đoạn tập trung của chương trình điều trị Matrix này tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Nhóm giáo dục gia đình quan trọng như một phương tiện để chuyển tải thông tin giáo dục và để huy động sự tham gia của các yếu tố quan trọng khác trong quá trình điều trị. Nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu và Giới thiệu các kinh nghiệm về phục hồi dạy về các kỹ năng phục hồi cơ bản, hướng dẫn và hỗ trợ sự tham gia 12 bước và khuyến khích người bệnh xây dựng quản lý được thời gian của bản thân thông qua việc lập lịch trình cá nhân. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung vào việc giữ và duy trì tình trạng không sử dụng để vượt qua quãng thời gian ban đầu không sử dụng nhằm chuyển đến giai đoạn giữa của quá trình không sử dụng.


Trong suốt giai đoạn giữa của qúa trình phục hồi, có một nhu cầu đối với người bệnh là cần có cơ hội để học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội. Người phục hồi từ nghiện ma tuý, người đã học được cách làm thế nào để dừng việc sử dụng và làm thế nào để tránh bị tái nghiện sẽ sẵn sàng phát triển và duy trì một cách sống không ma tuý và điêù này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi mới.


Nhóm hỗ trợ xã hội được tổ chức như một cách để hỗ trợ người bệnh là những người đang ở giai đoạn giữa của quá trình phục hồi học tập được cách để tái hoà nhập xã hội với những người đã đoạn tuyệt với ma tuý ở mức độ cao hơn trong một môi trường thân thiện và an toàn. Người bệnh sau đó sẽ có cơ hội làm quen với các kỹ năng, nếu không phải là từ bạn bè, để hoà nhập hơn nữa vào quá trình sinh hoạt giống như cuộc sống ở ngoài trung tâm cai nghiện.

Nhóm này đặc biệt có ích với những người mà bản thân họ đóng vai trò như những điển hình, khuyến khích và tăng cường quá trình phục hồi của họ và buộc họ phải nhận thức và biết cách duy trì tình trạng không sử dụng ma tuý của mình.


Hình thức

Những người đủ điều kiện tham gia Nhóm hỗ trợ xã hội là những người đạt được sự phục hồi ổn định và đã hoàn thành giai đoạn tập trung trong Chương trình điều trị Matrix. Nhóm này luôn sẵn sàng tiếp nhận những bệnh nhân của chương trình Matrix IOP trong các tháng từ 4-12 và cho các bệnh nhân IRP trong các tuần từ 7-52. Các bệnh nhân cũng được yêu cầu phải là những người đóng vai trò như người đồng chủ trì trong các nhóm phục hồi theo mô hình Matrix. Những người ngoài cũng có thể được mời tham gia với sự suy xét kỹ càng của người chủ trì nhóm.


Các nhóm được định hướng về chủ đề sinh hoạt bởi một chủ đề một thế giới. Người chủ trì nhóm mở đầu buổi sinh hoạt bằng việc chào mừng các bệnh nhân, đề nghị họ giới thiệu về bản thân khi cần thiết, thông báo một số thông báo cần thiết và giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt tối hôm đó. Sau khi giới thiệu chủ đề, người chủ trì nhóm sẽ hướng dẫn, hỗ trợ thảo luận. Nội dung thảo luận có thể bao gồm chủ đề của buổi sinh hoạt, vấn đề kiêng không sử dụng, các vấn đề hiện tại mà bệnh nhân có thể đang phải trải qua trong quá trình xây dựng, thiết lập một cách sống không có ma tuý.


Các nhóm thảo luận nên hạn chế số lượng khoảng từ 8-10 người để mỗi bệnh nhân đều có thời gian tham gia. Nếu nhóm lớn hơn, người trưởng nhóm có thể chọn một số thành viên đã từng là người đồng chủ trì nhóm và quan sát sự hỗ trợ của họ cho nhóm thảo luận dưới sự giám sát của người chủ trì. Những người hỗ trợ nhóm thảo luận cần được sàng lọc cẩn thận để đảm bảo một số tiêu chí như có mức độ ổn định về cảm xúc, có ưu điểm trong phục hồi, và tư duy tốt. Họ nên làm một cam kết tham gia đều đặn 6 tháng và cần gặp gỡ, trao đổi với người chủ trì nhóm trước buổi sinh hoạt nhóm để người chủ trì tóm tắt về chủ đề và một số vấn đề liên quan trước mắt đến các thành viên nhóm. Một tài liệu phát tay dành cho những người hướng dẫn nhóm được xây dựng kèm theo trong phần này. Các đề cương về thông tin cần được rà soát, xem xét bởi người chủ trì và người hướng dẫn trước phiên làm việc của người đó trong nhóm. Cuộc gặp gỡ trao đổi nhóm sẽ bố trí trong khoảng 1,5 giờ, nếu được chia thành các thảo luận nhỏ hơn, thì sau đó sẽ tập hợp lại trong nhóm lớn để tóm lược và sau đó giải tán bởi người chủ trì. Nếu có các vấn đề liên quan đến y tế cần có sự chú ý của người chủ trì trước khi cho nhóm giải tán, người hướng dẫn cần lưu ý cho người chủ trì biết để xử lý.


Mục đích:

1. Cung cấp một mô hình để tổ chức nhóm mang tính an toàn, thân thiện, ít cồng kềnh về cơ cấu, là nơi các bệnh nhân có thể bắt đầu luyện tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội của mình.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ để tiếp cận những học viên hoàn thành chương trình - những người có thể đóng vai trò như những điển hình cho các bệnh nhân trong giai đoạn giữa của quá trình phục hồi.

3. Khuyến khích người bệnh tiếp tục mở rộng hệ thống hỗ trợ bản thân từ các bạn bè người đang hồi phục và không sử dụng.

4. Cung cấp một nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân chuyển từ giai đoạn đầu của chương trình sang giai đoạn thứ hai của chương trình.

5. Cung cấp cho bệnh nhân cơ hội để sắp xếp đi ra ngoài các buổi gặp cùng với những học viên khác đã hoàn thành các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Các chủ đề 1 từ sau đây là phù hợp để sử dụng trong các buổi sinh hoạt Nhóm hỗ trợ xã hội. Dưới mỗi từ là một số câu hỏi có thể được sử dụng để giới thiệu về chủ đề để thảo luận. Bạn có thể thêm các từ và tập trung các câu hỏi của mình. Tránh các câu hỏi “Tại sao” - nhằm tìm kiếm các động cơ bên trong có xu hướng làm cho các thành viên phản kháng lại. Các chủ đề có thể được sử dụng theo bất kỳ trật tự nào.


AA

1. Bạn cảm thấy như thế nào về các chương trình 12 bước?

2. Bạn đã tham gia khi nào và ở đâu?

3. Bạn có suy nghĩ như thế nào về việc chương trình nên hoặc không nên đối với bạn?


AGING (Vấn đề tuổi tác)

1. Vấn đề tuổi tác liệu có ảnh hưởng gì đến việc bạn từ bỏ không sử dụng?

2. Bạn nhìn nhận về vấn đề tuổi tác như thế nào?

3. Bạn mong đợi điều gì sẽ xảy ra khi bạn có tuổi?


ANGER (Sự giận dữ)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về cách kiềm chế sự giận dữ của mình?

2. Bạn có cảm thấy như thế nào mỗi sự tức giận nhằm vào bạn?

3. Liệu sự giận dữ có phải là một trong những yếu tố dễ gây kích thích bạn sử dụng lại không?


CODEPENDENCY (cùng phụ thuộc)

1. Từ đó có ý nghĩa gì đối với bạn?

2. Liệu điều đó có diễn tả được hành vi của bạn không?

3. Bạn đang thay đổi những hành vi đó như thế nào?


COMMITMENT (Cam kết)

1. Điều đó có nghĩa gì đối với bạn?

2. Khi nào bạn nhìn thấy hoặc rơi vào tình thế như thế?

3. Bạn có cần thêm điều đó trong cuộc sống của bạn hiện nay không?


COMPULSIONS (Sự ép buộc)

1. Bạn đã bao giờ học về những gì bạn có thể và không thể kiểm soát chưa?

2. Bạn có thể buông tha các vấn đề mà bạn không thể kiểm soát không?

3. Bạn thay đổi những gì bạn có thể chứ?


CRAVINGS (Cơn thèm nhớ)

1. Bạn vẫn còn cảm thấy thèm nhớ phải không?

2. Khi nào bạn nhận ra các cơn thèm nhớ?

3. Bạn thèm nhớ cái gì?


DEPRESSION (Suy yếu về thể lực)

1. Liệu sự suy yếu về thể lực có phải là một yếu tố kích thích bạn sử dụng trở lại không?

2. Bạn giải quyết sự suy yếu bằng cách nào?

3. Điều trì góp phần làm cho bạn bị suy yếu?


EMOTIONS (cảm xúc)

1. Liệu đàn ông và phụ nữ có khác nhau về cảm xúc không?

2. Bạn có thể trở nên nhận biết tốt hơn về các cảm xúc của mình không?

3. Các cảm xúc của bạn có kiểm soát bạn từng thời điểm không?


FEAR (Nỗi sợ hãi)

1. Bạn sợ nhất điều gì?

2. Bạn đã được dạy phải sợ những gì?

3. Có những nỗi sợ kìm giữ bạn không?


FRIENDSHIP (Tình bạn)

1. Từ này có nghĩa gì đối với bạn?

2. Khi nào và bằng cách nào bạn đề nghị điều đó?

3. Bạn có cảm thấy thoải mái không khi đón nhận tình bạn?


FUN (niềm vui)

1. Bạn đã làm gì để mình vui?

2. Nghĩa của từ này có thay đổi không?

3. Bạn cảm thấy vui với ai?


GRIEF (Nỗi đau buồn)

1. Bạn đã bao giờ trải qua nỗi đau buồn?

2. Bạn làm thế nào để đối phó với cảm giác đó?

3. Bạn làm gì để tránh sự đau buồn?


GUILTY (Mắc lỗi)

1.Bạn cảm thấy có lỗi lần gần đây nhất là khi nào?

2. Việc mắc lỗi khác như thế nào so với xấu hổ?

3. Bạn có thể làm thế nào để giảm việc mắc lỗi của mình?


HAPPINESS (Hạnh phúc)

1. Hạnh phúc là gì?

2. Bạn có thể có được trạng thái đó không?

3. Bạn trải qua điều đó khi nào?


HONESTY (Tính chân thật)

1. Từ này đối với bạn quen thuộc như thế nào?

2. Liệu sự chân thật có tính tương đối không?

3. Phẩm chất này có quan hệ như thế nào với tự trọng?


INTIMACY (Sự thân mật, gần gũi)

1. Điều đó có ý nghĩa gì?

2. Bạn có sợ từ đó/cảm giác đó không?

3. Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác đó chưa?


ISOLATION (Sự cô lập)

1. Đã bao giờ bạn trải qua tình trạng cô lập chưa ?

2. Cảm giác này liên quan đến việc bạn sử dụng ma tuý như thế nào ?

3. Làm thế nào để bạn tránh được cô lập ?


JUSTIFICATIONS (Sự bào chữa, biện hộ)

1. Bạn dễ bị tác động bởi lý lẽ nào nhất dẫn đến bị tái nghiện trở lại ?

2. Làm thế nào để bạn có thể giải quyết những lý lẽ biện hộ có thể xảy ra ?

3. Bạn có đang biện hộ cho những hành vi của người nghiện hiện nay không ?


MASKS (Sự nguỵ trang)

1. Bạn có thể hiện bản thân mình như mình đang cảm nhận không ?

2. Bạn có xử sự khác với những gì là con người thực của bạn không ?

3. Bạn thường nguỵ trang bản thân thường xuyên nhất là tại những nơi nào ?


OVERWHELMED (Cảm giác bị lấn át)

1. Những điều gì góp phần khiến bạn có cảm giác như vậy ?

2. Bằng cách nào bạn có thể đối phó với cảm giác đó ?

3. Lần cuối cùng bạn cảm thấy như thế nào là khi nào ?


PATIENCE (Sự kiên nhẫn)

1. Bạn có hài lòng với sự kiễn nhẫn thường ngày của mình không ?

2. Bạn có thể quá kiên nhẫn không ?

3. Bạn kiên nhẫn hơn với bản thân hay với người khác ?


PHYSICAL (thể lực)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về thể lực của bản thân?

2. Bạn đang thay đổi về mặt thể lực như thế nào?

3. Bạn có nhìn nhận bản thân mình như người khác nhìn nhận bạn không?


RECOVERY (Phục hồi)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về bản thân mình?

2. Bạn đang tập trung vào điều gì trong quá trình phục hồi?

3. Bạn có một mô hình phục hồi riêng không?


REJECTION (Bác bỏ)

1. Bạn có e sợ gì về điều này không?

2. Nếu điều đó xảy ra với bạn thì đó là việc gì?

3. Khi nào điều đó xảy ra với bạn?


RELAXED (thư giãn)

1. Bạn đã đạt được trạng thái này bằng cách nào?

2. Bạn có thích cảm giác này không?

3. Bạn đã nhìn thấy người những người lớn thư giãn như thế nào khi bạn lớn lên?


RULES (các quy tắc)

1. Bạn đáp lại các quy tắc bằng cách nào?

2. Bạn có xây dựng những quy tắc cho bản thân mình không?

3. Những quy tắc nào có hiệu quả đối với bạn?


SCHEDULING (Lập kế hoạch)

1. Bạn đã bao giờ học công cụ này chưa?

2. Khi nào bạn sử dụng công cụ này?

3. Điều gì khiến cho việc lập kế hoạch trở nên khó khăn?


SEFISH (Sự ích kỷ)

1. Có phải sự ích kỷ luôn là một vấn đề tiêu cực?

2. Bạn ích kỷ theo những cách như thế nào?

3. Bạn muốn thay đổi như thế nào liên quan đến khái niệm này?


SEX (Quan hệ tình dục)

1. Đây là một khái niệm tích cực và tiêu cực?

2. Những suy nghĩ gì khiến từ này trở thành một yếu tố gây kích thích tái nghiện?

3. Hãy đưa ra một điều gì mà bạn chưa bao giờ nghĩ là bạn sẽ trao đổi với nhóm.


SMART (Sự khéo léo, tài tình)

1. Bạn có thể khéo léo hơn khi bạn nghiện không?

2. Bạn đã từng cố gắng để trở nên mạnh mẽ hơn chưa?

3. Những điều gì là bạn đang đấu tranh mà bạn có thể tránh được?


THOUGHTS (Suy nghĩ)

1. Gần đây bạn có phải sử dụng đến kỹ năng dừng không suy nghĩ không?

2. Bạn có thường xuyên sử dụng kỹ năng này không?

3. Bạn nhìn thấy những điều gì trong suốt quá trình phục hồi này?


TRIGGERS (Yếu tố kích thích gây bùng phát)

1. Những yếu tố kích thích gì vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của bạn?

2. Bạn đang cố gắng thay đổi điều đó như thế nào?

3. Liệu có những yếu tố/tính huống kích thích nào mà bạn không thể tránh khỏi không?


TRUST (Sự tin tưởng)

1. Sự tin tưởng là gì?

2. Đã bao giờ bạn tin tưởng ?

3. Người khác có tin tưởng bạn không ?


WORK (Làm việc)

1. Làm việc như thế nào và bạn phục hồi được năng lực làm việc của mình như thế nào ?

2. Công việc có ý nghĩa gì trong gia đình bạn ?

3. Bạn cảm thấy như thế nào về mối quan hệ của bản thân với công việc ?


XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Triết lý

Những người đang trong quá trình điều trị ngoại trú cần càng nhiều công cụ càng tốt để hỗ trợ họ phục hồi. Để lấy lại được khả năng kiểm soát được cuộc sống của bản thân, người bệnh cần tận dụng các cấu trúc/yếu tố xung quanh cách cư xử của bản thân họ. Xét nghiệm nước tiểu là một phần trong cấu trúc có thể giúp họ kiểm soát và phòng chống được việc sử dụng ma tuý của bản thân. Xét nghiệm nước tiểu là một công cụ có giá trị được tiến hành đối với các bệnh nhân như là một cách nào đó có ích, hỗ trợ họ trong quá trình phục hồi. Công cụ này không nên áp dụng hoặc thực hiện ngay từ đầu như một biện pháp nhằm giám sát người bệnh, mà cần coi đó như một phương tiện để tìm hiểu "thực sự điều gì đang diễn ra" đối với người bệnh, việc xét nghiệm này cần được đưa ra sử dụng như một cách để giúp người một người không sử dụng ma tuý. Cũng không nên thực hiện việc xét nghiệm này như một cách để cho thấy cóviệc không tin tưởng vào sự trung thực của một người nào đó. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cán bộ trị liệu và người bệnh giữ cho cách cư xử của người bệnh phù hợp với tiến độ phục hồi.


Các kết quả xét nghiệm có thể ít khi cho thấy tình trạng sử dụng ma tuý mà trước đó chưa được khai báo. Các kết quả xét nghiệm có thể cung cấp một số dữ liệu về y tế có giá trị khác liên quan đến tình trạng nghiện của bệnh nhân ví dụ như đối với trường hợp đã xảy ra việc tái nghiện nhưng bệnh nhân lại không thể nói điều đó. Thực tế của tình trạng tái nghiện và việc che giấu sự thật làm cho việc xét nghiệm nước tiểu trở thành một thành tố thiết yếu trong bất kỳ một chương trình điều trị nghiện ma tuý ngoại trú nào.


Cuối cùng, xét nghiệm nước tiểu là một cách chứng tỏ không có tình trạng nghiện hoặc cho thấy đang nghiện. Các cá nhân bị gia đình, bạn bè hoặc chủ cơ quan nghi ngờ là đang có vấn đề liên quan đến ma tuý và nhừng người đang bị đánh giá như vậy có thể tham gia vào một chương trình xét nghiệm nước tiểu để được sáng tỏ về kết quả liên quan đến ma tuý hoặc không. Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện với các cá nhân trong những trường hợp trên như là một cách hữu ích về việc có tài liệu giúp ích cho những bất đồng liên quan đến vấn đề này được sáng tỏ. Ngoài ra, một xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ cung cấp một bằng chứng không thể bác bỏ được. Nên có một thoả thuận thống nhất giữa các bên liên quan trước khi bắt đầu chương trình xét nghiệm để có cơ sở giải quyết những gì sẽ xảy ra nếu kết quả xét nghiệm là dương tính hay âm tính.


Hình thức 

Tất cả bệnh nhân đều được yêu cầu cung cấp một mẫu xét nghiệm để phân tích các yếu tố liên quan đến ma tuý mỗi tuần một lần. Ngày xét nghiệm không được định trước nhưng nên là một ngày nào đó gần những thời điểm có nguy cơ tái nghiện cao (như dịp cuối tuần, ngày thăm gặp,…). Những xét nghiệm ngoài kế hoạch cũng có thể được yêu cầu nếu hành vi của người bệnh cho thấy điều đó. Bỏ lỡ không tham những buổi hẹn gặp mà không có lý do hoặc giải thích, những cách cư xử không bình thường trong các buổi sinh hoạt nhóm, hoặc gia đình báo cáo là có những hành vi khác thường có thể là cơ sở cho thấy việc cần phải có xét nghiệm ngoài kế hoạch. Cán cán bộ cũng nên nhạy cảm trước những biểu hiện lúng túng/bối rối của bệnh nhân và tránh bất kỳ một cuộc thảo luận không cần thiết nào tại nơi đông người hoặc đùa cợt về việc xét nghiệm.


Chai đựng nước tiểu cần được dán nhãn và đưa cho bệnh nhân để lấy mẫu xét nghiệm. Cần phải cẩn thận trong việc xử lý các mẫu xét nghiệm và nên đi găng tay cao su trong lúc đóng gói mẫu. Cán bộ cần đề nghị những người giám sát hướng dẫn đối với các trường hợp bệnh nhân viêm gan hoặc là người nhiễm HIV. Mẫu xét nghiệm được sàng lọc để phục vụ riêng mục đích kiểm tra chất ma tuý. Các sàng lọc khác có thể được yêu cầu thực hiện chỉ khi có những lý do cụ thể (ví dụ giám sát giảm đau, tiền sử sử dụng ma tuý, gia đình hoặc chủ lao động báo cáo có sử dụng loại ma tuý khác).


Cũng nên ít đề nghị sàng lọc xét nghiệm chất cồn. Cán bộ có thể dựa vào mùi hoặc hơi thở để phát hiện có sử dụng cồn hay không. Việc sàng lọc chất cồn sẽ không cho thấy điều gì liên quan đến tình trạng sử dụng cồn của bệnh nhân ngoại trừ khẳng định mức độ cồn hiện tại trong máu. Ví dụ, nếu bạn có thể phát hiện ra mùi cồn, xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, xét nghiệm sẽ không có kết quả dương tính nếu người bệnh đã sử dụng cồn trước đó 24 giờ và từ đó đến lúc xét nghiệm họ không dùng tiếp.


Sàng lọc tổng thể cần được thực hiện trong những trường hợp có một số lý do để nghi ngờ một người đã sử dụng loại ma tuý mà trước đó chưa khai báo. Cần phải chờ ít nhất 4 tuần trước khi một sàng lọc THC đối với một người sử dụng cần sa lâu năm có thể có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, có thể sẽ là cần thiết phải chờ đến 8 tuần trước khi tiến hành xét nghiệm THC. Đối với những người sử dụng ít, việc sàng lọc có thể được thực hiện ngay sau 10 ngày từ thời điểm họ bắt đầu kiêng không sử dụng. Nếu có lý do hợp lý để thu thập được thông tin về mức độ cần sa cụ thể hơn, thì có thể bố trí thực hiện các xét nghiệm đặc biệt về chất lượng.


Xử lý khi kết quả xét nghiệm nước tiểu là dương tính

Trong điều trị, một xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính không mong đợi là một sự kiện hết sức đáng quan tâm. Điều đó có thể có nghĩa là người đó đã có 1 lần sử dụng ma tuý hoặc có thể điều đó chỉ ra rằng anh ta đang quay lại việc sử dụng nhiều lần. Để ứng phó với kết quả dương tính này :

1. Hãy đánh giá lại trong một thời gian gần thời điểm tiến hành xét nghiệm. Liệu còn có những chỉ báo khác cho thấy vấn đề sử dụng lại như là vắng không có mặt tại các buổi hẹn gặp, có những cư xử hoặc thảo luận không bình thường trong các buổi sinh hoạt nhóm hoặc các buổi điều trị hay gia đình báo cáo về những hoạt động khác thường ?


2. Không nên đối đầu với người bệnh. Mà thay vào đó, hãy cho anh ta cơ hội để giải thích về kết quả đó. Ví dụ, "tôi đã nhận được kết quả dương tính trong xét nghiệm nước tiểu của anh từ phòng thí nghiệm chuyển lên từ chủ nhật trước. Liệu có điều gì đã xảy ra trong kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi mà bạn đã quên chưa nói với tôi không ?


3. Không nên bàn luận về tính chính xác của kết quả xét nghiệm (ví dụ như phòng thí nghiệm đã có sai sót, chai mẫu thí nghiệm bị lẫn lộn với mẫu của những người khác). Hãy chuyển chủ đề sang bàn luận về các vấn đề khác.


4. Không cần để ý những sự giải thích của người bệnh hoặc là người bệnh không giải thích, mà hãy đảm bảo chắc chắn rằng như vậy là ít nhất đã có một lần người đó sử dụng lại ma tuý. Sau đó có lẽ cũng sẽ cần phải thường xuyên tăng dần tần xuất xét nghiệm đối với người đó để biết được rõ hơn về mức độ anh ta đã sử dụng.


Một số bệnh nhân sẽ thừa nhận ngay việc mình đã sử dụng lại. Sự chân thật này cần phải được khích lệ và coi đó như một điều quan trọng trong quá trình trị liệu. Phản ứng này hiếm khi có thể dẫn đến việc thừa nhận về những lần sử dụng ma tuý khác mà không bị phát hiện.


Đôi khi một bệnh nhân sẽ thú nhận một phần về việc mình sử dụng lại ma tuý. Ví dụ, anh ta đã tham gia một bữa tiệc và được mời sử dụng ma tuý nhưng anh ta đã không sử dụng. Những thông tin thú nhận này thường có liên quan rất gần đến việc có thể người đó có thể thực sự thừa nhận là mình đã sử dụng lại. Cán bộ trị liệu không cần phải cố gắng yêu cầu người bệnh hoàn toàn thừa nhận mà từ đó có thể cho rằng như vậy là đã xảy ra việc anh ta sử dụng lại và chuyển sang các vấn đề khác.


Hiếm khi bệnh nhân sẽ phản ứng một cách giận dữ. Mà điển hình là cán bộ trị liệu sẽ buộc tội cho bệnh nhân là không thành thật và bực tức cho rằng người đó đã sử dụng lại. Những phản ứng như thế này có thể rất thuyết phục và có thể khiến cho cán bộ sẽ nhanh chóng phản ứng mang tính kháng cự lại. Người bệnh cần được thông tin về sự cần thiết phải trao đổi về kết quả xét nghiệm dương tính và cần phải đặt câu hỏi về sự quan tâm thực sự nhất của anh ta lúc này là gì. Cán bộ trị liệu nên cố gắng chuyển sang các vấn đề khác. Và khi trao đổi về các vấn đề khác, có thể cán bộ sẽ lồng vào trao đổi về sự thành thật và rồi cho người bệnh một cơ hội để trao đổi về kết quả xét nghiệm.


Nếu kết quả xét nghiệm nhiều lần lặp là dương tính, thì có thể sẽ cần phải có sự trao đổi thẳng thắn mang tính trực diện nào đó. Thậm chí khi bệnh nhân bác bỏ việc anh ta đã sử dụng lại, cán bộ trị liệu vẫn cần trao đổi trực diện như thể là chắc chắn anh ta đã sử dụng. Cũng cần phải phân tích về những lần tái sử dụng (sử dụng sơ đồ phân tích về tình trạng tái nghiện) hoặc cần phải nhờ đến các kỹ thuật của bệnh viện. Đối với điểm này thì việc sự tin tưởng và chắc chắn của cán bộ trị liệu vào kết quả xét nghiệm là quan trọng và có thể là phương tiện mang lại sự giải thích trung thực về những gì đã xảy ra.


Những mẫu xét nghiệm đã bị làm giả mạo/sai lệch

Việc người bệnh cố gắng che giấu việc mình đã sử dụng lại ma tuý bằng cách can thiệp vào mẫu nước tiểu xét nghiệm là hiếm. Các thủ đoạn có thể bao gồm việc mang nộp một mẫu nước tiểu đã được đổ nước vào, hoặc cho một chất (thường là chất nước) chứ không phải là nước tiểu, hoặc đôi khi là nước tiểu của một người khác. Các mẫu làm giả đó thường là có thể phát hiện thấy ngay bằng việc quan sát (ví như nhìn trong hơn, không có màu vàng) hoặc nhiệt độ (chai đựng mẫu nước tiểu đó quá lạnh so với thân nhiệt của cơ thể người). Đối với những mẫu đó không nên gửi đến phòng xét nghiệm nữa. Ngay lúc mang nộp mẫu, cần chú ý ngay đến bệnh nhân đó và hỏi anh ta xem lý do vì sao anh ta lại mang nộp một mẫu giả như vậy. Bệnh nhân có thể hoặc là trao đổi ngay về những gì đã xảy ra đối với mình hoặc sẽ đưa ra một mẫu khác. Nếu sự việc trên vẫn lặp lại đối với một bệnh nhân, thì có thể sẽ cần phải giám sát bệnh nhân đó khi họ đi lấy mẫu.


Những mẫu xét nghiệm bị bệnh nhân làm giả là một chỉ bảo cho thấy có thể người đó đã sử dụng ma tuý trở lại. Những bệnh nhân có liên quan đến việc làm giả mẫu xét nghiệm hiếm khi thừa nhận điều đó. Đây là một tình huống quan trọng trong khi điều trị và có thể là dấu hiệu của việc tái nghiện nghiêm trọng. Việc sử dụng ma tuý liên quan đến việc che giấu sự thật có thể cho thấy quá trình trị liệu đã thất bại. Việc quan sát bậnh nhân trong khi anh ta đang lấy mẫu để nộp xét nghiệm là nỗ lực cuối cùng về việc thiết lập những gì đang thực sự diễn ra không kể đến việc anh ta đã sử dụng trở lại và cũng là để khuyến khích anh ta trung thực.


Một ví dụ ít nghiêm trọng hơn liên quan đến việc làm giả mẫu nước tiểu của bệnh nhân là việc hãy cố gắng để các mẫu cùng nhau. Những người cố cãi rằng họ không thể đi tiểu (như là sẽ nói "Tôi vừa mới đi tiểu trước khi tôi đến đây", hoặc "Có thể để lần sau tôi mới xét nghiệm được không ?", hay "Tôi không thể đi được") hoặc những người dường như quá sốt sắng đòi đến ngay phòng xét nghiệm để chứng minh nhưng thực chất là dựng lên một cái cớ là bọng đái của mình trống rỗng, không thể đi tiểu được lúc này có thể là những người đang cố gắng che giấu việc bản thân đã sử dụng lại. Có thể sẽ cần đưa cho anh ta nước hoặc đồ uống và đề nghị anh ta chờ đến khi muốn đi tiểu thì lấy mẫu hoặc quay lại sau để lấy mẫu nhưng cùng trong ngày hôm đó.


Giám sát việc đi tiểu để lấy mẫu

Nếu một tình huống cho thấy cấn phải giám sát việc lấy mẫu, hãy yêu cầu một người giám sát đồng ý và hướng dẫn. Đây là một việc không thoải mái và có thể sẽ xúc phạm đến bệnh nhân. Cũng cần phải giải thích cho bệnh nhân rằng việc giám sát anh ta như vậy là trường hợp hiếm cần thiết chỉ nhằm mục đích có cơ sở để chắc chắn và tin tưởng đối với giá trị của việc xét nghiệm này. Nếu bệnh nhân đưa nộp những mẫu nóng, lạnh hoặc có màu trong, cần nói với anh ta rằng có những sự không chắc chắn đối với mẫu anh ta mang nộp. Không nên đối đầu. Hãy cố gắng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhưng tránh đưa ra những lời nói làm dịu căng thẳng mà có thể liên quan đến thông điệp sai lệch về mục đích của những gì đang diễn ra.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH
(OPIUM – MORPHINE – HEROINE)


A. MỤC TIÊU:
  • - Cho người cai nghiện sử dụng thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ và tìm kiếm ma túy.

  • - Hoặc sử dụng thuốc Methadone là một chất gây nghiện nhưng ít độc hại hơn Heroin, giá cả rẻ hơn Heroin.

  • - Methadone sử dụng uống nên không gây lây nhiễm các bệnh HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B - C

  • - Việc điều trị thuốc Naltrexone hoặc Methadol phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, bệnh lý từng đối tượng

  • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữ tâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục - liệu pháp xã hội.

  • - Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ không cần tời bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

  • - Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.


ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

(OPIUM - MORPHINE - HEROIN) (THUỐC PHIỆN - MOCPHIN - HEROINE)
CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE THAY THẾ  ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE

I. KHÁI QUÁT:

1. Naltrexone là chất đối kháng nhóm OMH.

2. Naltrexone được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm nhớ ma túy nhóm OMH.

3. Naltrexone không gây nghiện.

4. Uống thuốc 3 lần / tuần.

5. Ngừng thuốc Naltrexone bệnh nhân không bị hội chứng cai.

I. KHÁI QUÁT:

1.  Methadone là chất đồng vận nhóm OMH

2.  Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH.

3.  Methadone là chất gây nghiện.

4.  Uống thuốc mỗi ngày.

5.  Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Naltrexone vào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

+ Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất  3 - 4 giờ sau khi uống.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexonechất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH.

*Thời gian bán hủy của Naltrexone  khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất  chuyển hóa không có tác dụng.

Thời gian bán hủycủa Methadone  khoảng 24 giờ.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1.  Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon…

2.  Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bìnhGiảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần.

IV.    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục…

2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên triệu chứng táo bónrối loạn chức năng tình dụctăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị.

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện.

1.   Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc.

2.   Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày).

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone.

1.   Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài.

2.   Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần.

4.   Người nhiễm HIV giai đoạn cuối.

5.   Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai.

6.   Ung thư

7.   Có nhiều tiền án, tiền sự

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH.

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặngviêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….).

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm:

1.   Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.   Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.   Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.   Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

5.   Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối.

6.   Người bệnh dưới 18 tuổi.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Methadone  cho những người nghiện nhóm OMH gồm:

1.     Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.     Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.     Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.     Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.

5.     Người bệnh nghiện rượu

6.     Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp.

2.Khôngsử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơgây ngủ gà, đờ đẫn, ngủ gật.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu.

2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu.

3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng củaMethadone do đồng tác dụng.

4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Phải duy trì ít nhất là 12 tháng.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời.

DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ.

B. KẾ HOẠCH:

  • - Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

  • - Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

  • - Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực củabạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • - Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • -  Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • -  Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  • -  Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • -  Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã và tái nghiện.


C. BIỆN PHÁP:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.


Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

  • + Đúng phương pháp

  • + Đúng thời gian

  • + Đúng thuốc

  • + Đúng người bệnh


Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân này lại không thích ứng cho bệnh nhân khác, nhưng dù bất cứ bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.


Việc kết hợp quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý - giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trị của đối tượng là trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị. Chương trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, cha mẹ, hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.


Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì íttrình độ hiểu biết về ma túy có mặthạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.


Cai nghiện ma túy được gọi là thành công phải đạt được 4 yếu tố:

  • + Không tái sử dụng ma túy

  • + Có một lối sống chuẩn mực, tự quản lý bản thân

  • + Thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức

  • + Phục hồi được hệ thống não bộ đã bị tổn thương, ngộ độc vì ma túy.