Các Phương Pháp Điều Trị Nghiện Ma Túy

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

  2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP – MA TÚY ĐÁ)

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY  DẠNG KÍCH THÍCH (ATS)
(MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)



1. CÁC QUY TẮC GIẢM NGUY CƠ (TÁC HẠI):

- Giảm nguy cơ dựa trên khái niệm về “bậc thang mục tiêu điều trị”

Thừa nhận rằng, đối với một số người, việc từ bỏ ma túy là rất khó khăn và tái nghiện là một phần của quá trình phục hồi.

- Thừa nhận rằng cần có các can thiệp tạm thời để đảm bảo rằng người sử dụng không bị ảnh hưởng sức khỏe không thể hồi phục (như bị nhiễm HIV/Viêm gan B hoặc C) hoặc tử vong do quá liều hoặc hành vi nguy cơ khác.


2. GIẢM NGUY CƠ, CÁC NẤC THANG MỤC TIÊU:

Nếu không thể ngừng sử dụng ma túy trong thời gian ngắn:

-  Giảm số loại ma túy và số lượng từng loại (VD: tiêu ít tiền hơn cho ma túy).

-  Giảm số lần dùng (như chỉ dùng vào cuối tuần; một lần/tháng, trong các dịp đặc biệt).

-  Không tiêm chích ma túy

-  Nếu tiêm chích, không chích chung.

-  Nếu dùng chung, đảm bảo rằng bơm kim tiêm được làm sạch.


3. GIẢM NGUY CƠ/ GIẢM TÁC HẠI:

Kết quả tích cực từ mạng lưới can thiệp đồng đẳng:

- Thử nghiệm ngẫu nhiên can thiệp đồng đẳng trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng Methamphetamine ở ChiangMai, Thái Lan (2005 - 2007).

-  Đối tượng trong cả hai nhóm đều báo cáo giảm sử dụng Methamphetamine rõ rệt (99% trong đánh giá ban đầu so với 53% sau 12 tháng).

-  Tăng sử dụng bao cao su liên tục rõ rệt, (32% trong đánh giá ban đầu lên 44% sau 12 tháng).


4. CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM TÁC HẠI CỤ THỂ:

- Tầm quan trọng của lập kế hoạch: khi người sử dụng nói kiên quyết “tôi sẽ không từ bỏ, tôi chỉ muốn giảm sử dụng”, các chiến lược có thể bao gồm hỗ trợ người sử dụng:

Sử dụng ít hơn (tập trung vào mức độ sử dụng: số lượng hoặc số tiền tiêu cho chất gây nghiện).

Giảm tần xuất sử dụng (chỉ sử dụng vào cuối tuần; 1 lần/tháng).

Ổn định vể tâm lý xã hội: giúp ổn định các lĩnh vực khác trong cuộc sống của người sử dụng để họ lấy lại cảm giác kiểm soát được việc sử dụng chất gây nghiện của họ (xây dựng sự tự kiểm soát).

Tất cả những biện pháp có tác dụng trong giảm tác hại đối với chất dạng thuốc phiện đều có tác dụng với Amphetamin:

- Hoạt động đồng đẳng, giáo dục thay đổi hành vi nguy cơ.

- Điều trị nghiện hiệu quả dựa trên bằng chứng được triển khai để lôi cuốn sự tham gia, duy trì và đem lại lợi ích cho người sử dụng chất.

- Các chương trình trao đổi bơm kim tiêm/bao cao su.


5. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH:

- Chương trình trao đổi bơm kim tiêm tại cộng đồng:

- Nhân viên còn tiến hành phân phát bơm kim tiêm tại nhà và tại cộng

Tiếp cận đồng đẳng trao đổi bơm kim tiêm thứ cấp

- Người sử dụng nhận dịch vụ tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm về giảm tác hại

Chuyên biệt cho sử dụng chất kích thích

- Người sử dụng được tiếp cận với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, thông tin về HCV, các thông tin sức khỏe khác và được hỗ trợ khi cần.

- Người sử dụng được tiếp cận với các nguồn dịch vụ giảm tác hại khác nhau.


6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:

Khuyến nghị:

- Củng cố luật pháp

- Giải quyết bạo lực gia đình

- Vấn đề y tế công cộng STD/HIV

- Phúc lợi cho trẻ em

- Các bệnh nhiễm trùng

- Lạm dụng chất gây nghiện

- Sức khỏe tâm thần

- Đào tạo cán bộ điều trị

- Giáo dục

- Thông tin đại chúng

MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

I. NHỮNG MỤC TIÊU CHỦ YẾU:

Trong điều trị cho người nghiện ma túy phải nhắm đến các mục tiêu chủ yếu sau.

BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:

1.Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.
2.Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.

4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ.

Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.


II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI:

Việc sử dụng thuốc chỉ là hỗ trợ cho việc ca nghiện phục hồi - Những biện pháp không dùng thuốc mới thật sự là quan trọng. Do đó trong việc điều trị phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:

ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN ​Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:

1. Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.

2. Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹđiều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thời nhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:

·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…

·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.

3. Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.

4. Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.

5. Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.


III. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ:

1. ĐIỀU TRỊ HÓA DƯỢC:

Sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm nhớ tìm kiếm ma túy đồng thời giải quyết không để học viên còn bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi uống thuốc Naltrexon khi trở về cộng động.


2. TƯ VẤN - LIỆU PHÁP TÂM LÝ - LIỆU PHÁP GIÁO DỤC:

  • - Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

  • - Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ của bệnh nhân, giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

  • - Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân  cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

  • - Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

  • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữ tâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục.

  • - Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ không cần tới bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

  • - Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có điều kiện như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay do bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • - Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • - Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • - Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  •  - Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • - Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.


IV. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NGÔI NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE):

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Một số người cai nghiện trong chương trình hiện nay có xu hướng chạy gấp qua giai đoạn hoà nhập cộng đồng, chủ yếu là bởi vì những tác nhân phổ biến (công ăn việc làm, kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết...). Kết quả là giai đoạn Hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách cưỡng ép và thường dễ bị thất bại.


NGƯỜI CAI NGHIỆN TỪ TRUNG TÂM TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG DỄ CÓ TƯ TƯỞNG HỤT HẪNG KHI THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT – NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hổ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.


Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị cai và Hoà nhập cộng đồng có tính đến việc cần phải tạo ra một sự liên tục trong điều trị cho người nghiện ma tuý đang phục hồiPhục hồi thành công có ý nghĩa là người nghiện có thể đương đầu với các tình huống tốt hơn sau khi họ được ra về từ NGÔI NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE). Họ có thể có những bước tiến tích cực để giải quyết những khó khăn của bản thân và sống một cuộc sống khoẻ khoắn, lành mạnh, không phải dùng đến ma tuý. Người nghiện đang phục hồi được cung cấp các trợ giúp cần thiết để họ thay đổi trở lại, hoà nhập lại vào xã hội.


Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp” – Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết.


Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồngMục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:

  • 1. Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.

  • 2. Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm.

  • 3. Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.

  • 4. Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.

  • 5. Đối tượng được tiếp tục kiểm tra việc tái sử dụng ma túy để có những biện pháp xử lý kịp thời.


Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:

  • 1. Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lý những thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm lý.

  • 2. Điều chỉnh về xã hộiGiải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới,v.v…

  • 3. Cân bằng lối sốngThực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi, v.v…

  • 4. Kế hoạch hồi phục dài hạnCó kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện bản thân.

  • 5. Tiếp tục phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hổ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.


B. HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN TRƯỚC KHI TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG - MÔ HÌNH NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE):

HALFWAY HOUSE - HWHS

Mô hình Halfway House đã đóng một vai trò rất quan trọng từ thập niên 1970. Một số Halfway House thuộc nhà thờ Thiên chúa đã được thành lập vào khoảng thời gian đó, gồm có tên là: Hiding Place (Nơi ẩn nấp), Helping Hand (Bàn tay giúp đỡ), và Teen Challenge (Thách thức tuổi thơ,...v.v. Các Halfway House này đã giúp đỡ hàng trăm người nghiện kể từ khi đó. Yếu tố tinh thần là nhân tố quyết định chính trong chương trình phục hồi của các Halfway House.


Các Halfway House cung cấp đào tạo và việc làm hoặc trợ giúp những người đang trong giai đoạn hoà nhập cộng đồng. Trong quá trình này, họ được phép đi ra ngoài làm việc và quay trở lại Halfway House khi hết giờ làm việc. Quá trình này kéo dài 4 – 6 thángsau đó họ được trở về khi đã hoàn thành chương trình nội trú. Một vài người vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Halfway House và tiếp tục tham gia các hoạt động của HWHs. Tuy nhiên, vẫn cần phải làm khá nhiều việc cho giai đoạn hỗ trợ sau điều trị này vì hầu hết trong số họ sau khi rời khỏi chương trình không còn gặp nhân viên HWHs. Các phương pháp phục hồi được các Tổ chức hỗ trợ sau điều trị trên tiến hành như một phần của Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị và Hoà nhập cộng đồng:

  • 1. SINH HOẠT VÀ TƯ VẤN SAU CAI NGHIỆN:

  • Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiện vẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhómNgười đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về xã hội  tâm lý của họ. Cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện. Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.


  • 2. NGƯỜI TƯ VẤN ĐỒNG ĐẲNG:

  • Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những người đồng đẳng vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.


  • 3. SỰ QUAN HỆ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG:

  • Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị nội trúCán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.


  • 4. LÀM VIỆC NHÓM:

  • Người tư vấn và những tình nguyện viên có kinh nghiệm tiến hành làm việc nhóm cho người nghiện đang phục hồi. Mục tiêu là cung cấp cho những người nghiện đó một giai đoạn được trợ giúp khi họ đang điều chỉnh cho phù hợp vói một lối sống mới để hoà nhập với xã hội.


  • 5. ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ:

  •  Việc đào tạo và dạy nghề được cung cấp cho những người nghiện đã phục hồi, họ được lựa chọn sau khi xem xét thấy phù hợp.


  • 6. GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM - TIẾP TỤC THEO HỌC CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA:

  • Người cai nghiện được tạo thêm cơ hội để bắt đầu lại một lần nữa, mặt khác họ được trao quyền tự chịu trách nhiệm với cuộc sống. Nó cũng giúp nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của người cai nghiện, khích lệ và tạo động cơ cho họ thay đổi lối sống. Vì vậy nó là một cơ hội chiến thắng cho cả nhà tuyển dụng và người cai nghiện bởi vì nhà tuyển dụng có một nguồn lao động đầy tiềm năng trong khi người cai nghiện lại có thể kiếm được việc làm để trang trải cuộc sống. Một số người cai nghiện là sinh viên - học sinh cần phải tiếp tục theo học ở các trường lớp, vì lý do bỏ học và ma túy làm tổn thương hệ thống não bộ nên việc theo học văn hóa sẽ gặp phải một số khó khăn.


  • 7. CAN THIỆP GIA ĐÌNH:

  • Các gia đình cũng cần sự trợ giúp của cộng đồng để giúp đỡ họ. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì khi người cai nghiện trở về nhà họ cần một môi trường có gia đình hỗ trợ để giúp họ phục hồi. Vẫn còn chưa hết là có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách giải quyết hay điều chỉnh khi có người nghiện trở về. Việc tư vấn gia đình là rất cần thiết. Các gia đình cần có sự hiểu biết tốt và tốt hơn nữa cách giúp đỡ những người thân yêu của mình vừa được trả tự do. Đôi khi có một số tình huống mà gia đình có thể trở thành những cản trở thay vì giúp đỡ khi mà sự phục hồi của người cai nghiện không được giúp đỡ tốt. Các Trung tâm Dịch vụ Gia đình (FSCs) là những tổ chức tốt nhất có sự trợ giúp này.


Những vấn đề chung mà người tư vấn và người cai nghiện gặp phải:

Những vấn đề mà người cai nghiện gặp phải thường là bị ảnh hưởng hay bị tác động bởi khả năng giải quyết của họ. Những vấn đề điều chỉnh như việc phải sống theo một lối sống mới không ma tuý và làm những việc khác nhau trong lần đầu tiên trong đời. Những tình huống thay đổi hay những vấn đề giữa các cá nhân với nhau cũng quyết định mức độ giải quyết và điều chỉnh của họ. Khả năng giải quyết được quyết định bởi những yếu tố sau:

  • 1. Mức độ tự tin và tính kiên nhẫn của cá nhân

  • 2. Phát triển một bộ các giá trị khác nhau để bắt đầu lại

  • 3. Gặp những người bạn mới không nghiện.ma tuý

  • 4. Làm việc hàng ngày trong một môi trường mới


Kỹ năng của người tư vấn trong việc trang bị kiến thức:

Người tư vấn cần dẫn bước người cai nghiện đi xuốt quá trình học tập. Cá nhân đang phục hồi phải học cách đối phó một cách chủ động hoặc mạnh mẽ khi họ dời khỏi chương trình, vì họ vẫn chưa hết rủi ro tái nghiện. Trong giai đoạn hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng, sự trợ giúp đưa ra phải đúng đắn, phù hợp và đúng lúc. Khái niệm “tình yêu bền bỉ” vẫn còn thích đáng. Những trượt ngã là không thể tránh khỏi. Do vậy, điều quan trọng là cá nhân đang phục hồi cần có một người thầy tốt để họ có thể có những giúp đỡ trước khi bị xa vào tình trạng nghiêm trọng. Việc giúp đỡ tư vấn này cần kéo dài ít nhất là một năm.


Cách trợ giúp người nghiện đang phục hồi:

  • - Sự cần thiết về tâm lý: ý thức về những nhu cầu của đối tượng và lưu ý về những cái có thể gây tổn thương

  • - Cách tiếp cận: Coi đối tượng là trung tâm (chứ không phải là việc điều trị và cần vô tư, bày tỏ sự ấm áp, niềm nở và quan tâm)

  • - Quyết định thời điểm: Khi đối tượng sẵn sàng phục hồi thì cần đưa ra những trợ giúp cần thiết

  • - Sự tận tâm giúp đỡ: Có mặt cùng đối tượng khi cần, giúp đỡ và cần phải chắc chắn

  • - Môi trường: Cần có nơi thuận lợi, không đến những nơi chỉ ở mức tương tự

  • - Việc chăm sóc: Không chỉ trích, phê bình và có phạm vi rõ ràng

  • - Việc kiểm thử: Thông qua biện pháp thử và tìm lỗi.


Việc trang bị cho người cai nghiện đang phục hồi những kỹ năng sống và nghề nghiệp có tầm quan trọng to lớn. Nguyên tắc này áp dụng cho các cơ sở ở châu Á. Ở một nước châu Á, khái niệm việc làm được xem là một yếu tố cơ bản. Tầm quan trọng của việc làm được đặt trọng tâm chủ yếu ở phần Halfway House. Nó nằm ở sự nhận thức về chính bản thân; có đóng góp tài chính cho gia đình được coi trọng cao và nâng sự tự tin lên. Lòng tự trọng thấp và sự tự tin nghèo nàn luôn song hành với tình trạng thất nghiệp. Do vậy, việc học kinh nghiệm thông qua thái độ và cách ứng xử trong công việc cần được xem là một phần của chương trình phục hồi. Việc đặt ra trách nhiệm cùng những chức năng của công việc (nghề nghiệp) được xem là một phần của chương trình điều trị sẽ chắc chắn đem lại sự hoà nhập cho người cai nghiện quay trở về với xã hội.


Nỗ lực cố gắng là giúp đỡ người cai nghiện và quan trọng hơn là khơi dậy cách nhìn nhận về những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống thay vì việc phải dùng đến ma tuý hay những thứ gây hại khác. Do đó chương trình phác hoạ những nhu cầu căn bản để đảm bảo chú tâm vào những yếu tố có quan hệ đến sự phát triển từng bước của người cai nghiện.


Việc đề ra các yếu tố trong công tác hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng là để xác định những nhu cầu của đối tượng trong cuộc sống, để đề ra những trợ giúp về tinh thần và để nâng cao nhận thức của xã hội. Đối tượng được giúp đỡ để nhận ra và giải quyết những tâm tư khúc mắc xuất hiện khi họ được tách ra khỏi chữa bệnh cộng đồng và trong khi hoà nhập xã hội.


Định hướng trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu của đối tượng để đảm bảo họ sẵn sàng tiến tới kết quả thực sự. Do đó điều cơ bản là cán bộ điều trị vừa có thể tạo lập được sự đánh giá lại vừa xây dựng kế hoạch điều trị có sự tham gia của đối tượng. Sự đồng ý và quyết tâm phục hồi của đối tượng là điều căn bản, nó là động lực cổ vũ họ đổi mới, sẽ phục hồi họ một cách toàn diện, và nối tiếp là sự hoà nhập xã hội thành công của họ.


Hoà nhập cộng đồng:

Các đối tượng được hoà nhập trước với những mặt đời sống chính mà cụ thể là với gia đình, các quan hệ, học vấn, nghề nghiệp và tác động của xã hội. Họ được khuyến khích dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài để mở rộng quan hệ xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện những chức năng sau:

  • - Tham gia vào hội thảo phòng ngừa tái nghiện.

  • - Tổng kết lại công việc.

  • - Thực hiện lại 12 bước và 12 nguyên tắc của N.A.

  • - Có một công việc ổn định, đảm bảo, ổn định về tài chính và bảo hiểm cá nhân.

  • - Có thể đương đầu với tất cả những vấn đề trước đây, thái độ và những lo láng về bi tách biệt, có thể giải quyết một cách thích hợp.

  • - Duy trì một tư thế chắc chắn với người khác và trong xã hội.


Đối tượng phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Họ phải duy trì một tư thế chắc chắn liên tục và một phép lịch sự xã giao cũng như những thói quen theo quy phạm của xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện các việc sau:

  • - Dành một lượng thời gian nhiều hơn để xây dựng một ngôi nhà an toàn bên ngoài chữa bệnh cộng đồng

  • - Có thể tham gia tích cực trong các nhóm thành viên và tiếp tục chương trình 12 bước.


Hỗ trợ sau điều trị:

Nguyên tắc này có sự liên quan phối hợp cùng các ban ngành khác bởi lẽ nhà cung cấp dịch vụ có chức năng cung cấp cơ hội cùng sự trợ giúp, và những nhu cầu cần thiết khác cho đối tượng với mục đích chính là phục hồi thông qua việc quan tâm, chăm sóc. Sự tiếp cận đa chiều này có tầm quan trọng trong việc phục hồi có hiệu quả cho đối tượng, đem lại sự điều chỉnh để phù hợp với đời sống xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp này đòi hỏi cần có một đội ngũ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách riêng lẻ mà cần nguồn hỗ trợ từ nhiều phía, từ cộng đồng, các cán bộ trong lĩnh vực này và từ chính phủ để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ.


V. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ:

A. ĐỂ NGƯỜI CAI NGHIỆN KHÔNG TÁI SỬ DỤNG MA TÚY:

Điều trị bằng thuốc NALTREXONE ngoại trú (đối với người nghiện sử dụng nhóm OMH (Opiates)(Opium - Morphine - Heroin)).

1.1 Uống thuốc Naltrexone hỗ trợ điều trị chống tái sử dụng ma túy nhóm Opiats rất hiệu quả. Học viên mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma túy.

1.2 Tận dụng thời gian uống Naltrexone (không sử dụng ma túy) để:

  • -  Phục hồi hệ thống não bộ - chữa các bệnh cơ hội, nâng cao sức khỏe.

  • -  Điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho đối tượng.

  • - Học được nghề tại các trường chính quy phù hợp với khả năng, ý thích  điều kiện của bản thân, gia đình.


B. KẾT HỢP SỬ DỤNG THUỐC VỚI KỸ NĂNG TƯ VẤN - LIỆU PHÁP GIÁO DỤC - LIỆU PHÁP TÂM LÝ: LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH, LIỆU PHÁP HÀNH VI, LIỆU PHÁP NHẬN THỨC TẬP TÍNH - SINH HOẠT CÁ NHÂN - NHÓM - GIA ĐÌNH…

  • - Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực của bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • -  Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • - Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • - Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  • - Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • - Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.

  • Học viên sinh hoạt bình thường nên có thể tự đi học - tự đi làm tăng thêm thu nhập cho gia đình và gia đình không còn sợ cảnh học viên trộm cắp đồ đạc trong gia đình hoặc vi phạm hình sự.


C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

  • - ​Kiên trì đeo bám từng học viên để họ không bỏ chương trình.

  • - Đặt vấn đề Tư vấn - Tâm lý trị liệu nhằm Gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức hành vi - nhân cách là chủ yếu. Uống thuốc là biện pháp hỗ trợ.

  • - Thực hiện một cách khoa học, kết hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, kịp thời, linh hoạt.

  • - Học viên không vào uống thuốc sẽ được nhắc nhở liên tục trong ngày, thông báo gia đình. 100% gia đình học viên có số điện thoại của tất cả CBNV KHOA CHỐNG TÁI NGHIỆN để kịp thời thông báo và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến học viên.

  • - Khoa phục vụ 24/24h mỗi ngày.

  • - Học viên được điều trị ngoại trú có một thời gian dài để gọt giũa - điều chỉnh - phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt - học tập và tình cảm cá nhân cũng như gia đình - chi phí điều trị cũng giảm hơn 60% so với điều trị tập trung.

  • - Khoa có rất nhiều tư liệu về ma túy. CBNV Khoa thường xuyên được tập huấn về công tác cai nghiện - phục hồi.

  • Củng cố cơ sở vật chất tạo điều kiện vui chơi, giải trí. Học viên đến uống thuốc được sử dụng toàn bộ câu lạc bộ, được ăn uống miễn phí. Mỗi tháng Khoa tổ chức cho học viên ngoại trú sinh hoạt nhóm, kết hợp với dã ngoại và tổ chức liên hoan vào các dịp lễ, tếtTrung tâm chịu mọi chi phí,để lôi kéo học viên uống thuốc Naltrexone

  • Khoa thành lập CÂU LẠC BỘ KHOA TRỰC THUỘC HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM CÔNG TY GỒM CÁC ĐOÀN VIÊN, HỘI VIÊN KHOA VÀ CÁC HỌC VIÊN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ để hổ trợ học viên về tinh thần - xây dựng niềm tin và lòng tự trọng cho học viên. Câu lạc bộ hoạt động như một tổ chức Thanh niên, bằng các phương thức sinh hoạt nhóm về các kỹ năng hoạt động Thanh niên.


D. QUAN HỆ HỌC VIÊN TRUNG TÂM - GIA ĐÌNH – CỘNG ĐỒNG 

Là vô cùng cần thiết. Sau thời gian điều trị ngoại trú bằng thuốc Naltrexone tối thiểu 1 nămtiếp tục theo dõi học viên có tái sử dụng ma túy hay không bằng cách xét nghiệm thường xuyên nước tiểu để phát hiện chất ma túy. Do phát hiện sớm, nên đối tượng kịp thời điều trị và giảm được tác hại của ma túy, đối tượng phục hồi nhanh.


Do thời gian điểu trị từ 1 đến 2 năm, học viên vào Trung tâm uống thuốc 1 tuần 3 lầnMỗi lần vào uống thuốc, Cán bộ điều trị đều phải tư vấn - theo dõi những diễn biến tâm - sinh lý để có biện pháp điều trị kịp thời, bộ phận Y tế đều thử nước tiểu để phát hiện bệnh nhân có sử dụng ma túy lại không.


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

CÁC VẤN ĐỀ PHẢI GIẢI QUYẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ CHỦ YẾU
Để người cai nghiện không thèm nhớ ma túy (heroine). Uống thuốc Naltrexone để quên và không thèm nhớ ma túy.
Xuống cấp rối loạn nhận thức – hành vi – nhân cách cho người cai nghiện. Tư vấn – Liệu pháp tâm lý -
Liệu pháp giáo dục,…
Giải quyết những phức tạp, mâu thuẫn nội tâm của người cai nghiện. Tư vấn – Liệu pháp tâm lý -
Liệu pháp xã hội,…
Phục hồi tổn thương não bộ, điều trị bệnh tâm thần do sử dụng heroine.

- Cách ly môi trường 1 thời gian phù hợp.

- Uống thuốc Naltrexone tối thiểu 1 năm.

- Khám chuyên khoa tâm thần.

Tổng quan phương pháp
​phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

Tổng quan phương pháp phòng chống tái nghiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Hành trang hội nhập dành cho người chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng - Ủy ban Phòng chống AIDS TP. Hồ Chí Minh (2011).

2/ Training Materials Therepeutic Community Model – Chương trình hợp tác giữa Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Tổ chức DAYTOP Quốc tế (2006).

3/ TC – A Healing Community A Regional Respose to Ađiction in ASIA in the 21st CENTURY – The 5th AFTC Inernational Conference (2002).

4/ LA Jeunesse Toxicomane – Henri – Chabrol (1995).

5/ Tài liệu của ngành Y tế.

6/ Tài liệu của ngành Lao động – Thương Binh & Xã hội.

7/ Tổng hợp tài liệu về cai nghiện – phục hồi –Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa.

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN

TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA TRUNG TÂM
 ĐIỀU DƯỠNG &CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A- PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được tính ngay khi đối tượng bắt đầu điều trị. Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ. Như vậy một người nghiện đã sa ngã, tái nghiện nhiều lần sẽ có thể thành công trong việc đoạn tuyệt về ma túy, cũng như một người tập đi xe đạp, leo lên lại té xuốngté mãi cho đến khi đi xe đạp được thì thôi.


Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.


Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện. Những thay đổi trên khác nhau giữa người này với người khác, song tựu chung thì chúng đều có liên quan đến khía cạnh: thể chất, tâm lý, hành vi, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, nhận thức  kinh tế.


I. THẾ NÀO GỌI LÀ ĐÃ PHỤC HỒI THÀNH CÔNG?

Gọi là đã phục hồi thành công khi người nghiện đã:

  • - Từ bỏ, ngưng sử dụng ma túy.

  • - Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp.

  • - Có một lối sống điều độ.

  • - Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức.


II. GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN:

Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quá trình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao.


Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng, thể hiện những triệu chứng, những dấu hiện đe dọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.


Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.


Việc tiếp tục sử dụng, tiếp tục quay lại các hành vi liên quan đến sử dụng ma túy, dồn nén về cảm xúc thường sẽ nhanh chóng dẫn đến tái nghiện. Các hành vi liên quan đến nghiện ma túy bao gồm nói dối, ăn cắp, vô trách nhiệm, cẩu thả về sức khỏe  vệ sinh thân thể, bốc đồng, hấp tấp, không hứng thú với các hoạt động trước kia ưa thích, bỏ thuốc uống do bác sĩ kê đơn, mất khả năng tự kiểm soát bản thân, mất khả năng đương đầu với những khó khăn thường nhật. Xuất hiện sự dồn nén về cảm xúc: cáu giận, cô đơn, buồn chán, mệt mỏi,…


Không thể xác định rõ ràng ranh giới giữa tái sử dụng và tái nghiện đối với tất cả những người sử dụng ma túy, tái nghiện phụ thuộc vào từng cá nhân bao gồm tiền sử sử dụng ma túy, các kỹ năng sẵn có, yếu tố gia đình, yếu tố sức khỏe,… Tái nghiện được hiểu là tiếp tục sử dụng ma túy sau lần đầu tiên, là một rối loạn tái diễnmãn tính với biểu hiện, sau đó liên tục tìm kiếm ma túy và sử dụng ma túy, mặc dù biết những tác hại của việc sử dụng ma túy.


Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau:



III. NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN:

Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng, hoặc cả hai cùng phối hợp.

1. VỀ CẢM XÚC:

Bệnh nhân bị trầm cảm hay hưng phấn đều dễ dẫn tới tái nghiện.


2. VỀ HÀNH VI:

  • - Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, những tình huống nguy cơ.

  • -  Những thời gian nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấuthấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).


3. VỀ NHẬN THỨC:

  • - Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị tiếp thu kém.

  • Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.

  • Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.


4. VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN HỆ CÁ NHÂN:

  • Thiếu hỗ trợ của gia đình  xã hội.

  • - Bị áp lực của bạn bè xấu.

  • Thất nghiệp hay lâm vào hòan cảnh khó khăn.

  • - Để thì thời gian nhàn rỗi quá nhiều.


5. VỀ MẶT SINH LÝ HỌC:

  • Không thắng được cảm giác thèm thuốc.

  • - Có bệnh đau mãn tính.


6. VỀ MẶT TÂM THẦN, TÂM LINH:

  • - Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được.

  • Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì.


7. VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN:

  • Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.

  • - Kế hoạch điều trị không thích ứng.

  • Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.


IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:

  • - Sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma tuý, kết hợp với Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội,…

  • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc.

  • - Trang bị cho người nghiện khả năng xử lý tình huống nguy cơ, tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích, sống cuộc sống điều độ.

  • - Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã như khi có cơ hội đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.


1. KẾ HOẠCH:

  • - Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

  • - Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

  • Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

  • Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

  • Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực của bạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

  • Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

  • -  Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

  • - Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

  • - Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

  • - Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã  tái nghiện.


2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được. Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy. Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

  • + Đúng phương pháp

  • + Đúng thời gian

  • + Đúng thuốc

  • + Đúng người bệnh


Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆN sau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược điều trị khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện, việc điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp uống thuốc thay thế Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.


Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.


Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy  lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì íttrình độ hiểu biết về ma túy có mặt hạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.


B- HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN TRƯỚC KHI TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG:

I. MỤC ĐÍCH – PHƯƠNG PHÁP:

Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp” – Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết. Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồngMục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:

  • 1. Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.

  • 2. Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm.

  • 3. Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.

  • 4. Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.


Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:

  • 1. Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lýnhững thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm l‎ý.

  • 2. Điều chỉnh về xã hộiGiải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới,v.v…

  • 3. Cân bằng lối sốngThực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi, v.v…

  • 4. Kế hoạch hồi phục dài hạnCó kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện bản thân.

  • 5. Tiếp tục phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hổ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.


II. NHÀ TRUNG CHUYỂN – HALFWAY HOUSE (HWHs):

NGƯỜI CAI NGHIỆN TỪ TRUNG TÂM TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG DỄ CÓ TƯ TƯỞNG HỤT HẪNG KHI THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT – NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hổ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.


SINH HOẠT VÀ TƯ VẤN SAU CAI NGHIỆN: Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiệnvẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhómNgười đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về xã hội tâm lý của họ. Cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện.Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.


SỰ QUAN HỆ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG: Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị nội trúCán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.


NGƯỜI TƯ VẤN ĐỒNG ĐẲNG: Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những người đồng đẳng vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ – NHÀ TRUNG CHUYỂN

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG:
MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 

Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:


Tại Việt Nam phần lớn người cai nghiện sau thời gian điều trị tại trung tâm về ngay với cộng đồng vì những lý do chủ yếu như công việc làm ăn, kinh tế, khó khăn, thiếu hiểu biết,... thêm vào đó chúng ta có rất ít trung tâm làm tốt công tác điều trị trung chuyển từ cai nghiện nội trú qua giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Kết quả là giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách cưỡng ép và thường dễ bị thất bại. Người cai nghiện từ trung tâm trở về cộng đồng dễ có tư tưởng hụt hẫng khi thay đổi môi trường một cách đột ngột. Do đó, sau thời gian cai nghiện nội trú và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp”. Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hỗ trợ là một yếu tố rất cần thiết. Người cai nghiện vừa có thể tham gia các hoạt động ngoài xã hội như làm việchọc nghềhọc văn hóa … nhưng vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Trung tâm. NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hỗ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.


Chương trình chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện ma tuý là rất cần một sự liên tụcPhục hồi được gọi là thành công khi người nghiện có thể đương đầu được với các tình huống  sau khi họ được ra về từ NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE).


II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRUNG CHUYỂN:


Thông qua điều trị bán trú tại Nhà trung chuyển, người cai nghiện vẫn tiếp tục được quản lý tại Trung tâm nhưng vẫn có những cơ hội tiếp cận dần với các hoạt động ngoài xã hội, giải quyết những khó khăn của bản thân, trang bị bản lĩnhkỹ năng sống. Người cai nghiện được sự hỗ trợ cần thiết để cho họ thay đổi dần trước khi hòa nhập lại cộng đồng. Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung tâm - học viên và gia đìnhTinh thần hợp tác và ý thức tự giác của học viên là vô cùng quan trọng.


1. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP KHOA ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ:


1.1. Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.


1.2. Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phậntrách nhiệm.


1.3. Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.


1.4. Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.


1.5. Đối tượng được tiếp tục kiểm tra việc sử dụng ma túy để có những biện pháp xử lý kịp thời.


1.6. Tất cả mọi người đều có nhu cầu giao tiếptrao đổi tâm tư tình cảmsuy nghĩ. Riêng đối với người cai nghiện khi trở về cộng đồng khó có ngay bạn bè tốt mà lại phải tiếp cận với một số bạn bè xấu, tiêu cực, sử dụng ma túy. Đây là một nguy cơ rất lớn trong việc tái sử dụng ma túy của người cai nghiệnNhà trung chuyển sẽ là nơi người cai nghiện có điều kiện tiếp cận được những bạn bè đồng cảm - những bạn bè này đã từng sử dụng ma túy nhưng họ đã được giáo dục, rèn luyện một thời gian dài tại trung tâm, đồng thời họ cũng được tuyển chọn từ những người cai nghiện tốt.


2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:


2.1. Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lý những thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơnthất vọngchấn thương tâm lý.


2.2. Điều chỉnh về xã hội: Giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sốngduy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè  xã hộiquản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới


2.3. Cân bằng lối sống: Thực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc  thời gian nhàn rỗi Trung tâm có nhiệm vụ quản lý giờ giấc sinh hoạt, làm việc, học tập của học viên để người cai nghiện có lối sống trật tự, ngăn nắp.


2.4. Kế hoạch hồi phục dài hạn: Có kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện.


2.5. Phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hỗ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.


3. NỘI DUNG THỰC HIỆN:


Mô hình nhà bán trú đã giữ một vai trò rất quan trọng từ thập niên 1970. Một số nhà bán trú thuộc nhà thờ Thiên chúa đã được thành lập vào khoảng thời gian đó, gồm có tên là: Hiding Place (Nơi ẩn nấp), Helping Hand (Bàn tay giúp đỡ), và Teen Challenge (Thách thức tuổi thơ) … Các nhà bán trú này đã giúp đỡ hàng ngàn người nghiện kể từ khi đó. Yếu tố tinh thần tự giác là nhân tố quyết định chính trong chương trình phục hồi của các nhà bán trú.


Chương trình điều trị trong giai đoạn này bao gồm:


3.1. Quản lý học viên:

Trong thời gian này người cai nghiện sẽ được phép đi ra ngoài làm việc,học nghềhọc văn hóa và quay về lại trung tâm khi đến giờ quy định. Quá trình này nên kéo dài ít nhất là 6 tháng.

Việc gặp gỡ giữa các học viên đã hoàn thành chương trình cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng là cần thiết để các thành viên có thể hỗ trợ nhau trao đổi tình cảm, kinh nghiệm trong cuộc sống.


3.2. Tư vấn - Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu:

Trong giai đoạn này người cai nghiện vẫn tiếp tục được sự giúp đỡ  và giám sát của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc thông qua các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân  nhómNgười đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà  về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về hành vi  tâm lý của họ. Thông qua các biện pháp chuyên môn cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của người cai nghiện như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện  giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện. Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.


3.3. Kiểm tra việc tái sử dụng ma túy:

Học viên được thường xuyên xét nghiệm nước tiểu đột xuất và định kỳ tối thiểu 01 lần / 01 tuần để kịp thời phát hiện học viên tái sử dụng ma túy hay không để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.


3.4. Người tư vấn đồng đẳng: 

Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra  thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trúbán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện. 


3.5. Sự quan hệ đối với gia đình và những người có ảnh hưởng:

Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị bán trúCán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.


3.6.  Làm việc nhóm: 

Người tư vấn và những tình nguyện viên có kinh nghiệm tiến hành làm việc nhóm cho người nghiện đang phục hồi. Mục tiêu là giúp người nghiện sự điều chỉnh cho phù hợp vói một lối sống mới để hoà nhập với xã hội.


3.7. Giải quyết việc làm – tiếp tục theo học các chương trình văn hóa, đào tạo nghề: 

Người cai nghiện được tạo cơ hội để tự quản lý giờ giấc sinh hoạt bản thân, mặt khác họ được trao quyền tự chịu trách nhiệm với cuộc sống. Với tính tự giác cao, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của trung tâm giúp nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của người cai nghiện, khích lệ và tạo động cơ cho họ thay đổi lối sống. 

Một số người cai nghiện là sinh viên - học sinh cần phải tiếp tục theo học ở các trường lớp. Vì lý do bỏ học và ma túy làm tổn thương hệ thống não bộ nên việc theo học văn hóa sẽ gặp phải một số khó khăn.


3.8. Can thiệp gia đình: 

Gia đình cần tích cực trợ giúp họ. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì khi người cai nghiện trở về nhà họ cần tiếp sự hỗ trợ của gia đình để giúp họ phục hồi. Do có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách giải quyết hay điều chỉnh khi có người nghiện trở về nên việc tư vấn gia đình là rất cần thiết. Các gia đình cần có sự hiểu biết tốt cách giúp đỡ những người thân yêu của mình khi trở về gia đình. Đôi khi có một số tình huống mà gia đình có thể trở thành những cản trở thay vì giúp đỡ sự phục hồi của người cai nghiện nếu gia đình không biết cách xử lý.



III. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI NGƯỜI TƯ VẤN VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN:

Kết quả cai nghiện phụ thuộc vào khả năng giải quyết của người cai nghiện, họ phải sống theo một lối sống mới không ma tuý.


1Khả năng giải quyết của người cai nghiện được quyết định bởi những yếu tố sau:

  •  Mức độ tự tin và tính kiên nhẫn của cá nhân
  • Phát triển các giá trị khác nhau để bắt đầu lại
  • Gặp những người bạn mới không nghiện ma tuý hoặc đã cai nghiện thành công
  • Làm việc hàng ngày trong một môi trường mới

2. Kỹ năng của người tư vấn trong việc trang bị kiến thức:


Người tư vấn cần dẫn bước người cai nghiện đi suốt quá trình học tập. Cá nhân đang phục hồi phải học cách đối phó một cách chủ động và quyết liệt khi họ rời khỏi chương trình bán trú, vì họ vẫn chưa hết rủi ro tái nghiện. Trong giai đoạn hỗ trợ điều trị nội trú và trước khi tái hoà nhập cộng đồngsự trợ giúp đưa ra phải đúng đắn, phù hợp và đúng lúcNhững trượt ngã là không thể tránh khỏi, do vậy, điều quan trọng là cá nhân đang phục hồi cần có một người thầy tốt để họ có thể có những sự giúp đỡ trước khi bị sa vào tình trạng tái nghiện. Việc giúp đỡ tư vấn này cần kéo dài ít nhất là một năm.


3Cách trợ giúp người nghiện đang phục hồi:


-   Sự cần thiết về tâm lý: ý thức về những nhu cầu của đối tượng và lưu ý về những cái có thể gây tổn thương đối tượng.


-   Cách tiếp cận: Coi đối tượng là trung tâm chứ không phải là việc điều trị và cần vô tư, bày tỏ sự ấm áp, niềm nở và quan tâm.


-   Quyết định thời điểm: Khi đối tượng sẵn sàng phục hồi thì cần đưa ra những trợ giúp cần thiết.


-   Sự tận tâm giúp đỡ: Có mặt cùng đối tượng khi cần, giúp đỡ và cần phải chắc chắn.


-   Môi trường: Cần có nơi thuận lợi, tạo điều kiện phù hợp cho công tác cai nghiện phục hồi.


-   Việc chăm sóc: phải tôn trọng, không xúc phạm đối tượng và có nội quyquy định cụ thể


-   Việc kiểm tra – giám sát: Thông qua các biện pháp thử thách và theo dõi, có quy định cụ thể.


Việc trang bị cho người cai nghiện đang phục hồi những kỹ năng sống và nghề nghiệp có tầm quan trọng to lớn. Khái niệm việc làm được xem là một yếu tố cơ bản. Tầm quan trọng của việc học nghềhọc văn hóa được đặt trọng tâm chủ yếu ở phần điều trị bán trú. Nó nằm ở sự nhận thức về chính bản thân; có đóng góp tài chính cho gia đình được coi trọng và nâng sự tự tin lên. Lòng tự trọng thấp và sự tự tin nghèo nàn luôn song hành với tình trạng thất nghiệp. Do vậy, việc học kinh nghiệm thông qua thái độ và cách ứng xử trong công việc cần được xem là một phần của chương trình phục hồi. Việc đặt ra trách nhiệm cùng công việc (nghề nghiệp) được xem là một phần của chương trình điều trị sẽ chắc chắn đem lại sự hoà nhập cho người cai nghiện quay trở về với xã hội.


Phải giúp đỡ người cai nghiện bằng cách khơi dậy cách nhìn nhận về những điều tốt đẹpcó ý nghĩa trong cuộc sống thay vì việc phải dùng đến ma tuý hay những thứ gây hại khác.


Việc tìm hiểu các yếu tố cần thiết trong việc hỗ trợ sau cai và tái hoà nhập cộng đồng là để xác định những nhu cầu của đối tượng trong cuộc sống, để đề ra những trợ giúp về tinh thần và để nâng cao nhận thức về xã hội. Đối tượng cần được giúp đỡ để nhận ra và giải quyết những tâm tư khúc mắc của họ khi tái hoà nhập cộng đồng.


Định hướng trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu của đối tượng để đảm bảo họ sẵn sàng tiến tới kết quả thực sự. Do đó điều cơ bản là cán bộ điều trị vừa có thể tạo lập được sự đánh giá lại vừa xây dựng kế hoạch điều trị có sự tham gia của đối tượng. Sự đồng ý và quyết tâm phục hồi của đối tượng là điều căn bản, nó là động lực cổ vũ họ đổi mớisẽ phục hồi họ một cách toàn diện, và nối tiếp là sự hoà nhập xã hội thành công của họ.


IV. KẾT LUẬN:


Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính có đặc tính dễ tái nghiện, việc điều trị phải kiên trì nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm sinh hoạt của đối tượng để có sự điều chỉnh phù hợp. Chúng ta không nên quá hoảng hốt khi một người đã cai nghiện ma túy tái sử dụng ma túy. Vấn đề chính là phải phát hiện sớm – điều trị sớm để tránh những tổn thương hệ thống não bộ, hình thành thói quen xấu.


Công tác cai nghiện phải xác định là khó khăn, lâu dài. Mục đích cai nghiện là thúc đẩy nhanh quy trình cai nghiện bằng những biện pháp khoa học, trong đó có công tác tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu và các liệu pháp xã hội là chủ yếu.

Để cai nghiện ma túy thành công cần có những bước đi thích hợpNgôi nhà trung chuyển là bước đệm cần thiết cho người cai nghiện chuyển từ cai nghiện nội trú qua tái hòa nhập cộng đồng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

CÁC PHƯƠNG PHÁP 
PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A. CÁCH PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY


Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được vạch định kỹ lưỡng tùy theo từng đối tượng. Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ.

Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời – Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.

Vì vậy, việc phục hồi cho những người nghiện ma túy không những là một quá trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm cùng với những thay đổi trong quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có các thay đổi này thì tình trạng sống không có ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn, sau đó là sự tái nghiện.


I/ GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN:


Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng ma túy ngay sau quá trình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi Trung tâm rất thường hay sa ngã. Sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò muốn thử lại xem sao.

Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng được lộ qua những triệu chứng những dấu hiện đe đọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.

Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.

Cảm giác thèm thuốc luôn luôn gây nên một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo cảm giác như sau:

tái nghiện ma túy

Về hành vi, bệnh nhân có những biểu hiện:

-  Sử dụng những chấy gây nghiện khác: rượu, thuốc ngủ….

-  Vẻ căng thẳng tâm trí, bối rối do xung đột nội tâm.

-  Hưng phấn hay trầm cảm quá độ.


II/ NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN:


Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của đối tượng, hoặc cả hai cùng phối hợp.

1/ VỀ CẢM XÚC:

Do hoàn cảnh sống, bệnh nhân nếu bị trầm cảm hay hưng phấnHai trạng thái này đều dễ dẫn tới tái nghiện.

2/ VỀ HÀNH VI:

·         Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, nhữngtình huống nguy cơ.

·         Những thời gian nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấuthấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội).

3/ VỀ NHẬN THỨC:

·         Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị, tiếp thu kém.

·         Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy.

·         Có thương tổn trong đầu óc, không còn khả năng tiếp thu điều trị.

4/ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN HỆ CÁ NHÂN:

·         Thiếu hỗ trợ của gia đình và xã hội.

·         Bị áp lực của bạn bè xấu.

·         Thất nghiệp hay lâm vào hòan cảnh khó khăn.

·         Để thì thời gian nhàn rỗi quá nhiều.

5/ VỀ MẶT SINH LÝ HỌC:

·         Không thắng được cảm giác thèm thuốc.

·         Có bệnh đau mãn tính.

6/ VỀ MẶT TÂM THẦN, TÂM LINH:

·         Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được.

·         Cảm giác trống rỗng chẳng có mục đích ý nghĩa gì

7/ VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN:

·         Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân.

·         Kế hoạch điều trị không thích ứng.

·         Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ.


III/ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN:


1/ PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN:

1.1 MỤC TIÊU:

-   Cho người cai nghiện sử dụng thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ và tìm kiếm ma túy.

-   Hoặc sử dụng thuốc Methadone là một chất gây nghiện nhưng ít độc hại hơn Heroin, giá cả rẻ hơn Heroin.

-   Methadone sử dụng uống nên không gây lây nhiễm các bệnh HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B - C

-   Việc điều trị thuốc Naltrexone hoặc Methadol phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, bệnh lý từng đối tượng

-   Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữtâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn - liệu pháp tâm lý - liệu pháp giáo dục - liệu pháp xã hội.

-   Trang bị cho người nghiện khả năng sử lý tình huống nguy cơ cao. Ví dụ tham gia vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độkhông cần tời bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

-   Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHO

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

(OPIUM * MORPHINE * HEROIN)

(THUỐC PHIỆN * MOCPHIN * HÊ-RÔ-IN)

CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE THAY THẾ  ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE

I. KHÁI QUÁT:

1. Naltrexone là chất đối kháng nhóm OMH.

2. Naltrexone được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm nhớ ma túy nhóm OMH.

3. Naltrexone không gây nghiện.

4. Uống thuốc 3 lần / tuần.

5. Ngừng thuốc Naltrexone bệnh nhân không bị hội chứng cai.

I. KHÁI QUÁT:

1.  Methadone là chất đồng vận nhóm OMH

2.  Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH.

3.  Methadone là chất gây nghiện.

4.  Uống thuốc mỗi ngày.

5.  Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Naltrexone vào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

-  Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

+ Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

Hấp thu nhanh qua đường uống

+ Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất  3 - 4 giờ sau khi uống.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexonechất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH.

*Thời gian bán hủy của Naltrexone  khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ.

2. Phân bổ chuyển hóa:

* Phân bổ trong các mô và huyết tương.

Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất  chuyển hóa không có tác dụng.

Thời gian bán hủycủa Methadone  khoảng 24 giờ.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1.  Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon…

2.  Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bìnhGiảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần.

IV.    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục…

2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên triệu chứng táo bónrối loạn chức năng tình dụctăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị.

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện.

1.   Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc.

2.   Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày).

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone.

1.   Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài.

2.   Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần.

4.   Người nhiễm HIV giai đoạn cuối.

5.   Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai.

6.   Ung thư

7.   Có nhiều tiền án, tiền sự

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH.

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặngviêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….).

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm:

1.   Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.   Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.   Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.   Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

5.   Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối.

6.   Người bệnh dưới 18 tuổi.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Methadone  cho những người nghiện nhóm OMH gồm:

1.     Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.     Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.     Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.     Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.

5.     Người bệnh nghiện rượu

6.     Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp.

2.Khôngsử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơgây ngủ gà, đờ đẫn, ngủ gật.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu.

2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu.

3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng củaMethadone do đồng tác dụng.

4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Phải duy trì ít nhất là 12 tháng.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời.

DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ.

1.2/ KẾ HOẠCH:

-      Giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân dẫn dắt họ đi vào ma tuý.

-      Nhân viên điều trị phải tìm ra những yếu tố nguy cơcủa bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

-      Giúp cho bệnh nhânhiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và cuối cùng dẫn đến là một hành vi tái sử dụng.

-      Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốctrong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy.

-      Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầuvới áp lực củabạn bè cũphe nhóm xấu muốn họ tái nghiện.

-      Giúp bệnh nhân có một tổ chức hỗ trợ.

-      Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn quá độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua.

-      Nếu bệnh nhân có những nhận thức sai lạc, giúp họ cách xử lý chúng.

-      Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng.

-      Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã và tái nghiện.

1.3/ BIỆN PHÁP:

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính - khó chữa - dễ tái phát nhưng có thể chữa được.

Não bộ thể hiện những thay đổi một cách rõ ràng sau sử dụng ma túy và những thay đổi này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.

Điều trị sẽ cho kết quả tốt nhưng với điều kiện:

+ Đúng phương pháp

+ Đúng thời gian

+ Đúng thuốc

+ Đúng người bệnh

Việc PHÒNG BỆNH - CHỮA BỆNH và CHỐNG TÁI NGHIỆNsau cai là BA VẤN ĐỀ LỚN phải được tác nghiệp đồng bộ, phải có một chiến lược khoa học thống nhất - kiên quyết - xuyên suốt - khép kín - kịp thời - thích ứng với đặc điểm của mỗi trường hợp. Bởi lý do nghiện rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống, các vấn đề nội tâm - gia đình và xã hội cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân này lại không thích ứng cho bệnh nhân khác, nhưng dù bất cứ bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức - hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu dùng phương pháp Methadone hoặc chất đối kháng Naltrexone.

Việc kết hợp quản lý bệnh nhân bằng các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý - giáo dục, thỏa mãn mọi yêu cầu điều trịcủa đối tượng là trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị. Chương trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, cha mẹ, hoàn cảnh, công ăn việc làm, cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là dễ tái nghiện sau khi cai cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết chưa đủ về tính chất nghiện của ma túy lại xảy ra tình trạng bệnh nhân đông, số nhân viên thì íttrình độ hiểu biết về ma túy có mặthạn chế, tình trạng săn sóc hậu cai không đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.

Cai nghiện ma túy được gọi là thành công phải đạt được 4 yếu tố:

+ Không tái sử dụng ma túy

+ Có một lối sống chuẩn mực, tự quản lý bản thân

+ Thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức

+ Phục hồi được hệ thống não bộ đã bị tổn thương, ngộ độc vì ma túy.

2. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH

2.1. CÁC QUY TẮC GIẢM NGUY CƠ (TÁC HẠI):

- Giảm nguy cơ dựa trên khái niệm về “bậc thang mục tiêu điều trị”

Thừa nhận rằng, đối với một số người, việc từ bỏ ma túy là rất khó khăn và tái nghiện là một phần của quá trình phục hồi.

- Thừa nhận rằng cần có các can thiệp tạm thời để đảm bảo rằng người sử dụng không bị ảnh hưởng sức khỏe không thể hồi phục (như bị nhiễm HIV/Viêm gan B hoặc C) hoặc tử vong do quá liều hoặc hành vi nguy cơ khác.

2.2. GIẢM NGUY CƠ, CÁC NẤC THANG MỤC TIÊU:

Nếu không thể ngừng sử dụng ma túy trong thời gian ngắn:

-  Giảm số loại ma túy và số lượng từng loại (VD: tiêu ít tiền hơn cho ma túy).

-  Giảm số lần dùng (như chỉ dùng vào cuối tuần; một lần/tháng, trong các dịp đặc biệt).

-  Không tiêm chích ma túy

-  Nếu tiêm chích, không chích chung.

-  Nếu dùng chung, đảm bảo rằng bơm kim tiêm được làm sạch.

2.3. GIẢM NGUY CƠ/ GIẢM TÁC HẠI:

Kết quả tích cực từ mạng lưới can thiệp đồng đẳng:

- Thử nghiệm ngẫu nhiên can thiệp đồng đẳng trong nhóm thanh thiếu niên sử dụng Methamphetamine ở ChiangMai, Thái Lan (2005 - 2007).

-  Đối tượng trong cả hai nhóm đều báo cáo giảm sử dụng Methamphetamine rõ rệt (99% trong đánh giá ban đầu so với 53% sau 12 tháng).

-  Tăng sử dụng bao cao su liên tục rõ rệt, (32% trong đánh giá ban đầu lên 44% sau 12 tháng).

2.4. CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM TÁC HẠI CỤ THỂ:

- Tầm quan trọng của lập kế hoạch: khi người sử dụng nói kiên quyết “tôi sẽ không từ bỏ, tôi chỉ muốn giảm sử dụng”, các chiến lược có thể bao gồm hỗ trợ người sử dụng:

Sử dụng ít hơn (tập trung vào mức độ sử dụng: số lượng hoặc số tiền tiêu cho chất gây nghiện).

Giảm tần xuất sử dụng (chỉ sử dụng vào cuối tuần; 1 lần/tháng).

Ổn định vể tâm lý xã hội: giúp ổn định các lĩnh vực khác trong cuộc sống của người sử dụng để họ lấy lại cảm giác kiểm soát được việc sử dụng chất gây nghiện của họ (xây dựng sự tự kiểm soát).

Tất cả những biện pháp có tác dụng trong giảm tác hại đối với chất dạng thuốc phiện đều có tác dụng với Amphetamin:

- Hoạt động đồng đẳng, giáo dục thay đổi hành vi nguy cơ.

- Điều trị nghiện hiệu quả dựa trên bằng chứng được triển khai để lôi cuốn sự tham gia, duy trì và đem lại lợi ích cho người sử dụng chất.

- Các chương trình trao đổi bơm kim tiêm/bao cao su.

2.5. CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH:

- Chương trình trao đổi bơm kim tiêm tại cộng đồng:

- Nhân viên còn tiến hành phân phát bơm kim tiêm tại nhà và tại cộng

Tiếp cận đồng đẳng trao đổi bơm kim tiêm thứ cấp

- Người sử dụng nhận dịch vụ tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm về giảm tác hại

Chuyên biệt cho sử dụng chất kích thích

- Người sử dụng được tiếp cận với dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, thông tin về HCV, các thông tin sức khỏe khác và được hỗ trợ khi cần.

- Người sử dụng được tiếp cận với các nguồn dịch vụ giảm tác hại khác nhau.

2.6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:

Khuyến nghị:

- Củng cố luật pháp

- Giải quyết bạo lực gia đình

- Vấn đề y tế công cộng STD/HIV

- Phúc lợi cho trẻ em

- Các bệnh nhiễm trùng

- Lạm dụng chất gây nghiện

- Sức khỏe tâm thần

- Đào tạo cán bộ điều trị

- Giáo dục

- Thông tin đại chúng


B. KẾT LUẬN:


Bốn vấn đề chính yếu trong công tác điều trị nghiện ma túy là:

1.   Sớm nhận biết các dấu hiệu của người sử dụng ma túy để điều trị kịp thời

2.   Trong phương pháp điều trị vấn đề gọt dũa, phục hồi nhận thức hành vi nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý và mâu thuẫn nội tâm là quan trọng nhất thông qua tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp giáo dục, liệu pháp xã hội, lao động trị liệu, hoạt động trị liệu, giải trí trị liệu là rất cần thiết.

3.   Với người nghiện heroin, liệu pháp sử dụng thuốc giữ một vai trò quan trọng.

4.   Với người nghiện ma túy tổng hợp dạng kích thích do chưa có thuốc điều trị nên việc giảm nguy cơ, giảm tác hại là vô cùng cần thiết.

 

CÔNG TÁC QUẢN LÝ – ĐIỀU TRỊ – GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC

TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU​


Bs.Nguyễn Hữu Khánh Duy
Giám Đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa


A. RỐI LOẠN TÂM - SINH LÝ TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:


          Ma túy là những chất tác động tâm thần và gây những tổn thương trong não người nghiện. Những tổn thương này có thể tồn tại rất lâu hoặc vĩnh viễn sau khi ngưng sử dụng ma túy.

Người nghiện ma túy bị suy giảm khả năng xét đoán, khả năng xử lý thông tin, mất khả năng tự chủ, khả năng hiểu biết để hướng đến một cuộc sống lành mạnh. Người nghiện hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Liệu pháp điều trị - phục hồi là một vấn đề hết sức khó khăn vì người bệnh bị những rối nhiễu tâm sinh lý thực tổn - lú lẫn tâm trí - phản ứng loạn tâm thần - rối loạn sinh hoạt - trạng thái hưng trầm nhược - rối loạn hành vi - rối loạn tập trung - biểu hiện lo hãi - thiếu tự tin, kết hợp với các rối loạn nhân cách - rối loạn tâm thần và đặc biệt là hội chứng hồi tưởng dẫn đến thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó … Đa số người nghiện ma túy đều được xếp vào những người có vấn đề tâm thần.

          Sự rối loạn trên nguyên nhân từ nhiều lý do khác nhau: Tâm - sinh lý người nghiện, hoàn cảnh cá nhân, ảnh hưởng do gia đình và tác động của xã hội. Việc sử dụng, lạm dụng rồi lệ thuộc ma tuý dẫn đến tình trạng nghiện là triệu chứng cuối cùng của một quá trình dài đầy rối loạn trong một bối cảnh đa phương diệndo đó, việc điều trị phục hồi người nghiện ma tuý phải là một phương pháp điều trị toàn diện bao gồm nhiều lãnh vực Y tế - Tâm lý - Xã hội… Sau khi cai, nếu những nhân tố tác động thúc đẩy đối tượng tìm đến ma tuý vẫn chưa được giải quyết, hầu hết những người nghiện sẽ tái nghiện.

          Vì những l‎ý do trên, nên trừ một số trường hợp bệnh nhẹ, hầu hết những người nghiện ma túy đều phải được điều trị tập trung một thời gian để được giáo dục, giúp đỡ, rèn luyện, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách; trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống trước khi trở về tiếp tục điều trị tại cộng đồng.

Để có được một môi trường điều trị tập trung dài hạn có hiệu quả, qua thực tiễn và l‎ý luận người ta nhận thấy rằng MÔ HÌNH TỰ GIÚP ĐỠ THEO CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI là  khá thành công – có hiệu quả nhất.

Nếu được điều trị và phục hồi đúng cách, người nghiện sau khi cai nghiện sẽ bước vào cuộc sống với những thói quen tốt, những nhận thức đúng đắn - biết tự trọng và tự tin hơn để với sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ có thể từng bước, bước đi chính trên đôi chân của mình.



B. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:


I. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU:

          Môi trường trị liệu là sử dụng một cách khoa học môi trường nhằm mục đích trị liệu, tạo nên những thay đổi trong nhân cách của bệnh nhân. Danh từ môi trường trị liệu lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà tâm thần học BETTLEHEIM và SYLVERTER vào cuối những năm 1930 đầu những năm 1940 để miêu tả một môi trường kế hoạch khoa học nhằm mục đích thay đổi nhân cách của bệnh nhân.

          Khi một bệnh nhân bị căng thẳng, bức xúc, mất ngủ - người thầy thuốc khuyên bệnh nhân hãy nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. Bạn có thể lên cao nguyên hoặc về vùng biển một thời gian. Nơi yên tĩnh, cao nguyên, biển chính là thuốc để điều trị các chứng căng thẳng, bức xúc, mất ngủ của bạn. Sử dụng môi trường để điều trị bệnh được gọi là môi trường trị liệu.

          Những khái niệm về môi trường trị liệu: Những cuộc nghiên cứu đã thực hiện đầu tiên về môi trường trị liệu hầu hết sử dụng những lý thuyết về tâm thần hay về tâm lý bệnh nhân để xác định loại môi trường nào là có tính cách trị liệu tốt nhất. Những nổ lực được thực hiện để tìm kiếm một môi trường tương tác giữa các cá nhân, được chi tiết hoá kỷ lưỡngđặt nền tảng trên những nhu cầu tâm năng của một bệnh nhân đã được chẩn đoán kỹ càng.

+ Năm 1944 STANTON và SCHWARTZ cho rằng môi trường có thể là cách điều trị chủ yếu, cũng như có vai trò ảnh hưởng nâng đỡ hay bổ túc cho các hình thức điều trị khác.

+ Một tác giả khác là CUWDELL đã miêu tả tác động của các giá trị văn hoá, những chuẩn mực và phong tục của môi trường có thể ảnh hưởng lên sự điều trị của bệnh nhân.

+ Năm 1958 các tác giả FREEMAN, CAMERON đã cho rằng có mối liên hệ giữa tâm lý cá nhân và những đặc điểm của môi trường .

+ Năm 1962 CUMMING cho rằng môi trường có thể mang lại những thay đổi đặc thù trong hành vi của bệnh nhân. Các môi trường trị liệu có thể khác nhau tùy theo cách tổ chức, nhưng căn bản đều có những điểm chung trong các phương pháp trị liệu đối với các bệnh nhân điều trị nội trú.

Môi trường trị liệu nhận định rằng:

a/ Bệnh nhân có những sức mạnh và một phần nhân cách không bị xung đột. Những sức mạnh này được phát huy tối ưu bằng cách thiết lập một môi trường nội trú khoa học.

b/ Bệnh nhân có những khả năng to lớn trong việc tự điều chỉnh chính mình, trên những bệnh nhân khác và mức độ nào đó có ảnh hưởng trên cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

c/ Tất cả các nhân viên của trung tâm có một khả năng rất lớn để tác động đến việc trị liệu cho người bệnh.


II. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:

          Theo CRACK, khác với môi trường trị liệucộng đồng trị liệu là một loại môi trường đặc biệt trong đó toàn cơ cấu xã hội của đơn vị điều trị đều tham gia tiến trình giúp đỡ bệnh nhân.

          Theo JONES, môi trường cộng đồng trị liệu được phân biệt với các chương trình trị liệu khác là do chương trình này huy động toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân và toàn bộ tập thể bệnh nhân và nhân viên đều tập trung vào mục đích điều trị. Như vậy,bệnh nhân cũng có một vị trí trong  chương trình điều trị này. Trong chương trình cộng đồng trị liệu, nhân viên phải khuyến khích bệnh nhân tích cực tham gia trong kế hoạch săn sóc cho chính mình. Đây là một phương pháp rất khác với vai trò thụ động chữa trị trong bệnh viện cổ điển, quy ước trong đó chỉ có vai trò bác sĩ và bệnh nhân. JONES cho rằng điểm đặc biệt của chương trình này là được đặt trên sự giao lưu, giao tiếp tự do giữa bệnh nhân với nhân viên và giữa các bệnh nhân với nhauMục đích của sự giao lưu tự do này là tìm ra được hành vi nào, ‎ý kiến nào, nhận xét nào, những vai trò nào  thích hợp để thay đổi nhận thứcthái độ,  lòng tin của bệnh nhân và những vấn đề nào không thích hợp cho điều trị (anti therapeutic).

          Như vậy, cộng đồng trị liệu có tính chất dân chủtự do bàn bạc, thảo luận khác với phương pháp thường dùng là đặt vai trò trị liệu của người bác sĩ lên trên bệnh nhân và cách điều trị phục hồi tuân thủ những quy định theo thứ lớp bắt buộc.

          Trong mô hình cộng đồng trị liệu, môi trường thiết yếu là môi trường linh hoạt, những người tham gia không có vai trò chuyên biệt rõ ràng, những hoạt động của bệnh nhân được cá thể hóa rất cao. Một điều ngoại lệ đặc biệt là MỖI NGÀY PHẢI CÓ MỘT BUỔI HỌP CỘNG ĐỒNG: tất cả nhân viên và những bệnh nhân được khuyến khích phải hội họptrách nhiệm tập thể được nhấn mạnh, những người tham dự được rút tỉa kinh nghiệm, học tập, sửa sai những hành vi không tốt.

          Vai trò chính của nhân viên là giúp đỡ bệnh nhân đạt được những thấu hiểu mới, những sáng kiến, hành vi mới. JONES tin rằng một đơn vị điều trị lý tưởng cần phải được tự do điều hành trong cách nào tốt nhất, với hướng tiếp cận riêng của mình. Tuy nhiên, JONES cũng đưa ra những yếu tố mang tính đặc trưng của cộng đồng trị liệu: đó là hội họp cộng đồng hàng ngày như là một phương thức để thảo luận đời sống hàng ngày của Trung Tâm nhằm đóng góp, giải quyết các thắc mắc, các yêu cầu của các bệnh nhân.

          Một yếu tố nữa của cộng đồng trị liệu là quản lý bệnh nhânMục đích của sự quản lý bệnh nhân là để bàn bạcthảo luận một cách chi tiết, cụ thể vềtrách nhiệm và quyền lợi của từng bệnh nhân như: luân phiên dọn dẹp và làm vệ sinh các phòng. Tất cả mọi quyết định cuối cùng phải được thống nhất lại trong các phiên họp cộng đồng. Jones cho rằng sinh hoạt nhóm nhằm xem xétkiểm điểm lại hoạt động trong ngày là rất cần thiết nhằm uốn nắn, giáo dục bệnh nhân. Trong buổi họp, các thành viên Trung Tâm phải bàn bạc những đáp ứng riêng,  mong đợi riêng, thành kiến riêng của mọi người. Một đặc trưng quan trọng khác của môi trường cộng đồng trị liệu là bệnh nhân có những cơ hội học cách sống sinh hoạt trong môi trường tập thể đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày. Theo JONES - phản hồi lại, là một trong những khái niệm căn bản, quan trọng nhất của cộng đồng trị liệu nhằm đạt được sự tiến bộ của cộng đồngNhân viên của Trung tâm phải nhạy cảm trong vai trò của mình - phải biết phản hồi lại những thông tin trong cộng đồng lên cấp trên. Ngày nay những khái niệm sơ khởi của JONES về cộng đồng trị liệu đã được nhìn nhận tuy nhiên được thực hiện dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhưng những nét cơ bản vẫn không thay đổi.

          Nguyên tắc của cộng đồng trị liệu là có sự liên quan lẫn nhau trong môi trường nội trútác động đến hành vi và cảm xúc của mọi người. Năng động nhóm là động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và phục hồi – khuyến khích sự phát triểnSự điều hành toàn diện môi trường cộng đồng rất có hiệu quả.

          Sức mạnh của năng động nhóm (dynamic group) ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hành vi và củng cố các quy tắc của cộng đồng. Ngày nay, trong môi trường điều trị cộng đồng, sức mạnh ấy không còn nằm ở cá nhân hay một nhóm nhỏ nữa mà nó là sức mạnh của một tập thể.


III. MÔ HÌNH TỰ GIÚP ĐỠ THEO CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI (SELF – HELP SOCIAL LEARNING TREATMENT MODEL – SSLTM):

          Từ những khái niệm của CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU, mô hình TỰ GIÚP ĐỠ THEO CÁC LIỆU PHÁP XÃ HỘI đã phát triển các mô hình sau đây:

1. HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH (AA) – NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ẨN DANH (NA):

          Năm 1935– Nhóm những người nghiện rượu ẩn danh (AL) được thành lập. Quan điểm của nhóm là cá nhân tự nhìn nhận bản thân, thừa nhận những khiếm khuyết của mình và sửa đổi.

  • Hội AA (Alcoholics Annymous) HIỆP HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU ẨN DANH – ra đời năm 1935, tại Akron- Ohio- Mỹ, do ông Bill Wilson và bác sĩ Bob Smith – vốn là hai người nghiện rượu, đã tự cai. Hai ông đã đưa ra 12 nguyên tắc điều trị, đồng thời lập ra hội AA. Hội khởi đầu có 3 thành viên.
  • Năm 1953, hội AA cho phép hội NA (Narcotics Anonymous) HỘI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ẨN DANH được phép sử dụng các bước của chương trình này vào việc cai nghiện ma túy.

          Nghiện rượu và nghiện ma túy có nét chung là cùng mục đích hồi phục và từ bỏ nghiện, đồng thời hình thành mối quan hệ đồng cảm giữa những người đang cùng cai nghiện.

  • Hơn 70 năm qua, chương trình 12 bước đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới,dựa trên căn bản có tính truyền thống, và được bổ sung bởi nhiều bài viết chọn lọc của những người cai nghiện. Trụ sở trung ương Hội đặt tại New York và Châu Âu.

          Phương pháp chính của Hội là chương trình 12 bước và một bộ sách giáo khoa kèm theo (Basic Text).  Phương pháp nhấn mạnh đặc biệt vai trò của quy trình thảo luận – thu hoạch – giải đáp.

          Giáo viên hướng dẫn và nhóm trợ lý đều là người cai nghiện thành côngxuất thân từ Trường Cai Nghiện và trở thành chuyên viên – một người thầy thực sự của chuyên ngành ma túy.

          Việc học tập được tổ chức tại Trung Tâm Cai nghiện Ma Túy, chương trình bao gồm giai đoạn cắt cơn, giai đoạn học tập và rèn luyện theo chương trình 12 bước, kế tiếp là giai đoạn “bán thử thách và giai đoạn thử thách” tại cộng đồng. Thời gian tổng quát là 6 tháng, có thể kéo dài một năm hay hơn nữa, tùy theo từng trường hợp.

          Sau khi tái hòa nhập cộng đồng, mỗi người đều là hội viên của NA và giữ sinh hoạt với Hội, thân thiết, lâu dài để đem lại sự bền vững cho mình.

          Tại Trung Tâm, học viên cũng được hưởng các dịch vụ sinh hoạt như: thể dục thể thao - vui chơi giải trí – nâng cao văn hóa, kỹ năng sống – các loại lao động trị liệu, hướng nghiệp.


          NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP 12 BƯỚC:

Chương trình 12 bước có nguồn gốc như đã trình bày trên, chương trình được xây dựng trên nền tảng Tâm lý nhiều mặt, bao gồm nhiều ngã rẽ của tâm lý người nghiện, như sự phản ứng, thối động, che dấu, biện hộ, chối bỏ, không thừa nhận, buông xuôi, mất tự tin, hưng phấn giả tạo… qua từng giai đoạn, do tính chất căn bệnh gây nên, cộng với quán tính của hành vi tiêu cực lâu dài trong quá khứ. Chương trình do chính những người nghiện đã phục hồi xây dựng nên và được tiếp tục bổ sung. Chương trình 12 bước bao gồm:

Bước 1: "Chúng ta chấp nhận rằng mình bất lực về sự nghiện ngập của chúng ta và cuộc sống của chúng ta trở nên không kiểm soát được"

Bước 2: "Chúng ta tin rằng có một quyền năng mạnh hơn bản thân mình có thể giúp chúng ta phục hồi lại sự bình thường"

Bước 3: "Chúng ta quyết định để ‎ý chí và cuộc sống của chúng ta cho sự chăm sóc của Thiên Chúa vì chúng ta hiểu Người"

Bước 4: "Chúng ta đã đánh giá đạo đức của chúng ta một cách chân thật và can đảm"

Bước 5: "Chúng ta đã thú nhận với Đấng tối cao, với chính chúng ta, và với người khác về thực chất những hành động sai lầm của chúng ta"

Bước 6: "Chúng ta hoàn toàn để cho Đấng tối cao xóa bỏ đi tất cả những khuyết điểm của tính cách"

Bước 7: "Chúng ta khiêm tốn yêu cầu Đấng tối cao xóa bỏ những điều thiếu sót của chúng ta"

Bước 8: "Chúng ta viết ra danh sách những người mà chúng ta đã làm hại và chúng ta sẵn sàng sửa chữa tất cả"

Bước 9: "Chúng ta trực tiếp đền bù cho họ bất cứ nơi nào chúng ta có thể, ngoại trừ trường hợp nếu chúng ta làm điều đó sẽ tổn thương họ hoặc những người khác"

Bước 10: "Chúng ta tiếp tục làm bảng kiểm tra cá nhân, để khi nào chúng ta sai, chúng ta thừa nhận và sửa chữa ngay những sai lầm ấy"

Bước 11: "Chúng ta đã tìm kiếm thông qua cầu nguyện và thiền định để nâng cao nhận thức của chúng ta, tiếp cận với Chúa vì khi chúng ta hiểu được Người. Cầu nguyện chỉ là biểu hiện sự sẵn lòng của Người cho chúng ta và sức mạnh để làm điều đó"

Bước 12: "Sau khi đạt được sự nhận thức về tâm linh, kết quả của các bước mà ta đã cố gắng thực hiện. Chúng ta cố gắng mang thông điệp này đến cho những người nghiện ma túy khác và để thực hành các nguyên tắc này trong mọi công việc của chúng ta"


2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG OXFORD: do Frank Buchman thành lập và là người có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng các giá trị nhân văn. Mục đích chủ yếu của nhóm Oxford là cai nghiện Rượu – Hoạt động của nhóm bao gồm những nội dung như cùng chia sẻ thông tin, hướng dẫn, cam kết sự thay đổi và phục hồi. Chúng ta thấy được nhiều điểm tương đồng giữa nhóm Oxford với Cộng đồng trị liệu. Nhóm Oxford có những nổ lực trong việc truyền đạt các giá trị nhân văn tới các thành viên của nhóm. Trong số các giá trị này có 4 yếu tố cơ bản – đó là:

  • Tính trung thực tuyệt đối
  • Tính trong sạch tuyệt đối
  • Không ích kỷ
  • Yêu thương tuyệt đối

3. MÔ HÌNH SYNANON:

          Được thành lập vào năm 1958 tại California bởi một người đã từng nghiện rượu là Charles E. Dederich, sự phát triển của Synanon ban đầu được xuất phát từ quan điểm của AA. Do chương trình thích ứng với các trường hợp cai nghiện ma túy, chương trình Synanon và AA dần trở nên tách biệt và dẫn đến sự khác nhau hệ tư tưởng cũng như mối liên quan.

          Mô hình Cộng đồng trị liệu của Synanon đang phát triển thành nhiều chương trình ở Mỹ và khắp thế giới gồm chín yếu tố cơ bản. Các yếu tố này dựa vào l‎ý thuyết học tập xã hộithông qua sử dụng cộng đồng để khuyến khích sự thay đổi về hành vi và thái độChín yếu tố đó là:

  • Tham gia tích cựcNgười nghiện tham gia chủ độngtrong các hoạt động trong cộng đồng chữa bệnh là cần thiết để thay đổi, trưởng thành và phát triển. Điều này có nghĩa là khi người nghiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, sẽ tăng cường mối liên kết giữa các thành viên và giữa thành viên với chương trình. Các thành viên được yêu cầu đóng góp cho cộng đồng. Sự đóng góp này được thực hiện dựa trên khả năng của từng cá nhân cũng như giá trị của mỗi nhiệm vụ mà họ thực hiện đối với cộng đồng.
  • Phản hồi của thành viên: Những thành viên nhóm phải đóng góp ‎ý kiến lẫn nhaumột cách chân thật. Thông tin phản hồi của các thành viên được thực hiện một cách chính thức thông qua hoạt động của nhóm và các buổi trị liệu, hoặc phản hồi không chính thức như giao tiếp cá nhânMục đích của việc phản hồi là nhận thức về hành vi, suy nghĩ ‎ ý tưởng. Phản hồi bao gồm cả sự phản hồi tích cực và phê bình có tính xây dựng.
  • Noi gươngTất cả các cán bộ và thành viên cấp cao của cộng đồng phải thể hiện tốtđể làm gương cho những thành viên khác như một phương tiện giáo dục. Đây là việc giáo dục thông qua hành động. Các thành viên của cộng đồng điều trị “không chỉ nói mà phải làm”.
  • Tập thể hướng dẫn cá nhân thay đổi: Nhấn mạnh của nhóm hoặc tác động của cộng đồng giúp cá nhân thay đổi. Tất cả các yếu tố trong mô hình SSLTM khuyến khích và hỗ trợ cho cá nhân trưởng thành và phát triển.
  • Các giá trị và chuẩn mực chung: Cộng đồng xây dựng các quy tắc và giá trị chungđể tạo ra áp lực của nhóm và của cộng đồng, để giúp đỡ từng thành viên của cộng đồng tuân thủ và dần tin vào những hành vi và quan niệm tích cực“Triết lý TC” và “Những quy tắc bất thành văn” là những nội dung để thực hiện các giá trị và chuẩn mực.
  • Kết cấu và hệ thống: Để thực hiện các khái niệm và triết lý của SSLTM, các hoạt động cần được tổ chức có kết cấu và hệ thống. Kế hoạch hoạt động hàng ngày, gặp mặt, nội quy, quy định, cấu trúc thứ bậc, công việc, mệnh lệnh nhóm, các giai đoạn điều trị là tất cả những nội dung để đạt được mục đích và mục tiêu của cộng đồng.
  • Giao tiếp mở:Hoạt động giao tiếp được tiến hành theo chiều ngang và chiều dọc. Cộng đồng duy trì sự thống nhất thông qua việc khuyến khích các thành viên bộc lộ cảm xúc và ý tưởng.
  • Mối quan hệ cá nhân và nhóm: SSLTM tạo ra một mạng lưới quan hệ, tạo điều kiện cho các học viên có nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về hành vi, cảm xúcvà ý tưởng. Mối quan hệ với nhân viên, nhóm người được chữa trị, nhóm tĩnh, cộng đồng sẽ giúp các cá nhân đảm nhận trách nhiệm, tăng cường hiểu biết và chấp nhận những thiếu sót của mình và làm cam kết thay đổi.
  • Thuật ngữ chuyên dùng: Thuật ngữ sử dụng bởi SSLTM là cách giải thích đơn giản về quá trình và môi trường hoạt động. Đó là ngôn ngữ chung tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.

4. TỔ CHỨC DAYTOP QUỐC TẾ:

          Được bắt đầu đưa vào điều trị từ năm 1963 và hiện có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới.

          Tổ chức Daytop đã hỗ trợ rất nhiều người nghiện và thanh thiếu niên từ bỏ lệ thuộc vào ma túy và xây dựng một cuộc sống lành mạnh và có ích cho xã hội. Tình trạng sử dụng ma túy và nghiện ma túy diễn ra ở hầu khắp các nước trên thế giới và có tác động lớn đến các thành viên, gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội.

          Tổ chức DAYTOP Quốc tế được thành lập để cung cấp chương trình tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ các quốc gia đối phó với sự gia tăng của tình trạng sử dụng ma túy.

          Chương trình tập huấn Daytop dựa trên cơ sở mô hình trị liệu cộng đồng truyền thống lâu dài, mô hình này được tạo thành từ 9 yếu tố cơ bản:

  1. Sự tham gia tích cực của các thành viên/ người cai nghiện trong cộng đồng,
  2. Thu nhận ‎ý kiến từng thành viên cộng đồng,
  3. Xây dựng mô hình trách nhiệm,
  4. Các mô hình hướng dẫn từng thành viên cộng đồng thay đổi,
  5. Chia sẻ các chuẩn mực và giá trị chung,
  6. Cơ cấu và hệ thống,
  7. Giao tiếp mở,
  8. Quan hệ cá nhân và quan hệ nhóm, và
  9. Thuật ngữ chuyên dùng (được áp dụng trong cộng đồng TC).

          Tất cả những yếu tố này tạo nên một phương pháp cộng đồng TC, dựa trên phương pháp tự giúp đỡ và học tập xã hội. Chính cộng đồng thúc đẩy những thay đổi về thái độ, hành vi của thành viên. Thái độ, kỹ năng và trách nhiệm mà người vào cai nghiện học tập từ cộng đồng không chỉ cần thiết để giúp họ sống tốt trong môi trường cộng đồng đó mà còn là yếu tố quan trọng để họ có thể tồn tại khi trở về xã hội.

          Mô hình tập huấn này được hình thành trên hoạt động thực tế của các Cộng đồng trị liệu Hoa Kỳ (TCA). Những cộng đồng này đã đào tạo cán bộ tư vấn có năng lực phù hợp để triển khai hiệu quả mô hình này. Năng lực của cán bộ tư vấn bao gồm:

  • Phát triển các kỹ năng sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu và các công cụ đánh giá,
  • Tăng cường động lực phát triển và thúc đẩy xây dựng hệ thống các quy định ưu đãi,
  • Khuyến khích ‎ý thức tự giúp đỡ và trợ giúp lẫn nhau,
  • Phát triển khái niệm “không có sự tách biệt giữa chúng ta – họ”,
  • Thực hành khái niệm “hành động theo chỉ dẫn”,
  • Thúc đẩy sự phụ thuộc vào giai đoạn đầu của điều trị và tăng cường độc lập cá nhân vào giai đoạn tiếp theo,
  • Tổ chức hoạt động nhóm,
  • Quản lý‎hồ sơ,
  • Thúc đẩy việc học tập xã hội thông qua làm gương, tác động đồng đẳng, và học tập thông qua trải nghiệm,
  • Tiến hành xây dựng lòng tin trong cộng đồng,
  • Thực hành theo các tấm gương tích cực,
  • Chương trình tập huấn này đã mở rộng thêm một nội dung nữa – nội dung thứ 12 – phát triển các hành vi khắc phục khó khăn để thay đổi.

          Để hiểu rõ tổ chức và các phương pháp điều trị của tổ chức này đề nghị các bạn tham khảo tại mục Nghiên cứu Khoa học, bài thứ 3: “Cộng đồng trị liệu – một liệu pháp cai nghiện ma túy có hiệu quả cần được mở rộng ở Việt Nam” tại trang web của Trung tâm Thanh Đa do ông Trần Việt Trung – nguyên Phó Cục Trưởng Cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn.


5. MÔ HÌNH MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU VÀ CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA:

          Thông qua khảo sát các chương trình (SSLTM) chúng tôi nhận thấy chương trình SSLTM của tổ chức Daytop:

  • Phù hợp với điều kiện Việt Nam nói chung và Trung tâm Cai nghiện Ma túy Thanh Đa nói riêng.
  • Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đađã thực hiện chương trình này hơn 17 năm và có kết quả rõ rệt.
  • Nhiều cán bộ nhân viên Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa đã tham gia chương trình tập huấn tập trung dài hạn 04 tháng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kết hợp với tổ chức Daytop Quốc tế thực hiện. Khóa học có nội dung đồng bộ, phong phú và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (người tài trợ chương trình này) đánh giá cao qua kết quả nghiệm thu được khảo sát và công bố năm 2009.

          Do điều kiện đặc thù của học viên và Trung tâm Thanh Đa – chương trình điều trị theo phương pháp Daytop Quốc tế đã được Trung tâm điều chỉnh một số mặt để phù hợp với thực tiễn và hoàn cảnh thực tế của Trung tâm. Trong đó chúng tôi đặt nặng vấn đề GIÁO DỤC TRỊ LIỆU – TRANG BỊ BẢN LĨNH và KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC VIÊN.

KẾT LUẬN:

          Môi trường cộng đồng trị liệu không giống như môi trường cộng đồng mà chúng ta đang sống. Có một số những đặc tính khiến cho cộng đồng này trở nên độc đáo và không giống bất kỳ loại cộng đồng nào: đó chính là sự tổng hợp của các yếu tố: cơ cấu tổ chức, yếu tố con người, những quy định điều chỉnh mối quan hệ tương giao giữa các thành viên của cộng đồng và hệ thống chia sẻ thông tin đã tạo nên cộng đồng. Nó phải là: “Môi trường học tập”. Môi trường này chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên và không khí học tập. Kết quả môi trường cộng đồng trị liệu là tạo ra một số những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái tâm tư tình cảm, nhận thức về đạo đức và xã hội của người nghiện. Môi trường cộng đồng trị liệu tạo ra trật tự và một lối sống có mục đích trong các thành viên của nó. Chính bởi vì môi trường trị liệu cộng đồng thường có được cơ sở vật chất  cũng như cách tổ chức tốt nên nó là môi trường trị liệu tốt đối với các đối tượng tham gia chương trình. Tóm lại:

          Môi trường cộng đồng trị liệu nhằm mục đích:

  • Bạn có thể thay đổivà bộc lộ bản thân mình.
  • Động lực của nhóm sẽ giúp đỡ cho sự thay đổi đó.
  • Tất cả các thành viên của cộng đồng cần phải có trách nhiệm.
  • Tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác để đánh giá cảm xúc.
  • Phương pháp thực hiện bao gồm:
  • Quản lý giám sát hành vi.
  • Chuyển biến tâm tư – tình cảm.
  • Điều trị cắt cơn – bệnh cơ hội – bệnh tâm thần.
  • Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm phục hồi nhận thức – hành vi nhân cách – tinh thần trách nhiệm – điều chỉnh những rối loạn tâm - sinh lý cho người nghiện ma túy.

C. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ:


I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN:

          Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp thì không đảm bảo đáp ứng hết được mọi yêu cầu cho công tác cai nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp để phục vụ cho điều trị. Tuy Một số nguyên tắc cơ bản phải thực hiện:

1. XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:

  • Tôn trọng lẫn nhau.
  • Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lòng biết ơn.
  • Tự tin vào giá trị bản thân.
  • Biết thương yêu và quan tâm  đến người khác.
  • Phối hợp trong công việc.
  • Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.
  • Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.
  • Tích cực lao động.

2. XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:

  • Không ma tuý.
  • Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.
  • Không có hành vi tình dục.
  • Không trộm cắp.
  • Luôn luôn nhắc nhở và kiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.
  • Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.

3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:

  • Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.
  • Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.
  • Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.
  • Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định. Mọi hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.
  • Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.
  • Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.

4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

  • Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.
  • Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ và điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách, thông qua tư vấn - tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu, hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.
  • Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.
  • Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.
  • Đối tượng  cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.
  • Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.
  • Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.
  • Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thực và tính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.
  • Kết hợp liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (xem mục PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN tại website này)

5. NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:

  • Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.
  • Phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị khác…).
  • Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể  giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thực mà không lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.
  • Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho dối tượng.

6. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:

  • Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.
  • Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.
  • Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.
  • Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.
  • Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.

7. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:

  • Kế hoạch điều trị:
  • Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.
  • Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.
  • Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.
  • Xác định những hoạt động diều trị cụ thể và chỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.
  • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.
  • Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.
  • Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng,  phân công người quản lý theo dõi.
  • Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.
  • Biên bản của những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.
  • Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.

8. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:

  • Dựa trên các tiêu chuẩn đã đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.
  • Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như : viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu  dương trước tập thể…
  • Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.
  • Cho về thăm gia đình.

Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.


II. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT:


1. NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯÒI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:

          Đội ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.

          Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấy và hay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ý và nhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.

          Đối với đồng nghiệp nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.

          Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêu và đồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.


2. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:

          Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị.

Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.


3. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:

          Mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ý mà không hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.


4. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU.


5. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:

  • Trách nhiệm quan tâm đến người khác.
  • Trung thực, không dối trá.
  • Thương yêu, cởi mở, chân thành.
  • Đoàn kết.
  • Kỷ luật.
  • Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.

6. MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU PHẢI DỰ KIẾN MỌI BIỆN PHÁP KHI CÓ TÌNH HUỐNG XẤU:

          Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.


7. CÁC ĐIỀU KIỆN Y TẾ - GIÁO DỤC - QUẢN LÝ - CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI MỌI TÌNH HUỐNG.


8. CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN: Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâmNội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.


9. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:

  • Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.
  • Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và giá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng, không được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng. Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và hành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trị và có thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.
  • Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.
  • Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ , thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡi có thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.

D. YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU - HOẠT ĐỘNG - MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:


I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC:

1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:

preview

2. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO: Là vô cùng quan trọngđòi hỏi phải có TRÌNH ĐỘ và NHẠY BÉN trong công việc:

  • Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp.
  • Điều chỉnh các dịch vụ điều trị.
  • Điều chỉnh vai trò các cán bộ điều trị.
  • Phân công nhiệm vụ của cán bộ điều trị và nhân viên tư vấn phù hợp.
  • Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể CBNV để có thể triển khai chương trình điều trị.
  • Lập kế hoạch xây dựng chương trình điều trị – phục hồi dựa vào trung tâm và dựa vào cộng đồng.
  • Tổng kết tiến độ triển khai các chương trình từng giai đoạn.

3. NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG:

Cơ bản gồm 4 bộ phận chính:

  • Y tế.
  • Giáo dục.
  • Quản lý.
  • Phục vụ.

Tất cả các bộ phận trên đều phải tác nghiệp trên một thể thống nhất nhằm vào công tác điều trị, điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách cho đối tượng cai nghiện, nhưng nhiệm vụ ai người đó làm.

Tổ chức như trên nhằm mục tiêu :

  • Đảm bảo sức khỏecho đối tượng cai nghiện – phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh cơ hội – dịch bệnh – bệnh mắc phải.
  • Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc thông qua tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý – liệu pháp giáo dục – liệu pháp xã hội,…
  • Theo dõi tiến độ của học viên thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm, tổ chức, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu, sản xuất trị liệu, …
  • Đảm bảo môi trường điều trị an toàn.
  • Tạo một môi trường sẵn sàng đáp ứng kịp thời cho công tác cai nghiện ( xây dựng cơ sở vật chất – vệ sinh môi trường – chuẩn bị cho công tác quản l‎ý cũng như phục vụ cho mọi hình thức trị liệu,… ).

II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:

  • Xác định nhiệm vụ rõ ràngcho từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ chức của học viên và người phụ trách.
  • Xác định nhiệm vụ người giám sát.
  • Xác định nhiệm vụ của điều phối viên.

III. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:

  • Sắp xếp công việc cụ thể cho từng đối tượng.
  • Cho phép đối tượng đăng ký với cán bộ điều trị nhận công việc cho mình, tất nhiên sự lựa chọn phải dựa vào khả năng từng người và tiến độ điều trị.
  • Trách nhiệm của từng người trong công việc được giao, nếu như không đáp ứng được yêu cầu cần làm rõ vì những lý do bệnh lý hoặc lý do hành vi.

IV. LỊCH SINH  HOẠT HẰNG NGÀY:

Mục đích của việc bố trí lịch sinh hoạt là để điều hành hoạt động của Trung tâm, tạo cho đối tượng ‎có ý‎ thức tổ chức kỷ luậthình thành thói quen tốt và nhận thức tốt.

Một ví dụ của lịch sinh hoạt:

6:00 Thức dậy/ dọn giường/ vệ sinh phòng ngủ/ điểm danh.

6:30 Thể dục buổi sáng/ tắm rửa.

7:00 Ăn sáng.

8:00 Giao ban buổi sáng (là không thể thiếu được).

8:45  Cán bộ họp giao ban/ Họp nhóm đối tượng/ Sinh hoạt cộng đồng.

9:30  Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu.

11:30 Tắm rửa.

12:00 Ăn trưa – nghỉ trưa.

14:00 Sinh hoạt nhóm điều trị.

15:30 Lao động trị liệu.

17:00  Hoạt động trị liệu.

18:00 Tắm rửa.

18:30 Ăn tối.

19:30 Tư vấn, họp nhóm, giải trí…

21:00 Họp toàn thể cộng đồng/ thông báo chung.

22:00 Điểm danh tối/ đi ngủ.

Lịch sinh hoạt này thay đổi tùy theo từng giai đoạn điều trị và điều kiện của từng đơn vị.


V. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:

          Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình.

          Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.


VI. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

          Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường cộng đồng trị liệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác. Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình. Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnh và quyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.

          Nhằm nâng cao những quy tắcchuẩn mực của cộng đồng cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.


VII. CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI  ĐỐI TƯỢNG:

          Môi trường cộng đồng trị liệu nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc,  có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũcơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường cộng đồng trị liệu.

          Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trịNgay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồian toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình. Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và luật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.

          Những thành công lớn của môi trường cộng đồng trị liệu có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người  hay người mới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.


E. TỔNG QUAN CÁC GIAI ĐOẠN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ GIÁO DỤC TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU:

  • Việc học tập và chuyển đổi hành vi mới cần được tiến hành từng bước.
  • Có đủ thời gian để đối tượng tiếp nhận các bài giảng và sự giáo dục của người quản lý.
  • Sự chuyển biến của đối tượng có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

I. GIAI ĐOẠN 1: ĐỊNH HƯỚNG:

  • Làm quen với chương trình điều trị (nội dung, hoạt động trung tâm, các bước tiến hành)
  •  hội kiểm tra đánh giá (học vấn, nghề nghiệp, tình trạng, tâm lý …).
  • Cán bộ quản lý cần quan tâm đến những biểu hiện về thái độ – suy nghĩ - những nhu cầu của đối tượng.

II. GIAI ĐOẠN 2: SƠ BỘ ĐIỀU TRỊ:

  • Phân loại đối tượng căn cứ vào: Trình độ – nhận thức – hoàn cảnh - hành vi – bệnh lý - tiền sử đối tượng…
  • Xây dựng mục tiêu điều trị và những giá trị tinh thần cần đạt được (thông qua quản lý công tác tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý, liệu pháp giáo dục, liệu pháp xã hộilao động trị liệu - hướng nghiệp trị liệu …).
  • Huấn luyện cho đối tượng về tính năng động, sáng tạoxây dựng trong học tập, trong công việc, trong quan hệ với mọi người và với gia đình.

III. GIAI  ĐOẠN 3: CHUẨN BỊ TÁI HOÀ NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG:

Người quản lý phải nắm rõ và giúp đối tượng các vấn đề sau :

  • Yếu tố gia đìnhcông việc, giáo dục, xã hội.
  • Khó khăn tồn tại của gia đình đối tượng.
  • Mạng lưới trợ giúp của xã hội.
  • Những vấn đề riêng biệt của từng cá nhân đối tượng.
  • Bắt đầu công tác phòng ngừa tái nghiện.

          Để đối tượng thu nhận được những kiến thức sau khi tham gia điều trị phục hồi và áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công tác hằng ngày đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc về bản thân và mong muốn duy trì một cuộc sống lành mạnh không có ma tuýGiá trị của những gì đối tượng thu nhận được trong quá trình điều trị sẽ kiểm chứng lại trước khi đối tượng hoà nhập cộng đồng, trở về với cuộc sống xã hội. KHÓ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG được rằng một người nghiện rượu lâu nămsau khi điều trị quay trở lại cộng đồng làm việc tại một quày rượu, lại vẫn có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh không uống rượu.

          Trong giai đoạn cuối của chương trình điều trị, cộng đồng sẽ cho người nghiện dần dần thoát ly môi trường có kiểm soát và tiếp xúc ngày một nhiều với môi trường xã hội. Đối tượng có thể tự đi tìm việctrở lại nhà trường hay tham gia các hoạt động có ích khác. Đối tượng sẽ tự sắp xếp thời gian cho những hoạt động bên ngoài cộng đồng điều trị nhưng vẫn đảm bảo tham gia sinh hoạt nhóm, tư vấn, chăm sóc sau cai của các chuyên gia về tái hoà nhập cộng đồng. Họ phải hoàn tất khóa học về tình huống có nguy cơ dẫn đến tái nghiện. Họ cũng có thể tham gia giúp đỡ những thành viên khác của cộng đồng trong việc thực hiện các hoạt động điều trị.

          Khả năng tìm việc làm và duy trì một việc làm ổn địnhhoà nhập được với gia đìnhtiếp tục làm việc và duy trì trạng thái phục hồi là mục đích chính của giai đoạn này. Đối tượng lúc này nhận được sự giúp đỡ cả từ phía nhân viên điều trị và từ gia đình. Nếu tái nghiện xảy ra trong giai đoạn này, đối tượng phải trở lại môi trường điều trị cộng đồng và được trang bị thêm những biện pháp can thiệp cho đến khi đối tượng thực sự đủ khả năng duy trì trạng thái phục hồi.


IV. GIAI ĐOẠN 4: TÁI HOÀ NHẬP VỚI CỘNG ĐỒNG:

  • Có nghề nghiệp hoặc tiếp tục học tập.
  • Bố trí thời gian tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng.
  • Tăng cường ảnh hưởng của nhóm nhằm giải quyết những mối lo ngại.
  • Lập kế hoạch từng bước để đảm bảo : đời sống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Tăng cường các hoạt động nhằm phòng ngừa tái nghiện.

V. GIAI ĐOẠN 5: QUẢN LÝ THEO DÕI SAU CAI:

  • Thời gian là tháng đến một năm hoặc nếu cần nhiều hơn nữa.
  • Dần ổn định cuộc sống.
  • Tham gia các nhóm điều trị được tổ chức định kỳquản lý theo trường hợp cụ thể với sự giúp đỡ của xã hội.
  • Trở lại nơi làm việc, học sinh quay trở lại trường học.
  • Đặt kế hoạch chỉ tiêu cụ thểtừng giai đoạn của cuộc sống.

F. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU CHỈNH - GIÁM SÁT HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG CAI NGHIỆN:


          Việc phân cấp cơ cấu tổ chức và lịch sinh hoạt thường ngày là một dạng kỷ luật và nó tạo ra cho người nghiện cảm giác ổn định. CUỘC SỐNG ĐỐI TƯỢNG PHẢI ĐƯỢC ĐI VÀO KHUÔN KHỔ VÀ CÓ KẾ HOẠCH CỤ THỂ ngược lại hẳn với cuộc sống trước kia của đối tượng ngoài xã hội đầy rẫy rối loạn, thiếu ý thức – một lối sống điển hình của người nghiện. Các hoạt động này khuyến khích việc đặt kế hoạch cho sự ổn định lâu dài. Tuy nhiên, những điều này không đơn giản và khó thực hiện. Khi người nghiện đã lệ thuộc vào ma túy thì khả năng nhận thức cuộc sống của đối tượng cũng bị hạn chế, do các thói quen xấu có liên quan đến việc sử dụng ma tuýĐối tượng không tự hành động như một người bình thường mà phải giúp đối tượng từng bước đạt được dần những thành công nhỏ trong quá trình phục hồi.

          Tóm lại, môi trường trị liệu cộng đồng là một môi trường điều trị tích cực, năng động chứ không phải là một môi trường tĩnh. Những thay đổi có ý nghĩa mà người nghiện đạt được chính là kết quả của trạng thái đấu tranh tích cực bên trong bản thân người nghiện với sự giúp đỡ của tập thể nhằm loại bỏ những yếu tố làm suy yếu ý chí con người, những yếu tố thường được người nghiện sử dụng để bào chữa cho thất bại của mình. Bằng cách loại bỏ những yếu tố này, chúng ta còn có thể khiến cho đối tượng có được những hành vi phù hợp. Nếu chúng ta thành công trong việc thu hút sự tham gia tích cực của người cai nghiện vào chương trình điều trị, đối tượng sẽ có nhiều cơ hội hơn để phục hồi và lấy lại sự tự tin cho bản thân mình.

          Để đạt được các mục tiêu trên công tác quản lý – điều chỉnh – giám sát hành vi đối tượng là vô cùng cần thiết.

          Sau đây là một số điểm cần áp dụng :

I. NGUYÊN TẮC: Đối tượng phải luôn luôn đặt vấn đề với tự chính mình :

  • Cách thức nào để tạo hiệu quả trong cuộc sống.
  • Đặt mình vào địa vị người khác.
  • Điều gì sẽ đến khi suy nghĩ và hành động như thế này?
  • Kiểm soát tình cảm- suy nghĩ- làm chủ bản thân.

II. SINH HOẠT NHÓM: nhóm đối kháng, nhóm đặc biệt…nhằm :

  • Đối diện với sự thật.
  • Chấp nhận thử thách.
  • Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình.
  • Giải toả nỗi bực dọc theo cách thức đối thoại trong hoà bình.
  • Môi trường sống của cộng đồng.
  • Sự tiến bộ của đối tượng.

III. CÁC LOẠI HỌP HÀNH, SINH HOẠT KHÁC:

  • Họp giao ban chung là rất quan trọng.
  • Họp gia đình, phát hiện nguy cơ, tiến hành kiểm điểm, giải quyết vấn đề.
  • Thực hiện các biện pháp điều trị không dùng thuốc là rất quan trọng:Tư vấn- Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu và các hình thức trị liệu khác.

IV. NÓI CHUYỆN VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ THIỆN CHÍ GIÚP ĐỠ MÌNH.

V. KIỂM ĐIỂM - KHIỂN TRÁCH: Làm rõ các vi phạm và biện pháp giải quyết.

VI. TÁC DỤNG CỦA VIỆC KHEN THƯỞNG:

  • Làm chuyển biến tích cực sự tiến bộ của đối tượng.
  • Tất cả đối tượng điều trị gương mẫu đều được biểu dương – khen thưởng bất kể họ có xuất phát điểm như thế nào.

VII. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:

          Những biện pháp điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách trong môi trường trị liệu cộng đồng như kiểm điểmphê bìnhgiao ban buổi sángnhóm đối khánghọp gia đình hay họp chung v.v… được xây dựng nhằm sửa đổi những hành vi vi phạm những quy tắc mà cộng đồng đề ra. Việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của cộng đồng hay những quy tắc cốt yếu là điều hết sức quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh và sự an toàn của môi trường điều trị. Những biện pháp điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách nhằm mục đích ngăn chặntrừng phạt những hành động làm xói mòn tập quán, sự an toàn và tính lành mạnh của môi trường. Việc xử lý các vi phạm những quy tắc cơ bản - tạo ra cảm giác an toàn của cộng đồng.

          Tuy nhiên, nếu những biện pháp này bị lạm dụng sẽ gây ra những kết quả trái ngược. Nếu tổ chức môi trường trị liệu cộng đồng thiếu chuẩn mực và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc áp dụng những biện pháp này thì chúng trở nên có hại nhiều hơn có lợi. Vấn đề sử dụng biện pháp nào với mức độ vi phạm như thế nào được quyết định bởi mức độ điều chỉnh hành vi từ thấp đến cao.

          Biện pháp kiểm điểm và trao đổi (tư vấn trực tiếp) được áp dụng cho những hành vi nhẹ. Đối với những môi trường trị liệu được tổ chức tốt thì ít khi phải áp dụng những biện pháp mạnh.

          Việc phải tăng cường sử dụng những biện pháp mạnh là dấu hiệu cho thấy môi trường điều trị đó đang có nguy cơ không được tổ chức tốt, do đó phải xem xét lại trách nhiệm của các thành viên cộng đồng đối với những quy tắc và chuẩn mực của cộng đồng cũng như nhận thức của những người quản lý.

          Những biện pháp điều chỉnh hành vi có hiệu quả nếu được sử dụng đúng sẽ làm tăng trách nhiệm của thành viên đối với việc tuân thủ các quy tắc mà cộng đồng đề ra. Khi một đối tượng bị gọi lên kiểm điểm trong một lần giao ban buổi sáng hay bị khiển trách trước tập thể để những thành viên khác trong cộng đồng phê bình sửa chữa hành vi không đúng của đối tượng, thì chính đối tượng vừa nói chuyện với cộng đồng và vừa chính với bản thân mình. Trong quá trình áp dụng những biện pháp này điều căn bản là phải đảm bảo chỉ lên án những hành vi sai trái chứ không cố gắng đánh vào lòng tự trọng của đối tượng. Do vậy trong các buổi giao ban chỉ nên chú trọng vào phân tích sự vi phạm của đối tượng và ảnh hưởng của nó tới bản thân đối tượng cũng như tới những người khác. Điều này được thể hiện  ở cảm giác biết ơn của đối tượng đối với sự quan tâm và tình thương của các thành viên khác dành cho đối tượng, thông qua việc giúp đỡ anh ta sửa đổi những thái độ, hành vi không đúng.

          Việc kiểm điểm trong các buổi giao ban buổi sáng nhìn chung đã giải quyết được sự vi phạm quy tắc của các học viên. Khi những quy tắc này bảo đảmviệc học tập cũng trở nên thuận lợi và đạt kết quả tốt. Nếu một học viên đã từng bị khiển trách vì đến muộn tại giao ban buổi sáng thì đối tượng thường ít khi lặp lại hành vi đó lần nữa. Bên cạnh những kiến thức mà họ nhận được từ bài giảng, họ còn nhận thức thêm được nhiều điều từ chính bản thân mình.


G. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC  ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ:


I. PHẢI CÓ MỘT SỰ ĐIỀU TRỊ KHOA HỌC, TỔNG HỢP, LINH ĐỘNG, KỊP THỜI VÀ XUYÊN SUỐT: 

          Việc áp dụng những biện pháp điều trị tổng hợp là hết sức quan trọng trong công tác cai nghiện phục hồi. Không có mô hình cai nghiện chung nào cho đối tượng cai nghiện ma túy mà chỉ có những nguyên tắc cơ bản, mô hình tốt với người này chưa hẳn tốt với người khác.


II. CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ PHẢI LUÔN SẴN SÀNG:  Người nghiện luôn sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi đã suy sụp nhưng đến khi nào anh ta đến giai đoạn suy sụp thì ta không đoán trước được, vì vậy “sự giúp đỡ” luôn luôn phải sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định – đó là khi anh ta tự nguyện đến điều trị cai nghiện. Những thủ tục phức tạp trong quá trình tiếp nhận đối tượng đến tham gia điều trị có thể khiến chúng ta bỏ sót những đối tượng đang cần sự giúp đỡ.


III. ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CHỈ CÓ HIỆU QUẢ: Khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của đối tượng trong quá trình phục hồi. Để việc điều trị có hiệu quả phải xác định được các vấn đề liên quan đến khía cạnhthái độ, hành vi, tâm tư tình cảm, khía cạnh đạo đứcyếu tố nghề nghiệp và quan hệ xã hội của đối tượng bên cạnh tiền sử lạm dụng ma tuý của anh ta. Một chương trình điều trị phục hồi toàn diện phải bao gồm những hướng dẫn hoặc sự can thiệp đáp ứng được tính chất phức tạp của người nghiện ma tuý bao gồm cả những hoạt động chuẩn bị cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng và trang bị cho đối tượng những kỷ năng phòng chống tái nghiện..


IV. MỘT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN CỦA CÁ NHÂN CẦN PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG, ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI KHI CẦN THIẾT: Để đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn phù hợp với những nhu cầu thay đổi của đối tượng. Một kế hoạch điều trị cai nghiện cũng như là một bản đồ hướng dẫn hành trình của đối tượng đi đến phục hồi, trong đó có quy định đến những điểm mốc cho từng giai đoạn và đích cuối cùng của quá trình điều trị. Kế hoạch này cho chúng ta xác định được mục tiêu đề ra và đánh giá được những gì chúng ta đã đạt được hoặc những thất bại và những thiếu sót được sửa chữa và xác định những lĩnh vực mới cần phải được củng cố cho đối tượng của chúng ta.


V. DUY TRÌ VIỆC ĐIỀU TRỊ TRONG MỘT THỜI GIAN ĐỦ DÀI MỚI CÓ THỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ CAI NGHIỆN:  Khoản thời gian thích hợp với từng cá nhân trong việc duy trì cai nghiện phụ thuộc vào nhữngkhó khăn và nhu cầu của cá nhân đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết đối tượng thời gian cần thiết để tạo ra những tiến bộ có ý nghĩa trong cai nghiện là khoảng 3 tháng (Daytop ). Sau khi đạt đến ngưỡng này những biện pháp điều trị bổ sung có thể được áp dụng để đạt được những bước tiến xa hơn nhằm tiến đến phục hồi. Những điều trên chỉ đúng khi đối tượng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cai nghiện. Điều quan trọng là phải cũng cố được quyết tâm của đối tượng không cho họ rời bỏ điều trị một cách quá sớmThời gian cai nghiện lý tưởng trung bình khoảng hai năm, tối thiểu là 6 tháng.


VI. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC – LIỆU PHÁP CÓ HIỆU QUẢ TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI:

          Những đối tượng cai nghiện ma tuý có những cơ hội trong điều trị để thảo luận về những vấn đề liên quan đến động cơ điều trị, xây dựng kỹ năng xã hội và thói quen chống lại việc sử dụng ma tuý, học tập những hành vi mới, nhận thức được khó khăn và có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Trị liệu hành vi và trao đổi, thảo luận giúp nâng cao mối quan hệ giữa người với đối tượng trong gia đình và trong cộng đồng. Trao đổi, thảo luận là phương pháp quan trọng trong điều trị, nó giúp cho đối tượng đi từ quá trình học tập đến thích nghi với môi trường điều trị cũng như thích nghi với việc phải đương đầu với những khó khăn tồn tại khi quay trở lại gia đình hoặc cộng đồng, phòng chống tái nghiện.


VII. TIẾN HÀNH  SONG SONG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN:

          Đối tượng cai nghiện thường có những rối loạn tâm thần kèm theo, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh l‎ý tâm thần - phương pháp trị liệu cộng đồng phải linh động áp dụng cho đối tượng với những mức độ khác nhau.


VIII. CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY MÀ ĐÓ CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO MỘT QUÁ TRÌNH CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI LÂU DÀI:

          Không có một biện pháp điều trị đơn thuần (thuốc, châm cứu, bấm huyệt,…) nào có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà đòi hỏi phải có những biện pháp điều trị tổng hợp, đồng bộ lâu dài thông qua các liệu pháp không dùng thuốc như:

  1. Tư vấn.
  2. Liệu pháp tâm l‎ý.
  3. Liệu pháp giáo dục.
  4. Liệu pháp xã hội.

Để nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm của các đối tượng.


IX. ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN KHÔNG PHẢI TỰ NGUYỆN MỚI ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ:

(Hai phần này coi lại bài: “Những nguyên tắc cơ bản trong cai nghiện phục hồi)

          Cho dù một người đến cai nghiện là do tự nguyện hay là do gia đình hoặc các cơ quan chức năng đưa vào, đối tượng đó cũng phải được giáo dục để họ đến với động cơ đúng đắn là cai nghiện. Thông thường, ngay cả đối với những người cai nghiện tình nguyện, thì cũng có những nguyên nhân bên trong hay bên ngoài buộc họ phải ẩn náu trong các Trung Tâm cai nghiện. Điều trị cai nghiện tự nguyện hay ép buộc không quan trọng bằng trên thực tế đối tượng có được cơ hội để tham gia điều trị trong một môi trường điều trị lành mạnh hay không.

          Với nhóm bị ép buộc họ cũng nhận được những dịch vụ săn sóc, tư vấn, giáo dục, giúp đỡ. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức của họ lâu hơn và khó khăn hơn.


X. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAI NGHIỆN NÊN CUNG CẤP ĐÁNH GIÁ VỀ HIV/ AIDS, VIÊM GAN SIÊU VI B VÀ C, BỆNH LAO VÀ NHỮNG BỆNH TẬT DỄ LÂY LAN KHÁC, HƯỚNG DẪN GIÚP ĐỠ ĐỐI TƯỢNG HẠN CHẾ HOẶC THAY ĐỔI NHỮNG HÀNH VI CÓ NGUY CƠ LÂY LAN: Hướng dẫn thảo luận với từng cá nhân và theo nhóm có hiệu quả giúp các đối tượng học được cách làm như thế nào để tránh được những hành vi có nguy cơ cao. Việc hướng dẫn cũng có thể giúp cho những người đã bị nhiễm bệnh có thể tự chăm sóc được bản thân họ tốt hơn.


XI. SỰ PHỤC HỒI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CÓ THỂ PHẢI MẤT THỜI GIAN DÀI VÀ YÊU CẦU VIỆC THAM GIA ĐIỀU TRỊ MÔT CÁCH THƯỜNG XUYÊN: Người nghiện ma tuý thường ở tình trạng tái phát kinh niên và đói ma túy trường diễn. Cũng tương tự như đối với những loại bệnh kinh niên khác, việc tái sử dụng ma tuý có thể xảy ra trong hoặc sau một quá trình cai nghiện thành công. Khi một đối tượng trở lại sử dụng ma tuý không có nghĩa rằng anh ta đã không học được gì từ chương trình điều trị mà thực ra là anh ta đã thất bại trong việc học đủ để giúp anh ta hoàn toàn tránh khỏi việc sử dụng ma tuý. Quá trình cai nghiện phải kéo dài và gồm nhiều giai đoạn điều trị khác nhau để đạt được mục tiêu dài hạn là từ bỏ ma tuý và phục hồi đầy đủ các chức năng. Chính những người cai nghiện thành công nếu họ tham gia hỗ trợ các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai thường giúp cho những đối tượng khác duy trì việc từ bỏ ma tuý.


XII.  CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN NÊN ĐƯỢC XEM LÀ MỘT PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI: Hầu hết những đối tượng, đặc biệt là những người vị thành niên đều trở về gia đình sau khi họ rời khỏi Trung tâm cai nghiện. Gia đình thường là chổ dựa vững chắc giúp cho con cái họ yên tâm cai nghiện. Khi các gia đình không được cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề cai nghiện ma tuý và mục tiêu của chương trình điều trị - phục hồi thì họ sẽ dễ bị thuyết phục bởi những lý do của đối tượng đưa ra nhằm mục đích sớm rời bỏ chương trình điều trị. Chính vì vậy các gia đình nên được hướng dẫn về nội quy và nguyên tắc của cơ sở điều trị, được giáo dục về triết lý và phương pháp cơ bản của cai nghiện. Cán bộ điều trị có thể giúp đỡ tư vấn cho gia đình đối tượng để giải quyết một số khó khăn tồn tại không để nó ảnh hưởng đến việc điều trị của đối tượng.


H. HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU - HUẤN NGHIỆP TRỊ LIỆU - LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU:


          Hoạt động trị liệu là khoa học và nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn lựa nhằm cải tiến sức khoẻ, lượng giá thái độ điều trị hay tập luyện về thể chất hoặc tâm trí – Hoạt động trị liệu bao gồm các loại Hoạt động sinh hoạt hàng ngày – Hoạt động sáng tạo nghệ thuật – Hoạt động giáo dục và trí tuệ – Hoạt động giải trí …

          Huấn nghiệp và lao động trị liệu phải coi trọng cả hai mặt chân tay lẫn trí tuệ.

          Môi trường trị liệu cộng đồng coi hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu và lao động trị liệu là yếu tố quan trọng giúp đối tượng phục hồi nhanh chóng tình trạng nghiện. Các yếu tố trên có liên quan đến nhận thức của một người về vai trò của đối tượng trong cộng đồngMột người khi biết rằng mình là thành viên có ích cho xã hội thì tự tin và tự trọng hơn, ít dính líu tới những hành vi sai trái. Điều này giúp cho chúng ta hiểu được vai trò của lao động trong đời sống xã hội của con người cũng như trong quá trình phục hồi của đối tượng được điều trị tại môi trường cộng đồng. Tất cả mọi thành viên đều đóng góp sức mình vào công việc hàng ngày nhằm duy trì chương trình điều trịduy trì cơ sở vật chất và hoạt động của cộng đồng.

          Môi trường cộng đồng trị liệulà môi trường được tổ chức theo một cơ cấu chặt chẽ dựa trên nguyên lý trách nhiệm tăng dần do các thành viên của cộng đồng đảm nhiệm, đối tượng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng hoạt động hàng ngày. Cơ cấu tổ chức này đảm bảo công việc hoàn thành đúng lúc, dưới sự giám sát chặt chẽ.

          Huấn nghiệp và lao động trị liệu của cộng đồng là một hệ thống phân công rất khoa học. Ngoài việc cộng đồng có thể tự sản tự tiêu bằng cách tận dụng được đối đa nguồn nhân lực dồi dào của cộng đồng, cơ cấu này còn cho phép tập trung vào một số yếu tố khoa học trong việc thực hiện một chương trình điều trị nhằm phục hồi hành vi nhân cách, tăng lòng tự tin, tăng tính tự trọng và ý thức tổ chức kỹ luật trong lao động. Hệ thống này khuyến khích các thành viên phấn đấu để đạt được những vị trí nhất định trong cộng đồng, khuyến khích tinh thần tự lập 

          Vì những lý do trên, những người quản lý phải quan tâm đến việc xây dựng một lịch hoạt động – huấn nghiệp và lao động chi tiết cho việc thực hiện các chương trình hoạt động trong ngày. Người quản lý phải giám sát chặt chẽ thái độ và hành vi của thành viên trong cộng đồng.

          Để đạt được mục đích cộng đồng đặt ra, cần chú trọng vào việc giúp đỡ đối tượng hiểu thêm về chính bản thân mình, hiểu được ưu điểmnhược điểm của bản thân ví dụ như cảm giác tự ti trong một hoàn cảnh xã hội nào đó. Giả sử, một người được giao một công việc đòi hỏi phải có năng lực - trình độ. Việc này khiến cho đối tượng phải lo lắng. Để có thể giúp đối tượng thực hiện phải khuyến khích đối tượng chấp nhận sự thử thách của công việc. Muốn giao cho đối tượng một công việc ta phải cân nhắc kỹ thái độ, hành vi và đặc biệt là khả năng chấp nhận thử thách của đối tượng. Lao động trị liệu là một trong những biện pháp trị liệu cho nên ở một số chương trình điều trị sẽ bị thất bại nếu sử dụng đối tượng điều trị như một dạng công nhân rẽ mạt cho sản xuất: Đối tượng sẽ mất lòng tin ngay ở chính mình, mất lòng tin vào cán bộ điều trị có thể rộng hơn.

          Những đối tượng tích cực trong công việc và có thái độ đúng đắn đối với lao động thường có xu hướng coi trọng công việc mà họ đang làm và vị trí của trong công việcĐối tượng phải có thái độ và hành vi đúng với quá trình làm việc chứ không chỉ đơn thuần làm việc tốt, sản phẩm nhiều là được. Việc luân chuyển thay đổi công việc diễn ra thường xuyên trong cộng đồng cho phép các đối tượng có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại vi trí công việc trong môi trường.

          Từ những lý do trên đối tượng phải:

+   Tìm hiểu về chính bản thân mình

+   Điều chỉnh thái độ và hành vi cho đúng.

+   Khi đối tượng lao động tích cực sẽ có một uy tín trong cộng đồng, cho nên những chương trình huấn nghiệp trị liệu – lao động trị liệu thường đạt tỷ lệ thành công cao với thời gian ngắn và chi phí thấp. Chương trình huấn nghiệp trị liệu – lao động trị liệu thường không áp dụng cho những thành viên mới của cộng đồng, những thành viên mới cần phải có thời gian để điều chỉnh thái độ, nhận thức hành vi nhân cách trước khi được tham gia huấn nghiệp và lao động trị liệu.


I. LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ - XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:


          Vì người nghiện ma túy bị rối loạn tâm sinh lýrối loạn nhận thứcđánh mất lòng tự trọng (xem phần I) do đó giáo dục trị liệu nhằm gọt dũa hành vi điều chỉnh nhận thức và nhân cách là vô cùng quan trọng. Đối tượng phải được giáo dục những suy nghĩ lành mạnh – làm chủ được bản thân khi gặp tình huống xấu và nhận thức được chân giá trị sống để có thể đối phó và định hướng cho chính bản thân.


I. NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG:

Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tương tự xã hội.

Học tập thông qua thử thách hành động.

Học tập thông qua những điều kiện sống phản ảnh thế giới thực bên ngoài và nội tâm đối tượng.

Học tập thông qua việc cởi mở và bày tỏ công khai cảm xúc của mình.


II. PHƯƠNG THỨC – MỤC TIÊU – VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:

Xây dựng nhiều loại hình điều trị cá nhân và điều trị nhóm.

Nội dung sinh hoạt bao gồm nhiều mặt của cộng đồng (cách thức dọn dẹp giừơng chiếu, giữ gìn tủ đựng sách, ăn mặc, giao tiếp, bày tỏ sự quan tâm đến người khác), bộc lộ các suy tư vướng mắc của mình.

Tạo bầu không khí quan tâm, tôn trọng và chấp nhận những thử thách của môi trường.

Học tập và thực hành tâm năng dưỡng sinh nhằm trợ giúp việc nâng cao nhận thức (tư duy tích cực – làm chủ bản thân và hiểu các giá trị sống ……).

Biểu tượngnghi lễ và cách thức tiến hành công việc.


III. PHÁT HUY ĐỘNG LỰC TÍCH CỰC CỦA NHÓM  ĐỒNG ĐẲNG:

+ Cán bộ lãnh đạo được đào tạo sâu về cộng đồng trị liệu.

Giáo dục về cộng đồng trị liệu cho các đối tượng.

+ Những nhân viên chuyên nghiêp được đào tạo về trị liệu cộng đồng: các bác sĩ, nhà giáo dục, nhà quản lý, nhà hướng nghiệp,…

+ Cần chia sẽ hệ thống niềm tin và gía trị cho các thành viên của cộng đồng.

Mô hình điều trị mang tính thực hành: học đi đôi với hành.

Tất cả các động lực tích cực trên phải được đưa ra những quy định, quy tắc xã hội – nguyên tắc tổ chức bộ máy.


IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI TỎA ẤM ỨC, HÀN GẮN, XOA DỊU VẾT THƯƠNG:    

          Những biện pháp điều chỉnh hành vi chỉ là bước đầu trong quá trình kiểm soát, quản lý hành vi của thành viên cộng đồng. Hiệu quả của những biện pháp này hoàn toàn mang tính tạm thời và dựa chủ yếu vào những tập quán quy tắc cộng đồng xây dựng. Nhằm đạt được sự ổn định trong việc thay đổi hành vi cần phải chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa để xây dựng mối liên hệ cần thiết giữa giá trị của hành vi với mục tiêu của lối sống đúng mực.

  • Những biện pháp điều chỉnh hành vikhiến cho đối tượng có thể có một cuộc sống bình thường.
  • Còn những biện pháp giải toả ấm ức, hàn gắn, xoa dịu vết thương giúp cho đối tượng có được nhận thức sâu sắc hơn về bản thân mình.

          Hai biện pháp này bổ sung, hổ trợ lẫn nhau. Việc quá chú trọng vào một biện pháp cụ thể nào đó cũng không cho kết quả tốt hơn là tiến hành cả hai biện pháp song song hổ trợ lẫn nhau. Nói một cách khác, nếu như chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp điều chỉnh hành vi một cách đơn thuần, thì các đối tượng sẽ cư xử không khác gì người máy. Họ sẽ có hành vi đúng trong môi trường cuộc sống tập thể, nhưng những hành vi đó sẽ mất khi họ rời khỏi môi trường điều trị.


V. TƯ VẤN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:

          Tư vấn cho nhóm và cá nhân đều đem lại cho đối tượng nhớ - hiểu biết và đánh giá được quá khứtiền sử cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ma túy của mình. Việc một ngừơi nghiện ma túy phủ nhận sự thật sẽ càng nhiều tuỳ theo bề dày của quá trình sử dụng ma túy. Xóa tan sự phủ nhận này cũng đồng nghĩa với việc bắt đối tượng phải đối đầu với sự thật của cuộc đời mà bấy lâu nay đối tượng vẫn thường né tránh. Một phần của sự phủ nhận thể hiện ở việc đối tượng thường biện minh hay hợp lý hóa các thất bại của mình trong việc từ bỏ ma túy. Việc tháo gở cho đối tượng những vướng mắc loại này cũng tương tự như khi chúng ta bóc vỏ hành từng lớp, một đối tượng từng bước hiểu rõ sai lầm và bổn phận của cá nhân hơn. Biện pháp tư vấn điển hình được áp dụng trong môi trường cộng đồng trị liệu là biện pháp đối diện trực tiếp, nó thử thách niềm tin và trách nhiệm cá nhân của mỗi người nghiện.

          Để đạt các mục tiêu trên – cần thành lập trong cộng đồng các loại nhóm với vai trò khác nhau: Nhóm định hướng, nhóm điềutra, nhóm mở rộng, nhóm marathon và nhóm đối kháng.

          Môi trường cộng đồng trị liệu đã xây dựng một số liệu pháp nhóm từ đơn giản đến phức tạp nhằm nâng cao chất lượng của việc điều trị cai nghiện. Mỗi loại nhóm nhằm giải quyết một khía cạnh khác nhau. Có những mục tiêu nhất định mà người cai nghiện buộc phải đạt được trong quá trình điều trị cai nghiện và phải tham gia sinh hoạt:


VI. TRANG BỊ BẢN LĨNH VÀ KỸ NĂNG SỐNG:

1. TƯ DUY TÍCH CỰC:

          Khi ta làm những gì - cảm nhận những gì cũng bắt đầu từ một suy nghĩ và đều nhận sau đó mọi hệ quả của nó tác động vào bản thân và môi trườngmối quan hệ chung quanh.

          Chúng ta có 4 loại suy nghĩ chính sau đây:

  • Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ mang lại ích lợicho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung,...Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “vơi nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.
  • Suy nghĩ tích cực giúp ta có hành động tốt. Hành động này tác độngvào lòng tự tintính tự trọng và ổn định cho bản thân đồng thời tác động với môi trường và mối quan hệ quanh ta. Trái lại, nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực, ta sẽ phải trải qua những điều buồn cháncăng thẳng và chính ta sẽ là người chịu đựng.
  • Nếu ta thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực ta sẽ có những niềm vui mới và nhiều thành công hơn

          Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ: giúp đối tượng

  • Có trách nhiệmvề những ý nghĩ của mình.
  • Ý nghĩ có sức mạnh rất lớntạo nên cảm xúc dẫn tới hành động.
  • Sự lặp đi lặp lại thường xuyên của các ý nghĩ tích cựcsẽ tạo niềm tin và thái độ rõ ràng.
  • Các ý nghĩ giống như những hạt giốnggieo trồng trong tâm tríCàng đầu tư càng thêm nhiều sức mạnh cho ý tưởng đó.
  • Các ý nghĩ tích cực cho ta nghị lực và sức mạnh.
  • Các ý nghĩ tiêu cực khiến ta đánh mất sức mạnh, khiến ta mệt mỏi và kiệt quệ.
  • Cần mất thời gian để thay đổi các tư duy cũ. Hãy kiên nhẫn với chính mình.

2. TỰ KIỂM SOÁT LÀM CHỦ BẢN THÂN:

  • Người nghiện ma tuý vốn rối loạn tâm sinh lýnên rất dễ bị lôi cuốnkích động trước một vấn đề gì, đó là  một trong những cái cớ để họ trở lại với việc tái sử dụng ma tuý.
  • Bằng phương pháp tư duy tích cực đối tượng có thể điều chỉnh được những hành động suy nghĩ của chính mình bằng sự tự kiểm soát làm chủ bản thân.

Hai yêu cầu chủ yếu của tự kiểm soát làm chủ bản thân là:

- Tinh thần khách quan.

Bình tĩnh đánh giá sự việc và cách giải quyết.

          Tinh thần thần khách quan làm đối tượng nhìn nhận rõ hơn sự việc và con người của mình không làm sai lạc nhận thức và phán xét của mình.

          Từ những dữ kiện có được, đối tượng phải bình tĩnh đánh giá lại tình huống, sự việc một cách có tình có lý và từ đó vạch ra hướng giải quyết vấn đề.

          Để giáo dục người nghiện ma tuý, phải thực hiện việc này một cách thường xuyên  cho họ tự đánh giá và trình bày cách giải quyết và cách thực hiện.

          Động tác này được lập đi lập lại để trở thành một thói quen tốt.

          Để đạt được hai yêu cầu trên đối tượng cần phải tập các đức tính sau:

          Trách nhiệm :  Khi đã quyết định và hành động đối tượng phải dũng cảm chấp nhận những hậu quả việc làm của mình, không đổ lỗi nhưng cũng không phải khư khư giữ lấy ý kiến mình mà phải can đảm nhìn lại các mặt của vấn đề, phát huy những mặt tốt và cương quyết loại bỏ những cái sai, cái xấu để điều chỉnh lại, quyết định lại chương trình hành động.

          Tinh thần tập thể :  “Gieo là gặt”. Hợp tác sẽ tạo cho công việc dễ dàng và vui vẻ. Người nghiện ma tuý bản thân sống rất chủ quan và ích kỷ do hình thành những thói quen xấu, do đó, tinh thần tập thể sẽ tạo cho họ sự thoải máinhận thức được chân giá trị của cộng đồng, trách nhiệm vai trò của cá nhân trong tập thể.

          Tự kiểm soát làm chủ bản thân là một sự tập luyện lâu dài, đối tượng phải được từng bước làm quen và tiến hành thực hiện bằng những tình huống do nhà quản lý đặt ra hoặc những công việc, vụ việc cụ thể trong đời sống cộng đồng .

          Đối tượng phải được sự đóng góp, sự giúp đỡ của nhà quản lý , của tập thể thông qua tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc trong giao ban buổi sáng tại các trung tâm cai nghiện.

          Khi đối tượng đạt được các đức tính trên họ có thể hi vọng đối phó với những nghịch cảnh, những tình huống không thuận lợi.


3. NHẬN THỨC VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG:

          CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG là một chương trình của nhiều nhà giáo dục trên toàn thế giới – chương trình này được sự hỗ trợ của UNESCO – Nhóm giáo dục của UNICEF và nhiều tổ chức khác. Nội dung chương trình nhằm giáo dục các giá trị về cá nhân – xã hội bao gồm các đức tính: Hợp tác – Tự do - Hạnh phúc – Trung thực – Khiêm tốn – Tình yêu – Hòa bình – Tôn trọng – Trách nhiệm – Giản dị – Khoan dung và Đoàn kết.

3.1. Mục đích của chương trình là:


  • Giúp đỡ các cá nhân suy nghĩ những giá trị cuộc sống– các tác động thực tế trong việc thể hiện những giá trị này khi liên hệ với chính mình, với người khác, với cộng đồng.
  • Để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về động cơ, trách nhiệmliên quan đến những suy nghĩ - hành động của bản thân.
  • Điều chỉnh cho đối tượng nhận thức những giá trịcá nhân, xã hội về đạo đức, tinh thần, lối sống – phát triển và làm sâu sắc hơn các giá trị này.
  • Các nhà quản lý, giáo dục phải thấy rõ phương pháp giáo dục  là một phương pháp trị liệuquan trọng giúp đối tượng có thể hòa nhập vào cộng đồng với sự tôn trọng – tự tin và có mục đích.

3.2. Chương trình được xây dựng trên 3 luận điểm cơ bản là:

  • Dạy sự tôn trọng nhân phẩmcho mỗi người và mọi người,
  • Khả năng sáng tạovà học tập một cách tích cực khi có cơ hội.
  • Phát triểntrong một môi trường tích cực, an toàn, có sự tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau.

VII. XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG: Danh ngôn ta có câu :  “NIỀM TIN CHỞ ĐƯỢC NÚI ”. Xây dựng được niềm tin trong môi trường cộng đồng trị liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhằm điều trị và phục hồi cho đối tượng cai nghiện.


1. NIỀM TIN VÀO SỰ TỒN TẠI CỦA LÒNG TỐT:

          Khi chúng ta dẫn dắt đối tượng của cộng đồng quay trở về quá khứ, chính chúng ta đã giúp đối tượng đối diện với sự thật, nói ra những điều bí mật mà đối tượng dấu diếm trong lòng để tìm cách học hỏi từ những vấp váp mà đối tượng đã từng gặp phải. Mặc dù gặp bất hạnh như thế nào trong cuộc đời thì đối tượng cũng không nên đeo đẵng mãi những suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Chúng ta không đánh giá con người qua những việc mà đối tượng đã làm trong quá khứ mà cần thái độ trung thực để sữa chữa những sai lầm của quá khứNgười nghiện có thể thay đổi nhưng chỉ khi anh ta thật sự mong muốn mình thay đổi. Nếu như đối tượng cố gắng nổ lực không ngừng thì nhất định cuối cùng cũng duy trì được một lối sống lành mạnh. Đó chính là điều mà trị liệu cộng đồng tin tưởng.


2. NIỀM TIN VÀO KHẢ NĂNG HỒI CẢI VÀ PHỤC THIỆN CỦA CON NGƯỜI:

          Có một thời gian khá dài cả xã hội đều tin chắc một điều rằng “người nghiện thì mãi mãi sẽ là người nghiện”. Môi trường trị liệu cộng đồng đã bác bỏ điều này vì qua thực tiễn, nhiều người đã từng tham gia điều trị, đã vượt qua được sự cám dỗ của ma tuý và nay đang sống một cuộc sống lành mạnh. Không ít người trong số họ vẫn đang  tiếp tục cuộc chiến chống lại nguy cơ tái nghiện. Những ai không bỏ cuộc thì nhất định cuối cùng sẽ có một cuộc sống bình thường và ổn định.


3. NIỀM TIN VÀO VIỆC GIÚP NGƯỜI KHÁC CŨNG LÀ GIÚP CHÍNH BẢN THÂN MÌNH:

          Một trong những phẩm chất quý báu mà đối tượng sau khi điều trị ở môi trường cộng đồng trị liệu có được là việc luôn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ. Khái niệm “cho” hầu như trở nên quen thuộc đối với mọi người. Đối tượng muốn duy trì một lối sống lành mạnh thì đối tượng phải biết chia sẽ những gì mà anh ta nhận được, anh ta mới là người sở hữu thật sự của chúng. Có một câu nói rất hay mô tả  được hết ý nghĩa của khái niệm “cho” trong môi trường trị liệu cộng đồng : “Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi vấn đề trừ khi bạn chia sẽ với người khác”.


4. NIỀM TIN VÀO PHẨM GIÁ CỦA CON NGƯỜI:

          Có một phẩm chất đạo đức của con người mà ta luôn luôn phải coi trọng đó chính là phẩm giá hay giá trị của con ngườiKhi người nghiện có niềm tự  hào về phẩm giá của mình thường tích cực tham gia vào chương trình điều trị - phục hồi vì đó là biện pháp giúp họ nhanh chóng chuyển đổi thái độ và hành vi, nhằm lấy lại những gì mà họ đã mất.

          Thành viên nào vốn đã có niềm tự hào về phẩm chất thì thường tỏ ra là một người tốt của cộng đồng, tuân thủ các quy tắc về trách nhiệm đối với thái độ, hành vi của mình. Duy trì được niềm tự hào về - phẩm chất trong lối sống sẽ giúp con người tránh xa ma tuý và tránh xa được cả những yếu tố tiêu cực luôn đi kèm theo nó.


 VIII. XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG:

          Trong bất cứ cuộc thảo luận nào về yếu tố tinh thần trong môi trường trị liệu cộng đồng hầu như người ta cũng dễ nói lạc sang chủ đề tôn giáo và tín ngưỡng. Nhằm tránh việc nhầm lẫn giữa yếu tố tinh thần và khái niệm tôn giáo, tinh thần trong cộng đồng trị liệu được định nghĩa là : “bất kỳ hành động hay hoạt động nào thể hiện, phản ánh lòng tốt của con người”. Đây là một định nghĩa khái quát, nó bao gồm rất nhiều loại hoạt động của con người kể cả hoạt động tôn giáo hay những việc làm có ích giúp tăng cường nhận thức của con người.

          Chương trình trị liệu cộng đồng không phải là một chương trình thuần túy nói về yếu tố tinh thần mà còn cần phải sử dụng nhiều biện pháp trị liệu khác. Yếu tố tinh thần chỉ được sử dụng với khía cạnh giúp cho quá trình thay đổi, phục hồi của người nghiện thông qua việc nhìn nhận cuộc sống dưới một góc độ khác. Điều quan trọng ở đây là sự góp phần điều trị nhằm tăng cường nhận thức cho người nghiện trong giai đoạn phục hồi.

          Cuộc sống trong cộng đồng là một cuộc sống tập thể. Cuộc sống tập thể ở đây tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma tuý để họ có thể nhanh chóng phục hồi trong môi trường có định hướng rõ ràng về “mục đích và kết quả”. Họ cần phải biết được thế nào là hành vi đúng trước khi có thể bước vào quá trình phục hồi. Đây chính là một thử thách lớn không chỉ với họ mà còn với tất cả các nhân viên điều trị.

          Sau khi đã tìm lại được chính bản thân mình, người nghiện bắt đầu quá trình học hỏi những giá trị của cuộc sống, hệ thống niềm tin trong cộng đồng, mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp nhằm hướng tới một cuộc sống lành mạnh, không có ma tuý Sự thay đổi lớn lao trong thái độ của đối tượng ở giai đoạn này là rất đáng chú ý. Đối tượng tỏ ra có triển vọng, có tinh thần trách nhiệm trong lao động và hành vi ứng xử. Anh ta đã có cuộc sống đời thăng trầm chìm nổi nhưng đối tượng đã biết chấp nhận sự thật, biết kiểm soát nó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Đối tượng hiểu rằng cuộc chiến chống lại sự cám dỗ của ma tuý vẫn chưa chấm dứt và vẫn còn phải rèn luyện thêm những điều đã học để có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh lâu dài. Một người nghiện không đơn thuần là sự phụ thuộc vào ma tuý mà còn là sự lệ thuộc vào quá khứ cùng những yếu tố xã hội đi liền với quá khứ ấy.

          Để duy trì được những gì mà được học, đối tượng phải biết cách chia xẽ những quan điểm – hành vi đúng đắn cho người khác. Đối tượng đã hoàn tất giai đoạn này, phải biết cách dạy lại những thành viên mới bằng chính ví dụ cuộc đời đối tượng. Vai trò của đối tượng trong cộng đồng bây giờ là dạy lại những điều mình được học. Chỉ có như vậy đối tượng mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của mọi vấn đề đã học và có trách nhiệm hơn đối với hệ thống niềm tin trong môi trường cộng đồng trị liệu.


KẾT LUẬN

          Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khó chữa, có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng. Do những tổn thương về hệ thống não bộ tạo nên những rối loạn về hành vi - nhân cách của người bệnh - suy giảm khả năng xét đoán - xử lý thông tin - mất khả năng tự chủ - hình thành những thói quen xấu sau một thời gian sử dụng ma túy. Người nghiện ma túy là một người đa nhân cách.

          Việc sử dụng thuốc chỉ có một tác dụng giới hạn mà cần những biện pháp điều trị không dùng thuốc: Việc điều trị không chỉ nhằm vào việc cai nghiện của đối tượng mà phải giải quyết tận gốc những vấn đề liên quan đến hành vi - nhân cách, hoàn cảnh cá nhân, gia đình xã hội và động cơ đã ảnh hưởng đến việc nghiện ma túy của từng đối tượng.

          Từ những lý do trên các phương pháp và các mục tiêu trị liệu cho người nghiện trong một môi trường cộng đồng trị liệu là phải thật chi tiết kịp thời. Khác với những phương thức điều trị cổ điển, quy ước chỉ gồm thầy thuốc và bệnh nhântrị liệu cộng đồng đã huy động được toàn bộ những nguồn nhân lực là bệnh nhân - thân nhân bệnh nhân - tập thể người bệnh cũng như toàn bộ nhân viên Trung Tâm tập trung vào mục đích điều trị cho mỗi bệnh nhân, tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Với thời gian điều trị dài và những biện pháp đúng đắn nhằm gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi - nhân cáchgiải quyết các chấn thương tâm l‎ý, tạo cho người cai nghiện những nhận thức đúng đắnhình thành những thói quennếp sống tốt để khi trở về với xã hội họ được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống với lòng tự tin và sự tự trọng. Họ sẽ từng bước tiến lên trong cuộc sống với sự hỗ trợ của toàn xã hội.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ….

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM

CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (CDTP)

OPIUM –  MORPHINE – HÉROINE (OMH)


(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)



Điều trị nghiện ma túy là một quá trình can thiệp lâu dài gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có đặc thù riêng, nhưng cũng có một số nguyên tắc chung phải giải quyết. Quy trình cai nghiện được chia làm 04 giai đoạn:
  • 1. Giai đoạn cắt cơn – giải độc – nâng cao sức khỏe.

  • 2. Giai đoạn giáo dục tâm lý – xã hộiđiều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cáchGiải tỏa ấm ức, chấn thương tâm lý, mâu thuẫn và phức tạp nôi tâm của đối tượng.

  • 3. Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

  • 4. Chống tái nghiện (ngoại trú) tái hòa nhập cộng đồng.


Điều trị cắt cơn nghiện chất dạng thuốc phiện không khó. Việc sử dụng các thuốc, các phác đồ khác nhau chủ yếu nhằm hổ trợ cho người nghiện vượt qua hội chứng cai dễ dàng hơn, nhất là trong trường hợp nghiện nặng. Nhiều trường hợp chỉ dùng liệu pháp tâm lý cũng cắt được cơn nghiện, thậm chí không dùng thuốc gì cơ thể cũng tự điều chỉnh sau 7 – 10 ngày.   Vì vậy, đa số các tác giả trên thế giới không coi trọng cắt cơn nghiện, họ cho rằng cắt cơn nghiện chỉ là khởi đầu của giai đoạn điều trị, còn bản chất của điều trị là phục hồi hệ thống não bộ, chuyển đổi nhận thức – hành vi – nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn và rối loạn của nội tâm đối tượng. Các liệu pháp này cần một thời gian điều trị lâu dài tại các trung tâm cai nghiện và tại cộng đồng bằng cách kết hợp giữa điều trị các thuốc đồng vận hoặc đối vận (với các chất dạng thuốc phiện) và các liệu pháp tâm lý – giáo dục – xã hội thích hợp.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA – CỎ MỸ – NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG (CẦN SA)


Được biết đến ở Trung Á và Trung Quốc ít nhất từ 4000 năm, cây gai dầu Ấn Độ  Cannabis sativa là một loại cỏ cứng, thơm chỉ sống một năm. Chất có tác dụng sinh học chiết xuất từ cây này được mọi người biết đến với tên gọi là cần sa. Theo hầu hết các đánh giá, cần sa là một trong số những chất gây nghiện bất hợp pháp được sử dụng nhiều nhất.


Các nhà lịch sử Hy lạp (thế kỷ thứ 4 trước CN) đã miêu tả một bộ lạc dân du mục đã biết hít khói hạt cây gai dầu làm khô trong những ống ở lều và đi vào đi ra vui sướng. Cần sa có tác dụng như một loại thuốc giảm đau, chống co giật và thôi miên. Tác dụng này đã được ghi nhận từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ thứ 20.


Tất cả các phần của cây cần sa Cannabis sativa đều chứa chất tác động trên hệ tâm thần Cannabinoids, trong đó (-)-?9-tetrahydrocannabinol (?9-THC) có nhiều nhất. Các dạng có hiệu lực nhất của cannabis được lấy từ từ đỉnh hoa hoặc từ nhựa nguyên chất màu nâu đen lấy từ lá cây được gọi là nhựa cần sa Hashish. Cây cần sa thường được cắt, phơi khô, chẻ ra và cuốn lại thành điếu để hút. Tên thường gọi của cần sa là bồ đà, cỏ, trà.


I. DỊCH TỄ HỌC

Tần suất và khuynh hướng hiện nay.

Một khảo sát trên trẻ vị thành niên ở trường học đã nhận định rằng việc sử dụng cần sa hàng ngày, hiện tại (trong vòng 30 ngày qua), hàng năm và trong suốt cuộc đời gần đây đã tăng gấp 8 – 10 lần, tiếp tục xu hướng đã bắt đầu từ đầu những năm 1990.


Một đánh giá khác về tần suất sử dụng cần sa của một điều tra quốc gia tại gia đình trên toàn nước Mỹ về vấn đề lạm dụng chất đã ghi nhận cần sa là chất gây nghiện bất hợp pháp được sử dụng nhiều nhất. Tần suất sử dụng cần sa suốt đời gia tăng với mỗi nhóm tuổi, cho đến 34 tuổi rồi sau đó giảm dần. 18 – 21 tuổi là độ tuổi rất hay sử dụng bồ đà trong năm qua (25%) hoặc trong tháng vừa qua (14%) 50 tuổi là tuổi ít sử dụng nhất 1%.


Theo DSM-IV-TR 5% là tỉ lệ trong suốt cuộc đời bị lạm dụng hoặc lệ thuộc cần sa. Chủng tộc và sắc tộc cũng có liên quan đến việc sử dụng cần sa nhưng sự tương quan này thay đổi theo nhóm tuổi. Trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi người da trắng có tỉ lệ sử dụng cần sa trong năm qua và suốt đời cao hơn người da đen. Trong số những người lớn từ 17 – 34 tuổi, tần suất trong suốt cuộc đời sử dụng bồ đà của người da trắng cao hơn da đen và người Tây Ban Nha. Nhưng trong số những người 35 tuổi mức độ sử dụng của người da trắng và da đen là tương đương. Tỉ lệ trong suốt cuộc đời của người da đen cao hơn rõ rệt so với người Tây Ban Nha.


II. DƯỢC LÝ HỌC THẦN KINH

Thành phần chính của cần sa là ?9-THC. Tuy nhiên cây cần sa chứa > 400 hóa chất trong đó khoảng 60 chất có liên hệ với ?9-THC về mặt hóa học. Ở người ?9-THC nhanh chóng chuyển thành 11-Hydroxy-9THC-chất chuyển hóa có tác động trên hệ thần kinh trung ương. Một thụ thể chuyên biệt với cannabinols đã được xác định thụ thể Cannabinoids, một thành viên của gia đình các thụ thể gắn kết với protein G, gắn với protein G ức chế là một protein được gắn với adenylcyclase theo kiểu ức chế. Thụ thể Cannabis được nhận thấy với nồng độ cao nhất ở nhân đáy, hải mã và tiểu não và nồng độ thấp hơn ở vỏ não. Thụ thể này không có ở thân não, điều này phù hợp với ảnh hưởng rất ít của cần sa trên chức năng hô hấp và tim mạch.


Các nghiên cứu ở súc vật đã chứng minh ảnh hưởng của Cannabinoids trên các tế bào thần kinh monoamine & ?-aminobutyric. Theo hầu hết các nghiên cứu, súc vật không thể tự kiểm soát Cannabinoids như chúng vẫn làm đối với hầu hết các chất gây lạm dụng khác. Hơn nữa, có tranh cãi về việc có / không có Cannabinoids kích thích các trung tâm “thưởng” của não chẳng hạn các neurons dopaminergique của vùng mái bụng.


Tuy nhiên, sự dung nạp của cannabis và lệ thuộc tâm lý cũng vẫn nhận thấy mặc dù bằng chứng về lệ thuộc cơ thể không mạnh. Các triệu chứng cai ở người thì rất ít với sự tăng nhẹ tình trạng dễ bị kích thích, lăng xăng, mất ngủ, chán ăn và buồn nôn nhẹ. Tất cả những triệu chứng này chỉ xuất hiện khi một người đột ngột ngưng dùng liều cao Cannabis.


Khi hút cần sa, hiệu quả gây sảng khoái xuất hiện trong vài phút, đỉnh điểm trong khoảng 30 phút và kéo dài 2 – 4 giờ. Hiệu quả về vận động và nhận thức kéo dài 5 – 12 giờ. Cần sa cũng có thể được dùng bằng đường miệng khi được nấu chung với thức ăn. Để đạt cùng hiệu quả, khi dùng bằng đường miệng phải dùng gấp 2 – 3 lần so với đường hít.


Rất nhiều biến số ảnh hưởng đến tác dụng tâm thần của cần sa bao gồm hiệu lực của cần sa đã sử dụng, đường dùng, kỹ thuật hút, ảnh hưởng của sự nhiệt phân trên thành phần Cannabioids, liều dùng, kinh nghiệm sử dụng trong quá khứ, sự trông đợi của người dùng, tính dễ bị tổn thương về mặt sinh học của người dùng với tác động của Cannabioids.


III. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Ảnh hưởng về mặt cơ thể thường gặp nhất của cần sa là giãn các mạch máu kết mạc mắt (đỏ mắt) và tăng nhịp tim nhẹ. Ơ liều cao tụt HA tư thế có thể xảy ra. Tăng cảm giác ăn ngon và khô miệng là tác dụng thường gặp của tình trạng ngộ độc cần sa. Sự kiện là chưa có trường hợp tử vong nào do nhiễm độc duy nhất một loại cần sa được ghi nhận rõ ràng đã phản ánh là chất này không tác động trên nhịp thở. Tác dụng ngoại ý nặng nhất của việc sử dụng cần sa là do hít đồng thời hydrocarbons sinh ung thư hiện diện trong thuốc lá thường và vài dữ liệu xác định rằng những người sử dụng nhiều cần sa có nguy cơ bị bệnh hô hấp mãn và K phổi.


Rất nhiều báo cáo chỉ ra rằng việc sử dụng cần sa kéo dài kết hợp với teo não, dễ bị co giật, tổn thương NST, khuyết tật thai nhi, suy giảm phản ứng miễn dịch, thay đổi testosterone và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã không được tái lập một cách thuyết phục và sự liên hệ giữa những dấu hiệu này với việc sử dụng cần sa là không chắc chắn.


DSM-IV-TR liệt kê các rối loạn liên quan đến cần sa bao gồm:


1. Phụ thuộc và lạm dụng cần sa DSM-IV bao gồm những chẩn đoán về phụ thuộc và lạm dụng cần sa. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rõ ràng có sự  dung nạp với nhiều hiệu quả của cần sa, tuy nhiên những dữ kiện này ít ủng hộ cho việc có sự phụ thuộc cơ thể. Sự phụ thuộc về tâm lý với việc sử dụng cần sa xảy ra ở những người sử dụng lâu dài.


2. Nhiễm độc cần sa : DSM-IV chính thức hóa các tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc cần sa. Những tiêu chuẩn này cho biết rằng chẩn đoán có thể  nhấn mạnh với cụm từ” với rối loạn tri giác”. Nếu không có đánh giá khả năng nhận thức thực tế có bị ảnh hưởng không thì chẩn đoán là rối loạn loạn thần gây ra do cần sa. Nhiễm độc cần sa thường làm cho người sử dụng tăng nhạy cảm  với  các kích thích bên ngoài, khám phá ra những chi tiết mới, màu sắc nhìn sáng hơn và phong phú hơn, chủ quan làm chậm nhận thức về thời gian. Ơ liều cao, người dùng có thể bị giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại. Các kỹ năng vận động bị suy giảm do sử dụng cần sa,và sự suy giảm này vẫn còn sau khi các hiệu quả sảng khoái đã hết. Trong 8-12 giờ sau khi dùng cần sa, các kỹ năng vận động bị suy giảm ảnh hưởng đến sự điều khiển xe máy và vận hành máy móc nặng. Hơn nữa, hiệu quả sẽ bị cộng hưởng tăng lên khi dùng rượu là chất hay được dùng chung với cần sa.


3. Sảng do nhiễm độc cần sa: là một chẩn đoán của DSM-IV TR. Sảng có liên quan nhiễm độc bồ đà được đặc trưng bằng sự suy giảm rõ rệt về mặt nhận thức và các bài tập thực hành. Ngay cả với liều cần sa tối thiểu cũng gây suy giảm trí nhớ, thời gian phản ứng, tri giác, sự phối hợp vận động và sự chú ý. Ơ liều cao, liều làm giảm mức độ ý thức cũng có  ảnh hưởng trên các đánh giá nhận thức.


4. Rối loạn loạn thần gây ra do dùng cần sa : hiếm, ý tưởng hoang tưởng thoáng qua thường gặp hơn. Loạn thần với bệnh cảnh phong phú thì khá phổ biến ở một số quốc gia nơi  một số người có một thời gian dài tiếp cận cần sa hiệu lực cao. Các giai đoạn rối loạn loạn thần thỉnh thoảng được ám chỉ như là “sự điên cuồng của cây gai dầu.”. Khi rối loạn loạn thần do cần sa xảy ra, nó có thể liên quan với rối loạn nhân cách xảy ra trước đó ở người sử dụng.


5. Rối loạn lo âu gây ra do cần sa. Rối loạn lo âu gây ra do cần sa là một chẩn đoán thường gặp trong trường hợp nhiễm độc cần sa cấp tính, gây tình trạng lo âu ngắn ở nhiều người bởi những ý tưởng hoang tưởng. Trong những trường hợp như thế các cơn hoảng loạn có thể xảy ra dựa trên những nỗi lo sợ không rõ ràng và vô tổ chức. Sự xuất hiện triệu chứng lo âu liên quan đến liều lượng và là phản ứng phụ thường gặp nhất đối với người hút cần sa ở mức độ trung bình. Những người sử dụng chưa có kinh nghiệm rất dễ bị các triệu chứng lo âu hơn là những người đã có kinh nghiệm sử dụng.


6. Những rối loạn liên quan đến cần sa không đặc hiệu khác. DSM-IV-TR không công nhận một cách chính thức các rối loạn khí sắc gây ra do cần sa, vì thế những rối loạn này sẽ được xếp vào mục những rối loạn có liên quan đến cần sa không đặc hiệu khác. Nhiễm độc cần sa có thể kết hợp với những triệu chứng trầm cảm mặc dù những triệu chứng này có thể gợi ý là đã sử dụng cần sa lâu dài. Hưng cảm nhẹ là một triệu chứng thường gặp trong nhiễm độc cần sa.

Khi rối loạn giấc ngủ và rối loạn chức năng tình dục có liên quan đến việc sử dụng cần sa, chúng hầu như luôn biến mất trong vài ngày hoặc trong một tuần lễ sau khi sử dụng cần sa. Cả hai loại này cũng được xếp vào các rối loạn liên quan cần sa không đặc hiệu khác trong DSM-IV-TR.


7. Hồi tưởng. Những bất thường về mặt tri giác tồn tại dai dẳng sau khi sử dụng cần sa không được phân loại chính thức trong DSM-IV-TR mặc dù có những báo cáo về các trường hợp đã trãi qua vào những thời điểm rõ ràng các cảm giác liên quan đến nhiễm độc cần sa sau khi ảnh hưởng ngắn hạn của chất này đã biến mất. Những tranh cãi về  việc có hay không có hồi tưởng liên quan đến vấn đề sử dụng riêng biệt cần sa hoặc liên quan đến vấn đề có sử dụng đồng thời các chất sinh ảo giác hoặc sử dụng cần sa với phencyclidine vẫn còn tiếp tục.


8. Hội chứng liên quan đến sử dụng cần sa vẫn còn tranh cãi khác. Một hội chứng khác vẫn còn tranh cãi đó là hội chứng mất động cơ. Có hay không có hội chứng liên quan đến vấn đề sử dụng cần sa hay chỉ phản ảnh những nét đặc trưng ở một người bất chấp có sử dụng cần sa hay không vẫn còn tranh cãi. Một cách kinh điển hội chứng mất động cơ này kết hợp với sử dụng nhiều và kéo dài và được đặc trưng bởi sự miễn cưỡng duy trì một công việc có thể việc học hành, công việc hoặc trong bất cứ tình huống đòi hỏi sự chú ý kéo dài. Những bệnh nhân này được mô tả như vô cảm, mất năng lượng, thường là tăng cân, lười biếng uể oải.


IV. ĐIỀU TRỊ VÀ TÁI PHỤC HỒI

Điều trị việc sử dụng cần sa có cùng các nguyên tắc như điều trị các chất gây lạm dụng khác : cai và nâng đỡ.


Cai có thể đạt được thông qua can thiệp trực tiếp hoặc thông qua việc kiểm soát cẩn thận tại nhà bằng cách sử dụng các test sàng lọc thuốc trong nước tiểu giúp phát hiện cần sa 4 tuần sau khi sử dụng.


Sự nâng đỡ có thể đạt được thông qua các liệu pháp tâm lý cá nhân, gia đình và nhóm. Giáo dục là cơ sở cho cả chương trình cai và nâng đỡ. Một bệnh nhân không nhận thức được lý do lạm dụng chất sẽ ít có  động cơ dừng lại. Đối với một số bệnh nhân việc dùng một thuốc chống lo âu có thể có ít để làm giảm các triệu chứng cai trong thời gian ngắn. Đối với một số bệnh nhân khác việc sử dụng cần sa có thể liên quan đến một rối loạn trầm cảm bên dưới và có thể đáp ứng chống trầm cảm đặc hiệu.


V. SỬ DỤNG CẦN SA  VÌ MỤC ĐÍCH Y KHOA

Cần sa được sử dụng như là một loại cỏ có đặc tính chữa bệnh trong nhiều thế kỷ và cần sa được liệt kê trong dược thư cho đến cuối thế kỷ 19 như là một loại thuốc để điều trị lo âu, trầm cảm và các rối loạn dạ dày ruột. Hiện tại cần sa là một chất được kiểm soát với hiệu lực cao gây lạm dụng và không còn sử dụng vào mục đích y khoa theo tổ chức Tuân thủ về dược, tuy nhiên cần sa vẫn được sử dụng để điều trị một số những rối loạn như buồn nôn do hóa trị liệu, bệnh bạch cầu và xơ cứng rải rác lan tỏa, đau mãn tính, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải và tăng nhãn áp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 1. Bộ môn Tâm Thần học - Tâm thần học - ĐH Y Dược TPHCM – 2005.
  • 2. Kaplan & Sadock’s – Concise textbook of clinical psychiatry – 2nd Edi – Lippincott Williams & Wilkins – 2004. BS. Lê Thị Hồng Nhung, Ths.BS.CKII. Đào Trần Thái

Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG (CẦN SA)
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
METHADONE CÓ GIÚP CAI NGHIỆN?
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: HUẤN LUYỆN TRỊ LIỆU - LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU - CHỐNG TÁI NGHIỆN (NỘI TRÚ)
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OPIATS BẰNG THUỐC DANAPHA-NATREX
MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....
GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE
CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU
PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

Bài 1: Những nguyên tắc cơ bản trong cai nghiện - phục hồi cho người nghiện ma túy

Bài 2: Các phương pháp điều trị nghiện ma túy tổng hợp

Bài 3: Các phương pháp điều trị nghiện nhóm  OPIATES OPIUM – MORPHINE – HÉROINE (OMH) - Các chất dạng thuốc phiện (CDTP)

Bài 3.1: Gian đoạn cắt cơn - giải độc - nâng cao sức khỏe

Bài 3.2: Giai đoạn điều trị nội trú tập trung: Môi trường trị liệu - Cộng đồng trị liệu (theo phương pháp Daytop Quốc tế)

Bài 3.3:  Phòng chống tái nghiện - Tái hòa nhập cộng đồng