Tag Archives: Cai nghiện tự nguyện

Luật số 73/2021/QH14 – Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy

Điều 31. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy

(Nguồn: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022)

 

1. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

2. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.

3. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:

   a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

   b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.

       Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.

4. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

Ma túy là những chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính mình, gia đình và xã hội.


Nghiện Ma Túy

 

MỤC LỤC

  1. A - CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
    1. I. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN HEROIN
      1. 1. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI VỪA MỚI SỬ DỤNG HEROIN
      2. 2. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI NGHIỆN HEROIN
    2. II. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH
      1. 1. VỀ CƠ THỂ
      2. 2. VỀ TÂM THẦN
  2. B - CÁCH XÁC ĐỊNH NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY
    1. I. CÁC LOẠI TEST NHANH PHÁT HIỆN MA TÚY TRONG NƯỚC TIỂU
    2. II. CÁC XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN MA TÚY TRONG MÁU

A - CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN HEROIN:

1. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI VỪA MỚI SỬ DỤNG HEROIN:

Sau khi người sử dụng heroin vừa sử dụng xong một liều heroin thì nhìn chung tinh thần hưng phấn, vẻ mặt sung mãnđỏ mặtmắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường. Nếu tuổi còn trẻ, họ thường dễ bị khiêu khích, muốn tìm cảm giác mạnhgây gổ đánh nhau, tự rạch tay, dùng thuốc lá đốt chân tay… Các dấu hiệu trên được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn sau:


*Giai đoạn 1: Sau khi dùng 5 – 10 phút, biểu hiện phổ biến nhất là mắt đỏ và trông ướt long lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắtngồi tại chỗmắt lim dimgãi chân tayvò đầu, bứt tóc… thể hiện rõ nhất trong trường hợp dùng thuốc phiện pha lẫn seduxen. Những biểu hiện này người nhà khó phát hiện ra vì nó thường xảy ra ở nơi hút, chích.


*Giai đoạn 2: Sau 10 – 20 phút, mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn khànuống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn caonói nhiều, cử chỉ và động tác thiếu chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuyên xuất hiện ở mức cao như vuốt mũinhổ râunặn mụncắn móng taylấy ráy tai


*Giai đoạn 3: Sau 90 phút, người sử dụng heroin tìm chỗ yên tĩnh để thưởng thức cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ, nhưng không ngủ, lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy chăn màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, bề bộn đồ đạc, người sử dụng heroin sợ tắm, sợ ồn ào.

 

2. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI NGHIỆN HEROIN:

Chúng ta có thể nhận biết sớm một người đã nghiện heroin qua các biểu hiện sau:

  • - Thay đổi thất thường giời giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn, ngày ngủ nhiều…

  • - Hay tụ tập, đi lại đàn đúm vơi người có đời sống sinh hoạt buông thả như không lao động, không học hành… hoặc chơi than với người sử dụng heroin.

  • - Đi lại có quy luật: Mỗi ngày, cư đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà.

  • - Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).

  • - Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quoanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định): ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh.

  • - Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạt cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác…

  • - Trong túi quần, áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, uống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ heroin.

  • - Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ…

  • - Đối với người sử dụng heroin nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch…

  • - Người nào càng có nhiều biểu hiện trên thì càng có khả năng mắc nghiện heroin. Bố, mẹ, người than trong gia đình, bạn bè, nhất là những người sống cùng phòng nên chú ý phát hiện sớm người sử dụng heroin để tìm cách giúp đỡ. Vì càng phát hiện sớm, cai sớm, thì càng có khả năng cai được và giảm được nguy cơ nhiễm HIV.

 

II. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH:

Người nghiện ma tuý tổng hợp thường gặp các triệu chứng thể hiện qua hai mặt cơ thể và tâm thần như sau:

1. VỀ CƠ THỂ:

+  Tác động chủ yếu trên hệ thần kinh – hệ tim mạch – hệ tiêu hóa.

Nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng.


2. VỀ TÂM THẦN:

Người sử dụng ATS có các biểu hiện sau: bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú lẫn, trở nên thù địch, và các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ý tưởng liên hệhoang tưởng và các ảo giác cũng có thể xảy ra.


Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mới, còn có các triệu chứng sau:

Triệu chứng ngắn hạnNhịp tim nhanh, run, khô miệng, dị cảm, co cơ, đổ mồ hôi, lơ mơ, mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng, ảo thị, nhìn không rõ, hay giật mình, khó tập trung, có cơn nóng lạnh, đánh trống ngực, nhạy cảm với lạnh, dễ cáu kỉnh, mất men răng, nhìn thấy đồ vật lấp lánh, cảm giác thân thiện, gần gũi, quan hệ với người khác.


- Triệu chứng kéo dài: ngủ lơ mơ, uể oải, đau cơ, mệt mỏi, trầm cảm, căng cơ hàm (nghiến răng), đau đầu, khô miệng, lo âu, buồn rầu, sợ hãi, dễ cáu kỉnh, khó tập trung chú ý, cảm giác thân thiện với người khác.


- Ngoài ra hầu hết các chất ATS làm tăng nhu cầu tình dục nên người sử dụng ATS quan hệ nam nữ bừa bãi, hay chích chung kim do đó rất dễ lây nhiễm các bệnh HIV, viêm gan siêu viđồng thời do bị kích động người sử dụng ATS hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông cho chính mình và người khác.

 

B - CÁCH XÁC ĐỊNH NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY

I. CÁC LOẠI TEST NHANH PHÁT HIỆN MA TÚY TRONG NƯỚC TIỂU


II. CÁC XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN MA TÚY TRONG MÁU

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

 
A. TỔNG QUAN NHỮNG THƯƠNG TỔN TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.

 

Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khácMột phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.

   

Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực chuyên môn của người khác.

 

Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.

 

Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.

 

Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọngtinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.

 

Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạchlành mạnhcó kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thầnsức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.

 

Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

 

NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

ma tuy ma tuy  

Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:

  • 1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

  • 2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

  • 3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy.

  • 4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

 

Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện. 

  ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy

ma tuy

TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH
 
B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI:

Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau:


1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”.

 

2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện. Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công là người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

+  Tư vấn

+  Liệu pháp Tâm lý

+  Liệu pháp giáo dục

Quản lý ca

+  Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)

 

Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp.

 

Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Bài 3: “Cộng đồng trị liệu – một liệu pháp cai nghiện có hiệu quả cần được mở rộng ở Việt Nam” và Bài 4:“Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản lý ca trong cai nghiện – phục hồi” tại trang web này của Trung tâm.

 

3. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Là yếu tố tiên quyết nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy.

Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bứcđối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện. Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăngbạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.

 

4. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâmtrang bị bản lĩnh, và kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và cácyếu tố bảo vệ để biết cách vươn lênxa lánh môi trường xấuphát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân.

 

Thời gian cai nghiện lý tưởng từ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trú và ngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine …) – tuy nhiên, dù biện pháp gì chăng nữa thì công tác giáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết các chấn thương tâm lý là không thể thiếu được.

 

Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.

 

Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túyNếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân để vươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành côngngười nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.

 
NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT  BỆNH NÃO MÃN TÍNH – KHÓ CHỮA
Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.
CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY
Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC.
ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT
Nhưng với điều kiện:
*Đúng thuốc
*Đúng người bệnh
*Đúng thời gian
*Đúng phương pháp

Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ.

KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược.

Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau:


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện.
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi.
CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất.
BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:
1. Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.
2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.
3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.
4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:
1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.
2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹđiều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:
·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…
·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.
3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.
4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.
5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

Phim tài liệu về Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa

PHIM TÀI LIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

15. FBNC - Cai nghiện ma túy

16. VTV9 - Sống đẹp

17. VTC9 - Bác sĩ của người nghiện

18. HTV9 - Giành lại những con người 

19. HTV9 - Cuộc sống quanh ta

20. HTV7 - Vì cuộc sống cộng đồng

21. HTV9 - Điều kỳ diệu của sự yêu thương

22. HTV - Hoa cuộc sống

23. VTV9 - Cai nghiện chui

24. QPVN - Một trái tim rộng mở với đời

25. HTV9 - Ma túy và các chất gây nghiện

26. VTV2 - Hiểm họa ma túy đá

27. VTC14 - Hiểm họa ma túy

28. ANTV - Tác hại của ma túy đá

29. ANTD - Ma túy - Hiểm họa từ thế giới ảo

30. VTV2 - Tìm hiểu tác hại của ma túy đá - đập đá

31. O2TV - Ma túy tổng hợp và những tác hại

32. VTV9 - Thời sự và bình luận: Cai nghiện ma túy

33. VTV9 - Cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng

34. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

35. VTC10 - Đường đến thành công

36. VTV1 - Tỏa sáng giữa đời thường

37. VTV6 - Sự lựa chọn của tôi

38. VIETNAMNET - Thác loạn vì ma túy

39. VTV2 - Vì cuộc sống - hiểm họa từ ma túy đá

40. VTV9 - Sáng Phương Nam

41. VTV6 - Điểm nóng - Có những sự "trở về" như thế

42. VTV9 - Sự kiện và bình luận: Cai nghiện ma túy

43. VTV9 - Tổng hợp cai nghiện ma túy tập trung

44. Người Sài Gòn | BS Nguyễn Hữu Khánh Duy - Khi cai nghiện ma túy đã trở thành cái nghiệp! Là cơ duyên...

45. VTV9 - SU DUNG MA TUY DA

46. VTV24 - Tiêu điểm: Hiểm họa ma túy đá

47.

48.

49.

50.

51.

52.

53.

54.

THỦ TỤC CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN – VIỆN PHÍ

THỦ TỤC CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN

 

1. ĐỊA CHỈ NHẬN BỆNH:

Cơ sở 1: 245 Bình Quới (số cũ: 1051 Xô Viết Nghệ Tĩnh), Phường 28, Quận Bình Thạnh.

2. THỜI GIAN NHẬN BỆNH:

24/24 giờ (Kể cả thứ bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).

3. HỒ SƠ NHẬP VIỆN:

  • - Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của người cai nghïện và người bảo lãnh. Nếu gấp có thể mang CMND và hộ khẩu bản chính, Trung tâm photo và trả lại ngay.
  • Hồ sơ nhập viện theo mẫu (phát tại Trung tâm).
  • - Các giấy tờ thủ tục thiếu bổ sung sau.
 

VIỆN PHÍ

(Áp dụng từ ngày 14/09/2023)

STT

NỘI DUNG

ĐƠN GIÁ

1

VIỆN PHÍ CẮT CƠN - GIẢI ĐỘC - NÂNG CAO SỨC KHỎE (Giai đoạn 1): TRONG PHÒNG LẠNH + thuốc điều trị + massage + tắm hơi + ăn uống + y tế trực tiếp điều trị 24/24 5.950.000đ/10 ngày (Chi phí bắt buộc)

2

VIỆN PHÍ NÂNG CAO SỨC KHỎE - CAI NGHïỆN - PHỤC HỒI (theo phương pháp DAYTOP – Mỹ): Ăn uống + Khám bệnh + Tư vấn + Tâm lý trị liệu + Giáo dục trị liệu + Lao động trị liệu + Huấn nghiệp trị liệu +  Sinh hoạt trị liệu + Giải trí trị liệu ( thư viện, bóng rổ, bóng chuyền, hồ bơi, bóng bàn, cầu lông, phòng tập thể hình, karaoke, video game....) 325.000đ/ngày

3

ĐỂ TRÁNH LÂY LAN BỆNH TRONG TRUNG TÂM VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI CÁC BỆNH CƠ HỘI CỦA HỌC VIÊN NÊN BUỘC PHẢI LÀM CÁC XÉT NGHIỆM SAU:
    • Xác định loại ma túy trong nước tiểu
    • Đo điện tim
    • HIV - VDRL
    • Viêm gan siêu vi B
    • Viêm gan siêu vi C
    • Tổng phân tích nước tiểu
    • Công thức máu: WBC, NEU%, LYM%, MONO%, EOS%, BASO%, NEU#, LYM#, MONO#, EOS#, BASO#, RBC, Hb, Hct, MCV, MCH, MCHC, RDW, PLT, MPV, VS
600.000đ

4

VẬT DỤNG CÁ NHÂN: Ly + lược + kem + xà bông + dao cạo + bàn chải đánh răng + dép + giày + tấm đắp + khăn tắm + khăn mặt + quần áo  650.000đ

4. Học viên phải thực hiện đủ quy trình cắt cơn giải độc - nâng cao sức khỏe tối thiểu 20 ngày.(Thực hiện theo thông tư 41/2010/TTLTBLĐLBXH - BYT ngày 31/12/2010 của Liên Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và Xã hội)Mọi lý do tự ý về sớm sẽ không được hoàn trả viện phí.

 

5. Tổng số ngày điều trị = Ngày ra - ngày vào + 1

 

6. Viện phí này áp dụng cho tất cả mọi trường hợp đang cai nghiện tại trung tâm

 

7. Mọi thắc mắc xin liên hệ :

Phòng Tư vấn & Tiếp nhận : 028.6270.0119-0908063346 (Bà Trần Thị Mộng Điệp)
Ban Giám đốc:
  • - Giám đốc - Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy : SĐT 0903.715.529
  • - PGĐ - Ths. Nguyễn Phan Minh : SĐT 0982.120.908
  • - PGĐ - Bs CKI Trần Thị Lan Chinh: SĐT 0909.706.102
  • - PGĐ - CN.Nguyễn Anh Tuấn : SĐT 0903.730.816
  • - PGĐ - Ths. Nguyễn Thị Kim Loan: SĐT 0982.383.080
 

8. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XÉT MIỄN GIẢM

  • - Gia đình chính sách: Liệt sĩ - Thương binh - Cựu chiến binh
  • - Gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo.
  • - Gia đình có hoàn cảnh khó khăn (Có xác nhận của địa phương).
 

9. TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÓNG VIỆN PHÍ VÀ TIỀN GỬI TRỰC TIẾP ĐƯỢC, GIA ĐÌNH CÓ THỂ:

  • CÁCH 1: Đóng viện phí qua CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG:

    Thông tin Chuyển Khoản:
    Ngân hàng VIB, chi nhánh Quang Trung
    Tài khoản: 619.7040.6001.7172
    Chủ Tài khoản: Nguyễn Phan Minh
    Nội dung Chuyển khoản:
    Tên học viên.....................................
    Ngày nhập viện ................................
     

    Sau khi chuyển khoản thành công vui lòng nhắn tin vào số ĐT: 0982120908 để Trung Tâm xác nhận đã nhận tiền.

    Nội dung tin nhắn:

    • Tên học viên: ………………… Ngày nhập viện: ……/………/………
    • Tổng số tiền:……………………

  • CÁCH 2: Đóng viện phí qua đường BƯU ĐIỆN. Lấy mẫu đơn và điền thông tin theo hình

    (Mẫu đơn do bưu điện địa phương nơi gửi cấp)

Mọi thắc mắc, hướng dẫn đóng viện phí và gửi tiền học viên, xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0937.303.709 (gặp anh Cát)


CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN LIÊN LẠC

BAN GIÁM ĐỐC
  • (028)3898 6513
  • 0903 715 529 (Bs. Duy)
  • 0903 730 816 (CN. Tuấn)
  • 0982 120 908 (Ths. Minh)
  • 0979 706 102 (Bs. Chinh)
  • 0903 834 238 (CN. Tâm)
  • 0982 383 080 (Ths. Loan)
PHÒNG TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN
  • (028) 6270 0119
  • (028) 2215 4274
  • (028) 3898 6515 (12)
  • 0908 063 346 (C. Điệp)
  • 038 6562 133 (A. Cung )
  • 0982 120 908 (Ths.Minh)
  • 0903 730 816 (CN.Tuấn)
  • 0903 715 529 (Bs. Duy)
PHÒNG GIÁO VỤ
  • 0982 383 080 (Ths. Loan)
  • 0919 514 317 (T. Hải)
PHÒNG Y TẾ
  • (028) 3898 6515 (15)
  • 0979 706 102 (Bs. Chinh)
  • 0913 651 540 (Ys. Xuân)
KHOA CHỐNG TÁI NGHIỆN
  • (028) 3898 6515 (23)
  • (028) 2214 9452
  • 0982 120 908 (Ths.Minh)
  • 0982 383 080 (Ths. Loan)