PHÂN LOẠI MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT BAY HƠI, DUNG MÔI HỮU CƠ, BÓNG CƯỜI

  3. BÓNG CƯỜI ĐẾN NGHIỆN ĐA CHẤT MA TÚY (THUỐC LẮC, HÀNG ĐÁ, KETAMIN,...)

  4. CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY HEROIN

  5. CÁC CHẤT BAY HƠI – DUNG MÔI HỮU CƠ – BÓNG CƯỜI

  6. Cỏ Mỹ - Một loại ma túy cực nguy hiểm

  7. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

  8. Phân loại ma túy: Các chất bay hơi - Dung môi hữu cơ - Bóng cười

  9. HTV9 - ma túy và các chất gây nghiện

 10. PHÂN LOẠI MA TÚY

 11. CÁC LOẠI MA TUÝ DẠNG KÍCH THÍCH

 12. CÁC LOẠI MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ (STUPEFIANTS)

 13. CÁC THUỐC AN DỊU - CHỐNG LO ÂU - GÂY NGỦ

 14. CÁC CHẤT GÂY HOANG TƯỞNG (HALLUCINOGENS)

 15. CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES)

 16. CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (STUPEFIANTS) (THUỐC PHIỆN - MORPHIN - HEROIN)

 17. MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

 18. Bóng cười là gì?

CÁC LOẠI MA TUÝ DẠNG KÍCH THÍCH

CÁC LOẠI MA TUÝ DẠNG KÍCH THÍCH

 

A. ĐẶC TÍNH CHUNG:

Chất kích thích thần kinh là các chất khi đưa vào cơ thể làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương.  CHẤT KÍCH THÍCH bao gồm :


1/ MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH: Amphetamine  các chất giống Amphetamine (Amphetamine and Amphetamine - like).

2/ MA TÚY THIÊN NHIÊN DẠNG KÍCH THÍCH:

- Cocaine

- Các ma túy hợp pháp: cà phê, thuốc lá …

3/ MỘT SỐ HÓA DƯỢC DẠNG KÍCH THÍCH:

- Một số thuốc chống trầm cảm,thuốc chống tiết Acetylcholine khi dùng liều cao, kéo dài.

B. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:


- Thay đổi nhịp timhuyết ápgiãn đồng tử,đổ mồ hôi, ớn lạnh, nôn, ói mửa.

- Tăng hoạt độngnhận xét sai lệch, dễ bị kích động.

- Lạm dụng kéo dài sẽ thay đổi hành vi: hung hăngliều lĩnhnóng giậnnghi ngờ. Trường hợp nặng bị loạn thầnhoang tưởng kịch phát.

- Ngừng thuốc sau một thời gian dài sử dụngvới liều cao sẽ bị hội chứng cai: cơ thể mệt mỏiủ rũmất ngủ, có thể dẫn đến mê sảng.


C. PHÂN LOẠI:

I. MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH:


Amphetamine và một số chất giống amphetamine là ma túy có nguồn gốc tổng hợp và là chất gây nghiện dạng kích thích. Các loại ma túy này có cấu trúc hóa học tương tự giống nhau nhưng có tác dụng kích thích ở mức độ khác nhau trên hệ thần kinh trung ương. Nhóm này bao gồm:

1. AMPHETAMINE CỔ ĐIỂN: AMPHETAMINE, METHAMPHETAMINE (hàng đá) và METHCATHINONE:

- Là ma túy tổng hợp thông dụng có tác dụng  kích thích mạnh lên hệ thần kinh trung ương


- Amphetamin bán trên đường phố có nhiều tên gọi khác nhau: các tên phổ biến nhất là “speed” (Amphetamin và methamphetamin), “ ice ” (hàng đá) (methamphetamin), và “ cat ” (methcathinon). Amphetamin trôi nổi trên thị trường bất hợp pháp dưới các hình thức dạng bột trắng hay  bột nhuộm màu dạng kết tinh (như “ice”),  viên nén và dung dịch (như “methcathinone”)


- Amphetamin thường sử dụng qua đường uống, hút, hít hay tiêm chích. Hình thức tiêm qua đường tĩnh mạch (tiêm ven) đang trở nên hết sức phổ biến trên toàn thế giới.


- Loại ma túy này đang được nhiều người sử dụng vì nó đem lại cảm giác hưng phấn mạnh mẽ, gây khoái cảm, phấn khíchtinh thần mẫn tiệpkhông còn cảm giác đói mệt, thiếu ngủtăng cường (đôi khi giả tạo) sức lao động chân tay và trí não. Amphetamin được phổ biến trong giới sinh viênbinh lính, lái xe đường dàicông nhân ca đêmvận động viên thể dục thể thao...v.v.


- Khi sử dụng liều thấp Amphetamine làm tăng nhịp timnhịp thởtăng huyết áp và thân nhiệtkhô miệngđổ mồ hôigiãn đồng tửtiêu chảy, ăn kém ngon.


- Khi sử dụng liều cao Amphetamine làm các triệu chứng nói trên trở nên cường phát, người dùng trở nên lắm lời, hiếu động, hung bạo, mất ngủ, không còn khả năng suy xét, người sử dụng Amphetamine tăng nhu cầu tình dục nên quan hệ bừa bãi, hay chích chung kim do đó rất dễ lây nhiễm các bệnh HIVviêm gan siêu vi, ngoài ra do bị kích động người sử dụng Amphetamine hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông.


- Sử dụng amphetamine lâu ngày người sử dụng thay đổi hành vi tâm tínhbồn chồn, hiếu độngcảm giác khó chịu, hung bạođôi khi dẫn đến hoảng loạn, hoang tưởng. Ngừng sử dụng sau một thời gian dài dùng thuốchay sau khi dùng liều cao sẽ xuất hiện hội chứng cai: ủ rũ, u uấtbuồn chán,mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và có những cơn mê sảng.


Từ những năm 1930, nhiều loại Amphetamin đã được sử dụng trong y học nhằm mục đích điều trị. Tuy nhiên, do nhận thấy amphetamin có ảnh hưởng độc hại rất lớn, thậm chí cả gây nghiện cho người sử dụng nên hiện nay, amphetamin và các chất liên quan được hạn chế sử dụng chỉ để điều trị bệnh ngủ lịm và chứng rối loạn hiếu động thiếu tập trung. Nhiều nước đã khuyến nghị không nên dùng amphetamine để làm thuốc biếng ănchữa bệnh béo phì. Sở dĩ xảy ra tình trạng lạm dụng tràn lan loại ma túy này là do thiếu quản lý chặt chẽ việc kê toa thuốc, cũng như do thất thoát từ các nguồn sản xuất phân phối hợp pháp.

 

2. AMPHETAMIN MỚI

2.1 MDMA/ (Ecstasy - Thuốc lắc):

- Thuốc được tổng hợp từ năm 1914 để dùng làm thuốc giảm ngon miệng, nhưng không được công nhận là thuốc chính thức. MDMA được dùng thử nghiệm trong điều trị bệnh tâm thần. ECSTASY là loại ma túy ăn chơi phổ biến đầu tiên ở Mỹ, sau đó là Châu Âu và ngày càng lan rộng ra những nơi khác trên thế giới. MDMA được liệt kê vào các chất bị quốc tế kiểm soát.


- MDMA được chế tạo dưới dạng bột hay viên nén có nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau; cũng có khi làm thành viên nhộng nhưng ít hơn.


- MDMA làm tăng huyết áptăng nhịp tim, gây ảo giác, tăng tự tin, cảm giác khỏe khoắn, thể lực cường tráng, ân cần săn sóc mọi người, xúc động mạnh mẽ, phấn khích nhất là khi kèm âm thanh có cường độ lớn, thích giao tiếp, trò chuyện.


- MDMA liều thấp gây bồn chồnlo lắng; Liều cao gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh rất rõ, có hành vi lắc lư, quay cuồng, la hét, đập phá, quan hệ tình dục tập thể, thích cảm giác bay bổng, lái xe tốc độ cao.


- Sử dụng thường xuyên một thời gian dài sẽ có các triệu chứng nguy hại như các chất kích thích tổng hợp khác như ngộ độc thần kinh, tổn thương não và gan.MDMA ít gây ngộ độc cấp, một số trường hợp tử vong sau khi dùng thuốc ở vũ trường, hộp đêm là do cơ thể không đáp ứng kịp thời với nhiệt độ xung quanh quá cao (khả năng điều nhiệt kém), kết hợp với tình trạng cơ thể thiếu nước nghiêm trọng


- Tuy nhiên, do quan hệ tình dục tập thể bừa bãi, thường chích chung kim nên người sử dụng MDMA dễ lây nhiễm HIVviêm gan siêu vi và do bị kích động, người sử dụng ưa phóng xe tốc độ cao, lạng lách, gây tai nạn giao thông.


2.2 MDA:

Methylenedioxyamphetamine là chất ma túy tổng hợp dòng Amphetamin rất giống Ecstasy (MDMA). Lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1910 để làm thuốc giảm ngon miệng. Tuy nhiên do có tác dụng nguy hại đối với tâm thần, MDA đã không được chấp nhận là một loại thuốc hợp pháp. MDA tác dụng gần giống MDMA nhưng gây ảo giác mãnh liệt hơn MDMA và có thời gian tác dụng gấp đôi (từ 8 – 12 giờ so với MDMA chỉ có 3 – 5 giờ). MDA thường được đưa ra thị trường dưới dạng thuần chất hay kết hợp với các loại ma túy khác.


2.3 MDEA/(AVE):

Methylendioxyethylamphetamin là chất tổng hợp dòng amphetamin có tác dụng tương tự như ecstasy (MDMA). Chất này không được công nhận là thuốc hợp pháp. MDEA nổi tiếng là một loại ma túy của vũ trường ở một số nước. Nó được chế tạo bí mật để thay thế MDMA, được bào chế  dưới dạng viên nén thuần chất hay kết hợp với một số ma túy khác. Tác dụng của MDEA cũng giống tác dụng của MDMA, nhưng kém phần hấp dẫn hơn. MDEA được liệt kê vào các chất bị quốc tế kiểm soát.

 

II. MA TÚY THIÊN NHIÊN DẠNG KÍCH THÍCH:

1. COCAINE:

- Cocaine là một chất kích thích  dưới dạng Alkoloide lấy từ cây Côca hay tổng hợp từ chất Ecgonine và các dẫn xuất của nó. Cocaine được sử dụng từ thế kỷ 19 làm thuốc tê trong nha khoa, nhãn khoa, ngoại khoa tai, mũi, họng do tác dụng co mạch tại chỗ, giảm xuất huyết cục bộ. Vì Cocaine gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên hiện nay không được sử dụng nữa

.

- Cocaine được bán dưới dạng tinh bột hay tinh thể màu trắng trong. Cocaine được sử dụng bằng đường hítPha trộn Cocaine với heroine được sử dụng qua đường chích

.

- Cocaine là chất  kích thích hệ thần kinh mạnhgiải ức chếgây khoái cảmđê mêtỉnh ngủtăng hoạt độngnói nhiềutăng nhu cầu tình dục. Sử dụng Cocaine liên tục dẫn đến hiện tượng suy sụp:mất ngủ dẫn đến nghiện thuốc ngủrối loạn hoang tưởng liên hệrối loạn ảo giác, sa sút tâm thần

.

- Hội chứng ngộ độc cấpcơn mê sảnghoảng hốt, huyết áp cao, nghẽn mạch và loạn nhịp tim, có những biểu hiện bệnh tâm thần như hoang tưởngảo thanhảo giáccó cảm giác thấy hình ảnh lấp lánh như mặt trời hay bông tuyết

.

- HỘI CHỨNG CAI: Ngưng sử dụng Cocaine sẽ gây hội chứng caicảm giác sợ hãitrầm uấttrì trệbuồn ngủ


2. CAO BỘT NHÃO CÔCA:

Là sản phẩm của công đoạn đầu tiên quá trình triết xuất cocaine từ lá Côca. Người Nam Mỹ dùng bột nhão Côca để hút, hay hút cùng với marijuana và thuốc lá.


3. CRACK HAY ROCK:

Crack được chiết xuất từ Cocaine Hydrochloride để chế biến thành dạng hút. Người sử dụng sẽ có ngay cảm giác hân hoanphấn khíchlo âu, ưu phiền tan biến, cảm giác tự tinhãnh diện. Lúc này khả năng xét đoán giảm sút, người nghiện có những hành vi bừa bãiphạm phápnguy hạibất chấp hậu quảnói năng lắp bắpthiếu rành mạchKhoái cảm kéo dài 5 -7 phút, sau đó tâm trạng suy sụp nhanh chóng, người sử dụng có cảm giác khó chịubồn chồnlo lắng. Lúc này người nghiện chỉ thèm khát mãnh liệt là tiếp tục dùng ma túy để có cảm giác như khi “phê” thuốc.


D. TÁC HẠI CỦA MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH


I. TÁC HẠI CỦA MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH:


1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:


ATS gây ra các triệu chứng sau:

+ Giãn đồng tử
+ Khô miệng, khô môi
+ Tăng, giảm nhịp tim
+ Tăng, giảm huyết áp
+ Đau ngực, ức chế hô hấp
+ Toát mồ hôi, rét run
+ Mất trí nhớ
+ Giảm khả năng xét đoán, tập trung
+ Giảm khả năng lao động xã hội.
+ Buồn nôn, nôn
+ Mất ngủ
+ Sút cân
+ Giảm ăn, biếng ăn
+ Hỏng răng, nuốt khó
+ Kích động, ức chế trung tâm vận động.
+ Trầm cảm, lo lắng
+ Căng thẳng, giận dữ, bồn chồn.
+ Hoang tưởng, ảo thanh, phản ứng hoảng sợ
+ Lú lẫn hay hôn mê
+ Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ.
+ Đột quỵ, nhũn não, đau đầu
+ Có ý tưởng tự sát.

Tóm lại, triệu chứng lâm sàng thể hiện qua hai mặt cơ thể và tâm thần như sau:

1.1.  VỀ CƠ THỂ:

+ Tác động chủ yếu trên hệ thần kinh – hệ tim mạch – hệ tiêu hóa.

+ Các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý bao gồm: nhồi máu cơ timtăng huyết áp kịch phátbệnh lý mạch máu não và viêm đại tràng thiếu máu. Những người lạm dụng ATS thường có hành vi tình dục không an toàn.

+ Các tác dụng không mong muốn và ít nguy hiểm là: nóng bừng mặt, xanh xao, tím tái thiếu ô xy, sốt, đau đầu, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, mất men răng, thở hụt hơi, run, loạng choạng.

  + Ở phụ nữ có thai thường thai nhi chậm lớn, nhẹ cânvòng đầu nhỏsinh non

.

1.2. VỀ TÂM THẦN:

Người sử dụng ATS có các biểu hiện sau: bồn chồn, loạn khí sắc, mất ngủ, cáu kỉnh, hoảng sợ, lú lẫn, trở nên thù địch, và các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ý tưởng liên hệhoang tưởng paranoid và các ảo giác cũng có thể xảy ra. Đối với người sử dụng các loại Amphetamin mới, còn có các triệu chứng sau:

- Triệu chứng ngắn hạnNhịp tim nhanh, run, khô miệng, dị cảm, co cơ, đổ mồ hôi, lơ mơ, mệt mỏi, mất ngủ, choáng váng, ảo thị, nhìn không rõ, hay giật mình, khó tập trung, có cơn nóng lạnh, đánh trống ngực, nhạy cảm với lạnh, dễ cáu kỉnh, mất men răng, nhìn thấy đồ vật lấp lánh, cảm giác thân thiện, gần gũi, quan hệ với người khác.


- Triệu chứng kéo dài: ngủ lơ mơ, uể oải, đau cơ, mệt mỏi, trầm cảm, căng cơ hàm (nghiến răng), đau đầu, khô miệng, lo âu, buồn rầu, sợ hãi, dễ cáu kỉnh, khó tập trung chú ý, cảm giác thân thiện với người khác.


Ngoài ra hầu hết các chất ATS làm tăng nhu cầu tình dục nên người sử dụng ATS quan hệ nam nữ bừa bãi, hay chích chung kim do đó rất dễ lây nhiễm các bệnh HIV, viêm gan siêu vi, đồng thời do bị kích động người sử dụng ATS hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông cho chính mình và người khác.

 

2. TRẠNG THÁI NHIỄM ĐỘC


a) Thường xuyên dùng APT hoặc giống APT.

b) Có các thay đổi về tâm l‎ý và hành vi không thích hợp rõ rệt trên lâm sàng:

- Khoái cảm, cùn mòn cảm xúc.

- Mất ngủ, lo âu, căng thẳng, giận dữ

- Các hành vi có tính định hình

- Giảm khả năng xét đoán, khả năng lao động xã hội.

Các triệu chứng này xuất hiện trong khi sử dụng hay một thời gian ngắn sau khi sử dụng APT.

 c) Có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:

- Giãn đồng tử

- Tăng, giảm nhịp tim

- Tăng, giảm huyết áp

- Toát mồ hôi, rét run

- Buồn nôn, nôn

- Sút cân

- Kích động, ức chế trung tâm vận động.

- Đau ngực, ức chế hô hấp

- Lú lẫn hay hôn mê

- Mỏi cơ, co giật, loạn trượng lực cơ.

  d) Các triệu chứng này không do một bệnh cơ thể nào khác gây ra và không ghép được vào một rối loạn tâm thần nào khác.

 

 3. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI LOẠN THẦN DO AMPHETAMIN:(Amphetamine Inducd Psychosis)


- Biểu hiện cốt lõi là h/c paranoid với các đặc trưng:

+ Nhiều ảo thị (sinh động, nhiều màu sắc, cấp diễn và ảo thanh.

+ Các ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh.

+ Các hoang tưởng thường gặp là: hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, đôi khi có cả hoang tưởng bị kiểm tra, tư duy bị cài đặt, bị bộc lộ.

+ Tăng hoạt động hoặc rối loạn hành vi theo ảo giác chi phối

+ Tăng tình dục (hypersexuality)

+ Bối rối lẫn lộn, đôi khi tư duy rời rạc không liên quan.

Triệu chứng thường xuất hiện cấp diễn ở những người nghiện APT lâu ngày hoặc kèm nhiễm độc rượu, stress.

Phân biệt với tâm thần phân liệt: triệu chứng giảm dần vài ngày khi được điều trị hoặc xét nghiệm nước tiểu đã tìm thấy chất ma túy.

 

4. HỘI CHỨNG CAI


Biểu hiện hội chứng cai có thể xuất hiện  từ vài giờ đến vài ngày sau khi ngưng sử dụng APT.

Các triệu chứng đạt cường độ tối đa trong vòng 2 - 4 ngày sau hết sau khoảng một tuần.

Triệu chứng nặng nề nhất là trầm cảm. Ở người nghiện dài ngàysử dụng ma túy liều cao thì trầm cảm thường rất nặng, có thể có ‎ý tưởng và hành vi tự sát.

 

5. CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI (DSM - IV):

a) Hội chứng xảy ra do ngừng hay giảm sử dụng APT (hoặc giống APT) ở người nghiện (đã dùng liều cao và kéo dài...) APT.

b) Có rối loạn khí sắc và có 2 hoặc nhiều hơn các rối loạn sau đây (xuất hiện sau khi ngừng sử dụng APT một vài giờ hay một vài ngày).

Mệt mỏi

- Có những giấc mơ đáng sợ.

- Mất ngủ hay ngủ nhiều.

- Tăng cảm giác ngon miệng.

- Kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động.

c) Các triệu chứng này thể hiện rõ rệt và gây rối loạn các hoạt động xã hội, lao động.

d) Các triệu chứng này không phải do một bệnh lý cơ thể hay rối loạn thần khác gây ra.

Methamphetamine CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) cai nghiện ma túy CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES)  

CÁC LOẠI MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ (STUPEFIANTS)

CÁC LOẠI MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ (STUPEFIANTS)


A. ĐẶC TÍNH CHUNG:

Các chất gây đê mê (Opiates) bao gồm:

  • + Các loại từ thiên nhiên: cây thuốc phiện, Codeine, Morphine, …
  • + Các chất ma túy bán tổng hợp từ cây thuốc phiện: Diacetylmorphine (Heroine) Hydromorphine – Oxycodon, …
  • + Các loại ma túy tổng hợp: Methadone, LAAM, Buprenorphine, …

CÁC CHẤT OPIATES CÓ CÁC ĐẶC TÍNH SAU:

  • * Giảm đau, thay đổi tâm trạng (khoái cảm, có thể chuyển thành vô tình, lãnh cảm hay bồn chồn khó chịu), suy hô hấp, ngủ gà ngủ gậtnói năng không rõ ràngchậm tâm thần vận độngmất khả năng suy xétthiếu trí nhớkém tập trung.
  • * Dùng lâu ngày sẽ gây hiện tượng tăng liều.
  • * Nếu đột nhiên ngưng sử dụng các chất trên sẽ bị hội chứng cai gồm các biểu hiện (vã ma túylo âubồn chồn, mất ngủ, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, ngáp vặt, đổ mồ hôi, đau nhức và co rút cơ, cảm giác giòi bò trong xương, …).

B. PHÂN LOẠI:

I. CÁC LOẠI TỪ CÂY THUỐC PHIỆN:

Được điều chế và sử dụng dưới nhiều hình thức:

  • 1. THUỐC PHIỆN: là một hỗn hợp thô do nhựa tiết từ những vết rạch trên quả thuốc phiện trong nhựa quả khô cây thuốc phiện.
  • 2. THUỐC PHIỆN SỐNG: ngoài nhựa quả anh túc còn có lẫn cả vỏ quả thuốc phiện khi thu hoạch.
  • 3. THUỐC PHIỆN CHÍN: đun thuốc phiện sống với nước trong nhiều giờ; bỏ tạp chất rồi cô đặc lại.
  • 4. SÁI THUỐC PHIỆN: : là phần thuốc còn đọng lại trong điếu sau khi hút. Sái thường được cất dành khi thiếu sẽ sử dụng.
  • 5. RẠ THUỐC PHIỆN: sau khi lấy xong nhựa thuốc phiện, phần còn lại cây thuốc phiện sẽ được sấy khô.
  • 6. CAO RẠ THUỐC PHIỆN: sản phẩm thu được sau khi xử lý rạ thuốc phiện.
  • 7. THUỐC PHIỆN Y TẾ: là thuốc phiện sau khi đã qua các khâu chế biến cần thiết, dùng vào mục đích y tế.
  • 8. MORPHINE THÔ:: là cancaloit chiết từ nhựa thuốc phiện hay cả cây thuốc phiện.
  • 9. MORPHINE Y TẾ: được tinh chế từ cây thuốc phiện, sử dụng làm thuốc giản đau, ức chế thần kinh trung ương và gây ngủ. Morphine bị lạm dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
 

II. CÁC CHẤT BÁN TỔNG HỢP TỪ CÂY THUỐC PHIỆN: HEROINE

Là chất ma túy dạng thuốc phiện được bán tổng hợp từ Morphine. Tên hóa học của Heroine là Diacethylmorphine. Heroine là loại ma túy được bán tổng hợp từ thuốc phiện, được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới vì giá thành tương đối rẻ, tác dụng mạnh, được sử dụng dưới nhiều hình thức (hút, hít, chích) là chất dễ tan trong nước để tiêm chích, xâm nhập vào máu, não nhanh. Heroine được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:

  • HEROINE MÀU TRẮNG (Bạch phiến)
  • HEROINE MÀU HỒNG (Hồng phiến): có pha lẫn bột cafeine.
  • HEROINE MÀU NÂU
  • HEROINE HẮC ÍN :là Heroin thô

III. CÁC CHẤT TỔNG HỢP:


  • 1. METHADONE: là một loại thuốc á phiện tổng hợp dùng để điều trị duy trì cho các người nghiện thuốc phiện. Thời gian bán hủy khá dài, chỉ cần dùng mỗi ngày một lần dưới sự giám sát chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu quan sát cho thấy phương pháp duy trì bằng Methadone đã cắt giảm được tỷ lệ sử dụng Heroine, tỷ lệ phạm tội, cũng như giảm bớt các hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm chích ma túy và tỷ lệ tử vong sớm ở các đối tượng nghiện chất á phiện.


  • 2. LAAM: là chữ viết tắt tên hóa học của chất levo-alpha-acetyl-methadol. LAAM là một chất chủ vận á phiện tổng hợp (giống methadone) thuộc dòng moosoocphin. Chất này được nghiên cứu rất nhiều vào thập niên 1970 để thay thế cho Methadone vì có ưu điểm chính là tác dụng lâu hơn.


  • 3. BUPRENORPHIN: hỗn hợp chất đồng vận với chất đối vận á phiện dùng trong điều trị thay thế cai nghiện thuốc phiện như Methadone.


TÁC HẠI CỦA MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ


Morphine qua hệ thần kinh đến các vùng khác nhau của cơ thể gây ra các tác dụng chuyên biệt như: giảm đau, giải lo âu, chống trầm cảm, ức chế hô hấp (giảm ho), tăng trương lực cơ tron dạ dày, ruột (chống tiêu chảy), đặc biệt gây cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên chính cảm giác sảng khoái lợi bất cập hại này đã quyến rũ người sử dụng và sản sinh ra hiện tượng nghiện với ba trạng thái: dung nạp, lệ thuộc cơ thể, lệ thuộc tâm thần. Khi sử dụng ma túy người nghiện có những BIỂU HIỆN LÂM SÀNG sau:

    1. BIỂU HIỆN NHIỄM ĐỘC CẤP:

  • Chất dạng thuốc phiện (thuốc phiện, morphine, codeine, heroin...) có thể được sử dụng theo đường uống, hút, hít qua mũi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Chất dạng thuốc phiện gây nghiện, gây khoái cảm nhất là khi sử dụng qua đường tiêm chích. Triệu chứng ban đầu biểu hiện bằng một giai đoạn yên dịu, ngủ gật. Đối với những người sử dụng chất dạng thuốc phiện lần đầu hoặc thỉnh thoảng có thể có loạn khí sắc, buồn nôn và nôn. Các biểu hiện cơ thể bao gồm: suy hô hấp, co đồng tử, co các cơ trơn, vòng (co các cơ thắt), giảm huyết áp, giảm nhịp tim, giảm thân nhiệt. Các biểu hiện tâm thần: gây khoái cảm, ngây ngất, giảm đau, nó còn có tác dụng như một chất giải lo âu mạnh và chống trầm cảm. Đặc biệt, để đạt được hiệu quả như trước người bệnh phải tăng liều sử dụng.


  • 2. BIỂU HIỆN NHIỄM ĐỘC MẠN TÍNH:

  • Nghiện chất dạng thuốc phiện là một trạng thái nhiễm độc mạn tính chất dạng thuốc phiện. Các rối loạn bao gồm:

  • - Các rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón xen kẽ với đi rửa.

  • - Các rối loạn tiết niệu: đái khó, đái rắt.

  • - Các rối loạn thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, run, giật cơ, dị cảm.

  • - Nhiễm khuẩn các loại: ghẻ lở, áp-xe, loét tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu, viêm gan B, C, đặc biệt là lây nhiễm HIV do sử dụng chung bơm kim tiêm.


  • 3. CÁC BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG CAI:

  • - Giai đoạn đầu (6-8 giờ sau lần tiêm heroin cuối cùng): người bệnh bắt đầu ngáp, vã mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước mũi và lo lắng cao độ. Người bệnh cảm thấy thèm heroin, xuất hiện xung động tìm heroin mỗi lúc một tăng. Tiếp đến giãn đồng tử, nổi da gà, trong người cảm thấy lúc nóng, lúc lạnh, co thắt cơ, run, mất ngủ hay giấc ngủ không yên, luôn thức giấc.

  • - Giai đoạn tiếp theo (18-24 giờ sau lần tiêm heroin cuối cùng): xuất hiện buồn nôn hay nôn, mạch huyết áp, nhịp thở đều tăng, có thể có sốt nhẹ.

  • - Sau từ 24-48 giờ: xuất hiện đi rửa và trạng thái mất nước, dị cảm mạnh.

  • - Sau 48-72 giờ: các triệu chứng ở các giai đoạn nói trên tăng đến đỉnh điểm sau đó giảm dần.

  • - Sau 7-10 ngày: mặc dù không điều trị, các triệu chứng nêu trên cũng dần dần biến mất. Một số rối loạn chức năng nhẹ có thể còn tồn tại nhiều tháng ở một số trường hợp.


  • 4. CÁC BIỂU HIỆN KHÔNG MONG MUỐN:

    Thường gặp là ngủ gật gà, lú lẫn, nôn, buồn bôn, táo bón. Cũng có thể thấy yên dịu, trạng thái kích thích, ác mộng (đặc biệt ở người già có thể có ảo giác), suy hô hấp, tăng áp lực nội sọ, bí tiểu nhất là khi bị u xơ tuyến tiền liệt. Có gây ra rối loạn nặng hệ thần kinh thực vật, kích động, hôn mê, co giật và tử vong. Phản ứng dị ứng với các chất dạng thuộc phiện cũng có thể xảy ra sốc phản vệ, phù phổi cấp, và tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và thích hợp.


    5. QUÁ LIỀU:

    Tử vong do sử dụng quá liều các chất dạng thuốc phiện thường gặp là do tác dụng gây ngừng thở của các chất dạng thuốc phiện.

 

TÁC HẠI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY DẠNG ĐÊ MÊ:


Chất dạng thuốc phiên nói chung và heroin nói riêng là một loại gây nghiện mạnh, gây dung nạp nhanh và mạnh, gây lệ thuộc cơ thể cũng như lệ thuộc tâm thần, gây nhiễm độc cấp và mạn. Việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn do tỉ lệ tái nghiện cao. Do các đặc tính vừa nêu trên, người nghiện lúc đầu chủ hút, hít heroin mỗi ngày 1 lần nhưng càng về sau liều lượng ngày càng tăng cao, số lần sử dụng cũng phải tăng thêm. Rồi chuyển sang chích mới có thể đạt được hiệu quả như ban đầu. Vài giờ sau khi sử dụng ngươi nghiện thấy thoải mái dễ chịu và tiếp sau đó lại cảm thấy thiếu thuốc, thèm thuốc và lại đi tìm heroin. Cứ vậy người nghiện không còn thời gian để làm việc khác. Tác hại của nghiện heroin được thể hiện trên nhiều mặt: sức khỏe, công việc, kinh tế, gia đình, xã hội.

1. VỀ SỨC KHỎE:

Người nghiện chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh nên lười vệ sinh thân thể, dễ bị các bệnh da liễu, bệnh lao, các bệnh nhiễm khuẩn do tiêm chích không vô trùng (viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu...). Luôn có nguy cơ bị sốc thuốc do tiêm thuốc nhanh và quá liều nhằm tìm lại khoái cảm như trước. Đặc biệt dùng chung bơm kim tiêm và tình dục không an toàn dễ bị lây truyền các bệnh hoa liễu, viêm gan B, C và HIV/AIDS.


Về mặt tâm thần nghiện heroin thường gây biến đổi nhân cách theo hướng xấu do ảnh hường của nhóm bạn nghiện: thiếu kiềm chế cảm xúc, thường xuyên xung đột với gia đình, lừa dối mọi người, không quan tâm tới con cái, từ bỏ mọi ham muốn sở thích trước kia, thiếu tinh thần trách nhiệm, thường xuyên ở trong tình trạng nhiễm độc heroin (tâm thần lơ mơ, đi loạng choạng, dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác). Ngoài ra còn có thể có các rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác...


2. VỀ CÔNG VIỆC:

Do phần lớn thời gian dành cho việc tìm kiếm và sử dụng heroin nhằm giải quyết tình trạng đói thuốc, người nghiện luôn chểnh mảng, không tập trung vào công việc và học tập, không tuân thủ giờ giấc, nội qui nên dẫn đến mất việc hoặc phải bỏ học.


3. VỀ KINH TẾ:

Số tiền người nghiện phải chi cho heroin ngày càng nhiều do phải tăng liều và tăng số lần sử dụng trong khi thu nhập từ lao động ngày càng giảm, thậm chí không kiếm ra tiền. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn tới chỗ lừa dối mọi người để có tiền tiêu cho heroin. Tiếp theo đó là bán đồ đạc cá nhân rồi đồ đạc của gia đình. Khi không còn gì để bán nữa thì ăn cắp, ăn trôm ngoài xã hội, cướp giật, giết người, mại dâm, buôn bán ma túy...


4. VỀ GIA ĐÌNH:

Người nghiện thường xuyên nói dối, thức đêm, ngủ ngày, ăn kém, không tôn trọng giờ giấc sinh hoạt trong gia đình, luôn đi đêm về hôm, thay đổi thái độ với người trong gia đình, không hoàn thành trách nhiệm của mình với các thành viên khác trong gia đình.


5. VỀ MẶT XÃ HỘI:

Một số người nghiện bắt đầu buôn bán chất gây nghiện để có tiền mua heroin. Số khác có thể lao vào từ mại dâm, ăn trộm, ăn cắp, đến tham gia các băng nhóm tội phạm, cướp giật, giết người. Một số người nghiện thuộc gia đình có tài sản, đầu tiên bán đồ dùng, rồi lừa dối người nhân để có tiền, rồi lấy trộm tiền của gia đình, bán đồ đạc của gia đình. Số khác được thừa kế tài sản lớn cũng dần bán đi hết để chi cho heroin và kết cục là sống ngoài lề xã hội. Những thiệt hại do người nghiện gây ra cho xã hội bao gồm nhiều mặt:

  • - Về kinh tế: giảm sút nguồn lực lao động, gây phí tổn to lớn trong công tác cai nghiện và chống tái nghiện cũng như công tác dự phòng.

  • - Về trật tự an toàn xã hội: bị đe dọa do các hành vi tội phạm rất đa dạng (buôn bán chất gây nghiện, lừa đảo, cướp giật, băng nhóm xã hội đen...).

  • - Về mặt văn hóa: hủy hoại nếp sống lành mạnh trong các gia đình và trong cộng đồng.

   

CÁC THUỐC AN DỊU – CHỐNG LO ÂU – GÂY NGỦ

CÁC THUỐC AN DỊU - CHỐNG LO ÂU  - GÂY NGỦ  (SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC)

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

Đây là những thuốc gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thầngiảm lo âu và gây buồn ngủ. Tác dụng phụ là làm giảm trí nhớgiãn cơchống co giật.

+ Rượu –Barbiturate là chất an dịu và gây ngủ.

+ Benzodiazepin là thuốc an thần nhẹ, chống lo âu.

Hội chứng cai có thể xảy ra từ vài ngày đến vài tuần sau khi ngưng sử dụng thuốc. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây hậu quả mất trí nhớnói năng khó khăn, phản ứng chậm..Điển hình của các loại thuốc này là:

+ Nhóm BENZODIAZEPINE.

+ Nhóm BARBITURATE.


I. NHÓM BENZODIAZEPINE:

Benzodiazepine là nhóm thuốc trầm cảm tác động lên hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng an thầngiải lo âu và gây ngủ, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.  Benzodiazepine được coi là thuốc an thần nhẹ. Thuốc tăng cường hoạt tính của Acid-Gamma-Aminobityric (GABA) là một chất ức chế, dẫn truyền thần kinh. Có nhiều loại Benzodiazepine khác nhau với thời gian, và cường độ tác dụng khác nhau. Thuốc được sử dụng uống hay qua đường tiêm chích như Valium – Drohypnol - Sererta, Temesta…

Tử vong do dùng quá liều Benzodiazepine hiếm khi xảy ra trừ khi sử dụng chung với rượu hay các chất gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương khác.Benzodiazepine gây phản ứng chậm, suy giảm chức năng vận động, khả năng xét đoán, gây lầm lẫn. Ngoài ra có thể gây mệt mỏiyếu đuốiđau đầumờ mắtrối loạn tiêu hóa.

II. NHÓM BARBITURATE:

Là những chất gây trầm cảm mạnh với hệ thần kinh trung ương. Các thuốc này dùng để chữa động kinhgiảm đaugây ngủgây mê. Một số thuốc thông dụng: Amobarbital, Binobarbital, Pentobarbital, Phenobarbital, Sécobarbital, Iménoctal…

Ranh giới an toàn giữa hàm lượng điều trị và hàm lượng gây chết người rất thấp. Do đó, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Khả năng gây nghiện cao, khả năng lệ thuộc vào thuốc rất nhanh. Bệnh nhân sử dụng thuốc này sẽ bị lệ thuộc về tâm lý và cơ thể dù không dùng liều cao.Khi kết hợp điều trị thuốc với rượu hay thuốc kháng histamine có thể gây trầm cảm nghiêm trọng. Hội chứng cai có thể xảy ra sau 12 giờ đến vài ngày sau khi ngưng sử dụng thuốc. Bệnh nhân có biểu hiện lo lắngbứt rứtkhó ngủcó những cơn ác mộngnhịp tim nhanhhuyết áp giảmbuồn nônói mửađổ mồ hôi, ảo giác, nhận thức lệch lạc, rung cơ, co cứng cơ, phản xạ tăng dẫn tới những cơn đột quỵ.Lạm dụng thuốc gây mất trí nhớphản ứng chậmđiều khiển kémnói năng khó khăn. Hậu quả này kéo dài nhiều ngày sau thời gian ngưng thuốc.


CÁC THUỐC AN DỊU - CHỐNG LO ÂU - GÂY NGỦ (SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC)  

CÁC CHẤT GÂY HOANG TƯỞNG (HALLUCINOGENS)

CÁC CHẤT GÂY HOANG TƯỞNG (HALLUCINOGENS)


(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


Chất gây ảo giác là những chất khi đưa vào cơ thể, người sử dụng bị tác động mạnh trên hệ thần kinh trung ươnggây ảo giác với cường độ mãnh liệt nhất là đối với âm thanh và ánh sáng. Người sử dụng không còn liên hệ với thế giới bên ngoài nhưng lại có cảm tưởng ảo giác là thật (đây là một vấn đề rất nguy hiểm có thể dẫn đến tự sát hoặc giết người).   Hầu hết chất gây ảo giác đều dùng qua đường uống. Người sử dụng không dùng chất này thường xuyên mà tùy loại chất sử dụng. Sau khi uống 20 – 30 phút người sử dụng cảm thấy khoan khoáithay đổi nhận thức và xuất hiện ảo giácCảm giác khoan khoái thường chuyển nhanh qua cảm giác khó chịu. Ngoài ảo giác người sử dụng còn có các tác dụng nguy hại như sau:
-   Cảm giác bực bộilo âu, sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm hay cuồng loạn.
-   Rối loạn nhận thức, xuất hiện các cơn hồi phát hậu ảo giác.
-   Rối loạn hoang tưởng, người sử dụng tin rằng những suy nghĩ khi sử dụng chất gây ảo giác đều là sự thật.
Hiện tượng hoang tưởng trên có thể kéo dài nhiều ngày sau khi ngưng sử dụng ma túy. Người sử dụng ma túy có cảm giác bất lực trước sự biến đổi của mình và biểu hiện cảm giác sợ hãi. Một số chất gây ảo giác được sử dụng như thuốc điều trị tâm lý nhưng do tác hại của thuốc nên nhiều nước hạn chế hoặc cấm sử dụng. Các chất gây ảo giác thường được sử dụng là:

- LSD

- PHENCYCLIDINE (PCP)

CÂY CẦN SA (CANNABIS)

 - CỎ MỸ

CÂY XƯƠNG RỒNG PEYOTE

 
I. LSD (D – Lysergic acid diethylamide):

Công thức hóa học của LSD là D – lysergic acid diethylamide.Lysergide là một chất bán tổng hợp từ acid lysergic hay các loại alkaloide của loài nấm cựa gà ergot. LSD được phát hiện năm 1938, được sử dụng là thuốc chữa bệnh tâm thần với tên Delyside nhưng sau đó vì những tác dụng phụ nguy hại nên bị cấm sử dụng.

LSD được giới thanh niên Châu âu và Mỹ sử dụng rất nhiều vào những năm 1960. LSD được bào chế dưới các dạng:

+ Giấy tẩm

+ Gellatine

+ Miếng nhỏ

+ Viên nén hay viên nang.

Liều thường dùng là 30-50 micrograme. Được sử dụng bằng đường uống hay tiêm.

Thuốc có tác dụng sau 30 – 60 phút và kéo dài 8 – 12 giờ.

- Về cơ thể: người sử dụng bị tim đập nhanhhạ thân nhiệtgiãn đồng tửbuồn nônói mửađổ mồ hôi.

- Về tâm thần: Thuốc gây ảo giác cực mạnh tác dụng trên tâm trạngý nghĩcảm xúc của người sử dụng. Người sử dụng trở nên thích nói năng, trò chuyệncường phát cảm thụ về màu sắcâm thanh và xúc giác. Ngoài ra người sử dụng còn bị cảm giác lo lắng,hoang tưởngchóng mặtmất định hướngnhận thứccảm xúc lệch lạc.

Sau khi ngưng thuốc LSD thường có cảm giác bất anrối loạn nhận thức hậu ảo giác, có thể kéo dài nhiều ngày thận chí nhiều tháng. Người sử dụng dung nạp nhanh với LSD. Không thấy biểu hiện cơ thể bị lệ thuộc hay xuất hiện hội chứng cai sau khi ngưng sử dụng LSD.


II. PHENCYCLIDINE (PCP):

- Thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương gây trầm cảmkích thíchgiảm đau và gây ảo giác.

- Trong y học thuốc được sử dụng như một loại thuốc mê nhưng sau đó bị cấm sử dụng vì làm người bệnh mất phương hướngkích động và hoang tưởng. PCP có tác dụng tương tự Dexoxadrol và Ketamine. Khi sử dụng làm ma túy, thuốc được sử dụng dưới dạng uống, hút, tiêm tĩnh mạch.

- Thuốc có tác dụng sau 5 phútđỉnh điểm sau 30 phútKéo dài 4- 6 giờ.

- Lúc đầu người nghiện có cảm giác ấm ápđê mêsung sướngbồng bềnh, có ảo giácảo thanhnhận thức lệch lạc về không gian và thời gianrối loạn tư duyhình ảnh méo mó.

- Sau đó người sử dụng bị tăng huyết ápgiãn đồng tửđổ mồ hôi, hạ thân nhiệthôn mêbất động, mất phản ứng đauco cứng cơ và có thể đột quỵ. Ảnh hưởng thuốc có thể kéo dài nhiều ngày. Người sử dụng sau đó dễ có những hành vi hung bạo hoặc tự hủy hoại cơ thể.

 
III. CANNABIS (CẦN SA):

- Là tên gọi một số chế phẩm làm từ cây cần sa (Cannalis Sativa) (còn gọi là cây gai mèo) gồm nhựa, hoa cần sa. Cây cần sa là một loại cây bụi, mọc hoang ở các vùng ôn đới và nhiệt đới. Sản phẩm của cần sa bao gồm: hoanhựa cần sa (nhựa Hashish) và dầu Hashish (chế từ lá và nhựa cần sa cô đặc).

- Lá và hoa cần sa được hút như thuốc lá gọi là marijuana hoặc làm thành bột trộn với các thức ăn khác. Rễ được làm thành bánh gọi là Haschich được hút bằng ống điếu hay tẩm hoặc trộn mật, bánh, đường để ăn.

- Nhựa cần sa được tinh chế từ ngọn cây đang ra hoa của cây cần sa. Đập dập, ngâm vào nước sôi rồi lấy lớp dầu trên mặt, tên thường gọi là CharasHash.. Nhựa cần sa thường dùng để húttrộn lẫn với thuốc lá hoặc uống như uống trà.

- Cần sa ở các dạng thông thường như sợi rờiép thành bánhcuốn thành điếu bọc ngoài bằng lá thô, hoặc ve thành điếu cuốn trong giấy thuốc lá. Sau khi hút cần sa sẽ có tác dụng sau vài phútđạt đỉnh cao sau khoảng 30 phút và tác dụng kéo dài từ 2 đến 4 giờ.

- Khi sử dụng cần sa, người sử dụng có cảm giác hưng phấnkhoan khoáivui vẻ và hòa nhã với mọi người, tim đập nhanh, khô miệngmất tập trung tư tưởngphản xạ kémgiảm sự khéo léokhông còn khái niệm về thời gian, không giantăng cảm giác thị giácthính giác và xúc giác, đôi khi tăng ham muốn tình dục. Dùng lâu ngày, người sử dụng bị suy giảm trí nhớ, suy giảm năng lực học tậpkhả năng nhận thứcgiảm thị lực, gây tâm lý lo âu, sợ hãi và ảo giác, tâm thần phân liệthoang tưởng. Xuất hiện những cơn hoảng loạn, trong cơn có hành vi gây hấnđi lang thang không mục đích.

- Hút cần sa thường xuyên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và ung thư phổirối loạn giấc ngủ, đau đầuchóng mặt.

Hoạt chất chính của cần sa là Tetrahydrocanno Biton (THC), có thể phát hiện trong nước tiểu và có thể kéo dài trong vài tuần.

 
IV. CỎ MỸ

CỎ MỸ
MA DƯỢC GIẾT NGƯỜI MANG TÊN CỎ MỸ
'CỎ MỸ’ NGUY HIỂM HƠN CẦN SA ĐANG HÚT GIỚI TRẺ


  V. CÂY XƯƠNG RỒNG PEYOTE:  

Các loại xương rồng gây ảo giác có tên khoa học là Lophophora williamsii và Anhalonium lewinii ở một số khu vực miền nam Texas và Mexico. Do đó còn có tên gọi là cây xương rồng MehicoThành phần tác dụng của cây xương rồng Peyote là mescalin. Cây xương rồng Peyote còn có tên là “Mescal buttons”.

 

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

Nhựa cần sa (Nhựa Hashish)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)

 

CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES)

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (HALLUCINOGENS)
Các chất kích thích thần kinh là các chất khi đưa vào cơ thể làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES)

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A. ĐẶC TÍNH CHUNG:

Chất kích thích thần kinh là các chất khi đưa vào cơ thể làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

CHẤT KÍCH THÍCH bao gồm:
- Amphetamine và các chất giống Amphetamine (Amphetamine and Amphetamine - like).
- Cocaine.
- Các ma túy hợp pháp: cà phê, thuốc lá …
- Một số thuốc chống trầm cảmthuốc chống tiết Acetylcholine khi dùng liều cao, kéo dài.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:
-   Thay đổi nhịp timhuyết ápgiãn đồng tửđổ mồ hôi, ớn lạnh, nôn, ói mửa.
-   Tăng hoạt độngnhận xét sai lệch, dễ bị kích động.
-   Lạm dụng kéo dài sẽ thay đổi hành vi: hung hăngliều lĩnhnóng giậnnghi ngờ. Trường hợp nặng bị loạn thầnhoang tưởng kịch phát.

* Ngừng thuốc sau một thời gian dài sử dụngvới liều cao sẽ bị hội chứng cai: cơ thể mệt mỏiủ rũmất ngủ, có thể dẫn đến mê sảng.

B. PHÂN LOẠI:

I. AMPHETAMINE VÀ MỘT SỐ CHẤT GIỐNG AMPHETAMINE (AMPHETAMINE-LIKE):

Amphetamine và một số chất giống amphetamine là ma túy có nguồn gốc tổng hợp và là chất gây nghiện dạng kích thích. Các loại ma túy này có cấu trúc hóa học tương tự giống nhau nhưng có tác dụng kích thích ở mức độ khác nhau trên hệ thần kinh trung ương. Nhóm này bao gồm:

1. AMPHETAMINE CỔ ĐIỂN:

Là ma túy tổng hợp thông dụng có tác dụng kích thích mạnh lên hệ thần kinh trung ương. Các loại ma túy phổ biến nhất của nhóm này là  AMPHETAMINE, METHAMPHETAMINE (hàng đá) và METHCATHINONE.

Amphetamin bán trên đường phố có nhiều tên gọi khác nhau: các tên phổ biến nhất là “speed” (Amphetamin và methamphetamin), “ice” (hàng đá) (methamphetamin), và “cat” (methcathinon). Amphetamin trôi nổi trên thị trường bất hợp pháp dưới các hình thức dạng bột trắng hay bột nhuộm màudạng kết tinh (như “ice”), viên nén và dung dịch (như “Methcathinon”).

Amphetamin thường sử dụng qua đường uống, hút, hít hay tiêm chích. Hình thức tiêm qua đường tĩnh mạch (tiêm ven) đang trở nên hết sức phổ biến trên toàn thế giới.

Loại ma túy này đang được nhiều người sử dụng vì nó đem lại cảm giác hưng phấn mạnh mẽ, gây khoái cảm, phấn khíchtinh thần mẫn tiệpkhông còn cảm giác đói mệt, thiếu ngủtăng cường (đôi khi giả tạo) sức lao động chân tay và trí não. Amphetamin được  phổ biến trong giới sinh viênbinh lính, lái xe đường dàicông nhân ca đêmvận động viên thể dục thể thao...v.v.

-   Khi sử dụng liều thấp Amphetamine làm tăng nhịp timnhịp thởtăng huyết áp và thân nhiệtkhô miệngđổ mồ hôigiãn đồng tửtiêu chảy, ăn kém ngon.

-   Khi sử dụng liều cao Amphetamine làm các triệu chứng nói trên trở nên cường phát, người dùng trở nên lắm lời, hiếu động, hung bạo, mất ngủ, không còn khả năng suy xét, người sử dụng Amphetamine tăng nhu cầu tình dục nên quan hệ bừa bãi, hay chích chung kim do đó rất dễ lây nhiễm các bệnh HIVviêm gan siêu vi, ngoài ra do bị kích động người sử dụng Amphetamine hay phóng xe, lạng lách gây tai nạn giao thông.

-   Sử dụng amphetamine lâu ngày người sử dụng thay đổi hành vi tâm tínhbồn chồn, hiếu độngcảm giác khó chịu, hung bạođôi khi dẫn đến hoảng loạn, hoang tưởng.

-   Ngừng sử dụng sau một thời gian dài dùng thuốc hay sau khi dùng liều cao sẽ xuất hiện hội chứng cai: ủ rũ, u uấtbuồn chán, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và có những cơn mê sảng.

Từ những năm 1930, nhiều loại Amphetamin đã được sử dụng trong y học nhằm mục đích điều trị. Tuy nhiên, do nhận thấy amphetamin có ảnh hưởng độc hại rất lớn, thậm chí cả gây nghiện cho người sử dụng nên hiện nay, amphetamin và các chất liên quan được hạn chế sử dụng chỉ để điều trị bệnh ngủ lịm và chứng rối loạn hiếu động thiếu tập trung. Nhiều nước đã khuyến nghị không nên dùng amphetamine để làm thuốc biếng ănchữa bệnh béo phì.

Sở dĩ xảy ra tình trạng lạm dụng tràn lan loại ma túy này là do thiếu quản lý chặt chẽ việc kê toa thuốc, cũng như do thất thoát từ các nguồn sản xuất phân phối hợp pháp.

2. AMPHETAMIN MỚI:

2.1 MDMA/ (Ecstasy - Thuốc lắc):

Công thức hóa học của thuốc lắc (MDMA) là: Methylendioxy methamphetamin, MDMA là chất kích thích tổng hợp dòng amphetamine. Thuốc được tổng hợp từ năm 1914 để dùng làm thuốc giảm ngon miệng, nhưng không được công nhận là thuốc chính thức. MDMA được dùng thử nghiệm trong điều trị bệnh tâm thần. Ecstasy là loại ma túy ăn chơi phổ biến đầu tiên ở Mỹ, sau đó là Châu Âu và ngày càng lan rộng ra những nơi khác trên thế giới. MDMA được liệt kê vào các chất bị quốc tế kiểm soát.

MDMA được chế tạo dưới dạng bột hay viên nén có nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau; cũng có khi làm thành viên nhộng nhưng ít hơn. Liều dùng từ 75 đến 150 mg.

MDMA làm tăng huyết áptăng nhịp tim, gây ảo giác, tăng tự tin, cảm giác khỏe khoắn, thể lực cường tráng, ân cần săn sóc mọi người, xúc động mạnh mẽ, phấn khích nhất là khi kèm âm thanh có cường độ lớn, thích giao tiếp, trò chuyện.

MDMA liều thấp gây bồn chồnlo lắng;

Liều cao gây ảo giác về hình ảnh và âm thanh rất rõ, có hành vi lắc lư, quay cuồng, la hét, đập phá, quan hệ tình dục tập thể, thích cảm giác bay bổng, lái xe tốc độ cao.

Sử dụng thường xuyên một thời gian dài sẽ có các triệu chứng nguy hại như các chất kích thích tổng hợp khác như ngộ độc thần kinh, tổn thương não và gan.

MDMA ít gây ngộ độc cấp, một số trường hợp tử vong sau khi dùng thuốc ở vũ trường, hộp đêm là do cơ thể không đáp ứng kịp thời với nhiệt độ xung quanh quá cao (khả năng điều nhiệt kém), kết hợp với tình trạng cơ thể thiếu nước nghiêm trọng

Tuy nhiên, do quan hệ tình dục tập thể bừa bãi, thườngchích chung kim nên người sử dụng MDMA dễ lây nhiễm HIVviêm gan siêu vi và do bị kích động, người sử dụng ưa phóng xe tốc độ cao, lạng lách, gây tai nạn giao thông.

2.2 MDA:

Methylenedioxyamphetamine là chất ma túy tổng hợp dòng Amphetamin rất giống Ecstasy (MDMA). Lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1910 để làm thuốc giảm ngon miệng. Tuy nhiên do có tác dụng nguy hại đối với tâm thần, MDA đã không được chấp nhận là một loại thuốc hợp pháp. MDA tác dụng gần giống MDMA nhưng gây ảo giác mãnh liệt hơn MDMA và có thời gian tác dụng gấp đôi (từ 8 – 12 giờ so với MDMA chỉ có 3 – 5 giờ). MDA thường được đưa ra thị trường dưới dạng thuần chất hay kết hợp với các loại ma túy khác.

2.3 MDEA/(AVE):

Methylendioxyethylamphetamin là chất tổng hợp dòng amphetamin có tác dụng tương tự như ecstasy (MDMA). Chất này không được công nhận là thuốc hợp pháp. MDEA nổi tiếng là một loại ma túy của vũ trường ở một số nước. Nó được chế tạo bí mật để thay thế MDMA, được bào chế  dưới dạng viên nén thuần chất hay kết hợp với một số ma túy khác. Tác dụng của MDEA cũng giống tác dụng của MDMA, nhưng kém phần hấp dẫn hơn. MDEA được liệt kê vào các chất bị quốc tế kiểm soát.

II. COCAINE VÀ CÁC DẪN XUẤT:

1.COCAINE:

Tên khoa học của cocaine là: Cocaine hydrochloride. Cocaine là một chất kích thích dưới dạng Alkoloide lấy từ cây Côca hay tổng hợp từ chất Ecgonine và các dẫn xuất của nó. Cocaine được sử dụng từ thế kỷ 19 làm thuốc tê trong nha khoa, nhãn khoa, ngoại khoa tai, mũi, họng do tác dụng co mạch tại chỗ, giảm xuất huyết cục bộ. Vì Cocaine gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên hiện nay không được sử dụng nữa.

-       Cocaine được bán dưới dạng tinh bột hay tinh thể màu trắng trong. Cocaine được sử dụng bằng đường híttác dụng sau 1- 3 phút, cảm giác kéo dài khoảng 30 phútPha trộn Cocaine với heroine được sử dụng qua đường chích.

-       Cocaine là chất kích thích hệ thần kinh mạnh. Tác dụng của Cocaine gần giống Amphetamine: giải ức chếgây khoái cảmđê mêtỉnh ngủtăng hoạt độngnói nhiềutăng nhu cầu tình dục. Sử dụng Cocaine liên tục người sử dụng bị kích thích dẫn đến hiện tượng suy sụpmất ngủ dẫn đến nghiện thuốc ngủrối loạn hoang tưởng liên hệrối loạn ảo giác, sa sút tâm thần.

-       Hội chứng ngộ độc cấpcơn mê sảnghoảng hốt, huyết áp cao, nghẽn mạch và loạn nhịp tim, có những biểu hiện bệnh tâm thần như hoang tưởngảo thanhảo giáccó cảm giác thấy hình ảnh lấp lánh như mặt trời hay bông tuyết.

-       HỘI CHỨNG CAI: Ngưng sử dụng Cocaine sẽ gây hội chứng caicảm giác sợ hãitrầm uấttrì trệbuồn ngủ

2. CAO BỘT NHÃO CÔCA:

Sản phẩm của công đoạn đầu tiên quá trình triết xuất cocaine từ lá Côca. Bột nhão Cooca chứa 50-90% Sulfate cocaine và tạp chất độc tính như Kerosen và acid sulfuric. Người Nam Mỹ dùng bột nhão Côca để hút, hay hút cùng với marijuana  và thuốc lá. Bởi vì có lẫn tạp chất cho nên cách dùng này hết sức nguy hiểm. Bột nhão Cooca trộn lẫn marijuana và thuốc lá ở Boolivia gọi là pitillo và Coolumbia gọi là bazuco.

3. CRACK HAY ROCK:

Crack được chiết xuất từ Cocaine Hydrochloride để chế biến thành dạng hút.

Crack được mô phỏng từ tiếng nổ lép bép khi chất này bị đốt nóng. Cảm giác “phê” cao độ xảy ra 4 - 6 giây sau khi dùng “Crack”; người sử dụng sẽ có ngay cảm giác hân hoanphấn khíchlo âu, ưu phiền tan biến, cảm giác tự tinhãnh diện. Lúc này khả năng xét đoán giảm sút, người nghiện có những hành vi bừa bãiphạm phápnguy hạibất chấp hậu quảnói năng lắp bắpthiếu rành mạchKhoái cảm kéo dài 5 -7 phút, sau đó tâm trạng suy sụp nhanh chóng, người sử dụng có cảm giác khó chịubồn chồnlo lắng. Lúc này người nghiện chỉ thèm khát mãnh liệt là tiếp tục dùng ma túy để có cảm giác như khi “phê” thuốc. Tất cả những phản ứng đối với “Crack” đều giống hệt Cocaine, nhưng rõ rệt hơn nhiều.
Methamphetamine CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) cai nghiện ma túy CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES) CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH (STIMULANTES)

CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (STUPEFIANTS) (THUỐC PHIỆN – MORPHIN – HEROIN)

cai nghiên ma túy


Giảm đau, thay đổi tâm trạng (cảm giác phởn phơ, có thể chuyển thành vô tình, lãnh cảm hay bồn chồn khó chịu), suy hô hấp, ngủ gà ngủ gật, nói năng không rõ ràng, chậm tâm thần vận động, mất khả năng suy xét, thiếu trí nhớ, kém tập trung.


CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (STUPEFIANTS) (OPIATES)

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A. ĐẶC TÍNH CHUNG:

Opiate là thuật ngữ chung để chỉ:
+    Các loại Ancaloit cây thuốc phiện, Codeine, Morphine,…
+    Các chất ma túy bán tổng hợp từ cây thuốc phiện: Diacetylmorphine (Heroine) Hydromorphine – Oxycodon,…
+    Các loại ma túy tổng hợp: Methadone, LAAM, Buprenorphine,…
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:
*    Giảm đau, thay đổi tâm trạng (cảm giác phởn phơ, có thể chuyển thành vô tình, lãnh cảm hay bồn chồn khó chịu), suy hô hấp, ngủ gà ngủ gậtnói năng không rõ ràngchậm tâm thần vận độngmất khả năng suy xétthiếu trí nhớkém tập trung.
*    Dùng lâu ngày sẽ gây hiện tượng tăng liều, biến đổi đáp ứng thần kinh gây ra hiện tượng “tăng kích thích hưng phấn hồi phát”.
*    Nếu đột nhiên ngưng sử dụng các chất trên sẽ bị hội chứng cai gồm các biểu hiện (vã ma túylo âubồn chồn, mất ngủ, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, ngáp vặt, đổ mồ hôi, đau nhức và co rút cơ, cảm giác giòi bò trong xương,…).

B. PHÂN LOẠI:

I. CÁC LOẠI TỪ CÂY THUỐC PHIỆN:

Được điều chế và sử dụng dưới nhiều hình thức:


1. THUỐC PHIỆN: là một hỗn hợp thô do nhựa tiết từ những vết rạch trên quả thuốc phiện trong nhựa quả khô cây thuốc phiện có hơn 25 loại Alcaloid trong đó Morphine chiến 10%, Codeine 0,5%, Narceine 0,3%, Theloine 0,2%, Papaverine 0,8%, Narcotine 6%.


2.THUỐC PHIỆN SỐNG: ngoài nhựa quả anh túc còn có lẫn cả vỏ quả thuốc phiện khi thu hoạch.

Thuốc phiện sống màu nâu đen, để lâu ngày hóa cứng thành từng cục, dễ vỡ. Thuốc phiện sống được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau.

+   Thành từng cục nhựa cứng, màu nâu sẫm.

+   Nhựa được bọc lại bằng lá cây và gói bằng giấy nilon.

+   Cách dùng: hút, nhai, nuốt.

+   Liều dùng: Trung bình 5 -10 gram (nhai, nuốt).


3. THUỐC PHIỆN CHÍN: đun thuốc phiện sống với nước trong nhiều giờ; bỏ tạp chất rồi cô đặc lại.

-   Thuốc phiện chín màu nâu đen, có nhiều hình thù khác nhau.

-   Xe thành từng điếu như điếu thuốc lá. Tên thường gọi là Sukhteh hay Chamdu.

-   Cách dùng: hút


4. SÁI THUỐC PHIỆN: là phần thuốc còn đọng lại trong điếu sau khi hút. Sái thường được cất dành khi thiếu sẽ sử dụng.


5. RẠ THUỐC PHIỆN: sau khi lấy xong nhựa thuốc phiện, phần còn lại cây thuốc phiện sẽ được sấy khô.


6. CAO RẠ THUỐC PHIỆN: sản phẩm thu được sau khi xử lý rạ thuốc phiện.


7. THUỐC PHIỆN Y TẾ: là thuốc phiện sau khi đã qua các khâu chế biến cần thiết, dùng vào mục đích y tế.

Cách sản xuất: tán nhỏ thuốc phiện, sấy khô ở 600C.

Thuốc phiện ý tế là một loại bột màu vàng hay màu đỏ.

Sản xuất dưới dạng: bột, viên nén, xirô.


8. MORPHINE THÔ: là cancaloit chiết từ nhựa thuốc phiện hay cả cây thuốc phiện.

Morphin thô là một loại bột mịn từ màu trắng đục đến màu nâu sẫm ép thành từng bánh hay dưới dạng viên nén.


9. MORPHINE Y TẾ: được tinh chế từ cây thuốc phiện, sử dụng làm thuốc giản đau, ức chế thần kinh trung ương và gây ngủ. Morphine bị lạm dụng ở nhiều nơi trên Thế giới.

Morphine khuếch tán chậm qua hàng rào máu não, do đó khi tiêm Morphine qua tĩnh mạch phải mất khoảng 5 phút sau mới có tác dụng trên hệ thần kinh Trung ương.


II.  CÁC CHẤT BÁN TỔNG HỢP TỪ CÂY THUỐC PHIỆN: HEROINE

Là chất ma túy dạng thuốc phiện được bán tổng hợp từ Morphine. Tên hóa học của Heroine là Diacethylmorphine. Heroine là loại ma túy được bán tổng hợp từ thuốc phiện, được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên Thế giới vì giá thành tương đối rẻ, tác dụng mạnh, được sử dụng dưới nhiều hình thức (hút, hít, chích) là chất dễ tan trong nước để tiêm chích, xâm nhập vào máu, não nhanh.

Liều trung bình người nghiện heroine thường dùng là 5 – 15 mg nhưng cũng có khi lên đến 250 mg/ 1 ngày.


Heroine được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:

1. HEROINE MÀU TRẮNG (Bạch phiến): tồn tại dưới dạng muối Diamorphine Hydrochloride dễ tan trong nước và thường được sử dụng để tiêm chích. Heroine trắng có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Được phân loại theo độ tinh khiết.


2. HEROINE MÀU HỒNG (Hồng phiến): có pha lẫn bột cafeine. Có nhiều ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á.


3. HEROINE MÀU NÂU: thường ở dạng Bazơ do đó có thể dùng để hút hay hít. Heroine màu nâu không thể tiêm chích được. Muốn tiêm chích phải chuyển hóa thành dạng muối bằng cách cho thêm acid. Do đó người sử dụng thường cho thêm chanh ép, vitamin C để nó hòa tan trong nước và có thể tiêm chích dễ dàng.

Heroine màu nâu có nhiều ở Affanistan, Iran, Pakistan hay Thổ Nhĩ Kỳ.


4. HEROINE HẮC ÍN: là Heroin thô, sản xuất tại Mehico, Heroine hắc ín có màu gần đen, dạng quánh hoặc rắn, có mùi chua, dễ tan chảy ở nhiệt độ cao hay độ ẩm cao.


  III. CÁC CHẤT TỔNG HỢP:

1. METHADONE: là một loại thuốc á phiện tổng hợp dùng để điều trị duy trì cho các người nghiện thuốc phiện. Thời gian bán hủy khá dài, chỉ cần dùng mỗi ngày một lần dưới sự giám sát chắt chẽ. Đây là phương pháp điều trị nghiện chất á phiện rất phổ biến ở các nước phát triển.

Kết quả thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát cho thấy phương pháp duy trì bằng Methadone đã cắt giảm được tỷ lệ sử dụng Heroine, tỷ lệ phạm tội, cũng như giảm bớt các hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm chích ma túy và tỷ lệ tử vong sớm ở các đối tượng nghiện chất á phiện.


2. LAAM: là chữ viết tắt tên hóa học của chất levo-alpha-acetyl-methadol. LAAM là một chất chủ vận á phiện tổng hợp (giống methadone) thuộc dòng moosoocphin. Chât này được nghiên cứu rất nhiều vào thập niên 1970 để thay thế cho Methadone vì có ưu điểm chính là tác dụng lâu hơn, nhờ đó người bệnh chỉ phải dùng thuốc sau 48 đến 72 tiếng đồng hồ như đối với Methadone.


3. BUPRENORPHIN: hỗn hợp chất đồng vận với chất đối vận á phiện dùng trong điều trị thay thế cai nghiện thuốc phiện như Methadone. Đây là một loại thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị ngắn hạn các triệu chứng đau đớn ở người nghiện. Hỗn hợp tác dụng kiểu á phiện với tác dụng phong bế giúp cho Buprenorphin sử dụng khá an toàn không gây quá liều so với các loại á phiện tinh khiết.

các chất gây đê mê

ma túy và các chất gây nghiện

MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

matuy1.jpg - 34.62 kb

Ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa. Có lẽ trước đây ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu.


MA TÚY VÀ CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


I.ĐỊNH NGHĨA:

*   Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức: Ma túy là một từ Hán - Việt đã có từ lâu. Ma là tê mê, túy là say sưa. Có lẽ trước đây ông cha ta ám chỉ là thuốc phiện và rượu.

*   Ngày nay ma túy được định nghĩa một cách rộng hơn: ma túy là những chất khi đưa vào cơ thể sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây biến đổi nhận thức, cảm giác, chức năng của hệ thống não bộ. Nếu sử dụng nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc về cơ thể hoặc tâm thần hoặc cả hai. Người sử dụng ma túy do không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi gây hậu quả nặng nề cho chính mình, gia đình và xã hội.


II. PHÂN LOẠI MA TÚY:

Tùy theo mục đích, có nhiều cách phân loại ma túy.

1. PHÂN LOẠI THEO PHÁP LUẬT:

  • MA TÚY HỢP PHÁP:rượu, cà phê, thuốc lá….Một số dược phẩm được sử dụng để chữa trị bệnh, nếu sử dụng quá liều, kéo dài sẽ xảy ra tình trạng nghiện: Benzodiazepines, Secobarbital, Morphine, Amphetamine, Pseudoephedrine, Cocaine...
  • MA TÚY BẤT HỢP PHÁP:Là những chất bị pháp luật quy định, liệt vào danh sách cấm sử dụng: thuốc phiện, Heroine, Estasy (MDMA).
2. PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC:
  • MA TÚY CÓ NGUỒN GỐC THIÊN NHIÊN:thuốc phiện, cần sa, Cocaine ….
  • MA TÚY BÁN TỔNG HỢP:Heroine, codeine, LSD…
  • MA TÚY TỔNG HỢP:Methadone, Mépéridine, Amphetamine…
3.PHÂN LOẠI THEO DƯỢC LÝ:
  • CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ (Stupefiantes): ma túy nhóm OMH (Á phiện, Heroine, Morphine, Codéine…) và các chất tổng hợp (Methadone, Mépéridine, Pethidine, Pentanyl,...).
  •  CÁC CHẤT KÍCH THÍCH (Stimulantes): Cocaine, Amphetamine, Ecstasy,…
  • CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC (Hallucinogens): LSD (D - Lysergic Acid Diethylamid), Cannabis, Phencyclidine, PCP, Mescaline,…
  • CÁC THUỐC GIẢI LO ÂU/GÂY NGỦ(Anxiolytic/hypnotic):các loại Benzodiazépines, Barbiturates,…

CÁC CHẤT GÂY ĐÊ MÊ

ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện

CÁC CHẤT GÂY KÍCH THÍCH 

Methamphetamine ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện

CÁC CHẤT GÂY ẢO GIÁC 

ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện ma túy và các chất gây nghiện

            Nhựa cần sa (Nhựa Hashish)

ma túy

CÁC THUỐC AN DỊU – CHỐNG LO ÂU – GÂY NGỦ

cai nghiện ma túy

(SEDATIVE – ANXIOLYTIC – HYPNOTIC) 

Bóng cười là gì?

Bóng cười là gì?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu, nhưng bóng cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích thậm chí coi nó như một thú vui mỗi khi đi hộp đêm, hít một hơi bạn sẽ cười không ngừng nghỉ.

bóng cười là gì, bong cuoi, khí cười, khí cười là gì

Tại các hộp đêm ở Hà Nội, không khó để tìm được bóng cười vì chúng được bán bí mật một cách "công khai" tại đây để phục vụ các dân chơi.

Bóng cười hay còn được gọi với tên Funkyball là một trong những trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thịnh hành nhất hiện nay, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress.
Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là "thổi" và "hít" - "hít" và "thổi".

Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.

bóng cười là gì, bong cuoi, khí cười, khí cười là gì

Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu. Chỉ cần hít hà bạn sẽ nhanh chóng cười, cười và cười không kiểm soát.

Bóng cười có hại như thế nào?

Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Được biết ở một số nước châu Âu, chất này là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm.

Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.

Các bác sĩ trên thế giới cũng từng cảnh báo rằng, việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất nếu làm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.

Theo báo chí, vào năm 2010, diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.

Mới đây nhất, một hot girl Hà Nội cũng đã nhập viện vì hút bóng cười bị ngộ độc khí N2O dẫn đến ức chế thần kinh, gây đột quỵ dạng nhẹ.

Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giá "phê" với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác"phê" mạnh hơn. Các em đã quen dùng khí cười để "phê" thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, "hàng đá"... Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.

Vivian (Theo Giadinhvietnam.com)