NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. NGHIỆN RƯỢU

  2. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

  3. BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN DAYTOP

  4. Cai nghiện Ma túy - Cộng đồng trị liệu

  5. KHÔNG CÓ MỘT LOẠI THUỐC NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY MÀ PHẢI DÙNG LIỆU PHÁP TỔNG HỢP

  6. THUỐC ĐƠN THUẦN CÓ CHỮA ĐƯỢC NGHIỆN MA TÚY?

  7. Hoạt động Giáo dục Trị liệu

  8. Trị liệu nhận thức - hành vi

  9. Trị liệu nhận thức - hành vi (2)

 10. TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH

 11. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 12. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH

 13. MÔ HÌNH TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

 14. SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC – HÀNH VI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

 15. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI CBT (COGNITIVE- BEHAVIOR THERAPY)

 16. TRỊ LIỆU HÀNH VI - MỘT SỐ KĨ THUẬT TRỊ LIỆU HÀNH VI

 17. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI

 18. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 19. MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 20. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN - TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 21. ẢNH HƯỞNG CỦA BẠN BÈ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY

 22. 6 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY

 23. GIAI ĐOẠN CẮT CƠN – GIẢI ĐỘC – NÂNG CAO SỨC KHỎE

 24. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỔNG HỢP

 25. (Cũ) NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 26. MỤC LỤC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 27. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 28. Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng: Huấn luyện trị liệu - Lao động trị liệu - Chống tái nghiện (nội trú)

 29. Methadone có giúp cai nghiện?

 30. BIỂU HIỆN TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 31. (BAK) SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỖ TRỢ CHỐNG TÁI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG NALTREXONE VỚI THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN (OMH) BẰNG METHADONE

 32. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ AMPHETAMIN VÀ CÁC CHẤT GIỐNG AMPHETAMIN

 33. CÁC BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 34. CÁC YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG MA TÚY

 35. CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU - MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ CẦN ĐƯỢC MỞ RỘNG Ở VIỆT NAM

 36. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU - CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

 37. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN RƯỢU – CHỐNG TÁI NGHIỆN

 38. CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI NGHIỆN RƯỢU

 39.  NGHIỆN RƯỢU

 40. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CÓ HIỆU QUẢ

 41. MỘT MÔ HÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY CÓ HIỆU QUẢ: MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU – CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 42. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC - HÀNH VI - NHÂN CÁCH NGƯỜI CAI NGHIỆN

 43. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY

 44. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 45. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 46. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 47. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG

 48. ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN BẰNG THUỐC CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 49. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 50. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 51. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 52. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 53. HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

 54. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THUỐC ĐỒNG VẬN

 55. MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

 56. LIỆU PHÁP THUỐC ĐỐI VẬN TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

 57. CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

 58. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 59. LIỆU PHÁP NHẬN THỨC - HÀNH VI TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 60. LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 61. LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

 62. VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

 63. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

 64. (BAK) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY KHÔNG DÙNG THUỐC

 65. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

 66. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

 67. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH (OPIATES) (OPIUM – MORPHINE – HÉROINE)

 68. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP - MA TÚY ĐÁ)

 69. MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 70. PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

 71. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG: MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ BÁN TRÚ - NHÀ TRUNG CHUYỂN

 72. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

 73. CÔNG TÁC QUẢN LÝ - ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

 74. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG KÍCH THÍCH (ATS) (MA TÚY TỔNG HỢP-MA TÚY ĐÁ)

 75. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OPIATES OPIUM ....

 76. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CẦN SA - CỎ MỸ - NHÓM MA TÚY DẠNG HOANG TƯỞNG

 77. Các phương pháp điều trị nghiện ma túy

 78. CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY

 79. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÂM THẦN DO SỬ DỤNG MA TÚY

 80. NGHIỆN LÀ GÌ? - ĐỊNH NGHĨA VÀ CƠ CHẾ GÂY NGHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


TS. BS. Laura McNicholas

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia

Phác đồ cải thiện điều trị TIP 


 Hướng dẫn thực hành cho Bác sỹ

Sử dụng Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP giúp các bác sỹ đưa ra các quyết định có tính thực tiễn dựa trên những thông tin khoa học về điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine. Tài liệu này đưa ra hướng dẫn từng bước của quá trình ra quyết định điều trị nghiện CDTP. Sử dụng các thông tin trong tài liệu, các bác sỹ có thể (1) thực hiện sàng lọc và đánh giá ban đầu tình trạng nghiện CDTP trên bệnh nhân, (2) quyết định mức độ phù hợp với điều trị bằng buprenorphine của bệnh nhân nghiện CDTP, (3) cung cấp điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine theo phác đồ đã được xây dựng, (4) đánh giá mức độ sẵn có và sắp xếp các dịch vụ điều trị thích hợp để điều trị các vấn đề sức khỏe và tâm lý xã hội đồng diễn, và (5) quyết định khi nào cần chuyển tuyến điều trị hoặc tư vấn chuyên sâu.
Lịch sử việc điều trị nghiện CDTP là nền tảng quan trọng cho các quyết định của bác sỹ khi sử dụng buprenorphine trong điều trị. Ra quyết định điều trị dựa trên bằng chứng cần phải được coi là một nghệ thuật của điều trị nghiện CDTP và các dịch vụ hỗ trợ điều trị hiện có để hỗ trợ tốt nhất cho cả bệnh nhân và bác sỹ.

Mục tiêu của Đạo luật DATA 2000

là giảm sự kỳ thị trong điều trị nghiện và giúp các bác sỹ có chuyên môn cung cấp các dịch vụ điều trị nghiện…

Bối cảnh lịch sử

Từ những năm 1960, việc đưa methadone vào sử dụng trong điều trị nghiện CDTP là một bước đột phá trong lĩnh vực điều trị này. Điều trị duy trì bằng methadone đã được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả và mang lại cuộc sống hữu ích cho bệnh nhân – điều thường không đạt được nếu chỉ sử dụng các cách tiếp cận không dùng thuốc. Tuy nhiên, chỉ trong một vài năm sau khi methadone được sử dụng, Hoa Kỳ đã đưa vào nhiều luật và quy định mới, bao gồm Quy định điều trị bằng Methadone năm 1972 và Đạo luật Điều trị Nghiện Ma túy năm 1974, nhằm giới hạn việc điều trị bằng methadone trong các cơ sở của Chương trình điều trị nghiện CDTP (OTP) (ví dụ, cơ sở điều trị methadone).
Những luật và quy định này đưa ra hệ thống phân phối khép kín Methadone yêu cầu cấp phép đặc biệt bởi lãnh đạo Liên bang và Tiểu bang.Hệ thống mới khiến cho các bác sỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng methadone trong điều trị nghiện CDTP ở các phòng khám hoặc thậm chí trong các chương trình phục hồi nghiện chất nói chung. Để được điều trị duy trì bằng methadone, bệnh nhân phải tham gia vào một Chương trình điều trị nghiện CDTP, và phải đến phòng khám hàng ngày.

Sự kỳ thị và bất tiện trong việc nhận điều trị duy trì bằng methadone tại cơ sở của Chương trình điều trị nghiện CDTP là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay ở Hoa Kỳ, chỉ có dưới 25% người nghiện CDTP được nhận bất cứ hình thức điều trị nào (Tuyên bố chung của các Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ 1997). Một hệ quả khác của hệ thống phân phối khép kín là hầu hết các bác sỹ Hoa Kỳ không phát triển được kinh nghiệm và chuyên môn liên quan đến điều trị nghiện CDTP. Sự chấp thuận của FDA cho thuốc đồng vận CDTP tác dụng kéo dài levoalpha-acetyl-methadol (LAAM) trong những năm 1990 chỉ có tác dụng rất ít đến tình trạng này* (Các thông tin thêm về số liệu thống kê về lạm dụng chất và mức độ sẵn có các dịch vụ điều trị tại Hoa Kỳ có thể tìm trong trang web của Văn phòng Ứng dụng kết quả Nghiên cứu (OAS) của SAMHSA HTTP://WWW.OAS.SAMHSA.GOV/).

Những nỗ lực để đưa chương trình điều trị nghiện CDTP vào hệ thống chăm sóc y tế bắt đầu được khởi động và nhận được nhiều sự quan tâm vào những năm 1990. Vào tháng 10/2000, Luật Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em 2000 (P.L. 106-310) được công bố. Chương XXXV của Luật quy định “Cho phép các Bác sỹ được phân phối hoặc kê đơn một số Thuốc hướng thần để điều trị duy trì hoặc cắt cơn cho bệnh nhân lệ thuộc CDTP”. Quy định này của Luật được biết đến là Luật Điều trị Nghiện ma túy năm 2000 (DATA 2000; Clark 2003).

​Theo quy định của DATA 2000, các bác sỹ đủ tiêu chuẩn có thể xin cấp phép từ bản đăng ký đặc biệt được xây dựng từ Luật Điều trị Ma túy 1974, và các quy định liên quan hiện hành, để điều trị nghiện CDTP theo Danh mục Thuốc dạng thuốc phiện III, IV, và V đã được phê duyệt bởi FDA cho mục đích điều trị, và kê đơn và/hoặc phát thuốc này ở các cơ sở điều trị khác chứ không chỉ trong cơ sở của Chương trình điều trị nghiện CDTP. Ngày 8/10/2002, hai hợp chất dạng đặt dưới lưỡi của buprenorphine, một chất bán đồng vận với CDTP, Subutex® (Buprenorphine) và Suboxone® (Buprenorphine/naloxone), trở thành loại thuốc đầu tiên, và duy nhất cho đến nay trong Danh mục thuốc III, IV, hoặc V được FDA chấp nhận.

Để đủ tiêu chuẩn được cấp phép theo DATA 2000, các bác sỹ phải tham gia ít nhất 8 giờ trong một chương trình tập huấn được công nhận về điều trị nghiện CDTP hoặc có chứng chỉ chứng minh năng lực như quy định (ví dụ, kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng với loại thuốc điều trị, chứng chỉ về điều trị nghiện) và phải chứng minh được họ có thể cung cấp hoặc chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ tâm lý xã hội sẵn có khi cần. (Chương 6 thảo luận chi tiết về các tiêu chuẩn này của DATA 2000 và quy trình xin cấp phép) Bác sỹ có được giấy phép theo DATA 2000 có thể điều trị nghiện bằng Subutex® hoặc Suboxone® tại các phòng khám phù hợp và họ được quyền cung cấp điều trị bằng thuốc này. Mục tiêu của Đạo luật DATA  2000 là loại bỏ sự kỳ thị khi điều trị nghiện CDTP và giúp các bác sỹ đủ tiêu chuẩn quản lý tình trạng nghiện CDTP trong thực hành hàng ngày, vì thế nó đã góp công rất lớn vào tăng thêm các biện pháp điều trị hiện có và tăng tính sẵn có của dịch vụ điều trị nói chung.

* Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lo ngại về nguy cơ gây Rối loạn nhịp tim của LAAM ở một số ít bệnh nhân, vào 1/1/2004, nhà sản xuất duy nhất của loại thuốc này đã tạm ngừng sản xuất thuốc.
 

Hướng dẫn mới

Hướng dẫn mới cung cấp thông tin về sử dụng buprenorphine trong điều trị dựa trên (1) những kết quả nghiên cứu hiện có về buprenorphine và (2) kinh nghiệm lâm sàng về sử dụng buprenorphine trong điều trị nghiện. Hướng dẫn này là kiến thức đầy đủ nhất của các thành viên trong Hội đồng Chuyên gia về Hướng dẫn Lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Vì thế, hướng dẫn này cung cấp cơ sở hợp lý cho các thực hành tốt nhất trong điều trị. Các bác sỹ cũng cần lưu ý rằng hướng dẫn không nhằm trả lời tất cả các vấn đề có thể xảy ra trong điều trị cho bệnh nhân nghiện CDTP.
Một số vấn đề không thể trả lời được trong hướng dẫn này do thiếu các nghiên cứu có đối chứng và hạn chế về kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong sử dụng Buprenorphine tại các phòng khám. Các bác sỹ được khuyến cáo mạnh mẽ nên tìm lời khuyên từ các chuyên gia điều trị nghiện uy tín nếu họ có câu hỏi mà hướng dẫn chưa trả lời đầy đủ, và cần tham gia vào các khóa tập huấn hoặc đọc thêm thông tin về sử dụng buprenorphine được xuất bản sau khi tài liệu này phát hành. Những thông tin này được đăng tải thường xuyên trên trang web của SAMHSA về Buprenorphine: HTTP://WWW.BUPRENORPHINE.SAMHSA.GOV.

Nghiện CDTP tại Hoa Kỳ


Nghiện CDTP là hội chứng hành vi thần kinh có đặc điểm là hành vi tìm kiếm hoặc sử dụng một CDTP lặp đi lặp lại, mang tính bắt buộc, dù biết nó có hại về xã hội, tâm lý, và/hoặc thể chất.
Nghiện thường (nhưng không phải luôn luôn) có các biểu hiện lệ thuộc về cơ thể, hội chứng cai, và dung nạp. Lệ thuộc cơ thể được định nghĩa là tình trạng sinh lý khi thích nghi với một chất gây nghiện, mà nếu thiếu chất này sẽ dẫn đến các biểu hiện và triệu chứng cai.
 Hội chứng cai gồm một nhóm các biểu hiện và triệu chứng có thể được dự đoán trước khi xuất hiện do ngừng đột ngột, hoặc giảm nhanh liều thường dùng của một chất hướng thần. Hội chứng cai thường đặc trưng bởi sự ức chế các hưng phấn quá mức của các chức năng sinh lý có được từ việc sử dụng các chất gây nghiện.
 Dung nạp là tình trạng một chất làm giảm dần khả năng tạo đáp ứng sinh học hoặc hành vi của cơ thể; có nghĩa là, người dùng phải tăng liều để đạt được cùng tác động như họ đã trải nghiệm khi dùng thuốc trước đó.

Một người bị lệ thuộc cơ thể vào một chất không nhất thiết phải nghiện chất đó và ngược lại (Nelson và cộng sự 1982). Một ví dụ về lệ thuộc cơ thể vào chất mà không nghiện chất là bệnh nhân ung thư có hiện tượng dung nạp và lệ thuộc thể chất với các CDTP được kê đơn để quản lý đau. Bệnh nhân này có thể gặp hội chứng cai nếu ngừng liều thuốc đang dùng nhưng bệnh nhân sẽ không bị tổn hại về xã hội, tâm lý, hoặc thể chất do sử dụng thuốc và cũng sẽ không tìm kiếm thuốc để sử dụng khi không cần giảm đau nữa (Jacox và cộng sự 1994).
Một ví dụ khác về nghiện CDTP mà không bị lệ thuộc thể chất vào thuốc là một bệnh nhân nghiện oxycodone mà vừa được cắt cơn. Trong tình huống này, bệnh nhân có thể không còn gặp các triệu chứng cai hoặc dung nạp nhưng có thể vẫn thèm nhớ mãnh liệt và nhiều khả năng sẽ tái nghiện nếu không được điều trị.

Các yếu tố góp phần vào quá trình nghiện CDTP bao gồm đặc tính củng cố và sự sẵn có của chất dạng thuốc phiện, tác động của gia đình và bạn bè, yếu tố môi trường xã hội và văn hóa, nhân cách và các rối loạn tâm thần hiện mắc. Yếu tố di truyền cũng là những yếu tố tăng nguy cơ gây nghiện rượu, và có thể cả nghiện thuốc lá và các chất khác (Goldstein 1994).

Tỷ lệ nghiện

Theo báo cáo vào tháng 01/2003 của Mạng lưới cảnh báo lạm dụng ma túy (DAWN) được OAS, SAMHSA xuất bản, tỷ lệ mắc mới của lạm dụng các thuốc giảm đau dạng thuốc phiện trong danh mục thuốc kê đơn (hay còn gọi là các chất giảm đau hướng thần), như hydrocodone, oxycodone, meperidine, và propoxyphene, đã tăng mạnh trong những năm gần đây (Crane 2003). Tỷ lệ nhập viện cấp cứu liên quan đến những chất gây nghiện này đã tăng mạnh từ những năm 1990 và tăng hơn gấp hai lần trong giai đoạn 1994 đến 2001 (Crane 2003). Vào năm 2001, dự đoán có 90.232 ca nhập viện cấp cứu do lạm dụng các thuốc giảm đau dạng thuốc phiện, tăng 117% so với năm 1994. Trên toàn quốc, các thuốc giảm đau dạng thuốc phiện chiếm 14% tổng số ca cấp cứu liên quan đến lạm dụng chất vào 2001 (SAMHSA 2002b). Theo Báo cáo tử vong của DAWN vào 2002 (SAMHSA 2002c), hydrocodone nằm trong 10 chất gây nghiện gây tử vong hàng đầu tại 18 thành phố, bao gồm Detroit (63), Las Vegas (46), Dallas (36), New Orleans (33), và Oklahoma City (31). Oxycodone nằm trong 10 chất gây nghiện thường gặp tại 19 thành phố, bao gồm Philadelphia (88), Baltimore (34), Boston (34), Phoenix (34), và Miami (28).
 
Tỷ lệ sử dụng heroin tăng mạnh và trở thành một vấn đề nhức nhối của Hoa Kỳ
 
Theo Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Chất Gây Nghiện Quốc Gia (ONDCP), dự đoán từ 810.000 đến 1.000.000 người nghiện heroin tại Hoa Kỳ vào năm 2000 – con số cao nhất tính từ giữa đến cuối thập kỷ 1970 (ONDCP 2003). Nhiều yếu tố gây ra tình trạng này. Theo dữ kiện lịch sử, người dùng độ tinh khiết của Heroin ít hơn 10%. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1990, độ tinh khiết của heroin nằm trong khoảng 50-80%. Việc tăng độ tinh khiết khiến heroin dễ sử dụng theo các đường không tiêm chích như hít và hút hơn. Bởi vì một người có thể nghiện hoặc quá liều heroin theo bất kỳ đường dùng nào, việc gia tăng hình thức và số lượng đường sử dụng đã dẫn đến tăng các trường hợp nghiện heroin mới ở tất cả các nhóm dân cư trong xã hội.

Nhiều người nghiện có thể chuyển sang tiêm chích khi việc sử dụng heroin của họ tiếp tục tăng lên, hoặc nếu độ tinh khiết trong heroin giảm. Việc tăng số người tiêm chích làm tăng rõ rệt tỷ lệ nhiễm mới HIV, viêm gan B và C, và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tỷ lệ sử dụng heroin tăng mạnh và trở thành một vấn đề nhức nhối của Hoa Kỳ. Số trường hợp tử vong do quá liều heroin đã tăng mạnh và tương tự là các trường hợp nhập viện cấp cứu có liên quan đến heroin. Số liệu nhập viện cấp cứu gần đây nhất của SAMHSA theo báo cáo DAWN, có thể tìm thấy trong trang web: HTTP://DAWNINFO.SAMHSA.GOV/ hoặc HTTP://WWW.NIDA.NIH.GOV/CEWG/DAWN.HTML.

Thực trạng điều trị nghiện CDTP


Có hai mô hình điều trị nghiện CDTP chính là: liệu pháp điều trị bằng thuốc và liệu pháp điều trị tâm lý xã hội. Phác đồ điều trị nghiện CDTP bằng thuốc hiện có bao gồm (1) Điều trị đồng vận duy trì với methadone; (2) Điều trị bán đồng vận duy trì với buprenorphine hoặc phức hợp thuốc buprenorphine/naloxone; (3) Điều trị đối vận duy trì với naltrexone; và (4) sử dụng các thuốc điều trị hội chứng cai “cắt cơn” (ví dụ, methadone, buprenorphine, và/hoặc clonidine) trong giai đoạn ngắn và giảm dần rồi dừng lại để hỗ trợ bệnh nhân tham gia vào điều trị không dùng thuốc hoặc điều trị bằng thuốc đối vận.
Tiếp cận tâm lý xã hội (ví dụ, cộng đồng trị liệu nội trú), chương trình tương hỗ (ví dụ, Người nghiện ma túy ẩn danh), và chương trình điều trị 12 bước hoặc không dùng thuốc là những mô hình quan trọng trong điều trị nghiện heroin và các CDTP khác, cho dù triển khai như can thiệp độc lập hay kết hợp với điều trị bằng thuốc.

Vào năm 2003, hơn 200.000 người đã được điều trị duy trì bằng methadone hoặc LAAM tại Hoa Kỳ (SAMHSA 2002a). Mặc dù không có con số chính xác, ước tính có ít hơn 5.000 người tham gia vào điều trị nghiện CDTP duy trì bằng naltrexone. Số người tham gia vào chương trình 12-bước hiện chưa thống kê được bởi vì chương trình này ẩn danh và đảm bảo bí mật danh tính cho người tham gia. Số bệnh nhân tham gia chương trình cộng đồng trị liệu xác định CDTP là chất họ lạm dụng chủ yếu theo dự đoán thấp nhất ở trong khoảng 3,000-4,000. (Con số dự đoán được tính từ nhiều nguồn, cả tài liệu đã xuất bản như Nghiên cứu về kết quả điều trị Nghiện chất [DATOS], và tài liệu chưa xuất bản như các báo cáo về Chương trình cộng đồng trị liệu, từ website: HTTP://WWW.DRUGABUSE.GOV/ABOUT/ organization/despr/DATOS.html và http:// WWW.THERAPEUTICCOMMUNITIESOFAMERICA.ORG.)

Các biện pháp điều trị nghiện CDTP bằng thuốc hiện nay



Có 3 biện pháp điều trị nghiện CDTP bằng thuốc truyền thống được mô tả ngắn gọn trong phần này bao gồm: (1) điều trị bằng thuốc đồng vận (ví dụ, điều trị methadone), (2) điều trị bằng thuốc đối vận (ví dụ, naltrexone), và (3) sử dụng các chất trên và các chất khác (ví dụ, clonidine) để hỗ trợ trong hội chứng cai như là một cách để đưa người bệnh vào chương trình điều trị. Cuối cùng là phần thảo luận về biện pháp điều trị sử dụng buprenorphine.

Liệu pháp điều trị bằng chất đồng vận

Methadone là thuốc phổ biến nhất trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ. Các chương trình điều trị duy trì bằng methadone – với việc quản lý sử dụng CDTP, dịch vụ tư vấn (tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình), hỗ trợ nghề nghiệp và chuyển gửi đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm sử dụng heroin và các vụ phạm tội liên quan, giảm thất nghiệp và tăng cường sức khỏe thể chất và tâm trí cho người bệnh (McLellan và cộng sự 1993), và giảm đáng kể tử vong (xem trong TIP tiếp theo Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc), cũng như tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (Metzger và cộng sự 1991) và lây nhiễm HIV (Metzger và cộng sự 1993). Methadone làm giảm Hội chứng cai CDTP, ngăn chặn tác động của các CDTP khác và giảm thèm nhớ.

Liệu pháp điều trị bằng chất đối vận

Naltrexone là một chất đối vận của CDTP có tác dụng chặn tác động của heroin và hầu hết các CDTP khác. Thuốc không gây nghiện hay gây lệ thuộc về cơ thể, cũng như không gây dung nạp. Thuốc có thời gian bán thải dài và tác động trị liệu có thể kéo dài đến 3 ngày. Naltrexone không phải là biện pháp điều trị có thể khiến người bệnh bị kỳ thị. Nó cũng làm giảm nguy cơ tái nghiện rượu nếu được dùng để điều trị nghiện rượu.
†Một số TIP có thể tìm tại trang web HTTP://WWW.KAP.SAMHSA.GOV/PRODUCTS/MANUALS/INDEX.HTM. Phòng thông tin về Sử dụng rượu và chất gây nghiện của SAMHSA thông qua truy cập danh sách điện tử HTTP://STORE.HEALTH.ORG/CATALOG/ hoặc gọi đến số 1-800-729-6686. Bạn có thể yêu cầu tối đa 5 bản in bằng cách sử dụng số yêu cầu của NCADI.

Nếu xét trên quan điểm dược lý thuần túy, naltrexone có đầy đủ tính chất để dùng trong điều trị nghiện CDTP. Tuy nhiên, tác dụng điều trị của nó bị giới hạn do một số vấn đề. Thứ nhất, đó là nhiều bệnh nhân nghiện không thích dùng Naltrexone bởi vì không như methadone và LAAM, nó không có tác dụng như các đồng vận của CDTP.
Bệnh nhân vẫn có cảm giác thèm nhớ vì vậy họ không có động lực để tuân thủ theo phác đồ điều trị. Thứ hai là, bệnh nhân nghiện CDTP cần phải ngừng sử dụng CDTP hoàn toàn trong 2 tuần trước khi bắt đầu được điều trị bằng naltrexone. Không may là trong thời gian 2 tuần này, nhiều bệnh nhân tái sử dụng CDTP và không thể bắt đầu điều trị bằng naltrexone. Hơn nữa, một khi bệnh nhân đã bắt đầu được điều trị bằng naltrexone, nguy cơ tử vong do sốc thuốc có thể tăng lên nếu bệnh nhân tái nghiện.
Naltrexone được chứng minh có hiệu quả với một số nhóm bệnh nhân nghiện có động cơ mạnh và được hỗ trợ tâm lý xã hội để điều trị và tuân thủ điều trị (ví dụ, cán bộ y tế, người điều hành kinh doanh, bệnh nhân trẻ, bệnh nhân làm trong hệ thống tư pháp hình sự). Bởi vì hầu hết người nghiện đều không tự nguyện sử dụng naltrexone, số người duy trì dùng thuốc cũng ở mức thấp. Các nghiên cứu đang được tiến hành đối với naltrexone dạng tiêm, phóng thích chậm trong nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị.

Các thuốc hỗ trợ trong hội chứng cai CDTP


Cắt cơn CDTP dưới giám sát y tế là cấu phần bắt buộc đầu tiên của nhiều chương trình điều trị. Tuy nhiên, cắt cơn đơn thuần không phải là điều trị nghiện. Có nhiều thuốc và liệu pháp hỗ trợ cắt cơn CDTP. Những liệu pháp này có thể kể đến sử dụng methadone với liều giảm dần, sử dụng clonidine và các thuốc đồng vận alpha-adrenergic khác để giảm dấu hiệu và triệu chứng cai và liệu pháp cắt cơn nhanh (ví dụ, kết hợp naltrexone hoặc naloxone và clonidine và, thường dùng hơn gần đây là buprenorphine). Mỗi liệu pháp này có ưu và nhược điểm. Nếu sử dụng đúng cách, nhiều thuốc có thể giúp quá trình cắt cơn CDTP an toàn và bớt khó chịu hơn.

Tuy nhiên, do mức độ tinh khiết ngày càng tăng của heroin trên thị trường, các bác sỹ báo cáo rằng việc quản lý hội chứng cai của bệnh nhân bằng clonidine và các chất đồng vận với alphaadrenergic giờ trở nên khó hơn.
Rất tiếc, hầu hết người nghiện CDTP đã tái nghiện CDTP sau khi cắt cơn dù họ có sử dụng liệu pháp điều trị cắt cơn nào đi chăng nữa. Thông thường, bác sỹ và cơ sở điều trị sử dụng liều giảm dần và chỉ cắt cơn mà không có các dịch vụ hỗ trợ và điều trị thích hợp để làm giảm tỷ lệ tái nghiện và cần thiết để phục hồi dài hạn (Thông tin chi tiết hơn về các thuốc hỗ trợ điều trị và cắt cơn xem trong TIP tiếp theo Điều trị nghiện CDTP bằng thuốc).

Buprenorphine: Một biện pháp điều trị nghiện CDTP mới

Với tính chất dược lý an toàn (xem Chương 2), Buprenorphine là một lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh nhân nghiện CDTP cũng như cho các bác sỹ tham gia điều trị. Buprenorphine là một chất bán đồng vận tại thụ thể µ (muy) của CDTP và đối vận tại thụ thể kappa. Nó có ái lực cao và hoạt tính nội tại thấp tại thụ thể µ và nó đẩy morphine, methadone, và các chất đồng vận toàn phần với CDTP khác khỏi các thụ thể này. Tác động đồng vận bán phần của buprenorphine cho nó nhiều đặc tính dược lý lý tưởng khác bao gồm: khả năng lạm dụng thuốc thấp, độ lệ thuộc cơ thể thấp (ít cảm giác khó chịu khi cắt cơn), và có trần tác động dù dùng ở liều cao, và độ an toàn cao hơn khi dùng quá liều so với các chất đồng vận toàn phần với CDTP.

Ở cùng mức liều dùng giảm đau, buprenorphine có tác dụng gấp 20-50 lần so với morphine. Khác với những chất đồng vận toàn phần với CDTP, vì có hoạt tính nội tại thấp ở thụ thể µ, nên khi liều tăng lên, tác động đồng vận của buprenorphine đạt trần và không tiếp tục tăng dù có tăng liều sử dụng - tác động trần.
Vì thế dù có dùng quá liều, buprenorphine ít gây ra suy hô hấp dẫn tới tử vong so với quá liều các chất đồng vận toàn phần CDTP khác tại thụ thể µ.

Trong các biện pháp điều trị nghiện CDTP bằng thuốc, vì là một chất bán đồng vận CDTP, nên buprenorphine được coi như nằm giữa các chất đồng vận CDTP toàn phần (ví dụ, methadone, LAAM) và chất đối vận CDTP (ví dụ, naltrexone, nalmefene). Nó có đủ đặc tính của chất đồng vận nên người nghiện CDTP nhận thấy tác động củng cố của thuốc và họ thường mô tả mình vẫn có cảm giác “bình thường”. Ở liều cao hơn, trong một số tình huống nhất định, tác động đối vận có thể gây ra hội chứng cai đột ngột nếu được sử dụng trên người đang lệ thuộc thể chất và vẫn đang duy trì đủ liều một chất đồng vận toàn phần. Trong trường hợp này, buprenorphine thay thế chất đồng vận toàn phần ở thụ thể µ nhưng nó không kích hoạt thụ thể với mức độ tương tự, dẫn đến tác dụng đồng vận bị giảm rõ rệt và gây ra hội chứng cai (xem Chương 2).

Cho tới năm 2002, chỉ một biệt dược của Buprenorphine được cấp phép lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ và đó là biệt dược đầu tiên được dùng để giảm đau (Buprenex®). Vào năm 2002, hai biệt dược của buprenorphine, dạng viên đặt dưới lưỡi đã được FDA phê duyệt để sử dụng trong điều trị nghiện CDTP là: biệt dược chỉ có buprenorphine (Subutex®) và phức hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone với tỷ lệ 4:1 (Suboxone®). Cả hai thuốc này đều nằm trong Danh mục III CDTP và vì vậy có thể sử dụng trong điều trị nghiện CDTP theo Đạo luật DATA 2000. Hình 1–1 trình bày các dạng bào chế hiện tại của Buprenorphine tại Hoa Kỳ. Đáng chú ý là, cho tới ngày tài liệu này được xuất bản, Subutex® và Suboxone® là hai biệt dược duy nhất của buprenorphine được chỉ định và được sử dụng hợp pháp trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ - Buprenex® và các biệt dược tương đương khác đều không được sử dụng để điều trị nghiện CDTP.

Có rất nhiều các nghiên cứu lâm sàng lớn về sử dụng buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ đã được tiến hành.
Vào năm 2002, hai biệt dược của buprenorphine, dưới dạng viên đặt dưới lưỡi đã được FDA phê duyệt để sử dụng trong điều trị nghiện CDTP…

Hơn thế nữa, do có ái lực mạnh với thụ thể CDTP, hội chứng cai do sử dụng buprenorphine gây ra sẽ khó xử trí và thuyên giảm. Buprenorphine chặn tác động của các chất đồng vận CDTP đưa vào cơ thể theo cách đáp ứng phù hợp với liều. Tác động này đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân có động cơ vì nó làm mất khoái cảm khi tiếp tục sử dụng CDTP.
Buprenorphine có thể gây khoái cảm, đặc biệt khi được sử dụng bằng đường tiêm. Buprenorphine gây ra lệ thuộc thể chất, dù mức độ lệ thuộc thấp hơn so với các chất đồng vận toàn phần CDTP. Người bệnh có vẻ dễ dừng sử dụng buprenorphine khi kết thúc điều trị hơn.

Buprenorphine có nhiều công dụng dược lý. Nó là một thuốc giảm đau mạnh và được sử dụng ở nhiều quốc gia với dạng viên đặt dưới lưỡi (Temgesic®) hàm lượng 0.3–0.4 mg với nguồn đồng tài trợ của Viện nghiên cứu quốc gia về Lạm dụng chất (NIDA) và Reckitt Benckiser, công ty giữ bản quyền Buprenorphine.
Kinh nghiệm lâm sàng tốt nhất về sử dụng buprenorphine cho điều trị nghiện CDTP là tại Pháp, nơi bắt đầu điều trị nghiện bằng buprenorphine tại các phòng khám từ tháng Hai năm 1996. Ở Pháp, buprenorphine có thể được kê đơn trong điều trị duy trì bởi cả bác sỹ chuyên khoa điều trị nghiện và bác sỹ đa khoa. Ước tính có gần 70.000 bệnh nhân đang được điều trị duy trì bằng buprenorphine tại Pháp.

Liều dùng buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP thường được nghiên cứu trong khoảng 1-2 mg đến 16–32 mg, phụ thuộc vào dạng thuốc (dạng dung dịch so với dạng viên), và thời gian điều trị có thể từ vài tuần cho tới nhiều năm. Đo lường hiệu quả điều trị thông qua ghi nhận việc sử dụng CDTP bất hợp pháp, mức độ duy trì điều trị, và đánh giá tác dụng không mong muốn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị buprenorphine giúp giảm sử dụng CDTP, duy trì bệnh nhân trong điều trị, ít tác dụng phụ và được hầu hết bệnh nhân chấp nhận (Johnson 1992; Johnson 2000;Ling 1996;Ling 1998; O’Connor 2000).

Mặc dù buprenorphine đã bị lạm dụng và tiêm chích bởi người nghiện CDTP ở các nước mà viên đặt dưới lưỡi được sử dụng với mục đích giảm đau, khả năng lạm dụng thuốc thấp hơn nhiều so với các chất đồng vận toàn phần với CDTP. Để giảm nguy cơ bị lạm dụng, viên đặt dưới lưỡi phối hợp buprenorphine và naloxone đã được hình thành bởi NIDA và công ty Reckitt Benckiser.

Phức hợp buprenorphine/naloxone giúp giảm nguy cơ bị lạm dụng so với buprenorphine đơn thuần trong nhiều nghiên cứu trên người nghiện CDTP. Nó hoạt động trên nguyên tắc là naloxone thường có tác dụng gấp 10-20 lần khi dùng qua đường tiêm so với đường đặt dưới lưỡi. Vì thế, nếu phức hợp được dùng qua đường đặt dưới lưỡi như hướng dẫn, hàm lượng nhỏ naloxone sẽ không ảnh hưởng tới tác dụng của buprenorphine. Nếu người nghiện CDTP hòa tan phức hợp này và tiêm, các đặc tính sinh khả dụng của naloxone sẽ tăng thông qua đường hấp thu chủ yếu có thể gây ra hội chứng cai CDTP.

Tổng kết và Đại cương của Hướng dẫn


Buprenorphine là một thuốc, khi được sử dụng trong những bối cảnh phù hợp, là một lựa chọn mới trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ. Buprenorphine có ưu điểm do những đặc tính dược lý độc đáo và tính an toàn cao, giúp tăng tuân thủ điều trị và giảm nguy cơ lạm dụng hoặc dùng quá liều. Bởi vì những đặc tính của buprenorphine không thường gặp, các bác sỹ có thể cần hỏi thêm các chuyên gia điều trị nghiện để hiểu rõ hơn đặc tính bán đồng vận với CDTP của thuốc và những lợi ích có được khi sử dụng thuốc trong điều trị nghiện CDTP.
Mặc dù, buprenorphine có những ưu điểm nổi trội với nhiều bệnh nhân, nó không phù hợp cho tất cả mọi người. Trước khi điều trị, cần tiến hành đánh giá toàn diện từng bệnh nhân và xây dựng một kế hoạch điều trị thực tế cho từng người được chấp nhận để điều trị bằng buprenorphine.

Chương 2 sẽ cung cấp thêm các thông tin về đặc tính dược lý của các CDTP nói chung và Buprenorphine nói riêng cùng với các khuyến cáo để sử dụng an toàn (đặc biệt khi có tương tác thuốc). Chương 3 trình bày tầm quan trọng của các hướng dẫn sàng lọc và các công cụ cụ thể để đánh giá ban đầu người bệnh. Chương 4 đưa ra hướng dẫn từng bước cụ thể để bắt đầu tiến hành, duy trì điều trị và phát triển một kế hoạch điều trị. Chương 5 bàn về hướng dẫn sử dụng buprenorphine trong Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, bao gồm phụ nữ mang thai, vị thành niên, người vừa ra khỏi khỏi “môi trường có kiểm soát”  (ví dụ, nhà tù), và cho cán bộ y tế mắc nghiện CDTP.
Chương 6 đề cập đến các thông tin quan trọng về chính sách và quy trình triển khai liên quan đến điều trị nghiện CDTP theo quy định của Đạo luật DATA 2000. Tài liệu tham khảo (xem Phụ lục A) cung cấp cho các bác sỹ nguồn tham khảo để họ có thể sử dụng trong xây dựng kế hoạch điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.
®
Cho tới ngày tài liệu này được xuất bản, Subutex® và Suboxone® là hai biệt dược duy nhất của Buprenorphine được FDA cho phép sử dụng trong điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ. Trong suốt những phần còn lại của tài liệu này, thuật ngữ buprenorphine sẽ được sử dụng cho cả hai biệt dược của buprenorphine dùng theo đường đặt dưới lưỡi này và cho bất cứ các biệt dược nào khác có thể được FDA cấp phép cho sử dụng trong tương lai. Khi trình bày về biệt dược chỉ có buprenorphine hoặc phức hợp thuốc buprenorphine/ naloxone, chúng tôi sẽ sử dụng tên theo thuốc gốc, hoặc tên thương mại của các sản phẩm hiện đã được phê duyệt (với ý nghĩa gồm tất cả các biệt dược tương tự từ thuốc gốc có thể được phê duyệt trong tương lai) hoặc bằng công thức đầy đủ.

Hội đồng chuyên gia lưu ý rằng hướng dẫn này đại diện cho một cách tiếp cận, nhưng không nhất thiết là cách tiếp cận duy nhất trong điều trị nghiện CDTP bằng buprenorphine. Hướng dẫn này không phải là những quy định bắt buộc và phải áp dụng trong mọi trường hợp, mà nên được xem xét trong quá trình đánh giá và điều trị từng bệnh nhân. Bởi vì mỗi bệnh nhân đều có những điểm riêng và bởi vì hiểu biết khoa học và những thực hành lâm sàng tốt nhất thay đổi theo thời gian, việc áp dụng các hướng dẫn này trong điều trị một bệnh nhân cụ thể cần điều chỉnh theo nhu cầu của người bệnh, sự thay đổi của kiến thức khoa học và lâm sàng, và nhận định lâm sàng của bác sỹ.  

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC ĐỒNG VẬN TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG VỀ SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN


TS. BS. Laura McNicholas

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia

Phác đồ cải thiện điều trị TIP 

 

BỘ Y TẾ VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI HOA KỲ 

Cục Quản lý Dịch vụ Điều trị Nghiện và Sức khỏe Tâm thần

Trung tâm Quản lý Điều trị Nghiện

Số 1 đường Cherry Choke,

Rockville,MD 20857

Dịch bởi Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Điều trị Nghiện chất và HIV Việt Nam (VHATTC)

Hiệu đính bởi Bs. Hoàng Nam Thái (CDC), Bs. Vũ Huy Hoàng (SAMHSA), Bs. Nguyễn Xuân Đông (FHI360). VHATTC và các tác giả chịu trách về tính chính xác của phiên bản tiếng Việt này. 


PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA BUPRENORPHINE

LỜI MỞ ĐẦU

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN


PHÁC ĐỒ CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ (TIP) LÀ GÌ?

Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) là những hướng dẫn thực hành tốt nhất trong việc điều trị các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. TIP được Cục Quản Lý Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần và Lạm Dụng Thuốc (SAMHSA) và Trung tâm


Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện (CSAT) cung cấp. Văn phòng Đánh giá, Phân tích và Tổng hợp Khoa học của CSAT dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức về lâm sàng, nghiên cứu và chuyên gia hành chính để đưa ra các TIP này. TIP được ngày càng chia sẻ rộng rãi tới các cơ sở và cá nhân trên toàn Hoa Kỳ. Vì các rối loạn do lạm dụng rượu và các chất gây nghiện đang trở thành một vấn đề lớn, nhiều độc giả của các TIP là các cơ sở công và tư điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.


Sau khi một chủ đề được lựa chọn, CSAT đã thành lập một Hội đồng nguồn gồm các cán bộ từ các văn phòng liên bang và cơ quan chính phủ có liên quan để đưa ra các gợi ý cho những lĩnh vực cụ thể cần quan tâm và nguồn lực cần thiết để phát triển nội dung của TIP. Những khuyến nghị này sẽ được chuyển đến Hội đồng chuyên gia, gồm các chuyên gia được bầu chọn bởi các đồng nghiệp. Hội đồng tham gia vào nhiều cuộc thảo luận. Những thông tin và khuyến nghị được thống nhất là cơ sở phát triển nội dung các TIP. Các thành viên của từng Hội đồng chuyên gia đại diện cho các chương trình điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện tại các bệnh viện, trạm y tế, chương trình tư vấn, văn phòng về quản lý tội phạm và chăm sóc trẻ em, và các cán bộ trong dịch vụ tư nhân. Một chủ tịch hội đồng (hoặc các đồng chủ tịch) đảm bảo rằng hướng dẫn phản ánh kết quả của sự phối hợp làm việc của các thành viên.


Sau đó, một nhóm gồm nhiều các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ rà soát chi tiết nội dung tài liệu. Hội đồng chuyên gia về Buprenorphine, gồm các chuyên gia hàng đầu về lạm dụng chất gây nghiện trong các lĩnh vực có liên quan như chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe tâm thần và dịch vụ xã hội, sẽ làm việc cùng với Hội đồng chuyên gia và Khoa dượctrị liệucủa CSAT để đưa ra những thay đổi và cập nhật cho các chủ đề của TIP dựa trên nhu cầu thực tế về thông tin và các hướng dẫn. Sau khi đáp ứng được các góp ý của những các cán bộ trong cộng đồng, TIP sẽ được hoàn thiện và đưa vào xuất bản, có cả bản in và bản điện tử.


Các TIP đều có thể tải về hoặc đọc trực tuyến (online) từ trang web:

="http://www.kap.samhsa.gov/a>

Vì được ấn bản dưới dạng tài liệu điện tử, các TIP có thể được cập nhật dễ dàng và tiếp tục được sử dụng trong cộng đồng với thông tin mới nhất. Mặc dù mỗi TIP đều là những bằng chứng khoa học được áp dụng vào trong thực hành như các chuyên gia đã khuyến nghị, CSAT hiểu rằng lĩnh vực điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện có tiến bộ liên tục và các nghiên cứu thường có độ trễ so với các phát minh mới trong điều trị. Nhiệm vụ chính của từng TIP là đưa ra các thông tin “tuyến đầu” một cách nhanh chóng và có trách nhiệm. Vì lý do này, các khuyến cáo trong TIP đều được trích dẫn bởi kinh nghiệm của các chuyên gia trong hội đồng hoặc từ các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy. Các thông tin đưa ra đều được trích dẫn nguồn nếu có nghiên cứu hỗ trợ.


Tài liệu TIP này, Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, cung cấp hướng dẫn thống nhất dựa trên bằng chứng về sử dụng Buprenorphine,một lựa chọn mới cho điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Mục tiêu của TIP này là cung cấp thông tin cho bác sỹ để đưa ra các quyết định điều trị và thực hành dựa trên bằng chứng khi sử dụng Buprenorphinetrong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP). Hướng dẫn này cung cấp thông tin về nhiều chủ đề liên quan đến sử dụng Buprenorphine, bao gồm sinh lý học và dược lý của


CDTP, nghiện các CDTP và điều trị bằng Buprenorphine; sàng lọc và đánh giá vấn đề liên quan đến nghiện các CDTP; phác đồ chi tiết điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine; quản lý các Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt; và chính sách và quá trình liên quan đến điều trị nghiện CDTP tại phòng khám theo mô hình được xây dựng dựa trên Luật Điều trị nghiện Ma túynăm 2000. TIP này là một bước của CSAT nhằm đạt được mục tiêu của mình trong hỗ trợ các lãnh đạo của quốc gia đi đến tiếng nói chung trong phát triển điều trị nghiện CDTP tại Hoa Kỳ.


Các TIP khác có thể yêu cầu trực tiếp qua Văn phòng thông tin về Sử dụng rượu và chất gây nghiện của SAMHSA (NCADI),(800) 729-6686 hoặc (301) 468-2600; TDD (cho người khiếm thính),(800) 487-4889. Xem thêm tại: http://www.kap.samhsa.gov 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA

Chủ tịchLaura McNicholas, M.D.,
Ph.D.Clinical Assistant Professor Department of Psychiatry University of Pennsylvania Treatment Research Center Philadelphia, Pennsylvania

Thành viên

Tony Aguilar,L.M.F.T.
Legislative Consultant California Department of Social Services Sacramento, California
DanielAlford, M.D., M.P.H.
Association for Medical Education and Research in Substance Abuse(AMERSA)
Assistant Professor of Medicine Boston University School of Medicine
Clinical Addiction Research and Education Unit Boston, Massachusetts

Catherine T. Baca, M.D.
Clinical Supervisor Center on Alcoholism, SubstanceAbuse, and Addictions Albuquerque, New Mexico

ThomasJ. Croce, Jr.,R.Ph.
(replacing JannB.Skelton)
Senior Manager Strategic Alliances American Pharmaceutical Association Philadelphia, Pennsylvania
George De Leon, Ph.D.
Director Center for Therapeutic Community Research of The National Development and Research Institutes NewYork,NewYork

ElizabethF. Howell,
M.D.Senior Medical Editor Atlanta, Georgia

Martin Iguchi
Ph.D.Senior Behavioral Scientist Director Drug Policy Research Center Rand Corporation Santa Monica, California

HerbertD. Kleber,
M.D.Professor of Psychiatry Director The Division on Substance Abuse Columbia University NewYork, NewYork
ErvinLewis, M.D.
AreaChief Medical Officer Albuquerque Area Indian Health Service Albuquerque, NewMexico
JamesJ. Manlandro, D.O.
Medical Director Family Addiction Treatment Services Rio Grande, NewJersey
AndrewJ. Saxon, M.D.
Professor Department of Psychiatry and Behavioral Sciences University of Washington
Center of Excellence in Substance Abuse Treatmentand Education
VAPuget Sound Health Care System Seattle, Washington

CharlesR. Schuster, Ph.D.
Professor Department of Psychiatry and Behavioral Neuroscience
WayneState University School of Medicine
Detroit, Michigan

Audrey Sellers, M.D.
Medical Director
Bay Area Addiction Researchand Treatment, Inc.
SanFrancisco, California
JannB. Skelton, R.Ph., M.B.A.
Vice President
U.S. Wellness, Inc.Gaithersburg,
Maryland

David E. Smith, M.D.
President and Founder
Haight Ashbury Free Clinic San Francisco, California

Eric C.Strain,M.D.
Professor
Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland

Joycelyn Woods, M.A.
President
National Alliance of Methadone Advocates NewYork, NewYork

 

HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA BUPRENORPHINE 

Chủ tịchEric C.Strain,M.D.
Professor Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland
Leslie Amass, Ph.D.
Principal Investigator Friends Research Institute, Inc. LosAngeles, California
David Fiellin, M.D.
Associate Professor of Medicine Yale University School of Medicine Primary Care Center Yale-NewHaven Hospital NewHaven, Connecticut

R. E. Johnson, Pharm.D.
Professor Department of Psychiatry and  Behavioral Sciences Behavioral Pharmacology Research Unit Johns Hopkins University School of Medicine Baltimore, Maryland

ThomasR. Kosten, M.D. 
Professor of Psychiatry Yale University School of Medicine Deputy Chief of Psychiatry Research VA Connecticut Healthcare System WestHaven, Connecticut

James J. Manlandro, D.O.
Medical Director Family Addiction Treatment Services Rio Grande, NewJersey
Elinore F. McCance-Katz, M.D., Ph.D. Professor of Psychiatry and Chair Addiction Psychiatry Medical College of Virginia
Virginia Commonwealth University Richmond,
VirginiaJoe Merrill, M.D., M.P.H.
Research Scientist Division of General Medicine Harbor view Medical Center Seattle, Washington

Geoff Mumford, Ph.D.
American Psychological
Association Washington,
District of Columbia

Richard T. Suchinsky, M.D.
Associate Director for Addictive Disordersand
Psychiatric Rehabilitation
U.S. Department of Veterans Affairs
Veterans Health Administration Washington, District of Columbia


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc chăm sóc bệnh nhân có rối loạn do sử dụng nghiện chất. Chúng ta biết nhiều hơn về các phương pháp điều trị phục hồi cho người lạm dụng chất gây nghiện với chất lượng chăm sóc và dịch vụ được cải thiện đáng kể. Từ đó, chúng ta đạt được các mục tiêu về cải thiện chất lượng sống cho những người lạm dụng chất gây nghiện và triển khai được hệ thống CSSK ở từng cộng đồng trên cả nước. Chúng ta hướng đến một cuộc sống cộng đồng cho tất cả mọi người.


Bộ Phác đồ cải thiện điều trị (TIP) để tăng cường và hỗ trợ việc điều trị cho người có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. TIPcung cấp cho chúng ta những kiến thức và thực hành tốt nhất từ các bác sỹ, cán bộ chương trình và người chi trả cho điều trị. Bộ sách là kết quả làm việc nghiêm túc của các chuyên gia dựa trên các kết quả nghiên cứu về dịch vụ y tế và thực hành lâm sàng có liên quan, những kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu từ thực tế. Với từng chủ đề của TIP, một hội đồng chuyên gia (gồm các nghiên cứu viên về lâm sàng thuộc cơ quan tư nhân, bác sỹ, người quản lý chương trình và bệnh nhân) đưa ra các chủ điểm và thảo luận những thực hành tốt nhất cho đến khi đạt được thống nhất chung.


Bằng tài năng, sự tận tụy và nỗ lực làm việc hết mình, các chuyên gia trong hội đồng và nhóm biên soạn đã đưa ra tài liệu này để làm cầu nối từ kết quả của các nghiên cứu đến nhu cầu thực tiễn trong công việc của các bác sỹ và người quản lý. Xin chân thành cảm ơn những cá nhân đã làm việc cùng chúng tôi để cải thiện việc điều trị rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.


Hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và bạn sẽ đồng hành cùng chúng tôi với mục tiêu giúp đỡ tất cả những công dân Hoa Kỳ có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện được khỏe mạnh, cải thiện cuộc sống của mình trong các cộng đồng trên toàn quốc.


CharlesG. Curie, M.A., A.C.S.W.

Administrator

Substance Abuseand Mental Health Services Administration

H. WestleyClark,  M.D., J.D.,  M.P.H., CAS, FASAM

Director, Center for Substance Abuse Treatment Substance Abuseand Mental Health Services Administration


TÓM TẮT HƯỚNG DẪN

Luật liên bang, Luật Điều trị Nghiện ma túy năm 2000 (DATA 2000), đã đưa ra những quy định mới trong hỗ trợ điều trị nghiện CDTP bằng thuốc tại Hoa Kỳ. Theo đạo luật DATA 2000, việc sử dụng các thuốc dạng thuốc phiện (Opioid) để điều trị nghiện Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) chỉ được phép khi có sự đồng ý từ Liên bang thông qua Chương trình điều trị nghiện CDTP (OTP) (ví dụ, tại các cơ sở điều trị methadone), và các loại thuốc trong Danh mục II bằng CDTP methadone và levo-alpha-acetyl-methadol (LAAM), chỉ được cấp phát chứ không được kê đơn*. Hiện tại, theo Đạo luật DATA 2000, các bác sỹ có chứng nhận ở các phòng khám và các cơ sở y tế khác ngoài hệ thống OTP có thể kê đơn và/hoặc cấp phát thuốc Opioid trong Danh mục III, IV, và V để điều trị nghiện CDTP nếu các loại thuốc này được đồng ý sử dụng với mục đích điều trị nghiện bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). (Toàn văn Đạo luật DATA 2000 có thể xem tại http://www.buprenorphine.samhsa.gov


Vào tháng 10/2002, FDA đã phê duyệt 2 loại thuốc dùng dưới lưỡi trong Danh mục III về Buprenorphine là thuốc bán đồng vận Opioid trong điều trị nghiện CDTP. Các thuốc này, Subutex® (Buprenorphine) và Suboxone® (Buprenorphine/naloxone), là những thuốc đầu tiên cho đến nay trong Danh mục III, IV, hoặc V đã được FDA phê duyệt và có thể sử dụng theo Đạo luật DATA 2000. Điều trị Buprenorphine tại phòng khám giúp cho việc chăm sóc người nghiện là một hoạt động trong chăm sóc y tế ban đầu, do đó tiếp cận với điều trị nghiện được tăng mạnh và mang lại hy vọng cho hàng ngàn người nghiện.


DATA 2000 định hướng cho SAMHSA phát triển các Phác đồ cải thiện điều trị (TIP), tài liệu bao gồm các hướng dẫn tốt nhất cho thực hành


Do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự lo ngại về nguy cơ gây Rối loạn nhịp tim của LAAM ở một số ít bệnh nhân, vào 1/1/2004, nhà sản xuất duy nhất của loại thuốc này đã tạm ngừng sản xuất thuốc... điều trị nghiện CDTP. Tài liệu Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, là một trong những ấn phẩm nhằm cải thiện chất lượng điều trị. Tài liệu được SAMHSA và một nhóm các chuyên gia độc lập trong lĩnh vực điều trị lạm dụng chất gây nghiện, với sự tư vấn của Viện Nghiên cứu Lạm Dụng Chất gây nghiệnQuốc Gia (NIDA), Cục Phòng chống ma túy (DEA) và FDA xây dựng. Mục tiêu của TIP này là cung cấp cho bác sỹ các hướng dẫn thực hành dựa trên bằng chứng về việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Vì vậy, những độc giả đầu tiên của TIP này là các bác sỹ quan tâm đến việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Trong quá trình phát triển TIP này, hội đồng chuyên gia, gồm các chuyên gia nghiên cứu và lâm sàng trong lĩnh vực điều trị nghiện CDTP, nhận ra rằng trong khi Buprenorphine là một niềm hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân, chỉ điều trị bằng thuốc đơn thuần, về lâu dài, thường sẽ không thành công. Vì thế, hướng dẫn này nhấn mạnh rằng để đạt được kết quả tối ưu chúng ta cần quan tâm giải quyết đồng thời các vấn đề y tế và tâm lý xã hội cho mỗi cá nhân người bệnh.


TIP này bao gồm 6 Chương và 10 phụ lục, bao gồm một danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo (Phụ lục A, Tài liệu tham khảo). Chương 1, Giới thiệu, mô tả các dữ liệu cơ bản về nghiện CDTP, các cách tiếp cận điều trị cũ, và mới theo quy định Đạo luật DATA 2000.


Chương 2 về Dược lý trình bày chi tiết về sinh lý và dược lý học của CDTP nói chung, và Buprenorphine nói riêng. Chương này cũng cung cấp tổng quan tài liệu y văn về độ an toàn và hiệu quả của việc Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Chương 3, Đánh giá bệnh nhân, tổng hợp các cách tiếp cận để sàng lọc và đánh giá người nghiện CDTP và ai sẽ được điều trịbằng thuốc Buprenorphine.


Chương 4, Phác đồ điều trị, trình bày các phác đồ điều trị chi tiết bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, bao gồm cả các cách tiếp cận điều trị duy trì và điều trị cắt cơn.


Chương 5, Quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, thảo luận về các nhóm quần thể đặc thù và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị bằng Buprenorphine. Điều trị cho các nhóm quần thể này cần phải hiểu rõ các nguồn lực hiện có và thường cần sự phối kết hợp điều trị với các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác.


Chương 6, Chính sách và Quy trình triển khai, thảo luận các vấn đề và quy định pháp lý liên quan đến điều trị nghiện CDTP, bao gồm các quy trình thực hành và hoạt động đánh giá năng lực cần thiết của bác sỹ như được đề cập trong DATA 2000 để cung cấp điều trị nghiện CDTP tại phòng khám, các chính sách và quy trình thực hành gợi ý, độ an toàn và tính bảo mật các thông tin về điều trị nghiện CDTP , và sử dụng Buprenorphine trong các OTP.


Dưới đây là tổng hợp các nội dung của tài liệu này theo Chương.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương 1 trình bày tổng quan lạm dụng chất gây nghiện hiện nay ở Hoa Kỳ, bao gồm cả bối cảnh lịch sử liên quan đến việc điều trị hiện tại, quy mô của nghiện CDTP , cách tiếp cận điều trị trước đây và giới thiệu về việc Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


Nghiện CDTP không chỉ là sử dụng sai và lạm dụng heroin, mà còn bao gồm một vấn đề ít được đề cập là sử dụng sai và lạm dụng thuốc có CDTP được kê đơn trong điều trị giảm đau như hydrocodone, oxycodone và meperidine.


Tỷ lệ lạm dụng nghiện chất CDTP được kê đơn có xu hướng tăng. Tỷ lệ cấp cứu liên quan đến dùng thuốc có CDTP trong điều trị giảm đau đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn từ 1994 đến 2001. Số liệu gần đây cho thấy ít nhất 15 khu vực đô thị, hơn hai thuốc giảm đau có chứa nghiện chất - chủ yếu là oxycodone, hydrocodone và codeine - được xếp trong 10 loại thuốc thường gặp nhất trong các ca tử vong do lạm dụng thuốc (SAMHSA 2002b).


Tỷ lệ nghiện heroin ở Hoa Kỳ cũng tăng trong thời gian qua và hiện đang ở mức cao nhất từ thập kỷ 1970. Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Ma Túy Quốc Gia (ONDCP) dự đoán có tới 810.000 đến 1.000.000 người nghiện heroin trong năm 2000 tại Hoa Kỳ (ONDCP 2003).


Các chương trình điều trị duy trì bằng methadone (gồm các hoạt động: tư vấn, định hướng nghề nghiệp, chuyển gửi, và theo dõi việc sử dụng ngiện chất đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ sử dụng CDTP và phạm tội có liên quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm. Hơn thế nữa, điều trị trong những chương trình này giúp cải thiện sức khỏe, thể chất và trí tuệ cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong do sử dụng CDTP. Tuy nhiên, Chương trình điều trị duy trì bằng methadone không đáp ứng được tốc độ tăng nhanh chóng về số người nghiện CDTP.


Hơn 20 năm trước đây, Buprenorphine đã được xác định là một loại thuốc có khả năng được sử dụng trong điều trị duy trì cho người nghiện CDTP. Các nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ vừa qua đã chứng minh được độ an toàn và hiệu quả của Buprenorphine trong điều trị. Việc ban hành Đạo Luật DATA 2000 đã giúp cho các bác sỹ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP.


CHƯƠNG 2: DƯỢC LÝ

Buprenorphine có các đặc tính dược lý độc đáo giúp nó trở thành một loại thuốc hiệu quả và được chấp nhận  trong danh mục các thuốc được sử dụng để điều trị nghiện CDTP. Chương này trình bày tổng quan về dược lý của thuốc đối vận và thuốc đồng vận CDTP, cũng như thành phần của Thuốc bán đồng vận CDTP Buprenorphine.


Thuốc kích thích Thụ thể CDTP trên các nơ rôn được gọi là thuốc đồng vận với CDTP). Heroin và methadone là các thuốc đồng vận CDTP. Sử dụng nhiều lần các thuốc đồng vận CDTP dẫn đến lệ thuộc thuốc và gây ra hiện tượng dung nạp. Lệ thuộc thuốc về mặt thể chất có biểu hiện rõ thông qua hội chứng cai và các biểu hiện do hiện tượng giảm, ngừng hoặc mất hoạt tính của chất tại các thụ thể. Ngược lại, nghiện, là các rối loạn về hành vi có đặc điểm lệ thuộc vào chất gây nghiện thông qua nỗ lực cố gắng tìm kiếm hoặc sử dụng dù biết nó có hại về xã hội, tâm trí, và/hoặc thể chất. Nghiện CDTP thường, nhưng không phải luôn luôn, có đủ các biểu hiện kết hợp hiện tượng dung nạp, lệ thuộc thuốc và các hội chứng cai.


Chất gắn với các thụ thể CDTP nhưng ức chế thay vì kích thích các thụ thể này được gọi là thuốc đối vận với CDTP. Ví dụ các thuốc đối vận là naltrexone và naloxone.


Thuốc bán đồng vận CDTP là những thuốc kích thích thụ thể, nhưng với mức độ thấp hơn các thuốc đồng vận toàn phần. Tăng liều của các thuốc bán đồng vận cũng không làm tăng tác dụng kích thích giống như các thuốc đồng vận toàn phần. Tác động đồng vận của thuốc này đạt mức cao nhất ở một liều trung bình và không tăng lên dù tăng liều. Buprenorphine là Thuốc bán đồng vận CDTP. Và do đặc tính đồng vận bán phần này, Buprenorphine là một loại thuốc an toàn và một lựa chọn hiệu quả trong điều trị nghiện CDTP. Buprenorphine có đầy đủ các đặc tính của Thuốc đồng vận CDTP nên nó có tác động điều trị tích cực và dễ chịu khi dùng điều trị cho


những người đã từng dùng và có trải nghiệm về CDTP nhưng chưa bị lệ thuộc. Chính những tác động tích cực này hỗ trợ việc tuân thủ điều trị bằng Buprenorphine ở người nghiện CDTP.


Buprenorphine chiếm giữ các thụ thể CDTP nhờ ái lực mạnh vì vậy nó chặn tác động của các chất đồng vận toàn phần. Buprenorphine phân ly chậm khỏi thụ thể CDTP. Do vậy, Buprenorphine cho phép dùng hàng ngày hoặc thưa hơn, có thể chỉ sử dụng thuốc 3 lần một tuần  như một số nghiên cứu đã cho thấy.


Buprenorphine có thể bị lạm dụng do tác dụng đồng vận tới thụ thể CDTP. Tuy nhiên, khả năng bị lạm dụng của Buprenorphine thấp hơn nếu so với các CDTP đồng vận toàn phần. Phác đồ điều trị phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone đã được sử dụng để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc qua đường tiêm. Bác sỹ kê đơn hoặc cấp phát Buprenorphine hoặc Buprenorphine/naloxone cần phải giám sát việc tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc sai mục đích.


Do tương tác thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, Buprenorphine cần phải được sử dụng rất cẩn trọng khi dùng chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là với benzodiazepine, các thuốc ngủ, thuốc đối vận CDTP, thuốc đồng vận CDTP và thuốc bị chuyển hóa bởi hệ Cytochrome P450 3A4.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN

Chương 3 trình bày các cách tiếp cận để sàng lọc, đánh giá, và chẩn đoán liên quan đến nghiện CDTP giúp đưa ra quyết định phù hợp để sử dụng Buprenorphine trong điều trị. Các bước đầu tiên cần thực hiện để tiến hành quản lý điều trị nghiện CDTP là:


(1) Sử dụng công cụ sàng lọc phù hợp để xác định bệnh nhân có vấn đề về nghiện CDTP

(2) Đánh giá bổ sung để mô tả rõ ràng các vấn đề liên quan nghiện CDTP của người bệnh. Khi chỉ định điều trị, phải cân nhắc cách tiếp cận điều trị phù hợp nhất, địa điểm điều trị và liều điều trị dựa trên thông tin về nhu cầu, sở thích của người bệnh, tiền sử nghiện, các bệnh và rối loạn tâm thần kèm theo, và mức độ sẵn sàng thay đổi. Buprenorphine là một lựa chọn điều trị cho nhiều người nhưng không phải cho tất cả mọi người.


SÀNG LỌC

Trong Hướng dẫn lâm sàng về Sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP, Hội đồng chuyên gia khuyến nghị rằng các bác sỹ cần sàng lọc thường xuyên và định kỳ tất cả bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện và các vấn đề liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện, không chỉ những bệnh nhân có biểu hiện nghiện đặc trưng. Có nhiều bộ công cụ đã được chuẩn hóa dùng để sàng lọc. Nội dung chi tiết của các bộ công cụ sàng lọc được lựa chọn này xin xem trong Phụ lục B, Các công cụ Đánh giá và Sàng Lọc.


ĐÁNH GIÁ

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy người bệnh có rối loạn do sử dụng CDTP, họ cần được đánh giá bổ sung để mô tả rõ ràng vấn đề liên quan đến nghiện CDTP của họ, xác định tình trạng sức khỏe hoặc biến chứng hoặc tâm thần, quyết định nơi điều trị và cường độ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Đánh giá tổng thể có thể cần qua nhiều lần khám nhưng các xử trí ban đầu  cũng nên được tiến hành trong giai đoạn này.


Tài liệu hướng dẫn này đưa ra các khuyến nghị về kỹ thuật phỏng vấn hiệu quả và đánh giá tiền sử toàn diện của bệnh nhân, thăm khám, và khuyến nghị các xét nghiệm cận lâm sàng ban đầu cho bệnh nhân nghiện CDTP.


Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng cần tiến hành sàng lọc ban đầu và sàng lọc trong khi sử dụng để phát hiện hoặc xác nhận tình trạng đang sử dụng đồng thời các chất gây nghiện (ví dụ, rượu, benzodiazepine, barbiturate), có thể làm cho việc quản lý bệnh nhân trở nên phức tạp. Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng và được xem như là biện pháp có tính chi phí hiệu quả cao nhất.


CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN DO SỬ DỤNG CDTP

Sau khi đã đánh giá toàn diện bệnh nhân, nên đưa ra chuẩn đoán chính thức. Nguyên tắc chung là trước khi quyết định điều trị duy trì bằng Buprenorphine, bệnh nhân cần được chẩn đoán về sự phụ thuộc vào CDTP, như định nghĩa trong Sổ Tay Chẩn Đoán và Thống Kê các Rối Loạn


Tâm Thần, Ấn bản lần 4 (DSM-IV-TR) (Hiệp Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ 2000). Chẩn đoán này không chỉ dựa trên sự phụ thuộc về thể chất mà cả tình trạng lệ thuộc buộc phải sử dụng CDTP dù biết nó có hại (Xem DSM- IV-TR tiêu chuẩn chẩn đoán trong Phụ lục C, DSM-IV-TR.)


QUYẾT ĐỊNH TÍNH PHÙ HỢP CỦA ĐIỀU TRỊ BẰNG BUPRENORPHINE

Cách tiếp cận cụ thể để quyết định tính phù hợp điều trị của Buprenorphine cho người có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện được trình bày trong Hướng dẫn. Đánh giá bao gồm việc đưa ra quyết định nếu bệnh nhân có động cơ phù hợp và cả các chống chỉ định do các bệnh đồng diễn về nội khoa và tâm thần.


Bệnh nhân có tiêu chí phù hợp để sử dụng Buprenorphine trong điều trị là những người:

  • - Quan tâm đến điều nghiện CDTP

  • - Không có chống chỉ định sử dụng điều trị  Buprenorphine

  • - Có khả năng tuân thủ điều trị

  • - Hiểu được lợi ích và nguy cơ của việc điều trị bằng Buprenorphine

  • - Sẵn sàng tuân theo những cảnh báo về tính an toàn khi điều trị bằng Buprenorphine

  • - Đồng ý tham gia vào điều trị sau khi đã nghe thông tin đầy đủ về các lựa chọn biện pháp điều trị khác nhau


Những bệnh nhân không nên được điều trị bằng Buprenorphine tại phòng khám là những cá nhân có một hay nhiều tiêu chí sau:

  • - Đồng thời lệ thuộc benzodiazepine liều cao hoặc các chất Ức chế thần kinh trung ương khác (bao gồm cả rượu)

  • - Các rối loạn tâm thần đồng diễn chưa được điều trị

  • - Có ý định hoặc đã từng nhiều lần chủ động tự tử hoặc giết người

  • - Từng điều trị nhiều lần trước đây liên quan đến rối loạn do sử dụng chất gây nghiện và tái nghiện nhiều lần (khác các trường hợp nếu bệnh nhân từng nhiều lần cố gắng cắt cơn nghiện và sau đó lại tái nghiện, những bệnh nhânđạt tiêu chí quan trọng trong tham gia điều trị duy trì lâu dài)

  • - Đáp ứng không tốt với lần điều trị bằng Buprenorphine trước đó

  • - Có nguy cơ cao về khả năng bị các biến chứng.


CHƯƠNG 4: CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Chương này cung cấp phác đồ điều trị bằng Buprenorphine trong điều trị nghiện CDTP. Rất nhiều các yếu tố lâm sàng được đánh giá, bao gồm cả việc bệnh nhân lệ thuộc CDTP có thời gian bán hủy nhanh hay chậm, và các tiếp cận điều trị là duy trì hay điều trị cắt cơn (phải kết hợp với điều trị  trên nguyên tắc kiêng nhịn lâu dài hoặc dùng thuốc đối vận naltrexoneh có thể phù hợp với các bệnh nhân này).


ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ

Điều trị duy trì bằng Buprenorphine cho người nghiện CDTP bao gồm 3 giai đoạn: (1) Dò liều, (2) Ổn định, và (3) Duy trì. Dò liều là giai đoạn đầu tiên của điều trị bằng Buprenorphine bao gồm việc giúp đỡ bệnh nhân chuyển từ lạm dụng CDTP sang dùng Buprenorphine. Mục đích của giai đoạn Dò liều là tìm ra liều Buprenorphine tối thiểu để bệnh nhân ngừng hoặc giảm đáng kể việc sử dụng CDTP và không gặp các triệu chứng


cai, giảm thiểu các tác dụng phụ và không có biểu hiện thèm nhớ. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng việc sử dụng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone có thể thực hiện trong giai đoạn Dò liều (và cho cả giai đoạn Ổn định và duy trì) với hầu hết bệnh nhân. Hội đồng cũng khuyến cáo thêm rằng những liều đầu tiên trong giai đoạn Dò liều cần được giám sát; những liều sau đó có thể được cho qua kê đơn.


Để giảm thiểu nguy cơ vã thuốc đột ngột, bệnh nhân chuyển từ các CDTP có tác động dài hạn (ví dụ, methadone, morphine phóng thích chậm, oxycodone phóng thích chậm) sang Buprenorphine cần được khởi liều bằng phác đồ đơn trị liệu Buprenorphine, nhưng sẽ chuyển sang phác đồ phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone ngay sau đó. Do nguy cơ gây vã thuốc đột ngột của naloxone ở bà mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai thích hợp với điều trị bằng Buprenorphine cần được khởi liều và duy trì bằng phác đồ đơn trị liệu Buprenorphine.


Giai đoạn Ổn định được bắt đầu khi bệnh nhân không có biểu hiện của Hội chứng cai, có ít hoặc không có biểu hiện tác dụng phụ và có thể kiểm soát được việc thèm thuốc đồng vận CDTP. Có thể cần điều chỉnh liều trong thời gian đầu của giai đoạn này, và việc thường xuyên tương tác với bệnh nhân có thể làm tăng tuân thủ điều trị.


Giai đoạn dài nhất là giai đoạn điều trị duytrì bằng Buprenorphine. Thời gian điều trị duy trì có thể khó xác định. Trong giai đoạn này, cần lưu ý các vấn đề tâm lý xã hội và gia đình mà đã được xác định là có ảnh hưởng đến lạm dụng chất gây nghiện của bệnh nhân.


ĐIỂU TRỊ HỘI CHỨNG CAI TRÊN LÂM SÀNG (CẮT CƠN)

Buprenorphine có thể sử dụng để điều trị cắt cơn cho bệnh nhân dùng CDTP và các bệnh nhân nghiện CDTP đang được điều trị bằng các thuốc đồng vận như methadone hoặc LAAM.


Mục tiêu của việc sử dụng Buprenorphine trong điều trị cắt cơn CDTP là để giúp bệnh nhân ngừng dùng CDTP hoặc thuốc thay thế CDTP từ tình trạng lệ thuộc thể chất, trong khi  giảm thiểu các triệu chứng của Hội chứng cai (và tránh được các tác dụng không mong muốn của Buprenorphine).


Điều trị cắt cơn bằng Buprenorphine bao gồm giai đoạn Khởi liều và giai đoạn Giảm liều. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân lệ thuộc vào các CDTP có tác dụng ngắn (ví dụ, hydromorphone, oxycodone, heroin) nên được khởi liều có giám sát lâm sàng trực tiếp bằng phối hợp thuốc Buprenorphine/ Naloxone. Sử dụng Buprenorphine (phác đồ đơn hoặc phối hợp thuốc Buprenorphine/ naloxone) để cắt cơn các CDTP tác dụng dài (như methadone và LAAM) chỉ nên dùng cho bệnh nhân có sức khỏe và tâm lý ổn định, và cần được tiến hành phối kết hợp với cơ sở điều trị nghiện đang điều trị cho bệnh nhân.


CÁC LIỆU PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC

Chỉ điều trị bằng thuốc là chưa đủ trong điều trị nghiện. Với đa phần bệnh nhân, tư vấn về lạm dụng chất gây nghiện – cá nhân hoặc theo nhóm – và tham gia vào chương trình tương hỗ là những cấu phần quan trọng của điều trị nghiệntoàn diện. Một phần của tập huấn điều trị nghiện CDTP là các bác sỹ cần đạt được kiến thức tối thiểu về các can thiệp ngắn giúp bệnh nhân khi tái nghiện. Bác sỹ điều trị nghiện cần phải đảm bảo  tư vấn cho người bệnh hoặc giới thiệu đến các chuyên gia tâm lý uy tín. Thực tế, Đạo luật DATA 2000 quy định rằng khi bác sỹ đăng ký với SAMHSA để tiến hành điều trị nghiện ngoài các cơ sở điều trị nghiện, họ phải chứng minh được khả năng chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở tư vấn phù hợp và hiểu được các liệu pháp không dùng thuốc khác.


THEO DÕI ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân và các bác sỹ cần cùng nhau thống nhất mục tiêu điều trị và xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên vấn đề và nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Trong giai đoạn điều trị ổn định, thời gian đầu bệnh nhân điều trị duy trì cần được khám ít nhất một lần mỗi tuần. Khi đã có liều điều trị Buprenorphine ổn định và các  xét nghiệm  thể hiện bệnh nhân không còn sử dụng ma túy, bác sỹ có thể quyết định giảm số lần khám (hai tuần hoặc một tháng một lần). Trong quá trình điều trị nghiện CDTP bằng Buprenorphine, xét nghiệm xác định sử dụng ma túy nên được tiến hành ít nhất 1 lần/tháng.


CHƯƠNG 5: QUẦN THỂ CÓ NHU CẦU CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT

Chương này thảo luận về cách tiếp cận với bệnh nhân thuộc quần thể có nhu cầu chăm sóc đặc biệt hoặc có vấn đề sức khỏe hoặc hành vi cần phải xem xét kỹ lưỡng khi đánh giá và điều trị nghiện CDTP.


BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH KHÁC KÈM THEO

Người nghiện CDTP thường có các vấn đề sức khỏe khác đi kèm do hậu quả các hành vi nguy cơ cao và do tác động trực tiếp của độc tính ngắn hạn hoặc dài hạn của chất gây nghiện. Với người nghiện CDTP được điều trị bằng Buprenorphine, chúng ta cần sàng lọc và quản lý các vấn đề sức khỏe thường gặp đi kèm và để dự đoán trước các nguy cơ tương tác thuốc.


PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ TRẺ SƠ SINH

Không có nhiều bằng chứng về tác dụng có hại của thuốc lên phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh khi điều trị bằng Buprenorphine nhưng đây là những kết quả từ những nghiên cứu trường hợp chứ không phải từ các nghiên cứu có đối chứng. Methadone hiện được sử dụng là loại thuốc tiêu chuẩn trong điều trị nghiện cho phụ nữ mang thai tại Hoa Kỳ. Phụ nữ mang thai khi điều trị  nghiện nên được chuyển đến các cơ sở điều trị chuyên biệt trong chương trình điều trị duy trì bằng methadone. Nếu không có dịch vụ chuyên biệt hoặc bản thân người phụ nữ từ chối nhận dịch vụ này, điều trị duy trì bằng Buprenorphine có thể được cân nhắc như một giải pháp thay thế.


VỊ THÀNH NIÊN/THANH NIÊN

Buprenorphine có thể là một lựa chọn hữu ích trong điều trị nghiện cho vị thành niên. Tuy nhiên, việc điều trị cho nhóm này có thể phức tạp do các vấn đề liên quan đến y tế, pháp luật và chuẩn mực xã hội. Các bác sỹ có ý định điều trị cho vị thành niên cần phải nắm rõ luật và quy định của tiểu Bang liên quan đến sự đồng ý của cha mẹ. Bác sỹ không chuyên về điều trị nghiện nên cân nhắc giới thiệu vị thành niên đến các chuyên gia. Hơn nữa, các cơ quan bảo vệ trẻ em của tiểu Bang cũng là nguồn tham khảo quý giá khi giúp định hướng điều trị nghiện cho vị thành niên.


NGƯỜI CAO TUỔI

Gần như không có y văn hiện có về sử dụng Buprenorphine trong điều trị nghiện cho người cao tuổi. Do sự khác biệt trong chuyển hóa và hấp thu so với nhóm người trẻ, việc điều trị bằng

Buprenorphine nên tiến hành một cách cẩn thận.


BỆNH NHÂN CÓ NHỮNG RỒI LOẠN VỀ TÂM THẦN

Bệnh tâm thần và mức độ trầm trọng của bệnh cần được đánh giá trước khi tiến hành điều trị bằng Buprenorphine, và quyết định chuyển bệnh nhân  đến dịch vụ chăm sóc đặc thù là cần thiết. Các rối loạn tâm thần thường gặp ở người nghiện CDTP là rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, trầm cảm, rối loạn sau sang chấn, các rối loạn tâm thần do do nghiện chất gây ra, và rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn lưỡng cực.


Cũng như với các bệnh thực thể, cần phải tìm hiểu các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để điều trị các rối loạn về tâm thần. Đánh giá tương tác thuốc là một phần bắt buộc trong quá trình điều trị.


LẠM DỤNG NHIỀU CHẤT GÂY NGHIỆN

Lạm dụng nhiều chất gây nghiện ở người nghiện CDTP là vấn đề thường gặp. Buprenorphine để điều trị nghiện CDTP không có tác dụng với các dạng chất gây nghiện khác bệnh nhân đang sử dụng. Việc chỉ định buprenorphine cho bệnh nhân nghiện rượu và bệnh nhân lạm dụng thuốc an thần gây ngủ (đặc biệt là benzodiazapine) cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng do khả năng tương tác thuốc nghiêm trọng.


VẤN ĐỀ GIẢM ĐAU

Bác sỹ cần lưu ý đến những trường hợp phức tạp liên quan đến lạm dụng và nghiện CDTP trong điều trị đau. Một số bệnh nhân chuyển từ việc cần sử dụng CDTP để giảm đau sang lạm dụng CDTP. Bác sỹ quan tâm đến sự thay đổi về chẩn đoán này có thể sử dụng Buprenorphine để hỗ trợ cắt cơn có kiểm soát để quản lý sự lệ thuộc thuốc trên người bệnh không cần sử dụng CDTP để điều trị giảm đau.

Bệnh nhân có nhu cầu điều trị giảm đau mà không phải nhu cầu điều trị nghiện CDTP nên được điều trị  tại một cơ sở nội hoặc ngoại khoa.


Không nên chuyển những bệnh nhân này đến chương trình điều trị nghiện các CDTP chỉ vì họ  đã trở lên lệ thuộc vào các CDTP được kê đơn để điều trị đau.


Bệnh nhân đang điều trị nghiện có thể  bị đau do các bệnh đồng diễn hoặc chấn thương không liên quan đến tình trạng nghiện. Trong trường hợp này, các thuốc giảm đau không phải là CDTP nên được xem như lựa chọn ban đầu.


Nếu triệu chứng  trên  bệnh nhân đang được điều trị Buprenorphine không thuyên giảm bằng các thuốc giảm đau không có chứa CDTP, họ cần được kê  các thuốc giảm đau có thể chứa CDTP tác dụng ngắn. Nên dừng Buprenorphine trong khi bệnh nhân đang dùng thuốc giảm đau có chứa CDTP. Việc dùng lại Buprenorphine cho bệnh nhân không nên bắt đầu cho đến khi thuốc giảm đau dạng thuốc phiện được đào thải khỏi cơ thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu cai sớm ở bệnh nhân để tránh hiện tượng bị vã thuốc đột ngột. Bệnh nhân đang sử dụng CDTP tác dụng kéo dài để giảm đau mãn tính không nên được điều trị bằng Buprenorphine do ảnh hưởng có giới hạn lên tính chất giảm đau của Buprenorphine.


BỆNH NHÂN VỪA RA KHỎI MÔI TRƯỜNG CÓ KIỂM SOÁT

Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi quyết định mô hình điều trị phù hợp nhất cho những bệnh nhân vừa ra khỏi môi trường có kiểm soát (như nhà tù) và có rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. Điều trị bằng Buprenorphine cho các đối tượng này phải được giám sát chặt và bác sỹ điều trị cần liên hệ để xác minh và giải thích phác đồ điều trị  (ví dụ, đến giám thị và cán bộ quản lý nhà tù); theo dõi tuân thủ điều trị; và liên lạc với cán bộ pháp lý, người sử dụng lao động, và những người có liên quan. Bác sĩ cũng nên xem xét việc chuyển gửi bệnh nhân đến cơ sở điều trị nghiện CDTP chuyên biệt (OTP) như một giải pháp thay thế và lưu ý các rào cản trong việc chuyển gửi.


CÁN BỘ Y TẾ NGHIỆN CDTP

Tình trạng nghiện các CDTP được kê đơn ở bác sĩ và cán bộ y tế khác, đặc biệt là cán bộ ở một số chuyên ngành, là một vấn đề đáng quan tâm. Nghiện CDTP được kê đơn có thể coi là một nguy cơ nghề nghiệp trong ngành y. Cán bộ y tế lạm dụng chất gây nghiện cần được có sự chăm sóc và điều trị chuyên sâu đặc biệt.


CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH TRIỂN KHAI

Chương này trình bày các thông tin liên quan đến quản lý và quy định việc sử dụng các chất gây nghiện có kiểm soát trong việc điều trị nghiện CDTP. Nhiều quy định về trách nhiệm y tế và pháp luật trong thực hành điều trị nghiện vượt ra ngoài khuôn khổ qui định về y tế thông thường. Bác sỹ cần phải biết và nắm vững các vấn đề này trước khi tiến hành điều trị nghiện.


 ĐẠO LUẬT DATA 2000

Dể tiến hành điều trị nghiện tại phòng khám theo quy định của DATA 2000, các bác sĩ cần được cấp phép từ bản đăng ký đặc biệt được xây dựng từ Đạo luật Điều trị nghiện năm 1974 và các quy định liên quan hiện hành. Để được cấp phép theo DATA 2000, bác sỹ phải khai báo với SAMHSA về dự định phát thuốc và/hoặc kê đơn điều trị. Mẫu khai báo Dự định điều trị phải chứa các thông tin về bằng cấp và trình độ của bác sỹ cũng như các chứng chỉ theo yêu cầu, bao gồm cả cam kết bác sỹ (hoặc nhóm bác sỹ điều trị) sẽ không điều trị nghiện đồng thời cho 30 người. Mẫu khai báo Dự định điều trị có thể được điền và chuyển trực tuyến tại trang web của SAMHSA về Buprenorphine http://www.buprenorphine.samhsa.gov 

Hoặc, bác sỹ có thể in đơn này và chuyển qua bưu điện hoặc fax. (Trang có thông tin chi tiết về Buprenorphine, quy định của DATA 2000 và quy trình cấp phép cho bác sỹ). Các bác sỹ đạt tiêu chuẩn theo DATA 2000 sẽ được SAMHSA cấp phép với một số nhận dạng đặc biệtcủa DEA.


Để được cấp phép theo DATA 2000, các bác sỹ phải tham gia ít nhất 8 tiếng vào một chương trình tập huấn  về điều trị nghiện hoặc có chứng chỉ chứng minh năng lực theo quy định (ví dụ, kinh nghiệm nghiên cứu lâm sàng, chứng chỉ về điều trị nghiện) và phải chứng minh được họ có thể cung cấp hoặc chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ tâm lý xã hội sẵn có khi cần. Hội đồng chuyên gia khuyến cáo rằng bác sỹ có dự định tham gia điều trị nghiện bằng Buprenorphine cần tham gia khóa tập huấn 8 tiếng về Buprenorphine để được cấp phép theo DATA 2000. SAMHSA duy trì danh sách các chương trình tập huấn trên website. Các thông tin bổ sung về DATA 2000 và Buprenorphine có thể được cung cấp qua liên hệ trực tiếp với Văn phòng thông tin về Buprenorphine của SAMHSA qua số điện thoại 866-BUP-CSAT (866-287-2728) hoặc email info@Buprenorphine.samhsa.gov.


CHUẨN BỊ CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ NGHIỆN

Trước khi tiến hành điều trị, phòng khám chưa có kinh nghiệm về mô hình điều trị này, cần tiến hành chuẩn bị cẩn thận để đảm bảo chất lượng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân và nhân viên. Cán bộ nhân viên cần được đào tạo và thực hành một cách phù hợp để có kinh nghiệm và làm quen với việc điều trị nghiện CDTP. Cơ sở nên xây dựng các mối quan hệ với các chuyên gia y tế và tâm thần khác để đảm bảo

tính liên tục trong điều trị và sự sẵn có các dịch vụ toàn diện, dựa vào cộng đồng và dịch vụ tâm lý xã hội.


SỰ RIÊNG TƯ VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN

Sự riêng tư và bảo mật liên quan đến thông tin cá nhân của người nghiện ma túy và rượu được đảm bảo theo Điều 42, phần 2 trong quy định về bảo mật theo Bộ điều lệ liên bang (phần 2, 42 C.F.R.). Quy định này yêu cầu các thông tin về điều trị nghiện được lưu giữ tại cơ sở điều trị nghiện cần phải được bảo mật nghiêm ngặt hơn những thông tin về y tế nói chung khác. Trong các đề mục, quy định 42 C.F.R. yêu cầu các bác sỹ điều trị cần phải có giấy đồng ý cho phép tiết lộ trước khi công bố thông tin cá nhân của bệnh nhân cho một bên thứ ba có liên quan. Yêu cầu về biên bản thỏa thuận áp dụng cho cả các hoạt động như gọi điện hoặc fax về đơn thuốc điều trị đến hiệu thuốc, vì những thông tin này có thể tiết lộ danh tính người nghiện. Một mẫu đồng ý với tất cả các thông tin yêu cầu của 42 C.F.R. được trình bày trong Phụ lục D, Mẫu đồng ý cho phép tiết lộ thông tin 42 C.F.R. Phần 2.


SỬ DỤNG BUPRENORPHINE TRONG CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CDTP (OTP)

Vào tháng 5/2003, Quy định liên bang về Chương trình điều trị nghiện CDTP (42 C.F.R. Phần 8) công bố việc đưa Subutex® và Suboxone® vào danh sách các CDTP được phép sử dụng ở các Cơ sở điều trị nghiện CDTP đã đăng ký (ví dụ như ở các cơ sở điều trị methadone). về Chương trình điều trị nghiện CDTP sử dụng Subutex® và Suboxone® trong điều trị nghiện phải tuân thủ các tiêu chuẩn điều trị Liên bang cho tất cả các loại thuốc như quy định 42 C.F.R. Phần 8.

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ

MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỐNG TÁI NGHIỆN HEROIN RẤT HIỆU QUẢ


Kết hợp uống thuốc NALTREXONE với

TƯ VẤN + Liệu pháp TÂM LÝ


Liệu pháp GIÁO DỤC + Liệu pháp XÃ HỘI

Sau bi kịch tổng thống Kennedy (Mỹ) bị ám sát ngày 22/11/1963 kèm theo sau đó là cuộc chiếc khốc liệt tại Việt Nam dẫn đến những rối loạn trong xã hội Mỹ: Tình trạng sử dụng Ma Túy tràn lan trong nước từ các nhóm phản chiến, binh lính mỹ ở Việt Nam đến cả một số bộ phân nhân dân Mỹ. Hậu quả đã trở thanh một đại dịch. Trước tình trạng đó, các cơ quan Hành pháp và Lập pháp Mỹ đã phải tổ chức và cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu và điều trị cai nghiện ma túy. Ngày 17/06/1977, Tổng thống Mỹ Nixon đã ký thành lập "Văn phòng đặc biệt về phòng chống ma túy"(SAODAP) để chỉ đạo kiểm soát sự lan tràn ma túy bất hợp pháp. Năm 1972, Quốc hội đã thông qua bộ luật 92-255, trong đó có phần hỗ trợ tài chính cho công tác nghiên cứu thuốc đối kháng có đặc tính điều trị hiệu quả, tác dụng lâu dài, không tác dụng phụ, không gây nghiện và đã đầu tư chi phí rất lớn cho nghiên cứu này.


Liên tục từ năm 1971 đến năm 1975, nhóm nghiên cứu NIDA thuộc "Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy" đã xác định được Natrexone là chất đáp ứng được các yêu cầu trên, Naltrexone không hề có bất cứ tác dụng xấu nào với hệ thần kinh và tâm thần ngoài một số phản ứng phụ nhẹ trên hệ tiêu hóa và được đánh giá là loại thuốc an toàn trong điều trị cai nghiện.


Tuy nhiên để giải quyết tận gốc vấn đề, điều trị Naltrexone phải kết hợp với điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý và mâu thuẩn nội tâm của người nghiên thông qua Tư vấn + Liệu pháp tâm lý + Liệu pháp giáo dục + Liệu pháp xã hội. Việc uống Naltrexone là liệu pháp hỗ trợ.

CÁC THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN NHÓM OMH

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHO

NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH

(OPIUM * MORPHINE * HEROIN)

(THUỐC PHIỆN * MOCPHIN * HÊ-RÔ-IN)

CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OMH BẰNG THUỐC NALTREXONE

THAY THẾ  ĐIỀU TRỊ NGHIỆN NHÓM OMH BẰNG THUỐC METHADONE

I. KHÁI QUÁT:

1. Naltrexone là chất đối kháng nhóm OMH.

2. Naltrexone được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm nhớ ma túy nhóm OMH.

3. Naltrexone không gây nghiện.

4. Uống thuốc 3 lần / tuần.

5. Ngừng thuốc Naltrexone bệnh nhân không bị hội chứng cai.

I. KHÁI QUÁT:

1.  Methadone chất đồng vận nhóm OHM.

2.  Methadone được sử dụng để thay thế khoái cảm của ma túy nhóm OMH.

3.  Methadone là chất gây nghiện.

4.  Uống thuốc mỗi ngày.

5.  Ngừng thuốc Methadone bệnh nhân bị hội chứng cai.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

- Naltrexonevào hệ thần kinh Trung ương bịt lỗ khóa các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não, vô hiệu hóa các tác dụng gây nghiện của các chất nhóm OMH.

II. DƯỢC LỰC HỌC:

   -  Methadone vào hệ thần kinh Trung ương tác động vào các thụ thể µ, k, Δ, … ở các recepter của não: tác dụng giảm đau, êm dịu, giảm hô hấp, giảm ho, gây khoái cảm nhưng yếu hơn nhóm OMH.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

   + Hấp thu nhanh qua đường uống

   + Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất 1 giờ sau khi uống.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

1. Hấp thu:

   + Hấp thu nhanh qua đường uống

   + Nồng độ phân bổ trong huyết tương cao nhất  3 - 4 giờ sau khi uống.

2. Phân bổ chuyển hóa:

   * Phân bổ trong các mô và huyết tương.

   * Chuyển hóa ở ganthành 6 β Naltrexonechất chuyển hóa có tác dụng đối kháng nhóm OMH.

*Thời gian bán hủycủa Naltrexone khoảng 4 giờ. Thời gian bán hủy của 6 β Naltrexone khoảng 10 giờ.

2. Phân bổ chuyển hóa:

   * Phân bổ trong các mô và huyết tương.

   * Chuyển hóa ở ganthông qua men Cytochrome P450, chất  chuyển hóa không có tác dụng.

   * Thời gian bán hủycủa Methadone  khoảng 24 giờ.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

3. Thải trừ:

Chủ yếu thải trừ qua thậnnước tiểu.

IV.TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

1.  Thường gặp: mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, dễ kích thích, tăng tiết mồ hôi, cảm giác khát, chảy nước mũi, ăn không ngon…

2.  Giai đoạn đầu: thường có một số tác dụng không mong muốn nhẹ và trung bìnhGiảm dần theo thời gian, thường mất sau vài ngày đến vài tuần.

IV.    TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

  1. Thường gặp: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, gây ngứa, giữ nước, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục…

  2. Ít gặp các tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên triệu chứng táo bónrối loạn chức năng tình dụctăng tiết mồ hôi vẫn có thể tồn tại trong quá trình điều trị.

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho người đã cắt cơn và có nguyện vọng được sử dụng Naltrexone để hỗ trợ điều trị chống tái nghiện.

1.   Những người mới nghiện nhóm OMH đã được cắt cơn, giải độc.

2.   Những người đã điều trị cắt cơn và được phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Methadone có nguyện vọng chuyển sang điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone (sau khi được cắt cơn từ 7 - 10 ngày).

V. CHỈ ĐỊNH:

Cho những người nghiện ma túy nhóm OMH có nguyện vọng được điều trị thuốc thay thế Methadone.

1.   Những người nghiện ma túy nhóm OMH một thời gian quá dài.

2.   Những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng thất bại.

3.   Những người nghiện nhóm OMH đã được điều trị bằng liệu pháp Naltrexone nhưng thất bại nhiều lần.

4.   Người nhiễm HIV giai đoạn cuối.

5.   Phụ nữ nghiện nhóm OMH đang mang thai.

6.   Ung thư

7.   Có nhiều tiền án, tiền sự

VI. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặng, viêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong giai đoạn cắt cơn giải độc ma túy nhóm OMH hoặc đang sử dụng các loại thuốc có chứa các chất nhóm OMH.

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VI.CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Methadone, tá dược của thuốc.

2.     Người bệnh bị tổn thương gan nặngviêm gan cấp.

3.     Người bệnh đang trong thời gian điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận, vừa đối vận với ma túy nhóm OMH (LAAM, Naltrexone, Buprenophine….).

4.     Người bệnh đang bị rối loạn tâm thần nặng.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm OMH gồm:

1.   Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.   Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.   Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.   Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

5.   Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn cuối.

6.   Người bệnh dưới 18 tuổi.

VII. THẬN TRỌNG:

Thận trọng sử dụng Methadone  cho những người nghiện nhóm OMH gồm:

1.     Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.

2.     Người bệnh bị bệnh tâm thần.

3.     Người bệnh có tổn thương gan, thận.

4.     Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.

5.     Người bệnh nghiện rượu

6.     Người có bệnh mãn tính: hen, phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1.Không sử dụng Naltrexone với các thuốc có chứa các chất nhóm OMH vì nguy cơ ngộ độc các chất nhóm OMH do mất khả năng dung nạp.

2.Không sử dụng Naltrexone với Thioridagine vì có nguy cơ gây ngủ gà, đờ đãn, ngộ độc.

VIII. TƯƠNG TÁC THUỐC:

1. Các thuốc kích thích men cytochrome P 450 của gan làm tăng chuyển hóa Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Các thuốc ức chế cytochrome P450 của gan làm giảm chuyển hóa Methadone, do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu.

2. Một số thuốc kháng HIV(Neviropine, Efavirang) làm tăng chuyển hóa Methadone do dó làm giảm nồng độ Methadone trong máu.

3. Một số thuốc hướng thần như Benzodiazépine có thể làm tăng tác dụng của Methadone do đồng tác dụng.

4. Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Phải duy trì ít nhất là 12 tháng.

IX. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

Thời gian điều trị tùy từng cá nhân không có điểm giới hạn, thậm chí có thể suốt đời.

DÙ PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐỐI KHÁNG NALTREXONE HAY THUỐC THAY THẾ METHADONE THÌ BIỆN PHÁP TƯ VẤN – LIỆU PHÁP TÂM LÝ – LIỆU PHÁP GIÁO DỤC – LIỆU PHÁP XÃ HỘI LÀ RẤT QUAN TRỌNG. NẾU NGƯỜI CAI NGHIỆN CHỈ SỬ DỤNG ĐƠN THUẦN THUỐC NALTREXONE HOẶC METHADONE KẾT QUẢ SẼ HẠN CHẾ.

TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ: NGHIỆM PHÁP BECK – ZUNG (SDS) VÀ MONTGOMERY-ASBERG (MADRS)

drdung.com

TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ: NGHIỆM PHÁP BECK - ZUNG (SDS) VÀ MONTGOMERY-ASBERG (MADRS)

Trong bảng này gồm 21 đề mục được đánh số từ 1 đến 21, ở mỗi đề mục có ghi một số câu phát biểu. Trong mỗi đề mục hãy chọn ra một câu mô tả gần giống nhất tình trạng mà bạn cảm thấy trong 1 tuần trở lại đây, kể cả hôm nay. Khoanh tròn vào con số trước câu phát biểu mà bạn đã chọn. Hãy đừng bỏ sót đề mục nào!


1.   

0          Tôi không cảm thấy buồn.

1          Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn.

2          Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn.

3          Tôi rất buồn hoặc rất bất hạnh đến mức không thể chịu được.

 


2.   

0          Tôi không nản lòng về tương lai.

1          Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước.

2          Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả.

3          Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi.

 


3.   

0          Tôi không cảm thấy như bị thất bại.

1          Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác.

2          Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã có quá nhiều thất bại.

3          Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn thất bại.

 


4.   

0          Tôi còn thích thú với những điều mà trước đây tôi vẫn thường thích.

1          Tôi ít thấy thích những điều mà trước đây tôi vẫn thường ưa thích.

2          Tôi còn rất ít thích thú về những điều trước đây tôi vẫn thường thích.

3          Tôi không còn chút thích thú nào nữa.

 


5.   

0          Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả.

1          Phần nhiều những việc tôi đã làm tôi đều cảm thấy có tội.

2          Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình có tội.

3          Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình có tội.

 


6.   

0          Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt.

1          Tôi cảm thấy có lẽ mình đang bị trừng phạt.

2          Tôi mong chờ bị trừng phạt.

3          Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt.

 


7.   

0          Tôi thấy bản thân mình vẫn như trước kia.

1          Tôi không còn tin tưởng vào bản thân.

2          Tôi thất vọng với bản thân.

3          Tôi ghét bản thân mình.

 


8.   

0          Tôi không phê phán hoặc đổ lỗi cho bản thân hơn trước kia.

1          Tôi phê phán bản thân mình nhiều hơn trước kia.

2          Tôi phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình.

3          Tôi đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi điều tồi tệ xảy ra.

 


9.   

0          Tôi không có ý nghĩ tự sát.

1          Tôi có ý nghĩ tự sát nhưng không thực hiện.

2          Tôi muốn tự sát.

3          Nếu có cơ hội tôi sẽ tự sát.

 


10. 

0          Tôi không khóc nhiều hơn trước kia.

1          Tôi hay khóc nhiều hơn trước.

2          Tôi thường khóc vì những điều nhỏ nhặt.

3          Tôi thấy muốn khóc nhưng không thể khóc được.

 


11. 

0          Tôi không dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ.

1          Tôi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ.

2          Tôi cảm thấy bồn chồn và căng thẳng đến mức khó có thể ngồi yên được.

3        Tôi thấy rất bồn chồn và kích động đến mức phải đi lại liên tục hoặc làm việc  gì đó.

 


12.

0          Tôi không mất sự quan tâm đến những người xung quanh hoặc các hoạt động khác.

1          Tôi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh hơn trước.

2          Tôi mất hầu hết sự quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh.

3          Tôi không còn quan tâm đến bất kỳ điều gì nữa.

 


13. 

0          Tôi quyết định mọi việc cũng tốt như trước.

1          Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước.

2          Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều.

3          Tôi chẳng còn có thể quyết định được việc gì nữa.

 


14. 

0          Tôi không cảm thấy mình là người vô dụng.

1          Tôi không cho rằng mình có giá trị và có ích như trước kia.

2          Tôi cảm thấy mình vô dụng hơn so với những người xung quanh.

3          Tôi thấy mình là người hoàn toàn vô dụng.

 


15. 

0          Tôi thấy mình vẫn tràn đầy sức lực như trước đây.

1          Sức lực của tôi kém hơn trước.

2          Tôi không đủ sức lực để làm được nhiều việc nữa.

3          Tôi không đủ sức lực để làm được bất cứ việc gì nữa.

 


16. 

0          Không thấy có chút thay đổi gì trong giấc ngủ của tôi.

1a        Tôi ngủ hơi nhiều hơn trước.

1b        Tôi ngủ hơi ít hơn trước.

2a        Tôi ngủ nhiều hơn trước.

2b        Tôi ngủ ít hơn trước.

3a        Tôi ngủ hầu như suốt cả ngày.

3b        Tôi thức dậy 1-2 giờ sớm hơn trước và không thể ngủ lại được.

 


17. 

0          Tôi không dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước.

1          Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước.

2          Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước rất nhiều.

3          Lúc nào tôi cũng dễ cáu kỉnh và bực bội.

 


18. 

0          Tôi ăn vẫn ngon miệng như trước.

1a        Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước.

1b        Tôi ăn ngon miệng hơn trước.

2a        Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước rất nhiều.

2b        Tôi ăn ngon miệng hơn trước rất nhiều.

3a        Tôi không thấy ngon miệng một chút nào cả.

3b        Lúc nào tôi cũng thấy thèm ăn.

 


19. 

0          Tôi có thể tập trung chú ý tốt như trước.

1          Tôi không thể tập trung chú ý được như trước.

2          Tôi thấy khó tập trung chú ý lâu được vào bất kỳ điều gì.

3          Tôi thấy mình không thể tập trung chú ý được vào bất kỳ điều gì nữa.

 


20. 

0          Tôi không mệt mỏi hơn trước.

1          Tôi dễ mệt mỏi hơn trước.

2          Hầu như làm bất kỳ việc gì tôi cũng thấy mệt mỏi.

3          Tôi quá mệt mỏi khi làm bất kỳ việc gì.

 


21. 

0          Tôi không thấy có thay đổi gì trong hứng thú tình dục.

1          Tôi ít hứng thú với tình dục hơn trước.

2          Hiện nay tôi rất ít hứng thú với tình dục.

3          Tôi hoàn toàn mất hứng thú tình dục.


Trong tập hợp những triệu chứng trên đây, Beck mô tả các triệu chứng về sự ức chế toàn diện các mặt hoạt động tâm thần: cảm xúc, tư duy, hoạt động, v.v. gồm các mục từ 1 đến 15. Các mục này phản ánh những nhận xét tiêu cực về bản thân, về thé giới bên ngoài và về tương lại. Các mục từ 16 đến 21 có liên quan tới các triệu chứng cơ thể: tình trạng ức chế, chậm chạp, mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ.


Như vậy, Beck đã dựng lên một “Tình  trạng” với các triệu chứng trầm cảm có được từ các bệnh nhân. Cũng giống như thang đánh giá Hamilton, thang đánh giá trầm cảm của Beck xuất phát trên cơ sở thực tế lâm sàng khi tiếp cận nghiên cứu bệnh nhân. Những thang đánh giá này được coi là các bản câu hỏi tự đánh giá, bản phỏng vấn hàm súc có ý nghĩa trong một thời lượng nhất định khi tiếp xúc với bệnh nhân.


Xây dựng cách đánh giá và cho điểm thang trầm cảm của Beck.

Thang Beck là thang tự đánh giá. Người thầy thuốc yêu cầu đối tượng điền vào một bản câu hỏi, bằng cách khoanh tròn những con số tương ứng với câu trả lời có sẵn do mình tự lựa chọn. Đối tượng có thể khoanh tròn nhiều con số nếu có nhiều câu trả lời có sẵn thích hợp với mình.

Mỗi đề được cấu tạo nên bởi từ 4 đến 6 câu trả lời tương ứng với từ 4 đến 6 mức cường độ triệu chứng nặng hơn dần: từ mức 0 đến mức 3.


Ví dụ, đề mục 15 - lao động khó khăn:

0. Tôi có thể làm việc tốt như trước

1a. Tôi phải đặc biệt cố gắng để có thể khởi động làm một việc gì.

1b. Tôi không làm việc tốt như trước

2. Tôi phải cố gắng hết sức để làm một việc gì

3. Toàn hoàn toàn không thể làm một việc gì cả

Đề mục 16 - rối loạn giấc ngủ:

0. Tôi không thể ngủ tốt như trước

1. Tôi ngủ dậy buổi sáng mệt hơn trước

2. Tôi thức dậy 1 -2 giờ sớm hơn trước và thấy khó ngủ lại.

3. Hàng ngày tôi dậy sớm và không thể ngủ hơn 5 tiếng.

Khi tính điểm, thì phải giữ lại điểm cao nhất được chọn trong mỗi loạt câu trả lời. Cộng những điểm cho tất cả 21 đề mục, thì sẽ đạt được điểm tổng cộng cho từng trường hợp. Khoảng cách của thang đánh giá rộng từ 0 đến 39 điểm. Điểm tổng cộng càng cao thì đối tượng được thử nghiệm càng bị rối loạn trầm cảm nặng hơn.


Thanh đánh giá này cho phép những nhà lâm sàng sử dụng những ngưỡng điểm khác nhau về mức độ nặng của rối loạn trầm cảm đã được Beckk giữ lại như sau:

+ Điểm tổng cộng đến dưới 13 điểm: không có trầm cảm.

+ Điểm tổng cộng từ 14-19 điểm: trầm cảm nhẹ .

+ Điểm tổng cộng từ 20-29 điểm: trầm cảm vừa.

+ Điểm tổng cộng từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng.

Như vậy, ngưỡng điểm tổng cộng của thang Beck là 14 được nhiều tác giả chấp thuận, để xác định bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý rối loạn trầm cảm.

Thanh đánh giá trầm cảm của Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối loạn trầm cảm được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần học và dược lý, cũng như trong lĩnh vực đa khoa và cả trong dịch tễ học, mang lại những dữ liệu sâu sắc về tình trạng trầm cảm. Có thể nói đây là một công cụ được các bệnh nhân chấp nhận tốt và sử dụng dễ dàng, vì nó ngắn ngọn.


2.1 Thang Đánh giá trầm cảm Zung:


Thang Đánh giá trầm cảm Zung (SDS) là thang tự đánh giá gồm có 20 đề mục, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học (Zung WW., 1965). Một hạn chế của SDS là cách trả lời tính điểm (không bao giờ, đôi khi, phần lớn thời gian, luôn luôn), điều này có thể làm bệnh nhân người già nhầm lẫn; do đó, họ cần phải có sự trợ giúp của trắc nghiệm vi hoặc những người khác để hoàn thành trắc nghiệm (Brink TL, Yesavage JA, Lum O & cs, 1982). Một vấn đề khác nữa ở thang này là điểm trung bình đối với người già cao hơn đáng kể so với những người trẻ hơn, điều này dẫn đến nhiều người già bình thường bị đánh giá thành dương tính giả (Zung WWK., 1975).
Chẳng hạn như, Zung đưa ra ngưỡng điểm phân loại là 40 đối với trầm cảm với độ nhạy là 88%, nhưng dương tính giả lại có tỉ lệ 44% (Zung WW, Green RL., 1973). Hơn nữa, SDS thường bỏ sót trầm cảm ở người già nếu trầm cảm biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng về cơ thể (Raft D, Spencer RF, Toomey T & cs, 1977). Do những hạn chế nêu trên nên nhiều tác giả cho rằng không nên sử dụng SDS trong các nghiên cứu hay đánh giá lâm sàng về trầm cảm người già (Myers JK, Weissman MM., 1980; Carroll BJ, 1973). Độ nhạy và độ đặc hiệu đối với SDS sử dụng ngưỡng điểm 60 cho thấy độ nhạy từ 58% - 76%, còn độ đặc hiệu từ 82% - 86% (Kitchell MA, 1982; Okimoto JT, 1982).
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau trong việc sử dụng SDS ở nhóm quần thể người già, nhưng nó vẫn tiếp tục được dùng trong nghiên cứu, đặc biệt là ở Châu Âu (Schrijnemaekers VJJ & cs,1993), vì nó ghi nhận được những khác biệt về giới tính và độ tuổi trong cấu trúc yếu tố của thang ở nhóm quần thể người già (Kivela S & cs, 1986). SDS bản rút gọn (12 đề mục), tuy nhiên bản này ít có độ ứng nghiệm trong trầm cảm người già (Gosker CE & cs, 1994; Hulstijn EM & cs, 1992).


Thang Đánh giá trầm cảm Zung (SDS)


  Không có Đôi khi

Phần lớn thời gian

Hầu hết hoặc tất cả thời gian

1. Tôi cảm thấy chán nản và thất vọng        
2. Tôi cảm thấy thoải mái nhất vào buổi sáng        
3. Tôi khóc hoặc muốn được khóc        
4. Ban đêm tôi không ngủ được        
5. Tôi vẫn ăn uống ngon miệng như trước kia        
6. Tôi vẫn còn hứng thú tình dục        
7. Tôi thấy đang bị sút cân        
8. Tôi bị táo bón        
9. Tim tôi đập nhanh hơn thường lệ        
10. Tôi thấy mệt mỏi chẳng rõ nguyên nhân        
11. Trí óc tôi vẫn minh mẫn như thường lệ        
12.Tôi thấy dễ dàng làm mọi việc như thường lệ        
13. Tôi thấy bồn chồn và không thể ngồi yên được        
14. Tôi vẫn hy vọng ở tương lai        
15. Tôi dễ cáu kỉnh, bực bội hơn thường lệ        
16. Tôi dễ dàng đưa ra các quyết định        
17. Tôi cảm thấy mình có ích và được cần tới        
18. Cuộc sống của tôi khá đầy đủ        
19. Tôi cảm thấy những người xung quanh sẽ thấy thoải mái hơn nếu tôi chết đi        
20. Tôi vẫn thích thú với mọi việc như trước kia        

Cách tính điểm: Điểm tối đa là 80.

-            0 – 49:            không có trầm cảm,

-            50 – 80:          có trầm cảm.


2.2 Thang Đánh giá trầm cảm Montgomery-Asberg (MADRS)


Thang MADRS có độ nhạy đặc biệt với việc đo lường thay đổi trong các triệu chứng qua thời gian điều trị (Montgomery SA, Asberg M., 1979). Thang MADRS là thang đánh giá qua quan sát dựa trên phỏng vấn lâm sàng từ các câu hỏi chung đến các câu chi tiết hơn. Thang MADRS có 10 câu hỏi, mỗi câu có 6 mức độ đánh giá các triệu chứng cốt yếu của trầm cảm như buồn chán, rối loạn giấc ngủ, những thay đổi về sự ngon miệng và tập trung chú ý, ý tưởng tự sát và bi quan. Thang này không đánh giá các triệu chứng cơ thể vốn rất quan trọng trong nhóm quần thể người già. Mặc dù thang MADRS có độ ứng nghiệm tốt so với các thang đánh giá khác ở các nhóm quần thể tuổi trẻ hơn (Maier W., 1985; Maier W, Heuser I & cs, 1988), nhưng nó không có đủ độ ứng nghiệm đối với nhóm quần thể người già (Waltis JP & cs, 1993; Van Marwijk H & cs, 1994).


THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM MADRS


1. BUỒN BÃ (Thể hiện ra ngoài)

Đó là sự chán nản, buồn bã, thất vọng (không chỉ đơn thuần là một tình trạng buồn bã thoáng qua mà với tính chất nặng và rõ hơn) thể hiện trong lời nói, vẻ mặt, và dáng điệu. Được phân độ dựa trên cơ sở bệnh nhân buồn bã ở mức độ nhẹ hay trầm trọng và khả năng có thể tươi tỉnh lên dễ hay khó.

0-       Không buồn bã.

1-       ……………….

2-       Có vẻ buồn bã nhưng có thể tươi tỉnh lên một cách dễ dàng.

3-       ………………

4-       Tỏ ra buồn và khổ sở trong phần lớn thời gian.

5-       ……………..

6-       Lúc nào cũng buồn bã, khổ sở. Chán nản một cách cực độ.


2. BUỒN BÃ (Qua lời kể lại)

Đó là các biểu hiện buồn bã qua lời kể hoặc thổ lộ, than phiền của bệnh nhân, bất kể sự buồn vã đó có thể hiện ra ngoài hay không. Bao gồm: sự buồn rầu, chán nản, hoặc cảm giác không được giúp đỡ và không có hy vọng. Được định giá bằng cường độ, thời gian kéo dài và quy mô phản ứng của khí sắc (của bệnh nhân) dưới ảnh hưởng của các sự kiện tác động bên ngoài.

0-       Thỉnh thoảng buồn bã, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể bên ngoài.

1-       ……………….

2-       Buồn bã nhưng có thể tươi vui lên một cách dễ dàng.

3-       ……………….

4-       Cảm giác buồn rầu, u sầu tràn ngập. Khí sắc của bệnh nhân vẫn còn chịu ảnh hưởng từ các hoàn cảnh bên ngoài.

5-       ……………….

6-       Buồn bã liên tục, triền miên, khổ sở, chán nản.


3. CĂNG THẲNG NỘI TÂM

Bệnh nhân có những cảm giác từ khó chịu mập mờ không rõ nguyên nhân, bực bội, xáo trộn nội tâm, căng thẳng tinh thần cho đến hoang mang sợ hãi hoặc đau khổ. Được định giá tùy theo cường độ, tần số xuất hiện, thời gian kéo dài và quy mô cần thiết để trấn tĩnh mà yên tâm trở lại.

0-       Điềm tĩnh. Chỉ căng thẳng nội tâm thoáng qua.

1-       ……………..

2-       Thỉnh thoảng có cảm giác bực bội, khó chịu mập mờ.

3-       ……………..

4-       Cảm giác căng thẳng nội tâm liên tục, hoặc thỉnh thoảng hoang mang, sợ hãi: bệnh nhân có thể chế ngự được với một ít khó khăn.

5-       ……………..

6-       Sợ hãi hoặc đau đớn tinh thần không dứt.


4. CẢM GIÁC NGỦ

Đó là những biểu hiện giảm về thời gian hoặc độ sâu của giấc ngủ so với giấc ngủ của chính bệnh nhân lúc khỏe mạnh.

0-       Ngủ bình thường.

1-       ……………..

2-       Hơi khó ngủ; khoặc có thể ngủ ngắn, ngủ hơi nông, hoặc ngủ hơi chập chờn hơn so với bình thường.

3-       …………….

4-       Cảm giác buồn rầu, u sầu tràn ngập. Khí sắc của bệnh nhân vẫn cong chịu ảnh hưởng từ các hoàn cảnh bên ngoài.

5-       …………

6-       Chỉ ngủ được ít hơn 2 hoặc 3 giờ.


5. GIẢM NGON MIỆNG/ CHÁN ĂN

Đó là cảm giác mất ngon miệng khi ăn so với lúc khỏe mạnh. Được định giá bằng mức độ chán ăn ít hay nhiều và theo mức độ cố gắng của bệnh nhân để tự ép bản thân phải ăn.

0-       Bình thường hoặc tăng ngon miệng.

1-       ………….

2-       Giảm ngon miệng khi ăn.

3-       ………….

4-       Mất ngon miệng hoàn toàn, thức ăn hết mùi vị.

5-       …………..

6-       Cần phải thuyết phục hoặc bắt buộc mới ăn.


6. KHÓ TẬP TRUNG

Bao gồm: từ các khó khăn khi tập hợp suy nghĩ cho đến hoàn toàn mất khả năng tập trung làm cho bệnh nhân không làm việc được. Được định giá bằng cường độ, tần số xuất hiện, và mức độ mất khả năng làm việc do hậu quả của sự mất tập trung.

0-       Không có khó khăn gì khi tập trung.

1-       ………….

2-       Thỉnh thoảng có khó khăn khi tập trung suy nghĩ.

3-       ……………

4-       Khó khăn trong việc tập trung và suy trì suy nghĩ của bản thân, dẫn đến việc giảm khả năng đọc sách  hoặc nói chuyện, đối thoại.

5-       …………..

6-       Rất khó khi đọc hoặc khi đối thoại.


7. MỆT NHỌC, UỂ OẢI

Đó là những khó khăn khi khởi đầu và khi thực hiện các công việc, sinh hoạt hàng ngày.

0-       Hầu như không có khó khăn nào khi bắt đầu. Không uể oải.

1-       …………….

2-       Có khó khăn khi bắt đầu công việc, sinh hoạt.

3-       ……………..

4-       Khó khăn khi bắt đầu các hoặt động và công việc đơn giản thường làm mỗi ngày và bệnh nhân phải cố gắng mới làm được những công việc đó.

5-       ………

6-       Uể oải, mệt nhọc hoàn toàn. Không thể làm bất cứ việc gì nếu không có giúp đỡ.


8. MẤT TÌNH CẢM

Đó là cảm giác chủ quan của bệnh nhân thấy giảm hứng thú đối với xung quanh, hoặc đối với các hoạt động trước đó thường mang vui thích lại cho bản thân. Khả năng của bệnh nhân phản ứng bằng một tình cảm tương thích và phù hợp đối với môi trường xung quanh hoặc người khác bị giảm xuống.

0-       Quan tâm đến môi trường xung quanh và những người khác một cách bình thường.

1-       ………

2-       Giảm hứng thú đối với các hoạt động thường ngày mang lại vui thích.

3-       …………..

4-       Không còn quan tâm đến môi trường xung quanh. Mất tình cảm, xúc cảm đối với bạn bè và người quen.

5-       ………….

6-       Cảm giác tê liệt hoàn toàn về tình cảm, bệnh nhân mất khả năng giận dữ, đau buồn, hoặc vui sướng, và hoàn toàn không còn tình cảm với người thân và bạn bè.


9. Ý NGHĨ BI QUAN

Đó là những ý nghĩ tự thấy có tội, thấp kém, tự chỉ trích hoặc tự trách, sai trái lầm lỗi, ăn năn hối hận, hư hỏng thất bại.

0-       Không có những ý nghĩ bi quan.

1-       ………..

2-       Thỉnh thoảng (lúc có lúc không) có ý nghĩ thất bại, hoặc chỉ trích bản thân, hoặc tự đánh giá thấp mình, tự ti.

3-       …………

4-       Luôn tự buộc tội bản thân, có ý nghĩ rõ ràng cảm thấy có tội hoặc sai trái, tuy nhiên, ý nghĩ đó vẫn còn ở mức độ vừa phải, có chừng mực.

5-       ………….

6-       Bệnh nhân có ảo tưởng về sự thất bại, hư hỏng, ăn năn hối hận, hoặc lầm lỗi không thể cứu vãn, sửa chữa được. Tự buộc tội một cách phi lý và quả quyết, không thể lay chuyển được.


10. Ý TƯỞNG TỰ SÁT

Là cảm giác thấy rằng cuộc đời không còn đáng để sống, rằng cái chết tự nhiên sẽ được hoan nghênh, có những ý nghĩ tự tử, và sự chuẩn bị cho việc tự tử. Các toan tính nhằm tự tử không có giá trị ảnh hưởng đến việc phân độ và định giá.

0-       Sống vui vẻ và chấp nhận cuộc sống như nó vốn có.

1-       ……………

2-       Chán cuộc sống. Ý tưởng tự tử thoáng qua.

3-       …………..

4-       Bệnh nhân nghĩ rằng tốt hơn nên chết. Các ý tưởng tự tử trở nên thường xuyên hơn, và việc tự tử được xem như một giải pháp có thể chấp nhận được, nhưng không có kế hoạch cụ thể hoặc dự định nào.

5-       ………….

6-       Có kế hoạch rõ ràng để tự tử khi có cơ hội. Chuẩn bị tích cực để tự tử.


Kết quả:

-            0 – 6: không có trầm cảm,

-            7 – 19:            trầm cảm nhẹ,

-            20 – 34:         trầm cảm vừa,

-            35 – 60:         trầm cảm nặng.


2.6 Bản câu hỏi tự đánh giá MMPI.


Bên cạnh những thanh đánh giá, các tác giả còn xây dựng những bản câu hỏi tự đánh giá: " Bản kê khai về nhân cách nhiều pha của Minnesota" ( MMPI: Minnesota Multiphasic Personality Inventory) (S.R.Hathway - 1941), bao gồm 550 câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực rất đa dạng như đánh giá tình trạng về sức khoẻ chung; đánh giá các triệu chứng về thân kinh; về tâm thần; trầm cảm; hưng cảm; lo âu; ám ảnh sợ; hoang tưởng; ảo giác;...; các thói quen, quan hệ trong gia đình, xã hội, sự giáo dục, nghề nghiệp, đạo đức, tôn giáo,... kiểm tra thái độ và sự thành thật của đối tượng với test,vv.


Trong cấu trúc của bộ test có 10 thang lâm sàng, như: thang Hd (Hypochondrie) biểu hiện trạng thái nghi bệnh, thang D (Depression) đánh giá mức độ trầm cảm, thang Hy ( Hysterie) nghiên cứu khí chất loại rối loạn phân ly, thang Py (Personality Deviation) nghiên cứu về trạng thái nhân cách bệnh, thang Mf ( Maseculine feminine) nghiên cứu giới tính ( khuynh hướng thiên về nữ tính hay nam tính), thang Pa ( Paranoia) nghiên cứu sự nghi kỵ, tưởng bị hại, thang Pt ( Psychasthenie) nghiên cứu trạng thái lo âu suy nhược, ám ảnh sợ, ám ảnh cưỡng bức, thang Sc ( Schizophrenie) nghiên cứu các thể lâm sàng của tâm thần phân liệt, thang Ma ( Hypomanie) đánh giá tình trạng hưng cảm nhẹ, thang Si ( Social introvertion) đánh giá xu hướng vào nội tâm , tránh né xã hội, tránh tiếp xúc với người khác.

Kết quả của bộ test MMPI góp phần hỗ trợ cho thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán các rối loạn trầm cảm và các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress.


Vấn đề đánh giá định lượng các triệu chứng trầm cảm.


Những thang đánh giá ở trên đều liên quan tới đánh giá định lượng các triệu chứng trầm cảm. Đây là loại công cụ có những đề mục liên quan tới triệu chứng, chỉ được phát hiện trong chừng mực mà bênh nhân cảm thấy được và bày tỏ ra bằng ngôn ngữ của mình. Ngược lại, những điều mà bệnh nhân không cảm thấy, nhưng thầy thuốc lại quan sát được ( ví dụ biểu hiện nét mặt, động tác chậm chạp, thay đổi giọng nói), đã phản ánh tính ích lợi của thang đánh giá khi tiếp cận bệnh nhân làm test.
Có thể nói rằng, về lý thuyết, thì những thang đánh giá bao phủ toàn bộ phần triệu chứng học trầm cảm mà không một công cụ nào khác nắm bắt được. Tất nhiên, có thể được chấp nhận chỉ khi thang đánh giá nằm trong tay của người thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm và có khả năng " nhạy cảm" lâm sàng. Còn nến như người quan sát chỉ được đào tạo hạn chế về tâm thần học thì thong tin thu lượm được chắc chắn bị hạn chế và sẽ kém hiệu lực, có khi không sử dụng được.
Tính ưu việt của những thang đánh giá trầm cảm nêu trên ở chỗ có bề rộng giới hạn: ngắn gọn, không phức tạp. Đó là điều mà cả bệnh nhân và thầy thuốc lâm sàng rất dễ thực hiện. Bởi vì, chúng ta biết rõ ràng động viên một bệnh nhân trầm cảm châm chạp trả lời một bản câu hỏi là một công việc khó khăn. Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy rằng phần lớn những nhà lâm sàng khó chấp nhận việc sử dụng những thang đánh giá quá phức tạp.


Do vậy, thang đánh giá trầm cảm của Hamilton ( một ban gồm 17 đề mục,), thang đo lường trầm cảm của Beck có 21 câu hỏi, những  công cụ này sở dĩ thành công phần lớn là do ngắn gọn.

Rõ ràng, thực hành đo lường các triệu chứng học trầm cảm với những thang đánh giá có số lượng khoảng 20 các đề mục là dễ áp dụng và có thể mở rộng áp dụng trong các lĩnh vực nội khoa hoặc khu vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Còn khi tiến hành những nghiên cứu theo chiều sâu, vì người quan sát có lý do riêng, thì có thể sủ dụng những thang đánh giá tới hàng trăm câu hỏi ( như MMPI).

Các thang đánhg giá trầm cảm nêu trên đều liên quan tới triệu chứng học trầm cảm, được xây dựng tốt và như vậy những công cụ này được ưu tiên trong những chỉ định góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng các rối loạn trầm cảm.


Một số công trình đã sử dụng các test tâm lý trong chẩn đoán các trạng thái trầm cảm.


Khi nghiên cứu tập hợp các rối loạn liên quan đến nhân cách, cũng như tình trạng, trầm cảm các bệnh nhân có các triệu chứng cơ thể, triêu chứng đau..., một số tác giả sử dụng test MMPI (Hal R.C., 1980; Sireling L.I,.,1985; Hardy P., 1991 [7,], [9], [13]. Kết quả test cho thấy số điểm trong thang cho điểm về trầm cảm (D) và chỉ số lo âu (Pt) ở những bệnh nhân trên điều trị nội trú trong bệnh viện có số điểm cao nhất. Test MMPI cho thấy các sự kiện đời sống hiện hữu có tính chất stress liên quan có ý nghĩa với các thang Pt, Hd, D,Pd.
Thêm nữa, các tác giả còn chỉ ra rằng các số điểm MMPI trong thang cho điểm về trầm cảm, lo âu, nghi bệnh tương quan thuận với triệu chứng đau bụng ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá chức năng và thực thể. Và sự giảm bớt độ nghiêm trọng của tình trạng trầm cảm và tình trạng thần kinh dễ bị kích thích, ở những bệnh nhân này, các tác giả nhận thấy giảm số điểm trong các thang điểm về trầm cảm (D), lo âu (Pt), nghi bệnh (Hd),... trên các bệnh nhân.
Như vậy, các số điểm cao trong các thang điểm vừa nêu trên tạo nên cơ sở cho chẩn đoán tình trạng thần kinh dễ bị kích thích ở bệnh nhân loét tá tràng và có rối loạn tiêu hoá giống loét có trầm cảm và lo âu. Rõ ràng ở những bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, thần kinh dễ bị kích thích khi làm test MMPI có các số điểm cao trong các thang trầm cam, thang lo âu và thang nghi bệnh, Test MMPI đã cung cấp những thông tin liên quan đến một số rối loạn trong đó có rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu lâm sàng bệnh nhân tiêu hoá. Test được coi là một công cụ lượng hoá nhiều triệu chứng học tâm thần trên bệnh nhân thực thể và chức năng, góp phần sàng lọc và hướng tới xác định chẩn đoán các rối loạn trầm cảm.


Khi nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở tuổi già, Baldwin R.C., Tomenson B., 1995 [5 ] sử dụng phân loại DSM - IV [4] và thang trầm cảm Hamilton để đánh giá. Kết quả cho thấy số  điểm cho về trầm cảm  và lo âu ở bệnh nhân trầm cảm tuổi già là cao. Cũng trong nghiên cứu đó, các tác giả cho thấy có sự kết hợp rõ nét giữa bệnh mạch máu hoặc nguy cơ bệnh mạch máu với những bệnh nhân trầm cảm  khởi phát muộn. Test Haminlton góp phần cho thấy bệnh mạch máu kết hợp với trầm cảm khởi phát muộn và những giả thiêtí cho rằng trầm cảm ở tuổi già là một  rối loạn "sinh học" nhiều hơn.

Có nhiều nghiêu cứu đã xác định cấu trúc thanh đánh giá trầm cảm của Beck, cũng như xác định độ nhạy chẩn đoán đối với các rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân là test.


Nghiên cứu của Lemperire cộng sự (1984) thực hiện trên 79 bệnh nhân trầm cảm cho thấy, trong số bệnh nhân thử nghiệm Beck có hơn 1/2 được đánh giá là trầm cảm nặng. Số điểm trung bình cho theo bảng cấu trúc 21 đề mục của Beck là 32 và 2/3 trong số bệnh nhân này phải điều trị nội trú. Tác giả nhận xét rằng, thang đánh giá này có độ nhạy cao đối với việc xác định các rối loạn trầm cảm.


Nghiên cứu của Collet và Cotraux (1986) thực hiện trên 50 bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú, có so sánh với thanh đánh giá trầm cảm của Haminlton thì thấy điểm tổng cộng của 2 thử nghiệm tương đương nhau; tuy nhiên độ nhạy chẩn đoán của test Beck cao hơn.

Nghiên cứu của Ctraux (1988) thực hiện trên 45 bệnh nhân trầm cảm nặng, tác giả tìm thấy cấu trúc các triệu chứng xuất hiện: sự chậm chạp (25%), ý nghĩ tội lỗi không xứng đáng (17%), tự rút khỏi quan hệ xã hội (12%), và rối loạn cơ thể (12%).

Nghiên cứu của Lykouras (1989) thực hiện trên 150 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa. Thử nghiệm Beck cho thấy 29% trầm cảm nhẹ, 19,5% trầm cảm vừa, và 5,3% trầm cảm nặng.


Rõ ràng đây là một cách đo lường nhận thức trầm cảm. Thang Beck là dành để đánh giá những khía cạnh chủ quan của bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Thang đánh giá này đã bổ sung cho thang đánh giá Hamilton đối với những thành tố thuôc về cơ thể của bệnh nhân rối loạn trầm cảm.

Ở Việt Nam, tại Viện sức khoẻ tâm thần từ hơn chục năm nay đã sử dụng test Beck để phát hiện và đánh giá mức độ các rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm.

Test này ngắn gọn, dễ sử dụng, có độ nhạy cao, nên được dùng để làm công cụ nghiên cứu phát hiện rối loạn trầm cảm ở cộng đồng " Điều tra dịch tễ trầm cảm tại một phường dân cư Lê Đại Hành thành phố Hà Nội" (1997), "Nghiên cứu phát hiện rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân nội khoa" (1998)" Nghiên cứu phát hiện rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh" (2000), " Nghiên cứu phát hiện rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân có biển hiện rối loạn cơ thể" (2001), v.v.

Trong bệnh khoa, test Beck đã thực sự góp phần giúp thày thuốc thực hành xác định mức độ tình trạng trầm cảm của người bệnh trước và sau khi điều trị.

Đến đây có thể nói rằng, các test trầm cảm đã đóng vai trò là một công cụ thực hành để lượng hoá triệu chứng học trầm cảm. phát hiện các trạng thái trầm cảm khác nhau. Các test đã thực sự giúp thầy thuốc thực hành tiếp cận khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ các rối loạn trầm cảm của những người bệnh, và nó luôn là công cụ song hành trong lâm sàng tâm thần học.


Kết luận

Các test trầm cảm là những công cụ đã được tiêu chuẩn hoá, có tính quy chuẩn về đánh giá các triệu chứng học, có độ nhạy cao, có tính hiệu lực trong việc khảo sát các triệu chứng, cũng như cho kết quả thu được đáng tin cậy.

Ưu thế của test trầm cảm là tương đối đơn giản về thủ tục và trang bị, thời gian làm test ngắn, ghi lại được trực tiếp các kết quả, có những tiêu chuẩn đã được xác lập, có khả năng sử dụng đối với từng cá nhân và toàn bộ nhóm cộng đồng.

Giá trị của test là giúp cho người thầy thuốc lâm sàng trong việc phát hiện bệnh, kể cả bệnh ở mức độ kín đáo, có triệu chứng rất mở nhạt, không rõ ràng. Test đã giúp lượng hoá đuợc các triệu chứng học tâm thần bệnh lý, giúp xác định được mức độ tình trạng rối loạn trầm cảm, giúp xác định các yếu tố nguy cơ để can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa những tai biến. Thêm nữa, test không những hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng mà còn gợi mở hướng điều trị và đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị.

Người thầy thuốc thực hành khi tiếp cận khám xét bệnh nhân, giá trị một chẩn đoán có rối loạn trầm cảm sẽ cao hơn, nếu biết sử dụng đánh giá về mặt lâm sàng có phối hợp với các test trầm cảm.


Khi đánh giá một mẫu nghiên cứu chúng ta cần xem xét đến (1) nên sử dụng thang tự đánh giá hay thang quan sát; (2) nên sử dụng phiên bản đầy đủ hay phiên bản rút gọn; (3) mục đích của thang đo; và (4) liệu thang đó dùng để chẩn đoán hay đánh giá tiến triển qua thời gian.

Dựa trên nghiên cứu sử dụng các thang đánh giá trầm cảm trên nhóm quần thể người già chúng tôi thấy rõ ràng rằng thang GDS là thang có độ ứng nghiệm tốt nhất đối với nhóm quần thể này.
Ở nhóm bệnh nhân có sa sút trí tuệ nặng thang GDS không đem lại kết quả đáng tin cậy, tuy nhiên trong nhóm quần thể này thì cũng không có thang đo trầm cảm nào mang lại kết quả đáng tin cậy. Chúng ta có thể nói rằng, triệu chứng học trầm cảm được coi là một lĩnh vực, mà trong đó lâm sàng và cận lâm sàng luôn tiếp cận để khảo sát nhận biết và kết luận.
Song song với lâm sàng nghiên cứu thống kê các triệu chứng trầm cảm, cận lâm sàng ( các test trầm cảm) đã tiếp cận thực tiễn, từ đó hình thành một " tình trạng" với các triệu chứng trầm cảm, có cấu trúc hợp lý nhằm góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng các rối loạn trầm cảm.

Điều quan trọng là cần nhớ rằng các kết quả có được từ việc sử dụng bất kỳ thang đánh giá nào, đặc biệt dùng trong chẩn đoán là không hoàn toàn chính xác tuyệt đối với nhóm quần thể người già (MacKenzie & cs, 1989).
Trầm cảm không điển hình ở nhóm quần thể này là thách thức ngay cả với các nhà lâm sàng có kinh nghiệm nhất, việc sử dụng bất kỳ thang đánh giá này đối với người già cũng nên chú ý đến điều này. Tất nhiên trong một cơ sở nghiên cứu lớn sẽ là phù hợp để chỉ đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân có các triệu chứng điển hình.Do đó, việc sử dụng một thang đánh giá đối với tiêu chuẩn bao gồm là hợp lý.
Tuy nhiên, việc sử dụng một thang đánh giá để quyết định điều trị hay không điều trị cho một người bệnh lúc nào cũng sẽ mang lại kết quả âm tính giả, do vậy không nên dùng thang đánh giá như là một cách để quyết định điều trị. Cuối cùng, đối với những bệnh nhân sa sút trí tuệ mức độ vừa đến nặng, việc chẩn đoán trầm cảm là một thách thức mà chỉ có phán đoán lâm sàng và điều trị theo kinh nghiệm mới là câu trả lời duy nhất.


Tài liệu tham khảo

  1. Friedhoff AJ. (1994) Consensus development conference statement --diagnosis and treatment of depression in late life. In: Schneider LS, Reynolds CF, Lebowitz BD, Friedhoff AJ (eds). Diagnosis and Treatment of Depression in Late Life. Washington DC: American Psychiatric Press:493-551.
  2. Small GW.( 1991) Recognition and treatment of depression in the elderly. J Clin Psychiatry;52:(suppl):S11-S22.
  3. Reifler BN.(1994) Depression: diagnosis and comorbidity. In: Schneider LS, Reynolds CF, Lebowitz BD, Friedhoff AJ (eds). Diagnosis and Treatment of Depression in Late Life. Washington DC: American Psychiatric Press:55-59.
  4. Blazer DG, ed.(1993) Diagnosis and Treatment of Depression in Late Life. St. Louis Mo: Mosby-Yearbook, Inc;.
  5. Lesse S.( 1974) Masked Depression. New York, NY: Jason Aronson.
  6. Applegate WB. (1987) Use of assessment instruments in clinical settings. J Am Geriatr Soc.;34:45-50.
  7. Ware JE. (1984) Methodologic considerations in the selection of health status assessment procedures. In: Wenger NK, Mattsan ME, Furberg CD, Elinson J, eds. Assessment of Quality of Life in Clinical Trials of Cardiovascular Therapies. New York, NY: LeJacq Publishing Inc;:87-111.
  8. Hamilton M (1960) A rating scale for depression. J Neurol Neurosurg Psychiatry.; 23:56-62.
  9. Clayton AH, Holroyd S, Sheldon-Keller A(1997) Geriatric Depression Scale vs Hamilton Rating Scale for Depression in a sample of anxiety patients. Clin Gerontologist;17:3-13.
  10. Fleiss JL. (1986)The Design and Analysis of Clinical Experiments. New York, NY: John Wiley and Sons; 208.
  11. Maier W, Philipp M.( 1985) Comparative analysis of observer depression scales. Acta Psychiatr Scand:72:239-245.
  12. Lichtenberg PA, Marcopulos BA, Steiner DA et al. (1992)Comparison of the Hamilton Depression Rating Scale and the Geriatric Depression Scale: detection of depression in dementia patients. Psychol Rep (United States).70:515-521.
  13. ZungWW.A(1965)self-rating depression scale. Arch Gen Psychiatry.12:63-70.
  14. Brink TL, Yesavage JA, Lum O, et al.( 1982) Screening tests for geriatric depression. Clin Gerontologist. 1:37-44,.
  15. Zung WWK.( 1975) The Measurement of Depression. Columbus, Ohio: Merrill;.
  16. Zung WW, Green RL.( 1973) Detection of affective disorders in the aged. In: Eisderfer C, Fann WE, eds. Psychopharmacology and Aging. New York, NY: Plenum Press;.
  17. Raft D, Spencer RF, Toomey T, et al.(1977) Depression in medical outpatients: use of the Zung scale. Dis Nerv Syst (United States).;38:999-1004.
  18. Myers JK, Weissman MM.( 1980) Use of a self-report symptom scale to detect depression in a community sample. Am J Psychiatry.:137:1081-1084.
  19. Carroll BJ, Fielding JM, Blashki TG.(1973) Depression rating scales: a critical review. Arch Gen Psychiatry.;28:361-366.
  20. Kitchell MA, Bernes RF, Veith RC, et al. (1982)Screening for depression in hospitalized geriatric medical patients. J Am Geriatr Soc.;30:174-177.
  21. Okimoto JT, Barnes RF, Veith RC, et al.( 1982) Screening for depression in geriatric medical patients. Am J Psychiatry.;139:799-802.
  22. Schrijnemaekers VJJ, Hareman MJ.(1993) Depression in frail Dutch elderly: The reliability of the Zung scale. Clin Gerontologist.;13:59-66.
  23. Kivela S, Pahkala K.( 1986) Sex and age differences of factor pattern and reliability of the Zung self-rating depression scale in a Finnish elderly population. Psychol Reports.;59:587-597.
  24. Gosker CE, Berger H, Deelman BG.(1994) Depression in independently living elderlya study with the Zung-12. Tijdschr Gerontol Geriatr (Netherlands).;24:157-162.
  25. Hulstijn EM, Deelman BG, de Graaf A, et al. (1992)The Zung-12: a questionnaire for depression in the elderly. Tijdschr Gerontol Geriatr (Netherlands).;23:85-93
  26. Montgomery SA, Asberg M. A(1979) new depression scale designed to be sensitive to change. Brit J Psychiatry.;134:382-389.
  27. Maier W, Heuser I, Philipp M, et al.( 1988) Improving depression severity assessment -- II. Content, concurrent, and external validity of three observer depression scales. J Psychiatr Res.;22:13-19.
  28. Waltis JP, Davies KN, Bunn WK, et al(1993) Correlation between Hospital Anxiety Depression (HAD) scale and other measures of anxiety and depression in geriatric inpatients. Int J Gen Psych.; 9:61-63.
  29. van Marwijk H, Hoeksema HL, Hermans J.( 1994) Prevalence of depressive symptoms and depressed disorders in primary care patients over 65 years of age. Fam Pract.;11:80-84.
  30. Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, et al.( 1983) Development and validation of a geriatric depression screening scale: a preliminary report. J Psychiat Res. 1982-:17:37-49.
  31. Hyer L, Blount J.( 1984) Concurrent and discriminant validities of the Geriatric Depression Scale with older psychiatric inpatients. Psychol Rep.;54:611-616.
  32. Rapp SB, Parisi SA, Walsh DA, et al. Detecting depression in elderly medical inpatients. J Consult Clin Psychol. 1988;56:509-513.
  33. Koenig HG, Meader KG, Cohen HJ, et al.(1988)Self-rated depression scales and screening for major depression in the older hospitalized patient with medical illness. J Am Geriatr Soc.;36:699-706.
  34. Norris JT, Gallagher D, Wilson A, et al.( 1987) Assessment of depression in geriatric medical outpatients: the validity of two screening measures. J Am Geriatr Soc.;35:989-995.
  35. Zgourides G, Spofford M, Doppett L.( 1989) The Geriatric Depression Scale: discriminant validity and elderly day-treatment clients. Psychol Rep.;64:1082.
  36. Kafonek SD, Roca RP.( 1989) Proper scoring of the Geriatric Depression Scale (letter). J Am Geriatr Soc.;37, 819-820.
  37. Parmalee PA, Lawton MP, Katz IR.( 1989) Psychometric properties of the Geriatric Depression Scale among the institutionalized aged. Psychological Assessments.;4:331-338.
  38. Lesher EL.( 1986) Validation of the Geriatric Depression Scale among nursing home residents. Clin Gerontologist.;4:21.
  39. Hickie C, Snowdon J.( 1987) Depression scales for the elderly: GDS, Gilleard, Zung. Clin Gerontologist.;6:51.
  40. Kafonek S, Ettinger WH, Roca R, et al.(1989) Instruments for screening for depression and dementia in a long-term care facility. J Am Geriatr Soc.;37:29-34.
  41. Folsten MF, Folsten SE, McHugh PR.(1975)"Mini-mental state". A practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician. J Psychiatr Res.;12:189-198.
  42. McGivney SA, Mulvihill M, Taylor B.(1994) Validating the GDS depression screen in the nursing home. J Am Geriatr Soc.;42:490-492.
  43. Burke WJ, Houston MJ, Boust SJ, et al.( 1989) Use of the Geriatric Depression Scale in dementia of the Alzheimer's type. J Am Geriatr Soc.;37:856-860.
  44. Burke WJ, Nitcher RL, Roccaforte WH, et al. (1992)A prospective evaluation of the Geriatric Depression Scale in an outpatient geriatric assessment center. J Am Geriatr Soc.;40:1227-1230.
  45. Izal M, Montorio I.( 1993) Adaptation of the Geriatric Depression Scale in Spain: a preliminary study. Clin Gerontologist.;13:83-91.
  46. Burke WJ, Roccaforte WH, Wengel SP, et al. (1995) The reliability and validity of the Geriatric Depression Rating Scale administered by telephone. J Am Geriatr Soc.;43:674-679.
  47. Nitcher RL, Burke WJ, Roccaforte WH, Wengel SP.( 1993) A collateral source version of the Geriatric Depression Rating Scale. Am J Geriatr Psychiatry.;1;143-152.
  48. Sheikh JI, Yesavage JA. (1986) Geriatric Depression Scale (GDS): recent evidence and development of a shorter version. In: Clinical Gerontology: A Guide to Assessment and Intervention. New York, NY: The Haworth Press;:165-173.
  49. Herrman N, Mittmann N, Silver IL, et al.( 1996) A validation study of the Geriatric Depression Scale short form. Int J Geriatr Psychiatry.;11:451-460.
  50. Lesher EL, Berryhill JS. (1994)Validation of the Geriatric Depression Scale -- Short Form among inpatients. J Clin Psychol.;50:256-260.
  51. D'Ath P, Katona P, Mullan E, et al. (1994)Screening, detection and management of depression in elderly primary care attendees I: The acceptability and performance of the 15 Item Geriatric Depression Scale (GDS15) and the development of short versions. Family Pract.;1:260-266.
  52. Scogin F.( 1987) The concurrent validity of the Geriatric Depression Scale with depressed older adults. Clin Gerontologist.; 7:23-31.
  53. MacKenzie TB, Robiner WM, Knopman DS. (1989)Differences between patient and family assessment of depression in Alzheimer's disease. Am J Psychiatry.;146;1174-1178.
  54. Logsdon RG, Teri L. (1995) Depression in Alzheimer's disease patients: Caregivers as surrogate reporters. J Am Geriatr Soc.;43;150-155.
  55. Alexopoulos GS, Abrams RC, Young RC, et al.( 1988)Cornell Scale for Depression in Dementia. Biol Psychiatry.;23;271-284.
  56. Harwood DG, Ownby RL, Barker WW, et al.( 1998)The factor structure of the Cornell Scale for Depression in Dementia among Alzheimer's disease patients. Am J Psychiatry.;6;212-220.
  57. Vida S, DesRosiers P, Corrier L, et al(1997) Depression in Alzheimer's disease: Receiving operating characteristic analysis of the Cornell Scale for Depression in Dementia and the Hamilton Depression Scale. J Ger Psychiatry Neurology 7;159-162,.
  58. Katz IR. (1998)Diagnosis and treatment of depression in patients with Alzheimer's disease and other dementias. J Clin Psychiatry.;59(suppl 9):S38-S44.
  59. Herrmann M, Bartels C, Wallesch CW.( 1993) Depression in acute and chronic aphasia: symptoms, pathoanatomical, clinical correlations and functional implication. J Neurol Neurosurg Psychiatry.;56;672-678.

VAI TRÒ TƯ VẤN – TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI

VAI TRÒ TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – QUẢN LÝ CA TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)


A. VAI TRÒ CÔNG TÁC TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Việc phòng chữa bệnh nghiện ma túy điều trị phục hồi cho đối tượng cai nghiện liên quan đến nhiều chuyên ngành . Việc sử dụng ma túy đã phát sinh những biểu hiện bệnh lý nặng nề, khó khăn trong việc điều trị, trong đó cần sự can thiệp điều chỉnh nhân cách hành vi của đối tượng nghiện ma túy và chống tái nghiện, tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp sớm.


I. PHÒNG BỆNH:

1. SỰ CAN THIỆP CỦA TẬP THỂ VÀ GIA ĐÌNH:

Có ảnh hưởng ngăn chặn việc đối tượng sử dụng ma túy, tuy nhiên sự đam mê và tính phức tạp của các vấn đề thường dẫn sự can thiệp đến thất bại , nếu sự can thiệp quá đơn giản hoặc quá chậm. Các nỗ lực phòng bệnhtrước hết là ưu tiên cho việc giáo dục , thuyết phụcSử dụng các báo chí hiện nay vẫn là phương tiện chính mặc dù những phương pháp này vẫn có những mặt hạn chế nhất định.


2. CÁC PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÍ 

Có quá ít trong khi các tác động trực tiếp và gián tiếp của ma túy đối với một số đối tượng lại khá mãnh liệt. Bên cạnh đó các khẩu hiệu tuyên truyền hay giáo điều, thậm chí có mặt thô thiển trong việc giáo dục. Các cách giải quyết như trên có khi lại gây hậu quả trái ngược.


Đa số các chương trình giáo dục phòng bệnh qua các phương tiện thông tin thiếu thường xuyên và liên tục cho thấy hiệu quả không tốt . Không những các chương trình này không giới hạn được việc tăng sử dụng ma túy mà có thể còn có tác động thúc đẩy bằng cách làm tăng việc thực nghiệm ma túy.


Một nghiên cứu được thực hiện trên 935 thanh niên học sinh đã cho thấy những người được theo một chương trình giáo dục phòng ngừa ma túy không chuẩn bị đầy đủ sẽ tăng kiến thức của họ về ma túy , nhưng đồng thời cũng làm tăng việc sử dụng rựơu, marijuana và LSD của họ ( Stuart, 1974 ).


Nguyên nhânsự việc này có thể gắn với sự tăng trí tò mò, với các kiến thức thu được về việc sử dụng ma túy, nhất là đối với thanh thiếu niên ở trạng thái chống đối.


3. MỘT TIẾP CẬN KIÊN TRÌ 

Yêu cầu sự tham gia tích cực sáng tạo của thanh thiếu niên trái lại có thể đạt được  những kết quả hơn các phương pháp truyền thống về thông tin và giáo dục phòng bệnh.


Vì những lý do trên, việc thực hiện các chương trình cần đầy đủ và công phuMục đích các chương trình này nhằm làm tăng lòng tự trọng và huy động sự phát triển bản thân hay đưa thanh niên tham gia các hoạt động có tổ chức, phát triển các năng lực của xã hội và bản thân đặc biệt là cac kỹ năng đặc hiệu để chống lại có hiệu quả các ảnh hưởng xấu của bạn bè.


Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy phương pháp này có hiệu quả trong việc đề phòng nghiện ma túy khi được áp dụng ở cuối tuổi trẻ em và đầu tuổi thanh niên theo (Bagnall, 1990; Botvin và ctv, 1990; Johnson và ctv, 1990).


Việc giảng dạy các nhận thức và hành vi nhằm củng cố lòng tự tin, chống lại các áp lực của việc lôi kéo của bạn bè, làm chủ trạng thái lo sợ giao tiếp một cách có hiệu quả hơnphát triển một mối quan hệ giữa người với người và xác định các quyền của họ kết hợp với các phương pháp như thao diễn, kiến tập, các trò chơi sắm vai và các nhiệm vụ phải thực hiện trong đời sống xã hội ; Chương trình được thực hiện do những người hướng dẫn trong một ê – kíp. Nhóm hướng dẫn này phải được đào tạo về nhận thức – trình độ nghiệp vụ. Trong trường hợp, trên 3684 thanh niên đã được giáo dục chỉ mới 60% chương trình, đã thấy một hiệu quả phòng bệnh có ý nghĩa sau ba năm đối với thuốc lá và ma túy.


Johnson và ctv. (1990) đã bổ sung công trình của nhóm ở môi trường học đường bằng các trò chơi sắm vai trong gia đình và huấn luyện bố mẹ về các kỹ xảo giao tiếp với thanh thiếu niên. Nghiên cứu theo chiều dọc của các tác giả này cho thấy hiệu quả phòng bệnh đối với thuốc lá và ma túy.


II. ĐIỀU TRỊ – PHỤC HỒI:

Điều trị nghiện ma túy là một sự tổng hợp của nhiều liệu pháp : liệu pháp sinh học, liệu pháp tâm lý (cá nhân, gia đình, nhóm). Tư vấn (cá nhân – gia đình – nhóm) và các liệu pháp y – xã hội. Thiếu sự nghiên cứu đánh giá việc tổng hợp liệu pháp khác nhau làm cho việc điều trị cai nghiện ma túy mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa.

Thiếu một phương thức chiến lược cho việc điều trị dẫn đến việc đối tượng nghiện ma túy chán nản trong điều trị, thiếu quyết tâm và nghị lực – bỏ điều trị nửa chừng.

Cần phải phân biệt TƯ VẤN không phải là ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ: (Liệu pháp Tâm lý)


1. TƯ VẤN: Là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa đối tượng, gia đình với nhân viên điều trị để nhằm mục tiêu :

+  Thấu hiểu tình trạng của đối tượngvà gia đình, cảm xúc, nhận thức, hành vi.

Qua đó thúc đẩy thành công người nghiện và gia đình tham gia việc điều trị.

TƯ VẤN giúp ta nhận thức được thực tại, nhấn mạnh vào yếu tố bình thường, từ đó sự trợ giúp phục hồi và giúp cho họ tự tìm ra con đường họ phải đi. Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiện, thì đều làm tư vấn được.


2. ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ nhấn mạnh vào việc mất chức năng, chú trọng vào việc phân tích để mưu sự tái thiết. Điều trị tâm lý thì giúp đỡ bệnh nhân đi tới con đường đã được định hướng trước từ những phân tích sâu xa mà có.

Nhân viên điều trị không nên nhầm lẫn Tư vấn Tâm lý với việc Điều trị Tâm lý để cho rằng mình không phải chuyên gia về tâm thầntừ chối tương tác với người nghiện.

Không có tư vấn, không bao giờ nhân viên điều trị có thể hiểu được đối tượng và giúp đỡ họ được.


SO SÁNH TƯ VẤN VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ :

TƯ VẤN LIỆU PHÁP TÂM LÝ
- Tính trực tiếp - Không trực tiếp
- Tính giáo dục - Gợi mở tư duy
Hỗ trợ - Tính cấu trúc lại – Tìm kiếm sự lập lại các hành vi
- Tình hình và sự phát triển - Tác động mạnh về tâm lý
- Giải quyết các vấn đề - Phân tích
Nêu ra những vấn đề về mặt nhận thức Suy ngẫm về những hành vi đã qua
Nhấn mạnh vào cái gì được coi là hành vi tốt và chưa tốt Hướng vào vấn đề tồn tại về mặt tình cảm

III. KỸ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN – GIA ĐÌNH - NHÓM:

1. ĐỊNH NGHĨA:

Tư vấn là một quá trình giúp đỡ một cá nhân, gia đình hoặc nhóm người giải quyết những khó khăn của họ. Hoạt động tư vấn không chỉ nhằm giúp đỡ đối tượng giải quyết vấn đề hiện tại của họ mà còn tăng cường khả năng đối phó của các đối tượng với các vấn đề trong tương lai.


2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN:

  • - Lấy đối tượng làm trung tâm.

  •  - Tiếp cận đối tượng về mặt sinh học – tâm lý – xã hội.

  • - Tập trung tới các vấn đề hiện tại của đối tượng và gia đình: Có giới hạn thời gian.


3. MỤC TIÊU CỦA TƯ VẤN :

  • - Giúp đối tượng giảm bớt những xúc cảm tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn.

  • - Giúp đối tượng tăng thêm hiểu biết về bản thân họ và hoàn cảnh của họ.

  • - Giúp đối tượng khôi phục lại hoặc nâng cao khả năng của họ.

  • - Khuyến khíchhọ có các phương pháp đối phó hữu hiệu cho tương lai.


4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG TƯ VẤN:

4.1 TIN TƯỞNG VÀO KHẢ NĂNG CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Mỗi một cá nhân đều có khả năng giải quyết các vấn đề của riêng mình. Đối tượng sẽ có thể giải quyết các khó khăn của họ một cách hữu hiệu hơn nếu họ nhận được sự khích lệ sự trợ giúp của Tư vấn viên.


4.2 KHÔNG PHÁN XÉT:

Mỗi một cá nhân là cá thể riêng biệt và khác với cá nhân khác. Mỗi người có một hệ thống giá trịniềm tinvà kinh nghiệm của riêng mình. Tư vấn viên nên tìm hiểu nét cá biệt của từng đối tượng và không nên áp đặt hệ thống giá trị của mình lên đối tượng.


4.3 TÔN TRỌNG ĐỐI TƯỢNG:

Người tư vấn phải tôn trọng mọi đối tượng như một cá nhân với lòng tự trọng và giá trị vốn có của riêng họ. Đối tượng phải được tôn trọng, dù cho các niềm tin và giá trị của họ không được chấp nhậnNgay cả khi đó là một phần nguyên nhân gây ra vấn đề là do họ gây nên. Chúng ta nên giúp đối tượng hiểu tác động của nhận thức đã ảnh hưởng như thế nào tới họ.


4.4 TRAO QUYỀN CHO ĐỐI TƯỢNG:

Người tư vấn không làm thay cho đối tượng nhưng phải hỗ trợ để họ tăng cường khả năng hành động của chính mình như: dạy cho họ kỹ năng giải quyết vấn đề, trợ giúp và khuyến khích đối tượng cố gắng giải quyết vấn đề của họ.


4.5 SỰ TỰ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Người tư vấn nên tránh đưa ra lời khuyên mang tính áp đặt quyết định vào đối tượng. Tuy nhiên, nếu đối tượng bị loạn tâm, muốn tự tử, giết người, hoặc quá trầm nhược (nên không thể đưa ra các quyết định cho bản thân họ), thì người tư vấn phải đóng một vai trò tích cực và tham gia trực tiếp.


4.6 ĐẢM BẢO TÍNH BÍ MẬT:

Bất cứ điều gì đã đem ra thảo luận giữa người tư vấn và đối tượng trong suốt thời gian tư vấn đều không nên chia sẻ với người khác nếu không có sự đồng ý của đối tượngTư vấn viên có thể chỉ chia sẻ thông tin nếu tình hình nguy hiểm có thể đe doạ bản thân, đối tượng hoặc những người khác và sự chia sẻ thông tin đó có ích cho đối tượng.


5. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN:

5.1 TIẾP XÚC BAN ĐẦU:

Lần tiếp xúc ban đầugiữa tư vấn viên và đối tượng, nhóm hoặc gia đình là thời điểm quan trọng nhằm thiết lập một bầu không khí tin tưởng và hiểu biết lẫn nhauBuổi tiếp xúc ban đầu thường có tính chất quyết định để có buổi tiếp theo hay không.


Sau đây là một số phương pháp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng trong lần tiếp xúc ban đầu :

  • - Thiết lập một bầu không khí cho đối tượng có được sự tin tưởng, tự tin. Giới thiệu bản thântên – vị trí công tác – mục đích cuộc gặp gỡ và bản thân như một người chuyên môn có sự hiểu biết, có học thức và khả năng giúp đỡ người khác để tạo sự yên tâm tin tưởng của đối tượng.

  • - Không được chỉ trích mà nên tôn trọng đối tượng tạo bầu không khí thân thiện cởi mở.

  • - Nhận thức được những giới hạn cá nhân (trí tuệ và tình cảm) của đối tượng.

  • - Bình tĩnh, kiên trì kể cả với những đối tượng kiêu ngạo và không hợp tác.

  • - Theo dõi người đối thoại qua âm của giọng nói, biểu hiện của nét mặt, điệu bộ và cách dùng từ.


Một số phương pháp để đối tượng tin tưởng vào sự quan tâm và hiểu biết của người tư vấn:

  • - Để đối tượng bộc lộ về các vấn đề liên quan đến họ, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì có người đang quan tâm.

  • - Lắng nghe một cách chăm chú cẩn thận.

  • - Hỏi đối tượng một cách bình tĩnh – rõ ràng – tình cảm.

  • - Hiểu và đánh giá đúngnhững cảm xúc của đối tượng.


Một số cách thức dưới đây giúp đối tượng nhận thức được vấn đề của bản thân:

  • - Bàn bạc về nguyên nhân của vấn đề mà đối tượng đang quan tâm.

  • - Thảo luận và khám phá cùng đối tượng về hành vi và tác động tiêu cực, ảnh hưởng của chúng tới đối tượng.

  • - So sánh tình trạng của đối tượng trước đây với thời điểm có vấn đề.


5.2 ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ:

Mục đích người tư vấn thu thập thông tin là để tìm ra thực chất của vấn đề và giúp đối tượng hiểu tình huống và vấn đề của họ. Người tư vấn tìm hiểu vấn đề một cách chính xác thông qua việc phân tích như sau :

  • - Vấn đề trước mắt là gì ?

  • - Mức độ nghiêm trọng của vấn đề?

  • - Vấn đề đã tồn tại bao lâu?

  • - Vấn đề đã xảy ra như thế nàoNguyên nhân của vấn đề là gì?

  • - Vấn đề đã được giải quyết như thế nào? đối tượng đã cố gắng giải quyết vấn đề như thế nào? đối tượng có tìm kiếm sự giúp đỡ của ai khác không?

  • - Đối tượng cảm thấy vấn đề như thế nào? Có hành động để giải quyết vấn đề không? Có nghĩ hoặc cảm thấy vấn đề được giải quyết khôngThụ động hay tích cực trong đối phó với vấn đề?


5.3 XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP VÀ SỰ LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Khi đã xác định được và hiểu biết rõ ràng nguyên nhân của vấn đề, người tư vấn nên giúp đối tượng tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề đó. Một số nguyên tắc dùng để xác định các giải pháp cho đối tượng:

  • - Không nên đưa ra các giải pháp thay cho đối tượng, mà nên động viên và chỉ dẫn họ tự đưa ra những giải pháp khác nhau.

  • - Nếu đối tượng không thể tự đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề của họ thì người tư vấn có thể gợi ý để họ lựa chọn.

  • - Giúp đối tượng tìm hiểu những nguồn hỗ trợ và những giới hạn bằng việc cung cấp cho họ những thông tin hữu ích.

  • - Không nên phủ nhận bất cứ một quan điểm hay sự lựa chọn nào mà đối tượng đã đưa ra mà chỉ giúp đối tượng thấy và hiểu được mọi thuận lợi và không thuận lợi của mỗi một sự lựa chọn.


5.4 LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:

Tư vấn viên không nên lựa chọn thay cho đối tượng hoặc không nên khuyên đối tượng chọn phương pháp nào.


Người tư vấn nên tôn trọng quyết định của đối tượng mặc dù tư vấn viên tin rằng sự lựa chọn khác là cách hành động tốt hơn.


Từ những nhận thức trên, đối tượng cảm nhận về sự quan tâm của người tư vấn tới các quyết định của họ và tin tưởng rằng quyết định của họ sẽ được hỗ trợ.


5.5 CHIẾN LƯỢC TIẾN HÀNH:

Khi đối tượng quyết định cách thức hành động thì chúng ta nên hỗ trợ, chỉ định cho họ trong quá trình tiến hành các cách thức lựa chọn. Sau đây là một số gợi ý giúp đối tượng tiến hành các biện pháp:

  • - Mục đích của mỗi một giải pháp phải rõ ràng.

  • - Các nhiệm vụ phải mang tính thực tế khả thi. Nếu những việc làm vượt quá khả năng của đối tượng thì dễ dẫn đến sự thất bại. Nếu những nhiệm vụ đưa ra thực tế và khả thi sẽ tạo lòng tự tin và thúc đẩy việc hoàn thành công việc.

  • - Đối tượng cần hiểu rõ những công việc gì, trách nhiệm và nhiệm vụ sẽ được hoàn thành như thế nào?

  • - Người tư vấn cần tránh làm hộ các công việc mà đối tượng có thể làm được, vì nếu làm thay cho đối tượng thì sẽ làm cho họ trở nên lệ thuộc.


5.6.  ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT:

Sau mỗi một hành động hoặc sau các sự lựa chọn, người tư vấn và đối tượng nên thảo luận và tổng kếtĐánh giá là hoạt động quan trọng để xác định chiến lược mới nếu có nhu cầu thay đổi, và để giúp đối tượng cảm nhận về tình huống của họ sau khi họ đã thực hiện các hoạt động. Sau khi kết thúc, theo dõi trong một thời gianlà cần thiết để đảm bảo rằng đối tượng làm việc tốt.


IV. TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN - GIA ĐÌNH - NHÓM:

1. TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN:

Phương pháp tâm lý liệu pháp phân tâm thường được đề nghị sử dụng đối với đối tượng nghiện ma túy. Các xung đột về lệ thuộc hoạt hoá nhanh trong quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc.


Các biểu hiện rối loạn tâm sinh lý đe doạ cắt đứt việc chữa bệnh khi thầy thuốc điều trị bàng quan và thiếu thông cảm có thể nghĩ rằng đối tượng có thể đe doạ ảnh hưởng chung quanh.


Điều chỉnh mối quan hệ để thích ứng với các thái độ trái ngược và hai chiều của đối tượng không đủ. Đối tượng thường : Biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp các cảm nghĩ thù nghịch do đó mục tiêu là xác định, thảo luận làm rõ kế hoạch đối phó nhằm giáo dục ngăn chặn khi có biểu hiện chống đối.


Thanh thiếu niên cần một mối quan hệ nhưng các em thường hay phát sinh những cơn giận dữ – Người điều trị không được ghét bỏ nhưng cũng không đầu hàng mà trái lại phải tạm giải quyết rồi nghiên cứu phân tích một cách kỹ lưỡng chi tiết để có biện pháp giải quyết thích hợp.


Những căng thẳng ở đối tượng thường được trút vào các hành độngvà do đó cần được nghiên cứu và giải thích và đối xử một cách phù hợp với hành động phát sinh do cảm xúc đó.


Một số các hành động của thanh thiếu niên có thể bắt buộc người điều trị tự mình phải hành động. Thường khó tránh được việc đặt ra ranh giới cho các hành vi đã xử sự của đối tượng, đặc biệt khi các ranh giới đó đặt nó vào một tình thế nguy hiểm. Một số vấn đề cần được thảo luận và giải quyết:

  • + Nếu người điều trị bắt ngừng dùng ma túy và phải điều trị thì đối tượng có thể nghĩ rằng mục tiêu của thầy thuốc điều trị là cưỡng bức, kiểm tra đối tượng.

  • Nếu trái lại vấn đề đó không đặt ra, thì đối tượng có thể nghĩ rằng người điều trị không quan tâm đến đối tượng và không thể hi vọng một thay đổi nào.

  • + Sự tạo lập các ranh giới có vai trò cố gắng và khôi phục một khoảng tâm trí bên trong có thể dễ dàng tạo dựng các xung đột chuyển di ( Jeammet, 1987 ) mà nó có thể hoạt hoá một số mặt.


Tiếp cận nhận thức đề ra những phương pháp có ích để đề cập và làm biến đổi các tư duy loạn chức năng liên quanđến ma túy, quan niệm về bản thân và các mối quan hệ. Những vấn đề trên góp phần vào một quá trình trị liệu thuộc cảm hứng phân tích trội.


Được sử dụng đơn độc, các phương tiện này có thể cho phép thu được các thích ứng hời hợt với các mong đợi của thầy điều trị, tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức cái mà Winnicott đã gọi là cái tôi giả (Faux – self )


2. TRỊ LIỆU TÂM LÝ GIA ĐÌNH:

  • - Liệu pháp gia đình giúp cha mẹ biết cách giáo dục và theo dõi con cái một cách hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ do không biết cách giáo dục đã đẩy con cái thêm vào con đường nghiện ngập, do bất mãn, do nuông chiều nhiều lý do khác.

  • -  Cần giúp đỡ gia đình biện pháp giáo dục tuỳ thuộc từng đối tượng , tuỳ thuộc từng hoàn cảnh nhất là đối với những gia đình có vấn đề phức tạp giữa cha mẹ cần làm cho cha mẹ xích lại gần nhau bằng cách giúp họ xác định những trách nhiệm và hậu quả đối với con cái để họ hợp tác thực hiện các mục đích đề ra. Khi các hành vi của người nghiện khả quan hơn thì cácxung đột giữa cặp cha mẹ lại có thể cải thiện diễn biến tốt hơn.

  • -  Tiếp cận hành vimục đích nhằm cải thiện sự quan hệ trong gia đìnhcải thiện các vấn đề giữa các thành viên trong gia đình và mặc nhiên tạo một số nguyên tắc ứng xử giữa đối tượng và cha mẹ, cùng thân nhân của đối tượng cai nghiện ma túy.

  • -  Tiếp cận phân tâm giới hạn nói chung ở chỗ cố gắng ngăn ngừa đối tượng khỏi bị ảnh hưởng của xung đột gia đình để có thể đạt tới trị liệu cá nhân. Các khó khăn khi làm giảm các xung đột trong các mối quan hệ luôn đòi hỏi việc kết hợp sự cải thiện các mối quan hệ trong gia đình và các phương thức trị liệu cá nhân.


3. TRỊ LIỆU TÂM LÝ NHÓM:

  • - Các nhóm bạn bè đối tượng và các nhóm cha mẹ phải được hướng dẫn để hiểu biết nguyên nhân và hậu quả các hành vi nghiện ma túy, các khó khăn về tâm lý và các vấn đề liên quan giữa các nhân với những người chung quanh việc nâng đỡ của nhóm làm giảm các thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của đối tượng.


  • -  Trị liệu nhóm sử dụng các biện pháp đấu tranh trực tiếp chống các tư tưởng, các hành vi nghiện ngập, chống lại sự nài xin sử dụng chất ma túy. Ngoài ra, còn giúp đỡ đối tượng nâng cao kỹ năng xã hội tạo quan hệ, sự giao tiếp giải quyết các vấn đề giữa con người và con người .


4. CHIẾN LƯỢC TRỊ LIỆU:

  • - Các nghiên cứu so sánh và các theo dõi tình trạng điều trị kéo dài (rất ít) nênkhông biết rõ hiệu quả tương đối hiệu quả dài hạn của các phương pháp trị liệu.


  • - Việc điều trị chứng nghiện ma túy cần thiết phải kết hợp nhiều loại can thiệp khác nhau, kể cả trị liệu cá nhân và tại cộng đồng.


  • - Các tác động xã hội, nhằm đấu tranh chống các hành vi nghiện ma túy tiếp tục sử dụng ma túy.


  • -  Trị liệu gia đình thường không đủ nhưng phương pháp trị liệu này cần thiết phải giải phóng thanh thiếu niên khỏi các xung đột gia đình, để cho phép đối tượng chấp nhận một trị liệu cá nhân.


  • -  Điều trị cá nhân đối tượng phải được thông báo về sự diễn biến của gia đình. Việc điều trị và theo dõi gồm một nhóm điều trị gồm nhiều ngành: y tế – giáo dục – xã hội – quản lý – dạy nghề thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đócần đặt nặng phương thức trị liệu nhóm.


  • -  Việc điều trị – phục hồi cần một thời gian tương đối dài do tính chất bệnh lý phức tạp. Đối tượng cần sự điều trị của nhiều người với nhiều chức năng khác nhau nên dễ bị tình trạng phân cắt. Do đó, cần phải có sự thống nhất trong cùng một nhóm điều trị và có chiến lược điều trị cho từng đối tượng cai nghiện ma túy.


B. TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

I. MỤC ĐÍCH

Giúp cá nhân giải quyết  một số vấn đề khó khăn nhất thời về cảm xúc, tâm lý (tư vấn khủng hoảng). Hình thức này có thể dành cho bất kỳ học viên nào có vấn đề khó khăn trong thời gian đang điều trị tại Trung TâmThời gian và mục tiêu có giới hạn và được định hướng theo vấn đề.


Giúp cá nhân học viên tự hiểu mình, tự đánh giá và tự thực hiện tiến trình thay đổi hành vi - nhận thức, hướng tới tái thích nghi với hoàn cảnh sống của bản thân mình. Hình thức này dành cho những học viên có những khó khăn mang tính chất kéo dài: mâu thuẫn gia đình, trở ngại trong việc học, việc làm, tình cảm cá nhân ….  Thời gian và mục tiêu có định hướng dài hạn.


Giúp học viên có kiến thức hiểu biết về những tác hại của ma túy, quá trình hồi phụccác yếu tố bảo vệ cũng như những yếu tố nguy cơ dẫn đến tái nghiệnNội dung này luôn được lồng ghép vào trong nội dung tư vấn cá nhân cho mọi đối tượng tham gia tư vấn.


Trị liệu tâm lý hỗ trợ cho các đối tượng có các rối loạn tâm lýnhư lo âu, trầm cảm, ám ảnh … (Có kết hợp hội chẩn với bộ phận y tế của Trung Tâm để chỉ định dùng thuốc khi thật sự cần thiết).

Tư vấn cá nhân cũng có thể được thực hiện như bước đầu chuẩn bị cho học viên tham gia vào tư vấn nhóm. Tư vấn cá nhânlà một  tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa người nghiện ma túy với nhân viên điều trị để nhằm mục tiêu:

  • - Thấu hiểu tình trạng của người nghiệncảm giác, nhận thức, hành vi.

  • - Qua đó thúc đẩy thành công người nghiệntham gia việc điều trị.

  • - Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiệnthì điều làm tư vấn cá nhân được.


II. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP PHẢI KHI LÀM TƯ VẤN CÁ NHÂN:

Trong giai đoạn đầu của điều trị, tư vấn cá nhân rất khó khăn vì những hiện tượng rối loạn tâm lý của bệnh nhân thông thường như sau:

  • - Nhớ ma túy vô cùng.

  • - Trong lòng muốn bỏ điều trị.

  • - Nhớ nhà, buồn chán, cô đơn.

  • - Bị giam lỏng trong Trung Tâm, không có tự do như trước.

  • - Khó khăn trong việc chung sống tập thể. Trước đây thế giới của bệnh nhân là ma túy, bây giờ không còn ma túy, bắt đầu giao tiếp với người khác bước đầu không quen.


Một khó khăn luôn xảy ra trongsuốt quá trình điều trị phục hồi do bởi điều kiện của người nghiện, ví dụ:

  • - Động cơ điều trị là do xã hội hay gia đình bắt buộc.

  • - Nhận thức sai lầm, lệch lạctrên nhiều khía cạnh.

  • - Khả năng giao tiếp kém.

  • - Khả năng diễn tả vấn đề của mình kém.

  • - Thiếu lòng tin, sống co rút  và luôn luôn đề phòng người khác.

  • - Thiếu thành thật, nói dối quanh co

  • - Không tự trọng.


Vượt qua được tất cả những khó khăn trên, thúc đẩy được một người nghiện tự nguyện tham gia điều trị là thành công của nhà tư vấn tâm lý.


III. NHỮNG KỸ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Tư vấn cá nhân là điều ai cũng có thể làm với người nghiệntừ người đơn giãn với những lời nói mộc mạc, đến người tinh tế nhạy bén trong nhận thức. Nhưng để tư vấn thành công, tức là thúc đẩy được quá trình điều trị, tư vấn cũng cần một số điều kiện:

1. QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU LÀ LẤY ĐƯỢC LÒNG TIN CỦA NGƯỜI NGHIỆN:

Thời gian dài sử dụng ma túy làm cho đối tượng bất cần đời, không tin ai. Nếu như được họ tin cậy, nhân viên tư vấn đã đi được hơn nửa đường công việc. Cách lấy lòng tin của ta gồm:

  • - Đồng cảm với họ: hãy đặt mình vào vị trí hoàn cảnh người nghiện, từ đó mới cảm nhận đau đớn họ đang chịu đựng.

  • - Biết lắng nghe họ nóiđể từ đó tìm ra những điểm trọng yếu trong vấn đề phức tạp của họ. Nếutư vấn nói nhiều hơn bệnh nhân, có nghĩa là ông ta không còn cơ may hiểu biết.

  • - Tích cực quan tâm đến vui buồn của họ, hãy để cho họ cảm nhận rằng: nhân viên điều trị rất lo âu về họquan tâm đến cuộc đời họ.

  • - Thiết lập một quan hệ tốt với bệnh nhân và giúp họ ngay khi có thể giúp đỡ được.


2. NẮM VỮNG TÂM SINH LÝ của họ để biết được thời điểm họ thay đổi nhận thức. Đây là điều khó khăn nếu nhân viên điều trị không gần gũi và thân thiết người nghiện nghe họ bộc bạch,tâm sự.


3. BIẾT CÁCH LỢI DỤNG NGHỊCH CẢNH CỦA HỌ VÀ NỘI QUI CHẶT CHẼ trong Trung Tâm để hướng bệnh nhân cộng tác với điều trị.

Nếu một bệnh nhân thực sự chưa muốn thoát ra khỏi ma túy, người tư vấn nên gợi cho bệnh nhân rằng: họ sẽ tiếp tục nghiện thì sẽ được gì?


4. NHẬN BIẾT ĐƯỢC NHỮNG ĐIỂM MẠNH, NHỮNG SỞ TRƯỜNG của người nghiện để nhắc nhở họ rằng: họ vẫn là người đầy đủ khả năng sống và làm việc như một người bình thường không có ma túy.


5. BIẾT LẮNG NGHE những ý kiến phản hồi của người nghiện về cách thức tiếp cận vấn đề của mình.


6. TẠO RA CHO NGƯỜI NGHIỆN NHỮNG THỬ THÁCH từ nhỏ đến lớn để tăng dần chí phấn đấu và lòng tự trọng của họ.


7. BIẾT CÁCH CỔ VŨ, KHÍCH LỆ bệnh nhân khi họ làm tốt, chia sẻ an ủi khi họ có cố gắng mà vẫn chưa làm tốt được.


8. SAU CÙNGNẾU NGƯỜI NGHIỆN KHÔNG THỂ CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI của họ được, hoặc CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG, nhà tư vấn phải hiểu tại sao.Chuyển đổi là một quá trình khoa học nhiều cơ sở để dự đoán trước.


IV. TRỊ LIỆU TÂM LÝ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Phương pháp tâm lý liệu pháp phân tâm thường được đề nghị sử dụng đối với đối tượng nghiện ma túy. Các xung đột về lệ thuộc hoạt hóa nhanh  trong quan hệ bệnh nhân với thầy thuốc.


Các biểu hiện rối loạn tâm sinh lý đe dọa cắt đứt việc chữa bệnh khi thầy thuốc đang điều trị bàng quan và thiếu thông cảm có thể nghĩ rằng đối tượng có thể đe dọa ảnh hưởng chung quanh.


Điều chỉnh mối quan hệ để thích ứng với các thái độ trái ngược và hai chiều của đối tượng không  đủ.


Đối tượngthường: Biểu hiện trực tiếp  haygián tiếp các cảm nghĩ thù nghịch do đó các mục tiêu là việc xác định thảo luận làm rõ kế hoạch đối phó nhằm giáo dục ngăn chặn khi có biểi hiện chống đối.


C. TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

I. MỤC ĐÍCH:

Giúp các thành viên khác nhau trong gia đình của học viên hiểu rõ những vấn đề liên qua đến ma túy, tác hại của ma túy, quy trình cai nghiện – phục hồi, nội quy và hoạt động của Trung Tâm. Hình thức có thể áp dụng: tư vấn cho gia đình từng học viên hoặc tư vấn nhóm gia đình (của nhiều học viên).


Giúp gia đình tiếp nhận học viên trở vềsau quá trình điều trị tại Trung tâm: Biện pháp ngăn ngừa sử dụng ma túy: các yếu tố bảo vệ, các yếu tố nguy cơ , kỹ năng hỗ trợ người nghiện chống nguy cơ tái nghiện và giúp họ từng bước tái hoà nhập cộng đồng.


Tư vấn gia đình khi cần giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên (thông thường cần có sự tham gia của người nghiện và các thành viên liên quan ).


II. TƯ VẤN CHO GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Gia đình đóng vai quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy: việc sử dụng ma túy của cha mẹ, tâm bệnh lý của cha mẹ, các mối quan hệ vợ chồng, các mối quan hệ cha mẹ con cái là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhauRối loạn các yếu tố này, có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các yếu tố khác.


Việc dùng ma túy của thanh thiếu niên cũng có thể là thái độ phản ứng lại mối quan hệ hay tâm bệnh lý của cha mẹ đối tượng không đồng ý. Do đó vấn đề tư vấn cho gia đình người nghiện ma túy là một vấn đề khó khăn và đề nghịngười tư vấn cần phải làm rõ.


1. GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY:

Không ít trường hợp có gia đình hơn hai người sử dụng hoặc buôn bán ma túy cùng lúc. Đây là một vấn đề rất khó khăn cho công tác điều trị khi rời trung tâm về. Khả năng tái nghiện hầu như chắc chắn.


Trong gia đình nếu có hơn 2 anh chị em nghiện ma túy mà chỉ có một người chịu cai nghiện thì việcphục hồi rất khó khăn. Trong trường hợp này phải :

  • -  Xem xét hoàn cảnh gia đình đối tượng cùng những ảnh hưởng của nó tới cơ hội phục hồi của đối tượng.

  • -  Động viên tất cả những thành viên trong gia đình,nhất là những người có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đối tượng.

  • -  Phải tính đến một môi trường khác, nếu trở về gia đình việc chống tái nghiện bị đe doạ.


2. CHA MẸ SỬ DỤNG MA TÚY:  

Khi cha mẹ một hoặc hai sử dụng ma túy – việc cai nghiện của đối tượng vô cùng khó khăn : hai nhân tố bảo vệ đã mất mộthoặc cả hai. Cha mẹ nghiện thì không thể giúp đỡ về tình cảm cũng nhưđạo đức cho con mình.. Trong trường hợp này phải :

  • - Nói rõ với cha mẹ, nếu muốn con cái họ từ bỏ được ma túy, trước tiên họ phải cai nghiện.

  • - Nếu không thể tạo ra được một môi trường gia đình tốt cho đối tượng, thì khi về cần nghĩ đến việc để đối tượng cai nghiện sống với những người thân khác.


Các nghiên cứu về các chất ma túy của Needle và ctv ( 1988 ) thấy các bà mẹ (chứ không phải các ông cha) sử dụng ma túy thì con cái thường dùng chất ma túy nhiều hơn các thanh thiếu niên có mẹ không dùng ma tuý.


Các yếu tố khác có thể tăng nguy cơ dùng ma túy ở con cái các người nghiện rượu và nghiện ma túy: do bị ngược đãi, bạo hành, bị bỏ rơi.


Ở New York năm 1987, 64% số trẻ em bị ngược đãi và bỏ rơi liên quan đến lạm dụng ma túy hay rượu ( Chasnoff, 1988 ). Khi có vấn đề, cả gia đình ở trong tình trạng mất thăng bằng, sinh hoạt gia đình bị rối loạn.


3. HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH QUÁ KHÓ KHĂN VỀ KINH TẾ:

Người nghiện ma túy thuộc thành phần nghèo khó thường cha mẹ ít quan tâm đến việc điều trị cho con cái. Họ giao phó tất cả cho Nhà Nước, hoặc các Trung tâm cai nghiện dễ dàng bỏ điều trị ngay khi con cái họ có yêu cầu.


Trong trường hợp này cần giải thích với gia đình người nghiện về những tác hại và lợi ích của việc cai nghiện nhằm mục đích lôi kéo sự tham gia của gia đình vào việc điều trị.  Gia đình phải được thừơng xuyên thông báo tiến trình điều trị của đối tượng nhằm kích thích sự quan tâm của gia đình đối với con cái.


Nếu có điều kiện kêu gọi sự hỗ trợ của xã hội giúp đỡ họ bằng những biện pháp cụ thể, để họ có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu điều trị.


4. THÁI ĐỘ CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI NGHIỆN MA TÚY:

Một số gia đình khi biết con cái nghiện ma túy cócảm giác bất lực, xấu hổ, thất bại, thiếu bổn phận và rất ngại để lộ vấn đề này ra ngoài gia đìnhVì những suy nghĩ này – cha mẹ không có hành động thích hợp bằng cách chỉ  cho con cái họ điều trị tại gia đình, mời thầy thuốc về nhà cai nghiện thay vì đến các trung tâm cai nghiện.


Trong truờng hợp này, công tác tư vấn giúp đỡ cho các bậc cha mẹ hiểu rõ tác hại và hậu quả của việc sử dụng ma túy nếu để tình trạng nghiện ngập con em họ kéo dài sẽ càng thêm tác hại và càng làm gia đình họ thêm tan nát.


5. TÂM BỆNH LÝ CỦA CHA MẸ:

Các đối tượng nào có cha hay mẹ mắc một bệnh tâm trí thường có khuynh hướng sử dụng ma tuý nhiều hơn người khác ( Choquet và ctv., 1990 ). Trường hợp cha mẹ bị trầm nhược thì con cái có nguy cơ dễ sử dụng các chất ma túy.


6. SỰ ĐỔ VỠ CỦA GIA ĐÌNH:

Sự phân ly gia đình do chết, ly thân hay ly dị là một nhân tố nguy cơ của lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên.


Một số đối tượng đã nghiện ma túy vì những tổn thương tình cảm phát sinh từ gia đình, do đỗ vỡ của cha mẹ. Việc cha mẹ chia tay thường đi kèm với những bất hoà, xích mích.


Một trong những hậu quả của gia  đình tan vỡ là sự buông lỏng kỷ luật trong gia đình, khiến cho trẻ em vượt ra ngoài quản lý của cha mẹ.


Có những trường hợp đối tượng đã sử dụng ma túy như một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân của cha mẹ bằng cách nghiện để buộc cha mẹ thôi bất hoà mà quan tâm đến đối tượng hơn.


Anh hưởng của việc gia đình tan vỡ đối với vấn đề lạm dụng ma túy của đối tượng cần phải được giải quyết trong quá trình điều trị. Nhân viên tư vấn cố gắng giúp đối tượng chấp nhận vấn đề và phải trang bị cho đối tượng những tư tưởng ổn định khi rời trung tâm về sống với một trong hai người.


Việc sử dụng ma túy gấp 2 lần nhiều hơn trong các gia đình bị tan vỡ (Leselbaum và ctv, 1984). Các gia đình bị tan vỡ có số người sử dụng ma túy nhiều hơn so các người gia đình có hạnh phúc.


7. GIA ĐÌNH KHÔNG HOÀ THUẬN:


Sự bất hoà của cha mẹ liên quan đến việc dùng ma túy ở tuổi thanh thiếu niên. Nadier và ctv (1981) thấy có sự quan hệ không tốt giữa cha mẹ ngày càng làm tăng tần suất sử dụng ma túyCha Mẹ cãi nhau thường xuyên sẽ khiến con cái sử dụng ma túy hơn.


Một người nghiện ma túy thường gây nên những đổ nát trong gia đình. Sau bao năm cố gắng chung sống và chịu đựng với người nghiện, gia đình luôn luôn sống trong tình trạng bất hoà, xáo trộn nhiều mặt.


Nếu gia đình trước đó đã gặp nhiều khó khăn, tình trạng nghiện của đối tượng làm cho gia đình càng trở nên tồi tệ hơn.


Một gia đình bất hoà sẽ khó lòng nhất trí với trung tâm về biện pháp cai nghiện cho đối tượng. Các thành viên quan trọng trong gia đình này thườngcó những quyết định mâu thuẫn nhau làm chochương trình điều trị bị phá hoại, săn sóc hậu cai không thực hiện được.


Trong một số trường hợp khác, người nghiện bị giằng co giữa các thế lực trong gia đình và họ thường lợi dụng khe khở này để bỏ dở điều trị. Với các gia đình này, nhân viên tư vấn phải :


- Thông qua người nghiện, người điều trị phải nắm được một cách sâu sắc động cơ gây ra bất hoà trong gia đình họ. Vấn đề sau đó là giúp đối tượng thoát ra khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía gia đình không ổn định của học viên.


- Tìm ra người nào có ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình, hướng họ đếncộng tác với chương trình điều trị như một trợ thủ cho trung tâm.


8. CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI:

a)Phong cách giáo dục:

Leselbaum và ctv (1984) thấy có sự liên quan giữa sử dụng ma túy và kiểm tra của gia đình : các thanh niên sử dụng ma túy nói rằng cha mẹ họ ít kiểm tra việc đi chơi và việc học tập của họ.


Trong nghiên cứu của Barnes và Windle (1987), cha mẹ càng đặt ra các quy tắc về các hoạt động của con cái thì tỷ lệ các vấn đề liên quan đến rượu, sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp và các hành vi lệch lạc ngày càng ít hơn. Tỷ lệ Thanh thiến niên sử dụng ma túy cao ở những người có cha mẹ lơ là tình cảm


b)Các mối quan hệ tình cảm:

Quan hệ xung đột ở cha mẹ luôn luôn ảnh hưởng lớn đến số thanh thiếu niên sử dụng ma túy. Sự thương yêu giữa cha mẹ giảm việc dùng ma túy ở thanh thiếu niên.


Các hậu quả của các mối quan hệ với cha và mẹ đã được biệt hoá. Kandel và ctv (1978) báo cáo rằng sự thiếu thốn tình cảm cần thiết củacha ảnh hưởng đến việc sử dụng các chất ma túy. Brook và ctv (1981) xác nhận rằng một mối quan hệ nồng ấm với cha làm giảm việc sử dụng các chất ma túy. Trong nghiên cứu của Mellinger và ctv (1975), các thanh niên sinh viên không sử dụng ma túy cảm thấy gần gũi với cha họ hơn và có ít xung đột với cha. Các học  sinh trung học có dùng chất ma túy với liều cao đã nêu lên sự bàng quan của người cha trong 18% trường hợp (Dandson và Choquet 1980).


Việc nuông chiều của người mẹ liên quan với các nguy cơ sau này của việc dùng thuốc lá, rượu và ma túySự nuông chiều của mẹ với thanh thiếu niên tạo điều kiện xấu cho việc xử dụng các chất ma túy (Brook và ctv 1989). Các thanh thiếu niên đang điều trị tại các trung tâm cai nghiện ma túy theo nghiên cứu của Denoff (1988) cho rằng các bà mẹ hay chen vào nhiều vấn đề không phù hơp. Schwartz và ctv (1990) đã đánh giá về xúc cảm quá đáng của người mẹ : mức độ cao về xúc cảm bộc lộ của bà mẹ liên quan đến một nguy cơ nhân lên 3 lần về trầm nhược, lạm dụng ma túy hay các rối loạn hành vi ở trẻ em.


9. CÁC HÀNH HẠ VỀ CƠ THỂ VÀ TÌNH DỤC:

Các hành hạ về thể xác và tình dục thường kết hợp với lạm dụng và lệ thuộc ma túy của thanh thiếu niên : Cavaiola và Schiff (1989) đã khảo sát trong 500 thanh thiếu niên cai nghiện ma túy, thấy 15% trường hợp bị hành hạ về thể chất, 6% bị hành hạ về tình dục, 5% loạn luân kết hợp với hành hạ thể chất, 5% loạn luân không có hành hạ thể chất.


Trong nghiên cứu Edwal và ctv (1989), 597 thanh thiếu niên được điều trị vì lạm dụng ma túy, tự khai là nạn nhân của các vụ hành hạ tình dục trong và ngoài gia đình : 7,2% trường hợp bị hành hạ tình dục trong gia đình, 7,9% trường hợp bị hành hạ tình dục ngoài gia đình .


Các thanh thiếu niên nghiện ma túy nạn nhân của các hành hạ tình dục biểu hiện các rối loạn tâm bệnh lý nặng hơn đặc biệt  một tần suất lớn hơn về các hành vi tự sát : ý định tự sát đã được thực hiện trên 56,5 nạn nhân của tệ loạn luân, 35,7% nạn nhân của tệ hành hạ tình dục ngoài gia đình, so với 20,4% số thanh thiếu niên nghiện ma túy không phải là nạn nhân của các hành hạ tình dục.


III. TRỊ LIỆU TÂM LÝ GIA ĐÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Là phương thức được sử dụng để giúp gia đình giảm các xung đột và tăng cường trách nhiệm của các thành viên. Quá trình này dựa trên giả thuyết rằng các hoạt động giúp đỡ của nhân viên tập trung vào lĩnh vực gia đình, không phải chỉ với một cá nhân nào khác. Đơn vị cần thay đổi là gia đìnhTất cả các thành viên trong gia đình đều cần tham gia vào các hoạt động thay đổi. Các yếu tố cơ cấu, mối quan hệ giữa các thành viên rất quan trọng. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng vào kết quả trị liệu, vìcả gia đình được xem như là một hệ thống, bao gồm nhiều nhân tố, nhiều cá nhân có điều kiện hỗ trợ tốt nhất. Vì thế, mục đích trong quá trình này là giúp cho cả gia đình lấy lại được thăng bằngtăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh sự hoà hợp, và hoàn thiện các mối quan hệ.


Hiện nay có rất nhiều lý thuyết và phương thức  trị liệu gia đình. Nhân viên điều trị có thể làm việc với một hay nhiều thành viên trong gia đình vào những lúc khác nhau và chú trọng vào những quan hệ trong gia đình, gồm vấn đề như sau :


1/ NHẬN ĐỊNH TÌNH HUỐNG: nhân viên điều trị nhận định tình huống của toàn thể gia đình: cơ cấu, tiểu sử, mối quan hệ, vấn đề hiện nay và cácnhu cầu – qua từng quan niệm của mỗi thành viên vì mỗi thành viên có thể có cách nhìn khác nhau về cùng một vấn đề.


2/ XÁC ĐỊNH LẠI VẤN ĐỀ: khi gia đình đến tìm sự giúp đỡ , họ thường có một cách nhìn của riêng họ về nguyên nhân tính chất của vấn đề. Vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn khi ta xem xét quan niệm và nhu cầu khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Thường khi, nhân viên phải giúp gia đình xác định lại vấn đề với nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau.


3/ NHẬN ĐỊNH NHU CẦU CẦN THAY ĐỔI: vì các thành viên trong gia đình có cách nhìn nhận khác nhau, nhân viên cần giúp gia đình xem xét lại nhu cầu của mỗi cá nhân cũng như của toàn thể gia đình và đặt mục tiêu cụ thể. Đôi khi các thành viên có những mục tiêu đối lập lẫn nhau.


4/ XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN HỔ TRỢtrong và ngoài gia đình : nhân viên giúp gia đình nhận định những tiềm năng trong gia đình và các nguồn hỗ trợ ngoài gia đình.


5/ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ THAY ĐỔI: nhân viên điều trị sử dụng một số các kỹ thuật như thảo luận, hồi tưởng diễn lại tình huống, bài tập thay đổi hành vi v.v. để tạo sự thay đổi trong hệ thống gia đình. Sự thay đổi có thể nhắm vào cơ cấu, mối quan hệ cụ thể, và sự tác động qua lại hoặcmột số hành vi cụ thể .


6/ ĐÁNH GIÁ, KẾT THÚC VÀ THEO DÕI: nhân viên điều trị giúp gia đình nhận định và đánh giá các thay đổi, trong từng cá nhân và trong gia đình, và giúp họ chuẩn bị tinh thần cho những tình huống khó khăn có thể xảy ra trong tương lai. Đôi khi cũng cần có sự theo dõi sau khi kết thúc để xác định mức độ tiến triển.


Phương thức này có nhiều kỹ thuật khác  nhau, và thời gian trị  liệu cũng tuỳ thuộc theo tính chất và mức độ của vấn đề khó khăn của gia đình.

  • - Các trị liệu tâm lý gia đình giúp cha mẹ biết cách giáo dục và theo dõi con cái một cách hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ do không biết cách giáo dục đã đẩy con cái thêm vào con đường nghiện ngập, do bất mãn, do nuông chiều và nhiều lý do khác.


  • - Cần giúp đỡ gia đình biện pháp giáo dục tuỳ thuộc từng đối tượngtuỳ thuộc từng hoàn cảnh nhất là đối với những gia đình có vấn đề phức tạp giữa cha mẹ khi giữa cha và mẹ có những đỗ vỡ cần làm cho cha mẹ xích lại gần nhau bằng cách giúp họ xác định trách nhiệm và hậu quả đối với con cái để họ hợp tác thực hiện các mục đích đề ra. Khi các hành vi của người nghiện khả quan hơn thì các xung đột giữa cặp cha mẹ lại có thể cải thiện diễn biến tốt hơn.


  • Tiếp cận hành vi, mục đích nhằm cải thiện sự quan hệ trong gia đình, cải thiện các vấn đề giữa các thành viên trong gia đình và mặc nhiên tạo một số nguyên tắc ứng xử giữa đối tượng và cha mẹ, cùng thân nhân của đối tượng cai nghiện ma túy.


  • Tiếp cận phân tâm giới hạn nói chung ở chỗ cố gắng ngăn ngừa đối tượng khỏi bị ảnh hưởng của các xung đột gia đình để có thể đạt tới trị liệu cá nhân. Các khó khăn khi làm giảm các xung đột trong các mối quan hệ luôn đòi hỏi sự kết hợp việc cải thiện các mối quan hệ trong gia đình và các phương thức trị liệu cá nhân.


D. TƯ VẤN VÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHÓM NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Trị liệu tâm lý nhóm và tư vấn nhóm có nhiều điểm tương đồng trong trình tự tiến hành. Mặc dù cùng chung mục đích là điều trị. Tư vấn tâm lý nhóm nhấn mạnh vào những hành vigắng công gọt dũa và thay đổi chúng. Còn trị liệu tâm lý nhóm có tính chất đi sâu hơn vào nội tâm người nghiện, hướng vào việc điều chỉnh những vấn đề có tính chất bản chất, những xung đột của bệnh nhân về phương tiện cảm xúc. Tuy khác nhau về phương thức giải quyết nhưng các bước chuẩn bị lại giống như nhau, và nhân viên điều trị làm trưởng nhóm có thể hướng dẫn nhóm theo hướng tích cực thấy cần thiết.


Bước 1: Nội dung bước 1:

1.1 Những yêu cầu của nhân viên điều trị.

1.2 Đặt ra những ý muốn của từng học viên.

1.3 Quy định thời gian sinh hoạt.

1.4  Quy định tiêu chuẩn của tiêu chuẩn thành phần – tổ chức.

1.5 Nội quy nhóm.

1.6 Những quy định cho một môi trường an toàn gồm các yếu tố:

  • - Mọi thông tin trong nhóm không được phổ biến ra ngoài cho các học viên khác biết.

  • - Mọi lời nói hành động đều phải có tính cách xây dựng, giúp đỡ, không được mang tính chất đả phá, chỉ trích, triệt hạ nhau.

  • - Nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị chuyển ra nhómmang tính chất đối đầu cao hơn.

  • - Mọi tâm tư, nguyện vọng của thành viên đều được nhân viên điều trị tận tình giúp đỡ. Nếu vượt ra khỏi thẩm quyền, sẽ chuyển đến cấp cao hơn để đảm bảo rằng mọi nguyện vọng đúng đắn của học viên sẽ được giải quyết.


Bước 2: Biện pháp hoạt động:

  • Những vấn đề cần đề cập.

  • - Biện pháp để xây dựng chỉnh đốn hành vi cho nhau.

  • - Biện pháp kỷ luật đối với thành viên ngoan cố (hình phạt nặng nhất là đuổi khỏi nhóm – nghiêm trọng hơn thì sẽ bị xử phạt cấp Trung Tâm).


Bước 3: Nội dung điều trị:

  • - Trình bày những vấn đề thiết thực, có nội dung tốt, nêu lên những nhân tố điển hình người khác noi gương.

  • - Đặt ra những vấn đề đòi hỏi học viên phải động não, xử lý. Qua đó bộc lộ được nội tâm và hành vi.


Quy định cho cả nhóm được biến thành một nội quy sinh hoạt, nhấn mạnh vào:

  • a) Phải tôn trọng lẫn nhau.

  • b) Phải trách nhiệm với nhau.

  • c) Chú ý lắng nghe và có sự thông cảm nhau

  • d) Thấy rõ và phát hiện những điều chưa tốt

  • e) Luôn luôn xây dựng lẫn nhau


Khuôn khổ chương trình điều trị đề cập đến những vấn đề như sau:

  • - Những triển vọng về giải pháp chữa trị

  • Những triển vọng về bệnh nhân nghiện ma túy.

  • Thời gian hoạt động của nhóm.

  • Những quy định tham gia nhóm

  • Những quy định chăm sóc

  • Những quy định về an toàn

  • Những vấn đề về thành phần nhóm


1. AN TOÀN:

An toàn đề cập đến hệ thống các quy định nhằm quản lý :

  • - Những hành vi đúng đắn (bằng lời).

  • - Các điều kiện theo đó một người sẽ bị chuyển ra khỏi nhóm (nếu có  hành vi bạo lực đối với các thành viên khác) và phải đổi qua nhóm khác có những điều kiện khắc khe hơn.

  • - Các điều kiện đảm bảo giữ kín các thông tin của các thành viên trong nhóm.

  • Tâm tư của các thành viên trong nhóm sẽ được sự giúp đỡ thông qua các nhân viên điều trị hoặc bởi các thành viên khác trong nhóm.


2. THÀNH PHẦN CỦA NHÓM:

Các nhóm được hình thành từ những người có đặc điểm tương tự (không giống nhau) có kết quả cai nghiện giống nhau. Các nhóm người nghiện là không đồng nhất.


3. QUY MÔ CỦA NHÓM: Các nhóm thường vào khoảng từ 5 – 15 thành viên.


4. PHÂN LOẠI NHÓM:

CÁC NHÓM “ ĐÓNG ”: Gồm khoản 10 thành viên cùng lứa tuổi, giới, có những đặc điểm tương tự nhau. Hình thức nhóm đóng này được sử dụng cho những mục tiêu được xác định trước và thời gian sinh hoạt không dài ngày. Nhóm trưởng là nhân viên điều trị có cá tính cương quyết.


CÁC NHÓM “ MỞ ”: Gồm khoản 30 thành viên, có thể thu nhận thành viên mới, và các thành viên  có thể được đưa sang các nhóm đóng do một yêu cầu điều trị có mục tiêu rõ rệt.


Khi các nhóm mở này được sử dụng cho các chương trình điều trị kéo dài, nếu cần nhóm mở vẫn phải được đối phó như nhóm đóng. Sinh hoạt của nhóm có thể tuần 3 lầnhoặc hàng ngày dưới hình thức thảo luận hay bài giảng. Đặc điểm của nhóm đóng là đối chất, đấu tranh (Trưởng nhóm là nhân viên điều trị có chuyên môn tâm lý, hiểu biết đối tượng).


5. CÁC GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG:

5.1 BƯỚC ĐẦU CÁC THÀNH VIÊN ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG, biết cách tham gia vào chương trình.

5.2 SAU ĐÓ PHÁT HIỆN – GIẢI QUYẾT là những mâu thuẫn, những sai phạm, những chống đối  để sửa chữa cho nhau.


Về phương tiện điều trị, nhóm là đại diện cho một xã hội, một môi trường sinh hoạt nhỏ. Mọi sinh hoạt trong nhóm dần dần giúp cho học viên hiểu biết về mặt xã hội để sửa đổi hành vi. Mỗi thành viên trong nhóm sau một thời gian điều trị có thể là người dự báo tốt nhất về sự thành công hay thất bại trong mỗi mô hình điều trị. Một câu tục ngữ Pháp phát biểu: "Cho tôi biết bạn anh là ai tôi sẽ biết anh là người như thế nào”. Thật vậy sự thành đạt của một thành viên trong nhóm có thể phản ánh sự thành công của nhóm, và sự tái hoà nhập cộng đồng chỉ có thể tốt lành một khi người nghiện có những kỹ năng đầy đủ về mặt xã hội.


6. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC SINH HOẠT NHÓM:

  • Liên hệ

  • Tôn trọng lẫn nhau

  • Tập trung chú ý

  • Quan tâm một cách có trách nhiệm

  • Chú ý lắng nghe

  • Sự cảm thông


Trao đổi thông tin với ý thức xây dựng mà những thông tin này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với các thành viên trong nhóm. Sự nhận diện, phát hiện các vấn đề có liên quan.


I. TƯ VẤN NHÓM CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nhóm là đại diện cho một xã hội thu gọn. Sửa đổi hành vi một cách tốt nhất là thông qua sự hiểu biết về mặt xã hội và thông qua các sinh hoạt trong nhóm. Mỗi thành viên là người dự báo tốt nhất về sự thành công hay không thành công của mỗi quá trình cai nghiện. Tái hoà nhập cộng đồng chỉ có thể xảy ra nếu bệnh nhân có hiểu biết đầy đủ về mặt xã hội.


1.ĐỊNH NGHĨA:

Tư vấn nhóm là một hình thức điều trị gồm một số những người nghiện hình thành một tổ chức trong đó :

  • Hành vi của mỗi thành viên được cả nhóm cùng biết.

  • - Các thành viên trong nhóm đều đồng đẳng và học tập lẫn nhau.


Sự tập hợp các đối tượng nghiện thành từng nhóm sinh hoạt riêng có một lợi ích nhất định trong quá trình điều trị.


1.1  Mỗi thành viên thể hiện sự hiện hữu cũng như nhận thức của mình bằng chính những phát biểu của mình trước tập thể.


1.2 Mỗi thành viên được nhóm đóng góp hiểu rằng họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác cũng như sửa chữa những khuyết điểm của họ.


1.3 Học viên được giúp đỡ để phân tích và nhận thức những hành vi bình thường và không bình thườnghành vi đúng sai. Họ được giúp đỡ để biết hành vi của chính mình thông qua sự phản hồi của những thành viên khác trong nhóm.


1.4 Học viên được học để hiểu rằng họ không phải là người xấu, họ có thể có những suy nghĩ, những tình cảm đúng đắn của mình để nhận xét giúp đỡ người khác trong cùng nhóm hoặc người ngoài nhóm. Như vậy qua tư vấn nhóm, hai phương diện chứa nguy cơ cao là nội tâm và quan hệ cá nhân sẽ được bộc lộ, sinh hoạt nhóm sẽ được bộc lộ, sinh hoạt nhóm sẽ đạt được một số yếu tố sau :


  • - Những hiểu biết thêm về bản thân mình cũng như các thành viên khác trong nhóm.

  • - Những hy vọng về tương laicuộc sống không có ma túy.

  • - Những hiểu biết về cuộc sống tập thể, những mối quan hệ đúng đắn giữa người và người.

  • - Lòng vị tha săn sóc lẫn nhau.

  • Học tập lẫn nhau.

  • Học tập kỹ năng xã hội hoá.Những cách sống sao với nhau cho hoà thuận

  • Học tập kỹ năng xử lý thông tin. Biết cách đánh giá và phát huy những hiểu biết đã qua.

  • Sự phấn chấn, hăng hái do sống trong môi trường lành mạnh

  • - Học tập về tình yêu thương gia đìnhtập thể và ngay cả cá nhân mình.

  • - Sẽ tạo được sự tự tin dần dần cho các học viên.

  • Sự bắt chước học tập lẫn nhau.

  • - Trong các yếu tố lợi ích do tư vấn nhóm đem lại, hai yếu tố học tập lẫn nhau hăng hái sống tác dụng mạnh mẽ nhất trongtác động chuyển đổi hành vi.


2. MỤC ĐÍCH CỦA TƯ VẤN NHÓM:

Trọng tâm của tư vấn nhóm là nhằm tập hợp những đối tượng học viên tích cực, có tiến bộ trong quá trình điều trị tại trung tâm để xây dựng một (hoặc nhiều) nhóm đồng đẳng, dùng sự tương tác nhóm, năng động nhóm để gây ảnh hưởng lên trên hành vi, nhận thức của từng cá nhân thành viên. Trọng tâm của sinh hoạt nhóm là phát triển kỹ năng quan hệ xã hộikỹ năng làm việc tập thểkỹ năng tự quảnbộc lộchia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.


Nguyên tắc: tất cả thành viên trong nhóm đều bình đẳng với nhau, phải hiểu biết hoàn cảnh của nhauxem vấn đề của từng thành viên như vấn đề chung mà nhóm cần phải giải quyết.


Nhóm đồng đẳng khi hoạt động tốt sẽ giúp hình thành một tập thể các hạt nhân tích cực góp phần thúc đẩy các học viên khác trong Trung tâm tham gia các hoạt động giáo dục và trị liệu.


Trong giáo dục các đối tượng nghiện ma túy, tư vấn nhóm rất quan trọng để thay đổi thái độ, hành vi và tạo điều kiện thay đổi lối sống. Thông qua sinh hoạt nhóm giúp các cá nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm để tạo sự thay đổi hành vi và thái độ, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, quyết tâm cai nghiện.


2.1 MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM:

Tăng cường sự gắn bó giữa các nhóm viên. Giúp các thành viên chia sẻ thông tin, nhu cầu giao tiếp, chia sẻ tâm tư tình cảm, tạo ảnh hưởng của mình đối với nhóm.


Giúp các cá nhân tăng cường khả năng xã hội hoátạo sự thay đổi hành vi, thái độ thông qua các hoạt động của nhómtăng tính tự trọng trong giao tiếpkhả năng hợp tácthực hành tương tác trong nhóm tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng.


Tạo sự thay đổi hành vi thái độ thông qua hoạt động nhóm, cácquy định trong nhóm để tạo sự thay đổi hành vi, thay đổi của mỗi cá nhân riêng lẻ.


2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Thông qua sinh hoạt nhóm giúp các thành viên nâng cao hiểu biết về các kiến thức tự nhiên và xã hộicách giao tiếp và ứng xử với bạn bè cùng có chung hoàn cảnh. Từ đó giúp các đối tượng cải thiện các quan hệ, tăng cường tính tự tin.


Giúp các đối tượng giải tỏa tâm lý tự titiêu cựctăng cường tính tự tin, xây dựng niềm tin chấp nhận cuộc sống mới.


Tạo ảnh hưởng kiểm soát nhóm tới hành vi cá nhân: qua quan sát thái độ, hành vi của các thành viên khác trong nhóm, kỷ luật do nhóm đặt ramỗi cá nhân sẽ phải tuân theo và rèn luyện tính kỷ luật.


Nhóm đem lại những tình huống đời thường, những tình cảm giữa những người có chung cảnh ngộ, thay thế những tình cảm đã bị mất mát do nghiện ngập gây nên.


Thông qua sinh hoạt nhóm các đối tượng sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm cai nghiện hoặc cách đối phó với những vấn đề khó khăn thường gặp trong cuộc sống.


II. TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHÓM NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

1.CÁC LOẠI NHÓM VÀ MỤC ĐÍCH:

1.1 NHÓM GẶP GỠ CƠ BẢN (BASIC ENCOUNTER GROUP):

Trong đời sống, người ta thường gặp nhau ở bề ngoài hời hợt, quan hệ xã giao. Nhóm này giúp các thành viên gặp gỡ nhau ở chiều sâu.


1.2 NHÓM LUYỆN TẬP (TRAINING GROUP):

Thường tư tưởng và ý kiến thì dễ bộc lộ hay diễn đạt ra nhưng phần tình cảm thì hay bị bế tắc (block) không bộc lộ ra được (nhất là ở xã hội VN) ; nó chỉ ngấm ngầm hoặc nghẹn lại nên nhóm này giúp ta phải cố gắng luyện tập (training)đểbộc lộ ra, đểtruyền thông được (communication).


1.3 NĂNG ĐỘNG NHÓM (DYNAMIC GROUP):

Mục đích của sự thành nhân là mục đích của nhóm:

  • - Tìm được một nhân cách thuần nhất(không bị khe hở nội tâm).

  • - Ý thức thực tại.

  • - Dám liều lĩnh trước những mới lạ của cuộc đời. Dám nói dù biết rằng đã bị phán xét, dù sẽ có thể nói hớ…

  • - Biết tự bộc lộ, thắng được kháng cự bên trong tađể khám phá và phát huy một sức mạnh trong chính mình hầu biết tự lập, chủ động và đứng vững môt mình.

  • - Biết truyền thông.


2. PHƯƠNG PHÁP:

2.1 CHÚ Ý TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ, chú ý trạng thái của những người đang có mặt.


2.2 ĐỐI THOẠI TAY ĐÔI, không được nói đến kẻ thứ 3 (3è personme) như anh ấy, anh ta .. Phải là nói tới, không nói lui (có thể nói về một người đang có mặt trong nhóm ).


2.3 TẬP LẮNG NGHE: quan tâm đến một thành viên đang bộc lộ bằng một khía cạnh (thông điệp có lời, thông điệp không lời) bằng cả giác quan của mình (tay nghe mắt nhìn).

  • - Nhắc lại mọi người nói chuyện với nhóm chứ không phải nói với người điều phối.

  • - Nhắc thành viên diễn tả đúng tên, đúng sự việc

Vd: Tôi không ưa mấy" hay "Chị muốn nói là chị ghét phải không?"


2.4 CẦN HIỂU ĐƯỢC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG SỰ THINH LẶNG.

Nó thường xảy ra:

Khi người ta khổ sở.

Sau mỗi lần nói thật …


2.5 BIẾT LÀM SÁNG TỎ NHỮNG THÔNG ĐIỆP:

Thông điệp không lời : nhún vai, quay mặt chỗ khác, nụ cười lúng túng, mắc cỡ hay mỉa mai, chế nhạo … ). Mời đương sự diễn tả: "anh cảm thấy thế nào?”


Thông điệp hàm hồ: "Không ai thương tôi, đi đâu cũng bị la", "Ai không thương anh ? Anh đi đâu bị la ?"


Thông điệp mâu thuẫn:"Tôi nghe được hai điều khác nhau (giận khi về trễ, mặc kệ khi về trễ …) vậy cái nào là ý chị ?", "Chị nói không giận nhưng giọng nói chị cho biết là khác".


2.6 NGƯỜI ĐIỀU HOÀ CẦN NHẮC NHỞ:

a. Ba quy tắc của nhóm:

  • 1. Tại đây lúc này.

  • 2. Phải tự bộc lộ.

  • 3. Mỗi người có trách nhiệm cho sự tiến triển của nhóm.


b. Thời gian trong nhóm là quan trọng:

  • - Đừng để trên đường về, hối tiếc vì đã không nói điều gì, chưa thực hiện việc gì…

  • - Dù sự thinh lặng là nơi trú ẩn an toàn nhưng nó làm cho mình không sử dụng hết khả năng, không tăng trưởng, không quan hệ được với thân nhân, không sống…


* Nên quan tâm đến thành viên tích cực muốn xây dựng nhóm – không mất thì giờ với kẻ diễu cợt, bắt bẻ, chơi nổi … làm trì trệ nhịp tiến của nhóm.


3. ĐIỀU TRỊ THEO NHÓM:

Điều trị nhóm hình thành một môi trường trong đó:

  • - Hành vi của mỗi thành viên được cả nhóm cùng biết.

  • - Các thành viên giúp đỡ điều chỉnh hành vi lẫn cho nhau.

  • - Các thành viên biết được từ những người cùng nhóm.

  • - Các thành viên dần dần trở thành những thành viên tích cực có thể tự điều chỉnh hành vi và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình cai nghiện.


ĐIỀU TRỊ THEO NHÓM TẠO THÀNH MÔI TRƯỜNG, trong đó:

  • - Các thành viên biết thể hiện tình cảm của mình bằng lời nói.

  • - Hành vivà thái độ của mỗi thành viên được phân tích để họ:

  • Hiểu được họ bị ảnh hưởng bởi những người khác nhau như thế nào.

     Hiểu được ảnh hưởng của họ đối với những người khác

  • - Nêu ra các thành viên những ví dụ thực về những hành vi bình thường và những hành vi không bình thường. Cách thành viên biết cách nhìn nhận đánh giá hành vi chính họ thông qua sự phản ảnh và hoạt động của những người khác.

  • - Các thành viên có được một môi trường an toàn ở đó hành vi của họ được người khác nhận xét gợi ý và họ có thể góp ý cho người khác. Môi trường ở đó những suy nghĩ và hành vi chưa đúng đắn sẽ được đề cập đến đúng mức để điều chỉnh, còn bản thân họ không phải là người xấu.

  • - Môi trường mà các thành viên có điều kiện thể hiện tình cảm suy nghĩ phù hợp, đúng đắn của mình.


4. TÓM TẮT PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ THEO NHÓM:

Các nhóm hình thành cho các thành viên những yếu tố thuận lợi sau:

  • - Thông tin

  • - Hy vọng

  • - Hiểu biết những vấn đề chung

  • - Lòng vị tha

  • - Học tập lẫn nhau

  • - Kỹ thuật xã hội hoá

  • - Đánh giá đúng những hoạt động đã qua

  • - Sự phấn chấn

  • - Sự gắn bó các thành viên trong nhóm

  • - Tự tin vào cuộc sống

  • - Bắt chước


Học tập lẫn nhau và sự phấn chấn là hai yếu tố có tác dụng mạnh mẽ nhất


5.TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHÓM:

Các nhóm bạn bè đối tượng và các nhóm cha mẹ phải được hướng dẫn để hiểu biết nguyên nhân và hậu quả các hành vi nghiện ma túy, các khó khăn về tâm lý và các vấn đề có liên quan giữa cá nhân với những người chung quanh việc nâng đỡ của nhóm làm giảm các thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của đối tượng.


Trị liệu nhóm nhằm giải quyết thích ứng bằng cách sử dụng các biện pháp đấu tranh trực tiếp chống các tư tưởng, các hành vi nghiện ngậpchống lại sự nài xin và sử dụng chất ma túy. Ngoài ra, còn giúp đỡ đối tượng nâng cao kỹ năng xã hội tạo quan hệsự giao tiếp giải quyết cácvấn đề giữa con người với con người


5.1 KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ NHÓM:

Trưởng nhóm phải có trình độ và hiểu rõ các phương pháp để điều hành nhóm, có khả năng xử lý những tình huống đặc biện nhưbiết rõ về đối tượng của mình.


a) Sự bất ổn của học viên : Khi đối tượng lo âu, bất ổn là lúc họ có vấn đề. Người trưởng nhóm phải biết được vấn đề đógiúp đỡ họ vượt quaMọi xử lý vội vàng như đuổi học viên ra khỏi nhóm làm giảm kết quả điều trị.


b)Cố gắng thúc đẩy tính tự giác đối tượng, phải biết nhận lỗi mình trước nhóm. Tính tự giác sẽ gây một không khí phấn chấn trong nhóm, rất lợi cho việc điều trị.


c) Nêu ra những người tốt để làm gương và thúc đẩy cả tập thể.


d) Sự thiếu hoà hợp với tập thể và sinh hoạt do bị áp lực tâm lý là những vấn đề nghiêm trọng sẽ đưa đến những rối loạn về thái độ và hành vi của đối tượng. Những trường hợp này cần tư vấn cá nhân để kịp thời giải quyết.


e) Phải hướng dẫn toàn nhóm biết lắng nghe ý kiến của người khác về bản thân mình.


f) Phân công từng học viên nhập vai trò lãnh đạo. Kỹ thuật này giúp đối tượng học được tính tự tin và khả năng phân tích, phán đoán hành vi.


g) Toàn nhóm phải dân chủ bình đẳng.


5.2 SO SÁNH TƯ VẤN NHÓM VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ NHÓM:

TƯ VẤN NHÓM LIỆU PHÁP TÂM LÝ NHÓM
- Tính trực tiếp - Không trực tiếp
- Tính giáo dục - Gợi mở tư duy
- Hỗ trợ - Tính cấu trúc lại – Tìm kiếm sự lặp lại các hành vi
- Tình hình và sự phát triển - Tác động mạnh vềtâm lý
- Giải quyết các vấn đề - Phân tích
- Nêura các vấn đề về mặt nhận thức - Suy ngẫmvề những hành vi đã qua
- Nhấn mạnhvào cái gì được coi là hành vi tốt chưa tốt Hướng vào vấn đề tồn tại về mặt tình cảm

5.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ NHÓM:

LO ÂU: Khi ta quá lo âu sẽ dẫn đến những thay đổi. Cần cho đối tượng cảm giác an toàn nơi họ đang ở. Sự quá lo âu còn dẫn đến họ sẽ từ bỏ nhóm.


PHẤN CHẤN: Đề cập đến việc thành viên "nhận lỗi trước nhóm“ điều này tạo ra cảm giác phấn chấn bởi sự thành thật của người có lỗi trước tất cả các thành viên trong nhóm.


PHẢN CHIẾU: Đưa ra một ví dụ cho hành vi đúng đắn để noi gương và thực hiện.


SỰ KHÔNG HOÀ HỢP VÀ BỊ ÉP BUỘC: Các thành viên trong nhóm cai nghiện bị điều chỉnh dưới áp lực những người khác trong nhóm(điều chỉnh tác động từ bên ngoài) để thay đổi thái độ và hành vi. Hành vi mới dẫn đến thái độ mới.


HỒI ÂM: Các thành viên trong nhóm được biết những hậu quả do những suy nghĩ và hành vi của họ. Phát hiện và khuyến khích những điểm mạnh của họ. Làm mẫu đóng vai trò lãnh đạo.Phát huyquyền dân chủ và bình đẳng trong nhóm.


5.4 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG CAI NGHIỆN NHÓM:

Định hướng, tham gia, phụ thuộc: Các thành viên được xác định cácđịnh hướng, biết cách tham gia vào chương trình và biết cách gắn bó các thành viên trong nhóm khác nhau.


Mâu thuẫn, chống đối: các thành viên biết thể hiện sự quan tâm có tính trách nhiệm, tôn trọng nhau và bắt đầusửa chữa điều chỉnh hành vi của chính mình và cho những người khác.


Sự gắn bó: Các thành viên có khả năng nhận biết vấn đề, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và cam kết thực hiện các mục tiêu của chương trình điều trị.


E. QUẢN LÝ CA (CASE MANAGEMENT):

Quản lý ca là tổ chức hoặc điều phối các dịch vụ nhằm giúp đỡ đối tượng giải quyết trường hợp khó khăn của họ một cách hiệu quả. Họat động này bao gồm:

  • - Đánh giá hoàn cảnh đối tượng.

  • - Hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề.

  • - Lập hồ sơ cá nhân.

  • - Ghi lại những thông tin cần thiết để tiện theo dõi.

  • - Cung cấp tư vấn.

  • - Chuyển giao đối tượngđến các nhà chuyên môn và tổ chức khác để có sự trợ giúp cần thiết mà bản thân cán bộ điều trị không làm được.

  • - Biện hộ cho đối tượng trước tổ chức khác….


Trong quá trình này, cán bộ điều trị làm nhiệm vụ điều phối các dịch vụ tâm lý xã hội để chăm sóc, giúp đỡ đối tượng vượt qua những khó khăn về thể chất tâm thần, tâm lý xã hội, và giúp họ phục hồi, phòng chống các vấn đề khó khăn có thể xảy ra. Cán bộ điều trị hoạt động như người điều hành để đảm bảo việc chuyển giao các dịch vụ cần thiết tới đối tượng một cách kịp thời. Vai trò của người xử lý ca rất quan trọng, đặc biệt là với nhóm người dễ bị tổn thương trong đó có đối tượng nghiện ma túyCác đối tượng này thường gặp khó khăn trong việc tìm đến các dịch vụ tâm lý xã hội bởi vì:

  • - Do giới hạn chức năng của thể chất hoặc tâm thần, có sự đau đớn cực độ và những khó chịu khác.

  • - Thiếu thông tin về các nguồn hỗ trợ hoặc không có đủ điều kiện để tìm đến nguồn hỗ trợ.

  • - Chưa hiểu được tầm quan trọng trong công tác quản lý ca.

  • - Nhu cầu người nghiện thông thường bao gồm:

  • + Hiểu biết về tác hại của ma túy và phương pháp điều trị.

  • + Hỗ trợ tâm lývề gia đình, bạn bè, cộng đồng.

  • + Nâng cao lòng tự trọng, giá trị của bản thânvà những suy nghĩ tích cực.

  • + Có tính tự giác tinh thần trách nhiệm đối với những hậu quả về hành động của bản thân.

  • + Được tin cậy và tôn trọng.

  • + Độc lập về kinh tế.

  • + Hồi phục chức năng.

  • + Sự hiểu biết về tâm lý và sức khỏe.


I. CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG VIỆC QUẢN LÝ CA:

1. BẮT ĐẦU TỪ ĐỐI TƯỢNG:

Để xây dựng các mối quan hệ tương trợ cán bộ điều trị cần:

  • Nhận định các nhu cầu, cảm xúc vàmong muốn đặc biệt của đối tượng.

  • Lắng nghe đối tượng giải thích về vấn đề của họ.

  • Khai thác các ý kiến cho việc giải quyết vấn đề.

  • Khai thác các mong muốn của đối tượng về sự hỗ trợ mà họ cần tới.

  • Nhận thức về các vấn đề khi mà đối tượng quan tâm.


Từ những vấn đề này, cán bộ điều trị và đối tượng phân tích và thảo luận các phương cách giải quyết.


2. HOẠT ĐỘNG THEO NHỊP ĐỘ TIẾN TRIỂN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Vì mỗi đối tượng có cá tính và vấn đề khác nhau, nên các hoạt động của cán bộ điều trị phải đi theo đà tiến triển của họCán bộ điều trị nên theo dõi các cảm nghĩ, tư tưởng và hành động của đối tượng và giải quyết theo tiến độ của vấn đề của từng cá nhân. Cán bộ điều trị phải luôn luôn nhận định, phân tích vấn đề để hỗ trợ đối tượng thực hiện một cách phù hợp trong điều kiện của họ.


3. XÂY DỰNG MỤC ĐÍCH VÀ CÁC NHIỆM VỤ:

Cách tiếp cận dưới đây có thể giúp cán bộ điều trị và đối tượng tập trung vào các vấn đề sau:

  • - Cán bộ điều trị và đối tượng nên thống nhất về những vấn đề đang tồn tại cần giải quyết.

  • - Cán bộ điều trị và đối tượng nhất trí về các phương án hành động để giải quyết vấn đề.

  • - Cán bộ điều trị và đối tượng xác định các phương pháp thực hiện thiết thực và mang tính khả thi.

  • Cán bộ điều trị và đối tượng đưa ra thứ tự ưu tiên cần thiết giải quyết của mỗi vấn đề.


4. CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT PHẢI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG:

Kế họach hành động để giải quyết vấn đề cần được xây dựng trên cơ sở cách thức hỗ trợ đối với mỗi đối tượngMột số cá nhân cần sự hỗ trợ cụ thể, những người khác lại cần sự thông cảm và thông tin cần thiết cho cách giải quyết của họ. Đa số đối tượng cần sự phối hợp của các dịch vụ tâm lý xã hội. Có rất nhiều hình thức họat động, nhưng tất cả cần sự tập trung vào việc giải quyết vấn đề một cách tế nhị và có sự tương trợ chân thành.


Một số yếu tố lưu ý ở đối tượng bao gồm:

  • - Tính cách đối tượng.

  • - Sự hỗ trợ và các nguồn hỗ trợ.

  • - Động cơ thúc đẩy hành động.

  • Đặc điểm và mức độ nghiêm túc của vấn đề.

  • - Tiến trình quản lý ca:

  • - Tiếp cận ca và xác định vấn đề.

  • - Thu thập tư liệu, thông tin.

  • - Chẩn đoán, phân tích thông tin.

  • - Trị liệu, lập kế hoạch giúp đỡ.

  • - Tổ chức thực hiện.

  • - Lượng giá bước.


Kết thúc, đánh giá tổng quát kết quả, chuyển giao đối tượng. Để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động, cán bộ điều trị làm công tác xử lý ca cần phải có các kiến thức và các kỹ năng để hiểu biết rộng rãi về các nguồn hỗ trợ và phải có kiến thức chuyên ngành.


5. PHƯƠNG THỨC VỚI HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: (TASK CENTERED MODEL):

Đây là một phương thức thực hành rộng rãi và gồm có những đặc điểm như : có giới hạn và thời hạn, có mục tiêu cụ thể, có định hướng rõ ràng, và được thực hiện theo hệ thống. Cán bộ điều trị làm việc trực tiếp với đối tượng để thiết kế và thực hiện các kế hoạch hành động của đối tượng nhằm đạt được mục đích của đối tượng. Khi cần thiết, nhân viên và đối tượng có một sự cam kết để thúc đẩy đối tượng chủ động trong việc giải quyết vấn đề của mình. Trong quá trình giúp đỡ đối tượng cần phải có sự nhận định tình huống rất rõ ràng và chính xác, và mục đích của đối tượng thường được phân tích chia thành nhiều mục tiêu cụ thể sao cho các hoạt động giải quyết vấn đề dễ thực hiện và có hiệu quả. Các hoạt động cũng được phân loại thành các hành động cụ thể, theo thứ tự hợp lý giúp đối tượng dễ hiểu vàhoàn thành. Nhân viên hỗ trợ đối tượng lên kế hoạch chương trình, hướng dẫn đối tượng, và nâng đỡ khuyến khích trong những lúc nản chí. Quá trình giúp đối tượng có thể được phân chia như sau:


5.1 KHUYẾN KHÍCH ĐỐI TƯỢNG RA QUYẾT ĐỊNH làm một việc cụ thể để giải quyết vấn đề khó khăn của mình: hiểu rõ việc cụ thể, lý do và kết quả của việc đó trong việc giải quyết vấn đề.


5.2 ĐẶT KẾ HOẠCH CỤ THỂ để thực hiện một việc cụ thể.


5.3 PHÂN TÍCH VÀ DỰ TÍNH những trở ngại có thể xảy ratrong quá trình thực hiện: chú trọng những ưu điểm và hạn chế của đối tượng và dự tính những trở ngại.


5.4 TỔNG KẾT VÀ TÓM TẮT KẾ HOẠCH, VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐỘNG VIÊN. Một đặc điểm rất quan trọng trong phương thức này là cần phải có sự liên tục và phải định hướng các hoạt động giúp đỡ đối tượng. Nhân viên điều trị luôn luôn xem xét các họat động, xác định và khuyến khích đối tượng với những việc đã làm và chuẩn bị cho những việc đối tượng sẽ phải làm. Phương thức này chú trọng vào những diễn biến trong hiện tại, vàkhông đề cập đến những yếu tố tâm lý vô thức trong quá khứ.


II.TÂM LÝ TRỊ LIỆU TRONG VIỆC QUẢN LÝ CA:

Có thái độ không phán xét đối với hành vi và những vấn đề của đối tượng


Đối tượng là người biết rõ vết thương nằm ở chỗ nào, chiều hướng ra sao, vấn đề chính yếu là gì và kinh nghiệm nào đã được chôn lấp sâu xa…… mà đối tượng cần nhận biết chiều hướng phải đi trong tiến trình trị liệu.


Rogers đưa ra phương pháp trị liệu tâm lý mà nhân vật trung tâm không phải là bác sỹ mà là thân chủ. Người bệnh phải được hướng dẫn đểphát huy vai trò chủ động của họBác sỹ không giảng giải, không nhận xét … không “làm thay” mà chỉ cần tạo một bầu không khí an toàn cho phép thân chủ mạnh dạn bày tỏ, biểu lộ ra, mạnh dạn nhìn nhận tất cả cảm quan, tư duy hay kinh nghiệm của bản thân mình, mạnh dạn nhớ lại những hoài niệm kinh sợ mà họ đã cố ý lảng tránh …


Xây dựng mối tương giao lành mạnh – tôn trọng nhựng thông tin cá nhân được cung cấp bởi đối tượng: Bầu không khí an toàn nói trên phải nhờ vào người hướng dẫn xây dựng nên, còn gọi là tương giao trợ lực.


Những rối loạn tâm lý được gây ra bởi những mối tương giao mang tính xung đột. Như vậy cần phải xây dựng một mối tương giao lành mạnh, phải tạo ra một bầu không khí an toàn khi tiếp xúc hầu giúp đối tượng dựa vào đó mà lấy lại sự bình quân dần dần và sẽ tự họ phát triển trưởng thành, nhận thức tốt.


Thái độ của nhà trị liệu là nên hiểu người bệnh trong ý nghĩa đặc biệt màmột số hành vi hiện ra nơi bệnh nhân (lắng nghe từng lời nói, cử chỉ) thay vì coi họ như một “ca bệnh” hay chỉ là “đối tượng chẩn bệnh”.


Trong bầu không khí an toàn, đối tượng không còn sợ phê bình, bị đánh giá (hay tệ hơn là bị xuyên tạc) thì đối tượng sẽ cởi mỡ hơn, dám sống hết mình hơn, dám tự bộc lộ hơn … họ sẽ nhìn thấy mình rõ hơn để tiến tới việc tự khẳng định “tôi là ai, tôi nghĩ gì, tôi thích gì …?”. Như vậy họ sẽ tự phát triển để trưởng thành, để thành nhân. Cảm giác an toàn đồng nghĩa với ý thức sự tự do trong nội tâm của một người. Đó là yếu tố làm con người được trưởng thành, nhận thức tốt hơn.


Muốn xây dựng một mối tương giao lành mạnh, an toàn hầu thân củ có thể sử dụng được thì nhà trị liệu phải đạt được 3 điều kiện như sau:


1. TRUNG THỰC (CONGRUENCE):

Trung thực là người hướng dẫn phải biểu hiện ra bên ngoài  như bên trong; không làm bộ, không đeo mặt nạ, không đóng kịch. “Trung thực nghĩa là khi kinh nghiệm của tôi trong phút này xuất hiện trong ý thức của tôi và điều gì hiện diện trong ý thức của tôi cũng hiện diện trong diễn tả ra ngoài; khi đó cả ba bình diện (kinh nghiệm, ý thức, diễn tả) đều ăn khớp nhau”.


Rogers mô tả điều kiện này trong quyển “Tiến trình thành nhân” (Chương I): “trong khi tiếp xúc với người khác, tôi đã nhận thấy rằng nếu tôi hành động có vẻ như không trung thực là tôi, thì kết cục chẳng giúp ích gì cho ai cả, nghĩa là nếu thực sự tôi bực mình và gay gắt, mà làm ra vẻ bình thản vui vẻ thì chẳng ích gì … Nói một cách khác, trong tương giao của tôi và đối tượng, nếu tôi cố mang mặt nạ để che dấu tâm trạng thực sự của tôi ở bên trong thì mối tương giao của tôi chẳng đem lại kết quả hữu ích nào”. “Chỉ khi nào tôi cung cấp thực tại chân thực trong tôi thì người khác mới có thể tìm được thực trạng trong họ”. Muốn trung thực như vậy, cán bộ điều trị phải có một nhân cách đã được khẳng định vững vàng.


2. TÔN TRỌNG QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM TỰ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Tôn trọng vô điều kiện là không khen cũng không chêTôn trọng vô điều kiện là nhiệt tình tôn trọng đối tượng như một con người có giá trị tự tại, không kể địa vị, hành vi hoặc cảm quan tích cực hay tiêu cực của người ấy. Nó có ý nghĩa là tôn trọng đối tượng như một con người riêng biệt, muốn cho người ấy có những cảm quan riêng theo cung cách riêng của mình.


Thái độ tương tự thái độ của người mẹ đối với đứa con "nhũ nhi" của mình. Theo Rogers "khi nhà trị liệu kinh nghiệm được môt tình cảm nồng nhiệt, tích cực và chấp nhận đối với thân chủ thì thái độ này sẽ tạo ra sự thay đổi. Điều này hàm ý là nhà trị liệu chân thành mong muốn thân chủ sống với bất cứ cảm quan nào đang diễn ra trong lòng y lúc đó: sợ hãi, bối rối, kiêu hãnh, giận dữ, thù ghét, thương yêu, can đảm hay kinh hoàng".


Sự chấp nhận mọi phương tiện của thân chủ tạo nên một mối tương giao ấm cúng , an toàn mà người ấy có thể sử dụng được.


Sự chấp nhận để tạo bầu không khí thuận lợi cho người kia thay đổi: tự chấp nhận mình, được sống hài hoà, tràn đầy. Chấp nhận không có nghĩa là tán thành. Khi bệnh nhân được tôn trọng – không phòng vệ – bộc lộ mình – mất khe hở nội tâm.


3. SỰ THẤU CẢM (EMPATHY):

Chấp nhận là để đi đến sự cảm thôngKhi ta yêu mến và tôn trọng đối tượng thì ta sẽ lắng nghe chăm chú, nhạy cảm và chính xác, từ đó sẽ cảm được từ bên trong những cảm quan mà đối tượng đang sống, hiểu vấn đề từ quan điểm nhìn mọi việc bằng nhãn quan của đối tượng. Thấu cảm là một sự thông cảm trọn vẹn.


Chỉ khi tôi cảm thông được các cảm quan và tư tưởng, dù chúng hết sức kinh khủng đối với bạn, hết sức yếu đuối, hết sức tình cảm, hoặc hết sức kỳ quái – chỉ khi tôi thấy chúng y như bạn thấy chúngchấp nhận chúng, chấp nhận bạn thì bạn mới thật sự cảm thấy được tự do thám hiểm mọi gốc kẹt dấu kín và những nứt rạn đáng sợ trong nội tâm của bạn, cũng như những kinh nghiệm thường bị chôn vùi của bạn”. (Tiến trình thành nhân – Chương II – P. 54 Rogers).


III. CÁC TRƯỜNG HỢP THÔNG THƯỜNG CẦN TRỊ LIỆU:

1. XỬ LÝ CĂNG THẲNG THẦN KINH:

1.1 CĂNG THẲNG:

Căng thẳng là một trạng thái tình cảm được biểu hiện bởi sự quá tải về tâm lýlo âu sợ hãi được gây ra bởi các áp lực từ bên trong hoặc môi trường bên ngoài xã hội. Căng thẳng mang tính chủ quan. Trong cùng một tình huống có thể dễ gây căng thẳng với người này nhưng không sao với người khác. Căng thẳng cũng là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn chúng ta có thể xử lý sự căng thẳng mà không ảnh hưởng tới các mối quan hệ công việc của mình.


1.2 PHÂN LOẠI CĂNG THẲNG:

  • Căng thẳng hàng ngày là sự căng thẳng thường ngày có thể xảy ra.

  • Căng thẳng tích tụ: Đó là kết quả tích tụ, kéo dài của sự căng thẳng các sự kiện căng thẳng đa dạng từ gia đình, cá nhân , môi trường.

  • Sự suy nhược (sự kiệt sức): là trạng thái khi một cá nhân trở nên kiệt sức bởi quá nhiều căng thẳng và cá nhân không thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả hơn.

  • Căng thẳng bất ngờ: Xảy ra do một sự kiện bất ngờ như bạo lực, tai nạn mà con người không thể điều khiển được.


1.3. NGUYÊN NHÂN CỦA CĂNG THẲNG:

  • Những áp lực về thời gian: Công việc quá nhiều, trách nhiệm lớn, hoàn thành việc đúng hạn, môi trường ồn ào.

  • Những thay đổi trong cuộc sống: Công việc mới, nơi sinh hoạt mới, sự ra đi của người thân, cưới vợ, cưới chồng.

  • Những cản trở trong cuộc sống: mất tự do , bị chèn ép, xung đột khác, thất bại trong công việc.

  • Sự đe doạ đến tính mạng: Lo bị ngược đãi, lo sợ chiến tranh.


1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CĂNG THẲNG:

  • - Các bài tập thể chất như là tập thể dục.

  • - Chia sẻ sự căng thẳng( nói, điện thoại cho bạn )

  • - Biết được cái ngưỡng của mình

  • - Tự chăm sóc( ăn các đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn )

  • -Có được thời gian thư giản , giải trí.

  • - Không nên ở riêng một mình.

  • - Sắp xếp thời gian

  • - Cố gắng hợp tác thay vì đối đầu

  • - Khóc là một điều bình thường

  • - Tránh sử dụng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thức ăn, rượu và ma túy.


2. CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG:

2.1. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG: là một trạng thái của sự mất thăng bằng khi cá nhân không thể đối phó với một tình huống bất bình thường. Những phương pháp thông thường để đối phó với các tình huống dễ gây căng thẳng không có hiệu quả nữa.


2.2. ĐẶC ĐIỂM KHỦNG HOẢNG:

  • - Có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý cũng như thể chất của con người và các chức năng xã hội.

  • - Khiến cho cá nhân rơi vào tình trạng bị rối loạn và không tự lo liệu được.

  • - Trong khoảng từ 4 - 8 tuần.


2.3. PHÂN LOẠI KHỦNG HOẢNG:

Khủng hoảng theo quá trình phát triển: xuất hiện khi một người chuyển từ giai đoạn phát triển này sang một giai đoạn phát triển khác.


Khủng hoảng tình huống:

  • - Xuất hiện khi một việc đau buồn nào đó xảy ra, ví dụ như người thân yêu chết.

  • - Các dạng khủng hoảng tình huống:

  • + Khủng hoảng đoán trước được: Khi mà một người biết được các tình huống dễ gây căng thẳng thậm chí có thể xảy ra trong tương lai như là người chuyển ra nước ngoài.

  • + Khủng hoảng không biết trước: Khi có một điều gì đó xảy ra bất ngờ như là cháy nhà, tai nạn.


2.4. HỖ TRỢ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG (CRISIS INTERVENTION):

Phương thức này có dạng tương tự như phương thức trên, nhưng thường sử dụng trong trường hợp đối tượng đang trong tình trạng khủng hoảng. Quá trình này có những mục đích như : giúp đối tượng trấn tĩnh và lấy lại bình tĩnh, dự tính trước những tình huống khó khăn, và tăng thêm chức năng đối phó với những tình huống trong tương lai. Các hoạt động giúp đỡ cũng có giới hạn thời gian và có mục tiêu cụ thể. Nhân viên điều trị chú trọng vào vấn đề cụ thể tức thời của đối tượng trong tình trạng khủng hoảng, và các phương án đối phó trước đó. Các hoạt động giúp đỡ thường tăng chức năng ứng phó chứ không chú trọng vào các nhược điểm của đối tượng. Trong quá trình này, nhân viên điều trị làm việc trực tiếp với đối tượng, và sử dụng nhiều kỹ thuật và chiến lược khác nhau để cải thiện hoàn cảnh của đối tượng.


Trong giai đoạn đầu của quá trình giúp đỡ, nhân viên điều trị giúp đối tượng giảm bớt sự căng thẳng và cảm thấy rối trí. Việc nhận định tình huống rất quan trọng, để hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng, để nhận định những nguồn năng lực ứng phó của đối tượng, và để giúp đối tượng thiết kế các hành động đối phó. Nhân viên điều trị và đối tượng trong việc thực hiện kế hoạchMột việc rất quan trọng trước khi kết thúc là giúp đối tượng dự tính những trở ngại hoặc khó khăn có thể xảy ra trong tương lai.


Sau đây là một số hoạt động của nhân viên điều trị đểgiúp đối tượng trong tình trạng khủng hoảng:

  • - Nhận định và phân tích tình huống và nguyên nhân của sự khủng hoảng và sự căng thẳng.

  • - Nhận định những phương án ứng phó của đối tượng với những tình huống tương tự trong quá khứ để có thể giúp đối phó với tình huống hiện tại.

  • - Dự tính những nhu cầu, vấn đề cần thiết.

  • - Xác định và sử dụng những nguồn hỗ trợvà các tiềm năng của đối tượng.

  • - Thiết kế và thực hiện những việc cần phải làm trong thời gian nhất định.


2.5 TRỊ LIỆU NHẬN THỨC (COGNITIVE THERAPY):

Phương thức này còn có nhiều tên khác nhau như giải quyết vấn đề (Problem – solving), phân tích sự thực hiện (transactional – analysis). v.v. Đây là một phương thức thực hành dựa trên giả thuyết rằng tư duy và sự nhận thức của cá nhân rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Giả thuyết cho rằng các hành vi sai lầm là do sự nhận thức không đúng của cá nhân về chính họ, về những người chung quanh, và về các tình huống. Một số phương thức trị liệu tư duy đã được kết hợp với các phương thức thay đổi hành vi để trị các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi, và trong những trường hợp đối tượng cần kiềm chế sự tức giận. Phương thức này cũng có thể dùng để giúp những người thiếu tự tin, hoặc thiếu tự chủ.


Phương thức này sử dụng kỹ thuật “tái cấu trúc nhận thức” (cognitive restructring) trong hoạt động giúp đối tượng. Kỹ thuật này gồm có các yếu tố:

  • - Giúp đối tượng nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của bản thân.

  • -  Xoá bỏ những suy nghĩ sai lầmvà thay vào đó là những tư duy xác thực và các hành động có tính chất tích cực để tăng cường các hoạt động chức năng của đối tượng.


Dựa trên giả thuyết rằng tư duy là một yếu tố cơ bản đối với các hành động của con người, việc phân tích giữa “lý trí” “cảm xúc” rất quan trọng. Sự phân tích này có mục đích là để giúp đối tượng giảm bớt sự bối rối, rối trí, và để họ có thể nhận định tình huống và vấn đề một cách rõ ràng từ đó dễ đối phó và giải quyết vấn đề. Một giả thuyết thứ hai là sự ảnh hưởng của các tư duy sai lầm đối với các hành động trong hiện tại của thân chủ. Vì thế, hoạt động giúp đỡ không nhắm vào các ý tưởng trong quá khứ, nhưng chú trọng vào các ý tưởng hiện tại và trong tương lai. Giả thuyết thứ ba là mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hoàn thiện bằng cách thay đổi tư duy và hành động của chính mình. Nhân viên điều trị có thể giúp đối tượng thực hiện những hoạt động trên.


Trong quá trình này, các hành vi của đối tượng được phân tích rõ ràng thông qua việc nhận định tình huống, xác định các yếu tố ảnh hưởng đã tạo ra các hành vi tiêu cực của bản thân. Việc nhận định tình huống và đặt mục tiêu cụ thể và thiết thực là các hành động chủ yếu trong quá trình này. Sự kiên trì, tính liên tục, và sự khuyến khích đúng mực là yếu tố quan trọng.


Cần phải đặt ra một mức tiêu chuẩn nhất định ngay lúc bắt đầu để giúp đối tượng đo lường được sự tiến triển của mình. Cần có sự thống nhất ý kiến giữa nhân viên điều trị và đối tượng trong việc động viên và theo dõi tiến trình của đối tượng, để nhận định:

  • - Các mục tiêu của quá trình giúp đỡ

  • - Vai trò của nhân viên điều trị và của đối tượng

  • - Các hoạt động của nhân viên và của đối tượng

  • - Hạn định thời gian và lịch trình

  • - Cách thức theo dõi tiến triển của đối tượng

  • - Các điều kiện để quyết định sự cam kết giữa nhân viên và đối tượng

  • - Và các chi tiết hành chính khác


Một trong những hạn chế của phương thức thực hành này là phần lớn chú trọng đến hành động, và không đề cập đến các yếu tố cảm xúc và là lý trí của đối tượng. Vì vậy, phương thức này thường được sử dụng cùng lúc với một hoặc hai phương thức khác, để giúpđối tượng một cách toàn diện hơn.


KẾT LUẬN

Bằng phương pháp tư vấn và tâm lý trị liệu cá nhân – nhóm – gia đình và biện pháp quản lý ca – đối tượng cai nghiện ma túy đạt được:

  • - Một sự chân thật và trong suốt, trong đó đối tượng sống với các cảm quan thật của chính bản thân họ.

  • - Một sự tôn trọng và chấp nhận của đối tượng về chính bản thân mình.

  • - Một khả năng nhạy cảm để nhìn thế giới của chính mình.

  • - Kinh nghiệm và hiểu được những khía cạnh của chính mình mà họ trước đây bị đè nén.

  • - Thấy mình trở nên hợp nhất hơn, có thể hành động hữu hiệu hơn.

  • - Trở nên giống mẫu người mà mình ao ước muốn trở thành.

  • - Tự chủ hơn và tự tin hơn.

  • - Trở nên người trưởng thành hơn, độc đáo hơn, tự bộc lộ hơn.

  • - Có quan hệ khác với người chung quanh.

  • - Hiểu người khác và chấp nhận người khác hơn.


Bằng những phương pháp trên, đối tượng cai nghiện ma túy nhận thức rõ bản thân, sự việc -  biết cách xử lý các tình huống không thuận lợi. Và tạo được cho mình tính tự chủ và niềm tin trong quá trình chiến đấu nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc của ma túy.


Tuy nhiên Tư vấn – Tâm lý trị liệu cũng chỉgiữ một phần vai trò trong vấn đề cai nghiện – Để thoát khỏi ma túy đòi hỏi phải có một sự điều trị tổng hợp trong quá trình phục hồi của người nghiện.


ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU TRÊN, TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA ĐÃ XÂY DỰNG MỘT LỰC LƯỢNG CHUYÊN MÔN MẠNH:

KHỐI Y TẾ

- Tổng số: 33 CBNV

- Trên Đại học: 1 Tiến sỹ Y khoa

- Đại học: 6 Bác sĩ, 1 Dược sĩ

- Y sỹ - Điều dưỡng:  20 NV

Y - Bác sỹ khối Y tế đã được huấn luyện điều trị và tư vấn về ma túy + các bệnh Lao - HIV/AIDS các bệnh truyền nhiễm và các phương pháp chống tái nghiện (đã được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận.)

* CBNV thuộc nhiều chuyên ngành: Cai nghiện phục hồi - Tâm thần - Da liễu - Gan mật - Điều dưỡng - Tim mạch - Sản phụ khoa....

KHỐI TƯ VẤN - TÂM LÝ TRỊ LIỆU – GIÁO DỤC TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP, LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU

- Tổng số: 30 CBNV

+Trên Đại học: 05 (02 Tiến sĩ Xã hội học, 03 Thạc sỹ Tâm lý Giáo dục).
+ Đại học: 20 (03 Cử nhân Tâm lý Trị liệu + 08 Cử nhân Tâm lý Giáo dục + 03 Cử nhân Xã hội học + 06 Đại học khác).

- Đội ngũ CBNV có trình độ - đa dạng - năng động và nhạy bén.
Đội ngũ CBNV gồm từ nhiều nguồn như Đai học Y - Dược, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Thể dục - Thể thao, ĐH Luật, Cán bộ phong trào, Cựu sỹ quan Công an - Bộ đội nhiều binh chủng khác nhau… đã đươc tập huấn, bồi dưỡng nhiều chương trình, nhiều lớp chuyên đề về cai nghiện - phục hồi - tâm lý - xã hội.
- Ngoài ra còn 10 giáo viên kỹ thuật của Trường Cao Đẳng Nghề Nguyễn Trường Tộ  Tp. Hồ Chí Minh đến dạy nghề cho học viên.

Tài liệu do Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn.

VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ – XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ – XÃ HỘI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

Nghiện ma túy là một bệnh mãn tính – khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị – phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi phải kiên nhẫn và phải có những kiến thức về cai nghiện ma túy.


Việc tìm kiếm mô hình điều trị tốt quả là rất khó khăn vì không có phương pháp điều trị chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Phương pháp điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp cho người khácphương pháp điều trị có hiệu quả cần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhắmvào việc xử dụng ma túy của họ. 


Khi người nghiện càng xử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện và làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng suy đoán- xử lý thông tin- khả năng tự chủ tạo ký ức hồi tưởng nên dễ lệ thuộc vào những khoái cảm ngất ngây, kích động mạnh mẽ khi nghĩ hoặc xử dụng  ma túy.


Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc sử dụng nó. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.


Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi hoặc những thói quen xấu- những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, mất đi lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.


Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạchlành mạnh có kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thần, sức khỏenghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình xã hội… có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.


Từ những rối loạn tâm sinh lý trên cộng thêm những bối cảnh tiêu cực của bản thân - gia đình – xã hội rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện. Hiện nay có nhiều phương pháp, nhiều mô hình về cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, dù bằng phương pháp nào, mô hình nào cách điều trị phải đảm bảo được  các yếu tố sau:


I. ĐỂ ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI:

Thời gian cai nghiện trung bình là 2 năm.

Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người cắt cơn nghiện là chữa xong ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu của điều trị cai nghiện, bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng xử dụng ma túy mà cần phải điều trị hậu cai một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.


Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm lý và đặc biệt là hội chứng hồi tưởng: dẫn đến  những cơn nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túy. Nếu được điều trị tích cực đúng cách , đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần – nhưng ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành công, người nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.


II. YẾU TỐ TIÊN QUYẾT LÀ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó thể chữa được bệnh. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo quan điểm chúng tôi chỉ còn biện pháp tạm thời  cách ly họ khỏi xã hội để cưỡng bức điều trị.


Biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các Trung tâm cai nghiện cưỡng bứcđối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các Trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ quan tâm, giáo dục đúng đắn: do đó nhận thức, tư tưởng, đối tượng sẽ được chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện. Trái lại tại các Trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện đối tượng cũng sẽ dễ dẫn đến những đối kháng với Trung tâm, dẫn đến đối kháng thêm với gia đình – dễ có những hành vi hung hăng, bạo loạn bộc phát. Tại các Trung tâm trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận sự cai nghiện tại Trung Tâm Cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng là chấp nhận đủ thời gian cai nghiện  và sau khi rời Trung tâm về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.


III. THUỐC:

Là yếu tố quan trọng trong việc cắt cơn giải độc và điều trị các bệnh cơ hội đính kèm góp phần giải quyết các rối loạn tâm sinh lý nhất là các hội chứng hưng trầm cảm sau cắt cơn của đối tượng cai nghiện. Tuy nhiên bản thân của thuốc phải kết hợp với rất nhiều biện pháp điều trị không dùng thuốc kháckhông có một loại thuốc  nào đơn thuần chữa được bệnh nghiện ma túy.


IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ  KHÔNG DÙNG THUỐC:

Vấn đề quan trọng là phục hồi cho người nghiện ma túy sau cắt cơn bằng nhiều biện pháp điều trị tổng hợp như Giáo Dục Trị Liệu – Tâm Lý Trị Liệu – Vật Lý Trị Liệu – Hoạt Động Trị Liệu trong đó có Giải Trí Trị Liệu, Lao Động Trị Liệu và các Liệu pháp khác. Ngoài ra các Trung tâm cai nghiện cần phải có hoạt động Tư vấn, sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình nhằm chuyển đổi nhận thức hành vinhân cách, quan điểm sống của người nghiện và thái độ ứng xử của gia đình đối với người nghiện ma túy. Các động tác này được lặp đi, lặp lại thành một thói quen – một nếp sống – một nếp nghĩ cho người nghiện, nhằm giáo dục phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện.


Việc để người nghiện có quyền ý kiến và tham gia vào môi trường điều trị của mình là điều cần làm vì như vậy học viên có trách nhiệm và thể hiện được vai trò của mìnhnhận thức và tự chủ dần các hành động của bản thân. Nhưng nhất thiết dù biện pháp nào, cũng phải đảm bảo đối tượng không lợi  dụng qua đó có điều kiện xử dụng lại ma túy. Một yếu tố không thể thiếu được là sự hợp tác chặt chẻ giữa “Gia Đình + Đối Tượng + Trung Tâm Cai Nghiện”.


Khi đối tượng trở về cộng đồng, công thức: “Gia Đình + Đối Tượng + Trung Tâm Cai Nghiện + Cộng Đồng” là không thể thiếu được.


Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn phục hồi là khi trả về cộng đồng đối tượng cai nghiện được trang bị những nhận thức và thói quen tốt có thể tạm đi trên hai chân của mình với sự tiếp tục quản lý, giúp đỡ, quan tâm của Gia Đình - Xã Hội và Trung tâm cai nghiện để tiến vững bước dần trong môi trường lành mạnh.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

(Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa biên soạn)

 
A. TỔNG QUAN NHỮNG THƯƠNG TỔN TRÊN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:

Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, khó chữa có đặc tính là dễ tái nghiện. Việc điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy đòi hỏi ngoài tình thương và thấu cảm đối với người cai nghiện còn phải kiên nhẫn và phải có kiến thức về cai nghiện ma túy.

 

Việc tìm kiếm mô hình điều trị cho người nghiện ma túy rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này chưa hẳn đã phù hợp với người khácMột phương pháp điều trị hiệu quả phải dựa vào nguyên tắc cơ bản là làm thế nào phương pháp cai nghiện đó đáp ứng được tính chất và yêu cầu đa dạng của người nghiện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào việc sử dụng ma túy của họ.

   

Quá trình điều trị phải được đánh giá thường xuyên bởi một nhóm điều trị gồm các bác sĩ nội khoa có hiểu biết về chuyên ngành ma túy, bác sĩ tâm thần, bác sĩ điều dưỡng – phục hồi, các nhà giáo dục - hướng nghiệp, các nhà tư vấn - tâm lý học – xã hội học, các cán bộ quản lý…Quá trình điều trị này phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải giải quyết – nhưng bắt buộc các thành viên của nhóm điều trị phải phối hợp tác nghiệp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình và lĩnh vực chuyên môn của người khác.

 

Khi người nghiện sử dụng ma túy càng lâu, liều lượng càng tăng thì hậu quả tác hại càng nhiều và càng nặng nề bấy nhiêu. Những tác động của ma túy trên não bộ gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người nghiện, làm người nghiện ma túy suy giảm khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, khả năng tự chủ: người nghiện rất khó khăn khi đưa ra một quyết định đúng đắn. Thêm vào đó, họ lại thiếu nghị lực, thiếu sáng suốt, thiếu ý chí để thực hiện quyết định của mình. Do ký ức hồi tưởng, người nghiện rất dễbị gợi nhớ đến ma túy khi gặp lại những hình ảnh, vụ việc liên quan đến việc sử ma túy trước đây: gặp ống chích, kim chích, bạn bè cũ, quán café cũ, nghe nhạc cũ, gặp hoàn cảnh cũ, hay khi nghĩ đến những khoái cảm ngây ngất do sử dụng ma túy: họ bị kích động mạnh mẽ khiến đối tượng rất dễ tái nghiện.

 

Vì lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống người nghiện suốt ngày loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Đó là phương thức tồn tại của người nghiện.

 

Về mặt hành vi, người nghiện phát triển những cách ứng xử không thích nghi và nhiều thói quen xấu – những hành vi đó đã ngăn cách người nghiện với cộng đồng, người nghiện mất đi lòng tự trọngtinh thần trách nhiệm. Hầu hết người nghiện không cần hoặc không còn khả năng hiểu biết những hậu quả do hành vi mình gây nên.

 

Người nghiện ma túy không đủ nghị lực cũng như không đủ nhận thức để sống một cách trong sạchlành mạnhcó kỹ năng làm việc. Về mặt tinh thầnsức khỏe, nghề nghiệp, trách nhiệm với gia đình, xã hội …có thể suy sụp đến một mức làm sự điều trị - phục hồi cho đối tượng trở thành hết sức khó khăn.

 

Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

 

NÃO BỆNH NHÂN NGHIỆN HÀNG ĐÁ (METHAMPHETAMINE)

ma tuy ma tuy  

Tóm lại có 4 vấn đề chính cần phải giải quyết trên đối tượng nghiện ma túy đó là:

  • 1. Tổn thương hệ thống não bộ và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.

  • 2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.

  • 3. Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện đối với bản thân, gia đình và xã hội của người nghiện ma túy.

  • 4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.

 

Bốn vấn đề chính tác động qua lại lẫn nhau- chúng vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của việc sử dụng ma túy. Nếu chúng ta giải quyết không toàn diện và triệt để sẽ dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái nghiện. 

  ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy ma tuy

ma tuy

TÁC ĐỘNG DÀI HẠN CỦA MA TÚY KÍCH THÍCH
 
B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI:

Qua bảng phân tích trên, chúng ta đã thấy cai nghiện ma túy rất khó khăn và phức tạp. Y VĂN đã rút ra một số kết luận sau:


1. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

Không có một loại thuốc, một biện pháp đơn thuần nào (châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật….) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà phải đòi hỏi một liệu pháp tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời”.

 

2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Trong điều trị bệnh nghiện ma túy những biện pháp đơn thuần như sử dụng thuốc, châm cứu, bấm huyệt chỉ là biện pháp hỗ trợ cho cắt cơn, giải độc cũng như chống tái nghiện. Biện pháp chủ yếu để cai nghiện thành công là người nghiện phải được điều trị toàn diện: ngoài việc sử dụng thuốc người cai nghiện còn phải được gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

+  Tư vấn

+  Liệu pháp Tâm lý

+  Liệu pháp giáo dục

Quản lý ca

+  Liệu pháp Học tập Xã hội – Tự giúp đỡ (SSTLM)

 

Một người nghiện nếu không được giải quyết các vấn đề nêu trên thì sau khi cai nghiện về, hầu hết sẽ tái nghiện. Điều này lý giải tại sao các chương trình cai nghiện thường thất bại và đạt kết quả thấp.

 

Để hiểu rõ các phương pháp điều trị nêu trên, đề nghị các bạn tham khảo tại mục NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Bài 3: “Cộng đồng trị liệu – một liệu pháp cai nghiện có hiệu quả cần được mở rộng ở Việt Nam” và Bài 4:“Vai trò Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Quản lý ca trong cai nghiện – phục hồi” tại trang web này của Trung tâm.

 

3. YẾU TỐ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Là yếu tố tiên quyết nhưng không phải là yếu tố quyết định trong việc cai nghiện ma túy.

Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả. Tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bứcđối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy, sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt, đối tượng sẽ được giúp đỡ, quan tâm, giáo dục đúng đắn; do đó nhận thức, tư tưởng đối tượng sẽ chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện. Trái lại, tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện cũng sẽ dẫn đối tượng tới những đối kháng với trung tâm, dẫn tới đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăngbạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm không tốt trên, một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng, phải chấp nhận thời gian cai nghiện nhưng sau khi rời trung tâm trở về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh.

 

4. ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI để phục hồi hệ thống não bộ, gọt dũa, điều chỉnh lại nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâmtrang bị bản lĩnh, và kỹ năng sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ và cácyếu tố bảo vệ để biết cách vươn lênxa lánh môi trường xấuphát huy lợi thế hoàn cảnh bản thân.

 

Thời gian cai nghiện lý tưởng từ 6 tháng đến 2 năm. Trong thời gian cai nghiện, một số trường hợp không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với xã hội mà nên dùng những biện pháp cai nghiện ngoại trú hoặc kết hợp giữa nội trú và ngoại trú, đồng thời áp dụng những phương cách để người nghiện không sử dụng ma túy (Ví dụ: giúp đỡ, hỗ trợ nhưng kèm theo những biện pháp quản lý chặt chẽ tại cộng đồng, điều trị kết hợp nội trú và ngoại trú bằng thuốc Naltrexone trong cai nghiện Heroine …) – tuy nhiên, dù biện pháp gì chăng nữa thì công tác giáo dục, gọt dũa, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách và giải quyết các chấn thương tâm lý là không thể thiếu được.

 

Một quan điểm rất sai lầm của nhiều người là cắt cơn nghiện là đã chữa xong bệnh nghiện ma túy. Thực chất cắt cơn nghiện ma túy chỉ là giai đoạn đầu để chuẩn bị cho mọi quy trình điều trị, cai nghiện rất khó khăn tiếp theo. Bản thân việc cắt cơn nghiện có rất ít tác động đến việc thay đổi tình trạng sử dụng ma túy của đối tượng mà cần phải điều trị sau cắt cơn một thời gian dài. Việc cắt cơn nghiện được ví như chiếc xe nổ máy nhưng chưa chạy được.

 

Do các rối loạn tâm trí thực tổn, các phản ứng tâm sinh lý và đặc biệt là chứng hồi tưởng: dẫn người nghiện đến những cơn thèm nhớ ma túy với tất cả sự khoái cảm của nó và sự phản ứng yếu ớt của bản thân trước sự quyến rũ của ma túyNếu được điều trị tích cực, đúng cách, đủ thời gian, cách ly với môi trường ma túy: cường độ và tần số nhớ này sẽ giảm dần, tổn thương hệ thống não bộ được phục hồi, ngoài ra bệnh nhân còn được trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống, biết được ưu nhược điểm bản thân để vươn lên trong hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi tạm gọi là cai nghiện thành côngngười nghiện vẫn phải tiếp tục cai nghiện cả đời.

 
NGHIỆN MA TÚY LÀ MỘT  BỆNH NÃO MÃN TÍNH – KHÓ CHỮA
Não bộ thể hiện những tổn thương một cách rõ ràng sau khi sử dụng ma túy và những tổn thương này vẫn còn tồn tại rất lâu sau khi đã ngừng sử dụng ma túy.
CẮT CƠN GIẢI ĐỘC KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY
Đó chỉ đơn giản là việc làm đầu tiên, quan trọng ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN LÂU DÀI, LIÊN TỤC.
ĐIỀU TRỊ SẼ CHO KẾT QUẢ TỐT
Nhưng với điều kiện:
*Đúng thuốc
*Đúng người bệnh
*Đúng thời gian
*Đúng phương pháp

Để CAI NGHIỆN MA TÚY THÀNH CÔNG, vấn đề GIÁO DỤC, ĐIỀU TRỊ nhằm ĐIỀU CHỈNH – PHỤC HỒI NHẬN THỨC, HÀNH VI, NHÂN CÁCH – GIẢI QUYẾT CÁC CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ – MÂU THUẪN NỘI TÂM của đối tượng là QUAN TRỌNG NHẤT – UỐNG THUỐC LÀ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ.

KHÔNG MỘT LIỆU PHÁP CAI NGHIỆN ĐƠN THUẦN NÀO (uống thuốc – châm cứu – bấm huyệt – phẫu thuật thùy trán,…) CÓ THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH NGHIỆN MA TÚY mà phải ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN thông qua Sinh hoạt trị liệu – Hoạt động trị liệu – Lao động trị liệu – Tư vấn – Tâm lý trị liệu – Giáo dục trị liệu,…sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… kết hợp với hóa dược.

Một TRUNG TÂM CAI NGHIỆN TỐT phải đạt được các tiêu chuẩn sau:


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ: Khoa học – Tổng hợp – Toàn diện.
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ - GIÁO DỤC phải có tâm huyết, có trình độ - được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu sắc về cai nghiện – phục hồi.
CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐẦY ĐỦ để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đối tượng.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ phải chặt chẽ - kịp thời – năng động – tác nghiệp trên một thể thống nhất.
BỐN VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN MA TÚY:
1. Tổn thương hệ thống não bộ  và các vấn đề tâm thần của người nghiện ma túy.
2. Rối loạn và xuống cấp nhận thức – hành vi – nhân cách.
3.Chấn thương tâm lý: đây không phải là một hành động nhất thời mà là một quá trình diễn biến đầy mâu thuẫn và phức tạp của nội tâm cũng như bối cảnh đa phương diện của người nghiện ma túy đối với bản thângia đình và xã hội.
4. Người nghiện ma túy hầu hết đều ở trong tình trạng đói ma túy trường diễn, kể cả sau khi cai nghiện, trừ một số ít trường hợp nhẹ. Hội chứng hồi tưởng, chấn thương tâm lý, tổn thương não bộ, rối loạn nhận thức hành vi nhân cách rất dễ dẫn người đã cai nghiện đến tái sử dụng ma túy.
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRÊN Y VĂN THẾ GIỚI ĐÃ CHỈ RÕ:
1/ Không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại người nghiện mà chỉ có những nguyên tắc căn bản về điều trị - giáo dục – quản lý đối với người nghiện. Mô hình điều trị tốt cho người này, chưa hẳn đã phù hợp với người khác, mà thậm chí kết quả còn ngược lại.
2/ Trừ một số ít trường hợp nghiện nhẹđiều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thờinhằm mục đích gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách - giải tỏa các chấn thương tâm lý và để người cai nghiện không còn thèm nhớ ma túy phải sử dụng các liệu pháp sau:
·    Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội - Huấn nghiệp trị liệu – Lao động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…
·    Đối với nhóm người nghiện Á phiện - Morphine -Héroine (OMH) cần phải uống thuốc NALTREXONE để đối tượng không còn thèm nhớ ma túy. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc Naltexone đơn thuần mà không sử dụng các liệu pháp trênngười cai nghiện sẽ không được phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách – giải quyết các chấn thương tâm lý nên dễ bỏ chương trình điều trị và dễ tái sử dụng ma túyKết quả điều trị do đó sẽ rất hạn chế.
3/ Không có một liệu pháp đơn thuần nào (uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, phẫu thuật thùy não,…) có thể chữa được bệnh nghiện ma túy.
4/ Chương trình điều trị phải được chuyển đổi kịp thời theo những rối loạn tâm sinh lý của người nghiện ma túy mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy giải quyết– nhưng phải phối hợp ở một thể thống nhất khi đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho đối tượng, nhằm kết hợp lĩnh vực mình với lĩnh vực chuyên môn của người khác.
5/ Cai nghiện được gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu người nghiện không tái sử dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tượng phải có một lối sống điều độ, tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận thức.

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN  NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH: MA TÚY TỔNG HỢP, ĐÁ, METH, THUỐC LẮC ...


MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix (Intensive Outpatient Program - IOP) để điều trị lạm dụng chất kích thích trong thời gian 16 tuần, là một mô hình điều trị theo cấu trúc được thiết kế nhằm cung cấp cho những người lạm dụng chất kích thích hệ thống kiến thức và hỗ trợ giúp họ có thể đạt được mục tiêu dừng không sử dụng ma tuý, chất cồn để bắt đầu một quá trình phục hồi trong một thời gian dài.
Chương trình sử dụng các tài liệu đã được phát triển và đánh giá trong chương trình nghiên cứu của Trung tâm Matrix từ năm 1984. Các tài liệu cho chương trình điều trị ngoại trú tập trung này được điều chỉnh từ Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất kích thích bằng thuốc an thần, Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất cồn và có chứa cồn, Mô hình Matrix trong điều trị nghiện các chất dạng opiat bằng Naltrexone và Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix trong điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng và lệ thuộc chất gây nghiện trong 16 tuần.


Bản in xuất bản lần này của tài liệu được thiết kế nhằm giải quyết một cách cụ thể các vấn đề hầu hết gặp phải của của các bệnh nhân lệ thuộc chất kích thích, mà cụ thể là lệ thuộc methaphetamine và cocaine. Các tài liệu được xây dựng thành dạng chương trình thực nghiệm tập trung trong thời gian 16 tuần và sau đó sẽ là các can thiệp chăm sóc sau cai được thực hiện hàng tuần.
Đây là chương trình có sự khác biệt với mô hình tập trung 16 tuần trước đó - mô hình mà đã được phát triển để áp dụng cho những bệnh nhân đang được điều trị lệ thuộc rượu và tất cả các loại ma tuý khác.  Cả hai chương trình này đều khác với các mô hình điều trị 6 tháng mà trong đó thời gian số tuần được giảm từ 24 xuống còn 16 và nhiều tài liệu trước đây được sử dụng trong các buổi sinh hoạt cá nhân nay được đưa vào các buổi sinh hoạt nhóm.


Ba buổi sinh hoạt cá nhân được thiết kế nhằm:

  • (1) Định hướng cho người bệnh, và khi có thể, các thành viên gia đình cũng có thể được mong đợi sẽ tham gia chương trình Matrix, hoàn thiện việc thu thập tài liệu thông tin mang tính hành chính và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh để khuyến khích việc họ tham gia điều trị;

  • (2) Thưc hiện việc xem xét, đánh giá sự tiến bộ tại thời điểm khoảng 30 - 45 ngày sau khi tiếp nhận hoặc đối phó với một tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có một buổi tiếp xúc với cá nhân;

  • (3) Giúp đỡ người bệnh xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc liên tục phù hợp với lượng chuyên môn hỗ trợ và các hỗ trợ tự giúp đỡ cần thiết cho một quá trình phục hồi trong thời gian dài. Hiếm khi đó là một trường hợp cấp bách về y xảy ra trong một buổi sinh hoạt lồng ghép. Trong những tình huống đó, một trong số các buổi sinh hoạt cá nhân có thể dành thời gian để thực hiện một buổi gặp gỡ, tư vấn như vậy. Và chủ đề cơ bản của buổi can thiệp cá nhân đó vẫn cần được giải quyết.


Phần Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu gồm 8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi buổi được thực hiện trong vòng 1 giờ và được thực hiện trong suốt tháng điều trị đầu tiên. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, người bệnh nhận được nhiều kỹ năng cơ bản mà họ cần để ổn định trong giai đoạn ban đầu. Trong buổi sinh hoạt nhóm về các kỹ năng phục hồi ban đầu, người bệnh sẽ được giới thiệu về phương pháp tham gia 12 bước và củng cố gá trị của sự tham gia 12 bước.


Tất cả người bệnh và thành viên gia đình của họ đều tham dự Nhóm giáo dục gia đình trong một thời gian là 12 tuần. Vì đây là một trong những thành tố của chương trình đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của các thành viên gia đình, nên các nhóm như thế này được thiết kế có sự tương tác qua lại nhằm cho phép trưởng nhóm có thể bao quát được các vấn đề trọng tâm nhất đối với cả người bệnh và các thành viên gia đình họ.


Phần Nhóm dự phòng tái nghiện là thành tố trung tâm của mô hình điều này. 16 tuần tham gia nhóm dự phòng tái nghiện được thiết kế nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo sự thân thiện cho người bệnh để họ thực hiện được hết quá trình phục hồi. Hợp phần này là phần trung tâm của tất cả các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Phần Nhóm hỗ trợ xã hội được thiết kế nhằm giúp đỡ người nghiện trong quá trình học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.


Tất cả các mô hình điều trị Matrix đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tận dụng các chương trình 12 bước trong giai đoạn điều trị tập trung ban đầu nhằm cung cấp sự hỗ trợ tiếp tục cho quá trình phục hồi khi giai đoạn tập trung trong chương trình điều trị kết thúc. Trong khi thực hiện vừa cần thận trọng không để bệnh nhân bở dở quá trình điều trị đối với những người ban đầu không nhận thấy được nhu cầu phải đến các buổi gặp gỡ sinh hoạt, thì điều quan trọng nữa là phải truyền cho người bệnh mong muốn và hy vọng rằng việc làm quen được với các chương trình 12 bước chính là một phần thiết yếu trong điều trị bằng mô hình này.
Trong bố cục chương trình này có rất ít các buổi sinh hoạt, tiếp xúc cá nhân. Chính vì vậy, sự can dự của một người giám hộ trong chương trình 12 bước là cực kỳ quan trọng. Các trường hợp thành công nhất đều dựa chủ yếu vào các chương trình 12 bước để hỗ trợ và nuôi dưỡng tinh thần.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bảng dưới đây là một kế hoạch mẫu của Chương trình điều trị ngoại trú tập trung IOP Matrix:

Kế hoạch thực hiện Chương trình điều trị ngoại trú tập trung

Tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ bảy & Chủ nhật

Các tuần từ 1 đến 4

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

 

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình

 

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước và các hoạt động phục hồi khác

Các tuần từ 5 đến 16

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình hoặc Hỗ trợ xã hội

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Các tuần từ 17 đến 52

   

7.00-8.30 tối

Hỗ trợ xã hội

   

Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cồn trong hơi thở được tiến hành hàng tuần

03 buổi tiếp xúc cá nhân trong thời gian 16 tuần đầu tiên

1. CÁC BUỔI TRỊ LIỆU CÁ NHÂN / CÁC BUỔI LỒNG GHÉP

a. Triết lý

Trong mô hình điều trị Matrix, mối quan hệ giữa người tư vấn và người bệnh là động lực điều trị cơ bản. Mỗi người bệnh có một một người tư vấn chính riêng, người này quyết định khi nào thì cần đưa các phần khác nhau vào trong chương trình điều trị và người này cũng có trách nhiệm lồng ghép các tài liệu từ nhiều dạng nhóm khác nhau vào trong để trở thành một quá trình điều trị một cách phối hợp cho người bệnh. Người tư vấn cần phải quen với các tài liệu hiện tại đang được sử dụng cho người bệnh trong hợp phần giáo dục và người tư vấn cũng cần khuyến khích, củng cố và thảo luận về các tài liệu sẽ được nêu ra sử dụng trong một buổi gặp gỡ một - một (AA). Người tư vấn cần có khả năng ứng dụng các tư tưởng, khái niệm từ mô hình Matrix với các tài liệu AA , cũng như với điều trị trị liệu tâm lý hay tác động tâm lý cho người bệnh, người hiện đang trong qúa trình trị liệu.
Người tư vấn, bằng việc mở rộng chương trình, cần không bao giờ được để xảy ra xung đột trong các can thiệp cán nhân một - một (AA) hoặc xung đột với sự tham gia của các chuyên gia khác. Nếu xảy ra xung đột giữa các khuyến nghị của chương trình đưa ra với một chương trình hoặc một người cung cấp hỗ trợ nào khác, thì cần liên hệ với cán bộ chuyên môn. Không bao giờ đặt người bệnh vào trung tâm của sự xung đột giữa các khuyến nghị của hai chuyên gia tư vấn hoặc hai chương trình khác nhau.


Tóm lại, người tư vấn điều phối tất cả các phần trong chương trình điều trị. Sử dụng các phần này, người tư vấn xây dựng nên một khung chương trình hoạt động, điều này sẽ hỗ trợ người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Tất cả các phần này đều cần phải ăn khớp với nhau. Người bệnh cần biết chắc chắn rằng người tư vấn có thể nhận thức được tất cả các khía cạnh liên quan đến qúa trình điều trị của anh ta/chị ta.
Hãy nhớ rằng những người nghiện tham gia điều trị là những người mất khả năng kiểm soát. Họ đang mong đợi chương trình sẽ giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát của mình. Nếu như chương trình tỏ ra là một chuỗi các phần không có sự liên quan với nhau và giữa các phần không thể lồng ghép được, thì người nghiện sẽ không thể cảm thấy là chương trình đó có thể giúp họ lấy lại được sự kiểm soát. Điều này dẫn đến việc điều trị không thành công và/hoặc nóng vội để đạt kết quả điều trị.


Người tư vấn cần tập trung vào sự cân bằng giữa cả các buổi tiếp xúc cá nhân và các buổi sinh hoạt nhóm bằng cách sử dụng tài liệu viết mà vẫn cho người bệnh có đủ thời gian để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác. Nếu quá dựa vào tài liệu viết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy không quan trọng và không được coi trọng. Việc áp dụng máy móc tài liệu viết sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và người trị liệu, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy là người trị liệu như một người cung cấp thông tin vô cảm.
Ngược lại, đối với một số người, nếu được cho phép, sẽ hoàn toàn tự xây dựng được lịch trình điều trị cho mình. Thông thường, tài liệu mà họ muốn thảo luận có thể nhận thức như là những vấn đề cấp bách mang tính tạo động cơ về mặt tinh thần (ví dụ như “Tôi cần nắm bắt được gốc rễ của vấn đề”); hoặc được định hướng đến một ai đó cũng đang có vấn đề như vậy (“Liệu mối quan hệ này có cải thiện không nếu như tôi không gặp vấn đề như vậy”) hoặc hướng dẫn cho người trị liệu thoát khỏi các vấn đề quan trọng (“Chúng ta hãy đừng nói về chuyện rượu bia nữa. Vì đó chẳng phải là một vấn đề”). Cho phép người bệnh kiểm soát quá nhiều trong việc đặt lịch cho các buổi tiếp xúc cá nhân có thể dẫn đến kết quả là những tài liệu quan trọng bị gạt đi, không được thảo luận đến.
Các khái niệm có tính chỉ trích, phê phán quan điểm cho rằng người nghiện có khả năng đạt được việc không sử dụng cũng cần phải được đưa vào trao đổi với người bệnh. Quá trình điều trị bằng mô hình Matrix sẽ cung cấp cho người bệnh một bộ công cụ nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý. Việc để rơi vào việc tư vấn không có kết thúc sẽ làm lỡ việc cung cấp cho người bệnh một phần trong điều trị lệ thuộc là dùng thuốc một cách phù hợp, có hệ thống.


Vấn đề cuối cùng trong việc tiến hành thực hiện các buổi tiếp xúc cá nhân như là một phần trong chương trình trị liệu an thần là vệc khó xác định nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp góp phần trong trị liệu giữa người tư vấn và người bệnh. Mối quan hệ hình thành và phát triển giữa người tư vấn và người bệnh là thành tố quan trọng nhất trong mô hình điều trị Matrix. Gerald Corey đã nêu như vậy trong tài liệu “Lý thuyết và thực tiễn của tư vấn và trị liệu tâm lý” (1982).


“Mức độ quan tâm, chăm sóc và khả năng giúp đỡ khách hàng cũng như sự chân thành của các nhà trị liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu. Khách hàng cũng góp phần làm nên mối quan hệ khác nhau căn cứ trên động cơ, sự hợp tác, sự quan tâm, mức độ lo lắng, thái độ, sự nhận thức, mong đợi, hành vi và phản ứng của khách hàng đối với nhà trị liệu. Tư vấn hay trị liệu tâm lý là một vấn đề mang tính cá nhân liên quan đến một mối quan hệ cá nhân cụ thể, và bằng chứng đã chỉ ra rằng sự trung thành, chân thật, tin tưởng, nhiệt tình, hiểu biết, và sự tự nhiên trong giao tiếp là những yếu tố cơ bản giúp có được những kết quả điều trị thành công”.


Patterson (năm 1973) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính trị liệu, ông này cho rằng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra là nhân tố hiệu quả trong trị liẹu chính là mối quan hệ giữa người bệnh và người trị liệu. Ông này cũng đưa ra quan điểm cho rằng người trị liệu cần làm thực hiện vai trò như như một người củng cố, có như vậy thì sự tôn trọng và quan tâm của người trị liệu đối với người bệnh mới trở thành yếu tố có trọng lượng, có khả năng tác động đến hành vi của người bệnh. Người trị liệu cũng cung cấp một mẫu hình thế nào là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để giúp người bệnh có thể dùng mối quan hệ đó xây dựng mối quan hệ của chính mình.
Patterson chỉ rõ rằng trị liệu không thể là đơn thuần trị liệu y tế, và rằng qúa trình đó không thể đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà vấn đề quan hệ con người với con người của người trị liệu mới là điều thiết yếu. Ông này cũng tuyên bố “bằng chứng dường như chỉ ra rằng việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp quan người trị liệu và người bệnh chính là thành tố chủ chốt trong tư vấn hay trị liệu tâm lý. Đó là một mối quan hệ mang đặc trưng không phải là nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu sử dụng, cũng không phải là nhiều cách thức mà nhà trị liệu sử dụng” (1973, trang 535-536).
Truax và Carkhuff (1967) đã ủng hộ quan điểm của Patterson khi cho rằng “Các yếu tố trọng tâm là sự thấu cảm, nhiệt tình và chân thật không phải là đại diện cho “kỹ thuật” của trị liệu tâm lý hay tư vấn, mà đó là những kỹ năng giao tiếp cá nhân mà nhà tư vấn hay nhà trị liệu cần sử dụng trong qúa trình áp dụng “các kỹ thuật” hay “sự hiểu biết chuyên môn” của mình” (trích trang 31).


Vậy những gì là đặc trưng cơ bản của một nhà trị liệu mà có thể dẫn đến tính cách cá nhân tích cực và có thể giúp người bệnh thay đổi hành vi? Truax và Carkhuff (1967, trang 25) đã tìm thấy có 3 (ba) nét tính cách thể hiện trong hầu hết các cách tiếp cận mang tính trị liệu chủ yếu là: sự thấu cảm xác đáng, sự nhiệt tình không chủ ý và sự chân thành. Tóm lại, phần lớn các phương pháp tiếp cận mang tính trị liệu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của khả năng của người trị liệu khi thực hiện các hoạt động trị liệu như là một người dễ hoà nhập, chín chắn, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và phù hợp.
Người trị liệu cũng là người sẽ mang đến cho người bệnh không khí an toàn, không có sự đe doạ và đáng tin cậy bằng việc thể hiện sự nhiệt tình không chủ ý đối với người bệnh, điều này sẽ giúp họ can dự được sâu hơn và tự khám phá được những điểm chính yếu, nắm được khuôn khổ bên trong sự trải nghiệm của người bệnh, cũng như hiểu được những ý nghĩa của các suy nghĩ, hành vi và trải nghiệm của người bệnh”.


Rõ ràng là những đặc trưng được trích dẫn ở phần trên là quan trọng giúp người trị liệu trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên, những điều đó lại càng đặc biệt quan trọng và đặc biệt khó áp dụng đối với những người bệnh là người nghiện. Vấn đề sức khoẻ tinh thần có một tiền sử xấu trong những người nghiện đang được điều trị vì hầu hết các chuyên gia sức khoẻ tinh thần đều không hiểu về tình trạng nghiện. Vì sự thiếu hiểu biết này, hành vi của người nghiện có thể thường mang tính chống đối lại tư vấn viên. Nhiều người nghiện đi đến chỗ ghét việc điều trị, nghi ngờ và chống lại không thực hiện các chỉ dẫn điều trị. Họ thể hiện những hành vi thiếu chín chắn, mang tính tự huỷ hoại bản thân, hấp tấp và chống đối; khi đó công việc của người tư vấn là phải tiếp tục làm việc với họ mà thường ít nhận được lời cảm ơn hay đánh giá cao từ phía người nghiện.
Tái nghiện là vấn đề không mong muốn, kết quả thường xuyên xảy ra theo cơ sở bệnh lý học và tác động của tình trạng nghiện đối với vấn đề việc làm, gia đình và các mối quan hệ có thể khiến cho tình tình trở nên bế tắc, không có hy vọng. Cầu nguyện để giải quyết vấn đề, sự mẫu thuẫn trong tư tưởng khi thì yêu quý khi thì ghét bỏ đối với người nghiện và việc nài nỉ để người nghiện có những hành vi hợp tác thường có thể gây khó khăn cho nhà trị liệu để giữ được thái độ tích cực và tập trung vào áp dụng các kỹ thuật điều trị.


Ngoài tất cả những điều nêu trên, còn có một thực tế nữa là người trị liệu trong mô hình điều trị này còn phải phát triển mối quan hệ trị liệu trong bối cảnh làm việc với người bệnh lần đầu tham gia hình thức sinh hoạt nhóm. Những điều có thể dễ dàng xảy ra khi đối phó với một loạt vấn đề khó khăn ở đây chính là việc người trị liệu trở thành người bị lấn át và không được còn sự khích lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn và sự mất kiên nhân có thể biến thành “người đưa ra những chỉ định” từ đó dẫn đến trở thành “người đưa ra các mệnh lệnh” cho người bệnh.


Người bệnh khi tham gia điều trị cần nhận được sự định hướng và hỗ trợ, chứ không phải là đòi hỏi có một cán bộ giám sát. Nếu quá trình này xảy ra, nhà tư vấn có thể dễ dàng trở thành một quan toà và đánh mất sự khách quan. Nếu người bệnh không thực hiện, người tư vấn sẽ trở nên không còn sự khích lệ; và nếu người tư vấn trở nên nói nhiều điều chướng tai người bệnh hơn, thì người bệnh càng trở nên chống đối nhiều hơn, và toàn bộ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Người tư vấn không bao giờ có thể quên một thực tế rằng chính anh ta là một chuyên gia đang cung cấp một dịch vụ. Trừ khi người tư vấn duy trì được việc tập trung vào cung cấp một dịch vụ chuyên môn điều trị mang tính “thấu cảm, nhiệt tình và chân thành”, giai đoạn điều trị đó chắc chắn sẽ gặp phải một loạt thất bại mà người nghiện phải trải qua. Nếu không phải là giúp đỡ cho người nghiện, thì “điều trị” có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự tự coi thường chính bản thân mình của người nghiện.


Mối quan hệ mang tính trị liệu với người tư vấn cung cấp cơ hội cho người bệnh tham gia vào một mối quan hệ an toàn với một con người, người mà sẽ quan tâm, chăm sóc nhiều cho anh ấy/cô ấy. Nghiện là một sự đáp ứng với một loạt các điều kiện do một con người chưa hoàn hảo phải trải qua. Mỗi người bệnh phải được coi trọng và đối xử một cách tôn trọng.
Việc tăng cường lòng tự trọng cho người nghiện sẽ không thể đạt được trong một môi trường tiêu cực, đầy phê phán và chỉ trích. Người tư vấn phải cung cấp cho họ niềm hy vọng, sự khích lệ, lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và phải nhìn nhận rằng sinh hoạt nhóm có thể giúp người bệnh có được sự tin tưởng đó. Những phẩm chất này tạo nên công thức hoá học giúp quá trình điều trị bằng mô hình Matrix hoạt động.


Các buổi sinh hoạt lồng ghép thường là phần quan trọng nhằm giữ người bệnh ở lại với chương trình điều trị. Tầm quan trọng của một mối quan hệ ban đầu với người bệnh không thể được đánh giá quá cao.  Điều thiết yếu là hầu hết các thành viên chính trong gia đình hoặc các thành viên khác phải được tham gia vào qúa trình điều trị. Các chuyên gia, những người cố gắng tạo nên những thay đổi mà không cần giải quyết vấn đề với gia đình cuối cùng sẽ khiến quá trình phục hồi của người bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, điều quan trọng đối với người trị liệu là nhận thức được bằng cách nào mà hệ thống gia đình người bệnh có thể được tác động nhờ quá trình phục của người bệnh và làm thế nào để đưa một thành viên quan trọng trong gia đình vào thành một phần tham gia tất cả các phần can thiệp trong bất kỳ thời điểm nào có thể.


b. Hình thức

Giống như tất cả các thành tố trong chương trình điều trị, việc nhanh chóng, kịp thời bắt đầu thực hiện các phần can thiệp là điều quan trọng. Người trị liệu nên thực hiện mọi nỗ lực có thể tập trung quan sát người bệnh trong vòng 5 phút ngay khi anh ta đến văn phòng tư vấn. Hiển nhiên là sẽ có một số lần khi người bệnh đến sớm hơn giờ hẹn hoặc buổi làm việc với người trước diễn ra hơi lâu khiến người bệnh có thể phải chờ đợi lâu hơn 5phút. Tuy nhiên, điều cần thiết là người bệnh cảm thấy được là chuyến đi gặp gỡ với nhà trị liệu của họ là một phần quan trọng trong ngày làm việc của người trị liệu. Hãy cố gắng thu xếp chỗ những bệnh nhân có vấn đề không đến kịp giờ bằng cách đặt kế hoạch hẹn gặp họ trong những thời gian thuận tiện hơn.


Người trị liệu nên cố gắng ra chào người bệnh ở phòng chờ và dẫn anh ta/chị ta vào phòng làm việc. Nhìn chung nếu một thành viên gia đình người bệnh cũng có mặt ở đó, thì người trị liệu sẽ gặp người bệnh trong nửa đầu của buổi trị liệu và gặp gỡ, trao đổi với người nhà bệnh nhân ở nửa cuối của buổi trị liệu. Cũng nên chào người nhà bệnh nhân cùng với bệnh nhân trước khi tiến hành buổi trị liệu và người trị liệu nên giải thích về quy trình tiến hành buổi trị liệu cho cả bệnh nhân và người nhà của họ.
Cần quan tâm để đảm bảo chắc chắn rằng cả bệnh nhân và người nhà của họ đều có cơ hội trình bày các vấn đề cấp bách và không đưa ra các thông tin khiến trạng thái cảm xúc bị thay đổi. Nếu có thông tin cấp bách, ví dụ như việc người bệnh tái nghiện, thì cần phải giải quyết ngay. Nếu mọi chuyện dường như đang diễn ra tốt đẹp, thì người trị liệu nên giới thiệu thông tin về kế hoạch buổi làm việc kế tiếp. Bất kỳ một thay đổi tích cực nào trong hành vi và thái độ của người bệnh cũng đều cần được khuyến khích, củng cố mạnh mẽ.
Người trị liệu phải nhấn mạnh để khuyến khích và củng cố sự thay đổi tích cực. Ví dụ, một người bệnh người đã từng làm được một việc tốt là dừng không sử dụng ma tuý và rượu, thì cần xây dựng kế hoạch tiếp tục và chú ý đến những buổi gặp tiếp theo, nhưng nếu là người chưa từng từbỏ được, thì cần được tập trung khích lệ họ cải thiện tình trạng lệ thuộc hiện nay. Dù là như trên đã đề cập người bệnh có thể tìm thấy lợi ích từ việc tập luyện, thì người trị liệu không nên để bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về riêng một lĩnh vực nào đó mà có kháng cự của người bệnh.


Mối liên hệ giữa người bệnh và người trị liệu là mối liên hệ quan trọng nhất cần được tạo dựng trong quá trình điều trị. Hãy sử dụng lẽ thường, sự lịch sự nhã nhặn, lòng trắc ẩn và sự tôn trọng trong khi giao tiếp với người bệnh.


c. Mục đích đối với các buổi tiếp xúc trị liệu cá nhân/ các buổi trị liệu lồng ghép:


  • 1. Cung cấp cho người bệnh và gia đình họ cơ hội để xây dựng mối liên hệ cá nhân với người trị liệu.

  • 2. Cung cấp một môi trường trong đó người bệnh và đình họ có thể giải quyết vượt qua các khủng hoảng, các vấn đề về không khí giao tiếp và đi đến quyết tâm thực hiện quá trình điều trị với một người trị liệu có vai trò như một người hướng dẫn.

  • 3. Cho phép người bệnh thảo luận về vấn đề nghiện của họ một cách cởi mở trong một bối cảnh không có sự phán xét và có sự quan tâm đầy đủ của người trị liệu.

  • 4. Huy động một/nhiều thành viên trong gia đình người bệnh tham gia vào qúa trình điều trị.

  • 5. Mang đến sự củng cố và khích lệ cho người nghiện để có những thay đổi tích cực.

  • 6. Tạo cho người nghiện cảm giác người trị liệu vừa là một người thầy, một người hướng dẫn và cũng là một người biết quan tâm.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Trong chương trình điều trị ngoại trú tập trung theo mô hình Matrix, có 3 buổi can thiệp cá nhân. Trong đó, có 2 buổi được thiết kế nhằm “đặt mục tiêu” cho chương trình điều trị và buổi thứ 3 được sử dụng để tiến hành một đánh giá nhanh về tình trạng tiến bộ của người bệnh, và nhằm giải quyết một khủng hoảng không lường trước được hoặc nhằm phối hợp việc điều trị trong mô hình Matrix với các nguồn điều trị khác.
Dù là trong buổi trị nào nào đi nữa, thì người trị liệu vẫn phải tận dụng buổi trị liệu cá nhân đó như là một buổi trị liệu lồng ghép. Các buổi trị liệu cá nhân, dù không phải là một thành tố trung tâm của chương trình điều trị này, vẫn là những sự kiện quan trọng. Tài liệu phát tay các buổi:


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 1:
 Thoả thuận và đồng ý dịch vụ

Buổi gặp gỡ ban đầu được thực hiện trước buổi tiếp xúc nhóm đầu tiên, được thiết kế nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh (và gia đình người bệnh khi có thể) có được sự định hướng thích hợp đối với việc điều trị và nhằm tạo cho người bệnh và người nhà của họ một cơ hội được gặp gỡ người trị liệu và nghe giới thiệu về chương trình.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 2:

  • 1. Kiểm tra danh sách phục hồi

  • 2. Sơ đồ phân tích tái nghiện

Buổi gặp thứ 2, thường được tiến hành khoảng 30-45 ngày sau khi bắt đầu tham gia điều trị, được thiết kế nhằm đưa ra một đánh giá về sự tiến bộ của người bệnh, củng cố các hoạt động phục hồi đã bắt đầu thực hiện được cùng với những đề xuất và gợi ý nhằm khuyến khích sự tiến bộ của người bệnh hơn nữa. Buổi này cũng có thể được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng hoặc như một buổi giải quyết vấn đề tiếp tục tái nghiện. Khi được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng, người trị liệu cũng nên cố gắng kết hợp thực hiện được một đánh giá về mức độ tiến bộ của người bệnh đến thời điểm đó.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 3:

  • 1. Đánh giá sau điều trị

  • 2. Kế hoạch Giai đoạn II

Buổi gặp cuối cùng này nhằm xem xét lại sự tiến bộ của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch chăm sóc sau cai trong đó cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và tự giúp đỡ một cách phù hợp.


Tái nghiện không phải là xảy ra một cách bất ngờ và không dự đoán được. Nhưng đối với khách hàng thì người ta thường cảm thấy là việc tái nghiện xảy ra một cách bất ngờ, không dự doán được. Người trị liệu cần hiểu được bối cảnh của việc tái nghiện nhằm chỉnh khung sự kiện trên cho khách hàng. Có một số điểm quan trọng dưới đây cần lưu ý khi làm việc với một khách hàng đã tái nghiện:
1) Việc sử dụng ma tuý xảy ra trong vòng vài tuần đầu được coi là việc tiếp tục sử dụng, không phải là tái nghiện; 2) Ít nhất 50% người hoàn thành chương trình điều trị ngoại trú một cách thành công đều trải qua một lần tái nghiện tại một thời điểm nào đó; 3) Một lần tái nghiện không cho đó là thất bại, ngược lại cần xem đó như một cơ hội để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp. Sơ đồ phân tích tái nghiện có thể được sử dụng trong một buổi tư vấn trị liệu cá nhân như một phương tiện giúp người bệnh và người tư vấn có thể phân tích dự đoán những tình huống dễ bị tổn thương có thể góp phần dẫn đến tái nghiện và nhằm nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch điều trị để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.


2. NHÓM CÁC KỸ NĂNG PHỤC HỒI BAN ĐẦU

1. Triết lý

- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu (ERS) được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một bộ kỹ năng cần thiết để thiết lập tình trạng “sạch” (không sử dụng ma tuý và rượu). Đây là các kỹ năng chính được trích từ cuốn “101 Kỹ năng phục hồi”. Có 2 thông điệp cơ bản được đưa ra trong nhóm.
Đó là: (1) Bạn có thể thay đổi hành vi của mình theo các cách mà sẽ khiến dễ giữ được tỉnh táo hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật để biết bắt đầu như thế nào; (2) Các hoạt động điều trị là một nguồn thông tin và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ kết quả từ việc điều trị, các hoạt động tư vấn cần được lồng ghép trong các can thiệp tự giúp đỡ. Để giúp bạn làm quen với chương trình 12 bước, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các hoạt động tự giúp đỡ.


- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu định hướng người bệnh đến các kỹ năng cơ bản cần thiết để duy trì tình trạng không sử dụng. Các kỹ thuật hoàn toàn liên quan đến hành vi và có một mục đích quan trọng là “làm thế nào để”. Nhóm kỹ năng này không được thiết kế như là một nhóm “trị liệu”. Nó cũng không có xu hướng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, dù là có một số mối quan hệ sẽ được thiết lập.
Nó được thiêt kế như là một diễn đàn mà ở đó người trị liệu có thể phối hợp chặt chẽ với từng bệnh nhân để hỗ trợ họ xây dựng chương trình phục hồi trong giai đoạn ban đầu. Mỗi nhóm có một cơ cấu rõ ràng và xác định. Cơ cấu và lộ trình hoạt động của nhóm là cần thiết. Đối với những người bệnh mới tham gia, lộ trình điều trị này rõ ràng là quan trọng như việc các thông tin được trao đổi.


2. Hình thức


Nhóm do một người trị liệu chủ trì và đồng chủ trì là một người nghọên đang phục hồi. Người đồng chủ trì này thường là một bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị và có thời gian 3 tháng tỉnh táo. Bệnh nhân đó phải thực hiện tốt chương trình, không uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ một loại ma tuý nào, và tích cực tham gia chương trình tự giúp đỡ. Những bệnh nhân là người tích cực “chống rượu và amphetamin” (anti-AA) không được coi là người đồng chủ trì. Người đồng chủ trì có thể được chỉ định và tuyển chọn từ nhóm dự phòng tái nghiện trên cơ sở tự nguyện. Những người đồng chủ trì có thể quay vòng hàng tháng hoặc có thể sử dụng trong suốt thời gian lên đến 3 tháng.


Người chủ trì và người đồng chủ trì cần gặp gỡ, trao đổi trong 15 phút trước khi nhóm tiến hành thảo luận về chủ đề của buổi gặp gỡ buổi tối và các vấn đề mới về người bệnh. Không có thông tin bí mật nào có thể cung cấp cho nhứng người đồng chủ trì. Họ là những người tự nguyện và là người bệnh, không phải là người được tuyển dụng để làm việc. Họ nên được hướng dẫn để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến chủ đề thảo luận của nhóm và không cố gắng để trở thành những nhà trị liệu. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, người chủ trì tóm tắt lại những gì người đồng chủ trì đã chia sẻ nhằm tái tập trung và giúp người đồng chủ trì ổn định dần.


Nhóm được tổ chức với quy mô nhỏ (tối đa khoảng 6 đến 8 người) và sinh hoạt trong khoảng thời gian tương đôi ngắn (50 phút). Vì các bệnh nhân có thể sẽ rất bất ổn, nên nhóm cần phải duy trì cơ cấu và cần được quản lý. Điều cực kỳ quan trọng đối với người chủ trì là giữ thái độ nghiêm túc, tập trung và không góp phần làm tăng năng lượng của nhóm, cảm giác “nằm ngoài khả năng kiểm soát” có thể là đặc trưng của những người bệnh này.


Người chủ trì giới thiệu nhóm như một mô hình trong đó hướng dẫn các thành viên những kỹ năng cơ bản nhằm duy trì được tình trạng tỉnh táo. Tất cả các thành viên tham gia đều được giới thiệu và đề nghị tóm tắt một số thông tin về việc tham gia của anh ấy/chị ấy trong quá trình điều trị. Các thành viên tham gia lần đầu cần được dành vài phút để giới thiệu tóm tắt về lịch sử bản thân. Trong khi đang trình bày tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân, người bệnh có thể được đề nghị ngừng lại một cách lịch sự và đề nghị trao đổi về các vấn đề liên quan đến điều trị. Người đồng chủ trì được giới thiệu như một người hiện đang trải qua giai đoạn phục hồi và là người có thể cung cấp thông tin cá nhân về việc chương trình đã hỗ trợ anh ấy/chị ấy như thế nào.


Sau bước định hướng ban đầu như trên, người chủ trì sẽ giới thiệu chủ đề, đọc qua toàn bộ tài liệu phát tay và đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc tại sao chủ đề này lại quan trọng trong cai nghiện. Người đồng chủ trì có thể liên hệ việc chủ đề này đã có lợi như thế nào đối với các giai đoạn phục hồi ban đầu của bản thân. Mỗi bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả việc mình hiện đang sử dụng các kỹ năng được thảo luận như thế nào. Hỏi xem liệu các bệnh nhân có gặp vấn đề gì không, cần đưa ra các gợi ý giải quyết và những lời khuyên từ các thành viên khác trong nhóm. Khoảng 35 phút là thời gian dành cho chủ đề nhóm.


Phần tiếp theo, nhóm cần được dành thời gian để thảo luận về chủ đề xây dựng kế hoạch. Mỗi người phải có một kế hoạch cho khoảng thời gian giữa buổi sinh hoạt hiện tại và buổi sinh hoạt tiếp theo. Nếu không còn vấn đề gì, có thể gợi ý các buổi sinh hoạt cụ thể về AA, NA và CA. Không nên khuyến khích các bệnh nhân cùng nhau xây dựng kế hoạch chung hoặc xây dựng kế hoạch hộ cho người khác trong giai đoạn phục hồi ban đầu này.


Nhóm sẽ kết thúc buổi sinh hoạt với một lưu ý tích cực bằng cách nhấn mạnh một số lợi ích mà mỗi bệnh nhân có thể có được từ việc duy trì sự tỉnh táo. Bất kỳ bệnh nhân nàocũng có thể được dành ít phút để trao đổi về những lợi ích của nhóm đã mang lại cho mình trong tháng đầu tiên duy trì sự tỉnh táo. Sau khi nhóm kết thúc, bất kỳ thành viên nào là người đang đấu tranh để từ bỏ cũng cần gặp và trao đổi ngắn gọn với người chủ trì hoặc một người tư vấn khác. Người đồng chủ trì không tham dự vào các cuộc tư vấn một-một. Các bệnh nhân nên được khuyến khích nghỉ giải lao trước khi họ tham dự nhóm dự phòng tái nghiện.


3. Một số vấn đề đặc biệt

Những bệnh nhân này không đạt được thành công nhiều trong việc duy trì sự tỉnh táo. Vì điều đó, mà hành vi của họ có thể đòi hỏi người chủ trì phải can thiệp và đòi hỏi phải có sự kiểm soát mạnh mẽ nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự, nhã nhặn. Đó là những tình huống thường gặp dưới đây:


  • - Trong quá trình trao đổi, thảo luận về việc tham gia chương trình tự giúp đỡ, thường có những ý kiến không chính thống về giá trị của việc tham gia. Người chủ trì cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng là kết quả điều trị đối với những người có tham gia chương trình tự giúp đỡ khả quan hơn nhiều so với những người không tham gia chương trình. Trung tâm Matrix đã tiến hành một số khảo sát về kết quả điều trị và sự tham gia chương trình 12 bước và đã thống nhất thấy rằng có một mối quan hệ rất tích cực giữa 2 nội dung này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ vẫn tranh cãi rằng họ chẳng hề thấy những buổi sinh hoạt như thế này giúp ích được gì và họ sẽ không tham gia.


  • - Sự chống cự không tham gia chương trình 12 bước là một vấn đề quan trọng. Người chủ trì nên cố gắng nhận thức rằng không phải là hiếm thấy việc nhiều người ban đầu có thể thấy ngay sự thoải mái trong chương trình 12 bước, nhưng người chủ trì cần nỗ lực theo nhiều cách có thể để khuyến khích các bệnh nhân tham gia một chương trình 12 bước mẫu. Những bệnh nhân chống cự lại những khía cạnh tinh thần của chương trình 12 bước cần được khuyến khích cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào mối quan hệ này.
    Những người cảm thấy không thoải mái khi đến với những buổi gặp gỡ mà họ còn chưa quen có thể bố trí để gặp, trao đổi với người đồng chủ trì hoặc các thành viên khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Các buổi gặp gỡ thực tế tại trung tâm điều trị có thể là một điều gì đó khiến giảm bớt sự e ngại và có thể là một địa điểm tốt giúp người bệnh làm quen dần với chương trình.


  • - Tranh luận với các bệnh nhân chống đối là một việc làm phản tác dụng. Việc sử dụng các thành viên khác trong nhóm, hoặc những kinh nghiệm tích cực của người đồng chủ trì đối với các buổi trị liệu là một phương pháp tốt hơn nhiều để có thể giải quyết tình trạng bệnh nhân chống cự. Cần khuyến khích những bệnh nhân tham gia chương trình 12 bước chia sẻ về những lợi ích chính đáng của việc tham gia chương trình 12 bước. Các hoạt đông xã hội, như uống café sau các buổi gặp, và việc luôn sẵn có những người khác để trò chuyện vào những lúc gặp vấn đề rắc rối có thể khuyến khích được các khía cạnh tham gia vào chương trình 12 bước đối với những thành viên hay chống đối.


  • - Một số bệnh nhân có thể sẵn lòng tham dự các buổi sinh hoạt, nhưng lại chống cự lại việc tiếp nhận một người hỗ trợ và thực hiện các bước của chương trình. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng người chủ trì và các thành viên khác để khuyến khích sự tham dự của bệnh nhân vào các hoạt động của chương trình 12 bước. Càng tham dự nhiều hoạt động trong chương trình, càng giúp phục hồi tốt. Việc sử dụng một người trợ giúp như một huấn luyện viên trong chương trình 12 bước là một việc vô cùng giá trị. Hãy hướng dẫn người bệnh lựa chọn một người trợ giúp, người sẽ chấp nhận sự tham dự hiện tại của người bệnh trong quá trình điều trị một cách chuyên nghiệp.


  • - Đối với những bệnh nhân vẫn tiếp tục chống đối không tham dự các hoạt động 12 bước, cần gợi ý cho họ những lựa chọn tự giúp đỡ khác như Phục hồi dần dần, Yêu cầu như các thầy dòng duy trì tình trạng không sử dụng (SOS), Thuyết bất khả tri trong gặp gỡ AA,… Những buổi gặp tự giúp đỡ thay thế này có thể giúp người bệnh có cảm giác giống như nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp.


  • - Một bệnh nhân có thể được cung cấp các đề nghị không phù hợp hoặc có thể gây nguy hiểm cho anh ta/chị ta. Ví dụ, nếu chủ đề thảo luận là làm thế nào để dừng không nghĩ đến việc sử dụng và người bệnh đề nghị một bệnh nhân khác là anh ta phải nghĩ về suy nghĩ việc dùng ma tuý của mình trong mọi trường hợp chứ không phải là dừng lại không suy nghĩ đến, thì trong trường hợp đó người chủ trì cần can thiệp một cách lịch sự rằng “Có thể điều đó có ích với bạn, nhưng hầu hết moi người đều thấy rằng đó là một phương pháp nguy hiểm. Và hầu hết những bệnh nhân khác thấy rằng việc sử dụng quy trình dừng không nghĩ đến việc sử dụng ma tuý là phương pháp giúp ích được họ nhiều hơn”. Người chủ trì cần phải lịch sự và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng cũng cần kiểm soát tình huống một cách rõ ràng.


  • - Trong những tình huống mà những bệnh nhân bất ổn không thể thực hiện theo sự hướng dẫn tài tình hoặc kết quả buổi làm việc bị hạn chế tương đối, thì người chủ trì nên nói một điều gì đó giống như “Tối hôm nay các bạn thật ồn. Nào hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều có một thời gian không gian thư giãn nào đó. Đề nghị hãy lắng nghe trong một lát thôi”. Nếu khủng hoảng xảy ra, người chủ trì cần trò chuyện riêng với bệnh nhân đó sau buổi sinh hoạt nhóm về vấn đề cụ thể của chính anh ấy/cô ấy.


  • - Nếu một bệnh nhân được cho là đang say thuốc, người chủ trì nên đề nghị bệnh nhân đó đi ra ngoài cùng mình. Hãy xem xem liệu có một tư vấn viên khác có thể làm việc với anh ấy /cô ấy không. Nếu không có, người đồng chủ trì có thể tiếp tục cho nhóm thảo luận trong khi người chủ trì sẽ cố gắng đánh giá về điều kiện sức khoẻ của cá nhân bệnh nhân đó và thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến việc anh ta sử dụng ma tuý hoặc rượu. Tuỳ thuộc vào mức độ say thuốc của người bệnh, có thể cần thiết bố trí người đưa anh ta về nhà một cách an toàn và trước khi có thể tiến hành bất kỳ một cuộc trao đổi nào về chủ đề này cho đến khi có buổi hẹn gặp lần sau. Hãy tránh đối đầu với bệnh nhân.


4. Mục đích

  • 1. Cung cấp một nơi thuận tiện cho những bệnh nhân mới hiểu biết về các kỹ năng phục hồi và chương trình tự hỗ trợ.

  • 2. Giới thiệu với các bệnh nhân về các công cụ cơ bản giúp phục hồi và hỗ trợ họ trong việc dừng không sử dụng ma tuý và rượu.

  • 3. Giới thiệu chương trình tham gia 12 bước và tạo dựng một mong đợi đối với phục hồi 12 bướ như là một phần trong mô hình điều trị Matrix.

  • 4. Tăng cường số lượng bệnh nhân tham gia mô hình nhóm khi cần thiết trong Chương trình phục hồi, Hỗ trợ xã hội và Gặp gỡ 12 bước.

  • 5. Cho phép người đồng chủ trì cung cấp một mô hình để đạt được việc duy trì không sử dụng trong thời gian đầu.

  • 6. Cung cấp cho người đồng chủ trì sự tự tin và thúc đẩy, khuyến khích sự tiến bộ của người đồng chủ trì.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


Tất cả nhóm: Trong vòng 15 phút cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu, cần luyện tập 2 bài tập sau. Cả 2 bài đều được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một cách thức để xây dựng một kế hoạch phục hồi và giám sát sự tiến bộ của mình.


Chủ đề: Lập kế hoạch

Tài liệu phát tay:

  • a) Lập kế hoạch, “Liệu đó có phải là điều quan trọng không”

  • b) Kế hoạch hàng ngày/hàng giờ

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp người bệnh xây dựng được cơ cấu chương trình phục hồi và đưa ra những chỉ dẫn (bản đồ dẫn đường) để duy trì tình trạng tỉnh táo từ khi kết thúc buổi gặp hiện tại đến khi trở lại tham gia vào buổi gặp tiếp theo.


Chủ đề: Đánh dấu thời gian

Tài liệu phát tay:

  • a) Lịch và ghi chú

  • b) 5 (năm) lịch sinh hoạt

  • Việc đánh dấu mỗi ngày phục hồi thành công vào một quyển lịch có thể giúp  người bệnh nhận thức được sự tiến bộ phục hồi từng ngày và cung cấp thêm ý thức để tiếp tục thực hiện và hoàn thành chương trình.


Buổi 1. Chủ đề: Hãy dừng cái vòng luẩn quẩn này lại!

Tài liệu phát tay:

  • a) Các động cơ thôi thúc sử dụng.

  • b) Các động cơ thôi thúc sử dụng - Suy nghĩ - Thèm nhớ - Sử dụng.

  • c) Các kỹ thuật dừng không suy nghĩ đến.


Hãy đề nghị bệnh nhân xem xét lại các tình huống dẫn đến động cơ thôi thúc sử dụng cụ thể. Dừng lại mô tả chi tiết về các lần sử dụng rượu và sử dụng ma tuý, và những cảm giác xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị sử dụng. Không để nhóm biến thành một buổi chia sẻ những kinh nghiệm về các động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng mà không thể kiểm soát được. Hãy tập trung người bệnh vào những điều gì bây giờ họ cần phải tránh, hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề theo một cách mới khi có những tình huống xuất hiện động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng. Giúp họ xây dựng các kế hoạch, chương trình để đối phó với những tình huống có thể xảy ra việc tác động khiến họ nghĩ đến việc sử dụng vào dịp cuối tuần. Đây chắc chắn là một chủ đề dễ bị thay đổi.
Hãy đảm bảo chắc chắn là có thể duy trì các bệnh nhân chỉ tập trung vào việc hiện nay chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào, không nên đi quá sâu vào việc mô tả những gì đã thường xảy ra. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một kế hoạch giúp thay đổi hành vi bằng việc đưa ra những định hướng tốt và cam kết mạnh mẽ để đối phó.


Cho phép người đồng chủ trì thảo luận về những điều gì đã xảy ra nhằm tăng cường những ứng phó của anh ta chống lại những tác động khiến anh ta sử dụng ma tuý. Các bệnh nhân cần được biết rằng cảm giác bị hối thúc này sẽ ít dần khi họ chuyển sang ngừng không sử dụng.


Dừng việc suy nghĩ đến sẽ là một kỹ năng mà người bệnh có thể sử dụng để tạm khóa những suy nghĩ về ma tuý và nhờ đó có thể lấy lại được khả năng kiểm soát quá trình suy nghĩ của bản thân. Các cơn thèm nhớ phải không để trở nên áp đảo họ. Họ có thể khiến các cơn thèm nhớ không xảy ra bằng cách khoá những suy nghĩ liên quan đến ma tuý của bản thân lại. Họ cần sử dụng quá trình này nhanh chóng trước khi chức năng sinh lý của cơ thể đối với các cơn thèm nhớ bắt đầu được kích hoạt. Hãy trao đổi về chu kỳ xuất hiện các cơn thèm nhớ trong ngày đối với họ và tìm ra các cách giúp họ giúp can thiệp phá vỡ chu kỳ đó. Hãy thảo luận về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn đó của họ.


Buổi 2. Chủ đề: Xác định những động cơ bên ngoài thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay:

  • a) Bảng hỏi về các động cơ bên ngoài.

  • b) Sơ đồ tác động của các động cơ đến việc sử dụng.


Bảng hỏi về động cơ thôi thúc sử dụng từ  bên ngoài giúp xác định các tác động bên ngoài đối với việc sử dụng ma tuý. Điều quan trọng là sử dụng bảng mẫu này như một bài luyện tập để có được bức tranh toàn diện về tình hình, địa điểm và thời điểm lúc những suy nghĩ và các cơn thèm nhớ có thể bị thôi thúc. Hãy hỏi về những động cơ đặc trưng có thể không được liệt kê trong bảng hỏi. Xem xét nhu cầu xây dựng kế hoạch cho các hoạt động ứng phó để thoát ra khỏi những tình huống tác động như vậy. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành một danh sách hoàn chỉnh về những động cơ thôi thúc sử dụng từ bên ngoài. Xem xét một cách tóm tắt cách thức đối phó đối với một tình huống tác động mà người bệnh đã không thể tránh được.


Sơ đồ động cơ tác động đến việc sử dụng ma tuý giúp cho người bệnh ý thức rằng việc sử dụng chất kích thích không phải là hệ quả của những sự kiện xuất hiện ngẫu nhiên, không dự đoán được. Bằng cách thay đổi hành vi của người nghiện, cơ hội để anh ta sử dụng ma tuý cũng có thể được giảm xuống. Nếu không có % nào cho những tình huống có thể xảy ra, hãy đề cập đến các buổi trị liệu 12 bước. Bài tập này giúp tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về cơ hội xuất hiện các lần sử dụng và làm thế nào để có thể tránh được.


Buổi 3. Chủ đề: Xác định những động cơ bên trong thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay: Bảng hỏi về các động cơ bên trong.


Mẫu bảng hỏi này giúp đưa ra một bức tranh toàn điện về những tình trạng bên trong dẫn đến việc thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý. Nhiều cảm xúc được nêu trong bảng hỏi đan xen nhau. Không nên đi sâu vào từng cảm xúc riêng mà điều quan trọng là phải có được một bức tranh về những tình trạng cảm xúc nổi bật mà khiến thôi thúc người nghiện suy nghĩ và thèm nhớ đến ma tuý. Nhìn chung, con người thường bị hối thúc khi có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc một số người là cả hai.
Sau đó hãy phản ánh lại cho người bệnh biết về bức tranh mà họ đang gặp phải trước những hối thúc cảm xúc từ bên trong chính bản thân họ và hỏi xem liệu điều đó có đúng không. Trước khi hoàn thành bảng hỏi, người trị liệu nên đưa ra cho từng người bệnh một số ý tưởng rõ ràng về đâu là những loại phản ứng cảm xúc khiến người nghiện thèm nhớ ma tuý và dẫn đến sử dụng. Nếu việc sử dụng ma tuý của một người bệnh nào đó là tự động và không bị tác động hay hối thúc về cảm xúc ngay trước khi anh ta tham gia điều trị, thì hãy hỏi anh ta về đâu là những tác động trong thời gian anh ta nghiện trước đây. Hãy thảo luận những biện pháp thay thế giúp anh ta đối mặt với những tác động cảm xúc hối thúc mạnh mẽ từ chính bản thân anh ta.


Vào cuối buổi trị liệu này, hãy quay lại thảo luận về Sơ đồ tác động của các động cơ và bổ sung thêm những trạng thái cảm xúc một cách cụ thể an toàn hoặc không an toàn từ bên trong. Khi hoàn thiện xong sơ đồ tác động, hãy đưa cho người bệnh xem để biết những sự lựa chọn mà cô ấy/anh ấy đang quan tâm liên quan đến những người hoặc những nơi, những thứ mà chắc chắn sẽ dẫn cô ấy/anh ấy đến việc tái nghiện.


Buổi 4. Chủ đề: Giới thiệu 12 bước


Tài liệu phát tay: Giới thiệu 12 bước

Việc tham gia vào các hoạt động 12 bước là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị đối với người bệnh. Người bệnh nên xem xét việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt AA cũng cần thiết như việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt của mô hình Matrix. Họ cũng cần được người trị liệu cung cấp cho họ hy vọng và mong muốn rằng việc tham gia các chương trình 12 bước là một phần yêu cầu trong quá trình điều trị. Việc này có thể do người trị liệu thực hiện bằng một cách rất tích cực nhằm giúp họ hiểu rằng các chương trình 12 bước sẽ có hiệu quả bằng việc thu hút và rằng họ chính là yếu tố nguồn tích cực và rất có giá trị để các chương trình này được thành công.


Buổi 5. Chủ đề: Những thay đổi sinh hóa của cơ thể trong quá trình phục hồi

Tài liệu phát tay: Bản đồ chỉ đường cho việc phục hồi.


Sự suy nhược thể chất, ngủ không ngon giấc, đau đầu và một số ít trường hợp là cả lo lắng là tất cả những triệu chứng tiếp tục trong suốt quá trình cắt cơn. Hãy giúp người bệnh nhớ lại quá trình phục hồi dần dần về sinh học trong cơ thể đang xảy của họ. Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc phục hồi và cho họ hy vọng là tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng.


Việc xem xét các thay đổi về mặt sinh học đáng xảy ra trong người có thể giúp người bệnh ý thức được về những gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Hãy thảo trao đổi về những nỗ lực và trải nghiệm điều trị họ đã trải qua với những giai đoạn phục hồi này.


Buổi 6. Chủ đề: Các vấn đề xảy ra trong giai đoạn phục hồi ban đầu

Tài liệu phát tay:

  • - 5 vấn đề thường gặp trong giai đoạn phục hồi ban đầu

  • - Tranh luận về rượu


Có một số vấn đề có xu hướng nổi lên ngay lập tức giống như những vấn đề rắc rối đối với những người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Đối với phần lớn người sử dụng ma tuý thi có 5 vấn đề quan ngại rất quan trọng. Và chủ đề chính trong việc giải quyết các vấn đề này là việc có một cách hiệu quả hơn việc đối phó với sử dụng ma tuý một cách thông thường nhằm đối phó với những tình huống này. Người đồng chủ trì sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của anh ấy/cô ấy với một hoặc nhiều người về những vấn đề này.


Hãy củng cố những thành viên có các giải pháp tích cực khác để giải quyết vấn đề. Hỗ trợ và khuyến khích sự tin tưởng rằng phục hồi bao gồm việc cùng nhau đưa ra các hoạt động mới và dùng nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp cùng một lúc.


Nếu người bệnh vẫn còn do dự về việc dừng sử dụng (có lẽ vì họ không nhìn ra thực thế là việc sử dụng rượu như vấn đề ban đầu), thì bài tập sử dụng bảng Tranh luận về rượu có là một thách thức đối với những suy nghĩ của họ.


Buổi 7. Chủ đề: Suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Tài liệu phát tay:

  • - Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

  • - Hành vi của người nghiện


Để có được sự kiển soát trong hành vi của người bệnh, điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải có thể phân biệt được giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể là một khái niệm hoàn toàn mới đối với một số người. Hãy chắc chắn là người bệnh hiểu rõ nguyên tắc này trước khi chuiyển sang tài liệu phát tay thứ hai.


Người bệnh có một số mức độ kiểm soát nhất định về việc phục hồi là quá trình khó khăn như thế nào. Những người bệnh nào tiếp tục cư xử như những người lạm dụng ma tuý sẽ tiếp tục trở thành những người lạm dụng ma tuý. Không thể thành công trong việc dừng sử dụng ma tuý và tiếp tục can dự vào các hành vi của người nghiện. Những người bệnh cần được dạy về mối quan hệ giữa hành vi cư xủa của họ với thành công trong quá trình phục hồi của họ.


Buổi 8. Chủ đề:

Tài liệu phát tay: Các mẹo 12 bước


Một chút khôn ngoan từ chương trình AA có thể cung cấp những công cụ rất có giá trị cho người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Những lời nói hay khái niệm này cần được lưu ý xem xét để trở nên giá trị đối với người bệnh và như những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn những lợi ích có thể có được từ việc tham gia các buổi trị liệu 12 bước.


NHÓM DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN


1. Triết lý

Nhóm dự phòng tái nghiện (Relapse Prevention - RP) là một thành tố trung tâm của gói điều trị theo mô hình Matrix. Nhóm này có một mục đích cụ thể cũng như một hình thức cụ thể. Nhưng cũng có thể có một số điều mà nhóm này không phải là như vậy. Ví như nhóm này không phải là một nhóm huấn luyện sự quyết đoán hoặc dễ nhạy cảm. Đó cũng không phải là một buổi sinh hoạt trị liệu 12 bước. Đó không phải là một hoạt động nhằm giảm căng thẳng hoặc nhóm trao đổi về “bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong đầu” không có hồi kết.


Mỗi nhóm dự phòng tái nghiện được tổ chức quanh một chủ đề nhất định. Mục đích của nhóm là nhằm cung cấp một diễn đàn ở đó những người lệ thuộc chất hoá học kích thích có thể nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn về nhằm xây dựng một chương trình phục hồi và tránh tái nghiện. Tái nghiện không phải là một sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên. Qúa trình tái nghiện mang những đặc trưng có thể dự đoán được. Nhóm này sẽ cung cấp một địa điểm để chia sẻ các thông tin về vấn đề tái nghiện và dự phòng tái nghiện.
Các dấu hiệu đe doạ dẫn đến tái nghiện có thể được xác định bởi cán bộ điều trị và người bệnh. Những bệnh nhân có xu hướng tái nghiện có thể được chỉnh hướng trong khi cần khuyến khích những người đang thực hiện tốt quá trình phục hồi. Điều kiện sinh hoạt của nhóm cho phép các bệnh nhân hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hướng dẫn của người trưởng nhóm.


Nhóm được chủ trì bởi một người trị liệu và một người đồng chủ trì. Người trị liệu là một người chuyên môn hoàn toàn người cũng giám sát các thành viên của nhóm để đưa ra nững can thiệp trị liệu cá nhân phù hợp. Lợi ích của mối quan hệ hai mặt này là người trị liệu có thể phối hợp hiệu quả hơn và hướng dẫn quá trình phục hồi một cách có tiến bộ của mỗi cá nhân người bệnh. Việc thường xuyên liên hệ với người bệnh cũng giúp tăng cường mối liên hệ trị liệu giúp duy trì người nghiện thực hiện điều trị.


Bất lợi có thể có của mối quan hệ hai mặt này là những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người trị liệu không chú ý đến việc tiết lộ thông tin mang tính bảo mật cá nhân đối với nhóm trước khi người bệnh lựa chọn sẽ làm như vậy. Đó là một sự vi phạm đến ranh giới đối với người trị liệu nhằm ngụ ý là những thông tin đó tồn tại và cố gắng ép một người bệnh chia sẻ thông tin đó nếu người bệnh chưa được lập kế hoạch để thảo luận về các vấn đề trong nhóm.


Có một mối nguy hiểm khác có thể tránh được là khả năng các thành viên trong nhóm có thể nhận ra dành sự ưu ái đối với một số bệnh nhân cụ thể hơn các người khác. Điều quan trọng là người trị liệu cần phải cung cấp sự hỗ trợ công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm và không cho phép các thành viên bị lôi kéo vào một cuộc ganh đua để dành đựơc sự quan tâm của ngươì trị liệu.


Tất cả các bệnh nhân trong nhóm sẽ xây dựng một mối quan hệ cá nhân với người chủ trì. Mức độ người chủ trì có thể khuyến khích sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ sẽ có mối liên hệ trực tiếp với sự tín nhiệm mà người chủ trì xây dựng được với các thành viên. Người chủ trì nhóm phải nắm được các thành viên nhận thức như một nguồn cung cấp các thông tin liên quan đến lạm dụng ma tuý một cách đáng tin cậy. Hai điểm chính để xây dựng được lòng tin với người bệnh là mức độ người chủ trì áp dụng để kiểm soát tình hình nhóm và năng lực của người chủ trì trong việc biến nhóm trở thành một nơi an toàn đối với tất cả các thành viên.


Hai yếu tố này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Để nhóm cảm nhận được sự an toàn, các thành viên phải xem người chủ trì của nhóm như một người tài giỏi và có khả năng kiểm soát tốt. Đôi khi, các thành viên trong nhóm tham gia quá tích cực, nói nhiều và làm chuyện huyên náo, ồn ĩ. Khi đó người chủ trì nhóm phải sử dụng các phương pháp giao tiếp có lời và cả không lời để làm giảm nhiệt của nhóm và giúp nhóm tập trung vào thảo luận chủ đề của buổi sinh hoạt. Thông thường thì tình trạng này xảy ra trong dịp những ngày nghỉ nếu có một số thành viên tái nghiện trở lại. Ngược lại, có nhiều trường hơp các thành viên trong nhóm thờ ơ, uể oải và không tập trung. Trong trường hợp này, người chủ trì cần phải truyền năng lượng cho các thành viên và tác động để họ thấu cảm. Người chủ trì cần phải nhận thức được đặc điểm mang tính cảm xúc này và có cách để ứng phó phù hợp.


Cũng bằng cách tương tự như vậy, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy rằng người chủ trì nhóm đang giữ cho nhóm hoạt động đi theo hướng có lợi và lành mạnh. Người chủ trì nhóm phải sẵn sàng biết cách ngắt lời các thành viên trong khi thảo luận nhóm một cách hợp lý, đề nghị tạm dừng câu chuyện liên quan đến việc sử dụng ma tuý hoặc định hướng những trình bày quá dài. Mọi thành viên đều phải được tạo cơ hội để tiếp nhận. Hàng tuần người chủ trì cần phải đảm bảo chắc chắn rằng một hoặc hai thành viên không phải luân luôn là người nói đầu hoặc độc diễn trong toàn bộ thời gian sinh hoạt của nhóm. Các thành viên cần phải cảm thấy là người chủ trì quan tâm đến sự tham gia của họ trong nhóm vì điều này có liên quan đến việc duy trì không tình trạng không sử dụng. Người chủ trì nhóm phải là một người rõ ràng, năng động, không để người khác nghi ngờ đặt câu hỏi trong việc kiểm soát, điều hành nhóm.


Người đồng chủ trì là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của nhóm. Với tư cách là một người đã có nhiều phục hồi thành công, người này được đặt trong vị trí phải giải quyết những vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn từ những mong đợi thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Những người đồng chủ trì cần được đào tạo đẻ đưa ra kết quả của mình theo những thông điệp của chính bản thân mình “Tôi…”.


Nhóm được điều hành theo cách thức phù hợp với mô hình Matrix. Những người chủ trì cần phải là người nhạy bén đối với những thông tin được đưa ra trong một nhóm các thành viên phức tạp, không theo một trật tự nhất định. Một số trường hợp, người chủ trì có thể còn cần là một người có khả năng định hướng, có thể đối mặt hoặc tóm tắt, nêu ra những đặc trưng chính từ các thành viên trong nhóm khi họ phải ảnh những suy nghĩ mang đặc trưng của người nghiện.
Sự tập trung vào những ví dụ như thế này của người chủ trì phải là sự tập trung vào vấn đề nghiện như là một vấn đề chống tại người nghiện. Nói một cách khác, sự quan tâm phải được thực hiện nhằm tránh đưa ra những định hướng phản hồi tiêu cực đối với người bệnh, thay vào đó hãy tập trung và những khía cạnh của vấn đề trên cơ sở vấn đề nghiện của chính những hành vi, suy nghĩ của người bệnh.


2. Hình thức

Mỗi buổi sinh hoạt nhóm dự phòng tái nghiện bắt đầu vào việc giới thiệu những thành viên mới, và những người này sẽ được đề nghị mô tả tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân. Người này sẽ giới thiệu trực tiếp với các thành viên trong nhóm và với người chủ trì nhóm. Việc trình bày này không quá chi tiết hoặc phải biểu đồ hoá, cũng không giống như việc tái hiện lại “những câu chuyện thời chiến tranh”. Việc giới thiệu này chỉ nhằm mục đích để cung cấp thông tin rất cơ bản như loại ma tuý sử dụng, lý do tham gia điều trị. Khi người bệnh nói lan man, hoặc cung cấp những thông tin chi tiết về việc sử dụng không cần thiết, cần phải đề nghị họ tóm gọn lại và dừng trình bày.


Trong 15 phút đầu của buổi sinh hoạt, người chủ trì sẽ nêu ra một chủ đề cụ thể bằng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Chủ đề cụ thể đó sẽ thảo luận cùng với những đóng góp của các thành viên trong khoảng 45 phút. Người chủ trì cần đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó đều được thảo luận và tránh việc đưa ra những định hướng chưa chín chắn từ các vấn đề của chủ đề chính. Cũng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những bệnh nhân đang thực hiện một lịch trình không có liên quan đến chủ đề thảo luận sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề của họ sau thời gian thảo luận về chủ đề hàng tuần của nhóm. Người chủ trì tóm lược quá trình thảo luận bằng việc bóc tách các phần trong chủ đề thảo luận và những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó.


Trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi buổi sinh hoạt nhóm, các bệnh nhân sẽ được hỏi về việc liệu họ đang có bất kỳ một vấn đề gì không, hoặc liệu là có bất kỳ một vấn đề gì mà họ mong muốn được trao đổi không. Từng bệnh nhân, đặc biệt là những người đã từng có một vấn đề gì đó hoặc những người không tham gia trong nhóm, sẽ được hỏi cụ thể. Câu hỏi chung có thể sử dụng là “Mọi thứ đang diễn ra thế nào với anh?” hoặc “Thế có bất kỳ tiến triển nào mới trong vấn đề của bạn đã nêu ra lần trước không?” hay “Bạn đã bao giờ có những động cơ thôi thúc bạn sử dụng ma tuý không?’, “Anh có kế hoạch như thế nào để duy trì việc không sử dụng trong tuần này?” thường khơi gợi bệnh nhân trả lời. Cũng cần đặc biệt lưu ý giải quyết tất cả những ai không lên tiếng trong nhóm. Thông thường, các bệnh nhân những người mà giữ im lặng hoặc không giao tiếp trong nhóm là những người hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề cần được thảo luận hoặc gợi ý nêu ra.


Nhóm dự phòng là nơi cố gắng tạo ra cơ hội để lôi kéo hoặc khích lệ một người tham gia từ các thành viên khác trong nhóm. Người chủ trì nhóm nên đề nghị các thành viên khác cho ý kiến góp ý về một vấn đề nào đó đang được thảo luận, đặc biệt là khi có một số thành viên trong nhóm đang phải đương đầu với vấn đề đó. Ví dụ, những người đã và đang chuyển sang thời gian kiêng không sử dụng lâu hơn thì có thể được đề nghị hãy mô tả về cách thức làm thế nào mà họ có thể đối phó với những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, người chủ trì nhóm cũng không nên dừng kiểm soát nhóm hoặc thúc đẩy việc trao đổi giữa các cá nhân không theo định hướng về việc mỗi người cảm nhận như thế nào về những điều do người khác chia sẻ. Người chủ trì cần phải duy trì việc thảo luận và định hướng được các cuộc trao đổi, đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh định hướng cho các cuộc trao đổi đang có xu hướng tản mạn, không đi đúng chủ đề, không phù hợp hoặc có tính bất ổn.


Người đồng chủ trì có thể được tham gia với tư cách như một mô hình thực tế có vai trò tích cực và nhằm tăng cường thêm những khuyến nghị và lời khuyên cho nhóm trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản thân. Người đồng chủ trì cần tránh ca tụng, mà anh ấy/cô ấy nên cố gắng nói về mình và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của chính bản thân. Người đồng chủ trì có thể sẽ rất có hiệu quả trong những trường hợp có một thành viên đang chống cự lại các ý kiến, kết quả góp ý của người chủ trì. Trong những trường hợp như vậy, có thể đề nghị người đồng chủ trì chia sẻ về những gì đã giúp ích cho anh ta trong đó nhấn mạnh đến vì những lý do gì mà những điều đó đáng giá, từ đó giúp ích chứ không phải là mời anh ta tranh luận hoặc thảo luận thêm nữa.


Những người tham gia nhóm dự phòng ngay từ khi bắt đầu điều trị và sẽ tiếp tục duy trì việc tham gia này trong suốt 16 tuần hồi phục ban đầu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ tạo dựng được mối liên hệ có tính phụ thuộc. Tiến trình của nhóm khuyến khích mối dây liên hệ này và chính sự gắn kết đó có thể là một động cơ tích cực mang tính xây dựng khiến có thể giúp người bệnh duy trì được việc đeo đuổi chương trình điều trị. Mặc dù nhiều người bệnh nên được khuyến khích xem xét, nhìn nhận rằng chính họ cần có trách nhiệm với nhóm và cam kết tham gia tích cực và gắn bó với nhóm, nhưng cũng nên lưu ý là sự hồi phục của họ là do chính bản thân họ làm nên. Điều quan trọng giúp người bệnh nhìn nhận ra rằng sự hồi phục của họ là kết quả đạt được của chính bản thân họ và trong đó có sự hỗ trợ, khuyến khích của các thành viên khác trong nhóm. Sự hồi phục của người bệnh có tính độc lập nói trên có thể giúp họ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến tái nghiện nếu có một vài thành viên khác trong nhóm có thể bị tái nghiện trở lại. Cần có được sự cân bằng giữa việc có được sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhóm với sự độc lập riêng trong nhóm để từ bỏ được ma tuý.


Sự thân thiết và gắn kết trong một nhóm dự phòng tái nghiện là vô cùng giá trị đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được thận trọng lưu ý tránh sự cường điệu về chương trình điều trị và sự can dự khác từ các thành viên khác trong nhóm. Người bệnh ký một bản thoả thuận khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình để tránh các mối quan hệ “ngoài lề” nhóm, tuy nhiên họ cũng cần được thường xuyên nhắc nhở lại để nhớ về bản thoả thuận đã cam kết này. Nếu trong nhóm có hai thành viên bắt đầu trở nên can dự, quan hệ không phù hợp với nhau, thì khi đó người chủ trì cần nhắc lại cho họ nhớ về bản thoả thuận mà họ đã ký để họ tránh những quan hệ đó và giải thích để họ hiểu lý do vì sao những mối quan hệ này lại không được khuyến khích.


Tuy nhiên, cũng không nên để người bệnh bị mất động lực phấn đấu từ việc được hỗ trợ bởi các thành viên khác. Trong giai đoạn hồi phục ban đầu, điều này cần được thực hiện trong bối cảnh có các nhóm hỗ trợ 12 bước và nhóm hỗ trợ xã hội kết hợp cùng lúc. Người bệnh cũng không nên để bị khuyến khích tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ lâu dài thông qua việc họ tham gia vào các nhóm AA, CA hoặc NA. Một người hỗ trợ trong nhóm AA có thể là nguồn hỗ trợ vô cùng giá trị đối với người bệnh.
Việc tham gia vào các cuộc gặp gỡ và giao lưu xã hội hoá với các thành viên trong nhóm AA có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ hoàn toàn mới gồm những người bạn đã phục hồi không còn sử dụng và các hoạt động không liên quan đến việc sử dụng. Nếu người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu chỉ tiếp cận với các người bạn khác để tìm kiếm sự hỗ trợ mà không có mối liên hệ nào với những người đã duy trì được việc từ bỏ không sử dụng trong một thời gian lâu dài, thì trong quá trình được hỗ trợ, họ sẽ dễ có nguy cơ bị tái nghiện trở lại.


3. Các tình huống đặc biệt:

- Tại những thời điểm mà người chủ trì nhóm có thể cần can thiệp một cách mạnh mẽ nhằm đối phó với một số hành vi đặc biệt của người bệnh trong nhóm. Sự can thiệp này có thể là yêu cầu nhóm giữ yên lặng hoặc hạn chế sự tham gia của cá nhân đó trong nhóm, hoặc đề nghị cá nhân đó ra ngoài, không tham gia trong nhóm.


- Hành vi: cứ mãi kiên trì về một vấn đề nào đó

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: lịch sự đề nghị rằng đã đến lúc cần để cho những người khác được tham gia thảo luận về các vấn đề của họ và sau đó sẽ tiếp tục.


- Hành vi: Tranh cãi về một trường hợp hành vi  gặp phải trong quá trình phục hồi (ví dụ như việc sử dụng trở lại, từ bỏ không sinh hoạt nhóm, sử dụng cách thức “tự kiểm soát” để chống lại hoặc tránh các cơn thèm muốn rượu,...) sau khi nhận được phản hồi lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: chỉ ra sự vô ích của các cách đối phó như vậy trong bối cảnh thực tiễn của việc nghiện và chia sẻ kinh nghiệm đã từng xảy ra của những người khác. Nếu người vẫn tiếp tục theo cách đó một thời gian lâu, hãy đề nghị anh ta/chị ta lắng nghe những người còn lại trong nhóm chia sẻ vì mọi vấn đề gặp phải đều cần được các cá nhân thảo luận với người tư vấn.


- Hành vi: Đe dạo, có thái độ xấc xược hoặc sỉ nhục hoặc các dấu hiệu điều hành mang tính cá nhân, cư xử theo cách thức rõ ràng cho thấy là đang bị phê thuốc.

- Biện pháp can thiệp: để lại nhóm cho người đó, và người đồng chủ trì sẽ phụ trách nhóm. Sau đó có một buổi trao đổi ngắn gọn mang tính cá nhân, hoặc sử dụng một biện pháp can thiệp trị liệu khác. Nên để mắt quan sát người bệnh đó trước khi để anh ta/chị ta ở lại. Nếu cần thiết, có thể phải bố trí chuyển tuyến.


- Hành vi: Nhìn chung thiếu sự cam kết đối với việc sẽ thực hiện chương trình điều trị, điều này có thể được thể hiện qua các biểu hiện như việc tham gia kém, chống đối lại các can thiệp điều trị, có những cách cư xử mang tính phá phách, hoặc có thường xuyên hay tái nghiện lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị trong nội dung can thiệp nhóm hoặc can thiệp bổ sung. Miễn là người bệnh không bị phê thuốc trở lại hoặc không thích hợp, còn lại đều có thể cho phép họ tham gia nhóm nhưng cũng cần phải đề nghị họ lắng nghe và tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm nên trao đổi về hình thức này với người bệnh trước khi sinh hoạt nhóm. Cũng nên nói với người bệnh rằng anh ta/chị ta sẽ được tạo cơ hội để thảo luận về một số vấn đề khi buổi sinh hoạt kết thúc.


4. Kết thúc buổi sinh hoạt:

Người chủ trì cần thâu tóm lại những kết luận và tóm tắt nội dung thảo luận. Những vấn đề không hoặc chưa giải quyết được có thể được thừa nhận và thảo luận về những vấn đề cần thực hiện trong buổi gặp lần sau. Người bệnh những người đã chia sẻ và nêu lên những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hồi phục của họ được định hướng sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề này trong buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo của họ. Yêu cầu những người có dấu hiệu lo lắng, giận dữ, phiền muộn hoặc những người đề cập đến cơn thèm muốn trong suốt buổi sinh hoạt cần phải tiếp tục ở lại sau buổi sinh hoạt. Hãy nói chuyện một cách ngắn gọn với họ về những vấn đề của cá nhân và lập kế hoạch cho họ có buổi can thiệp tư vấn cá nhân càng sớm càng tốt. Lưu ý nên kết thúc buổi sinh hoạt bằng một lưu ý mang tính tích cực. Tất cả các buổi sinh hoạt nên kết thúc bằng một lời hứa có sự tin tưởng và một cam kết sẽ tham gia nhóm vào tuần sau.


5. Mục đích:

  • 1. Cho phép người bệnh liên hệ qua lại với các người khác trong qúa trình hồi phục.

  • 2. Cung cấp các tài liệu cụ thể liên quan đến dự phòng tái nghiện.

  • 3. Cho phép người đồng chủ trì chia sẻ với nhóm kinh nghiệm duy trì không sử dụng lại trong một thời gian lâu dài.

  • 4. Tạo ra một số sự gắn kết giữa các bệnh nhân.

  • 5.Cho phép người chủ trì nhóm tận mắt chứng kiện sự liên hệ qua lại giữa các bệnh nhân.

  • 6. Cho phép bệnh nhân tận dụng việc tham gia vào các trải nghiệm của nhóm một cách lâu dài.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


1. Rượu - Loại lại ma tuý hợp pháp

Vì rượu là một phần lớn trong đời sống hàng ngày của con người, nên người ta thường không nghĩ nó là một loại ma tuý. Bài tập này được thiết kế nhằm giúp người bệnh nhìn nhận ra các tình huống mà họ sẽ có thể phải đối mặt ở những nơi mà việc uống rượu dường như giống nha một điều gì đó cần phải làm. Lập các kế hoạch trước để đối phó với các tình huống như vậy có thể giúp người bệnh đối phó dễ dàng hơn với việc phải duy trì tình trạng kiêng khem không sử dụng.


2. Sự buồn chán:

Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải luôn luôn lấp đầy cuộc sống bằng những hoạt động mới. Nhu cầu này không dừng lại sau một vài tháng kiêng khem không sử dụng mà còn kéo dài. Các sở thích, cách thức phản ứng tình huống hoặc các mối quan tâm mới sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Sự buồn chán là một dấu hiệu cho thấy tình trạng trì trệ đang được thiết lập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện và sẽ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma tuý trừ khi thực hiện một số biện pháp nào đó. Sự buồn chán sẽ không dễ dàng qua đi, do vậy cần phải làm một số điều gì đó để đối phó với tình trạng này


3. Tránh xu hướng tái nghiện trở lại/các đường mỏ neo:

Bài tập về các đường mỏ neo sẽ giúp ích cho người nghiện xác định rõ những gì họ đang làm là thực sự có ích và giám sát được các hành vi trong tương lai nhằm đảm bảo việc tiếp tục không sử dụng.


4. Việc làm và sự phục hồi:

Có một số vấn đề xung quanh việc làm và vì sao tình trạng về việc làm của người nghiện lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tài liệu phát tay này sẽ giải quyết một số trong số các vấn đề như vậy ví dụ liệu người nghiện đó có đang thất nghiệp (?), có là người tham công tiêc việc hay đang có việc làm, tất cả những điều này đều có tác động dẫn đến việc khó khăn cho người đó phục hồi.


5. Mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ:

Mục đích của nhóm này là nhằm giúp người nghiện nhận thức được sự khác nhau giữa việc tham gia vào một hành vi xấu với việc trở thành một người xấu. Điều quan trọng là phải gán cho một số cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc mà người nghiện sẽ cảm nhận được trong quá trình phục hồi như là việc có liên quan đến các hành vi chứ không phải là bản chất của con người đó. Cần khuyến khích người bệnh cởi mở chia sẻ những vấn đề này, nhưng nếu nhóm vẫn chưa tìm ra được một nơi an toàn cho một người bệnh cụ thể nào đó, thì hãy đừng bắt ép họ chia sẻ, tiết lộ các thông tin mà họ cảm thấy xấu hổ.


6. Duy trì trạng thái luôn bận rộn:

Cấu trúc không thể tồn tại trong một kế hoạch mà không có các hoạt động. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ cho nhau trong việc đưa ra các gợi ý về các hoạt động mang tính tích cực mà người bệnh có thể thực hiện để làm đầy thời gian nhàn rỗi của mình. Tài liệu phát tay này sẽ giúp giải thích cho người bệnh hiểu vì sao các khoảng thời gian nhàn rỗi có thể là một tác nhân có thể dễ dẫn đến người ta nghĩ đến việc sử dụng trở lại.


7. Động lực để phục hồi:

Trong qúa trình người bệnh trải qua giai đoạn phục hồi, các lý do khiến họ duy trì tình trạng không sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Hãy cố gắng nêu bật được những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích người bệnh tập trung vào các lợi ích mà họ có thể có được khi phục hồi. Mỗi người bệnh nên được tạo cơ hội để chia sẻ một lý do giúp họ duy trì được việc không còn sử dụng như hiện nay. Còn đối với những người không thể làm được điều đó, thì có thể thảo luận về vấn đề của họ là gì và cần được giúp đỡ như thế nào để cam kết không sử dụng nữa.


8. Sự thành thực:

Sự thành thực là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. Bài tập này đưa ra ý tưởng rằng sự thành thực trong việc chống lại việc sử dụng là khác nhau giữa bản chất thực sự và hình thức thể hiện bề ngoài. Sự thành thực của người bệnh là điều thiết yếu để xây dựng nền tảng cho qúa trình phục hồi trong thực tế thay vì những ảo tưởng về tình trạng nghiện. Chủ đề này cần được nêu ra một cách nghiêm túc. Các câu hỏi ở phần cuối của tài liệu phát tay này cung cấp cho người bệnh một cơ hội để được thảo luận về các lĩnh vực mà trong đó sự thành thực vẫn còn là một vấn đề đối với cá nhân. Những ai đã dũng cảm thừa nhận rằng mình có sử dụng trở lại một cách thành thực cần phải được hoan nghênh vì sự thành thực của họ.


9. Kiêng sử dụng hoàn toàn:

Mỗi bệnh nhân đều đã có cam kết ngay khi bắt đầu tham gia chương trình điều trị rằng sẽ không sử dụng bất kỳ một loại ma tuý dạng thay thế nào hoặc chất cồn (rượu, bia). Đôi khi giá trị của cam kết này không rõ ràng đối với bệnh nhân. Việc thảo luận về chủ đề này cần được đưa vào chương trình sau khi người bệnh đã đồng ý đồng thời cũng cần đánh giá cao việc các thành viên trong nhóm giám sát nhau việc thực hiện các cam kết của chính họ.


10. Tình dục và sự phục hồi:

Mục đích của nhóm này là nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu được sự khác nhu giữa quan hệ tình dục, như là việc mở rộng mối quan hệ thân mật, với các hành vi tình dục có tính kích thích. Đối với đa số, các hành vi tình dục có tính kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng ma tuý, trong khi quan hệ tình dục thông thường lại không. Cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những câu chuyện khôi hài từ các thành viên trong nhóm khi đề cập đến vấn đề này. Và do vậy người chủ trì và người đồng chủ trì cần phải giữ thái độ nghiêm túc để duy rì một không khí phù hợp khi thảo luận về vấn đề quan trọng này.


11. Dự phòng tái nghiện:

Tái nghiện không xảy ra một cách bất ngờ. Có những dấu hiệu cảnh báo về hành vi và suy nghĩ của người bệnh do vậy họ cần được chỉ bảo, hướng dẫn cách để kiểm soát tình huống. Ngoài ra, cũng thường có những cảm xúc xuất hiện trước khi người ta tái nghiện trở lại. Đây là một khái niệm rất nhạy cảm và khó phát hiện. Người nghiện cần được hướng dẫn về các dấu hiệu chỉ báo về tình trạng căng thẳng, hoặc hồi họpp ví như chứng mất ngủ, hồi hộp hoặc đau đầu, và để từ đó người nghiện biết nhìn nhận ra những điều đó chính là các dấu hiệu khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại. Một khi các dấu hiệu chỉ báo về tái nghiện được xác đinh, cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng một kế hoạch nhằm ứng phó với các nhu cầu thèm muốn của cá nhân. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tái nghiện trước để rút ra cách ứng phó cho các lần tiếp theo là vô cùng quan trọng.


12. Sự tin tưởng:

Các mối quan hệ của người bệnh đã bị phá hỏng trong suốt quá trình người đó nghiện. Cần phải có thời gian để mối quan hệ đó bắt đầu được cải thiện ngay cả khi việc sử dụng ma tuý chưa được người nghiện từ bỏ hoàn toàn. Bài tập này cho phép người bệnh thừa nhận một thực tế là gia đình và bạn bè của họ có những lý do để nghi ngờ họ, và cần phải thảo luận về việc chính những phản ứng của họ dẫn dến sự nghi ngờ đó. Điều cần thực hiện ở đây là con người không thể đơn giản quyết định tin tưởng một ai, mà lòng tin chỉ có thể có được trở lại như là kết quả của việc người đó tiếp tục kiêng không sử dụng ma tuý.


13. Lịch thiệp, không mạnh mẽ:

Điểm mấu chốt của bài tập này là việc bạn không thể mạnh mẽ hơn việc nghiện. Muốn trở thành người từ bỏ được ma tuý vẫn là chưa đủ, cho dù ý nghĩ đó mạnh mẽ đến chừng nào. Điều cần thiết là phải duy trì một khoảng cách tối đa tránh xa ma tuý bằng việc tránh các nguy có và thiết lập được các hoạt động mang tính tích cực, không có liên quan đến ma tuý. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong qúa trình phục hồi. Giữ một khoảng cách không để việc tái nghiện xảy ra, bản thân điều này đã là việc phục hồi. Tuy nhiên, điều này cho phép hướng đến kết quả phục hồi toàn diện.


14. Xác định các vấn đề thuộc về tinh thần:

Phần này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu được sự khác biệt giữa tôn giáo và tinh thần như được nêu trong chương trình 12 bước. Điều cực kỳ quan trọng đối với những ai nghĩ rằng các chương trình tự giúp đỡ là tôn giáo chứ không mở rộng khái niệm về các vấn đề tinh thần. Chủ đề này cần được thảo luận thoải mái và không nêu ra như một yếu tố thúc đẩy chương trình điều trị 12 bước.


15. Quan tâm đến việc kinh doanh/quản lý tiền:

Nhiều nhiệm vụ bình thường trong cuộc sống thường ngày của người nghiện bị phớt lờ khi họ sống trong một cuộc sống chìm đắm trong nghiện ngập. Hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể mà họ đã phớt lờ, bỏ qua và bổ thêm các nhiệm vụ khác tương tự cho họ. Cần đảm bảo chắc chắn là người bệnh không cảm thấy qúa tải và bị chìm đắm trong các nhiệm vụ sau khi họ tham gia thảo luận vấn đề này.

Hãy trao đổi về thời gian và tiền bạc chính là hai nguồn chính mà mỗi chúng ta phải tiết kiệm vì chúng ta phải lựa chọn chúng cẩn trọng. Hãy chỉ ra cho ho thấy những sự lựa chọn này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống một con người. Việc sử dụng các câu hỏi nhằm thảo luận với mỗi bệnh nhân về tình huống, điều kiện của cá nhân họ liên quan đến tiền. Phần này cung cấp cho người nghiện một cơ hội tuyệt vời để giảm bớt cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà chính những cảm giác này vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến tiền trong quá khứ của người nghiện. Nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hành vi của người nghiện đối với tiền và hành vi của người không nghiện đối với tiền.


16. Lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện I:

Suy nghĩ cho rằng bản chất của một người dẫn đến việc người ta dùng ma tuý là nội dung xem xét trong phần này. Điều phải làm ở đây là cần phải nhấn mạnh rằng một người có thể ít bị ảnh hưởng bỏi các lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện nếu những lý lẽ này được xác định và đánh giá trước về thời gian. Hãy đề nghị người bệnh chỉ ra những lý lẽ cụ thể về tình trạng tái nghiện để từ đó họ có thể bị tái nghiện trong quá khứ.


17. Quan tâm, chăm sóc bản thân:

Nội dung phần này tập trung là nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh về các kinh nghiệm thực tế phổ biến về việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân và đánh giá xem đến nay họ đã thực hiện được việc từ bỏ được các thói quen trước khi nghiện như thế nào. Nhấn mạnh việc chăm sóc bản thân về mặt sinh lý có thể cải thiện như thế nào sự tự tin và nhấn mạnh đến việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân , từ đó gắn kết với vấn đề phục hồi.


18. Các cảm xúc nguy hiểm:

Một số loại trạng thái tiêu cực là yếu tố dễ dàng thúc đẩy người nghiện sử dụng ma tuý trở lại. Tài liệu phát tay này sẽ giải thích về một số trạng thái cảm xúc thường gặp. Việc thảo luận có thể hỗ trợ các thành viên nhóm trong việc xác định những yếu tố cảm xúc nào có thể, hoặc dễ dàng thúc đẩy người ta sử dụng ma tuý trở lại.


19. Ốm đau:

Bị ốm hoặc thiếu năng lực sẽ khiến con người yếu đi về mặt thể lực và làm gián đoạn động lực trong quá trình phục hồi. Tần suất tái nghiện tiếp theo các giai đoạn này khiến người bệnh phải ngạc nhiên. Họ thường xuyên cảm thấy là họ không phải chịu trách nhiệm về quá trình này, và do vậy, họ cũng thất bại trong việc chịu trách nhiệm về việc có thể thực hiện được quá trình phục hồi hay không. Được cảnh báo trước tức là đã được trang bị trước.


20. Nhận biết tình trạng căng thẳng (stress):

Đây là một bài tập nhằm giúp người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về bản thân mình và từ đó nhận biết được tốt hơn các dấu hiệu về tình trạng stress đối với những gì đang diễn ra. Thông tin này có thể được sử dụng trong các nhóm trong tương lai khi có bằng chứng về các chỉ báo được xác định liên quan đến tình trạng stress. Người bệnh có thể chỉ ra một cách rõ ràng các dấu hiệu về tình trạng stress nhưng vẫn chưa giỏi xác định các dấu hiệu của chính bản thân mình. Người chủ trì và các thành viên trong nhóm có thể có khả năng giúp mang đến những dấu hiệu để thu hút sự chú ý của người bệnh.


21. Lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện II:

Chủ đề này là một sự tiếp tục của lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện I với một số dạng lý lẽ bổ sung thêm được mô tả.


22. Giảm stress:

Một khi các dấu hiệu của tình trạng stress được nhận biết thì điều quan trọng là khả năng có thể biến hành vi thành việc giảm mức độ. Khi người bệnh trở nên quen thuộc với nhiều kỹ thuật khác nhau, họ cũng nên được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình để nhằm ngăn ngừa việc tích tuỹ các trạng thái stress thái quá.


23. Quản lý sự tức giận:

Sự tức giận nhiều lần được định nghĩa như là một yếu tố thúc đẩy các trạng thái cảm xúc tiêu cực không chống cự được. Mục đích của bài tập này là nhằm cung cấp cho người bệnh nhiều cách để đối phó với cơn tức giận, nhằm tránh cảm giác quá ức chế, và tránh việc dẫn đến tái nghiện.


24. Chấp nhận:

Chấp nhận thực tế rằng bạn là một người nghiện, và vì vậy bạn cần duy trì một số ngưỡng giới hạn nhất định, là một điều khó khăn. Đây tương tự như bước đầu tiên của quá trình tư vấn AA. Sử dụng bản tài liệu phát tay này nhằm giúp cho người bệnh hiểu rằng “việc từ bỏ không sử dụng ma tuý” là bước đầu tiên trong quá trình lấy lại được sự kiểm soát về cuộc sống của chính họ.


25. Kết bạn với những người bạn mới:

Những người bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi thường nỗ lực duy trì các mối quan hệ liên quan đến ma tuý trong khi họ lại muốn từ bỏ không dùng ma tuý. Tài liệu phát tay phần này có xu hướng được sử dụng nhằm giúp những bệnh nhân bắt đầu có những cách nhìn nhận chỉ trích những người mà lựa chọn việc dành thời gian vô bổ cho việc sử dụng ma tuý. Những người mới đi theo con đường từ bỏ ma tuý cần được giúp đỡ để hiểu về quá trình gặp gỡ và kết bạn với những người bạn mới và dần dần quyết định rằng liệu những người đó có thể xứng đáng là bạn bè của mình hay không. Giúp họ phân biệt được giữa những người bạn khác những người họ quen và nghĩ đến những nơi mới để gặp gỡ những người mới.


26. Chuẩn bị cho các mối quan hệ:

Bài tập này có thể được giới thiệu khi có một số vấn đề cần chú ý tức thời hoặc đối với những người mới tham gia chương trình điều trị, có một số việc cần phải suy nghĩ và chú ý sau này. Với một số tài liệu phát tay, phần đầu tiên của bảng biểu này có thể được hoàn thành và thảo luận trước khi chuyển đến các câu hỏi cuối cùng. Người bệnh sẽ cần giúp đỡ trong việc quyết định xem những can thiệp nào là phù hợp. Chủ đề này được giới thiệu song hành với bước 8 trong chương trình 12 bước.


27. Cầu nguyện sự thanh thản:

Khái niệm về việc có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những điều có thể bị kiểm soát với những điều không thể bị kiểm soát là một khái niệm cơ quan và quan trọng để tiếp tục phục hồi. Việc không hiểu được khái niệm này có thể dẫn đến sự thất vọng, giận dữ, căng thẳng và dễ dẫn đến tái nghiện trở lại. Không nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng một bài thơ như một lời cầu nguyện. Hãy sử dụng những ví dụ trong việc giải quyết tình trạng giao thông, việc làm, xử trí các mối quan hệ với chính vấn đề giao thông, việc làm hay mối quan hệ đó để áp dụng với việc nghiện ma tuý.


28. Các hành vi có xu hướng ép buộc/Phòng chống tái nghiện đối với tình dục

Không có một câu trả lời nào là chung cho tất cả mọi người về vấn đề này. Một số người cần từ bỏ mọi thứ ngay một lúc và điều đó có thể có kết quả đối với họ. Nhưng những người khác có thể cố gắng để làm như vậy nhưng vẫn tái nghiện vìhọ không thể đạt được một mục tiêu mà đối với họ là không thể làm được. Hãy cố gắng giúp đỡ người bệnh hiểu rằng không có một “con đường nào là đúng duy nhất” và cần phải nâng cao nhận thức của họ để họ hiểu được thực sự những gì là có hiệu quả đối với họ. Việc đặc biệt khinh thường đối với việc nghiện có thể dẫn đến những hành vi/vấn đề mang tính cưỡng ép.


29. Giải quyết các cảm giác/suy yếu thể lực:

Nội dung tập trung chủ yếu của phần buổi tư vấn/can thiệp này là cần phải giúp người nghiện trở nên nhận thức hoặc chấp nhận được các cảm xúc của chính họ hoặc từ chối chúng. Một số bệnh nhân sẽ có đủ nhận thức để tiến tới việc xử lý các phản ứng. Các câu hỏi được đưa ra nối tiếp theo mức độ nhận thức. Hãy tập trung vào các mức độ nhận thức phù hợp của mỗi cá nhân.


Có một vấn đề thường gặp đối với những người nghiện mới từ bỏ ma tuý. Đối với một số người, các triệu chứng chỉ đơn thuần là một chỉ báo cho thấy quá trình hồi phục đang tiến triển. Tất cả những gì họ đều cần phải hành động là duy trì tình trạng không sử dụng đó và các triệu chứng sẽ giảm bớt. Đối với những người khác, tình trạng rối loạn dẫn đến suy yếu về thể lực thực sự bộc lộ trong suốt các giai đoạn không sử dụng. Đối với những người này, việc đánh giá và điều trị hợp lý tình trạng rối loạn suy yếu thể lực là cần thiết.


30. Chương trình 12 bước:

Mục đích của tài liệu phát tay này là nhằm thúc đẩy sự tác động trong các chương trình tự hỗ trợ. Đối với những người không đi theo tôn giáo, hãy nhấn mạnh đến các lợi ích đối với xã hội. Còn đối với những người hay ngại ngùng tham gia các hoạt động nhóm, hãy chú ý đến nhóm nhỏ, hoặc tính chất tham gia các buổi gặp gỡ được giữ kín tên cá nhân hoặc không có tính bắt buộc. Đối với những người đã tham gia các buổi gặp gỡ thì hãy sử dụng bảng biểu này để đánh giá về các loại hỗ trợ khác nhau mà họ đã nhận được trong qúa trình điều trị và thông qua các buổi gặp. Cả 2 loại hỗ trợ trên đều có giá trị nhưng mức độ tác động là khác nhau.


31. Nhìn về phía trước: Giải quyết những thời gian chết.

Việc lập kế hoạch về những hòn đảo nghỉ ngơi và tái tạo trong tương lai nhằm duy trì qúa trình phục hồi tránh không tình trạng không có điểm dừng và rồi thất bại. Những ốc đảo này cung cấp một vài việc để làm để tiến tiếp và chúng cũng giúp thư giãn để tiến tới việc có thể vượt qua được khó khăn. Khuyến khích người bệnh xác định được những hòn đảo tiềm năng. Nhấn mạnh với họ rằng việc xây dựng hòn đảo cần được duy trì để trở thành một hoạt động liên tục trong suốt qúa trình phục hồi.


32. Một ngày trong quá khứ:

Hầu hết bệnh nhân bắt đầu một qúa trình phục hồi bằng một đống đổ nát trong qúa khứ, những điều có thể quy cho là, và là một phần tương đối lớn, đối với lịch sử về việc sử dụng ma tuý hoặc rượu/bia của họ. Việc dọn sạch đống đổ nát này thường dẫn tới cảm giác qúa thất vọng và làm tê liệt các nỗi sợ hãi về tương lai của bản thân có thể sẽ bị “đào thải”. Những cảm giác tiêu cực này dựa trên một mức độ căng thẳng khác, điều mà có thể dẫn đến việc họ tái nghiện trở lại. Chủ đề này sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại và hy vọng là có thể giúp cho các khách hàng tránh được các cảm giác bị quá tải.


33. Các chủ đề tự chọn:

Sử dụng một chủ đề tự chọn phù hợp từ phần được nêu dưới đây:


Các hoạt động mang tính tái tạo:

Bệnh nhân chắc hẳn đã được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đưa thêm những hoạt động mới vào đời sống của mình đồng thời duy trì tránh không sử dụng. Phục hồi giúp làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và hấp dẫn với những hoạt động mới có tính tái tạo. Hãy thận trọng với những bệnh nhân mà tất cả các hoạt động mới đều không khiến họ vui ngay được, mà tất cả các sở thích và hoạt động tái tạo trước kia dường như cũng không giống trước khi không có ma tuý. Không phụ thuộc vào việc các cảm giác đó như thế nào, điều cần thiết là phải tiếp tục thử với các hoạt động mới.


Xem xét, đánh giá tình trạng của bệnh nhân:

Việc xem xét, đánh giá này sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong phòng ngừa tái nghiện: như việc vui chơi, luyện tập, các mối quan hệ, các cơn thèm nhớ,... Phạm vi rộng lớn của các vấn đề liên quan đến phục hồi được làm rõ qua việc xem xét, đánh giá này. Điều này cần được làm rõ với việc lưu ý rằng việc dự phòng tái nghiện thành công được đòi hỏi một sự đánh giá, nhìn nhận qua từng thời kỳ đối với những lĩnh vực này trong suốt quá trình phục hồi. Thảo luận về các lĩnh vực có khó khăn, nhận được các gợi ý để cải thiện tình hình khó khăn đó. Không nên đọc qua các mục của tất cả mọi người một cách tuần tự. Mà thay vào đó hãy chọn mục ở dưới cùng trang giấy rồi thảo luận vấn đề cụ thể đó.


Các kỳ nghỉ và quá trình phục hồi:

Các kỳ nghỉ, cụ thể như mùa Giáng sinh Năm mới, có thể là một thời điểm khó khăn. Hãy bổ sung thêm chủ đề này vào kế hoạch của cuối năm hoặc vào những dịp nghỉ khác, như là ngày 4/7. Nhận thấy được khó khăn của các giai đoạn này đối với những người mới phục hồi và giúp đỡ họ đưa ra những ý tưởng để giải quyết khó khăn trong những thời điểm như vậy.


NHÓM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

 

1. Triết lý

Nhóm này thường là nhóm đầu tiên với sự tham dự của người bệnh và gia đình của họ. Nhóm này cung cấp một môi trường không có tính răn đe mà trong đó các thông tin về việc nghiện có thể được trình bày. Đây là một cơ hội giúp cho người bệnh và gia đình của họ cảm thấy thoải mái và được hoan nghênh trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị. Các tư liệu được nêu ra trong những phần thảo luận này cung cấp một phạm vi rộng lớn các thông tin về vấn đề nghiện, điều trị, phục hồi và làm thế nào để tác động được đến gia đình. Một số chủ đề được sử dụng cụ thể trọng mô hình Matrix này trong khi có một số chủ đề khác lại giải quyết nhiều vấn đề chung hơn.


Nhóm giáo dục gia đình tương tự như một dạng nhóm nhiều gia đình, chỉ trừ một điểm khác biệt đó là các buổi sinh hoạt thường rất tập trung và dựa trên cơ sở thông tin. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình được mời tham gia với tư cách cá nhân bởi cán bộ trị liệu ban đầu để tham gia vào chuỗi các buổi thảo luận. Sự tương tác mang tính tiêu cực của các gia đình ngay khi bắt đầu điều trị thường dẫn đến việc người bệnh cho rằng mình sẽ phải thực hiện chương trình điều trị môt mình.

Nghiên cứu mang tính hệ thống về gia đình đã cho thấy nếu cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến các yêú tố quan trọng khác, các thành viên này là một phần trong qúa trình phục hồi khi họ có tham dự hoặc không tham dự tại phòng khám. Những thay đổi của việc thành công trong điều trị tăng lên rõ rệt nếu những thành viên quan trọng khác trong gia đình có thể được giáo dục về những thay đổi có thể dự đoán được trước sẽ diễn ra trong mối quan hệ với người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Cán bộ trị liệu ban đầu cần giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự tham gia của những thành viên quan trọng khác cũng như cha mẹ người nghiện trong nhóm giáo dục gia đình.


2. Hình thức

  • - Một seri các buổi sinh hoạt gia đình mang tính giáo dục bao gồm 12 tuần đưa ra các vấn đề, chủ đề mang tính thông tin dưới nhiều dạng khác nhau.

  • - 3 chủ đề được trình bày bằng slide và 6 chủ đề dạng bằng video. 9 buổi sinh hoạt với 9 chủ đề này và thời lượng 1,5 giờ/chủ đề bắt đầu bằng một phần trình bày từ 40-45 phút cung cấp thông tin và tiếp sau đó là thảo luận về tài liệu vừa được trình bày.

  • - Một trong số 12 buổi sinh hoạt dưới dạng trình bày đối thoại. Hình thức trình bày đối thoại bao gồm giới thiệu chung về các nội dung sẽ trình bày, từng thành viên trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề/câu hỏi và trả lời liên quan tiếp theo dẫn chứng mộtcâu chuyện cụ thể và cuối cùng người chủ trì sẽ tóm lược lại các thông tin do thành viên đó chia sẻ.

  • - 3 trong số các chủ đề được đưa ra dưới dạng thảo luận nhóm có sử dụng các bảng tài liệu phát tay. Trong buổi sinh hoạt này người chủ trì nhóm, sử dụng các tài liệu phát tay trong vòng từ 10-15 phút, trình bày về chủ đề. Tiếp theo phần trình bày là thảo luận về chủ đề với việc người chủ trì nhóm đóng vai trò như một người hướng dẫn/hỗ trợ nhóm thảo luận.

  • - Tài liệu bao gồm nội dung của 3 phần trình bày slide, đề cương và tài liệu phát tay để thảo luận nhóm, hướng dẫn cho người trình bày về dạng trình bày đối thoại, tóm tắt băng video, tài liệu phát tay cho học viên đi kèm với phần trình bày bằng video, và một danh sách các địa chỉ/địa điểm có thể có được các băng video theo gợi ý.

  • - Chủ đề cần được đưa ra có trật tự, có sự chuẩn bị sắp xếp nhằm đảm bảo phù hợp với tất cả người bệnh và gia đình họ. Hướng dẫn bao gồm một trật tự cá chuỗi chủ đề đã được gợi ý, đảm bảo một chương trình mang tính toàn diện. Các chủ đề tập trung vào ma tuý, rượu bia hoặc các vấn đề của gia đình được bố trí sao cho có thể được trình bày sắp xếp trong vòng phù hợp với giai đoạn 4 tuần.

  • - Người chủ trì nhóm có trách nhiệm tổ chức ghế ngồi, các thiết bị nói, video, slide và tài liệu phát tay. Nếu có điều kiện, các ghế ngồi nên được bố trí dưới dạng bán vòng tròn (hình chữ C) để khuyến khích, thúc đẩy các thành viên tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm cũng nên đóng vai như người chủ nhóm, chào mừng các bậc cha mẹ và các gia đình, và giới thiệu về bản thân anh ta/chị ta với các thành viên mới. Các bảng biểu để đăng ký được truyền cho nhau và người chủ trì nhóm cần đảm bảo được rằng cả cha mẹ và các thành viên trong gia đình đều được khen ngợi vì đã tham gia vào hoạt động này.

  • - Các phần trình bày cần bắt đầu đúng giờ. Người chủ trì nhóm giới thiệu về mình, đề nghị những người sẽ trình bày giới thiệu về bản thân họ và trình bày chủ đề của buổi sinh hoạt tối ngày hôm đó. Đối với những bài trình bày bằng slide, cần lưu ý để đèn phòng tối đi một chút và bắt đầu trình bày. Khi chiếu băng video, người chủ trì nên giới thiệu chung và sau đó ở lại trong phòng cùng mọi người xem khi băng chạy. Nếu là trường hợp trình bày đối thoại, người chủ trì cần hỗ trợ cho các thành viên đối thoại và những khán giả khác trong nhóm giới thiệu để họ làm quyen với nhau. Người chủ trì đóng vai trò như một người trung gian của nhóm. Các nhóm thảo luận cũng được tiến hành với sự chủ trì của người chủ trì nhóm - người có trách nhiệm hỗ trợ giới thiệu và hướng dẫn quá trình thảo luận.

  • - Trước khi cho chạy băng video, người chủ trì phân phát các tài liệu phát tay đã được thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của khán giả và khuyến khích, thúc đẩy họ thảo luận sau khi xem xong. Trong khi trình bày bằng slide và băng video, người chủ trì có thể dừng lại và đưa ra một số lời nhận xét, giải thích cụ thể về phần tư liệu đang được trình chiếu. Người bệnh và các thành viên trong gia đình cần được khuyến khích nêu câu hỏi. Các thảo luận tại cuối phần trình bày sẽ trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề nêu trong các tài liệu phát tay và phần giải thích, bình luận của người hướng dẫn.

  • - Người chủ trì nên nhận biết rằng các thảo luận về việc sử dụng ma tuý và rượu/bia có thể như một yếu tố kích thích tác động đến người bệnh và có thể kích thích các cơn thèm nhớk, đặc biệt là đối với những người nghiện các chất kích thích. Bất kỳ ai có tác động này xảy ra đều nên ở lại sau buổi sinh hoạt nhóm và trao đổi với cán bộ trị liệu về vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy mình có thể tập trung lại được. Họ cũng có thể sẽ muốn gọi điện về nhà và để cho các thành viên trong gia đình biết họ đã bắt đầu trên đường trở về nhà. Người chủ trì cần thắt chặt mối quan hệ với nhóm bằng việc cảm ơn mọi người đã tham dự và nhắc mọi người về chủ đề của tuần tiếp theo.

  • - Khi các thành viên rời nhóm và văn phòng, người chủ trì nên ở lại để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và trò chuyện với bất cứ bệnh nhân nào có thể có xảy ra một vấn đề gì đó trong buổi thảo luận hoặc là người mong muốn trò chuyện riêng với người chủ trì.


2. Mục đích:

  • 1. Nhằm trình bày các thông tin một cách chính xác về vấn đề nghiện, phục hồi, điều trị từ đó dẫn đến khuyến khích sự tham gia thông qua việc trình bày các tài liệu cập nhật nhất hiện có.

  • 2. Nhằm giảng dạy, thúc đẩy và khuyến khích từng cá nhân cha mẹ, thành viên trong gia đình trong các mối quan hệ liên quan đến nghiện ma tuý.

  • 3. Nhằm cung cấp một không khí có tính chuyên môn cao nơi cha mẹ và gia đình người bệnh được đối xử trong phẩm giá và tôn trọng.

  • 4. Nhằm cho phép người bệnh và gia đình có cơ hội thoải mái trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị, phục hồi.

  • 5. Nhằm cung cấp cho cha mẹ và các thành viên trong nhóm một hình thức sinh hoạt nhóm không mang tính răn đe và trải nghiệm với những người khác đang trong giai đoạn phục hồi và gia đình họ.

  • 6. Nhằm cung cấp một hợp phần chương trình được thiết kế cho người bệnh và gia đình họ để trong đó họ có thể cùng tham gia với nhau.

  • 7. Nhằm giúp đỡ người bệnh hiểu về quá trình phục hồi có thể tác động đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai như thế nào.



NHÓM HỖ TRỢ XÃ HỘI

 

1. Triết lý:

Các nhóm trong các giai đoạn tập trung của chương trình điều trị Matrix này tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Nhóm giáo dục gia đình quan trọng như một phương tiện để chuyển tải thông tin giáo dục và để huy động sự tham gia của các yếu tố quan trọng khác trong quá trình điều trị.
Nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu và Giới thiệu các kinh nghiệm về phục hồi dạy về các kỹ năng phục hồi cơ bản, hướng dẫn và hỗ trợ sự tham gia 12 bước và khuyến khích người bệnh xây dựng quản lý được thời gian của bản thân thông qua việc lập lịch trình cá nhân. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung vào việc giữ và duy trì tình trạng không sử dụng để vượt qua quãng thời gian ban đầu không sử dụng nhằm chuyển đến giai đoạn giữa của quá trình không sử dụng.


Trong suốt giai đoạn giữa của qúa trình phục hồi, có một nhu cầu đối với người bệnh là cần có cơ hội để học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội. Người phục hồi từ nghiện ma tuý, người đã học được cách làm thế nào để dừng việc sử dụng và làm thế nào để tránh bị tái nghiện sẽ sẵn sàng phát triển và duy trì một cách sống không ma tuý và điêù này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi mới.


CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN  NHÓM MA TÚY DẠNG KÍCH THÍCH: MA TÚY TỔNG HỢP, ĐÁ, METH, THUỐC LẮC ...


MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix (Intensive Outpatient Program - IOP) để điều trị lạm dụng chất kích thích trong thời gian 16 tuần, là một mô hình điều trị theo cấu trúc được thiết kế nhằm cung cấp cho những người lạm dụng chất kích thích hệ thống kiến thức và hỗ trợ giúp họ có thể đạt được mục tiêu dừng không sử dụng ma tuý, chất cồn để bắt đầu một quá trình phục hồi trong một thời gian dài.
Chương trình sử dụng các tài liệu đã được phát triển và đánh giá trong chương trình nghiên cứu của Trung tâm Matrix từ năm 1984. Các tài liệu cho chương trình điều trị ngoại trú tập trung này được điều chỉnh từ Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất kích thích bằng thuốc an thần, Mô hình Matrix trong điều trị lạm dụng chất cồn và có chứa cồn, Mô hình Matrix trong điều trị nghiện các chất dạng opiat bằng Naltrexone và Chương trình điều trị ngoại trú tập trung Matrix trong điều trị các rối loạn liên quan đến lạm dụng và lệ thuộc chất gây nghiện trong 16 tuần.


Bản in xuất bản lần này của tài liệu được thiết kế nhằm giải quyết một cách cụ thể các vấn đề hầu hết gặp phải của của các bệnh nhân lệ thuộc chất kích thích, mà cụ thể là lệ thuộc methaphetamine và cocaine. Các tài liệu được xây dựng thành dạng chương trình thực nghiệm tập trung trong thời gian 16 tuần và sau đó sẽ là các can thiệp chăm sóc sau cai được thực hiện hàng tuần. Đây là chương trình có sự khác biệt với mô hình tập trung 16 tuần trước đó - mô hình mà đã được phát triển để áp dụng cho những bệnh nhân đang được điều trị lệ thuộc rượu và tất cả các loại ma tuý khác.  Cả hai chương trình này đều khác với các mô hình điều trị 6 tháng mà trong đó thời gian số tuần được giảm từ 24 xuống còn 16 và nhiều tài liệu trước đây được sử dụng trong các buổi sinh hoạt cá nhân nay được đưa vào các buổi sinh hoạt nhóm.


Ba buổi sinh hoạt cá nhân được thiết kế nhằm:

  • (1) Định hướng cho người bệnh, và khi có thể, các thành viên gia đình cũng có thể được mong đợi sẽ tham gia chương trình Matrix, hoàn thiện việc thu thập tài liệu thông tin mang tính hành chính và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh để khuyến khích việc họ tham gia điều trị;

  • (2) Thưc hiện việc xem xét, đánh giá sự tiến bộ tại thời điểm khoảng 30 - 45 ngày sau khi tiếp nhận hoặc đối phó với một tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có một buổi tiếp xúc với cá nhân;

  • (3) Giúp đỡ người bệnh xây dựng kế hoạch điều trị, chăm sóc liên tục phù hợp với lượng chuyên môn hỗ trợ và các hỗ trợ tự giúp đỡ cần thiết cho một quá trình phục hồi trong thời gian dài. Hiếm khi đó là một trường hợp cấp bách về y xảy ra trong một buổi sinh hoạt lồng ghép. Trong những tình huống đó, một trong số các buổi sinh hoạt cá nhân có thể dành thời gian để thực hiện một buổi gặp gỡ, tư vấn như vậy. Và chủ đề cơ bản của buổi can thiệp cá nhân đó vẫn cần được giải quyết.


Phần Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu gồm 8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi buổi được thực hiện trong vòng 1 giờ và được thực hiện trong suốt tháng điều trị đầu tiên. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, người bệnh nhận được nhiều kỹ năng cơ bản mà họ cần để ổn định trong giai đoạn ban đầu. Trong buổi sinh hoạt nhóm về các kỹ năng phục hồi ban đầu, người bệnh sẽ được giới thiệu về phương pháp tham gia 12 bước và củng cố gá trị của sự tham gia 12 bước.


Tất cả người bệnh và thành viên gia đình của họ đều tham dự Nhóm giáo dục gia đình trong một thời gian là 12 tuần. Vì đây là một trong những thành tố của chương trình đòi hỏi có sự tham gia thường xuyên của các thành viên gia đình, nên các nhóm như thế này được thiết kế có sự tương tác qua lại nhằm cho phép trưởng nhóm có thể bao quát được các vấn đề trọng tâm nhất đối với cả người bệnh và các thành viên gia đình họ.


Phần Nhóm dự phòng tái nghiện là thành tố trung tâm của mô hình điều này. 16 tuần tham gia nhóm dự phòng tái nghiện được thiết kế nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo sự thân thiện cho người bệnh để họ thực hiện được hết quá trình phục hồi. Hợp phần này là phần trung tâm của tất cả các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Phần Nhóm hỗ trợ xã hội được thiết kế nhằm giúp đỡ người nghiện trong quá trình học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội trong một môi trường an toàn và thân thiện.


Tất cả các mô hình điều trị Matrix đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tận dụng các chương trình 12 bước trong giai đoạn điều trị tập trung ban đầu nhằm cung cấp sự hỗ trợ tiếp tục cho quá trình phục hồi khi giai đoạn tập trung trong chương trình điều trị kết thúc. Trong khi thực hiện vừa cần thận trọng không để bệnh nhân bở dở quá trình điều trị đối với những người ban đầu không nhận thấy được nhu cầu phải đến các buổi gặp gỡ sinh hoạt, thì điều quan trọng nữa là phải truyền cho người bệnh mong muốn và hy vọng rằng việc làm quen được với các chương trình 12 bước chính là một phần thiết yếu trong điều trị bằng mô hình này. Trong bố cục chương trình này có rất ít các buổi sinh hoạt, tiếp xúc cá nhân. Chính vì vậy, sự can dự của một người giám hộ trong chương trình 12 bước là cực kỳ quan trọng. Các trường hợp thành công nhất đều dựa chủ yếu vào các chương trình 12 bước để hỗ trợ và nuôi dưỡng tinh thần.


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Bảng dưới đây là một kế hoạch mẫu của Chương trình điều trị ngoại trú tập trung IOP Matrix:

Kế hoạch thực hiện Chương trình điều trị ngoại trú tập trung

Tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ bảy & Chủ nhật

Các tuần từ 1 đến 4

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

 

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình

 

6.00-7.00 sáng

Các kỹ năng phục hồi ban đầu

7.00-8.30 tối

Dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước và các hoạt động phục hồi khác

Các tuần từ 5 đến 16

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm giáo dục gia đình hoặc Hỗ trợ xã hội

Gặp gỡ 12 bước

7.00-8.30 tối

Nhóm dự phòng tái nghiện

Các tuần từ 17 đến 52

   

7.00-8.30 tối

Hỗ trợ xã hội

   

Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cồn trong hơi thở được tiến hành hàng tuần

03 buổi tiếp xúc cá nhân trong thời gian 16 tuần đầu tiên

1. CÁC BUỔI TRỊ LIỆU CÁ NHÂN / CÁC BUỔI LỒNG GHÉP


a. Triết lý

Trong mô hình điều trị Matrix, mối quan hệ giữa người tư vấn và người bệnh là động lực điều trị cơ bản. Mỗi người bệnh có một một người tư vấn chính riêng, người này quyết định khi nào thì cần đưa các phần khác nhau vào trong chương trình điều trị và người này cũng có trách nhiệm lồng ghép các tài liệu từ nhiều dạng nhóm khác nhau vào trong để trở thành một quá trình điều trị một cách phối hợp cho người bệnh. Người tư vấn cần phải quen với các tài liệu hiện tại đang được sử dụng cho người bệnh trong hợp phần giáo dục và người tư vấn cũng cần khuyến khích, củng cố và thảo luận về các tài liệu sẽ được nêu ra sử dụng trong một buổi gặp gỡ một - một (AA). Người tư vấn cần có khả năng ứng dụng các tư tưởng, khái niệm từ mô hình Matrix với các tài liệu AA , cũng như với điều trị trị liệu tâm lý hay tác động tâm lý cho người bệnh, người hiện đang trong qúa trình trị liệu.
Người tư vấn, bằng việc mở rộng chương trình, cần không bao giờ được để xảy ra xung đột trong các can thiệp cán nhân một - một (AA) hoặc xung đột với sự tham gia của các chuyên gia khác. Nếu xảy ra xung đột giữa các khuyến nghị của chương trình đưa ra với một chương trình hoặc một người cung cấp hỗ trợ nào khác, thì cần liên hệ với cán bộ chuyên môn. Không bao giờ đặt người bệnh vào trung tâm của sự xung đột giữa các khuyến nghị của hai chuyên gia tư vấn hoặc hai chương trình khác nhau.


Tóm lại, người tư vấn điều phối tất cả các phần trong chương trình điều trị. Sử dụng các phần này, người tư vấn xây dựng nên một khung chương trình hoạt động, điều này sẽ hỗ trợ người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Tất cả các phần này đều cần phải ăn khớp với nhau. Người bệnh cần biết chắc chắn rằng người tư vấn có thể nhận thức được tất cả các khía cạnh liên quan đến qúa trình điều trị của anh ta/chị ta.
Hãy nhớ rằng những người nghiện tham gia điều trị là những người mất khả năng kiểm soát. Họ đang mong đợi chương trình sẽ giúp họ lấy lại được khả năng kiểm soát của mình. Nếu như chương trình tỏ ra là một chuỗi các phần không có sự liên quan với nhau và giữa các phần không thể lồng ghép được, thì người nghiện sẽ không thể cảm thấy là chương trình đó có thể giúp họ lấy lại được sự kiểm soát. Điều này dẫn đến việc điều trị không thành công và/hoặc nóng vội để đạt kết quả điều trị.


Người tư vấn cần tập trung vào sự cân bằng giữa cả các buổi tiếp xúc cá nhân và các buổi sinh hoạt nhóm bằng cách sử dụng tài liệu viết mà vẫn cho người bệnh có đủ thời gian để thảo luận, trao đổi về các vấn đề khác. Nếu quá dựa vào tài liệu viết sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy không quan trọng và không được coi trọng. Việc áp dụng máy móc tài liệu viết sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người bệnh và người trị liệu, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy là người trị liệu như một người cung cấp thông tin vô cảm. Ngược lại, đối với một số người, nếu được cho phép, sẽ hoàn toàn tự xây dựng được lịch trình điều trị cho mình.
Thông thường, tài liệu mà họ muốn thảo luận có thể nhận thức như là những vấn đề cấp bách mang tính tạo động cơ về mặt tinh thần (ví dụ như “Tôi cần nắm bắt được gốc rễ của vấn đề”); hoặc được định hướng đến một ai đó cũng đang có vấn đề như vậy (“Liệu mối quan hệ này có cải thiện không nếu như tôi không gặp vấn đề như vậy”) hoặc hướng dẫn cho người trị liệu thoát khỏi các vấn đề quan trọng (“Chúng ta hãy đừng nói về chuyện rượu bia nữa. Vì đó chẳng phải là một vấn đề”). Cho phép người bệnh kiểm soát quá nhiều trong việc đặt lịch cho các buổi tiếp xúc cá nhân có thể dẫn đến kết quả là những tài liệu quan trọng bị gạt đi, không được thảo luận đến.
Các khái niệm có tính chỉ trích, phê phán quan điểm cho rằng người nghiện có khả năng đạt được việc không sử dụng cũng cần phải được đưa vào trao đổi với người bệnh. Quá trình điều trị bằng mô hình Matrix sẽ cung cấp cho người bệnh một bộ công cụ nhằm giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề liên quan đến sử dụng ma tuý. Việc để rơi vào việc tư vấn không có kết thúc sẽ làm lỡ việc cung cấp cho người bệnh một phần trong điều trị lệ thuộc là dùng thuốc một cách phù hợp, có hệ thống.


Vấn đề cuối cùng trong việc tiến hành thực hiện các buổi tiếp xúc cá nhân như là một phần trong chương trình trị liệu an thần là vệc khó xác định nhất và cũng là vấn đề quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp góp phần trong trị liệu giữa người tư vấn và người bệnh. Mối quan hệ hình thành và phát triển giữa người tư vấn và người bệnh là thành tố quan trọng nhất trong mô hình điều trị Matrix. Gerald Corey đã nêu như vậy trong tài liệu “Lý thuyết và thực tiễn của tư vấn và trị liệu tâm lý” (1982).


“Mức độ quan tâm, chăm sóc và khả năng giúp đỡ khách hàng cũng như sự chân thành của các nhà trị liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người bệnh và nhà trị liệu. Khách hàng cũng góp phần làm nên mối quan hệ khác nhau căn cứ trên động cơ, sự hợp tác, sự quan tâm, mức độ lo lắng, thái độ, sự nhận thức, mong đợi, hành vi và phản ứng của khách hàng đối với nhà trị liệu. Tư vấn hay trị liệu tâm lý là một vấn đề mang tính cá nhân liên quan đến một mối quan hệ cá nhân cụ thể, và bằng chứng đã chỉ ra rằng sự trung thành, chân thật, tin tưởng, nhiệt tình, hiểu biết, và sự tự nhiên trong giao tiếp là những yếu tố cơ bản giúp có được những kết quả điều trị thành công”.


Patterson (năm 1973) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ mang tính trị liệu, ông này cho rằng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra là nhân tố hiệu quả trong trị liẹu chính là mối quan hệ giữa người bệnh và người trị liệu. Ông này cũng đưa ra quan điểm cho rằng người trị liệu cần làm thực hiện vai trò như như một người củng cố, có như vậy thì sự tôn trọng và quan tâm của người trị liệu đối với người bệnh mới trở thành yếu tố có trọng lượng, có khả năng tác động đến hành vi của người bệnh.
Người trị liệu cũng cung cấp một mẫu hình thế nào là một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp để giúp người bệnh có thể dùng mối quan hệ đó xây dựng mối quan hệ của chính mình. Patterson chỉ rõ rằng trị liệu không thể là đơn thuần trị liệu y tế, và rằng qúa trình đó không thể đơn thuần chỉ là vấn đề kỹ thuật mà vấn đề quan hệ con người với con người của người trị liệu mới là điều thiết yếu. Ông này cũng tuyên bố “bằng chứng dường như chỉ ra rằng việc thiết lập một quan hệ tốt đẹp quan người trị liệu và người bệnh chính là thành tố chủ chốt trong tư vấn hay trị liệu tâm lý. Đó là một mối quan hệ mang đặc trưng không phải là nhiều kỹ thuật được nhà trị liệu sử dụng, cũng không phải là nhiều cách thức mà nhà trị liệu sử dụng” (1973, trang 535-536).
Truax và Carkhuff (1967) đã ủng hộ quan điểm của Patterson khi cho rằng “Các yếu tố trọng tâm là sự thấu cảm, nhiệt tình và chân thật không phải là đại diện cho “kỹ thuật” của trị liệu tâm lý hay tư vấn, mà đó là những kỹ năng giao tiếp cá nhân mà nhà tư vấn hay nhà trị liệu cần sử dụng trong qúa trình áp dụng “các kỹ thuật” hay “sự hiểu biết chuyên môn” của mình” (trích trang 31).


Vậy những gì là đặc trưng cơ bản của một nhà trị liệu mà có thể dẫn đến tính cách cá nhân tích cực và có thể giúp người bệnh thay đổi hành vi? Truax và Carkhuff (1967, trang 25) đã tìm thấy có 3 (ba) nét tính cách thể hiện trong hầu hết các cách tiếp cận mang tính trị liệu chủ yếu là: sự thấu cảm xác đáng, sự nhiệt tình không chủ ý và sự chân thành. Tóm lại, phần lớn các phương pháp tiếp cận mang tính trị liệu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của khả năng của người trị liệu khi thực hiện các hoạt động trị liệu như là một người dễ hoà nhập, chín chắn, trung thực, chân thành, đáng tin cậy, và phù hợp. Người trị liệu cũng là người sẽ mang đến cho người bệnh không khí an toàn, không có sự đe doạ và đáng tin cậy bằng việc thể hiện sự nhiệt tình không chủ ý đối với người bệnh, điều này sẽ giúp họ can dự được sâu hơn và tự khám phá được những điểm chính yếu, nắm được khuôn khổ bên trong sự trải nghiệm của người bệnh, cũng như hiểu được những ý nghĩa của các suy nghĩ, hành vi và trải nghiệm của người bệnh”.


Rõ ràng là những đặc trưng được trích dẫn ở phần trên là quan trọng giúp người trị liệu trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên, những điều đó lại càng đặc biệt quan trọng và đặc biệt khó áp dụng đối với những người bệnh là người nghiện. Vấn đề sức khoẻ tinh thần có một tiền sử xấu trong những người nghiện đang được điều trị vì hầu hết các chuyên gia sức khoẻ tinh thần đều không hiểu về tình trạng nghiện. Vì sự thiếu hiểu biết này, hành vi của người nghiện có thể thường mang tính chống đối lại tư vấn viên.
Nhiều người nghiện đi đến chỗ ghét việc điều trị, nghi ngờ và chống lại không thực hiện các chỉ dẫn điều trị. Họ thể hiện những hành vi thiếu chín chắn, mang tính tự huỷ hoại bản thân, hấp tấp và chống đối; khi đó công việc của người tư vấn là phải tiếp tục làm việc với họ mà thường ít nhận được lời cảm ơn hay đánh giá cao từ phía người nghiện. Tái nghiện là vấn đề không mong muốn, kết quả thường xuyên xảy ra theo cơ sở bệnh lý học và tác động của tình trạng nghiện đối với vấn đề việc làm, gia đình và các mối quan hệ có thể khiến cho tình tình trở nên bế tắc, không có hy vọng. Cầu nguyện để giải quyết vấn đề, sự mẫu thuẫn trong tư tưởng khi thì yêu quý khi thì ghét bỏ đối với người nghiện và việc nài nỉ để người nghiện có những hành vi hợp tác thường có thể gây khó khăn cho nhà trị liệu để giữ được thái độ tích cực và tập trung vào áp dụng các kỹ thuật điều trị.


Ngoài tất cả những điều nêu trên, còn có một thực tế nữa là người trị liệu trong mô hình điều trị này còn phải phát triển mối quan hệ trị liệu trong bối cảnh làm việc với người bệnh lần đầu tham gia hình thức sinh hoạt nhóm. Những điều có thể dễ dàng xảy ra khi đối phó với một loạt vấn đề khó khăn ở đây chính là việc người trị liệu trở thành người bị lấn át và không được còn sự khích lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn và sự mất kiên nhân có thể biến thành “người đưa ra những chỉ định” từ đó dẫn đến trở thành “người đưa ra các mệnh lệnh” cho người bệnh.


Người bệnh khi tham gia điều trị cần nhận được sự định hướng và hỗ trợ, chứ không phải là đòi hỏi có một cán bộ giám sát. Nếu quá trình này xảy ra, nhà tư vấn có thể dễ dàng trở thành một quan toà và đánh mất sự khách quan. Nếu người bệnh không thực hiện, người tư vấn sẽ trở nên không còn sự khích lệ; và nếu người tư vấn trở nên nói nhiều điều chướng tai người bệnh hơn, thì người bệnh càng trở nên chống đối nhiều hơn, và toàn bộ tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Người tư vấn không bao giờ có thể quên một thực tế rằng chính anh ta là một chuyên gia đang cung cấp một dịch vụ. Trừ khi người tư vấn duy trì được việc tập trung vào cung cấp một dịch vụ chuyên môn điều trị mang tính “thấu cảm, nhiệt tình và chân thành”, giai đoạn điều trị đó chắc chắn sẽ gặp phải một loạt thất bại mà người nghiện phải trải qua. Nếu không phải là giúp đỡ cho người nghiện, thì “điều trị” có thể sẽ làm trầm trọng thêm sự tự coi thường chính bản thân mình của người nghiện.


Mối quan hệ mang tính trị liệu với người tư vấn cung cấp cơ hội cho người bệnh tham gia vào một mối quan hệ an toàn với một con người, người mà sẽ quan tâm, chăm sóc nhiều cho anh ấy/cô ấy. Nghiện là một sự đáp ứng với một loạt các điều kiện do một con người chưa hoàn hảo phải trải qua. Mỗi người bệnh phải được coi trọng và đối xử một cách tôn trọng. Việc tăng cường lòng tự trọng cho người nghiện sẽ không thể đạt được trong một môi trường tiêu cực, đầy phê phán và chỉ trích. Người tư vấn phải cung cấp cho họ niềm hy vọng, sự khích lệ, lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và phải nhìn nhận rằng sinh hoạt nhóm có thể giúp người bệnh có được sự tin tưởng đó. Những phẩm chất này tạo nên công thức hoá học giúp quá trình điều trị bằng mô hình Matrix hoạt động.


Các buổi sinh hoạt lồng ghép thường là phần quan trọng nhằm giữ người bệnh ở lại với chương trình điều trị. Tầm quan trọng của một mối quan hệ ban đầu với người bệnh không thể được đánh giá quá cao.  Điều thiết yếu là hầu hết các thành viên chính trong gia đình hoặc các thành viên khác phải được tham gia vào qúa trình điều trị. Các chuyên gia, những người cố gắng tạo nên những thay đổi mà không cần giải quyết vấn đề với gia đình cuối cùng sẽ khiến quá trình phục hồi của người bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều. Do vậy, điều quan trọng đối với người trị liệu là nhận thức được bằng cách nào mà hệ thống gia đình người bệnh có thể được tác động nhờ quá trình phục của người bệnh và làm thế nào để đưa một thành viên quan trọng trong gia đình vào thành một phần tham gia tất cả các phần can thiệp trong bất kỳ thời điểm nào có thể.


b. Hình thức

Giống như tất cả các thành tố trong chương trình điều trị, việc nhanh chóng, kịp thời bắt đầu thực hiện các phần can thiệp là điều quan trọng. Người trị liệu nên thực hiện mọi nỗ lực có thể tập trung quan sát người bệnh trong vòng 5 phút ngay khi anh ta đến văn phòng tư vấn. Hiển nhiên là sẽ có một số lần khi người bệnh đến sớm hơn giờ hẹn hoặc buổi làm việc với người trước diễn ra hơi lâu khiến người bệnh có thể phải chờ đợi lâu hơn 5phút. Tuy nhiên, điều cần thiết là người bệnh cảm thấy được là chuyến đi gặp gỡ với nhà trị liệu của họ là một phần quan trọng trong ngày làm việc của người trị liệu. Hãy cố gắng thu xếp chỗ những bệnh nhân có vấn đề không đến kịp giờ bằng cách đặt kế hoạch hẹn gặp họ trong những thời gian thuận tiện hơn.


Người trị liệu nên cố gắng ra chào người bệnh ở phòng chờ và dẫn anh ta/chị ta vào phòng làm việc. Nhìn chung nếu một thành viên gia đình người bệnh cũng có mặt ở đó, thì người trị liệu sẽ gặp người bệnh trong nửa đầu của buổi trị liệu và gặp gỡ, trao đổi với người nhà bệnh nhân ở nửa cuối của buổi trị liệu. Cũng nên chào người nhà bệnh nhân cùng với bệnh nhân trước khi tiến hành buổi trị liệu và người trị liệu nên giải thích về quy trình tiến hành buổi trị liệu cho cả bệnh nhân và người nhà của họ.
Cần quan tâm để đảm bảo chắc chắn rằng cả bệnh nhân và người nhà của họ đều có cơ hội trình bày các vấn đề cấp bách và không đưa ra các thông tin khiến trạng thái cảm xúc bị thay đổi. Nếu có thông tin cấp bách, ví dụ như việc người bệnh tái nghiện, thì cần phải giải quyết ngay. Nếu mọi chuyện dường như đang diễn ra tốt đẹp, thì người trị liệu nên giới thiệu thông tin về kế hoạch buổi làm việc kế tiếp. Bất kỳ một thay đổi tích cực nào trong hành vi và thái độ của người bệnh cũng đều cần được khuyến khích, củng cố mạnh mẽ. Người trị liệu phải nhấn mạnh để khuyến khích và củng cố sự thay đổi tích cực.
Ví dụ, một người bệnh người đã từng làm được một việc tốt là dừng không sử dụng ma tuý và rượu, thì cần xây dựng kế hoạch tiếp tục và chú ý đến những buổi gặp tiếp theo, nhưng nếu là người chưa từng từbỏ được, thì cần được tập trung khích lệ họ cải thiện tình trạng lệ thuộc hiện nay. Dù là như trên đã đề cập người bệnh có thể tìm thấy lợi ích từ việc tập luyện, thì người trị liệu không nên để bị cuốn vào một cuộc tranh cãi về riêng một lĩnh vực nào đó mà có kháng cự của người bệnh.


Mối liên hệ giữa người bệnh và người trị liệu là mối liên hệ quan trọng nhất cần được tạo dựng trong quá trình điều trị. Hãy sử dụng lẽ thường, sự lịch sự nhã nhặn, lòng trắc ẩn và sự tôn trọng trong khi giao tiếp với người bệnh.


c. Mục đích đối với các buổi tiếp xúc trị liệu cá nhân/ các buổi trị liệu lồng ghép:

  • 1. Cung cấp cho người bệnh và gia đình họ cơ hội để xây dựng mối liên hệ cá nhân với người trị liệu.

  • 2. Cung cấp một môi trường trong đó người bệnh và đình họ có thể giải quyết vượt qua các khủng hoảng, các vấn đề về không khí giao tiếp và đi đến quyết tâm thực hiện quá trình điều trị với một người trị liệu có vai trò như một người hướng dẫn.

  • 3. Cho phép người bệnh thảo luận về vấn đề nghiện của họ một cách cởi mở trong một bối cảnh không có sự phán xét và có sự quan tâm đầy đủ của người trị liệu.

  • 4. Huy động một/nhiều thành viên trong gia đình người bệnh tham gia vào qúa trình điều trị.

  • 5. Mang đến sự củng cố và khích lệ cho người nghiện để có những thay đổi tích cực.

  • 6. Tạo cho người nghiện cảm giác người trị liệu vừa là một người thầy, một người hướng dẫn và cũng là một người biết quan tâm.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Trong chương trình điều trị ngoại trú tập trung theo mô hình Matrix, có 3 buổi can thiệp cá nhân. Trong đó, có 2 buổi được thiết kế nhằm “đặt mục tiêu” cho chương trình điều trị và buổi thứ 3 được sử dụng để tiến hành một đánh giá nhanh về tình trạng tiến bộ của người bệnh, và nhằm giải quyết một khủng hoảng không lường trước được hoặc nhằm phối hợp việc điều trị trong mô hình Matrix với các nguồn điều trị khác. Dù là trong buổi trị nào nào đi nữa, thì người trị liệu vẫn phải tận dụng buổi trị liệu cá nhân đó như là một buổi trị liệu lồng ghép. Các buổi trị liệu cá nhân, dù không phải là một thành tố trung tâm của chương trình điều trị này, vẫn là những sự kiện quan trọng. Tài liệu phát tay các buổi:


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 1: Thoả thuận và đồng ý dịch vụ


Buổi gặp gỡ ban đầu được thực hiện trước buổi tiếp xúc nhóm đầu tiên, được thiết kế nhằm đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh (và gia đình người bệnh khi có thể) có được sự định hướng thích hợp đối với việc điều trị và nhằm tạo cho người bệnh và người nhà của họ một cơ hội được gặp gỡ người trị liệu và nghe giới thiệu về chương trình.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 2:

  • 1. Kiểm tra danh sách phục hồi

  • 2. Sơ đồ phân tích tái nghiện


Buổi gặp thứ 2, thường được tiến hành khoảng 30-45 ngày sau khi bắt đầu tham gia điều trị, được thiết kế nhằm đưa ra một đánh giá về sự tiến bộ của người bệnh, củng cố các hoạt động phục hồi đã bắt đầu thực hiện được cùng với những đề xuất và gợi ý nhằm khuyến khích sự tiến bộ của người bệnh hơn nữa. Buổi này cũng có thể được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng hoặc như một buổi giải quyết vấn đề tiếp tục tái nghiện. Khi được sử dụng như một buổi can thiệp giải quyết khủng hoảng, người trị liệu cũng nên cố gắng kết hợp thực hiện được một đánh giá về mức độ tiến bộ của người bệnh đến thời điểm đó.


Tài liệu phát tay dùng trong Buổi 3:

  • 1. Đánh giá sau điều trị

  • 2. Kế hoạch Giai đoạn II


Buổi gặp cuối cùng này nhằm xem xét lại sự tiến bộ của người bệnh trong suốt quá trình điều trị và giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch chăm sóc sau cai trong đó cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và tự giúp đỡ một cách phù hợp.


Tái nghiện không phải là xảy ra một cách bất ngờ và không dự đoán được. Nhưng đối với khách hàng thì người ta thường cảm thấy là việc tái nghiện xảy ra một cách bất ngờ, không dự doán được. Người trị liệu cần hiểu được bối cảnh của việc tái nghiện nhằm chỉnh khung sự kiện trên cho khách hàng. Có một số điểm quan trọng dưới đây cần lưu ý khi làm việc với một khách hàng đã tái nghiện:
1) Việc sử dụng ma tuý xảy ra trong vòng vài tuần đầu được coi là việc tiếp tục sử dụng, không phải là tái nghiện; 2) Ít nhất 50% người hoàn thành chương trình điều trị ngoại trú một cách thành công đều trải qua một lần tái nghiện tại một thời điểm nào đó; 3) Một lần tái nghiện không cho đó là thất bại, ngược lại cần xem đó như một cơ hội để điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp. Sơ đồ phân tích tái nghiện có thể được sử dụng trong một buổi tư vấn trị liệu cá nhân như một phương tiện giúp người bệnh và người tư vấn có thể phân tích dự đoán những tình huống dễ bị tổn thương có thể góp phần dẫn đến tái nghiện và nhằm nghiên cứu, điều chỉnh kế hoạch điều trị để tránh tiếp tục xảy ra trong tương lai.


NHÓM CÁC KỸ NĂNG PHỤC HỒI BAN ĐẦU


1. Triết lý

- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu (ERS) được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một bộ kỹ năng cần thiết để thiết lập tình trạng “sạch” (không sử dụng ma tuý và rượu). Đây là các kỹ năng chính được trích từ cuốn “101 Kỹ năng phục hồi”. Có 2 thông điệp cơ bản được đưa ra trong nhóm. Đó là: (1) Bạn có thể thay đổi hành vi của mình theo các cách mà sẽ khiến dễ giữ được tỉnh táo hơn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật để biết bắt đầu như thế nào; (2) Các hoạt động điều trị là một nguồn thông tin và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ kết quả từ việc điều trị, các hoạt động tư vấn cần được lồng ghép trong các can thiệp tự giúp đỡ. Để giúp bạn làm quen với chương trình 12 bước, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các hoạt động tự giúp đỡ.


- Nhóm các kỹ năng phục hồi ban đầu định hướng người bệnh đến các kỹ năng cơ bản cần thiết để duy trì tình trạng không sử dụng. Các kỹ thuật hoàn toàn liên quan đến hành vi và có một mục đích quan trọng là “làm thế nào để”. Nhóm kỹ năng này không được thiết kế như là một nhóm “trị liệu”. Nó cũng không có xu hướng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, dù là có một số mối quan hệ sẽ được thiết lập. Nó được thiêt kế như là một diễn đàn mà ở đó người trị liệu có thể phối hợp chặt chẽ với từng bệnh nhân để hỗ trợ họ xây dựng chương trình phục hồi trong giai đoạn ban đầu. Mỗi nhóm có một cơ cấu rõ ràng và xác định. Cơ cấu và lộ trình hoạt động của nhóm là cần thiết. Đối với những người bệnh mới tham gia, lộ trình điều trị này rõ ràng là quan trọng như việc các thông tin được trao đổi.


2. Hình thức

- Nhóm do một người trị liệu chủ trì và đồng chủ trì là một người nghọên đang phục hồi. Người đồng chủ trì này thường là một bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị và có thời gian 3 tháng tỉnh táo. Bệnh nhân đó phải thực hiện tốt chương trình, không uống rượu, bia hay sử dụng bất kỳ một loại ma tuý nào, và tích cực tham gia chương trình tự giúp đỡ. Những bệnh nhân là người tích cực “chống rượu và amphetamin” (anti-AA) không được coi là người đồng chủ trì. Người đồng chủ trì có thể được chỉ định và tuyển chọn từ nhóm dự phòng tái nghiện trên cơ sở tự nguyện. Những người đồng chủ trì có thể quay vòng hàng tháng hoặc có thể sử dụng trong suốt thời gian lên đến 3 tháng.


Người chủ trì và người đồng chủ trì cần gặp gỡ, trao đổi trong 15 phút trước khi nhóm tiến hành thảo luận về chủ đề của buổi gặp gỡ buổi tối và các vấn đề mới về người bệnh. Không có thông tin bí mật nào có thể cung cấp cho nhứng người đồng chủ trì. Họ là những người tự nguyện và là người bệnh, không phải là người được tuyển dụng để làm việc. Họ nên được hướng dẫn để chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến chủ đề thảo luận của nhóm và không cố gắng để trở thành những nhà trị liệu. Cuối mỗi buổi sinh hoạt, người chủ trì tóm tắt lại những gì người đồng chủ trì đã chia sẻ nhằm tái tập trung và giúp người đồng chủ trì ổn định dần.


Nhóm được tổ chức với quy mô nhỏ (tối đa khoảng 6 đến 8 người) và sinh hoạt trong khoảng thời gian tương đôi ngắn (50 phút). Vì các bệnh nhân có thể sẽ rất bất ổn, nên nhóm cần phải duy trì cơ cấu và cần được quản lý. Điều cực kỳ quan trọng đối với người chủ trì là giữ thái độ nghiêm túc, tập trung và không góp phần làm tăng năng lượng của nhóm, cảm giác “nằm ngoài khả năng kiểm soát” có thể là đặc trưng của những người bệnh này.


Người chủ trì giới thiệu nhóm như một mô hình trong đó hướng dẫn các thành viên những kỹ năng cơ bản nhằm duy trì được tình trạng tỉnh táo. Tất cả các thành viên tham gia đều được giới thiệu và đề nghị tóm tắt một số thông tin về việc tham gia của anh ấy/chị ấy trong quá trình điều trị. Các thành viên tham gia lần đầu cần được dành vài phút để giới thiệu tóm tắt về lịch sử bản thân. Trong khi đang trình bày tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân, người bệnh có thể được đề nghị ngừng lại một cách lịch sự và đề nghị trao đổi về các vấn đề liên quan đến điều trị. Người đồng chủ trì được giới thiệu như một người hiện đang trải qua giai đoạn phục hồi và là người có thể cung cấp thông tin cá nhân về việc chương trình đã hỗ trợ anh ấy/chị ấy như thế nào.


Sau bước định hướng ban đầu như trên, người chủ trì sẽ giới thiệu chủ đề, đọc qua toàn bộ tài liệu phát tay và đưa ra một cái nhìn tổng quát về việc tại sao chủ đề này lại quan trọng trong cai nghiện. Người đồng chủ trì có thể liên hệ việc chủ đề này đã có lợi như thế nào đối với các giai đoạn phục hồi ban đầu của bản thân. Mỗi bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả việc mình hiện đang sử dụng các kỹ năng được thảo luận như thế nào. Hỏi xem liệu các bệnh nhân có gặp vấn đề gì không, cần đưa ra các gợi ý giải quyết và những lời khuyên từ các thành viên khác trong nhóm. Khoảng 35 phút là thời gian dành cho chủ đề nhóm.


Phần tiếp theo, nhóm cần được dành thời gian để thảo luận về chủ đề xây dựng kế hoạch. Mỗi người phải có một kế hoạch cho khoảng thời gian giữa buổi sinh hoạt hiện tại và buổi sinh hoạt tiếp theo. Nếu không còn vấn đề gì, có thể gợi ý các buổi sinh hoạt cụ thể về AA, NA và CA. Không nên khuyến khích các bệnh nhân cùng nhau xây dựng kế hoạch chung hoặc xây dựng kế hoạch hộ cho người khác trong giai đoạn phục hồi ban đầu này.


Nhóm sẽ kết thúc buổi sinh hoạt với một lưu ý tích cực bằng cách nhấn mạnh một số lợi ích mà mỗi bệnh nhân có thể có được từ việc duy trì sự tỉnh táo. Bất kỳ bệnh nhân nàocũng có thể được dành ít phút để trao đổi về những lợi ích của nhóm đã mang lại cho mình trong tháng đầu tiên duy trì sự tỉnh táo. Sau khi nhóm kết thúc, bất kỳ thành viên nào là người đang đấu tranh để từ bỏ cũng cần gặp và trao đổi ngắn gọn với người chủ trì hoặc một người tư vấn khác. Người đồng chủ trì không tham dự vào các cuộc tư vấn một-một. Các bệnh nhân nên được khuyến khích nghỉ giải lao trước khi họ tham dự nhóm dự phòng tái nghiện.


3. Một số vấn đề đặc biệt

Những bệnh nhân này không đạt được thành công nhiều trong việc duy trì sự tỉnh táo. Vì điều đó, mà hành vi của họ có thể đòi hỏi người chủ trì phải can thiệp và đòi hỏi phải có sự kiểm soát mạnh mẽ nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự, nhã nhặn. Đó là những tình huống thường gặp dưới đây:


  • - Trong quá trình trao đổi, thảo luận về việc tham gia chương trình tự giúp đỡ, thường có những ý kiến không chính thống về giá trị của việc tham gia. Người chủ trì cần phải đưa ra một thông điệp rõ ràng là kết quả điều trị đối với những người có tham gia chương trình tự giúp đỡ khả quan hơn nhiều so với những người không tham gia chương trình. Trung tâm Matrix đã tiến hành một số khảo sát về kết quả điều trị và sự tham gia chương trình 12 bước và đã thống nhất thấy rằng có một mối quan hệ rất tích cực giữa 2 nội dung này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ vẫn tranh cãi rằng họ chẳng hề thấy những buổi sinh hoạt như thế này giúp ích được gì và họ sẽ không tham gia.


  • - Sự chống cự không tham gia chương trình 12 bước là một vấn đề quan trọng. Người chủ trì nên cố gắng nhận thức rằng không phải là hiếm thấy việc nhiều người ban đầu có thể thấy ngay sự thoải mái trong chương trình 12 bước, nhưng người chủ trì cần nỗ lực theo nhiều cách có thể để khuyến khích các bệnh nhân tham gia một chương trình 12 bước mẫu. Những bệnh nhân chống cự lại những khía cạnh tinh thần của chương trình 12 bước cần được khuyến khích cam kết sẽ tham gia nhiều hơn vào mối quan hệ này. Những người cảm thấy không thoải mái khi đến với những buổi gặp gỡ mà họ còn chưa quen có thể bố trí để gặp, trao đổi với người đồng chủ trì hoặc các thành viên khác trong các buổi sinh hoạt nhóm. Các buổi gặp gỡ thực tế tại trung tâm điều trị có thể là một điều gì đó khiến giảm bớt sự e ngại và có thể là một địa điểm tốt giúp người bệnh làm quen dần với chương trình.


  • - Tranh luận với các bệnh nhân chống đối là một việc làm phản tác dụng. Việc sử dụng các thành viên khác trong nhóm, hoặc những kinh nghiệm tích cực của người đồng chủ trì đối với các buổi trị liệu là một phương pháp tốt hơn nhiều để có thể giải quyết tình trạng bệnh nhân chống cự. Cần khuyến khích những bệnh nhân tham gia chương trình 12 bước chia sẻ về những lợi ích chính đáng của việc tham gia chương trình 12 bước. Các hoạt đông xã hội, như uống café sau các buổi gặp, và việc luôn sẵn có những người khác để trò chuyện vào những lúc gặp vấn đề rắc rối có thể khuyến khích được các khía cạnh tham gia vào chương trình 12 bước đối với những thành viên hay chống đối.


  • - Một số bệnh nhân có thể sẵn lòng tham dự các buổi sinh hoạt, nhưng lại chống cự lại việc tiếp nhận một người hỗ trợ và thực hiện các bước của chương trình. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng người chủ trì và các thành viên khác để khuyến khích sự tham dự của bệnh nhân vào các hoạt động của chương trình 12 bước. Càng tham dự nhiều hoạt động trong chương trình, càng giúp phục hồi tốt. Việc sử dụng một người trợ giúp như một huấn luyện viên trong chương trình 12 bước là một việc vô cùng giá trị. Hãy hướng dẫn người bệnh lựa chọn một người trợ giúp, người sẽ chấp nhận sự tham dự hiện tại của người bệnh trong quá trình điều trị một cách chuyên nghiệp.


  • - Đối với những bệnh nhân vẫn tiếp tục chống đối không tham dự các hoạt động 12 bước, cần gợi ý cho họ những lựa chọn tự giúp đỡ khác như Phục hồi dần dần, Yêu cầu như các thầy dòng duy trì tình trạng không sử dụng (SOS), Thuyết bất khả tri trong gặp gỡ AA,… Những buổi gặp tự giúp đỡ thay thế này có thể giúp người bệnh có cảm giác giống như nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp.


  • - Một bệnh nhân có thể được cung cấp các đề nghị không phù hợp hoặc có thể gây nguy hiểm cho anh ta/chị ta. Ví dụ, nếu chủ đề thảo luận là làm thế nào để dừng không nghĩ đến việc sử dụng và người bệnh đề nghị một bệnh nhân khác là anh ta phải nghĩ về suy nghĩ việc dùng ma tuý của mình trong mọi trường hợp chứ không phải là dừng lại không suy nghĩ đến, thì trong trường hợp đó người chủ trì cần can thiệp một cách lịch sự rằng “Có thể điều đó có ích với bạn, nhưng hầu hết moi người đều thấy rằng đó là một phương pháp nguy hiểm. Và hầu hết những bệnh nhân khác thấy rằng việc sử dụng quy trình dừng không nghĩ đến việc sử dụng ma tuý là phương pháp giúp ích được họ nhiều hơn”. Người chủ trì cần phải lịch sự và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng cũng cần kiểm soát tình huống một cách rõ ràng.


  • - Trong những tình huống mà những bệnh nhân bất ổn không thể thực hiện theo sự hướng dẫn tài tình hoặc kết quả buổi làm việc bị hạn chế tương đối, thì người chủ trì nên nói một điều gì đó giống như “Tối hôm nay các bạn thật ồn. Nào hãy chắc chắn là tất cả mọi người đều có một thời gian không gian thư giãn nào đó. Đề nghị hãy lắng nghe trong một lát thôi”. Nếu khủng hoảng xảy ra, người chủ trì cần trò chuyện riêng với bệnh nhân đó sau buổi sinh hoạt nhóm về vấn đề cụ thể của chính anh ấy/cô ấy.


  • - Nếu một bệnh nhân được cho là đang say thuốc, người chủ trì nên đề nghị bệnh nhân đó đi ra ngoài cùng mình. Hãy xem xem liệu có một tư vấn viên khác có thể làm việc với anh ấy /cô ấy không. Nếu không có, người đồng chủ trì có thể tiếp tục cho nhóm thảo luận trong khi người chủ trì sẽ cố gắng đánh giá về điều kiện sức khoẻ của cá nhân bệnh nhân đó và thảo luận về những hoàn cảnh dẫn đến việc anh ta sử dụng ma tuý hoặc rượu. Tuỳ thuộc vào mức độ say thuốc của người bệnh, có thể cần thiết bố trí người đưa anh ta về nhà một cách an toàn và trước khi có thể tiến hành bất kỳ một cuộc trao đổi nào về chủ đề này cho đến khi có buổi hẹn gặp lần sau. Hãy tránh đối đầu với bệnh nhân.


4. Mục đích

  • 1. Cung cấp một nơi thuận tiện cho những bệnh nhân mới hiểu biết về các kỹ năng phục hồi và chương trình tự hỗ trợ.

  • 2. Giới thiệu với các bệnh nhân về các công cụ cơ bản giúp phục hồi và hỗ trợ họ trong việc dừng không sử dụng ma tuý và rượu.

  • 3. Giới thiệu chương trình tham gia 12 bước và tạo dựng một mong đợi đối với phục hồi 12 bướ như là một phần trong mô hình điều trị Matrix.

  • 4. Tăng cường số lượng bệnh nhân tham gia mô hình nhóm khi cần thiết trong Chương trình phục hồi, Hỗ trợ xã hội và Gặp gỡ 12 bước.

  • 5. Cho phép người đồng chủ trì cung cấp một mô hình để đạt được việc duy trì không sử dụng trong thời gian đầu.

  • 6. Cung cấp cho người đồng chủ trì sự tự tin và thúc đẩy, khuyến khích sự tiến bộ của người đồng chủ trì.


Chỉ dẫn cho người trị liệu


Tất cả nhóm: Trong vòng 15 phút cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu, cần luyện tập 2 bài tập sau. Cả 2 bài đều được thiết kế nhằm cung cấp cho người bệnh một cách thức để xây dựng một kế hoạch phục hồi và giám sát sự tiến bộ của mình.


Chủ đề: Lập kế hoạch

Tài liệu phát tay:

  • a) Lập kế hoạch, “Liệu đó có phải là điều quan trọng không”

  • b) Kế hoạch hàng ngày/hàng giờ

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng giúp người bệnh xây dựng được cơ cấu chương trình phục hồi và đưa ra những chỉ dẫn (bản đồ dẫn đường) để duy trì tình trạng tỉnh táo từ khi kết thúc buổi gặp hiện tại đến khi trở lại tham gia vào buổi gặp tiếp theo.


Chủ đề: Đánh dấu thời gian

Tài liệu phát tay:

  • a) Lịch và ghi chú

  • b) 5 (năm) lịch sinh hoạt

  • Việc đánh dấu mỗi ngày phục hồi thành công vào một quyển lịch có thể giúp  người bệnh nhận thức được sự tiến bộ phục hồi từng ngày và cung cấp thêm ý thức để tiếp tục thực hiện và hoàn thành chương trình.


Buổi 1. Chủ đề: Hãy dừng cái vòng luẩn quẩn này lại!

Tài liệu phát tay:

  • a) Các động cơ thôi thúc sử dụng.

  • b) Các động cơ thôi thúc sử dụng - Suy nghĩ - Thèm nhớ - Sử dụng.

  • c) Các kỹ thuật dừng không suy nghĩ đến.

Hãy đề nghị bệnh nhân xem xét lại các tình huống dẫn đến động cơ thôi thúc sử dụng cụ thể. Dừng lại mô tả chi tiết về các lần sử dụng rượu và sử dụng ma tuý, và những cảm giác xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị sử dụng. Không để nhóm biến thành một buổi chia sẻ những kinh nghiệm về các động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng mà không thể kiểm soát được. Hãy tập trung người bệnh vào những điều gì bây giờ họ cần phải tránh, hoặc làm thế nào để giải quyết vấn đề theo một cách mới khi có những tình huống xuất hiện động cơ thôi thúc người bệnh sử dụng. Giúp họ xây dựng các kế hoạch, chương trình để đối phó với những tình huống có thể xảy ra việc tác động khiến họ nghĩ đến việc sử dụng vào dịp cuối tuần. Đây chắc chắn là một chủ đề dễ bị thay đổi. Hãy đảm bảo chắc chắn là có thể duy trì các bệnh nhân chỉ tập trung vào việc hiện nay chúng ta giải quyết vấn đề này như thế nào, không nên đi quá sâu vào việc mô tả những gì đã thường xảy ra. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một kế hoạch giúp thay đổi hành vi bằng việc đưa ra những định hướng tốt và cam kết mạnh mẽ để đối phó.


Cho phép người đồng chủ trì thảo luận về những điều gì đã xảy ra nhằm tăng cường những ứng phó của anh ta chống lại những tác động khiến anh ta sử dụng ma tuý. Các bệnh nhân cần được biết rằng cảm giác bị hối thúc này sẽ ít dần khi họ chuyển sang ngừng không sử dụng.


Dừng việc suy nghĩ đến sẽ là một kỹ năng mà người bệnh có thể sử dụng để tạm khóa những suy nghĩ về ma tuý và nhờ đó có thể lấy lại được khả năng kiểm soát quá trình suy nghĩ của bản thân. Các cơn thèm nhớ phải không để trở nên áp đảo họ. Họ có thể khiến các cơn thèm nhớ không xảy ra bằng cách khoá những suy nghĩ liên quan đến ma tuý của bản thân lại. Họ cần sử dụng quá trình này nhanh chóng trước khi chức năng sinh lý của cơ thể đối với các cơn thèm nhớ bắt đầu được kích hoạt. Hãy trao đổi về chu kỳ xuất hiện các cơn thèm nhớ trong ngày đối với họ và tìm ra các cách giúp họ giúp can thiệp phá vỡ chu kỳ đó. Hãy thảo luận về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn đó của họ.


Buổi 2. Chủ đề: Xác định những động cơ bên ngoài thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay:

  • a) Bảng hỏi về các động cơ bên ngoài.

  • b) Sơ đồ tác động của các động cơ đến việc sử dụng.

Bảng hỏi về động cơ thôi thúc sử dụng từ  bên ngoài giúp xác định các tác động bên ngoài đối với việc sử dụng ma tuý. Điều quan trọng là sử dụng bảng mẫu này như một bài luyện tập để có được bức tranh toàn diện về tình hình, địa điểm và thời điểm lúc những suy nghĩ và các cơn thèm nhớ có thể bị thôi thúc. Hãy hỏi về những động cơ đặc trưng có thể không được liệt kê trong bảng hỏi. Xem xét nhu cầu xây dựng kế hoạch cho các hoạt động ứng phó để thoát ra khỏi những tình huống tác động như vậy. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân đều hoàn thành một danh sách hoàn chỉnh về những động cơ thôi thúc sử dụng từ bên ngoài. Xem xét một cách tóm tắt cách thức đối phó đối với một tình huống tác động mà người bệnh đã không thể tránh được.


Sơ đồ động cơ tác động đến việc sử dụng ma tuý giúp cho người bệnh ý thức rằng việc sử dụng chất kích thích không phải là hệ quả của những sự kiện xuất hiện ngẫu nhiên, không dự đoán được. Bằng cách thay đổi hành vi của người nghiện, cơ hội để anh ta sử dụng ma tuý cũng có thể được giảm xuống. Nếu không có % nào cho những tình huống có thể xảy ra, hãy đề cập đến các buổi trị liệu 12 bước. Bài tập này giúp tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về cơ hội xuất hiện các lần sử dụng và làm thế nào để có thể tránh được.


Buổi 3. Chủ đề: Xác định những động cơ bên trong thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý

Tài liệu phát tay: Bảng hỏi về các động cơ bên trong

Mẫu bảng hỏi này giúp đưa ra một bức tranh toàn điện về những tình trạng bên trong dẫn đến việc thôi thúc người nghiện sử dụng ma tuý. Nhiều cảm xúc được nêu trong bảng hỏi đan xen nhau. Không nên đi sâu vào từng cảm xúc riêng mà điều quan trọng là phải có được một bức tranh về những tình trạng cảm xúc nổi bật mà khiến thôi thúc người nghiện suy nghĩ và thèm nhớ đến ma tuý. Nhìn chung, con người thường bị hối thúc khi có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, hoặc một số người là cả hai. Sau đó hãy phản ánh lại cho người bệnh biết về bức tranh mà họ đang gặp phải trước những hối thúc cảm xúc từ bên trong chính bản thân họ và hỏi xem liệu điều đó có đúng không. Trước khi hoàn thành bảng hỏi, người trị liệu nên đưa ra cho từng người bệnh một số ý tưởng rõ ràng về đâu là những loại phản ứng cảm xúc khiến người nghiện thèm nhớ ma tuý và dẫn đến sử dụng. Nếu việc sử dụng ma tuý của một người bệnh nào đó là tự động và không bị tác động hay hối thúc về cảm xúc ngay trước khi anh ta tham gia điều trị, thì hãy hỏi anh ta về đâu là những tác động trong thời gian anh ta nghiện trước đây. Hãy thảo luận những biện pháp thay thế giúp anh ta đối mặt với những tác động cảm xúc hối thúc mạnh mẽ từ chính bản thân anh ta.


Vào cuối buổi trị liệu này, hãy quay lại thảo luận về Sơ đồ tác động của các động cơ và bổ sung thêm những trạng thái cảm xúc một cách cụ thể an toàn hoặc không an toàn từ bên trong. Khi hoàn thiện xong sơ đồ tác động, hãy đưa cho người bệnh xem để biết những sự lựa chọn mà cô ấy/anh ấy đang quan tâm liên quan đến những người hoặc những nơi, những thứ mà chắc chắn sẽ dẫn cô ấy/anh ấy đến việc tái nghiện.


Buổi 4. Chủ đề: Giới thiệu 12 bước

Tài liệu phát tay: Giới thiệu 12 bước

Việc tham gia vào các hoạt động 12 bước là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị đối với người bệnh. Người bệnh nên xem xét việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt AA cũng cần thiết như việc họ tham dự vào các buổi sinh hoạt của mô hình Matrix. Họ cũng cần được người trị liệu cung cấp cho họ hy vọng và mong muốn rằng việc tham gia các chương trình 12 bước là một phần yêu cầu trong quá trình điều trị. Việc này có thể do người trị liệu thực hiện bằng một cách rất tích cực nhằm giúp họ hiểu rằng các chương trình 12 bước sẽ có hiệu quả bằng việc thu hút và rằng họ chính là yếu tố nguồn tích cực và rất có giá trị để các chương trình này được thành công.


Buổi 5. Chủ đề: Những thay đổi sinh hóa của cơ thể trong quá trình phục hồi

Tài liệu phát tay: Bản đồ chỉ đường cho việc phục hồi

Sự suy nhược thể chất, ngủ không ngon giấc, đau đầu và một số ít trường hợp là cả lo lắng là tất cả những triệu chứng tiếp tục trong suốt quá trình cắt cơn. Hãy giúp người bệnh nhớ lại quá trình phục hồi dần dần về sinh học trong cơ thể đang xảy của họ. Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc phục hồi và cho họ hy vọng là tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng.


Việc xem xét các thay đổi về mặt sinh học đáng xảy ra trong người có thể giúp người bệnh ý thức được về những gì sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Hãy thảo trao đổi về những nỗ lực và trải nghiệm điều trị họ đã trải qua với những giai đoạn phục hồi này.


Buổi 6. Chủ đề: Các vấn đề xảy ra trong giai đoạn phục hồi ban đầu

Tài liệu phát tay:

  • - 5 vấn đề thường gặp trong giai đoạn phục hồi ban đầu

  • - Tranh luận về rượu

Có một số vấn đề có xu hướng nổi lên ngay lập tức giống như những vấn đề rắc rối đối với những người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Đối với phần lớn người sử dụng ma tuý thi có 5 vấn đề quan ngại rất quan trọng. Và chủ đề chính trong việc giải quyết các vấn đề này là việc có một cách hiệu quả hơn việc đối phó với sử dụng ma tuý một cách thông thường nhằm đối phó với những tình huống này. Người đồng chủ trì sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của anh ấy/cô ấy với một hoặc nhiều người về những vấn đề này.


Hãy củng cố những thành viên có các giải pháp tích cực khác để giải quyết vấn đề. Hỗ trợ và khuyến khích sự tin tưởng rằng phục hồi bao gồm việc cùng nhau đưa ra các hoạt động mới và dùng nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp cùng một lúc.


Nếu người bệnh vẫn còn do dự về việc dừng sử dụng (có lẽ vì họ không nhìn ra thực thế là việc sử dụng rượu như vấn đề ban đầu), thì bài tập sử dụng bảng Tranh luận về rượu có là một thách thức đối với những suy nghĩ của họ.


Buổi 7. Chủ đề: Suy nghĩ, cảm nhận và hành động

Tài liệu phát tay:

  • - Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi

  • - Hành vi của người nghiện

Để có được sự kiển soát trong hành vi của người bệnh, điều quan trọng thiết yếu đối với họ là phải có thể phân biệt được giữa các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể là một khái niệm hoàn toàn mới đối với một số người. Hãy chắc chắn là người bệnh hiểu rõ nguyên tắc này trước khi chuiyển sang tài liệu phát tay thứ hai.


Người bệnh có một số mức độ kiểm soát nhất định về việc phục hồi là quá trình khó khăn như thế nào. Những người bệnh nào tiếp tục cư xử như những người lạm dụng ma tuý sẽ tiếp tục trở thành những người lạm dụng ma tuý. Không thể thành công trong việc dừng sử dụng ma tuý và tiếp tục can dự vào các hành vi của người nghiện. Những người bệnh cần được dạy về mối quan hệ giữa hành vi cư xủa của họ với thành công trong quá trình phục hồi của họ.


Buổi 8. Chủ đề:

Tài liệu phát tay: Các mẹo 12 bước

Một chút khôn ngoan từ chương trình AA có thể cung cấp những công cụ rất có giá trị cho người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Những lời nói hay khái niệm này cần được lưu ý xem xét để trở nên giá trị đối với người bệnh và như những bằng chứng chứng minh rõ ràng hơn những lợi ích có thể có được từ việc tham gia các buổi trị liệu 12 bước.


NHÓM DỰ PHÒNG TÁI NGHIỆN

Triết lý

Nhóm dự phòng tái nghiện (Relapse Prevention - RP) là một thành tố trung tâm của gói điều trị theo mô hình Matrix. Nhóm này có một mục đích cụ thể cũng như một hình thức cụ thể. Nhưng cũng có thể có một số điều mà nhóm này không phải là như vậy. Ví như nhóm này không phải là một nhóm huấn luyện sự quyết đoán hoặc dễ nhạy cảm. Đó cũng không phải là một buổi sinh hoạt trị liệu 12 bước. Đó không phải là một hoạt động nhằm giảm căng thẳng hoặc nhóm trao đổi về “bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong đầu” không có hồi kết.


Mỗi nhóm dự phòng tái nghiện được tổ chức quanh một chủ đề nhất định. Mục đích của nhóm là nhằm cung cấp một diễn đàn ở đó những người lệ thuộc chất hoá học kích thích có thể nhận được sự hỗ trợ để giải quyết các vấn về nhằm xây dựng một chương trình phục hồi và tránh tái nghiện. Tái nghiện không phải là một sự kiện diễn ra một cách ngẫu nhiên. Qúa trình tái nghiện mang những đặc trưng có thể dự đoán được. Nhóm này sẽ cung cấp một địa điểm để chia sẻ các thông tin về vấn đề tái nghiện và dự phòng tái nghiện. Các dấu hiệu đe doạ dẫn đến tái nghiện có thể được xác định bởi cán bộ điều trị và người bệnh. Những bệnh nhân có xu hướng tái nghiện có thể được chỉnh hướng trong khi cần khuyến khích những người đang thực hiện tốt quá trình phục hồi. Điều kiện sinh hoạt của nhóm cho phép các bệnh nhân hỗ trợ nhau trong khuôn khổ hướng dẫn của người trưởng nhóm.


Nhóm được chủ trì bởi một người trị liệu và một người đồng chủ trì. Người trị liệu là một người chuyên môn hoàn toàn người cũng giám sát các thành viên của nhóm để đưa ra nững can thiệp trị liệu cá nhân phù hợp. Lợi ích của mối quan hệ hai mặt này là người trị liệu có thể phối hợp hiệu quả hơn và hướng dẫn quá trình phục hồi một cách có tiến bộ của mỗi cá nhân người bệnh. Việc thường xuyên liên hệ với người bệnh cũng giúp tăng cường mối liên hệ trị liệu giúp duy trì người nghiện thực hiện điều trị.


Bất lợi có thể có của mối quan hệ hai mặt này là những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người trị liệu không chú ý đến việc tiết lộ thông tin mang tính bảo mật cá nhân đối với nhóm trước khi người bệnh lựa chọn sẽ làm như vậy. Đó là một sự vi phạm đến ranh giới đối với người trị liệu nhằm ngụ ý là những thông tin đó tồn tại và cố gắng ép một người bệnh chia sẻ thông tin đó nếu người bệnh chưa được lập kế hoạch để thảo luận về các vấn đề trong nhóm.


Có một mối nguy hiểm khác có thể tránh được là khả năng các thành viên trong nhóm có thể nhận ra dành sự ưu ái đối với một số bệnh nhân cụ thể hơn các người khác. Điều quan trọng là người trị liệu cần phải cung cấp sự hỗ trợ công bằng cho tất cả các thành viên trong nhóm và không cho phép các thành viên bị lôi kéo vào một cuộc ganh đua để dành đựơc sự quan tâm của ngươì trị liệu.


Tất cả các bệnh nhân trong nhóm sẽ xây dựng một mối quan hệ cá nhân với người chủ trì. Mức độ người chủ trì có thể khuyến khích sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ sẽ có mối liên hệ trực tiếp với sự tín nhiệm mà người chủ trì xây dựng được với các thành viên. Người chủ trì nhóm phải nắm được các thành viên nhận thức như một nguồn cung cấp các thông tin liên quan đến lạm dụng ma tuý một cách đáng tin cậy. Hai điểm chính để xây dựng được lòng tin với người bệnh là mức độ người chủ trì áp dụng để kiểm soát tình hình nhóm và năng lực của người chủ trì trong việc biến nhóm trở thành một nơi an toàn đối với tất cả các thành viên.


Hai yếu tố này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Để nhóm cảm nhận được sự an toàn, các thành viên phải xem người chủ trì của nhóm như một người tài giỏi và có khả năng kiểm soát tốt. Đôi khi, các thành viên trong nhóm tham gia quá tích cực, nói nhiều và làm chuyện huyên náo, ồn ĩ. Khi đó người chủ trì nhóm phải sử dụng các phương pháp giao tiếp có lời và cả không lời để làm giảm nhiệt của nhóm và giúp nhóm tập trung vào thảo luận chủ đề của buổi sinh hoạt. Thông thường thì tình trạng này xảy ra trong dịp những ngày nghỉ nếu có một số thành viên tái nghiện trở lại. Ngược lại, có nhiều trường hơp các thành viên trong nhóm thờ ơ, uể oải và không tập trung. Trong trường hợp này, người chủ trì cần phải truyền năng lượng cho các thành viên và tác động để họ thấu cảm. Người chủ trì cần phải nhận thức được đặc điểm mang tính cảm xúc này và có cách để ứng phó phù hợp.


Cũng bằng cách tương tự như vậy, các thành viên trong nhóm cần cảm thấy rằng người chủ trì nhóm đang giữ cho nhóm hoạt động đi theo hướng có lợi và lành mạnh. Người chủ trì nhóm phải sẵn sàng biết cách ngắt lời các thành viên trong khi thảo luận nhóm một cách hợp lý, đề nghị tạm dừng câu chuyện liên quan đến việc sử dụng ma tuý hoặc định hướng những trình bày quá dài. Mọi thành viên đều phải được tạo cơ hội để tiếp nhận. Hàng tuần người chủ trì cần phải đảm bảo chắc chắn rằng một hoặc hai thành viên không phải luân luôn là người nói đầu hoặc độc diễn trong toàn bộ thời gian sinh hoạt của nhóm. Các thành viên cần phải cảm thấy là người chủ trì quan tâm đến sự tham gia của họ trong nhóm vì điều này có liên quan đến việc duy trì không tình trạng không sử dụng. Người chủ trì nhóm phải là một người rõ ràng, năng động, không để người khác nghi ngờ đặt câu hỏi trong việc kiểm soát, điều hành nhóm.


Người đồng chủ trì là một nhân tố quan trọng trong hoạt động của nhóm. Với tư cách là một người đã có nhiều phục hồi thành công, người này được đặt trong vị trí phải giải quyết những vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn từ những mong đợi thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Những người đồng chủ trì cần được đào tạo đẻ đưa ra kết quả của mình theo những thông điệp của chính bản thân mình “Tôi…”.


Nhóm được điều hành theo cách thức phù hợp với mô hình Matrix. Những người chủ trì cần phải là người nhạy bén đối với những thông tin được đưa ra trong một nhóm các thành viên phức tạp, không theo một trật tự nhất định. Một số trường hợp, người chủ trì có thể còn cần là một người có khả năng định hướng, có thể đối mặt hoặc tóm tắt, nêu ra những đặc trưng chính từ các thành viên trong nhóm khi họ phải ảnh những suy nghĩ mang đặc trưng của người nghiện. Sự tập trung vào những ví dụ như thế này của người chủ trì phải là sự tập trung vào vấn đề nghiện như là một vấn đề chống tại người nghiện. Nói một cách khác, sự quan tâm phải được thực hiện nhằm tránh đưa ra những định hướng phản hồi tiêu cực đối với người bệnh, thay vào đó hãy tập trung và những khía cạnh của vấn đề trên cơ sở vấn đề nghiện của chính những hành vi, suy nghĩ của người bệnh.


Hình thức

Mỗi buổi sinh hoạt nhóm dự phòng tái nghiện bắt đầu vào việc giới thiệu những thành viên mới, và những người này sẽ được đề nghị mô tả tóm tắt về tiền sử sử dụng ma tuý của bản thân. Người này sẽ giới thiệu trực tiếp với các thành viên trong nhóm và với người chủ trì nhóm. Việc trình bày này không quá chi tiết hoặc phải biểu đồ hoá, cũng không giống như việc tái hiện lại “những câu chuyện thời chiến tranh”. Việc giới thiệu này chỉ nhằm mục đích để cung cấp thông tin rất cơ bản như loại ma tuý sử dụng, lý do tham gia điều trị. Khi người bệnh nói lan man, hoặc cung cấp những thông tin chi tiết về việc sử dụng không cần thiết, cần phải đề nghị họ tóm gọn lại và dừng trình bày.


Trong 15 phút đầu của buổi sinh hoạt, người chủ trì sẽ nêu ra một chủ đề cụ thể bằng một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Chủ đề cụ thể đó sẽ thảo luận cùng với những đóng góp của các thành viên trong khoảng 45 phút. Người chủ trì cần đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó đều được thảo luận và tránh việc đưa ra những định hướng chưa chín chắn từ các vấn đề của chủ đề chính. Cũng cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những bệnh nhân đang thực hiện một lịch trình không có liên quan đến chủ đề thảo luận sẽ có cơ hội để thảo luận về các vấn đề của họ sau thời gian thảo luận về chủ đề hàng tuần của nhóm. Người chủ trì tóm lược quá trình thảo luận bằng việc bóc tách các phần trong chủ đề thảo luận và những vấn đề quan trọng có liên quan đến chủ đề đó.


Trong khoảng thời gian kéo dài 30 phút mỗi buổi sinh hoạt nhóm, các bệnh nhân sẽ được hỏi về việc liệu họ đang có bất kỳ một vấn đề gì không, hoặc liệu là có bất kỳ một vấn đề gì mà họ mong muốn được trao đổi không. Từng bệnh nhân, đặc biệt là những người đã từng có một vấn đề gì đó hoặc những người không tham gia trong nhóm, sẽ được hỏi cụ thể. Câu hỏi chung có thể sử dụng là “Mọi thứ đang diễn ra thế nào với anh?” hoặc “Thế có bất kỳ tiến triển nào mới trong vấn đề của bạn đã nêu ra lần trước không?” hay “Bạn đã bao giờ có những động cơ thôi thúc bạn sử dụng ma tuý không?’, “Anh có kế hoạch như thế nào để duy trì việc không sử dụng trong tuần này?” thường khơi gợi bệnh nhân trả lời. Cũng cần đặc biệt lưu ý giải quyết tất cả những ai không lên tiếng trong nhóm. Thông thường, các bệnh nhân những người mà giữ im lặng hoặc không giao tiếp trong nhóm là những người hiện đang cố gắng giải quyết các vấn đề cần được thảo luận hoặc gợi ý nêu ra.


Nhóm dự phòng là nơi cố gắng tạo ra cơ hội để lôi kéo hoặc khích lệ một người tham gia từ các thành viên khác trong nhóm. Người chủ trì nhóm nên đề nghị các thành viên khác cho ý kiến góp ý về một vấn đề nào đó đang được thảo luận, đặc biệt là khi có một số thành viên trong nhóm đang phải đương đầu với vấn đề đó. Ví dụ, những người đã và đang chuyển sang thời gian kiêng không sử dụng lâu hơn thì có thể được đề nghị hãy mô tả về cách thức làm thế nào mà họ có thể đối phó với những vấn đề khó khăn mà họ gặp phải trong suốt quãng thời gian này. Tuy nhiên, người chủ trì nhóm cũng không nên dừng kiểm soát nhóm hoặc thúc đẩy việc trao đổi giữa các cá nhân không theo định hướng về việc mỗi người cảm nhận như thế nào về những điều do người khác chia sẻ. Người chủ trì cần phải duy trì việc thảo luận và định hướng được các cuộc trao đổi, đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh định hướng cho các cuộc trao đổi đang có xu hướng tản mạn, không đi đúng chủ đề, không phù hợp hoặc có tính bất ổn.


Người đồng chủ trì có thể được tham gia với tư cách như một mô hình thực tế có vai trò tích cực và nhằm tăng cường thêm những khuyến nghị và lời khuyên cho nhóm trên cơ sở kinh nghiệm của chính bản thân. Người đồng chủ trì cần tránh ca tụng, mà anh ấy/cô ấy nên cố gắng nói về mình và thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của chính bản thân. Người đồng chủ trì có thể sẽ rất có hiệu quả trong những trường hợp có một thành viên đang chống cự lại các ý kiến, kết quả góp ý của người chủ trì. Trong những trường hợp như vậy, có thể đề nghị người đồng chủ trì chia sẻ về những gì đã giúp ích cho anh ta trong đó nhấn mạnh đến vì những lý do gì mà những điều đó đáng giá, từ đó giúp ích chứ không phải là mời anh ta tranh luận hoặc thảo luận thêm nữa.


Những người tham gia nhóm dự phòng ngay từ khi bắt đầu điều trị và sẽ tiếp tục duy trì việc tham gia này trong suốt 16 tuần hồi phục ban đầu. Trong quá trình này, người bệnh sẽ tạo dựng được mối liên hệ có tính phụ thuộc. Tiến trình của nhóm khuyến khích mối dây liên hệ này và chính sự gắn kết đó có thể là một động cơ tích cực mang tính xây dựng khiến có thể giúp người bệnh duy trì được việc đeo đuổi chương trình điều trị. Mặc dù nhiều người bệnh nên được khuyến khích xem xét, nhìn nhận rằng chính họ cần có trách nhiệm với nhóm và cam kết tham gia tích cực và gắn bó với nhóm, nhưng cũng nên lưu ý là sự hồi phục của họ là do chính bản thân họ làm nên. Điều quan trọng giúp người bệnh nhìn nhận ra rằng sự hồi phục của họ là kết quả đạt được của chính bản thân họ và trong đó có sự hỗ trợ, khuyến khích của các thành viên khác trong nhóm. Sự hồi phục của người bệnh có tính độc lập nói trên có thể giúp họ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến tái nghiện nếu có một vài thành viên khác trong nhóm có thể bị tái nghiện trở lại. Cần có được sự cân bằng giữa việc có được sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhóm với sự độc lập riêng trong nhóm để từ bỏ được ma tuý.


Sự thân thiết và gắn kết trong một nhóm dự phòng tái nghiện là vô cùng giá trị đối với quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần được thận trọng lưu ý tránh sự cường điệu về chương trình điều trị và sự can dự khác từ các thành viên khác trong nhóm. Người bệnh ký một bản thoả thuận khi bắt đầu đăng ký tham gia chương trình để tránh các mối quan hệ “ngoài lề” nhóm, tuy nhiên họ cũng cần được thường xuyên nhắc nhở lại để nhớ về bản thoả thuận đã cam kết này. Nếu trong nhóm có hai thành viên bắt đầu trở nên can dự, quan hệ không phù hợp với nhau, thì khi đó người chủ trì cần nhắc lại cho họ nhớ về bản thoả thuận mà họ đã ký để họ tránh những quan hệ đó và giải thích để họ hiểu lý do vì sao những mối quan hệ này lại không được khuyến khích.


Tuy nhiên, cũng không nên để người bệnh bị mất động lực phấn đấu từ việc được hỗ trợ bởi các thành viên khác. Trong giai đoạn hồi phục ban đầu, điều này cần được thực hiện trong bối cảnh có các nhóm hỗ trợ 12 bước và nhóm hỗ trợ xã hội kết hợp cùng lúc. Người bệnh cũng không nên để bị khuyến khích tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ lâu dài thông qua việc họ tham gia vào các nhóm AA, CA hoặc NA. Một người hỗ trợ trong nhóm AA có thể là nguồn hỗ trợ vô cùng giá trị đối với người bệnh. Việc tham gia vào các cuộc gặp gỡ và giao lưu xã hội hoá với các thành viên trong nhóm AA có thể cung cấp một nguồn hỗ trợ hoàn toàn mới gồm những người bạn đã phục hồi không còn sử dụng và các hoạt động không liên quan đến việc sử dụng. Nếu người bệnh trong giai đoạn phục hồi ban đầu chỉ tiếp cận với các người bạn khác để tìm kiếm sự hỗ trợ mà không có mối liên hệ nào với những người đã duy trì được việc từ bỏ không sử dụng trong một thời gian lâu dài, thì trong quá trình được hỗ trợ, họ sẽ dễ có nguy cơ bị tái nghiện trở lại.


Các tình huống đặc biệt:

- Tại những thời điểm mà người chủ trì nhóm có thể cần can thiệp một cách mạnh mẽ nhằm đối phó với một số hành vi đặc biệt của người bệnh trong nhóm. Sự can thiệp này có thể là yêu cầu nhóm giữ yên lặng hoặc hạn chế sự tham gia của cá nhân đó trong nhóm, hoặc đề nghị cá nhân đó ra ngoài, không tham gia trong nhóm.

- Hành vi: cứ mãi kiên trì về một vấn đề nào đó

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: lịch sự đề nghị rằng đã đến lúc cần để cho những người khác được tham gia thảo luận về các vấn đề của họ và sau đó sẽ tiếp tục.

- Hành vi: Tranh cãi về một trường hợp hành vi  gặp phải trong quá trình phục hồi (ví dụ như việc sử dụng trở lại, từ bỏ không sinh hoạt nhóm, sử dụng cách thức “tự kiểm soát” để chống lại hoặc tránh các cơn thèm muốn rượu,...) sau khi nhận được phản hồi lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: chỉ ra sự vô ích của các cách đối phó như vậy trong bối cảnh thực tiễn của việc nghiện và chia sẻ kinh nghiệm đã từng xảy ra của những người khác. Nếu người vẫn tiếp tục theo cách đó một thời gian lâu, hãy đề nghị anh ta/chị ta lắng nghe những người còn lại trong nhóm chia sẻ vì mọi vấn đề gặp phải đều cần được các cá nhân thảo luận với người tư vấn.

- Hành vi: Đe dạo, có thái độ xấc xược hoặc sỉ nhục hoặc các dấu hiệu điều hành mang tính cá nhân, cư xử theo cách thức rõ ràng cho thấy là đang bị phê thuốc.

- Biện pháp can thiệp: để lại nhóm cho người đó, và người đồng chủ trì sẽ phụ trách nhóm. Sau đó có một buổi trao đổi ngắn gọn mang tính cá nhân, hoặc sử dụng một biện pháp can thiệp trị liệu khác. Nên để mắt quan sát người bệnh đó trước khi để anh ta/chị ta ở lại. Nếu cần thiết, có thể phải bố trí chuyển tuyến.

- Hành vi: Nhìn chung thiếu sự cam kết đối với việc sẽ thực hiện chương trình điều trị, điều này có thể được thể hiện qua các biểu hiện như việc tham gia kém, chống đối lại các can thiệp điều trị, có những cách cư xử mang tính phá phách, hoặc có thường xuyên hay tái nghiện lặp lại nhiều lần.

- Biện pháp can thiệp cần sử dụng: đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch điều trị trong nội dung can thiệp nhóm hoặc can thiệp bổ sung. Miễn là người bệnh không bị phê thuốc trở lại hoặc không thích hợp, còn lại đều có thể cho phép họ tham gia nhóm nhưng cũng cần phải đề nghị họ lắng nghe và tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm nên trao đổi về hình thức này với người bệnh trước khi sinh hoạt nhóm. Cũng nên nói với người bệnh rằng anh ta/chị ta sẽ được tạo cơ hội để thảo luận về một số vấn đề khi buổi sinh hoạt kết thúc.


Kết thúc buổi sinh hoạt:

Người chủ trì cần thâu tóm lại những kết luận và tóm tắt nội dung thảo luận. Những vấn đề không hoặc chưa giải quyết được có thể được thừa nhận và thảo luận về những vấn đề cần thực hiện trong buổi gặp lần sau. Người bệnh những người đã chia sẻ và nêu lên những vấn đề quan trọng liên quan đến việc hồi phục của họ được định hướng sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề này trong buổi sinh hoạt nhóm tiếp theo của họ. Yêu cầu những người có dấu hiệu lo lắng, giận dữ, phiền muộn hoặc những người đề cập đến cơn thèm muốn trong suốt buổi sinh hoạt cần phải tiếp tục ở lại sau buổi sinh hoạt. Hãy nói chuyện một cách ngắn gọn với họ về những vấn đề của cá nhân và lập kế hoạch cho họ có buổi can thiệp tư vấn cá nhân càng sớm càng tốt. Lưu ý nên kết thúc buổi sinh hoạt bằng một lưu ý mang tính tích cực. Tất cả các buổi sinh hoạt nên kết thúc bằng một lời hứa có sự tin tưởng và một cam kết sẽ tham gia nhóm vào tuần sau.


Mục đích:

  • 1. Cho phép người bệnh liên hệ qua lại với các người khác trong qúa trình hồi phục.

  • 2. Cung cấp các tài liệu cụ thể liên quan đến dự phòng tái nghiện.

  • 3. Cho phép người đồng chủ trì chia sẻ với nhóm kinh nghiệm duy trì không sử dụng lại trong một thời gian lâu dài.

  • 4. Tạo ra một số sự gắn kết giữa các bệnh nhân.

  • 5.Cho phép người chủ trì nhóm tận mắt chứng kiện sự liên hệ qua lại giữa các bệnh nhân.

  • 6. Cho phép bệnh nhân tận dụng việc tham gia vào các trải nghiệm của nhóm một cách lâu dài.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

1. Rượu - Loại lại ma tuý hợp pháp

Vì rượu là một phần lớn trong đời sống hàng ngày của con người, nên người ta thường không nghĩ nó là một loại ma tuý. Bài tập này được thiết kế nhằm giúp người bệnh nhìn nhận ra các tình huống mà họ sẽ có thể phải đối mặt ở những nơi mà việc uống rượu dường như giống nha một điều gì đó cần phải làm. Lập các kế hoạch trước để đối phó với các tình huống như vậy có thể giúp người bệnh đối phó dễ dàng hơn với việc phải duy trì tình trạng kiêng khem không sử dụng.


2. Sự buồn chán:

Trong quá trình điều trị, điều cần thiết là phải luôn luôn lấp đầy cuộc sống bằng những hoạt động mới. Nhu cầu này không dừng lại sau một vài tháng kiêng khem không sử dụng mà còn kéo dài. Các sở thích, cách thức phản ứng tình huống hoặc các mối quan tâm mới sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Sự buồn chán là một dấu hiệu cho thấy tình trạng trì trệ đang được thiết lập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện và sẽ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma tuý trừ khi thực hiện một số biện pháp nào đó. Sự buồn chán sẽ không dễ dàng qua đi, do vậy cần phải làm một số điều gì đó để đối phó với tình trạng này


.3. Tránh xu hướng tái nghiện trở lại/các đường mỏ neo:

Bài tập về các đường mỏ neo sẽ giúp ích cho người nghiện xác định rõ những gì họ đang làm là thực sự có ích và giám sát được các hành vi trong tương lai nhằm đảm bảo việc tiếp tục không sử dụng.


4. Việc làm và sự phục hồi:

Có một số vấn đề xung quanh việc làm và vì sao tình trạng về việc làm của người nghiện lại ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tài liệu phát tay này sẽ giải quyết một số trong số các vấn đề như vậy ví dụ liệu người nghiện đó có đang thất nghiệp (?), có là người tham công tiêc việc hay đang có việc làm, tất cả những điều này đều có tác động dẫn đến việc khó khăn cho người đó phục hồi.


5. Mặc cảm tội lỗi và sự xấu hổ:

Mục đích của nhóm này là nhằm giúp người nghiện nhận thức được sự khác nhau giữa việc tham gia vào một hành vi xấu với việc trở thành một người xấu. Điều quan trọng là phải gán cho một số cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc mà người nghiện sẽ cảm nhận được trong quá trình phục hồi như là việc có liên quan đến các hành vi chứ không phải là bản chất của con người đó. Cần khuyến khích người bệnh cởi mở chia sẻ những vấn đề này, nhưng nếu nhóm vẫn chưa tìm ra được một nơi an toàn cho một người bệnh cụ thể nào đó, thì hãy đừng bắt ép họ chia sẻ, tiết lộ các thông tin mà họ cảm thấy xấu hổ.


6. Duy trì trạng thái luôn bận rộn:

Cấu trúc không thể tồn tại trong một kế hoạch mà không có các hoạt động. Các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ cho nhau trong việc đưa ra các gợi ý về các hoạt động mang tính tích cực mà người bệnh có thể thực hiện để làm đầy thời gian nhàn rỗi của mình. Tài liệu phát tay này sẽ giúp giải thích cho người bệnh hiểu vì sao các khoảng thời gian nhàn rỗi có thể là một tác nhân có thể dễ dẫn đến người ta nghĩ đến việc sử dụng trở lại.


7. Động lực để phục hồi:

Trong qúa trình người bệnh trải qua giai đoạn phục hồi, các lý do khiến họ duy trì tình trạng không sử dụng cũng sẽ thay đổi theo. Hãy cố gắng nêu bật được những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích người bệnh tập trung vào các lợi ích mà họ có thể có được khi phục hồi. Mỗi người bệnh nên được tạo cơ hội để chia sẻ một lý do giúp họ duy trì được việc không còn sử dụng như hiện nay. Còn đối với những người không thể làm được điều đó, thì có thể thảo luận về vấn đề của họ là gì và cần được giúp đỡ như thế nào để cam kết không sử dụng nữa.

8. Sự thành thực:

Sự thành thực là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình phục hồi. Bài tập này đưa ra ý tưởng rằng sự thành thực trong việc chống lại việc sử dụng là khác nhau giữa bản chất thực sự và hình thức thể hiện bề ngoài. Sự thành thực của người bệnh là điều thiết yếu để xây dựng nền tảng cho qúa trình phục hồi trong thực tế thay vì những ảo tưởng về tình trạng nghiện. Chủ đề này cần được nêu ra một cách nghiêm túc. Các câu hỏi ở phần cuối của tài liệu phát tay này cung cấp cho người bệnh một cơ hội để được thảo luận về các lĩnh vực mà trong đó sự thành thực vẫn còn là một vấn đề đối với cá nhân. Những ai đã dũng cảm thừa nhận rằng mình có sử dụng trở lại một cách thành thực cần phải được hoan nghênh vì sự thành thực của họ.


9. Kiêng sử dụng hoàn toàn:

Mỗi bệnh nhân đều đã có cam kết ngay khi bắt đầu tham gia chương trình điều trị rằng sẽ không sử dụng bất kỳ một loại ma tuý dạng thay thế nào hoặc chất cồn (rượu, bia). Đôi khi giá trị của cam kết này không rõ ràng đối với bệnh nhân. Việc thảo luận về chủ đề này cần được đưa vào chương trình sau khi người bệnh đã đồng ý đồng thời cũng cần đánh giá cao việc các thành viên trong nhóm giám sát nhau việc thực hiện các cam kết của chính họ.


10. Tình dục và sự phục hồi:

Mục đích của nhóm này là nhằm hỗ trợ người bệnh hiểu được sự khác nhu giữa quan hệ tình dục, như là việc mở rộng mối quan hệ thân mật, với các hành vi tình dục có tính kích thích. Đối với đa số, các hành vi tình dục có tính kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng ma tuý, trong khi quan hệ tình dục thông thường lại không. Cần phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với những câu chuyện khôi hài từ các thành viên trong nhóm khi đề cập đến vấn đề này. Và do vậy người chủ trì và người đồng chủ trì cần phải giữ thái độ nghiêm túc để duy rì một không khí phù hợp khi thảo luận về vấn đề quan trọng này.


11. Dự phòng tái nghiện:

Tái nghiện không xảy ra một cách bất ngờ. Có những dấu hiệu cảnh báo về hành vi và suy nghĩ của người bệnh do vậy họ cần được chỉ bảo, hướng dẫn cách để kiểm soát tình huống. Ngoài ra, cũng thường có những cảm xúc xuất hiện trước khi người ta tái nghiện trở lại. Đây là một khái niệm rất nhạy cảm và khó phát hiện. Người nghiện cần được hướng dẫn về các dấu hiệu chỉ báo về tình trạng căng thẳng, hoặc hồi họpp ví như chứng mất ngủ, hồi hộp hoặc đau đầu, và để từ đó người nghiện biết nhìn nhận ra những điều đó chính là các dấu hiệu khiến họ có thể bị tái nghiện trở lại. Một khi các dấu hiệu chỉ báo về tái nghiện được xác đinh, cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng một kế hoạch nhằm ứng phó với các nhu cầu thèm muốn của cá nhân. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tái nghiện trước để rút ra cách ứng phó cho các lần tiếp theo là vô cùng quan trọng.


12. Sự tin tưởng:

Các mối quan hệ của người bệnh đã bị phá hỏng trong suốt quá trình người đó nghiện. Cần phải có thời gian để mối quan hệ đó bắt đầu được cải thiện ngay cả khi việc sử dụng ma tuý chưa được người nghiện từ bỏ hoàn toàn. Bài tập này cho phép người bệnh thừa nhận một thực tế là gia đình và bạn bè của họ có những lý do để nghi ngờ họ, và cần phải thảo luận về việc chính những phản ứng của họ dẫn dến sự nghi ngờ đó. Điều cần thực hiện ở đây là con người không thể đơn giản quyết định tin tưởng một ai, mà lòng tin chỉ có thể có được trở lại như là kết quả của việc người đó tiếp tục kiêng không sử dụng ma tuý.


13. Lịch thiệp, không mạnh mẽ:

Điểm mấu chốt của bài tập này là việc bạn không thể mạnh mẽ hơn việc nghiện. Muốn trở thành người từ bỏ được ma tuý vẫn là chưa đủ, cho dù ý nghĩ đó mạnh mẽ đến chừng nào. Điều cần thiết là phải duy trì một khoảng cách tối đa tránh xa ma tuý bằng việc tránh các nguy có và thiết lập được các hoạt động mang tính tích cực, không có liên quan đến ma tuý. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong qúa trình phục hồi. Giữ một khoảng cách không để việc tái nghiện xảy ra, bản thân điều này đã là việc phục hồi. Tuy nhiên, điều này cho phép hướng đến kết quả phục hồi toàn diện.


14. Xác định các vấn đề thuộc về tinh thần:

Phần này tập trung vào việc giúp người bệnh hiểu được sự khác biệt giữa tôn giáo và tinh thần như được nêu trong chương trình 12 bước. Điều cực kỳ quan trọng đối với những ai nghĩ rằng các chương trình tự giúp đỡ là tôn giáo chứ không mở rộng khái niệm về các vấn đề tinh thần. Chủ đề này cần được thảo luận thoải mái và không nêu ra như một yếu tố thúc đẩy chương trình điều trị 12 bước.


15. Quan tâm đến việc kinh doanh/quản lý tiền:

Nhiều nhiệm vụ bình thường trong cuộc sống thường ngày của người nghiện bị phớt lờ khi họ sống trong một cuộc sống chìm đắm trong nghiện ngập. Hãy khuyến khích các thành viên trong nhóm thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể mà họ đã phớt lờ, bỏ qua và bổ thêm các nhiệm vụ khác tương tự cho họ. Cần đảm bảo chắc chắn là người bệnh không cảm thấy qúa tải và bị chìm đắm trong các nhiệm vụ sau khi họ tham gia thảo luận vấn đề này.

Hãy trao đổi về thời gian và tiền bạc chính là hai nguồn chính mà mỗi chúng ta phải tiết kiệm vì chúng ta phải lựa chọn chúng cẩn trọng. Hãy chỉ ra cho ho thấy những sự lựa chọn này sẽ quyết định chất lượng cuộc sống một con người. Việc sử dụng các câu hỏi nhằm thảo luận với mỗi bệnh nhân về tình huống, điều kiện của cá nhân họ liên quan đến tiền. Phần này cung cấp cho người nghiện một cơ hội tuyệt vời để giảm bớt cảm giác xấu hổ và tội lỗi mà chính những cảm giác này vẫn tồn tại làm ảnh hưởng đến các hành vi liên quan đến tiền trong quá khứ của người nghiện. Nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hành vi của người nghiện đối với tiền và hành vi của người không nghiện đối với tiền.


16. Lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện I:

Suy nghĩ cho rằng bản chất của một người dẫn đến việc người ta dùng ma tuý là nội dung xem xét trong phần này. Điều phải làm ở đây là cần phải nhấn mạnh rằng một người có thể ít bị ảnh hưởng bỏi các lý lẽ bào chữa cho việc tái nghiện nếu những lý lẽ này được xác định và đánh giá trước về thời gian. Hãy đề nghị người bệnh chỉ ra những lý lẽ cụ thể về tình trạng tái nghiện để từ đó họ có thể bị tái nghiện trong quá khứ.


17. Quan tâm, chăm sóc bản thân:

Nội dung phần này tập trung là nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh về các kinh nghiệm thực tế phổ biến về việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân và đánh giá xem đến nay họ đã thực hiện được việc từ bỏ được các thói quen trước khi nghiện như thế nào. Nhấn mạnh việc chăm sóc bản thân về mặt sinh lý có thể cải thiện như thế nào sự tự tin và nhấn mạnh đến việc tự quan tâm, chăm sóc bản thân , từ đó gắn kết với vấn đề phục hồi.


18. Các cảm xúc nguy hiểm:

Một số loại trạng thái tiêu cực là yếu tố dễ dàng thúc đẩy người nghiện sử dụng ma tuý trở lại. Tài liệu phát tay này sẽ giải thích về một số trạng thái cảm xúc thường gặp. Việc thảo luận có thể hỗ trợ các thành viên nhóm trong việc xác định những yếu tố cảm xúc nào có thể, hoặc dễ dàng thúc đẩy người ta sử dụng ma tuý trở lại.


19. Ốm đau:

Bị ốm hoặc thiếu năng lực sẽ khiến con người yếu đi về mặt thể lực và làm gián đoạn động lực trong quá trình phục hồi. Tần suất tái nghiện tiếp theo các giai đoạn này khiến người bệnh phải ngạc nhiên. Họ thường xuyên cảm thấy là họ không phải chịu trách nhiệm về quá trình này, và do vậy, họ cũng thất bại trong việc chịu trách nhiệm về việc có thể thực hiện được quá trình phục hồi hay không. Được cảnh báo trước tức là đã được trang bị trước.


20. Nhận biết tình trạng căng thẳng (stress):

Đây là một bài tập nhằm giúp người bệnh có thể nhận thức rõ hơn về bản thân mình và từ đó nhận biết được tốt hơn các dấu hiệu về tình trạng stress đối với những gì đang diễn ra. Thông tin này có thể được sử dụng trong các nhóm trong tương lai khi có bằng chứng về các chỉ báo được xác định liên quan đến tình trạng stress. Người bệnh có thể chỉ ra một cách rõ ràng các dấu hiệu về tình trạng stress nhưng vẫn chưa giỏi xác định các dấu hiệu của chính bản thân mình. Người chủ trì và các thành viên trong nhóm có thể có khả năng giúp mang đến những dấu hiệu để thu hút sự chú ý của người bệnh.


21. Lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện II:

Chủ đề này là một sự tiếp tục của lý lẽ bào chữa cho sự tái nghiện I với một số dạng lý lẽ bổ sung thêm được mô tả.


22. Giảm stress:

Một khi các dấu hiệu của tình trạng stress được nhận biết thì điều quan trọng là khả năng có thể biến hành vi thành việc giảm mức độ. Khi người bệnh trở nên quen thuộc với nhiều kỹ thuật khác nhau, họ cũng nên được khuyến khích áp dụng các kỹ thuật này vào trong cuộc sống hàng ngày của mình để nhằm ngăn ngừa việc tích tuỹ các trạng thái stress thái quá.


23. Quản lý sự tức giận:

Sự tức giận nhiều lần được định nghĩa như là một yếu tố thúc đẩy các trạng thái cảm xúc tiêu cực không chống cự được. Mục đích của bài tập này là nhằm cung cấp cho người bệnh nhiều cách để đối phó với cơn tức giận, nhằm tránh cảm giác quá ức chế, và tránh việc dẫn đến tái nghiện.


24. Chấp nhận:

Chấp nhận thực tế rằng bạn là một người nghiện, và vì vậy bạn cần duy trì một số ngưỡng giới hạn nhất định, là một điều khó khăn. Đây tương tự như bước đầu tiên của quá trình tư vấn AA. Sử dụng bản tài liệu phát tay này nhằm giúp cho người bệnh hiểu rằng “việc từ bỏ không sử dụng ma tuý” là bước đầu tiên trong quá trình lấy lại được sự kiểm soát về cuộc sống của chính họ.


25. Kết bạn với những người bạn mới:

Những người bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi thường nỗ lực duy trì các mối quan hệ liên quan đến ma tuý trong khi họ lại muốn từ bỏ không dùng ma tuý. Tài liệu phát tay phần này có xu hướng được sử dụng nhằm giúp những bệnh nhân bắt đầu có những cách nhìn nhận chỉ trích những người mà lựa chọn việc dành thời gian vô bổ cho việc sử dụng ma tuý. Những người mới đi theo con đường từ bỏ ma tuý cần được giúp đỡ để hiểu về quá trình gặp gỡ và kết bạn với những người bạn mới và dần dần quyết định rằng liệu những người đó có thể xứng đáng là bạn bè của mình hay không. Giúp họ phân biệt được giữa những người bạn khác những người họ quen và nghĩ đến những nơi mới để gặp gỡ những người mới.


26. Chuẩn bị cho các mối quan hệ:

Bài tập này có thể được giới thiệu khi có một số vấn đề cần chú ý tức thời hoặc đối với những người mới tham gia chương trình điều trị, có một số việc cần phải suy nghĩ và chú ý sau này. Với một số tài liệu phát tay, phần đầu tiên của bảng biểu này có thể được hoàn thành và thảo luận trước khi chuyển đến các câu hỏi cuối cùng. Người bệnh sẽ cần giúp đỡ trong việc quyết định xem những can thiệp nào là phù hợp. Chủ đề này được giới thiệu song hành với bước 8 trong chương trình 12 bước.


27. Cầu nguyện sự thanh thản:

Khái niệm về việc có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa những điều có thể bị kiểm soát với những điều không thể bị kiểm soát là một khái niệm cơ quan và quan trọng để tiếp tục phục hồi. Việc không hiểu được khái niệm này có thể dẫn đến sự thất vọng, giận dữ, căng thẳng và dễ dẫn đến tái nghiện trở lại. Không nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc sử dụng một bài thơ như một lời cầu nguyện. Hãy sử dụng những ví dụ trong việc giải quyết tình trạng giao thông, việc làm, xử trí các mối quan hệ với chính vấn đề giao thông, việc làm hay mối quan hệ đó để áp dụng với việc nghiện ma tuý.


28. Các hành vi có xu hướng ép buộc/Phòng chống tái nghiện đối với tình dục

Không có một câu trả lời nào là chung cho tất cả mọi người về vấn đề này. Một số người cần từ bỏ mọi thứ ngay một lúc và điều đó có thể có kết quả đối với họ. Nhưng những người khác có thể cố gắng để làm như vậy nhưng vẫn tái nghiện vìhọ không thể đạt được một mục tiêu mà đối với họ là không thể làm được. Hãy cố gắng giúp đỡ người bệnh hiểu rằng không có một “con đường nào là đúng duy nhất” và cần phải nâng cao nhận thức của họ để họ hiểu được thực sự những gì là có hiệu quả đối với họ. Việc đặc biệt khinh thường đối với việc nghiện có thể dẫn đến những hành vi/vấn đề mang tính cưỡng ép.


29. Giải quyết các cảm giác/suy yếu thể lực:

Nội dung tập trung chủ yếu của phần buổi tư vấn/can thiệp này là cần phải giúp người nghiện trở nên nhận thức hoặc chấp nhận được các cảm xúc của chính họ hoặc từ chối chúng. Một số bệnh nhân sẽ có đủ nhận thức để tiến tới việc xử lý các phản ứng. Các câu hỏi được đưa ra nối tiếp theo mức độ nhận thức. Hãy tập trung vào các mức độ nhận thức phù hợp của mỗi cá nhân.


Có một vấn đề thường gặp đối với những người nghiện mới từ bỏ ma tuý. Đối với một số người, các triệu chứng chỉ đơn thuần là một chỉ báo cho thấy quá trình hồi phục đang tiến triển. Tất cả những gì họ đều cần phải hành động là duy trì tình trạng không sử dụng đó và các triệu chứng sẽ giảm bớt. Đối với những người khác, tình trạng rối loạn dẫn đến suy yếu về thể lực thực sự bộc lộ trong suốt các giai đoạn không sử dụng. Đối với những người này, việc đánh giá và điều trị hợp lý tình trạng rối loạn suy yếu thể lực là cần thiết.


30. Chương trình 12 bước:

Mục đích của tài liệu phát tay này là nhằm thúc đẩy sự tác động trong các chương trình tự hỗ trợ. Đối với những người không đi theo tôn giáo, hãy nhấn mạnh đến các lợi ích đối với xã hội. Còn đối với những người hay ngại ngùng tham gia các hoạt động nhóm, hãy chú ý đến nhóm nhỏ, hoặc tính chất tham gia các buổi gặp gỡ được giữ kín tên cá nhân hoặc không có tính bắt buộc. Đối với những người đã tham gia các buổi gặp gỡ thì hãy sử dụng bảng biểu này để đánh giá về các loại hỗ trợ khác nhau mà họ đã nhận được trong qúa trình điều trị và thông qua các buổi gặp. Cả 2 loại hỗ trợ trên đều có giá trị nhưng mức độ tác động là khác nhau.


31. Nhìn về phía trước: Giải quyết những thời gian chết.

Việc lập kế hoạch về những hòn đảo nghỉ ngơi và tái tạo trong tương lai nhằm duy trì qúa trình phục hồi tránh không tình trạng không có điểm dừng và rồi thất bại. Những ốc đảo này cung cấp một vài việc để làm để tiến tiếp và chúng cũng giúp thư giãn để tiến tới việc có thể vượt qua được khó khăn. Khuyến khích người bệnh xác định được những hòn đảo tiềm năng. Nhấn mạnh với họ rằng việc xây dựng hòn đảo cần được duy trì để trở thành một hoạt động liên tục trong suốt qúa trình phục hồi.


32. Một ngày trong quá khứ:

Hầu hết bệnh nhân bắt đầu một qúa trình phục hồi bằng một đống đổ nát trong qúa khứ, những điều có thể quy cho là, và là một phần tương đối lớn, đối với lịch sử về việc sử dụng ma tuý hoặc rượu/bia của họ. Việc dọn sạch đống đổ nát này thường dẫn tới cảm giác qúa thất vọng và làm tê liệt các nỗi sợ hãi về tương lai của bản thân có thể sẽ bị “đào thải”. Những cảm giác tiêu cực này dựa trên một mức độ căng thẳng khác, điều mà có thể dẫn đến việc họ tái nghiện trở lại. Chủ đề này sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại và hy vọng là có thể giúp cho các khách hàng tránh được các cảm giác bị quá tải.


33. Các chủ đề tự chọn:

Sử dụng một chủ đề tự chọn phù hợp từ phần được nêu dưới đây:

Các hoạt động mang tính tái tạo:

Bệnh nhân chắc hẳn đã được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đưa thêm những hoạt động mới vào đời sống của mình đồng thời duy trì tránh không sử dụng. Phục hồi giúp làm cho cuộc sống trở nên vui tươi và hấp dẫn với những hoạt động mới có tính tái tạo. Hãy thận trọng với những bệnh nhân mà tất cả các hoạt động mới đều không khiến họ vui ngay được, mà tất cả các sở thích và hoạt động tái tạo trước kia dường như cũng không giống trước khi không có ma tuý. Không phụ thuộc vào việc các cảm giác đó như thế nào, điều cần thiết là phải tiếp tục thử với các hoạt động mới.


Xem xét, đánh giá tình trạng của bệnh nhân:

Việc xem xét, đánh giá này sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong phòng ngừa tái nghiện: như việc vui chơi, luyện tập, các mối quan hệ, các cơn thèm nhớ,... Phạm vi rộng lớn của các vấn đề liên quan đến phục hồi được làm rõ qua việc xem xét, đánh giá này. Điều này cần được làm rõ với việc lưu ý rằng việc dự phòng tái nghiện thành công được đòi hỏi một sự đánh giá, nhìn nhận qua từng thời kỳ đối với những lĩnh vực này trong suốt quá trình phục hồi. Thảo luận về các lĩnh vực có khó khăn, nhận được các gợi ý để cải thiện tình hình khó khăn đó. Không nên đọc qua các mục của tất cả mọi người một cách tuần tự. Mà thay vào đó hãy chọn mục ở dưới cùng trang giấy rồi thảo luận vấn đề cụ thể đó.


Các kỳ nghỉ và quá trình phục hồi:

Các kỳ nghỉ, cụ thể như mùa Giáng sinh Năm mới, có thể là một thời điểm khó khăn. Hãy bổ sung thêm chủ đề này vào kế hoạch của cuối năm hoặc vào những dịp nghỉ khác, như là ngày 4/7. Nhận thấy được khó khăn của các giai đoạn này đối với những người mới phục hồi và giúp đỡ họ đưa ra những ý tưởng để giải quyết khó khăn trong những thời điểm như vậy.


NHÓM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

 

Triết lý

Nhóm này thường là nhóm đầu tiên với sự tham dự của người bệnh và gia đình của họ. Nhóm này cung cấp một môi trường không có tính răn đe mà trong đó các thông tin về việc nghiện có thể được trình bày. Đây là một cơ hội giúp cho người bệnh và gia đình của họ cảm thấy thoải mái và được hoan nghênh trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị. Các tư liệu được nêu ra trong những phần thảo luận này cung cấp một phạm vi rộng lớn các thông tin về vấn đề nghiện, điều trị, phục hồi và làm thế nào để tác động được đến gia đình. Một số chủ đề được sử dụng cụ thể trọng mô hình Matrix này trong khi có một số chủ đề khác lại giải quyết nhiều vấn đề chung hơn.

Nhóm giáo dục gia đình tương tự như một dạng nhóm nhiều gia đình, chỉ trừ một điểm khác biệt đó là các buổi sinh hoạt thường rất tập trung và dựa trên cơ sở thông tin. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình được mời tham gia với tư cách cá nhân bởi cán bộ trị liệu ban đầu để tham gia vào chuỗi các buổi thảo luận. Sự tương tác mang tính tiêu cực của các gia đình ngay khi bắt đầu điều trị thường dẫn đến việc người bệnh cho rằng mình sẽ phải thực hiện chương trình điều trị môt mình. Nghiên cứu mang tính hệ thống về gia đình đã cho thấy nếu cha mẹ có liên quan chặt chẽ đến các yêú tố quan trọng khác, các thành viên này là một phần trong qúa trình phục hồi khi họ có tham dự hoặc không tham dự tại phòng khám. Những thay đổi của việc thành công trong điều trị tăng lên rõ rệt nếu những thành viên quan trọng khác trong gia đình có thể được giáo dục về những thay đổi có thể dự đoán được trước sẽ diễn ra trong mối quan hệ với người bệnh trong suốt qúa trình phục hồi. Cán bộ trị liệu ban đầu cần giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự tham gia của những thành viên quan trọng khác cũng như cha mẹ người nghiện trong nhóm giáo dục gia đình.


Hình thức

  • - Một seri các buổi sinh hoạt gia đình mang tính giáo dục bao gồm 12 tuần đưa ra các vấn đề, chủ đề mang tính thông tin dưới nhiều dạng khác nhau.

  • - 3 chủ đề được trình bày bằng slide và 6 chủ đề dạng bằng video. 9 buổi sinh hoạt với 9 chủ đề này và thời lượng 1,5 giờ/chủ đề bắt đầu bằng một phần trình bày từ 40-45 phút cung cấp thông tin và tiếp sau đó là thảo luận về tài liệu vừa được trình bày.

  • - Một trong số 12 buổi sinh hoạt dưới dạng trình bày đối thoại. Hình thức trình bày đối thoại bao gồm giới thiệu chung về các nội dung sẽ trình bày, từng thành viên trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề/câu hỏi và trả lời liên quan tiếp theo dẫn chứng mộtcâu chuyện cụ thể và cuối cùng người chủ trì sẽ tóm lược lại các thông tin do thành viên đó chia sẻ.

  • - 3 trong số các chủ đề được đưa ra dưới dạng thảo luận nhóm có sử dụng các bảng tài liệu phát tay. Trong buổi sinh hoạt này người chủ trì nhóm, sử dụng các tài liệu phát tay trong vòng từ 10-15 phút, trình bày về chủ đề. Tiếp theo phần trình bày là thảo luận về chủ đề với việc người chủ trì nhóm đóng vai trò như một người hướng dẫn/hỗ trợ nhóm thảo luận.

  • - Tài liệu bao gồm nội dung của 3 phần trình bày slide, đề cương và tài liệu phát tay để thảo luận nhóm, hướng dẫn cho người trình bày về dạng trình bày đối thoại, tóm tắt băng video, tài liệu phát tay cho học viên đi kèm với phần trình bày bằng video, và một danh sách các địa chỉ/địa điểm có thể có được các băng video theo gợi ý.

  • - Chủ đề cần được đưa ra có trật tự, có sự chuẩn bị sắp xếp nhằm đảm bảo phù hợp với tất cả người bệnh và gia đình họ. Hướng dẫn bao gồm một trật tự cá chuỗi chủ đề đã được gợi ý, đảm bảo một chương trình mang tính toàn diện. Các chủ đề tập trung vào ma tuý, rượu bia hoặc các vấn đề của gia đình được bố trí sao cho có thể được trình bày sắp xếp trong vòng phù hợp với giai đoạn 4 tuần.

  • - Người chủ trì nhóm có trách nhiệm tổ chức ghế ngồi, các thiết bị nói, video, slide và tài liệu phát tay. Nếu có điều kiện, các ghế ngồi nên được bố trí dưới dạng bán vòng tròn (hình chữ C) để khuyến khích, thúc đẩy các thành viên tham gia thảo luận. Người chủ trì nhóm cũng nên đóng vai như người chủ nhóm, chào mừng các bậc cha mẹ và các gia đình, và giới thiệu về bản thân anh ta/chị ta với các thành viên mới. Các bảng biểu để đăng ký được truyền cho nhau và người chủ trì nhóm cần đảm bảo được rằng cả cha mẹ và các thành viên trong gia đình đều được khen ngợi vì đã tham gia vào hoạt động này.

  • - Các phần trình bày cần bắt đầu đúng giờ. Người chủ trì nhóm giới thiệu về mình, đề nghị những người sẽ trình bày giới thiệu về bản thân họ và trình bày chủ đề của buổi sinh hoạt tối ngày hôm đó. Đối với những bài trình bày bằng slide, cần lưu ý để đèn phòng tối đi một chút và bắt đầu trình bày. Khi chiếu băng video, người chủ trì nên giới thiệu chung và sau đó ở lại trong phòng cùng mọi người xem khi băng chạy. Nếu là trường hợp trình bày đối thoại, người chủ trì cần hỗ trợ cho các thành viên đối thoại và những khán giả khác trong nhóm giới thiệu để họ làm quyen với nhau. Người chủ trì đóng vai trò như một người trung gian của nhóm. Các nhóm thảo luận cũng được tiến hành với sự chủ trì của người chủ trì nhóm - người có trách nhiệm hỗ trợ giới thiệu và hướng dẫn quá trình thảo luận.

  • - Trước khi cho chạy băng video, người chủ trì phân phát các tài liệu phát tay đã được thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của khán giả và khuyến khích, thúc đẩy họ thảo luận sau khi xem xong. Trong khi trình bày bằng slide và băng video, người chủ trì có thể dừng lại và đưa ra một số lời nhận xét, giải thích cụ thể về phần tư liệu đang được trình chiếu. Người bệnh và các thành viên trong gia đình cần được khuyến khích nêu câu hỏi. Các thảo luận tại cuối phần trình bày sẽ trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề nêu trong các tài liệu phát tay và phần giải thích, bình luận của người hướng dẫn.

  • - Người chủ trì nên nhận biết rằng các thảo luận về việc sử dụng ma tuý và rượu/bia có thể như một yếu tố kích thích tác động đến người bệnh và có thể kích thích các cơn thèm nhớk, đặc biệt là đối với những người nghiện các chất kích thích. Bất kỳ ai có tác động này xảy ra đều nên ở lại sau buổi sinh hoạt nhóm và trao đổi với cán bộ trị liệu về vấn đề của mình cho đến khi họ cảm thấy mình có thể tập trung lại được. Họ cũng có thể sẽ muốn gọi điện về nhà và để cho các thành viên trong gia đình biết họ đã bắt đầu trên đường trở về nhà. Người chủ trì cần thắt chặt mối quan hệ với nhóm bằng việc cảm ơn mọi người đã tham dự và nhắc mọi người về chủ đề của tuần tiếp theo.

  • - Khi các thành viên rời nhóm và văn phòng, người chủ trì nên ở lại để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và trò chuyện với bất cứ bệnh nhân nào có thể có xảy ra một vấn đề gì đó trong buổi thảo luận hoặc là người mong muốn trò chuyện riêng với người chủ trì.


Mục đích:

  • 1. Nhằm trình bày các thông tin một cách chính xác về vấn đề nghiện, phục hồi, điều trị từ đó dẫn đến khuyến khích sự tham gia thông qua việc trình bày các tài liệu cập nhật nhất hiện có.

  • 2. Nhằm giảng dạy, thúc đẩy và khuyến khích từng cá nhân cha mẹ, thành viên trong gia đình trong các mối quan hệ liên quan đến nghiện ma tuý.

  • 3. Nhằm cung cấp một không khí có tính chuyên môn cao nơi cha mẹ và gia đình người bệnh được đối xử trong phẩm giá và tôn trọng.

  • 4. Nhằm cho phép người bệnh và gia đình có cơ hội thoải mái trong việc hỗ trợ người nghiện điều trị, phục hồi.

  • 5. Nhằm cung cấp cho cha mẹ và các thành viên trong nhóm một hình thức sinh hoạt nhóm không mang tính răn đe và trải nghiệm với những người khác đang trong giai đoạn phục hồi và gia đình họ.

  • 6. Nhằm cung cấp một hợp phần chương trình được thiết kế cho người bệnh và gia đình họ để trong đó họ có thể cùng tham gia với nhau.

  • 7. Nhằm giúp đỡ người bệnh hiểu về quá trình phục hồi có thể tác động đến các mối quan hệ hiện tại và tương lai như thế nào.



NHÓM HỖ TRỢ XÃ HỘI

 

Triết lý:

Các nhóm trong các giai đoạn tập trung của chương trình điều trị Matrix này tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Nhóm giáo dục gia đình quan trọng như một phương tiện để chuyển tải thông tin giáo dục và để huy động sự tham gia của các yếu tố quan trọng khác trong quá trình điều trị. Nhóm kỹ năng phục hồi ban đầu và Giới thiệu các kinh nghiệm về phục hồi dạy về các kỹ năng phục hồi cơ bản, hướng dẫn và hỗ trợ sự tham gia 12 bước và khuyến khích người bệnh xây dựng quản lý được thời gian của bản thân thông qua việc lập lịch trình cá nhân. Nhóm dự phòng tái nghiện tập trung vào việc giữ và duy trì tình trạng không sử dụng để vượt qua quãng thời gian ban đầu không sử dụng nhằm chuyển đến giai đoạn giữa của quá trình không sử dụng.


Trong suốt giai đoạn giữa của qúa trình phục hồi, có một nhu cầu đối với người bệnh là cần có cơ hội để học tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội. Người phục hồi từ nghiện ma tuý, người đã học được cách làm thế nào để dừng việc sử dụng và làm thế nào để tránh bị tái nghiện sẽ sẵn sàng phát triển và duy trì một cách sống không ma tuý và điêù này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi mới.


Nhóm hỗ trợ xã hội được tổ chức như một cách để hỗ trợ người bệnh là những người đang ở giai đoạn giữa của quá trình phục hồi học tập được cách để tái hoà nhập xã hội với những người đã đoạn tuyệt với ma tuý ở mức độ cao hơn trong một môi trường thân thiện và an toàn. Người bệnh sau đó sẽ có cơ hội làm quen với các kỹ năng, nếu không phải là từ bạn bè, để hoà nhập hơn nữa vào quá trình sinh hoạt giống như cuộc sống ở ngoài trung tâm cai nghiện.

Nhóm này đặc biệt có ích với những người mà bản thân họ đóng vai trò như những điển hình, khuyến khích và tăng cường quá trình phục hồi của họ và buộc họ phải nhận thức và biết cách duy trì tình trạng không sử dụng ma tuý của mình.


Hình thức

Những người đủ điều kiện tham gia Nhóm hỗ trợ xã hội là những người đạt được sự phục hồi ổn định và đã hoàn thành giai đoạn tập trung trong Chương trình điều trị Matrix. Nhóm này luôn sẵn sàng tiếp nhận những bệnh nhân của chương trình Matrix IOP trong các tháng từ 4-12 và cho các bệnh nhân IRP trong các tuần từ 7-52. Các bệnh nhân cũng được yêu cầu phải là những người đóng vai trò như người đồng chủ trì trong các nhóm phục hồi theo mô hình Matrix. Những người ngoài cũng có thể được mời tham gia với sự suy xét kỹ càng của người chủ trì nhóm.


Các nhóm được định hướng về chủ đề sinh hoạt bởi một chủ đề một thế giới. Người chủ trì nhóm mở đầu buổi sinh hoạt bằng việc chào mừng các bệnh nhân, đề nghị họ giới thiệu về bản thân khi cần thiết, thông báo một số thông báo cần thiết và giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt tối hôm đó. Sau khi giới thiệu chủ đề, người chủ trì nhóm sẽ hướng dẫn, hỗ trợ thảo luận. Nội dung thảo luận có thể bao gồm chủ đề của buổi sinh hoạt, vấn đề kiêng không sử dụng, các vấn đề hiện tại mà bệnh nhân có thể đang phải trải qua trong quá trình xây dựng, thiết lập một cách sống không có ma tuý.


Các nhóm thảo luận nên hạn chế số lượng khoảng từ 8-10 người để mỗi bệnh nhân đều có thời gian tham gia. Nếu nhóm lớn hơn, người trưởng nhóm có thể chọn một số thành viên đã từng là người đồng chủ trì nhóm và quan sát sự hỗ trợ của họ cho nhóm thảo luận dưới sự giám sát của người chủ trì. Những người hỗ trợ nhóm thảo luận cần được sàng lọc cẩn thận để đảm bảo một số tiêu chí như có mức độ ổn định về cảm xúc, có ưu điểm trong phục hồi, và tư duy tốt. Họ nên làm một cam kết tham gia đều đặn 6 tháng và cần gặp gỡ, trao đổi với người chủ trì nhóm trước buổi sinh hoạt nhóm để người chủ trì tóm tắt về chủ đề và một số vấn đề liên quan trước mắt đến các thành viên nhóm. Một tài liệu phát tay dành cho những người hướng dẫn nhóm được xây dựng kèm theo trong phần này. Các đề cương về thông tin cần được rà soát, xem xét bởi người chủ trì và người hướng dẫn trước phiên làm việc của người đó trong nhóm. Cuộc gặp gỡ trao đổi nhóm sẽ bố trí trong khoảng 1,5 giờ, nếu được chia thành các thảo luận nhỏ hơn, thì sau đó sẽ tập hợp lại trong nhóm lớn để tóm lược và sau đó giải tán bởi người chủ trì. Nếu có các vấn đề liên quan đến y tế cần có sự chú ý của người chủ trì trước khi cho nhóm giải tán, người hướng dẫn cần lưu ý cho người chủ trì biết để xử lý.


Mục đích:

1. Cung cấp một mô hình để tổ chức nhóm mang tính an toàn, thân thiện, ít cồng kềnh về cơ cấu, là nơi các bệnh nhân có thể bắt đầu luyện tập các kỹ năng tái hoà nhập xã hội của mình.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ để tiếp cận những học viên hoàn thành chương trình - những người có thể đóng vai trò như những điển hình cho các bệnh nhân trong giai đoạn giữa của quá trình phục hồi.

3. Khuyến khích người bệnh tiếp tục mở rộng hệ thống hỗ trợ bản thân từ các bạn bè người đang hồi phục và không sử dụng.

4. Cung cấp một nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân chuyển từ giai đoạn đầu của chương trình sang giai đoạn thứ hai của chương trình.

5. Cung cấp cho bệnh nhân cơ hội để sắp xếp đi ra ngoài các buổi gặp cùng với những học viên khác đã hoàn thành các chương trình điều trị theo mô hình Matrix.


Chỉ dẫn cho người trị liệu

Các chủ đề 1 từ sau đây là phù hợp để sử dụng trong các buổi sinh hoạt Nhóm hỗ trợ xã hội. Dưới mỗi từ là một số câu hỏi có thể được sử dụng để giới thiệu về chủ đề để thảo luận. Bạn có thể thêm các từ và tập trung các câu hỏi của mình. Tránh các câu hỏi “Tại sao” - nhằm tìm kiếm các động cơ bên trong có xu hướng làm cho các thành viên phản kháng lại. Các chủ đề có thể được sử dụng theo bất kỳ trật tự nào.


AA

1. Bạn cảm thấy như thế nào về các chương trình 12 bước?

2. Bạn đã tham gia khi nào và ở đâu?

3. Bạn có suy nghĩ như thế nào về việc chương trình nên hoặc không nên đối với bạn?


AGING (Vấn đề tuổi tác)

1. Vấn đề tuổi tác liệu có ảnh hưởng gì đến việc bạn từ bỏ không sử dụng?

2. Bạn nhìn nhận về vấn đề tuổi tác như thế nào?

3. Bạn mong đợi điều gì sẽ xảy ra khi bạn có tuổi?


ANGER (Sự giận dữ)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về cách kiềm chế sự giận dữ của mình?

2. Bạn có cảm thấy như thế nào mỗi sự tức giận nhằm vào bạn?

3. Liệu sự giận dữ có phải là một trong những yếu tố dễ gây kích thích bạn sử dụng lại không?


CODEPENDENCY (cùng phụ thuộc)

1. Từ đó có ý nghĩa gì đối với bạn?

2. Liệu điều đó có diễn tả được hành vi của bạn không?

3. Bạn đang thay đổi những hành vi đó như thế nào?


COMMITMENT (Cam kết)

1. Điều đó có nghĩa gì đối với bạn?

2. Khi nào bạn nhìn thấy hoặc rơi vào tình thế như thế?

3. Bạn có cần thêm điều đó trong cuộc sống của bạn hiện nay không?


COMPULSIONS (Sự ép buộc)

1. Bạn đã bao giờ học về những gì bạn có thể và không thể kiểm soát chưa?

2. Bạn có thể buông tha các vấn đề mà bạn không thể kiểm soát không?

3. Bạn thay đổi những gì bạn có thể chứ?


CRAVINGS (Cơn thèm nhớ)

1. Bạn vẫn còn cảm thấy thèm nhớ phải không?

2. Khi nào bạn nhận ra các cơn thèm nhớ?

3. Bạn thèm nhớ cái gì?


DEPRESSION (Suy yếu về thể lực)

1. Liệu sự suy yếu về thể lực có phải là một yếu tố kích thích bạn sử dụng trở lại không?

2. Bạn giải quyết sự suy yếu bằng cách nào?

3. Điều trì góp phần làm cho bạn bị suy yếu?


EMOTIONS (cảm xúc)

1. Liệu đàn ông và phụ nữ có khác nhau về cảm xúc không?

2. Bạn có thể trở nên nhận biết tốt hơn về các cảm xúc của mình không?

3. Các cảm xúc của bạn có kiểm soát bạn từng thời điểm không?


FEAR (Nỗi sợ hãi)

1. Bạn sợ nhất điều gì?

2. Bạn đã được dạy phải sợ những gì?

3. Có những nỗi sợ kìm giữ bạn không?


FRIENDSHIP (Tình bạn)

1. Từ này có nghĩa gì đối với bạn?

2. Khi nào và bằng cách nào bạn đề nghị điều đó?

3. Bạn có cảm thấy thoải mái không khi đón nhận tình bạn?


FUN (niềm vui)

1. Bạn đã làm gì để mình vui?

2. Nghĩa của từ này có thay đổi không?

3. Bạn cảm thấy vui với ai?


GRIEF (Nỗi đau buồn)

1. Bạn đã bao giờ trải qua nỗi đau buồn?

2. Bạn làm thế nào để đối phó với cảm giác đó?

3. Bạn làm gì để tránh sự đau buồn?


GUILTY (Mắc lỗi)

1.Bạn cảm thấy có lỗi lần gần đây nhất là khi nào?

2. Việc mắc lỗi khác như thế nào so với xấu hổ?

3. Bạn có thể làm thế nào để giảm việc mắc lỗi của mình?


HAPPINESS (Hạnh phúc)

1. Hạnh phúc là gì?

2. Bạn có thể có được trạng thái đó không?

3. Bạn trải qua điều đó khi nào?


HONESTY (Tính chân thật)

1. Từ này đối với bạn quen thuộc như thế nào?

2. Liệu sự chân thật có tính tương đối không?

3. Phẩm chất này có quan hệ như thế nào với tự trọng?


INTIMACY (Sự thân mật, gần gũi)

1. Điều đó có ý nghĩa gì?

2. Bạn có sợ từ đó/cảm giác đó không?

3. Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác đó chưa?


ISOLATION (Sự cô lập)

1. Đã bao giờ bạn trải qua tình trạng cô lập chưa ?

2. Cảm giác này liên quan đến việc bạn sử dụng ma tuý như thế nào ?

3. Làm thế nào để bạn tránh được cô lập ?


JUSTIFICATIONS (Sự bào chữa, biện hộ)

1. Bạn dễ bị tác động bởi lý lẽ nào nhất dẫn đến bị tái nghiện trở lại ?

2. Làm thế nào để bạn có thể giải quyết những lý lẽ biện hộ có thể xảy ra ?

3. Bạn có đang biện hộ cho những hành vi của người nghiện hiện nay không ?


MASKS (Sự nguỵ trang)

1. Bạn có thể hiện bản thân mình như mình đang cảm nhận không ?

2. Bạn có xử sự khác với những gì là con người thực của bạn không ?

3. Bạn thường nguỵ trang bản thân thường xuyên nhất là tại những nơi nào ?


OVERWHELMED (Cảm giác bị lấn át)

1. Những điều gì góp phần khiến bạn có cảm giác như vậy ?

2. Bằng cách nào bạn có thể đối phó với cảm giác đó ?

3. Lần cuối cùng bạn cảm thấy như thế nào là khi nào ?


PATIENCE (Sự kiên nhẫn)

1. Bạn có hài lòng với sự kiễn nhẫn thường ngày của mình không ?

2. Bạn có thể quá kiên nhẫn không ?

3. Bạn kiên nhẫn hơn với bản thân hay với người khác ?


PHYSICAL (thể lực)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về thể lực của bản thân?

2. Bạn đang thay đổi về mặt thể lực như thế nào?

3. Bạn có nhìn nhận bản thân mình như người khác nhìn nhận bạn không?


RECOVERY (Phục hồi)

1. Bạn cảm thấy như thế nào về bản thân mình?

2. Bạn đang tập trung vào điều gì trong quá trình phục hồi?

3. Bạn có một mô hình phục hồi riêng không?


REJECTION (Bác bỏ)

1. Bạn có e sợ gì về điều này không?

2. Nếu điều đó xảy ra với bạn thì đó là việc gì?

3. Khi nào điều đó xảy ra với bạn?


RELAXED (thư giãn)

1. Bạn đã đạt được trạng thái này bằng cách nào?

2. Bạn có thích cảm giác này không?

3. Bạn đã nhìn thấy người những người lớn thư giãn như thế nào khi bạn lớn lên?


RULES (các quy tắc)

1. Bạn đáp lại các quy tắc bằng cách nào?

2. Bạn có xây dựng những quy tắc cho bản thân mình không?

3. Những quy tắc nào có hiệu quả đối với bạn?


SCHEDULING (Lập kế hoạch)

1. Bạn đã bao giờ học công cụ này chưa?

2. Khi nào bạn sử dụng công cụ này?

3. Điều gì khiến cho việc lập kế hoạch trở nên khó khăn?


SEFISH (Sự ích kỷ)

1. Có phải sự ích kỷ luôn là một vấn đề tiêu cực?

2. Bạn ích kỷ theo những cách như thế nào?

3. Bạn muốn thay đổi như thế nào liên quan đến khái niệm này?


SEX (Quan hệ tình dục)

1. Đây là một khái niệm tích cực và tiêu cực?

2. Những suy nghĩ gì khiến từ này trở thành một yếu tố gây kích thích tái nghiện?

3. Hãy đưa ra một điều gì mà bạn chưa bao giờ nghĩ là bạn sẽ trao đổi với nhóm.


SMART (Sự khéo léo, tài tình)

1. Bạn có thể khéo léo hơn khi bạn nghiện không?

2. Bạn đã từng cố gắng để trở nên mạnh mẽ hơn chưa?

3. Những điều gì là bạn đang đấu tranh mà bạn có thể tránh được?


THOUGHTS (Suy nghĩ)

1. Gần đây bạn có phải sử dụng đến kỹ năng dừng không suy nghĩ không?

2. Bạn có thường xuyên sử dụng kỹ năng này không?

3. Bạn nhìn thấy những điều gì trong suốt quá trình phục hồi này?


TRIGGERS (Yếu tố kích thích gây bùng phát)

1. Những yếu tố kích thích gì vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của bạn?

2. Bạn đang cố gắng thay đổi điều đó như thế nào?

3. Liệu có những yếu tố/tính huống kích thích nào mà bạn không thể tránh khỏi không?


TRUST (Sự tin tưởng)

1. Sự tin tưởng là gì?

2. Đã bao giờ bạn tin tưởng ?

3. Người khác có tin tưởng bạn không ?


WORK (Làm việc)

1. Làm việc như thế nào và bạn phục hồi được năng lực làm việc của mình như thế nào ?

2. Công việc có ý nghĩa gì trong gia đình bạn ?

3. Bạn cảm thấy như thế nào về mối quan hệ của bản thân với công việc ?


XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Triết lý

Những người đang trong quá trình điều trị ngoại trú cần càng nhiều công cụ càng tốt để hỗ trợ họ phục hồi. Để lấy lại được khả năng kiểm soát được cuộc sống của bản thân, người bệnh cần tận dụng các cấu trúc/yếu tố xung quanh cách cư xử của bản thân họ. Xét nghiệm nước tiểu là một phần trong cấu trúc có thể giúp họ kiểm soát và phòng chống được việc sử dụng ma tuý của bản thân. Xét nghiệm nước tiểu là một công cụ có giá trị được tiến hành đối với các bệnh nhân như là một cách nào đó có ích, hỗ trợ họ trong quá trình phục hồi. Công cụ này không nên áp dụng hoặc thực hiện ngay từ đầu như một biện pháp nhằm giám sát người bệnh, mà cần coi đó như một phương tiện để tìm hiểu "thực sự điều gì đang diễn ra" đối với người bệnh, việc xét nghiệm này cần được đưa ra sử dụng như một cách để giúp người một người không sử dụng ma tuý. Cũng không nên thực hiện việc xét nghiệm này như một cách để cho thấy cóviệc không tin tưởng vào sự trung thực của một người nào đó. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cán bộ trị liệu và người bệnh giữ cho cách cư xử của người bệnh phù hợp với tiến độ phục hồi.


Các kết quả xét nghiệm có thể ít khi cho thấy tình trạng sử dụng ma tuý mà trước đó chưa được khai báo. Các kết quả xét nghiệm có thể cung cấp một số dữ liệu về y tế có giá trị khác liên quan đến tình trạng nghiện của bệnh nhân ví dụ như đối với trường hợp đã xảy ra việc tái nghiện nhưng bệnh nhân lại không thể nói điều đó. Thực tế của tình trạng tái nghiện và việc che giấu sự thật làm cho việc xét nghiệm nước tiểu trở thành một thành tố thiết yếu trong bất kỳ một chương trình điều trị nghiện ma tuý ngoại trú nào.


Cuối cùng, xét nghiệm nước tiểu là một cách chứng tỏ không có tình trạng nghiện hoặc cho thấy đang nghiện. Các cá nhân bị gia đình, bạn bè hoặc chủ cơ quan nghi ngờ là đang có vấn đề liên quan đến ma tuý và nhừng người đang bị đánh giá như vậy có thể tham gia vào một chương trình xét nghiệm nước tiểu để được sáng tỏ về kết quả liên quan đến ma tuý hoặc không. Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện với các cá nhân trong những trường hợp trên như là một cách hữu ích về việc có tài liệu giúp ích cho những bất đồng liên quan đến vấn đề này được sáng tỏ. Ngoài ra, một xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ cung cấp một bằng chứng không thể bác bỏ được. Nên có một thoả thuận thống nhất giữa các bên liên quan trước khi bắt đầu chương trình xét nghiệm để có cơ sở giải quyết những gì sẽ xảy ra nếu kết quả xét nghiệm là dương tính hay âm tính.


Hình thức 

Tất cả bệnh nhân đều được yêu cầu cung cấp một mẫu xét nghiệm để phân tích các yếu tố liên quan đến ma tuý mỗi tuần một lần. Ngày xét nghiệm không được định trước nhưng nên là một ngày nào đó gần những thời điểm có nguy cơ tái nghiện cao (như dịp cuối tuần, ngày thăm gặp,…). Những xét nghiệm ngoài kế hoạch cũng có thể được yêu cầu nếu hành vi của người bệnh cho thấy điều đó. Bỏ lỡ không tham những buổi hẹn gặp mà không có lý do hoặc giải thích, những cách cư xử không bình thường trong các buổi sinh hoạt nhóm, hoặc gia đình báo cáo là có những hành vi khác thường có thể là cơ sở cho thấy việc cần phải có xét nghiệm ngoài kế hoạch. Cán cán bộ cũng nên nhạy cảm trước những biểu hiện lúng túng/bối rối của bệnh nhân và tránh bất kỳ một cuộc thảo luận không cần thiết nào tại nơi đông người hoặc đùa cợt về việc xét nghiệm.


Chai đựng nước tiểu cần được dán nhãn và đưa cho bệnh nhân để lấy mẫu xét nghiệm. Cần phải cẩn thận trong việc xử lý các mẫu xét nghiệm và nên đi găng tay cao su trong lúc đóng gói mẫu. Cán bộ cần đề nghị những người giám sát hướng dẫn đối với các trường hợp bệnh nhân viêm gan hoặc là người nhiễm HIV. Mẫu xét nghiệm được sàng lọc để phục vụ riêng mục đích kiểm tra chất ma tuý. Các sàng lọc khác có thể được yêu cầu thực hiện chỉ khi có những lý do cụ thể (ví dụ giám sát giảm đau, tiền sử sử dụng ma tuý, gia đình hoặc chủ lao động báo cáo có sử dụng loại ma tuý khác).


Cũng nên ít đề nghị sàng lọc xét nghiệm chất cồn. Cán bộ có thể dựa vào mùi hoặc hơi thở để phát hiện có sử dụng cồn hay không. Việc sàng lọc chất cồn sẽ không cho thấy điều gì liên quan đến tình trạng sử dụng cồn của bệnh nhân ngoại trừ khẳng định mức độ cồn hiện tại trong máu. Ví dụ, nếu bạn có thể phát hiện ra mùi cồn, xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, xét nghiệm sẽ không có kết quả dương tính nếu người bệnh đã sử dụng cồn trước đó 24 giờ và từ đó đến lúc xét nghiệm họ không dùng tiếp.


Sàng lọc tổng thể cần được thực hiện trong những trường hợp có một số lý do để nghi ngờ một người đã sử dụng loại ma tuý mà trước đó chưa khai báo. Cần phải chờ ít nhất 4 tuần trước khi một sàng lọc THC đối với một người sử dụng cần sa lâu năm có thể có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, có thể sẽ là cần thiết phải chờ đến 8 tuần trước khi tiến hành xét nghiệm THC. Đối với những người sử dụng ít, việc sàng lọc có thể được thực hiện ngay sau 10 ngày từ thời điểm họ bắt đầu kiêng không sử dụng. Nếu có lý do hợp lý để thu thập được thông tin về mức độ cần sa cụ thể hơn, thì có thể bố trí thực hiện các xét nghiệm đặc biệt về chất lượng.


Xử lý khi kết quả xét nghiệm nước tiểu là dương tính

Trong điều trị, một xét nghiệm nước tiểu cho kết quả dương tính không mong đợi là một sự kiện hết sức đáng quan tâm. Điều đó có thể có nghĩa là người đó đã có 1 lần sử dụng ma tuý hoặc có thể điều đó chỉ ra rằng anh ta đang quay lại việc sử dụng nhiều lần. Để ứng phó với kết quả dương tính này :

1. Hãy đánh giá lại trong một thời gian gần thời điểm tiến hành xét nghiệm. Liệu còn có những chỉ báo khác cho thấy vấn đề sử dụng lại như là vắng không có mặt tại các buổi hẹn gặp, có những cư xử hoặc thảo luận không bình thường trong các buổi sinh hoạt nhóm hoặc các buổi điều trị hay gia đình báo cáo về những hoạt động khác thường ?


2. Không nên đối đầu với người bệnh. Mà thay vào đó, hãy cho anh ta cơ hội để giải thích về kết quả đó. Ví dụ, "tôi đã nhận được kết quả dương tính trong xét nghiệm nước tiểu của anh từ phòng thí nghiệm chuyển lên từ chủ nhật trước. Liệu có điều gì đã xảy ra trong kỳ nghỉ cuối tuần vừa rồi mà bạn đã quên chưa nói với tôi không ?


3. Không nên bàn luận về tính chính xác của kết quả xét nghiệm (ví dụ như phòng thí nghiệm đã có sai sót, chai mẫu thí nghiệm bị lẫn lộn với mẫu của những người khác). Hãy chuyển chủ đề sang bàn luận về các vấn đề khác.


4. Không cần để ý những sự giải thích của người bệnh hoặc là người bệnh không giải thích, mà hãy đảm bảo chắc chắn rằng như vậy là ít nhất đã có một lần người đó sử dụng lại ma tuý. Sau đó có lẽ cũng sẽ cần phải thường xuyên tăng dần tần xuất xét nghiệm đối với người đó để biết được rõ hơn về mức độ anh ta đã sử dụng.


Một số bệnh nhân sẽ thừa nhận ngay việc mình đã sử dụng lại. Sự chân thật này cần phải được khích lệ và coi đó như một điều quan trọng trong quá trình trị liệu. Phản ứng này hiếm khi có thể dẫn đến việc thừa nhận về những lần sử dụng ma tuý khác mà không bị phát hiện.


Đôi khi một bệnh nhân sẽ thú nhận một phần về việc mình sử dụng lại ma tuý. Ví dụ, anh ta đã tham gia một bữa tiệc và được mời sử dụng ma tuý nhưng anh ta đã không sử dụng. Những thông tin thú nhận này thường có liên quan rất gần đến việc có thể người đó có thể thực sự thừa nhận là mình đã sử dụng lại. Cán bộ trị liệu không cần phải cố gắng yêu cầu người bệnh hoàn toàn thừa nhận mà từ đó có thể cho rằng như vậy là đã xảy ra việc anh ta sử dụng lại và chuyển sang các vấn đề khác.


Hiếm khi bệnh nhân sẽ phản ứng một cách giận dữ. Mà điển hình là cán bộ trị liệu sẽ buộc tội cho bệnh nhân là không thành thật và bực tức cho rằng người đó đã sử dụng lại. Những phản ứng như thế này có thể rất thuyết phục và có thể khiến cho cán bộ sẽ nhanh chóng phản ứng mang tính kháng cự lại. Người bệnh cần được thông tin về sự cần thiết phải trao đổi về kết quả xét nghiệm dương tính và cần phải đặt câu hỏi về sự quan tâm thực sự nhất của anh ta lúc này là gì. Cán bộ trị liệu nên cố gắng chuyển sang các vấn đề khác. Và khi trao đổi về các vấn đề khác, có thể cán bộ sẽ lồng vào trao đổi về sự thành thật và rồi cho người bệnh một cơ hội để trao đổi về kết quả xét nghiệm.


Nếu kết quả xét nghiệm nhiều lần lặp là dương tính, thì có thể sẽ cần phải có sự trao đổi thẳng thắn mang tính trực diện nào đó. Thậm chí khi bệnh nhân bác bỏ việc anh ta đã sử dụng lại, cán bộ trị liệu vẫn cần trao đổi trực diện như thể là chắc chắn anh ta đã sử dụng. Cũng cần phải phân tích về những lần tái sử dụng (sử dụng sơ đồ phân tích về tình trạng tái nghiện) hoặc cần phải nhờ đến các kỹ thuật của bệnh viện. Đối với điểm này thì việc sự tin tưởng và chắc chắn của cán bộ trị liệu vào kết quả xét nghiệm là quan trọng và có thể là phương tiện mang lại sự giải thích trung thực về những gì đã xảy ra.


Những mẫu xét nghiệm đã bị làm giả mạo/sai lệch

Việc người bệnh cố gắng che giấu việc mình đã sử dụng lại ma tuý bằng cách can thiệp vào mẫu nước tiểu xét nghiệm là hiếm. Các thủ đoạn có thể bao gồm việc mang nộp một mẫu nước tiểu đã được đổ nước vào, hoặc cho một chất (thường là chất nước) chứ không phải là nước tiểu, hoặc đôi khi là nước tiểu của một người khác. Các mẫu làm giả đó thường là có thể phát hiện thấy ngay bằng việc quan sát (ví như nhìn trong hơn, không có màu vàng) hoặc nhiệt độ (chai đựng mẫu nước tiểu đó quá lạnh so với thân nhiệt của cơ thể người). Đối với những mẫu đó không nên gửi đến phòng xét nghiệm nữa. Ngay lúc mang nộp mẫu, cần chú ý ngay đến bệnh nhân đó và hỏi anh ta xem lý do vì sao anh ta lại mang nộp một mẫu giả như vậy. Bệnh nhân có thể hoặc là trao đổi ngay về những gì đã xảy ra đối với mình hoặc sẽ đưa ra một mẫu khác. Nếu sự việc trên vẫn lặp lại đối với một bệnh nhân, thì có thể sẽ cần phải giám sát bệnh nhân đó khi họ đi lấy mẫu.


Những mẫu xét nghiệm bị bệnh nhân làm giả là một chỉ bảo cho thấy có thể người đó đã sử dụng ma tuý trở lại. Những bệnh nhân có liên quan đến việc làm giả mẫu xét nghiệm hiếm khi thừa nhận điều đó. Đây là một tình huống quan trọng trong khi điều trị và có thể là dấu hiệu của việc tái nghiện nghiêm trọng. Việc sử dụng ma tuý liên quan đến việc che giấu sự thật có thể cho thấy quá trình trị liệu đã thất bại. Việc quan sát bậnh nhân trong khi anh ta đang lấy mẫu để nộp xét nghiệm là nỗ lực cuối cùng về việc thiết lập những gì đang thực sự diễn ra không kể đến việc anh ta đã sử dụng trở lại và cũng là để khuyến khích anh ta trung thực.


Một ví dụ ít nghiêm trọng hơn liên quan đến việc làm giả mẫu nước tiểu của bệnh nhân là việc hãy cố gắng để các mẫu cùng nhau. Những người cố cãi rằng họ không thể đi tiểu (như là sẽ nói "Tôi vừa mới đi tiểu trước khi tôi đến đây", hoặc "Có thể để lần sau tôi mới xét nghiệm được không ?", hay "Tôi không thể đi được") hoặc những người dường như quá sốt sắng đòi đến ngay phòng xét nghiệm để chứng minh nhưng thực chất là dựng lên một cái cớ là bọng đái của mình trống rỗng, không thể đi tiểu được lúc này có thể là những người đang cố gắng che giấu việc bản thân đã sử dụng lại. Có thể sẽ cần đưa cho anh ta nước hoặc đồ uống và đề nghị anh ta chờ đến khi muốn đi tiểu thì lấy mẫu hoặc quay lại sau để lấy mẫu nhưng cùng trong ngày hôm đó.


Giám sát việc đi tiểu để lấy mẫu

Nếu một tình huống cho thấy cấn phải giám sát việc lấy mẫu, hãy yêu cầu một người giám sát đồng ý và hướng dẫn. Đây là một việc không thoải mái và có thể sẽ xúc phạm đến bệnh nhân. Cũng cần phải giải thích cho bệnh nhân rằng việc giám sát anh ta như vậy là trường hợp hiếm cần thiết chỉ nhằm mục đích có cơ sở để chắc chắn và tin tưởng đối với giá trị của việc xét nghiệm này. Nếu bệnh nhân đưa nộp những mẫu nóng, lạnh hoặc có màu trong, cần nói với anh ta rằng có những sự không chắc chắn đối với mẫu anh ta mang nộp. Không nên đối đầu. Hãy cố gắng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhưng tránh đưa ra những lời nói làm dịu căng thẳng mà có thể liên quan đến thông điệp sai lệch về mục đích của những gì đang diễn ra.

Nghiên cứu thực trạng tái nghiện rượu giai đoạn 2006 – 2010

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÁI NGHIỆN RƯỢU

TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU

ĐÃ ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010


Tóm tắt:

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tái nghiện rượu trên những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần (VSKTT) giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu ở những bệnh nhân trên.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả các bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại VSKTT - giai đoạn 2006 - 2010, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: 04 - 08/2011.

Kết quả và kết luận: 62,8% đối tượng nghiên cứu đã tái nghiện rượu trong thời gian 12 tháng sau điều trị tại VSKTT, tỷ lệ tái nghiện cao nhất trong 3 tháng đầu sau điều trị (42,9 %). Trong nhóm đối tượng tái nghiện rượu, phần lớn có số lần cai nghiện từ 4 lần trở lên (51,9%); lượng rượu uống trung bình trong ngày, tính theo đơn vị rượu chuẩn: 15,01±13,54; rượu trắng 30-400 là loại rượu sử dụng phổ biến nhất. Lý do tái nghiện rượu chủ yếu là thèm nhớ (61,9%). 74,1% đối tượng tái nghiện rượu hút thuốc lá thường xuyên. Rối loạn trầm cảm làm tăng tỷ lệ tái nghiện rượu. Việc điều trị chống tái nghiện rượu chưa được hướng dẫn và chưa có hệ thống , hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao.


I. Đặt vấn đề


Lạm dụng và nghiện rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, tai nạn thương tích và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm ( 2005) lạm dụng rượu chiếm 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Chi phí để giải quyết các hậu quả do rượu gây ra  ở Anh và Nhật Bản chiếm khoảng 6 tỷ USD/năm, ở Mỹ con số này là 190 tỷ USD/năm. Ở Việt Nam chi phí cho rượu hàng năm vào khoảng 6.000 tỷ đồng .

Mặc dù trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã có các chương trình tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng rượu cũng như áp dụng nhiều biện pháp điều trị cai nghiện và chống tái nghiện nhưng tỉ lệ lạm dụng và nghiện rượu vẫn tiếp tục gia tăng . Một phần do số người mới nghiện  tăng lên nhưng mặt khác do số người sau khi đã cai rượu, vì lí do nào đó quay trở lại sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Một số nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến vấn đề tái nghiện rượu sau cai và đều thấy rằng phần lớn những người nghiện rượu tái nghiện trong vòng sáu tháng. Việc tái nghiện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng các tác giả thường đề cập đến bốn nhóm  chính: yếu tố sinh học, các đặc điểm tâm lý cá nhân, ảnh hưởng của gia đình, xã hội và vấn đề điều trị dự phòng chống tái nghiện rượu.

Ở Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về vấn đề tái nghiện rượu ở những người đã được cai nghiện tại cơ sở y tế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tái nghiện trên những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu ở những bệnh nhân trên.


II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10F, đã được điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2006 - 2010, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: 04 - 08/2011.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Nghiên cứu mô tả những bệnh nhân nghiện rượu đã điều trị tại Viện SKTT.

+ Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu bệnh án các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu đã được điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ năm 2006 đến 2010 lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai, lựa chọn những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, từ địa chỉ và số điện thoại ghi trong hồ sơ bệnh án liên hệ trước với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để hẹn phỏng vấn trực tiếp. Hướng dẫn bệnh nhân làm trắc nghiệm tâm lý: test Beck, test Zung.

+ Số liệu thu thập được phân tích và xử bằng phần mềm SPSS 16.0.


III. Kết quả


Trong giai đoạn 2006 - 2010, Viện Sức khỏe Tâm thần có 95 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu theo ICD-10F, ra viện cách thời điểm nghiên cứu ít nhất 1 năm, hiện cư trú tại các quận nội thành Hà Nội. Sau khi tiến hành thu thập số liệu, chúng tôi thấy có 32 bệnh nhân không liên lạc được (do địa chỉ và số điện thoại lưu trong hồ sơ bệnh án không chính xác), 5 bệnh nhân hiện không ở Hà Nội, 6 bệnh nhân không hợp tác, 2 bệnh nhân đang đi trại cai nghiện Heroin, 7 bệnh nhân đã mất và chỉ có 43 bệnh nhân được lấy vào mẫu nghiên cứu.


1. Thực trạng tái nghiện rượu

Tỉ lệ tái  nghiện rượu: Số đối tượng tái nghiện rượu là 27/43, chiếm tỷ lệ cao 62,8%.

Loại rượu thường sử dụng và lượng rượu uống trung bình/ngày ở nhóm tái nghiện

Bảng 1: Loại rượu bia thường sử dụng và lượng rượu uống trung bình/ngày

Loại rượu bia thường sử dụng

Tái nghiện

 
 

Số lượng

Tỉ lệ %

Rượu 40 độ

13

48,2

Rượu 30 độ

12

44,4

Rượu vang, sâm banh 20 độ

1

3,7

Rượu vang, sâm banh 13 độ

5

18,5

Bia lon 4 - 5 độ

0

0

Bia hơi dưới 3 độ

9

33,3

Khác

1

3,7

Lượng rượu trung bình/ngày (đơn vị rượu chuẩn) *±SD: 15,01 ± 13,54  

- Loại rượu các đối tượng tái nghiện thường sử dụng nhất là rượu trắng 30-400

- Lượng rượu uống trung bình trong ngày rất cao: 15,01 ± 13,54

Sử dụng chất gây nghiện kết hợp

Bảng 2. Sử dụng chất gây nghiện kết hợp

Chất gây nghiện

Tái nghiện

 
 

Số lượng

Tỉ lệ %

Thuốc lá

20

74,1

Chất khác

0

0

Không sử dụng

7

25,9

Tổng

27

100

- Chất gây nghiện duy nhất được sử dụng kết hợp ở những đối tượng nghiên cứu tái nghiện rượu là thuốc lá, chiếm 74,1%.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái  nghiện rượu

Bảng 3.  Mối liên quan giữa số lần cai nghiện rượu và tái nghiện rượu

Số lần cai

nghiện rượu

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

   
 

n

%

n

%

 

1 lần

8

29,6

11

68,8

< 0,05

2 lần

3

11,1

3

18,8

 

3 lần

2

7,4

1

6,2

 

≥ 4 lần

14

51,9

1

6,2

 

- Nhóm tái nghiện có số lần cai nghiện rượu từ 4 lần trở lên cao hơn đáng kể so với nhóm chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

Bảng 4.  Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý, cảm giác thèm nhớ và tái nghiện rượu

Biến số

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

     
 

n

%

n

%

   

SCTL

10

37

1

6,3

< 0,05

 

Không

17

63

15

93,7

 

Cảm giác thèm nhớ

20

74,1

6

37,5

< 0,05

 

Không

7

25,9

10

62,5

 

- Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý ở nhóm tái nghiện cao hơn rõ rệt so với nhóm chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Tỷ lệ xuất hiện cảm giác thèm nhớ ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối tượng chưa tái nghiện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 5.  Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần phối hợp và tái nghiện rượu

Rối loạn tâm thần

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

     
 

n

%

n

%

   

Rối loạn trầm cảm

Không

16

59,3

15

93,8

< 0,05

 

Nhẹ

5

18,5

1

6,2

 
 

Vừa

6

22,2

0

0

 
 

Nặng

0

0

0

0

 

 - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về rối loạn trầm cảm giữa nhóm tái nghiện và nhóm chưa tái nghiện rượu, với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa gặp nhiều hơn rõ rệt ở nhóm đối tượng đã tái nghiện so với nhóm chưa tái nghiện.

Bảng 6 .  Mối liên quan giữa điều trị dự phòng chống tái nghiện và tái nghiện rượu

Biến số

Tái nghiện

Chưa tái nghiện

p

   
 

n

%

n

%

 

Có điều trị

13

48,2

2

12,5

< 0,05

Không điều trị

14

51,8

14

87,5

 

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc điều trị chống tái nghiện rượu giữa hai nhóm đối tượng, p < 0,05. Tỷ lệ có điều trị ở nhóm tái nghiện cao hơn nhóm chưa tái nghiện.


IV. Bàn luận


1. Thực trạng tái nghiện rượu

- Khi đánh giá tình hình tái nghiện rượu ở 43 đối tượng nghiên cứu trong thời gian 12 tháng sau khi điều trị tại VSKTT gần thời điểm nghiên cứu nhất, có 62,8% đối tượng tái nghiện rượu. Kết quả này tương tự một số nghiên cứu trên thế giới như Miller và cộng sự (2001), Bradizza và cộng sự (2006), Walitzer và Dearing (2006) [3], [10]. Như vậy, tỷ lệ tái nghiện rượu nhìn chung vẫn ở mức tương đối cao, điều này chứng tỏ vấn đề duy trì, kéo dài khoảng thời gian không sử dụng rượu sau khi đã cai nghiện vẫn là mục tiêu hết sức khó khăn trong kế hoạch điều trị chống tái nghiện rượu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tỷ lệ tái nghiện rượu cao nhất trong khoảng dưới 3 tháng đầu sau khi cai nghiện rượu, chiếm khoảng 41,9%, sau đó giảm dần theo thời gian. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Domingos Neto và cộng sự (2008) [6]. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp điều trị dự phòng tái nghiện tích cực cho các đối tượng nghiện rượu ngay sau khi cai nghiện.

- Số lần cai nghiện rượu ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu: 51,9% đối tượng đã cai nghiện rượu từ 4 lần trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, nhiều đối tượng nghiện rượu đã cai nghiện và sau đó lại tái sử dụng rượu nhiều lần, chứng tỏ rượu là một chất gây nghiện rất khó từ bỏ, dễ gây tái nghiện trở lại.

Lượng rượu uống trung bình trong ngày của các đối tượng nghiên cứu tái nghiện rượu, tính theo đơn vị rượu chuẩn là 15,01±13,54. Đây là một vấn đề đáng báo động đối với việc nghiện rượu và tái nghiện rượu ở nước ta hiện nay do mức độ tiêu thụ rượu của các đối tượng là rất cao, vượt quá nhiều so với mức sử dụng rượu an toàn đối với sức khỏe, do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là không quá 3 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nam và không quá 2 đơn vị rượu chuẩn/ngày đối với nữ.

- Loại rượu bia các đối tượng tái nghiện thường sử dụng không thay đổi trước và sau khi tái nghiện, phổ biến nhất vẫn là rượu trắng 30-400. Kết quả này không khác biệt so với nhiều nghiên cứu khác ở trong nước như nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng (2009) [1]. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, rượu trắng bao gồm rượu do tư nhân tự nấu và do nhà máy sản xuất, trong đó chủ yếu là loại rượu tự nấu với giá thành rẻ, sẵn có ở mọi nơi, mọi lúc, nên người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, rượu trắng tự cất thường không đảm bảo các yêu cầu an toàn thực phẩm, có hàm lượng aldehyde cao, hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm cá nhân của người chủ sản xuất. Hơn nữa, việc thiếu kiến thức và ý thức chấp hành luật pháp, vì lợi nhuận mà sản xuất rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dân và sức khoẻ cộng đồng.

- Chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều lý do mà những người tái nghiện rượu đưa ra để giải thích cho việc tái sử dụng rượu thường xuyên của mình, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là do thèm nhớ (61,9%). Cũng vì lý do này mà trên thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị duy trì, chống tái nghiện rượu bằng cách tác động làm mất cảm giác thèm nhớ, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

- Chất gây nghiện duy nhất được sử dụng kết hợp ở những người hiện đã tái nghiện rượu trong nghiên cứu của chúng tôi là thuốc lá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, nó phản ánh tính chất đa nghiện ở những đối tượng nghiện rượu.


2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái nghiện rượu

- Những đối tượng tái nghiện có số lần cai nghiện rượu càng nhiều thì khả năng tái nghiện càng cao. Thực tế nhiều đối tượng nghiện rượu ngoài những lần nhập viện điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng rượu đồng thời cai nghiện rượu, họ cũng có nhiều lần tự cai nghiện tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn sẽ quay trở lại sử dụng rượu trong thời gian ngắn, chứng tỏ họ chưa tiếp cận được với những phương pháp điều trị chống tái nghiện hiệu quả.

- Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý ở nhóm tái nghiện cao hơn nhóm chưa tái nghiện. Điều này chứng tỏ các sang chấn tâm lý có ảnh hưởng đến việc tái nghiện rượu. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Brown, S. A và cộng sự (1995) [4]. Phần lớn những người nghiện rượu sau khi cai nghiện, trở về với gia đình và cộng đồng gặp rất nhiều áp lực tâm lý xã hội. Những lúc đó một số người vẫn xem rượu như cách để giải quyết hay đối phó với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và dễ dàng sử dụng trở lại.

- Tỷ lệ xuất hiện cảm giác thèm nhớ ở nhóm đối tượng tái nghiện rượu cao hơn rõ rệt so với nhóm đối tượng chưa tái nghiện. Việc thèm nhớ rượu mạnh mẽ được nhiều tác giả nghiên cứu xem như một trong những yếu tố tiên lượng tái nghiện rượu [2], [8].

- Tỷ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ và vừa gặp nhiều hơn rõ rệt ở nhóm đối tượng đã tái nghiện so với nhóm chưa tái nghiện, khi đánh giá các đối tượng ở thời điểm nghiên cứu, dựa trên thang điểm đánh giá trầm cảm của Beck. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Conor K. Farren và Sharon Mc Elroy (2010), Gamble và cộng sự (2010), Hasin và cộng sự (2002) [5], [7], [9]. Chính vì vậy, việc phát hiện, điều trị sớm và đồng thời trầm cảm ở những bệnh nhân nghiện rượu sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tái nghiện.

- Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp điều trị chống tái nghiện mà một số đối tượng nghiện rượu  áp dụng chỉ là liệu pháp hoá dược không hệ thống .Tỷ lệ có điều trị ở nhóm tái nghiện lại cao hơn nhóm chưa tái nghiện, chứng tỏ hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao. Điều này có thể được giải thích là do nhiều bệnh nhân sau khi ra viện chỉ theo đuổi điều trị chống tái nghiện trong một thời gian ngắn hoặc điều trị không thường xuyên, phần lớn không nhớ rõ tên thuốc, không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc nhận được phương pháp điều trị chưa phù hợp, trong khi những bệnh nhân chưa tái nghiện có thể do tác động của những yếu tố bảo vệ khác.


V. Kết luận


- 62,8% đối tượng tham gia nghiên cứu đã tái nghiện rượu trong thời gian 12 tháng sau khi điều trị tại VSKTT, tỷ lệ tái nghiện cao nhất trong 3 tháng đầu sau khi điều trị (42,9 %).

- Trong nhóm đối tượng tái nghiện rượu, phần lớn có số lần cai nghiện từ 4 lần trở lên (51,9%); lượng rượu uống trung bình trong ngày, tính theo đơn vị rượu chuẩn: 15,01±13,54; rượu trắng 30-400 là loại rượu sử dụng phổ biến nhất.

- Lý do tái nghiện rượu chủ yếu là thèm nhớ (61,9%).

- Thuốc lá là chất gây nghiện sử dụng kết hợp với rượu duy nhất ở những đối tượng nghiên cứu, trong đó 74,1% đối tượng tái nghiện rượu hút thuốc lá thường xuyên.

- Số lần cai nghiện rượu càng nhiều, các sang chấn tâm lý, cảm giác thèm nhớ rượu và sự xuất hiện đồng thời rối loạn trầm cảm làm tăng tỷ lệ tái nghiện rượu.

- Có mối liên quan giữa vấn đề điều trị chống tái nghiện rượu và việc tái nghiện. Tuy nhiên điều trị chống tái nghiện rượu chưa được hướng dẫn và chưa có hệ thống , hiệu quả điều trị chống tái nghiện chưa cao.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.  Hoàng Thị Phượng (2009), Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội, tr. 29, 31, 59-81.

2. Bottlender Miriam and Soyka Michael (2004), "Impact of craving on alcohol relapse during and 12 months following, outpatient treatment", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 39(4), pp. 357-361.

3. Bradizza C. M.; Stasiewicz P. R. and Paas N. D. (2006), "Relapse to alcohol and drug use among individuals diagnosed with co-occurring mental health and substance use disorders: a review", American Clinical Psychology Review, 26, pp. 162-178.

4. Conor K. F. and Sharon Mc. (2010), " Predictive factors for relapse after an integrated inpatient treatment programme for unipolar depressed and bipolar alcoholics", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 45(6), pp. 527-533.

5. Domingos Neto; Rita Lambaz et al (2008), "Effectiveness of sequential combined treatment in comparison with treatment as usual in preventing relapse in alcohol dependence", Alcohol and Alcoholism, Oxford University Press, 43(6), pp. 661-668.

6. Gamble S. A.; Conner K. R. et al (2010), "Effects of pretreatment and posttreatment depressive symptoms on alcohol consumption following treatment in project Match", Am J Study Alcohol Drugs, 71, pp. 71-77.

7. Gordon S.M.; Sterling R. et al (2006), "Inpatient desire to drink as a predictor to alcohol use following treatment", Am J Addict, 15, pp. 242-245.

8. Hasin D. S.; Liu X et al (2002), "Effect of major depression on remission and relapse of substance dependence", Arch Gen Psychiatry, 59, pp. 375-380.

9.  Kimberly S. Walitzer; Ronda L. Dearing (2006), "Gender differences in alcohol and substance use relapse", Clinical psychology review 26, pp. 128-148. Research Institute on Addictions/University at Buffalo, 1021 Main St., Buffalo, NY 14203, United States.