Thông tin Báo chí về Trung Tâm Cai Nghiện Thanh Đa

  1. VNExpress - 'Bố già' của hàng nghìn cuộc đời lầm lỡ

  2. VTV9 - Qui trình điều trị, giáo dục ...

  3. CAI NGHIỆN MA TÚY - CÔNG VIỆC NHÂN ĐẠO NHỌC NHẰN

  4. VTV6 - Điểm nóng - Thảm họa từ cái chết trắng

  5. Ghi nhận ở Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða

  6. ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA

  7. Công ty điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa - Tự hào 15 năm góp sức cùng cộng đồng

  8. FBNC - Cai nghiện ma túy

  9. FBNC - Cai nghiện ma túy

 10. Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

 11. Bài 2 - Tổng quan về Trung Tâm Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa

 12. Bài 3 - Quy trình cai nghiện tại Trung Tâm Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa

 13. HTV9 - Giành lại những con người

 14. HTV9 - CUỘC SỐNG QUANH TA

 15. Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

 16. Bài 2 - Tổng quan về Trung Tâm Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa

 17.

 18. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 19. Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Công ty TNHH Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa Người cha của những đứa con lầm lạc

 20. Mở rộng điều trị cai nghiện bằng methadone: Thiếu đủ thứ

 21. Tổng quan Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa

 22. Tổng quan Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa

 23. Mở rộng điều trị cai nghiện bằng methadone: Thiếu đủ thứ

 24. Ex-spy sees continuity in helping people

 25. Nghe chiến sĩ tình báo kể chuyện dùng “vũ khí” tình thương

 26. Nhóm lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASIA đánh giá cao mô hình cai nghiện ma túy của Trung tâm Thanh Đa

 27. VIDEO: NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN CUỘC CHIẾN MỚI - BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY

 28. HÃY TRÁNH XA 10 LOẠI MA TÚY ĐANG ĐƯỢC LẠM DỤNG NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI

 29. BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY: NHÀ TÌNH BÁO VÀ CÁI NGHIỆP CHỐNG MA TÚY

 30. ‘Bố Khánh Duy’ - Người cha của những đứa con lầm lạc

 31. NGƯỜI TRÍ THỨC CHIẾN ĐẤU TRÊN MỌI MẶT TRẬN

 32. THÔNG TIN BÁO CHÍ VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 33. VTV9 - Thời sự và bình luận: Cai nghiện ma túy

 34. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

 35. QPVN – Một trái tim rộng mở với đời

 36. HTV9 – Điều kỳ diệu của sự yêu thương

 37. HTV9 – Cuộc sống quanh ta

 38. HTV9 – Giành lại những con người

 39. FBNC – Cai nghiện ma túy

 40. HTV9 - 3860 NGÀY GIÀNH LẠI TỪNG SỐ PHẬN CON NGƯỜI

 41. VTV9 - Thanh Đa - Nơi cứu vớt những mảnh đời lầm lạc

 42. O2TV – Những người trẻ lạ lùng

 43. VTV6 – Điểm nóng – Thảm họa từ cái chết trắng

 44. HTV7 – Trò chuyện cuối tuần

 45. ANTV – Người điệp báo A10 năm xưa – Một đời xung kích

 46. VTV1 – Người cựu chiến binh tại Trung tâm cai nghiện ma túy

 47. VTC1 – Đảng với đổi mới phát triển Doanh nghiệp

 48. VTV1 – Người đương thời Nguyễn Hữu Khánh Duy

 49. VTV1 – Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 50. Phim tài liệu về Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa

VNExpress – ‘Bố già’ của hàng nghìn cuộc đời lầm lỡ

TP HCM - Sáng tháng 9, bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy nheo mắt theo dõi từng chút động tĩnh của các phòng điều trị qua màn hình camera giám sát. Bỗng cửa bật mạnh kèm theo một giọng nói gấp gáp: "Bác Duy ơi, có ca cấp cứu". Người đàn ông 76 tuổi giật mình, sải bước tiến về phòng bệnh. Đó là một cô gái trẻ, đang điều trị tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa (quận Bình Thạnh).   30 phút sau, ông trở ra giải thích: "Con bé tăng huyết áp, có tiền sử bệnh tim. Giờ đã ổn rồi". Ông kể, những ca bệnh như này xảy ra hàng ngày tại trung tâm. "Nhiều thanh niên giả bệnh để trốn trại nhưng không thể qua mắt được tôi", bác sĩ Khánh Duy, giám đốc trung tâm vừa nói vừa cởi chiếc áo blouse trắng, đặt ống nghe xuống bàn.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy theo dõi những buồng bệnh nơi các học viên cai nghiện đang ngủ trưa
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy theo dõi những buồng bệnh nơi các học viên cai nghiện đang ngủ trưa hôm 15/9. Ảnh: Minh Tâm.

23 năm nay, ông đã chữa trị cho hàng nghìn thanh niên sa ngã vào con đường nghiện ngập và được họ gọi bằng những cái tên thân thương như "bố già", "ông ngoại" hay chỉ đơn giản là "bố". Cơ duyên đưa ông đến với nghề này xuất phát từ chính nỗi ám ảnh trong quá khứ khi còn là một chiến sĩ điệp báo A10 trong thời kỳ chống Mỹ.

 

Bác sĩ Duy quê ở Nghệ An nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Năm 1973, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn và tham gia Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định với bí danh Năm Quang. Dù đang là Cụm phó cụm điệp báo A10, ông được cấp trên giao nhiệm vụ đăng lính của chính quyền Sài Gòn để giữ nhân thân hợp pháp, tiếp tục hoạt động theo yêu cầu của Ban An ninh T4. Ông trở thành bác sỹ trưởng quân y của Lữ đoàn 258 lính thủy đánh bộ của quân đội Sài Gòn.

 

Đời người chiến sỹ tình báo đơn tuyến, hoạt động trong lòng địch, bác sĩ Duy thường chứng kiến những người lính sử dụng ma túy như "thần dược" để quên đi sự cô đơn, nỗi sợ hãi nơi chiến trường. "Khi đó, người lính trở nên hung tợn và tàn ác. Chứng kiến cảnh dân thường vô tội chết trước họng súng của địch đang phê thuốc khiến tôi căm thù ma túy", ông kể.

 

Sau năm 1975, ông Năm Quang trở lại với tên thật Khánh Duy, công tác tại nhiều vị trí từ Phòng chống phản gián, Phòng chính trị nội bộ, bác sĩ trưởng trại giam Chí Hòa rồi đến Hội thẩm nhân dân. Tưởng rằng khi đã hòa bình, bom đạn lùi xa, chết chóc sẽ không còn, nhưng 9 năm làm việc ở khám Chí Hòa ông đã phải điều trị cho hàng trăm người nghiện ma túy. Khi đảm nhận chức vụ hội thẩm dự nhiều vụ án liên quan đến ma túy, ông mới hiểu ma túy đang trở thành "kẻ địch mới" tàn phá thế hệ trẻ.

 

"Tôi có cơ hội tiếp cận với người nghiện, hiểu được nhiều hoàn cảnh, lý do sa ngã của họ và tự nhủ với lòng, mình cần phải giúp những phận đời trẻ thoát khỏi cái chết trắng", bác sĩ Duy nhớ lại. Cuối năm 1999 khi mới 52 tuổi, ông xin về hưu, kêu gọi đồng đội chung tay xây dựng nên Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa.

 

Ông đưa tay nhấp nhấp chuột di chuyển trên màn hình camera quan sát từng phòng rồi bật bộ đàm gọi bảo vệ: "Còn một vài đứa ngồi bên ngoài, chú nhắc mấy con vào phòng nghỉ trưa".

 

Những học viên vào đây ngoài trị liệu cắt cơn, giải độc, vẫn phải thực hiện nếp sống kỷ luật giống trong doanh trại quân đội như thức dậy, tập thể dục đúng giờ, dọn dẹp nơi sinh hoạt sạch sẽ, học tập và lao động đúng quy định... Tất cả những điều này chủ yếu giúp người nghiện tái lập những thói quen lành mạnh.

 

Nhưng để xây dựng được một thói quen tốt cho các con như hôm nay, ông đã gặp khó khăn trong khoảng 5 năm đầu, vì chưa có kinh nghiệm chuyên môn. Ông kể, khi ấy trung tâm chỉ mới tiếp nhận khoảng 15-20 học viên nhưng quản không nổi. "Các con lên cơn rồi chửi bới, đánh nhau. Từng cán bộ phải chạy ra ôm học viên can ngăn. Anh bạn đồng hành với tôi hoảng quá xin nghỉ luôn", ông nhớ lại.

 

Lúc bấy giờ tài liệu về ma túy rất hiếm, bác sĩ Duy phải đi tìm kiếm khắp nơi, chỗ nào có hội nghị thì tới tham gia xin tài liệu, gặp người nước ngoài để học hỏi.

 

Ông dành hầu hết thời gian để tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến ma túy và cai nghiện, đặc biệt là các liệu pháp về tâm lý. Nhờ kiến thức từ trường đại học y khoa và nghiên cứu sau này nên ông đọc, hiểu và nhớ tài liệu về cai nghiện ma túy rất nhanh.

 

Sau đó, ông tổng hợp lại thành một tập tài liệu bài bản rồi chia sẻ cho các đồng nghiệp khác. Hướng đi của ông dần cho kết quả như mong đợi. Đến nay, trung tâm đã cai nghiện và điều trị cho hơn 20.000 học viên nhưng các bác sĩ hiếm khi phải giải quyết xung đột. Việc điều trị cho người nghiện ma túy cũng cho những kết quả khả quan.

Những lúc không nghiên cứu tài liệu, bác sĩ Duy lại tìm các học viên để tâm sự, động viên
Những lúc không nghiên cứu tài liệu, bác sĩ Duy lại tìm các học viên để tâm sự, động viên. Ảnh Minh Tâm.

23 năm gần gũi với các con, giúp người bác sĩ hiểu được nhiều cảnh đời hơn. Ông nhớ, có những người cha già khóc ròng khi đến gặp ông. Họ giao đứa con nghiện cho ông, như giao cả một sứ mệnh để thay đổi. Có những bậc cha mẹ tuyệt vọng vì con đi cai nghiện quá nhiều lần mà vẫn tái nghiện. Có những đứa con đã từng gí dao vào cổ mẹ để lột những đồng tiền cuối cùng đem nướng vào ma túy.

 

"Những cảnh đời não nùng và thương tâm đến tận cùng. Và chính những điều ấy đã buộc tôi không được dừng lại", ông tâm sự.

 

Một ngày đầu năm 2021, có một học viên tên Trinh vào trung tâm khi vừa tròn tuổi 18. Mồ côi cả mẹ lẫn cha, sống cùng anh trai nhưng cô bé bị nghiện bóng cười. "Thời gian đầu con bé không chịu hợp tác, luôn nói là mình bình thường nhưng lên cơn là đập phá đồ đạc. Biết con bé không ba mẹ, tui luôn gần con tâm sự", bác sĩ Duy nhớ lại.

 

Sau hơn một năm điều trị, Trinh hồi phục và được cho về. Trước khi rời đi, cô nhiều lần xin được ở lại trung tâm để hỗ trợ "bố" cùng các thầy cô nhưng bị khước từ.

 

"Không riêng Trinh, nhiều em muốn vào trung tâm thăm bạn cũ, xin làm việc, song tôi bảo con hãy quên quá khứ ở nơi này đi. Ký ức hồi tưởng đối với người nghiện ma túy rất nguy hiểm, tôi không muốn các con lại ngựa quen đường cũ", ông nói.

 

Anh Lê Hoàng Sơn, 39 tuổi, ở quận Tân Phú đã vào trung tâm gần chục lần vì tái nghiện. Anh kể, mỗi lần cai khoảng bốn tháng trở lên, hồi phục và được về. Nhưng khi hòa nhập cộng đồng anh không cưỡng lại cám dỗ và tái nghiện. Nơi đây dần trở thành nhà của anh. Anh gọi bác sĩ Duy là "ông ngoại".

 

"Ông ngoại khó tính lắm nhưng rất tình cảm. Từ đại ca lớn nhất ở đây ai cũng thương hết. Mỗi lần đánh nhau, ông ngoại lớn tuổi vậy mà cũng ráng la lên rồi xông vào can ngăn mọi người. Mình rất nể", anh Sơn tâm sự.

 

Đến nay, ngôi nhà chung của những đứa con lầm lỡ được nâng cấp như một khu nghỉ dưỡng sinh thái với cây xanh, hồ bơi. Đặc biệt, trong phác đồ cai nghiện còn có mục vui chơi, giải trí như phòng karaoke, máy chơi games, bóng bàn, phòng chiếu phim... Theo bác sĩ Duy, giải trí là cách giúp người nghiện giải toả những cơn stress kéo dài, là cách phục hồi đời sống tinh thần vốn bị những cơn mê của ma tuý đánh mất.

 

76 tuổi, bác sĩ Duy hàng ngày vẫn dành hết thời gian cho trung tâm. Ông thường về nhà sau khi những "đứa con" của mình đã vào phòng đi ngủ và trở lại trung tâm khi chúng chưa thức giấc. Đêm đến, hệ thống camera tại nhà ông vẫn luôn sáng đèn. "Mình phải theo dõi từng hành động của tụi nhỏ, lỡ có chuyện gì xảy ra tui vẫn xử lý kịp", ông nói.

 

Ông tâm sự, mình cùng lắm chỉ gắn bó với tụi nhỏ thêm 4 năm nữa. Ông đã dành 10 năm chuyển giao từ từ cho thế hệ mới nối nghiệp, song ông vẫn chưa hết băn khoăn với nghề.

 

Với ông, nghề này đã trở thành cái nghiệp. Để cai nghiện thành công đòi hỏi nhiều chi phí, nhưng đa phần người nghiện đều có hoàn cảnh khó khăn. Làm sao có thể giúp hết được các con thoát khỏi "vũng lầy" này, đó là điều ông luôn trăn trở.

 

"Tui mong sẽ có nhà hảo tâm đứng ra hỗ trợ, cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Tôi sẽ dừng làm việc khi cảm thấy sức khỏe không cho phép bởi niềm vui của tôi là khi cảm thấy mình sống có ích và vẫn được làm việc mỗi ngày", vị bác sĩ già nói.

 

Minh Tâm

Nguồn: https://vnexpress.net/bo-gia-cua-hang-nghin-cuoc-doi-lam-lo-4513368.html

VTV9 – Qui trình điều trị, giáo dục …

 VIDEO VTV 9 - QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ, GIÁO DỤC 

NHẰM ĐIỀU CHỈNH, PHỤC HỒI NHẬN THỨC,

HÀNH VI, NHÂN CÁCH - NÂNG CAO SỨC KHỎE -

CHỐNG TÁI NGHIỆN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

TẠI TRUNG TÂM CAI NGHIỆN THANH ĐA 

CAI NGHIỆN MA TÚY – CÔNG VIỆC NHÂN ĐẠO NHỌC NHẰN

CAI NGHIỆN MA TÚY - CÔNG VIỆC

NHÂN ĐẠO NHỌC NHẰN

TRẦN VIỆT TRUNG

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp

cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS


      Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý đã và đang gây ra những nguy hại và hiểm họa không chỉ đối với một số quốc gia mà đó mang tính toàn cầu. Phòng, chống ma tuý đó trở thành trách nhiệm và công việc của Cộng đồng Quốc tế và của từng quốc gia vì lợi ích chung của cả nhân loại cũng như của mỗi dân tộc. Trong cuộc đấu tranh với loại tệ nạn nguy hiểm này, giảm cung và giảm cầu là hai trận tuyến hết sức quan trọng, cùng quyết liệt, phức tạp và cam go mà mỗi thành công, kết quả ở đây dù là nhỏ bé cũng phải mất rất nhiều công sức, mồ hôi, thậm chí cả máu đổ của những người làm trực tiếp trong lĩnh vực công tác này. Trong đó, cai nghiện cho những người nghiện ma tuý là công việc mang tính nhân đạo, nhân văn nhưng cũng hết sức nhọc nhằn.


I.  SỰ NGỘ NHẬN NGUY HIỂM

 

      Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, sự gia tăng chúng mặt tệ nghiện ma tuý ở nước ta đã trở thành niềm lo lắng của nhiều gia đình, phường, xã và hơn nữa còn là nỗi nhức nhối hàng ngày của toàn dân, toàn xã hội. Ma tuý như cơn dịch hạch đã lây lan, phát triển rất nhanh.
Người nghiện ma tuý ở nước ta có nhiều lứa tuổi khác nhau, với các thành phần, trình độ và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người trong số đó đi đến với con đường nghiện khác nhau nhưng phần lớn đều có chung một số phận: gia đình lục đục hoặc ly tán, hạnh phúc bị phá vỡ, kinh tế khuynh gia bại sảnbản thân người nghiện lâm vào bệnh tật, trong đó nhiều người đã mắc phải căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Trong tổng số khoảng 171.000 người nghiện hiện nay có hồ sơ quản lý của cả nước, lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm từ 70 - 80%. Tỷ lệ cao trên đây do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh sự tò mò, tính hiếu thắng, thích khám phá và ưa tìm cảm giác mạnh cùng với sự đua đòi ăn chơi thái quá của lứa tuổi, một yếu tố không kém phần quan trọng là nhận thức và hiểu biết về ma túy, về tác hại và bản chất quá trình nghiện ma túy của nhiều người còn hạn chế, lệch lạc. Không ít người nghiện do suy nghĩ giản đơn là thử cho biết và như vậy mới là ăn chơi “sành điệu”!? Một số khác lại lấy ma tuý làm “cứu cánh” để giúp họ xoa dịu hoặc quên lãng những đau đớn về tinh thần, tình cảm khi có va vấp, khủng hoảng, hụt hẫng hoặc gặp thất bại nào đó trong cuộc sống. Họ đâu biết như vậy là họ đã “gửi trứng cho ác” và càng không hiểu rằng với ma túy, làm quen sử dụng thì dễ nhưng từ bỏ nó thì cực kỳ khó khăn.

 

II. GIẢI PHÁP NÀO CHO NGƯỜI NGHIỆN?


      Luật pháp của các nước trên thế giới xử lý người nghiện ma túy theo nhiều cách khác nhau. Một số nước coi người nghiện là tội phạm và nếu bị bắt (khi đang sử dụng hoặc mang trên người ma túy) sẽ bị đưa ra toà xét xử tù giam hoặc đưa vào các trung tâm cai nghiện và cưỡng bức lao động. Một số nước khác khuyến khích người nghiện nhẹ cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm của nhà nước và cơ sở của tư nhân, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức tôn giáo; nếu phát hiện người nghiện nặng sẽ cưỡng chế cai tập trung từ 2 đến 3 năm và khi về cộng đồng bị giám sát, quản thúc 3 năm tiếp theo.
Với Việt Nam, chúng ta coi đa số người nghiện là lầm lỡ, sa ngã và họ là những nạn nhân đáng thương cần được xã hội cứu vớt khỏi con đường lầm lạc. Theo quan điểm của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 (được Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XII thông qua) có thể coi người nghiện ma tuý là người bệnh, đồng thời cũng là người có hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, trước hết cần động viên, khuyến khích người nghiện tự nguyện đi cai với các hình thức cai tự nguyện khác nhau. Khi họ đi cai tự nguyện, luật pháp không coi họ là đối tượng bị xử lý hành chính. Nếu họ không tự nguyện, cần áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính cai bắt buộc tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Chúng ta đang có hướng sẽ thay các quyết định bắt buộc đi cai của cơ quan chính quyền bằng phán quyết của Tòa án dân sự như một số nước trên thế giới đang áp dụng.

 

      Trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý có một chương riêng (Chương IV) về công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy với các hình thức và biện pháp đa dạng, phong phú.
Các chính sách và nguyên tắc áp dụng việc cai nghiện đối với người nghiện ma tuý được thể hiện rõ trong Luật: khuyến khích người nghiện ma tuý cai nghiện tự nguyện, đồng thời Nhà nước tổ chức các cơ sở cai nghiện bắt buộc và áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với những người không tự nguyện cai nghiện; Cai nghiện có thể tại gia đình, tại cộng đồng, tại các cơ sở tập trung của nhà nước hoặc của tư nhân; Hỗ trợ việc cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện; Đa dạng hóa và xã hội hóa các hình thức cai nghiện…
Cai nghiện phục hồi cho những người nghiện ma túy trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống tệ nạn ma túy không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà còn lâu dài trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ. Chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người nghiện là tuyên truyền, giáo dục và động viên, khuyến khích họ đi cai nghiện đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người nghiện được học tập, rèn luyện, tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, được hướng nghiệp dạy nghề, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để từng bước giúp họ thoát khỏi bàn tay ác độc của ma túy. Đó là chính sách nhân đạo, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta đối với người nghiện ma tuý. Người nghiện như đứng chênh vênh giữa khoảng tối và sáng, rất dễ từng bước đi chệch sâu từ con đường lương thiện sang tội lỗi. Họ đang rất cần những bàn tay nhân ái, rộng lượng của cả cộng đồng và xã hội giúp đỡ. Đương nhiên luật pháp cũng sẽ xử lý nghiêm khắc với những kẻ cố tình tái phạm, không chịu học tập, rèn luyện để tiến bộ.


III.    MỘT QUÁ TRÌNH ĐỒNG BỘ VÀ TỔNG HỢP:

 

      Nghiện ma túy là một loại “bệnh” đặc biệt bởi vì người nghiện đồng thời bị lệ thuộc cả về sinh lý, tâm lý và cơ thể vào ma túy. Mặt khác cũng vì ma túy và do ma túy mà người nghiện có những sai lệch về nhận thức, hành vi và nhân cách.
Theo quan điểm khoa học, người nghiện ma tuý cần được xem xét dưới 3 góc độ: là người bệnh (bị một loại bệnh tác động cả về sinh lý và tâm lý do sử dụng ma tuý), người có hành vi vi phạm pháp luật (do sử dụng trái phép chất ma tuý) đồng thời là người sa ngã vào tệ nạn xã hội (bị lệch lạc về nhân cách, hành vi).
Cai nghiện, phục hồi là đồng thời chữa trị cả 2 loại bệnh: xử lý sự ngộ độc mãn tính bằng các biện pháp y tế giải quyết những vấn đề về tâm lý, nhận thức, hành vi, nhân cách bằng các biện pháp giáo dục, tư vấn, tâm lý trị liệu và rèn luyện phục hồi sức khoẻ, năng lực lao động, sửa đổi hành vi và nhân cách. Tách rời các giải pháp đồng bộ nói trên hoặc chỉ nhấn mạnh, coi trọng một phía, hiệu quả công tác cai nghiện không cao, thậm chí thất bại. Vì thế, cai nghiện ma tuý phải là một quy trình áp dụng tổng hợp các phương pháp, biện pháp đảm bảo xử lý đồng bộ cả 3 khía cạnh về y tế, pháp luật và xã hội nhằm phục hồi và trợ giúp cho người nghiện từ bỏ được ma tuý, rời bỏ con đường lầm lỗi trở lại thành người bình thường. Đó cũng là cơ sở để xác định quy trình, nội dung các hoạt động và thời gian cai nghiện ma tuý trong mỗi hình thức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện.
Cai nghiệngiải quyết các vấn đề sau cai nghiệnmột quy trình đồng bộ, chặt chẽliên tục với các hoạt động đa dạng, tổng hợp được tiến hành tại trung tâm như cắt cơn giải độc, phục hồi sức khoẻ; giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách; tư vấn, tâm lý trị liệu; dạy nghề hướng nghiệp; tổ chức lao động sản xuất; sinh hoạt văn hóa, thể thao... Trong đó, giữ vai trò ý nghĩa quyết định kết quả công tác cai nghiện là khâu quản lý, giám sát, giúp đỡ người nghiện sau cai lâu dài tại cộng đồng. Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn phức tạp vì người nghiện vừa đi cai tập trung với thời gian 1-2 năm vẫn còn nhiều khả năng tái nghiện. Nếu người đã cai không tiếp tục rèn luyện, quyết tâm và thiếu sự hỗ trợ, quản lý, giám sát của gia đình, cộng đồng thì thành quả công tác cai nghiện khó bền vững.
Mặt khác, người nghiện đã cai tái hoà nhập cộng đồng nhưng bị bỏ rơi, buông lỏng hoặc bị hắt hủi thì rất dễ bị lôi kéo trở lại với ma túy và điều nguy hại hơn là khi tái nghiện, mức độ nghiện của họ thường nặng hơn. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 đã bổ sung một bước trong quy trình cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý là quy định thêm hoạt động quản lý sau cai nghiện đối với những người bị cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm cai nghiện mà có nguy cơ tái nghiện cao sau khi hoàn thành thời gian cai quy định với 2 hình thức: quản lý tại nơi cư trú và quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện.
Đây là công đoạn mới của quy trình cai nghiện nhưng có ý nghĩa và tầm quan trọng, thậm chí là quyết định sự thành công hoặc thất bại của công tác này trong thực tế.

 

IV. NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG:

 

      Thực tế đã chỉ rõ, nơi nào các cấp uỷ Đảng, Chính quyền nhận thức đúng tình hình, thấy rõ trách nhiệm trước dân, thực sự vào cuộc, có những nghị quyết, chương trình mục tiêu và các giải pháp cụ thể, động viên toàn dân tham gia tích cực phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hoạt động của các cơ quan chức năng, các đoàn thể, cộng đồng dân cư thì nơi đó triển khai công tác cai nghiện vững chắcđạt kết quả rõ rệt.
Mặt khác, công tác cai nghiện phục hồi chỉ mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đầy đủ, nghiêm ngặt qui trình cai nghiện, phục hồi đi đôi với lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, địa bàn. Đồng thời tăng cường và mở rộng công tác xã hội hoá và đa dạng hoá lĩnh vực công tác này, huy động cao độ nguồn lực từ xã hội nói chung, mỗi gia đình nói riêng và rộng hơn là sức mạnh tổng hợp từ hệ thống chính trị của xã hội ta.

 

     Song song với công tác giảm cầu phải kết hợp đồng bộ, chặt chẽ với các hoạt động giảm cung làm trong sạch môi trường; truy quét, triệt phá mạnh các ổ nhóm, tổ chức buôn bán ma túy, đặc biệt là mạng lưới bán lẻ ma túy ở những địa bàn trọng điểm phức tạp; tích cực xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, trong đó trọng tâm là tệ nạn ma túy. Đồng thời quan tâm giúp đỡ, tìm kiếm việc làm ổn định cho người nghiện sau cai khi tái hoà nhập cộng đồng, xoá bỏ sự phân biệt đối xử với người đã cai nghiện để họ vui vẻ, quyết tâm làm lại cuộc đời, đoạn tuyệt với ma túy.

 

      Cai nghiện ma túy là công việc nhân đạo, nhân văn nhưng hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi lòng từ tâm, nhân ái và tính kiên trì, bền bỉ của những người làm công tác phòng, chống ma túy nói chung, trực tiếp làm công tác cai nghiện phục hồi nói riêng. Trong lĩnh vực công tác này, mọi việc làm, đóng góp to nhỏ của mỗi người đều có ý nghĩa cao đẹp bởi vì như một phương châm của đạo Phật ở Phương Đông chúng ta vẫn khuyên nhủ mọi người là:"Cứu được một người, phúc đẳng hà sa"./.

 

Ghi nhận ở Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða

Ghi nhận ở Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða


Thành lập từ năm 2000, sau hơn 13 năm hoạt động, Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða (Hội Cựu chiến binh Việt Nam quận Bình Thạnh) đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 11 nghìn lượt người nghiện ma túy với tỷ lệ người không tái nghiện đạt hơn 80%.


Lớp học nghề may tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða.


Là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác cai nghiện ma túy, Bác sĩ, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc trung tâm  khẳng định: "Tại Trung tâm Thanh Ða, người nghiện hê-rô-in, nếu quyết tâm cai thì chắc chắn thành công". Một trong những nguyên nhân để Trung tâm Thanh Ða đạt hiệu quả cai nghiện cao là do  ngoài các biện pháp trị liệu thông thường, trung tâm còn thành lập Khoa chống tái nghiện dành cho những học viên đã hoàn thành quy trình cai nghiện tập trung, tự nguyện tham gia, đồng hành cùng chương trình chống tái nghiện.


Về bệnh lý, người nghiện ma túy là người mắc bệnh  mãn tính, không chỉ khó chữa mà còn rất dễ tái nghiện. Do lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống hằng ngày của người nghiện chỉ loanh quanh trong việc tìm kiếm, sử dụng ma túy. Cùng với giảm sút sức khỏe, thể chất, người nghiện ma túy còn suy sụp tinh thần, thiếu tự tin vào bản thân mình lẫn gia đình và xã hội. Họ không chỉ không vượt qua chính mình, hướng tới cuộc sống lành mạnh, có ích cho xã hội mà còn có những hành vi ứng xử không phù hợp chuẩn mực đạo đức. Không ít người nghiện khi lên cơn nghiện đã dễ dàng vi phạm pháp luật, thậm chí giết người cướp của chỉ bởi mục đích có tiền để thỏa mãn cơn thèm ma túy.


Tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða, việc chống tái nghiện cho học viên sau cai được chuẩn bị và triển khai cho từng học viên ngay khi họ mới bắt đầu quy trình cai nghiện, đặc biệt là trong giai đoạn giáo dục trị liệu. Ở giai đoạn này, học viên không chỉ được trang bị kiến thức pháp luật mà còn được giáo dục phục hồi nhân cách, lòng tự tin và quan trọng nhất là giáo dục tính tự giác, ý chí quyết tâm từ bỏ ma túy.
Thực tế công tác cai nghiện ma túy cho thấy, điều trị cắt cơn cho người nghiện không khó, phần khó khăn nhất là làm sao để người sau cai không tái nghiện. Theo các bác sĩ ở các trung tâm cai nghiện ma túy, tái nghiện ma túy không phải là hành động nhất thời, mà là một quá trình diễn biến tâm lý của người cai. Không ít học viên vào trung tâm là do bị bắt buộc. Trong giai đoạn giáo dục trị liệu, nếu công tác tư vấn tâm lý, giáo dục nhân cách chưa đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ do một tác động nhất thời, họ rất dễ tái nghiện khi có điều kiện.
Cách đây không lâu, tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm Nhị Xuân, khi được hỏi vì sao lại phải quay trở lại trung tâm để cai nghiện lần thứ hai, học viên Nguyễn Văn T. không giấu giếm cho biết, do giận gia đình lâu không lên thăm, nên T nảy sinh ý định sẽ hút ma túy lại khi được về nhà. Và ngay trong ngày đầu tiên được về, T cùng mấy người bạn cũ tìm mua hê-rô-in về hút ngay trước mặt cha mẹ "cho bỏ tức".
Tại Trung tâm Thanh Ða, Khoa chống tái nghiện được trang bị bài bản từ cơ sở vật chất đến  chuẩn bị nguồn nhân lực. Phòng ốc của khoa khá khang trang bao gồm phòng tư vấn tâm lý, phòng xét nghiệm; câu lạc bộ vui chơi giải trí rộng hơn 350 m2 đặt nhiều bàn bi-a, bóng bàn, có các phòng chiếu phim 3D, phòng hát ka-ra-ô-kê, các máy chơi games... để học viên của khoa khi đến uống thuốc chống tái nghiện (Natrexone) được sử dụng miễn phí. Cùng với thuốc hỗ trợ chống tái nghiện, đội ngũ cán bộ, nhân viên của khoa gồm bác sĩ điều trị; chuyên gia tâm lý, xã hội học có trình độ từ cử nhân đến tiến sĩ... thường xuyên theo dõi sức khỏe, chăm sóc sức khỏe y tế, tư vấn tâm lý, giúp đỡ giải quyết các khúc mắc về gia đình, đời sống xã hội... luôn đồng hành cùng học viên trong suốt quá trình trị liệu sau cai. Cũng trong quy trình cai nghiện, ngoài lao động tu bổ làm đẹp nơi ăn ở, sinh hoạt, học viên còn được học những nghề phù hợp. Trung tâm liên kết với trường trung học công nghiệp thành phố mở các lớp điện cơ, điện lạnh, cơ khí, vận hành máy công cụ (tiện, phay, bào); các lớp học may, mỹ nghệ, trang trí... cho học viên, tạo điều kiện để người cai nghiện có nghề, chuẩn bị tốt hơn khi hòa nhập cộng đồng. Cùng với đó, Trung tâm còn liên kết với các cơ sở sản xuất giới thiệu học viên đến làm việc sau cai...


Tại Khoa chống tái nghiện Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða, học viên Trần Khắc T, nhà ở quận Tân Bình không ngần ngại khoe đã hoàn toàn nói không với ma túy. Khẳng định thêm quyết tâm của mình, T cho biết, mỗi ngày có vài lần T đi qua những điểm trước đây mình thường mua và sử dụng hê-rô-in. Thế nhưng T tuyệt nhiên không hề có cảm giác thèm nhớ, hay muốn thử trở lại. Theo T cùng với hỗ trợ của thuốc chống tái nghiện, sự chuẩn bị, vững vàng tâm lý thì yếu tố  gia đình rất quan trọng. Ðược gia đình thường xuyên quan tâm chăm sóc, an ủi tình cảm, động viên tinh thần, có công việc ổn định, T đang hội đủ các  điều kiện để rèn giũa, làm lại cuộc đời.
Một học viên khác của Khoa chống tái nghiện là anh Huỳnh Trung Hiếu, nhà ở huyện Cờ Ðỏ, TP Cần Thơ. Hiếu vướng vào hê-rô-in từ khi còn học THPT. Nhiều lần đi cai không thành công. Ðược các bác sĩ, chuyên gia tâm lý Khoa chống tái nghiện Trung tâm Thanh Ða điều trị, hơn một năm nay, Hiếu hoàn toàn không sử dụng lại ma túy, cơ hội cai nghiện thành công ngày càng rõ ràng, tương lai tốt đẹp đang trở về với người từng tự đánh mất chính mình.


Mang đậm truyền thống anh Bộ đội Cụ Hồ, các cựu chiến binh Trung tâm Thanh Ða đang tiếp tục đóng góp sức lực, lòng nhiệt huyết giúp đỡ, đưa những người lầm lỡ trở về con đường sáng.


BÀI VÀ ẢNH: XUÂN HÙNG



ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA

Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa

ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA 

VÀ BẰNG KHEN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Ngày 5-1-2012, Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP. HCM) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước,  Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND thành phố Hồ Chí Minh cho tập thể cán bộ công nhân viên trung tâm do đã có thành tích xuất sắc trong công tác điều dưỡng và cai nghiện ma túy.

bac si nguyen huu khanh duy, cai nghien thanh da, dieu duong cai nghien ma tuy thanh da, huan chuong lao dong, bang khen thu tuong chinh phu


Đến dự lễ trao Huân chương có các ông: Trần Quốc Hương (Mười Hương), nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; ông Trần Lê Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính tổ chức công vụ phụ trách thi đua khen thưởng Văn phòng Chính phủ; ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở Lao động – Thương bình & Xã hội TP. Hồ Chí Minh; ông Võ Minh Thắng, Phó trưởng ban Thi đua Khen thưởng TP. Hồ Chí Minh.


Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa được thành lập từ năm 1999 và là đơn vị tư nhân duy nhất trong cả nước được Bộ Lao động – Thương bình & Xã hội cấp giấy phép cho thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy theo Nghị định 147 của Thủ tướng Chính phủ.


Sự thành công của Trung tâm Thanh Đa là biết kết hợp phương pháp Điều trị khoa học với các phương pháp Giáo dục – Tư vấn – Tâm lý và các Liệu pháp Xã hội.

Hiện nay, Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa đang áp dụng phương pháp Trị liệu Cộng đồng của tổ chức Daytop Quốc tế, kết hợp với chương trình giáo dục Giá trị sống (Living Value), Tư duy tích cực (Positive Thinking), Làm chủ bản thân (Self Management) … do các tổ chức UNICEF, UNESCO của Liên Hợp Quốc hỗ trợ.

Trung tâm Thanh Đa được đánh giá là đơn vị có dàn cán bộ giáo dục mạnh bao gồm: 2 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ tâm lý, 10 Cử nhân tâm lý và 3 Cử nhân Xã hội học. Trung tâm đã trang bị đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của công tác cai nghiện từ y tế, giáo dục, dạy nghề, quản lý học viên đến hoạt động vui chơi, giải trí, ăn ngủ, nghỉ ngơi của học viên.

Từ năm 2008, Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa đã triển khai thành công việc điều trị chống tái nghiện ma túy bằng thuốc Naltrexone kết hợp với Tư vấn tâm lý, Liệu pháp giáo dục, Liệu pháp xã hội … giúp người nghiện không còn thèm nhớ ma túy.

Thứ năm, ngày 23.08.2012

Công ty điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa – Tự hào 15 năm góp sức cùng cộng đồng

BÁO CỰU CHIẾN BINH

CÔNG TY ĐIỀU DƯỠNG & CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA TỰ HÀO 15 NĂM GÓP SỨC CÙNG CỘNG ĐỒNG


Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Cty Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa đã báo cáo thành tích hoạt động của công ty vì mục tiêu “phải giành giật để cứu từng con người” (lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt). 10 năm qua, công ty đã điều trị cho hơn 7.600 lượt học viên, đưa họ trở về tái hòa nhập đời sống cộng đồng. Đây là cái lãi lớn nhất và là một cái lãi vô giá” như nhận xét của bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.


Thượng tá Đinh Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội CCB Cty Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa đã ôn lại lịch sử hào hung của QĐNDVN 65 năm qua và quá trình thành lập, phát triển, tổ chức hoạt động của Hội CCB Việt Nam qua 20 năm. Các CCB chỉ có một nguyện vọng duy nhất là phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Với những thành tích đã đạt được trong 10 năm qua, Ban chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam đã tặng kỷ niệm chương cho 4 đồng chí: Tiến sĩ Y khoa Trương Mộc Lợi; Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy; Thượng tá Đinh Ngọc Sơn (Chủ tịch Hội CCB CTĐD&CNMTTĐ) và đồng chí Chu Đức Ngọc - Chi hội trưởng chi hội Y tế.


Năm 2009, CTĐD&CNMTTĐ và cá nhân bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy được: Bộ Công thương tặng Cúp vàng danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng” và “Doanh nhân vì cộng đồng”; Bộ Y tế tặng Cúp vàng danh hiệu “Vì sức khỏe người Việt” và “Trái tim vì sức khỏe người Việt”; Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng danh hiệu “Vì sự nghiệp phát triển Doanh nhân Việt Nam”; Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội,  Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phối hợp cùng các tổ chức, hiệp hội có uy tín cao trong nước trao tặng Cúp vàng “Thương hiệu - Nhãn hiệu” và “Doanh nhân Tâm Tài”. Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng danh hiệu “Doanh nhân CCB thành đạt” và danh hiệu “Doanh nhân CCB giàu lòng nhân ái”. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tặng Trung tâm bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy. Ngoài ra công ty còn được Tổng cục An ninh - Bộ Công an tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Bảo vệ an ninh tổ quốc do Cục Phản gián đề xuất. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Tp. Hồ Chí Minh đã tặng giấy khen cho công ty và bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy vì đã có thành tích xuất sắc 10 năm liền trong công tác điều dưỡng, phục hồi sức khỏe và cai nghiện ma túy.

THANH HƯƠNG

 

Cuộc chiến chống “cái chết trắng” của 1 cựu điệp báo viên

Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viênCuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

Bước qua tuổi 65, mái tóc trắng như cước, nụ cười hiền hậu, giọng nói trầm ấm, chẳng ai nghĩ ông già bình dị này lại đang điều hành một trung tâm cai nghiện tư nhân, mỗi năm điều trị cho cả 1.000 lượt người nghiện.
Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

Bước qua tuổi 65, mái tóc trắng như cước, nụ cười hiền hậu, giọng nói trầm ấm, chẳng ai nghĩ ông già bình dị này lại đang điều hành một trung tâm cai nghiện tư nhân, mỗi năm điều trị cho cả 1.000 lượt người nghiện. Hôm nay, ông tự tin nói rằng, điều trị nghiện heroin bây giờ có phác đồ điều trị rất hiệu quả. Nhưng với ma tuý tổng hợp thì việc cai nghiện vẫn còn để ngỏ. Những phận người bị đầy ải bởi ảo giác vẫn ngày một nhiều hơn, nếu không kịp thời giác ngộ và cứu vớt, họ sẽ bị chính những mộng mị, mơ ảo của loại ma tuý này đẩy ra khỏi xã hội.

Cựu chiến sỹ điệp báo Khánh Duy.


Người cán bộ Công an từng hoạt động trong lòng địch


Tôi có thiện cảm đặc biệt với ông ngay lần gặp gỡ đầu tiên. Cứ mỗi lần ông đi hội họp (mà các cuộc họp đều liên quan đến ma tuý, HIV/AIDS) ở Hà Nội, tôi lại được diện kiến ông. Câu chuyện của chúng tôi bao giờ cũng xoay quanh ma tuý, người nghiện và cai nghiện. Đây cũng là chủ đề mà ông nói một cách say mê, nói như rút ruột, rút gan. Thế mới biết, khi đặt chân vào lãnh địa này, ông lại trót thêm một lần đam mê.
Tôi đùa mà bảo ông rằng, chắc đây là đam mê cuối cùng của chú. Ông nghe vậy chỉ cười mủm mỉm bảo rằng, có thể như vậy. Thời gian đối với người đã bước qua tuổi 65 như ông đâu còn nhiều. Đi hết niềm đam mê cuối cùng, giải quyết được phần nào vấn nạn làm cả xã hội điên đầu, gầy dựng lại sự ấm êm của những gia đình đang bị phá nát bởi ma tuý, là thách thức nhưng cũng đầy vinh quang.
Bác sỹ Nguyễn Hữu Khánh Duy từng bước qua những thách thức mà nếu không can trường, ông đã gục ngã. Năm 1966, khi đang là sinh viên Y khoa ở Sài Gòn, ông tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên yêu nước. Năm  1971, ông tham gia An ninh vũ trang, rồi làm cụm phó cụm điệp báo A10 Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định. Theo lệnh tổ chức, ông gia nhập hàng ngũ địch, làm bác sỹ thuỷ quân lục chiến. Cái mác bác sỹ Thuỷ quân lục chiến mà ông mang lúc đó cũng oai, oách vô cùng. Với tài năng, sự khéo léo của mình, ông được địch phong quân hàm Đại uý, lại được gắn Anh dũng bội tinh và được ca ngợi là anh hùng quân y thủy quân lục chiến.
Mùa xuân năm 1975, khi đất nước được giải phóng, người ta lại thấy ông cùng sỹ quan ngụy đi cải tạo. Tại sao lại đi cải tạo? Hoạt động điệp báo khiến người chiến sỹ phải làm việc, cống hiến với vỏ bọc khác.
Hơn 6 tháng đi cải tạo, ông được bố trí về công tác ở bộ phận Bảo vệ chính trị thuộc Ban An ninh nội chính TP Hồ Chí Minh, sau đó ông chuyển về phụ trách y tế Trại giam Chí Hoà. Năm 1983 ông lại chuyển về Phòng An ninh - Văn hóa tư tưởng (PA25) phụ trách lĩnh vực y tế, xã hội, giáo dục, bảo vệ cơ quan Dân Chính Đảng.

Bước vào cuộc chiến mới

Những tưởng cuộc đời thăng trầm của một điệp báo sẽ khiến ông an hưởng tuổi già sau khi hết thời gian phục vụ cho lực lượng Công an, thế nhưng ông lại làm điều ngược lại. Ông đã cùng với cựu chiến binh từng là quân nhân, sỹ quan Công an - Bộ đội xây dựng trung tâm cai nghiện tư nhân.
Tôi hỏi ông, tại sao ông lại dấn thân vào công việc gai góc này thì ông cười. Ông bảo rằng, do công việc, ông thường xuyên tiếp xúc với phạm nhân mà trong số này có không ít người nghiện ma tuý. Nghiện ma tuý dẫn đến phạm tội và vào tù là ranh giới rất mong manh. Để không tái phạm, việc cai nghiện ma tuý là cần thiết. Những người cựu binh từng tham gia chiến trường, từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, họ sẽ có đủ can trường để tham gia vào lĩnh vực nhiều gai góc này. Và ông đã cùng họ dùng bìa đỏ thửa đất đang ở đem thế chấp ngân hàng để vay vốn, để lập dự án xây dựng Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma tuý Thanh Đa (gọi tắt là Trung tâm Thanh Đa). May mắn là thành phố đã chấp nhận cho các cựu chiến binh tham gia cuộc chiến chống cái chết trắng.
Những ngày đầu tiên, các ông đã gầy dựng để có một trung tâm cai nghiện ma tuý mà khi vào đây, người nghiện không có cảm giác bị thúc ép. Kiên trì theo đuổi mục tiêu, đến nay Trung tâm Thanh Đa như một khu nghỉ dưỡng sinh thái với cây xanh, hồ nước mát lành. Lạ hơn nữa là trong phác đồ cai nghiện còn có mục vui chơi, giải trí. Đơn cử như ở khoa Chống tái nghiện, ngoài văn phòng, phòng tư vấn, phòng tiếp nhận, xét nghiệm còn có câu lạc bộ nằm trong khuôn viên 350m2. Tại đây có phòng karaoke, máy chơi games, bóng bàn, bi-a, phòng chiếu phim... Giải trí là cách giúp người nghiện giải toả những cơn stress kéo dài, là cách phục hồi đời sống tinh thần vốn bị những cơn mê của ma tuý đánh mất.
Ông say sưa nói với tôi về liệu pháp đối kháng đang sử dụng trong cai nghiện ma tuý. Theo ông, đây là biện pháp ưu việt nhất hiện nay trong cai nghiện. Naltrexone được tác giả Martin (Mỹ) nghiên cứu thành công năm 1974. Cũng năm này, Martin công bố kết quả bước đầu của liệu pháp Naltrexone để loại trừ cảm giác thèm các loại thuốc phiện. Qua nhiều nghiên cứu, một số nước đã sử dụng liệu pháp Naltraxone. Tại nước ta từ tháng 2/2002, Viện Sức khoẻ tâm thần đã tiến hành nghiên cứu chống tái nghiện các dạng thuốc phiện đối với Naltraxone.
Theo nghiên cứu này, bệnh nhân uống thuốc 3 lần/tuần kết hợp tư vấn, can thiệp gia đình và liệu pháp nhận thức hành vi trong thời gian 6 tháng đối với 46 bệnh nhân nghiện các loại thuốc phiện đã cắt cơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ bỏ điều trị sau 1 tháng là 8,16%, sau 3 tháng là 14,28%, sau 6 tháng là 36,7%. Các hành vi nguy cơ cao như tiêm chích các dạng thuốc phiện, quan hệ tình dục không an toàn ngừng hẳn trong suốt quá trình điều trị. Các tác dụng không mong muốn đều thấp.

Bản thân bác sỹ Nguyễn Hữu Khánh Duy cùng các cộng sự ở Trung tâm Thanh Đa đã triển khai điều trị bằng thuốc Naltrexone cho hơn 400 học viên từ tháng 7/2008. Tỷ lệ bỏ điều trị sau 18 tháng là 25,45%.
Theo bác sỹ Khánh Duy, Naltrexone là chất đối kháng với nhóm Opiats được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm ma tuý ở nhóm các đối tượng đã cai nghiện ma tuý nhóm Opiats. Khi đang dùng Naltrexone, nếu người nghiện sử dụng lại các chất ma tuý thuộc nhóm Opiats sẽ có thể có nguy cơ ngộ độc do mất khẳng năng dung nạp. Chính vì thế, việc tuân thủ quy định trong khi sử dụng Naltrexone là tối quan trọng.
Hiện nay, việc điều trị cai nghiện bằng Naltrexone được Trung tâm Thanh Đa thực hiện theo nguyên tắc, điều trị nội trú một thời gian nhất định. Đây là thời gian bắt buộc để phục hồi thể chất, nhân cách. Khi trở về cộng đồng, để không tái sử dụng ma tuý, học viên được tiếp tục uống thuốc Naltrexone ít nhất một năm, kết hợp với các kỹ năng tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp giáo dục và các liệu pháp xã hội khác. Cũng theo bác sỹ Khánh Duy, uống thuốc chỉ là biện pháp hỗ trợ, nếu không kết hợp với các liệu pháp khác thì hiệu quả chống tái nghiện sẽ không cao. Thế mới biết trong điều trị cai nghiện ma tuý, có thuốc điều trị không phải là tất cả. Người cai nghiện ma tuý cần được hỗ trợ các liệu pháp khác để điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách. Giải quyết những vướng mắc nội tâm, bối cảnh phức tạp, đa phương diện của cá nhân, gia đình, xã hội.
Điều gì báo hiệu nguy cơ tái nghiện? Theo bác sỹ Khánh Duy, dấu hiệu nhận biết dễ thấy là sự sa ngã. Một bệnh nhân ra khỏi trung tâm cai nghiện dễ bị sa ngã. Có thể, đó là do tính chất ngẫu hứng, muốn thử lại xem sao. Khi cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra. Thế nên, phải đặt ra việc phòng chống tái nghiện. Đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp dễ khiến người ta đầu hàng. Thế nhưng khi đã đặt ra mục đích rồi thì cứ đi theo hướng đã định, người nghiện sẽ thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn này.
Nói như bác sĩ Khánh Duy, cai nghiện đã khó, chống tái nghiện còn khó hơn, dù khó vẫn có thể làm được. Ông nêu vấn đề, sử dụng thuốc Naltrexone để bệnh nhân mất dần cảm giác thèm và nhớ ma tuý, song vẫn cần trang bị cho họ kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác bản thân, giữ tâm hồn vững vàng, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền kết hợp với kỹ năng tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp giáo dục. Tạo điều kiện cho người nghiện tham gia vui chơi, giải trí hoặc làm những công việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ. Chuẩn bị tinh thần đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời gian đi nghỉ phép, thấy có ma tuý trong tầm tay...
Nghiện ma tuý là bệnh mạn tính có đặc điểm dễ tái nghiện sau khi cai nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái hoà nhập cộng đồng, đây là những kinh nghiệm sau nhiều năm điều trị cho hàng nghìn lượt người nghiện của bác sĩ Khánh Duy. Nó cũng phản ảnh một thực tế, thành công của người nghiện phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bằng tâm huyết của mình, bác sĩ Khánh Duy vẫn tiếp tục trên hành trình đầy chông gai với bản lĩnh của một chiến sỹ điệp báo không bao giờ chịu đầu hàng

Vĩnh Nghi