TRUNG TÂM CAI NGHIỆN THANH ĐA

  1. VNExpress - 'Bố già' của hàng nghìn cuộc đời lầm lỡ

  2. VTV9 - Qui trình điều trị, giáo dục ...

  3. CAI NGHIỆN MA TÚY - CÔNG VIỆC NHÂN ĐẠO NHỌC NHẰN

  4. VTV6 - Điểm nóng - Thảm họa từ cái chết trắng

  5. Ghi nhận ở Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Ða

  6. ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA

  7. Công ty điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa - Tự hào 15 năm góp sức cùng cộng đồng

  8. FBNC - Cai nghiện ma túy

  9. FBNC - Cai nghiện ma túy

 10. Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

 11. Bài 2 - Tổng quan về Trung Tâm Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa

 12. Bài 3 - Quy trình cai nghiện tại Trung Tâm Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa

 13. HTV9 - Giành lại những con người

 14. HTV9 - CUỘC SỐNG QUANH TA

 15. Cuộc chiến chống "cái chết trắng" của 1 cựu điệp báo viên

 16. Bài 2 - Tổng quan về Trung Tâm Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa

 17.

 18. Hướng dẫn hỗ trợ điều trị chống tái nghiện ma túy nhóm opiats bằng thuốc Danapha-Natrex

 19. Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc Công ty TNHH Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy Thanh Đa Người cha của những đứa con lầm lạc

 20. Mở rộng điều trị cai nghiện bằng methadone: Thiếu đủ thứ

 21. Tổng quan Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa

 22. Tổng quan Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa

 23. Mở rộng điều trị cai nghiện bằng methadone: Thiếu đủ thứ

 24. Ex-spy sees continuity in helping people

 25. Nghe chiến sĩ tình báo kể chuyện dùng “vũ khí” tình thương

 26. Nhóm lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASIA đánh giá cao mô hình cai nghiện ma túy của Trung tâm Thanh Đa

 27. VIDEO: NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN CUỘC CHIẾN MỚI - BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY

 28. HÃY TRÁNH XA 10 LOẠI MA TÚY ĐANG ĐƯỢC LẠM DỤNG NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI

 29. BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY: NHÀ TÌNH BÁO VÀ CÁI NGHIỆP CHỐNG MA TÚY

 30. ‘Bố Khánh Duy’ - Người cha của những đứa con lầm lạc

 31. NGƯỜI TRÍ THỨC CHIẾN ĐẤU TRÊN MỌI MẶT TRẬN

 32. THÔNG TIN BÁO CHÍ VỀ TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA

 33. VTV9 - Thời sự và bình luận: Cai nghiện ma túy

 34. HTV7 - Các bác sĩ nói gì

 35. QPVN – Một trái tim rộng mở với đời

 36. HTV9 – Điều kỳ diệu của sự yêu thương

 37. HTV9 – Cuộc sống quanh ta

 38. HTV9 – Giành lại những con người

 39. FBNC – Cai nghiện ma túy

 40. HTV9 - 3860 NGÀY GIÀNH LẠI TỪNG SỐ PHẬN CON NGƯỜI

 41. VTV9 - Thanh Đa - Nơi cứu vớt những mảnh đời lầm lạc

 42. O2TV – Những người trẻ lạ lùng

 43. VTV6 – Điểm nóng – Thảm họa từ cái chết trắng

 44. HTV7 – Trò chuyện cuối tuần

 45. ANTV – Người điệp báo A10 năm xưa – Một đời xung kích

 46. VTV1 – Người cựu chiến binh tại Trung tâm cai nghiện ma túy

 47. VTC1 – Đảng với đổi mới phát triển Doanh nghiệp

 48. VTV1 – Người đương thời Nguyễn Hữu Khánh Duy

 49. VTV1 – Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 50. Phim tài liệu về Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa

Ex-spy sees continuity in helping people


Ex-spy sees continuity in helping people



Just reward: Dr Nguyen Huu Khanh Duy receives an award from the Veterans Association of Binh Thanh District for his contributions to society. — Photo courtesy of Dr Nguyen Huu Khanh Duy.


Exposed to the problem during his stint as a juror, a physician and former intelligence agent has dedicated his life to helping drug addicts rehabilitate themselves, Xuan Hiep reports.


Help at hand: Thanh Da Drug Rehabilitation Centre receives new patients. Photo zing.vn


Viet Nam's reunification 40 years ago came as a result of the sacrifice of millions of Vietnamese, including intelligence agents who made invaluable contributions to the war against the Americans.


Besides the well-known names of Tran Quoc Huong, Vu Ngoc Nha and Pham Xuan An, the spy group A10 played a critical role during the war, as did many other anonymous secret agents.


On the occasion of Liberation Day, April 30, I had the pleasure of meeting Dr Nguyen Huu Khanh Duy, 68, who was the former deputy chief of Group A10 led by Tran Quoc Huong, commander of the liberationarmy's secret agent network operating in South Viet Nam. He is now the director of the Thanh Da Drug Rehabilitation Centre.


We met on a busy weekday morning at the centre where he still works day and night to rehabilitate serious drug addicts.


I was immediately impressed with his simple and friendly manner.


Expert discussion: Dr Todd Korthuis (middle), director of Division of General Internal Medicine and Geriatrics from the US visits the Thanh Da Drug Rehabilitation Centre run by Dr. Nguyen Huu Khanh Duy (right) and an unnamed staff member of the centre. — Photo zing.vn


The grey-haired man, dressed in a light blue shirt and dark trousers, welcomed me as if we had met before. As he shook my hand firmly, I noticed that he appeared to be in robust health.


As he told me about his early days, he spoke softly and quietly, but his tone was deep and warm.


Born in the central province of Nghe An to a Confucian family, Duy grew up there, attending the Phan Chu Trinh School in Da Nang where he was an excellent student.


His family, he said, took part in a Buddhist organisation when he was still in primary school.


Later, as a student in high school and university, he began to learn more about the patriotic movement and the war. Fierce fighting took place in the central region, and it was then that his revolutionary spirit was awakened.


From the early 1960s, he began to take part in the urban movements against the US and the US-backed regime of Ngo Dinh Diem, and other governments of the Sai Gon regime.


In 1966, Duy studied at the Sai Gon University of Medicine, and from there, he took a more active role in the revolutionary movement.


In 1971, he joined the Armed Security Force, later becoming the deputy leader of Group A10.


Still watchful: Though Dr Nguyen Huu Khanh Duy is nearing 70, he still exudes dynamism and enthusiasm, and a passion for his work to help people with serious drug addictions.


Besides collecting information about the plans and Sai Gon administration and their army, Group A10 also carried out strategic targets by deploying political attacks and dividing the enemy forces. He set up a network targeting the forces of Duong Van Minh, who was the last president of the Sai Gon administration.


The technical director of Dien Tin newspaper, Huynh Ba Thanh, the mouthpiece of General Duong Van Minh, of the Sai Gon army, supported Duy by directing public opinion in favour of the revolution and condemning the enemy's ideology in the paper, and most importantly, putting pressure on the Nguyen Van Thieu's government.


Thieu ultimately resigned and fled the country, and Duong Van Minh surrendered on April 30, 1975, signaling the end of the war.


Duy then began working as a major for the Counter-Intelligence Command of the People's Security Force in HCM City, using his skills that he had honed as a spy.


In 1990, he moved to the city's Health Service to pursue his medical career. While working there, he also acted as a juror between 1995 and 1999 at the municipal high court. It was during this time that he began to be more exposed to the problem of drug addiction as many of the court cases involved recreational drug abuse.


Tireless pursuit


Though Duy retired in 2000, the former revolutionary, with the heart of a soldier, has had little rest since that time.


He told me that his regular interactions with drug addicts during his medical practice and his time as a juror had shown him how terrible the impact of addiction could be on their lives.


With this in mind, he asked his friends and colleagues, who were members of the Veteran Association of Binh Thanh District, to help him found the Thanh Da Drug Rehabilitation Centre in HCM City in 2000.


"The centre was the collective achievement of veterans who had returned from long years of fighting," he said. "Their desire was to use the remaining years of their lives for a noble purpose, and to help improve the lives of those addicts."


It was abundantly clear that he still exuded dynamism and enthusiasm, with a passion for his line of work.


In Viet Nam, heroin abuse has been a troubling issue for years, and "ice", a powerful methamphetamine, is emerging as a popular drug.


"One of the emerging issues of social concern today is drug addiction and HIV and AIDS," he said. "That's why we thought we should rush to this front. For the former soldiers with difficult problems, we must solve this and give it priority."


The centre, covering more than 8,000 sq.m, is located near the Sai Gon River in Binh Thanh District. After 15 years of operation, it has carried out more than 12,000 treatments for drug addicts.


To help addicts get back on track, Duy has written thousands of pages of documents on rehabilitation theories and methods at a local and national level.


He attributes the success of the centre to its combination of rehabilitation methods and promotion of public awareness about drug addiction.


The centre provides treatment for 1,000 addicts every year. The patients receive individualised treatments tailored to their health situation.


An addict at the centre, who asked to remain anonymous, said: "I've received good care and treatment from the centre. I'm trying my best to cure my addiction so I can return home and start a new life soon."


Duy remains close to the patients, talking with them and sharing their feelings and concerns about the difficulties that they must overcome.


"Doing rehabilitation work without a kind heart is considered a failure," Duy said.


For him, the greatest happiness is to receive telephone calls from drug addicts who have been rehabilitated and are integrated into regular life.


To prevent relapses, the centre has set up a Relapse Prevention Department to treat patients with naltrexone (a medicine that curbs the craving for drugs). It combines this with counseling skills, psychological therapy, educational therapy, social therapy, and individual, group and family activities, among others.


Each rehabilitation centre has its own model, but the specialty of the centre where Duy works is its focus on education, adaptation and public awareness, behavioural and personality rehabilitation and consultation, and psychological therapy.


With their contributions to society, Duy and the centre's staff have received many awards from the Government.


The physician, who has two sons, said he had little time for sports or hobbies, spending hours every night researching new rehabilitation methods and ways to fight drug abuse.


He also continues to participate in local and international seminars on related issues to find the best ways to cure drug addiction.


As I prepared to leave his office, Duy told me that his aim as an intelligence agent during the Anti-American War was to help people, and that the centre's rehabilitation efforts were also being done for people.


"My time is limited, but I still have so many things to do," he said. "I'm looking forward to finding a young person with enough dedication, compassion and knowledge of rehabilitation to continue the path I am taking." — VNS


Nghe chiến sĩ tình báo kể chuyện dùng “vũ khí” tình thương

logo-nguoiduatin.jpg - 34.09 kb

Nghe chiến sĩ tình báo kể chuyện dùng “vũ khí” tình thương


Đối với ông, sống là phải cống hiến. Thời tuổi trẻ, ông hiến dâng mình cho cách mạng. Khi hòa bình, tấm lòng của ông vẫn nguyện làm người lính thời bình, để đấu tranh giành giật mỗi con người ra khỏi "cái chết trắng".


Làm bác sĩ bên kia chiến tuyến

Dù công việc bận rộn nhưng bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy (SN 1947, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn tiếp đón chúng tôi với nụ cười thân thiện. Tuổi ông đã xế chiều, mái tóc đã bạc trắng, nhưng ở ông vẫn toát lên một sự năng động và niềm nhiệt huyết, say mê. Ông bảo: "Tôi đã già nên phải tranh thủ thời gian ít ỏi của mình để làm việc. Đời người có ai sống được hai lần, mà tôi làm việc thế này đâu đã ăn thua gì so với cái thời làm biệt động. Lúc đó, tôi phải vừa làm việc cho địch vừa làm cho ta, nguy hiểm gấp mấy lần ấy chứ. Đó là cái thời thanh xuân, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ".


Năm 1971, khi đang vừa tham gia học tập vừa hoạt động an ninh vũ trang, ông được phân công làm Cụm phó cụm điệp báo A10 thuộc Ban an ninh (Sài Gòn - Gia Định) với bí danh Năm Quang. Ông bồi hồi nhớ lại: "Những năm 1971 - 1972, các tổ chức của Thành Đoàn bị địch đánh phá gần như tê liệt. Thực hiện chủ trương tấn công vào chính trị để làm phân hóa hàng ngũ địch và thu thập thông tin tình báo, tôi cùng liên minh với một số đồng chí khác tham gia vào công tác tình báo. Bề ngoài thì chúng tôi chữa bệnh cho mọi người, nhưng việc chính vẫn là tấn công chính trị, tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ".


aks.JPG - 130.82 kb

Bác sĩ Khánh Duy trở về với thời bình


Năm 1973, sau khi tốt nghiệp đại học, ông bị địch bắt vào phục vụ trong quân đội ngụy. Mọi việc như vừa xảy ra hôm qua, bàn tay run run xúc động, ông nói tiếp: "Khi nhận được tin, tôi kháng cự rất mãnh liệt. Đúng lúc đó, tôi nhận được mật thư của đồng chí Trần Ngọc Ban (nguyên là phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, bí danh Mười Hương): "Năm Quang cần phải đi để giữ thế hợp pháp". Đây là điều kiện để tổ chức có thể ở lại hoạt động ở thành thị, thực hiện yêu cầu trinh sát đánh địch của Ban an ninh T4. Lúc này, tôi biết rằng mình nên làm gì nên đã rất nhanh chóng lấy được sự tin tưởng của địch. Chẳng bao lâu, tôi được thăng chức lên làm bác sĩ trưởng của Lữ đoàn 258 của thủy quân lục chiến với cấp hàm Đại úy".


Mọi việc làm và hành động của tình báo Năm Quang khéo léo đến nỗi tất cả binh lính, sĩ quan ngụy đều rất tin tưởng ông. Thấy sức khỏe của binh lính được chăm sóc kĩ càng chu đáo nên thiếu tướng Bùi Thế Lân (Tư lệnh sư đoàn thủy quân lục chiến Ngụy) còn tặng ông huân chương "Anh dũng bội tinh" (huân chương bậc cao của chính quyền Ngụy). Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, bác sĩ Khánh Duy vui mừng khôn xiết khi được trở về với chính mình, gặp lại những người yêu thương, mong nhớ.


Tuyên chiến với "cái chết trắng"

Giã từ vũ khí, những người lính trở về từ chiến trường vẫn mang trong mình truyền thống quật cường, khí phách hiên ngang của một thời gian khổ. Giờ đây, những bom đạn của một thời có thêm sự phấn chấn và ý chí để làm nhiệm vụ của một "người lính thời bình". Bác sĩ Khánh Duy được phân công công tác tại trại giam Chí Hòa (TP.HCM). Tại đây, ông phải điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị nghiện ma túy. Là một bác sĩ, chứng kiến những chàng trai, cô gái tuổi còn rất trẻ đánh mất tương lai của mình chỉ vì ma túy khiến ông không khỏi xót xa.


Những năm sau đó, ông lại phân chuyển về làm Hội thẩm tòa án nhân dân TP.HCM. Cũng chính tại nơi đây, ông phải xét xử nhiều vụ án giết người, cướp của... liên quan đến ma túy. Cuối cùng, ông nhận thấy rằng ma túy thực sự là một hiểm họa của toàn xã hội, nó không chỉ hủy hoại đi nhân cách, đạo đức của con người mà còn là khởi nguồn của mọi tội ác. Chính vì thế, ông cùng đồng đội của mình đã tận dụng quỹ thời gian ít ỏi còn lại của đời người thành lập nên Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Đa Thanh (TP.HCM) để níu lại những mảnh đời trót sa ngã vào "cái chết trắng".


Vào năm 2000, khi vừa nhận được quyết định nghỉ hưu, ông không giành thời gian đó để an dưỡng tuổi già mà lại huy động bạn bè của mình, những cựu chiến binh từng vào sinh ra tử cùng thành lập nên trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa. Ông ôn tồn nói: "Lúc bấy giờ, tôi thấy thảm họa nguy hại nhất giết chết thế hệ trẻ chính là nạn nghiện ma túy và đại dịch HIV/AIDS. Chính vì thế, anh em chúng tôi lúc đó thấy rằng cần phải lao ngay vào mặt trận này. Những người lính chúng tôi đã vào sinh ra tử một thời luôn giữ vững ý chí trong mọi khó khăn. "Mặt trận không tiếng súng" này cũng vậy, cái gì khó là người lính phải đi đầu và phải hoàn thành nhiệm vụ".


Chúng tôi quay trở lại phòng làm việc để ông thì gặp một cậu thanh niên. Đó là N.Q.D. (20 tuổi, ngụ tại Vũng Tàu) vừa rời khỏi Trung tâm cách đây sáu tháng. Vừa gặp bác sĩ Khánh Duy, anh gọi lớn "bố già" và ôm chầm lấy ông. Nhưng đôi mắt "bố già" lại chùng xuống, nghiêm nghị nói: "Tôi biết cậu vẫn còn nhớ nơi này, có thể nó là những kỷ niệm khó quên. Nhưng cậu hãy quên nó đi, hãy quên đi những gì xấu xí trong quá khứ và hướng tới tương lai. Tuổi trẻ là phải hướng tới tương lai, đừng quay trở lại đây nữa". Nói rồi, đôi mắt ông như ngấn lệ nhưng vẫn vỗ vai cậu thanh niên với niềm tin vững chãi.


Đối với "bố già" Khánh Duy, phương thức quyết định thắng lợi trong cuộc chiến với ma túy chính là tình thương. Ông luôn nói với các cán bộ, y bác sĩ trong Trung tâm rằng: "Làm công tác cai nghiện mà thiếu đi tấm lòng thì coi như thất bại". Bởi vậy, ông thường về nhà sau khi những "đứa con" của mình đã vào phòng đi ngủ và trở lại trung tâm khi những "đứa con" chưa thức giấc. Dù về nhà hay đi công tác ở đâu, trong lòng ông luôn cảm thấy nhớ Trung tâm. Đối với ông, Trung tâm như là ngôi nhà thứ hai, không thể thiếu trong cuộc đời.


HẠ DU

Nhóm lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASIA đánh giá cao mô hình cai nghiện ma túy của Trung tâm Thanh Đa

http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/

Nhóm lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASIA đánh giá cao mô hình cai nghiện ma túy của Trung tâm Thanh Đa


Thứ sáu, 09 Tháng 10 2015 12:01

Một nhóm lãnh đạo doanh nghiệp trẻ gồm hơn 60 thành viên thuộc Tổ chức các lãnh đạo trẻ trong Khối ASIA về các tác động xấu của chất gây nghiện ma túy do giáo sư y khoa Andrew Walker, trường Đại học Newcastle, Úc dẫn đầu đã đến tham quan và tìm hiểu mô hình cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (số 1051 Bình Quới, phường 28 quận Bình Thạnh TP. HCM). Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa, Ủy viên BCH Hội CCB quận Bình Thạnh, Phó Chủ tịch Hội CCB Công ty cùng lãnh đạo đơn vị thân mật tiếp đoàn và hướng dẫn giới thiệu các khu điều trị nội, ngoại trú, khu vui chơi giải trí, xem bệnh án và phát đồ điều trị của học viên…(ảnh)




TỔ CHỨC CÁC LÃNH ĐẠO TRẺ TRONG KHỐI ASIA THAM QUAN VÀ TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TUÝ THANH ĐA



GIÁO SƯ Y KHOA ANDREW WALKER - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NEWCASTLE (ÚC) TẶNG QUÀ LƯU NIỆM CHO BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TUÝ THANH ĐA



BUỔI TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CAI NGHIỆN MA TUÝ GIỮA TỔ CHỨC CÁC LÃNH ĐẠO TRẺ TRONG KHỐI ASIA VỚI BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TUÝ THANH ĐA


Sau khi đi tham quan tìm hiểu mô hình hoạt động của Trung tâm, bà Anjali Rao phóng viên CNN và các thành viên trong đoàn còn tìm hiểu sâu thêm về thực trạng vấn đề ma túy có ở Việt Nam từ khi nào, các phương pháp cai nghiện ở Việt Nam khác ở Mỹ ra sao; đối tượng cai nghiện có phải do bắt buộc; thời gian cai nghiện bao lâu để trở lại người bình thường?... Tất cả những vấn đề trên đều được Bác sĩ – CCB Nguyễn Hữu Khánh Duy trả lời thỏa đáng. Đoàn đánh giá cao mô hình điều trị cai nghiện tại trung tâm.


Tin, ảnh: TÙNG KHÁNH

HÃY TRÁNH XA 10 LOẠI MA TÚY ĐANG ĐƯỢC LẠM DỤNG NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI

http://hiv.thuathienhue.gov.vn/

HÃY TRÁNH XA 10 LOẠI MA TÚY ĐANG ĐƯỢC LẠM DỤNG NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI


1. Lysergic Acid Diethylamide (LSD)


Là loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh, không vị, không mùi, và không màu, có tên khoa học là Lysergic Acid Diethylamide, đây là một phát minh tình cờ của nhà hóa học người Thụy Sĩ Albert Hofmann. Dân chơi gọi LSD là “Bùa lưỡi", “tem thư", “kẹo dán”… do được tẩm vào miếng giấy nhỏ có in hình các nhân vật hoạt hình, hoặc hình thù ngộ nghĩnh có nhiều màu sắc vui mắt để hấp dẫn dân chơi và qua mặt cơ quan phòng chống ma túy. 


"Bùa lưỡi" có hình như con "tem thư" được dân chơi ngậm trong miệng


Mỗi miếng “bùa lưỡi” có kích thước khoảng 1,5 x 1,5cm. Người sử dụng sẽ xé một miếng và dán vào lưỡi, ngậm trong miệng hoặc mút. Khác với các loại ma túy tổng hợp khác, “bùa lưỡi” có tác dụng trực tiếp vào cơ thể người sử dụng thông qua cơ quan vị giác trực tiếp là lưỡi. Thời gian tác dụng của “bùa lưỡi” xuất hiện trong vòng chưa đầy 5 phút, thời gian tan hết trong miệng thường là 2 - 3 tiếng và có tác dụng đến 12 giờ đồng hồ, để tăng độ "phê" người chơi thường uống thêm rượu, bia.


"Bùa lưỡi" ảnh hưởng đến thần kinh, tác dụng trên tâm trạng, ý nghĩ, cảm xúc gây ảo giác cực mạnh cho người sử dụng, làm cho người dùng trở nên thích nói năng, trò chuyện, tăng cường cảm thụ về màu sắc, âm thanh và xúc giác chỉ thích tiếng nhạc nhỏ nhẹ, khoảng không gian xung quanh thì vắng lặng, đèn mờ ảo. Sau đó người dùng thấy chóng mặt, cảm giác lo lắng, hoang tưởng, cảm xúc lệch lạc, mất định hướng, mất đi sự nhạy bén, gây lú lẫn, rối loạn giác quan. Sau khi ngưng thuốc LSD thường có cảm giác bất an, rối loạn nhận thức, ảo giác. Có người sau khi ngậm "bùa lưỡi" đang đứng trên tầng lầu 5 nhìn xuống có cảm giác chỉ cách mặt đất 1m hoặc nhìn một cái tivi thành 2-3 cái. Nếu sử dụng quá liều, rất dễ phụ thuộc, hành vi nhân cách bị rối loạn, có nguy cơ tử vong rất cao do bị sốc.


2. Salvia


Là một loại chất thức thần, có một số chất gây say, hiệu ứng thường thấy là gây hoang tưởng cực đoan, gây phản ứng sợ hãi cùng cực và mất khả năng vận động, vì vậy nó được mô tả là loại dược thảo có thể "áp đảo các giác quan".


Salvia được xem là loại thảo dược "áp đảo các giác quan"


Salvia được sử dụng bằng cách hút hoặc nhai lá. Trải nghiệm thức thần của salvia cho thấy bản thân thấu hiểu về cái tính người của bản thân, như việc làm tình, hay có những trách nhiệm, có những hy vọng và ước mơ, song nó bị lệch lạc, phi pháp. Dó tác động không mong muốn của Salvia, trong thời gian gần đây, nó đã được phân loại như là một trong nhiều chất thức thần mới, có thể gây ra một mối đe dọa sức khỏe bản thân và cộng đồng.


3. Ketamine


Ban đầu được dược sĩ người Mỹ tổng hợp có tác dụng là chất gây mê, làm giảm đau, được sử dụng trong phẫu thuật nhỏ và ngăn chặn cơn đau sau phẫu thuật. Ketamin có ở dạng chất lỏng, bột tinh thể, viên nén, viên nhộng hòa tan trong nước và rượu. Nếu tiêm qua đường tĩnh mạch chỉ sau 1 phút người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô thức. 


Ketamine được chế biến ở nhiều dạng như chất lỏng, viên nén, nhộng và dạng bột tinh thể


Một nghiên cứu mới đây tại Hong Kong cho biết Ketamine đang được dùng thịnh hành trong giới trẻ, ẩn chứa những hiểm họa khôn lường tới sức khỏe về lâu dài. Do có nhiều tác hại nên nhiều nước ở châu Á đề nghị Tổ chức Y tế thế giới đưa Ketamin vào danh mục các chất ma túy cần kiểm soát ở cấp quốc gia, đồng thời đề nghị Liên hợp quốc xem xét bổ sung chất này vào danh mục các chất cần kiểm soát. Hiệu ứng của ketamine có thể kéo dài hơn một giờ, nhưng thuốc vẫn có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể cho đến 24 giờ, với tính chất gây “phê” nhanh chóng khiến ketamine được sử dụng như một loại ma túy giải trí.


Nếu lạm dụng, dùng không đúng chỉ định, ketamine sẽ gây nên tình trạng ảo giác, hoang tưởng, bị kích động mạnh, không cảm thấy đau đớn, rối loạn thị giác, cảm giác mùi vị, sờ mó bị thay đổi méo mó, mất định hướng về không gian và thời gian, gây mất trí nhớ ngắn hạn không nhận biết mình là ai có thể dẫn đến các hành vi không an toàn cho bản thân và người chung quanh.


4. Benzodiazepine


Là một loại thuốc an thần được sử dụng để điều trị chứng mất ngũ, lo âu, hoảng loạn, rối loạn ám ảnh, do đó nó dễ bị lạm dụng từ các bác sĩ kê đơn điều trị và cả những người lạm dụng ma túy. Dùng liều lượng cao có tác động lên hệ thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, nói lắp, lẫn lộn, mất cân bằng.


Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nên hậu quả trầm cảm, người sử dụng trở nên thờ ơ, không còn nhiệt tình, không quan tâm đến những việc thường ngày vẫn làm, dễ nổi cáu, gặp ác mộng, mất dần ham muốn hoặc ảnh hưởng đến khả năng tình dục, đặc biệt đối với những người sống nội tâm, luôn lo âu, buồn phiền, chán nãn có ý định tự tử sẽ có nguy cơ tự sát.


Benzodiazepin có thể được uống ở dạng viên, tiêm tĩnh mạch hoặc thậm chí hít qua đường mũi, việc lệ thuộc vào thuốc dễ dàng xảy ra, có người chỉ trong vòng 4 tuần sử dụng. Thuốc này bị cấm ở nhiều quốc gia nhưng nhu cầu sử dụng cao nên được sản xuất bất hợp pháp để tiêu thụ trên thị trường ngầm ở các nước Đông Âu.


Benzodiazepine loại thuốc an thần gây nghiện được nhiều quốc gia cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng


5. Cần sa tổng hợp (Spice)


Cần sa tổng hợp không phải là cần sa tự nhiên (bồ đà), mặc dù có tên cần sa nhưng cần sa tổng hợp không có bất cứ thành phần nào của cây cần sa tự nhiên. Được gọi là "Spice", là một loại hỗn hợp thảo mộc khô, được pha tẩm với chất tỏa mùi thơm và các hợp chất hoặc các hóa chất tổng hợp độc hại, nó có tác dụng hoàn toàn khác với cây cần sa tự nhiên. Ban đầu, sản phẩm này được thí nghiệm nghiên cứu tác động của cần sa đến hệ thần kinh ở động vật, nên ngoài bao bì có ghi rõ dòng chữ “Not for consumption human” (không dành cho con người), sau đó dân chơi lạm dụng nó để tìm cảm giác mạnh như một loại ma túy. Tại Việt Nam cần sa tổng hợp được gọi nhiều tên khác nhau: cỏ Mỹ, cỏ mặt quỷ, mặt cười, đầu lâu đỏ, ma tốc độ, rồng khói…


Cần sa tổng hợp có cảm giác "phê" như cần sa tự nhiên, thường được dùng để hút, có nơi còn dùng để trộn vào đồ ăn hoặc thức uống để tăng lợi nhuận do người tiêu dùng thèm nhớ các sản phẩm trên. Cần sa tổng hợp có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm do các loại hóa chất độc hại được tẩm ướp, tùy loại hóa chất tẩm ướp mà tác động của Spice mạnh và độc hơn cần sa tự nhiên gấp 100 - 1.000 lần, thậm chí là 10.000 lần. Tại một số nước cần sa tổng hợp vẫn cho là hợp pháp vì các phân tích về thành phần gây nghiện như cần sa tự nhiên đều âm tính.


Cần sa tổng hợp, "Spice" hay còn gọi "cỏ Mỹ" loại ma túy cực độc


Bánh ngọt có gia thêm cần sa tổng hợp tạo sự thích thú cho người dùng


Các chất hóa học trong spise sẽ đầu độc não gây tê liệt chức năng não làm mất nhận thức, nặng hơn là làm bộ não chết hẳn đưa đến tình trạng thái hôn mê trong vài phút sau khi hút.


Người sử dụng Spice liên tục bị buồn ngủ hoặc đau đầu, gây ảo giác cực mạnh, dễ kích động, rối loạn tâm thần cấp tính, co giật, hoang tưởng, cao huyết áp, nhịp tim tăng cao, mất khả năng kiểm soát hành động trong một thời gian ngắn. Nếu sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng của sự teo cơ. Người nghiện space sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, biểu hiện sự hung hăng, gây nên hành vi bạo lực và đe dọa cuộc sống cho riêng mình và người chung quanh.


6.Cần sa:


Còn gọi là "bồ đà" hay "thuốc đù", nằm trong 10 loại ma túy phổ biến nhất thế giới, ước tính có khoảng 224 triệu người trên thế giới sử dụng. Việc trồng cần sa đang phổ biến khắp nơi ở các nước trên thế giới. Theo thống kê ở Mỹ, 80% những người từng dùng cần sa tìm đến những loại ma túy có tác dụng mạnh hơn như ma túy đá, heroin. 


Cần sa ở dạng hút, gây nghiện từ từ khó nhận biết, được xem là chất dẫn trung gian các chất gây nghiện khác. Nhiều người lầm tưởng cần sa không gây nghiện hoặc chỉ nhẹ nhàng như thuốc lá. Thực chất sau khi sử dụng một phần hoạt chất của cần sa lưu lại ở vỏ não dưới dạng tiềm thức, sau đó thúc đẩy người dùng sử dụng nhiều hơn ở những lần tiếp theo. Tính chất nghiện của cần sa rất cao cũng giống như hêrôin, người sử dụng càng ngày càng muốn tăng liều lượng, việc sử dụng cần sa lâu dài sẽ bị lệ thuộc, có thể mắc chứng đau đầu, trầm cảm, nếu giảm liều sẽ thường xuyên cáu giận.


Cần sa có tính kích thích mạnh, sử dụng liều lớn dẫn đến ảo giác, giảm trí nhớ và mất kiểm soát cơ thể. Sau khi hút làm cho con người mơ mộng hão huyền, không có cảm giác đau đớn. Khi hết tác dụng bản thân trở nên yếu ớt, mệt mỏi, kém ăn  dẫn đến suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng. Người nghiện cần sa có những ảo giác khác thường, màu sắc xung quanh họ trở nên tươi sáng, chói chang, rực rỡ, những người đứng trước họ trở nên to hơn, đẹp hơn, hay hung tợn hơn, khi ngủ thường hay gặp ác mộng với những cảnh tượng kinh khủng như đâm chém nhau, người đứt thành từng đoạn rồi bay lơ lửng trên những đám mây nhiều màu, ánh sáng bừng tỏa. Người nghiện cần sa dễ hoang tưởng, cảm thấy bản thân mình rất anh hùng, dũng cảm, trí tuệ, thậm chí là vĩ nhân. Cần sa tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra những ảo giác rất nguy hiểm, không làm chủ được hành vi có thể chém giết người khác, tự cắt rạch da mình hoặc dẫn đến tự tử.


7.Heroin


Là loại ma túy gây nghiện nhanh, mạnh và nguy hiểm, có sức tàn phá sức khỏe tinh thần và thể chất của con người nhanh và ghê gớm nhất. Là loại ma túy siêu lợi nhuận, được xếp hạng 1 trong 8 vật phẩm đắt nhất hành tinh. Tội phạm ma túy thường pha thêm các loại hóa chất hay các tạp chất khác như bột đá vôi, bột nuôi gia súc… để tăng trọng lượng nhằm gia tăng lợi nhuận. Theo báo cáo của Tổ chức phòng chống ma túy Liên Hợp Quốc, tỷ lệ tử vong liên quan đến heroin gia tăng đáng kể, khoảng 6.000 trường hợp vào năm 2012, gần 10.000 trường hợp vào năm 2014. Chỉ cần một liều khoảng 0.06 gram heroin đưa vào cơ thể sẽ bị tê liệt thần kinh, hôn mê và có thể gây chết người sau vài phút ngay sau khi tiêm.


Heroin loại ma túy bán tổng hợp được chế biến dưới dạng bột


Heroin được chế biến ở dạng bột, nếu dùng qua đường hít hút sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi họng, gây suy yếu đường hô hấp dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hệ thống hô hấp, ở dạng tiêm chích nếu dùng chung bơm kim tiêm rất dễ lây các bệnh qua đường máu như viêm gan B, C, HIV, gây áp-xe hoặc nhiễm trùng máu. Heroin tác động lên hệ thống thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, người sử dụng nó sẽ bị thay đổi nhận thức, suy nghĩ, ý thức và hành vi. Ngoài ra, nó còn gây thương tổn đến hệ tuần hoàn, tim mạch, gan, suy giảm chức năng sinh dục nam giới. 


Ảnh hưởng của việc sử dụng heroin kéo dài


Lần đầu tiên sử dụng heroin có thể gây nên cảm giác nôn nao, cồn cào, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, tim đập mạnh, có người sợ cảm giác đó vài ba ngày. Tuy nhiên, sau đó nếu thử dùng lại sẽ có cảm giác mơ màng, khoái cảm, vui vẻ, quên mọi buồn phiền, đau khổ, sầu não. Đặc biệt heroin tạo nên sự thèm nhớ mãnh liệt, gây nên sự phụ thuộc. Khi đã phụ thuộc, nếu không có heroin thì cơ thể sẽ mệt mỏi, nóng lạnh, đau nhức cơ xương khớp, mất ngủ, người luôn bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, cáu gắt, nóng nảy. Càng sử dụng thì độ dung nạp càng tăng, buộc người dùng phải tăng số lượng và số lần sử dụng nên phải tìm mọi cách kiếm tiền mua heroin để giải quyết cơn đói thuốc. Nghiện Heroin làm do nhu cầu đòi hỏi của cơ thể ngày càng nhiều, vì thế số tiền cần đến ngày càng lớn, làm cho người sử dụng thay đổi về tính cách, trở nên tự ti, mặc cảm, xa lánh, thù ghét mọi người, dễ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, giết người...


8. Cocaine


Được chiết xuất từ lá, quả cây coca từ năm 1860, đến năm 1883 cocain được các bác sĩ người Đức thử nghiệm và tìm ra kết quả hồi phục sức khỏe mau chóng cho người bệnh. Năm 1884 cocain được phát hiện có tác dụng giảm đau đầu, sảng khoái, tăng cường sức khỏe khiến cho chế phẩm này được chế biến trong các loại thuốc bổ, kẹo, bánh và nước giải khát. Năm 1903 mỗi chai nước giải khát có ga CocaCola của Công ty Coca-Cola chế biến có chứa khoảng 9 mg cocaine, tuy nhiên, sau đó coca được phát hiện là một chất gây nghiện, nên nó đã được thay thế nó bằng một chất khác cũng chiết xuất từ lá coca nhưng không có khả năng gây nghiện.


Cây Ca cao được phát hiện cách đây khoảng 3.000 năm. Tiếng Hy Lạp, Ca cao có nghĩa là “thức ăn của các vị thần”.


Bột cocain có thể dùng qua đường hút hít, tiêm chích hay pha trong rượu hoặc thức uống có ga để tạo cảm giác sảng khoái.


Từ thế kỷ 19 cocain được sử dụng trong ngành dược, dùng để pha chế thuốc gây tê trong nha khoa, nhãn khoa, tai, mũi, họng và ngoại khoa. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ gây nên tình trạng lệ thuộc. Sau đó cocain được xếp vào nhóm ma túy, nên hầu hết các quốc gia ngăn cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng 17 triệu người nghiện cocain. Mỗi gram cocain có giá khoảng 215 USD và được xếp vào nhóm 1 trong 8 vật chất đắt nhất thế giới.


Bột cocain có thể dùng qua đường hít hoặc qua đường tiêm chích, có người dùng bột cocain pha với rượu để uống. Sau khi sử dụng sẽ xuất hiện ngay cảm giác "phê sướng" hân hoan, phấn khích, tự tin, mọi nỗi lo âu, ưu phiền tan biến sau 1 - 2 phút và kéo dài khoảng 30 phút


Hậu quả của việc sử dụng cocain có thể làm teo não, não sớm lão hóa, giảm chất xám. Khi ngừng sử dụng sẽ dẫn đến các biểu hiện suy sụp về tinh thần và thể chất, xuất hiện hội chứng cai: cảm giác sợ hãi, trầm buồn, trì trệ, chán chường, khó ở, bồn chồn, đây là giai đoạn bị phụ thuộc cocain. Lúc này, khả năng xét đoán bị giảm sút, do vậy nói năng trở nên lắp bắp, thiếu rành mạch. Người nghiện khao khát mãnh liệt được dùng cocain để trở lại cảm giác “phê sướng”.


Cocain có thể gây ra ngộ độc đối với người mới dùng thử lần đầu, kể cả những người đã dùng lâu năm. Tình trạng ngộ độc có thể là cơn mê sảng, hoảng hốt, huyết áp cao, nghẽn mạch và loạn nhịp tim, làm tăng huyết áp cấp tính và có thể dẫn tới xuất huyết, gây co mạch làm thiếu máu cục bộ ở tim và não và gây nên các biến chứng  bệnh tâm thần, ý nghĩ hoang tưởng về hình ảnh, âm thanh ảo giác, dễ có những hành vi bừa bãi, phạm pháp bất chấp những hậu quả nguy hại.


9. Methamphetamine (meth)


Là loại ma tuý tổng hợp ở dạng tinh thể, óng ánh giống như hạt bột ngọt hay muối hạt, được xếp vào loại ma tuý nguy hiểm bậc nhất, giá thành của nó khoảng 100 USD/gram. Có nhiều tên gọi khác nhau: "ma túy đá", "ma túy tổng hợp", "ma túy điên", "ma túy bạo lực". Tiếng lóng của dân chơi khi hút meth gọi là "đập đá" hay "phá đá", khi say meth gọi là "ngáo đá". Là chất ma túy gây nghiện cao, kích thích mạnh mẽ, nhanh chóng và gây thương tổn nặng nề lên hệ thần kinh trung ương gấp nhiều lần so với các loại ma túy tự nhiên và bán tổng hợp khác. Khi sử dụng ở mức tối đa sẽ xuất hiện trạng thái hưng phấn, kích động trong vòng từ 8 - 10 giờ đồng hồ và được bài tiết sau 2 - 5 ngày chủ yếu qua nước tiểu.


Ma túy đá (meth)ở dạng tinh thể và dụng cụ đập đá


Khi sử dụng liên tục, meth tạo sự hưng phấn, kích thích người sử dụng hoạt động cơ bắp ở tần suất cao như nhảy nhót, múa hát, leo trèo, la hét, vật vã, quan hệ tình dục "bầy đàn", hay tự cào cấu, cắn, đâm rạch, xâm hại cơ thể nhưng không biết mệt mõi, không đau đớn, không ăn hoặc ngủ 2-3 ngày đêm liền, do không có cảm giác đói và không buồn ngủ. Sau đó, cơ thể suy sụp do mất ngủ, thiếu dinh dưỡng, làm cho con người ngu muội, không nhớ về quá khứ, hành vi của mình, meth có sức tàn phá khủng khiếp đối với não bộ và sức khỏe. Người sử dụng ma túy đá thường có các triệu chứng như: bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên, khát nước liên tục, ăn kém, dễ cáu gắt, mất ngủ, đi loạng choạng, nói nhảm một mình, sút cân và gầy rất nhanh, thâm quầng ở mắt, luôn luôn hoảng sợ, sợ người theo dõi, sợ bị đuổi đánh.


Khi "ngáo đá" sẽ bị hoang tưởng, ảo giác trong thời gian dài dễ dẫn đến các hành vi bạo lực, do họ luôn có cảm giác bị hại. Tệ hại hơn những người trước đó có nghiện heroin thì ngáo đá sẽ nguy hiểm hơn nhiều, luôn luôn nóng nảy, tức tối, rất manh động, chém giết người vô cớ, cuồng dâm, mất kiểm soát hành vi. Tác hại của "ma túy đá" hết sức ghê gớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thần kinh và đời sống, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, nặng nề hơn là mắc bệnh tâm thần.


Một vụ án điển hình tại Bình Thuận, do bị ảo giác có suy nghĩ mọi người đang có ý định hại mình, nên T. đã dùng dao  đâm chém loạn xạ, làm chết 1 người và làm bị thương 19 người. Hay tại Hải Phòng, C. kẻ ngáo đá khai với cơ quan Công an: “Tôi có cảm nhận D. (bạn tình của C) như một con yêu tinh vì người của cô ấy phát ra điện. Khi hôn, tôi thấy lưỡi của cô ấy đỏ, dài như một con rắn, chui vào bụng tôi, nếu tôi không giết cô ấy thì cô ấy cũng giết tôi".


10. Ecstasy (thuốc lắc)


Có tên khoa học là Methylenedioxymethamphetamine (MDMA) được chế xuất bởi nhiều loại hóa chất là loại thuốc vừa kích thích hoạt động não bộ vừa gây ảo giác làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế. Thuốc lắc được chế dưới dạng viên có kích cỡ và màu sắc khác nhau, cũng có ở dạng bột và được sử dụng bằng cách hít. Thuốc Lắc được gọi bằng nhiều tên "bướm đêm", "vương miện", "tim lồng", "bay" "bánh", "kẹo", hay "chó dại"…. 


Ecstasy "thuốc lắc" là chất ma túy tổng hợp gây nghiện làm cho tế bào thần kinh bị kích thích, gây thương tổn não bộ


Sau khi uống khoảng 10 phút, thuốc tác động lên hệ thần kinh, cảm nhận đầu tiên là thấy các đầu ngón tay tê buồn, toát mồ hôi, mạch nhanh, thân nhiệt tăng, sau đó xuất hiện những cảm giác đặc biệt do hưng phấn cao độ. Khi thuốc đã đạt đỉnh cao thì tinh thần cởi mở, sảng khoái, tự tin, nói năng hoạt bát, vui vẽ, dễ chia sẽ, cảm thông với mọi người chung quanh, thích yêu đương, kích thích tình dục, các động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng, chân tay mềm dẻo, thích màu sắc, có người cảm tưởng mình giống như siêu nhân đang được bay lên cao. Thuốc lắc gây ảo về thính giác và thị giác, đặc biệt khi phê thuốc thường thích nghe nhạc rap, nhạc remix với công suất âm lượng lớn, thích ánh sáng thật mạnh, nhiều màu sắc và nhảy nhót, "lắc lư" la hét, quậy phá loạn xạ nhiều giờ đồng hồ nhưng không thấy mệt mỏi, chính vì vậy loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến ở các vũ trường.


Người sử dụng thuốc lắc giảm khả năng phân biệt giữa bản thân và môi trường chính vì vậy họ "lắc" rất cuồng nhiệt, nhưng thực tế không ý thức được việc mình đang làm, có khi quá cuồng dâm sẽ dẫn đến việc làm tình tập thể. Đa số các trường hợp, sau khi dùng thuốc "lắc" thường xuất hiện các trạng thái loạn thần kéo dài ít nhất 48 giờ, xuất hiện ý tưởng bị hại, nhưng thực chất không có ai hại họ cả.


Khi bị lệ thuộc không có thuốc sẽ cảm thấy cô đơn, chán nản, mệt mỏi, chán ăn, tinh thần lú lẫn, thích sử dụng lại. Tác hại của thuốc lắc là gây loạn thần, chức năng não bị phá hủy nặng nề và kéo dài. Các triệu trứng cai gồm các biểu hiện kiệt sức, ngủ lịm, giảm cân vì nhảy múa nhiều, kém ăn và trầm cảm. 


Nguyễn Chí Hùng (tổng hợp)

ĐẠI CƯƠNG VỀ LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ – XÃ HỘI

VAI TRÒ GIÁO DỤC TRỊ LIỆU TRONG CAI NGHIỆN PHỤC HỒI

BS. Nguyễn Hữu Khánh Duy - Giám đốc TT ĐD & CNMT Thanh Đa

Th.S Nguyễn Phan Minh và các cộng sự

MỤC LỤC

                                                         

A.VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP GIÁO DỤC TÂM LÝ -XÃ HỘI   CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY 

I. ĐỂ ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ PHẢI DUY TRÌ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ ĐỦ DÀI II. YẾU TỐ TIÊN QUYẾT LÀ QUYẾT TÂM CAI NGHIỆN CỦA ĐỐI TƯỢNG III. THUỐC. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC.       

B.NHỮNG GIAI ĐOẠN BIẾN ĐỔI TÂM SINH LÝ NGƯỜI NGHIỆN            

I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: CHƯA XEM XÉT (PRECONTEMPLATION)  II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI: XEM XÉT (CONTEMPLATION)  III. GIAI ĐOẠN THỨ BA: CHUẨN BỊ (PREPARRION IV. GIAI ĐOẠN THỨ TƯ: HÀNH ĐỘNG (ACTION) V.  GIAI ĐOẠN THỨ NĂM:DUY TRÌ (MAINTENANCE)  VI. GIAI ĐOẠN THỨ SÁU: KẾT THỨC (TERMINATION)  V. MÔ HÌNH XOẮN ỐC – CÁC GIAI ĐOẠN BIẾN ĐỔI TÂM LÝ NGƯỜI NGHIỆN

C. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

I.PHƯƠNG THỨC - MỤC TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC II.BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC - LƯỢNG GIÁ - ĐỊNH HƯỚNG - DUY TRÌ SỰ THÀNH CÔNG       III.  TƯ VẤN VÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU IV.  PHÁT HUY ĐỘNG LỰC TÍCH CỰC CỦA NHÓM ĐỒNG ĐẲNG     V.      GIÁO DỤC - NHẬN THỨC GIÁ TRỊ SỐNG -TƯ DUY TÍCH CỰC TỰ KIỂM SOÁT LÀM CHỦ BẢN THÂN VI.  XÂY DỰNG NIỀM TIN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG VII.     XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG VIII. HỌAT ĐỘNG TRỊ LIỆU – HUẤN NGHIỆP TRỊ LIỆU – LAO ĐỘNG TRỊ LIỆU IX.  VAI TRÒ CỦA THIỀN ĐỊNH TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI

E.  KẾT LUẬN

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO 

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN – DỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐIỀU

TRỊ CAI NGHIỆN - DỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU


KHÁI NIỆM CƠ BÁN VỀ ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI

Bài viết này sẽ cố gắng làm sáng tỏ những quan niệm chưa chính xác về các phương pháp điều trị cai nghiện. Nội dung của nó sẽ bao gồm một số nguyên tắc cơ bản trong điều trị - phục hồi cho người nghiện ma túy đã được khoa học nghiên cứu trong những điều kiện văn hoá khác nhau. Những nguyên tắc này rất hữu ích và tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá sự thích hợp hoặc không thích hợp của một phương pháp điều trị cụ thể đối với người nghiện ma túy.


Nhìn chung nghiện ma túy bao gồm sự lệ thuộc của thể chất và tinh thần vào ma túy. Nói một cách đơn giản, cơ thể của người nghiện phải phụ thuộc vào ma túy vì thiếu nó sẽ khiến cho anh ta phái chịu đựng những hành hạ về thể chất. Hơn nữa, thói quen sử dụng ma túy thì đi đôi với trạng thái phê thuốc hoặc kích thích cao độ, giảm bớt những cảm giác đau đớn, tăng cảm giác khoẻ mạnh, thậm chí có thể tăng cảm giác kiểm soát được sự ảnh hưởng của thực tế. Tác động của các loại ma túy đối với người sử dụng là những bằng chứng điển hình chứng tỏ rằng tình trạng lệ thuộc vào ma túy về mặt tinh thần thì khó vượt qua hơn là phụ thuộc về mặt thể chất.


Vì tính chất bắt buộc của thói quen sử dụng ma túy, cuộc sống của người nghiện nói chung là chỉ xoay quanh việc duy trì sử dụng ma túy. Nó trở thành phương tiện để anh ta tồn tại và làm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống của anh ta. Xã hội, gia đình, công việc và cả những chức năng lâm lý của anh ta đều cùng một lúc chịu ảnh hưởng.


Càng sử dụng ma túy lâu bao nhiêu hoặc có thói quen sử dụng ma túy càng sớm bao nhiêu thì sẽ có càng nhiều lĩnh vực hoặc yếu tố trong cuộc sống của anh ta bị xáo trộn. Chúng ta hãy thử hình dung một người luôn tìm cách để chạy trốn ngay cả những thất bại nhỏ nhất trong cuộc sống hoặc tránh né việc đối diện những thách thức của cuộc sống đời thường.


Thay vì phải sử dụng tính chín chắn và lòng tự trọng để giải quyết khó khăn của mình thì anh ta lại đổ lỗi cho một ai đó để rồi tìm đến sự lãng quên thực tại bằng cách dùng một liều ma túy. Sau một thời gian nhất định, anh ta dần dần đánh mất những khả năng xử lý lình huống vốn dĩ là một phần quan trọng của hành vì con người, những yếu tố sống còn để cho phép anh ta có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Anh ta cũng có thể là người đang lãng phí tuổi thanh xuân để hưởng thụ những cảm giác lạ và phải trả giá bằng việc không thực hiện được những nghĩa vụ mà vào lứa tuổi đó anh ta phải làm.


Nguyên nhân dẫn dắt anh ta đến với ma túy cũng có thể là một chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu và chỉ có giải quyết tận gốc nguyên nhân này mới khiến anh ta có thể phục hồi một cuộc sống bình thường. Bên cạnh những tác hại có thể thấy được do việc sử dụng ma túy còn có những hậu quả không lường trước được sử dụng ma túy kéo dài. Những tác động của ma túy đối với bộ não con người có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn ảnh hưởng đến khả năng xử lý những thông tin và cản trở khả năng nhận thức của anh ta.


Để có thể hiểu biết thấu đáo về vấn đề nghiện ma túy chúng ta phải xem xét nó dưới nhiều góc độ kể cả về nguyên nhân, yếu tố thuận lợi lẫn hậu quả trước mắt và lâu dài do việc sử dụng ma túy gây ra. Chúng ta có thể chia vấn đề lạm dụng ma túy làm nhiều khía cạnh: thái độ, hành vi thuần phong mỹ tục của dân tộc hay nghề nghiệp ... Xét về mặt hành vi người nghiện thường có nhiều thói quen xấu trong thời gian lạm dụng ma túy.


Hầu hết những thói quen xấu này là do anh ta buộc phải sử dụng ma túy để tồn tại, nó ngăn cản không cho anh ta có một cuộc sống lành mạnh. Anh ta cũng phải chịu hàng loạt những khó khăn về mặt tinh thần từ việc mất đi lòng tự trọng đến hạn chế nhận thức, mất ý chí phấn đấu, không còn khả năng thây trước được hậu quả do hành vi của anh ta gây ra. Tất cả những yếu tố này ngăn cản sự hiểu biếtquá trình nhận thức của anh ta. Tóm lại, anh ta thiếu hẳn ý thức về luân lý hoặc ý thức về giá trị con người thiết yếu cho một cuộc sống lành mạnh. Những giá trị đó đầu bắt nguồn từ những chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ lục của dân tộc, của tôn giáo ...


Hậu quả là tiêu phí toàn bộ tuổi thanh xuân vào việc sử dụng ma túy mà không có trong tay công việc nào có thể kiếm ra tiền nhằm duy trì một cuộc sống độc lập và lành mạnh. Sự thiếu hụt của anh ta trong các khía cạnh này lại càng khiến anh ta mặc cảm rằng mình không được xã hội chấp nhận như một thành viên bình thường.


Mặc dù những vấn đề có liên quan đến nghiện ma túy có những nét khác nhau giữa người này với người khác nhưng tóm lại người nghiện phải gánh chịu nhiều hậu qủa về tinh thần, xã hội do chính mình gây ra và điều này cản trở lớn cho quá trình điều trị cai nghiện.


Sau khi kết thúc điều trị, nhiều người dễ tái nghiện không chỉ bởi vì sự cám dỗ của ma túy đối với thể chất mà còn bởi vì những yếu tố nguy cơ dẫn đến việc quay trở lại sử dụng ma túy không được hoàn toàn giải quyết. Và người nghiện sẽ tìm đến ma túy như một giải pháp thậm chí chỉ sau một thời gian ngắn nếu như chương trình điều trị cai nghiện không phù hợp với anh ta. Giai đoạn quan trọng mang tính chất quyết định đó là khi người nghiện đến với chúng ta lần đầu tiên. Trong giai đoạn này, anh ta bước đầu được cách ly khỏi môi trường ma túy trước kia và đây là cơ hội tốt không những có thể làm cho anh ta giảm dần sự dính líu đến ma túy, mà còn giáo dục và thúc đẩy anh ta tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm giải quyết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện của anh ta. Tuy nhiên, một biện pháp điều trị cai nghiện thì không đảm bảo thỏa mãn hết được mọi nhu cần của người nghiện cho nên chúng ta phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp điều trị. Việc tiếp tục thiếu những chương trình điều trị - phục hồi toàn diện nhằm loại trừ dần lạm dụng ma túy bất hợp pháp đã ngăn cản chúng ta trong việc tối đa hóa nỗ lực để giảm cầu ma túy.


NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ VIỆC  ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ

I/ PHẢI CÓ MỘT SỰ ĐIỀU TRỊ KHOA HỌC, TỔNG HỢP, LINH ĐỘNG, KỊP THỜI VÀ THƯỜNG XUYÊN:

Việc áp dụng những biện pháp điều trị tổng hợp là hết sức quan trọng trong công tác cai nghiện phục hồi. Không có mô hình cai nghiện chung nào cho đối tượng cai nghiện ma túy mà chỉ có những nguyên tắc cơ bản, mô hình tốt với người này chưa hẳn tốt với người khác.


II/ CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ PHẢI LUÔN SẴN SÀNG:

Người nghiện luôn sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi đã suy sụp nhưng đến khi nào anh ta đến giai đoạn suy sụp thì ta không đoán trước được, vì vậy "sự giúp đỡ” luôn luôn phải sẵn sàng vào những thời điểm mang tính quyết định – đó là khi anh ta tự nguyện đến điều trị cai nghiện. Những thủ tục phức tạp trong quá trình tiếp nhận đối tượng đến tham gia điều trị có thể khiến chúng ta bỏ sót những đối tượng đang cần sự giúp đỡ.


III/ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN CHỈ CÓ HIỆU QUẢ: 

Khi chúng ta đáp ứng được những nhu cầu phức tạp của đối tượng trong quá trình phục hồi. Để việc điều trị có hiệu quả phải xác định được các vấn đề liên quan đến khía cạnh, thái độ, hành vi, tâm tư tình cảm, khía cạnh đạo đức, yếu tố nghề nghiệp và quan hệ xã hội của đối tượng bên cạnh tiền sử lạm dụng ma tuý của anh ta. Một chương trình điều trị phục hồi toàn diện phải bao gồm những hướng dẫn hoặc sự can thiệp đáp ứng được tính chất phức tạp của người nghiện ma tuý bao gồm cả những hoạt động chuẩn bị cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng và trang bị cho đối tượng những kỷ năng phòng chống tái nghiện...


IV/ MỘT KẾ HOẠCH CAI NGHIỆN CỦA CÁ NHÂN CẦN PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG, ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG THỜI KỲ VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI KHI CẦN THIẾT:

Để đảm bảo rằng kế hoạch đó luôn phù hợp với những nhu cầu thay đổi của đối tượng. Một kế hoạch điều trị cai nghiện cũng như là một bản đồ hướng dẫn hành trình của đối tượng đi đến phục hồi, trong đó có quy định đến những điểm mốc cho từng giai đoạn và đích cuối cùng của quá trình điều trị. Kế hoạch này cho chúng ta xác định được mục tiêu đề ra và đánh giá được những gì chúng ta đã đạt được hoặc những thất bại và những thiếu sót được sửa chữa và xác định những lĩnh vực mới cần phải được củng cố cho đối tượng của chúng ta.


V/ DUY TRÌ VIỆC ĐIỀU TRỊ TRONG MỘT THỜI GIAN ĐỦ DÀI MỚI CÓ THỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ CAI NGHIỆN:

Khoảng thời gian thích hợp với từng cá nhân trong việc duy trì cai nghiện phụ thuộc vào những khó khăn và nhu cầu của cá nhân đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết đối tượng thời gian cần thiết để tạo ra những tiến bộ có ý nghĩa trong cai nghiện là khoảng 3 tháng (Day top ). Sau khi đạt đến ngưỡng này những biện pháp điều trị bổ sung có thể được áp dụng để đạt được những bước tiến xa hơn nhằm tiến đến phục hồi. Những điều trên chỉ đúng khi đối tượng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ cai nghiện. Điều quan trọng là phải cũng cố được quyết tâm của đối tượng không cho họ rời bỏ điều trị một cách quá sớm. Thời gian cai nghiện lý tưởng trung bình khoảng hai năm, tối thiểu là 6 tháng.


VI/ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC – LIỆU PHÁP CÓ HIỆU QUẢ TRONG CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI:

Những đối tượng cai nghiện ma tuý có những cơ hội trong điều trị để thảo luận về những vấn đề liên quan đến động cơ điều trị, xây dựng kỹ năng xã hội và thói quen chống lại việc sử dụng ma tuý, học tập những hành vi mới, nhận thức được khó khăn và có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Trị liệu hành vi và trao đổi, thảo luận giúp nâng cao mối quan hệ giữa người với đối tượng trong gia đình và trong cộng đồng. Trao đổi, thảo luận là phương pháp quan trọng trong điều trị, nó giúp cho đối tượng đi từ quá trình học tập đến thích nghi với môi trường điều trị cũng như thích nghi với việc phải đương đầu với những khó khăn tồn tại khi quay trở lại gia đình hoặc cộng đồng, phòng chống tái nghiện.


VII/ TIẾN HÀNH  SONG SONG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN:

Đối tượng cai nghiện thường có những rối loạn tâm thần kèm theo, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh l‎ý tâm thần - phương pháp cộng đồng trị liệu phải linh động áp dụng cho đối tượng với những mức độ khác nhau.


VIII/ CẮT CƠN NGHIÊN MA TÚY KHÔNG PHẢI LÀ CAI NGHIỆN MA TÚY MÀ ĐÓ CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CHO MỘT QUÁ TRÌNH CAI NGHIỆN – PHỤC HỒI LÂU DÀI:

Không có một biện pháp điều trị đơn thuần (thuốc, châm cứu, bấm huyệt, …) nào có thể chữa được bệnh nghiện ma túy mà đòi hỏi phải có những biện pháp điều trị tổng hợp, đồng bộ lâu dài thông qua các liệu pháp không dùng thuốc như:

  • - Tư vấn.

  • - Liệu pháp tâm l‎ý.

  • - Liệu pháp giáo dục.

  • - Liệu pháp xã hội.


Để nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết các chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm của các đối tượng.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN

MỘT SỐ YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ


I. CƠ CẤU ĐIỀU TRỊ:

  • 1) Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ngày được giám sát chặt chẽ.

  • 2) Mỗi thành viên có một vị trí trong hệ thống phân công công việc của cơ sở điều trị.

  • 3) Có một đường dây thông tin và chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới.

  • 4) Việc đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định về hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.

  • 5) Phải xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích tích cực điều chỉnh hành vi.

  • 6) Phương pháp điều trị phải dựa trên triết lý điều trị nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người nghiện.


II/ THẾ NÀO LÀ TRIẾT LÝ ĐIỀU TRỊ:

  • 1) Phương pháp điều trị không bao giờ được xâm phạm đến nhân phẩm con ngườiphải được xây dựng dựa trên những hiểu biết sâu sắc về nghiện và người nghiện.

  • 2) Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm cả việc điều chỉnh hành vi, giải quyết những vấn đề tâm lý, giáo dục dạy nghề v.v...

  • 3) Một kế hoạch chung cho tất cả các đối tượng phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin và sự giúp đỡ cần thiết cho công tác tái hòa nhập cộng đồng và phòng chống tái nghiện.


III/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN:

  • 1) Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.

  • 2) Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.

  • 3) Đối tượng phải cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của anh ta.

  • 4) Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tâm lý.

  • 5) Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thực và tính cởi mở trong hành vi và trong cảm giác.


IV/ NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÍCH LỆ SỰ CHUYỂN BIẾN HÀNH VI:

  • 1) Cần phải có một cơ chế giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần phải sử dụng vũ lực.

  • 2. Cần phải có những hoạt động nhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị nhóm khác).

  • 3) Cần tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thực mà không lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.

  • 4) Cần phải tạo cơ hội cho đối tượng luyện tập và thích nghi dần với những hành vi mới.

  • 5) Cần phải giúp đối tượng củng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh.


V. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU SINH HOẠT CỦA ĐỐI TƯỢNG 24H/NGÀY:

  • 1) Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm: Đối tượng được nhóm, tổ chức hoặc phòng nội trí phân công việc.

  • 2) Sử dụng nhóm đồng đẳng tự quản lý lẫn nhau.

  • 3) Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.

  • 4) Giám sát nghiêm ngặt việc tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.


VI/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:

    1) Sử dụng công cụ đánh giá để xây dựng hệ thống thông tin cơ sỏ cho tất cả các đối tượng mới đến tham gia điều trị:

    • - Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.

    • - Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.

    • - Xác định những hoạt động điều trị cụ thể và chỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầy điều trị đề ra.


    2) Dựa vào kế hoạch điều trị để theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng.


    3) Thiết kế những giai đoạn điều trị mà tất cả các đối tượng đều phải trải qua:

    • - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.

    • - Xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.


    4) Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hợp đối tượng.


    5) Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng để phân công cán bộ hoặc nhân viên tư vấn quản lý theo dõi:

    • - Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.

    • - Biên bản của những buổi tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm.

    • - Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng.


    VII/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:

    • 1) Sử dụng vị trí, vai trò trong hệ thống phân công công việc làm phần thưởng cho biểu hiện tích cực trong hành vi.

    • 2) Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng cho tinh thần trách nhiệm (viết thư, gọi điện).

    • 3) Tặng vật lưu niệm.

    • 4) Chép gia đình đến thăm hoặc đi giã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.

    • 5) Cho về thăm gia đình...


    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

    I/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN:

    Vì tính chất đa dạng của bệnh nghiện ma tuý nên nếu sử dụng một vài biện pháp thì không đảm bảo đáp ứng hết được mọi yêu cầu cho công tác cai nghiện mà phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều biện pháp để phục vụ cho điều trị. Tuy Một số nguyên tắc cơ bản phải thực hiện:


    1/ XÂY DỰNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG:

    1.1 Tôn trọng lẫn nhau.

    1.2 Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Lòng biết ơn.

    1.3 Tự tin vào giá trị bản thân.

    1.4 Biết thương yêu và quan tâm đến người khác.

    1.5 Phối hợp trong công việc.

    1.6 Trung thực – trách nhiệm – khiêm tốn – cởi mở.

    1.7 Năng động sáng tạo – khả năng nhận thức tốt.

    1.8 Tích cực lao động.


    2/ XÂY DỰNG MỘT MÔI TRUỜNG ĐIỀU TRỊ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH:

    2.1 Không ma tuý.

    2.2 Không có hành vi bạo lực hay đe dọa bạo lực.

    2.3 Không có hành vi tình dục.

    2.4 Không trộm cắp.

    2.5 Luôn luôn nhắc nhở và kiểm tra thực hiện các nguyên tắc cộng đồng đề ra.

    2.6 Đặt ra những quy định mới nếu thấy cần thiết.


    3/ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC:

    3.1 Việc tuân thủ lịch sinh hoạt 24h/ ngày được giám sát chặt chẽ.

    3.2 Phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên.

    3.3 Có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới và sự phản ánh kịp thời từ dưới lên.

    3.4 Đảm bảo tuân thủ những quy tắc, quy định. Mọi hành vi được giám sát chặt chẽ và thường xuyên.

    3.5 Xây dựng được những tiêu chí trong cộng đồng nhằm khuyến khích việc tích cực điều chỉnh hành vi.

    3.6 Phương pháp điều trị phải dựa trên nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người nghiện.


    4/ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:

    4.1 Phương pháp điều trị không bao giờ được làm tổn thương đến nhân phẩm đối tượng và phải được xây dựng trên những hiểu biết sâu sắc về ma túy và người nghiện.

    4.2 Phải áp dụng biện pháp điều trị toàn diện bao gồm nâng cao sức khoẻ và điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cáchthông qua tư vấn - tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu, hoạt động trị liệu, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu.

    4.3 Đối tượng có lòng tin vào cán bộ điều trị.

    4.4 Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc và giúp đỡ chân thành của cán bộ điều trị.

    4.5 Đối tượng cảm nhận được sự chăm sóc của cả cộng đồng đối với quá trình tiến bộ của đối tượng.

    4.6 Đối tượng luôn luôn cảm thấy an toàn cả về thể chất lẫn về tinh thần.

    4.7 Phải tạo được môi trường điều trị – phục hồi an toàn.

    4.8 Môi trường điều trị phải tạo ra được sự trung thực và tính cởi mở trong nguyên tắc cộng đồng đề ra.

    4.9 Kết hợp liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (xem mục PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN tại website này)


    5/ NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHANH SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC – HÀNH VI – NHÂN CÁCH ĐỐI TƯỢNG:

    5.1 Phải có những nguyên tắc giải quyết mọi hành vi vi phạm có liên quan đến những quy định của cộng đồng mà không cần sử dụng đến vũ lực.

    5.2 Phải có những hoạt độngnhằm giúp đỡ về tâm tư tình cảm, khuyến khích việc bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận đối tượng một cách trung thực (ví dụ như tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hay các hình thức điều trị khác…).

    5.3 Tổ chức những buổi nói chuyện cho đối tượng để họ có thể giải bày tâm sự về quá khứ của mình một cách cởi mở, trung thực mà không lo ngại có sự chế diễu hay phản đối từ phía đối tượng khác.

    5.4 Giúp đối tượng cũng cố lòng tin vào bản thân và những người xung quanh qua biện pháp giáo dục tâm lý - xã hội cho dối tượng.


    6/ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỮU HIỆU:

    6.1 Sử dụng hệ thống quản lý trách nhiệm.

    6.2 Đối tượng được nhóm, tổ chức phân công việc.

    6.3 Sử dụng nhóm đồng đẳng quản lý lẫn nhau.

    6.4 Sử dụng sổ nhật ký, sổ báo cáo, giao ban hay lịch phân công lao động để quản lý.

    6.5 Giám sát nghiêm ngặt tuân thủ các loại quy định, nguyên tắc của cộng đồng.


    7/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG:

    7.1 Kế hoạch điều trị:

    • - Xác định những vấn đề mấu chốt phải giải quyết trong quá trình điều trị.

    • - Xây dựng một kế hoạch điều trị nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.

    • - Kế hoạch này phải có những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn điều trị.

    • - Xác định những hoạt động điều trị cụ thể và chỉ định người chịu trách nhiệm giúp đỡ đối tượng đạt được mục tiêu yêu cầu điều trị đề ra.

    • - Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ.


    7.2 Theo dõi tiến độ điều trị của đối tượng theo kế hoạch đã đề ra: Tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm cho từng trường hơp đối tượng.

    7.3 Sử dụng hồ sơ quản lý đối tượng, phân công người quản lý theo dõi.

    7.4 Nhận xét của nhân viên tư vấn về sự tiến bộ của đối tượng.

    7.5 Biên bảncủa những buổi tư vấn cá nhân, nhóm, gia đình.

    7.6 Báo cáo tiến độ điều trị thường kỳ hàng tháng

    .

    8/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHEN THƯỞNG:

    8.1 Dựa trên các tiêu chuẩn đã đề ra để khen thưởng các học viên tích cực.

    8.2 Sử dụng một số ưu đãi làm phần thưởng như: viết thư, tặng quà lưu niệm, biểu dương trước tập thể…

    8.3 Đi dã ngoại bên ngoài cơ sở điều trị.

    8.4 Cho về thăm gia đình.

    Việc khen thưởng này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh trung tâm - trường - trại - địa phương.


    II/ CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT:

    1/ NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NGƯÒI XỨNG ĐÁNG VÀ MẪU MỰC:

    Đội ngũ điều trị phải làm thế nào để đối tượng tôn trọng. Họ phải là tấm gương sáng cho đối tượng để có thể ảnh hưởng giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi, nhân cách của học viên.


    Người nghiện ma tuý thường thực hiện nhiều hành vi không tốt, nhưng họ ít thấy và hay biện minh cho bản thân mình, trong khi đó họ lại rất tinh ý và nhạy bén nhận xét những điều không tốt của người khác. Do đó, nếu nhân viên điều trị không gương mẫu khó có thể chuyển đổi đối tượng.


    Đối với đồng nghiệp nhân viên điều trị phải tuân thủ những quy định, những mối quan hệ thân thiện.


    Đối với đối tượng nhân viên điều trị phải thương yêu và đồng cảm nhưng cũng phải xác định một ranh giới không thể vượt qua của người quản lý và đối tượng.


    2/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI ĐẢM BẢO KHÔNG CÓ MA TUÝ HOẶC CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN KHÁC:

    Một môi trường trị liệu để lọt ma tuý vào sẽ gây lây lan bệnh tật, tinh thần học viên không bình ổn, thiếu quyết tâm cai nghiện, dễ bức xúc phá vỡ chương trình điều trị.


    Đây là yếu tố tiên quyết vì nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ phá huỷ toàn bộ kế hoạch, hệ thống hoạt động của Trung Tâm.


    3/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ MỘT NƠI AN TOÀN KHÔNG CÓ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC:

    Mọi hoạt động diễn ra một lối sống không có ma tuý, không có cảnh ức chế nhau, nơi mà hành vi của một người luôn được các người khác xem xét, góp ý mà không hề do một áp lực nào, một ý đồ xấu nào và được giáo dục liên tục về một nếp sống nề nếp chuẩn mực.


    4/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI LÀ NƠI ĐỂ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ THỂ GIÚP ĐỠ ĐIỀU CHỈNH SAI LẦM CHO NHAU.


    5/ MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ PHẢI CÓ NHỮNG CHUẨN MỰC VỀ HÀNH VI VÀ NHÂN CÁCH NHƯ MỘT XÃ HỘI GƯƠNG MẪU nhằm những tiêu chuẩn sau đây:

    • + Trách nhiệm quan tâm đến người khác.

    • + Trung thực, không dối trá.

    • + Thương yêu, cởi mở, chân thành.

    • + Đoàn kết.

    • + Kỷ luật.

    • + Nhận biết được bổn phận, trách nhiệm.


    6/ MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU PHẢI DỰ KIẾN MỌI BIỆN PHÁP KHI CÓ TÌNH HUỐNG XẤU:

     

    Phải can thiệp ngay kịp thời khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.


    7/ CÁC ĐIỀU KIỆN Y TẾ - GIÁO DỤC - QUẢN LÝ - CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ VÀ NHIỆT TÌNH ĐỂ SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VÀ KỊP THỜI MỌI TÌNH HUỐNG.


    8/ CẦN CÓ MỘT THOẢ THUẬN ĐIỀU TRỊ NÓI LÊN QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN:

     

    Thỏa thuận phải nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâmNội dung thoả thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội và thu thập những kỹ năng để vượt qua thử thách tái nghiện.


    9/ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:

    9.1 Môi trường cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Vai trò của những người có trách nhiệm, uy tín trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập của các thành viên.


    9.2 Họ nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vị trí trách nhiệm đối với các thành viên trong cộng đồng. Phải biết rằng các thành viên trong cộng đồng luôn theo dõi việc các cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và giá trị của cộng đồng hay không, cũng như theo dõi mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong cộng đồngkhông được để các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồngBất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và hành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trị và có thể sẽ được người nghiện lợi dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.


    9.3 Để thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nắm rõ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản lý thành công nhất là, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để họ học tập là những minh họa cụ thể trong giáo dục người nghiện. Những người quản lý không chỉ đảm bảo sự tồn tại, duy trì hoạt động của “môi trường trị liệu cộng đồng” mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thật sự cho người nghiện ma túy.


    9.4 Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người cai nghiện đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma tuý, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người nghiệnKhả năng của họ trong việc bày tỏ bản lĩnh của mình đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thành những người hướng dẫn rất có hiệu quả trong môi trường trị liệu cộng đồng – một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với việc thông hiểu những suy nghĩ, thậm chí cả những mánh lới của đối tượng. Tuy nhiên việc sử dụng người cai nghiện thành công vào công tác quản lý của Trung tâm là vấn đề phức tạp như việc dùng dao hai lưỡicó thể tốt nhưng cũng có thể rất nguy hiểm nếu họ có ý đồ xấu thiếu trình độ hoặc tái nghiện lại. Do đó, để xử lý tình huống, người cán bộ quản lý phải có khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.


    YÊU CẦU VỀ CƠ CẤU - HOẠT ĐỘNG - MỐI QUAN HỆ ĐỂ MỘT MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ:

    I/ HỆ THỐNG TỔ CHỨC:

    1/ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:



    2/ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO: Là vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có TRÌNH ĐỘ và NHẠY BÉN trong công việc:

    • + Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp.

    • + Điều chỉnh các dịch vụ điều trị.

    • + Điều chỉnh vai trò các cán bộ điều trị.

    • + Phân công nhiệm vụ của cán bộ điều trị và nhân viên tư vấn phù hợp.

    • + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể CBNV để có thể triển khai chương trình điều trị.

    • + Lập kế hoạch xây dựng chương trình điều trị

    • + Phục hồi dựa vào trung tâm và dựa vào cộng đồng.

    • + Tổng kết tiến độ triển khai các chương trình từng giai đoạn.


    3/ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG: Cơ bản gồm 4 bộ phận chính:

    • + Y tế.

    • + Giáo dục.

    • + Quản lý.

    • + Phục vụ.

    Tất cả các bộ phận trên đều phải tác nghiệp trên một thể thống nhất nhằm vào công tác điều trị, điều chỉnh, phục hồi nhận thức – hành vi – nhân cách cho đối tượng cai nghiện, nhưng nhiệm vụ ai người đó làm. Tổ chức như trên nhằm mục tiêu:

    • + Đảm bảo sức khỏe cho đối tượng cai nghiện

    • + Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các bệnh cơ hội – dịch bệnh – bệnh mắc phải.

    • + Sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc thông qua tư vấn – liệu pháp tâm l‎ý – liệu pháp giáo dục – liệu pháp xã hội,…

    • + Theo dõi tiến độ của học viên thông qua các hoạt động của cá nhân, nhóm, tổ chức, huấn nghiệp trị liệu, lao động trị liệu, sản xuất trị liệu, ….

    • + Đảm bảo môi trường điều trị an toàn.

    • + Tạo một môi trường sẵn sàng đáp ứng kịp thời cho công tác cai nghiện (xây dựng cơ sở vật chất – vệ sinh môi trường – chuẩn bị cho công tác quản l‎ý cũng như phục vụ cho mọi hình thức trị liệu, …).


    II/ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
    • - Xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ chức của học viên và người phụ trách.

    • - Xác định nhiệm vụ người giám sát.

    • - Xác định nhiệm vụ của điều phối viên.


    III/ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
      • - Sắp xếp công việc cụ thể cho từng đối tượng.

      • - Cho phép đối tượng đăng ký với cán bộ điều trị nhận công việc cho mình, tất nhiên sự lựa chọn phải dựa vào khả năng từng người và tiến độ điều trị.

      • - Trách nhiệm của từng người trong công việc được giao, nếu như không đáp ứng được yêu cầu cần làm rõ vì những lý do bệnh lý hoặc lý do hành vi.


      IV/ LỊCH SINH  HOẠT HẰNG NGÀY:

      Mục đích của việc bố trí lịch sinh hoạt là để điều hành hoạt động của Trung tâm, tạo cho đối tượng ‎có ý‎ thức tổ chức kỷ luật, hình thành thói quen tốt và nhận thức tốt. Một ví dụ của lịch sinh hoạt:

      6 :00  Thức dậy/ dọn giừơng/ vệ sinh phòng ngủ/ điểm danh.

      6 :30  Thể dục buổi sáng/ tắm rửa.

      7 :00  Ăn sáng.

      8 :00  Giao ban buổi sáng (là không thể thiếu được).

      8 :45  Cán bộ họp giao ban/ Họp nhóm đối tượng/ Sinh hoạt cộng đồng.

      9 :30  Lao động trị liệu – Huấn nghiệp trị liệu.

      11 :30 Tắm rửa.

      12 :00 Ăn trưa – nghỉ trưa.

      14 :00 Sinh hoạt nhóm điều trị.

      15 :30 Lao động trị liệu.

      17 :00 Hoạt động trị liệu.

      18 :00 Tắm rửa.

      18 :30 Ăn tối.

      19 :30 Tư vấn, họp nhóm, giải trí…

      21 :00 Họp toàn thể cộng đồng/ thông báo chung.

      22 :00 Điểm danh tối/ đi ngủ.

      Lịch sinh hoạt này thay đổi tùy theo từng giai đoạn điều trị và điều kiện của từng đơn vị.


      V/ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:

      Tình đồng đội và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị trong cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình. Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy, những người lãnh đạo tổ chức phải là tấm gương của cộng đồng trị liệu. Người cán bộ lãnh đạo phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của mình.


      VI/ NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

      Cộng đồng có mục tiêu là tạo một môi trường cho sự điều chỉnh nhận thức – hành vi – nhân cách của đối tượng. Cộng đồng sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của những người lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Môi trường cộng đồng trị liệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Có những đối tượng ích kỷ, mang chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng cũng có những sự hy sinh bản thân để giúp đỡ các đối tượng khác.


      Đa số người cai nghiện có trạng thái tình cảm không ổn định, nhưng điều đáng chú ý là chính những cán bộ điều trị chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình. Tuy nhiên dù tình huống nào, người cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo, luôn luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Những cơ chế của cộng đồng được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc về sức mạnh và quyền hạn trong mọi đối tượng điều trị tại cộng đồng.


      Nhằm nâng cao những quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng, cần phải quan tâm đến việc đào tạo những cán bộ điều trị trở thành những nhân viên chuyên nghiệp có trình độ. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản lý nói riêng.


      VII/ CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI ĐỐI TƯỢNG:

      Môi trường cộng đồng trị liệu nổi tiếng là nhờ nó được sự tổ chức tốt, có nguyên tắc, có cơ sở vật chất đầy đủ các yếu tố trên sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình cộng đồng buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như là nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn nhưng chúng ta phải quyết tâm từng bước nâng cấp môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một môi trường cộng đồng trị liệu.


      Cộng đồng trị liệu phải mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo, trại giáo dưỡng trẻ em vị thành niên: không khí “nhà tù” cũng không còn nữa, nhằm khiến cho cộng đồng trở thành một môi trường nhẹ nhàng, tin cậy cho việc điều trị – phục hồi, an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng: Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình. Trong khi nhà tù tạo ra không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và luật rừng, thì môi trường cộng đồng tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.


      Những thành công lớn của môi trường cộng đồng trị liệu có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cần tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng tùy theo người cũ hay ngườimới tham gia điều trị. Tuy nhiên, mọi đối tượng cai nghiện đều phải hiểu được trách nhiệm của mình và các mục tiêu chung do cộng đồng đề ra.


      XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TRỊ LIỆU CỘNG ĐỒNG

      Triết lý bất thành văn của TC.

      Có một vài điều kiện cần phải chú ý để có thể coi một môi trường điều trị là TC. TC là một môi trường điều trị được tạo ra nhờ tác động tương hỗ giữa một vài yếu tố. Những yếu tố chính tạo ra TC bao gồm:

      • 1) Yếu tố con người và những mối quan hệ giữa những người có uy tín trong cộng đồng.

      • 2) Việc sắp xếp lịch sinh hoạt hàng ngày.

      • 3) Những quy định và nguyên tắc cơ bản trong cộng đổng

      • 4) Phương pháp được áp dụng để điều chỉnh hành vi

      • 5) Phương pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc về tâm lý cũng như tăng cường nhận thức bản thân .

      • 6) Nâng cao lòng tự tin và năng lực bản thân.


      I/ VAI TRÒ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ VAI VẾ, UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG:

        Cộng đồng trị liệu là một môi trường học tập tích cực. Nó trợ giúp một cách hữu hiệu cho việc học tập khi thành viên của nó nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của những người có vai vế, uy tín trong cộng đồng. Thành viên của cộng đồng cũng trông chờ vào việc cán bộ điều trị có tuân thủ các quy tắc và giá trị của cộng đồng hay không . Các quy tắc chi phối quan hệ qua lại giữa các thành viên của cộng đồng. Những thành viên đang trong giai đoạn phục hồi thì đã khá quen với thuật ngữ "nói chuyện tay đôi" và sự mâu thuẫn trong việc áp dụng các quy tắc xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Muốn xây dựng được một môi trường điều trị và những hoạt động của nó ta cũng phải có hiểu biết sâu sắc về những mâu thuẫn này. Bất kỳ một mâu thuẫn nào xảy ra giữa lời nói và hành vi sẽ bộc lộ điểm yếu của hệ thống điều trị và có thể sẽ được người nghiện lợí dụng để có những biểu hiện, hành vi không đúng.


        Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, người cán bộ điều trị phải nghiên cứu kỹ các quy tắc của cộng đồng. Những người quản giáo thành công nhất, những người luôn được đối tượng xem là tấm gương để học tập, thì cũng chính là người biết sử dụng những ví dụ minh hoạ trong giáo dục người nghiện. Những người chịu trách nhiệm đảm bảo sự tồn tại của "cộng đồng trị liệu" thì có vai trò chính không chỉ trong việc duy trì hoạt động của cộng đồng mà còn phải biến nó thành một môi trường học tập thực sự cho người nghiện ma túy.


        Những thành viên của TC mới ngừng sử dụng ma túy thì sự phục hồi chưa thực sự ổn định. Họ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài trong việc duy trì trạng thái cai nghiện, do đó không nên quá đề cao vai trò của các thành viên đã ngừng sử dụng ma túy lâu năm trước những người mới ngừng sử dụng ma túy. Người đã cai nghiện thành công là hiện thân của niềm hy vọng của người nghiện, đã và đang đấu tranh để vượt qua chính bản thân mình. Họ là bằng chứng sống của việc chiến thắng sự cám dỗ của ma túy và vượt qua được các giai đoạn điều trị. Giá trị của những người này không chỉ nằm ở chỗ là họ đã từng vượt qua sự cám dỗ của ma túy, mà chủ yếu họ là người rất thông hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người nghiện. Khả năng của họ trong việc bày tỏ sự thông cảm đối với những người nghiện khác là không gì sánh nổi. Họ đoán trước được những hành vi của người nghiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Điều này biến họ thành những nhân viên điều trị rất có hiệu qủa trong môi trường TC - một môi trường điều trị mà việc thành công hay thất bại có liên quan chặt chẽ với sự thông hiểu những suy nghĩ, thậm chí cả những mánh lới của đối lượng. Cách thức mà TC xử lý tình huống là hoàn toàn dựa vào khả năng đoán trước sự việc xảy ra và những nguyên nhân gây ra sự việc đó.


        Một môi trường điều trị lành mạnh và cách ứng xử gương mẫu của các nhân viên điều trị vốn là người nghiện trước kia là những tiêu chuẩn của Cộng đồng trị liệu. Thế còn những nhân viên khác thì sao, những người trước kia không phải đối tượng nghiện ma túy? Liệu họ có thể trở thành chuẩn mực để đối tượng noi theo hay không? Về vấn đề này có thể nói: tất cả mọi người đều có khả năng trở thành nhân viên điều trị gương mẫu bất kể họ có xuất phát điểm như thế nào. Mặc dù ảnh hưởng của những nhân viên điều trị trước kia là người nghiện thì không thể so sánh được, nhưng đối tượng nghiện cũng cần phải có những chuẩn mực khác nữa để làm theo nếu như anh ta muốn trang bị cho mình những kỹ năng xã hội thích hợp. Một người đã từng nghiện ma túy thì có thể sẽ kém hơn những nhân viên điều trị khác về các kỹ năng xã hội cho nên trong giai đoạn cuối của qúa trình phục hồi đòi hỏi phải trang bị cho đốì tượng những kỹ năng cần thiết để họ tái hòa nhập cộng đồng thì vai trò của các nhân viên điều trị chuyên nghiệp là không thể thiếu được.


        II/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ:

        Tinh thần đồng đội (khả năng làm việc theo nhóm) và sự tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản của các nhân viên điều trị TC. Điều quan trọng là hai nguyên tắc này cũng phải được những ngươi có vai vế, uy tín trong cộng đồng tôn trọng và lấy đỏ làm gương cho các thành viên khác của cộng đồng. Các đối tượng là thành viên của cộng đồng cũng phải coi hai nguyên tắc đó là nền tảng mối quan hệ trong công việc của mình.


        Khả năng làm việc theo nhóm có nghĩa từng thành viên của nhóm hiểu rõ vai trò và nghĩa vụ của mình. Tinh thần đồng đội, khả năng làm việc nhóm cũng như sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình giao tiếp giữa những người có uy tín với các thành viên của cộng đồng sẽ khuyến khích việc các thành viên giao tiếp với nhau. Để xây dựng được môi trường trị liệu cộng đồng có hiệu quả, các nhân viên điều trị phải có khả năng phối hợp làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Việc làm thế nào để tạo ra được một thái độ làm việc như vậy là hoàn toàn nhờ vào uy tín và sự lãnh đạo của những người tổ chức hay đứng đầu cộng đồng trị liệu. Người cán hộ lãnh đạo muốn vậy cũng phải tuân thủ nguyên tắc này trong khi giao tiếp với các nhân viên của anh ta.


        III/ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỐI TƯỢNG:

          Mặc dù TC có mục tiêu rõ ràng là tạo ra môi trường phù hợp cho sự điều chỉnh hành vi của đối tượng, nhưng TC cũng có thể sẽ thất bại nếu như thiếu đi lòng quyết tâm của nhà lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng. Người ta nhận thấy rằng, lĩnh vực điều trị cai ngiện thu hút đủ loại người. Ta có thể gặp trong môi trường điều trị những người nghiện với những câu chuyện đáng ngạc nhiên về chủ nghĩa anh hùng cá nhân, sự hy sinh bản thân để chăm sóc người thân hay việc lạm dụng sức lao động của những người trong hoàn cảnh tuyệt vọng v.v... Trong ấn bản năm 1989, Maeder - một tác giả đã viết rằng các chuyên gia tư vấn tâm lý và thành viên của cộng đồng tôn giáo (những người mà sau này được gọi là người hàn gắn vết thương) dường như thu hút một lượng lớn những người có trạng thái tình cảm không ổn định. Nhưng điều đáng chú ý là chính những người chuyên đi hàn gắn vết thương này đôi khi không giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình.

           

          Quy luật tương tự như vậy cũng chi phối mối quan hệ giữa cán bộ điều trị và đối tượng nghiện. Cán bộ điều trị, những người được xem là tấm gương sáng để toàn thể cộng đồng noi theo thì luôn phải cư xử với các thành viên của cộng đồng với một thái độ có trách nhiệm. Nhưng cơ chế của TC được thể hiện ở những nghi thức và quy tắc xã hội, có thể giúp ngăn chặn việc vô tình hay cố tình sử dụng sai nguyên tắc sức mạnh và quyền hạn trong mọi tầng lớp đối tượng điều trị tại cộng đồng. Tất nhiên là nếu thiếu sự hướng dẫn tận tình của những người lãnh đạo có trách nhiệm trong một mô hình TC không hoàn chỉnh thì những cơ chế này có thể không được xây dựng và thực hiện đầy đủ.

           

          Nhằm nâng cao những quy tắc chuẩn mực của TC, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo những cán bộ điều trị kể cả các nhân viên chuyên nghiệp lẫn những cán bộ quản giáo trước kia đã từng là người nghiện ma túy. Việc chuyên môn hóa đội ngũ điều trị có thể sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị của cộng đồng nói chung và của những người cán bộ quản giáo nói riêng

           

          IV/ CƠ CẤU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI:

          Sở dĩ, môi trường trị liệu TC nổi tiếng là nhờ nó được tổ chức tốt và là môi trường có cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Sạch sẽ và thoải mái là 2 nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu trong việc sắp xếp cơ sở vật chất của TC. Người ta liên tưởng rằng môi trường điều trị sạch sẽ và dễ chịu sẽ khích lệ những hành vi lành mạnh. Môi trường tự nhiên sẽ phản ánh bản chất của cộng đồng sống trong môi trường đó. Mặc dù có một vài mô hình TC buộc phải thích nghi với cơ sở vật chất sẵn có ví dụ như nhà tù, các khu nhà cũ, cơ sở khám chữa bệnh hay thậm chí một trường học cũ nhưng người ta cũng không quên tái thiết lại môi trường sao cho phù hợp với yêu cầu của một cộng đồng trị liệu.


          Hầu hết các cộng đồng trị liệu ngày nay hoại động trong những cơ sở với trang thiết bị hiện đại nhưng nó vẫn mang dáng dấp một gia đình nhiều hơn là một trung tâm điều trị. Ngay cả ở trong tù hay trong trại cải tạo trẻ em vị thành niên, không khí "nhà tù” cũng không còn nữa. Để thực hiện được điều này, các nhà lãnh đạo TC đã bỏ đi tất cả những gì gợi nên khung cảnh nhà tù với luật rừng và thay vào đó là hệ thống chuẩn mực hành vi trong một khung cảnh mang tính chất gia đình. Nhằm khiến cho TC trở thành một môi trường tin cậy cho việc điều trị - phục hồi. Chúng ta phải tạo ra bằng được sự an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng. Đó phải là chỗ mà đối tượng có thể chịu trách nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của chính mình. Trong khi nhà tù tạo ra bầu không khí thiếu an toàn, nơi mà đối tượng muốn sinh tồn thì phải dựa hoàn toàn vào mánh khoé và cái gọi là luật rừng, thì môi trường TC lại tạo ra những hành vi xã hội lành mạnh như tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong bầu không khí gia đình.


          Những thành công lớn của TC trong việc duy trì hoạt dộng điều trị - phục hồi có được là nhờ một cơ cấu hoạt động chặt chẽ. Cơ cấu hoạt động này bao gồm cả việc tổ chức tốt lịch sinh hoạt hàng ngày cho các thành viên của cộng đồng kể từ người cũ cho đến người mới tham gia điều trị. Cơ cấu phân bậc các thành viên cũ và mới cho phép hình dung được thể hiện rõ trong lịch sinh hoạt hàng ngày của mỗi thành viên. Tuy nhiên, cho dù mỗi người có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong cộng đồng nhưng họ đều hiểu được vị trí của mình trong mục tiêu chung là TC đề ra. Hệ thông phân cấp theo vai trò và lịch sinh hoạt hàng ngày được gọi là "cơ cấu hoạt động".


          Chúng ta không cần phải quá chú trọng đến giá trị của cơ cấu hoạt động trong việc cung cấp những điều kiện cần thiết để người nghiện gặt hái được thành công dù là trong những hoàn cảnh có nhiều hạn chế. Điều quan trọng là việc phân cấp cơ cấu tổ chức và lịch sinh hoạt thường ngày cũng là một dạng kỷ luật và nó tạo ra cho người nghiện cảm giác ổn định. Giờ đây cuộc sống của anh ta đi vào khuôn khổ và có kế hoạch cụ thể ngược lại hẳn với cuộc sống trước kia của anh ta ngoài xã hội đầy rẫy những bất trắc - một lốì sống điển hình của người nghiện.


          Cơ cấu hoạt động này còn khuyến khích việc đặt kế hoạch cho sự ổn định lâu dài thay vì tự hài lòng với những điều đạt được trước mắt. Những điều này nghe chừng có vẻ đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, một khi người nghiện đã lệ thuộc vào ma túy thì khả năng nhận thức cuộc sống của anh ta cũng bị hạn chế. Điều này thể hiện ở thói quen có liên quan đến việc sử dụng ma túy, làm thế nào để có ma túy và kiếm ma túy ở đâu? Anh ta không hành động như một người bình thường với những mơ ước, hoài bão là động lực khiến anh ta lên kế hoạch cho mình để có thể biến những ước mơ đó thành hiện thực. Tất cả những người bình thường chúng ta đều hành động theo cách này và ai cũng có một "cơ cấu hoạt động" của riêng mình. Nó cho phép chúng ta cân nhắc việc gì nên ưu tiên làm trước, việc gì làm sau để đạt được những mục đích trước mắt và mục đích lâu dài của bản thân. Nhưng người nghiện thì đánh mất hoặc quên mất cơ cấu hoạt động này và thay vào đó là cơ cấu hoạt động nhằm đạt được trạng thái "phê thuốc". Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc điều trị cho đối tượng là giúp anh ta có thể quay trở lại áp dụng "cơ cấu hoạt động" bình thường khiến anh ta bước đầu đạt được những thành công nhỏ do chính anh ta dự định trong quá trình phục hồi.


          Tóm lại, có thể nói TC là một môi trường điều trị tích cực , năng động chứ không phải là một môi trường tĩnh. Những thay đổi có ý nghĩa mà người nghiện đạt được chính là kết quả của trạng thái đấu tranh tích cực bên trong bản thân người nghiện nhằm loại bỏ những yếu tố làm suy yếu ý chí con người, những yếu tố thường được người nghiện sử dụng để bảo chữa cho thất bại của mình. Bằng cách loại bỏ những yếu tố này, chúng la còn có thể khiến cho họ học lập những thái độ đúng những hành vi phù hợp. Thêm vào đó, nếu chúng ta thành công trong việc thu hút sự tham gia tích cực của người nghiện vào chương trình điều trị, anh ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để phục hồi và lấy lại sự tự tin cho bản thân mình.


          V/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI:

          "Hãy tin tưởng vào môi trường sống của bạn"

          Triết lý bất thành văn của TC.


          Những biện pháp điều chỉnh hành vi của TC như kiểm điểm, cạo gáy, giao ban buổi sáng, nhóm đối kháng, họp gia đình hay họp chung v.v.. được xây dựng nhằm sửa đổi những hành vi vi phạm những quy tắc mà TC đề ra. Việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của cộng đồng hay những quy tắc cốt yếu của TC như không sử dụng ma túy. không có hành vi bạo lực hoặc đe doạ bạo lực, không có hành vi tình dục, không trộm cắp là điều hết sức quan trọng trong việc duy trì sự lành mạnh và sự an toàn của môi trường điều trị. Tuy nhiên chính những thói quen mà người nghiện còn giữ khi anh ta sống ngoài xã hội đã khiến cho anh ta có những hành vi không đúng. Điều này được thể hiện ỏ sự đề phòng và thái độ cảnh giác của người nghiện. Bí quyết của những biện pháp điều chỉnh hành vi là tạo ra cảm giác an toàn nhằm xóa đi thái độ đề phòng, cảnh giác của người nghiện. Không chỉ có vậy, những biện pháp này còn được sử dụng như là công cụ để ngăn chặn, trừng phạt những hành vi làm xói mòn tập quán, sự an toàn và tính lành mạnh của môi trường ví dụ như sự vi phạm những quy tắc cơ bản của cộng đồng.


          Hiệu quả của các biện pháp điều chỉnh hành vi là nằm ở cách áp dụng nó như thế nào. Những biện pháp này cũng có thể bị lạm dụng và gây ra những kết quả trái ngược nếu như rơi vào tay những người không hiểu biết thấu đáo về động lực của cộng đồng trị liệu. Nếu thiếu sự tổ chức môi trường trị liệu TC chuẩn mực và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc áp dụng những biện pháp này thì chúng trở nên có hại nhiều hơn có lợi. Vấn đề sử dụng biện pháp nào với mức độ vi phạm như thế nào được quyết định bởi mức độ điều chỉnh hành vi từ thấp đến cao.


          Nhẹ nhất là biện pháp kiểm điểm và trao đổi (tư vấn trực tiếp) được áp dụng cho những vi phạm nhẹ. Đối với những môi trường trị liệu được tổ chức tốt thì ít khi phải áp dụng những biện pháp mạnh.


          Việc phải tăng cường sử dụng những biện pháp mạnh là dấu hiệu cho thấy môi trường điều trị đó đang có nguy cơ do không được tổ chức tốt đòi hỏi phải xem xét lại trách nhiệm của các thành viên cộng đồng đốì vói những quy tắc và chuẩn mực của TC.


          Những biện pháp điều chỉnh hành vi có hiệu qủa trong môi trường TC. Những biện pháp này nếu được sử dụng đúng thì sẽ làm tăng trách nhiệm của các thành viên đối với việc tuân thủ các quy tắc mà TC đề ra. Khi một đối tượng bị gọi lên kiểm điểm trong một lần giao ban buổi sáng hay bị khiển trách trong một lần cạo gáy để những thành viên khác trong cộng đồng sửa chữa hành vi không đúng của anh ta , thì anh ta vừa nói chuyện vổi cộng đồng và vừa chính với bản thân mình. Trong quá trình áp dụng những biện pháp này thì điều căn bản là phải đảm bảo chỉ lên án những hành vi sai trái chứ không cố gắng đánh vào lòng tự trọng của đối tượng. Do vậy trong các buổi cạo gáy chỉ nên chú trọng vào phân tích sự vi phạm cứa đối tượng và ảnh hưởng của nó tới bản thân anh ta cũng như tới những người khác. Điều này được thể hiện rõ ở cảm giác biết ơn của đối tượng đối với sự quan tâm và tình thương của các thành viên khác dành cho anh ta thông qua việc giúp đỡ anh ta sửa đổi những thái độ, hành vi không đúng.


          Hiệu quả của các biện pháp điều chỉnh hành vi trong việc thay đổi cách ứng xử của các nhân viên điều trị chuyên nghiệp được thể hiện ở việc áp dụng thành công giao ban buổi sáng trong khóa tập huấn, thường diễn ra trong vòng một tuần và ngay từ ngày đầu tiên các giảng viên cùng với các học viên xây dựng nên những quy tắc phải tuân thủ trong quá trình học tập. Hiệu quả là từ các thành viên của cuộc tập huấn, chúng ta đã hình thành được một cộng đồng con tương tự TC. Việc kiểm điểm trong các buổi giao ban buổi sáng nhìn chung đã giải quyết được sự vi phạm quy tắc của các học viên. Khi những quy tắc này được bảo đảm, việc học tập cũng trở nên thuận lợi và đạt kết qủa tốt.


          Những khóa tập huấn của chúng tôi thường đạt tỷ lệ tham gia đúng giờ và duy trì học tập cao là nhờ có giao ban buổi sáng. Nếu một học viên đã từng bị kiểm điểm vì đến muộn tại giao ban buổi sáng thì anh ta hay chị ta thường ít khi lặp lại hành vi đó lần nữa. Các học viên dường như cũng cảm thấy quan tâm nhiều đến hình thức này. Trong 10 năm vừa qua tôi chưa từng gặp trường hợp các thành viên tham gia hay toàn bộ khóa tập huấn đạt tỷ lệ thành công thấp trong giao ban buổi sáng. Thay vào đó, các học viên đều nói rằng bên cạnh những kiến thức mà họ có được từ bài giảng , họ còn nhận thức thêm được nhiều điều từ chính bản thân mình.


          QUY TẮC TRONG GIA ĐÌNH: XÂY DỰNG GIỚI HẠN HÀNH VI VÀ HÀNH VI THEO QUY TẮC

          Một trong những điều mà người mới tham gia điều trị trong môi trường TC thường phàn nàn đó là có quá nhiều quy tắc được áp dụng. Những quy tắc quan trọng nhất cần được áp dụng đó là:

          • 1)  Không sử dụng ma túy.

          • 2)  Không có hành vi bạo lực hay đe dọa sử dụng bạo lực.

          • 3)  Không có hành vi tình dục.

          • 4)  Không trộm cắp.


          Việc các thành viên của cộng đồng phải triệt để tuân thủ các quy tắc này là điều bắt buộc. Bất kỳ hành vi vi phạm nào đều được coi là đe dọa đối với sự ổn định và lành mạnh của môi trường điều trị và sẽ phải có cách xử lý thích hợp. Thông thường, những người vi phạm quy tắc nếu không bày tỏ sự hối hận, ăn năn về hành vi của mình và tiếp tục gây hại cho người khác thì sẽ bị trục xuất ra khỏi cộng đồng. Trước khi chính thức kết nạp một thành viên mới vào cộng đồng, người ta sẽ giải thích cặn kẽ cho anh ta hiểu những quy tắc của cộng đồng và anh buộc phải có trách nhiệm tuân thủ tuyệt đối nếu muốn tham gia điều trị.


          Nhờ việc xây dựng các giới hạn hành vi mà các cán bộ quản giáo có thế duy trì một môi trường điều trị an toàn và lành mạnh. Các biện pháp điều chỉnh hành vi được sử dụng như là công cụ củng cố và nhắc nhở các thành viên nhớ tới kết cục của việc vi phạm các quy tấc đề ra hay không tuân thủ các quv tắc này.


          VI/ CÁC BIỆN PHÁP HÀN GẮN, XOA DỊU VẾT THƯƠNG:

          "Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi nó trừ khi bạn chia sẻ với người khác"

          Triết lý bất thành văn của TC

          Những biện pháp điều chỉnh hành vi chỉ là bước đầu trong quá trình kiểm soát, quản lý hành vi của thành viên cộng đồng. Hiệu quả của những biện pháp này hoàn toàn mang tính tạm thời và chủ yếu dựa vào những tập quán quy tắc do cộng đồng xây dựng. Nhằm đạt được sự ổn định trong việc thay đổi hành vi cần phải chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa để xây dựng mối liên hệ cần thiết giữa giá trị của hành vi mới với mục tiêu của lối sống đúng mực.


          Những biện pháp điều chỉnh hành vi đóng vai trò ngăn cản yếu tố khiến cho đối tượng không thể có một cuộc sống bình thường. Còn những biện pháp hàn gắn, xoa dịu vết thương giúp cho đối tượng có được nhận thức sâu sắc hơn về bản thân mình.


          Hai biện pháp này bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Việc quá chú trọng vào một biện pháp cụ thể nào đó cũng không cho kết quả tốt hơn là tiến hành cả hai biện pháp song song hỗ trợ lẫn nhau. Nói một cách khác, nếu như chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp điều chỉnh hành vi một cách đơn thuần, thi các đối tượng của chúng ta sẽ cư xử không khác gì người gỗ. Đồng ý là họ sẽ có hành vi đúng trong môi nường cuộc sống tập thể nhưng những hành vi đó sẽ mất đi một khi họ rời khỏi môi trường điều trị.


          Tư vấn trong môi trường TC:

          Tư vấn cho dù là nhóm hay cá nhân đều đem lại cho đối tượng cơ hội khám phá quá khứ, tiền sử cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ma túy của anh ta. Việc một người nghiện ma túy phủ nhận sự thật sẽ càng được củng cố theo năm tháng, bề dày của quá trình anh ta sử dụng ma túy. Xóa tan sự phủ nhận này cũng đồng nghĩa với việc bắt anh ta phải đôi đầu với sự thật phũ phàng của cuộc đời mà bấy lâu nay anh ta vẫn thường né tránh. Một phần của sự phủ nhận thể hiện ở việc anh ta thường hợp lý hoá thất bại của mình trong việc từ bỏ ma túy. Việc tháo gỡ cho đối tượng những vướng mắc loại này cũng tương tự như khi chúng ta bóc vỏ hành từng lớp một. Biện pháp tư vấn điển hình được áp dụng trong môi trường TC là biện pháp đối diện trực liếp, nó thử thách niềm tin và trách nhiệm cá nhân của mỗi người nghiện.


          Nhóm định hướng, nhóm điều tra, nhóm mở rộng và nhóm marathon:

          Cộng đồng trị liệu TC đã xây dựng một số liệu pháp nhóm từ đơn giản đến phức tạp nhầm nâng cao chất lượng của việc điều trị cai nghiện. Mỗi loại nhóm nhằm giải quyết một khía cạnh khác nhau. Có những mục tiêu nhất định mà người nghiện buộc phải đạt được trước khi chuyển sang điều trị ở nhóm khác. Ví dụ như, một người mới tham gia chương trình điều trị cai nghiện cần phải tham gia sinh hoạt nhóm định hướng hàng tuần nhằm giải quyết những mục tiêu trước mắt hay phát hiện những lĩnh vực của cuộc sống mà họ đang gặp khó khăn và cần phải học hỏi để vượt qua trở ngại, khó khăn đó.


          Nhóm điều tra là bước tiếp theo ngay sau đó với yêu cầu cao hơn nhằm giúp đối tượng tự cởi mở về cuộc sống cá nhân, đặc biệt là những phạm trù tế nhị như yếu tố tâm lý tình dục có liên quan đến tiền sử nghiện của đốì tượng. Khi tham gia nhóm điều tra, đối tượng được khuyến khích bàn luận những vấn đề có liên quan đến đời sống tình dục của anh ta, ảnh hưởng của nó đến nhận thức của cá nhân anh ta. Nhóm mở rộng và nhóm marathon là hai nhóm phức tạp nhất trong các biện pháp nhóm trị liệu. Việc tham gia sinh hoạt 2 nhóm này có thể kéo dài cả ngày hay thậm chí 2 ngày trong phòng điều trị cách biệt. Vấn đề được đưa ra thảo luận là khía cạnh tiền sử của đối tượng có liên quan đến kế hoạch giải quyết các khó khăn, trở ngại cùa anh la như thế nào. Hai nhóm này đòi hỏi đối tượng phải có sự cởi mở và trung thực khá cao cùng một số nhận thức nhất định về bản thân.


          Nhìn chung, đối tượng của chúng ta thường vấp phải khó khăn khi tâm sự một cách cởi mở bởi lẽ họ thiếu sự tin cậy vào người khác. Thông thường, việc thiếu tin tưởng vào những người xung quanh có liên quan đến cảm giác tự ti và thiếu tự trọng. Một khi đối tượng biết gạt bỏ đi sự phủ nhận, quay lại đối diện với thực tại, anh ta sẽ thấy rằng những ngày tháng vừa qua của anh ta trong nghiện ngập là thực sự đáng tiếc. Ngược lại, những người mới tham gia chương trình điều trị thì cảm thấy dường như xung quanh anh ta đâu cững là điều xấu. Chúng ta không thể trông đợi ở việc một người mới tham gia chương trình mà lại có thể có lòng tự tin và sự cởi mở ngay được. Tuy nhiên, có nhiều cách để giúp cho một người thành viên của cộng đồng đối diện với thực lại và cởi mở nói ra sự thật về cuộc đời anh ta. Cuộc sống tập thể trong cộng đồng TC giúp cho người nghiện lấy lại được sự kiểm soát cuộc đời anh ta và nhất định anh ta sẽ thành công nếu như cộng đồng đó có cơ hội giúp đỡ anh ta.


          Nhóm đối kháng:

          Nhóm đối kháng được tổ chức ít nhất tuần 2 buổi nhằm ra cơ hội cho các thành viên cộng đồng bày tỏ thái độ khó chịu mà bấy lâu nay họ phải kìm nén trong mình. Việc tỏ thái độ khó chịu, tức giận đối với những người không tham gia nhóm đối kháng là hoàn toàn bị cấm. Quá trình sinh hoạt nhóm được diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên, cán bộ điều trị giàu kinh nghiệm. Những nguyên tắc chặt chẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh các hành vi của đối tượng tham gia nhóm đôi kháng. Việc diễn giải bằng lời những khó chịu, tình cảm tiêu cực trong một môi trường được giám sát chặt chẽ sẽ mang lại hiệu quả hàn gắn và tạo ra cơ hội cho các thành viên hiểu rõ hơn suy nghĩ của người khác dành cho mình và qua đó tăng cường nhận thức về bản thân. Những đối tượng có khả năng lợi dụng hình thức sinh hoạt nhóm này để giải tỏa cảm giác bực bội cũng thường gặt hái được nhiều thành công hơn trong quá trình phục hồi. Mặc dầu các thành viên được khuyến khích để biểu lộ thái độ, quan điểm về nhau nhưng không được sử dụng những từ ngữ mang tính chất xúc phạm nhau. Điều không kém phần quan trọng trong qúa trình bày tỏ thái độ của đối tượng là khả năng nhận thức được tại sao người đó lại làm mình khó chịu và nhận thức đó ảnh hưởng đến cảm giác của bản thân anh ta như thế nào. Thông thường, việc nói ra được cảm giác của bản thân sẽ xây dựng nên những thông tin cá nhân về các thành viên trong nhóm và những thông tin đó có thể được sử dụng trong sinh hoạt các nhóm khác.


          Nếu một chương trình điều trị có thể áp dụng thành công sinh hoạt nhóm đối kháng thì cũng sẽ dễ dàng thành công trong việc tiến hành các nhóm trị liệu khác của TC . Những chương trình trị liệu loại này có xu hướng giáo dục được những thành viên tốt hơn trong một môi trường trị liệu ổn định hơn. Những thành công mà đối tượng gặt hái được sau khi tham gia nhóm đối kháng, đặc biệt là về nhận thức bản thân giúp cho họ có được sự chuẩn bị tốt hơn khi bước sang sinh hoạt ở nhóm khác. Tuy nhiên, muốn đạt được thành công nhất định từ các biện pháp trị liệu nhóm, đối tượng phải sẵn sàng chấp nhận thử thách thông qua việc cởi mở bản thân mình.


          VII/ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢN THÂN

          "Lao động khiến cho con người trưởng thành" - Khalil Gibran

          Cộng đồng trị liệu coi lao động là yếu tố quan trọng giúp đối tượng phục hồi nhanh chóng từ tình trạng nghiện. Lao động có liên quan đến nhận thức của một người về vai trò của anh ta trong cộng đồng. Suy cho cùng lao động giúp anh ta ở vị trí nào trong bậc thang xã hội. Một người khi biết rằng anh ta là thành viên có ích cho xã hội thì anh ta không mấy khi lại dính líu tới những hành vi sai trái. Điều này giúp chúng ta hiểu được vai trò của lao động trong đời sống xã hội của con người cũng như trong quá trình phục hồi của đối tượng được điều trị tại môi trường TC. Tất cả mọi thành viên đều đóng góp sức mình vào công việc hàng ngày nhằm duy trì chương trình điều trị, duy trì cơ sở vật chất và hoạt động của cộng đồng.


          Cơ cấu tổ chức của TC: Cộng đồng trị liệu được tổ chức theo một cơ cấu chặt chẽ dựa trên nguyên lý cấp bậc trách nhiệm tăng dần do các thành viên của cộng đồng đảm nhiệm, những người ở giai đoạn khác của chương trình điều trị. Để có được một vị trí trong cộng đồng, đối tượng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trong hoạt động hàng ngày. Cơ cấu tổ chức này đảm bảo công việc được hoàn thành đúng lúc dưới sự giám sát chặt chẽ.


          Cơ cấu tổ chức của TC là một hệ thống phân công lao động rất hiệu quả. Nó khiến cho TC có thể tự sản tự tiêu bằng cách tận dụng được tối đa nguồn nhân lực dồi dào của cộng đồng. Cơ cấu này còn cho phép tập trung vào một yếu tố kỹ thuật trong việc điều hành một chương trình điều trị hơn là triển khai những hoạt động vụn vặt, lẻ tẻ. Hệ thống này khuyến khích các thành viên phấn đấu để đạt được những vị trí nhât định ưong cộng đồng, khuyến khích tinh thần tự lập...


          Mặc dầu vậy, những người quản lý TC thường không quan tâm đến việc xây dựng một lịch lao động sát sao đến từng phút như việc chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp vệ sinh v.v... nhưng họ giám sát rất chặt chẽ thái độ và hành vi của thành viên TC. Trong cơ cấu tổ chức này, mọi thông tin đều rõ ràng. Dựa trên những thông tin phản hồi về điều đã và đang xảy ra trong cộng đồng, các vụ việc sẽ lần lượt được nâng cấp bậc trong cộng đồng xử lý. Những vụ việc có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của thành viên cộng đồng hay sự an toàn của môi trường điều trị như sự xuất hiện thẩm lậu ma túy trong cộng đồng ngay lập tức sẽ được cấp cao nhất của cộng đồng quan tâm xử lý.


          Sự thăng cấp và giáng cấp trong hệ thống phân công công việc của TC:

          Nhằm giáo dục đối tượng trở thành một thành viên có ích của cộng đồng, TC chú trọng vào việc giúp đỡ đối tượng trước hết hiểu thêm về chính bản thân mình, hiểu được nhược điểm của mình ví dụ như cảm giác tự ti trong một hoàn cảnh xã hội nào đó. Giả sử, một người không dám làm việc ở một vị trí đang đòi hỏi phải có năng lực lãnh đạo, phải biết quyết định ... Vị trí làm việc đó khiến cho anh ta luôn luôn phải lo lắng. Để có thể giúp anh ta vượt qua sự lo sợ ta phải khuyến khích anh ta chấp nhận sự thử thách của công việc. Muốn giao cho đối tượng một công việc ta phải cân nhắc kỹ thái độ, hành vi và đặc biệt là khả năng chấp nhận thử thách của anh ta. Vì nói cho cùng, lao động cũng là một trong những biện pháp trị liệu cho nên ở một số chương trình điều trị, thất bại là sử dụng đốì tượng điều trị như một dạng nhân công rẻ mạt cho sản xuất.


          Những đối tượng tích cực trong công việc và có thái độ đúng đắn đối với lao động thì thường có xu hướng coi trọng công việc mà họ đang làm và vị trí của họ trong công việc. Như vậy không có nghĩa là cứ làm việc tốt là đủ. Đối tượng phải có thái độ và hành vi đúng với quá trình làm việc. Việc không tuân thủ những quy tắc mà TC đề ra trong lao động thường dẫn đến sự giáng cấp trong hệ thòng phân công công việc của TC. Việc luân chuyển, thay đổi công việc diễn ra thường xuyên trong TC cho phép các đôi tượng có cơ hội tiếp xúc vơi nhiều loại vị trí công việc trong môi trường.


          Bởi lẽ quan điểm của TC là đối tượng phải:

          Tìm hiểu về chính bản thân anh ta trước. Điều chỉnh thái độ và hành vi cho đúng.

          Sau đó lao động tích cực để có được một vị trí trong cộng đồng cho nên những chương trình giáo dục dạy nghề của TC thường đạt tỷ lệ thành công cao với thời gian ngắn và chi phí thấp . Chương trình giáo dục dạy nghề thường không chính thức dành cho những thành viên mới của TC, những người cần phải có thời gian để điều chính thái độ hành vi trước khi được tham gia lao động học tập. Cộng đồng trị liệu quan niệm rằng chỉ có thái độ đúng với công việc mới có thể đảm bảo cho đốì tượng có việc làm ổn định khi đối tượng trở lại cộng đồng. Quá trình thăng cấp và giáng cấp trong hệ thống phân công công việc của TC là một quá trình học tập hữu ích cho những đối tượng vốn không có thói quen duy trì một việc làm ổn định trong một thời gian dài.


          Chuấn bi tái hoà nhập cộng đồng:

          Thu nhận được một hệ thống kiến thức sau khi tham gia điều trị — phục hồi và áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công tác hàng ngày đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc về bản thân và mong muốn duy trì một cuộc sống lành mạnh không có ma túy. Giá trị của những gì đối tượng thu nhận được trong quá trình điều trị sẽ được kiểm chứng lại khi anh ta tái hoà nhập cộng đồng, trở về với cuộc sống thực tại. Khó có thể tưởng tượng được rằng một người nghiện rượu lâu năm, sau khi điều trị quay trở lại cộng đồng làm việc tại một quầy rượu lại vẫn có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh không uống rượu.


          Trong giai đoạn cuối của chương trình điều trị, TC sẽ cho người nghiện dần dần thoát ly môi trường có kiểm soát và tiếp xúc ngày một nhiều với môi trường xã hội. Đối tượng có thể tự đi tìm việc, trở lại nhà trường hay tham gia các hoạt động có ích khác. Đối tượng sẽ tự sắp xếp thời gian cho những hoạt động bên ngoài cộng đồng TC nhưng vẫn đảm bảo tham gia sinh hoạt nhóm tư vấn, chăm sóc sau cai của các chuyên gia về tái hoà nhập cộng đồng. Họ phải hoàn tất khóa học về phòng chống tái nghiện và chứng tỏ những kỹ năng xử lý tình huống có nguy cơ dẫn đến tái nghiện. Họ cũng có thể tham gia giúp đỡ nhừng thành viên khác của cộng đồng thực hiện các hoạt động điều trị.


          Khả năng tìm được và duy trì một việc làm ổn định, hòa nhập được với gia đình, tiếp tục làm việc và duy trì trạng thái phục hồi là mục tiêu chính của giai đoạn này. Đối tượng lúc này nhận được sự giúp đỡ cả từ phía nhân viên điều trị và từ gia đình. Nếu tái nghiện xảy ra trong giai đoạn này, đối tượng có thể sẽ phải quay lại TC và được trang bị thêm những biện pháp can thiệp cho đến khi anh ta thực sự đủ khả năng duy trì trạng thái phục hồi.


          VIII/ YẾU TỐ TINH THẦN TRỒNG PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

          Trong bất cứ cuộc thảo luận nào về yếu tố tinh thần trong cộng đồng trị liệu hầu như người ta không tránh khỏi việc nói lạc sang chủ đề tôn giáo và tín ngưỡng. Phần lớn trong số chúng ta cũng không cho rằng những chủ đề này có gì khác nhau, thậm chí đôi khi chúng ta còn có thể hoán vị chúng với nhau. Nhằm tránh việc nhầm lẫn giữa yếu tố tinh thần và khái niệm tôn giáo, tinh thần trong cộng đồng trị liệu được định nghĩa là : "bất kỳ hành động hay hoạt động nào thể hiện, phản ánh lòng tốt của con người". Đây là một định nghĩa khái quát, nó bao gồm rất nhiều loạt hoạt động của con người kể cả hoạt động tôn giáo hay những việc làm có ích giúp tăng cường nhận thức của con người.


          TRIẾT LÝ CỘNG ĐỒNG

          Chúng ta từ nhiêu nơi sum họp về đây dù mỗi người có cá tính và hoàn cảnh khác nhau.

          Chính nơi đây tôi đã gặp được ánh mắt, trái tim bạn bè.

          Chính nơi đây tôi đã được dìu dắt bởi tấm lòng yêu thương của thầy cô và của cả cộng đồng.

          Tôi đã cô đơn vì luôn sợ người khác biết về mình vì thế tôi càng không hiểu mình và cũng chẳng hiểu ai.

          Tôi đã không ngừng lẩn trốn nhưng đến nay tôi đã nhận ra bản thân mình.

          Tôi không còn cảm thấy bất an vì tôi đã chia sẽ những bí mật của đời mình với người khác.

          Chính tại nơi đây tôi đã tìm thấy tấm gương để soi rọi mình.

          Chính tại nơi đây nhờ gia đình nhờ mọi người cuối cùng tôi đã hiểu rõ về chính mình.

          Tôi không phải người hùng trong những giấc mơ và không còn thấp hèn trong những cơn hoảng sợ.

          Tôi đã biết phải kiềm chế những cám giỗ để làm chủ bản thân để tâm hồn bình an và thanh thản.

          Tôi sẽ trở thành một thành viên của tập thể góp phần mình cùng xây dựng mục đích chung.

          Tôi sẽ không còn cô đơn như trong cõi chết mà đang sống một cuộc sống cho mình và cho mọi người.

          Chính tại nơi đây tôi mọc rễ đâm chồi và vươn lên. Có sự yêu thương của thầy cô, có sự giúp đỡ của bạn bè để cùng nhau tiến bộ. Tôi phải đi đến được mục đích cuối cùng là giải phóng được bản thân tôi.


          IX/ HỆ THỐNG NIỀM TIN TRONG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU

          Niềm tin vào sự tồn tại của lòng tốt:

          Cho dù một người gặp bất hạnh như thế nào trong cuộc đời thì anh ta cũng không nên đeo đẳng mã những suy nghĩ về những điều đã xảy ra. Khi chúng ta giúp đỡ anh ta đối diện với sự thật, nói ra những điều bí mật mà anh ta dấu diếm trong lòng cũng như tìm các học hỏi từ những vấp váp mà anh ta đã từng gặp phải. Chúng ta không đánh giá con người qua những việc mà anh ta đã làm trong quá khứ mà thái độ trung thực của anh ta tại thời điểm này trong việc sửa chữa những sai lầm của quá khứ.


          Người nghiện có thể thay đổi nhưng chỉ khi anh ta thực sự mong muốn mình thay đổi. Nếu như anh ta cố gắng nỗ lực không ngừng thì nhất định cuối cùng anh ta cũng duy trì được một lối sống lành mạnh. Đó chính là điều mà cộng đồng trị liệu tin tưởng ở con người.


          Niềm tin vào khả năng hối cải và phục thiện của con người:

          Có một thời gian khá dài cả xã hội đều tin chắc một điều rằng "người nghiện thì mãi mãi sẽ là người nghiện". TC đã bác bỏ điều này bằng cách đưa ra ví dụ thực tiễn, những người đã từng tham gia điều trị, đã vượt qua được sự cám dỗ của ma túy và nay đang sông một cuộc sống lành mạnh. Không ít người trong số họ vẫn đang tiếp tục cuộc chiến chống lại nguy cơ tái nghiện, tái sử dụng rượu và ma túy. Những ai không bỏ cuộc thì nhất định cuối cùng sẽ có một cuộc sống bình thường và ổn định. Khi một người nghiện mới tham gia môi trường điều trị TC thì điều làm anh ta ngạc nhiên đó là anh chỉ nhận được sự giúp đỡ vừa đủ để anh ta có thể tự giúp chính bản thân mình. Người ta không buộc anh ta phải hối tiếc về những điều sai trái dù lớn, dù nhỏ mà anh ta đã làm. Những người xung quanh cư xử với anh ta như một con người bình thường. Không ai giám sát anh ta nhưng tất cả mọi người đều quan tâm chăm sóc xem anh ta tiến triển như tbế nào. TC tạo ra một môi trường tự nhiên đến nỗi một người mới đến hầu như không thể tin được rằng thậm chí anh ta có thể tự do đi lại mà không có camera theo dõi 24/24, điều này nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng có một điều rõ ràng là người nghiện sẽ dần nhận thức được: cuối cùng, chính tại nơi đây, TC cho anh la một cơ hội dành đưoc một chỗ đứng dưới ánh sáng mặt trời.


          Niềm tin vào việc giúp người khác cũng là giúp chính bản thân mình:

          Một trong những phẩm phất quý báu mà đổì tượng sau khi điều trị ở môi trường TC có được đó là việc luôn sẵn lòng giúp đỡ những ai cần sự giúp đỡ. Khái niệm "cho” hầu như trở nên quen thuộc đối với mọi người. Đối tượng muốn duy trì một lôi sống lành mạnh thì anh ta phải biết chia sẻ những gì mà anh ta nhận được, anh ta mới là người sở hữu thực sự của chúng. Có một câu nói rất hay mô tả được hết ý nghĩa của khái niệm "cho" trong môi trường trị liệu TC: Bạn sẽ không thể chịu đựng nổi nó trừ khi bạn chia sẻ vơi người khác.


          Niềm tin vào việc những điều lớn lao, vĩ đại hơn cả cá nhân con người:

          Về vấn đề đức tin. Một khi đã là người nghiện, trong con người họ không còn chỗ dành cho Đức Chúa hay lòng nhân từ. Việc tin tưởng vào Chúa hay những điều răn trong kinh thánh có thể làm tăng mặc cảm phạm tội ở người nghiện. Vai trò của đức tin hay có niềm tín vào những điều lớn lao vĩ đại hơn cả cá nhân con người là yếu tố quan trọng trong việc vượt qua sự tự mãn vốn đĩ đã ăn sâu vào suy nghĩ của người nghiện. Có một điều gì đó hối thúc bên trong , biến chuyển tự nhiên khiến cho người nghiện từ bỏ suy nghĩ tự mãn, tự phụ để tìm đến niềm an ủi trong niềm tin vào Chúa hay Đấng sáng tạo.


          Niềm tin vào phẩm giá của con người:

          Có một phẩm chất đạo đức của con người mà ta luôn luôn phải coi trọng đó chính là phẩm giá hay giá trị của con người. Cộng đồng trị liệu TC sử dụng thuật ngữ phẩm giá để miêu tả khái niệm giá trị của con người thay vì thuật ngữ "Niềm tự hào về phẩm chât". Theo quan điểm của TC, người nghiện có niềm tự hào về phẩm giá của mình thường tích cực tham gia vào chương trình điều trị - phục hồi vì đó là biện pháp giúp họ nhanh chóng chuyển đổi thái độ và hành vi, nhằm lấy lại những gì mà họ đã mất.


          Thành viên của TC thì phải có một cuộc sống mẫu mực, tuân thủ những quy tắc nhất định về thái độ, hành vi và phải có trách nhiệm đốì với hành vi đó. Thành viên nào vốn đã có niềm tự hào về phẩm chất thì thường tỏ ra là một công dân tốt của cộng đồng, tuân thủ các quy lắc về trách nhiệm đối với thái độ, hành vi của mình. Duy trì được niềm tự hào về phẩm chất trong lối sống sẽ giúp con người tránh xa ma túy và tránh xa được cả những yếu tố tiêu cực luôn đi kèm theo nó.


          X/ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG YẾU TỐ TINH THẦN TRONG TC

          Như chúng ta đã biết, TC không phải là một chương trình thuần túy nói về yếu tố tinh thần. Yếu tố tinh thần chỉ được sử dụng với khía cạnh giúp cho quá trình thay đổi, phục hồi của người nghiện thông qua việc nhìn nhận cuộc sống dưới một góc độ khác. Điều tôi sẽ trình bày ở đây là một quá trình điều trị nhằm tăng cường nhận thức về yếu tố tinh thần cho người nghiện trong giai đoạn phục hồi.


          Giai đoạn 1:

          Cuộc sống trong TC là một cuộc sông tập thể. Cuộc sông tập thể ở đây có một ý nghĩa khác với điều mà mọi người vẫn nghĩ về nó. TC tạo ra những điều kiện cần thiết cho người nghiện ma túy để họ có thể nhanh chóng phục hồi trong môi trường có định hướng rõ ràng về "mục đích và kết quả". Chúng ta không mấy ngạc nhiên khi một người nghiện cho dù nặng nhẹ thế nào nhưng nếu đã từng có một thời quá khứ tốt thì sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống kỷ luật của TC. Tuy nhiên, những người có lý lịch không tốt như bỏ nhà, sống bụi đời hay không có tuổi thơ thì thường gặp khó khăn hơn. Họ cần phải biết được thế nào là hành ví đúng trước khi có thể bước vào qúa trình phục hồi. Đây chính là một thử thách lớn không chỉ với họ mà còn với tất cả các nhân viên điều trị của TC.


          Trong môi trường mới, người nghiện bắt đầu học cách thích nghi và học những khái niệm cơ bản của TC. Quá trình học hỏi này được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp. Tất cả những điều người nghiện cần phải học đều được đơn giản hóa đến mức tối đa. Thông thường, trong giai đoạn này. đối tượng chưa cần phải hiểu cặn kẽ những gì mình được học. Đối tượng chỉ cần nhập tâm và tạm chấp nhận những khái niệm được đưa ra. Tóm lại, đối tượng có thể được giới thiệu về hệ thống điều trị của TC nhưng anh ta chưa cảm giác hay chưa thực sự hiểu về nó. Đây chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho người nghiện bước sang giai đoạn thứ hai là giai đoạn bước vào chuyển đổi thái độ hành vi để dần dần phục hồi trong môi trường điều trị TC.


          Giai đoạn 2:

          Trong giai đoạn 2, nếu như người nghiện đà vượt qua giai đoạn 1, anh ta sẽ bắt đầu chủ động tìm kiếm cơ hội để tự điều chỉnh chính bản thân mình. Anh ta tham gia vào các hình thức sính hoạt nhóm khác nhau để chia sẻ và tâm sự với người khác về quá khứ của mình. Việc này sẽ động chạm đến những vấn đề gai góc nhất của cuộc đời anh ta.


          Trong giai đoạn này, đối tượng đã quen với quy tắc thường nhật của TC. Môi trường an toàn và lành mạnh, cách xa những cám đỗ của ma túy sẽ giúp anh ta có thời gian suy ngẫm lại cuộc đời mình. Thông thường đây là giai đoạn khó khăn trong quá trình điều trị bởi vì người nghiện phải đối diện với tất cả những nỗi đau, sự xấu hổ, mất mát của cuộc đời mà bấy lâu nay anh ta thường né tránh. Một khi đối tượng đã vứt bỏ được sự mặc cảm, sự tự lừa dối mình, anh ta sẽ đạt được sự kiểm soát cuộc đời anh ta. Anh ta phát hiện được sức mạnh tiềm ẩn bên trong và nhận thấy rằng anh ta có thể điều khiển cuộc đời theo ý mình. Anh ta cũng nhận thức được một phần về cái tôi của mình và đó là điều cần thiết để anh ta tiếp lục trên con đường điều trị - phục hồi. Anh ta hiểu rằng không phải nghiện là vô hy vọng mà với sự giúp đỡ của những người xung quanh, anh ta có thể vượt qua những trở ngại trong điều trị. Anh ta cũng hiểu được rằng : Một mình bạn có thể làm được điều đó nhưng bạn sẽ không thành công nếu làm việc đó một mình”.


          Giai đoạn 3:

          Đến giai đoạn này, người nghiện bắt đầu tự sắp xếp lại những mảnh vỡ của cuộc đời anh ta. Những gì mà anh ta học được ở giai đoạn 2 thì bây giờ được đem ra áp dụng để tái thiết tại cuộc đời của anh ta. Trong giai đoạn này, người nghiện đã thực sự thích nghi với môi trường điều tri. Anh ta cảm thấy thoải mái với chính mình cũng như với những người xung quanh. Anh ta nhận thức rõ được những cảm giác của mình và đôi khi còn phát hiện ra những cảm giác mới mà trước đây anh ta chưa bao giờ có. Đây cũng là giai đoạn của sự thể nghiệm bản thân đối tượng, là giai đoạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về mục đích sống của đời người. Khao khát muốn tìm hiểu có khi còn mạnh mẽ hơn cả nhu cầu tìm kiếm ma túy. Đối với những người có thiên hướng tôn giáo thì câu hỏi làm họ phải băn khoăn suy nghĩ đó là mối liên hệ giữa con người và Đức Chúa. Đôi khi cảm giác xấu hổ, mặc cảm tội lỗi trước Chúa được thay bằng cảm giác được sự bao dung, che chở trong tình yêu của Chúa. Việc đối tượng tìm kiếm câu trả lời về mục đích cuộc sống trong giai đoạn này có thể giúp anh ta hoạch định được một kế hạch để sống sao cho có ích trong tương lai.


          Giai đoạn 4:

          Sau khi đã tìm lại được chính bản thân mình, người nghiện bắt đầu quá trình học hỏi những gía trị của cuộc sống, hệ thống niềm tin trong TC, mối quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp nhằm hướng tới một cuộc sống lành mạnh, không có ma túy . Sự thay đổi lớn lao trong thái độ của đối tượng ở giai đoạn này là rất đáng chú ý. Anh ta tỏ ra có triển vọng và trở nên đáng tin cậy nhờ có tinh thần trách nhiệm trong lao động và hành vi ứng xử. Anh ta có cuộc sống thăng trầm chìm nổi nhưng anh ta đã biết chấp nhận thực sự, biết kiểm soát nó và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Anh ta hiểu rằng cuộc chiến chống lại cám dỗ của ma túy vẫn chưa chấm dứt và anh ta vẫn còn phải rèn luyện thêm những điều đã học để có thể duy trì một cuộc sống lành mạnh lâu dài. Anh ta hiểu, nghiện không đơn thuần là sự phụ thuộc vào ma túy mà còn là sự lệ thuộc vào quá khứ cùng những yếu tố xã hội đi liền với quá khứ ấy. Quay trở lại quá khứ cũng đồng nghĩa với việc đùa giỡn với lửa. Anh ta có thể đốt thành tro cất cả những nỗ lực bấy lâu nay nhằm đạt được sự phục hồi. Tránh mọi mối liên quan dẫn đến quá khứ tội lỗi đó là yếu tố tiên quyết để duy trì cuộc sống lành mạnh không còn ma túy.


          Để duy trì được những gì mà anh ta được học, anh ta phải biết cách chia sẻ đúng cho người khác. Đối tượng đã hoàn tất giai đoạn này, phải biết cách dạy lại những thành viên mới bằng chính ví dụ cuộc đời anh ta. Vai trò của anh ta trong cộng đồng bây giờ là dạy lại nhừng điều mình được học . Chỉ có như vậy anh ta mới thực sự hiểu hết ý nghĩa của mọi vấn đề đã học và có trách nhiệm hơn đối với hệ thống niềm tin trong cộng đồng trị liệu TC.


          XI/ PHỎNG VẤN BAN ĐẦU TRONG CỘNG ĐỒNG TRỊ LIỆU TC

          Ngay từ khi mới ra đời, cộng đồng trị liệu TC đã có một chương trình phỏng vấn mà bất kỳ người nghiện nào khi mới tham gia vào cộng đồng đều phải trải qua. Phỏng vân trước khi ra nhập cộng đồng trị liệu là loại phỏng vấn đặc biệt. Nó không hoàn toàn tuân theo trình tự và nội dung của một cuộc thăm hỏi tiền sử bệnh hay trắc nghiệm tâm lý. Thay vì phỏng vấn kiểu tay đôi giữa người được phỏng vấn và cán bộ tiếp đón, đối tượng có nguvện vọng tham gia cộng đồng trị liệu được một nhóm những người nghiện sau cai cùng đặt câu hỏi và buộc phải trả lời trung thực về quá khứ của mình. Sẽ không ai trong số những người phỏng vấn ghi chép gì. Nhưng bất kỳ một biểu hiện dối trá nào nhằm né tránh hay từ chối trả lời sẽ bị người phỏng vấn phát hiện và được nhắc nhở để người nghiện phải nói ra sự thật.

          Hình thức phỏng vấn này trong TC còn được gọi là phỏng vấn cảm xúc. Mục đích của phỏng vấn cảm xúc không phải là để thu thập thông tin về tâm lý xã hội của người nghiện mà nhằm đánh giá mức độ nhận thức về động cơ của người nghiện. Chính vì vậy việc sử dụng thông tin thu được để điền vào một mẫu đánh giá là không cần thiết. Việc có trách nhiệm đối với cuộc sống của chính mình và có động cơ điều trị đúng là yếu tố rất quan trọng quyết định việc đối tượng có đủ khả năng tham gia và duy trì điều trị hay không. Phương pháp phỏng vấn cùa TC nhằm buộc người nghiện phải thực sự quyết tâm để thay đổi. Nó giúp người nghiện lột bỏ bức màn che dấu, phủ nhận sự thực và học cách tìm kiếm giúp đỡ trong cộng đồng.


          Phương pháp phỏng vấn ban đầu của TC:

          Ngoài việc sàng lọc đỏi tượng đủ điều kiện tham gia cộng đồng trị liệu, phỏng vấn ban đầu còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch điều trị cho đối tuợng và dự kiến những điều kiện cần để việc thay đổi nhận thức hành vi có thể xảy ra. Kinh nghiệm cho thấy rằng, những thông tin mà người nghiện đưa ra trong lần phỏng vấn đầu tiên thì nói chung không đáng tin cho lắm. Nguyên nhân của nó một phần là do người nghiện hầu như không bao giờ thừa nhận là họ gặp khó khăn, phần còn lại là do nhưng khó khăn đó coi như là đã chấm dứt kể từ khi đối tượng bắt đầu tham gia chương trình điều trị. Mà nói chung, ngay cả những đối tượng mà ta xếp vào loại tình nguyện thì họ cũng gặp những vấn đề không khác gì so với đối tượng cưỡng chế, cũng là áp lực của gia đình của trường học, của công việc hay của cả ba yếu tố trên. Để làm rõ hơn về phương pháp phỏng vấn của TC tôi xin tóm lược một số nét như sau:


          Có năm mục tiêu mà người phỏng vấn phải đảm bảo đạt được trong lần phỏng vấn ban đầu:

          • 1) Tạo mối quan hệ

          • 2) Khai thác thông tin

          • 3) Đưa ra thông tin

          • 4) Xây dựng dự thảo về thoả thuận điều trị

          • 5) Lên kế hoạch bước tiếp theo.


          Những mục tiêu này là cơ sở để người phỏng vấn bám vào xây dựng chương trình phỏng vấn xoay quanh những vấn đề đó. Tuy nhiên, chỉ những mục tiêu này đơn thuần thì không đảm bảo cho sự thành công của phỏng vấn. Bằng cách áp dụng một số kỹ năng đặc biệt của phỏng vấn cảm xúc, người phỏng vấn giúp củng cố quyết tâm của đối tượng, giúp họ ý thức được trách nhiệm cá nhân đối với sự thay đổi và đó là yếu tố quan trọng để có thể suy trì tham gia điều trị - phục hồi.


          1. Tạo mối quan hệ:

          Việc tạo lập được mối quan hệ và chiếm được thiện cảm của đối tượng ngay lúc ban đầu là hết sức quan trọng để tạo ra sự cởi mở trong giao tiếp. Theo phương pháp phỏng vấn cảm xúc truyền thông của TC, những người nghiện sau cai đóng vai trò người phỏng vấn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của họ khi họ còn là người nghiện để xóa bỏ sự đề phòng của đối tượng. Một vài kỹ năng tư vấn khác như: lắng nghe, thông cảm, phê phán ... cũng sẽ rất hữu ích cho người phỏng vấn. Ấn tượng ban đầu, bài trí tại điểm phỏng vấn cùng là yếu tố cần chú ý đến để tạo hiệu quả cao nhất.


          2. Khai thác thông tin từ người nghiện:

          Người phỏng vấn phải rất khéo léo tế nhị trong việc khai thác thông tin từ người nghiện. Tôt nhất là đặt câu hỏi một cách từ tốn, tránh hiện tượng hỏi dồn đập hay thúc bách nếu không muốn tạo ra sự khủng hoảng tâm lý đối với người nghiện. Thông tin ban đầu là quan trọng nhưng lấy được thông tin chính xác thì không phải là dễ. Thông tin chính xác phải bao gồm tiểu sử cá nhân, tình trạng tâm lý, nguyên nhân nội tại và nguyên nhân bên ngoài tác động khiến đối tượng đến với điều trị, quá trình sử dụng ma túy, hoàn cảnh gia đình, công ăn việc làm và cả những lý do cơ bản dẫn trến stress từ đó có thể xây dựng một kế hoạch can thiệp thích hợp.


          3. Cung cấp thông tin cho người nghiện:

          Những thông tin cơ bản về cơ sở điều trị và triết lý cộng đồng cần phải được cung cấp đầy đủ cho đối tượng. Thông thường, đốì tượng chỉ được nghe sơ bộ hay những thông tin không đầy đủ về bản chất cùa khó khăn mà anh ta đang vấp phải cùng như cách giải quyết nó. Nếu ta giải thích rõ cho đối tượng được hiểu thì có thể giúp anh ta điều chỉnh lại được mục tiêu và nguyện vọng điều trị của mình.

          4. Xây dựng dự thảo bản thoả thuận điều trị:

          Nếu như người phỏng vấn thành công trong việc cùng có được quyết tâm điều trị của đôi tượng thì phải tiến hành dự thảo một văn bản trong đó đối tưựng bày tỏ sự đồng ý quyết tâm tham gia điều trị. Văn bản đó được gọi là "thỏa thuận điều trị". Trong văn bản ghi rõ yêu cầu và mục tiêu điều trị của đối tượng-Để đạt được những mục tiêu, yêu cầu này, đối tượng cần nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố tập thể, cộng đồng và những gì mà cộng đồng đòi hỏi ở anh ta.


          5. Lên kế hoạch cho bước tiếp theo:

          Nhằm giúp đỡ người nghiện duy trì được quyết tâm tham gia điều trị, chúng ta cần phải giải thích rõ với anh ta về những bước tiếp theo. Nếu như những biện pháp phỏng vấn thông thường có hiệu qủa thì tại thời điểm này đối tượng đã hầu như sẵn sàng để tham gia điều trị. Mức độ phủ nhận cũng như phản ứng của anh ta đối với hiện tại cũng đã được giảm đi nhiều.


          Các giai đoạn và quá trình thay đổi của người nghiện ma túy áp dụng trong phỏng vấn:

          Đối tượng nghiện đến với điều trị vì nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau. Chính những vếu tố đó quyết định động cơ điều trị của từng đối tượng. Để đánh giá được chính xác động cơ điều trị của đối tượng, người phỏng vân phải nắm được lý thuyết về các giai đoạn và quá trình thay đổi của người nghiện ma túy. Có 5 giai đoạn lần lượt là:

          • 1) Giai đoạn chưa có dự định thay đổi.

          • 2) Giai đoạn có dự định thay đổi.

          • 3) Giai đoạn chuẩn bị.

          • 4) Giai đoạn hành động.

          • 5) Giai đoạn duy trì.


          Trong giai đoạn 1, đối tượng chưa có dự định thay đổi hành vi trong một tương lai gần anh ta không nhận thức được hoặc nhận thức không rõ ràng về khó khăn mà anh ra đang vấp phải thái độ của anh ta đối với những khó khăn đó là phủ nhận và dấu diếm. Anh ta hầu như không nghĩ gì đến sự thay đổi. Trong giai đoạn dự định, đôi tượng bắt đầu nhận thức được khó khăn của mình và cũng đã suy nghĩ tìm giải pháp để vượt qua nhưng chưa thực sự bắt tay vào bât kỳ một hành động nào, cần phải có sự cân nhắc nghiêm túc để tìm ra một giải pháp hợp lý ưong giai đoạn này. Trong giai đoạn chuẩn bị, đối tượng nhận thức rõ được khó khăn của mình và giải pháp khắc phục. Anh ta đang đánh giá lại tất cả những phương án mà anh ta có. Tóm lại, đối tượng đã sẵn sàng cho sự thay đổi. Giai đoạn hành động là giai đoạn đối tượng tiến hành điều chỉnh lại hành vi, điều chỉnh lại môi trường nhằm vượt qua những khó khăn cản trở. Trong giai đoạn này đối tượng không chỉ sẵn sàng thay đổi mà còn thực sự giải quyết những vấn đề tồn tại của chính mình. Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn duy trì là thời điểm mà đối tượng phải học cách phòng ngừa tái nghiện, duy trì những gì anh ta đã đạt được trong giai đoạn hành động.


          Kinh nghiệm cho thấy rằng, thông thường đối tượng đến với chúng ta khi họ ở giai đoạn 1 thông qua quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể giúp đối tượng nâng cao lòng quyết tâm sang giai đoạn 2 nhằm tăng cường sự sẵn sàng của đối tượng với việc thay đổi hành vi thông qua điều trị.


          Hướng dẫn tổ chức tiến trình phỏng vấn

          Phỏng vấn là điều kiện tiên quyết trước khi một đối tượng mới được chấp nhận tham gia cộng đồng trị liệu TC. Nó được tổ chức ngay vào ngày đầu tiên đối tượng đến xin tham gia điều trị. Mục tiêu đầu tiên của cuộc phỏng vấn là đánh giá động cơ điều trị của đối tượng. Bởi lẽ hầu hết các đối tượng không tự giác muốn tham gia điều trị, họ thường đến với chúng ta bởi vì áp lực của gia đình, sự cưỡng chế của pháp luật ... cho nên vấn đề là phải tổ chức phỏng vấn sao cho đối tượng quyết tâm tình nguyện ở lại điều trị trong môi trường TC. Cuộc phỏng vấn nhất định phải đạt được mục tiêu đề ra này bằng không đối tượng sẽ vấp phải khó khăn ngay trong giai đoạn đầu của điều trị.


          Sàng lọc đối tượng

          Trong quá trình sàng lọc, khi đối tượng gọi điện đến cơ sở điều trị hay đến hỏi về thủ tục gia nhập cộng đồng trị liệu, anh ta phải tự mình bày tỏ rằng: dự định tham gia điều trị là sự lựa chọn của chính anh ta chứ không phải của bố mẹ, của cán bộ pháp luật... Anh ta phải chứng tỏ rằng anh ta thực sự nghiêm túc trong việc kêu gọi sự giúp đỡ của cộng dồng. Người phỏng vân cũng không làm bất cứ điều gì can thiệp vào quyết định của đối tượng ngoài việc nhắc nhở anh ta phải nghiêm túc và có trách nhiệm với dự định của minh. Đối tượng sẽ được hẹn đến ngày để tham gia phỏng vấn thực sự.


          Quá trình phỏng vấn:

          Quá trình phỏng vấn phải được diễn ra trong một căn phòng biệt lập, tránh xa mọi yếu tố làm phân tán tư tưởng. Trước hết, đối tượng sẽ giới thiệu về bản thân mình trước các thành viên của nhóm phỏng vấn.


          Sau đó trưởng nhóm phỏng vấn sẽ tự giới thiệu về mình tiếp theo đó là các thành viên còn lại của nhóm. Khi các thành viên tự giới thiệu về mình họ cũng cần nói vắng tắt luôn về lý do khiến họ đến với TC cũng như vai trò hiện tại của từng người trong cộng đồng. Mục đích của việc giới thiệu này là giúp đốì tượng nắm được thông tin sơ bộ về nhóm phỏng vấn. Quá trình phỏng vấn sau đó sẽ phải gồm những nội dung sau:

          • 1) Gây dựng được lòng tin nơi đối tượng để anh ta sẵn sàng kể lại một cách trung thực khó khăn tồn tại mà anh ta đang vấp phải.

          • 2) Giúp cho đối tượng thể hiện được trách nhiệm của mình đối với những khó khăn kể trên bằng cách gạt bỏ sự phủ nhận thực tại, sự trốn tránh trách nhiệm, sự hợp lý hóa nhằm biện minh cho những sai lầm của anh ta.

          • 3) Giúp cho đối tượng thể hiện sự trung thực bằng tập trung mọi vấn đề xung quanh anh ta thay vì đổ lỗi cho người khác gây ra khó khăn cho mình.

          • 4) Giúp đối tượng thừa nhận sai lầm, nhận thức được nhu cầu cần sự giúp đỡ và có khả năng tìm kiếm giúp đỡ đó.

          • 5) Thuyết phục đối tượng sẵn sàng chấp nhận các quy tắc của cộng đồng nhằm tham gia điều trị. Thuyết phục đối tượng chấp nhận những gợi ý điều trị mà cán bộ điều trị cho là thích hợp với anh ta.


          Sau khi kết thúc phỏng vấn đối tượng phải cỏ khả năng để:

          • 1) Có thể đủ tin tưởng vào nhóm phỏng vấn để tâm sự về khó khăn trong cuộc đời anh ta.

          • 2) Có thể cởi mở hơn và thừa nhận những tồn tại trong thái độ, hành vi mà nhóm phỏng vấn chỉ ra cho anh ta.<

          • 3) Có thể thừa nhận sai lầm, sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của mình thay vì đổ lỗi cho người khác.

          • 4) Nhận thức được rằng mình cần giúp đỡ và bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ

          • 5) Quyết tâm sửa đổi, thể hiện mình sẵn sàng phối hợp với chương trình điều trị thông qua việc tuân thủ các quy tắc của cộng đồng, chấp nhận những gợi ý điều trị của nhân viên chuyên nghiệp.


          Sau khi phỏng vấn kết thúc, trưởng nhóm phỏng vấn sẽ yêu cầu đối tượng đợi nhóm họp trong giây lát. Nếu như ý kiến chung là chấp nhận đối tượng, trưởng nhóm phỏng vấn sẽ thông báo cho đối tượng và chúc mừng anh ta gia nhập cộng đồng. Nếu như vẫn còn ý kiến cho rằng anh đối tượng chưa đủ điều kiện tham gia, chưa thể hiện rõ quyết tâm điều trị thì phải đợi tham khảo ý kiến của lãnh đạo cộng đồng trước khi chấp nhận đốì tượng. Nếu đối tượng không thỏa mãn các yêu cầu gia nhập TC, anh ta sẽ được giới thiệu đến một chương trình điều trị khác thích hợp hơn hoặc được hẹn phỏng vấn lại vào một thời điểm khác khi anh ta đã củng cố được quyết tâm và động lực điều trị.


          Nếu đối tượng được chấp nhận thì ngay buổi đầu tiên anh ta sẽ được giới thiệu trước cộng đồng và được cộng đồng chào đón như một thành viên mới.

           

          NHẬN THỨC + SUY NGHĨ = HÀNH VI

          Giai đoạn chưa nhận thức được vấn đề:

          Học viên chưa ý thức được đầy đủ vấn đề cùa chính mình khi mới nhập Trung Tâm, cho nên họ không có ý định hợp tác với kế hoạch điều trị và cũng không thay đổi hành vi. Họ âm thầm nhẫn nại chịu đựng, giấu mình trong đám đông và có thể bỏ trốn khi có cơ hội.


          Giai đoan ý thức được vấn đề:

          Khi được giáo dục giúp đỡ, học viên đã hiểu được họ đang đối đầu với một thử thách lớn trong cuộc đời, và đã có những đấu tranh nội tâm vượt qụa. Nhưng ở giai doạn này hiểu biết và nghị Iực của họ còn non trẻ, họ chưa đủ quyết tâm và nghị lực. Cách nào để thoát ra, cuộc sống còn lại sẽ như thế nào là điều họ chưa sẵn sàng, cho nên họ ngầm sợ hãi và không tin mình đủ sức vượt qua, nên những hành vi của họ chưa thay đổi.


          Giai đoạn chuẩn bị:

          Được tiếp tục giúp đỡ điều trị, học viên đã quết định phải thay đổi cuộc đời mình, vì họ sẵn sàng đáp ứng với những yêu cầu điều trị. Họ sẽ vui vẻ hơn, sống cởi mở hơn, bắtt đầu tuân thủ nội quy một cách tự nguyện, nhưng hành vi vẫn chưa được cải thiện nhiều.


          Giai đoạn thực hiện:

          Học viên đã quyết tâm từ bỏ ma túy, họ tích cực cộng tác với chương trình điều trị, sống thân thiện với mọi người. Trong lao dộng, học tập, họ rất quan tâm và bày tỏ thiện chí. Đây là giai đọan học viên đã tiếnn bộ, và có thể được chuẩn bị chuyển sang chương trình điều trị tái hội nhập cộng đồng.


          Giai đoạn duy trì:

          Tuy rằng học viên đã có những tiến bộ rõ rệt, nhưng chúng ta vẫn còn phải nổ lực giúp đỡ, củng cố nhận thức của họ, đồng thời luyện lập cho họ kỹ năng chống tái nghiện một khi họ tái hội nhập cộng đồng. Những yếu tố nguy cơ trong cuộc sống xã hội của hợ cần được nhận biết rõ ràng để có chương trình giúp đỡ họ vượt qua.


          Chúng ta coi như thành công một phần vơi những học viên có hành vi tốt, tích cực cộng tác với kế hoạch điều trị, vì sau khi rời Trung tâm có khả năng duy trì cuộc sống không ma túy trên 6 tháng. Tất nhiên họ còn có những nguy cơ sa ngã, mà tiền sử lạm dụng ma túy là một nguy cơ lớn, và trong cả cuộc đời họ việc điều trị chống tái nghiện còn phải liên tục kéo dài.


          Với những nỗ lực điều trị thích dáng và đúng mức, chúng la có quyền hy vọng chuyển đổi hành vi một đối tượng nghiện từ giai đoạn 1 đến giai doạn 4 trong vòng 6 tháng.


          NHỮNG KỸ THUẬT THÔNG THƯỜNG GIÚP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH

          1. Những kỹ thuật giáo dục, thuyết phục, giải thích để giúp học viên nâng cao nhận thức về bản thân cũng như các vấn đề của họ.

          2. Thực hiện những Bảng Tự Đánh Giá định kỳ cho các học viên nhằm thúc đẩy sự tiến bộ. Trong Bảng Tự Đánh Giá này cần nêu rõ những giá trị cuộc sống, tinh thần kỷ luật.

          3. Thực hiện những Bảng Cam Kết để học viên tự mình cố gắng phấn đấụ thực hiện lời hứa của mình.

          4. Tạo ra một môi trường điều trị an toàn, trong đó học viên có thể kiểm soát và thay đổi hành vi của mình mà không sợ một áp lực đối kháng nào cả.

          5. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, có chế độ thưởng cụ thể cho những học viên tốt, ví dụ đi phép ngắn ngày, gọi điện thoại hỏi thăm gia đinh, được nhận quà ...

          6. Sinh hoạt nhóm, Giao ban buổi sáng, tư vấn tâm lý cá nhân là những biện pháp gọt dũa hành vi, nâng cao nhận thức rất hiệu quả.

          7. Tổ chức những buổi sinh hoạt Nhóm Đối Đầu để gọt dũa hành vi cho những thành phần ngoan cố.

          8. Vãn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí đề cao những giá trị cuộc sống không ma túy.

          9. Thể thao giúp học viên biết được sức khỏe của mình, sức chịu đựng thể lực của mình sau quá trình nghiện.

           

          NHỮNG TÁC NHÂN BẢO VỆ VÀ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆC LẠM DỤNG MA TÚY


          Có rất nhiều những yếu tố nguy cơ đưa đẩy một người đến tình trạng nghiện ngập, song cũng có nhiều tác nhân bảo vệ giúp một người không bao giờ sử dụng ma túy hoặc đã lạm dụng mà thoát ra được. Chẳng hạn một gia đình có 10 người con, nhưng chỉ có 1 người nghiện, còn 9 người thành đạt. Trong trường hợp này, yếu tố gia đình không phải là yếu tố nguy cơ của người con nghiện trên. Chúng ta phải tìm kiếm những yếu tố nguy cơ khác thuộc về nội tâm, cũng như các quan hệ cá nhân của anh ta. Xét đoán chân dung một người nghiện chúng ta tìm thấy có rất nhiều yếu tố bảo vệ cũng như những yếu tố nguy cơ tác dụng đan kẽ vào nhau để tạo thành tình trạng cuối cùng là lạm dụng ma túy. Một yếu tố này là bảo vệ cho một người, với những người khác nó có thể là yếu tố nguy cơ.


          Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ có tác động tương hỗ lẫn nhau. Nguy cơ càng cao trong lúc bảo vệ kém, người ta dễ bị đưa đến tình trạng lạm dụng ma túy với những mức độ nặng nhẹ khác nhau.


          Trong hai loại yếu tố trên, trong việc cân nhắc hai phía, kinh nghiệm cho thấy các yếu tố nguy cư có khả năng dự báo mạnh mẽ hơn đối với việc sử dụng ma túy, ví dụ một người có tiền sử nghiện sẽ rất dễ tái nghiện nếu anh ta bị bỏ trong một môi trường ma túy sẵn sàng, cho dù anh ta có nhiều yếu tố bảo vệ giúp đỡ anh ta. Chúng ta khó lý giải được bức chân dung của người nghiện nếu chỉ căn cứ vào vài tác nhân gây bệnh. Một người phải đương đầu với quá nhiều yếu tố nguy cơ thì anh la càng dễ lạm dụng ma túy, mặc dù các yếu tố bảo vệ có thể giúp anh ta ngăn chặn , hạn chế việc sử dụng ấy. Qua điều tra nắm bắt thông tin, dữ kiện càng nhiều càng tốt về bản thân người nghiện, chúng la có.thể dự đoán anh ta có dễ dàng thoát khỏi ma túy hay không.


          Có hai nhóm tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc lạm dụng ma túy:

          1. Đặc điểm nội tâm:

          Một người với nội tâm bất thường, sẽ có những nhận thức bất thường biểu hiện qua hành vi. Những cuộc nghiên cứu tâm lý cho thấy có những yếu tố sau:

          • - Khát vọng học lập: Những học sinh gắn bó với học tập thì ít sử dụng ma túy hơn so với nhóm học sinh lười học. Khát vọng học tập là một yốu tố bảo vệ mạnh, song không phải luôn luôn như vậy. Một học sinh rất ham học nhưng kém may mắn trong thi cữ, hoặc có thể bị thầy giáo ghét bỏ, thì việc học tập trở thành nặng nề đối với anh ta vì khao khát học tập mà anh ta có thể trở nên bất mãn, chán đời rồi tìm lối thoát.

          • - Khát vọng vươn lên trong cuộc sống để tự khẳng định mình, khi nó suôn sẻ sẽ tạo nên hưng phấn. Song một khi cá nhân thất bại, anh ta dễ dàng sợ hãi, thất vọng vì thực tại và sẽ tìm lối thoát, thường là rượu, hoặc ma túy.

          • - Tín ngưỡng là yếu tố bảo vệ. Những tín đồ tốt luôn luôn tránh xa ma túy.

          • - Một cuộc sống không mục đích, không biết phải làm gì, thích hưởng thụ vui chơi là một yếu tố nội tâm rất nguy hiểm. Một tình trạng lãnh đạm, bi quan cũng là một yếu tố nguy cơ, nhất là khi nó phối hợp với những triệu chứng tâm thần.

          • - Một tầm hồn nổi loạn, ưa thích những chuyện trái vớí thuần phong mỹ tục, xu hướng có những hành vi vô luân thường được coi là một nguyên nhân (đồng thời cũng là hậu quả) của việc lạm dụng ma túy.

          • - Một nội tâm thiếu tự chủ, thiếu tự trọng cũng là yếu tố nguy cơ, trong khi sự tự chủ, tự trọng là yếu tố bảo vệ.

          • - Một tâm hồn cô độc, xung khắc với mọi người, luôn buồn chán và bất mãn tất cả, dễ làm nạn nhân của ma túy.


          2. Mối quan hệ cá nhân:

           

          Trong khía cạnh này, tầm quan trọng của nó thay đổi tùy theo hoàn cảnh mỗi người, nhưng thông thường cũng có những yếu tố bảo vệ và nguy cơ rõ nét:

          • - Thái độ và hành vi của cha mẹ : Một cha mẹ nghiện rượu, nghiện ma túy luôn là tiền đề cho sự nghiện ngập của con cái.

          • - Tình trạng nghiện ngập của những người cùng đẳng cấp với nhau có nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy của người trong nhóm. Ngược lại tình trạng sống mẫu mực của họ lại là yếu tố bảo vệ cho cả nhóm.

          • - Thái độ của xã hội, của cộng đồng đối với ma túy có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sử dụng ma túy của các cư dân. Nếu tât cả mọi gia đình đều quyết tâm chống ma túy, chắc chắn sẽ giảm được số lượng cư dân sử dụng ma túy.

          • - Thái độ của một nền văn hóa đối với ma túy luôn gây ảnh hưởng sâu rộng đối với cư dân của nền văn hóa đó.


          Dựa trên những nghiên cứu sâu rộng bằng kiểm tra dọc, kiểm tra chéo một số đông các nhóm bệnh nhân nghiện, trong một thời gian 10 năm, Michael Newcomb và Maria Felix Ortiz đã thiếtt lập được 14 lãnh vực liên quan đến việc sử dụng ma túy như sau:


          A. Các lãnh vực bảo vệ:

          • 1. Trình độ học vấn, mức độ nhận thức?

          • 2. Ý thức tuân thủ luật pháp?

          • 3. Tín ngưỡng?

          • 4. Bệnh tật cơ thể, tình trạng trầm cảm u uất?

          • 5. Sự tự bằng lòng với chính mình ?

          • 6. Quan hệ với gia đình?

          • 7. Quan điểm đối với ma túy?


          B. Các lãnh vực nguy cơ:

          • 1. Khát vọng vươn lên ?

          • 2. Môi trường sống có trắc trở, khó khăn quá sức không?

          • 3. Môi trường sống có nhiều tệ nạn xã hội không?

          • 4. Những người cùng đẳng cấp với đối tượng có sử dụng ma túy không?

          • 5. Có người lớn sử dụng ma túy không?

          • 6. Có được sự giúp đỡ từ cộng đồng hay từ người có địa vị không?

          • 7. Môi trường sẵn có ma túy không?


          Bằng phép suy luận và qua kinh nghiệm trực tiếp, chúng ta thấy đối tượng được tiếp xúc với càng nhiều yếu tố bảo vệ sẽ càng có ít nguy cơ sử dụng ma túy.


          Chỉ qua một cuộc điều tra cặn kẽ, đầy đủ và toàn diện cuộc sống của đối tượng, từ gia đình đến môi trường sống và bản thân người nghiện, chúng ta mới có thể thiết lập được chân dung của đối tượng, những yếu tố bảo vệ và những yếu tố nguy cơ chung quanh anh ta.


          Sau cùng việc điều trị - phục hồi và phòng chống tái nghiện cho người lạm dụng ma túy, phải chăng đó là một cố gắng làm tăng các yếu tố bảo vệ và luyện tập cho anh ta những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ đe dọa lôi kéo anh ta trở về con đường cũ.


          ĐIỀU TRỊ - PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY


          I. THẾ NÀO LÀ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CÓ HIỆU QUẢ

          Quan niệm ngày nay chúng ta xem người nghiện ma túy như một bệnh mãn tính, và có thể điều trị nó như điều trị một bệnh tiểu đường, cao huyết áp, suyễn. Các nhà thống kê đã công bố rằng việc điều trị cai nghiện có thể làm giảm sử dụng ma túy lừ 40 - 60%, các hành vi phạm pháp giảm 80%, còn ý nghĩa kinh tế thì rất lớn: 1 USD bỏ ra cai nghiện sẽ thu về 7 USD do không phải chi phí giải quyết việc phạm tội của họ. Nhưng tỉ lệ thành công còn hạn chế vì kết quả còn tùy thuộc vào 4 biến số sau:

          • 1. Bản chất người nghiện và hậu quả sử dụng ma túy của họ

          • 2. Mức độ tham gia điều trị của người nghiện vào quá trình điều trị 

          • 3. Biện pháp điều Irị có thích hợp với họ không?

          • 4. Các dịch vụ điều trị có sẵn sàng và đầỹ đủ không?


          Điều trị cai nghiện gọi là hiệu quả như vậy có nghĩa là: ngoài việc chấm dứt sử dụng ma túy và duy trì một cuộc sống không ma túy, người nghiện trở nên có ích cho gia đình và xã hội. Ý nghĩa như vậy, việc đánh giá kết quả điều trị cũng phải bao gồm 4 yếu tố sau:

          • 1. Có tiếp tục liên can đến pháp luật không ?

          • 2. Vai trò với gia đình như thế nào ?

          • 3. Vai trò với xã hội ra sao?

          • 4. Tình trạng sức khỏe ?


          Khi 4 yếu tố trên đều tốt, điều trị được coi là có kết quả.


          II. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ

          Thực tế cho thấy thời gian điều trị cho có kết quả đều khác nhau với mỗi đối tượng. Cho nên không thể ấn định được một mốc thời gian điều trị cho mọi đối tượng.


          Những nghiên cứu lâu dài đã cho thấy rằng, dù điều trị cai nghiện ở cộng đồng hay ở Trung tâm, nếu số ngày điều trị ít hơn 90, kết quả sẽ không có hoặc rất thấp. Thường phải kéo dài thời gian điều trị hơn nữa để có được kết quả tốt hơn. Việc bệnh nhân có chịu tiếp tục ở lại hay không là tùy thuộc vào những vấn đề có liên can tới hai phía: học viên và Trung tâm:

          • 1. Bản thân người nghiện có thấy nhu cầu cai nghiện không?

          • 2. Có / không có những trợ giúp của gia đình và người thân?

          • 3. Trong quá trình điều trị, nhân viên điều trị có tạo được mối quan hệ tích cực với người nghiện không?

          • 4. Chương trình điều trị phục hồi có thích ứng với họ không?

          • 5. Các dịch vụ điều trị có sẵn sàng và đầy đủ không?


          Đối với những người nghiện có bản án nhất định trong tù, các cuộc nghiên cứu cũng đã cho thấy việc điều trị tích cực trong khi thi hành án cũng có thể đem lại những kết quả nhất định trong ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy cũng như các hành vi phạm tội của anh ta trong tương lai. Nguy cơ tái nghiện cũng như nguy cơ có hành vi phạm tội sẽ giảm xuống rõ rệt nếu trong thời gian chịu án anh ta được điều trị, và sau khi mãn án anh ta vẫn được tiếp tục điều trị tại cộng đồng.


          Các tổ chức  "Bạn giúp Bạn”, “Hội giúp đỡ các người nghiện vô danh”, “Các hội đoàn từ thiện” ở cộng đồng có ảnh hưởng rất tốt giúp cho người nghiện có thể duy trì lâu dài một cuộc sống không ma túy.


          III. LÝ DO PHẢI ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI

          Ngay từ dầu, hầu như tất cả những người nghiện đều tin rằng mình sử dụng ma túy chơi cho biết, và có thể tự bỏ được. Phần lớn họ đều tiến đến tình trạng nghiện nặng có khi cả nhiều năm sau. Trong thời gian trung gian đó, nhiều người đã tự bỏ được mà chẳng cần ai giúp dỡ. Nhưng hầu hết họ lại tái sử dụng, rồi tiến đến tình trạng nghiện không thể tự thoát được nữa.


          Việc sử dụng ma túy lâu dài sẽ đem lại những thương tổn trong não bộ kéo dài rất lâu, hoặc có thể vĩnh viễn tồn tại sau khi người nghiện đã ngừng sử dụng ma túy. Tổn thương chức năng não cũng có thể dẫn đến những hậu quả về hành vi, mà cụ thể là việc người nghiện vẫn sử dụng ma túy bất chấp hậu quả như thế nào.

          Đa số những khó khăn về sinh học, tâm lý, xã hội, gia đình, môi trường đều đã phối hợp cùng nhau để trở thành một loạt những nhân lố nguy cơ khiến cho bệnh nhân tái nghiện.


          Khi chúng ta đã hiểu được những đặc tính tâm sinh lý của người nghiên, cùng những yếu tố bảo vệ, những yếu tố nguy cơ, chúng ta mới có thể giúp họ vượt qua khỏi những khó khăn bản thân và duy trì được tình trạng không có ma túy mà không cần điều trị nữa.


          IV. NGUYÊN TẮC ĐlỀU TRỊ

          Có rất nhiều loại ma túy, nhưng trên thực tế tất cả mọi người nghiện cũng đều phải qua một quá trình điều trị gọt dũa hành vi, phục hồi nhân cách. Chính phương pháp điều trị phục hồi phải thay đổi tùy theo đặc điểm cùa từng người nghiện.


          Bởi lý do nghiện thì rất đa dạng và phức tạp bắt nguồn từ những xáo trộn khác nhau về cuộc sống các vấn đề nội tâm, gia đình, cho nên việc điều trị cai nghiện thích ứng với một bệnh nhân lại không thích ứng cho bệnh nhân khác.


          Nhưng dù bất cứ là bệnh nhân nào, việc điều chỉnh nhận thức, hành vi và nhân cách là điều phải làm, dẫu có áp dụng phương pháp Méthadone hay không.


          Việc kết hợp quản lý bệnh nhân với các dịch vụ y tế cùng các liệu pháp tâm lý, giáo dục, thỏa mãn mọi nhu cầu điều trị cùa đối tượng là trọng tâm của mỗi kế hoạch điều trị. Chưong trình điều trị phải đề ra biện pháp trên cơ sở tuổi, giới tính, (trình độ văn hóa, cha mẹ, nhà cửa, công ăn việc làm... cũng như tiền sử lạm dụng sức khỏe, lạm dụng tình dục của bệnh nhân. Việc điều trị phải được tiến hành dài ngày với những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân.


          Bởi nghiện ma túy là một bệnh mãn tính có đặc điểm là tái nghiện sau khi cai, cho nên điều trị phải là một quá trình dài, bao gồm những biện pháp đa dạng và sự nỗ lực tối đa, ngay cả khi bệnh nhân đã trở về tái nhập cộng đồng. Nhưng do hiểu biết cuối cùng về tính chất của nghiẹn ma lúy chưa được thấu đáo, số bệnh nhân thì đông, số nhân viên điều trị thì ít, tình trạng thiếu vắng những săn sóc hậu cai đúng mức, những cố gắng cao độ của chúng ta trong việc giảm cầu ma túy trở nên bị giới hạn, cũng như tỉ lệ tái nghiện hiện nay là rất cao.


          Dẫu vậy, thời gian cai nghiện lại Trung Tâm lại mang tính chiến đấu có tầm mức quyết định cao trong việc điều trị-phục hồi. Trung Tâm là nơi giúp bệnh nhân được cô lập khỏi môi trường ma túy, anh ta được nghỉ ngơi và suy ngẫm về cuộc đời đã qua của mình. Anh ta nhận được từ Trung Tâm những giúp đỡ trong nhận thức, những hỗ trợ nhằm nâng cao kỹ nàng sống (kỹ năng xã hội), kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh và kỹ năng vượt qua những cám dỗ từ các yếu tố nguy cơ. Có 12 nguyên tắc được đề ra như sau:


          1. Không có sự điều trị độc nhất nào thích hợp cho mọi người nghiện.


          2. Những đáp ứng về điều trị phải sẫn có và đầy đủ. Người nghiện tùy theo từng thời điểm sẽ có những nhu cầu mới. Sự thiếu vắng những dịch vụ điều trị vào những “thời điểm quyết định” có thể là một thất bại trong điều trị. Những nhu cầu đa dạng của người nghiện trong quá trình phục hồi luôn nảy sinh, tình cảm, tâm lý của anh ta luôn thay đổi. Vì vậy nhân viên điều trị phụ trách chăm sóc anh ta phải nhận biết ngay tình trạng cùa anh ta vào những lúc đó, và cung cấp cho anh la sự giúp dỡ cần thiết kịp thời.


          3. Kế hoạch cai nghiện cho cá nhân cần được đánh giá thường xuyên và phải thay đổi nếu cần thiết để đáp ứng được từng giai đoạn của người nghiện. Điều rõ ràng là, mỗi giai đoạn hồi phục của mỗi người đều mang nét cá biệt của người đó. Kế hoạch cai nghiện cho một người được ví như một cuộc hành trình đưa đến hồi phục. Nhưng không thể vạch ra trước hướng đi mà đúng ngay, nó sẽ thay đổi tùy theo bệnh nhân. Sự theo dõi và nhận xét cách sinh hoạt, hành vi của bệnh nhân sẽ giúp nhân viên điều trị nhận định về sự tiến bộ hay thụt lùi của họ để thay đổi hướng điều trị.


          4. Thời gian điều trị phải đủ dài mới có hiệu quả. Việc thay đổi mộl thói quen hành vi, sự chuyển đổi nhận thức, không thế sớm có kết quả. Biện pháp điều trị cần lập đi lập lại cho thấm dần vào đầu óc bệnh nhân. Chương trình điều trị cần tăng cường thêm hình thức tự đánh giá, tự cam kết như một tiêu chuẩn cần vươn tới. Biện pháp này kích động nỗ lực bản thân người nghiện trong quá trình phục hồi.

          Thời gian lý tưởng để chuyển đổi nhận thức là 2 năm, nhưng cũng có thể chỉ 6 tháng tùy theo mức dộ nặng nhẹ của người nghiện. Ví dụ một người nghiện nặng, đã nhiễm HIV, vô gia cư, vô nghề nghiệp, tương lai không còn, hiện tại đau khổ, vậy thời gian cần để chuyển đổi nhận thức về hành vi cho anh ta hiển nhiên rất lâu nếu so với trường hợp một thanh niên nghiện nhẹ vì ham vui.


          5. Biện pháp Tư vấn tâm lý cá nhân, Tư vấn nhóm, GBBS là 3 biện pháp gọt dũa hành vi rất hiệu quả. Dùng 3 biện pháp nói trên một cách đều đắn và thường xuyên sẽ tạo cho người nghiện những thói quen mới, những nhận thức mới. Cá tánh và kỹ thuật của nhà tư vấn nắm vai trò lớn trong việc thành bại của kế hoạch. Một khi bệnh nhân đã được học để nhận biết được những yếu tố nguy cơ của mình, và được học kỹ năng vượt qua chúng, thì cơ may đoạn tuyệt với ma túy có thể được dự báo.


          6. Việc điều trị bệnh tâm thần cần được đều hành cùng lúc với các biện pháp cai nghiện điều trị phục hồi.


          7. Việc cắt cơn ít hoặc không có tác dụng trong việc gọt dũa hành vi, thay đổi nhận thức.


          8. Điều trị cai nghiện cần phải tự nguyện mới có kết quả. Chúng ta đều biết rằng, hầu hết những người nghiện ma túy đều đánh mất tự tin. Động cơ điều trị của họ thường rất kém, họ không tin có thể bỏ ma túy được. Họ đến Trung Tâm đều do áp lực gia đình hay xã hội.


          Hiển nhiên rằng điều trị phục hồi cho người tự nguyện sẽ dễ dàng hơn bởi họ cộng tác với nhân viên điều trị, do đó quá trinh hồi phục của họ tiến triển nhanh hơn.


          Vậy điều trị tự nguyện hay bị ép buộc là điều quan trọng, song điều quan trọng hơn là cả hai nhóm học viên đều có cơ hội để hướng vào công tác cai nghiện. Với nhóm ép buộc, họ cùng nhận được đầy đủ những dịch vụ săn sóc, tư vấn, giáo dục, giúp đỡ. Tất nhiên, sự chuyển đổi nhận thức cùa người bị ép cai đòi hỏi một thời gian lâu hơn, phải kiên nhẫn với anh ta hơn, chuyên viên tư vấn tâm lý phải có sổ kỹ thuật đặc biêt nhằm lôi cuốn anh ta nhiều hơn và phải thiết lập thành công với anh la mối quan hệ thân thiết hơn. Như thế dù ép buộc cai hay tự nguyện cai, những học viên đều có được cơ hội như nhau, thậm chí nhóm ép buộc còn được quan tâm đến hơn. Vì vậy, không hẳn là điều trị cai nghiện phải là tự nguyện mới có hiệu quả.


          9. Không cho ma túy hiện diện trong Trung Tâm là nguyên tắc điều trị tuyệt đối chính xác. Thêm nữa, rượu là một loại ma túy trung gian trước khi học viên tái nghiện heroin. Trung tâm phải giám sát học viên thật chặt chẽ, xét nghiệm nước tiểu nếu cần. Việc xét nghiệm dương tính là sự thoái bộ của chương trình diều trị, bệnh nhân phải tự đánh giá lại và giúp đỡ thêm nữa.


          10.  Chương trình cai nghiện phải có sự đánh giá về các bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B và C, bệnh lao, bệnh lây lan qua đường tình dục...). Những buổi Sinh hoại nhóm, Tư vấn 1-1, những buổi Giáo dục cộng đồng ...cần được tiến hành theo hướng giúp bệnh nhân tránh được những hành vi nguy cơ cao. Sự hiểu biết của học viên về những bệnh nói trên còn giúp cho họ tự chăm sóc bản thân mình được tốt hơn.


          11. Sự bình phục của người nghiện có thể sẽ lâu như một bệnh mãn tính khó trị, và do dó học viên phải được thích ứng bởi những giai đoạn điều trị khác nhau.


          Học viên có thể bỏ ma túy được vài năm và nguy cơ tái nghiện vẫn còn chờ đằng trước. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng như vậy, rõ ràng là anh ta đã được học tập đầy đủ từ Trung Tâm, nhưng thất bại trong việc học đủ để có bản lĩnh tránh khỏi cám dỗ của ma túy. Việc sử dụng những nhân viên có tiền sử nghiện ma túy cai thành công là điều tốt, chính những người này có bản lĩnh để giúp bệnh nhân chống tái nghiện.

          12. Một thành phần không thể thiếu được trong nguyên tắc điều trị là sự quan hệ của gia đình vơi Trung tâm và với học viên. Gia đình - Trung Tâm - Học viên không thể tách rời trong quá trình cai nghiện, và ngay cả sau khi học viên rời khỏi Trung Tâm.


          Các học viên đều trở về gia đình khi rời Trung Tâm, và nơi dâỵ là hậu thuẫn vững chắc để giữ cho con cái họ đừng tái nghiện, cũng là tiếng nói quan trọng động viên, an ủi học viên vui lòng chấp nhận những áp lực của Trung tâm trên tâm lý họ.


          V. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI

          Một chương trình điều trị phục hồi phải gồm bốn bước:

          - Đánh giá việc lạm dụng ma túy

          - Cắt cơn giải độc — Điều trị bệnh phối hợp

          - Điều trị phục hồi

          - Chăm sóc và quản lý sau cai


          1. Đánh giá việc lạm dụng ma túy — Lập kế hoạch điều trị:

          Việc đánh giá lạm dụng ma túy phải được tiến hành trước tiên, qua đó nắm biết tất cả các thông tin về bệnh nhân: nội tâm, gia đình, môi trường sống, kinh tế đồng thời với mức độ lạm dụng ma túy cũng như hậu quả của nó. Qua đánh giá này, chúng ta mới có thể mô tả lại chân dung người nghiện càng chính xác càng tốt, từ đó định ra tiêu chuẩn điều trị và các bước tiến hành, ví dụ người nghiện nặng hay nhẹ có mức độ chăm sóc khác nhau, người đi cai nhiều lần sẽ được học nhiều những kỹ nâng chống tái nghiệnn khác với người đi cai nghiện lần đầu.


          2. Cắt cơn giải độc — Điều trị bệnh phối hợp


          3. Điều trị phục hồi

          Chính giai đoạn điều trị này chúng ta sẽ biến một người nghiện ma túy trở lại một người bình thường. Đây là một quá trình rèn luyện và học tập, do đó sẽ có từng lớp, từng trình độ, mỗi lớp có đánh giá mức tiến bộ và không có hạn thời gian cho bất cứ lớp nào .


          a. Lớp định hướng: Mục đích của lớp định hướng là:

          • - Giúp đỡ người nghiện chấp nhận mô hình điều trị của Trung Tâm.

          • - Xem lại kế hoạch điều trị ban đầu có cần thay đổi gì không

          • - Giúp đỡ bệnh nhân học những triết lý và qui định của phương pháp điều trị.

          • - Học tập nội quy Trung Tâm


          Bởi đa số những người nghiện trong giai đoạn này còn chưa ý thức được vấn đề, đầu óc còn tán loạn, sức khỏe còn bạc nhược, nên mọi thông tin đều phải rất đơn giản để học viên dễ tiếp thu. Ngoài ra, nhân viên tư vấn phải lao ra được mối quan hệ tích cực với học viên. Tất cả mọi sự khó khăn nằm ở bưỡc định hướng này. Thực tế đã cho thấy rằng nếu chúng ta định hướng không khéo, học viên sẽ khó mà cộng tác với kế hoạch điều trị. Họ giữ trong lòng một sự phản kháng, ý tưởng đào thoát khỏi Trung Tâm. Nếu được định hướng trong 60 ngày đầu tốt đẹp, sẽ có cơ may họ thực lòng cộng tác với kế hoạch điều trị.


          b. Lớp nâng cao

          • - Khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích điều trị. Khuyến khích họ bày tỏ ý kiến, cảm tưởng, ước mơ, qua đó chúng ta tiếp tục phải giải quyết giúp đỡ họ những vấn đề.

          • - Học tập những kỹ năng xử lý thích nghi với một cuộc sống lành mạnh không có ma túy.

          • - Học tập xây dựng cho bản thân những giá trị đích thực của cuộc sống, từ đó học viên từ từ điều chỉnh những nhận thức , những quan điểm của mình trước đây.

          • - Học tập kỹ năng xã hội: đóng góp của cá nhân trong tập thế, vai trò của cá nhân trong tập thể, tạo cho học viên nhận được chân giá trị của mình trong một xã hội không có ma túy.


          c. Lớp chuẩn bị hòa nhập xã hội - cộng đồng: Mục đích là học viên phải biết làm sao sống lương thiện trong xã hội bằng khả năng của mình. Muốn vậy chương trình điều trị phải giải quyết được những vấn đề sau đây:

          • - Giúp học viên học nghề và học kỹ năng sống, qua những bước giáo dục, dạy nghề dài hạn và có kết quả chu đáo.

          • - Xem xét trước những yếu tố nguy cơ đang chờ đón học viên ở ngoài xã hội, từ đó tiếp tục giải quyết những khó khăn của học viên, giúp đỡ học viên sống vượt lên trên những tiêu cực giữ chân họ lại.

          • - Lặp kế hoạch phòng ngừa tái nghiện cho bản thân họ.


          d. Lớp tái hòa nhập cộng đồng: Mục tiêu của lớp này là cho học viên từng bước tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài Trung Tâm, qua đó sẽ nhận ra những ưu khuyết điếm của họ và tiếp tục điều trị.

          • - Cho phép học viên những đợt đi phép ngắn, khi về có báo cáo rút ưu khuyết điểm, xét nghiệm nước tiểu.

          • - Tiếp tục giúp học viên những khó khăn bản thân và bước đầu tìm kiếm trước cho họ những trợ giúp, ân nhân ở ngoài cộng đồng (thu xếp trước việc làm, trợ giúp tâm lý)

          • - Đẩy mạnh kỹ nâng vượt qua những tình huống nguy cơ để phòng ngừa tái nghiện.

          • - Năng cao kỹ nâng nghề nghiệp cho họ, bảo đảm rằng họ có thể sống được với cái nghề đó.

          • - Khi những bước trên có trục trặc, sẽ quyết định cho học viên ở lại tiếp tục học tập, chưa cho về.


          4. Chương trình chăm sóc và quản lý sau cai

          Học viên khi vừa tốt nghiệp Trung tâm ra thì như người mới vào đời, bởi vậy nếu không được sự giúp đỡ săn sóc, chắc chắn sẽ không giữ gìn những thành quả mà mình đã đạt được trong Trung tâm. Mô hình cộng tác giữa Trung tâm và gia đình học viên cần được xây dựng và củng cố thành một khâu thứ 3: cộng đồng.


          VI. LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

          Việc lập kế hoạch được tiến hành ngay sau khi đã nắm bắtt những thông tin về người nghiện. Để đối tượng tham gia vào kế hoạch, họ phải được tham gia vào việc xây dựng kế hoạch điều trị cho chính mình.


          Chính người nghiện là thành viên có trách nhiệm trong đội điều trị cho chính mình, thậm chí ngay cả khi họ không muốn điều trị, chúng ta cũng phải để họ tham gia bước đầu vào những mục tiêu sơ khởi, và sẽ nâng dần trách nhiệm họ lên cao trong quá trình tiến hành kế hoạch. Lập kế hoạch điều trị cần qua 3 giai đoạn:

          • 1/ Mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn.

          • 2/ Yêu cầu bệnh nhân phải đáp ứng những gì.

          • 3/ Phương pháp tiến hành và cung ứng dịch vụ.


          Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn: Mỗi bệnh nhân, theo dữ liệu thông tin chúng ta nắm bắt, phải có môt kế hoạch đề ra mục tiêu nhắm đến theo từng giai đoạn, ví dụ một bệnh nhân bệnh nặng, tâm lý tuyệt vọng vì đã nhiễm HIV thì có thể có 3 mục tiêu như sau:

          • 1. Ngưng sử dụng ma túy, tăng cường sức khỏe.

          • 2. Cải thiện tâm trạng qua tâm lý, giáo dục, thuyết phục.

          • 3. Về khía cạnh y khoa, điều trị những bệnh kèm theo.


          Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ với mỗi mục tiêu đề ra.

          • 1. Với mục tiêu ngưng sử dụng ma túy, yêu cầu bệnh nhân duy trì tình trạng cai, cộng tác với kế hoạch điều trị, sinh hoạt tư vấn 1-1 hay tư vấn nhóm, sinh họat nhóm.

          • 2. Với mục tiêu trên cải.thiện tâm trạng, yêu cầu và khuyến khích bệnh nhân phát biểu, bày tỏ cảm xúc, ước muốn.

          • 3. Với mục tiêu điều trị bệnh kèm theo: yêu cầu không được trốn khám chữa bệnh.


          Phương pháp: Phương pháp thực hiện theo mục tiêu và yêu cầu. Nhóm chuyên viên điều trị sẽ phác thảo kế hoạc thực hiện. Với 3 mục tiêu và 3 yêu cầu ở trên, việc thực hiện sẽ là như sau:

          • - Tư vấn nhóm, tư vấn cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân cắt cơn, hồi phục sức khỏe.

          • - Tư vấn cá nhân, điều chỉnh tâm lý, gợi mở những thông tin bệnh nhân còn ẩn dấu, khuyến khích, thuyết phục.

          • - Các bác sĩ tích cực khám và chữa bệnh tận tình cho đối tượng.


          Các thời điểm thực hiện kế hoạch điều trị: có 3 thời điểm cần tiến hành công việc:

          • - Điểm bắt đầu: tiến hành ngay khi đối tượng vào Trung Tâm.

          • - Thành lập đội ngũ điều trị gồm các thành phần trực tiếp thực hiện.

          • - Đưa ra cơ cấu và định hướng cho điều trị, bao gồm việc hướng dẫn và bám sát đối tượng trong quá trình điều trị, phân công nhân viên theo dõi sau cai (trở về cộng đồng).


          1/ Thời điểm đối tượng tham gia điều trị

          Nhân viên tiếp nhận phải đánh giá tức thời tình trạng của đối tượng, và căn cứ vào đó để ra kế hoạch cụ thể: phân loại, định mức độ chăm sóc thích hợp và đánh giá kết quả điều trị.

          a/ Xác định mức độ chăm sóc thích hợp: 6 tiêu chuẩn đã được cập nhật.

          b/ Đánh giá sơ bộ ban đầu khi cắt cơn xong, vài ngày sau khi vừa được chuyển qua Đội. Việc đánh giá này phải được thực hiện khách quan, ví dụ:

          • - Sau cắt cơn vừa qua đối tượng đã ổn định chưa?

          • - Những triệu chứng gì đang còn tồn tại hiện nay?

          • - Tình trạng hiện tại và ước muốn?


          2/ Thành lập đội ngũ điều trị cho đối tượng

          Mỗi đối tượng có một vấn dề riêng biệt, nên nhóm điều trị cũng có những nhân viên phải làm việc nhiều hơn. Nhưng đội ngũ điều trị là một nhóm đồng nhất gắn bó, mọi ý kiến của các thành viên đều phải được chuẩn bị trước và mọi người thông qua. Tránh tình trạng phát biểu mâu thuẫn nhau làm cho đối tượng hoang mang, không có kết quả điều trị.


          Việc điều trị loàn diện tâm lý - sinh học - xã hội như vậy đòi hỏi một đội ngũ điều trị chuyên nghiệp, đa năng. Tất nhiên không có nghĩa là mọi thành viên trong đội ngũ đều phải làm việc như nhau. Tùy theo rối loạn của đối tượng mà chuyên môn ngành nào, ngành ấy phải làm nhiều hơn. Nhưng chúng ta phải quan niệm rằng , mỗi sự làm việc đều được coi như nhau khi đánh giá nhu cầu điều trị của đối tượng.


          Muốn vậy, mỗi thành viên điều trị cần có những kỹ năng như sau:

          • 1. Hiểu được mô hình điều trị của mình, mục tiêu mình muốn đến.

          • 2. Hiểu được mô hình điều trị của nhân viên khác, cũng như mục tiêu chung của cả nhóm.

          • 3. Hiểu rõ lúc nào kết hợp lĩnh vực của mình với lĩnh vực chuyên môn cùa nguờí khác

          • 4. Hiểu được biện pháp của mình có mâu thuẫn với biện pháp của nhân viên khác không.


          Sau đây là 1 ví dụ phối hợp của nhóm điều trị gắn bó về một trường hợp cắt cơn xong 2 tháng, đối tượng suy sụp, không cộng tác với điều trị:

          • 1. Nhân viên tìm hiểu ngoài sự suy sụp sinh lý sau cắt cơn, còn có vấn đề gì nữa không; nếu không, động viên khích lệ đối tượng; an ủi họ rằng thời điểm của giai đoạn phục hồi, tâm trạng chán nản là điều thường thấy.

          • 2. Chuyển đối tượng đến giám định y khoa xem có bệnh gì không.

          • 3. Thảo luận với nhân viên dạy nghề về tình trạng của đối tượng.

          • 4. Trao đổi với nhân viên quản lý để tìm hiểu liệu môi trường quản lý có làm thương tổn tâm lý đối tượng không. Trao đổi với nhân viên tâm lý để dánh giá phân tích sâu hơn.

          • 5. Sau cùng đưa ra được cơ cấu và định hướng cho điều trị tiếp theo với đối tượng, giám sát đối tượng trong suốt quá trình điều trị.


          Các lợi ích của việc lập kế hoạch điều trị: Một kế hoạch điều trị đúng sẽ giúp triển khai điều trị theo hướng tốt và toàn diện. Qua kế hoạch điều trị, cả đối tượng lẫn nhân viên điều trị đều có lợi ích.

          • -  Đa số những người nghiện đều không biết làm sao để cai. Việc cho họ tham gia vào nhóm điều trị sẽ làm họ yên tâm và cộng tác với kế hoạch. Như vậy cơ may thành công rất cao.

          • - Người nghiện hiểu những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn do chương trình đề ra. Họ được thông báo trước những kế hoạch mà họ phải vượt qua. Vì vậy họ có chuẩn bị về tâm lý để phấn đấu.

          • -  Người nghiện hiểu được những mục tiêu dài hạn dành cho họ, cũng như các mục tiêu họ phải phấn đấu để vươn tới như một điều kiện tiên quyết để được hồi gia.


          CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐIỀU TRỊ


          Những thông tin ở đây nói lên việc xác định chính xác mức độ chăm sóc người nghiện ma túy. Đây là kết quả trong 10 năm nghiên cứu từ 1990-1999 của "Hiệp hội nghiên cứu về nghiện ma túy" của Hoa Kỳ. Những kết luận dưới đây đã được sự công nhận của nhiều quốc gia trên Thế giới.


          I. TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRỊ HAY MỨC ĐỘ CHĂM SÓC LÀ GÌ?


          Bệnh tật thì có mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho nên việc cung cấp dịch vụ điều trị cũng có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi người nghiện điều có mức độ chăm sóc thích hợp.


          Giữa nhân viên chuyên môn và Cán bộ quản lý luôn luôn phải giữ được mối liên hệ thông tin thường xuyên, qua đó việc thay đổi mức độ chăm sóc là điều có thể xảy ra do nhu cầu hiện tại của học viên đã thay đổi.


          Việc đồng ý cho người nghiện có quyền ý kiến và tham gia vào môi trường điều trị của mình là điều nên làm, bởi bằng cách đó, học viên thể hiện trách nhiệm tham gia của mình.


          II. CÁC KHÍA CẠNH ĐÁNH GIÁ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ CHĂM SÓC: Việc đánh giá người nghiện gồm 6 điều cơ bản:


          1. Nguy cơ xuất hiện hội chứng cai

          • - Có xảy ra tai biến bệnh khác lúc lên cơn vã thuốc.

          • - Hiện đang có dấu hiệu của hội chứng cai.

          • - Có thể nhận cắt cơn được không?


          2. Rối loạn sinh học

          • - Ngoài hội chứng cai người bệnh còn bệnh gì khác?

          • - Có bệnh mãn tính từ trước?


          3. Trạng thái cảm xúc/ hành vi và những biến chứng

          • - Có bệnh tâm thần

          • - Có vấn đề liên quan đến tâm lý làm việc điều trị trở nên phức tạp

          • - Nếu có thì những bệnh trên có cản trở quá trình điều trị không?


          4. Chấp nhận / Không tiếp nhận điều trị

          • - Người nghiện phản đối việc điều trị?

          • - Người nghiện có bị cưỡng bức điều trị không?

          • - Thái độ người nghiện với việc điều trị thế nào?

          • - Người nghiện có vẻ lo lắng, chán nản không?


          5. Tái nghiện / Nguy cơ tiếp tục sử dụng ma túy

          • - Tâm trạng người nghiện cực kỳ chán nản

          • - Người nghiện đi cai mà ở nhà còn có vấn đề gì băn khoăn hay day dứt?

          • - Người nghiện ước mơ gì sau khi rời Trung tâm?


          6. Môi trường cho sự phục hồi

          • - Liệu có thành viên nào trong gia đình làm người nghiện ưu phiền?

          • - Liệu người nghiện có ai giúp đỡ sau khi ở Trung tâm về không?

          • - Người nghiện có sở trường gì không?


          III. CÁC MỨC ĐỘ CHĂM SÓC

          Gồm 5 mức độ chăm sóc:

          • - Mức độ 0,5: nhẹ, dựa vào cộng đồng

          • - Mức độ 1: nhẹ, dựa vào cộng đồng học viên được điều trị 9 giờ/ tuần

          • - Mức độ 2 : còn nhẹ, cơ may khỏi còn cao, dựa vào cộng đồng

          • + Mức độ 2.1: tương đối nhẹ, điều trị giáo dục trên 9 giờ/ tuần

            + Mức độ 2.2: tương đối đã nặng, điều trị, giáo dục trên 3 giờ/ ngày

          • - Mức độ 3: nghiện nặng, phải vào Trung Tâm.

          • + Mức độ 3.1: nhập Trung Tâm nhận chương trình điều trị

            + Mức độ 3.2: nhập Trung Tâm điều trịn tích cực

            + Mức độ 3.3: nhập Trung Tâm phải theo dõi 24/24. Có khả năng phải điều trị bằng Methadone

          • - Mức độ 4: nghiện nặng + bệnh tâm thần theo dõi chăm sóc 24/24, điều trị phục hồi. Đồng thời chữa bệnh tâm thần.


           

          ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

          Đánh giá kết quả điều trị là điều không thể thiếu được trong kế hoạch điều trị. Việc đánh giá định kỳ sẽ giúp chúng ta:


          1. Hiểu rõ hơn về nhu cầu đồi tượng, ước mơ của họ, từ đó phát triển, thay đổi chương trình điều trị cho phù hợp.


          2. Xác định lại mức độ chăm sóc đối tượng, ví dụ: Qua phân loại và điều trị ban đầu, chúng ta nghĩ rằng đối tượng nghiện nhẹ. Song sau một thời gian, chúng ta phải thay đổi mức độ chăm sóc và biện pháp điều trị.


          3. Bởi hai điều nhận thức trên, hiểu quả điều trị sẽ được nâng cao.


          I. CÁC THỜI ĐIỂM PHẢI ĐÁNH GIÁ

          Việc đánh giá kết quả đòi hỏi phải sử dụng một biểu mẫu câu hỏi y như nhau để hỏi đối tượng trong từng thời điểm như sau:


          1. Bệnh nhân bắt đầu được điều trị

          Ngoài việc điều tra để nắm bắt thông tin về toàn bộ con người của đối tượng, cũng như tình trạng nghiện của anh ta, công tác đánh giá cần được tiến hành tức khắc ngay khi đối tượng bắt đầu được điều trị cắt cơn. Đây là bảng đánh giá đầu tiên mà người nghiện sẽ cung cấp cho chúng ta khi họ lần đầu tiên đến với chúng ta - Những thông tin này sẽ được sử dụng lam mốc so sánh với những bảng đánh giá sau này.


          2. Khi bệnh nhân nhập khu sinh hoạt vài ngày

          Họ được đánh giá lần thứ hai, và kết quả này được đem ra so sánh với lần đánh giá đầu tiên.


          3. Khi bệnh nhân đang ở trong giai đoạn điều trị

          Họ được đánh giá lần thứ ba. Các thông tin này cũng được so sánh với những lần trước.


          4. Khi bệnh nhân ở cuối chương trình điều trị

          Họ được đánh giá lần cuối trước khi rời Trung Tâm - Các thông tin này sẽ được so sánh với các thông tin lần đầu để hiểu được quá trình tiến bộ của họ.


          5. Theo dõi đánh giá sau cai vào ba tháng sau khi bệnh nhân hồi gia.

          Đây là thời điểm thích hợp với điều kiện của chúng ta. Nếu bệnh nhân đã tái nghiện, rõ ràng họ cần tư vấn và động viên tái cai, còn nếu họ đang tốt đẹp, chúng ta giúp đỡ họ củng cố nhận thức, hành vi.


          II. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ

          Tất cả mọi đối tượng được điều trị thì đều được đánh giá. Bởi lẽ việc này rất khó thực hiện nếu đối tượng quá đông, chúng ta nên phân loại những nhóm người nghiện, và sau đó đánh giá mẫu đại diện đối tượng mà thôi. Ví dụ:

          • - Đánh giá những đối tượng được chọn làm điểm

          • - Hoặc đánh giá những người tỏ ra hợp tác với kế hoạch điều trị, hoàn tất chương trình điều trị.

          • - Hoặc đánh giá những đối tượng tỏ ra bất hợp tác, bỏ dở điều trị.


          III. SỰ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐẶT TRÊN NHỮNG KẾT QUẢ NÀO?

          Có rất nhiều hệ thống đánh giá cực kỳ phức tạp, chưa thích hợp với xã hội Việt Nam. Chúng ta nên đặt ra một hệ thống đánh giá đơn giản, càng đơn giản càng tốt. Một hệ thống đánh giá đơn giản cần qua những khía cạnh sau:

          • - Các đối tượng tham gia duy trì điều trị, số ngày tham gia.

          • - Các đối tượng kết thúc chương trình điều trị.

          • - Sự hài lòng của đối tượng đối với chương trình điều trị. Về khía cạnh này, chúng ta điều biết rằng không một người nghiện nào hài lòng từ khi họ bắt đầu điều trị - Nhưng sự không hài lòng đó sẽ giảm dần trong quá trình điều trị, và càng tăng lên nếu đối tượng muốn bỏ dở điều trị. Kết quả là sự đánh giá khách quan mức độ hài lòng của đối tượng cho, phép chúng ta dự báo ai sẽ bỏ dở điều trị, ai sẽ đi đến đích.


          Một kết quả của sự đánh giá tất nhiên không nhằm mục đích thu thập thông tin để thống kê hay báo cáo, mà các kết quả ấy phải được sử dụng để nâng cao chất lượng điều trị hay thay đổi chương trình điều trị cho thích hợp, cho có ý nghĩa. Chúng ta không nên mất thì giờ để thu thập những con số thống kê trong việc đánh gia kết quả điều trị.

          Để đạt được mục tiêu ấy, sự đánh giá cần được tiến hành trên ba khía cạnh:

          1. Hiệu lực của điều trị: Đánh giá hiệu lực của điều trị căn cứ vào những tiêu chuẩn sau:

          • - Một bảng Tự đánh giá của đối tượng gồm các mặt hành vi, cảm xúc, thái độ, mức độ thèm ma túy. Kinh nghiệm cho thấy trong 3 tháng đầu bệnh nhân rất cường điệu, tự đánh giá rất cao. Sau đó, sự trung thực dần trở lại, mức độ đánh giá sẽ thấp hơn.

          • - Đánh giá tinh thần và thái độ lao động.

          • - Đánh giá tinh thần chấp hành nội quy.

          • - Đánh giá các mối quan hệ với tập thể.

          • - Đánh giá mối quan hệ với nhân viên tư vấn.

          • - Đánh giá mức độ cảm xúc, tâm lý.

          • - Đánh giá mức độ tình cảm với gia đình.

          • - Đánh giá khía cạnh giáo dục dạy nghề.

          • - Đánh giá y khoa về sức khỏe chung.


          2. Hiệu quả của điều trị: Nên sử dụng cách đơn giản như sau:

          • - Tự nguyện thực sự - Cộng tác với chương trình điều trị, có tiến bộ

          • - Còn lưỡng lự chưa dứt khoát

          • - Không muốn cai: không có dấu hiệu tiến bộ.


          3. Sự hài lòng của đối tượng

          Cho phép chúng ta dự đoán trước về kết quả điều trị.


          IV. MỘT VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SAU 5 GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ

          • - Thời gian điều trị chưa đủ/ đủ.

          • - Sử dụng ma túy giảm/ tăng/ ngừng hẳn sau điều trị.

          • - Dính líu tới luật pháp trước và sau điều trị.

          • - Hoạt động có ích với xã hội trước và sau điều trị.

          • - Mức độ hài lòng về lối sống của mình trước và sau điều trị.

          • - Thất bại trong điều trị (liệu pháp thay thế methadone như một biện pháp nhân bản hơn là cho bệnh nhân vào tù).


          XÂY DỰNG MỘT MÔI TRƯỜNG ĐIỀU TRỊ TỐT

          Chúng ta đều thấy rằng một môi trường điều trị tốt sẽ thuận lợi cho công tác điều trị. Môi trường điều trị tốt không có nghĩa là cơ sở vật chất đồ sộ, mà chính là con người cùng không gian xung quanh. Những điều kiện để môi trường điều trị được coi là tốt là:


          1. Nhân viên điều trị phải là người xứng đáng và mẫu mực. Đội ngũ điều trị phải là những người cho đối tượng tôn trọng, làm gương sáng cho bệnh nhân, bởi họ là những người cần chuyển đổi nhận thức, hành vi.

          Điểm đặc biệt của những người nghiện ma túy là họ rất nhạy bén và tinh ý nhận ra những điều không tốt, hay nói đúng hơn là những điều xấu, và họ thực hiện những điều xấu rất thường xuyên - Nếu nhân viên điều trị có những hành vi không tốt, làm sao ông ta có thể chuyển đổi hành vi của đối tượng được? Khi huấn luyện đối tượng, nhân viên điều trị nên dùng các ví dụ đơn giản, dễ hiểu. Đối với đồng nghiệp, ông phải tuân thủ những quy tắc đơn giản trong quan hệ. Đối với đối tượng, ông phải thân ái và đồng cảm nhưng cần xác định một ranh giới không thể vượt qua giữa ông và đối tượng, ví dụ lợi dụng vật chất, quan hệ nam nữ...


          2. Môi trường điều trị phải đảm bảo không có ma túy hoặc các chất gây nghiện khác, ví dụ rượu...


          3. Môi trường điều trị phải là một chỗ ở an toàn, trong đó diễn ra một lối sống không lệ thuộc ma túy, nơi mà hành vi của một người luôn được những người khác nhận xét, góp ý, cũng như anh ta có thể nhận xét góp ý hành vi của người khác mà không hề do một áp lực nào.


          4. Môi trường điều trị phải là nơi để các đối tượng giúp đỡ điều chỉnh sai lầm cho nhau, mà họ hiểu được bản thân họ không là người xấu.


          5. Môi trường điều trị phải là một thế giới đồng đằng, không ai có thể ức chế hay áp lực trên ai, không có vi phạm nội quy và có chương trình sinh hoạt hằng ngày.


          6. Môi trường điều trị phải có những chuẩn mực về Hành vi và một xã hội bình thường không có ma túy nhằm hỗ trợ một lối sống nghiêm cẩn, ví dụ:

          • - Lòng trung thực không dối trá

          • - Trách nhiệm quan tâm đến người khác

          • - Sống cởi mở, chân tình...

          • - San sẻ vui buồn với nhau

          • - Đoàn kết trong tiến bộ

          • - Có kỷ luật

          • - Thương yêu bạn bè

          • - Kính trọng cha mẹ (khi đến thăm)


          7. Môi trường điều trị phải có những biện pháp can thiệp ngay tức khắc khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về những quy tắc xã hội và chuẩn mực hành vi.


          8. Môi trường điều trị không thể có tình trạng bạo lực, mà phải giáo dục liên tục về một cách sống, nếp sống chuẩn mực.


          9. Môi trường điều trị phải luôn luôn sẵn sàng những can thiệp nhằm giúp đỡ thái độ hành vi và cải thiện nhân cách qua các phương pháp dưới dạng Tư vấn, Nhóm đối đầu, GBBS.


          10. Môi trường điều trị cần có một thỏa thuận điều trị nói lên quan hệ giữa nhân viên điều trị và người nghiện, đồng thời nêu rõ những mục tiêu điều trị mà hai phía đều quan tâm. Nội dung thỏa thuận điều trị phải bao gồm những nội dung giúp đỡ người nghiện có kế hoạch cho đời sống hàng ngày nhằm tiến đến một sự phục hồi nhân cách, một cuộc sống hữu ích cho xã hội, và thu thập những kỹ năng để vượt qua những thử thách tái nghiện, cũng như tìm đến nhân viên Trung Tâm để nhờ giúp đỡ vượt qua những thử thách đó.

           

          QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG

          I. NHỮNG NHẬN XÉT

          1. Nếu người nghiện phải làm việc quá nhiều để tham gia vào những việc điều trị thì nội tâm họ càng có xu hướng xa lánh điều trị.


          2. Nếu người nghiện càng chịu những áp lực nhằm ép họ duy trì điều trị thì nội tâm họ càng có xu hướng bỏ dở điều trị


          3. Người trực tiếp quản lý đối tượng chính là người chiến sỹ tuyến đầu trong đội ngũ cán bộ điều trị. Mọi hành động của anh/ chị ta đều có ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng, cho nên anh ta cần được gắn liền với kế hoạch điều trị.


          4. Bởi bệnh nhân nghiện đa số hoàn cảnh sống phức tạp, người quản lý đối tượng có rất nhiều cơ mang để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đối tượng, những yêu cầu cấp thiết của đối tượng.


          5. Nếu đối tượng quản lý đối tượng đủ khả năng triệt tiêu bớt những kết quả tiêu cực của việc điều trị (điều 1,2), thì hành công của kế hoạch có phần đóng góp đồng đẳng với nhân viên điều trị


          II. NGƯỜI QLDT LÀ GÌ, CẦN NHỮNG PHẨM CHẤT NÀO?

          Bộ não con người trong hộp sọ có những tế bào thần kinh và các tế bào đệm. Các tế bào thần kinh dẫn truyền các xung động thần kinh, còn các tế bào đệm giữ các nowtron ở vị trí cố định.


          Ví dụ trên nhằm ví Nhân viên điều trị như vai trò tế bào thần kinh, còn người Quản lý đối tượng là những tế bào đệm: họ đảm bảo cho kế hoạch điều trị tiến hành đúng tiến độ quy trình đề ra. Bởi chức năng như vậy, người quản lý đối tượng là:

          • - Một thành viên bình đẳng trong nhóm điều trị.

          • - Là chiến binh ở tuyến đầu sôi bỏng trong kế hoạch điều trị

          • - Là người thuyết phục đối tượng tuân thủ quy trình điều trị đề ra.

          • - Là người giúp đỡ Nhân viên điều trị trong suốt quá trình triển khai các dịch vụ cai nghiện.


          Để đảm bảo chức năng tinh tế trên, người cán bộ quản lý đối tượng cần những phẩm chất sau:

          • 1. Sự hiểu biết sâu sắc về tất cả những biểu hiện của đối tượng.

          • 2. Nắm vững mục tiêu điều trị của nhóm điều trị.

          • 3. Hiểu biết về công tác xã hội.

          • 4. Biết cách cổ vũ đối tượng.

          • 5. Có khả năng làm việc độc lập mà vẫn duy trì được mục tiêu của điều trị.

          • 6. Có khả năng giải quyết mọi tình huống cấp bách, tư vấn tại chỗ.

          • 7. Năng động tháo vát.

          • 8. Trong sạch, không lợi dụng đối tượng.


          III. NHỮNG NHIÊM VỤ CHÍNH CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG

          • Giúp đỡ người nghiện tuân thủ qui trình điều trị

          • Giúp đỡ người nghiện thay đổi mức độ điều trị khi cần thiết

          • Giúp đỡ tăng cường mối quan hệ giữa người nghiện với nhân viên điều trị

          • Giúp đỡ người nghiện giải quyết những vấn đề khó khăn của họ thay vì tạo ra nơi họ những mong đợi ảo tưởng

          • Cán bộ quản lý là một vị trí an toàn cho người nghiện khi họ có nguy cơ sa ngã vì thử thách. Nói tóm lại, Cán bộ quản lý luôn là bạn thân của đối tượng


          GIAO BAN BUỔI SÁNG

          I. NGUYÊN LÝ

          Một trong những nguyên lý chính của Cộng Đồng Trị Liệu là sự tự giúp đỡ, tự tin, trách nhiệm cá nhân giữa các thành viên trong cộng đồng.


          Giao Ban Buổi Sáng là một trong những biện pháp dựa theo nguyên lý ấy, thông qua buổi họp mỗi ngày vào sáng sớm, các thành viên trong gia đình gọt dũa hành vi cho nhau nhằm thúc đẩy những kỹ năng sống.


          Việc thay đổi hành vi con người được thực hiện qua một quá trình học hỏi lập đi lập lại vào buổi sáng mỗi ngày. Kỹ năng sống trong xã hội ở đây là một môi trường an toàn song thu nhỏ thành một gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình là một học viên, họ được thúc đẩy tích cực tham gia vào việc xây dựng giúp đỡ lẫn nhau theo một hoạt động tương tác qua lại.


          ​II. NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH

          Khi một đối tượng mới gia nhập vào Trung tâm, anh ta liền được đón tiếp như một thành viên trong gia đình. Ngay từ bước đầu, anh ta đã có một ấn tượng tốt, thân thiện, về nơi anh ta sẽ sống và được điều trị phục hồi


          Không khí thân mật giữa các thành viên trong gia đình đã làm cho anh ta yên tâm, anh ta sẽ k

          Trong những thời gian dài sử dụng ma túy, đối tượng mất hết ý nghĩa về một gia đình, nơi mà mọi thành viên đều quan tâm và trách nhiệm với nhau. Việc sinh hoạt thông qua Giao Ban Buổi Sáng sẽ đem lại cho anh ta một tình thương của tập thể gia đình.

          >Giao Ban Buổi Sáng như tên gọi của nó, luôn bắt đầu vào đầu ngày, trước những sinh hoạt khác. Đó là thời điểm thuận lợi nhất trong ngày về việc tiếp nhận những nhận thức mới. Một khi đối tượng đã có ý thức cộng đồng cao, sự chuyển đổi hành vi có thể được dự báo.


          Mọi sinh hoạt của gia đình luôn nhấn mạnh vào không gian và thời điểm hiện tại, những việc đã xảy ra 24 giờ qua, những điều mà toàn thể gia đình đều quan tâm.


          ​III. TRÌNH TỰ: 10 bước tiến hành như một nghi thức, trịnh trọng nhằm mục đích tạo nề nếp hoạt động, xác lập sự ổn định:

          • 1. Người chủ trì tuyên bố khai mạc

          • 2. Mọi thành viên trong gia đình đứng lên đọc Triết Lý

          • 3. Thông tin nội bộ, những thông báo mà cả gia đình cùng quan tâm

          • 4. Xây dựng, phê bình những thành viên gia đình đã vi phạm những hành vi chuẩn, những quy tắc sống trong 24 giờ qua. Việc phê bình luôn căn cứ vào tinh thần tự giác và tôn trọng ý kiến. Người được phê bình sẽ đứng lên, im lặng lắng nghe ý kiến của người khác. Anh ta không có quyền biện bạch hay phản bác.

          • 5. Biểu dương những hành vi tốt trong 24 giờ qua. Người biểu dương được mời đứng lên cho mọi thành viên biết được anh ta đã làm gì.

          • 6. Thông điệp trong ngày sẽ do một thành viên khác đọc lên cho mọi thành viên khác đọc theo. Sau đó là một bình luận ngắn của thành viên

          • 7. Thông tin thời sự quốc nội, quốc tế, thể thao và thời tiết trong 24 giờ qua được đọc lên cho cả gia đình biết được những tin tức bên ngoài.

          • 8. Hoạt động văn nghệ tiếp theo sẽ giúp gia đình thư giãn, giải trí sau thời gian sinh hoạt khá căng thẳng.

          • 9. Quan sát viên báo cáo lại nội dung sinh hoạt vừa qua.

          • 10. Người chủ trì chuẩn bị cho buổi giao ban sáng hôm sau. Những thành viên khác được phân công giữ từng nhiệm vụ theo trình tự như vậy.Tuyên bố bế mạc


          ​IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHỦ TRÌ

          • - Mỗi một thành viên sẽ thay nhau làm chủ trì

          • - Duy trì trình tự giao ban như một nghi thức của Trung tâm.

          • - Tôn trọng ý kiến các thành viên, không áp đặt suy nghĩ chủ quan.

          • - Thúc đẩy mọi thành viên tham gia đóng góp ý kiến.


          ​​V. Ý NGHĨA CÁC TRÌNH TỰ

          1. Đọc Triết Lý

          Khi nghiện ma túy, đối tượng ngày càng bế tắc không có lối thoát, nhận thức lệch lạc nhiều khía cạnh, hành vi không thích nghi với cuộc sống lành mạnh, thêm những rối loạn về tình cảm, tư duy, tâm lý. Việc đọc hàng ngày Triết Lý sẽ có tác dụng nhập tâm nhằm thay đổi nhận thức.


          2. Thông báo nội bộ

          Nhằm đưa đến mọi thành viên diễn biến mà tất cả cùng quan tâm để thực hiện hoặc chia sẽ.


          3. Phê bình xây dựng

          Góp ý xây dựng từng khuyết điểm hành vi cụ thể, không phê bình chung chung, nhằm tạo cho đối tượng sự khiêm tốn, trung thực, can đảm nhìn vào sự thật. Qua phê bình xây dựng mà không triệt hạ, xúc phạm, đối tượng sẽ có cơ hội quan tâm đến những hành vi lệch lạc mà qua thời gian nghiện họ không còn quan tâm, từ nay họ sẽ có động cơ để phấn đấu.


          4. Biểu dương

          Ngay sau hoạt động phê phán những điều sai, cần có tiếp nối biểu dương những hành vi tốt nhằm khơi dậy tính tích cực, động viên các thành viên khác noi theo. Đối tượng được học cách tin vào cộng đồng khi họ hoàn thành được những việc đáng khen.


          5. Thông điệp trong ngày

          Là những quan điểm đúng về cuộc sống, có tác dụng xây dựng lại những giá trị đạo đức mà đối tượng không quan tâm, hoặc đã đánh mất đi trong quá trình nghiện.


          6. Thời sự quốc nội, quốc ngoại, thể thao, thời tiết

          Các đối tượng nghiện hầu như không còn quan tâm đến thế giới bên ngoài. Ý nghĩa của việc này là giúp họ cảm nhận được hoạt động của môi trường xã hội, từ đó phát sinh ý nghĩ về một môi trường lành mạnh bình thường.


          7. Văn nghệ

          Sau những tiến trình động não gay gắt, đối tượng cần được thoải mái, bắt đầu vào những công việc thường ngày của mình. Người được phân công làm văn nghệ cũng phải suy nghĩ, tìm tòi để phục vụ, tạo một thói quen tốt có trách nhiệm với tập thể


          8. Quan sát

          Người được phân công quan sát phải nghi nhớ, phân tích và khái quát sự việc. Điều này tập cho đối tượng kỹ năng xử lý thông tin.

          Sau buổi họp, tất cả các thành viên trong gia đình tiến lên, bắt tay người ở phía bên kia. Buổi họp giao ban chấm dứt trong tình thân ái.


          TƯ VẤN CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

          I. THẾ NÀO LÀ TƯ VẤN CÁ NHÂN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY?

          Tư vấn cá nhân là một tiến trình tương tác, một cuộc đối thoại giữa người nghiện ma túy với nhân viên điều trị nhằm mục tiêu:

          • - Thấu hiểu tình trạng của người nghiện, cảm giác, nhận thức, hành vi

          • - Qua đó thức đẩy thành công người nghiện tham gia việc điều trị.


          Với định nghĩa như vậy, bất kể là ai có quan tâm đến người nghiện, thì đều làm tư vấn cá nhân được.


          Tư vấn tâm lý không phải là điều trị tâm lý. Trong khi điều trị tâm lý nhấn mạnh vào việc mất chức năng, chú trọng vào việc phân tích để mưu sự tái thiết, thì tư vấn tâm lý giúp ta nhận thức được thực tại, nhấn mạnh vào yếu tố bình thường và từ đó trợ giúp sự phục hồi. Điều trị tâm lý thì giúp đỡ bệnh nhân đi tới con đường đã được định hướng trước từ những phân tích sâu xa mà có, thì tư vấn tâm lý giúp cho họ tự tìm ra con đường họ phải đi.


          Nhân viên điều trị không nên nhầm lẫn tư vấn tâm lý với trị liệu tâm lý để cho rằng mình không phải chuyên gia về tâm thần, từ chối tương tác với người nghiện. Không có tư vấn cá nhân, không bao giờ nhân viên điều trị có thể hiểu được đối tượng và giúp đỡ họ được.


          II. NHỮNG KỸ NĂNG TƯ VẤN

          Tư vấn cá  nhân là điều ai cũng có thể làm với người nghiện, từ người đơn giản với những lời nói mộc mạc, đến người tinh tế nhạy bén trong nhận thức. Nhưng để tư vấn thành công, tức là thúc đẩy quá  trình điều trị, tư vấn cũng  cần một số điều kiện:

          1. Quan trọng hàng đầu là lấy được lòng tin của người nghiện.

          Thời gian dài sử dụng ma túy làm cho họ bất cần đời, không tin ai. Nếu như được họ tin cậy, nhân viên tư vấn đã đi được hơn một nữa chặng đường công việc. Cách lấy lòng tin của ta gồm:

          • - Đồng cảm với họ. Hãy đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh người nghiện, từ đó mới cảm nhận những đau đớn họ đang chịu đựng.

          • - Biết lắng nghe họ nói để từ đó tìm ra những điểm trọng yếu trong vấn đề phức tạp của họ. Nếu tư vấn viên nói nhiều hơn bệnh nhân, có nghĩa là ông ta không còn cơ may hiểu biết.

          • - Tích cực quan tâm đến vui buồn của họ, hãy để cho họ cảm nhận rằng: nhân viên điều trị rất âu lo về họ, quan tâm đến cuộc đời họ.

          • - Thiết lập một quan hệ tốt với bệnh nhân và giúp họ ngay khi có thể giúp đỡ được.


          2. Nắm vững tâm sinh lý của họ để biết được thời điểm họ thay đổi nhận thức

          Đây là điều khó khăn nếu nhân viên điều trị không gần gũi và thân thiết người nghiện nghe họ bộc bạch tâm sự.


          3. Biết cách lợi dụng nghịch cảnh của họ và nội quy chặt chẽ trong Trung Tâm để hướng bệnh nhân cộng tác với điều trị.

          Nếu một bệnh nhân thực sự chưa muốn thoát ra khỏi ma túy, người tư vấn nên gợi cho bệnh nhân rằng: họ sẽ tiếp tục nghiện thì sẽ được gì?


          4. Nhận biết được những điểm mạnh của người nghiện, những sở trường của họ để nhắc nhở rằng: họ vẫn là người đầy đủ khả năng sống và làm việc như một người bình thường không có ma túy.


          ​5. Biết lắng nghe những ý kiến phản hồi của người  nghiện về cách thức tiếp cận vấn đề của mình<


          ​6. Tạo ra cho người nghiện những thử thách từ nhỏ đến lớn để tăng dần chí phấn đấu và lòng tự trọng của họ

          7. Biết cách cổ vũ, khích lệ bệnh nhân khi họ làm tốt, chia sẽ an ủi khi họ có cố gắng mà vẫn chưa làm tốt được.


          8. Sau cùng, nếu người nghiện không thể chuyển đổi hành vi của họ được, hoặc chuyển đổi thành công, nhà tư vấn phải hiểu tại sao. Chuyển đổi là một quá trình khoa học, có nhiều cơ sở để dự đoán trước.


          III. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP PHẢI KHI LÀM TƯ VẤN CÁ NHÂN

          ​Trong giai đoạn đầu của điều trị, tư vấn cá nhân rất khó khăn vì những hiện tượng rối loạn tâm sinh lý của bệnh nhân thông thường như sau:

          • - Nhớ ma túy vô cùng

          • - Trong lòng muốn bỏ điều trị

          • - Nhớ nhà, buồn chán, cô đơn

          • - Bị giam lỏng trong Trung tâm, không có tự do như trước.

          • - Khó khăn trong việc chung sống tập thể. Trước đây thế giới của bệnh nhân là ma túy, bây giờ không còn ma túy, bắt đầu giao tiếp với người khác bước đầu không quen.


          ​Một số khó khăn vẫn luôn xảy ra trong suốt quá trình điều trị phục hồi do bởi điều kiện của người nghiện, ví dụ:

          • - Động cơ điều trị là do xã hội hay gia đình bắt buộc

          • - Nhận thức sai lầm, lệch lạc trên nhiều khía cạnh

          • - Khả năng giao tiếp kém

          • - Khả năng diễn tả vấn đề của mình kém

          • - Thiếu lòng tin, sống co rút và luôn luôn đề phòng người khác

          • - Thiếu thành thật, nói dối quanh co

          • - Không tự trọng.


          Vượt qua được tất cả những khó khăn trên, thúc đẩy được một người nghiện tự nguyện tham gia điều trị là thành công của nhà tư vấn tâm lý.


          TƯ VẤN NHÓM CHO NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY

          I. THẾ NÀO LÀ TƯ VẤN NHÓM

          Tư vấn nhóm là một hình thức điều trị gồm một số những người nghiện tạo thành một môi trường trong đó:

          • - Hành vi của mỗi thành viên được cả nhóm cùng biết.

          • - Các thành viên trong nhóm đều giúp đỡ và điều chỉnh hành vi cho nhau

          • - Mọi thành viên trong nhóm đều đồng đẳng và học tập lẫn nhau trong suốt thời gian điều trị.


          Sự tập hợp các đối tượng nghiện thành từng nhóm sinh hoạt riêng có một lợi ích nhất định trong quá trình điều trị. Mọi sinh hoạt của nhóm đều diễn ra dưới những hình thức:

          • - Mỗi thành viên đều thể hiện nhận thức của mình bằng lời nói

          • - Mỗi thành viên được phân tích cho hiểu rằng họ sẽ ảnh hưởng họ sẽ ảnh hưởng đến những người khác, và những người khác cũng sẽ gây được ảnh hưởng đến họ.

          • - Học viên được cung cấp những ví dụ thực về những gì gọi là hành vi bình thường và hành vi không bình thường. Họ được học tập để biết hành vi của chính họ thông qua sự phản hồi của những thành viên khác trong nhóm.

          • - Học viên được học để hiểu rằng họ không phải là những người xấu, cho nên có thể thể hiện những suy nghĩ, những tình cảm đúng đắn của mình để nhận xét giúp đỡ người khác trong cùng nhóm.


          ​Như vậy qua tư vấn nhóm, hai phương diện chứa nguy cơ cao là Nội tâm và quan hệ cá nhân sẽ được bộc lộ qua những hành vi, và những hành vi này sẽ được  gọt dũa qua hoạt động trong nhóm. Sự hoạt động nhóm  sẽ đem lại cho các thành viên trong quá trình điều trị một số yếu tố:

          • - Những thông tin về bản thân mình cũng như các thành viên khác trong nhóm.

          • - Những hy vọng về một tương lai, một cuộc sống không có ma túy.

          • - Những hiểu biết về cuộc sống tập thể, những mối quan hệ chung.

          • - Cơ hội học tập lẫn nhau.

          • - Những cách thức sao sống với nhau cho hòa thuận (học tập kỹ năng xã hội hóa)

          • - Biết cách đánh giá và phát huy những hiểu biết đã qua (học tập kỹ năng xử lý thông tin)

          • - Sự phấn chấn, hăng hái do sống trong môi trường lành mạnh

          • - Sự gắn bó vào nhau (học tập về tình yêu thương gia đình)

          • - Các thành viên dần dần sẽ có sự tự tin

          • - Sự bắt chước học tập lẫn nhau


          Trong các yếu tố lợi ích do tư vấn nhóm đem lại, hai yếu tố học tập lẫn nhau và hăng hái sống có tác dụng mạnh mẽ nhất trong tác động chuyển đổi hành vi.


          II. THÀNH PHẦN CỦA NHÓM

          Các nhóm đóng: gồm khoảng 10 thành viên cùng lứa tuổi, giới tính, có những đặc điểm tương tự nhau. Hình thức nhóm đóng này sử dụng cho những mục tiêu xác định trước, và thời gian sinh hoạt tương đối không dài ngày. Nhóm trưởng là nhân viên điều trị có cá tính cương quyết.


          Các nhóm mở: gồm khoảng 30 thành viên, có thể cho phép thu nhận thành viên mới, và các thành viên cũ có thể rời nhóm để gia nhập một nhóm đóng vì một yêu cầu điều trị có mục tiêu rõ rệt. Các nhóm mở này được sử dụng cho các chương trình điều trị kéo dài, đôi khi cũng có tính cách đối đầu như nhóm đóng.


          Sinh hoạt của nhóm có thể  tuần 3 lần hoặc hằng ngày nếu cần dưới hình thức thảo luận hay bài giảng. Đặc điểm của nhóm đối đầu là đối chất, đấu tranh. Trưởng nhóm là nhân viên điều trị có chuyên môn tâm lý, hiểu biết đối tượng.


          III. CÁC GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG:

          • 1. Bước đầu các thành viên được định hướng, biết cách tham gia vào chương trình.

          • 2. Sau đó là những mâu thuẫn, những sai phạm, những chống đối sẽ được đấu tranh với nhau để sửa chữa hành vi đó cho nhau.

          • 3. Đi đến kết quả là các thành viên có khả năng nhận biết vấn đề, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và cam kết thực hiện các mục đích điều trị.


          Về phương diện điều trị, nhóm là đại diện cho một xã hội, một môi trường sinh hoạt nhỏ. Mọi sinh hoạt trong nhóm dần dần giúp cho học viên hiểu biết về mặt xã hội để sửa đổi hành vi. Mỗi thành viên trong nhóm sau một thời gian điều trị có thể là người dự báo tốt nhất về sự thành công hay thất bại về mỗi mô hình điều trị. Một câu tục ngữ Pháp phát biểu: "Cho tôi biết bạn anh la ai, tôi sẽ biết anh là người như thế nào". Thật vậy, sự thành đạt của một thành viên trong nhóm có thể phản ánh sự thành công của nhóm, và sự tái hòa nhập cộng đồng chỉ có thể tốt lành một khi người nghiện có những kỹ năng đầy đủ về mặt xã hội.


          IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC

          Trị liệu tâm lý nhóm và Tư vấn tâm lý nhóm có nhiều điểm tương đồng trong trình tự tiến hành. Mặc dù cùng chung mục đích là điều trị, tư vấn tâm lý nhóm nhấn mạnh vào những hành vi, gắng công gọt dũa và thay đổi chúng, còn Trị liệu tâm lý nhóm có cách đi sâu hơn vào nội tâm người nghiện, hướng vào việc điều chỉnh những vấn đề có tính cách bản chất, những xung động của bệnh nhân về phương diện cảm xúc - Tuy vậy các bước chuẩn bị chúng lại giống như nhau, và nhân viên điều trị làm trưởng nhóm có thể hướng dẫn nhóm theo hướng tích cực mà ông ta thấy cần thiết.

          1. Bước 1: Chuẩn bị đề cương

          • - Đặt ra những ý muốn của nhân viên điều trị.

          • - Đặt ra những ý muốn của từng học viên.

          • - Quy định thời gian hoạt động.

          • - Quy định tiêu chuẩn những ai tham gia nhóm, thành phần nhóm.

          • - Những quy định về nội quy nhóm.

          • - Những quy định về một môi trường an toàn.


          Một môi trường an toàn có nghĩa là một khuôn khổ bao gồm các quy định:

          • - Mọi thông tin trong nhóm điều là thông tin mật, bảo đảm giữ kín cho họ.

          • - Mọi lời nói điều phải có tính chất xây dựng, giúp đỡ, không thể mang tính cách đả phá, chỉ trích, triệt hạ nhau.

          • - Nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị đuổi ra khỏi nhóm, gia nhập một nhóm khác mang tính chất đổi đầu cao hơn.

          • - Mọi tâm tư, nguyện vọng của thành viên điều được nhân viên điều trị tận tình giúp đỡ. Nếu ông ta bị vượt ra khỏi thẩm quyền, ông ta sẽ viện đến cấp cao hơn để đảm bảo rằng mọi nguyện vọng đúng đắn của học viên sẽ được giải quyết.


          2. Bước 2: Sẽ hoạt động như thế nào?

          • - Sẽ đề cập đến những vấn đề gì và theo thứ tự ra sao?

          • - Sẽ dùng biện pháp gì để xây dựng chỉnh đốn hành vi cho nhau và sẽ thực hiện kỷ luật thế nào đối với thành viên ngoan cố (hình phạt nặng nhất là đuổi ra khỏi nhóm - nghiêm trọng hơn là sẽ xử phạt cấp Trung Tâm)


          3. Bước 3: Nội dung điều trị:

          • - Sử dụng những bạn học tốt, những nhân tố điển hình tốt để trình bày, học tập.

          • - Những vấn đề đòi hỏi học viên phải động não, xử lý qua đó bộc lộ được nội tâm và hành vi.


          Quy định cho cả nhóm được biến thành một nội quy sinh hoạt, nhấn mạnh vào:

          • - Phải tôn trọng lẫn nhau.

          • - Phải trách nhiệm với nhau.

          • - Chú ý lắng nghe nhau và có sự thấu cảm.

          • - Nhận diện và phát hiện những điều chưa tốt.

          • - Luôn luôn xây dựng lẫn nhau.


          V. KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ NHÓM

          Người trưởng nhóm phải nắm vững một số kỹ thuật để điều hành nhóm - Ông ta phải hiểu biết rõ về đối tượng của mình, có kỹ năng xử lý những tình huống đặc biệt như:

          • - Sự bất ổn của học viên: Khi đối tượng âu lo, bất ổn là lúc họ có vấn đề - Người trưởng nhóm phải biết được vấn đề đó, giúp đỡ họ vượt qua. Mọi xử lý vội vàng như đuổi học viên ra khỏi nhóm làm kém kết quả điều trị.

          • - Cố gắng thúc đẩy tính tự giác của đối tượng, khiêm tốn nhận lỗi mình trước nhóm - Tính tự giác này sẽ gây một không khí phấn chấn trong nhóm, rất lợi cho việc điều trị.

          • - Phương pháp phản chiếu: nêu ra những người tốt việc tốt để làm gương và thúc đẩy.

          • - Sự không hòa hợp với tập thể và sinh hoạt do bị áp lực tâm lý là những vấn đề nghiêm trọng sẽ đưa đến những rối loạn về thái độ và hành vi của đối tượng - Những trường hợp này cần tư vấn 1-1 để kịp thời giải quyết.

          • - Kỹ thuật sử dụng hồi âm: Người trưởng nhóm phải hướng dẫn toàn nhóm biết lắng nghe ý kiến của người khác về bản thân mình.

          • - Phân công từng học viên làm mẫu đóng vai trò lãnh đạo - Kỹ thuật này giúp đối tượng học được tính tự tin và khả năng phân tích, phán đoán hành vi.

          • - Trong nhóm hoàn toàn dân chủ và bình đẳng.


          CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỀ PHÍA GIA ĐÌNH

          Rất nhiều gia đình có những vấn đề nghiêm trọng làm cho việc điều trị phục hồi con cái họ trở nên khó khăn. Cho nên việc cai ma túy không những chỉ đối với người nghiện, mà còn phải làm việc với tất cả những gì liên can tới người nghiện, trong đó bao gồm gia đình - môi trường rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với họ. Có những gia đình tương đối bình yên, không có nhiều vấn đề phức tạp, chức năng gia đình trọn vẹn, người nghiện có một nhân tố bảo vệ cho quá trình phục hồi của họ. Ngược lại, có những tình huống dưới đây, môi trường gia đình gây trở ngại lớn cho việc phục hồi của con em họ.


          1. TRONG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY

          Không ít trường hợp có 2 thành viên hoặc hơn trong gia đình có sử dụng ma túy cùng lúc. Trường hợp khác nữa là buôn bán ma túy. Tình trạng này đặt ra một vấn đề nặng nề cho người nghiện đang được điều trị trong Trung Tâm. Một ngày nào đó khi anh trở về, điều chắc chắn là anh ta sẽ tái nghiện.


          Anh chị em ruột đang nghiện ma túy luôn luôn là trở ngại lớn cho việc phục hồi khi một người trong số họ quyết định ngưng sử dụng ma túy nhưng người kia thì không. Nhân viên tư vấn đối diện với trường hợp này phải:

          • - Xem xét hoàn cảnh gia đình đối tượng cùng những ảnh hưởng của nó tới cơ hội phục hồi của đối tượng.

          • - Lôi kéo sự tham gia của tất cả những  thành viên trong gia đình, nhất là những người  có nguy cơ cản trở quá trình phục hồi của đối tượng.

          • - Khi tất cả những cố gắng đều không thể tạo ra được một môi trường thuận lợi cho một môi trường thuận lợi cho việc  phục hồi, nhân viên điều trị phải xét những giải pháp khác.


          2. CHA MẸ SỬ DỤNG MA TÚY

          Khi một hay cả hai cha mẹ có sử dụng ma túy, đối tượng bị đẩy vào một hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Anh ta đã mất đi một hoặc hai người quan trọng nhất trong cuộc đời - hai nhân tố bảo vệ anh ta. Còn phụ huynh nghiện thì đã đánh mất đi chức năng của mình. Tức là giúp đỡ về tình cảm cũng như về các giá trị đạo đức cho con mình, đồng thời cũng có thể mất đi nhiều chức năng khác nữa. Trong tình huống đặc biệt nghiêm trọng này, nhân viên tư vấn cần phải:

          • - Trao đổi với bậc cha mẹ rằng, nếu muốn con cái họ từ bỏ được ma túy, trước tiên họ phải ngưng sử  dụng.

          • - Nếu tất cả các biện pháp can thiệp đều không thể tạo ra được một môi trường gia đình phù hợp cho đối tượng khi từ trung tâm ra về, nhân viên tư vấn phải cân nhắc những giải pháp khác như chung sống với họ hàng.


          ​3. GIA ĐÌNH KHÔNG HÒA THUẬN

          Một người nghiện ma túy thường gây nên những tàn phá trong gia đình anh ta. Sau bao năm cố gắng chung sống và chịu đựng người nghiện, gia đình luôn luôn trong tình trạng bất hòa, xáo trộn nhiều mặt.


          Nếu gia đình trước đó đã mất đi nhiều chức năng, tình trạng nghiện của đối tượng làm cho gia đình chở nên tồi tệ hơn.


          Một gia đình bất hòa sẽ khó lòng nhất trí với Trung tâm trong việc cai nghiện cho đối tượng. Các thành viên quan trọng trong gia đình này thường có quyết định mâu thuẫn nhau làm cho chương trình điều trị bị phá hoại, săn sóc hậu cai không thực hiện được. Trong một số trường hợp khác nữa, người nghiện bị giằng co giữa các thế lực trong gia đình và họ thường lợi dụng khe hở này để bỏ dở điều trị. Với loại gia đình này, nhân viên tư vấn phải:

          • - Thông qua người nghiện, nhân viên điều trị phải nắm được một cách sâu sắc động cơ  gây ra bất hòa trong gia đình họ. Vấn đề sau đó  là giúp đối tượng thoát ra khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía gia đình không ổn định của anh ta.

          • - Tìm ra người nào có ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình này, hướng họ đến cộng tác với chương trình điều trị như một trợ thủ cho trung tâm.


          4. CHA MẸ LY THÂN, LY HÔN

          Một số đối tượng đã nghiện ma túy vì những  vấn đề thuộc tình cảm không dễ chịu phát sinh từ một gia đình đỗ vỡ của cha mẹ anh ta.


          Việc cha mẹ chia tay thường đi kèm với những bất hòa, xích mích. Một trong những hậu quả của gia đình tan vỡ là sự buông lỏng kỷ luật trong gia đình, khiến cho trẻ em vượt ra ngoài quản lý của cha mẹ. Có những trường hợp đối tượng đã sử dụng ma túy như một nổ lực nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân của cha mẹ bằng cách nghiện để buộc cha mẹ thôi gấu ó nhau mà quan tâm đến anh  ta hơn.


          Ảnh hưởng của việc gia đình tan vỡ đối với vấn đề lạm dụng ma túy của đối tượng cần phải được giải quyết trong quá trình điều trị. Nhân viên tư vấn cố gắng giúp đối tượng chấp nhận vấn đề. Ông ta phải trang bị cho đối tượng những tư tưởng ổn định khi rời Trung tâm về sống với một trong hai người.


          5. GIA ĐÌNH QUÁ KHÓ KHĂN

          Đa số người nghiện ma túy xuất thân từ những gia đình nghèo khó với những nguồn lực rất hạn chế, hoặc chính đối tượng đã là nguyên nhân những khó khăn trên. Hậu quả của sự nghèo khó là cha mẹ đối tượng không quan tâm đến các hoạt động điều trị cho con cái họ. Họ trao phó tất cả cho trung tâm và cũng không đầu tư thích đáng cho việc điều trị cai nghiện. Nhưng mặt khác, họ lại dễ mềm lòng trước những mánh khóe nhằm bỏ điều trị ngay từ đầu của con cái họ. Nhân viên tư vấn phải:

          • - Cố gắng gắn bó với gia đình người nghiện để lôi kéo sự tham gia của gia đình vào các hoạt động điều trị. Gia đình phải được thông báo đều đặn về tiến trình điều trị, những điều chưa đạt được cũng như những gì đạt được. Bằng cách này, chúng ta kích thích sự quan tâm của gia đình đối với con cái họ.

          • - Đặc biệt giúp đỡ họ bằng những biện pháp thích đáng để họ có thể tuân thủ những yêu cầu của chương trình điều trị.


          ​6. THÁI ĐỘ TIÊU CỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG NGHIỆN CỦA CON CÁI

          Một số gia đình thường có những tình cảm và thái độ tiêu cực khi biết con cái họ đã nghiện ma túy. Họ có cảm giác bất lực, xấu hổ, thất bại và thiếu bổn phận. Từ đó họ tự ngăn cản không đi tìm kiếm giúp đỡ.


          Những tình cảm và thái độ tiêu cực này nếu không được làm rõ, bậc cha mẹ này vẫn tiếp tục không có hành động nào thích hợp một khi con em họ đang được điều trị tại trung tâm.


          Cũng giống như con em họ cần một thời gian để quá trình phục hồi tiến triển tốt, những vết thương lòng của bậc cha mẹ cũng cần tới thời gian để hàn  gắn. Công tác tư  vấn gia đình, việc tổ  chức những buổi sinh hoạt nhóm cho các bậc cha mẹ là những phương pháp trợ giúp có hiệu quả trong những trường hợp này.


          PHÒNG NGỪA TÁI NGHIỆN

          Kế hoạch phòng ngừa tái nghiện luôn được tính trước, khi đối tượng bắt đầu điều trị. Họ được học tập và trang bị nhiều kiến thức, những kỹ năng để vượt qua những yếu tố nguy cơ. Như vậy một  người nghiện sẽ sa ngã, sẽ tái nghiện nhiều lần trước khi thành công trong việc đoạt tuyệt với ma túy, cũng như một người tập đi xe đạp, leo lên lại té xuống, té mãi, té cho đến khi đi xe đạp được thì thôi.


          Việc tái nghiện không bao giờ là một hành vi nhất thời. Nó là một quá trình tư tưởng nhận thức mà hành vi cuối cùng là tái nghiện.


          Vì vậy, việc phục hồi cho người nghiện ma túy không những là một qúa trình từ bỏ sử dụng ma túy, mà còn duy trì được trạng thái sống không có ma túy, kèm theo với những thay đổi nội tâm quan trọng cùng với những thay đổi quan hệ cá nhân. Một bệnh nhân không có hai phương diện thay đổi này thì tình trạng sống không có  ma túy chỉ kéo dài một thời gian ngắn ngủi, sau đó là sự tái nghiện.


          Những thay đổi nói trên thì khác nhau giữa người này với người khác, song tựu chung thì chúng đều có liên quan đến một khía cạnh: thể chất, tâm lý, hành vi, quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, xã hội, nhận thức và kinh tế.


          ​I. THẾ NÀO LÀ GỌI ĐÃ PHỤC HỒI THÀNH CÔNG?

          Gọi là đã phục hồi thành công khi người nghiện đã:

          • - Từ bỏ được ma túy

          • - Tự quản lý bản thân một cách tốt đẹp

          • - Có một lối sống điều độ

          • - Thực hiện thành công sự thay đổi nhận thức.


          ​II. GIAI ĐOẠN BÁO HIỆU TÁI NGHIỆN

          Sa ngã là giai đoạn đầu tiên sử dụng rượu hay sử dụng chất ma túy ngay sau quá trình phục hồi. Giai đoạn sa ngã có thể đưa đến tái nghiện hoặc không. Một bệnh nhân khi rời khỏi trung tâm rất thường hay sa ngã, cho nên sa ngã mang tính chất ngẫu hứng, tò mò  muốn thử lại xem sao.


          Sa ngã chưa phải là tái nghiện. Trước khi tái nghiện, bệnh nhân phải trải qua một quá trình tư tưởng được lộ qua những triệu chứng, những dấu hiệu đe dọa việc họ sẽ quay trở về với ma túy.


          Khi có những cảm giác thèm thuốc, những suy nghĩ đấu tranh nội tâm của bệnh nhân khởi phát. Nếu bệnh nhân đầu hàng, hành vi tái nghiện sẽ xảy ra.


          Cảm giác thềm thuốc luôn luôn phát động một quá trình nhận thức lệch lạc. Những nguyên nhân khách quan tạo cảm giác, hành vi có những biểu hiện:

          • - Sử dụng những chất gây nghiện khác: rượu, thuốc ngủ...

          • - Về căng thẳng tâm trí, bối rối do xung đột nội tâm

          • - Hưng phấn hay trầm cảm qúa độ


          ​​III. NHỮNG ĐỘNG CƠ CHÍNH GÂY TÁI NGHIỆN: Gồm hai nhóm đặc tính: nội tâm bệnh nhân và những quan hệ cá nhân của anh ta, hoặc cả hai cùng phối hợp

          1. Về  cảm xúc: do hoàn cảnh sống, bệnh nhân nếu bị trầm cảm hay hưng phấn. Hai trạng thái này đều dễ dẫn tới tái nghiện


          2. Về hành vi:

          • - Người nghiện rất thường thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Họ dễ bị lôi cuốn khi gặp bạn bè cũ, những tình huống nguy cơ.

          • - Những thời dài nghiện ngập tạo cho bệnh nhân một phản xạ xấu: thấy ma túy là sử dụng (tính bốc đồng khi có cơ hội)


          3. Về nhận thức:

          • - Kém nhiệt tình học tập trong quá trình điều trị, không thu lượm được một kết qủa nào.

          • - Không tin rằng mình có khả năng đoạn tuyệt với ma túy

          • - Có tổn thương não bộ, không còn khả năng tiếp thu điều trị


          ​4. Về môi trường và quan hệ cá nhân

          • - Thiếu hỗ trợ của gia đình và xã hội

          • - Bị áp lực của bạn bè xấu, phe nhóm

          • - Thất nghiệp hay lâm vào hoàn cảnh  khó khăn

          • - Để thì giờ nhàn rỗi quá nhiều


          5. Về mặt sinh lý học

          • - Không thắng được cảm giác thèm thuốc

          • - Bất thường trong hội chứng cai: kéo quá dài 

          • - Có bệnh đau mãn tính


          ​6. Về mặt tâm thần, tâm linh

          • - Có mặc cảm tội lỗi, xấu hổ âm thầm trong nội tâm không xóa được

          • - Cảm giác trống rỗng, cuộc sống chẳng có mục đích ý nghĩa gì


          7. Về trung tâm cai nghiện

          • - Nhân viên điều trị đã gây ra ấn tượng xấu vào tâm trí bệnh nhân

          • - Kế hoạch điều trị không thích ứng

          • - Kế hoạch theo dõi hậu cai chưa đầy đủ


          ​​IV. BIỆN PHÁP CHỐNG TÁI NGHIỆN

          1. Mục tiêu:

          • - Trang bị cho người nghiện kỹ năng vượt qua cảm giác thèm thuốc, ví dụ bỏ qua không chú ý đến cảm giác của bản thân, giữ tâm hồn vững vàng triệt tiêu cảm xúc, luyện tập hô hấp hít thở sâu đều đặn bằng ý chí, các phương pháp thiền

          • - Trang bị cho người nghiện khả năng xử lý tình huống nguy cơ cao, ví dụ tham gia vui chơi giả trí, văn hóa thể thao, làm những việc hữu ích như giúp đỡ bạn nghiện, sống cuộc sống điều độ không cần tới bất kỳ một chất gây nghiện nào, nhất là rượu.

          • - Chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống có thể bị sa ngã khi có thời cơ như đi phép, thấy có ma túy trong tầm tay.


          2. Kế hoạch:

          • - Nhân viên điều trị phải tìm ra yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và giúp họ nhận thức được chúng, học tập khả năng vượt qua chúng.

          • - Giúp cho bệnh nhân hiểu rằng tái nghiện là một quá trình xảy ra trong nội tâm bệnh nhân và kết thúc là một hành vi tái sử dụng.

          • - Giúp bệnh nhân hiểu được tại sao có cảm giác thèm thuốc trong tư tưởng và học tập để vượt qua cảm giác ấy

          • - Giúp bệnh nhân hiểu và có thể đương đầu với áp lực của bạn bè cũ phe nhóm xấu muốn họ tái nghiện

          • - Giúp bệnh nhân một tổ chức hỗ trợ

          • - Nếu bệnh nhân bị vui hay buồn  quá  độ, giúp họ nhận ra tình trạng bất thường ấy để tìm cách vượt qua

          • - Nếu  bệnh nhân có những nhận thức sai lệch, giúp họ cách xử lý chúng

          • - Giúp bệnh nhân hướng tới một lối sống điều độ, cân bằng

          • - Giúp bệnh nhân tự xây dựng cho mình những biện pháp phòng chống sa ngã và tái nghiện


          ​TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

          Các Trung tâm sau một thời gian điều trị - phục hồi cho các đối tượng, sẽ trả họ về tại cộng đồng, với gia đình họ cư ngụ và sinh sống. Chính tại nơi đây họ cần được giám sát và tiếp tục điều trị để cũng cố những kết quả đã đạt được sau thời gian ở Trung tâm.


          Mặt khác tại cộng đồng địa phương như tỉnh, quận, xã.... cũng còn những đối tượng nghiện ma túy chưa được điều trị trong các Trung tâm không còn đủ chỗ tiếp nhận. Việc tổ chức cai nghiện tại  cộng đồng trở nên  bức thiết hơn bao giờ hết


          Các cơ sở cai nghiện tại cộng đồng có thể điều trị cho các đối tượng ngay từ đầu, đồng thời tiếp tục củng cố phục hồi  cho các đối tượng từ Trung tâm trở về hội nhập. Giải pháp cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cư dân trong địa bàn sinh sống. Chỉ khi nào có sự chủ động thực hiện kế hoạch với tất cả tiềm năng của mình, việc giảm cầu ma túy trong từng cộng đồng mới có thể  có kết quả.


          >Việc cai nghiện tại cộng đồng sẽ rất thuận lợi vì nhiều lý do. Đối tượng nghiện luôn có sự gần gũi, hỗ trợ chắc chắn đáng tin cậy của các nhân viên cùng địa phương cư ngụ với mình, cũng như nơi đoàn thể các đối tượng nghiện tồn tại. Thêm nữa, người nghiện vẫn còn được ở trong gia đình, vừa điều trị lại vẫn được tiếp tục đến trường học hoặc công việc sinh sống nào khác. Các nhân viên điều trị cho họ cũng dễ tiến hành các biệp pháp cần thiết. Với môi trường gần gũi, được giám sát chặt chẽ . Những sai phạm của đối tượng về nguyên tắc của cuộc sống trong khi anh ta thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, chắc chắn sẽ được giảm thiểu rất nhiều.


          Một mô hình cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng như vậy sẽ phải được tổ chức như thế nào sao cho người nghiện có một chỗ dựa vững chắc gần nơi anh ta cư ngụ  trong lúc anh ta được giúp đỡ từ  bỏ ma túy một cách hiệu quả. Và một khi anh ta đã thữ  sự thoát ra được, anh ta sẽ có nhiều cơ hội giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ như anh ta trước đây mà chưa được điều trị. Cộng đồng  sẽ phải biến thành một môi trường cho những người nghiện sống không lệ thuộc vào ma túy được tiếp tục nâng cao nhận thức, gọt dũa hành vi, đảm bảo có những bước tiến bộ trong  quá trình phục hồi của mình.


          Trước tiên phải có một cộng đồng mục tiêu được chọn. Các cấp chính quyền lãnh đạo của cộng đồng đó, các ngành y tế, giáo dục, công an, xã hội, cùng các nhân vật có uy tín, các người được cộng đồng tín nhiệm sẽ họp lại để thành lập Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án. Thông quan nhóm kế hoạch, nhiệm vụ của Ban Chỉ Đạo như sau:

          1. Thu thập thông tin, dữ kiện về:

          • - Số cư dân

          • - Tập quán, tôn giáo, trình độ văn hóa

          • - Kinh tế các thành phần cư dân

          • - Đánh giá nguồn lực, tiềm năng và cơ sở hạ tầng

          • - Đánh giá tình hình ma túy tại cộng đồng

          • - Các số liệu thu thập được phải chính xác và chi tiết bằng những phiếu điều tra trên toàn bộ cư dân, hoặc ít ra cũng qua phỏng vấn một mẫu cư dân đại diện về các lĩnh vực sau:


          • + Số người nghiện

          • + Các loại ma túy sử dụng

          • + Số người vi phạm luật pháp do sử dụng hoặc bán ma túy

          • + Số học sinh bỏ học vì nghiện

          • + Các tụ điểm "đen"


          2. Kiến nghị.

          Sau khi tổng hợp các số liệu Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án sẽ đưa ra những khuyến nghị về biện pháp can thiệp cụ thể dựa trên kết quả đánh giá. Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án cũng đảm bảo nhận việc xây dựng một kế hoạch giảm cầu ma túy tại địa phương, đề ra mục tiêu và hoạt động cụ thể cũng như kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tư vấn kỹ thuật cùng tiến bộ thực hiện, kế hoạch giám sát và đánh giá thông qua nhóm kế hoạch.


          Tổ chức cai nghiện dựa vào cộng đồng sẽ là cửa ngõ của sự thành công nếu như Ban Chỉ Đạo và Quản Lý Dự Án:

          • - Phản ánh được tính tập thể trong việc đưa ra quyết định

          • - Giúp đỡ cộng đồng xây dựng mô hình cai cho chính họ

          • - Giúp cộng đồng phân tích và làm rõ vấn đề của họ để làm tốt hơn trong việc thực hiện chiến lược của mình

          • - Giúp cho cộng đồng lấy lại tự tin khi đang bối rối trước cầu ma túy đang tăng cao.


          ​I. CÁC MÔ HÌNH

          1. Mô hình 1: Thuần túy cộng đồng

          preview


          Chú ý khắc phục:

          • - Thiếu bộ phận chuyên trách hành chính tập trung

          • - Duy trì mọi hoạt động bằng vốn tự lực, sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài có thể rất ít

          • - Nếu địa phương có trồng cây anh túc, sẽ có mâu thuẫn vì va chạm quyền lợi


          ​2. Mô hình 2: Thuần túy địa phương.

          preview


          Chú ý khắc phục:

          • - Khả năng lãnh đạo của người điều phối chương trình (Địa phương) cần giỏi về điều hành, giao tiếp, chuyên khoa, kinh nghiệm quản lý. Tuy khả năng cao nhưng lương lại thấp

          • - Duy trì các thành viên cùng kết hợp trong điều kiện tài chính như vậy không phải là điều dễ dàng

          • - Rõ ràng cần sự tài trợ của một tổ chức nhân đạo

          • - Lương kém sẽ dễ dàng thay đổi nhân sự, điều này đe dọa chất lượng công tác


          3. Mô hình 3: Kết hợp giữa Trung Tâm và cộng đồng

          preview


          Chú ý khắc phục:

          • - Cần một quy trình thu thập dữ kiện và chẩn đoán ban đầu đầy đủ và hiệu quả để xác định phương thức điều trị thích hợp cho mỗi bệnh nhân.

          • - Nhưng khi bệnh nhân trả tiền những tiêu chuẩn phân loại sẽ bị rối loạn

          • - Việc duy trì đều đặn chất lượng hoạt động cả hai bên đòi hỏi phải có kiểm tra chặt chẽ của nhân viên có nghiệp vụ cao

          • - Việc duy trì một đội ngũ đầy đủ, đa năng giỏi nghiệm vụ cho cả hai nơi rất khó chu toàn: người ta thích ở cộng đồng hơn, lý do gần gia đình

          • - Sự hoạt động của cả hai nơi đều lệ thuộc vào tài chính của Trung Tâm điều phối.


             

BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY: NHÀ TÌNH BÁO VÀ CÁI NGHIỆP CHỐNG MA TÚY

http://bizlive.vn

BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY: NHÀ TÌNH BÁO VÀ CÁI NGHIỆP CHỐNG MA TÚY

Mái tóc bạc trắng, nụ cười đôn hậu và giọng nói hiền từ, bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy gần như dành cả tình thương yêu và trí tuệ của mình để theo đuổi sự nghiệp chống ma túy, giành giật từng mạng sống trước lưỡi hái của tử thần.

[BizSTORY] Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy: Nhà tình báo và cái nghiệp chống ma túy

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Công ty điều dưỡng & cai nghiện ma túy Thanh Đa.

Là đơn vị  cai nghiện tự nguyện đầu tiên của cả nước còn duy trì hoạt động đến nay, sau 17 năm hoạt động, công ty điều dưỡng  & cai nghiện ma túy Thanh Đa đã điều trị cho hơn 18.000 học viên, tỷ lệ nhập viện mỗi năm một tăng trong khi tỷ lệ tái nhập đều giảm.

Đằng sau con số đó là biết bao nhọc nhằn, cơ cực, dũng cảm vượt qua rào cản của cơ chế chính sách để tìm ra những phương pháp khoa học tiến bộ nhất, hàng ngày phải đối diện với những tình huống đầy cam go như trong cuộc chiến mà chỉ có tình yêu thương mới cảm hóa được tâm hồn, rồi phải cân đối giữa kinh doanh và tình người…

Nói về công việc đầy thử thách của mình, bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy chia sẻ: “Đây là ngành kinh doanh hết sức đặc biệt, người ta tính lãi bằng đô la, chúng tôi tính lãi bằng con người”.

Ít ai biết ông chính là cụm phó Cụm điệp báo A 10 thuộc cơ quan an ninh T4, cụm điệp báo với những chiến công làm lũng đoạn chính trường VNCH, xoay chuyển dư luận báo chí quốc tế có lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thúc đẩy Dương Văn Minh đầu hàng và kêu gọi binh lính VNCH buông súng…tránh một cuộc đổ máu vô ích, bảo vệ Sài Gòn còn nguyên vẹn, và nhiều điệp vụ hoàn hảo khác được lịch sử ghi nhận

Trong lịch sử chiến tranh nhân loại, các trận đánh kết thúc cuộc chiến thường để lại cảnh hoang tàn, hủy diệt, nhất là khi diễn ra ở các thành phố lớn, nhưng công cuộc giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến tranh đã không diễn ra như vậy?

Nói về điều này, CIA cho rằng “trùm tình báo” Trần Quốc Hương, tức anh Mười Hương, người chỉ huy mạng lưới an ninh T4 đã tiên liệu và góp phần chuẩn bị “hậu sự” cho VNCH từ trước 1972, để khi giải phóng Sài Gòn không có đổ máu và thành phố còn nguyên vẹn.

Tháng 9/1972, anh Mười Hương đã tìm một số anh em trong nhóm phong trào ở miền Trung để đi vào nhóm Dương Văn Minh và triển khai các công tác vận động chính trị, hay nói cách khác là hoạt động tình báo chính trị. Hoạt động này nhằm tạo thế và lực lớn mạnh cho số đối lập chịu ảnh hưởng của cách mạng và khi có đủ điều kiện có thể thay thế được Nguyễn Văn Thiệu, tạo thuận lợi cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

Cụm A 10 đã xây dựng được các “lõm chính trị” trong thành phố, có hạt nhân lãnh đạo, có lực lượng quần chúng cảm tình với cách mạng và có thể lợi dụng được bộ máy hành chính của địch để phục vụ yêu cầu của ta. Ngoài ra, cụm còn có nhiệm vụ xây dựng cơ sở tấn công chính trị, phân hóa hàng ngũ địch, thu thập tin tức âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của địch. Trong vai trò cụm phó Cụm điệp báo A 10, tôi đã tổ chức xây dựng được nhiều cơ sở nòng cốt như đồng chí Huỳnh Bá Thành( Ba Trung), lúc bấy giờ là Giám đốc kỹ thuật kiêm thư ký tòa soạn báo Điện Tín, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Dương Văn Minh. Thông qua đồng chí Thành, cụm đã xây dựng được một mạng lưới ngoại vi làm nòng cốt cho hoạt động của cụm, tác động mạnh trực tiếp vào Dương Văn Minh.

Tôi đã chỉ đạo đồng chí Huỳnh Bá thành sử dụng báo Điện Tín hướng dẫn, vận động dư luận quần chúng theo ý đồ có lợi cho cách mạng. Phân hóa hàng ngũ địch, tổ chức lôi kéo các lực lượng tiến bộ, hòa bình, dân tộc, tập hợp thành lực lượng chống đối Nguyễn Văn Thiệu, lôi kéo các báo khác viết theo khuynh hướng của ta.

Một số dân biểu, nghị sĩ, nhân sĩ, ký giả được ta xây dựng như giáo sư Lý Chánh Trung, dân biểu Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, ký giả Minh Đỗ, phóng viên nhóm Dương Văn Minh như Phan Xuân Huy, Nguyễn Văn Hồng( Cung Văn), Trương Lộc, Huỳnh Bá Tòng đã trở thành cơ sở ngoại vi của ta.

Ngoài ra, tôi đã tác động, gây áp lực buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Dương Văn Minh đầu hàng. Cụ thể, tháng 3 năm 1975, sau khi tờ Điện Tín bị Thiệu đóng cửa, lãnh đạo chỉ đạo tôi yêu cầu đồng chí Huỳnh Bá Thành tìm cách ở hẳn trong dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh.

Cụm A 10 phải bằng mọi cách tấn công chính trị, tác động để Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu rồi tìm cách giao chính quyền cho cách mạng để đỡ đổ máu.

Trong những ngày kế cận chiến thắng, đồng chí Huỳnh Bá Thành đã góp phần tác động trực tiếp đến Dương Văn Minh để ra tuyên bố án binh bất động trước khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào trưa ngày 30/4/1975 lịch sử và chỉ đạo cơ sở Phan Xuân Huy( con rể Dương Văn Minh) ngăn chặn không phá cầu Sài Gòn

Với những thành tích, khen thưởng dày đặc, những tưởng ông sẽ hưởng an nhàn khi tuổi đã già, vì sao ông lại chọn con đường chông gai, khi đứng ra thành lập công ty điều dưỡng & cai nghiện ma túy Thanh Đa bằng đồng vốn và kiến thức của chính mình?

Sau giải phóng làm việc tại trại giam Chí Hòa, mỗi ngày bắt về cả trăm con người bị nghiện ma túy, mình phải cắt cơn, điều trị.

Khi nói chuyện tâm tình với các em bị nghiện, thấy người nào cũng có tâm tư đáng buồn, mình lại thấy thương.

Khi làm hội thẩm tại tòa án nhân dân TP HCM, tôi cũng tiếp xúc với rất nhiều đối tượng nghiện ma túy, chứng kiến sự tàn phá ghê gớm của ma túy đối với con người.

Ma túy tàn phá sức khỏe, băng hoại đạo đức, biến dạng nhân cách, để lại hậu quả vô cùng nặng nề không chỉ bản thân người nghiện mà con gia đình và xã hội.

Với kiến thức về ngành y, khi hiểu thêm chuyện lây lan của ma túy, những thủ đoạn của bọn buôn bán ma túy… tôi thấy mình cần  có trách nhiệm làm một việc gì đó để chống lại ma túy, cứu những con người đã lỡ sa chân vào con đường cùng này.

Khoa cắt cơn trong các bệnh viện chỉ cai được 10-15 ngày thì về, nên phần lớn là thất bại, làm thế nào ông có thể tìm ra các phương pháp khoa học để mang lại hiệu quả cao cho phác đồ điều trị cắt cơn?

Khi lập trung tâm này tôi cũng chỉ được học phác đồ cắt cơn cai nghiện đơn giản thôi. Những ngày đầu dùng phác đồ của Bộ Y tế không tác dụng, bệnh nhân về nhà và hầu hết đều tái nghiện. Không những thế còn rất nhiều phản ứng phụ, bệnh nhân thường bị “sảng thuốc”, “xuyên tường- bắt bướm” và dễ bị kích động, gây gổ đánh nhau. Nhiều anh em trong công ty chán nản, không muốn tiếp tục làm công việc này nữa

Tôi phải tự nghiên cứu, đọc sách báo nước ngoài để học hỏi, từ 2003 đến 2009 mới tìm ra phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine kết hợp thuốc giải lo âu, an thần và giảm đau vào điều trị. Liều lượng thuốc Clonidine sử dụng giảm chỉ còn 1/3 so với liều điều trị cho phép liều thuốc giảm lo âu, an thần. Giảm đau sử dụng chỉ bằng ½ so với liều cho phép nên sử dụng hết sức an toàn. Phác đồ này đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng, nhưng tại Việt Nam chưa có trung tâm nào điều trị theo phương pháp này.

Hơn 5 năm, mệt mỏi lắm mới ra được công thức cắt cơn, ai cũng thấy hay nhưng chúng tôi toàn phải… áp dụng “lậu” không à. Vất vả hơn nữa là làm thế nào để Bộ Y tế chấp nhận đưa vào quy chế.

May mắn là Phó Giáo sư TS Trần Viết Nghị, nguyên viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần trung ương, Chủ tịch hội Tâm thần học Việt Nam vào thăm Trung tâm Thanh Đa, quan sát 10 ngày thấy phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine có kết quả rất tốt, hội chứng cai nhẹ, số hội chứng cai ít, dùng nguyên liệu an toàn, sử dụng liều rất thấp…

Giáo sư Nghị đã mời tôi ra Hà Nội báo cáo trước hội đồng khoa học bệnh viện Bạch Mai và Cục khám chữa bệnh- Bộ Y Tế.

Tự bỏ tiền mua vé máy bay ra Hà Nội, sau buổi báo cáo của tôi, Bộ Y tế đã đồng ý cho Viện sức khỏe tâm thần thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu áp dụng Clonidine trong điều trị cắt cơn nghiện các chất dạng thuốc phiện”.

Viện sức khỏe tâm thần sau đó đã mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế làm công tác cai nghiện toàn quốc. Nhưng để Bộ Y tế ra một quyết định mới rất khó, mình không liều mạng thì không xong.

Đến bây giờ thì dường như họ quên rồi, nên chúng tôi vẫn phải … áp dụng lậu! Tai hại hơn là nhiều nơi vẫn cắt cơn tùm lum, rất ít nơi áp dụng theo phương pháp này

Người nghiện ma túy sợ nhất là… tái nghiện, trung tâm của ông có phương pháp nào hữu hiệu không?

Nhận thấy việc chống tái nghiện nhóm các chất dạng thuốc phiện bằng Naltrexone là phù hợp với điều kiện của học viên cai nghiện tại Thanh Đa nên chúng tôi triển khai khoa Chống tái nghiện.

Đưa 2 bác sĩ và 5 y sĩ tập huấn tại Hà Nội và Vũng Tàu, đầu tư hơn 300 triệu xây dựng khoa Chống tái nghiện, sau khi nghiên cứu, tôi nhận thấy dù sử dụng thuốc Methadone hoặc Naltrexone cũng chỉ là hỗ trợ chống tái nghiện, vấn đề chính là phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, bắt nguồn từ tư tưởng, nhận thức mà ra. Giải quyết thế nào?

Không thể chỉ tập dưỡng sinh, cho đi lao động là xong, còn nhiều vấn đề khác. Nghiên cứu tài liệu trong ngoài nước, dịch sách báo, càng ngày tôi càng thấu ra cai nghiện là hậu quả từ nhận thức.

Phải tìm hiểu kỹ lý do đi vào ma túy của từng người là gì? Tâm trạng người bệnh ra sao? Nguy cơ, bảo vệ là gì? Khả năng họ yếu mặt gì?

Để từ đó gọt giũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, cũng như rèn luyện tư duy tích cực, kỹ năng sống, để khi gặp ma túy họ phải đối ứng ra sao…

Toàn bộ vấn đề này phải có thời gian lâu dài mới quen được, vì bệnh nhân tổn hại tế bào não, cần có thời gian để não bộ hồi phục dần.

Kết quả điều trị rất khích lệ, sau 8 năm triển khai khoa Chống tái nghiện, công ty đã điều trị cho hơn 1000 học viên, sau một năm điều trị, có hơn 75% số học viên chưa tái nghiện, không còn thèm nhớ và tìm kiếm heroin, 50% các cháu điều trị ngoại trú đã có việc làm.

Tiến sĩ Kenvin P. Muley, cố vấn điều trị nghiện thuộc chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đến thăm trung tâm và đưa nhiều đoàn khác đến nghiên cứu. Bà tiến sĩ Nora Doloses Volkow, Giám đốc Viện nghiên cứu ma túy quốc gia Hoa Kỳ cũng đến thăm và đánh giá cao hoạt động khoa Chống tái nghiện, và đã mời tôi qua Hoa Kỳ để báo cáo tham luận…

Theo tôi, cuối cùng giáo dục trị liệu vẫn là quan trọng nhất, kết hợp chặt chẽ các biện pháp tâm lý, xã hội quản lý trên nền tảng cộng đồng trị liệu, giữa trung tâm và học viên, gia đình… để điều trị

Ông có lời khuyên nào với các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ doanh nhân với con cái mình, để giúp con tránh xa cạm bẫy ma túy lúc nào cũng rình rập ngay trước cổng trường?

Đối tượng ma túy không chừa ai hết, người giàu cũng như người nghèo.

Theo tính toán của công an, để mua một tép ma túy 40 ngàn, các em phải bán cho 5 người khác. Con số nghiện ma túy tăng theo cấp số nhân.

Phụ huynh phải luôn theo sát con em mình, chú ý nhất ở các mối quan hệ. Nếu các cháu chơi với nhóm bạn không tốt thì rất dễ dẫn đến nguy cơ ma túy.

Theo sát kỹ sinh hoạt của con cái, nếu thấy rối loạn về sinh hoạt, ăn ngủ thất thường, chơi bời thất thường, bỏ học… phải đưa vào cai nghiện ngay. Đừng để kéo dài gây tổn thương não, điều trị rất mất thời gian.

Các em vào đây phần lớn là từ 18 tuổi đến 30 tuổi, lứa tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian chữa rất lâu.

Phải hiểu nghiện ma túy là bệnh mãn tính, khó chữa, cai nghiện phải nhiều lần, nên đừng hỏi tái nghiện bao nhiêu phần trăm.

Cai nghiện tạm gọi là thành công khi trở lại cộng đồng sau 5 năm, mới về làm sao nói tái nghiện.

Chữa cai nghiện rất khó khăn, vì nó nằm trong đầu người ta mà. Sự ham muốn của nó rất khủng khiếp, nên bắt người nghiện chống đối điều này rất khó khăn.

Nhận vào mình trọng trách xã hội nặng nề, nhưng mọi chi phí đều phải tính toán như một công ty tư nhân, khó khăn thách thức về kinh doanh, về sự an toàn có là một áp lực nặng nề với riêng ông?

Tất cả các khoản chi đều phải tính vào chi phí, nhất là lương của nhân viên. Lương phải cao thì anh em mới theo đuổi nghề này. Cán bộ tư vấn ở đây đều có trình độ đại học, nhiều nhất là các em ở đại học Khoa học xã hội & Nhân văn.

Cơ số học viên khoảng 100, học viên nghiện ma túy lại thêm bệnh tâm thần nên điều trị rất gay go, thường xuyên quậy phá làm hư hỏng đồ đạc.

Tôi đã từng bị các em đe dọa đánh nhiều lần, có em còn cầm nguyên cái giá đựng bình nước đập vào người…Có em còn cầm miểng chai đòi cứa cổ bảo vệ…

Lúc nào ở đây cũng trong tình trạng căng thẳng như trong chiến tranh vậy.

Điều gì khiến anh theo đuổi đến cùng công việc nặng nhọc này, dù tuổi đã già, sức đã yếu?

Cái nghiệp thôi, mình phải dính vào. Giúp đời thì có nhiều cách giúp, nhưng cái nghiệp nên mình cứ phải ôm riết.

Nhiều bạn bè nói tôi khối gì cách kinh doanh nhẹ nhàng hơn, là bác sĩ lâu năm trong nghề, có phòng mạch riêng cũng sống khỏe re, việc gì ông phải cực thế này?

Ngày xưa làm tình báo vì con người, bây giờ chống ma túy cũng là để cứu người. Tôi nhờ có tính thiền trong người nên mới làm được công việc nặng nhọc này, bởi đối xử với các em phải bằng tất cả tình yêu thương, không được nổi nóng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, phải ngoài mềm, trong cứng.

Các em tinh lắm, phải yêu thương thật lòng và dành hết thời gian cho các em, để các em cảm nhận được sự chăm sóc của mình, tâm phục khẩu phục,mới cảm hóa được con người.

Buổi sáng 6 giờ tôi tới trung tâm, 8 giờ tối mới về tới nhà. Mệt mỏi lắm, nhưng niềm vui của mình là sự trưởng thành của từng con người ở đây

Ông thấy mình được gì, mất gì?

Được hiểu biết thêm nhiều về xã hội, phương pháp điều trị, bản thân tôi đã nỗ lực nghiên cứu để xây dựng được Hệ thống lý luận cơ bản và chiến lược cai nghiện phục hồi, chống tái nghiện có hiệu quả, trong đó môi trường trị liệu kết hợp với cộng đồng trị liệu là mô hình riêng của công ty Thanh Đa.

Còn mất đi sự thanh thản, thoải mái. Đáng lý tuổi mình đến giờ là khỏe rồi, nhưng ngày nào vào đây cũng đối diện với những ca bệnh, luôn cảnh giác, đối phó, làm mình bận trí ghê lắm.

Nhưng điều tôi theo đuổi là nghĩ đến trách nhiệm xã hội, vì số người hiểu biết về ma túy rất ít, trong đó có mình..

Cuộc đời tôi tích lũy kinh nghiệm ma túy từ công tác an ninh, y tế, nghiên cứu … thời gian dài, chống ma túy là cái nghiệp rồi nên cứ thế mà đi.

KIM YẾN

 

‘Bố Khánh Duy’ – Người cha của những đứa con lầm lạc

http://tiengchuong.vn

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy

TNHH Điều Dưỡng và Cai Nghiện Ma Túy THANH ĐA

Người cha của những đứa con lầm lạc

Đã có rất nhiều tờ báo, nhiều cuốn sách viết về ông, thậm chí, tên ông cũng đã không ít lần xuất hiện trên các chương trình truyền hình: thời sự, người đương thời,… Cuộc đời ông là một câu chuyện cảm động về một nhân cách, một tấm lòng nhâu hậu, bởi lẽ, ngay khi chúng tôi đang kể về ông thì ông vẫn  đang tiếp tục chiến đấu và cống hiến cho cuộc đời này, vẫn tiếp tục cứu giúp những số phận nghiệt ngã, những cuộc đời lầm lỡ. Chúng tôi muốn nói đến Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy – nguyên Cụm Phó Cụm Điệp báo A10 – Ban An ninh Sài Gòn Gia Định – nay là Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện Ma túy Thanh Đa.

Tuổi trẻ sôi nổi

Quê ông ở Nghệ An nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, lại thấm nhuần tư tưởng Phật giáo và với sự giáo dục của gia đình, ông mang nặng tình yêu quê hương, đất nước. Thuở nhỏ, sống trong những thành phố lớn, bình yên, điều kiện vật chất gia đình tương đối, ông lại là học sinh giỏi, ngoan của Trường Phan Chu Trinh (Đà Nẵng) nên cuộc sống khá êm đềm và bình thản, ông ít biết về chiến tranh. Ông tâm sự: “Năm 1963, tôi tham gia phong trào đấu tranh chống Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Năm 1964, cha tôi chuyển về làm Trưởng ty Bưu điện Quảng Nam – một vùng chiến sự ác liệt. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh chính quyền cũ đem những xác người vỡ đầu, lòi bụng, mất tay chân ra phơi tại sân vận động Tỉnh hoặc hai cổng ra vào thành phố và gọi đó là thành tích “Diệt Cộng”. Tôi không thể nghĩ con người đối với con người, nhất là người Việt Nam đối nhau lại có thể tàn nhẫn như vậy. Hằng đêm, hỏa châu thắp đỏ, tiếng đại bác vọng liên tục vọng về, súng nổ chỉ cách bên kia sông. Từng đàn máy bay mặc sức bắn phá: bệnh viện đầy người, trên những vùng đất khô cằn những người dân với những vành khăn tang trắng đi chôn xác người thân mỗi ngày, chỉ cần ra khỏi thành phố là đã thấy thôn làng bị tàn phá,  những mái tranh nghèo xơ xác với bốn vách phên đổ nát.

Xã hội xuống cấp, tham nhũng và thối nát. Những người lính Mỹ coi sinh mạng người Việt như cỏ rác, muốn bắn thì bắn, muốn giết thì giết, những chiếc xe chạy vô tội vạ, cán người chết rồi cũng thôi. Tôi suy nghĩ với nhiều đêm thức trắng, tôi lao vào công tác xã hội và tham gia các phong trào tranh đấu nhưng càng làm, tôi càng cảm thấy vô ích. Những công trình xã hội chúng tôi xây lên chỉ cần vài tháng sau bị bắn phá trở lại là đống gạch vụn. Các cuộc đảo chính, chỉnh lý liên tục xảy ra chỉ càng lộ rõ bản chất tay sai, tham quyền, cố vị của những người từng làm lính khố xanh, khố đỏ cho Pháp nay lại làm tay sai theo Mỹ. Tôi vô cùng đau khổ và dấy lên lòng căm thù.

Năm 1966, ông được thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Sài Gòn và tham gia các hoạt động của Tổng hội sinh viên. Ông tâm sự:

“Thông qua nghiên cứu sách báo, tiếp cận với thực tế công tác, tôi dần dần giác ngộ, hiểu được thực chất của cuộc chiến, chiều hướng phát triển tất yếu của đất nước và trở thành người của cách mạng lúc nào không hay. Thời gian này, tôi tham gia và giữ nhiều chức vụ trong các Ủy ban tranh đấu chống đàn áp, bắt bớ sinh viên – học sinh, chống quân sự học đường, chống thuế kiệm ước; tôi đã được sinh viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch các Ủy ban tranh đấu, Trưởng ban đại diện sinh viên Y  khoa, Đoàn trưởng đoàn Công tác Y tế sinh viên Y - Nha - Dược, Đoàn trưởng Đoàn văn nghệ sinh viên Y – Nha. Năm 1971, tôi tham gia an ninh vũ trang, năm 1972 là Cụm phó Cụm Điệp báo A10 – Ban An ninh Sài Gòn - Gia Định”.

Nói về cụm Điệp báo A10 vì lý do nghiệp vụ đến nay sau hơn 35 năm thành tích của Cụm Điệp báo của các ông mới được công khai nhắc đến. Nhiệm vụ cụ thể của A10 là xây dựng cơ sở bí mật, thu thập tin tức, ý đồ, thủ đoạn và tổ chức của đối phương; tấn công chính trị, tác động và phân hóa hàng ngũ địch; xây dựng lõm căn cứ chính trị trong quần chúng, nhân dân. Để thực hiện được các mục tiêu trên, ông đã xây dựng được mạng lưới đánh vào các cơ sở trọng yếu của địch, vô hiệu hóa một số chính sách nguy hiểm cho cách mạng.

Năm 1971 – 1972, các tổ chức của Thành Đoàn bị địch đánh phá gần như tê liệt. Trước tình hình khó khăn của các phong trào đô thị, theo chỉ thị của lãnh đạo tôi thành lập, xây dựng lõm căn cứ, tấn công chính trị, phân hóa hàng ngũ địch. Đoàn công tác Y tế sinh viên Y – Nha – Dược được thành lập để tạo địa bàn hoạt động cho quần chúng cả 3 trường Y – Nha – Dược và các trường đại học khác; đồng thời thực hiện mục tiêu của Ban An ninh T4. Bằng uy tín của mình, trên cương vị là Chủ tịch ban đại diện sinh viên Y khoa và với vai trò là Đoàn trưởng Đoàn công tác, tôi đã xây dựng cương lĩnh hoạt động của Đoàn – ngụy trang làm công tác y tế - xã hội thuần túy, không hoạt động chính trị nên được Hiệu trưởng và Chủ tịch Ban đại diện ba trường đồng ý ký tên và đóng dấu chấp nhận hoạt động của Đoàn. Nhờ tính pháp lý vững chắc như vậy nên Đoàn quy tụ sinh viên hợp pháp dễ dàng. Các nhóm sinh viên phản động và bọn cảnh sát rất tức tối nhưng không làm gì được. Đoàn thành lập các ban văn nghệ, y tế, xã hội, và báo chí: sinh hoạt bằng nhạc yêu nước, nhạc của sinh viên tranh đấu, viết những bài báo chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình, chống tham nhũng, đòi dân sinh, dân chủ, chống đàn áp sinh viên học sinh. Hàng tuần, Đoàn tổ chức khám bệnh, phát thuốc, nhổ răng và làm công tác xã hội giúp người nghèo ở các xóm lao động (chủ yếu ở quận 4, quận 6 và quận 11). Thuốc đi xin từ các xí nghiệp Dược vừa được sử dụng cho công tác xã hội vừa tiếp tế cho học sinh, sinh viên, cán bộ bị địch bắt giam và một số thuốc cần thiết gửi vào chiến khu. Những hoạt động của Đoàn bị cảnh sát mật của Sài Gòn theo dõi rất kỹ nhưng chúng không phát hiện được gì: chỉ thấy Đoàn khám bệnh, nhổ răng, phát thuốc, làm đường, dựng nhà cho dân, nhưng chúng có biết đâu dưới sự chỉ đạo của tôi các sinh viên Y – Nha – Dược thuộc các tổ chức cách mạng như Ban An ninh T4 – Thành đoàn - Liên Quận – các quần chúng nòng cốt đã đến từng hộ gia đình, tiếp cận từng người dân để làm công tác tư tưởng, vận động đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống bắt lính, gợi khổ, kể khổ, tố khổ, chống chế độ thối nát, đòi hòa bình, phân loại tâm tư nguyện vọng, xây dựng mạng lưới cơ sở, nâng cao nhận thức của quần chúng và phát hiện các phần tử ác ôn, chống phá cách mạng. Trước 30 – 4 - 1975 do tôi không về lại được Sài Gòn nên các cơ sở Thành đoàn đã lãnh đạo các sinh viên trong đoàn công tác Y tế sinh viên Y – Nha – Dược nổi dậy cướp chính quyền tại quận 4. Một cơ sở khác của Cụm A10 là Ba Vũ đã nổi dậy tại khu vực Bảy Hiền.

Để tấn công chính trị, phân hóa hàng ngũ địch, ông đã xây dựng cơ sở nồng cốt là đồng chí Huỳnh Bá Thành (Họa sĩ Ớt) – Giám đốc kỹ thuật kiêm Thư ký tòa soạn báo Điện tín của nhóm Dương Văn Minh. Dưới sự chỉ đạo của ông, anh Thành và các cơ sở đã:

+       Sử dụng báo Điện Tín của ông Dương Văn Minh thực hiện ý đồ của Ta là:

-   Hướng dẫn, vận động dư luận quần chúng theo ý đồ có lợi cho cách mạng.

-   Phân hóa hàng ngũ địch, tổ chức lôi kéo các lực lượng tiến bộ - hòa bình – dân tộc, tập hợp thành lực lượng chống đối Nguyễn Văn Thiệu.

-   Tác động các phóng viên viết bài đấu tranh dân sinh, dân chủ, chống tham nhũng, ta thán chiến tranh, kêu gọi hòa bình, thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris, thành lập chính phủ ba thành phần, thực hiện hòa hợp, hòa giải trên cơ sở pháp lý và hiệp định Paris mà Mỹ - Thiệu đã ký; Tư tưởng hiếu chiến của Thiệu ngày càng bị cô lập.Quần chúng càng ngày càng hiểu rõ bản chất của cuộc chiến, hướng dẫn dư luận càng ngày càng có lợi cho ta.

-   Tháng 4/1975 ông và mạng lưới cơ sở đã tác động ông Dương Văn Minh, góp phần thúc đẩy Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa lựa chọn con đường đầu hàng quân giải phóng, nhằm cứu Sài Gòn thoát khỏi cuộc đổ nát bởi trận chiến giãy chết cuối cùng.

Năm 1973, tốt nghiệp bác sĩ, ông bị tổng động viên vào Quân đội Sài Gòn. Chấp hành lệnh của tổ chức, ông vẫn tiếp tục chỉ đạo mạng lưới điệp báo tại Sài Gòn, đồng thời tham gia hoạt động trong hàng ngũ địch với cương vị Trung úy Bác sĩ Trưởng Tiểu đoàn 6 (Thần Ưng Quyết Tử) Sư đoàn Thủy quân Lục chiến.

Vốn là thành viên của một gia đình có nhiều người tham gia hoạt động tình báo và đang nắm giữ nhiều vị trí nồng cốt của Ngụy quyền Sài Gòn: cha là Giám đốc Sở Tài chính – Kế toán của Tổng cục Bưu chính, anh rể là Tổng thư ký Bộ Nội vụ, em gái là Chủ sự phòng Sưu tầm chính trị - Phủ Tổng ủy Dân vận Chiêu hồi, em rể là Công cán Ủy viên Phủ Tổng ủy kế hoạch của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, do đó với sự khôn khéo, nhanh nhạy ông nhanh chóng được sự tin tưởng của địch. Là một người căm thù giặc, trung thành với cách mạng, nhưng nay ông lại trở thành người cứu chữa cho chính kẻ thù của dân tộc mình. Tuy nhiên, với tấm lòng của người cách mạng ông vẫn luôn nhớ mãi câu dặn của đồng chí lãnh đạo: “Lương y phải như từ mẫu”. Trừ một thiểu số sĩ quan ác ôn phải tiêu diệt còn đa số các binh sĩ là con em nhân dân nghèo bị địch bắt đi lính, họ không hiểu cách mạng thì phải làm cho họ hiểu, phải phân hóa được hàng ngũ của địch và kéo họ về phía ta”. Ông đã chấp hành cứu chữa cho hàng chục người lính bị thương, thậm chí có nhiều người bị thương rất nặng. Chính vì vậy, khi trở về thành phố, những người thương phế binh đó, là những nhân chứng sống của cuộc chiến và họ đã nói lên tiếng nói của họ.

Ông hay lên các chốt tiền tiêu nhậu với những người lính, ông chua xót khi những người lính tâm sự: “Tiền lính là tính liền bác sĩ ơi, không tiêu tiền, ngày mai chết ai tiêu”, “tương lai em chỉ là một cái hố đen sâu thẳm, có những lúc chiến đấu sợ quá thì tụi em đào ngũ, hết tiền thì lấy giấy khai sinh của thằng em, thằng cháu đăng k‎ý binh chủng khác, vừa có tiền đầu quân, vừa thoát chết”, “bác sĩ thấy đấy, sau trận 1972 tiểu đoàn mình chết gần hết, bây giờ thì gần 2/3 là tân binh đâu có biết đánh đấm gì”,…ông đã phân hóa được hàng ngũ địch thông qua các buổi ăn nhậu, đã chỉ ra được sự bóc lột của các cấp lãnh đạo: ăn cắp của lính từ thuốc men, lương khô, quân trang, quân dụng và các chế độ tiêu chuẩn thậm chí đến bóc lột tàn tệ người lính qua ứng lương trước (lương lính 11.000đ chỉ đưa cho lính 6.000đ đến 7.000đ), bắt ăn uống tại căn tin đơn vị với giá gấp năm gấp mười bình thường. Người lính gian khổ nơi chiến trường sống chết trong tầm tay, hậu phương lại thối nát, tham nhũng, nếu cứ tiếp tục thế này thua Việt cộng là cái chắc.

Trên cương vị của một bác sĩ, ông có một lợi thế rất lớn là sử dụng quyền hạn của mình. Nhằm làm giảm ‎‎ý chí và tiêu hao sinh lực địch bằng nhiều biện pháp rất nhân bản. Đồng thời, cứ một người lính bị thương, ông quy định phải có từ 10-20 người khác cho máu với lượng 10cc/người. Các người lính cho máu được miễn trực gác chốt tiền tiêu và được thưởng lương khô nên sau một thời gian số lính gác bị thiếu hụt. Nhiều người lính sợ chiến trường quá, nhờ ông xóa dòng chữ xâm trên tay “Thủy quân lục chiến sát Cộng”, ông không làm vì biết sẽ bị An ninh quân đội phát hiện, nhưng nói khéo với những người y tá đơn vị: “Tụi nó ngu quá, lấy thuốc tím đậm đặc bôi là tiêu hết”. việc làm  này đã đánh gục tính háo chiến một bộ phận không nhỏ những người lính Sài Gòn. Để nắm tình hình địch, ông thường xuyên ăn nhậu với các sĩ quan cao cấp trong binh chủng và đã thu thập được nhiều nguồn tin quan trọng.

Tại chiến trường Quảng Trị, ông được Thiếu tướng Bùi Thế Lân – Tư lệnh sư đoàn Thủy quân lục chiến gắn “Anh dũng bội tinh” bên bờ sông Thạch Hãn. Báo Sóng thần của binh chủng cũng phong cho ông danh hiệu “Anh hùng Quân y Thủy quân lục chiến” vì đã cứu sống nhiều binh sĩ, đã không ngại gian khó khi đi kiểm tra và săn sóc lính tại các chốt tiền tiêu – một điều mà không một bác sĩ nào trong binh chủng dám làm. Chưa đầy 6 tháng sau khi ông lại được thăng chức từ bác sĩ trưởng tiểu đoàn 6 lên làm bác sĩ trưởng Lữ đoàn 258.

Ông đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong lòng địch, đem về cho tổ chức nhiều tư liệu quí giá. Tuy nhiên, đằng sau những chiến công vang dội đó, ông đã chịu không ít tủi nhục, chịu đựng những lời chê trách của người thân, bạn bè, thậm chí của cả người yêu – những người đã từng một thời cùng ông tham gia sôi nổi trong các hoạt động của sinh viên – học sinh. Ông không giải thích một lời để hoàn thành nhiệm vụ một cách bí mật.

Tháng 5 năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, vì nhiệm vụ ông được giới thiệu đi… ”học tập, cải tạo” như một sĩ quan quân đội Sài Gòn. Hơn nửa năm hoạt động trong trại cải tạo, ông được chuyển về khối Bảo vệ chính trị thuộc Ban An Ninh nội chính thành phố Hồ Chí Minh với quân hàm Thiếu úy vì theo quy định của ngành cấp trung úy trở lên phải là Đảng viên. Nhưng việc xác minh lý lịch để được đứng trong hàng ngũ của Đảng của ông cũng không hề đơn giản. Phải mất 6 năm dài đằng đẵng, lý lịch của ông mới được xác minh rõ, ông mới chính thức được trở thành Đảng viên. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Khánh Duy vẫn không hề có một lời than trách mà ông chỉ cười: “Tổ chức xác minh được là tốt rồi, mình còn may mắn hơn nhiều trường hợp khác, nhiều anh em lúc đó bị địch bắt giam đã đổi tên, đổi tuổi tác, tổ chức không xác minh được, nhưng vẫn phải chấp nhận. Vả lại, khi tham gia cách mạng, anh em đâu có đòi hỏi quyền lợi gì đâu”

Bước vào mặt trận không tiếng súng

Trở về sau những ngày sống trong lòng địch, Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy lại bước chân vào một mặt trận mới - mặt trận không có tiếng súng nhưng cũng không kém phần gian khổ. Nó đòi hỏi con người phải có một tấm lòng nhân hậu. Đó chính là cuộc chiến với nàng tiên nâu, với ma túy.

Lý do nào khiến cho người chiến sĩ tình báo năm xưa vừa thoát khỏi hiểm nguy lại dấn thân vào một con đường hiểm nguy khác? Từ năm 1976, Bác sĩ Khánh Duy công tác tại trại giam Chí Hòa, điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân nghiện ma túy. Có đêm, trại phải tiếp nhận đến cả trăm người nghiện ma túy với đủ loại bệnh tật. Nguyễn Hữu Khánh Duy phải điều trị, tự học tập, tiếp cận và tìm hiểu về ma túy mà đối tượng lúc bấy giờ là tù nhân, can phạm. Những năm 1980, ông chuyển về công tác tại Phòng An ninh Văn hóa - Tư tưởng, phụ trách lĩnh vực y tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, giáo dục và bảo vệ cơ quan Dân - Chính - Đảng, do đó ông càng có điều kiện tiếp cận sâu hơn với các đối tượng nghiện ma túy. Những chàng trai, những cô gái còn rất trẻ lại bị cướp mất tương lai chỉ vì ma túy khiến cho ông không khỏi xót xa. Từ năm 1995 đến năm 2000, ông làm Hội thẩm Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã xét xử nhiều vụ án liên quan đến may túy. Và ông thấy được rằng: Ma túy thực sự là một hiểm họa của toàn  xã hội, nó hủy hoại nhân cách, đạo đức của con người.

Từ nhận định đó, ông đã đi đến quyết định: “Phải đấu tranh đến cùng để ngăn chặn hiểm họa này”. Vì vậy, năm 2000, khi về hưu, dù tỉ lệ mất sức 61%, nhưng ông vẫn không ngơi nghỉ, mà ngược lại, đây chính là lúc ông thực hiện những điều mình vẫn hằng ấp ủ, nung nấu suốt bao nhiêu năm qua. Đó là xây dựng một trung tâm cai nghiện ma túy để cứu sống những con người lầm lạc. Ông đã tập hợp bạn bè, đồng chí, đồng đội vốn là các cựu chiến binh – những người đã trở về sau cuộc chiến khốc liệt với kẻ thù, thành lập trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa. Giờ đây, họ đang tận dụng quãng đời còn lại của mình để níu giữ những mảnh đời, những số phận của những người trẻ tuổi trước cái chết trắng. Bác sĩ Khánh Duy bộc bạch: “Một trong những vấn đề nổi cộm đang được quan tâm của xã hội hiện nay là nghiện ma túy và đại dịch HIV/AIDS. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng mình phải lao vào mặt trận này. Đối với những người lính, cái gì khó thì mình phải làm trước và phải làm cho được”.

Ngày đầu thành lập, công ty đã phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn. Trước hết là việc xây dựng lòng tin. “Liệu nơi này có cai nghiện thành công hay không?”, đó là câu hỏi mà những người muốn vào trung tâm cai nghiện thường đặt ra. Và để tạo dựng được niềm tin là cả một quá trình khó khăn, nan giải. Trước hết, phải xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ và giàu tâm huyết. Ông đã quy tụ được đội ngũ ấy. Họ là những cựu chiến binh, là những thầy giáo, những y, bác sĩ có nhiều tâm huyết và tận tâm với công tác xã hội. Họ hội tụ về mái nhà chung này để góp sức cứu người cùng Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy. Trước những tấm chân tình đó, Bác sĩ Khánh Duy cảm động cho biết: “Các anh em về đây đều bắt nguồn từ cái tâm là chủ yếu, vì việc cai nghiện rất khó khăn và đòi hỏi mình phải nhẫn nại. Cho nên, nếu nhân viên ở đây mà không có tâm và tình thương yêu thì không thể làm việc lâu dài được”. Và từ đội ngũ ấy, Bác sĩ Khánh Duy đã cho thành lập các tổ chức, đoàn thể, chính trị, xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Công đoàn,Đoàn Thanh niên, Chi bộ Đảng. Các tổ chức này đã đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của trung tâm và là những đơn vị điển hình của địa phương.

Lựa chọn con đường kinh doanh ở một lĩnh vực đặc biệt, Bác sĩ Khánh Duy phải đối đầu với một cuộc chiến mới. Nhưng ở mặt trận này, ông không hề đơn độc. Có những người đồng đội luôn kề vai, sát cánh bên ông và sự ủng hộ của toàn xã hội.

Mái ấm cho người nghiện ma túy                                    

Trung tâm đã được hình thành đúng như tâm nguyện của bác sĩ Khánh Duy. Ông khẳng định quyết tâm của mình: “Trên mặt trận mới này, cần phải có tấm lòng. Những người nghiện ma túy, họ còn trẻ quá, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, quyết tâm giành lại từng con người… Chúng tôi quyết giành thắng lợi, đưa họ về với cuộc sống đời thường và có ích”. Từ lòng quyết tâm ấy, Bác sĩ Khánh Duy và mọi người trong công ty đã bắt đầu bước vào cuộc chiến.

Việc đầu tiên ông làm là xây dựng một trung tâm đầy đủ tiện nghi và khang trang để đáp ứng được những yêu cầu… làm sống lại những con người. Trung tâm Cai nghiện ma túy Thanh Đa được xây dựng trên một địa thế rộng rãi, thoáng mát ven sông Sài Gòn, với đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác cai nghiện như: phòng cắt cơn, phòng điều dưỡng, phòng tập thể dục thể hình, phòng tắm hơi, mat- xa, thậm chí còn có cả phòng hát karaoke, bể bơi, thư viện, sân bóng chuyền,… Ngoài ra, ở Trung tâm Thanh Đa còn có các xưởng dạy những nghề thông dụng như: may mặc, mộc, trồng cây cảnh, cơ khí, điện,…  tất cả tạo nên một mô hình cai nghiện tiến bộ và hiện đại.

Cái mới của Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa  là học viên được sống trong môi trường sạch đẹp như bệnh viện, được thầy thuốc gần gũi, động viên. Học viên được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, nhưng kết hợp với điều dưỡng để nâng cao thể trạng. Sau khi cắt cơn, môi trường ở trung tâm không chỉ là bệnh viện, nơi điều dưỡng mà còn là trường học dạy nghề, là nơi các em sinh hoạt sôi nổi và thân thiện như trong một gia đình. Tuy nhiên, kỷ cương của trung tâm không kém doanh trại quân đội. “Nghiêm không chỉ làm các em sợ mà phải làm các em kính nể”

Với quan điểm: “Trung tâm là đại gia đình”, học viên được quan tâm từ ăn uống, sinh hoạt đến vui chơi, giải trí. Các phòng, ban liên lạc luôn nắm bắt được kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của từng học viên để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Mọi sinh hoạt của học viên đều phải đi vào nề nếp, xử lý vi phạm của học viên có lý, có tình. Chính nhờ những yếu tố này, học viên nhanh chóng thích nghi với môi trường, thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ, cán bộ. Họ cũng nghiêm chỉnh chấp hành chương trình cai nghiện cụ thể do chính Bác sĩ Khánh Duy và các bác sĩ trong trung tâm đề ra.

Theo chương trình cai nghiện này, khi vào trung tâm, học viên phải điều trị trong vòng 6 tháng. Nhằm điều trị – giáo dục – gọt giũa – phục hồi nhận thức –hành vi – nhân cách – giải quyết các vấn đề bức xúc, mâu thuẫn nội tâm của người cai nghiện. Các xưởng dạy nghề là nơi các học viên làm việc, lấy lao động làm phương pháp trị liệu, đồng thời cũng là nơi họ học nghề để khi hòa nhập cộng đồng có thể tìm được một việc làm ổn định.

 Đặc biệt, từ năm 2008, Công ty Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa đã triển khai Khoa Chống tái nghiện bằng thuốc Natrexone (là một chất làm mất cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma túy)  kết hợp với tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp giáo dục, liệu pháp xã hội, sinh hoạt cá nhân – nhóm – gia đình,… Kết quả, sau một năm điều trị cho hơn 1000 học viên, gần 70% số học viên tham gia chương trình này chưa tái nghiện, trên 50% học viên ngoại trú đã có việc làm ổn định.

Với mô hình cai nghiện tiến bộ đó, từ 30 học viên trong thời gian đầu, đến nay, công ty đã điều trị cho hơn 12.000 lượt học viên. Và số lượng học viên đang cai nghiện tại trung tâm hiện nay gần 400 học viên, trong đó gần một nữa là học viên điều trị ngoại trú. Đặc biệt, trung tâm còn thu hút nhiều kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về cai nghiện và cả người nước ngoài. Những con người khi đến đây đều mang mặc cảm trong mình, nhưng chỉ sau vài tháng điều trị, họ đã lấy lại được tinh thần và có thể sống bình thường như bao con người khác. Đó là niềm mong ước của Bác sĩ Khánh Duy và cả tập thể cán bộ ở đây. Mỗi trung tâm có một mô hình riêng, nhưng điều đặc biệt của Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa là chú trọng đến giáo dục, gọt dũa, điều chỉnh, phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách cho học viên. Cùng với sự hướng dẫn tận tình, sự tận tụy, chân tình, của những cán bộ ở đây khiến cho học viên không còn mặc cảm, mà coi đây là một đại gia đình.

Thực vậy, chúng tôi đã được chứng kiến quang cảnh ở nơi đây khi nói chuyện cùng Bác sĩ Khánh Duy. Đó là một khung cảnh thân tình, từ cán bộ đến nhân viên đều hòa nhã mặc dù công việc cứ cuốn lấy họ. Chúng tôi cũng được chứng kiến cảnh một người mẹ vào trung tâm để đón con. Bà mẹ rưng rưng khi thấy đứa con nghiện ngập ngày nào nay đã trở thành chàng trai trẻ khỏe mạnh, nhanh nhạy, hoạt bát, đầy sức sống. Nhưng ấn tượng nhất là cuộc chia tay bịn rịn giữa chàng thanh niên với cán bộ, bác sĩ của trung tâm. Nếu không chứng kiến buổi chia tay này, có lẽ tôi không thể nào nhận ra đó là học viên cai nghiện và người làm công tác cai nghiện. Bởi cách họ đối xử, quan tâm đến nhau giống như cách ứng xử của những người thân trong một gia đình với nhau. Trung tâm Cai nghiện Thanh Đa đã thực sự là một gia đình - một mái ấm thân tình cho những ai lỡ chân sa ngã - một  gia đình lớn mà trong đó Bác sĩ Khánh Duy là người cha cao cả.

“Bố Khánh Duy”

Đó là cách gọi thân thương mà những học viên cũng như những nhân viên trẻ tuổi ở đây dành cho Bác sĩ Khánh Duy. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, trong mắt mọi người ở đây, ông đã trở thành một người lãnh đạo, một người cha đáng kính. Chúng tôi thấy được sự tin yêu, kính nể đó của mọi người dành cho ông. Bởi lẽ, trong khi trò chuyện cùng chúng tôi, ông vẫn thường xuyên nhận được những lời hỏi thăm, những câu chào thân mật của mọi người. Và với ai, ông cũng đều đáp lại bằng một thái độ ân cần, niềm nở.

Mấy chục năm gắn bó với nghiệp cứu người, Bác sĩ Khánh Duy chưa hề ngưng nghỉ, và ông cũng chưa hề tự cho phép mình nghỉ. Chứng kiến những số phận con người vật vã trong sự tàn phá của cái chết trắng, những gia đình đau đớn vì mất con, vợ mất chồng, ông không thể ngăn được niềm thương cảm, xót xa. Và ông lại càng không thể bỏ dở công việc của mình. Bởi lẽ: “Có tiếp cận, gần gũi với các em trong hoàn cảnh này mới thấy thương các em nhiều hơn”. Từ tình thương bao la đó, Bác sĩ Khánh Duy đã dành trọn cả quãng đời còn lại của mình cho trung tâm. Dành hết tâm huyết của mình cho công việc, ông không chỉ tiếp tục nghiên cứu về các biện pháp cai nghiện tốt nhất; mà còn tạo dựng một mái ấm thân thương cho những con người lầm lỡ. Biết bao số phận đã được ông cứu sống, bao con người đã được ông giành giật từ tay tử thần ma túy để trả về cho xã hội, cho gia đình. Đó là một sự hồi sinh kỳ diệu - sự hồi sinh giá trị của con người - sự hồi sinh mà Bác sĩ Khánh Duy đã bỏ bao công sức và tâm huyết để thực hiện.

Dường như, niềm hạnh phúc lớn nhất của ông chính là được nhìn những học viên, những “đứa con” của mình bước ra khỏi trung tâm với dáng vẻ của một con người hoàn toàn bình thường. Ông đưa cho chúng tôi xem những bức ản hoạt động của trung tâm. Những bức ảnh về mỗi chuyến đi chơi của các học viên cũng được ông lưu giữ kỹ càng. Ông chỉ cho chúng tôi xem những chàng trai, những cô gái đang làm việc, vui chơi hăng say mà ánh mắt ngời lên niềm hạnh phúc. Tôi chợt nhận ra rằng, đó là ánh mắt của một người cha.

Đối với Bác sĩ Khánh Duy, đây không còn là công việc mà đã trở thành lẽ sống, là máu thịt của ông. Ông xem trung tâm như ngôi nhà thứ hai của mình. Ngôi nhà mà ông đã gây dựng và thổi vào nó một luồng hơi ấm của tình người. Gần như, toàn bộ thời gian của mình, ông dành cho trung tâm, dành cho những đứa con ở nơi đây. Ông chăm sóc họ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Mới tinh mơ sáng, khi học viên còn chưa thức dậy thì ông đã có mặt để chuẩn bị cho công việc trong ngày, và ông ở đây đến hai, ba giờ sáng, khi học viên đã say ngủ mới về nhà. Nhìn mái tóc ông đã bạc trắng, chúng tôi không khỏi ái ngại cho sức khỏe của ông. Ông chỉ cười và nói như hối tiếc:“Quỹ thời gian của tôi còn rất ít, do đó tôi cần tìm  một người trẻ có đủ tâm huyết, lòng nhân ái và hiểu rõ về việc cai nghiện ma túy để có thể tiếp nối con đường mà tôi đang đi”

Cả một đời cống hiến, đến quãng thời gian còn lại của đời mình, ông vẫn chỉ lo lắng cho xã hội,  tâm nguyện của ông vẫn chỉ dành cho việc cứu người.

      Khi chúng tôi rời khỏi trung tâm, kết thúc buổi nói chuyện của mình thì trời cũng đã tối. Màn đêm buông xuống, không gian được bao phủ bởi một màu đen tĩnh lặng. Bác sĩ Khánh Duy vẫn ở lại, “Bố Khánh Duy” vẫn tiếp tục công việc của mình - công việc cứu người một cách thầm lặng nhưng cao cả.  Và chúng tôi biết chắc rằng, ông sẽ không bao giờ ngừng lại; biết chắc rằng, sau cánh cửa màu xanh của Trung tâm Cai nghiện ma túy Thanh Đa lúc nào cũng có một trái tim luôn đau đáu nghĩ về số phận những con người lầm lạc.

Huân chương - bằng khen được lãnh đạo nước - các bộ ban ngành trong và ngoài nước trao tặng

Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III. Thủ tướng Chính phủ tặngBằng khenBan Tuyên giáo Trung ương – Văn phòng Chính phủ - Ban Thi đua khen thưởng Trung ương tặng huy hiệu  danh hiệu“Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác”. Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tặng Bảng vàng danh hiệu Đơn vị điển hình về thực hiện trách nhiệm xã hội và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khencho Bác sĩ Giám đốc vì đã có thành tích xuất sắc trong 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2007 - 2010). 01Chứng nhận Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố (2010) và 07 Bằng khen cho tập thểvà cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình hoạt động góp phần tích cực và có hiệu quả trong công tác cai nghiện, phục hồi và chống tái nghiện cho người nghiện ma túy nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động (2000 - 2010). Ban Tuyên giáo Trung ương – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Ủy ban Quốc gia hợp tác kinh tế quốc tế - Bộ Công Thương tặng Cúp vàng danh hiệu “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”Bộ Công Thương tặng Cúp vàng danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng” và “Doanh nhân vì cộng đồng. Bộ Y tế tặng Cúp vàng danh hiệu “Vì sức khỏe người Việt” và Trái tim vì sức khỏe người Việt. Cúp vàng danh hiệuVì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng” và Top 10 doanh nhân tiêu biểu vì cộng đồng”. Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trao tặng Cúp vàng danh hiệu Vì sự nghiệp phát triển doanh nhân Việt Nam”. Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cúp vàng danh hiệu “Thương hiệu - Nhãn hiệu” và “Doanh nhân Tâm Tài”. Bộ Công an tặng Bằng khenTổng cục An ninh + Công An TP.Hồ Chí Minh tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Bảo vệ an ninh tổ quốc. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng 3 Bằng khen và cờ danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc năm 2011. Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh tặng 5 cờ danh hiệu Cộng đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc liên tục các năm 2007 – 2008 – 2009 – 2010 – 2011. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khenSở Lao động – Thương binh và Xã hội tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc 10 năm liền trong công tác cai nghiện, phục hồicho người nghiện ma túy.Trung ương Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam tặng bằng khen danh hiệu “Doanh nhân Cựu chiến binh thành đạt” và danh hiệu “Doanh nhân Cựu chiến binh giàu lòng nhân ái”Hội Cựu chiến binh Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tặng 3 bằng khen cho Hội Cựu chiến binh Công ty vì đã có thành tích xuất sắc 5 năm 2005 – 2009 và 02 Bằng khen cho Bác sĩ Giám đốc vì đã có thành tích tiêu biểu trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 03 năm (2007 – 2009),4 năm (2007 – 2010) và công nhận 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên  Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học giai đoạn 1998 - 2008. Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch, Bộ Công Thương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tặng Cúp vàng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam”“Thương hiệu – Nhãn hiệu” và “Lãnh đạo xuất sắc”Đài truyền hình Việt Nam đưa Bác sĩ Giám đốc Trung tâm vào chương trình “Người đương thời”.

Nhật Thy

NGƯỜI TRÍ THỨC CHIẾN ĐẤU TRÊN MỌI MẶT TRẬN

NGƯỜI TRÍ THỨC CHIẾN ĐẤU TRÊN MỌI MẶT TRẬN

      vào cái tuổi 75 xưa nay hiếm, nhưng với tấm lòng nhiệt huyết, say mê và đầy trách nhiệm của người Cựu chiến binh già đó chính là Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy vẫn luôn nóng bỏng. Từng là một Bác sĩ – một Cụm phó Điệp báo A10 hoạt động bí mật trong lòng địch, sau giải phóng lại trải nghiệm trên rất nhiều vị trí công tác khác nhau nên đã giúp cho ông có một tầm nhìn – một hiểu biết tổng hợp khá đặc biệt mà không dễ ai cũng có được.

 Chiến sĩ tình báo trên chiến trường

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy quê ở Nghệ An nhưng sinh ra và lớn lên tại miền Nam - ông là một học sinh giỏi của Trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Do ảnh hưởng từ gia đình Nho giáo và tham gia Gia đình Phật tử lúc còn tiểu học nên ông luôn giữ nếp sống nghiêm túc chuẩn mực.
Lớn lên tại Quảng Nam, vùng đất của chiến tranh ác liệt nên dù xuất thân trong một gia đình viên chức có vị trí của chế độ cũ ông cũng sớm giác ngộ cách mạng. Ngay từ những năm 60 ông đã liên tục tham gia các phong trào đấu tranh tại đô thị chống Mỹ - Diệm và các chính quyền tay sai Khánh - Thiệu - Kỳ - Hương…

Năm 1966, ông trúng tuyển vào đại học Y Khoa Sài Gòn và cũng từ ngôi trường này ông mới thực sự tiếp cận với cách mạng. Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong các tổ chức biến tướng của cách mạng như: Chủ tịch các Ủy ban tranh đấu, Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Y khoa, Đoàn trưởng Đoàn công tác y tế, Đoàn văn nghệ sinh viên Y – Nha – Dược, phụ trách báo chí của sinh viên Y...

Năm 1971, ông tham gia hoạt động vũ trang Ban An ninh Sài Gòn – Gia Định. Năm 1972 ông chuyển qua làm Cụm phó cụm điệp báo A 10 với bí danh Năm Quang.

Quá trình hoạt động, ông đã tổ chức xây dựng được nhiều cơ sở nồng cốt và quan trọng và đã đạt được nhiều thành tích đặc biệt cho cụm Điệp báo A10, cụ thể như:

- Anh Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) lúc bấy giờ là Giám đốc Kỹ thuật kiêm Thư ký tòa soạn báo Điện Tín, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Dương Văn Minh. Thông qua anh Thành, Cụm đã xây dựng được một mạng lưới ngoại vi làm nồng cốt tác động trực tiếp vào Dương Văn Minh.

- Anh Huỳnh Huề sinh viên Đại học tổng hợp nay là Thiếu tướng An ninh Bộ Công An – Anh hùng lực lượng vũ trang – hưu trí.

Quá trình hoạt động Anh Huỳnh Huề đã xây dựng được nhiều cán bộ nồng cốt đánh vào Văn phòng Thủ tướng đặc trách kinh tế, cơ quan Tình báo chiến lược của Mỹ tại Tân Sơn Nhất, Bưu điện, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn.

 Khánh Duy đã chỉ đạo Anh Huỳnh Bá Thành: sử dụng báo Điện Tín của Dương Văn Minh thực hiện ý đồ của ta theo từng giai đoạn:

-  Hướng dẫn, vận động dư luận quần chúng theo ý đồ có lợi cho cách mạng.
-  Phân hóa hàng ngũ địch, tổ chức lôi kéo các lực lượng tiến bộ - hòa bình – dân tộc, tập hợp thành lực lượng chống đối Nguyễn Văn Thiệu.
-  Lôi kéo các báo khác viết theo khuynh hướng của cách mạng.
- Tác động các phóng viên viết bài đáu tranh dân sinh, dân chủ, chống tham nhũng, ta thán chiến tranh, kêu gợi hòa bình, thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris, thành lập chính phủ ba thành phần, thực hiện hòa hợp, hòa giải trên cơ sở pháp lý và Hiệp định Paris mà Mỹ - Thiệu đã ký. Từ những tác động đó, phe nhóm hiếu chiến của Thiệu ngày càng bị cô lập.

Nhằm góp phần vô hiệu hóa kế hoạch nhân sự của địch, theo từng thời điểm mà báo nhắm vào từng đối tượng hay từng vụ việc, nhất là lúc Thiệu sắp bố trí nhân sự hay bầu bán vào quốc hội, ngoài ra, Khánh Duy còn vận động và xây được nhiều quàn chúng tốt, nhất là trong giới dân biểu, nghị sĩ Quốc hội – Ký giả báo chí có cảm tình với cách mạng nhằm phục vụ chủ trương của ta.

Tháng 3/1975 sau khi tờ Điện Tín bị Thiệu đóng cửa, Lãnh đạo Ban An Ninh T4 chỉ đạo ông yêu cầu Huỳnh Bá Thành tìm cách ở hẳn trong dinh Hoa Lan của tướng Dương Văn Minh để dễ tiếp cận, nắm bắt tình hình và đồng thời bằng mọi cách tấn công chính trị, tác động để Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu rồi tìm cách giao chính quyền cho cách mạng để đỡ đổ máu.

Cùng các lực lượng khác, Cụm A10 trong đó có Huỳnh Bá Thành và các cơ sở đã tham gia tác động các nghị sỹ đối lập để Quốc hội chế độ Sài Gòn bầu Dương Văn Minh lên làm Tổng thống ngày 28/04/1975. Trong những ngày kế cận chiến thắng, Anh Thành đã góp phần tác động trực tiếp đến Dương Văn Minh để ra tuyên bố án binh bất động trước khi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào trưa ngày 30/04/1975 lịch sử. Trước đó, ngày 29/4/1975 anh Thành cũng đã chỉ đạo cơ sở Điệp báo A10 là anh Phan Xuân Huy (con rể Dương Văn Minh) ngăn chặn không cho địch phá cầu Sài Gòn, bằng sử dụng mối quan hệ cá nhân và quyền lực của Dương văn Minh.

Nhiệm vụ xây dựng lõm căn cứ chính trị:

Năm 1971, thực hiện chỉ đạo của Ban An ninh T4, Khánh Duy đã thành lập đoàn Công tác y tế sinh viên Y – Nha – Dược để tạo địa bàn hoạt động cho quần chúng cả 03 trường Y – Nha – Dược; đồng thời thực hiện mục tiêu xây dựng hõm căn cứ chính trị trong lòng địch.

Hàng tuần, đoàn tổ chức khám bệnh, phát thuốc, nhổ răng và làm công tác xã hội giúp người nghèo ở các xóm lao động (chủ yếu ở Quận 4, Quận 6, Quận 11). Những hoạt động mật của Đoàn bị cảnh sát mật của Sài Gòn theo dõi rất kỹ nhưng chúng không phát hiện được gì; chỉ thấy Đoàn khám bệnh, nhổ răng, phát thuốc, làm đường, dựng nhà cho dân; nhưng chúng có biết đâu dưới sự chỉ đạo của Khánh Duy các cơ sở đã đến từng hộ gia đình tiếp cận từng người dân để làm công tác tư tưởng, vận động đấu tranh, đòi dân sinh, dân chủ, chống bắt lính, gợi khổ, kể khổ, tố khổ chống chế độ thối nát, đòi hòa bình, đồng thời tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, xây dựng mạng lưới cơ sở, nâng cao nhận thức của quần chúng và phát hiện các phần tử ác ôn, chống phá cách mạng. Ngày 30/04/1975 Đoàn gồm các cơ sở A10, Thành đoàn, Liên quận đã nổi dậy giành chính quyền tại Quận 4. Một số cơ sở khác của Cụm A10 là anh Ba Vũ đã nổi dậy tại khu vực Bảy Hiền.

Thực hiện công tác tình báo, tấn công chính trị, phân hóa hàng ngũ địch:

Năm 25 tuổi, tốt nghiệp bác sĩ, Nguyễn Hữu Khánh Duy bị địch bắt động viên vào quân đội Sài Gòn, đồng chí Trần Ngọc Ban - bí danh Mười Hương - Nguyên phó Bí thư Thành ủy - Trưởng ban An ninh Sài Gòn Gia Định chỉ đạo “Năm Quang cần phải đi lính để giữ thế hợp pháp. Đây là điều kiện tồn tại hoạt động ở thành thị, phục vụ cho yêu cầu trinh sát đánh địch của Ban An ninh T4”.

Do gia đình Khánh Duy có nhiều người là Cán bộ cao cấp chính quyền Sài Gòn: cha là Giám đốc Sở tài chánh - kế toán của Tổng cục Bưu chính, anh rể làm Tổng Thư ký Bộ nội vụ, em gái làm Chủ sự Phòng sưu tầm chính trị Phủ Tổng ủy Dân Vận chiêu hồi, em rễ là Công cán ủy viên Phủ Tổng ủy Kế hoạch, các anh chị em của ông là sinh viên Đại học, do đó - ông được sự tin tưởng của chính quyền Sài Gòn, trong khi đó chúng có biết đâu hầu hết cả gia đình Khánh Duy đều hoạt động tình báo cho Cách mạng.

Trong vai trò Bác sĩ trưởng Quân y tiểu đoàn 6 – sư đoàn Thủy quân lục chiến, Khánh Duy một mặt tiếp tục điều hành Cụm điệp báo A10 đồng thời tìm mọi cách phân hóa hàng ngũ địch. Để làm giảm ý chí và tiêu hao sinh lực địch, ông cho những người lính bị bệnh được điều trị lâu hơn (như cảm sốt thông thường chỉ nghỉ 3 ngày ông cho nghỉ 9 - 10 ngày) cứ một lính bị thương ông lại đề nghị Tiểu đoàn trưởng điều 10-20 người lính cho máu để cứu thương binh. Những người lính cho máu vừa được hưởng bồi dưỡng, vừa được miễn ra chốt tiền tiêu trực chiến nên ai cũng vui vẻ.

Lâu dần, việc canh gác thiếu người và trở nên lỏng lẻo. Bên cạnh đó, bằng những kỹ thuật chuyên môn, Khánh Duy còn giúp nhiều người lính để họ được giải ngũ, trở về với gia đình mà không khỏi hàm ơn người bác sĩ… Những lúc ngồi uống rượu, trong giọng điệu “khề khà”, anh làm công tác binh vận, tuyên truyền phản chiến, làm rệu rã và bất mãn ở sĩ quan, binh lính Sài Gòn.

Qua tác động tâm lý, nhiều lính thủy quân lục chiến quá sợ hãi xin ông cắt bỏ chữ “Thủy quân lục chiến sát cộng” xăm trên tay - Ông không làm vì biết nếu làm sẽ bị An ninh quân đội theo dõi rất nguy hiểm, nên nói với các y tá dưới quyền “Tụi nó ngu quá, lấy thuốc tím đậm đặc bôi lên là bị hủy ngay”. Việc làm này đã đánh gục tư tưởng hiếu chiến của một bộ phận quân địch.

Do thấy ông làm việc tích cực - sống sâu sát ngày đêm với thương bệnh binh - cả thời gian dài, đơn vị không có lính nào chết nên điều khôi hài đã xảy ra: Thiếu tướng Bùi Thế Lân - Tư lệnh Sư đoàn thủy quân lục chiến đáp trực thăng xuống, gắn lên ngực Khánh Duy huân chương “Anh dũng bội binh” trong một nghi lễ trang trọng bên dòng sông Thạch Hãn (chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên). Ngay sau đó, tờ báo Sóng Thần của Sư đoàn thủy quân lục chiến có bài viết ca ngợi Bs. Nguyễn Hữu Khánh Duy là “Anh hùng quân y thủy quân lục chiến”!

Làm điệp báo đơn tuyến, hoạt động bí mật nên Khánh Duy thường lặng lẽ trải qua không ít tủi nhục, chịu đựng nhiều tiếng chê trách, khinh bỉ của người thân, của bạn bè và ngay cả những người đã một thời cùng anh hoạt động trong phong trào sinh viên - học sinh…

Ngày Đà Nẵng được giải phóng, ông mất liên lạc với An ninh T4. Không hề nao núng, Bs Nguyễn Hữu Khánh Duy vẫn tiếp tục giữ kín nhiệm vụ của mình, ông ra trình diện Ủy ban Quân quản Đà Nẵng như một “đại úy, bác sĩ quân y ngụy” và được phân công làm việc tại bệnh viện Đà Nẵng.

Tháng 05/1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ông mới bắt được liên lạc được với An ninh T4 và được gọi trở về Sài Gòn, tiếp tục công tác. Tuy nhiên, một điều không ai ngờ đến, Bác sĩ Khánh Duy nhận được giấy mời… đi học tập cải tạo.

Không một lời giải thích, không một dòng thanh minh, bác sĩ Khánh Duy lặng lẽ thu xếp hành trang chuẩn bị vào trại cải tạo, chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của tổ chức. Đồng đội lại không hiểu hết ý nghĩa, nhiệm vụ của chuyến công tác đặc biệt này, nên người xót xa, người nghi ngờ - đau buồn hơn, ông còn bị một cú sốc rất nặng nề về tình cảm, do bị hiểu lầm nhân thân chính trị của ông và gia đình… Hơn 6 tháng sau, trước tình hình và yêu cầu mới, Khánh Duy “ra trại” để chuyển về công tác tại khối Bảo Vệ Chính Trị thuộc Ban An ninh nội chính Sài Gòn – Gia Định.

Từ năm 1976, ông là Bác sĩ Trưởng trại giam Chí Hòa điều trị cho hàng chục ngàn can phạm trong đó không ít người nghiện ma túy kèm theo đủ loại bệnh tật. Do lúc bấy giờ tài liệu điều trị cho ma túy gần như không có, Bác sĩ Khánh Duy phải tự học tập và rút kinh nghiệm. Tiếp cận người nghiện và tìm hiểu về ma túy, qua đó ông có điều kiện nắm bắt được hoàn cảnh, tâm lý của người nghiện mà trước đó Bác sĩ Khánh Duy rất ít tiếp xúc, ông nhận thấy nhiều người nghiện có hoàn cảnh rất đáng thương và họ không phải hoàn toàn hư hỏng như ông nghĩ.

Lúc này, tình hình kinh tế khó khăn nên ngoài thời gian ở cơ quan ông cùng vợ con còn phải nuôi heo, nuôi gà, làm bánh bông lan hằng đêm đi bán tại chợ hay bỏ mối tại các trường học. Lao động quá mức, môi trường độc hại ông đã bị lao phổi nhưng vì nhiệm vụ ông vẫn không xin chuyển đến một môi trường làm việc nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Vào những năm 80, Khánh Duy được điều động về công tác tại Phòng An ninh Chính trị Nội bộ phụ trách lĩnh vực Y tế, Xã hội, Khoa học - Kỹ thuật, Giáo dục và Bảo vệ cơ quan Dân - Chính - Đảng. Vào thời điểm bấy giờ, do điều kiện kinh tế quá khó khăn, chính sách đối với trí thức chế độ cũ lại còn nhiều nghi ngại nên một số bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y Khoa Sài Gòn đã vượt biên. Hiện tượng “chảy máu chất xám” đang rất phổ biến. Trong khi đó, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều trường Đại học nước ngoài lại cấp học bổng cho bác sĩ ta đi tu nghiệp với điều kiện phải thông thạo ngoại ngữ Anh và Pháp trong lúc đó các Bác sĩ miền Bắc vào đa số chỉ biết tiếng Đức, Liên Xô hay Trung Quốc.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy chịu trách nhiệm và mạnh dạn đề xuất với Ban Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh và các cấp lãnh đạo để các bác sĩ đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn có đủ điều kiện bạn đề ra được đi học, mặc dầu theo quan điểm lúc bấy giờ lý lịch của bác sĩ trên khá phức tạp.
Là một Bác sĩ hoạt động nội thành nên ông hiểu và tin họ, Khánh Duy nói rất chân tình: “Mấy anh, chị đi học thật tốt rồi về phục vụ đất nước. Anh, chị về thì bạn bè của mình mới được đi và phía nước ngoài họ cũng tin tưởng và tiếp tục mời!”. Các chuyến ấy, các bác sĩ tên tuổi như Văn Tần, Trần Đông A, Trần Thành Trai, Võ Văn Thành, Nguyễn Chấn Hùng Phó Đức Mẫn, Nguyễn Văn Chiếu, Phạm Ngọc Thanh, Vũ Tam Tĩnh,…và cả ê-kíp mổ của Viện Tim không ai ở lại và hiện nay họ đã có nhiều đóng góp to lớn cho ngành y khoa của đất nước, hầu hết đã trở thành cán bộ giảng Đại học Y khoa và tiếp tục truyền kiến thức cho thế hệ sau.

Còn Khánh Duy, như Thượng tá Đinh Ngọc Sơn - cán bộ Phòng Phong trào Quần chúng Bảo vệ An ninh Tổ quốc Công an TP - người có một thời gian dài công tác chung với ông cho biết:“Lúc mới giải phóng với tấm bằng Bác sĩ và vị trí chính trị như Khánh Duy là quý như vàng và có đủ tư cách tham gia các chuyến đi tu nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, do tình hình lúc đó lực lượng An ninh TP cần Khánh Duy ở lại…”. Khi kể về những vấn đề này Khánh Duy tâm sự: “Thầy giỏi thì học trò mới giỏi, những lớp Bác sĩ sau này tốt nghiệp có trình độ anh rất vui vì có phần đóng góp nhỏ của mình, thà mình chịu thiệt thòi nhỏ nhưng thành quả đó là một niềm vui lớn đối với ông."

Năm 1990, từ Bộ chỉ huy phản gián Công an TP. Hồ Chí Minh, Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy chuyển ngành về Sở Y tế. Ít ai biết là một Bác sĩ nhưng ông lại là người đầu tiên kiện toàn công nghệ làm ra các loại test thử nước tiểu, các loại ống sonde đạt tiêu chuẩn y tế như: ống cho ăn, ống thông tiểu, ống thông hậu môn, ống hút đàm nhớt, ống dẫn lưu…mà những năm 1990 rất thiếu và cần thiết cho các bệnh nhân cấp cứu tại các bệnh viện.

Ông cũng là người đầu tiên viết luận chứng chuyển đổi Viện Điều Dưỡng chỉ lo nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân thành Bệnh viện Điều Dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp với chức năng đầy đủ nhằm săn sóc sức khỏe cho bệnh nhân trước, trong và sau điều trị tại bệnh viện và đồng thời còn quan tâm đến tầng lớp công nhân mắc bệnh nghề nghiệp là những bệnh mãn tính, khó chữa mà lúc bấy giờ rất ít bệnh viện nào thực hiện. Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Lê Ngọc Trọng đã đánh giá “đây mới là Điều dưỡng, phục hồi đích thực”. Mô hình Điều dưỡng – Phục hồi của ông hiện nay toàn quốc đang thực hiện.

Năm 1998, ông là người viết luận chứng thành lập khu Du lịch Sinh thái và Điều dưỡng cho khu tắm bùn và suối nước khoáng nước nóng Bình Châu (H. Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu), đây cũng là một luận chứng rất công phu đầu tiên của cả nước biết kết hợp giữa Y học phục hồi, tận dụng thiên nhiên để điều trị bệnh với Du lịch sinh thái.

Năm 1995, ông là Hội thẩm Tòa án nhân dân TP.HCM và đã xét xử nhiều vụ án liên quan đến ma túy. Ông không khỏi xót xa khi nghĩ đến những thanh niên bị đánh mất tuổi trẻ vì chất độc chết người đồng thời trong lúc đa số người nghiện càng ngày càng tăng.

Năm 2000, về hưu với tỉ lệ mất sức 61%, nhưng với tấm lòng người lính ông vẫn không chịu ngồi yên một chỗ nghĩ ngơi, ông đã tập hợp bạn bè, đồng chí, đồng đội thành lập Trung tâm Điều dưỡng & Cai nghiện ma túy Thanh Đa. Trung tâm là thành quả một tập thể Cựu chiến binh, những người đã trở về sau những chuỗi ngày dài tranh đấu và đang tận dụng quỹ thời gian ít ỏi để níu lại những mãnh đời trót sa ngã vào cái chết trắng.

Để có thể dắt những đứa con lầm lỡ trở về đúng con đường mà họ phải đi, người “cha đẻ” của Trung tâm Cai nghiện ma túy Thanh Đa phải lo lắng không nguôi, đau đáu với những suy nghĩa về cách cai nghiện nào hiệu quả nhất, vì vậy mà hầu hết quỹ thời gian của ông đều gắn chặt với công tác cai nghiện ma túy. Ông đã biên soạn hàng ngàn trang tài liệu đóng góp cho hệ thống lý luận về cai nghiện cho Trung ương cũng như địa phương.

Sự kết hợp linh động các phương pháp cai nghiện với việc đề cao giáo dục phục hồi nhận thức - hành vi -nhân cách là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của Trung tâm. Hiện nay Trung tâm được xem là một trong những Trung tâm cai nghiện tốt nhất cả nước. Với uy tín, Trung tâm còn thu hút nhiều kiều bào trên thế giới, thậm chí có cả người nước ngoài về cai nghiện.

Dành hết tâm huyết cho công việc Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy đã tạo dựng cho Trung tâm một vị thế vững mạnh, một mái ấm thân thương với tất cả những ai lỡ sa ngã, lầm đường lạc lối. Ông thường về nhà sau khi học viên đã vào phòng ngủ hết, rồi lại trở lại Trung tâm khi học viên chưa thức giấc. Ông tâm sự: “Làm công tác cai nghiện mà thiếu đi tấm lòng thì coi như thất bại”. Ông luôn gần gũi với học viên, cùng họ chia sẻ những nỗi niềm, những trăn trở, những khó khăn bản thân họ phải vượt qua… Với “bố già”, hạnh phúc lớn nhất là gặp lại những người con đã cai nghiện có kết quả và hòa nhập được vào cuộc sống. Hạnh phúc tưởng chừng giản dị ấy nhưng là sự phấn đấu hết mình của một nhân cách lớn.

Với uy tín của Trung tâm nhiều tổ chức trong và ngoài nước mời ông tham dự nhiều Hội nghị, nhiều trường Đại học đã gửi sinh viên dến Trung tâm ông thực tập.

Hơn 13 năm liền ông đều được phân loại “Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” “Đảng viên Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Hội Cựu chiến binh Việt Nam Tp.HCM tặng ông Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”. Với những đóng góp cho xã hội ông đã được Chủ tịch Nước tặng Huân chương lao động Hạng Ba – Ban Tuyên giáo Trung ương – Văn phòng Chính phủ - Ban thi đua khen thưởng Trung ương tặng danh hiệu: “Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác” và nhiều huy hiệu, cúp vàng, bằng khen, giấy khen của các Bộ, Ban Ngành từ Trung ương đến Địa phương trao tặng.

Ngồi miên man theo dòng tâm sự của “bố già” cứ dứt lời ông cười, một nụ cười khiêm tốn và chân chất như cái tâm của người chiến sĩ. Chúng tôi đã hiểu được với nụ cười này và tại sao mọi người chung quanh lại quý mến ông đến thế. Từ những việc ông đã và đang làm dường như xác định cho mình một chân lý: Câu chuyện của một người lính, một trí thức hôm qua và một doanh nhân hôm nay, dẫu ở nơi nào và vị trí nào, chỉ cần giữ được cái tâm của một người cách mạng, không ngại khó, ngại khổ… trước hết là vì nhân dân, thì trong mặt trận nào, vai trò của anh bộ đội Cụ Hồ cũng sẽ là yếu tố quyết định để đi đến thành công.

Theo lẽ thường, trẻ nhiệt huyết, già thảnh thơi. Nhưng đối với Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy thì không thể. Mặc dầu ở tuổi 75 nhiệt huyết vẫn lưu thông không ngừng trong huyết mạch, mong muốn được cống hiến hết mình cho xã hội chưa bao giờ tắt trong ý nghĩ của ông.

Thay cho lời kết, tôi xin lấy lời nhận xét đối với ông của Đồng chí Trần Quốc Hương - nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy Sài gòn – Gia Định, Trưởng Ban An ninh T4 là người lãnh đạo trực tiếp cụm điệp báo A10 : “Trên cương vị được giao trong chiến đấu cũng như trong hòa bình Đ/c Khánh Duy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần không nhỏ vào thắng lợi 30/4/1975. Khi đến tuổi nghỉ theo chế độ, Đồng chí vẫn giữ khí tiết người Đảng viên việc gì tốt cho Đảng, cho Dân, khó khăn mấy cũng làm và làm rất tốt."

Nay Đồng chí vẫn tiếp tục tham gia đóng góp cho xã hội, đứng ra thành lập Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa. Đây là một mô hình rất đặc biệt hoạt động hiệu quả và được các cấp, các bộ ngành đánh giá cao./.